SlideShare a Scribd company logo
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị
Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho TP. Hồ
Chí Minh/ Việt Nam
Thích Ứng - TP. HCMC
Trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh
Hợp tác với Sở Quy hoạch Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh
Trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh
Hợp tác với Sở Quy hoạch Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị
Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho TP. Hồ
Chí Minh/ Việt Nam
Thích Ứng - TP. HCMC
Giới thiệu
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu4
Nhà Xuất Bản
© 2013 Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus
Khoa Quy hoạch và Thiết kế Không gian
Giáo sư Frank Schwartze
Konrad - Wachsmann - Allee 4
03046 Cottbus, Cộng Hoà Liên bang Đức
Web: www.tu-cottbus.de
Email: ls_stadtplanung@tu-cottbus.de
ISBN 978-3-00-042750-3
Các Tác Giả
Châu Huỳnh, Ronald Eckert, Moritz Maikämper, Barbara Horst, Frank Schwartze
Khoa Quy hoạch và Thiết kế không gian
Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus
Với sự đóng góp của
Trần Chí Dũng, Hoàng Tùng, Nguyễn Anh Tuấn, Lý Khánh Tâm Thảo
Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (DPA)
Giáo sư Lutz Katzschner
Khoa khí tượng môi trường, Đại học Kassel
Robert Atkinson, Antje Katzschner, Hendrik Rujner, Christian Lorenz, Jana Warnatzsch
Khoa Quy hoạch Môi trường, Khoa địa chất môi trường & Khoa Quy hoạch và Thiết kế không gian
Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus
và
Hagen Schwägerl, Maria Feil, Florian Ibold, David Quinque, Robert Lauke
Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus
Bố Cục & Minh Họa
Ronald Eckert (Bố cục. Minh họa ở trang 9, 74 (phía trên), 76 (phía dưới), 84, 115, 117). Châu
Huỳnh (trang 12, 16, 17, 20-25, 26 (phía trên), 27-29, 40-44, 46-48, 50, 52, 53 (phía trên), 54-55).
Moritz Maikämper (trang 72, 73, 74 (phía dưới), 75, 87, 88). Maria Feil (trang 71, 84, 85, 103 (phía
trên), 109 (phía trên)). Florian Ibold (trang 76 (phía dưới) & 77)
Địa Chỉ Tải Về
Bản Tiếng Việt:
http://www-docs.tu-cottbus.de/megacity-hcmc/public/2013_edition_handbook_on_climate_change_
adapted_urban_planning_and_design_VIE.pdf
Bản Tiếng Anh:
http://www-docs.tu-cottbus.de/megacity-hcmc/public/2013_edition_handbook_on_climate_change_
adapted_urban_planning_and_design_ENG.pdf
Lời Cảm Ơn
Quyển Cẩm nang này được thiết kế và chuẩn bị trong Gói nghiên cứu 7 - “Khu dân cư tiết kiệm năng
lượng và thích ứng với biển đổi khí hậu”, trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu “Khung quy hoạch
đô thị và quy hoạch môi trường tích hợp cho thích ứng với biến đổi khí hậu của TP. HCM”. Dự án
là một phần của chương trình sáng kiến “Phát triển bền vững cho các thành phố lớn của ngày mai”
của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức.
Giới thiệu
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 5
Lời mở đầu
Lời mở đầu
Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở
thành trung tâm kinh tế và văn hóa lớn của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố cảng lớn nhất đất
nước, là một đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong
vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Vềvịtríđịalý,ThànhphốnằmởhạlưucủahệthốngsôngĐồngNai-SàiGònvớiđịahìnhtươngđốibằngphẳng,
chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch và sông ngòi không những chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều biển
Đông mà còn chịu tác động rất rõ nét của việc khai thác các bậc thang hồ chứa ở thượng lưu hiện nay và trong
tương lai.
Trongbốicảnhbiếnđổikhíhậutoàncầu,thíchứngvớibiếnđổikhíhậutrởnênmộttháchthứcquantrọngđốivới
quảnlýquyhoạchđôthịthànhphố.Thựcvậy,biếnđổikhíhậuđãbắtđầutácđộngtrựctiếpđếnđờisốngngười
dân đô thị như ngập lụt, đảo nhiệt đô thị, thời tiết bất thường… Những nguy cơ này đang gia tăng nhanh chóng
vàtrởthànhnhântốquantrọngđốivớiquyhoạchđôthị.Cụthểlà,vấnđềsửdụngnănglượnghiệuquảvàthích
ứng với biến đổi khí hậu cần được cải thiện trong quy hoạch đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010.Trong lần điều chỉnh này, quy hoạch chung thành phố
đãđượcxâydựngtrêncáchtiếpcậnđốivớicácđiềukiệntựnhiênvềđịachất,thủyvăn…kếthợpvớiđịnhhướng
phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có các quy định hay hướng dẫn để cụ thể hóa
cácđịnhhướngcơbảnliênquanvấnđềphùhợpđiềukiệntựnhiên,thíchứngbiếnđổikhíhậutrongquyhoạch
chung thành phố.
QuyểnCẩmnangQuyhoạchvàThiếtkếĐôthịThíchứngvớiBiếnđổikhíhậuchothànhphốHồChíMinhnàylà
một trong những cách tiếp cận tiên phong để đưa các định hướng trên thành hướng dẫn, khuyến nghị cho công
tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Quyển Cẩm nang này tập trung vào các đề xuất các biện pháp thích ứng đối với ngập lụt và khí hậu đô thị trong
quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố. Hai thiết kế điển hình trong quyển Cẩm nang này cũng minh họa cách
ápdụngcácgiảiphápđềxuấtlêncáckhuđấtcụthểởTP.HCM.KếthợpvớiBảnHướngdẫnquyhoạchvàthiết
kếđôthịthíchứngvớibiếnđổikhíhậu,ấnphẩmnàygiúphỗtrợviệctíchhợpcáckhíacạnhkhácnhau,đặcbiệt
là các quan tâm về môi trường, trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, cũng như phối hợp
các loại quy hoạch với nhau.
Quyển Cẩm nang này là một trong các sản phẩm được đúc kết từ các nghiên cứu hợp tác giữa Sở Quy hoạch-
Kiến trúc và Trường Đại học Kỹ thuật Cottbus trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu Megacity Thành phố Hồ Chí
Minh. Đây cũng là một nội dung trong chương trình hành động của Sở Quy hoạch-Kiến trúc tham gia vào Kế
hoạchhànhđộngỨngphóbiếnđổikhíhậucủathànhphốHồChíMinh,làmộtphầncủaChươngtrìnhMụctiêu
Quốc gia về Ứng phó Biến đổi khí hậu.
ChúngtôimongrằngnộidungcủaquyểnCẩmnangnàysẽgiúpíchcácnhàhoạchđịnhchínhsách,cácsởban
ngành liên quan, chính quyền địa phương, ban quản lý các khu chức năng đô thị, các đơn vị tư vấn quy hoạch-
kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển dự án và cộng đồng người dân trong việc hiện thực quy hoạch đô thị thành
phố theo hướng phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.
ThS. KTS. Trần Chí Dũng
Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Giới thiệu
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu6
Outline
Giới thiệu 	
	 Thích ứng và giảm thiểu trong quy hoạch và thiết kế đô thị 08
	 Mục đích của quyển cẩm nang 	 09
	 Sự liên hệ với các tài liệu khác 	 10
	 Nội dung của quyển cẩm nang 	 10
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị 	 11
	 Đặt vấn đề 	 12
A - Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 	 15
	 Phương pháp tiếp cận chung 	 16
	 Các giải pháp đề xuất 	 18
	 Các dự án điển hình 	 30
	 Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 	 36
B - Quản lý Nước mặt 	 39
	 Phương pháp tiếp cận chung	 40
	 Các giải pháp đề xuất 	 42
	 Các dự án điển hình 	 56
	 Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 	 60
	 Tóm tắt các giải pháp đề xuất 	 63
Giới thiệu
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 7
II. Quản lý Nhiệt độ cao 	 65
	 Đặt vấn đề 	 66
A - Quản lý Làm mát Đô thị 	 69
	 Phương pháp tiếp cận chung 	 70
	 Các giải pháp đề xuất 	 72
	 Các dự án điển hình 	 78
	 Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 	 82
B - Quản lý Bức xạ Mặt trời 	 85
	 Phương pháp tiếp cận chung 	 86
	 Các giải pháp đề xuất 	 88
	 Các dự án điển hình 	 92
	 Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 	 96
	 Tóm tắt các giải pháp đề xuất 	 97
III. Thiết kế Điển hình 	 99
	 Phương pháp nghiên cứu 	 100
	 Giới thiệu chung về các khu đất thí điểm 	 101
	 Khu đất 1: Đại lộ Võ Văn Kiệt 	 102
	 Khu đất 2: Khu dân cư Nhơn Đức 	 108
Kết luận 	 115
Mục Lục
ẢNH:ChâuHuỳnh
Giới thiệu
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu8
Thích ứng và giảm thiểu trong
quy hoạch và thiết kế đô thị
Sự gia tăng về cường độ và tầm nghiêm
trọng của các vấn đề môi trường gần
đây tại TP. HCM, như ngập lụt đô thị,
khiến cho nhận thức về biến đổi khí hậu
càng nâng cao. Tuy nhiên, nguyên nhân
chính của các vấn đề môi trường này là
do việc phát triển đô thị quá nhanh, chứ
không phải là do biến đổi khí hậu toàn
cầu. Do đó, quy hoạch đô thị càng nên
được coi là đóng vai trò quan trọng trong
quá trình hình thành sự thích ứng của
thành phố với các mối đe dọa về môi
trường và thay đổi khí hậu. Hình thái
đô thị của TP. HCM là một ví dụ cụ thể
của sự phát triển đô thị chưa bền vững.
Hình thái phát triển đô thị hiện nay hầu
như chưa chú tâm xem xét các rủi ro
liên quan đến khí hậu, môi trường xung
quanh và cộng đồng dân cư sinh sống.
Sự phát triển nhanh của các khu dân cư
vào các vùng đất ngập nước nên được
xem là một trong những mối quan tâm
lớn nhất của thành phố. M§ột khi các
khía cạnh về môi trường của biến đổi
khí hậu đã được nghiên cứu và thiết lập,
việc tích hợp các giải pháp thích ứng
vào quá trình thiết kế quy hoạch đô thị
hiện hữu là hết sức cần thiết.
Quy hoạch đô thị đã được công nhận
rộng rãi rằng, nó nên đóng vai trò quan
trọng trong việc thích nghi với biến đổi
khí hậu và phát triển thành phố với ít
khí thải carbon. Việc thích nghi và giảm
thiểu tác động của biến đổi khí hậu bị
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hình thái đô
thị. Với hình thái đô thị nén, khoảng
cách đi lại được rút ngắn và năng lượng
được phân bố một cách tập trung. Hình
thái đô thị nén này bền vững hơn, khả
thi hơn, và giúp giảm lượng khí thải
đáng kể. Tuy nhiên, hình thái mật độ cao
có thể xung đột với mục tiêu thích ứng,
do chúng có thể tăng hiệu ứng đảo nhiệt
đô thị và làm giảm khả năng thoát nước
đô thị. Do đó, hình thái “Thành phố nén
với chức năng đô thị hỗn hợp” cần phải
được tích hợp với khái niệm “Hệ thống
hạ tầng cây xanh và mặt nước” (Green
Giới thiệu
Cuốn Cẩm nang về Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí
hậu cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) / Việt Nam trình bày các chiến
lược quy hoạch và thiết kế đô thị để đối phó với các rủi ro chính liên quan đến
môi trường và biến đổi khí hậu của thành phố. Cuốn Cẩm nang phục vụ như
là một công cụ, hỗ trợ cho các cơ quan chức năng của TP. HCM trong quá
trình ra quyết định quy hoạch và phê duyệt quy hoạch cấp thành phố.
Giới thiệu
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 9
and Blue Infrastructure) để cung cấp
không gian cho nước lũ và có cây xanh
để giảm nhiệt độ cao. Một môi trường đô
thị thích nghi và bền vững cho TP. HCM
phải là một môi trường nơi các không
gian cây xanh và mặt nước có vai trò
như là hệ thống thông gió, làm mát, giữ
nước lũ, và cho nước mưa thẩm thấu
vào lòng đất.
Các không gian xanh của TP. HCM,
không may thường bị mất đi trong quá
trình đô thị hóa nhanh của thành phố.
Trong khi đó, các đô thị kém thích nghi
và không được thiết kế để đối phó với
sự tăng nhiệt độ, sẽ đòi hỏi tăng cường
sử dụng điều hòa không khí cơ học.
Điều này không chỉ góp phần tiếp tục
Hình 1: Các vấn đề chính liên
quan đến biến đổi khí hậu
gây nên biến đổi khí hậu, mà còn làm
tăng chi phí năng lượng tiêu thụ. Các
nhà quy hoạch, các nhà đầu tư, các
nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư, do
đó, cần phải xem xét các xung đột tiềm
tàng giữa thích ứng và giảm thiểu ứng
để bảo tính bền vững của cộng đồng
trong tương lai.
Mục đích của quyển cẩm nang
Quyển cẩm nang này được thiết kế
nhằm mục đích nâng cao nhận thức
chung về các chiến lược thích ứng biến
đổi khí hậu trong lĩnh vực quy hoạch và
thiết kế đô thị cho các nhà chức năng,
như một giải pháp ngắn hạn trước
mắt. Các kiến thức nâng cao về thích
Các vấn đề đề cập trong Quyển Cẩm Nang
Quản lý Ngập do
Triều và từ Sông
Quản lý Nước
mặt
Quản lý Làm
mát Đô thị
Quản lý Bức xạ
Mặt trời
Đô thị nén Sử dụng Năng
lượng Hiệu quả
Sự Phân tán về
Không gian
Giao thông
Bền Vững
Thích ứng
Nguy cơ ngập lụt (Ngập lụt đô thị)
Sự nóng lên (Khí hậu đô thị)
Sự tiêu thụ năng lượng (Năng lượng đô thị)
Khí thải từ giao thông (Giao thông đô thị)
Giảm thiểu
Giới thiệu
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu10
ứng biến đổi khí hậu của các tổ chức
liên quan và các cá nhân và quá trình
lồng ghép các kíến thức này vào quy
hoạch đô thị được xem là tiềm năng dài
hạn của cuốn Cẩm nang. Cuốn Cẩm
nang này được thiết kế và chuẩn bị
trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu
“Khung quy hoạch đô thị và quy hoạch
môi trường tích hợp cho thích ứng với
biến đổi khí hậu của TP. HCM”. Dự án
là một phần của chương trình sáng kiến
“Phát triển bền vững cho các thành phố
lớn của ngày mai” của Bộ Giáo dục và
Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức.
Mục tiêu tổng thể của dự án là phát triển
và kết hợp các giải pháp thích ứng biến
đổi khí hậu vào quá trình ra quyết định
và lập quy hoạch đô thị, từ đó sẽ làm
tăng khả năng phục hồi các tổn thương
về vật chất và xã hội liên quan đến khí
hậu cho hệ thống đô thị của TP. HCM.
Sự liên hệ với các tài liệu khác
Cuốn Cẩm nang này nên được sử dụng
kết hợp với các quyển Hướng dẫn Thích
Ứng - TP. HCM, về quy hoạch và thiết
kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong khi quyển hướng dẫn được thiết
kế để hỗ trợ các cơ quan chức năng để
đánh giá tính bền vững của dự án phát
triển đô thị trong quá trình phê duyệt,
và thiết lập các quy định ràng buộc và
không ràng buộc về quy hoạch và thiết
kế đô thị, cuốn Cẩm nang này có thể
được dùng như một quyển sách nguồn,
với các thông tin kĩ thuật chi tiết hơn.
Nội dung của quyển Cẩm nang
Phần chính của cuốn Cẩm nang này thể
hiện menu các tùy chọn về giải pháp
thích ứng, cung cấp cái nhìn sâu vào
các phương pháp, các chiến lược quy
hoạch đô thị đề xuất và các ví dụ dự án
minh họa tiêu biểu. Cuốn Cẩm nang bao
gồm các lĩnh vực liên quan đến thích
ứng với biến đổi khí hậu sau đây:
Quản lý ngập lụt đô thị:
•	 Quản lý ngập do triều cường và từ
sông ngòi
•	 Quản lý nước mặt
Quản lý nhiệt độ cao:
•	 Quản lý làm mát đô thị
•	 Quản lý bức xạ mặt trời
Phần tiếp theo của cuốn Cẩm nang này
thể hiện hai thiết kế điển hình, để chứng
minh và đánh giá khả năng áp dụng các
chiến lược thiết kế đô thị đề xuất, và cụ
thể hóa kết quả đánh giá môi trường
toàn thành phố.
Các khu đất được sử dụng trong các
thiết kế điền hình là:
•	 Đại lộ Võ Văn Kiệt
•	 Khu dân cư Nhơn Đức
I.
Quản lý Ngập lụt Đô thị
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu12
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
Ngập lụt đô thị đang là một trong những vấn đề môi trường nổi bật tại TP. HCM.
Hiện tượng ngập của TP. HCM không chỉ xuất phát từ địa hình và điều kiện khí
hậu của thành phố, mà còn xuất phát từ những hệ lụy nghiêm trọng từ việc đô
thị hóa quá nhanh. Chương này của quyển sổ tay đề cập đến các giải pháp thiết
kế và quy hoạch đô thị để tiếp cận và giải quyết vấn đề ngập lụt của TP. HCM,
bao gồm ngập do triều cường, ngập lũ từ sông ngòi, và ngập do mưa.
40%
50%
10%
20%
5%
75%
Đặt vấn đề
TP. HCM nằm ở phía rìa đông bắc của
vùng đồng bằng sông Cửu Long và kết
nối với Biển Đông tại cực Nam. Phần
lớn các vùng đất thành phố là vùng đất
có địa hình thấp và vùng đầm lầy, được
chia cắt bởi một mạng lưới các dòng
sông, kênh rạch phức tạp. Điều kiện
địa hình và địa lý khiến cho thành phố
vô cùng nhạy cảm với nguồn ngập lụt
khác nhau, bao gồm: lũ từ thượng lưu
sông Sài Gòn-Đồng Nai và sông Cửu
Long, ngập lụt do thủy triều và ngập lụt
do nước mưa trong trận mưa to hoặc
bão nhiệt đới. Trước nguy cơ nước biển
dâng và các tác động khác từ biến đổi
khí hậu toàn cầu và khu vực, những ảnh
hưởng trên còn có thể nguy hiểm hơn và
khó có thể đoán trước được. Ngoài ra,
sự kết hợp của hai hoặc nhiều hơn hai
loại lũ sẽ dẫn đến những bối cảnh ngập
cực đoan hơn.
Trong khi địa thế của thành phố làm cho
thành phố dễ bị tổn thương trước nguy
Hình I.1: Tuần hoàn nước trong
môi trường tự nhiên và đô thị, thể
hiển sự khác nhau của các tỷ lệ
nước chảy bề mặt, thẩm thâú và
bay hơi.
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 13
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
Hình I.2: Độ nén đất của TP. HCM.
thể hiện mức nén cao trong khu
vực lõi trung tâm (Rujner 2011)
cơ ngập lụt, tốc độ đô thị hóa nhanh
cũng góp phần làm tăng nguy cơ này.
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn đô thị
hóa từ 1989 đến 2006, diện tích bề mặt
không thấm nước của TP. HCM đã tăng
gấp đôi (Trần & Hà 2007). Đồng thời các
bề mặt đất tự nhiên như rừng, các đất
nông nghiệp, đất cây xanh và các vùng
đất ngập nước ở cả hai phía các khu
vực thượng lưu và hạ lưu TP. HCMC, bị
giảm nhanh chóng và thay thế bằng nhà
cửa và các cơ sở hạ tầng. Quá trình bê-
tông hoá mặt đất một các nhanh chóng
này đã làm giảm khả năng thẩm thấu và
bay hơi của nước, và là nguyên nhân
chính của tình trạng ngập do nước chảy
bề mặt (Hình I.2 & Hình I.3).
Bên cạnh sự gia tăng đáng chú ý của
quá trình bê tông hoá mặt đất, nhiều
hoạt động xây dựng tiến hành ở các
vùng đất thấp và vùng đất ngập nước
cũng đã góp phần làm mất khả năng trữ
nước tự nhiên của lưu vực thành phố.
Việc xây dựng nhà cửa, cả hợp pháp và
bất hợp pháp, trong thành phố, thông
qua việc lấn chiếm bờ sông làm thu hẹp
sông ngoài, thu hẹp vùng ngập và thay
đổi dòng chảy tự nhiên. Từ đó, dung
lượng lưu trữ trong hệ thống sông ngoài
của thành phố bị giảm đáng kể, dẫn đến
mực nước lũ của các dòng sông tăng
cao, và hiện tượng ngập lụt gia tăng,
xảy ra thường xuyên nhất ở các khu dân
cư dọc theo hệ thống đường thủy.
Ngoài sự lấn chiếm lòng sông của các
tòa nhà, rác thải cũng là một trong yếu
tố làm hạn chế lượng lưu trữ nước và
năng lực giao thông trên các kênh rạch.
Mặc dù chưa có những dữ liệu khoa học
về số lượng rác thải trong mạng lưới
cống rãnh và các kênh rạch của thành
phố, rác thải được nhìn thấy rất thường
xuyên ở cửa hố ga, cống thoát nước và
trong các kênh rạch. Rác thải góp phần
trong việc hạn chế khả năng thoát nước
của thành phố, và cũng là nguyên nhân
dẫn đến ngập lụt. Bên cạnh đó, nó cũng
Phần trăm nén (%)
ẢNH:NigelDownes/ChâuHuỳnh
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu14
I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường
xung quanh.
Việc lạm dụng nguồn nước ngầm trong
thành phố cũng góp phần làm cho nguy
cơ ngập lụt ngày càng trầm trọng hơn.
Nhiều hộ gia đình trong TP. HCM sử
dụng nước ngầm như một sự thay thế
hoặc là một nguồn cung cấp nước bổ
sung cho nước máy. Hệ thống nước
ngầm trong thành phố, do đó đã bị thay
đổi mạnh và dẫn đến sụt lún đất. Khu
vực trung tâm TP. HCM hiện nay đã
ghi nhận hiện tượng lún đất trung bình
ở mức từ 4mm/năm (Lê & Hồ 2009).
Những khu vực có hiện tượng sụt lún
này sẽ càng nhạy cảm với ngập lụt.
Trong bối cảnh đó, hệ thống thoát nước
thành phố hiện nay lại không đủ để đáp
ứng với nhu cầu, do tốc độ đô thị hóa
nhanh. Sự thiếu dung tích đã dẫn đến
tình trạng quá tải thường xuyên. Hầu
hết các hệ thống thoát nước của thành
phố được thiết kế theo thoát nước gộp
của cả nước thải và nước mưa. Do vậy
hệ thống thoát nước này dễ dàng bị quá
tải đặc biệt khi có mưa lớn, và hậu quả
không chỉ là sự ngập lụt mà còn là sự
suy giảm chất lượng nước thải.
Tóm lại, việc quản lý rủi ro ngập lụt đưa
đến một thách thức to lớn cho TP. HCM,
đặc biệt, khi các giải pháp chống ngập
lụt truyền thống như nâng cấp hệ thống
cống rãnh và hệ thống đê đập rất tốn
chi phí và thời gian. Do đó, chương này
