SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
Ths. Đinh Khắc Nhàn
nhandk.neu@gmail.com
BÀI 3
CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ
1
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
• - Về kiến thức:
• + Bản chất, vai trò của các chính sách kinh tế vĩ mô (CSKTVM)
trong quản lý kinh tế của Nhà nước;
• + Quan điểm của Đảng về sử dụng các CSKTVM trong quản lý
kinh tế của Nhà nước đối với nền KTTT định hướng XHCN ở VN
hiện nay.
• - Về kỹ năng:
• + Có khả năng phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng các
CSKTVM trong quản lý kinh tế ở VN/địa phương.
• + Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng các
CSKTVM trong quản lý kinh tế ở VN/địa phương
• - Về thái độ/tư tưởng: Tin tưởng và thực hiện tốt quan điểm của
Đảng về sử dụng các CSKTVM trong quản lý kinh tế ở VN/địa
phương.
2
Tài liệu phải đọc:
1. Học viện CTQGHCM: Giáo trình Quản lý kinh tế; Nxb Lý luận Chính trị,
H.2021, tr.80- 137
2. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị
Quốc gia Sự thật, H.2021, tập I (các trang: 235- 238; 248) và II (các trang:
100- 103; 125- 127; 154- 155);
3. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng TW
Đảng, H. 2016: tr. 222- 225; tr.277- 280.
Tài liệu nên đọc:
1. Bộ Chính trị: Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về
chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo
đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
2. Chính phủ: Nghị quyết số 105/NQ- CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ
về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch
Covid-19.
3. Quốc hôi: Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về
chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT- XH
3
Câu hỏi cốt lõi ???
Câu 1: CSKTVM trong quản lý kinh tế của Nhà nước
có bản chất và vai trò gì?
Câu 2: Quan điểm của Đảng về sử dụng các CSKTVM
trong quản lý kinh tế của Nhà nước đối với nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay như
thế nào?
Câu 3: Cần thực hiện những giải pháp gì để giải
quyết các các vấn đề đang đặt ra về sử dụng các
chính sách KTVM trong quản lý kinh tế của Nhà
nước đảm bảo mục tiêu và phù hợp với điều kiện
phát triển KT- XH của VN/địa phương?
4
CSKTVM trong quản lý kinh tế của Nhà
nước có bản chất và vai trò gì???
5
Chính sách kinh tế vĩ mô là một tập hợp các hoạt động của
cơ quan nhà nước nhằm sử dụng sức mạnh kinh tế mà nhà
nước có thể chi phối để thay đổi trạng thái thị trường, qua đó
điều tiết hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, hướng
họ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mong muốn.
6
Bản chất của CSKTVM
• Chủ thể hoạch định và thực thi CSKTVM là các cơ quan quản lý
kinh tế nằm trong bộ máy quản lý của Nhà nước được ủy quyền
hoạch định và thực thi từng chính sách.
• Đối tượng tác động của CSKTVM là xu hướng hành động của
người sản xuất và người tiêu dùng hình thành nên các yếu tố của
thị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả, chi phí, thu nhập...
• Mục tiêu tổng quát của các CSKTVM là duy trì trạng thái vĩ mô ổn
định, phát triển kinh tế bền vững, công bằng.
• Bộ công cụ CSKTVM là các phương tiện mà cơ quan nhà nước sử
dụng để tác động vào thị trường, hướng các hoạt động kinh tế tới
các mục tiêu kinh tế vĩ mô mong muốn. Mỗi chính sách kinh tế vĩ mô
có bộ công cụ riêng.
• Cơ chế truyền dẫn tác động của CSKTVM chính là tác động của
việc sử dụng các công cụ chính sách đến xu hướng hành động của
người sản xuất và tiêu dùng thông qua cơ chế thị trường.
• Mỗi công cụ của từng CSKTVM có cơ chế tác động riêng.
7
Câu hỏi
Tại sao Nhà nước phải sử dụng các CSKTVM để
thay đổi trạng thái của thị trường, qua đó điều
tiết hành vi của của người sản xuất và tiêu dùng
mà không dùng mệnh lệnh hành chính ?
8
Đảng ta chủ trương xây dựng:
“...nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các
quy luật của kinh tế thị trường;.... Đó là nền kinh tế
thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”.(Đại hội
XII).
=> Yêu cầu sự quản lý nhà nước không vi phạm
các quy luật của thị trường, không làm méo mó thị
trường.
9
 Có nhiều cách phân loại, ở Việt Nam CSKTVM được phân
loại theo bộ công cụ đặc trưng mà mỗi chính sách sử
dụng, chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm:
 Chính sách tài khóa
 Chính sách tiền tệ
Chính sách thương mại quốc tế
Chính sách đầu tư
10
Phân loại chính sách kinh tế vĩ mô
 Bộ công cụ quản lý của NN phù hợp với cơ chế thị
trường
 Vừa phát huy thế mạnh của cơ chế thị trường
 Vừa sửa chữa khiếm khuyết của cơ chế thị
trường
 Vừa chủ động tạo dựng các điều kiện để nền
kinh tế hoạt động hiệu quả hơn
11
Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô
Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô
 Là bộ công cụ quản lý tổng hợp giúp NN thực hiện các
mục tiêu rộng lớn, phức tạp, trong khuôn khổ có hạn
về thời gian và nguồn lực
 Thông qua xây dựng và thực hiện chính sách KTVM,
NN có thể can thiệp một cách chủ động vào nền KT
đạt hiệu quả cao
 Chính sách KTVM là một chương trình hành động có
hệ thống, có cân nhắc, có cơ sở khoa học…nên góp
phần tăng cường khả năng của NN trong định hướng
nền kinh tế hướng đến mục tiêu mong muốn.
 Sử dụng chính sách KTVM cho phép NN lựa chọn
phương án hành động tối ưu, cân đối và mục tiêu ưu
tiên…
12
Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô
Cho phép các chủ thể kinh tế có thể tự
chủ, linh hoạt trong các quyết định sản
xuất, tiêu dùng của họ
 Được sử dụng để điều tiết hành vi của các chủ
thể
 Không can thiệp hành chính vào các quyết định
sản xuất, tiêu dùng của họ
13
Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô
Cho phép NN hành động thích ứng với quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế
 Tạo điều kiện cho các quốc gia có chế độ
chính trị khác nhau có thể hợp tác với nhau
để cùng tồn tại hòa bình và phát triển
 Là căn cứ để các quốc gia có thể đàm phán các
hoạt động hợp tác kinh tế với nhau
14
Chính sách tài khoá (CSTK)
a. Bản chất của CSTK
b. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTK
15
Chính sách tài khóa là các quyết định của
chính phủ về ngân sách nhà nước nhằm ổn
định thị trường, phân phối công bằng và kích
thích nền kinh tế phát triển bền vững.
16
a. Bản chất của chính sách tài khóa
Chủ thể của CSTK là các cơ quan quản lý ngân
sách nhà nước được thiết lập theo hệ thống pháp
luật của từng nước.
Đối tượng chịu tác động của CSTK là người tiêu
dùng, người sản xuất và các tổ chức sử dụng ngân
sách nhà nước.
Mục tiêu của CSTK là ổn định vĩ mô, điều tiết
tăng trưởng, duy trì tình trạng phân phối hợp lý.
17
 Chủ thể của CSTK là bộ máy quản lý ngân sách nhà
nước với cơ cấu và chế độ phân cấp phức tạp.
 Đối tượng tác động trực tiếp của CSTK là tất cả các
chủ thể liên quan đến thuế và hưởng lợi từ chi ngân
sách nên rất đa dạng, trong một số trường hợp có lợi
ích mâu thuẫn với nhau.
 CSTK là chính sách đa mục tiêu do chính tác động
của các công cụ của nó.
18
Đặc điểm chính sách tài khóa
b. Các công cụ và cơ chế tác
động của CSTK
- Công cụ thuế (T)
- Công cụ chi ngân sách nhà nước (G)
- Cân đối ngân sách nhà nước (thặng dư, nợ
công và tài trợ thâm hụt)
19
Mô hình cơ chế vận hành của chính sách tài khóa
20
Bộ công cụ
của chính sách
tài khóa
------------------
1. Thuế
2. Chi ngân
sách nha nước
3. Cân đối
ngân sách nhà
nước
Đối tượng tác
động của chính
sách tài khóa
------------------
1. Thu nhập
của hộ gia đình
và doanh
nghiệp
2. Tiêu dùng,
tiết kiệm và
đầu tư
Biến của thị
trường
-------------------
1. Tổng cầu
2. Tổng cung
3. Mức giá
Mục tiêu của
chính sách tài
khóa
-------------------
1. Ổn định kinh
tế vĩ mô
2. Điều tiết tăng
trưởng
3. Đảm bảo
công bằng
Thuế có hai chức năng chính.
Chức năng thứ nhất của thuế là hình thành
nguồn tài chính phục vụ hoạt động của bộ máy
nhà nước. Khi được sử dụng với tư cách này,
thuế không phải công cụ của chính sách kinh
tế vĩ mô.
Chức năng thứ hai của thuế là điều tiết hành vi
của người sản xuất và người tiêu đùng. Chức
năng này chính là công cụ của chính sách tài
khóa. 21
Cơ chế tác động
- Thuế tác động vào thu nhập và chi phí sản xuất, qua đó
điều tiết hành vi của con người trên thị trường. Đặc điểm của
thuế là gây tác động ngược chiều tới chi tiêu và cung ứng
của người sản xuất và người tiêu đùng.
AD = C + I + G + NX
- Dựa vào cơ chế tác động như vậy, cơ quan nhà nước sử
dụng công cụ thuế để kiềm chế lạm phát hoặc khắc phục tình
trạng suy thoái, trì trệ, đầu tư.
22
Công cụ chi ngân sách nhà nước (G)
 Chi ngân sách nhà nước là những khoản chi từ NSNN,
bao gồm nhiều khoản mục.
 Theo tính chất của khoản chi tiêu, có chi mua hàng hóa và
chi chuyển nhượng (chuyển giao, cho không).
 Theo mục đích của khoản chi tiêu, có chi thường xuyên và
chi đầu tư phát triển
23
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chi đầu tư phát
triển tác động một
phần đến tổng cầu
trong ngắn hạn và
tác động đến tổng
cung trong dài hạn
Chi thường xuyên
tác động mạnh đến
tổng cầu trong
ngắn hạn
24
Cơ chế tác động của chi NSNN
Chi tiêu NSNN, với tư cách công cụ của CSTK, có tác
động thuận chiều với tổng cầu trong ngắn hạn và tổng
cung trong dài hạn (ngoại trừ tác động phụ của ngân
sách nhà nước làm thu hẹp đầu tư tư nhân).
AD = C + I + G + NX
25
Cân đối ngân sách nhà nước
- Cân đối ngân sách nhà nước phản ảnh mối quan hệ tương
