SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC AN GIANG
  KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




       Họ và tên sinh viên: Trần Thị Ánh Mai


SO SÁNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MẦM NON
      Ở HAI KHU VỰC TƯ VÀ CÔNG



   Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh nông nghiệp




   KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




          Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
      KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
              ĐẠI HỌC AN GIANG




                Người hướng dẫn:………
           (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)




             Người chấm, nhận xét 1:………
           (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)




             Người chấm, nhận xét 2:………
           (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)




 Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày.….tháng.….năm…..
TÓM TẮT

        Nhu cầu dịch vụ mầm non chất lượng cao đang không ngừng gia tăng ở Long
Xuyên, nắm bắt xu hướng này, từ năm 2002, ngày càng có nhiều cơ sở mầm non tư thục
với chất lượng ngày càng cao ra đời, tiêu biểu trong số đó là trường mẫu giáo tư thục
Minh Tú, hiện đang là trường tư thục dẫn đầu về chất lượng dịch vụ tại Long Xuyên.
        Như vậy, thị trường dịch vụ mầm non ở Long Xuyên đang xuất hiện nhu cầu
nghiên cứu từ hai phía: khách hàng (tiếp cận các dịch vụ mầm non chất lượng cao) và
nhà cung cấp dịch vụ (ý kiến đánh giá của khách hàng để đo lường và nâng cao chất
lượng dịch vụ cung cấp). Đó là lý do bài nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ mầm
non hai khu vực tư và công ra đời.
        Bài nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức. Ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ chia làm hai bước: trước hết, phỏng vấn trực tiếp tại
hai trường mầm non tiêu biểu cho khu vực công (Hướng Dương) và tư (Minh Tú) nhằm
thu về dữ liệu thực tiễn phục vụ cho việc hiệu chỉnh thang đo SERPERF gồm 5 thành
phần và 22 biến đánh giá ban đầu. Sau đó tiến hành thảo luận trực tiếp với một số phụ
huynh có trẻ đang theo học ở Hướng Dương và Minh Tú nhằm hoàn chỉnh thang đo
đánh giá của khách hàng về dịch vụ mầm non với 5 thành phần ban đầu và 44 biến đánh
giá đã được triển khai. Cuối cùng thì tiến tới lập bảng câu hỏi vấn phỏng chính thức.
        Ở giai đoạn nghiên cứu chính thức, chủ yếu thu thập các dữ liệu đánh giá thông
qua bảng câu hỏi phỏng vấn đã lập ra ở bước một, sau đó tiến hành mã hóa, nhập và xử
lý dữ liệu với sự hỗ trợ của hai phần mềm ứng dụng SPSS và Excel.
        Kết quả xử lý được công nhận như sau: Chất lượng dịch vụ ở cả hai trường
Hướng Dương và Minh Tú đều được khách hàng đánh giá cao. Tuy nhiên, Minh Tú lại
được đánh giá cao hơn cả trong năm thành phần đo lường về dịch vụ mầm non là: cơ sở
vật chất, tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ và cảm thông. Điều này cho phép ta rút ra
kết luận rằng chất lượng dịch vụ mầm non ở khu vực tư đang không ngừng tăng lên và
do đó sẽ ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng ở Long Xuyên hơn.
        Tuy nhiên, do nghiên cứu chỉ thực hiện được tại hai trường mầm non có quy mô
lớn ở long Xuyên là Hướng Dương và Minh Tú mà chưa xét đến nhóm các cơ sở mầm
non gia đình khác cùng nằm trên địa bàn nghiên cứu nên chưa tổng quát hết được những
đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ mầm non ở Long Xuyên. Vì vậy mà một
trong các hướng nghiên cứu đề nghị sắp tới là nên đo lường cả chất lượng dịch vụ tại
nhóm các cơ sở mầm non gia đình vì so với các trường mầm non tư thục quy mô lớn thì
tại Long Xuyên hiện nay, số lượng các cơ sở này lại đang tăng nhanh và nhiều hơn.




                                           i
MỤC LỤC

TÓM TẮT.........................................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................iv
KÍ HIỆU VIẾT TẮT......................................................................................................iv
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................1
  1.1. Cơ sở hình thành đề tài...........................................................................................1
  1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu............................................................................2
      1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2
      1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
  1.3. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu...........................................................................2
Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ HAI TRƯỜNG MẦM NON...............................................3
TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN...................................3
  2.1. Mẫu giáo bán công Hướng Dương (Phường Mỹ Bình – Thành phố Long Xuyên)
  .......................................................................................................................................3
  2.2. Mẫu giáo tư thục Minh Tú (Phường Mỹ Bình – Thành phố Long Xuyên)............4
  2.3. Tổng quan về chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương và Minh Tú............................5
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................7
  3.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề.......................................................................7
      3.1.1. Dịch vụ............................................................................................................7
      3.1.2. Chất lượng dịch vụ..........................................................................................7
      3.1.3. Đo lường chất lượng dịch vụ...........................................................................8
      3.1.4. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ & sự hài lòng của khách hàng....................9
  3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết..................................................................10
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................11
  4.1. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................11
      4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ..........................................................................................11
      4.1.2. Nghiên cứu chính thức...................................................................................11
      4.1.3. Mẫu................................................................................................................11
      4.2.3. Thang đo........................................................................................................12
  4.3. Nghiên cứu sơ bộ..................................................................................................12
  4.4. Nghiên cứu chính thức..........................................................................................13
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................14
  5.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương.......................14
  5.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Minh Tú................................18
  5.3. So sánh chất lượng dịch vụ tại hai trường Hướng Dương và Minh Tú................22
      5.3.1. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất ..................................................23
      5.3.2. Đánh giá của khách hàng về năng lực phục vụ.............................................24
      5.3.3. Đánh giá khách hàng về ba thành phần tin cậy, đáp ứng và cảm thông........24
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN..................................................................26
  6.1. Kết quả chính của nghiên cứu..............................................................................26
      6.1.1. Chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương.............................................................26
      6.1.2. Chất lượng dịch vụ ở Minh Tú......................................................................27
      6.1.3. So sánh chất lượng dịch vụ hai trường Hướng Dương và Minh Tú..............27
  6.2. Các hạn chế trong nghiên cứu..............................................................................27
  6.3. Các đề nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................I



                                                                   ii
PHỤ LỤC........................................................................................................................II
  Phụ lục 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn các trường mầm non ở thành phố Long Xuyên. . .II
  Phụ lục 2. Dàn bài thảo luận trực tiếp với phụ huynh có trẻ học ở Hướng Dương và
  Minh Tú.......................................................................................................................III
  Phụ lục 3. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức...........................................................III
  Phụ lục 4. Phân tích hồi quy tuyến tính........................................................................V
  Phụ lục 5. Phân tích tương quan................................................................................VII
  Phụ lục 6. Phân tích phương sai.................................................................................VII
  Phụ lục 7. Kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập..........................................VIII
  Phụ lục 8. Kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập..........................................VIII




                                                               iii
DANH MỤC BẢNG

TÓM TẮT.........................................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................iv
KÍ HIỆU VIẾT TẮT......................................................................................................iv
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................1
Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ HAI TRƯỜNG MẦM NON...............................................3
TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN...................................3
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................7
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................11
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................14
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN..................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................I
PHỤ LỤC........................................................................................................................II

                                                 DANH MỤC HÌNH

TÓM TẮT.........................................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................iv
KÍ HIỆU VIẾT TẮT......................................................................................................iv
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................1
Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ HAI TRƯỜNG MẦM NON...............................................3
TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN...................................3
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................7
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................11
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................14
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN..................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................I
PHỤ LỤC........................................................................................................................II

                                                KÍ HIỆU VIẾT TẮT

HTPĐ. Hoàn toàn phản đối
PĐ. Phản đối
TH. Trung hoà
ĐY. Đồng ý
HTĐY. Hoàn toàn đồng ý

THCS. Trung học cơ sở
THPT. Trung học phổ thông
CĐ. Cao đẳng
ĐH. Đại học




                                                               iv
Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở hình thành đề tài

        Trong mấy năm gần đây, tại thành phố Long Xuyên, cùng với sự phát triển
nhanh chóng về đời sống kinh tế là nhu cầu chất lượng đang ngày càng tăng lên. Không
chỉ trong lĩnh vực hàng hóa hữu hình mà cả trong lĩnh vực hàng hóa vô hình, các dịch
vụ hiện nay đều phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
        Dễ thấy nhất là trong dịch vụ giáo dục mầm non, số lượng các cơ sở mầm non
mà đặc biệt là các cơ sở mầm non ngoài công lập đang không ngừng tăng lên ở thành
phố Long Xuyên yên, khiến nơi đây trở thành địa bàn đứng đầu cả tỉnh về số cơ sở mầm
non tư thục.
        Sự ra đời của các cơ sở tư thục này đã góp phần giải quyết nhu cầu đang thiếu
hụt trầm trọng ở Long Xuyên, cụ thể là toàn thành phố chỉ có hai nhà trẻ công lập là
Măng non và Tuổi Thơ đang giữ khoảng 500 trẻ trong khi đó ở khu vực ngoài công lập
lại có đến 3 trường và 39 cơ sở mầm non tư thục nuôi dạy trên 2.200 trẻ1.
        Ngoài ra còn thúc đẩy sự cạnh tranh nâng cao chất lượng trong ngành dịch vụ
mầm non: từ sau năm 2002, nhiều cơ sở mầm non tự bỏ vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật
chất, nâng cao trình độ nhân sự, đổi mới chương trình giảng dạy như Ánh Hồng ở Mỹ
Bình và Nụ Hồng ở Mỹ Long; đặc biệt, cuối năm 2004, trường mẫu giáo công lập Mỹ
Bình được đầu tư xây mới với quy mô hơn 5 tỷ đồng và đổi tên thành Hướng Dương
cho tới ngày nay; tháng 9 năm 2005, trường mẫu giáo tư thục Minh Tú với quy mô đầu
tư hàng chục tỷ đồng cũng đi vào hoạt động và trở thành một trong các trường mầm non
dẫn đầu về chất lượng dịch vụ ở Long Xuyên.
        Do có mức đầu tư lớn như vậy nên mức chi phí phải chi hàng tháng tại các
trường Hướng Dương và Minh Tú gần gấp đôi so với các cơ sở mầm non tư thục gia
đình nhưng số lượng trẻ gửi vào các trường này hàng năm lại gấp từ ba đến bốn lần các
cơ sở khác. Đặc biệt, tại Minh Tú, chỉ trong vòng mới ba năm hoạt động, số trẻ đã tăng
gấp mười lần.
        Do đó, có thể kết luận rằng sự xuất hiện của các trường mầm non chất lượng cao
như Hướng Dương và Minh Tú chính là sự đáp ứng tất yếu nhu cầu ngày càng cao về
chất lượng của các phụ huynh đang gửi trẻ vào các trường mầm non ở Long Xuyên.
        Vậy, để có thể tồn tại và phát triển lâu dài thì tất cả các cơ sở đang và sẽ hoạt
động trong ngành cung cấp dịch vụ mầm non đều cần phải đo lường những đánh giá
của khách hàng về chất lượng dịch vụ mầm non để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu
trường mầm non chất lượng cao trong hiện tại và cả trong thời gian sắp tới.
        Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu từ cả hai phía: khách hàng ( người cần tiếp
cận các dịch vụ mầm non chất lượng cao) và nhà cung cấp (người cần ý kiến đánh giá
của khách hàng để đo lường và nâng cao chất lượng dịch vụ), bài nghiên cứu ra đời
không chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu riêng của một khách hàng hay một nhà cung cấp
nào mà cho tất cả khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ mầm non ở Long Xuyên.
        Để đo lường những đánh giá của khách hàng trong bài nghiên cứu, ta sử dụng
thang đo SERVPERF, một biến thể của thang đo đa hướng SERVQUAL, đây là một
thang đo có giá trị thực tiễn cao và rất thông dụng trong nghiên cứu tiếp thị nên được
dùng làm cơ sở chính cho việc phác thảo thang đo chất lượng dịch vụ mầm non cho bài
nghiên cứu này.



1
    Báo An Giang online số 2742, cập nhật ngày 29/02/2008



                                                   1
Ngoài ra, để đảm bảo độ tin cậy dữ liệu thu về, bài nghiên cứu còn bổ sung một
số biến đo lường các đặc trưng của khách hàng như giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề
nghiệp, và thu nhập.

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

       Đo lường đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại trường mẫu giáo
bán công Hướng Dương.
       Đo lường đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại trường mẫu giáo tư
thục Minh Tú.
       Đánh giá sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ giữa hai khu vực mầm non tư và
công thông qua hai trường mầm non Hướng Dương (công lập) và Minh Tú (tư thục).

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu

       Nghiên cứu thuộc lĩnh vực tiếp thị với: đối tượng nghiên cứu là các thành phần
dùng để đo lường chất lượng dịch vụ như: cơ sở vật chất, tin cậy, đáp ứng, năng lực
phục vụ, cảm thông; đối tượng đưa ra đánh giá dùng làm cơ sở đo lường là các phụ
huynh đang đưa trẻ đến học tại các trường Hướng Dương và Minh Tú.

1.3. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

        Về phía nhà cung cấp, ngoài việc giúp cho các trường mầm non tại Long Xuyên
có điều kiện nhận biết mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của
mình trong hiện tại, kết quả thu về từ bài nghiên cứu còn là cơ sở để các doanh nghiệp
đang có nhu cầu đầu tư vào dịch vụ mầm non có thể nhận ra và tìm cách đáp ứng đúng
những nhu cầu của khách hàng.
        Về phía khách hàng, các phụ huynh đang muốn đưa trẻ đến các trường mầm non
ở Long Xuyên cũng có thể thông qua kết quả nghiên cứu này mà lựa chọn cho trẻ một
môi trường giáo dục phù hợp. Ngoài ra, các phụ huynh đang gửi trẻ tại các trường mầm
non ở Long Xuyên cũng có thể căn cứ vào kết quả này mà tìm cho trẻ một môi trường
tốt hơn.




                                          2
Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ HAI TRƯỜNG MẦM NON
           TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

2.1. Mẫu giáo bán công Hướng Dương (Phường Mỹ Bình – Thành phố Long
Xuyên)

        Năm 1976, trường mẫu giáo Mỹ Bình được thành lập, quy mô khoảng 4 phòng
học cũ , mở được 6 lớp mẫu giáo một buổi với 120 trẻ. Đến năm 1999, trường được dời
về khu hành chính tỉnh và đổi tên thành trường mẫu giáo Hướng Dương. Bốn năm sau,
tức năm học 2004 – 2005, trường chính thức chuyển đổi sang hình thức bán công và trở
thành trường mẫu giáo bán công Hướng Dương cho tới ngày nay.
        So với những năm đầu thành lập, quy mô đào tạo và giảng dạy của trường tăng
lên rất nhiều: năm học 2007 - 2008, số phòng học lên đến 10 phòng, mở được 15 lớp
(điểm 1: 7 lớp bán trú, 6 lớp mẫu giáo 1 buổi; điểm 2: 2 lớp mẫu giáo 1 buổi) với 763
trẻ.
        Về mặt nhân sự, ngoài thành phần Ban giám hiệu giàu kinh nghiệm và năng lực
tổ chức quản lý, là đội ngũ giáo viên đông đảo và được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên
môn: 100 % tốt nghiệp phổ thông trung học, 100 % đạt chuẩn hoá trung cấp sư phạm
mầm non, gần 70 % đang bồi dưỡng đại học.
        Trình độ chuyên môn của giáo viên được đảm bảo và ngày càng được nâng cao
là một trong các yếu tố quan trọng giúp Hướng Dương tạo ra sự tin tưởng cho nhiều phụ
huynh luôn muốn trẻ sau khi hoàn thành chương trình mẫu giáo sẽ dễ dàng học chuyển
tiếp theo chương trình lớp 1 đổi mới.
        Tổng số nhân viên là 13 người, bố trí đều khắp các phòng ban để thực hiện
nhiệm vụ riêng biệt theo chuyên môn: 6 cấp dưỡng làm việc ở bếp ăn; 1 y sĩ phụ trách
phòng y tế; 2 kế toán làm việc văn phòng; 1 nhân viên trực phòng máy quản lý toàn bộ
máy tính của trường; 2 nhân viên phục vụ chăm sóc phòng ốc, sân vườn; 1 nhân viên
bảo vệ giữ bãi xe và gác cổng.
        Do có sự đầu tư tổ chức nhân sự theo đúng chuyên môn nên nhà trường có thể
đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng và chăm sóc trong môi trường đầy đủ và chuyên
nghiệp, từ đó mà tạo ra sự an tâm cho phụ huynh khi gửi trẻ ở trường. Cụ thể, trong năm
học 2006-2007, trường đã không còn trẻ suy dinh dưỡng ở kênh C, tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng ở kênh B là 2,5 % (giảm từ 8 % đến 15 % so với năm học 1996 – 1997).
        Về mặt cơ sở vật chất, năm 2004, trường được Tỉnh và Thành phố đầu tư 5 tỷ
đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất theo mô hình trường chuẩn quốc gia. Ngoài việc
xây dựng thêm và nâng cấp các phòng học, phòng họp và phòng chức năng; trường còn
đầu mở rộng sân chơi và lắp đặt nhiều đồ chơi bổ ích cho trẻ như: khu vườn cổ tích, cầu
trượt, xích đu, bập bênh, đu quay, …
        Không dừng lại ở đó, tháng 6 năm 2007, trường tự đầu tư xây dựng bếp ăn một
chiều với các phòng: Tiếp nhận, sơ chế, chế biến thức ăn, phân chia, phòng ăn và thu
dọn. Trong đó, các dụng cụ ăn của trẻ được sử dụng riêng biệt; nơi rửa tay, rửa mặt, làm
vệ sinh trước và sau khi ăn đều được đảm bảo vệ sinh; tất cả nhân viên cấp dưỡng đều
được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.
        Chính sự không ngừng đổi mới và nâng cao cơ sở vật chất nhà trường mà kể từ
tháng 3 năm 2006 cho đến nay, Hướng Dương đã trở thành trường mẫu giáo duy nhất ở
thành phố Long Xuyên được công nhận là trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Ngoài
ra, đây còn là trường học văn hoá và trường đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp được Sở
Giáo dục An Giang công nhận.




