SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
ANH HÙNG NGUYỄN PHAN VINH
                    NIỀM TIN VÀ LÝ TƯỞNG SỐNG MÃI

                                                                BÙI THỊ HƯƠNG

      21 tuổi nhập ngũ, 35 tuổi hy sinh, đó là toàn bộ thời gian trong quân ngũ của
trung úy, thuyền trưởng tảu hải quan Nguyễn Phan Vinh (1933 – 1968). Sống ngẵn
ngủi như sao băng nhưng cho tới tận hôm nay, Nguyễn Phan Vinh vẫn là niềm tự
hào của những người lính biển. Năm 1970, Anh đã được Nhà nước truy tặng danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đã có khá nhiều tác phẩm văn học
nghệ thuật viết về anh, cả thơ, văn xuôi lẫn ca khúc… Một hòn đảo thuộc quần đảo
Trường Sa đã được mang tên anh, đảo Phan Vinh.


                           GIA ĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG


       Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã có một con đường
xuyên dọc Trường Sơn mà hễ nhắc đến là lại liên tưởng tới những sự tích thần kỳ.
Song ngoài con đường ấy, còn có một con đường khác nữa, đó là con đường vận
chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam trên biển Đông với một nét độc đáo, đặc sắc, sang
tạo như thể thần thoại, với biết bao kỳ tích, biết bao câu chuyện cảm động về long
dũng cảm, sự hy sinh quên mình của những người chiến sỹ “Đoàn tàu không số” và
tình cảm gắn bó keo sơn với quân dân các bến. Bởi những lẽ đó, con đường ấy luôn
là con đường của huyền thoại.
       Phan Vinh - Người con ưu tú của mảnh đất Điện Nam - Điện Bàn - Quảng
Nam (cũ) sinh ra trong một gia đình có tới bốn liệt sỹ. Tháng 3 năm 1968, anh hy
sinh ở Hòn Hèo thì cuối năm ấy, cha của anh – du kích Nguyễn Đức Mẫn cũng hy
sinh trong một trận chống càn tại quê nhà. Năm 1963, mẹ anh bị địch bắt vị những
hoạt động cách mạng, bị chúng tra khảo dã man đến kiệt sức rồi mất. Năm bà ngã
xuống trên chiến trường Quảng Nam. Người duy nhất còn lại trong gia đình anh là
anh Nguyễn Đức Xử. Một người bạn của tôi trong đợt đi làm phim về “Tàu không
số” kể chuyện khi được nghe anh Xử nói về người em trai của mình: Phan Vinh tuy
là con út trong gia đình, nhưng ngay từ nhỏ đã là người cứng cỏi, quyết đoán và đặc
biệt là giàu lý tưởng.
       Có lẽ chính từ cái cứng cỏi, quyết đoàn và giàu lý tưởng cách mạng đó đã
làm nên một Phan Vinh với bản anh hùng ca trên vùng biển Hòn Hèo.

