SlideShare a Scribd company logo
CÁCH TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đề cương nghiên cứu
Lập đề cương nghiên cứu là việc đầu tiên bạn làm
trước khi bắt đầu viết báo cáo nghiên cứu. Đây là
danh sách các tiêu đề và phụ đề giúp bạn sắp xếp
thông tin của bạn. Hầu hết các báo cáo nghiên
cứu bao gồm:
• Tóm tắt
• Giới thiệu
• Khung lý thuyết/Điểm luận tài liệu
• Phương pháp
• Kết quả
• Thảo luận
Tóm tắt (Abstract)
Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình bày sự thật
hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:
• Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt, khoảng
1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph).
• Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả
chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng.
• Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong nội dung
bài viết mà thôi.
• Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ những thuật ngữ tiêu chuẩn hoặc đã được
giải thích.
• Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo.
• Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết.
• Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được một
cách rõ ràng.
• Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 3-5
từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.
Giới thiệu (Introduction)
Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý đến bài báo, tại
sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và
nhận xét bài báo.
• Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu.
• Liên hệ đến các nghiên cứu trước đây, có thể sơ lược ngắn gọn tài liệu tham khảo
nhưng phải có liên quan rõ ràng đến vấn đã nghiên cứu.
• Giải thích các mục tiêu, câu hỏi và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được thực
hiện.
• Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó
trong bài viết.
• Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên cứu.
• Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy
Khung lý thuyết/Điểm luận tài liệu (Theoretical Framework/ Literature Review)
Viết điểm luận tài liệu không chỉ nhằm giúp sinh viên thể hiện hiểu biết của họ trong lĩnh vực
nghiên cứu. Điểm luận tài liệu còn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề như phân tích và
tìm ra câu hỏi nghiên cứu mới, liên hệ lý thuyết với thực tiễn nghiên cứu, tránh các phương
pháp nghiên cứu và tiếp cận kém hiệu quả, cuối cùng là đề ra kiến nghị và định hướng nghiên
cứu cho tương lai. Ý nghĩa, công dụng của literature review:
• Trả lời các câu hỏi chọn chủ đề nghiên cứu, lý thuyết, mô hình và phương pháp nghiên
cứu bạn sử dụng trong luận án
• Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đang được nghiên cứu
• Cung cấp thông tin cơ bản làm căn cứ để người đọc có thể nắm rõ hơn bối cảnh của
công trình nghiên cứu
• Chứng tỏ cho người đọc thấy rằng bạn hiểu, theo kịp và nắm vững những bài nghiên
cứu mới, có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
• Xây dựng mối liên kết mới giữa công trình nghiên cứu của bạn với tập hợp các bài
nghiên cứu đi trước, giúp phát triển và nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu
đó.
Cấu trúc chuẩn của Khung lý thuyết/ Điểm luận tài liệu như sau:
1. Lý thuyết nền (Theory Base)
Là phần lý thuyết nền tảng để dẫn đến vấn đề cần nghiên cứu. Lý thuyết nền tảng được chọn
trình bày cần có mối quan hệ trực tiếp và bao hàm vấn đề cần nghiên cứu. Chúng ta phải bắt
đầu bằng phần này là để xác định lại vấn đề nghiên cứu của mình đang phục vụ cho lĩnh vực
nào.
Ví dụ với bài nghiên cứu về cách thức và nội dung tuyên truyền của dư luận viên VN
trên mạng xã hội, tác giả bắt đầu chương lý thuyết với định nghĩa về tuyên truyền
(propaganda).
2. Lý thuyết trực tiếp (Research Problem Theory)
Là phần lý thuyết trọng tâm liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Khác với phần trước, phần
này yêu cầu phải trình bày kết hợp với lập luận. Lý thuyết ở đây là các nghiên cứu trước đó
trong cùng lĩnh vực, các mô hình được dùng, các kết quả nghiên cứu khác nhau. Kết quả của
phần này là xác định được “research gap” và chọn được “theoretical framework” (mô hình)
dùng trong bài.
Ví dụ (tiếp theo từ ví dụ trên): từ định nghĩa về tuyên truyền, tác giả giới thiệu một
số định nghĩa và nghiên cứu nổi bật về tuyên truyền trên mạng xã hội như
