SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA QUẢN TRỊ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
THÁNG 1/2022
LỜI NÓI ĐẦU
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) trường Đại Học Đông Á
nói chung đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt em rất cảm ơn
thầy Bùi Văn Viễn là người hướng dẫn góp ý để em hoàn thành bài báo cáo thực
tập này.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán
bộ công nhân viên của công ty đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành tốt bài báo cáo này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở
phòng kế toán đã tận tình chỉ dạy giúp em tìm hiểu thực tế về công tác marketing
tại công ty cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Qua thời gian học tập tại trường cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại công
ty em đã từng bước trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân để làm
việc vững vàng hơn trong chuyên môn nghề nghiệp sau này.
Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc thầy (cô)
dồi dào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc quý công ty ngày
càng phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh.
NHẬN XÉT
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tại công ty: TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại xuất nhập khẩu thép Việt
Trung
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài
1.2. Lĩnh vực, đối tượng và phạm vi của đề tài
1.3. Các kiến thức, lý luận có liên quan
1.4. Các phương pháp nghiên cứu tiếp cận có liên quan
1.5. Các kết quả đã thực hiện được
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP
- 1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
- 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Khái niệm hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn
bộ quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng
hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó
đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các
nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Những thông tin
có giá trị và thích hợp cần thiết này thường không có sẵn trong các báo cáo tài
chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có được những thông tin
này phải thông qua quá trình phân tích.
- Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung
kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học. Nhằm thấy
được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề
ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả.
- 1.1.2. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng
đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng và
được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Để tiến phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp và kết hợp với các báo cáo quản trị khác.
- 1.2. Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Có rất nhiều phương pháp dùng trong phân tích, nhưng ở đây chỉ giới
thiệu một phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích các hoạt
động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có
tính so sánh để được xem xét, đánh giá rút ra kết kuận về hiện tượng quá trình
kinh tế.
Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so sánh,
tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so
sánh có thể là:
Tài liệu năm trước, kỳ trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ
tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình
hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
Điều kiện so sánh được
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử
dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa
các chỉ tiêu cần được quan tâm như:
- Thứ nhất, phải thống nhất về nội dung phản ánh.
- Thứ hai, phải thống nhất về phương pháp tính toán.
- Thứ ba, số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một
khoảng thời gian tương ứng.
- Thứ tư, các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
Kỹ thuật so sánh
Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng kỹ thuật so
sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh là biểu hiện khối
lượng quy mô của các hiện tương kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu,
mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Quá trình phân tích kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực
hiện theo các hình thức:
- So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan
hệ tương
quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ báo cáo tài chính, hay con gọi là phân tích
theo chiều dọc.
- So sánh theo chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ
và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên BCTC, hay con gọi là phân tích theo
chiều ngang.
- 1.3. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh là việc phân tích dựa vào các chỉ tiêu trên báo
cáo KQHĐSXKD.
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhu tình hình thực hiện nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán. Thông qua các chỉ tiêu
trên BC KQHĐKD chúng ta có thể kiểm tra phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư
hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả
kinh doanh sau một kỳ kế toán. Thông qua báo cáo KQHĐKD để đánh giá xu
hướng phát triển của doanh nghiệp trong các kỳ sau.
- 1.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
- a. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
Tỷ số này cho biết trong tổng số doanh thu thu được, giá vốn hàng bán
chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ
việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
- b. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp
phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng
tỏ công tác bán hàng có hiệu quả và ngược lại.
c. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
Chi phí quản lý
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp
phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí quản lý
doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ công tác tác quản lý càng
Tỷ lệ giá vốn hàng
bán/ Doanh thu
=
Tỷ lệ chi phí hàng
bán/ Doanh thu =
Tỷ lệ chi phí quản
lý/Doanh thu =
hiệu quả và ngược lại. Ngoài các chi tiêu thể hiện ngay trong báo cáo KQHĐKD
như: Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau
thuế. Để thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu, chúng
ta cần kết hợp phân tích các chỉ tiêu sau:
- 1.3.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tạo ra lợi nhuận
- a. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:
Lợi nhuận gộp
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết cứ
100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng là lợi nhuận gộp.
Chỉ số này càng cao càng tốt. Chứng tỏ lợi nhuận tạo ra từ doanh thu là cao.
Ngược lại chỉ số này nhỏ chứng tỏ việc kinh doanh của công ty gặp khó khăn,
doanh thu tăng nhưng lợi nhuận chưa chắc đã tăng
- b. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần:
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phán ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện cứ
100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Chỉ số này càng cao càng tốt và ngược lại
- c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần:
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu
hiện: Cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số
Tỷ lệ lợi nhuận
gộp/Doanh thu thuần
=
Tỷ lệ lợi nhuận
thuần/Doanh thu thuần
=
Tỷ lệ LNST/Doanh thu
thuần
=
này càng cao càng tốt và ngược lại
- 1.3.3. Phân tích nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động
- a. Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh
doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đáp ứng nhu cầu thị trường. Mức độ
tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại hình kinh doanh, thị
trường đầu vào, đầu ra,…Hàng tồn kho là loại tài sản thuộc tài sản lưu động,
nó luôn vận động. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì từng giai đoạn
mà vốn lưu động lưu lại phải được rút ngắn, hàng tồn kho được dự trữ phải hợp
lý. Để giải quyết vấn đề trên, phải nghiên cứu vòng quay hàng tồn kho.
Vòng quay HTK phản ánh mối quan hệ giữa HTK và giá vốn hàng bán trong
một kỳ. Số vòng quay HTK được xác định bằng cách lấy doanh thu hoặc giá vốn
hàng bán chia cho bình quân giá trị HTK. Công thức tính như sau:
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân
Chỉ tiêu vòng quay HTK cho biết bình quân HTK quay được bao nhiêu
vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân
HTK của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. Tỷ số này đo lường tính thanh
khoản của HTK. Nếu mức độ tồn kho quản lý không hiệu quả thì chi phí lưu kho
phát sinh tăng, chi phí này được chuyển sang cho khách hàng làm cho giá bán sẽ
tăng. Nếu tỷ số này quá cao, doanh thu bán hàng sẽ bị mất vì không có hàng để
bán. Nếu tỷ số này quá thấp, chi phí phát sinh liên quan đến HTK sẽ tăng.
- b. Vòng quay khoản phải thu
Giống như hàng tồn kho, khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu
lại trong giai đoạn thanh toán. Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh toán.
Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng
như hiệu quả hoạt động của công ty. Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và
chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày
để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Công thức tính như sau:
360
KPT bình quân
Vòng quay KPT cao cho biết khả năng thu hồi nợ tốt, nhưng cũng cho biết
chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn sẽ làm mất doanh thu và lợi nhuận. Vòng
quay khoản phải thu thấp cho thấy chính sách bán chịu không hiệu quả có nhiều
rủi ro.
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày
cho một khoản phải thu.Vòng quay KPT càng cao thì kỳ thu tiền bình quân
càng thấp và ngược lại.
- c. Vòng quay TSNH
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng TSNH nói chung mà không có sự phân
biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu.
Công thức tính như sau:
TSNH
Doanh thu thuần
Tỷ số này cho biết mỗi đồng TSNH của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.
- d. Vòng quay TSDH
Quá trình kinh doanh suy cho cung là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt
được lợi nhuận tối đa trong điều kiện và phạm vi có thể, doanh nghiệp phải sử
dụng triệt để các loại tài sản trong quá trình kinh doanh để tiết kiệm vốn.
Vòng quay tài sản dài hạn đo lường hiệu quả sử dụng TSDH mà chủ yếu
quan tâm đến TSCĐ.
Công thức tính như sau:
Tài sản dài hạn
Doanh thu thuần
Tỷ số vòng quay TSDH phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH của công ty. Về ý
nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng TSDH của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.
e. Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản mà không phân biệt đó
là TSNH hay TSDH. Công thức được xác định như sau
Tổng tài sản
Doanh thu thuần
Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản công ty tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu.
- 1.3.4. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng
cao doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ
đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có
thề bị sai lầm bởi có thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi
phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng. Vì vậy, sử dụng tỷ số này để đặt lợi nhuận
trong mối quan hệ với doanh thu, với vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào
kinh doanh.
- a. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được thiết kế để đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cho biết bình quân mỗi 100
đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
LNTT
Tài sản bình quân
- b. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH (ROE)
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi
đồng vốn cổ phần. Công thức tính như sau:
LNTT
Vốn chủ sở hữu
ROE cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận dành cho cổ đông.
Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ lợi nhuận được tại ra trên vốn chủ sở
hữu là lớn. Đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả và ngược lại
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH SXDV TM XNK THÉP VIỆT TRUNG
1.1. Giới thiệu công ty______________
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Sản Xuất Dịch
Vụ Thương Mại xuất nhập khẩu thép Việt Trung
Bối cảnh ra đời, lịch sử phát triển và sơ lược tình hình công ty hiện nay:
Công ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại xuất nhập khẩu thép Việt
Trung (Công ty TNHH SX DV TM xuất nhập khẩu thép Việt Trung) được cấp
phép vào ngày 25/1/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/8/2008. Nhưng
lịch sử bắt đầu công ty lại có từ 10 năm trước đó, chính xác là vào giai đoạn 1994-
1997 khi xã hội và nền kinh tế Việt Nam tiến vào giai đoạn phát triển đầu tiên.
Khởi đầu là một hộ kinh doanh cá thể được thành lập bởi giám đốc Phạm Văn
Mạnh (lúc đó là chủ hộ gia đình), Việt Trung hoạt động trong ngành rèn, dập, ép
và cán kim loại; luyện bột kim loại với công việc chính lúc đó là thu gom các phế
liệu kim loại để tiến hành rèn, dập, ép và cán để tái chế cũng như chuyển đổi mục
đích sử dụng, Việt Trung là một trong những hộ kinh doanh đầu tiên đạt các chỉ
tiêu, trình độ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành về lĩnh vực luyện bột kim
loại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng đầu ra sản phẩm cũng như cung
cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất của các đối tác trong và ngoài địa phương lúc
đó. Trải qua giai đoạn hơn 10 năm hoạt động với tư cách pháp nhân là hộ kinh