                      TÀU 235 - BẢN ANH HÙNG CA BẤT TỬ
                          TRÊN VÙNG BIỂN HÒN HÈO
Hòn Hèo là tên chung chỉ vùng biển và dãy núi chạy qua xã Ninh Phước,
Ninh vân thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hòn Hèo cách Nha Trang khoảng hơn chục cây số
đường biển. Nơi đây, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và đồng đội đã hy sinh
cùng con tàu 235 cách đây gần 40 năm.
       Thời kỳ sau đó nhiều chuyến đi chót lọt, kẻ địch đã tìm mọi cách ngăn chặn
con đường vận chuyển trên biển mà chúng gọi là “cực kỳ nguy hiểm” này. Không
quân, hải quân Mỹ - ngụy tung lực lượng khá mạnh để chăng lưới bủa vây trên mặt
biển đón bắt những con tàu cảm tử chở vũ khí chi viện cho chiến trường Miền
Nam. Trên biển chúng chia từng ô ngăn chặn và sử dụng rada quét sóng đêm ngày;
hàng nghìn tàu thuyền tuần tra trên biển. Trên trời và trong đất liền cả đêm lẫn ngày
lúc nào cũng có lính địch và máy bay trinh sát, tuần tra, canh phòng.
       Về chuyến đi của tàu 235 lần ấy, anh Long An, một trong năm người đã sống
sót kể lại.
       11 giời 30 ngày 27 tháng 2 năm 1968, tàu 235 xuất phát, chở hơn 14 tấn vũ
khí vào bến Hòn Hèo. Đây là bến hết sức khó vào, luồng hẹp, nhiều đá ngầm, có
núi cao bao bọc phía ngoài. Một tài liệu của Pháp nói rằng muốn ra vào Hòn Hèo
phải là những tay thuyền trưởng lão luyện, có trên dưới 20 năm tuổi nghề. Trung
úy Nguyễn Phan Vinh được tin cậy và giao nhiệm vụ chỉ huy con tàu này. Tàu có
21 cán bộ, chiến sĩ: Chính trị viên: Nguyễn Tương, thuyền phó 1: Đoàn Văn Nhi;
thuyền phó 2: Võ Tá Tu; máy trưởng: Trương Văn Mùi; thợ máy: Ngô Văn Thứ,
Nguyễn Minh Hải, Trần Lộc; thợi điện: Lê Duy Mai; báo vụ: Phạm Trường Nam,
Doãn Quang Ruyện; rađa: Trần Thọ Thuyết; thủy thủ: Ngô Văn Dầu, Nguyễn Văn
Phong, Hà Minh Thật, Đào Quang Ty; hang hải: Mai Văn Khung, Lâm Quang
Tuyến; y tá: Hoàng Văn Hòa; cơ yếu: Nguyễn Văn Dũng và tôi – Vũ Long An - thợ
máy. Trước giờ nhổ neo, Ngô Văn Dầu bị viêm phổi phải vào viện nên đội hình
còn lại 20 người. Chúng tôi đi hai ngày đêm trên vùng biển quốc tế, tối ngày 29
tháng 2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ. Phát hiện ra
tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ617 và 4 tàu khác
của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ý định bắt sống tàu ta. Biết đã bị
lộ, thuyền trưởng Phan Vinh khôn khéo điều khiển tàu 235 luồn lách qua đội hình
tàu địch và đến được bến Ninh Phước lúc 0 giờ 30 ngày 1 tháng 3. Anh quyết định
thực hiện phương án hai, cho thả hàng xuống nước để bến mò vớt sau. Các kiện
hang được bao gói đặc biệt lần lượt lăn xuống biển. Lúc đó chừng 1 giờ 30 phút.
Phía sau 3 tàu loại lớn và 4 tàu loại nhỏ đang khép chặt vòng vây, phía trước là núi.
Phan Vinh đã cho tàu chạy ven bờ xuôi xuống bến Ninh Vân chừng độ mươi hải lý
nhằm mục đích khồng để lộ vị trí thả vũ khí. Tàu địch lập tức đuổi theo nã đạn
không ngớt. Bọn địch lệnh cho tất cả các tàu của chúng bật đèn là tàu “Việt cộng”,
đồng thời chúng gọi máy bay đến thả pháo sang và bắn rốckét. Các loại súng lớn
bắn liên tiếp lên bờ đề phòng “Việt cộng trên tàu tẩu thoát”. Trong ánh đạn,
Nguyễn Phan Vinh bình tĩnh chỉ huy anh em chiến đấu, vừa điều khiển tàu chạy sát
bờ. Các thủy thủ Thật, Phong lien tiếp dùng ĐKZ và 14,5 ly bắn về phía tàu địch,
một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần, cuộc chiến đấu mỗi lúc một
ác liệt. Hỏa lực của địch nhiều liên tục bắn vào tàu ta. Lúc nay 5 người đã hy sinh,
2 người bị thương khá nặng, 7 người bị thương nhẹ. Thuyền trưởng Phan Vinh
cũng bị mảnh đạn xượt qua đầu, anh tự băng bó và vẫn đứng trong buồng lái động
viên mọi người chiến đấu. Anh có ý định phá vòng vây bởi ngoài khơi dễ cơ động,
nếu cần thì áp sát tàu địch và cho nổ tàu tiêu diệt bọn chúng, nhưng rất không may
lúc đó máy tàu hỏng nặng. Tôi chạy lên báo cáo cho anh Vinh biết. Ý định phá
vòng vây không thành. Anh cố cho tàu di chuyển vào sát bờ. Lúc đó chừng 2 giờ
20 phút. Khi tàu cách bờ hơn 100m, Phan Vinh quyềt định cho nổ tàu. Anh tổ chức
đưa thương binh, liệt sỹ vào bờ và cho lệnh điểm hỏa. Anh Vinh, Thứ và tôi cài
kípa nổ ở khoang máy, các vị trí khác do Khung, Thật, Mai đảm nhiệm. Kiểm tra
lại lần cuối, chúng tôi nhảy xuống nước bơi vào bờ. Tôi được giao nhiệm vụ nếu
tàu không nổ phải quay lại kiểm tra các kíp nổ.
       20 phút sau, lúc 2 giờ 40 phút, ngày 1 tháng 3, một cột lửa bùng lên, kế đó là
tiếng nổ dữ dội, chấn động tới Nha Trang. Sức công phá của khối thuốc nổ khiến
tày 235 đứt đôi, một nửa chìm xuống biển, một nửa còn lại văng lên lưng chừng núi
Bà Nam, xã Ninh Vân. Sau những phút giây bàng hoàng, địch gọi máy bay đến bắn
phá ven biển, nhằm dọn đường cho bộ binh bao vây, bắt sống các thủy thủ tàu 235.
Số thủy thủ rút lên bờ còn lại 9 người. Địch lập tức đổ quân lùng sục. Thuyền
trưởng Vinh và thợ máy Thứ chốt ở đó, kiên cường chống trả đánh lui nhiều đợt tấn
công của địch và cuối cùng, lực kiệt, vết thương ngày một nặng, súng không còn
đạn, các anh đã hy sinh. Số thủy thủ của tàu 235 còn lại 7 người, đó là thuyền phó
Nhi và 6 thủy: Mai, Thật, Phong, Khung, Tuyến và tôi. Tất cả đều thương tích đầy
mình, anh em cố gắng dìu nhau chạy vòng vo khắp vùng núi đá Hòn Hèo. Mười
ngày phơi dưới nắng, không lương thực, không nước uống, chúng tôi kệt quệ. Ngày
thứ 11, Khung đi tìm nước uống, rồi không trở về, tìm mãi không thấy. Sau này
mới hay Khung bị địch bắt. Ngày thứ 12, chúng tôi liên lạc được với du kích ở bến.
Mọi người quay lại đón anh Nhi đang nằm trong rừng. Nhưng anh không còn ở đó
nữa, chỉ thấy mảnh áo rách và cuốn băng cá nhân, máu đã nỏ khô…
       Với sự kiện này, tạp chí “Lướt sóng: của hải quan ngụy viết: “Mười hai
chiến hạm và hang chục hải thuyền của Hoa kỳ cùng quân lực Việt Nam cộng hòa
có phi cơ yểm trợ, đụng độ ác liệt với một tiểu đoàn Việt cộng (thực chất chỉ có 20
thủy thủ) gan góc và thiện chiến trên con tàu trở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập và
tiếp tế cho mặt trận giải phóng. Họ đã nổ sung đến viên đạn cuối cùng, đến người
cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay họ
tự hủy, không để lại một dấu vết”.
       Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng 14 đồng đội thân yêu đã anh dũng hy
sinh trên vùng biển Hòn Hèo. Khi ấy Nguyễn Phan Vinh mới ở tuổi 35. Cái chết trẻ
trung của anh đã trở thành bất tử trong long những người lính biển và quân dân cả
nước.
       Kể đến đây anh Long An chợt lặng đi, đôi mắt đỏ hoe. Đưa tay gạt những
giọt nước mắt, anh nói tiếp.
“Phan Vinh là một thuyền trưởng giỏi, anh đã có mười một chuyến thành
công dũng cảm, quyết đoán, sống chân thành, được anh em quý mến, gương mẫu
trong mọi hoàn cảnh, nhất là những lúc hiểm nguy, và đặc biệt ở anh là lý tưởng và
nhiệt huyết cách mạng. Tôi chỉ tiếc chẳng giữ được chút kỷ vật nào của người
thuyền trưởng anh hùng ấy.

