SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÙI VĂN THẮNG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG
QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ
ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆNVỀ AN
NINH, TRẬT TỰ
MÃ TÀI LIỆU: 80417
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60380102
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS TRẦN VĂN LUYỆN
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện; các kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực, không
đƣợc sao chép của bất kỳ công trình nào trƣớc đây, các số liệu của luận văn
đƣợc lấy từ nguồn chính thống, trung thực và chƣa đƣợc công bố. Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ và nhà
trƣờng./.
NGƢỜI CAM ĐOAN
Bùi Văn Thắng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ
ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT
TƢ
8
1.1. Nhận thức về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự
8
1.2. Lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanhcó điềukiện về an ninh trật tự
27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ
ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2010 - 2016
50
2.1. Tình hình đặc điểm có liên quan đến xử phạt vi phạm hành
chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự
50
2.2. Tình hình liên quan đến hoạt động quản lý ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
57
2.3. Tình hình, kết quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong
quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanhcó điều kiện về an ninh, trật tự
70
2.4. Nhận xét, đánh giá 79
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU
TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
85
3.1. Dự báo tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành
chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự
85
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính
trong quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
89
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
Các biểu mẫu thống kê
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Thực hiện chínhsáchcủaĐảngvà Nhà nƣớc ta về xây dựng nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong những năm vừa qua, đã có nhiều cơ sở,
doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, kinh doanh, sản xuất trong nhiều
lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau đã ra đời. Những cơ sở, doanh nghiệp này
đã đóng góp một phần rất to lớn trong việc xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát
triển đất nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng có nhiều ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện đã xuất hiện những vấn đề phức tạp, đặc biệt là
những ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Đây là
những ngành nghề đã đƣợc quy định trong Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.
Trong quá trình hoạt động, một số ngƣời hoạt động đầu tƣ kinh doanh
ngành, nghề có điều kiện về an ninh trật tự cũng lợi dụng việc đầu tƣ kinh
doanh để hoạt động vi phạm pháp luật và phạm tội. Bên cạnh đó, ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự thƣờng bị tội phạm và các
phần tử xấu chú ý lợi dụng hoạt động phạm pháp hoặc có những phƣơng tiện,
vật phẩm có tính năng đặc biệt có thể gây nguy hiểm, tai nạn cho xã hội nếu
việc quản lý, sử dụng, bảo quản không đúng quy cách. Vì vậy, cơ quan chức
năng cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý, phát hiện những hành vi
vi phạm và tiến hành xử lý đối với các hành vi vi phạm đó đảm bảo cho các
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoạt động đúng
pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một hoạt động của cơ quan quản lý
2
nhà nƣớc về an ninh, trật tự góp phần phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt
động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực an ninh, trật tự (ANTT). Trong những năm
qua, mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã tích cực tiến hành các hoạt động
quản lý, xử phạt vi phạm trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣng quá trình xử phạt vi phạm hành
chính (VPHC) còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót, bất cập cần đƣợc nghiên cứu
và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, đến thời điểm hiện nay chƣa có một công trình khoa học nào
đi sâu nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chỉ dừng lại ở những bài
viết, những đánh giá, báo cáo tổng kết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Xử phạtvi phạm hànhchính trong quản lý ngành, nghềđầu tư kinh doanh có
điều kiện về an ninh trật tự” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT dƣới nhiều góc độ
khác nhau nhƣ:
- Dƣới góc độ quản lý của lực lƣợng Công an nhân dân cũng có một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
+ Đề tài cấp Bộ (Bộ Công an) của PGS.TS Trần Hải Âu: "Giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội trong phòng chống vi phạm pháp luật lợi dụng kinh doanh dịch
vụ vũ trường, karaoke, massage", Học viện CSND năm 2004. Đề tài đã góp
phần hoàn thiện lý luận về công tác phòng, chống vi phạm phạp luật lợi dụng
các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trƣờng, karaoke, massage, khảo sát thực trạng
công tác phòng, chống vi phạm pháp luật lợi dụng kinh doanh dịch vụ vũ
3
trƣờng, karaoke, massage, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác này. Mặc dù có một số điểm tƣơng đồng với luận văn, tuy nhiên
phạm vi khảo sát của đề tài là năm 2003 trở về trƣớc và đề tài thực hiện chủ
yếu dƣới góc độ phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật, phạm vi nghiên cứu
cũng chỉ giới hạn trong 3 loại ngành nghề là vũ trƣờng, karaoke, massage, còn
nhiều ngành nghề khác chƣa đƣợc đề cập đến.
+ Đề tài sinh viên dự thi nghiên cứu khoa học của Học viện Cảnh sát
nhân dân, năm 2005 “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa,
đấu tranh ngăn chặn tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các cơ sở kinh doanh
vũ trường, karaoke, massage trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài khảo
sát về tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các các cơ sở kinh doanh vũ trƣờng,
karaoke, massage trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đƣa ra một số
phải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, đề tài đƣợc
thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài ra mục đích của đề tài nhằm
đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh ngăn
chặn tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các cơ sở kinh doanh vũ trƣờng, karaoke,
massage trên địa bàn thành phố Hà Nội nên có sự khác biệt với luận văn.
- Dƣới góc độ hoạt động xử phạt vi phạm hành chính cũng có nhiều đề
tài đã nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
+ Luận văn thạc sĩ luật củaAn Quốc Hùng: “Xửphạtviphạm hànhchính
trong lĩnh vựcHảiquan” Đạihọc Quốc gia Hà Nộinăm 2012. Đề tàiluận văn đi
sâu vào làm rõ các quy định của xử phạt vi hành hành chính trong lĩnh vực Hải
quan, nhƣ vậy chỉ tƣơng đồng về hoạt động xử phạt VPHC, không tƣơng đồng
trong lĩnh vực ANTT mà cụ thể ở đây là xử phạt viphạm hành chính trong quản
lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
+ Đề tài khoa học cấp cơ sở của thạc sĩ Đặng Văn Hải: “Cơ sở lý luận
và thực tiễn quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức,
4
cá nhân có hành vi vi phạm Luật kiểm toán nhà nước” Vụ Pháp chế, Tổng
kiểm toán Nhà nƣớc năm 2010. Đề tài đi sâu vào làm rõ các vấn đề lý luận và
thực tiễn xử phạt VPHC trong lĩnh vực vi phạm pháp luật về kiểm toán,
không tƣơng đồng về lĩnh vực với đề tài tác giả lựa chọn nghiên cứu.
Ngoài ra, liên quan đến đề tài này, đã có một số bài viết, nghiên cứu
trao đổi đăng trên các tạp chí khoa học nhƣ: Bài viết trên tạp chí An ninh và
xã hội tháng 5 năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Thảo - T38: “Thành phố Hà
Nội: Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ”; "Khó khăn, vướng mắc từ
việc thực hiện quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính" của Thạc sĩ
Nguyễn Vinh Thúy, Cục C64 (đăng Tạp chí An ninh xã hội số 6/2015); " Một
số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và
kiến nghị đề xuất" của Trung tá, Thạc sĩ Nguyễn Đức Huy, Phó Trƣởng
phòng/Cục C64 (đăng Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2/2017)...
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chƣa có công trình nào đề
cập, nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống để đánh giá toàn diện, tìm ra
những hạn chế, thiếu sót và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có
điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Xử phạt
vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện
về an ninh trật tự” là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và không trùng lặp với
các công trình, đề tài nghiên cứu đã từng công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận và
thực tiễn xử phạt vi phạm hành hính trong quản quản lý ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam hiện nay, đặc
biệt đi sâu đánh giá làm rõ thực trạng tiến hành, kết quả đã đạt đƣợc cũng
5
nhƣ những hạn chế, thiếu sót trong xử phạt vi phạm hành hính trong quản
lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; nguyên
nhân của những hạn chế, thiếu sót đó. Từ đó đƣa ra một số giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự góp phần đảm bảo
trật tự an toàn xã hội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự và xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của các ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam trong
giai đoạn 2009 - 2016.
- Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016,
tìm ra những điểm còn hạn chế, thiếu sót để có biện pháp khắc phục.
- Dự báo tình hình xử phạt viphạm hành chính trong quản lý ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam trong thờigian tới,
đề xuất một số giảipháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn của xử phạt vi phạm hành chính
trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật
tự ở Việt Nam hiện nay theo chức năng của Công an nhân dân.
6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn toàn quốc theo thẩm
quyền của Công an nhân dân.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đƣờng lối của
Đảng, Nhà nƣớc và ngành Công an về hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung
và công tác xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nói riêng.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, luận văn đƣợc tiến hành dựa trên một số
phƣơng pháp cụ thể sau:
- Phƣơng pháp phân tích và tổng kết: Hệ thống các văn bản hƣớng dẫn,
các tài liệu tham khảo, giáo trình, sách, công trình nghiên cứu, bài viết đã
đƣợc công bố liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Thực trạng xử phạt vi
phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016, kết quả đã đạt đƣợc, hạn
chế, thiếu sót và nguyên nhân, những yếu tố tác động và phân tích đƣa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
- Phƣơng pháp thống kê về các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; tình hình tội phạm, VPPL có liên
quan đến ngành, nghề này, cũng nhƣ việc chấp hành các quy định của pháp
7
luật trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay.
- Phƣơng pháp chuyên gia qua gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học,
cán bộ thực tiễn công tác tại Công an các đơn vị, địa phƣơng hiện đang công
tác trong lĩnh vực quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về lý luận: Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về xử phạt
vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự của lực lƣợng Công an nhân dân, phục vụ có hiệu quả cho
công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
- Vềthựctiễn:Các giảipháp củaluận văn giúp cho Côngancác đơnvị, địa
phƣơng vận dụng vào thực tiễn công tác, góp phần nâng cao hiệu quả xử phạt vi
phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự ở Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.
Chƣơng 2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2016.
Chƣơng 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh
trật tự trong thời gian tới.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH
DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ
1.1. Nhậnthức về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự
1.1.1. Khái niệm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự
Ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (trƣớc
đây gọi là nghề đặc doanh, nghề kinh doanh đặc biệt) cũng là một trong các
loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do nhà nƣớc quy định. Theo từ
điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam năm 2005:
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề kinh
doanh mà trong quá trình hoạt động có liên quan nhiều đến an ninh trật tự;
bọn tội phạm và các phần tử xấu dễ có điều kiện lợi dụng hoạt động phạm
pháp. Những ngành, nghề này khi hoạt động kinh doanh phải đƣợc cơ quan
Công an cấp giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hoặc phải ký cam
kết thực hiện các quy định về an ninh trật tự. [02, tr.205]
Tuy nhiên, khái niệm về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh trật tự nhƣ trên vẫn chƣa thật đầy đủ, chặt chẽ về mặt logic, vì tuy đã chỉ
ra đƣợc nội hàm: “là những ngành nghề mà trong quá trình kinh doanh có
liên quan nhiều đến an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội”, yếu tố
“điều kiện về an ninh trật tự” đã đƣợc nêu ra nhƣng chỉ dừng ở mức độ cấp
phép và cam kết hoạt động. Điều 1 của Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày
03/9/2009 của Chính phủ quy định mới chỉ dừng lại ở việc quy định các
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Việc quy định nhƣ
9
vậy mới chỉ mang tính chất liệt kê các loại ngành, nghề; Điều 3 của Nghị định
96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định 23 ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê
các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Vì vậy, cần thiết phải bổ sung yếu tố điều kiện về an ninh, trật tự trong
khái niệm để việc hiểu đƣợc đầy đủ và chính xác hơn, kể cả đặc trƣng liên
quan nhiều đến an ninh trật tự, cũng nhƣ tính chất phải chấp hành những điều
kiện riêng về an ninh trật tự. Do đó, phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà
nƣớc, trong đó lực lƣợng Công an nhân dân là nòng cốt. Ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc hiểu nhƣ sau: “Nghành,nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề mà
trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có liên quan nhiều đến an ninh
quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cần phải đảm bảo và tuân thủ những điều
kiện riêng về an ninh, trật tự do pháp luậtquyđịnh và chịu sự quản lý của các
cơ quan quản lý nhà nươc, trong đó Công an nhân dân là nòng cốt”.
1.1.2. Khái niệm quản lýngành, nghềđầu tư kinhdoanh có điều kiện
về an ninh, trật tự
Công tác quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý kinh tế - xã hội
của Nhà nƣớc ta. Nó có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý nhà nƣớc về
an ninh, trật tự cũng nhƣ trong công tác phòng ngừa tội phạm. Công tác này
do nhiều lực lƣợng, cơ quan khác nhau cùng tiến hành, trong đó lực lƣợng
Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt. [21, tr. 04]
Các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
thuộc nhiều lĩnh vực, do nhiều cơ quan, lực lƣợng khác nhau quản lý nhƣ: Ủy
ban nhân dân, thuế, quản lý thị trƣờng, văn hóa thông tin, y tế…. Tuy nhiên,
do có liên quan nhiều đến an ninh, trật tự nên theo quy định Công an nhân dân
10
cũng cần tham gia quản lý chặt chẽ những ngành nghề này nhằm ngăn chặn
những vi phạm có thể xảy ra đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.
Tiến hành hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự không chỉ có vai trò to lớn trong hoạt động quản lý
xã hội nói chung, góp phần tạo môi trƣờng lành mạnh, ổn định cho các cơ sở
hoạt động sản xuất, đầu tƣ kinh doanh, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của
xã hội mà còn có một vai trò, tác dụng rất lớn trong phòng ngừa tội phạm
cũng nhƣ những VPPL khác có thể xảy ra ở các cơ sở này. Bởi vì đây là
những ngành, nghề có liên quan nhiều đến ANTT, trong cơ sở kinh doanh
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự thƣờng có
những điều kiện, phƣơng tiện nhất định mà bọn tội phạm và các phần tử xấu
có thể lợi dụng để hoạt động phạm tội, VPPL nên thông qua công tác quản
