SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
Download to read offline
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI
DÒNG IQ-R
TÀI LIỆU THAM KHẢO
60
TRẦN VI ĐÔ (Chủ biên)
VŨ VĂN PHONG
(Sách tham khảo dùng cho sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa)
TS. TRẦN VI ĐÔ (Chủ biên)
TS. VŨ VĂN PHONG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI DÒNG iQ-R
(Sách tham khảo dùng cho sinh viên ngành Kỹ thuật
điều khiển và tự động hóa)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
3
LỜI NÓI ĐẦU
Nói đến tự động hóa công nghiệp, PLC (Programmable Logic
Controller – Bộ điều khiển logic khả trình) là một thành phần quan trọng
không thể thiếu. Hệ thống điều khiển sử dụng PLC có những ưu điểm nổi
bật như: công suất tiêu thụ của PLC rất thấp, giảm đến 80% số lượng dây
nối, khả năng sửa chữa nhanh chóng và dễ dàng, giảm thiểu số lượng rơle
và timer so với hệ điều khiển cổ điển, tốc độ và năng suất cao, thuận tiện
cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống, dung lượng chương trình lớn để
có thể chứa được nhiều chương trình phức tạp, và hoàn toàn tin cậy trong
môi trường công nghiệp.
Từ những ưu điểm vượt trội trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng
trong nền công nghiệp với rất nhiều lĩnh vực như: công nghệ sản xuất: sản
xuất giấy, sản xuất thuỷ tinh, sản xuất xi măng, sản xuất xe ô tô, sản xuất
vi mạch, may công nghiệp, lắp ráp ti vi, chế tạo linh kiện bán dẫn, đóng gói
sản phẩm; xử lý hoá học, chế biến thực phẩm; hệ thống nâng vận chuyển;
điều khiển hệ thống đèn giao thông...
Hiện nay trên toàn thế giới có nhiều hãng sản xuất PLC rất nổi tiếng
và được nhiều công ty trên thế giới sử dụng: Siemens (Đức), Omron và
Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan), Allen Bradley. Tại Việt Nam,
dòng PLC Mitsubishi được sử dụng phổ biến và được đưa vào chương
trình đào tạo của các trường kỹ thuật.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các bạn yêu thích tìm hiểu
về PLC nói chung, nhóm biên soạn quyết định biên soạn tài liệu “Lập trình
PLC Mitsubishi dòng iQ-R”. Cùng với tài liệu “Lập trình PLC Mitsubishi
dòng FX5U” đã được biên soạn trước đây, tài liệu này giúp người đọc có
thể dễ dàng tìm hiểu về lập trình PLC iQ-R của hãng Mitsubishi từ cơ bản
đến nâng cao.
Việc biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm biên
soạn mong muốn nhận được sự góp ý của quý độc giả nhằm hoàn thiện
và nâng cao chất lượng của tài liệu. Mọi đóng góp vui lòng gửi đến
nhóm biên soạn, theo địa chỉ email: dotv@hcmute.edu.vn, chúng tôi
vô cùng biết ơn.
Nhóm biên soạn
4
5
MỤC LỤC
Chương I
TỔNG QUAN VỀ DÒNG PLC MITSUBISHI iQ-R 7
1.1. Cấu trúc cơ bản 8
1.2. Cấu hình vùng nhớ của module CPU 11
1.3. Địa chỉ tín hiệu ngõ vào/ra 13
Chương II
PHẦN MỀM LẬPTRÌNH GX WORKS3 VÀ CẤU HÌNH PHẦN
CỨNG TRẠM PLC iQ-R 16
2.1. Khởi tạo dự án mới với PLC iQ-R bằng phần mềm GX Works3 16
2.2. Cấu hình phần cứng trạm PLC iQ-R 19
2.3. Cấu hình đường truyền kết nối máy tính với PLC iQ-R 26
2.4. Tải chương trình từ máy tính xuống PLC iQ-R 34
Chương III
TẬPLỆNH CƠ BẢN PLC MITSUBISHI 38
3.1. Các biến và tham số của PLC iQ-R 38
3.2. Tập lệnh cơ bản 43
Chương IV
MODULE XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ 66
4.1. Module ngõ vào số (digital input) RX42C4 66
4.2. Module ngõ ra transistor (digital output) RY42NT2P 71
Chương V
MODULE XỬ LÝ TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ 75
5.1. Module chuyển đổi tín hiệu tương tự - số R60AD4 75
5.2. Module chuyển đổi tín hiệu số - tương tự R60DA4 80
Chương VI
MODULE ĐẾM XUNG TỐC ĐỘ CAO 88
6.1. Cấu trúc và các thông số cơ bản của module đếm xung tốc độ
cao RD62P2E (DC input source output type) 88
6
6.2. Hướng dẫn cấu hình đếm xung tốc độ cao đơn giản với module
RD62P2E 99
Chương VII
MODULE ĐIỀU KHIỂN VỊ TRÍ
7.1. Cấu trúc và thông số cơ bản module điều khiển vị trí RD75P2 107
7.2. Hướng dẫn cấu hình phát xung tốc độ cao đơn giản với module
RD75P2 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
7
Chương I
TỔNG QUAN VỀ DÒNG PLC MITSUBISHI iQ-R
MELSEC iQ-R Series bao gồm một loạt các bộ điều khiển lập trình
có khả năng phục vụ các nhu cầu điều khiển tự động đa dạng, được thiết
kế với bus hệ thống tốc độ cao để đảm bảo MELSEC iQ-R mới có thể đạt
hiệu suất cao và khả năng xử lý thông minh hơn. Cấu hình bao gồm bộ điều
khiển đa năng, hiệu suất cao (có sẵn cấu hình mạng CC-Link IE nhúng) có
khả năng thay đổi dung lượng bộ nhớ và bộ điều khiển chuyển động vị trí
có độ chính xác cao. Ngoài ra, mỗi loại CPU được thiết kế dành riêng cho
từng yêu cầu ứng dụng:
• Safety CPU: hỗ trợ các tiêu chuẩn cho chức năng an toàn.
• Process CPU: hỗ trợ điều khiển PID tốc độ cao và phản ứng nhanh
với các module I/O khi được ghép nối với module chức năng dự
phòng sẽ tạo ra hệ thống điều khiển có tính khả dụng cao.
• CPU C: cung cấp ngôn ngữ lập trình C để ứng dụng cho các hệ
thống điều khiển vi mô hoặc chuyển đổi chương trình từ máy tính
cá nhân/vi điều khiển một cách thuận tiện hơn.
Một số đặc điểm của dòng iQ-R có thể được liệt kê như sau:
• Khả năng mở rộng cao với hiệu suất chương trình từ 10K đến
1200K bước.
• Cải thiện kiến trúc bộ điều khiển với đa CPU.
• CPU được tích hợp cổng mạng gigabit.
• DB nội bộ dễ dàng kiểm soát hàng loạt công thức.
• Trình bảo mật được nhúng trong phần cứng SRAM.
• Có thể điều khiển nhiều chuyển động khác nhau (vị trí, tốc độ,
moment xoắn, đồng bộ hóa nâng cao, v.v.).
• CPU an toàn tiêu chuẩn quốc tế (ISO 13849-1 PL e, IEC 61508
SIL 3).
• Điều khiển PID tốc độ cao, thay thế module trong khi trực tuyến
(trao đổi nóng), hỗ trợ CPU xử lý hệ thống dự phòng có độ tin
cậy cao.
• Lập trình C / C ++ cho các hệ thống dựa trên PC/vi điều khiển.
8
1.1. Cấu trúc cơ bản
Hệ thống điều khiển lập trình PLC iQ-R của Mitsubishi được định
cấu hình bằng cách gắn các module trên Base (đế chuyên dụng). Module
cấp nguồn được gắn trên khe cấp nguồn nằm ở đầu bên trái của Base và
module CPU được gắn trên khe CPU nằm ở bên phải của khe cấp nguồn.
Các module khác với module cấp nguồn được gắn trên các khe nằm ở phía
bên phải của khe cắm CPU.
Hình 1.1. Cấu hình một trạm PLC iQ-R [1].
Slot number (Số thứ tự của khe cắm) được gán tuần tự bắt đầu từ
khe cắm ở phía bên phải của khe cắm CPU. Khi kết nối Base mở rộng, slot
number được gán cho thiết bị trên Base chính trước, sau đó mới tới các
Base mở rộng (từ cấp 1 đến cấp 7). Cấp của Base mở rộng cần đặt mức
bằng chân cài đặt kết nối mở rộng.
Hình 1.2. Cấu hình trạm PLC iQ-R với base mở rộng [1].
9
Có thể thêm tối đa 7 Base mở rộng và có thể gắn tối đa 64 module
trong toàn bộ hệ thống để xây dựng một hệ thống lớn.
Hình 1.3. Trạm PLC iQ-R với tối đa 7 base mở rộng [1].
Đế chuyên dụng (Base)
Các vai trò chính của Base là cố định module cấp nguồn, module
CPU và module I/O, cấp nguồn 5 VDC từ module nguồn điện đến module
CPU và module I/O, và truyền tín hiệu điều khiển đến từng module.
Loại Kí hiệu Mô tả
Đế chính (Main base) R35B 5 khe cắm
R38B 8 khe cắm
R312B 12 khe cắm
Đế mở rộng R65B 5 khe cắm
R68B 8 khe cắm
R612B 12 khe cắm
Đế mở rộng RQ (dùng để
gắn module PLC dòng Q)
RQ65B 5 khe cắm
RQ68B 8 khe cắm
RQ612B 12 khe cắm
10
Module cấp nguồn
Loại Ký hiệu Ngõ vào Ngõ ra
Module cấp nguồn AC R61P 100 – 240 VAC 5VDC/6.5A
Module cấp nguồn DC R63P 24VDC 5VDC/6.5A
Module CPU
Kí hiệu Dung lượng bộ nhớ (tối đa) Tốc độ xử lý (lệnh
LD)
Lượng điểm tối đa
có thể kết nối
R04CPU 40K bước 0.98ns 4096 điểm
R08CPU 80K bước
R16CPU 160K bước
R32CPU 320K bước
R120CPU 1200K bước
Motion CPU
Ký hiệu Số trục điều khiển Chu kỳ hoạt động
[ms]
Dung lượng chương
trình Servo [bước]
R16MTCPU 16 trục 0.222, 0.444, 0.888,
1.777, 3.555, 7.111
32K
R32MTCPU 32 trục (2 hệ thống
16 trục)
0.222, 0.444, 0.888,
1.777, 3.555, 7.111
32K
Module ngõ vào/ngõ ra
Loại Ký hiệu Mô tả
Module
ngõ vào
RX10 Ngõ vào AC: 16 điểm, 100 – 240VAC (50/60Hz)
RX40C7 Ngõ vào DC: 16 điểm, 24VDC, 7.0mA
RX41C4 Ngõ vào DC: 32 điểm, 24VDC, 4.0mA
RX42C4 Ngõ vào DC: 64 điểm, 24VDC, 4.0mA
Module
ngõ ra
RY10R2 Ngõ ra relay: 16 điểm, 24VDC/2A, 240VAC/2A
RY40NT5P Ngõ ra transistor (sink): 16 điểm, 12 – 24VDC, 0.5A
RY41NT2P Ngõ ra transistor (sink): 32 điểm, 12 – 24VDC, 0.2A
RY42NT2P Ngõ ra transistor (sink): 64 điểm, 12 – 24VDC, 0.2A
RY40PT5P Ngõ ra transistor (source): 16 điểm, 12 – 24VDC, 0.5A
RY41PT1P Ngõ ra transistor (source): 32 điểm, 12 – 24VDC, 0.1A
RY42PT1P Ngõ ra transistor (source): 64 điểm, 12 – 24VDC, 0.1A
Module ngõ
vào/ra
RH42C4NT2P Ngõ vào DC: 32 điểm, 24VDC, 4.0mA
Ngõ ra transistor (sink): 32 điểm, 12 – 24VDC, 0.2A
11
Thẻ nhớ
Bảng sau mô tả các thông số kỹ thuật hoạt động của thẻ nhớ SD.
Mục L1MEM-2GBSD L1MEM-4GBSD
Loại SD SDHC
Dung lượng 2GB 4GB
Số file có thể chứa 256 32767
Số thư mục có thể chứa 256 32767
Số lần ghi/xóa Giới hạn 500 lần
Kích thước Cao 32mm
Dài 24mm
Dày 2.1mm
Khối lượng 2g
Module CPU có một bộ nhớ tích hợp
để lưu trữ các thông số và chương trình
theo tiêu chuẩn. Nhờ đó, người dùng có
thể thực hiện các chương trình mà không
cần thẻ nhớ.
Người dùng có thể sử dụng thẻ nhớ (thẻ
nhớ SD) để lưu trữ một lượng lớn dữ liệu
như dữ liệu khởi động, dữ liệu bình luận,
dữ liệu ghi nhật ký, cơ sở dữ liệu và các
dữ liệu khác.
Lưu ý: Tất cả thẻ nhớ SD được sử dụng trong module CPU cần được
định dạng. Thẻ nhớ SD mới mua không được định dạng. Trước khi sử
dụng thẻ, hãy lắp thẻ vào module CPU và định dạng bằng công cụ chuyên
dụng. Không định dạng thẻ nhớ SD bằng máy tính cá nhân.
1.2. Cấu hình vùng nhớ của module CPU
Hình sau mô tả cấu hình vùng nhớ của module CPU.
12
Hình 1.4. Vùng nhớ của module CPU [1].
Bộ nhớ tích hợp là một thuật ngữ chung cho các vùng bộ nhớ trong
của module CPU.
RAM: Bộ nhớ này dùng để sử dụng thanh ghi tệp, thiết bị cục bộ và
tệp theo dõi lấy mẫu mà không cần thẻ nhớ. Việc sử dụng các vùng RAM
làm thanh ghi tệp cho phép người dùng truy cập nhanh các vùng theo cách
tương tự như thanh ghi dữ liệu. Bộ nhớ này cũng được sử dụng để lưu trữ
các tệp lưu trữ mã lỗi module.
• Bộ nhớ đệm chương trình (Program cache memory): Bộ nhớ này
được sử dụng cho chương trình thực hiện. Khi hệ thống được bật
nguồn hoặc module CPU được đặt lại, các chương trình được lưu
trữ trong bộ nhớ chương trình sẽ được chuyển vào bộ nhớ đệm
chương trình và được thực thi.
• Bộ nhớ thiết bị/nhãn (device/label memory): Bộ nhớ thiết bị/nhãn
có các khu vực sau.
Vùng nhớ Ứng dụng
Vùng nhớ thiết bị Thiết bị của người dùng
Vùng nhớ nhãn Vùng nhớ nhãn Nhãn toàn cục/cục bộ
Vùng nhớ nhãn có chốt Nhãn toàn cục/cục bộ có chốt
Vùng nhớ cục bộ Thiết bị cục bộ (trừ thanh ghi định danh)
Vùng nhớ file lưu trữ File thanh ghi và dữ liệu khác
• Bộ nhớ làm mới (refresh memory): Bộ nhớ này được sử dụng để
lưu trữ dữ liệu được sử dụng để làm mới giao tiếp với module
chức năng thông minh.
13
• Bộ nhớ đệm CPU (CPU buffer memory): Bộ nhớ này được sử
dụng bởi chức năng Ethernet hoặc trong giao tiếp dữ liệu giữa
nhiều module CPU.
ROM: Bộ nhớ này dùng để lưu trữ dữ liệu như tham số và chương trình.
• Bộ nhớ chương trình (Program memory): Bộ nhớ này được sử
dụng để lưu trữ các chương trình và thông số cần thiết để module
CPU thực hiện các hoạt động.
• Các chương trình được lưu trong bộ nhớ chương trình được
chuyển vào bộ nhớ đệm của chương trình và được thực thi.
• Bộ nhớ dữ liệu (Data memory): Bộ nhớ này được sử dụng để lưu trữ
các tệp tham số, tệp nhận xét thiết bị và/hoặc các thư mục/tệp khác.
1.3. Địa chỉ tín hiệu ngõ vào/ra
Kết nối thiết bị ngõ vào/ra
Tín hiệu ngõ ra từ các thiết bị ngõ vào được thay thế bằng các địa chỉ
đầu vào được xác định tùy thuộc vào vị trí lắp đặt và vị trí của module đầu
vào, và được sử dụng trong các chương trình. Đối với ngõ ra (cuộn dây)
của chương trình, địa chỉ đầu ra được xác định tùy thuộc vào vị trí lắp đặt
và vị trí của module đầu ra mà module đầu ra đã được kết nối.
Hình 1.5. Kết nối thiết bị ngõ vào/ra [1].
14
Địa chỉ ngõ vào/ra của đế chính (main base)
Địa chỉ I/O của một khe cắm (một module) được chỉ định theo thứ tự
tăng dần với thay đổi là 16 điểm (0 đến FH).
Trường hợp các module 16 điểm đã được gắn vào tất cả các khe được
sử dụng làm tiêu chuẩn. Ví dụ: hình sau đây cho thấy số I/O khi module 32
điểm được gắn vào khe thứ năm.
Địa chỉ I/O được gán cho các khe trống (khe không gắn module
I/O nào). Ví dụ, khi khe thứ ba trống, địa chỉ I/O được gán như sau
trong cài đặt ban đầu. Địa chỉ điểm mặc định này có thể được thay đổi
trong cài đặt.
15
16
Chương II
PHẦN MỀM LẬP TRÌNH GX WORK3 VÀ CẤU
HÌNH PHẦN CỨNG TRẠM PLC iQ-R
Phần mềm GX Works3 là công cụ để cài đặt, lập trình, xử lý lỗi và
quản lý các dự án cho dòng PLC iQ-R và các dòng PLC Mitsubishi khác.
So với GX Works2, các chức năng và khả năng vận hành của GX Works3
đã được nâng cấp và cải thiện rất nhiều.
Các chức năng chính của phần mềm GX Works3:
• Viết chương trình: hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình bậc thang (lad-
der), ST, SFC hoặc FBD.
• Cài đặt tham số: người sử dụng có thể cài đặt tham số của module
CPU, module I/O, và module chức năng thông minh.
• Đọc/ghi dữ liệu từ/đến module CPU: đọc và ghi dữ liệu/chương
trình từ module CPU bằng chức năng “Read from CPU” và “Write
to CPU”.
• Theo dõi và sửa lỗi chương trình: người sử dụng có thể viết
chương trình tuần tự cho module CPU, và theo dõi giá trị dữ liệu
trong khi PLC hoạt động.
• Chức năng chẩn đoán lỗi: GX Works3 thực hiện chẩn đoán về
trạng thái lỗi hiện tại và lịch sử lỗi của module CPU hoặc hệ
thống mạng. Với chức năng chẩn đoán, việc khôi phục hệ thống
có thể được hoàn thành trong thời gian ngắn. Màn hình hệ thống
hiển thị thông tin chi tiết về các module chức năng thông minh và
các module khác. Tính năng này giúp người dùng rút ngắn thời
gian khôi phục hệ thống khi xảy ra lỗi.
2.1. Khởi tạo dự án mới với PLC iQ-R bằng phần mềm GX
Works3
Bước 1: Khởi động phần mềm GX Works3:
Chọn [MELSOFT] → [GX Works3] → [GX Works3] từ menu Start
của Windows® *1
.
*1
: Chọn [Start] → [All apps] hoặc [Start] → [All programs].
17
Bước 2: Tạo một dự án mới với PLC iQ-R theo các thao tác tuần tự
như sau:
B1. Nhấp vào biểu
tượng trên thanh công
cụ hoặc chọn [Project]
 [New] từ Menu (Ctrl
+ N).
B2. Nhấp vào nút danh
sách của “Series”.
B3. Chọn “RCPU” từ
menu thả xuống.
18
B4. Trong danh
sách “Type”, chọn
“R04EN”.
B5. Trong danh sách
“Program Language”,
chọn “Ladder”.
B6. Chọn [OK] để xác
nhận.
Một dự án mới với PLC iQ-R được tạo ra:
Giao diện thiết kế chương trình cho PLC theo ngôn ngữ lập trình
Ladder (bậc thang) đang được sử dụng phổ biến ở các dòng PLC nhờ ưu
điểm dễ sử dụng.
Để thiết kế được một chương trình PLC hoàn chỉnh cần rất nhiều
yếu tố, công cụ. Sau đây là một số công cụ tiêu biểu có trên phầm mềm
GX Works3.
Các phím chức năng chuyển trạng thái lập trình bắt buộc phải được
lưu ý. Nó giúp chuyển đổi linh hoạt từ chế độ Write (viết) chương trình
sang chế độ Monitor (giám sát) và ngược lại.
19
• Write Mode: cho phép người dùng can thiệp và chỉnh sửa chương
trình tùy biến.
• Monitor Mode: giám sát trạng thái của các biến BOOL hay biến
số INT, REAL sau khi đã viết và nạp hoàn chỉnh chương trình
vào PLC.
2.2. Cấu hình phần cứng trạm PLC iQ-R
Phần cứng thực tế của một trạm PLC iQ-R được cho ở hình sau:
Mỗi module nếu muốn sử dụng cần phải khai báo, module không
khai báo thì coi như không sử dụng cho hệ thống. Hướng dẫn việc cấu hình
trạm PLC với module sử dụng là ngõ vào số, ngõ ra số, ngõ vào tương tự,
và ngõ ra tương tự được thực hiện tuần tự như sau:
B1: Trong mục “Navigation”, nhấp
đôi vào “Module Configuration”.
Nếu có hộp thoại xuất hiện thì nhấn
vào [OK].
20
B2: Khi cửa sổ “Module Configuration” mở, từ cửa sổ “Element Selec-
tion” chọn “R312B” trong “Main Base”. Kéo và thả vào cửa sổ “Module
Configuration”.
B3: Thêm module nguồn bằng cách kéo vào thả “R62P” từ “Power
Supply” trong cửa sổ “Element Selection”.
21
B4: Kéo và thả module R04ENCPU vào slot “CPU” trên đế.
B5: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “RJ71EN71(CCIEC)”
trong mục “Network Module”, kéo và thả vào slot số 0 trên Base.
B6: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “RX42C4” trong mục
“Input”, kéo và thả vào slot số 1 trên Base.
B7: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “RY42NT2P” trong
mục “Output”, kéo và thả vào slot số 2 trên Base.
22
B8: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “R60AD4” trong mục
“Analog Input”, kéo và thả vào slot số 3 trên Base.
B9: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “R60DA4” trong mục
“Analog Output”, kéo và thả vào slot số 4 trên Base.
Các module sau khi thêm vào Base:
23
B10: Để kiểm tra nguồn tiêu thụ của các module được khai báo có
phù hợp với khối nguồn, ta kiểm tra bằng cách kích chuột phải trên base,
chọn “CheckPower Supply Capacity and I/O Points”.
Nếu phù hợp, cửa sổ thông báo hiện ra, ta chọn [OK] để tiếp tục.
B11: Để hoàn tất việc khai báo, cần xác nhận phần cứng đã khai báo
xong. Nhấp chuột phải vào Base, chọn “Parameter” ⇒ “Fix(S)”. Cửa sổ
thông báo hiện ra, ta chọn “Yes”.
24
25
Lúc này các thông báo hiện ra để ta xác nhận việc thêm các module
như đã khai báo. Chọn [OK] để xác nhận.
26
Sau khi thực hiện các bước này, ta đã hoàn thành việc khai báo phần
cứng cho bộ điều khiển lập trình iQ-R.
Ngoài việc khai báo từng module theo cách trên, ta có thể tải cấu
hình trạm PLC iQ-R hiện đang kết nối với máy tính một cách tự động.
Cách này sẽ được trình bày trong mục tiếp theo sau khi cấu hình đường
truyền kết nối giữa PLC và máy tính.
2.3. Cấu hình đường truyền kết nối máy tính với PLC iQ-R
Để tải chương trình và truyền nhận dữ liệu giữa máy tính và PLC
iQ-R ta có thể dùng cổng USB hoặc cổng Ethernet tích hợp sẵn trên CPU.
27
2.3.1. Dùng cổng USB
Trước tiên, ta cắm cáp kết nối vào máy tính và PLC như hình:
Sau đó vào Tab “Connection Destination”, chọn “Connection” để
mở cửa sổ khai báo kết nối.
28
Trong mục “PC side I/F”, chọn “Serial USB”, và chọn chuẩn truyền
thông “USB”. Sau đó tích vào [OK] để xác nhận.
Trong mục “PLC side I/F”, chọn “PLC Module”. Trong mục “Other
Station Setting”, chọn “No Specification”. Sau đó tích vào [Connection
Test] để kiểm tra kết nối. Cửa sổ thông báo hiện ra báo kết nối thành công,
ta chọn [OK] để xác nhận.
29
2.3.2 Dùng cổng Ethernet
Trước tiên, ta cắm cáp Ethernet kết nối vào máy tính và PLC như hình:
30
Sau đó vào Tab “Connection Destination”, chọn “Connection” để
mở cửa sổ khai báo kết nối.
31
Trong mục “PC side I/F”, chọn “Ethernet Board”, và kích đôi để cấu
hình chuẩn truyền thông.
Cửa sổ thông báo hiện ra, trong mục “Adapter”, ta chọn card truyền
thông Ethernet tích hợp trên máy tính. Trường hợp ở đây là “Realtek PCIe
FE Family Controller”, ta chọn [OK] để xác nhận.
32
Trong mục “PLC side I/F”, kích đôi vào “PLC Module”. Trong cửa
sổ hiện ra, ta chọn “Ethernet Port Direct Connection”.
Trong mục “Other Station Setting”, chọn “No Specification”. Sau đó
tích vào [Connection Test] để kiểm tra kết nối. Cửa sổ thông báo hiện ra
báo kết nối thành công, ta chọn [OK] để xác nhận.
33
Sau khi thiết lập đường truyền giữa PLC và máy tính, ta có thể tải
cấu hình phần cứng của trạm PLC trực tiếp lên máy tính mà không cần
phải khai báo thủ công. Trình tự thực hiện như sau:
B1: Trong menu “Online”, chọn “Read Module Configuration from
PLC”.
B2: Cửa sổ thông báo hiện ra, yêu cầu xác nhận việc đọc các module
từ PLC, chọn “Yes” để xác nhận.
34
B3: Phần mềm sẽ tự động kết nối với trạm PLC và tải về thông số
các module có trên hệ thống. Cửa sổ thông báo hiện ra, thông báo việc đọc
các module từ PLC đã thành công, chọn [OK] để xác nhận.
2.4. Tải chương trình từ máy tính xuống PLC iQ-R
Chương trình được quản lý tốt hơn với các nhãn (Label). Ta có các
nhãn cục bộ (Local label) và nhãn toàn cục (Global label). Kiểu dữ liệu
của nhãn có thể chọn dễ dàng trong phần mềm.
Để gán các nhãn với các thiết bị ngõ vào/ra được kết nối với phần
cứng, ta cần gán địa chỉ nhãn tới địa chỉ ngõ vào/ra trong mục “Assign
Device/Label”.
35
Một chương trình mẫu để thử nghiệm việc nạp chương trình
xuống PLC.
Sau khi viết chương trình, phải thực hiện kiểm tra chương trình có
lỗi hay không bằng cách chọn “Convert(B)” trong menu “Convert” (hoặc
có thể nhấn phím tắt F4).
Chương trình sau khi kiểm tra mà không có bất cứ lỗi nào.
36
Trong menu “Online”, ta chọn “Write to PLC”.
Cửa sổ cấu hình hiện ra, ta chọn “Parameter + Program(F)” để tải
xuống PLC các thông số của trạm PLC đã khai báo vào chương trình.
Chọn [Excute] để xác nhận việc tải chương trình xuống PLC.
Chương trình và các tham số của các module đã khai báo sẽ được tải
xuống PLC. Sau khi tải xuống, ta chọn [Close] để đóng cửa sổ.
37
Để theo dõi chương trình đang thực hiện trên PLC, ta có thể chọn
chức năng giám sát trên phần mềm: chọn “Start Monitoring (All Win-
dows)” trên thanh công cụ.
38
Chương III
TẬP LỆNH CƠ BẢN PLC MITSUBISHI
3.1. Các biến và tham số của PLC iQ-R
3.1.1. Các biến cơ bản
Biến là một phần cho một chương trình trong bộ điều khiển CPU,
hay là một thành phần (chẳng hạn như các tiếp điểm và cuộn dây) của một
chương trình.
Bảng 3.1. Các kiểu biến dữ liệu
Kiểu biến Mô tả Ghi chú
X Input Cung cấp cho bộ điều khiển lập trình các lệnh
và dữ liệu sử dụng các thiết bị ngoại vi, chẳng
hạn như nút nhấn, công tắc, công tắc hành trình
và cảm biến số.
Biến kiểu
bit.
Chủ yếu
xử lý tín
hiệu on/
off.
Y Output Xuất kết quả điều khiển tới các cuộn dây, công
tắc điện từ, đèn tín hiệu và đèn báo kỹ thuật số.
M Internal relay Relay phụ bên trong bộ điều khiển khả trình
không thể xuất tín hiệu trực tiếp ra các thiết bị
bên ngoài.
L Latch relay Relay phụ bên trong bộ điều khiển lập trình
không thể xuất tín hiệu trực tiếp ra các thiết bị
bên ngoài. Dữ liệu trong thiết bị này được giữ
khi tắt nguồn.
B Link relay Relay nội cho liên kết dữ liệu không thể xuất
tín hiệu trực tiếp đến các thiết bị bên ngoài. Các
khu vực không được chỉ định trong cài đặt ban
đầu có thể được sử dụng làm rơle bên trong.
F Annunciator Một biến được sử dụng để phát hiện các lỗi.
Tạo trước một chương trình phát hiện lỗi và
bật biến trong khi bộ điều khiển lập trình đang
chạy để lưu trữ một giá trị số trong thanh ghi
đặc biệt (SD).
39
V Edge relay Relay nội lưu trữ kết quả hoạt động (thông tin
on/off) từ khi bắt đầu khối bậc thang.
Biến kiểu
Word.
Chủ yếu
dùng xử lý
dữ liệu.
Mỗi Word
chứa 16
bit. Mỗi
bit có thể
được truy
xuất theo
công thức
“ t h a n h
ghi.*” (*
= 0 to F
(hexadeci-
mal))
SM Special relay Relay nội lưu trạng thái module CPU.
SB Link special
relay
Relay nội cho liên kết dữ liệu cho biết trạng
thái giao tiếp hoặc lỗi.
FX Function
input
Relay nội tải dữ liệu on/off được chỉ định bởi
lệnh gọi chương trình con với đối số trong
chương trình con.
FY Function
output
Relay nội chuyển kết quả hoạt động (dữ liệu
on/off) trong chương trình con tới nguồn lệnh
gọi chương trình con.
T(ST) Timer Bốn kiểu timer đếm lên: timer tốc độ thấp, tim-
er tốc độ cao, timer tốc độ thấp có nhớ, và timer
tốc độ cao có nhớ.
C Counter Hai kiểu counter đếm lên: counter được dùng
trong chương trình tuần tự và counter được
dùng trong chương trình ngắt.
D Data register Vùng nhớ lưu trữ dữ liệu trong bộ điều khiển.
W Link register Thanh ghi dữ liệu dùng cho liên kết dữ liệu.
R/ZR File register Thanh ghi dùng cho mở rộng thanh ghi dữ liệu,
sử dụng RAM hoặc thẻ nhớ.
SD Special reg-
ister
Thanh ghi lưu trữ trạng thái của CPU.
SW Link special
register
Thanh ghi dùng cho liên kết dữ liệu, lưu trạng
thái truyền thông hoặc lỗi.
FD Function
register
Thanh ghi được dùng để trao đổi dữ liệu giữa
nguồn gọi chương trình con và chương trình
con.
Z Index register Thanh ghi được dùng để lập chỉ mục (X, Y, M,
L, B, F, T, C, D, W, R, K, H, và P).
N Nesting Hiển thị Nesting (cấu trúc nesting) của bộ điều
khiển trung tâm.
P Pointer Chỉ nơi nhảy đến của lệnh rẽ nhánh (CJ, SCJ,
CALL và JMP).
I Interrupt
pointer
Khi xảy ra sự kiện ngắt, vùng nhớ này chỉ đến
chương trình ngắt tương ứng với yếu tố ngắt.
J Network No.
Specification
device
Sử dụng vùng nhớ này khi chỉ định số mạng
bằng hướng dẫn liên kết dữ liệu.
40
LT
(LST)
Long timer Timer đếm lên, lưu giá trị đếm hiện tại bằng
32 bit.
Biến kiểu
Word.
Chủ yếu
dùng xử lý
dữ liệu.
Mỗi Word
chứa 32bit.
Mỗi bit
có thể
được truy
xuất theo
công thức
“ t h a n h
ghi.*” (*
= 0 to F
(hexadeci-
mal))
LC Long counter Counter đếm lên, lưu giá trị đếm hiện tại bằng
32 bit.
LZ Long index
register
Thanh ghi được sử dụng để lập chỉ mục các
vùng nhớ (X, Y, M, L, B, F, T, C, D, W, R, K,
H và P) với 32 bit.
U I/O No.
specification
device
Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định số I/O với
hướng dẫn dành riêng cho module chức năng
thông minh.
Biến kiểu
Word.
Chủ yếu
dùng xử lý
dữ liệu.
Mỗi Word
chứa 16 bit.
Mỗi bit có
thể được
truy xuất
theo công
thức “thanh
ghi.*” (*
= 0 to F
(hexadeci-
mal))
K Decimal
constant
Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định những điều
sau đây: giá trị cài đặt của timer/counter, chỉ số
con trỏ, chỉ số con trỏ ngắt, số chữ số của vùng
nhớ bit và các giá trị của lệnh cơ bản/ứng dụng.
H Hexadecimal
constant
Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định các giá trị
của một lệnh cơ bản/ứng dụng.
E Real constant Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định số thực
cho một lệnh.
“String” Character
string con-
stant
Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định các chuỗi
ký tự cho một lệnh.
UnG Module ac-
cess device
Vùng nhớ truy cập bộ nhớ đệm của module
chức năng thông minh.
Biến kiểu
Word.
Chủ yếu
dùng xử lý
dữ liệu.
3.1.2. Các tham số cơ bản
Các tham số là các giá trị cài đặt cơ bản được áp dụng cho PLC để
điều khiển các đối tượng như mong muốn.
Các thông số được chia thành ba loại: tham số hệ thống, tham số
CPU và tham số thẻ nhớ SD.
41
Tham số hệ thống: các tham số hệ thống được cho trong bảng sau.
