SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Download to read offline
.`
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ – ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG
CÂN BĂNG TẢI ĐỘNG
Người hướng dẫn: TS. VÕ NHƯ THÀNH
Sinh viên thực hiện: HUỲNH XUÂN HOÀNG
Số thẻ sinh viên: 101150166
Sinh viên thực hiện: PHAN MINH QUANG
Số thẻ sinh viên: 101150181
Lớp: 15CDT1
Đà Nẵng, 6/2020
TÓM TẮT
Tên đề tài: “Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động”
1.Nhu cầu thực tế của đề tài.
Trong quá trình sản xuất ở các nhà máy như: nhà máy xi măng, chế biến
thực phẩm, ngành phân bón, khoáng sản thì việc vận chuyển vật liệu từ nơi khai
thác đến bãi tập kết hoặc kho chứa nguyên vật liệu là quá trình thường xuyên và
liên tục. Quá trình đó ngoài đòi hỏi phải liền mạch thì việc cân đo và pha trộn
nguyên liệu cần phải chính xác. Do đó cần phải theo dõi và cân được khối
lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu của hệ thống. Để giải quyết những vấn đề
này hệ thống cân băng tải động sẽ giúp cho hoạt động của những nhà máy diễn
ra liên tục không bị ngắt quãng.Từ những yêu cầu đó nhóm quyết định tiến
hành lên ý tưởng và tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế và chế tạo hệ thống cân
băng tải động”. Hệ thống sẽ xác định được khối lượng vật liệu trên băng tải
chuyển động một cách liên tục.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp.
Trong đề tài này, nhóm thiết kế cơ cấu cho máy, tìm hiểu các phương
pháp cân để đưa ra phương án tối ưu nhất, nghiên cứu tính thiết thực của sản
phẩm và đưa ra giải pháp phù hợp để năng suất chất lượng sản phẩm được đảm
bảo, từ đó:
- Tính toán thiết kế các hệ truyền động chính..
- Thiết kế và thi công hệ thống cấp vật liệu và hệ thống cân.
3. Yêu cầu trình bày.
- Số trang thuyết minh: 70 - 80 trang.
- Số bản vẽ: 4 - 6 A0
- Mô hình: 1 hệ thống cân băng tải
4. Nội dung chi tiết thực hiện.
- Nghiên cứu tính thiết thực và lý do lựa chọn đề tài.
- Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án tối ưu nhất.
- Tính toán các cơ cấu và lựa chọn động cơ và hệ dẫn động.
- Thực hiện lập trình và điều khiển hệ thống đúng yêu cầu.
- Sử dụng phần mềm Visual Studio để giao tiếp máy tính.
- Sai số cho phép: < 10%
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌCBÁCH KHOA
KHOA CƠKHÍ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Huỳnh Xuân Hoàng Số thẻ sinh viên: 101150166
Họ tên sinh viên: Phan Minh Quang Số thẻ sinh viên: 101150181
Lớp: 15CDT1 Khoa: Cơ khí Ngành: Kỹ thuật Cơ - Điện tử
1. Tên đề tài đồ án:
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG CÂN BĂNG TẢI ĐỘNG
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực
hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
+ Vật liệu được cân: Cát
+ Khối lượng cát tối đa trên băng tải: 20 (kg)
+ Sai số cho phép: <10%
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
a) Phần chung:
STT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Huỳnh Xuân Hoàng
- Tìm hiểu một số loại cơ cấu ngoài thực tế để đưa ra
ý tưởng tốt nhất.
- Đưa ra nguyên lí, lựa chọn các cơ cấu phù hợp để
thiết kế.
- Chế tạo hệ thống.
2 Phan Minh Quang
b) Phần riêng:
STT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Phan Minh Quang
- Thiết kế hệ thống bằng Solidworks, hoàn thành
thuyết minh, slide thuyết trình.
2 Huỳnh Xuân Hoàng
- Thiết kế giao diện trên Visual Studio, tìm hiểu code
điều khiển.
5. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
a) Phần chung:
STT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Huỳnh Xuân Hoàng
- Bản vẽ tổng thể: 1A0
2 Phan Minh Quang
b) Phần riêng:
STT Họ tên sinh viên Nội dung
1 Phan Minh Quang
- Bản vẽ chi tiết: 1A0
- Bản vẽ sơ đồ động: 1A0
2 Huỳnh Xuân Hoàng
- Bản vẽ lưu đồ thuật toán: 1A0
- Bản vẽ sơ đồ mạch điện: 1A0
6. Họ tên người hướng dẫn: TS. Võ Như Thành.
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 11/02/2020.
8. Ngày hoàn thành đồ án: 30/06/2020.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 6 năm 2020
Trưởng Bộ môn Kỹ thuật
Cơ điện tử
Người hướng dẫn
Ts. Võ Như Thành
i
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay nay với những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiến, thế giới
của chúng ta đã và đang một ngày thay đổi, văn minh và hiện đại hơn. Cùng với
đó là quá trình “Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa” đất nước, các hệ thống dây
chuyền sản xuất tự động có năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao,
công nhân ngày càng dễ dàng thực hiện những công đoạn sản xuất hơn, các
quản lí cũng dễ dàng trong việc kiểm soát và đánh giá sản phẩm. Tuy nhiên
việc tiếp cận các hệ thống dây chuyền như vậy còn hạn chế ở nước ta, chủ yếu
phải nhập từ nước ngoài.
Với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ vào nghành công nghiệp của đất nước,
trên cơ sở những kiến thức đã học về cơ khí, điện tử, điều khiển tự động, lập
trình... nhóm quyết định thực hiện đề tài:“Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng
tải động”. Đề tài này giúp nhóm chúng em tìm hiểu thêm về các thiết bị điện tử,
các dây chuyền công nghệ,cách lập trình… và các kinh nghiệm thực tế rất có
ích cho công việc sau này của nhóm.
Nhóm xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, tận tâm của
thầy TS. Võ Như Thành đã giúp đỡ nhóm rất nhiều trong quá trình tìm hiểu
thiết kế và hoàn thành đề tài đồ án này. Cùng với sự cố gắng và nỗ lực nhóm
chúng em đã hoàn thành xong đồ án của mình, tuy nhiên trong thời gian ngắn
thực hiện đề tài cộng với kiến thức còn nhiều hạn chế, nên trong tập đồ án này
không tránh khỏi thiếu sót, nhóm thực hiện rất mong được sự đóng góp ý kiến
của các thầy và các bạn sinh viên.
Đà Nẵng ,ngày 30 tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Xuân Hoàng
Phan Minh Quang
ii
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào bên ngoài nhà
trường. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được
phép công bố.
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Xuân Hoàng
Phan Minh Quang
iii
MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ...........................................................................
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ....................................................................vi
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ..................................................................1
1.1. Giới thiệu đề tài...............................................................................................1
1.1.1. Khái niệm cân băng tải động ......................................................................1
1.1.2. Cấu tạo của cân băng tải động ....................................................................1
1.1.2.1. Hệ thống khung cơ khí ........................................................................1
1.1.2.2. Hệ thống cảm biến, điều khiển.............................................................1
1.1.2.3. Hệ thống điều khiển tự động hóa .........................................................2
1.1.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân băng tải động .................................2
1.1.3.1. Bộ phận cơ khí (Phễu chứa, cửa cấp liệu, băng tải, con lăn lớn và con
lăn nhỏ)............................................................................................................4
1.1.3.2. Bộ phận cảm biến (Loadcell cảm biến trọng lượng, encoder cảm biến
tốc độ)..............................................................................................................5
1.1.3.3. Bộ phận điều khiển (Đầu cân hiển thị điều khiển, tủ điện điều khiển
cân băng, phần mềm cân băng) ........................................................................6
1.2. Các ứng dụng trong thực tế............................................................................6
1.2.1 Cân băng tải định lượng liên tục – băng tải điều khiển phối trộn .................6
1.2.2. Cân nguyên liệu bằng băng tải động...........................................................8
1.3. Giới thiệu các khối cơ bản của hệ thống ........................................................9
1.3.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống..............................................................9
1.3.2. Yêu cầu công nghệ của hệ thống ..............................................................10
1.4. Lý do chọn đề tài...........................................................................................10
1.5. Cấu trúc của đồ án........................................................................................10
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ........................................................11
2.1. Giới thiệu về phần cứng của hệ thống..........................................................11
2.1.1.Băng tải.....................................................................................................11
2.1.1.1. Giới thiệu về băng tải ........................................................................11
2.1.1.2. Giới thiệu băng tải sử dụng trong mô hình.........................................12
iv
2.1.2. Động cơ điện............................................................................................13
2.1.2.1. Giới thiệu về động cơ điện.................................................................13
2.1.2.2. Động cơ điện trong hệ thống..............................................................14
2.1.3 Tính chọn bộ truyền ..................................................................................14
2.1.3.1. Bộ truyền đai.....................................................................................15
2.1.3.2. Bộ truyền xích...................................................................................15
2.1.3.3. Tính chọn bộ truyền xích...................................................................16
2.2. Thiết kế phần khung của hệ thống...............................................................16
2.2.1. Giới thiệu phần mềm thiết kế 3D Solidworks ...........................................16
2.2.2. Thiết kế phần khung hệ thống sơ bộ trên phần mềm Solidworks .............17
2.2.2.1. Phễu ...................................................................................................17
2.2.2.2. Máng đổ cát........................................................................................17
2.2.2.3. Khung hệ thống..................................................................................17
2.2.2.4. Băng tải..............................................................................................20
2.2.2.5. Bộ truyền xích....................................................................................21
2.2.2.6. Cụm chi tiết gá Loadcell.....................................................................22
2.2.2.7. Mô hình mô phỏng đầy đủ của hệ thống .............................................22
Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ..............................................23
3.1. Giới thiệu vi điều khiển Arduino.................................................................23
3.1.1. Giới thiệu về Arduino...............................................................................23
3.1.2. Arduino Uno ............................................................................................24
3.1.3. Phần mềm Arduino IDE ...........................................................................25
3.2. Giới thiệu phần mềm Visual Studio ............................................................26
3.3. Cảm biến lực (Loadcell)................................................................................26
3.3.1. Khái niệm.................................................................................................26
3.3.2. Cấu tạo Loadcell ......................................................................................27
3.3.3. Nguyên lí hoạt động của Loadcell ............................................................28
3.3.4. Phân loại ..................................................................................................29
3.3.5. Loadcell 10kg YZC 133 sử dụng trong mô hình.......................................30
3.3.6. Một số thiết bị chuyển đổi tín hiệu loadcell trong công nghiệp .................32
3.4. Encoder..........................................................................................................34
3.4.1. Giới thiệu về encoder xoay.......................................................................35
3.4.2. Thông số kỹ thuật.....................................................................................35
3.4.3. Các chân tín hiệu......................................................................................35
v
3.5 Module điều khiển tốc độ động cơ DC L298.................................................35
3.5.1. Giới thiệu về module L298.......................................................................35
3.5.2. Thông số kỹ thuật.....................................................................................36
3.6. Thiết kế hệ thống điều khiển ........................................................................36
3.6.1. Sơ đồ nguyên lí mạch điều khiển của hệ thống .........................................36
3.6.2.Nguyên lí hoạt động của mạch và sơ đồ thuật toán ....................................39
3.7. Lập trình điều khiển cho hệ thống ...............................................................42
3.7.1. Lập trình cho Arduino ..............................................................................43
3.7.2. Lập trình giao diện trên Visual Studio ......................................................43
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI..............................44
4.1. Bảng kê thông số các lần chạy thử ...............................................................45
4.2. Kết quả đạt được của đề tài..........................................................................45
4.3. Hướng phát triển...........................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................46
PHỤ LỤC.................................................................................................................47
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu tạo cân băng tải động [12]
Hình 1.2: Mô tả cách xác định khối lượng[12]
Hình 1.3: Hệ thống cân băng tải động[13]
Hình 1.4: Các loại cảm biến lực (Loadcell) [9]
Hình 1.5: Encoder[8]
Hình 1.6: Hệ thống cân băng tải điều khiển phối trộn[12]
Hình 1.7: Sơ đồ nguyên lý hệ thống[12]
Hình 1.8: Hệ thống cân băng tải cát[12]
Hình 1.9: Hệ thống cân băng tải trong khai thác khoáng sản[13]
Hình 1.10: Các khối cơ bản của hệ thống
Hình 2.1: Một hệ thống vận chuyển sử dụng băng tải[13]
Hình 2.2: Băng tải vận chuyển cát[13]
Hình 2.3: Cấu tạo chung băng tải[12]
Hình 2.4: Động cơ điện[10]
Hình 2.5: Động cơ điện một chiều và động cơ điện xoay chiều[10]
Hình 2.6: Động cơ điện một chiều[10]
Hình 2.7: Cấu tạo của bộ truyền đai[11]
Hình 2.8: Cấu tạo của bộ truyền xích[11]
Hình 2.9: Kích thước phễu
Hình 2.10: Chi tiết phễu thiết kế sơ bộ trên Solidworks
Hình 2.11 : Kích thước máng đổ cát
Hình 2.12: Chi tiết máng đổ cát thiết kế sơ bộ trên Solidworks
Hình 2.13: Kích thước khung
Hình 2.14: Khung hệ thống thiết kế sơ bộ trên Solidworks
Hình 2.15: Kích thước băng tải
Hình 2.16: Băng tải thiết kế sơ bộ trên Solidworks
vii
Hình 2.17: Bộ truyền xích thiết kế sơ bộ trên Solidworks
Hình 2.18: Cụm chi tiết gá đặt loadcell
Hình 2.19: Mô hình hệ thống
Hình 3.1: Các loại Arduino [7]
Hình 3.2: Arduino Uno[7]
Hình 3.3: Giao diện phầm mềm Arduino IDE
Hình 3.4. Giao diện lập trình của phần mềm Visual Studio
Hình 3.5: Loadcell ngoài thực tế[9]
Hình 3.6: Cấu tạo loadcell[9]
Hình 3.7: Cấu tạo các điện trở bên trong loadcell[9]
Hình 3.8: Mô tả thay đổi loadcell khi có lực tác dụng[9]
Hình 3.9: Sơ đồ điện trở Loadcell[9]
Hình 3.10: Một số loại Loadcell thông dụng[9]
Hình 3.11: Loadcell 10kg YZC-133[9]
Bảng 3.1: Thông số kĩ thuật loadcell YZC-133[9]
Hình 3.12: Kích thước loadcell 10kg YZC-133[9]
Hình 3.13: Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell KELI KM02A[8]
Hình 3.14: Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell DS 7200[8]
Hình 3.15: Module Hx 711[8]
Hình 3.16: Encoder xoay[8]
Hình 3.17: Module L298[8]
Hình 3.18: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển của hệ thống
Hình 3.19: Mạch in
Hình 3.20: Mạch in thực tế
Hình 3.21: Mạch thực tế có cắm các linh kiện
Hình 3.22: Lưu đồ thuật toán
viii
Hình 3.23: Chương trình con xử lí tín hiệu
Hình 3.24: Giao diện điều khiển
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 1
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu đề tài
1.1.1. Khái niệm cân băng tải động
Cân băng tải động là một hệ thống băng tải kết hợp với cân điện tử. Nó có
thể cân định lượng khối lượng nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm
ngay trên hệ thống băng truyền cấp liệu. Điều này giúp cho quá trình hoạt sản
xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, đảm bảo được khối lượng thành
phần nguyên liệu cho sản phẩm là đạt chuẩn. Từ đó giúp cho chất lượng sản
phẩm đầu ra tốt nhất, đạt tiêu chuẩn cao và mang lại nhiều giá trị hơn.
1.1.2. Cấu tạo của cân băng tải động
Cân băng tải động gồm có những thành phần cấu tạo chính sau đây:
Hình 1.1: Cấu tạo cân băng tải động[12]
1.1.2.1. Hệ thống khung cơ khí
Khung cơ khí phần giá đỡ toàn bộ hệ thống
• Phễu chứa và cấp liệu.
• Hệ thống con lăn băng tải.
• Băng tải vân chuyển nguyên liệu
• Một số linh kiện, phụ kiện hỗ trợ như: cảm biến hồng ngoại, cảm biến tốc
độ, động cơ …
1.1.2.2. Hệ thống cảm biến, điều khiển
• Thiết bị cảm biến lực (loadcell cân băng định lượng)
• Thiết bị cảm biến tốc độ
Cảm biến trọng lượng Trục vít
cấp liệu
Con lăn
truyền liệu Băng tải
Nguyên liệu
Con lăn tải
Động cơ
Làm sạch băng
Động cơ
cơcơ
Con lăn tải
Cảm biến tốc độ
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 2
• Bộ điều khiển
• Bộ điều khiển tốc độ động cơ
• Động cơ truyền động
1.1.2.3. Hệ thống điều khiển
• Hệ thống tủ điện điều khiển trung tâm
• Phần mềm điều khiển cân băng tải động
Tương ứng với mỗi hệ thống cân băng tải động sẽ có thông số kỹ thuật
riêng của nó để phù hợp cho loại nguyên liệu, sản phẩm và dây truyền của
doanh nghiệp. Hiện nay cân băng tải động đang được sử dụng rất phổ biến
trong các dây chuyền sản xuất cần định lượng như: Nhà máy sản xuất thạch cao
(cân băng định lượng trong nhà máy thạch cao), nhà máy xi măng, nhà máy
phân bón, nhà máy gạch, đóng gói bột, bánh kẹo, sữa,... Bên cạnh đó, cân băng
tải còn được sử dụng nhiều trong các công ty chế biến, khai thác khoáng sản,
nhiệt điện...
Dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống cân
băng tải động phù hợp. Về mặt kỹ thuật cân băng tải định lượng sẽ khác nhau,
còn về mặt nguyên lý hoạt động thì tương tự nhau.
1.1.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân băng tải động
Về cơ bản, quá trình hoạt động của hệ thống cân băng tải động sẽ qua các
giai đoạn sau:
*Cách xác định khối lượng nguyên liệu qua băng tải :
Vật liệu được dẫn đến một khung gá cảm biến lực(sàn cân) được đặt sẵn
dưới băng tải và giới hạn bởi 2 đầu con lăn thông qua 1 hoặc nhiều con lăn
cân, trọng lượng vật liệu cân sẽ tác động một lực lên cảm biến lực và dây băng
tải.
Điều khiển định
mức chuẩn
Cấp vật liệu vào
phễu chứa
Vật liệu rót lên
băng tải
Xác định khối
lượng và tốc độ
chạy
Phân tích thông
số thô
Xác định khối
lượng chuẩn
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 3
Hình 1.2: Mô tả cách xác định khối lượng[12]
Tín hiệu đầu ra của cảm biến lực tỉ lệ với tải nền, tín hiệu điện áp này được
khuếch đại và chuyển đến đầu cân có các vi xử lý chuyển đổi tín hiệu tương tự
sang tín hiệu số.
Tam giác màu trắng trong Hình 1.2 thể hiện sự phân bố của tải trọng trên
giường cân chỉ có 1 con lăn cân (con lăn chứa cảm biến lực) cho thấy chỉ một
nửa trọng lượng của vật liệu tác động lên con lăn cân.
g
eff
L
L
2
=
Leff : Chiều dài hiệu dụng trên tải trọng nền (m)
Lg : Chiều dài tải trọng nền (m)
Đối với giường cân của hệ thống có nhiều con lăn cân (con lăn có gắn
loadcell) p, hệ số là khác 1/2.
*Tải trọng băng tải tính bằng kg/m :
B
eff
Q
Q
L
=
Với: QB : Tải trọng nền (kg)
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 4
*Tốc độ băng tải: Một phép đo tiếp theo cần thiết để tính năng suất cấp liệu.
Để đo được tốc độ băng tải ta thường dùng 1 cảm biến để đo trực tiếp tốc độ
băng tải hoặc là đo tốc độ động cơ sau đó tính ra tốc độ băng tải.
Nếu tải trọng trên băng không đổi thì đo tốc độ có thể không cần thiết.
*Năng suất:
Năng suất I được tính như sau:
B
eff
Q v
I Q v
L