                      NHỮNG DÒNG THƯ ĐẦY ẮP NIỀM TIN
                         VÀ LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG

      Điều mà anh Long An day dứt phần nào đã được giải tỏa bởi tại Bảo tàng Hải
quân hiện còn lưu giữ những bức thư của Phan Vinh gửi cho một người bạn thân là
anh Trần Phong (đồng chí Trần Phong – nguyên quyền Đoàn trưởng Đoàn 125 Hải
quân). Họ cùng quê, cùng tập kết ra Bắc, cùng học ở Trung Quốc và cùng về hải
quân làm thuyền trưởng. Những lá thư anh viết khi đang tập trung tại căn cứ trên
nước bạn, chuẩn bị cho những chuyến đi.
      Lá thư nhận ngày 26 tháng 10 năm 1967 có đoạn viết:
      “lão Trần và Hồ! (Trần Phong và Hồ Đắc Thạnh, hai người bạn thân, đều là
thuyền trưởng tàu hải quân – TG).
      … Hôm nay trên một phần mảnh đất Trung Hoa, Nguyễn ngồi biên thư cho
hai lão trước giờ liên hoan kết nghĩa giữa hai tàu. Vội vàng góp nhặt một số chữ
gởi cho 2 lão gọi là chút tình thân…”
      … Từ dạo Nguyễn xa đất nước, Nguyễn cứ tưởng như thế là điều may cho
Nguyễn lắm, nhưng mấy chục ngày sống ở đây, Nguyễn mới thấy nhớ đến dòng
sông, bến nước, con đò… Điều này chắc Trần rõ nhiều, cũng như hồi chúng ta xuất
dương ấy mà và còn hơn thế nữa, mảnh đất đến để được tung hoành còn nhỏ hơn
Cồn Cỏ nhiều. Sóng biển, trưa hè, đá và đồi trọc… Nếu chúng mình không được
mang dòng máu ông cha thì còn nhiều điều phải suy nghĩ…”
      Những dòng tâm sự rất thật của anh về tình yêu quê hương đất nước, những
khó khăn, gian khổ, nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Nhưng anh luôn tự hào được mang dòng
máu của cha ông, đó là truyền thống anh hùng bất khuất của bao thế hệ, đó là lòng
biết ơn các bậc tiền nhân, biết ơn Tổ quốc và dân tộc đã cho mình một cuộc sống
và niềm tự hào: Danh dự làm người – con người đất nước Việt Nam, mà mình có
hạnh phúc được đem tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để gìn
giữ.
      “… Nguyễn muốn trích ra đây một lời mà Nguyễn cảm thấy sâu sắc trong
cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản trên đất nước Trung Quốc (có dịp nào Nguyễn
sẽ nói với Trần và Hồ về phong trào này): “Chúng ta phải là những con lạc đà
trên bãi sa mạc, mỗi bước đi, mỗi vết chân của chúng ta vì sự nghiệp của Đảng,
chúng ta phải là những chiếc cầu chì, vui vẻ và lạc quan mà nhận thấy công tác ở
những nơi nguy hiểm nhất. Và khi cần thiết ta hy sinh sinh mạng mình cho Đảng,
cho nhân dân”. Thời gian, thời gian sẽ ủng hộ chúng ta…”
Lý tưởng cách mạng coa đẹp của anh và của thế hệ thanh niên thời đó là sẵn
sang chấp nhận hiểm nguy, sẵn sang hy sinh cho cách mạng. Các anh đã dấn thân
vào chiến trận với một tâm hồn sôi nổi, giàu nhiệt huyết. Không phải một tấm
gương mà hang ngàn, hàng vạn tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trên
mặt biển, nơi mà kẻ thù có sức mạnh áp đảo về tuần tra, ngăn chặn, thậm chí hủy
diệt, chưa nói đến thách thức hiểm nguy không lường được của thiên nhiên…
       Ls thư gửi tháng 1 năm 1968, trước khi anh hy sinh một tháng:
       “Phong thân!
       Mình không ngờ đến nơi đây. Mùa hè đã qua mà nóng ghê, nhưng đâu có
nóng bằng cõi lòng người chiến sỹ. Mọi việc ở đây diễn ra bình thường, rất mong
ngày “thượng lộ”, ấy thế mà cứ ăn chực nằm chờ mãi, kể cũng ê. Còn những gì
tiếp theo nữa thì để lịch sử trả lời. Hẹn gặp Phong vào một ngày vinh quang, điều
đó khẳng định.
       … Phong hãy giúp mình biên thư cho anh Xử. Khi nào có dịp mình sẽ biên
thư sau, hoặc có dịp gặp. Mình không muốn biên thư vì mình nghĩ rằng mọi riêng
tư lúc này sẽ làm con người ta khó bước tới. Tình cảm đó có lẽ để dành cho sau
chiến tranh. Bây giờ mình chỉ có một tình cảm duy nhất là hãy bước tới và xông
vào cuộc cách mạng vĩ đại, con người hoàn toàn không sợ ràng buộc bởi những
mối dây nào khác.
       Thằng Thạnh sắp cưới vợ mình không có gì làm quà. Phong mở trong gói đồ
mình để lại, lấy chiếc khăn tay, lọ nước hoa nói rằng mình gửi tặng mối tình đó.
Phong chuyển lời hỏi thăm và chúc mừng đôi bạn xinh đẹp ấy…”.
       Tạm gác lại những tình cảm riêng tư để dồn cho một cái duy nhất đó là bước
tới và xông vào cuộc cách mạng vĩ đại, với niềm tin vững chắc vào thắng lợi: Hẹn
gặp Phong vào một ngày vinh quang, điều đó khẳng định.
       Cách đây 40 năm, Phan Vinh và thế hệ thanh niên của chúng ta đã đi vào
chiến trận với tinh thần lạc quan và ung dung như thế, bởi trong tiềm thức của họ
nung nấu một lý tưởng cao đẹp, một niềm tin chắc chắn rằng sự hy sinh vì nghĩa
của mình sẽ được nối tiếp, được mở rộng và sẽ thành công nếu không ở thế hệ của
mình thì nhất định sẽ ở những thế hệ tương lai. Các anh không còn nữa, nhưng
niềm tin và lý tưởng còn sống mãi.

