SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




                                 LỜI MỞ ĐẦU


  Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, Công nghiệp
hoá- Hiện đại hoá đất nước đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tế nói chung,
các doanh nghiệp nói riêng đã và đang gặp phải những trở lực trong quá trình
phát triển trong đó hiện tượng thiếu vốn cho đầu tư phát triển là một trong
những vấn đề nổi cộm. Một cán bộ cao cấp của Đảng ta đã từng phát biểu về
tình trạng thiếu vốn tại các doanh nghiệp như sau:“ Vốn là nguồn lực đầu tiên
và cơ bản của sự phát triển và hiện đại hoá đất nước, cái mà các doanh nghiệp
cần hiện nay là vốn,..v.v. và vốn, nếu không có vốn tất cả dự định của chúng
ta chỉ là mơ ước mà thôi “ .
  Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường vừa tạo ra thời cơ nhưng cũng đem đến không ít các thách thức
cho các doanh nghiệp. Công ty May Chiến Thắng - một doanh nghiệp may
thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đã
trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trong quá trình hoạt động công ty
đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh
nghiệp khác, công ty đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn mà nổi
bật là vấn đề tạo vốn cho đổi mới máy móc thiết bị . Nếu công ty có thể tạo ra
một chính sách huy động và sử dụng vốn thích ứng, có hiệu quả thì nó sẽ là
một trong những động lực cơ bản để phát triển công ty trong tương lai.
  Trong thời gian thực tập tại công ty May Chiến Thắng. Em đã có điều kiện
nghiên cứu tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại công ty và xin
mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về: “Các giải pháp huy động vốn đổi mới
máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm,
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến
Thắng”
  Nội dung của luận văn được trình bày qua 3 chương sau:
  Chương I: Những vấn đề chung về huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị
tại các doanh nghiệp hiện nay
  Chương II: Thực trạng về công tác huy động vốn đổi mới máy móc thiết
bị tại công ty May Chiến Thắng
  Chương III: Một số ý kiến về giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc
thiết bị tại công ty May Chiến Thắng.
  Do điều kiện trình độ và thời gian hạn chế nên chắc chắn bài luận văn này
không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự chỉ bảo chân
thành của các Thầy-Cô giáo để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
  Để hoàn thiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt
tình của thầy giáo: GS-TS Phan Kim Chiến và các thầy cô giáo trong Bộ môn
Quản lý kinh tế cùng sự giúp đỡ quí báu của các cán bộ, công nhân viên Công
ty May Chiến Thắng đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn này.




                                        Hà nội, ngày 10 tháng 2 năm 2002




http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com                 2
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




                                  CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY
        MÓC THIẾT BỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
  1.1 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH
  1.1.1 Tài sản cố định
  Nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước ở Việt Nam đã trải
qua hơn 10 năm hình thành, củng cố, từng bước hoàn thiện. Song song với
quá trình đó là sự xuất hiện và tác động ngày càng sâu sắc của hệ thống các
quy luật kinh tế đặc trưng cho nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận trở thành mục
tiêu rất cụ thể, rất thiết thực và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.
  Đối với các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm cần có 3
yếu tố là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Các tư liệu
lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,...) là những
phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao
động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong các
tư liệu lao động sử dụng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp là các TSCĐ. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một
cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để được coi
là TSCĐ thì các tư liệu lao động phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản về giá trị
tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu, hai tiêu chuẩn này được quy định tuỳ
theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất
định. Theo Quyết định 51/TTg ngày 21/01/1995 thì tư liệu lao động được coi
là TSCĐ thì phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị trên




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                     3
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




5.000.000 đ. Tuy nhiên, cũng có những tài sản còn thiếu một trong hai tiêu
chuẩn trên nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng và xét trong một hệ thống gồm
nhiều bộ phận liên kết với nhau cùng thực hiện một chức năng nào đó thì
cũng vẫn được coi là TSCĐ.
  Đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu
kỳ sản xuất sản phẩm, trong quá trình đó hình thái vật chất (của TSCĐ hữu
hình) và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi, song giá trị
của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
Bộ phận gía trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
  Trong các doanh nghiệp, TSCĐ có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại lại có
công dụng kinh tế, tính chất kỹ thuật và được sử dụng trong những điều kiện
khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ doanh nghiệp cần tiến
hành phân loại TSCĐ một cách khoa học. Thông thường có các phương pháp
phân loại TSCĐ như sau:
  Phương pháp thứ nhất: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Theo
phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
  + TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất
  + TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất
  Phương pháp thứ hai: Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. Theo
phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
  + TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp
  + TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng: là
những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc
lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                 4
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  + TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: là các TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ
hộ Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có quan hệ với doanh nghiệp.
  Phương pháp thứ ba: Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Theo
phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
  + Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình
thành sau quá trình thi công xây dựng như: nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà
kho,..
  + Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải
như phương tiện đường sắt, đường bộ, đường ống,..
  + Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác
quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm:
  + Các loại TSCĐ khác
  Phương pháp thứ tư: Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng. Theo phương
pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau:
  + TSCĐ đang sử dụng: Đó là những TSCĐ doanh nghiệp đang sử dụng cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi , sự nghiệp,..
  + TSCĐ chưa cần dùng: Đó là các TSCĐ cần thiết phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh nhưng hiện tại doanh nghiệp chưa sử dụng, đang cất trữ.
  + TSCĐ không cần sử dụng, chờ thanh lý: Đó là những TSCĐ không cần
thiết hay không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thanh lý,
nhượng bán để thu hồi lại vốn đầu tư.
  Trên đây là bốn phương pháp phân loại TSCĐ chủ yếu trong doanh nghiệp,
ngoài ra tuỳ theo đặc điểm tổ chức quản lý mà ở từng doanh nghiệp còn tiến




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                  5
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




hành phân loại TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau như phân loại TSCĐ theo
nguồn hình thành, theo bộ phận sử dụng,..
  Bốn phương pháp phân loại TSCĐ trên giúp cho doanh nghiệp thấy được
cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và vô hình, cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử
dụng, công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ và mức độ sử dụng có hiệu quả
các TSCĐ. Đó là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng các quyết định
đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp với tình hình thực tế đồng
thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính
khấu hao TSCĐ cho chính xác.
  1.1.2 Vốn cố định
  Vốn cố định là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình và
vô hình. VCĐ quyết định quy mô của TSCĐ, song chính đặc điểm của TSCĐ
lại quyết định đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ. Đặc điểm của
VCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, nó được luân chuyển
dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất và sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ
mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Trong các doanh nghiệp VCĐ chiếm
vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là là một bộ phận của vốn đầu tư nói riêng
và vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Việc xác định quy mô VCĐ, mức
trang bị TSCĐ hợp lý là cần thiết song điều quan trọng nhất là phải có biện
pháp quản lý sử dụng tốt VCĐ tránh thất thoát vốn đảm bảo năng lực sản xuất
và hiệu quả hoạt động của TSCĐ.
  Trong công tác quản lý VCĐ, một yêu cầu được đặt ra đối với các doanh
nghiệp là phải bảo toàn VCĐ. Bảo toàn vốn có thể hiểu là việc giữ nguyên
vẹn sức mua của đồng vốn ban đầu và không ngừng làm cho nó phát triển lên
để sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn vốn, với số vốn thu hồi được doanh
nghiệp ít nhất cũng có thể mua được một khối lượng TSCĐ có quy mô và tính
năng kỹ thuật như cũ với thời giá hiện tại. Trong quy chế quản lý tài chính và




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                   6
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




hạch toán kinh doanh đối với DNNN ban hành kèm theo Nghị định 59/CP
ngày 03/10/1996 và sau này là Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999
có quy định rõ: “ ... Doanh nghiệp có nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng có
hiệu quả vốn và các nguồn lực được Nhà nước giao, không ngừng nâng cao
hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn,..”
  Tại các doanh nghiệp việc bảo toàn VCĐ phải xem xét trên cả hai mặt :
hiện vật và giá trị. Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ
nguyên hình thái vật chất và đặc tinh sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan
trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Bảo toàn
VCĐ về mặt giá trị là phải duy trì sức mua của VCĐ ở thời điểm hiện tại so
với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay
đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc bảo
toàn vốn cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của bản thân
TSCĐ tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể áp dụng các phương pháp bảo toàn
VCĐ như: tổ chức đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, lựa chọn phương pháp và
tỷ lệ khấu hao thích hợp, thường xuyên duy tu bảo dưỡng TSCĐ ,.., hay kiểm
tra hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua các chỉ tiêu tài chính .
  Tóm lại, TSCĐ và VCĐ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc bảo toàn VCĐ, thường xuyên đổi
mới TSCĐ cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đáp ứng những yêu cầu
khắt khe của thị trường là vấn đề doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm nếu
không muốn mình bị tuột hậu và thất bại trong cạnh tranh.
  1.1.3 Hao mòn TSCĐ
  Trong qúa trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn do tác động của nhiều nguyên
nhân khác nhau, hao mòn TSCĐ được chia làm hai loại.
  Hao mòn hữu hình TSCĐ: là sự hao mòn về vật chất và gía trị của TSCĐ
trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                 7
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ
dưới sự tác động của ma sát, trọng tải, nhiệt độ,... sự giảm sút về chất lượng,
tính năng kỹ thuật ban đầu ,.. và cuối cùng TSCĐ không còn sử dụng được
nữa. Về mặt giá trị đó là sự giảm dần gía trị của TSCĐ cùng với quá trình
chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
  Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do
ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Người ta thường chia hao mòn vô
hình thành các loại sau:
  + Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những
TSCĐ như cũ song giá mua lại rẻ hơn. Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị
mất đi một phần giá trị của mình.
  + Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những
TSCĐ mới tuy mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn. Do đó trên
thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình.
  + Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ
sống của sản phẩm tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để sản xuất những
sản phẩm này cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.
  Tóm lại, trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mòn
vô hình. Bộ phận giá trị hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá thành sản
phẩm gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị này được cấu thành trong giá
thành sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao.
Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, số tiền khấu hao sẽ được tích luỹ
lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ. Việc trích lập quỹ khấu hao có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó là một trong những nguồn
vốn cơ bản để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ.
   1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG
        NGHỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                     8
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




         ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI
                                 DOANH NGHIỆP.
  1.2.1 Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là đòi hỏi khách quan tại các
doanh nghiệp
  Nền kinh tế thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển. Tuy nhiên, gắn chặt với nó là một hệ thống các quy luật kinh
tế trong đó quy luật cạnh tranh giữ một vị trí chủ chốt. Mỗi doanh nghiệp khi
hoạt động đều phải chấp nhận cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nếu
doanh nghiệp nào chiến thắng được trong cạnh tranh thì sẽ tiếp tục phát triển,
còn nếu không thua lỗ phá sản là khó tránh khỏi. Do đó, các doanh nghiệp
luôn tìm kiếm các giải pháp nhằm chiếm lợi thế trong cạnh tranh. Trong số rất
nhiều giải pháp thường được áp dụng thì đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ,
hiện đại hoá công nghệ sản xuất là giải pháp quan trọng. Bởi nếu doanh
nghiệp thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, thường
xuyên trang bị mới những TSCĐ hiện đại thì sẽ có điều kiện nâng cao chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí sản xuất,... Sản phẩm do
doanh nghiệp sản xuất ra vừa có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi khắt
khe của thị trường về chất lượng sản phẩm cũng như hình thức mẫu mã, tiết
kiệm được chi phí sản xuất sẽ giảm được giá bán sản phẩm, đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hạn hẹp của mọi tầng lớp dân cư
trong xã hội. Nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với hạ giá bán sẽ làm
tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, điều này còn có ý nghĩa hơn
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có nhưng thay đổi theo chiều
hướng hội nhập dần với kinh tế khu vực và thế giới.
  Hiện nay, việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đặt ra như một yêu cầu
cấp thiết đối với các doanh nghiệp bởi máy móc thiết bị của các doanh nghiệp
đã cũ và lạc hậu. Điều này được thể hiện qua các mặt sau:




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                    9
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  + Trang thiết bị hầu hết đã cũ nát, chắp vá không thể sản xuất được những
sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao , không thể đáp ứng thị hiếu ngày càng
cao của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Trước đây nước ta nhập máy
móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau: 25% từ Liên Xô( Cũ), 21% từ các
nước Đông Âu, 20% từ các nước ASEAN, ... nên tính đồng bộ kém, khi sử
dụng năng lực thiết bị chỉ đạt 50% công suất, thiết bị lạc hậu từ 3-5 thế hệ,...
  + Do đầu tư thiếu đồng bộ nên thiếu nhiều phụ tùng thay thế, suất tiêu hao
vật liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn,
qui phạm, định mức đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi. Máy móc thiết bị cũ làm
cho số giờ chết máy cao, ... những nguyên nhân trên làm cho cho giá thành
sản phẩm lên cao . Theo điều tra mới đây, trong số gần 5000 DNNN có đến
hơn một nửa sử dụng máy móc thiết bị có hệ số hao mòn lớn hơn 50%, gần
70% máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 1960-1970. Điều này dẫn
đến tình trạng có nhiều máy móc thiết bị phải nằm “ đắp chăn” không thể sử
dụng được nữa. Theo tính toán chung, số hàng hoá trong nước hiện bị ứ đọng
thì 40% là do giá thành cao và chất lượng kém, 20% đã lạc hậu lỗi mốt, 30%
do không cạnh tranh nổi với hàng ngoại. Công nghệ cũ còn gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường trầm trọng tại nhiều khu vực khác nhau.
  Tóm lại, việc đổi mới máy móc thiết bị là đòi hỏi khách quan đối với các
doanh nghiệp nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh, củng cố và mở rộng
chỗ đứng của mình trên thị trường cả trong hiện tại và tương lai.
  1.2.2 Các yêu cầu cơ bản đối với máy móc thiết bị công nghệ khi tiến
hành quá trình đầu tư đổi mới tại các doanh nghiệp hiện nay.
  Đổi mới máy móc thiết bị là cần thiết đối với các doanh nghiệp song việc
đổi mới hoàn toàn không đơn giản, nó phải đảm bảo được một loạt các yêu
cầu sau:




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                      10
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




   Đổi mới phải bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ: Mục đích của việc đổi
mới thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp là thay thế, khắc phục những tồn
tại, hạn chế của công nghệ cũ bằng những công nghệ mới tiên tiến hơn, ưu
việt hơn, có khả năng tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị
trường. Chính vì thế, khi thực hiện hoạt động đầu tư đổi mới doanh nghiệp
cần tiến hành điều tra, nghiên cứu kỹ tính năng kỹ thuật cũng như mức độ tối
tân của công nghệ sắp đầu tư. Việc điều tra, nghiên cứu này sẽ giúp doanh
nghiệp tránh việc đầu tư vào những công nghệ lạc hậu, làm giảm sút hiệu quả
của hoạt động đầu tư.
   Đổi mới phải đồng bộ , có trọng điểm: Tính đồng bộ trong đổi mới là rất
quan trọng bởi một sản phẩm tạo ra nếu muốn được thị trường chấp nhận thì
cần phải đáp ứng được nhiều mặt như chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã,.. nếu
đổi mới một cách“ khập khiễng ” chẳng hạn như sản phẩm vẫn giữ nguyên
kiểu dáng, mẫu mã, chỉ thay đổi chất lượng, chất liệu cấu thành sản phẩm thì
rất khó cho người tiêu dùng nhận ra được những ưu điểm mới của sản phẩm
này. Do đó, sẽ làm giảm hiệu quả của công tác đổi mới tài sản. Tuy nhiên, đổi
mới đồng bộ đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, đây là một trở
ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp .Do đó, nếu thiếu vốn để đầu tư, thì
doanh nghiệp nên thực hiện giải pháp tình thế là đổi mới có trọng điểm. Tính
trọng điểm của hoạt động đầu tư thể hiện ở chỗ: chỉ đổi mới đối với những
công nghệ chủ chốt mang tính sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã thiếu vốn lại đầu tư một cách
giàn trải chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại trong hoạt động đầu tư.
  Đổi mới phải đón trước được yêu cầu và thị hiếu của thị trường: Những đòi
hỏi của thị trường về một loại sản phẩm nào đó có thể thay đổi rất nhanh. Nếu
doanh nghiệp không điều tra, nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện hoạt động




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                  11
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