                                           3
2.2. Mẫu giáo tư thục Minh Tú (Phường Mỹ Bình – Thành phố Long Xuyên)

        Trường mẫu giáo tư thục Minh Tú được thành lập năm 2005, do cựu Chủ tịch
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang – Ông Nguyễn Minh Nhị đầu tư xây dựng. Đến nay,
trường đã chính thức đi vào hoạt động hơn 3 năm với quy mô giảng dạy và đào tạo ngày
càng tăng nhanh:
        Năm học 2005 – 2006: Ngoài thành phần Ban giám hiệu chỉ có duy nhất một
hiệu phó, trường còn có 3 giáo viên giảng dạy, 3 bảo mẫu chăm sóc trẻ và 2 nhân viên
cấp dưỡng phụ trách việc nấu ăn. Số trẻ lúc bấy giờ chỉ khoảng 30 trẻ, quy mô cỡ nhà
trẻ gia đình hiện nay.
        Năm học 2006 – 2007: Ban giám hiệu bao gồm một hiệu trưởng và một hiệu
phó, số giáo viên trường lúc này tăng gấp đôi, số bảo mẫu lên đến 8 người và nhân viên
cấp dưỡng cũng tăng lên 4 người. Số trẻ nhập học trong năm là 179 cháu, tăng gần 6 lần
so với năm đầu tiên hoạt động.
        Năm học 2007 – 2008: Thành phần Ban giám hiệu vẫn giữ nguyên, số giáo viên
trường lên đến 11 người, bảo mẫu 13 người, nhân viên cấp dưỡng 5 người, và nhân viên
bảo vệ 1 người phụ trách việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Số trẻ tiếp tục tăng nhanh, đạt
324 cháu, tức tăng gấp đôi so với năm học 2006 – 2007 và tăng gần 11 lần so với năm
học 2005 – 2006.
        Sự gia tăng này không chỉ đơn thuần về số lượng mà còn về chất lượng: nếu
trong năm học đầu tiên, tỷ lệ giáo viên tốt nghiệp trung cấp sư phạm mẫu giáo là 1/3; thì
sang năm thứ hai, tỷ lệ đó là 1/2; và hiện nay, trong tổng số 11 giáo viên của trường đã
có 4 người tốt nghiệp trung cấp và 3 người tốt nghiệp cao đẳng tiểu học.
        Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ giảng dạy tại Minh Tú đang ngày càng
được nâng cao nhằm đáp ứng đúng nhu cầu cho trẻ được học ngay từ bậc mẫu giáo của
nhiều phụ huynh ở Long Xuyên hiện nay.
        Cơ sở vật chất trường hiện nay tuy chưa thể so sánh với các trường mẫu giáo đạt
tiêu chuẩn quốc gia nhưng cũng khá đầy đủ so với nhiều trường thuộc khu vực tư nhân
khác trong tỉnh: dãy phòng học khá rộng và thoáng mát vừa là nơi học tập vừa là nơi
nghỉ trưa cho trẻ; nhà vệ sinh, bếp và phòng ăn được xây dựng khang trang, sạch đẹp;
văn phòng Ban giám hiệu được tận dụng làm phòng y tế và cả thư viện trường, tuy
không rộng nhưng vẫn được trang bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị cần thiết.
        Đặc biệt, sân chơi dành cho trẻ khá rộng, khoảng hơn 1000 m2, với một số đồ
chơi đẹp và bổ ích như: nhà banh, đu quay, cầu trượt, xích đu. Ngoài ra, do chủ cơ sở
khá yêu trẻ nên khoảng sân rộng trồng đầy cây xanh của nhà ông bà cũng được mở rộng
cho trẻ vui chơi và sinh hoạt.
        Đây là điểm khác biệt của Minh Tú so với nhiều cơ sở tư nhân khác ở Long
Xuyên, hầu hết ở các cơ sở khác đều không có sân chơi riêng cho trẻ, các cháu cùng
sinh hoạt múa hát, tập thể dục và vui chơi ngay tại phòng học, phòng ăn và cũng chính
là phòng ngủ ở trường nên nhu cầu sinh hoạt và học tập ngoài trời không được đáp ứng
đầy đủ, làm cho hạn chế khả năng phát triển toàn diện của trẻ.
        Hơn nữa, Minh Tú được xây dựng trong khu vực khá độc lập so với khu dân cư
nên ngoài việc tạo ra không gian sinh hoạt thoáng mát, yên tĩnh cho trẻ, nơi đây còn
giúp trẻ sớm làm quen với nề nếp học tập và rèn luyện theo nội quy trường lớp, từ đó
mà giúp trẻ dễ dàng hoà nhập với môi trường học tập và rèn luyện tập thể khi bước lên
bậc giáo dục tiểu học sau này.




                                           4
2.3. Tổng quan về chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương và Minh Tú

     Bảng 2.1. Quy mô toàn trường ở hai trường Hướng Dương và Minh Tú

                                              Hướng       Minh
                 Hạng mục            Đơn vị
                                              Dương        Tú
                Tổng diện tích        m2      3.115       2.535
          Phòng học                   m2       560         955
          Sân chơi                    m2      1.745       1.225
          Hội trường                  m2        80
          Phòng ban giám hiệu         m2        50         100
          Phòng kế toán               m2        30
          Phòng sinh hoạt đoàn thể    m2        25
          Phòng y tế                  m2        25
          Phòng máy tính              m2        25
          Phòng âm nhạc               m2        80
          Bếp                         m2       300          60
          Phòng ăn                    m2       100         100
          Nhà vệ sinh                 m2        95          95
                   Nhân sự           người      40          32
          Hiệu trưởng                người       1           1
          Hiệu phó                   người       2           1
          Giáo viên                  người      22          11
          Bảo mẫu                    người                  13
          Cấp dưỡng                  người      6            5
          Kế toán                    người      2
          Y sĩ                       người      1
          Nhân viên phòng máy        người      1
          Nhân viên phục vụ          người      2
          Bảo vệ                     người      1           1
                  Tổng số trẻ        cháu      763         324
          Phân bố theo độ tuổi
          Trẻ 3 tuổi                  cháu     163         128
          Trẻ 4 tuổi                  cháu     285         136
          Trẻ 5 tuổi                  cháu     315          60
          Phân bố theo loại hình
          Một buổi                    cháu     350
          Bán trú                     cháu     413         324
                 Tổng số lớp           lớp      15          10
          Phân bố theo độ tuổi
          Lớp 3 tuổi                  lớp       3           4
          Lớp 4 tuổi                  lớp       5           4
          Lớp 5 tuổi                  lớp       7           2
          Phân bố theo loại hình
          Một buổi                    lớp       8
          Bán trú                     lớp       7          10




                                      5
Nhìn chung về yếu tố cơ sở vật chất thì Hướng Dương được đầu tư phong phú
và đa dạng hơn, các phòng chức năng như: phòng âm nhạc và máy tính góp phần hỗ trợ
tốt cho việc học của trẻ; phòng y tế được đầu tư đúng mức nhằm chăm sóc tốt sức khoẻ
cho trẻ, bếp ăn được xây dựng theo mô hình một chiều nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm.
        Về nguồn nhân lực trong trường, ta thấy Hướng Dương không chỉ có phần trội
hơn về số lượng mà còn cả về chất lượng: ngoài tổ chuyên môn (giáo viên, bảo mẫu,
cấp dưỡng) có trình độ chuyên môn cao, Hướng Dương còn đầu tư nhiều chuyên viên:
kế toán, y sĩ, nhân viên phòng máy ở tổ văn phòng giúp cho việc tổ chức nhân sự có
phần chuyên nghiệp hơn, tạo môi trường học tập và sinh hoạt khá thuận lợi cho trẻ.
        Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ diện tích phòng học, ngủ dành cho mỗi trẻ ở Hướng
Dương lại chỉ bằng 1/3 so với Minh Tú. Hơn nữa, nếu số trẻ do một người phụ trách
(giáo viên hay bảo mẫu) chăm sóc ở Minh Tú chỉ là 1/15 trẻ thì ở Hướng Dương lại đến
1/25.
        Mà các tỷ lệ này lại có liên quan trực tiếp đến chất lượng nuôi dạy và chăm sóc
trẻ trong nhà trường do: ngoài việc đòi hỏi không gian học tập và sinh hoạt rộng rãi,
thoáng mát, lứa tuổi mầm non còn cần sự dạy bảo, uốn nắn thường xuyên của người phụ
trách (giáo viên hay bảo mẫu) trong bước đầu làm quen với sinh hoạt trường lớp.
        Đặc biệt, một trong các hoạt động không thể thiếu tại các trường mẫu giáo hiện
nay là cho trẻ sinh hoạt vui chơi giải trí ngoài trời nên việc một người phải đảm nhiệm
càng nhiều trẻ sẽ càng làm cho tỷ lệ an toàn của trẻ giảm xuống, dễ dẫn đến sai sót.

    Bảng 2.2. Quy mô mỗi phòng học ở hai trường Hướng Dương và Minh Tú

                                                       Hướng       Minh
                    Hạng mục                  Đơn vị
                                                       Dương        Tú
                   Diện tích lớp               m2       56          96
           Số giáo viên (bảo mẫu)
                    Lớp 3 tuổi                người       2          3
                    Lớp 4 tuổi                người       2          2
                    Lớp 5 tuổi                người       2          2
           Số trẻ trong lớp
                    Lớp 3 tuổi              cháu          54        32
                    Lớp 4 tuổi              cháu          57        34
                    Lớp 5 tuổi              cháu          45        30
              Diện tích cho mỗi trẻ        m2/cháu         1         3
           Số trẻ mỗi người cần trông
                    Lớp 3 tuổi            cháu/người      27        11
                    Lớp 4 tuổi            cháu/người      28        17
                    Lớp 5 tuổi            cháu/người      23        15

        Như vậy, ngoài việc đại diện cho từng khu vực công tư, cùng nằm trên địa bàn
nghiên cứu, có quy mô đào tạo và giảng dạy (các lớp bán trú) tương đối, thì xét trong
từng thành phần của chất lượng dịch vụ, cả hai trường Hướng Dương và Minh Tú đều
có những ưu điểm vượt trội riêng so với các cơ sở mầm non khác. Đó là lý do vì sao ta
có thể lựa chọn hai trường này làm đối tượng để đo lường về chất lượng dịch vụ, một
trong những yếu tố đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh
gửi trẻ tại các trường mẫu giáo ở Long Xuyên.




                                          6
Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề

3.1.1. Dịch vụ

        Hiện trong đời sống có các loại dịch vụ như: kinh doanh (tư vấn, tài chính, ngân
hàng…), thương mại (bán lẻ, sữa chữa, duy tu…), cơ sở hạ tầng (thông tin liên lạc, giao
thông vận tải…), xã hội – con người (nhà hàng, chăm sóc sức khoẻ…), hành chính (giáo
dục, chính quyền…), và giáo dục nói chung hay giáo dục mầm non nói riêng chính là
loại dịch vụ cuối cùng – dịch vụ hành chính.
        Do vậy, cũng như các loại dịch vụ khác, giáo dục mầm non có các đặc trưng
khác biệt so với sản phẩm hữu hình:
(1) Vô hình: sản phẩm của dịch vụ là sự thực thi, khách hàng không thể thấy, nếm, sờ,
ngửi… trước khi mua.
(2) Không đồng nhất: gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn giống nhau.
(3) Không thể chia tách: quá trình cung ứng dịch vụ cũng là tiêu thụ dịch vụ, do vậy,
không thể dấu được các sai lỗi của dịch vụ.
(4) Dễ hỏng: dịch vụ không thể tồn kho, không thể kiểm tra chất lượng trước khi cung
ứng, người cung cấp chỉ còn cách làm đúng từ đầu và làm đúng mọi lúc.
(5) Không thể hoàn trả: nếu khách hàng không hài lòng, họ có thể được hoàn tiền nhưng
không thể hoàn dịch vụ.
(6) Nhu cầu bất định: độ bất định nhu cầu dịch vụ cao hơn sản phẩm hữu hình nhiều.
(7) Quan hệ qua con người: vai trò con người trong dịch vụ rất cao và thường được
khách hàng thẩm định khi đánh giá dịch vụ.
(8) Tính cá nhân: khách hàng đánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận cá nhân rất nhiều.
(9) Tâm lý: chất lượng dịch vụ được đánh giá theo trạng thái tâm lý của khách hàng.

3.1.2. Chất lượng dịch vụ

        Parasuraman được xem là những người đầu tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ
một cách cụ thể và chi tiết trong lĩnh vực tiếp thị với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách
trong chất lượng dịch vụ (1985:1998, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et la, 2003).
        Khoảng cách 1: là sự sai lệch giữa nhận thức của nhà quản lý với kỳ vọng của
khách hàng. Khoảng cách này khi xuất hiện khi không hiểu thấu đáo về sự mong đợi
của khách hàng đối với dịch vụ.
        Khoảng cách 2: được tạo ra khi nhà cung cấp thiếu khả năng chuyển tải những
kỳ vọng mà nhà cung cấp cảm nhận sang các tiêu chí chất lượng đáp ứng mong đợi của
khách hàng.
        Khoảng cách 3: hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng
không đúng các tiêu chí đã định. Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng
trong tạo ra chất lượng dịch vụ.
        Khoảng cách 4: là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách hàng
nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm chất lượng
dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đã cam kết.
        Khoảng cách 5: hình thành giữa chất lượng kỳ vọng và chất lượng nhận được
khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ. Đây là thước đo sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của
khách hàng. Parasuman cho rằng chất lượng dịch vụ chính là khoảng cách thứ năm.
Khoảng cách này lại phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước.



                                           7
Hình 3.1. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ
                  Parasuraman et la (1998, dẫn theo Jame A. Fitzsimmons.
                               Service management et, 2001)

            Truyền miệng                 Nhu cầu cá nhân                 Kinh nghiệm


                                         Dịch vụ kỳ vọng
                         Khoảng
                          cách 5
       Khách                            Dịch vụ nhận được
       hàng


        Nhà                           Dịch vụ chuyển giao                      Thông tin
        cung                          (Trước, trong và sau                     đến khách
         cấp                          khi cung cấp dịch vụ)                      hàng
                                                                  Khoảng
     Khoảng                                                        cách 4
      cách 1
                          Khoảng       Sự chuyển đổi nhận
                           cách 3       thức Thành các tiêu
                                       chí chất lượng cụ thể
                         Khoảng
                          cách 2
                                        Nhận thức của nhà
                                        quản lý về kỳ vọng
                                         của khách hàng


3.1.3. Đo lường chất lượng dịch vụ

         Dựa trên mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ, Parasuraman và các
cộng sự đã giới thiệu thang đo SERVQUAL gồm 10 thành phần: (1) phương tiện hữu
hình, (2) tin cậy, (3) đáp ứng, (4) năng lực phục vụ, (5) tiếp cận, (6) ân cần, (7) thông
tin, (8) tín nhiệm, (9) an toàn, (10) thấu hiểu.
         Thang đo này bao quát hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên thang đo cho
thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp.
Do đó các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo SERVQUAL gồm 5 thành phần với 22
biến quan sát, cụ thể các thành phần sau:
(1) Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị,
nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin.
(2) Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác với những gì
đã cam kết, hứa hẹn.
(3) Đáp ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng
một cách kịp thời.




                                           8
(4) Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức chuyên môn và phong cách lịch lãm của
nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng.
(5) Cảm thông (Empathy): sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách hàng.
        Trên thực tế, đo lường SERVQUAL gồm 3 phân đoạn:
        Hai phân đoạn đầu, mỗi phân đoạn là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch
vụ mà khách hàng kỳ vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7
điểm. Sai biệt (cảm nhận từ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô hình
này được gọi là mô hình phi khẳn định (disconfirmation model).
        Phân đoạn thứ ba, yêu cầu khách hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành
phần. Những yếu tố nào có điểm đánh giá thấp chứng tỏ chất lượng cung cấp thấp, khi
ấy nhà quản trị cần có những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
đáp ứng mong đợi của khách hàng.
        Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng, SERVQUAL được thừa
nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy vậy vẫn còn nhiều
tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này, nhất là về tính tổng quát và hiệu lực
đo lượng chất lượng. Một điều nữa có thể thấy là hiệu lực đo lường SERVQUAL khá
dài dòng. Do vậy đã xuất hiện một biến thể của SERVQUAL là SERVPERF.
        Thang đo này được Cronin và Taylor (1992, dẫn theo Thongsamak, 2001) giới
thiệu, xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận
(thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như SERVQUAL). Hai ông cho rằng
chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không cần có
chất lượng kỳ vọng, cũng như đánh giá trọng số của 5 thành phần.
        Lưu ý rằng do có xuất xứ từ SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của
thang đo SERVPERF này giữ như SERVQUAL. Mô hình đo lường này được gọi là mô
hình cảm nhận (perception model).
        Cả hai mô hình phi khẳng định và mô hình cảm nhận đều có những nghiên cứu
tiếp sau sử dụng. Điều đáng nói là kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy khó có thể
kết luận mô hình nào là không đúng đắn hoặc thậm chí đúng đắn hơn.

3.1.4. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ & sự hài lòng của khách hàng

         Sự hài lòng (thoả mãn) của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm
phân biệt nhưng có quan hệ gần với nhau. Chất lượng dịch vụ là khái niệm khách quan,
mang tính lượng giá và nhận thức, trong khi đó, sự hài lòng là sự kết hợp của các thành
phần chủ quan, dựa vào cảm giác và cảm xúc (Shemwell et la, 19998, dẫn theo
Thongsamak, 2001).
         Một số nhà nghiên cứu như Parasuraman, Zeithaml, Berry, Bitner, Bolton ủng
hộ quan điểm sự hài lòng của khách hàng dẫn đến chất lượng dịch vụ. Họ cho rằng chất
lượng dịch vụ là sự đánh giá một cách tổng thể dài hạn trong khi sự hài lòng của khách
hàng chỉ là sự đánh giá một giao dịch cụ thể.
         Các nhà nghiên cứu khác như Cronin, Taylor, Spreng, Mackoy và Oliver lại cho
rằng chất lượng dịch vụ là tiền tố cho sự hài lòng khách hàng.
         Nhưng dù là quan điểm nào thì kết quả cuối cùng của những bài nghiên cứu trên
vẫn cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách
hàng, “sự hài lòng của khách hàng dẫn đến chất lượng dịch vụ” hay “chất lượng dịch vụ
là tiền tố cho sự hài lòng của khách hàng”.




                                          9
3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

       Để so sánh chất lượng dịch vụ giữa khu vực tư và công, trước hết phải đo lường
chất lượng dịch vụ tại từng khu vực. Muốn làm được điều này, ta cần tiến hành đo
lường sự hài lòng của khách hàng đối với 5 thành phần của chất lượng dịch vụ tại mỗi
trường tiêu biểu cho từng khu vực. Trong đó, mỗi thành phần lại được đo lường bằng
một số yếu tố mà phụ huynh thường quan tâm đánh giá về nhà trường như sau:

                           Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu

Cơ sở vật chất nhà trường
Trang thiết bị hoạt động                        Phương
Công cụ, dụng cụ được sử dụng                   tiện hữu
Trang phục trong trường

Mức tuân thủ cam kết
Khả năng thông báo đầy đủ
                                                Tin cậy
Khả năng thông báo chính xác
Khả năng thông báo kịp thới

Mức tiếp thu ý kiến đóng góp
Mức sẵn sàng giúp đỡ
Khả năng giải quyết nhanh chóng                 Đáp ứng                     Chất lượng
Khả năng giải quyết chính xác                                                dịch vụ

Cách cư xử với phụ huynh
Trình độ, kiến thức chuyên môn
Khả năng đánh giá trẻ
Khả năng nuôi dưỡng trẻ                         Năng lực
Khả năng chăm sóc trẻ                           phục vụ
Khả năng giảng dạy cho trẻ


Thấu hiểu tâm tư nguyện vọng
Khả năng tư vấn cho phụ huynh                     Cảm
Mức độ quan tâm đến trẻ                          thông




                                         10
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Thiết kế nghiên cứu

                            Bảng 4.1. Phương pháp nghiên cứu

           Dạng     Bước      Phương pháp                  Kỹ thuật
                                                      Phỏng vấn trực tiếp
                        1       Định tính                    N=2
                                                      Hiệu chỉnh thang đo
            Sơ
                                                      Thảo luận trực tiếp
            bộ
                                                             N=5
                        2       Định tính
                                                    Hoàn chỉnh thang đo và
                                                       lập bảng câu hỏi
                                                  Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
           Chính
                                Định lượng                  N=100
            thức
                                                  Mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu

4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

        Nghiên cứu sơ bộ chia làm hai bước, bước thứ nhất là phỏng vấn trực tiếp tại hai
trường mầm non đã lựa chọn nhằm cung cấp một số thông tin thực tiễn cho việc hiệu
chỉnh thang đo ứng dụng SERVPERF. Bước này được tiến hành bằng cách sử dụng dàn
bài phỏng vấn trực tiếp để thảo luận tại các trường về quy mô cơ sở vật chất, nhân sự, tổ
chức và các hoạt động trong hiện tại.
        Ở bước thứ hai, tham gia thảo luận trực tiếp với khoảng năm phụ huynh có trẻ
học tại các trường này về các dịch vụ đang được cung cấp tại trường. Sau đó, dựa vào
các thông tin này mà thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức sao cho phù hợp với
nhận thức của khách hàng.

4.1.2. Nghiên cứu chính thức

      Đầu tiên tập trung phát và thu bảng câu hỏi theo từng trường, sau đó mã hóa,
nhập và xử lý dữ liệu dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, khi cần thiết cũng có thể
dùng Excel để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ minh họa.