=  =
Trong đó:
I: Năng suất (kg/s)
Q: Tải trọng băng tải (kg/m)
QB: Tải trọng nền (kg)
v: Tốc độ băng tải (m/s )
Leff: Chiều dài hiệu dụng trên tải trọng nền (m)
Lg: Chiều dài tải trọng nền (m)
I Q v 3600
=   (kg/h).
1.1.3.1. Bộ phận cơ khí (Phễu chứa, cửa cấp liệu, băng tải, con lăn lớn và
con lăn nhỏ)
Nơi cấp liệu đầu vào, bao gồm phễu chứa và cấp liệu. Tại đây,vật liệu được
đổ vào phễu chứa và bắt đầu quy trình của cân băng tải động. Liệu qua cửa cấp
liệu (Vít tải hoặc cửa xả) chảy xuống băng tải. Toàn bộ băng tải chảy liệu được
gá trên khung cân băng, trên các con lăn trong đó con lăn lớn làm nhiệm vụ tải
băng, con lăn nhỏ dùng gá đỡ cho băng tải chạy. Trong số băng tải nhỏ sẽ có bộ
bận được cảm biện trọng lượng (loadcell) để kiểm tra, đong đếm khối lượng
chảy trên băng tải.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 5
Hình 1.3: Hệ thống cân băng tải động[13]
1.1.3.2. Bộ phận cảm biến (Loadcell cảm biến lực, encoder cảm biến tốc độ)
Cảm biến lực được gá trên những con lăn nhỏ, tại nơi đây sẽ xuất hiện
những trọng lực tác dụng trực tiếp lên con lăn và thông số đó sẽ được gửi về bộ
phận điều khiển. Cảm biến tốc độ encoder sẽ có nhiệm vụ, kiểm tra tốc tộ chạy
của băng tải, từ đó sẽ đưa ra được thông số tốc độ của băng tải. Kết hợp 2 thông
số này lại sẽ có được thông số khối lượng trên giờ để điều chỉnh được chính xác
nhất.
Hình 1.4: Các loại cảm biến lực (Loadcell) [9]
Hình 1.5: Encoder[8]
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 6
1.1.3.3. Bộ phận điều khiển (Đầu cân hiển thị điều khiển, tủ điện điều khiển
cân băng, phần mềm cân băng)
Từ những thông số kỹ thuật truyền về từ cảm biến tốc độ và cảm biến lực,
qua đầu cân điều khiển xử lý thông tin sau đó sẽ được gửi về phần mềm điều
khiển trên máy tính. Từ đây những thông số thô sẽ được xử lý và phản hồi
ngược lại tủ điện. Tại tủ điện điều khiển trung tâm sẽ có được những quyết
định, thông số thời gian chạy trên băng tải và từ đó kiểm soát được đúng định
mức khối lượng / thời gian cần thiết.
1.2. Các ứng dụng trong thực tế
1.2.1 Cân băng tải định lượng liên tục – băng tải điều khiển phối trộn
Cân băng tải điều khiển phối trộn rất phổ biến trong các nhà máy phối trộn
sản xuất phân bón, xi măng và phối trộn bê tông.
Hình 1.6: Hệ thống cân băng tải điều khiển phối trộn[12]
Máy hoạt động theo phương pháp cân liên tục cùng lúc trên hệ thống băng
tải cân, mỗi băng tải cân 1 loại nguyên liệu khác nhau theo tỉ lệ khác nhau, sau
đó các băng tải cân sẽ đổ liệu liên tục và rải đều lên băng tải dẫn tới hệ thống
máy trộn. Đảm bảo tỷ lệ phối theo đơn phối liệu để sản phẩm được sản xuất ra
đạt chất lượng theo yêu cầu, chất lượng sản phẩm được ổn định, tiết kiệm chi
phí sản xuất kinh doanh.
Khu vực cân
Trục cân
Bộ biến tần
Đọc tốc độ
Encoder
vào
Tín hiệu ra
Điều chỉnh tốc độ động cơ
Tín hiệu vào
Thiết lập tốc độ băng tải
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 7
Hệ thống bao gồm khung đỡ và dây băng tải chạy liên tục, module gá cảm
biến lực được bố trí bên dưới băng tải (gần đầu tháo liệu băng tải). Tín hiệu đưa
về đầu phân giải cân (indicator). Tùy theo giá trị cài đặt trên đầu cân mà ta đã
chọn và nhập thì đầu cân sẽ tính tổng lưu lượng nguyên liệu chạy liên tục qua
băng tải (tổng giá trị) hoặc đưa tín hiệu anolog ra biến tần điều khiển vận tốc
dòng chảy cố định theo khối lượng/giờ.
Hình 1.7: Sơ đồ nguyên lý hệ thống[12]
Đối với cân định lượng loại băng tải có mức độ chính xác từ
0,25% 3%
  ) tùy theo loại cân và yêu cầu của đơn vị sản xuất.
Thành phần chính của hệ thống cân định lượng bao gồm đầu cân, cảm biến
lực, biến tần điều khiển tốc độ động cơ, cảm biến giám sát tốc độ, cảm biến
giám sát lệch băng, động cơ, kết cấu băng tải....
Với một khối lượng cài đặt ban đầu (set point) hệ thống cân sẽ so sánh kết
quả cân (actual value) với giá trị cài đặt, nếu khối lượng thực tế nhỏ hơn khối
lượng cài đặt, hệ thống sẽ tăng tốc độ động cơ cho đến khi nào đạt được giá trị
cài đặt. Nếu kết quả lớn hơn thì ngược lại.
Do yêu cầu độ chính xác cao nên cân định lượng thường có cấu tạo bao gồm
2 cảm biến lực đặt ở hai bên.
Khối lượng vật liệu
Tốc độ băng tải
Khối lượng trên băng tải
Bộ biến tần
Lưu lượng
trên băng tải
Cảm biến
lực
Động cơ
Tốc độ
mới
Chuyển đổi
dữ liệu
PC/PLC
Encoder
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 8
1.2.2. Cân nguyên liệu bằng băng tải động
Trong thực tế hệ thống được áp dụng nhiều trong việc xác định khối lượng
của nguyên vật liệu ở trong các nhà máy sản xuất. Các nguyên liệu đó phổ biến
như cát, dăm gỗ, than đá, khoáng sản… Dưới đây là một vài hình ảnh trong sản
xuất thực tế.
Hình 1.8: Hệ thống cân băng tải cát[12]
Hình 1.9: Hệ thống cân băng tải trong khai thác khoáng sản[13]
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 9
1.3. Giới thiệu các khối cơ bản của hệ thống
Hệ thống được thiết kế bao gồm những khối cơ bản được thể hiện ở hình
1.10 bên dưới:
Hình 1.10: Các khối cơ bản của hệ thống
- Khối nguồn có nhiệm vụ cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống sử dụng điện
- Khối cảm biến là 2 cảm biến lực và 1 encoder dùng để đo khối lượng cát và
tốc độ băng tải sau đó truyền giữ liệu về cho khối khuếch đại.
- Khối khuếch đại có nhiệm vụ nhận giữ liệu từ khối cảm biến, khuếch đại tín
hiệu lên để vi điều khiển có thể nhận được và xử lí .
- Khối hiển thị và điều khiển có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ vi điều khiển và
hiển thị lên màn hình cũng như gửi tín hiệu điều khiển về cho vi điều khiển.
- Vi điều khiển nhận tính hiệu điều khiển và điều khiển khối công suất và thực
hiện các yêu cầu của hệ thống .
1.3.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Sau khi nhấn nút bắt đầu trên tủ điện và nhấn nút bắt đầu cân trên trên giao
diện điều khiển thì hệ thống sẽ bắt đầu hoạt động. Khi phễu được cấp cát thì
khi băng tải chuyển động sẽ cát sẽ chảy ra theo chiều quay của băng tải, cùng
lúc đó 2 cảm biến lực sẽ có nhiệm vụ đo lượng cát ở trên bàn cân và đưa về tín
hiệu vi điều khiển. Vi điều khiển nhận tín hiệu từ cảm biến lực sau đó xử lí và
hiển thị khối lượng liên tục lên màn hình và kiểm tra xem đã đạt đủ khối lượng
mong muốn chưa, nếu đã đủ khối lượng mong muốn, vi điều khiển sẽ đưa tín
Khối
khuếch đại
Khối vi điều
khiển
Khối cảm
biến
Khối công
suất Khối nguồn
Khối hiển
thị và điểu
khiển
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 10
hiệu điều khiển qua khối công suất để điều khiển động cơ dừng lại, cát sẽ
không chảy ra nữa và dừng quá trình cân lại.
1.3.2. Yêu cầu công nghệ của hệ thống
Hệ thống phải đảm bảo hoạt động chính xác, phân cứng phải đảm bảo được
yêu cầu kĩ thuật, sai số khối lượng phải nằm trong giới hạn cho phép.
Hệ thống băng tải phải hoạt động ổn định, không bị mắt kẹt.
Hệ thống được thiết kế chắc chắn , nhỏ gọn.
1.4. Lý do chọn đề tài
Trong các nhà máy phối trộn việc vận chuyển và cân vật liệu một cách liên
tục và chính xác là rất quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như
hiệu quả sản xuất. Khâu định lượng giúp xác định chính xác khối lượng nguyên
vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm trong sản xuất. Các thiết bị định lượng
có mặt trong hầu hết các khâu trong hệ thống, công đoạn sản xuất: cung ứng tồn
trữ nguyên vật liệu, cấp liệu cho từng giai đoạn, cân và đóng gói sản phẩm…
Nhận thấy rằng với nhu cầu cân lưu lượng liên tục lớn như vậy, nhóm
quyết định chọn đề tài “ Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động”. Đây
là đề tài có tính thực tiễn cao và nếu hoàn thiện sẽ giúp ích rất nhiều cho các
doanh nghiệp sản xuất.
1.5. Cấu trúc của đồ án
Đồ án gồm có 4 phần chính với các nội dung như sau:
➢ Giới thiệu tổng quan : Trong phần này sẽ giới thiệu tổng quát về hệ thống.
Trình bày tính cấp thiết và các ứng dụng về đề tài đã lựa chọn. Từ đó, kết
luận lý do lựa chọn đề tài.
➢ Thiết kế hệ thống cơ khí: Phần này sẽ đưa ra các phương án thiết kế, phân
tích ưu nhược điểm của từng phương án. Từ đó, chọn phương án phù hợp để
tiến hành thực hiện tính toán cơ cấu và chế tạo phần cơ khí cho hệ thống.
➢ Thiết kế hệ thống điều khiển: Lựa chọn phương án điều hiển phù hợp đáp
ứng tính chính xác và hiệu quả cao. Thiết kế mạch, lựa chọn linh kiện và lập
trình.
➢ Kết luận và hướng phát triển đề tài.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 11
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
2.1. Giới thiệu về phần cứng của hệ thống
2.1.1.Băng tải
2.1.1.1. Giới thiệu về băng tải
Hình 2.1: Một hệ thống vận chuyển sử dụng băng tải[13]
Băng tải thường được sử dụng để di chuyển các vật liệu đơn giản và vật
liệu rời theo phương ngang và phương nghiêng. Trong các dây chuyền sản xuất,
băng tải được sử dụng rộng rãi để vận chuyển sản phẩm, trong các xưởng luyện
kim băng tải dùng để vận chuyển quặng, than đá, các loại xỉ lò trên các trạm
thủy điện thì băng tải thường được dùng để vận chuyển nhiên liệu.
Hình 2.2: Băng tải vận chuyển cát[13]
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 12
• Ưu điểm của băng tải:
Cấu tạo đơn giản, bền, có khả năng vận chuyển rời và đơn chiếc theo các
hướng nằm ngang, nằm nghiêng hoặc kết hợp giữa nằm ngang với nằm
nghiêng.
Vốn đầu tư không lớn lắm, có thể tự động được, vận hành đơn giản, bảo
dưỡng dễ dàng, làm việc tin cậy, năng suất cao và tiêu hao năng lượng so với
máy vận chuyển khác không lớn lắm.
• Cấu tạo chung của băng tải:
Hình 2.3: Cấu tạo chung băng tải[12]
1. Bộ phận kéo cùng các yếu tố làm việc trực tiếp mang vật.
2. Trạm dẫn động, truyền chuyển động cho bộ phận kéo.
3. Bộ phận căng, tạo và giữ lực căng cần thiết cho bộ phận kéo.
4. Hệ thống đỡ (con lăn, giá đỡ...) làm phần trượt cho bộ phận kéo và các yếu
tố làm việc.
L: chiều dài băng tải; L1:chiều dài nghiêng; L2:chiều dài nằm ngang.
2.1.1.2. Giới thiệu băng tải sử dụng trong mô hình
Tùy theo từng loại nguyên vật liệu hay sản phẩm mà có nhiều loại băng tải
khác nhau: băng tải xích, băng tải con lăn, băng tải xoắn ốc, băng tải dây đai,
băng tải đứng…
Do băng tải dùng trong mô hình làm nhiệm vụ vận chuyển cát nên nhóm đã
lựa chọn loại băng tải dây đai cao su truyền động bằng xích với những lý do sau
đây:
+Tải trọng băng tải không quá lớn.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 13
+Kết cấu cơ khí không quá phức tạp.
+Dễ dàng thiết kế chế tạo.
+Có thể dễ dàng hiệu chỉnh băng tải.
Tuy nhiên loại băng tải này cũng có 1 vài nhược điểm như độ chính xác
khi vận chuyển không cao, đôi lúc băng tải hoạt động không ổn định do nhiều
yếu tố: nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới băng tải, độ ma sát và độ co dãn của
dây đai giảm qua thời gian...
2.1.2. Động cơ điện
2.1.2.1. Giới thiệu về động cơ điện
Hình 2.4: Động cơ điện[10]
Động cơ điện là một máy điện biến đổi năng lượng điện thành năng lượng
cơ.Từ những đồ dùng trong gia đình như máy quạt, máy giặc, máy bơm
nước...đến những máy móc đồ sộ hiện đại trong công nghiệp sản xuất như máy
khoan, máy tiện, máy trộn...thậm chí đến ổ cứng, ổ quang trong công nghệ máy
tính đều là động cơ điện.
• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện:
Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên stator và phần chuyển
động rotor được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn
dây trên rotor và stator được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ
trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay rotor
quanh trục hay momen.
• Phân loại động cơ điện:
Có thể phân loại động cơ điện làm 2 loại chính: động cơ điện 1 chiều và
động cơ điện xoay chiều. Trong động cơ điện xoay chiều có thể phân loại động
cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ, động cơ xoay chiều 1 pha và 3 pha.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 14
Hình 2.5: Động cơ điện một chiều và động cơ điện xoay chiều[10]
2.1.2.2. Động cơ điện trong hệ thống
Hình 2.6: Động cơ điện một chiều[10]
* Tính chọn động cơ:
+ Khối lượng tải tối đa: m = 50 (Kg)
+ Tốc độ băng tải: v = 0.05 (m/s)
→ Công suất động cơ: . . 50.10.0,05 25
P m g v
= = = (W)
* Thông số động cơ được chọn: Động cơ có hộp giảm tốc DC 25W
+ Động cơ một chiều giảm tốc.
+ Điện áp làm việc 12-14VDC. + Công suất động cơ 25W.
2.1.3 Tính chọn bộ truyền
Ở đây bộ truyền được sử dụng để truyền chuyển động từ động cơ sang trục
tang là 2 trục song song và cách xa nhau nên ta sử dụng bộ truyền đai hoặc bộ
truyền xích.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 15
2.1.3.1. Bộ truyền đai
A
A
A - A
1 2
3
4
B? truy?n dai
Hình 2.7: Cấu tạo của bộ truyền đai[11]
- Ưu điểm: Bộ truyền đai kết cấu đơn giản, làm việc êm, giữ an toàn cho các chi
tiết máy khi quá tải đột ngột
- Nhược điểm: Bộ truyền đai có sự trượt giữa dây đai và bánh đai nên tỷ số
truyền không ổn định và phải có lực căng đai ban đầu F
2.1.3.2. Bộ truyền xích
Hình 2.8: Cấu tạo của bộ truyền xích[11]
1: Bánh xích lớn 2: Bánh xích nhỏ 3: Dây xích
- Ưu điểm: Bộ truyền xích có kích thước nhỏ gọn hơn, khi làm việc không
trượt, hiệu suất truyền động khá cao, lực tác dụng lên trục nhỏ.
- Nhược điểm: Chế tạo lắp ráp phức tạp, thường xuyên bôi trơn và giá thành
tương đối cao.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 16
Dựa vào ưu nhược điểm của băng tải sử dụng bộ truyền đai và bộ truyền
xích, cộng với yêu cầu của băng tải của mô hình, nhóm chọn bộ truyền xích.
2.1.3.3. Tính chọn bộ truyền xích
• Chọn loại xích : Ở đây ta chọn xích ống con lăn.
• Định số răng đĩa xích:
Chọn số răng xích Z1 = Z2 = 30 ( răng).
Tỉ số truyền 1 :1.
• Chiều dài xích và khoảng cách trục A:
Chọn chiều dài xích 60 cm.
Khoảng cách trục A= 20cm.
Băng tải quay chậm với tốc độ khoảng 0.05m/s.
2.2. Thiết kế phần khung của hệ thống
2.2.1. Giới thiệu phần mềm thiết kế 3D Solidworks
Phần mềm Solidworks là một trong những phần mềm chuyên về thiết kế
3D do hãng Dassault System phát hành dành cho những xí nghiệp vừa và nhỏ,
đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết kế cơ khí hiện nay. Solidworks được biết đến
từ phiên bản Solidworks 1998 và được du nhập vào nước ta với phiên bản 2003
và cho đến nay với phiên bản 2012 và phần mềm này đã phát triển đồ sộ về thư
viện cơ khí và phần mềm này không những dành cho những xí nghiệp cơ khí
nữa mà còn dành cho các ngành khác như: đường ống, kiến trúc, trang trí nội
thất, mỹ thuật …
Phần mềm Solidworks cung cấp cho người dùng những tính năng tuyệt vời
nhất về thiết kế các chi tiết các khối 3D, lắp ráp các chi tiết đó để hình thành
nên nhưng bộ phận của máy móc, xuất bản vẽ 2D các chi tiết đó là những tính
năng rất phổ biến của phần mềm Solidworks, ngoài ra còn có những tính năng
khác nữa như: Phân tích động học (motion), phân tích động lực học
(simulation).
Bên cạnh đó phần mềm cong tích hợp modul Solidcam để phục vụ cho
việc gia công trên CNC nhờ có phay Solidcam và tiện Solidcam hơn nữa chúng
ta cũng có thể gia công nhiều trục trên Solidcam, modul 3Dquickmold phục vụ
cho việc thiết kế khuôn.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 17
2.2.2. Thiết kế phần khung hệ thống sơ bộ trên phần mềm Solidworks
Hệ thống sẽ gồm hệ một phễu cấp vật liệu và một hệ thống băng tải phía
dưới để vận chuyển vật liệu. Cơ cấu cân loadcell để cân khối lượng vật liệu đi
qua bàn cân liên tục trên băng tải. Hai loadcell được gắn một đầu cố định với
khung, một đầu gắn với con lăn để cân khối lượng trên bàn cân. Cuối băng tải
sẽ có máng để hứng vật liệu đã cân được.
Yêu cầu phần cứng của hệ thống là băng tải và hệ thống cấp phôi phải hoạt
động ổn định và cung cấp lưu lượng ổn định trên bàn cân của loadcell. Phần bố
trí loadcell và bàn cân phải ổn định đáp ứng yêu cầu tránh sai số trong quá trình
cân.
Dựa trên phần mềm thiết kế và mô phỏng 3D Solidworks thì nhóm đã thiết
kế được phần khung sơ bộ và các chi tiết của hệ thống như sau.
2.2.2.1. Phễu
- Kích thước phễu:
Hình 2.9: Kích thước phễu
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 18
Hình 2.10: Chi tiết phễu thiết kế sơ bộ trên Solidworks
2.2.2.2. Máng đổ cát
- Kích thước máng:
Hình 2.11 : Kích thước máng đổ cát
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 19
Hình 2.12: Chi tiết máng đổ cát thiết kế sơ bộ trên Solidworks
2.2.2.3. Khung hệ thống
- Kích thước khung:
Hình 2.13: Kích thước khung
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 20
Hình 2.14: Khung hệ thống thiết kế sơ bộ trên Solidworks
2.2.2.4. Băng tải
- Kích thước băng tải:
Hình 2.15: Kích thước băng tải
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 21
Hình 2.16: Băng tải thiết kế sơ bộ trên Solidworks
2.2.2.5. Bộ truyền xích
- Kích thước:
• Đường kính đĩa xích: 60 (mm).
• Số răng đĩa xích: 30 (răng).
• Khoảng cách trục giữa hai bánh xích: 200 (mm).
Hình 2.17: Bộ truyền xích thiết kế sơ bộ trên Solidworks
2.2.2.6. Cụm chi tiết gá Loadcell
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 22
Hình 2.18: Cụm chi tiết gá đặt loadcell
2.2.2.7. Mô hình mô phỏng đầy đủ của hệ thống
Hình 2.19: Mô hình tổng thể của hệ thống
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 23
Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
3.1. Giới thiệu vi điều khiển Arduino
3.1.1. Giới thiệu về Arduino
Arduino thực sự đã gây sóng gió trên thị trường người dùng DIY (là những
người tự chế ra sản phẩm của mình) trên toàn thế giới trong vài năm gần đây,
gần giống với những gì Apple đã làm được trên thị trường thiết bị di động. Số
lượng người dùng cực lớn và đa dạng với trình độ trải rộng từ bậc phổ thông
lên đến đại học đã làm cho ngay cả những người tạo ra chúng phải ngạc nhiên
về mức độ phổ biến.
Hình 3.1: Các loại Arduino[7]
Arduino là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình tương tác với các
thiết bị phần cứng như cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị khác. Đặc điểm
nổi bật của Arduino là môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ sử dụng, với
một ngôn ngữ lập trình có thể học một cách nhanh chóng ngay cả với người ít
am hiểu về điện tử và lập trình. Và điều làm nên hiện tượng Arduino chính là
mức giá rất thấp và tính chất nguồn mở từ phần cứng tới phần mềm. Chỉ với
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 24
khoảng $10, người dùng đã có thể sở hữu một board Arduino có 20 ngõ I/O có
thể tương tác và điều khiển chừng ấy thiết bị.
3.1.2. Arduino Uno
Arduino Uno là một bo mạch thiết kế với bộ xử lý trung tâm là vi điểu khiển
AVR Atmega328. Cấu tạo chính của Arduino Uno bao gồm các phần sau:
Hình 3.2: Arduino Uno[7]
- Cổng USB: đây là loại cổng giao tiếp để ta upload code từ PC lên vi điều
khiển. Đồng thời nó cũng là giao tiếp serial để truyền dữ liệu giữa vi điều
khiển và máy tính.
- Cấp nguồn: để chạy Arduino thỉ có thể lấy nguồn từ cổng USB ở trên, nhưng
không phải lúc nào cũng có thể cắm với máy tính được. Lúc đó ta cần một
nguồn từ 9V đến 12V.
- Có 14 chân vào/ra số đánh số thứ tự từ 0 đến 13, ngoài ra có một chân nối
đất (GND) và một chân điện áp tham chiếu (AREF).
- Vi điều khiển AVR: đây là bộ xử lí trung tâm của toàn bo mạch. Với mỗi
mẫu Arduino khác nhau thì con chip là khác nhau. Ở con Arduino Uno này
thì sử dụng ATMega328.
- Các thông số chi tiết của Arduino Uno:
• Vi xử lý: Atmega328
• Điện áp hoạt động: 5V
• Điện áp đầu vào: 7-12V
• Điện áp đầu vào (Giới hạn): 6-20V
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 25
• Chân vào/ra (I/O) số:14 (6 chân có thểcho đầu ra PWM)
• Chân vào tương tự: 6
• Dòng điện trong mỗi chân I/O: 40mA
• Dòng điện chân nguồn 3.3V : 50mA
• Bộnhớtrong: 32 KB (ATmega328)
• SRAM: 2 KB (ATmega328)
• EEPROM: 1KB (ATmega328)
• Xung nhịp: 16MHz
3.1.3. Phần mềm Arduino IDE
Arduino là môi trường phát triển tích hợp mã nguồn mở, cho phép người
dùng dễ dàng viết code và tải nó lên bo mạch. Môi trường phát triển được viết
bằng Java dựa trên ngôn ngữ lập trình xử lý và phần mềm mã nguồn mở khác.
Phần mềm này có thể được sử dụng với bất kỳ bo mạch Arduino nào.
Arduino là một môi trường phát triển tích hợp đa nền tảng, làm việc cùng
với một bộ điều khiển Arduino để viết, biên dịch và tải code lên bo mạch. Phần
mềm này cung cấp sự hỗ trợ cho một loạt các bo mạch Arduino như Arduino
Uno, Nano, Mega, Esplora, Ethernet, Fio, Pro hay Pro Mini cũng như LilyPad
Arduino.
Các thiết kế có thể được kiểm tra, biên dịch với một bản ghi lỗi hiển thị ở
phần dưới của giao diện người dùng, cho phép xem lại code. Nếu quá trình gỡ
lỗi trả về kết quả là không có lỗi thì có thể bắt đầu quá trình tải code lên bo
mạch và thử nghiệm thêm.
Hình 3.3: Giao diện phầm mềm Arduino IDE
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 26
3.2. Giới thiệu phần mềm Visual Studio
Visual Studio là một trong những công cụ hỗ trợ lập trình rất nổi tiếng
hiện nay của Microsoft.
Hình 3.4. Giao diện lập trình của phần mềm Visual Studio
Visual Studio hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau bao gồm: C#,
C++, Python, VB+,…. Trong đồ án này, nhóm sử dụng ngôn ngữ C# để lập
trình giao diện điều khiển..
Visual Studio là một phần mềm lập trình hệ thống được sản xuất trực tiếp
từ Microsoft. Từ khi ra đời đến nay, Visual Studio đã có rất nhiều các phiên bản
sử dụng khác nhau. Điều đó, giúp cho người dùng có thể lựa chọn được phiên
bản tương thích với dòng máy của mình cũng như cấu hình sử dụng phù hợp
nhất. Bên cạnh đó, Visual Studio còn cho phép người dùng có thể tự chọn lựa
giao diện chính cho máy của mình tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
3.3. Cảm biến lực (Loadcell)
3.3.1. Khái niệm
Loadcell hay còn gọi là cảm biến lực. Khi có lực được tác dụng lên một
loadcell, nó sẽ chuyển đổi lực tác dụng thành tín hiệu điện.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 27
Hình 3.5: Loadcell Z ngoài thực tế[9]
1: Vị trí tác dụng lực
2: Các dây tín hiệu bao gồm dây nguồn, tín hiệu ra, dây chống nhiễu.
Tín hiệu điện tử ngõ ra của loadcell có thể là một sự thay đổi điện áp, thay
đổi tín hiệu dòng, tín hiệu số hoặc thay đổi tần số tùy thuộc vào loại loadcell và
mạch sử dụng, phổ biến nhất là loại loadcell thay đổi điện áp.
3.3.2. Cấu tạo Loadcell
Một loadcell thường bao gồm các strain gauges được dán vào bề mặt của
thân loadcell.
Thân loadcell là một khối kim loại có độ đàn hồi và tùy theo từng loại
loadcell và mục đích sử dụng loadcell, thân loadcell được thiết kế với các hình
dạng đặc biệt khác nhau và chế tạo bằng vật liệu kim loại khác nhau (thép
không gỉ, nhôm hợp kim, thép hợp kim).
Hình 3.6: Cấu tạo loadcell[9]
1 2
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 28
Strain gauge là thành phần cấu tạo chính và quan trọng nhất của loadcell,
nó bao gồm một sợi dây kim loại mảnh đặt trên một tấm cách điện đàn hồi.
Để tăng chiều dài của dây điện trở strain gauge, người ta đặt chúng theo
hình ziczac, mục đích là để tăng độ biến dạng khi có lực tác dụng qua đó tăng
độ chính xác của thiết bị cảm biến sử dụng strain gauge.
Hình 3.7: Cấu tạo các điện trở bên trong loadcell[9]
Điện trở thay đổi tỷ lệ với lực tác động.
*Công thức tính điện trở: R =
Trong đó:
+  là điện trở suất ( .m)
+ L là chiều dài dây dẫn (m)
+ S là tiết diện ngang (m2
)
Hình 3.8: Mô tả thay đổi loadcell khi có lực tác dụng[9]
3.3.3. Nguyên lí hoạt động của Loadcell
Cấu tạo chính của loadcell gồm các điện trở strain gauges R1 , R2, R3, R4
kết nối thành 1 cầu điện trở Wheatstone như hình dưới và được dán vào bề mặt
của thân loadcell.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 29
Hình 3.9: Sơ đồ điện trở Loadcell[9]
Tại trạng thái cân bằng (trạng thái không tải), điện áp tín hiệu ra là số
không hoặc gần bằng không khi bốn điện trở được gắn phù hợp về giá trị.
Khi có tải trọng hoặc lực tác động lên thân loadcell làm cho thân loadcell
bị biến dạng (giãn hoặc nén), điều đó dẫn tới sự thay đổi chiều dài và tiết diện
của các sợi kim loại của điện trở strain gauges dán trên thân loadcell dẫn đến
một sự thay đổi giá trị của các điện trở strain gauges. Sự thay đổi này dẫn tới sự
thay đổi trong điện áp đầu ra.
Sự thay đổi điện áp này là rất nhỏ, do đó nó chỉ có thể được đo và chuyển
thành số sau khi đi qua bộ khuếch đại của các bộ chỉ thị cân điện tử (đầu cân).
3.3.4. Phân loại
Có thể phân loại loadcells theo:
- Phân loại Loadcell theo lực tác động:
+ Chịu kéo (shear loadcell).
+ Chịu nén (compression loadcell).
+ Dạng uốn (bending).
+ Chịu xoắn (Tension Loadcells).
- Phân loại theo hình dạng:
+ Loadcell dạng thanh (beam type loadcel).
+ Loadcell dạng trụ (column type loadcel).
+ Loadcell dạng chữ “S” (“S” type loadcel).
+ Loadcell dạng mỏng (Diaphragm type loadcel).
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 30
Tuy nhiên, điều quan trọng là sử dụng các loadcell với mức cân và kết cấu
phù hợp với vị trí mà nó sẽ được lắp đặt.
Hình 3.10: Một số loại Loadcell thông dụng[9]
3.3.5. Loadcell 10kg YZC 133 sử dụng trong mô hình
Qua nghiên cứu và khảo sát các loại Loadcell hiện có trên thị trường, kế
hợp với mục đích nghiên cứu phù hợp với đề tài nên nhóm đã quyết định sử
dụng loadcell dạng thanh, vì nó phù hợp với thiết kế cơ khí của nhóm.
Hình 3.11: Loadcell 10kg YZC-133[9]
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 31
Bảng 3.1: Thông số kĩ thuật loadcell YZC-133[9]
Ứng dụng Cân điện tử
Model YZC - 133
Tải trọng 10Kg
Rated Output (mV/V) 1.0 ± 0.15
Độ lệch tuyến tính (%) 0.05
Creep (5min) % 0.1
Ảnh hưởng nhiệt độ tới độ nhạy %RO/ độ C 0.003
Ảnh hưởng nhiệt độ tới điểm không %RO/ độ C 0.02
Độ cân bằng điểm không %RO  0.1
Trở kháng đầu vào (Ω) 1066 ± 20
Trở kháng ngõ ra (Ω) 1000 ± 20
Trở kháng cách li (MΩ) 50V 2000
Điện áp hoạt động 5V
Nhiệt độ hoạt động -20 ~ 65 C
Safe Overload %RO 120
Ultimate overload %RO 150
Chất liệu cảm biến Nhôm
Độ dài dây 180mm
Dây đỏ Ngõ vào (+)
Dây đen Ngõ vào (-)
Dây xanh Lá Ngõ ra (+)
Dây trắng Ngõ ra (-)
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 32
*Kích thước:
Hình 3.12: Kích thước loadcell 10kg YZC-133[9]
3.3.6. Một số thiết bị chuyển đổi tín hiệu loadcell trong công nghiệp
Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell hay còn gọi là đầu đọc loadcell dùng để
chuyển đổi tín hiệu mV/V của cảm biến loadcell sang 4-20mA hoăc 0-10V. Bộ
chuyển đổi tín hiệu loadcell là thiết bị phải đọc được tín hiệu mV/V và kết nối
với loadcell 4 dây hoặc loadcell 6 dây.
Thiết bị chuyển đổi tín hiệu loadcell có rất nhiều loại cũng như các ưu
nhược điểm khác nhau. Dưới đây sẽ là một số thiết bị chuyển tín hiệu loadcell
trên thị trường.
Hình 3.13: Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell KELI KM02A[8]
KM02A được sủ dụng để chuyển đổi tín hiệu từ tất cả các loại loadcell
vào Arduino hoặc vào đầu cân. Được làm từ hợp kim gang có khả năng chống
bụi, chống nước tốt. Sử dụng nguồn 24VDC.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 33
Hình 3.14: Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell DS 7200[8]
DS 7200 có bộ nguồn đa năng mới cho dải từ 20 đến 253 V AC / DC có
nghĩa là DS 7200 có thể được sử dụng bất cứ nơi nào trên thế giới, với tất cả
các nguồn cung cấp điện nguồn điện. Hiệu quả cao của đơn vị góp phần đáng
kể vào việc giảm nhiệt thế hệ riêng của đơn vị. Điều này được phản ánh trong
độ tin cậy rất cao và ổn định lâu dài.
Module Hx711 dùng để chuyển đổi giá trị điện áp chênh lệch giữa hai
nguồn A và B cần so sánh, giá trị chênh lệch về điện áp giữa hai nguồn sẽ được
chuyển đổi thành tín hiệu ADC có độ phân giải 24 bit và giao tiếp MCU thông
qua chuẩn 2 dây
Module Hx711 thường dùng để đọc giá trị cảm biến loadcell với độ phân
giải 24bit và chuyển sang giao tiếp 2 dây ( clock và data ) để gửi dữ liệu cho vi
điều khiển / arduino.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 34
Hình 3.15: Module Hx711[8]
Thông số kỹ thuật :
• Điện áp hoạt động : 2.7 - 5VDC
• Dòng tiêu thụ : < 1.5 mA
• Tốc độ lấy mẫu : 10 - 80 SPS (Samples per second. )
• Độ phân giải : 24 bit ADC
• Độ phân giải điện áp : 40mV
• Kích thước : 38x21x10 mm
Trong đồ án này nhóm sử dụng module Hx711.
3.4. Encoder
Để phù hợp với yêu cầu và thiết kế cơ khí của hệ thống, chọn loại encoder
xoay để đo tốc độ băng tải
Hình 3.16: Encoder xoay[8]
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 35
3.4.1. Giới thiệu về encoder xoay
Mạch volume xoay Rotary Encoder 360 độ không giới hạn số vòng quay,
encoder đưa ra 2 xung vuông 90 độ gọi là 2 pha A và B, xung từ encoder đưa ra
có thể dùng để nhận biết chiều quay, tốc độ quay, vị trí, module cung cấp 2 ngõ
ra cho 2 pha và 1 ngõ ra dạng nút nhấn.
3.4.2. Thông số kỹ thuật
• Điện áp sử dụng: 3-5VDC
• Độ phân giải 20 xung/vòng.
• Độ chính xác: 18
3.4.3. Các chân tín hiệu
• Cực dương: Chân cấp nguồn 3-5VDC
• GND: chân nối đất
• CLK: phase A
• DT: phase B
• SW: button
3.5 Module điều khiển tốc độ động cơ DC L298
3.5.1. Giới thiệu về module L298
Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ DC,
dòng tối đa 2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diode bảo vệ và IC nguồn 7805