Bảng 3.2. Tham số hệ thống
Mục Số tham số
Gán I/O Cài đặt base/nguồn/
cáp mở rộng
Cài đặt tên Base/module nguồn/
kí hiệu cáp mở rộng
0203H
Cài đặt gán I/O Slot 0201H
Tên module 0203H
Cài đặt kiểu module/điểm/bắt
đầu XY/trạng thái module
0200H
Cài đặt điều khiển PLC 0202H
Cài đặt điểm ứng với slot trống 0100H
Cài đặt hệ
thống nhiều
CPU
Số module CPU 0301H
Cài đặt truyền thông
giữa CPU
Cài đặt vùng nhớ làm mới 0303H
Cài đặt vùng nhớ đệm CPU
(làm mới ở lệnh END)
0304H
Cài đặt vùng nhớ đệm CPU
(làm mới ở lệnh I45)
0308H
Dữ liệu PLC 0309H
Hàm truyền thông chu kỳ cố
định
-
Cài đặt vùng truyền thông chu
kì cố định
0307H
Cài đặt truyền thông
chu kỳ cố định
Cài đặt khoảng thời gian của
truyền thông chu kỳ cố định
0306H
Hàm truyền thông chu kỳ cố
định và hàm đồng bộ module
nội
0306H
Cài đặt chế độ hoạt
động
Cài đặt dừng 0302H
Cài đặt khởi động đồng bộ 030AH
Cài đặt module PLC
điều khiển khác
Cài đặt nhóm I/O bên ngoài 0305H
Cài đặt đồng
bộ giữa các
module
Sử dụng hàm đồng bộ nội giữa các module trong hệ
thống
-
Chọn đích đồng bộ giữa các module 0101H
Cài đặt khoảng thời gian của đồng bộ chu kỳ cố định
giữa các module
0101H
Cài đặt đồng bộ trạm chủ giữa các module 0102H
42
Tham số CPU: các tham số CPU được cho trong bảng sau.
Bảng 3.3. Tham số CPU
Mục Số tham số
Cài đặt tên Cài đặt chủ đề 3100H
Cài đặt bình luận 3101H
Cài đặt liên
quan đến hoạt
động
Cài đặt giới hạn timer 3200H
Cài đặt chuyển tiếp RUN-PAUSE 3201H
Cài đặt reset từ xa 3202H
Cài đặt chế độ ngõ ra khi STOP sang RUN 3203H
Cài đặt đồng bộ module 3207H
Cài đặt liên quan đến đồng hồ 3209H
Cài đặt ngắt Cài đặt khoảng thời gian chu kỳ cố định 3A00H
Cài đặt chế độ hoạt động chu kỳ cố định 3A00H
Cài đặt cho phép ngắt trong lệnh thực thi 3A00H
Cài đặt số khối lưu/khôi phục 3A00H
Cài đặt ưu tiên ngắt từ module 3A01H
Cài đặt xử lý Cài đặt xử lý truy cập thiết bị/nhãn 3B00H
Cài đặt file Cài đặt thanh ghi file 3300H
Cài đặt giá trị khởi tạo 3301H
Cài đặt file cho thiết bị lưu trữ dữ liệu 3303H
Cài đặt bộ nhớ/
thiết bị
Cài đặt vùng nhớ
thiết bị/nhãn
SRAM mở rộng 3404H
Cài đặt dung lượng vùng nhớ
thiết bị/nhãn
3400H
Điểm thiết bị 3401H
Thiết bị cục bộ 3405H
Cài đặt khoảng ghim 3407H
Cài đặt kiểu ghim 3408H
Cài đặt thanh ghi nội 3402H
Cài đặt bộ nhớ làm mới 3403H
Cài đặt khoảng thời gian ghim thiết bị 3406H
Cài đặt con trỏ 340BH
Cài đặt dung lượng bộ nhớ đệm nội 340AH
43
Cài đặt RAS Cài đặt thời gian giám sát chu kỳ (WDT) 3500H
Cài đặt chu kỳ cố định 3503H
Cài đặt phát hiện lỗi 3501H
Cài đặt hoạt động của module CPU khi có lỗi 3501H
Cài đặt hiển thị LED 3502H
Cài đặt ghi sự kiện 3504H
Cài đặt chương
trình
Cài đặt chương trình
Kiểu thực thi
Loại (chu kỳ cố định)
Loại (sự kiện)
Thông tin cài đặt chi tiết
Cài đặt làm mới nhóm
Thiết bị/file có sử dụng hay không
Tên chương
trình
3700H
3700H
3700H
3701H
-
3700H
3700H
Cài đặt file FB/FUN 3702H
Cài đặt làm
mới giữa nhiều
CPU
Cài đặt làm mới (ở lệnh END) 3901H
Cài đặt làm mới (ở ngắt ngoài I45) 3902H
Cài đặt định
tuyến
Cài đặt định tuyến 3800H
Tham số thẻ nhớ SD: các tham số thẻ nhớ SD được cho trong bảng sau.
Bảng 3.4. Tham số thẻ nhớ SD
Mục Số tham số
Cài đặt boot 2000H
Cài đặt File/dữ liệu trong thẻ nhớ có sử dụng hay không 2010H
Khi phần mềm GX Works3 khởi động, các giá trị đặt trước được đặt
trong các tham số. Các giá trị này được gọi là giá trị mặc định (giá trị ban đầu).
Bộ điều khiển khả trình có thể chạy với các giá trị mặc định, tuy
nhiên, ta có thể sửa đổi chúng trong một phạm vi xác định nếu cần.
3.2. Tập lệnh cơ bản
Một số lệnh cơ bản được dùng để lập trình PLC Mitsubishi được
trình bày trong phần này. (Lưu ý: Các lệnh được trình bày sau đây được
44
lấy từ các tài liệu tham khảo: “Mitsubishi Programmable Controllers
Training Manual MELSEC iQ-R Series Basic Course (for GX Works3)”
[1] và “Mitsubishi Programmable Controllers Training Manual MELSEC
iQ-R Series Advanced Course (for GX Works3)” [2] do hãng Mitsubishi
phát hành).
a/ Lệnh [OUT] – Coil output (cuộn dây ngõ ra)
Lệnh cuộn dây ngõ ra [OUT] cho một bit được chỉ định bằng 1 khi
điều kiện đầu vào bằng 1 và tắt bit đó khi điều kiện bằng 0. Ví dụ:
Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
b/ Lệnh [SET]/[RST] – Set/Reset
Lệnh SET bật một bit được chỉ định khi điều kiện đầu vào bằng 1 và
giữ trạng thái của bit ngay cả khi điều kiện vào bằng 0. Để tắt bit này, phải
sử dụng lệnh RST. Ví dụ:
45
Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
c/ Lệnh đếm thời gian (Timer, Timer tốc độ cao, Timer có nhớ)
Ví dụ:
Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
46
Giải thích:
• Tiếp điểm của timer sẽ đóng sau một khoảng thời gian kể từ khi
cuộn dây được cấp điện (On delay timer).
• Khoảng cài đặt của giá trị timer là từ K1 đến K32767.
Timer tốc độ thấp (100ms): 0.1 đến 3276.7 giây
Timer tốc độ cao (10ms): 0.01 đến 327.67 giây
• Khi giá trị đặt của timer là 0, nó sẽ ON (timeout) khi lệnh được
thực hiện.
Có 4 loại timer như sau:
Loại Chỉ số timer
(giá trị ban đầu)
Ghi chú
Timer thường  Đếm thời gian
với đơn vị 100ms
Giá trị ban đầu
T0 đến T2047
(2048 timer)
Đổi lệnh đầu ra (OUT) thành
<H
T0> để chọn timer tốc độ
cao hoặc timer có nhớ tốc độ
cao.
Để sử dụng timer có nhớ, cài
đặt số điểm thiết bị được sử
dụng cho timer có nhớ trong
cài đặt thiết bị của tham số
CPU.
Timer tốc độ cao  Đếm thời gian
với đơn vị 10ms
Timer có nhớ thường  Cộng dồn
thời gian với đơn vị 100ms
Giá trị ban đầu: 0
(Giá trị có thể
được thay đổi
bằng tham số)
Timer có nhớ tốc độ cao  Cộng
dồn thời gian với đơn vị 10ms
Cách dùng timer có nhớ:
Khi ngõ vào ON, cuộn dây sẽ ON và giá trị của timer có nhớ bắt
đầu tăng. Khi giá trị hiện tại bằng một giá trị đặt, timer có nhớ sẽ hết thời
47
gian chờ và timer bit sẽ ON. Khi ngõ vào OFF trong quá trình timer đếm,
cuộn dây sẽ tắt nhưng giá trị hiện tại được giữ nguyên. Khi ngõ vào ON
trở lại, cuộn dây sẽ bật và giá trị hiện tại sẽ tiếp tục tăng kể từ giá trị đã
giữ nguyên.
Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
48
Cách chuyển timer T0 đến T63 thành timer có nhớ ST0 đến ST63:
B1: Chọn “Parameter” trong cửa sổ “Navigation”.
B2: Kích đôi vào “CPU Parameter”.
B3: Trong cửa sổ hiện lên, chọn “Memory/Device Setting”. Sau đó
chọn “Device Setting” trong mục “Device/Label Memory Area Detailed
Setting”.
49
B4: Chọn “Points” trong hàng “Device” của “Retentive Timer” và
điền vào số 64 (Lưu ý: số lượng cài đặt phải là bội số của 32). Cài đặt xong
ta nhấp [Apply] để xác nhận cài đặt.
50
d/ Bộ đếm (Counter)
Ví dụ:
Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
Giải thích:
• Counter đếm cạnh lên của tín hiệu đầu vào.
• Sau khi đếm đủ giá trị đặt, counter không đếm ở các cạnh lên của
các tín hiệu vào sau đó.
51
• Khi đếm đủ giá trị đặt, trạng thái counter bit và giá trị hiện tại (giá
trị đếm của counter) không thay đổi cho đến khi lệnh RST được
thực hiện.
• Việc thực hiện lệnh RST trước khi đếm hết sẽ xóa giá trị của bộ
đếm về 0.
• Khoảng cài đặt của giá trị counter là từ K0 đến K32767. (Nếu là
K0 thì counter bit sẽ ON (bắt đầu đếm) khi thực hiện lệnh).
Giá trị đặt của counter có thể đặt trực tiếp với tham số K, hoặc đặt
gián tiếp thông qua thanh ghi dữ liệu D. Ví dụ:
Counter C30 sẽ tác động khi số lần tín hiệu đầu vào X100 ON bằng
giá trị được cho trong thanh ghi dữ liệu D110 (trong hình là 24). Gán giá
trị gián tiếp rất hữu ích khi áp dụng trong chương trình mà giá trị đặt của
counter được cho bởi một thanh ghi ngoại.
e/ [PLS]/[PLF] (Tác động cạnh lên/Tác động cạnh xuống)
Lệnh PLS (Tác động cạnh lên) chỉ ON ngõ ra được chỉ định trong
một chu kỳ quét của PLC khi có cạnh lên của lệnh điều kiện.
Lệnh PLF (Tác động cạnh xuống) chỉ ON ngõ ra được chỉ định trong
một chu kỳ quét của PLC khi có cạnh xuống của lệnh điều kiện. Ví dụ:
52
Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
Ứng dụng của lệnh PLS/PLF:
• Các lệnh này có thể được sử dụng để tạm dừng chương trình, chờ
đến khi điều kiện hoạt động thỏa mãn.
• Các lệnh này có thể được dùng trong chương trình phát hiện việc
đi qua của các vật chuyển động. Chương trình phát hiện các sản
phẩm đi qua và bắt đầu xử lý tiếp theo cho sản phẩm.
• Các lệnh này có thể được sử dụng trong chương trình thực tác
động ON ngõ ra trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi
tín hiệu đầu vào ON.
• Các lệnh này có thể được sử dụng trong chương trình thực hiện
một hoạt động lặp đi lặp lại như chuyển đổi trạng thái on/off mỗi
khi nhấn nút nhấn (chuyển mạch nhanh). (Nếu lệnh PLS được sử
53
dụng trong chương trình, chương trình sẽ được thực hiện ở cạnh
lên khi nút nhấn được nhấn. Nếu lệnh PLF được sử dụng, chương
trình được thực hiện ở cạnh xuống khi nút nhấn được nhả).
f/ [CJ]/[SCJ] (Nhảy tức thời/Nhảy sau một chu kỳ quét)
Ví dụ:
Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
Khi thỏa điều kiện đầu vào, lệnh CJ ngay lập tức tạm dừng chương
trình và nhảy đến một điểm được chỉ định (số con trỏ) trong cùng một
chương trình và các lệnh tiếp theo trong chương trình được thực hiện.
54
Khi điều kiện đầu vào không thỏa, tất cả các lệnh phía sau nó đều
được thực hiện.
Khi thỏa điều kiện đầu vào, lệnh SCJ thực hiện tất cả các lệnh phía sau
nó trong chu kỳ quét. Từ chu kỳ quét tiếp theo, lệnh sẽ tạm dừng chương trình
và nhảy đến một điểm được chỉ định (số con trỏ) trong cùng một chương trình
và các lệnh tiếp theo trong chương trình được thực hiện. Khi điều kiện đầu vào
không thỏa, tất cả các lệnh phía sau nó đều được thực hiện.
Sử dụng lệnh SCJ khi một số thao tác cần được thực hiện trước khi
bỏ qua chương trình. Ví dụ, sử dụng lệnh khi một đầu ra cần được bật hoặc
tắt trước.
Lưu ý:
• Cả hai lệnh CJ và SCJ đều có thể sử dụng con trỏ từ P0 đến P4095.
• Trạng thái của chương trình bị bỏ qua bởi lệnh CJ là trạng thái
trước khi thực hiện lệnh CJ.
• Sử dụng lệnh FEND như hình dưới đây để thực hiện xử lý với
lệnh CJ hoặc SCJ cho mọi chương trình.
55
• Nếu lệnh CJ, SCJ hoặc JMP được sử dụng để bỏ qua timer khi cuộn
dây của nó đang bật, timer không đo thời gian một cách chính xác.
g/ Lệnh di chuyển dữ liệu
[MOV(P)] – Lệnh chép dữ liệu 16-bit
Khi điều kiện đúng, giá trị từ nguồn (s) sẽ được chép sang vùng nhớ
đích (d).
Kí tự P trọng lệnh MOVP là viết tắt của từ Pulse (xung): Sử dụng lệnh
MOVPđể truyền dữ liệu ngay lập tức chẳng hạn như khi thiết lập dữ liệu hoặc
đọc dữ liệu khi xảy ra lỗi. Sử dụng lệnh MOV để luôn đọc dữ liệu thay đổi.
Tham
số
Bit Word D o u b l e
word
Gián
tiếp
Hằng số Khác S ố
bước
X, Y,
M ,
L ,
S M ,
F, B,
S B ,
F X ,
FY
J T ,
S T ,
C ,
D ,
W ,
S D ,
S W,
F D ,
R ,
Z R ,
RD
U   G  ,
J, U3E
(H)G
Z L T ,
L S T,
LC
LZ K ,
H
E $
(s)  -    - -   - - - *1
(d)  -    - -  - - - -
*1
Số bước thay đổi phụ thuộc vào biến sử dụng.
56
[FMOV(P)] – Lệnh chép cùng một dữ liệu sang một mảng
Khi thỏa điều kiện đầu vào, lệnh FMOV chép dữ liệu trong nguồn (s)
sang (n) dữ liệu ở điểm đích (d).
Lệnh FMOV được dùng để xóa nhiều dữ liệu trong một mảng.
[BMOV(P)] – Lệnh chép cùng một khối dữ liệu sang một mảng
Khi thỏa điều kiện đầu vào, lệnh BMOV chép mảng dữ liệu (n) điểm
trong nguồn (s) sang dữ liệu ở điểm đích (d).
Lệnh BMOV được dùng cho các ứng dụng sau:
• Lưu dữ liệu ghi vào file.
• Lưu dữ liệu quan trọng (chẳng hạn như dữ liệu hoạt động tự động và
dữ liệu đo lường) vào các vùng nhớ chốt, ví dụ: thanh ghi dữ liệu để
sao lưu dữ liệu khi tắt nguồn trong tham số, để ngăn mất dữ liệu khi
mất điện ngoài ý muốn.
57
Tham
số
Bit Word D o u b l e
word
Gián
tiếp
Hằng số Khác S ố
bước
X, Y,
M ,
L ,
SM,
F, B,
S B ,
F X ,
FY
J T, ST,
C, D,
W ,
S D ,
S W ,
F D ,
R ,
Z R ,
RD
U   G  ,
J, U3E
(H)G
Z L T ,
LST,
LC
LZ K ,
H
E $
(s)  -   -  -  - - - - 4
(d)  -   -  -  - - - -
(n)  -    - -   - - -
h/ Lệnh so sánh
Các phép so sánh gồm: so sánh bằng, khác nhau, lớn hơn, lớn hơn
hoặc bằng, nhỏ hơn, và nhỏ hơn hoặc bằng.
Lệnh so sánh so sánh giá trị trong nguồn 1 (s1) và trong nguồn 2 (s2)
và cho tín hiệu điều khiển đi qua khi điều kiện so sánh đúng. Lệnh so sánh
có thể được coi là một tiếp điểm thường mở vì nó chỉ chuyển sang trạng
thái đóng khi các điều kiện so sánh được thỏa mãn.
Tham
số
Bit Word D o u b l e
word
Gián
tiếp
Hằng số Khác S ố
bước
X, Y,
M ,
L ,
S M ,
F, B,
S B ,
F X ,
FY
J T ,
S T ,
C ,
D ,
W ,
S D ,
S W,
F D ,
R ,
Z R ,
RD
U   G  ,
J, U3E
(H)G
Z L T ,
L S T,
LC
LZ K ,
H
E $
(s1)      *1
*1
  - - - 3
(s2)      *1
*1
  - - -
*1
Đối với dữ liệu nhị phân 32-bit
58
i/ Lệnh toán học
[+(P)] – Lệnh cộng dữ liệu 16-bit
[-(P)] – Lệnh trừ dữ liệu 16-bit
1. Khi thỏa điều kiện ngõ vào, giá trị ở (s) được cộng/trừ với giá trị
(d), kết quả lưu vào (d).
2. Khi thỏa điều kiện ngõ vào, giá trị ở (s1) được cộng/trừ với giá trị
(s2), kết quả lưu vào (d).
Tham
số
Bit Word D o u b l e
word
Gián
tiếp
Hằng số Khác S ố
bước
X, Y,
M ,
L ,
SM,
F, B,
S B ,
F X ,
FY
J T, ST,
C, D,
W ,
S D ,
S W ,
F D ,
R ,
Z R ,
RD
U   G  ,
J, U3E
(H)G
Z L T ,
LST,
LC
LZ K ,
H
E $
(s1)  -    - -   - - - 3
hoặc
4
(s2)  -    - -   - - -
(d)  -    - -  - - - -
[*(P)] – Lệnh nhân dữ liệu 16-bit
[/(P)] – Lệnh chia dữ liệu 16-bit
1. Khi thỏa điều kiện ngõ vào, giá trị ở (s1) được nhân với giá trị
(s2), kết quả lưu vào (d).
59
2. Khi thỏa điều kiện ngõ vào, giá trị ở (s1) được chia với giá trị (s2),
kết quả lưu vào (d). Giá trị số lẻ sau dấu thập phân của kết quả phép chia
bị bỏ qua.
Tham
số
Bit Word Double
word
Gián
tiếp
Hằng số Khác Số
bước
X, Y,
M,
L,
SM,
F, B,
SB,
FX,
FY
J T, ST,
C, D,
W,
SD,
SW,
FD,
R,
ZR,
RD
UG,
J, U3E
(H)G
Z LT,
LST,
LC
LZ K,
H
E $
(s1)  -    - -   - - - *1
(s2)  -    - -   - - -
(d)  -    - -  - - - -
*1
: Lệnh nhân: 3 hoặc 4 (tùy vào tham số sử dụng). Lệnh chia: 4.
60
Các lệnh 32-bit và sự cần thiết của chúng
Đơn vị nhớ trong dòng PLC iQ-R là 1 word (16 bit). Vì thế nên dữ
liệu thường được xử lý theo đơn vị word trong các quá trình chép dữ liệu,
so sánh dữ liệu và các lệnh toán học.
Bộ điều khiển lập trình PLC iQ-R có thể xử lý dữ liệu theo đơn vị
double-word (32 bit). Trong trường hợp này, kí tự “D” được thêm vào đầu
mỗi lệnh để chỉ rằng lệnh này xử lý dữ liệu 32 bit. Ví dụ như sau:
Lệnh Word (16 bit) Double-word (32 bit)
Chép dữ liệu MOV(P) DMOV(P)
So sánh <, >, <=, >=, =, <> D<, D>, D<=, D>=, D=, D<>
Lệnh toán học +(P) D+(P)
-(P) D-(P)
*(P) D*(P)
/(P) D/(P)
Giá trị số -32768 đến 32767 -2147483648 đến 2147483647
Tầm giá trị chỉ số K1 đến K4 K1 đến K8
Dữ liệu có được xử lý theo double-workd (32 bit) hay không phụ thuộc
vào kích thước dữ liệu. Trong các ví dụ sau sử dụng lệnh double-word.
(1) Khi kích thước dữ liệu vượt quá tầm dữ liệu có thể xử lý bằng
một word (-32768 đến 32767).
(2) Khi kết quả của lệnh nhân 16-bit được chép vào.
*1
Kết quả của lệnh nhân dữ liệu 32-bit là dữ liệu 64-bit.
61
(3) Khi kết quả của lệnh chia 32-bit được dùng.
j/ Chương trình con
[CALL(P)] – Thực hiện chương trình con
[RET] – Kết thúc chương trình con
Hoạt động của một chương trình con được thể hiện ở hình sau:
Một chương trình con chứa quá trình xử lý cần được thực hiện
nhiều lần. Chương trình con bắt đầu bằng một con trỏ P và kết thúc
bằng lệnh RET.
62
Cấu hình số lượng con trỏ (P) trong khoảng sau (số lượng này cũng
được dùng cho lệnh CJ và SCJ).
Khoảng cài đặt Mặc định
R04CPU, R04ENCPU, R08CPU, R08ENCPU, R08PCPU, R08SFCPU,
R16CPU, R16ENCPU, R16PCPU, R16SFCPU, R32CPU, R32ENCPU,
R32PCPU, R32SFCPU: 0 đến 16384 điểm.
4096 điểm
R120CPU, R120ENCPU, R120PCPU, R120SFCPU: 0 đến 32768 điểm 8192 điểm
Tối đa 16 lệnh CALL(P) có thể lồng vào nhau. Ví dụ:
Quy trình thực hiện chương trình ở trên có thể như sau:
63
Tham
số
Bit Word D o u b l e
word
Gián
tiếp
Hằng số Khác Số bước
X, Y,
M ,
L ,
SM,
F, B,
S B ,
F X ,
FY
J T ,
S T ,
C, D,
W ,
S D ,
S W,
F D ,
R ,
Z R ,
RD
U G ,
J    ,
U 3 E  
(H)G
Z L T ,
LST,
LC
LZ K ,
H
E $
(P) - - - - - - - - - - - - CALL: 3
CALLP: 4
[FEND] – Kết thúc chương trình chính
Lệnh FEND là một lệnh chiếm 2 bước, được dùng như một lệnh
tương đương của lệnh END trong các trường hợp sau:
• Khi chương trình tuần tự cần được thực hiện và dừng ở giữa. Ví dụ,
lệnh FEND được sử dụng cùng với lệnh nhảy CJ và SCJ.
• Khi sử dụng chương trình con (lệnh CALL và RET).
• Khi sử dụng chương trình ngắt.
Sau khi lênh FEND được thực hiện, PLC sẽ thực hiện việc tự kiểm
tra, sau đó quá trình xử lý bắt đầu lại từ bước 0.
Đối với lệnh nhảy CJ:
64
Khi có một chương trình con và một chương trình ngắt:
Lưu ý:
• Nhiều lệnh FEND có thể được sử dụng trong chương trình chính.
Tuy nhiên, lệnh FEND không thể sử dụng trong chương trình con và
chương trình ngắt.
• Lệnh FEND không thể sử dụng để kết thúc chương trình chính.
Luôn luôn sử dụng lệnh END khi kết thúc chương trình chính.
k/ Chỉ số thanh ghi (Z/LZ)
Biến này được dùng cho việc hiệu chỉnh chỉ số của một vùng nhớ, nó
được dùng để chỉ định gián tiếp chỉ số của vùng nhớ.
Ví dụ: D0Z0 ⇒ Có nghĩa là D (0 + Z0). Trong đó (0 + Z0) là chỉ số
vùng nhớ. (Nếu Z0 = 0, D0Z0 là D0, nếu Z0 = 50, D0Z0 là D50).
65
Có hai loại chỉ số thanh ghi: Z (chỉ số 16-bit) và LZ (chỉ số 32-bit).
Mục Vùng nhớ
Z (16-bit) X, Y, M, L, B, F, SB, V, T*1
, LT*1
, ST*1
, LST*1
, C*1
, LC*1
, D, W, SW,
SM, SD, JnX, JnY, JnB, JnSB, JnW, JnSW, UnG, U3EnG, U3En
HG, R, ZR, RD, P*3
, I*3
, J, U, K, H
LZ (32-bit) M, B, SB, T*1
, LT*1
, ST*1
, LST*1
, C*1
, LC*1
, D, W, SW, JnB*2
, JnW*2
,
UnG*2
, U3EnG*2
, U3EnHG*2
, R, ZR, RD, K, H
*1
Có thể dùng cho tiếp điểm, cuộn dây và giá trị hiện tại.
*2
Đối với số mạng và chỉ số nguồn của I/O, không thể dùng chỉ số 32 bit.
*3
Khi dùng làm con trỏ ngắt, chỉ số hiệu chỉnh không thể thực hiện.
66
Chương IV
MODULE XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ
4.1. Module ngõ vào số (digital input) RX42C4
Thông số của module RX42C4 được cho ở bảng sau [3]:
Mục Đặc điểm Hình ảnh
Số lượng ngõ vào 64 điểm
Điện áp đầu vào
24VDC (tỷ lệ gợn sóng: không quá
5%) (khoảng điện áp cho phép: 20.4 to
28.8VDC)
Dòng điện đầu vào 4.0mA TYP. (ở 24VDC)
Điện áp/dòng điện ON 19V hoặc cao hơn/3mA hoặc cao hơn
Điện áp/dòng điện OFF
6V hoặc thấp hơn/1.0mA hoặc thấp
hơn
Điện trở đầu vào 5.3kΩ
Ngưỡng chịu đựng 510VACrms, 1 phút
Điện trở cách ly 10MΩ hoặc cao hơn
Mức bảo vệ IP2X
Phương pháp đấu dây chân
chung
32 điểm/chân chung (đầu nối chân
chung: 1B01, 1B02, 2B01, 2B02)
Đấu kiểu nối chung dương/âm
Số điểm I/O bị chiếm dụng
64 điểm (Phân công I/O: Đầu vào 64
điểm)
Chức năng ngắt
Có sẵn (có thể được cài đặt trong
“Thông số module”)
Giao diện bên ngoài Đầu nối 40-pin
Dòng tiêu thụ bên trong
(5VDC)
180mA (Khi tất cả các điểm đều ON)
Trọng lượng 0.13kg
67
Sơ đồ cấu trúc bên trong ngõ vào:
*1
Ledhiểnthịtrạngthái32ngõvàođầutiênbằngcáchgạtswitchsangtrái
(F), để hiển thị trạng thái 32 ngõ vào sau cần gạt switch sang phải (L).
Sơ đồ kết nối thiết bị ngõ vào với đầu nối của module RX42C4:
68
X00 đến X1F và X20 đến X3F là tín hiệu.
1A01 đến 1A20, 1B01 đến 1B20, 2A01 đến 2A20 và 2B01 đến 2B20
là chỉ số của chân.
1A01 đến 1A04, 1B03, 1B04, 2A01 đến 2A04, 2B03 và 2B04 là
chân trống.
Thời gian đáp ứng ngõ vào:
Thời
gian
Giá trị cài đặt
0.1ms 0.2ms 0.4ms 0.6ms 1ms 5ms 10ms*1
20ms 70ms
OFF
ON
0.1ms 0.2ms 0.4ms 0.6ms 1ms 5ms 10ms 20ms 70ms
ON
OFF
0.2ms 0.3ms 0.5ms 0.7ms 1ms 5ms 10ms 20ms 70ms
*1
Giá trị mặc định của thời gian đáp ứng ngõ vào là 10ms.
Cài đặt thời gian đáp ứng ngõ vào
Chức năng này cho phép thay đổi thời gian đáp ứng của module ngõ
vào với từng chân ngõ vào. Chức năng này không thể cài đặt với module
ngõ vào AC.
Phương pháp cài đặt thời gian đáp ứng ngõ vào: [Navigation win-
dow] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name
(RX42C4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [input response time setting].
69
Khi cài đặt thời gian đáp ứng ngõ vào, cần xem xét môi trường sử
dụng module và tham khảo bảng sau về độ rộng xung nhiễu có thể loại bỏ.
Giá trị cài đặt đáp ứng ngõ vào 1ms 5ms 10ms 20ms 70ms
Độ rộng xung nhiễu có thể loại bỏ 0.3ms 1.5ms 4ms 8ms 35ms
Chức năng ngắt ngõ vào
Hoạt động ngắt phụ thuộc vào cài đặt điều kiện trong tham số mod-
ule. Ngoài ra, mỗi ngõ vào có thể cài đặt là một điều kiện ngắt. Khi “inter-
rupt condition setting” được đặt là “leading edge/trailing edge” (cạnh lên/
cạnh xuống), sự kiện ngắt xuất hiện trong quá trình thực hiện một chương
trình ngắt được giữ một lần, lần thứ hai và các sự kiện ngắt tiếp theo bị
loại bỏ.
Nếu “fall → rise” xuất hiện trong khi đang thực hiện một chương
trình ngắt được kích bằng xung cạnh lên, cạnh lên thứ hai không kích hoạt
chương trình ngắt. Vì vậy, cần tạo khoảng nghỉ giữa việc kích ngắt ngõ vào
(tương tự như “fall → rise → fall”).
Ngoài ra, tín hiệu ngắt ngõ vào liên tục On và Off gây ra việc dừng
chương trình chính thường xuyên. Vì vậy cần điều chỉnh độ rộng On
và Off của ngõ vào ngắt để không ảnh hưởng đến hoạt động của chương
trình chính.
70
Phương pháp cài đặt ngắt ngõ vào: [Navigation window] ⇒
[Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (RX42C4)
⇒ [Module Parameter] ⇒ [interrupt setting].
Tham số Khoảng cài đặt
Input/interrupt setting • Input
• Interrupt
Interrupt condition setting • Leading edge
• Trailing edge
• Leading edge/trailing edge
Interrupt pointer I0 đến I15, I50 đến I1023
Cài đặt làm mới (refresh setting)
Chức năng này cài đặt thời gian làm mới của một ngõ vào/ra cụ thể.
Phương pháp cài đặt chế độ ngõ ra khi có lỗi: [Navigation win-
dow] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name
(RX42C4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Refresh setting] ⇒ [Refresh by the
Set Timing].
71
Giá trị cài đặt Mô tả
At the Execution Time of
END instruction
Làm mới được thực hiện vào thời điểm xử lý END của
module CPU.
At the execution time of
specified program
Làm mới được thực hiện vào thời điểm thực hiện chương
trình cụ thể trong “Refresh Group[n] (n: 1-64)”.
4.2. Module ngõ ra transistor (digital output) RY42NT2P
Thông số của module RY42NT2P được cho ở bảng sau [3]:
Mục Đặc điểm Hình ảnh
Số lượng đầu ra 64 đầu ra
Điện áp tải
12/24VDC (khoảng điện áp cho phép:
10.2 đến 28.8VDC)
Dòng điện tải tối đa 0.2A/đầu ra, 2A/chân chung
Dòng khởi động tối đa
Dòng bị giới hạn do chức năng bảo vệ
quá tải
Dòng rò rỉ ở trạng thái OFF 0.1mA hoặc thấp hơn
Sụt điện áp tối đa khi ON
0.2VDC (TYP.) 0.2A, 0.3VDC (MAX.)
0.2A
Thời gian
đáp ứng
OFF => ON 0.5ms hoặc ít hơn
ON => OFF 1ms hoặc ít hơn (tải định mức, tải điện trở)
Nguồn
ngoài
Điện áp
12/24VDC (khoảng điện áp cho phép:
10.2 đến 28.8VDC)
Dòng điện 16mA (ở 24VDC)/chân chung
72
Cầu chì Không
Điện áp chịu được 510VACrms, 1 phút
Điện trở cách ly 10MΩ hoặc cao hơn
Mức bảo vệ IP2X
Số điểm I/O được sử dụng 64 điểm (Chỉ định I/O: Đầu ra 64 điểm)
Giao diện bên ngoài Đầu nối 40-pin
Dòng tiêu thụ bên trong
(5VDC)
250mA (Khi tất cả các điểm đều ON)
Trọng lượng 0.13kg
Sơ đồ cấu trúc bên trong ngõ ra:
*1
Led hiển thị trạng thái 32 ngõ vào đầu tiên bằng cách gạt switch
sang trái (F), để hiển thị trạng thái 32 ngõ vào sau cần gạt switch sang
phải (L).
73
Sơ đồ kết nối thiết bị ngõ vào với đầu nối của module RY42NT2P:
Y00 đến Y1F và Y20 đến Y3F là tín hiệu.
1A01 đến 1A20, 1B01 đến 1B20, 2A01 đến 2A20 và 2B01 đến 2B20
là chỉ số của chân.
1A01 đến 1A04, 1B03, 1B04, 2A01 đến 2A04, 2B03 và 2B04 là
chân trống.
Cài đặt chế độ ngõ ra khi có lỗi
Chức năng này cho phép module CPU lựa chọn việc xóa hay giữ ngõ
ra của module ngõ ra và module chức năng thông minh khi mà lỗi Stop xảy
ra. Có 2 lựa chọn có thể chọn trong trường hợp có lỗi: Clear (xóa) hoặc
Hold (giữ).
Phương pháp cài đặt chế độ ngõ ra khi có lỗi: [Navigation win-
dow] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name
(RY42NT2P) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Setting error-time output mode].
74
Cài đặt làm mới (refresh setting)
Chức năng này cài đặt thời gian làm mới của một ngõ vào/ra cụ thể.
Phương pháp cài đặt chế độ ngõ ra khi có lỗi: [Navigation win-
dow] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name
(RY42NT2P) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Refresh setting] ⇒ [Refresh by
the Set Timing].
Giá trị cài đặt Mô tả
At the Execution Time of
END instruction
Làm mới được thực hiện vào thời điểm xử lý END của
module CPU.
At the execution time of
specified program
Làm mới được thực hiện vào thời điểm thực hiện chương
trình cụ thể trong “Refresh Group[n] (n: 1-64)”.
75
Chương V
MODULE XỬ LÝ TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ
5.1. Module chuyển đổi tín hiệu tương tự - số R60AD4
5.1.1. Các thông số cơ bản
Để chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (Analog to Digital)
đối với trạm PLC iQ-R, một trong số các module có thể dùng là R60AD4.
Thông số kỹ thuật của module R60AD4 được cho ở Bảng 5.1 [4].
Hình 5.1. Hình ảnh bên ngoài của module R60AD4.
76
Kết nối với đầu nối bên ngoài
Để đọc tín hiệu điện áp Để đọc tín hiệu dòng điện
Ví dụ kết nối thiết bị bên ngoài:
77
Bảng 5.1. Thông số kỹ thuật của module R60AD4
Mục Đặc điểm
Số lượng kênh Analog
đầu vào
4 Kênh
Điện áp đầu vàoAnalog -10 đến 10VDC (điện trở đầu vào 1MΩ)
Dòng điện đầu vào
Analog
0 đến 20mADC (điện trở đầu vào 250Ω)
Giá trị đầu ra số Số nhị phân 16-bit có dấu (-32768 đến 32767)
Đặc điểm I/O, độ phân
giải
Điện áp
Dòng điện
Tầm ngõ vào Analog
Giá trị đầu
ra số
Độ phân giải
0 đến 10V 0 đến
32000
312.5µV
0 đến 5V 156.3µV
1 đến 5V 125.0µV
1 đến 5V (chế độ
mở rộng)
-8000 đến
32000
125.0µV
-10 đến 10V
-32000 đến
32000
312.5µV
Tùy biến người
dùng (điện áp)
47.7µV
0 đến 20mA 0 đến
32000
625.0nA
4 đến 20mA 500.0nA
4 đến 20mA (chế
độ mở rộng)
-8000 đến
32000
500.0nA
Tùy biến người
dùng (dòng điện)
-32000 đến
32000
190.7nA
Độ chính xác (độ chính
xác của giá trị đầu ra
số tối đa)
Nhiệt độ môi trường 25±5°C: trong khoảng ± 0.1% (± 32 chữ số)
Nhiệt độ môi trường 0 đến 55°C: trong khoảng ± 0.3% (± 96
chữ số)
Tốc độ chuyển đổi 80µs/kênh
Số lần cài đặt offset/
khuếch đại
Tối đa 50000 lần
Đầu vào tối đa tuyệt đối Điện áp: ±15V, Dòng điện: 30mA
Phương pháp cách ly
Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: Photocoupler
Giữa các kênh ngõ vào: Không cách ly
Điện áp chịu đựng được Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: 500VACrms trong 1 phút
Điện trở cách ly Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: 10MΩ hoặc cao hơn, ở 500VDC
SốđiểmI/Ođượcsửdụng 16 điểm (Gán I/O: Module thông minh 16 điểm)
Cấu trúc bên ngoài Terminal 18 chân
Cỡ dây dẫn 0.3 đến 0.75mm2
(22 đến 18 AWG)
78
Dòng tiêu thụ (5VDC) 0.22A
Kích
thước
Cao 106mm (Kích thước base: 98mm)
Rộng 27.8mm
Dày 131mm
Khối lượng 0.17kg
5.1.2. Quy trình lập trình đọc tín hiệu tương tự bằng module
R60AD4
Cài đặt thông số: tiến hành cài đặt thông số bằng phần mềm. Cài đặt
làm mới tự động không cần thay đổi [5].
Range Switching Function: Chức năng này cho phép chọn tầm ngõ
vào của mỗi kênh ngõ vào. Ta chọn tầm ngõ vào theo đường dẫn sau:
[Navigation window] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module
model name (R60AD4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Basic setting] ⇒
[Range switching function].
Để thay đổi giá trị này, cần cho phép chuyển đổi A/D của kênh analog
cần sử dụng bằng cách cài đặt “A/D conversion enable/disable settting”
thành “A/D conversion enable”.
79
Để đọc giá trị chuyển đổi được từ module Analog, ta cài đặt vùng
nhớ của PLC sẽ lưu giá trị chuyển đổi được từ module Analog. Cài đặt
vùng nhớ lưu giá trị chuyển đổi được theo đường dẫn sau: [Navigation
window] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name
(R60AD4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Refresh setting] ⇒ [Transfer to the
CPU] ⇒ [Digital output value].
80
Các bit trạng thái của module R60AD4:
Viết chương trình đọc và lưu giá trị chuyển đổi được của kênh 1 vào
D200 và D300.
5.2. Module chuyển đổi tín hiệu số - tương tự R60DA4
5.2.1. Các thông số cơ bản
Để xuất tín hiệu tương tự (điện áp hoặc dòng điện) điều khiển các
thiết bị bên ngoài, cần sử dụng module Analog to Digital. Đối với trạm
PLC iQ-R, một số các module có thể dùng là R60AD4, R60DAV8, và
R60DAI8. Thông số kỹ thuật của module R60AD4 được cho ở Bảng
5.2 [6].
81
Hình 5.2. Hình ảnh bên ngoài của module R60DA4.
82
Kết nối với đầu nối bên ngoài
Để điều khiển tải điện áp Để điều khiển tải dòng điện
Ví dụ kết nối thiết bị bên ngoài:
83
Bảng 5.2. Thông số kỹ thuật của module R60DA4
Nội dung Đặc điểm
Số lượng kênh Analog đầu ra 4 Kênh
Đầu vào số
Số nhị phân 16-bit có dấu (-32768 đến
32767)
Điện áp đầu ra Analog
-10 đến 10VDC (điện trở tải đầu ra 1kΩ
hoặc hơn)
0 đến 5VDC (điện trở tải đầu ra 500Ω hoặc
hơn)
Dòng điện đầu ra Analog
0 đến 20mADC (điện trở tải đầu ra từ 0 đến
600Ω)
Đặc điểm I/O, độ phân giải*1
Điện áp
0 đến 5V
1 đến 5V
-10 đến 10V
Tùy biến người dùng
(điện áp)
Dòng điện
0 đến 20mA
4 đến 20mA
Tùy biến người dùng
(dòng điện)
Tầm ngõ ra Analog Giá trị số
Độ phân
giải
0 đến
32000
156.3µV
125.0µV
-32000
đến
32000
312.5µV
312.5µV*4
0 đến
32000
625.0nA
500.0nA
-32000
đến
32000
350.9nA
Độ chính xác (độ chính xác của giá trị
lớn nhất đầu ra số)*2
Nhiệt độ môi trường 25±5°C: trong khoảng
±0.1% (Áp ±10mV, dòng ± 20µA )
Nhiệt độ xung quanh 0 đến 55°C: trong
khoảng ±0.3% (Áp ± 30mV, dòng ± 60µA )
Tốc độ chuyển
đổi
Chế độ ngõ ra
thông thường
80µs/kênh
Chế độ ngõ ra
dạng sóng
80µs/kênh
Số lần cài đặt offset/ khuếch đại*3
Tối đa 50000 lần
Bảo vệ ngắn mạch ngõ ra Có bảo vệ
Phương pháp cách ly
Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: Photocoupler
Giữa các kênh ngõ vào: không cách ly
Giữa nguồn ngoài và ngõ ra analog: biến áp
cách ly
84
Điện áp chịu đựng được
Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC:
500VACrms trong 1 phút
Giữa nguồn ngoài và ngõ ra analog:
500VACrms trong 1 phút
Điện trở cách ly
Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: 10MΩ hoặc
cao hơn, ở 500VDC
Số điểm I/O được sử dụng
16 điểm (Gán I/O: Module thông minh 16
điểm)
Cấu trúc bên ngoài Terminal 18 chân
Dòng tiêu thụ (5VDC) 0.16A
Kích thước
Rộng
Dày
Cao 106mm (Kích thước base: 98mm)
27.8mm
131mm
Khối lượng 0.19kg
Nguồn ngoài 24VDC +20%, -15%
Tăng áp 500mVP-P
hoặc thấp hơn
Dòng khởi động: 5.0A, 690µs hoặc ít hơn
Dòng tiêu thụ: 0.14A (ở 24VDC)
*1
Tùy vào lựa chọn tầm chuyển đổi I/O.
*2
Trừ trường hợp dưới điều kiện nhiễu.
*3
Lớn hơn 50000 lần sẽ gây ra lỗi “Tới giới hạn số lần ghi offset/khuếch đại” (mã
lỗi: 1080H).
*4
Độ phân giải tối đa của tầm đo tùy chọn của người dùng.
5.2.2. Quy trình lập trình xuất tín hiệu tương tự bằng module
R60DA4
Cài đặt thông số: tiến hành cài đặt thông số bằng phần mềm. Cài đặt
làm mới tự động không cần thay đổi [7].
Output range setting: Chức năng này cho phép chọn tầm ngõ ra của
mỗi kênh ngõ ra analog. Ta chọn tầm ngõ ra theo đường dẫn sau: [Naviga-
tion window] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module mod-
el name (R60DA4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Basic setting] ⇒ [Range
switching function] ⇒ [Output range setting].
85
Để thay đổi giá trị này, cần cho phép chuyển đổi D/A của kênh
analog ngõ ra cần sử dụng bằng cách cài đặt “D/A conversion enable/dis-
able settting” thành “D/A conversion enable”.
Để ghi giá trị số tới module Analog, ta cài đặt vùng nhớ của PLC sẽ
được truyền sang module Analog output. Cài đặt vùng nhớ lưu sẽ được ghi
vào module Analog output theo đường dẫn sau: [Navigation window] ⇒
[Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (R60DA4)
86
⇒ [Module Parameter] ⇒ [Refresh settings] ⇒ [Refresh at the set timing]
⇒ [Transfer to the intelligent module] ⇒ [Digital value].
Các bit trạng thái của module R60DA4:
Để bit trạng thái của module R60DA4, kích chuột phải vào module
R60DA4 trong cửa sổ Navigation, chọn “Register to Intelligent Function
Module Monitor”.
87
Viết chương trình mỗi khi nhấn X20 thì ghi giá trị 20000 vào
thanh ghi D50 (giá trị sẽ được chuyển tới module R60DA4 và chuyển
sang tín hiệu số tương ứng). Vùng nhớ D50 do ta cài đặt lúc trước,
hoặc truy cập vào vùng nhớ U0BG460 là vùng nhớ dùng để lưu giá trị
từ PLC chuyển về.
88
Chương VI
MODULE ĐẾM XUNG TỐC ĐỘ CAO
6.1. Cấu trúc và các thông số cơ bản của module đếm xung
tốc độ cao RD62P2E (DC input source output type)
Module đếm xung tốc độ cao 2 kênh RD62P2E có các chức năng
chính như sau:
• Đếm tốc độ cao: Module RD62P2E có khả năng đếm xung 200k/s
đối với loại đầu vào DC và 8M xung/s đối với đầu vào vi sai. Khi
được sử dụng với encoder tương đối độ chính xác cao, đảm bảo
đo vị trí một cách chính xác. Module này cũng có đầu ra PWM,
đáp ứng cho các ứng dụng yêu cầu đo chu kỳ xung.
• Đo xung: Tính năng đo xung cho phép đo chu kỳ xung, đáp ứng
các ứng dụng khác nhau như trong ngành thực phẩm và đồ uống,
khi mà các cảm biến tiệm cận được sử dụng để kiểm soát vị trí
bình trên băng tải hoặc ngành năng lượng tái tạo khi cần kiểm
soát góc cánh gió trên một tuabin gió.
• Ngõ ra PWM tốc độ cao: Tần số đầu ra PWM có thể hỗ trợ lên
đến 200 kHz với độ rộng xung tối thiểu 100 ns (tỷ lệ với thời gian
“on”) trong chu kỳ nhiệm vụ yêu cầu. Các giá trị cài đặt có thể
được thay đổi trong quá trình vận hành mà không cần phải dừng
hệ thống, chẳng hạn như trong điều khiển quạt công nghiệp.
Sơ đồ chân và đặc tính kỹ thuật của module đếm xung tốc độ cao 2
kênh RD62P2E được cho lần lượt ở Hình 6.1 và Bảng 6.1 [8].
89
Hình 6.1. Sơ đồ chân Pin 40 chân của module RD62P2E.
STT Tên Mô tả
(1) RUN LED Hiển thị trạng thái hoạt động
On: đang hoạt động
Chớp tắt (chu kỳ 400ms): module được chọn để thay thế
online
Off: mất nguồn 5V hoặc cho phép thay thế module online
(2) Φ A LED On: có tín hiệu điện áp ở chân vào xung A
(3) Φ B LED On: có tín hiệu điện áp ở chân vào xung B
(4) DEC. LED On: bộ đếm đang đếm xuống
(5) FUNC. LED On: có tín hiệu điện áp ở chân vào chức năng khởi động
(6) Đầu nối thiết bị
ngoài (40 chân)
Đầu nối để kết nối encoder và bộ điều khiển
(7) Nhãn thiết bị Ghi thông tin thiết bị của module (16 số)
90
Bảng 6.1. Thông số kỹ thuật của module RD62P2E
Nội dung Đặc điểm
Cài đặt tốc độ đếm 200kpps (100k đến 200kpps
100kpps
(10k đến
100kpps
10kpps
(10kpps
hoặc nhỏ
hơn)
Số kênh 2 kênh
Tín
hiệu
đầu
vào
đếm
Phase
1 pha (nhân 1/nhân 2), 2 pha (nhân 1/nhân 2/nhân 4), CW/
CCW
Mức tín hiệu
(ՓA, ՓB)
2 đến 5mA ở 5/12/24VDC
Bộ
đếm
Tốc độ đếm
(tối đa)
200kpps 100kpps 10kpps
Khoảng đếm
Giá trị nhị phân 32-bit có dấu (-2147483648 đến
2147483647)
Loại Bộ đếm đặt trước LÊN/XUỐNG + Chức năng bộ đếm vòng
Ngõ ra Khoảng so
sánh
Giá trị nhị phân 32-bit có dấu
Kết quả so
sánh
Giá trị đặt < giá trị đếm, Giá trị đặt = giá trị đếm, Giá trị đặt
> giá trị đếm
Đầu
vào
ngoại
vi
Đặt trước 7 đến 10mA ở 5/12/24VDC
Bắt đầu chức
năng
Bộ lọc số 0ms, 0.1ms, 1ms, 10ms
Độ
rộng
xung
Mục đo Độ rộng xung (độ rộng ON/độ rộng OFF/cạnh lên đến cạnh
lên/cạnh xuống đến cạnh xuống)
Độ phân giải
đo
100ns
Số điểm đo 1 điểm/kênh
Đầu ra
ngoại
vi
Đầu ra trùng
lặp
Đầu ra Transistor (kiểu source), 2 điểm/kênh 12/24VDC,
0.1A/điểm, 0.4A/chân chung
Đầu ra
xung
PWM
Khoảng tần
số ngõ ra
DC đến tối đa 200kHz
Tỷ lệ On Chu kỳ và thời gian ON có thể được đặt theo tỷ lệ 0.1µs.
Số điểm đầu ra 2 điểm/kênh
Số điểm I/O được sử
dụng
16 điểm (Gán I/O: Module thông minh 16 điểm)
91
Dòng tiêu thụ (5VDC) 0.20A
Kích
thước
Cao 106mm
Rộng 27.8mm
Dày 110mm
Khối lượng 0.12kg
Kết nối
Để đạt được hiệu suất tối đa từ các chức năng của module bộ đếm tốc
độ cao và cải thiện độ tin cậy của hệ thống, hệ thống kết nối dây dẫn bên
ngoài cần có độ bền và khả năng chống nhiễu cao. Dưới đây là một số biện
pháp phòng ngừa khi nối dây encoder hoặc bộ điều khiển.
Các terminal khác nhau được chuẩn bị tùy thuộc vào điện áp của tín
hiệu được đưa vào. Kết nối với một terminal có nhiều điện áp khác nhau
có thể gây ra sự cố module hoặc hỏng các thiết bị được kết nối.
Khi đếm xung đầu vào 1 pha, luôn kết nối cáp đầu vào xung ở phía
pha A.
Để tránh cháy nổ hoặc hư hỏng các thiết bị bên ngoài và module
trong trường hợp ngắn mạch, phải lắp cầu chì cho mỗi đầu nối bên ngoài
trong mạch đầu ra.
Chống nhiễu
Module bộ đếm tốc độ cao có thể đếm xung không chính xác nếu có
nhiễu xung đầu vào.
Đối với đầu vào của xung tốc độ cao, hãy thực hiện các biện pháp
sau để chống nhiễu:
• Biện pháp 1: Đảm bảo sử dụng cáp xoắn đôi được bọc chống
nhiễu.
• Biện pháp 2: Giữ cáp xoắn đôi được bọc chống nhiễu cách xa
đường dây nguồn và đường dây I/O từ 150mm trở lên, cáp tín
hiệu không ở gần dây nguồn. Khoảng cách đi dây cũng phải càng
ngắn càng tốt.
• Biện pháp 3: Nối đất cho cáp ở phía encoder (hộp tiếp điện). Nối
đất riêng các thiết bị đầu cuối FG và LG của bộ điều khiển lập
trình có điện trở nối đất từ 100Ω trở xuống.
Hình 6.2 mô tả một ví dụ về biện pháp giảm nhiễu, trong đó:
92
(1) Đặt cáp tín hiệu ở khoảng cách 150mm trở lên cách xa cáp I/O
của thiết bị điện áp cao như rơle và biến tần, bất kể bên trong hay bên ngoài
tủ điều khiển.
(2) Đối với ống kim loại, ngăn không cho van điện từ hoặc tải cảm
ứng cùng có mặt trong đường ống. Trong trường hợp không thể đảm bảo
đủ khoảng cách riêng biệt với đường dây điện áp cao do hệ thống dây dẫn
ống dẫn và các dây dẫn khác, hãy sử dụng dây bảo vệ như CVVS cho
đường dây điện áp cao.
(3) Khoảng cách giữa encoder và hộp tiếp điểm phải càng ngắn càng
tốt. Kiểm tra để đảm bảo rằng điện áp cả khi hoạt động và khi không hoạt
động của encoder nằm trong phạm vi của điện áp định mức bằng cách sử
dụng một dụng cụ đo, ví dụ như máy đo cho khối terminal trong hộp tiếp
điểm. Vì khoảng cách xa từ module bộ đếm tốc độ cao đến encoder có thể
gây ra sụt áp. Nếu sụt áp cao, hãy thực hiện các biện pháp như thay thế dây
có kích thước dây lớn hơn hoặc sử dụng encoder 24VDC với mức tiêu thụ
dòng điện thấp hơn.
Hình 6.2. Biện pháp giảm nhiễu.
93
Nối đất cho cáp xoắn đôi ở phía encoder (hộp tiếp điện). Hình 6.3 mô
tả ví dụ về hệ thống đi dây nối đất.
Hình 6.3. Biện pháp giảm nhiễu.
(4) Giữa encoder và cáp xoắn đôi, kết nối dây bảo vệ của chúng với
nhau trong hộp tiếp điện. Nếu dây bảo vệ của encoder được sử dụng không
được nối đất trong encoder, hãy nối đất nó trong hộp tiếp đất như đường
chấm trong hình.
Sơ đồ chân kết nối thiết bị ngoại vi với các chân module được cho
ở bảng sau.
Bảng 6.2. Chân kết nối module RD62P2E.
Ngõ vào
Mạch bên
trong
94
Chân Tên tín hiệu Hoạt động Điện áp
ngõ vào
Dòng
hoạt
động
CH1 CH2
A20 A13 Ngõ vào pha
A 24V
On 21.6 –
26.4V
2 – 5mA
Off Nhỏ hơn
5V
Nhỏ hơn
0.1mA
B20 B13 Ngõ vào pha
A 12V
On 10.8 –
13.2V
2 – 5mA
Off Nhỏ hơn
4V
Nhỏ hơn
0.1mA
A19 A12 Ngõ vào pha
A 5V
On 4.5 –
5.5V
2 – 5mA
Off Nhỏ hơn
2V
Nhỏ hơn
0.1mA
B19 B12 ABCOM –
A18 A11 Ngõ vào pha
B 24V
On 21.6 –
26.4V
2 – 5mA
Off Nhỏ hơn
5V
Nhỏ hơn
0.1mA
B18 B11 Ngõ vào pha
B 12V
On 10.8 –
13.2V
2 – 5mA
Off Nhỏ hơn
4V
Nhỏ hơn
0.1mA
A17 A10 Ngõ vào pha
B 5V
On 4.5 –
5.5V
2 – 5mA
Off Nhỏ hơn
2V
Nhỏ hơn
0.1mA
Mạch bên
trong
95
B17 B10 Ngõ vào đặt
24V
On 21.6 –
26.4V
7 – 10mA
Off Nhỏ hơn
4V
Nhỏ hơn
1mA
A16 A09 Ngõ vào đặt
12V
On 10.8 –
13.2V
7 – 10mA
Off Nhỏ hơn
2.5V
Nhỏ hơn
1mA
B16 B09 Ngõ vào đặt
5V
On 4.5 –
5.5V
7 – 10mA
Off Nhỏ hơn
1.6V
Nhỏ hơn
1mA
A15 A08 CTRLCOM Thời gian đáp ứng Off sang
On: nhỏ
hơn 20µs
On sang
Off: nhỏ
hơn
100µs
B15 B08 Ngõ vào chức
năng khởi
động 24V
On 21.6 –
26.4V
7 – 10mA
Off Nhỏ hơn
4V
Nhỏ hơn
1mA
A14 A07 Ngõ vào chức
năng khởi
động 12V
On 10.8 –
13.2V
7 – 10mA
Off Nhỏ hơn
2.5V
Nhỏ hơn
1mA
A14 A07 Ngõ vào chức
năng khởi
động 5V
On 4.5 –
5.5V
7 – 10mA
Off Nhỏ hơn
1.6V
Nhỏ hơn
1mA
– – – Thời gian đáp ứng Off sang
On: nhỏ
hơn 20µs
On sang
Off: nhỏ
hơn
100µs
Ngõ ra
Mạch bên
trong
96
A06 A05 EQU1 (ngõ
ra tương ứng
số 1)
PWM1 (ngõ
ra PWM số
1)
• Điện áp ngõ vào: 10.2 đến 30V
• Dòng tải tối đa: 0.5A/điểm, 2A/chân chung
• Sụp áp tối đa khi On: 1.5V
• Thời gian đáp ứng
Off sang On: nhỏ hơn 1µs
On sang Off: nhỏ hơn 1µs
B06 B05 EQU2 (ngõ
ra tương ứng
số 2)
PWM2 (ngõ
ra PWM số
2)
B02, B01 12/24V • Điện áp ngõ vào: 10.2 đến 30V
• Dòng tiêu thụ: 43mA (24VDC và tất cả điểm/chân
chung)
• Chân chung cho tất cả các kênh.
A02, A01 0V
Chu kỳ xung đếm tối thiểu và độ lệch pha để cài đặt từng chế độ đầu
vào xung và tốc độ đếm được liệt kê ở bảng sau.
Bảng 6.3. Chu kỳ xung tối thiểu và độ lệch pha [9].
Chế độ xung
đầu vào
Dạng sóng
(đếm lên, tỷ lệ ON: 50%)
Chu kỳ xung đếm tối thiểu (T)
và độ lệch pha (t (µs)) ở mỗi tốc
độ đếm
RD62P2, RD62P2E, RD62D2
200kpps 100kpps 10kpps
1 pha nhân 1 T = 5 T = 10 T = 100
1 pha nhân 2 T = 10 T = 20 T = 200
CW/CCW T = 5 T = 10 T = 100
97
2 pha nhân 1
T = 5
t = 1.25
T = 10
t = 2.5
T = 100
t = 25
2 pha nhân 2
T = 10
t = 2.5
T = 20
t = 5
T = 200
t = 50
2 pha nhân 4
T = 20
t = 5
T = 40
t = 10
T = 400
t = 100
Ví dụ đấu dây giữa module bộ đếm tốc độ cao và encoder
Hình 6.4. Đấu dây với encoder loại đầu ra cực thu hở (24VDC).
98
Hình 6.5. Đấu dây với encoder loại đầu ra điện áp (5VDC).
Ví dụ đấu dây với các terminal đầu ra bên ngoài
Hình 6.6. Sơ đồ nối dây đầu ra phát tín hiệu xung tốc độ cao kiểu
Source với tải.
99
6.2. Hướng dẫn cấu hình đếm xung tốc độ cao đơn giản với
module RD62P2E
Nhận diện Module được liên kết thông qua thanh Rail với CPU PLC:
100
Hiển thị mục thông tin tham số của Module.
Cửa sổ giao diện cài đặt tham số chức năng cho Module:
Module bao gồm nhiều kênh ngõ vào, mỗi kênh có thể được cài đặt
cho nhiều ứng dụng độc lập. Ví dụ: cài đặt chức năng đếm xung đầu vào
từ cảm biến Encoder đang làm nhiệm vụ đo tốc độ động cơ. Encoder được
nối với kênh số 1 (CH1) của Module.
Các mục cài đặt thông số từ cơ bản đến chi tiết của CH1: Cài đặt chế
độ kiểu xung đầu vào kênh 1 và cài đặt tốc độ đếm xung đầu vào cho kênh
1 (CH1).
101
Cài đặt thanh ghi vùng nhớ để lưu giá trị số lượng xung đếm được
từ kênh 1 (CH1).
Giá trị trả về có đơn vị số nguyên là số xung, được định dạng dưới
dạng kiểu dữ liệu Int. Cài đặt vùng nhớ D100 lưu giá trị số lượng xung đếm
được của độ đếm xung đầu vào.
102
Truy vấn thông tin các khối hàm – câu lệnh – vùng nhớ – biến điều
khiển đặc biệt được tích hợp sẵn của module.
103
Thao tác Cho phép (Enable) chức năng đếm xung.
104
Truy vấn và gọi khối hàm chức năng có nhiệm vụ Cho phép (Enable)
các kênh của module đếm xung.
Thao tác Cài đặt trước các thông số cho chức năng đếm xung.
105
Truy vấn và gọi khối hàm chức năng có nhiệm vụ Cài đặt trước các
thông số cho chức năng đếm xung.
Với vùng nhớ D100 đã được cài đặt trước đó sẽ là thanh ghi lưu trữ
giá trị xung đếm được từ Encoder. Kết quả sau khi cho phép chức năng
đếm xung của module hoạt động và chạy thử cơ cấu chấp hành là động cơ
để Encoder đo đạc. Một vài hình ảnh khi PLC hoạt động, giá trị vùng nhớ
D100 thay đổi như trong hình sau.
106
107
Chương VII
MODULE ĐIỀU KHIỂN VỊ TRÍ
7.1. Cấu trúc và thông số cơ bản module điều khiển vị trí
RD75P2
Để điều khiển vị trí và điều khiển tốc độ một cách chính xác, ta có
thể sử dụng module điều khiển vị trí. Module điều khiển vị trí RD75P2 có
các ưu điểm vượt trội như sau:
Điều khiển vị trí dễ dàng: Module điều khiển vị trí được dùng để
điều khiển vị trí và điều khiển tốc độ, được thiết lập bởi phần mềm kỹ
thuật. Ví dụ, trong quy trình niêm phong cửa ô tô, cần phải thực hiện điều
khiển vị trí cực kỳ chính xác, để dán chất trám khe trên phần niêm phong
của cửa. Do đó, cần phải theo dõi quỹ đạo chính xác qua đường thẳng và
cung tròn, đồng thời thực hiện điều khiển nội suy có độ chính xác cao.
Nhiều chế độ khởi động: Ngoài module vị trí khởi động thông thường,
còn có khởi động tốc độ cao, nhiều trục cùng một lúc, chẳng hạn như các khởi
động của nhiều phương pháp khởi động. Ngoài ra, module có thể được khởi
động theo nhiều nhóm dữ liệu định vị lần lượt khi khởi động RD75P2.
Sơ đồ chân và đặc tính kỹ thuật của module đếm xung tốc độ cao 2
kênh RD62P2E được cho lần lượt ở Hình 7.1 và Bảng 7.1 [10, 11].
Hình 7.1. Sơ đồ chân Pin 40 chân của module RD75P2.
108
STT Tên Mô tả
(1) RUN LED Hiển thị trạng thái hoạt động
(2) ERR LED Hiển thị trạng thái lỗi
(3) Axis display
LED (AX1 to
AX2)
Báo trạng thái điều khiển trục (Trục 1 hoặc trục 2)
(4) Đầu nối thiết bị
ngoài (40 chân)
Đầu nối để kết nối driver, ngõ vào, hoặc bộ phát xung
bằng tay
(5) Nhãn thiết bị Ghi thông tin thiết bị của module (16 số)
Bảng 7.1. Thông số kỹ thuật của module dòng RD75P2.
Mục RD75P2 RD75D2 RD75P4 RD75D4
Số lượng trục điều khiển 2 trục 4 trục
Hàm nội suy
Nội suy tuyến tính 2
trục
Nội suy vòng 2 trục
Nội suy tuyến tính 2, 3, 4
trục
Nội suy vòng 2 trục
Nội suy xoắn 3 trục
Phương pháp điều khiển
Điều khiển PTP (Điểm – Điểm), điều khiển đường (có thể
đặt đường thẳng, vòng cung và đường xoắn), điều khiển
tốc độ, điều khiển chuyển đổi vị trí – tốc độ, điều khiển
chuyển đổi tốc độ – vị trí.
Đơn vị điều khiển mm, inch, độ, xung
Dữ liệu vị trí 600 dữ liệu/khớp
Chức năng sao lưu dữ
liệu Module
Dữ liệu định vị và khối dữ liệu bắt đầu có thể được lưu
trên ROM flash (sao lưu không tốn pin)
Điều khiển
vị trí
Hệ thống
điều khiển
vị trí
Điều khiển PTP: Hệ thống tương đối/hệ thống tuyệt đối
Điều khiển chuyển đổi tốc độ – vị trí: Hệ thống tương đối/
hệ thống tuyệt đối
Điều khiển chuyển đổi vị trí – tốc độ: Hệ thống tương đối
Điều khiển đường: Hệ thống tương đối/hệ thống tuyệt đối
109
Khoảng
điều khiển
vị trí
Trong hệ thống tuyệt đối
-214748364.8 đến 214748364.7µm
-21474.83648 đến 21474.83647 inch
0 đến 359.99999 độ
-2147483648 đến 2147483647 xung
Trong hệ thống tương đối
-214748364.8 đến 214748364.7µm
-21474.83648 đến 21474.83647 inch
-21474.83648 đến 21474.83647 độ
-2147483648 đến 2147483647 xung
Trong điều khiển chuyển đổi tốc độ – vị trí (chế độ INC)
/ điều khiển chuyển đổi vị trí – tốc độ.
0 đến 214748364.7µm
0 đến 21474.83647 inch
0 đến 21474.83647 độ
0 đến 2147483647 xung
Trong điều khiển chuyển đổi tốc độ – vị trí (chế độ ABS)
0 đến 359.99999 độ
Lệnh tốc
độ
0.01 đến 20000000.00 mm/phút
0.001 đến 2000000.000 inch/phút
0.001 đến 3000000.000 độ/phút
1 đến 5000000 xung/giây
Xử lý tăng
tốc/giảm
tốc
Tăng/giảm tốc hình thang, tăng/giảm tốc đường cong S
Thời gian
tăng tốc/
giảm tốc
1 đến 8388608 mili giây (Có thể đặt bốn mẫu cho mỗi thời
gian tăng tốc và thời gian giảm tốc.)
Thời gian
giảm tốc
dừng đột
ngột
1 đến 8388608 ms
Đầu kết nối ngoại vi A6CON1, A6CON2, A6CON4
Số xung ngõ ra tối đa
200000
xung/s
5000000
xung/s
200000
xung/s
5000000
xung/s
Tần số tối đa đầu vào bộ
phát xung thủ công
1000 xung/s
Khoảng cách kết nối tối
đa giữa các Servo
2m 10m 2m 10m
110
Hình 7.2. Sơ đồ ứng dụng Module - kết nối với Driver Servo MR – J4.
7.2. Hướng dẫn cấu hình phát xung tốc độ cao đơn giản với mod-
ule RD75P2
Nhận diện Module được liên kết thông qua thanh Rail với CPU PLC
tương tự với module đếm xung tốc độ cao.
Giao diện cài đặt tham số chức năng cho Module:
Module bao gồm nhiều kênh phát xung ngõ ra, mỗi kênh phát xung
có thể được cài đặt cho nhiều ứng dụng độc lập.
Ví dụ: Cài đặt chức năng phát xung đầu ra cho Driver của động cơ
Servo làm nhiệm vụ điều khiển tốc độ động cơ Servo. Driver và Servo
được nối với kênh số 1 (Axis 1) của Module.
Hình 7.3. Giao diện tổng quan cài đặt tham số cho Module.
111
Hình 7.4. Cài đặt đơn vị hoạt động của Module.
Các tham số và chức năng khác được tích hợp đầy đủ và chi tiết
trong giao diện cài đặt nhằm tạo khả năng tùy biến cho người dùng.
112
Cài đặt thanh ghi vùng nhớ để hiển thị giá trị số lượng xung đã phát
ra từ kênh 1 (Axis 1).
Giá trị hiển thị có đơn vị số nguyên là số xung, được định dạng dưới
dạng kiểu dữ liệu Int.
Hình 7.5. Cài đặt vùng nhớ D1200 lưu giá trị xung phát ra từ kênh 1
(Axis 1) của độ phát xung đầu ra.
113
Hình 7.6. Thao tác và giao diện cài đặt dữ liệu cho chức năng điều khiển
vị trí của kênh 1 (Axis 1).
114
Thao tác Cho phép chức năng đếm xung.
115
Hình 7.7. Truy vấn và gọi khối hàm chức năng có nhiệm vụ Cho phép
các kênh của module đếm xung.
116
Thao tác Điều khiển vận hành bằng chế độ JOG cho chức năng
đếm xung.
Hình 7.8. Truy vấn và gọi khối hàm chức năng có nhiệm vụ Điều khiển
vận hành bằng chế độ JOG cho chức năng đếm xung.
Với vùng nhớ D1200 đã được cài đặt trước đó sẽ là thanh ghi lưu trữ
giá trị xung đã được xuất từ module RD75P2 đến Driver và Servo. Kết quả
sau khi cho phép chức năng phát xung của module hoạt động và chạy thử
cơ cấu chấp hành là động cơ Servo.
117
Sử dụng bộ đếm xung RD62P2E kết nối với Encoder của Servo để
kết hợp kiểm chứng trạng thái hoạt động chính xác của cả 2 module.
Hình 7.9. Kết quả thu được.
118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mitsubishi Programmable Controllers Training Manual
MELSEC iQ-R Series Basic Course (for GX Works3), tài liệu hướng
dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH(NA)-081898ENG-A) do hãng Mitsub-
ishi cung cấp.
2. Mitsubishi Programmable Controllers Training Manual
MELSEC iQ-R Series Advanced Course (for GX Works3), tài liệu
hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH(NA)-081897ENG-A) do hãng
Mitsubishi cung cấp.
3. MELSEC iQ-R I/O Module User’s Manual, tài liệu hướng dẫn
sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-081247ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp.
4. MELSEC iQ-R Analog-Digital Converter Module User’s
Manual (Startup), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-
081232ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp.
5. MELSEC iQ-R Analog-Digital Converter Module User’s
Manual (Application), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-
081233ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp.
6. MELSEC iQ-R Digital-Analog Converter Module User’s
Manual (Startup), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-
081235ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp.
7. MELSEC iQ-R Digital-Analog Converter Module User’s
Manual (Application), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-
081237ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp.
8. MELSEC iQ-R High-Speed Counter Module User’s Manual
(Startup), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-081239ENG)
do hãng Mitsubishi cung cấp.
9. MELSEC iQ-R High-Speed Counter Module User’s Man-
ual (Application), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-
081241ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp.
10. MELSEC iQ-R Positioning Module User’s Manual (Start-
119
up), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-081243ENG) do
hãng Mitsubishi cung cấp.
11. MELSEC iQ-R Positioning Module User’s Manual (Applica-
tion), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-081245ENG) do
hãng Mitsubishi cung cấp.
Tài liệu tham khảo Lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R
(Sách tham khảo dùng cho sinh viên ngành Kỹ thuật điểu khiển và tự động hóa)
Trần Vi Đô (chủ biên), Vũ Văn Phong
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trụ sở:
Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM,
phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐT: 028 62726361
E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn
Văn phòng đại diện:
Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé,
Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028 62726390
Website: www.vnuhcmpress.edu.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung
TS ĐỖ VĂN BIÊN
Biên tập
TRẦN THỊ ĐỨC LINH
Sửa bản in
ÁI NHẬT
Trình bày bìa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Đối tác liên kết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
Xuất bản lần thứ 1. Số lượng in: 250 cuốn, khổ 16 x 24cm. Số
XNĐKXB: 3324-2022/CXBIPH/15-44/ĐHQGTPHCM. QĐXB số: 315/QĐ-
NXB cấp ngày 26/9/2022. In tại: Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú. Địa
chỉ: 162A/1, KP1A, phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nộp lưu
chiểu: Năm 2022. ISBN: 978-604-73-9364-0.
Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu
trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội
dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản.
ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
9 786047 393640
ISBN: 978-604-73-9364-0
NXB
ĐHQG-HCM

