SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Download to read offline
Câu 1 : Trình bày nội dung cơ bản của Đường lối Cách mạng Việt Nam được nêu trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Mục tiêu chiến lược: - Xác định rõ mâu thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc + chủ trương làm
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
Con đường CMVN trải qua hai giai đoạn: CM tư sản dân quyền và CMXHCN.
Hai giai đoạn này kế tiếp nhau, “không có bức tường nào ngăn cách”
=>2 ND cơ bản của CM gpdt là dân tộc (chống đế quốc) và dân chủ (chống PK)
Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu: gpdt chống đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Nhiệm vụ:
+ Chính trị: _đánh đế quốc và phong kiến
_ làm cho VN độc lập -> giải phóng dân tộc là nhiệm vụ đầu tiên
+ Xã hội: _Dân chúng được tự do tổ chức
_Nam nữ bình quyền
_Phổ thông giáo dục theo công nông hóa
+ Kinh tế: _Thủ tiêu quốc trái
_Thâu ruộng đất, chia lại cho dân nghèo
_Mở mang CN-NN
Lực lượng tham gia CM: công nhân, nông dân, các lực lượng khác.
Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình; thu phục được dân cày, hết sức liên lạc với
tiểu tư sản, trí thức, trung nông; phú nông , trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam thì CM phải lợi
dụng, ít lâu làm họ đứng trung lập.
Phương pháp CM: bạo lực quần chúng (chính trị + vũ trang)
Đoàn kết quốc tế:
+ CMVN liên lạc mất thiết và trở thành 1 bộ phận CM thế giới
+ đoàn kết các dân tộc bị áp bức
+ Đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới
Vai trò lãnh đạo của Đảng:
+ Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản
+ Phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng
Ý nghĩa:
- Phản ánh súc tích các luận điểm cơ bản của CMVN với bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng
tạo và cương lĩnh về CM giải phóng dân tộc đúng đắn, tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc
- Chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc VN
- Đánh giá đúng đắn thái độ của các giai tầng XH đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc
- Xác định đường lối chiến lược, sách lược của CMVN và phương pháp, nhiệm vụ, lực lượng
của CM. Giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc và nhân loại
- Đáp ứng yêu cầu và phù hợp xu thế chung của thời đại là CMVS và thực tiễn của CMVN
Trang 14
Nội dung cơ bản cương lĩnh : Trang 28
Giá trị lý luận:
- Cương lĩnh đã xác định đúng đắn những vấn đề chiến lược, sách lược của CMVN, phản ánh
được quy luật khách quan của xã hội VN, đáp ứng được yêu cầu cấp bách và cơ bản của
CMVN
- Những nội dung của CLCT là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac Lenin vào điều kiện nước
ta, giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề như:
+ MQH giữa dân tộc và giai cấp
+ MQH giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến,...
=> Qua đó cương lĩnh đã góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mac Lenin
- CLCT đầu tiên ghi đậm dấu ấn tư tưởng HCM, phản ánh công lao to lớn của HCM đối với
Đảng và CMVN.
Giá trị thực tiễn:
 CLCT đầu tiên ngay khi mới ra đời đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, trở thành sức
mạnh vật chất, chấm dứt tình trạng bế tắc, khủng hoảng về đường lối CM.
 CLCT đầu tiên của Đảng trở thành ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta từ thắng lợi này tới thắng lợi khác,
đưa dân tộc VN từ DT thuộc địa trở thành DT độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở
thành người làm chủ đất nước.
 CL ra đời gần 1 thế kỷ, nhưng đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối
cho CMVN tiến bước trên con đường tộc đã lựa chọn.
 CL đã, đang và sẽ được Đảng, toàn dân trung thành, vận dụng vào công cuộc đổi mới ngày nay.
Tính độc lập, tự chủ và sáng tạo của Cương lĩnh tháng 2/1930
Cương lĩnh chính trị - Ngọn cờ tư tưởng lý luận chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Tuy còn
vắn tắt nhưng nó là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn
về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc nhân văn. Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi của
cương lĩnh này.
Tính khoa học đúng đắn:
Cương lĩnh chính trị được xây dựng dựa trên cơ sở quán triệt, vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và
phát triển các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, truyền thống tinh hoa văn hóa dân tộc,
phản ánh đúng thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nó vừa có tính lý luận khoa học vừa có tính thực
tiễn sâu sắc, kết hợp tính giai cấp và tính dân tộc, đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng và
nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân.
Tính độc lập, tự chủ:
Cương lĩnh chính trị là sản phẩm thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam, nó là bảo
vật quốc gia, là kết tinh tư tưởng, cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh. Cương lĩnh là của riêng người
Việt Nam, dưới ngọn cờ chỉ đạo của Đảng, nó không bị lệ thuộc hay bị áp đặt bởi bất kì một tổ chức
nào khác. Với tư tưởng cốt lõi bao trùm là độc lập, tự do, cương lĩnh chính trị đã vạch rõ con đường
cách mạng của Đảng đã lựa chọn, đó là con đường kết hợp: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
Tính sáng tạo:
+ Phương hướng chiến lược: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”
+ Nhiệm vụ:
Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được
hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông bình, tổ chức quân đội công nông.
Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của TBCN Pháp giao cho
chính phủ công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo; bỏ
sưu thuế cho dân nghèo; thi hành luật ngày làm 8 giờ…
Về VH – XH: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo hướng
công nông hóa.
Những nhiệm vụ thể hiện đầy đủ yếu tố dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến
trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
+ Lực lượng cách mạng: Lực lượng nòng cốt của cách mạng nước ta là công - nông, đồng thời
thấy được các giai cấp và tầng lớp khác cũng là lực lượng cách mạng cần phải liên minh hoặc lôi
kéo hay trung lập.
+ Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong đó Đảng
là đội tiên phong.
Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Điều này hoàn toàn phù hợp với cách mạng nước ta, vì phải có chính đảng của giai cấp vô sản với
đường lối cách mạng đúng đắn mới lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi.
+ Quan hệ quốc tế: CM VN là một bộ phận khăng khít của CM thế giới.
Câu 2: Bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược của Đảng, tại hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941).
Hoàn cảnh lịch sử
Thế giới:
+ 1/9/1939, Phát xít Đức tấn công Ba Lan ->CTTG thứ 2 bùng nổ
+ 6/1940: Đức tấn công Pháp
+ 6/1941: Đức tấn công Liên Xô
Trong nước:
+ 28/9/1939: Toàn quyền Đông Dương ra chỉ định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt ĐCS
Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật và giải tán các hội, nghiệp đoàn, đóng cửa các tờ báo,
các NXB, cấm hội họp tụ tập.
+ Chính sách phản động CM thời chiến: Đàn áp phong trào CM của nhân dân, đánh vào
ĐCS Đông Dương và vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh.
+ 22/9/1940: Nhật đánh vào Đông Dương -> Việt Nam chịu cảnh một cổ hai tròng.
- Trong bối cảnh ấy, những chủ trương mới của Đảng được thực hiện trong HNTW6 (11/1939),
HNTW7 (11/1940) và đặc biệt là HNTW8 (5/1941) do NAQ chủ trì.
Nội dung hội nghị TW 8 (5/1941)
- Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn cấp bách cần được giải quyết giữa Việt Nam và Pháp-
Nhật, bởi “quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong”.
- Thứ hai, thay đổi chiến lược: tạm gác lại khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia lại ruộng đất cho
dân cày” thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất từ đế quốc và bọn Việt gian chia cho dân nghèo,
giảm tô, giảm tức. Đảng khẳng định: “Chưa chủ trương làm CMTS dân quyền mà chủ trương làm
cách mạng giải phóng dân tộc”.
- Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc , thi hành chính sách dân tộc tự quyết. Theo đó, thành
lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng đoàn kết dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân
tộc chống kẻ thù chung.
~45-46
- Thứ tư, tập hợp mọi lực lượng dân tộc có tinh thần yêu nước cao không phân biệt xuất
thân nguồn gốc. “Ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp
toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”. Các tổ chức quần chúng trong
mặt trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”.
- Thứ năm, chủ trương sau CM thành công sẽ thành lập Việt Nam theo tinh thần dân chủ,
“nhà nước của chung của toàn dân tộc” , chứ không phải “công nông liên hiệp và chính quyền
Xô viết”.
- Thứ sáu, hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và
nhân dân,“phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà
đánh lại quân thù”, ngoài ra hội nghị còn xác định điều kiện khách quan, chủ quan và thời cơ tổng
khởi nghĩa.
Ý nghĩa:
- Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược CM, Có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào CM, đi tới
thắng lợi của CMT8/1945.
- Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược từ Hội nghị tháng 11/1939, khắc phục triệt để những hạn
chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930.
- Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
- Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân
tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết.
- Giải quyết đúng đắn MQH giữa 2 nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến.
- Phát triển và làm phong phú kho tàng lý luận Mác Lê-nin về CM giải phóng dân tộc.
Câu 3: Nội dung và ý nghĩa của Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta”, ngày 12/3/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
Ngay trong đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, thì Ban Thường
vụ Trung Ương Đảng đã họp để nhận định, đánh giá tình hình về cuộc đảo chính Nhật – Pháo,
đến ngày 12/3/1945 ra toàn chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
 Nguyên nhân:
- Sâu xa: Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp đã xuất hiện từ năm 1940 ngày càng trở nên sâu sắc
- Trực tiếp: Tác động của tình hình thế giới. Khi quân đồng minh thắng lợi. Ở Pháp tướng Đờ gôn
về nước giải phóng Pari đầu năm 45, P chuẩn bị lực lượng đánh nhật ở DD. Mỹ đánh bại Nhật
ở Philippin. Con đường của Nhật tới DD bị khống chế, Pháp chuẩn bị đánh nhật khi quân đồng
minh vào nên Nhật đã đánh Pháp trước để trừ hậu họa.
 Tại sao đến tận năm 1945 Nhật mới đuổi Pháp:
- Vì khi Nhật vào thì Pháp tỏ ra ngoan ngoãn phục tùng Nhật, cùng với Nhật bóc lột Đông Dương
và Nhật có quá nhiều thuộc địa lại thấy P ngoan ngoãn như vậy nên chưa đuổi Pháp
- Sau khi Pháp bị mất nước năm 40 vào tay phát xít Đức thì 1 chính phủ mới đã thành lập ở Pháp là
chính phủ phát xít thân phát xít Đức. Do vậy cũng có nghĩa là giai đoạn từ năm 40 đến đầu năm
45, chính phủ Pháp ở chính quốc là đồng minh của Nhật (cùng theo phe phát xít) nên Nhật ko lỡ
đuổi đồng minh của mình
 Chỉ thị 12/3/1945: xác định kẻ thù chính là Nhật. Tại sao?
+ ngày 9-3-1945 là một cuộc đảo chính, mục đích là truất quyền Pháp, tước khí giới của Pháp,
chiếm hẳn lấy Đông Dương làm thuộc địa riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật.
+Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước).
+Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật). Bọn
Pháp kháng chiến đang đánh Nhật là đồng minh khách quan của nhân dân Đông Dương lúc này.
Nội dung
Chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo
ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi. Tuy
nhiên , hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện khởi nghĩa nhanh chóng được
chín muồi.
Chỉ thị xác định: Sau đảo chính phát xít Nhật là kẻ thù trước mắt và duy nhất của nhân dân
Đông Dương, vì vậy phải thay khẩu hiệu “ Đánh đuổi đế quốc phát xít Pháp- Nhật” bằng khẩu
hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”
Chỉ thị chủ trương: Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho
cuộc tổng khởi nghĩa.
-Muốn vậy những hình thức đấu tranh và tuyên truyền phải cao hơn và mạnh bạo hơn như
tuyên truyền xung phong có vũ trang, biểu tình tuần hành thị uy…….
Chỉ thị nêu rõ phương châm đấu tranh: Phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng
phần, mở rộng căn cứ địa.
-Đây là phương pháp duy nhất đóng vai trò chủ động trong việc đánh đuổi phát xít Nhật và
sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
Chỉ thị dự kiến: Điều kiện thuận lợi để tiến hành tổng khởi nghĩa là khi quân Đồng Minh
kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản để phía sau sơ hở. Hay
cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng nhân dân được thành lập, hoặc Nhật để
mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần.
-Tuy nhiên Đảng ta cũng nêu rõ rằng ta không được ỷ lại vào người mà bó tay mình trong
khi tình thế chuyển biến thuận lợi mà phải nêu cao tinh thần dựa vào sức mình là chính,
khẳng định tính tích cực và chủ động của ta.
Ý nghĩa
- Thể hiện sự nhận định sáng suốt, có những chủ trương kiên quyết, kịp thời của Đảng ta,
nhờ đó đẩy lên 1 cao trào CM, thúc đẩy tình thế CM mau chóng chín muồi
- Là kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân để thực hiện KN vũ trang từng
phần, tiến tới Tổng KN. có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi
nghĩa T8 năm 1945.
- Thể hiện năng lực của Đảng trong việc nắm bắt thời cơ và đưa ra đường lối phù hợp
- Từ giữa tháng 03/1945, phong trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
Cách mạng Tháng 8-1945
Tính chất: 56
Ý nghĩa: 58
Kinh nghiệm: 59
Câu 4: Hoàn cảnh của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau khi CMT8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, công cuộc bảo vệ và
xây dựng đất nước đứng trước nhiều thuận lợi cơ bản và khó khăn thử thách.
Thuận lợi:
-Về quốc tế:
+ Sau CTTG2, cục diện khu vực và thế giới có những thay đổi có lợi cho CMVN.
+ CNXH đã trở thành hệ thống lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự và KH-KT do Liên Xô
đứng đầu, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa có điều kiện
phát triển, phong trào dân chủ và hòa bình cũng vươn lên mạnh mẽ ở các nước tư bản.
-Về Việt Nam:
+VN trở thành quốc gia độc lập, tự do; NDVN trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới.
+ĐCSVN trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo CM trong cả nước, hệ thống chính quyền CM
với bộ máy thống nhất từ Trung ương đến cơ sở được hình thành phục vụ cho lợi ích của ND,
tổ quốc.
+Chủ tịch HCM là biểu tượng của nền độc lập, tự do-trung tâm của khối đại đoàn kết dân
tộc,Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa . Tinh
thần, khí thế quần chúng lên rất cao.
+Quân đội quốc gia, lực lượng Công an, luật pháp được xây dựng và phát huy vai trò đối
với cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới.
Khó khăn:
-Trên thế giới:
+ Phe đế quốc CN âm mưu “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức đàn áp, tấn công
ptrào CM trong đó có CMVN
+ Các nước lớn ko ủng hộ lập trường độc lập và địa vị pháp lý của nhà nước VNDCCH
+ VN nằm trong vòng vây của CN đế quốc, bị bao vây cách biệt với thế giới bên ngoài
-Trong nước: Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối
mặt với muôn vàn khó khăn:
+ Nạn đói :
-Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945
vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy.
-Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
-Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946.
+ Nạn dốt :
-Hơn 90% dân số không biết chữ.
-Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…tràn lan.
+ Ngân sách cạn kiệt
-Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1,2 triệu đồng, trong đó đến 1 nửa là tiền rách
không dùng được.
-Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát.
-Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính
nước ta.
+ Về văn hóa xã hội
-Hơn 90% dân số không biết chữ.
-Các tệ nạn xã hội tràn lan.
+ Về thù trong, giặc ngoài:
-Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở ra Bắc, 20 vạn quân tưởng ồ ạt vào Hà Nội.
-Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở vào Nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp trở
lại xâm lược.
=> VIỆT NAM ĐỨNG TRƯỚC TÌNH THẾ NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC
Trang 61
Câu 5: Nội dung và ý nghĩa Chỉ thị “kháng chiến, kiến quốc”, ngày 25/11/1945 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Hoàn cảnh lịch sử :
Sau thắng lợi vĩ đại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống
thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao.
– Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đem lại cho cách mạng Việt Nam thế và lực mới. Đảng ta từ một đảng
hoạt động bất hợp pháp trở thành đảng cầm quyền, nhân dân ta được giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ, trở thành người
làm chủ đất nước.
– Cách mạng nước ta thời kỳ này đứng trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng:
+ Nước ta còn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các chính quyền phản động trong khu vực, chưa
nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng tiến bộ trên thế giới.
+ Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Tài
chính khô kiệt, kho bạc trống rỗng, ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp.
– Trình độ văn hoá của nhân dân ta thấp kém, 90% số dân mù chữ.
+ Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, theo gót chúng là bọn Việt Quốc, Việt Cách, chúng lập
chính quyền phản động ở một số nơi, cướp của giết người và chống phá chính quyền cách mạng.
+ Ở miền Nam: quân Anh với danh nghĩa Đồng Minh kéo vào nước ta tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm
lược nước ta lần thứ hai.
Nội dung Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Đảng
25-11-1945: Ban chấp hành trung ương đảng ra chỉ thị về “kháng chiến kiến quốc”, vạch ra
con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Chủ trương kháng chiến kiến
quốc của Đảng là:
Về chỉ đạo chiến lược:
+ Mục tiêu: dân tộc giải phóng
+ Khẩu hiệu lúc bấy giờ là “dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là
giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
Về xác định kẻ thù:
+ Xđ kẻ thù chính: thực dân Pháp xâm lược trong nước ta có 6 kẻ thù chính lúc này:
 Nhật: là quân đội 1 nước bại trận, dù còn 6 vạn quan ở nc ta nhưng không còn tinh thần
chiến đấu.
 Tưởng: (20 vạn): mục đích là ở lại lâu dài, giảm bớt gánh nặng lương thực (cướp bóc
dân ta), các tướng bị điều sang có mâu thuẫn với Tưởng, ta có thể lợi dụng mâu thuẫn
nội bộ này.
 Anh: (1 vạn quân Anh) đã thỏa hiệp với Pháp trả lại 1 số thuộc địa của Pháp (Pháp đổi
cho Anh 1 số quyền lợi về kinh tế và trả lại các thuộc địa của Anh)
 Việt Quốc, Việt Cách: lật đổ chính quyền ta từ bên trong nhưng chưa đủ khả năng, chỉ có
khả năng phá hoại.
 Mỹ: định từng bước thay chân Tưởng nhưng cần Anh và Pháp để xây dựng đối trọng
=> chỉ đưa anh em Diệm, Nhu về nước.
 Pháp: dã tâm chiếm lại ĐD, đã có kinh nghiệm cai trị ở đây hàng chục năm.
Trong chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (25/11/1945), Đảng xác định Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất vì:
Trong số kẻ thù Anh, Tưởng, Mỹ, Pháp, Việt quốc, Việt cách… nguy hiểm nhất là thực dân Pháp. Chúng có đầy đủ
cơ sở và điều kiện để trở lại xâm lược nước ta lần 2, với âm mưu đặt ách thống trị và tái xác lập chế độ thuộc địa ở
Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24 – 3 – 1945.
Nhận rõ âm mưu của các nước đế quốc sau chiến tranh TG thứ 2, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến
dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương (cụ thể: quân Anh vào nước ta với danh nghĩa quân
Đồng minh giải giáp quân Nhật đã đồng lõa và tiếp tay cho TDP quay lại Đông Dương. Trước sau chính
quyền Tưởng Giới Thạch cũng "sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp,
miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng".)
Vì vậy, Đảng ta nhận định “nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh
Pháp”, “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn cờ đấu tranh vào chúng”.
+ Mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp ND, thống nhất mặt trận Việt - Miên -
Lào,...
Về phương hướng nhiệm vụ: 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần thực hiện:
 Củng cố chính quyền (quan trọng nhất).
 Chống thực dân pháp xâm lược.
 Bài trừ nội phản.
 Cải thiện đời sống.
=>Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu Việt-Hoa
thân thiện đối với quân đội Tưởng và độc lập về chính trị, nhân nhượng về KT đối với Pháp.
– Chỉ thị vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên.
+ Về nội chính: xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, lập hiến pháp,
xử lý bọn phản động đối lập, củng cố chính quyền nhân dân.
+ Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân trường kỳ kháng chiến.
+ Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”, thêm bạn bớt thù. Đối với
quân đội Tưởng, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”.
Ý nghĩa:
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Ban thường vụ Trung ương Đảng có ý nghĩa hết sức quan
trọng.
 Đã xác định đúng kẻ thù của VN là thực dân Pháp
 Đã chỉ ra kịp thời những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách
lược cách mạng trong thời kỳ mới giành được chính quyền.
 Nêu rõ nhiệm vụ xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước
 Nêu rõ những biện pháp đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, thù trong, giặc
ngoài, đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 6: Các biện pháp của Đảng trong xây dựng chính quyền cách mạng (9/1945-12/1946).
 06-01-1945: tổng tuyển cử trong cả nc: 90% cử tri đi bỏ phiếu bầu CP từ TW đến địa phương.
Thành lập nhiều đoàn thể nhân dân, soạn thảo được hiến pháp 1946.
 Xây dựng "quỹ độc lập", "tuần lễ vàng": huy động đc 60 triệu tiền ĐD, 370kg vàng.
 Giải quyết giặc đói: kêu gọi lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái, tăng gia sản xuất (trồng cây
lương thực ngắn ngày xen cây dài ngày): vụ chiêm 1946 bội thu => giải quyết cơ bản nạn đói.
 Phong trào diệt dốt: thành lập các nhà bình dân học vụ => cuối 1946, có thêm 2,5tr người biết
đọc, viết. Và thành lập 1 số trường ĐH trọng điểm: Bách khoa, Xây Dựng, Sư Phạm.
 Bảo vệ chính quyền cách mạng:
 Đảng kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến
chi viện các tỉnh Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ).
 Ở miền Bắc: ta linh hoạt hòa với Tưởng để đánh Pháp rồi hòa với Pháp để đuổi Tưởng, đồng thời
gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau đó. 20-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến).
Kháng chiến kiến quốc- Trang 63
 Hòa với Tưởng (9-1945 - 2-1945), tập trung đánh Pháp ở miền Nam với các biện pháp: chấp nhận
cung cấp lương thực cho 20 vạn quân Tưởng, chấp nhận tiền quan kim và Quốc tệ ở VN, nhượng 70
ghế trong quốc hội không qua bầu cử. 11-1945 ta tuyên bố giải tán ĐCS Đông Dương (thực ra là rút
vào hoạt động bí mật), tránh mọi hiềm khích với quân Tưởng dù chúng khiêu khích ta ở nhiều nơi.
 Hòa với Pháp để đuổi Tưởng (2-1946 - 12-1946) (do hiệp ước Trùng Khánh) với các biện pháp:
Hiệp định sơ bộ (6-3), tạm ước 14-9-1946 ta chấp nhận Pháp vào Miền Bắc để đuổi Tưởng và
chúng sẽ rút sau 5 năm. Đến tháng 12, Pháp gây ra hàng loạt vụ thảm sát. 20-12-1946, CTịch.HCM
phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
=> Như vậy từ T9/1945 đến T12/1946, Đảng đã lãnh đạo nước ta qua những thử thách hiểm
nghèo, chẳng những giữ vững và phát huy thành quả CMT8 mà còn tạo ra thời gian hoà bình
chuẩn bị thực lực cho cuộc chiến đấu lâu dài. Thực tiễn lịch sử giai đoạn này đã đem lại cho Đảng
ta nhiều kinh nghiệm quý báu về sự Lãnh đạo của Đảng, sự phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc,
về việc lợi dụng triệt để mâu thuẫn nội bộ của kẻ thù, về sự nhân nhượng có nguyên tắc,...
Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
-Trước tình hình mới, TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình thế, dự đoán chiều hướng
phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp
đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được.
-Nêu nội dung của chỉ thị kháng chiến kiến quốc
Kết quả (Ý nghĩa):
Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go,
quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả
hết sức to lớn.
-Về chính trị - xã hội:
+ Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu
thành cần thiết.
-Về kinh tế, văn hóa:
+ Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, các lĩnh vực sản
xuất được hồi phục.
-Về bảo vệ chính quyền cách mạng:
+ Nhân nhượng với quân đội Tưởng, tay sai để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở MN
+ Tạo điều kiện cho quân dân ta có thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới
Bài học kinh nghiệm:
-Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
-Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên
tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh, cụ thể.
-Tận dụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác,
sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
Câu 7: Cơ sở và nội dung sách lược của Đảng hòa hoãn với quân Tưởng và quân Pháp để
bảo vệ chính quyền cách mạng (tháng 9/1945 đến tháng 12/1946).
Hoà hoãn với quân Tưởng
Cơ sở lý luận :
Áp dụng chủ trương của Lênin về hòa hoãn sau CMT10 khi nước Nga có thù trong giặc ngoài
thì Nga đã kí hoàn hoãn với 14 nước đế quốc bên ngoài để tập trung lực lượng chống phản động
trong nước. Năm 1920, Nga đã thành công chống thù trong giặc ngoại
66-69
=> Lênin kết luận : Trong tình thế đối đầu với nhiều kẻ thù thì phải thực hiện hòa hoãn và chọn
hòa với kẻ thù ít nguy hiểm trước. Để có lợi cho cách mạng thì dù có phải hòa với kẻ cướp ta cũng
phải hòa.
Cơ sở thực tiễn:
+ So sánh lực lượng lúc này không cho phép ta đối phó với cả Tưởng và Pháp. Hơn nữa, Tưởng
trong phe Đồng minh đến tước vũ khí của phát xít Nhật nên ta không được phép đánh Tưởng.
Tránh nguy cơ đối đầu với nhiều kẻ thù, Đảng ta chủ trương hòa với Tưởng, kiên trì thực hiện
nguyên tắc “thêm bạn bớt thù”.
+ Pháp lăm le muốn Tưởng nhanh chóng về nước để Pháp ra miền Bắc nhưng ta lại hòa với
Tưởng để đẩy mâu thuẫn giữa Tưởng và Pháp trở nên gay gắt
+ Tưởng là kẻ thù ít nguy hiểm hơn Pháp, bởi vì Pháp mới là kẻ thù nguy hiểm nhất, kẻ thù chủ
yếu của CM lúc này, phải tập trung mũi nhọn đánh Pháp => Hòa với Tưởng trước.
+ Trong lúc này, Tưởng cũng muốn hòa với ta vì Tưởng muốn ở lại lâu để củng cố địa vị tay sai
và để tiếp tục mặc cả với Pháp. Lúc này nếu ta muốn hòa với Pháp cũng không được vì Pháp đang
muốn đánh nhanh thắng nhanh từ miền Nam ra miền Bắc.
+ Hòa với Tưởng để ta có thể tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
+ Hòa với Tưởng để khoét sâu mâu thuẫn, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng lối kẻ thù giữa 2 tập
đoàn đế quốc Anh – Pháp, Mỹ - Tưởng về quyền lợi Đông Dương, tránh nguy cơ Pháp câu kết với
Tưởng hòng tiêu diệt chúng ta.
Trong tình thế phải đối đầu với nhiều kẻ thù thì phải thực hiện hòa hoãn và phải chọn hòa hoãn
với kẻ thù ít nguy hiểm nhất. Để có lợi cho cách mạng thì dù có phải hòa với kẻ cướp ta cũng phải
hòa – việc áp dụng lí luận về hòa hoãn của Lenin phù hợp với hoàn cảnh của đất nước cho thấy sự
sáng suốt của Đảng ta, vừa là nhân nhượng nhưng cũng biến nó thành cơ hội để tranh thủ tạo bước
tiến mới cho cách mạng Việt Nam.
*** Biện pháp nhân nhượng với quân Tưởng của Đảng 9/1945 - 2/1946
Nội dung: Nêu cao khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”, thực hiên phương pháp, chính sách tiêu
cực đề kháng. Thực hiện biện pháp nhân nhượng quyền lợi về nhiều mặt.
+ Chính trị:
- Tháng 11/1945, để gạt mũi nhọn tấn công của kẻ thù vào, ĐCS Đông Dương tuyên bố tự giải
tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của chính
quyền nhân dân. Chỉ để lại công khai là "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương" và
đây chính là nơi những người Cộng sản ra vào hoạt động.
- Chấp nhận nhường 70 ghế trong quốc hội mà không cần bầu cử và 4 ghế bộ trưởng trong
chính phủ cho Việt quốc Việt cách tay sai của Tưởng.
- Thực chất thời kì này ta thực hiện đa nguyên chính trị, chính phủ lúc này là chính phủ liên
hiệp 3 bên, bao gồm: người của mặt trận Việt Minh, người yêu nước không đảng phái và
người của Việt quốc, Việt cách. Tuy nhiên thì các ghế trong chính phủ, ghế nào quan trọng,
chủ chốt thì là của ta và người yêu nước không đảng phái còn ghế nào rắc rối, khó khăn thì là
người của Việt quốc Việt cách như: Bộ trưởng bộ ngoại giao, bộ trưởng bộ canh nông, bộ
trưởng bộ văn hóa.
+ Kinh tế:
- Chấp nhận cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi 20 vạn quân Tưởng.
- Tiêu 2 loại tiền: Quan kim, Quốc tệ (2 loại tiền mất giá ở TQ)
+ Quân sự:
Các đơn vị vũ trang tỉnh táo, không gây xung đột đề kháng, lực lượng vũ trang đóng xa quân
Tưởng, tránh xung đột trực tiếp với quân Tưởng và tay sai để tránh mắc vào cạm bẫy khiêu khích,
kiếm cớ lật bổ chính quyền cách mạng.
Kết quả:
+ Hạn chế thấp nhất hoạt động khiêu khích lật đổ chính quyền của quân Tưởng và tay sai của
chúng.
+ Tập trung được lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
Hoà hoãn với quân Pháp
Việc Pháp và Tưởng kí hiệp ước Hoa-Pháp ngày 28/2/1946. Tưởng đã đồng ý cho Pháp ra miền
Bắc VN thay thế quân Tưởng để tước khí giới của quân đội phát xít. Việc làm này nhằm hợp pháp
hóa việc Pháp quay trở lại Đông Dương lần thứ 2 .
Hiệp ước đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc là cầm vũ khí kháng chiến chống Pháp;
hoặc là hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng và tranh thủ thời gian củng cố lực lượng.
Đứng trước thời khắc gay go, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra quyết sách lịch sử, sáng
suốt “Hòa để tiến”. Ngày 6/3/1946, ta kí với Pháp “Hiệp định sơ bộ”, hòa hoãn với Pháp.
Nguyên nhân:
So sánh lực lượng không cân sức, đằng sau Pháp có cả phe đồng minh và nhất là quân
Mỹ. Kinh tế còn kém phát triển, chính trị chưa ổn định. Sau năm 1945 ta vẫn trong vòng vây
phong tỏa của các nước đế quốc, chưa nước nào đặt quan hệ ngoại giao với ta. Hòa với Pháp
thì ta tránh được tình thế bất lợi: phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù trong lúc lực
lượng của ta còn non yếu.
Hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc. Khi có
hiệp định pháp lý cho Pháp ra thì Tưởng không còn lý do gì ở lại và đồng thời lực lượng phản
động Việt quốc Việt cách cũng phải về theo. Ta vừa loại bỏ được ngoại xâm và nội phản.
Việc nhân nhượng với Pháp, buộc chúng phải công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập, tự do,
có Chính phủ tự chủ, có nghị viện, quân đội, tài chính riêng,... làm cơ sở pháp lý để ta tiếp tục
đấu tranh với Pháp.
Ta có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để tiếp tục xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền,
chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài về sau.
Để tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới ưa
chuộng hòa bình, không muốn chiến tranh xảy ra, do đó ta có thể tranh thủ được sự đồng tình,
ủng hộ.
Việc hòa Pháp là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh ta vừa giành được chính
quyền, lực lượng còn non trẻ, công tác chuẩn bị còn yếu, ta cần thời gian để xây dựng, củng cố
mọi mặt cho cuộc kháng chiến tất yếu sau này. Nó thể hiện sự sáng suốt của Đảng và chủ tịch
HCM trong việc nhân nhượng nhưng có nguyên tắc.
Ý nghĩa của việc hòa hoãn với Pháp:
- Mặc dù thực dân Pháp bội ước nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh việc ký Hiệp định sơ bộ
6-3 và Tạm ước 14-9 là một chủ trương sách lược đúng đắn của Đảng: lợi dụng mâu thuẫn
trong hàng ngũ kẻ thù và sự nhân nhượng có nguyên tắc.
- Nhờ đó chúng ta đã loại trừ được một kẻ thù nguy hiểm là quân đội Tưởng.
- Tranh thủ thời gian hòa hoãn Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tích cực đẩy mạnh sản xuất ổn định
đời sống, tích trữ lương thực phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng các chiến khu, mở rộng
khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, chuẩn bị mọi mặt cho
cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân pháp, đồng thời làm cho dư luận quốc tế chú ý ủng hộ
nguyện vọng hòa bình, tự do của dân tộc VN.
Bài học:
 Thứ nhất, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bảo
đảm việc giữ vững bản chất cách mạng của chính quyền nhân dân.
 Thứ hai, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân. Phát huy độ sức mạnh của nhân dân ta
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chính quyền của dân, do dân và vì dân. Chính phủ đã thực
hiện những chính sách thiết thực như: bầu cử dân chủ, chính sách ruộng đất, xoá nạn mù chữ... để
nhân dân có thể hưởng những quyền lợi do chế độ mới đem lại, từ đó ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối
vào chính quyền, vào Đảng.
 Thứ ba, lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính,
nguy hiểm nhất. Giai đoạn này, chúng ta đã lợi dụng mâu thuẫn (Anh - Pháp, Mỹ -Tưởng, mâu
thuẫn giữa các nhóm trong chính quyền và quân đội Tưởng, mâu thuẫn trong nội bộ thực dân
Pháp) để phân hoá, làm suy yếu các kẻ thù, tranh thủ xây dựng lực lượng và bảo vệ được chính
quyền nhân dân.
Câu 8: Nội dung và ý nghĩa Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959) về Cách mạng miền Nam.
Bối cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954
Sau hội nghị Giơ-ne-vơ, CMVN vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn:
Thuận lợi:
+Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là Liên Xô. CMVN nhận được sự
hỗ trợ mạnh mẽ từ các nước XHCN.
+Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
+Phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước TBCN.
Khó khăn:
+Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế cũng như quân sự mạnh mẽ thực hiện chiến lược toàn cầu phản CM.
+Đất nước ta đang bị chia làm 2 miền Nam Bắc: miền Bắc nghèo nàn lạc hậu, miền Nam trở thành
thuộc địa kiểu mới của Mỹ (Mỹ dựng lên chính quyền ngụy quân, ngụy quyền ở đây).
+Thực hiện chính sách Tố cộng diệt công với phương châm Giết nhầm còn hơn bỏ sót
=> Vì vậy phong trào CM miền Nam chịu những tổn thất hết sức nặng nề
Nội dung của Nghị quyết:
Tháng 1 năm 1959, HNTW lần thứ 15 họp bàn về Cách mạng miền Nam
 Về mâu thuẫn xã hội:
Trên cơ sở phân tích đặc điểm, tình hình Cách mạng ở miền Nam, có 2 mâu thuẫn cơ bản:
+Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn đế quốc Mỹ xâm lược - Tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm
+Mâu thuẫn giữa nhân dân (trước hết là nông dân với địa chủ PK)
