SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
Download to read offline
Inside the House
Sổ tay nông dân
+ Hộp
rơm
Trong nhà
Giới thiệu tập này ……………................. 1
Khẩu phần và Dinh dưỡng................... 2
Vệ sinh nhà cửa............................... 3
Lò cải tiến..................................... 4
Lò hộp rơm................................................ 5
Tác giả: Chris Evans, Ông Laxman Rana, Ông Bhuvan Khadka, Cô Hom Maya Gurung, Bà
Deu Maya Rana, Cô Bal Kumari Giri, Ông Narayan Acharya, Bà Naomi Saville, Ông
Satananda Upadhaya
Biên tập, thiết kế, sản xuất: Chris Evans & Jakob Jespersen
Dịch từ tiếng Nepal bởi Chris Evans
Dịch sang tiếng Việt: Ngô Thị Tú Trung
Kiểm duyệt: Mike Feingold, Margaret Evans, Ted Albins, Rupert Greville, Jakob Jespersen,
Andy Langford, Looby Macnamara
Hình: Jakob Jespersen, Chris Evans
Tác giả hình ảnh được viết trong tập 5
Minh họa trang bìa: Ông Motilal Phauja
Đánhmáy: Chris Evans
Vi tính: Graphics Edge, Kathmandu
Xuất bản: Chris Evans, Jakob Jespersen......
Nhà phân phối: .......... (xem trang 8 để biết địa chỉ)
In ấn: Format Printing Press, Kathmandu......
Phiên bản đầu tiên (tiếng Nepal) in vào tháng 6 năm 2001, 7500 bản
Phiên bản này.........
Sổ tay Nông dân, ISBN 99933-615-0-X.......
Tập 1 :ISBN 99933-615-1-8......
Sổ tay Nông dân mô tả các kỹ thuật làm nông nghiệp bền vững và đây là tập 2 trong 5
tập. Có 4 kỹ thuật trong tập này. Trong 5 tập có tổng cộng 44 kỹ thuật.
Sổ tay Nông dân dùng cho giáo dục và nâng cao hiểu biết cũng như ứng dụng vào
làm vườn thực tế. Có thể in để dùng cho các mục đích đó, nhưng hãy nhớ rằng photocopy sẽ
làm ô nhiễm môi trường, đắt đỏ và sách sẽ không có chất lượng cao.
Chủ đề Số thứ tự chương:
Các chương tách nhau bằng một trang màu
vàng
Nội dung
Đây là tập 1 trong 5 tập Sổ tay Nông dân. Tổng cộng
có 40 kỹ thuật, và quyển này có 3 kỹ thuật. Trong tập này
chúng tôi mang đến cho bạn đọc vài phương pháp áp dụng
trong nhà. Tựa đề của các phương pháp bạn có thể xem ở
trang “Nội dung”.
.Cuốn sổ tay Nông dân này sẽ cung cấp các thông tin về
phương pháp làm nông bền vững, và là tài liệu để thực hiện
những chương trình xóa mù chữ. Bạn đọc xem thêm trong tập
5 của bộ sách này để biết thêm chi tiết. Trong tập 5 cũng có
danh sách những từ khó và diễn giải.
Mục tiêu
Bối cảnh
Đánh giá, phản hồi
Mục tiêu chính của cuốn sổ tay này là nhằm giúp nông
dân làm nông thành công hơn bằng cách cung cấp thông tin
về các phương pháp đơn giản để giúp môi trường khỏe hơn,
thay vì phá hủy nó, tạo ra sinh kế cho các thế hệ tương lai.
Các kỹ thuật trong cuốn sổ tay này là kết quả nghiên cứu
của các nông dân ở quận Surkhet và Jajarkot ở vùng Trung
Tây Nepal. Chúng tôi tin rằng các phương pháp này cũng sẽ
đúng cho nông dân các nước khác. Tuy nhiên, khí hậu, đất đai
khác nhau trên thế giới và chúng tôi mong rằng bạn đọc sẽ
thay đổi tùy theo vùng đất của bạn. Tương tự, cũng cần phải
thay đổi loại cây theo từng vùng khí hậu, nhưng chức năng
cây vẫn thế. Ví dụ, chương về Hàng rào sống mô tả cách dùng
cây có gai để làm rào cản. Ở vùng vĩ độ thấp, vùng Tarai nóng
ở phía Nam Nepan, "Babool" (Acacia nilotica) thích hợp cho
việc này. Nhưng cây này sẽ không mọc ở vùng cao hơn. Ở
đây, các loài như lê dại, cây mâm xôi dại, hắc mai biển cũng
làm hàng rào sống rất tốt.
Chúng tôi hoan nghênh các phê bình, góp ý, câu hỏi về
các kỹ thuật trong cuốn sách này. Các đề nghị cải tiến sẽ được
dùng trong các phiên bản sau và các ấn phẩm tương tự.
Sổ tay Nông dân
Giới thiệu tập này
3. Vệ sinh nhà cửa
i
Cấu trúc sổ tay
Mỗi phương pháp được mô tả trong một chương. Tất
cả phương pháp đều được mô tả theo cách sau:
· "Cái gì? Định nghĩa phương pháp.
· "Tại sao?" – Các lợi ích khi dùng phương pháp này
· Phần chính là "Làm sao?" để thực hiện phương pháp. Các
trang giữa của phần này sẽ có tranh màu.
· Mô tả cách thực hiện, bảo trì, chăm sóc, quản lý, vận hành,
· Sau đó, sẽ có phần phỏng vấn với nông dân có kinh
nghiệm đã sáng tạo và áp dụng phương pháp.
· Cuối cùng, thông tin về các chương khác có liên kết với
phương pháp này.
4. Lò cải tiến
Có một số thay đổi nhỏ cho cấu trúc này nếu cần thiết
Cáckỹthuật
2.Khẩu phần và Dinh dưỡng
5. Lò thùng rơm
Support for the production and printing of
The Farmers' Handbook has come from
Methodist Relief & Development Fund (UK),
ActionAidNepal, MSNepal, GTZ Food for
Work, Helvetas Nepal, Hill Agriculture
Research Project (HARP), ICIMOD.
email:- npg@earthcare.wlink.com.np
Nepal Permaculture Group
P.O.Box 8132, Kathmandu, Nepal
Tel: +977-1- 252597
Hỗ trợ
vốn
Nhà phân phối
và liên lạc
chính
Appropriate Technology Asia
P.O. Box 8975 EPC 849
Kathmandu
Nepal
tel: +977 1 5549774
nepal@arasia.org.uk
www.atasia.org.uk
Permanent Publications
The Sustainability Centre
East MeonHampshire GU32 1HR
tel: +44 1730 823311
info@permaculture.co.uk
www.permaculture.co.uk
Permaculture Association UK
BCM Permaculture Association
London WC1N 3XX
Tel: +44 845 4581805
office@permacuture.org.uk
www.permaculture.org.uk
TheFarmers'Handbook-"InsideTheHouse",Chapter2-Diet&Nutrition
Chúng ta cần khẩu phần thức ăn dinh dưỡng để sống,
phát triển và phòng chống bệnh tật. Dinh dưỡng có trong
nhiều loại thức ăn. Ai cũng muốn bản thân mình và gia đình
mạnh khỏe. Gia đình mạnh khỏe, cả nông trại cũng mạnh
khỏe. Bạn còn có thể giúp cho những người khác để họ mạnh
khỏe nữa. Nếu gia đình bạn bị bệnh, luôn tốn tiền nong và ai
cũng lo lắng. Một chế độ ăn dinh dưỡng, cân bằng sẽ giúp
bảo vệ gia đình khỏi bệnh tật. Chế độ ăn dinh dưỡng không
có nghĩa là phải tốn kém. Ta luôn có thể làm ra khẩu phần ăn
dinh dưỡng một cách dễ dàng từ các nguyên liệu sẵn có, ngay
cả thực phẩm mọc dại cũng được.
Chương này cho các bạn thông tin về các thực phẩm
cần thiết cho cơ thể, nguồn thức ăn lấy từ đâu và những
cách đơn giản để tăng chất lượng bữa ăn.
Khẩu phần và
Dinh dưỡng là
gì ??
The Farmers' Handbook, "Inside The House"
Suy dinh
dưỡng – ốm,
da bọc
xương
Suy nhược-
Mặt, tay
chân bị phù
nề
Chapter 2 - Diet & Nutrition 3
TTạạii ssaaoo ta cần dưỡng
chất ?
Từ trong bụng mẹ đến suốt cuộc đời, ta luôn cần
dưỡng chất để có sức khỏe, để phát triển, phòng chống
bệnh tật. Có nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Thiếu bất cứ chất nào cũng có thể khiến ta bị ốm yếu.
Thực phẩm dinh dưỡng cung cấp năng lượng, giúp xây
dựng và duy trì cơ và cơ quan nội tạng, giúp cơ thể tạo ra
các chất quan trọng để ta được khỏe mạnh
Các vấn đề phổ biến trong khẩu phần
ăn nghèo nàn
Khi không có đủ lượng thực phẩm cần thiết, con người
sẽ bị suy dinh dưỡng và thiếu máu. Đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi,
trẻ em, sản phụ và mẹ đang cho con bú là các đối tượng dễ bị ảnh
hưởng nhất khi thiếu dinh dưỡng.
1. Suy dinh dưỡng Các triệu chứng suy dinh dưỡng có
thể kể đến
• Khóc – khóc không ngừng, biếng ăn
• Bịthương – các vết đứt, phỏng,… trên da khó lành
2. Thiếu máu – uể oải; da tái nhợt; vàng da, lưỡi và
móng tay bị vàng, da sần sùi
Thức ăn dinh dưỡng, nói một cách ngắn gọn
• Giúp ta khỏe mạnh
• Giúp ta không bị bệnh
• Giúp cơ thể phát triển
• Giúp ta xây dựng gia đình vững chắc
Cô Hom Maya
Gurung
Chuyên viên sức
khỏe, nhóm
Himalayan
Permaculture
Surkhet, Nepal
2
Ông Bipin
Vaidya,
Chương trình
dinh dưỡng,
U.M.N.,
Kathamndu,
Nepal
Tác giả chương này
Chapter 2 - Diet & Nutrition 54 The Farmers' Handbook, "Inside The House"
3. Thiếu vitamin "A"
• Vitamin A cần thiết cho mắt.
Các dấu hiệu thiếu vitamin A:
• Quáng gà – không nhìn rõ
trong ánh sáng mờ
• Mắt bị khô
• Các đốm mờ, rỗ trong
mắt (Đốm Whit)
• Mù
4. Thiếu I-ốt
Bướu cổ - Bướu phồng ra trên cổ họng
Đần độn – Ngớ ngẩn, không điều khiển tay chân tốt
để có dưỡng
chất?
Để khỏe mạnh nhờ dưỡng chất, cần chú ý ba điều:
1. Phải ăn đúng thức ăn
Thức ăn tốt nhất khi trồng theo phương pháp
nông nghiệp bền vững. Hoa màu không có hóa chất
sẽ dinh dưỡng hơn.
2. Phải có kiến thức khi lựa chọn thực phẩm đúng
Ăn gì, ăn bao nhiêu? Ta cần biết những người
khác nhau cần ăn thức ăn gì và lượng của nó. Ai có
nhu cầu đặc biệt? Ví dụ sản phụ và bà mẹ đang cho
con bú, người ốm sẽ cần ăn thêm một vài loại thức ăn
3. Cầnbiếtcáchnấuvàdọnthứcănđúngcách
Thức ăn đúng vẫn chưa đủ, ta cần phải biết cách
làm và nấu. Không biết các kiến thức này sẽ làm
mất dưỡng chất khi nấu.Đần độn Bướu cổ
Để có thể khỏe mạnh từ
dưỡng chất, cần có kiến thức
và nguồn nguyên liệuHãy dùng muối I-ốt để
được thông minh và
khỏe mạnh
LLààmmssaaoo
Một lá Colocasia ("khoai
môn") có thể cung cấp
lượng vitamin A cần thiết
cho 1 ngày cho 3 trẻ
¥ 6 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 7
Thực phẩm
bảo vệ cơ
thể (trái
cây)
Thực phẩm
bảo vệ cơ thể
(rau)
Thực phẩm
cho sự phát
triển
cơ thể
Thực phẩm
cung cấp
năng lượng
Chương này sẽ cho thông tin về chức năng của các loại
thức ăn khác nhau. Sau đó, từ trang 20 đến 22, sẽ giải
thích tường tận về dinh dưỡng. Cácchươngmàu ởgiữalà
cácví dụchocácthứcănởtừngnhóm.
.
1. Thức ăn cung cấp năng lượng (Carbohydrate)
Cơ thể cần nhiều năng lượng hơn khi vận
động nhiều, trước và sau khi sinh, khi người
bệnh hồi phục. Lúc này, nếu không có thức ăn
bổ dưỡng thì con người sẽ yếu hơn và dễ bị
bệnh. Trẻ em suy dinh dưỡng cũng cần nhiều
thức ăn cung cấp năng lượng.
2. Thức ăn giúp cơ thể phát triển
(Protein)
Trẻ khỏe mạnh lớn nhanh. Nếu không
có đủ thức ăn cần thiết cho sự phát triển, trẻ
sẽ bị yếu, và trong tương lại sẽ gặp nhiều vấn
đề. Thực phẩm cho sự phát triển gọi là
Protein.
3. Thức ăn bảo vệ cơ thể (Vitamin & khoáng chất)
Cơ thể cần được bảo vệ khỏi các yếu tố phá hoại. Khi hồi
phục sau khi bị ốm, thực phẩm cho năng lượng
(carbohydrates) giúp hồi phục, còn vitamin và khoáng chất
bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Các vitamin và khoáng chất này
có trong trái cây và rau
Làm nông chia làm nhiều kiểu, chăn nuôi gia súc, vụ thóc
lúa, cây ăn trái,…Chất dinh dưỡng cũng thế, có 3 loại thức
ăn chính, tùy theo chức năng của chúng. Trong rau và thịt
có nhiều dưỡng chất. Dưỡng chất quan trọng nhất trong
khẩu phần ăn được chia thành 3 nhóm này
Loại thức ăn
8 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 9
Một khẩu phần phối hợp gồm nhiều loại thức ăn khác
nhau. Có nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau nên nó sẽ
cân bằng về dưỡng chất. Nếu chỉ là ăn để hết đói, hoặc để
thưởng thức hương vị, vẫn chưa đủ. Phải có một khẩu phần
cân bằng. Sản phụ, người mẹ đang cho con bú và trẻ em đặc biệt
cần một chế độ ăn cân bằng.
Không nhất thiết phải có các thực phẩm đắt đỏ như cá và
thịt để có chế độ ăn cân bằng. Với các thức ăn phổ biến
trong làng như ngũ cốc, đỗ đậu, rau xanh, gia vị và trái cây
cũng có thể ăn cân bằng dưỡng chất được.
Có nhiều loại thức ăn bổ dưỡng có sẵn trong
làng. Cây tầm ma, bột kiều mạch,
kê, cải xoong, dương xỉ, rau bí,
…đều bổ dưỡng. Nhưng nhiều nền
văn hóa coi đó là thức ăn của người
nghèo, nên cũng ít ăn. Nếu bạn
ăn các thức ăn đó, trước hết là chúng
rẻ, thậm chí miễn phí, mà còn cung
cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể,
thường là nhiều hơn những loại rau
đã được lai tạo, cải tiến.
Các khu rừng chung và rừng của làng
có thể cung cấp nhiều ích lợi gián
tiếp hay trực tiếp, bao gồm các thực
phẩm bổ dưỡng hoang dại. Nấm,
dương xỉ, cải xoong, măng, khoai mỡ
dại là vài loại rau trong rừng. Tương
tự như vậy, cũng có các loại trái cây
như dâu berberis, mâm xôi, amla, hạt
dẻ, hạt hazel, quả óc chó, ….Cũng có
thể trồng nhiều cây này ở bìa cánh đồng
để có thể tăng nguồn cung, mà không
phải tốn công nhiều
Cải xoong
Amla bán ở chợ, hái
trong rừng
Khẩu phần thức ăn phối hợp
Thức ăn người nghèo có gì?
Dưỡng chất miễn phí trong rừng
10 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 11
· Nấu khoai tây nguyên vỏ và cắt miếng lớn
để giữ lại vitamin C.
+ =
Đậu đỏ Hạt
fit
NNhhiiềềuu
llợợii íícchh
· Gạo xay xát bằng tay có nhiều
vitamin C hơn gạo xay xát bằng máy
Kê có nhiều canxi hơn các loại hạt
khác
Khi ăn chung, gạo và đậu đỗ cũng
cho cùng lợi ích như khi ăn thịt
6f_
· Bột mì chưa xử lý có nhiều dưỡng
chất hơn bột gạo trắng đã xử lý
· Khi vo gạo, đừng cho quá nhiều nước,
vì khi đổ đi thì sẽ mất vitamin B
· Đừng chà xát gạo trước khi nấu vì sẽ
mất nhiều vitamin B
• Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng. Đậu đỗ khi nảy mầm
có lượng vitamin A và C tăng gấp 10 lần. Vitamin B cũng
tăng lên, sắt, và canxi trong thức ăn sẽ được cơ thể hấp
thu dễ dàng hơn. Chỉ cần dùng 1 ít nước để có lợi ích
khổng lồ. Sao ta không dùng những cách như thế?
Ngâm đỗ 1 ngày
trong nước, cứ
cách ngày thì
rửa và để cho
ráo nước. Sau 4
đến 5 ngày,
thành giá và ăn
được.
Vậy là lợi ích tăng mà không tốn xu nào! Có nhiều loại
vitamin ít hay nhiều dưỡng chất hơn theo thời gian. Vào
mùa xuân, rau hay trái cây ít hơn, nên thường hay bị thiếu
vitamin vào thời điểm này. Nhưng giá đỗ có thể làm được
bất cứ lúc nào, nên sẽ giải quyết được chuyện thiếu chất.
· Nếu rửa rau xanh sau khi cắt,
sẽ trôi mất chất. Phải rửa
trước khi cắt.
Có nhiều
vitamin trong
gạo ít được xay
xát
Cách giữ dưỡng chất trong thức ăn khi chế biến
·
·
❁Sản phẩm từ động vật
- thịt, trứng, sữa
❁Sản phẩm từ sữa -
sữa, sữa chua, sữa bơ, phô
mai, …
❁Các loại hạt – đậu phộng,
hạt bí, vừng, đậu,
óc chó,…
❁Đậu đỗ - đậu nành, đậu, đậu
gà, đậu xanh,..
❁Lá xanh – tầm ma,
khoai môn, cải xanh,
cải xoong, cỏ cà ri, lá
củ cải đỏ, rau bí, rau
dền, kinh giới trắng,
rau chân vịt
❁ Trái cây – xoài,
amla, cam, chanh,ổi, dứa,
đào, mận, mơ, mâm xôi,
quả mọng, vải, đu đủ.
3
1
❁Thức ăn có dầu – bơ sữa trâu
lỏng, dầu thực vật, bơ, kem,
mỡ
❁Củ - khoai tây,
khoai mỡ, khoai
môn, khoai
lang,…
2
3
Để có khẩu phần cân bằng
bạn cần ăn thức ăn thuộc 3
nhóm sau
1
Muối
❁ Rau – bí, súp lơ, ớt chuông , đậu bắp,
đậu, cà rốt, cà chua,…
Chapter 2 - Diet & Nutrition 1312 The Farmers' Handbook, "Inside The House"
! Thực phẩm cho năng lượng
❁Các loại hạt – kê, gạo, lúa mì, ngô,
kiều mạch, lúa mạch,..
❁Thức ăn ngọt – khoai lang,
đường, mía, mật ong
2 Thực phẩm giúp cơ
thể phát triển
3 Thực
phẩm
bảo vệ cơ
thể
· Rau đã lên men một phần sẽ tăng
lượng sắt và Canxi sẵn có, nên giúp
tiêu hóa các loại ngũ cốc
· Làm dưa muối để bảo quản rau và
tăng dưỡng chất. Ở những nơi có mùa
khô dài và không đủ nước tưới, thì
nhiều loại rau chỉ có thể sống trong
một khoảng thời gian ngắn. Làm dưa
muối và dầu sẽ bảo quản được các
loại rau này và ăn được quanh năm,
ví dụ như dưa chuột, cà chua, củ cải,
rau cải,…
· Có thể phơi rau có lá trong bóng râm
để giữ lại dinh dưỡng và màu sắc.
· Cho thêm một ít dầu khi nấu
rau cải, đậy nắp lại, đừng nấu
chín quá sẽ ngăn vitamin A mất
đi, và có
dầu ăn sẽ giúp tiêu
hóa tốt hơn.
Thức ăn
ngon, gia đình
khỏe
Trách
nhiệm của
ai?
14 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 15
Bổ sung vào khẩu phần bình thường
Thỉnh thoảng cần phải ăn nhiều hơn khẩu phần được
khuyến cáo hằng ngày. Ví dụ, sản phụ hoạt động nên
ăn thêm một nắm hạt như ngũ cốc, nửa nắm đậu đỗ,
một nắm rau xanh, và ít nhất thêm một miếng tráicây
một ngày, so vớikhẩuphầnhằngngày. Sản phụ lao động
nặng nên ăn thêm một nắm rưỡi hạt như ngũ cốc, vànếu
bị suy dinh dưỡng thì nên ăn thêm một nắm rưỡi
hạt ngũ cốc
Phụ nữ vừa sinh con nên ăn thêm một
nắm hạt, nửa nắm đậu đỗ, một nắm rau xanh, ít
nhất thêm một miếng trái cây so với khẩu phần
hằng ngày
Sau khi sinh 6 tháng, người mẹ nên ăn
thêm một nắm rưỡi hạt ngũ cốc và thêm một
nắm đậu đỗ.
Sau 1 đến hai năm sau khi sinh, (vẫn đang cho con
bú), người mẹ vẫn nên ăn thêm một nắm rưỡi
hạt ngũ cốc và thêm một nắm đậu đỗ.
Ở giai đoạn này, người mẹ nên ăn thêm một nắm rau xanh,
một miếng trái cây.
· Sau khi sinh con, người mẹ nên uống 5 muỗng
"Jwano" (Trachyspernum ammie) mỗi ngày.
· Khi đang mang thai, và ngay sau
khi sinh, người mẹ nên ăn ít nhất 3
đến 4 lần một ngày. Ví dụ 2 bữa ăn
chính và 2 bữa nhẹ.
· Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ. Nếu không
được bú sữa, có thể dẫn đến nhiều vấn đề
trong tương lại. Nên tốt hơn là cho bé bú
sữa mẹ hơn là uống sữa bột.
· Khi bé đã ngừng bú sữa mẹ, nên cho ăn thêm.
· Luôn luôn cho trẻ suy dinh dưỡng ăn thêm thức ăn.
· Trẻ bị tiêu chảy phải được tiếp thêm chất lỏng. Cho trẻ ăn
một hỗn hợp gồm muối, đường và nước để chống mất nước
qua đường miệng. Tốt hơn nữa là cho uống nước cơm.
· Tốt hơn nên cho trẻ ăn thường xuyên chút một. Phải cho
trẻ ốm ăn. Dỗ dành nó uống nhiều hơn. Trẻ thiếu chất nên
