SlideShare a Scribd company logo
1 of 3
40 NĂM - NHỚ LẠI…
                                               Trần Thanh Phương

      Đó là 12 giờ trưa ngày 21-12-1972, hệ thống loa phóng thanh công cộng
Hà Nội đang truyền đi bản nhạc du dương, bỗng ngừng đột ngột. Một hồi còi
báo động vang lên, kéo dài. Tiếng cô phát thanh viên dõng dạc: “Máy bay địch
cách Hà Nội… Máy bay địch cách Hà Nội… Những người tại khu tập thể báo
Nhân Dân gồm 15 hộ là nhà báo ở ngõ Lý Thường Kiệt, sau Đại sứ quán CuBa,
lần lượt xuống hầm. Hầm được xây khá kiên cố trong một căn phòng khoảng 20
mét vuông ở tầng trệt của gia đình nhà báo Đức Thi. Trong hầm thiếu ánh sáng,
không trông rõ mặt người, nhưng qua tiếng cười, tiếng nói chộn rộn, mọi người
đều biết có những ai.
      Trên mặt đất yên lặng. Bỗng tiếng máy bay rít ầm ầm xẹt qua. Rồi lại yên
lặng bao trùm. Mọi người ngồi lâu mỏi định ra khỏi hầm thì tiếng cô phát thanh
viên dồn dập: “Máy bay địch đang bay trở lại Hà Nội…”. Tất cả yên lặng và tự
kiểm tra lại ai còn ở trên nhà, chưa xuống hầm. Bỗng một loạt tiếng nổ ầm! ầm!
ầm! căn hầm rung chuyển mù mịt cát bụi. Mọi người nín thở rồi như đồng thanh
thét lên: “Khu tập thể ta bị bom rồi!”.
    Im lặng bao trùm. Rồi còi báo yên. Tiếng cô phát thanh viên thong thả:
“Máy bay địch đã bay xa!..”.
      Chui ra khỏi hầm. Mọi người thảng thốt trước cảnh đổ nát ngổn ngang của
hai dãy nhà từ đầu đến cuối ngõ. Phía sau là khu nhà của Bộ Giao thông Vận tải
cũng bị bom. Ga Hàng Cỏ (ga tàu lửa Hà Nội) cách đó gần một cây số bị đánh
sập phần ga chính. Sau đó mươi phút, anh chị em trong đội tự vệ báo Nhân Dân
từ 71 phố Hàng Trồng, tay mang cuốc xẻng… chạy sang. Lúc này, chúng tôi
mới nhận ra sự tàn phá khủng khiếp của bom Mỹ. Nhà của nhà báo Quang Đạm
có tủ sách quý bị hất bay sang phố Dã Tượng, sau đó chỉ tìm được vài cuốn. Giá
sách và “kho” tư liệu của vợ chồng tôi bị gạch ngói vùi lấp. Nhà báo Lê Điền
(Sau này là Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết), đêm hôm trước trực ở cơ quan
báo Nhân Dân, sáng vẫn tiếp tục làm việc, trưa tranh thủ về nhà nghỉ. Lúc báo
động ông chỉ kịp xuống hầm cá nhân ở gầm cầu thang nhà ông. Cái hầm kiên cố
đã cứu nhà báo Lê Điền, có cái đầu bạc trắng như cước. Đối diện là nhà ông
Nguyễn Thành Lê, người phát ngôn của Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại hội nghị
Paris hư hại nặng. Các căn nhà của nhà báo Hà Đăng, Hà Hoa, Hùng Lý… bị
phá hủy hoàn toàn. Từ đầu ngõ, nhà nghệ sĩ cải lương Lệ Thanh và đạo diễn
Đức Dư, nhà ông Minh Đạo, phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam và nhiều
nhà kiên cố khác đều bị bom đánh sập hoặc hư hại nặng. Nhưng tính mạng
những người có mặt hôm đó an toàn.
     Ngày hôm sau, cơ quan báo Nhân Dân “bắt” tôi tạm đi sơ tán vài ngày tại
huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ). Mấy hôm sau tôi nhận được thư của vợ tôi, thư
có đoạn: “Anh ơi, em báo anh việc này nhé: Sáng hôm qua, em đi dạy về nhìn
cái nền nhà đầy gạch vụn mà thắt ruột thắt gan. Em bới tìm được quyển sổ ghi
địa chỉ của người thân, bạn bè mình. Cái thau cũ cùng với cái áo của em nó nằm
