SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
1
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................Error! Bookmark not defined.
1.1. Các linh kiện bán dẫn công suất..................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Mosfet......................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Triac .........................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Thyristor..................................................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Nghịch lưu .....................................................................Error! Bookmark not defined.
1. 2.1. Khái niệm và phân loại sơ đồ nghịch lưu. .........Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Các sơ đồ nghịch lưu độc lập một pha ................Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Phạm vi ứng dụng của mạch nghịch lưu .............Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MẠCH NGHỊCH LƯU...............Error! Bookmark not defined.
2.1. Phân tích yêu cầu thiết kế mạch nghịch lưu ..............Error! Bookmark not defined.
2.2. Phương pháp..................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1.Phương án 1, dùng Transistor công suất, các cổng logic và trigơ................Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Phương án 2, sử dụng IC SG3525 và MOSFET IRF3205.......Error! Bookmark
not defined.
2.3. Mạch nghịch lưu sử dụng IC SG3525 và MOSFET IRF3205Error! Bookmark not
defined.
2.3.1. Sơ đồ nguyên lí.......................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Giới thiệu chi tiết các linh kiện ............................Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Nguyên lý hoạt động toàn hệ thống:....................Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Mạch điều khiển và mạch lực...............................Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Phương pháp điều chế PWM1............................Error! Bookmark not defined.
2.4. Tính toán và chế tạo mạch nghịch lưu. ......................Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Tính toán máy biến áp ...........................................Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Mạch lực ..................................................................Error! Bookmark not defined.
2.5. Kết quả mô phỏng.........................................................Error! Bookmark not defined.
2
KẾT LUẬN...............................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................Error! Bookmark not defined.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay điện tử công suất đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống. Việc biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác nhờ các
mạch công suất được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt nhờ có sự phát triển của van bán
dẫn công suất mà lĩnh vực này ngày càng phát triển mạnh mẽ.Ta có thể phân loại
thành một số dạng biến đổi sau: AC→DC (Chỉnh lưu) ; DC→AC (Nghịch lưu)
AC→AC (Điều chỉnh điện áp xoay chiều); DC→DC (Điều chỉnh điện áp một
chiều). Mỗi nhóm trên đều có những ứng dụng riêng của nó trong từng lĩnh vực cụ
thể
Quá trình thực hiện đồ án này dưới sự hướng dẫn của thầy Tạ Hùng Cường
chúng em đi sâu tìm hiểu mảng biến đổi năng lượng một chiều ra năng lượng xoay
chiều mà cụ thể là mạch kích điện áp 12V một chiều lên điện áp 220V xoay chiều
công suất 300W. Mạch này được ứng dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt. Mạch
có nhiêm vụ cung cấp nguồn năng lượng cho tải khi xảy ra sự cố mất điện.Do thời
gian thực hiện không nhiều nên còn nhiều hạn chế.Chúng em sẽ tiếp tục tìm hiểu và
phát triển mở rộng hơn nữa các ứng dụng của mạch sau này.
Trong thời gian thực hiện đồ án vừa qua em xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy Tạ Hùng Cường. Thầy đã giúp chúng em có được
thêm nhiều những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho việc học tập
cũng như cho công việc trong tương lai. Sau đây chúng em xin trình bày về những
kiến thức chúng em đã tìm hiểu được trong thời gian vừa qua. Vì kiến thức còn hạn
chế và thời gian tìm hiểu cũng chưa nhiều nên đồ án của em không thể tránh khỏi
sai sót. Vậy em rất mong sự góp ý từ thầy để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các linh kiện bán dẫn công suất
1.1.1. Mosfet
● Giới thiệu về Mosfet
Hình 1.1: Transistor hiệu ứng trừơng Mosfet
Mosfet, viết tắt của "Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor"
trong tiếng Anh, có nghĩa là "transistor hiệu ứng trường Oxit Kim loại - Bán dẫn",
là một thuật ngữ chỉ các transistor hiệu ứng trường được sử dụng rất phổ biến trong
cácmạch số và các mạch tương tự.
Transistor MOSFET được xây dựng dựa trên lớp chuyển tiếp Oxit Kim loại
và bán dẫn (ví dụ Oxit Bạc và bán dẫn Silic) [1]
MOSFET có hai loại:
+ N-MOSFET: chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero, các electron bên
trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input.
+ P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế
vào ngỏ Gate
● Cấu tạo và kí hiệu
Hình 1.2: Cấu tạo và kí hiệu
4
G: Gate gọi là cực cổng
S: Source gọi là cực nguồn
D: Drain gọi là cực máng
Trong đó : G là cực điều khiển được cách lý hoàn toàn với cấu trúc bán dẫn
còn lại bởi lớp điện môi cực mỏng nhưng có độ cách điện cực lớn dioxit-silic
(Sio2). Hai cực còn lại là cực gốc (S) và cực máng (D). Cực máng là cực đón các
hạt mang điện.
Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô cùng
lớn, còn điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G
và cực S ( UGS ) Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS >
0 => do hiệu ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì
điện trở RDS càng nhỏ.
● Nguyên lý hoạt động
Xét loại kênh dẫn n.
- Để JFET làm việc ta phân cực cho nó bởi 2 nguồn điện áp: UDS > 0 và UGS <
0.
- Giữa cực D và cực S có một điện trường mạnh do nguồn điện cực máng UDS
cung cấp, nguồn này có tác dụng đẩy các hạt điện tích đa số (điện tử) từ cực nguồn
S tới cực máng D, hình thành nên dòng điện cực máng ID
- Điện áp điều khiển UGS < 0 luôn làm cho tiếp giáp p-n bị phân cực ngược, do
đó bề rộng vùng nghèo tăng dần khi UGS < 0 tăng dần. Khi đó tiết diện dẫn điện
giảm dần, điện trở R kênh dẫn tăng lên làm dòng ID giảm xuống và ngược lại.
Như vậy: điện áp điều khiển UGS có tác dụng điều khiển đối với dòng điện cực
máng ID.
- Trường hợp: UDS > 0, UGS = 0 trong kênh dẫn xuất hiện dòng điện ID có giá
trị phụ thuộc vào UDS.
- UDS > 0, UGS < 0 tăng dần, bề rộng vùng nghèo mở rộng về phía cực D vì
với cách mắc như hình vẽ thì điện thế tại D lớn hơn điện thế tại S do đó mức độ
phân cực ngược tăng dần từ S tới D  tiết diện kênh dẫn giảm dần làm cho dòng
ID giảm dần.
5
* Thí nghiệm về nguyên lý hoạt động của Mosfet
Cấp nguồn một chiều UD qua một bóng đèn D vào hai cực D và S của
Mosfet Q (Phân cực thuận cho Mosfet ngược) ta thấy bóng đèn không sáng nghĩa là
không có dòng điện đi qua cực DS khi chân G không được cấp điện.
Khi công tắc K đóng, nguồn UG cấp vào hai cực GS làm điện áp UGS > 0V => đèn
Q1 dẫn => bóng đèn D sáng.
Khi công tắc K ngắt, Nguồn cấp vào hai cực GS = 0V nên. Q1 khóa ==>Bóng đèn
tắt.
Từ thực nghiệm trên ta thấy rằng : điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng
GS như trong Transistor thông thường mà điện áp này chỉ tạo ra từ trường => làm
cho điện trở RDS giảm xuống.
* Các thông số thể hiện khả năng đóng cắtcủa Mosfet
Thời gian trễ khi đóng/mở khóa phụ thuộc giá trị các tụ kí sinh Cgs.Cgd,Cds.
Tuy nhiên các thông số này thường được cho dưới dạng trị số tụ Ciss, Crss,Coss.
Nhưng dưới điều kiện nhất đinh như là điện áp Ugs và Uds. Ta có thể tính được giá
trị các tụ đó.
● Xác định chân, kiểm tra-Mosfet
Thông thường thì chân của Mosfet có quy định chung không như Transitor.
Chân của Mosfet được quy định: chân G ở bên trái, chân S ở bên phải còn chân D
ở giữa.
* Kiểm tra Mosfet
Mosfet có thể được kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng . Do có cấu tạo hơi khác
so với Transitor nên cách kiểm tra Mosfet cũng không giống với Transitor.
- Mosfet còn tốt.
Là khi đo trở kháng giữa G với S và giữa G với D có điện trở bằng vô cùng (
kim không lên cả hai chiều đo) và khi G đã được thoát điện thì trở kháng giữa D và
S phải là vô cùng.
Bước 1 : Chuẩn bị để thang x1KW
Bước 2 : Nạp cho G một điện tích ( để que đen vào G que đỏ vào S hoặc D )
Bước 3 : Sau khi nạp cho G một điện tích ta đo giữa D và S ( que đen vào D
que đỏ vào S ) => kim sẽ lên.
Bước 4 : Chập G vào D hoặc G vào S để thoát điện chân G.
6
Bước 5 : Sau khi đã thoát điện chân G đo lại DS như bước 3 kim không lên.
=> Kết quả như vậy là Mosfet tốt.
- Mosfet chết hay chập
Bước 1 : Để đồng hồ thang x 1KW.
Đo giữa G và S hoặc giữa G và D nếu kim lên = 0 W là chập.
Đo giữa D và S mà cả hai chiều đo kim lên = 0 W là chập D S.
- Đo kiểm tra Mosfet trong mạch
Khi kiểm tra Mosfet trong mạch , ta chỉ cần để thang x1W và đo giữa D và
S. Nếu 1 chiều kim lên đảo chiều đo kim không lên => là Mosfet bình thường, Nếu
cả hai chiều kim lên = 0 W là Mosfet bị chập DS
● Ứng dung của Mosfet trong thực tế.
Mosfet trong nguồn xung của Monitor
Hình 1.3: Mosfet trong nguồn xung
Trong bộ nguồn xung của Monitor hoặc máy vi tính, người ta thường dùng
cặp linh kiện là IC tạo dao động và đèn Mosfet, dao động tạo ra từ IC có dạng xung
vuông được đưa đến chân G của Mosfet, tại thời điểm xung có điện áp > 0V => đèn
Mosfet dẫn, khi xung dao động = 0V Mosfet ngắt => như vậy dao động tạo ra sẽ
điều khiển cho Mosfet liên tục đóng ngắt tạo thành dòng điện biến thiên liên tục
chạy qua cuộn sơ cấp => sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng lên các cuộn thứ cấp
=> cho ta điện áp ra.
7
1.1.2. Triac
TRIAC (viết tắt của TRIode for Alternating Current) là phần tử bán dẫn gồm
năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc p-n-p-n như ởthyristor theo cả hai chiều giữa các
cực T1 và T2, do đó có thể dẫn dòng theo cả hai chiều giữa T1 và T2. TRIAC có
thể coi tương đương với hai thyristor đấu song song song ngược.để điều khiển
Triac ta chỉ cần cấp xung cho chân G của Triac.
● Cấu tạo
Triac là một linh kiện bán dẫn có ba cực năm lớp, làm việc như 2 Thyristor
mắc song song ngược chiều, có thể dẫn điện theo hai chiều.
Hình 1.4: Cấu tạo Triac
Triac có bốn tổ hợp điện thế có thể mở cho dòng chảy qua:
8
● Đặc tuyến
Đặc tuyến Volt – Ampe gồm hai phần đối xứng nhau qua gốc O, mỗi phần
tương tự đặc tuyến thuận của Thyristor.
Đặc tính Volt-Ampere của TRIAC bao gồm hai đoạn đặc tính ở góc phần tư
thứ nhất và thứ ba (hệ trục Descartes), mỗi đoạn đều giống như đặc tính thuận của
một thyristor.
TRIAC có thể điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả xung dương (dòng đi vào
cực điều khiển) lẫn xung âm (dòng đi ra khỏi cực điều khiển).Tuy nhiên xung dòng
điều khiển âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là để mở được TRIAC sẽ cần một dòng
điều khiển âm lớn hơn so với dòng điều khiển dương.Vì vậy trong thực tế để đảm
bảo tính đối xứng của dòng điện qua TRIAC thì sử dụng dòng điện dương là tốt
hơn cả.
Hình 1.5: Đặc tuyến của TRIAC
9
● Ứng dụng
Hình 1.6: Mạch điều khiển dòng điện qua tải dùng triac
Triac kết hợp với quang trở Cds để tác động theo ánh sáng. Khi Cds được
chiếu sáng sẽ có trị số điện trở nhỏ làm điện thế nạp được trên tụ C thấp và
diac không dẫn điện, triac không được kích nên không có dòng qua tải. Khi Cds bị
che tối sẽ có trị số điện trở lớn làm điện thế trên tụ C tăng đến mức đủ để triac dẫn
điện và triac được kích dẫn điện cho dòng điện qua tải. Tải ở đây có thể là các loại
đèn chiếu sáng lối đi hay chiếu sáng bảo vệ, khi trời tối thì đèn tự động sáng.
Chú ý khi sử dụng: Những dụng cụ điện tải thuần trở làm việc tốt với các giá
trị trung bình nhờ tác dụng san làm đồng đều. Nhưng các dụng cụ điện tải điện
kháng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, ví dụ động cơ sẽ bị phát nóng hơn mức bình
thường, tiêu tốn năng lượng cao hơn.
Kết luận: Triac có ưu điểm trong mọi vấn đề như gọn nhẹ, rẻ tiền … Dùng
Triac làm biến dạng sin là nhược điểm chính trong sử dụng.
1.1.3. Thyristor
● Cấu tạo
Thyristor gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được nối ra ba chân:
A : Anode : cực dương
K : Cathode : cực âm
G : Gate : cực khiển (cực cổng)
10
Thyristor có thể xem như tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và
một BJT loại PNP ghép lại như hình vẽ sau:
Hình 1.7: Cấu tạo Thyristor
● Nguyên lý hoạt động
* Mở thyristor
Khi được phân cực thuận, Uak>0, thyristor có thể mở bằng hai cách. Thứ nhất,
có thể tăng điện áp anode-cathode cho đến khi đạt đến giá trị điện áp thuận lớn
nhất,Uth,max.Điện trở tương đương trong mạch anode-cathode sẽ giảm đột ngột và
dòng qua thyristor sẽ hoàn toàn do mạch ngoài xác định. Phương pháp này trong thực
tế không được áp dụng do nguyên nhân mở không mong muốn và không phải lúc nào
cũng tăng được điện áp đến giá trị Uth,max. Hơn nữa như vậy xảy ra trường hợp
thyristor tự mở ra dưới tác dụng của các xung điện áp tại một thời điểm ngẫu nhiên,
không định trước.
Phương pháp thứ hai, được áp dụng trong thực tế, là đưa một xung dòng điện
có giá trị nhất định vào các cực điều khiển và cathode. Xung dòng điện điều khiển sẽ
chuyển trạng thái của thyristor từ trở kháng cao sang trở kháng thấp ở mức điện
áp anode-cathode nhỏ. Khi đó nếu dòng qua anode-cathode lớn hơn một giá trị nhất
định gọi là dòng duy trì (Idt) thyristor sẽ tiếp tục ở trong trạng thái mở dẫn dòng mà
11
không cần đến sự tồn tại của xung dòng điều khiển, nghĩa là có thể điều khiển mở các
thyristor bằng các xung dòng có độ rộng xung nhất định, do đó công suất của mạch
điều khiển có thể là rất nhỏ, so với công suất của mạch lực mà thyristor là một phần
tử đóng cắt, khống chế dòng điện.
* Trường hợp cực G để hở hay VG = OV
Khi cực G và VG = OV có nghĩa là transistor T1 không có phân cực ở cực B
