SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
Download to read offline
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC
----------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI
CHI NHÁNH MAZDA GÒ VẤP
GVHD: ThS. ĐỖ SĨ HẢI
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG
MSSV: 17028071
Lớp: DHOT13B
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC
----------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI
CHI NHÁNH MAZDA GÒ VẤP
GVHD: ThS. ĐỖ SĨ HẢI
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG
MSSV: 17028071
Lớp: DHOT13B
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập doanh nghiệp là một môn học trong chương trình đào tạo của trường giúp
sinh viên tiếp xúc với thực tiễn và quy trình làm việc tại doanh nghiệp, qua đó sinh viên
hiểu rõ về cái nghề cũng như những khó khăn bất cập và khả năng xử lí tình huống, va
chạm với cái lạ, cái mới để sau này khi ra trường sinh viên có bản lĩnh hơn, năng động hơn
và tư duy tốt hơn, nắm bắt được vấn đề cần thiết này, em xin chân thành cảm ơn Khoa
Công Nghệ Động Lực Trường Đại Học Công Nghiệp đã liên hệ cho em tham gia thực
tập tại doanh nghiệp là Công ty Cổ Phần ô tô Trường Hải – chi nhánh Mazda Gò Vấp.
Qua đây em xin được phép cảm ơn đến toàn thể nhà trường, các thầy trong khoa, đơn vị
mà em thực tập lời cảm ơn cũng như tri ân chân thành nhất.
Trước hết em xin gửi tới các thầy Đỗ Sĩ Hải thuộc Khoa Công Nghệ Động Lực
Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, qua thời
gian nhận được sự hướng dẫn của thầy từ quá trình thực tập đến bài báo cáo này em thấy
được sự tận tình và tâm huyết của thầy qua từng buổi trò chuyện, thầy nhắc nhở đến từng
nội dung, lưu ý thái độ và quá trình làm việc của em, cảm ơn sự quan tâm của thầy để em
có thể hoàn thành thật tốt môn học này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể anh chị em nhân viên
của công ty đã không ngại khó khăn kề vai sát cánh và chỉ dẫn em trong quá trình thực tập
tại đơn vị trong suốt thời gian qua, không có gì hơn tấm lòng em xin chúc tất cả các anh
chị em có sức khỏe dồi dào và hoàn thành tốt công việc, đóng góp hết sức mình để góp
phần vào sự phát triển vững mạnh của đơn vị
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, bài báo
cáo này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng
góp ý kiến của các thầy để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt
hơn công tác thực tế sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP.............................................................. 2
1.1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN CÔNG TY: ........................................................... 2
1.1.1: Giới thiệu tổng quan công ty cổ phần Trường Hải (THACO):............................. 2
1.1.2: Giới thiệu tổng quan chi nhánh MAZDA Gò Vấp: .............................................. 3
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP .............................................................................. 7
2.1: Nội quy trong khu vực xưởng:................................................................................... 7
2.1.1: Nội quy lao động:.................................................................................................. 7
2.1.2: Nội quy làm việc – an toàn lao động tại xưởng:................................................... 8
2.2: Quy trình dịch vụ 12 bước: ........................................................................................ 9
2.3: Quy trình bảo dưỡng và thay thế phụ tùng: ............................................................. 19
2.3.1: Quy trình bảo dưỡng cấp nhỏ 5.000 km: ............................................................ 20
2.3.2: Bảo dưỡng cấp trung bình 10.000 km: ............................................................... 26
2.3.3: Quy trình thay thế thước lái: ............................................................................... 40
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG...................................................................... 46
3.1: Những tích cực tại đơn vị thực tập:.......................................................................... 46
3.2: Những hạn chế tại doanh nghiệp:............................................................................. 46
3.3: Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn ..................................................... 46
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 48
Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 50
iii
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tổng quan công ty............................................................................................... 4
Hình1.2: Không gian showroom ......................................................................................... 5
Hình1.3: Xưởng dịch vụ...................................................................................................... 5
Hình 1.4: sơ đồ tổ chức........................................................................................................ 6
Hình2.1: Quy trình dịch vụ.................................................................................................. 9
Hình2.2: Lịch bảo dưỡng định kỳ ..................................................................................... 19
Hình 2.3: Lệnh bảo dưỡng 5000 km.................................................................................. 20
Hình2.4: Kiểm tra đèn trần................................................................................................ 21
Hình 2.5: Mở nắp capo...................................................................................................... 21
Hình 2.6: Tháo lọc gió vệ sinh .......................................................................................... 22
Hình 2.7: Xả nhớt động cơ ................................................................................................ 22
Hình 2.8: Tháo lọc nhớt động cơ....................................................................................... 23
Hình 2.9: Kiểm tra gầm..................................................................................................... 23
Hình 2.10: Kiểm tra lốp..................................................................................................... 24
Hình 2.11: Châm nước rửa kính........................................................................................ 24
Hình 2.12: Kiểm tra accu................................................................................................... 25
Hình 2.13: Bơm bánh xe.................................................................................................... 25
Hình 2.14: Lệnh bảo dưỡng 10.000 km............................................................................. 26
Hình 2.15: Kiểm tra đèn trần............................................................................................. 27
Hình 2.16: Mở nắp capo.................................................................................................... 28
Hình 2.17: Bơm bánh xe.................................................................................................... 28
Hình 2.18: Tháo Bánh xe................................................................................................... 29
Hình 2.19: Tháo ốc xả nhớt............................................................................................... 29
Hình 2.20: Tháo lọc nhớt................................................................................................... 30
Hình 2.21: Kiểm tra gầm................................................................................................... 30
Hình 2.22: Mở cụm piston phanh...................................................................................... 31
Hình 2.23: Tra mỡ ắc......................................................................................................... 31
iv
Hình 2.24: Vệ sinh đĩa phanh............................................................................................ 32
Hình 2.25: Ráp hoàn chỉnh phanh ..................................................................................... 32
Hình 2.26: Châm nước rửa kính........................................................................................ 33
Hình 2.27: Thâm nhớt động cơ.......................................................................................... 33
Hình 2.28: Quy định mức dầu ........................................................................................... 34
Hình 2.29: Công thức đảo lốp ........................................................................................... 35
Hình 2.30: Cân áp suất bánh xe......................................................................................... 35
Hình 2.31: Gỡ chì cũ và logo ............................................................................................ 36
Hình 2.32: Gá bánh lên máy cân bằng .............................................................................. 36
Hình 2.33: Đo chiều dài..................................................................................................... 37
Hình 2.34: Đo chiều rộng vành lốp ................................................................................... 37
Hình 2.35: Nhập thông số.................................................................................................. 38
Hình 2.36: Cho máy quay.................................................................................................. 38
Hình 2.37: Dán chì............................................................................................................. 39
Hình 2.38: Gõ chì cho dính chặt........................................................................................ 39
Hình 2.39: Tháo bánh xe ................................................................................................... 40
Hình 2.40: Cảo rotuyn ....................................................................................................... 41
Hình 2.41: Tháo tấm chắn ................................................................................................. 41
Hình 2.42: Tháo bulon gầm............................................................................................... 42
Hình 2.43: Tháo thước lái.................................................................................................. 42
Hình 2.44: Ráp thước lái ................................................................................................... 43
Hình 2.45: Ráp gầm vào sườn xe ...................................................................................... 43
Hình 2.46: ráp lại rotuyn ................................................................................................... 44
Hình 2.47: Ráp lại tấm chắn.............................................................................................. 44
Hình 2.48: Cân chỉnh góc lái............................................................................................. 45
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là
một trong những ngành đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nước nhà. Khi xã
hội càng phát triển, thói quen đi lại của người dân cũng được thay đổi, thì ô tô ngày càng
được ưa chuộng bới những tính năng và tiện ích cũng như sự an toàn mà nó đem lại. Với
lượng ô tô ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng của nhân dân ngày càng cao, thì càng đòi hỏi
lượng nhân lực lớn để có thể bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến việc
cải tiến công nghệ, thiết kế dòng sản phẩm mới hợp với nhu cầu thị trường hơn . Là một sinh
viên ngành ô tô, thấu hiểu sự quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp đối với công việc khi ra
trường, trong 4 năm được học tập tại Trường đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí
Minh, em đã không ngừng học tập và củng cố kiến thức cho mình.
Từ những kiến thức nền tảng tại trường, em được thực tập tại Công ty cổ phần ô tô
Trường Hải – chi nhánh Mazda Gò Vấp, được tham gia thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng
dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của các anh tại xưởng làm việc, em đã học thêm được nhiều kiến
thức và củng cố thêm cho mình được nhiều kinh nghiệm cho công việc và hoàn thành báo
cáo thực tập của mình một cách tốt nhất.
Do thời gian thực tập hạn chế, nên những kinh nghiệm và kiến thức của em còn nhiều
phần chưa hoàn thiện và thiếu sót, mong thầy cô thông cảm và chia sẻ thêm cho em để em có
thể học hỏi và củng cố thêm kiến thức cho bản thân mình, cũng như nâng cao kỹ năng nghề
nghiệp để giúp ích cho công việc sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN CÔNG TY:
1.1.1: Giới thiệu tổng quan công ty cổ phần Trường Hải (THACO):
− Địa chỉ văn phòng của công ty:
+ Văn phòng Tổng quản TP.HCM:
 Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Sofic, Số 10 Mai Chí Thọ, P. Thủ Thiêm, Quận 2, Tp.
Hồ Chí Minh.
+ Văn phòng THACO tại Đồng Nai:
 Số 19 đường 2A, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai
+ Văn phòng THACO tại Hà Nội
 Lô 6, KCN Hà Nội Đài Tư, 386 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
+ Văn phòng THACO tại Khu Công Nghiệp THACO - Chu Lai
 Thôn 4, Xã Tam Hiệp, Huyện Núi thành, Tỉnh Quảng Nam
− Tóm lược quá trình hình thành và phát triển:
Công ty ôtô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997. Người sáng lập
là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị THACO. Văn phòng Tổng quản
TP.HCM đặt tại Tòa nhà IIA, số 10 đường Mai Chí Thọ, phường Thủ thiêm, Quận 2. Tổng
số nhân sự hiện nay khoảng 20.000 người.
Sau 22 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành,
trong đó Cơ khí và Ô tô là chủ lực, đồng thời phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh bổ
trợ cho nhau, tạo ra giá trị cộng hưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm: Nông
nghiệp; Đầu tư xây dựng; Logistics và Thương mại & Dịch vụ.
− Chức năng và lĩnh vực kinh doanh ô tô:
Sản xuất và kinh doanh đầy đủ các chủng loại: xe du lịch, xe bus, xe tải và xe chuyên
dụng với đầy đủ các phân khúc từ trung cấp đến cao cấp theo thương hiệu: Xe du lịch: Kia,
Mazda, Peugeot, BMW, MINI; Xe tải: Mitsubishi Fuso, Foton; Xe bus thương hiệu THACO,
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 3
theo chuỗi giá trị xuyên suốt từ nghiên cứu & phát triển sản phẩm - Sản xuất - Phân phối -
Bán lẻ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Kinh doanh xe máy: BMW Motorrad thương hiệu châu Âu cao cấp; Thương hiệu Trung
cấp; Thương hiệu xe chạy trong thành phố sử dụng năng lượng sạch.
Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với các thương hiệu quốc tế: Kia (Hàn Quốc), Mazda;
Mitsubishi Fuso (Nhật Bản), Peugeot (Pháp), BMW/MINI (Đức)... thông qua đầu tư phát
triển công nghiệp hỗ trợ với tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, xuất khẩu xe và linh kiện phụ tùng.
1.1.2: Giới thiệu tổng quan chi nhánh MAZDA Gò Vấp:
− Showroom MAZDA Gò Vấp là đại lý chính thức của công ty cổ phần ô tô Trường Hải
(THACO) hoạt động theo mô hình 3S bao gồm:
− Hoạt động bán hàng (Sale): phân phối các dòng xe Mazda do THACO sản xuất và nhập
khẩu.
− Dịch vụ hậu mãi (After-sale Service): cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và khôi
phục các hư hỏng về thân, vỏ xe và sơn theo tiêu chuẩn Mazda.
− Phụ tùng (Spare part): cung cấp phụ tùng thay thế, phụ kiện và các sản phẩm hóa chất
chính hiệu của Mazda.
− Địa chỉ chi nhánh: 189, Nguyễn Oanh, phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí
Minh.
− Giám đốc chi nhánh: Huỳnh Kim Vũ Anh Tuấn
− Hotline kinh doanh: 0938.805.860
− Hotline dịch vụ: 0938.807.785
− Quy mô chi nhánh:
Diện tích hơn 2200 m2, tổng vốn đầu tư 30 tỉ đồng. Quy mô showroom gồm khu trưng
bày xe, xưởng dịch vụ và kho cung cấp phụ tùng chính hãng của Mazda.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 4
Hình 1.1: Tổng quan công ty
− Không gian showroom
Không gian showroom rộng rãi và thoáng đãng, thuận tiện cho quý khách hàng tham quan,
lựa chọn các mẫu xe du lịch Mazda sang trọng, trẻ trung cũng như nhận đầy đủ các dịch vụ
hậu mãi của VinaMazda. Riêng khu trưng bày showroom có diện tích 800m2, trưng bày đầy
đủ các dòng xe thương hiệu Nhật Bản đang được khách hàng quan tâm và đánh giá cao như
mẫu xe cỡ nhỏ Mazda 2, các mẫu sedan Mazda 3, Mazda 6 đến các dòng xe CUV CX-5, SUV
CX-9, và mẫu xe pick-up Mazda BT-50.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 5
Hình1.2: Không gian showroom
− Xưởng dịch vụ
Xưởng dịch vụ showroom MAZDA Gò Vấp có diện tích 1400m2 được đầu tư cơ sở vật
chất, kỹ thuật hiện đại, bao gồm: khu vực sửa chữa thân vỏ, máy chuẩn đoán, máy kiểm tra
bình điện, phòng sơn nhanh, phòng sơn sấy, hệ thống pha sơn vi tính, khu đồng sơn xe mới
và kho phụ tùng chính hãng.
Hình1.3: Xưởng dịch vụ
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 6
− Sơ đồ tổ chức:
Hình 1.4: sơ đồ tổ chức
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 7
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1: Nội quy trong khu vực xưởng:
Trong thời gian thực tập 2 tháng, em cũng như nhiều bạn khác không có được nhiều thời
gian cũng như cơ hội để thực tập tốt, học, ứng dụng hết những kiến thức đã học vào thực tế.
Tuy nhiên trong khoảng thời gian quí báu này em cũng đã vận dụng được nhiều kiến thức
của mình vào thực tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, cũng như cách tổ chức công việc,
cách quản lí lao động ở nơi làm việc.
2.1.1: Nội quy lao động:
− Điều 1: Thời gian làm việc:
+ Buổi sáng: 8 giờ 00 đến 11 giờ 30
+ Nghỉ trưa: 11 giờ 30 đến 12 giờ 30
− Điều 2: Trật tự an toàn trong công ty:
+ Đi làm đúng giờ quy định, các trường hợp đi muộn, về sớm hoặc tăng ca đều phải báo
cáo và được đông ý của quản lý trực tiếp, đồng thời báo cho bảo vệ để kiểm soát.