tác giữa thu chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục
tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng
như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể
 Công cụ chính của cân đối ngân sách tích cực là các kế
hoạch vay nợ công và quản lý nợ công
Câu hỏi: Tại sao phải xác định trần nợ công an toàn ?
Điều gì xảy ra nếu Nhà nước không quản lý tốt nợ
công ?
26
BÙ ĐẮP THÂM HỤT NGÂN SÁCH ???
• Vay tiền từ Ngân hàng Trung ương, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối
• Vay tiền từ hệ thống Ngân hàng Thương mại
• Vay tiền từ khu vực phi ngân hàng (tư nhân) trong nước
• Vay tiền từ nước ngoài, giảm dự trữ ngoại hối
• Bán tài sản quốc gia (đất đai, tài nguyên)
→ Mỗi biện pháp tài trợ đều chứa đựng rủi ro (rủi ro lạm phát, rủi ro
hiệu ứng lấn át, rủi ro tỷ giá, rủi ro chính trị, môi trường, an ninh quốc
gia)....
→ cần xác định mức thâm hụt ngân sách (nợ công) an toàn.
27
“Núi nợ công” khổng lồ của Lào
• Theo số liệu của Bộ Tài chính Lào, năm 2020, nợ công
và nợ được bảo lãnh công khai (PPG) của Lào đạt 13,3
tỷ USD, tương đương 72% giá trị Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) 18,5 tỷ USD của Lào. Con số này sẽ ở mức
tương tự trong năm 2021, khi GDP dự kiến của Lào sẽ
tăng 2,3%, so với mức tăng 0,5% trong năm 2020.
• Mới đây, quốc gia này đã ký nhượng quyền quản lý, khai
thác mạng lưới điện quốc gia cho một công ty Trung
Quốc thời hạn 25 năm - đó là một liên doanh giữa công
ty truyền tải điện Lào và công ty điện lực Phương Nam
Trung Quốc (EDLT).
• Ngân hàng Nhà nước Lào chuẩn bị phát hành đợt trái
phiếu tổng trị giá 5 nghìn tỉ Kíp với lãi suất 20% áp dụng
đối với mọi cá nhân và đơn vị có tư cách pháp nhân
không phải là các tổ chức tài chính theo Quyết định số
409 ngày 7/6/2022.
28
Sri Lanka vỡ nợ
• Ngày 12-4, Ngân hàng Trung ương Sri
Lanka tuyên bố "không thể" trả các
khoản nợ nước ngoài do phải để dành
nguồn ngoại tệ đang suy kiệt "nhập
khẩu các hàng hóa thiết yếu".
29
Nợ công Việt Nam vẫn trong ngưỡng
an toàn
Cụ thể, nợ công khoảng 43,7% GDP; nợ
Chính phủ khoảng 39,5% GDP; nợ nước
ngoài quốc gia khoảng 39,0% GDP; nghĩa
vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu
ngân sách Nhà nước dưới 23%; chỉ tiêu
nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so
với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
(không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn)
khoảng 6,3%.
30
Vận dụng CSTK
Chính sách tài khóa mở rộng
• Chính sách của Chính phủ nhằm tăng G và/hoặc giảm T.
• Làm tổng cầu AD tăng (AD dịch chuyển sang phải), kết quả
là sản lượng tăng, giá tăng.
Chính sách tài khóa thắt chặt
• Chính sách của Chính phủ nhằm giảm G và/hoặc tăngT.
• Làm tổng cầu AD giảm (AD dịch chuyển sang trái), kết quả
là giá giảm,sản lượng giảm.
31
32
33
Lời khuyên của Keynes ???
Keynes ủng hộ chính sách nghịch chu kỳ:
 Kích thích tài khóa khi kinh tế suy thoái và thất
nghiệp tăng để chống lại sự xấu hơn của nền kinh
tế.
 Thắt chặt tài khóa trong thời kỳ bùng nổ để ngăn
nền kinh tế quá nóng.
34
The boom, not the
slump, is the right time
for austerity at the
Treasury.” (1937)
Câu hỏi
Câu hỏi: Tại sao CSTK lại có độ trễ trong và
ngoài khá lớn ? Điều này ảnh hưởng gì đến
hiệu quả chính sách ?
35
“Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà
nước, tăng tỷ lệ thu nội địa, tăng tích lũy từ
ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển;
tăng sức chống chịu, bảo đảm an toàn, an ninh
tài chính quốc gia. Cơ cấu lại và nâng cao hiệu
quả sử dụng nợ công, hạn chế tối đa cấp bảo
lãnh chính phủ cho các khoản vay mới; đến
năm 2030, nợ chính phủ không quá 50% GDP,
nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45%
GDP” (tập 1, tr.237)
“Sửa đổi hệ thống luật và chính sách thuế, phí,
lệ phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với
thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của
môi trường đầu tư.” (tập 1, tr.237-238)
36
2.2. Chính sách tiền tệ
a. Bản chất của CSTT
b. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTT
37
a. Bản chất của CSTT
Chính sách tiền tệ là tập hợp các quyết
định của ngân hàng trung ương về mức cung
ứng tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ,
tạo việc làm và kích thích tăng trưởng.
Cung tiền (MS)
• Cung tiền do NHTW kiểm soát
• Không phụ thuộc lãi suất
38
Đặc điểm của CSTT
 Thứ nhất, diện tác động của CSTT khá hẹp, thời gian
tác động ngắn hơn các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
 Thứ hai, CSTT có bộ công cụ đa dạng, khá độc lập với
nhau, bổ trợ cho nhau.
 Thứ ba, CSTT không chỉ ổn định thị trường tiền tệ
trong nước mà còn liên quan đến tương quan giữa đồng
nội tệ và đồng ngoại tệ thông qua việc điều tiết tỷ giá
hối đoái.
39
b. Các công cụ và cơ chế tác động
của CSTT
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
 Nghiệp vụ thị trường mở
 Lãi suất chiết khấu
 Một số quy chế điều tiết (khung lãi suất, hạn
mức tín dụng…)
 Chính sách tỷ giá hối đoái
40
Sơ đồ: Mô hình hóa cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
41
Bộ công cụ của
chính sách
tiền tệ
------------------
1. Tỷ lệ dự trữ
bắt buộc
2. Thị trường
mở
3. Lãi suất tái
chiết khẩu
4. Tỷ giá
5. Một số quy
chế điều tiết
Đối tượng tác
động của bộ
công cụ
------------------
Lượng tiền
cung ứng
Biến của thị
trường
------------------
1. Lãi suất
2. Dự trữ của
ngân hàng
thương mại
3. Tỷ giá
Mục tiêu của
chính sách
tiền tệ
------------------
1. Kiềm chế lạm
phát
2. Kích thích tăng
trưởng
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cơ chế tác động
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trong nguồn
tiền mặt huy động mà ngân hàng trung ương buộc
các tổ chức tín dụng phải giữ ở tài khoản dự trữ của
họ.
 Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trự trữ bắt buộc  cung
tiền giảm  lãi suất tăng
 Khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc  cung tiền
tăng  lãi suất giảm
42
Nghiệp vụ thị trường mở và cơ chế tác động
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động điều tiết lượng cung ứng tiền
mặt của ngân hàng trung ương thông qua hoán đổi tiền mặt và chứng khoán
trên thị trường giao dịch trái phiếu.
 Nếu ngân hàng trung ương nhận định rằng, nền kinh tế đang trong tình
trạng suy thoái, cần mở rộng lượng cung tiền, qua đó giảm lãi suất, kích
thích tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ tiến hành mua trái phiếu.
tăng cung tiền
 Ngược lại, khi ngân hàng trung ương nhận định nền kinh tế đang có
nguy cơ lạm phát bùng phát, ngân hàng trung ương sẽ bán trái phiếu
thu tiền về kho dự trữ của mình  giảm cung tiền, tăng lãi suất, hạ nhiệt
tăng trưởng.
43
Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị
trường mở
 Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng
cung tiền có ưu điểm là linh hoạt, phù hợp với nguyên
tắc thuận mua, vừa bán, tự do kinh doanh trên thị
trường, dễ được các ngân hàng thương mại chấp
nhận.
 Tuy nhiên, công cụ này cũng có nhược điểm là các
giao dịch chứng khoán của ngân hàng trung ương có
thể không thành công như họ mong muốn.
44
Lãi suất chiết khấu và cơ chế tác động
Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp dụng cho khoản tín dụng tái
cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương
mại.
 Lãi suất chiết khấu càng cao (lãi suất phạt) thì NHTM ít vay
tiền của NHTW  NHTM tăng dự trữ để đáp ứng nhu cầu
rút tiền của khách hàng  cung tiền giảm.
 Lãi suất chiết khấu càng thấp (lãi suất thưởng) thì khuyến
khích các NHTM vay tiền từ NHTW  NHTM giảm dự trữ
 cung tiền tăng.
45
Lãi suất chiết khấu
 Ưu điểm của công cụ này là không can
thiệp hành chính vào các quyết định kinh
doanh của NHTM, mức tuân thủ khá cao.
 Phạm vi tác động của lãi suất chiết khấu
không lớn, nhất là trong các tình huống
cực đoan.
46
Một số quy chế điều tiết
• Khi lãi suất chiết khấu ít tác dụng, ngân hàng trung
ương có thể sử dụng công cụ mạnh hơn là các quy
chế kiểm soát lãi suất huy động và cho vay của tổ
chức tín dụng. Các quy chế kiểm soát lãi suất khá đa
dạng như lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi
suất cơ sở,... Nhìn chung, các quy chế này chỉ áp
dụng trong tình trạng nguy cấp (lạm phát quá cao
hoặc suy thoái nặng).
• Ngân hàng trung ương thường sử dụng các quy chế
về lãi suất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư.
Khi muốn khuyến khích đầu tư, ngân hàng trung ương
có xu hướng duy trì lãi suất thấp. Ngược lại, khi muốn
hạn chế đầu tư, ngân hàng trung ương có xu hướng
đẩy lãi suất lên cao.
47
Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là tốc độ được phép tăng tín dụng quy
định cho các nhóm NHTM khác nhau (tính theo thời gian,
thường là một năm) hoặc tỷ lệ phần trăm trong tổng vốn
dự án mà một NHTM được phép cho vay.
Hạn mức tín dụng thường được sử dụng để hạn chế mức
cung tiền nhằm bảo đảm an toàn vốn và giảm lượng cung
tiền khi nền kinh tế gặp nguy cơ lạm phát cao.
48
Chính sách tỷ giá hối đoái
 Chính sách tỷ giá hối đoái là quan điểm và cách thức can thiệp của
NHTW vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết giá trị đồng nội tệ
phục vụ các mục tiêu mà NHTW theo đuổi.
 Nếu muốn kích thích xuất khẩu, ngân hàng trung ương có thể theo
đuổi chính sách hạ thấp giá trị tương đối của nội tệ so với ngoại tệ
bằng cách mua ngoại tệ. Khi đó trên thị trường ngoại hối ngoại tệ sẽ
khan hiếm nên lên giá, nội tệ khá dư thừa nên giảm giá. Ngược