đầu tư đổi mới chắc chắn sẽ làm giảm sút hiệu quả của hoạt động đầu tư thậm
chí công tác đổi mới sẽ hoàn toàn vô nghĩa.
  1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư đổi mới
  Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là đòi hỏi khách quan nhưng nếu xét
trên giác độ quản lý tài chính thì hoạt động đầu tư này chính là các quyết định
đầu tư dài hạn, đầu tư không chỉ cho hiện tại mà phải đón đầu được những
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tương lai và cần có một nguồn vốn lớn. Vì
vậy, để đi đến một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ
lưỡng hàng loạt các vấn đề- những yếu tố chi phối trực tiếp đến quyết định
đầu tư của doanh nghiệp.
  Một là: Tính hiệu quả của dự án đầu tư: Hoạt động đầu tư dài hạn luôn
chứa đựng trong nó rất nhiều rủi ro. Mỗi doanh nghiệp phải xác định được độ
tin cậy của dự án đầu tư, phải dự đoán được sự biến động trong tương lai về
chi phí đầu tư bỏ ra, thu nhập nhận được từ dự án đầu tư, lãi suất vay vốn, khả
năng tiêu thụ sản phẩm ,.. Vì vậy, phân tích tính khả thi của dự án đầu tư là
công việc phải được tiến hành rất kỹ lưỡng, tỷ mỉ, khoa học trước khi thực
hiện dự án đầu tư.
  Hai là: Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ luôn
luôn thay đổi, nó có thể là thời cơ cũng có thể là nguy cơ đe doạ đối với tất cả
các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trước khi thực hiện dự án đầu tư cần
phải tính đến những tiến bộ trong tương lai của khoa học công nghệ đối với
những thiết bị mình sẽ đầu tư, từ đó có thể xác định chính xác trọng tâm cũng
như cách thức đầu tư đổi mới trang thiết bị. Nếu thiết bị máy móc luôn tiên
tiến, ít nhất ngang bằng với công nghệ của các doanh nghiệp cùng ngành
trong nước cũng như khu vực thì doanh nghiệp mới có khả năng sản xuất ra
những sản phẩm có lợi thế trên thị trường, có khả năng cạnh tranh với các sản
phẩm cùng loại.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                     12
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  Ba là: Thị trường và sự cạnh tranh: Một dự án đầu tư chỉ có thể được chấp
nhận khi nó có khả năng tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, có
khả năng sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng
phong phú và khắt khe của thị trường. Vì vậy , khi đưa ra một quyết định đầu
tư không thể thiếu được sự phân tích kỹ tình hình hiện tại của bản thân doanh
nghiệp, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như dự đoán diễn
biến tình hình thị trường trong tương lai.
  Bốn là: Khả năng tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp không thể tiến
hành các dự án đầu tư nằm ngoài khả năng tài chính của mình. Hoạt động đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị luôn mang tính hai mặt. Một mặt, nó đem lại diện
mạo mới, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh và uy tín cho doanh nghiệp. Mặt
khác, đó là hoạt động đầu tư cho tương lai, luôn chứa đựng những rủi ro và
mạo hiểm. Một cơ cấu tài chính vững chắc sẽ là điều kiện tiên quyết đến sự
tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết
bị phải quan tâm tới tình hình tài chính tại thời điểm đầu tư, trong quá trình
đầu tư, hiệu quả của hoạt động đầu tư. Có như vậy doanh nghiệp mới tránh
được những cú sốc về tài chính do hậu quả của hoạt động đầu tư sai lầm gây
ra.
  Nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư là rất lớn, nó phát sinh liên tục. Tình
trạng chung tại các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn tự có rất hạn hẹp và
thường không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Vì vậy, để có đủ vốn thực hiện
hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp phải huy động thêm dưới nhiều hình thức
khác nhau. Khi huy động các nguồn vốn doanh nghiệp cần chú ý đến một số
vấn đề sau:
  + Số vốn cần phải huy động: Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
là cần thiết nhưng phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc tài chính như:
không huy động vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, lượng vốn vay vượt quá xa




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                   13
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




so với lượng vốn tự có dẫn tới hệ số nợ lên cao và có thể mất khả năng thanh
toán,..
  + Chi phí huy động vốn: Để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao
thì nhất thiết doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sử dụng vốn và thời gian
huy động vốn. Nếu như vốn vay là một loại hàng hoá được mua bán trên thị
trường, nó cũng chịu sự tác động của quy luật cung- cầu thì lãi vay phải trả
chính là số tiền doanh nghiệp phải chi ra để có quyền sử dụng số vốn vay đó.
Doanh nghiệp khi vay vốn cần so sánh giữa chi phí sử dụng vốn và kết quả
thu được do sử dụng vốn vay đó. Mặt khác, thời gian vay phải phù hợp với
thời gian khấu hao, với chu kỳ luân chuyển của TSCĐ được hình thành từ vốn
vay.
  Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng tới quyết định đầu
tư đổi mới máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp như: các chính sách phát triển
kinh tế xã hội của Nhà nước, tính rủi ro của hoạt động đầu tư, ....
  Như vậy, để việc huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đúng
hướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trước khi thực hiện các dự án đầu tư
doanh nghiệp cần nghên cứu kỹ các vấn đề đã được đề cập ở phần trên. Đó
chính là các cơ sở quan trọng để đưa ra những quyết định đầu tư đúng hướng,
đảm bảo sự thành công của hoạt động đầu tư.
       1.3 PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓC
THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY.
  Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1997,1998,1999 và
những tháng đầu năm 2000 là một hồi chuông cảnh tỉnh với các nhà quản lý
về nguy cơ trì trệ của nền kinh tế. Sự phát triển mạnh và ổn định của nền kinh
tế luôn gắn liền với sự phát triển ổn định và có hiệu quả của các doanh
nghiệp. Đặc biệt là khi sự phát triển của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá-




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                   14
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




Hiện đại hoá. Xuất phát từ thực trạng về vốn trong các doanh nghiệp hiện nay
thì vấn đề giải quyết các khó khăn về vốn là một vấn đề cấp bách cần được
giải quyết không thể trì hoãn.
  Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu vốn tại các doanh nghiệp
nói chung, DNNN nói riêng ?
  + Nguồn vốn NSNN cấp cho các DNNN còn hạn hẹp. Việt Nam đang
trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường. Mặc dù trong
những năm gần đây thu NSNN không ngừng tăng nhưng cùng với nó rất
nhiều khoản chi NSNN cũng phát sinh và đòi hỏi một lượng vốn lớn từ
NSNN. Hiện tượng bội chi NSNN diễn ra thường xuyên trong các năm tài
khoá. Chính vì vậy, nguồn vốn NSNN cấp cho các doanh nghiệp rất hạn hẹp,
phân tán, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để đổi mới tài sản tại các DNNN.
Khu vực kinh tế tư nhân thì lại càng khó khăn hơn, các doanh nghiệp này quy
mô vốn chủ sở hữu thường nhỏ, khả năng vay vốn từ ngân hàng cũng khó
khăn do phải chịu nhiều sức ép như vay vốn phải có tài sản thế chấp, lãi suất
vay vốn thường ít được ưu đãi hơn lãi suất vay vốn ở các DNNN, ....
  + Mặc dù đã trải qua hơn 10 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang nền kinh tế thị trường nhưng một thực tế không thể phủ nhận là
cơ chế quản lý kinh tế cũ chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, bản thân tại một số doanh
nghiệp còn có một sức ỳ khá lớn, chưa thoát khỏi tâm lý ỷ lại vào Nhà nước,
thiếu năng động trong công tác quản lý cũng như tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trình độ quản lý kinh tế yếu kém dẫn tới tình trạng thiếu vốn sản
xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư phát triển, bản thân chính các doanh nghiệp
này chưa phát huy được năng lực thực sự của mình. Do không mạnh dạn tìm
kiếm các nguồn tài trợ khác từ bên ngoài nên việc thiếu vốn là khó tránh khỏi.
  Ngoài ra còn có nhiều lý do khác cũng dẫn tới hiện tượng thiếu vốn tại các
doanh nghiệp như: Cơ chế vay vốn tín dụng còn khá ngặt ngèo đối với khu




http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com                 15
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




vực kinh tế tư nhân (vay vốn phải thế chấp tài sản, ..), thị trường vốn tại Việt
Nam chưa được hoàn thiện, .. Để giải quyết nghịch lý ngân hàng thừa vốn
trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn, Nhà nước cần bổ sung các chính sách
hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn có thể vay vốn, phục vụ cho nhu cầu
đầu tư đổi mới đang trở nên cấp bách.
  Trong quá trình hoạt động, nhu cầu vốn đổi mới máy móc thiết bị công
nghệ được đặt ra như một yêu cầu cấp bách trước sức ép của thị trường, của
cạnh tranh,... Để phù hợp với việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ta có thể
chia toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để đầu tư đổi mới máy
móc thiết bị thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
  1.3.1 Nguồn vốn bên trong
   Đây là các nguồn vốn có thể huy động được từ nội bộ doanh nghiệp bao
gồm quỹ khấu hao và lợi nhuận để lại tại quỹ đầu tư phát triển.
  Quỹ khấu hao được hình thanh trên cơ sở số tiền trích khấu hao TSCĐ
được tích luỹ lại. Quỹ khấu hao lớn dần lên cùng với sự giảm dần về mặt giá
trị và giá trị sử dụng của TSCĐ trong quá trình hoạt động. Mục đích nguyên
thuỷ của việc trích lập quỹ khấu hao là nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng TSCĐ. Trước năm 1994, số tiền khấu hao được giữ lại tại các
DNNN rất nhỏ bé, doanh nghiệp không có quyền sử dụng số tiền khấu hao
TSCĐ có nguồn gốc từ NSNN. Tuy nhiên, từ năm 1994 trở lại đây Nhà nước
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cho các
DNNN bằng cách giao toàn bộ số tiền khấu hao cho doanh nghiệp. Đây là
một thay đổi hoàn toàn phù hợp đặc biệt trong điều kiện hiện nay việc đổi
mới máy móc thiết bị có thể coi là một trong những giải pháp quan trọng để
các doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển của mình trên thị trường.
  Ngoài quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại từ hoạt động sản xuất kinh
doanh tại quỹ đầu tư phát triển cũng là một nguồn vốn quan trọng để tái đầu




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                     16
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




tư đổi mới TSCĐ. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và thu
nhập trong một thời kỳ nhất định. Số lợi nhuận để lại tại doanh nghiệp là phần
còn lại của lợi nhuận trước thuế thu nhập sau khi đã trừ đi một số khoản khác
như : thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thu sử dụng vốn,..Theo tinh thần của
Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 thì phần lợi nhuận để lại này
được doanh nghiệp sử dụng để bù đắp, bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và
trích lập các quỹ như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,... với tỷ lệ trích lập được quy định rất chi
tiết. Trong số các quỹ trên thì doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ đầu tư phát
triển phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới hiện đại hoá TSCĐ.
  Hoạt động tài chính tại các doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, trên
thực tế ngoài một số nguồn vốn kể trên doanh nghiệp còn có thể khai thác một
số nguồn vốn nữa nhưng chỉ mang tính chất tạm thời như : nguồn vốn do
thanh lý nhượng bán TSCĐ, do chênh lệch đánh giá lại tài sản, do kiểm kê tài
sản phát hiện thừa,...
  Trong công tác huy động vốn doanh nghiệp đặc biệt coi trọng nguồn vốn
bên trong bởi nó có rất nhiều ưu điểm:
  Một là: Tái đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là mục đích nguyên
thuỷ của việc trích lập quỹ khấu hao
  Hai là: Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn chủ sở hữu, nó thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định trong việc sử
dụng nên việc sử dụng ngồn vốn này khá linh hoạt và không phải chịu những
sức ép trong quá trình sử dụng như vốn vay ( như sức ép về việc thanh toán
nợ gốc khi khoản vay đáo hạn, lãi vay phải trả, các quy định chặt chẽ do ngân
hàng đề ra trong quá trình sử dụng vốn vay,..)
  Như vậy, huy động tối đa nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp là xu
hướng chung trong việc huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ. Tuy nhiên,




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                     17
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




thực trạng tại các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn bên trong còn rất hạn
chế, thường không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại doanh nghiệp. Chính
vì vậy, việc huy động nguồn vốn bên ngoài là cần thiết.
  1.3.2 Nguồn vốn bên ngoài
  Nguồn vốn bên ngoài là các khoản doanh nghiệp đi vay của các tổ chức, cá
nhân có quan hệ với mình, đó có thể là quan hệ bạn hàng, đối tác, cán bộ công
nhân viên trong công ty, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, huy
động vốn qua hợp tác liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu,... Nguyên tắc
cơ bản khi huy động vốn vay là: Khi huy động tối đa nguồn vốn bên trong mà
không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư thì sẽ đi vay nhưng phải
đảm bảo thu nhập nhận được từ việc sử dụng vốn vay phải lớn hơn các chi phí
bỏ ra khi sử dụng vốn vay.
  Trong thực tế, các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp có thể huy động
được gồm có:
   Phát hành trái phiếu : Đây là hình thức huy động vốn khá đặc trưng và
đem lại hiệu quả huy động vốn cao tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường
phát triển. Việc sử dụng trái phiếu để tài trợ dài hạn cho nhu cầu đầu tư sẽ tạo
ra sự linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn bởi doanh
nghiệp có thể tiến hành hoạt động đầu tư mà không phải tuân thủ một loạt các
quy chế tín dụng như sử dụng vốn vay ngân hàng, nó có huy động đủ vốn cho
doanh nghiệp để thực hiện quá trình đầu tư trong một khoảng thời gian ngắn,
quyền kiểm soát và lãnh đạo doanh nghiệp không bị xáo trộn,...Do đó, phát
hành trái phiếu để tài trợ vốn dài hạn cho hoạt động đầu tư là một hướng đi
quan trọng
  Phát hành cổ phiếu: Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể tăng vốn
chủ sở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu. Mặc dù phát hành cổ phiếu còn là
một hình thức huy động vốn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                     18
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




nhưng đây là một hướng đi rất có triển vọng bởi trong thời gian gần đây
Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá để huy
động vốn và nhiều doanh nghiệp đã thực hiện theo hướng này, sở giao dịch
chứng khoán tại Việt Nam đã được thành lập và trong một tương lai gần sẽ
chính thức đi vào hoạt động. Hệ thống pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu đang
được hoàn thiện, trình độ hiểu biết của công chúng về cổ phiếu và trái phiếu
dần được nâng cao.... Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành cổ
phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại doanh nghiệp.
  Liên doanh liên kết: Sự cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp thay vì
tìm cách vượt qua lẫn nhau, loại bỏ nhau thì liên doanh liên kết, sát nhập lại
để cùng nhau phát triển được coi là một xu thế mới mẻ và có nhiều triển vọng.
Việc chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác cùng phát triển không những
không làm cho doanh nghiệp suy yếu đi mà còn đem lại nhiều ưu thế. Khi tiến
hành liên doanh liên kết thì doanh nghiệp có thể huy động được một lượng
vốn chủ sở hữu đủ lớn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Liên doanh
vừa tạo điều kiện tăng nguồn lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và sử
dụng thiết bị công nghệ, tận dụng ưu thế hiện có của các bên liên doanh ...
Doanh nghiệp có thể liên doanh với các đối tác trong nước nhưng xu hướng
hiện nay là hợp tác liên doanh với nước ngoài. Thông thường bên Việt Nam
góp vốn bằng đất đai, nhà xưởng là chủ yếu, còn bên nước ngoài góp vốn
bằng máy móc thiết bị công nghệ hoạc bằng tiền. Như vậy, đối với các doanh
nghiệp Việt Nam điều này là có lợi bởi có thể đầu tư đổi mới thiết bị công
nghệ trong điều kiện thiếu vốn. Khó khăn lớn nhất của bên Việt Nam khi tiến
hành liên doanh là việc xác định trị giá vốn góp của bên đối tác, việc thiếu
kinh nghiệm này nhiều khi gây lên những bất lợi lớn đối với bên Việt Nam.
Ngoài ra việc xây dựng điều lệ hoạt động của liên doanh thiếu chặt chẽ,
không khoa học đã dẫn tới hiện tượng bên đối tác dựa vào những hạn chế của




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                   19
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




bên Việt Nam trong quá trình hoạt động để tìm cách gây khó khăn như: yêu
cầu tăng thêm vốn khi liên doanh thiếu vốn hoạt động, thay đổi cơ cấu tổ chức
của liên doanh,.. Để liên doanh thực sự đem lại hiệu quả cao thì doanh nghiệp
cần hết sức chú ý đến những vấn đề này.
  Kêu gọi viện trợ, thu hút đầu tư của các tổ chức phi chính phủ, đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài, đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), từ các tổ
chức bảo vệ mội trường, hoà bình,... Việc mở cửa nền kinh tế đã tạo điều
kiện cho các tổ chức quốc tế có điều kiện hiểu biết thêm về đất nước và con
người Việt Nam, có điều kiện tìm hiểu tình hình tài chính còn khá eo hẹp của
các doanh nghiệp Việt Nam. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài
là một hướng đi cần lưu tâm khi các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp
trong nước còn hạn hẹp
   Vay vốn ngân hàng , vay CB-CNV trong doanh nghiệp,.. Đây là nguồn tài
trợ cuối cùng từ bên ngoài vào doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp thiếu vốn
khi thực hiện dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Tuy nhiên, đây lại là
một phương pháp tài trợ vốn khá phổ biến hiện nay bởi các phương thức huy
động vốn kể trên còn khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu thực hiện tài trợ theo phương pháp này doanh nghiệp phải hoàn trả vốn
gốc và lãi vay sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản,
phải thực hiện nghiêm túc hàng loạt những yêu cầu khắt khe của ngân hàng
trong thời gian đầu tư,.. Bên cạnh vay ngân hàng, doanh nghiệp cũng có thể
vay từ CB-CNV trong doanh nghiệp. So với vay ngân hàng thì vay vốn từ
CB-CNV có hạn chế là số vốn vay thường không lớn nhưng bù lại có thể vay
trong một thời gian dài, không cần phải thế chấp tài sản lại tạo ra sự gắn bó
mật thiết giữa CB-CNV và doanh nghiệp, thúc đẩy họ tích cực hơn trong lao
động, có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo quản tài sản,..




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                   20
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  Trên đây là một số nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có thể
huy động để phù hợp cho công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Với nhu
cầu vốn đó, doanh nghiệp nên linh hoạt trong việc lựa chọn các phương thức
huy động sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, tốt nhất nên
kết hợp cùng lúc nhiều phương thức huy động. Trong huy động vốn một điều
cần chú ý là mặc dù cả hai nguồn vốn đều được coi trọng song nguồn vốn
bên trong luôn giữ vai trò quyết định, nguồn vốn bên ngoài giữ vai trò quan
trọng bổ sung cho nguồn vốn bên trong nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động
đầu tư . Việc huy động vốn từ bên ngoài phải cân đối với khả năng tài chính
của doanh nghiệp để đảm bảo một sự phát triển vững chắc trong tương lai.




                                  CHƯƠNG II




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                  21
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




    THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY
         MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
  2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
  Công ty may Chiến Thắng là một DNNN, là thành viên của Tổng công ty
Dệt May Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp. Công ty May Chiến Thắng
có tên giao dịch quốc tế là: Chiến Thắng Garment Company
  Tên viết tắt: CHIGAMEX
  Trụ sở chính: Số 10 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội
  2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
  Ngày 2/3/1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của Trạm may Lê
Trực và xưởng may cấp I Hà Tây. Bộ Nội thương quyết định thành lập Xí
nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Quận Ba Đình,
Thành phố Hà nội và giao cho Cục vải sợi may mặc quản lý .
   Ngày 15/6/1968 là ngày ra mắt xí nghiệp May Chiến Thắng, tổng số lao
động của xí nghiệp lúc bấy giờ là 325 người( trong đó có 147 nữ). Năm
1986 , theo tinh thần Nghị quyết 306 của Bộ Chính trị và Quyết định
217/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng đã chuyển giao quyền tự chủ cho xí
nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh, hàng năm ngoài phần kế
hoạch Nhà nước giao, xí nghiệp được phép tự tổ chức sản xuất thêm để đảm
bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Năm 1992, xí nghiệp
thành lập thêm một cơ sở mới tại số 10 Thành công .
  Ngày 25/8/1992 Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành quyết định số 730/CNn-
TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành công ty May Chiến Thắng.
Ngày 25/3/1994 xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng công ty
Dệt Việt Nam được sát nhập vào công ty May Chiến Thắng theo quyết định
290/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ .




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com               22
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  Năm 1997 công trình đầu tư ở cơ sở 10 Thành công hoàn thành bao gồm 3
đơn nguyên 5 tầng với diện tích 13000 m2 , bao gồm: 6 phân xưởng may,1
phân xưởng da, 1 phân xưởng thêu-in , 50% khu vực sản xuất được trang bị
hệ thống điều hòa không khí với hơn 1560 loại thiết bị các loại,..v.v.
  Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ công nghiệp và Tổng công ty Dệt-May
Việt Nam, trên cơ sở thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết theo
hướng dẫn, công ty đã hoàn thành việc chuyển xưởng may Lê Trực thuộc
công ty May Chiến Thắng thành công ty may cổ phần Lê Trực. Công ty này
sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2000 với số vốn điều lệ 4,2 tỷ đồng.
  2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh
  Là một DNNN, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ nay là Bộ Công nghiệp,
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân trong sản xuất kinh doanh và hạch toán
kinh tế độc lập. Khi mới thành lập công ty có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các
loại quần áo, mũ vải, găng tay,... theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Từ
năm 1975 trở lại đây, nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng nặng nề hơn,
hàng năm ngoài phần kế hoạch Nhà nước giao, công ty còn phải tự chủ trong
việc tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức sản xuất gia công các sản phẩm may mặc
theo các hợp đồng kinh tế với các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước,
sản xuất hàng may mặc bán FOB, xuất khẩu các sản phẩm thảm len,
da,..v..nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và quốc
tế. Công ty phải làm tròn nhiệm vụ do Tổng công ty Dệt-May giao, phải có
trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần , bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp,...
  Trong thời gian tới , công ty tập trung xây dựng nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh theo hướng giảm dần doanh thu từ việc nhận gia công sang việc tìm




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                    23
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp , mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở
trong nước,..v.v.
  2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
  2.1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất
  Tại công ty May Chiến Thắng nguyên vật liệu chính được sử dụng trong
sản xuất sản phẩm may mặc và thảm len là: vải , da, thảm ,..v.v. cùng các phụ
liệu như: chun, chỉ ,khuy, khóa, cúc, đạn bắn mác,....Các nguyên phụ liệu này
chủ yếu đều là do các bên thuê gia công cung cấp dưới dạng nhập khẩu.
Ngoài ra trong một số trường hợp cá biệt khách hàng có thể ký hợp đồng và
yêu cầu công ty mua giúp một số loại nguyên phụ liệu (từ thị trường trong
nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài).
  Sản phẩm của công ty May Chiến Thắng chủ yếu được sản xuất thông qua
các đơn đặt hàng. Khi công ty nhận được các đơn đặt hàng và nguyên phụ liệu
do bên đặt hàng cung cấp (có kèm theo các tài liệu và thông số cần thiết về
sản phẩm cần sản xuất) thì công ty sẽ tiến hành chế thử sản phẩm. Sản phẩm
chế thử sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận duyệt mẫu để kiểm tra xem sản
phẩm có đạt yêu cầu đề ra không. Khi mẫu chế thử đạt yêu cầu , thì các mã
sản phẩm này sẽ được đưa đến các phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản
xuất là một dây truyền khép kín phải tiến hành toàn bộ các công việc từ làm
mẫu cứng, giác mẫu, khớp mẫu rồi đưa đến tổ cắt. Tổ cắt sẽ nhận vật liệu cắt
theo mẫu đã giác và đưa đến từng tổ may. Các tổ may cũng được chuyên môn
hóa , mỗi người may một công đoạn: may thân, tay, vào chun, khóa, thùa
khuyết, đính cúc, ....Kết thúc quy trình công nghệ may mỗi tổ sẽ có một thợ
cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thu hóa làm nhiệm vụ thu thành phẩm
tại cuối chuyền sau đó chuyển sang cho thợ là. Cuối cùng sản phẩm sẽ được
đưa sang bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra , đóng gói, chuyển đến
kho.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                 24
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  Trong mỗi phân xưởng may cơ cấu tổ chức được bố trí như sau:
  - Bộ phận quản lý gồm có:
  + 1 quản đốc phân xưởng: nhận kế hoạch của công ty, quản lý chung các
khâu, giám sát chung tình hình sản xuất của phân xưởng ,...
  + 2 phó quản đốc phân xưởng: có nhiệm vụ bao quát , đôn đốc các tổ sản
xuất, và mọi vấn đề phát sinh trong ca mình quản lý .
  - Bộ phận giúp việc gồm có:
  + 2 KCS phân xưởng: kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất của phân
xưởng
  + 2 Thợ sửa máy
  +1 Nhân viên thống kê
  - Bộ phận sản xuất gồm có:
  + 4 tổ may
  + 1 tổ cắt
  Tại các phân xưởng sản xuất đều được trang bị các máy móc thiết bị
chuyên dùng phục vụ cho việc may các sản phẩm như máy thùa đầu tròn,
máy đính bọ, máy may hai kim, bàn là cầu,..v.v. Hệ thống máy móc thiết bị
này đều được nhập từ nước ngoài như : Nhật Bản , Hungary, Liên xô, ...
    2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
  Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp gồm: Ban giám
đốc, 10 phòng ban chức năng, 1 cơ sở may-da-thêu tại 10 Thành Công, 1 cơ
sở dệt thảm len tại 114 Nguyễn Lương Bằng.
  - Tổng giám đốc: là người đứng đầu công ty điều hành chung hoạt động
sản xuất kinh doanh của toàn công ty.
  - Phó tổng giám đốc:
  + Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: là người giúp việc cho giám đốc , phụ trách
các vấn đề về kỹ thuật sản xuất, cung cấp vật tư và các vật liệu bao gói sản




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                25
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




phẩm cho các phân xưởng sản xuất, nếu cần thiết trong một số trường hợp có
thể thay tổng giám đốc giải quyết một số vấn đề thuộc công việc mình phụ
trách.
  + Phó Tổng giám đốc tài chính: là người giúp việc cho giám đốc , phụ trách
việc kinh doanh của toàn công ty theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tìm
kiếm đôí tác , nghiên cứu thị trường, ...
  - Phòng Tổ chức-Lao động tiền lương: thực hiện nhiệm vụ tổ chức nhân sự
trong công ty, tổ chức các kế hoạch đào tạo Cán bộ- CNV, hướng dẫn tổ chức
thực hiện các chế độ lao động tiền lương.
  - Phòng Tài vụ: Tổ chức hạch toán kinh doanh toàn công ty, tổ chức phân
tích hoạt động kinh tế, đánh giá các dự án đầu tư, tổ chức thực hiện các biện
pháp quản lý tài chính,..v..v.
  - Phòng kỹ thuật: Chế thử, kiểm tra về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm, chế tạo thử nghiệm các sản phẩm mẫu, tổ chức ứng dụng nguyên phụ
liệu mới vào sản xuất,..v..v.
  - Phòng phục vụ sản xuất : Mua sắm các trang thiết bị sản xuất cho các
phân xưởng, cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất theo kế
hoạch sản xuất, chuẩn bị hòm, đai,..phục vụ cho đóng hòm,..v..v.
  - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất -
kinh doanh ngắn hạn, dài hạn theo các hợp đồng gia công đã ký kết, thiết lập
mối quan hệ với khách hàng, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản
phẩm, thực hiện kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp,..v..v.
  - Phòng kinh doanh tiếp thị: xây dựng và thực hiện các chiến dịch quảng
cáo, xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản
phẩm trong và ngoài nước,..v..v.
  - Phòng Hành chính- tổng hợp: Lưu giữ , pho to, đóng dấu các công văn
giấy tờ sử dụng trong hoạt động hàng ngày của công ty,...




http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com               26
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  - Phòng Bảo vệ: Trông giữ bảo quản các tài sản của công ty
  - Phòng Ytế : Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
  - Phòng đào tạo Thái Nguyên: Phụ trách đào tạo nghề cho học sinh có
nguyện vọng vào làm việc trong công ty tại chi nhánh khu vực Thái Nguyên.
  Cụ thể sơ đồ tổ chức quản lý được bố trí ở Sơ đồ 1
  2.1.4 Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trong
những năm gần đây
  Vốn kinh doanh của công ty May Chiến Thắng tính đến 31/12/1999 là
41.385.842.226 VNĐ, trong đó: - Vốn cố định 25.589.138.858 : VNĐ
                                  -Vốn lưu động : 15.796.703.368VNĐ
 Bảng 1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến
                         Thắng trong 4 năm gần đây


              Chỉ tiêu             1996             1997             1998             1999
      1. Doanh thu ( đồng)     39.849.680.962   43.104.964.611   57.878.293.935   63.984.179.480
      2. Lợi nhuận ( đồng)        441.694.612      605.204.673      677.295.509    1.012.403.849
      3.Nộp ngân sách (đồng)      561.338.357      646.289.613      977.994.835    1.340.000.000
      4.Tổng số NV(người)               2.627            2.741            2.640            2.658
      5.Thu nhập bq/CNV(đ)            603.000          770.000          790.000          864.000


  Qua bảng 1 ta thấy công ty đã chú ý tới việc nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu
người tiêu dùng, việc không ngừng nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mốt,
hình thức của sản phẩm,... nên quy mô doanh thu và lợi nhuận không ngừng
tăng lên. Nếu doanh thu năm 1996 chỉ đạt 39.849.680.962đ thì đến năm 1999
đã đạt tới 63.984.179.480đ (tăng 24.134.490.518 đ hay 60.56%). Về lợi nhuận
năm 1996 chỉ đạt 441.694.612đ thì đến năm 1999 tổng lợi nhuận ước thực
hiện đạt 1.012.403.849đ(tăng 570.709.237 đ hay 129.2%) . Sự tăng lên về
quy mô doanh thu và lợi nhuận qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối
chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                               27
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao còn thể
hiện ở các khoản thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước cũng tăng lên nhiều: năm
1996 tổng số nộp ngân sách là 561.338.357 đ đến năm 1999 vào khoảng
1.340.000.000 đ (tăng 778.661.643đ hay 138.72%). Trong số các khoản nộp
ngân sách này thì thuế doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp lại chiếm đại
bộ phận. Bên cạnh đó, công ty còn có thành tích trong việc tạo ra thu nhập và
việc làm ổn định cho gần 2.700 công nhân viên trong công ty, thu nhập của
họ cũng không ngừng được cải thiện. Năm 1996 thu nhập bình quân một công
nhân viên là 603.000 đ đến năm 1999 đã lên tới 864.000 đ ( tăng 261.000 đ/
1CN hay 43.3%).
  Qua việc phân tích khái quát trên em thấy chuyển sang nền kinh tế thị
trường, tuy gặp phải nhiều khó khăn song công ty đẫ từng bước đưa hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình vào ổn định và phát triển. Đó là một cố
gắng lớn của công ty trong điều kiện khó khăn chung.
  2.2 THỰC TRẠNG VỀ TRANG BỊ, SỬ DỤNG TSCĐ VÀ MÁY MÓC
THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
  Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản
phẩm may mặc, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận
lợi công ty đã quan tâm đầu tư một phần lớn vốn sản xuất kinh doanh của
mình vào TSCĐ, trong công ty TSCĐ có nhiều loại khác nhau. Vì vậy, để
thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ, giúp cho lãnh đạo công ty có thể xem
xét tổng thể về cơ cấu đầu tư của công ty, đánh giá kiểm tra tiềm lực sản xuất,
tận dụng mọi khả năng hiện có của mình công ty đã tiến hành phân loại
TSCĐ trong công ty như sau:
  Bảng 2: Bảng phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu TSCĐ tại công ty
May Chiến Thắng và Công ty may 10




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                   28
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  Qua bảng 2 ta thấy nguyên giá TSCĐ đầu năm là 45.789.714.275 đ cuối
năm là 46.681.811.116 đ, cuối năm so với đầu năm TSCĐ của doanh nghiệp
tăng 892.096.841 đ hay 1.95% điều đó chứng tỏ trong năm 1999 công ty đã
có những quan tâm nhất định trong việc đầu tư bổ sung một số loại máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình.
  TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh tăng 892.096.841 đ số tăng
này gồm 3 bộ phận:
  Nhà cửa, vật kiến trúc đầu năm là 22.586.650.966 đ ( chiếm 49.32% tổng
TSCĐ) cuối năm là 22.749.880.162 đ ( chiếm 48.75% tổng TSCĐ) tăng
153.229.196 đ, số tăng này là do công ty đang mở rộng thêm hoạt động của
mình bằng việc đầu tư xây dựng thêm một cơ sở sản xuất mới tại khu vực
Thái Nguyên
Máy móc thiết bị đầu năm là 21.679.539.441đ, cuối năm là 22.262.413.979 đ
(tăng 582.874.538) Chứng tỏ trong năm công ty đã thực hiện đầu tư bổ sung
một số thiết bị phục vụ sản xuất. Việc đầu tư này là hoàn toàn cần thiết và có
ý nghĩa rất lớn góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm sản xuất ra.
  Thiết bị dụng cụ quản lý cũng được đầu tư bổ sung. Nguyên giá thiết bị
dụng cụ quản lý đầu năm là 539.847.370 đ, cuối năm là 695.840.477 đ (tăng
155.993.107 đ). Bộ phận thiết bị tăng thêm này đa phần là các loại thiết bị văn
phòng như máy vi tính, máy in, bàn văn phòng và một số loại thiết bị phục vụ
cho công tác quản lý tại các phân xưởng sản xuất và phòng ban chức năng .
  Cơ cấu đầu tư TSCĐ trong năm 1999 tại công ty May Chiến Thắng là hợp
lý bởi công ty đã đầu tư nhiều ở bộ phận máy móc thiết bị- những TSCĐ sử
dụng trong hoạt động sản xuất, đầu tư về máy móc thiết bị chiếm tới 65.34%
tổng đầu tư TSCĐ, việc máy móc thiết bị được đầu tư nhiều sẽ có tác động
tích cực tới việc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận năm 1999.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                   29
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




Qua bảng trên ta cũng thấy, tại thời điểm 31/12/1999 trong tổng số
46.681.811.116 đ nguyên giá TSCĐ, máy móc thiết bị là 22.262.413.979 đ
(chiếm 47.68% tổng nguyên giá TSCĐ) trong khi nhà cửa, vật kiến trúc là
22.749.880.162 đ (chiếm 48.75% tổng nguyên giá TSCĐ). Cơ cấu TSCĐ như
trên là chưa hợp lý, với đặc điểm là một doanh nghiệp may thuần tuý, máy
móc thiết bị là phương tiện chính phục vụ cho sản xuất nhưng trên thực tế
chúng chưa được chú trọng đầu tư. Nếu so sánh với công ty May 10 thì ta sẽ
thấy rõ hơn sự bất hợp lý này. Tại công ty May 10 vào 31/12/1999 trong khi
nhà cửa, vật kiến trúc chỉ chiếm 28.51% tổng nguyên giá TSCĐ thì máy móc
thiết bị chiếm tới 57.33% tổng nguyên giá TSCĐ, cơ cấu đầu tư như vậy là
hợp lý bởi nó có khả năng sử dụng tối đa TSCĐ vào hoạt động sản xuất.
  Theo bảng 3 ta thấy máy móc thiết bị của công ty May Chiến Thắng lại ở
trong tình trạng cũ, hệ số hao mòn chung của TSCĐ là 45.18% và máy móc
thiết bị cũng là loại TSCĐ có tỷ lệ hao mòn khá cao 65.89% . Như vậy, nếu
xét trên mặt bằng TSCĐ của công ty có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn
chung là lạc hậu và cần phải đầu tư đổi mới ngay trong thời gian tới, trong đó
phải đặc biệt chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
  Ngoài ra, dựa trên bảng phân tích trên ta cũng thấy toàn bộ TSCĐ trong
công ty đều được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã
thanh lý nhượng bán kịp thời những TSCĐ không còn cần thiết cho hoạt động
sản xuất ( cụ thể năm 1999 đã thanh lý máy móc thiết bị trị giá
14.040.000đ, ), tránh tình trạng ứ đọng và giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ và
VCĐ.
  May mặc là một trong những lĩnh vực mà hoạt động cạnh tranh diễn ra rất
gay gắt bởi các doanh nghiệp may trong nước không những phải cạnh tranh
với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp may khác trong khu
vực. Nếu xét về mặt bằng công nghệ chung của các doanh nghiệp may trong




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                  30
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




nước thì thực trạng về máy móc thiết bị của công ty còn có những hạn chế
nhất định. Sự hạn chế này được thể hiện qua bảng phân tích về tình hình trang
bị, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng ( Bảng
4)
     Dựa vào Bảng 4 ta thấy nếu xét riêng về hoạt động tại công ty May Chiến
Thắng thì hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ năm
1999 so với năm 1998 đều có sự tăng trưởng cụ thể như sau:
     + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Nếu như năm 1998 cứ một đ VCĐ bình
quân công ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 1.933 đ doanh thu thuần, còn
trong năm 1999 tham gia tạo ra 2.355 đ doanh thu thuần ( tăng thêm 0.422 đ
doanh thu thuần)
     + Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Nếu như năm 1998 để tham gia tạo ra 1đ
doanh thu thuần cần phải sử dụng 0.517 đ VCĐ bình quân còn năm 1999 chỉ
cần phải sử dụng 0.425 đ VCĐ bình quân ( giảm được 0.092 đ VCĐ bình
quân)
     + Chỉ tiêu doanh lợi VCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ VCĐ bình quân công ty
bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 0.032 đ lợi nhuận sau thuế, còn trong năm
1999 tham gia tạo ra 0.037 đ lợi nhuận ròng( tăng thêm được 0.005 đ lợi
nhuận)
     + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ nguyên giá
TSCĐ bình quân tham gia tạo ra 1.272 đ doanh thu thuần , còn trong năm
1999 nếu sử dụng 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân vào hoạt động sản xuất
kinh doanh sẽ tạo ra 1.382 đ doanh thu thuần ( tăng thêm được 0.110 đ doanh
thu thuần)
     Bốn chỉ tiêu cơ bản trên phần nào đã phản ánh được những cố gắng của
công ty trong quá trình sử dụng VCĐ và TSCĐ. Việc sử dụng tiết kiệm, có