− Điều 3: Tác phong làm việc:
+ Tuân thủ về quy định đông phục của công ty.
+ Không phát ngôn bừa bãi, nói tục, chửi thề. Không đùa giỡn, cười nói ồn ào tại nơi làm
việc, trước văn phòng hoặc tại cổng bảo vệ.
+ Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và các khu vực công cộng.
+ Ăn uống và hút thuốc đúng nơi quy định.
− Điều 4: Quan hệ đồng nghiệp – tôn trọng và chấp hành mệnh lệnh cấp trên:
+ Luân tận tình hỗ trợ, hợp tác, hòa nhã, không được kết bè phái gây chia rẽ làm mất nội
bộ trong quan hệ đồng nghiệp.
+ Phải chấp hành sự phân công, đều động của cấp trên hoặc người phụ trách quản lý trực
tiếp. Tích cực thực hiện công việc đúng tiến độ yêu cầu.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 8
− Điều 5: An toàn tài sản:
+ Có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài sản của công ty, các trang thiết bị phục vụ chung.
Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm các phương tiện máy móc, thiết bị điện
nước, văn phòng phẩm.
+ Không tự ý sử dụng, chiếm đoạt tài sản của công ty hoặc của người khác. Khi mang ra
cổng các loại tài sản của công ty phải có chứng từ, giấy xác nhận hợp lệ theo quy định.
− Điều 6: Bảo mật thông tin:
+ Tuân thủ chính sách bảo mật thông tin của công ty. Nghiêm cấm chuyển các thông tin
liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty ra ngoài khi chưa được phép của ban lãnh
đạo.
2.1.2: Nội quy làm việc – an toàn lao động tại xưởng:
− Điều 1: Thực hiện công việc tại đúng vị trí được cấp trên phân công. Chấp hành quy định
về An toàn vệ sinh lao động và 5S tại xưởng.
− Điều 2: Chỉ các nhân sự đã qua đào tạo, cấp giấy chứng nhận và có tên trong danh sách
được phân công sử dụng các thiết bị nghiêm ngặt về An toàn lao động mới được vận hành
các thiết bị này. Luôn kiểm tra an toàn trước khi vận hành.
− Điều 3: Nghiêm cấm CBCNV tự ý sử dụng các thiết bị nghiêm ngặt về an toàn lao động
như: thang nâng, cầu nâng khi không được phân công hoặc sử dụng theo mục đích khác
chưa được Lãnh Đạo Đơn vị đồng ý.
− Điều 4: Tuân thủ việc sử dụng đúng Bảo hộ lao động theo quy định cho từng đơn vị
xưởng.
− Điều 5: Các dụng cụ, thiết bị cầm tay, phụ tùng sửa chữa, sau khi sử dụng phải xếp lên
khay, xe đẩy, tủ, kệ theo quy định.
− Điều 6: tắt, rút điện các thiết bị cầm tay/quạt/thiết bị sửa chữa khi không sử dụng. Nghiêm
cấm để quạt/ thiết bị điện cầm tay còn hoạt động… trên nề xưởng khi đang làm việc khác.
− Điều 7: Nghiêm cấm sử dụng các thiết bị có tia lửa/ hút thuốc tại các khu vực chứa hóa
chất, dầu nhớt, phòng sơn, và các khu vực cấm hút thuốc.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 9
− Điều 8: Nhân sự được phân công chạy xe trong xưởng phải có bằng lái xe, khi lái phải
bật đèn tín hiệu, hạ kính cửa sổ và lái tốc dộ dưới 5 Km/h.
− Điều 9: Tuyệt đối không để khách/ trẻ em tự ý đi vào khu vực xưởng. Chỉ hướng dẫn
khách vào xưởng khi có yêu cầu giải thích về kỹ thuật và phải đảm bảo an toàn lao động.
− Điều 10: Báo ngay cho quản lý/ Lãnh đạo đơn vị khi phát hiện các nguy cơ tai nạn lao
động xảy ra tại đơn vị.
2.2: Quy trình dịch vụ 12 bước:
Hình2.1: Quy trình dịch vụ
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 10
 BƯỚC 1: CHỦ ĐỘNG LIÊN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
− Khách hàng xe mới
+ Giới thiệu quy trình dịch vụ cho Khách hàng xe mới.
+ Giới thiệu Khách hàng xe mới với bộ phận dịch vụ: Trưởng Phòng Dịch Vụ, Cố Vấn
Dịch Vụ, Nhân viên quan hệ khách hàng của Đại lý (DCRC).
+ Cập nhật thông tin Khách hàng xe mới vào hồ sơ KH.
+ Lưu giữ thông tin cho báo cáo dịch vụ hàng tuần (DCRC nhận thông tin từ phòng bán
hàng).
+ Liên hệ với KH hàng xe mới cho lần dịch vụ đầu tiên 1000 Km sau 30 ngày.
− Khách hàng dịch vụ
+ Cập nhật thông tin Khách hàng từ phiếu sửa chữa vào hồ sơ Khách hàng.
+ Lên danh sách khách hàng cần liên hệ định kỳ ba tháng một lần.
+ Sử dụng kịch bản điện thoại liên hệ khách hàng (Nếu không liên hệ được với khách hàng
sau ba lần gọi thì gửi thư giải thích và nhắc nhở khách hàng bảo dưỡng định kỳ).
+ Lưu giữ thông tin cho báo cáo dịch vụ hàng tuần.
 BƯỚC 2: LÊN LỊCH HẸN GẶP KHÁCH HÀNG
+ Chào đón và tìm hiểu thông tin khách hàng.
+ Thiết lập cuộc hẹn.
+ Chuẩn bị cho ngày kế tiếp.
 BƯỚC 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA XE CÙNG KHÁCH HÀNG
+ Cố vấn dịch vụ chuẩn bị đón tiếp KH đến làm dịch vụ.
+ Cố vấn dịch vụ chào đón KH.
+ Cố vấn dịch vụ kiểm tra xe cùng KH.
 BƯỚC 4: QUY TRÌNH GIÁ DỊCH VỤ
+ Cố vấn dịch vụ xác định công việc sửa chữa.
+ Cố vấn dịch vụ tư vấn KH công việc sửa chữa.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 11
+ Cố vấn dịch vụ hoàn tất phiếu sửa chữa.
 BƯỚC 5: CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
− Cố vấn dịch vụ đưa khách hàng đến khu vực chờ
+ Cung cấp các thông tin về phương tiện xe thay thế (Xe taxi, xe buyt, dịch vụ cho thuê
xe…) nếu khách hàng muốn có phương tiện thay thế.
+ Cung cấp các thông tin hữu ích cho Khách hàng: Chương trình khuyến mãi bán hàng,
dịch vụ. Nếu khách hàng thực sự quan tâm đến xe mới hoặc accessories thì cố vấn dịch vụ
nên thông báo cho Tư vấn bán hàng hoặc nhân viên phụ tùng để tư vấn cho khách hàng.
Ngược lại nếu họ không thật sự quan tâm thì điều này có thể làm họ không hài lòng.
+ Khách hàng phải được phục vụ sách báo, nước uống.
− Yêu cầu đối với khu vực chờ
+ Phải có người thường xuyên giữ cho khu vực chờ được sạch sẽ, gọn gàng.
+ Báo chí phải được cập nhật thường xuyên.
+ Tivi phục vụ khách hàng, chiếu phim quảng cáo sản phẩm.
+ Các thông tin về chương trình khuyến mãi, các hướng dẫn sử dụng xe, các catalogue.
 BƯỚC 6: LÊN KẾ HOẠCH XƯỞNG
− Cố vấn dịch vụ chuẩn bị lên kế hoạch sửa chữa
+ Sau khi hoàn tất phiếu sửa chữa (RO), Cố vấn dịch vụ đặt RO lên bảng kế hoạch xưởng
cùng với các tài liệu phù hợp như phiếu kiểm tra bảo dưỡng, hồ sơ về lịch sử sửa chữa xe
và các thông tin ghi chú cần thiết.
+ Khi có sửa chữa cần đại tu thì cần phảI ghi chú lên phiếu sửa chữa để những người liên
quan tham gia vào qui trình sửa chữa đại tu.
− Cố vấn dịch vụ lên kế hoạch sửa chữa
+ Cố vấn dịch vụ đặt thanh chỉ thị giờ cho KTV kế tiếp, chỉ thị thời gian bắt đầu công việc
mong muốn và thời gian hoàn tất công việc mong muốn.
+ Lên kế hoạch công việc phù hợp với với khả năng của KTV là người có kỹ năng để thực
hiện công việc và hoàn tất công việc trước thời gian giao nhận xe.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 12
+ Giữa mỗi công việc sửa chữa phải có 15’ dự phòng cho bất kỳ sự vượt thời gian nào mà
không được biết trước. Như vậy công việc kế tiếp KTV sẽ có thời gian bắt đầu công việc
mong đợi muộn hơn thời gian hoàn tất công việc mong đợi của công việc trước là 15 phút.
− Kỹ thuật viên nhận phiếu sửa chữa và thực hiện công việc
+ KTV nhận RO trên bảng KHX kiểm tra RO, xem thời gian bắt đầu và kết thúc trên bảng
KHX
+ Thông báo cho Cố vấn dịch vụ nếu thời gian bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn 15′ để cố
vấn dịch vụ điều chỉnh lại thời gian trên bảng kế hoạch xưởng.
+ Thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ nếu thời gian sửa chữa vượt quá thời gian sửa chữa
đã lên kế hoạ để cố vấn điều chỉnh lại bảng kế hoạch xưởng như phân công công việc kế
tiếp của KTV này cho KTV khác.
+ Ngay sau khi hoàn tất công việc KTV phải đưa RO lên phần kiểm tra cuối cù Và cần
phải thông báo cho cố vấn dịch vụ ngay nếu cần cập nhật thông tin lên bảng kế hoạch xưởng.
− Cố vấn dịch vụ sử dụng bảng kế hoạch xưởng
+ Tất cả công việc bắt đàu đúng thời gian
+ Tất cả công việc kết thúc đúng thời gian
+ Nếu khả năng của xưởng không còn và tất cả các công việc đã lên lịch không thể hoàn
tất đúng thời gian thì cố vấn dịch vụ chọn một công việc sửa chữa phù hợp để lên lịch lại
cho ngày kế tiếp sau khi đã thoả thuận với khách hàng” Làm thất vọng một khách hàng tốt
hơn là 5 khách hàng”
+ Nếu xưởng vẫn còn khả năng thì hãy cố bán thêm những công việc nội bộ (PDI, lắp
accessories) khách hàng ngoài chủ động không nên ngồi chờ khách hàng đến, kiểm tra
những hồ sơ lịch sử sửa chữa xe của khách hàng có định kỳ bảo dưỡng sớm hoặc công việc
sửa chữa đã được xác định, kiểm tra lại các chương trình chính sách.
 BƯỚC 7: THÔNG TIN BỘ PHẬN PHỤ TÙNG VÀ CHUẨN BỊ TRƯỚC PHỤ
TÙNG
− Cố vấn dịch vụ phân phối phiếu sửa chữa đến bộ phận phụ tùng
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 13
+ Cố vấn dịch vụ chuyển phiếu sửa chữa (đơn hàng phụ tùng) đến bộ phận phụ tùng để đặt
hàng phụ tùng sửa chữa.
+ Nếu tất cả phụ tùng yêu cầu là sẵn có, bộ phận phụ tùng chuẩn bị sẵn phụ tùng.
+ Nếu phụ tùng không có, bộ phận phụ tùng thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ và cố vấn
dịch vụ thông báo ngay cho khách hàng và giải quyết tình huống. Hoặc là bắt đầu công việc
sửa chữa và đợi phụ tùng thiếu về hoặc là tạm dừng công việc sửa chữa và chờ phụ tùng về.
+ Yêu cầu của đơn hàng phụ tùng phải chuyển trực tiếp đến ngay cho bộ phận phụ tùng
khi khách hàng đang còn ở tại đại lý để tránh khách hàng không hài lòng vì lý do không có
phụ tùng.
− Bộ phận phụ tùng chuẩn bị trước phụ tùng
+ Nhân viên phụ tùng đến lấy các phụ tùng theo yêu cầu của đơn hàng.
+ Đặt phụ tùng vào trong giỏ đựng phụ tùng, phụ tùng đã được chuẩn bị sẵn được đặt ở
khu vực giao nhận phụ tùng.
+ Nhiều phụ tùng có thể được chuẩn bị sẵn trước. Đối với việc bảo dưỡng định kỳ với số
lượng lớn, bộ phận phụ tùng có thể chuẩn bị trước ” Những gói bảo dưỡng” (Bảo dưỡng
5000km, 10000km…) và lưu giữ cho việc sử dụng trong tương lai. Để tránh nhầm lẫn, phiếu
sửa chữa được đặt trong giỏ phụ tùng đã được chuẩn bị sẵn để KTV đối chiếu khi nhận phụ
tùng.
− Kỹ thuật viên nhận phụ tùng
+ Khi cần phụ tùng cho công việc sửa chữa thì đến lấy phụ tùng ở khu vực giao nhận phụ
tùng, ký nhận với bộ phận phụ tùng theo đúng những phụ tùng cần thiết cho nội dung sửa
chữa của mình.
+ Nếu phụ tùng không cần thiết cho việc sửa chữa, KTV trả lại phụ tùng cho bộ phận phụ
từ Bộ phận phụ tùng để xoá phụ tùng nợ trên phiếu sửa chữa và cất vào chỗ cũ.
− Phụ tùng phát sinh
+ Đối với công việc phát sinh thực hiện theo thủ tục như sau:
• Khi có công việc phát sinh KTV thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 14
• Cố vấn dịch vụ thông báo cho khách hàng về chi phí và thời gian của bất kỳ công việc
sửa chữa phát sinh và nhận được sự chấp thuận của khách hàng để tiến hành sửa chữa.
• Cố vấn dịch vụ lên lại kế hoạch xưởng.
• KTV nhận phụ tùng đã được chuẩn bị sẵn (Phụ tùng phát sinh) và bắt đầu công việc
sửa chữa.
− Phụ tùng đặt hàng khẩn cấp.
+ Ngay khi nhận được đơn hàng phụ tùng khẩn cấp, Phụ tùng phải được chuẩn bị sẵn, được
đánh dấu mã công việc và chuyển ngay ra khu vực giao nhận để chờ KTV đến nhận.
+ Bộ phận phụ tùng phải thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ khi phụ tùng đến.
+ Cố vấn dịch vụ lên kế hoạch sửa chữa ngay.
 BƯỚC 8: QUY TRÌNH PHIẾU SỬA CHỮA VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC
− Kỹ thuật viên nhận phiếu sửa chữa trên bảng kế hoạch xưởng và chuẩn bị sửa chữa
+ Kỹ thuật viên nhận phiếu sửa chữa trên bảng kế hoạch xưởng.
+ Xem xét giờ bắt đầu và giờ kết thúc trên bảng.