lại,muốn thu hút đầu tư nước ngoài, ngân hàng trung ương sẽ kiềm
chế sự giảm giá đồng nội tệ bằng cách bán ngoại tệ ròng. Khi đó,
ngoại tệ dư thừa, nội tệ khan hiếm nên được định giá cao.
49
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỞ RỘNG
Khi NHTW quyết định mở rộng chính sách tiền
tệ => cung tiền tăng lên => giảm mặt bằng lãi suất
xuống (giả sử cầu tiền không đổi) => tăng nhu
cầu chi tiêu (C), nhu cầu đầu tư (I) và kể cả xuất
khẩu ròng (NX) của nền kinh tế. C, I, và NX tăng
lên sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế => làm
tăng GDP thực và mức giá chung.
50
NHTW thực hiện chính sách tiền
tệ mở rộng
NHTW tăng cung tiền thông qua
–Mua trái phiếu chính phủ (OMO)
–Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
–Giảm lãi suất chiết khấu
51
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THU HẸP
Ngược lại, khi NHTW thắt chặt chính sách
tiền tệ => cung tiền giảm => lãi suất cân bằng
tăng lên => giảm chi tiêu dùng (C), đầu tư (I)
và xuất khẩu ròng (NX) => làm giảm tổng cầu
(AD) => Tổng cầu giảm sẽ làm giảm GDP
thực và mức giá chung
52
NHTW giảm cung tiền
• Bán trái phiếu chính phủ
• Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
• Tăng lãi suất chiết khấu
Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều
nguồn lực chưa sử dụng và giá cả cứng
nhắc, CSTT thu hẹp làm giảm sản lượng.
53
Hiệu quả của chính sách tiền tệ
Có 3 nhân tố cơ bản quyết định sản lượng tăng bao
nhiêu khi tăng cung tiền một lượng nhất định:
 Hệ số co dãn của cầu tiền theo lãi suất (càng ít co
dãn thì càng hiệu quả).
 Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất (càng nhạy
cảm càng hiệu quả).
 Giá trị số nhân chi tiêu (càng lớn càng hiệu quả).
54
Câu hỏi
Động thái tăng lãi suất và siết chặt tín dụng
trong CSTT gần đây nhằm mục tiêu gì ?
55
Chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị
trường, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý. Phối hợp đồng bộ,
hiệu quả giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá và các
chính sách kinh tế vĩ mô khác. Bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái
ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường. Đẩy
mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ
xấu;...” (Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII)
“Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng,
phối hợp hài hòa với các chính sách khác nhằm ổn định vĩ mô,
kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định
thị trường tiền tệ và ngoại hối”. (VK Đh XIII, tập 2, tr100).
56
Chính sách thương mại quốc tế
(CSTMQT)
a. Bản chất CSTMQT
b. Các công cụ và cơ chế tác động của
CSTMQT
57
a. Bản chất của CSTMQT
Chính sách thương mại quốc tế là tập hợp
các quy định, công cụ và biện pháp của nhà
nước để điều chỉnh hoạt động thương mại
quốc tế của nước đó trong những giai đoạn
nhất định nhằm đạt được các mục tiêu kinh
tế vĩ mô mong muốn.
58
59
• Chính quyền trung ương, địa phương được phân
cấp và chuyên môn hóa
Chủ thể xây
dựng và thực
thi
• Những người sản xuất và tiêu dùng liên quan đến
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu và các
hoạt động liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối tượng
chịu tác
động
• Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ;
• Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước;
• Tăng dự trữ ngoại tệ;
• Cân đối tích cực cán cân thương mại;
• Đấu tranh cho thực thi thương mại công bằng;
Mục tiêu
Đặc điểm CSTMQT
- CSTMQT chịu ảnh hưởng của quan hệ chính trị, ngoại giao
giữa các quốc gia với nhaụ.
- CSTMQT chịu sự chế định của luật pháp quốc tế.
- CSTMQT chịu ảnh hưởng của nước ngoài, nhất là các nước
mà quốc gia ký hiệp định thương mại và quy định của các tổ chức
quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.
- CSTMQT phụ thuộc rất lớn vào vị thế quốc gia trên trường
quốc tế.
- CSTMQT phát triển trong khuôn khổ khu vực hóa và toàn cầu
hóa.
60
b. Các công cụ và cơ chế tác động của
CSTMQT
• Công cụ thuế quan
• Công cụ phi thuế quan
• Ngoài ra, trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), các nhà nước quốc gia còn sử
dụng một số quyền đặc biệt để có thể bảo vệ lợi ích
nước mình trong các tình huống đặc biệt như quyền
tự vệ đặc biệt, thuế chống bán phá giá, trợ cấp xuất
khẩu, cơ chế giải quyết tranh chấp...
61
Sơ đồ: Cơ chế vận hành của chính sách TMQT
62
Bộ công cụ
của chính
sách TMQT
------------------
1. Thuế quan
2.Thủ tục hải
quan
3.Tiêu chuẩn
kỹ thuật hàng
hóa, dịch vụ
4. Giấy phép,
hạn ngạch,
cấm xuất,
nhập khẩu
5.Trợ cấp
xuất khẩu
6.Một số quy
định khác:
Hạn chế XK,
chỉ dân địa
lý…
Đối tượng tác
động của bộ
công cụ
---------------
1. Chi phí hoạt
động xuât
khẩu, nhập
khẩu
2. Hàng rào ra
nhập thị
trường
3. Hàng hóa,
dịch vụ
Biến của thị
trường
------------------
1. Giá cả hàng
hóa uất khẩu,
nhập khẩu
2. Năng lực
cạnh tranh
của hàng
hóa, dịch vụ
xuất khẩu,
nhập khẩu
3. Nguyên tấc
vận hành thị
trường
Mục tiêu của
chính sách
TMQT
---------------
1.Tạo đỉều
kiện thuận
lợi cho xuất
khẩu, nhập
khẩu
2.Tăng dự
trữ ngoại tệ
3.Bảo hộ và
tạo đỉều kiện
phát triển
sản xuất
Trongnước
4 Thương
mại công
bằng
Thuế quan
 Thuế quan là mức thuế đánh vào hàng hóa khi xuất
khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ qua các
cửa khẩu ở biên giới quốc gia.
 Thuế quan có tác động ngược chiều đến mở rộng
hoạt động ngoại thương.
 Ngoài thuế quan thông thường, trong một số trường
hợp có thể áp dụng một loại thuế đặc biệt gọi là thuế
chống bán phá giá.
63
Công cụ phi thuế quan
Các công cụ phi thuế quan bao gồm:
+Thủ tục hải quan;
+Tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hóa, dịch vụ;
+Giấy phép, hạn ngạch, cẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
+Trợ cấp xuất khẩu;
+ Và một số quy định khác trong giao thương quốc tế, như
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trả đũa thương mại, tự vệ
khẩn cấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, quản
lý rủi ro lây lan dịch bệnh...
64
Hạn ngạch thương mại
Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của
một nước về số lượng cao nhất của một mặt
hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc
nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định
thông qua hình thức cấp giấy phép.
65
Giấy phép
• Là hình thức cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các
doanh nghiệp được xuất - nhập khẩu.
• Giấy phép chung: Chỉ quy định tên hàng, thị trường. Không
hạn chế định lượng, không ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp cấp.
• Giấy phép riêng: Cấp cho từng doanh nghiệp. Ghi rõ số
lượng, giá trị, thị trường, thể loại mặt hàng cụ thể.
• Ngoài ra còn một số loại giấy phép như : giấy phép có điều
kiện, giấy phép đổi hàng, giấy phép ưu tiên...
66
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
• Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc
gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn
chế bớt hàng xuất khẩu sang nước mình một cách
tự nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng các biện
pháp trả đũa kiên quyết.
• Áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất
khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó.
67
Các hàng rào kỹ thuật
• Là những tiêu chuẩn về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động,
bao bì đóng gói, đặc biệt là tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm,
vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh
thái...
• Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường
trong nước, hạn chế dòng vận động của dòng hàng hóa trên
thị trường thế giới.
• Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm
phát triển trong việc áp dụng những quy định này.
68
Trợ cấp xuất khẩu
• Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp
hoặc cho vay với lãi suất thấp với các nhà xuất khẩu trong
nước.
• Ảnh hưởng của trợ cấp:
• Lượng cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô
xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăng lên, người tiêu dùng
trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định.
• Chi phí ròng xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích
xuất khẩu gây thiệt hại cho xã hội.
69
* Một số quy định khác trong giao thương
quốc tế: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trả
đũa thương mại, tự vệ khẩn cấp, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, quản lý
rủi ro lây lan dịch bệnh, cơ chế giải quyết
tranh chấp..
70
71
Hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động của 44.408 NTM, chiếm 72% của tổng
số hơn 67.780 NTM của thế giới; trong tổng số NTM của Việt Nam, có 54% là các
rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), 27% thuộc biện pháp kiểm dịch động,
thực vật (SPS),...
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816734/rao-can-phi-thue-
quan-doi-voi-xuat-khau-hang-hoa-cua-viet-nam.aspx
Câu hỏi
Tại sao hiện này các công cụ phi thuế quan lại
được sử dụng ngày càng nhiều ?
72
“Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy
người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Khai thác tối đa vị
thế quốc gia và nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước.
Nâng cao năng lực hội nhập, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế,
các hiệp định thương mại tự do; lồng ghép với các kế hoạch, chương