                             Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu

     Phỏng vấn trực tiếp ở
         các trường


      Dữ liệu thực tiễn
                                        Thang đo                      Thảo luận trực tiếp
      Cơ sở lý thuyết                   được hiệu                      với khách hàng
                                          chỉnh

4.1.3. Mẫu câu hỏi
        Bảng                            Thang đo                     Điều chỉnh các biến
         phỏng vấn                      chính thức                     trong thang đo


                                             11
Nghiên cứu định tính:

         Bước 1. Chọn ra một trường mẫu giáo thuộc khu vực công lập và một trường
mẫu giáo thuộc khu vực tư thục để phỏng vấn trực tiếp, điều kiện lựa chọn là hai trường
này phải nằm trên địa bàn thành phố Long Xuyên, có quy mô tương đối lớn, số trẻ bán
trú tối thiểu là 100, ngoài ra, để thuận tiện cho việc liên hệ phỏng vấn và thu thập thông
tin thì có thể tìm các trường trong phạm vi 3 phường trung tâm thành phố: Mỹ Bình, Mỹ
Long và Mỹ Xuyên.
         Bước 2. Liên hệ thảo luận với khoảng 5 phụ huynh có trẻ đang gửi mẫu giáo bán
trú. Đối tượng được lựa chọn một cách đa dạng về tuổi tác, nghề nghiệp và thu nhập để
dữ liệu thu về phong phú và có tính đại diện. Cũng như bước 1, cần tìm đáp viên nằm
trong địa bàn 3 phường: Mỹ Bình, Mỹ Long và Mỹ Xuyên để thuận tiện cho việc thảo
luận trực tiếp.

       Nghiên cứu định lượng:

         Như đã định hướng từ bước đầu tiên trong phần nghiên cứu sơ bộ, ta cần sử
dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức. Các đối
tượng được phỏng vấn là phụ huynh các trẻ đang gửi bán trú tại hai trường mầm non đại
diện cho hai khu vực công và tư ở trên.
         Cách thức phỏng vấn như sau: tâp trung phát và thu bảng câu hỏi cho phụ huynh
thông qua sự giúp đỡ của giáo viên phụ trách lớp. Như đã xác định từ đầu, số trẻ bán trú
tại hai trường được chọn đều lớn hơn 100 nên việc phỏng vấn với cỡ mẫu khoảng 50 ở
mỗi trường là hoàn toàn có thể thực hiện được. Ngoài ra, do số trẻ trung bình tại các lớp
mầm non từ 4-5 tuổi hiện nay khoảng 30 trẻ nên cần liên hệ với ít nhất 2 lớp ở mỗi
trường để có đủ số lượng hồi đáp cần thiết.

4.2.3. Thang đo

        Thang đo sử dụng cho bài nghiên cứu này là SERVPERF với 5 thành phần và 22
biến quan sát. Qua nhiều nghiên cứu tiếp thị, thang đo này tuy đã được công nhận là có
tính ứng dụng cao trong thực tiễn nhưng trong bài nghiên cứu này vẫn sẽ được hiệu
chỉnh lại sao cho phù hợp để tiến tới lập bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức.

4.3. Nghiên cứu sơ bộ

       Bước đầu tiên trong nghiên cứu sơ bộ được tiến hành ở hai trường mầm non bán
công Hướng Dương và mầm non tư thục Minh Tú. Trong quá trình phỏng vấn tại mỗi
trường, ngoài các dữ liệu thu về qua việc thảo luận trực tiếp với Ban giám hiệu nhà
trường còn có một số dữ liệu quan sát cho phép ta hiệu chỉnh thang đo đánh giá chất
lượng dịch vụ mầm non với 5 thành phần và 18 biến quan sát như sau: (trong quá trình
hiệu chỉnh có tham khảo quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều lệ trường mầm non)



(1) Phương tiện hữu hình
Cơ sở vật chất trong trường khang trang, sạch đẹp
Trang thiết bị được đầu tư hiện đại, bắt mắt



                                           12
Công cụ, dụng cụ học tập và sinh hoạt tiện nghi, vệ sinh.
Hình thức giáo viên và nhân viên đẹp, lịch sự
Trang phục giáo viên và nhân viên phù hơp với chuyên môn

(2) Tin cậy
Nhà trường luôn thực hiện đầy đủ các cam kết đã đề ra
Thông báo từ nhà trường rất đầy đủ, chính xác và kịp thời

(3) Đáp ứng
Nhà trường luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ phụ huynh
Nhà trường luôn sẵn sàng giúp đỡ phụ huynh khi cần
Nhà trường giải quyết yêu cầu của phụ huynh nhanh chóng và chính xác

(4) Năng lực phục vụ
Giáo viên và nhân viên luôn cư xử với phụ huynh nhã nhặn và lịch sự
Giáo viên và nhân viên có trình độ chuyên môn cao
Giáo viên có phương pháp và khả năng nuôi dạy tốt
Giáo viên luôn đánh giá công bằng với từng trẻ
Nhân viên có khả năng nuôi dưỡng tốt từng trẻ

(5) Cảm thông
Nhà trường luôn thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh.
Nhà trường luôn có những lời khuyên tốt khi phụ huynh cần tư vấn
Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho trẻ học tập và vui chơi.

         Sau khi tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng (bước 2), ta thu về một số
kết quả như sau:
         Thứ nhất: điều mà khách hàng quan tâm nhất khi chọn trường mầm non cho trẻ
là sau khi vào trường, trẻ có được chăm sóc và nuôi dạy tử tế hay không.
         Thứ hai, cơ sở vật chất là yếu tố mà khách hàng dễ quan sát và tiếp xúc thường
xuyên nhất trong quá trình đưa rước trẻ.
         Thứ ba, phụ huynh chỉ giao tiếp nhiều với giáo viên và bảo mẫu, rất ít khi liên
hệ với ban giám hiệu nhà trường và các nhân viên khác.
         Do đó mà trong thang đo sử dụng chính thức cần đi sâu vào các yếu tố đo lường
liên quan tới các điều kiện học tập và sinh hoạt của trẻ tại trường. Cụ thể, cần làm rõ
đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất và năng lực phục vụ của nhà trường. Đồng
thời, tránh đề cập nhiều yếu tố liên quan đến thành phần nhân viên trong nhà trường, có
thể dùng đối tượng trực tiếp tiếp xúc với các dịch vụ là trẻ để phụ huynh dễ hình dung
và đánh giá.
         Từ những kết quả đúc kết từ hai bước nghiên cứu này, ta có được thang đo hoàn
chỉnh và bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức2, từ đó mà tiếp tục tiến tới giai đoạn nghiên
cứu tiếp theo – nghiên cứu chính thức.

4.4. Nghiên cứu chính thức

       Kết quả phát và thu hồi bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức được ghi nhận như
sau: Số bảng phát ra ở mỗi trường khoảng 60, số bảng thu về khoảng 58 ở Minh Tú và

2
    Phần phụ lục trang



                                          13
50 ở Hướng Dương. Trong đó số hồi đáp hợp lý ở mỗi trường là 50 nên đảm bảo kích
cỡ mẫu cần thiết cho quá trình mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu về sau.
       Dữ liệu qua quá trình xử lý cho phép ghi nhận kết quả thống kê sơ bô về cấu trúc
mẫu thu về như sau: Đáp viên đa số là nữ giới, độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, học vấn từ cao
đẳng đại học trở lên, hầu hết là công nhân viên, thu nhập trung bình khoảng 2 -10 triệu.

                                  Bảng 4.2. Cấu trúc mẫu

                                                 Trường mầm non
                                                                        Tổng
                 Đặc trưng đáp viên              Hướng    Minh
                                                                        cộng
                                                 Dương     Tú
                       Nam            Số người     14      18             32
         Giới                          Số %        28      36             32
         tính           Nữ            Số người     36      32             68
                                       Số %        72      64             68
                     < 30 tuổi        Số người      5      10             15
                                       Số %        10      20             15
           Độ        30-40 tuổi       Số người     33      31             64
          tuổi                         Số %        66      62             64
                    > 40-50 tuổi      Số người     12       9             21
                                       Số %        24      18             21
                      THCS            Số người     11       1             12
                                       Số %        22       2             12
         Học           THPT           Số người     12       3             15
         vấn                           Số %        24       6             15
                  CĐ, ĐH trở lên      Số người     27      46             73
                                       Số %        54      92             73
                  Công nhân viên      Số người     35      45             80
                                       Số %        70      90             80
         Nghề        Buôn bán         Số người     13       3             16
        nghiệp                         Số %        26       6             16
                      Nội trợ         Số người      2       2              4
                                       Số %         4       4              4
                      <2 triệu        Số người     11       6             17
                                       Số %        22      12             17
                     2-4 triệu        Số người     19      22             41
         Thu                           Số %        38      44             41
         nhập       > 4-10 triệu      Số người     15      16             31
                                       Số %        30      32             31
                     >10 triệu        Số người      5       6             11
                                       Số %        10      12             11

                        Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương




                                           14
Nhìn chung, chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương là khá cao, có hơn 70 % khách
hàng đánh giá cao tất cả các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương, hơn
20 % khách hàng đánh giá trung bình và chưa đến 5 % khách hàng đánh giá thấp.
         Nhìn ở góc độ các yếu tố thì phòng học là yếu tố được đánh giá cao nhất,
khoảng 60 % khách hàng đánh giá rất cao về yếu tố này, 38 % đánh giá cao và chỉ 4 %
là trung bình. Ngược lại, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng là yếu tố bị đánh giá thấp nhất,
chỉ 18 % khách hàng đánh giá rất cao, 54 % đánh giá cao, 26 % trung bình và 2 % còn
lại là thấp.
         Nhìn ở góc độ từng thành phần đo lường chất lượng dịch vụ, ta nhận thấy đánh
giá của khách hàng đối với từng thành phần có khác nhau, sự khác nhau này sinh ra từ
sự chênh lệch đánh giá đối với các yếu tố đo lường thuộc riêng từng thành phần.
         Cụ thể: cơ sở vật chất là thành phần được đánh giá cao nhất (40 % khách hàng
đánh giá rất cao, 50 % đánh giá cao và 10 % còn lại là trung bình), tiếp theo là tin cậy
(30 % rất cao, 60 % cao và 10 % trung bình), năng lực phục vụ (30 % rất cao, 55 % cao,
20 % trung bình và gần 5 % thấp), cảm thông (25 % rất cao, 60 % cao, 23 % trung bình,
2 % thấp) và cuối cùng là đáp ứng (20 % rất cao, 60 % cao và 20 % trung bình).
         Trong khi đó, vai trò quyết định của các thành phần này đối với chất lượng dịch
vụ là không giống nhau. Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính 3 giữa biến phụ thuộc là
chất lượng dịch vụ với từng biến độc lập lần lượt là các thành phần: cơ sở vật chất; tin
cậy; đáp ứng; năng lực phục vụ và cảm thông; ở mức ý nghĩa 0.000 < 0,05 ta có các hệ
số tương quan của các thành phần trên như sau: 0,683; 0,522; 0,605; 0,890; 0,652.
         Điều đó có nghĩa là cơ sở vật chất quyết định gần 70 % chất lượng dịch vụ, tin
cậy quyết định hơn 50 %, đáp ứng quyết định hơn 60 %, năng lực phục vụ quyết định
gần 90 % và cảm thông quyết định hơn 65 %.
         Như vậy, năng lực phục vụ là yếu tố có tính quyết định nhất đối với chất lượng
dịch vụ, nhưng các thành phần còn lại cũng có vai trò khá quan trọng vì khả năng dẫn
đến sự biến thiên về điểm đánh giá trung bình chất lượng dịch vụ đều vượt qua 50 %.
         Tóm lại, chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương nói chung là cao, tuy nhiên để có
cái nhìn cụ thể hơn, ta có thể đo lường chất lượng từng thành phần theo đánh giá của
khách hàng, chủ yếu là xem xét chất lượng từng thành phần trong các yếu tố đánh giá
như sau:

       Bảng 5.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Hướng Dương

                Các yếu tố đánh giá                HTPĐ    PĐ       TH       ĐY     HTĐY
    Phòng học khang trang, sạch đẹp                                  4       38      58
    Học cụ đầy đủ, hỗ trợ hiệu quả                                           58      42
    Sân chơi rộng rãi, thoáng mát                                    8       36      56
    Đồ chơi phong phú, bổ ích                                        6       56      38
    Phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ                                      20       56      24
    Phòng vệ sinh rộng, sạch và hiện đại                             8       54      38
    Bếp ăn sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ                                   8       56      36
    Vườn trường trồng nhiều cây xanh                                24       50      26
    Nhân viên ăn mặc tươm tất, sạch sẽ                              10       50      40
    Trang phục nhân viên phù hợp chuyên môn                          8       60      32
    Giáo viên ăn mặc gọn gàng, lịch sự                               2       52      46
    Trang phục giáo viên phù hợp chuyên môn                          4       52      44
    Nhà trường luôn thực hiện đúng cam kết                           6       66      28
3
    Phụ lục 4. Phân tích hồi quy tuyến tính



                                              15
Thông báo từ nhà trường luôn đầy đủ                                 10       52        38
 Thông báo từ nhà trường luôn chính xác                               2       62        36
 Thông báo từ nhà trường luôn kịp thời                                4       60        36
 Nhà trường luôn lắng nghe ý kiến                                    12       64        24
 Nhà trường luôn sẵn lòng giúp đỡ                                    14       66        20
 Nhà trường nhanh chóng giải quyết yêu cầu                           16       64        20
 Nhà trường giải quyết chính xác yêu cầu                             24       58        18
 Nhân viên luôn lịch sự và hòa nhã                 2                 16       42        40
 Nhân viên có trình độ chuyên môn cao                        2       30       44        24
 Giáo viên luôn cư xử lễ độ và chừng mực                     2        6       60        32
 Giáo viên có kiến thức chuyên môn cao                               10       60        30
 Giáo viên phối hợp chặt chẽ để nuôi dạy trẻ                 2        8       56        34
 Giáo viên phổ biến tốt kiến thức nuôi dạy trẻ               4       20       56        20
 Trẻ được đánh giá công bằng                                 2       10       66        22
 Trẻ được động viên khen thưởng xứng đáng                    2       16       60        22
 Trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng                                             4       54        42
 Trẻ ngủ đủ giấc                                             4        6       54        36
 Trẻ tắm rửa sạch sẽ                                         4       18       58        20
 Trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt                                      12       63        26
 Trẻ được bảo vệ an toàn                                             10       58        32
 Trẻ vui chơi, giải trí hợp lý                                        4       64        32
 Trẻ được dạy dỗ, uốn nắn tốt                                         6       64        30
 Trẻ học tập đầy đủ                                                   8       64        28
 Trẻ rèn luyện thể dục thường xuyên                                   8       60        32
 Trẻ sinh hoạt múa hát                                                6       64        30
 Trẻ tham gia lao động tập thể                               2        6       64        28
 Trẻ được tổ chức lễ hội ở trường                            2       10       56        32
 Nhà trường thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng                    2       26       54        18
 Nhà trường có lời khuyên tốt khi tư vấn                             20       58        22
 Nhà trường luôn tạo điều kiện học tập tốt                            8       62        30
 Nhà trường luôn tạo điều kiện vui chơi tốt                           4       62        34

         Nhìn chung, cơ sở vật chất tại Hướng Dương được khách hàng đánh giá cao, đặc
biệt là hai yếu tố phòng học và sân chơi, có gần 60 % khách hàng đánh giá rất cao hai
yếu tố này và hơn 30 % số khách hàng còn lại cũng cho rằng đây là hai yếu tố chất
lượng cao.
         Ngoài ra, 7/10 yếu tố tiếp theo của cơ sở vật chất là: học cụ, đồ chơi, phòng vệ
sinh, bếp ăn, cách ăn mặc của nhân viên, cách ăn mặc và trang phục giáo viên cũng
được hơn 50% khách hàng đánh giá cao và khoảng 40 % cho rằng chúng có chất lượng
rất cao.
         Đối với các yếu tố khác trong thành phần cơ sở vật chất là: phòng ngủ, vườn
trường, và trang phục nhân viên cũng được hơn 50 % khách hàng đánh giá cao, nhưng
chỉ 30 % số khách hàng còn lại là cho rằng chúng có chất lượng rất cao.
         Như vậy, trong từng yếu tố thuộc về cơ sở vật chất ở Hướng Dương luôn có hơn
80% khách hàng đánh giá cao chúng và đáng lưu ý là tất cả những khách hàng còn lại
cũng đều có đánh giá trung bình về chất lượng các yếu tố cơ sở vật chất của trường.
         Xét đến thành phần thứ hai là mức độ tin cậy, ta nhận thấy đây cũng là một
thành phần được khách hàng đánh giá cao. Khoảng 90 % khách hàng đều đánh giá cao




                                           16
các yếu tố: thực hiện đúng cam kết, thông báo đầy đủ, chính xác và kịp thời, trong số đó
có khoảng 30 % còn đánh giá các yếu tố này ở mức rất cao.
        Đồng thời, cũng tương tự như ở thành phần cơ sở vật chất, 10 % khách hàng còn
lại cũng cho rằng mức độ tin cậy ở Hướng Dương đạt trung bình. Nói như thế có nghĩa
là không có khách hàng nào đánh giá thấp chất lượng cơ sở vật chất và mức độ tin cậy ở
Hướng Dương.
        Tiếp theo, ta xét đến thành phần đáp ứng, hoàn toàn tương tự như hai thành phần
trước, tất cả khách hàng của Hướng Dương đều cho rằng khả năng đáp ứng của trường
đạt từ mức trung bình trở lên, cụ thể: có 20 % khách hàng đánh giá trung bình chất
lượng các yếu tố thuộc thành phần đáp ứng (lắng nghe ý kiến, sẵn lòng giúp đỡ, giải
quyết nhanh chóng và chính xác yêu cầu); gần 60 % khách hàng đánh giá cao và hơn 20
% khách hàng đánh giá rất cao.
        Tóm lại, ở cả ba thành phần đầu, đánh giá của khách hàng về các yếu tố đo
lường chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương đều từ trung bình trở lên, trong đó, có
khoảng 80 % số khách hàng đã đánh giá cao về các yếu tố này.
        Ở thành phần thứ tư – năng lực phục vụ, có khoảng 30 % khách hàng đánh giá
rất cao các yếu tố thuộc thành phần này và hơn 50 % cũng đánh giá ở mức cao. Tuy
nhiên, trong số 30 % khách hàng còn lại vẫn có gần 5 % khách hàng cho rằng hơn một
nửa số yếu tố thuộc về năng lực phục vụ của Hướng Dương có chất lượng thấp, đặc biệt
là ở yếu tố cách cư xử của nhân viên, có 2 % khách hàng đánh giá yếu tố này rất thấp.
Cụ thể:
        Các yếu tố: cách cư xử của nhân viên, trình độ nhân viên, cách cư xử của giáo
viên, mức độ phối hợp để giáo dục trẻ, khả năng phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, mức
công bằng trong đánh giá, mức động viên khen thưởng, và một số dịch vụ trực tiếp liên
quan đến trẻ như chăm sóc giấc ngủ, tắm rửa, lao động tập thể và tham gia lễ hội, bị gần
5 % khách hàng đánh giá thấp, 20 % khách hàng đánh giá trung bình
        Còn các yếu tố khác như: trình độ giáo viên, khẩu phần ăn, chăm sóc sức khỏe,
bảo vệ an toàn, vui chơi giải trí hợp lý, dạy dỗ, học tập, rèn luyện thể dục, múa hát, đều
được hơn 30 % khách hàng đánh giá rất cao, khoảng 60 % khách hàng đánh giá cao và
10 % khách hàng đánh giá trung bình.
        Như vậy, năng lực phục vụ tại Hướng Dương không chỉ là thành phần có nhiều
yếu tố nhất mà còn có sự chênh lệch đánh giá khá lớn giữa các yếu tố với nhau. Tuy
nhiên, đây vẫn là yếu tố được đánh giá cao, chỉ xếp sau cơ sở vật chất và tin cậy.
        Ở thành phần cuối cùng - cảm thông, tuy yếu tố thấu hiểu tâm tư nguyện vọng
có 2 % khách hàng đánh giá thấp nhưng cả ba yếu tố còn lại đều được đánh giá từ mức
trung bình trở lên.
        Sử dụng phân tích tương quan4, ta thấy có sự tương quan khá lớn (hơn 70 %)
giữa hai yếu tố thấu hiểu tâm tư nguyện vọng và khả năng tư vấn, hai yếu tố này tạo
thành một nhóm có liên quan trực tiếp đến phụ huynh (khách hàng) nhưng lại không
được đánh giá quá cao, khoảng 20 % đánh giá rất cao, 60 % đánh giá cao, 18 % trung
bình và 2 % thấp.
        Tương tự, ở hai yếu tố còn lại là tạo điều kiện học tập và vui chơi cũng có sự
tương quan hơn 75 % và tạo thành nhóm liên quan trực tiếp đến trẻ (người tiêu dùng) và
được đánh giá cao, có khoảng 30 % khách hàng đánh giá rất cao, hơn 60 % khách hàng
đánh giá cao và còn lại chưa đến 10 % là trung bình.
        Tóm lại, chính sự bổ sung giữa hai nhóm yếu tố đã giúp cảm thông vượt qua đáp
ứng và không phải trở thành yếu tố bị đánh giá thấp nhất tại Hướng Dương.