đúng dưới gầm bàn mà chúng ta thường ngồi làm việc. còn mặc được. Chiều lại,
em bới tiếp bắt đầu từ cửa vào, thì được cả hai đôi guốc. Bới tiếp nữa, được hai
cái xoong (mấy ngày nay, em tưởng nó đã bay đi). Cả hai cái vẫn còn nguyên.
Em mừng quá! Chỉ cái nắp xoong con bị bẹp dúm lại, nhưng nó mềm em sửa
qua, dùng được. Em tiếp tục bới tìm được cái nắp ca, cái nắp ấm đun nước, cái
đèn dầu hỏa còn nguyên, chỉ vỡ bóng. Bới tiếp em nhặt được cái cắt móng tay.
Tiếp nữa, em tìm được chiếc gương soi, chân xếp lại và vẫn lành lặn. Nhưng
cảm động nhất là em bới được chiếc đồng hồ báo thức hiệu Slavơ của Liên Xô.
Chiếc đồng hồ chỉ bể mặt kính. Anh biết không, khi em chạm vào không hiểu
sao nó “reo” một hồi dài. Trời ơi, giữa đống gạch đổ nát, hầu như không có
bóng người ở chung quanh, vậy mà có một hồi chuông của chiếc đồng hồ quen
thuộc của vợ chồng mình, em không cầm được nước mắt…”.
      Năm ngày sau, ngày 26-12-1972, từ nơi sơ tán, tôi về báo Nhân Dân làm
việc bình thường. Chúng tôi đang dùng bữa tối có tính “dã chiến” tại cơ quan thì
điện cúp. Tòa soạn nổi đèn dầu, tiếp tục lo bài vở cho số báo ngày mai. Đêm
hôm ấy, Hà Nội rét căm căm. Mặt hồ Hoàn Kiếm lờ mờ hơi nước, hơi sương.
Bỗng các loa phóng thanh thông báo: Máy bay địch cách Hà Nội 100 cây số, 80
cây số, rồi 60 cây số… loa phóng thanh lại truyền đi mệnh lệnh: “Địch có âm
mưu đánh phá ác liệt Thủ đô Hà Nội. Các lực lương vũ trang hãy sẵn sàng chiến
đấu, tiêu diệt địch. Các đồng chí công an, dân quân, tự vệ hãy kiên quyết làm
nhiệm vụ! Tất cả mọi người phải xuống hầm. Không ai được đi lại ngoài
phố…”. Rồi tiếng còi báo động vang lên. Tất cả cán bộ, phóng viên, công nhân
viên báo Nhân Dân làm việc đêm hôm ấy, xuống hầm. Hầm nơi tôi trú, nghe nói
là một hầm rượu của tướng Pháp Cô-nhi. Chính tại nơi đây, Cô-nhi đã điện cho
Đờ Cát ở Điện Biên Phủ “tùy nghi di tản”. Khi chúng thua ở Điện Biên Phủ năm
1954, thì sau đó báo Nhân Dân về Hà Nội, chọn nơi đây làm trụ sở của Bộ Biên
tập. Những năm Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, hầm rượu được xây thành
hầm trú ẩn khá kiên cố. Hầm nằm bên đường Lê Thái Tổ, chỉ cách mép nước Hồ
Gươm chừng vài bước chân. Bên cạnh cây đa cổ thụ còn có một căn hầm đào
sâu trong lòng đất dành để cho Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập và các cán bộ
biên tập làm việc, trình bày báo nếu chiến sự xảy ra ác liệt. Chính tại căn hầm
này, nhà báo Thép Mới đã viết một bài xã luật nổi tiếng đăng trên báo Nhân Dân
số ra ngày 26-12-1972 với nhan đề “Hà Nội, thủ đô của phẩm giá con người”.
      Cả phố Khâm Thiên chạy dài từ ngã tư đường Nam Bộ (Nay là đường Lê
Duẩn) – Nguyễn Thượng Hiền đến Ô Chợ Dừa, gần Nhạc viện quốc gia, bỗng
rung lên bởi hàng loạt quả bom tạ từ máy bay B52 phóng xuống, ánh chớp lóe
lên, tiếng nổ kéo dài, những gì trên mặt đất đều có thể bốc lên, đổ sụp, tan nát.
Chúng ta có thể hình dung, những tấn bom B52 rải xuống dọc một dãy phố đông
dân vào đêm tối thì cảnh tượng ấy bị nhào lộn, hoang tàn đến nhường nào? Và
tất nhiên cho đến hôm nay, ai cũng hiểu rằng ở phố Khâm Thiên không hề có
một căn cứ quân sự nào.
Ngay sau trận bom, phóng viên báo Nhân Dân và nhiều báo, đài khác
