SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
MÔ HÌNH MÁY DÁN BĂNG KEO TỰ ĐỘNG
Người hướng dẫn: TS. LÊ HOÀI NAM
Sinh viên thực hiện: PHAN HOẰNG HẢO
Mã số sinh viên: 101150207
Lớp: 15CDT2
Sinh viên thực hiện: HỒ HOÀNG LONG
Mã số sinh viên: 101150172
Lớp: 15CDT1
Đà Nẵng, 07/2020
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 1
TÓM TẮT
Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY DÁN BĂNG KEO TỰ ĐỘNG
Họ và tên sinh viên: PHAN HOẰNG HẢO MSSV: 101150207 Lớp: 15CDT2
HỒ HOÀNG LONG MSSV: 101150172 Lớp: 15CDT1
Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Hoài Nam
Giáo viên duyệt: TS. Đặng Phước Vinh
Nội dung đồ án này đề cập đến nhu cầu đóng gói thùng carton. Dựa trên những kiến
thức đã học xây dựng cơ sở lý thuyết cùng các phương pháp phân tích, tính toán động
học cho máy dán băng keo tự động. Dựa vào đó, nhóm tác giả đi vào thiết kế và chế tạo
một hệ thống dán băng keo tự động nhằm tăng năng suất và nâng cao việc tự động hóa
trong quá trình sản xuất, đóng gói sản phẩm. Đồ án gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài. Chương này chủ yếu cung cấp cho người đọc cái
nhìn ban đầu về máy dán băng keo, các ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp,
đồng thời cũng nêu khái quát về tổng quan hệ thống, đặt ra vấn đề và các phương án để
xây dựng máy dán băng keo tự động
Chương 2: Thiết kế hệ thống truyền động và hệ thống dán băng keo. Ở chương
này, nhóm tác giả xây dựng lên mô hình động học của máy, đề cập đến vùng làm việc
và tính toán động học của hệ thống truyền động, cơ cấu dán băng keo từ đó đưa ra các
kích thước phù hợp của cơ cấu.
Chương 3: Thiết kế tổng thể mô hình dán băng keo. Ở chương này nhóm tác giả
dựa vào kết quả của chương 2 xây dựng nên từng phần của mô hình trên phần mềm vẽ
3D SolidWorks: Bộ phận dán băng keo, hệ thống băng tải, cơ cấu nâng hạ vitme. Từ đó
tổng hợp lại thành một mô hình tổng quan.
Chương 4: Chương này giải quyết các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn dòng
vi điều khiển trung tâm, module mở rộng và các linh kiện khác để thực hiện điều khiển
cho máy cũng như thiết kế hệ thống điện điều khiển nhằm đảm bảo các chức năng cơ
bản của máy Bên cạnh đó xây dựng lưu đồ thuật toán, từ đó xây dựng chương trình cho
vi điều khiển giúp điều khiển hệ thống thay đổi kích thước làm việc theo ý muốn.
Chương 5: Kết luận. Chương này đánh giá về kết quả đạt được cũng như những
nhược điểm hiện tại từ đó có hướng phát triển đề tài trong tương lai.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TT Họ tên sinh viên Số thẻ SV Lớp Ngành
1 Hồ Hoàng Long 101150172 15CDT1 Kỹ thuật Cơ điện tử
2 Phan Hoằng Hảo 101150207 15CDT2 Kỹ thuật Cơ điện tử
1. Tên đề tài đồ án:
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
Thiết kế máy dán thùng carton với kích thước:
250 mm x 250 mm x 250 mm đến 400mm x500mm x800mm
Khối lượng dưới 10kg
Năng xuất của máy 5500 sản phẩm 1 giờ
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
a. Phần chung:
TT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Hồ Hoàng Long Tìm hiểu tổng quan về máy dán băng keo tự động
Tính toán động lực học của hệ thống dán băng keo
Thiết kế tổng thể mô hình
2 Phan Hoằng Hảo
b. Phần riêng:
TT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Hồ Hoàng Long
Thiết kế hệ thống điều khiển
Thiết lập lưu đồ thuật toán điều khiển
2 Phan Hoằng Hảo Tính toán thiết kế động học băng tải, cơ cấu nâng
vitme
5. Các bản vẽ, đồ thị (ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ):
a. Phần chung:
TT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Hồ Hoàng Long Thiết kế bản vẽ tổng thể mô hình máy dán băng keo tự
động (kích thước A0)
2 Phan Hoằng Hảo
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 3
Phần riêng:
TT Họ tên sinh viên Nội dung
1
Hồ Hoàng Long
Thiết kế bản vẽ lưu đồ thuật toán (kích thước A0)
Thiết kế bản vẽ sơ đồ mạch điện (kích thước A0)
2
Phan Hoằng Hảo Thiết kế bản vẽ sơ đồ động (kích thước A0)
Thiết kế bản vẽ các cụm chi tiết (kích thước A0)
6. Họ tên người hướng dẫn: Phần/ Nội dung:
Lê Hoài Nam Tìm hiểu đề tài, tính toán động học và xây
dựng ý tưởng mô hình máy dán băng keo
tự động
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 20/02/2020
8. Ngày hoàn thành đồ án: 1/7/2020
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 07 năm 2020
Trưởng Bộ môn………………………. Người hướng dẫn
TS. Lê Hoài Nam
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 4
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng
đang từng bước phát triển. Đời sống con người ngày càng được nâng cao, yêu cầu về
hàng hóa để phục vụ cho đời sống con người không chỉ ở số lượng, chất lượng mà còn
có cả tính thẩm mỹ. Vì thế cần được bao bì, đóng gói. Các sản phẩm sau khi được đóng
gói, bao bì sẽ được đóng thành từng kiện (mỗi kiện có nhiều gói phụ thuộc vào kích
thước lớn hay nhỏ của kiện). Các kiện này là những thùng được làm bằng chất liệu như
gỗ, giấy… nhưng chất liệu chủ yếu là giấy. Đóng thùng sản phẩm thành các kiện giúp
bảo quản sản phẩm tốt hơn, việc kiểm tra, vận chuyển từ nơi này tới nơi khác đơn giản
hơn. Đáp ứng cho yêu cầu này, nhiều loại máy móc thiết bị đã ra đời. Đóng thùng sản
phẩm là cho sản phẩm vào thùng giấy đã được chế tạo sẵn, sau đó dùng băng keo dán
kín miệng thùng. Công việc này hiện nay hầu hết được thực hiện bằng tay và các thiết
bị cầm tay cho năng suất thấp. Để đáp ứng cho các yêu cầu của hàng hóa là số lượng
nhiều, tốc độ nhanh, có tính thẩm mỹ, ta cần áp dụng các hệ thống dán thùng tự động.
Vì vậy, em tiến hành khảo sát và thực hiện đề tài: “Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán
băng keo tự động”.
Nội dung cụ thể của luận văn bao gồm: chọn phương án dán thùng, tính toán
động học, tính bền hệ thống truyền động và kết cấu, thiết kế băng tải, thiết kế cơ cấu dán
(chủ yếu là xác định kích thước động và kết cấu), chọn sơ đồ mạch điện để điều khiển
cả hệ thống. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thiết kế và tính toán em không
tránh khỏi những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế nên em rất mong có sự
hướng dẫn chỉ bảo của các thầy để em có thể củng cố và hoàn thiện kiến thức của mình
khi bước vào thực tế sản xuất trong tương lai.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện
PHAN HOẰNG HẢO - HỒ HOÀNG LONG
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 5
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng nói chung và các thầy cô giáo trong
khoa Cơ khí, bộ môn Cơ điện tử nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Hoài Nam, thầy đã
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm Đồ án tốt nghiệp. Trong
thời gian chúng em làm việc với thầy, chúng em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến
thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm
túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác
sau này.
Mặc dù do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng tiến độ.
Nhưng đề tài được hoàn thành trong sự hỗ trợ và động viên rất nhiều từ gia đình, thầy
cô cũng như bạn bè. Đó là những tình cảm thật đáng trân trọng không sao đền đáp hết,
và thật phấn khởi biết bao khi thấy mọi người vẫn luôn ở bên cạnh trong những hoàn
cảnh khó khăn nhất.
Qua đây chúng em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy cô trong Hội đồng bảo vệ tốt nghiệp để chúng em rút được nhưng bài học và kinh
nghiệm trước khi bước vào môi trường làm việc của kĩ sư trong công ty, nhà máy.
Cuối cùng xin chúc gia đình, người thân, quý thầy cô cùng bạn bè nhiều sức khoẻ
và thành công trong mọi công việc. Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Hồ Hoàng Long - Phan Hoằng Hảo
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 6
CAM ĐOAN
Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Bách khoa;
- Khoa Cơ khí
Tôi tên là: PHAN HOẰNG HẢO LỚP 15CDT2
HỒ HOÀNG LONG LỚP 15CDT1
Khoa: Cơ khí
Đề tài: Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp được tôi thực hiện không sao chép hay trùng với đề
tài nào đã thực hiện, chỉ sử dụng những tài liệu tham khảo đã nêu trong báo cáo. Các số
liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực.
Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Hồ Hoàng Long - Phan Hoằng Hảo
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 7
MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................5
CAM ĐOAN...................................................................................................................6
MỤC LỤC ......................................................................................................................7
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH ....................................................................9
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI MÁY DÁN BĂNG KEO.......................12
1.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI........................................................................................12
1.1.1 Giới thiệu về máy dán thùng carton ...........................................................12
1.1.2 Các loại máy có mặt tại thị trường Việt Nam.............................................13
1.2 TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN ...................................................17
1.2.1 Phương án 1................................................................................................17
1.2.2 Phương án 2................................................................................................18
1.2.3 Phương án 3................................................................................................19
1.2.4 Lựa chọn phương án...................................................................................21
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG DÁN
BĂNG KEO..................................................................................................................22
2.1 SƠ ĐỒ ĐỘNG VÀ VÙNG LÀM VIỆC CỦA MÁY DÁN BĂNG KEO............................22
2.1.1 Sơ đồ động ..................................................................................................22
2.1.2 Vùng làm việc..............................................................................................23
2.2 CHỌN ĐỘNG CƠ TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC............................................................23
2.3 THIẾT KẾ CƠ CẤU DÁN BĂNG KEO ....................................................................25
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý...........................................................................................25
2.2.2 Xác định kích thước cơ cấu dán băng keo..................................................26
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TỔNG THỂ MÔ HÌNH DÁN BĂNG KEO..................32
3.1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH..................................................................32
3.2 QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG................................................................33
3.2.1 Thiết kế bộ phận cắt dán băng keo .............................................................33
3.2.2 Thiết kế băng tải..........................................................................................36
3.2.3 Thiết kế truyền động trục vitme ..................................................................39
3.2.1 Mô hình tổng quan......................................................................................39
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ................................................................41
4.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG .................................................................................41
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 8
4.2 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ...................................................41
4.2.1 Bộ điều khiển...............................................................................................41
4.2.2 Driver điều khiển động cơ bước TB6600....................................................43
4.2.3 Module Relay ..............................................................................................44
4.2.4 LCD 2004....................................................................................................45
4.2.5 Module I2C hỗ trợ hiển thị LCD.................................................................45
4.2.6 Mạch volume xoay rotary encoder 360 độ KY-040 ...................................47
4.2.7 Công tắc hành trình ....................................................................................48
4.3 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ..................................................................................49
4.4 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN....................................................................50
4.5 CÁC MENU ĐIỀU KHIỂN.....................................................................................56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...........................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59
PHỤ LỤC: CODE ĐIỀU KHIỂN ARDUINO MEGA ............................................60
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 9
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH
Bảng 1. 1 Các thành phần chính của phương án 1 ........................................................17
Bảng 1. 2 Các thành phần chính của phương án 2 ........................................................19
Bảng 1. 3 Các thành phần chính của phương án 3 ........................................................20
Bảng 1. 4 So sánh các phương án thiết kế.....................................................................21
Bảng 2. 1 Các chi tiết mô hình động học của máy dán băngkeo...................................22
Bảng 2. 2 Các chi tiết cơ cấu dán băng keo...................................................................25
Bảng 3. 1 Các chi tiết trong băng tải .............................................................................37
Hình 1. 1 Mục đích đề tài ..............................................................................................12
Hình 1. 2 Hình ảnh máy dán băng keo trong công nghiệp [1] ......................................12
Hình 1. 3 Hình ảnh Máy dán thùng carton PW552TB [2] ............................................13
Hình 1. 4 Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050 [3]................................................14
Hình 1. 5 Máy dán thùng carton SF-6050A [4] ............................................................15
Hình 1. 6 Máy dán thùng carton EXC-103TB [5].........................................................16
Hình 1. 7 Kết cấu chính của phương án 1 .....................................................................17
Hình 1. 8 Kết cấu chính của phương án 2 .....................................................................18
Hình 1. 9 Kết cấu chính của phương án 3 .....................................................................19
Hình 2. 1 Sơ đồ động mô hình máy dán băng keo ........................................................22
Hình 2. 2 Sơ đồ bộ truyền và băng tải...........................................................................23
Hình 2. 3 Động cơ giảm tốc 555 ...................................................................................24
Hình 2. 4 Sơ đồ cơ cấu dán băng keo............................................................................25
Hình 2. 5 Kích thước băng kéo dán lên thùng...............................................................26
Hình 2. 6 Sơ đồ khâu A con lăn 8 .................................................................................26
Hình 2. 7 Sơ đồ khâu C con lăn 7..................................................................................28
Hình 2. 8 Cơ cấu khâu B ...............................................................................................29
Hình 2. 9 Khấu cắt băng keo .........................................................................................30
Hình 3. 1 Phần mềm SolidWorks 2019.........................................................................33
Hình 3. 2 Tổng quan cơ cấu cắt dán băng keo ..............................................................33
Hình 3. 3 Càng sau ........................................................................................................34
Hình 3. 4 Càng trước .....................................................................................................34
Hình 3. 5 Cánh tay đòn nối càng trước với càng sau ....................................................34
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 10
Hình 3. 6 Tay đòn gá dao cắt băng keo .........................................................................35
Hình 3. 7 Đồ gá dao, lưỡi dao .......................................................................................35
Hình 3. 8 Cơ cấu cắt dán băng keo................................................................................35
Hình 3. 9 Cơ cấu băng tải..............................................................................................36
Hình 3. 10 Băng tải........................................................................................................37
Hình 3. 11 kết cấu băng tải............................................................................................38
Hình 3. 12 Cơ cấu vít me...............................................................................................39
Hình 3. 13 Mô hình máy dán băng keo được vẽ trên SolidWorks................................39
Hình 3. 14 Tổng quan mô hình......................................................................................40
Hình 3. 15 Hình ảnh thực tế sau gia công .....................................................................40
Hình 4. 1 Các thành phần của hệ thống.........................................................................41
Hình 4. 2 Vi điều khiển arduino Mega 2560.................................................................42
Hình 4. 3 Driver TB6600 và các thông số hoạt động của driver...................................43
Hình 4. 4 Module 2 Relay Với Opto Cách Ly Kích H/L (12VDC)..............................44
Hình 4. 5 Màn hình hiển thị LCD 2004.........................................................................45
Hình 4. 6 Module I2C....................................................................................................46
Hình 4. 7 Mạch Volume xoay Rotary Encoder 360 độ.................................................47
Hình 4. 8 Công tắc hành trình .......................................................................................48
Hình 4. 9 Sơ đồ nguyên lý mạch ...................................................................................49
Hình 4. 10 Hình ảnh hệ thống điều khiển thực tế..........................................................49
Hình 4. 11 Lưu đồ thuật toán chương trình chính.........................................................50
Hình 4. 12 Lưu đồ thuật toán chương trình con selection() ..........................................51
Hình 4. 13 Lưu đồ thuật toán chương trình con print_menu() và MoveTravel(Position)
.......................................................................................................................................52
Hình 4. 14 Lưu đồ thuật toán chương trình con Homing() ...........................................52
Hình 4. 15 Lưu đồ thuật toán chương trình con MoveAndChose() ..............................53
Hình 4. 16 Lưu đồ thuật toán chương trình con count1(); ............................................53
Hình 4. 17 Lưu đồ thuật toán chương trình con ManualSize(); ....................................54
Hình 4. 18 Lưu đồ thuật toán chương trình con AutoSize ............................................55
Hình 4. 19 Các Menu điều khiển cơ bản.......................................................................56
Hình 5. 1 Hình ảnh mô hình thực tế ..............................................................................57
Hình 5. 2 Hình ảnh sản phẩm trước và sau khi qua dán keo.........................................57
Hình 5. 3 Hình ảnh của 1 sản phẩm khác......................................................................58
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 11
MỞ ĐẦU
1. Mục đích thực hiện đề tài
Máy dán băng keo thùng carton là một công cụ không thể thiếu trong nhiều xí
nghiệp đóng gói hàng hóa hiện nay. Máy dán băng keo thùng carton giúp việc đóng gói
hàng hóa thành phẩm trở nên nhanh gọn và thuận tiện hơn so với việc dùng sức người
lao động hiện nay.Và để có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, nhóm chúng em
đã tìm hiểu về máy dán băng keo từ đó lên ý tưởng thiết kế và chế tạo mô hình máy dán
băng keo tự động.
2. Mục tiêu đề tài
• Tìm hiểu khái quát về máy dán băng keo
• Tìm hiểu, tính toán và xây dựng thông số cơ khí của máy dán băng keo
• Thiết kế xây dựng mô hình máy dán băng keo
• Xây dựng chương trình điều khiển, giao tiếp bằng LCD
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
• Nghiên cứu tổng quan về máy dán băng keo
• Nghiên cứu lý thuyết và giải bài toán động học của máy dán băng keo
• Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình cơ khí
• Xây dựng thuật toán và chương trình điều khiển cho máy dán băng keo
4. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng kiến thức chuyên ngành, tham khảo các tài liệu kỹ thuật của các mô hình
thực tế, tìm hiểu tài liệu, tìm kiếm thông tin trên mạng.
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài tốt nghiệp được trình bày với các nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài máy dán băng keo
Chương 2: Thiết kế hệ thống truyền động và hệ thống dán băng keo
Chương 3: Thiết kế tổng thể mô hình dán băng keo
Chương 4: Hệ thống điều khiển
Chương 5: Kết luận
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 12
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI MÁY DÁN BĂNG KEO
1.1 Giới thiệu về đề tài
1.1.1 Giới thiệu về máy dán thùng carton
Máy dán keo thùng carton được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp thực
phẩm, hàng hóa… là giải pháp hiệu quả cho việc dán thùng, giúp tiết kiệm chi phí thuận
tiện trong việc vận chuyển.
Hình 1. 1 Mục đích đề tài
Máy gồm có các bộ phận như: động cơ, hộp giảm tốc, băng tải, cơ cấu dán keo.
Hình 1. 2 Hình ảnh máy dán băng keo trong công nghiệp [1]
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 13
1.1.2 Các loại máy có mặt tại thị trường Việt Nam
Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều các chủng loại máy dán
keo thùng carton tự động, bán tự động… của rất nhiều hãng trên thế giới sản xuất như
TAIWAN (R.O.C), WELLPACK-TAIWAN, SUPER PROVAC-ĐÀI LOAN, NHẬT,
TRUNG QUỐC…
• Máy dán thùng carton PW552TB
Hình 1. 3 Hình ảnh Máy dán thùng carton PW552TB [2]
*Thông số kỹ thuật:
• - Kích cỡ của thùng: (L)150 - ∞ x (W)100-500 x (H) 100-500mm
• - Chiều cao bàn làm việc có thể dễ dàng điều chỉnh từ 580-880mm
• - Tốc độ dán thùng nhanh: 800-1200 thùng/giờ
• - Chiều rộng băng keo dán cho máy: 45mm-60mm
• - Nguồn điện sử dụng máy: 220V/1phase
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 14
• Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050
Hình 1. 4 Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050 [3]
*Thông số kỹ thuật:
• Kiểu dáng: bán tự động.
• Tốc độ băng tải: 20m/phút.
• Kích thước thùng dán: 150-500x110-600mm.
• Bề rộng băng keo: 60mm
• Khối lượng sản phẩm: 20kg.
• Chiều cao bàn máy: 500mm.
• Kích thước máy: 1600x740x1590
• Trọng lượng máy: 145kg.
•Nguồn điện: 220/50-60Hz.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 15
• Máy dán thùng carton SF-6050A
Hình 1. 5 Máy dán thùng carton SF-6050A [4]
*Đặc điểm kỹ thuật:
• Thay đổi được chiều cao thùng nhờ tay quay bên trên.
• Có 2 thanh dẫn hướng thùng, sử dụng tay quay dưới để thay đổi chiều rộng thùng.
• Đầu dán băng keo rời.
• Sử dụng thép không gỉ chất lượng cao.
*Thông số kỹ thuật:
• Kích thước thùng: 180-500x100-600mm.
• Kích thước máy: 1020x850x1200-1600mm.
• Công suất: 700-1200 thùng/h.
• Loại băng keo: 48/60/75mm.
• Nguồn điện: 220V/50Hz.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 16
• Máy dán thùng carton EXC-103TB
Hình 1. 6 Máy dán thùng carton EXC-103TB [5]
Máy có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng. Mặt băng chuyền được chế tạo bằng thép
không gỉ, băng tải bổ trí hợp lý, có sức tải lớn và điều chỉnh nhẹ nhàng. Kết cấu tay
dán tháo lắp tiện dụng, có thể điều chỉnh chiều dài vệt cắt và tạo vết dán phẳng, đẹp và
chắc.
*Thông số kỹ thuật:
• Kích thước máy: 1637x754x1375mm.
• Trọng lượng máy: 153kg.
• Trọng lượng sản phẩm: 60kg.
• Tốc độ dán: 23m/phút.
• Chiều rộng băng keo: 36-50mm.
• Kích thước thùng dán: 120-2000x140-500x120-500mm.
• Nguồn điện: 220V/50Hz.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 17
1.2 Tổng quan hệ thống và các phương án
1.2.1 Phương án 1
Hình 1. 7 Kết cấu chính của phương án 1
Bảng 1. 1 Các thành phần chính của phương án 1
1 Lò xo kéo
2 Thùng carton
3 Con lăn
4 Băng keo
5 Cuộn băng keo
6 Dao căt băng keo
7 Lò xo kéo
8 Bộ truyền động đai
9 Đông cơ giảm tốc
10 Băng tải con lăn
11 Con lăn dán băng keo
12 Băng tải
13 Con lăn dán băng keo
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 18
Nguyên lý hoạt động:
Khi động cơ (9) được cấp nguồn và hoạt động thông qua bộ truyền (8), tạo ra chuyển
động cho trục dẫn động chinh của băng tải, từ trục dẫn động chủ động của băng tải và
trục dận động bị đông của băng tải(12),gồm hai băng tải đặt song song nhau, làm cho
băng tải chuyển động theo chiều như hình vẽ. Thùng carton (2) được đặt lên băng tải
con lăn (10), thùng carton bắt đầu di chuyển tới và tiếp xúc băng keo (4), đồng thời đẩy
con lăn dán băng keo (13), đồng thời con lăn (3), cuộn băng keo cung chuyển động theo
cơ cấu nhờ lực kẹp hai bên thùng carton của băng tải (12) gồm hai cái đặt song song
nhau và khoảng cách băng bề ngang của thùng carton(2). Nhờ các con lăn để căng băng
keo và con lăn dán băng keo (13) và (11) thì băng keo đã được dán khít lên thùng carton
(2). Cơ cấu dao cắt (6) được nâng lên nhờ cơ cấu truyền động, sau khi thùng carton (2)
đi qua lưới dao cắt(6) thì lò xo kéo (1) kéo lại và cắt đứt băng keo (4) rôi băng keo đc
dán kín nhờ con lăn dán băng keo (11), thùng carton (2) được đưa ra khỏi hệ thống, ta
thu được sản phẩm dán băng keo cho thừng carton. Hệ thống cứ thế lặp lại liên tục cho
đến khi ngừng hoạt động.
1.2.2 Phương án 2
Hình 1. 8 Kết cấu chính của phương án 2
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 19
Bảng 1. 2 Các thành phần chính của phương án 2
1 Lò xo kéo
2 Thùng carton
3 Con lăn
4 Băng keo
5 Cuộn băng keo
6 Dao căt băng keo
7 Lò xo kéo
8 Bộ truyền động đai
9 Đông cơ giảm tốc
10 Băng tải con lăn
11 Con lăn dán băng keo
12 Băng tải
13 Con lăn dán băng keo
Nguyên lý hoạt động:
Cơ cấu dán băng keo hoặt động tương tự như phương án 1, chỉ khác vị trí lắp đặt băng
tải. Băng tải tiếp xúc mặt đáy của thùng carton,
1.2.3 Phương án 3
Hình 1. 9 Kết cấu chính của phương án 3
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 20
Bảng 1. 3 Các thành phần chính của phương án 3
1 Lò xo kéo
2 Băng tải
3 Con lăn
4 Băng keo
5 Cuộn băng keo
6 Dao căt băng keo
7 Lò xo kéo
8 Động cơ
9 Bộ truyền
10 Buli trục chính của băng tải
11 Con lăn dán băng keo
12 Thùng carton
13 Con lăn dán băng keo
14 Trục dẫn băng tải
15 Băng tải con lăn
Nguyên lý hoạt động:
Hai băng tải (2) được đặt song song với nhau, cơ cấu dán băng keo được lắp đặt
vị trí ở giữa. Từ động cơ (8) thông qua bộ truyền (9), buli dẫn động (10) quay và trục
dân băng tải (14) tạo chuyển động cho băng tải (2) theo chiều như hình vẽ. Ta đặt thùng
carton (12) vào cơ cấu, nhờ lực kéo của băng tải (2) và băng tải con lăn (15), thùng
carton (12) được di chuyển dễ dàng hơn
Tương tự như phương án trên khi thùng carton Thùng carton (12) được đặt lên
băng tải con lăn (10), thùng carton bắt đầu di chuyển tới và tiếp xúc băng keo (4), đồng
thời đẩy con lăn dán băng keo (13), đồng thời con lăn (3), cuộn băng keo (5) cũng chuyển
động theo cơ cấu nhờ lực đè trên xuông của thùng carton của băng tải (2) Nhờ các con
lăn để căng băng keo và con lăn dán băng keo (13) và (11) thì băng keo đã được dán
khít lên thùng carton(12). Cơ cấu dao cắt (6) được nâng lên nhờ cơ cấu truyền động, sau
khi thùng carton (2) đi qua lưới dao cắt(6) thì lò xo kéo (1) kéo lại và cắt đứt băng keo
(4) rôi băng keo đc dán kín nhờ con lăn dán băng keo (11), thùng carton (12) được đưa
ra khỏi hệ thống, ta thu được sản phẩm dán băng keo cho thừng carton. Hệ thống cứ thế
lặp lại liên tục cho đến khi ngừng hoạt động.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 21
1.2.4 Lựa chọn phương án
Để xây dựng chức năng tự động dán băng keo hiểu quả, tạo ra được sản phẩm tốt
nhất, công suất phải tối ưu nhất, giá thành hơp lí. Để có thể thực hiện các yêu cầu đề ra
ta cần phải xem xét lại các phương án:
Bảng 1. 4 So sánh các phương án thiết kế
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
Ưu điểm
2 băng tải 2 bên tạo lực ép
chặt giúp thùng carton di
chuyển đều, có lực ép,
băng keo trên sản phẩm
không bị bong khí
-Năng xuất cao.
-Dễ dàng thay đổi kích
thước của thùng
-Thực hiện được đối với
thùng kích thước nhỏ.
-Năng xuất cao.
-Chi phí thấp.
- Không gian làm việc
lớn hơn so với phươn
án 1.
-Kết cấu đơn giản
-Dễ dàng thay đổi kích
thước của thùng
-Lắp ráp vận hành đơn
giản
- Năng xuất cao
-Chi phí thấp.
- Không gian làm
việc lớn.
-Kết cấu đơn giản
-Dễ dàng thay đổi
kích thước của thùng
-Lắp ráp vận hành
đơn giản
-Mặt trên của thùng
được nén chặt.
-Thùng di chuyển
nhẹ nhàn ổn định,
đường băng keo
thẳng, ít bọt khí.
Nhược
điểm
-Kết cấu phức tạp, khó lắp
ráp.
-Thùng di chuyển không
đồng bọ, đường băng keo
dán không thẳng.
-Có hiện tượng trượt giữa
băng tải và hai mặt bên của
thùng, làm thùng trầy
xước giảm tuổi thọ băng
tải
-Mặt trên của thùng không
được nén chặt, nhiều bọt
khí.
-Thùng carton khi di
chuyển hay bị vênh,
vận tốc không đều.
-Mặt trên của thùng
không được nén chặt.
-Không thực hiện
được đối với thùng
quá nhỏ.
-Nhiều bọt khí.
-Không thực hiện
được đối với thùng
quá nhỏ.
Sau khi so sánh và đánh giá thi ta chọn phương án 3 để thiết kế mô hình.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 22
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG
DÁN BĂNG KEO
2.1 Sơ đồ động và vùng làm việc của máy dán băng keo
2.1.1 Sơ đồ động
Hình 2. 1 Sơ đồ động mô hình máy dán băng keo
Bảng 2. 1 Các chi tiết mô hình động học của máy dán băngkeo
1 Lò xo kéo
2 Băng tải
3 Con lăn
4 Băng keo
5 Cuộn băng keo
6 Dao căt băng keo
7 Lò xo kéo
8 Động cơ
9 Bộ truyền
10 Buli trục chính của băng tải
11 Con lăn dán băng keo
12 Thùng carton
13 Con lăn dán băng keo
14 Trục dẫn băng tải
15 Băng tải con lăn
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 23
2.1.2 Vùng làm việc
Vùng làm việc của máy dán băng keo là vùng thùng carton di chuyển được trên
băng tải con lăn và khoảng dưới băng tải trên của máy. Chiều cao Z của vùng làm việc
chính bằng chiều cao của thùng carton, chiều cao này có thể thay đổi được thông qua
cơ cấu vít me, Bề rộng của hành trình chính là chiều rông của thùng carton có thể điểu
chỉnh được theo chiểu trục x. Sản phẩm di chuyển theo trục y như hình 2.1.
Kích thước theo yêu cầu đề:
250 mm x 250 mm x 250 mm đến 400mm x500mm x500mm
Khối lượng dưới 10kg
Năng xuất của máy 5500 sản phẩm 1 giờ
2.2 Chọn động cơ tính toán động học
Hình 2. 2 Sơ đồ bộ truyền và băng tải
Giả sử ta có 2 băng tải đặt song song nhau cùng kéo 1 vật, nên trọng tải được tác
động lên 1 băng tải là
10
5
2
G = = (kg) (xét trường hợp thùng carton nằm đều trên 2 băng
tải)
Do cơ cấu hai băng tải đặt song song nhau, nên khoảng cách giữa hai băng tải
được cố định bởi cơ cấu dán băng keo. Chọn bề rộng băng tải 50mm
Ta có chiều rộng nhỏ nhất của thùng carton là Cmin = 50x2+170=270(mm)
Ta có chiều rộng lớn nhất của thùng carton là Cmax = 400(mm)
Do lực ép trên xuống nên chiều cao của thùng thấp nhất Cmin =320(mm)
Chiều cao cao nhất của thùng carton Cmax = 600(mm)
- Lựa chọn thông số cơ bản
Thời gian vận chuyện 1 thùng t = 5500/3600≈1,5 s
Trong đó Z là nằn suất của đường dây chuyền.
- Chọn khoảng cách giữa 2 mép thùng là a = 800 mm
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 24
- Vận tốc của băng tải 1 1
*r
v 
=
0.8
0.53
. 1.5*1
a
t i
= = = m/s
Trong đó:
• a là khoảng cách 2 thùng
• i là số sản phẩm trong 1 bộ phận làm việc lấy i=1
- Tính chọn động cơ
Ta có 1 1
*r
v 
=
=> 1
1 1
*60
v v
r r
 = = (vòng/phút)
1
 = 2