More Related Content

What's hot

CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...phamhieu56
 
Cánh hoa pensee
Cánh hoa penseeCánh hoa pensee
Cánh hoa penseetomh
 
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604nhatthai1969
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đườnghach nguyen phan
 
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị TỉnhTuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị TỉnhThi đàn Việt Nam
 
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.comNgười lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcLịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcThanh Hải
 
Những mẩu chuyện về đời sống của bác
Những mẩu chuyện về đời sống của bácNhững mẩu chuyện về đời sống của bác
Những mẩu chuyện về đời sống của báchoanglyly
 

What's hot (17)

Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho   Ke chuyen bac ho
Ke chuyen bac ho
 
Tập thơ " Quê hương"
Tập thơ " Quê hương"Tập thơ " Quê hương"
Tập thơ " Quê hương"
 
Giải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzzGiải cứu.dozzz
Giải cứu.dozzz
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
Tướng tài kiệt xuất
Tướng tài kiệt xuấtTướng tài kiệt xuất
Tướng tài kiệt xuất
 
Be
BeBe
Be
 
Cánh hoa pensee
Cánh hoa penseeCánh hoa pensee
Cánh hoa pensee
 
Tập thơ " Hương tình"
Tập thơ " Hương tình"Tập thơ " Hương tình"
Tập thơ " Hương tình"
 
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
100 bai tho hay nhat the ky xx 0604
 
Hồi ức 1988
Hồi ức 1988Hồi ức 1988
Hồi ức 1988
 
Copy of quán bên đường
Copy of quán bên đườngCopy of quán bên đường
Copy of quán bên đường
 
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị TỉnhTuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
Tuyển tập những bài thơ của Nhà thơ Vũ Thị Tỉnh
 
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.comNgười lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
Người lái đò sông đà ( có phim mh)truonghocso.com
 
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốcLịch sử hình thành đảo phú quốc
Lịch sử hình thành đảo phú quốc
 
Những mẩu chuyện về đời sống của bác
Những mẩu chuyện về đời sống của bácNhững mẩu chuyện về đời sống của bác
Những mẩu chuyện về đời sống của bác
 
thơ
thơthơ
thơ
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 

Viewers also liked

Global warming graph_analysis
Global warming graph_analysisGlobal warming graph_analysis
Global warming graph_analysisReza Knjt
 
Global warming graph_analysis
Global warming graph_analysisGlobal warming graph_analysis
Global warming graph_analysisReza Knjt
 
David Lansen - het belang van content
David Lansen - het belang van contentDavid Lansen - het belang van content
David Lansen - het belang van contentContent Power
 
Social Media Presentation for Blue Mango
Social Media Presentation for Blue MangoSocial Media Presentation for Blue Mango
Social Media Presentation for Blue Mangoelilejeune
 
Trac nghiem nhan_cach-_dalailama
Trac nghiem nhan_cach-_dalailamaTrac nghiem nhan_cach-_dalailama
Trac nghiem nhan_cach-_dalailamaNguyen Chien
 

Viewers also liked (9)

santiago
santiagosantiago
santiago
 
Tareadiagnostico artigas (1)
Tareadiagnostico artigas (1)Tareadiagnostico artigas (1)
Tareadiagnostico artigas (1)
 
Global warming graph_analysis
Global warming graph_analysisGlobal warming graph_analysis
Global warming graph_analysis
 
Global warming graph_analysis
Global warming graph_analysisGlobal warming graph_analysis
Global warming graph_analysis
 