phóng đến Khâm Thiên ngay lập tức. Tôi xin đi, các anh không cho. Vì có tin,
sau đó chúng có thể đánh tiếp dãy phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Chợ Đồng
Xuân, Cầu Long Biên… Hãy dành lực lượng cho các “mặt trận” khác.
      Quãng đường rộng trước cửa nhà thờ lớn ở phố Nhà Chung tự dương
không biết cơ man nào xe tải, xe ôtô lớn nhỏ và người tập trung về nơi ấy.
Người ta đứng giữa trời lạnh, bàn chuyện chiến sự trong đêm và những ngày sắp
tới. Không mấy ai tỏ ra sợ hãi. Họ chỉ căm giận giặc Mỹ và mừng reo chiến
thắng vì ta liên tiếp hạ được nhiều pháo đài bay B52 của không lực Hoa Kỳ.
      Vụ B52 ở Khâm Thiên có một câu chuyện thương tâm mà báo chí lúc bấy
giờ có nói tới, làm xúc động lòng người. Đó là bé Hà. Đêm ấy, những quả bom
dội xuống khối phố 41, đánh sập một ngôi nhà, gạch ngói đè lên căn hầm có bé
Hà. Cháu không ra được, ở trong đó cứ gọi: “Mẹ ơi, bế con ra với! Mẹ ơi!”. Chị
Liên, mẹ cháu Hà lao tới không làm sao lật được cái khối gạch nặng lớn ấy ra.
Bên trong, cháu vẫn gọi: “Mẹ ơi, bế con ra với!”. Những người chung quanh
nghe tiếng kêu của bé liền chạy lại. Tất cả lao vào cứu cháu. “Mẹ ơi, cứu con ra
với!”. Tiếng cháu Hà đuối dần, đuối dần. Người đào bới mang hết sức mình để
bật bằng được những khối gạch ngổn ngang kia. Khi moi được lên thì cháu Hà
đã tắt thở. Người mẹ đỡ xác con trên tay và òa khóc. Những người chung quanh
cắn chặt răng chịu đựng… Cho đến buổi chiều, ngõ Tô Tiền vẫn còn những xác
người được đào bới lên. Ôtô tải chở quan tài đến. Những dải khăn sô trên đầu
nhiều người đây đó bên đống gạch, bên mảng tường sụp đổ.
     Tin Khâm Thiên bị máy bay B52 hủy diệt được truyền đi rất nhanh chóng
trong thành phố. Cả Hà Nội đêm đông ấy không ai ngủ. Hai giờ đêm, Đài phát
thanh Hà Nội truyền đi tin chiến thắng: Ta hạ máy bay B52, bắt sống giặc lái.
Bài hát Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi vang lên trong đêm khuya. Ai cũng
thức, cũng nghe, cũng tự hào. Chưa bao giờ Hà Nội được thức, được sống một
đêm hùng tráng như thế. Trước đây Hà Nội chỉ có mút-cơ-tông, có bom ba càng,
có lựu đạn chai. Hôm nay, Hà Nội đã đánh thắng quân xâm lược bằng tên lửa,
bằng pháo tầm cao và bằng máy bay Mích cánh én hiện đại. Hà Nội đã tỏ ra rất
xứng đáng với niềm tin yêu của Sài Gòn. Hà Nội rất xứng đáng với niềm tin yêu
của Huế. Hà Nội đã không hoảng loạn, không thành thành phố chết như bọn
xâm lược tưởng. Hà Nội vẫn nguyên thế đứng “rất Hà Nội” của mình. Hà Nội
tọa độ lửa của chúng ta là như vậy. Chúng nó cứ vào, Hà Nội đã chia ô bắn, đã
chia vùng trời cho các cỡ súng.
     Năm 1973, nhà thơ Thu Bồn từ chiến trường miền Nam được đi nhận giải
thưởng quốc tế của Hội nhà văn Á-Phi, giải thưởng Lotus (giải Bông Sen) tặng
cho trường ca Bài ca chim Chơrao. Trong đêm trao giải, Thủ tướng Ấn Độ, bà
Ganđi gửi Thu Bồn một số máu khô của nhân dân Ấn Độ tặng các chiến sĩ và
đồng bào miền Nam. Còn nhà thơ Thu Bồn – tác giả trường ca Bài ca chim
Chơrao nổi tiếng đã nhờ nhà văn Tô Hoài mang 2.000 USD tiền thưởng của
mình tặng cho đồng bào phố Khâm Thiên bị bom B52 tàn phá đêm 26-12-
1972./.