Ta chọn bộ truyên đai với tỉ sô truyền là 1:2
2 1
3
1
*60
*30
2 2
v
r v
r

 = = = vòng/phút)
3
 là tốc độ quay của trục chính động cơ đơn vị tính vòng/phút
R1=0.45(m)
Vậy 3
0.53*30
35
0.45
 = = Vòng/phút
- Trong thực tế khi chọn động cơ giảm tốc ta chọn lớn hơn hoặc bằng (1,5-3) lần
3

- Như vậy ta chọn đông cơ giảm tốc DC 555 trên thị trường có thông số sau:
Hình 2. 3 Động cơ giảm tốc 555
• Điện áp định mức: 12V
• Tốc độ không tải: 60 vòng/phút
• Dòng không tải ≤ 0.3A
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 25
• Đường kính trục: 6mm
• Trọng lượng: 330g
2.3 Thiết kế cơ cấu dán băng keo
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý
Hình 2. 4 Sơ đồ cơ cấu dán băng keo
Bảng 2. 2 Các chi tiết cơ cấu dán băng keo
1 Lò xo kéo
2 Con lăn
3 Băng keo
4 Cuộn băng keo
5 Dao căt băng keo
6 Lò xo kéo
7 Con lăn dán băng keo
8 Con lăn dán băng keo
9 Thùng carton
10 Các khâu A, B, C
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 26
2.2.2 Xác định kích thước cơ cấu dán băng keo
1) Thông số cuộn băng keo (4):
Dùng cuộn băng keo bề rộng 48mm
Khối lượng:850g
2) Con lăn dán băng keo (7), (8):
-Với bề rộng của con lăn là 48 mm, nên ta chọn chiều dài con lăn dán băng
keo là lcl = 56 (mm), để tránh trường hợp băng keo bị dính vào hai đầu mút của con lăn
- Chọn đường kính con lăn là: D cl =38(mm)
3) Chiều dài mép dán băng keo trên thùng:
Hình 2. 5 Kích thước băng kéo dán lên thùng
4) Xét khâu (A) và con lăn dán băng keo (8):
Hình 2. 6 Sơ đồ khâu A con lăn 8
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 27
Cho l AB =50 (mm); l =91(mm); lOA =137(mm); l AD =60 (mm); Rcl=Dcl/2= 19(mm);
B
A
O ˆ
1 =16 0
- Để tạo được mép dán có chiều dài 70 (mm) thì khoảng cách từ tâm con lăn đến mặt
trên của thùng là h=70 (mm)
- Khi thùng di chuyển vào khâu 2 và con lăn 8 sẽ quay một góc 2 quanh tâm A và nâng
lên một đoạn là: h+ RCL = 70+19=89 (mm)
Ta có:
Cos a = 3
,
0
137
19
60
1
=
−
=
−
AO
cl
AD
l
R
l
a=72,5 
; Cos a1 = 95
,
0
137
70
60
1
=
+
=
+
AO
AD
l
h
l
 a1 =18,4 
 a 2 = a - a1 =72,5
-18,4 
=54,1
Vậy khâu 2 và con lăn 8 sẽ quay quanh tâm A một góc là 2 =54,1
→ Thanh AB cũng quay 1 góc là 54,1 
quanh tâm A.
→ I
A
B 
ˆ =a1 + B
A
O ˆ
1 +a 2 =18,4
+16 
+54,1
=88,5 
Cos I
A
B 
ˆ =
'
'
AB
AI
l
l
→l '
AI =l '
AB . Cos I
A
B 
ˆ =50.cos88,5
=1,3 (mm)
Ta có: l AI =l AB .cos I
A
B ˆ =50.cos(18,4 
+16
) = 41,3 (mm)
→ l '
II =l AI - l '
AI = 41,3-1,3 = 40 (mm)
Vậy thanh AB nâng lên một đoạn là 40 (mm)
Ta thấy I
A
B 
ˆ =88,5 
< 90
nên thoả mãn điều kiện quay về của khâu 2 và con lăn 8.
BC
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 28
5) Xét khâu (C) và con lăn dán băng keo (7):
Hình 2. 7 Sơ đồ khâu C con lăn 7
- Cho l '
ao =109mm ; l b
O' =144mm ; l ab =42mm ; i
a
bˆ =23 
- Khi khâu 2 quay quanh tâm A tác động qua khâu 3 truyền đến khâu 5 và làm khâu 5
quay một góc  2 quanh tâm a.
- Ta xét cho trường hợp khoảng cách từ mặt của thùng đến con lăn 6 phải nâng là
l=h+R =70+19=89mm.
Ta có:
cos  1 = 95
,
0
109
70
34
'
=
+
=
+
ao
ad
l
h
l
  1 =17,4 
 cos = 14
,
0
109
=
− CL
ad R
l
  2 = -  1 =82 
-17,4 
= 64,6
Vậy khâu 5 và con lăn 6 quay được một góc  2 = 64,6 
quanh tâm a.
 Thanh ac cũng quay quanh tâm a 1 góc  2 = 64,6
.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 29
→ '
ˆb
a
b = 64,6 
→ i
a
b ˆ
'
= '
ˆb
a
b - i
a
bˆ 64,6 
-23
=41,6 
Ta có: l ai =l ab .cos i
a
bˆ =42.cos23
= 38,7 mm
l '
ai =l '
ab .cos '
ˆ
' i
a
b = 42cos41,6= 31,4 mm
l '
ii - l '
ai = 38,7-31,4=7,3 mm
Vậy, thanh ab quay quanh tâm a và nâng lên một đoạn là 7,3 mm
Ta có: lib = l ab .sin i
a
bˆ =42.sin23
= 16,4 mm
l '
'b
i =l '
ab .sin '
ˆ
' i
a
b =42.sin41,6 
= 27,9 mm
 Lò xo 4 bị giãn một đoạn: l max = lib - l '
'b
i = 16,4 + 27,9 = 44,3 mm
6) Xét khâu B:
Hình 2. 8 Cơ cấu khâu B
- Thanh AB quay quanh tâm A với 1 góc  2 =54,1
, tác động vào thanh Bb làm thanh
ab quay quanh tâm a với 1 góc  2 = 64,6 
- Chiều dài thanh Bb phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai tâm A và a.
- Khoảng cách giữa 2 tâm A và a phụ thuộc vào kết cấu thân máy và khe hỡ giữa 2 con
lăn khi 2 con lăn ở vị trí cao nhất.
- Để đảm bảo cho kích thước chiều dài nhỏ nhất của thùng không được nhỏ hơn khe hở
giữa hai con lăn e.
→ e < l min = 150 mm
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 30
→ Chọn e = 52 mm
 Khoảng cách giữa 2 tâm A và a là: l AC + l ac +e = 147+141+52=288 mm
7) Xét khâu cắt băng keo:
Hình 2. 9 Khấu cắt băng keo
- Chọn góc xoay của thanh HP là = 20 
, l KH =72 mm, l HN = 117 mm, l 2
1K
K =18,25 mm
- Điểm P quay lên tới vị trí cao nhất chính là điểm P’. Khi thùng vừa đi ra khỏi điểm P’
thì thanh HP sẽ rơi trở lại vị trí ban đầu và đồng thời dao sẽ cắt băng keo. Để đảm bảo
đạt được mép dán là 70 mm thì tại vị trí dao cắt là điểm N1 cách điểm P’ một khoảng là
l '
1P
N = 70 mm.
 l '
2 P
N =l '
1P
N .cos5 
= 70.cos5 
=70 mm
→ l NP = l '
2 P
N =70 mm
 Khoảng cách giữa điểm P của khâu HP cách vị trí đặt dao cắt là 70 mm.
Ta có: l 2
'P
P =l '
HP .sin5 
=117.sin5
=16,5 mm
l 1
PP =l HP .sin20 
=117.sin25 
=79 mm
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 31
 l '
PP =l 1
PP -l 2
'P
P = 79-16,5=62,5 mm
Vậy, thanh HP quay quanh tâm H với góc quay là 20 
thì sẽ nâng lên được độ cao là
62,5 mm.
- Ta có: l 1
KK =l HK .sin25 
=72.sin25 
=30,4 mm
 2
1
1
2 K
K
KK
KK l
l
l +
= =30,4+18=48,4 mm
 25
sin
/
2
KK
KM l
l = 
=48,4/sin25=114,5mm
→ =
−
= KH
KM
HM l
l
l 114,5-72=42,5 mm
Vậy, thùng chạm vào khâu HP tại điểm M cách tâm quay H một đọan là 58,4 mm.
Theo quy tắc tam giác đồng dạng, ta có:
HP
KH
PP
KK
=
'
'
 24
117
72
.
5
,
62
.
'
' =
=
=
HP
KH
PP
KK
l
l
l
l mm
 Vậy, lò xo bị dãn một đoạn là l '
KK =24 mm.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 32
Chương 3: THIẾT KẾ TỔNG THỂ MÔ HÌNH DÁN BĂNG KEO
3.1 Tổng quan về thiết kế mô hình
Để có được một sản phẩm thực tế chúng ta cần thiết kế nó trên các phầm mềm
liên quan đến thiết kế và mô phỏng 3D, sau đây là một số phần mềm có thể thiết kế và
xây dựng, mô phỏng được mô hình như: CREO 5.0, INVENTOR, SOLIDWORKS,
AUTOCAD…
Trong các phần mềm nêu trên thì phần mêm nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu
khác nhau, sau thời gian nghiên cứu chúng em chọn phần mềm SolidWorks để thiết kế
và xây dựng và mô phỏng mô hình máy dán băng keo.
Hiện nay SolidWorks được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam phần
mềm này được sử dụng rất nhiều không chỉ trong lĩnh vực cơ khí mà nó còn được mở
rộng ra các lĩnh vực khác như: Điện, khoa học ứng dụng, cơ mô phỏng…
Phần mềm SolidWorks cung cấp cho người dùng những tính năng tuyệt vời nhất
về thiết kế các chi tiết các khối 3D, lắp ráp các chi tiết đó để hình thành nên nhưng bộ
phận của máy móc, xuất bản vẽ 2D các chi tiết đó là những tính năng rất phổ biến của
phần mềm Solidworks, ngoài ra còn có những tính năng khác nữa như: Phân tích động
học (motion), phân tích động lực học (simulation). Bên cạnh đó phần mềm cong tích
hợp modul Solidcam để phục vụ cho việc gia công trên CNC nhờ có phay SolidCam và
tiện SolidCam hơn nữa bạn cũng có thể gia công nhiều trục trên SolidCam, modul
3Dquickmold phục vụ cho việc thiết kế khuôn. Việc tích hợp nhiều tính năng và modul
cũng như các Add-in trên phần mềm SolidWorks giúp cho người sử dụng chuyên môn
hóa trên phần mềm hơn. Và không cần phải sử dụng nhiều phần mềm để thực hiện các
công việc khác nhau.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 33
Hình 3. 1 Phần mềm SolidWorks 2019
3.2 Quy trình thiết kế và mô phỏng
3.2.1 Thiết kế bộ phận cắt dán băng keo
Hình 3. 2 Tổng quan cơ cấu cắt dán băng keo
Theo tính toán động học và tham khảo tài liệu [6][7] thì các bộ phận của cơ cấu
cắt dán băng keo được thiết kế trên bản vẽ 2d như trên.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 34
• Một số chi tiết chính
Hình 3. 3 Càng sau
Hình 3. 4 Càng trước
Hình 3. 5 Cánh tay đòn nối càng trước với càng sau
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 35
Hình 3. 6 Tay đòn gá dao cắt băng keo
Hình 3. 7 Đồ gá dao, lưỡi dao
Hình 3. 8 Cơ cấu cắt dán băng keo
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 36
3.2.2 Thiết kế băng tải
Hình 3. 9 Cơ cấu băng tải
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 37
Bảng 3. 1 Các chi tiết trong băng tải
1 Động cơ giảm tốc
2 Gá động cơ
3 Buli băng tải
4 Băng tải
5 Gối nâng trục
6 Gối đỡ con lăn vitme
7 Trục
8 ,9 Khung
10 Vòng bi trược SC8UU
11 Gối bi đỡ trục ngang
12 Con lăn vitme trục 8
13 Dây Đai
14 Hệ thống Căn trục
Hình 3. 10 Băng tải
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 38
Hình 3. 11 kết cấu băng tải
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 39
3.2.3 Thiết kế truyền động trục vitme
Hình 3. 12 Cơ cấu vít me
3.2.1 Mô hình tổng quan
Hình 3. 13 Mô hình máy dán băng keo được vẽ trên SolidWorks
Sau khi thiết kế mô phỏng thì ta được mô hình như hình 3.13.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 40
Hình 3. 14 Tổng quan mô hình
Hình 3. 15 Hình ảnh thực tế sau gia công
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 41
Chương 4: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
4.1 Giới thiệu về hệ thống
Hình 4. 1 Các thành phần của hệ thống
Trong quá trình sử dụng máy dán thùng, tùy thuộc vào tính chất công việc mà
kích thước thùng carton thay đổi. Vì vậy để hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng
không phải thay đổi kích thước bằng cách di chuyển thụ động bằng tay gây mệt mỏi,
khó khăn khi thay đổi. Hệ thống điều khiển có vai trò giải quyết vấn đề đó.
4.2 Các thành phần chính trong hệ thống
4.2.1 Bộ điều khiển
Khối vi điều khiển sử dụng vi điều khiển Arduino Mega, nó đóng vai trò hết sức
quan trọng trong hệ thống để điều khiển hệ thống. Khối vi điều khiển bao gồm mạch tạo
dao động thạch anh, mạch Reset để reset hệ thống lại trạng thái ban đầu. Các chân của
vi điều khiển sẽ được kết nối với các khối khác như rơ le, bàn phím, khối hiển thị,
module sim. Lưu trữ dữ liệu qua bộ nhớ EEPROM có thể lưu trữ dữ liệu ngay khi mất
điện. Toàn bộ dữ liệu mà ta thiết kế để điều khiển hệ thống khóa số đều được chứa trong
bộ nhớ của vi điều khiển.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 42
Hình 4. 2 Vi điều khiển arduino Mega 2560
Thông số kỹ thuật:
• Vi điều khiển chính: ATmega2560
• IC nạp và giao tiếp UART: ATmega16U2.
• Nguồn nuôi mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn
DC (khuyên dùng 7-9VDC để đảm bảo mạch hoạt động tốt. Nếu bạn cắm 12V
thì IC ổn áp rất dễ chết và gây hư hỏng mạch).
• Số chân Digital: 54 (15 chân PWM)
• Số chân Analog: 16
• Giao tiếp UART: 4 bộ UART
• Giao tiếp SPI: 1 bộ (chân 50 -> 53) dùng với thư viện SPI của Arduino
• Giao tiếp I2C: 1 bộ
• Ngắt ngoài: 6 chân
• Bộ nhớ Flash: 256 KB, 8KB sử dụng cho Bootloader
• SRAM: 8 KB
• EEPROM: 4 KB
• Xung clock: 16 MHz
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 43
4.2.2 Driver điều khiển động cơ bước TB6600
Hình 4. 3 Driver TB6600 và các thông số hoạt động của driver
Mạch Điều Khiển Động Cơ Bước TB6600 sử dụng IC TB6600HQ/HG, dùng cho
các loại động cơ bước: 42/57/86 2 pha hoặc 4 dây có dòng tải là 4A/42VDC. Ứng dụng
của mạch điều khiển động cơ bước TB6600 trong làm máy như CNC, Laser hay các
máy tự động khác.
Thông số kỹ thuật:
• Nguồn đầu vào là 9V – 42V.
• Dòng cấp tối đa là 4A.
• Ngõ vào có cách ly quang, tốc độ cao.
• Có tích hợp đo quá dòng quá áp.
• Cân nặng: 200G.
• Kích thước: 96 * 71 * 37mm.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 44
4.2.3 Module Relay
Hình 4. 4 Module 2 Relay Với Opto Cách Ly Kích H/L (12VDC)
Module 2 Relay với opto cách ly 12v nhỏ gọn, có opto và transistor cách ly giúp
cho việc sử dụng trở nên an toàn với board mạch chính, mạch được sử dụng để đóng
ngắt nguồn điện công suất cao AC hoặc DC, có thể chọn đóng khi kích mức cao hoặc
mức thấp bằng Jumper.
Module 2 Relay với opto cách ly kích HL tiếp điểm đóng ngắt gồm 3 tiếp điểm NC
(thường đóng), NO(thường mở) và COM(chân chung) được cách ly hoàn toàn với board
mạch chính, ở trạng thái bình thường chưa kích NC sẽ nối với COM, khi có trạng thái
kích COM sẽ chuyển sang nối với NO và mất kết nối với NC.
Thông số kỹ thuật:
• Sử dụng điện áp nuôi DC 12V.
• Relay mỗi Relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA.
• Điện thế đóng ngắt tối đa: AC250V ~ 10A hoặc DC30V ~ 10A.
• Có đèn báo đóng ngắt trên mỗi Relay.
• Có thể chọn mức tín hiệu kích 0 hoặc 1 qua jumper.
• Kích thước: 1.97 in x 1.02 in x 0.75 in (5.0 cm x 2.6 cm x 1.9 cm)
• Nặng: 50g
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 45
4.2.4 LCD 2004
Hình 4. 5 Màn hình hiển thị LCD 2004
Màn hình text LCD2004 xanh dương sử dụng driver HD44780, có khả năng hiển
thị 4 dòng với mỗi dòng 20 ký tự, màn hình có độ bền cao, rất phổ biến, nhiều code mẫu
và dễ sử dụng thích hợp cho những người mới học và làm dự án.
Thông số kỹ thuật:
• Điện áp hoạt động là 5 V.
• Kích thước: 98 x 60 x 13.5 mm
• Chữ trắng, nền xanh dương
• Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0,1 in tiện dụng khi kết nối với Breadboard.
• Tên các chân được ghi ở mặt sau của màn hình LCD hổ trợ việc kết nối, đi dây
điện.
• Có đèn led nền, có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chình độ sáng để sử dụng
ít điện năng hơn.
• Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu
• Có bộ ký tự được xây dựng hổ trợ tiếng Anh và tiếng Nhật, xem thêm HD44780
datasheet để biết thêm chi tiết
4.2.5 Module I2C hỗ trợ hiển thị LCD
LCD có quá nhiều chân gây khó khăn trong quá trình kết nối và chiếm dụng nhiều
chân của vi điều khiển. Module chuyển đổi I2C cho LCD sẽ giải quyết vấn đề này cho
bạn, thay vì sử dụng tối thiểu 6 chân của vi điều khiển để kết nối với LCD (RS, EN, D7,
D6, D5 và D4) thì với module chuyển đổi bạn chỉ cần sử dụng 2 chân (SCL, SDA) để
kết nối. Module chuyển đổi I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780(LCD
1602, LCD 2004, …), kết nối với vi điều khiển thông qua giao tiếp I2C, tương thích với
hầu hết các vi điều khiển hiện nay.
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 46
Hình 4. 6 Module I2C
Thông số kỹ thuật:
• Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC
• Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780)
• Giao tiếp: I2C
• Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2)
• Kích thước: 41.5mm(L)x19mm(W)x15.3mm(H)
• Trọng lượng: 5g
• Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt
• Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 47
4.2.6 Mạch volume xoay rotary encoder 360 độ KY-040
Mạch Volume xoay Rotary Encoder 360 độ không giới hạn số vòng quay, encoder
đưa ra 2 xung vuông 90 độ gọi là 2 phase A và B, xung từ encoder đưa ra có thể dùng