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                  31
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




hiệu quả VCĐ và TSCĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, làm tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
  Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung của ngành may hiện nay và cụ
thể là với hai công ty May Thăng Long và công ty May 10 thì ta dễ dàng nhận
thấy công ty May Chiến Thắng còn có những điểm cần phải học hỏi. Hầu hết
các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ, hao mòn và mức độ
trang bị tại hai công ty trên đều cao hơn công ty May Chiến Thắng. Cụ thể
như sau:
   Trong năm 1999, Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty May Chiến Thắng
là 2.355 thì công ty May Thăng Long là 2.801 và công ty May 10 là 3.806 ;
Hàm lượng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 0.425 thì công ty May
Thăng Long là 0.357 và công ty May 10 là 0.263; Doanh lợi VCĐ của công ty
May Chiến Thắng là 0.037 thì công ty May Thăng Long là 0.032 và công ty
May 10 là 0.080; Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty May Chiến Thắng là
1.382 thì công ty May Thăng Long là 1.619 và công ty May 10 là 2.938. Các
chỉ tiêu trên phản ánh một thực tế là khả năng sản xuất tại công ty May Thăng
Long và công ty May 10 cao hơn công ty May Chiến Thắng, TSCĐ và VCĐ
tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 khi đưa vào sử dụng có khả
năng tạo ra quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến
Thắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hai công ty trên đạt được quy mô
doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến Thắng nhưng một trong
số những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên là do việc sử dụng TSCĐ
nói chung và máy móc thiết bị nói riêng tại ba công ty có sự khác biệt lớn.
Phân nửa TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đã ở trong tình trạng cũ, điều
này thể hiện ở chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ và hệ số hao mòn máy móc thiết
bị. Nếu như năm 1998 hệ số hao mòn chung về TSCĐ tại công ty May Chiến
Thắng là 37.2% thì đến năm 1999 hệ số hao mòn TSCĐ đã lên tới 45.1%.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                 32
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




Điều này chứng tỏ TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đang bị hao mòn,
xuống cấp rất nhanh chóng. Còn về máy móc thiết bị thì tỷ lệ hao mòn còn
cao hơn nhiều, năm 1998 là 58.29% đến năm 1999 đã lên tới 65.89% Việc
65.89% máy móc thiết bị đã được khấu hao hết chứng tỏ chúng đã rất xuống
cấp, hỏng hóc là khó tránh khỏi. Còn nếu ta so sánh với công ty May Thăng
Long thì hệ số hao mòn chung của TSCĐ đến thời điểm 31/12/1999 là 42.2%,
còn công ty May 10 là 24.776% . Đối với máy móc thiết bị thì giữa công ty
May Chiến Thắng và hai công ty trên cũng có sự chênh lệch khá lớn. Hệ số
hao mòn về máy móc thiết bị tại công ty May Thăng Long là 9.19% và công
ty May 10 là 24.68%. Hệ số trên cho thấy trong khi máy móc thiết bị tại công
ty May Thăng Long và công ty May 10 còn khá mới thì tại công ty May
Chiến Thắng đã quá xuống cấp. Sự xuống cấp về máy móc thiết bị tất yếu sẽ
góp phần làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động tại công ty May Chiến
Thắng trong năm 1999 và những năm tới nếu công ty không nhanh chóng đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị.
  Mặt khác, việc TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng ít được chú
trọng đầu tư đổi mới sẽ dẫn tới mức trang bị TSCĐ và máy móc thiết bị cho
một công nhân sản xuất sẽ thấp. Năm 1998 Mức trang bị chung về TSCĐ
(tính theo nguyên giá TSCĐ) tại công ty May Chiến Thắng là 18.291.424 đ/
1CNSX và năm 1999 là 18.583.506 đ/ 1 CNSX, còn tại công ty May Thăng
Long là 31.627.430 đ/ 1 CNSX (năm 1999). Nếu tính mức trang bị chung về
TSCĐ ( theo giá trị còn lại của TSCĐ) thì giữa ba công ty cũng rất khác
nhau: Tại công ty May Chiến Thắng một công nhân sản xuất trong năm 1999
được trang bị 10.905.497 đ còn ở công ty May 10 là 13.043.612 đ và công ty
May Thăng Long là 18.274.746 đ. Mức trang bị về máy móc thiết bị giữa ba
công ty cũng chênh lệch nha khá lớn: Mức trang bị về máy móc thiết bị ( tính
theo nguyên giá của máy móc thiết bị) tại công ty May Chiến Thắng là




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                33
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




8.830.778 đ/ 1CNSX, còn ở công ty May Thăng Long là 10.936.539 đ/
1CNSX và ở công ty May 10 là 8.346.657 đ/ 1CNSX. Mức trang bị về máy
móc thiết bị ( tính theo giá trị còn lại của máy móc thiết bị) tại công ty May
Chiến Thắng là 3.052.189 đ/1 CNSX còn tại công ty May 10 là 4.700.476 đ/
1CNSX và công ty May Thăng Long là 9.930.954 đ/ 1CNSX.
  Vậy đứng trước thực trạng về TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói
riêng, vấn đề đổi mới TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến
Thắng cần được nhìn nhận thế nào? Liệu nó có phải là một vấn đề phải đặc
biệt lưu tâm trong thời gian tới hay không?
  2.3 TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY MAY
CHIẾN THẮNG
  2.3.1 Sự cần thiết phải đổi mới máy móc thiết bị.
  Có thể thấy rõ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đem lại
cho xã hội những bước tiến vượt bậc, công nghệ nói chung và công nghệ may
nói riêng hiện nay đều phát triển rất nhanh. Theo tính toán của các chuyên gia
trong lĩnh vực khoa học công nghệ thì cứ khoảng 8-10 năm lượng tri thức
khoa học lại tăng lên gấp đôi vì vậy cho dù một thiết bị may mới xuất hiện
cũng sẽ trở lên lạc hậu rất nhanh chóng. Một thiết bị may có thời gian hoạt
động dưới 10 năm được coi là còn dùng được, nếu sử dụng trên 10 năm thì
coi như đã lạc hậu. Do đó, trong điều kiện hiện nay công ty cần tăng dần tỷ lệ
thiết bị có thời gian làm việc dưới 10 năm . Nhưng hiện nay tại công ty May
Chiến Thắng vẫn còn sử dụng những thiết bị có tuổi thọ trên 10 năm như:
Máy 1 kim 8332/005 sử dụng từ năm 1979, máy đính CS 600 BXS sử dụng từ
năm 1980, máy thùa LBH 771 sử dụng từ năm 1985,... Tổng số các loại máy
móc sử dụng trên 10 năm vào khoảng 50-60 chiếc ( chiếm 3%) số máy này đã
khấu hao hết năng lực sản xuất đã giảm sút nghiêm trọng nhưng vẫn đang sử
dụng. Không những các loại máy móc này có hệ số hao mòn lớn mà đáng chú




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                  34
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




ý hơn chúng đã không còn đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất.
Nếu như trong một dây truyền máy may công nghiệp đủ tiêu chuẩn để sản
xuất những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao thì các loại thiết bị không những
cần phải hiện đại mà hơn nữa chúng cũng phải được sản xuất vào cùng một
thời điểm và do một hãng sản xuất. Nhưng hiện tại, ở công ty May Chiến
Thắng các thiết bị được bố trí vào dây truyền sản xuất rất “khập khiễng” có
những thiết bị được sản xuất vào những năm cuối thập kỷ 70 lại có những
thiết bị hiện đại được sản xuất vào các năm 1997,1998 thậm chí 1999. Các
thiết bị này lại được sản xuất tại các nước khác nhau như: Nhật Bản, Liên
Xô(cũ), CHLB Đức, Hungary, .... Sự thiếu đồng bộ này gây nên tình trạng
cùng một sản phẩm được sản xuất ra nhưng có những bộ phận đường may rất
đẹp, lại có những bộ phận lại không đạt yêu cầu kỹ thuật như: sùi chỉ, bỏ mũi,
... Trong khi hiện nay tại công ty thừa nhiều loại thiết bị đã quá lạc hậu và ít
được sử dụng, thì lại thiếu những thiết bị chuyên dùng rất cần thiết để sản
xuất những sản phẩm may có chất lượng cao như: máy gim bông có xén chỉ,
máy thùa đầu tròn, máy cắt chỉ tự động, máy đo kiểm vải, máy giác sơ đồ vi
tính, hệ thống là phom,...Sự lạc hậu, cũ kỹ của máy móc không những ảnh
hưởng tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra mà trong quá trình sử dụng công ty
thường xuyên phải tiến hành sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của máy
móc thiết bị như: ổ, thoi, cò chỉ, kim,.. chi phí sửa chữa hàng năm cũng khá
tốn kém. Theo số liệu thống kê chi phí sửa chữa thay thế thiết bị tại công ty
năm 1998 là 560 triệu đ, năm 1999 là 680 triệu đ. Trong thời gian máy móc
thiết bị không sử dụng sẽ trực tiếp gây nên tình trạng thiếu máy để tiến hành
sản xuất, ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất tạo nên hiện tượng ứ đọng tại một số
bộ phận của dây truyền may vốn được chuyên môn hoá cao.
  Bên cạnh sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ sự cạnh tranh trên thị trường đòi
hỏi việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cần phải được thực hiện thường




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                    35
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




xuyên. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp may đang hoạt
động, giữa các doanh nghiệp may này hiện tượng cạnh tranh diễn ra rất gay
gắt. Một số doanh nghiệp may đã từng bước khẳng định được mình trong
cạnh tranh như: công ty May 10, may Việt Tiến, may Phương Đông, may
Thăng Long, ... Các doanh nghiệp này trong quá trình hoạt động đã áp dụng
nhiều biện pháp nhằm tạo cho sản phẩm của mình có thể đứng vững trên thị
trường đồng thời nâng cao uy tín cho công ty. Một trong số các biện pháp đó
thì thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị là biện pháp được đặc biệt coi
trọng. Tại công ty May Chiến Thắng hiện nay, sản phẩm công ty tự chế và
tiêu thụ trên thị trường nội địa còn rất ít, chủ yếu là gia công cho các hãng
may của nước ngoài như: LESURE, WOOBO, YOUNG SHIN, FLEXCON,...
trong thời gian gần đây việc ký kết các hợp đồng may gia công cũng có chiều
hướng sút giảm. Sở dĩ có hiện tượng trên là do chất lượng của các đơn hàng
thực hiện thời gian qua sụt giảm. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường quốc tế
và khu vực còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, yêu cầu về chất
lượng sản phẩm ngày càng cao, các hãng may của nước ngoài có điều kiện
tiếp xúc nhiều hơn với các doanh nghiệp may trong nước nên họ có xu hướng
tìm đến các doanh nghiệp may có uy tín, các doanh nghiệp đã được công nhận
đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO về sản phẩm may mặc. Thực tế đó đòi hỏi công
ty May Chiến Thắng nếu muốn tồn tại và phát triển trong tương lai thì bắt
buộc phải tích cực đổi mới, đổi mới phải được thực hiện trên tất cả các mặt
trong đó phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề cho
người lao động và nhanh chóng hiện đại hoá các loại máy móc thiết bị để có
được tiêu chuẩn chất lượng ISO về sản phẩm may như một số doanh nghiệp
may khác, nhằm nâng cao uy tín cho công ty cả ở thị trường trong nước và
quốc tế.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                 36
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  Huy động vốn đổi mới TSCĐ nói chung, máy móc thiết bị nói riêng trong
giai đoạn hiện nay có thể đưa đến cho công ty những khó khăn nhất định,
song công ty nên xác định nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì yêu cầu
đầu tiên là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá về hình thức mẫu
mã cũng như sự tiện lợi và độc đáo của sản phẩm bởi mặt hàng dệt may hiện
nay được đổi mới rất nhanh ( về kiểu dáng chất lượng từ 13%-14%/ năm) mới
có thể đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Cuối cùng, việc hiện đại hoá
máy móc thiết bị sẽ có khả năng hạ giá thành sản phẩm, hạn chế tối đa sai
hỏng trong sản xuất, ... và mấu chốt của vấn đề là có thể giảm được giá bán
sản phẩm góp phần tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa-
một thị trường hết sức nhạy cảm với giá bán sản phẩm, từng bước nâng cao
uy tín của công ty trên thị trường quốc tế hướng tới mục tiêu kí kết các hợp
đồng xuất khẩu trực tiếp.
  Nói tóm lại, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đã trở thành đòi hỏi tất
yếu trong quá trình đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty May
Chiến Thắng. Nó là vấn đề mang tính sống còn, ảnh hưởng quyết định đến sự
tồn tại của công ty, là chìa khoá giúp cho công ty giành được thắng lợi trong
cạnh tranh cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
  2.3.2 Khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới máy
móc thiết bị ở công ty May Chiến Thắng trong thời gian qua.
  Khi mới thành lập và đi vào hoạt động ( năm 1968). Công ty chỉ thuần tuý
thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước giao về mặt khối lượng sản phẩm cũng
như kiểu dáng, mẫu mã,... hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoàn
toàn được sự bao cấp của Nhà nước, toàn bộ máy móc thiết bị sử dụng trong
sản xuất kinh doanh đều hình thành từ vốn NSNN cấp. Hoạt động đầu tư đổi
mới máy móc thiết bị chịu sự chỉ đạo của Nhà nước. Song, khi chuyển sang
nền kinh tế thị trường, công ty phải tự xây dựng cho mình phương hướng sản




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                 37
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




xuất, tự mình thực hiện các hoạt động đầu tư cải tạo, sửa chữa và đổi mới
TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Với mục tiêu không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại, ngày càng hoàn thiện
về mẫu mã, .... Ban giám đốc công ty đã thực hiện các dự án đầu tư cải tạo ,
nâng cấp , mở rộng TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Hoạt
động đầu tư được thực hiện liên tục qua các năm cụ thể như sau:
   BẢNG TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ
 TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN
                                ĐÂY( BẢNG 5)
  Năm đầu tư        Số lượng thiết bị      Tổng mức đầu tư       Chênh lệch
                         (chiếc)                               Tăng đầu tư (+)
                                                               Giảm đầu tư (-)
      1992                           421       5.935.599.870           -
      1993                           416       8.708.237.882    - 2.772.638.012
      1994                            93       2.435.022.170   + 6.273.215.712
      1995                            49         485.457.160   + 1.949.565.010
      1996                            13         385.225.432      + 100.231.728
      1997                           484       3.077.214.784    - 2.691.989.352
      1998                            17         452.283.472   + 2.624.931.312
      1999                           112         596.914.538      - 144.631.066
  Từ Bảng 5 ta thấy công ty đã phần nào quan tâm đến vấn đề đổi mới máy
móc, thiết bị sản xuất. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cụ thể yêu cầu đầu tư
đổi mới và khả năng huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư tại công ty
lại khác nhau. Hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào các năm 1992,1993 và
1997; còn các năm khác chủ yếu là đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp máy
móc thiết bị là chủ yếu. Tuy có sự đầu tư liên tục qua các năm nhưng xu
hướng đầu tư giảm sút nhiều. Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư được
hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như : Vốn NSNN cấp, sử dụng quỹ
khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, vốn vay,... nhưng chủ yếu la vốn vay
CB-CNV và ngân hàng. Theo số liệu thống kê ở thuyết minh báo cáo tài




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                     38
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




chính và báo cáo tổng hợp vay nợ tại thời điểm 31/12/1999 thì hiện nay các
nguồn vốn được huy động để đầu tư vào thiết bị máy móc như sau:


                  Nguồn hình thành                  Nguyên giá TSCĐ
                                                            (Đ)
        1. Vốn cấp từ NSNN                                5.016.866.254
        2. Vốn tự bổ sung                                 8.858.020.268
        3. Vay CB-CNV                                     8.349.936.999
        4. Vay dài hạn ngân hàng                             33.061.291
        5. Vay một số hãng có quan hệ với Cty                 4.529.167
              Tổng số                                    22.262.413.979

  Sự giảm sút của hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị , sự khó khăn
trong huy động vốn do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau:
  Một là: Công ty chưa đa dạng hoá tối đa các phương thức huy động vốn,
chủ yếu vốn đầu tư hình thành từ huy động CB-CNV trong công ty và vốn tự
bổ sung ( sử dụng quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển) ; các phương
thức huy động vốn khác như: Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hợp tác liên
doanh liên kết, .. chưa được khai thác triệt để.
  Hai là: Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, quá chú trọng đầu tư vào nhà xưởng, các
công trình xây dựng,.. dẫn tới sự giảm sút đầu tư vào máy móc thiết bị
  Ba là: Việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh
doanh nói chung, VCĐ nói riêng còn có những điểm hạn chế nhất định, chưa
có những giải pháp chi tiết nhằm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VCĐ, điều
chỉnh lại tỷ trọng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị trong tổng số VCĐ.
  Bốn là: Uy tín của công ty ở thị trường nội địa và khu vực chưa được cải
thiện nhiều nên phương thức huy động vốn trước kia công ty đã từng sử dụng
– Bạn hàng ứng vốn dưới hình thức cung cấp thiết bị, công nghệ, doanh
nghiệp tìm kiếm mặt bằng sản xuất và lao động,... không còn được sử dụng