More Related Content

What's hot

Tổng hợp mạch Logic tuần tự bằng phương pháp Grafcet
Tổng hợp mạch Logic tuần tự bằng phương pháp GrafcetTổng hợp mạch Logic tuần tự bằng phương pháp Grafcet
Tổng hợp mạch Logic tuần tự bằng phương pháp GrafcetMan_Ebook
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngNguyễn Nam Phóng
 
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkCác đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkNguyen Tien Kha
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​Man_Ebook
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Man_Ebook
 
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnMan_Ebook
 
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.docchỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc26ngQuangKhi
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápCông thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápMan_Ebook
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Chu Quang Thảo
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 5 tập lệnh lập trình
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 5 tập lệnh lập trìnhLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 5 tập lệnh lập trình
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 5 tập lệnh lập trìnhXuân Thủy Nguyễn
 
đIều khiển logic và plc ts. nguyễn như hiền
đIều khiển logic và plc ts. nguyễn như hiềnđIều khiển logic và plc ts. nguyễn như hiền
đIều khiển logic và plc ts. nguyễn như hiềnebookbkmt
 

What's hot (20)

Tổng hợp mạch Logic tuần tự bằng phương pháp Grafcet
Tổng hợp mạch Logic tuần tự bằng phương pháp GrafcetTổng hợp mạch Logic tuần tự bằng phương pháp Grafcet
Tổng hợp mạch Logic tuần tự bằng phương pháp Grafcet
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
 
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đkCác đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
Các đặc tính cơ khi hãm động cơ đk
 
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
ĐIều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha dùng bộ điều khiển pid mờ lai​
 
Đề tài: Điều khiển băng tải gắp và đóng nhãn sản phẩm, 9đ
Đề tài: Điều khiển băng tải gắp và đóng nhãn sản phẩm, 9đĐề tài: Điều khiển băng tải gắp và đóng nhãn sản phẩm, 9đ
Đề tài: Điều khiển băng tải gắp và đóng nhãn sản phẩm, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống đếm và điều khiển đóng gói sản phẩm, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đếm và điều khiển đóng gói sản phẩm, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống đếm và điều khiển đóng gói sản phẩm, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đếm và điều khiển đóng gói sản phẩm, 9đ
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
 
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAYĐề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
Đề tài: Thiết kế bộ băm xung áp một chiều có đảo chiều, HAY
 
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAYĐề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
Đề tài: Chế tạo và điều khiển cánh tay robot 3 bậc tự do, HAY
 
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyếnĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
ĐIều khiển trượt thích nghi hệ thống động phi tuyến
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo độ ẩm, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOTĐề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
Đề tài: Thiết kế bộ điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HOT
 
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.docchỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
chỉnh lưu hình tia 3 pha.doc
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAYLuận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình cánh tay robot 5 bậc tự do, HAY
 
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến ápCông thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
Công thức Máy điện 1 - Chương 2 - Máy biến áp
 
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAYLuận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 5 tập lệnh lập trình
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 5 tập lệnh lập trìnhLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 5 tập lệnh lập trình
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 5 tập lệnh lập trình
 