David Lansen - het belang van content
David Lansen - het belang van contentDavid Lansen - het belang van content
David Lansen - het belang van content
 
Estacion 2
Estacion 2Estacion 2
Estacion 2
 
Social Media Presentation for Blue Mango
Social Media Presentation for Blue MangoSocial Media Presentation for Blue Mango
Social Media Presentation for Blue Mango
 
Trac nghiem nhan_cach-_dalailama
Trac nghiem nhan_cach-_dalailamaTrac nghiem nhan_cach-_dalailama
Trac nghiem nhan_cach-_dalailama
 
The brand gap anh tym
The brand gap anh tymThe brand gap anh tym
The brand gap anh tym
 

Similar to Anh hùng nguyễn phan vinh a vu

bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớiNguynYn792481
 
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptxTuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptxWendyWilliams978623
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...TiLiu5
 
Phú Quốc Presentation
Phú Quốc PresentationPhú Quốc Presentation
Phú Quốc PresentationPhú Quốc
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn baKelsi Luist
 
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfBác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfMan_Ebook
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban thocohtran
 
Dap an-de-thi-mon-van-ha-noi
Dap an-de-thi-mon-van-ha-noiDap an-de-thi-mon-van-ha-noi
Dap an-de-thi-mon-van-ha-noionthitot .com
 
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhBê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhPhamVietLong1
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuPham Long
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giangAnh Tuan
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnPham Long
 
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.pdf
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.pdfNGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.pdf
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.pdfk622313535019
 
ÂM BẢN - Tập truyện Phạm Việt Long
ÂM BẢN - Tập truyện Phạm Việt LongÂM BẢN - Tập truyện Phạm Việt Long
ÂM BẢN - Tập truyện Phạm Việt Longlongvanhien
 
Phạm đức hóa - Đỗ Chí với chiến thắng Sông Lô
Phạm đức hóa - Đỗ Chí với chiến thắng Sông LôPhạm đức hóa - Đỗ Chí với chiến thắng Sông Lô
Phạm đức hóa - Đỗ Chí với chiến thắng Sông LôPham Long
 

Similar to Anh hùng nguyễn phan vinh a vu (20)

bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptxTuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
Tuan 19 Phu song Bach Dang Bach Dang giang phu.pptx
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
Phú Quốc Presentation
Phú Quốc PresentationPhú Quốc Presentation
Phú Quốc Presentation
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
 
Tho t2 2012
Tho t2 2012Tho t2 2012
Tho t2 2012
 
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdfBác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
Bác Hồ những năm tháng ở nước ngoài.pdf
 
Pham duy va ban tho
Pham duy va ban thoPham duy va ban tho
Pham duy va ban tho
 
Dap an-de-thi-mon-van-ha-noi
Dap an-de-thi-mon-van-ha-noiDap an-de-thi-mon-van-ha-noi
Dap an-de-thi-mon-van-ha-noi
 
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhBê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn DuLời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
Lời ca quan họ và truyện kiều của Nguyễn Du
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
 
HÁT MÃI VỀ ANH
HÁT MÃI VỀ ANHHÁT MÃI VỀ ANH
HÁT MÃI VỀ ANH
 
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vnVăn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
Văn hiến Hà Nam - Phần hai - vanhien.vn
 
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.pdf
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.pdfNGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.pdf
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ.pdf
 
ÂM BẢN - Tập truyện Phạm Việt Long
ÂM BẢN - Tập truyện Phạm Việt LongÂM BẢN - Tập truyện Phạm Việt Long
ÂM BẢN - Tập truyện Phạm Việt Long
 
Phạm đức hóa - Đỗ Chí với chiến thắng Sông Lô
Phạm đức hóa - Đỗ Chí với chiến thắng Sông LôPhạm đức hóa - Đỗ Chí với chiến thắng Sông Lô
Phạm đức hóa - Đỗ Chí với chiến thắng Sông Lô
 