4
    Phụ lục 5. Phân tích tương quan



                                           17
5.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Minh Tú

        Chất lượng dịch vụ Minh Tú được khách hàng đánh giá cao:
         Xét ở góc độ các yếu tố: có 37/44 yếu tố dùng để đo lường chất lượng dịch vụ ở
Minh Tú được khoảng 50 % khách hàng đánh giá là rất cao, trong đó có hai yếu tố cách
ăn mặc và cư xử của giáo viên được khoảng 70 % khách hàng đánh giá là rất cao.
        Tuy nhiên, vẫn có 17/44 yếu tố xuất hiện đánh giá thấp từ một số khách hàng, cụ
thể: có 4 yếu tố là sân chơi, lắng nghe ý kiến, giải quyết chính xác yêu cầu và tổ chức lễ
hội ở trường là có 4 % khách hàng đánh giá thấp, còn lại 13 yếu tố kia đều chỉ có 2 %
khách hàng là đánh giá ở mức thấp.
        Nếu số yếu tố được khách hàng đánh giá cao tập trung nhiều ở thành phần năng
lực phục vụ (18/20) thì số yếu tố bị đánh giá thấp lại tập trung vào đáp ứng (4/4), tiếp
theo là cảm thông (3/4), cơ sở vật chất (1/3), cuối cùng là tin cậy (1/4).
        Tuy nhiên, khi xét ở góc độ các thành phần thì tin cậy là thành phần được đánh
giá cao nhất ( hơn 50 % khách hàng đánh giá rất cao, gần 44 % đánh giá cao và 6 %
trung bình), tiếp đó là năng lực phục vụ (50 % rất cao, 40 % cao, 8 % trung bình và 2 %
thấp), đáp ứng (45 % rất cao, 40 % cao,10 % trung bình và gần 5 % thấp), cuối cùng là
cảm thông (40 % rất cao, 40 % cao, 18 % trung bình và 2 % thấp).
        Cũng tương tự như khi đo lường chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương, ta cần phải
đo lường chất lượng từng thành phần: cơ sở vật chất, mức độ tin cậy, khả năng đáp ứng,
năng lực phục vụ, và độ cảm thông, vì vai trò quyết định của mỗi thành phần đối với
chất lượng dịch vụ chung của trường là khác nhau. Cụ thể:

       Bảng 5.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Minh Tú

             Các yếu tố đánh giá                  HTPĐ        PĐ       TH        ĐY     HTĐY
 Phòng học khang trang, sạch đẹp                                        4        38      58
 Học cụ đầy đủ, hỗ trợ hiệu quả                                         8        40      52
 Sân chơi rộng rãi, thoáng mát                                 4       10        40      46
 Đồ chơi phong phú, bổ ích                                     2       10        48      40
 Phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ                                            10        38      52
 Phòng vệ sinh rộng, sạch và hiện đại                                  16        36      48
 Bếp ăn sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ                                2        6        38      54
 Vườn trường trồng nhiều cây xanh                                      24        40      36
 Nhân viên ăn mặc tươm tất, sạch sẽ                                     4        46      50
 Trang phục nhân viên phù hợp chuyên môn                               12        38      50
 Giáo viên ăn mặc gọn gàng, lịch sự                                     4        28      68
 Trang phục giáo viên phù hợp chuyên môn                       2        2        34      62
 Nhà trường luôn thực hiện đúng cam kết                        2        8        40      50
 Thông báo từ nhà trường luôn đầy đủ                                    6        36      58
 Thông báo từ nhà trường luôn chính xác                                 6        44      50
 Thông báo từ nhà trường luôn kịp thời                                  6        40      54
 Nhà trường luôn lắng nghe ý kiến                              4        4        44      48
 Nhà trường luôn sẵn lòng giúp đỡ                              2        8        40      50
 Nhà trường nhanh chóng giải quyết yêu cầu                     2       10        48      40
 Nhà trường giải quyết chính xác yêu cầu                       4       12        34      50
 Nhân viên luôn lịch sự và hòa nhã                                      8        32      60
 Nhân viên có trình độ chuyên môn cao                          2       20        42      36
 Giáo viên luôn cư xử lễ độ và chừng mực                                4        22      74



                                           18
Giáo viên có kiến thức chuyên môn cao                                 18       30          52
 Giáo viên phối hợp chặt chẽ để nuôi dạy trẻ                            8       30          62
 Giáo viên phổ biến tốt kiến thức nuôi dạy trẻ                         10       36          54
 Trẻ được đánh giá công bằng                                           10       38          52
 Trẻ được động viên khen thưởng xứng đáng                              12       34          54
 Trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng                                               6       40          54
 Trẻ ngủ đủ giấc                                                        2       36          62
 Trẻ tắm rửa sạch sẽ                                                    8       38          54
 Trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt                                         8       40          52
 Trẻ được bảo vệ an toàn                                      2         6       40          52
 Trẻ vui chơi, giải trí hợp lý                                          6       40          54
 Trẻ được dạy dỗ, uốn nắn tốt                                           8       36          56
 Trẻ học tập đầy đủ                                                     6       44          50
 Trẻ rèn luyện thể dục thường xuyên                                     6       40          54
 Trẻ sinh hoạt múa hát                                        2         8       42          48
 Trẻ tham gia lao động tập thể                                2        16       38          44
 Trẻ được tổ chức lễ hội ở trường                             4         6       28          62
 Nhà trường thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng                     2        14       50          34
 Nhà trường có lời khuyên tốt khi tư vấn                      2        14       50          34
 Nhà trường luôn tạo điều kiện học tập tốt                    2         8       36          54
 Nhà trường luôn tạo điều kiện vui chơi tốt                             8       40          52

        Ngoại trừ hai yếu tố đồ chơi và vườn trường ra thì tất cả mười yếu tố còn lại
trong thành phần cơ sở vật chất là: phòng học và học cụ, sân chơi, phòng ngủ, phòng vệ
sinh, bếp ăn, cách ăn mặc và trang phục nhân viên, cách ăn mặc và trang phục giáo viên,
đều được đánh giá rất cao từ 50 % khách hàng và cao từ khoảng 40 % khách hàng còn
lại.
        Đặc biệt, ở yếu tố cách cư xử của giáo viên thì số khách hàng đánh giá rất cao là
68 %, 28 % trong số còn lại cũng đánh giá cao yếu tố này, và không có trường hợp nào
là đánh giá thấp.
        Ở hai yếu tố đồ chơi và vườn trường, tuy chỉ gần 40 % khách hàng đánh giá rất
cao, nhưng cũng có khoảng 40 % khách hàng còn lại đánh giá cao hai yếu tố này nên
nhìn chung đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất ở Minh Tú vẫn ở mức cao. Do
đó, đây chưa phải là thành phần bị đánh giá thấp nhất.
        Về thành phần tin cậy, ngoài yếu tố thực hiện cam kết thì có ba yếu tố còn lại là
thông báo đầy đủ, chính xác và kịp thời đều chỉ có 6 % khách hàng đánh giá trung bình,
còn lại 94 % khác đều đánh giá cao chất lượng các yếu tố này (trong đó, có hơn 50 %
còn đánh giá rất cao).
        Tuy có 2 % khách hàng đánh giá thấp yếu tố thực hiện đầy đủ các cam kết
nhưng đây chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ và chỉ xuất hiện duy nhất trong 1/4 số yếu tố của
thành phần này nên tin cậy vẫn là thành phần được đánh giá cao nhất ở Minh Tú.
        Thành phần thứ ba – đáp ứng, là thành phần gồm 4 yếu tố: lắng nghe ý kiến, sẵn
lòng giúp đỡ, nhanh chóng giải quyết yêu cầu, giải quyết chính xác yêu cầu. Có khoảng
45 % khách hàng đánh giá rất cao các yếu tố này, 40 % đánh giá cao, 10 % trung bình
và gần 5 % thấp.
        Tuy số khách hàng đánh giá cao các yếu tố trong thành phần này lên đến 85 %
nhưng do ở tất cả các yếu tố đều xuất hiện đánh giá thấp từ phía khách hàng nên làm
cho đáp ứng trở thành thành phần bị đánh giá thấp thứ hai của trường.




                                           19
Thành phần tiếp theo – năng lực phục vụ. Trong thành phần này, yếu tố cách cư
xử của giáo viên là có đánh giá cao nhất: 74 % khách hàng đánh giá yếu tố này ở mức
rất cao, 22 % khách hàng đánh giá ở mức cao và 4 % còn lại là trung bình. Song song
đó, cách cư xử của nhân viên cũng được 60 % khách hàng đánh giá rất cao, 32 % đánh
giá cao và 8 % đánh giá trung bình. Như vậy có thể kết luận rằng thái độ phục vụ ở
Minh Tú được khách hàng đánh giá cao.
         Ngoài ra, hầu hết các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc nuôi dưỡng trẻ như:
khẩu phần ăn, giấc ngủ, tắm rửa, chăm sóc sức khỏe đều có hơn 50 % số khách hàng
đánh giá rất cao và khoảng 40 % khách hàng đánh giá cao, dưới 10 % còn lại thì cho
rằng chất lượng đạt mức trung bình (riêng yếu tố bảo vệ an toàn thì trong 10 % khách
hàng còn lại có 2 % khách hàng đánh giá thấp yếu tố này).
         Tuy nhiên, trong số các dịch vụ nuôi dưỡng trẻ thì trình độ nhân viên lại là yếu
tố không được đánh giá cao bởi có 20 % khách hàng cho rằng trình độ nhân viên ở
Minh Tú chỉ ở mức trung bình và 2 % khác còn cho rằng ở mức thấp, trong khi đó, chưa
đến 40 % cho rằng rất cao.
         Mặc khác, các dịch vụ liên quan đến việc nuôi dạy trẻ như: trình độ giáo viên,
phối hợp để nuôi dạy trẻ, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, đánh giá, động viên khen
thưởng, vui chơi giải trí, dạy dỗ uốn nắn, học tập, rèn luyện thể dục, sinh hoạt múa hát,
lao động tập thể, tham gia lễ hội, đa số đều có khoảng 50 % khách hàng đánh giá rất cao
và gần 40 % khách hàng đánh giá cao, số 10 % còn lại cho rằng chất lượng ở mức trung
bình thấp.
         Hơn nữa, ở hai yếu tố trình độ giáo viên và lao động tập thể lại có gần 20 %
khách hàng đánh giá trung bình, yếu tố lao động tập thể lại có khoảng 2 % khách hàng
đánh giá là thấp. Do đó mà dịch vụ nuôi dạy ở Minh Tú không được đánh giá cao bằng
dịch vụ nuôi dưỡng.
         Nói đến thành phần cuối cùng – cảm thông, tuy có đến 3/4 yếu tố có đánh giá
thấp từ phía khách hàng nhưng tỷ lệ chỉ khoảng 2 % trong toàn bộ khách hàng ở Minh
Tú và ở 2 yếu tố tạo điều kiện vui chơi và học tập, sự đánh giá của khách hàng cũng khá
cao: hơn 50 % là rất cao và gần 40 % là cao, chỉ 10 % là từ trung bình trở xuống, đặc
biệt là ở điều kiện vui chơi, không có khách hàng nào đánh giá thấp.
         Tuy nhiên, ở hai yếu tố còn lại là thấu hiểu tâm tư nguyện vọng và tư vấn thì lại
chỉ có 34 % khách hàng đánh giá rất cao, 50 % đánh giá cao, 14 trung bình và 2 % thấp.
Điều này làm cho đánh giá chung về thành phần cảm thông của Minh Tú bị giảm xuống
nên nó trở thành thành phần bị đánh giá thấp nhất của trường.
         Như vậy, qua những đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở từng
trường, ta thấy cả Hướng Dương và Minh Tú đều nhận được sự đánh giá cao từ phía
khách hàng. Vẫn khớp với những cơ sở dữ liệu thực tiễn thu về ban đầu là Hướng
Dương có ưu thế về cơ sở vật chất, đặc biệt là phòng học và sân chơi, còn Minh Tú có
ưu thế về năng lực phục vụ, đặc biệt là chất lượng chăm sóc trẻ, đó cũng là lý do vì sao
hầu hết số trẻ gửi tại Minh Tú đa số là ba đến bốn tuổi (hơn hai lần số trẻ năm tuổi).

       Tuy nhiên, những sai số từ việc sử dụng các thống kê phần trăm đơn giản các
đánh giá của khách hàng là không nhỏ, nên để kiểm nghiểm lại kết quả một cách chắc
chắn đồng thời phục vụ cho việc so sánh chất lượng dịch vụ giữa hai trường sau này, ta
cần tính điểm đánh giá trung bình của khách hàng cho từng yếu tố theo cách sau: đưa
các dữ liệu đã được mã hóa trong phần mềm SPSS vào Excel để tính ra điểm trung bình
đánh giá của từng đáp viên rồi nhập bổ sung những dữ liệu này vào phần mềm SPSS.

    Bảng 5.3. Điểm đánh giá trung bình của khách hàng về chất lượng dịch vụ



                                           20
Tên    Hướng   Minh    Chênh
                 Chất lượng dịch vụ             biến   Dương    Tú       lệch
                           (F)                   tắt    (T1)   (T2)   (T2-T1)
Phòng học khang trang, sạch đẹp                  V1     4,54   4,54      0,00
Học cụ đầy đủ, hỗ trợ hiệu quả                   V2     4,42   4,44      0,02
Sân chơi rộng rãi, thoáng mát                    V3     4,48   4,28     -0,20
Đồ chơi phong phú, bổ ích                        V4     4,32   4,26     -0,06
Phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ                       V5     4,04   4,42      0,38
Phòng vệ sinh rộng, sạch và hiện đại             V6     4,30   4,32      0,02
Bếp ăn sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ                   V7     4,28   4,44      0,16
Vườn trường trồng nhiều cây xanh                 V8     4,02   4,12      0,10
Nhân viên ăn mặc tươm tất, sạch sẽ               V9     4,30   4,46      0,16
Trang phục nhân viên phù hợp chuyên môn         V10     4,24   4,38      0,14
Giáo viên ăn mặc gọn gàng, lịch sự              V11     4,44   4,64      0,20
Trang phục giáo viên phù hợp chuyên môn         V12     4,40   4,56      0,16
Điểm trung bình đánh giá cơ sở vật chất          F1     4,32   4,41      0,09
Nhà trường luôn thực hiện đúng cam kết          V13     4,22   4,38      0,16
Thông báo từ nhà trường luôn đầy đủ             V14     4,28   4,52      0,24
Thông báo từ nhà trường luôn chính xác          V15     4,34   4,44      0,10
Thông báo từ nhà trường luôn kịp thời           V16     4,32   4,48      0,16
Điểm trung bình đánh giá thành phần tin cậy      F2     4,29   4,46      0,17
Nhà trường luôn lắng nghe ý kiến                V17     4,12   4,36      0,24
Nhà trường luôn sẵn lòng giúp đỡ                V18     4,06   4,38      0,32
Nhà trường nhanh chóng giải quyết yêu cầu       V19     4,04   4,26      0,22
Nhà trường giải quyết chính xác yêu cầu         V20     3,94   4,30      0,36
Điểm trung bình đánh giá thành phần đáp ứng      F3     4,04   4,33      0,29
Nhân viên luôn lịch sự và hòa nhã               V21     4,18   4,52      0,34
Nhân viên có trình độ chuyên môn cao            V22     3,90   4,10      0,20
Giáo viên luôn cư xử lễ độ và chừng mực         V23     4,22   4,70      0,48
Giáo viên có kiến thức chuyên môn cao           V24     4,20   4,34      0,14
Giáo viên phối hợp chặt chẽ để nuôi dạy trẻ     V25     4,22   4,54      0,32
Giáo viên phổ biến tốt kiến thức nuôi dạy trẻ   V26     3,92   4,44      0,52
Trẻ được đánh giá công bằng                     V27     4,08   4,42      0,34
Trẻ được động viên khen thưởng xứng đáng        V28     4,02   4,42      0,40
Trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng                        V29     4,38   4,48      0,10
Trẻ ngủ đủ giấc                                 V30     4,22   4,60      0,38
Trẻ tắm rửa sạch sẽ                             V31     3,94   4,46      0,52
Trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt                  V32     4,14   4,44      0,30
Trẻ được bảo vệ an toàn                         V33     4,22   4,42      0,20
Trẻ vui chơi, giải trí hợp lý                   V34     4,28   4,48      0,20
Trẻ được dạy dỗ, uốn nắn tốt                    V35     4,24   4,48      0,24
Trẻ học tập đầy đủ                              V36     4,20   4,44      0,24
Trẻ rèn luyện thể dục thường xuyên              V37     4,24   4,48      0,24


                                     21
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc
1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn rạp xem phim của khán giả TP....
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn rạp xem phim của khán giả TP....Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn rạp xem phim của khán giả TP....
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn rạp xem phim của khán giả TP....
nataliej4
 
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoánTh s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên Cứu Định Lượng
 
Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, ĐIỂM 8, HOT 2018
Đề tài  giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, ĐIỂM 8, HOT 2018Đề tài  giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, ĐIỂM 8, HOT 2018
Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, ĐIỂM 8, HOT 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
vietlod.com
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Cơ sở lý thuyết (autosaved)Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Takashi Akimoto
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
Đặng Anh Tuấn
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYYếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao độngSự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao động
Nghiên Cứu Định Lượng
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của người khai hải quan đối với dịch vụ hải ...
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của người khai hải quan đối với dịch vụ hải ...Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của người khai hải quan đối với dịch vụ hải ...
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của người khai hải quan đối với dịch vụ hải ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
jackjohn45
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
nataliej4
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ tới sự thỏa mãn và lòng trung thà...
Tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ tới sự thỏa mãn và lòng trung thà...Tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ tới sự thỏa mãn và lòng trung thà...
Tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ tới sự thỏa mãn và lòng trung thà...
nataliej4
 

What's hot (19)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn rạp xem phim của khán giả TP....
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn rạp xem phim của khán giả TP....Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn rạp xem phim của khán giả TP....
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chọn rạp xem phim của khán giả TP....
 
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoánTh s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
 
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng ...
 
Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, ĐIỂM 8, HOT 2018
Đề tài  giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, ĐIỂM 8, HOT 2018Đề tài  giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, ĐIỂM 8, HOT 2018
Đề tài giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, ĐIỂM 8, HOT 2018
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộ...
 