+ Bấm giờ bắt đầu trên phiếu sửa chữa, Nếu giờ bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn 15 phút
so với giờ bắt đầu trên bảng kế hoạch xưởng thì phải thông báo cho Cố vấn dịch vụ.
+ Kỹ thuận viên nhận phụ tùng đã được chuẩn bị trước (Ký nhận phụ tùng).
+ Nhận xe, phủ vè xe, vô lăng, ghế lái và bắt đầu công việc sửa chữa.
− Kỹ thuật viên bắt đầu công việc sửa chữa
+ Sử dụng các dụng cụ, thiết bị chẩn đoán như WDS, NGS (nếu cần).
+ Sử dụng các tài liệu hướng dẫn sửa chữa như: sách hướng dẫn sửa chữa, các tập san kỹ
thuật (TSB) hướng dẫn sửa chữa, Phiếu kiểm tra hoặc thảo luận với quản đốc phân xưởng
về phương pháp sửa chữa (nếu không hiểu rõ nội dung sửa chữa hoặc gặp những sự cố chưa
có phương pháp sửa chữa).
+ Trong quá trình sửa chữa KTV phải đánh dấu vào những mục đã hoàn thành để dễ dàng
trong việc kiểm tra.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 15
+ Nếu có phát sinh thì KTV phải thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ hoặc quản đốc xưởng
và quản đốc xưởng phải thông báo lại ngay cho cố vấn dịch vụ.
+ Nếu KTV sửa chữa không kịp thời gian giao xe đã cam kết với khách hàng được ghi trên
phiếu sửa chữa thì phải thông báo ngay cho Cố vấn dịch vụ.
+ Kỹ thuật viên kiểm tra lại các công việc đã sửa chữa, tháo bao che và kết thúc các công
việc sửa chữa được giao.
− Kết thúc công việc sửa chữa
+ KTV cho phụ tùng đã thay thế vào bao và trả lại cho khách hàng (đặt ở trước ghế phụ)
nếu khách hàng yêu cầu trả lại phụ tùng thay thế (được ghi trên phiếu sửa chữa). Nếu không
phụ tùng cần được loại bỏ.
+ Sau khi KTV hoàn tất công việc thì bấm giờ kết thúc công việc và đưa phiếu sửa chữa
vào phần kiểm tra cuối cùng trên bảng kế hoạch xưởng. Nếu giờ kết thúc sớm hơn giờ kết
thúc trên bảng kế hoạch xưởng thì KTV phải thông báo cho cố vấn dịch vụ biết.
+ Nếu chiếc xe cần được kiểm tra trên đường (Theo yêu cầu của khách hàng hoặc để thử
lại kết quả sửa chữa) thì cần phải thông báo cho cố vấn dịch vụ để phân công người thực
hiện việc thử xe trên đường theo đúng thủ tục và quy định đã được đề ra.
− Rửa xe sau khi sửa chữa
+ Sau khi xe được sửa chữa xong thì quản đốc xưởng giao xe cho bộ phận rửa xe để rửa
xe và làm sạch.
+ Nhân viên rửa xe có nhiệm vụ rửa bên ngoài xe, làm sạch tapi sàn (giũ sạch), gạt tàn
thuốc.
+ Sau khi hoàn tất việc rửa xe, nhân viên rửa xe đưa xe đến chỗ đậu xe và giao chìa khoá
lại cho cố vấn dịch vụ.
+ Cố vấn dịch vụ thực hiện công việc kiểm tra cuối cùng.
 BƯỚC 9: HOÀN TẤT PHIẾU SỬA CHỮA VÀ XUẤT HOÁ ĐƠN
− Cố vấn dịch vụ thực hiện kiểm tra cuối cùng
+ Cố vấn dịch vụ thực hiện kiểm tra cuối cùng khi phiếu sửa chữa được hoàn tất và đưa
vào mục kiểm tra cuối cùng trên bảng kế hoạch xưởng nhằm bảo đảm.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 16
+ Tất cả các công việc đã được thực hiện.
+ Việc kiểm tra trên đường đã được thực hiện (nếu có).
+ Xe đã được làm sạch (Làm sạch bên ngoài(rửa bên ngoài), tapi sàn, gạt tàn thuốc).
− Chuẩn bị hoá đơn
+ Cố vấn dịch vụ giao một liên của RO (liên trắng) cho bộ phận thu ngân để chuẩn bị hoá
đơn trước.
+ Hoá đơn phải có tổng chi phí sửa chữa bằng với tổng chi phí trên RO và giá đã thoả thuận
với KH trước đây.
− Cố vấn dịch vụ chuẩn bị giao xe cho khách hàng
+ Cố vấn dịch vụ tập hợp tất cả các tài liệu liên quan để chuẩn bị giao xe cho khách hàng
như :
• Hoá đơn.
• Phiếu sửa chữa.
• Phiếu kiểm tra bảo dưỡng.
• Sổ tay bảo dưỡng của khách hàng.
 BƯỚC 10: THÔNG TIN KHACH HÀNG VÀ GIAO TRẢ XE
− Cố vấn dịch vụ thông báo với khách hàng
Cố vấn dịch vụ thông báo với khách hàng là xe đã được chuẩn bị sẵn cho việc giao nhận,
đồng thời cũng xác nhận lại với khách hàng các thông tin như sau:
+ Tất cả các công việc đã được thực hiện.
+ Tổng chi phí trên hoá đơn bằng với giá đã thoả thuận trước đây với khách hàng.
+ Xe sẵn sàng tại thời điểm giao như đã thoả thuận.
− Cố vấn dịch vụ chào đón khách hàng và giao xe
+ Chào khách hàng bằng tên.
+ Giải thích chi tiết cho khách hàng về công việc đã được thực hiện.
+ Đề cập đến giá sửa chữa và thời gian hoàn tất như đã thoả thuận.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 17
+ Giải thích về bảo hành (nếu có).
+ Nhấn mạnh với khách hàng về những công việc cần làm trong tương lai, lần dịch vụ kế
tiếp.
+ Thể hiện cho khách hàng biết chiếc xe đã được thử trên đường (nếu có).
+ Thể hiện cho khách hàng thấy xe đã được làm sạch và kiểm tra.
+ Giải thích cho khách hàng tất cả các mục được kiểm tra và phát hiện ra hư hỏng là đã
được sửa chữa.
+ Nhấn mạnh những điểm tích cực cửa chiếc xe.
+ Cố vấn dịch vụ hỏi khách hàng có muốn xem phụ tùng đã được thay thế.
+ Thông báo cho khách hàng nhân viên DCRC sẽ gọi điện thoại cho khách hàng từ 3 đến
5 ngày sau và hỏi xem là thời gian nào là thuận tiện nhất và cập nhật thông tin đó lên hồ sơ
khách hàng để nhân viên DCRC tiện theo dõi.
− Cố vấn dịch vụ cảm ơn khách hàng
+ Đưa khách hàng đến bàn thanh toán tiền.
+ Cảm ơn khách hàng.
− Cố vấn dịch vụ cập nhận thông tin
+ Cố vấn dịch vụ cập nhật thông tin lên hồ sơ sửa chữa xe của khách hàng.
+ Bất kỳ các công việc trong tương lai nào đã được xác định phải được ghi lại trong hồ sơ
thông tin của khách hàng để theo dõi cho lần dịch vụ kế tiếp.
 BƯỚC 11: LIÊN HỆ KHÁCH HÀNG SAU DỊCH VỤ
− DCRC chuẩn bị liên hệ khách hàng sau dịch vụ
+ Nhận phiếu sửa chữa (Phiếu sửa chữa đóng) từ cố vấn dịch vụ.
+ Cập nhật thông tin lên phiếu theo dõi Khách hàng sau dịch vụ.
− DCRC gọi điện liên hệ khách hàng sau dịch vụ
+ Mỗi khách hàng phải được theo dõi trong vòng từ ba đến năm ngày làm việc kể từ ngày
nhận xe sau khi đã sửa chữa xong.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 18
+ DCRC phải sử dụng kịch bản đã được thiết kế sẵn trên Phiếu theo dõi khách hàng sau
dịch vụ, bao gồm 12 câu hỏ DCRC phải ghi lại vắn tắt, đầy đủ và chính xác những thông
tin, khiếu nại của khách hàng.
+ DCRC tránh hỏi khách hàng về những câu hỏi liên quan đến kết quả kỹ thuật của công
việc sửa chữa vì điều này có thể làm tăng sự ghi ngờ của khách hàng về khả năng kỹ thuật
của Đại lý.
+ Không bao giờ được chuyển máy từ nhân viên này sang nhân viên khác trong suốt quá
trình cuộc gọi theo dõi.
+ Nếu cuộc gọi được thực hiện, thì phải ghi lại ngay thông tin trên Phiếu theo dõi khách
hàng sau sửa chữa.
+ DCRC cập nhật khiếu nại của khách hàng lên Báo cáo giải quyết khiếu nại khách hàng
và chuyển toàn bộ hồ sơ (Lịch sử sửa chữa xe của khách hàng, Phiếu sửa chữa, Phiếu theo
dõi khách hàng sau sửa chữa) của khách hàng khiếu nại đến cho trưởng phòng dịch vụ để
giải quyết.
− DCRC gửi thu cho khách hàng sau ba lần liên hệ không thành công.
+ DCRC phải gửi thư cho khách hàng sau ba lần gọi không thành công vào các thời điểm
khác nhau trong ngày.
+ Hoặc nếu DCRC không thể thực hiện được cuộc gọi thì phảI gửi thư cho khách hàng.
+ Nếu thư đã được gửi thì phải ghi chú lại trên Phiếu theo dõi khách hàng sau sửa chữa.
+ Cập nhật thông tin khi nhận được thư của khách hàng gửi trả.
 BƯỚC 12: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA KHÁCH HÀNG
− DCRC chuyển toàn bộ kết quả theo dõi đến cho Trưởng phòng dịch vụ
+ Trưởng phòng dich vụ quyết định ai sẽ là người sẽ giải quyết những khiếu nại của khách
hàng để bảo đảm 100% khách hàng hài lòng:
• Giám đốc đại lý.
• Cố vấn dịch vụ.
• Hoặc bản thân trưởng phòng dịch vụ.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 19
− Tất cả các biện pháp giải quyết phải được ghi lại một cách vắn tắt, đầy đủ và rõ ràng trên
Báo cáo giải quyết khiếu nại khách hàng.
+ Tất cả các Báo cáo giải quyết khiếu nại khách hàng phải được giao trở lại cho trưởng
phòng dịch vụ sau khi đã giải quyết xong khiếu nại của khách hàng.
+ Sau đó DCRC phải gọi lại cho khách hàng để bảo đảm khách hàng hoàn toàn hài lòng.
− Biện pháp phòng tránh
+ Trong các cuộc họp hàng tuần Trưởng phòng dịch vụ đưa Báo cáo giải quyết khiếu nại
khách hàng ra để thảo luận và đưa ra các biện pháp phòng tránh cũng như rút ra bài học
kinh nghiệm để tránh lập lại khiếu nại đó của khách hàng một lần nữa.
+ Tất cả các báo cáo liên quan phải được lưu thành hồ sơ để tham khảo.
2.3: Quy trình bảo dưỡng và thay thế phụ tùng:
− Để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng hoạt động hoàn hảo và an toàn, việc bảo dưỡng
phải được thực hiện đúng thời hạn và đúng quy trình mà hảng đề ra.
− Quá trình bảo dưỡng mất khoảng 30’, được thực hiện bởi những kĩ thuật viên chuyên
nghiệp.
Hình2.2: Lịch bảo dưỡng định kỳ
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 20
2.3.1: Quy trình bảo dưỡng cấp nhỏ 5.000 km:
− Tình trạng xe: xe đã đi được quãng đường 5000km phương tiện cần được bảo dưỡng và
kiểm tra theo đúng quy trình mà hảng đề ra.
Hình 2.3: Lệnh bảo dưỡng 5000 km
− Chuẩn bị dụng cụ: nụ 21, khóa 17, súng hơi, cảo mở lọc nhớt, cần siết lực,vít bake, cây
nạy, bao tay, giẻ lau, xe chứa nhớt thải.
− Quy trình:
+ Lái xe vào cầu nâng, điều chỉnh xe cho ngay.
+ Kiểm tra vô lăng đèn, còi, đèn trần, khóa cửa, cửa sổ điện, dây đai an toàn, cài đặt lại
nhắc bảo dưỡng trên xe.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 21
Hình2.4: Kiểm tra đèn trần
+ Kiểm tra đèn pha cos, đèn tín hiệu, đèn cốp, cần gạt nước và bộ phun nước rửa kính.
+ Kiểm tra hệ thống mở nắp capo và bình xăng.
Hình 2.5: Mở nắp capo
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 22
+ Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh.
Hình 2.6: Tháo lọc gió vệ sinh
+ Nâng cầu, dùng vít bake, cây nạy để mở tấm chắn ốc xả nhớt.
+ Dùng lục giác số 7 xả nhớt động cơ, dùng dụng cụ mở lọc để tháo lọc dầu.
Hình 2.7: Xả nhớt động cơ
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 23
Hình 2.8: Tháo lọc nhớt động cơ
+ Dùng khóa 14, 17, 19 kiểm tra các bulon hệ thống gầm, ống xả, Kiểm tra đường dầu
phanh.
Hình 2.9: Kiểm tra gầm
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 24
+ Kiểm tra mâm lốp mặt ngoài mặt trong.
Hình 2.10: Kiểm tra lốp
+ Siết lại ốc xả nhớt, lắp lọc dầu mới, lắp lại tấm chắn.
+ Hạ cầu, châm nhớt động cơ, nổ máy, thâm nhớt, Châm nước rửa kính.
Hình 2.11: Châm nước rửa kính
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 25
+ Dùng máy kiểm tra bình accu.
Hình 2.12: Kiểm tra accu
+ Thổi gió vệ sinh khoang động cơ.
+ Bơm bánh xe ( mazda 2, mazda 3, mazda 6, CX5, CX8 áp suất lốp 2,5kPa).
Hình 2.13: Bơm bánh xe
+ Dùng cần siết lực siết lại bulon bánh xe.
+ Lái xe ra khỏi cầu, dọn dẹp khu vực làm việc.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 26
2.3.2: Bảo dưỡng cấp trung bình 10.000 km:
− Tình trạng xe: xe đã đi được quãng đường 10.000 km phương tiện cần được bảo dưỡng
và kiểm tra theo đúng quy trình mà hảng đề ra.
Hình 2.14: Lệnh bảo dưỡng 10.000 km
− Chuẩn bị dụng cụ: bao tay, nụ 21, súng hơi, cần siết lực, vít bake, cây nạy, xe để vỏ, khóa
17, cảo mở lọc nhớt, khóa 14, khóa 17, khóa 19.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 27
− Quy trình:
+ Lái xe vào khoang và kiểm tra hệ thống trong xe.
+ Kiểm tra vô lăng, đèn trần, còi, khóa cửa trung tâm, các cửa sổ điện, dây đai an toàn, cơ
cấu hoạt động của gương chiếu hậu.