 Về lực lượng tham gia CM:
Gồm giai cấp nông dân, công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản
Lấy liên minh công nông làm cơ sở
Đường lối cách mạng: “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng
là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến,
dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân".
 Về đối tượng của CM:
Đế quốc Mỹ
Tư sản mại bản
Địa chủ PK
Tay sai của đế quốc Mỹ
 Nhiệm vụ cơ bản của CM Việt Nam:
Giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến
Thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng
Xây dựng 1 nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nhưng trên con đường dài thực hiện NV cơ bản ấy, CM miền Nam phải đi từng bước từ thấp đến cao.
 Nhiệm vụ trước mắt của CM miền Nam :
Đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm.
Thành lập Chính quyền Liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam
Thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ
Cải thiện đời sống nhân dân
Thực hiện thống nhất nước nhà.
Tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở ĐNA và TG
 Nghị quyết nhấn mạnh:
Con đường phát triển cơ bản ở miền Nam là con đường CM bạo lực
Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của CM thì con đường đó là lấy sức mạnh và lực lượng
chính trị của quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế
quốc và phong kiến, dựng lên cơ quan Cách mạng của nhân dân.
 Về khả năng phát triển của tình hình sau những cuộc KN của quần chúng:
Hội nghị dự kiến: Đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên cuộc khởi nghĩa của nhân
dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.
=> Nghị quyết 15 được khái quát lên tinh thần Đảng cho đánh rồi.
Thay đổi “tiếp cận”, sẽ đổi “cách nhìn”
Đường lối cách mạng: “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần
chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và
phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân".
Ý nghĩa:
-Nghị quyết 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn đã mở đường cho cách mạng miền nam tiến lên,
đã xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc Đồng khởi oanh liệt của toàn miền nam năm 60. Sau
này khi tổng kết một số vấn đề lịch sử thời kỳ 54-75 bộ chính trị ban chấp hành Trung ương
đảng khoá 7 đã kết luận “Nghị quyết Trung ương 15 rất đúng, làm xoay chuyển cả tình thế,
nhưng trước đó đảng đã có khuyết điểm về chỉ đạo CMMN, đặc biệt trong 2 năm 57-58, ta
có sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh, chỉ nhấn mạnh
đấu tranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ,
nhân dân”.
-Nghị quyết đánh dấu bước trưởng thành của Đảng ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ,
năng động, sáng tạo trong đánh giá, so sánh lực lượng, trong vận dụng lý luận Mac Lenin
vào CM miền Nam.
-Nghị quyết đã xoay chuyển tình thế, đáp ứng nhu cầu bức xúc của quần chúng, dẫn đến
cao trào Đồng Khởi oanh liệt của miền Nam năm 1960, mở đường cho CM miền Nam vượt
qua thử thách để tiến lên.
Câu 9: Các bước đột phá trong chủ trương xây dựng CNXH (1979-1981) và (1985-1986).
Các bước đột phá trong chủ trương xây dựng CNXH (1979-1981) và (1985-1986)
Bước đột phá đầu tiên: Hội nghị TW 6:
HNTW6 đã chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, cải
tạo XHCN, phá bỏ rào cản để cho SX bung ra:
+Ra quyết định về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hóa được miễn
thuế, trả thù lao và sử dụng toàn bộ sản phẩm, xóa bỏ các trạm kiểm soát để người sản xuất
tự do đưa sản phẩm ra thị trường
+Trước hiện tượng “khoán chui”, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị về khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp.
+Ban hành chỉ thị về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính
của các xí nghiệp quốc doanh và quyết định về việc mở rộng hình thức trả lương.
+Thảo luận Dự thảo Hiến pháp mới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
quyết định các biện pháp đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp sau khi được Quốc
hội thông qua.
Bước đột phá thứ hai: Hội nghị TW 8 khóa V
Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao
cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh XHCN
+Tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ
hệ thống; thực hiện trả lương bằng tiền có hàng hóa đảm bảo, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện
vật theo giá thấp, thoát ly giá trị hàng hóa. Xóa bỏ các khoản chi của ngân sách trung ương,
địa phương mang tính chất bao cấp tràn lan.
Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V(1986) , đồng thời cũng là bước quyết
định cho sự ra đời trong đường lối đổi mới của Đảng
Hội nghị đưa ra: “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”
+Về cơ cấu sản xuất: Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu đầu tư: lấy nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp
nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy
hiệu quả nhanh nhằm phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và
xuất khẩu; cần tập trung lực lượng thực hiện cho được ba chương trình quan trọng nhất về
lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu
124-129
+Về cải tạo XHCN: phải biết lựa chọn những bước đi và hình thức phù hợp từng quy mô,
phải đi từ bước trung gian, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến trung bình rồi đến lớn, phải nhận
thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta: cần tận dụng các tiềm
năng, tạo việc làm cho NLĐ, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế,…v…v…
+Về cơ chế quản lý kinh tế: đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ
đạo của các quy luật kinh tế XHCN, sử dụng đúng đắn các quy luật quan hệ hàng hóa – tiền
tệ, làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, phân biệt chức năng quản lý
hành chính của NN với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế; phân
công, đảm bảo các quyền tập trung thống nhất của TW trong những khâu then chốt, quyền
chủ động của địa phương trên địa bàn và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở.
Câu 10: Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của đường lối đổi mới được nêu lên tại đại hội lần thứ
VI (12/1986) của Đảng.
Bối cảnh
 Cách mạng KH-KT phát triển mạnh mẽ: xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu
thế đối đầu
 Hệ thống xã hội chủ nghĩa khủng hoảng -> tiến hành cải tổ
 VN bị bao vây, cô lập và cấm vận Kinh tế
 Khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều khan
hiếm; lạm phát tăng
 Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm PL, niềm tin của quần chúng suy giảm: vượt biên trái
phép diễn ra khá phổ biến
 Đổi mới trở thành đòi hỏi bức thiết của đất nước
Ý nghĩa:
- Đại hội đã tập hợp và phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân: Đường lối hợp với nguyện
vọng của nhân dân, nên đã tập hợp và phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; thể hiện rõ Đảng
ta đã biết phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, thể hiện bản lĩnh và sự trưởng
thành về chính trị của Đảng trong hoàn cảnh mới.
- Đại hội đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Việt Nam lúc bấy giờ, mở đầu thời kỳ
đổi mới toàn diện. Trước khi bước vào Đại hội VI, nước ta với những năm tháng khủng hoảng
kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, lạm phát vào bậc nhất thế
giới. Nhưng từ sau Đại hội, nền kinh tế từng bước được khôi phục, lạm phát giảm; tháo gỡ dần
khủng hoảng ở nước ta. Đây là Đại hội mở đầu cho đổi mới toàn diện, đặt nền móng cho việc tìm
ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Câu 11: Phân tích các bài học kinh nghiệm được Đại hội lần thứ VI(12/1986) của Đảng tổng
kết. ( Bài học 1 và 3)
Đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội VI đề ra thể hiện trên các lĩnh vực nổi bật:
Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá thành tựu,
nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng tròn thời kỳ 1975-1986. Đó
là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến
lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, khuyết điểm đó,
126-135
đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn,
nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa hữu
khuynh. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư
tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đại hội rút ra 4 bài học quý báu:
 Một là, Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
 Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan.
 Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
 Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Phân tích bài học 1:
 Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Bài học thành công lớn nhất mà Đảng đã tổng kết và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở,
đó là, bài học “lấy dân làm gốc”. Từ khi thành lập năm 1930, Đảng coi trọng sự nghiệp đấu tranh
giành và giữ chính quyền, lãnh đạo xây dựng và tăng cường sức mạnh nhà nước của dân, do dân
và vì dân. Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặc biệt chú trọng xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng kiểu mới, chính quyền Nhà
nước thật sự là công bộc của nhân dân, phục vụ nhân dân, gánh việc chung cho dân. Trong công
cuộc đổi mới, Đảng lãnh đạo xây dựng và không ngừng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính
sách để quản lí tốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt các chính sách
xã hội, an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh
và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Bonus:
Bản chất tốt đẹp của Đảng chỉ được giữ vững, sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo chỉ có thể
phát triển và đạt được những thành tựu vững chắc khi Đảng có dân, được dân ủng hộ, mối quan hệ
giữa Đảng với dân thường xuyên được củng cố. Để có được điều đó, Đảng phải không ngừng phấn
đấu, rèn luyện, nâng cao và hoàn thiện sự lãnh đạo của mình. Và với tinh thần ấy, Đại hội Đảng lần
thứ VI đã thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm, chỉ ra những nguyên nhân và bài học
lớn, đồng thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, khắc phục tư duy cũ và cách làm cũ. Đó
là đường lối hợp quy luật, hợp lòng dân, cho nên được Nhân dân đón nhận và hưởng ứng tích cực.
Muốn xây dựng Đảng trong sạch, phải lấy dân làm gốc.Đảng phải có dũng khí nhìn thẳng vào sự
thật và tiến hành đổi mới nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy nói chung và đổi mới phong cách
lãnh đạo nói riêng. Đảng phải thật sự gắn bó với Nhân dân và vì Nhân dân.
Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “Dân là gốc”, xây dựng và phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân lao động. Trong điều kiện cầm quyền, phải đặc biệt chăm lo củng
cố sự liên hệ giữa Đảng và Nhân dân, tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu,
tham nhũng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI cũng cho rằng, Đảng cần đổi mới phong cách làm
việc, tác phong đi sâu, đi sát thực tế, nắm bắt thông tin nhanh chóng và chính xác; mở rộng sinh
hoạt dân chủ; nghiên cứu những kinh nghiệm sáng tạo của cơ sở; lắng nghe ý kiến của quần chúng;
các chủ trương quan trọng đều phải được bàn bạc và quyết định tập thể; người lãnh đạo phải biết
nghe ý kiến trái với mình.
Tăng cường mối quan hệ gắn bó với Nhân dân là quan điểm lớn của Đảng luôn được đề cao
thường xuyên thực hiện. Nhưng vấn đề là thực hiện như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn
là không đơn giản.
Mỗi nước có xuất phát điểm khác nhau -> H/cảnh Lsử khác nhau -> Yêu cầu khác nhau
Phải dựa vào dân, huy động sức dân để khắc phục yếu kém, tiêu cực, xây dựng, phát triển kinh
tế-xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng. Muốn tạo sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân
thì phải làm cho Nhân dân tin tổ chức, tư tưởng, đội ngũ cán bộ của Đảng thật sự trong sạch vững
mạnh; Đảng và Nhà nước thật sự bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân và mang lại lợi ích cho
Nhân dân, “ngoài lợi ích của Nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác”. Và điều vô cùng quan
trọng là phải quyết tâm đẩy lùi bằng được tệ nạn tham nhũng, lãng phí tiền của, tài sản công, thành
quả lao động gian khổ của Nhân dân đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng.
Trong bất cứ tình thế khó khăn, phức tạp nào thì dân luôn là gốc; có dân là có tất cả. Nhân dân
sẽ hiến kế, sáng tạo để Đảng nắm bắt đề ra chủ trương sát hợp, thúc đẩy phong trào, tập hợp Nhân
dân vượt qua mọi khó khăn, tìm ra hướng đi đúng nhất.
Để thật sự bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, cùng với việc kiên quyết chuyên chính với kẻ
thù của Nhân dân, Đảng tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng phải được tiến hành
đồng bộ trên tất cả các mặt: Tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức hoạt động. Trước mắt, Đảng
cần tiếp tục triển khai một cách tích cực và mạnh mẽ chủ trương chống tham nhũng; xử lý thật
nghiêm từ trên xuống dưới những người mắc sai lầm, khuyết điểm, bất kể người đó ở cương vị
công tác nào. Bên cạnh đó, phải nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở Đảng, bởi vì đó chính là chiếc cầu nối liền Đảng với dân. Dân có tin Đảng hay không,
mối quan hệ giữa Đảng với dân có mật thiết hay không phụ thuộc rất lớn vào các tổ chức cơ sở
Đảng. Dân chỉ tin Đảng và thật sự theo Đảng khi trong hoạt động thực tiễn, các tổ chức Đảng và
đảng viên ở cơ sở thật sự là tấm gương sáng để Nhân dân noi theo. Với tinh thần “Dân là gốc”,
phải đổi mới mạnh mẽ phong cách công tác của Đảng. Mỗi cấp ủy Đảng, mỗi tổ chức Đảng và mỗi
đảng viên đều phải xây dựng một phong cách đi sâu, đi sát quần chúng, sống giản dị, chan hòa với
quần chúng. Đảng viên giữ cương vị càng cao, càng phải gương mẫu về phong cách của người
cộng sản. Cần bãi bỏ các các quy định, các thủ tục tạo nên sự xa cách giữa Đảng và Nhân dân.
Phân tích bài học 3:
 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh
quốc tế
Trong Đường cách mệnh (1927) lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Muốn người
ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã". Trong cao trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh đã kêu gọi toàn thể quốc dân hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhờ phát huy
sức mạnh, ý chí tự lực tự cường của cả dân tộc, nên đã chớp được thời cơ thuận lợi dẫn tới thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong các cuộc kháng chiến lâu dài giành độc lập, thống
nhất hoàn toàn, Đảng đã triệt để phát triển sức mạnh của dân tộc, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ,
sáng tạo, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành
thắng lợi.
Công cuộc đổi mới diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng và
dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Điều đó đòi hỏi
Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, nâng cao bản lĩnh
chính trị để đứng vững trước khó khăn, thử thách và kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội, động viên cao độ nội lực. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường củng cố sự đoàn kết
các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, kiên định lập trường của chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đề ra và
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế,
Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
-Thế nào là sức mạnh dân tộc?
-Thế nào là sức mạnh thời đại?
-> Thế nào là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại -> vận dụng, phát huy như thế nào?
Đảng và Nhà nước cũng tranh thủ tối đa những vấn đề mới của thời đại: Hội nhập kinh tế quốc tế,
toàn cầu hóa, thành quả của cách mạng khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lí của các nước
tiên tiến, những vấn đề về kinh tế tri thức… Nội lực và sức mạnh dân tộc bao giờ cũng có ý nghĩa
quyết định, song sức mạnh đó được tăng cường khi có sự kết hợp đúng đắn với ngoại lực và sức
mạnh của thời đại.
Bonus:
Kế thừa truyền thống “tự lực tự cường, đem sức ta giải phóng cho ta”, ngày nay, đứng trước thời
cơ lớn và thách thức lớn, Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội ta càng khẳng định sâu sắc không
gì có thể thay thế được sức mạnh nội lực của đất nước, dựa trên sức mạnh bên trong để tận dụng
thời cơ vượt qua thách thức, tạo thế ổn định, phát triển. Trong đó, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc là căn cốt của sức mạnh dân tộc. Đảng ta khẳng định: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ
xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi
mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội”. Những nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, quốc phòng - an ninh… đã tạo cho đất nước khả năng
tận dụng tối ưu những yếu tố có lợi, loại trừ những yếu tố bất lợi, vô hiệu hóa những mưu đồ thâm
độc của các thế lực thù địch, tranh thủ ngoại lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bảo đảm cho đất
nước luôn ổn định và phát triển.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương,
tranh thủ sức mạnh quốc tế để bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta khẳng định: “Chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội
nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập,
tự chủ, chủ quyền quốc gia”. Trong đó, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề
trung tâm, chi phối đến hội nhập các lĩnh vực khác. Theo đó, cần chủ động nắm vững qui luật, tính
tất yếu của các xu thế thời đại, của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh,
xác định lộ trình, nội dung, hình thức, qui mô bước đi thích hợp. Mặt khác, chủ động trong đa dạng
hoá, đa phương hoá quan hệ, hợp tác quốc tế; sáng tạo, phân tích, lựa chọn phương thức hành động,
dự báo được những tình huống trong hội nhập để tránh được bất ngờ.
Bên cạnh đó, “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt
là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích
và tăng độ tin cậy”. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước trong khu vực
(ASEAN), các nước châu Á Thái Bình Dương, các Tổ chức thương mại quốc tế để khai thác có
hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, phải có bước đi thận trọng và vững chắc,
tránh mơ hồ mất cảnh giác, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ mà tổn hại đến lợi ích lâu
dài, lợi ích quốc gia dân tộc.
(Also in Giáo trình LSĐCSVN /P216-220)
Câu 12: Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, chính trị được nêu lên
tại Đại hội lần thứ VI của Đảng ( 12/1986).
Nội dung đường lối đổi mới:
Mục tiêu tổng quát là ổn định mọi mặt tình hình KT-XH, tiếp tục xây dựng những tiền đề
cần thiết cho việc đẩy mạnh CN hoá XHCN
- Trong toàn bộ hành động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”
- Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
- Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
- Chăm lo cho Đảng ngang tầm với 1 đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc
CM XHCN
Đổi mới:
Đổi mới ở đây không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà là thay đổi cách thức để đạt được mục
tiêu CNXH
Đổi mới về Kinh tế
Đổi mới về cơ cấu Kinh tế: Mục tiêu là ổn định kinh tế - xã hội. Sản xuất đủ tiêu dùng và
có tích luỹ.
Phát triển nền KT nhiều thành phần: chuyển từ chỉ có thành phần KT (quốc doanh và tập thể);
xây dựng phát triển các thành phần KT khác: KT tư nhân, cá thể, tiểu chủ, tạo điều kiện cho chúng
phát triển để phát huy sự tham gia, đóng góp của các nguồn lực khác nhau trong xã hội.
Đổi mới về cơ chế quản lý KT:Xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh
doanh: cơ chế tập trung bao cấp duy trì trong giai đoạn đất nước còn khó khăn, nền KT phát triển
theo chiều rộng, có chiến tranh thì ở mức độ nào đó nó còn phù hợp nhưng khi hoàn cảnh TG thay
đổi thì yêu cầu của nền KT và đời sống xã hội thay đổi thì cơ chế này càng bộc lộ nhiều hạn chế
tiêu cực về nhiều phương diện. ->xóa bỏ cơ chế này chuyển sang hạch toán, kinh doanh; lúc này
là nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước
Đổi mới về nội dung và cách thức CN hoá: Sản xuất lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng,
hàng xuất khẩu: đều là những lĩnh vực VN có thể phát triển, có kinh nghiệm, có điều kiện và phù
hợp với bối cảnh VN và mục tiêu nhằm ổn định mọi mặt tình hình đời sống xã hội, đẩy mạnh
CNH-HĐH.
Đổi mới về phương hướng phát triển kinh tế:
5 phương hướng lớn phát triển KT:
- Bố trí cơ cấu sản xuất;
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựngvà củng cố QH XHCN;
- Sử dụng và cải tạo đúng đắn các Thành phần kinh tế Thành phần;
- Đổi mới cơ chế quản lý KT, phát huy KH-KT;
- Mở rộng nâng cao KT đối ngoại
Đổi mới trong chính sách xã hội:
-Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động.
-Thực hiện công bằng XH, bảo đảm an toàn XH, khôi phục trật tự kỷ cương.
-Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa bảo vệ tăng cường sức khỏe của dân.
-Xây dựng chính sách bảo trợ XH.
129
Đổi mới về Chính trị
*Đổi mới vai trò quản lý của NN:
 Tổ chức bộ máy NN theo hướng gần gũi nhân dân; tăng cường quyền làm chủ của ndân,
giảm bớt phiền hà cho nhân dân và phân định rõ chức năng quản lý NN về KT-XH của các
ngành, các địa phương. Tăng cường quản lý đất nước, xã hội bằng chính sách, Pháp luật. Xây
dựng lại bộ máy nhà nước các cấp theo cơ cấu quản lí KT mới.
 Đổi mới tư duy, công tác tư tưởng, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới
quản lý và điều hành của nhà nước cho phù hợp với cơ cấu và cơ chế kinh tế mới.
 Tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng. Đảng cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
thực hiện “ dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra”.
 Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài,
tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa..
*Mở rộng hoạt động đối ngoại:
Góp phần phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới, góp phần vào
cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội,
tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa...; đồng
thời, mở rộng hợp tác với các nước khác, kể cả các nước tư bản.
*Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng:
Đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao trí tuệ, trình độ nhận thức, trình
độ lý luận của Đảng; khắc phục tình trạng lạc hậu về nhận thức kinh tế và lý luận của đảng viên.
Coi trọng cả công tác lý luận và nhận thức thực tiễn của Đảng. Đổi mới cả tổ chức và những đảng
viên làm công tác tổ chức cán bộ của Đảng.
Câu 13: Phân tích nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH được thông qua tại Đại hội VII năm 1991.
ND cơ bản của cương lĩnh XD đất nước thời kì quá độ lên CNXH
Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã tổng
kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, chỉ ra khuyết điểm, sai lầm và nêu ra 5 bài
học lớn:
 Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH
 Sự nghiệp CM là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
 Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng toàn dân
 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của CMVN
 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỷ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã tổng kết cách
mạng Việt Nam từ năm 1930, nêu lên những bài học và đặc biệt là xác định 6 đặc trưng
cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng
 Do nhân dân lao động làm chủ
135
 Có một nền kinh tế phát triển cần dựa trên lực lượng sản xuất, hiện đại và chế độ
công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
 Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,có điều kiện phát triển
toàn diện cá nhân
 Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
 Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
 Cương lĩnh xác định quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, phải
trải qua nhiều chặng đường. Do vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc cần nắm vững bảy phương hướng cơ bản sau đây:
Một là, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh
công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng lãnh đạo.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với
phát triển 1 nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở
vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải
thiện đời sống nhân dân.
Ba là, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng
hoá về hình thức sở hữu, phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất. Phát triển liền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước.
Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế
giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh
thần xã hội. Kế thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống
nhất. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
Việt Nam. Nâng cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm
nhiệm vụ.
 "Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản
những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng,
văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh".
Nêu ra 3 quyết định
 Xây dựng hệ thống chính trị
 Xây dựng nhà nước XHCN của dân do dân vì dân
 Xây dựng mặt trận tổ quốc VN và các đoàn thể nhân dân
Mục tiêu tổng quát 5 năm tới là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế- xã
hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi
tình trạng khủng hoảng hiện nay.
Cương lĩnh chỉ rõ quá độ là 1 quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường với những định hướng
lớn, mục tiêu phải đạt được sau thời kỳ quá độ là thực hiện xong cơ bản những cơ sở KT, chính trị
và tư tưởng, văn hóa phù hợp.
Cương lĩnh nêu rõ quan điểm về xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân, Đảng là tổ chức lãnh đạo của hệ thống nhà nước ấy. Chủ nghĩa Mac Lênin và Tư tưởng
HCM làm nền tảng kim chỉ nam hành động.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 là mốc đánh
dấu sự phát triển tư duy chính trị của Đảng ta, thể hiện nhận thức sâu sấc về thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, về công cuộc đổi mới.
Câu 14: Các đặc trưng cơ bản của CNXH được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
thời kỳ quá độ lên CNXH (thông qua tại Đại hội VII năm 1991).
Dựa vào việc nhận thức lại một cách đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, kết hợp với những kinh nghiệm của thế giới
và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới
(1986), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông
qua tại Đại hội VII (1991), Đảng xác định mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm 6 đặc
trưng cơ bản nhất:
1/ Do nhân dân lao động làm chủ;
2/ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất chủ yếu;
3/ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc;
4/ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao
động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân;
5/ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6/ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đó chính là những đặc trưng bản chất hay mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà
nhân dân ta xây dựng và hướng tới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Câu 15: Phân tích các quan điểm chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, được
nêu lại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996).
Trong ĐH 8 năm 1996, lần đầu tiên Đảng nêu lên 6 quan điểm về CNH, HĐH trong thời kỳ đổi
mới gồm:
 Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính và đi đôi với tranh thủ tối đa
nguồn lực bên ngoài.
 CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo.
 Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững.
 Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp CN truyền thống và CN
hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
 Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án
đầu tư và công nghệ.
 Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.
143
Phân tích quan điểm 1: Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính và đi đôi
với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.
Xây dựng nền kinh tế mở ,hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng
thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả. Công nghiệp hóa,hiện đại
hóa theo quan điểm trên mới bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ vững chắc độc lập
tự chủ của đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và phù hợp với đặc điểm
của thời đại,phù hợp với xu hướng quốc tế hóa,khu vực hóa kinh tế; khai thác những ưu thế về
vốn, công nghệ, thị trường.. của thế giới và đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế và hiện đại hóa
đất nước.
Độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện, tiền đề để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Điều đó
thể hiện:
Một là, độc lập, tự chủ không phải là biệt lập, cô lập với thế giới bên ngoài, không đứng ngoài
hội nhập quốc tế. Độc lập, tự chủ thể hiện chủ quyền, quyền tự quyết, tự lựa chọn con đường phát
triển, tự quyết định mô hình phát triển của quốc gia, dân tộc.
Hai là, độc lập, tự chủ là nhân tố đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ với hội nhập quốc
tế. Có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong việc tự quyết định lộ trình, bước đi, cách thức,
nội dung, biện pháp, đối tác, lĩnh vực… hội nhập quốc tế.
Ba là, có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong lựa chọn, đề xuất các giải pháp đồng bộ,
hữu hiệu, hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế.
Có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong phân tích, xử lý thông tin để có những giải pháp
thiết thực, đồng bộ, hữu hiệu trước sự thay đổi mau lẹ của tình hình thế giới và khu vực, mới chủ
động, tích cực trong hội nhập quốc tế.
Bốn là, độc lập, tự chủ là cơ sở để tận dụng nhiều cơ hội to lớn, đồng thời hạn chế tối đa những
thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước vừa, nhỏ, đang phát triển như Việt Nam do quá
trình toàn cầu hóa gây ra.
Năm là, độc lập, tự chủ sẽ là cơ sở, điều kiện để nước ta chủ động phát huy được lợi thế so sánh
của mình trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm từng bước phát triển.
Hội nhập quốc tế góp phần tăng cường khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của quốc gia,
dân tộc. Có thể nhận rõ điều đó như sau:
Một là, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội, tiền đề cho chúng ta giữ vững độc lập, tự chủ
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.
Hai là, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cho chúng ta những cơ hội thuận lợi để huy động nguồn lực
bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Muốn phát huy được các nguồn lực bên
ngoài thì phải thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế.
Ba là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế giúp chúng ta thực hiện thành công công nghiệp
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ cho
chúng ta những cơ hội để rút ngắn quá trình này. Bởi lẽ, hội nhập kinh tế trong điều kiện toàn cầu
hóa sẽ có cơ hội tiếp nhận và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên
tiến để rút ngắn quá trình phát triển.
Bốn là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội, môi trường hòa bình, ổn định để
chúng ta phát triển đất nước, trên cơ sở đó góp phần giữ vững độc lập, tự chủ.
Năm là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta hội nhập đầy đủ, sâu rộng hơn
vào các thể chế kinh tế thế giới cũng như thể chế kinh tế khu vực. Trên cơ sở đó, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế và giữ vững độc lập, tự chủ.
Sáu là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế còn tạo điều kiện, cơ hội cho chúng ta xuất khẩu
lao động. Khi xuất khẩu được lao động, chúng ta sẽ có cơ hội để nguồn lao động được tiếp thu
những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của những nước khác; tiếp thu được phong cách
làm việc; phương thức tổ chức sản xuất của các nước. Điều này góp phần trực tiếp vào việc đào
tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đột phá về nhân lực
chất lượng cao. Hơn nữa, xuất khẩu lao động còn tạo thêm công việc cho số lao động có tay nghề.
Điều này góp phần giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, trên cơ sở đó giảm thiểu tệ nạn xã
hội.
Độc lập, tự chủ về đối ngoại là một vấn đề rất quan trọng. Độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc
tế và đối ngoại thể hiện trước hết ở tư duy, nhận thức độc lập, sáng tạo, xuất phát từ lợi ích tối cao
của đất nước - dân tộc, không giáo điều, rập khuôn, máy móc trong hoạch định và thực hiện đường
lối, chính sách đối ngoại, trong xác định đối tác, đối tượng và tập hợp lực lượng quốc tế. Hệ thống
các quan hệ đối ngoại rộng lớn hiện nay của Việt Nam là kết quả của một quá trình thực hiện các
bước đột phá: từ phá thế bao vây, cấm vận, bình thường hoá quan hệ với các nước lớn, cải thiện
quan hệ với các nước trong khu vực..., đến thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác bình
đẳng cùng có lợi, là bạn với tất cả các nước, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.../.
From: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/nhan-thuc-va-giai-quyet-moi-quan-he-giua-doc-lap-tu-chu-va-hoi-
nhap-quoc-te-129636
Phân tích quan điểm 2: CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại của nhân dân ta,đất nước ta, nhằm mục đích
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Vì vậy, nó không phải là công việc riêng của
một bộ phận,một giai cấp mà là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện. Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đòi hỏi phải huy động cao độ sức mạnh của toàn dân về mọi mặt : sức lao động, tiền
vốn, trí tuệ, tài năng,kinh nghiệm, kỹ thuật.. Cũng như các sự nghiệp cách mạng khác, nhân dân là
người quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất,
các tiềm năng và nguồn lực của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh,góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh
tế có lợi thế so sánh riêng về kỹ thuật, vốn, lực lượng lao động,kinh nghiệm quản lý.. trong đó kinh
tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và
tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Kinh tế Nhà nước nắm giữ các ngành, các lĩnh vực, các khâu
quan trọng nhất của nền kinh tế được trang bị bằng kỹ thuật và công nghệ hiện đại đủ sức chủ đạo
và định hướng phát triển các thành phần kinh tế khác.
Phân tích quan điểm 3: Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh và bền vững.
Vấn đề con người và việc phát huy nhân tố con người được coi là một nhiệm vụ trọng yếu, một
khâu đột phá chiến lược, luôn được Đảng CSVN đề cập tới trong nhiều kỳ đại hội, đặc biệt trong
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf
cuối kỳ lịch sử đảng.pdf