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
 
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ taxi, 9 ĐIỂM!
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Cơ sở lý thuyết (autosaved)Cơ sở lý thuyết (autosaved)
Cơ sở lý thuyết (autosaved)
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
 
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAYYếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên Công nghệ thông tin, HAY
 
Sự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao độngSự hài lòng công việc người lao động
Sự hài lòng công việc người lao động
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của người khai hải quan đối với dịch vụ hải ...
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của người khai hải quan đối với dịch vụ hải ...Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của người khai hải quan đối với dịch vụ hải ...
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của người khai hải quan đối với dịch vụ hải ...
 
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
ứNg dụng mô hình sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại ...
 
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN...
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAYLuận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ thư viện, HAY
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ tới sự thỏa mãn và lòng trung thà...
Tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ tới sự thỏa mãn và lòng trung thà...Tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ tới sự thỏa mãn và lòng trung thà...
Tác động của các nhân tố chất lượng dịch vụ tới sự thỏa mãn và lòng trung thà...
 

Viewers also liked

Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Đàm Thế Ngọc
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfluan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfNguyễn Công Huy
 
Sang kien kinh nghiem thiet bi
Sang kien kinh nghiem thiet biSang kien kinh nghiem thiet bi
Sang kien kinh nghiem thiet biquan0976936567
 
Business Research Method 1
Business Research Method 1Business Research Method 1
Business Research Method 1Calvin Nguyen
 
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vu
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vuDịch vụ và marketing trong ngành dich vu
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vu
Bankaz Vietnam
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Thanh Thanh
 
nang-cao-chất-lượng-dịch-vụ-vận-tải-taxi-hanh-khach-mai-linh-thủ-đo(1)
 nang-cao-chất-lượng-dịch-vụ-vận-tải-taxi-hanh-khach-mai-linh-thủ-đo(1) nang-cao-chất-lượng-dịch-vụ-vận-tải-taxi-hanh-khach-mai-linh-thủ-đo(1)
nang-cao-chất-lượng-dịch-vụ-vận-tải-taxi-hanh-khach-mai-linh-thủ-đo(1)
Cpubka Tran
 
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoaPhương pháp học tập và nghiên cứu khoa
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoaYVANLE
 
“ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
  “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...  “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
“ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
Viện Quản Trị Ptdn
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Học kế toán thực tế
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
honghanh103
 
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnHoàng Mai
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tuấn Nguyễn Văn
 
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Nghiên Cứu Định Lượng
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
Vu Huy
 

Viewers also liked (17)

Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdf
 
14. NGUYEN VIET TAN.DOC
14. NGUYEN VIET TAN.DOC14. NGUYEN VIET TAN.DOC
14. NGUYEN VIET TAN.DOC
 
luan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfluan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdf
 
Sang kien kinh nghiem thiet bi
Sang kien kinh nghiem thiet biSang kien kinh nghiem thiet bi
Sang kien kinh nghiem thiet bi
 
Business Research Method 1
Business Research Method 1Business Research Method 1
Business Research Method 1
 
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vu
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vuDịch vụ và marketing trong ngành dich vu
Dịch vụ và marketing trong ngành dich vu
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
nang-cao-chất-lượng-dịch-vụ-vận-tải-taxi-hanh-khach-mai-linh-thủ-đo(1)
 nang-cao-chất-lượng-dịch-vụ-vận-tải-taxi-hanh-khach-mai-linh-thủ-đo(1) nang-cao-chất-lượng-dịch-vụ-vận-tải-taxi-hanh-khach-mai-linh-thủ-đo(1)
nang-cao-chất-lượng-dịch-vụ-vận-tải-taxi-hanh-khach-mai-linh-thủ-đo(1)
 
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoaPhương pháp học tập và nghiên cứu khoa
Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa
 
“ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
  “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...  “ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
“ Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của côn...
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
 
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự KiệnBài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
Bài Giảng Tổ Chức Sự Kiện
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối v...
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
 

Similar to 1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc

Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
anh hieu
 
Danh gia gia tri thuong hieu sacombank
Danh gia gia tri thuong hieu sacombankDanh gia gia tri thuong hieu sacombank
Danh gia gia tri thuong hieu sacombankTuong Huynh Dieu
 
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAYLuận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ảnh hưởng của cuộc sống đến Kết quả làm việc, HOT
Luận văn: Ảnh hưởng của cuộc sống đến Kết quả làm việc, HOTLuận văn: Ảnh hưởng của cuộc sống đến Kết quả làm việc, HOT
Luận văn: Ảnh hưởng của cuộc sống đến Kết quả làm việc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
luanvantrust
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏeCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
báo cao thực tập công nghệ thông tin
báo cao thực tập công nghệ thông tinbáo cao thực tập công nghệ thông tin
báo cao thực tập công nghệ thông tin
hieu anh
 
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
02 nc su_hai_long_hv_flc-libreMyMy Trinh
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAYTín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdftailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
NguynMai563355
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng DầuLuận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to 1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc (20)

Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
Chuyên đề đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế ...
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
 
Danh gia gia tri thuong hieu sacombank
Danh gia gia tri thuong hieu sacombankDanh gia gia tri thuong hieu sacombank
Danh gia gia tri thuong hieu sacombank
 
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
Thể chế quản lý giảng viên thỉnh giảng trong các trường Đại Học - thực tiễn t...
 
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAYLuận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
Luận văn: Thể chế quản lý giảng viên ở Trường ĐH Y Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng của cuộc sống đến Kết quả làm việc, HOT
Luận văn: Ảnh hưởng của cuộc sống đến Kết quả làm việc, HOTLuận văn: Ảnh hưởng của cuộc sống đến Kết quả làm việc, HOT
Luận văn: Ảnh hưởng của cuộc sống đến Kết quả làm việc, HOT
 
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
 
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
 
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
Đánh giá sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo Digital ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏeCác yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ sức khỏe
 
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
ứNg dụng stress test để đo lường rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
báo cao thực tập công nghệ thông tin
báo cao thực tập công nghệ thông tinbáo cao thực tập công nghệ thông tin
báo cao thực tập công nghệ thông tin
 
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
02 nc su_hai_long_hv_flc-libre
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
 
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAYTín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ , 9 ĐIỂM
 
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdftailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
tailieuxanh_vo_quang_minh_dong_thap_2017.pdf
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng DầuLuận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tại Công ty Xăng Dầu
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Nguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