Hình 2.15: Kiểm tra đèn trần
+ Kiểm tra các đèn của xe (xi-nhan, kích thước pha, cốt, khẩn cấp).
+ Kiểm tra cơ hoạt động gạt mưa,rửa kính.
+ Mở nắp ca- pô, bình xăng và nắp cốp sau,kiểm tra đèn cốp,lốp dự phòng.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 28
Hình 2.16: Mở nắp capo
+ Nâng cầu lên một xíu, bơm hơi bánh xe.
Hình 2.17: Bơm bánh xe
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 29
+ Dùng nụ 21, súng hơi tháo bulon bánh xe.
Hình 2.18: Tháo Bánh xe
+ Nâng xe lên cao, dùng vít bake cây nạy, tháo tấm chắn ốc xả nhớt.
+ Dùng lục giác số 7 hoặc khóa 17 tháo ốc xả nhớt.
Hình 2.19: Tháo ốc xả nhớt
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 30
+ Dùng cảo để mở lọc nhớt động cơ.
Hình 2.20: Tháo lọc nhớt
+ Dùng khóa 14, 17, 19 kiểm tra gầm xe, các đường ống dầu phanh, ống xả.
Hình 2.21: Kiểm tra gầm
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 31
− Vệ sinh phanh:
+ Dùng khóa 14 mở cụm piston phanh ở bánh xe
Hình 2.22: Mở cụm piston phanh
+ Tháo má phanh vệ sinh, tra mỡ mặt không ma sát của má phanh và ắc phanh.
Hình 2.23: Tra mỡ ắc
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 32
+ Dùng dung dịch vệ sinh bố thắng WURTH vệ sinh đĩa phanh và mặt ma sát của má
phanh.
Hình 2.24: Vệ sinh đĩa phanh
+ Ráp lại má phanh, ắc phanh và cụm piston.
Hình 2.25: Ráp hoàn chỉnh phanh
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 33
+ Siết ốc xả nhớt, siết lọc dầu, lắp lại tấm chắn.
+ Hạ cầu, châm nhớt, châm nước rửa kính, châm thêm nước làm mát.
Hình 2.26: Châm nước rửa kính
+ Nổ máy một xíu, tắt máy thâm lại nhớt động cơ.
Hình 2.27: Thâm nhớt động cơ
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 34
Hình 2.28: Quy định mức dầu
+ Cân bằng động bánh xe, đảo lốp
+ Dùng nụ 21, súng hơi, cần siết lực để ráp lại bánh xe
+ Hạ hết cầu, lái xe ra ngoài, vệ sinh nơi làm việc.
− Quy trình cân bằng động bánh xe và đảo lốp:
− Quy trình đảo lốp:
+ Khi vận hành, trọng lượng xe dồn lên 4 bánh xe là không đồng đều. Vì vậy, các bánh xe
có độ mòn không đều và chủ xe cần phải đảo lốp (thay đổi vị trí) các lốp ô tô sau một thời
gian vận hành. Theo kết cấu vận hành của xe, thường thì hai bánh trước của xe và bánh xe
bên trái sẽ nhanh mòn hơn hai bánh sau và bánh xe bên phải.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 35
− Công thức đảo lốp:
Hình 2.29: Công thức đảo lốp
− Quy trình cân bằng động bánh xe:
+ Cân áp suất lốp.
Hình 2.30: Cân áp suất bánh xe
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 36
+ Gỡ chì cũ và logo.
Hình 2.31: Gỡ chì cũ và logo
+ Gá bánh xe lên máy cân bằng động.
Hình 2.32: Gá bánh lên máy cân bằng
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 37
+ Đo và nhập kích thước từ moay ơ trục máy cân bằng đến vành trong mâm xe vào máy
cân bằng động.
Hình 2.33: Đo chiều dài
+ Đo và nhập kích thước vành bánh xe vào máy cân bằng động.
Hình 2.34: Đo chiều rộng vành lốp
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 38
+ Nhập bán kính bánh xe vào máy cân bằng động.
Hình 2.35: Nhập thông số
+ Nhấn nút start để máy hoạt động.
Hình 2.36: Cho máy quay
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 39
+ Dán chì vào vị trí máy đưa ra.
Hình 2.37: Dán chì
+ Nhấn start để máy hoạt động để kiểm tra lần nữa.
+ Kết thúc cân bằng động, tháo bánh xuống gắn lại logo và gõ chì vừa dán cho dính chặt.
Hình 2.38: Gõ chì cho dính chặt
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 40
2.3.3: Quy trình thay thế thước lái:
− Tình trạng xe: thông qua thông tin từ tư vấn dịch vụ và khách hàng cho biết xe bị xỉa lái,
phốt thước lái bị gỉ nhớt, lái nặng.
− Chuẩn đoán: phốt thước lái bị xì nhớt, thanh răng bị cong
− Chuẩn bị dụng cụ: nụ 21, súng hơi, cần siết lực, nụ 14, nụ 17, nụ 10, nụ 19, vít bake,
khóa 13, cảo rotuyn, ống câu, búa.
− Quy trình tháo thước lái ra khỏi xe và bệ gầm:
+ Kê cầu, nâng cầu xe
+ Dùng súng hơi và nụ 21 tháo hai bánh xe trước
Hình 2.39: Tháo bánh xe
+ Dùng khóa 13 mở đuôi chuột thước lái ra khỏi các đăng trục lái.
+ Dùng nụ 14, nụ 17, cảo rô tuyn tiến hành tháo rô tuyn thước lái, rô tuyn thanh giằng, rô
tuyn càng chữ A dưới.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 41
Hình 2.40: Cảo rotuyn
+ Dùng vít, cây nạy, nụ 10, tháo tấm chắn bảo vệ dưới gầm xe
Hình 2.41: Tháo tấm chắn
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 42
+ Dùng xe đội kê phía dưới bệ gầm.
+ Dùng nụ 17, nụ 19, súng hơi, tháo bulon bệ gầm
Hình 2.42: Tháo bulon gầm
+ Hạ đội, để bệ gầm ở nơi chắc chắn
+ Dùng súng hơi và nụ 17 tháo thước lái ra khỏi bệ gầm.
Hình 2.43: Tháo thước lái
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 43
− Quy trình ráp thước lái vào bệ gầm và ráp lên xe:
+ Ráp thước lái mới vào bệ gầm.
Hình 2.44: Ráp thước lái
+ Dùng đội nâng bệ gầm, gá bệ gầm lên khung sườn xe.
+ Dùng súng hơi và nụ 17, nụ 19, cần siết lực, siết chắc chắn bệ gầm. (lưu ý: siết lực lại
các bulon bệ gầm)
Hình 2.45: Ráp gầm vào sườn xe
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 44
+ Ráp lại rô tuyn thanh giằng, rô tuyn thước lái, rô tuyn càng chữ A.
Hình 2.46: ráp lại rotuyn
+ Ráp lại đuôi chuột thước lái vào các đăng trục lái.
+ Ráp lại các tấm chắn bệ gầm
Hình 2.47: Ráp lại tấm chắn
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 45
+ Dùng nụ 21, súng hơi, cần lực để ráp bánh xe.
+ Hạ cầu, canh chỉnh lại góc lái.
Hình 2.48: Cân chỉnh góc lái
+ Thử lại lái, giao xe.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 46
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
3.1: Những tích cực tại đơn vị thực tập:
− Trong quá trình thực tập tại đơn vị, tại đơn vị có những điểm tích cực như sau:
+ Quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh gọn, kịp tiến độ giao xe.
+ Nơi đậu xe rộng rãi, thuận tiện cho việc nhận và giao xe.
+ Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại.
+ Nơi làm việc thoáng mát sạch sẽ.
+ Mối quan hệ giữa đồng nghiệp hòa thuận, luôn giúp đỡ nhau trong công việc.
3.2: Những hạn chế tại doanh nghiệp:
− Súng hơi được trang bị chưa đáp ứng được nhu cầu, một số súng hơi bị yếu đi.
− Máy cân chỉnh góc lái, góc đặt bánh xe bị hư chưa được thay thế
− Cảo rô tuyn chỉ có 1 cái, khi cần đến phải chờ người dùng trước xong, mất thời gian
trong quá trình thực hiện công việc được giao.
− Xe đẩy bánh xe, một số xe bị hư hỏng bánh xe, thanh đỡ.
− Xe đội chỉ có 1 xe, khi 1 người cần dùng để kê, người sau phải chờ người trước xong
việc.
− Trong khu vực xưởng chỉ có bình chữa cháy, không có cát chữa cháy, việc chuẩn bị cát
chữa cháy cần được quan tâm.
− Việc sử dụng những dụng cụ chuyên dùng trong quá trình sửa chữa chưa được ưu tiên.
− Cần có mái che cho xe đang chờ sửa chữa, xe chờ phụ tùng.
− Cần có khu vực riêng cho xe phủ gầm.
3.3: Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn
Trong quá trình thực tập, tuy thời gian tiếp cận không quá dài nhưng đã cho em thấy một
điều, kiến thức không bao giờ đủ. Trong thời gian ngắn dưới sự tạo điều kiện hết mình của
doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các anh ở xưởng thực tập, hầu như em phải vận dụng tất cả
các kiến thức đã học trong những năm qua mới có thể giải quyết được. Những vấn đề mới
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 47
phát sinh rất nhiều và dường như xảy ra hàng ngày. Vì thế chúng ta cần luôn luôn tìm tòi học
tập.
Mỗi ngày luôn có những công nghệ mới được áp dụng vào ô tô, chúng ta phải biết nắm
bắt những cái mới, cùng nhau chia sẻ thì mới nhanh chóng thành công. Sự tìm tòi học hỏi
không bao giờ là đủ, không bao giờ được dừng lại dù bạn là ai, dù bạn làm nhiệm vụ gì.
Những kiến thức lý thuyết là hành trang, là nền tảng để chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách
khách quan từ đó vận dụng vào thực tiễn để có 1 cái nhìn khái quát về vấn đề, để hiểu rõ bản
chất mỗi vấn đề. Tuy thực tiễn khi nhìn nhận chủ quan ta sẽ thấy khác hoàn toàn với những
gì lý thuyết chúng ta học được, song khi nhìn nhận lại vấn đề, những gì chúng ta được học
trên lý thuyết, những gì các thầy đã lưu ý và nhấn mạnh trong quá trình giảng dạy, chính là
kiến thức mà ta cần đúc kết, để khi tiếp cận vấn đề, ta sẽ tự rút ra kinh nghiệm xử lý. Dựa
trên nền tảng kiến thức cốt lõi đã học, nó sẽ có phần hơi khác vì nó là của riêng bản thân mỗi
người tự đúc kết, những gì cốt lõi vẫn được giữ nguyên, khi đánh giá khách quan ta sẽ thấy
những gì thực tiễn hiện có là sự đúc kết từ kiến thức lý thuyết qua nhiều thế hệ.
Chúng ta phải luôn luôn tự thân vận động, không chờ đợi sự giúp đỡ vì nó chỉ làm chúng
ta ỷ lại. Các kiến thức đã học giúp chúng ta có một tư duy nền tảng để từ đó, xử lý nhanh các
vấn đề thực tế, không chỉ tóm gọn trong phạm vi kiến thức đã học mà phải luôn liên hệ mở
rộng, có như vậy chúng ta mới có thể vươn lên trong xu hướng phát triển mỗi ngày như hiện
nay.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 48
KẾT LUẬN
 Thuận lợi:
+ Việc tiếp cận với công việc thực tập rất nhanh và dễ dàng nhờ có những liên hệ thực tế
trong quá trình giảng dạy của các Thầy.
+ Các anh kĩ thuật viên luôn tạo điều kiện cho em được tiếp cận hầu hết các công việc ở
xưởng.
+ Luôn có sự động viên khích lệ nhắc nhở của giám đốc xưởng tạo cho chúng em tâm lý
thoải mái trong suốt quá trình thực tập.
+ Các bộ phận có mối quan hệ chặc chẽ, tạo cho chúng em môi trường tiếp cận toàn diện,
giúp chúng em có được cái nhìn tổng quát từ khâu nhận xe đến khâu giao xe.
+ Lượng xe sửa chữa rất nhiều và liên tục, đa dạng các dòng xe khác nhau, tạo điều kiện
cho chúng em tiếp cận nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn.
 Khó khăn:
+ Khó khăn trong việc tạo lòng tin và cảm giác yên tâm cho khách hàng, khách hàng chưa
yên tâm khi sinh viên thực tập sửa chữa xe cho mình, mọi thao tác đều phải thể hiện tính
chuyên nghiệp, luôn phải cẩn thận trong mọi hành động của mình, đây là khó khăn nhưng
đồng thời cũng là thuận lợi để rèn luyện tính cẩn thận cho bản thân.
+ Xưởng chưa có tủ đồ nghề dùng chung, mỗi kỹ thuật viên đều có tủ đồ nghề riêng, nên
mỗi lúc được giao việc phải mượn đồ nghề của các anh, rất mất thời gian, ảnh hưởng đến
công việc của các anh.
+ Thời gian thực tập còn hạn chế nên việc tiếp cận còn nhiều thiếu xót.
+ Khi được giao giải quyết những vấn đề mới, chưa được tiếp cận thì việc tìm hướng giải
quyết rất khó khăn, đây cũng là khó khăn nhưng cũng là thuận lợi, tạo điều kiện cho chúng
em tư duy, tìm tòi liên hệ để giải quyết, tạo sự nhạy bén trong công việc.
 Những kiến thức đạt được:
− Kết thúc thời gian thực tập này, dưới sự hỗ trợ tận tình từ giáo viên hướng dẫn , thầy Đỗ
Sĩ Hải, sự hỗ trợ hết mình từ các anh trong công ty và giám đốc công ty đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng em, em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 49
− Bên cạnh những kiến thức lý thuyết và thực hành tại trường, sau khi tiếp cận thực tế, em
đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ các anh kĩ thuật viên trong việc xử lý và giải quyết
nhanh các tình huống cụ thể.
+ Tự tin hơn vào thao tác thực hiện.
+ Không bị lúng túng khi thực hiện công việc được giao.
+ Linh hoạt hơn trong việc tìm hướng giải quyết vấn đề.
+ Khi gặp khó khăn tự giác tìm hướng giải quyết tháo gỡ khó khăn.
+ Kết hợp được với kiến thức đã học áp dụng vào thực hiện những công việc khó khăn.
BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP
SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 50
Tài liệu tham khảo
1. PGS-TS Đỗ Văn Dũng (2013), “Điện động cơ và điện điều khiển động cơ”. Nhà xuất bản
Đại học Quốc Gia Tp. HCM.
2. Nguyễn Tấn Lộc (2007), “Giáo trình thực tập động cơ xăng II”. Thư viện Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM.