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                  39
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  Năm là: Chưa có nhiều các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất các thiết bị
chuyên dùng và phụ tùng thay thế, cải tạo các máy móc thiết bị không còn
phù hợp thành công nghệ mang tính phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, phù hợp với thế mạnh về mặt hàng sản xuất của mình
bởi phát huy tối đa năng lực của bản thân công ty cũng chính là tạo ra khả
năng huy động vốn từ nội bộ công ty .
  Sáu là: Sự hỗ trợ vốn từ NSNN hầu như không có, công ty phải tự huy
động thêm nếu có nhu cầu sử dụng ( chủ yếu huy động từ vay CB-CNV, vay
ngân hàng), việc vay vốn nhiều khi gặp khó khăn hoạc nếu có vay được thì
khối lượng vốn thường nhỏ nên không đủ khả năng đầu tư đồng bộ thiết bị,
hoạt động đầu tư thường mang tính chắp vá, tình thế hơn là tăng cường năng
lực sản xuất cho tương lai.
  Bẩy là: Môi trường đầu tư ở trong nước nói chung, ở công ty May Chiến
Thắng nói riêng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Tài chính-Tiền tệ Châu
Á nên doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp xúc, kêu gọi vốn đầu tư từ các đối tác
trong và ngoài nước.
  Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng chi phối và ảnh hưởng tới
việc huy động vốn tại công ty như: Tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển thấp
( 50% lợi nhuận sau thuế) trong khi số dư tại quỹ đầu tư phát triển thấp, tỷ lệ
trích khấu hao TSCĐ chưa thật hợp lý, thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát
triển hoàn thiện, ...v..v.
  Như vậy, qua việc phân tích thực trạng huy động vốn để đầu tư TSCĐ và
máy móc thiết bị ta thấy: mặc dù việc huy động vốn để đầu tư đổi mới máy
móc thiết bị đã được ban lãnh đạo công ty quan tâm song chưa thực sự mang
lại hiệu quả cao, công tác huy động vốn còn những điểm tồn tại cần phải được
khắc phục trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề nóng hổi trên cần phải có
những giải pháp mang tính thực tiễn cao, các giải pháp này vừa phải đảm bảo




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com                   40
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc
QT232.doc

More Related Content

What's hot

bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiepCẩm Linh
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhấtLotus Pham
 
Tailieu.vncty.com kt003 - hach toon va ql tscd tai cty cp du lich tm dung n...
Tailieu.vncty.com   kt003 - hach toon va ql tscd tai cty cp du lich tm dung n...Tailieu.vncty.com   kt003 - hach toon va ql tscd tai cty cp du lich tm dung n...
Tailieu.vncty.com kt003 - hach toon va ql tscd tai cty cp du lich tm dung n...Trần Đức Anh
 
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátBáo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátHuân Đinh
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địn...
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địn...Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địn...
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địn...Lớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảBáo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảLớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...kimhuyen84
 

What's hot (20)

Cf(tnhh tien thanh)
Cf(tnhh tien thanh)Cf(tnhh tien thanh)
Cf(tnhh tien thanh)
 
K2554 l uxk_hofyxm_20131106040405_65671
K2554 l uxk_hofyxm_20131106040405_65671K2554 l uxk_hofyxm_20131106040405_65671
K2554 l uxk_hofyxm_20131106040405_65671
 
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinhBao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường SơnĐề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty thương binh Trường Sơn
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
293 bài mới nhất
293 bài mới nhất293 bài mới nhất
293 bài mới nhất
 
Tailieu.vncty.com kt003 - hach toon va ql tscd tai cty cp du lich tm dung n...
Tailieu.vncty.com   kt003 - hach toon va ql tscd tai cty cp du lich tm dung n...Tailieu.vncty.com   kt003 - hach toon va ql tscd tai cty cp du lich tm dung n...
Tailieu.vncty.com kt003 - hach toon va ql tscd tai cty cp du lich tm dung n...
 
QT235.doc
QT235.docQT235.doc
QT235.doc
 
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátBáo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địn...
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địn...Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địn...
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác địn...
 
Lài (1)
Lài (1)Lài (1)
Lài (1)
 
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảBáo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
Báo cáo thực tập kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
 
Qtsx
QtsxQtsx
Qtsx
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Bánh kẹo Hải Hà, 9đ - Gửi miễn p...
 
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
Hoàn thiện công tác kế toán NLVL, CCDC tại công ty sách thiết bị trường học T...
 

Similar to QT232.doc

Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpNguyen Thuy
 
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Dương Hà
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Nguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHLớp kế toán trưởng
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Trần Đức Anh
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội tosercoNguyen Minh Chung Neu
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tailieu.vncty.com kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
Tailieu.vncty.com   kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...Tailieu.vncty.com   kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
Tailieu.vncty.com kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...Trần Đức Anh
 

Similar to QT232.doc (20)

Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc HưngChuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
 
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
Luận Văn Tổ Chức Hạch Toán Tscđ Hữu Hình Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng T...
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
 
Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
 
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà NamĐề tài  Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
Đề tài Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
 
Tailieu.vncty.com kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
Tailieu.vncty.com   kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...Tailieu.vncty.com   kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
Tailieu.vncty.com kt005 - nong cao hieu qua su dung tscd tai cty cao su sao...
 
Qt091
Qt091Qt091
Qt091
 
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017 Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
 
Kt001
Kt001Kt001
Kt001
 

More from Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfbctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (59).pdf
bctntlvn (59).pdfbctntlvn (59).pdf
bctntlvn (59).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (57).pdf
bctntlvn (57).pdfbctntlvn (57).pdf
bctntlvn (57).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfbctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfbctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfLuanvan84
 

More from Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 
bctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdfbctntlvn (6).pdf
bctntlvn (6).pdf
 
bctntlvn (59).pdf
bctntlvn (59).pdfbctntlvn (59).pdf
bctntlvn (59).pdf
 
bctntlvn (57).pdf
bctntlvn (57).pdfbctntlvn (57).pdf
bctntlvn (57).pdf
 
bctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdfbctntlvn (56).pdf
bctntlvn (56).pdf
 
bctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfbctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdf
 