computational propaganda, astroturfing,… và giải thích những hạn chế, thiếu sót cũng
như đóng góp của các định nghĩa và nghiên cứu này, từ góc nhìn của tác giả cùng dẫn
chứng (đây gọi là research gaps).
3. Xây dựng vấn đề, mô hình, giải thuyết
Sau khi xác định được “research gap” và chọn được “theoretical framework” cho đề tài từ
những lập luận ở phần trước. Phần này dùng để trình bày lại “theoretical framework” (chính
là model) của mình với đầy đủ các định nghĩa các yếu tố, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết
đặt ra dùng để test. Cuối cùng tác giả chốt lại lý thuyết, phương pháp luận được sử dụng
trong bài của mình, tại sao, và tác giả sẽ nghiên cứu như thế nào để bổ sung cho các lý thuyết
này (nếu nó chưa đầy đủ).
Phương pháp (Methodology)
Phần phương pháp mô tả cách dữ liệu được thu thập và phân tích. Cung cấp càng nhiều
thông tin chi tiết càng tốt (Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao?) và thật cụ thể. Ví dụ, nói
chính xác có bao nhiêu người bạn đã phỏng vấn và / hoặc khảo sát. Bạn nên:
• Giải thích và biện luận tại sao lại sử dụng các phương pháp nghiên cứu này
• Các nguồn tài liệu hoặc nguồn dữ liệu (nếu có) từ đâu. Bạn sẽ phân tích chúng như
thế nào?
• Mô tả quần thể mà bạn đang nghiên cứu;
• Mô tả các công cụ và cách tiếp cận được sử dụng để lấy mẫu, thu thập và cách phân
tích dữ liệu (điều này sẽ giúp thuyết phục mọi người rằng nghiên cứu của bạn là đáng
tin cậy, hợp lệ và có thể được xác minh);
• Bao gồm thông tin về các loại câu hỏi đã được hỏi;
• Bao gồm các cân nhắc về đạo đức như nỗ lực làm giảm thiểu tác hại cho người tham
gia;
• Mô tả bất kỳ hạn chế nào của các công cụ nghiên cứu hoặc quá trình nghiên cứu.
Kết quả (Findings)
Đây là phần bạn trình bày những phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu của bạn, bao
gồm:
• Số liệu, thống kê và / hoặc các mẫu và chủ đề mà mọi người đã nói;
• Bất kỳ điều gì thú vị hoặc bất thường mà bạn phát hiện ra.
Trình bày kết quả bằng bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh minh họa, dẫn chứng kết hợp với diễn giải
và nhận xét của bạn.
Thảo luận (Discussion)
Đây là phần khó nhất của bài báo. Trong phần nầy bạn giải thích ý nghĩa của kết quả. Một
thảo luận tốt bao gồm:
• Không lập lại những gì đã đề cập trong phần điểm luận tài liệu.
• Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu.
• Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng ý như
thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó.
• Thảo luận các hàm ý lý thuyết của công việc nghiên cứu.
• Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
• Những nghiên cứu khác có thể được thực hiện để hiểu rõ vấn đề hơn.
• Khuyến nghị về những gì có thể được thực hiện để cải thiện tình hình này. Chúng có
thể hướng mục tiêu vào các nhóm cụ thể như cộng đồng, chính phủ, tổ chức phi chính
phủ, v.v.
Chú ý:
• Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.
• Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu.
• Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước đó.
• Không đưa vào thảo luận các phương pháp, quan sát hay kết quả khác với phần đã
trình bày.
• Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng.
Kết luận (Conclusion)
• Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết luận.
• Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả.
• Phải bám sát các chủ đề đã trình bày trong phần giới thiệu, không đưa vào các kết
luận gây ngạc nhiên, khác với chủ đề.
• Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị áp
dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.
Cảm tạ (Acknowledgements)
Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn có thể ghi
lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện thí
nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện
nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và
góp ý cho bài báo.
Tài liệu tham khảo (References)
Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn trong bài
viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.
2. Viết và chỉnh sửa
Viết và chỉnh sửa
Viết và chỉnh sửa là một kỹ năng quan trọng đối với một nhà nghiên cứu. Bạn sẽ cần phải có
khả năng tìm ra lỗi trong việc thực hiện và chỉnh sửa chúng. Sẽ rất hữu ích nếu bạn phát triển