More Related Content

What's hot

Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh  -- Hoang hai ThuyThai Thanh  -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh -- Hoang hai ThuyHoa Bien
 
Điệp viên giữa sa mạc lửa - Nhị Hồ
Điệp viên giữa sa mạc lửa - Nhị HồĐiệp viên giữa sa mạc lửa - Nhị Hồ
Điệp viên giữa sa mạc lửa - Nhị HồNKE.com.vn
 
Đề Thi đẫm máu
Đề Thi đẫm máuĐề Thi đẫm máu
Đề Thi đẫm máuVUONG LE
 
đòN xâm lược bẩn của trung cộng
đòN xâm lược bẩn của trung cộngđòN xâm lược bẩn của trung cộng
đòN xâm lược bẩn của trung cộngnguoitinhmenyeu
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đườnghach nguyen phan
 
Tho lang for slideshare
Tho lang for slideshareTho lang for slideshare
Tho lang for slideshareTin Hà Đăng
 

What's hot (17)

Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh  -- Hoang hai ThuyThai Thanh  -- Hoang hai Thuy
Thai Thanh -- Hoang hai Thuy
 
Điệp viên giữa sa mạc lửa - Nhị Hồ
Điệp viên giữa sa mạc lửa - Nhị HồĐiệp viên giữa sa mạc lửa - Nhị Hồ
Điệp viên giữa sa mạc lửa - Nhị Hồ
 
Đề Thi đẫm máu
Đề Thi đẫm máuĐề Thi đẫm máu
Đề Thi đẫm máu
 
đòN xâm lược bẩn của trung cộng
đòN xâm lược bẩn của trung cộngđòN xâm lược bẩn của trung cộng
đòN xâm lược bẩn của trung cộng
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Vk
VkVk
Vk
 
Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho   Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho
 
Hang tám cô
Hang tám côHang tám cô
Hang tám cô
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
Hai đứa trẻ
Hai đứa trẻHai đứa trẻ
Hai đứa trẻ
 