được cho uống 1 muỗng đầy mật ong hay đường một ngày
để có thêm năng lượng. Và cũng nên cho trẻ thiếu chất 1 trái
chuối 1 ngày.
· Tương tự, người già không thể tiêu hóa
nhiều thức ăn một lúc
được, và cũng ăn chút
một. Nên phải cho họ ăn
thức ăn hỗn hợp 3, 4
lần một ngày
Không thể khỏe
mạnh nếu không có
thức ăn dinh dưỡng
Lá chùm ngây
Lá chùm ngây có ở các vùng bán nhiệt đới. Loại
câynàycó nhiều ích lợi. Lá của nó dùng cho gia súc ăn, hoa
thì để cho ong lấy mật. Hạt để lọc nước.
Trồng rất dễvà nhanh chóng bằng
cách giâm cành. Hoa, vỏ
hạt vàlá non vừa ra có thể ăn
như rau. Lá đặc biệt giàu dinh
dưỡng. Có thể phơi khô rồi nghiền
thành bột. Một muỗng bột lá
sẽ cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết
cho một người 1 ngày. Ở cácvùng lạnh hơn, vùng cao,
không có câychùm ngaybạn có thể dùng bột được sản xuất
ở vùng thấp.
16 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 17
4
5
6
1
2
Super lour
Ngô Lúa mì
1 phần 1 phần
Đậu nành
2 phần
aize, eat
a soya ea
flo r ixe i to
s er flo r gives
a ala ce a
tritio s eal.
It gives trie ts
for energy,
gro t a ro-
tectio toget er
Làm sạch
ngô, lúa mì
và đậu nành
Rang riêng rẽ
18 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 19
Xay riêng rẽ
Bảo quản bột trong
bình kín hơi. Sau
đó có thể dùng
trong vài tháng.
Nấu cháo bột
dinh dưỡng cho
trẻ trên 6 tháng
tuổi ăn
Khi đã quen,
chúng sẽ tự ăn
BBộộtt ddiinnhh ddưưỡỡnngg
ggồồmm nnggôô,, llúúaa mmìì,,
đđậậuu nnàànnhh rrấấtt
ccâânn bbằằnngg vvềề
ddưưỡỡnngg cchhấấtt.. NNóó
ssẽẽ ccuunngg ccấấpp
ddưưỡỡnngg cchhấấtt đđểể
ttạạoo nnăănngg llưượợnngg,,
ggiiúúpp bbảảoo vvệệ vvàà
pphháátt ttrriiểểnn ccơơ tthhểể
Bột dinh dưỡng 3
· thiếu máu,
thiếu dịch tiêu
hóa
20 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 21
Bảng sau cho thông tin về nhiều loại thức ăn và dưỡng
chất cần thiết cho cơ thể, chức năng của từng chất, hậu
quả khi bị thiếu, và thức ăn chứa chất đó.
Carbohydrate(nănglượng)Protein(pháttriển)Dầu/chấtbéo
· giúp cơ thể
khỏe mạnh
· duy trì nhiệt độ
cơ thể
· hỗ trợ cơ thể
phát triển
· Suy dinh
dưỡng (khóc,
suy nhược,
Kwashiorkor)
lúa mì, ngô, lúa
mạch, kê, gạo,
khoai mỡ,
đường, nước
mía, khoai tây
(tất cả thức ăn
cung cấp năng
lượng trừ dầu)
· cho cơ thể phát triển
· phát triển, duytrì cơ
bắp
· tạo ra hóc-môn, hồng
cầu, dịch tiêu hóa
· giúpbùnănglượngnếu
khôngđượccungcấpđủ
từcácthứcănkhác
· suy dinh
dưỡng (khóc,
suy
nhược,…)
đậu trắng, đậu
răng ngựa, đậu
nành, rau dền,
đậu, cá, trứng,
thịt, sữa, đậu
phộng, hạt bí,
quả óc chó…
· cho năng lượng
· giúp cơ thể hấp
thu vitamin A
· giúp hình
thành tế bào
· da ráp dầu thực vật, bơ
tinh luyện, bơ, thịt
mỡ, cá, đậu
phộng, đậu nành
Loại Tác dụng Triệu chứng Thức ăn chứa
thức ăn khi thiếu chất này
VitaminANhómVitaminBVitaminC
· giữ mắt
khỏe
· giữ da mềm
· giúp ngăn bệnh
lây lan
· bệnh về mắt
(quáng gà, khô
mắt)
· bệnh lây lan từ
tai mũi
· giảm khả năng
chống chọi với
bệnh
rau xanh, trái
cây vàng, hoặc
rau vàng, ví dụ
đu đủ chín, bí
đỏ, hồng, cà rốt
rau chân vịt, lá
củ cải, lá cải
đắng, lá ngò,
đậu, cải
xoong,…
· làm tăng khẩu
vị
· giúp phát triển
và hoạt hóa hệ
thần kinh
· giúp tiêu hóa
carbohydrates
· mất khẩu vị
· có cảm giác nhột
ở chân
· lòng bàn chân
nóng như bị bỏng
·đau lưỡi
· đau ở các góc
trong miệng
gạo và bột gạo
chưa xay xát,
gan, đậu đỗ,
rau xanh, thận,
cá, thịt
· kết nối các sợi
cơ
· giúp làm lành
vết thương
· giúp hấp thu
sắt và canxi
· lợi bị chảy
máu, nhiễm
trùng
· vết thương
và chỗ đau
lâu lành
amla, chanh,
ổi, cam, mâm
xôi, berberis,
ranh xanh,
khoai tây, ngũ
cốc và đậu nảy
mầm (giá đỗ)
Loại Tác dụng Triệu chứng Thức ăn chứa
thức khi thiếu chất này
ăn
Sắt(chấtkhoáng)Iốt(chấtkhoáng)canxi(chấtkhoáng)
· tạo máu, giữ
cơ bắp khỏe
· bảo vệ khỏi
bệnh tật
· thiếu máu rau xanh,
· chóng mặt, đậu đỗ
, yếu ớt, đờ đẫn kê, gạo tấm,
hụt hơi rau muối, gan,
· trẻ chậm lớn thịt, trứng,
cá, giá đỗ,
thức ăn nấu
· sảy thai, sinh trong nồi sắt
thiếu tháng
·giúp cơ thể
phát triển
· hỗ trợ não và
hệ thần kinh
· tạo nhiệt lượng
từ năng lượng sử
dụng
· bướu cổ
· đần độn, co
cứng
· rối loạn thần
kinh, đần độn
·cơ thể kém
phát triển
·tê liệt
· giúp hình thành
phát triển răng và
xương
·ngăn ngừa co rút
cơ bắp, teo cơ
·Chống cục máu
đông
· xương, răng
hình thành
kém, xương dễ
gãy
sữa và các sản
phẩm từ sữa,
rau lá xanh, rau
muối, ngũ cốc,
kê, cây rau
muối
(goosefoot),
đậu đỗ, cá
22 The Farmers' Handbook, "Inside The House"
Æ
Bà Thuli Dhimnan
Dhimnan
Từ Nepal, quận Lalitpur,
Burunchuli VDC, làng Champi ,
con trai bàThuli Dhimnan là Sano
Babu bị suy dinh dưỡng từ khi còn
nhỏ. Hãy nghe bà kể chuyện.
Khoảng 2 tuổi rưỡi, Sano Babu chỉ
có da bọc xương. Hồi đó nó không
chịu ăn, và không đi được. Rất khó
cho nó ăn. Rồi tôi cho nó ăn cháo bột
dinh dưỡng với các thức ăn khác.
Sau khoảng vài ngày nó bắt đầu lên cân. Sau đó 2 đứa em
của Sano Babu ra đời, nhưng chúng không bị vấn đề như
anh chúng. Sano Babu đã được cứu sống nhờ tình yêu và
quan tâm của mẹ, và thức ăn bổ dưỡng.
Sano Babu 2
tuổi rưỡi, bị
suy dinh
dưỡng
Sano Babu 12
tuổi với mẹ và
hai em
Chapter 2 - Diet & Nutrition 23
KKiinnhh nngghhiiệệmm Bà Thuli
nnôônngg ddâânn
Loại Tác dụng Triệu chứng Thức ăn chứa
thức khi thiếu chất này
ăn
·hải sản, cá,
muối I ốt
hiCommunication
Các chủ đề liên quan đến Dinh dưỡng
Bạn có thể có các lợi ích từ các thông tin về dinh dưỡng trong
quyển sách này. Đồng thời còn có các chương khác có liên quan
đến chương này. Bạn hãy đọc, học và thực hành ở các chương
khác để tăng tối đa lợi ích nhé.
Chương về Lò cải tiến
Ở Nepal 95% hộ gia đình dùng củi đốt để nấu
ăn. Mọi người đều biết sự độc hại khi hít khói
bếp. Hãy xem một cách để cái tiến lò.
Chương về Vệ sinh trong nhà
Sức khỏe được cải thiện không chỉ nhờ mỗi thức
ăn. Nếu nhà và nhà bếp dơ bẩn, bệnh sẽ tấn công.
Chương này cho biết thông tin về những cách
đơn giản để giữ nhà cửa sạch sẽ.
Chương về Trái cây
Với các thông tin về các giống trái cây cải
tiếnở nhà. Các chương về vườn ương, ghép
cây, ghép mắt, trồng từ cây con, các vườn
cây tổng hợp,..
Chương về vườn sau bếp và trồng rau Đa
văn hóa
Các thông tin về cách sản xuất rau với ít công
sức hơn.
e !ĐĐọọcc ttiiếếpp!
TheFarmers'Handbook-"InsideTheHouse",Chapter3-HouseHygiene
Ngôi nhà bảo vệ
chúng ta khỏi mặt trời,
gió, mưa. Nhà cũng là
nơi để ta dự trữ thức
ăn, nồi niêu, quần áo
cần thiết cho sự sống.
Thông thường các
dụng cụ làm nông như
liềm, cuốc, xẻng, dây
thừng, bình chứa
nước,.. cũng được cất
trong nhà. Nhà là nơi
sống và ngủ. Vì vậy
mọi thành viên trong
gia đình nên biết cách
giữ nhà cửa sạch sẽ.
Nên có thói quen quét
dọn nhà cửa. Sau khi
dùng xong dụng cự
nào, cần phải rửa sạch
rồi cất đúng chỗ.
Mọi người cần góp sức để làm nhà cửa sạch sẽ, sống vui vẻ,
vệ sinh.
i
Thế nào là
VVệệ ssiinnhh NNhhàà ccửửaa
Chữ trên tường: Luôn phải đậy
nắp bình".
Chapter 3 - House Hygiene
phải giữ nhà
cửa sạch sẽ?
Các vấn đề khiến nhà cửa không sạch
Tác giả chương này
Cô Hom Maya Gurung
Health Technician, Himalayan
Permaculture Group, Surkhet,
Nepal
Mr Lal Bahadur Budhathoki
Rural Livestock Health
Programme
2 The Farmers' Handbook, "Inside The House"
· Ăn thức ăn thiu, để lâu:- Để khỏe mạnh, phải ăn thức ăn
sạch và tươi. Do vậy khi nấu phải nấu lượng vừa phải, đừng
để lại đồ ăn. Đồ ăn cũ sẽ làm hại dạ dày.
Đường phát
tán bệnh
ruồi
chó
tay bẩn
bụi bặm
Bên phải là đứa trẻ bị bệnh và vi khuẩn sẽ tồn tại trong
phân của nó. Bên trái vi khuẩn sẽ lọt vào đĩa thức ăn của
đứa nhỏ, và bệnh sẽ phát tán. Như vậy, bệnh lỵ, viêm dạ
dày ruột, giun sán, thương hàn, đau bụng, cảm cúm sẽ
phát tán.
Ruồi ăn thế nào ?
1 Ruồi ói phần dư của bữa ăn
cuối cùng của nó vào thức ăn của
chúng ta. Rồi nó bắt đầu tiêu hóa
bữa ăn mới.
1
2
2 Sau đó con ruồi ăn thức ăn thừa
nó ói ra và thức ăn mới. Do vậy nếu
trước đó nó ăn phân, thì phân đó sẽ
bị trộn với thức ăn mà con ruồi đậu
vào. Ăn vào chúng ta có khỏe được
không?
3
TTạạii ssaaoo
· Không rửa tay khi ăn :- Chúng ta làm việc với đôi tay
và làm tay dơ. Do đó khi nấu ăn phải luôn luôn rửa tay với
xà bong, tro hoặc bánh dầu.
· Chó liếm chén bát :-Sau khi ăn xong cơm thừa, xương và
ngay cả phân, chó có thể liếm chén bát trong nhà. Rất nhiều
bệnh đến từ đây.
· Cho phép chó ăn phân trẻ em:- chó không được ăn phân
trẻ, vì sau đó chó có thể liếm đĩa thức ăn.
· Bếp bẩn :- Ruồi và các vi khuẩn mắt thường không nhìn
thấy thích sống ở nơi dơ bẩn. Vì vậy bệnh có thể bắt đầu từ
nhà bếp, và thức ăn ở đây. Nếu có đất trên sàn, nó sẽ có thể
dính vào đĩa, thức ăn, nước,….
· Đi vệ sinh không đúng chỗ :- Không được đi toa lét bừa
bãi, vì sẽ rất bẩn thỉu và sẽ thu hút ruồi, là thứ mang dơ bẩn
đến thức ăn.
!
43
1
2
4 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 5
Tranh này mô tả cách vi khuẩn đột nhập vào cơ thể
chúng ta. Phần trên là các bức tranh nhỏ nói về nơi
xuất phát của thức ăn. Từ đó có các mũi tên dẫn
đến miệng người. Các con số của mỗi bức tranh
tương ứng với mô tả trên trang tiếp theo. Hãy vừa
đọc vừa xem hình.
Làm sao vi khuẩn
vào bếp được
1 Sữa :- Sữa trong bầu vú của bò, nhưng nếu tay người
vắt bẩn thì sữa sẽ bị bẩn. Phải rửa sạch bầu vú bò và tay
người vắt, và xô đựng sữa. Sữa phải được đun lên
và bỏ vào bình chứa sạch sẽ, có nắp sạch.
Dùng nước sạch nếu làm sữa bơ hoặc các sản phẩm từ
sữa khác, và dụng cụ đựng cũng phải sạch sẽ.
2 Nước :- Nếu được, đừng dùng nước từ suối hoặc
sông. Dùng nước từ giếng, hoặc vòi nước uống.
Dùng nước sạch không vẫn chưa đủ. Bình đựng
nước cũng phải sạch sẽ và có nắp khít. Cuối
cùng, ly, cốc, đĩa,.. để uống nước cũng phải sạch.
5 3 Trái cây :- Trên cây thì trái cây sạch, nhưng khi
đã hái xuống rồi thì sẽ bị dơ. Trước khi ăn phải rửa
sạch trái cây, nếu cần thì gọt vỏ
.
4 5 Hạt và Đậu đỗ :- các hạt và đậu đỗ đã
nấu nếu không che đậy sẽ bị dơ. Các dụng cụ
dùng để chuyển, phục vụ thức ăn mà dơ thì
cũng có thể làm thức ăn bị dơ. Phải giữ cho
dụng cụ cách mặt đất.
6 Rau :- Giống như phần 4 & 5 ở trên, rau cũng có thể
bị bẩn. Nếu đã dùng hóa chất trong vườn, thì phải rửa rau
kỹ trong nước. Các loại rau như củ cải,
cà rốt, thì là thường được ăn sống, nên
phải được rửa kỹ trong nước sạch. Chén đĩa dùng để ăn
phải rất sạch. Chày và cối để làm dưa muối cũng phải
sạch sẽ (xem trang 13)
6
6 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 7
vi khuẩn
phóng
đại
Vi khuẩn thích nơi dơ bẩn, tối, ẩm ướt
nên nếu chúng ta muốn bảo vệ không bị chúng
làm hại, thì nồi niêu, quần áo, giường, đệm,..
phải sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng. .
Trước và sau khi nấu ăn hay ăn, phải rửa tay.
Sau khi chạm tay vào tóc, động vật (gia súc,
thú cưng), đất, … và trước khi chạm vào thức
ăn, hay đồ đựng thức ăn, phải rửa tay.
Thức ăn phải luôn được đậy khi chưa ăn đến.
Không nên ăn thức ăn đã để lâu, trừ khi cho gà
ăn! Nếu tay bị thương thì phải dùng xà bông
để rửa và đậy điệm lại. Không được khạc nhổ
trong nhà bếp, hoặc nếu có thể thì không được
nhổ bất cứ đâu trong nhà, sân. Nếu để ý tất cả
những điều này thì các vi khuẩn độc hại không
thể vào làm hại cơ thể chúng ta.
Bạn thấy có bao
nhiêu lỗi trong bức
tranh này?
Trong một
ngôi nhà dọn
dẹp cẩn thận,
nồi niêu và
nhà bếp rất
sạch sẽ.
Hãy xemVi khuẩn
Vi khuẩn là những cấu trúc nhỏ xíu mắt thường
không nhìn thấy được.
Những tổ chức nhỏ xíu này có thể có lợi hoặc có hại. Nếu
trong đất không có các vi khuẩn này thì sẽ không có mùn, và
trong dạ dày nếu không có vi khuẩn thì chúng ta không thể
tiêu hóa thức ăn.
Thông thường, các vi khuẩn có lợi sống
trên các vật thể chết, phá hủy và phân hủy
chúng, nên giúp đỡ trong việc tiêu hóa cho rễ
cây. Đối với các vi khuẩn có hại, chúng sống
trên mô sinh vật sống và phá hủy chúng. Nếu
vi khuẩn có hại lọt vào vết thương, hay dạ dày,
chúng ta sẽ có thể bị ốm nặng.
CCáácchh ggiiữữ nnhhàà
ccửửaa ssạạcchh ssẽẽ
Nhà bếp sáng, sạch
sẽ, khô ráo thì ít sợ
bệnh tật hơn
Cái rổ để đựng nồi
làm từ nguyên liệu
trong vùng.
Chày phải được
che lại khi
không dùng.
Bìnhchứanướcphảiluôn
luônđượcđậy.Chữtrên
tườngviết“Luônđậynắp”
bằng tiếng Nepal
Và dùng cách này
để đổ nước ra
Đất có thể lọt vào cối
xay nên cũng phải
che đậy cối.
8 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 9
Trong một ngôi nhà quản lý tốt
Nồi niêu được
rửa sạch,
cất đúng chỗ
Thức ăn
được đậy,
cất đi
Chày và cối
được che và cất
đi
Sàn nhà sạch, mới
được láng xi mặng,
hoặc quét sạch
Dụng cụ làm vườn
làm sạch sẽ, cất
đúng chỗ
LLààmmssaaoo giữ nhà cửa
sạch sẽ?
Không khó để lau dọn và quản lý nhà cửa. Sau đây là
vài việc bạn cần chú ý để giữ nhà cửa sạch sẽ.
1. Cất xoong nồi gọn gàng :- Xoong, nồi, đĩa,.. phải được cất
trong tủ chén, giá hoặc rổ đan và để trong góc bếp. Bình chứa
nước phải để ở nơi sạch, dễ dùng trong hoặc gần nhà bếp.
Miệng bình phải được che đậy bằng nắp. Cối và chày phải
được rửa sạch và cất đi sau khi sử dụng.
2. Cất liềm, dụng cụ đào đất, dây thừng,..:- liềm, dụng cụ
đào, dây thừng,.. phải được cất giữ ở một nơi dễ thấy và dễ
đến cho mọi người (trừ trẻ nhỏ)
3. Cất quần áo đi:-quần áo,
chiếu, vải trải giường,.. phải
được cất xa nhà bếp nếu không
bụi và khói sẽ làm bẩn Trươngtự,
đểtránhbụitừquầnáo,ragiường..
dínhvàothứcăn, phải cất thức ăn
vào chỗ riêng, như trong tủ chén
hay giá.
10 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 11
12 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 13
Bìnhchứanước
Nước uống phải luôn được giữ sạch sẽ. Nếu nước bị bẩn
sẽ gây đủ thứ bệnh như tiêu chảy, đau bụng, cảm lạnh, cúm,
giun sán…Rất nhiều loại đất cát có thể lọt vào bình chứa nước
không đậy. Khi quét nhà, bụi có thể lọt vào bình chứa nước.
Khi uống nước có thể gây bệnh. Phải để ý vài việc để giúp
chúng ta không
bị các bệnh này.
Ví dụ, bình chứa
nước phải luôn
được đậy kỹ.
Nắp bình có thể
tự làm được.
Đo kích thước
nắp bình
chứa, rồi làm
từ gỗ hoặc vỏ
cây dày để
khít vào miệng bình. Làm một sợi dây để cột nắp vào bình.
Hoặc dùng một cái đĩa hoặc chén để đậy. Không bao giờ để
nắp bình trên sàn nhà nếu không sẽ bị bẩn, và bụi bặm sẽ lọt
vào nước trong bình.
Chày và cối
Chày và cối dùng nhiều lần trong ngày trong nhà bếp.
Sau khi dùng xong, phải rửa nó sạch và cất vào chỗ sạch sẽ.
Sau khi dùng, ví dụ để nghiền gia vị muối dưa, mà không đậy
vào thì khi ta quét nhà cửa, làm các việc khác, bụi bẩn có thể
dính vào nó. Ta cũng có thể mang bụi bẩn từ ngoài vào nhà.
Bụi và cát chứa vi khuẩn độc hại. Nếu chày và cối không rửa
đi thì vi khuẩn có thể truyền vào gia vị khi chúng ta giã
chúng. Vi khuẩn có thể gây bệnh như tiêu chảy, lỵ, giun sán
và các bệnh khác. Do vậy nên có thói quen rửa cối và chày
sạch sẽ trước khi dùng. Sau khi dùng cũng rửa với nước sạch,
để khô ráo và cất đi sau khi đã đậy hoặc dựng chày thẳng, dựa
vào tường. Nếu không thể vì cối lớn quá, thì có thể dùng một
cái nắp lớn, chén lớn, bịch nilong, vải sạch hay tấm phên để
đậy lên.
Nếu chú ý các điểm trên, có thể bảo vệ ta khỏi nhiều
bệnh nguy hiểm.
!
14 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 15
Trong mùa gió mùa, có nhiều mưa hơn, và có sình lầy,
nhà nông cũng bận rộn hơn, mọi nơi cũng dơ hơn. Ta nên
đặc biệt chú ý đến vệ sinh vào thời điểm này so với các thời
gian khác trong năm.
Phòng bệnh thì dễ hơn và đỡ tốn kém hơn
chữa bệnh. Hãy chú ý!!
Nếu không
giữ nhà cửa sạch
sẽ, ta có thể gặp
nhiều vấn đề về sức
khỏe. Cơ thể khỏe
mạnh thì làm việc
nhà cũng dễ hơn.
Nếu lúc nào cũng
ốm, làm sao có thể
quản lý nhà cửa
được?
Các chú ý khác
Æ
Kinh
nghiệm
nhà nông
Bà Atimaya
Sunuwar
Đến từ Nepal, quận
Surkhet, Gumi
VDC, làng
Ratadada và là
thành viên của
nhóm phụ nữ
“Hariyali”, bà
Atimaya Sunuwar
đã thấy các ích lợi
của việc giữ vệ sinh
nhà cửa. Hãy xem
bà nói gì
Bà Atimaya Sunuwar
Năm 1998, tôi
trở thành thành viên của nhóm phụ nữ địa phương, tôi
học được nhiều thứ lắm. Nhưng tôi bắt đầu với việc giữ
nhà cửa sạch sẽ. Tôi dùng một cái chén để đậy bình
nước lại, và rửa hàng ngày. Tôi rửa sạch, đậy điệm nồi
niều để chúng không bị dơ. Tôi luôn luôn rửa cối và
chày. Mấy việc này dễ làm và chỉ khó nếu bạn chưa
quen thôi. Cũng tương tự đối với việc rửa và cất liềm và
dụng cụ đào đất. Tôi quét cát bụi trong nhà ra ngoài và
cho vào hố quét. Ngoài việc giữ nhà cửa sạch sẽ, thì còn
dùng vào việc làm phân ủ nữa. Có rất nhiều ích lợi từ
việc giữ cho nhà cửa sạch sẽ. Nếu ta không giữ được
cho chúng ta sạch sẽ thì chúng ta có thể làm được việc
gì khác nữa chứ?
Gunicatio
Các chủ đề liên quan giữ vệ sinh
nhà cửa
!ĐĐọọcc ttiiếếpp!
Chương về lò cải tiến