trình phát triển kinh tế- xã hội. Phát huy các lợi thế chính trị, đối ngoại để
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, nhất là trong
các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế” (tập 2, tr154-155)
“Đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự
do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ
thuộc quá lớn vào một thị trường, bảo đảm cân bằng cán cân xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ. Có chính sách thương mại phù hợp với hội
nhập quốc tế; nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo
vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết
quốc tế mà Việt Nam tham gia.” (VKĐH XIII, tập 1, tr. 248)
73
Trao đổi
Thấy gì qua việc “nông sản” phải giải cứu trong
đầu năm 2022 khi Trung Quốc áp dụng biện
pháp mạnh chưa từng có để theo đuổi chiến
lược Zero Covid ?
74
Chính sách đầu tư
a. Bản chất CSĐT
b. Công cụ và cơ chế tác động của
CSĐT
75
a. Bản chất của CSĐT
Chính sách đầu tư là tập hợp các hoạt động của
Nhà nước thông qua sử dụng các công cụ, biện
pháp thích hợp nhằm khuyến khích đầu tư tư
nhân, qua đó kích thích tăng trưởng hợp lý, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tạo việc làm,
cải thiện chất lượng sống cho dân cư.
76
- Chủ thể của CSĐT thường là các cơ quan quản lý tổng họp
như cơ quan có thẩm quyền quản lý theo lãnh thổ và theo ngành,
cơ quan quản lý đầu tư công.
- Đối tượng tác động của CSĐT, là các tổ chức đầu tư và dự án
đầu tư công; chủ đầu tư và dự án đầu tư tư nhân. Đối tượng thụ
hưởng CSĐT không chỉ là nhà đầu tư,người lao động, người tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ
- Mục tiêu tổng quát của CSĐT là khuyến khích đầu tư hợp lý,
hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh quốc
gia, tạo việc làm, thu nhập, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu trung gian là tạo môi trường
đầu tư thuận lợi và hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư
hiệu quả, với hai điều kiện: sự ổn định tương đối và tính sinh lời ở
mức chấp nhận được.
77
Đặc điểm CSĐT
 Thứ nhất, CSĐT là chính sách tổng hợp, liên quan đến
nhiều khía cạnh khác nhau của dự án đầu tư như ưu đãi
thuế, ưu đãi tài trợ từ cơ quan nhà nước, ưu đãi tiếp cận
nguôn lực, môi trường pháp lý ổn định, an toàn, chi phí
đầu tư thấp...
 Thứ hai, CSĐT có tính chất dài hạn.
 Thứ ba, tác động của CSĐT phụ thuộc vào thể chế chính
trị mà nhà nước quốc gia phục vụ.
78
Công cụ và cơ chế tác động của CSĐT
79
79
Bộ công cụ
của chính
sách đầu tư
---------------
1.Nhóm các
công cụ bảo
hộ đầu tư
2.Nhóm các
công cụ định
hướng đầu tư
3.Nhóm các
công cụ ưu
đãi đầu tư
4.Nhóm các
công cụ hạn
chế đầu tư
Đối tượng tác
động của bộ
công cụ
---------------
1. Dự án đầu
tư của tư
nhân trong
nước và nước
ngoài
2. Dự án đầu
tư công
Biến của thị
trường
---------------
1.Rủi ro trong
hoạt động đầu
tư
2.Lợi nhuận
3.Chi phí đầu
tư
Mục tiêu của
chính sách
đầu tư
---------------
1. Tăng
trưởng,
chuyển dịch
CCKT theo
hướng tiên bộ
2. Tăng sức
cạnh tranh
quốc gia
3Tăng thu
nhập, việc
làm
Nhóm công cụ bảo hộ đầu tư
Nhóm công cụ bảo hộ đầu tư bao gồm:
- Các quy định pháp lý chế định hoạt động đầu tư,
- Quy định pháp lý bảo hộ quyền sở hữu tài sản,
- Quy định pháp lý về các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
của chủ đầu tư,
- Các quy định pháp lý khác về tổ chức hoạt động đầu tư...
 Công dụng chính của nhóm công cụ này là tạo môi trường
pháp lý rõ ràng, minh bạch, nhất quán, có độ tin cậy cao đối với
nhà đầu tư tư nhân.
80
Nhóm công cụ định hướng đầu tư
- Nhóm công cụ định hướng đầu tư gồm quy
hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển quốc
gia, địa phương, ngành nghề, lĩnh vực...
- Thông qua các thông tin định hướng này
nhà đầu tư có thể dự báo được các lĩnh vực ưu
tiên của chính sách nhà nước cũng như đầu tư
công để có đối sách thích nghi.
81
Nhóm công cụ ưu đãi đầu tư
- Nhóm công cụ ưu đãi đầu tư bao gồm những ưu
đãi về thuế, về hỗ trợ của nhà nước, nhất là hỗ trợ
tài chính, pháp lý tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh
doanh, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ,
trao đổi thương mại...
- Các ưu đãi của nhà nước cho nhà đầu tư tư nhân
có vai trò quan trọng đối với giai đoạn bắt đầu đầu
tư cũng như khi nhà đầu tư gặp khó khăn.
82
Nhóm công cụ hạn chế đầu tư
- Nhóm công cụ hạn chế đầu tư gồm vùng cấm
đầu tư, giấy phép đầu tư, điều kiện mà nhà đầu tư
phải đáp ứng.
- Các yêu cầu này, một mặt, hạn chế đầu tư vào
những lĩnh vực mà nhà nước không khuyến khích;
mặt khác, thiết lập cơ chế kiểm soát để giảm thiểu
các tác động không mong muốn của hoạt động đầu
tư đối với xã hội
83
Câu hỏi
Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ngoài lợi
ích mang lại thì có tiềm ẩn những rủi ro gì đối
với nền kinh tế ?
84
“Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy
động và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà
nước”.
“Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết cấu
hạ tầng, nhất là giao thông. Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh
bạch, thông thoáng. … Tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư
nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy mô, chất
lượng. Hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn
trong nước, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc
tế gắn với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Xây dựng và phát
triển các định chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; hỗ
trợ chuyển đổi hộ sản xuất, kinh doanh thành doanh nghiệp. (VKĐH
XIII, tập 2, tr.125-126)
85
Quan điểm, chính sách của Đảng/Nhà nước về sử
dụng các CSKTVM
“Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện
thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh
bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các
nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh
tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính
sách phát triển”.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thủ XII,
Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016, tr. 103.
86
Điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các
chính sách khác để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn
của nền kinh tế....(VK ĐH XII
...Phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá
và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn
định, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường. Đẩy mạnh cơ cấu lại
hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; cơ cấu lại ngân sách nhà
nước gắn với giảm bội chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công và nâng cao
hiệu quả đầu tư công; khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân.
(Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII)
87
Đại hội XIII:
“Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ
mô. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các
chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư, thị trường, giá
cả, thương mại và các chính sách khác để kiểm
soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các
cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát
triển kinh tế, xã hội.” (tập 1, tr. 235- 236)
88
Câu hỏi
Tại sao phải phối hợp đồng bộ các chính sách
kinh tế vĩ mô ?
89
Việc sử dụng các Chính sách KTVM ở địa
phương/ngành các đ.c công tác có những thành công,
hạn chế nào? Những khó khăn, vướng mắc và những
vấn đề đặt ra ?
Thảo luận:
- Lớp chia làm 4 nhóm
- Nhóm 1: CSTK
- Nhóm 2: CSTT
- Nhóm 3: CSĐT
- Nhóm 4: CSTMQT
- Thời gian thảo luận: 30 phút
- Trình bày kết quả thảo luận: 15 phút
90
CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CSTK: Giải ngân các gói kích cầu chậm; nhiều
khoản chi đầu tư phát triển từ NSNN không hiệu
quả; ...
CSTT: Chưa phối hợp hiệu quả với CSTK; sử dụng
công cụ lãi suất chưa linh hoạt;...
CSĐT: hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tưu
tư nhân chưa thống nhất, đồng bộ; Thực thi pháp
luật chưa nghiêm; cải cách hành chính chậm;...
CSTMQT: Chưa theo kịp diễn biến tình hình, chưa
lường hết các tác động bất lợi của mở cửa thị
trường; chưa khai thác tốt các thị trường quan
trọng;...
91
 Các giải pháp, công việc cần thực hiện để giải quyết các
vấn đề đặt ra về sử dụng các chính sách KTVM trong
quản lý kinh tế của NN ở VN/địa phương (gắn với cán
bộ lãnh đạo, quản lý).
• + CSTK: Nâng cao hiệu quả giải ngân các gói kích cầu;
sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ NSNN;...
• + CSTT: Chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài
hòa với các chính sách khác; điều hành lãi suất linh
hoạt;...
• + CSĐT: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư tư nhân; thực
hiện nghiêm pháp luật về đầu tư; cải cách hành chính;
đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư;...
• + CSTMQT: Nâng cao năng lực dự báo; chủ động hội
nhập khai thác tốt các thị trường quan trọng; đa dạng
hóa thị trường, tránh lệ thuộc vào một/một số thị
trường; ...
92
“Hầu như chắc chắn là các
nhà kinh tế sẽ phải học cách
sống chung với sự hỗn loạn.
Tức là họ sẽ phải thừa nhận
tầm quan trọng của những
hành vi bất hợp lý và không
đoán trước được, đối diện với
sự không hoàn hảo mang tính
cố hữu của thị trường và chấp
nhận rằng, còn lâu mới có
một môn lý thuyết kinh tế
học có thể bao quát được
mọi vấn đề” (Krugman,
2009).
93
94