của quyển sổ tay, không nhằm vào các
giải pháp trên, cũng như các giải pháp
thi công đòi hỏi sự đầu tư lớn. Ở một
khía cạnh khác, nó cố gắng bắt đầu với
các giải pháp quy hoạch và thiết kế đô
thị quy mô nhỏ hơn với chi phí thấp hơn;
các giải pháp mà bất kỳ các cá nhân, tổ
chức và cộng đồng trong TP. HCM có
thể chung tay góp phần giảm thiểu rủi
ro ngập lụt, nâng cao chất lượng môi
trường và chất lượng cuộc sống.
Hình I.3: Nước chảy bề mặt do
mưa ở TP. HCM (Rujner 2011)
ẢNH:ChâuHuỳnh
Tỷ lệ trung bình (mm/a)
I-A.
Quản lý Ngập do Triều cường và từ
Sông ngòi
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu16
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Phương pháp tiếp cận chung
Dưới sự quản lý của Trung tâm Chống
ngập TP. HCM (SCFC), đã có nhiều dự
án kiểm soát thủy triều được triển khai
và thực hiện. Báo cáo định kì năm 2012
của SCFC về vấn đề giảm ngập cho
thấy, mặc dù, ngập lụt bởi thủy triều ở
các khu vực nội thành có dấu hiệu suy
giảm, nguy cơ ngập lụt lại tăng nhẹ ở
các khu vực ngoại thành vào năm 2011
(Hình I-A.2). Báo cáo cũng cho thấy
rằng các phương pháp tiếp cận hiện thời
chủ yếu dựa vào các biện pháp kỹ thuật
như: nâng cấp hệ thống thoát nước, xây
dựng các cống ngăn triều, và hệ thống
bơm nước, và SCFC cũng nhận thấy là
các giải pháp trên vẫn mang tính tạm
thời và vấn đề ngập lụt vẫn chưa được
giải quyết tại gốc (SCFC 2012). Một cách
tiếp cận thích hợp hơn là cách “Quản Lý
Ngập Lụt Theo Cách Tích Hợp” giữa
các ngành công nghiệp và dịch vụ khác
nhau (Hình I-A.3). Các giải pháp không
nên chỉ duy nhất dựa trên ngành thoát
nước với giải pháp nâng cấp cơ sở hạ
Hình I-A.3: Quản lý ngập lụt theo
phương pháp tích hợp (Phỏng
theo Parkison & Mark 2005)
tầng thoát nước, mà còn nên liên kết
các ngành khác nhau (Parkison & Mark
2008). Thông tin giữa các cơ quan và
các ban ngành cũng phải có sự chia sẽ
và liên kết chặt chẽ để đảm bảo sự phối
kết hợp tốt giữa các bên liên quan.
Dựa trên khái niệm cơ bản về “Quản Lý
Ngập Lụt Theo Cách Tích Hợp”, phần
này của quyển Cẩm nang giới thiệu các
phương pháp quy hoạch và thiết kế đô
thị đối phó với ngập lụt từ triều cường và
từ sông ngòi, trong đó bao gồm cả giải
pháp công trình và giải pháp phi công
trình. Ở đây, cần lưu ý rằng quản lý ngập
lụt do thủy triều và do sông ngòi của TP.
HCM cũng bị ảnh hưởng bởi việc quy
hoạch và các quyết định quản lý nước ở
các lưu vực lớn hơn như lưu vực sông
Sài Gòn-Đồng Nai và lưu vực đồng bằng
sông Cửu Long (Hình 1-A.5). Tuy nhiên,
phần này của cuốn Cẩm nang này chỉ
trình bày các giải pháp quy hoạch và
thiết kế đô thị trong phạm vi hành chính
của TP. HCM.
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Ngập lụt do triều cường và từ sông ngoài là hai nguồn gây ngập lụt phổ biến
tại TP. HCM. Trong những năm gần đây, những rủi ro này càng đáng quan
tâm. Số liệu ghi nhận cho thấy rằng mực nước tối đa thủy triều vào năm 2012
ở TP. HCM đã tăng lên 10cm so với năm 2009 (Hình I-A.1). Trong khi đó,
nhiều mưa lớn và bão nhiệt đới xảy ra bất ngờ, làm hạn chế khả năng dự
đoán lũ từ thượng nguồn và hạ lưu sông ngòi.
Thiết kế và quy hoạch
đô thị
Khí tượng Thủy văn
Quản lý chất thải
Rừng và Nông nghiệp
Cơ sở hạ tầng đường
và thoát nước
Phương pháp
tích hợp
Hình. I-A.1: Mức triều cao nhất
trong 2009 - 2012 (SCFC 2012)
2009 2010 2011 2012
1.5
1.45
1.4
1.35
1.3
(m)
Năm
2009 2010 2011 2012
24
18
12
6
0
(Sốlầnxảzra)
Năm
Hình I-A.2: Số lần ngập trong năm
do triều cường từ 2009 đến 2012
(SCFC 2012)
Vùng ngập tổng cộng
Vùng ngập trong khu vực trung tâm
Vùng ngập trong khu vực ngoại vi
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 17
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Hình 1-A.5: Quản lý lũ không nên
chỉ giới hạn trong biên giới hành
chính thành phố mà còn kết hợp
với các lưu vực thượng nguồn
lớn hơn
Lưu vực sông
Lưu vực thành phố
Lưu vực đô thị
Lưu vực địa phương
Các chiến lược chung về quy hoạch và
thiết kế đô thị ứng phó với ngập lụt do
thủy triều và sông ngòi cho TP. HCM
có thể được phân thành 3 bước chính
(Hình I-A.4):
(1) Xác định vùng ngập lụt:
Điều quan trọng là các khu vực bị ngập
lụt phải được xác định đầu tiên. Dựa
trên các vị trí đã được xác định, các biện
pháp quản lý cũng như các quyết định
để ứng phó với ngập lụt sẽ được ban
hành. Thông tin về vị trí khu vực ngập lụt
cũng như kế hoạch sơ tán khẩn cấp phải
được phổ biến đến tất cả cộng đồng, ưu
tiên trước hết cho cộng đồng khu dân
cư trong vùng có nguy cơ ngập lụt cao.
(2) Tạo không gian cho nước lũ:
Sự lấn áp của các công trình xây dựng
trong quá trình đô thị hoá vào trong các
vùng dự trữ ngập dẫn đến sự gia tăng
mực nước ngập do triều cường và từ
sông ngoài của TP. HCM. Do đó, để
giảm thiểu nguy cơ ngập, không gian
chứa nước lũ đã bị mất đi phải được bù
đắp. Thông qua chiến lược này, nước
lũ sẽ được giữ lại hoặc được chuyển
hướng, và từ từ trả về cho các hệ thống
sông ngoài và kênh rạch một khi hiện
tượng ngập đã qua đi hay khi mực nước
sông đã hạ thấp.
(3) Công trình và cấu trúc bảo vệ:
Áp dụng các công trình và cấu trúc bảo
Xác định vùng ngập
lụt
Tạo không gian
cho nước lũ
Công trình và cấu
trúc bảo vệ
Hình I-A.4: Giải pháp ba bước
tiếp cận
vệ cũng là một cách hiệu quả để tránh
nước lũ gây hại nhà cửa và cơ sở hạ
tầng, giải pháp này đặc biệt áp dụng
với các khu dân cư hiện hữu trong vùng
ngập và không có khả năng di dời. Các
giải pháp công trình và cấu trúc bảo vệ
cũng có thể áp dụng cho các khu vực đô
thị quan trọng nơi có các công trình và
cơ sở hạ tầng then chốt.
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu18
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
01 Lập bản đồ nguy cơ ngập lụt
Lập bản đồ nguy cơ lũ lụt là việc sử dụng
bản đồ mục đích để giao tiếp và truyền
thông tin về nguy cơ và rủi ro ngập lụt.
Lập bản đồ nguy cơ lũ lụt sẽ tạo cơ sở
cho việc quy hoạch trong vùng ngập và
các quy hoạch sử dụng đất khác. Lập
bản đồ nguy cơ ngập lụt không chỉ là
một công cụ bổ sung cho việc ra các
quyết định trong quy hoạch sử dụng đất
và lên kế hoạch cứu hộ khẩn cấp, mà
còn là một biện pháp thông tin liên lạc
để thông báo cho người dân chủ động
đối phó với ngập lụt để ngăn chặn được
những thiệt hại trong tương lai.
Bản đồ nguy cơ ngập lụt thông thường
có các thông tin sau :
•	 Các dạng ngập
•	 Các vùng ngập lụt
•	 Chiều sâu, vận tốc và hướng của
nước lũ
Bản đồ được xác định trên chu kỳ lụt.
Ví dụ 1 lần trong 10 năm (1:10), 1 lần
trong 25 năm (1:25), 1 lần trong 100
năm (1:100) hoặc các sự kiện lũ lớn,
xảy ra chỉ 1 lần trong 1000 năm (1:1000)
(Bảng I-A.1)
Bản đồ nguy cơ ngập lụt sẽ được cập
nhật thường xuyên không chỉ với thông
tin thủy văn, mà còn với các thông tin
về khu vực như thông tin về công trình
lân cận, về nhà trú lũ, đường giao thông
chính, và cũng như các dữ liệu khác
như: thay đổi về đỉnh lũ, hoặc các dữ
liệu thu thập được từ trạm khí tượng
thuỷ văn. Các thông tin khác như tài
Các giải pháp đề xuất
Xác định vùng ngập lụt
Hình I-A.6: Bản đồ ngập lụt của
thủ đô Manila, Philippines, truy cập
được trên mạng (Sở môi trường và
thiên nhiên, Philippnes)
Bảng I-A.1: Mức độ thường xuyên
Chu kỳ lụt
Mức độ thường
xuyên
1 trong 1000
năm
Thấp
1 trong 1000
năm - 1 trong
100 năm
Trung bình
1 trong 100 năm
- 1 trong 20 năm
Cao
1 trong 20 năm
Vùng ngập thường
xuyên
(Phỏng theo World Bank 2012)
Vùng ảnh hưởng của lũ chu kì
2-10 năm
Vùng ảnh hưởng của lũ chu kì 50
-100 năm
Vùng ngập do nước từ kênh rạch
Đường ranh giới thành phố
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 19
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Bảng I-A.2: Các bước để thiết lập bản đồ ngập lụt
Bước Mô tả
1 Thu thập thông tin Dựng địa hình, mô hình bề mặt, dữ liệu thủy văn
2 Tính toán chu kì Lượng nước lũ hàng năm chảy qua một khu vực cụ thể
3 Dựng mô hình Mô hình thủy lực 1D, 2D hay 1D2D
4 Xác nhận kết quả mô hình
Đo đạc và kiểm tra thực địa để so sánh với kết quả từ mô
hình
5
Chuẩn bị vẽ bản đồ và
phát hành
Thông tin đầu ra được thể hiện thân thiện với người xem,
và được phân phát đến các đối tượng khác nhau
6
Kiểm tra và liên tục cập
nhật
Cập nhật thường xuyên trên bản đồ với các thông tin của
khu vực và thông tin khí tượng thuỷ văn
(Phỏng theo Jha, Bloch & Lamond 2012)
sản thiệt hại, dân số và số dân bị thiệt
hại trong một trận ngập lụt cụ thể cũng
có thể được đưa vào (Jha, Bloch &
Lamond 2012).
Có sáu bước chính để thiết lập bản đồ
nguy cơ lũ lụt được thể hiện trong Bảng
I-A.2. Tuy nhiên, lưu ý rằng luôn tồn tại
các rủi ro sai số trong các thông tin này.
Một số ví dụ về các rủi ro sai số như:
•	 Sai số trong khi dựng mô hình
•	 Tham số tham khảo không chính xác
•	 Thông số đầu vào không chính xác
•	 Hiện tượng tự nhiên xảy ra không như
dự kiến (Jha, Bloch & Lamond 2012)
Do vậy, điều quan trọng là các cấp ra
quyết định hiểu rằng sẽ có những sai số
trong quá trình dự đoán. Và do đó, bản
đồ ngập lụt phải nên được cập nhật theo
dữ liệu đầu vào mới nhất, cũng là để
đảm bảo các quyết định tương lai là dựa
trên các thông tin cập nhật mới nhất.
Bản đồ có thể định dạng theo ảnh hoặc
vector GIS. Tùy thuộc vào nhóm đối
tượng khác nhau như chính quyền địa
phương hoặc hộ gia đình, bản đồ được
thể hiện mức độ chi tiết khác nhau (Hình
I-A.8). Mục đích chính của bản đồ lũ lụt
cho đối tượng người dân là nâng cao
nhận thức của cộng đồng về các quyết
định pháp lý (ví dụ như sử dụng đất,
cách bố trí và thiết kế cụ thể cho khu
đất), và tạo điều kiện cho người dân
có sự chuẩn bị và phản ứng thích hợp
trước lũ (FLOODsite 2008).
Hình I-A.8: Các bản đồ ngập lụt
khác nhau cho các đối tượng sử
dụng khác nhau (Bộ môi trường
Baden-Württemberg)
Cho toàn cộng đồng
Cho các cơ quan chức năng địa phương
Cho các sở chuyên ngành
GHI CHÚ:
Nhà trú ẩn
Tình trạng
Đã được đề xuất
Trong tương lai
Khu vực ngập
Vùng ngập lũ 100 năm
Đồn cảnh sát khu vực
Hình I-A.7: Bản đồ ngập lụt của
Philadelphia, có thể hiện vị trí nhà
trú lũ (TP. Philadelphia)
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu20
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
để tự nhiên hóa sông ngoài, bao gồm:
(1) Loại bỏ vật cản: các chướng ngại
vật chẳng hạn như chất thải rắn, cây
đổ, đập dâng nước và công trình đường
thủy không cần thiết, cần được loại bỏ,
để để nâng cao năng lực và duy trì lũ
duy trì vận tốc dòng chảy ban đầu. Loại
bỏ phù sa lắng đọng, đào và mở rộng
kênh là giải pháp được xem như một
phương sách cuối cùng và nên giới hạn
tối thiểu do sự tác động to lớn của các
giải pháp này đến môi trường tự nhiên
của con sông.
(2) Lấy lại đường cong tự nhiên của
các con sông: trong quá trình đô thị
hóa, các con sông và rạch thường bị
nắn thẳng và bị kè hóa. Uốn khúc dòng
sông trở về đường cong tự nhiên của nó
là để nâng cao năng lực lưu trữ nước
của vùng đồng bằng sông và hạn chế
chiều cao lũ.
02 Tự nhiên hóa sông ngòi và
kênh rạch
Các con sông và kênh trong TP. HCM
thường xuyên bị thu hẹp và xâm chiếm
bởi nhà cửa và chất thải rắn. Điều này
dẫn đến sự tắc nghẽn và suy giảm khả
năng chảy trong sông. Ngoài ra, các bờ
kè tại TP. HCM thường được lát bằng
vật liệu kín mặt như đá và bê tông. Các
kè kín sẽ phần nào làm giảm khả năng
thấm nước, tăng vận tốc chảy hạ nguồn
và do đó, tăng lũ lụt hạ nguồn.
Tự nhiên hóa sông ngoài và kênh rạch
là để trả con sông trở lại trạng thái ban
đầu của nó, từ đó, nó sẽ khuyến khích
quá trình thẩm thấu, tăng khả năng trữ
nước, và không gian cho nước lũ. Nó
còn giúp làm giảm xói lở bờ kè và nâng
cao môi trường tự nhiên hoang dã dọc
theo con sông. Có bốn chiến lược chính
Hình I-A.9: Các giải pháp tự nhiên
hoá sông ngòi và kênh rạch
Tạo Không gian cho Nước lũ
1 2
3 4
1. Loại bỏ vật cản
2. Lấy lại đường cong tự nhiên của
các con sông
3. Tái kết nối sông với vùng đồng
bằng ngập nước
4. Tự nhiên hóa kè sông
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 21
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Hình I-A.11: Lùi lại vị trí đê giúp
mở rộng vùng ngập nước và tăng
sức chứa nước hơn làm đê ngay
sát dọc theo sông (Phỏng theo
MRC 2007)
(3) Tái kết nối sông với vùng đồng
bằng ngập nước: nước lũ chảy qua
vùng lũ thường bị chững lại do kè hoặc
điền đất đai và nhà cửa và dẫn đến suy
giảm khả năng lưu trữ. Tái kết nối sông
với vùng đồng bằng ngập nước có thể
được đạt được thông qua: hạ thấp bờ
sông, hạ thấp chiều cao kè, dời lui đê,
điều (Hình I-A.11), và kết nối lại các
kênh nối.
(4) Tự nhiên hóa kè sông: chỉ có các
bờ sông dễ bị sập nên được kè hóa, các
bờ sông ít bị tổn thương nên được để
tự nhiên. Vật liệu thiết kế kè nên là vật
liệu kết hợp với các tính năng tự nhiên,
chẳng hạn rọ đá có trồng cây hoặc bê
tông có lỗ, thay vì lát bằng bê tông kín
liền mặt (Hình I-A.12). Các biện pháp
này giúp bảo vệ đê khỏi bị xói mòn, tăng
Hình I-A.12: Tự nhiên hoá kè sông
1. Kè sông với bề mặt bê-tông kín
mặt (không khuyến khích)
2. Kè sông với bê tông có lỗ
3. Kè sông với các túi đá có trồng
cây
4. Kè sông với các túi đá có trồng
cây và khoảng lùi
Hình I-A.10: Các ví dụ về thiết kế kè
sông theo cách tự nhiên
Trái: Kè bằng cọc gổ
Phải: Kè bằng các túi đá có trồng
cây (Phỏng theo PUB 2011)
cường sự thẩm thấu của nước lũ và
làm chậm tốc độ dòng chảy. Ngoài ra,
các phù sa tích đọng trong vật liệu lát
kè sẽ được thường xuyên cung cấp cho
thực vật phát triển, và khuyến khích môi
trường sống của động vật hoang dã và
tăng tính thẩm mỹ của các con sông và
kênh rạch.
1 2
3 4
mực nước cao
mực nước thấp
TRƯỚCSAU
mực nước cao
mực nước thấp
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu22
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
03 Bảo tồn vùng đồng bằng ngập
nước
Vùng đồng bằng ngập nước là một khu
vực bằng phẳng liền kề các con sông,
suối và thường xuyên bị ngập lụt, ví dụ
như bị ngập bởi lũ chu kì 10 hay 20 năm.
Vùng đồng bằng ngập nước tự nhiên
cung cấp không gian cho sông suối để
mở rộng trong quá trình lũ và làm giảm
đỉnh lũ. Do đó, vùng đồng bằng ngập
nước góp phần kiểm soát và giảm rủi
ro ngập lụt ở hạ lưu một cách tự nhiên.
Ngoài ra, vùng đồng bằng ngập nước
cũng giúp làm giảm ô nhiễm do nước
mặt và cung cấp môi trường sống cho
cả hệ thực vật và động vật (Sipes 2010).
Vùng đồng bằng ngập nước phải nên
được quy hoạch kĩ lưỡng để nâng cao
hiệu quả cao đất sử dụng. Việc bị ngập
Hình I-A.13: Phân khu chức năng
vùng đồng bằng ngập nước
theo chu kì ở đồng bằng ngập nước là
chìa khóa để duy trì các hệ sinh thái
quan trọng, bao gồm cả rừng ven sông
và vùng đầm lầy. Chức năng thủy văn
của đồng bằng ngập nước có thể được
đảm bảo bằng cách hạn chế phát triển,
hoặc khuyến khích sử dụng đất “thân
thiện với lũ” như đất nông nghiệp, sân
chơi, đất thể dục thể thao, hoặc khu
ở đáp ứng với lũ (DCLG 2006). Đồng
bằng ngập lũ, do đó, có thể được phân
loại thành 2 khu vực khác nhau (Hình
I-A.13)
•	 Khu cấm xây dựng: là vùng đất ven
sông, nơi thường xuyên bị ảnh hưởng
nặng bởi thủy triều và lũ đầu nguồn.
Trong khu cấm xây dựng, tất cả các
cấu trúc xây dựng sẽ bị hạn chế.
•	 Vùng đệm: nơi bị ảnh hưởng lũ lụt
Khu cấm xây dựng Vùng đệm Vùng an toàn với lũ
Vùng đồng bằng ngập nước
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 23
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
định kì và theo mùa, thích hợp sử
dụng đất cho nông nghiệp, sân chơi,
cơ sở hạ tầng không quan trọng, và
khu dân cư và cơ sở hạ tầng đáp ứng
với lũ.
Trong khu vực TP. HCM, đồng bằng
ngập lũ đang dưới nguy cơ bị san lấp và
chiếm đóng bởi các công trình xây dựng
do đô thị hóa và nhu cầu cao về nhà ở.
Bảng I-A.3: Phân loại theo sử dụng đất theo tính nhạy cảm với tổn thương do lũ
Phát triển
tương thích
với nước
•	 Công trình kiểm soát và chống lũ lụt
•	 Công trình dẫn nước, xử lý nước thải, và trạm bơm
•	 Bến cảng, bến du thuyền, và công trình của ngành đánh bắt cá
•	 Không gian mở, thể thao ngoài trời, vui chơi giải trí liên quan đến
nước
•	 Khu bảo tồn thiên nhiên
Ít nhạy cảm •	 Cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê, văn phòng
•	 Kho bãi và cơ sở phân phối
•	 Đất đai và nhà sử dụng cho nông lâm nghiệp.
•	 Nhà máy xử lý nước (với đầy đủ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm)
Trung bình •	 Bệnh viện, cơ sở giáo dục.
•	 Trạm y tế khu dân cư, nhà cho trẻ em, nhà dịch vụ xã hội, nhà tù, nhà
ở, ký túc xá và khách sạn.
•	 Bãi rác và các cơ sở quản lý chất thải
•	 Các khu đất phục vụ kỳ nghỉ lễ và các sự kiện
Rất nhạy cảm •	 Trạm cảnh sát, trạm cứu thương, trạm cứu hỏa, điểm di tán khẩn cấp
•	 Công trình viễn thông
•	 Nhà có tầng hầm
•	 Các cơ sở có các chất độc hại dễ
Nhạy cảm
nhất
•	 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thiết yếu (bao gồm cả các tuyến
đường sơ tán hàng loạt)
•	 Cơ sở hạ tầng chiến lược, bao gồm trạm điện và lưới điện và trạm
biến áp chính
(Phỏng theo DCLG 2006)
Đất trong vùng đồng bằng ngập nước bị
giảm năng lực trữ lũ và do đó tạo ra các
khu lũ lụt mới. Việc bảo vệ đồng bằng
ngập lũ, tái kết nối vùng ngập với mạng
lưới sông ngoài, thiết lập tiêu chuẩn sử
dụng đất, cũng như tăng cường các quy
định sử dụng đất và kiểm soát đô thị
trong khu vực đồng bằng ngập lũ là hết
sức cần thiết.
Hình I-A.14 : Vùng đồng bằng
ngập nước trước vào sau khi bị
xâm chiếm bởi nhà và hạ tầng,
dẫn đến sự gia tăng của mực
nước lũ.
TRƯỚC
SAU
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu24
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
04 Mạng lưới hồ điều tiết phân
cấp
Thông thường, do không đủ khả năng
trữ nước trong sông và kênh rạch, mực
nước lũ sẽ được tăng lên nhanh chóng
và dẫn đến ngập lụt. Khi áp dụng một
mạng lưới hồ điều tiết phân cấp trong đô
thị, nước lũ sẽ được chuyển từ các con
sông và kênh vào các hồ điều tiết, và từ
từ được lọc và chảy trở lại ra mạng lưới
thoát nước khi cơn lũ đã qua đi, hoặc ra
sông khi sông có lại năng lực trữ nước
(Hình I-A.15).
Ngoài ra, trong trận mưa, khi mà hệ
thống cống thoát nước bị quá tải, nước
chảy bề mặt có thể được trữ trong các
hồ điều tiết này và thoát ra lại hệ thống
thoát nước đô thị một khi hệ thống thoát
nước đã có thể tiếp nhận thêm lượng
chảy.
Mạng lưới hồ điều tiết phân cấp trong
các lưu vực khác nhau trong thành phố
sẽ đóng vai trò hiệu quả trong việc giảm
ngập lụt cả ngập từ sông và ngập do
mưa. Khu vực chưa được xây dựng tại
ngoại vi TP. HCM có tiềm năng được sử
dụng cho các hồ điều tiết phân cấp, và
do đó cần được bảo tồn.
Hình I-A.15: Trước và sau khi áp
dụng mạng lưới hồ điều tiết phân
cấp trong cơn mưa và triều dâng
Hồ điều tiết phân cấp
Nước lũ bị dâng nhanh
Nước lũ được thoát từ từ ra sông
Mưa lớn
Mưa lớn
Triều dâng
TRƯỚC
SAUSAU
TRƯỚC
GHI CHÚ
ẢNH:RonaldEckert/DeUrbanisten
Triều dâng
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 25
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Bảng I-A.5: Phân loại Hồ điều tiết tạm thời
Loại Mô tả và lưu ý Độ sâu và dung
tích tối đa
Bãi đỗ xe Độ sâu của nước bị hạn chế do
nguy cơ nước làm hư xe, đường đi
bộ và các công trình liên quan.
0.2 m
200 l/m²
Đường nhỏ Đường có tốc độ giới hạn dưới 50
km/h, nơi độ sâu của nước có thể
được kiểm soát tùy theo thiết kế
0.1 m
100 l/m²
Khu vực
giải trí
Bề mặt cứng được sử dụng cho
sân bóng rổ, bóng đá mini và sân
quần vợt
0.5 - 1.0 m
500 - 1.000 l/m²
Sân trường Cẩn thận trong thiết kế để đảm bảo
sự an toàn cho trẻ em.
0.3 m
300 l/m²
Sân chơi Có thể nằm thấp hơn mặt đất của
khu vực lân cận, và chiếm một
khu vực rộng lớn, có thể cung cấp
dung tích lớn.
0.5 - 1.0 m
500-1.000 l/m²