1.TRAN THI ANH MAI_5KN_1.doc

  • 1. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Họ và tên sinh viên: Trần Thị Ánh Mai SO SÁNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MẦM NON Ở HAI KHU VỰC TƯ VÀ CÔNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh nông nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
  • 2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn:……… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1:……… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2:……… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày.….tháng.….năm…..
  • 3. TÓM TẮT Nhu cầu dịch vụ mầm non chất lượng cao đang không ngừng gia tăng ở Long Xuyên, nắm bắt xu hướng này, từ năm 2002, ngày càng có nhiều cơ sở mầm non tư thục với chất lượng ngày càng cao ra đời, tiêu biểu trong số đó là trường mẫu giáo tư thục Minh Tú, hiện đang là trường tư thục dẫn đầu về chất lượng dịch vụ tại Long Xuyên. Như vậy, thị trường dịch vụ mầm non ở Long Xuyên đang xuất hiện nhu cầu nghiên cứu từ hai phía: khách hàng (tiếp cận các dịch vụ mầm non chất lượng cao) và nhà cung cấp dịch vụ (ý kiến đánh giá của khách hàng để đo lường và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp). Đó là lý do bài nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ mầm non hai khu vực tư và công ra đời. Bài nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ chia làm hai bước: trước hết, phỏng vấn trực tiếp tại hai trường mầm non tiêu biểu cho khu vực công (Hướng Dương) và tư (Minh Tú) nhằm thu về dữ liệu thực tiễn phục vụ cho việc hiệu chỉnh thang đo SERPERF gồm 5 thành phần và 22 biến đánh giá ban đầu. Sau đó tiến hành thảo luận trực tiếp với một số phụ huynh có trẻ đang theo học ở Hướng Dương và Minh Tú nhằm hoàn chỉnh thang đo đánh giá của khách hàng về dịch vụ mầm non với 5 thành phần ban đầu và 44 biến đánh giá đã được triển khai. Cuối cùng thì tiến tới lập bảng câu hỏi vấn phỏng chính thức. Ở giai đoạn nghiên cứu chính thức, chủ yếu thu thập các dữ liệu đánh giá thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn đã lập ra ở bước một, sau đó tiến hành mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu với sự hỗ trợ của hai phần mềm ứng dụng SPSS và Excel. Kết quả xử lý được công nhận như sau: Chất lượng dịch vụ ở cả hai trường Hướng Dương và Minh Tú đều được khách hàng đánh giá cao. Tuy nhiên, Minh Tú lại được đánh giá cao hơn cả trong năm thành phần đo lường về dịch vụ mầm non là: cơ sở vật chất, tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ và cảm thông. Điều này cho phép ta rút ra kết luận rằng chất lượng dịch vụ mầm non ở khu vực tư đang không ngừng tăng lên và do đó sẽ ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng ở Long Xuyên hơn. Tuy nhiên, do nghiên cứu chỉ thực hiện được tại hai trường mầm non có quy mô lớn ở long Xuyên là Hướng Dương và Minh Tú mà chưa xét đến nhóm các cơ sở mầm non gia đình khác cùng nằm trên địa bàn nghiên cứu nên chưa tổng quát hết được những đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ mầm non ở Long Xuyên. Vì vậy mà một trong các hướng nghiên cứu đề nghị sắp tới là nên đo lường cả chất lượng dịch vụ tại nhóm các cơ sở mầm non gia đình vì so với các trường mầm non tư thục quy mô lớn thì tại Long Xuyên hiện nay, số lượng các cơ sở này lại đang tăng nhanh và nhiều hơn. i
  • 4. MỤC LỤC TÓM TẮT.........................................................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH........................................................................................................iv KÍ HIỆU VIẾT TẮT......................................................................................................iv Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 1.3. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu...........................................................................2 Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ HAI TRƯỜNG MẦM NON...............................................3 TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN...................................3 2.1. Mẫu giáo bán công Hướng Dương (Phường Mỹ Bình – Thành phố Long Xuyên) .......................................................................................................................................3 2.2. Mẫu giáo tư thục Minh Tú (Phường Mỹ Bình – Thành phố Long Xuyên)............4 2.3. Tổng quan về chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương và Minh Tú............................5 Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................7 3.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề.......................................................................7 3.1.1. Dịch vụ............................................................................................................7 3.1.2. Chất lượng dịch vụ..........................................................................................7 3.1.3. Đo lường chất lượng dịch vụ...........................................................................8 3.1.4. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ & sự hài lòng của khách hàng....................9 3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết..................................................................10 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................11 4.1. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................................11 4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ..........................................................................................11 4.1.2. Nghiên cứu chính thức...................................................................................11 4.1.3. Mẫu................................................................................................................11 4.2.3. Thang đo........................................................................................................12 4.3. Nghiên cứu sơ bộ..................................................................................................12 4.4. Nghiên cứu chính thức..........................................................................................13 Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................14 5.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương.......................14 5.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Minh Tú................................18 5.3. So sánh chất lượng dịch vụ tại hai trường Hướng Dương và Minh Tú................22 5.3.1. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất ..................................................23 5.3.2. Đánh giá của khách hàng về năng lực phục vụ.............................................24 5.3.3. Đánh giá khách hàng về ba thành phần tin cậy, đáp ứng và cảm thông........24 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN..................................................................26 6.1. Kết quả chính của nghiên cứu..............................................................................26 6.1.1. Chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương.............................................................26 6.1.2. Chất lượng dịch vụ ở Minh Tú......................................................................27 6.1.3. So sánh chất lượng dịch vụ hai trường Hướng Dương và Minh Tú..............27 6.2. Các hạn chế trong nghiên cứu..............................................................................27 6.3. Các đề nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................I ii
  • 5. PHỤ LỤC........................................................................................................................II Phụ lục 1. Bảng câu hỏi phỏng vấn các trường mầm non ở thành phố Long Xuyên. . .II Phụ lục 2. Dàn bài thảo luận trực tiếp với phụ huynh có trẻ học ở Hướng Dương và Minh Tú.......................................................................................................................III Phụ lục 3. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức...........................................................III Phụ lục 4. Phân tích hồi quy tuyến tính........................................................................V Phụ lục 5. Phân tích tương quan................................................................................VII Phụ lục 6. Phân tích phương sai.................................................................................VII Phụ lục 7. Kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập..........................................VIII Phụ lục 8. Kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập..........................................VIII iii
  • 6. DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT.........................................................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH........................................................................................................iv KÍ HIỆU VIẾT TẮT......................................................................................................iv Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................1 Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ HAI TRƯỜNG MẦM NON...............................................3 TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN...................................3 Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................7 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................11 Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................14 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN..................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................I PHỤ LỤC........................................................................................................................II DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT.........................................................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH........................................................................................................iv KÍ HIỆU VIẾT TẮT......................................................................................................iv Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................1 Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ HAI TRƯỜNG MẦM NON...............................................3 TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN...................................3 Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................7 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................11 Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................14 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN..................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................I PHỤ LỤC........................................................................................................................II KÍ HIỆU VIẾT TẮT HTPĐ. Hoàn toàn phản đối PĐ. Phản đối TH. Trung hoà ĐY. Đồng ý HTĐY. Hoàn toàn đồng ý THCS. Trung học cơ sở THPT. Trung học phổ thông CĐ. Cao đẳng ĐH. Đại học iv
  • 7. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Trong mấy năm gần đây, tại thành phố Long Xuyên, cùng với sự phát triển nhanh chóng về đời sống kinh tế là nhu cầu chất lượng đang ngày càng tăng lên. Không chỉ trong lĩnh vực hàng hóa hữu hình mà cả trong lĩnh vực hàng hóa vô hình, các dịch vụ hiện nay đều phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Dễ thấy nhất là trong dịch vụ giáo dục mầm non, số lượng các cơ sở mầm non mà đặc biệt là các cơ sở mầm non ngoài công lập đang không ngừng tăng lên ở thành phố Long Xuyên yên, khiến nơi đây trở thành địa bàn đứng đầu cả tỉnh về số cơ sở mầm non tư thục. Sự ra đời của các cơ sở tư thục này đã góp phần giải quyết nhu cầu đang thiếu hụt trầm trọng ở Long Xuyên, cụ thể là toàn thành phố chỉ có hai nhà trẻ công lập là Măng non và Tuổi Thơ đang giữ khoảng 500 trẻ trong khi đó ở khu vực ngoài công lập lại có đến 3 trường và 39 cơ sở mầm non tư thục nuôi dạy trên 2.200 trẻ1. Ngoài ra còn thúc đẩy sự cạnh tranh nâng cao chất lượng trong ngành dịch vụ mầm non: từ sau năm 2002, nhiều cơ sở mầm non tự bỏ vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao trình độ nhân sự, đổi mới chương trình giảng dạy như Ánh Hồng ở Mỹ Bình và Nụ Hồng ở Mỹ Long; đặc biệt, cuối năm 2004, trường mẫu giáo công lập Mỹ Bình được đầu tư xây mới với quy mô hơn 5 tỷ đồng và đổi tên thành Hướng Dương cho tới ngày nay; tháng 9 năm 2005, trường mẫu giáo tư thục Minh Tú với quy mô đầu tư hàng chục tỷ đồng cũng đi vào hoạt động và trở thành một trong các trường mầm non dẫn đầu về chất lượng dịch vụ ở Long Xuyên. Do có mức đầu tư lớn như vậy nên mức chi phí phải chi hàng tháng tại các trường Hướng Dương và Minh Tú gần gấp đôi so với các cơ sở mầm non tư thục gia đình nhưng số lượng trẻ gửi vào các trường này hàng năm lại gấp từ ba đến bốn lần các cơ sở khác. Đặc biệt, tại Minh Tú, chỉ trong vòng mới ba năm hoạt động, số trẻ đã tăng gấp mười lần. Do đó, có thể kết luận rằng sự xuất hiện của các trường mầm non chất lượng cao như Hướng Dương và Minh Tú chính là sự đáp ứng tất yếu nhu cầu ngày càng cao về chất lượng của các phụ huynh đang gửi trẻ vào các trường mầm non ở Long Xuyên. Vậy, để có thể tồn tại và phát triển lâu dài thì tất cả các cơ sở đang và sẽ hoạt động trong ngành cung cấp dịch vụ mầm non đều cần phải đo lường những đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ mầm non để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu trường mầm non chất lượng cao trong hiện tại và cả trong thời gian sắp tới. Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu từ cả hai phía: khách hàng ( người cần tiếp cận các dịch vụ mầm non chất lượng cao) và nhà cung cấp (người cần ý kiến đánh giá của khách hàng để đo lường và nâng cao chất lượng dịch vụ), bài nghiên cứu ra đời không chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu riêng của một khách hàng hay một nhà cung cấp nào mà cho tất cả khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ mầm non ở Long Xuyên. Để đo lường những đánh giá của khách hàng trong bài nghiên cứu, ta sử dụng thang đo SERVPERF, một biến thể của thang đo đa hướng SERVQUAL, đây là một thang đo có giá trị thực tiễn cao và rất thông dụng trong nghiên cứu tiếp thị nên được dùng làm cơ sở chính cho việc phác thảo thang đo chất lượng dịch vụ mầm non cho bài nghiên cứu này. 1 Báo An Giang online số 2742, cập nhật ngày 29/02/2008 1
  • 8. Ngoài ra, để đảm bảo độ tin cậy dữ liệu thu về, bài nghiên cứu còn bổ sung một số biến đo lường các đặc trưng của khách hàng như giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp, và thu nhập. 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đo lường đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại trường mẫu giáo bán công Hướng Dương. Đo lường đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại trường mẫu giáo tư thục Minh Tú. Đánh giá sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ giữa hai khu vực mầm non tư và công thông qua hai trường mầm non Hướng Dương (công lập) và Minh Tú (tư thục). 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thuộc lĩnh vực tiếp thị với: đối tượng nghiên cứu là các thành phần dùng để đo lường chất lượng dịch vụ như: cơ sở vật chất, tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, cảm thông; đối tượng đưa ra đánh giá dùng làm cơ sở đo lường là các phụ huynh đang đưa trẻ đến học tại các trường Hướng Dương và Minh Tú. 1.3. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Về phía nhà cung cấp, ngoài việc giúp cho các trường mầm non tại Long Xuyên có điều kiện nhận biết mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của mình trong hiện tại, kết quả thu về từ bài nghiên cứu còn là cơ sở để các doanh nghiệp đang có nhu cầu đầu tư vào dịch vụ mầm non có thể nhận ra và tìm cách đáp ứng đúng những nhu cầu của khách hàng. Về phía khách hàng, các phụ huynh đang muốn đưa trẻ đến các trường mầm non ở Long Xuyên cũng có thể thông qua kết quả nghiên cứu này mà lựa chọn cho trẻ một môi trường giáo dục phù hợp. Ngoài ra, các phụ huynh đang gửi trẻ tại các trường mầm non ở Long Xuyên cũng có thể căn cứ vào kết quả này mà tìm cho trẻ một môi trường tốt hơn. 2
  • 9. Chương 2. SƠ LƯỢC VỀ HAI TRƯỜNG MẦM NON TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN 2.1. Mẫu giáo bán công Hướng Dương (Phường Mỹ Bình – Thành phố Long Xuyên) Năm 1976, trường mẫu giáo Mỹ Bình được thành lập, quy mô khoảng 4 phòng học cũ , mở được 6 lớp mẫu giáo một buổi với 120 trẻ. Đến năm 1999, trường được dời về khu hành chính tỉnh và đổi tên thành trường mẫu giáo Hướng Dương. Bốn năm sau, tức năm học 2004 – 2005, trường chính thức chuyển đổi sang hình thức bán công và trở thành trường mẫu giáo bán công Hướng Dương cho tới ngày nay. So với những năm đầu thành lập, quy mô đào tạo và giảng dạy của trường tăng lên rất nhiều: năm học 2007 - 2008, số phòng học lên đến 10 phòng, mở được 15 lớp (điểm 1: 7 lớp bán trú, 6 lớp mẫu giáo 1 buổi; điểm 2: 2 lớp mẫu giáo 1 buổi) với 763 trẻ. Về mặt nhân sự, ngoài thành phần Ban giám hiệu giàu kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý, là đội ngũ giáo viên đông đảo và được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn: 100 % tốt nghiệp phổ thông trung học, 100 % đạt chuẩn hoá trung cấp sư phạm mầm non, gần 70 % đang bồi dưỡng đại học. Trình độ chuyên môn của giáo viên được đảm bảo và ngày càng được nâng cao là một trong các yếu tố quan trọng giúp Hướng Dương tạo ra sự tin tưởng cho nhiều phụ huynh luôn muốn trẻ sau khi hoàn thành chương trình mẫu giáo sẽ dễ dàng học chuyển tiếp theo chương trình lớp 1 đổi mới. Tổng số nhân viên là 13 người, bố trí đều khắp các phòng ban để thực hiện nhiệm vụ riêng biệt theo chuyên môn: 6 cấp dưỡng làm việc ở bếp ăn; 1 y sĩ phụ trách phòng y tế; 2 kế toán làm việc văn phòng; 1 nhân viên trực phòng máy quản lý toàn bộ máy tính của trường; 2 nhân viên phục vụ chăm sóc phòng ốc, sân vườn; 1 nhân viên bảo vệ giữ bãi xe và gác cổng. Do có sự đầu tư tổ chức nhân sự theo đúng chuyên môn nên nhà trường có thể đảm bảo cho trẻ được nuôi dưỡng và chăm sóc trong môi trường đầy đủ và chuyên nghiệp, từ đó mà tạo ra sự an tâm cho phụ huynh khi gửi trẻ ở trường. Cụ thể, trong năm học 2006-2007, trường đã không còn trẻ suy dinh dưỡng ở kênh C, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở kênh B là 2,5 % (giảm từ 8 % đến 15 % so với năm học 1996 – 1997). Về mặt cơ sở vật chất, năm 2004, trường được Tỉnh và Thành phố đầu tư 5 tỷ đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất theo mô hình trường chuẩn quốc gia. Ngoài việc xây dựng thêm và nâng cấp các phòng học, phòng họp và phòng chức năng; trường còn đầu mở rộng sân chơi và lắp đặt nhiều đồ chơi bổ ích cho trẻ như: khu vườn cổ tích, cầu trượt, xích đu, bập bênh, đu quay, … Không dừng lại ở đó, tháng 6 năm 2007, trường tự đầu tư xây dựng bếp ăn một chiều với các phòng: Tiếp nhận, sơ chế, chế biến thức ăn, phân chia, phòng ăn và thu dọn. Trong đó, các dụng cụ ăn của trẻ được sử dụng riêng biệt; nơi rửa tay, rửa mặt, làm vệ sinh trước và sau khi ăn đều được đảm bảo vệ sinh; tất cả nhân viên cấp dưỡng đều được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Chính sự không ngừng đổi mới và nâng cao cơ sở vật chất nhà trường mà kể từ tháng 3 năm 2006 cho đến nay, Hướng Dương đã trở thành trường mẫu giáo duy nhất ở thành phố Long Xuyên được công nhận là trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, đây còn là trường học văn hoá và trường đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp được Sở Giáo dục An Giang công nhận. 3
  • 10. 2.2. Mẫu giáo tư thục Minh Tú (Phường Mỹ Bình – Thành phố Long Xuyên) Trường mẫu giáo tư thục Minh Tú được thành lập năm 2005, do cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang – Ông Nguyễn Minh Nhị đầu tư xây dựng. Đến nay, trường đã chính thức đi vào hoạt động hơn 3 năm với quy mô giảng dạy và đào tạo ngày càng tăng nhanh: Năm học 2005 – 2006: Ngoài thành phần Ban giám hiệu chỉ có duy nhất một hiệu phó, trường còn có 3 giáo viên giảng dạy, 3 bảo mẫu chăm sóc trẻ và 2 nhân viên cấp dưỡng phụ trách việc nấu ăn. Số trẻ lúc bấy giờ chỉ khoảng 30 trẻ, quy mô cỡ nhà trẻ gia đình hiện nay. Năm học 2006 – 2007: Ban giám hiệu bao gồm một hiệu trưởng và một hiệu phó, số giáo viên trường lúc này tăng gấp đôi, số bảo mẫu lên đến 8 người và nhân viên cấp dưỡng cũng tăng lên 4 người. Số trẻ nhập học trong năm là 179 cháu, tăng gần 6 lần so với năm đầu tiên hoạt động. Năm học 2007 – 2008: Thành phần Ban giám hiệu vẫn giữ nguyên, số giáo viên trường lên đến 11 người, bảo mẫu 13 người, nhân viên cấp dưỡng 5 người, và nhân viên bảo vệ 1 người phụ trách việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Số trẻ tiếp tục tăng nhanh, đạt 324 cháu, tức tăng gấp đôi so với năm học 2006 – 2007 và tăng gần 11 lần so với năm học 2005 – 2006. Sự gia tăng này không chỉ đơn thuần về số lượng mà còn về chất lượng: nếu trong năm học đầu tiên, tỷ lệ giáo viên tốt nghiệp trung cấp sư phạm mẫu giáo là 1/3; thì sang năm thứ hai, tỷ lệ đó là 1/2; và hiện nay, trong tổng số 11 giáo viên của trường đã có 4 người tốt nghiệp trung cấp và 3 người tốt nghiệp cao đẳng tiểu học. Điều này cho thấy chất lượng dịch vụ giảng dạy tại Minh Tú đang ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng đúng nhu cầu cho trẻ được học ngay từ bậc mẫu giáo của nhiều phụ huynh ở Long Xuyên hiện nay. Cơ sở vật chất trường hiện nay tuy chưa thể so sánh với các trường mẫu giáo đạt tiêu chuẩn quốc gia nhưng cũng khá đầy đủ so với nhiều trường thuộc khu vực tư nhân khác trong tỉnh: dãy phòng học khá rộng và thoáng mát vừa là nơi học tập vừa là nơi nghỉ trưa cho trẻ; nhà vệ sinh, bếp và phòng ăn được xây dựng khang trang, sạch đẹp; văn phòng Ban giám hiệu được tận dụng làm phòng y tế và cả thư viện trường, tuy không rộng nhưng vẫn được trang bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị cần thiết. Đặc biệt, sân chơi dành cho trẻ khá rộng, khoảng hơn 1000 m2, với một số đồ chơi đẹp và bổ ích như: nhà banh, đu quay, cầu trượt, xích đu. Ngoài ra, do chủ cơ sở khá yêu trẻ nên khoảng sân rộng trồng đầy cây xanh của nhà ông bà cũng được mở rộng cho trẻ vui chơi và sinh hoạt. Đây là điểm khác biệt của Minh Tú so với nhiều cơ sở tư nhân khác ở Long Xuyên, hầu hết ở các cơ sở khác đều không có sân chơi riêng cho trẻ, các cháu cùng sinh hoạt múa hát, tập thể dục và vui chơi ngay tại phòng học, phòng ăn và cũng chính là phòng ngủ ở trường nên nhu cầu sinh hoạt và học tập ngoài trời không được đáp ứng đầy đủ, làm cho hạn chế khả năng phát triển toàn diện của trẻ. Hơn nữa, Minh Tú được xây dựng trong khu vực khá độc lập so với khu dân cư nên ngoài việc tạo ra không gian sinh hoạt thoáng mát, yên tĩnh cho trẻ, nơi đây còn giúp trẻ sớm làm quen với nề nếp học tập và rèn luyện theo nội quy trường lớp, từ đó mà giúp trẻ dễ dàng hoà nhập với môi trường học tập và rèn luyện tập thể khi bước lên bậc giáo dục tiểu học sau này. 4