QT232.doc

  • 1. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đã và đang gặp phải những trở lực trong quá trình phát triển trong đó hiện tượng thiếu vốn cho đầu tư phát triển là một trong những vấn đề nổi cộm. Một cán bộ cao cấp của Đảng ta đã từng phát biểu về tình trạng thiếu vốn tại các doanh nghiệp như sau:“ Vốn là nguồn lực đầu tiên và cơ bản của sự phát triển và hiện đại hoá đất nước, cái mà các doanh nghiệp cần hiện nay là vốn,..v.v. và vốn, nếu không có vốn tất cả dự định của chúng ta chỉ là mơ ước mà thôi “ . Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường vừa tạo ra thời cơ nhưng cũng đem đến không ít các thách thức cho các doanh nghiệp. Công ty May Chiến Thắng - một doanh nghiệp may thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đã trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, trong quá trình hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty đang phải giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn mà nổi bật là vấn đề tạo vốn cho đổi mới máy móc thiết bị . Nếu công ty có thể tạo ra một chính sách huy động và sử dụng vốn thích ứng, có hiệu quả thì nó sẽ là một trong những động lực cơ bản để phát triển công ty trong tương lai. Trong thời gian thực tập tại công ty May Chiến Thắng. Em đã có điều kiện nghiên cứu tình hình thực tế về công tác huy động vốn tại công ty và xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về: “Các giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm,
  • 2. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty May Chiến Thắng” Nội dung của luận văn được trình bày qua 3 chương sau: Chương I: Những vấn đề chung về huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp hiện nay Chương II: Thực trạng về công tác huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng Chương III: Một số ý kiến về giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng. Do điều kiện trình độ và thời gian hạn chế nên chắc chắn bài luận văn này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự chỉ bảo chân thành của các Thầy-Cô giáo để bản luận văn này được hoàn thiện hơn. Để hoàn thiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo: GS-TS Phan Kim Chiến và các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý kinh tế cùng sự giúp đỡ quí báu của các cán bộ, công nhân viên Công ty May Chiến Thắng đã giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn này. Hà nội, ngày 10 tháng 2 năm 2002 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 2
  • 3. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 1.1 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN CỐ ĐỊNH 1.1.1 Tài sản cố định Nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước ở Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm hình thành, củng cố, từng bước hoàn thiện. Song song với quá trình đó là sự xuất hiện và tác động ngày càng sâu sắc của hệ thống các quy luật kinh tế đặc trưng cho nền kinh tế thị trường. Lợi nhuận trở thành mục tiêu rất cụ thể, rất thiết thực và mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm cần có 3 yếu tố là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Các tư liệu lao động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong qúa trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là các TSCĐ. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để được coi là TSCĐ thì các tư liệu lao động phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản về giá trị tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu, hai tiêu chuẩn này được quy định tuỳ theo điều kiện kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý trong từng thời kỳ nhất định. Theo Quyết định 51/TTg ngày 21/01/1995 thì tư liệu lao động được coi là TSCĐ thì phải có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị trên http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 3
  • 4. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 5.000.000 đ. Tuy nhiên, cũng có những tài sản còn thiếu một trong hai tiêu chuẩn trên nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng và xét trong một hệ thống gồm nhiều bộ phận liên kết với nhau cùng thực hiện một chức năng nào đó thì cũng vẫn được coi là TSCĐ. Đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, trong quá trình đó hình thái vật chất (của TSCĐ hữu hình) và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi, song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận gía trị chuyển dịch này cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ. Trong các doanh nghiệp, TSCĐ có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại lại có công dụng kinh tế, tính chất kỹ thuật và được sử dụng trong những điều kiện khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ doanh nghiệp cần tiến hành phân loại TSCĐ một cách khoa học. Thông thường có các phương pháp phân loại TSCĐ như sau: Phương pháp thứ nhất: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau: + TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất + TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất Phương pháp thứ hai: Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng. Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau: + TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp + TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng: là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng của doanh nghiệp. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 4
  • 5. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com + TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ: là các TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có quan hệ với doanh nghiệp. Phương pháp thứ ba: Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc: là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như: nhà xưởng, trụ sở làm việc, nhà kho,.. + Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải như phương tiện đường sắt, đường bộ, đường ống,.. + Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: + Các loại TSCĐ khác Phương pháp thứ tư: Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng. Theo phương pháp này TSCĐ của doanh nghiệp được phân làm những loại sau: + TSCĐ đang sử dụng: Đó là những TSCĐ doanh nghiệp đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi , sự nghiệp,.. + TSCĐ chưa cần dùng: Đó là các TSCĐ cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng hiện tại doanh nghiệp chưa sử dụng, đang cất trữ. + TSCĐ không cần sử dụng, chờ thanh lý: Đó là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, cần thanh lý, nhượng bán để thu hồi lại vốn đầu tư. Trên đây là bốn phương pháp phân loại TSCĐ chủ yếu trong doanh nghiệp, ngoài ra tuỳ theo đặc điểm tổ chức quản lý mà ở từng doanh nghiệp còn tiến http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 5
  • 6. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com hành phân loại TSCĐ theo các tiêu thức khác nhau như phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, theo bộ phận sử dụng,.. Bốn phương pháp phân loại TSCĐ trên giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và vô hình, cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng, công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ và mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ. Đó là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng các quyết định đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp với tình hình thực tế đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ cho chính xác. 1.1.2 Vốn cố định Vốn cố định là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng TSCĐ hữu hình và vô hình. VCĐ quyết định quy mô của TSCĐ, song chính đặc điểm của TSCĐ lại quyết định đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ. Đặc điểm của VCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, nó được luân chuyển dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất và sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Trong các doanh nghiệp VCĐ chiếm vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là là một bộ phận của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Việc xác định quy mô VCĐ, mức trang bị TSCĐ hợp lý là cần thiết song điều quan trọng nhất là phải có biện pháp quản lý sử dụng tốt VCĐ tránh thất thoát vốn đảm bảo năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động của TSCĐ. Trong công tác quản lý VCĐ, một yêu cầu được đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải bảo toàn VCĐ. Bảo toàn vốn có thể hiểu là việc giữ nguyên vẹn sức mua của đồng vốn ban đầu và không ngừng làm cho nó phát triển lên để sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn vốn, với số vốn thu hồi được doanh nghiệp ít nhất cũng có thể mua được một khối lượng TSCĐ có quy mô và tính năng kỹ thuật như cũ với thời giá hiện tại. Trong quy chế quản lý tài chính và http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 6
  • 7. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com hạch toán kinh doanh đối với DNNN ban hành kèm theo Nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 và sau này là Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 có quy định rõ: “ ... Doanh nghiệp có nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực được Nhà nước giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn,..” Tại các doanh nghiệp việc bảo toàn VCĐ phải xem xét trên cả hai mặt : hiện vật và giá trị. Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tinh sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy trì sức mua của VCĐ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc bảo toàn vốn cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của bản thân TSCĐ tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể áp dụng các phương pháp bảo toàn VCĐ như: tổ chức đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, lựa chọn phương pháp và tỷ lệ khấu hao thích hợp, thường xuyên duy tu bảo dưỡng TSCĐ ,.., hay kiểm tra hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua các chỉ tiêu tài chính . Tóm lại, TSCĐ và VCĐ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc bảo toàn VCĐ, thường xuyên đổi mới TSCĐ cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường là vấn đề doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm nếu không muốn mình bị tuột hậu và thất bại trong cạnh tranh. 1.1.3 Hao mòn TSCĐ Trong qúa trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, hao mòn TSCĐ được chia làm hai loại. Hao mòn hữu hình TSCĐ: là sự hao mòn về vật chất và gía trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 7
  • 8. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com được từ sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, trọng tải, nhiệt độ,... sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu ,.. và cuối cùng TSCĐ không còn sử dụng được nữa. Về mặt giá trị đó là sự giảm dần gía trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Người ta thường chia hao mòn vô hình thành các loại sau: + Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ như cũ song giá mua lại rẻ hơn. Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình. + Hao mòn vô hình loại 2: TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ mới tuy mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn. Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình. + Hao mòn vô hình loại 3: TSCĐ bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm tất yếu dẫn đến những TSCĐ sử dụng để sản xuất những sản phẩm này cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. Tóm lại, trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Bộ phận giá trị hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị này được cấu thành trong giá thành sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao. Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, số tiền khấu hao sẽ được tích luỹ lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ. Việc trích lập quỹ khấu hao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó là một trong những nguồn vốn cơ bản để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. 1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 8
  • 9. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI DOANH NGHIỆP. 1.2.1 Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là đòi hỏi khách quan tại các doanh nghiệp Nền kinh tế thị trường đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, gắn chặt với nó là một hệ thống các quy luật kinh tế trong đó quy luật cạnh tranh giữ một vị trí chủ chốt. Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động đều phải chấp nhận cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nếu doanh nghiệp nào chiến thắng được trong cạnh tranh thì sẽ tiếp tục phát triển, còn nếu không thua lỗ phá sản là khó tránh khỏi. Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các giải pháp nhằm chiếm lợi thế trong cạnh tranh. Trong số rất nhiều giải pháp thường được áp dụng thì đầu tư đổi mới máy móc thiết bị , hiện đại hoá công nghệ sản xuất là giải pháp quan trọng. Bởi nếu doanh nghiệp thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, thường xuyên trang bị mới những TSCĐ hiện đại thì sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí sản xuất,... Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra vừa có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm cũng như hình thức mẫu mã, tiết kiệm được chi phí sản xuất sẽ giảm được giá bán sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện kinh tế hạn hẹp của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp với hạ giá bán sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, điều này còn có ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có nhưng thay đổi theo chiều hướng hội nhập dần với kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, việc đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đặt ra như một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp bởi máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đã cũ và lạc hậu. Điều này được thể hiện qua các mặt sau: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 9
  • 10. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com + Trang thiết bị hầu hết đã cũ nát, chắp vá không thể sản xuất được những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao , không thể đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Trước đây nước ta nhập máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau: 25% từ Liên Xô( Cũ), 21% từ các nước Đông Âu, 20% từ các nước ASEAN, ... nên tính đồng bộ kém, khi sử dụng năng lực thiết bị chỉ đạt 50% công suất, thiết bị lạc hậu từ 3-5 thế hệ,... + Do đầu tư thiếu đồng bộ nên thiếu nhiều phụ tùng thay thế, suất tiêu hao vật liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn, qui phạm, định mức đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi. Máy móc thiết bị cũ làm cho số giờ chết máy cao, ... những nguyên nhân trên làm cho cho giá thành sản phẩm lên cao . Theo điều tra mới đây, trong số gần 5000 DNNN có đến hơn một nửa sử dụng máy móc thiết bị có hệ số hao mòn lớn hơn 50%, gần 70% máy móc thiết bị được sản xuất từ những năm 1960-1970. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều máy móc thiết bị phải nằm “ đắp chăn” không thể sử dụng được nữa. Theo tính toán chung, số hàng hoá trong nước hiện bị ứ đọng thì 40% là do giá thành cao và chất lượng kém, 20% đã lạc hậu lỗi mốt, 30% do không cạnh tranh nổi với hàng ngoại. Công nghệ cũ còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại nhiều khu vực khác nhau. Tóm lại, việc đổi mới máy móc thiết bị là đòi hỏi khách quan đối với các doanh nghiệp nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh, củng cố và mở rộng chỗ đứng của mình trên thị trường cả trong hiện tại và tương lai. 1.2.2 Các yêu cầu cơ bản đối với máy móc thiết bị công nghệ khi tiến hành quá trình đầu tư đổi mới tại các doanh nghiệp hiện nay. Đổi mới máy móc thiết bị là cần thiết đối với các doanh nghiệp song việc đổi mới hoàn toàn không đơn giản, nó phải đảm bảo được một loạt các yêu cầu sau: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 10
  • 11. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Đổi mới phải bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ: Mục đích của việc đổi mới thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp là thay thế, khắc phục những tồn tại, hạn chế của công nghệ cũ bằng những công nghệ mới tiên tiến hơn, ưu việt hơn, có khả năng tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, khi thực hiện hoạt động đầu tư đổi mới doanh nghiệp cần tiến hành điều tra, nghiên cứu kỹ tính năng kỹ thuật cũng như mức độ tối tân của công nghệ sắp đầu tư. Việc điều tra, nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp tránh việc đầu tư vào những công nghệ lạc hậu, làm giảm sút hiệu quả của hoạt động đầu tư. Đổi mới phải đồng bộ , có trọng điểm: Tính đồng bộ trong đổi mới là rất quan trọng bởi một sản phẩm tạo ra nếu muốn được thị trường chấp nhận thì cần phải đáp ứng được nhiều mặt như chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã,.. nếu đổi mới một cách“ khập khiễng ” chẳng hạn như sản phẩm vẫn giữ nguyên kiểu dáng, mẫu mã, chỉ thay đổi chất lượng, chất liệu cấu thành sản phẩm thì rất khó cho người tiêu dùng nhận ra được những ưu điểm mới của sản phẩm này. Do đó, sẽ làm giảm hiệu quả của công tác đổi mới tài sản. Tuy nhiên, đổi mới đồng bộ đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, đây là một trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp .Do đó, nếu thiếu vốn để đầu tư, thì doanh nghiệp nên thực hiện giải pháp tình thế là đổi mới có trọng điểm. Tính trọng điểm của hoạt động đầu tư thể hiện ở chỗ: chỉ đổi mới đối với những công nghệ chủ chốt mang tính sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã thiếu vốn lại đầu tư một cách giàn trải chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại trong hoạt động đầu tư. Đổi mới phải đón trước được yêu cầu và thị hiếu của thị trường: Những đòi hỏi của thị trường về một loại sản phẩm nào đó có thể thay đổi rất nhanh. Nếu doanh nghiệp không điều tra, nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện hoạt động http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 11
  • 12. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com đầu tư đổi mới chắc chắn sẽ làm giảm sút hiệu quả của hoạt động đầu tư thậm chí công tác đổi mới sẽ hoàn toàn vô nghĩa. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư đổi mới Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị là đòi hỏi khách quan nhưng nếu xét trên giác độ quản lý tài chính thì hoạt động đầu tư này chính là các quyết định đầu tư dài hạn, đầu tư không chỉ cho hiện tại mà phải đón đầu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tương lai và cần có một nguồn vốn lớn. Vì vậy, để đi đến một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng hàng loạt các vấn đề- những yếu tố chi phối trực tiếp đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Một là: Tính hiệu quả của dự án đầu tư: Hoạt động đầu tư dài hạn luôn chứa đựng trong nó rất nhiều rủi ro. Mỗi doanh nghiệp phải xác định được độ tin cậy của dự án đầu tư, phải dự đoán được sự biến động trong tương lai về chi phí đầu tư bỏ ra, thu nhập nhận được từ dự án đầu tư, lãi suất vay vốn, khả năng tiêu thụ sản phẩm ,.. Vì vậy, phân tích tính khả thi của dự án đầu tư là công việc phải được tiến hành rất kỹ lưỡng, tỷ mỉ, khoa học trước khi thực hiện dự án đầu tư. Hai là: Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ luôn luôn thay đổi, nó có thể là thời cơ cũng có thể là nguy cơ đe doạ đối với tất cả các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trước khi thực hiện dự án đầu tư cần phải tính đến những tiến bộ trong tương lai của khoa học công nghệ đối với những thiết bị mình sẽ đầu tư, từ đó có thể xác định chính xác trọng tâm cũng như cách thức đầu tư đổi mới trang thiết bị. Nếu thiết bị máy móc luôn tiên tiến, ít nhất ngang bằng với công nghệ của các doanh nghiệp cùng ngành trong nước cũng như khu vực thì doanh nghiệp mới có khả năng sản xuất ra những sản phẩm có lợi thế trên thị trường, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 12
  • 13. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Ba là: Thị trường và sự cạnh tranh: Một dự án đầu tư chỉ có thể được chấp nhận khi nó có khả năng tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, có khả năng sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phong phú và khắt khe của thị trường. Vì vậy , khi đưa ra một quyết định đầu tư không thể thiếu được sự phân tích kỹ tình hình hiện tại của bản thân doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng như dự đoán diễn biến tình hình thị trường trong tương lai. Bốn là: Khả năng tài chính của doanh nghiệp: doanh nghiệp không thể tiến hành các dự án đầu tư nằm ngoài khả năng tài chính của mình. Hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị luôn mang tính hai mặt. Một mặt, nó đem lại diện mạo mới, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh và uy tín cho doanh nghiệp. Mặt khác, đó là hoạt động đầu tư cho tương lai, luôn chứa đựng những rủi ro và mạo hiểm. Một cơ cấu tài chính vững chắc sẽ là điều kiện tiên quyết đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị phải quan tâm tới tình hình tài chính tại thời điểm đầu tư, trong quá trình đầu tư, hiệu quả của hoạt động đầu tư. Có như vậy doanh nghiệp mới tránh được những cú sốc về tài chính do hậu quả của hoạt động đầu tư sai lầm gây ra. Nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư là rất lớn, nó phát sinh liên tục. Tình trạng chung tại các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn tự có rất hạn hẹp và thường không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Vì vậy, để có đủ vốn thực hiện hoạt động đầu tư thì doanh nghiệp phải huy động thêm dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi huy động các nguồn vốn doanh nghiệp cần chú ý đến một số vấn đề sau: + Số vốn cần phải huy động: Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn là cần thiết nhưng phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc tài chính như: không huy động vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, lượng vốn vay vượt quá xa http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 13
  • 14. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com so với lượng vốn tự có dẫn tới hệ số nợ lên cao và có thể mất khả năng thanh toán,.. + Chi phí huy động vốn: Để hoạt động đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao thì nhất thiết doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sử dụng vốn và thời gian huy động vốn. Nếu như vốn vay là một loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, nó cũng chịu sự tác động của quy luật cung- cầu thì lãi vay phải trả chính là số tiền doanh nghiệp phải chi ra để có quyền sử dụng số vốn vay đó. Doanh nghiệp khi vay vốn cần so sánh giữa chi phí sử dụng vốn và kết quả thu được do sử dụng vốn vay đó. Mặt khác, thời gian vay phải phù hợp với thời gian khấu hao, với chu kỳ luân chuyển của TSCĐ được hình thành từ vốn vay. Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng tới quyết định đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp như: các chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, tính rủi ro của hoạt động đầu tư, .... Như vậy, để việc huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đúng hướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trước khi thực hiện các dự án đầu tư doanh nghiệp cần nghên cứu kỹ các vấn đề đã được đề cập ở phần trên. Đó chính là các cơ sở quan trọng để đưa ra những quyết định đầu tư đúng hướng, đảm bảo sự thành công của hoạt động đầu tư. 1.3 PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1997,1998,1999 và những tháng đầu năm 2000 là một hồi chuông cảnh tỉnh với các nhà quản lý về nguy cơ trì trệ của nền kinh tế. Sự phát triển mạnh và ổn định của nền kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển ổn định và có hiệu quả của các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi sự phát triển của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá- http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 14