Công viên Cần cẩn thận để tách nước lũ riêng
biệt và kiểm soát để ngăn chặn lũ
ở hạ lưu
0.5 m - 1.0 m
500-1.000 l/m²
Khu công
nghiệp
Nên cẩn thận vì một số khu vực có
thể tạo ra ô nhiễm nước mặt.
0.5 m
500 l/m²
(Phỏng theo Balmforth, Digman, Butler & Schaffer 2006)
Bảng I-A.4: Các bước để thiết lập Hồ
điều tiết tạm thời
1. Xác định vị trí thích hợp cho lưu vực
đô thị
2. Xác định độ sâu tối đa của nước lũ
3. Ước tính lượng nước tối đa có thể lưu
trữ và xây dựng mô hình thủy lực
4. Chỉ định lối thoát nước
5. Xem xét các vấn đề sức khỏe và an
toàn
(Phỏng theo Jha, Bloch & Lamond 2012)
Hình I-A.16: Sân chơi hoạt sân thể thao có thể phụ vục như khu đa chức năng:
với mục đích giải trí và lưu trữ nước tạm thời trong thời gian lũ lụt.
05 Hồ điều tiết tạm thời trong khu
vực đô thị
Tùy thuộc vào nguồn tài nguyên đất, hồ
điều tiết có thể áp dụng theo các kích cỡ
khác nhau. Trong khu vực đô thị đông
đúc, hồ điều tiết có thể được thiết lập
bằng cách tận dụng các công trình có
chức năng khác. Chúng được gọi tên là
hồ điều tiết tạm thời.
Bảng I-A.4 và I-A.5 gồm các yếu tố
chính để xác định địa điểm phù hợp cho
việc xây dựng hồ điều tiết tạm thời và
dung tích trữ nước tùy theo. Một số yêu
cầu cơ bản cho việc chọn vị trí này là:
•	 Công trình sẽ luôn luôn ở trên mặt đất
•	 Công trình dành cho việc trữ nước sẽ
có một mục đích sử dụng khác bên
cạnh
•	 Chức năng sử dụng khác này sẽ
không nhất thiết hoạt động thường
xuyên và có thể bị ngắt đoạn trong
thời gian trữ lũ (Balmforth, Digman,
Butler & Schaffer 2006).
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu26
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
06 Hình thái đô thị cao tầng và
nén
Hình thái đô thị cao tầng và nén là không
chỉ giúp đáp ứng không gian cho một
dân số ngày càng tăng, mà còn phục
vụ như một biện pháp để bảo vệ môi
trường tự nhiên. Hình thái đô thị cao
tầng và nén làm giảm dấu chân đô thị và
do đó, làm giảm sự ảnh hưởng đến tài
nguyên thiên nhiên. Điều này giúp bảo
vệ mặt nước, đất đầm lầy, không gian
xanh, và bảo vệ khả năng trữ nước tự
nhiên và do đó làm giảm nguy cơ lũ lụt.
Hình thái đô thị cao tầng và nén được
khuyến khích cho sự phát triển đô thị
của TP. HCM. Đối với các khu đô thị
hiện hữu, nên khuyến khích tăng mật độ
nơi cơ sở hạ tầng còn đủ đáp ứng. Mật
độ xây dựng của toà nhà có thể được
giảm bằng cách thỏa hiệp phù hợp giữa:
không gian xây dựng và không gian
không xây dựng, tổng diện tích sàn xây
dựng và chiều cao xây dựng. Để khuyến
khích hình thái đô thị nén và bảo tồn
không gian mở, các ví dụ về biện pháp
kiểm soát đô thị được liệt kê dưới đây:
•	 Thiết lập các tiêu chuẩn để duy trì
không gian mở và gia tăng mật độ
xây dựng
•	 Khuyến khích hình thức sử dụng đất
hỗn hợp
•	 Tập trung khu làm việc và khu giao
thông trọng điểm tại một khu vực.
•	 Cân bằng mật độ xây dựng với các
ưu đãi trong xây dựng và đầu tư
•	 Nâng cao nhận thức về lợi ích bảo
quản môi trường của hình thái đô thị
này
Hình I-A.18: Đô thị TP. HCMC nên
phát triển theo dạng nén để giữ lại
các vùng đất trũng và còn trống
(Storch & Downes 2012)
Ưu điểm
•	 Bảo tồn không gian mở để trữ và thẩm
thấu nước
•	 Bảo vệ mạng nước tự nhiên
•	 Giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng
thoát nước
•	 Nâng cao hiệu quả của nguồn cung cấp
và xử lý nước
Nhược điểm
•	 Yêu cầu quy hoạch và kiểm soát đô thị
mạnh mẽ để hạn chế phát triển đô thị
tràn lan
•	 Nhà ở cao tầng khác biệt so với cấu trúc
nhà ở đơn lẻ truyền thống tại Việt Nam
Hình I-A.17: Cùng một diện tích
khu đất và tổng diện tích sàn,
nhưng khác tỉ lệ không gian mở,
và mật độ xây dựng
Mật độ 80% Mật độ 50% Mật độ 30%
Khu vực không xây dựng dưới 1.5m AMSL
1.0m - ≤1.5m
0.5m - ≤1.0m
≤ 0.5m
khu không xây dựng trên 1.5m AMSL
Khu xây dựng khác
Khu xây dựng trên 1.5m AMSL
Khu xây dựng dưới 1.5 m AMSL
1.0m - ≤1.5m
0.5m - ≤1.0m
≤ 0.5m
ẢNH:HaffenCityHamburgGmbh
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 27
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
07 Cấu trúc bảo vệ tại mặt tiền
sông
Mặt tiền sông tại khu vực đô thị hoá và
khu vực quan trọng cần được bảo vệ
khỏi lũ lụt nhưng cũng cần phải được sử
dụng cho các tiện ích công cộng. Cấu
trúc bảo vệ mặt tiền sông có thể được
phân thành hai danh mục khác nhau:
•	 Cấu trúc bảo vệ khô: công trình
phòng thủ cố định và vĩnh viễn như
đê, đập. Chúng được thiết kế để ngăn
chặn hoàn toàn sự xâm nhập của
nước lũ vào các khu vực đô thị.
•	 Cấu trúc bảo vệ ướt: công trình
“mềm hơn” như công viên, vùng đầm
lầy, hoặc sân chơi cho phép sử dụng
đất bờ sông để chứa nước lũ, thay
vì ngăn cách lũ. Nước lũ, do đó, sẽ
được giữ lại và từ từ thoát ra. Ngoài
Loại Ưu điểm Nhược điểm
Cấu
trúc
bảo vệ
khô
•	 Đê
•	 Đập
•	 Túi cát
•	 Cổng chống
lũ
•	 Chống hoàn toàn nước lũ
xâm nhập khu đô thị
•	 Tận dụng đất cho công
trình và hạ tầng
•	 Chi phí đầu tư cao
•	 Đòi hỏi công trình xây dựng
đồ sộ và bảo dưỡng nghiêm
ngặt
•	 Có thể làm tăng lũ ở hạ nguồn
Cấu
trúc
bảo vệ
ướt
•	 Đường
•	 Quảng
trường
•	 Công viên
•	 Sân chới
•	 Vùng đầm
lầy
•	 Hồ ao
•	 Chi phí xây dựng có thể
thấp hơn
•	 Mặt tiền bờ sông có thể
tiếp cận
•	 Tận dụng không gian
bằng các tích hợp
•	 Có thể tăng tính thấm mỹ
cho khu vực
•	 Chỉ có một số chức năng đô
thị có thể áp dụng được
Công trình và cấu trúc bảo vệ
Hình I-A.19: Terrasses tại mặt
tiền bờ sông (Phỏng theo KCA
Architects)
ra, khu vực bờ sông vẫn có thể được
sử dụng như là không gian công cộng
tiếp cận, bằng cách tạo ra các hoạt
động dựa trên thời gian lũ lụt. Trong
hầu hết các trường hợp, các cấu trúc
bảo vệ ướt cũng có thể nâng cao tính
thẩm mỹ bằng cách sử dụng nước
như một yếu tố thiết kế cảnh quan.
Cấu trúc lũ bảo vệ khô thường tốn kém
và đòi hỏi phải xây dựng công trình
tốn kém và công tác bảo trì chặt chẽ.
Chúng có hiệu quả nhất được sử dụng
trong các khu vực có lũ lụt nghiêm trọng
thường xuyên, nơi có nhiều công trình
quan trọng, và nơi mà không thể đủ thời
gian cảnh báo lũ lụt (MRC 2009). Cấu
trúc phòng chống lũ lụt ướt được sử
dụng khi bảo vệ khô lũ không cần thiết
hoặc quá tốn kém.
Vùng nước
lên xuống
Mức triều cực đại
Mức lũ 100 năm
Tầng cư trú
Vùng nước
lên xuống
Mức triều cực đại
Mức lũ 100 năm
Tầng cư trú
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu28
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
08 Cấu trúc bảo vệ nhà cửa
Các tòa nhà và công trình liên quan có
thể bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
bởi lũ lụt theo nhiều cách khác nhau.
Ảnh hưởng trực tiếp là những thiệt hại
vật chất gây ra cho các tòa nhà và công
trình liên quan. Ảnh hưởng gián tiếp
là ảnh hưởng đến các hoạt động công
nghiệp hoặc kinh doanh. Một thiết kế
xây dựng cẩn thận có thể giúp giảm sự
tổn thương của các tòa nhà do lũ lụt.
Điều này đặc biệt quan trọng cho các
công trình hiện hữu trong vùng lũ lụt và
không thể di dời.
Tương tự như các chiến lược bảo vệ
mặt tiền sông, có chiến lược phòng
chống lũ lụt cho các tòa có thể được
phân loại như sau:
•	 Chống lũ ướt: Giúp giảm bớt sự
nguy hiểm của lũ bằng cách cho nước
Bảng I-A.6: Các giải pháp công trình chống lũ cho toà nhà
Loại Mô tả Ưu điểm Nhược điểm
Chống lũ
ướt
•	 Vật liệu chống thấm trên sàn
nhà và cả hai bức tường bên
ngoài và bên trong
•	 Lắp ven thông lũ
•	 Nâng cao vị trí đặt của thiết bị
dễ bị hư hại và có sử dụng điện
•	 Tầng trệt hoặc kho lửng được
sử dụng với chức năng tạm thời
ít tốn kém
Giảm tốc độ lũ
Giảm thiệt hại lũ lụt cho các
tòa nhà
Đòi hỏi đủ thời gian cảnh báo để
chuẩn bị
Khu vực sinh hoạt bị hạn chế
rủi ro ô nhiễm
Có thể cần thiết phải dọn dẹp
sau khi lũ
Chống lũ
khô
•	 Cửa ngăn lũ tạm thời
•	 Vật liệu chống thấm chỉ ở bức
tường bên ngoài
•	 Nâng cao cửa sổ
•	 Lắp đặt van chảy ngược
Ít tốn kém
Giữ sạch sẽ cho không gian
bên trong
Giảm tác động của lũ lên thể
chất và tinh thần của người
cư trú
Không làm giảm tốc độ lũ lụt và
khả năng thiệt hại cho các khu
dân cư xung quanh
Tránh
lũ hoàn
toàn
•	 Nâng cao tầng trệt
•	 Nhà sàn
•	 Nâng cao đất
•	 Di dời nhà
Làm giảm đáng kể rủi ro của lũ
lụt lên các tòa nhà
Giảm tác động của lũ lên thể
chất và tinh thần của người
cư trú
Tốn kém, đặc biệt là khi áp dụng
cho các tòa nhà hiện hữu
Nâng cao đất đòi hỏi phải đánh
giá môi trường để đảm bảo khu
dân cư xung quanh không bị tăng
nguy cơ ngập lụt
(Phỏng theo CLG 2007)
Hình I-A.20: Cửa ngăn lũ
Bậc cửa Tấm che kim loại
Tấm che kim loại có chiều cao có
thể điều chỉnh được
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 29
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
lũ vào tòa nhà
•	 Chống lũ khô: Tìm cách ngăn không
cho nước xâm nhập vào tòa nhà để
giảm thiệt hại bên trong công trình,
các đồ đạc phụ kiện và tài sản, và để
giảm tác động lên người cư trú.
•	 Tránh lũ hoàn toàn: Nhằm mục đích
tránh nước lũ hoàn toàn bằng cách
nâng cao các tòa nhà lên trên mực
nước lũ, hoặc cho các tòa nhà dâng
lên cùng với nước lũ.
Sự lựa chọn giải pháp chống lũ phù hợp
cho một tòa nhà phụ thuộc vào:
•	 Nguồn lũ
•	 Độ sâu của nước lũ
•	 Thời gian lũ và chu kì
•	 Điều kiện môi trường hiện tại, ví dụ
khí hậu, điều kiện đất đai, hoặc nguy
cơ ô nhiễm
Bảng I-A.7: Vật liệu chống thấm
•	 Bê tông, khối bê tông, gạch lát
•	 Gạch men
•	 Đá, hoặc đá viên (với vữa chống thấm
nước)
•	 Kết nối bằng thép không rỉ
•	 Cửa và khung cửa sổ kim loại
•	 Mastic, silicone hoặc bằng polyure-
thane
•	 Keo chịu nước
(Phỏng theo FEMA 2008b)
Hình I-A.22: Giải pháp chống lũ
khô và chống lũ ướt
Hình I-A.21: Nhà có kho chứa lũ
và chi tiết của nó (Phỏng theo
FEMA 2008a).
•	 Tình trạng ngôi nhà hiện hữu
•	 Năng lực tài chính
Đối với các cộng đồng thu nhập thấp,
sống trong khu vực nguy cơ lũ lụt cao,
nên sử dụng giải pháp công trình kể
trên kết hợp với giải pháp phi công trình
như cho vay lãi suất thấp, thiết lập hệ
thống cảnh báo sớm, huấn luyện sơ tán
và huấn luyện tự xây dựng công trình
chống lũ.
1. Tường và sàn
nhà chống ướt
2. Đặt cao các thiết
bị điện tử và đường
dây điện
3. Mở cửa cho
nước vào và
thoát đi
1. Tường ngoài
chống ướt
2. Cửa ngăn lũ
3. Cửa sở nâng cao
Mức nước bên trong và
bên ngoài bằng nhau
Mức nước bên trong thấp
hơn, kết cấu chắc hơn cần
áp dụng
Tầng sử dụng
CHỐNG LŨ ƯỚT
(Trên)
CHỐNG LŨ KHÔ
(Phải)
Tầng sử dụng
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu30
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
01 Chương trình NướcABC & Công
viên Bishan, Singapore
Trong năm 2006, cơ quan quản lý nước
của Singapore, Sở Quản lý công trình
tiện ích công cộng (PUB) đã khởi xướng
chương trình Nguồn nước Sôi động,
Thẩm mỹ và Sạch sẽ (Active, Beautiful
and Clean Waters (ABC Waters)), nhằm
mục đích chuyển đổi mạng lưới kênh
rạch chức năng, cống rãnh, và các hồ
chứa của Singapore thành các vào dòng
sông, hồ sống động và có chức năng
giảm thiểu ngập lụt.
Singapore là một nhà quốc đảo, nằm
gần đường xích đạo và do đó nhận
được lượng mưa phong phú (3,550
mm mỗi năm), tuy nhiên lại thiếu nước
sạch tự nhiên. Từ những năm 1970, tình
trạng này buộc thành phố xem xét lại hệ
thống nước và áp dụng một cách tiếp
cận toàn diện và chiến lược để quản lý
nước sớm hơn nhiều so với các thành
Vị trí Singapore
Lượng
mưa
3,550 mm hàng năm
Cường độ
mưa
319 l/s/ha
Diện tích 14,000 ha (toàn khu)
63 ha (Công viên Bishan)
Hệ thống
sông ngòi
7,000 km (toàn khu)
3,000 m (Công viên Bishan)
Chủ đầu tư Sở Quản lý công trình tiện
ích công cộng và công viên
quốc gia Singapore
Nhà thiết
kế
Atelier Dreiseitl
Thi công 2006-2008
2009-2010
Giải pháp
áp dụng
Tái tạo tự nhiên cho lưu vực
sông, Hồ điều tiết phân cấp,
Làm sạch sinh học, Đa chức
năng.
Hình I-A.24: Lưu vực trung tâm
của Singapore và vị trí công viên
Bishan (Atelier Dreiseitl 2009)
Hình I-A.23: Mô hình hồ điều tiết
phân cấp của Singapore (Atelier
Dreiseitl 2009)
Các dự án điển hình
Bishan Park
ẢNH:RonaldEckert
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 31
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
phố khác. Quy hoạch lưu vực nước tổng
thể toàn thành phố của Singapore nhằm
mục đích quản lý nước mưa và nước nói
chung tại địa phương thông qua một hệ
thống thoát nước đô thị tích hợp và phân
cấp. Một mạng lưới các biện pháp tại địa
phương ngăn chặn tải nước cao và làm
giảm áp lực trên các con sông trong các
sự kiện mưa bão cao điểm. Nước mưa
được thu bởi một mạng lưới toàn diện
của cống rãnh, kênh rạch, sông ngòi,
hồ ao, trước khi được chuyển đến các
hồ chứa nước ngọt để lưu trữ. Điều này
góp phần vào mục tiêu của việc sử dụng
2.400 mm nước mưa hàng năm để cung
cấp nước ngọt (PUB 2011).
Các hoạt động tự nhiên hóa cho kênh
rạch từng bị kè hóa bằng bê-tông trong
công viên Bishan, một trong những
dự án thí điểm của chương trình ABC
Waters, nhằm mục đích đáp ứng những
thách thức hiện tại và tương lai như
thiếu nước ngọt, dân số ngày càng gia
tăng, ô nhiễm nguồn nước, cũng như
tăng lượng mưa và mực nước biển do
biến đổi khí hậu. Với một cách tiếp cận
hoàn toàn mới, công viên Bishan kết
hợp các giải pháp kỹ thuật với thiết kế
cảnh quan chất lượng cao, và quản lý
nước mưa tại địa phương bằng cách
thẩm thấu, thu gom, bay hơi và làm
sạch sinh học, cũng như tích hợp các
tiềm năng của việc thay đổi mực nước
trong thiết kế. Các biện pháp hỗ trợ khác
như làm sạch và giảm nước chảy tràn
có thể được tiếp tục được thông qua
các giải pháp như mái nhà và mặt tiền
xanh, vườn mưa, tái sử dụng nước, môi
trường sinh thái sạch và lọc rác trong
các khu dân cư liền kề (Dreiseitl & Grau
2009). Đánh dấu mức lũ và hệ thống
cảnh báo cũng đã được cài đặt để cảnh
báo cộng đồng trong trường hợp mực
nước gia tăng đột ngột.
Hình I-A.25: Sông Kallang trong
công viên Bishan trước và sau
khi tái tạo cảnh quan tự nhiên (lúc
mực nước thấp và cao) (Atelier
Dreiseitl 2009)
Hình I-A.26: Thiết kế cảnh quan
cho công viên Bishan (Atelier
Dreiseitl 2009)
Làm sạch sinh học: đầm lầy nhân
tạo, giúp làm sạch nước mà không
dùng hoá chất.Nước sạch sau đó
được chuyển vô sân chơi nước
Sông Kallang: trước đây bị kè hoá
bằng xi-măng, giờ đã được tự nhiên
hoá, được tái tạo đường cong và cho
nước chảy qua
Sân chơi nước: mực nước
thấp, sân chơi cho trẻ em
Đồi tái sử dụng: Các tảng xi-
măng dùng để kè hoá sông nay
được sắp xếp lại thành một sắp
đặt mang tính thẩm mĩ cao
TRƯỚC
SAU - KHI NUỚC THẤP
SAU - KHI NƯỚC DÂNG
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu32
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
nước qua nhiều chức năng, chẳng hạn
như chức năng đô thị chọn lọc, giải trí,
sản xuất năng lượng tái tạo, sản xuất
lương thực địa phương, lưu trữ nước,
giảm lũ lụt.
Dự án Hackbridge nằm ở London
Borough vùng Sutton, đông nam nước
Anh, trên lưu vực thượng nguồn của
sông Wandle. Sutton dự kiến sẽ tăng
40% số nhà ở theo kế hoạch của
Borough. Tuy nhiên, 5% diện tích đất
của Sutton có nguy cơ lũ lụt từ sông ở
mức trung bình, và thêm 5% diện tích
đất nằm trong vùng có nguy cơ lũ lụt
cao hoặc vùng chức năng ngập. Vì vậy,
02 Sống chung với lũ, Dự án LifE,
Vương quốc Anh
Dự án LifE (Sáng Kiến Dài Hạn Cho Các
Khu Vực Có Nguy Cơ Lũ Lụt) được dẫn
dắt bởi Công ty kiến trúc BACA và Hội
nghiên cứu công trình kiến trúc Vương
quốc Anh. Từ năm 2005, dự án đã
được thúc đẩy tìm kiếm các giải pháp
bền vững cho thích ứng với biến đổi khí
hậu, đặc biệt là rủi ro lũ lụt, cho ngành
công nghiệp xây dựng. Dự án LifE tập
trung theo hướng tiếp cận không phòng
chống đối với nguy cơ lũ lụt, gọi là “Sống
chung với lũ”. Ý tưởng này không nhằm
mục đích ngăn nước lũ vào khu vực,
nhưng nhằm thiết kế khu đô thị mới theo
cách cho phép nước lũ và nước mưa di
chuyển trên hoặc xung quanh các khu
đất một cách có kiểm soát, và xác định
trước.
Dự án tập trung đầu tiên vào ba dự án
thí điểm trong ba lưu vực khác nhau:
Hackbridge ở lưu vực thượng nguồn,
Peterborough ở lưu vực giữa và Lit-
tlehampton ở lưu vực thấp hơn. Tất cả
ba khu đất thí điểm này đều có nguy
cơ ngập lụt trong tương lai. Trong các
trường hợp nghiên cứu, quy hoạch tổng
thể ven sông đã được phát triển khác
nhau dựa trên các nguyên tắc chung
của LifE (Hình I-A.27). Quản lý ngập lụt,
sau đó được tích hợp trong thiết kế khu
đất. Phương pháp tiếp cận tích hợp này
tìm cách sử dụng tài nguyên đất đai và
Vị trí Vương quốc Anh
Lượng
mưa
650 mm hàng năm
Diện tích 24,000 ha (tất cả các dự án
thí điểm)
800 ha (cho mỗi dự án
Hackbridge)
Chủ đầu tư Defra Research Project, UK
Nhà thiết
kế
BACA, Building Research
Establishment, Halcrow,
Fulcrum Consulting
Thiết kế 2009
Thi công Đang thi công
Giải pháp
áp dụng
Tái tạo vùng ngập, phân
khu vùng ngập, Tái tự nhiên
sông, Đa chức năng
Hình I-A.27: Nguyên tắc chung
của dự án LifE cho quản lý ngập
tại các lưu vực khác nhau (BACA
Architects 2009)
Thượng lưu: Làm nước mưa
chậm lại
Trung lưu: Cho nước sông chảy
qua
Hạ lưu: Cho nước triều chảy qua
ẢNH:BACAArchitects
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 33
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Hình I-A.28: Phối cảnh của dự án
Hackbridge và khu „Làng Blue“
(trong vùng chấm xanh), nơi nước
lũ được chưá (BACA Architects
2009).
Vườn
•	 Không gian tiện ích cộng đồng
•	 Thu hoạch và xử lý nước mưa và nước
chảy bề mặt từ các khu căn hộ
Chảy tràn ra
sông
Đường dẫn
Cho phép nước lũ chảy tràn vào
các khu cây xanh đa chức năng
Cối xay gió
•	 Tạo ra điện
•	 Trung tâm cho du khách Nước lũ từ sông được chảy vào vùng đầm
lầy qua hệ thống mương
Làng Green
•	 Khu không gian công cộng mở
•	 Nơi giải trí bình dân
•	 Nơi chơi thể thao
•	 Chỗ chửa giảm lũ
Thực phẩm sạch địa phương
Vườn chung hay vườn phong lan
Thiết bị kiểm soát chảy tràn
Làng trung tâm
•	 Lối vào chung cho xe cộ, người đi bộ,
người đi xe đạp
•	 Không gian đa chức năng cho đỗ xe, khu
mua sắm và điểm tập kết
•	 Khu thể thao đất nền cứng, có chức năng
chứa nước lũ
Làng Blue
•	 Hồ khô và đầm lầy cung cấp môi trường sống cho sinh thực vật
•	 Lối đi kết nối các khu tiện ích và khu trường học
•	 Sử dụng các yếu tố thiết kế mềm, bằng các cây thực vật địa
phượng
Tạo không gian cho nước lũ
•	 Các hành lang cảnh quan cung cấp đường đi
bộ và đạp xe
•	 Thực vật sống được trong môi trường đầm lầy
Trường
học
Nhà
Sân chơi
trẻ em
Nhà
Nhà
River
Hình I-A.29: Thiết kế chi tiết của
dự án Hackbridge, cho thấy nhiều
không gian tiện ích công cộng
được kết hợp với chức năng chứa
lũ (BACA Architects2009)
đây là một địa điểm lý tưởng cho một dự
án thí điểm nhằm giảm nhẹ rủi ro lũ lụt
trong lưu vực thượng nguồn.
Một không gian công cộng ở trung tâm,
gọi là “Làng xanh Blue và Green” được
thiết kế như một không gian mở để chứa
lũ nước trong thời gian lũ lụt. Khi lũ lụt
đã qua đi, nước được dẫn trở lại sông,
và không gian lại được sử dụng như một
sân chơi cộng đồng và cơ sở thể dục
thể thao. Cùng với làng Blue và Green,
cũng có các khu chức năng xây dựng
trong sân vườn, có chức năng thu gom
nước mưa từ nhà ở, để lưu trữ và cho
thấm vào đất. Trên toàn khu đất, một
Nhà
chống lũ
khô
Tự nhiên hoá
bờ sông
Bảng năng
lượng mặt
trời
mạng lưới mương có trồng cỏ được sử
dụng để vận chuyển nước tràn từ sông
vào vùng ngập chức năng trong làng
Blue. Thiết kế đô thị cũng cho phép có
bề mặt mở và thấm tối đa. Các tòa nhà
nằm gần sông có thiết kế chống lũ khô.
Mái nhà năng lượng mặt trời được sử
dụng để tạo ra điện trong thời gian lũ lụt.
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu34
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
03 Dự án lập bản đồ Nguy cơ lũ
lụt, Nhật Bản
Như là một phản ứng với thiệt hại nặng