để nhận biết chiều quay, tốc độ quay, vị trí, module cung cấp 2 ngõ ra cho 2 phase và 1
ngõ ra dạng nút nhấn.
Encoder module KY-040 trông giống 1 module biến trở nhưng có ngõ ra dạng xung
số. Bằng việc xoay núm vặn, ngõ ra xung của 2 kênh sẽ thay đổi với 1 độ lệch pha xác
định (90độ) giúp phân biệt được chiều xoay.
Đếm số lượng xung ngõ ra sẽ cho biết vị trí góc xoay, vị trí này là không giới hạn.
Đồng thời module cũng cung cấp 1 nút nhấn có thể được lập trình để trở thành 1 nút
reset giá trị đếm.
Hình 4. 7 Mạch Volume xoay Rotary Encoder 360 độ
Thông số mạch volume xoay rotary encoder
• Điện áp sử dụng: 3~5VDC
• Độ phân giải 20 xung/vòng.
Các chân tín hiệu
• Châncấp nguồn 3~5VDC
• GND: chân cấp nguồn âm 0VDC
• CLK: phase A
• DT: phase B
• SW: button
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 48
4.2.7 Công tắc hành trình
Công tắc hành trình là thiết bị chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện. Tín
hiệu của công tắc hành trình phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát. Vì là một
loại công tắc nên nó có đầy đủ các bộ phận của một công tắc điện bình thường. Thế
nhưng có thêm 1 bộ phận đó là có thêm cần tác động. Công tắc hành trình là loại công
tắc có 3 chân. Chân COM, chân tạo với chân COM thành tiếp điểm NC (thường đóng),
chân còn lại tạo với chân COM thành tiếp điểm CO (thường mở).
Hình 4. 8 Công tắc hành trình
Trong máy dán băng keo, công tắc hành trình được dùng để xác định vị trí ban đầu
của máy Bằng cách cho các vitme di chuyển cụm cơ câu băng tải đến khi chạm đến cả
công tắc hành trình thì dừng lại vị trí này định dạng là vị trí Home (là điểm gốc để xác
định hành trình).
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 49
4.3 Sơ đồ nguyên lý mạch
Hình 4. 9 Sơ đồ nguyên lý mạch
Hình 4. 10 Hình ảnh hệ thống điều khiển thực tế
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 50
4.4 Lưu đồ thuật toán điều khiển
Hình 4. 11 Lưu đồ thuật toán chương trình chính
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 51
Hình 4. 12 Lưu đồ thuật toán chương trình con selection()
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 52
Hình 4. 13 Lưu đồ thuật toán chương trình con print_menu() và MoveTravel(Position)
Hình 4. 14 Lưu đồ thuật toán chương trình con Homing()
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 53
Hình 4. 15 Lưu đồ thuật toán chương trình con MoveAndChose()
Hình 4. 16 Lưu đồ thuật toán chương trình con count1();
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 54
Hình 4. 17 Lưu đồ thuật toán chương trình con ManualSize();
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 55
Hình 4. 18 Lưu đồ thuật toán chương trình con AutoSize
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 56
4.5 Các Menu điều khiển
Hình 4. 19 Các Menu điều khiển cơ bản
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 57
Chương 5: KẾT LUẬN
❖ Kết quả
Mặt dù ảnh hưởng của dịch Covid 19 làm chậm tiếng độ ĐATN nhưng sau hơn 4
tháng thực hiện đề tài, nhóm đã đạt được những kết quả sau:
• Giải quyết được bài toán động học, yêu cầu của đề tài.
• Xây dựng được mô hình máy dán băng keo tự động giống như bản thiết kế
• Máy hoạt động tương đối chính xác, dán được băng keo, hệ thống thay đổi vị trí
kích thước hoạt động mượt mà, ổn định.
Hình 5. 1 Hình ảnh mô hình thực tế
Hình 5. 2 Hình ảnh sản phẩm trước và sau khi qua dán keo
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 58
Hình 5. 3 Hình ảnh của 1 sản phẩm khác
Hạn chế ở đây là khó khăn trong khâu lắp ráp, đồng thời kết cấu cơ khí cũng chưa
thực sự chính xác nên độ chính xác của mô hình chưa cao.
Thông qua khảo sát cho thấy khi hoạt động thì khả năng dán thùng carton của sản
phẩm phụ thuộc nhiều vào độ bám của băng tải.
❖ Hướng phát triển:
Qua những kết quả đạt được nhóm đưa ra các hướng phát triển đề tài như sau:
• Phát triển thêm chức năng dán băng keo mặt dưới
• Phát tiển thêm chức năng cấp và xếp thùng tự động
• Cải tiến kết cấu cơ khí để nâng cao độ cứng vững cho máy
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.cokhicongnghiep.com/may-dan-thung-carton-pro105536.html
[Ngày truy cập: 18/06/2020]
2. https://www.choco.vn/may-dan-thung-carton-pw552tb-tai-viet-nam.html [Ngày
truy cập: 18/06/2020]
3. https://www.choco.vn/may-dan-thung-carton-brother-fxj-6050-
mdt0003.html[Ngày truy cập: 18/06/2020]
4. https://cnva.vn/may-dan-thung-carton-tu-dong-kunba-fj-6050a/ [Ngày truy cập:
18/06/2020]
5. http://thietbithuysan.vn/san-pham/470/may-dan-bang-keo-exc-103tb.html
[Ngày truy cập: 18/06/2020]
6. https://patents.google.com/patent/US3466843?oq=automatic+box+folding+and
+taping+machine[Ngày truy cập: 26/2/2020]
7. https://grabcad.com/library/upper-heading-tape-a-simplified-accuglide-2-3m-
matic-1 [Ngày truy cập: 14/03/2020]
8. http://arduino.vn/ [Ngày truy cập: 23/06/2019]
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 60
PHỤ LỤC: CODE ĐIỀU KHIỂN ARDUINO MEGA
#include <LiquidCrystal_I2C.h>
/* Menu system for a 16x2 LCD display
and rotary encoder
includes sleep mode for LCD
*/
#include <LiquidCrystal.h>
#include <rotary.h> // rotary handler
#include "AccelStepper.h"
#include <AFMotor.h>
AF_Stepper motor1(200, 1);
LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 20, 4); //0X3F thay đổi
tùy theo địa chỉ I2C, có thể là 0x3F hoặc 0x27
// Library created by Mike McCauley at
http://www.airspayce.com/mikem/arduino/AccelSte
pper/
// AccelStepper Setup
AccelStepper stepperX(1, 2, 3); // 1 = Easy Driver
interface
// NANO Pin 2 connected to
STEP pin of Easy Driver -- in Project pin 2
// NANO Pin 3 connected to
DIR pin of Easy Driver-- in Project pin 3
// Define the Pins used
#define PINA A0
#define PINB A1
#define PUSHB A2
#define home_switch 5 // Pin 5 connected to Home
Switch (MicroSwitch)
#define speaker 10
#define motor 6
// Initialize the Rotary object
// Rotary(Encoder Pin 1, Encoder Pin 2, Button Pin)
Attach center to ground
Rotary r = Rotary(PINA, PINB, PUSHB); //
there is no must for using interrupt pins !!
//Define the Variables used
int columnsLCD = 20;
char* MenuLine[] = {" HOME", " MOVE
1mm", " MOVE 10mm ", " SIZE 250mm", "
SIZE 300mm", " SIZE 350mm", " START"};
int MenuItems = 7;
int CursorLine = 0;
unsigned long startMillis;
unsigned long currentMillis;
const unsigned long period = 1600; //the value is a
number of milliseconds
unsigned long Position=0;
int move_finished=1; // Used to check if move is
completed
long initial_homing=-1; // Used to Home Stepper at
startup
void setup ()
{
digitalWrite (PINA, HIGH); // enable pull-ups
digitalWrite (PINB, HIGH);
digitalWrite (PUSHB, HIGH);
pinMode(2, OUTPUT);
pinMode(3, OUTPUT);
pinMode(speaker, OUTPUT);
pinMode(motor, OUTPUT);
digitalWrite (motor, LOW);
Serial.begin(9600);
lcd.init();
lcd.backlight();
welcome();
lcd.clear();
print_menu();
startMillis = millis();
stepperX.setCurrentPosition(0); // Set the current
position as zero for now
stepperX.setMaxSpeed(500.0); // Set Max Speed
of Stepper (Slower to get better accuracy)
stepperX.setAcceleration(700.0); // Set
Acceleration of Stepper
initial_homing=1;
} //End of setup
void loop ()
{
pinMode(home_switch, INPUT_PULLUP);
delay(2); // Wait for EasyDriver wake up
volatile unsigned char result = r.process();
if (result)
{
result == DIR_CCW ? CursorLine = CursorLine -
1 : CursorLine = CursorLine + 1;
if (CursorLine < 0)
{ CursorLine = MenuItems - 1; }
if (CursorLine > MenuItems - 1) {
CursorLine = 0; // roll over to first item
}
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 2
print_menu();
} //End if result
if (r.buttonPressedReleased(25))
{
lcd.setCursor(0, 1); //(col, row)
selection();
print_menu();
} //endif buttonPressedReleased
} //End loop()
/************FUNCTIONS**************/
void welcome()
{
lcd.clear();
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print(" DO AN TOT NGHIEP");
lcd.setCursor(0,2);
lcd.print("HoHoangLong 15CDT1");
lcd.setCursor(0,3);
lcd.print("PhanHoangHao 15CDT2");
delay(3000);
lcd.clear();
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print(" DO AN TOT NGHIEP");
lcd.setCursor(0,2);
lcd.print(" Carton");
lcd.setCursor(0,3);
lcd.print(" Sealing Machine ");
delay(1500);
lcd.clear();
}
void print_menu()
{
lcd.clear();
lcd.setCursor(1, 2); //(col, row)
lcd.print(" Rotate & Click");
lcd.setCursor(5, 3); //(col, row)
lcd.print("To Select");
lcd.setCursor(6, 0); //(col, row)
lcd.print("Main Menu");
lcd.setCursor(0, 1); //2nd row
lcd.print("<"); lcd.setCursor(columnsLCD - 1, 1);
lcd.print(">");
lcd.setCursor(1, 1);
lcd.print(MenuLine[CursorLine]);
}
void selection()
{
switch (CursorLine) {
case 0:
lcd.clear();
lcd.print("HOMING.... ");
//set a flag or do something....
Serial.println("HOMING");
Homing();
if(stepperX.currentPosition()==0)
{
lcd.clear();
lcd.setCursor(7,0);
lcd.print("Homing");
lcd.setCursor(6,1);
lcd.print("Completed");
Position=0;
break;
}
case 1:
lcd.clear();
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print("MOVE 1mm: ");
while (CursorLine==1)
{
lcd.setCursor(11, 1);
lcd.print(Position);
lcd.setCursor(16, 1);
lcd.print("mm");
MoveAndChose();
}
//set a flag or do something....
break;
case 2:
lcd.clear();
lcd.setCursor(0, 1);
lcd.print("MOVE 10mm: ");
while (CursorLine==2)
{
lcd.setCursor(11, 1);
lcd.print(Position);
lcd.setCursor(16, 1);
lcd.print("mm");
MoveAndChose();
}
break;
case 3:
while (CursorLine==3)
{
Position=10;
lcd.clear();
lcd.print("Move SIZE 350mm");
MoveTravel(Position);
if (stepperX.currentPosition()==Position)
{
lcd.clear();
lcd.setCursor(7,0);
lcd.print("Moving");
lcd.setCursor(6,1);
lcd.print("Completed");
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 3
delay(1000);
CursorLine = 0;
lcd.clear();
break;
}
break;
print_menu();
}
break;
case 4:
while (CursorLine==4)
{
Position=60;
lcd.clear();
lcd.print("Move SIZE 400mm");
MoveTravel(Position);
if (stepperX.currentPosition()==Position)
{
lcd.clear();
lcd.setCursor(7,0);
lcd.print("Moving");
lcd.setCursor(6,1);
lcd.print("Completed");
delay(1000);
CursorLine = 0;
break;
}
break;
//print_menu();
}
break;
case 5:
while (CursorLine==5)
{
Position=110;
lcd.clear();
lcd.print("Move SIZE 450mm");
MoveTravel(Position);
if (stepperX.currentPosition()==Position)
{
lcd.clear();
lcd.setCursor(7,0);
lcd.print("Moving");
lcd.setCursor(6,1);
lcd.print("Completed");
delay(1000);
CursorLine = 0;
break;
}
break;
//print_menu();
}
break;
case 6:
Speaker();
lcd.clear();
lcd.setCursor(0,0);
lcd.print("Start Machine....");
lcd.setCursor(4,2);
lcd.print("Press Button ");
lcd.setCursor(6,3);
lcd.print("To Stop ");
while (CursorLine==6)
{
digitalWrite (motor, HIGH);
if (r.buttonPressedReleased(25))
{
digitalWrite (motor, LOW);
CursorLine = 0;
break;
}
}
//print_menu();
break;
default:
break;
} //end switch
CursorLine = 0; // reset to start position
} //End selection
void MoveAndChose()
{
volatile unsigned char result = r.process();
if (result)
{
if (result == r.clockwise())
{if(CursorLine==2)Position =Position+10;
else Position =Position+1;
if(Position>=400)Position=400;
} else if (result == r.counterClockwise())
{
if(Position>0)
{if(CursorLine==2&&Position>10)Position
=Position-10;
else Position =Position-1;}
}//end else
lcd.setCursor(12, 1);
lcd.print(" ");
lcd.setCursor(11, 1);
lcd.print(Position);
}//end if Result
currentMillis = millis(); //get the number of
milliseconds since the program started
//lcd.setCursor(16, 0); //(col, row)
//lcd.print((currentMillis - startMillis) / 1000);
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 4
if (currentMillis - startMillis >= period
&&stepperX.currentPosition()!=Position) //test
whether the period has elapsed
{
MoveTravel(Position);
startMillis = millis();
}
if (r.buttonPressedReleased(25))
{lcd.clear();
CursorLine = 0;
print_menu();
}
}
void Homing()
{
// Set Max Speed and Acceleration of each
Steppers at startup for homing
stepperX.setMaxSpeed(600.0); // Set Max
Speed of Stepper (Slower to get better accuracy)
stepperX.setAcceleration(700.0); // Set
Acceleration of Stepper
// Start Homing procedure of Stepper Motor at
startup
Serial.print("Stepper is Homing . . . . . . . . . . . ");
while (digitalRead(home_switch))
{ // Make the Stepper move CCW until the switch
is activated
stepperX.moveTo(initial_homing); // Set the
position to move to
initial_homing--; // Decrease by 1 for next move
if needed
stepperX.run(); // Start moving the stepper
delay(2);
}
stepperX.setCurrentPosition(0); // Set the current
position as zero for now
stepperX.setMaxSpeed(500.0); // Set Max Speed
of Stepper (Slower to get better accuracy)
stepperX.setAcceleration(700.0); // Set
Acceleration of Stepper
initial_homing=1;
while (!digitalRead(home_switch))
{ // Make the Stepper move CW until the switch is
deactivated
stepperX.moveTo(initial_homing);
stepperX.run();
initial_homing++;
delay(20);
}
stepperX.setCurrentPosition(0);
Serial.println("Homing Completed");
Serial.println("");
stepperX.setMaxSpeed(900.0); // Set Max Speed
of Stepper (Faster for regular movements)
stepperX.setAcceleration(1000.0); // Set
Acceleration of Stepper
}
void MoveTravel(long TravelX)
{
//if (Serial.available()>0)
{ // Check if values are available in the Serial
Buffer
move_finished=0; // Set variable for checking
move of the Stepper
TravelX=TravelX*200;// Put numeric value from
buffer in TravelX variable
if(TravelX==0)TravelX=1;
if (TravelX <= 0 || TravelX > 75000)
{ // Make sure the position entered is not beyond
the HOME or MAX position
Serial.println("");
Serial.println("Please enter a value greater than
zero and smaller or equal to 135000.....");
Serial.println("");
}
else
{
Serial.print("Moving stepper into position: ");
Serial.println(TravelX);
//stepperX.moveTo(TravelX); // Set new
moveto position of Stepper
stepperX.runToNewPosition(TravelX);
//delay(1000); // Wait 1 seconds before moving
the Stepper
}
}
if (TravelX >= 0 && TravelX <= 750000)
{
// Check if the Stepper has reached desired position
if ((stepperX.distanceToGo() != 0))
{
stepperX.run(); // Move Stepper into position
}
// If move is completed display message on Serial
Monitor
if ((move_finished == 0) &&
(stepperX.distanceToGo() == 0))
{
Serial.println("COMPLETED!");
Serial.println("");
Serial.println("Enter Travel distance (Positive
for CW / Negative for CCW and Zero for back to
Home): ");
move_finished=1; // Reset move variable
DUT.LRCC
Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động
SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 5
}
}
}
void Speaker()
{
for(int i=0;i<4;i++)
{
tone (speaker,400);
delay (500);
noTone(speaker);
delay (500);
}
}
DUT.LRCC