nên T1ngưng dẫn. Khi T1 ngưng dẫn IB1 = 0, IC1 = 0 và T2 cũng ngưng dẫn. Như vậy
trường hợp này Thyristor không dẫn điện được, dòng điện qua Thyristor là IA = 0
và VAK ≈ VCC.
Tuy nhiên, khi tăng điện áp nguồn VCC lên mức đủ lớn là điện áp VAK tăng
theo đến điện thế ngập VBO (Beak over) thì điện áp VAK giảm xuống như diode và
dòng điện IAtăng nhanh. Lúc này Thyristor chuyển sang trạng thái dẫn điện, dòng
điện ứng với lúc điện áp VAK giảm nhanh gọi là dòng điện duy trì IH (Holding). Sau
đó đặc tính của Thyristor giống như một diode nắn điện.
Trường hợp đóng khóa K: VG = VDC – IGRG, lúc này Thyristor dễ chuyển
sang trạng thai dẫn điện. Lúc này transistor T1 được phân cực ở cực B1 nên dòng
điện IG chính là IB1 làm T1 dẫn điện, cho ra IC1 chính là dòng điện IB2 nên lúc đó
I2 dẫn điện, cho ra dòng điện IC2 lại cung cấp ngược lại cho T1 và IC2 = IB1. Nhờ đó
mà Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn mà không cần có dòng IG liên tục.
IC1 = IB2 ; IC2 = IB1
Theo nguyên lý này dòng điện qua hai transistor sẽ được khuếch đại lớn dần
và hai transistor chạy ở trạng thái bão hòa. Khi đó điện áp VAK giảm rất nhỏ (≈
0,7V) và dòng điện qua Thyristor là:
Thực nghiệm cho thấy khi dòng điện cung cấp cho cực G càng lớn thì áp
ngập càng nhỏ tức Thyristor càng dễ dẫn điện.
* Trường hợp phân cực ngược Thyristor.
12
Phân cực ngược Thyristor là nối A vào cực âm, K vào cực dương của nguồn
VCC. Trường hợp này giống như diode bị phân cự ngược.Thyristor sẽ không dẫn
điện mà chỉ có dòng rỉ rất nhỏ đi qua. Khi tăng điện áp ngược lên đủ lớn thì
Thyristor sẽ bị đánh thủng và dòng điện qua theo chiều ngược. Điện áp ngược đủ
để đánh thủng Thyristor là VBR. Thông thường trị số VBR và VBO bằng nhau và
ngược dấu.
● Đặc tuyến
Hình 1.8: Đặc tuyến của Thyristor
IG = 0
IG2 > IG1 > IG
Đặc tính Volt-Ampere của một thyristor gồm hai phần. Phần thứ nhất nằm
trong góc phần tư thứ I của đồ thị Descartes, ứng với trường hợp điện áp Vak > 0,
phần thứ hai nằm trong góc phần tư thứ III, gọi là đặc tính ngược, tương ứng với
trường hợp Vak<0
13
* Không có dòng điện vào cực điều khiển
Khi dòng điện vào cực điều khiển của thyristor bằng 0, hay khi hở mạch cực
điều khiển, thyristor sẽ cản trở dòng điện ứng với cả hai trường hợp phân cực điện áp
giữa anode vàcathode. Khi điện áp Uak < 0 theo cấu tạo bán dẫn của thyristor hai tiếp
giáp J1, J3 đều phân cực ngược, lớp tiếp giáp J2 phân cực thuận, như vậy thyristor sẽ
giống như hai điốtmắc nối tiếp bị phân cực ngược. Qua thyristor sẽ chỉ có một dòng
điện rất nhỏ chạy qua, gọi là dòng rò. Khi Uak tăng đạt đến một giá trị điện áp lớn
nhất sẽ xảy ra hiện tượng thyristor bị đánh thủng, dòng điện có thể tăng lên rất lớn.
Giống như ở đoạn đặc tính ngược của điốt quá trình đánh thủng là không thể đảo
ngược được, nghĩa là thyristor đã bị hỏng.
Khi tăng điện áp anode-cathode theo chiều thuận, Uak > 0, lúc đầu cũng chỉ có
một dòng điện rất nhỏ chạy qua, gọi là dòng rò. Điện trở tương đương mạch anode-
cathode vẫn có giá trị rất lớn. Khi đó tiếp giáp J1, J3 phân cực thuận, J2 phân cực
ngược. Cho đến khi Uak tăng đạt đến giá trị điện áp thuận lớn nhất sẽ xảy ra hiện
tượng điện trở tương đương mạch anode-cathode đột ngột giảm, dòng điện có thể
chạy qua thyristor và giá trị sẽ chỉ bị giới hạn bởi điện trở tải ở mạch ngoài. Nếu khi
đó dòng qua thyristor có giá trị lớn hơn một mực dòng tối thiểu, gọi là dòng duy trì,
Idt, thì khi đó thyristor sẽ dẫn dòng trên đường đặc tính thuận, giống như đường đặc
tính thuận của điốt.
* Có dòng điện vào cực điều khiển (iG > 0)
Nếu có dòng điều khiển đưa vào giữa cực điều khiển và cathode thì quá trình
chuyển điểm làm việc trên đường đặc tính thuận sẽ xảy ra sớm hơn, trước khi điện áp
thuận đạt giá trị lớn nhất. Nói chung nếu dòng điều khiển lớn hơn thì điểm chuyển
đặc tính làm việc sẽ xảy ra với Uak nhỏ hơn.
● Các thông số kỹ thuật
Dòng điện thuận cực đại. Đây là trị số lớn nhất dòng điện qua mà Thyristor
có thể chịu đựng liên tục, quá trị số này Thyristor bị hư. Khi Thyristor đã dẫn điện
VAKkhoảng 0,7V nên dòng điện thuận qua có thể tính theo công thức
14
Điện áp ngược cực đại. Đây là điện áp ngược lớn nhất có thể đặt giữa A và K
mà Thyristor chưa bị đánh thủng, nếu vượt qua trị số này Thyristor sẽ bị phá hủy.
Điện áp ngược cực đại của Thyristor thường khoảng 100V đến 1000V.
Dòng điện kích cực tiểu.IGmin. Để Thyristor có thể dẫn điện trong trường hợp
điện áp VAK thấp thì phải có dòng điện kích cho cực G của Thyristor. Dòng IGmin là
trị số dòng kích nhỏ nhất đủ để điều khiển Thyristor dẫn điện và dòng IGmin có trị số
lớn hay nhỏ tùy thuộc công suất của Thyristor, nếu Thyristor có công suất càng lớn
thì IGmin phải càng lớn. Thông thường IGmin từ 1mA đến vài chục mA.
Thời gian mở Thyristor.Là thời gian cần thiết hay độ rộng của xung kích để
Thyristor có thể chuyển từ trạng thái ngưng sang trạng thái dẫn, thời gian mở
khoảng vài micrô giây.
Thời gian tắt. Theo nguyên lý Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn điện sau khi
được kích. Muốn Thyristor đang ở trạng thái dẫn chuyển sang trạng thái ngưng thì
phải cho IG = 0 và cho điện áp VAK = 0. để Thyristor có thể tắt được thì thời gian cho
VAK = OV phải đủ dài, nếu không VAK tăng lên cao lại ngay thì Thyristor sẽ dẫn điện
trở lại. Thời gian tắt của Thyristor khoảng vài chục micrô giây
Tốc độ tăng điện áp cho phép dU/dt (V/μs).
Thiristor là một phần tử bán dẫn có điều khiển, có nghĩa là dù được phân cực thuận
(Uak>0) nhưng vẫn phải có tín hiệu điều khiển thì nó mới cho phép dòng chạy qua.
Khi thyristor phân cực thuận, phần lớn điện áp rơi trên lớp tiếp giáp J2 như hình vẽ.
Lớp tiếp giáp J2 bị phân cực ngược nên độ dày của nó mở ra, tạo ra vùng
không gian nghèo điện tích, cản trở dòng điện chạy qua. Vùng không gian này có thể
coi như một tụ diện có điện dung Cj2. Khi có điện áp biến thiên với tốc độ lớn, dòng
điện của tụ có thể có giá trị đáng kể, đóng vai trò như dòng điều khiển. Kết quả là
thyristor có thể mở ra khi chưa có tín hiệu điều khiển vào cực điều khiển G.
Tốc độ tăng điện áp là một thông số phân biệt thyristor tần số thấp với thyristor
tần số cao. Ở thyristor tần số thấp, dU/dt vào khoảng 50 đến 200 V/μs còn với các
thyristor tần số cao dU/dt có thể lên tới 500 đến 2000 V/μs.
15
(tham khảo...)
- Tốc độ tăng dòng cho phép dI/dt (A/μs).
Khi thyristor bắt đầu mở không phải mọi điểm trên tiết diện tinh thể bán dẫn của nó
đều dẫn dòng đồng đều. Dòng điện sẽ chạy qua bắt đầu ở một vài điểm, gần với cực
điều khiển nhất, sau đó sẽ lan tỏa dần sang các điểm khác trên toàn bộ tiết diện. Nếu
tốc độ tăng dòng điện quá lớn có thể dẫn tới mật độ dòng điện ở các điểm dẫn ban đầu
quá lớn, sự phát nhiệt cục bộ quá nhanh dẫn đến hỏng cục bộ, từ đó dẫn đến hỏng
toàn bộ tiết diện tinh thể bán dẫn.
Tốc độ tăng dòng cho phép ở các thyristor tần số thấp vào khoảng 50÷100A/μs,
với các thyristor tần số cao dI/dt vào khoảng 500÷2000A/μs. Trong các bộ biến đổi
phải luôn có các biện pháp đảm bảo tốc độ tăng dòng dưới giá trị cho phép. Điều này
đạt được nhờ mắc nối tiếp các phần tử bán dẫn với các điện kháng nhỏ, lõi không khí
hoặc đơn giản hơn là các xuyến ferit lồng lên nhau. Các xuyến ferit rất phổ biến vì
cấu tạo đơn giản, dễ thay đổi điện cảm bằng cách thay đổi số xuyến lồng lên thanh
dẫn. Xuyến ferit còn có tính chất của cuộn cảm bão hòa, khi dòng qua thanh dẫn còn
nhỏ điện kháng sẽ lớn để hạn chế tốc độ tăng dòng. Khi dòng đã lớn ferit bị bão hòa
từ, điện cảm giảm gần như bằng không. Vì vậy cuộn kháng kiểu này không gây sụt áp
trong chế độ dòng định mức chạy qua dây dẫn.
● Ứng dụng của Thyristor.
Thyristor chủ yếu được sử dụng ở những ứng dụng yêu cầu điện áp và dòng
điện lớn, và thường được sử dụng để điều khiển dòng xoay chiều AC (Alternating
current), vì sự thay đổi cực tính của dòng điện khiến thiết bị có thể đóng một cách tự
động(được biết như là quá trình Zero Cross-quá trình đóng cắt đầu ra tại lân cận điểm
0 của điện áp hình sin).
1.2. Nghịchlưu
1. 2.1. Khái niệm và phân loại sơ đồ nghịch lưu.
Khái niệm: Nghịch lưu là quá trình biến đổi điện áp một chiều thành điện áp
xoay chiều một pha hoặc ba pha....
* Sơ đồ khối:
16
Hình 1.9. Sơ đồ khối
-Khối nguồn.
Nguồn điện được sử dụng ở đây là nguồn điện một chiều lấy từ bình ắc
quy.Thời gian sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào dung lượng lưu trữ của ắc quy.Công
thức tính công suất phát:P=U.I.
Ví dụ:ắc quy 12v/100Ah thì công suất phát là:P=12.100=1200w.
Nếu chạy bóng đèn compact20w sẽ được 60h..
- Khối tạo tần số 50hz.
Nhiệm vụ của khối tạo ra song dao động đưa vào khối công suất với tần số
điện công nghiệp.Sóng ở đây thường là 2 dạng chính là hình sin hoặc
vuông.Thường thì khối công suất trở kháng đầu vào rất nhỏ nên thực tế chúng ta
cần một khối khuyêch đại đệm nhiệm vụ ổn đinh khối phát xung dao động giảm trở
kháng đầu vào cho tầng công suất.
-Khối công suất.
Từ dạng song nhận được từ khối phát công suất sẽ khuyech đại đưa đến biến
áp tạo điện áp xoay chiều.Thường thì khối này sử dụng các linh kiện công suất như
thyristor,transitor chịu dòng lớn như D718,2N3055…yêu cầu cho khối này hoạt
động tốt cần có hệ thống tản nhiệt làm mát.
-Biến áp nghịch lưu.Đây là thành phần chính quyết định tới công suất phát của
mạch.Biến áp được sử dụng là biến áp nghịch lưu có tỷ số vòng dây của cuộn thứ
17
cấp lớn hơn rất nhiều cuộn sơ cấp..Côngsuất của mạch được tính như
sau:Pmax=U.I.
Với I là dòng điện biến áp chịu được.Ulà hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp.
Ví dụ:Một biến áp nghịch lưu 12v-220v dòng 40A.
Công suất tối đa của mạch sẽ là:P=12.40=480 w chạy được một ti vi,2 quạt và 3
bóng típ 40w.
* Phân loại: Nghịch lưu chia làm 2 loại chính: Nghịch lưu phụ thuộc và
nghịch lưu độc lập .
Trong đó nghịch lưu phụ thuộc là nghịch lưu có điện áp, tần số, góc pha và
thứ tự pha phụ thuộc vào lưới điện mà đầu ra của nó mắc song song vào.
Nghịch lưu độc lập lại được chia ra nghịch lưu độc lập nguồn áp và nguồn
dòng. Trong đó nghịch lưu độc lập nguồn áp thì luôn định ra một điện áp có biên
độ, tần số, góc pha và thứ tự pha không phụ thuộc vào loại tải và chỉ phụ thuộc vào
tín hiều điều khiển, điện áp thường có dạng hình chữnhật còn dòng điện phụthuộc
vào tải có thể là hình chữ nhật, hình răng cưa, hình sin, dạng hàm mũ
Còn nghịch lưu độc lập nguồn dòng thì luôn định ra một dòng điện có biên
độ, tần số, góc pha và thứ tự pha không phụthuộc vào loại tải và chỉ phụ thuộc vào
tín hiều điều khiển, dòng điện thường có dạng hình chữnhật còn điện áp phụ thuộc
vào tải có thể là hình chữ nhật, hình răng cưa, hình sin, dạng hàm mũ
1.2.2. Các sơ đồ nghịch lưu độc lập một pha
● Thiết bị biến đổi dòng điện một pha
18
Hình 1.10: Sơ đồ một pha có điểm trung tính
Sơ đồgồm một máy biến áp có điểm giữa phía sơ cấp, hai Tiristor anôt nối
vào cực dương của nguồn nuôi E thông qua hai nửa cuộn dây sơcấp của máy biến
áp, do đó còn có tên là onduleur song song. Ở đầu vào của onduleur dòng ta đấu
nối tiếp với một điện cảm lớn LK vừa để giữcho dòng điện vào để hạn chế đỉnh cao
của dòng điện Ickhi khởi động. Tụ điện C gọi là tụ điện chuyển mạch.Đặc điểm của
onduleur dòng là có dòng điện tải dạng “Sinus chữnhật” còn dạng điện áp trên tải
thì do thông số mạch tải quyết định.
2n1 là tổng số vòng dây sơ cấp.
n2 là sốvòng dây thứcấp.
i,v là dòng và áp phía thứcấp.
Hoạt động của sơ đồ:Giả thiết cho xung mở T1 điểm A được T1 nối với cực
âm của nguồn E. bấy giờV 0 –VA= u1= E, do hiệu ứng biến áp tự ngẫu nênVB
=Vo = u1= E.như vậy tụ điện C được nạp điện áp bằng 2E, bản cực dương ở bên
phải. Bây giờ nếu cho xung mở T2, Tiristor này mở và đặt điện thế điểm B vào
mạch catôt T 1 khiến T 1 bị khoá lại, tụ điện C sẽ bị nạp ngược lại, sẵn sàng để
khoá T2 khi ta cho xung mở T1 Phía thứ cấp ta nhận được dòng “Sinus chữnhật”
mà tần số của nó phụ thuộc vào nhịp phát xung mởT1,T2
19
Hình 1.11: Sơ đồ cầu một pha
Các tín hiệu điều khiển được đưa vào từng đôi Tiristor T1, T2 lệch pha với tín
hiệu điều khiển đưa vào đôi T3 ,T4 một góc 180o Điện cảm đầu vào nghịch lưu lớn
(Ld= ∞), do đó dòng điện đầu vào id được san phẳng (biểu đồ xung), nguồn cấp
cho nghịch lưu là nguồn dòng và dạng dòng điện nghịch lưu (i) có dạng xung
vuông. Khi đưa xung vào mở cặp van T1,T2 , dòng điện i = id= Id. Đồng thời dòng
qua tụ C tăng lên đột biến , tụ C bắt đầu nạp điện với cực (+) ở bên trái và cực (-) ở
bên phải.
Khi tụ C nạp đầy, dòng qua tụ giảm về không. Do i = ic = it=Id = hằng số,
nên lúc đầu dòng qua tải nhỏ và sau đó dòng qua tải tăng lên. Sau một nửa chu kỳ (t
= t1) người ta đưa xung vào mởcặp van T3,T4. Cặp T3,T4 mở tạo ra quá trình
phóng điện của tụ C từcực (+) vềcực (-) .
Dòng phóng ngược chiều với dòng qua T1 và T2 sẽ làm cho T1 và T2 bị
khoá lại.Quá trình chuyển mạch gần như tức thời. Sau đó tụC sẽ được nạp điện theo
chiều ngược lại với cực (+) ở bên phải và cực (-) ởbên trái. Dòng nghịch lưu i =id=-
Id (đã đổi dấu). Đến thời điểm t = t2 người ta đưa xung vào mởT1,T2 thì T3,T4 sẽ
bị khoá lại và quá trình được lặp lại như trước. Như vậy chức năng cơ bản của tụ C
là làm nhiệm vụ chuyển mạch cho các Tiristor. Tại thời điểm t1 khi mởT3 và T4 thì
T1 và T2 sẽ bị khoá lại bởi điện áp ngược của tụ C đặt vào. Khoảng thời gian duy
trì diện áp ngược ( t1 -t’1 ) là cần thiết để duy trì qúa trình khoá và phục hồi tính
điều khiển của van và t’1- t01= tk ≥ toff là thời gian khoá của Tiristor hay chính là
thời gian phục hồi tính điều khiển. kt .ω β = là góc khoá của nghịch lưu.
20
● Nghịch lưu điện áp 1 pha
Sơ đồ không điều chế
Hình 1.12: Sơ Đồ mạch điện
Trong đó : -T1,T2,T3,T4:Là các thyristor có nhiệm vụ để đóng cắt hoặc điều
chỉnh thay đổi điện áp xoay chiều ra tải.
-R, L: là phụ tải của động cơ điện xoay chiều.
-D1,D2,D3,D4: Là các diôt dẫn dòng khi tải trả năng lượng về nguồn nuôi.
-is: Là dòng nguồn xoay chiều dạng răng cưa.
Khi is > 0 thì nguồn cung cấp năng lượng cho tải (các thyristor dẫn dòng)
Khi is < 0 thì tải năng lượng về nguồn nuôi (các diôt dẫn dòng).
C: Tụ lọc.