nề từ cơn bão “Tokage” trong năm 2003,
Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông
vận tải Nhật Bản (MLIT) bắt đầu “Dự án
kiểm soát lũ lụt khẩn cấp 2004-2014” với
tổng kinh phí là 90 tỷ Yên. Từ năm 2004
đến năm 2005, các biện pháp công trình,
chẳng hạn như phục hồi các điểm nứt
trong kè và nâng cao con đê đã được
tiến hành. Sau đó, dự án chuyển sang
biện pháp phi công trình, quan trọng
nhất trong số đó là dự án “Bản đồ phổ
thông nguy cơ lũ lụt”. Bản đồ nguy cơ lũ
lụt của mỗi thành phố đã được thành lập
với quy mô thích hợp dựa trên kết quả
đánh giá nguy cơ lũ lụt sơ bộ cho mỗi
thành phố cụ thể. Các bản đồ bao gồm
các kịch bản lũ lụt sau đây:
A) Xác suất thấp (1:1000, một lần trong
1000 năm)
Vị trí Tokyo city, Japan
Lượng
mưa 2,065 mm hàng năm
Diện tích 697 km2
Chủ đầu tư Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và
Giao thông vận tải Nhật Bản
(MLIT)
Nhà thiết
kế MLIT
Thiết kế 2003
Thi công 2004-2014
Giải pháp
áp dụng
Lập bản đồ ngập lụt, truyền
bá thông tin về ngập lụt
Độ sâu của nước lũ
Nơi trú lũ
Đê
Hình I-A.31: Vị trí có thể đăng
thông tin ngập lụt (MLIT 2004)
Hình I-A.30: Bảng chỉ dẫn (MLIT
2004) Bảng chỉ dẫn đặt trên cột đèn
hay trụ điện
Bảng đồ trong các quảng
trường công cộng
B) Xác suất trung (1:100, một lần trong
100 năm)
C) Xác suất cao (1:20, một lần trong 20
năm)
Các bản đồ sau đó được phân phối cho
các nhóm đối tượng khác nhau bao
Bảng chỉ dẫn đặt ở
bảng đường
Bảng chỉ dẫn dán
trên tường
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 35
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
gồm cả người dân địa phương và chính
quyền địa phương. Sau đó, các cuộc
điều tra được tiến hành để đánh giá
phản hồi của cư dân ở các vùng được
lập bản đồ nguy cơ lũ lụt, để nâng cao
chất lượng bản đồ.
Bên cạnh việc thành lập bản đồ nguy cơ
lũ lụt, MLIT cũng bắt đầu một chiến dịch
để thiết lập các bảng thông tin thảm họa
trong vùng có nguy cơ lũ lụt. Các bảng
này bao gồm các thông tin khác nhau
như lịch sử của hiểm họa, độ sâu nước
lũ trước đây, độ sâu dự đoán của lũ, và
vị trí của các nơi trú ẩn di tản tránh lũ
gần nhất (Hình I-A.32). Những dấu hiệu
này không chỉ giúp người dân, mà còn
khách du lịch trong trường hợp phải
sơ tán. Các kết quả đã được công bố
trong quyển “Hướng dẫn lập bản đồ phổ
thông nguy cơ lũ lụt”, như một hướng
dẫn cho chính quyền thành phố và cơ
quan quản lý sông ngoài.
Tiếp theo thành công của dự án, ba bảng
hiệu thiên tai lũ lụt “Chiều sâu nước lũ”,
“Nơi trú ẩn sơ tán lũ lụt” và “Nơi có đê
bảo vệ”, đã được chuẩn hóa và giới
thiệu trên toàn quốc (Hình I-A.30).
Hình I-A.33: Ví dụ điển hình cho
bản đồ ngập lụt cho một thành phố
(MLIT 2004)
Hình I-A.32: Một ví dụ của bảng
thông tin tại trung tâm cộng đồng
khu dân cư Kinosaki (MLIT 2004)
TẦNG NGẦM
CHỈ DẪN VỀ CÁCH DI DỜI
VÀ CÁC VIỆC CẦN LÀM
nơi có khả năng
bị ngập
khu vực ngập với
chiều sậu khác nhau
Không gian ngầm
Nơi trú ẩn
Điểm liên lạc
GHI CHÚ
CÁC KÊNH THÔNG TIN
ẢNH:MLITJapan
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu36
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung
Balmforth, D., Digman, C.J., Butler, D. & Schaffer, P. (2006). Defra Integrated Urban Drainage
Pilots Scoping Study.
Communities and Local Government (2007). Improving the Flood Performance of New Buildings.
Flood Resilient Construction. Department for Communities and Local Government: London.
Department of Communities and Local Government. (2006). Planning Policy Statement 25:
Development and flood risk – Practice Guide. London. Retrieved from https://www.gov.uk/
government/uploads/system/uploadsv/attachment_data/file/7772/pps25guideupdate.pdf
Dreiseitl H. & Grau D. (Eds) (2009). Recent Waterscapes - Planning, Building and Designing
with Water.
FEMA (2008a). Below Elevated Buildings in Special Flood Hazard Areas Technical Bulletin 1.
National Flood Insurance Program. August 2008
FEMA (2008b). Flood Damage-Resistant Materials Requirements. Technical Bulletin 2.
National Flood Insurance Program. August 2008
FLOODsite Consortium (2008). Review of Flood Hazard Mapping. Sixth Framework
Programme for European Research and Technological Development (2002-2006).
Jha, A.K., Bloch, R., Lamond, J. (2012). Cities and Flooding: A Guide to Integrated Urban
Flood Risk Management for the 21st Century. The World Bank: Global Facility for Disaster
Reduction and Recovery. Retrieved from https://www.gfdrr.org/sites/gfdrr.org/files/publication/
World_Bank_Cities_and_Flooding_Guidebook.pdf
Le, V.T. & Ho, T.M.D. (2009). Monitoring Land Deformation Using Permanent Scatterer INSAR
Techniques - case study : Ho Chi Minh City. Hanoi: 7th FIG Regional Conference Spatial Data
Serving People: Land Governance and the Environment – Building the Capacity, 19-22.
Mekong Region Commission (2007). River Awareness Kit. Retrieved from http://ns1.
mrcmekong.org/RAK/html/1.12.4c_methods_rehabilitation.html. Accessed date: 20.05.2013
Mekong Region Commission (2009). Best practice guidelines for structural measures and flood
proofing. The flood management and mitigation programme component 2: Structural measures
and flood proofing. Retrieved from http://ns1.mrcmekong.org/download/fmmp-reports/3C_
BPG_SM_FP_21Dec09.pdf
Parkison, J. and Mark, O. (2005). Urban Stormwater Management in Developing Countries.
IWA Publishing: London
Public Utilities Board Singapore (2011): ABC Waters Design Guidelines. Singapore.
Rujner, H. (2011) Investigation of the effects of urban growth and soil sealing on the water
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 37
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
balance of Ho Chi Minh City, Vietnam - GIS-supported modelling utilising the software ABIMO.
Diplom Thesis. Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus: Germany.
Sipes, J. L. (2010). Sustainable Solutions for Water Resources : Policies, Planning, Design,
and Implementation. Hoboken, N.J.: John Wiley & Son.
Steering Center of Urban Flooding Control Program HCMC (2012). Biannual report on
flooding mitigation in 2012. Retrieved from http://www.ttcn.hochiminhcity.gov.vn/chuong-trinh-
du-an-chong-ngap/-/ext/articleview/article/64476/10182
Storch, H. and Downes, N. (Eds.) (2012) Land-use Planning Recommendations. Adaptation
Strategies for a changing climate in Ho Chi Minh City. Summary for Decision-Makers. Upon
request of the Planning Division, Department of Natural Resources and Environment Ho Chi
Minh City, December 2012. DONRE-HCMC&BTU-Cottbus.
Tran, T.V., & Ha, D.X.B. (2007). Urban land cover change through development of
imperviousness in HCMC. Asian Conference on Remote Sensing (ACRS) 2007 proceeding.
Retrieved from http://www.a-a-r-s.org/acrs/proceeding/ACRS2007/Papers/TS7.4.pdf
Các dự án điển hình
01 Chương trình NướcABC & Công viên Bishan, Singapore
Public Ultilities Board Singapore. 2008. Master Plans: Objectives of ABC Programme
Retrieved from http://www.pub.gov.sg/abcwaters/abcwatermasterplan/Pages/default.aspx.
Public Utilities Board Singapore (2011). ABC Waters Design Guidelines, Singapore:
PUB. Retrieved from http://www.pub.gov.sg/abcwaters/ABCcertified/Documents/ABC_
Guidelines_090616.pdf
Lai, C.M.L. & Vaishali, K., 2009. CASE STUDY “Active, Beautiful and Clean” waters
programme in Singapore, Singapore.
02 Sống chung với lũ, Dự án LifE, Vương quốc Anh
www.baca.uk.com/
03 Dự án lập bản đồ Nguy cơ lũ lụt, Nhật Bản
International flood network. (2007). Best Practice of Flood Hazard Map in Japan. Retrieved
from http://www.internationalfloodnetwork.org/common/070806FHM%20Best%20Practice_
Final.pdf
Ministry of Land, Infrastructure and Transport Japan. (2003). Flood hazard mapping for
technology transfer. International training program on total disaster risk management.
Retrieved from www.adrc.asia/publications/TDRM2003June/26hazardmap1.pdf
I-B.
Quản lý Nước mặt
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu40
I-B. Quản lý Nước mặt
Phương pháp tiếp cận chung
Mục đích chính thông thường của việc
quản lý nước trong đô thị với một mức
độ bề mặt không thấm cao là để thoát
nước mưa càng nhanh càng tốt. Trên
một quy mô nhỏ, thoát nước nhanh có
thể là một giải pháp tốt, nhưng điều này
thường dẫn đến việc nước chảy bề mặt
được di chuyển đến một khu vực khác ở
hạ lưu và gây nên vấn đề mới. Ngoài ra,
cách thoát nước nhanh cũng dẫn đến
làm sụt giảm tầng nước ngầm. Kết quả
là, các vấn đề liên quan đến tình trạng
thiếu nước và xâm nhập mặn sẽ diễn
ra dễ dàng hơn trong mùa khan hiếm
nước, điều mà dự kiến cũng sẽ xảy ra
thường xuyên hơn (MoTPWWM 2000).
Một cách tiếp cận quản lý nước toàn
diện sẽ ngăn chặn các vấn đề nảy sinh
liên quan đến nước và nâng cao an toàn
cho quản lý nước vùng hạ lưu. Để đạt
được mục tiêu này, “Chiến lược ba
bước” được đề xuất (Hình I-B.3). Chiến
lược ba bước: Thẩm thấu, Lưu trữ, và
Thoát nước là các chiến lược chung cho
việc quản lý nước mặt ở lưu vực sông.
Mục đích là giữ nước mưa càng lâu càng
tốt tại lưu vực xảy ra mưa bằng cách tự
nhiên hoặc các hồ chứa nhân tạo. Nước
thừa chỉ được xả khi các biện pháp giữ
nước đã được sử dụng hết công suất.
Chương này giới thiệu các biện pháp
để thực hiện một hệ thống quản lý nước
mưa và nước mặt nêu trên. Những biện
pháp này có thể được phân loại dựa
trên ”Chiến lược ba bước” như sau
(Hình I-B.3):
•	 Thẩm thấu
•	 Lưu trữ
•	 Thoát nước và vận chuyển
Như đã đề cập trước đó, nước sẽ được
giữ càng lâu càng tốt, ngay cả trong điều
kiện khô hay bình thường. Mục đích là
để ngăn chặn sự suy giảm mực nước
ngầm và hạn chế dòng chảy ra “ngoài
địa phương”. Chiến lược “không có
dòng chảy ra ngoài” đòi hỏi nỗ lực phù
hợp theo từng khu vực. Các mục tiêu
hành động chi tiết để ngăn ngừa sự sụt
Hình I-B.2: Hệ thống thoát nước
gộp phổ biến tại TP. HCM
I-B. Quản lý Nước mặt
Trong quá trình đô thị hóa nhanh của TP. HCM, diện tích bề mặt không thấm
nước đã được tăng gấp đôi trong vòng 17 năm, 1989-2006 (Trần & Hà 2007).
Điều này đã dẫn đến một sự gia tăng tương ứng đối với nước chảy bề mặt.
Trong khi đó, lượng mưa trong thành phố đã tăng lên đáng kể (Hình I-B.1),
chủ yếu do ảnh hưởng của hiện tượng đảo nhiệt đô thị và biến đổi khí hậu.
Những sự kiện này đặt ra thách thức to lớn trong việc quản lý nước mặt.
Hình I-B.1: Số lượng các sự kiện
mưa lớn ở TP. HCM từ 2009 đến
2012 (SCFC 2012)
2009 2010 2011 2012
50
46
42
38
34
Sốlượngxảyra
Năm
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 41
I-B. Quản lý Nước mặt
Hình I-B.3: “Chiến lược ba bước” để giảm thiểu
vấn đề nước chảy bề mặt
giảm tầng nước ngầm và sự nhập mặn,
cũng như cải thiện chất lượng nước nên
được xác định (MoTPWWM 2000).
Trên thế giới, hiện có các phương pháp
Quản lý nước mưa tích hợp ứng với quy
mô đô thị được đặt với nhiều tên khác
nhau. Khái niệm về Hệ thống thoát nước
đô thị bền vững (SUDS) được phát triển
tại Anh có lẽ là giải pháp được biết tên
nhiều nhất (CIRIA 2007). Đối với khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương, khái
niệm về Thiết kế đô thị nhạy cảm với
nước (WSUD), có nguồn gốc ở Úc, thì
phổ biến hơn. WSUD có thể được giải
thích cách đơn giản nhất là sự tương
tác giữa các hình thái đô thị (bao gồm
cả cảnh quan đô thị) và vòng tuần hoàn
nước đô thị bao gồm ba dòng nước đô
thị là nước sạch, nước thải, và nước
mưa. Các nguyên tắc chung của WSUD
tập trung vào việc đạt được quản lý vòng
tuần hoàn nước tổng hợp cho các khu
vực đô thị mới và khu vực đô thị cải tạo.
Mục đích của những nguyên tắc này là:
•	 Giảm nhu cầu nước sinh hoạt thông
qua việc sử dụng các thiết bị và phụ
kiện nước hiệu quả, thu gom nước
mưa và tái sử dụng nước thải.
•	 Giảm thiểu lượng nước thải và xử
lý nước thải phù hợp tiêu chuẩn cho
việc tái sử dụng, và/hoặc thải ra mội
trường nước tự nhiên.
•	 Xử lý nước mưa và nước mặt phù
hợp tiêu chuẩn cho việc tái sử dụng,
và/hoặc thải ra mội trường nước tự
nhiên.
•	 Sử dụng nước mưa và nước mặt
trong cảnh quan đô thị để tận dụng
cho các hoạt động và tiện nghi giải trí
trong đô thị (PUB 2011).
Hình I-B.4: Mặt cắt điển hình của
một hệ thống SUDS trong một khu
vực dân cư
Thẩm thấu Lưu giữ Thoát nước
Thu hoạch nước mưa Bể mặt thẩm thấu Mương Đầm lầy và khu lắng động Sông ngòi
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu42
I-B. Quản lý Nước mặt
09 Vỉa hè thẩm thấu
Dòng chảy từ mặt đường và vỉa hè lát
mặt có thể được giảm bằng cách thay
thế bằng vật liệu lát mặt có khả năng
thấm nước. Vật liệu lát mặt thấm nước
cho phép nước được thẩm thấu vào
lòng đất, do chúng làm bằng vật liệu
xốp, hoặc do có cách lát tạo ra khoảng
trống giữa các đơn vị vật liệu. Vật liệu
lát mặt thấm nước có thể được áp dụng
vào những chỗ ít (hoặc không có) lưu
lượng giao thông (ví dụ như đường lái
xe vào, khúc cua, vỉa hè, bãi đậu xe).
Phần đất nền cũng cho phép lưu trữ
nước mưa, thông thường bằng những
khoảng trống giữa các hạt vật liệu nền.
Sau khi nước thấm qua vật liệu lát mặt,
nó tiếp tục từ từ thấm vào lòng đất.
Ngoài ra, trong trường hợp phải bảo vệ
nước ngầm khỏi ô nhiễm, phần đất nền
và phần đất bên hông có thể phải được
niêm phong, nước được phép thấm vào
ống dẫn có lỗ, nhưng tốc độ chảy chậm
hơn rất nhiều so trong một hệ thống
cống thông thường (Hình I-B.5). Việc
thấm nước không được khuyến khích
trong khu vực đô thị có nguy cơ gây ô
nhiễm nước ngầm (Work Bank 2011).
Cấu trúc điển hình của một hệ thống
lát nền thấm nước bao gồm nhiều lớp
(Hình I-B.6). Lớp trên cùng là lớp vật liệu
lát nền thẩm thấu, có thể dày từ 10-15
cm. Trong lớp này, các hạt cát có đường
kính nhỏ hơn 2 mm được loại bỏ, tạo
ra một không gian trống trong vật liệu
đến 18-20%. Lớp tiếp theo là một lớp
hạt đá nghiền với đường kính khoảng 2
cm, tiếp theo là lớp lọc và bộ lọc bằng
những vật liệu lọc kĩ như cát, sỏi. Dưới
cùng là lớp trữ nước nếu cần thiết, và có
thể đi kèm với ống thoát nước. Dưới lớp
này sẽ phần đất tự nhiên. Trong trường
hợp thẩm thấu không nên được thiết lập
trong một khu vực cụ thể, một lớp không
thấm nước có thể được sử dụng giữa
lớp trữ nước và phần đất tự nhiên, cho
phép hệ thống này hoạt động như một
hồ chứa với dòng chảy thoát vào các
đường ống thoát nước (Novotny et al.
2010).
Có nhiều lợi ích cho việc sử dụng vật
liệu lát nền thẩm thấu, lợi ích chính là
Hình I-B.5: Sự kết hợp giữa các bề
mặt thẩm thấu và một cống thoát
nước bề mặt nối nhau bởi một ống
thoát nước thẩm thấu
Các giải pháp đề xuất
Thẩm thấu
Cho thẩm thấu
Vật liệu thẩm thấu
Ống thẩm thấu
Cổng ra
ẢNH:ChâuHuỳnh/RonaldEckert/ChâuHuỳnh
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 43
I-B. Quản lý Nước mặt
giảm lên đến 30% nước chảy bề mặt
so với thông thường. Nếu vỉa hè được
thiết kế phù hợp, đến một phần ba thời
nước chảy bề mặt có thể được lưu trữ
và sau đó thẩm thấu vào mặt đất tự
nhiên. Kết quả là tầng nước ngầm được
tái bổ sung nguồn nước - đây có thể coi
là lợi ích quan trọng thứ hai. Những lợi
ích khác là việc giảm việc xây dựng hệ
thống cống thoát nước, loại bỏ các chất
gây ô nhiễm của nước chảy bề mặt vào
các lớp đất (Novotny et al. 2010).
Khi thiết lập hệ thống vỉa hè thấm nước,
lưu ý rằng mực nước ngầm tại vị trí thiết
kế phải có chiều cao cao hơn 1m tới lớp
nền của cấu trúc (CIRIA 2007). Do đó
vỉa hè thấm nước chỉ có hiệu quả trong
các khu vực có mực nước ngầm thấp ở
TP. HCM.
Hình I-B.6: Cấu trúc điển hình
của các cách lát gạch thẩm thấu
(Phỏng theo BSU Hamburg)
•	 Cỏ
•	 3 - 5 cm cát hoặc or sỏi vụn
•	 20 - 30 cm Đất thịt
•	 Đất nền
•	 Cỏ
•	 3 - 5 cm cát hoặc
sỏi vụn
•	 15 cm Sỏi và Đất
thịt hỗn hợp
•	 15 - 30 cm Lớp
sỏi lớn
•	 Đất nền
•	 Gạch lát có lỗ
hoặc cỏ
•	 3 - 5 cm Sỏi và Đất
thịt hỗn hợp
•	 15 - 30 cm Lớp
sỏi lớn
•	 Đất nền
•	 Gạch lát có lỗ
trồng cỏ
•	 3 - 5 cm Sỏi và Đất
thịt hỗn hợp
•	 15 - 30 cm Lớp
sỏi lớn
•	 Đất nền
•	 Vật liệu lát mặt có khả năng
thấm hoặc không kín mặt
•	 Lớp nền lót
•	 Lớp nền thẩm thấu
•	 Lớp nền chặt
Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu44
I-B. Quản lý Nước mặt
10 Cảnh quan thẩm thấu
Hầu hết các loại cảnh quan, dù là tự
nhiên hay nhân tạo, có tác dụng như
một miếng bọt biển để hấp thụ và lưu
trữ nước mưa. Trong các điều kiện tự
nhiên không có công trình xây dựng và
lát bề mặt, hầu hết lượng mưa không
bao giờ trở thành dòng chảy, thay vào
đó là được ngấm vào đất hoặc bốc hơi.
Cây, cây bụi, cỏ, bề mặt các chất hữu
cơ, và tất cả các loại đất đóng một vai
trò trong cảnh quan hấp thụ này.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng
một số lượng đáng kể nước mưa được
hấp thụ bởi các tán cây (tức là, chưa
chạm đến mặt đất). Cây có chức năng
giữ nước mưa, làm chậm lại tốc độ rơi
xuống mặt đất. Mặc dù một số lượng
nước mưa có thể tích hợp lại và rơi
xuyên qua các tán, phần lớn bị trì hoãn
trước khi rơi xuống mặt đất, qua lá hoặc
trên cành cây, tạo ra những giọt nhỏ. Số
còn lại chảy xuống cành và nhánh cây
để trở thành thân dòng chảy ở thân cây
(Lanarc Consultants 2005).
Đất là cơ chế cảnh quan quan trọng nhất
để lưu trữ nước mưa. Đất cảnh quan
thường lưu trữ từ 7% (đối với cát) đến
18% (đối với mùn) trữ lượng nước trước
khi trở thành bão hòa với đất tự nhiên
hay kết hợp với dòng chảy mặt. Cấu trúc
Hình I-B.7: Các cách hấp thụ nước
mưa khác nhau của cảnh quan hấp
thụ nước
1
2
3
4
56
8
9
7
10
1 Hấp thụ qua tán lá
2 Tích hợp và rơi xuyên qua
tán lá
3 Bay hơi
4 Lưu giữ nước ngầm
5 Thẩm thấu qua đất
6 Thẩm thấu qua lớp thảm
thực vật
7 Dòng chảy ngầm
8 Nước đã được cải thiện chất
lượng
9 Nguồn nước ngầm sâu
bên dưới
10 Bề mặt không thấm và sự chảy
bề mặt
ẢNH:RonaldEckert
Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 45
I-B. Quản lý Nước mặt
của lớp đất bề mặt đóng một vai trò cơ
bản trong việc quản lý nước mưa. Trong
điều kiện tự nhiên, thực vật bề mặt cung
cấp một lớp chất hữu cơ, được lẫn với
giun đất và vi khuẩn. Thảm thực vật và
chất hữu cơ cải thiện cấu trúc đất và góp
phần tạo ra các khoang trống trong đất.
Đây là điều cần thiết tạo điều kiện cho
việc thẩm thấu và khả năng bay hơi. Để
tối ưu hóa quá trình thẩm thấu, lớp đất
bề mặt nên có hàm lượng hữu cơ cao
(khoảng 10-25%). Thảm thực vật bề mặt
nên là cây thân thảo với bộ rễ chùm (cây
bụi hoặc cỏ), cây rụng lá với mật độ lá
cao, hoặc cây rừng hỗn tạp.
Nước chảy bề mặt ở khu vực cảnh quan
có thể được giảm lên đến 50% bằng
cách cung cấp một lớp đất 300mm thấm
nước, ngay cả trong điều kiện ẩm ướt,
khi khả năng thấm của đất thấp (Lanarc
Consultants 2005).
Giảm bề mặt không thấm nước cũng là
một chiến lược để tăng cảnh quan hấp
thụ nước. Dựa trên bản vẽ thiết kế đô
thị hiện tại cho các khu dân cư mới ở
TP. HCM, giải pháp giảm bề mặt không
thấm nước có thể đạt được bởi các
chiến lược như:
•	 Giảm dấu chân xây dựng
•	 Giảm độ rộng đường
•	 Giảm tiêu chuẩn đậu xe và diện tích
đỗ xe bề mặt
•	 Giảm bề mặt vật liệu không thấm
nước trong các không gian mở có
chức năng giải trí.
Bảng I-B.1: Hệ số thấm của các loại đất khác nhau
Loại đất Tỷ lệ thấm điển hình (m/h)
Các loại đất thấm tốt
Sỏi 10 - 1000
Cát 0.1 - 100
Cát pha đất sét 0.01 - 1
Đất sét pha cát 0.05 - 0.5
Đất sét 0.001 - 0.1
Đất sét phù sa 0.0005 - 0.05
Đá vôi 0.001 - 100
Đất sét pha cát và sạn 0.001 - 0.1
Các loại đất thấm yếu
Đất sét phù sa pha sạn 0.00005 - 0.005
Sạn < 0.0001
Đất đá 0.00001 - 0.01
Đá 0.00001 - 0.1
(Phỏng theo CIRIA 2007)
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie
2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie

More Related Content

What's hot

Amsterdam City Logistics 2020
Amsterdam City Logistics 2020Amsterdam City Logistics 2020
Amsterdam City Logistics 2020
Walther Ploos van Amstel
 
프레젠테이션1 1
프레젠테이션1 1프레젠테이션1 1
프레젠테이션1 1Minji KIm
 
TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CHUNG KHU RESORT
TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CHUNG KHU RESORTTỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CHUNG KHU RESORT
TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CHUNG KHU RESORT
luongthuykhe
 
Revitalization inner-city
Revitalization inner-cityRevitalization inner-city
Revitalization inner-city
warang225
 
Jan Gehl-An Urbanist
Jan Gehl-An UrbanistJan Gehl-An Urbanist
Jan Gehl-An Urbanist
Jahangirnagar University
 
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNGYẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
luongthuykhe
 
Quy hoạch đô thị-Mô hình Ô bàn cờ
Quy hoạch đô thị-Mô hình Ô bàn cờ Quy hoạch đô thị-Mô hình Ô bàn cờ
Quy hoạch đô thị-Mô hình Ô bàn cờ
Ha VH
 
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
luongthuykhe
 
Traditional Serial Vision Excerpt
Traditional Serial Vision ExcerptTraditional Serial Vision Excerpt
Traditional Serial Vision Excerpt
sstannard
 
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầngLuận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SỬ TOÁN HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SỬ TOÁN HỌCTIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SỬ TOÁN HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SỬ TOÁN HỌC
ThuLinhV9
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
luongthuykhe
 
Broadacre city
Broadacre cityBroadacre city
Broadacre city
prashantrasaili1
 

What's hot (13)

Amsterdam City Logistics 2020
Amsterdam City Logistics 2020Amsterdam City Logistics 2020
Amsterdam City Logistics 2020
 
프레젠테이션1 1
프레젠테이션1 1프레젠테이션1 1
프레젠테이션1 1
 
TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CHUNG KHU RESORT
TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CHUNG KHU RESORTTỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CHUNG KHU RESORT
TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN CHUNG KHU RESORT
 
Revitalization inner-city
Revitalization inner-cityRevitalization inner-city
Revitalization inner-city
 
Jan Gehl-An Urbanist
Jan Gehl-An UrbanistJan Gehl-An Urbanist
Jan Gehl-An Urbanist
 
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNGYẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
YẾU TỐ CẢNH QUAN TRONG KIẾN TRÚC NGHỈ DƯỠNG
 
Quy hoạch đô thị-Mô hình Ô bàn cờ
Quy hoạch đô thị-Mô hình Ô bàn cờ Quy hoạch đô thị-Mô hình Ô bàn cờ
Quy hoạch đô thị-Mô hình Ô bàn cờ
 
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
 
Traditional Serial Vision Excerpt
Traditional Serial Vision ExcerptTraditional Serial Vision Excerpt
Traditional Serial Vision Excerpt
 
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầngLuận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
 
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SỬ TOÁN HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SỬ TOÁN HỌCTIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SỬ TOÁN HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SỬ TOÁN HỌC
 
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục HưngĐô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
Đô thị châu Âu trung thế kỷ - Phục Hưng
 
Broadacre city
Broadacre cityBroadacre city
Broadacre city
 

Similar to 2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie

So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luongSo tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luongVo Phuc
 
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011michael waibel
 
Climate Change and Sustainable Urban Development - Conference Proceedings - G...
Climate Change and Sustainable Urban Development - Conference Proceedings - G...Climate Change and Sustainable Urban Development - Conference Proceedings - G...
Climate Change and Sustainable Urban Development - Conference Proceedings - G...michael waibel
 
CV_Mr Phi_VN.pdf
CV_Mr Phi_VN.pdfCV_Mr Phi_VN.pdf
CV_Mr Phi_VN.pdf
ThuVu99
 
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thịPhương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcmThiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
jackjohn45
 
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
169 in
169 in169 in
169 in
Hán Nhung
 
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại th...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại th...Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại th...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại th...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAYLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAYLuận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
List 219+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị - Hay Bá Cháy!
List 219+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị  - Hay Bá Cháy!List 219+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị  - Hay Bá Cháy!
List 219+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị - Hay Bá Cháy!
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.docQuy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
sividocz
 
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to 2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie (20)

So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luongSo tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
So tay ngoi nha xanh tietkiem nang luong
 
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
Sổ tay ngôi nhà xanh - Edition 2011
 
Climate Change and Sustainable Urban Development - Conference Proceedings - G...
Climate Change and Sustainable Urban Development - Conference Proceedings - G...Climate Change and Sustainable Urban Development - Conference Proceedings - G...
Climate Change and Sustainable Urban Development - Conference Proceedings - G...
 
CV_Mr Phi_VN.pdf
CV_Mr Phi_VN.pdfCV_Mr Phi_VN.pdf
CV_Mr Phi_VN.pdf
 
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thịPhương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
Phương thức quy hoạch vào quy trình quy hoạch xây dựng đô thị
 
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcmThiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
Thiết kế đô thị xung quanh các nhà ga metro ví dụ tuyến metro số 2 tại tp.hcm
 
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại th...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại th...Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại th...
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt tại th...
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAYLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
 
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAYLuận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
List 219+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị - Hay Bá Cháy!
List 219+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị  - Hay Bá Cháy!List 219+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị  - Hay Bá Cháy!
List 219+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quy Hoạch Vùng Và Đô Thị - Hay Bá Cháy!
 
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.docQuy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
 
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
 
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
Nghiên cứu sự biến động giá đất ở dưới sự tác động của dự án xây dựng khu đô ...
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 