More Related Content

Similar to bai 3 - ban chuan.pptx

Trắc nghiệm bai ktvn
Trắc nghiệm bai ktvnTrắc nghiệm bai ktvn
Trắc nghiệm bai ktvnchuoi_cathegioi
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...Rubi Vu
 
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...bookbooming
 
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCTPham Ngoc Quang
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước Pham Ngoc Quang
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc ttMơ Vũ
 
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien teChuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien telilyhazel2512
 
Presentation 27 9
Presentation 27 9Presentation 27 9
Presentation 27 9Linh Bụp
 
li thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhli thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhthuy tran
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxAnhThNguyn984756
 

Similar to bai 3 - ban chuan.pptx (20)

Trắc nghiệm bai ktvn
Trắc nghiệm bai ktvnTrắc nghiệm bai ktvn
Trắc nghiệm bai ktvn
 
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô  của tài chính công tại ...
đề Tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại ...
 
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
Chương 5 đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường Đường lối CMĐ ĐHNT- bookbo...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh SavannakhetLuận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
Luận văn: Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Savannakhet
 
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
5. Quan ly nha nuoc 12.10 CCT
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nướcTANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
 
Bài tập cstt
Bài tập csttBài tập cstt
Bài tập cstt
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
 
chinh
chinhchinh
chinh
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc tt
 
Co che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moiCo che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moi
 
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien teChuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
Chuong 1.ppt ly thuyet tai chinh tien te
 
Presentation 27 9
Presentation 27 9Presentation 27 9
Presentation 27 9
 
li thuyet tai chinh
li thuyet tai chinhli thuyet tai chinh
li thuyet tai chinh
 
Ktvm c 2
Ktvm c 2Ktvm c 2
Ktvm c 2
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 

More from QuangMinhLe16

tacpham-banguongoc-Lenin.pptx
tacpham-banguongoc-Lenin.pptxtacpham-banguongoc-Lenin.pptx
tacpham-banguongoc-Lenin.pptxQuangMinhLe16
 
TÁC PHẨM VỀ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH...2.pptx
TÁC PHẨM VỀ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH...2.pptxTÁC PHẨM VỀ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH...2.pptx
TÁC PHẨM VỀ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH...2.pptxQuangMinhLe16
 
tailieuchung_chinhsachcong_thsnguyenxuantien_c1_3097.ppt
tailieuchung_chinhsachcong_thsnguyenxuantien_c1_3097.ppttailieuchung_chinhsachcong_thsnguyenxuantien_c1_3097.ppt
tailieuchung_chinhsachcong_thsnguyenxuantien_c1_3097.pptQuangMinhLe16
 
25212016_human_development_report.pdf
25212016_human_development_report.pdf25212016_human_development_report.pdf
25212016_human_development_report.pdfQuangMinhLe16
 
Nâng cao năng lực chống chịu.pptx
Nâng cao năng lực chống chịu.pptxNâng cao năng lực chống chịu.pptx
Nâng cao năng lực chống chịu.pptxQuangMinhLe16
 
Đoàn TN Bộ Công An.ppt
Đoàn TN Bộ Công An.pptĐoàn TN Bộ Công An.ppt
Đoàn TN Bộ Công An.pptQuangMinhLe16
 
Vai trò của nhà nước trong cung ứng.pptx
Vai trò của nhà nước trong cung ứng.pptxVai trò của nhà nước trong cung ứng.pptx
Vai trò của nhà nước trong cung ứng.pptxQuangMinhLe16
 

More from QuangMinhLe16 (9)

tacpham-banguongoc-Lenin.pptx
tacpham-banguongoc-Lenin.pptxtacpham-banguongoc-Lenin.pptx
tacpham-banguongoc-Lenin.pptx
 
TÁC PHẨM VỀ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH...2.pptx
TÁC PHẨM VỀ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH...2.pptxTÁC PHẨM VỀ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH...2.pptx
TÁC PHẨM VỀ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH...2.pptx
 
tailieuchung_chinhsachcong_thsnguyenxuantien_c1_3097.ppt
tailieuchung_chinhsachcong_thsnguyenxuantien_c1_3097.ppttailieuchung_chinhsachcong_thsnguyenxuantien_c1_3097.ppt
tailieuchung_chinhsachcong_thsnguyenxuantien_c1_3097.ppt
 
25212016_human_development_report.pdf
25212016_human_development_report.pdf25212016_human_development_report.pdf
25212016_human_development_report.pdf
 
Nâng cao năng lực chống chịu.pptx
Nâng cao năng lực chống chịu.pptxNâng cao năng lực chống chịu.pptx
Nâng cao năng lực chống chịu.pptx
 
Đoàn TN Bộ Công An.ppt
Đoàn TN Bộ Công An.pptĐoàn TN Bộ Công An.ppt
Đoàn TN Bộ Công An.ppt
 
Vai trò của nhà nước trong cung ứng.pptx
Vai trò của nhà nước trong cung ứng.pptxVai trò của nhà nước trong cung ứng.pptx
Vai trò của nhà nước trong cung ứng.pptx
 
DTM-2.pdf
DTM-2.pdfDTM-2.pdf
DTM-2.pdf
 
DTM.pptx
DTM.pptxDTM.pptx
DTM.pptx
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