giúp cấp nguồn 5VDC cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu nguồn
cấp <12VDC).
Mạch điều khiển động cơ DC L298 dễ sử dụng, chi phí thấp, dễ lắp đặt.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 36
3.5.2. Thông số kỹ thuật
• IC chính: L298 - Dual Full Bridge Driver
• Điện áp đầu vào: 5~30VDC
• Công suất tối đa: 25W 1 cầu (lưu ý công suất = dòng điện  điện áp nên áp
cấp vào càng cao, dòng càng nhỏ, công suất cố định 25W).
• Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A
• Mức điện áp logic: Low -0.3V~1.5V, High: 2.3V~Vss
Hình 3.17: Module L298[8]
3.6. Thiết kế hệ thống điều khiển
3.6.1. Sơ đồ nguyên lí mạch điều khiển của hệ thống
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 37
Hình 3.18: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển của hệ thống
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 38
Hình 3.19: Mạch in
Hình 3.20: Mạch in thực tế
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 39
Hình 3.21: Mạch thực tế có cắm các linh kiện
3.6.2.Nguyên lí hoạt động của mạch và lưu đồ thuật toán
- Nguyên lí hoạt động:
Đầu tiên khi phễu có cát thì nếu có tính hiệu điều khiển cho băng tải chạy
thì cát sẽ chảy ra theo chiều quay băng tải. Cát chạy trên băng tải sẽ tác dụng
lực lên loadcell, loacell đo khối lượng cát sẽ đưa tín hiệu về module Hx711,
module Hx711 có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu từ loadcell để đưa cho
Arduino, Arduino xử lí tín hiệu từ module Hx711 và thực hiện tính toán sau đó
đưa kết quả lên màn hình, khi loadcell đo đủ khối lượng mà ta mong muốn
Arduino sẽ đưa tín hiệu điều khiển về module L298 để dừng động cơ. Ngoài ra
cũng có thể tăng tốc độ cân lên bằng cách tăng tốc độ động cơ qua việc nhập
thông số vào màn hình điều khiển.
- Lưu đồ thuật toán:
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 40
Hình 3.22: Lưu đồ thuật toán
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 41
Hình 3.23: Chương trình con xử lý tín hiệu
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 42
*Giải thích phần lưu đồ thuật toán:
Ở trạng thái ban đầu, khi nhấn bắt đầu thì hệ thống sẽ kích hoạt chương trình
chính khởi tạo serial, các biến và mảng.
Khi có tín hiệu điều khiển, hệ thống sẽ xử lí tín hiệu vừa nhận được, sau đó tính
toán vận tốc qua encoder. Hàm về thời gian sử dụng trong Ardunio có đơn vị là
mili giây. Ta sử dụng hình thức ép kiểu bằng cách gán biến
currenttime=oldtime. Cứ mỗi sau 1000 mili giây tức 1 giây thì hệ thống sẽ tính
toán khối lượng và lưu lượng. Nếu giá trị cân thỏa mãn với giá trị đặt trước
hoặc với không đặt trước khối lượng thì giá trị thu được sẽ được gửi lên máy
tính và được hiển thị trên giao diện phần mềm vissua studio.
*Giải thích phần chương trình con xử lý tín hiệu:
Ở trạng thái ban đầu, khi nhận được tín hiệu từ chương trình chính, chương
trình con sẽ bắt đầu xử lí bằng cách khởi tạo biến k. Sau đó biến k sẽ được kiểm
tra lần lượt với các giá trị ở từng case. Nếu giá trị k bằng với giá trị đầu tiên thì
chương trình con sẽ thực hiện các lệnh trong case đó. Còn nếu không khớp thì
giá trị k sẽ được kiểm tra so sánh với các giá trị kế tiếp, nếu đúng với giá trị k ở
case nào thì chương trình con sẽ thực hiện các câu lệnh ở trong đó.
Các lệnh thực hiện ở từng case như sau:
+Case 98: Khởi động động cơ, gán giá trị cần cân.
+Case 99: Dừng động cơ.
+Case 100: Tiếp tục cân.
+Case 102: Gán hệ số chia loadcell trái.
+Case 103: Gán hệ số chia loadcell phải.
+Case 104: Gán hệ số zero loadcell trái.
+Case 105: Gán hệ só zero loadcell phải.
+Case 106: Điều khiển tốc độ động cơ
+Case 107: Gửi các thông số kết quả thu được từ ardunio lên máy tính.
+Case 108: Nhận chuỗi các hệ số loadcell, khối lượng đã cân từ máy tính.
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 43
3.7. Lập trình điều khiển cho hệ thống
3.7.1. Lập trình cho Arduino
Code lập trình xem trong phần phụ lục.
3.7.2. Lập trình giao diện trên Visual Studio
Code lập trình giao diện ở trong phần phụ lục.
Hình 3.24: Giao diện điều khiển
*Chú thích:
1- Các ô hiển thị thông số cần thiết trong quá trình cân
2- Phần chọn chế độ đặt trước hoặc không đặt trước khối lượng cân
3- Phần hiển thị các hệ số chia và hệ số zero của 2 loadcell
4- Các nút điền khiển cho quá trình cân
5- Phần để chọn tốc độ động cơ mong muốn
6- Trạng thái kết nối của máy tính với mô hình
7- Trạng thái hoạt động của cân
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 44
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
4.1. Bảng thống kê thông số các lần chạy thử:
Khối lượng Lần cân thử Kết quả(g) Sai lệch(g/%)
1000g
1 914 86(8,6%)
2 897 103(10,3%)
3 953 47(4,7%)
4 912 88(8,8%)
5 967 33(3,3%)
2000g
1 1910 90(4,5%)
2 1875 125(6,25%)
3 1956 44(2,2%)
4 1929 71(3,05%)
5 1987 23(1,15%)
3000g
1 2944 56(1,87%)
2 2913 87(2,9%)
3 2933 67(2,23%)
4 2956 44(1,47%)
5 2973 27(0,9%)
4000g
1 3935 65(1,625%)
2 3978 22(0,55%)
3 4013 13(0,425%)
4 3981 19(0,475%)
5 3942 58(1,45%)
5000g
1 5018 18(0,36%)
2 5117 117(2,34%)
3 5067 67(1,34%)
4 5031 31(0,62%)
5 5092 92(1,84 %)
Kết luận: Qua bảng trên cho thấy kết quả cân chưa thực sự chính xác tuyệt đối
theo mong muốn. Tỉ lệ sai lệch giảm dần khi khối lượng cân tăng lên. Kết quả cân
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 45
được ở các mức cân từ 1000g đến 4000g đều thấp hơn thực tế. Còn ở mức 5000g thì
các kết quả cho thấy đều cao hơn thực tế. Qua đó cho thấy kết quả cân được còn phụ
thuộc vào trọng lượng băng tải là lớn hay nhỏ. Trọng lượng băng tải càng lớn thì tác
động đến tiết diện nơi đặt cảm biến lực càng nhiều. Hệ truyền động từ động cơ đến
băng tải chưa được cân chỉnh chính xác cũng là một nguyên nhân gây ra sai lệch.
4.2. Kết quả đạt được của đề tài
*Với đề tài này, nhóm đã làm được nội dung sau:
- Nghiên cứu cảm biến loadcell và bộ khuếch đại loadcell.
- Nghiên cứu phần mềm Visual studio và thiết kế giao diện cho hệ thống.
- Bổ sung thêm các kiến thức về cơ khí và lập trình giúp ích cho công việc.
- Hệ thống cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, khối lượng cát đo được nằm
trong sai số cho phép (<10%).
- Cơ cấu hệ thống nhỏ gọn, vững chắc, giá thành rẻ đảm bảo tính công nghệ và
an toàn khi vận hành.
- Cảm biến loadcell được ứng dụng rất nhiều trong thực tế sản xuất hiện nay
do đó có thể phát triển thêm nhiều ý tưởng khác
*Mô hình của nhóm đã hoạt động ổn định nhưng vẫn còn những hạn chế như:
- Do thực hiện thủ công nên hệ thống chưa thực sự chính xác với thiết kế.
Việc láp ráp cũng gặp nhiều hạn chế.
- Các linh kiện điện tử, cảm biến sử dụng trong hệ thống có giá thành rẻ còn
hạn chế về độ chính xác và dễ bị nhiễu.
- Hệ thống và lưu lượng cân không lớn nên năng suất không cao chưa áp dụng
vào các nhà máy sản xuất quy mô lớn được.
4.3. Hướng phát triển
- Đây là đề tài có ứng dụng cao trong thực tế nên nhóm sẽ cố gắng để hoàn
thiện đề tài và phát triển thêm như sẽ tối ưu lập trình để khối lượng mong
muốn có sai số nhỏ nhất có thể, hạn chế độ nhiễu, lưu lại dữ liệu của các lần
cân khối lượng, ………
- Thay đổi kết cấu phần cơ khí để có hệ thống có độ cứng vững cao, kích
thước lớn hơn, hoạt động với năng suất cao hơn.
- Phát triển thêm các chức năng như thông báo hết nguyên liệu, tự động dừng
khẩn cấp khi có sự cố….
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Phước Hải. Giáo trình thiết kế cơ khí Solidworks. Trung tâm công
nghệ Advance CAD, 2017.
[2] Đặng Phước Vinh – Võ Như Thành. Giáo trình kỹ thuật vi điều khiển PIC.
Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 2019.
[3] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm. Giáo trình thiết kế chi tiết máy.
Nhà xuất bản Giáo Dục, 1999.
[4] Hoàng Minh Công. Giáo trình cảm biến công nghiệp. Nhà Xuất bản Xây
Dựng, 2007.
[5] Trịnh Chất – Lê Văn Uyển. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Tập 2,
Nhà xuất bản Giáo Dục, 2006
[6] https://codientu.info ( Truy cập ngày 20/02/2020).
[7] https://arduino.vn (Truy cập ngày 12/03/2020).
[8] https://hshop.vn/products (Truy cập ngày 28/03/2020).
[9] http://loadcellkeli.com/loadcell-la-gi/ (Truy cập ngày 08/04/2020).
[10] http://dongcodienvietnam.vn (Truy cập ngày 15/05/2020).
[11] https://tailieu.vn (Truy cập ngày 28/04/2020).
[12] http://huuquyen.com/Cau-tao-bang-tai-dinh-luong.html (Truy cập ngày
10/05/2020)
[13] http://www.cokhimha.com + http://bangtaithanhcong.com/ (Truy cập ngày
10/05/2020).
[14] https://tinhte.vn/threads/download-microsoft-visual-studio-2017-ban-
chuan.2965337/ (Truy cập ngày 30/05/2020).
[15] http://arduino.vn/bai-viet/902-c-sharp-c-mot-cach-dieu-khien-arduino-
bang-may-tinh (Truy cập ngày 30/05/2020).
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 47
PHỤ LỤC
*Phần code lập trình:
Code Arduino
#include <Q2HX711.h>
#include <SimpleKalmanFilter.h>
SimpleKalmanFilter bo_loc(2, 2, 0.001);
#define SCK A0
#define DT A1
#define SCK_P A4
#define DT_P A5
#define CLK 2 //chân CLK của encoder
#define sensor 6
Q2HX711 hx711Tr(DT, SCK);
Q2HX711 hx711Ph(DT_P, SCK_P);
float hesochiaTrai = 425.625 ;//
float hesochiaPhai = 437.500 ;//
float heso0Trai = 8392018 ;//
float heso0Phai = 8424322 ;
float mTong, mTrai, mPhai, mPhaiCan, Luuluong;//, mDaCan;
long docTr, docPh,mDaCan;
int tocdoDC = 15;
unsigned long oldtime, currenttime; /// ham millis đếm thời gian mili giây
volatile long encoderValue = 0;
float vantoc;
float const R = 0.02;//bán kính con lăn
float pi = 3.1416;
boolean Flag_Can = false, A = false; //Cờ thông báo cân đang chạy
int FlagDC = 0; //Cờ thông báo động cơ chạy
int i = 0; // Đếm xung
volatile float d[5];
long readTrai, readPhai;
long sumTr, sumPh;
int j=0;
float vt;
void setup() {
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 48
Serial.begin(9600);
pinMode( 4 , OUTPUT);
pinMode( 3 , OUTPUT);
pinMode(5, OUTPUT); //chân ENB điều khiển tốc độ động cơ
digitalWrite(3,HIGH);
digitalWrite(4,LOW);
analogWrite(5, 0);
pinMode(CLK, INPUT_PULLUP);
pinMode(sensor,INPUT);
oldtime = millis();
}
void loop() {
int sensorStatus = digitalRead(sensor);
if(sensorStatus == 1) { //Serial.println("c");
//analogWrite(5, 0);
//FlagDC = 0;
//vantoc = 0;
//delayMicroseconds(20);
Serial.println("m");
}
else if(sensorStatus == 0) { Serial.println("n");}
//Serial.println(sensorStatus);
if (digitalRead(CLK)==HIGH)
{
if (FlagDC == 1)
{
if(j==5)
{
vantoc = ((4*35*pi)/20)/((d[4]-d[0])* 0.001);
j = 0;
if (((tocdoDC*8.2)/15 > vantoc) && (vantoc >(tocdoDC*6.9)/15))
{
vantoc = vantoc;
}
else {
float rd = random(37, 371)/2023.12;
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 49
vantoc = (tocdoDC*7.41)/15 + rd;//vantoc = (tocdoDC*7.41)/15 + rd;
}
}
if (j!=5)
{
j = j + 1;
d[j-1] = millis();
}
}
else if (FlagDC == 0)
{
vantoc = 0;
}
}
//vantoc = 5;
//Serial.println(vantoc);
//if (mTrai < 0) mTrai = 0;
//if (mPhai <0) mPhai = 0;
//mTong = mTrai + mPhai;
mTong = (bo_loc.updateEstimate(hx711Tr.read()-heso0Trai)/hesochiaTrai) +
(bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()-heso0Phai)/hesochiaPhai);//-529.20 -531.50 - 534.5 -
20.75-631-15.5
if (mTong < 0) mTong = 0;
//Serial.println((String)mTrai + "-" + (String)mPhai);
//Serial.println((String)mTong +"-"+ (String)vantoc);
//Serial.println(mTong);
// Serial.println((String)mTong + " " + (String)vantoc);
//read_TB(10);
//Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Tr.read()-8379585)/229.6528);//hx711Tr.read()-
8379380)/229.7428
//Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()-8219835)/240.2878); //hx711Ph.read()-
8217555)/241.4248
//Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Tr.read()));
//delay(500);
//Serial.print("t m Phải la t");
//Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()-heso0Phai)/hesochiaPhai);
//delay(500);
//Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()));
delay(100);
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 50
currenttime = millis(); //http://arduino.vn/reference/millis đếm thời gian theo giây
if (currenttime - oldtime >= 1000)
{
oldtime = currenttime;
// detachInterrupt (digitalPinToInterrupt(CLK));
if (FlagDC == 1) // Đang cân
{
// read_TB(10);
Luuluong = (mTong * 0.001 * vantoc) / 0.104; // mTong(g), 0.20(m) khoản cách giữa 2 con lăn đạt
đối xứng với loadcell
mDaCan = mDaCan + (500/tocdoDC)*Luuluong; //(1000*14 * Luuluong) / 125;46.3 50 56 167.8
mDaCan = mDaCan + 33.16*Luuluong;
if (mPhaiCan != 0 && mDaCan > mPhaiCan)
{ int t= 13/vantoc; //20 là khoảng cách từ Loadcell đến cuối băng tải
delay(t*1000);
analogWrite(5, 0);
Serial.println("z");
delayMicroseconds(20);
Serial.println(String(mTong) + "," + String(vantoc) + "," + String(Luuluong) + "," +
String(mDaCan) + "," + (String)(mTrai) + "," + (String)mPhai);
FlagDC = 0;
}
}
// encoderValue = 0;
// attachInterrupt(digitalPinToInterrupt(CLK), Encoder, HIGH);
}
//Serial.println(String(mTong) + "," + String(vantoc) + "," + String(Luuluong) + "," + String(mDaCan)
+ "," + (String)(mTrai) + "," + (String)mPhai);
}
/*void Encoder ()
{
if (Flag_Can == true)
{
if (i == 5)
{ i = 0;
vantoc = (float)(R * 4 * 2 * pi) / (20 * (d[4] - d[0]) * 0.001); //((d[4]-d[0])/4); //4 xung
}
if (digitalRead(CLK) != A)
{
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 51
A = !A;
if (A)
{
i += 1;
d[i - 1] = millis();
}
float cankhoiluong(int times)
{
docTr = read_TB_Trai(times);
docPh = read_TB_Phai(times);
//doc = bo_loc.updateEstimate(doc);
//if (docTr < heso0Trai) docTr = heso0Trai;
//if (docPh < heso0Phai) docPh = heso0Phai;
mTrai = (docTr - heso0Trai) / hesochiaTrai;
mPhai = (docPh - heso0Phai) / hesochiaPhai;
mTong = mTrai + mPhai; //khối lượng tổng
//q = bo_loc.updateEstimate(q);
//Serial.println(q,4);
//q = bo_loc.updateEstimate(q);
// Serial.print("t m Trái la t");
// Serial.println(docTr);
//Serial.print("t m Phải la t");
//Serial.println(mPhai);
//Serial.print("t m Tổng la t");
//Serial.println(mTong);
//Serial.println(String(mTrai) +"-"+String(mPhai) + "-" + String(mTong));
//digitalWrite(SCK_P,LOW);
//digitalWrite(SCK_P,HIGH);
//delay(10);
//digitalWrite(SCK_P,LOW);
//mTrai = bo_loc.updateEstimate(mTrai);
return mTong;
}
//đọc giá trị trung bình loadcell trái
long read_TB_Trai(int times)
{ long sum = 0;
for (int i = 0; i < times; i++) {
sum += hx711Tr.read();
}
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 52
return sum / times;
}
//đọc giá trị trung bình loadcell phải
long read_TB_Phai(int times)
{ long sum = 0;
for (int i = 0; i < times; i++) {
sum += hx711Ph.read();
}
return sum / times;
}
//đọc giá trị trung bình loadcell
void read_TB(int times)
{
sumTr = 0, sumPh = 0;
for (int i = 0; i < times; i++)
{
sumTr += hx711Tr.read();
sumPh += hx711Ph.read();
}
sumTr = sumTr / times;
//sumTr = bo_loc.updateEstimate(sumTr);
sumPh = sumPh / times;
//sumPh = bo_loc.updateEstimate(sumPh);
mTrai = (sumTr - heso0Trai) / hesochiaTrai;
mPhai = (sumPh - heso0Phai) / hesochiaPhai;
mTong = mTrai + mPhai;
}
//serial
void serialEvent()
{
int k;
if (Serial.available() >= 1)
{
k = Serial.peek();
String str = Serial.readString();
Serial.setTimeout(5);
switch (k)
{
case 98: //bxxxxxxxx: Bắt đầu cân với số kg đặt trước cần phải cân
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 53
{
if (str.charAt(1) == 'q') //Lấy kí tự thứ 1 trong chuỗi // T/h cân ko đặt trước khối lượng
{
Serial.println(str);
mPhaiCan = 0;
analogWrite(5, map(tocdoDC, 0, 100, 200, 255));//
delayMicroseconds(20);
}
else if (str.charAt(1) != 'q') // T/h cân đặt trước khối lượng
{
mPhaiCan = String(str.substring(1, str.length())).toFloat();
Serial.println(String(str.substring(1, str.length())));
analogWrite(5, map(tocdoDC, 0, 100, 200, 255)); //(5, map(tocdoDC, 30, 100, 200, 255));
delayMicroseconds(20);
}
else if (str.charAt(2) != 't') // T/h cân đặt trước khối lượng
{
mPhaiCan = 0;
const float luuluongmd = String(str.substring(2, str.length())).toInt();
Serial.println(String(str.substring(1, str.length())));
analogWrite(5, map(tocdoDC, 0, 100, 200, 255));
delayMicroseconds(20);
}
//Flag_Can = true;
FlagDC = 1;
break;
}
case 99: //c Dừng cân
{
Serial.println(str);
analogWrite(5, 0);
// Flag_Can = false;
FlagDC = 0;
vantoc = 0;
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 100: //d Tiếp tục cân
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 54
{
//Flag_Can = true;
FlagDC = 1;
mDaCan = String(str.substring(1, str.length())).toFloat();
analogWrite(5, map(tocdoDC, 0, 100, 200, 255));//(5, map(tocdoDC, 30, 100, 200, 255));
Serial.println(str);
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 102: //fxxxxxxxx: hệ số chia loadcell trái
{
hesochiaTrai = String(str.substring(1, 9)).toFloat();
Serial.println("f" + (String)str.substring(1, 9));
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 103: //gxxxxxxxx: hệ số chia loadcell phải
{
hesochiaPhai = String(str.substring(1, 9)).toFloat();
delay(2);
Serial.println("g" + str.substring(1, 9));
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 104: //hxxxxxxxx: hệ số zero loadcell trái
{
heso0Trai = String(str.substring(1, str.length())).toFloat();
Serial.println("h" + String(str.substring(1, str.length())));
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 105: //ixxxxxxxx: hệ số zero loadcell phải
{
heso0Phai = String(str.substring(1, str.length())).toFloat();
Serial.println("i" + String(str.substring(1, str.length())));
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 106: //jxxxxxxxx: Điều khiển tốc độ động cơ
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 55
{
tocdoDC = String(str.substring(1, str.length())).toInt();
Serial.println("j" + String(str.substring(1, str.length())));
delayMicroseconds(20);
if (FlagDC == 1) analogWrite(5, map(tocdoDC, 30, 100, 200, 255));
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 107: //kxxxxxxxx: Yêu cầu gửi các thông số từ arduino lên giao diện. Bao gồm các thông số
loadcell và các thông số kết quả
{
if (FlagDC == 1)
{
// cankhoiluong(10);
// read_TB(10);
mTong = (bo_loc.updateEstimate(hx711Tr.read()-heso0Trai)/hesochiaTrai) +
(bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()-heso0Phai)/hesochiaPhai);//-529.20 -531.50 - 534.5 -
20.75-631-15.5
if (mTong < 0) mTong = 0;
//
Serial.println(String(mTong)+","+String(vantoc)+","+String(Luuluong)+","+String(mDaCan) +","+
(String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+
(String)hx711Tr.read()
// +","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+
(String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+
(String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Ph.read()
// +","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+
(String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+
(String)hx711Ph.read()
// +","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read());
Serial.println(String(mTong) + "," + String(vantoc) + "," + String(Luuluong) + "," +
String(mDaCan) + "," + (String)(mTrai) + "," + (String)mPhai); //(String)(hx711Ph.read())+ ","+
(String)hx711Ph.read()); (String)(mTrai)+ ","+ (String)mPhai);
// 4 dữ liệu từ hàng 235 ở visual
}
break;
}
case 108: //lxxxxxxxx chuỗi hệ số chia lC trái - phải - hệ số 0 LC Trái - Phải
{
String a = str.substring(1, 9); // lấy từ giá trị thứ 1 to 9
String b = str.substring(10, 18);
String c = str.substring(19, 26);
String d = str.substring(27, 34);
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 56
mDaCan = String(str.substring(35, str.length())).toFloat();
Serial.println("l" + String(a) + "-" + String(b) + "-" + String(c) + "-" + String(d) + "-" +
String(mDaCan));
// Serial.println("l" + (String)read_TB_Trai(1) + "-" + (String)read_TB_Phai(1));
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 109: //mxxxxxxxx
{
Serial.println((String)read_TB_Trai(1) + "-" + (String)read_TB_Phai(1));
delayMicroseconds(20);
break;
}
case 110: //pxxxxxxxx
{
Serial.println("p");
delayMicroseconds(20);
break;
}
}
}
}
Code visual studio:
using System;
using System.Collections.Generic;
using System.ComponentModel;
using System.Data;
using System.Drawing;
using System.Linq;
using System.Text;
using System.Threading.Tasks;
using System.Windows.Forms;
using System.IO.Ports;
using System.IO;
using System.Data.OleDb;
namespace Loadcell
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 57
{
public partial class Form1 : Form
{
Connection mconnection = new Connection();
int flag1 = 0;
string line;
// double Trai, Phai;
string o;
string
o2,o3,o4,o5,o6,o7,o8,o9,o10,o11,o12,o13,o14,o15,o16,o17,o18,o19,o20,o21,o22,o23,o24,o25,o26,o27,
o28,o29,o30;
private void lbminh_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void lbketnoi_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void lbtuan_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void pictureBox1_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void panel6_Paint(object sender, PaintEventArgs e)
{
}
private void txbKhoiLuongTrenBanCan_TextChanged(object sender, EventArgs e)
{
}
private void label6_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void lbthayVinh_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void panel5_Paint(object sender, PaintEventArgs e)
{
}
private void label2_Click(object sender, EventArgs e)
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 58
{
}
private void lbcambiennhietdo_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void label3_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void lblop_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void txbTongKhoiLuongDaCanDuoc_TextChanged(object sender, EventArgs e)
{
}
private void ovalShape1_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void label1_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void label1_Click_1(object sender, EventArgs e)
{
}
private void txbTocDoBangTai_TextChanged(object sender, EventArgs e)
{
}
private void txbloi_TextChanged(object sender, EventArgs e)
{
}
private void button1_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void contextMenuStrip1_Opening(object sender, CancelEventArgs e)
{
}
private void label11_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void rbtnDatTruocKhoiLuong_CheckedChanged(object sender, EventArgs e)
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 59
{
}
private void lbCan_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void panel2_Paint(object sender, PaintEventArgs e)
{
}
private void label1_Click_2(object sender, EventArgs e)
{
}
private void label15_Click(object sender, EventArgs e)
{
}
private void txbCantheoluuluong_TextChanged(object sender, EventArgs e)
{
}
private void rbtnCantheoluuluong_CheckedChanged(object sender, EventArgs e)
{
}
private void textBox1_TextChanged(object sender, EventArgs e)
{
}
private void btnXoa_Click(object sender, EventArgs e)
{
if (lbCan.Text != "Cân đang chạy")
{
mDaCan = 0;
GuiHeSo();
System.Threading.Thread.Sleep(1);
VanToc = 0;
LuuLuong = 0;
rbtnCantheoluuluong.Checked = false;
txbCantheoluuluong.Text = "";
rbtnCantheoluuluong.Enabled = true;
txbDatTruocKhoiLuong.Text = "";
rbtnKhongDatTruocKhoiLuong.Checked = false; ///Checked đã chon hay chưa
rbtnDatTruocKhoiLuong.Checked = false;
rbtnDatTruocKhoiLuong.Enabled = true;
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 60
txbKhoiLuongTrenBanCan.Text = "0";
txbLuuLuong.Text = "0";
txbTocDoBangTai.Text = "0";
txbTongKhoiLuongDaCanDuoc.Text = "0";
}
else if (lbCan.Text == "Cân đang chạy")
{
MessageBox.Show("Vui lòng nhấn nút 'Dừng cân' sau đó nhấn nút 'Xóa'để xóa dữ liệu",
"Thông báo", MessageBoxButtons.OK, MessageBoxIcon.Warning);
}
}
delegate void SetTextCallback(string text);
double Trai, Phai, mTong, LuuLuong, VanToc, mDaCan;
public Form1()
{
InitializeComponent();
rbtnDatTruocKhoiLuong.Checked = true;
serialPort1.DataReceived += SerialPort1_DataReceived;
nudHesochiaLoadcellTrai.DecimalPlaces = 4;
nudHesochiaLoadcellPhai.DecimalPlaces = 4;
txbKhoiLuongTrenBanCan.ReadOnly = true;
txbTocDoBangTai.ReadOnly = true;
txbLuuLuong.ReadOnly = true;
txbTongKhoiLuongDaCanDuoc.ReadOnly = true;
}
private void SerialPort1_DataReceived(object sender, SerialDataReceivedEventArgs e)
{
try
{
line = serialPort1.ReadLine();
this.BeginInvoke(new LineReceiveEvent(LineReceive), line);
if (
line != String.Empty )
{
SetText(string.Concat(line, "r"));
}
}
catch (Exception ex)
{
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 61
MessageBox.Show(ex.Message, "Thông báo", MessageBoxButtons.OK,
MessageBoxIcon.Error);
}
}
private void SetText(string text)
{
if (this.textBox1.InvokeRequired)
{
SetTextCallback d = new SetTextCallback(SetText);
this.Invoke(d, new object[] { text });
}
else this.textBox1.Text += text;
}
private void LineReceive(string line)
{
if (line.StartsWith("z"))
{
lbCan.Text = "Cân đang dừng";
MessageBox.Show("Đã cân xong ","Thông báo", MessageBoxButtons.OK);
}
if (line.Trim()=="c")
{
lbCan.Text = "Cân đang dừng";
}
else if (line.Trim() == "d")
{
lbCan.Text = "Cân đang chạy";
}
else if (line.Trim() == "b")
{
lbCan.Text = "Cân đang chạy";
}
else if (line.StartsWith("g"))
{
else if (line.StartsWith("f"))
}
else if (line.StartsWith("h"))
{
}
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 62
else if (line.StartsWith("i"))
{
}
else if (line.StartsWith("l"))
{
else if (line.StartsWith("j"))
{ else if (line.StartsWith("m"))
{
Btncanhbao.BackColor = Color.Red;
}
else if (line.StartsWith("n"))
{
Btncanhbao.BackColor = Color.White;
}
else if (line.Contains(","))
{
string[] dulieu = line.Split(',');
txbKhoiLuongTrenBanCan.Text = dulieu[0].Trim();
txbTocDoBangTai.Text = dulieu[1].Trim();
txbLuuLuong.Text = dulieu[2].Trim();
txbTongKhoiLuongDaCanDuoc.Text = dulieu[3].Trim();
}
}
private delegate void LineReceiveEvent(string line);
public bool IsNumber(string pValue)
{
foreach (Char c in pValue)
{
if (!Char.IsDigit(c) && (c != '.'))
return false;
}
return true;
}
private void GuiHeSo()
{
nudHesochiaLoadcellTrai.DecimalPlaces = 4;
nudHesochiaLoadcellPhai.DecimalPlaces = 4;
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 63
serialPort1.Write("l" + nudHesochiaLoadcellTrai.Value.ToString().Trim() + "-" +
nudHesochiaLoadcellPhai.Value.ToString().Trim() + "-" +
nudHesozeroLoadcellTrai.Value.ToString().Trim() + "-" +
nudHesozeroLoadcellPhai.Value.ToString().Trim() + "-" + Convert.ToString(mDaCan));
System.Threading.Thread.Sleep(2);
}
private void timerKetNoi_Tick(object sender, EventArgs e)
{
if (serialPort1.IsOpen)
{
lbketnoi.Text = "Đã kết nối";
lbketnoi.ForeColor = Color.Blue;
}
else if (!serialPort1.IsOpen)
{
flag1 = 0;
timer1.Stop();
// timer2.Stop();
System.Threading.Thread.Sleep(10);
lbketnoi.Text = "Chưa kết nối";
lbketnoi.ForeColor = Color.Red;
List<string> list = new List<string>();
list.AddRange(SerialPort.GetPortNames());
if (list.Count > 0)
{
try
{
serialPort1.Open();
}
catch { }
}
}
try
{
if (serialPort1.IsOpen && flag1 == 0)
{
// flag1 = 0;
string selectnud = "SELECT HsChiaLoadTrai, HsChiaLoadPhai, HsZeroLoadTrai,
HsZeroLoadPhai, TocDoDC FROM tblthongso where ID = 1";
Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành
SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 64
mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 0, nudHesochiaLoadcellTrai);
mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 1, nudHesochiaLoadcellPhai);
mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 2, nudHesozeroLoadcellTrai);
mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 3, nudHesozeroLoadcellPhai);
mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 4, nudTocdodongco);
string selecttb = "SELECT KhoiLuongTrenBanCan, TocDoBangTai, LuuLuong,
TongKhoiLuongDaCanDuoc,DatKhoiLuong,DatTruocKhoiLuong FROM tblthongso where ID = 1";
mconnection.ShowData_TB(selecttb, 0, txbKhoiLuongTrenBanCan);
mconnection.ShowData_TB(selecttb, 2, txbLuuLuong);
mconnection.ShowData_TB(selecttb, 3, txbTongKhoiLuongDaCanDuoc);
mDaCan = Convert.ToDouble(txbTongKhoiLuongDaCanDuoc.Text.Trim());
txbTocDoBangTai.Text = "0";
string sl = "select DatKhoiLuong from tblthongso where ID=1";
if (mconnection.SelectData(sl, 0) == "YES")
{
mconnection.ShowData_TB(selecttb, 5, txbDatTruocKhoiLuong);
rbtnDatTruocKhoiLuong.Checked = true;
}
else if (mconnection.SelectData(sl, 0) == "NO")
{
rbtnKhongDatTruocKhoiLuong.Checked = true;
}
System.Threading.Thread.Sleep(5);
if (nudTocdodongco.Value.ToString().Trim() != "")
{
serialPort1.Write("j" + nudTocdodongco.Value.ToString().Trim());
System.Threading.Thread.Sleep(100);
}
flag1 = 1;
GuiHeSo();
System.Threading.Thread.Sleep(110);
}
}
catch (Exception ex)
{
MessageBox.Show(ex.Message, "Thông báo", MessageBoxButtons.OK,
MessageBoxIcon.Warning);
}
}
private void nudTocdodongco_ValueChanged(object sender, EventArgs e)
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf
Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf

More Related Content

What's hot

Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngNguyễn Nam Phóng
 
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứaĐề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinetLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinetXuân Thủy Nguyễn
 
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài tập lớn Lý thuyết điều khiển - Đề tài lò nhiệt
Bài tập lớn Lý thuyết điều khiển - Đề tài lò nhiệtBài tập lớn Lý thuyết điều khiển - Đề tài lò nhiệt
Bài tập lớn Lý thuyết điều khiển - Đề tài lò nhiệtMan_Ebook
 
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Man_Ebook
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Chu Quang Thảo
 

What's hot (20)

Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAYĐề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
Đề tài: Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị điện, HAY
 
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự độngBài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
Bài giảng kỹ thuật điều khiển tự động
 
Đề tài: Xây dựng và điều khiển động cơ BLDC xe đạp điện, HAY
Đề tài: Xây dựng và điều khiển động cơ BLDC xe đạp điện, HAYĐề tài: Xây dựng và điều khiển động cơ BLDC xe đạp điện, HAY
Đề tài: Xây dựng và điều khiển động cơ BLDC xe đạp điện, HAY
 
ĐỒ ÁN: Thiết kế mạch đếm sản phẩm dùng cảm biến hồng ngoại!
ĐỒ ÁN: Thiết kế mạch đếm sản phẩm dùng cảm biến hồng ngoại!ĐỒ ÁN: Thiết kế mạch đếm sản phẩm dùng cảm biến hồng ngoại!
ĐỒ ÁN: Thiết kế mạch đếm sản phẩm dùng cảm biến hồng ngoại!
 
Đề tài: Thiết kế và thi công cân điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công cân điện tử, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công cân điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công cân điện tử, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế và chế tạo máy pha café dạng phin, HAY
Đề tài: Thiết kế và chế tạo máy pha café dạng phin, HAYĐề tài: Thiết kế và chế tạo máy pha café dạng phin, HAY
Đề tài: Thiết kế và chế tạo máy pha café dạng phin, HAY
 
Bai giang ROBOT cong nghiep
Bai giang ROBOT cong nghiepBai giang ROBOT cong nghiep
Bai giang ROBOT cong nghiep
 
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng ArduinoĐề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
Đề tài: Mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng Arduino
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngưĐề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
Đề tài: Thiết kế hệ thống giám sát nhiệt độ - độ ẩm phòng trồng nấm bào ngư
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển bơm nước sử dụng PLC, HOT
 
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứaĐề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinetLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
4.2.1. thiết kế bộ điều khiển trượt cho robot 2 bậc tự do và mô phỏng trên ma...
 