Anh hùng nguyễn phan vinh a vu

  • 1. ANH HÙNG NGUYỄN PHAN VINH NIỀM TIN VÀ LÝ TƯỞNG SỐNG MÃI BÙI THỊ HƯƠNG 21 tuổi nhập ngũ, 35 tuổi hy sinh, đó là toàn bộ thời gian trong quân ngũ của trung úy, thuyền trưởng tảu hải quan Nguyễn Phan Vinh (1933 – 1968). Sống ngẵn ngủi như sao băng nhưng cho tới tận hôm nay, Nguyễn Phan Vinh vẫn là niềm tự hào của những người lính biển. Năm 1970, Anh đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đã có khá nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật viết về anh, cả thơ, văn xuôi lẫn ca khúc… Một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã được mang tên anh, đảo Phan Vinh. GIA ĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã có một con đường xuyên dọc Trường Sơn mà hễ nhắc đến là lại liên tưởng tới những sự tích thần kỳ. Song ngoài con đường ấy, còn có một con đường khác nữa, đó là con đường vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam trên biển Đông với một nét độc đáo, đặc sắc, sang tạo như thể thần thoại, với biết bao kỳ tích, biết bao câu chuyện cảm động về long dũng cảm, sự hy sinh quên mình của những người chiến sỹ “Đoàn tàu không số” và tình cảm gắn bó keo sơn với quân dân các bến. Bởi những lẽ đó, con đường ấy luôn là con đường của huyền thoại. Phan Vinh - Người con ưu tú của mảnh đất Điện Nam - Điện Bàn - Quảng Nam (cũ) sinh ra trong một gia đình có tới bốn liệt sỹ. Tháng 3 năm 1968, anh hy sinh ở Hòn Hèo thì cuối năm ấy, cha của anh – du kích Nguyễn Đức Mẫn cũng hy sinh trong một trận chống càn tại quê nhà. Năm 1963, mẹ anh bị địch bắt vị những hoạt động cách mạng, bị chúng tra khảo dã man đến kiệt sức rồi mất. Năm bà ngã xuống trên chiến trường Quảng Nam. Người duy nhất còn lại trong gia đình anh là anh Nguyễn Đức Xử. Một người bạn của tôi trong đợt đi làm phim về “Tàu không số” kể chuyện khi được nghe anh Xử nói về người em trai của mình: Phan Vinh tuy là con út trong gia đình, nhưng ngay từ nhỏ đã là người cứng cỏi, quyết đoán và đặc biệt là giàu lý tưởng. Có lẽ chính từ cái cứng cỏi, quyết đoàn và giàu lý tưởng cách mạng đó đã làm nên một Phan Vinh với bản anh hùng ca trên vùng biển Hòn Hèo. TÀU 235 - BẢN ANH HÙNG CA BẤT TỬ TRÊN VÙNG BIỂN HÒN HÈO
  • 2. Hòn Hèo là tên chung chỉ vùng biển và dãy núi chạy qua xã Ninh Phước, Ninh vân thuộc tỉnh Khánh Hòa. Hòn Hèo cách Nha Trang khoảng hơn chục cây số đường biển. Nơi đây, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh và đồng đội đã hy sinh cùng con tàu 235 cách đây gần 40 năm. Thời kỳ sau đó nhiều chuyến đi chót lọt, kẻ địch đã tìm mọi cách ngăn chặn con đường vận chuyển trên biển mà chúng gọi là “cực kỳ nguy hiểm” này. Không quân, hải quân Mỹ - ngụy tung lực lượng khá mạnh để chăng lưới bủa vây trên mặt biển đón bắt những con tàu cảm tử chở vũ khí chi viện cho chiến trường Miền Nam. Trên biển chúng chia từng ô ngăn chặn và sử dụng rada quét sóng đêm ngày; hàng nghìn tàu thuyền tuần tra trên biển. Trên trời và trong đất liền cả đêm lẫn ngày lúc nào cũng có lính địch và máy bay trinh sát, tuần tra, canh phòng. Về chuyến đi của tàu 235 lần ấy, anh Long An, một trong năm người đã sống sót kể lại. 11 giời 30 ngày 27 tháng 2 năm 1968, tàu 235 xuất phát, chở hơn 14 tấn vũ khí vào bến Hòn Hèo. Đây là bến hết sức khó vào, luồng hẹp, nhiều đá ngầm, có núi cao bao bọc phía ngoài. Một tài liệu của Pháp nói rằng muốn ra vào Hòn Hèo phải là những tay thuyền trưởng lão luyện, có trên dưới 20 năm tuổi nghề. Trung úy Nguyễn Phan Vinh được tin cậy và giao nhiệm vụ chỉ huy con tàu này. Tàu có 21 cán bộ, chiến sĩ: Chính trị viên: Nguyễn Tương, thuyền phó 1: Đoàn Văn Nhi; thuyền phó 2: Võ Tá Tu; máy trưởng: Trương Văn Mùi; thợ máy: Ngô Văn Thứ, Nguyễn Minh Hải, Trần Lộc; thợi điện: Lê Duy Mai; báo vụ: Phạm Trường Nam, Doãn Quang Ruyện; rađa: Trần Thọ Thuyết; thủy thủ: Ngô Văn Dầu, Nguyễn Văn Phong, Hà Minh Thật, Đào Quang Ty; hang hải: Mai Văn Khung, Lâm Quang Tuyến; y tá: Hoàng Văn Hòa; cơ yếu: Nguyễn Văn Dũng và tôi – Vũ Long An - thợ máy. Trước giờ nhổ neo, Ngô Văn Dầu bị viêm phổi phải vào viện nên đội hình còn lại 20 người. Chúng tôi đi hai ngày đêm trên vùng biển quốc tế, tối ngày 29 tháng 2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ. Phát hiện ra tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ617 và 4 tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ý định bắt sống tàu ta. Biết đã bị lộ, thuyền trưởng Phan Vinh khôn khéo điều khiển tàu 235 luồn lách qua đội