đIều khiển logic và plc ts. nguyễn như hiền
đIều khiển logic và plc ts. nguyễn như hiềnđIều khiển logic và plc ts. nguyễn như hiền
đIều khiển logic và plc ts. nguyễn như hiền
 

Similar to Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf

11 phamtuantrung dcl201_9076_2
11 phamtuantrung dcl201_9076_211 phamtuantrung dcl201_9076_2
11 phamtuantrung dcl201_9076_2Adobe Arc
 
Cong nghe tram_tron_be_tong_dung_plc
Cong nghe tram_tron_be_tong_dung_plcCong nghe tram_tron_be_tong_dung_plc
Cong nghe tram_tron_be_tong_dung_plctienle176
 
BÁO cáo học tập về PLC MITSHUBISHI FX3U.pdf
BÁO cáo học tập về PLC MITSHUBISHI FX3U.pdfBÁO cáo học tập về PLC MITSHUBISHI FX3U.pdf
BÁO cáo học tập về PLC MITSHUBISHI FX3U.pdfMan_Ebook
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1quanglocbp
 
Tài liệu tìm hiểu về PLC - Ban Cơ điện tử ĐH BKHN
Tài liệu tìm hiểu về PLC - Ban Cơ điện tử ĐH BKHNTài liệu tìm hiểu về PLC - Ban Cơ điện tử ĐH BKHN
Tài liệu tìm hiểu về PLC - Ban Cơ điện tử ĐH BKHNThuan Nguyen
 
Mitsubishi
MitsubishiMitsubishi
Mitsubishiddungd4
 
PLC mitsubishi
PLC mitsubishiPLC mitsubishi
PLC mitsubishiquanglocbp
 
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-picGioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-picCu Bi
 
Tai lieu lap trinh PLC S7-200.pdf
Tai lieu lap trinh PLC S7-200.pdfTai lieu lap trinh PLC S7-200.pdf
Tai lieu lap trinh PLC S7-200.pdfssuser979ffc
 
Do_an_Den_giao_thong.pdf
Do_an_Den_giao_thong.pdfDo_an_Den_giao_thong.pdf
Do_an_Den_giao_thong.pdfThnCht9
 
TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200
TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200
TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200GuaGua6
 
Tailieulaptrinhs7-200
Tailieulaptrinhs7-200Tailieulaptrinhs7-200
Tailieulaptrinhs7-200grdmca1994
 
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plcBáo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plcTony Tun
 

Similar to Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf (20)

11 phamtuantrung dcl201_9076_2
11 phamtuantrung dcl201_9076_211 phamtuantrung dcl201_9076_2
11 phamtuantrung dcl201_9076_2
 
Luận văn: Hoàn thành Bài thí nghiệm bình trộn nhiên liệu, HAY
Luận văn: Hoàn thành Bài thí nghiệm bình trộn nhiên liệu, HAYLuận văn: Hoàn thành Bài thí nghiệm bình trộn nhiên liệu, HAY
Luận văn: Hoàn thành Bài thí nghiệm bình trộn nhiên liệu, HAY
 
Cong nghe tram_tron_be_tong_dung_plc
Cong nghe tram_tron_be_tong_dung_plcCong nghe tram_tron_be_tong_dung_plc
Cong nghe tram_tron_be_tong_dung_plc
 
BÁO cáo học tập về PLC MITSHUBISHI FX3U.pdf
BÁO cáo học tập về PLC MITSHUBISHI FX3U.pdfBÁO cáo học tập về PLC MITSHUBISHI FX3U.pdf
BÁO cáo học tập về PLC MITSHUBISHI FX3U.pdf
 
Bao cao vdk_va_pic
Bao cao vdk_va_picBao cao vdk_va_pic
Bao cao vdk_va_pic
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
 
Tài liệu tìm hiểu về PLC - Ban Cơ điện tử ĐH BKHN
Tài liệu tìm hiểu về PLC - Ban Cơ điện tử ĐH BKHNTài liệu tìm hiểu về PLC - Ban Cơ điện tử ĐH BKHN
Tài liệu tìm hiểu về PLC - Ban Cơ điện tử ĐH BKHN
 
Mitsubishi
MitsubishiMitsubishi
Mitsubishi
 
PLC mitsubishi
PLC mitsubishiPLC mitsubishi
PLC mitsubishi
 
Đề tài: Dòng PLC hoạt động vô cùng hiệu quả công việc, HOT
Đề tài: Dòng PLC hoạt động vô cùng hiệu quả công việc, HOTĐề tài: Dòng PLC hoạt động vô cùng hiệu quả công việc, HOT
Đề tài: Dòng PLC hoạt động vô cùng hiệu quả công việc, HOT
 
Vi dieu khien_pic
Vi dieu khien_picVi dieu khien_pic
Vi dieu khien_pic
 
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-picGioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
Gioi thieu-ve-vi-dieu-khien-pic
 
plc 300
plc 300plc 300
plc 300
 
Tai lieu lap trinh PLC S7-200.pdf
Tai lieu lap trinh PLC S7-200.pdfTai lieu lap trinh PLC S7-200.pdf
Tai lieu lap trinh PLC S7-200.pdf
 
Do_an_Den_giao_thong.pdf
Do_an_Den_giao_thong.pdfDo_an_Den_giao_thong.pdf
Do_an_Den_giao_thong.pdf
 
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAYĐề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
Đề tài: Thực hiện bộ chuyển nguồn tự động ATS bằng PLC S7-400, HAY
 
TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200
TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200
TỔNG QUAN VỀ PLC S7-1200
 
Tailieulaptrinhs7-200
Tailieulaptrinhs7-200Tailieulaptrinhs7-200
Tailieulaptrinhs7-200
 