một bảng kiểm những điều cần tìm khi xem xét lại công việc của bạn. Một số câu hỏi bạn có
thể muốn hỏi bao gồm:
• Báo cáo nghiên cứu này có luận điểm rõ ràng (ý chính hoặc lập luận) và câu hỏi nghiên
cứu không?
• Các phương pháp đã được sử dụng, bao gồm cả cách thu thập và phân tích dữ liệu, có
được giải thích rõ ràng không?
• Các dữ kiện, số liệu và trích dẫn có chính xác không?
• Bằng chứng có được giải thích rõ ràng và nhất quán không?
• Chính tả, ngữ pháp và dấu câu có đúng không?
Bằng chứng là gì?
Một báo cáo nghiên cứu (hay bài báo khoa học) sử dụng dữ liệu như bằng chứng để hỗ trợ
các phát hiện chính. Bằng chứng phải đến trực tiếp từ dữ liệu mà bạn thu thập như một phần
của dự án nghiên cứu. Ví dụ: Nếu bạn mô tả kết quả nghiên cứu về những đồ ăn được yêu
thích và bạn thấy rằng đồ ăn Ấn Độ phổ biến nhất, bạn có thể bao gồm một thống kê (55%
mọi người nói rằng họ thích đồ ăn Ấn Độ) hoặc một biểu đồ so sánh các loại thực phẩm khác
nhau.
Bằng chứng là những sự thật hay trích dẫn mà bạn sử dụng để hỗ trợ cho các khẳng định và
khuyến nghị của mình. Để báo cáo có sức thuyết phục, bạn cần sử dụng bằng chứng một
cách hiệu quả.
Bằng chứng hiệu quả:
• Ủng hộ khẳng định của bạn;
• Rõ ràng. Nếu một câu trích dẫn mơ hồ, hoặc sử dụng ngôn ngữ phức tạp, hãy tóm tắt
hoặc đơn giản hóa các từ nhưng giữ nguyên ý nghĩa (diễn giải lại);
• Có tài liệu tham khảo chính xác (các trích dẫn) đến từ các nguồn như sách, bài báo
hoặc trang web được đề cập trong báo cáo;
• Được dán nhãn và có tiêu đề rõ ràng
3. Thuyết trình báo cáo nghiên cứu
Quá trình chuẩn bị
Chuẩn bị tinh thần là việc đầu tiên người thuyết trình cần làm trước khi trình bày một vấn đề
khoa học, nhằm tạo ra sự tự tin, loại bỏ những cảm giác sợ sệt, lo lắng trước buổi thuyết trình.
Có ba cách chính để chuẩn bị tinh thần, có tác dụng bổ sung lẫn nhau:
• làm chủ nội dung trình bày, không để sót những yếu tố mập mờ: người nghe thường
dễ dàng phát hiện ra điểm yếu của người nói nếu vấn đề được đề cập một cách lộn
xộn, hay khi những nội dung cốt lõi bị khỏa lấp, bỏ qua;
• tự tin vào bản thân, vì người thuyết trình phải là người hiểu rõ vấn đề được trình bày
hơn so với người nghe;
• dự kiến những câu hỏi mà cử tọa có thể đặt ra sau phần trình bày của mình.
Về mặt tâm lý, nói chung ngay cả các giáo sư giỏi hay chuyên gia diễn thuyết đôi khi cũng
không thể loại bỏ hết cảm giác lo lắng trước một buổi thuyết trình nào đó, nên đối với sinh
viên chuyện thiếu tự tin trước buổi thuyết trình khoa học cũng là bình thường. Chỉ cần cố
gắng làm được tốt ba bước chuẩn bị như trên là đã góp phần quan trọng dẫn đến thành công.
Chuẩn bị thông điệp là việc quan trọng quyết định sự chặt chẽ và tính thuyết phục của bài
thuyết trình. Thông thường, bài thuyết trình khoa học được thiết kế dựa trên một bài viết đã
có sẵn. Điều này vừa có điểm thuận tiện, lại vừa có điểm bất tiện:
• thuận tiện là mọi nội dung chi tiết và có hệ thống đã sẵn có trong bài viết;
• bất tiện là chính điều đó có xu hướng dẫn người thuyết trình đến chỗ trình bày lại quá
nhiều các chi tiết của bài viết, đôi khi không cần thiết đến độ làm khoả lấp cả nội dung
trọng tâm;
• và thông thường các yếu tố minh hoạ trong bài viết được đưa nguyên vẹn vào một bài
thuyết trình sẽ không đủ độ phù hợp về mặt thị giác.
Để hạn chế các điểm bất tiện như trên, cần dành sự lưu tâm thích đáng cho việc chuẩn bị
thông điệp của buổi thuyết trình, với các công việc như sau:
• lập một dàn ý chính xác cho thông điệp cần truyền đi qua bài thuyết trình;
• chú ý nhấn mạnh các điểm cốt lõi và các ý quan trọng nhất trong thông điệp;
• sắp xếp thêm những ý phụ quanh các ý chính này, sao cho có được một trình tự lập
luận chặt chẽ, dù không nhất thiết phải hoàn toàn đầy đủ,
• trong thực tế người thuyết trình không nên trình bày hết những gì mình biết, mà nên
dành một số vấn đề nhỏ, phụ cho cử toạ hỏi và trao đổi;
• dùng các phiếu ghi chú để ghi lại những ý chính và phụ này sao cho dễ dàng đọc được
khi lướt mắt qua,
• chỉ nên dùng một phiếu cho mỗi nhóm ý tưởng/nội dung và sắp xếp theo thứ tự trình
bày;
• trước buổi thuyết trình chính thức, nên luyện tập như thật với người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, nhằm rút trước một số kinh nghiệm, khắc phục trước một số lỗi mà tự thân
không nhìn thấy được.
Mẹo để thuyết trình