3. https://www.oto-hui.com

More Related Content

Similar to FILE_20220414_104229_FILE_20211011_073942_NGUYENVANTRUONG_BAOCAOTTTN.pdf

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...hieu anh
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích và đánh giá công tác đãi ngộ nhằm nâng cao mứ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích và đánh giá công tác đãi ngộ nhằm nâng cao mứ...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích và đánh giá công tác đãi ngộ nhằm nâng cao mứ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích và đánh giá công tác đãi ngộ nhằm nâng cao mứ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...hieu anh
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiepNguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiepLy Do
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...hieu anh
 

Similar to FILE_20220414_104229_FILE_20211011_073942_NGUYENVANTRUONG_BAOCAOTTTN.pdf (20)

Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
 
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đBài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
 
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
Đề tài: Phân tích quy trình XK bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành Viên V...
 
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
Đề tài: Phân tích quy trình xuất khẩu bằng đường biển của C.ty TNHH Một Thành...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng AgribankĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
Đề tài: Hoạt động đãi ngộ nguồn nhân lực của Công ty TNHH thương mại dịch vụ ...
 
Quy trình hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty ĐT và TM năng lượng...
Quy trình hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty ĐT và TM năng lượng...Quy trình hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty ĐT và TM năng lượng...
Quy trình hoạt động tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty ĐT và TM năng lượng...
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPTĐề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thông tin FPT
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích và đánh giá công tác đãi ngộ nhằm nâng cao mứ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích và đánh giá công tác đãi ngộ nhằm nâng cao mứ...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích và đánh giá công tác đãi ngộ nhằm nâng cao mứ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích và đánh giá công tác đãi ngộ nhằm nâng cao mứ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nhân Sự Hutech, điểm cao
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nhân Sự Hutech, điểm caoBáo Cáo Thực Tập Quản Trị Nhân Sự Hutech, điểm cao
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nhân Sự Hutech, điểm cao
 
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiepNguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
Nguyen thibichthao ba16a1-baocaothuctaptotnghiep
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 
Đề tài hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài  hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài  hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
 

FILE_20220414_104229_FILE_20211011_073942_NGUYENVANTRUONG_BAOCAOTTTN.pdf

  • 1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI CHI NHÁNH MAZDA GÒ VẤP GVHD: ThS. ĐỖ SĨ HẢI SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG MSSV: 17028071 Lớp: DHOT13B Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021
  • 2. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TRƯỜNG HẢI CHI NHÁNH MAZDA GÒ VẤP GVHD: ThS. ĐỖ SĨ HẢI SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG MSSV: 17028071 Lớp: DHOT13B Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập doanh nghiệp là một môn học trong chương trình đào tạo của trường giúp sinh viên tiếp xúc với thực tiễn và quy trình làm việc tại doanh nghiệp, qua đó sinh viên hiểu rõ về cái nghề cũng như những khó khăn bất cập và khả năng xử lí tình huống, va chạm với cái lạ, cái mới để sau này khi ra trường sinh viên có bản lĩnh hơn, năng động hơn và tư duy tốt hơn, nắm bắt được vấn đề cần thiết này, em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Động Lực Trường Đại Học Công Nghiệp đã liên hệ cho em tham gia thực tập tại doanh nghiệp là Công ty Cổ Phần ô tô Trường Hải – chi nhánh Mazda Gò Vấp. Qua đây em xin được phép cảm ơn đến toàn thể nhà trường, các thầy trong khoa, đơn vị mà em thực tập lời cảm ơn cũng như tri ân chân thành nhất. Trước hết em xin gửi tới các thầy Đỗ Sĩ Hải thuộc Khoa Công Nghệ Động Lực Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, qua thời gian nhận được sự hướng dẫn của thầy từ quá trình thực tập đến bài báo cáo này em thấy được sự tận tình và tâm huyết của thầy qua từng buổi trò chuyện, thầy nhắc nhở đến từng nội dung, lưu ý thái độ và quá trình làm việc của em, cảm ơn sự quan tâm của thầy để em có thể hoàn thành thật tốt môn học này. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể anh chị em nhân viên của công ty đã không ngại khó khăn kề vai sát cánh và chỉ dẫn em trong quá trình thực tập tại đơn vị trong suốt thời gian qua, không có gì hơn tấm lòng em xin chúc tất cả các anh chị em có sức khỏe dồi dào và hoàn thành tốt công việc, đóng góp hết sức mình để góp phần vào sự phát triển vững mạnh của đơn vị Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên, bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 4. ii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP.............................................................. 2 1.1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN CÔNG TY: ........................................................... 2 1.1.1: Giới thiệu tổng quan công ty cổ phần Trường Hải (THACO):............................. 2 1.1.2: Giới thiệu tổng quan chi nhánh MAZDA Gò Vấp: .............................................. 3 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP .............................................................................. 7 2.1: Nội quy trong khu vực xưởng:................................................................................... 7 2.1.1: Nội quy lao động:.................................................................................................. 7 2.1.2: Nội quy làm việc – an toàn lao động tại xưởng:................................................... 8 2.2: Quy trình dịch vụ 12 bước: ........................................................................................ 9 2.3: Quy trình bảo dưỡng và thay thế phụ tùng: ............................................................. 19 2.3.1: Quy trình bảo dưỡng cấp nhỏ 5.000 km: ............................................................ 20 2.3.2: Bảo dưỡng cấp trung bình 10.000 km: ............................................................... 26 2.3.3: Quy trình thay thế thước lái: ............................................................................... 40 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG...................................................................... 46 3.1: Những tích cực tại đơn vị thực tập:.......................................................................... 46 3.2: Những hạn chế tại doanh nghiệp:............................................................................. 46 3.3: Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn ..................................................... 46 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 48 Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 50
  • 5. iii DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1.1: Tổng quan công ty............................................................................................... 4 Hình1.2: Không gian showroom ......................................................................................... 5 Hình1.3: Xưởng dịch vụ...................................................................................................... 5 Hình 1.4: sơ đồ tổ chức........................................................................................................ 6 Hình2.1: Quy trình dịch vụ.................................................................................................. 9 Hình2.2: Lịch bảo dưỡng định kỳ ..................................................................................... 19 Hình 2.3: Lệnh bảo dưỡng 5000 km.................................................................................. 20 Hình2.4: Kiểm tra đèn trần................................................................................................ 21 Hình 2.5: Mở nắp capo...................................................................................................... 21 Hình 2.6: Tháo lọc gió vệ sinh .......................................................................................... 22 Hình 2.7: Xả nhớt động cơ ................................................................................................ 22 Hình 2.8: Tháo lọc nhớt động cơ....................................................................................... 23 Hình 2.9: Kiểm tra gầm..................................................................................................... 23 Hình 2.10: Kiểm tra lốp..................................................................................................... 24 Hình 2.11: Châm nước rửa kính........................................................................................ 24 Hình 2.12: Kiểm tra accu................................................................................................... 25 Hình 2.13: Bơm bánh xe.................................................................................................... 25 Hình 2.14: Lệnh bảo dưỡng 10.000 km............................................................................. 26 Hình 2.15: Kiểm tra đèn trần............................................................................................. 27 Hình 2.16: Mở nắp capo.................................................................................................... 28 Hình 2.17: Bơm bánh xe.................................................................................................... 28 Hình 2.18: Tháo Bánh xe................................................................................................... 29 Hình 2.19: Tháo ốc xả nhớt............................................................................................... 29 Hình 2.20: Tháo lọc nhớt................................................................................................... 30 Hình 2.21: Kiểm tra gầm................................................................................................... 30 Hình 2.22: Mở cụm piston phanh...................................................................................... 31 Hình 2.23: Tra mỡ ắc......................................................................................................... 31
  • 6. iv Hình 2.24: Vệ sinh đĩa phanh............................................................................................ 32 Hình 2.25: Ráp hoàn chỉnh phanh ..................................................................................... 32 Hình 2.26: Châm nước rửa kính........................................................................................ 33 Hình 2.27: Thâm nhớt động cơ.......................................................................................... 33 Hình 2.28: Quy định mức dầu ........................................................................................... 34 Hình 2.29: Công thức đảo lốp ........................................................................................... 35 Hình 2.30: Cân áp suất bánh xe......................................................................................... 35 Hình 2.31: Gỡ chì cũ và logo ............................................................................................ 36 Hình 2.32: Gá bánh lên máy cân bằng .............................................................................. 36 Hình 2.33: Đo chiều dài..................................................................................................... 37 Hình 2.34: Đo chiều rộng vành lốp ................................................................................... 37 Hình 2.35: Nhập thông số.................................................................................................. 38 Hình 2.36: Cho máy quay.................................................................................................. 38 Hình 2.37: Dán chì............................................................................................................. 39 Hình 2.38: Gõ chì cho dính chặt........................................................................................ 39 Hình 2.39: Tháo bánh xe ................................................................................................... 40 Hình 2.40: Cảo rotuyn ....................................................................................................... 41 Hình 2.41: Tháo tấm chắn ................................................................................................. 41 Hình 2.42: Tháo bulon gầm............................................................................................... 42 Hình 2.43: Tháo thước lái.................................................................................................. 42 Hình 2.44: Ráp thước lái ................................................................................................... 43 Hình 2.45: Ráp gầm vào sườn xe ...................................................................................... 43 Hình 2.46: ráp lại rotuyn ................................................................................................... 44 Hình 2.47: Ráp lại tấm chắn.............................................................................................. 44 Hình 2.48: Cân chỉnh góc lái............................................................................................. 45
  • 7. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là một trong những ngành đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nước nhà. Khi xã hội càng phát triển, thói quen đi lại của người dân cũng được thay đổi, thì ô tô ngày càng được ưa chuộng bới những tính năng và tiện ích cũng như sự an toàn mà nó đem lại. Với lượng ô tô ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng của nhân dân ngày càng cao, thì càng đòi hỏi lượng nhân lực lớn để có thể bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến việc cải tiến công nghệ, thiết kế dòng sản phẩm mới hợp với nhu cầu thị trường hơn . Là một sinh viên ngành ô tô, thấu hiểu sự quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp đối với công việc khi ra trường, trong 4 năm được học tập tại Trường đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, em đã không ngừng học tập và củng cố kiến thức cho mình. Từ những kiến thức nền tảng tại trường, em được thực tập tại Công ty cổ phần ô tô Trường Hải – chi nhánh Mazda Gò Vấp, được tham gia thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng dưới sự hỗ trợ và hướng dẫn của các anh tại xưởng làm việc, em đã học thêm được nhiều kiến thức và củng cố thêm cho mình được nhiều kinh nghiệm cho công việc và hoàn thành báo cáo thực tập của mình một cách tốt nhất. Do thời gian thực tập hạn chế, nên những kinh nghiệm và kiến thức của em còn nhiều phần chưa hoàn thiện và thiếu sót, mong thầy cô thông cảm và chia sẻ thêm cho em để em có thể học hỏi và củng cố thêm kiến thức cho bản thân mình, cũng như nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để giúp ích cho công việc sau khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 8. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN CÔNG TY: 1.1.1: Giới thiệu tổng quan công ty cổ phần Trường Hải (THACO): − Địa chỉ văn phòng của công ty: + Văn phòng Tổng quản TP.HCM:  Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà Sofic, Số 10 Mai Chí Thọ, P. Thủ Thiêm, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh. + Văn phòng THACO tại Đồng Nai:  Số 19 đường 2A, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Tỉnh Đồng Nai + Văn phòng THACO tại Hà Nội  Lô 6, KCN Hà Nội Đài Tư, 386 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội + Văn phòng THACO tại Khu Công Nghiệp THACO - Chu Lai  Thôn 4, Xã Tam Hiệp, Huyện Núi thành, Tỉnh Quảng Nam − Tóm lược quá trình hình thành và phát triển: Công ty ôtô Trường Hải (THACO) được thành lập vào ngày 29/04/1997. Người sáng lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị THACO. Văn phòng Tổng quản TP.HCM đặt tại Tòa nhà IIA, số 10 đường Mai Chí Thọ, phường Thủ thiêm, Quận 2. Tổng số nhân sự hiện nay khoảng 20.000 người. Sau 22 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành, trong đó Cơ khí và Ô tô là chủ lực, đồng thời phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh bổ trợ cho nhau, tạo ra giá trị cộng hưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm: Nông nghiệp; Đầu tư xây dựng; Logistics và Thương mại & Dịch vụ. − Chức năng và lĩnh vực kinh doanh ô tô: Sản xuất và kinh doanh đầy đủ các chủng loại: xe du lịch, xe bus, xe tải và xe chuyên dụng với đầy đủ các phân khúc từ trung cấp đến cao cấp theo thương hiệu: Xe du lịch: Kia, Mazda, Peugeot, BMW, MINI; Xe tải: Mitsubishi Fuso, Foton; Xe bus thương hiệu THACO,
  • 9. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 3 theo chuỗi giá trị xuyên suốt từ nghiên cứu & phát triển sản phẩm - Sản xuất - Phân phối - Bán lẻ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh xe máy: BMW Motorrad thương hiệu châu Âu cao cấp; Thương hiệu Trung cấp; Thương hiệu xe chạy trong thành phố sử dụng năng lượng sạch. Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với các thương hiệu quốc tế: Kia (Hàn Quốc), Mazda; Mitsubishi Fuso (Nhật Bản), Peugeot (Pháp), BMW/MINI (Đức)... thông qua đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ với tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, xuất khẩu xe và linh kiện phụ tùng. 1.1.2: Giới thiệu tổng quan chi nhánh MAZDA Gò Vấp: − Showroom MAZDA Gò Vấp là đại lý chính thức của công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) hoạt động theo mô hình 3S bao gồm: − Hoạt động bán hàng (Sale): phân phối các dòng xe Mazda do THACO sản xuất và nhập khẩu. − Dịch vụ hậu mãi (After-sale Service): cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và khôi phục các hư hỏng về thân, vỏ xe và sơn theo tiêu chuẩn Mazda. − Phụ tùng (Spare part): cung cấp phụ tùng thay thế, phụ kiện và các sản phẩm hóa chất chính hiệu của Mazda. − Địa chỉ chi nhánh: 189, Nguyễn Oanh, phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. − Giám đốc chi nhánh: Huỳnh Kim Vũ Anh Tuấn − Hotline kinh doanh: 0938.805.860 − Hotline dịch vụ: 0938.807.785 − Quy mô chi nhánh: Diện tích hơn 2200 m2, tổng vốn đầu tư 30 tỉ đồng. Quy mô showroom gồm khu trưng bày xe, xưởng dịch vụ và kho cung cấp phụ tùng chính hãng của Mazda.
  • 10. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 4 Hình 1.1: Tổng quan công ty − Không gian showroom Không gian showroom rộng rãi và thoáng đãng, thuận tiện cho quý khách hàng tham quan, lựa chọn các mẫu xe du lịch Mazda sang trọng, trẻ trung cũng như nhận đầy đủ các dịch vụ hậu mãi của VinaMazda. Riêng khu trưng bày showroom có diện tích 800m2, trưng bày đầy đủ các dòng xe thương hiệu Nhật Bản đang được khách hàng quan tâm và đánh giá cao như mẫu xe cỡ nhỏ Mazda 2, các mẫu sedan Mazda 3, Mazda 6 đến các dòng xe CUV CX-5, SUV CX-9, và mẫu xe pick-up Mazda BT-50.