More Related Content

Similar to Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdf

Thiết kế và chế tạo mô hình máy cấy lúa.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cấy lúa.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy cấy lúa.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cấy lúa.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfThiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Man_Ebook
 
Thiết kế mô hình bãi đỗ xe tự động.pdf
Thiết kế mô hình bãi đỗ xe tự động.pdfThiết kế mô hình bãi đỗ xe tự động.pdf
Thiết kế mô hình bãi đỗ xe tự động.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo mô hình máy in và scan 3D.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy in và scan 3D.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy in và scan 3D.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy in và scan 3D.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo gối đỡ mềm sử dụng trong cân bằng động rotor.pdf
Thiết kế và chế tạo gối đỡ mềm sử dụng trong cân bằng động rotor.pdfThiết kế và chế tạo gối đỡ mềm sử dụng trong cân bằng động rotor.pdf
Thiết kế và chế tạo gối đỡ mềm sử dụng trong cân bằng động rotor.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfThiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo khuôn ép phun giá đỡ điện thoại.pdf
Thiết kế và chế tạo khuôn ép phun giá đỡ điện thoại.pdfThiết kế và chế tạo khuôn ép phun giá đỡ điện thoại.pdf
Thiết kế và chế tạo khuôn ép phun giá đỡ điện thoại.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfMan_Ebook
 
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdfthitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdfHTOOFFICIAL
 
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.docLuận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.docsividocz
 

Similar to Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdf (20)

Thiết kế và chế tạo mô hình máy cấy lúa.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cấy lúa.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy cấy lúa.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cấy lúa.pdf
 
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
 
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfThiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
 
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
 
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
 
Thiết kế mô hình bãi đỗ xe tự động.pdf
Thiết kế mô hình bãi đỗ xe tự động.pdfThiết kế mô hình bãi đỗ xe tự động.pdf
Thiết kế mô hình bãi đỗ xe tự động.pdf
 
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế máy ép nhựa 250 tấn, HAY!
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 5 bậc tự do, NGUYỄN TRỌNG TUẤN ANH.pdf
 