Ở Nepal 95% hộ gia đình dùng củi đốt để nấu
ăn. Mọi người đều biết sự độc hại khi hít khói
bếp. Hãy xem một cách để cái tiến lò.
Chương về Khẩu phần và Dinh dưỡng
Khẩu phần ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể phòng
nhiều bệnh. Chương này cho các thông tin về
các ích lợi của nhiều loại thức ăn.
Chương vềNước Thải
Chương này cho thông tin về cách tưới nước cho
vườn từ nước thải trong nhà
Chương về Hố Quét
Với các thông tin về việc làm phân ủ tốt từ rát
quét từ trong nhà và sân
Chương về Hố xí
Mỗi người có trách nhiệm nhà vệ sinh đúng
cách. Thông tin về cách làm và sử dụng hố xí
có trong chương này.
TheFarmers'Handbook-"InsideTheHouse",Chapter4-ImprovedStove
Thế nào là
LLòò ccảảii ttiiếếnn??
Lò cải tiến của bà Chitramaya
Gharti-Magar, quận Surkhet,
Nepal
Lò là trái tim của
một gia đình. Lò
sẽ biến các sản phẩm
từ đồng ruộng thành
những món ăn ngon
lành và bổ dưỡng.
Một cái lò được coi sóc
tốt cũng làm được
nhiều thức khác. Nếu
lò không tốt, khói sẽ
gây ra các vấn đề về
sức khỏe và phải dùng nhiều củi hơn. Chương này sẽ
giới thiệu một phương pháp hữu ích để giải quyết các
vấn đề này, giúp cải tiến nhà bếp, tiếp theo là gia đình.
Phương pháp này gọi là lò cải tiến. Lò cải tiến làm
từ vật liệu trong vùng nên sẽ rẻ, giúp loại bớt khói khỏi
nhà bếp, dùng ít củi hơn.
lại làm Lò Cải
Tiến?
Sự khác biệt giữa lò truyền thống và lò cải tiến
Lòtruyềnthốnghaykiềngbachân Lò cải tiến
4. Phải dùng kiềng ba chân
5. Khói bị giữ lại trong bếp
6. Khói gây hại sức khỏe
7. Đồ bếp bị muội than
làm dơ
8. Trẻ nhỏ có thể ngã vào
lửa
9. Nồi bị ám muội than
10. Giócóthểlàmlửaphạtđi
3. Chỉ nấu được một món
1 lúc
1. Dùng nhiều củi
2. Thức ăn lâu chín
1. Dùng ít củi
2. Nấu chín thức ăn nhanh hơn
3. Nấu hai món một lúc
4. Không cần kiềng ba chân
5. Khói đi ra ngoài
6. Không gây hại cho sức khỏe
7. Nhà bếp sạch sẽ
8. Không sợ trẻ em ngã vào
lửa
9. Nồi ít bị ám muội than
10. Không sợ gió phạt lửa
11. Không thể làm kiềng ba
chân từ vật liệu trong vùng 11. Làm từ vật liệu trong vùng
12. Thức ăn nguội nhanh 12. Thức ăn nóng lâu hơn
2 The Farmers' Handbook, "Inside The House"
Có vài điểm yếu ở lò cải tiến là-
1. Không dùng củi to
3.Cần phải bảo dưỡng lò và thường xuyên phải
để khói vào bếp (xem trang 22 để biết thêm
thông tin)
2. Lòtỏaraítánhsáng,và nhiệtvàobếp
Các phương pháp khác để giảm lượng củi
Khi nấu ăn, đậy nắp để giảm lượng củi
dùng đồng thời giữ dưỡng chất lại
trong thức ăn.
Một phương pháp khác nhằm giảm lượng củi đốt gọi là
"Hộp rơm". Có thể làm từ một cái giỏ, hoặc một cái hộp nhét
đầy rơm thật chặt như hình dưới đây. Khi thức ăn (như gạo,
đậu đỗ, rau…) nấu trên lò bình thường vừa sôi thì lấy nồi ra,
bỏ vào hộp rơm, rồi đậy kỹ. Ở đây không có lửa, nhưng thức
ăn vẫn được nấu chín từ từ vì nhiệt được giữ lại trong hộp. So
với nấu trên lò bình thường, sẽ lâu hơn khoảng 20-30 phút.
Sau một lúc, lấy nồi ra và thức ăn đã ăn được.
đậy lại bằng một cái nắp
rơm
vải
nắp nồi
thức ăn bên trong (vừa mới sôi)
rơm
Giỏ hoặc hộp
Chapter 4 - Improved Stove 3
TTạạii ssaaoo
Chapter 4 - Improved Stove 5
LLààmmssaaoo đểlàmlòcảitiến?
Những việc cần chú ý khi làm lò cải tiến
· chuẩn bị mọi vật liệu trước;
· vẽ trước chiều cao của bếp;
· thiết kế lò tùy theo nhu cầu của gia đình;
· phải có chỗ để làm vệ sinh lò
· lỗ thoát khói phải không nằm ở hướng có gió thổi vào
Vật liệu cần thiết để làm lò cải tiến
chén
dây
dụng
cụ đào
đất
đá
khuôn làm
gạch (xem
trang 8)
nồi nấu
ăn
rơm
hoặc
trấu
Tác giả chương này: Ông Laxman
Rana
Nhóm dịch vụ cộng đồng,
Dahachaur 4, Surkhet, Nepal
4 The Farmers' Handbook, "Inside The House"
Làm lò cải tiến
Một lò cải tiến dùng một ống khói để dẫn khói ra khỏi
bếp. Có 2 cách để làm ống khói:
1. Làm gạch từ bánh bùn
2. Làm gạch với khuôn gỗ
Trên cái lò này, có
thể làm bánh mì
dẹt không men
trên miệng lò, mà
khói vẫn đi ra
ngoài được
1. Làm gạch từ bánh bùn
Trong cách này, chỉ cần dùng đất sét, rơm hoặc trấu,
nước và một cái chén nhỏ.
Đầu tiên, trộn đất sét và trấu, hoặc rơm đã cắt thành
đoạn dài 5cm, với nước để làm một hỗn hợp hơi cứng như
bột bánh.
6 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 7
LLààmm ggạạcchh ttừừ bbáánnhh bbùùnn
1 Bánh nên có đường
kính là 20.3 cm
2 Chén nên có đường kính
10.16cm
3 Úp ngược
chén xuống
bánh bùn,
nhấn xuống
như thế này
làm 30 đến 35
cái bánh thế này
5 Như vậy là sẽ
có những cái bánh
có cùng hình dạng
và kích thước lỗ
2. Làm ống khói vói khuôn gỗ
Vật dụng cần thiết để làm khuôn
1 cái
đinh
7.5cm
thước dây
18 đinh 5cm
Một
miếng
gỗ tròn
búa
timber
saw
Dài 1.2-1.5m, rộng 17.7cm,
dày 1.2-2.5cm
4 Chiếc chén úp
ngược xuống sẽ
cắt cái bánh
Cắt gỗ thành các
miếng như sau
1
miếng
2 miếng dài 17.7cm, rộng 10.16cm
Một làng chỉ cần 1 khuôn
8 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 9
Nối 2 miếng gỗ bằng
đinh như thế này
Cưa 2 miếng gỗ như
trong hình
dài 38.1cm, rộng
10.16cm
Nối mấy miếng
gỗ với đinh
như trong
hình
Để khúc gỗ tròn vào
khuôn
đường
kính
10.16cm dài 7.6
cm
Ở mặt kia của
đáy khuôn, vẽ
đường chéo để
tìm tâm
Giữ khúc gỗ tròn
ở bên kia, đóng
đinh dài vào để cố
định khúc gỗ
Làm gạch trong khuôn
· trộn đất sét, trấu hoặc rơm, nước
· rửa khuôn thật sạch
· rắc một ít trấu hoặc rơm vào khuôn để nó dính vào
gỗ ướt
Đổ hỗn hợp đất
sét vào khuôn
10 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 11
Lật ngược
khuôn lại, gõ nhẹ
Để gạch trên
sàn, rồi nhấc
khuôn lên
Cầnlàm12-13
viêngạchnhư
thếnàyđểlàm
ốngkhói
Làm 1 viên gạch không có lỗ
để làm nóc của ống khói
Làm 2 viên
gạch giống thế
này
khuôn để
làm ống
khói
trấu hoặc rơm
đã cắt nhỏ
Trấu hoặc
rơm đã trộn
thành bột
dày
1
2
3
Vạt bằng lớp đất sét
thừa đi
CCáácchh llààmm llòò ccảảii
ttiiếếnnHHããyy xxeemm
The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove12
6
5
4 Rửa khuôn
Ấn hỗn hợp
đất sét, rơm
vào khuôn
12-13 viên
gạch này
2 viên
như thế
này
1 viên
không có
lỗ
Gạch làm ống khói sau
khi đã gỡ khỏi khuôn
7
Bắt đầu
làm lò
Bắc đá
ngang
trên chỗ
cho củi
Khói
ra từ chỗ
này 8
Làm lò, để lỗ để
đặt nồi lên, và
đường thoát
khói
Các viên
đá bắc
ngang
Mũi tên đỏ
chỉ đường đi
của khói
Mũi tên vàng
cho thấy khoảng
không trống bên
trong lò
13
14 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 15
Lỗ đặt nồi
9
Lỗ thoát khói
Có chỗ để
nồi
Cho củi vào đây
Làm ống khói với
gạch đã làm từ
khuôn (hoặc bánh
bùn)
Sau khi đã trát vữa,
để lò khô và sau
đó có thể dùng
được
Sau đây là các hình vẽ minh họa
quá trình làm lò
Đầu tiên, ước
lượng một vị trí
tốt nhất để xây lò,
định ra mình
muốn dùng nồi
nào, loại gạch nào
để làm ống khói
10
Nếu dùng bánh bùn để làm ống
khói, thì dùng nó để đo đạc
11 Đánh dấu vị
trí theo các
kích thước đã
đo
Đánh dấu chỗ cho
củi, miệng lò,
đường khói
16 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 17
Làm thành lò theo
kích thước đã đo
Thanh sắt
Nếu có thì dùng một thanh sắt. Để
nó trong lỗ đặt nồi nên nồi nhỏ cũng
đứng được
Tiếp tục
làm
thành lò
Xong các chỗ
để nấu
Phía trong lò
trông như thế
này Làm một cái gờ
nhỏ bên dưới lỗ
đặt nồi thứ hai
để lửa liếm
thẳng vào đáy
nồi
Đây là phía
trong lò khi có
lửa cháy
Giữa cái gờ và
đáy nồi cách
nhau khoảng
4cm
s o e goi g
cái gờ bằng đất sétlửa cháy trong
lò
Chú ý: nồi phải lọt vào trong lỗ (xem trang 22)
khói thoát
ra
18 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 19
Dùng một sợi dây
để đo lỗ thoát ra
ngoài
Đầu tiên
là gạch
làm ống
khói
Để các
viên gạch
ống khói
thế này
Nếu dùng gạch bánh bùn,
trông sẽ như thế này
Sau khi để 12-13
viên gạch thì đã
đến được cái lỗ
trên tường
Cách
xếp 3
viên
gạch
trên
cùng
(xem
trang 20)
Sau khi đã để 3
viên trên cùng, lỗ
ống khói và lỗ
thoát ra ngoài sẽ
khớp với nhau
1
3
2
3
2
1
20 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 21
Dưới đây là cách đặt 3 viên trên cùng
Cận cảnh
viên 1
Cận cảnh
viên 2
Viên 2
Lỗ hướng ra ngoài
Cận cảnh
viên 3
Viên 3
Cuối cùng, trát
vữa, rồi để khô.
Như vậy là dùng
được rồi.
Viên 1
22 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 23
Các chú ý khi dùng lò
Hình này cho thấy lò được
dùng đúng cách-nồi lọt vào
trong lỗ, nên lửa tiếp xúc
nhiều, khói thoát ra được.
Hình này cho thấy cách dùng
sai – nồi không lọt sâu vào
trong lỗ, lửa không đến được
nồi. Mất thời gian để thức ăn
chín. Đây là do bạn dùng sai
kích thước nồi khi làm lỗ
Nếu dùng sai nồi để làm lỗ đá hoặc đất sét
thì như trong hình, để 3
cục đá nhỏ dưới nồi để đưa lửa
lên tiếp xúc đáy nồi.
Nhưng làm vậy sẽ có nhiều
khói ra bếp hơn.
Một cái lò nếu làm tốt, và dùng đúng cách sẽ không để
khói thoát ra trong bếp. Nhưng vì vậy làm mất đi công dụng
của khói là diệt trùng, nên vì vậy sẽ có thể gây hư hại gỗ, ngũ
cốc và hạt bảo quản trong nhà bếp. Khói sẽ bảo vệ gỗ khỏi
các loại sâu hại này. Do đó cách vài ngày nên để khói bay
trong bếp.
Làm vệ sinh lò
· kiểm tra xem khói có bay lên không
· kiểm tra xem thức ăn nấu nhanh hay chậm
· cách tuần, hoặc cách 2 tuần, vệ sinh ống khói (như hình sau)
· trát vữa lên bề mặt lò hằng ngày (không dùng phân)
· đo xem mất bao nhiêu củi
2 tuần 1 lần, dùng que có
bọc vải 1 đầu để làm sạch
ống khói
3
1
2
que
bọc Mở lò để loại bỏ cát đất,
vải muội than
4
Lau từ bên
ngoài nữa
Trát
vữa
nica
'
i
KKiinnhh nngghhiiệệmm
nnôônngg ddâânn
Bà Chitramaya
Gharti Magar
Bà Chitramaya
Gharti Magar
Từ Nepal, quận Surkhet,
Dahachaur - 4, thành viên của
"Ritu Laligurans" và nhóm
phụ nữ "Hariyali", bà
Chitramaya Gharti Magar vừa
làm một cái lò cải tiến. Hãy xem
bà nói gì
Khói ảnh hưởng đến sức
khỏe người nhà, nên chúng tôi
cần phải cho nó ra ngoài. Lò cải
tiến dùng ít củi hơn, nên chúng
tôi cũng đỡ được thời gian đi tìm
củi, mà lại bảo vệ rừng.
Để làm lò, cần có đá, đất sét, trấu, khuôn để làm ống khói,
vậy thôi. Trong làng chưa có sẵn khuôn, nên tôi dùng một
cái chén để làm 35-36 cái bánh bùn. Khuôn cũng tốn nhiều
đất sét hơn. Làm bánh bùn tốn ít đất sét hơn và không cần
khuôn. Nên tôi quyết định dùng cách này. Lò của tôi không
còn khói ra nữa, tốn ít củi hơn. Thức ăn nấu xong giữ ấm
lâu hơn trên lò, không có ruồi, thức ăn không bị khét. Và nồi
không bị dính muội than. Tôi muốn dạy những người khác
trong làng cách làm lò.
Farmers’Handbook,“InsidetheHouse”,Booklet5,HayBox
Ngày nay nhu cầu lớn là
bảo tồn, tái chế và sử dụng tài
nguyên một cách hiệu quả, và tiết
kiệm nước. Có nhiều loại lò đã
được phát triển và hướng dẫn trên
thế giới, để tiết kiệm nhiên liệu
khi nấu ăn
Một phương pháp nấu ăn
tiết kiệm nhiên liệu là Hộp Rơm.
Thức ăn như cơm, đậu đỗ và rau
sẽ được nấu trên bếp lò truyền
thống, rồi sau đó được bỏ ngay
vào trong một cái hộp được nhét
đầy rơm, rồi đậy lại. Thức ăn sẽ
tiếp tục được nấu dù đây không
phải là bếp, vì vẫn còn đủ nhiệt
trong nồi để nấu thức ăn, còn cái
hộp và rơm sẽ giữ nhiệt ở lại
trong hộp. Sau một lúc ta lấy nồi
ra và thức ăn sẵn sàng.
Trong tập này chúng tôi sẽ
mô tả cách làm và cách sử dụng
một thùng rơm từ vật liệu trong
vùng, để tiết kiệm nhiệt liệu. Nồi cơm chín được lấy
ra khỏi hộp rơm
Thế nào là
Hộp Rơm?
Booklet 5 - Hay Box
Lại dùng
hộp rơm?TTạạii ssaaoo
· Nấu chin thức ăn với ít nhiên liệu hơn (gỗ, dầu lửa, ga,
điện,..)
· Thức ăn sôi trong thời gian ngắn nên sẽ
giữ được nhiều vitamin
· Nồi ít tiếp xúc với lửa hơn nên dùng
được lâu hơn
· Tiết kiệm thời gian nấu ăn, nên dùng
thời gian cho việc khác được
· Hộp rơm làm từ vật liệu trong vùng
·Tốn ít thời gian để làm và rất đơn giản
Sau khi thức ăn trong nồi đã sôi trên lò truyền thống,
các vật liệu được nhét chặt trong hộp rơm (rơm, cỏ khô, len,
bông,..) sẽ giữ nhiệt đủ để thức ăn chín. Sẽ mất lâu hơn từ
10 đến 20 phút so với dùng lửa trực tiếp. Bằng cách này, khi
cơm vừa sôi sẽ được nhét vào hộp rơm, rồi đậy lại. Nồi cơm
sẽ tự nấu tiếp, và lâu hơn 20 phút so với nấu trên lửa thông
thường, thì nó sẽ chín .
Ích lợi của Hộp Rơm Bạn có thể tự làm hộp rơm để dùng. Không cần đến kỹ thuật
gì đặc biệt cả. Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách dùng một
cái giỏ tre để làm cái hộp. Nhưng thay vì vậy, bạn có thể
dùng hộp gỗ, hộp các tông hay một cái tủ lạnh cũ, hay cái
thùng phuy cũng được. Kích thước của cái “hộp” nên rộng
hơn từ 10 đến 15cm so với độ rộng của cái nồi. Vì ở Nepal
đâu đâu cũng có giỏ tre nên chúng tôi dùng luôn.
Giỏ tre
(“hộp")
Vật liệu cần thiết để làm hộp rơm
Để làm
hộp rơm?LLààmmssaaoo
Khănmặt
hoặcchăn
Nấp
hộp
Nồi nấu
Rơm/cỏ
khô (hoặc
len, bông )
Tác giả chương này
Chris Evans, tư vấn,
Nhóm nông nghiệp bền vững Himalayan
Permaculture, Nepal www.designedvisions.com
2 The Farmers’ Handbook “Inside the House” 3
Rơm hay cỏ khô sẽ được nhét thật chặt vào trong hộp hay bất
cứ vật chứa nào bạn có. Khi nhét đồ vào thì bạn nhớ để đủ
chỗ để nồi. Để lại một ít rơm để phủ lên nồi nữa. Để sẵn một
cái khăn hoặc chăn. Giờ cái hộp đã sẵn sàng cho bạn dùng.
Thay vì rơm bạn có thể dùng cỏ khô, len hay bông.
Khi cái hộp đã xong, bạn có thể bắt đầu nấu ăn trong bếp.
Cứ nấu như thường lệ, như cơm, rau,.. trên lò thông
thường.
Trong hình trên 4 trang tiếp, bạn sẽ thấy ví dụ nấu cơm trong
hộp rơm. Nhưng bạn có thể dùng cho bất cứ thức ăn nào,
miễn là nó đã được đun sôi trên lò thường. Khi nó vừa sôi thì
bạn đem vào để trong hộp rơm.
4 The Farmers’ Handbook “Inside the House” Booklet 5 - Hay Box 5
Nhét thật chặt rơm vào
trong giỏ tre. Có thể
dùng cỏ khô, len hay
bông thay cho rơm.
Cách làm
HHããyy xxeemm CCáácchh llààmm hhộộpp
rrơơmm
Khi nhét vào,
để khoảng
trống vừa cho
một cái nồi.
2
1
3
Nhét thêm nhiều rơm
lên trên để phủ kín nồi
4
Trong bếp ,
bắt đầu nấu
thức ăn như
thường lệ
6 Bọc nồi
thật kín
trong
chăn hay
khăn
Bỏ nồi đã
bọc lại ở
giữa hộp
đã nhét
rơm
Thức ăn sẽ bắt đầu
sôi trong vài phút.
Đậy nồi lại, bỏ ra
khỏi bếp
Dùng bao tải hay chăn
phủ lại
l t -e ar ers’ a dbook “I side t e
o se”
6 TThhe FFarmmers’ HHanndbook “Innside thhe HHouuse” BBooookkleet 55 - HHaayy BBooxx 7
5
8
7
9
Cuối cùng, để
một vật nặng
như cục đá lên
trên nắp
Cơm nấu chín
rất ngon
Trong 20-30 phút
thức ăn trong nồi tự
nấu chín. Sau đó
bạn có thể bỏ thức
ăn ra khi muốn ăn
Cách dùng
hộp rơm
Thức ăn sẽ tự nấu bên trong
hộp trong 20-30 phút. Sau đó bạn
có thể lấy ra để ăn, hoặc để đó 3-4
tiếng đến khi bạn muốn ăn, và thức
ăn vẫn còn ấm.
Nắp hộp
Rơm, cỏ khô…
Chăn
Năp nồi
Thức ăn vừa sôi
Rơm, cỏ khô,..
Rổ hay hộp
Sau một lúc, thức ăn trong nồi sẽ bắt đầu sôi. Lúc đó
phủ cái nồi lại và nhấc ra khỏi bếp. Rồi bọc nồi trong một cái
khăn dày hay chăn, bỏ vào giữa hộp rơm. Phủ thêm với nhiều
rơm nén chặt để đầy cái hộp. Đậy nắp, rồi để một vật nặng
lên trên nắp.
BBảảoo ddưưỡỡnngg
10
11
12
e ar ers’ a dbook “I side t e
o se”
8 TThhe FFarmmers’ HHanndbook “Innside thhe HHouuse” Booklet 5 - Hay Box 9
Thức ăn trong hộp
nhét chặt rơm sẽ giữ ấm rất
lâu. Nguyên lý cũng giống
như khi bạn giữ nước trà đã
hãm trong phích nước
Một lợi ích khác của hộp rơm là vì thức ăn không bị sôi
lâu nên không bị mất nhiều vitamin, thức ăn dinh dưỡng
hơn.
Để nắp nồi khi
nấu sẽ tiết kiệm
nhiều nhiên liệu
và dưỡng chất.
Một cách khác để tiết kiệm nhiên liệu
Trách nhiệm
của ai ?
Thức ăn
ngon & Gia
đình khỏe
mạnh
KKiinnhh nngghhiiệệmm
nnôônngg ddâânn
æ Tôi thấy hộp rơm rất dễ làm
và rất tiện lợi. Tôi nấu cơm rồi
ra đồng hay lên rừng và khi tôi
thấy đói, về nhà là cơm đã chín rồi, nóng hôi hổi
trong hộp rơm. Tôi nấu cơm trong nồi, gạn bớt nước
dư, bọc cái nồi trong vải dày, bỏ vào hộp rơm, và
trong khoảng nửa tiếng là cơm chín. Tôi cho rằng nó
tiết kiệm lượng củi mà tôi dùng để nấu rau mỗi bữa
ăn. Tôi rất thích mấy cách làm như vầy, vì nó làm
cuộc sống tiện lợi hơn, lại bảo vệ môi trường.
Từ quận Humla, thủ đô Simikot
Bà Shivakala Rokaya là một
thành viên của nhóm Trồng rau
Jolimungra. Bà vừa làm một cái
hộp rơm, hãy nghe bà kể.
Bà Shivakala Rokaya
Bà Shivakala
Rokaya
10 The Farmers’ Handbook “Inside the House” Booklet 5 - Hay Box 11
GrihasthiCommunications
!ĐĐọọcc ttiiếếpp !
Các chủ đề liên quan đến hộp rơm
Chương
Hộp rơm
Khẩu phần và
dinh dưỡng
Chương về lò
cải tiến
Ở Nepal 95% hộ gia đình
dùng củi để nấu ăn. Mọi
người đều biết khi có quá
nhiều khói sẽ gây ảnh
hưởng thế nào, nhưng chưa
có cách giải
quyết. Hãy
xem một
cách rất dễ
và hữu hiệu
nhé.
Có nhiều bệnh có thể
ngừa được nhờ một
khẩu phần ăn dinh
dưỡng. Chương này
cung cấp thông tin về
các ích lợi
của các
nhóm
thức
ăn khác
nhau.
Chương này có các thông tin hữu ích về hộp rơm.
Phương pháp này cũng có liên quan đến các phương pháp
khác. Hãy đọc thê, học và thực hành từ các chương liên
quan để có được lợi ích lớn nhất.