  • 11. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 5 Hình1.2: Không gian showroom − Xưởng dịch vụ Xưởng dịch vụ showroom MAZDA Gò Vấp có diện tích 1400m2 được đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, bao gồm: khu vực sửa chữa thân vỏ, máy chuẩn đoán, máy kiểm tra bình điện, phòng sơn nhanh, phòng sơn sấy, hệ thống pha sơn vi tính, khu đồng sơn xe mới và kho phụ tùng chính hãng. Hình1.3: Xưởng dịch vụ
  • 12. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 6 − Sơ đồ tổ chức: Hình 1.4: sơ đồ tổ chức
  • 13. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 7 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP 2.1: Nội quy trong khu vực xưởng: Trong thời gian thực tập 2 tháng, em cũng như nhiều bạn khác không có được nhiều thời gian cũng như cơ hội để thực tập tốt, học, ứng dụng hết những kiến thức đã học vào thực tế. Tuy nhiên trong khoảng thời gian quí báu này em cũng đã vận dụng được nhiều kiến thức của mình vào thực tế, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, cũng như cách tổ chức công việc, cách quản lí lao động ở nơi làm việc. 2.1.1: Nội quy lao động: − Điều 1: Thời gian làm việc: + Buổi sáng: 8 giờ 00 đến 11 giờ 30 + Nghỉ trưa: 11 giờ 30 đến 12 giờ 30 − Điều 2: Trật tự an toàn trong công ty: + Đi làm đúng giờ quy định, các trường hợp đi muộn, về sớm hoặc tăng ca đều phải báo cáo và được đông ý của quản lý trực tiếp, đồng thời báo cho bảo vệ để kiểm soát. − Điều 3: Tác phong làm việc: + Tuân thủ về quy định đông phục của công ty. + Không phát ngôn bừa bãi, nói tục, chửi thề. Không đùa giỡn, cười nói ồn ào tại nơi làm việc, trước văn phòng hoặc tại cổng bảo vệ. + Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và các khu vực công cộng. + Ăn uống và hút thuốc đúng nơi quy định. − Điều 4: Quan hệ đồng nghiệp – tôn trọng và chấp hành mệnh lệnh cấp trên: + Luân tận tình hỗ trợ, hợp tác, hòa nhã, không được kết bè phái gây chia rẽ làm mất nội bộ trong quan hệ đồng nghiệp. + Phải chấp hành sự phân công, đều động của cấp trên hoặc người phụ trách quản lý trực tiếp. Tích cực thực hiện công việc đúng tiến độ yêu cầu.
  • 14. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 8 − Điều 5: An toàn tài sản: + Có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài sản của công ty, các trang thiết bị phục vụ chung. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tiết kiệm các phương tiện máy móc, thiết bị điện nước, văn phòng phẩm. + Không tự ý sử dụng, chiếm đoạt tài sản của công ty hoặc của người khác. Khi mang ra cổng các loại tài sản của công ty phải có chứng từ, giấy xác nhận hợp lệ theo quy định. − Điều 6: Bảo mật thông tin: + Tuân thủ chính sách bảo mật thông tin của công ty. Nghiêm cấm chuyển các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty ra ngoài khi chưa được phép của ban lãnh đạo. 2.1.2: Nội quy làm việc – an toàn lao động tại xưởng: − Điều 1: Thực hiện công việc tại đúng vị trí được cấp trên phân công. Chấp hành quy định về An toàn vệ sinh lao động và 5S tại xưởng. − Điều 2: Chỉ các nhân sự đã qua đào tạo, cấp giấy chứng nhận và có tên trong danh sách được phân công sử dụng các thiết bị nghiêm ngặt về An toàn lao động mới được vận hành các thiết bị này. Luôn kiểm tra an toàn trước khi vận hành. − Điều 3: Nghiêm cấm CBCNV tự ý sử dụng các thiết bị nghiêm ngặt về an toàn lao động như: thang nâng, cầu nâng khi không được phân công hoặc sử dụng theo mục đích khác chưa được Lãnh Đạo Đơn vị đồng ý. − Điều 4: Tuân thủ việc sử dụng đúng Bảo hộ lao động theo quy định cho từng đơn vị xưởng. − Điều 5: Các dụng cụ, thiết bị cầm tay, phụ tùng sửa chữa, sau khi sử dụng phải xếp lên khay, xe đẩy, tủ, kệ theo quy định. − Điều 6: tắt, rút điện các thiết bị cầm tay/quạt/thiết bị sửa chữa khi không sử dụng. Nghiêm cấm để quạt/ thiết bị điện cầm tay còn hoạt động… trên nề xưởng khi đang làm việc khác. − Điều 7: Nghiêm cấm sử dụng các thiết bị có tia lửa/ hút thuốc tại các khu vực chứa hóa chất, dầu nhớt, phòng sơn, và các khu vực cấm hút thuốc.
  • 15. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 9 − Điều 8: Nhân sự được phân công chạy xe trong xưởng phải có bằng lái xe, khi lái phải bật đèn tín hiệu, hạ kính cửa sổ và lái tốc dộ dưới 5 Km/h. − Điều 9: Tuyệt đối không để khách/ trẻ em tự ý đi vào khu vực xưởng. Chỉ hướng dẫn khách vào xưởng khi có yêu cầu giải thích về kỹ thuật và phải đảm bảo an toàn lao động. − Điều 10: Báo ngay cho quản lý/ Lãnh đạo đơn vị khi phát hiện các nguy cơ tai nạn lao động xảy ra tại đơn vị. 2.2: Quy trình dịch vụ 12 bước: Hình2.1: Quy trình dịch vụ
  • 16. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 10  BƯỚC 1: CHỦ ĐỘNG LIÊN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG − Khách hàng xe mới + Giới thiệu quy trình dịch vụ cho Khách hàng xe mới. + Giới thiệu Khách hàng xe mới với bộ phận dịch vụ: Trưởng Phòng Dịch Vụ, Cố Vấn Dịch Vụ, Nhân viên quan hệ khách hàng của Đại lý (DCRC). + Cập nhật thông tin Khách hàng xe mới vào hồ sơ KH. + Lưu giữ thông tin cho báo cáo dịch vụ hàng tuần (DCRC nhận thông tin từ phòng bán hàng). + Liên hệ với KH hàng xe mới cho lần dịch vụ đầu tiên 1000 Km sau 30 ngày. − Khách hàng dịch vụ + Cập nhật thông tin Khách hàng từ phiếu sửa chữa vào hồ sơ Khách hàng. + Lên danh sách khách hàng cần liên hệ định kỳ ba tháng một lần. + Sử dụng kịch bản điện thoại liên hệ khách hàng (Nếu không liên hệ được với khách hàng sau ba lần gọi thì gửi thư giải thích và nhắc nhở khách hàng bảo dưỡng định kỳ). + Lưu giữ thông tin cho báo cáo dịch vụ hàng tuần.  BƯỚC 2: LÊN LỊCH HẸN GẶP KHÁCH HÀNG + Chào đón và tìm hiểu thông tin khách hàng. + Thiết lập cuộc hẹn. + Chuẩn bị cho ngày kế tiếp.  BƯỚC 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA XE CÙNG KHÁCH HÀNG + Cố vấn dịch vụ chuẩn bị đón tiếp KH đến làm dịch vụ. + Cố vấn dịch vụ chào đón KH. + Cố vấn dịch vụ kiểm tra xe cùng KH.  BƯỚC 4: QUY TRÌNH GIÁ DỊCH VỤ + Cố vấn dịch vụ xác định công việc sửa chữa. + Cố vấn dịch vụ tư vấn KH công việc sửa chữa.
  • 17. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 11 + Cố vấn dịch vụ hoàn tất phiếu sửa chữa.  BƯỚC 5: CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG − Cố vấn dịch vụ đưa khách hàng đến khu vực chờ + Cung cấp các thông tin về phương tiện xe thay thế (Xe taxi, xe buyt, dịch vụ cho thuê xe…) nếu khách hàng muốn có phương tiện thay thế. + Cung cấp các thông tin hữu ích cho Khách hàng: Chương trình khuyến mãi bán hàng, dịch vụ. Nếu khách hàng thực sự quan tâm đến xe mới hoặc accessories thì cố vấn dịch vụ nên thông báo cho Tư vấn bán hàng hoặc nhân viên phụ tùng để tư vấn cho khách hàng. Ngược lại nếu họ không thật sự quan tâm thì điều này có thể làm họ không hài lòng. + Khách hàng phải được phục vụ sách báo, nước uống. − Yêu cầu đối với khu vực chờ + Phải có người thường xuyên giữ cho khu vực chờ được sạch sẽ, gọn gàng. + Báo chí phải được cập nhật thường xuyên. + Tivi phục vụ khách hàng, chiếu phim quảng cáo sản phẩm. + Các thông tin về chương trình khuyến mãi, các hướng dẫn sử dụng xe, các catalogue.  BƯỚC 6: LÊN KẾ HOẠCH XƯỞNG − Cố vấn dịch vụ chuẩn bị lên kế hoạch sửa chữa + Sau khi hoàn tất phiếu sửa chữa (RO), Cố vấn dịch vụ đặt RO lên bảng kế hoạch xưởng cùng với các tài liệu phù hợp như phiếu kiểm tra bảo dưỡng, hồ sơ về lịch sử sửa chữa xe và các thông tin ghi chú cần thiết. + Khi có sửa chữa cần đại tu thì cần phảI ghi chú lên phiếu sửa chữa để những người liên quan tham gia vào qui trình sửa chữa đại tu. − Cố vấn dịch vụ lên kế hoạch sửa chữa + Cố vấn dịch vụ đặt thanh chỉ thị giờ cho KTV kế tiếp, chỉ thị thời gian bắt đầu công việc mong muốn và thời gian hoàn tất công việc mong muốn. + Lên kế hoạch công việc phù hợp với với khả năng của KTV là người có kỹ năng để thực hiện công việc và hoàn tất công việc trước thời gian giao nhận xe.
  • 18. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 12 + Giữa mỗi công việc sửa chữa phải có 15’ dự phòng cho bất kỳ sự vượt thời gian nào mà không được biết trước. Như vậy công việc kế tiếp KTV sẽ có thời gian bắt đầu công việc mong đợi muộn hơn thời gian hoàn tất công việc mong đợi của công việc trước là 15 phút. − Kỹ thuật viên nhận phiếu sửa chữa và thực hiện công việc + KTV nhận RO trên bảng KHX kiểm tra RO, xem thời gian bắt đầu và kết thúc trên bảng KHX + Thông báo cho Cố vấn dịch vụ nếu thời gian bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn 15′ để cố vấn dịch vụ điều chỉnh lại thời gian trên bảng kế hoạch xưởng. + Thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ nếu thời gian sửa chữa vượt quá thời gian sửa chữa đã lên kế hoạ để cố vấn điều chỉnh lại bảng kế hoạch xưởng như phân công công việc kế tiếp của KTV này cho KTV khác. + Ngay sau khi hoàn tất công việc KTV phải đưa RO lên phần kiểm tra cuối cù Và cần phải thông báo cho cố vấn dịch vụ ngay nếu cần cập nhật thông tin lên bảng kế hoạch xưởng. − Cố vấn dịch vụ sử dụng bảng kế hoạch xưởng + Tất cả công việc bắt đàu đúng thời gian + Tất cả công việc kết thúc đúng thời gian + Nếu khả năng của xưởng không còn và tất cả các công việc đã lên lịch không thể hoàn tất đúng thời gian thì cố vấn dịch vụ chọn một công việc sửa chữa phù hợp để lên lịch lại cho ngày kế tiếp sau khi đã thoả thuận với khách hàng” Làm thất vọng một khách hàng tốt hơn là 5 khách hàng” + Nếu xưởng vẫn còn khả năng thì hãy cố bán thêm những công việc nội bộ (PDI, lắp accessories) khách hàng ngoài chủ động không nên ngồi chờ khách hàng đến, kiểm tra những hồ sơ lịch sử sửa chữa xe của khách hàng có định kỳ bảo dưỡng sớm hoặc công việc sửa chữa đã được xác định, kiểm tra lại các chương trình chính sách.  BƯỚC 7: THÔNG TIN BỘ PHẬN PHỤ TÙNG VÀ CHUẨN BỊ TRƯỚC PHỤ TÙNG − Cố vấn dịch vụ phân phối phiếu sửa chữa đến bộ phận phụ tùng
  • 19. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 13 + Cố vấn dịch vụ chuyển phiếu sửa chữa (đơn hàng phụ tùng) đến bộ phận phụ tùng để đặt hàng phụ tùng sửa chữa. + Nếu tất cả phụ tùng yêu cầu là sẵn có, bộ phận phụ tùng chuẩn bị sẵn phụ tùng. + Nếu phụ tùng không có, bộ phận phụ tùng thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ và cố vấn dịch vụ thông báo ngay cho khách hàng và giải quyết tình huống. Hoặc là bắt đầu công việc sửa chữa và đợi phụ tùng thiếu về hoặc là tạm dừng công việc sửa chữa và chờ phụ tùng về. + Yêu cầu của đơn hàng phụ tùng phải chuyển trực tiếp đến ngay cho bộ phận phụ tùng khi khách hàng đang còn ở tại đại lý để tránh khách hàng không hài lòng vì lý do không có phụ tùng. − Bộ phận phụ tùng chuẩn bị trước phụ tùng + Nhân viên phụ tùng đến lấy các phụ tùng theo yêu cầu của đơn hàng. + Đặt phụ tùng vào trong giỏ đựng phụ tùng, phụ tùng đã được chuẩn bị sẵn được đặt ở khu vực giao nhận phụ tùng. + Nhiều phụ tùng có thể được chuẩn bị sẵn trước. Đối với việc bảo dưỡng định kỳ với số lượng lớn, bộ phận phụ tùng có thể chuẩn bị trước ” Những gói bảo dưỡng” (Bảo dưỡng 5000km, 10000km…) và lưu giữ cho việc sử dụng trong tương lai. Để tránh nhầm lẫn, phiếu sửa chữa được đặt trong giỏ phụ tùng đã được chuẩn bị sẵn để KTV đối chiếu khi nhận phụ tùng. − Kỹ thuật viên nhận phụ tùng + Khi cần phụ tùng cho công việc sửa chữa thì đến lấy phụ tùng ở khu vực giao nhận phụ tùng, ký nhận với bộ phận phụ tùng theo đúng những phụ tùng cần thiết cho nội dung sửa chữa của mình. + Nếu phụ tùng không cần thiết cho việc sửa chữa, KTV trả lại phụ tùng cho bộ phận phụ từ Bộ phận phụ tùng để xoá phụ tùng nợ trên phiếu sửa chữa và cất vào chỗ cũ. − Phụ tùng phát sinh + Đối với công việc phát sinh thực hiện theo thủ tục như sau: • Khi có công việc phát sinh KTV thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ.