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quang báo, HAY, 9đ
 
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đMô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
Mô hình nghịch lưu tăng áp ba bậc điều khiển cầu Diode kẹp, 9đ
 
Thiết kế và chế tạo mô hình máy in và scan 3D.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy in và scan 3D.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy in và scan 3D.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy in và scan 3D.pdf
 
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
 
Thiết kế và chế tạo gối đỡ mềm sử dụng trong cân bằng động rotor.pdf
Thiết kế và chế tạo gối đỡ mềm sử dụng trong cân bằng động rotor.pdfThiết kế và chế tạo gối đỡ mềm sử dụng trong cân bằng động rotor.pdf
Thiết kế và chế tạo gối đỡ mềm sử dụng trong cân bằng động rotor.pdf
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
 
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfThiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
 
Thiết kế và chế tạo khuôn ép phun giá đỡ điện thoại.pdf
Thiết kế và chế tạo khuôn ép phun giá đỡ điện thoại.pdfThiết kế và chế tạo khuôn ép phun giá đỡ điện thoại.pdf
Thiết kế và chế tạo khuôn ép phun giá đỡ điện thoại.pdf
 
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đĐề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
Đề tài: Hệ thống cảnh báo hỏa hoạn và khí độc nguy hiểm, 9đ
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot 6 bậc tự do.pdf
 
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdfthitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
thitkvchtocnhtayrobot6bctdo-231003074803-0b5466d1.pdf
 