MBA: máy biến áp 1 pha có điện áp sơ cấp đặt lên các van và điện áp thứ cấp đặt
lên tải.
* Nguyên lý làm việc :
Giả sử T2 và T4 đang cho dòng chạy qua (Dòng tải đi từ B→A). Khi t=0 cho
xung mở T1 và T3, T2 và T4 bị khóa lại, dòng tải i=-Im không thể đảo chiều một
cách đột ngột. Nó chảy tiếp theo chiều cũ nhưng theo mạch D1→E→D3→tải→D1
và suy giảm dần, D1 và D3 dẫn dòng khiến T1 và T3 vừa kịp mở đã bị khóa lại.
21
Khi t=t1, i=0, D1 và D3 bị khóa lại, T1 và T3 sẽ mở lại nếu còn xung điều khiển
tác động ở các cực G1, G3 dòng tải i>0 và tăng chảy theo chiều từ A→B.Giai đoạn
từ t=0 cho đến t1 là giai đoạn hoàn năng lượng.
Khi t=T/2 cho xung mở T2 và T4, T1 và T3 bị khóa lại, dòng chảy qua D2 và
D4 khiến cho T2 và T4 vừa kịp mở đã bị khóa lại. Khi t=t3, i=0, T2 và T4 sẽ mở
lại, i<0 chảy theo chiều B→A. Dòng tải i biến thiên theo quy luật hàm mũ giữa hai
giá trị Im và –Im. Các xung điều khiển Thyristor thường là xung chùm.
1.2.3. Phạmvi ứng dụng của mạch nghịch lưu
-Bộ nghịch lưu là bộ phận chủ yếu của các bộ biến tần,được sử dụng rộng rãi
trong các lĩnh vực như cung cấp điện,các hệ điều khiển tốc độ động cơ điện xoay
chiều, truyền tải điện năng HVDC ( high voltage direct curent).
-Truyền tải điện cao áp một chiều,luyện kim,các bộ biến đổicho các nguồn năng
lượng mới, làm nguồn điện xoay chiều cho nhu cầu gia đình, hệ thống chiếu
sáng,bộ chuyển đổinguồn ở những nơi không có điện lưới như trên oto phục vụ
cho các thiết bị quạt, ti vi, trong lĩnh vực bù nhiễu công suất phản kháng.
-Nếu sử dụng inverter sóng vuông thì chỉ sử dụng hạn chế cho máytính,TV,
VCD, đèn thắp sáng vì dòng điện nó tạo ra có nhiều sóng hài. Nếu dùng cho quạt
điện, sóng hài tạo ra tiếng kêu và nóng động cơ, lâu dài dẫn đến cháy tụ khởi động
và các cuộn dây. Để dùng cho quạt và các phụ tải động cơ, biến áp cần dùng
Inverter sóng sin.
-Ứng dụng trong các bộ lưu điện UPS đang được phổ biến hiện nay.UPS là 1
nguồn điện dự phòng , cung cấp tạm thời điện năng nhằm duy trì hoạt động của các
thiết bị điện khi xảy ra sự cố, đảm bảo an toàn dữ liệu và an toàn hệ thống.
22
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ MẠCH NGHỊCH LƯU
2.1. Phân tích yêu cầu thiết kế mạch nghịch lưu
Ta đưa ra thông số và yêu cầu bộ nghịch lưu cần thiết kế như sau
Nguồn cấp là Acquy 12VDC.
Công suất 300W.
Điện áp đầu ra 220VAC/50Hz.
Với nguồn cấp là Acquy nên ta sử dụng mạch nghịch lưu độc lập.Như vậy
ta có ba sự chọn lựa : Nghịch lưu độc lập nguồn áp, nguồn dòng và cộng hưởng.
Mạch nghịch lưu độc lập dòng điện được cấp từ nguồn dòng, ở đây ta sử
dụng nguồn cấp là acquy nên không phù hợp.
Mạch nghịch lưu độc lập cộng hưởng có dạng điện áp ra gần sin nhất, tuy
nhiên với tần số lớn từ 300Hz trở lên do vậy không phù hợp để sử dụng cho mạch
mà ta cần thiết kế.
Như vậy ta sử dụng mạch nghịchlưu độc lập nguồn áp, có hai lựa chọn:
Nghịch lưu độc lập nguồn áp một pha.
Nghịch lưu độc lập nguồn áp ba pha sau đó lấy một pha để sử dụng. Ghịch
lưu độc lập nguồn áp ba pha có dạng hình sin hơn so với nghịch lưu độc lập
nguồn áp một pha, tuy nhiên với mục đíchsử dụng như ban đầu ta đưa ra thì hoàn
toàn không cần thiết phải dùng như vậy, bởi bộ nghịch lưu áp ba pha cho chi phí
cao hơn và tính toán điều khiển cũng phức tạp hơn rất nhiều, trong khi đó ta chỉ
cần sử dụng một pha cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Do vậy ta sẽ chọnmạch nghịch lưu độc lập nguồn áp một pha với các
thông số và yêu cầu đã đề ra.
Bộ biến đổi DC/AC sẽ gồm hai thành phần chính như sau
Mạch điều khiển : Có nhiệm vụ phát xung vuông dao động với tần số 50 Hz
cấp xung mở cho transitor, transitor dẫn sẽ làm cho mosfet dẫn.
Mạch lực bộ nghịch lưu một pha :có nhiệm vụ đẩy kéo điện áp 12V DC lên
220VAC tần số 50Hz.
23
2.2. Phương pháp
Có 2 phương pháp để biến đổiđiện áp 1 chiều 12V lên điện áp xoay chiều
220V
Phương pháp thứ nhất: Điện áp 1 chiều 12V được nghịch lưu thành điện
áp 12V xoay chiều sau đó điện áp 12V xoay chiều này được đưa qua máy biến áp
để đưa lên điện áp 220V-500W.Đây là phương pháp biến đổi gián tiếp.Nhược
điểm của phương pháp này là có sự hao tổn công suất trong quá trình nghịch
lưu.Tuy nhiên với phương pháp này thì điện áp qua 1 số khâu nữa có thể cho dạng
sin hơn ở đầu ra.
Phương pháp thứ hai: Điện áp 1 chiều 12V được đưa thẳng vào biến áp để
đưa lên điện áp 220V xoay chiều.Điện áp 1 chiều này cho qua máy biến áp bằng
cách đóng mở liên tục nhờ các van công suất với tần số của lưới điện 50Hz.Ưu
điểm của phương pháp này là không có sự tổn hao công suất nhiều do có sự biến
đổi trực tiếp và cấu tạo mạch khá đơn giản.Tuy nhiên phương pháp này cũng có
những nhược điểm của nó.Điện áp đầu ra có dạng xung không sin ảnh hưởng lớn
đến tải cảm.
Ở đây em thực hiện quá trình này bằng phương pháp hai tức là biến đổi trực
tiếp. Có 2 phương án lựa chọn cho phương pháp này:
2.2.1.Phương án1, dùng Transistorcông suất, các cổng logic và trigơ
Dùng Transistor công suất : Dùng hai Transistor công suất T và T dao động
đa hài phát ra tín hiệu đóng. Hai Transistor T và T mắc cùng với bốn điện trở, trong
đó có sử dụng trở công suất thành mạch tạo ra xung vuông.
Dùng các cổng logic : Có thể dùng các cổng logic như các cổng NAND,
NOR, cổng đảo…có thể dùng IC 4011 hoặc IC SN7400.
Dùng các con trigơ và vi mạch : Có thể dùng vi mạch 555 hoặc IC 4047B,
SG3525 là những IC phát xung chủ đạo và xung này được qua một IC khuyếch đại
thuật toán.
24
Hình 2.1: Sơ đồ mạch nghịch lưu dung 4047
Phương án này tuy chuyển được nguồn một chiều 12V lên 220V xoay chiều
nhưng có nhược điểm độ ổn định không cao .
● Mạchđiều khiển
Nhiệm vụ của mạch này là tạo ra xung để điều khiển sự đóng mở của transistor ở
mạch lực.
Hình 2.2 : Mạch điều khiển sử dụng CD4047 và LM324
25
Linh kiện sửdụng
Biến trở 1kΩ; Tụ 4.7 µF; IC4047; IC LM324; Điện trở 4.7k
Các Connectorđầu vào và đầu ra của mạch
● Mạchlực
Mạch này thực hiện nhiệm vụ đóng mở cho dòng điện qua máy biến áp
tạo dòng xoay chiều.
Hình 2.3 : Mạch lực sử dụng BJT 2N3055
Linh kiện sử dụng
2 transistor công suất tầm trung H1061
6 transistor công suất 2N3055
Các Connectorđầu vào và đầu ra của mạch
26
2.2.2. Phương án 2, sử dụng IC SG3525và MOSFETIRF3205
Trong bài đồ án này chúng ta sẽ thiết kế mạc nghịch lưu theo phương án này.
Ta sử dụng ic SG3525,với nhiều tính năng ưu việt hơn, lấy nguồn trực tiếp 12V mà
không cần bộ biến đổi nguồn nuôi cho ic. Dễ điều chỉnh độ rộng của xung ra,
khoảng deal time vừa đủ để tạo ra chu kỳ xung âm mà không xảy ra hiện tượng
trùng dẫn. SG 3525 đưa ra xung trên 2 chân 11và 14 là dạng xung lấy từ emitơ của
2 transistor, bên trong SG3525. Khi có xung tạo ra do dao động của mạch RC tại
chân 6 va7 tạo ra với f=50hz, qua mạch lật trạng thái đưa 2 xung trên emitơ lệch
nhau 180 độ.
Điện áp ra từ chân 11-14 đưa vào cực G và kích mở cho mosfet IRF3205,
với hai xung đưa ra liên tục kích mở và đóng với tần số f=50hz. Do máy biến áp
điểm giữa sẽ tạo ra 2 sđđ lệch pha nhau 180 độ trên cuộn sơ cấp máy biến áp.
2.3. Mạchnghịch lưu sử dụng IC SG3525và MOSFET IRF3205
2.3.1. Sơ đồ nguyên lí
● Sơ đồ nguyên lí:
Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý sử dụng IC SG3525 và MOSFET IRF3205
27
● Các linh kiện sử dụng trong mạch
ST
T
Loại Kí hiệu Giá trị Miêu tả cáchđóng gói
1 Điện trở R1 470 Ω RES 40
2 R2 100 kΩ RES40
3 R3,R5,R7,R8 10 kΩ RES 40
4 R4,R6 100 Ω - 1W RES 40
5 R9 100 Ω RES 40
6 R10 4.7 kΩ RES 40
7 Tụ điện C1 104 ( 1 uF) Tụ gốm
8 C2 10 uF ELEC-RAD30
9 C3 10uF Tụ hoá lọc
10 C4,C5 103 ( 0.1 uF) Tụ gốm
11 Biến trở RV1,RV2 50KΩ Biến trở chỉnh tinh
12 Diode D1 4007 DO-41
13 IC PWM U1 SG3525 TO-220AB
14 MOSFET Q1,Q2 IRF 3205 TO-220
15 Đầu nối J1,2,3,4
2.3.2. Giớithiệu chi tiết các linh kiện
● IC điều chế PWM Motorola SG3525
IC này là IC dùng để tạo xung vuông dương,ưu điểm của IC này so với IC
tương tự như TIMER 555,556 hay CD4047 là IC này có khả năng chuyển sang
chế độ Soft- Start khi điện áp vào không đạt yêu cầu hay shutdown để bảo vệ
IC.Ngoài ra IC này có hồi tiếp phản hồi và bù sai lệch về đầu vào để điều
chỉnh sao cho đầu ra chính xác hơn so với các họ IC khác.
IC cho ra 2 xung vuông ở đầu ra A và B lệch nhau.
28
* Sơ đồ chân và nguyên lý hoạt động của IC SG 3525
Hình 2.5: Sơ đồ chân SG3525
•8.0 V to 35 V Operation
•5.1 V ±1.0% Trimmed Reference
•100 Hz to 400 kHz Oscillator Range
•Separate Oscillator Sync Pin
•Adjustable Deadtime Control
•Input Undervoltage Lockout
•Latching PWM to Prevent Multiple Pulses
•Pulse–by–Pulse Shutdown
29
•Dual Source/Sink Outputs: ±400 mA Peak
Hình 2.6: Sơ đồ khối và chức năng.
Chức năng các chân :
+ Pin 1-Inv.input : Đầu vào đảo
+ Pin 2-Noninv.Input : Đầu vào không đảo.
+ Pin 3-Sync : Chân đồng bộ hóa,cho phép đồng bộ xung với các đơn vị
khác hoặc với bộ dao động gắn ngoài.
+ Pin 4-OSC Output : Đầu ra xung của bộ tạo dao động gắn trong.
+ Pin 5-CT :Chân này gắn với một tụ điện quyết định tần số dao động của bộ
dao động dẫn đến quyết định xung ra,CT =0.001uF-0.2uF
+ Pin 6-RT : Gắn với một điện trở để quyết định tần số của bộ tạo dao động
quết định xung ra,RT=2.0 kΩ - 150 kΩ
30
+ Pin 7- Discharge : Chân xả tụ ,chân này được nối với tụ và 1 điện trở gắn
với CT sẽ quyết định thời gian cách giữa các xung .
+ Pin 8-Soft-Start : Chân này nối với 1 tụ giúp khởi động êm hơn và chế độ
soft-start được kích hoạt khi so sánh với điện áp tham chiếu Vref.
+ Pin 9-Compensation : Chân bù này được hồi tiếp về chân đầu đảo góp
phần điều chỉnh xung ra sẽ bù nếu có sai lệch về xung .
+ Pin 10- Output A : Đầu ra A, xung vuông đương.
+ Pin 12- Grond : Nối đất
+ Pin 13-Vc :Điện áp collector của trasistor mắc Dralington trong SG
3525.Điện áp cấp vào Pin này từ 4.5 đến 35v.
+ Pin 14- Output B : Đầu ra B,xung vuông dương nhưng lệch so với xung ra
ở chân A
+ Pin 15-Vcc: Điện áp vào.Dải điện áp hoạt động từ 8V - 35V
+ Pin 16-Vref : Điện áp tham chiếu có giá trị thấp nhất là 5.0v cao nhất là
5.2v thông thường là 5.1 V dòng lớn nhất vào pin này là 50mA tối ưu là
20mA.Điện áp này sẽ dùng để so sánh với điện áp vào chân Soft-Start để tham
chiếu chế độ Sorft-Start và Sutdown .
* MOSFET IRF3205 là MOSFET loại N(MOSFET ngược) khi điện áp được đưa
vào cực G đủ để mở MOSFET thì dòng từ D về S.IRF3205 được chế tạo có diode
từ S về D để trả công suất phản kháng về nguồn.
* Các thông số cơ bản quan trọng củaMOSFET
VDSS: Điện áp đánh thủng tiếp giáp giữa cực máng D(Drain) và cực nguồn
S(Source).
ID: Dòng liên tục tối đa qua cực máng 110A ( ở điện áp 10V )
IDM: Dòng xung tối đa qua cực máng 390A.
Trang: 31
* Hình vẽ minh hoạ:
Hình 2.7 : Sơ đồ thay thế
Hình 2.8: Bố trí chân
Pin 1: Gate Pin 2: Drain Pin 3: Source Pin 4 : Drain
2.3.3. Nguyênlý hoạt động toàn hệ thống:
- Toàn bộ hệ thống mạch sử dụng nguồn 12v từ ắc quy.Ắc quy trong mạch
sử dụng với thông số là điện áp đầu ra 12v .
Trang: 32
- Khi được cấp nguồn SG3525 sẽ hoat động tạo xung 50Hz và lệch pha nhau
180 độ, xung của SG3525 phụ thuộc vào điện trở và 1 tụ.
- Để có thể điều chỉnh được tần số phát ra ta mắc 1 biến trở 50k chân 6 để có
thể dễ dàng giải tần số của nó .
- Điều chỉnh điện áp đầu ra bằng biến trở từ chân 1 điều chỉnh độ rộng của
xung cấp vào cực G của IRF góc điều khiển từ 0 ÷ π2
- Tín hiệu xung ra ở 2 chân 11 và 14 luôn lệch pha nhau 180 độ. Qua trở
100Ω tín hiệu xung lúc này khoảng 5v được cấp trực tiếp vào cực G của IRF3205
khi IRF dẫn sẽ cấp điện áp 12v cho cuộn sơ cấp của biến áp. Do xung ở chân 11 và
14 lệch nhau 1800 nên biến áp điểm giữa tạo ra 2 điện áp ngược pha nhau trong
1chu kì. Từ thông móc vòng và cho điện áp ra thứ cấp của biến áp.
2.3.4. Mạchđiều khiển và mạch lực
● Nhiệm vụ và chức năng của mạch điều khiển.
Nhiệm vụ.
- Điều chỉnh được độ rộng xung trong nửa chu kì dương của điện áp đặt lên
colector và emitor của van .
- Khoá van trong nữa chu kì còn lại .
- Xung điều khiển phải có đủ biên độ và năng lượng để mở và khoá van
chắc chắn .
- Tạo ra được tần số và điều chỉnh độ rộng xung.
- Dễ dàng lắp ráp, thay thế khi cần thiết, vận hành tin cậy, ổn định . Yêu cầu
chung về mạch điều khiển là :
- Mạch điều khiển là khâu quan trọng trong hệ thống, nó là bộ phận quyết
định chủ yếu đến chất lượng và độ tin cậy của bộ biến đổi nên cần có những yêu
cầu sau :
+ Về độ lớn của dòng điện và điện áp điều khiển: Các giá trị lớn nhất
không vượt quá giá trị cho phép. Giá trị nhỏ nhất cũng phải đảm bảo được
Trang: 33
rằng đủ cung cấp cho các van mở và khoá an toàn. Tổn thất công suất trung
bình ở cực điều khiển nhỏ hơn giá trị cho phép .
+ Yêu cầu về tính chất của xung điều khiển : Giữa các xung mở của
các cặp van phải có thời gian chết, thời gian chết này phải lớn hơn hoặc bằng
thời gian khôi phục tính chất điều khiển của van . + Yêu cầu về độ tin cậy
của mạch điều khiển : Phải làm việc tin cậy trong mọi môi trường như
trường hợp nhiệt độ thay đổi , có từ truờng..
+ Yêu cầu về lắp ráp và vận hành: Sử dụng dễ dàng , dễ thay thế , lắp
ráp . .
● Nhiệm vụ và chức năng của mạch lực
Nhiệm vụ
- Cấp mass cho 2 đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến áp điểm giữa.
- Đóng cắt theo xung điều khiển vào cực G.
Yêu cầu
- Mạch lực chịu tần số đóng cắt lớn
- Mosfet xả hết điện khi ngưng dẫn.
● Sơ đồ mạch lực
Hình 2.9a. Sơ đồ mạch lực
Trang: 34
* Thuậttoán PWM,dựa trên sơ đồ
Hình 2.9b. Sơ đồ theo van
m(t): Là sóng sin chuẩn.
VGE: Xung đóng mở theo van
2.3.5. Phương pháp điều chế PWM1
Phương pháp điều chế PWM1 cho phép tạo ra dạng dòng điện trên tải tùy ý,
kể cả dạng hình sin. Nguyên lý điều chế của sơ đồ (hình 2.10.a) để đơn giản hóa sẽ
được thay bằng sơ đồ thay thế (hình 2.10.b).
Trang: 35
Hình 2.10. Nghịch lưu áp một pha (a) và sơ đồ thay thế (b).
Khóa S giữ chức năng như hai tranzito T1 và T2. Khi S ở vị trí 1 tương ứng
với T1 dẫn và T2 khóa.
Ngược lại khi S ở vị trí 2 tương ứng với T2 dẫn và T1 khóa. Khóa S sẽ được
chuyển từ vị trí 1 sang 2 và ngược lại với tần số cao và được gọi là tần số chuyển
mạch fs (hoặc tần số mang) như trên hình 6.6..
Nếu coi Δt1 là thời gian khóa S ở vị trí 1 và Δt1 là thời gian khóa S ở vị trí 2
thì giá trị trung bình của điện áp trên tải (Z) là:
 