More Related Content

What's hot

Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUTĐề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUTMinh Đức Nguyễn
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởngKatsu
 
[Tâm Việt] Khởi tạo ý tưởng
[Tâm Việt] Khởi tạo ý tưởng[Tâm Việt] Khởi tạo ý tưởng
[Tâm Việt] Khởi tạo ý tưởngTâm Việt Group
 
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1Trắc nghiệm Triết học - Phần 1
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1vietlod.com
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
Chương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhChương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhDzung Phan Tran Trung
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.comThùy Linh
 
Biên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómBiên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómdoanlmit
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.dinhtrongtran39
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổPhòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổsecretaryofcondao
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMLee Ein
 

What's hot (20)

Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUTĐề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
Đề Cương môn Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam - Share Tài Liệu TNUT
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung NguyênPhong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
Phong cách lãnh đạo của CEO Đặng Lê Nguyên Vũ tại tập đoàn Trung Nguyên
 
Tư tưởng
Tư tưởngTư tưởng
Tư tưởng
 
[Tâm Việt] Khởi tạo ý tưởng
[Tâm Việt] Khởi tạo ý tưởng[Tâm Việt] Khởi tạo ý tưởng
[Tâm Việt] Khởi tạo ý tưởng
 
Đường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEHĐường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEH
 
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1Trắc nghiệm Triết học - Phần 1
Trắc nghiệm Triết học - Phần 1
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Chương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chínhChương 1: Tổng quan về tài chính
Chương 1: Tổng quan về tài chính
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
 
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
 
Chuong nhap mon.ppt
Chuong nhap mon.pptChuong nhap mon.ppt
Chuong nhap mon.ppt
 
Biên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómBiên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhóm
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổPhòng chống chiến lược diễn biến hòa bình   bạo loạn lật đổ
Phòng chống chiến lược diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
 

Similar to cuối kỳ lịch sử đảng.pdf

Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Ku Meo
 
Đường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVNĐường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVNSùng A Tô
 
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdfHoaNguynTh48
 
ôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfPHNGTRNTHTHY
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
Tài liệu bỏ túi môn đường lối
Tài liệu bỏ túi môn đường lốiTài liệu bỏ túi môn đường lối
Tài liệu bỏ túi môn đường lốiSùng A Tô
 
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docxDE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docxThoLinhBi2
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi... Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...Huy Nguyễn Tiến
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1nymi
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namHọc viện Chính Trị Quân Sự
 
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐCâu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐLee Ein
 
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcmGiáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcmNam Cengroup
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loianhquanb7
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...nataliej4
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.ahuyna2101
 
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptxCHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptxlaikaa88
 

Similar to cuối kỳ lịch sử đảng.pdf (20)

Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
 
Đường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVNĐường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVN
 
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
15-cau-hoi-on-tap-mon-lich-su-dang191.pdf
 
ôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdf
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Tài liệu bỏ túi môn đường lối
Tài liệu bỏ túi môn đường lốiTài liệu bỏ túi môn đường lối
Tài liệu bỏ túi môn đường lối
 
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docxDE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
 
Gợi ý đường lối
Gợi ý đường lốiGợi ý đường lối
Gợi ý đường lối
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi... Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhi...
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐCâu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
 
Câu 2 LSĐ.pptx
Câu 2 LSĐ.pptxCâu 2 LSĐ.pptx
Câu 2 LSĐ.pptx
 
Chương ii
Chương iiChương ii
Chương ii
 
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcmGiáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loi
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a
 
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptxCHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
CHƯƠNG 3- TTHCM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM.pptx
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