lý góp phần đảm bảo cho việc đầu tƣ kinh doanh của các cơ sở kinh doanh
thực hiện đúng quy định của pháp luật, lành mạnh, hợp pháp. Hạn chế và
loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện mà bọn tội phạm và các phần tử xấu
có thể lợi dụng; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân trong hoạt
động đầu tƣ kinh doanh, tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh lành mạnh để
thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế; góp phần bảo vệ tài sản,
tính mạng của nhân dân.
Do đó, công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trậttự đƣợc hiểu nhƣ sau: Công tácquản lýngành,nghềđầutưkinh doanh
có điều kiện về an ninh, trật tự là quá trình các cơ quan quảnlý nhà nước dựa
vào các quy định của pháp luậtđể tiến hành đăngký, thanh tra, kiểm tra, phát
hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự nhằm đảm bảohoạt động đầu tư kinh doanh đúng
pháp luật, góp phần phòng ngừa, pháthiện và xử lý mọi hành vi lợi dụng hoạt
11
động đầu tư kinh doanh có điều kiện gâynguyhại đến an ninh, trật tự an toàn
xã hội.
Công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự của Côngan nhân dân đƣợc hiểu nhƣ sau: Công tácquản lýngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân
dân là quá trình lực lượng Công an nhân dân dựa vào các quyđịnh của pháp
luậtđể tiến hành đăng ký, thanh tra, kiểm tra, pháthiện và xử lý vi phạm trong
hoạt động của ngành, nghềđầu tưkinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
nhằm đảm bảohoạt động đầu tư kinh doanh đúng phápluật, góp phần phòng
ngừa, pháthiện và xử lý mọi hành vi lợi dụng hoạtđộng đầu tư kinh doanh có
điều kiện gây nguy hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.
1.1.3. Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày
03/9/2009 của Chính phủ quy định có các ngành nghề kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu; sản xuất, kinh doanh, sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ 98,5% trở
lên); sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ, sửa chữa súng săn; sản
xuất pháo hoa; cho thuê lƣu trú; cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thuê nhà để
ở hoặc làm văn phòng; hoạt động in; dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; vũ
trƣờng; xoa bóp (massage, tẩm quất); trò chơi điện tử có thƣởng dành cho
ngƣời nƣớc ngoài; kinh doanh casino; dịch vụ đòi nợ”.
Căn cứ Điều 3 của Thông tƣ 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 của Bộ
Trƣởng Bộ Công an quy định có 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu; sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp và Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ 98,5% trở lên); hoạt động sản xuất,
kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ
12
98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh, sửachữacôngcụhỗ trợ;sản xuất pháo hoa;
cho thuê lƣu trú; cho tổ chức, cá nhân ngƣờinƣớc ngoàithuê nhà để ở hoặc làm
văn phòng; hoạt động in; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; kinh
doanhvũtrƣờng;kinh doanhdịchvụxoa bóp (massage,tẩmquất;kinh doanhtrò
chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài; kinh doanh Casino; kinh
doanhdịchvụ đòinợ; kinh doanhkhí dầu mỏ hóa lỏng LPG (gas); sản xuất, kinh
doanh thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên; sửa chữa súng săn”
Theo điều 3 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ (thay thế Nghị định số 72/2009/NĐ-CP) quy định có 23 ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu;
kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh dịch vụ cầm
đồ; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc
quyền ƣu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh
doanh trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣờinƣớc ngoài; kinh doanh dịch
vụ đòi nợ; kinh doanh casino; kinh doanh dịch vụ đặt cƣợc; kinh doanh khí;
kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh
dịch vụ in; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh
doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ
trƣờng;kinh doanh dịch vụ lƣu trú; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực
lƣợng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phƣơng tiện
chuyên dùng cho Quân sự, Công an - linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tƣ và
trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng”
1.1.4. Đặc trưng của quản lýngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự
Công tác quản lý ngành, nghề kinh đầu tƣ doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự của Công an nhân dân là một công tác đặc thù để quản lý chặt chẽ đối
13
với các cơ sở kinh doanh trong địa bàn phụ trách, Công an nhân dân phải tiến
hành các biện pháp công tác nghiệp vụ công khai và bí mật. Tuy nhiên, các
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự rất đa dạng,
phức tạp, do vậy công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự có những điểm đặc trƣng riêng nhƣ sau:
- Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
là một trong các nội dung của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội,
có các dấu hiệu đặc trƣng và đặc điểm, tính chất cơ bản của hoạt động quản lý
hành chính nhà nƣớc.
Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự là một nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Vì
vậy, quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là
hoạt động có các đặc điểm cơ bản của công tác quản lý hành chính nhà nƣớc.
Quá trình quản lý đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự đƣợc tiến hành theo quy định của pháp luật và có sự phân
công, phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các văn
bản, tài liệu giấy tờ có liên quan trong quá trình quản lý ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải đƣợc gìn giữ, lƣu trữ ngắn hạn, dài
hạn theo đúng quy định, đây cũng là đặc trƣng cơ bản của hoạt động quản lý
hành chính nhà nƣớc.
Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
phải mang tính liên tục, ổn định tránh làm theo lối phong trào, chiến dịch.
Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ: Sự phân công, phân cấp từ trung
ƣơng đến cơ sở trong mọi hoạt động quản lý, cấp dƣới phục tùng cấp trên,
nhận chỉ thị và chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra của cấp trên, mỗi cấp có phạm vi
quản lý khác nhau.
14
Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh trật tự phải phục vụ lợi ích chung, lợi ích công và lợi ích của công
dân, không theo đuổi mục tiêu cá nhân, tƣ lợi; phục vụ con ngƣời, tôn trọng
quyền lợi hợp pháp của công dân, cá nhân, tổ chức kinh doanh, các chủ thể
tiến hành không độc đoán cửa quyền, các thể chế, thủ tục, quy tắc phải đơn
giản, tiện ích. [21, tr. 15]
- Phạm vi, nộidung, phƣơng pháp quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh
có điều kiện về an ninh, trật tự thƣờng thay đổi trƣớc những biến động về kinh
tế, xã hộivà yêu cầu nghiệp vụ của Công an nhân dân trong từng giai đoạn.
Nhà nƣớc ta căn cứvào tình hình, đặc điểm của đất nƣớc, tình hình hoạt
động của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh trong từng thờigian; tình hình đặc
điểm và hoạt động của tội phạm, phần tử xấu thƣờng lợi dụng các nghề đầu tƣ
kinh doanh để hoạt động phạm pháp; căn cứ vào yêu cầu chính trị, nghiệp vụ
của lực lƣợng Công an trong các thời kỳ để xác định số lƣợng ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cần phải quản lý.
Mỗi thời kỳ khác nhau, phạm vi, đối tƣợng, nội dung các ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có sự điều chỉnh phù hợp.
Ví dụ nhƣ:
Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày
22/02/2001 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện, thì các ngành, nghề có điều kiện chia làm 2 nhóm
với 9 loại ngành, nghề;
Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy
định các điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh.
Theo đó, Bộ Công an quản lý chặt chẽ 18 loại ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự. Tuy nhiên, đến năm 2014 cơ quan Công an đã loại 02
nghề ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
15
Hiện nay, để phù hợp yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới, Chính phủ
đã tiến hành ban hành Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về
an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
(Nghị định quy định có 23 ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự).
- Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
vừa phải tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nƣớc vừa phải chấp hành
các quy định riêng của ngành Công an.
Là một trong các nội dung quan trọng của quản lý hành chính về an
ninh, trật tự, trong quá trình tiến hành quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải dựa vào pháp luật, tuân thủ đúng
theo các quy định pháp luật của nhà nƣớc nhƣ: Luật Doanh nghiệp năm
2014; Luật Đầu tƣ năm 2014; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về
đăng ký doanh nghiệp và một số văn bản quy định về lĩnh vực chuyên môn
của từng ngành, nghề. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật chung đối
với bất cứ ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh nào đƣợc nhà nƣớc cho phép
hoạt động đều phải chấp hành.
Tuy nhiên, để đảm bảo các yêu cầu về an ninh, trật tự, các cơ sở kinh
doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trƣớc khi
đi vào hoạt động thì cần phải đƣợc ngành Công an cho phép theo những văn
bản pháp luật riêng về an ninh, trật tự.
1.1.5. Các điều kiện về an ninh, trật tự
1.1.5.1. Điều kiện chung về ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự
Theo Điều7, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày01/7/2016của Chínhphủ
quy định điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề nhƣ sau:
16
- Đƣợc đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
- Các điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng cho ngƣời chịu trách nhiệm
về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các
trƣờng hợp sau đây:
+ Đốivới ngƣời Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của
nƣớc ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do
lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chƣa đƣợc xóa án tích; đang trong
thời gian đƣợc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải
tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cƣ trú, cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật
tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; có quyết
định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết
định; đang nghiện ma túy; đang đƣợc tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết
định đƣavào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhƣng chƣa đủ thờihạn đểđƣợc
coi là chƣa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
+ Đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài mang hộ chiếu nƣớc
ngoài và ngƣời nƣớc ngoài:Chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
cấp phép cƣ trú.
- Các điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng đốivớicác ngành, nghề cụ thể:
+ Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phảiđáp ứng điều kiện sau đây:
17
Ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ
cầm đồ phải là ngƣời có hộ khẩu thƣờng trú ít nhất 05 năm tại xã, phƣờng, thị
trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm
liền kề trƣớc thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử
phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống ngƣời thi hành công vụ, gây
rối trật tự công cộng, cố ý gây thƣơng tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ
chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
chiếm giữ trái phép tài sản.
+ Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi
nợ phải là ngƣời có hộ khẩu thƣờng trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong
thời gian 05 năm liền kề trƣớc thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ
quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống ngƣời thi
hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thƣơng tích, cho vay lãi
nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục ngƣời khác.
+ Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 2016, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phảiđáp ứng các điều kiện sau đây:
* Là doanh nghiệp.
* Ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch
vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là ngƣời
chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà
trong 24 tháng liền kề trƣớc đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng
18
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị
định này).
* Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở
kinh doanh nƣớc ngoài:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đƣợc liên doanh với
cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nƣớc ngoài trong trƣờng hợp cần đầu tƣ máy
móc, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ đƣợc thực hiện
dƣới hình thức cơ sở kinh doanh nƣớc ngoài góp vốn mua máy móc, phƣơng
tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
* Cơ sở kinh doanh nƣớc ngoài đầu tƣ góp vốn với cơ sở kinh doanh
dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:
Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít
nhất 05 năm;
Ngƣời đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nƣớc ngoài là
ngƣời chƣa bị cơ quan pháp luật của nƣớc ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh
xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ từ cảnh cáo trở lên.
1.1.5.2. Điều kiện về cơ sở ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
- Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh
+ Đƣợc đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
+ Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng cho một số ngành nghề cụ thể:
+ Ngành, nghề phải có điều kiện về phƣơng án bảo đảm an ninh, trật tự
19
* Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phƣơng án bảo
đảm an ninh, trật tự, gồm:
Kinh doanh công cụ hỗ trợ;
Kinh doanh các loại pháo;
Kinh doanh súng bắn sơn;
Kinh doanh trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài;
Kinh doanh casino;
Kinh doanh dịch vụ đặt cƣợc;
Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền
chất thuốc nổ;
Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;
Kinh doanh dịch vụ vũ trƣờng;
Kinh doanh dịch vụ lƣu trú (đốivới cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp);
Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.
* Phƣơng án bảo đảm an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau đây:
Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cƣờng để bảo
đảm an ninh, trật tự;
Biện pháp thực hiện;
Lực lƣợng phục vụ thƣờng xuyên;
Phƣơng tiện phục vụ;
Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;
Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở
địa phƣơng mà cơ sở kinh doanh hoạt động;
Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra;
công tác huy động lực lƣợng, phƣơng tiện; biện pháp xử lý.
20
+ Điều kiện để đƣợc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ
* Chỉ các cơ sở sau đây mới đƣợc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị
định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016;
Trung tâm dạy nghề của các trƣờng Công an nhân dân;
Trung tâm huấn luyện và bồi dƣỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp
tỉnh trở lên;
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều 12
Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 nếu có nhu cầu hoạt
động kinh doanh đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh
dịch vụ bảo vệ khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục
nghề nghiệp.
* Cơ sở đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ quy định tại các điểm b, c và
d khoản 1 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016
phải cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị
định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 tài liệu chứng minh về chức
năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm
theo giáo trình, chƣơng trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Nội dung giáo
trình theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016.
* Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ
sở của mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có phòng học và có địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ;
Có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
Có số lƣợng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;
21
Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng
dạy phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở
lên (trừ môn võ thuật);
Có giáo trình và chƣơng trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo
trình đào tạo gồm các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo
vệ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; công tác phòng cháy và chữa cháy; công tác sơ,
cấp cứu ngƣời bị nạn; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; một số động tác võ
thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tƣợng; một số nội dung khác theo yêu
cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên dịch vụ
bảo vệ ít nhất là 30 ngày.
* Các cơ sở chỉ đƣợc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi Cục
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo
trình, chƣơng trình đào tạo. Sau khóa đào tạo phải có văn bản đề nghị cơ
quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ
nghiệp vụ bảo vệ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016) cho những nhân viên dịch vụ
bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.
+ Điều kiện hoạt động kinh doanh áp dụng đối với một số ngành, nghề
Ngoài các điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016, cơ sở kinh doanh dƣới đây phải đáp ứng các điều
kiện sau:
* Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an mới đƣợc sản xuất con dấu
có hình Quốc huy nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có
hình Công an hiệu; chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới đƣợc sản
xuất con dấu có hình Quân hiệu, trừ các cơ sở kinh doanh đã hoạt động trƣớc
ngày Nghị định này có hiệu lực.
22
* Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới đƣợc
kinh doanh: Súng bắn sơn (không bao gồm cơ sở kinh doanh cung ứng dịch
vụ sử dụng súng bắn sơn); quân trang, quân dụng cho lực lƣợng vũ trang, vũ
khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phƣơng tiện chuyên dùng cho
quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tƣ và trang thiết bị đặc
chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
* Chỉ cơ sở kinh doanh ngoài Quân đội, Công an đƣợc cơ quan có thẩm
quyền của Quân đội hoặc Công an theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an có văn bản chấp thuận hoặc có hợp đồng theo quy định của pháp luật
mới đƣợc kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lƣợng vũ trang, vũ khí
quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phƣơng tiện chuyên dùng cho quân
sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tƣ và trang thiết bị đặc chủng,
công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
* Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới đƣợc
kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động.
* Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới đƣợc kinh doanh các
loại pháo.
1.1.6. Nhiệm vụ quản lýngành, nghềđầu tư kinhdoanh có điều kiện
về an ninh, trật tự
1.1.6.1. Nhiệm vụ quản lýngành, nghềđầutưkinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự của Bộ Công an
Bộ Công an chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nƣớc về an ninh, trật tự trong phạm vi toàn quốc đối với các ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày
01 tháng 7 năm 2016 để phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác và có nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
23
- Hƣớng dẫn và tập huấn công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho các cơ
sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
quy định tại Nghị định này, trừ cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Ban hành hệ thống biểu mẫu phục vụ công tác quản lý về an ninh, trật
tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định
96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016.
- Hƣớng dẫn thống nhất mẫu quần, áo, giầy, mũ, cầu vai, phù hiệu ve
áo, phù hiệu gắn trên mũ, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ.
- Hƣớng dẫn thống nhất việc thẩm định hồ sơ trƣớc khi cấp, thu hồi
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chế độ hậu kiểm
đối với ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự và các điều kiện thực tế tại
cơ sở kinh doanh; việc sát hạch, cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo nguyên
tắc chỉ cấp một loại Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho tất cả các nội dung quy
định trong giáo trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định tại Nghị
định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và thực hiện công tác phòng
ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng những ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện tội phạm và thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho cơ sở
kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh quy định tại Nghị định
96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và hƣớng dẫn cơ sở kinh doanh
xây dựng phƣơng án bảo đảm an ninh, trật tự.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện công tác kiểm tra, thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi
phạm về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh quy định
tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 theo thẩm quyền.
24
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu ứng dụng công nghệ
thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin điện tử phục vụ công tác
quản lý và thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến công tác bảo đảm an
ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân hoạt động ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh
quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016.
- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
công tác bảo đảm an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh
quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016.
- Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
1.1.6.2. Nhiệm vụ quản lýngành,nghềđầutưkinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự của các Bộ, ngành khác
- Trách nhiệm của Bộ Tài chính
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định mức thu, việc quản lý và
sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự để cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự và phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo
vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ.
+ Phối hợp với Bộ Công an dự toán, quyết toán kinh phí để duy trì hoạt
động hệ thống Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh
có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an theo quy định của Luật ngân
sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
- Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
+ Ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị chức năng
thuộc ngành, lĩnh vực đƣợc phân công tổ chức thực hiện Nghị định
96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016.
25
+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý
chuyên ngành có liên quan đến ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự do bộ, ngành mình quản lý.
+ Phối hợp với Bộ Công an thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh có liên
quan đến bộ, ngành minh theo thẩm quyền.
+ Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
1.1.6.3. Nhiệm vụ quản lýngành, nghềđầutưkinh doanh có điều kiện về
an ninh, trật tự của UBND các cấp
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
Chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phƣơng thuộc thẩm quyền quản
lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quản lý nhà nƣớc đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp
luật khác có liên quan theo thẩm quyền.
- Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động của các ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự tại địa phƣơng.
- Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
1.1.6.4. Thanh tra, kiểm tra
- Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn
diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh
các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo
phƣơng thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất.
26
Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ đƣợc thực hiện khi phát hiện cơ sở
kinh doanhcó viphạmhoặc có dấuhiệu vi phạmpháp luật liên quanđến an ninh,
trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật
liên quanđếnanninh, trật tựtrongcơ sở kinh doanh; phụcvụtăngcƣờngcôngtác
đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
- Nội dung kiểm tra, thanh tra:
+ Kiểm tra, thanh tra các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý; nội dung kinh
doanh ghi trong Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của
cơ sở đang hoạt động;
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 và các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan;
+ Kiểm tra ngƣời và phƣơng tiện, sản phẩm kinh doanh, dịch vụ liên
quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Kết thúc kiểm tra, thanh tra phải lập biên bản (theo mẫu quy định thống nhất
của Bộ Công an) ghi rõ kết quả và tồn tại hoặc vi phạm (nếu có).
- Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra:
+ Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật
tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra
định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;
+ Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ đƣợc tiến hành kiểm
tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi
phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần
phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan
đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau
khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu
27
có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;
+ Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao khi có yêu cầu
phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cƣờng bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành
kiểm tra đột xuất thì phải đƣợc thủ trƣởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở
lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên.
+ Các hành vi vi phạm đƣợc phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh
tra phải đƣợc xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
1.2. Lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiệnvề anninh, trật tự
1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghềđầu tưkinhdoanhcó điều kiện vềan ninh, trậttự
1.2.1.1. Kháiniệm vi phạm hànhchính trong quản lýngành, nghềđầutư
kinh doanh cóđiều kiện về an ninh, trậttự
Theo khoản 1 Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy
định: “Vi phạm hànhchính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quyđịnh của pháp luậtvề quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Nhƣ vậy, VPHC có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, VPHC là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nƣớc; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở
mức độ thấp, chƣa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó đƣợc
quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt VPHC. Đây chính là dấu
hiệu “pháp định” của vi phạm.
Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã đƣợc thực hiện
(hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ
28
tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật
chất” (material) của vi phạm.
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện,
đây là dấu hiệu xác định “chủ thể” của vi phạm.
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là ngƣời vi phạm nhận
thức đƣợc vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu ngƣời vi phạm
nhận thức đƣợc tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trƣớc hậu
quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức đƣợc hậu quả
và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trƣờng hợp ngƣời vi
phạm thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi nhƣng chủ quan cho rằng mình có
thể ngăn chặn đƣợc hậu quả hoặc không thấy trƣớc hậu quả sẽ xảy ra dù phải
thấy trƣớc và có thể thấy trƣớc đƣợc hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là
dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm.
Với những phân tích trên thì VPHC trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mang đầy đủ các dấu hiệu của
VPHC và có thể định nghĩa khái niệm VPHC trong quản lý ngành, nghề đầu
tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau:
Vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện về an ninh trật tự là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
phạm quyđịnh của pháp luật trong quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực ngành,
nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính
1.2.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Bản chất của hoạt động xử lý VPHC là áp dụng một số loại biện pháp
cƣỡng chế hành chínhdo pháp luật quy định. Cƣỡng chế hành chính đƣợc xác
định là biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc do cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền
29
quyết định áp dụng theo thủ tục hành chính đối với cá nhân có hành vi vi
phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân nhất định với mục đích ngăn
chặn, phòng ngừa hoặc thực hiện công vụ vì lí do an ninh, quốc phòng và vì
lợi ích quốc gia.
Xử lý VPHC gồm xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính khác, có thể hiểu chung là việc áp dụng các biện phápchế tài mang
tính cƣỡng chế hành chính của nhà nƣớc đối với chủ thể có hành vi VPHC.
Theo luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tại khoản 2 Điều 2 quy định:
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng
hình thức xử phạt, biện pháp khắcphụchậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực
hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính”.
Trên cơ sở khái niệm vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề
đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và khái niệm xử phạt
VPHC, có thể định nghĩa khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau:
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện về an ninh trật tự là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi vi phạm hànhchính trong quản lý ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo quy định của pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính.
1.2.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Theo khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định
các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
Cảnh cáo;
30
Phạt tiền;
Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để
vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phƣơng tiện vi phạm
hành chính);
Trục xuất.
Trong các hình thức xử phạt trên, thì phạt tiền và cảnh cáo là hình thức
xử phạt chính, các hình thức xử phạt khác có thể là hình thức xử phạt chính
hoặc hình thức xử phạt bổ sung.
Theo Điều 3 của Nghị định 167/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an
toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng,
chống bạo lực gia đình thì:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong
các hình thức xử phạt chính sau đây:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
31
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để
vi phạm hành chính.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Trục xuất (có thể là hình phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung)
Nhƣ vậy, có thể xác định đƣợc hình thức xử phạt vi phạm hành chính
trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
là: Cảnh cáo; phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác.
1.2.3. Nguyên tắc xử phạtvi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Là một nội dung của quản lý hành chính nhà nƣớc nên xử phạt vi
phạm hành chính cũng mang đầy đủ các yếu tố của nguyên tắc xử lý vi phạm
hành chính.
Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012 thì việc xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Mọi VPHC trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự phải đƣợc phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải đƣợc khắc
phục theo đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ
động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi pháp luật để kịp thời phát
hiện vi phạm hành chính. Khắc phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm
đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phòng ngừa và chống VPHC, giáo dục
ngƣời dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc
sống cộng đồng.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc tiến hành nhanh chóng, công khai,