More Related Content

Similar to Farmers Handbook 1

Hướng Đến Vẻ Đẹp Bền Vững - Xu Hướng Hiện Nay
Hướng Đến Vẻ Đẹp Bền Vững - Xu Hướng Hiện NayHướng Đến Vẻ Đẹp Bền Vững - Xu Hướng Hiện Nay
Hướng Đến Vẻ Đẹp Bền Vững - Xu Hướng Hiện Naythammymisstram
 
Chia sẻ bài thuốc dân gian "kỳ quái": ăn nhện nướng chữa đái dầm
Chia sẻ bài thuốc dân gian "kỳ quái": ăn nhện nướng chữa đái dầmChia sẻ bài thuốc dân gian "kỳ quái": ăn nhện nướng chữa đái dầm
Chia sẻ bài thuốc dân gian "kỳ quái": ăn nhện nướng chữa đái dầmBảo Niệu Đức Thịnh
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...NguynOanh62
 
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ EmCẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ EmHoccovua.vn
 
259536258 rượu-bầu-đa
259536258 rượu-bầu-đa259536258 rượu-bầu-đa
259536258 rượu-bầu-đaTATHIQUYEN1
 
Chế độ ăn thực dưỡng
Chế độ ăn thực dưỡngChế độ ăn thực dưỡng
Chế độ ăn thực dưỡngTKT Cleaning
 
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ dền có tốt không.docx
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ dền có tốt không.docxMẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ dền có tốt không.docx
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ dền có tốt không.docxnhatspagiambeochamso
 
PPT Giới thiệu cây Chùm ngây/ Moringa_của tổ chức Tree For Life
PPT Giới thiệu cây Chùm ngây/ Moringa_của tổ chức Tree For Life PPT Giới thiệu cây Chùm ngây/ Moringa_của tổ chức Tree For Life
PPT Giới thiệu cây Chùm ngây/ Moringa_của tổ chức Tree For Life Bamboo Panda
 
Thực đơn gian cân | Venus Global
Thực đơn gian cân | Venus GlobalThực đơn gian cân | Venus Global
Thực đơn gian cân | Venus GlobalVENUS
 
Huong dan su dung_BlifeVN_8.2015
Huong dan su dung_BlifeVN_8.2015Huong dan su dung_BlifeVN_8.2015
Huong dan su dung_BlifeVN_8.2015Blife Viet Nam
 
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gapSoM
 
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPSoM
 
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadongTS DUOC
 

Similar to Farmers Handbook 1 (20)

Hướng Đến Vẻ Đẹp Bền Vững - Xu Hướng Hiện Nay
Hướng Đến Vẻ Đẹp Bền Vững - Xu Hướng Hiện NayHướng Đến Vẻ Đẹp Bền Vững - Xu Hướng Hiện Nay
Hướng Đến Vẻ Đẹp Bền Vững - Xu Hướng Hiện Nay
 
Chia sẻ bài thuốc dân gian "kỳ quái": ăn nhện nướng chữa đái dầm
Chia sẻ bài thuốc dân gian "kỳ quái": ăn nhện nướng chữa đái dầmChia sẻ bài thuốc dân gian "kỳ quái": ăn nhện nướng chữa đái dầm
Chia sẻ bài thuốc dân gian "kỳ quái": ăn nhện nướng chữa đái dầm
 
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...[123doc]   nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
[123doc] nghien-cuu-chiet-tach-va-xac-dinh-cac-thanh-phan-hoa-hoc-cua-dich-...
 