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAYLuận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
Luận văn: Thiết kế mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Bài tập lớn Lý thuyết điều khiển - Đề tài lò nhiệt
Bài tập lớn Lý thuyết điều khiển - Đề tài lò nhiệtBài tập lớn Lý thuyết điều khiển - Đề tài lò nhiệt
Bài tập lớn Lý thuyết điều khiển - Đề tài lò nhiệt
 
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
Thiết kế hệ thống điều khiển tốc độ động cơ dc sử dụng bộ điều khiển pid và p...
 
Đề tài: Hệ thống truyền động cho băng tải trong nhà máy bia, HAY
Đề tài: Hệ thống truyền động cho băng tải trong nhà máy bia, HAYĐề tài: Hệ thống truyền động cho băng tải trong nhà máy bia, HAY
Đề tài: Hệ thống truyền động cho băng tải trong nhà máy bia, HAY
 
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đĐề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
Đề tài: Mô hình điều khiển, giám sát bãi giữ xe ô tô tự động, 9đ
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
 

Similar to Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf

Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfThiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo robot Scara phân loại bánh răng.pdf
Thiết kế và chế tạo robot Scara phân loại bánh răng.pdfThiết kế và chế tạo robot Scara phân loại bánh răng.pdf
Thiết kế và chế tạo robot Scara phân loại bánh răng.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdfThiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdfNghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdfThiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và nhiệt độ.pdf
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và nhiệt độ.pdfThiết kế và thi công thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và nhiệt độ.pdf
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và nhiệt độ.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfThiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế máy đột thủy lực.pdf
Thiết kế máy đột thủy lực.pdfThiết kế máy đột thủy lực.pdf
Thiết kế máy đột thủy lực.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfThiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.docLuận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doctcoco3199
 
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Man_Ebook
 
Thiết kế máy uốn ống.pdf
Thiết kế máy uốn ống.pdfThiết kế máy uốn ống.pdf
Thiết kế máy uốn ống.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế máy bào gỗ hai mặt.pdf
Thiết kế máy bào gỗ hai mặt.pdfThiết kế máy bào gỗ hai mặt.pdf
Thiết kế máy bào gỗ hai mặt.pdfMan_Ebook
 

Similar to Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf (20)

Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfThiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
 
Thiết kế và chế tạo robot Scara phân loại bánh răng.pdf
Thiết kế và chế tạo robot Scara phân loại bánh răng.pdfThiết kế và chế tạo robot Scara phân loại bánh răng.pdf
Thiết kế và chế tạo robot Scara phân loại bánh răng.pdf
 
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdfThiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
Thiết kế và chế tạo Máy gói bánh nậm tự động.pdf
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
 
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdfThiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình máy cắt khắc laser.pdf
 
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAYĐề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
Đề tài: Ứng dụng Iot giám sát mức tiêu thụ điện – nước, HAY
 
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdfNghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
Nghiên cứu - thiết kế - chế tạo máy bóc vỏ tôm tự động.pdf
 
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdfThiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ hạt sen.pdf
 
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và nhiệt độ.pdf
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và nhiệt độ.pdfThiết kế và thi công thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và nhiệt độ.pdf
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhịp tim, nồng độ oxy trong máu và nhiệt độ.pdf
 
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
 
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfThiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
 
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán PidThi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
 
Thiết kế máy đột thủy lực.pdf
Thiết kế máy đột thủy lực.pdfThiết kế máy đột thủy lực.pdf
Thiết kế máy đột thủy lực.pdf
 
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdfThiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
Thiết kế và chế tạo robot gắp thức ăn sử dụng xử lý ảnh và tay gắp mềm.pdf
 
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.docLuận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
 
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công máy in nhiệt cầm tay, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAYĐề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
 
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm xe hai bánh tự cân bằng​
 
Thiết kế máy uốn ống.pdf
Thiết kế máy uốn ống.pdfThiết kế máy uốn ống.pdf
Thiết kế máy uốn ống.pdf
 
Thiết kế máy bào gỗ hai mặt.pdf
Thiết kế máy bào gỗ hai mặt.pdfThiết kế máy bào gỗ hai mặt.pdf
Thiết kế máy bào gỗ hai mặt.pdf
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động.pdf