bai 3 - ban chuan.pptx

  • 1. Ths. Đinh Khắc Nhàn nhandk.neu@gmail.com BÀI 3 CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ 1
  • 2. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG • - Về kiến thức: • + Bản chất, vai trò của các chính sách kinh tế vĩ mô (CSKTVM) trong quản lý kinh tế của Nhà nước; • + Quan điểm của Đảng về sử dụng các CSKTVM trong quản lý kinh tế của Nhà nước đối với nền KTTT định hướng XHCN ở VN hiện nay. • - Về kỹ năng: • + Có khả năng phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng các CSKTVM trong quản lý kinh tế ở VN/địa phương. • + Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng các CSKTVM trong quản lý kinh tế ở VN/địa phương • - Về thái độ/tư tưởng: Tin tưởng và thực hiện tốt quan điểm của Đảng về sử dụng các CSKTVM trong quản lý kinh tế ở VN/địa phương. 2
  • 3. Tài liệu phải đọc: 1. Học viện CTQGHCM: Giáo trình Quản lý kinh tế; Nxb Lý luận Chính trị, H.2021, tr.80- 137 2. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, H.2021, tập I (các trang: 235- 238; 248) và II (các trang: 100- 103; 125- 127; 154- 155); 3. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng TW Đảng, H. 2016: tr. 222- 225; tr.277- 280. Tài liệu nên đọc: 1. Bộ Chính trị: Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. 2. Chính phủ: Nghị quyết số 105/NQ- CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. 3. Quốc hôi: Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT- XH 3
  • 4. Câu hỏi cốt lõi ??? Câu 1: CSKTVM trong quản lý kinh tế của Nhà nước có bản chất và vai trò gì? Câu 2: Quan điểm của Đảng về sử dụng các CSKTVM trong quản lý kinh tế của Nhà nước đối với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Câu 3: Cần thực hiện những giải pháp gì để giải quyết các các vấn đề đang đặt ra về sử dụng các chính sách KTVM trong quản lý kinh tế của Nhà nước đảm bảo mục tiêu và phù hợp với điều kiện phát triển KT- XH của VN/địa phương? 4
  • 5. CSKTVM trong quản lý kinh tế của Nhà nước có bản chất và vai trò gì??? 5
  • 6. Chính sách kinh tế vĩ mô là một tập hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm sử dụng sức mạnh kinh tế mà nhà nước có thể chi phối để thay đổi trạng thái thị trường, qua đó điều tiết hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng, hướng họ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mong muốn. 6
  • 7. Bản chất của CSKTVM • Chủ thể hoạch định và thực thi CSKTVM là các cơ quan quản lý kinh tế nằm trong bộ máy quản lý của Nhà nước được ủy quyền hoạch định và thực thi từng chính sách. • Đối tượng tác động của CSKTVM là xu hướng hành động của người sản xuất và người tiêu dùng hình thành nên các yếu tố của thị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả, chi phí, thu nhập... • Mục tiêu tổng quát của các CSKTVM là duy trì trạng thái vĩ mô ổn định, phát triển kinh tế bền vững, công bằng. • Bộ công cụ CSKTVM là các phương tiện mà cơ quan nhà nước sử dụng để tác động vào thị trường, hướng các hoạt động kinh tế tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô mong muốn. Mỗi chính sách kinh tế vĩ mô có bộ công cụ riêng. • Cơ chế truyền dẫn tác động của CSKTVM chính là tác động của việc sử dụng các công cụ chính sách đến xu hướng hành động của người sản xuất và tiêu dùng thông qua cơ chế thị trường. • Mỗi công cụ của từng CSKTVM có cơ chế tác động riêng. 7
  • 8. Câu hỏi Tại sao Nhà nước phải sử dụng các CSKTVM để thay đổi trạng thái của thị trường, qua đó điều tiết hành vi của của người sản xuất và tiêu dùng mà không dùng mệnh lệnh hành chính ? 8
  • 9. Đảng ta chủ trương xây dựng: “...nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường;.... Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”.(Đại hội XII). => Yêu cầu sự quản lý nhà nước không vi phạm các quy luật của thị trường, không làm méo mó thị trường. 9
  • 10.  Có nhiều cách phân loại, ở Việt Nam CSKTVM được phân loại theo bộ công cụ đặc trưng mà mỗi chính sách sử dụng, chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm:  Chính sách tài khóa  Chính sách tiền tệ Chính sách thương mại quốc tế Chính sách đầu tư 10 Phân loại chính sách kinh tế vĩ mô
  • 11.  Bộ công cụ quản lý của NN phù hợp với cơ chế thị trường  Vừa phát huy thế mạnh của cơ chế thị trường  Vừa sửa chữa khiếm khuyết của cơ chế thị trường  Vừa chủ động tạo dựng các điều kiện để nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn 11 Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô
  • 12. Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô  Là bộ công cụ quản lý tổng hợp giúp NN thực hiện các mục tiêu rộng lớn, phức tạp, trong khuôn khổ có hạn về thời gian và nguồn lực  Thông qua xây dựng và thực hiện chính sách KTVM, NN có thể can thiệp một cách chủ động vào nền KT đạt hiệu quả cao  Chính sách KTVM là một chương trình hành động có hệ thống, có cân nhắc, có cơ sở khoa học…nên góp phần tăng cường khả năng của NN trong định hướng nền kinh tế hướng đến mục tiêu mong muốn.  Sử dụng chính sách KTVM cho phép NN lựa chọn phương án hành động tối ưu, cân đối và mục tiêu ưu tiên… 12
  • 13. Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô Cho phép các chủ thể kinh tế có thể tự chủ, linh hoạt trong các quyết định sản xuất, tiêu dùng của họ  Được sử dụng để điều tiết hành vi của các chủ thể  Không can thiệp hành chính vào các quyết định sản xuất, tiêu dùng của họ 13
  • 14. Vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô Cho phép NN hành động thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế  Tạo điều kiện cho các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau có thể hợp tác với nhau để cùng tồn tại hòa bình và phát triển  Là căn cứ để các quốc gia có thể đàm phán các hoạt động hợp tác kinh tế với nhau 14
  • 15. Chính sách tài khoá (CSTK) a. Bản chất của CSTK b. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTK 15
  • 16. Chính sách tài khóa là các quyết định của chính phủ về ngân sách nhà nước nhằm ổn định thị trường, phân phối công bằng và kích thích nền kinh tế phát triển bền vững. 16 a. Bản chất của chính sách tài khóa
  • 17. Chủ thể của CSTK là các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước được thiết lập theo hệ thống pháp luật của từng nước. Đối tượng chịu tác động của CSTK là người tiêu dùng, người sản xuất và các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước. Mục tiêu của CSTK là ổn định vĩ mô, điều tiết tăng trưởng, duy trì tình trạng phân phối hợp lý. 17
  • 18.  Chủ thể của CSTK là bộ máy quản lý ngân sách nhà nước với cơ cấu và chế độ phân cấp phức tạp.  Đối tượng tác động trực tiếp của CSTK là tất cả các chủ thể liên quan đến thuế và hưởng lợi từ chi ngân sách nên rất đa dạng, trong một số trường hợp có lợi ích mâu thuẫn với nhau.  CSTK là chính sách đa mục tiêu do chính tác động của các công cụ của nó. 18 Đặc điểm chính sách tài khóa
  • 19. b. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTK - Công cụ thuế (T) - Công cụ chi ngân sách nhà nước (G) - Cân đối ngân sách nhà nước (thặng dư, nợ công và tài trợ thâm hụt) 19
  • 20. Mô hình cơ chế vận hành của chính sách tài khóa 20 Bộ công cụ của chính sách tài khóa ------------------ 1. Thuế 2. Chi ngân sách nha nước 3. Cân đối ngân sách nhà nước Đối tượng tác động của chính sách tài khóa ------------------ 1. Thu nhập của hộ gia đình và doanh nghiệp 2. Tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư Biến của thị trường ------------------- 1. Tổng cầu 2. Tổng cung 3. Mức giá Mục tiêu của chính sách tài khóa ------------------- 1. Ổn định kinh tế vĩ mô 2. Điều tiết tăng trưởng 3. Đảm bảo công bằng
  • 21. Thuế có hai chức năng chính. Chức năng thứ nhất của thuế là hình thành nguồn tài chính phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước. Khi được sử dụng với tư cách này, thuế không phải công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô. Chức năng thứ hai của thuế là điều tiết hành vi của người sản xuất và người tiêu đùng. Chức năng này chính là công cụ của chính sách tài khóa. 21
  • 22. Cơ chế tác động - Thuế tác động vào thu nhập và chi phí sản xuất, qua đó điều tiết hành vi của con người trên thị trường. Đặc điểm của thuế là gây tác động ngược chiều tới chi tiêu và cung ứng của người sản xuất và người tiêu đùng. AD = C + I + G + NX - Dựa vào cơ chế tác động như vậy, cơ quan nhà nước sử dụng công cụ thuế để kiềm chế lạm phát hoặc khắc phục tình trạng suy thoái, trì trệ, đầu tư. 22
  • 23. Công cụ chi ngân sách nhà nước (G)  Chi ngân sách nhà nước là những khoản chi từ NSNN, bao gồm nhiều khoản mục.  Theo tính chất của khoản chi tiêu, có chi mua hàng hóa và chi chuyển nhượng (chuyển giao, cho không).  Theo mục đích của khoản chi tiêu, có chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển 23
  • 24. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chi đầu tư phát triển tác động một phần đến tổng cầu trong ngắn hạn và tác động đến tổng cung trong dài hạn Chi thường xuyên tác động mạnh đến tổng cầu trong ngắn hạn 24
  • 25. Cơ chế tác động của chi NSNN Chi tiêu NSNN, với tư cách công cụ của CSTK, có tác động thuận chiều với tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung trong dài hạn (ngoại trừ tác động phụ của ngân sách nhà nước làm thu hẹp đầu tư tư nhân). AD = C + I + G + NX 25
  • 26. Cân đối ngân sách nhà nước - Cân đối ngân sách nhà nước phản ảnh mối quan hệ tương tác giữa thu chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô cũng như trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể  Công cụ chính của cân đối ngân sách tích cực là các kế hoạch vay nợ công và quản lý nợ công Câu hỏi: Tại sao phải xác định trần nợ công an toàn ? Điều gì xảy ra nếu Nhà nước không quản lý tốt nợ công ? 26
  • 27. BÙ ĐẮP THÂM HỤT NGÂN SÁCH ??? • Vay tiền từ Ngân hàng Trung ương, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối • Vay tiền từ hệ thống Ngân hàng Thương mại • Vay tiền từ khu vực phi ngân hàng (tư nhân) trong nước • Vay tiền từ nước ngoài, giảm dự trữ ngoại hối • Bán tài sản quốc gia (đất đai, tài nguyên) → Mỗi biện pháp tài trợ đều chứa đựng rủi ro (rủi ro lạm phát, rủi ro hiệu ứng lấn át, rủi ro tỷ giá, rủi ro chính trị, môi trường, an ninh quốc gia).... → cần xác định mức thâm hụt ngân sách (nợ công) an toàn. 27
  • 28. “Núi nợ công” khổng lồ của Lào • Theo số liệu của Bộ Tài chính Lào, năm 2020, nợ công và nợ được bảo lãnh công khai (PPG) của Lào đạt 13,3 tỷ USD, tương đương 72% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 18,5 tỷ USD của Lào. Con số này sẽ ở mức tương tự trong năm 2021, khi GDP dự kiến của Lào sẽ tăng 2,3%, so với mức tăng 0,5% trong năm 2020. • Mới đây, quốc gia này đã ký nhượng quyền quản lý, khai thác mạng lưới điện quốc gia cho một công ty Trung Quốc thời hạn 25 năm - đó là một liên doanh giữa công ty truyền tải điện Lào và công ty điện lực Phương Nam Trung Quốc (EDLT). • Ngân hàng Nhà nước Lào chuẩn bị phát hành đợt trái phiếu tổng trị giá 5 nghìn tỉ Kíp với lãi suất 20% áp dụng đối với mọi cá nhân và đơn vị có tư cách pháp nhân không phải là các tổ chức tài chính theo Quyết định số 409 ngày 7/6/2022. 28
  • 29. Sri Lanka vỡ nợ • Ngày 12-4, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka tuyên bố "không thể" trả các khoản nợ nước ngoài do phải để dành nguồn ngoại tệ đang suy kiệt "nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu". 29
  • 30. Nợ công Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn Cụ thể, nợ công khoảng 43,7% GDP; nợ Chính phủ khoảng 39,5% GDP; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 39,0% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước dưới 23%; chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn) khoảng 6,3%. 30