2013 edition handbook_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_vie

  • 1. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho TP. Hồ Chí Minh/ Việt Nam Thích Ứng - TP. HCMC Trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh Hợp tác với Sở Quy hoạch Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh
  • 2.
  • 3. Trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu Siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh Hợp tác với Sở Quy hoạch Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho TP. Hồ Chí Minh/ Việt Nam Thích Ứng - TP. HCMC
  • 4. Giới thiệu Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu4 Nhà Xuất Bản © 2013 Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus Khoa Quy hoạch và Thiết kế Không gian Giáo sư Frank Schwartze Konrad - Wachsmann - Allee 4 03046 Cottbus, Cộng Hoà Liên bang Đức Web: www.tu-cottbus.de Email: ls_stadtplanung@tu-cottbus.de ISBN 978-3-00-042750-3 Các Tác Giả Châu Huỳnh, Ronald Eckert, Moritz Maikämper, Barbara Horst, Frank Schwartze Khoa Quy hoạch và Thiết kế không gian Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus Với sự đóng góp của Trần Chí Dũng, Hoàng Tùng, Nguyễn Anh Tuấn, Lý Khánh Tâm Thảo Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (DPA) Giáo sư Lutz Katzschner Khoa khí tượng môi trường, Đại học Kassel Robert Atkinson, Antje Katzschner, Hendrik Rujner, Christian Lorenz, Jana Warnatzsch Khoa Quy hoạch Môi trường, Khoa địa chất môi trường & Khoa Quy hoạch và Thiết kế không gian Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus và Hagen Schwägerl, Maria Feil, Florian Ibold, David Quinque, Robert Lauke Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus Bố Cục & Minh Họa Ronald Eckert (Bố cục. Minh họa ở trang 9, 74 (phía trên), 76 (phía dưới), 84, 115, 117). Châu Huỳnh (trang 12, 16, 17, 20-25, 26 (phía trên), 27-29, 40-44, 46-48, 50, 52, 53 (phía trên), 54-55). Moritz Maikämper (trang 72, 73, 74 (phía dưới), 75, 87, 88). Maria Feil (trang 71, 84, 85, 103 (phía trên), 109 (phía trên)). Florian Ibold (trang 76 (phía dưới) & 77) Địa Chỉ Tải Về Bản Tiếng Việt: http://www-docs.tu-cottbus.de/megacity-hcmc/public/2013_edition_handbook_on_climate_change_ adapted_urban_planning_and_design_VIE.pdf Bản Tiếng Anh: http://www-docs.tu-cottbus.de/megacity-hcmc/public/2013_edition_handbook_on_climate_change_ adapted_urban_planning_and_design_ENG.pdf Lời Cảm Ơn Quyển Cẩm nang này được thiết kế và chuẩn bị trong Gói nghiên cứu 7 - “Khu dân cư tiết kiệm năng lượng và thích ứng với biển đổi khí hậu”, trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu “Khung quy hoạch đô thị và quy hoạch môi trường tích hợp cho thích ứng với biến đổi khí hậu của TP. HCM”. Dự án là một phần của chương trình sáng kiến “Phát triển bền vững cho các thành phố lớn của ngày mai” của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức.
  • 5. Giới thiệu Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 5 Lời mở đầu Lời mở đầu Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế và văn hóa lớn của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố cảng lớn nhất đất nước, là một đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Vềvịtríđịalý,ThànhphốnằmởhạlưucủahệthốngsôngĐồngNai-SàiGònvớiđịahìnhtươngđốibằngphẳng, chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch và sông ngòi không những chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều biển Đông mà còn chịu tác động rất rõ nét của việc khai thác các bậc thang hồ chứa ở thượng lưu hiện nay và trong tương lai. Trongbốicảnhbiếnđổikhíhậutoàncầu,thíchứngvớibiếnđổikhíhậutrởnênmộttháchthứcquantrọngđốivới quảnlýquyhoạchđôthịthànhphố.Thựcvậy,biếnđổikhíhậuđãbắtđầutácđộngtrựctiếpđếnđờisốngngười dân đô thị như ngập lụt, đảo nhiệt đô thị, thời tiết bất thường… Những nguy cơ này đang gia tăng nhanh chóng vàtrởthànhnhântốquantrọngđốivớiquyhoạchđôthị.Cụthểlà,vấnđềsửdụngnănglượnghiệuquảvàthích ứng với biến đổi khí hậu cần được cải thiện trong quy hoạch đô thị. Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010.Trong lần điều chỉnh này, quy hoạch chung thành phố đãđượcxâydựngtrêncáchtiếpcậnđốivớicácđiềukiệntựnhiênvềđịachất,thủyvăn…kếthợpvớiđịnhhướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có các quy định hay hướng dẫn để cụ thể hóa cácđịnhhướngcơbảnliênquanvấnđềphùhợpđiềukiệntựnhiên,thíchứngbiếnđổikhíhậutrongquyhoạch chung thành phố. QuyểnCẩmnangQuyhoạchvàThiếtkếĐôthịThíchứngvớiBiếnđổikhíhậuchothànhphốHồChíMinhnàylà một trong những cách tiếp cận tiên phong để đưa các định hướng trên thành hướng dẫn, khuyến nghị cho công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Quyển Cẩm nang này tập trung vào các đề xuất các biện pháp thích ứng đối với ngập lụt và khí hậu đô thị trong quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố. Hai thiết kế điển hình trong quyển Cẩm nang này cũng minh họa cách ápdụngcácgiảiphápđềxuấtlêncáckhuđấtcụthểởTP.HCM.KếthợpvớiBảnHướngdẫnquyhoạchvàthiết kếđôthịthíchứngvớibiếnđổikhíhậu,ấnphẩmnàygiúphỗtrợviệctíchhợpcáckhíacạnhkhácnhau,đặcbiệt là các quan tâm về môi trường, trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị, cũng như phối hợp các loại quy hoạch với nhau. Quyển Cẩm nang này là một trong các sản phẩm được đúc kết từ các nghiên cứu hợp tác giữa Sở Quy hoạch- Kiến trúc và Trường Đại học Kỹ thuật Cottbus trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu Megacity Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là một nội dung trong chương trình hành động của Sở Quy hoạch-Kiến trúc tham gia vào Kế hoạchhànhđộngỨngphóbiếnđổikhíhậucủathànhphốHồChíMinh,làmộtphầncủaChươngtrìnhMụctiêu Quốc gia về Ứng phó Biến đổi khí hậu. ChúngtôimongrằngnộidungcủaquyểnCẩmnangnàysẽgiúpíchcácnhàhoạchđịnhchínhsách,cácsởban ngành liên quan, chính quyền địa phương, ban quản lý các khu chức năng đô thị, các đơn vị tư vấn quy hoạch- kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển dự án và cộng đồng người dân trong việc hiện thực quy hoạch đô thị thành phố theo hướng phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. ThS. KTS. Trần Chí Dũng Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
  • 6. Giới thiệu Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu6 Outline Giới thiệu Thích ứng và giảm thiểu trong quy hoạch và thiết kế đô thị 08 Mục đích của quyển cẩm nang 09 Sự liên hệ với các tài liệu khác 10 Nội dung của quyển cẩm nang 10 I. Quản lý Ngập lụt Đô thị 11 Đặt vấn đề 12 A - Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 15 Phương pháp tiếp cận chung 16 Các giải pháp đề xuất 18 Các dự án điển hình 30 Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 36 B - Quản lý Nước mặt 39 Phương pháp tiếp cận chung 40 Các giải pháp đề xuất 42 Các dự án điển hình 56 Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 60 Tóm tắt các giải pháp đề xuất 63
  • 7. Giới thiệu Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 7 II. Quản lý Nhiệt độ cao 65 Đặt vấn đề 66 A - Quản lý Làm mát Đô thị 69 Phương pháp tiếp cận chung 70 Các giải pháp đề xuất 72 Các dự án điển hình 78 Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 82 B - Quản lý Bức xạ Mặt trời 85 Phương pháp tiếp cận chung 86 Các giải pháp đề xuất 88 Các dự án điển hình 92 Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung 96 Tóm tắt các giải pháp đề xuất 97 III. Thiết kế Điển hình 99 Phương pháp nghiên cứu 100 Giới thiệu chung về các khu đất thí điểm 101 Khu đất 1: Đại lộ Võ Văn Kiệt 102 Khu đất 2: Khu dân cư Nhơn Đức 108 Kết luận 115 Mục Lục ẢNH:ChâuHuỳnh
  • 8. Giới thiệu Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu8 Thích ứng và giảm thiểu trong quy hoạch và thiết kế đô thị Sự gia tăng về cường độ và tầm nghiêm trọng của các vấn đề môi trường gần đây tại TP. HCM, như ngập lụt đô thị, khiến cho nhận thức về biến đổi khí hậu càng nâng cao. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường này là do việc phát triển đô thị quá nhanh, chứ không phải là do biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, quy hoạch đô thị càng nên được coi là đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sự thích ứng của thành phố với các mối đe dọa về môi trường và thay đổi khí hậu. Hình thái đô thị của TP. HCM là một ví dụ cụ thể của sự phát triển đô thị chưa bền vững. Hình thái phát triển đô thị hiện nay hầu như chưa chú tâm xem xét các rủi ro liên quan đến khí hậu, môi trường xung quanh và cộng đồng dân cư sinh sống. Sự phát triển nhanh của các khu dân cư vào các vùng đất ngập nước nên được xem là một trong những mối quan tâm lớn nhất của thành phố. M§ột khi các khía cạnh về môi trường của biến đổi khí hậu đã được nghiên cứu và thiết lập, việc tích hợp các giải pháp thích ứng vào quá trình thiết kế quy hoạch đô thị hiện hữu là hết sức cần thiết. Quy hoạch đô thị đã được công nhận rộng rãi rằng, nó nên đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu và phát triển thành phố với ít khí thải carbon. Việc thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hình thái đô thị. Với hình thái đô thị nén, khoảng cách đi lại được rút ngắn và năng lượng được phân bố một cách tập trung. Hình thái đô thị nén này bền vững hơn, khả thi hơn, và giúp giảm lượng khí thải đáng kể. Tuy nhiên, hình thái mật độ cao có thể xung đột với mục tiêu thích ứng, do chúng có thể tăng hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và làm giảm khả năng thoát nước đô thị. Do đó, hình thái “Thành phố nén với chức năng đô thị hỗn hợp” cần phải được tích hợp với khái niệm “Hệ thống hạ tầng cây xanh và mặt nước” (Green Giới thiệu Cuốn Cẩm nang về Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) / Việt Nam trình bày các chiến lược quy hoạch và thiết kế đô thị để đối phó với các rủi ro chính liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu của thành phố. Cuốn Cẩm nang phục vụ như là một công cụ, hỗ trợ cho các cơ quan chức năng của TP. HCM trong quá trình ra quyết định quy hoạch và phê duyệt quy hoạch cấp thành phố.
  • 9. Giới thiệu Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 9 and Blue Infrastructure) để cung cấp không gian cho nước lũ và có cây xanh để giảm nhiệt độ cao. Một môi trường đô thị thích nghi và bền vững cho TP. HCM phải là một môi trường nơi các không gian cây xanh và mặt nước có vai trò như là hệ thống thông gió, làm mát, giữ nước lũ, và cho nước mưa thẩm thấu vào lòng đất. Các không gian xanh của TP. HCM, không may thường bị mất đi trong quá trình đô thị hóa nhanh của thành phố. Trong khi đó, các đô thị kém thích nghi và không được thiết kế để đối phó với sự tăng nhiệt độ, sẽ đòi hỏi tăng cường sử dụng điều hòa không khí cơ học. Điều này không chỉ góp phần tiếp tục Hình 1: Các vấn đề chính liên quan đến biến đổi khí hậu gây nên biến đổi khí hậu, mà còn làm tăng chi phí năng lượng tiêu thụ. Các nhà quy hoạch, các nhà đầu tư, các nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư, do đó, cần phải xem xét các xung đột tiềm tàng giữa thích ứng và giảm thiểu ứng để bảo tính bền vững của cộng đồng trong tương lai. Mục đích của quyển cẩm nang Quyển cẩm nang này được thiết kế nhằm mục đích nâng cao nhận thức chung về các chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị cho các nhà chức năng, như một giải pháp ngắn hạn trước mắt. Các kiến thức nâng cao về thích Các vấn đề đề cập trong Quyển Cẩm Nang Quản lý Ngập do Triều và từ Sông Quản lý Nước mặt Quản lý Làm mát Đô thị Quản lý Bức xạ Mặt trời Đô thị nén Sử dụng Năng lượng Hiệu quả Sự Phân tán về Không gian Giao thông Bền Vững Thích ứng Nguy cơ ngập lụt (Ngập lụt đô thị) Sự nóng lên (Khí hậu đô thị) Sự tiêu thụ năng lượng (Năng lượng đô thị) Khí thải từ giao thông (Giao thông đô thị) Giảm thiểu
  • 10. Giới thiệu Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu10 ứng biến đổi khí hậu của các tổ chức liên quan và các cá nhân và quá trình lồng ghép các kíến thức này vào quy hoạch đô thị được xem là tiềm năng dài hạn của cuốn Cẩm nang. Cuốn Cẩm nang này được thiết kế và chuẩn bị trong khuôn khổ của dự án nghiên cứu “Khung quy hoạch đô thị và quy hoạch môi trường tích hợp cho thích ứng với biến đổi khí hậu của TP. HCM”. Dự án là một phần của chương trình sáng kiến “Phát triển bền vững cho các thành phố lớn của ngày mai” của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Cộng hòa Liên bang Đức. Mục tiêu tổng thể của dự án là phát triển và kết hợp các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu vào quá trình ra quyết định và lập quy hoạch đô thị, từ đó sẽ làm tăng khả năng phục hồi các tổn thương về vật chất và xã hội liên quan đến khí hậu cho hệ thống đô thị của TP. HCM. Sự liên hệ với các tài liệu khác Cuốn Cẩm nang này nên được sử dụng kết hợp với các quyển Hướng dẫn Thích Ứng - TP. HCM, về quy hoạch và thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong khi quyển hướng dẫn được thiết kế để hỗ trợ các cơ quan chức năng để đánh giá tính bền vững của dự án phát triển đô thị trong quá trình phê duyệt, và thiết lập các quy định ràng buộc và không ràng buộc về quy hoạch và thiết kế đô thị, cuốn Cẩm nang này có thể được dùng như một quyển sách nguồn, với các thông tin kĩ thuật chi tiết hơn. Nội dung của quyển Cẩm nang Phần chính của cuốn Cẩm nang này thể hiện menu các tùy chọn về giải pháp thích ứng, cung cấp cái nhìn sâu vào các phương pháp, các chiến lược quy hoạch đô thị đề xuất và các ví dụ dự án minh họa tiêu biểu. Cuốn Cẩm nang bao gồm các lĩnh vực liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu sau đây: Quản lý ngập lụt đô thị: • Quản lý ngập do triều cường và từ sông ngòi • Quản lý nước mặt Quản lý nhiệt độ cao: • Quản lý làm mát đô thị • Quản lý bức xạ mặt trời Phần tiếp theo của cuốn Cẩm nang này thể hiện hai thiết kế điển hình, để chứng minh và đánh giá khả năng áp dụng các chiến lược thiết kế đô thị đề xuất, và cụ thể hóa kết quả đánh giá môi trường toàn thành phố. Các khu đất được sử dụng trong các thiết kế điền hình là: • Đại lộ Võ Văn Kiệt • Khu dân cư Nhơn Đức
  • 11. I. Quản lý Ngập lụt Đô thị
  • 12. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu12 I. Quản lý Ngập lụt Đô thị I. Quản lý Ngập lụt Đô thị Ngập lụt đô thị đang là một trong những vấn đề môi trường nổi bật tại TP. HCM. Hiện tượng ngập của TP. HCM không chỉ xuất phát từ địa hình và điều kiện khí hậu của thành phố, mà còn xuất phát từ những hệ lụy nghiêm trọng từ việc đô thị hóa quá nhanh. Chương này của quyển sổ tay đề cập đến các giải pháp thiết kế và quy hoạch đô thị để tiếp cận và giải quyết vấn đề ngập lụt của TP. HCM, bao gồm ngập do triều cường, ngập lũ từ sông ngòi, và ngập do mưa. 40% 50% 10% 20% 5% 75% Đặt vấn đề TP. HCM nằm ở phía rìa đông bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long và kết nối với Biển Đông tại cực Nam. Phần lớn các vùng đất thành phố là vùng đất có địa hình thấp và vùng đầm lầy, được chia cắt bởi một mạng lưới các dòng sông, kênh rạch phức tạp. Điều kiện địa hình và địa lý khiến cho thành phố vô cùng nhạy cảm với nguồn ngập lụt khác nhau, bao gồm: lũ từ thượng lưu sông Sài Gòn-Đồng Nai và sông Cửu Long, ngập lụt do thủy triều và ngập lụt do nước mưa trong trận mưa to hoặc bão nhiệt đới. Trước nguy cơ nước biển dâng và các tác động khác từ biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực, những ảnh hưởng trên còn có thể nguy hiểm hơn và khó có thể đoán trước được. Ngoài ra, sự kết hợp của hai hoặc nhiều hơn hai loại lũ sẽ dẫn đến những bối cảnh ngập cực đoan hơn. Trong khi địa thế của thành phố làm cho thành phố dễ bị tổn thương trước nguy Hình I.1: Tuần hoàn nước trong môi trường tự nhiên và đô thị, thể hiển sự khác nhau của các tỷ lệ nước chảy bề mặt, thẩm thâú và bay hơi.
  • 13. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 13 I. Quản lý Ngập lụt Đô thị Hình I.2: Độ nén đất của TP. HCM. thể hiện mức nén cao trong khu vực lõi trung tâm (Rujner 2011) cơ ngập lụt, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng góp phần làm tăng nguy cơ này. Thống kê cho thấy, trong giai đoạn đô thị hóa từ 1989 đến 2006, diện tích bề mặt không thấm nước của TP. HCM đã tăng gấp đôi (Trần & Hà 2007). Đồng thời các bề mặt đất tự nhiên như rừng, các đất nông nghiệp, đất cây xanh và các vùng đất ngập nước ở cả hai phía các khu vực thượng lưu và hạ lưu TP. HCMC, bị giảm nhanh chóng và thay thế bằng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng. Quá trình bê- tông hoá mặt đất một các nhanh chóng này đã làm giảm khả năng thẩm thấu và bay hơi của nước, và là nguyên nhân chính của tình trạng ngập do nước chảy bề mặt (Hình I.2 & Hình I.3). Bên cạnh sự gia tăng đáng chú ý của quá trình bê tông hoá mặt đất, nhiều hoạt động xây dựng tiến hành ở các vùng đất thấp và vùng đất ngập nước cũng đã góp phần làm mất khả năng trữ nước tự nhiên của lưu vực thành phố. Việc xây dựng nhà cửa, cả hợp pháp và bất hợp pháp, trong thành phố, thông qua việc lấn chiếm bờ sông làm thu hẹp sông ngoài, thu hẹp vùng ngập và thay đổi dòng chảy tự nhiên. Từ đó, dung lượng lưu trữ trong hệ thống sông ngoài của thành phố bị giảm đáng kể, dẫn đến mực nước lũ của các dòng sông tăng cao, và hiện tượng ngập lụt gia tăng, xảy ra thường xuyên nhất ở các khu dân cư dọc theo hệ thống đường thủy. Ngoài sự lấn chiếm lòng sông của các tòa nhà, rác thải cũng là một trong yếu tố làm hạn chế lượng lưu trữ nước và năng lực giao thông trên các kênh rạch. Mặc dù chưa có những dữ liệu khoa học về số lượng rác thải trong mạng lưới cống rãnh và các kênh rạch của thành phố, rác thải được nhìn thấy rất thường xuyên ở cửa hố ga, cống thoát nước và trong các kênh rạch. Rác thải góp phần trong việc hạn chế khả năng thoát nước của thành phố, và cũng là nguyên nhân dẫn đến ngập lụt. Bên cạnh đó, nó cũng Phần trăm nén (%) ẢNH:NigelDownes/ChâuHuỳnh
  • 14. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu14 I. Quản lý Ngập lụt Đô thị làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Việc lạm dụng nguồn nước ngầm trong thành phố cũng góp phần làm cho nguy cơ ngập lụt ngày càng trầm trọng hơn. Nhiều hộ gia đình trong TP. HCM sử dụng nước ngầm như một sự thay thế hoặc là một nguồn cung cấp nước bổ sung cho nước máy. Hệ thống nước ngầm trong thành phố, do đó đã bị thay đổi mạnh và dẫn đến sụt lún đất. Khu vực trung tâm TP. HCM hiện nay đã ghi nhận hiện tượng lún đất trung bình ở mức từ 4mm/năm (Lê & Hồ 2009). Những khu vực có hiện tượng sụt lún này sẽ càng nhạy cảm với ngập lụt. Trong bối cảnh đó, hệ thống thoát nước thành phố hiện nay lại không đủ để đáp ứng với nhu cầu, do tốc độ đô thị hóa nhanh. Sự thiếu dung tích đã dẫn đến tình trạng quá tải thường xuyên. Hầu hết các hệ thống thoát nước của thành phố được thiết kế theo thoát nước gộp của cả nước thải và nước mưa. Do vậy hệ thống thoát nước này dễ dàng bị quá tải đặc biệt khi có mưa lớn, và hậu quả không chỉ là sự ngập lụt mà còn là sự suy giảm chất lượng nước thải. Tóm lại, việc quản lý rủi ro ngập lụt đưa đến một thách thức to lớn cho TP. HCM, đặc biệt, khi các giải pháp chống ngập lụt truyền thống như nâng cấp hệ thống cống rãnh và hệ thống đê đập rất tốn chi phí và thời gian. Do đó, chương này của quyển sổ tay, không nhằm vào các giải pháp trên, cũng như các giải pháp thi công đòi hỏi sự đầu tư lớn. Ở một khía cạnh khác, nó cố gắng bắt đầu với các giải pháp quy hoạch và thiết kế đô thị quy mô nhỏ hơn với chi phí thấp hơn; các giải pháp mà bất kỳ các cá nhân, tổ chức và cộng đồng trong TP. HCM có thể chung tay góp phần giảm thiểu rủi ro ngập lụt, nâng cao chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống. Hình I.3: Nước chảy bề mặt do mưa ở TP. HCM (Rujner 2011) ẢNH:ChâuHuỳnh Tỷ lệ trung bình (mm/a)
  • 15. I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
  • 16. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu16 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi Phương pháp tiếp cận chung Dưới sự quản lý của Trung tâm Chống ngập TP. HCM (SCFC), đã có nhiều dự án kiểm soát thủy triều được triển khai và thực hiện. Báo cáo định kì năm 2012 của SCFC về vấn đề giảm ngập cho thấy, mặc dù, ngập lụt bởi thủy triều ở các khu vực nội thành có dấu hiệu suy giảm, nguy cơ ngập lụt lại tăng nhẹ ở các khu vực ngoại thành vào năm 2011 (Hình I-A.2). Báo cáo cũng cho thấy rằng các phương pháp tiếp cận hiện thời chủ yếu dựa vào các biện pháp kỹ thuật như: nâng cấp hệ thống thoát nước, xây dựng các cống ngăn triều, và hệ thống bơm nước, và SCFC cũng nhận thấy là các giải pháp trên vẫn mang tính tạm thời và vấn đề ngập lụt vẫn chưa được giải quyết tại gốc (SCFC 2012). Một cách tiếp cận thích hợp hơn là cách “Quản Lý Ngập Lụt Theo Cách Tích Hợp” giữa các ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhau (Hình I-A.3). Các giải pháp không nên chỉ duy nhất dựa trên ngành thoát nước với giải pháp nâng cấp cơ sở hạ Hình I-A.3: Quản lý ngập lụt theo phương pháp tích hợp (Phỏng theo Parkison & Mark 2005) tầng thoát nước, mà còn nên liên kết các ngành khác nhau (Parkison & Mark 2008). Thông tin giữa các cơ quan và các ban ngành cũng phải có sự chia sẽ và liên kết chặt chẽ để đảm bảo sự phối kết hợp tốt giữa các bên liên quan. Dựa trên khái niệm cơ bản về “Quản Lý Ngập Lụt Theo Cách Tích Hợp”, phần này của quyển Cẩm nang giới thiệu các phương pháp quy hoạch và thiết kế đô thị đối phó với ngập lụt từ triều cường và từ sông ngòi, trong đó bao gồm cả giải pháp công trình và giải pháp phi công trình. Ở đây, cần lưu ý rằng quản lý ngập lụt do thủy triều và do sông ngòi của TP. HCM cũng bị ảnh hưởng bởi việc quy hoạch và các quyết định quản lý nước ở các lưu vực lớn hơn như lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai và lưu vực đồng bằng sông Cửu Long (Hình 1-A.5). Tuy nhiên, phần này của cuốn Cẩm nang này chỉ trình bày các giải pháp quy hoạch và thiết kế đô thị trong phạm vi hành chính của TP. HCM. I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi Ngập lụt do triều cường và từ sông ngoài là hai nguồn gây ngập lụt phổ biến tại TP. HCM. Trong những năm gần đây, những rủi ro này càng đáng quan tâm. Số liệu ghi nhận cho thấy rằng mực nước tối đa thủy triều vào năm 2012 ở TP. HCM đã tăng lên 10cm so với năm 2009 (Hình I-A.1). Trong khi đó, nhiều mưa lớn và bão nhiệt đới xảy ra bất ngờ, làm hạn chế khả năng dự đoán lũ từ thượng nguồn và hạ lưu sông ngòi. Thiết kế và quy hoạch đô thị Khí tượng Thủy văn Quản lý chất thải Rừng và Nông nghiệp Cơ sở hạ tầng đường và thoát nước Phương pháp tích hợp Hình. I-A.1: Mức triều cao nhất trong 2009 - 2012 (SCFC 2012) 2009 2010 2011 2012 1.5 1.45 1.4 1.35 1.3 (m) Năm 2009 2010 2011 2012 24 18 12 6 0 (Sốlầnxảzra) Năm Hình I-A.2: Số lần ngập trong năm do triều cường từ 2009 đến 2012 (SCFC 2012) Vùng ngập tổng cộng Vùng ngập trong khu vực trung tâm Vùng ngập trong khu vực ngoại vi
  • 17. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 17 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi Hình 1-A.5: Quản lý lũ không nên chỉ giới hạn trong biên giới hành chính thành phố mà còn kết hợp với các lưu vực thượng nguồn lớn hơn Lưu vực sông Lưu vực thành phố Lưu vực đô thị Lưu vực địa phương Các chiến lược chung về quy hoạch và thiết kế đô thị ứng phó với ngập lụt do thủy triều và sông ngòi cho TP. HCM có thể được phân thành 3 bước chính (Hình I-A.4): (1) Xác định vùng ngập lụt: Điều quan trọng là các khu vực bị ngập lụt phải được xác định đầu tiên. Dựa trên các vị trí đã được xác định, các biện pháp quản lý cũng như các quyết định để ứng phó với ngập lụt sẽ được ban hành. Thông tin về vị trí khu vực ngập lụt cũng như kế hoạch sơ tán khẩn cấp phải được phổ biến đến tất cả cộng đồng, ưu tiên trước hết cho cộng đồng khu dân cư trong vùng có nguy cơ ngập lụt cao. (2) Tạo không gian cho nước lũ: Sự lấn áp của các công trình xây dựng trong quá trình đô thị hoá vào trong các vùng dự trữ ngập dẫn đến sự gia tăng mực nước ngập do triều cường và từ sông ngoài của TP. HCM. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ ngập, không gian chứa nước lũ đã bị mất đi phải được bù đắp. Thông qua chiến lược này, nước lũ sẽ được giữ lại hoặc được chuyển hướng, và từ từ trả về cho các hệ thống sông ngoài và kênh rạch một khi hiện tượng ngập đã qua đi hay khi mực nước sông đã hạ thấp. (3) Công trình và cấu trúc bảo vệ: Áp dụng các công trình và cấu trúc bảo Xác định vùng ngập lụt Tạo không gian cho nước lũ Công trình và cấu trúc bảo vệ Hình I-A.4: Giải pháp ba bước tiếp cận vệ cũng là một cách hiệu quả để tránh nước lũ gây hại nhà cửa và cơ sở hạ tầng, giải pháp này đặc biệt áp dụng với các khu dân cư hiện hữu trong vùng ngập và không có khả năng di dời. Các giải pháp công trình và cấu trúc bảo vệ cũng có thể áp dụng cho các khu vực đô thị quan trọng nơi có các công trình và cơ sở hạ tầng then chốt.
  • 18. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu18 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 01 Lập bản đồ nguy cơ ngập lụt Lập bản đồ nguy cơ lũ lụt là việc sử dụng bản đồ mục đích để giao tiếp và truyền thông tin về nguy cơ và rủi ro ngập lụt. Lập bản đồ nguy cơ lũ lụt sẽ tạo cơ sở cho việc quy hoạch trong vùng ngập và các quy hoạch sử dụng đất khác. Lập bản đồ nguy cơ ngập lụt không chỉ là một công cụ bổ sung cho việc ra các quyết định trong quy hoạch sử dụng đất và lên kế hoạch cứu hộ khẩn cấp, mà còn là một biện pháp thông tin liên lạc để thông báo cho người dân chủ động đối phó với ngập lụt để ngăn chặn được những thiệt hại trong tương lai. Bản đồ nguy cơ ngập lụt thông thường có các thông tin sau : • Các dạng ngập • Các vùng ngập lụt • Chiều sâu, vận tốc và hướng của nước lũ Bản đồ được xác định trên chu kỳ lụt. Ví dụ 1 lần trong 10 năm (1:10), 1 lần trong 25 năm (1:25), 1 lần trong 100 năm (1:100) hoặc các sự kiện lũ lớn, xảy ra chỉ 1 lần trong 1000 năm (1:1000) (Bảng I-A.1) Bản đồ nguy cơ ngập lụt sẽ được cập nhật thường xuyên không chỉ với thông tin thủy văn, mà còn với các thông tin về khu vực như thông tin về công trình lân cận, về nhà trú lũ, đường giao thông chính, và cũng như các dữ liệu khác như: thay đổi về đỉnh lũ, hoặc các dữ liệu thu thập được từ trạm khí tượng thuỷ văn. Các thông tin khác như tài Các giải pháp đề xuất Xác định vùng ngập lụt Hình I-A.6: Bản đồ ngập lụt của thủ đô Manila, Philippines, truy cập được trên mạng (Sở môi trường và thiên nhiên, Philippnes) Bảng I-A.1: Mức độ thường xuyên Chu kỳ lụt Mức độ thường xuyên 1 trong 1000 năm Thấp 1 trong 1000 năm - 1 trong 100 năm Trung bình 1 trong 100 năm - 1 trong 20 năm Cao 1 trong 20 năm Vùng ngập thường xuyên (Phỏng theo World Bank 2012) Vùng ảnh hưởng của lũ chu kì 2-10 năm Vùng ảnh hưởng của lũ chu kì 50 -100 năm Vùng ngập do nước từ kênh rạch Đường ranh giới thành phố