  • 11. 2.3. Tổng quan về chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương và Minh Tú Bảng 2.1. Quy mô toàn trường ở hai trường Hướng Dương và Minh Tú Hướng Minh Hạng mục Đơn vị Dương Tú Tổng diện tích m2 3.115 2.535 Phòng học m2 560 955 Sân chơi m2 1.745 1.225 Hội trường m2 80 Phòng ban giám hiệu m2 50 100 Phòng kế toán m2 30 Phòng sinh hoạt đoàn thể m2 25 Phòng y tế m2 25 Phòng máy tính m2 25 Phòng âm nhạc m2 80 Bếp m2 300 60 Phòng ăn m2 100 100 Nhà vệ sinh m2 95 95 Nhân sự người 40 32 Hiệu trưởng người 1 1 Hiệu phó người 2 1 Giáo viên người 22 11 Bảo mẫu người 13 Cấp dưỡng người 6 5 Kế toán người 2 Y sĩ người 1 Nhân viên phòng máy người 1 Nhân viên phục vụ người 2 Bảo vệ người 1 1 Tổng số trẻ cháu 763 324 Phân bố theo độ tuổi Trẻ 3 tuổi cháu 163 128 Trẻ 4 tuổi cháu 285 136 Trẻ 5 tuổi cháu 315 60 Phân bố theo loại hình Một buổi cháu 350 Bán trú cháu 413 324 Tổng số lớp lớp 15 10 Phân bố theo độ tuổi Lớp 3 tuổi lớp 3 4 Lớp 4 tuổi lớp 5 4 Lớp 5 tuổi lớp 7 2 Phân bố theo loại hình Một buổi lớp 8 Bán trú lớp 7 10 5
  • 12. Nhìn chung về yếu tố cơ sở vật chất thì Hướng Dương được đầu tư phong phú và đa dạng hơn, các phòng chức năng như: phòng âm nhạc và máy tính góp phần hỗ trợ tốt cho việc học của trẻ; phòng y tế được đầu tư đúng mức nhằm chăm sóc tốt sức khoẻ cho trẻ, bếp ăn được xây dựng theo mô hình một chiều nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Về nguồn nhân lực trong trường, ta thấy Hướng Dương không chỉ có phần trội hơn về số lượng mà còn cả về chất lượng: ngoài tổ chuyên môn (giáo viên, bảo mẫu, cấp dưỡng) có trình độ chuyên môn cao, Hướng Dương còn đầu tư nhiều chuyên viên: kế toán, y sĩ, nhân viên phòng máy ở tổ văn phòng giúp cho việc tổ chức nhân sự có phần chuyên nghiệp hơn, tạo môi trường học tập và sinh hoạt khá thuận lợi cho trẻ. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ diện tích phòng học, ngủ dành cho mỗi trẻ ở Hướng Dương lại chỉ bằng 1/3 so với Minh Tú. Hơn nữa, nếu số trẻ do một người phụ trách (giáo viên hay bảo mẫu) chăm sóc ở Minh Tú chỉ là 1/15 trẻ thì ở Hướng Dương lại đến 1/25. Mà các tỷ lệ này lại có liên quan trực tiếp đến chất lượng nuôi dạy và chăm sóc trẻ trong nhà trường do: ngoài việc đòi hỏi không gian học tập và sinh hoạt rộng rãi, thoáng mát, lứa tuổi mầm non còn cần sự dạy bảo, uốn nắn thường xuyên của người phụ trách (giáo viên hay bảo mẫu) trong bước đầu làm quen với sinh hoạt trường lớp. Đặc biệt, một trong các hoạt động không thể thiếu tại các trường mẫu giáo hiện nay là cho trẻ sinh hoạt vui chơi giải trí ngoài trời nên việc một người phải đảm nhiệm càng nhiều trẻ sẽ càng làm cho tỷ lệ an toàn của trẻ giảm xuống, dễ dẫn đến sai sót. Bảng 2.2. Quy mô mỗi phòng học ở hai trường Hướng Dương và Minh Tú Hướng Minh Hạng mục Đơn vị Dương Tú Diện tích lớp m2 56 96 Số giáo viên (bảo mẫu) Lớp 3 tuổi người 2 3 Lớp 4 tuổi người 2 2 Lớp 5 tuổi người 2 2 Số trẻ trong lớp Lớp 3 tuổi cháu 54 32 Lớp 4 tuổi cháu 57 34 Lớp 5 tuổi cháu 45 30 Diện tích cho mỗi trẻ m2/cháu 1 3 Số trẻ mỗi người cần trông Lớp 3 tuổi cháu/người 27 11 Lớp 4 tuổi cháu/người 28 17 Lớp 5 tuổi cháu/người 23 15 Như vậy, ngoài việc đại diện cho từng khu vực công tư, cùng nằm trên địa bàn nghiên cứu, có quy mô đào tạo và giảng dạy (các lớp bán trú) tương đối, thì xét trong từng thành phần của chất lượng dịch vụ, cả hai trường Hướng Dương và Minh Tú đều có những ưu điểm vượt trội riêng so với các cơ sở mầm non khác. Đó là lý do vì sao ta có thể lựa chọn hai trường này làm đối tượng để đo lường về chất lượng dịch vụ, một trong những yếu tố đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh gửi trẻ tại các trường mẫu giáo ở Long Xuyên. 6
  • 13. Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề 3.1.1. Dịch vụ Hiện trong đời sống có các loại dịch vụ như: kinh doanh (tư vấn, tài chính, ngân hàng…), thương mại (bán lẻ, sữa chữa, duy tu…), cơ sở hạ tầng (thông tin liên lạc, giao thông vận tải…), xã hội – con người (nhà hàng, chăm sóc sức khoẻ…), hành chính (giáo dục, chính quyền…), và giáo dục nói chung hay giáo dục mầm non nói riêng chính là loại dịch vụ cuối cùng – dịch vụ hành chính. Do vậy, cũng như các loại dịch vụ khác, giáo dục mầm non có các đặc trưng khác biệt so với sản phẩm hữu hình: (1) Vô hình: sản phẩm của dịch vụ là sự thực thi, khách hàng không thể thấy, nếm, sờ, ngửi… trước khi mua. (2) Không đồng nhất: gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn giống nhau. (3) Không thể chia tách: quá trình cung ứng dịch vụ cũng là tiêu thụ dịch vụ, do vậy, không thể dấu được các sai lỗi của dịch vụ. (4) Dễ hỏng: dịch vụ không thể tồn kho, không thể kiểm tra chất lượng trước khi cung ứng, người cung cấp chỉ còn cách làm đúng từ đầu và làm đúng mọi lúc. (5) Không thể hoàn trả: nếu khách hàng không hài lòng, họ có thể được hoàn tiền nhưng không thể hoàn dịch vụ. (6) Nhu cầu bất định: độ bất định nhu cầu dịch vụ cao hơn sản phẩm hữu hình nhiều. (7) Quan hệ qua con người: vai trò con người trong dịch vụ rất cao và thường được khách hàng thẩm định khi đánh giá dịch vụ. (8) Tính cá nhân: khách hàng đánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận cá nhân rất nhiều. (9) Tâm lý: chất lượng dịch vụ được đánh giá theo trạng thái tâm lý của khách hàng. 3.1.2. Chất lượng dịch vụ Parasuraman được xem là những người đầu tiên nghiên cứu chất lượng dịch vụ một cách cụ thể và chi tiết trong lĩnh vực tiếp thị với việc đưa ra mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ (1985:1998, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ et la, 2003). Khoảng cách 1: là sự sai lệch giữa nhận thức của nhà quản lý với kỳ vọng của khách hàng. Khoảng cách này khi xuất hiện khi không hiểu thấu đáo về sự mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ. Khoảng cách 2: được tạo ra khi nhà cung cấp thiếu khả năng chuyển tải những kỳ vọng mà nhà cung cấp cảm nhận sang các tiêu chí chất lượng đáp ứng mong đợi của khách hàng. Khoảng cách 3: hình thành khi nhân viên chuyển giao dịch vụ cho khách hàng không đúng các tiêu chí đã định. Vai trò nhân viên giao dịch trực tiếp rất quan trọng trong tạo ra chất lượng dịch vụ. Khoảng cách 4: là sai biệt giữa dịch vụ chuyển giao và thông tin mà khách hàng nhận được. Thông tin này có thể làm tăng kỳ vọng nhưng có thể làm giảm chất lượng dịch vụ cảm nhận khi khách hàng không nhận đúng những gì đã cam kết. Khoảng cách 5: hình thành giữa chất lượng kỳ vọng và chất lượng nhận được khi khách hàng tiêu thụ dịch vụ. Đây là thước đo sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của khách hàng. Parasuman cho rằng chất lượng dịch vụ chính là khoảng cách thứ năm. Khoảng cách này lại phụ thuộc vào 4 khoảng cách trước. 7
  • 14. Hình 3.1. Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman et la (1998, dẫn theo Jame A. Fitzsimmons. Service management et, 2001) Truyền miệng Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm Dịch vụ kỳ vọng Khoảng cách 5 Khách Dịch vụ nhận được hàng Nhà Dịch vụ chuyển giao Thông tin cung (Trước, trong và sau đến khách cấp khi cung cấp dịch vụ) hàng Khoảng Khoảng cách 4 cách 1 Khoảng Sự chuyển đổi nhận cách 3 thức Thành các tiêu chí chất lượng cụ thể Khoảng cách 2 Nhận thức của nhà quản lý về kỳ vọng của khách hàng 3.1.3. Đo lường chất lượng dịch vụ Dựa trên mô hình 5 khoảng cách trong chất lượng dịch vụ, Parasuraman và các cộng sự đã giới thiệu thang đo SERVQUAL gồm 10 thành phần: (1) phương tiện hữu hình, (2) tin cậy, (3) đáp ứng, (4) năng lực phục vụ, (5) tiếp cận, (6) ân cần, (7) thông tin, (8) tín nhiệm, (9) an toàn, (10) thấu hiểu. Thang đo này bao quát hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên thang đo cho thấy có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp. Do đó các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo SERVQUAL gồm 5 thành phần với 22 biến quan sát, cụ thể các thành phần sau: (1) Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, thiết bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin. (2) Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác với những gì đã cam kết, hứa hẹn. (3) Đáp ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng một cách kịp thời. 8
  • 15. (4) Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức chuyên môn và phong cách lịch lãm của nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng. (5) Cảm thông (Empathy): sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân khách hàng. Trên thực tế, đo lường SERVQUAL gồm 3 phân đoạn: Hai phân đoạn đầu, mỗi phân đoạn là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà khách hàng kỳ vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 điểm. Sai biệt (cảm nhận từ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô hình này được gọi là mô hình phi khẳn định (disconfirmation model). Phân đoạn thứ ba, yêu cầu khách hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần. Những yếu tố nào có điểm đánh giá thấp chứng tỏ chất lượng cung cấp thấp, khi ấy nhà quản trị cần có những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng mong đợi của khách hàng. Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng, SERVQUAL được thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy vậy vẫn còn nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này, nhất là về tính tổng quát và hiệu lực đo lượng chất lượng. Một điều nữa có thể thấy là hiệu lực đo lường SERVQUAL khá dài dòng. Do vậy đã xuất hiện một biến thể của SERVQUAL là SERVPERF. Thang đo này được Cronin và Taylor (1992, dẫn theo Thongsamak, 2001) giới thiệu, xác định chất lượng dịch vụ bằng cách chỉ đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như SERVQUAL). Hai ông cho rằng chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất bởi chất lượng cảm nhận mà không cần có chất lượng kỳ vọng, cũng như đánh giá trọng số của 5 thành phần. Lưu ý rằng do có xuất xứ từ SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của thang đo SERVPERF này giữ như SERVQUAL. Mô hình đo lường này được gọi là mô hình cảm nhận (perception model). Cả hai mô hình phi khẳng định và mô hình cảm nhận đều có những nghiên cứu tiếp sau sử dụng. Điều đáng nói là kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy khó có thể kết luận mô hình nào là không đúng đắn hoặc thậm chí đúng đắn hơn. 3.1.4. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ & sự hài lòng của khách hàng Sự hài lòng (thoả mãn) của khách hàng và chất lượng dịch vụ là hai khái niệm phân biệt nhưng có quan hệ gần với nhau. Chất lượng dịch vụ là khái niệm khách quan, mang tính lượng giá và nhận thức, trong khi đó, sự hài lòng là sự kết hợp của các thành phần chủ quan, dựa vào cảm giác và cảm xúc (Shemwell et la, 19998, dẫn theo Thongsamak, 2001). Một số nhà nghiên cứu như Parasuraman, Zeithaml, Berry, Bitner, Bolton ủng hộ quan điểm sự hài lòng của khách hàng dẫn đến chất lượng dịch vụ. Họ cho rằng chất lượng dịch vụ là sự đánh giá một cách tổng thể dài hạn trong khi sự hài lòng của khách hàng chỉ là sự đánh giá một giao dịch cụ thể. Các nhà nghiên cứu khác như Cronin, Taylor, Spreng, Mackoy và Oliver lại cho rằng chất lượng dịch vụ là tiền tố cho sự hài lòng khách hàng. Nhưng dù là quan điểm nào thì kết quả cuối cùng của những bài nghiên cứu trên vẫn cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, “sự hài lòng của khách hàng dẫn đến chất lượng dịch vụ” hay “chất lượng dịch vụ là tiền tố cho sự hài lòng của khách hàng”. 9
  • 16. 3.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Để so sánh chất lượng dịch vụ giữa khu vực tư và công, trước hết phải đo lường chất lượng dịch vụ tại từng khu vực. Muốn làm được điều này, ta cần tiến hành đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với 5 thành phần của chất lượng dịch vụ tại mỗi trường tiêu biểu cho từng khu vực. Trong đó, mỗi thành phần lại được đo lường bằng một số yếu tố mà phụ huynh thường quan tâm đánh giá về nhà trường như sau: Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu Cơ sở vật chất nhà trường Trang thiết bị hoạt động Phương Công cụ, dụng cụ được sử dụng tiện hữu Trang phục trong trường Mức tuân thủ cam kết Khả năng thông báo đầy đủ Tin cậy Khả năng thông báo chính xác Khả năng thông báo kịp thới Mức tiếp thu ý kiến đóng góp Mức sẵn sàng giúp đỡ Khả năng giải quyết nhanh chóng Đáp ứng Chất lượng Khả năng giải quyết chính xác dịch vụ Cách cư xử với phụ huynh Trình độ, kiến thức chuyên môn Khả năng đánh giá trẻ Khả năng nuôi dưỡng trẻ Năng lực Khả năng chăm sóc trẻ phục vụ Khả năng giảng dạy cho trẻ Thấu hiểu tâm tư nguyện vọng Khả năng tư vấn cho phụ huynh Cảm Mức độ quan tâm đến trẻ thông 10
  • 17. Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Thiết kế nghiên cứu Bảng 4.1. Phương pháp nghiên cứu Dạng Bước Phương pháp Kỹ thuật Phỏng vấn trực tiếp 1 Định tính N=2 Hiệu chỉnh thang đo Sơ Thảo luận trực tiếp bộ N=5 2 Định tính Hoàn chỉnh thang đo và lập bảng câu hỏi Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Chính Định lượng N=100 thức Mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu 4.1.1. Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ chia làm hai bước, bước thứ nhất là phỏng vấn trực tiếp tại hai trường mầm non đã lựa chọn nhằm cung cấp một số thông tin thực tiễn cho việc hiệu chỉnh thang đo ứng dụng SERVPERF. Bước này được tiến hành bằng cách sử dụng dàn bài phỏng vấn trực tiếp để thảo luận tại các trường về quy mô cơ sở vật chất, nhân sự, tổ chức và các hoạt động trong hiện tại. Ở bước thứ hai, tham gia thảo luận trực tiếp với khoảng năm phụ huynh có trẻ học tại các trường này về các dịch vụ đang được cung cấp tại trường. Sau đó, dựa vào các thông tin này mà thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức sao cho phù hợp với nhận thức của khách hàng. 4.1.2. Nghiên cứu chính thức Đầu tiên tập trung phát và thu bảng câu hỏi theo từng trường, sau đó mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, khi cần thiết cũng có thể dùng Excel để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ minh họa. Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu Phỏng vấn trực tiếp ở các trường Dữ liệu thực tiễn Thang đo Thảo luận trực tiếp Cơ sở lý thuyết được hiệu với khách hàng chỉnh 4.1.3. Mẫu câu hỏi Bảng Thang đo Điều chỉnh các biến phỏng vấn chính thức trong thang đo 11
  • 18. Nghiên cứu định tính: Bước 1. Chọn ra một trường mẫu giáo thuộc khu vực công lập và một trường mẫu giáo thuộc khu vực tư thục để phỏng vấn trực tiếp, điều kiện lựa chọn là hai trường này phải nằm trên địa bàn thành phố Long Xuyên, có quy mô tương đối lớn, số trẻ bán trú tối thiểu là 100, ngoài ra, để thuận tiện cho việc liên hệ phỏng vấn và thu thập thông tin thì có thể tìm các trường trong phạm vi 3 phường trung tâm thành phố: Mỹ Bình, Mỹ Long và Mỹ Xuyên. Bước 2. Liên hệ thảo luận với khoảng 5 phụ huynh có trẻ đang gửi mẫu giáo bán trú. Đối tượng được lựa chọn một cách đa dạng về tuổi tác, nghề nghiệp và thu nhập để dữ liệu thu về phong phú và có tính đại diện. Cũng như bước 1, cần tìm đáp viên nằm trong địa bàn 3 phường: Mỹ Bình, Mỹ Long và Mỹ Xuyên để thuận tiện cho việc thảo luận trực tiếp. Nghiên cứu định lượng: Như đã định hướng từ bước đầu tiên trong phần nghiên cứu sơ bộ, ta cần sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức. Các đối tượng được phỏng vấn là phụ huynh các trẻ đang gửi bán trú tại hai trường mầm non đại diện cho hai khu vực công và tư ở trên. Cách thức phỏng vấn như sau: tâp trung phát và thu bảng câu hỏi cho phụ huynh thông qua sự giúp đỡ của giáo viên phụ trách lớp. Như đã xác định từ đầu, số trẻ bán trú tại hai trường được chọn đều lớn hơn 100 nên việc phỏng vấn với cỡ mẫu khoảng 50 ở mỗi trường là hoàn toàn có thể thực hiện được. Ngoài ra, do số trẻ trung bình tại các lớp mầm non từ 4-5 tuổi hiện nay khoảng 30 trẻ nên cần liên hệ với ít nhất 2 lớp ở mỗi trường để có đủ số lượng hồi đáp cần thiết. 4.2.3. Thang đo Thang đo sử dụng cho bài nghiên cứu này là SERVPERF với 5 thành phần và 22 biến quan sát. Qua nhiều nghiên cứu tiếp thị, thang đo này tuy đã được công nhận là có tính ứng dụng cao trong thực tiễn nhưng trong bài nghiên cứu này vẫn sẽ được hiệu chỉnh lại sao cho phù hợp để tiến tới lập bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức. 4.3. Nghiên cứu sơ bộ Bước đầu tiên trong nghiên cứu sơ bộ được tiến hành ở hai trường mầm non bán công Hướng Dương và mầm non tư thục Minh Tú. Trong quá trình phỏng vấn tại mỗi trường, ngoài các dữ liệu thu về qua việc thảo luận trực tiếp với Ban giám hiệu nhà trường còn có một số dữ liệu quan sát cho phép ta hiệu chỉnh thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ mầm non với 5 thành phần và 18 biến quan sát như sau: (trong quá trình hiệu chỉnh có tham khảo quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều lệ trường mầm non) (1) Phương tiện hữu hình Cơ sở vật chất trong trường khang trang, sạch đẹp Trang thiết bị được đầu tư hiện đại, bắt mắt 12
  • 19. Công cụ, dụng cụ học tập và sinh hoạt tiện nghi, vệ sinh. Hình thức giáo viên và nhân viên đẹp, lịch sự Trang phục giáo viên và nhân viên phù hơp với chuyên môn (2) Tin cậy Nhà trường luôn thực hiện đầy đủ các cam kết đã đề ra Thông báo từ nhà trường rất đầy đủ, chính xác và kịp thời (3) Đáp ứng Nhà trường luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ phụ huynh Nhà trường luôn sẵn sàng giúp đỡ phụ huynh khi cần Nhà trường giải quyết yêu cầu của phụ huynh nhanh chóng và chính xác (4) Năng lực phục vụ Giáo viên và nhân viên luôn cư xử với phụ huynh nhã nhặn và lịch sự Giáo viên và nhân viên có trình độ chuyên môn cao Giáo viên có phương pháp và khả năng nuôi dạy tốt Giáo viên luôn đánh giá công bằng với từng trẻ Nhân viên có khả năng nuôi dưỡng tốt từng trẻ (5) Cảm thông Nhà trường luôn thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh. Nhà trường luôn có những lời khuyên tốt khi phụ huynh cần tư vấn Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho trẻ học tập và vui chơi. Sau khi tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng (bước 2), ta thu về một số kết quả như sau: Thứ nhất: điều mà khách hàng quan tâm nhất khi chọn trường mầm non cho trẻ là sau khi vào trường, trẻ có được chăm sóc và nuôi dạy tử tế hay không. Thứ hai, cơ sở vật chất là yếu tố mà khách hàng dễ quan sát và tiếp xúc thường xuyên nhất trong quá trình đưa rước trẻ. Thứ ba, phụ huynh chỉ giao tiếp nhiều với giáo viên và bảo mẫu, rất ít khi liên hệ với ban giám hiệu nhà trường và các nhân viên khác. Do đó mà trong thang đo sử dụng chính thức cần đi sâu vào các yếu tố đo lường liên quan tới các điều kiện học tập và sinh hoạt của trẻ tại trường. Cụ thể, cần làm rõ đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất và năng lực phục vụ của nhà trường. Đồng thời, tránh đề cập nhiều yếu tố liên quan đến thành phần nhân viên trong nhà trường, có thể dùng đối tượng trực tiếp tiếp xúc với các dịch vụ là trẻ để phụ huynh dễ hình dung và đánh giá. Từ những kết quả đúc kết từ hai bước nghiên cứu này, ta có được thang đo hoàn chỉnh và bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức2, từ đó mà tiếp tục tiến tới giai đoạn nghiên cứu tiếp theo – nghiên cứu chính thức. 4.4. Nghiên cứu chính thức Kết quả phát và thu hồi bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức được ghi nhận như sau: Số bảng phát ra ở mỗi trường khoảng 60, số bảng thu về khoảng 58 ở Minh Tú và 2 Phần phụ lục trang 13
  • 20. 50 ở Hướng Dương. Trong đó số hồi đáp hợp lý ở mỗi trường là 50 nên đảm bảo kích cỡ mẫu cần thiết cho quá trình mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu về sau. Dữ liệu qua quá trình xử lý cho phép ghi nhận kết quả thống kê sơ bô về cấu trúc mẫu thu về như sau: Đáp viên đa số là nữ giới, độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, học vấn từ cao đẳng đại học trở lên, hầu hết là công nhân viên, thu nhập trung bình khoảng 2 -10 triệu. Bảng 4.2. Cấu trúc mẫu Trường mầm non Tổng Đặc trưng đáp viên Hướng Minh cộng Dương Tú Nam Số người 14 18 32 Giới Số % 28 36 32 tính Nữ Số người 36 32 68 Số % 72 64 68 < 30 tuổi Số người 5 10 15 Số % 10 20 15 Độ 30-40 tuổi Số người 33 31 64 tuổi Số % 66 62 64 > 40-50 tuổi Số người 12 9 21 Số % 24 18 21 THCS Số người 11 1 12 Số % 22 2 12 Học THPT Số người 12 3 15 vấn Số % 24 6 15 CĐ, ĐH trở lên Số người 27 46 73 Số % 54 92 73 Công nhân viên Số người 35 45 80 Số % 70 90 80 Nghề Buôn bán Số người 13 3 16 nghiệp Số % 26 6 16 Nội trợ Số người 2 2 4 Số % 4 4 4 <2 triệu Số người 11 6 17 Số % 22 12 17 2-4 triệu Số người 19 22 41 Thu Số % 38 44 41 nhập > 4-10 triệu Số người 15 16 31 Số % 30 32 31 >10 triệu Số người 5 6 11 Số % 10 12 11 Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương 14