1
1
1 2
0 0
1 1
2 2 2
S S
T T
t
TB
S S S
t
t t
E E E
U U t dt dt dt
T T T


    
   
 
 
 
   (5.9)
Nếu tần số chuyển mạch không đổi (fs = const) và thay đổi tỷ lệ giữa Δt1 và
Δt1 theo quy luật hình sin:
 
1 2 / sin
S
t t T t

    (5.10)
Thì giá trị trung bình UTB trong một chu kỳ tần số chuyển mạch (TS) sẽ thay
đổi theo quy luật hình sin là sin
m
U t
 (hình 6.7.)
sin
2
TB
E
U E t

 
Ω - tần số góc của PWM (tần số ra của nghịch lưu)
 - hệ số điều chế;
Trang: 36
 = 1 thì Δt1 và Δt2 sẽ thay đổi giá trị từ 0 đến TS . Tuy nhiên do các khóa điện tử
có quán tính nên  <1.
Hình 2.11.Chu kỳ chuyển mạch.
Hình 2.12. Điện áp của nghịch lưu với PWM
Như vậy thay đổi  và Ω có thể điều chỉnh độc lập điện áp và tần số của
dòng điện tải với điều kiện tần số chuyển mạch và nguồn E không đổi. Nếu tải có
đặc tính trở cảm thì dòng trên tải sẽ có dạng hình sin.
Trong thực tế các khóa điện tử đều có thời gian khóa toff nên
Trang: 37
1max S off
t T t
   và Δt2min = toff
Và  
max 1max 2min / 1 2 /
S off S
t t T t T
      (5.11)
Giá trị điện áp hiệu dụng trên tải đốivới sơ đồ có điểm trung tính một pha
.
2 2
hd
E
U

 (5.12)
Với sơ đồ cầu một pha:
.
2
hd
E
U


Các giá trị trung bình (UTB) này sẽ tương ứng với các giá trị tức thời của điện
áp trên tải (UZ). Tập hợp các giá trị tức thời này sẽ chính là đường cong điện áp ra
của nghịch lưu:
sin t U sin
2
TB m
E
U t

   
2.4. Tính toán và chế tạo mạch nghịch lưu.
2.4.1. Tính toán máy biến áp
Lựa chọn máy biến áp điểm giữa vì so sánh về mặt kinh tế và mặt kĩ thuật
phương án lựa chọn này là tối ưu
Hình 2.13. Máy biến áp điểm giữa
Máy biến áp có các thông số.
U11 = 12V
U2 = 220V
f = 50HZ
Trang: 38
P = 300W
Do máy biến áp điểm giữa nên điện áp.
U1 = 2.U11 = 2.12 = 24( V )
Công suất của máy biến áp.
P = η.U2.I2
Trong đó.
P: là công suất của máy biến áp
U2: là điện áp của cuộn thứ cấp máy biến áp
I2: là dòng điện của cuộn thứ cấp máy biến áp
η: là hiệu suất máy biến áp
Chọn η = 0,85( máy biến áp lõi thép )
ta tính được dòng điện thứ cấp của máy biến áp
I2 = 3000,85.220= 1.604 ( A )
Do máy biến áp điểm giữa nên điện áp sơ cấp được tính bằng
U1= 24( V )
I1= 220.1,60424= 14.705( A )
Công suất máy biến áp cần chọn:
P1 = U1. I1= 24.14,705 = 352 (W)
Vậy ta chọn máy biến áp có công suất
P = 352W với I = 15A Thiết kế máy biến áp
Thiết diện có ích S của lõi thép tính bằng cm2 :bằng thiết diện vật lý ( dài * rộng )
nhân vệ hệ Kg từ 0.85 đến 0.95
Công suất máy biến áp.
S=1,2P => P= S2/1,44
Vậy để công suất tầm 352W trở lên thì lõi sẽ là
S=1,2x352=22,5 (cm2);
Chiều dài , chiều rộng của lõi sẽ là 4.5 cm và 5 cm.
Dòng cuộn sơ cấp.
I=P/US( U sơ cấp ).
Dòng chạy qua cuộn sơ cấp là.
352
12
=29.3 (A).
Thiết diện dây sơ cấp.
Asc=
2.5
I1
( 2.5 là mật độ dòng điện ).
Trang: 39
Đường kính dây sơ cấp.
Asc=π. dsc .
2
4
=>dsc =4. Asc. π
Với công suất 352W.
Asc=
2.5
29.3
= 0.085;
dsc= 0.27 cm ( ta chọn dây 2.5 mm, hay 2.5 li).
Từ mối quan hệ đại lượng I,U và N ta có:
Itc =
(12.29,3)
220
=1.59 (A)
Thiết diện dây thứ cấp
Atc =
2.5
𝐼2
Đường kính dây thức cấp :
Atc = π.dtc .
2
4
=> dtc =4 Atc.π
=>dtc = 0.7 (mm)
Số vòng cần quấn cho cuộn sơ cấp
NSC=
𝐾.𝑈𝑠𝑐
𝑆
Số vòng bên thứ cấp
NTC= =
𝐾.𝑈𝑡𝑐
𝑆
Với K ( lấy từ 38 đến 45 ở đây chọn 45).
Số vòng ở cuộn sơ cấp là 22 vòng
Số vòng ở cuộn thứ cấp là 440 vòng
Để quấn máy biến áp công suất 352W ta chọn
Chiều dài lõi 4,5cm rộng 5cm
Sơ cấp quấn 2 cuộn mỗi cuộn 22 vòng dây đường kính 2.5cm
Thứ cấp quấn 440 vòng đường kính 0.7cm
2.4.2. Mạch lực
● Chọn van.
Với dòng làm việc của máy biến áp I=15A, P = 352W, ta chọn mosfet công
suất IRF3205, Id=110A. Dòng làm việc của IRF cao vì đó là dòng làm việc của
Trang: 40
IRF trong điều kiện cực G được kích mở liên tục. Còn với dòng gián đoạn IRF chịu
được lại rất thấp thấp (IAS = 62A) so với dòng liên tục. Trong IRF cũng có tụ ký
sinh để xả điện nhưng trên thực tế khi làm việc với tần số đóng cắt cao phải mắc
thêm mạch hỗ trợ van.Nên khi chọn IRF phải chú ý đặc điểm này.
● Hình dạng và kí hiệu
● Thông số
● Tính toán mạch điều khiển.
Ta tính toán để có được xung ra là 50Hz như sau:
Rt và Rd tính bằng Ω ,CT tính bằng F,f tính bằng Hz.
với f = 50hz.
ta chọn:
Ct = 0.1 uF
Trang: 41
Rd= 100Ω
Rt = 284 ,428 kΩ
Để điều chỉnh điện áp dung 1 biến trỏ 100kΩ măc vào chân 1.
2.5. Kết quả mô phỏng
● Mô phỏng mạch lực bằng phần mềm Matlab.
Hình 2.14. Sơ đồ mô phỏng mạch lực.
Hình 2.15: Sơ đồ khối PWM.
Trang: 42
Hình 2.16. Kết quả mô phỏng mạch lực bằng phần mềm matlab.
Hình 2.18. Phổ sóng hài
Trang: 43
KẾT LUẬN
Sau một khoảng thời gian thực hiện đồ án môn học Điện Tử Công Suất với
đề tài“ Nghiên cứu và mô phỏng bộ nghịch lưu điện áp 1 pha 12V DC-220V
AC” em đã đạt được một số kết quả sau.
 Hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch nghịch lưu điện áp và hiểu
được tầm quan trọng của nó trong thực tế sản xuất công nghiệp.
 Biết cánh thiết kế và tính toán mạch lực.
 Biết cách thiết kế và tính toán mạch điều khiển.
 Biết cách mô phỏng và kiểm tra hoạt động của mạch bằng phần mềm
matlab.
Trang: 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Võ Minh Chính, Trần Trọng Minh , Phạm Quốc Hải, Giáo trình điện tử công
suất, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2004 .
[2]. Trần Trọng Minh , Giáo trình điện tử công suất, Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam
[3]. Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi, Phân tích và giải mạch điện tử công suất,
NXB khoa học kỹ thuật, 1997.
[4]. Phạm Quốc Hải, Hướng dẫn thiết kế mạch điện tử công suất, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2009.

More Related Content

What's hot

Điện tử công suất, Trần Trọng Minh.pdf
Điện tử công suất, Trần Trọng Minh.pdfĐiện tử công suất, Trần Trọng Minh.pdf
Điện tử công suất, Trần Trọng Minh.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lậpThiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lậphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkCác đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkNguyen Tien Kha
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuCông thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuMan_Ebook
 
Bài tập cung cấp điện trần quang khánh, 463 trang
Bài tập cung cấp điện   trần quang khánh, 463 trangBài tập cung cấp điện   trần quang khánh, 463 trang
Bài tập cung cấp điện trần quang khánh, 463 trangHoai Thuat
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápCông thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápMan_Ebook
 
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Man_Ebook
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​Man_Ebook
 
Đồ án Thiết kế bộ chỉnh lưu hình cầu 1 pha kép để điều khiển tốc độ động cơ đ...
Đồ án Thiết kế bộ chỉnh lưu hình cầu 1 pha kép để điều khiển tốc độ động cơ đ...Đồ án Thiết kế bộ chỉnh lưu hình cầu 1 pha kép để điều khiển tốc độ động cơ đ...
Đồ án Thiết kế bộ chỉnh lưu hình cầu 1 pha kép để điều khiển tốc độ động cơ đ...Verdie Carter
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1quanglocbp
 

What's hot (20)

Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAYLuận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
do an dien tu cong suat DC-AC
do an dien tu cong suat DC-ACdo an dien tu cong suat DC-AC
do an dien tu cong suat DC-AC
 
Điện tử công suất, Trần Trọng Minh.pdf
Điện tử công suất, Trần Trọng Minh.pdfĐiện tử công suất, Trần Trọng Minh.pdf
Điện tử công suất, Trần Trọng Minh.pdf
 
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lậpThiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
 
Luận văn: Thiết kế băm xung cho động cơ điện một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế băm xung cho động cơ điện một chiều, HAYLuận văn: Thiết kế băm xung cho động cơ điện một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế băm xung cho động cơ điện một chiều, HAY
 
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkCác đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
 
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAYĐề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiềuCông thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
Công thức Máy điện 1 - Chương 3 - Máy điện một chiều
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
Bài tập cung cấp điện trần quang khánh, 463 trang
Bài tập cung cấp điện   trần quang khánh, 463 trangBài tập cung cấp điện   trần quang khánh, 463 trang
Bài tập cung cấp điện trần quang khánh, 463 trang
 
Luận văn: Xây dựng bộ biến đổi DC/AC có điện áp ra 220V, HAY
Luận văn: Xây dựng bộ biến đổi DC/AC có điện áp ra 220V, HAYLuận văn: Xây dựng bộ biến đổi DC/AC có điện áp ra 220V, HAY
Luận văn: Xây dựng bộ biến đổi DC/AC có điện áp ra 220V, HAY
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápCông thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
 
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động, thiết kế và lắp ráp bộ Inverter, HOT
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động, thiết kế và lắp ráp bộ Inverter, HOTLuận văn: Nghiên cứu hoạt động, thiết kế và lắp ráp bộ Inverter, HOT
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động, thiết kế và lắp ráp bộ Inverter, HOT
 
Huong dan su dung powerworld
Huong dan su dung powerworldHuong dan su dung powerworld
Huong dan su dung powerworld
 
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
 
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đĐề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
Đề tài: Động cơ không đồng bộ ba pha, HAY, 9đ
 
Đồ án Thiết kế bộ chỉnh lưu hình cầu 1 pha kép để điều khiển tốc độ động cơ đ...
Đồ án Thiết kế bộ chỉnh lưu hình cầu 1 pha kép để điều khiển tốc độ động cơ đ...Đồ án Thiết kế bộ chỉnh lưu hình cầu 1 pha kép để điều khiển tốc độ động cơ đ...
Đồ án Thiết kế bộ chỉnh lưu hình cầu 1 pha kép để điều khiển tốc độ động cơ đ...
 