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.docLuận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Quản Lý Trả Chứng Chỉ Icdl.doc
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY DÁN BĂNG KEO TỰ ĐỘNG Người hướng dẫn: TS. LÊ HOÀI NAM Sinh viên thực hiện: PHAN HOẰNG HẢO Mã số sinh viên: 101150207 Lớp: 15CDT2 Sinh viên thực hiện: HỒ HOÀNG LONG Mã số sinh viên: 101150172 Lớp: 15CDT1 Đà Nẵng, 07/2020 DUT.LRCC
  • 2. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 1 TÓM TẮT Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY DÁN BĂNG KEO TỰ ĐỘNG Họ và tên sinh viên: PHAN HOẰNG HẢO MSSV: 101150207 Lớp: 15CDT2 HỒ HOÀNG LONG MSSV: 101150172 Lớp: 15CDT1 Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Hoài Nam Giáo viên duyệt: TS. Đặng Phước Vinh Nội dung đồ án này đề cập đến nhu cầu đóng gói thùng carton. Dựa trên những kiến thức đã học xây dựng cơ sở lý thuyết cùng các phương pháp phân tích, tính toán động học cho máy dán băng keo tự động. Dựa vào đó, nhóm tác giả đi vào thiết kế và chế tạo một hệ thống dán băng keo tự động nhằm tăng năng suất và nâng cao việc tự động hóa trong quá trình sản xuất, đóng gói sản phẩm. Đồ án gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài. Chương này chủ yếu cung cấp cho người đọc cái nhìn ban đầu về máy dán băng keo, các ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp, đồng thời cũng nêu khái quát về tổng quan hệ thống, đặt ra vấn đề và các phương án để xây dựng máy dán băng keo tự động Chương 2: Thiết kế hệ thống truyền động và hệ thống dán băng keo. Ở chương này, nhóm tác giả xây dựng lên mô hình động học của máy, đề cập đến vùng làm việc và tính toán động học của hệ thống truyền động, cơ cấu dán băng keo từ đó đưa ra các kích thước phù hợp của cơ cấu. Chương 3: Thiết kế tổng thể mô hình dán băng keo. Ở chương này nhóm tác giả dựa vào kết quả của chương 2 xây dựng nên từng phần của mô hình trên phần mềm vẽ 3D SolidWorks: Bộ phận dán băng keo, hệ thống băng tải, cơ cấu nâng hạ vitme. Từ đó tổng hợp lại thành một mô hình tổng quan. Chương 4: Chương này giải quyết các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn dòng vi điều khiển trung tâm, module mở rộng và các linh kiện khác để thực hiện điều khiển cho máy cũng như thiết kế hệ thống điện điều khiển nhằm đảm bảo các chức năng cơ bản của máy Bên cạnh đó xây dựng lưu đồ thuật toán, từ đó xây dựng chương trình cho vi điều khiển giúp điều khiển hệ thống thay đổi kích thước làm việc theo ý muốn. Chương 5: Kết luận. Chương này đánh giá về kết quả đạt được cũng như những nhược điểm hiện tại từ đó có hướng phát triển đề tài trong tương lai. DUT.LRCC
  • 3. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 2 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TT Họ tên sinh viên Số thẻ SV Lớp Ngành 1 Hồ Hoàng Long 101150172 15CDT1 Kỹ thuật Cơ điện tử 2 Phan Hoằng Hảo 101150207 15CDT2 Kỹ thuật Cơ điện tử 1. Tên đề tài đồ án: Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động 2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện 3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu: Thiết kế máy dán thùng carton với kích thước: 250 mm x 250 mm x 250 mm đến 400mm x500mm x800mm Khối lượng dưới 10kg Năng xuất của máy 5500 sản phẩm 1 giờ 4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán: a. Phần chung: TT Họ tên sinh viên Nội dung 1 Hồ Hoàng Long Tìm hiểu tổng quan về máy dán băng keo tự động Tính toán động lực học của hệ thống dán băng keo Thiết kế tổng thể mô hình 2 Phan Hoằng Hảo b. Phần riêng: TT Họ tên sinh viên Nội dung 1 Hồ Hoàng Long Thiết kế hệ thống điều khiển Thiết lập lưu đồ thuật toán điều khiển 2 Phan Hoằng Hảo Tính toán thiết kế động học băng tải, cơ cấu nâng vitme 5. Các bản vẽ, đồ thị (ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ): a. Phần chung: TT Họ tên sinh viên Nội dung 1 Hồ Hoàng Long Thiết kế bản vẽ tổng thể mô hình máy dán băng keo tự động (kích thước A0) 2 Phan Hoằng Hảo DUT.LRCC
  • 4. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 3 Phần riêng: TT Họ tên sinh viên Nội dung 1 Hồ Hoàng Long Thiết kế bản vẽ lưu đồ thuật toán (kích thước A0) Thiết kế bản vẽ sơ đồ mạch điện (kích thước A0) 2 Phan Hoằng Hảo Thiết kế bản vẽ sơ đồ động (kích thước A0) Thiết kế bản vẽ các cụm chi tiết (kích thước A0) 6. Họ tên người hướng dẫn: Phần/ Nội dung: Lê Hoài Nam Tìm hiểu đề tài, tính toán động học và xây dựng ý tưởng mô hình máy dán băng keo tự động 7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 20/02/2020 8. Ngày hoàn thành đồ án: 1/7/2020 Đà Nẵng, ngày 01 tháng 07 năm 2020 Trưởng Bộ môn………………………. Người hướng dẫn TS. Lê Hoài Nam DUT.LRCC
  • 5. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 4 LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đang từng bước phát triển. Đời sống con người ngày càng được nâng cao, yêu cầu về hàng hóa để phục vụ cho đời sống con người không chỉ ở số lượng, chất lượng mà còn có cả tính thẩm mỹ. Vì thế cần được bao bì, đóng gói. Các sản phẩm sau khi được đóng gói, bao bì sẽ được đóng thành từng kiện (mỗi kiện có nhiều gói phụ thuộc vào kích thước lớn hay nhỏ của kiện). Các kiện này là những thùng được làm bằng chất liệu như gỗ, giấy… nhưng chất liệu chủ yếu là giấy. Đóng thùng sản phẩm thành các kiện giúp bảo quản sản phẩm tốt hơn, việc kiểm tra, vận chuyển từ nơi này tới nơi khác đơn giản hơn. Đáp ứng cho yêu cầu này, nhiều loại máy móc thiết bị đã ra đời. Đóng thùng sản phẩm là cho sản phẩm vào thùng giấy đã được chế tạo sẵn, sau đó dùng băng keo dán kín miệng thùng. Công việc này hiện nay hầu hết được thực hiện bằng tay và các thiết bị cầm tay cho năng suất thấp. Để đáp ứng cho các yêu cầu của hàng hóa là số lượng nhiều, tốc độ nhanh, có tính thẩm mỹ, ta cần áp dụng các hệ thống dán thùng tự động. Vì vậy, em tiến hành khảo sát và thực hiện đề tài: “Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động”. Nội dung cụ thể của luận văn bao gồm: chọn phương án dán thùng, tính toán động học, tính bền hệ thống truyền động và kết cấu, thiết kế băng tải, thiết kế cơ cấu dán (chủ yếu là xác định kích thước động và kết cấu), chọn sơ đồ mạch điện để điều khiển cả hệ thống. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thiết kế và tính toán em không tránh khỏi những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế nên em rất mong có sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy để em có thể củng cố và hoàn thiện kiến thức của mình khi bước vào thực tế sản xuất trong tương lai. Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2020 Sinh viên thực hiện PHAN HOẰNG HẢO - HỒ HOÀNG LONG DUT.LRCC
  • 6. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 5 LỜI CẢM ƠN Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng nói chung và các thầy cô giáo trong khoa Cơ khí, bộ môn Cơ điện tử nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Hoài Nam, thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm Đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian chúng em làm việc với thầy, chúng em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Mặc dù do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng tiến độ. Nhưng đề tài được hoàn thành trong sự hỗ trợ và động viên rất nhiều từ gia đình, thầy cô cũng như bạn bè. Đó là những tình cảm thật đáng trân trọng không sao đền đáp hết, và thật phấn khởi biết bao khi thấy mọi người vẫn luôn ở bên cạnh trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Qua đây chúng em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô trong Hội đồng bảo vệ tốt nghiệp để chúng em rút được nhưng bài học và kinh nghiệm trước khi bước vào môi trường làm việc của kĩ sư trong công ty, nhà máy. Cuối cùng xin chúc gia đình, người thân, quý thầy cô cùng bạn bè nhiều sức khoẻ và thành công trong mọi công việc. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2020 Sinh viên thực hiện Hồ Hoàng Long - Phan Hoằng Hảo DUT.LRCC
  • 7. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 6 CAM ĐOAN Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Bách khoa; - Khoa Cơ khí Tôi tên là: PHAN HOẰNG HẢO LỚP 15CDT2 HỒ HOÀNG LONG LỚP 15CDT1 Khoa: Cơ khí Đề tài: Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp được tôi thực hiện không sao chép hay trùng với đề tài nào đã thực hiện, chỉ sử dụng những tài liệu tham khảo đã nêu trong báo cáo. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đà Nẵng, ngày 30 tháng 06 năm 2020 Sinh viên thực hiện Hồ Hoàng Long - Phan Hoằng Hảo DUT.LRCC
  • 8. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 7 MỤC LỤC TÓM TẮT ......................................................................................................................1 LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................4 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................5 CAM ĐOAN...................................................................................................................6 MỤC LỤC ......................................................................................................................7 DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH ....................................................................9 MỞ ĐẦU.......................................................................................................................11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI MÁY DÁN BĂNG KEO.......................12 1.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI........................................................................................12 1.1.1 Giới thiệu về máy dán thùng carton ...........................................................12 1.1.2 Các loại máy có mặt tại thị trường Việt Nam.............................................13 1.2 TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN ...................................................17 1.2.1 Phương án 1................................................................................................17 1.2.2 Phương án 2................................................................................................18 1.2.3 Phương án 3................................................................................................19 1.2.4 Lựa chọn phương án...................................................................................21 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG DÁN BĂNG KEO..................................................................................................................22 2.1 SƠ ĐỒ ĐỘNG VÀ VÙNG LÀM VIỆC CỦA MÁY DÁN BĂNG KEO............................22 2.1.1 Sơ đồ động ..................................................................................................22 2.1.2 Vùng làm việc..............................................................................................23 2.2 CHỌN ĐỘNG CƠ TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC............................................................23 2.3 THIẾT KẾ CƠ CẤU DÁN BĂNG KEO ....................................................................25 2.2.1 Sơ đồ nguyên lý...........................................................................................25 2.2.2 Xác định kích thước cơ cấu dán băng keo..................................................26 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TỔNG THỂ MÔ HÌNH DÁN BĂNG KEO..................32 3.1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH..................................................................32 3.2 QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG................................................................33 3.2.1 Thiết kế bộ phận cắt dán băng keo .............................................................33 3.2.2 Thiết kế băng tải..........................................................................................36 3.2.3 Thiết kế truyền động trục vitme ..................................................................39 3.2.1 Mô hình tổng quan......................................................................................39 CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ................................................................41 4.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG .................................................................................41 DUT.LRCC
  • 9. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 8 4.2 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ...................................................41 4.2.1 Bộ điều khiển...............................................................................................41 4.2.2 Driver điều khiển động cơ bước TB6600....................................................43 4.2.3 Module Relay ..............................................................................................44 4.2.4 LCD 2004....................................................................................................45 4.2.5 Module I2C hỗ trợ hiển thị LCD.................................................................45 4.2.6 Mạch volume xoay rotary encoder 360 độ KY-040 ...................................47 4.2.7 Công tắc hành trình ....................................................................................48 4.3 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ..................................................................................49 4.4 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN ĐIỀU KHIỂN....................................................................50 4.5 CÁC MENU ĐIỀU KHIỂN.....................................................................................56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...........................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59 PHỤ LỤC: CODE ĐIỀU KHIỂN ARDUINO MEGA ............................................60 DUT.LRCC
  • 10. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 9 DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH Bảng 1. 1 Các thành phần chính của phương án 1 ........................................................17 Bảng 1. 2 Các thành phần chính của phương án 2 ........................................................19 Bảng 1. 3 Các thành phần chính của phương án 3 ........................................................20 Bảng 1. 4 So sánh các phương án thiết kế.....................................................................21 Bảng 2. 1 Các chi tiết mô hình động học của máy dán băngkeo...................................22 Bảng 2. 2 Các chi tiết cơ cấu dán băng keo...................................................................25 Bảng 3. 1 Các chi tiết trong băng tải .............................................................................37 Hình 1. 1 Mục đích đề tài ..............................................................................................12 Hình 1. 2 Hình ảnh máy dán băng keo trong công nghiệp [1] ......................................12 Hình 1. 3 Hình ảnh Máy dán thùng carton PW552TB [2] ............................................13 Hình 1. 4 Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050 [3]................................................14 Hình 1. 5 Máy dán thùng carton SF-6050A [4] ............................................................15 Hình 1. 6 Máy dán thùng carton EXC-103TB [5].........................................................16 Hình 1. 7 Kết cấu chính của phương án 1 .....................................................................17 Hình 1. 8 Kết cấu chính của phương án 2 .....................................................................18 Hình 1. 9 Kết cấu chính của phương án 3 .....................................................................19 Hình 2. 1 Sơ đồ động mô hình máy dán băng keo ........................................................22 Hình 2. 2 Sơ đồ bộ truyền và băng tải...........................................................................23 Hình 2. 3 Động cơ giảm tốc 555 ...................................................................................24 Hình 2. 4 Sơ đồ cơ cấu dán băng keo............................................................................25 Hình 2. 5 Kích thước băng kéo dán lên thùng...............................................................26 Hình 2. 6 Sơ đồ khâu A con lăn 8 .................................................................................26 Hình 2. 7 Sơ đồ khâu C con lăn 7..................................................................................28 Hình 2. 8 Cơ cấu khâu B ...............................................................................................29 Hình 2. 9 Khấu cắt băng keo .........................................................................................30 Hình 3. 1 Phần mềm SolidWorks 2019.........................................................................33 Hình 3. 2 Tổng quan cơ cấu cắt dán băng keo ..............................................................33 Hình 3. 3 Càng sau ........................................................................................................34 Hình 3. 4 Càng trước .....................................................................................................34 Hình 3. 5 Cánh tay đòn nối càng trước với càng sau ....................................................34 DUT.LRCC
  • 11. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 10 Hình 3. 6 Tay đòn gá dao cắt băng keo .........................................................................35 Hình 3. 7 Đồ gá dao, lưỡi dao .......................................................................................35 Hình 3. 8 Cơ cấu cắt dán băng keo................................................................................35 Hình 3. 9 Cơ cấu băng tải..............................................................................................36 Hình 3. 10 Băng tải........................................................................................................37 Hình 3. 11 kết cấu băng tải............................................................................................38 Hình 3. 12 Cơ cấu vít me...............................................................................................39 Hình 3. 13 Mô hình máy dán băng keo được vẽ trên SolidWorks................................39 Hình 3. 14 Tổng quan mô hình......................................................................................40 Hình 3. 15 Hình ảnh thực tế sau gia công .....................................................................40 Hình 4. 1 Các thành phần của hệ thống.........................................................................41 Hình 4. 2 Vi điều khiển arduino Mega 2560.................................................................42 Hình 4. 3 Driver TB6600 và các thông số hoạt động của driver...................................43 Hình 4. 4 Module 2 Relay Với Opto Cách Ly Kích H/L (12VDC)..............................44 Hình 4. 5 Màn hình hiển thị LCD 2004.........................................................................45 Hình 4. 6 Module I2C....................................................................................................46 Hình 4. 7 Mạch Volume xoay Rotary Encoder 360 độ.................................................47 Hình 4. 8 Công tắc hành trình .......................................................................................48 Hình 4. 9 Sơ đồ nguyên lý mạch ...................................................................................49 Hình 4. 10 Hình ảnh hệ thống điều khiển thực tế..........................................................49 Hình 4. 11 Lưu đồ thuật toán chương trình chính.........................................................50 Hình 4. 12 Lưu đồ thuật toán chương trình con selection() ..........................................51 Hình 4. 13 Lưu đồ thuật toán chương trình con print_menu() và MoveTravel(Position) .......................................................................................................................................52 Hình 4. 14 Lưu đồ thuật toán chương trình con Homing() ...........................................52 Hình 4. 15 Lưu đồ thuật toán chương trình con MoveAndChose() ..............................53 Hình 4. 16 Lưu đồ thuật toán chương trình con count1(); ............................................53 Hình 4. 17 Lưu đồ thuật toán chương trình con ManualSize(); ....................................54 Hình 4. 18 Lưu đồ thuật toán chương trình con AutoSize ............................................55 Hình 4. 19 Các Menu điều khiển cơ bản.......................................................................56 Hình 5. 1 Hình ảnh mô hình thực tế ..............................................................................57 Hình 5. 2 Hình ảnh sản phẩm trước và sau khi qua dán keo.........................................57 Hình 5. 3 Hình ảnh của 1 sản phẩm khác......................................................................58 DUT.LRCC