More Related Content

Similar to 1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .
Nguyễn Bá Quý
 
2.56 cấu trúc bài báo nghiên cứu
2.56 cấu trúc bài báo nghiên cứu2.56 cấu trúc bài báo nghiên cứu
2.56 cấu trúc bài báo nghiên cứu
Lac Hong University
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
VnPhan58
 
Business Research Method 7
Business Research Method 7Business Research Method 7
Business Research Method 7Calvin Nguyen
 
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi TiếtHướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC
CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌCCÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC
CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC
nataliej4
 
B5. bao cao de tai nghien cuu
B5. bao cao de tai nghien cuuB5. bao cao de tai nghien cuu
B5. bao cao de tai nghien cuu
nha267
 
3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
Fred Hub
 
Cách đọc tài liệu tham khảo
Cách đọc tài liệu tham khảoCách đọc tài liệu tham khảo
Cách đọc tài liệu tham khảo
SoM
 
8_HuongDanTrinhBayLuanVan_.docx
8_HuongDanTrinhBayLuanVan_.docx8_HuongDanTrinhBayLuanVan_.docx
8_HuongDanTrinhBayLuanVan_.docx
HuyThng11
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghien cuukhoahoc2
Nghien cuukhoahoc2Nghien cuukhoahoc2
Nghien cuukhoahoc2
Phạm Hân
 
Research misconduct.pptx
Research  misconduct.pptxResearch  misconduct.pptx
Research misconduct.pptx
bomonnhacongdong
 
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Ngà Nguyễn
 
Bố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh, hướng dẫn chi tiết.docx
Bố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh, hướng dẫn chi tiết.docxBố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh, hướng dẫn chi tiết.docx
Bố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh, hướng dẫn chi tiết.docx
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011Phuoc Tran Huu
 
2024 Phương pháp nghiên cứu khoa học PP NCKH-iMac của Dinh.ppt
2024 Phương pháp nghiên cứu khoa học PP NCKH-iMac của Dinh.ppt2024 Phương pháp nghiên cứu khoa học PP NCKH-iMac của Dinh.ppt
2024 Phương pháp nghiên cứu khoa học PP NCKH-iMac của Dinh.ppt
HuynhThanh42
 
GROUP 4_PRESENT RESEARCH_16.......78.pptx
GROUP 4_PRESENT RESEARCH_16.......78.pptxGROUP 4_PRESENT RESEARCH_16.......78.pptx
GROUP 4_PRESENT RESEARCH_16.......78.pptx
terpublic
 

Similar to 1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf (20)

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .
 
2.56 cấu trúc bài báo nghiên cứu
2.56 cấu trúc bài báo nghiên cứu2.56 cấu trúc bài báo nghiên cứu
2.56 cấu trúc bài báo nghiên cứu
 
PPNCKT_Chuong 2 p1
PPNCKT_Chuong 2 p1PPNCKT_Chuong 2 p1
PPNCKT_Chuong 2 p1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Business Research Method 7
Business Research Method 7Business Research Method 7
Business Research Method 7
 
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi TiếtHướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
Hướng Dẫn Cách Viết Literature Review Chi Tiết
 
CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC
CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌCCÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC
CÁCH TRÌNH BÀY MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC
 
B5. bao cao de tai nghien cuu
B5. bao cao de tai nghien cuuB5. bao cao de tai nghien cuu
B5. bao cao de tai nghien cuu
 