Bang
BangBang
Bang
 
Trang lanh
Trang lanhTrang lanh
Trang lanh
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đường
 
Tho lang for slideshare
Tho lang for slideshareTho lang for slideshare
Tho lang for slideshare
 

Similar to 40 nam nho lai

Den cu-final
Den cu-finalDen cu-final
Den cu-finalHUYNHHUAN
 
Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Lộc AnHà
 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdfKHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdfNuioKila
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNguynHiu415274
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy KhuêNguyễn Hương Thảo
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
Communist jokes
Communist jokesCommunist jokes
Communist jokesngocjos
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhBê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhPhamVietLong1
 
Tổ 1 lớp 11a2
Tổ 1   lớp 11a2Tổ 1   lớp 11a2
Tổ 1 lớp 11a21234tuananh
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenKelsi Luist
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucVũ Hiếu
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...Thế Giới Tinh Hoa
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
Cuộc tháo chạy tán loạn
Cuộc tháo chạy tán loạnCuộc tháo chạy tán loạn
Cuộc tháo chạy tán loạnDigiword Ha Noi
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...TiLiu5
 

Similar to 40 nam nho lai (20)

Den cu-final
Den cu-finalDen cu-final
Den cu-final
 
Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)
 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdfKHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975.pdf
 
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptxNotebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
Notebook Lesson _ by Slidesgo.pptx
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
Communist jokes
Communist jokesCommunist jokes
Communist jokes
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
 
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhBê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
 
1984
19841984
1984
 
Tổ 1 lớp 11a2
Tổ 1   lớp 11a2Tổ 1   lớp 11a2
Tổ 1 lớp 11a2
 
Dt2 tro choi o vn
Dt2 tro choi o vnDt2 tro choi o vn
Dt2 tro choi o vn
 
Mot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quenMot mang van hoc bi bo quen
Mot mang van hoc bi bo quen
 
Dong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia ThucDong Kinh Nghia Thuc
Dong Kinh Nghia Thuc
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10   phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
20 tác phẩm chuyên thi vào lớp 10 phong cách hồ chí minh (lê anh trà)truong...
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
Cuộc tháo chạy tán loạn
Cuộc tháo chạy tán loạnCuộc tháo chạy tán loạn
Cuộc tháo chạy tán loạn
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 