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOTĐề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
 

Similar to Đề tài_ Thiết kế mạch nghịch lưu.docx

Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...nataliej4
 
Tính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho ledTính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho ledtrungnb22
 
De ly so 3
De ly so 3De ly so 3
De ly so 3nhan82
 
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiềuTóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiềutuituhoc
 
2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdfPhmVitTin3
 
Dien khi nen smc
Dien   khi nen smcDien   khi nen smc
Dien khi nen smcDuy Tân
 
luận văn mạch khuyếch đại âm ly 50W
luận văn  mạch khuyếch đại âm ly 50Wluận văn  mạch khuyếch đại âm ly 50W
luận văn mạch khuyếch đại âm ly 50Wanh hieu
 
Tailieu.vncty.com de thi dh lan 12013 chuyen lvcpy
Tailieu.vncty.com de thi dh lan 12013 chuyen lvcpyTailieu.vncty.com de thi dh lan 12013 chuyen lvcpy
Tailieu.vncty.com de thi dh lan 12013 chuyen lvcpyTrần Đức Anh
 
cách dùng VOM
cách dùng VOMcách dùng VOM
cách dùng VOMTan VoDuc
 
đO lường
đO lườngđO lường
đO lườngTan VoDuc
 
[Pp] Phương pháp giải phần điện xoay chiều
[Pp] Phương pháp giải phần điện xoay chiều[Pp] Phương pháp giải phần điện xoay chiều
[Pp] Phương pháp giải phần điện xoay chiềutuituhoc
 
Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập phần dòng điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập phần dòng điện xoay chiềuTóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập phần dòng điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập phần dòng điện xoay chiềudolethu
 
Thi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Thi thử lần 3 tháng 4 vật líThi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Thi thử lần 3 tháng 4 vật líSáng Bùi Quang
 

Similar to Đề tài_ Thiết kế mạch nghịch lưu.docx (20)

Chuong 13
Chuong 13Chuong 13
Chuong 13
 
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
 
Đồ án trang bị điện máy bào GIƯỜNG hệ t – đ 4500.docx
Đồ án trang bị điện máy bào GIƯỜNG hệ t – đ 4500.docxĐồ án trang bị điện máy bào GIƯỜNG hệ t – đ 4500.docx
Đồ án trang bị điện máy bào GIƯỜNG hệ t – đ 4500.docx
 
Tinh toan dien tro cho led
Tinh toan dien tro cho ledTinh toan dien tro cho led
Tinh toan dien tro cho led
 
Tính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho ledTính toán điện trở cho led
Tính toán điện trở cho led
 
De ly so 3
De ly so 3De ly so 3
De ly so 3
 
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiềuTóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết + bài tập điện xoay chiều
 
2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf
 
Dien khi nen smc
Dien   khi nen smcDien   khi nen smc
Dien khi nen smc
 
luận văn mạch khuyếch đại âm ly 50W
luận văn  mạch khuyếch đại âm ly 50Wluận văn  mạch khuyếch đại âm ly 50W
luận văn mạch khuyếch đại âm ly 50W
 
Tailieu.vncty.com de thi dh lan 12013 chuyen lvcpy
Tailieu.vncty.com de thi dh lan 12013 chuyen lvcpyTailieu.vncty.com de thi dh lan 12013 chuyen lvcpy
Tailieu.vncty.com de thi dh lan 12013 chuyen lvcpy
 
cách dùng VOM
cách dùng VOMcách dùng VOM
cách dùng VOM
 
đO lường
đO lườngđO lường
đO lường
 
San pham nhom 2
San pham nhom 2San pham nhom 2
San pham nhom 2
 
San pham nhom 2
San pham nhom 2San pham nhom 2
San pham nhom 2
 
[Pp] Phương pháp giải phần điện xoay chiều
[Pp] Phương pháp giải phần điện xoay chiều[Pp] Phương pháp giải phần điện xoay chiều
[Pp] Phương pháp giải phần điện xoay chiều
 
đề thi đại học môn lý khối A năm 2011
đề thi đại học môn lý khối A năm 2011đề thi đại học môn lý khối A năm 2011
đề thi đại học môn lý khối A năm 2011
 
Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập phần dòng điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập phần dòng điện xoay chiềuTóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập phần dòng điện xoay chiều
Tóm tắt lý thuyết và phương pháp giải bài tập phần dòng điện xoay chiều
 
Nhóm 13
Nhóm 13Nhóm 13
Nhóm 13
 
Thi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Thi thử lần 3 tháng 4 vật líThi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Thi thử lần 3 tháng 4 vật lí
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài_ Thiết kế mạch nghịch lưu.docx