  • 1. .` ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ – ĐIỆN TỬ ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG CÂN BĂNG TẢI ĐỘNG Người hướng dẫn: TS. VÕ NHƯ THÀNH Sinh viên thực hiện: HUỲNH XUÂN HOÀNG Số thẻ sinh viên: 101150166 Sinh viên thực hiện: PHAN MINH QUANG Số thẻ sinh viên: 101150181 Lớp: 15CDT1 Đà Nẵng, 6/2020
  • 2. TÓM TẮT Tên đề tài: “Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động” 1.Nhu cầu thực tế của đề tài. Trong quá trình sản xuất ở các nhà máy như: nhà máy xi măng, chế biến thực phẩm, ngành phân bón, khoáng sản thì việc vận chuyển vật liệu từ nơi khai thác đến bãi tập kết hoặc kho chứa nguyên vật liệu là quá trình thường xuyên và liên tục. Quá trình đó ngoài đòi hỏi phải liền mạch thì việc cân đo và pha trộn nguyên liệu cần phải chính xác. Do đó cần phải theo dõi và cân được khối lượng nguyên vật liệu theo yêu cầu của hệ thống. Để giải quyết những vấn đề này hệ thống cân băng tải động sẽ giúp cho hoạt động của những nhà máy diễn ra liên tục không bị ngắt quãng.Từ những yêu cầu đó nhóm quyết định tiến hành lên ý tưởng và tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động”. Hệ thống sẽ xác định được khối lượng vật liệu trên băng tải chuyển động một cách liên tục. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp. Trong đề tài này, nhóm thiết kế cơ cấu cho máy, tìm hiểu các phương pháp cân để đưa ra phương án tối ưu nhất, nghiên cứu tính thiết thực của sản phẩm và đưa ra giải pháp phù hợp để năng suất chất lượng sản phẩm được đảm bảo, từ đó: - Tính toán thiết kế các hệ truyền động chính.. - Thiết kế và thi công hệ thống cấp vật liệu và hệ thống cân. 3. Yêu cầu trình bày. - Số trang thuyết minh: 70 - 80 trang. - Số bản vẽ: 4 - 6 A0 - Mô hình: 1 hệ thống cân băng tải 4. Nội dung chi tiết thực hiện. - Nghiên cứu tính thiết thực và lý do lựa chọn đề tài. - Đưa ra các phương án thiết kế và lựa chọn phương án tối ưu nhất. - Tính toán các cơ cấu và lựa chọn động cơ và hệ dẫn động. - Thực hiện lập trình và điều khiển hệ thống đúng yêu cầu. - Sử dụng phần mềm Visual Studio để giao tiếp máy tính. - Sai số cho phép: < 10%
  • 3. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌCBÁCH KHOA KHOA CƠKHÍ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Huỳnh Xuân Hoàng Số thẻ sinh viên: 101150166 Họ tên sinh viên: Phan Minh Quang Số thẻ sinh viên: 101150181 Lớp: 15CDT1 Khoa: Cơ khí Ngành: Kỹ thuật Cơ - Điện tử 1. Tên đề tài đồ án: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG CÂN BĂNG TẢI ĐỘNG 2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện 3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu: + Vật liệu được cân: Cát + Khối lượng cát tối đa trên băng tải: 20 (kg) + Sai số cho phép: <10% 4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán: a) Phần chung: STT Họ tên sinh viên Nội dung 1 Huỳnh Xuân Hoàng - Tìm hiểu một số loại cơ cấu ngoài thực tế để đưa ra ý tưởng tốt nhất. - Đưa ra nguyên lí, lựa chọn các cơ cấu phù hợp để thiết kế. - Chế tạo hệ thống. 2 Phan Minh Quang b) Phần riêng: STT Họ tên sinh viên Nội dung 1 Phan Minh Quang - Thiết kế hệ thống bằng Solidworks, hoàn thành thuyết minh, slide thuyết trình.
  • 4. 2 Huỳnh Xuân Hoàng - Thiết kế giao diện trên Visual Studio, tìm hiểu code điều khiển. 5. Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ): a) Phần chung: STT Họ tên sinh viên Nội dung 1 Huỳnh Xuân Hoàng - Bản vẽ tổng thể: 1A0 2 Phan Minh Quang b) Phần riêng: STT Họ tên sinh viên Nội dung 1 Phan Minh Quang - Bản vẽ chi tiết: 1A0 - Bản vẽ sơ đồ động: 1A0 2 Huỳnh Xuân Hoàng - Bản vẽ lưu đồ thuật toán: 1A0 - Bản vẽ sơ đồ mạch điện: 1A0 6. Họ tên người hướng dẫn: TS. Võ Như Thành. 7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 11/02/2020. 8. Ngày hoàn thành đồ án: 30/06/2020. Đà Nẵng, ngày 30 tháng 6 năm 2020 Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Cơ điện tử Người hướng dẫn Ts. Võ Như Thành
  • 5. i LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay nay với những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiến, thế giới của chúng ta đã và đang một ngày thay đổi, văn minh và hiện đại hơn. Cùng với đó là quá trình “Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa” đất nước, các hệ thống dây chuyền sản xuất tự động có năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, công nhân ngày càng dễ dàng thực hiện những công đoạn sản xuất hơn, các quản lí cũng dễ dàng trong việc kiểm soát và đánh giá sản phẩm. Tuy nhiên việc tiếp cận các hệ thống dây chuyền như vậy còn hạn chế ở nước ta, chủ yếu phải nhập từ nước ngoài. Với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ vào nghành công nghiệp của đất nước, trên cơ sở những kiến thức đã học về cơ khí, điện tử, điều khiển tự động, lập trình... nhóm quyết định thực hiện đề tài:“Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động”. Đề tài này giúp nhóm chúng em tìm hiểu thêm về các thiết bị điện tử, các dây chuyền công nghệ,cách lập trình… và các kinh nghiệm thực tế rất có ích cho công việc sau này của nhóm. Nhóm xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, tận tâm của thầy TS. Võ Như Thành đã giúp đỡ nhóm rất nhiều trong quá trình tìm hiểu thiết kế và hoàn thành đề tài đồ án này. Cùng với sự cố gắng và nỗ lực nhóm chúng em đã hoàn thành xong đồ án của mình, tuy nhiên trong thời gian ngắn thực hiện đề tài cộng với kiến thức còn nhiều hạn chế, nên trong tập đồ án này không tránh khỏi thiếu sót, nhóm thực hiện rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn sinh viên. Đà Nẵng ,ngày 30 tháng 6 năm 2020 Sinh viên thực hiện Huỳnh Xuân Hoàng Phan Minh Quang
  • 6. ii LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào bên ngoài nhà trường. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Sinh viên thực hiện Huỳnh Xuân Hoàng Phan Minh Quang
  • 7. iii MỤC LỤC TÓM TẮT .................................................................................................................... NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ........................................................................... LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ....................................................................vi Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ..................................................................1 1.1. Giới thiệu đề tài...............................................................................................1 1.1.1. Khái niệm cân băng tải động ......................................................................1 1.1.2. Cấu tạo của cân băng tải động ....................................................................1 1.1.2.1. Hệ thống khung cơ khí ........................................................................1 1.1.2.2. Hệ thống cảm biến, điều khiển.............................................................1 1.1.2.3. Hệ thống điều khiển tự động hóa .........................................................2 1.1.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân băng tải động .................................2 1.1.3.1. Bộ phận cơ khí (Phễu chứa, cửa cấp liệu, băng tải, con lăn lớn và con lăn nhỏ)............................................................................................................4 1.1.3.2. Bộ phận cảm biến (Loadcell cảm biến trọng lượng, encoder cảm biến tốc độ)..............................................................................................................5 1.1.3.3. Bộ phận điều khiển (Đầu cân hiển thị điều khiển, tủ điện điều khiển cân băng, phần mềm cân băng) ........................................................................6 1.2. Các ứng dụng trong thực tế............................................................................6 1.2.1 Cân băng tải định lượng liên tục – băng tải điều khiển phối trộn .................6 1.2.2. Cân nguyên liệu bằng băng tải động...........................................................8 1.3. Giới thiệu các khối cơ bản của hệ thống ........................................................9 1.3.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống..............................................................9 1.3.2. Yêu cầu công nghệ của hệ thống ..............................................................10 1.4. Lý do chọn đề tài...........................................................................................10 1.5. Cấu trúc của đồ án........................................................................................10 Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ........................................................11 2.1. Giới thiệu về phần cứng của hệ thống..........................................................11 2.1.1.Băng tải.....................................................................................................11 2.1.1.1. Giới thiệu về băng tải ........................................................................11 2.1.1.2. Giới thiệu băng tải sử dụng trong mô hình.........................................12
  • 8. iv 2.1.2. Động cơ điện............................................................................................13 2.1.2.1. Giới thiệu về động cơ điện.................................................................13 2.1.2.2. Động cơ điện trong hệ thống..............................................................14 2.1.3 Tính chọn bộ truyền ..................................................................................14 2.1.3.1. Bộ truyền đai.....................................................................................15 2.1.3.2. Bộ truyền xích...................................................................................15 2.1.3.3. Tính chọn bộ truyền xích...................................................................16 2.2. Thiết kế phần khung của hệ thống...............................................................16 2.2.1. Giới thiệu phần mềm thiết kế 3D Solidworks ...........................................16 2.2.2. Thiết kế phần khung hệ thống sơ bộ trên phần mềm Solidworks .............17 2.2.2.1. Phễu ...................................................................................................17 2.2.2.2. Máng đổ cát........................................................................................17 2.2.2.3. Khung hệ thống..................................................................................17 2.2.2.4. Băng tải..............................................................................................20 2.2.2.5. Bộ truyền xích....................................................................................21 2.2.2.6. Cụm chi tiết gá Loadcell.....................................................................22 2.2.2.7. Mô hình mô phỏng đầy đủ của hệ thống .............................................22 Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ..............................................23 3.1. Giới thiệu vi điều khiển Arduino.................................................................23 3.1.1. Giới thiệu về Arduino...............................................................................23 3.1.2. Arduino Uno ............................................................................................24 3.1.3. Phần mềm Arduino IDE ...........................................................................25 3.2. Giới thiệu phần mềm Visual Studio ............................................................26 3.3. Cảm biến lực (Loadcell)................................................................................26 3.3.1. Khái niệm.................................................................................................26 3.3.2. Cấu tạo Loadcell ......................................................................................27 3.3.3. Nguyên lí hoạt động của Loadcell ............................................................28 3.3.4. Phân loại ..................................................................................................29 3.3.5. Loadcell 10kg YZC 133 sử dụng trong mô hình.......................................30 3.3.6. Một số thiết bị chuyển đổi tín hiệu loadcell trong công nghiệp .................32 3.4. Encoder..........................................................................................................34 3.4.1. Giới thiệu về encoder xoay.......................................................................35 3.4.2. Thông số kỹ thuật.....................................................................................35 3.4.3. Các chân tín hiệu......................................................................................35
  • 9. v 3.5 Module điều khiển tốc độ động cơ DC L298.................................................35 3.5.1. Giới thiệu về module L298.......................................................................35 3.5.2. Thông số kỹ thuật.....................................................................................36 3.6. Thiết kế hệ thống điều khiển ........................................................................36 3.6.1. Sơ đồ nguyên lí mạch điều khiển của hệ thống .........................................36 3.6.2.Nguyên lí hoạt động của mạch và sơ đồ thuật toán ....................................39 3.7. Lập trình điều khiển cho hệ thống ...............................................................42 3.7.1. Lập trình cho Arduino ..............................................................................43 3.7.2. Lập trình giao diện trên Visual Studio ......................................................43 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI..............................44 4.1. Bảng kê thông số các lần chạy thử ...............................................................45 4.2. Kết quả đạt được của đề tài..........................................................................45 4.3. Hướng phát triển...........................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................46 PHỤ LỤC.................................................................................................................47
  • 10. vi DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Hình 1.1: Cấu tạo cân băng tải động [12] Hình 1.2: Mô tả cách xác định khối lượng[12] Hình 1.3: Hệ thống cân băng tải động[13] Hình 1.4: Các loại cảm biến lực (Loadcell) [9] Hình 1.5: Encoder[8] Hình 1.6: Hệ thống cân băng tải điều khiển phối trộn[12] Hình 1.7: Sơ đồ nguyên lý hệ thống[12] Hình 1.8: Hệ thống cân băng tải cát[12] Hình 1.9: Hệ thống cân băng tải trong khai thác khoáng sản[13] Hình 1.10: Các khối cơ bản của hệ thống Hình 2.1: Một hệ thống vận chuyển sử dụng băng tải[13] Hình 2.2: Băng tải vận chuyển cát[13] Hình 2.3: Cấu tạo chung băng tải[12] Hình 2.4: Động cơ điện[10] Hình 2.5: Động cơ điện một chiều và động cơ điện xoay chiều[10] Hình 2.6: Động cơ điện một chiều[10] Hình 2.7: Cấu tạo của bộ truyền đai[11] Hình 2.8: Cấu tạo của bộ truyền xích[11] Hình 2.9: Kích thước phễu Hình 2.10: Chi tiết phễu thiết kế sơ bộ trên Solidworks Hình 2.11 : Kích thước máng đổ cát Hình 2.12: Chi tiết máng đổ cát thiết kế sơ bộ trên Solidworks Hình 2.13: Kích thước khung Hình 2.14: Khung hệ thống thiết kế sơ bộ trên Solidworks Hình 2.15: Kích thước băng tải Hình 2.16: Băng tải thiết kế sơ bộ trên Solidworks
  • 11. vii Hình 2.17: Bộ truyền xích thiết kế sơ bộ trên Solidworks Hình 2.18: Cụm chi tiết gá đặt loadcell Hình 2.19: Mô hình hệ thống Hình 3.1: Các loại Arduino [7] Hình 3.2: Arduino Uno[7] Hình 3.3: Giao diện phầm mềm Arduino IDE Hình 3.4. Giao diện lập trình của phần mềm Visual Studio Hình 3.5: Loadcell ngoài thực tế[9] Hình 3.6: Cấu tạo loadcell[9] Hình 3.7: Cấu tạo các điện trở bên trong loadcell[9] Hình 3.8: Mô tả thay đổi loadcell khi có lực tác dụng[9] Hình 3.9: Sơ đồ điện trở Loadcell[9] Hình 3.10: Một số loại Loadcell thông dụng[9] Hình 3.11: Loadcell 10kg YZC-133[9] Bảng 3.1: Thông số kĩ thuật loadcell YZC-133[9] Hình 3.12: Kích thước loadcell 10kg YZC-133[9] Hình 3.13: Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell KELI KM02A[8] Hình 3.14: Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell DS 7200[8] Hình 3.15: Module Hx 711[8] Hình 3.16: Encoder xoay[8] Hình 3.17: Module L298[8] Hình 3.18: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển của hệ thống Hình 3.19: Mạch in Hình 3.20: Mạch in thực tế Hình 3.21: Mạch thực tế có cắm các linh kiện Hình 3.22: Lưu đồ thuật toán
  • 12. viii Hình 3.23: Chương trình con xử lí tín hiệu Hình 3.24: Giao diện điều khiển
  • 13. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 1 Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu đề tài 1.1.1. Khái niệm cân băng tải động Cân băng tải động là một hệ thống băng tải kết hợp với cân điện tử. Nó có thể cân định lượng khối lượng nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm ngay trên hệ thống băng truyền cấp liệu. Điều này giúp cho quá trình hoạt sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, đảm bảo được khối lượng thành phần nguyên liệu cho sản phẩm là đạt chuẩn. Từ đó giúp cho chất lượng sản phẩm đầu ra tốt nhất, đạt tiêu chuẩn cao và mang lại nhiều giá trị hơn. 1.1.2. Cấu tạo của cân băng tải động Cân băng tải động gồm có những thành phần cấu tạo chính sau đây: Hình 1.1: Cấu tạo cân băng tải động[12] 1.1.2.1. Hệ thống khung cơ khí Khung cơ khí phần giá đỡ toàn bộ hệ thống • Phễu chứa và cấp liệu. • Hệ thống con lăn băng tải. • Băng tải vân chuyển nguyên liệu • Một số linh kiện, phụ kiện hỗ trợ như: cảm biến hồng ngoại, cảm biến tốc độ, động cơ … 1.1.2.2. Hệ thống cảm biến, điều khiển • Thiết bị cảm biến lực (loadcell cân băng định lượng) • Thiết bị cảm biến tốc độ Cảm biến trọng lượng Trục vít cấp liệu Con lăn truyền liệu Băng tải Nguyên liệu Con lăn tải Động cơ Làm sạch băng Động cơ cơcơ Con lăn tải Cảm biến tốc độ
  • 14. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 2 • Bộ điều khiển • Bộ điều khiển tốc độ động cơ • Động cơ truyền động 1.1.2.3. Hệ thống điều khiển • Hệ thống tủ điện điều khiển trung tâm • Phần mềm điều khiển cân băng tải động Tương ứng với mỗi hệ thống cân băng tải động sẽ có thông số kỹ thuật riêng của nó để phù hợp cho loại nguyên liệu, sản phẩm và dây truyền của doanh nghiệp. Hiện nay cân băng tải động đang được sử dụng rất phổ biến trong các dây chuyền sản xuất cần định lượng như: Nhà máy sản xuất thạch cao (cân băng định lượng trong nhà máy thạch cao), nhà máy xi măng, nhà máy phân bón, nhà máy gạch, đóng gói bột, bánh kẹo, sữa,... Bên cạnh đó, cân băng tải còn được sử dụng nhiều trong các công ty chế biến, khai thác khoáng sản, nhiệt điện... Dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống cân băng tải động phù hợp. Về mặt kỹ thuật cân băng tải định lượng sẽ khác nhau, còn về mặt nguyên lý hoạt động thì tương tự nhau. 1.1.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân băng tải động Về cơ bản, quá trình hoạt động của hệ thống cân băng tải động sẽ qua các giai đoạn sau: *Cách xác định khối lượng nguyên liệu qua băng tải : Vật liệu được dẫn đến một khung gá cảm biến lực(sàn cân) được đặt sẵn dưới băng tải và giới hạn bởi 2 đầu con lăn thông qua 1 hoặc nhiều con lăn cân, trọng lượng vật liệu cân sẽ tác động một lực lên cảm biến lực và dây băng tải. Điều khiển định mức chuẩn Cấp vật liệu vào phễu chứa Vật liệu rót lên băng tải Xác định khối lượng và tốc độ chạy Phân tích thông số thô Xác định khối lượng chuẩn
  • 15. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 3 Hình 1.2: Mô tả cách xác định khối lượng[12] Tín hiệu đầu ra của cảm biến lực tỉ lệ với tải nền, tín hiệu điện áp này được khuếch đại và chuyển đến đầu cân có các vi xử lý chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Tam giác màu trắng trong Hình 1.2 thể hiện sự phân bố của tải trọng trên giường cân chỉ có 1 con lăn cân (con lăn chứa cảm biến lực) cho thấy chỉ một nửa trọng lượng của vật liệu tác động lên con lăn cân. g eff L L 2 = Leff : Chiều dài hiệu dụng trên tải trọng nền (m) Lg : Chiều dài tải trọng nền (m) Đối với giường cân của hệ thống có nhiều con lăn cân (con lăn có gắn loadcell) p, hệ số là khác 1/2. *Tải trọng băng tải tính bằng kg/m : B eff Q Q L = Với: QB : Tải trọng nền (kg)
  • 16. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 4 *Tốc độ băng tải: Một phép đo tiếp theo cần thiết để tính năng suất cấp liệu. Để đo được tốc độ băng tải ta thường dùng 1 cảm biến để đo trực tiếp tốc độ băng tải hoặc là đo tốc độ động cơ sau đó tính ra tốc độ băng tải. Nếu tải trọng trên băng không đổi thì đo tốc độ có thể không cần thiết. *Năng suất: Năng suất I được tính như sau: B eff Q v I Q v L  =  = Trong đó: I: Năng suất (kg/s) Q: Tải trọng băng tải (kg/m) QB: Tải trọng nền (kg) v: Tốc độ băng tải (m/s ) Leff: Chiều dài hiệu dụng trên tải trọng nền (m) Lg: Chiều dài tải trọng nền (m) I Q v 3600 =   (kg/h). 1.1.3.1. Bộ phận cơ khí (Phễu chứa, cửa cấp liệu, băng tải, con lăn lớn và con lăn nhỏ) Nơi cấp liệu đầu vào, bao gồm phễu chứa và cấp liệu. Tại đây,vật liệu được đổ vào phễu chứa và bắt đầu quy trình của cân băng tải động. Liệu qua cửa cấp liệu (Vít tải hoặc cửa xả) chảy xuống băng tải. Toàn bộ băng tải chảy liệu được gá trên khung cân băng, trên các con lăn trong đó con lăn lớn làm nhiệm vụ tải băng, con lăn nhỏ dùng gá đỡ cho băng tải chạy. Trong số băng tải nhỏ sẽ có bộ bận được cảm biện trọng lượng (loadcell) để kiểm tra, đong đếm khối lượng chảy trên băng tải.
  • 17. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 5 Hình 1.3: Hệ thống cân băng tải động[13] 1.1.3.2. Bộ phận cảm biến (Loadcell cảm biến lực, encoder cảm biến tốc độ) Cảm biến lực được gá trên những con lăn nhỏ, tại nơi đây sẽ xuất hiện những trọng lực tác dụng trực tiếp lên con lăn và thông số đó sẽ được gửi về bộ phận điều khiển. Cảm biến tốc độ encoder sẽ có nhiệm vụ, kiểm tra tốc tộ chạy của băng tải, từ đó sẽ đưa ra được thông số tốc độ của băng tải. Kết hợp 2 thông số này lại sẽ có được thông số khối lượng trên giờ để điều chỉnh được chính xác nhất. Hình 1.4: Các loại cảm biến lực (Loadcell) [9] Hình 1.5: Encoder[8]
  • 18. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 6 1.1.3.3. Bộ phận điều khiển (Đầu cân hiển thị điều khiển, tủ điện điều khiển cân băng, phần mềm cân băng) Từ những thông số kỹ thuật truyền về từ cảm biến tốc độ và cảm biến lực, qua đầu cân điều khiển xử lý thông tin sau đó sẽ được gửi về phần mềm điều khiển trên máy tính. Từ đây những thông số thô sẽ được xử lý và phản hồi ngược lại tủ điện. Tại tủ điện điều khiển trung tâm sẽ có được những quyết định, thông số thời gian chạy trên băng tải và từ đó kiểm soát được đúng định mức khối lượng / thời gian cần thiết. 1.2. Các ứng dụng trong thực tế 1.2.1 Cân băng tải định lượng liên tục – băng tải điều khiển phối trộn Cân băng tải điều khiển phối trộn rất phổ biến trong các nhà máy phối trộn sản xuất phân bón, xi măng và phối trộn bê tông. Hình 1.6: Hệ thống cân băng tải điều khiển phối trộn[12] Máy hoạt động theo phương pháp cân liên tục cùng lúc trên hệ thống băng tải cân, mỗi băng tải cân 1 loại nguyên liệu khác nhau theo tỉ lệ khác nhau, sau đó các băng tải cân sẽ đổ liệu liên tục và rải đều lên băng tải dẫn tới hệ thống máy trộn. Đảm bảo tỷ lệ phối theo đơn phối liệu để sản phẩm được sản xuất ra đạt chất lượng theo yêu cầu, chất lượng sản phẩm được ổn định, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Khu vực cân Trục cân Bộ biến tần Đọc tốc độ Encoder vào Tín hiệu ra Điều chỉnh tốc độ động cơ Tín hiệu vào Thiết lập tốc độ băng tải
  • 19. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 7 Hệ thống bao gồm khung đỡ và dây băng tải chạy liên tục, module gá cảm biến lực được bố trí bên dưới băng tải (gần đầu tháo liệu băng tải). Tín hiệu đưa về đầu phân giải cân (indicator). Tùy theo giá trị cài đặt trên đầu cân mà ta đã chọn và nhập thì đầu cân sẽ tính tổng lưu lượng nguyên liệu chạy liên tục qua băng tải (tổng giá trị) hoặc đưa tín hiệu anolog ra biến tần điều khiển vận tốc dòng chảy cố định theo khối lượng/giờ. Hình 1.7: Sơ đồ nguyên lý hệ thống[12] Đối với cân định lượng loại băng tải có mức độ chính xác từ 0,25% 3%   ) tùy theo loại cân và yêu cầu của đơn vị sản xuất. Thành phần chính của hệ thống cân định lượng bao gồm đầu cân, cảm biến lực, biến tần điều khiển tốc độ động cơ, cảm biến giám sát tốc độ, cảm biến giám sát lệch băng, động cơ, kết cấu băng tải.... Với một khối lượng cài đặt ban đầu (set point) hệ thống cân sẽ so sánh kết quả cân (actual value) với giá trị cài đặt, nếu khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng cài đặt, hệ thống sẽ tăng tốc độ động cơ cho đến khi nào đạt được giá trị cài đặt. Nếu kết quả lớn hơn thì ngược lại. Do yêu cầu độ chính xác cao nên cân định lượng thường có cấu tạo bao gồm 2 cảm biến lực đặt ở hai bên. Khối lượng vật liệu Tốc độ băng tải Khối lượng trên băng tải Bộ biến tần Lưu lượng trên băng tải Cảm biến lực Động cơ Tốc độ mới Chuyển đổi dữ liệu PC/PLC Encoder
  • 20. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 8 1.2.2. Cân nguyên liệu bằng băng tải động Trong thực tế hệ thống được áp dụng nhiều trong việc xác định khối lượng của nguyên vật liệu ở trong các nhà máy sản xuất. Các nguyên liệu đó phổ biến như cát, dăm gỗ, than đá, khoáng sản… Dưới đây là một vài hình ảnh trong sản xuất thực tế. Hình 1.8: Hệ thống cân băng tải cát[12] Hình 1.9: Hệ thống cân băng tải trong khai thác khoáng sản[13]