tailieuvePLC
tailieuvePLCtailieuvePLC
tailieuvePLC
 
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plcBáo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
Báo cáo hệ thống đóng táo tự động dùng plc
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Tài liệu tham khảo lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI DÒNG IQ-R TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 TRẦN VI ĐÔ (Chủ biên) VŨ VĂN PHONG (Sách tham khảo dùng cho sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa)
  • 2. TS. TRẦN VI ĐÔ (Chủ biên) TS. VŨ VĂN PHONG TÀI LIỆU THAM KHẢO LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI DÒNG iQ-R (Sách tham khảo dùng cho sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022
  • 3.
  • 4. 3 LỜI NÓI ĐẦU Nói đến tự động hóa công nghiệp, PLC (Programmable Logic Controller – Bộ điều khiển logic khả trình) là một thành phần quan trọng không thể thiếu. Hệ thống điều khiển sử dụng PLC có những ưu điểm nổi bật như: công suất tiêu thụ của PLC rất thấp, giảm đến 80% số lượng dây nối, khả năng sửa chữa nhanh chóng và dễ dàng, giảm thiểu số lượng rơle và timer so với hệ điều khiển cổ điển, tốc độ và năng suất cao, thuận tiện cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống, dung lượng chương trình lớn để có thể chứa được nhiều chương trình phức tạp, và hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp. Từ những ưu điểm vượt trội trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng trong nền công nghiệp với rất nhiều lĩnh vực như: công nghệ sản xuất: sản xuất giấy, sản xuất thuỷ tinh, sản xuất xi măng, sản xuất xe ô tô, sản xuất vi mạch, may công nghiệp, lắp ráp ti vi, chế tạo linh kiện bán dẫn, đóng gói sản phẩm; xử lý hoá học, chế biến thực phẩm; hệ thống nâng vận chuyển; điều khiển hệ thống đèn giao thông... Hiện nay trên toàn thế giới có nhiều hãng sản xuất PLC rất nổi tiếng và được nhiều công ty trên thế giới sử dụng: Siemens (Đức), Omron và Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan), Allen Bradley. Tại Việt Nam, dòng PLC Mitsubishi được sử dụng phổ biến và được đưa vào chương trình đào tạo của các trường kỹ thuật. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các bạn yêu thích tìm hiểu về PLC nói chung, nhóm biên soạn quyết định biên soạn tài liệu “Lập trình PLC Mitsubishi dòng iQ-R”. Cùng với tài liệu “Lập trình PLC Mitsubishi dòng FX5U” đã được biên soạn trước đây, tài liệu này giúp người đọc có thể dễ dàng tìm hiểu về lập trình PLC iQ-R của hãng Mitsubishi từ cơ bản đến nâng cao. Việc biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm biên soạn mong muốn nhận được sự góp ý của quý độc giả nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của tài liệu. Mọi đóng góp vui lòng gửi đến nhóm biên soạn, theo địa chỉ email: dotv@hcmute.edu.vn, chúng tôi vô cùng biết ơn. Nhóm biên soạn
  • 5. 4
  • 6. 5 MỤC LỤC Chương I TỔNG QUAN VỀ DÒNG PLC MITSUBISHI iQ-R 7 1.1. Cấu trúc cơ bản 8 1.2. Cấu hình vùng nhớ của module CPU 11 1.3. Địa chỉ tín hiệu ngõ vào/ra 13 Chương II PHẦN MỀM LẬPTRÌNH GX WORKS3 VÀ CẤU HÌNH PHẦN CỨNG TRẠM PLC iQ-R 16 2.1. Khởi tạo dự án mới với PLC iQ-R bằng phần mềm GX Works3 16 2.2. Cấu hình phần cứng trạm PLC iQ-R 19 2.3. Cấu hình đường truyền kết nối máy tính với PLC iQ-R 26 2.4. Tải chương trình từ máy tính xuống PLC iQ-R 34 Chương III TẬPLỆNH CƠ BẢN PLC MITSUBISHI 38 3.1. Các biến và tham số của PLC iQ-R 38 3.2. Tập lệnh cơ bản 43 Chương IV MODULE XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ 66 4.1. Module ngõ vào số (digital input) RX42C4 66 4.2. Module ngõ ra transistor (digital output) RY42NT2P 71 Chương V MODULE XỬ LÝ TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ 75 5.1. Module chuyển đổi tín hiệu tương tự - số R60AD4 75 5.2. Module chuyển đổi tín hiệu số - tương tự R60DA4 80 Chương VI MODULE ĐẾM XUNG TỐC ĐỘ CAO 88 6.1. Cấu trúc và các thông số cơ bản của module đếm xung tốc độ cao RD62P2E (DC input source output type) 88
  • 7. 6 6.2. Hướng dẫn cấu hình đếm xung tốc độ cao đơn giản với module RD62P2E 99 Chương VII MODULE ĐIỀU KHIỂN VỊ TRÍ 7.1. Cấu trúc và thông số cơ bản module điều khiển vị trí RD75P2 107 7.2. Hướng dẫn cấu hình phát xung tốc độ cao đơn giản với module RD75P2 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
  • 8. 7 Chương I TỔNG QUAN VỀ DÒNG PLC MITSUBISHI iQ-R MELSEC iQ-R Series bao gồm một loạt các bộ điều khiển lập trình có khả năng phục vụ các nhu cầu điều khiển tự động đa dạng, được thiết kế với bus hệ thống tốc độ cao để đảm bảo MELSEC iQ-R mới có thể đạt hiệu suất cao và khả năng xử lý thông minh hơn. Cấu hình bao gồm bộ điều khiển đa năng, hiệu suất cao (có sẵn cấu hình mạng CC-Link IE nhúng) có khả năng thay đổi dung lượng bộ nhớ và bộ điều khiển chuyển động vị trí có độ chính xác cao. Ngoài ra, mỗi loại CPU được thiết kế dành riêng cho từng yêu cầu ứng dụng: • Safety CPU: hỗ trợ các tiêu chuẩn cho chức năng an toàn. • Process CPU: hỗ trợ điều khiển PID tốc độ cao và phản ứng nhanh với các module I/O khi được ghép nối với module chức năng dự phòng sẽ tạo ra hệ thống điều khiển có tính khả dụng cao. • CPU C: cung cấp ngôn ngữ lập trình C để ứng dụng cho các hệ thống điều khiển vi mô hoặc chuyển đổi chương trình từ máy tính cá nhân/vi điều khiển một cách thuận tiện hơn. Một số đặc điểm của dòng iQ-R có thể được liệt kê như sau: • Khả năng mở rộng cao với hiệu suất chương trình từ 10K đến 1200K bước. • Cải thiện kiến trúc bộ điều khiển với đa CPU. • CPU được tích hợp cổng mạng gigabit. • DB nội bộ dễ dàng kiểm soát hàng loạt công thức. • Trình bảo mật được nhúng trong phần cứng SRAM. • Có thể điều khiển nhiều chuyển động khác nhau (vị trí, tốc độ, moment xoắn, đồng bộ hóa nâng cao, v.v.). • CPU an toàn tiêu chuẩn quốc tế (ISO 13849-1 PL e, IEC 61508 SIL 3). • Điều khiển PID tốc độ cao, thay thế module trong khi trực tuyến (trao đổi nóng), hỗ trợ CPU xử lý hệ thống dự phòng có độ tin cậy cao. • Lập trình C / C ++ cho các hệ thống dựa trên PC/vi điều khiển.
  • 9. 8 1.1. Cấu trúc cơ bản Hệ thống điều khiển lập trình PLC iQ-R của Mitsubishi được định cấu hình bằng cách gắn các module trên Base (đế chuyên dụng). Module cấp nguồn được gắn trên khe cấp nguồn nằm ở đầu bên trái của Base và module CPU được gắn trên khe CPU nằm ở bên phải của khe cấp nguồn. Các module khác với module cấp nguồn được gắn trên các khe nằm ở phía bên phải của khe cắm CPU. Hình 1.1. Cấu hình một trạm PLC iQ-R [1]. Slot number (Số thứ tự của khe cắm) được gán tuần tự bắt đầu từ khe cắm ở phía bên phải của khe cắm CPU. Khi kết nối Base mở rộng, slot number được gán cho thiết bị trên Base chính trước, sau đó mới tới các Base mở rộng (từ cấp 1 đến cấp 7). Cấp của Base mở rộng cần đặt mức bằng chân cài đặt kết nối mở rộng. Hình 1.2. Cấu hình trạm PLC iQ-R với base mở rộng [1].
  • 10. 9 Có thể thêm tối đa 7 Base mở rộng và có thể gắn tối đa 64 module trong toàn bộ hệ thống để xây dựng một hệ thống lớn. Hình 1.3. Trạm PLC iQ-R với tối đa 7 base mở rộng [1]. Đế chuyên dụng (Base) Các vai trò chính của Base là cố định module cấp nguồn, module CPU và module I/O, cấp nguồn 5 VDC từ module nguồn điện đến module CPU và module I/O, và truyền tín hiệu điều khiển đến từng module. Loại Kí hiệu Mô tả Đế chính (Main base) R35B 5 khe cắm R38B 8 khe cắm R312B 12 khe cắm Đế mở rộng R65B 5 khe cắm R68B 8 khe cắm R612B 12 khe cắm Đế mở rộng RQ (dùng để gắn module PLC dòng Q) RQ65B 5 khe cắm RQ68B 8 khe cắm RQ612B 12 khe cắm
  • 11. 10 Module cấp nguồn Loại Ký hiệu Ngõ vào Ngõ ra Module cấp nguồn AC R61P 100 – 240 VAC 5VDC/6.5A Module cấp nguồn DC R63P 24VDC 5VDC/6.5A Module CPU Kí hiệu Dung lượng bộ nhớ (tối đa) Tốc độ xử lý (lệnh LD) Lượng điểm tối đa có thể kết nối R04CPU 40K bước 0.98ns 4096 điểm R08CPU 80K bước R16CPU 160K bước R32CPU 320K bước R120CPU 1200K bước Motion CPU Ký hiệu Số trục điều khiển Chu kỳ hoạt động [ms] Dung lượng chương trình Servo [bước] R16MTCPU 16 trục 0.222, 0.444, 0.888, 1.777, 3.555, 7.111 32K R32MTCPU 32 trục (2 hệ thống 16 trục) 0.222, 0.444, 0.888, 1.777, 3.555, 7.111 32K Module ngõ vào/ngõ ra Loại Ký hiệu Mô tả Module ngõ vào RX10 Ngõ vào AC: 16 điểm, 100 – 240VAC (50/60Hz) RX40C7 Ngõ vào DC: 16 điểm, 24VDC, 7.0mA RX41C4 Ngõ vào DC: 32 điểm, 24VDC, 4.0mA RX42C4 Ngõ vào DC: 64 điểm, 24VDC, 4.0mA Module ngõ ra RY10R2 Ngõ ra relay: 16 điểm, 24VDC/2A, 240VAC/2A RY40NT5P Ngõ ra transistor (sink): 16 điểm, 12 – 24VDC, 0.5A RY41NT2P Ngõ ra transistor (sink): 32 điểm, 12 – 24VDC, 0.2A RY42NT2P Ngõ ra transistor (sink): 64 điểm, 12 – 24VDC, 0.2A RY40PT5P Ngõ ra transistor (source): 16 điểm, 12 – 24VDC, 0.5A RY41PT1P Ngõ ra transistor (source): 32 điểm, 12 – 24VDC, 0.1A RY42PT1P Ngõ ra transistor (source): 64 điểm, 12 – 24VDC, 0.1A Module ngõ vào/ra RH42C4NT2P Ngõ vào DC: 32 điểm, 24VDC, 4.0mA Ngõ ra transistor (sink): 32 điểm, 12 – 24VDC, 0.2A
  • 12. 11 Thẻ nhớ Bảng sau mô tả các thông số kỹ thuật hoạt động của thẻ nhớ SD. Mục L1MEM-2GBSD L1MEM-4GBSD Loại SD SDHC Dung lượng 2GB 4GB Số file có thể chứa 256 32767 Số thư mục có thể chứa 256 32767 Số lần ghi/xóa Giới hạn 500 lần Kích thước Cao 32mm Dài 24mm Dày 2.1mm Khối lượng 2g Module CPU có một bộ nhớ tích hợp để lưu trữ các thông số và chương trình theo tiêu chuẩn. Nhờ đó, người dùng có thể thực hiện các chương trình mà không cần thẻ nhớ. Người dùng có thể sử dụng thẻ nhớ (thẻ nhớ SD) để lưu trữ một lượng lớn dữ liệu như dữ liệu khởi động, dữ liệu bình luận, dữ liệu ghi nhật ký, cơ sở dữ liệu và các dữ liệu khác. Lưu ý: Tất cả thẻ nhớ SD được sử dụng trong module CPU cần được định dạng. Thẻ nhớ SD mới mua không được định dạng. Trước khi sử dụng thẻ, hãy lắp thẻ vào module CPU và định dạng bằng công cụ chuyên dụng. Không định dạng thẻ nhớ SD bằng máy tính cá nhân. 1.2. Cấu hình vùng nhớ của module CPU Hình sau mô tả cấu hình vùng nhớ của module CPU.
  • 13. 12 Hình 1.4. Vùng nhớ của module CPU [1]. Bộ nhớ tích hợp là một thuật ngữ chung cho các vùng bộ nhớ trong của module CPU. RAM: Bộ nhớ này dùng để sử dụng thanh ghi tệp, thiết bị cục bộ và tệp theo dõi lấy mẫu mà không cần thẻ nhớ. Việc sử dụng các vùng RAM làm thanh ghi tệp cho phép người dùng truy cập nhanh các vùng theo cách tương tự như thanh ghi dữ liệu. Bộ nhớ này cũng được sử dụng để lưu trữ các tệp lưu trữ mã lỗi module. • Bộ nhớ đệm chương trình (Program cache memory): Bộ nhớ này được sử dụng cho chương trình thực hiện. Khi hệ thống được bật nguồn hoặc module CPU được đặt lại, các chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ chương trình sẽ được chuyển vào bộ nhớ đệm chương trình và được thực thi. • Bộ nhớ thiết bị/nhãn (device/label memory): Bộ nhớ thiết bị/nhãn có các khu vực sau. Vùng nhớ Ứng dụng Vùng nhớ thiết bị Thiết bị của người dùng Vùng nhớ nhãn Vùng nhớ nhãn Nhãn toàn cục/cục bộ Vùng nhớ nhãn có chốt Nhãn toàn cục/cục bộ có chốt Vùng nhớ cục bộ Thiết bị cục bộ (trừ thanh ghi định danh) Vùng nhớ file lưu trữ File thanh ghi và dữ liệu khác • Bộ nhớ làm mới (refresh memory): Bộ nhớ này được sử dụng để lưu trữ dữ liệu được sử dụng để làm mới giao tiếp với module chức năng thông minh.
  • 14. 13 • Bộ nhớ đệm CPU (CPU buffer memory): Bộ nhớ này được sử dụng bởi chức năng Ethernet hoặc trong giao tiếp dữ liệu giữa nhiều module CPU. ROM: Bộ nhớ này dùng để lưu trữ dữ liệu như tham số và chương trình. • Bộ nhớ chương trình (Program memory): Bộ nhớ này được sử dụng để lưu trữ các chương trình và thông số cần thiết để module CPU thực hiện các hoạt động. • Các chương trình được lưu trong bộ nhớ chương trình được chuyển vào bộ nhớ đệm của chương trình và được thực thi. • Bộ nhớ dữ liệu (Data memory): Bộ nhớ này được sử dụng để lưu trữ các tệp tham số, tệp nhận xét thiết bị và/hoặc các thư mục/tệp khác. 1.3. Địa chỉ tín hiệu ngõ vào/ra Kết nối thiết bị ngõ vào/ra Tín hiệu ngõ ra từ các thiết bị ngõ vào được thay thế bằng các địa chỉ đầu vào được xác định tùy thuộc vào vị trí lắp đặt và vị trí của module đầu vào, và được sử dụng trong các chương trình. Đối với ngõ ra (cuộn dây) của chương trình, địa chỉ đầu ra được xác định tùy thuộc vào vị trí lắp đặt và vị trí của module đầu ra mà module đầu ra đã được kết nối. Hình 1.5. Kết nối thiết bị ngõ vào/ra [1].
  • 15. 14 Địa chỉ ngõ vào/ra của đế chính (main base) Địa chỉ I/O của một khe cắm (một module) được chỉ định theo thứ tự tăng dần với thay đổi là 16 điểm (0 đến FH). Trường hợp các module 16 điểm đã được gắn vào tất cả các khe được sử dụng làm tiêu chuẩn. Ví dụ: hình sau đây cho thấy số I/O khi module 32 điểm được gắn vào khe thứ năm. Địa chỉ I/O được gán cho các khe trống (khe không gắn module I/O nào). Ví dụ, khi khe thứ ba trống, địa chỉ I/O được gán như sau trong cài đặt ban đầu. Địa chỉ điểm mặc định này có thể được thay đổi trong cài đặt.
  • 16. 15
  • 17. 16 Chương II PHẦN MỀM LẬP TRÌNH GX WORK3 VÀ CẤU HÌNH PHẦN CỨNG TRẠM PLC iQ-R Phần mềm GX Works3 là công cụ để cài đặt, lập trình, xử lý lỗi và quản lý các dự án cho dòng PLC iQ-R và các dòng PLC Mitsubishi khác. So với GX Works2, các chức năng và khả năng vận hành của GX Works3 đã được nâng cấp và cải thiện rất nhiều. Các chức năng chính của phần mềm GX Works3: • Viết chương trình: hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình bậc thang (lad- der), ST, SFC hoặc FBD. • Cài đặt tham số: người sử dụng có thể cài đặt tham số của module CPU, module I/O, và module chức năng thông minh. • Đọc/ghi dữ liệu từ/đến module CPU: đọc và ghi dữ liệu/chương trình từ module CPU bằng chức năng “Read from CPU” và “Write to CPU”. • Theo dõi và sửa lỗi chương trình: người sử dụng có thể viết chương trình tuần tự cho module CPU, và theo dõi giá trị dữ liệu trong khi PLC hoạt động. • Chức năng chẩn đoán lỗi: GX Works3 thực hiện chẩn đoán về trạng thái lỗi hiện tại và lịch sử lỗi của module CPU hoặc hệ thống mạng. Với chức năng chẩn đoán, việc khôi phục hệ thống có thể được hoàn thành trong thời gian ngắn. Màn hình hệ thống hiển thị thông tin chi tiết về các module chức năng thông minh và các module khác. Tính năng này giúp người dùng rút ngắn thời gian khôi phục hệ thống khi xảy ra lỗi. 2.1. Khởi tạo dự án mới với PLC iQ-R bằng phần mềm GX Works3 Bước 1: Khởi động phần mềm GX Works3: Chọn [MELSOFT] → [GX Works3] → [GX Works3] từ menu Start của Windows® *1 . *1 : Chọn [Start] → [All apps] hoặc [Start] → [All programs].
  • 18. 17 Bước 2: Tạo một dự án mới với PLC iQ-R theo các thao tác tuần tự như sau: B1. Nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ hoặc chọn [Project]  [New] từ Menu (Ctrl + N). B2. Nhấp vào nút danh sách của “Series”. B3. Chọn “RCPU” từ menu thả xuống.
  • 19. 18 B4. Trong danh sách “Type”, chọn “R04EN”. B5. Trong danh sách “Program Language”, chọn “Ladder”. B6. Chọn [OK] để xác nhận. Một dự án mới với PLC iQ-R được tạo ra: Giao diện thiết kế chương trình cho PLC theo ngôn ngữ lập trình Ladder (bậc thang) đang được sử dụng phổ biến ở các dòng PLC nhờ ưu điểm dễ sử dụng. Để thiết kế được một chương trình PLC hoàn chỉnh cần rất nhiều yếu tố, công cụ. Sau đây là một số công cụ tiêu biểu có trên phầm mềm GX Works3. Các phím chức năng chuyển trạng thái lập trình bắt buộc phải được lưu ý. Nó giúp chuyển đổi linh hoạt từ chế độ Write (viết) chương trình sang chế độ Monitor (giám sát) và ngược lại.
  • 20. 19 • Write Mode: cho phép người dùng can thiệp và chỉnh sửa chương trình tùy biến. • Monitor Mode: giám sát trạng thái của các biến BOOL hay biến số INT, REAL sau khi đã viết và nạp hoàn chỉnh chương trình vào PLC. 2.2. Cấu hình phần cứng trạm PLC iQ-R Phần cứng thực tế của một trạm PLC iQ-R được cho ở hình sau: Mỗi module nếu muốn sử dụng cần phải khai báo, module không khai báo thì coi như không sử dụng cho hệ thống. Hướng dẫn việc cấu hình trạm PLC với module sử dụng là ngõ vào số, ngõ ra số, ngõ vào tương tự, và ngõ ra tương tự được thực hiện tuần tự như sau: B1: Trong mục “Navigation”, nhấp đôi vào “Module Configuration”. Nếu có hộp thoại xuất hiện thì nhấn vào [OK].
  • 21. 20 B2: Khi cửa sổ “Module Configuration” mở, từ cửa sổ “Element Selec- tion” chọn “R312B” trong “Main Base”. Kéo và thả vào cửa sổ “Module Configuration”. B3: Thêm module nguồn bằng cách kéo vào thả “R62P” từ “Power Supply” trong cửa sổ “Element Selection”.
  • 22. 21 B4: Kéo và thả module R04ENCPU vào slot “CPU” trên đế. B5: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “RJ71EN71(CCIEC)” trong mục “Network Module”, kéo và thả vào slot số 0 trên Base. B6: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “RX42C4” trong mục “Input”, kéo và thả vào slot số 1 trên Base. B7: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “RY42NT2P” trong mục “Output”, kéo và thả vào slot số 2 trên Base.
  • 23. 22 B8: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “R60AD4” trong mục “Analog Input”, kéo và thả vào slot số 3 trên Base. B9: Trong cửa sổ “Element Selection”, chọn “R60DA4” trong mục “Analog Output”, kéo và thả vào slot số 4 trên Base. Các module sau khi thêm vào Base:
  • 24. 23 B10: Để kiểm tra nguồn tiêu thụ của các module được khai báo có phù hợp với khối nguồn, ta kiểm tra bằng cách kích chuột phải trên base, chọn “CheckPower Supply Capacity and I/O Points”. Nếu phù hợp, cửa sổ thông báo hiện ra, ta chọn [OK] để tiếp tục. B11: Để hoàn tất việc khai báo, cần xác nhận phần cứng đã khai báo xong. Nhấp chuột phải vào Base, chọn “Parameter” ⇒ “Fix(S)”. Cửa sổ thông báo hiện ra, ta chọn “Yes”.
  • 25. 24
  • 26. 25 Lúc này các thông báo hiện ra để ta xác nhận việc thêm các module như đã khai báo. Chọn [OK] để xác nhận.
  • 27. 26 Sau khi thực hiện các bước này, ta đã hoàn thành việc khai báo phần cứng cho bộ điều khiển lập trình iQ-R. Ngoài việc khai báo từng module theo cách trên, ta có thể tải cấu hình trạm PLC iQ-R hiện đang kết nối với máy tính một cách tự động. Cách này sẽ được trình bày trong mục tiếp theo sau khi cấu hình đường truyền kết nối giữa PLC và máy tính. 2.3. Cấu hình đường truyền kết nối máy tính với PLC iQ-R Để tải chương trình và truyền nhận dữ liệu giữa máy tính và PLC iQ-R ta có thể dùng cổng USB hoặc cổng Ethernet tích hợp sẵn trên CPU.
  • 28. 27 2.3.1. Dùng cổng USB Trước tiên, ta cắm cáp kết nối vào máy tính và PLC như hình: Sau đó vào Tab “Connection Destination”, chọn “Connection” để mở cửa sổ khai báo kết nối.
  • 29. 28 Trong mục “PC side I/F”, chọn “Serial USB”, và chọn chuẩn truyền thông “USB”. Sau đó tích vào [OK] để xác nhận. Trong mục “PLC side I/F”, chọn “PLC Module”. Trong mục “Other Station Setting”, chọn “No Specification”. Sau đó tích vào [Connection Test] để kiểm tra kết nối. Cửa sổ thông báo hiện ra báo kết nối thành công, ta chọn [OK] để xác nhận.
  • 30. 29 2.3.2 Dùng cổng Ethernet Trước tiên, ta cắm cáp Ethernet kết nối vào máy tính và PLC như hình:
  • 31. 30 Sau đó vào Tab “Connection Destination”, chọn “Connection” để mở cửa sổ khai báo kết nối.
  • 32. 31 Trong mục “PC side I/F”, chọn “Ethernet Board”, và kích đôi để cấu hình chuẩn truyền thông. Cửa sổ thông báo hiện ra, trong mục “Adapter”, ta chọn card truyền thông Ethernet tích hợp trên máy tính. Trường hợp ở đây là “Realtek PCIe FE Family Controller”, ta chọn [OK] để xác nhận.
  • 33. 32 Trong mục “PLC side I/F”, kích đôi vào “PLC Module”. Trong cửa sổ hiện ra, ta chọn “Ethernet Port Direct Connection”. Trong mục “Other Station Setting”, chọn “No Specification”. Sau đó tích vào [Connection Test] để kiểm tra kết nối. Cửa sổ thông báo hiện ra báo kết nối thành công, ta chọn [OK] để xác nhận.
  • 34. 33 Sau khi thiết lập đường truyền giữa PLC và máy tính, ta có thể tải cấu hình phần cứng của trạm PLC trực tiếp lên máy tính mà không cần phải khai báo thủ công. Trình tự thực hiện như sau: B1: Trong menu “Online”, chọn “Read Module Configuration from PLC”. B2: Cửa sổ thông báo hiện ra, yêu cầu xác nhận việc đọc các module từ PLC, chọn “Yes” để xác nhận.
  • 35. 34 B3: Phần mềm sẽ tự động kết nối với trạm PLC và tải về thông số các module có trên hệ thống. Cửa sổ thông báo hiện ra, thông báo việc đọc các module từ PLC đã thành công, chọn [OK] để xác nhận. 2.4. Tải chương trình từ máy tính xuống PLC iQ-R Chương trình được quản lý tốt hơn với các nhãn (Label). Ta có các nhãn cục bộ (Local label) và nhãn toàn cục (Global label). Kiểu dữ liệu của nhãn có thể chọn dễ dàng trong phần mềm. Để gán các nhãn với các thiết bị ngõ vào/ra được kết nối với phần cứng, ta cần gán địa chỉ nhãn tới địa chỉ ngõ vào/ra trong mục “Assign Device/Label”.
  • 36. 35 Một chương trình mẫu để thử nghiệm việc nạp chương trình xuống PLC. Sau khi viết chương trình, phải thực hiện kiểm tra chương trình có lỗi hay không bằng cách chọn “Convert(B)” trong menu “Convert” (hoặc có thể nhấn phím tắt F4). Chương trình sau khi kiểm tra mà không có bất cứ lỗi nào.
  • 37. 36 Trong menu “Online”, ta chọn “Write to PLC”. Cửa sổ cấu hình hiện ra, ta chọn “Parameter + Program(F)” để tải xuống PLC các thông số của trạm PLC đã khai báo vào chương trình. Chọn [Excute] để xác nhận việc tải chương trình xuống PLC. Chương trình và các tham số của các module đã khai báo sẽ được tải xuống PLC. Sau khi tải xuống, ta chọn [Close] để đóng cửa sổ.
  • 38. 37 Để theo dõi chương trình đang thực hiện trên PLC, ta có thể chọn chức năng giám sát trên phần mềm: chọn “Start Monitoring (All Win- dows)” trên thanh công cụ.
  • 39. 38 Chương III TẬP LỆNH CƠ BẢN PLC MITSUBISHI 3.1. Các biến và tham số của PLC iQ-R 3.1.1. Các biến cơ bản Biến là một phần cho một chương trình trong bộ điều khiển CPU, hay là một thành phần (chẳng hạn như các tiếp điểm và cuộn dây) của một chương trình. Bảng 3.1. Các kiểu biến dữ liệu Kiểu biến Mô tả Ghi chú X Input Cung cấp cho bộ điều khiển lập trình các lệnh và dữ liệu sử dụng các thiết bị ngoại vi, chẳng hạn như nút nhấn, công tắc, công tắc hành trình và cảm biến số. Biến kiểu bit. Chủ yếu xử lý tín hiệu on/ off. Y Output Xuất kết quả điều khiển tới các cuộn dây, công tắc điện từ, đèn tín hiệu và đèn báo kỹ thuật số. M Internal relay Relay phụ bên trong bộ điều khiển khả trình không thể xuất tín hiệu trực tiếp ra các thiết bị bên ngoài. L Latch relay Relay phụ bên trong bộ điều khiển lập trình không thể xuất tín hiệu trực tiếp ra các thiết bị bên ngoài. Dữ liệu trong thiết bị này được giữ khi tắt nguồn. B Link relay Relay nội cho liên kết dữ liệu không thể xuất tín hiệu trực tiếp đến các thiết bị bên ngoài. Các khu vực không được chỉ định trong cài đặt ban đầu có thể được sử dụng làm rơle bên trong. F Annunciator Một biến được sử dụng để phát hiện các lỗi. Tạo trước một chương trình phát hiện lỗi và bật biến trong khi bộ điều khiển lập trình đang chạy để lưu trữ một giá trị số trong thanh ghi đặc biệt (SD).
  • 40. 39 V Edge relay Relay nội lưu trữ kết quả hoạt động (thông tin on/off) từ khi bắt đầu khối bậc thang. Biến kiểu Word. Chủ yếu dùng xử lý dữ liệu. Mỗi Word chứa 16 bit. Mỗi bit có thể được truy xuất theo công thức “ t h a n h ghi.*” (* = 0 to F (hexadeci- mal)) SM Special relay Relay nội lưu trạng thái module CPU. SB Link special relay Relay nội cho liên kết dữ liệu cho biết trạng thái giao tiếp hoặc lỗi. FX Function input Relay nội tải dữ liệu on/off được chỉ định bởi lệnh gọi chương trình con với đối số trong chương trình con. FY Function output Relay nội chuyển kết quả hoạt động (dữ liệu on/off) trong chương trình con tới nguồn lệnh gọi chương trình con. T(ST) Timer Bốn kiểu timer đếm lên: timer tốc độ thấp, tim- er tốc độ cao, timer tốc độ thấp có nhớ, và timer tốc độ cao có nhớ. C Counter Hai kiểu counter đếm lên: counter được dùng trong chương trình tuần tự và counter được dùng trong chương trình ngắt. D Data register Vùng nhớ lưu trữ dữ liệu trong bộ điều khiển. W Link register Thanh ghi dữ liệu dùng cho liên kết dữ liệu. R/ZR File register Thanh ghi dùng cho mở rộng thanh ghi dữ liệu, sử dụng RAM hoặc thẻ nhớ. SD Special reg- ister Thanh ghi lưu trữ trạng thái của CPU. SW Link special register Thanh ghi dùng cho liên kết dữ liệu, lưu trạng thái truyền thông hoặc lỗi. FD Function register Thanh ghi được dùng để trao đổi dữ liệu giữa nguồn gọi chương trình con và chương trình con. Z Index register Thanh ghi được dùng để lập chỉ mục (X, Y, M, L, B, F, T, C, D, W, R, K, H, và P). N Nesting Hiển thị Nesting (cấu trúc nesting) của bộ điều khiển trung tâm. P Pointer Chỉ nơi nhảy đến của lệnh rẽ nhánh (CJ, SCJ, CALL và JMP). I Interrupt pointer Khi xảy ra sự kiện ngắt, vùng nhớ này chỉ đến chương trình ngắt tương ứng với yếu tố ngắt. J Network No. Specification device Sử dụng vùng nhớ này khi chỉ định số mạng bằng hướng dẫn liên kết dữ liệu.
  • 41. 40 LT (LST) Long timer Timer đếm lên, lưu giá trị đếm hiện tại bằng 32 bit. Biến kiểu Word. Chủ yếu dùng xử lý dữ liệu. Mỗi Word chứa 32bit. Mỗi bit có thể được truy xuất theo công thức “ t h a n h ghi.*” (* = 0 to F (hexadeci- mal)) LC Long counter Counter đếm lên, lưu giá trị đếm hiện tại bằng 32 bit. LZ Long index register Thanh ghi được sử dụng để lập chỉ mục các vùng nhớ (X, Y, M, L, B, F, T, C, D, W, R, K, H và P) với 32 bit. U I/O No. specification device Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định số I/O với hướng dẫn dành riêng cho module chức năng thông minh. Biến kiểu Word. Chủ yếu dùng xử lý dữ liệu. Mỗi Word chứa 16 bit. Mỗi bit có thể được truy xuất theo công thức “thanh ghi.*” (* = 0 to F (hexadeci- mal)) K Decimal constant Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định những điều sau đây: giá trị cài đặt của timer/counter, chỉ số con trỏ, chỉ số con trỏ ngắt, số chữ số của vùng nhớ bit và các giá trị của lệnh cơ bản/ứng dụng. H Hexadecimal constant Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định các giá trị của một lệnh cơ bản/ứng dụng. E Real constant Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định số thực cho một lệnh. “String” Character string con- stant Vùng nhớ được sử dụng để chỉ định các chuỗi ký tự cho một lệnh. UnG Module ac- cess device Vùng nhớ truy cập bộ nhớ đệm của module chức năng thông minh. Biến kiểu Word. Chủ yếu dùng xử lý dữ liệu. 3.1.2. Các tham số cơ bản Các tham số là các giá trị cài đặt cơ bản được áp dụng cho PLC để điều khiển các đối tượng như mong muốn. Các thông số được chia thành ba loại: tham số hệ thống, tham số CPU và tham số thẻ nhớ SD.