40 nam nho lai

  • 1. 40 NĂM - NHỚ LẠI… Trần Thanh Phương Đó là 12 giờ trưa ngày 21-12-1972, hệ thống loa phóng thanh công cộng Hà Nội đang truyền đi bản nhạc du dương, bỗng ngừng đột ngột. Một hồi còi báo động vang lên, kéo dài. Tiếng cô phát thanh viên dõng dạc: “Máy bay địch cách Hà Nội… Máy bay địch cách Hà Nội… Những người tại khu tập thể báo Nhân Dân gồm 15 hộ là nhà báo ở ngõ Lý Thường Kiệt, sau Đại sứ quán CuBa, lần lượt xuống hầm. Hầm được xây khá kiên cố trong một căn phòng khoảng 20 mét vuông ở tầng trệt của gia đình nhà báo Đức Thi. Trong hầm thiếu ánh sáng, không trông rõ mặt người, nhưng qua tiếng cười, tiếng nói chộn rộn, mọi người đều biết có những ai. Trên mặt đất yên lặng. Bỗng tiếng máy bay rít ầm ầm xẹt qua. Rồi lại yên lặng bao trùm. Mọi người ngồi lâu mỏi định ra khỏi hầm thì tiếng cô phát thanh viên dồn dập: “Máy bay địch đang bay trở lại Hà Nội…”. Tất cả yên lặng và tự kiểm tra lại ai còn ở trên nhà, chưa xuống hầm. Bỗng một loạt tiếng nổ ầm! ầm! ầm! căn hầm rung chuyển mù mịt cát bụi. Mọi người nín thở rồi như đồng thanh thét lên: “Khu tập thể ta bị bom rồi!”. Im lặng bao trùm. Rồi còi báo yên. Tiếng cô phát thanh viên thong thả: “Máy bay địch đã bay xa!..”. Chui ra khỏi hầm. Mọi người thảng thốt trước cảnh đổ nát ngổn ngang của hai dãy nhà từ đầu đến cuối ngõ. Phía sau là khu nhà của Bộ Giao thông Vận tải cũng bị bom. Ga Hàng Cỏ (ga tàu lửa Hà Nội) cách đó gần một cây số bị đánh sập phần ga chính. Sau đó mươi phút, anh chị em trong đội tự vệ báo Nhân Dân từ 71 phố Hàng Trồng, tay mang cuốc xẻng… chạy sang. Lúc này, chúng tôi mới nhận ra sự tàn phá khủng khiếp của bom Mỹ. Nhà của nhà báo Quang Đạm có tủ sách quý bị hất bay sang phố Dã Tượng, sau đó chỉ tìm được vài cuốn. Giá sách và “kho” tư liệu của vợ chồng tôi bị gạch ngói vùi lấp. Nhà báo Lê Điền (Sau này là Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết), đêm hôm trước trực ở cơ quan báo Nhân Dân, sáng vẫn tiếp tục làm việc, trưa tranh thủ về nhà nghỉ. Lúc báo động ông chỉ kịp xuống hầm cá nhân ở gầm cầu thang nhà ông. Cái hầm kiên cố đã cứu nhà báo Lê Điền, có cái đầu bạc trắng như cước. Đối diện là nhà ông Nguyễn Thành Lê, người phát ngôn của Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại hội nghị Paris hư hại nặng. Các căn nhà của nhà báo Hà Đăng, Hà Hoa, Hùng Lý… bị phá hủy hoàn toàn. Từ đầu ngõ, nhà nghệ sĩ cải lương Lệ Thanh và đạo diễn Đức Dư, nhà ông Minh Đạo, phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam và nhiều nhà kiên cố khác đều bị bom đánh sập hoặc hư hại nặng. Nhưng tính mạng những người có mặt hôm đó an toàn. Ngày hôm sau, cơ quan báo Nhân Dân “bắt” tôi tạm đi sơ tán vài ngày tại huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ). Mấy hôm sau tôi nhận được thư của vợ tôi, thư có đoạn: “Anh ơi, em báo anh việc này nhé: Sáng hôm qua, em đi dạy về nhìn