  • 12. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 11 MỞ ĐẦU 1. Mục đích thực hiện đề tài Máy dán băng keo thùng carton là một công cụ không thể thiếu trong nhiều xí nghiệp đóng gói hàng hóa hiện nay. Máy dán băng keo thùng carton giúp việc đóng gói hàng hóa thành phẩm trở nên nhanh gọn và thuận tiện hơn so với việc dùng sức người lao động hiện nay.Và để có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, nhóm chúng em đã tìm hiểu về máy dán băng keo từ đó lên ý tưởng thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động. 2. Mục tiêu đề tài • Tìm hiểu khái quát về máy dán băng keo • Tìm hiểu, tính toán và xây dựng thông số cơ khí của máy dán băng keo • Thiết kế xây dựng mô hình máy dán băng keo • Xây dựng chương trình điều khiển, giao tiếp bằng LCD 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu • Nghiên cứu tổng quan về máy dán băng keo • Nghiên cứu lý thuyết và giải bài toán động học của máy dán băng keo • Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình cơ khí • Xây dựng thuật toán và chương trình điều khiển cho máy dán băng keo 4. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng kiến thức chuyên ngành, tham khảo các tài liệu kỹ thuật của các mô hình thực tế, tìm hiểu tài liệu, tìm kiếm thông tin trên mạng. 5. Cấu trúc đề tài Đề tài tốt nghiệp được trình bày với các nội dung chính sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài máy dán băng keo Chương 2: Thiết kế hệ thống truyền động và hệ thống dán băng keo Chương 3: Thiết kế tổng thể mô hình dán băng keo Chương 4: Hệ thống điều khiển Chương 5: Kết luận DUT.LRCC
  • 13. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 12 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI MÁY DÁN BĂNG KEO 1.1 Giới thiệu về đề tài 1.1.1 Giới thiệu về máy dán thùng carton Máy dán keo thùng carton được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, hàng hóa… là giải pháp hiệu quả cho việc dán thùng, giúp tiết kiệm chi phí thuận tiện trong việc vận chuyển. Hình 1. 1 Mục đích đề tài Máy gồm có các bộ phận như: động cơ, hộp giảm tốc, băng tải, cơ cấu dán keo. Hình 1. 2 Hình ảnh máy dán băng keo trong công nghiệp [1] DUT.LRCC
  • 14. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 13 1.1.2 Các loại máy có mặt tại thị trường Việt Nam Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều các chủng loại máy dán keo thùng carton tự động, bán tự động… của rất nhiều hãng trên thế giới sản xuất như TAIWAN (R.O.C), WELLPACK-TAIWAN, SUPER PROVAC-ĐÀI LOAN, NHẬT, TRUNG QUỐC… • Máy dán thùng carton PW552TB Hình 1. 3 Hình ảnh Máy dán thùng carton PW552TB [2] *Thông số kỹ thuật: • - Kích cỡ của thùng: (L)150 - ∞ x (W)100-500 x (H) 100-500mm • - Chiều cao bàn làm việc có thể dễ dàng điều chỉnh từ 580-880mm • - Tốc độ dán thùng nhanh: 800-1200 thùng/giờ • - Chiều rộng băng keo dán cho máy: 45mm-60mm • - Nguồn điện sử dụng máy: 220V/1phase DUT.LRCC
  • 15. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 14 • Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050 Hình 1. 4 Máy dán thùng carton Brother FXJ-6050 [3] *Thông số kỹ thuật: • Kiểu dáng: bán tự động. • Tốc độ băng tải: 20m/phút. • Kích thước thùng dán: 150-500x110-600mm. • Bề rộng băng keo: 60mm • Khối lượng sản phẩm: 20kg. • Chiều cao bàn máy: 500mm. • Kích thước máy: 1600x740x1590 • Trọng lượng máy: 145kg. •Nguồn điện: 220/50-60Hz. DUT.LRCC
  • 16. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 15 • Máy dán thùng carton SF-6050A Hình 1. 5 Máy dán thùng carton SF-6050A [4] *Đặc điểm kỹ thuật: • Thay đổi được chiều cao thùng nhờ tay quay bên trên. • Có 2 thanh dẫn hướng thùng, sử dụng tay quay dưới để thay đổi chiều rộng thùng. • Đầu dán băng keo rời. • Sử dụng thép không gỉ chất lượng cao. *Thông số kỹ thuật: • Kích thước thùng: 180-500x100-600mm. • Kích thước máy: 1020x850x1200-1600mm. • Công suất: 700-1200 thùng/h. • Loại băng keo: 48/60/75mm. • Nguồn điện: 220V/50Hz. DUT.LRCC
  • 17. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 16 • Máy dán thùng carton EXC-103TB Hình 1. 6 Máy dán thùng carton EXC-103TB [5] Máy có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng. Mặt băng chuyền được chế tạo bằng thép không gỉ, băng tải bổ trí hợp lý, có sức tải lớn và điều chỉnh nhẹ nhàng. Kết cấu tay dán tháo lắp tiện dụng, có thể điều chỉnh chiều dài vệt cắt và tạo vết dán phẳng, đẹp và chắc. *Thông số kỹ thuật: • Kích thước máy: 1637x754x1375mm. • Trọng lượng máy: 153kg. • Trọng lượng sản phẩm: 60kg. • Tốc độ dán: 23m/phút. • Chiều rộng băng keo: 36-50mm. • Kích thước thùng dán: 120-2000x140-500x120-500mm. • Nguồn điện: 220V/50Hz. DUT.LRCC
  • 18. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 17 1.2 Tổng quan hệ thống và các phương án 1.2.1 Phương án 1 Hình 1. 7 Kết cấu chính của phương án 1 Bảng 1. 1 Các thành phần chính của phương án 1 1 Lò xo kéo 2 Thùng carton 3 Con lăn 4 Băng keo 5 Cuộn băng keo 6 Dao căt băng keo 7 Lò xo kéo 8 Bộ truyền động đai 9 Đông cơ giảm tốc 10 Băng tải con lăn 11 Con lăn dán băng keo 12 Băng tải 13 Con lăn dán băng keo DUT.LRCC
  • 19. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 18 Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ (9) được cấp nguồn và hoạt động thông qua bộ truyền (8), tạo ra chuyển động cho trục dẫn động chinh của băng tải, từ trục dẫn động chủ động của băng tải và trục dận động bị đông của băng tải(12),gồm hai băng tải đặt song song nhau, làm cho băng tải chuyển động theo chiều như hình vẽ. Thùng carton (2) được đặt lên băng tải con lăn (10), thùng carton bắt đầu di chuyển tới và tiếp xúc băng keo (4), đồng thời đẩy con lăn dán băng keo (13), đồng thời con lăn (3), cuộn băng keo cung chuyển động theo cơ cấu nhờ lực kẹp hai bên thùng carton của băng tải (12) gồm hai cái đặt song song nhau và khoảng cách băng bề ngang của thùng carton(2). Nhờ các con lăn để căng băng keo và con lăn dán băng keo (13) và (11) thì băng keo đã được dán khít lên thùng carton (2). Cơ cấu dao cắt (6) được nâng lên nhờ cơ cấu truyền động, sau khi thùng carton (2) đi qua lưới dao cắt(6) thì lò xo kéo (1) kéo lại và cắt đứt băng keo (4) rôi băng keo đc dán kín nhờ con lăn dán băng keo (11), thùng carton (2) được đưa ra khỏi hệ thống, ta thu được sản phẩm dán băng keo cho thừng carton. Hệ thống cứ thế lặp lại liên tục cho đến khi ngừng hoạt động. 1.2.2 Phương án 2 Hình 1. 8 Kết cấu chính của phương án 2 DUT.LRCC
  • 20. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 19 Bảng 1. 2 Các thành phần chính của phương án 2 1 Lò xo kéo 2 Thùng carton 3 Con lăn 4 Băng keo 5 Cuộn băng keo 6 Dao căt băng keo 7 Lò xo kéo 8 Bộ truyền động đai 9 Đông cơ giảm tốc 10 Băng tải con lăn 11 Con lăn dán băng keo 12 Băng tải 13 Con lăn dán băng keo Nguyên lý hoạt động: Cơ cấu dán băng keo hoặt động tương tự như phương án 1, chỉ khác vị trí lắp đặt băng tải. Băng tải tiếp xúc mặt đáy của thùng carton, 1.2.3 Phương án 3 Hình 1. 9 Kết cấu chính của phương án 3 DUT.LRCC
  • 21. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 20 Bảng 1. 3 Các thành phần chính của phương án 3 1 Lò xo kéo 2 Băng tải 3 Con lăn 4 Băng keo 5 Cuộn băng keo 6 Dao căt băng keo 7 Lò xo kéo 8 Động cơ 9 Bộ truyền 10 Buli trục chính của băng tải 11 Con lăn dán băng keo 12 Thùng carton 13 Con lăn dán băng keo 14 Trục dẫn băng tải 15 Băng tải con lăn Nguyên lý hoạt động: Hai băng tải (2) được đặt song song với nhau, cơ cấu dán băng keo được lắp đặt vị trí ở giữa. Từ động cơ (8) thông qua bộ truyền (9), buli dẫn động (10) quay và trục dân băng tải (14) tạo chuyển động cho băng tải (2) theo chiều như hình vẽ. Ta đặt thùng carton (12) vào cơ cấu, nhờ lực kéo của băng tải (2) và băng tải con lăn (15), thùng carton (12) được di chuyển dễ dàng hơn Tương tự như phương án trên khi thùng carton Thùng carton (12) được đặt lên băng tải con lăn (10), thùng carton bắt đầu di chuyển tới và tiếp xúc băng keo (4), đồng thời đẩy con lăn dán băng keo (13), đồng thời con lăn (3), cuộn băng keo (5) cũng chuyển động theo cơ cấu nhờ lực đè trên xuông của thùng carton của băng tải (2) Nhờ các con lăn để căng băng keo và con lăn dán băng keo (13) và (11) thì băng keo đã được dán khít lên thùng carton(12). Cơ cấu dao cắt (6) được nâng lên nhờ cơ cấu truyền động, sau khi thùng carton (2) đi qua lưới dao cắt(6) thì lò xo kéo (1) kéo lại và cắt đứt băng keo (4) rôi băng keo đc dán kín nhờ con lăn dán băng keo (11), thùng carton (12) được đưa ra khỏi hệ thống, ta thu được sản phẩm dán băng keo cho thừng carton. Hệ thống cứ thế lặp lại liên tục cho đến khi ngừng hoạt động. DUT.LRCC
  • 22. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 21 1.2.4 Lựa chọn phương án Để xây dựng chức năng tự động dán băng keo hiểu quả, tạo ra được sản phẩm tốt nhất, công suất phải tối ưu nhất, giá thành hơp lí. Để có thể thực hiện các yêu cầu đề ra ta cần phải xem xét lại các phương án: Bảng 1. 4 So sánh các phương án thiết kế Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Ưu điểm 2 băng tải 2 bên tạo lực ép chặt giúp thùng carton di chuyển đều, có lực ép, băng keo trên sản phẩm không bị bong khí -Năng xuất cao. -Dễ dàng thay đổi kích thước của thùng -Thực hiện được đối với thùng kích thước nhỏ. -Năng xuất cao. -Chi phí thấp. - Không gian làm việc lớn hơn so với phươn án 1. -Kết cấu đơn giản -Dễ dàng thay đổi kích thước của thùng -Lắp ráp vận hành đơn giản - Năng xuất cao -Chi phí thấp. - Không gian làm việc lớn. -Kết cấu đơn giản -Dễ dàng thay đổi kích thước của thùng -Lắp ráp vận hành đơn giản -Mặt trên của thùng được nén chặt. -Thùng di chuyển nhẹ nhàn ổn định, đường băng keo thẳng, ít bọt khí. Nhược điểm -Kết cấu phức tạp, khó lắp ráp. -Thùng di chuyển không đồng bọ, đường băng keo dán không thẳng. -Có hiện tượng trượt giữa băng tải và hai mặt bên của thùng, làm thùng trầy xước giảm tuổi thọ băng tải -Mặt trên của thùng không được nén chặt, nhiều bọt khí. -Thùng carton khi di chuyển hay bị vênh, vận tốc không đều. -Mặt trên của thùng không được nén chặt. -Không thực hiện được đối với thùng quá nhỏ. -Nhiều bọt khí. -Không thực hiện được đối với thùng quá nhỏ. Sau khi so sánh và đánh giá thi ta chọn phương án 3 để thiết kế mô hình. DUT.LRCC
  • 23. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 22 Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG DÁN BĂNG KEO 2.1 Sơ đồ động và vùng làm việc của máy dán băng keo 2.1.1 Sơ đồ động Hình 2. 1 Sơ đồ động mô hình máy dán băng keo Bảng 2. 1 Các chi tiết mô hình động học của máy dán băngkeo 1 Lò xo kéo 2 Băng tải 3 Con lăn 4 Băng keo 5 Cuộn băng keo 6 Dao căt băng keo 7 Lò xo kéo 8 Động cơ 9 Bộ truyền 10 Buli trục chính của băng tải 11 Con lăn dán băng keo 12 Thùng carton 13 Con lăn dán băng keo 14 Trục dẫn băng tải 15 Băng tải con lăn DUT.LRCC
  • 24. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 23 2.1.2 Vùng làm việc Vùng làm việc của máy dán băng keo là vùng thùng carton di chuyển được trên băng tải con lăn và khoảng dưới băng tải trên của máy. Chiều cao Z của vùng làm việc chính bằng chiều cao của thùng carton, chiều cao này có thể thay đổi được thông qua cơ cấu vít me, Bề rộng của hành trình chính là chiều rông của thùng carton có thể điểu chỉnh được theo chiểu trục x. Sản phẩm di chuyển theo trục y như hình 2.1. Kích thước theo yêu cầu đề: 250 mm x 250 mm x 250 mm đến 400mm x500mm x500mm Khối lượng dưới 10kg Năng xuất của máy 5500 sản phẩm 1 giờ 2.2 Chọn động cơ tính toán động học Hình 2. 2 Sơ đồ bộ truyền và băng tải Giả sử ta có 2 băng tải đặt song song nhau cùng kéo 1 vật, nên trọng tải được tác động lên 1 băng tải là 10 5 2 G = = (kg) (xét trường hợp thùng carton nằm đều trên 2 băng tải) Do cơ cấu hai băng tải đặt song song nhau, nên khoảng cách giữa hai băng tải được cố định bởi cơ cấu dán băng keo. Chọn bề rộng băng tải 50mm Ta có chiều rộng nhỏ nhất của thùng carton là Cmin = 50x2+170=270(mm) Ta có chiều rộng lớn nhất của thùng carton là Cmax = 400(mm) Do lực ép trên xuống nên chiều cao của thùng thấp nhất Cmin =320(mm) Chiều cao cao nhất của thùng carton Cmax = 600(mm) - Lựa chọn thông số cơ bản Thời gian vận chuyện 1 thùng t = 5500/3600≈1,5 s Trong đó Z là nằn suất của đường dây chuyền. - Chọn khoảng cách giữa 2 mép thùng là a = 800 mm DUT.LRCC
  • 25. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 24 - Vận tốc của băng tải 1 1 *r v  = 0.8 0.53 . 1.5*1 a t i = = = m/s Trong đó: • a là khoảng cách 2 thùng • i là số sản phẩm trong 1 bộ phận làm việc lấy i=1 - Tính chọn động cơ Ta có 1 1 *r v  = => 1 1 1 *60 v v r r  = = (vòng/phút) 1  = 2  Ta chọn bộ truyên đai với tỉ sô truyền là 1:2 2 1 3 1 *60 *30 2 2 v r v r   = = = vòng/phút) 3  là tốc độ quay của trục chính động cơ đơn vị tính vòng/phút R1=0.45(m) Vậy 3 0.53*30 35 0.45  = = Vòng/phút - Trong thực tế khi chọn động cơ giảm tốc ta chọn lớn hơn hoặc bằng (1,5-3) lần 3  - Như vậy ta chọn đông cơ giảm tốc DC 555 trên thị trường có thông số sau: Hình 2. 3 Động cơ giảm tốc 555 • Điện áp định mức: 12V • Tốc độ không tải: 60 vòng/phút • Dòng không tải ≤ 0.3A DUT.LRCC
  • 26. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 25 • Đường kính trục: 6mm • Trọng lượng: 330g 2.3 Thiết kế cơ cấu dán băng keo 2.2.1 Sơ đồ nguyên lý Hình 2. 4 Sơ đồ cơ cấu dán băng keo Bảng 2. 2 Các chi tiết cơ cấu dán băng keo 1 Lò xo kéo 2 Con lăn 3 Băng keo 4 Cuộn băng keo 5 Dao căt băng keo 6 Lò xo kéo 7 Con lăn dán băng keo 8 Con lăn dán băng keo 9 Thùng carton 10 Các khâu A, B, C DUT.LRCC
  • 27. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 26 2.2.2 Xác định kích thước cơ cấu dán băng keo 1) Thông số cuộn băng keo (4): Dùng cuộn băng keo bề rộng 48mm Khối lượng:850g 2) Con lăn dán băng keo (7), (8): -Với bề rộng của con lăn là 48 mm, nên ta chọn chiều dài con lăn dán băng keo là lcl = 56 (mm), để tránh trường hợp băng keo bị dính vào hai đầu mút của con lăn - Chọn đường kính con lăn là: D cl =38(mm) 3) Chiều dài mép dán băng keo trên thùng: Hình 2. 5 Kích thước băng kéo dán lên thùng 4) Xét khâu (A) và con lăn dán băng keo (8): Hình 2. 6 Sơ đồ khâu A con lăn 8 DUT.LRCC
  • 28. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 27 Cho l AB =50 (mm); l =91(mm); lOA =137(mm); l AD =60 (mm); Rcl=Dcl/2= 19(mm); B A O ˆ 1 =16 0 - Để tạo được mép dán có chiều dài 70 (mm) thì khoảng cách từ tâm con lăn đến mặt trên của thùng là h=70 (mm) - Khi thùng di chuyển vào khâu 2 và con lăn 8 sẽ quay một góc 2 quanh tâm A và nâng lên một đoạn là: h+ RCL = 70+19=89 (mm) Ta có: Cos a = 3 , 0 137 19 60 1 = − = − AO cl AD l R l a=72,5  ; Cos a1 = 95 , 0 137 70 60 1 = + = + AO AD l h l  a1 =18,4   a 2 = a - a1 =72,5 -18,4  =54,1 Vậy khâu 2 và con lăn 8 sẽ quay quanh tâm A một góc là 2 =54,1 → Thanh AB cũng quay 1 góc là 54,1  quanh tâm A. → I A B  ˆ =a1 + B A O ˆ 1 +a 2 =18,4 +16  +54,1 =88,5  Cos I A B  ˆ = ' ' AB AI l l →l ' AI =l ' AB . Cos I A B  ˆ =50.cos88,5 =1,3 (mm) Ta có: l AI =l AB .cos I A B ˆ =50.cos(18,4  +16 ) = 41,3 (mm) → l ' II =l AI - l ' AI = 41,3-1,3 = 40 (mm) Vậy thanh AB nâng lên một đoạn là 40 (mm) Ta thấy I A B  ˆ =88,5  < 90 nên thoả mãn điều kiện quay về của khâu 2 và con lăn 8. BC DUT.LRCC
  • 29. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 28 5) Xét khâu (C) và con lăn dán băng keo (7): Hình 2. 7 Sơ đồ khâu C con lăn 7 - Cho l ' ao =109mm ; l b O' =144mm ; l ab =42mm ; i a bˆ =23  - Khi khâu 2 quay quanh tâm A tác động qua khâu 3 truyền đến khâu 5 và làm khâu 5 quay một góc  2 quanh tâm a. - Ta xét cho trường hợp khoảng cách từ mặt của thùng đến con lăn 6 phải nâng là l=h+R =70+19=89mm. Ta có: cos  1 = 95 , 0 109 70 34 ' = + = + ao ad l h l   1 =17,4   cos = 14 , 0 109 = − CL ad R l   2 = -  1 =82  -17,4  = 64,6 Vậy khâu 5 và con lăn 6 quay được một góc  2 = 64,6  quanh tâm a.  Thanh ac cũng quay quanh tâm a 1 góc  2 = 64,6 . DUT.LRCC
  • 30. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 29 → ' ˆb a b = 64,6  → i a b ˆ ' = ' ˆb a b - i a bˆ 64,6  -23 =41,6  Ta có: l ai =l ab .cos i a bˆ =42.cos23 = 38,7 mm l ' ai =l ' ab .cos ' ˆ ' i a b = 42cos41,6= 31,4 mm l ' ii - l ' ai = 38,7-31,4=7,3 mm Vậy, thanh ab quay quanh tâm a và nâng lên một đoạn là 7,3 mm Ta có: lib = l ab .sin i a bˆ =42.sin23 = 16,4 mm l ' 'b i =l ' ab .sin ' ˆ ' i a b =42.sin41,6  = 27,9 mm  Lò xo 4 bị giãn một đoạn: l max = lib - l ' 'b i = 16,4 + 27,9 = 44,3 mm 6) Xét khâu B: Hình 2. 8 Cơ cấu khâu B - Thanh AB quay quanh tâm A với 1 góc  2 =54,1 , tác động vào thanh Bb làm thanh ab quay quanh tâm a với 1 góc  2 = 64,6  - Chiều dài thanh Bb phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai tâm A và a. - Khoảng cách giữa 2 tâm A và a phụ thuộc vào kết cấu thân máy và khe hỡ giữa 2 con lăn khi 2 con lăn ở vị trí cao nhất. - Để đảm bảo cho kích thước chiều dài nhỏ nhất của thùng không được nhỏ hơn khe hở giữa hai con lăn e. → e < l min = 150 mm DUT.LRCC
  • 31. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 30 → Chọn e = 52 mm  Khoảng cách giữa 2 tâm A và a là: l AC + l ac +e = 147+141+52=288 mm 7) Xét khâu cắt băng keo: Hình 2. 9 Khấu cắt băng keo - Chọn góc xoay của thanh HP là = 20  , l KH =72 mm, l HN = 117 mm, l 2 1K K =18,25 mm - Điểm P quay lên tới vị trí cao nhất chính là điểm P’. Khi thùng vừa đi ra khỏi điểm P’ thì thanh HP sẽ rơi trở lại vị trí ban đầu và đồng thời dao sẽ cắt băng keo. Để đảm bảo đạt được mép dán là 70 mm thì tại vị trí dao cắt là điểm N1 cách điểm P’ một khoảng là l ' 1P N = 70 mm.  l ' 2 P N =l ' 1P N .cos5  = 70.cos5  =70 mm → l NP = l ' 2 P N =70 mm  Khoảng cách giữa điểm P của khâu HP cách vị trí đặt dao cắt là 70 mm. Ta có: l 2 'P P =l ' HP .sin5  =117.sin5 =16,5 mm l 1 PP =l HP .sin20  =117.sin25  =79 mm DUT.LRCC
  • 32. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 31  l ' PP =l 1 PP -l 2 'P P = 79-16,5=62,5 mm Vậy, thanh HP quay quanh tâm H với góc quay là 20  thì sẽ nâng lên được độ cao là 62,5 mm. - Ta có: l 1 KK =l HK .sin25  =72.sin25  =30,4 mm  2 1 1 2 K K KK KK l l l + = =30,4+18=48,4 mm  25 sin / 2 KK KM l l =  =48,4/sin25=114,5mm → = − = KH KM HM l l l 114,5-72=42,5 mm Vậy, thùng chạm vào khâu HP tại điểm M cách tâm quay H một đọan là 58,4 mm. Theo quy tắc tam giác đồng dạng, ta có: HP KH PP KK = ' '  24 117 72 . 5 , 62 . ' ' = = = HP KH PP KK l l l l mm  Vậy, lò xo bị dãn một đoạn là l ' KK =24 mm. DUT.LRCC
  • 33. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 32 Chương 3: THIẾT KẾ TỔNG THỂ MÔ HÌNH DÁN BĂNG KEO 3.1 Tổng quan về thiết kế mô hình Để có được một sản phẩm thực tế chúng ta cần thiết kế nó trên các phầm mềm liên quan đến thiết kế và mô phỏng 3D, sau đây là một số phần mềm có thể thiết kế và xây dựng, mô phỏng được mô hình như: CREO 5.0, INVENTOR, SOLIDWORKS, AUTOCAD… Trong các phần mềm nêu trên thì phần mêm nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, sau thời gian nghiên cứu chúng em chọn phần mềm SolidWorks để thiết kế và xây dựng và mô phỏng mô hình máy dán băng keo. Hiện nay SolidWorks được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam phần mềm này được sử dụng rất nhiều không chỉ trong lĩnh vực cơ khí mà nó còn được mở rộng ra các lĩnh vực khác như: Điện, khoa học ứng dụng, cơ mô phỏng… Phần mềm SolidWorks cung cấp cho người dùng những tính năng tuyệt vời nhất về thiết kế các chi tiết các khối 3D, lắp ráp các chi tiết đó để hình thành nên nhưng bộ phận của máy móc, xuất bản vẽ 2D các chi tiết đó là những tính năng rất phổ biến của phần mềm Solidworks, ngoài ra còn có những tính năng khác nữa như: Phân tích động học (motion), phân tích động lực học (simulation). Bên cạnh đó phần mềm cong tích hợp modul Solidcam để phục vụ cho việc gia công trên CNC nhờ có phay SolidCam và tiện SolidCam hơn nữa bạn cũng có thể gia công nhiều trục trên SolidCam, modul 3Dquickmold phục vụ cho việc thiết kế khuôn. Việc tích hợp nhiều tính năng và modul cũng như các Add-in trên phần mềm SolidWorks giúp cho người sử dụng chuyên môn hóa trên phần mềm hơn. Và không cần phải sử dụng nhiều phần mềm để thực hiện các công việc khác nhau. DUT.LRCC
  • 34. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 33 Hình 3. 1 Phần mềm SolidWorks 2019 3.2 Quy trình thiết kế và mô phỏng 3.2.1 Thiết kế bộ phận cắt dán băng keo Hình 3. 2 Tổng quan cơ cấu cắt dán băng keo Theo tính toán động học và tham khảo tài liệu [6][7] thì các bộ phận của cơ cấu cắt dán băng keo được thiết kế trên bản vẽ 2d như trên. DUT.LRCC
  • 35. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 34 • Một số chi tiết chính Hình 3. 3 Càng sau Hình 3. 4 Càng trước Hình 3. 5 Cánh tay đòn nối càng trước với càng sau DUT.LRCC
  • 36. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 35 Hình 3. 6 Tay đòn gá dao cắt băng keo Hình 3. 7 Đồ gá dao, lưỡi dao Hình 3. 8 Cơ cấu cắt dán băng keo DUT.LRCC
  • 37. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 36 3.2.2 Thiết kế băng tải Hình 3. 9 Cơ cấu băng tải DUT.LRCC
  • 38. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 37 Bảng 3. 1 Các chi tiết trong băng tải 1 Động cơ giảm tốc 2 Gá động cơ 3 Buli băng tải 4 Băng tải 5 Gối nâng trục 6 Gối đỡ con lăn vitme 7 Trục 8 ,9 Khung 10 Vòng bi trược SC8UU 11 Gối bi đỡ trục ngang 12 Con lăn vitme trục 8 13 Dây Đai 14 Hệ thống Căn trục Hình 3. 10 Băng tải DUT.LRCC