doanh gia đình, Việt Trung đã từng bước phát triển về nội lực, tăng trưởng doanh
thu đều đặn, dòng tiền tái đầu tư vào doanh nghiệp ở các lĩnh vực như tài sản cố
định hữu hình, vốn chủ sở hữu lên tới hơn 70% mỗi năm cùng với việc nhu cầu
của thị trường về các sản phẩm của công ty lúc đó là rất lớn, cũng như tiềm năng
xuất khẩu sang nước ngoài là những yếu tố phù hợp đến từ môi trường bên trong
cũng như bên ngoài để hộ kinh doanh gia đình chuyển mình thành một doanh
nghiệp. Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và bất động sản năm 2008 tại Việt
Nam, tổng giám đốc Phạm Văn Mạnh vẫn ra quyết định thành lập công ty TNHH
SX DV TM xuất nhập khẩu thép Việt Trung, công ty chính thức đi vào hoạt động
vào 1/8/2008. Sau hơn 10 năm hoạt động với những thành công đã đạt được đã
chứng minh quyết định của tổng giám đốc Phạm Văn Mạnh lúc đó là hoàn toàn
hợp lý và chính xác. Sau khi trở thành một doanh nghiệp, Việt Trung tiếp túc phát
triển và mở rộng quy mô của mình, tính đến nay Việt Trung đang sở hữu:
1. Một nhà máy với diện tích 1600m2 tại Trảng Bàng, Tây Ninh đáp ứng mọi
tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn lao động cũng như cung cấp kịp thời và đầy đủ sản
phẩm cho công ty.
2. Một nhà xưởng kết hợp kho bãi với diện tích 900m2 được xây dựng năm
2012 tại Bình Chánh, TPHCM, đáp ứng nhu cầu lưu trữ, phân phối cũng như
logistic cho điểm nóng kinh tế TPHCM.
3. Văn phòng đại diện có diện tích 120m2 khang trang, tiện nghi, lịch sự đặt
tại Trảng Bàng, Tây Ninh.
4. Đội ngũ nhân viên lành nghề gồm 87 người từ độ tuổi 20 – 55, kết hợp hài
hòa giữa sức trẻ, nhiệt huyết và kinh nghiệm làm việc.
5. Đội ngũ nhân viên bán hàng với thâm niên hoạt động lâu năm trong
ngành.
Với nguồn lực mạnh mẽ cả về vật chất lẫn con người, Việt Trung không còn
gói gọn việc kinh doanh trong khuôn khổ địa phương và các khu vực lân cận, cũng
như chỉ riêng về sản xuất. Giờ đây Việt Trung đã tiến hành cung cấp sản phẩm,
nhận gia công, dập, cán, ép , rèn bán thành phẩm kim loại cho các đơn vị, các công
ty, các liên doanh, các tập đoàn sử dụng các chế phẩm từ thép và kim loại tại các
khu công nghiệp lớn trong bộ phần miền Nam như KCN AMATA, khu công
nghiệp Trảng Bàng, khu công nghiệp Phước Đông, khu công nghiệp Sóng Thần,..
Không chỉ riêng về sản xuất, Việt Trung còn tư vấn các giải pháp về ngành kim
loại cho các hộ, doanh nghiệp sản xuất khác, cũng như là nhà cung cấp, buôn bán
các máy móc trang thiết bị cho các đơn vị này.
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.2.2.1. Chức năng
Chức năng của phòng kinh doanh là tham mưu, giúp cho ban giám đốc các
công việc liên quan đến việc triển khai thực hiện chỉ tiêu doanh số, phát triển thị
trường, quản lý các vấn đề có liên quan đến công tác kinh doanh có sử dụng vốn
của công ty.
1.2.2.2. Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm trình ban Giám đốc phê duyệt để
công ty có kế hoạch chuẩn bị tài chính, nguồn lực va phương án sản xuất phù hợp.
Xây dựng kế hoạch bán hàng tháng, quý, năm.
Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển mạng lưới phân phối, từng bước mở
rộng thị trường trong và ngoài nước.
Lập danh sách khách hàng mục tiêu. Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ
thống khách hàng, hệ thống phân phối.
Tiếp nhận và xử lý đơn đặc hàng cùa khách hàng. Đánh giá sức mua và khả
năng thanh toán của khách hàng trước khi đưa ra quyết định tiếp nhận đơn hàng.
Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại danh thu
cho công ty.
Chăm sóc khách hàng để duy trì và phát triển các hợp đồng dịch vụ đã ký.
Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất,phân phối…nhằm
mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.3.1 Mô hình tổ chức và quản lý
Hình 1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.3.2 Đặc điểm của mô hình
Trưởng phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch kinh doanh, quản lý, điều hành và
giám sát công việc của các nhân viên trong phòng kinh doanh, tìm kiếm và phát
triển mối quan hệ với khách hàng và đối tác tiềm năng.
Phó phòng kinh doanh: cố vấn tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh
và ban giám đốc trong việc xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống hoạt động sản
xuất kinh doanh, giải quyết công việc của phòng khi trưởng phòng đi công tác
Nhân viên kinh doanh: Là yếu tố bên trong củ doanh nghiệp tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng, giải quyết các thắc mắc, láng nghe nhu cầu, phản ứng của họ.
Bên cạnh am hiểu sản phẩm, công việc của nhân viên kinh doanh khá năng động,
đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như nghẹ thuật bán hàng, kỹ năng thăm dò, kỹ năng
đánh giá, tiếp cận khách hàng, kỹ năng phát triển khách mới, trình bày giới thiệu
hàng hóa,xử lý các tình huống cũng như kỹ năng thương thảo, kết thúc thương vụ.
Bộ phận chăm sóc khách hàng: phối hợp với nhân viên kỹ thuật giải
quyết các vấn đè phát sinh sau khi bán hàng, giúp cho khách hàng phối màu sơn
mà họ mong muốn, đồng thời từ các báo cáo về tình hình kinh doanh và ý kiến của
các đại lý do phòng thị trường gửi sang để cùng phòng kỹ thuật đưa ra những biện
pháp kịp thời cho việc chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm.c
1.1.3.3. Mối quan hệ của các bộ phận trong mô hình tổ chức
Bộ máy quản lý của phòng kinh doanh được tổ chức theo mô hình trực tuyến, cấp
dưới nhận mệnh lệnh chỉ thị của cấp trên một cách trực tiếp. Thông tin từ trưởng
phòng kinh doanh được truyền thẳng xuống cho cấp dưới vì thế tránh được tình
trạng chồng chéo thông tin, hoặc là mâu thuẩn lẫn nhau. Thông tin được truyền đi
nhanh chóng kịp thời vì thế giúp cho công việc được xử lý nhanh chóng hơn.
1.1.4. Các nguồn lực linh doanh của công ty
1.1.4.1. Nguồn nhân lực
THÊM BẢNG NGUỒN LỰC BÀI A GỬI HÔM TRƯỚC VÀO 3 NĂM
VẼ THÊM BIỂU ĐỒ CHO MỖI BẢNG
Công ty sử dụng nguồn nhân lực đa dạng có độ tuổi từ 20 - 55 trở lên và đa
dạng về trình độ. Bao gồm :
 Trình độ đại học
 Trình độ cao đẳng
 Trình độ trung cấp
 Lao động phổ thông
Công ty luôn luôn mở lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân
viên để nâng cao được trình độ chuyên môn để giúp công ty luôn luôn phát triển
và đi lên.
1.1.4.2. Cơ sở vật chất
 Công ty bao gồm : 1 trụ sở chính và 1 chi nhánh
 Trụ sở chính công ty nằm ở Huyện Trảng Bàng - Tây Ninh
 Chi nhánh công ty nằm ở Huyện Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh
1.5 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
1.5.1 Thuận lợi
 Ngành thép đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nguyên liệu cho
hầu hết các ngành, đặc biệt là ngành xây dựng. điều này cho thấy đầu ra của ngành
thép rất ổn định
 Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là quặng và than nên chi
phí giá vốn của ngành sẽ tương đối ổn định
 Chi phí nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ lớn
 Được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ nên hoạt động của
ngành ít chịu rủi ro do biến cố của thị trường
 Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều sự
quan tâm từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Biểu hiện là dòng vốn FDI vào Việt Nam
ngày càng cao, đây chính là yếu tố đẩy nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm thép trong
thời gian tới;
 Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đang dần được chú trọng, nhu cầu về thép
chất lượng cao tăng như thép phục vụ ngành cơ khí
 Nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào ngành Thép, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội
trao đổi học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật từ phía đối tác nước ngoài, giúp doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn
1.5.2. Khó khăn
 Vốn đầu tư cho sản xuất thép lớn, trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam hạn chế
về vốn dẫn đến khó khăn thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh;
 Phụ thuộc nhiều vào phôi thép thế giới;
 Nguồn nhân lực vẫn còn thiếu và yếu so với so với yêu cầu phát triển.
 Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu bền vững;
 Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu;
 Chưa có điều kiện đầu tư về mặt công nghệ làm giảm khả năng sản xuất và
chất lượng sản phẩm;
 Năng suất lao động thấp;
 Doanh nghiệp ngành thép Việt Nam chưa thể phân tích dự đoán được nhu cầu
tiêu thép để có thể chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh
 Nguy cơ khủng hoảng thừa ngành thép;
 Sự đi xuống của nền kinh tế thế giới và Việt Nam làm giảm nhu cầu về thép do
xây dựng và các ngành khác thu hẹp sản xuất hoặc loại bỏ các dự án đầu tư không
mang tính
 Khả thi cao
 Ngành Thép Việt Nam chưa có đủ khả năng xây dựng hàng rào kỹ thuật, nguy
cơ hàng lậu với giá thành thấp tràn vào thị trường lớn.
 Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, doanh nghiệp nước ngoài như
tại Trung Quốc và Ấn Độ có lợi thế về nguồn vốn, tay nghề lao động, công nghệ
hiện đại sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm. Gây khó khăn nhiều
cho doanh nghiệp thép trong nước, nguy cơ mất thị phần cao.
 Chính sách đối với ngành Thép không nhất quán, các doanh nghiệp hoạt động
ngành Thép có thể gặp nguy cơ về thiếu hụt phôi thép để sản xuất, do áp dụng thuế
nhập khẩu phôi thép cao, ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của các công ty
ngành Thép.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty______________
2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty TNHH Sản Xuất Dịch
Vụ Thương Mại xuất nhập khẩu thép Việt Trung
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
- Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế
cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam.
- Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao. Chính phủ Việt
Nam thực hiện ưu tiên các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn đà tăng
của chỉ số giá tiêu dùng. Hơn nữa, các dự án công cũng được xem xét và thẩm
định kỹ càng hơn, nhu cầu tiêu thụ thép bị đình trệ.
- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả
năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư
chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động
sản xuất. Nhu cầu về tiêu thụ thép trở nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành
công nghiệp. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đổ vào ngành Thép không ngừng gia tăng,
lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn
trở cho các doanh nghiệp ngành Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển
kinh doanh của mình.
- Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và chính sách
thắt chặt tiền tệ. Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản
xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành
tăng, do đó làm giảm lợi nhuận.
- Khoảng 60% phôi cho hoạt động sản xuất ngành Thép phải nhập từ nước
ngoài. Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với công cụ ngăn ngừa
rủi ro về mặt tỉ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi
nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỉ giá hối đoái đi theo chiều
hướng xấu.
2.2.1.2 Môi trường vi mô
- Trong giai đoạn 2008 đến nay, công ty sẽ và đã có những bước đổi mới cơ
bản về thiết bị, công nghệ trên lĩnh vực luyện và cán thép. Rất nhiều các công
nghệ mới đã được ứng dụng như: Sử dụng gang lỏng nạp vào lò điện, sử dụng oxy
cường hoá quá trình nấu chảy kết hợp phun than tạo xỉ bọt, sử dụng máy biến áp
cao hoặc siêu cao công suất, phối liệu lò cao với tỷ lệ quặng thiêu kết trên 50%,…,
nhiều thiết bị cán cũ đã được nâng cấp và đầu tư thay thế bằng các thiết bị mới,
hiện đại.
- Nâng cấp và đầu tư thay thế bằng các thiết bị mới, hiện đại. Kết quả là đã
giảm được đáng kể chi tiêu tiêu hao vật tư, năng lượng
- Công ty cũng chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học tập trung vào các
lĩnh vực: Nghiên cứu áp dụng giải pháp công nghệ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả
trong sản xuất gang thép; nghiên cứu giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên, vật
liệu, năng lượng nhằm giảm giá thành sản phẩm; đầu tư đổi mới và bổ sung thiết
bị, công nghệ mới nhằm nâng cao công suất, chất lượng và sản lượng.
2.2.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm kinh doanh.
2.2.2 Đặc điểm thị trường
2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
2.3.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017
Bảng 2.3: Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và
2017.
Đvt : đồng
Chỉ tiêu
Mã
số
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền
Tỉ
trọng
(+/-) (%) (+/-) (%)
A B C E F G H I K L M N
TÀI SẢN
A.TÀI SẢN NGẮN
HẠN(100=110+120+
130+140+150)
100 6.815.987.543 98,19 7.106.867.789 98,43 7.957.130.367 99,13 + 290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền
110 1.727.467.454 24,89 170.319.243 2,36 1.179.386.574 14,69 -1.557.148.211 -90,14 +1.009.067.331
+
592,46
II.Đầu tư tài chính
ngắn hạn
120
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
130 1.735.622.426 25,00 2.442.724.556 33,83 1.578.504.211 19,67 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38
1. Phải thu của khách
hàng
131 1.735.601.863 25,00 2.442.703.993 33,83 1.578.483.648 19,66 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38
3. Các khoản phải thu
khác
138 20.563 20.563 20.563
IV. Hàng tồn kho 140 3.331.424.087 47,99 4.474.112.668 61,97 5.192.396.105 64,69 +1.142.688.581 +34,30 +718.283.437 +16,05
1. Hàng tồn kho 141 3.331.424.087 47,99 4.474.112.668 61,97 5.192.396.105 64,69 +1.142.688.581 +34,30 +718.283.437 +16,05
V. Tài sản ngắn hạn
khác
150 21.473.576 0,31 19.711.322 0,27 6.843.477 0,09 -1.762.254 -8,21 -12.867.845 -65,28
2. Thuế và các khoản
khác phải thu Nhà
nước
152 4.966.289 0,07 0,00 -4.966.289 -100,00