  • 21. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương là khá cao, có hơn 70 % khách hàng đánh giá cao tất cả các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương, hơn 20 % khách hàng đánh giá trung bình và chưa đến 5 % khách hàng đánh giá thấp. Nhìn ở góc độ các yếu tố thì phòng học là yếu tố được đánh giá cao nhất, khoảng 60 % khách hàng đánh giá rất cao về yếu tố này, 38 % đánh giá cao và chỉ 4 % là trung bình. Ngược lại, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng là yếu tố bị đánh giá thấp nhất, chỉ 18 % khách hàng đánh giá rất cao, 54 % đánh giá cao, 26 % trung bình và 2 % còn lại là thấp. Nhìn ở góc độ từng thành phần đo lường chất lượng dịch vụ, ta nhận thấy đánh giá của khách hàng đối với từng thành phần có khác nhau, sự khác nhau này sinh ra từ sự chênh lệch đánh giá đối với các yếu tố đo lường thuộc riêng từng thành phần. Cụ thể: cơ sở vật chất là thành phần được đánh giá cao nhất (40 % khách hàng đánh giá rất cao, 50 % đánh giá cao và 10 % còn lại là trung bình), tiếp theo là tin cậy (30 % rất cao, 60 % cao và 10 % trung bình), năng lực phục vụ (30 % rất cao, 55 % cao, 20 % trung bình và gần 5 % thấp), cảm thông (25 % rất cao, 60 % cao, 23 % trung bình, 2 % thấp) và cuối cùng là đáp ứng (20 % rất cao, 60 % cao và 20 % trung bình). Trong khi đó, vai trò quyết định của các thành phần này đối với chất lượng dịch vụ là không giống nhau. Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính 3 giữa biến phụ thuộc là chất lượng dịch vụ với từng biến độc lập lần lượt là các thành phần: cơ sở vật chất; tin cậy; đáp ứng; năng lực phục vụ và cảm thông; ở mức ý nghĩa 0.000 < 0,05 ta có các hệ số tương quan của các thành phần trên như sau: 0,683; 0,522; 0,605; 0,890; 0,652. Điều đó có nghĩa là cơ sở vật chất quyết định gần 70 % chất lượng dịch vụ, tin cậy quyết định hơn 50 %, đáp ứng quyết định hơn 60 %, năng lực phục vụ quyết định gần 90 % và cảm thông quyết định hơn 65 %. Như vậy, năng lực phục vụ là yếu tố có tính quyết định nhất đối với chất lượng dịch vụ, nhưng các thành phần còn lại cũng có vai trò khá quan trọng vì khả năng dẫn đến sự biến thiên về điểm đánh giá trung bình chất lượng dịch vụ đều vượt qua 50 %. Tóm lại, chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương nói chung là cao, tuy nhiên để có cái nhìn cụ thể hơn, ta có thể đo lường chất lượng từng thành phần theo đánh giá của khách hàng, chủ yếu là xem xét chất lượng từng thành phần trong các yếu tố đánh giá như sau: Bảng 5.1. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Hướng Dương Các yếu tố đánh giá HTPĐ PĐ TH ĐY HTĐY Phòng học khang trang, sạch đẹp 4 38 58 Học cụ đầy đủ, hỗ trợ hiệu quả 58 42 Sân chơi rộng rãi, thoáng mát 8 36 56 Đồ chơi phong phú, bổ ích 6 56 38 Phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ 20 56 24 Phòng vệ sinh rộng, sạch và hiện đại 8 54 38 Bếp ăn sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ 8 56 36 Vườn trường trồng nhiều cây xanh 24 50 26 Nhân viên ăn mặc tươm tất, sạch sẽ 10 50 40 Trang phục nhân viên phù hợp chuyên môn 8 60 32 Giáo viên ăn mặc gọn gàng, lịch sự 2 52 46 Trang phục giáo viên phù hợp chuyên môn 4 52 44 Nhà trường luôn thực hiện đúng cam kết 6 66 28 3 Phụ lục 4. Phân tích hồi quy tuyến tính 15
  • 22. Thông báo từ nhà trường luôn đầy đủ 10 52 38 Thông báo từ nhà trường luôn chính xác 2 62 36 Thông báo từ nhà trường luôn kịp thời 4 60 36 Nhà trường luôn lắng nghe ý kiến 12 64 24 Nhà trường luôn sẵn lòng giúp đỡ 14 66 20 Nhà trường nhanh chóng giải quyết yêu cầu 16 64 20 Nhà trường giải quyết chính xác yêu cầu 24 58 18 Nhân viên luôn lịch sự và hòa nhã 2 16 42 40 Nhân viên có trình độ chuyên môn cao 2 30 44 24 Giáo viên luôn cư xử lễ độ và chừng mực 2 6 60 32 Giáo viên có kiến thức chuyên môn cao 10 60 30 Giáo viên phối hợp chặt chẽ để nuôi dạy trẻ 2 8 56 34 Giáo viên phổ biến tốt kiến thức nuôi dạy trẻ 4 20 56 20 Trẻ được đánh giá công bằng 2 10 66 22 Trẻ được động viên khen thưởng xứng đáng 2 16 60 22 Trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng 4 54 42 Trẻ ngủ đủ giấc 4 6 54 36 Trẻ tắm rửa sạch sẽ 4 18 58 20 Trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt 12 63 26 Trẻ được bảo vệ an toàn 10 58 32 Trẻ vui chơi, giải trí hợp lý 4 64 32 Trẻ được dạy dỗ, uốn nắn tốt 6 64 30 Trẻ học tập đầy đủ 8 64 28 Trẻ rèn luyện thể dục thường xuyên 8 60 32 Trẻ sinh hoạt múa hát 6 64 30 Trẻ tham gia lao động tập thể 2 6 64 28 Trẻ được tổ chức lễ hội ở trường 2 10 56 32 Nhà trường thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng 2 26 54 18 Nhà trường có lời khuyên tốt khi tư vấn 20 58 22 Nhà trường luôn tạo điều kiện học tập tốt 8 62 30 Nhà trường luôn tạo điều kiện vui chơi tốt 4 62 34 Nhìn chung, cơ sở vật chất tại Hướng Dương được khách hàng đánh giá cao, đặc biệt là hai yếu tố phòng học và sân chơi, có gần 60 % khách hàng đánh giá rất cao hai yếu tố này và hơn 30 % số khách hàng còn lại cũng cho rằng đây là hai yếu tố chất lượng cao. Ngoài ra, 7/10 yếu tố tiếp theo của cơ sở vật chất là: học cụ, đồ chơi, phòng vệ sinh, bếp ăn, cách ăn mặc của nhân viên, cách ăn mặc và trang phục giáo viên cũng được hơn 50% khách hàng đánh giá cao và khoảng 40 % cho rằng chúng có chất lượng rất cao. Đối với các yếu tố khác trong thành phần cơ sở vật chất là: phòng ngủ, vườn trường, và trang phục nhân viên cũng được hơn 50 % khách hàng đánh giá cao, nhưng chỉ 30 % số khách hàng còn lại là cho rằng chúng có chất lượng rất cao. Như vậy, trong từng yếu tố thuộc về cơ sở vật chất ở Hướng Dương luôn có hơn 80% khách hàng đánh giá cao chúng và đáng lưu ý là tất cả những khách hàng còn lại cũng đều có đánh giá trung bình về chất lượng các yếu tố cơ sở vật chất của trường. Xét đến thành phần thứ hai là mức độ tin cậy, ta nhận thấy đây cũng là một thành phần được khách hàng đánh giá cao. Khoảng 90 % khách hàng đều đánh giá cao 16
  • 23. các yếu tố: thực hiện đúng cam kết, thông báo đầy đủ, chính xác và kịp thời, trong số đó có khoảng 30 % còn đánh giá các yếu tố này ở mức rất cao. Đồng thời, cũng tương tự như ở thành phần cơ sở vật chất, 10 % khách hàng còn lại cũng cho rằng mức độ tin cậy ở Hướng Dương đạt trung bình. Nói như thế có nghĩa là không có khách hàng nào đánh giá thấp chất lượng cơ sở vật chất và mức độ tin cậy ở Hướng Dương. Tiếp theo, ta xét đến thành phần đáp ứng, hoàn toàn tương tự như hai thành phần trước, tất cả khách hàng của Hướng Dương đều cho rằng khả năng đáp ứng của trường đạt từ mức trung bình trở lên, cụ thể: có 20 % khách hàng đánh giá trung bình chất lượng các yếu tố thuộc thành phần đáp ứng (lắng nghe ý kiến, sẵn lòng giúp đỡ, giải quyết nhanh chóng và chính xác yêu cầu); gần 60 % khách hàng đánh giá cao và hơn 20 % khách hàng đánh giá rất cao. Tóm lại, ở cả ba thành phần đầu, đánh giá của khách hàng về các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương đều từ trung bình trở lên, trong đó, có khoảng 80 % số khách hàng đã đánh giá cao về các yếu tố này. Ở thành phần thứ tư – năng lực phục vụ, có khoảng 30 % khách hàng đánh giá rất cao các yếu tố thuộc thành phần này và hơn 50 % cũng đánh giá ở mức cao. Tuy nhiên, trong số 30 % khách hàng còn lại vẫn có gần 5 % khách hàng cho rằng hơn một nửa số yếu tố thuộc về năng lực phục vụ của Hướng Dương có chất lượng thấp, đặc biệt là ở yếu tố cách cư xử của nhân viên, có 2 % khách hàng đánh giá yếu tố này rất thấp. Cụ thể: Các yếu tố: cách cư xử của nhân viên, trình độ nhân viên, cách cư xử của giáo viên, mức độ phối hợp để giáo dục trẻ, khả năng phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, mức công bằng trong đánh giá, mức động viên khen thưởng, và một số dịch vụ trực tiếp liên quan đến trẻ như chăm sóc giấc ngủ, tắm rửa, lao động tập thể và tham gia lễ hội, bị gần 5 % khách hàng đánh giá thấp, 20 % khách hàng đánh giá trung bình Còn các yếu tố khác như: trình độ giáo viên, khẩu phần ăn, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn, vui chơi giải trí hợp lý, dạy dỗ, học tập, rèn luyện thể dục, múa hát, đều được hơn 30 % khách hàng đánh giá rất cao, khoảng 60 % khách hàng đánh giá cao và 10 % khách hàng đánh giá trung bình. Như vậy, năng lực phục vụ tại Hướng Dương không chỉ là thành phần có nhiều yếu tố nhất mà còn có sự chênh lệch đánh giá khá lớn giữa các yếu tố với nhau. Tuy nhiên, đây vẫn là yếu tố được đánh giá cao, chỉ xếp sau cơ sở vật chất và tin cậy. Ở thành phần cuối cùng - cảm thông, tuy yếu tố thấu hiểu tâm tư nguyện vọng có 2 % khách hàng đánh giá thấp nhưng cả ba yếu tố còn lại đều được đánh giá từ mức trung bình trở lên. Sử dụng phân tích tương quan4, ta thấy có sự tương quan khá lớn (hơn 70 %) giữa hai yếu tố thấu hiểu tâm tư nguyện vọng và khả năng tư vấn, hai yếu tố này tạo thành một nhóm có liên quan trực tiếp đến phụ huynh (khách hàng) nhưng lại không được đánh giá quá cao, khoảng 20 % đánh giá rất cao, 60 % đánh giá cao, 18 % trung bình và 2 % thấp. Tương tự, ở hai yếu tố còn lại là tạo điều kiện học tập và vui chơi cũng có sự tương quan hơn 75 % và tạo thành nhóm liên quan trực tiếp đến trẻ (người tiêu dùng) và được đánh giá cao, có khoảng 30 % khách hàng đánh giá rất cao, hơn 60 % khách hàng đánh giá cao và còn lại chưa đến 10 % là trung bình. Tóm lại, chính sự bổ sung giữa hai nhóm yếu tố đã giúp cảm thông vượt qua đáp ứng và không phải trở thành yếu tố bị đánh giá thấp nhất tại Hướng Dương. 4 Phụ lục 5. Phân tích tương quan 17
  • 24. 5.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Minh Tú Chất lượng dịch vụ Minh Tú được khách hàng đánh giá cao: Xét ở góc độ các yếu tố: có 37/44 yếu tố dùng để đo lường chất lượng dịch vụ ở Minh Tú được khoảng 50 % khách hàng đánh giá là rất cao, trong đó có hai yếu tố cách ăn mặc và cư xử của giáo viên được khoảng 70 % khách hàng đánh giá là rất cao. Tuy nhiên, vẫn có 17/44 yếu tố xuất hiện đánh giá thấp từ một số khách hàng, cụ thể: có 4 yếu tố là sân chơi, lắng nghe ý kiến, giải quyết chính xác yêu cầu và tổ chức lễ hội ở trường là có 4 % khách hàng đánh giá thấp, còn lại 13 yếu tố kia đều chỉ có 2 % khách hàng là đánh giá ở mức thấp. Nếu số yếu tố được khách hàng đánh giá cao tập trung nhiều ở thành phần năng lực phục vụ (18/20) thì số yếu tố bị đánh giá thấp lại tập trung vào đáp ứng (4/4), tiếp theo là cảm thông (3/4), cơ sở vật chất (1/3), cuối cùng là tin cậy (1/4). Tuy nhiên, khi xét ở góc độ các thành phần thì tin cậy là thành phần được đánh giá cao nhất ( hơn 50 % khách hàng đánh giá rất cao, gần 44 % đánh giá cao và 6 % trung bình), tiếp đó là năng lực phục vụ (50 % rất cao, 40 % cao, 8 % trung bình và 2 % thấp), đáp ứng (45 % rất cao, 40 % cao,10 % trung bình và gần 5 % thấp), cuối cùng là cảm thông (40 % rất cao, 40 % cao, 18 % trung bình và 2 % thấp). Cũng tương tự như khi đo lường chất lượng dịch vụ ở Hướng Dương, ta cần phải đo lường chất lượng từng thành phần: cơ sở vật chất, mức độ tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, và độ cảm thông, vì vai trò quyết định của mỗi thành phần đối với chất lượng dịch vụ chung của trường là khác nhau. Cụ thể: Bảng 5.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Minh Tú Các yếu tố đánh giá HTPĐ PĐ TH ĐY HTĐY Phòng học khang trang, sạch đẹp 4 38 58 Học cụ đầy đủ, hỗ trợ hiệu quả 8 40 52 Sân chơi rộng rãi, thoáng mát 4 10 40 46 Đồ chơi phong phú, bổ ích 2 10 48 40 Phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ 10 38 52 Phòng vệ sinh rộng, sạch và hiện đại 16 36 48 Bếp ăn sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ 2 6 38 54 Vườn trường trồng nhiều cây xanh 24 40 36 Nhân viên ăn mặc tươm tất, sạch sẽ 4 46 50 Trang phục nhân viên phù hợp chuyên môn 12 38 50 Giáo viên ăn mặc gọn gàng, lịch sự 4 28 68 Trang phục giáo viên phù hợp chuyên môn 2 2 34 62 Nhà trường luôn thực hiện đúng cam kết 2 8 40 50 Thông báo từ nhà trường luôn đầy đủ 6 36 58 Thông báo từ nhà trường luôn chính xác 6 44 50 Thông báo từ nhà trường luôn kịp thời 6 40 54 Nhà trường luôn lắng nghe ý kiến 4 4 44 48 Nhà trường luôn sẵn lòng giúp đỡ 2 8 40 50 Nhà trường nhanh chóng giải quyết yêu cầu 2 10 48 40 Nhà trường giải quyết chính xác yêu cầu 4 12 34 50 Nhân viên luôn lịch sự và hòa nhã 8 32 60 Nhân viên có trình độ chuyên môn cao 2 20 42 36 Giáo viên luôn cư xử lễ độ và chừng mực 4 22 74 18
  • 25. Giáo viên có kiến thức chuyên môn cao 18 30 52 Giáo viên phối hợp chặt chẽ để nuôi dạy trẻ 8 30 62 Giáo viên phổ biến tốt kiến thức nuôi dạy trẻ 10 36 54 Trẻ được đánh giá công bằng 10 38 52 Trẻ được động viên khen thưởng xứng đáng 12 34 54 Trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng 6 40 54 Trẻ ngủ đủ giấc 2 36 62 Trẻ tắm rửa sạch sẽ 8 38 54 Trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt 8 40 52 Trẻ được bảo vệ an toàn 2 6 40 52 Trẻ vui chơi, giải trí hợp lý 6 40 54 Trẻ được dạy dỗ, uốn nắn tốt 8 36 56 Trẻ học tập đầy đủ 6 44 50 Trẻ rèn luyện thể dục thường xuyên 6 40 54 Trẻ sinh hoạt múa hát 2 8 42 48 Trẻ tham gia lao động tập thể 2 16 38 44 Trẻ được tổ chức lễ hội ở trường 4 6 28 62 Nhà trường thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng 2 14 50 34 Nhà trường có lời khuyên tốt khi tư vấn 2 14 50 34 Nhà trường luôn tạo điều kiện học tập tốt 2 8 36 54 Nhà trường luôn tạo điều kiện vui chơi tốt 8 40 52 Ngoại trừ hai yếu tố đồ chơi và vườn trường ra thì tất cả mười yếu tố còn lại trong thành phần cơ sở vật chất là: phòng học và học cụ, sân chơi, phòng ngủ, phòng vệ sinh, bếp ăn, cách ăn mặc và trang phục nhân viên, cách ăn mặc và trang phục giáo viên, đều được đánh giá rất cao từ 50 % khách hàng và cao từ khoảng 40 % khách hàng còn lại. Đặc biệt, ở yếu tố cách cư xử của giáo viên thì số khách hàng đánh giá rất cao là 68 %, 28 % trong số còn lại cũng đánh giá cao yếu tố này, và không có trường hợp nào là đánh giá thấp. Ở hai yếu tố đồ chơi và vườn trường, tuy chỉ gần 40 % khách hàng đánh giá rất cao, nhưng cũng có khoảng 40 % khách hàng còn lại đánh giá cao hai yếu tố này nên nhìn chung đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất ở Minh Tú vẫn ở mức cao. Do đó, đây chưa phải là thành phần bị đánh giá thấp nhất. Về thành phần tin cậy, ngoài yếu tố thực hiện cam kết thì có ba yếu tố còn lại là thông báo đầy đủ, chính xác và kịp thời đều chỉ có 6 % khách hàng đánh giá trung bình, còn lại 94 % khác đều đánh giá cao chất lượng các yếu tố này (trong đó, có hơn 50 % còn đánh giá rất cao). Tuy có 2 % khách hàng đánh giá thấp yếu tố thực hiện đầy đủ các cam kết nhưng đây chỉ là một tỷ lệ rất nhỏ và chỉ xuất hiện duy nhất trong 1/4 số yếu tố của thành phần này nên tin cậy vẫn là thành phần được đánh giá cao nhất ở Minh Tú. Thành phần thứ ba – đáp ứng, là thành phần gồm 4 yếu tố: lắng nghe ý kiến, sẵn lòng giúp đỡ, nhanh chóng giải quyết yêu cầu, giải quyết chính xác yêu cầu. Có khoảng 45 % khách hàng đánh giá rất cao các yếu tố này, 40 % đánh giá cao, 10 % trung bình và gần 5 % thấp. Tuy số khách hàng đánh giá cao các yếu tố trong thành phần này lên đến 85 % nhưng do ở tất cả các yếu tố đều xuất hiện đánh giá thấp từ phía khách hàng nên làm cho đáp ứng trở thành thành phần bị đánh giá thấp thứ hai của trường. 19
  • 26. Thành phần tiếp theo – năng lực phục vụ. Trong thành phần này, yếu tố cách cư xử của giáo viên là có đánh giá cao nhất: 74 % khách hàng đánh giá yếu tố này ở mức rất cao, 22 % khách hàng đánh giá ở mức cao và 4 % còn lại là trung bình. Song song đó, cách cư xử của nhân viên cũng được 60 % khách hàng đánh giá rất cao, 32 % đánh giá cao và 8 % đánh giá trung bình. Như vậy có thể kết luận rằng thái độ phục vụ ở Minh Tú được khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, hầu hết các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc nuôi dưỡng trẻ như: khẩu phần ăn, giấc ngủ, tắm rửa, chăm sóc sức khỏe đều có hơn 50 % số khách hàng đánh giá rất cao và khoảng 40 % khách hàng đánh giá cao, dưới 10 % còn lại thì cho rằng chất lượng đạt mức trung bình (riêng yếu tố bảo vệ an toàn thì trong 10 % khách hàng còn lại có 2 % khách hàng đánh giá thấp yếu tố này). Tuy nhiên, trong số các dịch vụ nuôi dưỡng trẻ thì trình độ nhân viên lại là yếu tố không được đánh giá cao bởi có 20 % khách hàng cho rằng trình độ nhân viên ở Minh Tú chỉ ở mức trung bình và 2 % khác còn cho rằng ở mức thấp, trong khi đó, chưa đến 40 % cho rằng rất cao. Mặc khác, các dịch vụ liên quan đến việc nuôi dạy trẻ như: trình độ giáo viên, phối hợp để nuôi dạy trẻ, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ, đánh giá, động viên khen thưởng, vui chơi giải trí, dạy dỗ uốn nắn, học tập, rèn luyện thể dục, sinh hoạt múa hát, lao động tập thể, tham gia lễ hội, đa số đều có khoảng 50 % khách hàng đánh giá rất cao và gần 40 % khách hàng đánh giá cao, số 10 % còn lại cho rằng chất lượng ở mức trung bình thấp. Hơn nữa, ở hai yếu tố trình độ giáo viên và lao động tập thể lại có gần 20 % khách hàng đánh giá trung bình, yếu tố lao động tập thể lại có khoảng 2 % khách hàng đánh giá là thấp. Do đó mà dịch vụ nuôi dạy ở Minh Tú không được đánh giá cao bằng dịch vụ nuôi dưỡng. Nói đến thành phần cuối cùng – cảm thông, tuy có đến 3/4 yếu tố có đánh giá thấp từ phía khách hàng nhưng tỷ lệ chỉ khoảng 2 % trong toàn bộ khách hàng ở Minh Tú và ở 2 yếu tố tạo điều kiện vui chơi và học tập, sự đánh giá của khách hàng cũng khá cao: hơn 50 % là rất cao và gần 40 % là cao, chỉ 10 % là từ trung bình trở xuống, đặc biệt là ở điều kiện vui chơi, không có khách hàng nào đánh giá thấp. Tuy nhiên, ở hai yếu tố còn lại là thấu hiểu tâm tư nguyện vọng và tư vấn thì lại chỉ có 34 % khách hàng đánh giá rất cao, 50 % đánh giá cao, 14 trung bình và 2 % thấp. Điều này làm cho đánh giá chung về thành phần cảm thông của Minh Tú bị giảm xuống nên nó trở thành thành phần bị đánh giá thấp nhất của trường. Như vậy, qua những đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở từng trường, ta thấy cả Hướng Dương và Minh Tú đều nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng. Vẫn khớp với những cơ sở dữ liệu thực tiễn thu về ban đầu là Hướng Dương có ưu thế về cơ sở vật chất, đặc biệt là phòng học và sân chơi, còn Minh Tú có ưu thế về năng lực phục vụ, đặc biệt là chất lượng chăm sóc trẻ, đó cũng là lý do vì sao hầu hết số trẻ gửi tại Minh Tú đa số là ba đến bốn tuổi (hơn hai lần số trẻ năm tuổi). Tuy nhiên, những sai số từ việc sử dụng các thống kê phần trăm đơn giản các đánh giá của khách hàng là không nhỏ, nên để kiểm nghiểm lại kết quả một cách chắc chắn đồng thời phục vụ cho việc so sánh chất lượng dịch vụ giữa hai trường sau này, ta cần tính điểm đánh giá trung bình của khách hàng cho từng yếu tố theo cách sau: đưa các dữ liệu đã được mã hóa trong phần mềm SPSS vào Excel để tính ra điểm trung bình đánh giá của từng đáp viên rồi nhập bổ sung những dữ liệu này vào phần mềm SPSS. Bảng 5.3. Điểm đánh giá trung bình của khách hàng về chất lượng dịch vụ 20
  • 27. Tên Hướng Minh Chênh Chất lượng dịch vụ biến Dương Tú lệch (F) tắt (T1) (T2) (T2-T1) Phòng học khang trang, sạch đẹp V1 4,54 4,54 0,00 Học cụ đầy đủ, hỗ trợ hiệu quả V2 4,42 4,44 0,02 Sân chơi rộng rãi, thoáng mát V3 4,48 4,28 -0,20 Đồ chơi phong phú, bổ ích V4 4,32 4,26 -0,06 Phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ V5 4,04 4,42 0,38 Phòng vệ sinh rộng, sạch và hiện đại V6 4,30 4,32 0,02 Bếp ăn sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ V7 4,28 4,44 0,16 Vườn trường trồng nhiều cây xanh V8 4,02 4,12 0,10 Nhân viên ăn mặc tươm tất, sạch sẽ V9 4,30 4,46 0,16 Trang phục nhân viên phù hợp chuyên môn V10 4,24 4,38 0,14 Giáo viên ăn mặc gọn gàng, lịch sự V11 4,44 4,64 0,20 Trang phục giáo viên phù hợp chuyên môn V12 4,40 4,56 0,16 Điểm trung bình đánh giá cơ sở vật chất F1 4,32 4,41 0,09 Nhà trường luôn thực hiện đúng cam kết V13 4,22 4,38 0,16 Thông báo từ nhà trường luôn đầy đủ V14 4,28 4,52 0,24 Thông báo từ nhà trường luôn chính xác V15 4,34 4,44 0,10 Thông báo từ nhà trường luôn kịp thời V16 4,32 4,48 0,16 Điểm trung bình đánh giá thành phần tin cậy F2 4,29 4,46 0,17 Nhà trường luôn lắng nghe ý kiến V17 4,12 4,36 0,24 Nhà trường luôn sẵn lòng giúp đỡ V18 4,06 4,38 0,32 Nhà trường nhanh chóng giải quyết yêu cầu V19 4,04 4,26 0,22 Nhà trường giải quyết chính xác yêu cầu V20 3,94 4,30 0,36 Điểm trung bình đánh giá thành phần đáp ứng F3 4,04 4,33 0,29 Nhân viên luôn lịch sự và hòa nhã V21 4,18 4,52 0,34 Nhân viên có trình độ chuyên môn cao V22 3,90 4,10 0,20 Giáo viên luôn cư xử lễ độ và chừng mực V23 4,22 4,70 0,48 Giáo viên có kiến thức chuyên môn cao V24 4,20 4,34 0,14 Giáo viên phối hợp chặt chẽ để nuôi dạy trẻ V25 4,22 4,54 0,32 Giáo viên phổ biến tốt kiến thức nuôi dạy trẻ V26 3,92 4,44 0,52 Trẻ được đánh giá công bằng V27 4,08 4,42 0,34 Trẻ được động viên khen thưởng xứng đáng V28 4,02 4,42 0,40 Trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng V29 4,38 4,48 0,10 Trẻ ngủ đủ giấc V30 4,22 4,60 0,38 Trẻ tắm rửa sạch sẽ V31 3,94 4,46 0,52 Trẻ được chăm sóc sức khỏe tốt V32 4,14 4,44 0,30 Trẻ được bảo vệ an toàn V33 4,22 4,42 0,20 Trẻ vui chơi, giải trí hợp lý V34 4,28 4,48 0,20 Trẻ được dạy dỗ, uốn nắn tốt V35 4,24 4,48 0,24 Trẻ học tập đầy đủ V36 4,20 4,44 0,24 Trẻ rèn luyện thể dục thường xuyên V37 4,24 4,48 0,24 21