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ EmCẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
Cẩm Nang Sức Khỏe Bà Mẹ Trẻ Em
 
259536258 rượu-bầu-đa
259536258 rượu-bầu-đa259536258 rượu-bầu-đa
259536258 rượu-bầu-đa
 
Chế độ ăn thực dưỡng
Chế độ ăn thực dưỡngChế độ ăn thực dưỡng
Chế độ ăn thực dưỡng
 
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ dền có tốt không.docx
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ dền có tốt không.docxMẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ dền có tốt không.docx
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn củ dền có tốt không.docx
 
Vn opp 0908 all 2
Vn opp 0908 all 2Vn opp 0908 all 2
Vn opp 0908 all 2
 
Có thể bạn chưa biêt????
Có thể bạn chưa biêt???? Có thể bạn chưa biêt????
Có thể bạn chưa biêt????
 
Hazelnut là gì? Những điều chưa biết về hạt Hazelnut
Hazelnut là gì? Những điều chưa biết về hạt HazelnutHazelnut là gì? Những điều chưa biết về hạt Hazelnut
Hazelnut là gì? Những điều chưa biết về hạt Hazelnut
 
Thuc an nhanh
Thuc an nhanhThuc an nhanh
Thuc an nhanh
 
Oriflame - Cach To Chuc Hoi Thao Wellness by Oriflame
Oriflame - Cach To Chuc Hoi Thao Wellness by OriflameOriflame - Cach To Chuc Hoi Thao Wellness by Oriflame
Oriflame - Cach To Chuc Hoi Thao Wellness by Oriflame
 
PPT Giới thiệu cây Chùm ngây/ Moringa_của tổ chức Tree For Life
PPT Giới thiệu cây Chùm ngây/ Moringa_của tổ chức Tree For Life PPT Giới thiệu cây Chùm ngây/ Moringa_của tổ chức Tree For Life
PPT Giới thiệu cây Chùm ngây/ Moringa_của tổ chức Tree For Life
 
Thực đơn gian cân | Venus Global
Thực đơn gian cân | Venus GlobalThực đơn gian cân | Venus Global
Thực đơn gian cân | Venus Global
 
Sp nutrilite 1
Sp nutrilite 1Sp nutrilite 1
Sp nutrilite 1
 
Tpbs 2
Tpbs 2Tpbs 2
Tpbs 2
 
Huong dan su dung_BlifeVN_8.2015
Huong dan su dung_BlifeVN_8.2015Huong dan su dung_BlifeVN_8.2015
Huong dan su dung_BlifeVN_8.2015
 
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
1. dac diem tre nhu nhi & cac van de thuong gap
 
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
ĐẶC ĐIỂM TRẺ NHŨ NHI VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
 
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
07 chamsocsuckhoebandau cd hadong
 

More from Little Daisy

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Little Daisy
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhLittle Daisy
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfLittle Daisy
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănLittle Daisy
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnLittle Daisy
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Little Daisy
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Little Daisy
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoLittle Daisy
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmLittle Daisy
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuLittle Daisy
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnLittle Daisy
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoLittle Daisy
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết Little Daisy
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinhLittle Daisy
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếuLittle Daisy
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn Little Daisy
 