kháchquan, đúng thẩm quyền, bảo đảmcôngbằng, đúng quy định của pháp luật.
32
Khi phát hiện hành vi vi phạm, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải
tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý
nghiêm minh và đúng pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải căn cứ vào tính chất, mức độ,
hậu quả vi phạm, đối tƣợng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Nguyên tắc này đòi hỏi ngƣời có thẩm quyền xử phạt trƣớc khi ra
quyết định xử phạt phải làm rõ, phân tích mức độ cũng nhƣ tính chất, các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với từng hành vi VPHC cụ thể. Nếu vi
phạm do nhiều ngƣời gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi
ngƣời tham gia thực hiện hành vi VPHC đó để từ đó có thể đƣa ra các biện
pháp xử phạt hợp lý cho từng ngƣời. Và tất cả các tình tiết đó đều phải
đƣợc ghi trong biên bản xử phạt.
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi có hành vi VPHC do pháp luật
quy định. Một hành vi vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tựchỉ bị xử phạt một lần. Nhiều ngƣời
cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngƣời vi phạm đều bị
xử phạt về hành vi VPHC đó.
Một hành vi bị coi là VPHC khi hành vi đó đã đƣợc pháp luật hành
chính quy định, nếu pháp luật chƣa quy định thì không có VPHC xảy ra và
đƣơng nhiên không thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi đó đƣợc.
Nếu một hành vi VPHC đã bị một ngƣời có thẩm quyền lập biên bản xử
phạt hoặc ra quyết định xử phạt VPHC thì không đƣợc lập biên bản hoặc ra
quyết định xử phạt VPHC lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Đối
với trƣờng hợp một ngƣời thực hiện nhiều hành vi VPHC thì ngƣời đó sẽ bị
xử phạt VPHC về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung.
33
Trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng thực hiện một VPHC thì mỗi ngƣời
đều bị xử phạt VPHC. Vì VPHC đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi
phạm của mỗi ngƣời.
- Ngƣời có thẩm quyền xử phạt VPHC có trách nhiệm chứng minh vi
phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện
về an ninh, trật tự. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC có quyền tự mình
hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC.
Khi phát hiện có hành vi VPHC, ngƣời có thẩm quyền cần phải làm rõ,
chứng minh cho ngƣời VPHC thấy đƣợc lỗi của mình, đƣợc quy định trong
pháp luật. Ngƣời bị xử phạt VPHC có thể chứng minh mình không có lỗi
thông qua ngƣời đại diện. Đây là điều kiện cần thiết và đảm bảo đảm quyền
lợi cho ngƣời bị xử phạt VPHC.
- Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức
bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nguyên tắc này nhằm xử lý
nghiêm minh, công bằng đối với trƣờng hợp một tổ chức VPHC. Mức phạt
tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là một điều phù hợp.
1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính trong quản lý ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định
167/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã
hội; phòngcháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều
kiện về ANTT bao gồm:.
1.2.4.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Thẩm quyềnxử phạt vi phạm hành chínhcủaCông an nhân dân đƣợc quy
định tại Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ
34
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòngchốngtệ nạn xã hội; phòng cháyvà chữacháy; phòng, chống bạo lực
gia đình, cụ thể:
+ Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực
phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
+ Trạm trƣởng, Đội trƣởng, Thủy đội trƣởng Cảnh sát đƣờng thủy của
ngƣời đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 66 có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 1.200.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực
phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
+ Trƣởng Công an cấp xã, Trƣởng đồn Công an, Trạm trƣởng Trạm
Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực
phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
35
Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt
quá mức tiền phạt đƣợc quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 66 Nghịđịnh này;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ
khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Trƣởng Công an cấp huyện; Trƣởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sátgiao thông đƣờng bộ -đƣờng sắt, Trƣởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát đƣờng thủy, Thủy đoàntrƣởng Cảnh sát đƣờng thủy; Trƣởng phòng Công
an cấp tỉnh gồm: Trƣởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội,
Trƣởng phòng Cảnh sát trật tự, Trƣởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh,
Trƣởng phòng Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội, Trƣởng phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trƣởng phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy, Trƣởng phòng Cảnh sát giao thông đƣờng bộ -
đƣờngsắt, TrƣởngphòngCảnh sátđƣờngthủy, Trƣởng phòngCảnh sát bảo vệ
và cơ động, Trƣởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp,
Trƣởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trƣờng, Trƣởng phòng
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trƣởng phòng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trƣởng phòng Quản lý xuất nhập
cảnh, Trƣởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trƣởng phòng An ninh kinh tế,
Trƣởng phòng An ninh tàichính, tiền tệ, đầu tƣ; Trƣởng phòng Cảnh sát phòng
cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
Thủ trƣởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đạiđội trở lên, có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực
phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
36
Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt
quá mức tiền phạt đƣợc quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 66 Nghịđịnh này;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, k
khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, e
khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
+ Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và
lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không
vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản 5 Điều 66 Nghị
định này;
Giám đốc Côngancấptỉnhquyếtđịnháp dụnghìnhthức xửphạttrục xuất;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i, k
khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, e
khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
+ Cục trƣởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trƣởng Cục An ninh
kinh tế tổng hợp, Cục trƣởng Cục An ninh thông tin, truyền thông, Cục
trƣởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tƣ, Cục trƣởng Cục An ninh nông
37
nghiệp, nông thôn, Cục trƣởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã
hội, Cục trƣởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cƣ trú và dữ liệu quốc gia về
dân cƣ, Cục trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục
trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,
Cục trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trƣởng Cục Cảnh
sát giao thông đƣờng bộ - đƣờng sắt, Cục trƣởng Cục Cảnh sát đƣờng thủy,
Cục trƣởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục
trƣởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trƣởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và
hỗ trợ tƣ pháp, Cục trƣởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi
trƣờng, Cục trƣởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và
lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i, k
khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, e
khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
+ Cục trƣởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo
quy định tại khoản 6 Điều 66 Nghị định này và có quyền quyết định áp dụng
hình thức xử phạt trục xuất.
38
Theo đó, thẩm quyền xử phạt VPHC của CAND trong quản lý ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT đƣợc áp dụng theo thẩm quyền
xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội.
1.2.4.2. Thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các cấp
Thẩm quyền xử phạt VPHC của Chủ tịch UBND các cấp đƣợc quy định
tại Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình,
cụ thể:
+ Chủ tịch UBND cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực
phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không
vƣợt quá mức xử phạt tiền đƣợc quy định tại điểm b khoản này;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ
khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và
39
lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không
vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản này;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ,
e, h, i, k khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c,
d, e khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và
lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28
Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Theo đó, thẩm quyền xử phạt VPHC của Chủ tịch UBND các cấp trong
quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT đƣợc áp dụng
theo thẩm quyền xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
1.2.5. Những hành vi vi phạm hànhchính trong quản lý ngành nghề
đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
40
Theo Điều 11 Nghị định 167 quy định các hành vi vi phạm về quản lý
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau:
+ Sử dụng ngƣời không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc trong
các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;
+ Không xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi
có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
+ Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
+ Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an ninh, trật tự đối
với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm ghi trong giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
+ Thay đổi ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại
diện, ngƣời đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh mà không có văn
bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền;
+ Cho mƣợn, cho thuê, mua, bán giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
+ Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở
hữu nhƣng không có các loại giấy tờ đó;
+ Nhận cầm cố tài sản nhƣng không có hợp đồng theo quy định;
+ Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của ngƣời khác mà không có giấy ủy
quyền hợp lệ của ngƣời đó cho ngƣời mang tài sản đi cầm cố;
+ Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có
thẩm quyền;
+ Hoạt động kinh doanh vũ trƣờng, trò chơi điện tử có thƣởng dành cho
ngƣời nƣớc ngoài, casino nhƣng không có bảo vệ là nhân viên của công ty
kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định;
+ Bán hoặc cho thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên cho
những đối tƣợng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên của cơ quan có
thẩm quyền.
Theo Điều 6 Nghị định 96/NĐ-CP/2016 ngày 01/7/2016 của Chính phủ
quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngành nghề đầu tƣ, kinh doanh có
điều kiện về an ninh trật tự, gồm:
41
- Hoạt động kinh doanh khi chƣa đƣợc cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng
nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, trái với đạo
đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Cho mƣợn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự.
- Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; làm giả hồ
sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an
ninh, trật tự.
- Sử dụng dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thƣờng
của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức, cá nhân.
- Tiến hành đòi nợ khi chƣa có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ; chƣa có
văn bản thông báo cho Công an xã, phƣờng, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ
trƣớc khi thực hiện đòi nợ.
- Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi
phạm của cơ quan Công an hoặc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn để không cấp hoặc cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trái với quy định của Nghị
định này; cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền tự do kinh doanh của tổ
chức, cá nhân; bao che các hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời có liên quan
đến hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Do đó, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong những hành vi nêu trên là
những hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì
vậy, những hành vi nêu trên là những hành vi vi phạm hành chính trong quản
lý ngành nghề đầu tƣ, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.
1.2.6. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành,
nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc áp dụng theo
42
trình tự xử phạt vi phạm hành chính đƣợc quy định trong Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 (quy định từ điều 55 đến điều 68), Nghị định số
81/2013 NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một
số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể nhƣ sau:
- Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Buộc chấm dứt hành vi VPHC đƣợc ngƣời có thẩm quyền đang thi
hành công vụ áp dụng đối với hành vi VPHC đang diễn ra nhằm chấm dứt
ngay hành vi VPHC. Buộc chấm dứt hành vi VPHC đƣợc thực hiện bằng lời
nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Xử phạt VPHC không lập biên bản
+ Xử phạt VPHC không lập biên bản đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp
xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000
đồng đối với tổ chức và ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử
phạt VPHC tại chỗ.
Trƣờng hợp VPHC đƣợc phát hiện nhờ sử dụng phƣơng tiện, thiết bịkỹ
thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
+ Quyết định xử phạt VPHC tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra
quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức
vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên
quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của ngƣời ra quyết định xử
phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật đƣợc áp dụng. Trƣờng hợp phạt tiền
thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
- Lập biên bản vi phạm hành chính
+ Khi phát hiện hành vi VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, ngƣời
có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trƣờng
hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
43
Trƣờng hợp hành vi VPHC đƣợc phát hiện nhờ sử dụng phƣơng tiện,
thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản VPHC đƣợc tiến hành ngay
khi xác định đƣợc tổ chức, cá nhân vi phạm.
VPHC xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì ngƣời chỉ huy tàu bay,
thuyền trƣởng, trƣởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay
cho ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển,
tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
+ Biên bản VPHC phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
họ, tên, chức vụ ngƣời lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của ngƣời vi
phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm
xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn hành vi VPHC và bảo
đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phƣơng tiện bị tạm giữ; lời khai của ngƣời
vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời bị
thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời
khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của ngƣời vi
phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trƣờng hợp ngƣời vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại
nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký
vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi
xảy ra vi phạm hoặc của hai ngƣời chứng kiến.
+ Biên bản VPHC phải đƣợc lập thành ít nhất 02 bản, phải đƣợc ngƣời
lập biên bản và ngƣời vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trƣờng hợp
ngƣời vi phạm không ký đƣợc thì điểm chỉ; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời
bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản;
trƣờng hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những ngƣời có liên quan theo quy
định phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu ngƣời vi phạm, đại diện tổ chức vi
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