  • 15. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Hiện đại hoá. Xuất phát từ thực trạng về vốn trong các doanh nghiệp hiện nay thì vấn đề giải quyết các khó khăn về vốn là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết không thể trì hoãn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu vốn tại các doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng ? + Nguồn vốn NSNN cấp cho các DNNN còn hạn hẹp. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây thu NSNN không ngừng tăng nhưng cùng với nó rất nhiều khoản chi NSNN cũng phát sinh và đòi hỏi một lượng vốn lớn từ NSNN. Hiện tượng bội chi NSNN diễn ra thường xuyên trong các năm tài khoá. Chính vì vậy, nguồn vốn NSNN cấp cho các doanh nghiệp rất hạn hẹp, phân tán, không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để đổi mới tài sản tại các DNNN. Khu vực kinh tế tư nhân thì lại càng khó khăn hơn, các doanh nghiệp này quy mô vốn chủ sở hữu thường nhỏ, khả năng vay vốn từ ngân hàng cũng khó khăn do phải chịu nhiều sức ép như vay vốn phải có tài sản thế chấp, lãi suất vay vốn thường ít được ưu đãi hơn lãi suất vay vốn ở các DNNN, .... + Mặc dù đã trải qua hơn 10 năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nhưng một thực tế không thể phủ nhận là cơ chế quản lý kinh tế cũ chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, bản thân tại một số doanh nghiệp còn có một sức ỳ khá lớn, chưa thoát khỏi tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, thiếu năng động trong công tác quản lý cũng như tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Trình độ quản lý kinh tế yếu kém dẫn tới tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư phát triển, bản thân chính các doanh nghiệp này chưa phát huy được năng lực thực sự của mình. Do không mạnh dạn tìm kiếm các nguồn tài trợ khác từ bên ngoài nên việc thiếu vốn là khó tránh khỏi. Ngoài ra còn có nhiều lý do khác cũng dẫn tới hiện tượng thiếu vốn tại các doanh nghiệp như: Cơ chế vay vốn tín dụng còn khá ngặt ngèo đối với khu http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 15
  • 16. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com vực kinh tế tư nhân (vay vốn phải thế chấp tài sản, ..), thị trường vốn tại Việt Nam chưa được hoàn thiện, .. Để giải quyết nghịch lý ngân hàng thừa vốn trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn, Nhà nước cần bổ sung các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn có thể vay vốn, phục vụ cho nhu cầu đầu tư đổi mới đang trở nên cấp bách. Trong quá trình hoạt động, nhu cầu vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ được đặt ra như một yêu cầu cấp bách trước sức ép của thị trường, của cạnh tranh,... Để phù hợp với việc huy động, quản lý và sử dụng vốn ta có thể chia toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp có thể huy động để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. 1.3.1 Nguồn vốn bên trong Đây là các nguồn vốn có thể huy động được từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm quỹ khấu hao và lợi nhuận để lại tại quỹ đầu tư phát triển. Quỹ khấu hao được hình thanh trên cơ sở số tiền trích khấu hao TSCĐ được tích luỹ lại. Quỹ khấu hao lớn dần lên cùng với sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ trong quá trình hoạt động. Mục đích nguyên thuỷ của việc trích lập quỹ khấu hao là nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Trước năm 1994, số tiền khấu hao được giữ lại tại các DNNN rất nhỏ bé, doanh nghiệp không có quyền sử dụng số tiền khấu hao TSCĐ có nguồn gốc từ NSNN. Tuy nhiên, từ năm 1994 trở lại đây Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cho các DNNN bằng cách giao toàn bộ số tiền khấu hao cho doanh nghiệp. Đây là một thay đổi hoàn toàn phù hợp đặc biệt trong điều kiện hiện nay việc đổi mới máy móc thiết bị có thể coi là một trong những giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển của mình trên thị trường. Ngoài quỹ khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại quỹ đầu tư phát triển cũng là một nguồn vốn quan trọng để tái đầu http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 16
  • 17. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com tư đổi mới TSCĐ. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa chi phí bỏ ra và thu nhập trong một thời kỳ nhất định. Số lợi nhuận để lại tại doanh nghiệp là phần còn lại của lợi nhuận trước thuế thu nhập sau khi đã trừ đi một số khoản khác như : thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thu sử dụng vốn,..Theo tinh thần của Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 thì phần lợi nhuận để lại này được doanh nghiệp sử dụng để bù đắp, bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh và trích lập các quỹ như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,... với tỷ lệ trích lập được quy định rất chi tiết. Trong số các quỹ trên thì doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ đầu tư phát triển phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới hiện đại hoá TSCĐ. Hoạt động tài chính tại các doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, trên thực tế ngoài một số nguồn vốn kể trên doanh nghiệp còn có thể khai thác một số nguồn vốn nữa nhưng chỉ mang tính chất tạm thời như : nguồn vốn do thanh lý nhượng bán TSCĐ, do chênh lệch đánh giá lại tài sản, do kiểm kê tài sản phát hiện thừa,... Trong công tác huy động vốn doanh nghiệp đặc biệt coi trọng nguồn vốn bên trong bởi nó có rất nhiều ưu điểm: Một là: Tái đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là mục đích nguyên thuỷ của việc trích lập quỹ khấu hao Hai là: Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn chủ sở hữu, nó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định trong việc sử dụng nên việc sử dụng ngồn vốn này khá linh hoạt và không phải chịu những sức ép trong quá trình sử dụng như vốn vay ( như sức ép về việc thanh toán nợ gốc khi khoản vay đáo hạn, lãi vay phải trả, các quy định chặt chẽ do ngân hàng đề ra trong quá trình sử dụng vốn vay,..) Như vậy, huy động tối đa nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp là xu hướng chung trong việc huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 17
  • 18. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com thực trạng tại các doanh nghiệp hiện nay là nguồn vốn bên trong còn rất hạn chế, thường không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng tại doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc huy động nguồn vốn bên ngoài là cần thiết. 1.3.2 Nguồn vốn bên ngoài Nguồn vốn bên ngoài là các khoản doanh nghiệp đi vay của các tổ chức, cá nhân có quan hệ với mình, đó có thể là quan hệ bạn hàng, đối tác, cán bộ công nhân viên trong công ty, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, huy động vốn qua hợp tác liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu,... Nguyên tắc cơ bản khi huy động vốn vay là: Khi huy động tối đa nguồn vốn bên trong mà không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư thì sẽ đi vay nhưng phải đảm bảo thu nhập nhận được từ việc sử dụng vốn vay phải lớn hơn các chi phí bỏ ra khi sử dụng vốn vay. Trong thực tế, các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp có thể huy động được gồm có: Phát hành trái phiếu : Đây là hình thức huy động vốn khá đặc trưng và đem lại hiệu quả huy động vốn cao tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Việc sử dụng trái phiếu để tài trợ dài hạn cho nhu cầu đầu tư sẽ tạo ra sự linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn bởi doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động đầu tư mà không phải tuân thủ một loạt các quy chế tín dụng như sử dụng vốn vay ngân hàng, nó có huy động đủ vốn cho doanh nghiệp để thực hiện quá trình đầu tư trong một khoảng thời gian ngắn, quyền kiểm soát và lãnh đạo doanh nghiệp không bị xáo trộn,...Do đó, phát hành trái phiếu để tài trợ vốn dài hạn cho hoạt động đầu tư là một hướng đi quan trọng Phát hành cổ phiếu: Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng việc phát hành cổ phiếu. Mặc dù phát hành cổ phiếu còn là một hình thức huy động vốn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 18
  • 19. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com nhưng đây là một hướng đi rất có triển vọng bởi trong thời gian gần đây Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá để huy động vốn và nhiều doanh nghiệp đã thực hiện theo hướng này, sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam đã được thành lập và trong một tương lai gần sẽ chính thức đi vào hoạt động. Hệ thống pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu đang được hoàn thiện, trình độ hiểu biết của công chúng về cổ phiếu và trái phiếu dần được nâng cao.... Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại doanh nghiệp. Liên doanh liên kết: Sự cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp thay vì tìm cách vượt qua lẫn nhau, loại bỏ nhau thì liên doanh liên kết, sát nhập lại để cùng nhau phát triển được coi là một xu thế mới mẻ và có nhiều triển vọng. Việc chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác cùng phát triển không những không làm cho doanh nghiệp suy yếu đi mà còn đem lại nhiều ưu thế. Khi tiến hành liên doanh liên kết thì doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn chủ sở hữu đủ lớn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển. Liên doanh vừa tạo điều kiện tăng nguồn lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng thiết bị công nghệ, tận dụng ưu thế hiện có của các bên liên doanh ... Doanh nghiệp có thể liên doanh với các đối tác trong nước nhưng xu hướng hiện nay là hợp tác liên doanh với nước ngoài. Thông thường bên Việt Nam góp vốn bằng đất đai, nhà xưởng là chủ yếu, còn bên nước ngoài góp vốn bằng máy móc thiết bị công nghệ hoạc bằng tiền. Như vậy, đối với các doanh nghiệp Việt Nam điều này là có lợi bởi có thể đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ trong điều kiện thiếu vốn. Khó khăn lớn nhất của bên Việt Nam khi tiến hành liên doanh là việc xác định trị giá vốn góp của bên đối tác, việc thiếu kinh nghiệm này nhiều khi gây lên những bất lợi lớn đối với bên Việt Nam. Ngoài ra việc xây dựng điều lệ hoạt động của liên doanh thiếu chặt chẽ, không khoa học đã dẫn tới hiện tượng bên đối tác dựa vào những hạn chế của http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 19
  • 20. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com bên Việt Nam trong quá trình hoạt động để tìm cách gây khó khăn như: yêu cầu tăng thêm vốn khi liên doanh thiếu vốn hoạt động, thay đổi cơ cấu tổ chức của liên doanh,.. Để liên doanh thực sự đem lại hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến những vấn đề này. Kêu gọi viện trợ, thu hút đầu tư của các tổ chức phi chính phủ, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), từ các tổ chức bảo vệ mội trường, hoà bình,... Việc mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế có điều kiện hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, có điều kiện tìm hiểu tình hình tài chính còn khá eo hẹp của các doanh nghiệp Việt Nam. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài là một hướng đi cần lưu tâm khi các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước còn hạn hẹp Vay vốn ngân hàng , vay CB-CNV trong doanh nghiệp,.. Đây là nguồn tài trợ cuối cùng từ bên ngoài vào doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp thiếu vốn khi thực hiện dự án đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tài trợ vốn khá phổ biến hiện nay bởi các phương thức huy động vốn kể trên còn khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu thực hiện tài trợ theo phương pháp này doanh nghiệp phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp phải thế chấp tài sản, phải thực hiện nghiêm túc hàng loạt những yêu cầu khắt khe của ngân hàng trong thời gian đầu tư,.. Bên cạnh vay ngân hàng, doanh nghiệp cũng có thể vay từ CB-CNV trong doanh nghiệp. So với vay ngân hàng thì vay vốn từ CB-CNV có hạn chế là số vốn vay thường không lớn nhưng bù lại có thể vay trong một thời gian dài, không cần phải thế chấp tài sản lại tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa CB-CNV và doanh nghiệp, thúc đẩy họ tích cực hơn trong lao động, có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo quản tài sản,.. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 20
  • 21. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Trên đây là một số nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có thể huy động để phù hợp cho công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Với nhu cầu vốn đó, doanh nghiệp nên linh hoạt trong việc lựa chọn các phương thức huy động sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp, tốt nhất nên kết hợp cùng lúc nhiều phương thức huy động. Trong huy động vốn một điều cần chú ý là mặc dù cả hai nguồn vốn đều được coi trọng song nguồn vốn bên trong luôn giữ vai trò quyết định, nguồn vốn bên ngoài giữ vai trò quan trọng bổ sung cho nguồn vốn bên trong nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động đầu tư . Việc huy động vốn từ bên ngoài phải cân đối với khả năng tài chính của doanh nghiệp để đảm bảo một sự phát triển vững chắc trong tương lai. CHƯƠNG II http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 21
  • 22. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG Công ty may Chiến Thắng là một DNNN, là thành viên của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp. Công ty May Chiến Thắng có tên giao dịch quốc tế là: Chiến Thắng Garment Company Tên viết tắt: CHIGAMEX Trụ sở chính: Số 10 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Ngày 2/3/1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của Trạm may Lê Trực và xưởng may cấp I Hà Tây. Bộ Nội thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Quận Ba Đình, Thành phố Hà nội và giao cho Cục vải sợi may mặc quản lý . Ngày 15/6/1968 là ngày ra mắt xí nghiệp May Chiến Thắng, tổng số lao động của xí nghiệp lúc bấy giờ là 325 người( trong đó có 147 nữ). Năm 1986 , theo tinh thần Nghị quyết 306 của Bộ Chính trị và Quyết định 217/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng đã chuyển giao quyền tự chủ cho xí nghiệp trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh, hàng năm ngoài phần kế hoạch Nhà nước giao, xí nghiệp được phép tự tổ chức sản xuất thêm để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Năm 1992, xí nghiệp thành lập thêm một cơ sở mới tại số 10 Thành công . Ngày 25/8/1992 Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành quyết định số 730/CNn- TCLĐ chuyển xí nghiệp May Chiến Thắng thành công ty May Chiến Thắng. Ngày 25/3/1994 xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng công ty Dệt Việt Nam được sát nhập vào công ty May Chiến Thắng theo quyết định 290/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ . http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 22
  • 23. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Năm 1997 công trình đầu tư ở cơ sở 10 Thành công hoàn thành bao gồm 3 đơn nguyên 5 tầng với diện tích 13000 m2 , bao gồm: 6 phân xưởng may,1 phân xưởng da, 1 phân xưởng thêu-in , 50% khu vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hòa không khí với hơn 1560 loại thiết bị các loại,..v.v. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ công nghiệp và Tổng công ty Dệt-May Việt Nam, trên cơ sở thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết theo hướng dẫn, công ty đã hoàn thành việc chuyển xưởng may Lê Trực thuộc công ty May Chiến Thắng thành công ty may cổ phần Lê Trực. Công ty này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2000 với số vốn điều lệ 4,2 tỷ đồng. 2.1.2 Nhiệm vụ của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Là một DNNN, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ nay là Bộ Công nghiệp, Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Khi mới thành lập công ty có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay,... theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Từ năm 1975 trở lại đây, nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng nặng nề hơn, hàng năm ngoài phần kế hoạch Nhà nước giao, công ty còn phải tự chủ trong việc tìm kiếm nguồn hàng, tổ chức sản xuất gia công các sản phẩm may mặc theo các hợp đồng kinh tế với các tổ chức nước ngoài cũng như trong nước, sản xuất hàng may mặc bán FOB, xuất khẩu các sản phẩm thảm len, da,..v..nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và quốc tế. Công ty phải làm tròn nhiệm vụ do Tổng công ty Dệt-May giao, phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần , bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp,... Trong thời gian tới , công ty tập trung xây dựng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo hướng giảm dần doanh thu từ việc nhận gia công sang việc tìm http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 23
  • 24. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp , mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước,..v.v. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất Tại công ty May Chiến Thắng nguyên vật liệu chính được sử dụng trong sản xuất sản phẩm may mặc và thảm len là: vải , da, thảm ,..v.v. cùng các phụ liệu như: chun, chỉ ,khuy, khóa, cúc, đạn bắn mác,....Các nguyên phụ liệu này chủ yếu đều là do các bên thuê gia công cung cấp dưới dạng nhập khẩu. Ngoài ra trong một số trường hợp cá biệt khách hàng có thể ký hợp đồng và yêu cầu công ty mua giúp một số loại nguyên phụ liệu (từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài). Sản phẩm của công ty May Chiến Thắng chủ yếu được sản xuất thông qua các đơn đặt hàng. Khi công ty nhận được các đơn đặt hàng và nguyên phụ liệu do bên đặt hàng cung cấp (có kèm theo các tài liệu và thông số cần thiết về sản phẩm cần sản xuất) thì công ty sẽ tiến hành chế thử sản phẩm. Sản phẩm chế thử sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận duyệt mẫu để kiểm tra xem sản phẩm có đạt yêu cầu đề ra không. Khi mẫu chế thử đạt yêu cầu , thì các mã sản phẩm này sẽ được đưa đến các phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất là một dây truyền khép kín phải tiến hành toàn bộ các công việc từ làm mẫu cứng, giác mẫu, khớp mẫu rồi đưa đến tổ cắt. Tổ cắt sẽ nhận vật liệu cắt theo mẫu đã giác và đưa đến từng tổ may. Các tổ may cũng được chuyên môn hóa , mỗi người may một công đoạn: may thân, tay, vào chun, khóa, thùa khuyết, đính cúc, ....Kết thúc quy trình công nghệ may mỗi tổ sẽ có một thợ cả đi kiểm tra về mặt kỹ thuật và một thu hóa làm nhiệm vụ thu thành phẩm tại cuối chuyền sau đó chuyển sang cho thợ là. Cuối cùng sản phẩm sẽ được đưa sang bộ phận KCS của phân xưởng để kiểm tra , đóng gói, chuyển đến kho. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 24
  • 25. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Trong mỗi phân xưởng may cơ cấu tổ chức được bố trí như sau: - Bộ phận quản lý gồm có: + 1 quản đốc phân xưởng: nhận kế hoạch của công ty, quản lý chung các khâu, giám sát chung tình hình sản xuất của phân xưởng ,... + 2 phó quản đốc phân xưởng: có nhiệm vụ bao quát , đôn đốc các tổ sản xuất, và mọi vấn đề phát sinh trong ca mình quản lý . - Bộ phận giúp việc gồm có: + 2 KCS phân xưởng: kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất của phân xưởng + 2 Thợ sửa máy +1 Nhân viên thống kê - Bộ phận sản xuất gồm có: + 4 tổ may + 1 tổ cắt Tại các phân xưởng sản xuất đều được trang bị các máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc may các sản phẩm như máy thùa đầu tròn, máy đính bọ, máy may hai kim, bàn là cầu,..v.v. Hệ thống máy móc thiết bị này đều được nhập từ nước ngoài như : Nhật Bản , Hungary, Liên xô, ... 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp gồm: Ban giám đốc, 10 phòng ban chức năng, 1 cơ sở may-da-thêu tại 10 Thành Công, 1 cơ sở dệt thảm len tại 114 Nguyễn Lương Bằng. - Tổng giám đốc: là người đứng đầu công ty điều hành chung hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Phó tổng giám đốc: + Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: là người giúp việc cho giám đốc , phụ trách các vấn đề về kỹ thuật sản xuất, cung cấp vật tư và các vật liệu bao gói sản http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 25
  • 26. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com phẩm cho các phân xưởng sản xuất, nếu cần thiết trong một số trường hợp có thể thay tổng giám đốc giải quyết một số vấn đề thuộc công việc mình phụ trách. + Phó Tổng giám đốc tài chính: là người giúp việc cho giám đốc , phụ trách việc kinh doanh của toàn công ty theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, tìm kiếm đôí tác , nghiên cứu thị trường, ... - Phòng Tổ chức-Lao động tiền lương: thực hiện nhiệm vụ tổ chức nhân sự trong công ty, tổ chức các kế hoạch đào tạo Cán bộ- CNV, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chế độ lao động tiền lương. - Phòng Tài vụ: Tổ chức hạch toán kinh doanh toàn công ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá các dự án đầu tư, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính,..v..v. - Phòng kỹ thuật: Chế thử, kiểm tra về kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chế tạo thử nghiệm các sản phẩm mẫu, tổ chức ứng dụng nguyên phụ liệu mới vào sản xuất,..v..v. - Phòng phục vụ sản xuất : Mua sắm các trang thiết bị sản xuất cho các phân xưởng, cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch sản xuất, chuẩn bị hòm, đai,..phục vụ cho đóng hòm,..v..v. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh ngắn hạn, dài hạn theo các hợp đồng gia công đã ký kết, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, mở các cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp,..v..v. - Phòng kinh doanh tiếp thị: xây dựng và thực hiện các chiến dịch quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước,..v..v. - Phòng Hành chính- tổng hợp: Lưu giữ , pho to, đóng dấu các công văn giấy tờ sử dụng trong hoạt động hàng ngày của công ty,... http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 26
  • 27. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Phòng Bảo vệ: Trông giữ bảo quản các tài sản của công ty - Phòng Ytế : Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Phòng đào tạo Thái Nguyên: Phụ trách đào tạo nghề cho học sinh có nguyện vọng vào làm việc trong công ty tại chi nhánh khu vực Thái Nguyên. Cụ thể sơ đồ tổ chức quản lý được bố trí ở Sơ đồ 1 2.1.4 Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trong những năm gần đây Vốn kinh doanh của công ty May Chiến Thắng tính đến 31/12/1999 là 41.385.842.226 VNĐ, trong đó: - Vốn cố định 25.589.138.858 : VNĐ -Vốn lưu động : 15.796.703.368VNĐ Bảng 1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty May Chiến Thắng trong 4 năm gần đây Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 1. Doanh thu ( đồng) 39.849.680.962 43.104.964.611 57.878.293.935 63.984.179.480 2. Lợi nhuận ( đồng) 441.694.612 605.204.673 677.295.509 1.012.403.849 3.Nộp ngân sách (đồng) 561.338.357 646.289.613 977.994.835 1.340.000.000 4.Tổng số NV(người) 2.627 2.741 2.640 2.658 5.Thu nhập bq/CNV(đ) 603.000 770.000 790.000 864.000 Qua bảng 1 ta thấy công ty đã chú ý tới việc nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, việc không ngừng nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mốt, hình thức của sản phẩm,... nên quy mô doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Nếu doanh thu năm 1996 chỉ đạt 39.849.680.962đ thì đến năm 1999 đã đạt tới 63.984.179.480đ (tăng 24.134.490.518 đ hay 60.56%). Về lợi nhuận năm 1996 chỉ đạt 441.694.612đ thì đến năm 1999 tổng lợi nhuận ước thực hiện đạt 1.012.403.849đ(tăng 570.709.237 đ hay 129.2%) . Sự tăng lên về quy mô doanh thu và lợi nhuận qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 27
  • 28. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được hiệu quả cao còn thể hiện ở các khoản thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước cũng tăng lên nhiều: năm 1996 tổng số nộp ngân sách là 561.338.357 đ đến năm 1999 vào khoảng 1.340.000.000 đ (tăng 778.661.643đ hay 138.72%). Trong số các khoản nộp ngân sách này thì thuế doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp lại chiếm đại bộ phận. Bên cạnh đó, công ty còn có thành tích trong việc tạo ra thu nhập và việc làm ổn định cho gần 2.700 công nhân viên trong công ty, thu nhập của họ cũng không ngừng được cải thiện. Năm 1996 thu nhập bình quân một công nhân viên là 603.000 đ đến năm 1999 đã lên tới 864.000 đ ( tăng 261.000 đ/ 1CN hay 43.3%). Qua việc phân tích khái quát trên em thấy chuyển sang nền kinh tế thị trường, tuy gặp phải nhiều khó khăn song công ty đẫ từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vào ổn định và phát triển. Đó là một cố gắng lớn của công ty trong điều kiện khó khăn chung. 2.2 THỰC TRẠNG VỀ TRANG BỊ, SỬ DỤNG TSCĐ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi công ty đã quan tâm đầu tư một phần lớn vốn sản xuất kinh doanh của mình vào TSCĐ, trong công ty TSCĐ có nhiều loại khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ, giúp cho lãnh đạo công ty có thể xem xét tổng thể về cơ cấu đầu tư của công ty, đánh giá kiểm tra tiềm lực sản xuất, tận dụng mọi khả năng hiện có của mình công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ trong công ty như sau: Bảng 2: Bảng phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng và Công ty may 10 http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 28