More from Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 

Farmers Handbook 1

  • 1. Inside the House Sổ tay nông dân + Hộp rơm Trong nhà
  • 2. Giới thiệu tập này ……………................. 1 Khẩu phần và Dinh dưỡng................... 2 Vệ sinh nhà cửa............................... 3 Lò cải tiến..................................... 4 Lò hộp rơm................................................ 5 Tác giả: Chris Evans, Ông Laxman Rana, Ông Bhuvan Khadka, Cô Hom Maya Gurung, Bà Deu Maya Rana, Cô Bal Kumari Giri, Ông Narayan Acharya, Bà Naomi Saville, Ông Satananda Upadhaya Biên tập, thiết kế, sản xuất: Chris Evans & Jakob Jespersen Dịch từ tiếng Nepal bởi Chris Evans Dịch sang tiếng Việt: Ngô Thị Tú Trung Kiểm duyệt: Mike Feingold, Margaret Evans, Ted Albins, Rupert Greville, Jakob Jespersen, Andy Langford, Looby Macnamara Hình: Jakob Jespersen, Chris Evans Tác giả hình ảnh được viết trong tập 5 Minh họa trang bìa: Ông Motilal Phauja Đánhmáy: Chris Evans Vi tính: Graphics Edge, Kathmandu Xuất bản: Chris Evans, Jakob Jespersen...... Nhà phân phối: .......... (xem trang 8 để biết địa chỉ) In ấn: Format Printing Press, Kathmandu...... Phiên bản đầu tiên (tiếng Nepal) in vào tháng 6 năm 2001, 7500 bản Phiên bản này......... Sổ tay Nông dân, ISBN 99933-615-0-X....... Tập 1 :ISBN 99933-615-1-8...... Sổ tay Nông dân mô tả các kỹ thuật làm nông nghiệp bền vững và đây là tập 2 trong 5 tập. Có 4 kỹ thuật trong tập này. Trong 5 tập có tổng cộng 44 kỹ thuật. Sổ tay Nông dân dùng cho giáo dục và nâng cao hiểu biết cũng như ứng dụng vào làm vườn thực tế. Có thể in để dùng cho các mục đích đó, nhưng hãy nhớ rằng photocopy sẽ làm ô nhiễm môi trường, đắt đỏ và sách sẽ không có chất lượng cao. Chủ đề Số thứ tự chương: Các chương tách nhau bằng một trang màu vàng Nội dung
  • 3. Đây là tập 1 trong 5 tập Sổ tay Nông dân. Tổng cộng có 40 kỹ thuật, và quyển này có 3 kỹ thuật. Trong tập này chúng tôi mang đến cho bạn đọc vài phương pháp áp dụng trong nhà. Tựa đề của các phương pháp bạn có thể xem ở trang “Nội dung”. .Cuốn sổ tay Nông dân này sẽ cung cấp các thông tin về phương pháp làm nông bền vững, và là tài liệu để thực hiện những chương trình xóa mù chữ. Bạn đọc xem thêm trong tập 5 của bộ sách này để biết thêm chi tiết. Trong tập 5 cũng có danh sách những từ khó và diễn giải. Mục tiêu Bối cảnh Đánh giá, phản hồi Mục tiêu chính của cuốn sổ tay này là nhằm giúp nông dân làm nông thành công hơn bằng cách cung cấp thông tin về các phương pháp đơn giản để giúp môi trường khỏe hơn, thay vì phá hủy nó, tạo ra sinh kế cho các thế hệ tương lai. Các kỹ thuật trong cuốn sổ tay này là kết quả nghiên cứu của các nông dân ở quận Surkhet và Jajarkot ở vùng Trung Tây Nepal. Chúng tôi tin rằng các phương pháp này cũng sẽ đúng cho nông dân các nước khác. Tuy nhiên, khí hậu, đất đai khác nhau trên thế giới và chúng tôi mong rằng bạn đọc sẽ thay đổi tùy theo vùng đất của bạn. Tương tự, cũng cần phải thay đổi loại cây theo từng vùng khí hậu, nhưng chức năng cây vẫn thế. Ví dụ, chương về Hàng rào sống mô tả cách dùng cây có gai để làm rào cản. Ở vùng vĩ độ thấp, vùng Tarai nóng ở phía Nam Nepan, "Babool" (Acacia nilotica) thích hợp cho việc này. Nhưng cây này sẽ không mọc ở vùng cao hơn. Ở đây, các loài như lê dại, cây mâm xôi dại, hắc mai biển cũng làm hàng rào sống rất tốt. Chúng tôi hoan nghênh các phê bình, góp ý, câu hỏi về các kỹ thuật trong cuốn sách này. Các đề nghị cải tiến sẽ được dùng trong các phiên bản sau và các ấn phẩm tương tự. Sổ tay Nông dân Giới thiệu tập này
  • 4. 3. Vệ sinh nhà cửa i Cấu trúc sổ tay Mỗi phương pháp được mô tả trong một chương. Tất cả phương pháp đều được mô tả theo cách sau: · "Cái gì? Định nghĩa phương pháp. · "Tại sao?" – Các lợi ích khi dùng phương pháp này · Phần chính là "Làm sao?" để thực hiện phương pháp. Các trang giữa của phần này sẽ có tranh màu. · Mô tả cách thực hiện, bảo trì, chăm sóc, quản lý, vận hành, · Sau đó, sẽ có phần phỏng vấn với nông dân có kinh nghiệm đã sáng tạo và áp dụng phương pháp. · Cuối cùng, thông tin về các chương khác có liên kết với phương pháp này. 4. Lò cải tiến Có một số thay đổi nhỏ cho cấu trúc này nếu cần thiết Cáckỹthuật 2.Khẩu phần và Dinh dưỡng 5. Lò thùng rơm
  • 5. Support for the production and printing of The Farmers' Handbook has come from Methodist Relief & Development Fund (UK), ActionAidNepal, MSNepal, GTZ Food for Work, Helvetas Nepal, Hill Agriculture Research Project (HARP), ICIMOD. email:- npg@earthcare.wlink.com.np Nepal Permaculture Group P.O.Box 8132, Kathmandu, Nepal Tel: +977-1- 252597 Hỗ trợ vốn Nhà phân phối và liên lạc chính Appropriate Technology Asia P.O. Box 8975 EPC 849 Kathmandu Nepal tel: +977 1 5549774 nepal@arasia.org.uk www.atasia.org.uk Permanent Publications The Sustainability Centre East MeonHampshire GU32 1HR tel: +44 1730 823311 info@permaculture.co.uk www.permaculture.co.uk Permaculture Association UK BCM Permaculture Association London WC1N 3XX Tel: +44 845 4581805 office@permacuture.org.uk www.permaculture.org.uk
  • 6. TheFarmers'Handbook-"InsideTheHouse",Chapter2-Diet&Nutrition Chúng ta cần khẩu phần thức ăn dinh dưỡng để sống, phát triển và phòng chống bệnh tật. Dinh dưỡng có trong nhiều loại thức ăn. Ai cũng muốn bản thân mình và gia đình mạnh khỏe. Gia đình mạnh khỏe, cả nông trại cũng mạnh khỏe. Bạn còn có thể giúp cho những người khác để họ mạnh khỏe nữa. Nếu gia đình bạn bị bệnh, luôn tốn tiền nong và ai cũng lo lắng. Một chế độ ăn dinh dưỡng, cân bằng sẽ giúp bảo vệ gia đình khỏi bệnh tật. Chế độ ăn dinh dưỡng không có nghĩa là phải tốn kém. Ta luôn có thể làm ra khẩu phần ăn dinh dưỡng một cách dễ dàng từ các nguyên liệu sẵn có, ngay cả thực phẩm mọc dại cũng được. Chương này cho các bạn thông tin về các thực phẩm cần thiết cho cơ thể, nguồn thức ăn lấy từ đâu và những cách đơn giản để tăng chất lượng bữa ăn. Khẩu phần và Dinh dưỡng là gì ??
  • 7. The Farmers' Handbook, "Inside The House" Suy dinh dưỡng – ốm, da bọc xương Suy nhược- Mặt, tay chân bị phù nề Chapter 2 - Diet & Nutrition 3 TTạạii ssaaoo ta cần dưỡng chất ? Từ trong bụng mẹ đến suốt cuộc đời, ta luôn cần dưỡng chất để có sức khỏe, để phát triển, phòng chống bệnh tật. Có nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thiếu bất cứ chất nào cũng có thể khiến ta bị ốm yếu. Thực phẩm dinh dưỡng cung cấp năng lượng, giúp xây dựng và duy trì cơ và cơ quan nội tạng, giúp cơ thể tạo ra các chất quan trọng để ta được khỏe mạnh Các vấn đề phổ biến trong khẩu phần ăn nghèo nàn Khi không có đủ lượng thực phẩm cần thiết, con người sẽ bị suy dinh dưỡng và thiếu máu. Đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, trẻ em, sản phụ và mẹ đang cho con bú là các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi thiếu dinh dưỡng. 1. Suy dinh dưỡng Các triệu chứng suy dinh dưỡng có thể kể đến • Khóc – khóc không ngừng, biếng ăn • Bịthương – các vết đứt, phỏng,… trên da khó lành 2. Thiếu máu – uể oải; da tái nhợt; vàng da, lưỡi và móng tay bị vàng, da sần sùi Thức ăn dinh dưỡng, nói một cách ngắn gọn • Giúp ta khỏe mạnh • Giúp ta không bị bệnh • Giúp cơ thể phát triển • Giúp ta xây dựng gia đình vững chắc Cô Hom Maya Gurung Chuyên viên sức khỏe, nhóm Himalayan Permaculture Surkhet, Nepal 2 Ông Bipin Vaidya, Chương trình dinh dưỡng, U.M.N., Kathamndu, Nepal Tác giả chương này
  • 8. Chapter 2 - Diet & Nutrition 54 The Farmers' Handbook, "Inside The House" 3. Thiếu vitamin "A" • Vitamin A cần thiết cho mắt. Các dấu hiệu thiếu vitamin A: • Quáng gà – không nhìn rõ trong ánh sáng mờ • Mắt bị khô • Các đốm mờ, rỗ trong mắt (Đốm Whit) • Mù 4. Thiếu I-ốt Bướu cổ - Bướu phồng ra trên cổ họng Đần độn – Ngớ ngẩn, không điều khiển tay chân tốt để có dưỡng chất? Để khỏe mạnh nhờ dưỡng chất, cần chú ý ba điều: 1. Phải ăn đúng thức ăn Thức ăn tốt nhất khi trồng theo phương pháp nông nghiệp bền vững. Hoa màu không có hóa chất sẽ dinh dưỡng hơn. 2. Phải có kiến thức khi lựa chọn thực phẩm đúng Ăn gì, ăn bao nhiêu? Ta cần biết những người khác nhau cần ăn thức ăn gì và lượng của nó. Ai có nhu cầu đặc biệt? Ví dụ sản phụ và bà mẹ đang cho con bú, người ốm sẽ cần ăn thêm một vài loại thức ăn 3. Cầnbiếtcáchnấuvàdọnthứcănđúngcách Thức ăn đúng vẫn chưa đủ, ta cần phải biết cách làm và nấu. Không biết các kiến thức này sẽ làm mất dưỡng chất khi nấu.Đần độn Bướu cổ Để có thể khỏe mạnh từ dưỡng chất, cần có kiến thức và nguồn nguyên liệuHãy dùng muối I-ốt để được thông minh và khỏe mạnh LLààmmssaaoo Một lá Colocasia ("khoai môn") có thể cung cấp lượng vitamin A cần thiết cho 1 ngày cho 3 trẻ
  • 9. ¥ 6 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 7 Thực phẩm bảo vệ cơ thể (trái cây) Thực phẩm bảo vệ cơ thể (rau) Thực phẩm cho sự phát triển cơ thể Thực phẩm cung cấp năng lượng Chương này sẽ cho thông tin về chức năng của các loại thức ăn khác nhau. Sau đó, từ trang 20 đến 22, sẽ giải thích tường tận về dinh dưỡng. Cácchươngmàu ởgiữalà cácví dụchocácthứcănởtừngnhóm. . 1. Thức ăn cung cấp năng lượng (Carbohydrate) Cơ thể cần nhiều năng lượng hơn khi vận động nhiều, trước và sau khi sinh, khi người bệnh hồi phục. Lúc này, nếu không có thức ăn bổ dưỡng thì con người sẽ yếu hơn và dễ bị bệnh. Trẻ em suy dinh dưỡng cũng cần nhiều thức ăn cung cấp năng lượng. 2. Thức ăn giúp cơ thể phát triển (Protein) Trẻ khỏe mạnh lớn nhanh. Nếu không có đủ thức ăn cần thiết cho sự phát triển, trẻ sẽ bị yếu, và trong tương lại sẽ gặp nhiều vấn đề. Thực phẩm cho sự phát triển gọi là Protein. 3. Thức ăn bảo vệ cơ thể (Vitamin & khoáng chất) Cơ thể cần được bảo vệ khỏi các yếu tố phá hoại. Khi hồi phục sau khi bị ốm, thực phẩm cho năng lượng (carbohydrates) giúp hồi phục, còn vitamin và khoáng chất bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Các vitamin và khoáng chất này có trong trái cây và rau Làm nông chia làm nhiều kiểu, chăn nuôi gia súc, vụ thóc lúa, cây ăn trái,…Chất dinh dưỡng cũng thế, có 3 loại thức ăn chính, tùy theo chức năng của chúng. Trong rau và thịt có nhiều dưỡng chất. Dưỡng chất quan trọng nhất trong khẩu phần ăn được chia thành 3 nhóm này Loại thức ăn
  • 10. 8 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 9 Một khẩu phần phối hợp gồm nhiều loại thức ăn khác nhau. Có nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau nên nó sẽ cân bằng về dưỡng chất. Nếu chỉ là ăn để hết đói, hoặc để thưởng thức hương vị, vẫn chưa đủ. Phải có một khẩu phần cân bằng. Sản phụ, người mẹ đang cho con bú và trẻ em đặc biệt cần một chế độ ăn cân bằng. Không nhất thiết phải có các thực phẩm đắt đỏ như cá và thịt để có chế độ ăn cân bằng. Với các thức ăn phổ biến trong làng như ngũ cốc, đỗ đậu, rau xanh, gia vị và trái cây cũng có thể ăn cân bằng dưỡng chất được. Có nhiều loại thức ăn bổ dưỡng có sẵn trong làng. Cây tầm ma, bột kiều mạch, kê, cải xoong, dương xỉ, rau bí, …đều bổ dưỡng. Nhưng nhiều nền văn hóa coi đó là thức ăn của người nghèo, nên cũng ít ăn. Nếu bạn ăn các thức ăn đó, trước hết là chúng rẻ, thậm chí miễn phí, mà còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, thường là nhiều hơn những loại rau đã được lai tạo, cải tiến. Các khu rừng chung và rừng của làng có thể cung cấp nhiều ích lợi gián tiếp hay trực tiếp, bao gồm các thực phẩm bổ dưỡng hoang dại. Nấm, dương xỉ, cải xoong, măng, khoai mỡ dại là vài loại rau trong rừng. Tương tự như vậy, cũng có các loại trái cây như dâu berberis, mâm xôi, amla, hạt dẻ, hạt hazel, quả óc chó, ….Cũng có thể trồng nhiều cây này ở bìa cánh đồng để có thể tăng nguồn cung, mà không phải tốn công nhiều Cải xoong Amla bán ở chợ, hái trong rừng Khẩu phần thức ăn phối hợp Thức ăn người nghèo có gì? Dưỡng chất miễn phí trong rừng
  • 11. 10 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 11 · Nấu khoai tây nguyên vỏ và cắt miếng lớn để giữ lại vitamin C. + = Đậu đỏ Hạt fit NNhhiiềềuu llợợii íícchh · Gạo xay xát bằng tay có nhiều vitamin C hơn gạo xay xát bằng máy Kê có nhiều canxi hơn các loại hạt khác Khi ăn chung, gạo và đậu đỗ cũng cho cùng lợi ích như khi ăn thịt 6f_ · Bột mì chưa xử lý có nhiều dưỡng chất hơn bột gạo trắng đã xử lý · Khi vo gạo, đừng cho quá nhiều nước, vì khi đổ đi thì sẽ mất vitamin B · Đừng chà xát gạo trước khi nấu vì sẽ mất nhiều vitamin B • Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng. Đậu đỗ khi nảy mầm có lượng vitamin A và C tăng gấp 10 lần. Vitamin B cũng tăng lên, sắt, và canxi trong thức ăn sẽ được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. Chỉ cần dùng 1 ít nước để có lợi ích khổng lồ. Sao ta không dùng những cách như thế? Ngâm đỗ 1 ngày trong nước, cứ cách ngày thì rửa và để cho ráo nước. Sau 4 đến 5 ngày, thành giá và ăn được. Vậy là lợi ích tăng mà không tốn xu nào! Có nhiều loại vitamin ít hay nhiều dưỡng chất hơn theo thời gian. Vào mùa xuân, rau hay trái cây ít hơn, nên thường hay bị thiếu vitamin vào thời điểm này. Nhưng giá đỗ có thể làm được bất cứ lúc nào, nên sẽ giải quyết được chuyện thiếu chất. · Nếu rửa rau xanh sau khi cắt, sẽ trôi mất chất. Phải rửa trước khi cắt. Có nhiều vitamin trong gạo ít được xay xát Cách giữ dưỡng chất trong thức ăn khi chế biến · ·
  • 12. ❁Sản phẩm từ động vật - thịt, trứng, sữa ❁Sản phẩm từ sữa - sữa, sữa chua, sữa bơ, phô mai, … ❁Các loại hạt – đậu phộng, hạt bí, vừng, đậu, óc chó,… ❁Đậu đỗ - đậu nành, đậu, đậu gà, đậu xanh,.. ❁Lá xanh – tầm ma, khoai môn, cải xanh, cải xoong, cỏ cà ri, lá củ cải đỏ, rau bí, rau dền, kinh giới trắng, rau chân vịt ❁ Trái cây – xoài, amla, cam, chanh,ổi, dứa, đào, mận, mơ, mâm xôi, quả mọng, vải, đu đủ. 3 1 ❁Thức ăn có dầu – bơ sữa trâu lỏng, dầu thực vật, bơ, kem, mỡ ❁Củ - khoai tây, khoai mỡ, khoai môn, khoai lang,… 2 3 Để có khẩu phần cân bằng bạn cần ăn thức ăn thuộc 3 nhóm sau 1 Muối ❁ Rau – bí, súp lơ, ớt chuông , đậu bắp, đậu, cà rốt, cà chua,… Chapter 2 - Diet & Nutrition 1312 The Farmers' Handbook, "Inside The House" ! Thực phẩm cho năng lượng ❁Các loại hạt – kê, gạo, lúa mì, ngô, kiều mạch, lúa mạch,.. ❁Thức ăn ngọt – khoai lang, đường, mía, mật ong 2 Thực phẩm giúp cơ thể phát triển 3 Thực phẩm bảo vệ cơ thể
  • 13. · Rau đã lên men một phần sẽ tăng lượng sắt và Canxi sẵn có, nên giúp tiêu hóa các loại ngũ cốc · Làm dưa muối để bảo quản rau và tăng dưỡng chất. Ở những nơi có mùa khô dài và không đủ nước tưới, thì nhiều loại rau chỉ có thể sống trong một khoảng thời gian ngắn. Làm dưa muối và dầu sẽ bảo quản được các loại rau này và ăn được quanh năm, ví dụ như dưa chuột, cà chua, củ cải, rau cải,… · Có thể phơi rau có lá trong bóng râm để giữ lại dinh dưỡng và màu sắc. · Cho thêm một ít dầu khi nấu rau cải, đậy nắp lại, đừng nấu chín quá sẽ ngăn vitamin A mất đi, và có dầu ăn sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn. Thức ăn ngon, gia đình khỏe Trách nhiệm của ai? 14 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 15 Bổ sung vào khẩu phần bình thường Thỉnh thoảng cần phải ăn nhiều hơn khẩu phần được khuyến cáo hằng ngày. Ví dụ, sản phụ hoạt động nên ăn thêm một nắm hạt như ngũ cốc, nửa nắm đậu đỗ, một nắm rau xanh, và ít nhất thêm một miếng tráicây một ngày, so vớikhẩuphầnhằngngày. Sản phụ lao động nặng nên ăn thêm một nắm rưỡi hạt như ngũ cốc, vànếu bị suy dinh dưỡng thì nên ăn thêm một nắm rưỡi hạt ngũ cốc Phụ nữ vừa sinh con nên ăn thêm một nắm hạt, nửa nắm đậu đỗ, một nắm rau xanh, ít nhất thêm một miếng trái cây so với khẩu phần hằng ngày Sau khi sinh 6 tháng, người mẹ nên ăn thêm một nắm rưỡi hạt ngũ cốc và thêm một nắm đậu đỗ. Sau 1 đến hai năm sau khi sinh, (vẫn đang cho con bú), người mẹ vẫn nên ăn thêm một nắm rưỡi hạt ngũ cốc và thêm một nắm đậu đỗ. Ở giai đoạn này, người mẹ nên ăn thêm một nắm rau xanh, một miếng trái cây.