cuối kỳ lịch sử đảng.pdf

  • 1. Câu 1 : Trình bày nội dung cơ bản của Đường lối Cách mạng Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Mục tiêu chiến lược: - Xác định rõ mâu thuẫn giữa dân tộc VN với đế quốc + chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Con đường CMVN trải qua hai giai đoạn: CM tư sản dân quyền và CMXHCN. Hai giai đoạn này kế tiếp nhau, “không có bức tường nào ngăn cách” =>2 ND cơ bản của CM gpdt là dân tộc (chống đế quốc) và dân chủ (chống PK) Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu: gpdt chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Nhiệm vụ: + Chính trị: _đánh đế quốc và phong kiến _ làm cho VN độc lập -> giải phóng dân tộc là nhiệm vụ đầu tiên + Xã hội: _Dân chúng được tự do tổ chức _Nam nữ bình quyền _Phổ thông giáo dục theo công nông hóa + Kinh tế: _Thủ tiêu quốc trái _Thâu ruộng đất, chia lại cho dân nghèo _Mở mang CN-NN Lực lượng tham gia CM: công nhân, nông dân, các lực lượng khác. Đảng phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình; thu phục được dân cày, hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông; phú nông , trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam thì CM phải lợi dụng, ít lâu làm họ đứng trung lập. Phương pháp CM: bạo lực quần chúng (chính trị + vũ trang) Đoàn kết quốc tế: + CMVN liên lạc mất thiết và trở thành 1 bộ phận CM thế giới + đoàn kết các dân tộc bị áp bức + Đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới Vai trò lãnh đạo của Đảng: + Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản + Phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng Ý nghĩa: - Phản ánh súc tích các luận điểm cơ bản của CMVN với bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo và cương lĩnh về CM giải phóng dân tộc đúng đắn, tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc - Chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc VN - Đánh giá đúng đắn thái độ của các giai tầng XH đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc - Xác định đường lối chiến lược, sách lược của CMVN và phương pháp, nhiệm vụ, lực lượng của CM. Giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc và nhân loại - Đáp ứng yêu cầu và phù hợp xu thế chung của thời đại là CMVS và thực tiễn của CMVN Trang 14 Nội dung cơ bản cương lĩnh : Trang 28
  • 2. Giá trị lý luận: - Cương lĩnh đã xác định đúng đắn những vấn đề chiến lược, sách lược của CMVN, phản ánh được quy luật khách quan của xã hội VN, đáp ứng được yêu cầu cấp bách và cơ bản của CMVN - Những nội dung của CLCT là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac Lenin vào điều kiện nước ta, giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề như: + MQH giữa dân tộc và giai cấp + MQH giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến,... => Qua đó cương lĩnh đã góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mac Lenin - CLCT đầu tiên ghi đậm dấu ấn tư tưởng HCM, phản ánh công lao to lớn của HCM đối với Đảng và CMVN. Giá trị thực tiễn:  CLCT đầu tiên ngay khi mới ra đời đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, trở thành sức mạnh vật chất, chấm dứt tình trạng bế tắc, khủng hoảng về đường lối CM.  CLCT đầu tiên của Đảng trở thành ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta từ thắng lợi này tới thắng lợi khác, đưa dân tộc VN từ DT thuộc địa trở thành DT độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.  CL ra đời gần 1 thế kỷ, nhưng đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho CMVN tiến bước trên con đường tộc đã lựa chọn.  CL đã, đang và sẽ được Đảng, toàn dân trung thành, vận dụng vào công cuộc đổi mới ngày nay. Tính độc lập, tự chủ và sáng tạo của Cương lĩnh tháng 2/1930 Cương lĩnh chính trị - Ngọn cờ tư tưởng lý luận chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của chúng ta. Tuy còn vắn tắt nhưng nó là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc nhân văn. Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này. Tính khoa học đúng đắn: Cương lĩnh chính trị được xây dựng dựa trên cơ sở quán triệt, vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và phát triển các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, truyền thống tinh hoa văn hóa dân tộc, phản ánh đúng thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nó vừa có tính lý luận khoa học vừa có tính thực tiễn sâu sắc, kết hợp tính giai cấp và tính dân tộc, đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân. Tính độc lập, tự chủ: Cương lĩnh chính trị là sản phẩm thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam, nó là bảo vật quốc gia, là kết tinh tư tưởng, cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh. Cương lĩnh là của riêng người Việt Nam, dưới ngọn cờ chỉ đạo của Đảng, nó không bị lệ thuộc hay bị áp đặt bởi bất kì một tổ chức nào khác. Với tư tưởng cốt lõi bao trùm là độc lập, tự do, cương lĩnh chính trị đã vạch rõ con đường cách mạng của Đảng đã lựa chọn, đó là con đường kết hợp: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tính sáng tạo: + Phương hướng chiến lược: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” + Nhiệm vụ: Về chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông bình, tổ chức quân đội công nông.
  • 3. Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của TBCN Pháp giao cho chính phủ công nông; tịch thu ruộng đất của đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân nghèo; thi hành luật ngày làm 8 giờ… Về VH – XH: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Những nhiệm vụ thể hiện đầy đủ yếu tố dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. + Lực lượng cách mạng: Lực lượng nòng cốt của cách mạng nước ta là công - nông, đồng thời thấy được các giai cấp và tầng lớp khác cũng là lực lượng cách mạng cần phải liên minh hoặc lôi kéo hay trung lập. + Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong đó Đảng là đội tiên phong. Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với cách mạng nước ta, vì phải có chính đảng của giai cấp vô sản với đường lối cách mạng đúng đắn mới lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi. + Quan hệ quốc tế: CM VN là một bộ phận khăng khít của CM thế giới. Câu 2: Bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng, tại hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941). Hoàn cảnh lịch sử Thế giới: + 1/9/1939, Phát xít Đức tấn công Ba Lan ->CTTG thứ 2 bùng nổ + 6/1940: Đức tấn công Pháp + 6/1941: Đức tấn công Liên Xô Trong nước: + 28/9/1939: Toàn quyền Đông Dương ra chỉ định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt ĐCS Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật và giải tán các hội, nghiệp đoàn, đóng cửa các tờ báo, các NXB, cấm hội họp tụ tập. + Chính sách phản động CM thời chiến: Đàn áp phong trào CM của nhân dân, đánh vào ĐCS Đông Dương và vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh. + 22/9/1940: Nhật đánh vào Đông Dương -> Việt Nam chịu cảnh một cổ hai tròng. - Trong bối cảnh ấy, những chủ trương mới của Đảng được thực hiện trong HNTW6 (11/1939), HNTW7 (11/1940) và đặc biệt là HNTW8 (5/1941) do NAQ chủ trì. Nội dung hội nghị TW 8 (5/1941) - Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn cấp bách cần được giải quyết giữa Việt Nam và Pháp- Nhật, bởi “quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong”. - Thứ hai, thay đổi chiến lược: tạm gác lại khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia lại ruộng đất cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất từ đế quốc và bọn Việt gian chia cho dân nghèo, giảm tô, giảm tức. Đảng khẳng định: “Chưa chủ trương làm CMTS dân quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc”. - Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc , thi hành chính sách dân tộc tự quyết. Theo đó, thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng đoàn kết dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung. ~45-46
  • 4. - Thứ tư, tập hợp mọi lực lượng dân tộc có tinh thần yêu nước cao không phân biệt xuất thân nguồn gốc. “Ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”. Các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”. - Thứ năm, chủ trương sau CM thành công sẽ thành lập Việt Nam theo tinh thần dân chủ, “nhà nước của chung của toàn dân tộc” , chứ không phải “công nông liên hiệp và chính quyền Xô viết”. - Thứ sáu, hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân,“phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù”, ngoài ra hội nghị còn xác định điều kiện khách quan, chủ quan và thời cơ tổng khởi nghĩa. Ý nghĩa: - Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược CM, Có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của phong trào CM, đi tới thắng lợi của CMT8/1945. - Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược từ Hội nghị tháng 11/1939, khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930. - Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. - Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết. - Giải quyết đúng đắn MQH giữa 2 nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến. - Phát triển và làm phong phú kho tàng lý luận Mác Lê-nin về CM giải phóng dân tộc. Câu 3: Nội dung và ý nghĩa của Chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, ngày 12/3/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Ngay trong đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, thì Ban Thường vụ Trung Ương Đảng đã họp để nhận định, đánh giá tình hình về cuộc đảo chính Nhật – Pháo, đến ngày 12/3/1945 ra toàn chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”  Nguyên nhân: - Sâu xa: Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp đã xuất hiện từ năm 1940 ngày càng trở nên sâu sắc - Trực tiếp: Tác động của tình hình thế giới. Khi quân đồng minh thắng lợi. Ở Pháp tướng Đờ gôn về nước giải phóng Pari đầu năm 45, P chuẩn bị lực lượng đánh nhật ở DD. Mỹ đánh bại Nhật ở Philippin. Con đường của Nhật tới DD bị khống chế, Pháp chuẩn bị đánh nhật khi quân đồng minh vào nên Nhật đã đánh Pháp trước để trừ hậu họa.  Tại sao đến tận năm 1945 Nhật mới đuổi Pháp: - Vì khi Nhật vào thì Pháp tỏ ra ngoan ngoãn phục tùng Nhật, cùng với Nhật bóc lột Đông Dương và Nhật có quá nhiều thuộc địa lại thấy P ngoan ngoãn như vậy nên chưa đuổi Pháp
  • 5. - Sau khi Pháp bị mất nước năm 40 vào tay phát xít Đức thì 1 chính phủ mới đã thành lập ở Pháp là chính phủ phát xít thân phát xít Đức. Do vậy cũng có nghĩa là giai đoạn từ năm 40 đến đầu năm 45, chính phủ Pháp ở chính quốc là đồng minh của Nhật (cùng theo phe phát xít) nên Nhật ko lỡ đuổi đồng minh của mình  Chỉ thị 12/3/1945: xác định kẻ thù chính là Nhật. Tại sao? + ngày 9-3-1945 là một cuộc đảo chính, mục đích là truất quyền Pháp, tước khí giới của Pháp, chiếm hẳn lấy Đông Dương làm thuộc địa riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật. +Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước). +Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật). Bọn Pháp kháng chiến đang đánh Nhật là đồng minh khách quan của nhân dân Đông Dương lúc này. Nội dung Chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi. Tuy nhiên , hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện khởi nghĩa nhanh chóng được chín muồi. Chỉ thị xác định: Sau đảo chính phát xít Nhật là kẻ thù trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương, vì vậy phải thay khẩu hiệu “ Đánh đuổi đế quốc phát xít Pháp- Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” Chỉ thị chủ trương: Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. -Muốn vậy những hình thức đấu tranh và tuyên truyền phải cao hơn và mạnh bạo hơn như tuyên truyền xung phong có vũ trang, biểu tình tuần hành thị uy……. Chỉ thị nêu rõ phương châm đấu tranh: Phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng phần, mở rộng căn cứ địa. -Đây là phương pháp duy nhất đóng vai trò chủ động trong việc đánh đuổi phát xít Nhật và sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. Chỉ thị dự kiến: Điều kiện thuận lợi để tiến hành tổng khởi nghĩa là khi quân Đồng Minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản để phía sau sơ hở. Hay cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng nhân dân được thành lập, hoặc Nhật để mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh của Nhật mất tinh thần. -Tuy nhiên Đảng ta cũng nêu rõ rằng ta không được ỷ lại vào người mà bó tay mình trong khi tình thế chuyển biến thuận lợi mà phải nêu cao tinh thần dựa vào sức mình là chính, khẳng định tính tích cực và chủ động của ta. Ý nghĩa - Thể hiện sự nhận định sáng suốt, có những chủ trương kiên quyết, kịp thời của Đảng ta, nhờ đó đẩy lên 1 cao trào CM, thúc đẩy tình thế CM mau chóng chín muồi - Là kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân để thực hiện KN vũ trang từng phần, tiến tới Tổng KN. có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa T8 năm 1945. - Thể hiện năng lực của Đảng trong việc nắm bắt thời cơ và đưa ra đường lối phù hợp - Từ giữa tháng 03/1945, phong trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Cách mạng Tháng 8-1945 Tính chất: 56 Ý nghĩa: 58 Kinh nghiệm: 59
  • 6. Câu 4: Hoàn cảnh của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau khi CMT8 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước đứng trước nhiều thuận lợi cơ bản và khó khăn thử thách. Thuận lợi: -Về quốc tế: + Sau CTTG2, cục diện khu vực và thế giới có những thay đổi có lợi cho CMVN. + CNXH đã trở thành hệ thống lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự và KH-KT do Liên Xô đứng đầu, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa có điều kiện phát triển, phong trào dân chủ và hòa bình cũng vươn lên mạnh mẽ ở các nước tư bản. -Về Việt Nam: +VN trở thành quốc gia độc lập, tự do; NDVN trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới. +ĐCSVN trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo CM trong cả nước, hệ thống chính quyền CM với bộ máy thống nhất từ Trung ương đến cơ sở được hình thành phục vụ cho lợi ích của ND, tổ quốc. +Chủ tịch HCM là biểu tượng của nền độc lập, tự do-trung tâm của khối đại đoàn kết dân tộc,Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa . Tinh thần, khí thế quần chúng lên rất cao. +Quân đội quốc gia, lực lượng Công an, luật pháp được xây dựng và phát huy vai trò đối với cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng chế độ mới. Khó khăn: -Trên thế giới: + Phe đế quốc CN âm mưu “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức đàn áp, tấn công ptrào CM trong đó có CMVN + Các nước lớn ko ủng hộ lập trường độc lập và địa vị pháp lý của nhà nước VNDCCH + VN nằm trong vòng vây của CN đế quốc, bị bao vây cách biệt với thế giới bên ngoài -Trong nước: Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: + Nạn đói : -Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy. -Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ. -Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946. + Nạn dốt : -Hơn 90% dân số không biết chữ. -Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…tràn lan. + Ngân sách cạn kiệt -Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1,2 triệu đồng, trong đó đến 1 nửa là tiền rách không dùng được. -Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát. -Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta. + Về văn hóa xã hội -Hơn 90% dân số không biết chữ. -Các tệ nạn xã hội tràn lan. + Về thù trong, giặc ngoài: -Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở ra Bắc, 20 vạn quân tưởng ồ ạt vào Hà Nội. -Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở vào Nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược. => VIỆT NAM ĐỨNG TRƯỚC TÌNH THẾ NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC Trang 61
  • 7. Câu 5: Nội dung và ý nghĩa Chỉ thị “kháng chiến, kiến quốc”, ngày 25/11/1945 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Hoàn cảnh lịch sử : Sau thắng lợi vĩ đại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao. – Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đem lại cho cách mạng Việt Nam thế và lực mới. Đảng ta từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành đảng cầm quyền, nhân dân ta được giải phóng khỏi cuộc đời nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước. – Cách mạng nước ta thời kỳ này đứng trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng: + Nước ta còn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các chính quyền phản động trong khu vực, chưa nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng tiến bộ trên thế giới. + Nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Sản xuất nông nghiệp đình đốn. Tài chính khô kiệt, kho bạc trống rỗng, ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. – Trình độ văn hoá của nhân dân ta thấp kém, 90% số dân mù chữ. + Ở miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng ồ ạt tràn qua biên giới, theo gót chúng là bọn Việt Quốc, Việt Cách, chúng lập chính quyền phản động ở một số nơi, cướp của giết người và chống phá chính quyền cách mạng. + Ở miền Nam: quân Anh với danh nghĩa Đồng Minh kéo vào nước ta tiếp tay cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Nội dung Chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” của Đảng 25-11-1945: Ban chấp hành trung ương đảng ra chỉ thị về “kháng chiến kiến quốc”, vạch ra con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng là: Về chỉ đạo chiến lược: + Mục tiêu: dân tộc giải phóng + Khẩu hiệu lúc bấy giờ là “dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập. Về xác định kẻ thù: + Xđ kẻ thù chính: thực dân Pháp xâm lược trong nước ta có 6 kẻ thù chính lúc này:  Nhật: là quân đội 1 nước bại trận, dù còn 6 vạn quan ở nc ta nhưng không còn tinh thần chiến đấu.  Tưởng: (20 vạn): mục đích là ở lại lâu dài, giảm bớt gánh nặng lương thực (cướp bóc dân ta), các tướng bị điều sang có mâu thuẫn với Tưởng, ta có thể lợi dụng mâu thuẫn nội bộ này.  Anh: (1 vạn quân Anh) đã thỏa hiệp với Pháp trả lại 1 số thuộc địa của Pháp (Pháp đổi cho Anh 1 số quyền lợi về kinh tế và trả lại các thuộc địa của Anh)  Việt Quốc, Việt Cách: lật đổ chính quyền ta từ bên trong nhưng chưa đủ khả năng, chỉ có khả năng phá hoại.  Mỹ: định từng bước thay chân Tưởng nhưng cần Anh và Pháp để xây dựng đối trọng => chỉ đưa anh em Diệm, Nhu về nước.  Pháp: dã tâm chiếm lại ĐD, đã có kinh nghiệm cai trị ở đây hàng chục năm. Trong chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (25/11/1945), Đảng xác định Pháp là kẻ thù nguy hiểm nhất vì: Trong số kẻ thù Anh, Tưởng, Mỹ, Pháp, Việt quốc, Việt cách… nguy hiểm nhất là thực dân Pháp. Chúng có đầy đủ cơ sở và điều kiện để trở lại xâm lược nước ta lần 2, với âm mưu đặt ách thống trị và tái xác lập chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24 – 3 – 1945. Nhận rõ âm mưu của các nước đế quốc sau chiến tranh TG thứ 2, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương (cụ thể: quân Anh vào nước ta với danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân Nhật đã đồng lõa và tiếp tay cho TDP quay lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng "sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng".)
  • 8. Vì vậy, Đảng ta nhận định “nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”, “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn cờ đấu tranh vào chúng”. + Mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp ND, thống nhất mặt trận Việt - Miên - Lào,... Về phương hướng nhiệm vụ: 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần thực hiện:  Củng cố chính quyền (quan trọng nhất).  Chống thực dân pháp xâm lược.  Bài trừ nội phản.  Cải thiện đời sống. =>Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu Việt-Hoa thân thiện đối với quân đội Tưởng và độc lập về chính trị, nhân nhượng về KT đối với Pháp. – Chỉ thị vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên. + Về nội chính: xúc tiến bầu cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, lập hiến pháp, xử lý bọn phản động đối lập, củng cố chính quyền nhân dân. + Về quân sự: động viên lực lượng toàn dân trường kỳ kháng chiến. + Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc “bình đẳng, tương trợ”, thêm bạn bớt thù. Đối với quân đội Tưởng, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”. Ý nghĩa: Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Ban thường vụ Trung ương Đảng có ý nghĩa hết sức quan trọng.  Đã xác định đúng kẻ thù của VN là thực dân Pháp  Đã chỉ ra kịp thời những vấn đề quan trọng về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong thời kỳ mới giành được chính quyền.  Nêu rõ nhiệm vụ xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước  Nêu rõ những biện pháp đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, thù trong, giặc ngoài, đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Câu 6: Các biện pháp của Đảng trong xây dựng chính quyền cách mạng (9/1945-12/1946).  06-01-1945: tổng tuyển cử trong cả nc: 90% cử tri đi bỏ phiếu bầu CP từ TW đến địa phương. Thành lập nhiều đoàn thể nhân dân, soạn thảo được hiến pháp 1946.  Xây dựng "quỹ độc lập", "tuần lễ vàng": huy động đc 60 triệu tiền ĐD, 370kg vàng.  Giải quyết giặc đói: kêu gọi lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái, tăng gia sản xuất (trồng cây lương thực ngắn ngày xen cây dài ngày): vụ chiêm 1946 bội thu => giải quyết cơ bản nạn đói.  Phong trào diệt dốt: thành lập các nhà bình dân học vụ => cuối 1946, có thêm 2,5tr người biết đọc, viết. Và thành lập 1 số trường ĐH trọng điểm: Bách khoa, Xây Dựng, Sư Phạm.  Bảo vệ chính quyền cách mạng:  Đảng kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện các tỉnh Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ).  Ở miền Bắc: ta linh hoạt hòa với Tưởng để đánh Pháp rồi hòa với Pháp để đuổi Tưởng, đồng thời gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau đó. 20-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến). Kháng chiến kiến quốc- Trang 63