  • 29. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Qua bảng 2 ta thấy nguyên giá TSCĐ đầu năm là 45.789.714.275 đ cuối năm là 46.681.811.116 đ, cuối năm so với đầu năm TSCĐ của doanh nghiệp tăng 892.096.841 đ hay 1.95% điều đó chứng tỏ trong năm 1999 công ty đã có những quan tâm nhất định trong việc đầu tư bổ sung một số loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình. TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh tăng 892.096.841 đ số tăng này gồm 3 bộ phận: Nhà cửa, vật kiến trúc đầu năm là 22.586.650.966 đ ( chiếm 49.32% tổng TSCĐ) cuối năm là 22.749.880.162 đ ( chiếm 48.75% tổng TSCĐ) tăng 153.229.196 đ, số tăng này là do công ty đang mở rộng thêm hoạt động của mình bằng việc đầu tư xây dựng thêm một cơ sở sản xuất mới tại khu vực Thái Nguyên Máy móc thiết bị đầu năm là 21.679.539.441đ, cuối năm là 22.262.413.979 đ (tăng 582.874.538) Chứng tỏ trong năm công ty đã thực hiện đầu tư bổ sung một số thiết bị phục vụ sản xuất. Việc đầu tư này là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa rất lớn góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Thiết bị dụng cụ quản lý cũng được đầu tư bổ sung. Nguyên giá thiết bị dụng cụ quản lý đầu năm là 539.847.370 đ, cuối năm là 695.840.477 đ (tăng 155.993.107 đ). Bộ phận thiết bị tăng thêm này đa phần là các loại thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, bàn văn phòng và một số loại thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tại các phân xưởng sản xuất và phòng ban chức năng . Cơ cấu đầu tư TSCĐ trong năm 1999 tại công ty May Chiến Thắng là hợp lý bởi công ty đã đầu tư nhiều ở bộ phận máy móc thiết bị- những TSCĐ sử dụng trong hoạt động sản xuất, đầu tư về máy móc thiết bị chiếm tới 65.34% tổng đầu tư TSCĐ, việc máy móc thiết bị được đầu tư nhiều sẽ có tác động tích cực tới việc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận năm 1999. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 29
  • 30. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Qua bảng trên ta cũng thấy, tại thời điểm 31/12/1999 trong tổng số 46.681.811.116 đ nguyên giá TSCĐ, máy móc thiết bị là 22.262.413.979 đ (chiếm 47.68% tổng nguyên giá TSCĐ) trong khi nhà cửa, vật kiến trúc là 22.749.880.162 đ (chiếm 48.75% tổng nguyên giá TSCĐ). Cơ cấu TSCĐ như trên là chưa hợp lý, với đặc điểm là một doanh nghiệp may thuần tuý, máy móc thiết bị là phương tiện chính phục vụ cho sản xuất nhưng trên thực tế chúng chưa được chú trọng đầu tư. Nếu so sánh với công ty May 10 thì ta sẽ thấy rõ hơn sự bất hợp lý này. Tại công ty May 10 vào 31/12/1999 trong khi nhà cửa, vật kiến trúc chỉ chiếm 28.51% tổng nguyên giá TSCĐ thì máy móc thiết bị chiếm tới 57.33% tổng nguyên giá TSCĐ, cơ cấu đầu tư như vậy là hợp lý bởi nó có khả năng sử dụng tối đa TSCĐ vào hoạt động sản xuất. Theo bảng 3 ta thấy máy móc thiết bị của công ty May Chiến Thắng lại ở trong tình trạng cũ, hệ số hao mòn chung của TSCĐ là 45.18% và máy móc thiết bị cũng là loại TSCĐ có tỷ lệ hao mòn khá cao 65.89% . Như vậy, nếu xét trên mặt bằng TSCĐ của công ty có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung là lạc hậu và cần phải đầu tư đổi mới ngay trong thời gian tới, trong đó phải đặc biệt chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Ngoài ra, dựa trên bảng phân tích trên ta cũng thấy toàn bộ TSCĐ trong công ty đều được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã thanh lý nhượng bán kịp thời những TSCĐ không còn cần thiết cho hoạt động sản xuất ( cụ thể năm 1999 đã thanh lý máy móc thiết bị trị giá 14.040.000đ, ), tránh tình trạng ứ đọng và giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ. May mặc là một trong những lĩnh vực mà hoạt động cạnh tranh diễn ra rất gay gắt bởi các doanh nghiệp may trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp may khác trong khu vực. Nếu xét về mặt bằng công nghệ chung của các doanh nghiệp may trong http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 30
  • 31. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com nước thì thực trạng về máy móc thiết bị của công ty còn có những hạn chế nhất định. Sự hạn chế này được thể hiện qua bảng phân tích về tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng ( Bảng 4) Dựa vào Bảng 4 ta thấy nếu xét riêng về hoạt động tại công ty May Chiến Thắng thì hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ năm 1999 so với năm 1998 đều có sự tăng trưởng cụ thể như sau: + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Nếu như năm 1998 cứ một đ VCĐ bình quân công ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 1.933 đ doanh thu thuần, còn trong năm 1999 tham gia tạo ra 2.355 đ doanh thu thuần ( tăng thêm 0.422 đ doanh thu thuần) + Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Nếu như năm 1998 để tham gia tạo ra 1đ doanh thu thuần cần phải sử dụng 0.517 đ VCĐ bình quân còn năm 1999 chỉ cần phải sử dụng 0.425 đ VCĐ bình quân ( giảm được 0.092 đ VCĐ bình quân) + Chỉ tiêu doanh lợi VCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ VCĐ bình quân công ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 0.032 đ lợi nhuận sau thuế, còn trong năm 1999 tham gia tạo ra 0.037 đ lợi nhuận ròng( tăng thêm được 0.005 đ lợi nhuận) + Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia tạo ra 1.272 đ doanh thu thuần , còn trong năm 1999 nếu sử dụng 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1.382 đ doanh thu thuần ( tăng thêm được 0.110 đ doanh thu thuần) Bốn chỉ tiêu cơ bản trên phần nào đã phản ánh được những cố gắng của công ty trong quá trình sử dụng VCĐ và TSCĐ. Việc sử dụng tiết kiệm, có http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 31
  • 32. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com hiệu quả VCĐ và TSCĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung của ngành may hiện nay và cụ thể là với hai công ty May Thăng Long và công ty May 10 thì ta dễ dàng nhận thấy công ty May Chiến Thắng còn có những điểm cần phải học hỏi. Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ, hao mòn và mức độ trang bị tại hai công ty trên đều cao hơn công ty May Chiến Thắng. Cụ thể như sau: Trong năm 1999, Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 2.355 thì công ty May Thăng Long là 2.801 và công ty May 10 là 3.806 ; Hàm lượng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 0.425 thì công ty May Thăng Long là 0.357 và công ty May 10 là 0.263; Doanh lợi VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 0.037 thì công ty May Thăng Long là 0.032 và công ty May 10 là 0.080; Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty May Chiến Thắng là 1.382 thì công ty May Thăng Long là 1.619 và công ty May 10 là 2.938. Các chỉ tiêu trên phản ánh một thực tế là khả năng sản xuất tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 cao hơn công ty May Chiến Thắng, TSCĐ và VCĐ tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 khi đưa vào sử dụng có khả năng tạo ra quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến Thắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hai công ty trên đạt được quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến Thắng nhưng một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên là do việc sử dụng TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng tại ba công ty có sự khác biệt lớn. Phân nửa TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đã ở trong tình trạng cũ, điều này thể hiện ở chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ và hệ số hao mòn máy móc thiết bị. Nếu như năm 1998 hệ số hao mòn chung về TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng là 37.2% thì đến năm 1999 hệ số hao mòn TSCĐ đã lên tới 45.1%. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 32
  • 33. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Điều này chứng tỏ TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đang bị hao mòn, xuống cấp rất nhanh chóng. Còn về máy móc thiết bị thì tỷ lệ hao mòn còn cao hơn nhiều, năm 1998 là 58.29% đến năm 1999 đã lên tới 65.89% Việc 65.89% máy móc thiết bị đã được khấu hao hết chứng tỏ chúng đã rất xuống cấp, hỏng hóc là khó tránh khỏi. Còn nếu ta so sánh với công ty May Thăng Long thì hệ số hao mòn chung của TSCĐ đến thời điểm 31/12/1999 là 42.2%, còn công ty May 10 là 24.776% . Đối với máy móc thiết bị thì giữa công ty May Chiến Thắng và hai công ty trên cũng có sự chênh lệch khá lớn. Hệ số hao mòn về máy móc thiết bị tại công ty May Thăng Long là 9.19% và công ty May 10 là 24.68%. Hệ số trên cho thấy trong khi máy móc thiết bị tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 còn khá mới thì tại công ty May Chiến Thắng đã quá xuống cấp. Sự xuống cấp về máy móc thiết bị tất yếu sẽ góp phần làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động tại công ty May Chiến Thắng trong năm 1999 và những năm tới nếu công ty không nhanh chóng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Mặt khác, việc TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng ít được chú trọng đầu tư đổi mới sẽ dẫn tới mức trang bị TSCĐ và máy móc thiết bị cho một công nhân sản xuất sẽ thấp. Năm 1998 Mức trang bị chung về TSCĐ (tính theo nguyên giá TSCĐ) tại công ty May Chiến Thắng là 18.291.424 đ/ 1CNSX và năm 1999 là 18.583.506 đ/ 1 CNSX, còn tại công ty May Thăng Long là 31.627.430 đ/ 1 CNSX (năm 1999). Nếu tính mức trang bị chung về TSCĐ ( theo giá trị còn lại của TSCĐ) thì giữa ba công ty cũng rất khác nhau: Tại công ty May Chiến Thắng một công nhân sản xuất trong năm 1999 được trang bị 10.905.497 đ còn ở công ty May 10 là 13.043.612 đ và công ty May Thăng Long là 18.274.746 đ. Mức trang bị về máy móc thiết bị giữa ba công ty cũng chênh lệch nha khá lớn: Mức trang bị về máy móc thiết bị ( tính theo nguyên giá của máy móc thiết bị) tại công ty May Chiến Thắng là http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 33
  • 34. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 8.830.778 đ/ 1CNSX, còn ở công ty May Thăng Long là 10.936.539 đ/ 1CNSX và ở công ty May 10 là 8.346.657 đ/ 1CNSX. Mức trang bị về máy móc thiết bị ( tính theo giá trị còn lại của máy móc thiết bị) tại công ty May Chiến Thắng là 3.052.189 đ/1 CNSX còn tại công ty May 10 là 4.700.476 đ/ 1CNSX và công ty May Thăng Long là 9.930.954 đ/ 1CNSX. Vậy đứng trước thực trạng về TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng, vấn đề đổi mới TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng cần được nhìn nhận thế nào? Liệu nó có phải là một vấn đề phải đặc biệt lưu tâm trong thời gian tới hay không? 2.3 TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG 2.3.1 Sự cần thiết phải đổi mới máy móc thiết bị. Có thể thấy rõ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đem lại cho xã hội những bước tiến vượt bậc, công nghệ nói chung và công nghệ may nói riêng hiện nay đều phát triển rất nhanh. Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ thì cứ khoảng 8-10 năm lượng tri thức khoa học lại tăng lên gấp đôi vì vậy cho dù một thiết bị may mới xuất hiện cũng sẽ trở lên lạc hậu rất nhanh chóng. Một thiết bị may có thời gian hoạt động dưới 10 năm được coi là còn dùng được, nếu sử dụng trên 10 năm thì coi như đã lạc hậu. Do đó, trong điều kiện hiện nay công ty cần tăng dần tỷ lệ thiết bị có thời gian làm việc dưới 10 năm . Nhưng hiện nay tại công ty May Chiến Thắng vẫn còn sử dụng những thiết bị có tuổi thọ trên 10 năm như: Máy 1 kim 8332/005 sử dụng từ năm 1979, máy đính CS 600 BXS sử dụng từ năm 1980, máy thùa LBH 771 sử dụng từ năm 1985,... Tổng số các loại máy móc sử dụng trên 10 năm vào khoảng 50-60 chiếc ( chiếm 3%) số máy này đã khấu hao hết năng lực sản xuất đã giảm sút nghiêm trọng nhưng vẫn đang sử dụng. Không những các loại máy móc này có hệ số hao mòn lớn mà đáng chú http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 34
  • 35. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com ý hơn chúng đã không còn đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất. Nếu như trong một dây truyền máy may công nghiệp đủ tiêu chuẩn để sản xuất những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao thì các loại thiết bị không những cần phải hiện đại mà hơn nữa chúng cũng phải được sản xuất vào cùng một thời điểm và do một hãng sản xuất. Nhưng hiện tại, ở công ty May Chiến Thắng các thiết bị được bố trí vào dây truyền sản xuất rất “khập khiễng” có những thiết bị được sản xuất vào những năm cuối thập kỷ 70 lại có những thiết bị hiện đại được sản xuất vào các năm 1997,1998 thậm chí 1999. Các thiết bị này lại được sản xuất tại các nước khác nhau như: Nhật Bản, Liên Xô(cũ), CHLB Đức, Hungary, .... Sự thiếu đồng bộ này gây nên tình trạng cùng một sản phẩm được sản xuất ra nhưng có những bộ phận đường may rất đẹp, lại có những bộ phận lại không đạt yêu cầu kỹ thuật như: sùi chỉ, bỏ mũi, ... Trong khi hiện nay tại công ty thừa nhiều loại thiết bị đã quá lạc hậu và ít được sử dụng, thì lại thiếu những thiết bị chuyên dùng rất cần thiết để sản xuất những sản phẩm may có chất lượng cao như: máy gim bông có xén chỉ, máy thùa đầu tròn, máy cắt chỉ tự động, máy đo kiểm vải, máy giác sơ đồ vi tính, hệ thống là phom,...Sự lạc hậu, cũ kỹ của máy móc không những ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra mà trong quá trình sử dụng công ty thường xuyên phải tiến hành sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của máy móc thiết bị như: ổ, thoi, cò chỉ, kim,.. chi phí sửa chữa hàng năm cũng khá tốn kém. Theo số liệu thống kê chi phí sửa chữa thay thế thiết bị tại công ty năm 1998 là 560 triệu đ, năm 1999 là 680 triệu đ. Trong thời gian máy móc thiết bị không sử dụng sẽ trực tiếp gây nên tình trạng thiếu máy để tiến hành sản xuất, ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất tạo nên hiện tượng ứ đọng tại một số bộ phận của dây truyền may vốn được chuyên môn hoá cao. Bên cạnh sự lạc hậu về thiết bị, công nghệ sự cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cần phải được thực hiện thường http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 35
  • 36. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com xuyên. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp may đang hoạt động, giữa các doanh nghiệp may này hiện tượng cạnh tranh diễn ra rất gay gắt. Một số doanh nghiệp may đã từng bước khẳng định được mình trong cạnh tranh như: công ty May 10, may Việt Tiến, may Phương Đông, may Thăng Long, ... Các doanh nghiệp này trong quá trình hoạt động đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm tạo cho sản phẩm của mình có thể đứng vững trên thị trường đồng thời nâng cao uy tín cho công ty. Một trong số các biện pháp đó thì thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị là biện pháp được đặc biệt coi trọng. Tại công ty May Chiến Thắng hiện nay, sản phẩm công ty tự chế và tiêu thụ trên thị trường nội địa còn rất ít, chủ yếu là gia công cho các hãng may của nước ngoài như: LESURE, WOOBO, YOUNG SHIN, FLEXCON,... trong thời gian gần đây việc ký kết các hợp đồng may gia công cũng có chiều hướng sút giảm. Sở dĩ có hiện tượng trên là do chất lượng của các đơn hàng thực hiện thời gian qua sụt giảm. Hơn nữa, trong bối cảnh thị trường quốc tế và khu vực còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, các hãng may của nước ngoài có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các doanh nghiệp may trong nước nên họ có xu hướng tìm đến các doanh nghiệp may có uy tín, các doanh nghiệp đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO về sản phẩm may mặc. Thực tế đó đòi hỏi công ty May Chiến Thắng nếu muốn tồn tại và phát triển trong tương lai thì bắt buộc phải tích cực đổi mới, đổi mới phải được thực hiện trên tất cả các mặt trong đó phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề cho người lao động và nhanh chóng hiện đại hoá các loại máy móc thiết bị để có được tiêu chuẩn chất lượng ISO về sản phẩm may như một số doanh nghiệp may khác, nhằm nâng cao uy tín cho công ty cả ở thị trường trong nước và quốc tế. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 36
  • 37. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Huy động vốn đổi mới TSCĐ nói chung, máy móc thiết bị nói riêng trong giai đoạn hiện nay có thể đưa đến cho công ty những khó khăn nhất định, song công ty nên xác định nếu muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì yêu cầu đầu tiên là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá về hình thức mẫu mã cũng như sự tiện lợi và độc đáo của sản phẩm bởi mặt hàng dệt may hiện nay được đổi mới rất nhanh ( về kiểu dáng chất lượng từ 13%-14%/ năm) mới có thể đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Cuối cùng, việc hiện đại hoá máy móc thiết bị sẽ có khả năng hạ giá thành sản phẩm, hạn chế tối đa sai hỏng trong sản xuất, ... và mấu chốt của vấn đề là có thể giảm được giá bán sản phẩm góp phần tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa- một thị trường hết sức nhạy cảm với giá bán sản phẩm, từng bước nâng cao uy tín của công ty trên thị trường quốc tế hướng tới mục tiêu kí kết các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Nói tóm lại, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ đã trở thành đòi hỏi tất yếu trong quá trình đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty May Chiến Thắng. Nó là vấn đề mang tính sống còn, ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của công ty, là chìa khoá giúp cho công ty giành được thắng lợi trong cạnh tranh cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. 2.3.2 Khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc thiết bị ở công ty May Chiến Thắng trong thời gian qua. Khi mới thành lập và đi vào hoạt động ( năm 1968). Công ty chỉ thuần tuý thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước giao về mặt khối lượng sản phẩm cũng như kiểu dáng, mẫu mã,... hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoàn toàn được sự bao cấp của Nhà nước, toàn bộ máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh đều hình thành từ vốn NSNN cấp. Hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị chịu sự chỉ đạo của Nhà nước. Song, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty phải tự xây dựng cho mình phương hướng sản http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 37
  • 38. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com xuất, tự mình thực hiện các hoạt động đầu tư cải tạo, sửa chữa và đổi mới TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại, ngày càng hoàn thiện về mẫu mã, .... Ban giám đốc công ty đã thực hiện các dự án đầu tư cải tạo , nâng cấp , mở rộng TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng. Hoạt động đầu tư được thực hiện liên tục qua các năm cụ thể như sau: BẢNG TỔNG HỢP VỀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TRONG MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY( BẢNG 5) Năm đầu tư Số lượng thiết bị Tổng mức đầu tư Chênh lệch (chiếc) Tăng đầu tư (+) Giảm đầu tư (-) 1992 421 5.935.599.870 - 1993 416 8.708.237.882 - 2.772.638.012 1994 93 2.435.022.170 + 6.273.215.712 1995 49 485.457.160 + 1.949.565.010 1996 13 385.225.432 + 100.231.728 1997 484 3.077.214.784 - 2.691.989.352 1998 17 452.283.472 + 2.624.931.312 1999 112 596.914.538 - 144.631.066 Từ Bảng 5 ta thấy công ty đã phần nào quan tâm đến vấn đề đổi mới máy móc, thiết bị sản xuất. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn cụ thể yêu cầu đầu tư đổi mới và khả năng huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư tại công ty lại khác nhau. Hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào các năm 1992,1993 và 1997; còn các năm khác chủ yếu là đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị là chủ yếu. Tuy có sự đầu tư liên tục qua các năm nhưng xu hướng đầu tư giảm sút nhiều. Nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như : Vốn NSNN cấp, sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, vốn vay,... nhưng chủ yếu la vốn vay CB-CNV và ngân hàng. Theo số liệu thống kê ở thuyết minh báo cáo tài http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 38
  • 39. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com chính và báo cáo tổng hợp vay nợ tại thời điểm 31/12/1999 thì hiện nay các nguồn vốn được huy động để đầu tư vào thiết bị máy móc như sau: Nguồn hình thành Nguyên giá TSCĐ (Đ) 1. Vốn cấp từ NSNN 5.016.866.254 2. Vốn tự bổ sung 8.858.020.268 3. Vay CB-CNV 8.349.936.999 4. Vay dài hạn ngân hàng 33.061.291 5. Vay một số hãng có quan hệ với Cty 4.529.167 Tổng số 22.262.413.979 Sự giảm sút của hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị , sự khó khăn trong huy động vốn do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau: Một là: Công ty chưa đa dạng hoá tối đa các phương thức huy động vốn, chủ yếu vốn đầu tư hình thành từ huy động CB-CNV trong công ty và vốn tự bổ sung ( sử dụng quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển) ; các phương thức huy động vốn khác như: Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hợp tác liên doanh liên kết, .. chưa được khai thác triệt để. Hai là: Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, quá chú trọng đầu tư vào nhà xưởng, các công trình xây dựng,.. dẫn tới sự giảm sút đầu tư vào máy móc thiết bị Ba là: Việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung, VCĐ nói riêng còn có những điểm hạn chế nhất định, chưa có những giải pháp chi tiết nhằm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VCĐ, điều chỉnh lại tỷ trọng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị trong tổng số VCĐ. Bốn là: Uy tín của công ty ở thị trường nội địa và khu vực chưa được cải thiện nhiều nên phương thức huy động vốn trước kia công ty đã từng sử dụng – Bạn hàng ứng vốn dưới hình thức cung cấp thiết bị, công nghệ, doanh nghiệp tìm kiếm mặt bằng sản xuất và lao động,... không còn được sử dụng http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 39
  • 40. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Năm là: Chưa có nhiều các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất các thiết bị chuyên dùng và phụ tùng thay thế, cải tạo các máy móc thiết bị không còn phù hợp thành công nghệ mang tính phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với thế mạnh về mặt hàng sản xuất của mình bởi phát huy tối đa năng lực của bản thân công ty cũng chính là tạo ra khả năng huy động vốn từ nội bộ công ty . Sáu là: Sự hỗ trợ vốn từ NSNN hầu như không có, công ty phải tự huy động thêm nếu có nhu cầu sử dụng ( chủ yếu huy động từ vay CB-CNV, vay ngân hàng), việc vay vốn nhiều khi gặp khó khăn hoạc nếu có vay được thì khối lượng vốn thường nhỏ nên không đủ khả năng đầu tư đồng bộ thiết bị, hoạt động đầu tư thường mang tính chắp vá, tình thế hơn là tăng cường năng lực sản xuất cho tương lai. Bẩy là: Môi trường đầu tư ở trong nước nói chung, ở công ty May Chiến Thắng nói riêng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Tài chính-Tiền tệ Châu Á nên doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp xúc, kêu gọi vốn đầu tư từ các đối tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác cũng chi phối và ảnh hưởng tới việc huy động vốn tại công ty như: Tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển thấp ( 50% lợi nhuận sau thuế) trong khi số dư tại quỹ đầu tư phát triển thấp, tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ chưa thật hợp lý, thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển hoàn thiện, ...v..v. Như vậy, qua việc phân tích thực trạng huy động vốn để đầu tư TSCĐ và máy móc thiết bị ta thấy: mặc dù việc huy động vốn để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị đã được ban lãnh đạo công ty quan tâm song chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, công tác huy động vốn còn những điểm tồn tại cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Để giải quyết vấn đề nóng hổi trên cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn cao, các giải pháp này vừa phải đảm bảo http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 40