  • 1. 1 PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................Error! Bookmark not defined. 1.1. Các linh kiện bán dẫn công suất..................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Mosfet......................................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Triac .........................................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Thyristor..................................................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Nghịch lưu .....................................................................Error! Bookmark not defined. 1. 2.1. Khái niệm và phân loại sơ đồ nghịch lưu. .........Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Các sơ đồ nghịch lưu độc lập một pha ................Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Phạm vi ứng dụng của mạch nghịch lưu .............Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MẠCH NGHỊCH LƯU...............Error! Bookmark not defined. 2.1. Phân tích yêu cầu thiết kế mạch nghịch lưu ..............Error! Bookmark not defined. 2.2. Phương pháp..................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1.Phương án 1, dùng Transistor công suất, các cổng logic và trigơ................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Phương án 2, sử dụng IC SG3525 và MOSFET IRF3205.......Error! Bookmark not defined. 2.3. Mạch nghịch lưu sử dụng IC SG3525 và MOSFET IRF3205Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Sơ đồ nguyên lí.......................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Giới thiệu chi tiết các linh kiện ............................Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Nguyên lý hoạt động toàn hệ thống:....................Error! Bookmark not defined. 2.3.4. Mạch điều khiển và mạch lực...............................Error! Bookmark not defined. 2.3.5. Phương pháp điều chế PWM1............................Error! Bookmark not defined. 2.4. Tính toán và chế tạo mạch nghịch lưu. ......................Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Tính toán máy biến áp ...........................................Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Mạch lực ..................................................................Error! Bookmark not defined. 2.5. Kết quả mô phỏng.........................................................Error! Bookmark not defined.
  • 2. 2 KẾT LUẬN...............................................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................Error! Bookmark not defined. LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay điện tử công suất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống. Việc biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác nhờ các mạch công suất được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt nhờ có sự phát triển của van bán dẫn công suất mà lĩnh vực này ngày càng phát triển mạnh mẽ.Ta có thể phân loại thành một số dạng biến đổi sau: AC→DC (Chỉnh lưu) ; DC→AC (Nghịch lưu) AC→AC (Điều chỉnh điện áp xoay chiều); DC→DC (Điều chỉnh điện áp một chiều). Mỗi nhóm trên đều có những ứng dụng riêng của nó trong từng lĩnh vực cụ thể Quá trình thực hiện đồ án này dưới sự hướng dẫn của thầy Tạ Hùng Cường chúng em đi sâu tìm hiểu mảng biến đổi năng lượng một chiều ra năng lượng xoay chiều mà cụ thể là mạch kích điện áp 12V một chiều lên điện áp 220V xoay chiều công suất 300W. Mạch này được ứng dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt. Mạch có nhiêm vụ cung cấp nguồn năng lượng cho tải khi xảy ra sự cố mất điện.Do thời gian thực hiện không nhiều nên còn nhiều hạn chế.Chúng em sẽ tiếp tục tìm hiểu và phát triển mở rộng hơn nữa các ứng dụng của mạch sau này. Trong thời gian thực hiện đồ án vừa qua em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy Tạ Hùng Cường. Thầy đã giúp chúng em có được thêm nhiều những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho việc học tập cũng như cho công việc trong tương lai. Sau đây chúng em xin trình bày về những kiến thức chúng em đã tìm hiểu được trong thời gian vừa qua. Vì kiến thức còn hạn chế và thời gian tìm hiểu cũng chưa nhiều nên đồ án của em không thể tránh khỏi sai sót. Vậy em rất mong sự góp ý từ thầy để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 3. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Các linh kiện bán dẫn công suất 1.1.1. Mosfet ● Giới thiệu về Mosfet Hình 1.1: Transistor hiệu ứng trừơng Mosfet Mosfet, viết tắt của "Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor" trong tiếng Anh, có nghĩa là "transistor hiệu ứng trường Oxit Kim loại - Bán dẫn", là một thuật ngữ chỉ các transistor hiệu ứng trường được sử dụng rất phổ biến trong cácmạch số và các mạch tương tự. Transistor MOSFET được xây dựng dựa trên lớp chuyển tiếp Oxit Kim loại và bán dẫn (ví dụ Oxit Bạc và bán dẫn Silic) [1] MOSFET có hai loại: + N-MOSFET: chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero, các electron bên trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input. + P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào ngỏ Gate ● Cấu tạo và kí hiệu Hình 1.2: Cấu tạo và kí hiệu
  • 4. 4 G: Gate gọi là cực cổng S: Source gọi là cực nguồn D: Drain gọi là cực máng Trong đó : G là cực điều khiển được cách lý hoàn toàn với cấu trúc bán dẫn còn lại bởi lớp điện môi cực mỏng nhưng có độ cách điện cực lớn dioxit-silic (Sio2). Hai cực còn lại là cực gốc (S) và cực máng (D). Cực máng là cực đón các hạt mang điện. Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô cùng lớn, còn điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S ( UGS ) Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS > 0 => do hiệu ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS càng nhỏ. ● Nguyên lý hoạt động Xét loại kênh dẫn n. - Để JFET làm việc ta phân cực cho nó bởi 2 nguồn điện áp: UDS > 0 và UGS < 0. - Giữa cực D và cực S có một điện trường mạnh do nguồn điện cực máng UDS cung cấp, nguồn này có tác dụng đẩy các hạt điện tích đa số (điện tử) từ cực nguồn S tới cực máng D, hình thành nên dòng điện cực máng ID - Điện áp điều khiển UGS < 0 luôn làm cho tiếp giáp p-n bị phân cực ngược, do đó bề rộng vùng nghèo tăng dần khi UGS < 0 tăng dần. Khi đó tiết diện dẫn điện giảm dần, điện trở R kênh dẫn tăng lên làm dòng ID giảm xuống và ngược lại. Như vậy: điện áp điều khiển UGS có tác dụng điều khiển đối với dòng điện cực máng ID. - Trường hợp: UDS > 0, UGS = 0 trong kênh dẫn xuất hiện dòng điện ID có giá trị phụ thuộc vào UDS. - UDS > 0, UGS < 0 tăng dần, bề rộng vùng nghèo mở rộng về phía cực D vì với cách mắc như hình vẽ thì điện thế tại D lớn hơn điện thế tại S do đó mức độ phân cực ngược tăng dần từ S tới D  tiết diện kênh dẫn giảm dần làm cho dòng ID giảm dần.
  • 5. 5 * Thí nghiệm về nguyên lý hoạt động của Mosfet Cấp nguồn một chiều UD qua một bóng đèn D vào hai cực D và S của Mosfet Q (Phân cực thuận cho Mosfet ngược) ta thấy bóng đèn không sáng nghĩa là không có dòng điện đi qua cực DS khi chân G không được cấp điện. Khi công tắc K đóng, nguồn UG cấp vào hai cực GS làm điện áp UGS > 0V => đèn Q1 dẫn => bóng đèn D sáng. Khi công tắc K ngắt, Nguồn cấp vào hai cực GS = 0V nên. Q1 khóa ==>Bóng đèn tắt. Từ thực nghiệm trên ta thấy rằng : điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng GS như trong Transistor thông thường mà điện áp này chỉ tạo ra từ trường => làm cho điện trở RDS giảm xuống. * Các thông số thể hiện khả năng đóng cắtcủa Mosfet Thời gian trễ khi đóng/mở khóa phụ thuộc giá trị các tụ kí sinh Cgs.Cgd,Cds. Tuy nhiên các thông số này thường được cho dưới dạng trị số tụ Ciss, Crss,Coss. Nhưng dưới điều kiện nhất đinh như là điện áp Ugs và Uds. Ta có thể tính được giá trị các tụ đó. ● Xác định chân, kiểm tra-Mosfet Thông thường thì chân của Mosfet có quy định chung không như Transitor. Chân của Mosfet được quy định: chân G ở bên trái, chân S ở bên phải còn chân D ở giữa. * Kiểm tra Mosfet Mosfet có thể được kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng . Do có cấu tạo hơi khác so với Transitor nên cách kiểm tra Mosfet cũng không giống với Transitor. - Mosfet còn tốt. Là khi đo trở kháng giữa G với S và giữa G với D có điện trở bằng vô cùng ( kim không lên cả hai chiều đo) và khi G đã được thoát điện thì trở kháng giữa D và S phải là vô cùng. Bước 1 : Chuẩn bị để thang x1KW Bước 2 : Nạp cho G một điện tích ( để que đen vào G que đỏ vào S hoặc D ) Bước 3 : Sau khi nạp cho G một điện tích ta đo giữa D và S ( que đen vào D que đỏ vào S ) => kim sẽ lên. Bước 4 : Chập G vào D hoặc G vào S để thoát điện chân G.
  • 6. 6 Bước 5 : Sau khi đã thoát điện chân G đo lại DS như bước 3 kim không lên. => Kết quả như vậy là Mosfet tốt. - Mosfet chết hay chập Bước 1 : Để đồng hồ thang x 1KW. Đo giữa G và S hoặc giữa G và D nếu kim lên = 0 W là chập. Đo giữa D và S mà cả hai chiều đo kim lên = 0 W là chập D S. - Đo kiểm tra Mosfet trong mạch Khi kiểm tra Mosfet trong mạch , ta chỉ cần để thang x1W và đo giữa D và S. Nếu 1 chiều kim lên đảo chiều đo kim không lên => là Mosfet bình thường, Nếu cả hai chiều kim lên = 0 W là Mosfet bị chập DS ● Ứng dung của Mosfet trong thực tế. Mosfet trong nguồn xung của Monitor Hình 1.3: Mosfet trong nguồn xung Trong bộ nguồn xung của Monitor hoặc máy vi tính, người ta thường dùng cặp linh kiện là IC tạo dao động và đèn Mosfet, dao động tạo ra từ IC có dạng xung vuông được đưa đến chân G của Mosfet, tại thời điểm xung có điện áp > 0V => đèn Mosfet dẫn, khi xung dao động = 0V Mosfet ngắt => như vậy dao động tạo ra sẽ điều khiển cho Mosfet liên tục đóng ngắt tạo thành dòng điện biến thiên liên tục chạy qua cuộn sơ cấp => sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng lên các cuộn thứ cấp => cho ta điện áp ra.
  • 7. 7 1.1.2. Triac TRIAC (viết tắt của TRIode for Alternating Current) là phần tử bán dẫn gồm năm lớp bán dẫn, tạo nên cấu trúc p-n-p-n như ởthyristor theo cả hai chiều giữa các cực T1 và T2, do đó có thể dẫn dòng theo cả hai chiều giữa T1 và T2. TRIAC có thể coi tương đương với hai thyristor đấu song song song ngược.để điều khiển Triac ta chỉ cần cấp xung cho chân G của Triac. ● Cấu tạo Triac là một linh kiện bán dẫn có ba cực năm lớp, làm việc như 2 Thyristor mắc song song ngược chiều, có thể dẫn điện theo hai chiều. Hình 1.4: Cấu tạo Triac Triac có bốn tổ hợp điện thế có thể mở cho dòng chảy qua:
  • 8. 8 ● Đặc tuyến Đặc tuyến Volt – Ampe gồm hai phần đối xứng nhau qua gốc O, mỗi phần tương tự đặc tuyến thuận của Thyristor. Đặc tính Volt-Ampere của TRIAC bao gồm hai đoạn đặc tính ở góc phần tư thứ nhất và thứ ba (hệ trục Descartes), mỗi đoạn đều giống như đặc tính thuận của một thyristor. TRIAC có thể điều khiển cho mở dẫn dòng bằng cả xung dương (dòng đi vào cực điều khiển) lẫn xung âm (dòng đi ra khỏi cực điều khiển).Tuy nhiên xung dòng điều khiển âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là để mở được TRIAC sẽ cần một dòng điều khiển âm lớn hơn so với dòng điều khiển dương.Vì vậy trong thực tế để đảm bảo tính đối xứng của dòng điện qua TRIAC thì sử dụng dòng điện dương là tốt hơn cả. Hình 1.5: Đặc tuyến của TRIAC
  • 9. 9 ● Ứng dụng Hình 1.6: Mạch điều khiển dòng điện qua tải dùng triac Triac kết hợp với quang trở Cds để tác động theo ánh sáng. Khi Cds được chiếu sáng sẽ có trị số điện trở nhỏ làm điện thế nạp được trên tụ C thấp và diac không dẫn điện, triac không được kích nên không có dòng qua tải. Khi Cds bị che tối sẽ có trị số điện trở lớn làm điện thế trên tụ C tăng đến mức đủ để triac dẫn điện và triac được kích dẫn điện cho dòng điện qua tải. Tải ở đây có thể là các loại đèn chiếu sáng lối đi hay chiếu sáng bảo vệ, khi trời tối thì đèn tự động sáng. Chú ý khi sử dụng: Những dụng cụ điện tải thuần trở làm việc tốt với các giá trị trung bình nhờ tác dụng san làm đồng đều. Nhưng các dụng cụ điện tải điện kháng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, ví dụ động cơ sẽ bị phát nóng hơn mức bình thường, tiêu tốn năng lượng cao hơn. Kết luận: Triac có ưu điểm trong mọi vấn đề như gọn nhẹ, rẻ tiền … Dùng Triac làm biến dạng sin là nhược điểm chính trong sử dụng. 1.1.3. Thyristor ● Cấu tạo Thyristor gồm bốn lớp bán dẫn P-N ghép xen kẽ và được nối ra ba chân: A : Anode : cực dương K : Cathode : cực âm G : Gate : cực khiển (cực cổng)
  • 10. 10 Thyristor có thể xem như tương đương hai BJT gồm một BJT loại NPN và một BJT loại PNP ghép lại như hình vẽ sau: Hình 1.7: Cấu tạo Thyristor ● Nguyên lý hoạt động * Mở thyristor Khi được phân cực thuận, Uak>0, thyristor có thể mở bằng hai cách. Thứ nhất, có thể tăng điện áp anode-cathode cho đến khi đạt đến giá trị điện áp thuận lớn nhất,Uth,max.Điện trở tương đương trong mạch anode-cathode sẽ giảm đột ngột và dòng qua thyristor sẽ hoàn toàn do mạch ngoài xác định. Phương pháp này trong thực tế không được áp dụng do nguyên nhân mở không mong muốn và không phải lúc nào cũng tăng được điện áp đến giá trị Uth,max. Hơn nữa như vậy xảy ra trường hợp thyristor tự mở ra dưới tác dụng của các xung điện áp tại một thời điểm ngẫu nhiên, không định trước. Phương pháp thứ hai, được áp dụng trong thực tế, là đưa một xung dòng điện có giá trị nhất định vào các cực điều khiển và cathode. Xung dòng điện điều khiển sẽ chuyển trạng thái của thyristor từ trở kháng cao sang trở kháng thấp ở mức điện áp anode-cathode nhỏ. Khi đó nếu dòng qua anode-cathode lớn hơn một giá trị nhất định gọi là dòng duy trì (Idt) thyristor sẽ tiếp tục ở trong trạng thái mở dẫn dòng mà
  • 11. 11 không cần đến sự tồn tại của xung dòng điều khiển, nghĩa là có thể điều khiển mở các thyristor bằng các xung dòng có độ rộng xung nhất định, do đó công suất của mạch điều khiển có thể là rất nhỏ, so với công suất của mạch lực mà thyristor là một phần tử đóng cắt, khống chế dòng điện. * Trường hợp cực G để hở hay VG = OV Khi cực G và VG = OV có nghĩa là transistor T1 không có phân cực ở cực B nên T1ngưng dẫn. Khi T1 ngưng dẫn IB1 = 0, IC1 = 0 và T2 cũng ngưng dẫn. Như vậy trường hợp này Thyristor không dẫn điện được, dòng điện qua Thyristor là IA = 0 và VAK ≈ VCC. Tuy nhiên, khi tăng điện áp nguồn VCC lên mức đủ lớn là điện áp VAK tăng theo đến điện thế ngập VBO (Beak over) thì điện áp VAK giảm xuống như diode và dòng điện IAtăng nhanh. Lúc này Thyristor chuyển sang trạng thái dẫn điện, dòng điện ứng với lúc điện áp VAK giảm nhanh gọi là dòng điện duy trì IH (Holding). Sau đó đặc tính của Thyristor giống như một diode nắn điện. Trường hợp đóng khóa K: VG = VDC – IGRG, lúc này Thyristor dễ chuyển sang trạng thai dẫn điện. Lúc này transistor T1 được phân cực ở cực B1 nên dòng điện IG chính là IB1 làm T1 dẫn điện, cho ra IC1 chính là dòng điện IB2 nên lúc đó I2 dẫn điện, cho ra dòng điện IC2 lại cung cấp ngược lại cho T1 và IC2 = IB1. Nhờ đó mà Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn mà không cần có dòng IG liên tục. IC1 = IB2 ; IC2 = IB1 Theo nguyên lý này dòng điện qua hai transistor sẽ được khuếch đại lớn dần và hai transistor chạy ở trạng thái bão hòa. Khi đó điện áp VAK giảm rất nhỏ (≈ 0,7V) và dòng điện qua Thyristor là: Thực nghiệm cho thấy khi dòng điện cung cấp cho cực G càng lớn thì áp ngập càng nhỏ tức Thyristor càng dễ dẫn điện. * Trường hợp phân cực ngược Thyristor.
  • 12. 12 Phân cực ngược Thyristor là nối A vào cực âm, K vào cực dương của nguồn VCC. Trường hợp này giống như diode bị phân cự ngược.Thyristor sẽ không dẫn điện mà chỉ có dòng rỉ rất nhỏ đi qua. Khi tăng điện áp ngược lên đủ lớn thì Thyristor sẽ bị đánh thủng và dòng điện qua theo chiều ngược. Điện áp ngược đủ để đánh thủng Thyristor là VBR. Thông thường trị số VBR và VBO bằng nhau và ngược dấu. ● Đặc tuyến Hình 1.8: Đặc tuyến của Thyristor IG = 0 IG2 > IG1 > IG Đặc tính Volt-Ampere của một thyristor gồm hai phần. Phần thứ nhất nằm trong góc phần tư thứ I của đồ thị Descartes, ứng với trường hợp điện áp Vak > 0, phần thứ hai nằm trong góc phần tư thứ III, gọi là đặc tính ngược, tương ứng với trường hợp Vak<0