  • 31. Vận dụng CSTK Chính sách tài khóa mở rộng • Chính sách của Chính phủ nhằm tăng G và/hoặc giảm T. • Làm tổng cầu AD tăng (AD dịch chuyển sang phải), kết quả là sản lượng tăng, giá tăng. Chính sách tài khóa thắt chặt • Chính sách của Chính phủ nhằm giảm G và/hoặc tăngT. • Làm tổng cầu AD giảm (AD dịch chuyển sang trái), kết quả là giá giảm,sản lượng giảm. 31
  • 32. 32
  • 33. 33
  • 34. Lời khuyên của Keynes ??? Keynes ủng hộ chính sách nghịch chu kỳ:  Kích thích tài khóa khi kinh tế suy thoái và thất nghiệp tăng để chống lại sự xấu hơn của nền kinh tế.  Thắt chặt tài khóa trong thời kỳ bùng nổ để ngăn nền kinh tế quá nóng. 34 The boom, not the slump, is the right time for austerity at the Treasury.” (1937)
  • 35. Câu hỏi Câu hỏi: Tại sao CSTK lại có độ trễ trong và ngoài khá lớn ? Điều này ảnh hưởng gì đến hiệu quả chính sách ? 35
  • 36. “Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng tỷ lệ thu nội địa, tăng tích lũy từ ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển; tăng sức chống chịu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính quốc gia. Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới; đến năm 2030, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP” (tập 1, tr.237) “Sửa đổi hệ thống luật và chính sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư.” (tập 1, tr.237-238) 36
  • 37. 2.2. Chính sách tiền tệ a. Bản chất của CSTT b. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTT 37
  • 38. a. Bản chất của CSTT Chính sách tiền tệ là tập hợp các quyết định của ngân hàng trung ương về mức cung ứng tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, tạo việc làm và kích thích tăng trưởng. Cung tiền (MS) • Cung tiền do NHTW kiểm soát • Không phụ thuộc lãi suất 38
  • 39. Đặc điểm của CSTT  Thứ nhất, diện tác động của CSTT khá hẹp, thời gian tác động ngắn hơn các chính sách kinh tế vĩ mô khác.  Thứ hai, CSTT có bộ công cụ đa dạng, khá độc lập với nhau, bổ trợ cho nhau.  Thứ ba, CSTT không chỉ ổn định thị trường tiền tệ trong nước mà còn liên quan đến tương quan giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ thông qua việc điều tiết tỷ giá hối đoái. 39
  • 40. b. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTT  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Nghiệp vụ thị trường mở  Lãi suất chiết khấu  Một số quy chế điều tiết (khung lãi suất, hạn mức tín dụng…)  Chính sách tỷ giá hối đoái 40
  • 41. Sơ đồ: Mô hình hóa cơ chế tác động của chính sách tiền tệ 41 Bộ công cụ của chính sách tiền tệ ------------------ 1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 2. Thị trường mở 3. Lãi suất tái chiết khẩu 4. Tỷ giá 5. Một số quy chế điều tiết Đối tượng tác động của bộ công cụ ------------------ Lượng tiền cung ứng Biến của thị trường ------------------ 1. Lãi suất 2. Dự trữ của ngân hàng thương mại 3. Tỷ giá Mục tiêu của chính sách tiền tệ ------------------ 1. Kiềm chế lạm phát 2. Kích thích tăng trưởng
  • 42. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc và cơ chế tác động Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trong nguồn tiền mặt huy động mà ngân hàng trung ương buộc các tổ chức tín dụng phải giữ ở tài khoản dự trữ của họ.  Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trự trữ bắt buộc  cung tiền giảm  lãi suất tăng  Khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc  cung tiền tăng  lãi suất giảm 42
  • 43. Nghiệp vụ thị trường mở và cơ chế tác động Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động điều tiết lượng cung ứng tiền mặt của ngân hàng trung ương thông qua hoán đổi tiền mặt và chứng khoán trên thị trường giao dịch trái phiếu.  Nếu ngân hàng trung ương nhận định rằng, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, cần mở rộng lượng cung tiền, qua đó giảm lãi suất, kích thích tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ tiến hành mua trái phiếu. tăng cung tiền  Ngược lại, khi ngân hàng trung ương nhận định nền kinh tế đang có nguy cơ lạm phát bùng phát, ngân hàng trung ương sẽ bán trái phiếu thu tiền về kho dự trữ của mình  giảm cung tiền, tăng lãi suất, hạ nhiệt tăng trưởng. 43
  • 44. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở  Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng cung tiền có ưu điểm là linh hoạt, phù hợp với nguyên tắc thuận mua, vừa bán, tự do kinh doanh trên thị trường, dễ được các ngân hàng thương mại chấp nhận.  Tuy nhiên, công cụ này cũng có nhược điểm là các giao dịch chứng khoán của ngân hàng trung ương có thể không thành công như họ mong muốn. 44
  • 45. Lãi suất chiết khấu và cơ chế tác động Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp dụng cho khoản tín dụng tái cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại.  Lãi suất chiết khấu càng cao (lãi suất phạt) thì NHTM ít vay tiền của NHTW  NHTM tăng dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng  cung tiền giảm.  Lãi suất chiết khấu càng thấp (lãi suất thưởng) thì khuyến khích các NHTM vay tiền từ NHTW  NHTM giảm dự trữ  cung tiền tăng. 45
  • 46. Lãi suất chiết khấu  Ưu điểm của công cụ này là không can thiệp hành chính vào các quyết định kinh doanh của NHTM, mức tuân thủ khá cao.  Phạm vi tác động của lãi suất chiết khấu không lớn, nhất là trong các tình huống cực đoan. 46
  • 47. Một số quy chế điều tiết • Khi lãi suất chiết khấu ít tác dụng, ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ mạnh hơn là các quy chế kiểm soát lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng. Các quy chế kiểm soát lãi suất khá đa dạng như lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất cơ sở,... Nhìn chung, các quy chế này chỉ áp dụng trong tình trạng nguy cấp (lạm phát quá cao hoặc suy thoái nặng). • Ngân hàng trung ương thường sử dụng các quy chế về lãi suất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư. Khi muốn khuyến khích đầu tư, ngân hàng trung ương có xu hướng duy trì lãi suất thấp. Ngược lại, khi muốn hạn chế đầu tư, ngân hàng trung ương có xu hướng đẩy lãi suất lên cao. 47
  • 48. Hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là tốc độ được phép tăng tín dụng quy định cho các nhóm NHTM khác nhau (tính theo thời gian, thường là một năm) hoặc tỷ lệ phần trăm trong tổng vốn dự án mà một NHTM được phép cho vay. Hạn mức tín dụng thường được sử dụng để hạn chế mức cung tiền nhằm bảo đảm an toàn vốn và giảm lượng cung tiền khi nền kinh tế gặp nguy cơ lạm phát cao. 48
  • 49. Chính sách tỷ giá hối đoái  Chính sách tỷ giá hối đoái là quan điểm và cách thức can thiệp của NHTW vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết giá trị đồng nội tệ phục vụ các mục tiêu mà NHTW theo đuổi.  Nếu muốn kích thích xuất khẩu, ngân hàng trung ương có thể theo đuổi chính sách hạ thấp giá trị tương đối của nội tệ so với ngoại tệ bằng cách mua ngoại tệ. Khi đó trên thị trường ngoại hối ngoại tệ sẽ khan hiếm nên lên giá, nội tệ khá dư thừa nên giảm giá. Ngược lại,muốn thu hút đầu tư nước ngoài, ngân hàng trung ương sẽ kiềm chế sự giảm giá đồng nội tệ bằng cách bán ngoại tệ ròng. Khi đó, ngoại tệ dư thừa, nội tệ khan hiếm nên được định giá cao. 49
  • 50. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỞ RỘNG Khi NHTW quyết định mở rộng chính sách tiền tệ => cung tiền tăng lên => giảm mặt bằng lãi suất xuống (giả sử cầu tiền không đổi) => tăng nhu cầu chi tiêu (C), nhu cầu đầu tư (I) và kể cả xuất khẩu ròng (NX) của nền kinh tế. C, I, và NX tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế => làm tăng GDP thực và mức giá chung. 50
  • 51. NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng NHTW tăng cung tiền thông qua –Mua trái phiếu chính phủ (OMO) –Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc –Giảm lãi suất chiết khấu 51
  • 52. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THU HẸP Ngược lại, khi NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ => cung tiền giảm => lãi suất cân bằng tăng lên => giảm chi tiêu dùng (C), đầu tư (I) và xuất khẩu ròng (NX) => làm giảm tổng cầu (AD) => Tổng cầu giảm sẽ làm giảm GDP thực và mức giá chung 52
  • 53. NHTW giảm cung tiền • Bán trái phiếu chính phủ • Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc • Tăng lãi suất chiết khấu Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa sử dụng và giá cả cứng nhắc, CSTT thu hẹp làm giảm sản lượng. 53
  • 54. Hiệu quả của chính sách tiền tệ Có 3 nhân tố cơ bản quyết định sản lượng tăng bao nhiêu khi tăng cung tiền một lượng nhất định:  Hệ số co dãn của cầu tiền theo lãi suất (càng ít co dãn thì càng hiệu quả).  Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất (càng nhạy cảm càng hiệu quả).  Giá trị số nhân chi tiêu (càng lớn càng hiệu quả). 54
  • 55. Câu hỏi Động thái tăng lãi suất và siết chặt tín dụng trong CSTT gần đây nhằm mục tiêu gì ? 55
  • 56. Chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý. Phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu;...” (Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII) “Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với các chính sách khác nhằm ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối”. (VK Đh XIII, tập 2, tr100). 56
  • 57. Chính sách thương mại quốc tế (CSTMQT) a. Bản chất CSTMQT b. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTMQT 57
  • 58. a. Bản chất của CSTMQT Chính sách thương mại quốc tế là tập hợp các quy định, công cụ và biện pháp của nhà nước để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó trong những giai đoạn nhất định nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô mong muốn. 58
  • 59. 59 • Chính quyền trung ương, địa phương được phân cấp và chuyên môn hóa Chủ thể xây dựng và thực thi • Những người sản xuất và tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu. Đối tượng chịu tác động • Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; • Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; • Tăng dự trữ ngoại tệ; • Cân đối tích cực cán cân thương mại; • Đấu tranh cho thực thi thương mại công bằng; Mục tiêu
  • 60. Đặc điểm CSTMQT - CSTMQT chịu ảnh hưởng của quan hệ chính trị, ngoại giao giữa các quốc gia với nhaụ. - CSTMQT chịu sự chế định của luật pháp quốc tế. - CSTMQT chịu ảnh hưởng của nước ngoài, nhất là các nước mà quốc gia ký hiệp định thương mại và quy định của các tổ chức quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. - CSTMQT phụ thuộc rất lớn vào vị thế quốc gia trên trường quốc tế. - CSTMQT phát triển trong khuôn khổ khu vực hóa và toàn cầu hóa. 60
  • 61. b. Các công cụ và cơ chế tác động của CSTMQT • Công cụ thuế quan • Công cụ phi thuế quan • Ngoài ra, trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các nhà nước quốc gia còn sử dụng một số quyền đặc biệt để có thể bảo vệ lợi ích nước mình trong các tình huống đặc biệt như quyền tự vệ đặc biệt, thuế chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, cơ chế giải quyết tranh chấp... 61
  • 62. Sơ đồ: Cơ chế vận hành của chính sách TMQT 62 Bộ công cụ của chính sách TMQT ------------------ 1. Thuế quan 2.Thủ tục hải quan 3.Tiêu chuẩn kỹ thuật hàng hóa, dịch vụ 4. Giấy phép, hạn ngạch, cấm xuất, nhập khẩu 5.Trợ cấp xuất khẩu 6.Một số quy định khác: Hạn chế XK, chỉ dân địa lý… Đối tượng tác động của bộ công cụ --------------- 1. Chi phí hoạt động xuât khẩu, nhập khẩu 2. Hàng rào ra nhập thị trường 3. Hàng hóa, dịch vụ Biến của thị trường ------------------ 1. Giá cả hàng hóa uất khẩu, nhập khẩu 2. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu 3. Nguyên tấc vận hành thị trường Mục tiêu của chính sách TMQT --------------- 1.Tạo đỉều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu 2.Tăng dự trữ ngoại tệ 3.Bảo hộ và tạo đỉều kiện phát triển sản xuất Trongnước 4 Thương mại công bằng