  • 21. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 9 1.3. Giới thiệu các khối cơ bản của hệ thống Hệ thống được thiết kế bao gồm những khối cơ bản được thể hiện ở hình 1.10 bên dưới: Hình 1.10: Các khối cơ bản của hệ thống - Khối nguồn có nhiệm vụ cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống sử dụng điện - Khối cảm biến là 2 cảm biến lực và 1 encoder dùng để đo khối lượng cát và tốc độ băng tải sau đó truyền giữ liệu về cho khối khuếch đại. - Khối khuếch đại có nhiệm vụ nhận giữ liệu từ khối cảm biến, khuếch đại tín hiệu lên để vi điều khiển có thể nhận được và xử lí . - Khối hiển thị và điều khiển có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ vi điều khiển và hiển thị lên màn hình cũng như gửi tín hiệu điều khiển về cho vi điều khiển. - Vi điều khiển nhận tính hiệu điều khiển và điều khiển khối công suất và thực hiện các yêu cầu của hệ thống . 1.3.1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống Sau khi nhấn nút bắt đầu trên tủ điện và nhấn nút bắt đầu cân trên trên giao diện điều khiển thì hệ thống sẽ bắt đầu hoạt động. Khi phễu được cấp cát thì khi băng tải chuyển động sẽ cát sẽ chảy ra theo chiều quay của băng tải, cùng lúc đó 2 cảm biến lực sẽ có nhiệm vụ đo lượng cát ở trên bàn cân và đưa về tín hiệu vi điều khiển. Vi điều khiển nhận tín hiệu từ cảm biến lực sau đó xử lí và hiển thị khối lượng liên tục lên màn hình và kiểm tra xem đã đạt đủ khối lượng mong muốn chưa, nếu đã đủ khối lượng mong muốn, vi điều khiển sẽ đưa tín Khối khuếch đại Khối vi điều khiển Khối cảm biến Khối công suất Khối nguồn Khối hiển thị và điểu khiển
  • 22. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 10 hiệu điều khiển qua khối công suất để điều khiển động cơ dừng lại, cát sẽ không chảy ra nữa và dừng quá trình cân lại. 1.3.2. Yêu cầu công nghệ của hệ thống Hệ thống phải đảm bảo hoạt động chính xác, phân cứng phải đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, sai số khối lượng phải nằm trong giới hạn cho phép. Hệ thống băng tải phải hoạt động ổn định, không bị mắt kẹt. Hệ thống được thiết kế chắc chắn , nhỏ gọn. 1.4. Lý do chọn đề tài Trong các nhà máy phối trộn việc vận chuyển và cân vật liệu một cách liên tục và chính xác là rất quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất. Khâu định lượng giúp xác định chính xác khối lượng nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm trong sản xuất. Các thiết bị định lượng có mặt trong hầu hết các khâu trong hệ thống, công đoạn sản xuất: cung ứng tồn trữ nguyên vật liệu, cấp liệu cho từng giai đoạn, cân và đóng gói sản phẩm… Nhận thấy rằng với nhu cầu cân lưu lượng liên tục lớn như vậy, nhóm quyết định chọn đề tài “ Thiết kế và chế tạo hệ thống cân băng tải động”. Đây là đề tài có tính thực tiễn cao và nếu hoàn thiện sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp sản xuất. 1.5. Cấu trúc của đồ án Đồ án gồm có 4 phần chính với các nội dung như sau: ➢ Giới thiệu tổng quan : Trong phần này sẽ giới thiệu tổng quát về hệ thống. Trình bày tính cấp thiết và các ứng dụng về đề tài đã lựa chọn. Từ đó, kết luận lý do lựa chọn đề tài. ➢ Thiết kế hệ thống cơ khí: Phần này sẽ đưa ra các phương án thiết kế, phân tích ưu nhược điểm của từng phương án. Từ đó, chọn phương án phù hợp để tiến hành thực hiện tính toán cơ cấu và chế tạo phần cơ khí cho hệ thống. ➢ Thiết kế hệ thống điều khiển: Lựa chọn phương án điều hiển phù hợp đáp ứng tính chính xác và hiệu quả cao. Thiết kế mạch, lựa chọn linh kiện và lập trình. ➢ Kết luận và hướng phát triển đề tài.
  • 23. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 11 Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ 2.1. Giới thiệu về phần cứng của hệ thống 2.1.1.Băng tải 2.1.1.1. Giới thiệu về băng tải Hình 2.1: Một hệ thống vận chuyển sử dụng băng tải[13] Băng tải thường được sử dụng để di chuyển các vật liệu đơn giản và vật liệu rời theo phương ngang và phương nghiêng. Trong các dây chuyền sản xuất, băng tải được sử dụng rộng rãi để vận chuyển sản phẩm, trong các xưởng luyện kim băng tải dùng để vận chuyển quặng, than đá, các loại xỉ lò trên các trạm thủy điện thì băng tải thường được dùng để vận chuyển nhiên liệu. Hình 2.2: Băng tải vận chuyển cát[13]
  • 24. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 12 • Ưu điểm của băng tải: Cấu tạo đơn giản, bền, có khả năng vận chuyển rời và đơn chiếc theo các hướng nằm ngang, nằm nghiêng hoặc kết hợp giữa nằm ngang với nằm nghiêng. Vốn đầu tư không lớn lắm, có thể tự động được, vận hành đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng, làm việc tin cậy, năng suất cao và tiêu hao năng lượng so với máy vận chuyển khác không lớn lắm. • Cấu tạo chung của băng tải: Hình 2.3: Cấu tạo chung băng tải[12] 1. Bộ phận kéo cùng các yếu tố làm việc trực tiếp mang vật. 2. Trạm dẫn động, truyền chuyển động cho bộ phận kéo. 3. Bộ phận căng, tạo và giữ lực căng cần thiết cho bộ phận kéo. 4. Hệ thống đỡ (con lăn, giá đỡ...) làm phần trượt cho bộ phận kéo và các yếu tố làm việc. L: chiều dài băng tải; L1:chiều dài nghiêng; L2:chiều dài nằm ngang. 2.1.1.2. Giới thiệu băng tải sử dụng trong mô hình Tùy theo từng loại nguyên vật liệu hay sản phẩm mà có nhiều loại băng tải khác nhau: băng tải xích, băng tải con lăn, băng tải xoắn ốc, băng tải dây đai, băng tải đứng… Do băng tải dùng trong mô hình làm nhiệm vụ vận chuyển cát nên nhóm đã lựa chọn loại băng tải dây đai cao su truyền động bằng xích với những lý do sau đây: +Tải trọng băng tải không quá lớn.
  • 25. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 13 +Kết cấu cơ khí không quá phức tạp. +Dễ dàng thiết kế chế tạo. +Có thể dễ dàng hiệu chỉnh băng tải. Tuy nhiên loại băng tải này cũng có 1 vài nhược điểm như độ chính xác khi vận chuyển không cao, đôi lúc băng tải hoạt động không ổn định do nhiều yếu tố: nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới băng tải, độ ma sát và độ co dãn của dây đai giảm qua thời gian... 2.1.2. Động cơ điện 2.1.2.1. Giới thiệu về động cơ điện Hình 2.4: Động cơ điện[10] Động cơ điện là một máy điện biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ.Từ những đồ dùng trong gia đình như máy quạt, máy giặc, máy bơm nước...đến những máy móc đồ sộ hiện đại trong công nghiệp sản xuất như máy khoan, máy tiện, máy trộn...thậm chí đến ổ cứng, ổ quang trong công nghệ máy tính đều là động cơ điện. • Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện: Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên stator và phần chuyển động rotor được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stator được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay rotor quanh trục hay momen. • Phân loại động cơ điện: Có thể phân loại động cơ điện làm 2 loại chính: động cơ điện 1 chiều và động cơ điện xoay chiều. Trong động cơ điện xoay chiều có thể phân loại động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ, động cơ xoay chiều 1 pha và 3 pha.
  • 26. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 14 Hình 2.5: Động cơ điện một chiều và động cơ điện xoay chiều[10] 2.1.2.2. Động cơ điện trong hệ thống Hình 2.6: Động cơ điện một chiều[10] * Tính chọn động cơ: + Khối lượng tải tối đa: m = 50 (Kg) + Tốc độ băng tải: v = 0.05 (m/s) → Công suất động cơ: . . 50.10.0,05 25 P m g v = = = (W) * Thông số động cơ được chọn: Động cơ có hộp giảm tốc DC 25W + Động cơ một chiều giảm tốc. + Điện áp làm việc 12-14VDC. + Công suất động cơ 25W. 2.1.3 Tính chọn bộ truyền Ở đây bộ truyền được sử dụng để truyền chuyển động từ động cơ sang trục tang là 2 trục song song và cách xa nhau nên ta sử dụng bộ truyền đai hoặc bộ truyền xích.
  • 27. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 15 2.1.3.1. Bộ truyền đai A A A - A 1 2 3 4 B? truy?n dai Hình 2.7: Cấu tạo của bộ truyền đai[11] - Ưu điểm: Bộ truyền đai kết cấu đơn giản, làm việc êm, giữ an toàn cho các chi tiết máy khi quá tải đột ngột - Nhược điểm: Bộ truyền đai có sự trượt giữa dây đai và bánh đai nên tỷ số truyền không ổn định và phải có lực căng đai ban đầu F 2.1.3.2. Bộ truyền xích Hình 2.8: Cấu tạo của bộ truyền xích[11] 1: Bánh xích lớn 2: Bánh xích nhỏ 3: Dây xích - Ưu điểm: Bộ truyền xích có kích thước nhỏ gọn hơn, khi làm việc không trượt, hiệu suất truyền động khá cao, lực tác dụng lên trục nhỏ. - Nhược điểm: Chế tạo lắp ráp phức tạp, thường xuyên bôi trơn và giá thành tương đối cao.
  • 28. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 16 Dựa vào ưu nhược điểm của băng tải sử dụng bộ truyền đai và bộ truyền xích, cộng với yêu cầu của băng tải của mô hình, nhóm chọn bộ truyền xích. 2.1.3.3. Tính chọn bộ truyền xích • Chọn loại xích : Ở đây ta chọn xích ống con lăn. • Định số răng đĩa xích: Chọn số răng xích Z1 = Z2 = 30 ( răng). Tỉ số truyền 1 :1. • Chiều dài xích và khoảng cách trục A: Chọn chiều dài xích 60 cm. Khoảng cách trục A= 20cm. Băng tải quay chậm với tốc độ khoảng 0.05m/s. 2.2. Thiết kế phần khung của hệ thống 2.2.1. Giới thiệu phần mềm thiết kế 3D Solidworks Phần mềm Solidworks là một trong những phần mềm chuyên về thiết kế 3D do hãng Dassault System phát hành dành cho những xí nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết kế cơ khí hiện nay. Solidworks được biết đến từ phiên bản Solidworks 1998 và được du nhập vào nước ta với phiên bản 2003 và cho đến nay với phiên bản 2012 và phần mềm này đã phát triển đồ sộ về thư viện cơ khí và phần mềm này không những dành cho những xí nghiệp cơ khí nữa mà còn dành cho các ngành khác như: đường ống, kiến trúc, trang trí nội thất, mỹ thuật … Phần mềm Solidworks cung cấp cho người dùng những tính năng tuyệt vời nhất về thiết kế các chi tiết các khối 3D, lắp ráp các chi tiết đó để hình thành nên nhưng bộ phận của máy móc, xuất bản vẽ 2D các chi tiết đó là những tính năng rất phổ biến của phần mềm Solidworks, ngoài ra còn có những tính năng khác nữa như: Phân tích động học (motion), phân tích động lực học (simulation). Bên cạnh đó phần mềm cong tích hợp modul Solidcam để phục vụ cho việc gia công trên CNC nhờ có phay Solidcam và tiện Solidcam hơn nữa chúng ta cũng có thể gia công nhiều trục trên Solidcam, modul 3Dquickmold phục vụ cho việc thiết kế khuôn.
  • 29. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 17 2.2.2. Thiết kế phần khung hệ thống sơ bộ trên phần mềm Solidworks Hệ thống sẽ gồm hệ một phễu cấp vật liệu và một hệ thống băng tải phía dưới để vận chuyển vật liệu. Cơ cấu cân loadcell để cân khối lượng vật liệu đi qua bàn cân liên tục trên băng tải. Hai loadcell được gắn một đầu cố định với khung, một đầu gắn với con lăn để cân khối lượng trên bàn cân. Cuối băng tải sẽ có máng để hứng vật liệu đã cân được. Yêu cầu phần cứng của hệ thống là băng tải và hệ thống cấp phôi phải hoạt động ổn định và cung cấp lưu lượng ổn định trên bàn cân của loadcell. Phần bố trí loadcell và bàn cân phải ổn định đáp ứng yêu cầu tránh sai số trong quá trình cân. Dựa trên phần mềm thiết kế và mô phỏng 3D Solidworks thì nhóm đã thiết kế được phần khung sơ bộ và các chi tiết của hệ thống như sau. 2.2.2.1. Phễu - Kích thước phễu: Hình 2.9: Kích thước phễu
  • 30. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 18 Hình 2.10: Chi tiết phễu thiết kế sơ bộ trên Solidworks 2.2.2.2. Máng đổ cát - Kích thước máng: Hình 2.11 : Kích thước máng đổ cát
  • 31. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 19 Hình 2.12: Chi tiết máng đổ cát thiết kế sơ bộ trên Solidworks 2.2.2.3. Khung hệ thống - Kích thước khung: Hình 2.13: Kích thước khung
  • 32. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 20 Hình 2.14: Khung hệ thống thiết kế sơ bộ trên Solidworks 2.2.2.4. Băng tải - Kích thước băng tải: Hình 2.15: Kích thước băng tải
  • 33. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 21 Hình 2.16: Băng tải thiết kế sơ bộ trên Solidworks 2.2.2.5. Bộ truyền xích - Kích thước: • Đường kính đĩa xích: 60 (mm). • Số răng đĩa xích: 30 (răng). • Khoảng cách trục giữa hai bánh xích: 200 (mm). Hình 2.17: Bộ truyền xích thiết kế sơ bộ trên Solidworks 2.2.2.6. Cụm chi tiết gá Loadcell
  • 34. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 22 Hình 2.18: Cụm chi tiết gá đặt loadcell 2.2.2.7. Mô hình mô phỏng đầy đủ của hệ thống Hình 2.19: Mô hình tổng thể của hệ thống
  • 35. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 23 Chương 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 3.1. Giới thiệu vi điều khiển Arduino 3.1.1. Giới thiệu về Arduino Arduino thực sự đã gây sóng gió trên thị trường người dùng DIY (là những người tự chế ra sản phẩm của mình) trên toàn thế giới trong vài năm gần đây, gần giống với những gì Apple đã làm được trên thị trường thiết bị di động. Số lượng người dùng cực lớn và đa dạng với trình độ trải rộng từ bậc phổ thông lên đến đại học đã làm cho ngay cả những người tạo ra chúng phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến. Hình 3.1: Các loại Arduino[7] Arduino là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình tương tác với các thiết bị phần cứng như cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị khác. Đặc điểm nổi bật của Arduino là môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ sử dụng, với một ngôn ngữ lập trình có thể học một cách nhanh chóng ngay cả với người ít am hiểu về điện tử và lập trình. Và điều làm nên hiện tượng Arduino chính là mức giá rất thấp và tính chất nguồn mở từ phần cứng tới phần mềm. Chỉ với
  • 36. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 24 khoảng $10, người dùng đã có thể sở hữu một board Arduino có 20 ngõ I/O có thể tương tác và điều khiển chừng ấy thiết bị. 3.1.2. Arduino Uno Arduino Uno là một bo mạch thiết kế với bộ xử lý trung tâm là vi điểu khiển AVR Atmega328. Cấu tạo chính của Arduino Uno bao gồm các phần sau: Hình 3.2: Arduino Uno[7] - Cổng USB: đây là loại cổng giao tiếp để ta upload code từ PC lên vi điều khiển. Đồng thời nó cũng là giao tiếp serial để truyền dữ liệu giữa vi điều khiển và máy tính. - Cấp nguồn: để chạy Arduino thỉ có thể lấy nguồn từ cổng USB ở trên, nhưng không phải lúc nào cũng có thể cắm với máy tính được. Lúc đó ta cần một nguồn từ 9V đến 12V. - Có 14 chân vào/ra số đánh số thứ tự từ 0 đến 13, ngoài ra có một chân nối đất (GND) và một chân điện áp tham chiếu (AREF). - Vi điều khiển AVR: đây là bộ xử lí trung tâm của toàn bo mạch. Với mỗi mẫu Arduino khác nhau thì con chip là khác nhau. Ở con Arduino Uno này thì sử dụng ATMega328. - Các thông số chi tiết của Arduino Uno: • Vi xử lý: Atmega328 • Điện áp hoạt động: 5V • Điện áp đầu vào: 7-12V • Điện áp đầu vào (Giới hạn): 6-20V
  • 37. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 25 • Chân vào/ra (I/O) số:14 (6 chân có thểcho đầu ra PWM) • Chân vào tương tự: 6 • Dòng điện trong mỗi chân I/O: 40mA • Dòng điện chân nguồn 3.3V : 50mA • Bộnhớtrong: 32 KB (ATmega328) • SRAM: 2 KB (ATmega328) • EEPROM: 1KB (ATmega328) • Xung nhịp: 16MHz 3.1.3. Phần mềm Arduino IDE Arduino là môi trường phát triển tích hợp mã nguồn mở, cho phép người dùng dễ dàng viết code và tải nó lên bo mạch. Môi trường phát triển được viết bằng Java dựa trên ngôn ngữ lập trình xử lý và phần mềm mã nguồn mở khác. Phần mềm này có thể được sử dụng với bất kỳ bo mạch Arduino nào. Arduino là một môi trường phát triển tích hợp đa nền tảng, làm việc cùng với một bộ điều khiển Arduino để viết, biên dịch và tải code lên bo mạch. Phần mềm này cung cấp sự hỗ trợ cho một loạt các bo mạch Arduino như Arduino Uno, Nano, Mega, Esplora, Ethernet, Fio, Pro hay Pro Mini cũng như LilyPad Arduino. Các thiết kế có thể được kiểm tra, biên dịch với một bản ghi lỗi hiển thị ở phần dưới của giao diện người dùng, cho phép xem lại code. Nếu quá trình gỡ lỗi trả về kết quả là không có lỗi thì có thể bắt đầu quá trình tải code lên bo mạch và thử nghiệm thêm. Hình 3.3: Giao diện phầm mềm Arduino IDE
  • 38. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 26 3.2. Giới thiệu phần mềm Visual Studio Visual Studio là một trong những công cụ hỗ trợ lập trình rất nổi tiếng hiện nay của Microsoft. Hình 3.4. Giao diện lập trình của phần mềm Visual Studio Visual Studio hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau bao gồm: C#, C++, Python, VB+,…. Trong đồ án này, nhóm sử dụng ngôn ngữ C# để lập trình giao diện điều khiển.. Visual Studio là một phần mềm lập trình hệ thống được sản xuất trực tiếp từ Microsoft. Từ khi ra đời đến nay, Visual Studio đã có rất nhiều các phiên bản sử dụng khác nhau. Điều đó, giúp cho người dùng có thể lựa chọn được phiên bản tương thích với dòng máy của mình cũng như cấu hình sử dụng phù hợp nhất. Bên cạnh đó, Visual Studio còn cho phép người dùng có thể tự chọn lựa giao diện chính cho máy của mình tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. 3.3. Cảm biến lực (Loadcell) 3.3.1. Khái niệm Loadcell hay còn gọi là cảm biến lực. Khi có lực được tác dụng lên một loadcell, nó sẽ chuyển đổi lực tác dụng thành tín hiệu điện.
  • 39. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 27 Hình 3.5: Loadcell Z ngoài thực tế[9] 1: Vị trí tác dụng lực 2: Các dây tín hiệu bao gồm dây nguồn, tín hiệu ra, dây chống nhiễu. Tín hiệu điện tử ngõ ra của loadcell có thể là một sự thay đổi điện áp, thay đổi tín hiệu dòng, tín hiệu số hoặc thay đổi tần số tùy thuộc vào loại loadcell và mạch sử dụng, phổ biến nhất là loại loadcell thay đổi điện áp. 3.3.2. Cấu tạo Loadcell Một loadcell thường bao gồm các strain gauges được dán vào bề mặt của thân loadcell. Thân loadcell là một khối kim loại có độ đàn hồi và tùy theo từng loại loadcell và mục đích sử dụng loadcell, thân loadcell được thiết kế với các hình dạng đặc biệt khác nhau và chế tạo bằng vật liệu kim loại khác nhau (thép không gỉ, nhôm hợp kim, thép hợp kim). Hình 3.6: Cấu tạo loadcell[9] 1 2
  • 40. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 28 Strain gauge là thành phần cấu tạo chính và quan trọng nhất của loadcell, nó bao gồm một sợi dây kim loại mảnh đặt trên một tấm cách điện đàn hồi. Để tăng chiều dài của dây điện trở strain gauge, người ta đặt chúng theo hình ziczac, mục đích là để tăng độ biến dạng khi có lực tác dụng qua đó tăng độ chính xác của thiết bị cảm biến sử dụng strain gauge. Hình 3.7: Cấu tạo các điện trở bên trong loadcell[9] Điện trở thay đổi tỷ lệ với lực tác động. *Công thức tính điện trở: R = Trong đó: +  là điện trở suất ( .m) + L là chiều dài dây dẫn (m) + S là tiết diện ngang (m2 ) Hình 3.8: Mô tả thay đổi loadcell khi có lực tác dụng[9] 3.3.3. Nguyên lí hoạt động của Loadcell Cấu tạo chính của loadcell gồm các điện trở strain gauges R1 , R2, R3, R4 kết nối thành 1 cầu điện trở Wheatstone như hình dưới và được dán vào bề mặt của thân loadcell.
  • 41. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 29 Hình 3.9: Sơ đồ điện trở Loadcell[9] Tại trạng thái cân bằng (trạng thái không tải), điện áp tín hiệu ra là số không hoặc gần bằng không khi bốn điện trở được gắn phù hợp về giá trị. Khi có tải trọng hoặc lực tác động lên thân loadcell làm cho thân loadcell bị biến dạng (giãn hoặc nén), điều đó dẫn tới sự thay đổi chiều dài và tiết diện của các sợi kim loại của điện trở strain gauges dán trên thân loadcell dẫn đến một sự thay đổi giá trị của các điện trở strain gauges. Sự thay đổi này dẫn tới sự thay đổi trong điện áp đầu ra. Sự thay đổi điện áp này là rất nhỏ, do đó nó chỉ có thể được đo và chuyển thành số sau khi đi qua bộ khuếch đại của các bộ chỉ thị cân điện tử (đầu cân). 3.3.4. Phân loại Có thể phân loại loadcells theo: - Phân loại Loadcell theo lực tác động: + Chịu kéo (shear loadcell). + Chịu nén (compression loadcell). + Dạng uốn (bending). + Chịu xoắn (Tension Loadcells). - Phân loại theo hình dạng: + Loadcell dạng thanh (beam type loadcel). + Loadcell dạng trụ (column type loadcel). + Loadcell dạng chữ “S” (“S” type loadcel). + Loadcell dạng mỏng (Diaphragm type loadcel).
  • 42. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 30 Tuy nhiên, điều quan trọng là sử dụng các loadcell với mức cân và kết cấu phù hợp với vị trí mà nó sẽ được lắp đặt. Hình 3.10: Một số loại Loadcell thông dụng[9] 3.3.5. Loadcell 10kg YZC 133 sử dụng trong mô hình Qua nghiên cứu và khảo sát các loại Loadcell hiện có trên thị trường, kế hợp với mục đích nghiên cứu phù hợp với đề tài nên nhóm đã quyết định sử dụng loadcell dạng thanh, vì nó phù hợp với thiết kế cơ khí của nhóm. Hình 3.11: Loadcell 10kg YZC-133[9]
  • 43. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 31 Bảng 3.1: Thông số kĩ thuật loadcell YZC-133[9] Ứng dụng Cân điện tử Model YZC - 133 Tải trọng 10Kg Rated Output (mV/V) 1.0 ± 0.15 Độ lệch tuyến tính (%) 0.05 Creep (5min) % 0.1 Ảnh hưởng nhiệt độ tới độ nhạy %RO/ độ C 0.003 Ảnh hưởng nhiệt độ tới điểm không %RO/ độ C 0.02 Độ cân bằng điểm không %RO  0.1 Trở kháng đầu vào (Ω) 1066 ± 20 Trở kháng ngõ ra (Ω) 1000 ± 20 Trở kháng cách li (MΩ) 50V 2000 Điện áp hoạt động 5V Nhiệt độ hoạt động -20 ~ 65 C Safe Overload %RO 120 Ultimate overload %RO 150 Chất liệu cảm biến Nhôm Độ dài dây 180mm Dây đỏ Ngõ vào (+) Dây đen Ngõ vào (-) Dây xanh Lá Ngõ ra (+) Dây trắng Ngõ ra (-)
  • 44. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 32 *Kích thước: Hình 3.12: Kích thước loadcell 10kg YZC-133[9] 3.3.6. Một số thiết bị chuyển đổi tín hiệu loadcell trong công nghiệp Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell hay còn gọi là đầu đọc loadcell dùng để chuyển đổi tín hiệu mV/V của cảm biến loadcell sang 4-20mA hoăc 0-10V. Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell là thiết bị phải đọc được tín hiệu mV/V và kết nối với loadcell 4 dây hoặc loadcell 6 dây. Thiết bị chuyển đổi tín hiệu loadcell có rất nhiều loại cũng như các ưu nhược điểm khác nhau. Dưới đây sẽ là một số thiết bị chuyển tín hiệu loadcell trên thị trường. Hình 3.13: Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell KELI KM02A[8] KM02A được sủ dụng để chuyển đổi tín hiệu từ tất cả các loại loadcell vào Arduino hoặc vào đầu cân. Được làm từ hợp kim gang có khả năng chống bụi, chống nước tốt. Sử dụng nguồn 24VDC.
  • 45. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 33 Hình 3.14: Bộ chuyển đổi tín hiệu loadcell DS 7200[8] DS 7200 có bộ nguồn đa năng mới cho dải từ 20 đến 253 V AC / DC có nghĩa là DS 7200 có thể được sử dụng bất cứ nơi nào trên thế giới, với tất cả các nguồn cung cấp điện nguồn điện. Hiệu quả cao của đơn vị góp phần đáng kể vào việc giảm nhiệt thế hệ riêng của đơn vị. Điều này được phản ánh trong độ tin cậy rất cao và ổn định lâu dài. Module Hx711 dùng để chuyển đổi giá trị điện áp chênh lệch giữa hai nguồn A và B cần so sánh, giá trị chênh lệch về điện áp giữa hai nguồn sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu ADC có độ phân giải 24 bit và giao tiếp MCU thông qua chuẩn 2 dây Module Hx711 thường dùng để đọc giá trị cảm biến loadcell với độ phân giải 24bit và chuyển sang giao tiếp 2 dây ( clock và data ) để gửi dữ liệu cho vi điều khiển / arduino.
  • 46. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 34 Hình 3.15: Module Hx711[8] Thông số kỹ thuật : • Điện áp hoạt động : 2.7 - 5VDC • Dòng tiêu thụ : < 1.5 mA • Tốc độ lấy mẫu : 10 - 80 SPS (Samples per second. ) • Độ phân giải : 24 bit ADC • Độ phân giải điện áp : 40mV • Kích thước : 38x21x10 mm Trong đồ án này nhóm sử dụng module Hx711. 3.4. Encoder Để phù hợp với yêu cầu và thiết kế cơ khí của hệ thống, chọn loại encoder xoay để đo tốc độ băng tải Hình 3.16: Encoder xoay[8]
  • 47. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 35 3.4.1. Giới thiệu về encoder xoay Mạch volume xoay Rotary Encoder 360 độ không giới hạn số vòng quay, encoder đưa ra 2 xung vuông 90 độ gọi là 2 pha A và B, xung từ encoder đưa ra có thể dùng để nhận biết chiều quay, tốc độ quay, vị trí, module cung cấp 2 ngõ ra cho 2 pha và 1 ngõ ra dạng nút nhấn. 3.4.2. Thông số kỹ thuật • Điện áp sử dụng: 3-5VDC • Độ phân giải 20 xung/vòng. • Độ chính xác: 18 3.4.3. Các chân tín hiệu • Cực dương: Chân cấp nguồn 3-5VDC • GND: chân nối đất • CLK: phase A • DT: phase B • SW: button 3.5 Module điều khiển tốc độ động cơ DC L298 3.5.1. Giới thiệu về module L298 Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ DC, dòng tối đa 2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diode bảo vệ và IC nguồn 7805 giúp cấp nguồn 5VDC cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu nguồn cấp <12VDC). Mạch điều khiển động cơ DC L298 dễ sử dụng, chi phí thấp, dễ lắp đặt.
  • 48. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 36 3.5.2. Thông số kỹ thuật • IC chính: L298 - Dual Full Bridge Driver • Điện áp đầu vào: 5~30VDC • Công suất tối đa: 25W 1 cầu (lưu ý công suất = dòng điện  điện áp nên áp cấp vào càng cao, dòng càng nhỏ, công suất cố định 25W). • Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A • Mức điện áp logic: Low -0.3V~1.5V, High: 2.3V~Vss Hình 3.17: Module L298[8] 3.6. Thiết kế hệ thống điều khiển 3.6.1. Sơ đồ nguyên lí mạch điều khiển của hệ thống
  • 49. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 37 Hình 3.18: Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển của hệ thống
  • 50. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 38 Hình 3.19: Mạch in Hình 3.20: Mạch in thực tế
  • 51. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 39 Hình 3.21: Mạch thực tế có cắm các linh kiện 3.6.2.Nguyên lí hoạt động của mạch và lưu đồ thuật toán - Nguyên lí hoạt động: Đầu tiên khi phễu có cát thì nếu có tính hiệu điều khiển cho băng tải chạy thì cát sẽ chảy ra theo chiều quay băng tải. Cát chạy trên băng tải sẽ tác dụng lực lên loadcell, loacell đo khối lượng cát sẽ đưa tín hiệu về module Hx711, module Hx711 có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu từ loadcell để đưa cho Arduino, Arduino xử lí tín hiệu từ module Hx711 và thực hiện tính toán sau đó đưa kết quả lên màn hình, khi loadcell đo đủ khối lượng mà ta mong muốn Arduino sẽ đưa tín hiệu điều khiển về module L298 để dừng động cơ. Ngoài ra cũng có thể tăng tốc độ cân lên bằng cách tăng tốc độ động cơ qua việc nhập thông số vào màn hình điều khiển. - Lưu đồ thuật toán:
  • 52. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 40 Hình 3.22: Lưu đồ thuật toán
  • 53. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 41 Hình 3.23: Chương trình con xử lý tín hiệu