  • 13. 13 * Không có dòng điện vào cực điều khiển Khi dòng điện vào cực điều khiển của thyristor bằng 0, hay khi hở mạch cực điều khiển, thyristor sẽ cản trở dòng điện ứng với cả hai trường hợp phân cực điện áp giữa anode vàcathode. Khi điện áp Uak < 0 theo cấu tạo bán dẫn của thyristor hai tiếp giáp J1, J3 đều phân cực ngược, lớp tiếp giáp J2 phân cực thuận, như vậy thyristor sẽ giống như hai điốtmắc nối tiếp bị phân cực ngược. Qua thyristor sẽ chỉ có một dòng điện rất nhỏ chạy qua, gọi là dòng rò. Khi Uak tăng đạt đến một giá trị điện áp lớn nhất sẽ xảy ra hiện tượng thyristor bị đánh thủng, dòng điện có thể tăng lên rất lớn. Giống như ở đoạn đặc tính ngược của điốt quá trình đánh thủng là không thể đảo ngược được, nghĩa là thyristor đã bị hỏng. Khi tăng điện áp anode-cathode theo chiều thuận, Uak > 0, lúc đầu cũng chỉ có một dòng điện rất nhỏ chạy qua, gọi là dòng rò. Điện trở tương đương mạch anode- cathode vẫn có giá trị rất lớn. Khi đó tiếp giáp J1, J3 phân cực thuận, J2 phân cực ngược. Cho đến khi Uak tăng đạt đến giá trị điện áp thuận lớn nhất sẽ xảy ra hiện tượng điện trở tương đương mạch anode-cathode đột ngột giảm, dòng điện có thể chạy qua thyristor và giá trị sẽ chỉ bị giới hạn bởi điện trở tải ở mạch ngoài. Nếu khi đó dòng qua thyristor có giá trị lớn hơn một mực dòng tối thiểu, gọi là dòng duy trì, Idt, thì khi đó thyristor sẽ dẫn dòng trên đường đặc tính thuận, giống như đường đặc tính thuận của điốt. * Có dòng điện vào cực điều khiển (iG > 0) Nếu có dòng điều khiển đưa vào giữa cực điều khiển và cathode thì quá trình chuyển điểm làm việc trên đường đặc tính thuận sẽ xảy ra sớm hơn, trước khi điện áp thuận đạt giá trị lớn nhất. Nói chung nếu dòng điều khiển lớn hơn thì điểm chuyển đặc tính làm việc sẽ xảy ra với Uak nhỏ hơn. ● Các thông số kỹ thuật Dòng điện thuận cực đại. Đây là trị số lớn nhất dòng điện qua mà Thyristor có thể chịu đựng liên tục, quá trị số này Thyristor bị hư. Khi Thyristor đã dẫn điện VAKkhoảng 0,7V nên dòng điện thuận qua có thể tính theo công thức
  • 14. 14 Điện áp ngược cực đại. Đây là điện áp ngược lớn nhất có thể đặt giữa A và K mà Thyristor chưa bị đánh thủng, nếu vượt qua trị số này Thyristor sẽ bị phá hủy. Điện áp ngược cực đại của Thyristor thường khoảng 100V đến 1000V. Dòng điện kích cực tiểu.IGmin. Để Thyristor có thể dẫn điện trong trường hợp điện áp VAK thấp thì phải có dòng điện kích cho cực G của Thyristor. Dòng IGmin là trị số dòng kích nhỏ nhất đủ để điều khiển Thyristor dẫn điện và dòng IGmin có trị số lớn hay nhỏ tùy thuộc công suất của Thyristor, nếu Thyristor có công suất càng lớn thì IGmin phải càng lớn. Thông thường IGmin từ 1mA đến vài chục mA. Thời gian mở Thyristor.Là thời gian cần thiết hay độ rộng của xung kích để Thyristor có thể chuyển từ trạng thái ngưng sang trạng thái dẫn, thời gian mở khoảng vài micrô giây. Thời gian tắt. Theo nguyên lý Thyristor sẽ tự duy trì trạng thái dẫn điện sau khi được kích. Muốn Thyristor đang ở trạng thái dẫn chuyển sang trạng thái ngưng thì phải cho IG = 0 và cho điện áp VAK = 0. để Thyristor có thể tắt được thì thời gian cho VAK = OV phải đủ dài, nếu không VAK tăng lên cao lại ngay thì Thyristor sẽ dẫn điện trở lại. Thời gian tắt của Thyristor khoảng vài chục micrô giây Tốc độ tăng điện áp cho phép dU/dt (V/μs). Thiristor là một phần tử bán dẫn có điều khiển, có nghĩa là dù được phân cực thuận (Uak>0) nhưng vẫn phải có tín hiệu điều khiển thì nó mới cho phép dòng chạy qua. Khi thyristor phân cực thuận, phần lớn điện áp rơi trên lớp tiếp giáp J2 như hình vẽ. Lớp tiếp giáp J2 bị phân cực ngược nên độ dày của nó mở ra, tạo ra vùng không gian nghèo điện tích, cản trở dòng điện chạy qua. Vùng không gian này có thể coi như một tụ diện có điện dung Cj2. Khi có điện áp biến thiên với tốc độ lớn, dòng điện của tụ có thể có giá trị đáng kể, đóng vai trò như dòng điều khiển. Kết quả là thyristor có thể mở ra khi chưa có tín hiệu điều khiển vào cực điều khiển G. Tốc độ tăng điện áp là một thông số phân biệt thyristor tần số thấp với thyristor tần số cao. Ở thyristor tần số thấp, dU/dt vào khoảng 50 đến 200 V/μs còn với các thyristor tần số cao dU/dt có thể lên tới 500 đến 2000 V/μs.
  • 15. 15 (tham khảo...) - Tốc độ tăng dòng cho phép dI/dt (A/μs). Khi thyristor bắt đầu mở không phải mọi điểm trên tiết diện tinh thể bán dẫn của nó đều dẫn dòng đồng đều. Dòng điện sẽ chạy qua bắt đầu ở một vài điểm, gần với cực điều khiển nhất, sau đó sẽ lan tỏa dần sang các điểm khác trên toàn bộ tiết diện. Nếu tốc độ tăng dòng điện quá lớn có thể dẫn tới mật độ dòng điện ở các điểm dẫn ban đầu quá lớn, sự phát nhiệt cục bộ quá nhanh dẫn đến hỏng cục bộ, từ đó dẫn đến hỏng toàn bộ tiết diện tinh thể bán dẫn. Tốc độ tăng dòng cho phép ở các thyristor tần số thấp vào khoảng 50÷100A/μs, với các thyristor tần số cao dI/dt vào khoảng 500÷2000A/μs. Trong các bộ biến đổi phải luôn có các biện pháp đảm bảo tốc độ tăng dòng dưới giá trị cho phép. Điều này đạt được nhờ mắc nối tiếp các phần tử bán dẫn với các điện kháng nhỏ, lõi không khí hoặc đơn giản hơn là các xuyến ferit lồng lên nhau. Các xuyến ferit rất phổ biến vì cấu tạo đơn giản, dễ thay đổi điện cảm bằng cách thay đổi số xuyến lồng lên thanh dẫn. Xuyến ferit còn có tính chất của cuộn cảm bão hòa, khi dòng qua thanh dẫn còn nhỏ điện kháng sẽ lớn để hạn chế tốc độ tăng dòng. Khi dòng đã lớn ferit bị bão hòa từ, điện cảm giảm gần như bằng không. Vì vậy cuộn kháng kiểu này không gây sụt áp trong chế độ dòng định mức chạy qua dây dẫn. ● Ứng dụng của Thyristor. Thyristor chủ yếu được sử dụng ở những ứng dụng yêu cầu điện áp và dòng điện lớn, và thường được sử dụng để điều khiển dòng xoay chiều AC (Alternating current), vì sự thay đổi cực tính của dòng điện khiến thiết bị có thể đóng một cách tự động(được biết như là quá trình Zero Cross-quá trình đóng cắt đầu ra tại lân cận điểm 0 của điện áp hình sin). 1.2. Nghịchlưu 1. 2.1. Khái niệm và phân loại sơ đồ nghịch lưu. Khái niệm: Nghịch lưu là quá trình biến đổi điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều một pha hoặc ba pha.... * Sơ đồ khối:
  • 16. 16 Hình 1.9. Sơ đồ khối -Khối nguồn. Nguồn điện được sử dụng ở đây là nguồn điện một chiều lấy từ bình ắc quy.Thời gian sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào dung lượng lưu trữ của ắc quy.Công thức tính công suất phát:P=U.I. Ví dụ:ắc quy 12v/100Ah thì công suất phát là:P=12.100=1200w. Nếu chạy bóng đèn compact20w sẽ được 60h.. - Khối tạo tần số 50hz. Nhiệm vụ của khối tạo ra song dao động đưa vào khối công suất với tần số điện công nghiệp.Sóng ở đây thường là 2 dạng chính là hình sin hoặc vuông.Thường thì khối công suất trở kháng đầu vào rất nhỏ nên thực tế chúng ta cần một khối khuyêch đại đệm nhiệm vụ ổn đinh khối phát xung dao động giảm trở kháng đầu vào cho tầng công suất. -Khối công suất. Từ dạng song nhận được từ khối phát công suất sẽ khuyech đại đưa đến biến áp tạo điện áp xoay chiều.Thường thì khối này sử dụng các linh kiện công suất như thyristor,transitor chịu dòng lớn như D718,2N3055…yêu cầu cho khối này hoạt động tốt cần có hệ thống tản nhiệt làm mát. -Biến áp nghịch lưu.Đây là thành phần chính quyết định tới công suất phát của mạch.Biến áp được sử dụng là biến áp nghịch lưu có tỷ số vòng dây của cuộn thứ
  • 17. 17 cấp lớn hơn rất nhiều cuộn sơ cấp..Côngsuất của mạch được tính như sau:Pmax=U.I. Với I là dòng điện biến áp chịu được.Ulà hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp. Ví dụ:Một biến áp nghịch lưu 12v-220v dòng 40A. Công suất tối đa của mạch sẽ là:P=12.40=480 w chạy được một ti vi,2 quạt và 3 bóng típ 40w. * Phân loại: Nghịch lưu chia làm 2 loại chính: Nghịch lưu phụ thuộc và nghịch lưu độc lập . Trong đó nghịch lưu phụ thuộc là nghịch lưu có điện áp, tần số, góc pha và thứ tự pha phụ thuộc vào lưới điện mà đầu ra của nó mắc song song vào. Nghịch lưu độc lập lại được chia ra nghịch lưu độc lập nguồn áp và nguồn dòng. Trong đó nghịch lưu độc lập nguồn áp thì luôn định ra một điện áp có biên độ, tần số, góc pha và thứ tự pha không phụ thuộc vào loại tải và chỉ phụ thuộc vào tín hiều điều khiển, điện áp thường có dạng hình chữnhật còn dòng điện phụthuộc vào tải có thể là hình chữ nhật, hình răng cưa, hình sin, dạng hàm mũ Còn nghịch lưu độc lập nguồn dòng thì luôn định ra một dòng điện có biên độ, tần số, góc pha và thứ tự pha không phụthuộc vào loại tải và chỉ phụ thuộc vào tín hiều điều khiển, dòng điện thường có dạng hình chữnhật còn điện áp phụ thuộc vào tải có thể là hình chữ nhật, hình răng cưa, hình sin, dạng hàm mũ 1.2.2. Các sơ đồ nghịch lưu độc lập một pha ● Thiết bị biến đổi dòng điện một pha
  • 18. 18 Hình 1.10: Sơ đồ một pha có điểm trung tính Sơ đồgồm một máy biến áp có điểm giữa phía sơ cấp, hai Tiristor anôt nối vào cực dương của nguồn nuôi E thông qua hai nửa cuộn dây sơcấp của máy biến áp, do đó còn có tên là onduleur song song. Ở đầu vào của onduleur dòng ta đấu nối tiếp với một điện cảm lớn LK vừa để giữcho dòng điện vào để hạn chế đỉnh cao của dòng điện Ickhi khởi động. Tụ điện C gọi là tụ điện chuyển mạch.Đặc điểm của onduleur dòng là có dòng điện tải dạng “Sinus chữnhật” còn dạng điện áp trên tải thì do thông số mạch tải quyết định. 2n1 là tổng số vòng dây sơ cấp. n2 là sốvòng dây thứcấp. i,v là dòng và áp phía thứcấp. Hoạt động của sơ đồ:Giả thiết cho xung mở T1 điểm A được T1 nối với cực âm của nguồn E. bấy giờV 0 –VA= u1= E, do hiệu ứng biến áp tự ngẫu nênVB =Vo = u1= E.như vậy tụ điện C được nạp điện áp bằng 2E, bản cực dương ở bên phải. Bây giờ nếu cho xung mở T2, Tiristor này mở và đặt điện thế điểm B vào mạch catôt T 1 khiến T 1 bị khoá lại, tụ điện C sẽ bị nạp ngược lại, sẵn sàng để khoá T2 khi ta cho xung mở T1 Phía thứ cấp ta nhận được dòng “Sinus chữnhật” mà tần số của nó phụ thuộc vào nhịp phát xung mởT1,T2
  • 19. 19 Hình 1.11: Sơ đồ cầu một pha Các tín hiệu điều khiển được đưa vào từng đôi Tiristor T1, T2 lệch pha với tín hiệu điều khiển đưa vào đôi T3 ,T4 một góc 180o Điện cảm đầu vào nghịch lưu lớn (Ld= ∞), do đó dòng điện đầu vào id được san phẳng (biểu đồ xung), nguồn cấp cho nghịch lưu là nguồn dòng và dạng dòng điện nghịch lưu (i) có dạng xung vuông. Khi đưa xung vào mở cặp van T1,T2 , dòng điện i = id= Id. Đồng thời dòng qua tụ C tăng lên đột biến , tụ C bắt đầu nạp điện với cực (+) ở bên trái và cực (-) ở bên phải. Khi tụ C nạp đầy, dòng qua tụ giảm về không. Do i = ic = it=Id = hằng số, nên lúc đầu dòng qua tải nhỏ và sau đó dòng qua tải tăng lên. Sau một nửa chu kỳ (t = t1) người ta đưa xung vào mởcặp van T3,T4. Cặp T3,T4 mở tạo ra quá trình phóng điện của tụ C từcực (+) vềcực (-) . Dòng phóng ngược chiều với dòng qua T1 và T2 sẽ làm cho T1 và T2 bị khoá lại.Quá trình chuyển mạch gần như tức thời. Sau đó tụC sẽ được nạp điện theo chiều ngược lại với cực (+) ở bên phải và cực (-) ởbên trái. Dòng nghịch lưu i =id=- Id (đã đổi dấu). Đến thời điểm t = t2 người ta đưa xung vào mởT1,T2 thì T3,T4 sẽ bị khoá lại và quá trình được lặp lại như trước. Như vậy chức năng cơ bản của tụ C là làm nhiệm vụ chuyển mạch cho các Tiristor. Tại thời điểm t1 khi mởT3 và T4 thì T1 và T2 sẽ bị khoá lại bởi điện áp ngược của tụ C đặt vào. Khoảng thời gian duy trì diện áp ngược ( t1 -t’1 ) là cần thiết để duy trì qúa trình khoá và phục hồi tính điều khiển của van và t’1- t01= tk ≥ toff là thời gian khoá của Tiristor hay chính là thời gian phục hồi tính điều khiển. kt .ω β = là góc khoá của nghịch lưu.
  • 20. 20 ● Nghịch lưu điện áp 1 pha Sơ đồ không điều chế Hình 1.12: Sơ Đồ mạch điện Trong đó : -T1,T2,T3,T4:Là các thyristor có nhiệm vụ để đóng cắt hoặc điều chỉnh thay đổi điện áp xoay chiều ra tải. -R, L: là phụ tải của động cơ điện xoay chiều. -D1,D2,D3,D4: Là các diôt dẫn dòng khi tải trả năng lượng về nguồn nuôi. -is: Là dòng nguồn xoay chiều dạng răng cưa. Khi is > 0 thì nguồn cung cấp năng lượng cho tải (các thyristor dẫn dòng) Khi is < 0 thì tải năng lượng về nguồn nuôi (các diôt dẫn dòng). C: Tụ lọc. MBA: máy biến áp 1 pha có điện áp sơ cấp đặt lên các van và điện áp thứ cấp đặt lên tải. * Nguyên lý làm việc : Giả sử T2 và T4 đang cho dòng chạy qua (Dòng tải đi từ B→A). Khi t=0 cho xung mở T1 và T3, T2 và T4 bị khóa lại, dòng tải i=-Im không thể đảo chiều một cách đột ngột. Nó chảy tiếp theo chiều cũ nhưng theo mạch D1→E→D3→tải→D1 và suy giảm dần, D1 và D3 dẫn dòng khiến T1 và T3 vừa kịp mở đã bị khóa lại.
  • 21. 21 Khi t=t1, i=0, D1 và D3 bị khóa lại, T1 và T3 sẽ mở lại nếu còn xung điều khiển tác động ở các cực G1, G3 dòng tải i>0 và tăng chảy theo chiều từ A→B.Giai đoạn từ t=0 cho đến t1 là giai đoạn hoàn năng lượng. Khi t=T/2 cho xung mở T2 và T4, T1 và T3 bị khóa lại, dòng chảy qua D2 và D4 khiến cho T2 và T4 vừa kịp mở đã bị khóa lại. Khi t=t3, i=0, T2 và T4 sẽ mở lại, i<0 chảy theo chiều B→A. Dòng tải i biến thiên theo quy luật hàm mũ giữa hai giá trị Im và –Im. Các xung điều khiển Thyristor thường là xung chùm. 1.2.3. Phạmvi ứng dụng của mạch nghịch lưu -Bộ nghịch lưu là bộ phận chủ yếu của các bộ biến tần,được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như cung cấp điện,các hệ điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều, truyền tải điện năng HVDC ( high voltage direct curent). -Truyền tải điện cao áp một chiều,luyện kim,các bộ biến đổicho các nguồn năng lượng mới, làm nguồn điện xoay chiều cho nhu cầu gia đình, hệ thống chiếu sáng,bộ chuyển đổinguồn ở những nơi không có điện lưới như trên oto phục vụ cho các thiết bị quạt, ti vi, trong lĩnh vực bù nhiễu công suất phản kháng. -Nếu sử dụng inverter sóng vuông thì chỉ sử dụng hạn chế cho máytính,TV, VCD, đèn thắp sáng vì dòng điện nó tạo ra có nhiều sóng hài. Nếu dùng cho quạt điện, sóng hài tạo ra tiếng kêu và nóng động cơ, lâu dài dẫn đến cháy tụ khởi động và các cuộn dây. Để dùng cho quạt và các phụ tải động cơ, biến áp cần dùng Inverter sóng sin. -Ứng dụng trong các bộ lưu điện UPS đang được phổ biến hiện nay.UPS là 1 nguồn điện dự phòng , cung cấp tạm thời điện năng nhằm duy trì hoạt động của các thiết bị điện khi xảy ra sự cố, đảm bảo an toàn dữ liệu và an toàn hệ thống.
  • 22. 22 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ MẠCH NGHỊCH LƯU 2.1. Phân tích yêu cầu thiết kế mạch nghịch lưu Ta đưa ra thông số và yêu cầu bộ nghịch lưu cần thiết kế như sau Nguồn cấp là Acquy 12VDC. Công suất 300W. Điện áp đầu ra 220VAC/50Hz. Với nguồn cấp là Acquy nên ta sử dụng mạch nghịch lưu độc lập.Như vậy ta có ba sự chọn lựa : Nghịch lưu độc lập nguồn áp, nguồn dòng và cộng hưởng. Mạch nghịch lưu độc lập dòng điện được cấp từ nguồn dòng, ở đây ta sử dụng nguồn cấp là acquy nên không phù hợp. Mạch nghịch lưu độc lập cộng hưởng có dạng điện áp ra gần sin nhất, tuy nhiên với tần số lớn từ 300Hz trở lên do vậy không phù hợp để sử dụng cho mạch mà ta cần thiết kế. Như vậy ta sử dụng mạch nghịchlưu độc lập nguồn áp, có hai lựa chọn: Nghịch lưu độc lập nguồn áp một pha. Nghịch lưu độc lập nguồn áp ba pha sau đó lấy một pha để sử dụng. Ghịch lưu độc lập nguồn áp ba pha có dạng hình sin hơn so với nghịch lưu độc lập nguồn áp một pha, tuy nhiên với mục đíchsử dụng như ban đầu ta đưa ra thì hoàn toàn không cần thiết phải dùng như vậy, bởi bộ nghịch lưu áp ba pha cho chi phí cao hơn và tính toán điều khiển cũng phức tạp hơn rất nhiều, trong khi đó ta chỉ cần sử dụng một pha cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Do vậy ta sẽ chọnmạch nghịch lưu độc lập nguồn áp một pha với các thông số và yêu cầu đã đề ra. Bộ biến đổi DC/AC sẽ gồm hai thành phần chính như sau Mạch điều khiển : Có nhiệm vụ phát xung vuông dao động với tần số 50 Hz cấp xung mở cho transitor, transitor dẫn sẽ làm cho mosfet dẫn. Mạch lực bộ nghịch lưu một pha :có nhiệm vụ đẩy kéo điện áp 12V DC lên 220VAC tần số 50Hz.