3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
 
Cách đọc tài liệu tham khảo
Cách đọc tài liệu tham khảoCách đọc tài liệu tham khảo
Cách đọc tài liệu tham khảo
 
8_HuongDanTrinhBayLuanVan_.docx
8_HuongDanTrinhBayLuanVan_.docx8_HuongDanTrinhBayLuanVan_.docx
8_HuongDanTrinhBayLuanVan_.docx
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
Nghien cuukhoahoc2
Nghien cuukhoahoc2Nghien cuukhoahoc2
Nghien cuukhoahoc2
 
Research misconduct.pptx
Research  misconduct.pptxResearch  misconduct.pptx
Research misconduct.pptx
 
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa họcBài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Bố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh, hướng dẫn chi tiết.docx
Bố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh, hướng dẫn chi tiết.docxBố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh, hướng dẫn chi tiết.docx
Bố cục bài tiểu luận hoàn chỉnh, hướng dẫn chi tiết.docx
 
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
Huongdan viet khoaluan-qtkd-02-08-2011
 
2024 Phương pháp nghiên cứu khoa học PP NCKH-iMac của Dinh.ppt
2024 Phương pháp nghiên cứu khoa học PP NCKH-iMac của Dinh.ppt2024 Phương pháp nghiên cứu khoa học PP NCKH-iMac của Dinh.ppt
2024 Phương pháp nghiên cứu khoa học PP NCKH-iMac của Dinh.ppt
 
Dàn ý
Dàn ýDàn ý
Dàn ý
 
GROUP 4_PRESENT RESEARCH_16.......78.pptx
GROUP 4_PRESENT RESEARCH_16.......78.pptxGROUP 4_PRESENT RESEARCH_16.......78.pptx
GROUP 4_PRESENT RESEARCH_16.......78.pptx
 

More from Fred Hub

2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
Fred Hub
 
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf
Fred Hub
 
1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf
Fred Hub
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Fred Hub
 
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
Fred Hub
 
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
Fred Hub
 
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
Fred Hub
 
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
Fred Hub
 
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Fred Hub
 
Buổi 8.pdf
Buổi 8.pdfBuổi 8.pdf
Buổi 8.pdf
Fred Hub
 
Buổi 7.pdf
Buổi 7.pdfBuổi 7.pdf
Buổi 7.pdf
Fred Hub
 
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hànhKỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
Fred Hub
 
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắtBuổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Fred Hub
 
Buổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viếtBuổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viết
Fred Hub
 
Buổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptxBuổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptx
Fred Hub
 
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứuBuổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Fred Hub
 
Chân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdfChân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdf
Fred Hub
 

More from Fred Hub (20)

2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
2. Scholar-activists (Học giả hoạt động).pdf
 
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
4. Đạo đức nghiên cứu.pdf
 
2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf2. Phân tích định lượng.pdf
2. Phân tích định lượng.pdf
 
1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf1. Điểm luận tài liệu.pdf
1. Điểm luận tài liệu.pdf
 
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdfHướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
Hướng-dẫn-viết-dự-án.pdf
 
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
 
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
 
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.pdf
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
 
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
1. Sự chuẩn bị cho người mới bắt đầu.pdf
 
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
Buổi 9 - Kỹ năng thuyết trình
 
Buổi 8.pdf
Buổi 8.pdfBuổi 8.pdf
Buổi 8.pdf
 
Buổi 7.pdf
Buổi 7.pdfBuổi 7.pdf
Buổi 7.pdf
 
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hànhKỹ năng tóm tắt - Thực hành
Kỹ năng tóm tắt - Thực hành
 
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắtBuổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
Buổi 6 - Kỹ năng tóm tắt
 
Buổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viếtBuổi 5 - Kỹ năng viết
Buổi 5 - Kỹ năng viết
 
Buổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptxBuổi 5 Luyện viết.pptx
Buổi 5 Luyện viết.pptx
 
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứuBuổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
Buổi 4_Kỹ năng đọc bài nghiên cứu
 
Chân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdfChân dung của chính mình.pdf
Chân dung của chính mình.pdf
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (11)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf

  • 1. CÁCH TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đề cương nghiên cứu Lập đề cương nghiên cứu là việc đầu tiên bạn làm trước khi bắt đầu viết báo cáo nghiên cứu. Đây là danh sách các tiêu đề và phụ đề giúp bạn sắp xếp thông tin của bạn. Hầu hết các báo cáo nghiên cứu bao gồm: • Tóm tắt • Giới thiệu • Khung lý thuyết/Điểm luận tài liệu • Phương pháp • Kết quả • Thảo luận Tóm tắt (Abstract) Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình bày sự thật hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:
  • 2. • Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt, khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph). • Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng. • Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong nội dung bài viết mà thôi. • Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ những thuật ngữ tiêu chuẩn hoặc đã được giải thích. • Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo. • Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết. • Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được một cách rõ ràng. • Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt. Giới thiệu (Introduction) Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý đến bài báo, tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và nhận xét bài báo. • Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu. • Liên hệ đến các nghiên cứu trước đây, có thể sơ lược ngắn gọn tài liệu tham khảo nhưng phải có liên quan rõ ràng đến vấn đã nghiên cứu. • Giải thích các mục tiêu, câu hỏi và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được thực hiện. • Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó trong bài viết. • Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên cứu. • Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy Khung lý thuyết/Điểm luận tài liệu (Theoretical Framework/ Literature Review) Viết điểm luận tài liệu không chỉ nhằm giúp sinh viên thể hiện hiểu biết của họ trong lĩnh vực nghiên cứu. Điểm luận tài liệu còn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề như phân tích và tìm ra câu hỏi nghiên cứu mới, liên hệ lý thuyết với thực tiễn nghiên cứu, tránh các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận kém hiệu quả, cuối cùng là đề ra kiến nghị và định hướng nghiên cứu cho tương lai. Ý nghĩa, công dụng của literature review: • Trả lời các câu hỏi chọn chủ đề nghiên cứu, lý thuyết, mô hình và phương pháp nghiên cứu bạn sử dụng trong luận án • Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đang được nghiên cứu
  • 3. • Cung cấp thông tin cơ bản làm căn cứ để người đọc có thể nắm rõ hơn bối cảnh của công trình nghiên cứu • Chứng tỏ cho người đọc thấy rằng bạn hiểu, theo kịp và nắm vững những bài nghiên cứu mới, có liên quan đến vấn đề nghiên cứu • Xây dựng mối liên kết mới giữa công trình nghiên cứu của bạn với tập hợp các bài nghiên cứu đi trước, giúp phát triển và nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu đó. Cấu trúc chuẩn của Khung lý thuyết/ Điểm luận tài liệu như sau: 1. Lý thuyết nền (Theory Base) Là phần lý thuyết nền tảng để dẫn đến vấn đề cần nghiên cứu. Lý thuyết nền tảng được chọn trình bày cần có mối quan hệ trực tiếp và bao hàm vấn đề cần nghiên cứu. Chúng ta phải bắt đầu bằng phần này là để xác định lại vấn đề nghiên cứu của mình đang phục vụ cho lĩnh vực nào. Ví dụ với bài nghiên cứu về cách thức và nội dung tuyên truyền của dư luận viên VN trên mạng xã hội, tác giả bắt đầu chương lý thuyết với định nghĩa về tuyên truyền (propaganda). 2. Lý thuyết trực tiếp (Research Problem Theory) Là phần lý thuyết trọng tâm liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Khác với phần trước, phần này yêu cầu phải trình bày kết hợp với lập luận. Lý thuyết ở đây là các nghiên cứu trước đó trong cùng lĩnh vực, các mô hình được dùng, các kết quả nghiên cứu khác nhau. Kết quả của phần này là xác định được “research gap” và chọn được “theoretical framework” (mô hình) dùng trong bài. Ví dụ (tiếp theo từ ví dụ trên): từ định nghĩa về tuyên truyền, tác giả giới thiệu một số định nghĩa và nghiên cứu nổi bật về tuyên truyền trên mạng xã hội như computational propaganda, astroturfing,… và giải thích những hạn chế, thiếu sót cũng như đóng góp của các định nghĩa và nghiên cứu này, từ góc nhìn của tác giả cùng dẫn chứng (đây gọi là research gaps). 