  • 42. 41 Tham số hệ thống: các tham số hệ thống được cho trong bảng sau. Bảng 3.2. Tham số hệ thống Mục Số tham số Gán I/O Cài đặt base/nguồn/ cáp mở rộng Cài đặt tên Base/module nguồn/ kí hiệu cáp mở rộng 0203H Cài đặt gán I/O Slot 0201H Tên module 0203H Cài đặt kiểu module/điểm/bắt đầu XY/trạng thái module 0200H Cài đặt điều khiển PLC 0202H Cài đặt điểm ứng với slot trống 0100H Cài đặt hệ thống nhiều CPU Số module CPU 0301H Cài đặt truyền thông giữa CPU Cài đặt vùng nhớ làm mới 0303H Cài đặt vùng nhớ đệm CPU (làm mới ở lệnh END) 0304H Cài đặt vùng nhớ đệm CPU (làm mới ở lệnh I45) 0308H Dữ liệu PLC 0309H Hàm truyền thông chu kỳ cố định - Cài đặt vùng truyền thông chu kì cố định 0307H Cài đặt truyền thông chu kỳ cố định Cài đặt khoảng thời gian của truyền thông chu kỳ cố định 0306H Hàm truyền thông chu kỳ cố định và hàm đồng bộ module nội 0306H Cài đặt chế độ hoạt động Cài đặt dừng 0302H Cài đặt khởi động đồng bộ 030AH Cài đặt module PLC điều khiển khác Cài đặt nhóm I/O bên ngoài 0305H Cài đặt đồng bộ giữa các module Sử dụng hàm đồng bộ nội giữa các module trong hệ thống - Chọn đích đồng bộ giữa các module 0101H Cài đặt khoảng thời gian của đồng bộ chu kỳ cố định giữa các module 0101H Cài đặt đồng bộ trạm chủ giữa các module 0102H
  • 43. 42 Tham số CPU: các tham số CPU được cho trong bảng sau. Bảng 3.3. Tham số CPU Mục Số tham số Cài đặt tên Cài đặt chủ đề 3100H Cài đặt bình luận 3101H Cài đặt liên quan đến hoạt động Cài đặt giới hạn timer 3200H Cài đặt chuyển tiếp RUN-PAUSE 3201H Cài đặt reset từ xa 3202H Cài đặt chế độ ngõ ra khi STOP sang RUN 3203H Cài đặt đồng bộ module 3207H Cài đặt liên quan đến đồng hồ 3209H Cài đặt ngắt Cài đặt khoảng thời gian chu kỳ cố định 3A00H Cài đặt chế độ hoạt động chu kỳ cố định 3A00H Cài đặt cho phép ngắt trong lệnh thực thi 3A00H Cài đặt số khối lưu/khôi phục 3A00H Cài đặt ưu tiên ngắt từ module 3A01H Cài đặt xử lý Cài đặt xử lý truy cập thiết bị/nhãn 3B00H Cài đặt file Cài đặt thanh ghi file 3300H Cài đặt giá trị khởi tạo 3301H Cài đặt file cho thiết bị lưu trữ dữ liệu 3303H Cài đặt bộ nhớ/ thiết bị Cài đặt vùng nhớ thiết bị/nhãn SRAM mở rộng 3404H Cài đặt dung lượng vùng nhớ thiết bị/nhãn 3400H Điểm thiết bị 3401H Thiết bị cục bộ 3405H Cài đặt khoảng ghim 3407H Cài đặt kiểu ghim 3408H Cài đặt thanh ghi nội 3402H Cài đặt bộ nhớ làm mới 3403H Cài đặt khoảng thời gian ghim thiết bị 3406H Cài đặt con trỏ 340BH Cài đặt dung lượng bộ nhớ đệm nội 340AH
  • 44. 43 Cài đặt RAS Cài đặt thời gian giám sát chu kỳ (WDT) 3500H Cài đặt chu kỳ cố định 3503H Cài đặt phát hiện lỗi 3501H Cài đặt hoạt động của module CPU khi có lỗi 3501H Cài đặt hiển thị LED 3502H Cài đặt ghi sự kiện 3504H Cài đặt chương trình Cài đặt chương trình Kiểu thực thi Loại (chu kỳ cố định) Loại (sự kiện) Thông tin cài đặt chi tiết Cài đặt làm mới nhóm Thiết bị/file có sử dụng hay không Tên chương trình 3700H 3700H 3700H 3701H - 3700H 3700H Cài đặt file FB/FUN 3702H Cài đặt làm mới giữa nhiều CPU Cài đặt làm mới (ở lệnh END) 3901H Cài đặt làm mới (ở ngắt ngoài I45) 3902H Cài đặt định tuyến Cài đặt định tuyến 3800H Tham số thẻ nhớ SD: các tham số thẻ nhớ SD được cho trong bảng sau. Bảng 3.4. Tham số thẻ nhớ SD Mục Số tham số Cài đặt boot 2000H Cài đặt File/dữ liệu trong thẻ nhớ có sử dụng hay không 2010H Khi phần mềm GX Works3 khởi động, các giá trị đặt trước được đặt trong các tham số. Các giá trị này được gọi là giá trị mặc định (giá trị ban đầu). Bộ điều khiển khả trình có thể chạy với các giá trị mặc định, tuy nhiên, ta có thể sửa đổi chúng trong một phạm vi xác định nếu cần. 3.2. Tập lệnh cơ bản Một số lệnh cơ bản được dùng để lập trình PLC Mitsubishi được trình bày trong phần này. (Lưu ý: Các lệnh được trình bày sau đây được
  • 45. 44 lấy từ các tài liệu tham khảo: “Mitsubishi Programmable Controllers Training Manual MELSEC iQ-R Series Basic Course (for GX Works3)” [1] và “Mitsubishi Programmable Controllers Training Manual MELSEC iQ-R Series Advanced Course (for GX Works3)” [2] do hãng Mitsubishi phát hành). a/ Lệnh [OUT] – Coil output (cuộn dây ngõ ra) Lệnh cuộn dây ngõ ra [OUT] cho một bit được chỉ định bằng 1 khi điều kiện đầu vào bằng 1 và tắt bit đó khi điều kiện bằng 0. Ví dụ: Biểu đồ thời gian của chương trình trên: b/ Lệnh [SET]/[RST] – Set/Reset Lệnh SET bật một bit được chỉ định khi điều kiện đầu vào bằng 1 và giữ trạng thái của bit ngay cả khi điều kiện vào bằng 0. Để tắt bit này, phải sử dụng lệnh RST. Ví dụ:
  • 46. 45 Biểu đồ thời gian của chương trình trên: c/ Lệnh đếm thời gian (Timer, Timer tốc độ cao, Timer có nhớ) Ví dụ: Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
  • 47. 46 Giải thích: • Tiếp điểm của timer sẽ đóng sau một khoảng thời gian kể từ khi cuộn dây được cấp điện (On delay timer). • Khoảng cài đặt của giá trị timer là từ K1 đến K32767. Timer tốc độ thấp (100ms): 0.1 đến 3276.7 giây Timer tốc độ cao (10ms): 0.01 đến 327.67 giây • Khi giá trị đặt của timer là 0, nó sẽ ON (timeout) khi lệnh được thực hiện. Có 4 loại timer như sau: Loại Chỉ số timer (giá trị ban đầu) Ghi chú Timer thường  Đếm thời gian với đơn vị 100ms Giá trị ban đầu T0 đến T2047 (2048 timer) Đổi lệnh đầu ra (OUT) thành <H T0> để chọn timer tốc độ cao hoặc timer có nhớ tốc độ cao. Để sử dụng timer có nhớ, cài đặt số điểm thiết bị được sử dụng cho timer có nhớ trong cài đặt thiết bị của tham số CPU. Timer tốc độ cao  Đếm thời gian với đơn vị 10ms Timer có nhớ thường  Cộng dồn thời gian với đơn vị 100ms Giá trị ban đầu: 0 (Giá trị có thể được thay đổi bằng tham số) Timer có nhớ tốc độ cao  Cộng dồn thời gian với đơn vị 10ms Cách dùng timer có nhớ: Khi ngõ vào ON, cuộn dây sẽ ON và giá trị của timer có nhớ bắt đầu tăng. Khi giá trị hiện tại bằng một giá trị đặt, timer có nhớ sẽ hết thời
  • 48. 47 gian chờ và timer bit sẽ ON. Khi ngõ vào OFF trong quá trình timer đếm, cuộn dây sẽ tắt nhưng giá trị hiện tại được giữ nguyên. Khi ngõ vào ON trở lại, cuộn dây sẽ bật và giá trị hiện tại sẽ tiếp tục tăng kể từ giá trị đã giữ nguyên. Biểu đồ thời gian của chương trình trên:
  • 49. 48 Cách chuyển timer T0 đến T63 thành timer có nhớ ST0 đến ST63: B1: Chọn “Parameter” trong cửa sổ “Navigation”. B2: Kích đôi vào “CPU Parameter”. B3: Trong cửa sổ hiện lên, chọn “Memory/Device Setting”. Sau đó chọn “Device Setting” trong mục “Device/Label Memory Area Detailed Setting”.
  • 50. 49 B4: Chọn “Points” trong hàng “Device” của “Retentive Timer” và điền vào số 64 (Lưu ý: số lượng cài đặt phải là bội số của 32). Cài đặt xong ta nhấp [Apply] để xác nhận cài đặt.
  • 51. 50 d/ Bộ đếm (Counter) Ví dụ: Biểu đồ thời gian của chương trình trên: Giải thích: • Counter đếm cạnh lên của tín hiệu đầu vào. • Sau khi đếm đủ giá trị đặt, counter không đếm ở các cạnh lên của các tín hiệu vào sau đó.
  • 52. 51 • Khi đếm đủ giá trị đặt, trạng thái counter bit và giá trị hiện tại (giá trị đếm của counter) không thay đổi cho đến khi lệnh RST được thực hiện. • Việc thực hiện lệnh RST trước khi đếm hết sẽ xóa giá trị của bộ đếm về 0. • Khoảng cài đặt của giá trị counter là từ K0 đến K32767. (Nếu là K0 thì counter bit sẽ ON (bắt đầu đếm) khi thực hiện lệnh). Giá trị đặt của counter có thể đặt trực tiếp với tham số K, hoặc đặt gián tiếp thông qua thanh ghi dữ liệu D. Ví dụ: Counter C30 sẽ tác động khi số lần tín hiệu đầu vào X100 ON bằng giá trị được cho trong thanh ghi dữ liệu D110 (trong hình là 24). Gán giá trị gián tiếp rất hữu ích khi áp dụng trong chương trình mà giá trị đặt của counter được cho bởi một thanh ghi ngoại. e/ [PLS]/[PLF] (Tác động cạnh lên/Tác động cạnh xuống) Lệnh PLS (Tác động cạnh lên) chỉ ON ngõ ra được chỉ định trong một chu kỳ quét của PLC khi có cạnh lên của lệnh điều kiện. Lệnh PLF (Tác động cạnh xuống) chỉ ON ngõ ra được chỉ định trong một chu kỳ quét của PLC khi có cạnh xuống của lệnh điều kiện. Ví dụ:
  • 53. 52 Biểu đồ thời gian của chương trình trên: Ứng dụng của lệnh PLS/PLF: • Các lệnh này có thể được sử dụng để tạm dừng chương trình, chờ đến khi điều kiện hoạt động thỏa mãn. • Các lệnh này có thể được dùng trong chương trình phát hiện việc đi qua của các vật chuyển động. Chương trình phát hiện các sản phẩm đi qua và bắt đầu xử lý tiếp theo cho sản phẩm. • Các lệnh này có thể được sử dụng trong chương trình thực tác động ON ngõ ra trong một khoảng thời gian nhất định kể từ khi tín hiệu đầu vào ON. • Các lệnh này có thể được sử dụng trong chương trình thực hiện một hoạt động lặp đi lặp lại như chuyển đổi trạng thái on/off mỗi khi nhấn nút nhấn (chuyển mạch nhanh). (Nếu lệnh PLS được sử
  • 54. 53 dụng trong chương trình, chương trình sẽ được thực hiện ở cạnh lên khi nút nhấn được nhấn. Nếu lệnh PLF được sử dụng, chương trình được thực hiện ở cạnh xuống khi nút nhấn được nhả). f/ [CJ]/[SCJ] (Nhảy tức thời/Nhảy sau một chu kỳ quét) Ví dụ: Biểu đồ thời gian của chương trình trên: Khi thỏa điều kiện đầu vào, lệnh CJ ngay lập tức tạm dừng chương trình và nhảy đến một điểm được chỉ định (số con trỏ) trong cùng một chương trình và các lệnh tiếp theo trong chương trình được thực hiện.
  • 55. 54 Khi điều kiện đầu vào không thỏa, tất cả các lệnh phía sau nó đều được thực hiện. Khi thỏa điều kiện đầu vào, lệnh SCJ thực hiện tất cả các lệnh phía sau nó trong chu kỳ quét. Từ chu kỳ quét tiếp theo, lệnh sẽ tạm dừng chương trình và nhảy đến một điểm được chỉ định (số con trỏ) trong cùng một chương trình và các lệnh tiếp theo trong chương trình được thực hiện. Khi điều kiện đầu vào không thỏa, tất cả các lệnh phía sau nó đều được thực hiện. Sử dụng lệnh SCJ khi một số thao tác cần được thực hiện trước khi bỏ qua chương trình. Ví dụ, sử dụng lệnh khi một đầu ra cần được bật hoặc tắt trước. Lưu ý: • Cả hai lệnh CJ và SCJ đều có thể sử dụng con trỏ từ P0 đến P4095. • Trạng thái của chương trình bị bỏ qua bởi lệnh CJ là trạng thái trước khi thực hiện lệnh CJ. • Sử dụng lệnh FEND như hình dưới đây để thực hiện xử lý với lệnh CJ hoặc SCJ cho mọi chương trình.
  • 56. 55 • Nếu lệnh CJ, SCJ hoặc JMP được sử dụng để bỏ qua timer khi cuộn dây của nó đang bật, timer không đo thời gian một cách chính xác. g/ Lệnh di chuyển dữ liệu [MOV(P)] – Lệnh chép dữ liệu 16-bit Khi điều kiện đúng, giá trị từ nguồn (s) sẽ được chép sang vùng nhớ đích (d). Kí tự P trọng lệnh MOVP là viết tắt của từ Pulse (xung): Sử dụng lệnh MOVPđể truyền dữ liệu ngay lập tức chẳng hạn như khi thiết lập dữ liệu hoặc đọc dữ liệu khi xảy ra lỗi. Sử dụng lệnh MOV để luôn đọc dữ liệu thay đổi. Tham số Bit Word D o u b l e word Gián tiếp Hằng số Khác S ố bước X, Y, M , L , S M , F, B, S B , F X , FY J T , S T , C , D , W , S D , S W, F D , R , Z R , RD U  G  , J, U3E (H)G Z L T , L S T, LC LZ K , H E $ (s)  -    - -   - - - *1 (d)  -    - -  - - - - *1 Số bước thay đổi phụ thuộc vào biến sử dụng.
  • 57. 56 [FMOV(P)] – Lệnh chép cùng một dữ liệu sang một mảng Khi thỏa điều kiện đầu vào, lệnh FMOV chép dữ liệu trong nguồn (s) sang (n) dữ liệu ở điểm đích (d). Lệnh FMOV được dùng để xóa nhiều dữ liệu trong một mảng. [BMOV(P)] – Lệnh chép cùng một khối dữ liệu sang một mảng Khi thỏa điều kiện đầu vào, lệnh BMOV chép mảng dữ liệu (n) điểm trong nguồn (s) sang dữ liệu ở điểm đích (d). Lệnh BMOV được dùng cho các ứng dụng sau: • Lưu dữ liệu ghi vào file. • Lưu dữ liệu quan trọng (chẳng hạn như dữ liệu hoạt động tự động và dữ liệu đo lường) vào các vùng nhớ chốt, ví dụ: thanh ghi dữ liệu để sao lưu dữ liệu khi tắt nguồn trong tham số, để ngăn mất dữ liệu khi mất điện ngoài ý muốn.
  • 58. 57 Tham số Bit Word D o u b l e word Gián tiếp Hằng số Khác S ố bước X, Y, M , L , SM, F, B, S B , F X , FY J T, ST, C, D, W , S D , S W , F D , R , Z R , RD U  G  , J, U3E (H)G Z L T , LST, LC LZ K , H E $ (s)  -   -  -  - - - - 4 (d)  -   -  -  - - - - (n)  -    - -   - - - h/ Lệnh so sánh Các phép so sánh gồm: so sánh bằng, khác nhau, lớn hơn, lớn hơn hoặc bằng, nhỏ hơn, và nhỏ hơn hoặc bằng. Lệnh so sánh so sánh giá trị trong nguồn 1 (s1) và trong nguồn 2 (s2) và cho tín hiệu điều khiển đi qua khi điều kiện so sánh đúng. Lệnh so sánh có thể được coi là một tiếp điểm thường mở vì nó chỉ chuyển sang trạng thái đóng khi các điều kiện so sánh được thỏa mãn. Tham số Bit Word D o u b l e word Gián tiếp Hằng số Khác S ố bước X, Y, M , L , S M , F, B, S B , F X , FY J T , S T , C , D , W , S D , S W, F D , R , Z R , RD U  G  , J, U3E (H)G Z L T , L S T, LC LZ K , H E $ (s1)      *1 *1   - - - 3 (s2)      *1 *1   - - - *1 Đối với dữ liệu nhị phân 32-bit
  • 59. 58 i/ Lệnh toán học [+(P)] – Lệnh cộng dữ liệu 16-bit [-(P)] – Lệnh trừ dữ liệu 16-bit 1. Khi thỏa điều kiện ngõ vào, giá trị ở (s) được cộng/trừ với giá trị (d), kết quả lưu vào (d). 2. Khi thỏa điều kiện ngõ vào, giá trị ở (s1) được cộng/trừ với giá trị (s2), kết quả lưu vào (d). Tham số Bit Word D o u b l e word Gián tiếp Hằng số Khác S ố bước X, Y, M , L , SM, F, B, S B , F X , FY J T, ST, C, D, W , S D , S W , F D , R , Z R , RD U  G  , J, U3E (H)G Z L T , LST, LC LZ K , H E $ (s1)  -    - -   - - - 3 hoặc 4 (s2)  -    - -   - - - (d)  -    - -  - - - - [*(P)] – Lệnh nhân dữ liệu 16-bit [/(P)] – Lệnh chia dữ liệu 16-bit 1. Khi thỏa điều kiện ngõ vào, giá trị ở (s1) được nhân với giá trị (s2), kết quả lưu vào (d).
  • 60. 59 2. Khi thỏa điều kiện ngõ vào, giá trị ở (s1) được chia với giá trị (s2), kết quả lưu vào (d). Giá trị số lẻ sau dấu thập phân của kết quả phép chia bị bỏ qua. Tham số Bit Word Double word Gián tiếp Hằng số Khác Số bước X, Y, M, L, SM, F, B, SB, FX, FY J T, ST, C, D, W, SD, SW, FD, R, ZR, RD UG, J, U3E (H)G Z LT, LST, LC LZ K, H E $ (s1)  -    - -   - - - *1 (s2)  -    - -   - - - (d)  -    - -  - - - - *1 : Lệnh nhân: 3 hoặc 4 (tùy vào tham số sử dụng). Lệnh chia: 4.
  • 61. 60 Các lệnh 32-bit và sự cần thiết của chúng Đơn vị nhớ trong dòng PLC iQ-R là 1 word (16 bit). Vì thế nên dữ liệu thường được xử lý theo đơn vị word trong các quá trình chép dữ liệu, so sánh dữ liệu và các lệnh toán học. Bộ điều khiển lập trình PLC iQ-R có thể xử lý dữ liệu theo đơn vị double-word (32 bit). Trong trường hợp này, kí tự “D” được thêm vào đầu mỗi lệnh để chỉ rằng lệnh này xử lý dữ liệu 32 bit. Ví dụ như sau: Lệnh Word (16 bit) Double-word (32 bit) Chép dữ liệu MOV(P) DMOV(P) So sánh <, >, <=, >=, =, <> D<, D>, D<=, D>=, D=, D<> Lệnh toán học +(P) D+(P) -(P) D-(P) *(P) D*(P) /(P) D/(P) Giá trị số -32768 đến 32767 -2147483648 đến 2147483647 Tầm giá trị chỉ số K1 đến K4 K1 đến K8 Dữ liệu có được xử lý theo double-workd (32 bit) hay không phụ thuộc vào kích thước dữ liệu. Trong các ví dụ sau sử dụng lệnh double-word. (1) Khi kích thước dữ liệu vượt quá tầm dữ liệu có thể xử lý bằng một word (-32768 đến 32767). (2) Khi kết quả của lệnh nhân 16-bit được chép vào. *1 Kết quả của lệnh nhân dữ liệu 32-bit là dữ liệu 64-bit.
  • 62. 61 (3) Khi kết quả của lệnh chia 32-bit được dùng. j/ Chương trình con [CALL(P)] – Thực hiện chương trình con [RET] – Kết thúc chương trình con Hoạt động của một chương trình con được thể hiện ở hình sau: Một chương trình con chứa quá trình xử lý cần được thực hiện nhiều lần. Chương trình con bắt đầu bằng một con trỏ P và kết thúc bằng lệnh RET.
  • 63. 62 Cấu hình số lượng con trỏ (P) trong khoảng sau (số lượng này cũng được dùng cho lệnh CJ và SCJ). Khoảng cài đặt Mặc định R04CPU, R04ENCPU, R08CPU, R08ENCPU, R08PCPU, R08SFCPU, R16CPU, R16ENCPU, R16PCPU, R16SFCPU, R32CPU, R32ENCPU, R32PCPU, R32SFCPU: 0 đến 16384 điểm. 4096 điểm R120CPU, R120ENCPU, R120PCPU, R120SFCPU: 0 đến 32768 điểm 8192 điểm Tối đa 16 lệnh CALL(P) có thể lồng vào nhau. Ví dụ: Quy trình thực hiện chương trình ở trên có thể như sau:
  • 64. 63 Tham số Bit Word D o u b l e word Gián tiếp Hằng số Khác Số bước X, Y, M , L , SM, F, B, S B , F X , FY J T , S T , C, D, W , S D , S W, F D , R , Z R , RD U G , J   , U 3 E  (H)G Z L T , LST, LC LZ K , H E $ (P) - - - - - - - - - - - - CALL: 3 CALLP: 4 [FEND] – Kết thúc chương trình chính Lệnh FEND là một lệnh chiếm 2 bước, được dùng như một lệnh tương đương của lệnh END trong các trường hợp sau: • Khi chương trình tuần tự cần được thực hiện và dừng ở giữa. Ví dụ, lệnh FEND được sử dụng cùng với lệnh nhảy CJ và SCJ. • Khi sử dụng chương trình con (lệnh CALL và RET). • Khi sử dụng chương trình ngắt. Sau khi lênh FEND được thực hiện, PLC sẽ thực hiện việc tự kiểm tra, sau đó quá trình xử lý bắt đầu lại từ bước 0. Đối với lệnh nhảy CJ:
  • 65. 64 Khi có một chương trình con và một chương trình ngắt: Lưu ý: • Nhiều lệnh FEND có thể được sử dụng trong chương trình chính. Tuy nhiên, lệnh FEND không thể sử dụng trong chương trình con và chương trình ngắt. • Lệnh FEND không thể sử dụng để kết thúc chương trình chính. Luôn luôn sử dụng lệnh END khi kết thúc chương trình chính. k/ Chỉ số thanh ghi (Z/LZ) Biến này được dùng cho việc hiệu chỉnh chỉ số của một vùng nhớ, nó được dùng để chỉ định gián tiếp chỉ số của vùng nhớ. Ví dụ: D0Z0 ⇒ Có nghĩa là D (0 + Z0). Trong đó (0 + Z0) là chỉ số vùng nhớ. (Nếu Z0 = 0, D0Z0 là D0, nếu Z0 = 50, D0Z0 là D50).
  • 66. 65 Có hai loại chỉ số thanh ghi: Z (chỉ số 16-bit) và LZ (chỉ số 32-bit). Mục Vùng nhớ Z (16-bit) X, Y, M, L, B, F, SB, V, T*1 , LT*1 , ST*1 , LST*1 , C*1 , LC*1 , D, W, SW, SM, SD, JnX, JnY, JnB, JnSB, JnW, JnSW, UnG, U3EnG, U3En HG, R, ZR, RD, P*3 , I*3 , J, U, K, H LZ (32-bit) M, B, SB, T*1 , LT*1 , ST*1 , LST*1 , C*1 , LC*1 , D, W, SW, JnB*2 , JnW*2 , UnG*2 , U3EnG*2 , U3EnHG*2 , R, ZR, RD, K, H *1 Có thể dùng cho tiếp điểm, cuộn dây và giá trị hiện tại. *2 Đối với số mạng và chỉ số nguồn của I/O, không thể dùng chỉ số 32 bit. *3 Khi dùng làm con trỏ ngắt, chỉ số hiệu chỉnh không thể thực hiện.
  • 67. 66 Chương IV MODULE XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ 4.1. Module ngõ vào số (digital input) RX42C4 Thông số của module RX42C4 được cho ở bảng sau [3]: Mục Đặc điểm Hình ảnh Số lượng ngõ vào 64 điểm Điện áp đầu vào 24VDC (tỷ lệ gợn sóng: không quá 5%) (khoảng điện áp cho phép: 20.4 to 28.8VDC) Dòng điện đầu vào 4.0mA TYP. (ở 24VDC) Điện áp/dòng điện ON 19V hoặc cao hơn/3mA hoặc cao hơn Điện áp/dòng điện OFF 6V hoặc thấp hơn/1.0mA hoặc thấp hơn Điện trở đầu vào 5.3kΩ Ngưỡng chịu đựng 510VACrms, 1 phút Điện trở cách ly 10MΩ hoặc cao hơn Mức bảo vệ IP2X Phương pháp đấu dây chân chung 32 điểm/chân chung (đầu nối chân chung: 1B01, 1B02, 2B01, 2B02) Đấu kiểu nối chung dương/âm Số điểm I/O bị chiếm dụng 64 điểm (Phân công I/O: Đầu vào 64 điểm) Chức năng ngắt Có sẵn (có thể được cài đặt trong “Thông số module”) Giao diện bên ngoài Đầu nối 40-pin Dòng tiêu thụ bên trong (5VDC) 180mA (Khi tất cả các điểm đều ON) Trọng lượng 0.13kg
  • 68. 67 Sơ đồ cấu trúc bên trong ngõ vào: *1 Ledhiểnthịtrạngthái32ngõvàođầutiênbằngcáchgạtswitchsangtrái (F), để hiển thị trạng thái 32 ngõ vào sau cần gạt switch sang phải (L). Sơ đồ kết nối thiết bị ngõ vào với đầu nối của module RX42C4:
  • 69. 68 X00 đến X1F và X20 đến X3F là tín hiệu. 1A01 đến 1A20, 1B01 đến 1B20, 2A01 đến 2A20 và 2B01 đến 2B20 là chỉ số của chân. 1A01 đến 1A04, 1B03, 1B04, 2A01 đến 2A04, 2B03 và 2B04 là chân trống. Thời gian đáp ứng ngõ vào: Thời gian Giá trị cài đặt 0.1ms 0.2ms 0.4ms 0.6ms 1ms 5ms 10ms*1 20ms 70ms OFF ON 0.1ms 0.2ms 0.4ms 0.6ms 1ms 5ms 10ms 20ms 70ms ON OFF 0.2ms 0.3ms 0.5ms 0.7ms 1ms 5ms 10ms 20ms 70ms *1 Giá trị mặc định của thời gian đáp ứng ngõ vào là 10ms. Cài đặt thời gian đáp ứng ngõ vào Chức năng này cho phép thay đổi thời gian đáp ứng của module ngõ vào với từng chân ngõ vào. Chức năng này không thể cài đặt với module ngõ vào AC. Phương pháp cài đặt thời gian đáp ứng ngõ vào: [Navigation win- dow] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (RX42C4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [input response time setting].
  • 70. 69 Khi cài đặt thời gian đáp ứng ngõ vào, cần xem xét môi trường sử dụng module và tham khảo bảng sau về độ rộng xung nhiễu có thể loại bỏ. Giá trị cài đặt đáp ứng ngõ vào 1ms 5ms 10ms 20ms 70ms Độ rộng xung nhiễu có thể loại bỏ 0.3ms 1.5ms 4ms 8ms 35ms Chức năng ngắt ngõ vào Hoạt động ngắt phụ thuộc vào cài đặt điều kiện trong tham số mod- ule. Ngoài ra, mỗi ngõ vào có thể cài đặt là một điều kiện ngắt. Khi “inter- rupt condition setting” được đặt là “leading edge/trailing edge” (cạnh lên/ cạnh xuống), sự kiện ngắt xuất hiện trong quá trình thực hiện một chương trình ngắt được giữ một lần, lần thứ hai và các sự kiện ngắt tiếp theo bị loại bỏ. Nếu “fall → rise” xuất hiện trong khi đang thực hiện một chương trình ngắt được kích bằng xung cạnh lên, cạnh lên thứ hai không kích hoạt chương trình ngắt. Vì vậy, cần tạo khoảng nghỉ giữa việc kích ngắt ngõ vào (tương tự như “fall → rise → fall”). Ngoài ra, tín hiệu ngắt ngõ vào liên tục On và Off gây ra việc dừng chương trình chính thường xuyên. Vì vậy cần điều chỉnh độ rộng On và Off của ngõ vào ngắt để không ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình chính.
  • 71. 70 Phương pháp cài đặt ngắt ngõ vào: [Navigation window] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (RX42C4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [interrupt setting]. Tham số Khoảng cài đặt Input/interrupt setting • Input • Interrupt Interrupt condition setting • Leading edge • Trailing edge • Leading edge/trailing edge Interrupt pointer I0 đến I15, I50 đến I1023 Cài đặt làm mới (refresh setting) Chức năng này cài đặt thời gian làm mới của một ngõ vào/ra cụ thể. Phương pháp cài đặt chế độ ngõ ra khi có lỗi: [Navigation win- dow] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (RX42C4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Refresh setting] ⇒ [Refresh by the Set Timing].
  • 72. 71 Giá trị cài đặt Mô tả At the Execution Time of END instruction Làm mới được thực hiện vào thời điểm xử lý END của module CPU. At the execution time of specified program Làm mới được thực hiện vào thời điểm thực hiện chương trình cụ thể trong “Refresh Group[n] (n: 1-64)”. 4.2. Module ngõ ra transistor (digital output) RY42NT2P Thông số của module RY42NT2P được cho ở bảng sau [3]: Mục Đặc điểm Hình ảnh Số lượng đầu ra 64 đầu ra Điện áp tải 12/24VDC (khoảng điện áp cho phép: 10.2 đến 28.8VDC) Dòng điện tải tối đa 0.2A/đầu ra, 2A/chân chung Dòng khởi động tối đa Dòng bị giới hạn do chức năng bảo vệ quá tải Dòng rò rỉ ở trạng thái OFF 0.1mA hoặc thấp hơn Sụt điện áp tối đa khi ON 0.2VDC (TYP.) 0.2A, 0.3VDC (MAX.) 0.2A Thời gian đáp ứng OFF => ON 0.5ms hoặc ít hơn ON => OFF 1ms hoặc ít hơn (tải định mức, tải điện trở) Nguồn ngoài Điện áp 12/24VDC (khoảng điện áp cho phép: 10.2 đến 28.8VDC) Dòng điện 16mA (ở 24VDC)/chân chung
  • 73. 72 Cầu chì Không Điện áp chịu được 510VACrms, 1 phút Điện trở cách ly 10MΩ hoặc cao hơn Mức bảo vệ IP2X Số điểm I/O được sử dụng 64 điểm (Chỉ định I/O: Đầu ra 64 điểm) Giao diện bên ngoài Đầu nối 40-pin Dòng tiêu thụ bên trong (5VDC) 250mA (Khi tất cả các điểm đều ON) Trọng lượng 0.13kg Sơ đồ cấu trúc bên trong ngõ ra: *1 Led hiển thị trạng thái 32 ngõ vào đầu tiên bằng cách gạt switch sang trái (F), để hiển thị trạng thái 32 ngõ vào sau cần gạt switch sang phải (L).
  • 74. 73 Sơ đồ kết nối thiết bị ngõ vào với đầu nối của module RY42NT2P: Y00 đến Y1F và Y20 đến Y3F là tín hiệu. 1A01 đến 1A20, 1B01 đến 1B20, 2A01 đến 2A20 và 2B01 đến 2B20 là chỉ số của chân. 1A01 đến 1A04, 1B03, 1B04, 2A01 đến 2A04, 2B03 và 2B04 là chân trống. Cài đặt chế độ ngõ ra khi có lỗi Chức năng này cho phép module CPU lựa chọn việc xóa hay giữ ngõ ra của module ngõ ra và module chức năng thông minh khi mà lỗi Stop xảy ra. Có 2 lựa chọn có thể chọn trong trường hợp có lỗi: Clear (xóa) hoặc Hold (giữ). Phương pháp cài đặt chế độ ngõ ra khi có lỗi: [Navigation win- dow] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (RY42NT2P) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Setting error-time output mode].
  • 75. 74 Cài đặt làm mới (refresh setting) Chức năng này cài đặt thời gian làm mới của một ngõ vào/ra cụ thể. Phương pháp cài đặt chế độ ngõ ra khi có lỗi: [Navigation win- dow] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (RY42NT2P) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Refresh setting] ⇒ [Refresh by the Set Timing]. Giá trị cài đặt Mô tả At the Execution Time of END instruction Làm mới được thực hiện vào thời điểm xử lý END của module CPU. At the execution time of specified program Làm mới được thực hiện vào thời điểm thực hiện chương trình cụ thể trong “Refresh Group[n] (n: 1-64)”.
  • 76. 75 Chương V MODULE XỬ LÝ TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ 5.1. Module chuyển đổi tín hiệu tương tự - số R60AD4 5.1.1. Các thông số cơ bản Để chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số (Analog to Digital) đối với trạm PLC iQ-R, một trong số các module có thể dùng là R60AD4. Thông số kỹ thuật của module R60AD4 được cho ở Bảng 5.1 [4]. Hình 5.1. Hình ảnh bên ngoài của module R60AD4.
  • 77. 76 Kết nối với đầu nối bên ngoài Để đọc tín hiệu điện áp Để đọc tín hiệu dòng điện Ví dụ kết nối thiết bị bên ngoài:
  • 78. 77 Bảng 5.1. Thông số kỹ thuật của module R60AD4 Mục Đặc điểm Số lượng kênh Analog đầu vào 4 Kênh Điện áp đầu vàoAnalog -10 đến 10VDC (điện trở đầu vào 1MΩ) Dòng điện đầu vào Analog 0 đến 20mADC (điện trở đầu vào 250Ω) Giá trị đầu ra số Số nhị phân 16-bit có dấu (-32768 đến 32767) Đặc điểm I/O, độ phân giải Điện áp Dòng điện Tầm ngõ vào Analog Giá trị đầu ra số Độ phân giải 0 đến 10V 0 đến 32000 312.5µV 0 đến 5V 156.3µV 1 đến 5V 125.0µV 1 đến 5V (chế độ mở rộng) -8000 đến 32000 125.0µV -10 đến 10V -32000 đến 32000 312.5µV Tùy biến người dùng (điện áp) 47.7µV 0 đến 20mA 0 đến 32000 625.0nA 4 đến 20mA 500.0nA 4 đến 20mA (chế độ mở rộng) -8000 đến 32000 500.0nA Tùy biến người dùng (dòng điện) -32000 đến 32000 190.7nA Độ chính xác (độ chính xác của giá trị đầu ra số tối đa) Nhiệt độ môi trường 25±5°C: trong khoảng ± 0.1% (± 32 chữ số) Nhiệt độ môi trường 0 đến 55°C: trong khoảng ± 0.3% (± 96 chữ số) Tốc độ chuyển đổi 80µs/kênh Số lần cài đặt offset/ khuếch đại Tối đa 50000 lần Đầu vào tối đa tuyệt đối Điện áp: ±15V, Dòng điện: 30mA Phương pháp cách ly Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: Photocoupler Giữa các kênh ngõ vào: Không cách ly Điện áp chịu đựng được Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: 500VACrms trong 1 phút Điện trở cách ly Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: 10MΩ hoặc cao hơn, ở 500VDC SốđiểmI/Ođượcsửdụng 16 điểm (Gán I/O: Module thông minh 16 điểm) Cấu trúc bên ngoài Terminal 18 chân Cỡ dây dẫn 0.3 đến 0.75mm2 (22 đến 18 AWG)