  • 19. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 19 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi Bảng I-A.2: Các bước để thiết lập bản đồ ngập lụt Bước Mô tả 1 Thu thập thông tin Dựng địa hình, mô hình bề mặt, dữ liệu thủy văn 2 Tính toán chu kì Lượng nước lũ hàng năm chảy qua một khu vực cụ thể 3 Dựng mô hình Mô hình thủy lực 1D, 2D hay 1D2D 4 Xác nhận kết quả mô hình Đo đạc và kiểm tra thực địa để so sánh với kết quả từ mô hình 5 Chuẩn bị vẽ bản đồ và phát hành Thông tin đầu ra được thể hiện thân thiện với người xem, và được phân phát đến các đối tượng khác nhau 6 Kiểm tra và liên tục cập nhật Cập nhật thường xuyên trên bản đồ với các thông tin của khu vực và thông tin khí tượng thuỷ văn (Phỏng theo Jha, Bloch & Lamond 2012) sản thiệt hại, dân số và số dân bị thiệt hại trong một trận ngập lụt cụ thể cũng có thể được đưa vào (Jha, Bloch & Lamond 2012). Có sáu bước chính để thiết lập bản đồ nguy cơ lũ lụt được thể hiện trong Bảng I-A.2. Tuy nhiên, lưu ý rằng luôn tồn tại các rủi ro sai số trong các thông tin này. Một số ví dụ về các rủi ro sai số như: • Sai số trong khi dựng mô hình • Tham số tham khảo không chính xác • Thông số đầu vào không chính xác • Hiện tượng tự nhiên xảy ra không như dự kiến (Jha, Bloch & Lamond 2012) Do vậy, điều quan trọng là các cấp ra quyết định hiểu rằng sẽ có những sai số trong quá trình dự đoán. Và do đó, bản đồ ngập lụt phải nên được cập nhật theo dữ liệu đầu vào mới nhất, cũng là để đảm bảo các quyết định tương lai là dựa trên các thông tin cập nhật mới nhất. Bản đồ có thể định dạng theo ảnh hoặc vector GIS. Tùy thuộc vào nhóm đối tượng khác nhau như chính quyền địa phương hoặc hộ gia đình, bản đồ được thể hiện mức độ chi tiết khác nhau (Hình I-A.8). Mục đích chính của bản đồ lũ lụt cho đối tượng người dân là nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyết định pháp lý (ví dụ như sử dụng đất, cách bố trí và thiết kế cụ thể cho khu đất), và tạo điều kiện cho người dân có sự chuẩn bị và phản ứng thích hợp trước lũ (FLOODsite 2008). Hình I-A.8: Các bản đồ ngập lụt khác nhau cho các đối tượng sử dụng khác nhau (Bộ môi trường Baden-Württemberg) Cho toàn cộng đồng Cho các cơ quan chức năng địa phương Cho các sở chuyên ngành GHI CHÚ: Nhà trú ẩn Tình trạng Đã được đề xuất Trong tương lai Khu vực ngập Vùng ngập lũ 100 năm Đồn cảnh sát khu vực Hình I-A.7: Bản đồ ngập lụt của Philadelphia, có thể hiện vị trí nhà trú lũ (TP. Philadelphia)
  • 20. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu20 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi để tự nhiên hóa sông ngoài, bao gồm: (1) Loại bỏ vật cản: các chướng ngại vật chẳng hạn như chất thải rắn, cây đổ, đập dâng nước và công trình đường thủy không cần thiết, cần được loại bỏ, để để nâng cao năng lực và duy trì lũ duy trì vận tốc dòng chảy ban đầu. Loại bỏ phù sa lắng đọng, đào và mở rộng kênh là giải pháp được xem như một phương sách cuối cùng và nên giới hạn tối thiểu do sự tác động to lớn của các giải pháp này đến môi trường tự nhiên của con sông. (2) Lấy lại đường cong tự nhiên của các con sông: trong quá trình đô thị hóa, các con sông và rạch thường bị nắn thẳng và bị kè hóa. Uốn khúc dòng sông trở về đường cong tự nhiên của nó là để nâng cao năng lực lưu trữ nước của vùng đồng bằng sông và hạn chế chiều cao lũ. 02 Tự nhiên hóa sông ngòi và kênh rạch Các con sông và kênh trong TP. HCM thường xuyên bị thu hẹp và xâm chiếm bởi nhà cửa và chất thải rắn. Điều này dẫn đến sự tắc nghẽn và suy giảm khả năng chảy trong sông. Ngoài ra, các bờ kè tại TP. HCM thường được lát bằng vật liệu kín mặt như đá và bê tông. Các kè kín sẽ phần nào làm giảm khả năng thấm nước, tăng vận tốc chảy hạ nguồn và do đó, tăng lũ lụt hạ nguồn. Tự nhiên hóa sông ngoài và kênh rạch là để trả con sông trở lại trạng thái ban đầu của nó, từ đó, nó sẽ khuyến khích quá trình thẩm thấu, tăng khả năng trữ nước, và không gian cho nước lũ. Nó còn giúp làm giảm xói lở bờ kè và nâng cao môi trường tự nhiên hoang dã dọc theo con sông. Có bốn chiến lược chính Hình I-A.9: Các giải pháp tự nhiên hoá sông ngòi và kênh rạch Tạo Không gian cho Nước lũ 1 2 3 4 1. Loại bỏ vật cản 2. Lấy lại đường cong tự nhiên của các con sông 3. Tái kết nối sông với vùng đồng bằng ngập nước 4. Tự nhiên hóa kè sông
  • 21. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 21 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi Hình I-A.11: Lùi lại vị trí đê giúp mở rộng vùng ngập nước và tăng sức chứa nước hơn làm đê ngay sát dọc theo sông (Phỏng theo MRC 2007) (3) Tái kết nối sông với vùng đồng bằng ngập nước: nước lũ chảy qua vùng lũ thường bị chững lại do kè hoặc điền đất đai và nhà cửa và dẫn đến suy giảm khả năng lưu trữ. Tái kết nối sông với vùng đồng bằng ngập nước có thể được đạt được thông qua: hạ thấp bờ sông, hạ thấp chiều cao kè, dời lui đê, điều (Hình I-A.11), và kết nối lại các kênh nối. (4) Tự nhiên hóa kè sông: chỉ có các bờ sông dễ bị sập nên được kè hóa, các bờ sông ít bị tổn thương nên được để tự nhiên. Vật liệu thiết kế kè nên là vật liệu kết hợp với các tính năng tự nhiên, chẳng hạn rọ đá có trồng cây hoặc bê tông có lỗ, thay vì lát bằng bê tông kín liền mặt (Hình I-A.12). Các biện pháp này giúp bảo vệ đê khỏi bị xói mòn, tăng Hình I-A.12: Tự nhiên hoá kè sông 1. Kè sông với bề mặt bê-tông kín mặt (không khuyến khích) 2. Kè sông với bê tông có lỗ 3. Kè sông với các túi đá có trồng cây 4. Kè sông với các túi đá có trồng cây và khoảng lùi Hình I-A.10: Các ví dụ về thiết kế kè sông theo cách tự nhiên Trái: Kè bằng cọc gổ Phải: Kè bằng các túi đá có trồng cây (Phỏng theo PUB 2011) cường sự thẩm thấu của nước lũ và làm chậm tốc độ dòng chảy. Ngoài ra, các phù sa tích đọng trong vật liệu lát kè sẽ được thường xuyên cung cấp cho thực vật phát triển, và khuyến khích môi trường sống của động vật hoang dã và tăng tính thẩm mỹ của các con sông và kênh rạch. 1 2 3 4 mực nước cao mực nước thấp TRƯỚCSAU mực nước cao mực nước thấp
  • 22. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu22 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 03 Bảo tồn vùng đồng bằng ngập nước Vùng đồng bằng ngập nước là một khu vực bằng phẳng liền kề các con sông, suối và thường xuyên bị ngập lụt, ví dụ như bị ngập bởi lũ chu kì 10 hay 20 năm. Vùng đồng bằng ngập nước tự nhiên cung cấp không gian cho sông suối để mở rộng trong quá trình lũ và làm giảm đỉnh lũ. Do đó, vùng đồng bằng ngập nước góp phần kiểm soát và giảm rủi ro ngập lụt ở hạ lưu một cách tự nhiên. Ngoài ra, vùng đồng bằng ngập nước cũng giúp làm giảm ô nhiễm do nước mặt và cung cấp môi trường sống cho cả hệ thực vật và động vật (Sipes 2010). Vùng đồng bằng ngập nước phải nên được quy hoạch kĩ lưỡng để nâng cao hiệu quả cao đất sử dụng. Việc bị ngập Hình I-A.13: Phân khu chức năng vùng đồng bằng ngập nước theo chu kì ở đồng bằng ngập nước là chìa khóa để duy trì các hệ sinh thái quan trọng, bao gồm cả rừng ven sông và vùng đầm lầy. Chức năng thủy văn của đồng bằng ngập nước có thể được đảm bảo bằng cách hạn chế phát triển, hoặc khuyến khích sử dụng đất “thân thiện với lũ” như đất nông nghiệp, sân chơi, đất thể dục thể thao, hoặc khu ở đáp ứng với lũ (DCLG 2006). Đồng bằng ngập lũ, do đó, có thể được phân loại thành 2 khu vực khác nhau (Hình I-A.13) • Khu cấm xây dựng: là vùng đất ven sông, nơi thường xuyên bị ảnh hưởng nặng bởi thủy triều và lũ đầu nguồn. Trong khu cấm xây dựng, tất cả các cấu trúc xây dựng sẽ bị hạn chế. • Vùng đệm: nơi bị ảnh hưởng lũ lụt Khu cấm xây dựng Vùng đệm Vùng an toàn với lũ Vùng đồng bằng ngập nước
  • 23. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 23 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi định kì và theo mùa, thích hợp sử dụng đất cho nông nghiệp, sân chơi, cơ sở hạ tầng không quan trọng, và khu dân cư và cơ sở hạ tầng đáp ứng với lũ. Trong khu vực TP. HCM, đồng bằng ngập lũ đang dưới nguy cơ bị san lấp và chiếm đóng bởi các công trình xây dựng do đô thị hóa và nhu cầu cao về nhà ở. Bảng I-A.3: Phân loại theo sử dụng đất theo tính nhạy cảm với tổn thương do lũ Phát triển tương thích với nước • Công trình kiểm soát và chống lũ lụt • Công trình dẫn nước, xử lý nước thải, và trạm bơm • Bến cảng, bến du thuyền, và công trình của ngành đánh bắt cá • Không gian mở, thể thao ngoài trời, vui chơi giải trí liên quan đến nước • Khu bảo tồn thiên nhiên Ít nhạy cảm • Cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê, văn phòng • Kho bãi và cơ sở phân phối • Đất đai và nhà sử dụng cho nông lâm nghiệp. • Nhà máy xử lý nước (với đầy đủ các biện pháp kiểm soát ô nhiễm) Trung bình • Bệnh viện, cơ sở giáo dục. • Trạm y tế khu dân cư, nhà cho trẻ em, nhà dịch vụ xã hội, nhà tù, nhà ở, ký túc xá và khách sạn. • Bãi rác và các cơ sở quản lý chất thải • Các khu đất phục vụ kỳ nghỉ lễ và các sự kiện Rất nhạy cảm • Trạm cảnh sát, trạm cứu thương, trạm cứu hỏa, điểm di tán khẩn cấp • Công trình viễn thông • Nhà có tầng hầm • Các cơ sở có các chất độc hại dễ Nhạy cảm nhất • Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thiết yếu (bao gồm cả các tuyến đường sơ tán hàng loạt) • Cơ sở hạ tầng chiến lược, bao gồm trạm điện và lưới điện và trạm biến áp chính (Phỏng theo DCLG 2006) Đất trong vùng đồng bằng ngập nước bị giảm năng lực trữ lũ và do đó tạo ra các khu lũ lụt mới. Việc bảo vệ đồng bằng ngập lũ, tái kết nối vùng ngập với mạng lưới sông ngoài, thiết lập tiêu chuẩn sử dụng đất, cũng như tăng cường các quy định sử dụng đất và kiểm soát đô thị trong khu vực đồng bằng ngập lũ là hết sức cần thiết. Hình I-A.14 : Vùng đồng bằng ngập nước trước vào sau khi bị xâm chiếm bởi nhà và hạ tầng, dẫn đến sự gia tăng của mực nước lũ. TRƯỚC SAU
  • 24. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu24 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 04 Mạng lưới hồ điều tiết phân cấp Thông thường, do không đủ khả năng trữ nước trong sông và kênh rạch, mực nước lũ sẽ được tăng lên nhanh chóng và dẫn đến ngập lụt. Khi áp dụng một mạng lưới hồ điều tiết phân cấp trong đô thị, nước lũ sẽ được chuyển từ các con sông và kênh vào các hồ điều tiết, và từ từ được lọc và chảy trở lại ra mạng lưới thoát nước khi cơn lũ đã qua đi, hoặc ra sông khi sông có lại năng lực trữ nước (Hình I-A.15). Ngoài ra, trong trận mưa, khi mà hệ thống cống thoát nước bị quá tải, nước chảy bề mặt có thể được trữ trong các hồ điều tiết này và thoát ra lại hệ thống thoát nước đô thị một khi hệ thống thoát nước đã có thể tiếp nhận thêm lượng chảy. Mạng lưới hồ điều tiết phân cấp trong các lưu vực khác nhau trong thành phố sẽ đóng vai trò hiệu quả trong việc giảm ngập lụt cả ngập từ sông và ngập do mưa. Khu vực chưa được xây dựng tại ngoại vi TP. HCM có tiềm năng được sử dụng cho các hồ điều tiết phân cấp, và do đó cần được bảo tồn. Hình I-A.15: Trước và sau khi áp dụng mạng lưới hồ điều tiết phân cấp trong cơn mưa và triều dâng Hồ điều tiết phân cấp Nước lũ bị dâng nhanh Nước lũ được thoát từ từ ra sông Mưa lớn Mưa lớn Triều dâng TRƯỚC SAUSAU TRƯỚC GHI CHÚ ẢNH:RonaldEckert/DeUrbanisten Triều dâng
  • 25. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 25 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi Bảng I-A.5: Phân loại Hồ điều tiết tạm thời Loại Mô tả và lưu ý Độ sâu và dung tích tối đa Bãi đỗ xe Độ sâu của nước bị hạn chế do nguy cơ nước làm hư xe, đường đi bộ và các công trình liên quan. 0.2 m 200 l/m² Đường nhỏ Đường có tốc độ giới hạn dưới 50 km/h, nơi độ sâu của nước có thể được kiểm soát tùy theo thiết kế 0.1 m 100 l/m² Khu vực giải trí Bề mặt cứng được sử dụng cho sân bóng rổ, bóng đá mini và sân quần vợt 0.5 - 1.0 m 500 - 1.000 l/m² Sân trường Cẩn thận trong thiết kế để đảm bảo sự an toàn cho trẻ em. 0.3 m 300 l/m² Sân chơi Có thể nằm thấp hơn mặt đất của khu vực lân cận, và chiếm một khu vực rộng lớn, có thể cung cấp dung tích lớn. 0.5 - 1.0 m 500-1.000 l/m² Công viên Cần cẩn thận để tách nước lũ riêng biệt và kiểm soát để ngăn chặn lũ ở hạ lưu 0.5 m - 1.0 m 500-1.000 l/m² Khu công nghiệp Nên cẩn thận vì một số khu vực có thể tạo ra ô nhiễm nước mặt. 0.5 m 500 l/m² (Phỏng theo Balmforth, Digman, Butler & Schaffer 2006) Bảng I-A.4: Các bước để thiết lập Hồ điều tiết tạm thời 1. Xác định vị trí thích hợp cho lưu vực đô thị 2. Xác định độ sâu tối đa của nước lũ 3. Ước tính lượng nước tối đa có thể lưu trữ và xây dựng mô hình thủy lực 4. Chỉ định lối thoát nước 5. Xem xét các vấn đề sức khỏe và an toàn (Phỏng theo Jha, Bloch & Lamond 2012) Hình I-A.16: Sân chơi hoạt sân thể thao có thể phụ vục như khu đa chức năng: với mục đích giải trí và lưu trữ nước tạm thời trong thời gian lũ lụt. 05 Hồ điều tiết tạm thời trong khu vực đô thị Tùy thuộc vào nguồn tài nguyên đất, hồ điều tiết có thể áp dụng theo các kích cỡ khác nhau. Trong khu vực đô thị đông đúc, hồ điều tiết có thể được thiết lập bằng cách tận dụng các công trình có chức năng khác. Chúng được gọi tên là hồ điều tiết tạm thời. Bảng I-A.4 và I-A.5 gồm các yếu tố chính để xác định địa điểm phù hợp cho việc xây dựng hồ điều tiết tạm thời và dung tích trữ nước tùy theo. Một số yêu cầu cơ bản cho việc chọn vị trí này là: • Công trình sẽ luôn luôn ở trên mặt đất • Công trình dành cho việc trữ nước sẽ có một mục đích sử dụng khác bên cạnh • Chức năng sử dụng khác này sẽ không nhất thiết hoạt động thường xuyên và có thể bị ngắt đoạn trong thời gian trữ lũ (Balmforth, Digman, Butler & Schaffer 2006).
  • 26. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu26 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 06 Hình thái đô thị cao tầng và nén Hình thái đô thị cao tầng và nén là không chỉ giúp đáp ứng không gian cho một dân số ngày càng tăng, mà còn phục vụ như một biện pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên. Hình thái đô thị cao tầng và nén làm giảm dấu chân đô thị và do đó, làm giảm sự ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. Điều này giúp bảo vệ mặt nước, đất đầm lầy, không gian xanh, và bảo vệ khả năng trữ nước tự nhiên và do đó làm giảm nguy cơ lũ lụt. Hình thái đô thị cao tầng và nén được khuyến khích cho sự phát triển đô thị của TP. HCM. Đối với các khu đô thị hiện hữu, nên khuyến khích tăng mật độ nơi cơ sở hạ tầng còn đủ đáp ứng. Mật độ xây dựng của toà nhà có thể được giảm bằng cách thỏa hiệp phù hợp giữa: không gian xây dựng và không gian không xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng và chiều cao xây dựng. Để khuyến khích hình thái đô thị nén và bảo tồn không gian mở, các ví dụ về biện pháp kiểm soát đô thị được liệt kê dưới đây: • Thiết lập các tiêu chuẩn để duy trì không gian mở và gia tăng mật độ xây dựng • Khuyến khích hình thức sử dụng đất hỗn hợp • Tập trung khu làm việc và khu giao thông trọng điểm tại một khu vực. • Cân bằng mật độ xây dựng với các ưu đãi trong xây dựng và đầu tư • Nâng cao nhận thức về lợi ích bảo quản môi trường của hình thái đô thị này Hình I-A.18: Đô thị TP. HCMC nên phát triển theo dạng nén để giữ lại các vùng đất trũng và còn trống (Storch & Downes 2012) Ưu điểm • Bảo tồn không gian mở để trữ và thẩm thấu nước • Bảo vệ mạng nước tự nhiên • Giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng thoát nước • Nâng cao hiệu quả của nguồn cung cấp và xử lý nước Nhược điểm • Yêu cầu quy hoạch và kiểm soát đô thị mạnh mẽ để hạn chế phát triển đô thị tràn lan • Nhà ở cao tầng khác biệt so với cấu trúc nhà ở đơn lẻ truyền thống tại Việt Nam Hình I-A.17: Cùng một diện tích khu đất và tổng diện tích sàn, nhưng khác tỉ lệ không gian mở, và mật độ xây dựng Mật độ 80% Mật độ 50% Mật độ 30% Khu vực không xây dựng dưới 1.5m AMSL 1.0m - ≤1.5m 0.5m - ≤1.0m ≤ 0.5m khu không xây dựng trên 1.5m AMSL Khu xây dựng khác Khu xây dựng trên 1.5m AMSL Khu xây dựng dưới 1.5 m AMSL 1.0m - ≤1.5m 0.5m - ≤1.0m ≤ 0.5m ẢNH:HaffenCityHamburgGmbh
  • 27. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 27 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 07 Cấu trúc bảo vệ tại mặt tiền sông Mặt tiền sông tại khu vực đô thị hoá và khu vực quan trọng cần được bảo vệ khỏi lũ lụt nhưng cũng cần phải được sử dụng cho các tiện ích công cộng. Cấu trúc bảo vệ mặt tiền sông có thể được phân thành hai danh mục khác nhau: • Cấu trúc bảo vệ khô: công trình phòng thủ cố định và vĩnh viễn như đê, đập. Chúng được thiết kế để ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước lũ vào các khu vực đô thị. • Cấu trúc bảo vệ ướt: công trình “mềm hơn” như công viên, vùng đầm lầy, hoặc sân chơi cho phép sử dụng đất bờ sông để chứa nước lũ, thay vì ngăn cách lũ. Nước lũ, do đó, sẽ được giữ lại và từ từ thoát ra. Ngoài Loại Ưu điểm Nhược điểm Cấu trúc bảo vệ khô • Đê • Đập • Túi cát • Cổng chống lũ • Chống hoàn toàn nước lũ xâm nhập khu đô thị • Tận dụng đất cho công trình và hạ tầng • Chi phí đầu tư cao • Đòi hỏi công trình xây dựng đồ sộ và bảo dưỡng nghiêm ngặt • Có thể làm tăng lũ ở hạ nguồn Cấu trúc bảo vệ ướt • Đường • Quảng trường • Công viên • Sân chới • Vùng đầm lầy • Hồ ao • Chi phí xây dựng có thể thấp hơn • Mặt tiền bờ sông có thể tiếp cận • Tận dụng không gian bằng các tích hợp • Có thể tăng tính thấm mỹ cho khu vực • Chỉ có một số chức năng đô thị có thể áp dụng được Công trình và cấu trúc bảo vệ Hình I-A.19: Terrasses tại mặt tiền bờ sông (Phỏng theo KCA Architects) ra, khu vực bờ sông vẫn có thể được sử dụng như là không gian công cộng tiếp cận, bằng cách tạo ra các hoạt động dựa trên thời gian lũ lụt. Trong hầu hết các trường hợp, các cấu trúc bảo vệ ướt cũng có thể nâng cao tính thẩm mỹ bằng cách sử dụng nước như một yếu tố thiết kế cảnh quan. Cấu trúc lũ bảo vệ khô thường tốn kém và đòi hỏi phải xây dựng công trình tốn kém và công tác bảo trì chặt chẽ. Chúng có hiệu quả nhất được sử dụng trong các khu vực có lũ lụt nghiêm trọng thường xuyên, nơi có nhiều công trình quan trọng, và nơi mà không thể đủ thời gian cảnh báo lũ lụt (MRC 2009). Cấu trúc phòng chống lũ lụt ướt được sử dụng khi bảo vệ khô lũ không cần thiết hoặc quá tốn kém. Vùng nước lên xuống Mức triều cực đại Mức lũ 100 năm Tầng cư trú Vùng nước lên xuống Mức triều cực đại Mức lũ 100 năm Tầng cư trú
  • 28. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu28 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 08 Cấu trúc bảo vệ nhà cửa Các tòa nhà và công trình liên quan có thể bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi lũ lụt theo nhiều cách khác nhau. Ảnh hưởng trực tiếp là những thiệt hại vật chất gây ra cho các tòa nhà và công trình liên quan. Ảnh hưởng gián tiếp là ảnh hưởng đến các hoạt động công nghiệp hoặc kinh doanh. Một thiết kế xây dựng cẩn thận có thể giúp giảm sự tổn thương của các tòa nhà do lũ lụt. Điều này đặc biệt quan trọng cho các công trình hiện hữu trong vùng lũ lụt và không thể di dời. Tương tự như các chiến lược bảo vệ mặt tiền sông, có chiến lược phòng chống lũ lụt cho các tòa có thể được phân loại như sau: • Chống lũ ướt: Giúp giảm bớt sự nguy hiểm của lũ bằng cách cho nước Bảng I-A.6: Các giải pháp công trình chống lũ cho toà nhà Loại Mô tả Ưu điểm Nhược điểm Chống lũ ướt • Vật liệu chống thấm trên sàn nhà và cả hai bức tường bên ngoài và bên trong • Lắp ven thông lũ • Nâng cao vị trí đặt của thiết bị dễ bị hư hại và có sử dụng điện • Tầng trệt hoặc kho lửng được sử dụng với chức năng tạm thời ít tốn kém Giảm tốc độ lũ Giảm thiệt hại lũ lụt cho các tòa nhà Đòi hỏi đủ thời gian cảnh báo để chuẩn bị Khu vực sinh hoạt bị hạn chế rủi ro ô nhiễm Có thể cần thiết phải dọn dẹp sau khi lũ Chống lũ khô • Cửa ngăn lũ tạm thời • Vật liệu chống thấm chỉ ở bức tường bên ngoài • Nâng cao cửa sổ • Lắp đặt van chảy ngược Ít tốn kém Giữ sạch sẽ cho không gian bên trong Giảm tác động của lũ lên thể chất và tinh thần của người cư trú Không làm giảm tốc độ lũ lụt và khả năng thiệt hại cho các khu dân cư xung quanh Tránh lũ hoàn toàn • Nâng cao tầng trệt • Nhà sàn • Nâng cao đất • Di dời nhà Làm giảm đáng kể rủi ro của lũ lụt lên các tòa nhà Giảm tác động của lũ lên thể chất và tinh thần của người cư trú Tốn kém, đặc biệt là khi áp dụng cho các tòa nhà hiện hữu Nâng cao đất đòi hỏi phải đánh giá môi trường để đảm bảo khu dân cư xung quanh không bị tăng nguy cơ ngập lụt (Phỏng theo CLG 2007) Hình I-A.20: Cửa ngăn lũ Bậc cửa Tấm che kim loại Tấm che kim loại có chiều cao có thể điều chỉnh được
  • 29. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 29 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi lũ vào tòa nhà • Chống lũ khô: Tìm cách ngăn không cho nước xâm nhập vào tòa nhà để giảm thiệt hại bên trong công trình, các đồ đạc phụ kiện và tài sản, và để giảm tác động lên người cư trú. • Tránh lũ hoàn toàn: Nhằm mục đích tránh nước lũ hoàn toàn bằng cách nâng cao các tòa nhà lên trên mực nước lũ, hoặc cho các tòa nhà dâng lên cùng với nước lũ. Sự lựa chọn giải pháp chống lũ phù hợp cho một tòa nhà phụ thuộc vào: • Nguồn lũ • Độ sâu của nước lũ • Thời gian lũ và chu kì • Điều kiện môi trường hiện tại, ví dụ khí hậu, điều kiện đất đai, hoặc nguy cơ ô nhiễm Bảng I-A.7: Vật liệu chống thấm • Bê tông, khối bê tông, gạch lát • Gạch men • Đá, hoặc đá viên (với vữa chống thấm nước) • Kết nối bằng thép không rỉ • Cửa và khung cửa sổ kim loại • Mastic, silicone hoặc bằng polyure- thane • Keo chịu nước (Phỏng theo FEMA 2008b) Hình I-A.22: Giải pháp chống lũ khô và chống lũ ướt Hình I-A.21: Nhà có kho chứa lũ và chi tiết của nó (Phỏng theo FEMA 2008a). • Tình trạng ngôi nhà hiện hữu • Năng lực tài chính Đối với các cộng đồng thu nhập thấp, sống trong khu vực nguy cơ lũ lụt cao, nên sử dụng giải pháp công trình kể trên kết hợp với giải pháp phi công trình như cho vay lãi suất thấp, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm, huấn luyện sơ tán và huấn luyện tự xây dựng công trình chống lũ. 1. Tường và sàn nhà chống ướt 2. Đặt cao các thiết bị điện tử và đường dây điện 3. Mở cửa cho nước vào và thoát đi 1. Tường ngoài chống ướt 2. Cửa ngăn lũ 3. Cửa sở nâng cao Mức nước bên trong và bên ngoài bằng nhau Mức nước bên trong thấp hơn, kết cấu chắc hơn cần áp dụng Tầng sử dụng CHỐNG LŨ ƯỚT (Trên) CHỐNG LŨ KHÔ (Phải) Tầng sử dụng
  • 30. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu30 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 01 Chương trình NướcABC & Công viên Bishan, Singapore Trong năm 2006, cơ quan quản lý nước của Singapore, Sở Quản lý công trình tiện ích công cộng (PUB) đã khởi xướng chương trình Nguồn nước Sôi động, Thẩm mỹ và Sạch sẽ (Active, Beautiful and Clean Waters (ABC Waters)), nhằm mục đích chuyển đổi mạng lưới kênh rạch chức năng, cống rãnh, và các hồ chứa của Singapore thành các vào dòng sông, hồ sống động và có chức năng giảm thiểu ngập lụt. Singapore là một nhà quốc đảo, nằm gần đường xích đạo và do đó nhận được lượng mưa phong phú (3,550 mm mỗi năm), tuy nhiên lại thiếu nước sạch tự nhiên. Từ những năm 1970, tình trạng này buộc thành phố xem xét lại hệ thống nước và áp dụng một cách tiếp cận toàn diện và chiến lược để quản lý nước sớm hơn nhiều so với các thành Vị trí Singapore Lượng mưa 3,550 mm hàng năm Cường độ mưa 319 l/s/ha Diện tích 14,000 ha (toàn khu) 63 ha (Công viên Bishan) Hệ thống sông ngòi 7,000 km (toàn khu) 3,000 m (Công viên Bishan) Chủ đầu tư Sở Quản lý công trình tiện ích công cộng và công viên quốc gia Singapore Nhà thiết kế Atelier Dreiseitl Thi công 2006-2008 2009-2010 Giải pháp áp dụng Tái tạo tự nhiên cho lưu vực sông, Hồ điều tiết phân cấp, Làm sạch sinh học, Đa chức năng. Hình I-A.24: Lưu vực trung tâm của Singapore và vị trí công viên Bishan (Atelier Dreiseitl 2009) Hình I-A.23: Mô hình hồ điều tiết phân cấp của Singapore (Atelier Dreiseitl 2009) Các dự án điển hình Bishan Park ẢNH:RonaldEckert
  • 31. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 31 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi phố khác. Quy hoạch lưu vực nước tổng thể toàn thành phố của Singapore nhằm mục đích quản lý nước mưa và nước nói chung tại địa phương thông qua một hệ thống thoát nước đô thị tích hợp và phân cấp. Một mạng lưới các biện pháp tại địa phương ngăn chặn tải nước cao và làm giảm áp lực trên các con sông trong các sự kiện mưa bão cao điểm. Nước mưa được thu bởi một mạng lưới toàn diện của cống rãnh, kênh rạch, sông ngòi, hồ ao, trước khi được chuyển đến các hồ chứa nước ngọt để lưu trữ. Điều này góp phần vào mục tiêu của việc sử dụng 2.400 mm nước mưa hàng năm để cung cấp nước ngọt (PUB 2011). Các hoạt động tự nhiên hóa cho kênh rạch từng bị kè hóa bằng bê-tông trong công viên Bishan, một trong những dự án thí điểm của chương trình ABC Waters, nhằm mục đích đáp ứng những thách thức hiện tại và tương lai như thiếu nước ngọt, dân số ngày càng gia tăng, ô nhiễm nguồn nước, cũng như tăng lượng mưa và mực nước biển do biến đổi khí hậu. Với một cách tiếp cận hoàn toàn mới, công viên Bishan kết hợp các giải pháp kỹ thuật với thiết kế cảnh quan chất lượng cao, và quản lý nước mưa tại địa phương bằng cách thẩm thấu, thu gom, bay hơi và làm sạch sinh học, cũng như tích hợp các tiềm năng của việc thay đổi mực nước trong thiết kế. Các biện pháp hỗ trợ khác như làm sạch và giảm nước chảy tràn có thể được tiếp tục được thông qua các giải pháp như mái nhà và mặt tiền xanh, vườn mưa, tái sử dụng nước, môi trường sinh thái sạch và lọc rác trong các khu dân cư liền kề (Dreiseitl & Grau 2009). Đánh dấu mức lũ và hệ thống cảnh báo cũng đã được cài đặt để cảnh báo cộng đồng trong trường hợp mực nước gia tăng đột ngột. Hình I-A.25: Sông Kallang trong công viên Bishan trước và sau khi tái tạo cảnh quan tự nhiên (lúc mực nước thấp và cao) (Atelier Dreiseitl 2009) Hình I-A.26: Thiết kế cảnh quan cho công viên Bishan (Atelier Dreiseitl 2009) Làm sạch sinh học: đầm lầy nhân tạo, giúp làm sạch nước mà không dùng hoá chất.Nước sạch sau đó được chuyển vô sân chơi nước Sông Kallang: trước đây bị kè hoá bằng xi-măng, giờ đã được tự nhiên hoá, được tái tạo đường cong và cho nước chảy qua Sân chơi nước: mực nước thấp, sân chơi cho trẻ em Đồi tái sử dụng: Các tảng xi- măng dùng để kè hoá sông nay được sắp xếp lại thành một sắp đặt mang tính thẩm mĩ cao TRƯỚC SAU - KHI NUỚC THẤP SAU - KHI NƯỚC DÂNG
  • 32. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu32 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi nước qua nhiều chức năng, chẳng hạn như chức năng đô thị chọn lọc, giải trí, sản xuất năng lượng tái tạo, sản xuất lương thực địa phương, lưu trữ nước, giảm lũ lụt. Dự án Hackbridge nằm ở London Borough vùng Sutton, đông nam nước Anh, trên lưu vực thượng nguồn của sông Wandle. Sutton dự kiến sẽ tăng 40% số nhà ở theo kế hoạch của Borough. Tuy nhiên, 5% diện tích đất của Sutton có nguy cơ lũ lụt từ sông ở mức trung bình, và thêm 5% diện tích đất nằm trong vùng có nguy cơ lũ lụt cao hoặc vùng chức năng ngập. Vì vậy, 02 Sống chung với lũ, Dự án LifE, Vương quốc Anh Dự án LifE (Sáng Kiến Dài Hạn Cho Các Khu Vực Có Nguy Cơ Lũ Lụt) được dẫn dắt bởi Công ty kiến trúc BACA và Hội nghiên cứu công trình kiến trúc Vương quốc Anh. Từ năm 2005, dự án đã được thúc đẩy tìm kiếm các giải pháp bền vững cho thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là rủi ro lũ lụt, cho ngành công nghiệp xây dựng. Dự án LifE tập trung theo hướng tiếp cận không phòng chống đối với nguy cơ lũ lụt, gọi là “Sống chung với lũ”. Ý tưởng này không nhằm mục đích ngăn nước lũ vào khu vực, nhưng nhằm thiết kế khu đô thị mới theo cách cho phép nước lũ và nước mưa di chuyển trên hoặc xung quanh các khu đất một cách có kiểm soát, và xác định trước. Dự án tập trung đầu tiên vào ba dự án thí điểm trong ba lưu vực khác nhau: Hackbridge ở lưu vực thượng nguồn, Peterborough ở lưu vực giữa và Lit- tlehampton ở lưu vực thấp hơn. Tất cả ba khu đất thí điểm này đều có nguy cơ ngập lụt trong tương lai. Trong các trường hợp nghiên cứu, quy hoạch tổng thể ven sông đã được phát triển khác nhau dựa trên các nguyên tắc chung của LifE (Hình I-A.27). Quản lý ngập lụt, sau đó được tích hợp trong thiết kế khu đất. Phương pháp tiếp cận tích hợp này tìm cách sử dụng tài nguyên đất đai và Vị trí Vương quốc Anh Lượng mưa 650 mm hàng năm Diện tích 24,000 ha (tất cả các dự án thí điểm) 800 ha (cho mỗi dự án Hackbridge) Chủ đầu tư Defra Research Project, UK Nhà thiết kế BACA, Building Research Establishment, Halcrow, Fulcrum Consulting Thiết kế 2009 Thi công Đang thi công Giải pháp áp dụng Tái tạo vùng ngập, phân khu vùng ngập, Tái tự nhiên sông, Đa chức năng Hình I-A.27: Nguyên tắc chung của dự án LifE cho quản lý ngập tại các lưu vực khác nhau (BACA Architects 2009) Thượng lưu: Làm nước mưa chậm lại Trung lưu: Cho nước sông chảy qua Hạ lưu: Cho nước triều chảy qua ẢNH:BACAArchitects
  • 33. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 33 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi Hình I-A.28: Phối cảnh của dự án Hackbridge và khu „Làng Blue“ (trong vùng chấm xanh), nơi nước lũ được chưá (BACA Architects 2009). Vườn • Không gian tiện ích cộng đồng • Thu hoạch và xử lý nước mưa và nước chảy bề mặt từ các khu căn hộ Chảy tràn ra sông Đường dẫn Cho phép nước lũ chảy tràn vào các khu cây xanh đa chức năng Cối xay gió • Tạo ra điện • Trung tâm cho du khách Nước lũ từ sông được chảy vào vùng đầm lầy qua hệ thống mương Làng Green • Khu không gian công cộng mở • Nơi giải trí bình dân • Nơi chơi thể thao • Chỗ chửa giảm lũ Thực phẩm sạch địa phương Vườn chung hay vườn phong lan Thiết bị kiểm soát chảy tràn Làng trung tâm • Lối vào chung cho xe cộ, người đi bộ, người đi xe đạp • Không gian đa chức năng cho đỗ xe, khu mua sắm và điểm tập kết • Khu thể thao đất nền cứng, có chức năng chứa nước lũ Làng Blue • Hồ khô và đầm lầy cung cấp môi trường sống cho sinh thực vật • Lối đi kết nối các khu tiện ích và khu trường học • Sử dụng các yếu tố thiết kế mềm, bằng các cây thực vật địa phượng Tạo không gian cho nước lũ • Các hành lang cảnh quan cung cấp đường đi bộ và đạp xe • Thực vật sống được trong môi trường đầm lầy Trường học Nhà Sân chơi trẻ em Nhà Nhà River Hình I-A.29: Thiết kế chi tiết của dự án Hackbridge, cho thấy nhiều không gian tiện ích công cộng được kết hợp với chức năng chứa lũ (BACA Architects2009) đây là một địa điểm lý tưởng cho một dự án thí điểm nhằm giảm nhẹ rủi ro lũ lụt trong lưu vực thượng nguồn. Một không gian công cộng ở trung tâm, gọi là “Làng xanh Blue và Green” được thiết kế như một không gian mở để chứa lũ nước trong thời gian lũ lụt. Khi lũ lụt đã qua đi, nước được dẫn trở lại sông, và không gian lại được sử dụng như một sân chơi cộng đồng và cơ sở thể dục thể thao. Cùng với làng Blue và Green, cũng có các khu chức năng xây dựng trong sân vườn, có chức năng thu gom nước mưa từ nhà ở, để lưu trữ và cho thấm vào đất. Trên toàn khu đất, một Nhà chống lũ khô Tự nhiên hoá bờ sông Bảng năng lượng mặt trời mạng lưới mương có trồng cỏ được sử dụng để vận chuyển nước tràn từ sông vào vùng ngập chức năng trong làng Blue. Thiết kế đô thị cũng cho phép có bề mặt mở và thấm tối đa. Các tòa nhà nằm gần sông có thiết kế chống lũ khô. Mái nhà năng lượng mặt trời được sử dụng để tạo ra điện trong thời gian lũ lụt.
  • 34. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu34 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi 03 Dự án lập bản đồ Nguy cơ lũ lụt, Nhật Bản Như là một phản ứng với thiệt hại nặng nề từ cơn bão “Tokage” trong năm 2003, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản (MLIT) bắt đầu “Dự án kiểm soát lũ lụt khẩn cấp 2004-2014” với tổng kinh phí là 90 tỷ Yên. Từ năm 2004 đến năm 2005, các biện pháp công trình, chẳng hạn như phục hồi các điểm nứt trong kè và nâng cao con đê đã được tiến hành. Sau đó, dự án chuyển sang biện pháp phi công trình, quan trọng nhất trong số đó là dự án “Bản đồ phổ thông nguy cơ lũ lụt”. Bản đồ nguy cơ lũ lụt của mỗi thành phố đã được thành lập với quy mô thích hợp dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ lũ lụt sơ bộ cho mỗi thành phố cụ thể. Các bản đồ bao gồm các kịch bản lũ lụt sau đây: A) Xác suất thấp (1:1000, một lần trong 1000 năm) Vị trí Tokyo city, Japan Lượng mưa 2,065 mm hàng năm Diện tích 697 km2 Chủ đầu tư Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản (MLIT) Nhà thiết kế MLIT Thiết kế 2003 Thi công 2004-2014 Giải pháp áp dụng Lập bản đồ ngập lụt, truyền bá thông tin về ngập lụt Độ sâu của nước lũ Nơi trú lũ Đê Hình I-A.31: Vị trí có thể đăng thông tin ngập lụt (MLIT 2004) Hình I-A.30: Bảng chỉ dẫn (MLIT 2004) Bảng chỉ dẫn đặt trên cột đèn hay trụ điện Bảng đồ trong các quảng trường công cộng B) Xác suất trung (1:100, một lần trong 100 năm) C) Xác suất cao (1:20, một lần trong 20 năm) Các bản đồ sau đó được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau bao Bảng chỉ dẫn đặt ở bảng đường Bảng chỉ dẫn dán trên tường
  • 35. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 35 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi gồm cả người dân địa phương và chính quyền địa phương. Sau đó, các cuộc điều tra được tiến hành để đánh giá phản hồi của cư dân ở các vùng được lập bản đồ nguy cơ lũ lụt, để nâng cao chất lượng bản đồ. Bên cạnh việc thành lập bản đồ nguy cơ lũ lụt, MLIT cũng bắt đầu một chiến dịch để thiết lập các bảng thông tin thảm họa trong vùng có nguy cơ lũ lụt. Các bảng này bao gồm các thông tin khác nhau như lịch sử của hiểm họa, độ sâu nước lũ trước đây, độ sâu dự đoán của lũ, và vị trí của các nơi trú ẩn di tản tránh lũ gần nhất (Hình I-A.32). Những dấu hiệu này không chỉ giúp người dân, mà còn khách du lịch trong trường hợp phải sơ tán. Các kết quả đã được công bố trong quyển “Hướng dẫn lập bản đồ phổ thông nguy cơ lũ lụt”, như một hướng dẫn cho chính quyền thành phố và cơ quan quản lý sông ngoài. Tiếp theo thành công của dự án, ba bảng hiệu thiên tai lũ lụt “Chiều sâu nước lũ”, “Nơi trú ẩn sơ tán lũ lụt” và “Nơi có đê bảo vệ”, đã được chuẩn hóa và giới thiệu trên toàn quốc (Hình I-A.30). Hình I-A.33: Ví dụ điển hình cho bản đồ ngập lụt cho một thành phố (MLIT 2004) Hình I-A.32: Một ví dụ của bảng thông tin tại trung tâm cộng đồng khu dân cư Kinosaki (MLIT 2004) TẦNG NGẦM CHỈ DẪN VỀ CÁCH DI DỜI VÀ CÁC VIỆC CẦN LÀM nơi có khả năng bị ngập khu vực ngập với chiều sậu khác nhau Không gian ngầm Nơi trú ẩn Điểm liên lạc GHI CHÚ CÁC KÊNH THÔNG TIN ẢNH:MLITJapan
  • 36. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu36 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung Balmforth, D., Digman, C.J., Butler, D. & Schaffer, P. (2006). Defra Integrated Urban Drainage Pilots Scoping Study. Communities and Local Government (2007). Improving the Flood Performance of New Buildings. Flood Resilient Construction. Department for Communities and Local Government: London. Department of Communities and Local Government. (2006). Planning Policy Statement 25: Development and flood risk – Practice Guide. London. Retrieved from https://www.gov.uk/ government/uploads/system/uploadsv/attachment_data/file/7772/pps25guideupdate.pdf Dreiseitl H. & Grau D. (Eds) (2009). Recent Waterscapes - Planning, Building and Designing with Water. FEMA (2008a). Below Elevated Buildings in Special Flood Hazard Areas Technical Bulletin 1. National Flood Insurance Program. August 2008 FEMA (2008b). Flood Damage-Resistant Materials Requirements. Technical Bulletin 2. National Flood Insurance Program. August 2008 FLOODsite Consortium (2008). Review of Flood Hazard Mapping. Sixth Framework Programme for European Research and Technological Development (2002-2006). Jha, A.K., Bloch, R., Lamond, J. (2012). Cities and Flooding: A Guide to Integrated Urban Flood Risk Management for the 21st Century. The World Bank: Global Facility for Disaster Reduction and Recovery. Retrieved from https://www.gfdrr.org/sites/gfdrr.org/files/publication/ World_Bank_Cities_and_Flooding_Guidebook.pdf Le, V.T. & Ho, T.M.D. (2009). Monitoring Land Deformation Using Permanent Scatterer INSAR Techniques - case study : Ho Chi Minh City. Hanoi: 7th FIG Regional Conference Spatial Data Serving People: Land Governance and the Environment – Building the Capacity, 19-22. Mekong Region Commission (2007). River Awareness Kit. Retrieved from http://ns1. mrcmekong.org/RAK/html/1.12.4c_methods_rehabilitation.html. Accessed date: 20.05.2013 Mekong Region Commission (2009). Best practice guidelines for structural measures and flood proofing. The flood management and mitigation programme component 2: Structural measures and flood proofing. Retrieved from http://ns1.mrcmekong.org/download/fmmp-reports/3C_ BPG_SM_FP_21Dec09.pdf Parkison, J. and Mark, O. (2005). Urban Stormwater Management in Developing Countries. IWA Publishing: London Public Utilities Board Singapore (2011): ABC Waters Design Guidelines. Singapore. Rujner, H. (2011) Investigation of the effects of urban growth and soil sealing on the water
  • 37. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 37 I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi balance of Ho Chi Minh City, Vietnam - GIS-supported modelling utilising the software ABIMO. Diplom Thesis. Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus: Germany. Sipes, J. L. (2010). Sustainable Solutions for Water Resources : Policies, Planning, Design, and Implementation. Hoboken, N.J.: John Wiley & Son. Steering Center of Urban Flooding Control Program HCMC (2012). Biannual report on flooding mitigation in 2012. Retrieved from http://www.ttcn.hochiminhcity.gov.vn/chuong-trinh- du-an-chong-ngap/-/ext/articleview/article/64476/10182 Storch, H. and Downes, N. (Eds.) (2012) Land-use Planning Recommendations. Adaptation Strategies for a changing climate in Ho Chi Minh City. Summary for Decision-Makers. Upon request of the Planning Division, Department of Natural Resources and Environment Ho Chi Minh City, December 2012. DONRE-HCMC&BTU-Cottbus. Tran, T.V., & Ha, D.X.B. (2007). Urban land cover change through development of imperviousness in HCMC. Asian Conference on Remote Sensing (ACRS) 2007 proceeding. Retrieved from http://www.a-a-r-s.org/acrs/proceeding/ACRS2007/Papers/TS7.4.pdf Các dự án điển hình 01 Chương trình NướcABC & Công viên Bishan, Singapore Public Ultilities Board Singapore. 2008. Master Plans: Objectives of ABC Programme Retrieved from http://www.pub.gov.sg/abcwaters/abcwatermasterplan/Pages/default.aspx. Public Utilities Board Singapore (2011). ABC Waters Design Guidelines, Singapore: PUB. Retrieved from http://www.pub.gov.sg/abcwaters/ABCcertified/Documents/ABC_ Guidelines_090616.pdf Lai, C.M.L. & Vaishali, K., 2009. CASE STUDY “Active, Beautiful and Clean” waters programme in Singapore, Singapore. 02 Sống chung với lũ, Dự án LifE, Vương quốc Anh www.baca.uk.com/ 03 Dự án lập bản đồ Nguy cơ lũ lụt, Nhật Bản International flood network. (2007). Best Practice of Flood Hazard Map in Japan. Retrieved from http://www.internationalfloodnetwork.org/common/070806FHM%20Best%20Practice_ Final.pdf Ministry of Land, Infrastructure and Transport Japan. (2003). Flood hazard mapping for technology transfer. International training program on total disaster risk management. Retrieved from www.adrc.asia/publications/TDRM2003June/26hazardmap1.pdf
  • 38.
  • 40. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu40 I-B. Quản lý Nước mặt Phương pháp tiếp cận chung Mục đích chính thông thường của việc quản lý nước trong đô thị với một mức độ bề mặt không thấm cao là để thoát nước mưa càng nhanh càng tốt. Trên một quy mô nhỏ, thoát nước nhanh có thể là một giải pháp tốt, nhưng điều này thường dẫn đến việc nước chảy bề mặt được di chuyển đến một khu vực khác ở hạ lưu và gây nên vấn đề mới. Ngoài ra, cách thoát nước nhanh cũng dẫn đến làm sụt giảm tầng nước ngầm. Kết quả là, các vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn sẽ diễn ra dễ dàng hơn trong mùa khan hiếm nước, điều mà dự kiến cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn (MoTPWWM 2000). Một cách tiếp cận quản lý nước toàn diện sẽ ngăn chặn các vấn đề nảy sinh liên quan đến nước và nâng cao an toàn cho quản lý nước vùng hạ lưu. Để đạt được mục tiêu này, “Chiến lược ba bước” được đề xuất (Hình I-B.3). Chiến lược ba bước: Thẩm thấu, Lưu trữ, và Thoát nước là các chiến lược chung cho việc quản lý nước mặt ở lưu vực sông. Mục đích là giữ nước mưa càng lâu càng tốt tại lưu vực xảy ra mưa bằng cách tự nhiên hoặc các hồ chứa nhân tạo. Nước thừa chỉ được xả khi các biện pháp giữ nước đã được sử dụng hết công suất. Chương này giới thiệu các biện pháp để thực hiện một hệ thống quản lý nước mưa và nước mặt nêu trên. Những biện pháp này có thể được phân loại dựa trên ”Chiến lược ba bước” như sau (Hình I-B.3): • Thẩm thấu • Lưu trữ • Thoát nước và vận chuyển Như đã đề cập trước đó, nước sẽ được giữ càng lâu càng tốt, ngay cả trong điều kiện khô hay bình thường. Mục đích là để ngăn chặn sự suy giảm mực nước ngầm và hạn chế dòng chảy ra “ngoài địa phương”. Chiến lược “không có dòng chảy ra ngoài” đòi hỏi nỗ lực phù hợp theo từng khu vực. Các mục tiêu hành động chi tiết để ngăn ngừa sự sụt Hình I-B.2: Hệ thống thoát nước gộp phổ biến tại TP. HCM I-B. Quản lý Nước mặt Trong quá trình đô thị hóa nhanh của TP. HCM, diện tích bề mặt không thấm nước đã được tăng gấp đôi trong vòng 17 năm, 1989-2006 (Trần & Hà 2007). Điều này đã dẫn đến một sự gia tăng tương ứng đối với nước chảy bề mặt. Trong khi đó, lượng mưa trong thành phố đã tăng lên đáng kể (Hình I-B.1), chủ yếu do ảnh hưởng của hiện tượng đảo nhiệt đô thị và biến đổi khí hậu. Những sự kiện này đặt ra thách thức to lớn trong việc quản lý nước mặt. Hình I-B.1: Số lượng các sự kiện mưa lớn ở TP. HCM từ 2009 đến 2012 (SCFC 2012) 2009 2010 2011 2012 50 46 42 38 34 Sốlượngxảyra Năm
  • 41. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 41 I-B. Quản lý Nước mặt Hình I-B.3: “Chiến lược ba bước” để giảm thiểu vấn đề nước chảy bề mặt giảm tầng nước ngầm và sự nhập mặn, cũng như cải thiện chất lượng nước nên được xác định (MoTPWWM 2000). Trên thế giới, hiện có các phương pháp Quản lý nước mưa tích hợp ứng với quy mô đô thị được đặt với nhiều tên khác nhau. Khái niệm về Hệ thống thoát nước đô thị bền vững (SUDS) được phát triển tại Anh có lẽ là giải pháp được biết tên nhiều nhất (CIRIA 2007). Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khái niệm về Thiết kế đô thị nhạy cảm với nước (WSUD), có nguồn gốc ở Úc, thì phổ biến hơn. WSUD có thể được giải thích cách đơn giản nhất là sự tương tác giữa các hình thái đô thị (bao gồm cả cảnh quan đô thị) và vòng tuần hoàn nước đô thị bao gồm ba dòng nước đô thị là nước sạch, nước thải, và nước mưa. Các nguyên tắc chung của WSUD tập trung vào việc đạt được quản lý vòng tuần hoàn nước tổng hợp cho các khu vực đô thị mới và khu vực đô thị cải tạo. Mục đích của những nguyên tắc này là: • Giảm nhu cầu nước sinh hoạt thông qua việc sử dụng các thiết bị và phụ kiện nước hiệu quả, thu gom nước mưa và tái sử dụng nước thải. • Giảm thiểu lượng nước thải và xử lý nước thải phù hợp tiêu chuẩn cho việc tái sử dụng, và/hoặc thải ra mội trường nước tự nhiên. • Xử lý nước mưa và nước mặt phù hợp tiêu chuẩn cho việc tái sử dụng, và/hoặc thải ra mội trường nước tự nhiên. • Sử dụng nước mưa và nước mặt trong cảnh quan đô thị để tận dụng cho các hoạt động và tiện nghi giải trí trong đô thị (PUB 2011). Hình I-B.4: Mặt cắt điển hình của một hệ thống SUDS trong một khu vực dân cư Thẩm thấu Lưu giữ Thoát nước Thu hoạch nước mưa Bể mặt thẩm thấu Mương Đầm lầy và khu lắng động Sông ngòi
  • 42. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu42 I-B. Quản lý Nước mặt 09 Vỉa hè thẩm thấu Dòng chảy từ mặt đường và vỉa hè lát mặt có thể được giảm bằng cách thay thế bằng vật liệu lát mặt có khả năng thấm nước. Vật liệu lát mặt thấm nước cho phép nước được thẩm thấu vào lòng đất, do chúng làm bằng vật liệu xốp, hoặc do có cách lát tạo ra khoảng trống giữa các đơn vị vật liệu. Vật liệu lát mặt thấm nước có thể được áp dụng vào những chỗ ít (hoặc không có) lưu lượng giao thông (ví dụ như đường lái xe vào, khúc cua, vỉa hè, bãi đậu xe). Phần đất nền cũng cho phép lưu trữ nước mưa, thông thường bằng những khoảng trống giữa các hạt vật liệu nền. Sau khi nước thấm qua vật liệu lát mặt, nó tiếp tục từ từ thấm vào lòng đất. Ngoài ra, trong trường hợp phải bảo vệ nước ngầm khỏi ô nhiễm, phần đất nền và phần đất bên hông có thể phải được niêm phong, nước được phép thấm vào ống dẫn có lỗ, nhưng tốc độ chảy chậm hơn rất nhiều so trong một hệ thống cống thông thường (Hình I-B.5). Việc thấm nước không được khuyến khích trong khu vực đô thị có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm (Work Bank 2011). Cấu trúc điển hình của một hệ thống lát nền thấm nước bao gồm nhiều lớp (Hình I-B.6). Lớp trên cùng là lớp vật liệu lát nền thẩm thấu, có thể dày từ 10-15 cm. Trong lớp này, các hạt cát có đường kính nhỏ hơn 2 mm được loại bỏ, tạo ra một không gian trống trong vật liệu đến 18-20%. Lớp tiếp theo là một lớp hạt đá nghiền với đường kính khoảng 2 cm, tiếp theo là lớp lọc và bộ lọc bằng những vật liệu lọc kĩ như cát, sỏi. Dưới cùng là lớp trữ nước nếu cần thiết, và có thể đi kèm với ống thoát nước. Dưới lớp này sẽ phần đất tự nhiên. Trong trường hợp thẩm thấu không nên được thiết lập trong một khu vực cụ thể, một lớp không thấm nước có thể được sử dụng giữa lớp trữ nước và phần đất tự nhiên, cho phép hệ thống này hoạt động như một hồ chứa với dòng chảy thoát vào các đường ống thoát nước (Novotny et al. 2010). Có nhiều lợi ích cho việc sử dụng vật liệu lát nền thẩm thấu, lợi ích chính là Hình I-B.5: Sự kết hợp giữa các bề mặt thẩm thấu và một cống thoát nước bề mặt nối nhau bởi một ống thoát nước thẩm thấu Các giải pháp đề xuất Thẩm thấu Cho thẩm thấu Vật liệu thẩm thấu Ống thẩm thấu Cổng ra ẢNH:ChâuHuỳnh/RonaldEckert/ChâuHuỳnh
  • 43. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 43 I-B. Quản lý Nước mặt giảm lên đến 30% nước chảy bề mặt so với thông thường. Nếu vỉa hè được thiết kế phù hợp, đến một phần ba thời nước chảy bề mặt có thể được lưu trữ và sau đó thẩm thấu vào mặt đất tự nhiên. Kết quả là tầng nước ngầm được tái bổ sung nguồn nước - đây có thể coi là lợi ích quan trọng thứ hai. Những lợi ích khác là việc giảm việc xây dựng hệ thống cống thoát nước, loại bỏ các chất gây ô nhiễm của nước chảy bề mặt vào các lớp đất (Novotny et al. 2010). Khi thiết lập hệ thống vỉa hè thấm nước, lưu ý rằng mực nước ngầm tại vị trí thiết kế phải có chiều cao cao hơn 1m tới lớp nền của cấu trúc (CIRIA 2007). Do đó vỉa hè thấm nước chỉ có hiệu quả trong các khu vực có mực nước ngầm thấp ở TP. HCM. Hình I-B.6: Cấu trúc điển hình của các cách lát gạch thẩm thấu (Phỏng theo BSU Hamburg) • Cỏ • 3 - 5 cm cát hoặc or sỏi vụn • 20 - 30 cm Đất thịt • Đất nền • Cỏ • 3 - 5 cm cát hoặc sỏi vụn • 15 cm Sỏi và Đất thịt hỗn hợp • 15 - 30 cm Lớp sỏi lớn • Đất nền • Gạch lát có lỗ hoặc cỏ • 3 - 5 cm Sỏi và Đất thịt hỗn hợp • 15 - 30 cm Lớp sỏi lớn • Đất nền • Gạch lát có lỗ trồng cỏ • 3 - 5 cm Sỏi và Đất thịt hỗn hợp • 15 - 30 cm Lớp sỏi lớn • Đất nền • Vật liệu lát mặt có khả năng thấm hoặc không kín mặt • Lớp nền lót • Lớp nền thẩm thấu • Lớp nền chặt
  • 44. Thích Ứng - TP. HCM Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu44 I-B. Quản lý Nước mặt 10 Cảnh quan thẩm thấu Hầu hết các loại cảnh quan, dù là tự nhiên hay nhân tạo, có tác dụng như một miếng bọt biển để hấp thụ và lưu trữ nước mưa. Trong các điều kiện tự nhiên không có công trình xây dựng và lát bề mặt, hầu hết lượng mưa không bao giờ trở thành dòng chảy, thay vào đó là được ngấm vào đất hoặc bốc hơi. Cây, cây bụi, cỏ, bề mặt các chất hữu cơ, và tất cả các loại đất đóng một vai trò trong cảnh quan hấp thụ này. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng một số lượng đáng kể nước mưa được hấp thụ bởi các tán cây (tức là, chưa chạm đến mặt đất). Cây có chức năng giữ nước mưa, làm chậm lại tốc độ rơi xuống mặt đất. Mặc dù một số lượng nước mưa có thể tích hợp lại và rơi xuyên qua các tán, phần lớn bị trì hoãn trước khi rơi xuống mặt đất, qua lá hoặc trên cành cây, tạo ra những giọt nhỏ. Số còn lại chảy xuống cành và nhánh cây để trở thành thân dòng chảy ở thân cây (Lanarc Consultants 2005). Đất là cơ chế cảnh quan quan trọng nhất để lưu trữ nước mưa. Đất cảnh quan thường lưu trữ từ 7% (đối với cát) đến 18% (đối với mùn) trữ lượng nước trước khi trở thành bão hòa với đất tự nhiên hay kết hợp với dòng chảy mặt. Cấu trúc Hình I-B.7: Các cách hấp thụ nước mưa khác nhau của cảnh quan hấp thụ nước 1 2 3 4 56 8 9 7 10 1 Hấp thụ qua tán lá 2 Tích hợp và rơi xuyên qua tán lá 3 Bay hơi 4 Lưu giữ nước ngầm 5 Thẩm thấu qua đất 6 Thẩm thấu qua lớp thảm thực vật 7 Dòng chảy ngầm 8 Nước đã được cải thiện chất lượng 9 Nguồn nước ngầm sâu bên dưới 10 Bề mặt không thấm và sự chảy bề mặt ẢNH:RonaldEckert
  • 45. Cẩm nang Quy hoạch và Thiết kế Đô thị Thích ứng với Biến đổi khí hậu Thích Ứng - TP. HCM 45 I-B. Quản lý Nước mặt của lớp đất bề mặt đóng một vai trò cơ bản trong việc quản lý nước mưa. Trong điều kiện tự nhiên, thực vật bề mặt cung cấp một lớp chất hữu cơ, được lẫn với giun đất và vi khuẩn. Thảm thực vật và chất hữu cơ cải thiện cấu trúc đất và góp phần tạo ra các khoang trống trong đất. Đây là điều cần thiết tạo điều kiện cho việc thẩm thấu và khả năng bay hơi. Để tối ưu hóa quá trình thẩm thấu, lớp đất bề mặt nên có hàm lượng hữu cơ cao (khoảng 10-25%). Thảm thực vật bề mặt nên là cây thân thảo với bộ rễ chùm (cây bụi hoặc cỏ), cây rụng lá với mật độ lá cao, hoặc cây rừng hỗn tạp. Nước chảy bề mặt ở khu vực cảnh quan có thể được giảm lên đến 50% bằng cách cung cấp một lớp đất 300mm thấm nước, ngay cả trong điều kiện ẩm ướt, khi khả năng thấm của đất thấp (Lanarc Consultants 2005). Giảm bề mặt không thấm nước cũng là một chiến lược để tăng cảnh quan hấp thụ nước. Dựa trên bản vẽ thiết kế đô thị hiện tại cho các khu dân cư mới ở TP. HCM, giải pháp giảm bề mặt không thấm nước có thể đạt được bởi các chiến lược như: • Giảm dấu chân xây dựng • Giảm độ rộng đường • Giảm tiêu chuẩn đậu xe và diện tích đỗ xe bề mặt • Giảm bề mặt vật liệu không thấm nước trong các không gian mở có chức năng giải trí. Bảng I-B.1: Hệ số thấm của các loại đất khác nhau Loại đất Tỷ lệ thấm điển hình (m/h) Các loại đất thấm tốt Sỏi 10 - 1000 Cát 0.1 - 100 Cát pha đất sét 0.01 - 1 Đất sét pha cát 0.05 - 0.5 Đất sét 0.001 - 0.1 Đất sét phù sa 0.0005 - 0.05 Đá vôi 0.001 - 100 Đất sét pha cát và sạn 0.001 - 0.1 Các loại đất thấm yếu Đất sét phù sa pha sạn 0.00005 - 0.005 Sạn < 0.0001 Đất đá 0.00001 - 0.01 Đá 0.00001 - 0.1 (Phỏng theo CIRIA 2007)