3. Xây dựng vấn đề, mô hình, giải thuyết Sau khi xác định được “research gap” và chọn được “theoretical framework” cho đề tài từ những lập luận ở phần trước. Phần này dùng để trình bày lại “theoretical framework” (chính là model) của mình với đầy đủ các định nghĩa các yếu tố, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đặt ra dùng để test. Cuối cùng tác giả chốt lại lý thuyết, phương pháp luận được sử dụng trong bài của mình, tại sao, và tác giả sẽ nghiên cứu như thế nào để bổ sung cho các lý thuyết này (nếu nó chưa đầy đủ). Phương pháp (Methodology)
  • 4. Phần phương pháp mô tả cách dữ liệu được thu thập và phân tích. Cung cấp càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt (Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao?) và thật cụ thể. Ví dụ, nói chính xác có bao nhiêu người bạn đã phỏng vấn và / hoặc khảo sát. Bạn nên: • Giải thích và biện luận tại sao lại sử dụng các phương pháp nghiên cứu này • Các nguồn tài liệu hoặc nguồn dữ liệu (nếu có) từ đâu. Bạn sẽ phân tích chúng như thế nào? • Mô tả quần thể mà bạn đang nghiên cứu; • Mô tả các công cụ và cách tiếp cận được sử dụng để lấy mẫu, thu thập và cách phân tích dữ liệu (điều này sẽ giúp thuyết phục mọi người rằng nghiên cứu của bạn là đáng tin cậy, hợp lệ và có thể được xác minh); • Bao gồm thông tin về các loại câu hỏi đã được hỏi; • Bao gồm các cân nhắc về đạo đức như nỗ lực làm giảm thiểu tác hại cho người tham gia; • Mô tả bất kỳ hạn chế nào của các công cụ nghiên cứu hoặc quá trình nghiên cứu. Kết quả (Findings) Đây là phần bạn trình bày những phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu của bạn, bao gồm: • Số liệu, thống kê và / hoặc các mẫu và chủ đề mà mọi người đã nói; • Bất kỳ điều gì thú vị hoặc bất thường mà bạn phát hiện ra. Trình bày kết quả bằng bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh minh họa, dẫn chứng kết hợp với diễn giải và nhận xét của bạn. Thảo luận (Discussion) Đây là phần khó nhất của bài báo. Trong phần nầy bạn giải thích ý nghĩa của kết quả. Một thảo luận tốt bao gồm: • Không lập lại những gì đã đề cập trong phần điểm luận tài liệu. • Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu. • Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó. • Thảo luận các hàm ý lý thuyết của công việc nghiên cứu. • Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. • Những nghiên cứu khác có thể được thực hiện để hiểu rõ vấn đề hơn. • Khuyến nghị về những gì có thể được thực hiện để cải thiện tình hình này. Chúng có thể hướng mục tiêu vào các nhóm cụ thể như cộng đồng, chính phủ, tổ chức phi chính phủ, v.v. Chú ý: • Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.
  • 5. • Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu. • Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước đó. • Không đưa vào thảo luận các phương pháp, quan sát hay kết quả khác với phần đã trình bày. • Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng. Kết luận (Conclusion) • Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết luận. • Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả. • Phải bám sát các chủ đề đã trình bày trong phần giới thiệu, không đưa vào các kết luận gây ngạc nhiên, khác với chủ đề. • Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục. Cảm tạ (Acknowledgements) Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện thí nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho bài báo. Tài liệu tham khảo (References) Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.