  • 23. 23 2.2. Phương pháp Có 2 phương pháp để biến đổiđiện áp 1 chiều 12V lên điện áp xoay chiều 220V Phương pháp thứ nhất: Điện áp 1 chiều 12V được nghịch lưu thành điện áp 12V xoay chiều sau đó điện áp 12V xoay chiều này được đưa qua máy biến áp để đưa lên điện áp 220V-500W.Đây là phương pháp biến đổi gián tiếp.Nhược điểm của phương pháp này là có sự hao tổn công suất trong quá trình nghịch lưu.Tuy nhiên với phương pháp này thì điện áp qua 1 số khâu nữa có thể cho dạng sin hơn ở đầu ra. Phương pháp thứ hai: Điện áp 1 chiều 12V được đưa thẳng vào biến áp để đưa lên điện áp 220V xoay chiều.Điện áp 1 chiều này cho qua máy biến áp bằng cách đóng mở liên tục nhờ các van công suất với tần số của lưới điện 50Hz.Ưu điểm của phương pháp này là không có sự tổn hao công suất nhiều do có sự biến đổi trực tiếp và cấu tạo mạch khá đơn giản.Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm của nó.Điện áp đầu ra có dạng xung không sin ảnh hưởng lớn đến tải cảm. Ở đây em thực hiện quá trình này bằng phương pháp hai tức là biến đổi trực tiếp. Có 2 phương án lựa chọn cho phương pháp này: 2.2.1.Phương án1, dùng Transistorcông suất, các cổng logic và trigơ Dùng Transistor công suất : Dùng hai Transistor công suất T và T dao động đa hài phát ra tín hiệu đóng. Hai Transistor T và T mắc cùng với bốn điện trở, trong đó có sử dụng trở công suất thành mạch tạo ra xung vuông. Dùng các cổng logic : Có thể dùng các cổng logic như các cổng NAND, NOR, cổng đảo…có thể dùng IC 4011 hoặc IC SN7400. Dùng các con trigơ và vi mạch : Có thể dùng vi mạch 555 hoặc IC 4047B, SG3525 là những IC phát xung chủ đạo và xung này được qua một IC khuyếch đại thuật toán.
  • 24. 24 Hình 2.1: Sơ đồ mạch nghịch lưu dung 4047 Phương án này tuy chuyển được nguồn một chiều 12V lên 220V xoay chiều nhưng có nhược điểm độ ổn định không cao . ● Mạchđiều khiển Nhiệm vụ của mạch này là tạo ra xung để điều khiển sự đóng mở của transistor ở mạch lực. Hình 2.2 : Mạch điều khiển sử dụng CD4047 và LM324
  • 25. 25 Linh kiện sửdụng Biến trở 1kΩ; Tụ 4.7 µF; IC4047; IC LM324; Điện trở 4.7k Các Connectorđầu vào và đầu ra của mạch ● Mạchlực Mạch này thực hiện nhiệm vụ đóng mở cho dòng điện qua máy biến áp tạo dòng xoay chiều. Hình 2.3 : Mạch lực sử dụng BJT 2N3055 Linh kiện sử dụng 2 transistor công suất tầm trung H1061 6 transistor công suất 2N3055 Các Connectorđầu vào và đầu ra của mạch
  • 26. 26 2.2.2. Phương án 2, sử dụng IC SG3525và MOSFETIRF3205 Trong bài đồ án này chúng ta sẽ thiết kế mạc nghịch lưu theo phương án này. Ta sử dụng ic SG3525,với nhiều tính năng ưu việt hơn, lấy nguồn trực tiếp 12V mà không cần bộ biến đổi nguồn nuôi cho ic. Dễ điều chỉnh độ rộng của xung ra, khoảng deal time vừa đủ để tạo ra chu kỳ xung âm mà không xảy ra hiện tượng trùng dẫn. SG 3525 đưa ra xung trên 2 chân 11và 14 là dạng xung lấy từ emitơ của 2 transistor, bên trong SG3525. Khi có xung tạo ra do dao động của mạch RC tại chân 6 va7 tạo ra với f=50hz, qua mạch lật trạng thái đưa 2 xung trên emitơ lệch nhau 180 độ. Điện áp ra từ chân 11-14 đưa vào cực G và kích mở cho mosfet IRF3205, với hai xung đưa ra liên tục kích mở và đóng với tần số f=50hz. Do máy biến áp điểm giữa sẽ tạo ra 2 sđđ lệch pha nhau 180 độ trên cuộn sơ cấp máy biến áp. 2.3. Mạchnghịch lưu sử dụng IC SG3525và MOSFET IRF3205 2.3.1. Sơ đồ nguyên lí ● Sơ đồ nguyên lí: Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý sử dụng IC SG3525 và MOSFET IRF3205
  • 27. 27 ● Các linh kiện sử dụng trong mạch ST T Loại Kí hiệu Giá trị Miêu tả cáchđóng gói 1 Điện trở R1 470 Ω RES 40 2 R2 100 kΩ RES40 3 R3,R5,R7,R8 10 kΩ RES 40 4 R4,R6 100 Ω - 1W RES 40 5 R9 100 Ω RES 40 6 R10 4.7 kΩ RES 40 7 Tụ điện C1 104 ( 1 uF) Tụ gốm 8 C2 10 uF ELEC-RAD30 9 C3 10uF Tụ hoá lọc 10 C4,C5 103 ( 0.1 uF) Tụ gốm 11 Biến trở RV1,RV2 50KΩ Biến trở chỉnh tinh 12 Diode D1 4007 DO-41 13 IC PWM U1 SG3525 TO-220AB 14 MOSFET Q1,Q2 IRF 3205 TO-220 15 Đầu nối J1,2,3,4 2.3.2. Giớithiệu chi tiết các linh kiện ● IC điều chế PWM Motorola SG3525 IC này là IC dùng để tạo xung vuông dương,ưu điểm của IC này so với IC tương tự như TIMER 555,556 hay CD4047 là IC này có khả năng chuyển sang chế độ Soft- Start khi điện áp vào không đạt yêu cầu hay shutdown để bảo vệ IC.Ngoài ra IC này có hồi tiếp phản hồi và bù sai lệch về đầu vào để điều chỉnh sao cho đầu ra chính xác hơn so với các họ IC khác. IC cho ra 2 xung vuông ở đầu ra A và B lệch nhau.
  • 28. 28 * Sơ đồ chân và nguyên lý hoạt động của IC SG 3525 Hình 2.5: Sơ đồ chân SG3525 •8.0 V to 35 V Operation •5.1 V ±1.0% Trimmed Reference •100 Hz to 400 kHz Oscillator Range •Separate Oscillator Sync Pin •Adjustable Deadtime Control •Input Undervoltage Lockout •Latching PWM to Prevent Multiple Pulses •Pulse–by–Pulse Shutdown
  • 29. 29 •Dual Source/Sink Outputs: ±400 mA Peak Hình 2.6: Sơ đồ khối và chức năng. Chức năng các chân : + Pin 1-Inv.input : Đầu vào đảo + Pin 2-Noninv.Input : Đầu vào không đảo. + Pin 3-Sync : Chân đồng bộ hóa,cho phép đồng bộ xung với các đơn vị khác hoặc với bộ dao động gắn ngoài. + Pin 4-OSC Output : Đầu ra xung của bộ tạo dao động gắn trong. + Pin 5-CT :Chân này gắn với một tụ điện quyết định tần số dao động của bộ dao động dẫn đến quyết định xung ra,CT =0.001uF-0.2uF + Pin 6-RT : Gắn với một điện trở để quyết định tần số của bộ tạo dao động quết định xung ra,RT=2.0 kΩ - 150 kΩ
  • 30. 30 + Pin 7- Discharge : Chân xả tụ ,chân này được nối với tụ và 1 điện trở gắn với CT sẽ quyết định thời gian cách giữa các xung . + Pin 8-Soft-Start : Chân này nối với 1 tụ giúp khởi động êm hơn và chế độ soft-start được kích hoạt khi so sánh với điện áp tham chiếu Vref. + Pin 9-Compensation : Chân bù này được hồi tiếp về chân đầu đảo góp phần điều chỉnh xung ra sẽ bù nếu có sai lệch về xung . + Pin 10- Output A : Đầu ra A, xung vuông đương. + Pin 12- Grond : Nối đất + Pin 13-Vc :Điện áp collector của trasistor mắc Dralington trong SG 3525.Điện áp cấp vào Pin này từ 4.5 đến 35v. + Pin 14- Output B : Đầu ra B,xung vuông dương nhưng lệch so với xung ra ở chân A + Pin 15-Vcc: Điện áp vào.Dải điện áp hoạt động từ 8V - 35V + Pin 16-Vref : Điện áp tham chiếu có giá trị thấp nhất là 5.0v cao nhất là 5.2v thông thường là 5.1 V dòng lớn nhất vào pin này là 50mA tối ưu là 20mA.Điện áp này sẽ dùng để so sánh với điện áp vào chân Soft-Start để tham chiếu chế độ Sorft-Start và Sutdown . * MOSFET IRF3205 là MOSFET loại N(MOSFET ngược) khi điện áp được đưa vào cực G đủ để mở MOSFET thì dòng từ D về S.IRF3205 được chế tạo có diode từ S về D để trả công suất phản kháng về nguồn. * Các thông số cơ bản quan trọng củaMOSFET VDSS: Điện áp đánh thủng tiếp giáp giữa cực máng D(Drain) và cực nguồn S(Source). ID: Dòng liên tục tối đa qua cực máng 110A ( ở điện áp 10V ) IDM: Dòng xung tối đa qua cực máng 390A.
  • 31. Trang: 31 * Hình vẽ minh hoạ: Hình 2.7 : Sơ đồ thay thế Hình 2.8: Bố trí chân Pin 1: Gate Pin 2: Drain Pin 3: Source Pin 4 : Drain 2.3.3. Nguyênlý hoạt động toàn hệ thống: - Toàn bộ hệ thống mạch sử dụng nguồn 12v từ ắc quy.Ắc quy trong mạch sử dụng với thông số là điện áp đầu ra 12v .
  • 32. Trang: 32 - Khi được cấp nguồn SG3525 sẽ hoat động tạo xung 50Hz và lệch pha nhau 180 độ, xung của SG3525 phụ thuộc vào điện trở và 1 tụ. - Để có thể điều chỉnh được tần số phát ra ta mắc 1 biến trở 50k chân 6 để có thể dễ dàng giải tần số của nó . - Điều chỉnh điện áp đầu ra bằng biến trở từ chân 1 điều chỉnh độ rộng của xung cấp vào cực G của IRF góc điều khiển từ 0 ÷ π2 - Tín hiệu xung ra ở 2 chân 11 và 14 luôn lệch pha nhau 180 độ. Qua trở 100Ω tín hiệu xung lúc này khoảng 5v được cấp trực tiếp vào cực G của IRF3205 khi IRF dẫn sẽ cấp điện áp 12v cho cuộn sơ cấp của biến áp. Do xung ở chân 11 và 14 lệch nhau 1800 nên biến áp điểm giữa tạo ra 2 điện áp ngược pha nhau trong 1chu kì. Từ thông móc vòng và cho điện áp ra thứ cấp của biến áp. 2.3.4. Mạchđiều khiển và mạch lực ● Nhiệm vụ và chức năng của mạch điều khiển. Nhiệm vụ. - Điều chỉnh được độ rộng xung trong nửa chu kì dương của điện áp đặt lên colector và emitor của van . - Khoá van trong nữa chu kì còn lại . - Xung điều khiển phải có đủ biên độ và năng lượng để mở và khoá van chắc chắn . - Tạo ra được tần số và điều chỉnh độ rộng xung. - Dễ dàng lắp ráp, thay thế khi cần thiết, vận hành tin cậy, ổn định . Yêu cầu chung về mạch điều khiển là : - Mạch điều khiển là khâu quan trọng trong hệ thống, nó là bộ phận quyết định chủ yếu đến chất lượng và độ tin cậy của bộ biến đổi nên cần có những yêu cầu sau : + Về độ lớn của dòng điện và điện áp điều khiển: Các giá trị lớn nhất không vượt quá giá trị cho phép. Giá trị nhỏ nhất cũng phải đảm bảo được
  • 33. Trang: 33 rằng đủ cung cấp cho các van mở và khoá an toàn. Tổn thất công suất trung bình ở cực điều khiển nhỏ hơn giá trị cho phép . + Yêu cầu về tính chất của xung điều khiển : Giữa các xung mở của các cặp van phải có thời gian chết, thời gian chết này phải lớn hơn hoặc bằng thời gian khôi phục tính chất điều khiển của van . + Yêu cầu về độ tin cậy của mạch điều khiển : Phải làm việc tin cậy trong mọi môi trường như trường hợp nhiệt độ thay đổi , có từ truờng.. + Yêu cầu về lắp ráp và vận hành: Sử dụng dễ dàng , dễ thay thế , lắp ráp . . ● Nhiệm vụ và chức năng của mạch lực Nhiệm vụ - Cấp mass cho 2 đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến áp điểm giữa. - Đóng cắt theo xung điều khiển vào cực G. Yêu cầu - Mạch lực chịu tần số đóng cắt lớn - Mosfet xả hết điện khi ngưng dẫn. ● Sơ đồ mạch lực Hình 2.9a. Sơ đồ mạch lực
  • 34. Trang: 34 * Thuậttoán PWM,dựa trên sơ đồ Hình 2.9b. Sơ đồ theo van m(t): Là sóng sin chuẩn. VGE: Xung đóng mở theo van 2.3.5. Phương pháp điều chế PWM1 Phương pháp điều chế PWM1 cho phép tạo ra dạng dòng điện trên tải tùy ý, kể cả dạng hình sin. Nguyên lý điều chế của sơ đồ (hình 2.10.a) để đơn giản hóa sẽ được thay bằng sơ đồ thay thế (hình 2.10.b).
  • 35. Trang: 35 Hình 2.10. Nghịch lưu áp một pha (a) và sơ đồ thay thế (b). Khóa S giữ chức năng như hai tranzito T1 và T2. Khi S ở vị trí 1 tương ứng với T1 dẫn và T2 khóa. Ngược lại khi S ở vị trí 2 tương ứng với T2 dẫn và T1 khóa. Khóa S sẽ được chuyển từ vị trí 1 sang 2 và ngược lại với tần số cao và được gọi là tần số chuyển mạch fs (hoặc tần số mang) như trên hình 6.6.. Nếu coi Δt1 là thời gian khóa S ở vị trí 1 và Δt1 là thời gian khóa S ở vị trí 2 thì giá trị trung bình của điện áp trên tải (Z) là:   1 1 1 2 0 0 1 1 2 2 2 S S T T t TB S S S t t t E E E U U t dt dt dt T T T                     (5.9) Nếu tần số chuyển mạch không đổi (fs = const) và thay đổi tỷ lệ giữa Δt1 và Δt1 theo quy luật hình sin:   1 2 / sin S t t T t      (5.10) Thì giá trị trung bình UTB trong một chu kỳ tần số chuyển mạch (TS) sẽ thay đổi theo quy luật hình sin là sin m U t  (hình 6.7.) sin 2 TB E U E t    Ω - tần số góc của PWM (tần số ra của nghịch lưu)  - hệ số điều chế;
  • 36. Trang: 36  = 1 thì Δt1 và Δt2 sẽ thay đổi giá trị từ 0 đến TS . Tuy nhiên do các khóa điện tử có quán tính nên  <1. Hình 2.11.Chu kỳ chuyển mạch. Hình 2.12. Điện áp của nghịch lưu với PWM Như vậy thay đổi  và Ω có thể điều chỉnh độc lập điện áp và tần số của dòng điện tải với điều kiện tần số chuyển mạch và nguồn E không đổi. Nếu tải có đặc tính trở cảm thì dòng trên tải sẽ có dạng hình sin. Trong thực tế các khóa điện tử đều có thời gian khóa toff nên
  • 37. Trang: 37 1max S off t T t    và Δt2min = toff Và   max 1max 2min / 1 2 / S off S t t T t T       (5.11) Giá trị điện áp hiệu dụng trên tải đốivới sơ đồ có điểm trung tính một pha . 2 2 hd E U   (5.12) Với sơ đồ cầu một pha: . 2 hd E U   Các giá trị trung bình (UTB) này sẽ tương ứng với các giá trị tức thời của điện áp trên tải (UZ). Tập hợp các giá trị tức thời này sẽ chính là đường cong điện áp ra của nghịch lưu: sin t U sin 2 TB m E U t      2.4. Tính toán và chế tạo mạch nghịch lưu. 2.4.1. Tính toán máy biến áp Lựa chọn máy biến áp điểm giữa vì so sánh về mặt kinh tế và mặt kĩ thuật phương án lựa chọn này là tối ưu Hình 2.13. Máy biến áp điểm giữa Máy biến áp có các thông số. U11 = 12V U2 = 220V f = 50HZ
  • 38. Trang: 38 P = 300W Do máy biến áp điểm giữa nên điện áp. U1 = 2.U11 = 2.12 = 24( V ) Công suất của máy biến áp. P = η.U2.I2 Trong đó. P: là công suất của máy biến áp U2: là điện áp của cuộn thứ cấp máy biến áp I2: là dòng điện của cuộn thứ cấp máy biến áp η: là hiệu suất máy biến áp Chọn η = 0,85( máy biến áp lõi thép ) ta tính được dòng điện thứ cấp của máy biến áp I2 = 3000,85.220= 1.604 ( A ) Do máy biến áp điểm giữa nên điện áp sơ cấp được tính bằng U1= 24( V ) I1= 220.1,60424= 14.705( A ) Công suất máy biến áp cần chọn: P1 = U1. I1= 24.14,705 = 352 (W) Vậy ta chọn máy biến áp có công suất P = 352W với I = 15A Thiết kế máy biến áp Thiết diện có ích S của lõi thép tính bằng cm2 :bằng thiết diện vật lý ( dài * rộng ) nhân vệ hệ Kg từ 0.85 đến 0.95 Công suất máy biến áp. S=1,2P => P= S2/1,44 Vậy để công suất tầm 352W trở lên thì lõi sẽ là S=1,2x352=22,5 (cm2); Chiều dài , chiều rộng của lõi sẽ là 4.5 cm và 5 cm. Dòng cuộn sơ cấp. I=P/US( U sơ cấp ). Dòng chạy qua cuộn sơ cấp là. 352 12 =29.3 (A). Thiết diện dây sơ cấp. Asc= 2.5 I1 ( 2.5 là mật độ dòng điện ).
  • 39. Trang: 39 Đường kính dây sơ cấp. Asc=π. dsc . 2 4 =>dsc =4. Asc. π Với công suất 352W. Asc= 2.5 29.3 = 0.085; dsc= 0.27 cm ( ta chọn dây 2.5 mm, hay 2.5 li). Từ mối quan hệ đại lượng I,U và N ta có: Itc = (12.29,3) 220 =1.59 (A) Thiết diện dây thứ cấp Atc = 2.5 𝐼2 Đường kính dây thức cấp : Atc = π.dtc . 2 4 => dtc =4 Atc.π =>dtc = 0.7 (mm) Số vòng cần quấn cho cuộn sơ cấp NSC= 𝐾.𝑈𝑠𝑐 𝑆 Số vòng bên thứ cấp NTC= = 𝐾.𝑈𝑡𝑐 𝑆 Với K ( lấy từ 38 đến 45 ở đây chọn 45). Số vòng ở cuộn sơ cấp là 22 vòng Số vòng ở cuộn thứ cấp là 440 vòng Để quấn máy biến áp công suất 352W ta chọn Chiều dài lõi 4,5cm rộng 5cm Sơ cấp quấn 2 cuộn mỗi cuộn 22 vòng dây đường kính 2.5cm Thứ cấp quấn 440 vòng đường kính 0.7cm 2.4.2. Mạch lực ● Chọn van. Với dòng làm việc của máy biến áp I=15A, P = 352W, ta chọn mosfet công suất IRF3205, Id=110A. Dòng làm việc của IRF cao vì đó là dòng làm việc của
  • 40. Trang: 40 IRF trong điều kiện cực G được kích mở liên tục. Còn với dòng gián đoạn IRF chịu được lại rất thấp thấp (IAS = 62A) so với dòng liên tục. Trong IRF cũng có tụ ký sinh để xả điện nhưng trên thực tế khi làm việc với tần số đóng cắt cao phải mắc thêm mạch hỗ trợ van.Nên khi chọn IRF phải chú ý đặc điểm này. ● Hình dạng và kí hiệu ● Thông số ● Tính toán mạch điều khiển. Ta tính toán để có được xung ra là 50Hz như sau: Rt và Rd tính bằng Ω ,CT tính bằng F,f tính bằng Hz. với f = 50hz. ta chọn: Ct = 0.1 uF
  • 41. Trang: 41 Rd= 100Ω Rt = 284 ,428 kΩ Để điều chỉnh điện áp dung 1 biến trỏ 100kΩ măc vào chân 1. 2.5. Kết quả mô phỏng ● Mô phỏng mạch lực bằng phần mềm Matlab. Hình 2.14. Sơ đồ mô phỏng mạch lực. Hình 2.15: Sơ đồ khối PWM.
  • 42. Trang: 42 Hình 2.16. Kết quả mô phỏng mạch lực bằng phần mềm matlab. Hình 2.18. Phổ sóng hài
  • 43. Trang: 43 KẾT LUẬN Sau một khoảng thời gian thực hiện đồ án môn học Điện Tử Công Suất với đề tài“ Nghiên cứu và mô phỏng bộ nghịch lưu điện áp 1 pha 12V DC-220V AC” em đã đạt được một số kết quả sau.  Hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch nghịch lưu điện áp và hiểu được tầm quan trọng của nó trong thực tế sản xuất công nghiệp.  Biết cánh thiết kế và tính toán mạch lực.  Biết cách thiết kế và tính toán mạch điều khiển.  Biết cách mô phỏng và kiểm tra hoạt động của mạch bằng phần mềm matlab.
  • 44. Trang: 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Võ Minh Chính, Trần Trọng Minh , Phạm Quốc Hải, Giáo trình điện tử công suất, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2004 . [2]. Trần Trọng Minh , Giáo trình điện tử công suất, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam [3]. Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi, Phân tích và giải mạch điện tử công suất, NXB khoa học kỹ thuật, 1997. [4]. Phạm Quốc Hải, Hướng dẫn thiết kế mạch điện tử công suất, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 2009.