  • 14. · Sau khi sinh con, người mẹ nên uống 5 muỗng "Jwano" (Trachyspernum ammie) mỗi ngày. · Khi đang mang thai, và ngay sau khi sinh, người mẹ nên ăn ít nhất 3 đến 4 lần một ngày. Ví dụ 2 bữa ăn chính và 2 bữa nhẹ. · Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ. Nếu không được bú sữa, có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong tương lại. Nên tốt hơn là cho bé bú sữa mẹ hơn là uống sữa bột. · Khi bé đã ngừng bú sữa mẹ, nên cho ăn thêm. · Luôn luôn cho trẻ suy dinh dưỡng ăn thêm thức ăn. · Trẻ bị tiêu chảy phải được tiếp thêm chất lỏng. Cho trẻ ăn một hỗn hợp gồm muối, đường và nước để chống mất nước qua đường miệng. Tốt hơn nữa là cho uống nước cơm. · Tốt hơn nên cho trẻ ăn thường xuyên chút một. Phải cho trẻ ốm ăn. Dỗ dành nó uống nhiều hơn. Trẻ thiếu chất nên được cho uống 1 muỗng đầy mật ong hay đường một ngày để có thêm năng lượng. Và cũng nên cho trẻ thiếu chất 1 trái chuối 1 ngày. · Tương tự, người già không thể tiêu hóa nhiều thức ăn một lúc được, và cũng ăn chút một. Nên phải cho họ ăn thức ăn hỗn hợp 3, 4 lần một ngày Không thể khỏe mạnh nếu không có thức ăn dinh dưỡng Lá chùm ngây Lá chùm ngây có ở các vùng bán nhiệt đới. Loại câynàycó nhiều ích lợi. Lá của nó dùng cho gia súc ăn, hoa thì để cho ong lấy mật. Hạt để lọc nước. Trồng rất dễvà nhanh chóng bằng cách giâm cành. Hoa, vỏ hạt vàlá non vừa ra có thể ăn như rau. Lá đặc biệt giàu dinh dưỡng. Có thể phơi khô rồi nghiền thành bột. Một muỗng bột lá sẽ cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho một người 1 ngày. Ở cácvùng lạnh hơn, vùng cao, không có câychùm ngaybạn có thể dùng bột được sản xuất ở vùng thấp. 16 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 17
  • 15. 4 5 6 1 2 Super lour Ngô Lúa mì 1 phần 1 phần Đậu nành 2 phần aize, eat a soya ea flo r ixe i to s er flo r gives a ala ce a tritio s eal. It gives trie ts for energy, gro t a ro- tectio toget er Làm sạch ngô, lúa mì và đậu nành Rang riêng rẽ 18 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 19 Xay riêng rẽ Bảo quản bột trong bình kín hơi. Sau đó có thể dùng trong vài tháng. Nấu cháo bột dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng tuổi ăn Khi đã quen, chúng sẽ tự ăn BBộộtt ddiinnhh ddưưỡỡnngg ggồồmm nnggôô,, llúúaa mmìì,, đđậậuu nnàànnhh rrấấtt ccâânn bbằằnngg vvềề ddưưỡỡnngg cchhấấtt.. NNóó ssẽẽ ccuunngg ccấấpp ddưưỡỡnngg cchhấấtt đđểể ttạạoo nnăănngg llưượợnngg,, ggiiúúpp bbảảoo vvệệ vvàà pphháátt ttrriiểểnn ccơơ tthhểể Bột dinh dưỡng 3
  • 16. · thiếu máu, thiếu dịch tiêu hóa 20 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 2 - Diet & Nutrition 21 Bảng sau cho thông tin về nhiều loại thức ăn và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chức năng của từng chất, hậu quả khi bị thiếu, và thức ăn chứa chất đó. Carbohydrate(nănglượng)Protein(pháttriển)Dầu/chấtbéo · giúp cơ thể khỏe mạnh · duy trì nhiệt độ cơ thể · hỗ trợ cơ thể phát triển · Suy dinh dưỡng (khóc, suy nhược, Kwashiorkor) lúa mì, ngô, lúa mạch, kê, gạo, khoai mỡ, đường, nước mía, khoai tây (tất cả thức ăn cung cấp năng lượng trừ dầu) · cho cơ thể phát triển · phát triển, duytrì cơ bắp · tạo ra hóc-môn, hồng cầu, dịch tiêu hóa · giúpbùnănglượngnếu khôngđượccungcấpđủ từcácthứcănkhác · suy dinh dưỡng (khóc, suy nhược,…) đậu trắng, đậu răng ngựa, đậu nành, rau dền, đậu, cá, trứng, thịt, sữa, đậu phộng, hạt bí, quả óc chó… · cho năng lượng · giúp cơ thể hấp thu vitamin A · giúp hình thành tế bào · da ráp dầu thực vật, bơ tinh luyện, bơ, thịt mỡ, cá, đậu phộng, đậu nành Loại Tác dụng Triệu chứng Thức ăn chứa thức ăn khi thiếu chất này VitaminANhómVitaminBVitaminC · giữ mắt khỏe · giữ da mềm · giúp ngăn bệnh lây lan · bệnh về mắt (quáng gà, khô mắt) · bệnh lây lan từ tai mũi · giảm khả năng chống chọi với bệnh rau xanh, trái cây vàng, hoặc rau vàng, ví dụ đu đủ chín, bí đỏ, hồng, cà rốt rau chân vịt, lá củ cải, lá cải đắng, lá ngò, đậu, cải xoong,… · làm tăng khẩu vị · giúp phát triển và hoạt hóa hệ thần kinh · giúp tiêu hóa carbohydrates · mất khẩu vị · có cảm giác nhột ở chân · lòng bàn chân nóng như bị bỏng ·đau lưỡi · đau ở các góc trong miệng gạo và bột gạo chưa xay xát, gan, đậu đỗ, rau xanh, thận, cá, thịt · kết nối các sợi cơ · giúp làm lành vết thương · giúp hấp thu sắt và canxi · lợi bị chảy máu, nhiễm trùng · vết thương và chỗ đau lâu lành amla, chanh, ổi, cam, mâm xôi, berberis, ranh xanh, khoai tây, ngũ cốc và đậu nảy mầm (giá đỗ) Loại Tác dụng Triệu chứng Thức ăn chứa thức khi thiếu chất này ăn
  • 17. Sắt(chấtkhoáng)Iốt(chấtkhoáng)canxi(chấtkhoáng) · tạo máu, giữ cơ bắp khỏe · bảo vệ khỏi bệnh tật · thiếu máu rau xanh, · chóng mặt, đậu đỗ , yếu ớt, đờ đẫn kê, gạo tấm, hụt hơi rau muối, gan, · trẻ chậm lớn thịt, trứng, cá, giá đỗ, thức ăn nấu · sảy thai, sinh trong nồi sắt thiếu tháng ·giúp cơ thể phát triển · hỗ trợ não và hệ thần kinh · tạo nhiệt lượng từ năng lượng sử dụng · bướu cổ · đần độn, co cứng · rối loạn thần kinh, đần độn ·cơ thể kém phát triển ·tê liệt · giúp hình thành phát triển răng và xương ·ngăn ngừa co rút cơ bắp, teo cơ ·Chống cục máu đông · xương, răng hình thành kém, xương dễ gãy sữa và các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, rau muối, ngũ cốc, kê, cây rau muối (goosefoot), đậu đỗ, cá 22 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Æ Bà Thuli Dhimnan Dhimnan Từ Nepal, quận Lalitpur, Burunchuli VDC, làng Champi , con trai bàThuli Dhimnan là Sano Babu bị suy dinh dưỡng từ khi còn nhỏ. Hãy nghe bà kể chuyện. Khoảng 2 tuổi rưỡi, Sano Babu chỉ có da bọc xương. Hồi đó nó không chịu ăn, và không đi được. Rất khó cho nó ăn. Rồi tôi cho nó ăn cháo bột dinh dưỡng với các thức ăn khác. Sau khoảng vài ngày nó bắt đầu lên cân. Sau đó 2 đứa em của Sano Babu ra đời, nhưng chúng không bị vấn đề như anh chúng. Sano Babu đã được cứu sống nhờ tình yêu và quan tâm của mẹ, và thức ăn bổ dưỡng. Sano Babu 2 tuổi rưỡi, bị suy dinh dưỡng Sano Babu 12 tuổi với mẹ và hai em Chapter 2 - Diet & Nutrition 23 KKiinnhh nngghhiiệệmm Bà Thuli nnôônngg ddâânn Loại Tác dụng Triệu chứng Thức ăn chứa thức khi thiếu chất này ăn ·hải sản, cá, muối I ốt
  • 18. hiCommunication Các chủ đề liên quan đến Dinh dưỡng Bạn có thể có các lợi ích từ các thông tin về dinh dưỡng trong quyển sách này. Đồng thời còn có các chương khác có liên quan đến chương này. Bạn hãy đọc, học và thực hành ở các chương khác để tăng tối đa lợi ích nhé. Chương về Lò cải tiến Ở Nepal 95% hộ gia đình dùng củi đốt để nấu ăn. Mọi người đều biết sự độc hại khi hít khói bếp. Hãy xem một cách để cái tiến lò. Chương về Vệ sinh trong nhà Sức khỏe được cải thiện không chỉ nhờ mỗi thức ăn. Nếu nhà và nhà bếp dơ bẩn, bệnh sẽ tấn công. Chương này cho biết thông tin về những cách đơn giản để giữ nhà cửa sạch sẽ. Chương về Trái cây Với các thông tin về các giống trái cây cải tiếnở nhà. Các chương về vườn ương, ghép cây, ghép mắt, trồng từ cây con, các vườn cây tổng hợp,.. Chương về vườn sau bếp và trồng rau Đa văn hóa Các thông tin về cách sản xuất rau với ít công sức hơn. e !ĐĐọọcc ttiiếếpp!
  • 19. TheFarmers'Handbook-"InsideTheHouse",Chapter3-HouseHygiene Ngôi nhà bảo vệ chúng ta khỏi mặt trời, gió, mưa. Nhà cũng là nơi để ta dự trữ thức ăn, nồi niêu, quần áo cần thiết cho sự sống. Thông thường các dụng cụ làm nông như liềm, cuốc, xẻng, dây thừng, bình chứa nước,.. cũng được cất trong nhà. Nhà là nơi sống và ngủ. Vì vậy mọi thành viên trong gia đình nên biết cách giữ nhà cửa sạch sẽ. Nên có thói quen quét dọn nhà cửa. Sau khi dùng xong dụng cự nào, cần phải rửa sạch rồi cất đúng chỗ. Mọi người cần góp sức để làm nhà cửa sạch sẽ, sống vui vẻ, vệ sinh. i Thế nào là VVệệ ssiinnhh NNhhàà ccửửaa Chữ trên tường: Luôn phải đậy nắp bình".
  • 20. Chapter 3 - House Hygiene phải giữ nhà cửa sạch sẽ? Các vấn đề khiến nhà cửa không sạch Tác giả chương này Cô Hom Maya Gurung Health Technician, Himalayan Permaculture Group, Surkhet, Nepal Mr Lal Bahadur Budhathoki Rural Livestock Health Programme 2 The Farmers' Handbook, "Inside The House" · Ăn thức ăn thiu, để lâu:- Để khỏe mạnh, phải ăn thức ăn sạch và tươi. Do vậy khi nấu phải nấu lượng vừa phải, đừng để lại đồ ăn. Đồ ăn cũ sẽ làm hại dạ dày. Đường phát tán bệnh ruồi chó tay bẩn bụi bặm Bên phải là đứa trẻ bị bệnh và vi khuẩn sẽ tồn tại trong phân của nó. Bên trái vi khuẩn sẽ lọt vào đĩa thức ăn của đứa nhỏ, và bệnh sẽ phát tán. Như vậy, bệnh lỵ, viêm dạ dày ruột, giun sán, thương hàn, đau bụng, cảm cúm sẽ phát tán. Ruồi ăn thế nào ? 1 Ruồi ói phần dư của bữa ăn cuối cùng của nó vào thức ăn của chúng ta. Rồi nó bắt đầu tiêu hóa bữa ăn mới. 1 2 2 Sau đó con ruồi ăn thức ăn thừa nó ói ra và thức ăn mới. Do vậy nếu trước đó nó ăn phân, thì phân đó sẽ bị trộn với thức ăn mà con ruồi đậu vào. Ăn vào chúng ta có khỏe được không? 3 TTạạii ssaaoo · Không rửa tay khi ăn :- Chúng ta làm việc với đôi tay và làm tay dơ. Do đó khi nấu ăn phải luôn luôn rửa tay với xà bong, tro hoặc bánh dầu. · Chó liếm chén bát :-Sau khi ăn xong cơm thừa, xương và ngay cả phân, chó có thể liếm chén bát trong nhà. Rất nhiều bệnh đến từ đây. · Cho phép chó ăn phân trẻ em:- chó không được ăn phân trẻ, vì sau đó chó có thể liếm đĩa thức ăn. · Bếp bẩn :- Ruồi và các vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy thích sống ở nơi dơ bẩn. Vì vậy bệnh có thể bắt đầu từ nhà bếp, và thức ăn ở đây. Nếu có đất trên sàn, nó sẽ có thể dính vào đĩa, thức ăn, nước,…. · Đi vệ sinh không đúng chỗ :- Không được đi toa lét bừa bãi, vì sẽ rất bẩn thỉu và sẽ thu hút ruồi, là thứ mang dơ bẩn đến thức ăn.
  • 21. ! 43 1 2 4 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 5 Tranh này mô tả cách vi khuẩn đột nhập vào cơ thể chúng ta. Phần trên là các bức tranh nhỏ nói về nơi xuất phát của thức ăn. Từ đó có các mũi tên dẫn đến miệng người. Các con số của mỗi bức tranh tương ứng với mô tả trên trang tiếp theo. Hãy vừa đọc vừa xem hình. Làm sao vi khuẩn vào bếp được 1 Sữa :- Sữa trong bầu vú của bò, nhưng nếu tay người vắt bẩn thì sữa sẽ bị bẩn. Phải rửa sạch bầu vú bò và tay người vắt, và xô đựng sữa. Sữa phải được đun lên và bỏ vào bình chứa sạch sẽ, có nắp sạch. Dùng nước sạch nếu làm sữa bơ hoặc các sản phẩm từ sữa khác, và dụng cụ đựng cũng phải sạch sẽ. 2 Nước :- Nếu được, đừng dùng nước từ suối hoặc sông. Dùng nước từ giếng, hoặc vòi nước uống. Dùng nước sạch không vẫn chưa đủ. Bình đựng nước cũng phải sạch sẽ và có nắp khít. Cuối cùng, ly, cốc, đĩa,.. để uống nước cũng phải sạch. 5 3 Trái cây :- Trên cây thì trái cây sạch, nhưng khi đã hái xuống rồi thì sẽ bị dơ. Trước khi ăn phải rửa sạch trái cây, nếu cần thì gọt vỏ . 4 5 Hạt và Đậu đỗ :- các hạt và đậu đỗ đã nấu nếu không che đậy sẽ bị dơ. Các dụng cụ dùng để chuyển, phục vụ thức ăn mà dơ thì cũng có thể làm thức ăn bị dơ. Phải giữ cho dụng cụ cách mặt đất. 6 Rau :- Giống như phần 4 & 5 ở trên, rau cũng có thể bị bẩn. Nếu đã dùng hóa chất trong vườn, thì phải rửa rau kỹ trong nước. Các loại rau như củ cải, cà rốt, thì là thường được ăn sống, nên phải được rửa kỹ trong nước sạch. Chén đĩa dùng để ăn phải rất sạch. Chày và cối để làm dưa muối cũng phải sạch sẽ (xem trang 13) 6
  • 22. 6 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 7 vi khuẩn phóng đại Vi khuẩn thích nơi dơ bẩn, tối, ẩm ướt nên nếu chúng ta muốn bảo vệ không bị chúng làm hại, thì nồi niêu, quần áo, giường, đệm,.. phải sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng. . Trước và sau khi nấu ăn hay ăn, phải rửa tay. Sau khi chạm tay vào tóc, động vật (gia súc, thú cưng), đất, … và trước khi chạm vào thức ăn, hay đồ đựng thức ăn, phải rửa tay. Thức ăn phải luôn được đậy khi chưa ăn đến. Không nên ăn thức ăn đã để lâu, trừ khi cho gà ăn! Nếu tay bị thương thì phải dùng xà bông để rửa và đậy điệm lại. Không được khạc nhổ trong nhà bếp, hoặc nếu có thể thì không được nhổ bất cứ đâu trong nhà, sân. Nếu để ý tất cả những điều này thì các vi khuẩn độc hại không thể vào làm hại cơ thể chúng ta. Bạn thấy có bao nhiêu lỗi trong bức tranh này? Trong một ngôi nhà dọn dẹp cẩn thận, nồi niêu và nhà bếp rất sạch sẽ. Hãy xemVi khuẩn Vi khuẩn là những cấu trúc nhỏ xíu mắt thường không nhìn thấy được. Những tổ chức nhỏ xíu này có thể có lợi hoặc có hại. Nếu trong đất không có các vi khuẩn này thì sẽ không có mùn, và trong dạ dày nếu không có vi khuẩn thì chúng ta không thể tiêu hóa thức ăn. Thông thường, các vi khuẩn có lợi sống trên các vật thể chết, phá hủy và phân hủy chúng, nên giúp đỡ trong việc tiêu hóa cho rễ cây. Đối với các vi khuẩn có hại, chúng sống trên mô sinh vật sống và phá hủy chúng. Nếu vi khuẩn có hại lọt vào vết thương, hay dạ dày, chúng ta sẽ có thể bị ốm nặng. CCáácchh ggiiữữ nnhhàà ccửửaa ssạạcchh ssẽẽ
  • 23. Nhà bếp sáng, sạch sẽ, khô ráo thì ít sợ bệnh tật hơn Cái rổ để đựng nồi làm từ nguyên liệu trong vùng. Chày phải được che lại khi không dùng. Bìnhchứanướcphảiluôn luônđượcđậy.Chữtrên tườngviết“Luônđậynắp” bằng tiếng Nepal Và dùng cách này để đổ nước ra Đất có thể lọt vào cối xay nên cũng phải che đậy cối. 8 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 9
  • 24. Trong một ngôi nhà quản lý tốt Nồi niêu được rửa sạch, cất đúng chỗ Thức ăn được đậy, cất đi Chày và cối được che và cất đi Sàn nhà sạch, mới được láng xi mặng, hoặc quét sạch Dụng cụ làm vườn làm sạch sẽ, cất đúng chỗ LLààmmssaaoo giữ nhà cửa sạch sẽ? Không khó để lau dọn và quản lý nhà cửa. Sau đây là vài việc bạn cần chú ý để giữ nhà cửa sạch sẽ. 1. Cất xoong nồi gọn gàng :- Xoong, nồi, đĩa,.. phải được cất trong tủ chén, giá hoặc rổ đan và để trong góc bếp. Bình chứa nước phải để ở nơi sạch, dễ dùng trong hoặc gần nhà bếp. Miệng bình phải được che đậy bằng nắp. Cối và chày phải được rửa sạch và cất đi sau khi sử dụng. 2. Cất liềm, dụng cụ đào đất, dây thừng,..:- liềm, dụng cụ đào, dây thừng,.. phải được cất giữ ở một nơi dễ thấy và dễ đến cho mọi người (trừ trẻ nhỏ) 3. Cất quần áo đi:-quần áo, chiếu, vải trải giường,.. phải được cất xa nhà bếp nếu không bụi và khói sẽ làm bẩn Trươngtự, đểtránhbụitừquầnáo,ragiường.. dínhvàothứcăn, phải cất thức ăn vào chỗ riêng, như trong tủ chén hay giá. 10 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 11
  • 25. 12 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 13 Bìnhchứanước Nước uống phải luôn được giữ sạch sẽ. Nếu nước bị bẩn sẽ gây đủ thứ bệnh như tiêu chảy, đau bụng, cảm lạnh, cúm, giun sán…Rất nhiều loại đất cát có thể lọt vào bình chứa nước không đậy. Khi quét nhà, bụi có thể lọt vào bình chứa nước. Khi uống nước có thể gây bệnh. Phải để ý vài việc để giúp chúng ta không bị các bệnh này. Ví dụ, bình chứa nước phải luôn được đậy kỹ. Nắp bình có thể tự làm được. Đo kích thước nắp bình chứa, rồi làm từ gỗ hoặc vỏ cây dày để khít vào miệng bình. Làm một sợi dây để cột nắp vào bình. Hoặc dùng một cái đĩa hoặc chén để đậy. Không bao giờ để nắp bình trên sàn nhà nếu không sẽ bị bẩn, và bụi bặm sẽ lọt vào nước trong bình. Chày và cối Chày và cối dùng nhiều lần trong ngày trong nhà bếp. Sau khi dùng xong, phải rửa nó sạch và cất vào chỗ sạch sẽ. Sau khi dùng, ví dụ để nghiền gia vị muối dưa, mà không đậy vào thì khi ta quét nhà cửa, làm các việc khác, bụi bẩn có thể dính vào nó. Ta cũng có thể mang bụi bẩn từ ngoài vào nhà. Bụi và cát chứa vi khuẩn độc hại. Nếu chày và cối không rửa đi thì vi khuẩn có thể truyền vào gia vị khi chúng ta giã chúng. Vi khuẩn có thể gây bệnh như tiêu chảy, lỵ, giun sán và các bệnh khác. Do vậy nên có thói quen rửa cối và chày sạch sẽ trước khi dùng. Sau khi dùng cũng rửa với nước sạch, để khô ráo và cất đi sau khi đã đậy hoặc dựng chày thẳng, dựa vào tường. Nếu không thể vì cối lớn quá, thì có thể dùng một cái nắp lớn, chén lớn, bịch nilong, vải sạch hay tấm phên để đậy lên. Nếu chú ý các điểm trên, có thể bảo vệ ta khỏi nhiều bệnh nguy hiểm.
  • 26. ! 14 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 3 - House Hygiene 15 Trong mùa gió mùa, có nhiều mưa hơn, và có sình lầy, nhà nông cũng bận rộn hơn, mọi nơi cũng dơ hơn. Ta nên đặc biệt chú ý đến vệ sinh vào thời điểm này so với các thời gian khác trong năm. Phòng bệnh thì dễ hơn và đỡ tốn kém hơn chữa bệnh. Hãy chú ý!! Nếu không giữ nhà cửa sạch sẽ, ta có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Cơ thể khỏe mạnh thì làm việc nhà cũng dễ hơn. Nếu lúc nào cũng ốm, làm sao có thể quản lý nhà cửa được? Các chú ý khác Æ Kinh nghiệm nhà nông Bà Atimaya Sunuwar Đến từ Nepal, quận Surkhet, Gumi VDC, làng Ratadada và là thành viên của nhóm phụ nữ “Hariyali”, bà Atimaya Sunuwar đã thấy các ích lợi của việc giữ vệ sinh nhà cửa. Hãy xem bà nói gì Bà Atimaya Sunuwar Năm 1998, tôi trở thành thành viên của nhóm phụ nữ địa phương, tôi học được nhiều thứ lắm. Nhưng tôi bắt đầu với việc giữ nhà cửa sạch sẽ. Tôi dùng một cái chén để đậy bình nước lại, và rửa hàng ngày. Tôi rửa sạch, đậy điệm nồi niều để chúng không bị dơ. Tôi luôn luôn rửa cối và chày. Mấy việc này dễ làm và chỉ khó nếu bạn chưa quen thôi. Cũng tương tự đối với việc rửa và cất liềm và dụng cụ đào đất. Tôi quét cát bụi trong nhà ra ngoài và cho vào hố quét. Ngoài việc giữ nhà cửa sạch sẽ, thì còn dùng vào việc làm phân ủ nữa. Có rất nhiều ích lợi từ việc giữ cho nhà cửa sạch sẽ. Nếu ta không giữ được cho chúng ta sạch sẽ thì chúng ta có thể làm được việc gì khác nữa chứ?