  • 6. 2. Viết và chỉnh sửa Viết và chỉnh sửa Viết và chỉnh sửa là một kỹ năng quan trọng đối với một nhà nghiên cứu. Bạn sẽ cần phải có khả năng tìm ra lỗi trong việc thực hiện và chỉnh sửa chúng. Sẽ rất hữu ích nếu bạn phát triển một bảng kiểm những điều cần tìm khi xem xét lại công việc của bạn. Một số câu hỏi bạn có thể muốn hỏi bao gồm: • Báo cáo nghiên cứu này có luận điểm rõ ràng (ý chính hoặc lập luận) và câu hỏi nghiên cứu không? • Các phương pháp đã được sử dụng, bao gồm cả cách thu thập và phân tích dữ liệu, có được giải thích rõ ràng không? • Các dữ kiện, số liệu và trích dẫn có chính xác không? • Bằng chứng có được giải thích rõ ràng và nhất quán không? • Chính tả, ngữ pháp và dấu câu có đúng không? Bằng chứng là gì? Một báo cáo nghiên cứu (hay bài báo khoa học) sử dụng dữ liệu như bằng chứng để hỗ trợ các phát hiện chính. Bằng chứng phải đến trực tiếp từ dữ liệu mà bạn thu thập như một phần của dự án nghiên cứu. Ví dụ: Nếu bạn mô tả kết quả nghiên cứu về những đồ ăn được yêu thích và bạn thấy rằng đồ ăn Ấn Độ phổ biến nhất, bạn có thể bao gồm một thống kê (55% mọi người nói rằng họ thích đồ ăn Ấn Độ) hoặc một biểu đồ so sánh các loại thực phẩm khác nhau. Bằng chứng là những sự thật hay trích dẫn mà bạn sử dụng để hỗ trợ cho các khẳng định và khuyến nghị của mình. Để báo cáo có sức thuyết phục, bạn cần sử dụng bằng chứng một cách hiệu quả. Bằng chứng hiệu quả: • Ủng hộ khẳng định của bạn; • Rõ ràng. Nếu một câu trích dẫn mơ hồ, hoặc sử dụng ngôn ngữ phức tạp, hãy tóm tắt hoặc đơn giản hóa các từ nhưng giữ nguyên ý nghĩa (diễn giải lại); • Có tài liệu tham khảo chính xác (các trích dẫn) đến từ các nguồn như sách, bài báo hoặc trang web được đề cập trong báo cáo; • Được dán nhãn và có tiêu đề rõ ràng
  • 7. 3. Thuyết trình báo cáo nghiên cứu Quá trình chuẩn bị Chuẩn bị tinh thần là việc đầu tiên người thuyết trình cần làm trước khi trình bày một vấn đề khoa học, nhằm tạo ra sự tự tin, loại bỏ những cảm giác sợ sệt, lo lắng trước buổi thuyết trình. Có ba cách chính để chuẩn bị tinh thần, có tác dụng bổ sung lẫn nhau: • làm chủ nội dung trình bày, không để sót những yếu tố mập mờ: người nghe thường dễ dàng phát hiện ra điểm yếu của người nói nếu vấn đề được đề cập một cách lộn xộn, hay khi những nội dung cốt lõi bị khỏa lấp, bỏ qua; • tự tin vào bản thân, vì người thuyết trình phải là người hiểu rõ vấn đề được trình bày hơn so với người nghe; • dự kiến những câu hỏi mà cử tọa có thể đặt ra sau phần trình bày của mình. Về mặt tâm lý, nói chung ngay cả các giáo sư giỏi hay chuyên gia diễn thuyết đôi khi cũng không thể loại bỏ hết cảm giác lo lắng trước một buổi thuyết trình nào đó, nên đối với sinh viên chuyện thiếu tự tin trước buổi thuyết trình khoa học cũng là bình thường. Chỉ cần cố gắng làm được tốt ba bước chuẩn bị như trên là đã góp phần quan trọng dẫn đến thành công. Chuẩn bị thông điệp là việc quan trọng quyết định sự chặt chẽ và tính thuyết phục của bài thuyết trình. Thông thường, bài thuyết trình khoa học được thiết kế dựa trên một bài viết đã có sẵn. Điều này vừa có điểm thuận tiện, lại vừa có điểm bất tiện: • thuận tiện là mọi nội dung chi tiết và có hệ thống đã sẵn có trong bài viết; • bất tiện là chính điều đó có xu hướng dẫn người thuyết trình đến chỗ trình bày lại quá nhiều các chi tiết của bài viết, đôi khi không cần thiết đến độ làm khoả lấp cả nội dung trọng tâm; • và thông thường các yếu tố minh hoạ trong bài viết được đưa nguyên vẹn vào một bài thuyết trình sẽ không đủ độ phù hợp về mặt thị giác. Để hạn chế các điểm bất tiện như trên, cần dành sự lưu tâm thích đáng cho việc chuẩn bị thông điệp của buổi thuyết trình, với các công việc như sau: • lập một dàn ý chính xác cho thông điệp cần truyền đi qua bài thuyết trình; • chú ý nhấn mạnh các điểm cốt lõi và các ý quan trọng nhất trong thông điệp;
  • 8. • sắp xếp thêm những ý phụ quanh các ý chính này, sao cho có được một trình tự lập luận chặt chẽ, dù không nhất thiết phải hoàn toàn đầy đủ, • trong thực tế người thuyết trình không nên trình bày hết những gì mình biết, mà nên dành một số vấn đề nhỏ, phụ cho cử toạ hỏi và trao đổi; • dùng các phiếu ghi chú để ghi lại những ý chính và phụ này sao cho dễ dàng đọc được khi lướt mắt qua, • chỉ nên dùng một phiếu cho mỗi nhóm ý tưởng/nội dung và sắp xếp theo thứ tự trình bày; • trước buổi thuyết trình chính thức, nên luyện tập như thật với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, nhằm rút trước một số kinh nghiệm, khắc phục trước một số lỗi mà tự thân không nhìn thấy được. Mẹo để thuyết trình