More Related Content

Similar to Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị ThúyTình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúyhieu anh
 
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam nataliej4
 
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (20)

Luan van xu phat vi pham trong quan li nganh nghe kinh doanh
Luan van xu phat vi pham trong quan li nganh nghe kinh doanhLuan van xu phat vi pham trong quan li nganh nghe kinh doanh
Luan van xu phat vi pham trong quan li nganh nghe kinh doanh
 
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao ĐộngHình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
Hình Thức Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Trong Pháp Luật Lao Động
 
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị ThúyTình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
Tình hình kỷ luật sa thải người lao động tại công ty TNHH Thương mại Nghị Thúy
 
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAYLuận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAYLuận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
 
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
 
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp điều tra theo pháp luật Tố tụng hình sự, HAY
 
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Một số vấn đề pháp lý cơ bản về kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đLuận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
Luận văn: Đăng ký, sử dụng tên doanh nghiệp theo pháp luật, 9đ
 
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAYTrình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà NẵngLuận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
Luận văn: An toàn thực phẩm theo pháp luật Việt Nam tại Đà Nẵng
 
pháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm
pháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩmpháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm
pháp luật về phòng chống hàng giả trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mạiLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.docXử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
 
Luận văn: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Bình Định
Luận văn: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Bình Định
Luận văn: Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Bình Định
 