  • 20. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 14 • Cố vấn dịch vụ thông báo cho khách hàng về chi phí và thời gian của bất kỳ công việc sửa chữa phát sinh và nhận được sự chấp thuận của khách hàng để tiến hành sửa chữa. • Cố vấn dịch vụ lên lại kế hoạch xưởng. • KTV nhận phụ tùng đã được chuẩn bị sẵn (Phụ tùng phát sinh) và bắt đầu công việc sửa chữa. − Phụ tùng đặt hàng khẩn cấp. + Ngay khi nhận được đơn hàng phụ tùng khẩn cấp, Phụ tùng phải được chuẩn bị sẵn, được đánh dấu mã công việc và chuyển ngay ra khu vực giao nhận để chờ KTV đến nhận. + Bộ phận phụ tùng phải thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ khi phụ tùng đến. + Cố vấn dịch vụ lên kế hoạch sửa chữa ngay.  BƯỚC 8: QUY TRÌNH PHIẾU SỬA CHỮA VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC − Kỹ thuật viên nhận phiếu sửa chữa trên bảng kế hoạch xưởng và chuẩn bị sửa chữa + Kỹ thuật viên nhận phiếu sửa chữa trên bảng kế hoạch xưởng. + Xem xét giờ bắt đầu và giờ kết thúc trên bảng. + Bấm giờ bắt đầu trên phiếu sửa chữa, Nếu giờ bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn 15 phút so với giờ bắt đầu trên bảng kế hoạch xưởng thì phải thông báo cho Cố vấn dịch vụ. + Kỹ thuận viên nhận phụ tùng đã được chuẩn bị trước (Ký nhận phụ tùng). + Nhận xe, phủ vè xe, vô lăng, ghế lái và bắt đầu công việc sửa chữa. − Kỹ thuật viên bắt đầu công việc sửa chữa + Sử dụng các dụng cụ, thiết bị chẩn đoán như WDS, NGS (nếu cần). + Sử dụng các tài liệu hướng dẫn sửa chữa như: sách hướng dẫn sửa chữa, các tập san kỹ thuật (TSB) hướng dẫn sửa chữa, Phiếu kiểm tra hoặc thảo luận với quản đốc phân xưởng về phương pháp sửa chữa (nếu không hiểu rõ nội dung sửa chữa hoặc gặp những sự cố chưa có phương pháp sửa chữa). + Trong quá trình sửa chữa KTV phải đánh dấu vào những mục đã hoàn thành để dễ dàng trong việc kiểm tra.
  • 21. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 15 + Nếu có phát sinh thì KTV phải thông báo ngay cho cố vấn dịch vụ hoặc quản đốc xưởng và quản đốc xưởng phải thông báo lại ngay cho cố vấn dịch vụ. + Nếu KTV sửa chữa không kịp thời gian giao xe đã cam kết với khách hàng được ghi trên phiếu sửa chữa thì phải thông báo ngay cho Cố vấn dịch vụ. + Kỹ thuật viên kiểm tra lại các công việc đã sửa chữa, tháo bao che và kết thúc các công việc sửa chữa được giao. − Kết thúc công việc sửa chữa + KTV cho phụ tùng đã thay thế vào bao và trả lại cho khách hàng (đặt ở trước ghế phụ) nếu khách hàng yêu cầu trả lại phụ tùng thay thế (được ghi trên phiếu sửa chữa). Nếu không phụ tùng cần được loại bỏ. + Sau khi KTV hoàn tất công việc thì bấm giờ kết thúc công việc và đưa phiếu sửa chữa vào phần kiểm tra cuối cùng trên bảng kế hoạch xưởng. Nếu giờ kết thúc sớm hơn giờ kết thúc trên bảng kế hoạch xưởng thì KTV phải thông báo cho cố vấn dịch vụ biết. + Nếu chiếc xe cần được kiểm tra trên đường (Theo yêu cầu của khách hàng hoặc để thử lại kết quả sửa chữa) thì cần phải thông báo cho cố vấn dịch vụ để phân công người thực hiện việc thử xe trên đường theo đúng thủ tục và quy định đã được đề ra. − Rửa xe sau khi sửa chữa + Sau khi xe được sửa chữa xong thì quản đốc xưởng giao xe cho bộ phận rửa xe để rửa xe và làm sạch. + Nhân viên rửa xe có nhiệm vụ rửa bên ngoài xe, làm sạch tapi sàn (giũ sạch), gạt tàn thuốc. + Sau khi hoàn tất việc rửa xe, nhân viên rửa xe đưa xe đến chỗ đậu xe và giao chìa khoá lại cho cố vấn dịch vụ. + Cố vấn dịch vụ thực hiện công việc kiểm tra cuối cùng.  BƯỚC 9: HOÀN TẤT PHIẾU SỬA CHỮA VÀ XUẤT HOÁ ĐƠN − Cố vấn dịch vụ thực hiện kiểm tra cuối cùng + Cố vấn dịch vụ thực hiện kiểm tra cuối cùng khi phiếu sửa chữa được hoàn tất và đưa vào mục kiểm tra cuối cùng trên bảng kế hoạch xưởng nhằm bảo đảm.
  • 22. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 16 + Tất cả các công việc đã được thực hiện. + Việc kiểm tra trên đường đã được thực hiện (nếu có). + Xe đã được làm sạch (Làm sạch bên ngoài(rửa bên ngoài), tapi sàn, gạt tàn thuốc). − Chuẩn bị hoá đơn + Cố vấn dịch vụ giao một liên của RO (liên trắng) cho bộ phận thu ngân để chuẩn bị hoá đơn trước. + Hoá đơn phải có tổng chi phí sửa chữa bằng với tổng chi phí trên RO và giá đã thoả thuận với KH trước đây. − Cố vấn dịch vụ chuẩn bị giao xe cho khách hàng + Cố vấn dịch vụ tập hợp tất cả các tài liệu liên quan để chuẩn bị giao xe cho khách hàng như : • Hoá đơn. • Phiếu sửa chữa. • Phiếu kiểm tra bảo dưỡng. • Sổ tay bảo dưỡng của khách hàng.  BƯỚC 10: THÔNG TIN KHACH HÀNG VÀ GIAO TRẢ XE − Cố vấn dịch vụ thông báo với khách hàng Cố vấn dịch vụ thông báo với khách hàng là xe đã được chuẩn bị sẵn cho việc giao nhận, đồng thời cũng xác nhận lại với khách hàng các thông tin như sau: + Tất cả các công việc đã được thực hiện. + Tổng chi phí trên hoá đơn bằng với giá đã thoả thuận trước đây với khách hàng. + Xe sẵn sàng tại thời điểm giao như đã thoả thuận. − Cố vấn dịch vụ chào đón khách hàng và giao xe + Chào khách hàng bằng tên. + Giải thích chi tiết cho khách hàng về công việc đã được thực hiện. + Đề cập đến giá sửa chữa và thời gian hoàn tất như đã thoả thuận.
  • 23. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 17 + Giải thích về bảo hành (nếu có). + Nhấn mạnh với khách hàng về những công việc cần làm trong tương lai, lần dịch vụ kế tiếp. + Thể hiện cho khách hàng biết chiếc xe đã được thử trên đường (nếu có). + Thể hiện cho khách hàng thấy xe đã được làm sạch và kiểm tra. + Giải thích cho khách hàng tất cả các mục được kiểm tra và phát hiện ra hư hỏng là đã được sửa chữa. + Nhấn mạnh những điểm tích cực cửa chiếc xe. + Cố vấn dịch vụ hỏi khách hàng có muốn xem phụ tùng đã được thay thế. + Thông báo cho khách hàng nhân viên DCRC sẽ gọi điện thoại cho khách hàng từ 3 đến 5 ngày sau và hỏi xem là thời gian nào là thuận tiện nhất và cập nhật thông tin đó lên hồ sơ khách hàng để nhân viên DCRC tiện theo dõi. − Cố vấn dịch vụ cảm ơn khách hàng + Đưa khách hàng đến bàn thanh toán tiền. + Cảm ơn khách hàng. − Cố vấn dịch vụ cập nhận thông tin + Cố vấn dịch vụ cập nhật thông tin lên hồ sơ sửa chữa xe của khách hàng. + Bất kỳ các công việc trong tương lai nào đã được xác định phải được ghi lại trong hồ sơ thông tin của khách hàng để theo dõi cho lần dịch vụ kế tiếp.  BƯỚC 11: LIÊN HỆ KHÁCH HÀNG SAU DỊCH VỤ − DCRC chuẩn bị liên hệ khách hàng sau dịch vụ + Nhận phiếu sửa chữa (Phiếu sửa chữa đóng) từ cố vấn dịch vụ. + Cập nhật thông tin lên phiếu theo dõi Khách hàng sau dịch vụ. − DCRC gọi điện liên hệ khách hàng sau dịch vụ + Mỗi khách hàng phải được theo dõi trong vòng từ ba đến năm ngày làm việc kể từ ngày nhận xe sau khi đã sửa chữa xong.
  • 24. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 18 + DCRC phải sử dụng kịch bản đã được thiết kế sẵn trên Phiếu theo dõi khách hàng sau dịch vụ, bao gồm 12 câu hỏ DCRC phải ghi lại vắn tắt, đầy đủ và chính xác những thông tin, khiếu nại của khách hàng. + DCRC tránh hỏi khách hàng về những câu hỏi liên quan đến kết quả kỹ thuật của công việc sửa chữa vì điều này có thể làm tăng sự ghi ngờ của khách hàng về khả năng kỹ thuật của Đại lý. + Không bao giờ được chuyển máy từ nhân viên này sang nhân viên khác trong suốt quá trình cuộc gọi theo dõi. + Nếu cuộc gọi được thực hiện, thì phải ghi lại ngay thông tin trên Phiếu theo dõi khách hàng sau sửa chữa. + DCRC cập nhật khiếu nại của khách hàng lên Báo cáo giải quyết khiếu nại khách hàng và chuyển toàn bộ hồ sơ (Lịch sử sửa chữa xe của khách hàng, Phiếu sửa chữa, Phiếu theo dõi khách hàng sau sửa chữa) của khách hàng khiếu nại đến cho trưởng phòng dịch vụ để giải quyết. − DCRC gửi thu cho khách hàng sau ba lần liên hệ không thành công. + DCRC phải gửi thư cho khách hàng sau ba lần gọi không thành công vào các thời điểm khác nhau trong ngày. + Hoặc nếu DCRC không thể thực hiện được cuộc gọi thì phảI gửi thư cho khách hàng. + Nếu thư đã được gửi thì phải ghi chú lại trên Phiếu theo dõi khách hàng sau sửa chữa. + Cập nhật thông tin khi nhận được thư của khách hàng gửi trả.  BƯỚC 12: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA KHÁCH HÀNG − DCRC chuyển toàn bộ kết quả theo dõi đến cho Trưởng phòng dịch vụ + Trưởng phòng dich vụ quyết định ai sẽ là người sẽ giải quyết những khiếu nại của khách hàng để bảo đảm 100% khách hàng hài lòng: • Giám đốc đại lý. • Cố vấn dịch vụ. • Hoặc bản thân trưởng phòng dịch vụ.
  • 25. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 19 − Tất cả các biện pháp giải quyết phải được ghi lại một cách vắn tắt, đầy đủ và rõ ràng trên Báo cáo giải quyết khiếu nại khách hàng. + Tất cả các Báo cáo giải quyết khiếu nại khách hàng phải được giao trở lại cho trưởng phòng dịch vụ sau khi đã giải quyết xong khiếu nại của khách hàng. + Sau đó DCRC phải gọi lại cho khách hàng để bảo đảm khách hàng hoàn toàn hài lòng. − Biện pháp phòng tránh + Trong các cuộc họp hàng tuần Trưởng phòng dịch vụ đưa Báo cáo giải quyết khiếu nại khách hàng ra để thảo luận và đưa ra các biện pháp phòng tránh cũng như rút ra bài học kinh nghiệm để tránh lập lại khiếu nại đó của khách hàng một lần nữa. + Tất cả các báo cáo liên quan phải được lưu thành hồ sơ để tham khảo. 2.3: Quy trình bảo dưỡng và thay thế phụ tùng: − Để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng hoạt động hoàn hảo và an toàn, việc bảo dưỡng phải được thực hiện đúng thời hạn và đúng quy trình mà hảng đề ra. − Quá trình bảo dưỡng mất khoảng 30’, được thực hiện bởi những kĩ thuật viên chuyên nghiệp. Hình2.2: Lịch bảo dưỡng định kỳ
  • 26. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 20 2.3.1: Quy trình bảo dưỡng cấp nhỏ 5.000 km: − Tình trạng xe: xe đã đi được quãng đường 5000km phương tiện cần được bảo dưỡng và kiểm tra theo đúng quy trình mà hảng đề ra. Hình 2.3: Lệnh bảo dưỡng 5000 km − Chuẩn bị dụng cụ: nụ 21, khóa 17, súng hơi, cảo mở lọc nhớt, cần siết lực,vít bake, cây nạy, bao tay, giẻ lau, xe chứa nhớt thải. − Quy trình: + Lái xe vào cầu nâng, điều chỉnh xe cho ngay. + Kiểm tra vô lăng đèn, còi, đèn trần, khóa cửa, cửa sổ điện, dây đai an toàn, cài đặt lại nhắc bảo dưỡng trên xe.
  • 27. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 21 Hình2.4: Kiểm tra đèn trần + Kiểm tra đèn pha cos, đèn tín hiệu, đèn cốp, cần gạt nước và bộ phun nước rửa kính. + Kiểm tra hệ thống mở nắp capo và bình xăng. Hình 2.5: Mở nắp capo
  • 28. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 22 + Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh. Hình 2.6: Tháo lọc gió vệ sinh + Nâng cầu, dùng vít bake, cây nạy để mở tấm chắn ốc xả nhớt. + Dùng lục giác số 7 xả nhớt động cơ, dùng dụng cụ mở lọc để tháo lọc dầu. Hình 2.7: Xả nhớt động cơ
  • 29. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 23 Hình 2.8: Tháo lọc nhớt động cơ + Dùng khóa 14, 17, 19 kiểm tra các bulon hệ thống gầm, ống xả, Kiểm tra đường dầu phanh. Hình 2.9: Kiểm tra gầm
  • 30. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 24 + Kiểm tra mâm lốp mặt ngoài mặt trong. Hình 2.10: Kiểm tra lốp + Siết lại ốc xả nhớt, lắp lọc dầu mới, lắp lại tấm chắn. + Hạ cầu, châm nhớt động cơ, nổ máy, thâm nhớt, Châm nước rửa kính. Hình 2.11: Châm nước rửa kính
  • 31. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 25 + Dùng máy kiểm tra bình accu. Hình 2.12: Kiểm tra accu + Thổi gió vệ sinh khoang động cơ. + Bơm bánh xe ( mazda 2, mazda 3, mazda 6, CX5, CX8 áp suất lốp 2,5kPa). Hình 2.13: Bơm bánh xe + Dùng cần siết lực siết lại bulon bánh xe. + Lái xe ra khỏi cầu, dọn dẹp khu vực làm việc.
  • 32. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 26 2.3.2: Bảo dưỡng cấp trung bình 10.000 km: − Tình trạng xe: xe đã đi được quãng đường 10.000 km phương tiện cần được bảo dưỡng và kiểm tra theo đúng quy trình mà hảng đề ra. Hình 2.14: Lệnh bảo dưỡng 10.000 km − Chuẩn bị dụng cụ: bao tay, nụ 21, súng hơi, cần siết lực, vít bake, cây nạy, xe để vỏ, khóa 17, cảo mở lọc nhớt, khóa 14, khóa 17, khóa 19.