3. Tài sản ngắn hạn
khác
158 16.507.287 0,24 19.711.322 0,27 6.843.477 0,09 +3.204.035 +19,41 -12.867.845 -65,28
B - TÀI SẢN DÀI
HẠN
(200 =
210+220+230+240)
200 125.632.093 1,81 113.322.607 1,57 69.840.496 0,87 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37
I. Tài sản cố định 210 125.632.093 1,81 113.322.607 1,57 69.840.496 0,87 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37
1. Nguyên giá 211 333.562.612 4,81 366.502.612 5,08 366.502.612 4,57 +32.940.000 +9,88
2. Giá trị hao mòn
luỹ kế (*)
212 (207.930.519) -3,00 (253.180.005) -3,51 (296.662.116) -3,70 -45.249.486 +21,76 -43.482.111 +17,17
TỔNG CỘNG TÀI
SẢN
(250 = 100 + 200)
250 6.941.619.636 100 7.220.190.396 100 8.026.970.863 100 +278.570.760 +4,01 806.780.467 +11,17
Căn cứ vào số liệu trong bảng phân tích trên ta thấy tổng quy mô tài sản của
công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2015 là khoảng hơn 7 tỷ đồng, năm 2016
là hơn 7,2 tỷ đồng, tăng khoảng 200 triệu đồng, tức tăng 4,01% so với năm 2015.
Qua năm 2017, tổng quy mô tài sản là hơn 8 tỷ đồng, tăng khoảng 800 triệu đồng,
tức tăng 11,17% so với năm 2016. Nguyên nhân làm tăng thêm giá trị tổng tài
sản của Công ty chủ yếu xuất phát từ bốn nguồn chính: thứ nhất là vay ngắn
hạn (trong năm 2015 Công ty vay thêm 1,54 tỷ đồng và tiếp tục vay thêm
khoảng 783 triệu đồng trong năm 2016), thứ hai là nợ người bán (khoảng 813
triệu đồng ở năm 2015 và khoảng 505 triệu đồng ở năm 2016), thứ ba là tăng vốn
chủ sở hữu và thứ tư là đóng góp của lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh
doanh (khoảng 27 triệu đồng ở năm 2015 và khoảng 85 triệu đồng ở năm 2016).
Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu vào phân tích
các khoản mục:
Tài sản ngắn hạn: Giá trị của tài sản ngắn hạn năm 2016 là khoảng 6,8
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,19% trên tổng tài sản. Năm 2017, giá trị của tài
sản ngắn hạn là khoảng 7,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,43% trên tổng tài sản,
nếu phân tích theo chiều ngang thì ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2017 tăng
gần 0,3 tỷ đồng, tức tăng 4,27% so với năm 2015. Sang năm 2017, giá trị của
tài sản ngắn hạn là khoảng 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,13% trên tổng tài
sản, nếu so với năm 2017 thì giá trị tài sản ngắn hạn tăng 0,85 tỷ đồng, tức
tăng 11,96%, điều này cho thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn qua các năm
đều tăng so với trước, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc kinh doanh của mình.
Tài sản dài hạn: Chủ yếu là tài sản cố định. Tài sản cố định giảm qua các
năm. Để hiểu rõ sự biến động này ta xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy rõ được tình
hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và thể hiện năng lực
sản xuất của doanh nghiệp.
Ta có tình hình thực tế tại công ty như sau:
Tỷ suất đầu tư năm 2015:
Tỷ suất đầu tư =
125.632.093
*100 = 1,81%
6.941.619.636
Tỷ suất đầu tư năm 2016:
Tỷ suất đầu tư =
113.322.607
*100 = 1,57 %
7.220.190.396
Tỷ suất đầu tư năm 2017:
Tỷ suất đầu tư =
69.840.496
*100 = 0,87 %
8.026.970.863
Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2017 giảm 0,24% so với năm 2016. Năm 2017
giảm 0,7% so với năm 2017. Công ty đi vào hoạt động ổn định với công nghệ,
trang thiết bị được đầu tư cách đây 8 năm. Tài sản cố định giảm là do hao mòn tài
sản cố định và đang trong thời kỳ tích lũy để đổi mới. Như vậy công ty đang trong
giai đoạn hợp lý hóa và phân bổ lại cơ cấu tài sản cho phù hợp hơn với tình hình
kinh doanh hiện nay của công ty.
2.2.1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015, 2016
và 2017.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn 2014, 2015 và 2016.
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chênh lệch
2015/2014
Chênh lệch
2016/2015
(+/-) (%) (+/-) (%)
1. Nợ phải
trả
2.670.8
31.903
2.863.946.
859
3.597.707.3
89
+193.114.9
56
+7,2
3
+733.760.5
30
+25,6
2
2. Vốn chủ
sở hữu
4.270.787.
733
4.356.243.
537
4.429.263.4
74
+85.455.80
4
+2,0
+73.019.93
7
+1,68
3.Nguồn
vốn tạm
thời
2.670.831.
903
2.863.946.
859
3.597.707.3
89
+193.114.9
56
+7,2
3
+733.760.5
30
+25,6
2
4. Nguồn
vốn
thường
xuyên
4.270.787.
733
4.356.243.
537
4.429.263.4
74
+85.455.80
4
+2,0
+73.019.93
7
+1,68
5. Tồng 6.941.619. 7.220.190. 8.026.970.8 +278.570.7 +4,0 +806.780.4 +11,1
nguồn vốn 636 396 63 60 1 67 7
6. Tỷ suất
nợ (%) =
(1)/(5)
38,48 39,67 44,82 +1,19 +5,15
7.Tỷ suất
tự tài
trợ(%)
=(2)/(5)
61,52 60,33 55,18 -1,19 -5,15
8.Tỷ suất
NVTX
( %) =
(4)/(5)
61,52 60,33 55,18 -1,19 -5,15
9. Tỷ suất
NVTT(%)
= (3)/(5)
38,48 39,67 44,82 +1,19 +5,15
( Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng phân tích trên cho thấy: quy mô tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ở năm
2015 là hơn 7,2 tỷ đồng tức tăng 4,01% so với năm 2014. Sang năm 2016 tổng
nguồn vốn là hơn 8 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2015. Nguyên nhân làm cho
tổng vốn năm 2015 tăng lên là do trong năm 2015 doanh nghiệp đã có sự điều
chỉnh kết cấu nguồn vốn theo hướng tăng cường huy động vốn từ các khoản vay,
đồng thời cũng tăng cường huy động vốn từ chủ sở hữu, tuy nhiên mức tăng của
vốn chủ sở hữu thấp hơn mức tăng của nợ phải trả. Qua năm 2016 cũng tương tự,
công ty tiếp tục huy động vốn từ các khoản vay ngắn hạn làm cho tổng nguồn vốn
tăng làm cho quy mô của tổng nguồn vốn tăng.
Năm 2015 công ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng
dần tỷ trọng nợ phải trả và giảm dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu, cụ thể tỷ trọng vốn
chủ sở hữu của công ty năm 2014 là 61,52%, năm 2015 là 60,33%, năm 2016 là
55,18%. Điều này cho thấy tính tự chủ về tài trợ giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ
suất tự tài trợ của công ty vẫn ở mức cao chứng tỏ công ty có tính độc lập cao về
tài chính và ít bị sức ép của chủ nợ. Công ty có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản
tín dụng từ bên ngoài.
Mặc dù vậy, công ty cũng đang có sự điều chỉnh tăng tỷ suất nợ nhằm thúc đẩy
việc nâng cao hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của công ty.
Phân tích tính tự chủ cho ta thấy được kế cấu của nguồn vốn, tình hình tăng giảm
của vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Thế nhưng, bên cạnh đó mỗi nguồn
vốn lại có chi phí sử dụng vốn và thời gian sử dụng vốn khác nhau. Vì vậy, trong
phân tích tài chính thì phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ là một trong những
khâu quan trọng không thể bỏ qua. Có thể nhận định khái quát rằng: Trong năm
2015 và năm 2016 tính ổn định về tài trợ vẫn ở mức cao, nhận định này được rút
ra từ việc đánh giá tỷ suất nguồn vốn thường xuyên. Cụ thể giá trị chỉ tiêu này của
doanh nghiệp là 60,33% năm 2015 và 55,18% năm 2016 ( tương ứng tỷ suất
nguồn vốn tạm thời là 39,67% năm 2015, còn năm 2016 là 44,82%). Điều này có
nghĩa là, phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn
thường xuyên và một phần được tài trợ từ nguồn vốn tạm thời. Như vậy, mức độ
rủi ro cũng như áp lực thanh toán đối với doanh nghiệp không cao. Mặc dù vậy,
việc lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm
thời sẽ giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn.
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2015-2017
2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2015-2017
Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015,
2016 và 2017.
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU
Mã
số
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọn
g
Số tiền Tỉ
trọn
g ( +/-) % ( +/-) %
1. Doanh thu
bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1
4.956.428.5
12
100 7.494.874.495 100
7.302.969.9
40
100
+2.538.445.9
83
+51,22
-
191.904.555
-2,56
3. Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
10
4.956.428.5
12
100 7.494.874.495 100
7.302.969.9
40
100
+2.538.445.9
83
+51,22
-
191.904.555
-2,56
4. Giá vốn hàng
bán
11 4.209.185.0
41
84,92 6.726.911.893
89,7
5
6.462.317.9
11
88,4
9
+2.517.726.8
52
+59,82
-
264.593.982
-3,93
5. Lợi nhuận
gộp về bán hàng
và cung cấp dịch
vụ (20 = 10 –
11)
20
747.243.4
71
15,08 767.962.602
10,2
5
840.652.02
9
11,5
1
+20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47
6. Doanh thu 21 660. 0,01 975.0 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,1
hoạt động tài
chính
639 64 3
7. Chi phí tài
chính
22 97.474.
417
1,97 124.712.186 1,66
314.967.09
2
4,31 +27.237.769 +27,94
+190.254.90
6
+152,5
6
− Trong đó: Chi
phí lãi vay
23 97.474.
417
1,97 124.712.186 1,66
314.967.09
2
4,31 +27.237.769 +27,94
+190.254.90
6
+152,5
6
8. Chi phí quản
lý doanh nghiệp
24 578.190.6
51
11,67 657.104.453 8,77
592.824.62
7
8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78
9. Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh doanh
(30 = 20 + 21 –
22 – 24)
30
72.239.
042
1,46 -12.878.973
-
0,17
-63.959.683
-
0,88
-85.118.015 -117,83 -51.080.710
+396,6
2
10. Thu nhập
khác
31 7.446.6
85
0,15 128.580.045 1,72
161.577.00
0
2,21 +121.133.360
+1.626,
67
+32.996.955 +25,66
11. Chi phí khác 32
12. Lợi nhuận
khác (40 = 31 -
32)
40
7.446.6
85
0,15 128.580.045 1,72
161.577.00
0
2,21 +121.133.360
+1.626,
67
+32.996.955 +25,66
13. Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế (50 =
30+ 40)
50
79.685.
727
1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63
14. Thuế thu
nhập doanh
nghiệp
51
22.312.
004
0,45
28.925.26
8
0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63
15. Lợi nhuận
sau thuế thu
nhập doanh
nghiệp (60 = 50
– 51)
60
57.373.
723
1,16
86.775.80
4
1,16 73.212.988 1,00 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63
Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua
3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2014 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng, năm
2015 đạt mức 7.494.874.495 đồng và năm 2016 đạt 7.302.969.940 đồng, điều này
cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc dù năm
2016 doanh thu có giảm so với năm 2015 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân do
công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
Doanh thu thuần của công ty năm 2015 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương
ứng tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng
tương ứng tăng 59,82% so với năm 2014. Qua năm 2014 doanh thu thuần giảm so
với năm 2015 191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán cũng
giảm 3,93%.Ta thấy năm 2015 so với năm 2014, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán
tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều này là
chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng.
Nguyên nhân tăng là do giá cả một số nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn đến giá
vốn hàng bán tăng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 đạt 767.962.602
đồng, tăng so với năm 2014 là 20.719.131đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm
2016 chỉ tiêu này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương úng tăng
9,47% so với năm 2015. Nguyên nhân do trong năm 2015 và năm 2016 sản lượng
tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng.Tuy nhiên quy mô lợi nhuận gộp còn chiếm
tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu, kết quả công đạt chưa cao. Cụ thể, năm 2014 lợi
nhuận gộp chiếm 15,08%, năm 2015 là 10,25% và năm 2016 chiếm 11,51% trên
tổng doanh thu.
Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy
nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2014 chiếm 11,67%, năm
2015 chiếm 8,77% và năm 2016 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ
trọng này giảm qua các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy
quản lý, giảm nhân sự ở những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp
của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận.
Bên cạnh đó hoạt động khác của công ty cũng góp một phần làm tăng lợi
nhuận của công ty qua các năm. Cụ thể, năm 2014 lợi nhuận khác của công ty đạt
7.446.685 đồng, năm 2015 là 128.580.045 đồng và năm 2015 là 161.577.000
đồng.
Tóm lại, qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm ta thấy rằng hoạt
động kinh doanh của Công ty trong năm 2015 không đem lại kết quả, cụ thể bị
thua lỗ 12.878.973 đồng và nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế ở năm 2015
vẫn tăng hơn 29.402.081 đồng so với năm trước là nhờ sự đóng góp rất lớn từ
nguồn lợi nhuận khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2014 là
121.133.360 đồng.Tương tự qua năm 2016 hoạt động kinh doanh của Công ty
cũng không khả quan mấy, vẫn bị thua lỗ 63.959.683 đồng, nhưng lợi nhuận sau
thuế vẫn tăng so với năm 2015 là nhờ có sự đóng góp từ nguồn lợi nhuận khác với
giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2015 là 32.996.995 đồng.
2.4.2 . Phân tích các tỷ số tài chính
2.4.2.1. Phân tích khả năng thanh toán
+ .Phân tích các khoản phải thu
Bảng 2.4: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu
Năm
Chỉ
tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
So sánh
2015/2014
So sánh
2016/2015
(+/-) (%) (+/-) (%)
1) Tổng
các khoản
phải thu
1.735.622.
426
2.442.724.5
56
1.578.504.
211
+707.102.
130
+40,
74
-
864.220.3
45
-
35,38
2) Tổng
tài sản
ngắn hạn
6.815.987.
543
7.106.867.7
89
7.957.130.
367
+290.880.
246
+4,2
7
+850.262.
578
+11,9
6
3) Tổng
các khoản
phải trả
2.670.831.
903
2.863.946.8
59
3.597.707.
389
+193.114.
956
+7,2
3
+733.760.
530
+25,6
2
Tỷ lệ
(1)/(2)
0,25 0,34 0,20 +0,09
+34,
98
-0,15
-
42,28
Tỷ lệ
(1)/(3)
0,65 0,85 0,44 +0,20
+31,
25
-0,41
-
48,56
(Nguồn: Phòng kế toán)
Khoản phải thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 707.102.130 đồng tương
ứng tăng 40,74%, khoản phải thu trong năm 2015 so với tài sản ngắn hạn tăng 34,