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh ...
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lậpLuận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI VĂN THẮNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆNVỀ AN NINH, TRẬT TỰ MÃ TÀI LIỆU: 80417 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60380102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS TRẦN VĂN LUYỆN HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do chính tôi nghiên cứu và thực hiện; các kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực, không đƣợc sao chép của bất kỳ công trình nào trƣớc đây, các số liệu của luận văn đƣợc lấy từ nguồn chính thống, trung thực và chƣa đƣợc công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ và nhà trƣờng./. NGƢỜI CAM ĐOAN Bùi Văn Thắng
  • 3.
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TƢ 8 1.1. Nhận thức về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 8 1.2. Lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanhcó điềukiện về an ninh trật tự 27 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 50 2.1. Tình hình đặc điểm có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 50 2.2. Tình hình liên quan đến hoạt động quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 57 2.3. Tình hình, kết quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanhcó điều kiện về an ninh, trật tự 70 2.4. Nhận xét, đánh giá 79 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 85
  • 5. 3.1. Dự báo tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 85 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 89 KẾT LUẬN 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 Các biểu mẫu thống kê
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Thực hiện chínhsáchcủaĐảngvà Nhà nƣớc ta về xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong những năm vừa qua, đã có nhiều cơ sở, doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, kinh doanh, sản xuất trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau đã ra đời. Những cơ sở, doanh nghiệp này đã đóng góp một phần rất to lớn trong việc xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng có nhiều ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện đã xuất hiện những vấn đề phức tạp, đặc biệt là những ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Đây là những ngành nghề đã đƣợc quy định trong Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Trong quá trình hoạt động, một số ngƣời hoạt động đầu tƣ kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh trật tự cũng lợi dụng việc đầu tƣ kinh doanh để hoạt động vi phạm pháp luật và phạm tội. Bên cạnh đó, ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự thƣờng bị tội phạm và các phần tử xấu chú ý lợi dụng hoạt động phạm pháp hoặc có những phƣơng tiện, vật phẩm có tính năng đặc biệt có thể gây nguy hiểm, tai nạn cho xã hội nếu việc quản lý, sử dụng, bảo quản không đúng quy cách. Vì vậy, cơ quan chức năng cần phải tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý, phát hiện những hành vi vi phạm và tiến hành xử lý đối với các hành vi vi phạm đó đảm bảo cho các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự hoạt động đúng pháp luật. Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một hoạt động của cơ quan quản lý
  • 7. 2 nhà nƣớc về an ninh, trật tự góp phần phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực an ninh, trật tự (ANTT). Trong những năm qua, mặc dù các cơ quan có thẩm quyền đã tích cực tiến hành các hoạt động quản lý, xử phạt vi phạm trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣng quá trình xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) còn bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót, bất cập cần đƣợc nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, đến thời điểm hiện nay chƣa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chỉ dừng lại ở những bài viết, những đánh giá, báo cáo tổng kết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xử phạtvi phạm hànhchính trong quản lý ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT dƣới nhiều góc độ khác nhau nhƣ: - Dƣới góc độ quản lý của lực lƣợng Công an nhân dân cũng có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: + Đề tài cấp Bộ (Bộ Công an) của PGS.TS Trần Hải Âu: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng chống vi phạm pháp luật lợi dụng kinh doanh dịch vụ vũ trường, karaoke, massage", Học viện CSND năm 2004. Đề tài đã góp phần hoàn thiện lý luận về công tác phòng, chống vi phạm phạp luật lợi dụng các cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trƣờng, karaoke, massage, khảo sát thực trạng công tác phòng, chống vi phạm pháp luật lợi dụng kinh doanh dịch vụ vũ
  • 8. 3 trƣờng, karaoke, massage, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này. Mặc dù có một số điểm tƣơng đồng với luận văn, tuy nhiên phạm vi khảo sát của đề tài là năm 2003 trở về trƣớc và đề tài thực hiện chủ yếu dƣới góc độ phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật, phạm vi nghiên cứu cũng chỉ giới hạn trong 3 loại ngành nghề là vũ trƣờng, karaoke, massage, còn nhiều ngành nghề khác chƣa đƣợc đề cập đến. + Đề tài sinh viên dự thi nghiên cứu khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2005 “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, massage trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài khảo sát về tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các các cơ sở kinh doanh vũ trƣờng, karaoke, massage trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đƣa ra một số phải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngoài ra mục đích của đề tài nhằm đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tệ nạn sử dụng thuốc lắc trong các cơ sở kinh doanh vũ trƣờng, karaoke, massage trên địa bàn thành phố Hà Nội nên có sự khác biệt với luận văn. - Dƣới góc độ hoạt động xử phạt vi phạm hành chính cũng có nhiều đề tài đã nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: + Luận văn thạc sĩ luật củaAn Quốc Hùng: “Xửphạtviphạm hànhchính trong lĩnh vựcHảiquan” Đạihọc Quốc gia Hà Nộinăm 2012. Đề tàiluận văn đi sâu vào làm rõ các quy định của xử phạt vi hành hành chính trong lĩnh vực Hải quan, nhƣ vậy chỉ tƣơng đồng về hoạt động xử phạt VPHC, không tƣơng đồng trong lĩnh vực ANTT mà cụ thể ở đây là xử phạt viphạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. + Đề tài khoa học cấp cơ sở của thạc sĩ Đặng Văn Hải: “Cơ sở lý luận và thực tiễn quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức,
  • 9. 4 cá nhân có hành vi vi phạm Luật kiểm toán nhà nước” Vụ Pháp chế, Tổng kiểm toán Nhà nƣớc năm 2010. Đề tài đi sâu vào làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn xử phạt VPHC trong lĩnh vực vi phạm pháp luật về kiểm toán, không tƣơng đồng về lĩnh vực với đề tài tác giả lựa chọn nghiên cứu. Ngoài ra, liên quan đến đề tài này, đã có một số bài viết, nghiên cứu trao đổi đăng trên các tạp chí khoa học nhƣ: Bài viết trên tạp chí An ninh và xã hội tháng 5 năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Thảo - T38: “Thành phố Hà Nội: Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ”; "Khó khăn, vướng mắc từ việc thực hiện quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính" của Thạc sĩ Nguyễn Vinh Thúy, Cục C64 (đăng Tạp chí An ninh xã hội số 6/2015); " Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và kiến nghị đề xuất" của Trung tá, Thạc sĩ Nguyễn Đức Huy, Phó Trƣởng phòng/Cục C64 (đăng Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2/2017)... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chƣa có công trình nào đề cập, nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống để đánh giá toàn diện, tìm ra những hạn chế, thiếu sót và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự” là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và không trùng lặp với các công trình, đề tài nghiên cứu đã từng công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn xử phạt vi phạm hành hính trong quản quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt đi sâu đánh giá làm rõ thực trạng tiến hành, kết quả đã đạt đƣợc cũng
  • 10. 5 nhƣ những hạn chế, thiếu sót trong xử phạt vi phạm hành hính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó. Từ đó đƣa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2016. - Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016, tìm ra những điểm còn hạn chế, thiếu sót để có biện pháp khắc phục. - Dự báo tình hình xử phạt viphạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam trong thờigian tới, đề xuất một số giảipháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn của xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam hiện nay theo chức năng của Công an nhân dân.
  • 11. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn toàn quốc theo thẩm quyền của Công an nhân dân. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và ngành Công an về hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và công tác xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nói riêng. 5.2.Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, luận văn đƣợc tiến hành dựa trên một số phƣơng pháp cụ thể sau: - Phƣơng pháp phân tích và tổng kết: Hệ thống các văn bản hƣớng dẫn, các tài liệu tham khảo, giáo trình, sách, công trình nghiên cứu, bài viết đã đƣợc công bố liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016, kết quả đã đạt đƣợc, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân, những yếu tố tác động và phân tích đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. - Phƣơng pháp thống kê về các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; tình hình tội phạm, VPPL có liên quan đến ngành, nghề này, cũng nhƣ việc chấp hành các quy định của pháp
  • 12. 7 luật trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay. - Phƣơng pháp chuyên gia qua gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn công tác tại Công an các đơn vị, địa phƣơng hiện đang công tác trong lĩnh vực quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của lực lƣợng Công an nhân dân, phục vụ có hiệu quả cho công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội. - Vềthựctiễn:Các giảipháp củaluận văn giúp cho Côngancác đơnvị, địa phƣơng vận dụng vào thực tiễn công tác, góp phần nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự ở Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Chƣơng 2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016. Chƣơng 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trong thời gian tới.
  • 13. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƢ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ 1.1. Nhậnthức về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự 1.1.1. Khái niệm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự (trƣớc đây gọi là nghề đặc doanh, nghề kinh doanh đặc biệt) cũng là một trong các loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do nhà nƣớc quy định. Theo từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam năm 2005: Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề kinh doanh mà trong quá trình hoạt động có liên quan nhiều đến an ninh trật tự; bọn tội phạm và các phần tử xấu dễ có điều kiện lợi dụng hoạt động phạm pháp. Những ngành, nghề này khi hoạt động kinh doanh phải đƣợc cơ quan Công an cấp giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hoặc phải ký cam kết thực hiện các quy định về an ninh trật tự. [02, tr.205] Tuy nhiên, khái niệm về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự nhƣ trên vẫn chƣa thật đầy đủ, chặt chẽ về mặt logic, vì tuy đã chỉ ra đƣợc nội hàm: “là những ngành nghề mà trong quá trình kinh doanh có liên quan nhiều đến an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội”, yếu tố “điều kiện về an ninh trật tự” đã đƣợc nêu ra nhƣng chỉ dừng ở mức độ cấp phép và cam kết hoạt động. Điều 1 của Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định mới chỉ dừng lại ở việc quy định các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Việc quy định nhƣ
  • 14. 9 vậy mới chỉ mang tính chất liệt kê các loại ngành, nghề; Điều 3 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định 23 ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung yếu tố điều kiện về an ninh, trật tự trong khái niệm để việc hiểu đƣợc đầy đủ và chính xác hơn, kể cả đặc trƣng liên quan nhiều đến an ninh trật tự, cũng nhƣ tính chất phải chấp hành những điều kiện riêng về an ninh trật tự. Do đó, phải chịu sự quản lý của cơ quan nhà nƣớc, trong đó lực lƣợng Công an nhân dân là nòng cốt. Ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc hiểu nhƣ sau: “Nghành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là những ngành, nghề mà trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh có liên quan nhiều đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cần phải đảm bảo và tuân thủ những điều kiện riêng về an ninh, trật tự do pháp luậtquyđịnh và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nươc, trong đó Công an nhân dân là nòng cốt”. 1.1.2. Khái niệm quản lýngành, nghềđầu tư kinhdoanh có điều kiện về an ninh, trật tự Công tác quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc ta. Nó có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự cũng nhƣ trong công tác phòng ngừa tội phạm. Công tác này do nhiều lực lƣợng, cơ quan khác nhau cùng tiến hành, trong đó lực lƣợng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt. [21, tr. 04] Các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thuộc nhiều lĩnh vực, do nhiều cơ quan, lực lƣợng khác nhau quản lý nhƣ: Ủy ban nhân dân, thuế, quản lý thị trƣờng, văn hóa thông tin, y tế…. Tuy nhiên, do có liên quan nhiều đến an ninh, trật tự nên theo quy định Công an nhân dân
  • 15. 10 cũng cần tham gia quản lý chặt chẽ những ngành nghề này nhằm ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Tiến hành hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không chỉ có vai trò to lớn trong hoạt động quản lý xã hội nói chung, góp phần tạo môi trƣờng lành mạnh, ổn định cho các cơ sở hoạt động sản xuất, đầu tƣ kinh doanh, phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của xã hội mà còn có một vai trò, tác dụng rất lớn trong phòng ngừa tội phạm cũng nhƣ những VPPL khác có thể xảy ra ở các cơ sở này. Bởi vì đây là những ngành, nghề có liên quan nhiều đến ANTT, trong cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự thƣờng có những điều kiện, phƣơng tiện nhất định mà bọn tội phạm và các phần tử xấu có thể lợi dụng để hoạt động phạm tội, VPPL nên thông qua công tác quản lý góp phần đảm bảo cho việc đầu tƣ kinh doanh của các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng quy định của pháp luật, lành mạnh, hợp pháp. Hạn chế và loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện mà bọn tội phạm và các phần tử xấu có thể lợi dụng; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân trong hoạt động đầu tƣ kinh doanh, tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế; góp phần bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Do đó, công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trậttự đƣợc hiểu nhƣ sau: Công tácquản lýngành,nghềđầutưkinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là quá trình các cơ quan quảnlý nhà nước dựa vào các quy định của pháp luậtđể tiến hành đăngký, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động của ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhằm đảm bảohoạt động đầu tư kinh doanh đúng pháp luật, góp phần phòng ngừa, pháthiện và xử lý mọi hành vi lợi dụng hoạt
  • 16. 11 động đầu tư kinh doanh có điều kiện gâynguyhại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Côngan nhân dân đƣợc hiểu nhƣ sau: Công tácquản lýngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân là quá trình lực lượng Công an nhân dân dựa vào các quyđịnh của pháp luậtđể tiến hành đăng ký, thanh tra, kiểm tra, pháthiện và xử lý vi phạm trong hoạt động của ngành, nghềđầu tưkinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhằm đảm bảohoạt động đầu tư kinh doanh đúng phápluật, góp phần phòng ngừa, pháthiện và xử lý mọi hành vi lợi dụng hoạtđộng đầu tư kinh doanh có điều kiện gây nguy hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. 1.1.3. Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định có các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu; sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ 98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ, sửa chữa súng săn; sản xuất pháo hoa; cho thuê lƣu trú; cho tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng; hoạt động in; dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; vũ trƣờng; xoa bóp (massage, tẩm quất); trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài; kinh doanh casino; dịch vụ đòi nợ”. Căn cứ Điều 3 của Thông tƣ 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 của Bộ Trƣởng Bộ Công an quy định có 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu; sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ 98,5% trở lên); hoạt động sản xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lƣợng cao (từ
  • 17. 12 98,5% trở lên); sản xuất, kinh doanh, sửachữacôngcụhỗ trợ;sản xuất pháo hoa; cho thuê lƣu trú; cho tổ chức, cá nhân ngƣờinƣớc ngoàithuê nhà để ở hoặc làm văn phòng; hoạt động in; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh karaoke; kinh doanhvũtrƣờng;kinh doanhdịchvụxoa bóp (massage,tẩmquất;kinh doanhtrò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài; kinh doanh Casino; kinh doanhdịchvụ đòinợ; kinh doanhkhí dầu mỏ hóa lỏng LPG (gas); sản xuất, kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên; sửa chữa súng săn” Theo điều 3 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 72/2009/NĐ-CP) quy định có 23 ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: “Sản xuất con dấu; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh doanh trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣờinƣớc ngoài; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh casino; kinh doanh dịch vụ đặt cƣợc; kinh doanh khí; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh dịch vụ in; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trƣờng;kinh doanh dịch vụ lƣu trú; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lƣợng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phƣơng tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an - linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tƣ và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng” 1.1.4. Đặc trưng của quản lýngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Công tác quản lý ngành, nghề kinh đầu tƣ doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Công an nhân dân là một công tác đặc thù để quản lý chặt chẽ đối