  • 33. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 27 − Quy trình: + Lái xe vào khoang và kiểm tra hệ thống trong xe. + Kiểm tra vô lăng, đèn trần, còi, khóa cửa trung tâm, các cửa sổ điện, dây đai an toàn, cơ cấu hoạt động của gương chiếu hậu. Hình 2.15: Kiểm tra đèn trần + Kiểm tra các đèn của xe (xi-nhan, kích thước pha, cốt, khẩn cấp). + Kiểm tra cơ hoạt động gạt mưa,rửa kính. + Mở nắp ca- pô, bình xăng và nắp cốp sau,kiểm tra đèn cốp,lốp dự phòng.
  • 34. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 28 Hình 2.16: Mở nắp capo + Nâng cầu lên một xíu, bơm hơi bánh xe. Hình 2.17: Bơm bánh xe
  • 35. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 29 + Dùng nụ 21, súng hơi tháo bulon bánh xe. Hình 2.18: Tháo Bánh xe + Nâng xe lên cao, dùng vít bake cây nạy, tháo tấm chắn ốc xả nhớt. + Dùng lục giác số 7 hoặc khóa 17 tháo ốc xả nhớt. Hình 2.19: Tháo ốc xả nhớt
  • 36. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 30 + Dùng cảo để mở lọc nhớt động cơ. Hình 2.20: Tháo lọc nhớt + Dùng khóa 14, 17, 19 kiểm tra gầm xe, các đường ống dầu phanh, ống xả. Hình 2.21: Kiểm tra gầm
  • 37. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 31 − Vệ sinh phanh: + Dùng khóa 14 mở cụm piston phanh ở bánh xe Hình 2.22: Mở cụm piston phanh + Tháo má phanh vệ sinh, tra mỡ mặt không ma sát của má phanh và ắc phanh. Hình 2.23: Tra mỡ ắc
  • 38. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 32 + Dùng dung dịch vệ sinh bố thắng WURTH vệ sinh đĩa phanh và mặt ma sát của má phanh. Hình 2.24: Vệ sinh đĩa phanh + Ráp lại má phanh, ắc phanh và cụm piston. Hình 2.25: Ráp hoàn chỉnh phanh
  • 39. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 33 + Siết ốc xả nhớt, siết lọc dầu, lắp lại tấm chắn. + Hạ cầu, châm nhớt, châm nước rửa kính, châm thêm nước làm mát. Hình 2.26: Châm nước rửa kính + Nổ máy một xíu, tắt máy thâm lại nhớt động cơ. Hình 2.27: Thâm nhớt động cơ
  • 40. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 34 Hình 2.28: Quy định mức dầu + Cân bằng động bánh xe, đảo lốp + Dùng nụ 21, súng hơi, cần siết lực để ráp lại bánh xe + Hạ hết cầu, lái xe ra ngoài, vệ sinh nơi làm việc. − Quy trình cân bằng động bánh xe và đảo lốp: − Quy trình đảo lốp: + Khi vận hành, trọng lượng xe dồn lên 4 bánh xe là không đồng đều. Vì vậy, các bánh xe có độ mòn không đều và chủ xe cần phải đảo lốp (thay đổi vị trí) các lốp ô tô sau một thời gian vận hành. Theo kết cấu vận hành của xe, thường thì hai bánh trước của xe và bánh xe bên trái sẽ nhanh mòn hơn hai bánh sau và bánh xe bên phải.
  • 41. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 35 − Công thức đảo lốp: Hình 2.29: Công thức đảo lốp − Quy trình cân bằng động bánh xe: + Cân áp suất lốp. Hình 2.30: Cân áp suất bánh xe
  • 42. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 36 + Gỡ chì cũ và logo. Hình 2.31: Gỡ chì cũ và logo + Gá bánh xe lên máy cân bằng động. Hình 2.32: Gá bánh lên máy cân bằng
  • 43. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 37 + Đo và nhập kích thước từ moay ơ trục máy cân bằng đến vành trong mâm xe vào máy cân bằng động. Hình 2.33: Đo chiều dài + Đo và nhập kích thước vành bánh xe vào máy cân bằng động. Hình 2.34: Đo chiều rộng vành lốp
  • 44. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 38 + Nhập bán kính bánh xe vào máy cân bằng động. Hình 2.35: Nhập thông số + Nhấn nút start để máy hoạt động. Hình 2.36: Cho máy quay
  • 45. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 39 + Dán chì vào vị trí máy đưa ra. Hình 2.37: Dán chì + Nhấn start để máy hoạt động để kiểm tra lần nữa. + Kết thúc cân bằng động, tháo bánh xuống gắn lại logo và gõ chì vừa dán cho dính chặt. Hình 2.38: Gõ chì cho dính chặt
  • 46. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 40 2.3.3: Quy trình thay thế thước lái: − Tình trạng xe: thông qua thông tin từ tư vấn dịch vụ và khách hàng cho biết xe bị xỉa lái, phốt thước lái bị gỉ nhớt, lái nặng. − Chuẩn đoán: phốt thước lái bị xì nhớt, thanh răng bị cong − Chuẩn bị dụng cụ: nụ 21, súng hơi, cần siết lực, nụ 14, nụ 17, nụ 10, nụ 19, vít bake, khóa 13, cảo rotuyn, ống câu, búa. − Quy trình tháo thước lái ra khỏi xe và bệ gầm: + Kê cầu, nâng cầu xe + Dùng súng hơi và nụ 21 tháo hai bánh xe trước Hình 2.39: Tháo bánh xe + Dùng khóa 13 mở đuôi chuột thước lái ra khỏi các đăng trục lái. + Dùng nụ 14, nụ 17, cảo rô tuyn tiến hành tháo rô tuyn thước lái, rô tuyn thanh giằng, rô tuyn càng chữ A dưới.
  • 47. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 41 Hình 2.40: Cảo rotuyn + Dùng vít, cây nạy, nụ 10, tháo tấm chắn bảo vệ dưới gầm xe Hình 2.41: Tháo tấm chắn
  • 48. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 42 + Dùng xe đội kê phía dưới bệ gầm. + Dùng nụ 17, nụ 19, súng hơi, tháo bulon bệ gầm Hình 2.42: Tháo bulon gầm + Hạ đội, để bệ gầm ở nơi chắc chắn + Dùng súng hơi và nụ 17 tháo thước lái ra khỏi bệ gầm. Hình 2.43: Tháo thước lái
  • 49. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 43 − Quy trình ráp thước lái vào bệ gầm và ráp lên xe: + Ráp thước lái mới vào bệ gầm. Hình 2.44: Ráp thước lái + Dùng đội nâng bệ gầm, gá bệ gầm lên khung sườn xe. + Dùng súng hơi và nụ 17, nụ 19, cần siết lực, siết chắc chắn bệ gầm. (lưu ý: siết lực lại các bulon bệ gầm) Hình 2.45: Ráp gầm vào sườn xe
  • 50. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 44 + Ráp lại rô tuyn thanh giằng, rô tuyn thước lái, rô tuyn càng chữ A. Hình 2.46: ráp lại rotuyn + Ráp lại đuôi chuột thước lái vào các đăng trục lái. + Ráp lại các tấm chắn bệ gầm Hình 2.47: Ráp lại tấm chắn
  • 51. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 45 + Dùng nụ 21, súng hơi, cần lực để ráp bánh xe. + Hạ cầu, canh chỉnh lại góc lái. Hình 2.48: Cân chỉnh góc lái + Thử lại lái, giao xe.
  • 52. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 46 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 3.1: Những tích cực tại đơn vị thực tập: − Trong quá trình thực tập tại đơn vị, tại đơn vị có những điểm tích cực như sau: + Quy trình làm việc chuyên nghiệp, nhanh gọn, kịp tiến độ giao xe. + Nơi đậu xe rộng rãi, thuận tiện cho việc nhận và giao xe. + Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại. + Nơi làm việc thoáng mát sạch sẽ. + Mối quan hệ giữa đồng nghiệp hòa thuận, luôn giúp đỡ nhau trong công việc. 3.2: Những hạn chế tại doanh nghiệp: − Súng hơi được trang bị chưa đáp ứng được nhu cầu, một số súng hơi bị yếu đi. − Máy cân chỉnh góc lái, góc đặt bánh xe bị hư chưa được thay thế − Cảo rô tuyn chỉ có 1 cái, khi cần đến phải chờ người dùng trước xong, mất thời gian trong quá trình thực hiện công việc được giao. − Xe đẩy bánh xe, một số xe bị hư hỏng bánh xe, thanh đỡ. − Xe đội chỉ có 1 xe, khi 1 người cần dùng để kê, người sau phải chờ người trước xong việc. − Trong khu vực xưởng chỉ có bình chữa cháy, không có cát chữa cháy, việc chuẩn bị cát chữa cháy cần được quan tâm. − Việc sử dụng những dụng cụ chuyên dùng trong quá trình sửa chữa chưa được ưu tiên. − Cần có mái che cho xe đang chờ sửa chữa, xe chờ phụ tùng. − Cần có khu vực riêng cho xe phủ gầm. 3.3: Đánh giá mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn Trong quá trình thực tập, tuy thời gian tiếp cận không quá dài nhưng đã cho em thấy một điều, kiến thức không bao giờ đủ. Trong thời gian ngắn dưới sự tạo điều kiện hết mình của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các anh ở xưởng thực tập, hầu như em phải vận dụng tất cả các kiến thức đã học trong những năm qua mới có thể giải quyết được. Những vấn đề mới
  • 53. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 47 phát sinh rất nhiều và dường như xảy ra hàng ngày. Vì thế chúng ta cần luôn luôn tìm tòi học tập. Mỗi ngày luôn có những công nghệ mới được áp dụng vào ô tô, chúng ta phải biết nắm bắt những cái mới, cùng nhau chia sẻ thì mới nhanh chóng thành công. Sự tìm tòi học hỏi không bao giờ là đủ, không bao giờ được dừng lại dù bạn là ai, dù bạn làm nhiệm vụ gì. Những kiến thức lý thuyết là hành trang, là nền tảng để chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách khách quan từ đó vận dụng vào thực tiễn để có 1 cái nhìn khái quát về vấn đề, để hiểu rõ bản chất mỗi vấn đề. Tuy thực tiễn khi nhìn nhận chủ quan ta sẽ thấy khác hoàn toàn với những gì lý thuyết chúng ta học được, song khi nhìn nhận lại vấn đề, những gì chúng ta được học trên lý thuyết, những gì các thầy đã lưu ý và nhấn mạnh trong quá trình giảng dạy, chính là kiến thức mà ta cần đúc kết, để khi tiếp cận vấn đề, ta sẽ tự rút ra kinh nghiệm xử lý. Dựa trên nền tảng kiến thức cốt lõi đã học, nó sẽ có phần hơi khác vì nó là của riêng bản thân mỗi người tự đúc kết, những gì cốt lõi vẫn được giữ nguyên, khi đánh giá khách quan ta sẽ thấy những gì thực tiễn hiện có là sự đúc kết từ kiến thức lý thuyết qua nhiều thế hệ. Chúng ta phải luôn luôn tự thân vận động, không chờ đợi sự giúp đỡ vì nó chỉ làm chúng ta ỷ lại. Các kiến thức đã học giúp chúng ta có một tư duy nền tảng để từ đó, xử lý nhanh các vấn đề thực tế, không chỉ tóm gọn trong phạm vi kiến thức đã học mà phải luôn liên hệ mở rộng, có như vậy chúng ta mới có thể vươn lên trong xu hướng phát triển mỗi ngày như hiện nay.
  • 54. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 48 KẾT LUẬN  Thuận lợi: + Việc tiếp cận với công việc thực tập rất nhanh và dễ dàng nhờ có những liên hệ thực tế trong quá trình giảng dạy của các Thầy. + Các anh kĩ thuật viên luôn tạo điều kiện cho em được tiếp cận hầu hết các công việc ở xưởng. + Luôn có sự động viên khích lệ nhắc nhở của giám đốc xưởng tạo cho chúng em tâm lý thoải mái trong suốt quá trình thực tập. + Các bộ phận có mối quan hệ chặc chẽ, tạo cho chúng em môi trường tiếp cận toàn diện, giúp chúng em có được cái nhìn tổng quát từ khâu nhận xe đến khâu giao xe. + Lượng xe sửa chữa rất nhiều và liên tục, đa dạng các dòng xe khác nhau, tạo điều kiện cho chúng em tiếp cận nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn.  Khó khăn: + Khó khăn trong việc tạo lòng tin và cảm giác yên tâm cho khách hàng, khách hàng chưa yên tâm khi sinh viên thực tập sửa chữa xe cho mình, mọi thao tác đều phải thể hiện tính chuyên nghiệp, luôn phải cẩn thận trong mọi hành động của mình, đây là khó khăn nhưng đồng thời cũng là thuận lợi để rèn luyện tính cẩn thận cho bản thân. + Xưởng chưa có tủ đồ nghề dùng chung, mỗi kỹ thuật viên đều có tủ đồ nghề riêng, nên mỗi lúc được giao việc phải mượn đồ nghề của các anh, rất mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc của các anh. + Thời gian thực tập còn hạn chế nên việc tiếp cận còn nhiều thiếu xót. + Khi được giao giải quyết những vấn đề mới, chưa được tiếp cận thì việc tìm hướng giải quyết rất khó khăn, đây cũng là khó khăn nhưng cũng là thuận lợi, tạo điều kiện cho chúng em tư duy, tìm tòi liên hệ để giải quyết, tạo sự nhạy bén trong công việc.  Những kiến thức đạt được: − Kết thúc thời gian thực tập này, dưới sự hỗ trợ tận tình từ giáo viên hướng dẫn , thầy Đỗ Sĩ Hải, sự hỗ trợ hết mình từ các anh trong công ty và giám đốc công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em, em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm.
  • 55. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 49 − Bên cạnh những kiến thức lý thuyết và thực hành tại trường, sau khi tiếp cận thực tế, em đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ các anh kĩ thuật viên trong việc xử lý và giải quyết nhanh các tình huống cụ thể. + Tự tin hơn vào thao tác thực hiện. + Không bị lúng túng khi thực hiện công việc được giao. + Linh hoạt hơn trong việc tìm hướng giải quyết vấn đề. + Khi gặp khó khăn tự giác tìm hướng giải quyết tháo gỡ khó khăn. + Kết hợp được với kiến thức đã học áp dụng vào thực hiện những công việc khó khăn.
  • 56. BÁO CÁO THỰC TẬP SHOWROOM MAZDA GÒ VẤP SVTH: NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Trang 50 Tài liệu tham khảo 1. PGS-TS Đỗ Văn Dũng (2013), “Điện động cơ và điện điều khiển động cơ”. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp. HCM. 2. Nguyễn Tấn Lộc (2007), “Giáo trình thực tập động cơ xăng II”. Thư viện Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM. 3. https://www.oto-hui.com