  • 9.  Hòa với Tưởng (9-1945 - 2-1945), tập trung đánh Pháp ở miền Nam với các biện pháp: chấp nhận cung cấp lương thực cho 20 vạn quân Tưởng, chấp nhận tiền quan kim và Quốc tệ ở VN, nhượng 70 ghế trong quốc hội không qua bầu cử. 11-1945 ta tuyên bố giải tán ĐCS Đông Dương (thực ra là rút vào hoạt động bí mật), tránh mọi hiềm khích với quân Tưởng dù chúng khiêu khích ta ở nhiều nơi.  Hòa với Pháp để đuổi Tưởng (2-1946 - 12-1946) (do hiệp ước Trùng Khánh) với các biện pháp: Hiệp định sơ bộ (6-3), tạm ước 14-9-1946 ta chấp nhận Pháp vào Miền Bắc để đuổi Tưởng và chúng sẽ rút sau 5 năm. Đến tháng 12, Pháp gây ra hàng loạt vụ thảm sát. 20-12-1946, CTịch.HCM phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. => Như vậy từ T9/1945 đến T12/1946, Đảng đã lãnh đạo nước ta qua những thử thách hiểm nghèo, chẳng những giữ vững và phát huy thành quả CMT8 mà còn tạo ra thời gian hoà bình chuẩn bị thực lực cho cuộc chiến đấu lâu dài. Thực tiễn lịch sử giai đoạn này đã đem lại cho Đảng ta nhiều kinh nghiệm quý báu về sự Lãnh đạo của Đảng, sự phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, về việc lợi dụng triệt để mâu thuẫn nội bộ của kẻ thù, về sự nhân nhượng có nguyên tắc,... Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng -Trước tình hình mới, TW Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. -Nêu nội dung của chỉ thị kháng chiến kiến quốc Kết quả (Ý nghĩa): Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn. -Về chính trị - xã hội: + Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết. -Về kinh tế, văn hóa: + Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. -Về bảo vệ chính quyền cách mạng: + Nhân nhượng với quân đội Tưởng, tay sai để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở MN + Tạo điều kiện cho quân dân ta có thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới Bài học kinh nghiệm: -Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. -Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh, cụ thể. -Tận dụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước. Câu 7: Cơ sở và nội dung sách lược của Đảng hòa hoãn với quân Tưởng và quân Pháp để bảo vệ chính quyền cách mạng (tháng 9/1945 đến tháng 12/1946). Hoà hoãn với quân Tưởng Cơ sở lý luận : Áp dụng chủ trương của Lênin về hòa hoãn sau CMT10 khi nước Nga có thù trong giặc ngoài thì Nga đã kí hoàn hoãn với 14 nước đế quốc bên ngoài để tập trung lực lượng chống phản động trong nước. Năm 1920, Nga đã thành công chống thù trong giặc ngoại 66-69
  • 10. => Lênin kết luận : Trong tình thế đối đầu với nhiều kẻ thù thì phải thực hiện hòa hoãn và chọn hòa với kẻ thù ít nguy hiểm trước. Để có lợi cho cách mạng thì dù có phải hòa với kẻ cướp ta cũng phải hòa. Cơ sở thực tiễn: + So sánh lực lượng lúc này không cho phép ta đối phó với cả Tưởng và Pháp. Hơn nữa, Tưởng trong phe Đồng minh đến tước vũ khí của phát xít Nhật nên ta không được phép đánh Tưởng. Tránh nguy cơ đối đầu với nhiều kẻ thù, Đảng ta chủ trương hòa với Tưởng, kiên trì thực hiện nguyên tắc “thêm bạn bớt thù”. + Pháp lăm le muốn Tưởng nhanh chóng về nước để Pháp ra miền Bắc nhưng ta lại hòa với Tưởng để đẩy mâu thuẫn giữa Tưởng và Pháp trở nên gay gắt + Tưởng là kẻ thù ít nguy hiểm hơn Pháp, bởi vì Pháp mới là kẻ thù nguy hiểm nhất, kẻ thù chủ yếu của CM lúc này, phải tập trung mũi nhọn đánh Pháp => Hòa với Tưởng trước. + Trong lúc này, Tưởng cũng muốn hòa với ta vì Tưởng muốn ở lại lâu để củng cố địa vị tay sai và để tiếp tục mặc cả với Pháp. Lúc này nếu ta muốn hòa với Pháp cũng không được vì Pháp đang muốn đánh nhanh thắng nhanh từ miền Nam ra miền Bắc. + Hòa với Tưởng để ta có thể tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam. + Hòa với Tưởng để khoét sâu mâu thuẫn, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng lối kẻ thù giữa 2 tập đoàn đế quốc Anh – Pháp, Mỹ - Tưởng về quyền lợi Đông Dương, tránh nguy cơ Pháp câu kết với Tưởng hòng tiêu diệt chúng ta. Trong tình thế phải đối đầu với nhiều kẻ thù thì phải thực hiện hòa hoãn và phải chọn hòa hoãn với kẻ thù ít nguy hiểm nhất. Để có lợi cho cách mạng thì dù có phải hòa với kẻ cướp ta cũng phải hòa – việc áp dụng lí luận về hòa hoãn của Lenin phù hợp với hoàn cảnh của đất nước cho thấy sự sáng suốt của Đảng ta, vừa là nhân nhượng nhưng cũng biến nó thành cơ hội để tranh thủ tạo bước tiến mới cho cách mạng Việt Nam. *** Biện pháp nhân nhượng với quân Tưởng của Đảng 9/1945 - 2/1946 Nội dung: Nêu cao khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện”, thực hiên phương pháp, chính sách tiêu cực đề kháng. Thực hiện biện pháp nhân nhượng quyền lợi về nhiều mặt. + Chính trị: - Tháng 11/1945, để gạt mũi nhọn tấn công của kẻ thù vào, ĐCS Đông Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của chính quyền nhân dân. Chỉ để lại công khai là "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương" và đây chính là nơi những người Cộng sản ra vào hoạt động. - Chấp nhận nhường 70 ghế trong quốc hội mà không cần bầu cử và 4 ghế bộ trưởng trong chính phủ cho Việt quốc Việt cách tay sai của Tưởng. - Thực chất thời kì này ta thực hiện đa nguyên chính trị, chính phủ lúc này là chính phủ liên hiệp 3 bên, bao gồm: người của mặt trận Việt Minh, người yêu nước không đảng phái và người của Việt quốc, Việt cách. Tuy nhiên thì các ghế trong chính phủ, ghế nào quan trọng, chủ chốt thì là của ta và người yêu nước không đảng phái còn ghế nào rắc rối, khó khăn thì là người của Việt quốc Việt cách như: Bộ trưởng bộ ngoại giao, bộ trưởng bộ canh nông, bộ trưởng bộ văn hóa.
  • 11. + Kinh tế: - Chấp nhận cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi 20 vạn quân Tưởng. - Tiêu 2 loại tiền: Quan kim, Quốc tệ (2 loại tiền mất giá ở TQ) + Quân sự: Các đơn vị vũ trang tỉnh táo, không gây xung đột đề kháng, lực lượng vũ trang đóng xa quân Tưởng, tránh xung đột trực tiếp với quân Tưởng và tay sai để tránh mắc vào cạm bẫy khiêu khích, kiếm cớ lật bổ chính quyền cách mạng. Kết quả: + Hạn chế thấp nhất hoạt động khiêu khích lật đổ chính quyền của quân Tưởng và tay sai của chúng. + Tập trung được lực lượng đánh Pháp ở miền Nam. Hoà hoãn với quân Pháp Việc Pháp và Tưởng kí hiệp ước Hoa-Pháp ngày 28/2/1946. Tưởng đã đồng ý cho Pháp ra miền Bắc VN thay thế quân Tưởng để tước khí giới của quân đội phát xít. Việc làm này nhằm hợp pháp hóa việc Pháp quay trở lại Đông Dương lần thứ 2 . Hiệp ước đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: hoặc là cầm vũ khí kháng chiến chống Pháp; hoặc là hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng và tranh thủ thời gian củng cố lực lượng. Đứng trước thời khắc gay go, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra quyết sách lịch sử, sáng suốt “Hòa để tiến”. Ngày 6/3/1946, ta kí với Pháp “Hiệp định sơ bộ”, hòa hoãn với Pháp. Nguyên nhân: So sánh lực lượng không cân sức, đằng sau Pháp có cả phe đồng minh và nhất là quân Mỹ. Kinh tế còn kém phát triển, chính trị chưa ổn định. Sau năm 1945 ta vẫn trong vòng vây phong tỏa của các nước đế quốc, chưa nước nào đặt quan hệ ngoại giao với ta. Hòa với Pháp thì ta tránh được tình thế bất lợi: phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu. Hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc. Khi có hiệp định pháp lý cho Pháp ra thì Tưởng không còn lý do gì ở lại và đồng thời lực lượng phản động Việt quốc Việt cách cũng phải về theo. Ta vừa loại bỏ được ngoại xâm và nội phản. Việc nhân nhượng với Pháp, buộc chúng phải công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập, tự do, có Chính phủ tự chủ, có nghị viện, quân đội, tài chính riêng,... làm cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp. Ta có thêm thời gian hòa hoãn cần thiết để tiếp tục xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền, chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài về sau. Để tỏ thiện chí hòa bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới ưa chuộng hòa bình, không muốn chiến tranh xảy ra, do đó ta có thể tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ. Việc hòa Pháp là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh ta vừa giành được chính quyền, lực lượng còn non trẻ, công tác chuẩn bị còn yếu, ta cần thời gian để xây dựng, củng cố mọi mặt cho cuộc kháng chiến tất yếu sau này. Nó thể hiện sự sáng suốt của Đảng và chủ tịch HCM trong việc nhân nhượng nhưng có nguyên tắc.
  • 12. Ý nghĩa của việc hòa hoãn với Pháp: - Mặc dù thực dân Pháp bội ước nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh việc ký Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 là một chủ trương sách lược đúng đắn của Đảng: lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và sự nhân nhượng có nguyên tắc. - Nhờ đó chúng ta đã loại trừ được một kẻ thù nguy hiểm là quân đội Tưởng. - Tranh thủ thời gian hòa hoãn Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tích cực đẩy mạnh sản xuất ổn định đời sống, tích trữ lương thực phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng các chiến khu, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân pháp, đồng thời làm cho dư luận quốc tế chú ý ủng hộ nguyện vọng hòa bình, tự do của dân tộc VN. Bài học:  Thứ nhất, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm việc giữ vững bản chất cách mạng của chính quyền nhân dân.  Thứ hai, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân. Phát huy độ sức mạnh của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chính quyền của dân, do dân và vì dân. Chính phủ đã thực hiện những chính sách thiết thực như: bầu cử dân chủ, chính sách ruộng đất, xoá nạn mù chữ... để nhân dân có thể hưởng những quyền lợi do chế độ mới đem lại, từ đó ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào chính quyền, vào Đảng.  Thứ ba, lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính, nguy hiểm nhất. Giai đoạn này, chúng ta đã lợi dụng mâu thuẫn (Anh - Pháp, Mỹ -Tưởng, mâu thuẫn giữa các nhóm trong chính quyền và quân đội Tưởng, mâu thuẫn trong nội bộ thực dân Pháp) để phân hoá, làm suy yếu các kẻ thù, tranh thủ xây dựng lực lượng và bảo vệ được chính quyền nhân dân. Câu 8: Nội dung và ý nghĩa Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1/1959) về Cách mạng miền Nam. Bối cảnh lịch sử cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954 Sau hội nghị Giơ-ne-vơ, CMVN vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn: Thuận lợi: +Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là Liên Xô. CMVN nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nước XHCN. +Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ. +Phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước TBCN. Khó khăn: +Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế cũng như quân sự mạnh mẽ thực hiện chiến lược toàn cầu phản CM. +Đất nước ta đang bị chia làm 2 miền Nam Bắc: miền Bắc nghèo nàn lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ (Mỹ dựng lên chính quyền ngụy quân, ngụy quyền ở đây). +Thực hiện chính sách Tố cộng diệt công với phương châm Giết nhầm còn hơn bỏ sót => Vì vậy phong trào CM miền Nam chịu những tổn thất hết sức nặng nề Nội dung của Nghị quyết: Tháng 1 năm 1959, HNTW lần thứ 15 họp bàn về Cách mạng miền Nam  Về mâu thuẫn xã hội: Trên cơ sở phân tích đặc điểm, tình hình Cách mạng ở miền Nam, có 2 mâu thuẫn cơ bản: +Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn đế quốc Mỹ xâm lược - Tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm +Mâu thuẫn giữa nhân dân (trước hết là nông dân với địa chủ PK)
  • 13.  Về lực lượng tham gia CM: Gồm giai cấp nông dân, công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản Lấy liên minh công nông làm cơ sở Đường lối cách mạng: “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân".  Về đối tượng của CM: Đế quốc Mỹ Tư sản mại bản Địa chủ PK Tay sai của đế quốc Mỹ  Nhiệm vụ cơ bản của CM Việt Nam: Giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến Thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng Xây dựng 1 nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhưng trên con đường dài thực hiện NV cơ bản ấy, CM miền Nam phải đi từng bước từ thấp đến cao.  Nhiệm vụ trước mắt của CM miền Nam : Đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm. Thành lập Chính quyền Liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam Thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ Cải thiện đời sống nhân dân Thực hiện thống nhất nước nhà. Tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở ĐNA và TG  Nghị quyết nhấn mạnh: Con đường phát triển cơ bản ở miền Nam là con đường CM bạo lực Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của CM thì con đường đó là lấy sức mạnh và lực lượng chính trị của quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên cơ quan Cách mạng của nhân dân.  Về khả năng phát triển của tình hình sau những cuộc KN của quần chúng: Hội nghị dự kiến: Đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. => Nghị quyết 15 được khái quát lên tinh thần Đảng cho đánh rồi. Thay đổi “tiếp cận”, sẽ đổi “cách nhìn” Đường lối cách mạng: “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân". Ý nghĩa: -Nghị quyết 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn đã mở đường cho cách mạng miền nam tiến lên, đã xoay chuyển tình thế, dẫn đến cuộc Đồng khởi oanh liệt của toàn miền nam năm 60. Sau này khi tổng kết một số vấn đề lịch sử thời kỳ 54-75 bộ chính trị ban chấp hành Trung ương
  • 14. đảng khoá 7 đã kết luận “Nghị quyết Trung ương 15 rất đúng, làm xoay chuyển cả tình thế, nhưng trước đó đảng đã có khuyết điểm về chỉ đạo CMMN, đặc biệt trong 2 năm 57-58, ta có sai lầm trong chỉ đạo chiến lược, chậm chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh, chỉ nhấn mạnh đấu tranh chính trị khi địch đã dùng bạo lực phản cách mạng thẳng tay giết hại cán bộ, nhân dân”. -Nghị quyết đánh dấu bước trưởng thành của Đảng ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, năng động, sáng tạo trong đánh giá, so sánh lực lượng, trong vận dụng lý luận Mac Lenin vào CM miền Nam. -Nghị quyết đã xoay chuyển tình thế, đáp ứng nhu cầu bức xúc của quần chúng, dẫn đến cao trào Đồng Khởi oanh liệt của miền Nam năm 1960, mở đường cho CM miền Nam vượt qua thử thách để tiến lên. Câu 9: Các bước đột phá trong chủ trương xây dựng CNXH (1979-1981) và (1985-1986). Các bước đột phá trong chủ trương xây dựng CNXH (1979-1981) và (1985-1986) Bước đột phá đầu tiên: Hội nghị TW 6: HNTW6 đã chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, cải tạo XHCN, phá bỏ rào cản để cho SX bung ra: +Ra quyết định về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hóa được miễn thuế, trả thù lao và sử dụng toàn bộ sản phẩm, xóa bỏ các trạm kiểm soát để người sản xuất tự do đưa sản phẩm ra thị trường +Trước hiện tượng “khoán chui”, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. +Ban hành chỉ thị về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và quyết định về việc mở rộng hình thức trả lương. +Thảo luận Dự thảo Hiến pháp mới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyết định các biện pháp đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp sau khi được Quốc hội thông qua. Bước đột phá thứ hai: Hội nghị TW 8 khóa V Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh XHCN +Tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống; thực hiện trả lương bằng tiền có hàng hóa đảm bảo, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp, thoát ly giá trị hàng hóa. Xóa bỏ các khoản chi của ngân sách trung ương, địa phương mang tính chất bao cấp tràn lan. Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V(1986) , đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời trong đường lối đổi mới của Đảng Hội nghị đưa ra: “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế” +Về cơ cấu sản xuất: Cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu đầu tư: lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú trọng quy mô vừa và nhỏ, phát huy hiệu quả nhanh nhằm phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất khẩu; cần tập trung lực lượng thực hiện cho được ba chương trình quan trọng nhất về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu 124-129
  • 15. +Về cải tạo XHCN: phải biết lựa chọn những bước đi và hình thức phù hợp từng quy mô, phải đi từ bước trung gian, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến trung bình rồi đến lớn, phải nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta: cần tận dụng các tiềm năng, tạo việc làm cho NLĐ, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế,…v…v… +Về cơ chế quản lý kinh tế: đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế XHCN, sử dụng đúng đắn các quy luật quan hệ hàng hóa – tiền tệ, làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, phân biệt chức năng quản lý hành chính của NN với chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế; phân công, đảm bảo các quyền tập trung thống nhất của TW trong những khâu then chốt, quyền chủ động của địa phương trên địa bàn và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của cơ sở. Câu 10: Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của đường lối đổi mới được nêu lên tại đại hội lần thứ VI (12/1986) của Đảng. Bối cảnh  Cách mạng KH-KT phát triển mạnh mẽ: xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu  Hệ thống xã hội chủ nghĩa khủng hoảng -> tiến hành cải tổ  VN bị bao vây, cô lập và cấm vận Kinh tế  Khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều khan hiếm; lạm phát tăng  Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm PL, niềm tin của quần chúng suy giảm: vượt biên trái phép diễn ra khá phổ biến  Đổi mới trở thành đòi hỏi bức thiết của đất nước Ý nghĩa: - Đại hội đã tập hợp và phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân: Đường lối hợp với nguyện vọng của nhân dân, nên đã tập hợp và phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; thể hiện rõ Đảng ta đã biết phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, thể hiện bản lĩnh và sự trưởng thành về chính trị của Đảng trong hoàn cảnh mới. - Đại hội đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Việt Nam lúc bấy giờ, mở đầu thời kỳ đổi mới toàn diện. Trước khi bước vào Đại hội VI, nước ta với những năm tháng khủng hoảng kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, lạm phát vào bậc nhất thế giới. Nhưng từ sau Đại hội, nền kinh tế từng bước được khôi phục, lạm phát giảm; tháo gỡ dần khủng hoảng ở nước ta. Đây là Đại hội mở đầu cho đổi mới toàn diện, đặt nền móng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Câu 11: Phân tích các bài học kinh nghiệm được Đại hội lần thứ VI(12/1986) của Đảng tổng kết. ( Bài học 1 và 3) Đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội VI đề ra thể hiện trên các lĩnh vực nổi bật: Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá thành tựu, nghiêm túc kiểm điểm, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng tròn thời kỳ 1975-1986. Đó là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, khuyết điểm đó, 126-135
  • 16. đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. Đó là tư tưởng tiểu tư sản, vừa “tả” khuynh vừa hữu khuynh. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đại hội rút ra 4 bài học quý báu:  Một là, Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”.  Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.  Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.  Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phân tích bài học 1:  Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Bài học thành công lớn nhất mà Đảng đã tổng kết và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở, đó là, bài học “lấy dân làm gốc”. Từ khi thành lập năm 1930, Đảng coi trọng sự nghiệp đấu tranh giành và giữ chính quyền, lãnh đạo xây dựng và tăng cường sức mạnh nhà nước của dân, do dân và vì dân. Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng kiểu mới, chính quyền Nhà nước thật sự là công bộc của nhân dân, phục vụ nhân dân, gánh việc chung cho dân. Trong công cuộc đổi mới, Đảng lãnh đạo xây dựng và không ngừng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để quản lí tốt nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tốt các chính sách xã hội, an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại. Bonus: Bản chất tốt đẹp của Đảng chỉ được giữ vững, sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo chỉ có thể phát triển và đạt được những thành tựu vững chắc khi Đảng có dân, được dân ủng hộ, mối quan hệ giữa Đảng với dân thường xuyên được củng cố. Để có được điều đó, Đảng phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao và hoàn thiện sự lãnh đạo của mình. Và với tinh thần ấy, Đại hội Đảng lần thứ VI đã thẳng thắn thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm, chỉ ra những nguyên nhân và bài học lớn, đồng thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, khắc phục tư duy cũ và cách làm cũ. Đó là đường lối hợp quy luật, hợp lòng dân, cho nên được Nhân dân đón nhận và hưởng ứng tích cực. Muốn xây dựng Đảng trong sạch, phải lấy dân làm gốc.Đảng phải có dũng khí nhìn thẳng vào sự thật và tiến hành đổi mới nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy nói chung và đổi mới phong cách lãnh đạo nói riêng. Đảng phải thật sự gắn bó với Nhân dân và vì Nhân dân. Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “Dân là gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân lao động. Trong điều kiện cầm quyền, phải đặc biệt chăm lo củng cố sự liên hệ giữa Đảng và Nhân dân, tiến hành thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI cũng cho rằng, Đảng cần đổi mới phong cách làm việc, tác phong đi sâu, đi sát thực tế, nắm bắt thông tin nhanh chóng và chính xác; mở rộng sinh hoạt dân chủ; nghiên cứu những kinh nghiệm sáng tạo của cơ sở; lắng nghe ý kiến của quần chúng; các chủ trương quan trọng đều phải được bàn bạc và quyết định tập thể; người lãnh đạo phải biết nghe ý kiến trái với mình. Tăng cường mối quan hệ gắn bó với Nhân dân là quan điểm lớn của Đảng luôn được đề cao thường xuyên thực hiện. Nhưng vấn đề là thực hiện như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn là không đơn giản. Mỗi nước có xuất phát điểm khác nhau -> H/cảnh Lsử khác nhau -> Yêu cầu khác nhau