98%, so với khoản phải trả tăng 31,25%. Điều này cho ta thấy trong năm 2015
công ty đã mở rộng thêm thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng, nhưng công ty
cũng phải cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất.
Năm 2016 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và trên khoản phải trả đều
giảm so với năm 2015. Do trong năm 2016 khoản phải thu giảm 864.220.345 đồng
tương ứng tới 35,.38% so với năm 2015, trong năm 2016 công tác bán hàng của
công ty không đạt hiệu quả và công tác thu hồi nợ tốt hơn.
+ Phân tích các khoản phải trả
Bảng 2.5: Bảng phân tích các khoản phải trả
Năm
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014
So sánh
2016/2015
Chỉ
tiêu (+/-) (%) (+/-) (%)
I. Nợ ngắn
hạn
2.670.831.
903
2.863.946.8
59
3.597.707.
389
+193.114.
956
+7,23
+733.760.
530
+25,6
2
1. Vay ngắn
hạn
1.540.000.
000
2.322.993.1
24
3.052.910.
268
+782.993.
124
+50,8
4
+729.917.
144
+31,4
2
2. Phải trả
cho người
bán
1.079.296.
076
505.094.64
4
466.112.96
1
-
574.201.43
2
-53,20
-
38.981.68
3
-7,72
3. Thuế và
các khoản
phải nộp
Nhà nước
51.535.827 35.859.091 78.684.160
-
15.676.736
-30,42
+42.825.0
69
+119,
43
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua phân tích các khoản theo bảng trên ta thấy năm 2015 khoản phải trả tăng
193.114.956 đồng , tức tăng 7,23% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do
tăng vay ngắn hạn 782.993.124 đồng, tăng tương ứng 50,84%. Năm 2016 khoản
phải trả tăng 733.760.530 đồng, tương ứng tăng 25,62% so với năm 2015, nguyên
nhân là do trong năm 2016 công ty đã tăng khoản vay ngắn hạn 729.917.144 đồng,
khoản thuế và khoản nộp nhà nước cũng tăng 42.825.069 đồng. Như vậy, qua
phân tích ta thấy các khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt
động công ty ngày càng mở rộng.
2.4.2.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động
+ Số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014
So sánh
2016/2015
(+/-) (%) (+/-) (%)
Giá vốn
hàng bán
4.209.185.0
41
6.726.911.8
93
6.462.317.9
11
+2.517.726.
852
+59,82
-
264.593.9
82
-3,93
Hàng tồn
kho bình
quân
3.350.730.3
75
3.902.768.3
78
4.833.254.3
87
+552.038.00
3
+16,48
+930.486.
009
+23,
84
Số vòng
quay
hàng tồn
kho
1,26 1,72 1,34 +0,47 +37,21 -0,39
-
22,4
3
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp và chưa được
hai vòng trong kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm khoảng hơn 8 tháng
một vòng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng
quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Công ty.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày mộtvòng quay HTK =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay HTK trong kỳ
Số ngày trong một năm thường là 360 ngày.
Để tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho, ta có:
- Năm 2015:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 286 ( ngày)
1,26
- Năm 2016:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 209 ( ngày)
1,72
- Năm 2017:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 268 ( ngày)
1,34
Năm 2015 số vòng quay hàng tồn kho là 1,26 và bình quân là 286 ngày cho
một vòng quay. Đến năm 2016 thì số vòng quay đã tăng lên 1,72 vòng nguyên
nhân là giá vốn hàng bán năm 2016 tăng so với năm 2015 là 59,82%, trong khi đó
hàng tồn kho bình quân cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn chỉ với 16,48%. Và
dẫn đến số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm so với 2015 là 77 ngày.
Đến năm 2017 thì số vòng quay giảm xuống còn 1,34 vòng và số ngày một
vòng quay hàng tồn kho tới 268 ngày tăng so với năm 2016 là 59 ngày.
Với kết quả trên, ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá cao;
điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán
không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho,
bảo quản, v.v…Tuy là thế nhưng Công ty sẽ có hàng để đáp ứng thị trường nếu
nhu cầu thị trường tăng đột biến.
Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh
bán hàng để giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp
lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo vừa đủ khi có sự
tăng đột biến của nhu cầu thị trường.
+ .Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra
được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
KTTBQ =
Số dư BQ các khoản phải thu
Doanh thu bình quân một ngày
Các khoản phải thu: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng
bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng mà
chưa thanh toán, các khoản trả tiền trước cho khách hàng,...
Doanh thu bình quân 1 ngày =
Doanh thu thuần
360
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân
Năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh
2016/2015
So sánh
2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Doanh thu
thuần
4.956.428.
512
7.494.874.
495
7.302.969.
940 2.538.44
5.983
+51,
22
-
191.904
.555
-
2,5
6
Số dư BQ
các khoản
phải thu
1.226.976.
970,5
2.089.173.
491
2.010.614.
384
862.196.
521
+70,
27
-
78.559.
107
-
3,7
6
Doanh thu
BQ một
ngày
13.767.856
,98
20.819.095
,82
202.86.027
,61
7.051.23
9
+51,
22
-
533.068
-
2,5
6
KTTBQ 89 100 99 +11
+12,
60 -1
-
1,2
3
Vòng
quay các
khoản
phải thu
BQ 4,04 3,59 3,63 -0,45
-
11,1
9 +0,044
+1,
25
(Nguồn: Phòng kế toán)
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra
được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Ta thấy
kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng nhẹ ở năm 2016, 2017 so với năm 2015.
Trong năm 2015 Công ty phải mất gần 03 tháng (89 ngày) và tiếp tục tăng
lên gần 3,5 tháng (100 ngày) ở năm 2015 mới thu được vốn kinh doanh, năm 2017
thì chỉ tiêu này không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân
đã tăng lên vào năm 2016 so với năm 2015, doanh thu bình quân một ngày tăng
nên dẫn đến hệ số này tăng trong năm 2016, đến năm 2017 thì doanh thu bình
quân một ngày giảm nhưng không đáng kể nên kỳ thu tiền bình quân năm 2016
giảm nhẹ hơn so với năm 2016.
Qua đó, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, tình hình thu nợ của
Công ty trong năm 2015 là tốt hơn và tình hình này đang diễn biến theo chiều
không có lợi cho Công ty (số ngày càng cao càng gây bất lợi cho Công ty). Ngoại
trừ việc có ý định mềm dẻo trong vấn đề kinh doanh để mở rộng thêm thị trường,
Công ty cần xem xét chính sách kinh doanh, bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn
đọng nợ và cần có chiến lược mới để thu hồi vốn nhằm tránh phải đối mặt với
nhiều khoản nợ khó đòi.
+ .Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố
định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Để tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định, ta có:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
- Năm 2015:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
4.956.428.512
= 14,86
333.562.612
- Năm 2016:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
7.494.874.495
= 21,41
350.032.612
- Năm 2017:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
7.302.969.940
= 20
366.502.612
Trong năm 2015, một đồng nguyên giá tài sản cố định của Công ty đã tạo ra
14,86 đồng doanh thu. Tương tự như thế, một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo
ra 21,41 đồng doanh thu và 20 đồng doanh thu lần lượt ở các năm 2016 và 2017.
Như vậy, nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là rất cao. Nếu
so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở
năm 2015 và năm 2017 tương đương với nhau. Điều này chứng tỏ Công ty đang
khai thác, sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả và theo chiều
hướng tốt.
+ Vòng quay vốn lưu động
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh
2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Doanh thu 4.956.428.5 7.494.874.4 7.302.969.9 +2.538.445. +51, - -
thuần (đ) 12 95 40 983 22 191.904.5
55
2,56
Tài sản lưu
động BQ
(đ)
4.108.474.6
50
4.194.038.2
85
4.301.171.9
54
+85.563.63
5
+2,0
8
+107.133.
669
+2,
55
Số vòng
quay vốn
lưu động (
vòng)
1,21 1,79 1,70 +0,58
+48,
13
-0,09
-
4,99
Số ngày
một vòng
quay
( ngày)
298 201 212 -96,96
-
32,4
9
+10,57
+5,
25
(Nguồn: Phòng kế toán)
Năm 2016 số vòng quay vốn lưu động tăng so với năm 2015 là 0,58 vòng
tương ứng với tăng 48,13%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 51,22%, còn
tài sản lưu động BQ tăng với tỷ lệ thấp là 2,08%. Và điều này dẫn đến số ngày một
vòng quay giảm xuống từ 298 ngày còn 201 ngày. Trong năm 2017 thì số vòng
quay vốn lưu động giảm còn 0,09 vòng và số ngày một vòng quay vốn lưu động
tăng lên tới 212 ngày. Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp,
trung bình chưa được hai vòng trong một năm và do đó hiệu quả đồng vốn đem lại
là chưa cao. Mặc dù vậy, số vòng quay đã tăng lên trong năm 2016 và năm 2017
so với năm 2015, đây là dấu hiệu tốt trong việc khai thác vốn lưu động của Công
ty. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên
càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này.
+ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanh
nghiệp, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.Ta có:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
- Năm 2015:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài = 4.956.428.512 = 0,86
sản 5.734.533.945,5
- Năm 2016:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
7.494.874.495
= 1,06
7.080.905.016
- Năm 2017:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
7.302.969.940
= 0,96
7.623.580.630
Một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2015, năm 2016 và năm 2017
lần lượt tạo ra được 0,86 đồng và 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu. Vì thế, hiệu
suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty là quá thấp, cho nên hiệu quả đem lại
cũng quá thấp, đặc biệt ở năm 2015 và điều này cũng rất dễ dàng lý giải rằng sở dĩ
hiệu suất như thế là vì Công ty chỉ tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn mà như
chúng ta đã biết đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan
trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào
kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất
và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, nhà quản trị Công ty cần tiến
hành hai việc chính sau: thứ nhất là tập trung khai thác nhiều hơn nữa tài sản ngắn
hạn (hiện đang chiếm một tỷ trong rất lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty) và thứ
hai là tăng đầu tư vào tài sản dài hạn đến mức hợp lý nhằm khai thác hơn nữa hiệu
suất sử dụng tài sản dài hạn như hiện nay (tài sản cố định).
2.4.2.3 Phân tích khả năng sinh lợi
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu
phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần
(lợi nhuận sau thuế). Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu
quả hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
DLDT =
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Doanh thu thuần
Ta có doanh lợi doanh thu:
- Năm 2015:
Doanh lợi doanh thu =
57.373.723
x 100% = 1,16%
4.956.428.512
- Năm 2016:
Doanh lợi doanh thu =
86.775.804
x 100% = 1,16%
7.494.874.495
- Năm 2017:
Doanh lợi doanh thu =
73.212.988
x 100% = 1,0025%
7.302.969.940
Với kết quả đó, ta thấy rằng cứ một đồng doanh thu thuần ở năm 2015, năm
2016 và năm 2017 thì có lần lượt là 1,16% và 1,16% và 1,025% lợi nhuận sau
thuế.
+ Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng
vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
ROA
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100 %
Giá trị tài sản BQ
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)
Năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh
2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Lợi nhuận
sau thuế
(đ)
57.373.723
86.775.80
4
73.212.98
8
+29.402.081
+51,
25
-
13.562.81
6
-
15,63
Tổng tài
sản BQ (đ)
5.734.533.9
45,5
7.080.905.
016
7.623.580.
630
+1.346.371.0
70,5
+23,
48
+542.675.
614
+7,66
ROA (%)
1,00 1,23 0,96 +0,22
+22,
49
-0,27
-
21,64
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hệ số này đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh
nghiệp.
Trong năm 2015, trong một đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang về 1,00% lợi
nhuận sau thuế. Năm 2016 thì trong một đồng tài sản mang về 1,23% đồng lợi
nhuận sau thuế. Năm 2017 tổng tài sản của công ty có tăng nhưng lợi nhuận sau
thuế mà công ty có được giảm 15,63%. Năm 2017 ROA bằng 0,96%.
Tương tự như hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, ROA tăng lên ở năm 2016
so với năm 2016 và giảm xuống ở năm 2017. Nhìn chung, mức sinh lợi mà tài sản
mang lại là cao.
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để
đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu. Nó được xác định như sau:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
* 100%
Vốn chủ sở hữu BQ
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu
Năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh
2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Lợi
nhuận
sau thuế
(đ)
57.373.723
86.775.80
4
73.212.988
+29.402.0
81
+51,
25
-
13.562.81
6
-
15,63
Vốn chủ
sở hữu
BQ (đ)
4.257.230.8
71,5
4.313.515.
635
4.392.753.5
05,5
+56.284.7
63,5
+1,3
2
+79.237.8
70,5
+1,84
ROE
(%)
1,35 2,01 1,67 +0,66
+49,
27
-0,35
-
17,15
(Nguồn: Phòng kế toán)
Mức lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng lên ở năm 2016 (so với năm
2015) và giảm xuống ở năm 2016.
Năm 2015 trong một đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 1,35% lợi
nhuận sau thuế. Năm 2015 thì ROE là 2,10% cao hơn rất nhiều so với năm 2016
và năm 2017 ROE là 1,67%. Nguyên nhân là do năm 2016, 2017 thì lợi nhuận sau
thuế mà công ty mang về tăng lên so với năm 2015.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP

More Related Content

Similar to Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung

Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Quynhon Tjeugja
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...OnTimeVitThu
 
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATung Trương
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLuan van Viet
 
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...mokoboo56
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.docLuận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.docsividocz
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpssuser499fca
 

Similar to Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung (20)

18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_gas_can_tho_kj_yru_20130304024442_1...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔ...
 
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACATai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
Tai lieu full ke toan quan tri + khóa học TACA
 
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựngPhân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng
 
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&TLLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
LLuận văn kinh tế về phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty M&T
 
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
Phân Tích Tài Chính Và Một Số Biện Pháp Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Tại Côn...
 
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docxCơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây DựngCơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Xây Dựng
 
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docxCơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính.docx
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng.
 
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghi...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty TNG - Thái Ng...
 
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanhPhương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
 
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
Minhthin bao cao_tot_nghiep_d_dvhg_usuab_20130809020035_65671
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.docLuận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
Luận Văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Tại Công Ty In Bến Tre.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thuỷ Sản.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thuỷ Sản.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thuỷ Sản.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thuỷ Sản.
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
 
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Thép Việt Trung

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á KHOA QUẢN TRỊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 THÁNG 1/2022
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy (cô) trường Đại Học Đông Á nói chung đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt em rất cảm ơn thầy Bùi Văn Viễn là người hướng dẫn góp ý để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng kế toán đã tận tình chỉ dạy giúp em tìm hiểu thực tế về công tác marketing tại công ty cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua thời gian học tập tại trường cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty em đã từng bước trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân để làm việc vững vàng hơn trong chuyên môn nghề nghiệp sau này. Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc thầy (cô) dồi dào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc quý công ty ngày càng phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh.
  • 3. NHẬN XÉT --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------
  • 4. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tại công ty: TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại xuất nhập khẩu thép Việt Trung CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài 1.2. Lĩnh vực, đối tượng và phạm vi của đề tài 1.3. Các kiến thức, lý luận có liên quan 1.4. Các phương pháp nghiên cứu tiếp cận có liên quan 1.5. Các kết quả đã thực hiện được CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP - 1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh - 1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Khái niệm hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Những thông tin có giá trị và thích hợp cần thiết này thường không có sẵn trong các báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có được những thông tin này phải thông qua quá trình phân tích.
  • 5. - Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu nội dung kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng những phương pháp khoa học. Nhằm thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những phương án mới và biện pháp khai thác có hiệu quả. - 1.1.2. Đối tượng của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Để tiến phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp và kết hợp với các báo cáo quản trị khác. - 1.2. Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Có rất nhiều phương pháp dùng trong phân tích, nhưng ở đây chỉ giới thiệu một phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích các hoạt động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so sánh để được xem xét, đánh giá rút ra kết kuận về hiện tượng quá trình kinh tế. Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so sánh, tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: Tài liệu năm trước, kỳ trước, nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Điều kiện so sánh được Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa
  • 6. các chỉ tiêu cần được quan tâm như: - Thứ nhất, phải thống nhất về nội dung phản ánh. - Thứ hai, phải thống nhất về phương pháp tính toán. - Thứ ba, số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng. - Thứ tư, các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng kỹ thuật so sánh: - So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh là biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tương kinh tế. - So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. Quá trình phân tích kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo các hình thức: - So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ báo cáo tài chính, hay con gọi là phân tích theo chiều dọc. - So sánh theo chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên BCTC, hay con gọi là phân tích theo chiều ngang. - 1.3. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Phân tích hiệu quả kinh doanh là việc phân tích dựa vào các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐSXKD. Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình
  • 7. hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhu tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán. Thông qua các chỉ tiêu trên BC KQHĐKD chúng ta có thể kiểm tra phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Thông qua báo cáo KQHĐKD để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong các kỳ sau. - 1.3.1. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí - a. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần Tỷ số này cho biết trong tổng số doanh thu thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. - b. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần Chi phí bán hàng Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng chứng tỏ công tác bán hàng có hiệu quả và ngược lại. c. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần Chi phí quản lý Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ công tác tác quản lý càng Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ Doanh thu = Tỷ lệ chi phí hàng bán/ Doanh thu = Tỷ lệ chi phí quản lý/Doanh thu =
  • 8. hiệu quả và ngược lại. Ngoài các chi tiêu thể hiện ngay trong báo cáo KQHĐKD như: Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế. Để thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu, chúng ta cần kết hợp phân tích các chỉ tiêu sau: - 1.3.2. Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tạo ra lợi nhuận - a. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần: Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng là lợi nhuận gộp. Chỉ số này càng cao càng tốt. Chứng tỏ lợi nhuận tạo ra từ doanh thu là cao. Ngược lại chỉ số này nhỏ chứng tỏ việc kinh doanh của công ty gặp khó khăn, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận chưa chắc đã tăng - b. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phán ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó biểu hiện cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ số này càng cao càng tốt và ngược lại - c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh nó biểu hiện: Cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số Tỷ lệ lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần = Tỷ lệ lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần = Tỷ lệ LNST/Doanh thu thuần =
  • 9. này càng cao càng tốt và ngược lại - 1.3.3. Phân tích nhóm chỉ số phản ánh khả năng hoạt động - a. Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đáp ứng nhu cầu thị trường. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại hình kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra,…Hàng tồn kho là loại tài sản thuộc tài sản lưu động, nó luôn vận động. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì từng giai đoạn mà vốn lưu động lưu lại phải được rút ngắn, hàng tồn kho được dự trữ phải hợp lý. Để giải quyết vấn đề trên, phải nghiên cứu vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay HTK phản ánh mối quan hệ giữa HTK và giá vốn hàng bán trong một kỳ. Số vòng quay HTK được xác định bằng cách lấy doanh thu hoặc giá vốn hàng bán chia cho bình quân giá trị HTK. Công thức tính như sau: Giá vốn hàng bán HTK bình quân Chỉ tiêu vòng quay HTK cho biết bình quân HTK quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân HTK của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày. Tỷ số này đo lường tính thanh khoản của HTK. Nếu mức độ tồn kho quản lý không hiệu quả thì chi phí lưu kho phát sinh tăng, chi phí này được chuyển sang cho khách hàng làm cho giá bán sẽ tăng. Nếu tỷ số này quá cao, doanh thu bán hàng sẽ bị mất vì không có hàng để bán. Nếu tỷ số này quá thấp, chi phí phát sinh liên quan đến HTK sẽ tăng. - b. Vòng quay khoản phải thu Giống như hàng tồn kho, khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn thanh toán. Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh toán. Vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn cũng
  • 10. như hiệu quả hoạt động của công ty. Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Công thức tính như sau: 360 KPT bình quân Vòng quay KPT cao cho biết khả năng thu hồi nợ tốt, nhưng cũng cho biết chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn sẽ làm mất doanh thu và lợi nhuận. Vòng quay khoản phải thu thấp cho thấy chính sách bán chịu không hiệu quả có nhiều rủi ro. Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu.Vòng quay KPT càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại. - c. Vòng quay TSNH Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng TSNH nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu. Công thức tính như sau: TSNH Doanh thu thuần Tỷ số này cho biết mỗi đồng TSNH của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. - d. Vòng quay TSDH Quá trình kinh doanh suy cho cung là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận tối đa trong điều kiện và phạm vi có thể, doanh nghiệp phải sử dụng triệt để các loại tài sản trong quá trình kinh doanh để tiết kiệm vốn. Vòng quay tài sản dài hạn đo lường hiệu quả sử dụng TSDH mà chủ yếu quan tâm đến TSCĐ. Công thức tính như sau: Tài sản dài hạn
  • 11. Doanh thu thuần Tỷ số vòng quay TSDH phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH của công ty. Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng TSDH của công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. e. Vòng quay tổng tài sản Tỷ số này đo lường hiệu quả của việc sử dụng tài sản mà không phân biệt đó là TSNH hay TSDH. Công thức được xác định như sau Tổng tài sản Doanh thu thuần Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. - 1.3.4. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thề bị sai lầm bởi có thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng. Vì vậy, sử dụng tỷ số này để đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, với vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh. - a. Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. LNTT Tài sản bình quân - b. Phân tích khả năng sinh lời của VCSH (ROE) Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên
  • 12. vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần. Công thức tính như sau: LNTT Vốn chủ sở hữu ROE cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ lợi nhuận được tại ra trên vốn chủ sở hữu là lớn. Đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả và ngược lại CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SXDV TM XNK THÉP VIỆT TRUNG 1.1. Giới thiệu công ty______________ 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại xuất nhập khẩu thép Việt Trung Bối cảnh ra đời, lịch sử phát triển và sơ lược tình hình công ty hiện nay: Công ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại xuất nhập khẩu thép Việt Trung (Công ty TNHH SX DV TM xuất nhập khẩu thép Việt Trung) được cấp phép vào ngày 25/1/2007 và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/8/2008. Nhưng lịch sử bắt đầu công ty lại có từ 10 năm trước đó, chính xác là vào giai đoạn 1994- 1997 khi xã hội và nền kinh tế Việt Nam tiến vào giai đoạn phát triển đầu tiên. Khởi đầu là một hộ kinh doanh cá thể được thành lập bởi giám đốc Phạm Văn Mạnh (lúc đó là chủ hộ gia đình), Việt Trung hoạt động trong ngành rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại với công việc chính lúc đó là thu gom các phế liệu kim loại để tiến hành rèn, dập, ép và cán để tái chế cũng như chuyển đổi mục đích sử dụng, Việt Trung là một trong những hộ kinh doanh đầu tiên đạt các chỉ tiêu, trình độ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành về lĩnh vực luyện bột kim loại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng đầu ra sản phẩm cũng như cung cấp kịp thời cho nhu cầu sản xuất của các đối tác trong và ngoài địa phương lúc đó. Trải qua giai đoạn hơn 10 năm hoạt động với tư cách pháp nhân là hộ kinh doanh gia đình, Việt Trung đã từng bước phát triển về nội lực, tăng trưởng doanh thu đều đặn, dòng tiền tái đầu tư vào doanh nghiệp ở các lĩnh vực như tài sản cố định hữu hình, vốn chủ sở hữu lên tới hơn 70% mỗi năm cùng với việc nhu cầu của thị trường về các sản phẩm của công ty lúc đó là rất lớn, cũng như tiềm năng
  • 13. xuất khẩu sang nước ngoài là những yếu tố phù hợp đến từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài để hộ kinh doanh gia đình chuyển mình thành một doanh nghiệp. Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và bất động sản năm 2008 tại Việt Nam, tổng giám đốc Phạm Văn Mạnh vẫn ra quyết định thành lập công ty TNHH SX DV TM xuất nhập khẩu thép Việt Trung, công ty chính thức đi vào hoạt động vào 1/8/2008. Sau hơn 10 năm hoạt động với những thành công đã đạt được đã chứng minh quyết định của tổng giám đốc Phạm Văn Mạnh lúc đó là hoàn toàn hợp lý và chính xác. Sau khi trở thành một doanh nghiệp, Việt Trung tiếp túc phát triển và mở rộng quy mô của mình, tính đến nay Việt Trung đang sở hữu: 1. Một nhà máy với diện tích 1600m2 tại Trảng Bàng, Tây Ninh đáp ứng mọi tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn lao động cũng như cung cấp kịp thời và đầy đủ sản phẩm cho công ty. 2. Một nhà xưởng kết hợp kho bãi với diện tích 900m2 được xây dựng năm 2012 tại Bình Chánh, TPHCM, đáp ứng nhu cầu lưu trữ, phân phối cũng như logistic cho điểm nóng kinh tế TPHCM. 3. Văn phòng đại diện có diện tích 120m2 khang trang, tiện nghi, lịch sự đặt tại Trảng Bàng, Tây Ninh. 4. Đội ngũ nhân viên lành nghề gồm 87 người từ độ tuổi 20 – 55, kết hợp hài hòa giữa sức trẻ, nhiệt huyết và kinh nghiệm làm việc. 5. Đội ngũ nhân viên bán hàng với thâm niên hoạt động lâu năm trong ngành. Với nguồn lực mạnh mẽ cả về vật chất lẫn con người, Việt Trung không còn gói gọn việc kinh doanh trong khuôn khổ địa phương và các khu vực lân cận, cũng như chỉ riêng về sản xuất. Giờ đây Việt Trung đã tiến hành cung cấp sản phẩm, nhận gia công, dập, cán, ép , rèn bán thành phẩm kim loại cho các đơn vị, các công ty, các liên doanh, các tập đoàn sử dụng các chế phẩm từ thép và kim loại tại các khu công nghiệp lớn trong bộ phần miền Nam như KCN AMATA, khu công nghiệp Trảng Bàng, khu công nghiệp Phước Đông, khu công nghiệp Sóng Thần,.. Không chỉ riêng về sản xuất, Việt Trung còn tư vấn các giải pháp về ngành kim loại cho các hộ, doanh nghiệp sản xuất khác, cũng như là nhà cung cấp, buôn bán các máy móc trang thiết bị cho các đơn vị này. 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 1.2.2.1. Chức năng Chức năng của phòng kinh doanh là tham mưu, giúp cho ban giám đốc các công việc liên quan đến việc triển khai thực hiện chỉ tiêu doanh số, phát triển thị trường, quản lý các vấn đề có liên quan đến công tác kinh doanh có sử dụng vốn của công ty. 1.2.2.2. Nhiệm vụ
  • 14. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm trình ban Giám đốc phê duyệt để công ty có kế hoạch chuẩn bị tài chính, nguồn lực va phương án sản xuất phù hợp. Xây dựng kế hoạch bán hàng tháng, quý, năm. Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Lập danh sách khách hàng mục tiêu. Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống phân phối. Tiếp nhận và xử lý đơn đặc hàng cùa khách hàng. Đánh giá sức mua và khả năng thanh toán của khách hàng trước khi đưa ra quyết định tiếp nhận đơn hàng. Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại danh thu cho công ty. Chăm sóc khách hàng để duy trì và phát triển các hợp đồng dịch vụ đã ký. Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, sản xuất,phân phối…nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 1.1.3.1 Mô hình tổ chức và quản lý Hình 1 Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
  • 15. 1.1.3.2 Đặc điểm của mô hình Trưởng phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch kinh doanh, quản lý, điều hành và giám sát công việc của các nhân viên trong phòng kinh doanh, tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với khách hàng và đối tác tiềm năng. Phó phòng kinh doanh: cố vấn tham mưu cho trưởng phòng kinh doanh và ban giám đốc trong việc xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết công việc của phòng khi trưởng phòng đi công tác Nhân viên kinh doanh: Là yếu tố bên trong củ doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giải quyết các thắc mắc, láng nghe nhu cầu, phản ứng của họ. Bên cạnh am hiểu sản phẩm, công việc của nhân viên kinh doanh khá năng động, đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như nghẹ thuật bán hàng, kỹ năng thăm dò, kỹ năng đánh giá, tiếp cận khách hàng, kỹ năng phát triển khách mới, trình bày giới thiệu hàng hóa,xử lý các tình huống cũng như kỹ năng thương thảo, kết thúc thương vụ. Bộ phận chăm sóc khách hàng: phối hợp với nhân viên kỹ thuật giải quyết các vấn đè phát sinh sau khi bán hàng, giúp cho khách hàng phối màu sơn mà họ mong muốn, đồng thời từ các báo cáo về tình hình kinh doanh và ý kiến của các đại lý do phòng thị trường gửi sang để cùng phòng kỹ thuật đưa ra những biện pháp kịp thời cho việc chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm.c 1.1.3.3. Mối quan hệ của các bộ phận trong mô hình tổ chức Bộ máy quản lý của phòng kinh doanh được tổ chức theo mô hình trực tuyến, cấp dưới nhận mệnh lệnh chỉ thị của cấp trên một cách trực tiếp. Thông tin từ trưởng phòng kinh doanh được truyền thẳng xuống cho cấp dưới vì thế tránh được tình trạng chồng chéo thông tin, hoặc là mâu thuẩn lẫn nhau. Thông tin được truyền đi nhanh chóng kịp thời vì thế giúp cho công việc được xử lý nhanh chóng hơn. 1.1.4. Các nguồn lực linh doanh của công ty 1.1.4.1. Nguồn nhân lực THÊM BẢNG NGUỒN LỰC BÀI A GỬI HÔM TRƯỚC VÀO 3 NĂM VẼ THÊM BIỂU ĐỒ CHO MỖI BẢNG Công ty sử dụng nguồn nhân lực đa dạng có độ tuổi từ 20 - 55 trở lên và đa dạng về trình độ. Bao gồm :  Trình độ đại học  Trình độ cao đẳng  Trình độ trung cấp  Lao động phổ thông
  • 16. Công ty luôn luôn mở lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để nâng cao được trình độ chuyên môn để giúp công ty luôn luôn phát triển và đi lên. 1.1.4.2. Cơ sở vật chất  Công ty bao gồm : 1 trụ sở chính và 1 chi nhánh  Trụ sở chính công ty nằm ở Huyện Trảng Bàng - Tây Ninh  Chi nhánh công ty nằm ở Huyện Bình Chánh - TP Hồ Chí Minh 1.5 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 1.5.1 Thuận lợi  Ngành thép đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp nguyên liệu cho hầu hết các ngành, đặc biệt là ngành xây dựng. điều này cho thấy đầu ra của ngành thép rất ổn định  Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là quặng và than nên chi phí giá vốn của ngành sẽ tương đối ổn định  Chi phí nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ lớn  Được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của chính phủ nên hoạt động của ngành ít chịu rủi ro do biến cố của thị trường  Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Biểu hiện là dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng cao, đây chính là yếu tố đẩy nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm thép trong thời gian tới;  Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đang dần được chú trọng, nhu cầu về thép chất lượng cao tăng như thép phục vụ ngành cơ khí  Nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào ngành Thép, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội trao đổi học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật từ phía đối tác nước ngoài, giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn 1.5.2. Khó khăn  Vốn đầu tư cho sản xuất thép lớn, trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam hạn chế về vốn dẫn đến khó khăn thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh;  Phụ thuộc nhiều vào phôi thép thế giới;  Nguồn nhân lực vẫn còn thiếu và yếu so với so với yêu cầu phát triển.  Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu bền vững;  Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu;
  • 17.  Chưa có điều kiện đầu tư về mặt công nghệ làm giảm khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm;  Năng suất lao động thấp;  Doanh nghiệp ngành thép Việt Nam chưa thể phân tích dự đoán được nhu cầu tiêu thép để có thể chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh  Nguy cơ khủng hoảng thừa ngành thép;  Sự đi xuống của nền kinh tế thế giới và Việt Nam làm giảm nhu cầu về thép do xây dựng và các ngành khác thu hẹp sản xuất hoặc loại bỏ các dự án đầu tư không mang tính  Khả thi cao  Ngành Thép Việt Nam chưa có đủ khả năng xây dựng hàng rào kỹ thuật, nguy cơ hàng lậu với giá thành thấp tràn vào thị trường lớn.  Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, doanh nghiệp nước ngoài như tại Trung Quốc và Ấn Độ có lợi thế về nguồn vốn, tay nghề lao động, công nghệ hiện đại sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm. Gây khó khăn nhiều cho doanh nghiệp thép trong nước, nguy cơ mất thị phần cao.  Chính sách đối với ngành Thép không nhất quán, các doanh nghiệp hoạt động ngành Thép có thể gặp nguy cơ về thiếu hụt phôi thép để sản xuất, do áp dụng thuế nhập khẩu phôi thép cao, ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của các công ty ngành Thép. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty______________ 2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại xuất nhập khẩu thép Việt Trung 2.2.1.1 Môi trường vĩ mô - Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam. - Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao. Chính phủ Việt Nam thực hiện ưu tiên các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Hơn nữa, các dự án công cũng được xem xét và thẩm định kỹ càng hơn, nhu cầu tiêu thụ thép bị đình trệ. - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu cầu về tiêu thụ thép trở nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đổ vào ngành Thép không ngừng gia tăng, lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn
  • 18. trở cho các doanh nghiệp ngành Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình. - Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ. Hoạt động ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó làm giảm lợi nhuận. - Khoảng 60% phôi cho hoạt động sản xuất ngành Thép phải nhập từ nước ngoài. Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với công cụ ngăn ngừa rủi ro về mặt tỉ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỉ giá hối đoái đi theo chiều hướng xấu. 2.2.1.2 Môi trường vi mô - Trong giai đoạn 2008 đến nay, công ty sẽ và đã có những bước đổi mới cơ bản về thiết bị, công nghệ trên lĩnh vực luyện và cán thép. Rất nhiều các công nghệ mới đã được ứng dụng như: Sử dụng gang lỏng nạp vào lò điện, sử dụng oxy cường hoá quá trình nấu chảy kết hợp phun than tạo xỉ bọt, sử dụng máy biến áp cao hoặc siêu cao công suất, phối liệu lò cao với tỷ lệ quặng thiêu kết trên 50%,…, nhiều thiết bị cán cũ đã được nâng cấp và đầu tư thay thế bằng các thiết bị mới, hiện đại. - Nâng cấp và đầu tư thay thế bằng các thiết bị mới, hiện đại. Kết quả là đã giảm được đáng kể chi tiêu tiêu hao vật tư, năng lượng - Công ty cũng chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực: Nghiên cứu áp dụng giải pháp công nghệ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất gang thép; nghiên cứu giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng nhằm giảm giá thành sản phẩm; đầu tư đổi mới và bổ sung thiết bị, công nghệ mới nhằm nâng cao công suất, chất lượng và sản lượng. 2.2.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm kinh doanh. 2.2.2 Đặc điểm thị trường 2.2.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017 Bảng 2.3: Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017. Đvt : đồng