  • 27. Gunicatio Các chủ đề liên quan giữ vệ sinh nhà cửa !ĐĐọọcc ttiiếếpp! Chương về lò cải tiến Ở Nepal 95% hộ gia đình dùng củi đốt để nấu ăn. Mọi người đều biết sự độc hại khi hít khói bếp. Hãy xem một cách để cái tiến lò. Chương về Khẩu phần và Dinh dưỡng Khẩu phần ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể phòng nhiều bệnh. Chương này cho các thông tin về các ích lợi của nhiều loại thức ăn. Chương vềNước Thải Chương này cho thông tin về cách tưới nước cho vườn từ nước thải trong nhà Chương về Hố Quét Với các thông tin về việc làm phân ủ tốt từ rát quét từ trong nhà và sân Chương về Hố xí Mỗi người có trách nhiệm nhà vệ sinh đúng cách. Thông tin về cách làm và sử dụng hố xí có trong chương này.
  • 28. TheFarmers'Handbook-"InsideTheHouse",Chapter4-ImprovedStove Thế nào là LLòò ccảảii ttiiếếnn?? Lò cải tiến của bà Chitramaya Gharti-Magar, quận Surkhet, Nepal Lò là trái tim của một gia đình. Lò sẽ biến các sản phẩm từ đồng ruộng thành những món ăn ngon lành và bổ dưỡng. Một cái lò được coi sóc tốt cũng làm được nhiều thức khác. Nếu lò không tốt, khói sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe và phải dùng nhiều củi hơn. Chương này sẽ giới thiệu một phương pháp hữu ích để giải quyết các vấn đề này, giúp cải tiến nhà bếp, tiếp theo là gia đình. Phương pháp này gọi là lò cải tiến. Lò cải tiến làm từ vật liệu trong vùng nên sẽ rẻ, giúp loại bớt khói khỏi nhà bếp, dùng ít củi hơn.
  • 29. lại làm Lò Cải Tiến? Sự khác biệt giữa lò truyền thống và lò cải tiến Lòtruyềnthốnghaykiềngbachân Lò cải tiến 4. Phải dùng kiềng ba chân 5. Khói bị giữ lại trong bếp 6. Khói gây hại sức khỏe 7. Đồ bếp bị muội than làm dơ 8. Trẻ nhỏ có thể ngã vào lửa 9. Nồi bị ám muội than 10. Giócóthểlàmlửaphạtđi 3. Chỉ nấu được một món 1 lúc 1. Dùng nhiều củi 2. Thức ăn lâu chín 1. Dùng ít củi 2. Nấu chín thức ăn nhanh hơn 3. Nấu hai món một lúc 4. Không cần kiềng ba chân 5. Khói đi ra ngoài 6. Không gây hại cho sức khỏe 7. Nhà bếp sạch sẽ 8. Không sợ trẻ em ngã vào lửa 9. Nồi ít bị ám muội than 10. Không sợ gió phạt lửa 11. Không thể làm kiềng ba chân từ vật liệu trong vùng 11. Làm từ vật liệu trong vùng 12. Thức ăn nguội nhanh 12. Thức ăn nóng lâu hơn 2 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Có vài điểm yếu ở lò cải tiến là- 1. Không dùng củi to 3.Cần phải bảo dưỡng lò và thường xuyên phải để khói vào bếp (xem trang 22 để biết thêm thông tin) 2. Lòtỏaraítánhsáng,và nhiệtvàobếp Các phương pháp khác để giảm lượng củi Khi nấu ăn, đậy nắp để giảm lượng củi dùng đồng thời giữ dưỡng chất lại trong thức ăn. Một phương pháp khác nhằm giảm lượng củi đốt gọi là "Hộp rơm". Có thể làm từ một cái giỏ, hoặc một cái hộp nhét đầy rơm thật chặt như hình dưới đây. Khi thức ăn (như gạo, đậu đỗ, rau…) nấu trên lò bình thường vừa sôi thì lấy nồi ra, bỏ vào hộp rơm, rồi đậy kỹ. Ở đây không có lửa, nhưng thức ăn vẫn được nấu chín từ từ vì nhiệt được giữ lại trong hộp. So với nấu trên lò bình thường, sẽ lâu hơn khoảng 20-30 phút. Sau một lúc, lấy nồi ra và thức ăn đã ăn được. đậy lại bằng một cái nắp rơm vải nắp nồi thức ăn bên trong (vừa mới sôi) rơm Giỏ hoặc hộp Chapter 4 - Improved Stove 3 TTạạii ssaaoo
  • 30. Chapter 4 - Improved Stove 5 LLààmmssaaoo đểlàmlòcảitiến? Những việc cần chú ý khi làm lò cải tiến · chuẩn bị mọi vật liệu trước; · vẽ trước chiều cao của bếp; · thiết kế lò tùy theo nhu cầu của gia đình; · phải có chỗ để làm vệ sinh lò · lỗ thoát khói phải không nằm ở hướng có gió thổi vào Vật liệu cần thiết để làm lò cải tiến chén dây dụng cụ đào đất đá khuôn làm gạch (xem trang 8) nồi nấu ăn rơm hoặc trấu Tác giả chương này: Ông Laxman Rana Nhóm dịch vụ cộng đồng, Dahachaur 4, Surkhet, Nepal 4 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Làm lò cải tiến Một lò cải tiến dùng một ống khói để dẫn khói ra khỏi bếp. Có 2 cách để làm ống khói: 1. Làm gạch từ bánh bùn 2. Làm gạch với khuôn gỗ Trên cái lò này, có thể làm bánh mì dẹt không men trên miệng lò, mà khói vẫn đi ra ngoài được 1. Làm gạch từ bánh bùn Trong cách này, chỉ cần dùng đất sét, rơm hoặc trấu, nước và một cái chén nhỏ. Đầu tiên, trộn đất sét và trấu, hoặc rơm đã cắt thành đoạn dài 5cm, với nước để làm một hỗn hợp hơi cứng như bột bánh.
  • 31. 6 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 7 LLààmm ggạạcchh ttừừ bbáánnhh bbùùnn 1 Bánh nên có đường kính là 20.3 cm 2 Chén nên có đường kính 10.16cm 3 Úp ngược chén xuống bánh bùn, nhấn xuống như thế này làm 30 đến 35 cái bánh thế này 5 Như vậy là sẽ có những cái bánh có cùng hình dạng và kích thước lỗ 2. Làm ống khói vói khuôn gỗ Vật dụng cần thiết để làm khuôn 1 cái đinh 7.5cm thước dây 18 đinh 5cm Một miếng gỗ tròn búa timber saw Dài 1.2-1.5m, rộng 17.7cm, dày 1.2-2.5cm 4 Chiếc chén úp ngược xuống sẽ cắt cái bánh Cắt gỗ thành các miếng như sau 1 miếng 2 miếng dài 17.7cm, rộng 10.16cm Một làng chỉ cần 1 khuôn
  • 32. 8 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 9 Nối 2 miếng gỗ bằng đinh như thế này Cưa 2 miếng gỗ như trong hình dài 38.1cm, rộng 10.16cm Nối mấy miếng gỗ với đinh như trong hình Để khúc gỗ tròn vào khuôn đường kính 10.16cm dài 7.6 cm Ở mặt kia của đáy khuôn, vẽ đường chéo để tìm tâm Giữ khúc gỗ tròn ở bên kia, đóng đinh dài vào để cố định khúc gỗ Làm gạch trong khuôn · trộn đất sét, trấu hoặc rơm, nước · rửa khuôn thật sạch · rắc một ít trấu hoặc rơm vào khuôn để nó dính vào gỗ ướt Đổ hỗn hợp đất sét vào khuôn
  • 33. 10 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 11 Lật ngược khuôn lại, gõ nhẹ Để gạch trên sàn, rồi nhấc khuôn lên Cầnlàm12-13 viêngạchnhư thếnàyđểlàm ốngkhói Làm 1 viên gạch không có lỗ để làm nóc của ống khói Làm 2 viên gạch giống thế này khuôn để làm ống khói trấu hoặc rơm đã cắt nhỏ Trấu hoặc rơm đã trộn thành bột dày 1 2 3 Vạt bằng lớp đất sét thừa đi CCáácchh llààmm llòò ccảảii ttiiếếnnHHããyy xxeemm
  • 34. The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove12 6 5 4 Rửa khuôn Ấn hỗn hợp đất sét, rơm vào khuôn 12-13 viên gạch này 2 viên như thế này 1 viên không có lỗ Gạch làm ống khói sau khi đã gỡ khỏi khuôn 7 Bắt đầu làm lò Bắc đá ngang trên chỗ cho củi Khói ra từ chỗ này 8 Làm lò, để lỗ để đặt nồi lên, và đường thoát khói Các viên đá bắc ngang Mũi tên đỏ chỉ đường đi của khói Mũi tên vàng cho thấy khoảng không trống bên trong lò 13
  • 35. 14 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 15 Lỗ đặt nồi 9 Lỗ thoát khói Có chỗ để nồi Cho củi vào đây Làm ống khói với gạch đã làm từ khuôn (hoặc bánh bùn) Sau khi đã trát vữa, để lò khô và sau đó có thể dùng được Sau đây là các hình vẽ minh họa quá trình làm lò Đầu tiên, ước lượng một vị trí tốt nhất để xây lò, định ra mình muốn dùng nồi nào, loại gạch nào để làm ống khói 10 Nếu dùng bánh bùn để làm ống khói, thì dùng nó để đo đạc 11 Đánh dấu vị trí theo các kích thước đã đo Đánh dấu chỗ cho củi, miệng lò, đường khói
  • 36. 16 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 17 Làm thành lò theo kích thước đã đo Thanh sắt Nếu có thì dùng một thanh sắt. Để nó trong lỗ đặt nồi nên nồi nhỏ cũng đứng được Tiếp tục làm thành lò Xong các chỗ để nấu Phía trong lò trông như thế này Làm một cái gờ nhỏ bên dưới lỗ đặt nồi thứ hai để lửa liếm thẳng vào đáy nồi Đây là phía trong lò khi có lửa cháy Giữa cái gờ và đáy nồi cách nhau khoảng 4cm s o e goi g cái gờ bằng đất sétlửa cháy trong lò Chú ý: nồi phải lọt vào trong lỗ (xem trang 22) khói thoát ra
  • 37. 18 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 19 Dùng một sợi dây để đo lỗ thoát ra ngoài Đầu tiên là gạch làm ống khói Để các viên gạch ống khói thế này Nếu dùng gạch bánh bùn, trông sẽ như thế này Sau khi để 12-13 viên gạch thì đã đến được cái lỗ trên tường Cách xếp 3 viên gạch trên cùng (xem trang 20) Sau khi đã để 3 viên trên cùng, lỗ ống khói và lỗ thoát ra ngoài sẽ khớp với nhau 1 3 2 3 2 1
  • 38. 20 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 21 Dưới đây là cách đặt 3 viên trên cùng Cận cảnh viên 1 Cận cảnh viên 2 Viên 2 Lỗ hướng ra ngoài Cận cảnh viên 3 Viên 3 Cuối cùng, trát vữa, rồi để khô. Như vậy là dùng được rồi. Viên 1
  • 39. 22 The Farmers' Handbook, "Inside The House" Chapter 4 - Improved Stove 23 Các chú ý khi dùng lò Hình này cho thấy lò được dùng đúng cách-nồi lọt vào trong lỗ, nên lửa tiếp xúc nhiều, khói thoát ra được. Hình này cho thấy cách dùng sai – nồi không lọt sâu vào trong lỗ, lửa không đến được nồi. Mất thời gian để thức ăn chín. Đây là do bạn dùng sai kích thước nồi khi làm lỗ Nếu dùng sai nồi để làm lỗ đá hoặc đất sét thì như trong hình, để 3 cục đá nhỏ dưới nồi để đưa lửa lên tiếp xúc đáy nồi. Nhưng làm vậy sẽ có nhiều khói ra bếp hơn. Một cái lò nếu làm tốt, và dùng đúng cách sẽ không để khói thoát ra trong bếp. Nhưng vì vậy làm mất đi công dụng của khói là diệt trùng, nên vì vậy sẽ có thể gây hư hại gỗ, ngũ cốc và hạt bảo quản trong nhà bếp. Khói sẽ bảo vệ gỗ khỏi các loại sâu hại này. Do đó cách vài ngày nên để khói bay trong bếp. Làm vệ sinh lò · kiểm tra xem khói có bay lên không · kiểm tra xem thức ăn nấu nhanh hay chậm · cách tuần, hoặc cách 2 tuần, vệ sinh ống khói (như hình sau) · trát vữa lên bề mặt lò hằng ngày (không dùng phân) · đo xem mất bao nhiêu củi 2 tuần 1 lần, dùng que có bọc vải 1 đầu để làm sạch ống khói 3 1 2 que bọc Mở lò để loại bỏ cát đất, vải muội than 4 Lau từ bên ngoài nữa Trát vữa
  • 40. nica ' i KKiinnhh nngghhiiệệmm nnôônngg ddâânn Bà Chitramaya Gharti Magar Bà Chitramaya Gharti Magar Từ Nepal, quận Surkhet, Dahachaur - 4, thành viên của "Ritu Laligurans" và nhóm phụ nữ "Hariyali", bà Chitramaya Gharti Magar vừa làm một cái lò cải tiến. Hãy xem bà nói gì Khói ảnh hưởng đến sức khỏe người nhà, nên chúng tôi cần phải cho nó ra ngoài. Lò cải tiến dùng ít củi hơn, nên chúng tôi cũng đỡ được thời gian đi tìm củi, mà lại bảo vệ rừng. Để làm lò, cần có đá, đất sét, trấu, khuôn để làm ống khói, vậy thôi. Trong làng chưa có sẵn khuôn, nên tôi dùng một cái chén để làm 35-36 cái bánh bùn. Khuôn cũng tốn nhiều đất sét hơn. Làm bánh bùn tốn ít đất sét hơn và không cần khuôn. Nên tôi quyết định dùng cách này. Lò của tôi không còn khói ra nữa, tốn ít củi hơn. Thức ăn nấu xong giữ ấm lâu hơn trên lò, không có ruồi, thức ăn không bị khét. Và nồi không bị dính muội than. Tôi muốn dạy những người khác trong làng cách làm lò.
  • 41. Farmers’Handbook,“InsidetheHouse”,Booklet5,HayBox Ngày nay nhu cầu lớn là bảo tồn, tái chế và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, và tiết kiệm nước. Có nhiều loại lò đã được phát triển và hướng dẫn trên thế giới, để tiết kiệm nhiên liệu khi nấu ăn Một phương pháp nấu ăn tiết kiệm nhiên liệu là Hộp Rơm. Thức ăn như cơm, đậu đỗ và rau sẽ được nấu trên bếp lò truyền thống, rồi sau đó được bỏ ngay vào trong một cái hộp được nhét đầy rơm, rồi đậy lại. Thức ăn sẽ tiếp tục được nấu dù đây không phải là bếp, vì vẫn còn đủ nhiệt trong nồi để nấu thức ăn, còn cái hộp và rơm sẽ giữ nhiệt ở lại trong hộp. Sau một lúc ta lấy nồi ra và thức ăn sẵn sàng. Trong tập này chúng tôi sẽ mô tả cách làm và cách sử dụng một thùng rơm từ vật liệu trong vùng, để tiết kiệm nhiệt liệu. Nồi cơm chín được lấy ra khỏi hộp rơm Thế nào là Hộp Rơm?
  • 42. Booklet 5 - Hay Box Lại dùng hộp rơm?TTạạii ssaaoo · Nấu chin thức ăn với ít nhiên liệu hơn (gỗ, dầu lửa, ga, điện,..) · Thức ăn sôi trong thời gian ngắn nên sẽ giữ được nhiều vitamin · Nồi ít tiếp xúc với lửa hơn nên dùng được lâu hơn · Tiết kiệm thời gian nấu ăn, nên dùng thời gian cho việc khác được · Hộp rơm làm từ vật liệu trong vùng ·Tốn ít thời gian để làm và rất đơn giản Sau khi thức ăn trong nồi đã sôi trên lò truyền thống, các vật liệu được nhét chặt trong hộp rơm (rơm, cỏ khô, len, bông,..) sẽ giữ nhiệt đủ để thức ăn chín. Sẽ mất lâu hơn từ 10 đến 20 phút so với dùng lửa trực tiếp. Bằng cách này, khi cơm vừa sôi sẽ được nhét vào hộp rơm, rồi đậy lại. Nồi cơm sẽ tự nấu tiếp, và lâu hơn 20 phút so với nấu trên lửa thông thường, thì nó sẽ chín . Ích lợi của Hộp Rơm Bạn có thể tự làm hộp rơm để dùng. Không cần đến kỹ thuật gì đặc biệt cả. Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách dùng một cái giỏ tre để làm cái hộp. Nhưng thay vì vậy, bạn có thể dùng hộp gỗ, hộp các tông hay một cái tủ lạnh cũ, hay cái thùng phuy cũng được. Kích thước của cái “hộp” nên rộng hơn từ 10 đến 15cm so với độ rộng của cái nồi. Vì ở Nepal đâu đâu cũng có giỏ tre nên chúng tôi dùng luôn. Giỏ tre (“hộp") Vật liệu cần thiết để làm hộp rơm Để làm hộp rơm?LLààmmssaaoo Khănmặt hoặcchăn Nấp hộp Nồi nấu Rơm/cỏ khô (hoặc len, bông ) Tác giả chương này Chris Evans, tư vấn, Nhóm nông nghiệp bền vững Himalayan Permaculture, Nepal www.designedvisions.com 2 The Farmers’ Handbook “Inside the House” 3
  • 43. Rơm hay cỏ khô sẽ được nhét thật chặt vào trong hộp hay bất cứ vật chứa nào bạn có. Khi nhét đồ vào thì bạn nhớ để đủ chỗ để nồi. Để lại một ít rơm để phủ lên nồi nữa. Để sẵn một cái khăn hoặc chăn. Giờ cái hộp đã sẵn sàng cho bạn dùng. Thay vì rơm bạn có thể dùng cỏ khô, len hay bông. Khi cái hộp đã xong, bạn có thể bắt đầu nấu ăn trong bếp. Cứ nấu như thường lệ, như cơm, rau,.. trên lò thông thường. Trong hình trên 4 trang tiếp, bạn sẽ thấy ví dụ nấu cơm trong hộp rơm. Nhưng bạn có thể dùng cho bất cứ thức ăn nào, miễn là nó đã được đun sôi trên lò thường. Khi nó vừa sôi thì bạn đem vào để trong hộp rơm. 4 The Farmers’ Handbook “Inside the House” Booklet 5 - Hay Box 5 Nhét thật chặt rơm vào trong giỏ tre. Có thể dùng cỏ khô, len hay bông thay cho rơm. Cách làm HHããyy xxeemm CCáácchh llààmm hhộộpp rrơơmm Khi nhét vào, để khoảng trống vừa cho một cái nồi. 2 1 3
  • 44. Nhét thêm nhiều rơm lên trên để phủ kín nồi 4 Trong bếp , bắt đầu nấu thức ăn như thường lệ 6 Bọc nồi thật kín trong chăn hay khăn Bỏ nồi đã bọc lại ở giữa hộp đã nhét rơm Thức ăn sẽ bắt đầu sôi trong vài phút. Đậy nồi lại, bỏ ra khỏi bếp Dùng bao tải hay chăn phủ lại l t -e ar ers’ a dbook “I side t e o se” 6 TThhe FFarmmers’ HHanndbook “Innside thhe HHouuse” BBooookkleet 55 - HHaayy BBooxx 7 5 8 7 9
  • 45. Cuối cùng, để một vật nặng như cục đá lên trên nắp Cơm nấu chín rất ngon Trong 20-30 phút thức ăn trong nồi tự nấu chín. Sau đó bạn có thể bỏ thức ăn ra khi muốn ăn Cách dùng hộp rơm Thức ăn sẽ tự nấu bên trong hộp trong 20-30 phút. Sau đó bạn có thể lấy ra để ăn, hoặc để đó 3-4 tiếng đến khi bạn muốn ăn, và thức ăn vẫn còn ấm. Nắp hộp Rơm, cỏ khô… Chăn Năp nồi Thức ăn vừa sôi Rơm, cỏ khô,.. Rổ hay hộp Sau một lúc, thức ăn trong nồi sẽ bắt đầu sôi. Lúc đó phủ cái nồi lại và nhấc ra khỏi bếp. Rồi bọc nồi trong một cái khăn dày hay chăn, bỏ vào giữa hộp rơm. Phủ thêm với nhiều rơm nén chặt để đầy cái hộp. Đậy nắp, rồi để một vật nặng lên trên nắp. BBảảoo ddưưỡỡnngg 10 11 12 e ar ers’ a dbook “I side t e o se” 8 TThhe FFarmmers’ HHanndbook “Innside thhe HHouuse” Booklet 5 - Hay Box 9
  • 46. Thức ăn trong hộp nhét chặt rơm sẽ giữ ấm rất lâu. Nguyên lý cũng giống như khi bạn giữ nước trà đã hãm trong phích nước Một lợi ích khác của hộp rơm là vì thức ăn không bị sôi lâu nên không bị mất nhiều vitamin, thức ăn dinh dưỡng hơn. Để nắp nồi khi nấu sẽ tiết kiệm nhiều nhiên liệu và dưỡng chất. Một cách khác để tiết kiệm nhiên liệu Trách nhiệm của ai ? Thức ăn ngon & Gia đình khỏe mạnh KKiinnhh nngghhiiệệmm nnôônngg ddâânn æ Tôi thấy hộp rơm rất dễ làm và rất tiện lợi. Tôi nấu cơm rồi ra đồng hay lên rừng và khi tôi thấy đói, về nhà là cơm đã chín rồi, nóng hôi hổi trong hộp rơm. Tôi nấu cơm trong nồi, gạn bớt nước dư, bọc cái nồi trong vải dày, bỏ vào hộp rơm, và trong khoảng nửa tiếng là cơm chín. Tôi cho rằng nó tiết kiệm lượng củi mà tôi dùng để nấu rau mỗi bữa ăn. Tôi rất thích mấy cách làm như vầy, vì nó làm cuộc sống tiện lợi hơn, lại bảo vệ môi trường. Từ quận Humla, thủ đô Simikot Bà Shivakala Rokaya là một thành viên của nhóm Trồng rau Jolimungra. Bà vừa làm một cái hộp rơm, hãy nghe bà kể. Bà Shivakala Rokaya Bà Shivakala Rokaya 10 The Farmers’ Handbook “Inside the House” Booklet 5 - Hay Box 11
  • 47. GrihasthiCommunications !ĐĐọọcc ttiiếếpp ! Các chủ đề liên quan đến hộp rơm Chương Hộp rơm Khẩu phần và dinh dưỡng Chương về lò cải tiến Ở Nepal 95% hộ gia đình dùng củi để nấu ăn. Mọi người đều biết khi có quá nhiều khói sẽ gây ảnh hưởng thế nào, nhưng chưa có cách giải quyết. Hãy xem một cách rất dễ và hữu hiệu nhé. Có nhiều bệnh có thể ngừa được nhờ một khẩu phần ăn dinh dưỡng. Chương này cung cấp thông tin về các ích lợi của các nhóm thức ăn khác nhau. Chương này có các thông tin hữu ích về hộp rơm. Phương pháp này cũng có liên quan đến các phương pháp khác. Hãy đọc thê, học và thực hành từ các chương liên quan để có được lợi ích lớn nhất.