  • 17. Phải dựa vào dân, huy động sức dân để khắc phục yếu kém, tiêu cực, xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng. Muốn tạo sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân thì phải làm cho Nhân dân tin tổ chức, tư tưởng, đội ngũ cán bộ của Đảng thật sự trong sạch vững mạnh; Đảng và Nhà nước thật sự bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân và mang lại lợi ích cho Nhân dân, “ngoài lợi ích của Nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác”. Và điều vô cùng quan trọng là phải quyết tâm đẩy lùi bằng được tệ nạn tham nhũng, lãng phí tiền của, tài sản công, thành quả lao động gian khổ của Nhân dân đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Trong bất cứ tình thế khó khăn, phức tạp nào thì dân luôn là gốc; có dân là có tất cả. Nhân dân sẽ hiến kế, sáng tạo để Đảng nắm bắt đề ra chủ trương sát hợp, thúc đẩy phong trào, tập hợp Nhân dân vượt qua mọi khó khăn, tìm ra hướng đi đúng nhất. Để thật sự bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, cùng với việc kiên quyết chuyên chính với kẻ thù của Nhân dân, Đảng tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt: Tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức hoạt động. Trước mắt, Đảng cần tiếp tục triển khai một cách tích cực và mạnh mẽ chủ trương chống tham nhũng; xử lý thật nghiêm từ trên xuống dưới những người mắc sai lầm, khuyết điểm, bất kể người đó ở cương vị công tác nào. Bên cạnh đó, phải nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, bởi vì đó chính là chiếc cầu nối liền Đảng với dân. Dân có tin Đảng hay không, mối quan hệ giữa Đảng với dân có mật thiết hay không phụ thuộc rất lớn vào các tổ chức cơ sở Đảng. Dân chỉ tin Đảng và thật sự theo Đảng khi trong hoạt động thực tiễn, các tổ chức Đảng và đảng viên ở cơ sở thật sự là tấm gương sáng để Nhân dân noi theo. Với tinh thần “Dân là gốc”, phải đổi mới mạnh mẽ phong cách công tác của Đảng. Mỗi cấp ủy Đảng, mỗi tổ chức Đảng và mỗi đảng viên đều phải xây dựng một phong cách đi sâu, đi sát quần chúng, sống giản dị, chan hòa với quần chúng. Đảng viên giữ cương vị càng cao, càng phải gương mẫu về phong cách của người cộng sản. Cần bãi bỏ các các quy định, các thủ tục tạo nên sự xa cách giữa Đảng và Nhân dân. Phân tích bài học 3:  Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế Trong Đường cách mệnh (1927) lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã". Trong cao trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn thể quốc dân hãy đứng lên đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhờ phát huy sức mạnh, ý chí tự lực tự cường của cả dân tộc, nên đã chớp được thời cơ thuận lợi dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong các cuộc kháng chiến lâu dài giành độc lập, thống nhất hoàn toàn, Đảng đã triệt để phát triển sức mạnh của dân tộc, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi. Công cuộc đổi mới diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng và dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Điều đó đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, nâng cao bản lĩnh chính trị để đứng vững trước khó khăn, thử thách và kiên định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, động viên cao độ nội lực. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường củng cố sự đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, kiên định lập trường của chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đề ra và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. -Thế nào là sức mạnh dân tộc? -Thế nào là sức mạnh thời đại? -> Thế nào là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại -> vận dụng, phát huy như thế nào?
  • 18. Đảng và Nhà nước cũng tranh thủ tối đa những vấn đề mới của thời đại: Hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, thành quả của cách mạng khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lí của các nước tiên tiến, những vấn đề về kinh tế tri thức… Nội lực và sức mạnh dân tộc bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định, song sức mạnh đó được tăng cường khi có sự kết hợp đúng đắn với ngoại lực và sức mạnh của thời đại. Bonus: Kế thừa truyền thống “tự lực tự cường, đem sức ta giải phóng cho ta”, ngày nay, đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn, Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội ta càng khẳng định sâu sắc không gì có thể thay thế được sức mạnh nội lực của đất nước, dựa trên sức mạnh bên trong để tận dụng thời cơ vượt qua thách thức, tạo thế ổn định, phát triển. Trong đó, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là căn cốt của sức mạnh dân tộc. Đảng ta khẳng định: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội”. Những nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, quốc phòng - an ninh… đã tạo cho đất nước khả năng tận dụng tối ưu những yếu tố có lợi, loại trừ những yếu tố bất lợi, vô hiệu hóa những mưu đồ thâm độc của các thế lực thù địch, tranh thủ ngoại lực đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bảo đảm cho đất nước luôn ổn định và phát triển. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sức mạnh quốc tế để bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”. Trong đó, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề trung tâm, chi phối đến hội nhập các lĩnh vực khác. Theo đó, cần chủ động nắm vững qui luật, tính tất yếu của các xu thế thời đại, của sự vận động kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, hình thức, qui mô bước đi thích hợp. Mặt khác, chủ động trong đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, hợp tác quốc tế; sáng tạo, phân tích, lựa chọn phương thức hành động, dự báo được những tình huống trong hội nhập để tránh được bất ngờ. Bên cạnh đó, “Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và tăng độ tin cậy”. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước trong khu vực (ASEAN), các nước châu Á Thái Bình Dương, các Tổ chức thương mại quốc tế để khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, phải có bước đi thận trọng và vững chắc, tránh mơ hồ mất cảnh giác, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ mà tổn hại đến lợi ích lâu dài, lợi ích quốc gia dân tộc. (Also in Giáo trình LSĐCSVN /P216-220)
  • 19. Câu 12: Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, chính trị được nêu lên tại Đại hội lần thứ VI của Đảng ( 12/1986). Nội dung đường lối đổi mới: Mục tiêu tổng quát là ổn định mọi mặt tình hình KT-XH, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CN hoá XHCN - Trong toàn bộ hành động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” - Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan - Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới - Chăm lo cho Đảng ngang tầm với 1 đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc CM XHCN Đổi mới: Đổi mới ở đây không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà là thay đổi cách thức để đạt được mục tiêu CNXH Đổi mới về Kinh tế Đổi mới về cơ cấu Kinh tế: Mục tiêu là ổn định kinh tế - xã hội. Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ. Phát triển nền KT nhiều thành phần: chuyển từ chỉ có thành phần KT (quốc doanh và tập thể); xây dựng phát triển các thành phần KT khác: KT tư nhân, cá thể, tiểu chủ, tạo điều kiện cho chúng phát triển để phát huy sự tham gia, đóng góp của các nguồn lực khác nhau trong xã hội. Đổi mới về cơ chế quản lý KT:Xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh doanh: cơ chế tập trung bao cấp duy trì trong giai đoạn đất nước còn khó khăn, nền KT phát triển theo chiều rộng, có chiến tranh thì ở mức độ nào đó nó còn phù hợp nhưng khi hoàn cảnh TG thay đổi thì yêu cầu của nền KT và đời sống xã hội thay đổi thì cơ chế này càng bộc lộ nhiều hạn chế tiêu cực về nhiều phương diện. ->xóa bỏ cơ chế này chuyển sang hạch toán, kinh doanh; lúc này là nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước Đổi mới về nội dung và cách thức CN hoá: Sản xuất lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu: đều là những lĩnh vực VN có thể phát triển, có kinh nghiệm, có điều kiện và phù hợp với bối cảnh VN và mục tiêu nhằm ổn định mọi mặt tình hình đời sống xã hội, đẩy mạnh CNH-HĐH. Đổi mới về phương hướng phát triển kinh tế: 5 phương hướng lớn phát triển KT: - Bố trí cơ cấu sản xuất; - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựngvà củng cố QH XHCN; - Sử dụng và cải tạo đúng đắn các Thành phần kinh tế Thành phần; - Đổi mới cơ chế quản lý KT, phát huy KH-KT; - Mở rộng nâng cao KT đối ngoại Đổi mới trong chính sách xã hội: -Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động. -Thực hiện công bằng XH, bảo đảm an toàn XH, khôi phục trật tự kỷ cương. -Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa bảo vệ tăng cường sức khỏe của dân. -Xây dựng chính sách bảo trợ XH. 129
  • 20. Đổi mới về Chính trị *Đổi mới vai trò quản lý của NN:  Tổ chức bộ máy NN theo hướng gần gũi nhân dân; tăng cường quyền làm chủ của ndân, giảm bớt phiền hà cho nhân dân và phân định rõ chức năng quản lý NN về KT-XH của các ngành, các địa phương. Tăng cường quản lý đất nước, xã hội bằng chính sách, Pháp luật. Xây dựng lại bộ máy nhà nước các cấp theo cơ cấu quản lí KT mới.  Đổi mới tư duy, công tác tư tưởng, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới quản lý và điều hành của nhà nước cho phù hợp với cơ cấu và cơ chế kinh tế mới.  Tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng. Đảng cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện “ dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra”.  Đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.. *Mở rộng hoạt động đối ngoại: Góp phần phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa...; đồng thời, mở rộng hợp tác với các nước khác, kể cả các nước tư bản. *Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng: Đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao trí tuệ, trình độ nhận thức, trình độ lý luận của Đảng; khắc phục tình trạng lạc hậu về nhận thức kinh tế và lý luận của đảng viên. Coi trọng cả công tác lý luận và nhận thức thực tiễn của Đảng. Đổi mới cả tổ chức và những đảng viên làm công tác tổ chức cán bộ của Đảng. Câu 13: Phân tích nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội VII năm 1991. ND cơ bản của cương lĩnh XD đất nước thời kì quá độ lên CNXH Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, chỉ ra khuyết điểm, sai lầm và nêu ra 5 bài học lớn:  Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH  Sự nghiệp CM là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân  Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng toàn dân  Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại  Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của CMVN  Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỷ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã tổng kết cách mạng Việt Nam từ năm 1930, nêu lên những bài học và đặc biệt là xác định 6 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng  Do nhân dân lao động làm chủ 135
  • 21.  Có một nền kinh tế phát triển cần dựa trên lực lượng sản xuất, hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu  Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc  Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân  Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ  Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.  Cương lĩnh xác định quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, phải trải qua nhiều chặng đường. Do vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc cần nắm vững bảy phương hướng cơ bản sau đây: Một là, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh công nhân - nông dân - trí thức làm nền tảng lãnh đạo. Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển 1 nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Ba là, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng hoá về hình thức sở hữu, phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất. Phát triển liền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước. Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nâng cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ.  "Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh". Nêu ra 3 quyết định  Xây dựng hệ thống chính trị  Xây dựng nhà nước XHCN của dân do dân vì dân  Xây dựng mặt trận tổ quốc VN và các đoàn thể nhân dân Mục tiêu tổng quát 5 năm tới là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.
  • 22. Cương lĩnh chỉ rõ quá độ là 1 quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường với những định hướng lớn, mục tiêu phải đạt được sau thời kỳ quá độ là thực hiện xong cơ bản những cơ sở KT, chính trị và tư tưởng, văn hóa phù hợp. Cương lĩnh nêu rõ quan điểm về xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, Đảng là tổ chức lãnh đạo của hệ thống nhà nước ấy. Chủ nghĩa Mac Lênin và Tư tưởng HCM làm nền tảng kim chỉ nam hành động. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 là mốc đánh dấu sự phát triển tư duy chính trị của Đảng ta, thể hiện nhận thức sâu sấc về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về công cuộc đổi mới. Câu 14: Các đặc trưng cơ bản của CNXH được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (thông qua tại Đại hội VII năm 1991). Dựa vào việc nhận thức lại một cách đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, kết hợp với những kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986), trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII (1991), Đảng xác định mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm 6 đặc trưng cơ bản nhất: 1/ Do nhân dân lao động làm chủ; 2/ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; 3/ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc; 4/ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; 5/ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. 6/ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Đó chính là những đặc trưng bản chất hay mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà nhân dân ta xây dựng và hướng tới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Câu 15: Phân tích các quan điểm chỉ đạo quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, được nêu lại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996). Trong ĐH 8 năm 1996, lần đầu tiên Đảng nêu lên 6 quan điểm về CNH, HĐH trong thời kỳ đổi mới gồm:  Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính và đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài.  CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.  Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.  Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp CN truyền thống và CN hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.  Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.  Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh. 143
  • 23. Phân tích quan điểm 1: Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính và đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở ,hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả. Công nghiệp hóa,hiện đại hóa theo quan điểm trên mới bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ của đất nước, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và phù hợp với đặc điểm của thời đại,phù hợp với xu hướng quốc tế hóa,khu vực hóa kinh tế; khai thác những ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường.. của thế giới và đẩy nhanh sự tăng trưởng của kinh tế và hiện đại hóa đất nước. Độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện, tiền đề để chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Điều đó thể hiện: Một là, độc lập, tự chủ không phải là biệt lập, cô lập với thế giới bên ngoài, không đứng ngoài hội nhập quốc tế. Độc lập, tự chủ thể hiện chủ quyền, quyền tự quyết, tự lựa chọn con đường phát triển, tự quyết định mô hình phát triển của quốc gia, dân tộc. Hai là, độc lập, tự chủ là nhân tố đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ với hội nhập quốc tế. Có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong việc tự quyết định lộ trình, bước đi, cách thức, nội dung, biện pháp, đối tác, lĩnh vực… hội nhập quốc tế. Ba là, có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong lựa chọn, đề xuất các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu, hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế. Có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong phân tích, xử lý thông tin để có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, hữu hiệu trước sự thay đổi mau lẹ của tình hình thế giới và khu vực, mới chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế. Bốn là, độc lập, tự chủ là cơ sở để tận dụng nhiều cơ hội to lớn, đồng thời hạn chế tối đa những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước vừa, nhỏ, đang phát triển như Việt Nam do quá trình toàn cầu hóa gây ra. Năm là, độc lập, tự chủ sẽ là cơ sở, điều kiện để nước ta chủ động phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm từng bước phát triển. Hội nhập quốc tế góp phần tăng cường khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc. Có thể nhận rõ điều đó như sau: Một là, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội, tiền đề cho chúng ta giữ vững độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Hai là, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cho chúng ta những cơ hội thuận lợi để huy động nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Muốn phát huy được các nguồn lực bên ngoài thì phải thông qua hội nhập và hợp tác quốc tế. Ba là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế giúp chúng ta thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ cho chúng ta những cơ hội để rút ngắn quá trình này. Bởi lẽ, hội nhập kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa sẽ có cơ hội tiếp nhận và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để rút ngắn quá trình phát triển. Bốn là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội, môi trường hòa bình, ổn định để chúng ta phát triển đất nước, trên cơ sở đó góp phần giữ vững độc lập, tự chủ.
  • 24. Năm là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta hội nhập đầy đủ, sâu rộng hơn vào các thể chế kinh tế thế giới cũng như thể chế kinh tế khu vực. Trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giữ vững độc lập, tự chủ. Sáu là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế còn tạo điều kiện, cơ hội cho chúng ta xuất khẩu lao động. Khi xuất khẩu được lao động, chúng ta sẽ có cơ hội để nguồn lao động được tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của những nước khác; tiếp thu được phong cách làm việc; phương thức tổ chức sản xuất của các nước. Điều này góp phần trực tiếp vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện đột phá về nhân lực chất lượng cao. Hơn nữa, xuất khẩu lao động còn tạo thêm công việc cho số lao động có tay nghề. Điều này góp phần giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, trên cơ sở đó giảm thiểu tệ nạn xã hội. Độc lập, tự chủ về đối ngoại là một vấn đề rất quan trọng. Độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế và đối ngoại thể hiện trước hết ở tư duy, nhận thức độc lập, sáng tạo, xuất phát từ lợi ích tối cao của đất nước - dân tộc, không giáo điều, rập khuôn, máy móc trong hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại, trong xác định đối tác, đối tượng và tập hợp lực lượng quốc tế. Hệ thống các quan hệ đối ngoại rộng lớn hiện nay của Việt Nam là kết quả của một quá trình thực hiện các bước đột phá: từ phá thế bao vây, cấm vận, bình thường hoá quan hệ với các nước lớn, cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực..., đến thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, là bạn với tất cả các nước, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.../. From: https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/nhan-thuc-va-giai-quyet-moi-quan-he-giua-doc-lap-tu-chu-va-hoi- nhap-quoc-te-129636 Phân tích quan điểm 2: CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp cách mạng trọng đại của nhân dân ta,đất nước ta, nhằm mục đích “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Vì vậy, nó không phải là công việc riêng của một bộ phận,một giai cấp mà là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải huy động cao độ sức mạnh của toàn dân về mọi mặt : sức lao động, tiền vốn, trí tuệ, tài năng,kinh nghiệm, kỹ thuật.. Cũng như các sự nghiệp cách mạng khác, nhân dân là người quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất, các tiềm năng và nguồn lực của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh,góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế có lợi thế so sánh riêng về kỹ thuật, vốn, lực lượng lao động,kinh nghiệm quản lý.. trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước “làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Kinh tế Nhà nước nắm giữ các ngành, các lĩnh vực, các khâu quan trọng nhất của nền kinh tế được trang bị bằng kỹ thuật và công nghệ hiện đại đủ sức chủ đạo và định hướng phát triển các thành phần kinh tế khác. Phân tích quan điểm 3: Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Vấn đề con người và việc phát huy nhân tố con người được coi là một nhiệm vụ trọng yếu, một khâu đột phá chiến lược, luôn được Đảng CSVN đề cập tới trong nhiều kỳ đại hội, đặc biệt trong