  • 39. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 38 Hình 3. 11 kết cấu băng tải DUT.LRCC
  • 40. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 39 3.2.3 Thiết kế truyền động trục vitme Hình 3. 12 Cơ cấu vít me 3.2.1 Mô hình tổng quan Hình 3. 13 Mô hình máy dán băng keo được vẽ trên SolidWorks Sau khi thiết kế mô phỏng thì ta được mô hình như hình 3.13. DUT.LRCC
  • 41. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 40 Hình 3. 14 Tổng quan mô hình Hình 3. 15 Hình ảnh thực tế sau gia công DUT.LRCC
  • 42. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 41 Chương 4: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 4.1 Giới thiệu về hệ thống Hình 4. 1 Các thành phần của hệ thống Trong quá trình sử dụng máy dán thùng, tùy thuộc vào tính chất công việc mà kích thước thùng carton thay đổi. Vì vậy để hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng không phải thay đổi kích thước bằng cách di chuyển thụ động bằng tay gây mệt mỏi, khó khăn khi thay đổi. Hệ thống điều khiển có vai trò giải quyết vấn đề đó. 4.2 Các thành phần chính trong hệ thống 4.2.1 Bộ điều khiển Khối vi điều khiển sử dụng vi điều khiển Arduino Mega, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống để điều khiển hệ thống. Khối vi điều khiển bao gồm mạch tạo dao động thạch anh, mạch Reset để reset hệ thống lại trạng thái ban đầu. Các chân của vi điều khiển sẽ được kết nối với các khối khác như rơ le, bàn phím, khối hiển thị, module sim. Lưu trữ dữ liệu qua bộ nhớ EEPROM có thể lưu trữ dữ liệu ngay khi mất điện. Toàn bộ dữ liệu mà ta thiết kế để điều khiển hệ thống khóa số đều được chứa trong bộ nhớ của vi điều khiển. DUT.LRCC
  • 43. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 42 Hình 4. 2 Vi điều khiển arduino Mega 2560 Thông số kỹ thuật: • Vi điều khiển chính: ATmega2560 • IC nạp và giao tiếp UART: ATmega16U2. • Nguồn nuôi mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn DC (khuyên dùng 7-9VDC để đảm bảo mạch hoạt động tốt. Nếu bạn cắm 12V thì IC ổn áp rất dễ chết và gây hư hỏng mạch). • Số chân Digital: 54 (15 chân PWM) • Số chân Analog: 16 • Giao tiếp UART: 4 bộ UART • Giao tiếp SPI: 1 bộ (chân 50 -> 53) dùng với thư viện SPI của Arduino • Giao tiếp I2C: 1 bộ • Ngắt ngoài: 6 chân • Bộ nhớ Flash: 256 KB, 8KB sử dụng cho Bootloader • SRAM: 8 KB • EEPROM: 4 KB • Xung clock: 16 MHz DUT.LRCC
  • 44. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 43 4.2.2 Driver điều khiển động cơ bước TB6600 Hình 4. 3 Driver TB6600 và các thông số hoạt động của driver Mạch Điều Khiển Động Cơ Bước TB6600 sử dụng IC TB6600HQ/HG, dùng cho các loại động cơ bước: 42/57/86 2 pha hoặc 4 dây có dòng tải là 4A/42VDC. Ứng dụng của mạch điều khiển động cơ bước TB6600 trong làm máy như CNC, Laser hay các máy tự động khác. Thông số kỹ thuật: • Nguồn đầu vào là 9V – 42V. • Dòng cấp tối đa là 4A. • Ngõ vào có cách ly quang, tốc độ cao. • Có tích hợp đo quá dòng quá áp. • Cân nặng: 200G. • Kích thước: 96 * 71 * 37mm. DUT.LRCC
  • 45. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 44 4.2.3 Module Relay Hình 4. 4 Module 2 Relay Với Opto Cách Ly Kích H/L (12VDC) Module 2 Relay với opto cách ly 12v nhỏ gọn, có opto và transistor cách ly giúp cho việc sử dụng trở nên an toàn với board mạch chính, mạch được sử dụng để đóng ngắt nguồn điện công suất cao AC hoặc DC, có thể chọn đóng khi kích mức cao hoặc mức thấp bằng Jumper. Module 2 Relay với opto cách ly kích HL tiếp điểm đóng ngắt gồm 3 tiếp điểm NC (thường đóng), NO(thường mở) và COM(chân chung) được cách ly hoàn toàn với board mạch chính, ở trạng thái bình thường chưa kích NC sẽ nối với COM, khi có trạng thái kích COM sẽ chuyển sang nối với NO và mất kết nối với NC. Thông số kỹ thuật: • Sử dụng điện áp nuôi DC 12V. • Relay mỗi Relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA. • Điện thế đóng ngắt tối đa: AC250V ~ 10A hoặc DC30V ~ 10A. • Có đèn báo đóng ngắt trên mỗi Relay. • Có thể chọn mức tín hiệu kích 0 hoặc 1 qua jumper. • Kích thước: 1.97 in x 1.02 in x 0.75 in (5.0 cm x 2.6 cm x 1.9 cm) • Nặng: 50g DUT.LRCC
  • 46. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 45 4.2.4 LCD 2004 Hình 4. 5 Màn hình hiển thị LCD 2004 Màn hình text LCD2004 xanh dương sử dụng driver HD44780, có khả năng hiển thị 4 dòng với mỗi dòng 20 ký tự, màn hình có độ bền cao, rất phổ biến, nhiều code mẫu và dễ sử dụng thích hợp cho những người mới học và làm dự án. Thông số kỹ thuật: • Điện áp hoạt động là 5 V. • Kích thước: 98 x 60 x 13.5 mm • Chữ trắng, nền xanh dương • Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0,1 in tiện dụng khi kết nối với Breadboard. • Tên các chân được ghi ở mặt sau của màn hình LCD hổ trợ việc kết nối, đi dây điện. • Có đèn led nền, có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chình độ sáng để sử dụng ít điện năng hơn. • Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu • Có bộ ký tự được xây dựng hổ trợ tiếng Anh và tiếng Nhật, xem thêm HD44780 datasheet để biết thêm chi tiết 4.2.5 Module I2C hỗ trợ hiển thị LCD LCD có quá nhiều chân gây khó khăn trong quá trình kết nối và chiếm dụng nhiều chân của vi điều khiển. Module chuyển đổi I2C cho LCD sẽ giải quyết vấn đề này cho bạn, thay vì sử dụng tối thiểu 6 chân của vi điều khiển để kết nối với LCD (RS, EN, D7, D6, D5 và D4) thì với module chuyển đổi bạn chỉ cần sử dụng 2 chân (SCL, SDA) để kết nối. Module chuyển đổi I2C hỗ trợ các loại LCD sử dụng driver HD44780(LCD 1602, LCD 2004, …), kết nối với vi điều khiển thông qua giao tiếp I2C, tương thích với hầu hết các vi điều khiển hiện nay. DUT.LRCC
  • 47. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 46 Hình 4. 6 Module I2C Thông số kỹ thuật: • Điện áp hoạt động: 2.5-6V DC • Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780) • Giao tiếp: I2C • Địa chỉ mặc định: 0X27 (có thể điều chỉnh bằng ngắn mạch chân A0/A1/A2) • Kích thước: 41.5mm(L)x19mm(W)x15.3mm(H) • Trọng lượng: 5g • Tích hợp Jump chốt để cung cấp đèn cho LCD hoặc ngắt • Tích hợp biến trở xoay điều chỉnh độ tương phản cho LCD DUT.LRCC
  • 48. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 47 4.2.6 Mạch volume xoay rotary encoder 360 độ KY-040 Mạch Volume xoay Rotary Encoder 360 độ không giới hạn số vòng quay, encoder đưa ra 2 xung vuông 90 độ gọi là 2 phase A và B, xung từ encoder đưa ra có thể dùng để nhận biết chiều quay, tốc độ quay, vị trí, module cung cấp 2 ngõ ra cho 2 phase và 1 ngõ ra dạng nút nhấn. Encoder module KY-040 trông giống 1 module biến trở nhưng có ngõ ra dạng xung số. Bằng việc xoay núm vặn, ngõ ra xung của 2 kênh sẽ thay đổi với 1 độ lệch pha xác định (90độ) giúp phân biệt được chiều xoay. Đếm số lượng xung ngõ ra sẽ cho biết vị trí góc xoay, vị trí này là không giới hạn. Đồng thời module cũng cung cấp 1 nút nhấn có thể được lập trình để trở thành 1 nút reset giá trị đếm. Hình 4. 7 Mạch Volume xoay Rotary Encoder 360 độ Thông số mạch volume xoay rotary encoder • Điện áp sử dụng: 3~5VDC • Độ phân giải 20 xung/vòng. Các chân tín hiệu • Châncấp nguồn 3~5VDC • GND: chân cấp nguồn âm 0VDC • CLK: phase A • DT: phase B • SW: button DUT.LRCC
  • 49. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 48 4.2.7 Công tắc hành trình Công tắc hành trình là thiết bị chuyển đổi chuyển động cơ thành tín hiệu điện. Tín hiệu của công tắc hành trình phục vụ cho quá trình điều khiển và giám sát. Vì là một loại công tắc nên nó có đầy đủ các bộ phận của một công tắc điện bình thường. Thế nhưng có thêm 1 bộ phận đó là có thêm cần tác động. Công tắc hành trình là loại công tắc có 3 chân. Chân COM, chân tạo với chân COM thành tiếp điểm NC (thường đóng), chân còn lại tạo với chân COM thành tiếp điểm CO (thường mở). Hình 4. 8 Công tắc hành trình Trong máy dán băng keo, công tắc hành trình được dùng để xác định vị trí ban đầu của máy Bằng cách cho các vitme di chuyển cụm cơ câu băng tải đến khi chạm đến cả công tắc hành trình thì dừng lại vị trí này định dạng là vị trí Home (là điểm gốc để xác định hành trình). DUT.LRCC
  • 50. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 49 4.3 Sơ đồ nguyên lý mạch Hình 4. 9 Sơ đồ nguyên lý mạch Hình 4. 10 Hình ảnh hệ thống điều khiển thực tế DUT.LRCC
  • 51. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 50 4.4 Lưu đồ thuật toán điều khiển Hình 4. 11 Lưu đồ thuật toán chương trình chính DUT.LRCC
  • 52. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 51 Hình 4. 12 Lưu đồ thuật toán chương trình con selection() DUT.LRCC
  • 53. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 52 Hình 4. 13 Lưu đồ thuật toán chương trình con print_menu() và MoveTravel(Position) Hình 4. 14 Lưu đồ thuật toán chương trình con Homing() DUT.LRCC
  • 54. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 53 Hình 4. 15 Lưu đồ thuật toán chương trình con MoveAndChose() Hình 4. 16 Lưu đồ thuật toán chương trình con count1(); DUT.LRCC
  • 55. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 54 Hình 4. 17 Lưu đồ thuật toán chương trình con ManualSize(); DUT.LRCC
  • 56. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 55 Hình 4. 18 Lưu đồ thuật toán chương trình con AutoSize DUT.LRCC
  • 57. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 56 4.5 Các Menu điều khiển Hình 4. 19 Các Menu điều khiển cơ bản DUT.LRCC
  • 58. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 57 Chương 5: KẾT LUẬN ❖ Kết quả Mặt dù ảnh hưởng của dịch Covid 19 làm chậm tiếng độ ĐATN nhưng sau hơn 4 tháng thực hiện đề tài, nhóm đã đạt được những kết quả sau: • Giải quyết được bài toán động học, yêu cầu của đề tài. • Xây dựng được mô hình máy dán băng keo tự động giống như bản thiết kế • Máy hoạt động tương đối chính xác, dán được băng keo, hệ thống thay đổi vị trí kích thước hoạt động mượt mà, ổn định. Hình 5. 1 Hình ảnh mô hình thực tế Hình 5. 2 Hình ảnh sản phẩm trước và sau khi qua dán keo DUT.LRCC
  • 59. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 58 Hình 5. 3 Hình ảnh của 1 sản phẩm khác Hạn chế ở đây là khó khăn trong khâu lắp ráp, đồng thời kết cấu cơ khí cũng chưa thực sự chính xác nên độ chính xác của mô hình chưa cao. Thông qua khảo sát cho thấy khi hoạt động thì khả năng dán thùng carton của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào độ bám của băng tải. ❖ Hướng phát triển: Qua những kết quả đạt được nhóm đưa ra các hướng phát triển đề tài như sau: • Phát triển thêm chức năng dán băng keo mặt dưới • Phát tiển thêm chức năng cấp và xếp thùng tự động • Cải tiến kết cấu cơ khí để nâng cao độ cứng vững cho máy DUT.LRCC
  • 60. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://www.cokhicongnghiep.com/may-dan-thung-carton-pro105536.html [Ngày truy cập: 18/06/2020] 2. https://www.choco.vn/may-dan-thung-carton-pw552tb-tai-viet-nam.html [Ngày truy cập: 18/06/2020] 3. https://www.choco.vn/may-dan-thung-carton-brother-fxj-6050- mdt0003.html[Ngày truy cập: 18/06/2020] 4. https://cnva.vn/may-dan-thung-carton-tu-dong-kunba-fj-6050a/ [Ngày truy cập: 18/06/2020] 5. http://thietbithuysan.vn/san-pham/470/may-dan-bang-keo-exc-103tb.html [Ngày truy cập: 18/06/2020] 6. https://patents.google.com/patent/US3466843?oq=automatic+box+folding+and +taping+machine[Ngày truy cập: 26/2/2020] 7. https://grabcad.com/library/upper-heading-tape-a-simplified-accuglide-2-3m- matic-1 [Ngày truy cập: 14/03/2020] 8. http://arduino.vn/ [Ngày truy cập: 23/06/2019] DUT.LRCC
  • 61. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 60 PHỤ LỤC: CODE ĐIỀU KHIỂN ARDUINO MEGA #include <LiquidCrystal_I2C.h> /* Menu system for a 16x2 LCD display and rotary encoder includes sleep mode for LCD */ #include <LiquidCrystal.h> #include <rotary.h> // rotary handler #include "AccelStepper.h" #include <AFMotor.h> AF_Stepper motor1(200, 1); LiquidCrystal_I2C lcd(0x27, 20, 4); //0X3F thay đổi tùy theo địa chỉ I2C, có thể là 0x3F hoặc 0x27 // Library created by Mike McCauley at http://www.airspayce.com/mikem/arduino/AccelSte pper/ // AccelStepper Setup AccelStepper stepperX(1, 2, 3); // 1 = Easy Driver interface // NANO Pin 2 connected to STEP pin of Easy Driver -- in Project pin 2 // NANO Pin 3 connected to DIR pin of Easy Driver-- in Project pin 3 // Define the Pins used #define PINA A0 #define PINB A1 #define PUSHB A2 #define home_switch 5 // Pin 5 connected to Home Switch (MicroSwitch) #define speaker 10 #define motor 6 // Initialize the Rotary object // Rotary(Encoder Pin 1, Encoder Pin 2, Button Pin) Attach center to ground Rotary r = Rotary(PINA, PINB, PUSHB); // there is no must for using interrupt pins !! //Define the Variables used int columnsLCD = 20; char* MenuLine[] = {" HOME", " MOVE 1mm", " MOVE 10mm ", " SIZE 250mm", " SIZE 300mm", " SIZE 350mm", " START"}; int MenuItems = 7; int CursorLine = 0; unsigned long startMillis; unsigned long currentMillis; const unsigned long period = 1600; //the value is a number of milliseconds unsigned long Position=0; int move_finished=1; // Used to check if move is completed long initial_homing=-1; // Used to Home Stepper at startup void setup () { digitalWrite (PINA, HIGH); // enable pull-ups digitalWrite (PINB, HIGH); digitalWrite (PUSHB, HIGH); pinMode(2, OUTPUT); pinMode(3, OUTPUT); pinMode(speaker, OUTPUT); pinMode(motor, OUTPUT); digitalWrite (motor, LOW); Serial.begin(9600); lcd.init(); lcd.backlight(); welcome(); lcd.clear(); print_menu(); startMillis = millis(); stepperX.setCurrentPosition(0); // Set the current position as zero for now stepperX.setMaxSpeed(500.0); // Set Max Speed of Stepper (Slower to get better accuracy) stepperX.setAcceleration(700.0); // Set Acceleration of Stepper initial_homing=1; } //End of setup void loop () { pinMode(home_switch, INPUT_PULLUP); delay(2); // Wait for EasyDriver wake up volatile unsigned char result = r.process(); if (result) { result == DIR_CCW ? CursorLine = CursorLine - 1 : CursorLine = CursorLine + 1; if (CursorLine < 0) { CursorLine = MenuItems - 1; } if (CursorLine > MenuItems - 1) { CursorLine = 0; // roll over to first item } DUT.LRCC
  • 62. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 2 print_menu(); } //End if result if (r.buttonPressedReleased(25)) { lcd.setCursor(0, 1); //(col, row) selection(); print_menu(); } //endif buttonPressedReleased } //End loop() /************FUNCTIONS**************/ void welcome() { lcd.clear(); lcd.setCursor(0,0); lcd.print(" DO AN TOT NGHIEP"); lcd.setCursor(0,2); lcd.print("HoHoangLong 15CDT1"); lcd.setCursor(0,3); lcd.print("PhanHoangHao 15CDT2"); delay(3000); lcd.clear(); lcd.setCursor(0,0); lcd.print(" DO AN TOT NGHIEP"); lcd.setCursor(0,2); lcd.print(" Carton"); lcd.setCursor(0,3); lcd.print(" Sealing Machine "); delay(1500); lcd.clear(); } void print_menu() { lcd.clear(); lcd.setCursor(1, 2); //(col, row) lcd.print(" Rotate & Click"); lcd.setCursor(5, 3); //(col, row) lcd.print("To Select"); lcd.setCursor(6, 0); //(col, row) lcd.print("Main Menu"); lcd.setCursor(0, 1); //2nd row lcd.print("<"); lcd.setCursor(columnsLCD - 1, 1); lcd.print(">"); lcd.setCursor(1, 1); lcd.print(MenuLine[CursorLine]); } void selection() { switch (CursorLine) { case 0: lcd.clear(); lcd.print("HOMING.... "); //set a flag or do something.... Serial.println("HOMING"); Homing(); if(stepperX.currentPosition()==0) { lcd.clear(); lcd.setCursor(7,0); lcd.print("Homing"); lcd.setCursor(6,1); lcd.print("Completed"); Position=0; break; } case 1: lcd.clear(); lcd.setCursor(0, 1); lcd.print("MOVE 1mm: "); while (CursorLine==1) { lcd.setCursor(11, 1); lcd.print(Position); lcd.setCursor(16, 1); lcd.print("mm"); MoveAndChose(); } //set a flag or do something.... break; case 2: lcd.clear(); lcd.setCursor(0, 1); lcd.print("MOVE 10mm: "); while (CursorLine==2) { lcd.setCursor(11, 1); lcd.print(Position); lcd.setCursor(16, 1); lcd.print("mm"); MoveAndChose(); } break; case 3: while (CursorLine==3) { Position=10; lcd.clear(); lcd.print("Move SIZE 350mm"); MoveTravel(Position); if (stepperX.currentPosition()==Position) { lcd.clear(); lcd.setCursor(7,0); lcd.print("Moving"); lcd.setCursor(6,1); lcd.print("Completed"); DUT.LRCC
  • 63. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 3 delay(1000); CursorLine = 0; lcd.clear(); break; } break; print_menu(); } break; case 4: while (CursorLine==4) { Position=60; lcd.clear(); lcd.print("Move SIZE 400mm"); MoveTravel(Position); if (stepperX.currentPosition()==Position) { lcd.clear(); lcd.setCursor(7,0); lcd.print("Moving"); lcd.setCursor(6,1); lcd.print("Completed"); delay(1000); CursorLine = 0; break; } break; //print_menu(); } break; case 5: while (CursorLine==5) { Position=110; lcd.clear(); lcd.print("Move SIZE 450mm"); MoveTravel(Position); if (stepperX.currentPosition()==Position) { lcd.clear(); lcd.setCursor(7,0); lcd.print("Moving"); lcd.setCursor(6,1); lcd.print("Completed"); delay(1000); CursorLine = 0; break; } break; //print_menu(); } break; case 6: Speaker(); lcd.clear(); lcd.setCursor(0,0); lcd.print("Start Machine...."); lcd.setCursor(4,2); lcd.print("Press Button "); lcd.setCursor(6,3); lcd.print("To Stop "); while (CursorLine==6) { digitalWrite (motor, HIGH); if (r.buttonPressedReleased(25)) { digitalWrite (motor, LOW); CursorLine = 0; break; } } //print_menu(); break; default: break; } //end switch CursorLine = 0; // reset to start position } //End selection void MoveAndChose() { volatile unsigned char result = r.process(); if (result) { if (result == r.clockwise()) {if(CursorLine==2)Position =Position+10; else Position =Position+1; if(Position>=400)Position=400; } else if (result == r.counterClockwise()) { if(Position>0) {if(CursorLine==2&&Position>10)Position =Position-10; else Position =Position-1;} }//end else lcd.setCursor(12, 1); lcd.print(" "); lcd.setCursor(11, 1); lcd.print(Position); }//end if Result currentMillis = millis(); //get the number of milliseconds since the program started //lcd.setCursor(16, 0); //(col, row) //lcd.print((currentMillis - startMillis) / 1000); DUT.LRCC
  • 64. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 4 if (currentMillis - startMillis >= period &&stepperX.currentPosition()!=Position) //test whether the period has elapsed { MoveTravel(Position); startMillis = millis(); } if (r.buttonPressedReleased(25)) {lcd.clear(); CursorLine = 0; print_menu(); } } void Homing() { // Set Max Speed and Acceleration of each Steppers at startup for homing stepperX.setMaxSpeed(600.0); // Set Max Speed of Stepper (Slower to get better accuracy) stepperX.setAcceleration(700.0); // Set Acceleration of Stepper // Start Homing procedure of Stepper Motor at startup Serial.print("Stepper is Homing . . . . . . . . . . . "); while (digitalRead(home_switch)) { // Make the Stepper move CCW until the switch is activated stepperX.moveTo(initial_homing); // Set the position to move to initial_homing--; // Decrease by 1 for next move if needed stepperX.run(); // Start moving the stepper delay(2); } stepperX.setCurrentPosition(0); // Set the current position as zero for now stepperX.setMaxSpeed(500.0); // Set Max Speed of Stepper (Slower to get better accuracy) stepperX.setAcceleration(700.0); // Set Acceleration of Stepper initial_homing=1; while (!digitalRead(home_switch)) { // Make the Stepper move CW until the switch is deactivated stepperX.moveTo(initial_homing); stepperX.run(); initial_homing++; delay(20); } stepperX.setCurrentPosition(0); Serial.println("Homing Completed"); Serial.println(""); stepperX.setMaxSpeed(900.0); // Set Max Speed of Stepper (Faster for regular movements) stepperX.setAcceleration(1000.0); // Set Acceleration of Stepper } void MoveTravel(long TravelX) { //if (Serial.available()>0) { // Check if values are available in the Serial Buffer move_finished=0; // Set variable for checking move of the Stepper TravelX=TravelX*200;// Put numeric value from buffer in TravelX variable if(TravelX==0)TravelX=1; if (TravelX <= 0 || TravelX > 75000) { // Make sure the position entered is not beyond the HOME or MAX position Serial.println(""); Serial.println("Please enter a value greater than zero and smaller or equal to 135000....."); Serial.println(""); } else { Serial.print("Moving stepper into position: "); Serial.println(TravelX); //stepperX.moveTo(TravelX); // Set new moveto position of Stepper stepperX.runToNewPosition(TravelX); //delay(1000); // Wait 1 seconds before moving the Stepper } } if (TravelX >= 0 && TravelX <= 750000) { // Check if the Stepper has reached desired position if ((stepperX.distanceToGo() != 0)) { stepperX.run(); // Move Stepper into position } // If move is completed display message on Serial Monitor if ((move_finished == 0) && (stepperX.distanceToGo() == 0)) { Serial.println("COMPLETED!"); Serial.println(""); Serial.println("Enter Travel distance (Positive for CW / Negative for CCW and Zero for back to Home): "); move_finished=1; // Reset move variable DUT.LRCC
  • 65. Thiết kế và chế tạo mô hình máy dán băng keo tự động SVTH: Phan Hoằng Hảo - Hồ Hoàng Long GVHD: TS. Lê Hoài Nam 5 } } } void Speaker() { for(int i=0;i<4;i++) { tone (speaker,400); delay (500); noTone(speaker); delay (500); } } DUT.LRCC