  • 2. cái nền nhà đầy gạch vụn mà thắt ruột thắt gan. Em bới tìm được quyển sổ ghi địa chỉ của người thân, bạn bè mình. Cái thau cũ cùng với cái áo của em nó nằm đúng dưới gầm bàn mà chúng ta thường ngồi làm việc. còn mặc được. Chiều lại, em bới tiếp bắt đầu từ cửa vào, thì được cả hai đôi guốc. Bới tiếp nữa, được hai cái xoong (mấy ngày nay, em tưởng nó đã bay đi). Cả hai cái vẫn còn nguyên. Em mừng quá! Chỉ cái nắp xoong con bị bẹp dúm lại, nhưng nó mềm em sửa qua, dùng được. Em tiếp tục bới tìm được cái nắp ca, cái nắp ấm đun nước, cái đèn dầu hỏa còn nguyên, chỉ vỡ bóng. Bới tiếp em nhặt được cái cắt móng tay. Tiếp nữa, em tìm được chiếc gương soi, chân xếp lại và vẫn lành lặn. Nhưng cảm động nhất là em bới được chiếc đồng hồ báo thức hiệu Slavơ của Liên Xô. Chiếc đồng hồ chỉ bể mặt kính. Anh biết không, khi em chạm vào không hiểu sao nó “reo” một hồi dài. Trời ơi, giữa đống gạch đổ nát, hầu như không có bóng người ở chung quanh, vậy mà có một hồi chuông của chiếc đồng hồ quen thuộc của vợ chồng mình, em không cầm được nước mắt…”. Năm ngày sau, ngày 26-12-1972, từ nơi sơ tán, tôi về báo Nhân Dân làm việc bình thường. Chúng tôi đang dùng bữa tối có tính “dã chiến” tại cơ quan thì điện cúp. Tòa soạn nổi đèn dầu, tiếp tục lo bài vở cho số báo ngày mai. Đêm hôm ấy, Hà Nội rét căm căm. Mặt hồ Hoàn Kiếm lờ mờ hơi nước, hơi sương. Bỗng các loa phóng thanh thông báo: Máy bay địch cách Hà Nội 100 cây số, 80 cây số, rồi 60 cây số… loa phóng thanh lại truyền đi mệnh lệnh: “Địch có âm mưu đánh phá ác liệt Thủ đô Hà Nội. Các lực lương vũ trang hãy sẵn sàng chiến đấu, tiêu diệt địch. Các đồng chí công an, dân quân, tự vệ hãy kiên quyết làm nhiệm vụ! Tất cả mọi người phải xuống hầm. Không ai được đi lại ngoài phố…”. Rồi tiếng còi báo động vang lên. Tất cả cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Nhân Dân làm việc đêm hôm ấy, xuống hầm. Hầm nơi tôi trú, nghe nói là một hầm rượu của tướng Pháp Cô-nhi. Chính tại nơi đây, Cô-nhi đã điện cho Đờ Cát ở Điện Biên Phủ “tùy nghi di tản”. Khi chúng thua ở Điện Biên Phủ năm 1954, thì sau đó báo Nhân Dân về Hà Nội, chọn nơi đây làm trụ sở của Bộ Biên tập. Những năm Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, hầm rượu được xây thành hầm trú ẩn khá kiên cố. Hầm nằm bên đường Lê Thái Tổ, chỉ cách mép nước Hồ Gươm chừng vài bước chân. Bên cạnh cây đa cổ thụ còn có một căn hầm đào sâu trong lòng đất dành để cho Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập và các cán bộ biên tập làm việc, trình bày báo nếu chiến sự xảy ra ác liệt. Chính tại căn hầm này, nhà báo Thép Mới đã viết một bài xã luật nổi tiếng đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 26-12-1972 với nhan đề “Hà Nội, thủ đô của phẩm giá con người”. Cả phố Khâm Thiên chạy dài từ ngã tư đường Nam Bộ (Nay là đường Lê Duẩn) – Nguyễn Thượng Hiền đến Ô Chợ Dừa, gần Nhạc viện quốc gia, bỗng rung lên bởi hàng loạt quả bom tạ từ máy bay B52 phóng xuống, ánh chớp lóe lên, tiếng nổ kéo dài, những gì trên mặt đất đều có thể bốc lên, đổ sụp, tan nát. Chúng ta có thể hình dung, những tấn bom B52 rải xuống dọc một dãy phố đông dân vào đêm tối thì cảnh tượng ấy bị nhào lộn, hoang tàn đến nhường nào? Và tất nhiên cho đến hôm nay, ai cũng hiểu rằng ở phố Khâm Thiên không hề có một căn cứ quân sự nào.