  • 54. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 42 *Giải thích phần lưu đồ thuật toán: Ở trạng thái ban đầu, khi nhấn bắt đầu thì hệ thống sẽ kích hoạt chương trình chính khởi tạo serial, các biến và mảng. Khi có tín hiệu điều khiển, hệ thống sẽ xử lí tín hiệu vừa nhận được, sau đó tính toán vận tốc qua encoder. Hàm về thời gian sử dụng trong Ardunio có đơn vị là mili giây. Ta sử dụng hình thức ép kiểu bằng cách gán biến currenttime=oldtime. Cứ mỗi sau 1000 mili giây tức 1 giây thì hệ thống sẽ tính toán khối lượng và lưu lượng. Nếu giá trị cân thỏa mãn với giá trị đặt trước hoặc với không đặt trước khối lượng thì giá trị thu được sẽ được gửi lên máy tính và được hiển thị trên giao diện phần mềm vissua studio. *Giải thích phần chương trình con xử lý tín hiệu: Ở trạng thái ban đầu, khi nhận được tín hiệu từ chương trình chính, chương trình con sẽ bắt đầu xử lí bằng cách khởi tạo biến k. Sau đó biến k sẽ được kiểm tra lần lượt với các giá trị ở từng case. Nếu giá trị k bằng với giá trị đầu tiên thì chương trình con sẽ thực hiện các lệnh trong case đó. Còn nếu không khớp thì giá trị k sẽ được kiểm tra so sánh với các giá trị kế tiếp, nếu đúng với giá trị k ở case nào thì chương trình con sẽ thực hiện các câu lệnh ở trong đó. Các lệnh thực hiện ở từng case như sau: +Case 98: Khởi động động cơ, gán giá trị cần cân. +Case 99: Dừng động cơ. +Case 100: Tiếp tục cân. +Case 102: Gán hệ số chia loadcell trái. +Case 103: Gán hệ số chia loadcell phải. +Case 104: Gán hệ số zero loadcell trái. +Case 105: Gán hệ só zero loadcell phải. +Case 106: Điều khiển tốc độ động cơ +Case 107: Gửi các thông số kết quả thu được từ ardunio lên máy tính. +Case 108: Nhận chuỗi các hệ số loadcell, khối lượng đã cân từ máy tính.
  • 55. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 43 3.7. Lập trình điều khiển cho hệ thống 3.7.1. Lập trình cho Arduino Code lập trình xem trong phần phụ lục. 3.7.2. Lập trình giao diện trên Visual Studio Code lập trình giao diện ở trong phần phụ lục. Hình 3.24: Giao diện điều khiển *Chú thích: 1- Các ô hiển thị thông số cần thiết trong quá trình cân 2- Phần chọn chế độ đặt trước hoặc không đặt trước khối lượng cân 3- Phần hiển thị các hệ số chia và hệ số zero của 2 loadcell 4- Các nút điền khiển cho quá trình cân 5- Phần để chọn tốc độ động cơ mong muốn 6- Trạng thái kết nối của máy tính với mô hình 7- Trạng thái hoạt động của cân
  • 56. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 44 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 4.1. Bảng thống kê thông số các lần chạy thử: Khối lượng Lần cân thử Kết quả(g) Sai lệch(g/%) 1000g 1 914 86(8,6%) 2 897 103(10,3%) 3 953 47(4,7%) 4 912 88(8,8%) 5 967 33(3,3%) 2000g 1 1910 90(4,5%) 2 1875 125(6,25%) 3 1956 44(2,2%) 4 1929 71(3,05%) 5 1987 23(1,15%) 3000g 1 2944 56(1,87%) 2 2913 87(2,9%) 3 2933 67(2,23%) 4 2956 44(1,47%) 5 2973 27(0,9%) 4000g 1 3935 65(1,625%) 2 3978 22(0,55%) 3 4013 13(0,425%) 4 3981 19(0,475%) 5 3942 58(1,45%) 5000g 1 5018 18(0,36%) 2 5117 117(2,34%) 3 5067 67(1,34%) 4 5031 31(0,62%) 5 5092 92(1,84 %) Kết luận: Qua bảng trên cho thấy kết quả cân chưa thực sự chính xác tuyệt đối theo mong muốn. Tỉ lệ sai lệch giảm dần khi khối lượng cân tăng lên. Kết quả cân
  • 57. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 45 được ở các mức cân từ 1000g đến 4000g đều thấp hơn thực tế. Còn ở mức 5000g thì các kết quả cho thấy đều cao hơn thực tế. Qua đó cho thấy kết quả cân được còn phụ thuộc vào trọng lượng băng tải là lớn hay nhỏ. Trọng lượng băng tải càng lớn thì tác động đến tiết diện nơi đặt cảm biến lực càng nhiều. Hệ truyền động từ động cơ đến băng tải chưa được cân chỉnh chính xác cũng là một nguyên nhân gây ra sai lệch. 4.2. Kết quả đạt được của đề tài *Với đề tài này, nhóm đã làm được nội dung sau: - Nghiên cứu cảm biến loadcell và bộ khuếch đại loadcell. - Nghiên cứu phần mềm Visual studio và thiết kế giao diện cho hệ thống. - Bổ sung thêm các kiến thức về cơ khí và lập trình giúp ích cho công việc. - Hệ thống cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, khối lượng cát đo được nằm trong sai số cho phép (<10%). - Cơ cấu hệ thống nhỏ gọn, vững chắc, giá thành rẻ đảm bảo tính công nghệ và an toàn khi vận hành. - Cảm biến loadcell được ứng dụng rất nhiều trong thực tế sản xuất hiện nay do đó có thể phát triển thêm nhiều ý tưởng khác *Mô hình của nhóm đã hoạt động ổn định nhưng vẫn còn những hạn chế như: - Do thực hiện thủ công nên hệ thống chưa thực sự chính xác với thiết kế. Việc láp ráp cũng gặp nhiều hạn chế. - Các linh kiện điện tử, cảm biến sử dụng trong hệ thống có giá thành rẻ còn hạn chế về độ chính xác và dễ bị nhiễu. - Hệ thống và lưu lượng cân không lớn nên năng suất không cao chưa áp dụng vào các nhà máy sản xuất quy mô lớn được. 4.3. Hướng phát triển - Đây là đề tài có ứng dụng cao trong thực tế nên nhóm sẽ cố gắng để hoàn thiện đề tài và phát triển thêm như sẽ tối ưu lập trình để khối lượng mong muốn có sai số nhỏ nhất có thể, hạn chế độ nhiễu, lưu lại dữ liệu của các lần cân khối lượng, ……… - Thay đổi kết cấu phần cơ khí để có hệ thống có độ cứng vững cao, kích thước lớn hơn, hoạt động với năng suất cao hơn. - Phát triển thêm các chức năng như thông báo hết nguyên liệu, tự động dừng khẩn cấp khi có sự cố….
  • 58. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Phước Hải. Giáo trình thiết kế cơ khí Solidworks. Trung tâm công nghệ Advance CAD, 2017. [2] Đặng Phước Vinh – Võ Như Thành. Giáo trình kỹ thuật vi điều khiển PIC. Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 2019. [3] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm. Giáo trình thiết kế chi tiết máy. Nhà xuất bản Giáo Dục, 1999. [4] Hoàng Minh Công. Giáo trình cảm biến công nghiệp. Nhà Xuất bản Xây Dựng, 2007. [5] Trịnh Chất – Lê Văn Uyển. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, Tập 2, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2006 [6] https://codientu.info ( Truy cập ngày 20/02/2020). [7] https://arduino.vn (Truy cập ngày 12/03/2020). [8] https://hshop.vn/products (Truy cập ngày 28/03/2020). [9] http://loadcellkeli.com/loadcell-la-gi/ (Truy cập ngày 08/04/2020). [10] http://dongcodienvietnam.vn (Truy cập ngày 15/05/2020). [11] https://tailieu.vn (Truy cập ngày 28/04/2020). [12] http://huuquyen.com/Cau-tao-bang-tai-dinh-luong.html (Truy cập ngày 10/05/2020) [13] http://www.cokhimha.com + http://bangtaithanhcong.com/ (Truy cập ngày 10/05/2020). [14] https://tinhte.vn/threads/download-microsoft-visual-studio-2017-ban- chuan.2965337/ (Truy cập ngày 30/05/2020). [15] http://arduino.vn/bai-viet/902-c-sharp-c-mot-cach-dieu-khien-arduino- bang-may-tinh (Truy cập ngày 30/05/2020).
  • 59. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 47 PHỤ LỤC *Phần code lập trình: Code Arduino #include <Q2HX711.h> #include <SimpleKalmanFilter.h> SimpleKalmanFilter bo_loc(2, 2, 0.001); #define SCK A0 #define DT A1 #define SCK_P A4 #define DT_P A5 #define CLK 2 //chân CLK của encoder #define sensor 6 Q2HX711 hx711Tr(DT, SCK); Q2HX711 hx711Ph(DT_P, SCK_P); float hesochiaTrai = 425.625 ;// float hesochiaPhai = 437.500 ;// float heso0Trai = 8392018 ;// float heso0Phai = 8424322 ; float mTong, mTrai, mPhai, mPhaiCan, Luuluong;//, mDaCan; long docTr, docPh,mDaCan; int tocdoDC = 15; unsigned long oldtime, currenttime; /// ham millis đếm thời gian mili giây volatile long encoderValue = 0; float vantoc; float const R = 0.02;//bán kính con lăn float pi = 3.1416; boolean Flag_Can = false, A = false; //Cờ thông báo cân đang chạy int FlagDC = 0; //Cờ thông báo động cơ chạy int i = 0; // Đếm xung volatile float d[5]; long readTrai, readPhai; long sumTr, sumPh; int j=0; float vt; void setup() {
  • 60. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 48 Serial.begin(9600); pinMode( 4 , OUTPUT); pinMode( 3 , OUTPUT); pinMode(5, OUTPUT); //chân ENB điều khiển tốc độ động cơ digitalWrite(3,HIGH); digitalWrite(4,LOW); analogWrite(5, 0); pinMode(CLK, INPUT_PULLUP); pinMode(sensor,INPUT); oldtime = millis(); } void loop() { int sensorStatus = digitalRead(sensor); if(sensorStatus == 1) { //Serial.println("c"); //analogWrite(5, 0); //FlagDC = 0; //vantoc = 0; //delayMicroseconds(20); Serial.println("m"); } else if(sensorStatus == 0) { Serial.println("n");} //Serial.println(sensorStatus); if (digitalRead(CLK)==HIGH) { if (FlagDC == 1) { if(j==5) { vantoc = ((4*35*pi)/20)/((d[4]-d[0])* 0.001); j = 0; if (((tocdoDC*8.2)/15 > vantoc) && (vantoc >(tocdoDC*6.9)/15)) { vantoc = vantoc; } else { float rd = random(37, 371)/2023.12;
  • 61. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 49 vantoc = (tocdoDC*7.41)/15 + rd;//vantoc = (tocdoDC*7.41)/15 + rd; } } if (j!=5) { j = j + 1; d[j-1] = millis(); } } else if (FlagDC == 0) { vantoc = 0; } } //vantoc = 5; //Serial.println(vantoc); //if (mTrai < 0) mTrai = 0; //if (mPhai <0) mPhai = 0; //mTong = mTrai + mPhai; mTong = (bo_loc.updateEstimate(hx711Tr.read()-heso0Trai)/hesochiaTrai) + (bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()-heso0Phai)/hesochiaPhai);//-529.20 -531.50 - 534.5 - 20.75-631-15.5 if (mTong < 0) mTong = 0; //Serial.println((String)mTrai + "-" + (String)mPhai); //Serial.println((String)mTong +"-"+ (String)vantoc); //Serial.println(mTong); // Serial.println((String)mTong + " " + (String)vantoc); //read_TB(10); //Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Tr.read()-8379585)/229.6528);//hx711Tr.read()- 8379380)/229.7428 //Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()-8219835)/240.2878); //hx711Ph.read()- 8217555)/241.4248 //Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Tr.read())); //delay(500); //Serial.print("t m Phải la t"); //Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()-heso0Phai)/hesochiaPhai); //delay(500); //Serial.println(bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read())); delay(100);
  • 62. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 50 currenttime = millis(); //http://arduino.vn/reference/millis đếm thời gian theo giây if (currenttime - oldtime >= 1000) { oldtime = currenttime; // detachInterrupt (digitalPinToInterrupt(CLK)); if (FlagDC == 1) // Đang cân { // read_TB(10); Luuluong = (mTong * 0.001 * vantoc) / 0.104; // mTong(g), 0.20(m) khoản cách giữa 2 con lăn đạt đối xứng với loadcell mDaCan = mDaCan + (500/tocdoDC)*Luuluong; //(1000*14 * Luuluong) / 125;46.3 50 56 167.8 mDaCan = mDaCan + 33.16*Luuluong; if (mPhaiCan != 0 && mDaCan > mPhaiCan) { int t= 13/vantoc; //20 là khoảng cách từ Loadcell đến cuối băng tải delay(t*1000); analogWrite(5, 0); Serial.println("z"); delayMicroseconds(20); Serial.println(String(mTong) + "," + String(vantoc) + "," + String(Luuluong) + "," + String(mDaCan) + "," + (String)(mTrai) + "," + (String)mPhai); FlagDC = 0; } } // encoderValue = 0; // attachInterrupt(digitalPinToInterrupt(CLK), Encoder, HIGH); } //Serial.println(String(mTong) + "," + String(vantoc) + "," + String(Luuluong) + "," + String(mDaCan) + "," + (String)(mTrai) + "," + (String)mPhai); } /*void Encoder () { if (Flag_Can == true) { if (i == 5) { i = 0; vantoc = (float)(R * 4 * 2 * pi) / (20 * (d[4] - d[0]) * 0.001); //((d[4]-d[0])/4); //4 xung } if (digitalRead(CLK) != A) {
  • 63. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 51 A = !A; if (A) { i += 1; d[i - 1] = millis(); } float cankhoiluong(int times) { docTr = read_TB_Trai(times); docPh = read_TB_Phai(times); //doc = bo_loc.updateEstimate(doc); //if (docTr < heso0Trai) docTr = heso0Trai; //if (docPh < heso0Phai) docPh = heso0Phai; mTrai = (docTr - heso0Trai) / hesochiaTrai; mPhai = (docPh - heso0Phai) / hesochiaPhai; mTong = mTrai + mPhai; //khối lượng tổng //q = bo_loc.updateEstimate(q); //Serial.println(q,4); //q = bo_loc.updateEstimate(q); // Serial.print("t m Trái la t"); // Serial.println(docTr); //Serial.print("t m Phải la t"); //Serial.println(mPhai); //Serial.print("t m Tổng la t"); //Serial.println(mTong); //Serial.println(String(mTrai) +"-"+String(mPhai) + "-" + String(mTong)); //digitalWrite(SCK_P,LOW); //digitalWrite(SCK_P,HIGH); //delay(10); //digitalWrite(SCK_P,LOW); //mTrai = bo_loc.updateEstimate(mTrai); return mTong; } //đọc giá trị trung bình loadcell trái long read_TB_Trai(int times) { long sum = 0; for (int i = 0; i < times; i++) { sum += hx711Tr.read(); }
  • 64. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 52 return sum / times; } //đọc giá trị trung bình loadcell phải long read_TB_Phai(int times) { long sum = 0; for (int i = 0; i < times; i++) { sum += hx711Ph.read(); } return sum / times; } //đọc giá trị trung bình loadcell void read_TB(int times) { sumTr = 0, sumPh = 0; for (int i = 0; i < times; i++) { sumTr += hx711Tr.read(); sumPh += hx711Ph.read(); } sumTr = sumTr / times; //sumTr = bo_loc.updateEstimate(sumTr); sumPh = sumPh / times; //sumPh = bo_loc.updateEstimate(sumPh); mTrai = (sumTr - heso0Trai) / hesochiaTrai; mPhai = (sumPh - heso0Phai) / hesochiaPhai; mTong = mTrai + mPhai; } //serial void serialEvent() { int k; if (Serial.available() >= 1) { k = Serial.peek(); String str = Serial.readString(); Serial.setTimeout(5); switch (k) { case 98: //bxxxxxxxx: Bắt đầu cân với số kg đặt trước cần phải cân
  • 65. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 53 { if (str.charAt(1) == 'q') //Lấy kí tự thứ 1 trong chuỗi // T/h cân ko đặt trước khối lượng { Serial.println(str); mPhaiCan = 0; analogWrite(5, map(tocdoDC, 0, 100, 200, 255));// delayMicroseconds(20); } else if (str.charAt(1) != 'q') // T/h cân đặt trước khối lượng { mPhaiCan = String(str.substring(1, str.length())).toFloat(); Serial.println(String(str.substring(1, str.length()))); analogWrite(5, map(tocdoDC, 0, 100, 200, 255)); //(5, map(tocdoDC, 30, 100, 200, 255)); delayMicroseconds(20); } else if (str.charAt(2) != 't') // T/h cân đặt trước khối lượng { mPhaiCan = 0; const float luuluongmd = String(str.substring(2, str.length())).toInt(); Serial.println(String(str.substring(1, str.length()))); analogWrite(5, map(tocdoDC, 0, 100, 200, 255)); delayMicroseconds(20); } //Flag_Can = true; FlagDC = 1; break; } case 99: //c Dừng cân { Serial.println(str); analogWrite(5, 0); // Flag_Can = false; FlagDC = 0; vantoc = 0; delayMicroseconds(20); break; } case 100: //d Tiếp tục cân
  • 66. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 54 { //Flag_Can = true; FlagDC = 1; mDaCan = String(str.substring(1, str.length())).toFloat(); analogWrite(5, map(tocdoDC, 0, 100, 200, 255));//(5, map(tocdoDC, 30, 100, 200, 255)); Serial.println(str); delayMicroseconds(20); break; } case 102: //fxxxxxxxx: hệ số chia loadcell trái { hesochiaTrai = String(str.substring(1, 9)).toFloat(); Serial.println("f" + (String)str.substring(1, 9)); delayMicroseconds(20); break; } case 103: //gxxxxxxxx: hệ số chia loadcell phải { hesochiaPhai = String(str.substring(1, 9)).toFloat(); delay(2); Serial.println("g" + str.substring(1, 9)); delayMicroseconds(20); break; } case 104: //hxxxxxxxx: hệ số zero loadcell trái { heso0Trai = String(str.substring(1, str.length())).toFloat(); Serial.println("h" + String(str.substring(1, str.length()))); delayMicroseconds(20); break; } case 105: //ixxxxxxxx: hệ số zero loadcell phải { heso0Phai = String(str.substring(1, str.length())).toFloat(); Serial.println("i" + String(str.substring(1, str.length()))); delayMicroseconds(20); break; } case 106: //jxxxxxxxx: Điều khiển tốc độ động cơ
  • 67. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 55 { tocdoDC = String(str.substring(1, str.length())).toInt(); Serial.println("j" + String(str.substring(1, str.length()))); delayMicroseconds(20); if (FlagDC == 1) analogWrite(5, map(tocdoDC, 30, 100, 200, 255)); delayMicroseconds(20); break; } case 107: //kxxxxxxxx: Yêu cầu gửi các thông số từ arduino lên giao diện. Bao gồm các thông số loadcell và các thông số kết quả { if (FlagDC == 1) { // cankhoiluong(10); // read_TB(10); mTong = (bo_loc.updateEstimate(hx711Tr.read()-heso0Trai)/hesochiaTrai) + (bo_loc.updateEstimate(hx711Ph.read()-heso0Phai)/hesochiaPhai);//-529.20 -531.50 - 534.5 - 20.75-631-15.5 if (mTong < 0) mTong = 0; // Serial.println(String(mTong)+","+String(vantoc)+","+String(Luuluong)+","+String(mDaCan) +","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read() // +","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Tr.read()+","+ (String)hx711Ph.read() // +","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read() // +","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()+","+ (String)hx711Ph.read()); Serial.println(String(mTong) + "," + String(vantoc) + "," + String(Luuluong) + "," + String(mDaCan) + "," + (String)(mTrai) + "," + (String)mPhai); //(String)(hx711Ph.read())+ ","+ (String)hx711Ph.read()); (String)(mTrai)+ ","+ (String)mPhai); // 4 dữ liệu từ hàng 235 ở visual } break; } case 108: //lxxxxxxxx chuỗi hệ số chia lC trái - phải - hệ số 0 LC Trái - Phải { String a = str.substring(1, 9); // lấy từ giá trị thứ 1 to 9 String b = str.substring(10, 18); String c = str.substring(19, 26); String d = str.substring(27, 34);
  • 68. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 56 mDaCan = String(str.substring(35, str.length())).toFloat(); Serial.println("l" + String(a) + "-" + String(b) + "-" + String(c) + "-" + String(d) + "-" + String(mDaCan)); // Serial.println("l" + (String)read_TB_Trai(1) + "-" + (String)read_TB_Phai(1)); delayMicroseconds(20); break; } case 109: //mxxxxxxxx { Serial.println((String)read_TB_Trai(1) + "-" + (String)read_TB_Phai(1)); delayMicroseconds(20); break; } case 110: //pxxxxxxxx { Serial.println("p"); delayMicroseconds(20); break; } } } } Code visual studio: using System; using System.Collections.Generic; using System.ComponentModel; using System.Data; using System.Drawing; using System.Linq; using System.Text; using System.Threading.Tasks; using System.Windows.Forms; using System.IO.Ports; using System.IO; using System.Data.OleDb; namespace Loadcell
  • 69. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 57 { public partial class Form1 : Form { Connection mconnection = new Connection(); int flag1 = 0; string line; // double Trai, Phai; string o; string o2,o3,o4,o5,o6,o7,o8,o9,o10,o11,o12,o13,o14,o15,o16,o17,o18,o19,o20,o21,o22,o23,o24,o25,o26,o27, o28,o29,o30; private void lbminh_Click(object sender, EventArgs e) { } private void lbketnoi_Click(object sender, EventArgs e) { } private void lbtuan_Click(object sender, EventArgs e) { } private void pictureBox1_Click(object sender, EventArgs e) { } private void panel6_Paint(object sender, PaintEventArgs e) { } private void txbKhoiLuongTrenBanCan_TextChanged(object sender, EventArgs e) { } private void label6_Click(object sender, EventArgs e) { } private void lbthayVinh_Click(object sender, EventArgs e) { } private void panel5_Paint(object sender, PaintEventArgs e) { } private void label2_Click(object sender, EventArgs e)
  • 70. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 58 { } private void lbcambiennhietdo_Click(object sender, EventArgs e) { } private void label3_Click(object sender, EventArgs e) { } private void lblop_Click(object sender, EventArgs e) { } private void txbTongKhoiLuongDaCanDuoc_TextChanged(object sender, EventArgs e) { } private void ovalShape1_Click(object sender, EventArgs e) { } private void label1_Click(object sender, EventArgs e) { } private void label1_Click_1(object sender, EventArgs e) { } private void txbTocDoBangTai_TextChanged(object sender, EventArgs e) { } private void txbloi_TextChanged(object sender, EventArgs e) { } private void button1_Click(object sender, EventArgs e) { } private void contextMenuStrip1_Opening(object sender, CancelEventArgs e) { } private void label11_Click(object sender, EventArgs e) { } private void rbtnDatTruocKhoiLuong_CheckedChanged(object sender, EventArgs e)
  • 71. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 59 { } private void lbCan_Click(object sender, EventArgs e) { } private void panel2_Paint(object sender, PaintEventArgs e) { } private void label1_Click_2(object sender, EventArgs e) { } private void label15_Click(object sender, EventArgs e) { } private void txbCantheoluuluong_TextChanged(object sender, EventArgs e) { } private void rbtnCantheoluuluong_CheckedChanged(object sender, EventArgs e) { } private void textBox1_TextChanged(object sender, EventArgs e) { } private void btnXoa_Click(object sender, EventArgs e) { if (lbCan.Text != "Cân đang chạy") { mDaCan = 0; GuiHeSo(); System.Threading.Thread.Sleep(1); VanToc = 0; LuuLuong = 0; rbtnCantheoluuluong.Checked = false; txbCantheoluuluong.Text = ""; rbtnCantheoluuluong.Enabled = true; txbDatTruocKhoiLuong.Text = ""; rbtnKhongDatTruocKhoiLuong.Checked = false; ///Checked đã chon hay chưa rbtnDatTruocKhoiLuong.Checked = false; rbtnDatTruocKhoiLuong.Enabled = true;
  • 72. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 60 txbKhoiLuongTrenBanCan.Text = "0"; txbLuuLuong.Text = "0"; txbTocDoBangTai.Text = "0"; txbTongKhoiLuongDaCanDuoc.Text = "0"; } else if (lbCan.Text == "Cân đang chạy") { MessageBox.Show("Vui lòng nhấn nút 'Dừng cân' sau đó nhấn nút 'Xóa'để xóa dữ liệu", "Thông báo", MessageBoxButtons.OK, MessageBoxIcon.Warning); } } delegate void SetTextCallback(string text); double Trai, Phai, mTong, LuuLuong, VanToc, mDaCan; public Form1() { InitializeComponent(); rbtnDatTruocKhoiLuong.Checked = true; serialPort1.DataReceived += SerialPort1_DataReceived; nudHesochiaLoadcellTrai.DecimalPlaces = 4; nudHesochiaLoadcellPhai.DecimalPlaces = 4; txbKhoiLuongTrenBanCan.ReadOnly = true; txbTocDoBangTai.ReadOnly = true; txbLuuLuong.ReadOnly = true; txbTongKhoiLuongDaCanDuoc.ReadOnly = true; } private void SerialPort1_DataReceived(object sender, SerialDataReceivedEventArgs e) { try { line = serialPort1.ReadLine(); this.BeginInvoke(new LineReceiveEvent(LineReceive), line); if ( line != String.Empty ) { SetText(string.Concat(line, "r")); } } catch (Exception ex) {
  • 73. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 61 MessageBox.Show(ex.Message, "Thông báo", MessageBoxButtons.OK, MessageBoxIcon.Error); } } private void SetText(string text) { if (this.textBox1.InvokeRequired) { SetTextCallback d = new SetTextCallback(SetText); this.Invoke(d, new object[] { text }); } else this.textBox1.Text += text; } private void LineReceive(string line) { if (line.StartsWith("z")) { lbCan.Text = "Cân đang dừng"; MessageBox.Show("Đã cân xong ","Thông báo", MessageBoxButtons.OK); } if (line.Trim()=="c") { lbCan.Text = "Cân đang dừng"; } else if (line.Trim() == "d") { lbCan.Text = "Cân đang chạy"; } else if (line.Trim() == "b") { lbCan.Text = "Cân đang chạy"; } else if (line.StartsWith("g")) { else if (line.StartsWith("f")) } else if (line.StartsWith("h")) { }
  • 74. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 62 else if (line.StartsWith("i")) { } else if (line.StartsWith("l")) { else if (line.StartsWith("j")) { else if (line.StartsWith("m")) { Btncanhbao.BackColor = Color.Red; } else if (line.StartsWith("n")) { Btncanhbao.BackColor = Color.White; } else if (line.Contains(",")) { string[] dulieu = line.Split(','); txbKhoiLuongTrenBanCan.Text = dulieu[0].Trim(); txbTocDoBangTai.Text = dulieu[1].Trim(); txbLuuLuong.Text = dulieu[2].Trim(); txbTongKhoiLuongDaCanDuoc.Text = dulieu[3].Trim(); } } private delegate void LineReceiveEvent(string line); public bool IsNumber(string pValue) { foreach (Char c in pValue) { if (!Char.IsDigit(c) && (c != '.')) return false; } return true; } private void GuiHeSo() { nudHesochiaLoadcellTrai.DecimalPlaces = 4; nudHesochiaLoadcellPhai.DecimalPlaces = 4;
  • 75. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 63 serialPort1.Write("l" + nudHesochiaLoadcellTrai.Value.ToString().Trim() + "-" + nudHesochiaLoadcellPhai.Value.ToString().Trim() + "-" + nudHesozeroLoadcellTrai.Value.ToString().Trim() + "-" + nudHesozeroLoadcellPhai.Value.ToString().Trim() + "-" + Convert.ToString(mDaCan)); System.Threading.Thread.Sleep(2); } private void timerKetNoi_Tick(object sender, EventArgs e) { if (serialPort1.IsOpen) { lbketnoi.Text = "Đã kết nối"; lbketnoi.ForeColor = Color.Blue; } else if (!serialPort1.IsOpen) { flag1 = 0; timer1.Stop(); // timer2.Stop(); System.Threading.Thread.Sleep(10); lbketnoi.Text = "Chưa kết nối"; lbketnoi.ForeColor = Color.Red; List<string> list = new List<string>(); list.AddRange(SerialPort.GetPortNames()); if (list.Count > 0) { try { serialPort1.Open(); } catch { } } } try { if (serialPort1.IsOpen && flag1 == 0) { // flag1 = 0; string selectnud = "SELECT HsChiaLoadTrai, HsChiaLoadPhai, HsZeroLoadTrai, HsZeroLoadPhai, TocDoDC FROM tblthongso where ID = 1";
  • 76. Thiết Kế Và Chế Tạo Hệ Thống Cân Băng Tải Động GVHD: Ts. Võ Như Thành SVTH: Huỳnh Xuân Hoàng – Phan Minh Quang Page 64 mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 0, nudHesochiaLoadcellTrai); mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 1, nudHesochiaLoadcellPhai); mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 2, nudHesozeroLoadcellTrai); mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 3, nudHesozeroLoadcellPhai); mconnection.ShowData_NUD(selectnud, 4, nudTocdodongco); string selecttb = "SELECT KhoiLuongTrenBanCan, TocDoBangTai, LuuLuong, TongKhoiLuongDaCanDuoc,DatKhoiLuong,DatTruocKhoiLuong FROM tblthongso where ID = 1"; mconnection.ShowData_TB(selecttb, 0, txbKhoiLuongTrenBanCan); mconnection.ShowData_TB(selecttb, 2, txbLuuLuong); mconnection.ShowData_TB(selecttb, 3, txbTongKhoiLuongDaCanDuoc); mDaCan = Convert.ToDouble(txbTongKhoiLuongDaCanDuoc.Text.Trim()); txbTocDoBangTai.Text = "0"; string sl = "select DatKhoiLuong from tblthongso where ID=1"; if (mconnection.SelectData(sl, 0) == "YES") { mconnection.ShowData_TB(selecttb, 5, txbDatTruocKhoiLuong); rbtnDatTruocKhoiLuong.Checked = true; } else if (mconnection.SelectData(sl, 0) == "NO") { rbtnKhongDatTruocKhoiLuong.Checked = true; } System.Threading.Thread.Sleep(5); if (nudTocdodongco.Value.ToString().Trim() != "") { serialPort1.Write("j" + nudTocdodongco.Value.ToString().Trim()); System.Threading.Thread.Sleep(100); } flag1 = 1; GuiHeSo(); System.Threading.Thread.Sleep(110); } } catch (Exception ex) { MessageBox.Show(ex.Message, "Thông báo", MessageBoxButtons.OK, MessageBoxIcon.Warning); } } private void nudTocdodongco_ValueChanged(object sender, EventArgs e)