  • 63. Thuế quan  Thuế quan là mức thuế đánh vào hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ qua các cửa khẩu ở biên giới quốc gia.  Thuế quan có tác động ngược chiều đến mở rộng hoạt động ngoại thương.  Ngoài thuế quan thông thường, trong một số trường hợp có thể áp dụng một loại thuế đặc biệt gọi là thuế chống bán phá giá. 63
  • 64. Công cụ phi thuế quan Các công cụ phi thuế quan bao gồm: +Thủ tục hải quan; +Tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hóa, dịch vụ; +Giấy phép, hạn ngạch, cẩm xuất khẩu, nhập khẩu; +Trợ cấp xuất khẩu; + Và một số quy định khác trong giao thương quốc tế, như Hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trả đũa thương mại, tự vệ khẩn cấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, quản lý rủi ro lây lan dịch bệnh... 64
  • 65. Hạn ngạch thương mại Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép. 65
  • 66. Giấy phép • Là hình thức cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho các doanh nghiệp được xuất - nhập khẩu. • Giấy phép chung: Chỉ quy định tên hàng, thị trường. Không hạn chế định lượng, không ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp cấp. • Giấy phép riêng: Cấp cho từng doanh nghiệp. Ghi rõ số lượng, giá trị, thị trường, thể loại mặt hàng cụ thể. • Ngoài ra còn một số loại giấy phép như : giấy phép có điều kiện, giấy phép đổi hàng, giấy phép ưu tiên... 66
  • 67. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện • Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa kiên quyết. • Áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó. 67
  • 68. Các hàng rào kỹ thuật • Là những tiêu chuẩn về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái... • Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế dòng vận động của dòng hàng hóa trên thị trường thế giới. • Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong việc áp dụng những quy định này. 68
  • 69. Trợ cấp xuất khẩu • Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp với các nhà xuất khẩu trong nước. • Ảnh hưởng của trợ cấp: • Lượng cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăng lên, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định. • Chi phí ròng xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu gây thiệt hại cho xã hội. 69
  • 70. * Một số quy định khác trong giao thương quốc tế: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trả đũa thương mại, tự vệ khẩn cấp, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, quản lý rủi ro lây lan dịch bệnh, cơ chế giải quyết tranh chấp.. 70
  • 71. 71 Hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động của 44.408 NTM, chiếm 72% của tổng số hơn 67.780 NTM của thế giới; trong tổng số NTM của Việt Nam, có 54% là các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), 27% thuộc biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS),... https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/816734/rao-can-phi-thue- quan-doi-voi-xuat-khau-hang-hoa-cua-viet-nam.aspx
  • 72. Câu hỏi Tại sao hiện này các công cụ phi thuế quan lại được sử dụng ngày càng nhiều ? 72
  • 73. “Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Khai thác tối đa vị thế quốc gia và nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước. Nâng cao năng lực hội nhập, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do; lồng ghép với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế- xã hội. Phát huy các lợi thế chính trị, đối ngoại để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, nhất là trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế” (tập 2, tr154-155) “Đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, bảo đảm cân bằng cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Có chính sách thương mại phù hợp với hội nhập quốc tế; nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.” (VKĐH XIII, tập 1, tr. 248) 73
  • 74. Trao đổi Thấy gì qua việc “nông sản” phải giải cứu trong đầu năm 2022 khi Trung Quốc áp dụng biện pháp mạnh chưa từng có để theo đuổi chiến lược Zero Covid ? 74
  • 75. Chính sách đầu tư a. Bản chất CSĐT b. Công cụ và cơ chế tác động của CSĐT 75
  • 76. a. Bản chất của CSĐT Chính sách đầu tư là tập hợp các hoạt động của Nhà nước thông qua sử dụng các công cụ, biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân, qua đó kích thích tăng trưởng hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tạo việc làm, cải thiện chất lượng sống cho dân cư. 76
  • 77. - Chủ thể của CSĐT thường là các cơ quan quản lý tổng họp như cơ quan có thẩm quyền quản lý theo lãnh thổ và theo ngành, cơ quan quản lý đầu tư công. - Đối tượng tác động của CSĐT, là các tổ chức đầu tư và dự án đầu tư công; chủ đầu tư và dự án đầu tư tư nhân. Đối tượng thụ hưởng CSĐT không chỉ là nhà đầu tư,người lao động, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ - Mục tiêu tổng quát của CSĐT là khuyến khích đầu tư hợp lý, hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo việc làm, thu nhập, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu trung gian là tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả, với hai điều kiện: sự ổn định tương đối và tính sinh lời ở mức chấp nhận được. 77
  • 78. Đặc điểm CSĐT  Thứ nhất, CSĐT là chính sách tổng hợp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của dự án đầu tư như ưu đãi thuế, ưu đãi tài trợ từ cơ quan nhà nước, ưu đãi tiếp cận nguôn lực, môi trường pháp lý ổn định, an toàn, chi phí đầu tư thấp...  Thứ hai, CSĐT có tính chất dài hạn.  Thứ ba, tác động của CSĐT phụ thuộc vào thể chế chính trị mà nhà nước quốc gia phục vụ. 78
  • 79. Công cụ và cơ chế tác động của CSĐT 79 79 Bộ công cụ của chính sách đầu tư --------------- 1.Nhóm các công cụ bảo hộ đầu tư 2.Nhóm các công cụ định hướng đầu tư 3.Nhóm các công cụ ưu đãi đầu tư 4.Nhóm các công cụ hạn chế đầu tư Đối tượng tác động của bộ công cụ --------------- 1. Dự án đầu tư của tư nhân trong nước và nước ngoài 2. Dự án đầu tư công Biến của thị trường --------------- 1.Rủi ro trong hoạt động đầu tư 2.Lợi nhuận 3.Chi phí đầu tư Mục tiêu của chính sách đầu tư --------------- 1. Tăng trưởng, chuyển dịch CCKT theo hướng tiên bộ 2. Tăng sức cạnh tranh quốc gia 3Tăng thu nhập, việc làm
  • 80. Nhóm công cụ bảo hộ đầu tư Nhóm công cụ bảo hộ đầu tư bao gồm: - Các quy định pháp lý chế định hoạt động đầu tư, - Quy định pháp lý bảo hộ quyền sở hữu tài sản, - Quy định pháp lý về các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của chủ đầu tư, - Các quy định pháp lý khác về tổ chức hoạt động đầu tư...  Công dụng chính của nhóm công cụ này là tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, nhất quán, có độ tin cậy cao đối với nhà đầu tư tư nhân. 80
  • 81. Nhóm công cụ định hướng đầu tư - Nhóm công cụ định hướng đầu tư gồm quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển quốc gia, địa phương, ngành nghề, lĩnh vực... - Thông qua các thông tin định hướng này nhà đầu tư có thể dự báo được các lĩnh vực ưu tiên của chính sách nhà nước cũng như đầu tư công để có đối sách thích nghi. 81
  • 82. Nhóm công cụ ưu đãi đầu tư - Nhóm công cụ ưu đãi đầu tư bao gồm những ưu đãi về thuế, về hỗ trợ của nhà nước, nhất là hỗ trợ tài chính, pháp lý tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, trao đổi thương mại... - Các ưu đãi của nhà nước cho nhà đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng đối với giai đoạn bắt đầu đầu tư cũng như khi nhà đầu tư gặp khó khăn. 82
  • 83. Nhóm công cụ hạn chế đầu tư - Nhóm công cụ hạn chế đầu tư gồm vùng cấm đầu tư, giấy phép đầu tư, điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng. - Các yêu cầu này, một mặt, hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực mà nhà nước không khuyến khích; mặt khác, thiết lập cơ chế kiểm soát để giảm thiểu các tác động không mong muốn của hoạt động đầu tư đối với xã hội 83
  • 84. Câu hỏi Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ngoài lợi ích mang lại thì có tiềm ẩn những rủi ro gì đối với nền kinh tế ? 84
  • 85. “Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước”. “Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông. Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng. … Tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy mô, chất lượng. Hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong nước, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế gắn với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển các định chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi hộ sản xuất, kinh doanh thành doanh nghiệp. (VKĐH XIII, tập 2, tr.125-126) 85
  • 86. Quan điểm, chính sách của Đảng/Nhà nước về sử dụng các CSKTVM “Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển”. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thủ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016, tr. 103. 86
  • 87. Điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế....(VK ĐH XII ...Phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; cơ cấu lại ngân sách nhà nước gắn với giảm bội chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công và nâng cao hiệu quả đầu tư công; khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. (Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII) 87
  • 88. Đại hội XIII: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư, thị trường, giá cả, thương mại và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.” (tập 1, tr. 235- 236) 88
  • 89. Câu hỏi Tại sao phải phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô ? 89
  • 90. Việc sử dụng các Chính sách KTVM ở địa phương/ngành các đ.c công tác có những thành công, hạn chế nào? Những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề đặt ra ? Thảo luận: - Lớp chia làm 4 nhóm - Nhóm 1: CSTK - Nhóm 2: CSTT - Nhóm 3: CSĐT - Nhóm 4: CSTMQT - Thời gian thảo luận: 30 phút - Trình bày kết quả thảo luận: 15 phút 90
  • 91. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CSTK: Giải ngân các gói kích cầu chậm; nhiều khoản chi đầu tư phát triển từ NSNN không hiệu quả; ... CSTT: Chưa phối hợp hiệu quả với CSTK; sử dụng công cụ lãi suất chưa linh hoạt;... CSĐT: hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tưu tư nhân chưa thống nhất, đồng bộ; Thực thi pháp luật chưa nghiêm; cải cách hành chính chậm;... CSTMQT: Chưa theo kịp diễn biến tình hình, chưa lường hết các tác động bất lợi của mở cửa thị trường; chưa khai thác tốt các thị trường quan trọng;... 91
  • 92.  Các giải pháp, công việc cần thực hiện để giải quyết các vấn đề đặt ra về sử dụng các chính sách KTVM trong quản lý kinh tế của NN ở VN/địa phương (gắn với cán bộ lãnh đạo, quản lý). • + CSTK: Nâng cao hiệu quả giải ngân các gói kích cầu; sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ NSNN;... • + CSTT: Chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với các chính sách khác; điều hành lãi suất linh hoạt;... • + CSĐT: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư tư nhân; thực hiện nghiêm pháp luật về đầu tư; cải cách hành chính; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư;... • + CSTMQT: Nâng cao năng lực dự báo; chủ động hội nhập khai thác tốt các thị trường quan trọng; đa dạng hóa thị trường, tránh lệ thuộc vào một/một số thị trường; ... 92
  • 93. “Hầu như chắc chắn là các nhà kinh tế sẽ phải học cách sống chung với sự hỗn loạn. Tức là họ sẽ phải thừa nhận tầm quan trọng của những hành vi bất hợp lý và không đoán trước được, đối diện với sự không hoàn hảo mang tính cố hữu của thị trường và chấp nhận rằng, còn lâu mới có một môn lý thuyết kinh tế học có thể bao quát được mọi vấn đề” (Krugman, 2009). 93
  • 94. 94