hình tàu địch và đến được bến Ninh Phước lúc 0 giờ 30 ngày 1 tháng 3. Anh quyết định thực hiện phương án hai, cho thả hàng xuống nước để bến mò vớt sau. Các kiện hang được bao gói đặc biệt lần lượt lăn xuống biển. Lúc đó chừng 1 giờ 30 phút. Phía sau 3 tàu loại lớn và 4 tàu loại nhỏ đang khép chặt vòng vây, phía trước là núi. Phan Vinh đã cho tàu chạy ven bờ xuôi xuống bến Ninh Vân chừng độ mươi hải lý nhằm mục đích khồng để lộ vị trí thả vũ khí. Tàu địch lập tức đuổi theo nã đạn không ngớt. Bọn địch lệnh cho tất cả các tàu của chúng bật đèn là tàu “Việt cộng”, đồng thời chúng gọi máy bay đến thả pháo sang và bắn rốckét. Các loại súng lớn bắn liên tiếp lên bờ đề phòng “Việt cộng trên tàu tẩu thoát”. Trong ánh đạn, Nguyễn Phan Vinh bình tĩnh chỉ huy anh em chiến đấu, vừa điều khiển tàu chạy sát bờ. Các thủy thủ Thật, Phong lien tiếp dùng ĐKZ và 14,5 ly bắn về phía tàu địch, một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần, cuộc chiến đấu mỗi lúc một
  • 3. ác liệt. Hỏa lực của địch nhiều liên tục bắn vào tàu ta. Lúc nay 5 người đã hy sinh, 2 người bị thương khá nặng, 7 người bị thương nhẹ. Thuyền trưởng Phan Vinh cũng bị mảnh đạn xượt qua đầu, anh tự băng bó và vẫn đứng trong buồng lái động viên mọi người chiến đấu. Anh có ý định phá vòng vây bởi ngoài khơi dễ cơ động, nếu cần thì áp sát tàu địch và cho nổ tàu tiêu diệt bọn chúng, nhưng rất không may lúc đó máy tàu hỏng nặng. Tôi chạy lên báo cáo cho anh Vinh biết. Ý định phá vòng vây không thành. Anh cố cho tàu di chuyển vào sát bờ. Lúc đó chừng 2 giờ 20 phút. Khi tàu cách bờ hơn 100m, Phan Vinh quyềt định cho nổ tàu. Anh tổ chức đưa thương binh, liệt sỹ vào bờ và cho lệnh điểm hỏa. Anh Vinh, Thứ và tôi cài kípa nổ ở khoang máy, các vị trí khác do Khung, Thật, Mai đảm nhiệm. Kiểm tra lại lần cuối, chúng tôi nhảy xuống nước bơi vào bờ. Tôi được giao nhiệm vụ nếu tàu không nổ phải quay lại kiểm tra các kíp nổ. 20 phút sau, lúc 2 giờ 40 phút, ngày 1 tháng 3, một cột lửa bùng lên, kế đó là tiếng nổ dữ dội, chấn động tới Nha Trang. Sức công phá của khối thuốc nổ khiến tày 235 đứt đôi, một nửa chìm xuống biển, một nửa còn lại văng lên lưng chừng núi Bà Nam, xã Ninh Vân. Sau những phút giây bàng hoàng, địch gọi máy bay đến bắn phá ven biển, nhằm dọn đường cho bộ binh bao vây, bắt sống các thủy thủ tàu 235. Số thủy thủ rút lên bờ còn lại 9 người. Địch lập tức đổ quân lùng sục. Thuyền trưởng Vinh và thợ máy Thứ chốt ở đó, kiên cường chống trả đánh lui nhiều đợt tấn công của địch và cuối cùng, lực kiệt, vết thương ngày một nặng, súng không còn đạn, các anh đã hy sinh. Số thủy thủ của tàu 235 còn lại 7 người, đó là thuyền phó Nhi và 6 thủy: Mai, Thật, Phong, Khung, Tuyến và tôi. Tất cả đều thương tích đầy mình, anh em cố gắng dìu nhau chạy vòng vo khắp vùng núi đá Hòn Hèo. Mười ngày phơi dưới nắng, không lương thực, không nước uống, chúng tôi kệt quệ. Ngày thứ 11, Khung đi tìm nước uống, rồi không trở về, tìm mãi không thấy. Sau này mới hay Khung bị địch bắt. Ngày thứ 12, chúng tôi liên lạc được với du kích ở bến. Mọi người quay lại đón anh Nhi đang nằm trong rừng. Nhưng anh không còn ở đó nữa, chỉ thấy mảnh áo rách và cuốn băng cá nhân, máu đã nỏ khô… Với sự kiện này, tạp chí “Lướt sóng: của hải quan ngụy viết: “Mười hai chiến hạm và hang chục hải thuyền của Hoa kỳ cùng quân lực Việt Nam cộng hòa có phi cơ yểm trợ, đụng độ ác liệt với một tiểu đoàn Việt cộng (thực chất chỉ có 20 thủy thủ) gan góc và thiện chiến trên con tàu trở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập và tiếp tế cho mặt trận giải phóng. Họ đã nổ sung đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay họ tự hủy, không để lại một dấu vết”. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cùng 14 đồng đội thân yêu đã anh dũng hy sinh trên vùng biển Hòn Hèo. Khi ấy Nguyễn Phan Vinh mới ở tuổi 35. Cái chết trẻ trung của anh đã trở thành bất tử trong long những người lính biển và quân dân cả nước. Kể đến đây anh Long An chợt lặng đi, đôi mắt đỏ hoe. Đưa tay gạt những giọt nước mắt, anh nói tiếp.