  • 79. 78 Dòng tiêu thụ (5VDC) 0.22A Kích thước Cao 106mm (Kích thước base: 98mm) Rộng 27.8mm Dày 131mm Khối lượng 0.17kg 5.1.2. Quy trình lập trình đọc tín hiệu tương tự bằng module R60AD4 Cài đặt thông số: tiến hành cài đặt thông số bằng phần mềm. Cài đặt làm mới tự động không cần thay đổi [5]. Range Switching Function: Chức năng này cho phép chọn tầm ngõ vào của mỗi kênh ngõ vào. Ta chọn tầm ngõ vào theo đường dẫn sau: [Navigation window] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (R60AD4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Basic setting] ⇒ [Range switching function]. Để thay đổi giá trị này, cần cho phép chuyển đổi A/D của kênh analog cần sử dụng bằng cách cài đặt “A/D conversion enable/disable settting” thành “A/D conversion enable”.
  • 80. 79 Để đọc giá trị chuyển đổi được từ module Analog, ta cài đặt vùng nhớ của PLC sẽ lưu giá trị chuyển đổi được từ module Analog. Cài đặt vùng nhớ lưu giá trị chuyển đổi được theo đường dẫn sau: [Navigation window] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (R60AD4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Refresh setting] ⇒ [Transfer to the CPU] ⇒ [Digital output value].
  • 81. 80 Các bit trạng thái của module R60AD4: Viết chương trình đọc và lưu giá trị chuyển đổi được của kênh 1 vào D200 và D300. 5.2. Module chuyển đổi tín hiệu số - tương tự R60DA4 5.2.1. Các thông số cơ bản Để xuất tín hiệu tương tự (điện áp hoặc dòng điện) điều khiển các thiết bị bên ngoài, cần sử dụng module Analog to Digital. Đối với trạm PLC iQ-R, một số các module có thể dùng là R60AD4, R60DAV8, và R60DAI8. Thông số kỹ thuật của module R60AD4 được cho ở Bảng 5.2 [6].
  • 82. 81 Hình 5.2. Hình ảnh bên ngoài của module R60DA4.
  • 83. 82 Kết nối với đầu nối bên ngoài Để điều khiển tải điện áp Để điều khiển tải dòng điện Ví dụ kết nối thiết bị bên ngoài:
  • 84. 83 Bảng 5.2. Thông số kỹ thuật của module R60DA4 Nội dung Đặc điểm Số lượng kênh Analog đầu ra 4 Kênh Đầu vào số Số nhị phân 16-bit có dấu (-32768 đến 32767) Điện áp đầu ra Analog -10 đến 10VDC (điện trở tải đầu ra 1kΩ hoặc hơn) 0 đến 5VDC (điện trở tải đầu ra 500Ω hoặc hơn) Dòng điện đầu ra Analog 0 đến 20mADC (điện trở tải đầu ra từ 0 đến 600Ω) Đặc điểm I/O, độ phân giải*1 Điện áp 0 đến 5V 1 đến 5V -10 đến 10V Tùy biến người dùng (điện áp) Dòng điện 0 đến 20mA 4 đến 20mA Tùy biến người dùng (dòng điện) Tầm ngõ ra Analog Giá trị số Độ phân giải 0 đến 32000 156.3µV 125.0µV -32000 đến 32000 312.5µV 312.5µV*4 0 đến 32000 625.0nA 500.0nA -32000 đến 32000 350.9nA Độ chính xác (độ chính xác của giá trị lớn nhất đầu ra số)*2 Nhiệt độ môi trường 25±5°C: trong khoảng ±0.1% (Áp ±10mV, dòng ± 20µA ) Nhiệt độ xung quanh 0 đến 55°C: trong khoảng ±0.3% (Áp ± 30mV, dòng ± 60µA ) Tốc độ chuyển đổi Chế độ ngõ ra thông thường 80µs/kênh Chế độ ngõ ra dạng sóng 80µs/kênh Số lần cài đặt offset/ khuếch đại*3 Tối đa 50000 lần Bảo vệ ngắn mạch ngõ ra Có bảo vệ Phương pháp cách ly Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: Photocoupler Giữa các kênh ngõ vào: không cách ly Giữa nguồn ngoài và ngõ ra analog: biến áp cách ly
  • 85. 84 Điện áp chịu đựng được Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: 500VACrms trong 1 phút Giữa nguồn ngoài và ngõ ra analog: 500VACrms trong 1 phút Điện trở cách ly Giữa đầu vào I/O và nguồn PLC: 10MΩ hoặc cao hơn, ở 500VDC Số điểm I/O được sử dụng 16 điểm (Gán I/O: Module thông minh 16 điểm) Cấu trúc bên ngoài Terminal 18 chân Dòng tiêu thụ (5VDC) 0.16A Kích thước Rộng Dày Cao 106mm (Kích thước base: 98mm) 27.8mm 131mm Khối lượng 0.19kg Nguồn ngoài 24VDC +20%, -15% Tăng áp 500mVP-P hoặc thấp hơn Dòng khởi động: 5.0A, 690µs hoặc ít hơn Dòng tiêu thụ: 0.14A (ở 24VDC) *1 Tùy vào lựa chọn tầm chuyển đổi I/O. *2 Trừ trường hợp dưới điều kiện nhiễu. *3 Lớn hơn 50000 lần sẽ gây ra lỗi “Tới giới hạn số lần ghi offset/khuếch đại” (mã lỗi: 1080H). *4 Độ phân giải tối đa của tầm đo tùy chọn của người dùng. 5.2.2. Quy trình lập trình xuất tín hiệu tương tự bằng module R60DA4 Cài đặt thông số: tiến hành cài đặt thông số bằng phần mềm. Cài đặt làm mới tự động không cần thay đổi [7]. Output range setting: Chức năng này cho phép chọn tầm ngõ ra của mỗi kênh ngõ ra analog. Ta chọn tầm ngõ ra theo đường dẫn sau: [Naviga- tion window] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module mod- el name (R60DA4) ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Basic setting] ⇒ [Range switching function] ⇒ [Output range setting].
  • 86. 85 Để thay đổi giá trị này, cần cho phép chuyển đổi D/A của kênh analog ngõ ra cần sử dụng bằng cách cài đặt “D/A conversion enable/dis- able settting” thành “D/A conversion enable”. Để ghi giá trị số tới module Analog, ta cài đặt vùng nhớ của PLC sẽ được truyền sang module Analog output. Cài đặt vùng nhớ lưu sẽ được ghi vào module Analog output theo đường dẫn sau: [Navigation window] ⇒ [Parameter] ⇒ [Module Information] ⇒ Module model name (R60DA4)
  • 87. 86 ⇒ [Module Parameter] ⇒ [Refresh settings] ⇒ [Refresh at the set timing] ⇒ [Transfer to the intelligent module] ⇒ [Digital value]. Các bit trạng thái của module R60DA4: Để bit trạng thái của module R60DA4, kích chuột phải vào module R60DA4 trong cửa sổ Navigation, chọn “Register to Intelligent Function Module Monitor”.
  • 88. 87 Viết chương trình mỗi khi nhấn X20 thì ghi giá trị 20000 vào thanh ghi D50 (giá trị sẽ được chuyển tới module R60DA4 và chuyển sang tín hiệu số tương ứng). Vùng nhớ D50 do ta cài đặt lúc trước, hoặc truy cập vào vùng nhớ U0BG460 là vùng nhớ dùng để lưu giá trị từ PLC chuyển về.
  • 89. 88 Chương VI MODULE ĐẾM XUNG TỐC ĐỘ CAO 6.1. Cấu trúc và các thông số cơ bản của module đếm xung tốc độ cao RD62P2E (DC input source output type) Module đếm xung tốc độ cao 2 kênh RD62P2E có các chức năng chính như sau: • Đếm tốc độ cao: Module RD62P2E có khả năng đếm xung 200k/s đối với loại đầu vào DC và 8M xung/s đối với đầu vào vi sai. Khi được sử dụng với encoder tương đối độ chính xác cao, đảm bảo đo vị trí một cách chính xác. Module này cũng có đầu ra PWM, đáp ứng cho các ứng dụng yêu cầu đo chu kỳ xung. • Đo xung: Tính năng đo xung cho phép đo chu kỳ xung, đáp ứng các ứng dụng khác nhau như trong ngành thực phẩm và đồ uống, khi mà các cảm biến tiệm cận được sử dụng để kiểm soát vị trí bình trên băng tải hoặc ngành năng lượng tái tạo khi cần kiểm soát góc cánh gió trên một tuabin gió. • Ngõ ra PWM tốc độ cao: Tần số đầu ra PWM có thể hỗ trợ lên đến 200 kHz với độ rộng xung tối thiểu 100 ns (tỷ lệ với thời gian “on”) trong chu kỳ nhiệm vụ yêu cầu. Các giá trị cài đặt có thể được thay đổi trong quá trình vận hành mà không cần phải dừng hệ thống, chẳng hạn như trong điều khiển quạt công nghiệp. Sơ đồ chân và đặc tính kỹ thuật của module đếm xung tốc độ cao 2 kênh RD62P2E được cho lần lượt ở Hình 6.1 và Bảng 6.1 [8].
  • 90. 89 Hình 6.1. Sơ đồ chân Pin 40 chân của module RD62P2E. STT Tên Mô tả (1) RUN LED Hiển thị trạng thái hoạt động On: đang hoạt động Chớp tắt (chu kỳ 400ms): module được chọn để thay thế online Off: mất nguồn 5V hoặc cho phép thay thế module online (2) Φ A LED On: có tín hiệu điện áp ở chân vào xung A (3) Φ B LED On: có tín hiệu điện áp ở chân vào xung B (4) DEC. LED On: bộ đếm đang đếm xuống (5) FUNC. LED On: có tín hiệu điện áp ở chân vào chức năng khởi động (6) Đầu nối thiết bị ngoài (40 chân) Đầu nối để kết nối encoder và bộ điều khiển (7) Nhãn thiết bị Ghi thông tin thiết bị của module (16 số)
  • 91. 90 Bảng 6.1. Thông số kỹ thuật của module RD62P2E Nội dung Đặc điểm Cài đặt tốc độ đếm 200kpps (100k đến 200kpps 100kpps (10k đến 100kpps 10kpps (10kpps hoặc nhỏ hơn) Số kênh 2 kênh Tín hiệu đầu vào đếm Phase 1 pha (nhân 1/nhân 2), 2 pha (nhân 1/nhân 2/nhân 4), CW/ CCW Mức tín hiệu (ՓA, ՓB) 2 đến 5mA ở 5/12/24VDC Bộ đếm Tốc độ đếm (tối đa) 200kpps 100kpps 10kpps Khoảng đếm Giá trị nhị phân 32-bit có dấu (-2147483648 đến 2147483647) Loại Bộ đếm đặt trước LÊN/XUỐNG + Chức năng bộ đếm vòng Ngõ ra Khoảng so sánh Giá trị nhị phân 32-bit có dấu Kết quả so sánh Giá trị đặt < giá trị đếm, Giá trị đặt = giá trị đếm, Giá trị đặt > giá trị đếm Đầu vào ngoại vi Đặt trước 7 đến 10mA ở 5/12/24VDC Bắt đầu chức năng Bộ lọc số 0ms, 0.1ms, 1ms, 10ms Độ rộng xung Mục đo Độ rộng xung (độ rộng ON/độ rộng OFF/cạnh lên đến cạnh lên/cạnh xuống đến cạnh xuống) Độ phân giải đo 100ns Số điểm đo 1 điểm/kênh Đầu ra ngoại vi Đầu ra trùng lặp Đầu ra Transistor (kiểu source), 2 điểm/kênh 12/24VDC, 0.1A/điểm, 0.4A/chân chung Đầu ra xung PWM Khoảng tần số ngõ ra DC đến tối đa 200kHz Tỷ lệ On Chu kỳ và thời gian ON có thể được đặt theo tỷ lệ 0.1µs. Số điểm đầu ra 2 điểm/kênh Số điểm I/O được sử dụng 16 điểm (Gán I/O: Module thông minh 16 điểm)
  • 92. 91 Dòng tiêu thụ (5VDC) 0.20A Kích thước Cao 106mm Rộng 27.8mm Dày 110mm Khối lượng 0.12kg Kết nối Để đạt được hiệu suất tối đa từ các chức năng của module bộ đếm tốc độ cao và cải thiện độ tin cậy của hệ thống, hệ thống kết nối dây dẫn bên ngoài cần có độ bền và khả năng chống nhiễu cao. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa khi nối dây encoder hoặc bộ điều khiển. Các terminal khác nhau được chuẩn bị tùy thuộc vào điện áp của tín hiệu được đưa vào. Kết nối với một terminal có nhiều điện áp khác nhau có thể gây ra sự cố module hoặc hỏng các thiết bị được kết nối. Khi đếm xung đầu vào 1 pha, luôn kết nối cáp đầu vào xung ở phía pha A. Để tránh cháy nổ hoặc hư hỏng các thiết bị bên ngoài và module trong trường hợp ngắn mạch, phải lắp cầu chì cho mỗi đầu nối bên ngoài trong mạch đầu ra. Chống nhiễu Module bộ đếm tốc độ cao có thể đếm xung không chính xác nếu có nhiễu xung đầu vào. Đối với đầu vào của xung tốc độ cao, hãy thực hiện các biện pháp sau để chống nhiễu: • Biện pháp 1: Đảm bảo sử dụng cáp xoắn đôi được bọc chống nhiễu. • Biện pháp 2: Giữ cáp xoắn đôi được bọc chống nhiễu cách xa đường dây nguồn và đường dây I/O từ 150mm trở lên, cáp tín hiệu không ở gần dây nguồn. Khoảng cách đi dây cũng phải càng ngắn càng tốt. • Biện pháp 3: Nối đất cho cáp ở phía encoder (hộp tiếp điện). Nối đất riêng các thiết bị đầu cuối FG và LG của bộ điều khiển lập trình có điện trở nối đất từ 100Ω trở xuống. Hình 6.2 mô tả một ví dụ về biện pháp giảm nhiễu, trong đó:
  • 93. 92 (1) Đặt cáp tín hiệu ở khoảng cách 150mm trở lên cách xa cáp I/O của thiết bị điện áp cao như rơle và biến tần, bất kể bên trong hay bên ngoài tủ điều khiển. (2) Đối với ống kim loại, ngăn không cho van điện từ hoặc tải cảm ứng cùng có mặt trong đường ống. Trong trường hợp không thể đảm bảo đủ khoảng cách riêng biệt với đường dây điện áp cao do hệ thống dây dẫn ống dẫn và các dây dẫn khác, hãy sử dụng dây bảo vệ như CVVS cho đường dây điện áp cao. (3) Khoảng cách giữa encoder và hộp tiếp điểm phải càng ngắn càng tốt. Kiểm tra để đảm bảo rằng điện áp cả khi hoạt động và khi không hoạt động của encoder nằm trong phạm vi của điện áp định mức bằng cách sử dụng một dụng cụ đo, ví dụ như máy đo cho khối terminal trong hộp tiếp điểm. Vì khoảng cách xa từ module bộ đếm tốc độ cao đến encoder có thể gây ra sụt áp. Nếu sụt áp cao, hãy thực hiện các biện pháp như thay thế dây có kích thước dây lớn hơn hoặc sử dụng encoder 24VDC với mức tiêu thụ dòng điện thấp hơn. Hình 6.2. Biện pháp giảm nhiễu.
  • 94. 93 Nối đất cho cáp xoắn đôi ở phía encoder (hộp tiếp điện). Hình 6.3 mô tả ví dụ về hệ thống đi dây nối đất. Hình 6.3. Biện pháp giảm nhiễu. (4) Giữa encoder và cáp xoắn đôi, kết nối dây bảo vệ của chúng với nhau trong hộp tiếp điện. Nếu dây bảo vệ của encoder được sử dụng không được nối đất trong encoder, hãy nối đất nó trong hộp tiếp đất như đường chấm trong hình. Sơ đồ chân kết nối thiết bị ngoại vi với các chân module được cho ở bảng sau. Bảng 6.2. Chân kết nối module RD62P2E. Ngõ vào Mạch bên trong
  • 95. 94 Chân Tên tín hiệu Hoạt động Điện áp ngõ vào Dòng hoạt động CH1 CH2 A20 A13 Ngõ vào pha A 24V On 21.6 – 26.4V 2 – 5mA Off Nhỏ hơn 5V Nhỏ hơn 0.1mA B20 B13 Ngõ vào pha A 12V On 10.8 – 13.2V 2 – 5mA Off Nhỏ hơn 4V Nhỏ hơn 0.1mA A19 A12 Ngõ vào pha A 5V On 4.5 – 5.5V 2 – 5mA Off Nhỏ hơn 2V Nhỏ hơn 0.1mA B19 B12 ABCOM – A18 A11 Ngõ vào pha B 24V On 21.6 – 26.4V 2 – 5mA Off Nhỏ hơn 5V Nhỏ hơn 0.1mA B18 B11 Ngõ vào pha B 12V On 10.8 – 13.2V 2 – 5mA Off Nhỏ hơn 4V Nhỏ hơn 0.1mA A17 A10 Ngõ vào pha B 5V On 4.5 – 5.5V 2 – 5mA Off Nhỏ hơn 2V Nhỏ hơn 0.1mA Mạch bên trong
  • 96. 95 B17 B10 Ngõ vào đặt 24V On 21.6 – 26.4V 7 – 10mA Off Nhỏ hơn 4V Nhỏ hơn 1mA A16 A09 Ngõ vào đặt 12V On 10.8 – 13.2V 7 – 10mA Off Nhỏ hơn 2.5V Nhỏ hơn 1mA B16 B09 Ngõ vào đặt 5V On 4.5 – 5.5V 7 – 10mA Off Nhỏ hơn 1.6V Nhỏ hơn 1mA A15 A08 CTRLCOM Thời gian đáp ứng Off sang On: nhỏ hơn 20µs On sang Off: nhỏ hơn 100µs B15 B08 Ngõ vào chức năng khởi động 24V On 21.6 – 26.4V 7 – 10mA Off Nhỏ hơn 4V Nhỏ hơn 1mA A14 A07 Ngõ vào chức năng khởi động 12V On 10.8 – 13.2V 7 – 10mA Off Nhỏ hơn 2.5V Nhỏ hơn 1mA A14 A07 Ngõ vào chức năng khởi động 5V On 4.5 – 5.5V 7 – 10mA Off Nhỏ hơn 1.6V Nhỏ hơn 1mA – – – Thời gian đáp ứng Off sang On: nhỏ hơn 20µs On sang Off: nhỏ hơn 100µs Ngõ ra Mạch bên trong
  • 97. 96 A06 A05 EQU1 (ngõ ra tương ứng số 1) PWM1 (ngõ ra PWM số 1) • Điện áp ngõ vào: 10.2 đến 30V • Dòng tải tối đa: 0.5A/điểm, 2A/chân chung • Sụp áp tối đa khi On: 1.5V • Thời gian đáp ứng Off sang On: nhỏ hơn 1µs On sang Off: nhỏ hơn 1µs B06 B05 EQU2 (ngõ ra tương ứng số 2) PWM2 (ngõ ra PWM số 2) B02, B01 12/24V • Điện áp ngõ vào: 10.2 đến 30V • Dòng tiêu thụ: 43mA (24VDC và tất cả điểm/chân chung) • Chân chung cho tất cả các kênh. A02, A01 0V Chu kỳ xung đếm tối thiểu và độ lệch pha để cài đặt từng chế độ đầu vào xung và tốc độ đếm được liệt kê ở bảng sau. Bảng 6.3. Chu kỳ xung tối thiểu và độ lệch pha [9]. Chế độ xung đầu vào Dạng sóng (đếm lên, tỷ lệ ON: 50%) Chu kỳ xung đếm tối thiểu (T) và độ lệch pha (t (µs)) ở mỗi tốc độ đếm RD62P2, RD62P2E, RD62D2 200kpps 100kpps 10kpps 1 pha nhân 1 T = 5 T = 10 T = 100 1 pha nhân 2 T = 10 T = 20 T = 200 CW/CCW T = 5 T = 10 T = 100
  • 98. 97 2 pha nhân 1 T = 5 t = 1.25 T = 10 t = 2.5 T = 100 t = 25 2 pha nhân 2 T = 10 t = 2.5 T = 20 t = 5 T = 200 t = 50 2 pha nhân 4 T = 20 t = 5 T = 40 t = 10 T = 400 t = 100 Ví dụ đấu dây giữa module bộ đếm tốc độ cao và encoder Hình 6.4. Đấu dây với encoder loại đầu ra cực thu hở (24VDC).
  • 99. 98 Hình 6.5. Đấu dây với encoder loại đầu ra điện áp (5VDC). Ví dụ đấu dây với các terminal đầu ra bên ngoài Hình 6.6. Sơ đồ nối dây đầu ra phát tín hiệu xung tốc độ cao kiểu Source với tải.
  • 100. 99 6.2. Hướng dẫn cấu hình đếm xung tốc độ cao đơn giản với module RD62P2E Nhận diện Module được liên kết thông qua thanh Rail với CPU PLC:
  • 101. 100 Hiển thị mục thông tin tham số của Module. Cửa sổ giao diện cài đặt tham số chức năng cho Module: Module bao gồm nhiều kênh ngõ vào, mỗi kênh có thể được cài đặt cho nhiều ứng dụng độc lập. Ví dụ: cài đặt chức năng đếm xung đầu vào từ cảm biến Encoder đang làm nhiệm vụ đo tốc độ động cơ. Encoder được nối với kênh số 1 (CH1) của Module. Các mục cài đặt thông số từ cơ bản đến chi tiết của CH1: Cài đặt chế độ kiểu xung đầu vào kênh 1 và cài đặt tốc độ đếm xung đầu vào cho kênh 1 (CH1).
  • 102. 101 Cài đặt thanh ghi vùng nhớ để lưu giá trị số lượng xung đếm được từ kênh 1 (CH1). Giá trị trả về có đơn vị số nguyên là số xung, được định dạng dưới dạng kiểu dữ liệu Int. Cài đặt vùng nhớ D100 lưu giá trị số lượng xung đếm được của độ đếm xung đầu vào.
  • 103. 102 Truy vấn thông tin các khối hàm – câu lệnh – vùng nhớ – biến điều khiển đặc biệt được tích hợp sẵn của module.
  • 104. 103 Thao tác Cho phép (Enable) chức năng đếm xung.
  • 105. 104 Truy vấn và gọi khối hàm chức năng có nhiệm vụ Cho phép (Enable) các kênh của module đếm xung. Thao tác Cài đặt trước các thông số cho chức năng đếm xung.
  • 106. 105 Truy vấn và gọi khối hàm chức năng có nhiệm vụ Cài đặt trước các thông số cho chức năng đếm xung. Với vùng nhớ D100 đã được cài đặt trước đó sẽ là thanh ghi lưu trữ giá trị xung đếm được từ Encoder. Kết quả sau khi cho phép chức năng đếm xung của module hoạt động và chạy thử cơ cấu chấp hành là động cơ để Encoder đo đạc. Một vài hình ảnh khi PLC hoạt động, giá trị vùng nhớ D100 thay đổi như trong hình sau.
  • 107. 106
  • 108. 107 Chương VII MODULE ĐIỀU KHIỂN VỊ TRÍ 7.1. Cấu trúc và thông số cơ bản module điều khiển vị trí RD75P2 Để điều khiển vị trí và điều khiển tốc độ một cách chính xác, ta có thể sử dụng module điều khiển vị trí. Module điều khiển vị trí RD75P2 có các ưu điểm vượt trội như sau: Điều khiển vị trí dễ dàng: Module điều khiển vị trí được dùng để điều khiển vị trí và điều khiển tốc độ, được thiết lập bởi phần mềm kỹ thuật. Ví dụ, trong quy trình niêm phong cửa ô tô, cần phải thực hiện điều khiển vị trí cực kỳ chính xác, để dán chất trám khe trên phần niêm phong của cửa. Do đó, cần phải theo dõi quỹ đạo chính xác qua đường thẳng và cung tròn, đồng thời thực hiện điều khiển nội suy có độ chính xác cao. Nhiều chế độ khởi động: Ngoài module vị trí khởi động thông thường, còn có khởi động tốc độ cao, nhiều trục cùng một lúc, chẳng hạn như các khởi động của nhiều phương pháp khởi động. Ngoài ra, module có thể được khởi động theo nhiều nhóm dữ liệu định vị lần lượt khi khởi động RD75P2. Sơ đồ chân và đặc tính kỹ thuật của module đếm xung tốc độ cao 2 kênh RD62P2E được cho lần lượt ở Hình 7.1 và Bảng 7.1 [10, 11]. Hình 7.1. Sơ đồ chân Pin 40 chân của module RD75P2.
  • 109. 108 STT Tên Mô tả (1) RUN LED Hiển thị trạng thái hoạt động (2) ERR LED Hiển thị trạng thái lỗi (3) Axis display LED (AX1 to AX2) Báo trạng thái điều khiển trục (Trục 1 hoặc trục 2) (4) Đầu nối thiết bị ngoài (40 chân) Đầu nối để kết nối driver, ngõ vào, hoặc bộ phát xung bằng tay (5) Nhãn thiết bị Ghi thông tin thiết bị của module (16 số) Bảng 7.1. Thông số kỹ thuật của module dòng RD75P2. Mục RD75P2 RD75D2 RD75P4 RD75D4 Số lượng trục điều khiển 2 trục 4 trục Hàm nội suy Nội suy tuyến tính 2 trục Nội suy vòng 2 trục Nội suy tuyến tính 2, 3, 4 trục Nội suy vòng 2 trục Nội suy xoắn 3 trục Phương pháp điều khiển Điều khiển PTP (Điểm – Điểm), điều khiển đường (có thể đặt đường thẳng, vòng cung và đường xoắn), điều khiển tốc độ, điều khiển chuyển đổi vị trí – tốc độ, điều khiển chuyển đổi tốc độ – vị trí. Đơn vị điều khiển mm, inch, độ, xung Dữ liệu vị trí 600 dữ liệu/khớp Chức năng sao lưu dữ liệu Module Dữ liệu định vị và khối dữ liệu bắt đầu có thể được lưu trên ROM flash (sao lưu không tốn pin) Điều khiển vị trí Hệ thống điều khiển vị trí Điều khiển PTP: Hệ thống tương đối/hệ thống tuyệt đối Điều khiển chuyển đổi tốc độ – vị trí: Hệ thống tương đối/ hệ thống tuyệt đối Điều khiển chuyển đổi vị trí – tốc độ: Hệ thống tương đối Điều khiển đường: Hệ thống tương đối/hệ thống tuyệt đối
  • 110. 109 Khoảng điều khiển vị trí Trong hệ thống tuyệt đối -214748364.8 đến 214748364.7µm -21474.83648 đến 21474.83647 inch 0 đến 359.99999 độ -2147483648 đến 2147483647 xung Trong hệ thống tương đối -214748364.8 đến 214748364.7µm -21474.83648 đến 21474.83647 inch -21474.83648 đến 21474.83647 độ -2147483648 đến 2147483647 xung Trong điều khiển chuyển đổi tốc độ – vị trí (chế độ INC) / điều khiển chuyển đổi vị trí – tốc độ. 0 đến 214748364.7µm 0 đến 21474.83647 inch 0 đến 21474.83647 độ 0 đến 2147483647 xung Trong điều khiển chuyển đổi tốc độ – vị trí (chế độ ABS) 0 đến 359.99999 độ Lệnh tốc độ 0.01 đến 20000000.00 mm/phút 0.001 đến 2000000.000 inch/phút 0.001 đến 3000000.000 độ/phút 1 đến 5000000 xung/giây Xử lý tăng tốc/giảm tốc Tăng/giảm tốc hình thang, tăng/giảm tốc đường cong S Thời gian tăng tốc/ giảm tốc 1 đến 8388608 mili giây (Có thể đặt bốn mẫu cho mỗi thời gian tăng tốc và thời gian giảm tốc.) Thời gian giảm tốc dừng đột ngột 1 đến 8388608 ms Đầu kết nối ngoại vi A6CON1, A6CON2, A6CON4 Số xung ngõ ra tối đa 200000 xung/s 5000000 xung/s 200000 xung/s 5000000 xung/s Tần số tối đa đầu vào bộ phát xung thủ công 1000 xung/s Khoảng cách kết nối tối đa giữa các Servo 2m 10m 2m 10m
  • 111. 110 Hình 7.2. Sơ đồ ứng dụng Module - kết nối với Driver Servo MR – J4. 7.2. Hướng dẫn cấu hình phát xung tốc độ cao đơn giản với mod- ule RD75P2 Nhận diện Module được liên kết thông qua thanh Rail với CPU PLC tương tự với module đếm xung tốc độ cao. Giao diện cài đặt tham số chức năng cho Module: Module bao gồm nhiều kênh phát xung ngõ ra, mỗi kênh phát xung có thể được cài đặt cho nhiều ứng dụng độc lập. Ví dụ: Cài đặt chức năng phát xung đầu ra cho Driver của động cơ Servo làm nhiệm vụ điều khiển tốc độ động cơ Servo. Driver và Servo được nối với kênh số 1 (Axis 1) của Module. Hình 7.3. Giao diện tổng quan cài đặt tham số cho Module.
  • 112. 111 Hình 7.4. Cài đặt đơn vị hoạt động của Module. Các tham số và chức năng khác được tích hợp đầy đủ và chi tiết trong giao diện cài đặt nhằm tạo khả năng tùy biến cho người dùng.
  • 113. 112 Cài đặt thanh ghi vùng nhớ để hiển thị giá trị số lượng xung đã phát ra từ kênh 1 (Axis 1). Giá trị hiển thị có đơn vị số nguyên là số xung, được định dạng dưới dạng kiểu dữ liệu Int. Hình 7.5. Cài đặt vùng nhớ D1200 lưu giá trị xung phát ra từ kênh 1 (Axis 1) của độ phát xung đầu ra.
  • 114. 113 Hình 7.6. Thao tác và giao diện cài đặt dữ liệu cho chức năng điều khiển vị trí của kênh 1 (Axis 1).
  • 115. 114 Thao tác Cho phép chức năng đếm xung.
  • 116. 115 Hình 7.7. Truy vấn và gọi khối hàm chức năng có nhiệm vụ Cho phép các kênh của module đếm xung.
  • 117. 116 Thao tác Điều khiển vận hành bằng chế độ JOG cho chức năng đếm xung. Hình 7.8. Truy vấn và gọi khối hàm chức năng có nhiệm vụ Điều khiển vận hành bằng chế độ JOG cho chức năng đếm xung. Với vùng nhớ D1200 đã được cài đặt trước đó sẽ là thanh ghi lưu trữ giá trị xung đã được xuất từ module RD75P2 đến Driver và Servo. Kết quả sau khi cho phép chức năng phát xung của module hoạt động và chạy thử cơ cấu chấp hành là động cơ Servo.
  • 118. 117 Sử dụng bộ đếm xung RD62P2E kết nối với Encoder của Servo để kết hợp kiểm chứng trạng thái hoạt động chính xác của cả 2 module. Hình 7.9. Kết quả thu được.
  • 119. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mitsubishi Programmable Controllers Training Manual MELSEC iQ-R Series Basic Course (for GX Works3), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH(NA)-081898ENG-A) do hãng Mitsub- ishi cung cấp. 2. Mitsubishi Programmable Controllers Training Manual MELSEC iQ-R Series Advanced Course (for GX Works3), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH(NA)-081897ENG-A) do hãng Mitsubishi cung cấp. 3. MELSEC iQ-R I/O Module User’s Manual, tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-081247ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp. 4. MELSEC iQ-R Analog-Digital Converter Module User’s Manual (Startup), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH- 081232ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp. 5. MELSEC iQ-R Analog-Digital Converter Module User’s Manual (Application), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH- 081233ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp. 6. MELSEC iQ-R Digital-Analog Converter Module User’s Manual (Startup), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH- 081235ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp. 7. MELSEC iQ-R Digital-Analog Converter Module User’s Manual (Application), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH- 081237ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp. 8. MELSEC iQ-R High-Speed Counter Module User’s Manual (Startup), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-081239ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp. 9. MELSEC iQ-R High-Speed Counter Module User’s Man- ual (Application), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH- 081241ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp. 10. MELSEC iQ-R Positioning Module User’s Manual (Start-
  • 120. 119 up), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-081243ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp. 11. MELSEC iQ-R Positioning Module User’s Manual (Applica- tion), tài liệu hướng dẫn sử dụng PLC iQ-R (mã số SH-081245ENG) do hãng Mitsubishi cung cấp.
  • 121. Tài liệu tham khảo Lập trình PLC Mitsubishi dòng IQ-R (Sách tham khảo dùng cho sinh viên ngành Kỹ thuật điểu khiển và tự động hóa) Trần Vi Đô (chủ biên), Vũ Văn Phong Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trụ sở: Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. ĐT: 028 62726361 E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn Văn phòng đại diện: Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 028 62726390 Website: www.vnuhcmpress.edu.vn Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung TS ĐỖ VĂN BIÊN Biên tập TRẦN THỊ ĐỨC LINH Sửa bản in ÁI NHẬT Trình bày bìa TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Đối tác liên kết TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Xuất bản lần thứ 1. Số lượng in: 250 cuốn, khổ 16 x 24cm. Số XNĐKXB: 3324-2022/CXBIPH/15-44/ĐHQGTPHCM. QĐXB số: 315/QĐ- NXB cấp ngày 26/9/2022. In tại: Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú. Địa chỉ: 162A/1, KP1A, phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nộp lưu chiểu: Năm 2022. ISBN: 978-604-73-9364-0. Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản. ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
  • 122. 9 786047 393640 ISBN: 978-604-73-9364-0 NXB ĐHQG-HCM