  • 3. Ngay sau trận bom, phóng viên báo Nhân Dân và nhiều báo, đài khác phóng đến Khâm Thiên ngay lập tức. Tôi xin đi, các anh không cho. Vì có tin, sau đó chúng có thể đánh tiếp dãy phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Chợ Đồng Xuân, Cầu Long Biên… Hãy dành lực lượng cho các “mặt trận” khác. Quãng đường rộng trước cửa nhà thờ lớn ở phố Nhà Chung tự dương không biết cơ man nào xe tải, xe ôtô lớn nhỏ và người tập trung về nơi ấy. Người ta đứng giữa trời lạnh, bàn chuyện chiến sự trong đêm và những ngày sắp tới. Không mấy ai tỏ ra sợ hãi. Họ chỉ căm giận giặc Mỹ và mừng reo chiến thắng vì ta liên tiếp hạ được nhiều pháo đài bay B52 của không lực Hoa Kỳ. Vụ B52 ở Khâm Thiên có một câu chuyện thương tâm mà báo chí lúc bấy giờ có nói tới, làm xúc động lòng người. Đó là bé Hà. Đêm ấy, những quả bom dội xuống khối phố 41, đánh sập một ngôi nhà, gạch ngói đè lên căn hầm có bé Hà. Cháu không ra được, ở trong đó cứ gọi: “Mẹ ơi, bế con ra với! Mẹ ơi!”. Chị Liên, mẹ cháu Hà lao tới không làm sao lật được cái khối gạch nặng lớn ấy ra. Bên trong, cháu vẫn gọi: “Mẹ ơi, bế con ra với!”. Những người chung quanh nghe tiếng kêu của bé liền chạy lại. Tất cả lao vào cứu cháu. “Mẹ ơi, cứu con ra với!”. Tiếng cháu Hà đuối dần, đuối dần. Người đào bới mang hết sức mình để bật bằng được những khối gạch ngổn ngang kia. Khi moi được lên thì cháu Hà đã tắt thở. Người mẹ đỡ xác con trên tay và òa khóc. Những người chung quanh cắn chặt răng chịu đựng… Cho đến buổi chiều, ngõ Tô Tiền vẫn còn những xác người được đào bới lên. Ôtô tải chở quan tài đến. Những dải khăn sô trên đầu nhiều người đây đó bên đống gạch, bên mảng tường sụp đổ. Tin Khâm Thiên bị máy bay B52 hủy diệt được truyền đi rất nhanh chóng trong thành phố. Cả Hà Nội đêm đông ấy không ai ngủ. Hai giờ đêm, Đài phát thanh Hà Nội truyền đi tin chiến thắng: Ta hạ máy bay B52, bắt sống giặc lái. Bài hát Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi vang lên trong đêm khuya. Ai cũng thức, cũng nghe, cũng tự hào. Chưa bao giờ Hà Nội được thức, được sống một đêm hùng tráng như thế. Trước đây Hà Nội chỉ có mút-cơ-tông, có bom ba càng, có lựu đạn chai. Hôm nay, Hà Nội đã đánh thắng quân xâm lược bằng tên lửa, bằng pháo tầm cao và bằng máy bay Mích cánh én hiện đại. Hà Nội đã tỏ ra rất xứng đáng với niềm tin yêu của Sài Gòn. Hà Nội rất xứng đáng với niềm tin yêu của Huế. Hà Nội đã không hoảng loạn, không thành thành phố chết như bọn xâm lược tưởng. Hà Nội vẫn nguyên thế đứng “rất Hà Nội” của mình. Hà Nội tọa độ lửa của chúng ta là như vậy. Chúng nó cứ vào, Hà Nội đã chia ô bắn, đã chia vùng trời cho các cỡ súng. Năm 1973, nhà thơ Thu Bồn từ chiến trường miền Nam được đi nhận giải thưởng quốc tế của Hội nhà văn Á-Phi, giải thưởng Lotus (giải Bông Sen) tặng cho trường ca Bài ca chim Chơrao. Trong đêm trao giải, Thủ tướng Ấn Độ, bà Ganđi gửi Thu Bồn một số máu khô của nhân dân Ấn Độ tặng các chiến sĩ và đồng bào miền Nam. Còn nhà thơ Thu Bồn – tác giả trường ca Bài ca chim Chơrao nổi tiếng đã nhờ nhà văn Tô Hoài mang 2.000 USD tiền thưởng của mình tặng cho đồng bào phố Khâm Thiên bị bom B52 tàn phá đêm 26-12- 1972./.