  • 4. “Phan Vinh là một thuyền trưởng giỏi, anh đã có mười một chuyến thành công dũng cảm, quyết đoán, sống chân thành, được anh em quý mến, gương mẫu trong mọi hoàn cảnh, nhất là những lúc hiểm nguy, và đặc biệt ở anh là lý tưởng và nhiệt huyết cách mạng. Tôi chỉ tiếc chẳng giữ được chút kỷ vật nào của người thuyền trưởng anh hùng ấy. NHỮNG DÒNG THƯ ĐẦY ẮP NIỀM TIN VÀ LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG Điều mà anh Long An day dứt phần nào đã được giải tỏa bởi tại Bảo tàng Hải quân hiện còn lưu giữ những bức thư của Phan Vinh gửi cho một người bạn thân là anh Trần Phong (đồng chí Trần Phong – nguyên quyền Đoàn trưởng Đoàn 125 Hải quân). Họ cùng quê, cùng tập kết ra Bắc, cùng học ở Trung Quốc và cùng về hải quân làm thuyền trưởng. Những lá thư anh viết khi đang tập trung tại căn cứ trên nước bạn, chuẩn bị cho những chuyến đi. Lá thư nhận ngày 26 tháng 10 năm 1967 có đoạn viết: “lão Trần và Hồ! (Trần Phong và Hồ Đắc Thạnh, hai người bạn thân, đều là thuyền trưởng tàu hải quân – TG). … Hôm nay trên một phần mảnh đất Trung Hoa, Nguyễn ngồi biên thư cho hai lão trước giờ liên hoan kết nghĩa giữa hai tàu. Vội vàng góp nhặt một số chữ gởi cho 2 lão gọi là chút tình thân…” … Từ dạo Nguyễn xa đất nước, Nguyễn cứ tưởng như thế là điều may cho Nguyễn lắm, nhưng mấy chục ngày sống ở đây, Nguyễn mới thấy nhớ đến dòng sông, bến nước, con đò… Điều này chắc Trần rõ nhiều, cũng như hồi chúng ta xuất dương ấy mà và còn hơn thế nữa, mảnh đất đến để được tung hoành còn nhỏ hơn Cồn Cỏ nhiều. Sóng biển, trưa hè, đá và đồi trọc… Nếu chúng mình không được mang dòng máu ông cha thì còn nhiều điều phải suy nghĩ…” Những dòng tâm sự rất thật của anh về tình yêu quê hương đất nước, những khó khăn, gian khổ, nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Nhưng anh luôn tự hào được mang dòng máu của cha ông, đó là truyền thống anh hùng bất khuất của bao thế hệ, đó là lòng biết ơn các bậc tiền nhân, biết ơn Tổ quốc và dân tộc đã cho mình một cuộc sống và niềm tự hào: Danh dự làm người – con người đất nước Việt Nam, mà mình có hạnh phúc được đem tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để gìn giữ. “… Nguyễn muốn trích ra đây một lời mà Nguyễn cảm thấy sâu sắc trong cuộc Đại cách mạng văn hóa vô sản trên đất nước Trung Quốc (có dịp nào Nguyễn sẽ nói với Trần và Hồ về phong trào này): “Chúng ta phải là những con lạc đà trên bãi sa mạc, mỗi bước đi, mỗi vết chân của chúng ta vì sự nghiệp của Đảng, chúng ta phải là những chiếc cầu chì, vui vẻ và lạc quan mà nhận thấy công tác ở những nơi nguy hiểm nhất. Và khi cần thiết ta hy sinh sinh mạng mình cho Đảng, cho nhân dân”. Thời gian, thời gian sẽ ủng hộ chúng ta…”
  • 5. Lý tưởng cách mạng coa đẹp của anh và của thế hệ thanh niên thời đó là sẵn sang chấp nhận hiểm nguy, sẵn sang hy sinh cho cách mạng. Các anh đã dấn thân vào chiến trận với một tâm hồn sôi nổi, giàu nhiệt huyết. Không phải một tấm gương mà hang ngàn, hàng vạn tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trên mặt biển, nơi mà kẻ thù có sức mạnh áp đảo về tuần tra, ngăn chặn, thậm chí hủy diệt, chưa nói đến thách thức hiểm nguy không lường được của thiên nhiên… Ls thư gửi tháng 1 năm 1968, trước khi anh hy sinh một tháng: “Phong thân! Mình không ngờ đến nơi đây. Mùa hè đã qua mà nóng ghê, nhưng đâu có nóng bằng cõi lòng người chiến sỹ. Mọi việc ở đây diễn ra bình thường, rất mong ngày “thượng lộ”, ấy thế mà cứ ăn chực nằm chờ mãi, kể cũng ê. Còn những gì tiếp theo nữa thì để lịch sử trả lời. Hẹn gặp Phong vào một ngày vinh quang, điều đó khẳng định. … Phong hãy giúp mình biên thư cho anh Xử. Khi nào có dịp mình sẽ biên thư sau, hoặc có dịp gặp. Mình không muốn biên thư vì mình nghĩ rằng mọi riêng tư lúc này sẽ làm con người ta khó bước tới. Tình cảm đó có lẽ để dành cho sau chiến tranh. Bây giờ mình chỉ có một tình cảm duy nhất là hãy bước tới và xông vào cuộc cách mạng vĩ đại, con người hoàn toàn không sợ ràng buộc bởi những mối dây nào khác. Thằng Thạnh sắp cưới vợ mình không có gì làm quà. Phong mở trong gói đồ mình để lại, lấy chiếc khăn tay, lọ nước hoa nói rằng mình gửi tặng mối tình đó. Phong chuyển lời hỏi thăm và chúc mừng đôi bạn xinh đẹp ấy…”. Tạm gác lại những tình cảm riêng tư để dồn cho một cái duy nhất đó là bước tới và xông vào cuộc cách mạng vĩ đại, với niềm tin vững chắc vào thắng lợi: Hẹn gặp Phong vào một ngày vinh quang, điều đó khẳng định. Cách đây 40 năm, Phan Vinh và thế hệ thanh niên của chúng ta đã đi vào chiến trận với tinh thần lạc quan và ung dung như thế, bởi trong tiềm thức của họ nung nấu một lý tưởng cao đẹp, một niềm tin chắc chắn rằng sự hy sinh vì nghĩa của mình sẽ được nối tiếp, được mở rộng và sẽ thành công nếu không ở thế hệ của mình thì nhất định sẽ ở những thế hệ tương lai. Các anh không còn nữa, nhưng niềm tin và lý tưởng còn sống mãi.