  • 18. 13 với các cơ sở kinh doanh trong địa bàn phụ trách, Công an nhân dân phải tiến hành các biện pháp công tác nghiệp vụ công khai và bí mật. Tuy nhiên, các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự rất đa dạng, phức tạp, do vậy công tác quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có những điểm đặc trƣng riêng nhƣ sau: - Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một trong các nội dung của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, có các dấu hiệu đặc trƣng và đặc điểm, tính chất cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là một nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Vì vậy, quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là hoạt động có các đặc điểm cơ bản của công tác quản lý hành chính nhà nƣớc. Quá trình quản lý đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc tiến hành theo quy định của pháp luật và có sự phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các văn bản, tài liệu giấy tờ có liên quan trong quá trình quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải đƣợc gìn giữ, lƣu trữ ngắn hạn, dài hạn theo đúng quy định, đây cũng là đặc trƣng cơ bản của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải mang tính liên tục, ổn định tránh làm theo lối phong trào, chiến dịch. Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ: Sự phân công, phân cấp từ trung ƣơng đến cơ sở trong mọi hoạt động quản lý, cấp dƣới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị và chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra của cấp trên, mỗi cấp có phạm vi quản lý khác nhau.
  • 19. 14 Hoạt động quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải phục vụ lợi ích chung, lợi ích công và lợi ích của công dân, không theo đuổi mục tiêu cá nhân, tƣ lợi; phục vụ con ngƣời, tôn trọng quyền lợi hợp pháp của công dân, cá nhân, tổ chức kinh doanh, các chủ thể tiến hành không độc đoán cửa quyền, các thể chế, thủ tục, quy tắc phải đơn giản, tiện ích. [21, tr. 15] - Phạm vi, nộidung, phƣơng pháp quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thƣờng thay đổi trƣớc những biến động về kinh tế, xã hộivà yêu cầu nghiệp vụ của Công an nhân dân trong từng giai đoạn. Nhà nƣớc ta căn cứvào tình hình, đặc điểm của đất nƣớc, tình hình hoạt động của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh trong từng thờigian; tình hình đặc điểm và hoạt động của tội phạm, phần tử xấu thƣờng lợi dụng các nghề đầu tƣ kinh doanh để hoạt động phạm pháp; căn cứ vào yêu cầu chính trị, nghiệp vụ của lực lƣợng Công an trong các thời kỳ để xác định số lƣợng ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự cần phải quản lý. Mỗi thời kỳ khác nhau, phạm vi, đối tƣợng, nội dung các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có sự điều chỉnh phù hợp. Ví dụ nhƣ: Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì các ngành, nghề có điều kiện chia làm 2 nhóm với 9 loại ngành, nghề; Năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định các điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh. Theo đó, Bộ Công an quản lý chặt chẽ 18 loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Tuy nhiên, đến năm 2014 cơ quan Công an đã loại 02 nghề ra khỏi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • 20. 15 Hiện nay, để phù hợp yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới, Chính phủ đã tiến hành ban hành Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện (Nghị định quy định có 23 ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự). - Quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vừa phải tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nƣớc vừa phải chấp hành các quy định riêng của ngành Công an. Là một trong các nội dung quan trọng của quản lý hành chính về an ninh, trật tự, trong quá trình tiến hành quản lý các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải dựa vào pháp luật, tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật của nhà nƣớc nhƣ: Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Đầu tƣ năm 2014; Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp và một số văn bản quy định về lĩnh vực chuyên môn của từng ngành, nghề. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật chung đối với bất cứ ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh nào đƣợc nhà nƣớc cho phép hoạt động đều phải chấp hành. Tuy nhiên, để đảm bảo các yêu cầu về an ninh, trật tự, các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trƣớc khi đi vào hoạt động thì cần phải đƣợc ngành Công an cho phép theo những văn bản pháp luật riêng về an ninh, trật tự. 1.1.5. Các điều kiện về an ninh, trật tự 1.1.5.1. Điều kiện chung về ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Theo Điều7, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày01/7/2016của Chínhphủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề nhƣ sau:
  • 21. 16 - Đƣợc đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Các điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng cho ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây: + Đốivới ngƣời Việt Nam: Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nƣớc ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chƣa đƣợc xóa án tích; đang trong thời gian đƣợc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cƣ trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án. Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang đƣợc tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đƣavào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhƣng chƣa đủ thờihạn đểđƣợc coi là chƣa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; + Đối với ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài mang hộ chiếu nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài:Chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cƣ trú. - Các điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng đốivớicác ngành, nghề cụ thể: + Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phảiđáp ứng điều kiện sau đây:
  • 22. 17 Ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là ngƣời có hộ khẩu thƣờng trú ít nhất 05 năm tại xã, phƣờng, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trƣớc thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống ngƣời thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thƣơng tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản. + Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện sau đây: Ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải là ngƣời có hộ khẩu thƣờng trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trƣớc thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống ngƣời thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thƣơng tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục ngƣời khác. + Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phảiđáp ứng các điều kiện sau đây: * Là doanh nghiệp. * Ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trƣớc đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng
  • 23. 18 nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này). * Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nƣớc ngoài: Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đƣợc liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nƣớc ngoài trong trƣờng hợp cần đầu tƣ máy móc, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ đƣợc thực hiện dƣới hình thức cơ sở kinh doanh nƣớc ngoài góp vốn mua máy móc, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. * Cơ sở kinh doanh nƣớc ngoài đầu tƣ góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam: Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm; Ngƣời đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nƣớc ngoài là ngƣời chƣa bị cơ quan pháp luật của nƣớc ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên. 1.1.5.2. Điều kiện về cơ sở ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện - Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh + Đƣợc đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. + Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. - Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng cho một số ngành nghề cụ thể: + Ngành, nghề phải có điều kiện về phƣơng án bảo đảm an ninh, trật tự
  • 24. 19 * Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phƣơng án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm: Kinh doanh công cụ hỗ trợ; Kinh doanh các loại pháo; Kinh doanh súng bắn sơn; Kinh doanh trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài; Kinh doanh casino; Kinh doanh dịch vụ đặt cƣợc; Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; Kinh doanh tiền chất thuốc nổ; Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; Kinh doanh dịch vụ nổ mìn; Kinh doanh dịch vụ vũ trƣờng; Kinh doanh dịch vụ lƣu trú (đốivới cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp); Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ. * Phƣơng án bảo đảm an ninh, trật tự gồm các nội dung cơ bản sau đây: Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cƣờng để bảo đảm an ninh, trật tự; Biện pháp thực hiện; Lực lƣợng phục vụ thƣờng xuyên; Phƣơng tiện phục vụ; Biện pháp tổ chức, chỉ đạo; Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phƣơng mà cơ sở kinh doanh hoạt động; Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lƣợng, phƣơng tiện; biện pháp xử lý.
  • 25. 20 + Điều kiện để đƣợc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ * Chỉ các cơ sở sau đây mới đƣợc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ: Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016; Trung tâm dạy nghề của các trƣờng Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dƣỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 nếu có nhu cầu hoạt động kinh doanh đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. * Cơ sở đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 phải cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 tài liệu chứng minh về chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo giáo trình, chƣơng trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Nội dung giáo trình theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016. * Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Có phòng học và có địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ; Có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ; có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; Có số lƣợng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;
  • 26. 21 Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (trừ môn võ thuật); Có giáo trình và chƣơng trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo trình đào tạo gồm các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo vệ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; công tác phòng cháy và chữa cháy; công tác sơ, cấp cứu ngƣời bị nạn; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; một số động tác võ thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tƣợng; một số nội dung khác theo yêu cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ ít nhất là 30 ngày. * Các cơ sở chỉ đƣợc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chƣơng trình đào tạo. Sau khóa đào tạo phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016) cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch. + Điều kiện hoạt động kinh doanh áp dụng đối với một số ngành, nghề Ngoài các điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016, cơ sở kinh doanh dƣới đây phải đáp ứng các điều kiện sau: * Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an mới đƣợc sản xuất con dấu có hình Quốc huy nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình Công an hiệu; chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới đƣợc sản xuất con dấu có hình Quân hiệu, trừ các cơ sở kinh doanh đã hoạt động trƣớc ngày Nghị định này có hiệu lực.
  • 27. 22 * Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới đƣợc kinh doanh: Súng bắn sơn (không bao gồm cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn); quân trang, quân dụng cho lực lƣợng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phƣơng tiện chuyên dùng cho quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tƣ và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng. * Chỉ cơ sở kinh doanh ngoài Quân đội, Công an đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Quân đội hoặc Công an theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản chấp thuận hoặc có hợp đồng theo quy định của pháp luật mới đƣợc kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lƣợng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phƣơng tiện chuyên dùng cho quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tƣ và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng. * Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an mới đƣợc kinh doanh thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động. * Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới đƣợc kinh doanh các loại pháo. 1.1.6. Nhiệm vụ quản lýngành, nghềđầu tư kinhdoanh có điều kiện về an ninh, trật tự 1.1.6.1. Nhiệm vụ quản lýngành, nghềđầutưkinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an Bộ Công an chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự trong phạm vi toàn quốc đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 để phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  • 28. 23 - Hƣớng dẫn và tập huấn công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này, trừ cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ. - Ban hành hệ thống biểu mẫu phục vụ công tác quản lý về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016. - Hƣớng dẫn thống nhất mẫu quần, áo, giầy, mũ, cầu vai, phù hiệu ve áo, phù hiệu gắn trên mũ, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ. - Hƣớng dẫn thống nhất việc thẩm định hồ sơ trƣớc khi cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện chế độ hậu kiểm đối với ngƣời chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự và các điều kiện thực tế tại cơ sở kinh doanh; việc sát hạch, cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo nguyên tắc chỉ cấp một loại Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho tất cả các nội dung quy định trong giáo trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng những ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện tội phạm và thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và hƣớng dẫn cơ sở kinh doanh xây dựng phƣơng án bảo đảm an ninh, trật tự. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 theo thẩm quyền.
  • 29. 24 - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý và thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự cho tổ chức, cá nhân hoạt động ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016. - Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo đảm an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016. - Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. 1.1.6.2. Nhiệm vụ quản lýngành,nghềđầutưkinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của các Bộ, ngành khác - Trách nhiệm của Bộ Tài chính + Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định mức thu, việc quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ. + Phối hợp với Bộ Công an dự toán, quyết toán kinh phí để duy trì hoạt động hệ thống Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an theo quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. - Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc ngành, lĩnh vực đƣợc phân công tổ chức thực hiện Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016.
  • 30. 25 + Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành có liên quan đến ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự do bộ, ngành mình quản lý. + Phối hợp với Bộ Công an thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh có liên quan đến bộ, ngành minh theo thẩm quyền. + Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. 1.1.6.3. Nhiệm vụ quản lýngành, nghềđầutưkinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của UBND các cấp Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng Chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phƣơng thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Quản lý nhà nƣớc đối với các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo thẩm quyền. - Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động của các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự tại địa phƣơng. - Kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. 1.1.6.4. Thanh tra, kiểm tra - Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phƣơng thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất.
  • 31. 26 Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ đƣợc thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanhcó viphạmhoặc có dấuhiệu vi phạmpháp luật liên quanđến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quanđếnanninh, trật tựtrongcơ sở kinh doanh; phụcvụtăngcƣờngcôngtác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. - Nội dung kiểm tra, thanh tra: + Kiểm tra, thanh tra các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý; nội dung kinh doanh ghi trong Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động; + Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; + Kiểm tra ngƣời và phƣơng tiện, sản phẩm kinh doanh, dịch vụ liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật; Kết thúc kiểm tra, thanh tra phải lập biên bản (theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công an) ghi rõ kết quả và tồn tại hoặc vi phạm (nếu có). - Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra: + Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất; + Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ đƣợc tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu
  • 32. 27 có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó; + Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cƣờng bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải đƣợc thủ trƣởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên. + Các hành vi vi phạm đƣợc phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra phải đƣợc xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. 1.2. Lý luận về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiệnvề anninh, trật tự 1.2.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghềđầu tưkinhdoanhcó điều kiện vềan ninh, trậttự 1.2.1.1. Kháiniệm vi phạm hànhchính trong quản lýngành, nghềđầutư kinh doanh cóđiều kiện về an ninh, trậttự Theo khoản 1 Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm hànhchính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quyđịnh của pháp luậtvề quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Nhƣ vậy, VPHC có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây: Thứ nhất, VPHC là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chƣa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt VPHC. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm. Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã đƣợc thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ
  • 33. 28 tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” (material) của vi phạm. Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu hiệu xác định “chủ thể” của vi phạm. Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là ngƣời vi phạm nhận thức đƣợc vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu ngƣời vi phạm nhận thức đƣợc tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trƣớc hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức đƣợc hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trƣờng hợp ngƣời vi phạm thấy trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi nhƣng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn đƣợc hậu quả hoặc không thấy trƣớc hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trƣớc và có thể thấy trƣớc đƣợc hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm. Với những phân tích trên thì VPHC trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mang đầy đủ các dấu hiệu của VPHC và có thể định nghĩa khái niệm VPHC trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: Vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quyđịnh của pháp luật trong quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính 1.2.1.2. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Bản chất của hoạt động xử lý VPHC là áp dụng một số loại biện pháp cƣỡng chế hành chínhdo pháp luật quy định. Cƣỡng chế hành chính đƣợc xác định là biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc do cơ quan hoặc ngƣời có thẩm quyền
  • 34. 29 quyết định áp dụng theo thủ tục hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân nhất định với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa hoặc thực hiện công vụ vì lí do an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia. Xử lý VPHC gồm xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, có thể hiểu chung là việc áp dụng các biện phápchế tài mang tính cƣỡng chế hành chính của nhà nƣớc đối với chủ thể có hành vi VPHC. Theo luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tại khoản 2 Điều 2 quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắcphụchậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. Trên cơ sở khái niệm vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và khái niệm xử phạt VPHC, có thể định nghĩa khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hànhchính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 1.2.2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Theo khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Cảnh cáo;
  • 35. 30 Phạt tiền; Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính); Trục xuất. Trong các hình thức xử phạt trên, thì phạt tiền và cảnh cáo là hình thức xử phạt chính, các hình thức xử phạt khác có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Theo Điều 3 của Nghị định 167/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì: - Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền. - Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • 36. 31 + Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính. + Biện pháp khắc phục hậu quả + Trục xuất (có thể là hình phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung) Nhƣ vậy, có thể xác định đƣợc hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là: Cảnh cáo; phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác. 1.2.3. Nguyên tắc xử phạtvi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Là một nội dung của quản lý hành chính nhà nƣớc nên xử phạt vi phạm hành chính cũng mang đầy đủ các yếu tố của nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định của khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Mọi VPHC trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải đƣợc phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải đƣợc khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi pháp luật để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính. Khắc phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phòng ngừa và chống VPHC, giáo dục ngƣời dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc sống cộng đồng. - Việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc tiến hành nhanh chóng, công khai, kháchquan, đúng thẩm quyền, bảo đảmcôngbằng, đúng quy định của pháp luật.
  • 37. 32 Khi phát hiện hành vi vi phạm, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật. - Việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tƣợng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Nguyên tắc này đòi hỏi ngƣời có thẩm quyền xử phạt trƣớc khi ra quyết định xử phạt phải làm rõ, phân tích mức độ cũng nhƣ tính chất, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với từng hành vi VPHC cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều ngƣời gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi ngƣời tham gia thực hiện hành vi VPHC đó để từ đó có thể đƣa ra các biện pháp xử phạt hợp lý cho từng ngƣời. Và tất cả các tình tiết đó đều phải đƣợc ghi trong biên bản xử phạt. - Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tựchỉ bị xử phạt một lần. Nhiều ngƣời cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngƣời vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó. Một hành vi bị coi là VPHC khi hành vi đó đã đƣợc pháp luật hành chính quy định, nếu pháp luật chƣa quy định thì không có VPHC xảy ra và đƣơng nhiên không thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi đó đƣợc. Nếu một hành vi VPHC đã bị một ngƣời có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt VPHC thì không đƣợc lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt VPHC lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Đối với trƣờng hợp một ngƣời thực hiện nhiều hành vi VPHC thì ngƣời đó sẽ bị xử phạt VPHC về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung.
  • 38. 33 Trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng thực hiện một VPHC thì mỗi ngƣời đều bị xử phạt VPHC. Vì VPHC đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi phạm của mỗi ngƣời. - Ngƣời có thẩm quyền xử phạt VPHC có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC có quyền tự mình hoặc thông qua ngƣời đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC. Khi phát hiện có hành vi VPHC, ngƣời có thẩm quyền cần phải làm rõ, chứng minh cho ngƣời VPHC thấy đƣợc lỗi của mình, đƣợc quy định trong pháp luật. Ngƣời bị xử phạt VPHC có thể chứng minh mình không có lỗi thông qua ngƣời đại diện. Đây là điều kiện cần thiết và đảm bảo đảm quyền lợi cho ngƣời bị xử phạt VPHC. - Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng đối với trƣờng hợp một tổ chức VPHC. Mức phạt tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là một điều phù hợp. 1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hànhchính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 167/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòngcháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT bao gồm:. 1.2.4.1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân Thẩm quyềnxử phạt vi phạm hành chínhcủaCông an nhân dân đƣợc quy định tại Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ
  • 39. 34 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòngchốngtệ nạn xã hội; phòng cháyvà chữacháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể: + Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. + Trạm trƣởng, Đội trƣởng, Thủy đội trƣởng Cảnh sát đƣờng thủy của ngƣời đƣợc quy định tại Khoản 1 Điều 66 có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. + Trƣởng Công an cấp xã, Trƣởng đồn Công an, Trạm trƣởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
  • 40. 35 Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 66 Nghịđịnh này; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính. + Trƣởng Công an cấp huyện; Trƣởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sátgiao thông đƣờng bộ -đƣờng sắt, Trƣởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đƣờng thủy, Thủy đoàntrƣởng Cảnh sát đƣờng thủy; Trƣởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trƣởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trƣởng phòng Cảnh sát trật tự, Trƣởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trƣởng phòng Cảnh sát điều tra tộiphạm về trật tự xã hội, Trƣởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trƣởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trƣởng phòng Cảnh sát giao thông đƣờng bộ - đƣờngsắt, TrƣởngphòngCảnh sátđƣờngthủy, Trƣởng phòngCảnh sát bảo vệ và cơ động, Trƣởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp, Trƣởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trƣờng, Trƣởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trƣởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trƣởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trƣởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trƣởng phòng An ninh kinh tế, Trƣởng phòng An ninh tàichính, tiền tệ, đầu tƣ; Trƣởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trƣởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đạiđội trở lên, có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
  • 41. 36 Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 66 Nghịđịnh này; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, k khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 3 Nghị định này. + Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản 5 Điều 66 Nghị định này; Giám đốc Côngancấptỉnhquyếtđịnháp dụnghìnhthức xửphạttrục xuất; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i, k khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 3 Nghị định này. + Cục trƣởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trƣởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Cục trƣởng Cục An ninh thông tin, truyền thông, Cục trƣởng Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tƣ, Cục trƣởng Cục An ninh nông
  • 42. 37 nghiệp, nông thôn, Cục trƣởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trƣởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cƣ trú và dữ liệu quốc gia về dân cƣ, Cục trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trƣởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trƣởng Cục Cảnh sát giao thông đƣờng bộ - đƣờng sắt, Cục trƣởng Cục Cảnh sát đƣờng thủy, Cục trƣởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trƣởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trƣởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tƣ pháp, Cục trƣởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trƣờng, Cục trƣởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i, k khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 3 Nghị định này. + Cục trƣởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 66 Nghị định này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
  • 43. 38 Theo đó, thẩm quyền xử phạt VPHC của CAND trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT đƣợc áp dụng theo thẩm quyền xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 1.2.4.2. Thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Thẩm quyền xử phạt VPHC của Chủ tịch UBND các cấp đƣợc quy định tại Điều 67 Nghị định số 167/2013/NĐ - CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể: + Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức xử phạt tiền đƣợc quy định tại điểm b khoản này; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính. + Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và
  • 44. 39 lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính có giá trị không vƣợt quá mức tiền phạt đƣợc quy định tại điểm b khoản này; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i, k khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 3 Nghị định này. + Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Theo đó, thẩm quyền xử phạt VPHC của Chủ tịch UBND các cấp trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về ANTT đƣợc áp dụng theo thẩm quyền xử phạt VPHC đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 1.2.5. Những hành vi vi phạm hànhchính trong quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự
  • 45. 40 Theo Điều 11 Nghị định 167 quy định các hành vi vi phạm về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhƣ sau: + Sử dụng ngƣời không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào làm việc trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; + Không xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; + Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; + Không thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. + Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; + Thay đổi ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, ngƣời đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền; + Cho mƣợn, cho thuê, mua, bán giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; + Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhƣng không có các loại giấy tờ đó; + Nhận cầm cố tài sản nhƣng không có hợp đồng theo quy định; + Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của ngƣời khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của ngƣời đó cho ngƣời mang tài sản đi cầm cố; + Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền; + Hoạt động kinh doanh vũ trƣờng, trò chơi điện tử có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài, casino nhƣng không có bảo vệ là nhân viên của công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định; + Bán hoặc cho thiết bị phát tín hiệu của xe đƣợc quyền ƣu tiên cho những đối tƣợng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên của cơ quan có thẩm quyền. Theo Điều 6 Nghị định 96/NĐ-CP/2016 ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngành nghề đầu tƣ, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, gồm:
  • 46. 41 - Hoạt động kinh doanh khi chƣa đƣợc cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. - Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc. - Cho mƣợn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. - Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. - Sử dụng dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tiến hành đòi nợ khi chƣa có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ; chƣa có văn bản thông báo cho Công an xã, phƣờng, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ trƣớc khi thực hiện đòi nợ. - Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan Công an hoặc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn để không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trái với quy định của Nghị định này; cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bao che các hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Do đó, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong những hành vi nêu trên là những hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy, những hành vi nêu trên là những hành vi vi phạm hành chính trong quản lý ngành nghề đầu tƣ, kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. 1.2.6. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự Về trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đƣợc áp dụng theo
  • 47. 42 trình tự xử phạt vi phạm hành chính đƣợc quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (quy định từ điều 55 đến điều 68), Nghị định số 81/2013 NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể nhƣ sau: - Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính Buộc chấm dứt hành vi VPHC đƣợc ngƣời có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi VPHC đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi VPHC. Buộc chấm dứt hành vi VPHC đƣợc thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. - Xử phạt VPHC không lập biên bản + Xử phạt VPHC không lập biên bản đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt VPHC tại chỗ. Trƣờng hợp VPHC đƣợc phát hiện nhờ sử dụng phƣơng tiện, thiết bịkỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. + Quyết định xử phạt VPHC tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của ngƣời ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật đƣợc áp dụng. Trƣờng hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. - Lập biên bản vi phạm hành chính + Khi phát hiện hành vi VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, ngƣời có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trƣờng hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
  • 48. 43 Trƣờng hợp hành vi VPHC đƣợc phát hiện nhờ sử dụng phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản VPHC đƣợc tiến hành ngay khi xác định đƣợc tổ chức, cá nhân vi phạm. VPHC xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì ngƣời chỉ huy tàu bay, thuyền trƣởng, trƣởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga. + Biên bản VPHC phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ ngƣời lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của ngƣời vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn hành vi VPHC và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phƣơng tiện bị tạm giữ; lời khai của ngƣời vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của ngƣời vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trƣờng hợp ngƣời vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai ngƣời chứng kiến. + Biên bản VPHC phải đƣợc lập thành ít nhất 02 bản, phải đƣợc ngƣời lập biên bản và ngƣời vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trƣờng hợp ngƣời vi phạm không ký đƣợc thì điểm chỉ; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trƣờng hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những ngƣời có liên quan theo quy định phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu ngƣời vi phạm, đại diện tổ chức vi