  • 19. Chỉ tiêu Mã số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng (+/-) (%) (+/-) (%) A B C E F G H I K L M N TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN(100=110+120+ 130+140+150) 100 6.815.987.543 98,19 7.106.867.789 98,43 7.957.130.367 99,13 + 290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.727.467.454 24,89 170.319.243 2,36 1.179.386.574 14,69 -1.557.148.211 -90,14 +1.009.067.331 + 592,46 II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.735.622.426 25,00 2.442.724.556 33,83 1.578.504.211 19,67 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38 1. Phải thu của khách hàng 131 1.735.601.863 25,00 2.442.703.993 33,83 1.578.483.648 19,66 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38 3. Các khoản phải thu khác 138 20.563 20.563 20.563 IV. Hàng tồn kho 140 3.331.424.087 47,99 4.474.112.668 61,97 5.192.396.105 64,69 +1.142.688.581 +34,30 +718.283.437 +16,05 1. Hàng tồn kho 141 3.331.424.087 47,99 4.474.112.668 61,97 5.192.396.105 64,69 +1.142.688.581 +34,30 +718.283.437 +16,05 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 21.473.576 0,31 19.711.322 0,27 6.843.477 0,09 -1.762.254 -8,21 -12.867.845 -65,28 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 4.966.289 0,07 0,00 -4.966.289 -100,00 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 16.507.287 0,24 19.711.322 0,27 6.843.477 0,09 +3.204.035 +19,41 -12.867.845 -65,28 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+230+240) 200 125.632.093 1,81 113.322.607 1,57 69.840.496 0,87 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37 I. Tài sản cố định 210 125.632.093 1,81 113.322.607 1,57 69.840.496 0,87 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37 1. Nguyên giá 211 333.562.612 4,81 366.502.612 5,08 366.502.612 4,57 +32.940.000 +9,88 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (207.930.519) -3,00 (253.180.005) -3,51 (296.662.116) -3,70 -45.249.486 +21,76 -43.482.111 +17,17 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 6.941.619.636 100 7.220.190.396 100 8.026.970.863 100 +278.570.760 +4,01 806.780.467 +11,17 Căn cứ vào số liệu trong bảng phân tích trên ta thấy tổng quy mô tài sản của công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2015 là khoảng hơn 7 tỷ đồng, năm 2016
  • 20. là hơn 7,2 tỷ đồng, tăng khoảng 200 triệu đồng, tức tăng 4,01% so với năm 2015. Qua năm 2017, tổng quy mô tài sản là hơn 8 tỷ đồng, tăng khoảng 800 triệu đồng, tức tăng 11,17% so với năm 2016. Nguyên nhân làm tăng thêm giá trị tổng tài sản của Công ty chủ yếu xuất phát từ bốn nguồn chính: thứ nhất là vay ngắn hạn (trong năm 2015 Công ty vay thêm 1,54 tỷ đồng và tiếp tục vay thêm khoảng 783 triệu đồng trong năm 2016), thứ hai là nợ người bán (khoảng 813 triệu đồng ở năm 2015 và khoảng 505 triệu đồng ở năm 2016), thứ ba là tăng vốn chủ sở hữu và thứ tư là đóng góp của lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh (khoảng 27 triệu đồng ở năm 2015 và khoảng 85 triệu đồng ở năm 2016). Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu vào phân tích các khoản mục: Tài sản ngắn hạn: Giá trị của tài sản ngắn hạn năm 2016 là khoảng 6,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,19% trên tổng tài sản. Năm 2017, giá trị của tài sản ngắn hạn là khoảng 7,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,43% trên tổng tài sản, nếu phân tích theo chiều ngang thì ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2017 tăng gần 0,3 tỷ đồng, tức tăng 4,27% so với năm 2015. Sang năm 2017, giá trị của tài sản ngắn hạn là khoảng 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,13% trên tổng tài sản, nếu so với năm 2017 thì giá trị tài sản ngắn hạn tăng 0,85 tỷ đồng, tức tăng 11,96%, điều này cho thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn qua các năm đều tăng so với trước, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc kinh doanh của mình. Tài sản dài hạn: Chủ yếu là tài sản cố định. Tài sản cố định giảm qua các năm. Để hiểu rõ sự biến động này ta xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy rõ được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ta có tình hình thực tế tại công ty như sau: Tỷ suất đầu tư năm 2015: Tỷ suất đầu tư = 125.632.093 *100 = 1,81% 6.941.619.636 Tỷ suất đầu tư năm 2016: Tỷ suất đầu tư = 113.322.607 *100 = 1,57 % 7.220.190.396 Tỷ suất đầu tư năm 2017:
  • 21. Tỷ suất đầu tư = 69.840.496 *100 = 0,87 % 8.026.970.863 Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2017 giảm 0,24% so với năm 2016. Năm 2017 giảm 0,7% so với năm 2017. Công ty đi vào hoạt động ổn định với công nghệ, trang thiết bị được đầu tư cách đây 8 năm. Tài sản cố định giảm là do hao mòn tài sản cố định và đang trong thời kỳ tích lũy để đổi mới. Như vậy công ty đang trong giai đoạn hợp lý hóa và phân bổ lại cơ cấu tài sản cho phù hợp hơn với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty. 2.2.1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015, 2016 và 2017. Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn 2014, 2015 và 2016. Đvt: Đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Nợ phải trả 2.670.8 31.903 2.863.946. 859 3.597.707.3 89 +193.114.9 56 +7,2 3 +733.760.5 30 +25,6 2 2. Vốn chủ sở hữu 4.270.787. 733 4.356.243. 537 4.429.263.4 74 +85.455.80 4 +2,0 +73.019.93 7 +1,68 3.Nguồn vốn tạm thời 2.670.831. 903 2.863.946. 859 3.597.707.3 89 +193.114.9 56 +7,2 3 +733.760.5 30 +25,6 2 4. Nguồn vốn thường xuyên 4.270.787. 733 4.356.243. 537 4.429.263.4 74 +85.455.80 4 +2,0 +73.019.93 7 +1,68 5. Tồng 6.941.619. 7.220.190. 8.026.970.8 +278.570.7 +4,0 +806.780.4 +11,1
  • 22. nguồn vốn 636 396 63 60 1 67 7 6. Tỷ suất nợ (%) = (1)/(5) 38,48 39,67 44,82 +1,19 +5,15 7.Tỷ suất tự tài trợ(%) =(2)/(5) 61,52 60,33 55,18 -1,19 -5,15 8.Tỷ suất NVTX ( %) = (4)/(5) 61,52 60,33 55,18 -1,19 -5,15 9. Tỷ suất NVTT(%) = (3)/(5) 38,48 39,67 44,82 +1,19 +5,15 ( Nguồn: Phòng kế toán) Bảng phân tích trên cho thấy: quy mô tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ở năm 2015 là hơn 7,2 tỷ đồng tức tăng 4,01% so với năm 2014. Sang năm 2016 tổng nguồn vốn là hơn 8 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2015. Nguyên nhân làm cho tổng vốn năm 2015 tăng lên là do trong năm 2015 doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh kết cấu nguồn vốn theo hướng tăng cường huy động vốn từ các khoản vay, đồng thời cũng tăng cường huy động vốn từ chủ sở hữu, tuy nhiên mức tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn mức tăng của nợ phải trả. Qua năm 2016 cũng tương tự, công ty tiếp tục huy động vốn từ các khoản vay ngắn hạn làm cho tổng nguồn vốn tăng làm cho quy mô của tổng nguồn vốn tăng. Năm 2015 công ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng nợ phải trả và giảm dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu, cụ thể tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty năm 2014 là 61,52%, năm 2015 là 60,33%, năm 2016 là 55,18%. Điều này cho thấy tính tự chủ về tài trợ giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ suất tự tài trợ của công ty vẫn ở mức cao chứng tỏ công ty có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của chủ nợ. Công ty có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Mặc dù vậy, công ty cũng đang có sự điều chỉnh tăng tỷ suất nợ nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Phân tích tính tự chủ cho ta thấy được kế cấu của nguồn vốn, tình hình tăng giảm của vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Thế nhưng, bên cạnh đó mỗi nguồn
  • 23. vốn lại có chi phí sử dụng vốn và thời gian sử dụng vốn khác nhau. Vì vậy, trong phân tích tài chính thì phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ là một trong những khâu quan trọng không thể bỏ qua. Có thể nhận định khái quát rằng: Trong năm 2015 và năm 2016 tính ổn định về tài trợ vẫn ở mức cao, nhận định này được rút ra từ việc đánh giá tỷ suất nguồn vốn thường xuyên. Cụ thể giá trị chỉ tiêu này của doanh nghiệp là 60,33% năm 2015 và 55,18% năm 2016 ( tương ứng tỷ suất nguồn vốn tạm thời là 39,67% năm 2015, còn năm 2016 là 44,82%). Điều này có nghĩa là, phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần được tài trợ từ nguồn vốn tạm thời. Như vậy, mức độ rủi ro cũng như áp lực thanh toán đối với doanh nghiệp không cao. Mặc dù vậy, việc lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời sẽ giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn. 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2015-2017 2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2015-2017 Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015, 2016 và 2017. Đvt: Đồng CHỈ TIÊU Mã số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọn g Số tiền Tỉ trọn g ( +/-) % ( +/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 4.956.428.5 12 100 7.494.874.495 100 7.302.969.9 40 100 +2.538.445.9 83 +51,22 - 191.904.555 -2,56 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung 10 4.956.428.5 12 100 7.494.874.495 100 7.302.969.9 40 100 +2.538.445.9 83 +51,22 - 191.904.555 -2,56 4. Giá vốn hàng bán 11 4.209.185.0 41 84,92 6.726.911.893 89,7 5 6.462.317.9 11 88,4 9 +2.517.726.8 52 +59,82 - 264.593.982 -3,93 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 20 747.243.4 71 15,08 767.962.602 10,2 5 840.652.02 9 11,5 1 +20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47 6. Doanh thu 21 660. 0,01 975.0 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,1
  • 24. hoạt động tài chính 639 64 3 7. Chi phí tài chính 22 97.474. 417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.09 2 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.90 6 +152,5 6 − Trong đó: Chi phí lãi vay 23 97.474. 417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.09 2 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.90 6 +152,5 6 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 578.190.6 51 11,67 657.104.453 8,77 592.824.62 7 8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 – 22 – 24) 30 72.239. 042 1,46 -12.878.973 - 0,17 -63.959.683 - 0,88 -85.118.015 -117,83 -51.080.710 +396,6 2 10. Thu nhập khác 31 7.446.6 85 0,15 128.580.045 1,72 161.577.00 0 2,21 +121.133.360 +1.626, 67 +32.996.955 +25,66 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 7.446.6 85 0,15 128.580.045 1,72 161.577.00 0 2,21 +121.133.360 +1.626, 67 +32.996.955 +25,66 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+ 40) 50 79.685. 727 1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 22.312. 004 0,45 28.925.26 8 0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51) 60 57.373. 723 1,16 86.775.80 4 1,16 73.212.988 1,00 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63 Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2014 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng, năm 2015 đạt mức 7.494.874.495 đồng và năm 2016 đạt 7.302.969.940 đồng, điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc dù năm 2016 doanh thu có giảm so với năm 2015 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Doanh thu thuần của công ty năm 2015 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương ứng tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng
  • 25. tương ứng tăng 59,82% so với năm 2014. Qua năm 2014 doanh thu thuần giảm so với năm 2015 191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán cũng giảm 3,93%.Ta thấy năm 2015 so với năm 2014, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng là do giá cả một số nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 đạt 767.962.602 đồng, tăng so với năm 2014 là 20.719.131đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm 2016 chỉ tiêu này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương úng tăng 9,47% so với năm 2015. Nguyên nhân do trong năm 2015 và năm 2016 sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng.Tuy nhiên quy mô lợi nhuận gộp còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu, kết quả công đạt chưa cao. Cụ thể, năm 2014 lợi nhuận gộp chiếm 15,08%, năm 2015 là 10,25% và năm 2016 chiếm 11,51% trên tổng doanh thu. Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2014 chiếm 11,67%, năm 2015 chiếm 8,77% và năm 2016 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ trọng này giảm qua các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy quản lý, giảm nhân sự ở những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó hoạt động khác của công ty cũng góp một phần làm tăng lợi nhuận của công ty qua các năm. Cụ thể, năm 2014 lợi nhuận khác của công ty đạt 7.446.685 đồng, năm 2015 là 128.580.045 đồng và năm 2015 là 161.577.000 đồng. Tóm lại, qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2015 không đem lại kết quả, cụ thể bị thua lỗ 12.878.973 đồng và nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế ở năm 2015 vẫn tăng hơn 29.402.081 đồng so với năm trước là nhờ sự đóng góp rất lớn từ nguồn lợi nhuận khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2014 là 121.133.360 đồng.Tương tự qua năm 2016 hoạt động kinh doanh của Công ty cũng không khả quan mấy, vẫn bị thua lỗ 63.959.683 đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với năm 2015 là nhờ có sự đóng góp từ nguồn lợi nhuận khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2015 là 32.996.995 đồng. 2.4.2 . Phân tích các tỷ số tài chính 2.4.2.1. Phân tích khả năng thanh toán + .Phân tích các khoản phải thu Bảng 2.4: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu
  • 26. Năm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) 1) Tổng các khoản phải thu 1.735.622. 426 2.442.724.5 56 1.578.504. 211 +707.102. 130 +40, 74 - 864.220.3 45 - 35,38 2) Tổng tài sản ngắn hạn 6.815.987. 543 7.106.867.7 89 7.957.130. 367 +290.880. 246 +4,2 7 +850.262. 578 +11,9 6 3) Tổng các khoản phải trả 2.670.831. 903 2.863.946.8 59 3.597.707. 389 +193.114. 956 +7,2 3 +733.760. 530 +25,6 2 Tỷ lệ (1)/(2) 0,25 0,34 0,20 +0,09 +34, 98 -0,15 - 42,28 Tỷ lệ (1)/(3) 0,65 0,85 0,44 +0,20 +31, 25 -0,41 - 48,56 (Nguồn: Phòng kế toán) Khoản phải thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 707.102.130 đồng tương ứng tăng 40,74%, khoản phải thu trong năm 2015 so với tài sản ngắn hạn tăng 34, 98%, so với khoản phải trả tăng 31,25%. Điều này cho ta thấy trong năm 2015 công ty đã mở rộng thêm thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng, nhưng công ty cũng phải cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. Năm 2016 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và trên khoản phải trả đều giảm so với năm 2015. Do trong năm 2016 khoản phải thu giảm 864.220.345 đồng tương ứng tới 35,.38% so với năm 2015, trong năm 2016 công tác bán hàng của công ty không đạt hiệu quả và công tác thu hồi nợ tốt hơn. + Phân tích các khoản phải trả Bảng 2.5: Bảng phân tích các khoản phải trả Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015
  • 27. Chỉ tiêu (+/-) (%) (+/-) (%) I. Nợ ngắn hạn 2.670.831. 903 2.863.946.8 59 3.597.707. 389 +193.114. 956 +7,23 +733.760. 530 +25,6 2 1. Vay ngắn hạn 1.540.000. 000 2.322.993.1 24 3.052.910. 268 +782.993. 124 +50,8 4 +729.917. 144 +31,4 2 2. Phải trả cho người bán 1.079.296. 076 505.094.64 4 466.112.96 1 - 574.201.43 2 -53,20 - 38.981.68 3 -7,72 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 51.535.827 35.859.091 78.684.160 - 15.676.736 -30,42 +42.825.0 69 +119, 43 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua phân tích các khoản theo bảng trên ta thấy năm 2015 khoản phải trả tăng 193.114.956 đồng , tức tăng 7,23% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn 782.993.124 đồng, tăng tương ứng 50,84%. Năm 2016 khoản phải trả tăng 733.760.530 đồng, tương ứng tăng 25,62% so với năm 2015, nguyên nhân là do trong năm 2016 công ty đã tăng khoản vay ngắn hạn 729.917.144 đồng, khoản thuế và khoản nộp nhà nước cũng tăng 42.825.069 đồng. Như vậy, qua phân tích ta thấy các khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động công ty ngày càng mở rộng. 2.4.2.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động + Số vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho Năm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) Giá vốn hàng bán 4.209.185.0 41 6.726.911.8 93 6.462.317.9 11 +2.517.726. 852 +59,82 - 264.593.9 82 -3,93
  • 28. Hàng tồn kho bình quân 3.350.730.3 75 3.902.768.3 78 4.833.254.3 87 +552.038.00 3 +16,48 +930.486. 009 +23, 84 Số vòng quay hàng tồn kho 1,26 1,72 1,34 +0,47 +37,21 -0,39 - 22,4 3 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp và chưa được hai vòng trong kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm khoảng hơn 8 tháng một vòng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày mộtvòng quay HTK = Số ngày trong kỳ Số vòng quay HTK trong kỳ Số ngày trong một năm thường là 360 ngày. Để tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho, ta có: - Năm 2015: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 286 ( ngày) 1,26 - Năm 2016: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 209 ( ngày) 1,72 - Năm 2017: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 268 ( ngày) 1,34
  • 29. Năm 2015 số vòng quay hàng tồn kho là 1,26 và bình quân là 286 ngày cho một vòng quay. Đến năm 2016 thì số vòng quay đã tăng lên 1,72 vòng nguyên nhân là giá vốn hàng bán năm 2016 tăng so với năm 2015 là 59,82%, trong khi đó hàng tồn kho bình quân cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn chỉ với 16,48%. Và dẫn đến số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm so với 2015 là 77 ngày. Đến năm 2017 thì số vòng quay giảm xuống còn 1,34 vòng và số ngày một vòng quay hàng tồn kho tới 268 ngày tăng so với năm 2016 là 59 ngày. Với kết quả trên, ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá cao; điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, v.v…Tuy là thế nhưng Công ty sẽ có hàng để đáp ứng thị trường nếu nhu cầu thị trường tăng đột biến. Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng để giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo vừa đủ khi có sự tăng đột biến của nhu cầu thị trường. + .Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. KTTBQ = Số dư BQ các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày Các khoản phải thu: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng mà chưa thanh toán, các khoản trả tiền trước cho khách hàng,... Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu thuần 360 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%)
  • 30. Doanh thu thuần 4.956.428. 512 7.494.874. 495 7.302.969. 940 2.538.44 5.983 +51, 22 - 191.904 .555 - 2,5 6 Số dư BQ các khoản phải thu 1.226.976. 970,5 2.089.173. 491 2.010.614. 384 862.196. 521 +70, 27 - 78.559. 107 - 3,7 6 Doanh thu BQ một ngày 13.767.856 ,98 20.819.095 ,82 202.86.027 ,61 7.051.23 9 +51, 22 - 533.068 - 2,5 6 KTTBQ 89 100 99 +11 +12, 60 -1 - 1,2 3 Vòng quay các khoản phải thu BQ 4,04 3,59 3,63 -0,45 - 11,1 9 +0,044 +1, 25 (Nguồn: Phòng kế toán) Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng nhẹ ở năm 2016, 2017 so với năm 2015. Trong năm 2015 Công ty phải mất gần 03 tháng (89 ngày) và tiếp tục tăng lên gần 3,5 tháng (100 ngày) ở năm 2015 mới thu được vốn kinh doanh, năm 2017 thì chỉ tiêu này không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân đã tăng lên vào năm 2016 so với năm 2015, doanh thu bình quân một ngày tăng nên dẫn đến hệ số này tăng trong năm 2016, đến năm 2017 thì doanh thu bình quân một ngày giảm nhưng không đáng kể nên kỳ thu tiền bình quân năm 2016 giảm nhẹ hơn so với năm 2016. Qua đó, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, tình hình thu nợ của Công ty trong năm 2015 là tốt hơn và tình hình này đang diễn biến theo chiều không có lợi cho Công ty (số ngày càng cao càng gây bất lợi cho Công ty). Ngoại trừ việc có ý định mềm dẻo trong vấn đề kinh doanh để mở rộng thêm thị trường, Công ty cần xem xét chính sách kinh doanh, bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ và cần có chiến lược mới để thu hồi vốn nhằm tránh phải đối mặt với nhiều khoản nợ khó đòi.
  • 31. + .Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Để tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định, ta có: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân - Năm 2015: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 4.956.428.512 = 14,86 333.562.612 - Năm 2016: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 7.494.874.495 = 21,41 350.032.612 - Năm 2017: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 7.302.969.940 = 20 366.502.612 Trong năm 2015, một đồng nguyên giá tài sản cố định của Công ty đã tạo ra 14,86 đồng doanh thu. Tương tự như thế, một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 21,41 đồng doanh thu và 20 đồng doanh thu lần lượt ở các năm 2016 và 2017. Như vậy, nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là rất cao. Nếu so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2015 và năm 2017 tương đương với nhau. Điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác, sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt. + Vòng quay vốn lưu động Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu 4.956.428.5 7.494.874.4 7.302.969.9 +2.538.445. +51, - -
  • 32. thuần (đ) 12 95 40 983 22 191.904.5 55 2,56 Tài sản lưu động BQ (đ) 4.108.474.6 50 4.194.038.2 85 4.301.171.9 54 +85.563.63 5 +2,0 8 +107.133. 669 +2, 55 Số vòng quay vốn lưu động ( vòng) 1,21 1,79 1,70 +0,58 +48, 13 -0,09 - 4,99 Số ngày một vòng quay ( ngày) 298 201 212 -96,96 - 32,4 9 +10,57 +5, 25 (Nguồn: Phòng kế toán) Năm 2016 số vòng quay vốn lưu động tăng so với năm 2015 là 0,58 vòng tương ứng với tăng 48,13%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 51,22%, còn tài sản lưu động BQ tăng với tỷ lệ thấp là 2,08%. Và điều này dẫn đến số ngày một vòng quay giảm xuống từ 298 ngày còn 201 ngày. Trong năm 2017 thì số vòng quay vốn lưu động giảm còn 0,09 vòng và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên tới 212 ngày. Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp, trung bình chưa được hai vòng trong một năm và do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Mặc dù vậy, số vòng quay đã tăng lên trong năm 2016 và năm 2017 so với năm 2015, đây là dấu hiệu tốt trong việc khai thác vốn lưu động của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này. + Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.Ta có: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân - Năm 2015: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài = 4.956.428.512 = 0,86
  • 33. sản 5.734.533.945,5 - Năm 2016: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = 7.494.874.495 = 1,06 7.080.905.016 - Năm 2017: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = 7.302.969.940 = 0,96 7.623.580.630 Một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2015, năm 2016 và năm 2017 lần lượt tạo ra được 0,86 đồng và 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu. Vì thế, hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty là quá thấp, cho nên hiệu quả đem lại cũng quá thấp, đặc biệt ở năm 2015 và điều này cũng rất dễ dàng lý giải rằng sở dĩ hiệu suất như thế là vì Công ty chỉ tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn mà như chúng ta đã biết đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, nhà quản trị Công ty cần tiến hành hai việc chính sau: thứ nhất là tập trung khai thác nhiều hơn nữa tài sản ngắn hạn (hiện đang chiếm một tỷ trong rất lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty) và thứ hai là tăng đầu tư vào tài sản dài hạn đến mức hợp lý nhằm khai thác hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn như hiện nay (tài sản cố định). 2.4.2.3 Phân tích khả năng sinh lợi + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. DLDT = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu thuần Ta có doanh lợi doanh thu: - Năm 2015:
  • 34. Doanh lợi doanh thu = 57.373.723 x 100% = 1,16% 4.956.428.512 - Năm 2016: Doanh lợi doanh thu = 86.775.804 x 100% = 1,16% 7.494.874.495 - Năm 2017: Doanh lợi doanh thu = 73.212.988 x 100% = 1,0025% 7.302.969.940 Với kết quả đó, ta thấy rằng cứ một đồng doanh thu thuần ở năm 2015, năm 2016 và năm 2017 thì có lần lượt là 1,16% và 1,16% và 1,025% lợi nhuận sau thuế. + Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROA = Lợi nhuận sau thuế * 100 % Giá trị tài sản BQ Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Lợi nhuận sau thuế (đ) 57.373.723 86.775.80 4 73.212.98 8 +29.402.081 +51, 25 - 13.562.81 6 - 15,63 Tổng tài sản BQ (đ) 5.734.533.9 45,5 7.080.905. 016 7.623.580. 630 +1.346.371.0 70,5 +23, 48 +542.675. 614 +7,66 ROA (%) 1,00 1,23 0,96 +0,22 +22, 49 -0,27 - 21,64
  • 35. (Nguồn: Phòng kế toán) Hệ số này đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Trong năm 2015, trong một đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang về 1,00% lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 thì trong một đồng tài sản mang về 1,23% đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2017 tổng tài sản của công ty có tăng nhưng lợi nhuận sau thuế mà công ty có được giảm 15,63%. Năm 2017 ROA bằng 0,96%. Tương tự như hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, ROA tăng lên ở năm 2016 so với năm 2016 và giảm xuống ở năm 2017. Nhìn chung, mức sinh lợi mà tài sản mang lại là cao. + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó được xác định như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế * 100% Vốn chủ sở hữu BQ Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Lợi nhuận sau thuế (đ) 57.373.723 86.775.80 4 73.212.988 +29.402.0 81 +51, 25 - 13.562.81 6 - 15,63 Vốn chủ sở hữu BQ (đ) 4.257.230.8 71,5 4.313.515. 635 4.392.753.5 05,5 +56.284.7 63,5 +1,3 2 +79.237.8 70,5 +1,84 ROE (%) 1,35 2,01 1,67 +0,66 +49, 27 -0,35 - 17,15
  • 36. (Nguồn: Phòng kế toán) Mức lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng lên ở năm 2016 (so với năm 2015) và giảm xuống ở năm 2016. Năm 2015 trong một đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 1,35% lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 thì ROE là 2,10% cao hơn rất nhiều so với năm 2016 và năm 2017 ROE là 1,67%. Nguyên nhân là do năm 2016, 2017 thì lợi nhuận sau thuế mà công ty mang về tăng lên so với năm 2015. CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP