SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Download to read offline
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




             LÂM BẢO CHÂU



      KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY
         PHÀ AN GIANG



    Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp



   KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




           Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




   KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



      KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY
         PHÀ AN GIANG

  Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp


     Sinh viên thực hiện : LÂM BẢO CHÂU
    Lớp : DH5KT         Mã số SV : DKT041692


   Giáo viên hướng dẫn : TRẦN THỊ KIM KHÔI



            Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
        KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
                ĐẠI HỌC AN GIANG




               Người hướng dẫn : ..................
            (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)




          Người chấm, nhận xét 1 : ………………
            (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)




          Người chấm, nhận xét 2 : ………………
            (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)




  Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …..
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

                                                            

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
                                        

       Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, phòng Kế Hoạch Tài Vụ và phòng
Tổ Chức đã nhận em vào thực tập để em có cơ hội học hỏi và bắt đầu tập làm quen với
môi trường làm việc thực tế tại công ty.
         Trong suốt thời gian thực tập tại công ty, bản thân em luôn nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị và đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các
tài liệu có liên quan đến khóa luận của em.
        Em rất cảm ơn các cô, chú và anh chị tại phòng Tổ Chức, phòng Kế Toán Tài
Vụ, đặc biệt là chú Huỳnh Ngọc Minh Tâm (Phó phòng Tổ Chức) và cô Trần Thị Thu
Dung (Kế toán trưởng)… đã nhiệt tình giúp đỡ em. Trong quá trình thực tập nếu có gì
sơ suất mong các cô, chú và anh chị bỏ qua cho em. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành
đến các cô, chú và anh chị.
        Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, các
thầy cô hướng dẫn nhất là cô Trần Thị Kim Khôi đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, chỉnh
sửa sai sót khi thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn.
        Em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học An Giang dồi dào sức khỏe để
tiếp tục công việc giảng dạy của mình. Chúc công ty phà An Giang ngày càng có những
bước đi vững chắc để đạt được những thành công rực rỡ trong tương lai.
       Em xin chân thành cảm ơn.
       SVTH : Lâm Bảo Châu
TÓM TẮT
                                       

       Kế toán tiền lương là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công
tác kế toán tại doanh nghiệp. Bởi vì ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ tiền
lương đúng quy định, tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến tính
hợp lý tương đối của tiền lương đứng trên góc độ người lao động, nhằm thu hút lao
động có trình độ tay nghề, đồng thời, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất,
nâng cao năng suất và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
       Để làm rõ vấn đề này tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của
mình là “Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang” với mục tiêu
tìm hiểu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, đánh
giá công tác quản lý tiền lương của công ty. Từ đó có phương pháp tính toán phù hợp
đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty đề ra.
Đồng thời, phân tích chi phí lương tại công ty dựa vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến chi phí lương. Từ đó đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
kế toán tiền lương và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
MỤC LỤC
                                                      

                                                                                                             Trang

Chương 1 : TỔNG QUAN ...................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 2
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................ 3
2.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương ..................................... 3
     2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương ............................................................ 3
     2.1.2 Các hình thức trả lương ............................................................................ 3
          2.1.2.1 Tiền lương trả theo thời gian ............................................................ 3
          2.1.2.2 Trả lương theo sản phẩm.................................................................. 5
     2.1.3 Quỹ tiền lương.......................................................................................... 7
     2.1.4 Các khoản trích theo lương ....................................................................... 8
     2.1.5 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...................... 9
2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .............................................. 9
     2.2.1 Chứng từ sử dụng ..................................................................................... 9
     2.2.2 TK kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ ......11
     2.2.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ .......12
     2.2.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương .........14
2.3 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất .....16
     2.3.1 Khái niệm trích trước tiền lương nghỉ phép..............................................16
     2.3.2 Tài khoản sử dụng ...................................................................................16
     2.3.3 Nguyên tắc hạch toán...............................................................................16
     2.3.4 Trình tự hạch toán....................................................................................17
     2.3.5 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 335 ..................................................................17
2.4 Phân tích chi phí lương.....................................................................................18
     2.4.1 Chi phí lương...........................................................................................18
          2.4.1.1 Chi phí lương trong sản xuất ...........................................................18
          2.4.1.2 Chi phí lương ngoài sản xuất...........................................................18
     2.4.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương .......................................18
2.4.2.1 Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương .......................................18
          2.4.2.2 Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận.....................................................20
          2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương........................................21
Chương 3 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÀ AN GIANG................................23
3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty phà An Giang..................................23
3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty...............................................................................24
     3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý...........................................................................24
     3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ....................................................25
3.3 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007...........................................26
     3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty .............................................26
     3.3.2 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 ..................................28
3.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triền..............................................29
     3.4.1 Thuận lợi .................................................................................................29
     3.4.2 Khó khăn.................................................................................................29
     3.4.3 Phương hướng phát triển..........................................................................29
3.5 Tổ chức công tác kế toán..................................................................................30
     3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán...........................................................................30
     3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty......................................................31
Chương 4 : KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CTY PHÀ
AN GIANG.............................................................................................................33
4.1 Quỹ lương và hình thức trả lương tại công ty....................................................33
     4.1.1 Tổng quỹ lương và nguồn hình thành quỹ tiền lương ...............................33
     4.4.2 Hình thức trả lương tại công ty ................................................................35
          4.4.2.1 Trả lương theo sản phẩm.................................................................35
          4.4.2.2 Trả lương theo hệ số được sắp xếp theo ngạch bậc ..........................35
4.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .............................................35
     4.2.1 Hạch toán lao động..................................................................................35
     4.2.2 Tính và thanh toán lương, các khoản trích theo lương ..............................36
          4.2.2.1 Cách tính lương ..............................................................................36
          4.2.2.2 Các khoản trích theo lương .............................................................39
          4.2.2.3 Tổng hợp tiền lương phải trả cho nhân viên ....................................41
     4.2.3 Kế toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương .......................42
     4.2.4 Phương pháp tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.......................45
     4.2.5 Sổ tổng hợp và sơ đồ tổng hợp kế toán.....................................................47
4.2.5.1 Sổ tổng hợp.....................................................................................47
          4.2.5.2 Sơ đồ tổng hợp kế toán....................................................................49
4.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương................................................51
     4.3.1 Chỉ tiêu xác định chênh lệch về chi phí tiền lương ...................................51
     4.3.2 Chỉ tiêu về tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận.............................................53
     4.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương .........................................55
          4.3.3.1 Lợi nhuận .......................................................................................55
          4.3.3.2 Tiền lương bình quân ......................................................................56
          4.3.3.3 Tiền lương bình quân và số lượng lao động.....................................59
          4.3.3.4 Tiền lương bình quân, doanh thu và năng suất lao động ..................60
Chương 5 : ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.......................................63
5.1 Đánh giá...........................................................................................................63
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................64
5.3 Kết luận ...........................................................................................................66
DANH MỤC BIỂU BẢNG
                                                  



                                                                                                            Trang
DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1    Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2006 – 2007 ..............26
Bảng 3.2    Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 ...............................28
Bảng 4.1    Kế hoạch quỹ lương và thu nhập của người lao động năm 2007 cty phà
            An Giang ..............................................................................................33
Bảng 4.2    Tổng quỹ tiền lương năm 2006 – 2007 .................................................34
Bảng 4.3    Hệ số lương và hệ số phụ cấp của NV cty thuộc phòng Kế Toán – Tài Vụ
            tháng 09/2007 .......................................................................................37
Bảng 4.4    Tiền lương tháng 09/2007 phải trả cho nhân viên phòng Kế Toán.........39
Bảng 4.5    Các khoản trích theo lương tháng 09/2007............................................40
Bảng 4.6    Tiền lương thực lãnh của nhân viên phòng Kế Toán tháng 09/2007 ......41
Bảng 4.7    Tiền lương phải trả cho các phòng ban tháng 09/2007 ..........................42
Bảng 4.8    Phân bổ tiền lương tháng 09/2007 ........................................................43
Bảng 4.9    Phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 09/2007.....................................44
Bảng 4.10 So sánh tăng giảm tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận thực hiện năm 2007
            so với kế hoạch ....................................................................................54
Bảng 4.11 So sánh tăng giảm tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận thực hiện năm 2007
            so với năm 2006 ..................................................................................55
Bảng 4.12   Báo cáo tiền lương bình quân của nhân viên năm 2006 – 2007 .............57
Trang
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1     Biểu diễn tổng quỹ lương .................................................................34
Biểu đồ 4.2     Biểu diễn phân bổ tiền lương cho từng đối tượng chi phí nhân công
                tháng 09/2007 ..................................................................................43
Biểu đồ 4.3     Biểu diễn phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng đối tượng chi phí
                nhân công tháng 09/2007 .................................................................44
Biểu đồ 4.4     Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2006 ..........57
Biểu đồ 4.5     Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2007 ..........58
Biểu đồ 4.6     Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2006 – 2007
                 ........................................................................................................58




DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1     Tổ chức công ty phà An Giang ............................................................24
Sơ đồ 3.2     Tổ chức bộ máy kế toán.......................................................................30
Sơ đồ 3.3     Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.............32
Sơ đồ 4.1     Sơ đồ tổng hợp kế toán tài khoản 334 ..................................................49
Sơ đồ 4.2     Sơ đồ tổng hợp kế toán tài khoản 338 ..................................................50
DANH MỤC VIẾT TẮT
                                  

BC .......................................................................Báo cáo
BHXH .................................................... Bảo hiểm xã hội
BHYT......................................................... Bảo hiểm y tế
BT .................................................................. Bất thường
CB-CNV....................................... Cán bộ công nhân viên
CNSX ................................................ Công nhân sản xuất
CNV ........................................................ Công nhân viên
CNVC..............................................Công nhân viên chức
CP bất T.............................................. Chi phí bất thường
KH.....................................................................Kế hoạch
KPCĐ ................................................ Kinh phí công đoàn
KT.PL.............................................Khen thưởng phúc lợi
QLDN............................................ Quản lý doanh nghiệp
SXKD...............................................Sản xuất kinh doanh
TC .....................................................................Tài chính
TH ....................................................................Thực hiện
Vtg ............................................ Quỹ tiền lương thêm giờ
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

                                        Chương 1
                                     TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài :
        Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Chi phí về lao động là một trong các yếu
tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng
hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động, góp
phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
        Tiền lương trong doanh nghiệp một mặt là chi phí cấu thành trong giá thành sản
phẩm, mặt khác tiền lương còn là khoản thu nhập cho người lao động sinh sống, tái sản
xuất và phát triển về vật chất, tinh thần. Một mức lương thỏa đáng sẽ là động lực kích
thích năng lực sáng tạo của người lao động, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và tạo nên sự
gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp và người lao động. Do đó, đối với doanh nghiệp việc
xây dựng một hệ thống lương thưởng hợp lý, kích thích người lao động nhiệt tình với
công việc, kích thích kinh doanh phát triển là một trong những công tác đặt lên hàng
đầu nhằm ổn định, phát triển nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
       Ngoài tiền lương, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài của
người lao động, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ
phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Vì thế chi phí lương có vai trò rất quan trọng, vì nó không chỉ góp phần làm tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp mà còn tăng thêm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giúp
cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
        Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán tiền lương
và phân tích lương tại công ty phà An Giang”. Đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề kế
toán tiền lương tại công ty và phân tích tiền lương, đánh giá ưu khuyết điểm của công
tác kế toán tiền lương, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại
nếu có.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu :
      Với tên đề tài là “Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An
Giang” sẽ tập trung nghiên cứu các mục tiêu sau :
       - Lý luận kế toán tiền lương và phân tích lương.
        - Tìm hiểu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
công ty, đánh giá công tác quản lý tiền lương của công ty, từ đó có phương pháp
tính toán phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch
mà công ty đề ra.
      - Phân tích chi phí lương tại công ty dựa vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến chi phí tiền lương.
       - Đánh giá và kiến nghị để đưa ra các biện pháp hoàn thiện kế toán tiền lương.




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 1
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

1.3 Phương pháp nghiên cứu :
       - Những số liệu trong đề tài này được thu thập từ phòng Tổ Chức Hành Chính
và phòng Kế Toán Tài Vụ của công ty.
            Bảng tổng hợp lương.
            Bảng tính lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.
            Kế hoạch quỹ lương.
            Bảng tình hình hoạt động, bảng cân đối kế toán.
       - Phương pháp phân tích số liệu : phương pháp so sánh
           Phương pháp so sánh số tuyệt đối : là hiệu số của 2 chỉ tiêu : chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
            Phương pháp so sánh tương đối : là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với
chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với
chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
1.4 Phạm vi nghiên cứu :
       Đề tài nghiên cứu kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An
Giang. Thời gian được chọn để nghiên cứu là tháng 09/2007 cho việc tìm hiểu quy trình
kế toán tiền lương và năm 2006, 2007 cho việc phân tích tiền lương.




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 2
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

                                        Chương 2
                                  CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương :
       2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương :
        Khái niệm :
       Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất hình
thành nên giá thành sản phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người
lao động để tái tạo ra sức lao động mới nhằm tiếp tục quá trình sản xuất.
       - Tiền lương là khoản phải trả cho người lao động, cán bộ công nhân viên về
công sức lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
      - Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng trợ
cấp ốm đau, tai nạn lao động và những phúc lợi khác.
        Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động
tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của
chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một
bộ phận của thu nhập kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp.
        Ý nghĩa tiền lương :
       - Đối với nền kinh tế quốc dân, tiền lương là thước đo của sự phân phối thu
nhập quốc dân cho người lao động.
       - Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, tích lũy để trả lương cho
người lao động.
       - Đối với người lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính để bù đắp sức lao
động và tái tạo những giá trị về kiến thức, về tinh thần.
       2.1.2 Các hình thức trả lương :
        Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao
động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao
động theo chất lượng và số lượng có ý nghĩa trong việc động viên, khuyến khích người
lao động phát huy tinh thần làm việc, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao
nâng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống tinh
thần, vật chất của mỗi thành viên trong xã hội.
       Hiện nay việc tính lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức
chủ yếu là hình thức tiền lương trả theo thời gian và hình thức tiền lương trả theo sản
phẩm.
               2.1.2.1 Tiền lương trả theo thời gian :
        Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công
việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện
tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ
quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tùy theo trình độ



SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 3
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang        GVHD : Trần Thị Kim Khôi

thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia ra làm nhiều bậc lương, mỗi bậc
lương có một mức tiền lương nhất định.
        Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo
thời gian có thưởng.
        Trả lương theo thời gian giản đơn :


      Trả lương theo                     Lương                 Phụ cấp theo chế độ khi hoàn
    thời gian đơn giản        =          căn bản     +        thành công việc và đạt yêu cầu


       Tiền lương tháng là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương
trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao
động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công
nhân viên chức


   Mức lương              Mức lương                   Hệ số            Hệ số phụ cấp được
    tháng           =      tối thiểu         *        lương       +    hưởng theo quy định


 Tiền lương phải trả trong tháng :

    Tiền lương                      Mức lương tháng                    Số ngày công làm
      phải trả      =                                            * việc thực tế trong tháng
    trong tháng                   Số ngày làm việc trong             của người lao động
                                   tháng theo quy định


       Lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc.



          Tiền lương phải                        Mức lương tháng
           trả trong tuần            =                                  *   12 tháng
                                                         52


        Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng
cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong
thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn.


                                                   Mức lương tháng
        Tiền lương phải        =
         trả trong ngày              Số ngày làm việc trong tháng theo quy định




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                                Trang 4
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

        Lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc, thường được áp dụng để trả
lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở
để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm.


                                                  Mức lương ngày
         Mức lương giờ         =
                                      Số giờ làm việc trong ngày theo quy định


        Trả lương theo thời gian có thưởng :
        Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian giản
đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao
chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm nguyên
vật liệu… nhằm kích thích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao.


   Trả lương theo thời                Trả lương theo thời              Các khoản tiền
     gian có thưởng           =         gian giản đơn            +        thưởng


       Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính trả cho
người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính
đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn
bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát
huy hết khả năng sẵn có người lao động. Do vậy, chỉ những trường hợp chưa đủ điều
kiện thực hiện trả lương theo sản phẩm thì mới áp dụng hình thức trả lương theo thời
gian.
        Tóm lại, tiền lương trả theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho
người lao động dựa vào hai căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật
hay nghiệp vụ của họ.
       Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán.
       Nhược điểm : chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn bó với kết quả lao
động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao
động.
               2.1.2.2   Trả lương theo sản phẩm :
       Trả lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao
động khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật,
chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc
đó.
       Tiền lương tính theo sản phẩm có thể đươc thực hiện theo những cách sau:
        Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp :
       Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp : áp dụng đối với lao động thuộc bộ
phận trực tiếp sản xuất sản phẩm.



SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 5
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang     GVHD : Trần Thị Kim Khôi



        Tiền lương được lãnh                 Số lượng sản phẩm                  Đơn giá
             trong tháng              =     công việc hoàn thành        *     tiền lương


       Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào số lượng sản phẩm, hay
khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản
phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định.
        Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp :
       Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp : áp dụng đối với lao động gián tiếp
phục vụ sản xuất hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản
xuất.



     Tiền lương được lãnh                 Tiền lương được lãnh              Tỷ lệ tiền lương
          trong tháng             =       của bộ phận gián tiếp     *          gián tiếp



       Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm
của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác định
căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Cách tính lương
này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động
sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.
        Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng :
       Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen
thưởng do doanh nghiệp quy định. Tiền lương theo sản phẩm có thưởng được tính cho
từng người lao động hay cho một tập thể người lao động.
       Cách tính này có tác dụng kích thích người lao động không chỉ quan tâm đến số
lượng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất
lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,…Khoản tiền thưởng này trích từ lợi ích kinh tế
mang lại do việc tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao, giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm
được…
        Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến :
       Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương mà ngoài tiền
lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còn căn cứ vào mức độ vượt định mức quy
định để tính thêm tiền lương theo tỉ lệ lũy tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định
mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càng cao.
        Lương trả theo sản phẩm lũy tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng
suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ
sản xuất, đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ hoặc áp dụng trong trường hợp doanh
nghiệp phải thực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó. Sử dụng hình thức trả lương này sẽ
làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. Vì vậy trong trường
hợp cần thiết mới áp dụng hình thức trả lương này.



SVTH : Lâm Bảo Châu                                                                Trang 6
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

        Tiền lương khoán theo khối lượng công việc :
       Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc những
công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện cách
tính lương này cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành
nghiệm thu, nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản, vì có những phần công việc
khuất khi nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành sẽ khó phát hiện.
        Như vậy, hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm,
bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động cho người lao động quan tâm đến số lượng
và chất lượng công việc của mình. Tiền lương tính theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai
trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động,
tăng sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên để hình thức tiền lương theo sản phẩm có thể áp
dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những ưu điểm của hình thức này doanh
nghiệp phải có định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp bậc thợ, vừa có
căn cứ kỹ thuật phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp. Có như vậy,
tiền lương trả theo sản phẩm mới đảm bảo tính chính xác, công bằng hợp lý.
        Tóm lại, trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người
lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt
được yêu cầu chất lượng đã quy định.
       Ưu điểm : chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao
động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.
       Nhược điểm : tính toán phức tạp.
       2.1.3 Quỹ tiền lương :
        Là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh
nghiệp quản lý và chi trả lương. Thành phần quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm
các khoản chủ yếu là : tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc
(theo thời gian, theo sản phẩm); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng
việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền lương trong sản xuất, các khoản phụ cấp
thường xuyên (phụ cấp làm thêm, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm
niên…).
        Hay nói cách khác quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản
tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền
hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục…) mà doanh nghiệp phải trả cho
người lao động. Trên giác độ hạch toán, thông thường quỹ tiền lương được chia thành
hai phần quỹ lương chính và quỹ lương phụ.
       Quỹ lương chính : tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc thời gian
làm việc thực tế của người lao động tại doanh nghiệp như tiền lương theo thời gian, tiền
lương theo sản phẩm, tiền thưởng tính theo lương, các khoản phụ cấp,…
       Tiền lương chính : là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công
nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các
khoản phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm
niên…
       Quỹ lương phụ : trả cho thời gian người lao động không làm việc tại doanh
nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định của Luật lao động hiện hành như
nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ trong thời gian máy hỏng,…



SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 7
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

       Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân
viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên
nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất đi học, đi
họp…
       2.1.4 Các khoản trích theo lương :
          Bao gồm :
       - Bảo hiểm xã hội
       - Bảo hiểm y tế
       - Kinh phí công đoàn
        Bảo hiểm xã hội :
        Là khoản tiền người lao động được hưởng trong trường hợp nghỉ việc do ốm
đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, khó khăn … Để được hưởng khoản
trợ cấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sản xuất
kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định. Quỹ này được
hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương cấp bậc phải trả hàng
tháng (15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng
góp).
        Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành nhằm tạo nguồn để chi trả cho công nhân
viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu,…Tùy
theo cơ chế tài chính quy định cụ thể mà việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
có thể ở cơ quan quản lý quỹ (cơ quan chuyên môn chuyên trách) hay có thể ở tại doanh
nghiệp.
        Bảo hiểm y tế :
        Là khoản tiền hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động đóng
cho các cơ quan bảo hiểm y tế để được đài thọ khi có nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh.
Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương cấp bậc
(trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% còn lại do người lao động đóng
góp).
        BHYT được nộp toàn bộ lên cơ quan chuyên môn chuyên trách về bảo hiểm
y tế (dưới hình thức mua bảo hiểm y tế) để phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho
người lao động như khám bệnh, chữa bệnh và điều trị bệnh…
        Kinh phí công đoàn :
        Là khoản tiền để duy trì hoạt động của các tổ chức công đoàn đơn vị và công
đoàn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống
của người lao động. Quỹ này được hình thành bằng cách trích 2% trên tổng số lương
phải trả cho người lao động và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Quỹ này do cơ quan công đoàn quản lý.
        Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, nguồn kinh phí công đoàn
trích được sẽ phải nộp một phần lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để
lại doanh nghiệp phục vụ chi tiêu cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp.
      Tóm lại, tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện việc phân bổ và
sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương,
chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được xem là một phương tiện hữu hiệu


SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 8
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

để kích thích người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay
nghề, nâng cao năng suất lao động.
       Trên cơ sở các chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Nhà nước
đã ban hành, các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm ngành mình phải tổ chức tốt lao
động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán,
thanh toán đầy đủ kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ
đúng chính sách, chế độ, sử dụng tốt kinh phí công đoàn nhằm khuyến khích người lao
động thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đơn
vị.
       2.1.5 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương :
       Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý họat động của
Doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm
vụ sau đây:
        - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ
tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng
thời gian lao động và kết quả lao động.
        - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương,
tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời đầy đủ
chính xác tình hình thanh toán các khoản trên người lao động.
       - Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình
chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Tình
hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
        - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn và kiểm tra
các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao
động, tiền lương, BHXH, BHYT. Mở số kế toán và hạch toán lao động, tiền lương tiền
thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán.
        - Lập các báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm
vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền
lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả
tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những hành vi vô trách
nhiệm, vi phạm kỷ thuật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương
BHXH, BHYT, KPCĐ chế độ sử dụng các chi tiêu kinh phí công đoàn, chế độ phân phối
lao động.
2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương :
       2.2.1 Chứng từ sử dụng :
        Trong quản lý và sử dụng lao động ở doanh nghiệp, cần thiết phải tổ chức
hạch toán các chỉ tiêu liên quan về lao động. Nội dung của hạch toán lao động là hạch
toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động.
       - Số lượng lao động :
       Số lượng lao động trong doanh nghiệp thường có sự biến động tăng giảm trong
từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp. Sự biến động trong doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động và do đó làm ảnh
hưởng đến việc thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 9
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

       Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao động
trong từng đơn vị, bộ phận doanh nghiệp sử dụng “Sổ danh sách lao động”. Cơ sở
để ghi vào sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, các quyết định thuyên chuyển
công tác, nâng bậc, thôi việc, hưu trí… Việc ghi chép vào “Sổ danh sách lao động” phải
đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo về lao động và phân tích tình hình biến
động về lao động trong doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao
động của doanh nghiệp và của cơ quan quản lý cấp trên.
       - Sử dụng thời gian lao động :
       Thời gian lao động của nhân viên cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực
hiện nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử
dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của CNV trong
doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng chấm công”.
       Bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng tổ, phòng, ban,…và do người phụ
trách bộ phận hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình
để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.
Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển
bảng chấm công cùng các chứng từ có liên quan (Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Phiếu báo
làm thêm giờ, Phiếu điều tra tai nạn lao động…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối
chiếu quy ra công để tính lương và BHXH.
        Bảng chấm công nhằm theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng
việc, nghỉ BHXH,… để có căn cứ tính trả lương, làm thủ tục đề nghị BHXH trả thay
lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị, vì vậy Bảng chấm công phải
được treo công khai tại nơi làm việc để công nhân viên có thể thực hiện kiểm tra, giám
sát việc chấm công hàng ngày, tham gia ý kiến vào công tác quản lý và sử dụng thời
gian lao động.
       Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình
sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao động và tiền lương
cho công nhân viên.
       - Kết quả lao động :
       Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố : thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần thái độ, phương tiện sử
dụng,…Khi đánh giá, phân tích kết quả lao động của công nhân viên phải xem xét một
cách đầy đủ các nhân tố trên.
       Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ánh vào
các chứng từ : Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao
khoán.
       Tùy theo loại hình, đặc điểm sản xuất, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp sẽ chọn sử dụng chứng từ thích hợp để phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác
kết quả lao động.
       Căn cứ chứng từ hạch toán kết quả lao động kế toán lập Sổ tổng hợp kết quả
lao động nhằm tổng hợp kết quả lao động của từng cá nhân, bộ phận và toàn đơn vị
làm cơ sở cho việc tính toán năng suất lao động và tính tiền lương theo sản phẩm cho
công nhân viên.




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 10
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

        Trường hợp CNV được hưởng trợ cấp BHXH, thì căn cứ vào số ngày thực tế
nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH phản ánh trên các chứng từ hạch toán lao động
liên quan như : “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Biên bản điều tra tai nạn lao động”… để
tính toán lập “Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội”. Bảng thanh toán BHXH được lập cho
từng đơn vị sử dụng lao động hoặc lập chung cho toàn doanh nghiệp căn cứ vào kết quả
tính trợ cấp BHXH của từng người.
       Các khoản phải nộp về BHXH, BHYT và KPCĐ, hàng tháng hoặc quý doanh
nghiệp có thể lập ủy nhiệm chi để chuyển tiền hoặc chi tiền mặt để nộp cho cơ quan
quản lý theo quy định.
       Hàng tháng, trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian lao động và kết quả lao
động cũng như chế độ, chính sách về lao động – tiền lương và bảo hiểm xã hội mà Nhà
nước ban hành, kế toán tiến hành tính tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả
cho công nhân viên. Sau khi có kết quả tính toán tiền lương phải trả cho từng người,
được tổng hợp theo từng bộ phận và phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương” lập
cho bộ phận đó.
        Bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận trong doanh nghiệp là cơ sở để chi
trả, thanh toán lương cho người lao động, và là cơ sở để kế toán tổng hợp, phân bổ
tiền lương và tính trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn - Lập
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
     2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương, BHXH, BHYT,
KPCĐ :
       Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
kế toán sử dụng các tài khoản 334 – “Phải trả người lao động” và tài khoản 338 – “Phải
trả, phải nộp khác”
        Tài khoản 334 :
       TK 334 “Phải trả người lao động” dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình
hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương,
tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập
của công nhân viên.

                       Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động”

                                                Số còn phải trả người lao động
Lương và các khoản phải trả cho người lao Lương và các khoản phải trả CB - CNV
động trong doanh nghiệp.                  trong doanh nghiệp.
Các khoản khấu trừ lương (bồi thường,
nộp thay các khoản bảo hiểm).

Tổng số phát sinh nợ                            Tổng số phát sinh có

                                                Số còn phải trả người lao động

       Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” có 2 tiểu khoản :
        Tài khoản 3341 : Phải trả công nhân viên.
        Tài khoản 3348 : Phải trả người lao động khác.


SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 11
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

        Tài khoản 338 :
       Tài khoản phải trả, phải nộp khác :

                       Tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác”

                                                Số đã trích chưa sử dụng hết
Nộp BHXH cho cấp trên.                          Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với
                                                tiền lương.

Chi BHXH trực tiếp tại đơn vị                   Hạch toán vào chi phí liên quan.

Chi mua BHYT cho người lao động.
Chi kinh phí công đoàn.

Tổng số phát sinh nợ                            Tổng số phát sinh có

                                                Số đã trích chưa sử dụng hết


       Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” có 3 tài khoản cấp 2 :
        Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn.
        Tài khoản 3383 : Bảo hiểm xã hội.
        Tài khoản 3384 : Bảo hiểm y tế.
       2.2.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ :
        _ Hàng tháng, tính tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định
phải trả cho công nhân viên, ghi :
           Nợ TK 622 – Lương công nhân trực tiếp
           Nợ TK 627 – Lương công nhân quản lý sản xuất
           Nợ TK 641 – Lương nhân viên bán hàng
           Nợ TK 642 – Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
                    Có TK 334 – Tổng số lương phải trả
       _ Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi :
             Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
                     Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
       _   Tính số BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho CNV, ghi :
             Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
                     Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
       _   BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên, ghi :
             Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
                     Có TK 338 – Phải trả, phải nộp



SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 12
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

       _ Tính thuế thu nhập của CNV, người lao động phải nộp Nhà nước, ghi:
            Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
                    Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước (3388)
        _ Khi thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác cho CNV, ghi:
            Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
                    Có TK 111 - Tiền mặt, hoặc
                    Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
       _ Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi:
             Nợ TK 622 : 19% x lương công nhân trực tiếp sản xuất
             Nợ TK 627 : 19% x lương nhân viên quản lý phân xưởng
             Nợ TK 641 : 19% x lương nhân viên bán hàng
             Nợ TK 642 : 19% x lương nhân viên quản lý doanh nghiệp
             Nợ TK 334 : 6% x tổng lương phải trả
                     Có TK 338 : 25% x tổng lương
        _ Nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, ghi:
             Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384)
                     Có TK 111,112
       _ Chi bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
            Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383)
                    Có TK 111 - Tiền mặt
                    Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
       _   Số bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, ghi:
             Nợ TK 111, 112
                     Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 13
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

       2.2.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương :


                         SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 334


    111, 112                         334                          241

                      (1)                             (4)

       138                                                       622, 627

                      (2)                             (5)

       333                                                       641, 642
                      (3)
                                                      (6)

                                                                   338

                                                      (7)

                                                                    431

                                                      (8)

                                     335                             622

                                                      (9)


(1) Chi tiền mặt, hoặc chuyển khoản thanh toán tiền lương và các khoản trích theo
lương cho CB-CNV.
(2) Trừ lương về các khoản bồi thường cho CB-CNV.
(3) Trừ lương về các khoản nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp.
(4) Tính lương phải trả ở bộ phận sửa chữa lớn tài sản cố định.
(5) Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và bộ phận quản lý
phân xưởng.
(6) Tính lương phải trả cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
(7) Các khoản BHXH, phải trả trực tiếp cho CB-CNV (ốm đau, thai sản, tai nạn,…).
(8) Tiền thưởng phải trả cho CB-CNV.
(9) Trích tiền lương nghỉ phép cho CNV.



SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 14
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

                         SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 338


    111,112                          338                         622, 627

                      (1)                             (3)


       138                                                       641, 642

                      (2)                             (4)


                                                                    241

                                                      (5)


                                                                    334

                                                      (6)




(1) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên bằng tiền mặt hoặc tiền gởi ngân hàng.
(2) Trừ tiền BHXH của người lao động tại đơn vị.
(3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của công nhân
trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng.
(4) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của nhân viên
bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp.
(5) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của công nhân
viên bộ phận sửa chữa lớn tài sản cố định, bộ phận xây dựng cơ bản.
(6) Trừ lương của người lao động về khoản BHXH, BHYT phải nộp.




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 15
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

2.3 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất :
       2.3.1 Khái niệm trích trước tiền lương nghỉ phép :
       Hàng năm, người lao động trong danh sách của đơn vị được nghỉ một số ngày
phép theo quy định mà vẫn được hưởng đủ lương.
       Do đó, việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành sản phẩm biến
động, kế toán có thể tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ vào chi phí
các kỳ hạch toán.
       2.3.2 Tài khoản sử dụng :

                           Tài khoản 335 “Chi phí phải trả”

                                                Số đã trích chưa sử dụng hết
Các chi phí thực tế phát sinh
Điều chỉnh phần chênh lệch giữa khoản           Các khoản chi phí đã được trích trước vào
chi thực tế và khoản trích trước                chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
                                                Số đã trích chưa sử dụng hết

       2.3.3 Nguyên tắc hạch toán :
       Theo quy định hiện hành, hàng năm mỗi người trong danh sách của đơn vị được
nghỉ một số ngày phép tùy theo thâm niên (từ 12 ngày trở lên) mà vẫn được hưởng đủ
lương. Trong thực tế việc nghỉ phép của người công nhân sản xuất không đồng đều
giữa các tháng trong năm.



    Số trích trước theo kế                 Số tiền lương              Tỷ lệ trích trước
    hoạch tiền lương nghỉ                  chính phải trả               theo KH tiền
    phép của CNSX trong            =      cho CNSX trong         *    lương nghỉ phép
            tháng                              tháng                     của CNSX



                                                Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả
     Tỷ lệ trích trước theo                        cho CNSX theo KH trong năm
      KH tiền lương nghỉ            =
       phép của CNSX                            Tổng số tiền lương chính phải trả cho
                                                    CNSX theo KH trong năm




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                            Trang 16
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang     GVHD : Trần Thị Kim Khôi

       2.3.4 Trình tự hạch toán :
       _ Khi tính trước vào chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công
nhân sản xuất :
            Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
                       Có TK 335 - Chi phí phải trả
       _ Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất :
            Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (số đã trích trước)
                       Có TK 334 - Phải trả người lao động
       _ Nếu số trả lớn hơn số trích trước :
            Nợ TK 622 - Chi phí công nhân trực tiếp
            Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
                       Có TK 334 - Phải trả người lao động
       _ Nếu số trả nhỏ hơn số trích trước :
            Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
                       Có TK 334 - Phải trả người lao động
                       Có TK 622 - Chi phí công nhân trực tiếp


       2.3.5 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 335 :



              TK 334                        TK 335                       TK 622
                               (1)                           (3)


              TK 622                                                      TK 622
                                (2)                          (4)




       (1) Tiền lương thực tế nghỉ phép. Thanh toán tiền lương nghỉ phép của CNSX.
       (2) Các khoản đã trích quá ghi giảm phí.
       (3) Hàng tháng tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX.
       (4) Các khoản trích thêm.




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                            Trang 17
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

2.4 Phân tích chi phí lương :
       2.4.1 Chi phí lương :
       Gồm chi phí lương trong sản xuất và chi chí lương ngoài sản xuất :
               2.4.1.1 Chi phí lương trong sản xuất :
       Chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất :
       Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lao động của
họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm. Sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho
sản phẩm họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến
số lượng và chất lượng của sản phẩm.
       Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : chi phí về tiền lương, các khoản trích theo
lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp
vào sản phẩm họ sản xuất ra.
       Chi phí lương công nhân gián tiếp sản xuất :
        Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao
động phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất cả lao động trực tiếp.
Những lao động gián tiếp này tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại không
thể thiếu trong quá trình sản xuất (thợ bảo trì máy móc thiết bị, nhân viên quản lý phân
xưởng,…)
       Chi phí lao động gián tiếp không thể tính được một cách chính xác và cho từng
sản phẩm cụ thể mà sẽ được tính là một phần của chi phí sản xuất chung.
               2.4.1.2 Chi phí lương ngoài sản xuất :
       Đây là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản
lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
         Chi phí lương nhân viên bán hàng : gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân
viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển hàng hoá
đi tiêu thụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
       Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp : gồm tiền lương và các khoản
phụ cấp, ăn ca phải trả cho Ban Giám Đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
       2.4.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương :
         Dùng phương pháp so sánh, phân tích chung các chỉ tiêu chủ yếu :
               2.4.2.1 Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương :


        Chênh lệch tổng             Tổng chi phí tiền              Tổng chi phí tiền
       chi phí tiền lương     =     lương thực hiện          -      lương kế hoạch
                                       năm nay


                                   Tổng chi phí tiền lương thực hiện
        % thực hiện      =                                                *   100%
                                   Tổng chi phí tiền lương kế hoạch



SVTH : Lâm Bảo Châu                                                           Trang 18
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang       GVHD : Trần Thị Kim Khôi




                                      Chênh lệch tổng chi phí tiền lương
        % chênh lệch          =                                               * 100%
                                      Tổng chi phí tiền lương kế hoạch


         Để đánh giá chi phí tiền lương chính xác người ta thường liên hệ với kết quả sản
xuất.



   Chênh lệch tổng                Tổng chi         Tổng chi            Lợi nhuận thực hiện
      chi phí tiền                 phí tiền         phí tiền
                          =                   -                  *
   lương điều chỉnh                 lương          lương kế            Lợi nhuận kế hoạch
    theo lợi nhuận                thực hiện          hoạch




           % thực
          hiện có                  Tổng chi phí tiền lương thực hiện
        liên hệ với   =                                                         * 100%
          kết quả         Tổng chi phí tiền         Lợi nhuận thực hiện
          sản xuất         lương kế hoạch         * Lợi nhuận kế hoạch



        Khi phân tích về tiền lương của doanh nghiệp nói chung hoặc phân tích về
chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất, chúng ta cần lưu ý :
         - Trong sản xuất kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp là :
                  Nâng cao hiệu quả kinh tế.
                  Mở rộng sản xuất kinh doanh.
                  Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
                  Đảm bảo đời sống của người lao động.
       Do đó, tiền lương cho người lao động phải phục vụ được mục tiêu này của
doanh nghiệp.
       - Tăng tổng quỹ tiền lương, tăng tiền lương bình quân cho người lao động
phải đảm bảo nguyên tắc : tốc độ tăng của tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng của
năng suất lao động, của kết quả sản xuất kinh doanh.
        - Trong phân tích chi phí tiền lương chủ yếu là phân tích tỷ suất tiền lương
trên lợi nhuận và trên cơ sở biến động của tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận để đánh
giá tình hình chung của chi phí tiền lương tăng giảm phù hợp với kết quả sản xuất kinh
doanh của đơn vị.




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                              Trang 19
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang          GVHD : Trần Thị Kim Khôi

               2.4.2.2 Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận :


                                             Tổng chi phí tiền lương
     Tỷ suất tiền lương trên
           lợi nhuận                 =                                        * 100%
                                                   Lợi nhuận

        Nếu chỉ xác định tỷ suất chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất thì được
thực hiện tương tự theo công thức


                                             Tổng chi phí tiền lương
        Tỷ suất chi phí tiền                   trực tiếp sản xuất
      lương trực tiếp sản xuất      =                                        *   100%
                                                Giá trị sản lượng



       - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận giảm mà tiền lương của người lao
động tăng hoặc không thay đổi là hiện tượng tốt.
       - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận tăng do tăng tiền lương bình quân của
người lao động nhưng không ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh thì nên chấp
nhận.
       - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận tăng mà tiền lương bình quân của
người lao động bị giảm tức là sử dụng lao động thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao
động và ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Doanh nghiệp cần cải tiến
toàn bộ hoạt động của mình, đặc biệt là việc sử dụng lao động như :
          Cải tiến tổ chức bộ máy quản lý.
          Cải tiến mạng lưới kinh doanh.
          Phân bổ lao động vào các bộ phận trong doanh nghiệp cho hợp lý.
           Xem xét lại mức độ sử dụng lao động hợp lý của doanh nghiệp, đặc biệt
là lao động trực tiếp sản xuất.
          Cải tiến máy móc trang thiết bị công nghệ mới cho người lao động để nâng
cao năng suất lao động.
          Nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.
        Khi phân tích chi phí tiền lương ngoài việc xác định tỷ suất tiền lương trên
lợi nhuận, chúng ta còn xác định chênh lệch của chi phí tiền lương có liên hệ với kết
quả sản xuất kinh doanh.


     Chênh lệch tổng             Tổng chi           Tổng chi               Lợi nhuận thực hiện
        chi phí tiền              phí tiền           phí tiền
                           =                   -                    *
     lương điều chỉnh              lương            lương kế               Lợi nhuận kế hoạch
      theo lợi nhuận             thực hiện            hoạch




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                                 Trang 20
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang    GVHD : Trần Thị Kim Khôi

       Việc đánh giá sự biến động của chi phí tiền lương có liên hệ với kết quả sản
xuất kinh doanh sẽ chính xác hơn.
           Nếu dấu hiệu là âm (-) nói lên mức tiết kiệm tương đối
           Nếu dấu chênh lệch là dương (+) nói lên mức chênh lệch quỹ lương không
hợp lý.
       Khi phân tích chi phí tiền lương cần xem xét tiền lương bình quân thực tế của
người lao động.
        Khi phân tích cần đánh giá tiền lương bình quân đó có đảm bảo đời sống
thiết yếu của người lao động không. Trong điều kiện có lạm phát phải điều chỉnh
tiền lương bình quân dựa vào các chỉ số giá để có điều kiện so sánh và đánh giá chính
xác.
        Khi phân tích dự kiến về tổng chi phí tiền lương cho kỳ kế hoạch, cần dựa vào
các hình thức trả công lao động trong doanh nghiệp để xác định. Ở doanh nghiệp,
nếu xuất hiện nhu cầu mới về lao động, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn việc sử
dụng lao động hợp đồng dài hạn và ngắn hạn sao cho tổng chi phí phải trả là thấp
nhất, từ đó dẫn đến tỷ suất chi phí tiền lương có điền kiện giảm.
       Đối với những loại công việc có tính chất thời vụ hay chỉ dồn dập trong
một thời gian nhất định thì doanh nghiệp nên thuê lao động ngắn hạn. Còn những
công việc có tính chất thường xuyên, có điều kiện sử dụng lao động liên tục thì
thuê hợp đồng dài hạn. Như vậy, nếu có sự kết hợp giữa lao động hợp đồng dài hạn
và lao động hợp đồng ngắn hạn trong điều kiện có thể thì việc sử dụng lao động sẽ có
hiệu quả hơn.
                 2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương :
       Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ tiền lương mà mục đích là
nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng lao động (năng suất lao động) song song với việc
quan tâm đến tiền lương bình quân của người lao động.
       Hai yếu tố trên có quan hệ hữu cơ, nhân quả : yếu tố tiền lương bình quân vừa
là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại. Trong đó
tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân là một
vận động hợp quy luật phát triển.
          Ta có công thức tính quỹ lương và năng suất lao động như sau :

                                             Số lao động           Tiền lương
               Quỹ tiền lương        =                        *
                                             (bình quân)           (bình quân)



                                                           Doanh thu
                Năng suất lao động
                   (bình quân)           =
                                                  Số lao động (bình quân)




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                              Trang 21
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang     GVHD : Trần Thị Kim Khôi



                                                                Doanh thu
             Số lao động (bình quân)       =
                                                   Năng suất lao động (bình quân)


        Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố :
doanh thu, năng suất lao động, tiền lương như sau :


                                               Doanh thu
                                                                              Tiền lương
         Quỹ tiền lương       =                                          *    (bình quân)
                                    Năng suất lao động (bình quân)




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                            Trang 22
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

                                        Chương 3
               KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÀ AN GIANG

3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty phà An Giang :
       Công ty phà An Giang được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1996 theo
Quyết định thành lập công ty số 83/QĐUB ngày 7/12/1996 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh
An Giang. Công ty phà được thành lập để thực hiện mục tiêu chủ yếu là cung ứng dịch
vụ vận chuyển ngang sông, thu phí Cầu - Đường bộ, vận tải hàng hóa sông, sản xuất sản
phẩm cơ khí giao thông, xây dựng công trình giao thông.
       Tên công ty : Công ty phà An Giang
       Tên giao dịch quốc tế : An Giang Ferry Company
       Trụ sở chính : 360 Lí Thái Tổ – Phường Mỹ Long – TP.Long Xuyên – An Giang
       Điện thoại : (076). 846379 – 841919
       Fax : 076.842723
       Email : angiangferry@vnn.vn
       Lĩnh vực hoạt động bao gồm :
1. Vận tải hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ.
2. Tổ chức cứu hộ các phương tiện giao thông thủy, đóng mới và sửa chữa các phương
tiện vận tải thủy, lắp đặt hệ động lực các phương tiện tàu sông, gia công, lắp ráp, sửa
chữa ponton, cầu sắt, nạo vét luồng lạch lòng sông, bến bãi.
3. Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sông, đường biển.
4. Thiết kế phương tiện vận tải thủy, thiết kế công trình giao thông (cầu, đường bộ).
5. Thi công xây dựng công trình giao thông (cầu, đường bộ).
        Công ty phà An Giang đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1997 trên cơ sở
sáp nhập các bến phà An Hoà, Năng Gù, Châu Giang, Cồn Tiên và Xí Nghiệp Cơ Khí
Giao Thông thực hiện nhiệm vụ tổ chức đưa đón hành khách, hàng hoá, xe trong và
ngoài tỉnh và sản xuất kinh doanh ngành nghề cơ khí giao thông thuỷ nội địa.
        Do công ty mới được thành lập nên trong thời gian đầu hoạt động công ty gặp
không ít khó khăn trong quản lý và điều hành việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dưới
sự điều hành của Ban Giám Đốc và sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ đã từng
bước đưa công ty đi lên. Doanh thu năm 1997 chỉ đạt 8,3 tỷ còn hiện nay năm 2007
doanh thu lên đến 89 tỷ. Đạt được thành quả đó là do công ty luôn đầu tư phương tiện,
máy móc, thiết bị công nghệ, đổi mới phương thức quản lý phù hợp với nền kinh tế thị
trường.
        Đặc biệt chỉ trong thời gian 5 năm (1997 – 2002) công ty đạt được một số thành
quả trên lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất như : năm 1999 công ty đã đầu tư xây dựng
mới bến phà Thuận Giang, lắp đặt ponton cầu dẫn, trụ sở làm việc, trang bị phà trọng tải
lớn tạo điều kiện phục vụ tốt nhân dân, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt thay thế
các bến bãi chuồi do địa phương giao. Năm 2000 công ty đầu tư xây dựng cầu Ông
Chưởng với tổng kinh phí trên 22 tỷ. Đến tháng 10/2002 chính thức đi vào hoạt động,
góp phần phát triển kinh tế xã hội cho huyện. Năm 2001 công ty đã đầu tư lắp đặt


SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 23
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang    GVHD : Trần Thị Kim Khôi

ponton cầu dẫn cho hai bến phà Năng Gù và Châu Giang với quy mô lớn để phục vụ
phà hai đầu với tổng kinh phí trên 15 tỷ. Các cơ sở hạ tầng của bến phà này được xây
dựng văn minh, khang trang, lịch sự. Công ty đã đầu tư xây dựng cầu Cồn Tiên với tổng
kinh phí trên 100 tỷ, ngày 30/4/2007 đi vào hoạt động thay cho bến phà Cồn Tiên và
đang trình UBND tỉnh để xây dựng cầu Tân An.
          Với những nỗ lực trên công ty đã nhận được huân chương chương lao động hạng
III, II, I. Đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” do Chủ Tịch
Nước trao tặng, nhận cờ thi đua của Chính Phủ, cờ thi đua của UBND tỉnh và nhiều
bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND tỉnh.
        Công ty phà An Giang là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, thực hiện
cung ứng dịch vụ theo giá, thu phí theo qui định của Nhà nước. Với nhiệm vụ quản lý
hoạt động kinh doanh, thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản,
chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai, đánh giá khách quan về hoạt động
doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển vốn.
3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty :
       3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý :
        Công ty phà An Giang có cấu trúc chức năng trực tuyến, Ban Giám Đốc trực
tiếp giám sát, điều hành mọi hoạt động của công ty, các phòng ban và các trạm, các xí
nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh An Giang. Tổ chức bộ máy của công ty được xây dựng
theo phương châm tinh gọn, linh hoạt, đảm bảo được hiệu lực quản lý và phục vụ tốt
nhất, nhanh nhất cho hoạt động kinh doanh.


                       Sơ đồ 3.1 : Tổ chức công ty phà An Giang



                                        Ban Giám
                                          Đốc



          Phòng           Phòng           Phòng           Phòng          Phòng
           Kế              Kế              Tổ              Kỹ            Vật Tư
          Hoạch           Hoạch           Chức            Thuật
          Tổng            Tài Vụ          Hành
           Hợp                            Chính




   Xí             Xí           Xí            Xí            Xí            Xí          Trạm
 Nghiệp         Nghiệp       Nghiệp        Nghiệp        Nghiệp        Nghiệp       Thu Phí
 An Hoà          Phà          Phà           Cầu           Vận          Cơ Khí       tỉnh lộ
                 Châu         Năng          Phà            Tải          Giao          941
                Giang          Gù          Thuận          Sông         Thông
                                           Giang          Biển

                                                     Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính


SVTH : Lâm Bảo Châu                                                             Trang 24
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang   GVHD : Trần Thị Kim Khôi

       3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
       Giám đốc : là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ
thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên như chịu
trách nhiệm về điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và bảo toàn
đồng vốn bao gồm các phương tiện vận tải thiết bị kỹ thuật và bất động sản, qua đó
hoạch định các mục tiêu phát triển của đơn vị. Có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động
của phó giám đốc ở lĩnh vực công tác được phân công. Chỉ đạo mọi hoạt động kinh
doanh theo đúng kế hoạch chính sách của pháp luật.
        Phó giám đốc : phụ trách sản xuất kinh doanh là người phụ tá cho giám đốc chịu
trách nhiệm trước giám đốc về mọi mặt được phân công.
       Phòng tổ chức hành chính : có chức năng quản lý và điều động nhân sự phục vụ
sản xuất kinh doanh của đơn vị, tuyển dụng lao động và tính lương cho cán bộ công
nhân viên. Đánh máy và nhận các công văn quyết định từ trong ra ngoài công ty. Quản
lý công tác y tế đời sống của cán bộ công nhân viên.
        Phòng kế hoạch : chịu trách nhiệm khai thác nguồn hàng, điều động phương tiện
vận tải phù hợp năng lực quản lý, giám sát kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản,
xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ.
         Phòng kế toán tài vụ : có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản
lý tài sản và nguồn vốn, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Kiểm tra giám sát các
hoạt động sản xuất kinh doanh qua hệ thống tiền tệ. Phân tích kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
        Phòng kỹ thuật : đảm bảo công tác kỹ thuật, phụ trách giám sát phương tiện khi
sửa chữa lớn. Đảm bảo công tác sửa chữa tuân thủ theo năng lực, giám sát theo dõi tiến
độ thi công và nghiệm thu đóng mới phương tiện theo dự án đã được duyệt và hợp đồng
ký kết, định mức nhiên liệu tiêu thụ.
       Phòng cung ứng vật tư – nhiên liệu : tìm nguồn nhiên liệu và ký kết hợp đồng
giao hàng, theo dõi tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu.




SVTH : Lâm Bảo Châu                                                          Trang 25
Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang        GVHD : Trần Thị Kim Khôi

3.3 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 - 2007 :
         3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty :


           Bảng 3.1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn công ty năm 2006 -2007


                                                                                           ĐVT : đồng
                                                     Năm                            Chênh lệch
                 Chỉ tiêu
                                            2006               2007            Tuyệt đối         Tỷ lệ

                TÀI SẢN

I. Tài sản ngắn hạn                      14.711.755.759     20.080.994.344    5.369.238.585      36,5 %

1. Tiền và các khoản tương đương tiền     3.976.088.159       437.468.245     -3.538.619.914      -89 %

2. Các khoản phải thu ngắn hạn            6.918.023.038     11.636.238.082    4.718.215.044       68,2 %

3. Hàng tồn kho                           3.372.003.015      7.812.090.449    4.440.087.434      131,7 %

4. Tài sản ngắn hạn khác                   445.641.547        195.197.568      -250.443.979      -56,2 %

II. Tài sản dài hạn                     156.133.963.793    170.481.668.571   14.347.704.778       9,2 %

1. Các khoản phải thu dài hạn              927.742.331                         -927.742.331      -100 %

2. Tài sản cố định                      154.684.367.110    170.172.205.017   15.487.837.907        10 %

3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn      180.000.000         80.000.000      -100.000.000      -55,6 %

4. Tài sản dài hạn khác                    341.854.352        229.463.554      -112.390.798      -32,9 %

             Tổng tài sản               170.845.719.552    190.562.662.915   19.716.943.363      11,5 %

           NGUỒN VỐN

I. Nợ phải trả                           56.251.256.974     67.829.809.813   11.578.552.839      20,6 %

1. Nợ ngắn hạn                           10.659.060.807     18.614.199.438    7.955.138.631       74,6 %

2. Nợ dài hạn                            45.592.196.167     49.215.610.375    3.623.414.208        7,9 %

II. Vốn chủ sở hữu                      114.594.462.578    122.732.853.102    8.138.390.524       7,1 %

1. Vốn chủ sở hữu                       113.706.436.178    121.984.251.443    8.277.815.265        7,3 %

2. Nguồn kinh phí, quỹ khác                888.026.400        748.601.659      -139.424.741      -15,7 %

           Tổng nguồn vốn               170.845.719.552    190.562.662.915   19.716.934.363      11,5 %

                                                                      Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Vụ




 SVTH : Lâm Bảo Châu                                                               Trang 26
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf
bctntlvn (12).pdf

More Related Content

What's hot

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương...hieu anh
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương t...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương t...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương t...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trê...
Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trê...Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trê...
Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trê...https://www.facebook.com/garmentspace
 
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...nataliej4
 
Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ...
Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ...Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ...
Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần ĐTTC Thăng Long - Gửi miễn phí...
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần ĐTTC Thăng Long - Gửi miễn phí...Đề tài: Quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần ĐTTC Thăng Long - Gửi miễn phí...
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần ĐTTC Thăng Long - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘCKẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘCDương Hà
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mt...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mt...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mt...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mt...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương...
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
 
Đề tài công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, RẤT HAY
Đề tài  công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, RẤT HAYĐề tài  công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, RẤT HAY
Đề tài công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, RẤT HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương t...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương t...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương t...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương t...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (9 điểm, năm 2017)
 
Đề tài: Công tác thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Đông Á, HOT
Đề tài: Công tác thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Đông Á, HOTĐề tài: Công tác thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Đông Á, HOT
Đề tài: Công tác thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty Đông Á, HOT
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Tự Động Hóa, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Tự Động Hóa, HAYĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Tự Động Hóa, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Tự Động Hóa, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAYĐề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương tại công ty Xây dựng, HAY
 
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
 
Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trê...
Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trê...Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trê...
Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trê...
 
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
kế toán các khoản thanh toán với người lao động tại công ty CP Tư Vấn Thiết K...
 
Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ...
Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ...Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ...
Kế toán doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ...
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần ĐTTC Thăng Long - Gửi miễn phí...
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần ĐTTC Thăng Long - Gửi miễn phí...Đề tài: Quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần ĐTTC Thăng Long - Gửi miễn phí...
Đề tài: Quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần ĐTTC Thăng Long - Gửi miễn phí...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
 
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘCKẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI  CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LỘC
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty du lịch Đồ Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty du lịch Đồ Sơn, HAYLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty du lịch Đồ Sơn, HAY
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty du lịch Đồ Sơn, HAY
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mt...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mt...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mt...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mt...
 

Similar to bctntlvn (12).pdf

Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...ngoc huyen
 
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CÔNG TY...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CÔNG TY...Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CÔNG TY...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CÔNG TY...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to bctntlvn (12).pdf (20)

Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
Báo cáo thực tập tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựngĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan ViệtĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhấtKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương TT 200 mới nhất
 
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
Kế toán và khoản trích theo lương tại Công ty Thiết bị công nghệ - Gửi miễn p...
 
DUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .docDUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .doc
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất thương ...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
 
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
Kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh tư vấn xây dự...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CÔNG TY...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CÔNG TY...Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CÔNG TY...
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại CÔNG TY...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại C...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại C...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại C...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, người bán tại C...
 
Đề tài: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Mai Anh, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Mai Anh, 9đĐề tài: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Mai Anh, 9đ
Đề tài: Công tác kế toán thanh toán tại Công ty TNHH Mai Anh, 9đ
 
Đề tài: Kế toán thanh toán của Công ty sửa chữa ô tô, HAY
Đề tài: Kế toán thanh toán của Công ty sửa chữa ô tô, HAYĐề tài: Kế toán thanh toán của Công ty sửa chữa ô tô, HAY
Đề tài: Kế toán thanh toán của Công ty sửa chữa ô tô, HAY
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại công ty TNHH Thương mại Dịch vị Toàn ...
 

More from Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 

More from Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 

bctntlvn (12).pdf

  • 1. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÂM BẢO CHÂU KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY PHÀ AN GIANG Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
  • 2. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CÔNG TY PHÀ AN GIANG Chuyên ngành : Kế Toán Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện : LÂM BẢO CHÂU Lớp : DH5KT Mã số SV : DKT041692 Giáo viên hướng dẫn : TRẦN THỊ KIM KHÔI Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : .................. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1 : ……………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2 : ……………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …..
  • 4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
  • 5. LỜI CẢM ƠN  Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, phòng Kế Hoạch Tài Vụ và phòng Tổ Chức đã nhận em vào thực tập để em có cơ hội học hỏi và bắt đầu tập làm quen với môi trường làm việc thực tế tại công ty. Trong suốt thời gian thực tập tại công ty, bản thân em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị và đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các tài liệu có liên quan đến khóa luận của em. Em rất cảm ơn các cô, chú và anh chị tại phòng Tổ Chức, phòng Kế Toán Tài Vụ, đặc biệt là chú Huỳnh Ngọc Minh Tâm (Phó phòng Tổ Chức) và cô Trần Thị Thu Dung (Kế toán trưởng)… đã nhiệt tình giúp đỡ em. Trong quá trình thực tập nếu có gì sơ suất mong các cô, chú và anh chị bỏ qua cho em. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú và anh chị. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, các thầy cô hướng dẫn nhất là cô Trần Thị Kim Khôi đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, chỉnh sửa sai sót khi thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn. Em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học An Giang dồi dào sức khỏe để tiếp tục công việc giảng dạy của mình. Chúc công ty phà An Giang ngày càng có những bước đi vững chắc để đạt được những thành công rực rỡ trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn. SVTH : Lâm Bảo Châu
  • 6. TÓM TẮT  Kế toán tiền lương là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Bởi vì ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ tiền lương đúng quy định, tiết kiệm chi phí, các doanh nghiệp còn phải chú trọng đến tính hợp lý tương đối của tiền lương đứng trên góc độ người lao động, nhằm thu hút lao động có trình độ tay nghề, đồng thời, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Để làm rõ vấn đề này tôi đã chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình là “Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang” với mục tiêu tìm hiểu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, đánh giá công tác quản lý tiền lương của công ty. Từ đó có phương pháp tính toán phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty đề ra. Đồng thời, phân tích chi phí lương tại công ty dựa vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí lương. Từ đó đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • 7. MỤC LỤC  Trang Chương 1 : TỔNG QUAN ...................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 1 1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 2 Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................ 3 2.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương ..................................... 3 2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương ............................................................ 3 2.1.2 Các hình thức trả lương ............................................................................ 3 2.1.2.1 Tiền lương trả theo thời gian ............................................................ 3 2.1.2.2 Trả lương theo sản phẩm.................................................................. 5 2.1.3 Quỹ tiền lương.......................................................................................... 7 2.1.4 Các khoản trích theo lương ....................................................................... 8 2.1.5 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ...................... 9 2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .............................................. 9 2.2.1 Chứng từ sử dụng ..................................................................................... 9 2.2.2 TK kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ ......11 2.2.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ .......12 2.2.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương .........14 2.3 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất .....16 2.3.1 Khái niệm trích trước tiền lương nghỉ phép..............................................16 2.3.2 Tài khoản sử dụng ...................................................................................16 2.3.3 Nguyên tắc hạch toán...............................................................................16 2.3.4 Trình tự hạch toán....................................................................................17 2.3.5 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 335 ..................................................................17 2.4 Phân tích chi phí lương.....................................................................................18 2.4.1 Chi phí lương...........................................................................................18 2.4.1.1 Chi phí lương trong sản xuất ...........................................................18 2.4.1.2 Chi phí lương ngoài sản xuất...........................................................18 2.4.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương .......................................18
  • 8. 2.4.2.1 Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương .......................................18 2.4.2.2 Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận.....................................................20 2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương........................................21 Chương 3 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÀ AN GIANG................................23 3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty phà An Giang..................................23 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty...............................................................................24 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý...........................................................................24 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ....................................................25 3.3 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007...........................................26 3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty .............................................26 3.3.2 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 ..................................28 3.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triền..............................................29 3.4.1 Thuận lợi .................................................................................................29 3.4.2 Khó khăn.................................................................................................29 3.4.3 Phương hướng phát triển..........................................................................29 3.5 Tổ chức công tác kế toán..................................................................................30 3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán...........................................................................30 3.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty......................................................31 Chương 4 : KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH LƯƠNG TẠI CTY PHÀ AN GIANG.............................................................................................................33 4.1 Quỹ lương và hình thức trả lương tại công ty....................................................33 4.1.1 Tổng quỹ lương và nguồn hình thành quỹ tiền lương ...............................33 4.4.2 Hình thức trả lương tại công ty ................................................................35 4.4.2.1 Trả lương theo sản phẩm.................................................................35 4.4.2.2 Trả lương theo hệ số được sắp xếp theo ngạch bậc ..........................35 4.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .............................................35 4.2.1 Hạch toán lao động..................................................................................35 4.2.2 Tính và thanh toán lương, các khoản trích theo lương ..............................36 4.2.2.1 Cách tính lương ..............................................................................36 4.2.2.2 Các khoản trích theo lương .............................................................39 4.2.2.3 Tổng hợp tiền lương phải trả cho nhân viên ....................................41 4.2.3 Kế toán phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương .......................42 4.2.4 Phương pháp tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.......................45 4.2.5 Sổ tổng hợp và sơ đồ tổng hợp kế toán.....................................................47
  • 9. 4.2.5.1 Sổ tổng hợp.....................................................................................47 4.2.5.2 Sơ đồ tổng hợp kế toán....................................................................49 4.3 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương................................................51 4.3.1 Chỉ tiêu xác định chênh lệch về chi phí tiền lương ...................................51 4.3.2 Chỉ tiêu về tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận.............................................53 4.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương .........................................55 4.3.3.1 Lợi nhuận .......................................................................................55 4.3.3.2 Tiền lương bình quân ......................................................................56 4.3.3.3 Tiền lương bình quân và số lượng lao động.....................................59 4.3.3.4 Tiền lương bình quân, doanh thu và năng suất lao động ..................60 Chương 5 : ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.......................................63 5.1 Đánh giá...........................................................................................................63 5.2 Kiến nghị .........................................................................................................64 5.3 Kết luận ...........................................................................................................66
  • 10. DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2006 – 2007 ..............26 Bảng 3.2 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 – 2007 ...............................28 Bảng 4.1 Kế hoạch quỹ lương và thu nhập của người lao động năm 2007 cty phà An Giang ..............................................................................................33 Bảng 4.2 Tổng quỹ tiền lương năm 2006 – 2007 .................................................34 Bảng 4.3 Hệ số lương và hệ số phụ cấp của NV cty thuộc phòng Kế Toán – Tài Vụ tháng 09/2007 .......................................................................................37 Bảng 4.4 Tiền lương tháng 09/2007 phải trả cho nhân viên phòng Kế Toán.........39 Bảng 4.5 Các khoản trích theo lương tháng 09/2007............................................40 Bảng 4.6 Tiền lương thực lãnh của nhân viên phòng Kế Toán tháng 09/2007 ......41 Bảng 4.7 Tiền lương phải trả cho các phòng ban tháng 09/2007 ..........................42 Bảng 4.8 Phân bổ tiền lương tháng 09/2007 ........................................................43 Bảng 4.9 Phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 09/2007.....................................44 Bảng 4.10 So sánh tăng giảm tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận thực hiện năm 2007 so với kế hoạch ....................................................................................54 Bảng 4.11 So sánh tăng giảm tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận thực hiện năm 2007 so với năm 2006 ..................................................................................55 Bảng 4.12 Báo cáo tiền lương bình quân của nhân viên năm 2006 – 2007 .............57
  • 11. Trang DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Biểu diễn tổng quỹ lương .................................................................34 Biểu đồ 4.2 Biểu diễn phân bổ tiền lương cho từng đối tượng chi phí nhân công tháng 09/2007 ..................................................................................43 Biểu đồ 4.3 Biểu diễn phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng đối tượng chi phí nhân công tháng 09/2007 .................................................................44 Biểu đồ 4.4 Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2006 ..........57 Biểu đồ 4.5 Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2007 ..........58 Biểu đồ 4.6 Biểu diễn tiền lương bình quân của người lao động năm 2006 – 2007 ........................................................................................................58 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Tổ chức công ty phà An Giang ............................................................24 Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán.......................................................................30 Sơ đồ 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.............32 Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổng hợp kế toán tài khoản 334 ..................................................49 Sơ đồ 4.2 Sơ đồ tổng hợp kế toán tài khoản 338 ..................................................50
  • 12. DANH MỤC VIẾT TẮT  BC .......................................................................Báo cáo BHXH .................................................... Bảo hiểm xã hội BHYT......................................................... Bảo hiểm y tế BT .................................................................. Bất thường CB-CNV....................................... Cán bộ công nhân viên CNSX ................................................ Công nhân sản xuất CNV ........................................................ Công nhân viên CNVC..............................................Công nhân viên chức CP bất T.............................................. Chi phí bất thường KH.....................................................................Kế hoạch KPCĐ ................................................ Kinh phí công đoàn KT.PL.............................................Khen thưởng phúc lợi QLDN............................................ Quản lý doanh nghiệp SXKD...............................................Sản xuất kinh doanh TC .....................................................................Tài chính TH ....................................................................Thực hiện Vtg ............................................ Quỹ tiền lương thêm giờ
  • 13. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài : Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiền lương trong doanh nghiệp một mặt là chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, mặt khác tiền lương còn là khoản thu nhập cho người lao động sinh sống, tái sản xuất và phát triển về vật chất, tinh thần. Một mức lương thỏa đáng sẽ là động lực kích thích năng lực sáng tạo của người lao động, tăng năng suất, tăng lợi nhuận và tạo nên sự gắn kết lâu dài giữa doanh nghiệp và người lao động. Do đó, đối với doanh nghiệp việc xây dựng một hệ thống lương thưởng hợp lý, kích thích người lao động nhiệt tình với công việc, kích thích kinh doanh phát triển là một trong những công tác đặt lên hàng đầu nhằm ổn định, phát triển nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động, doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Vì thế chi phí lương có vai trò rất quan trọng, vì nó không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn tăng thêm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang”. Đề tài này sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề kế toán tiền lương tại công ty và phân tích tiền lương, đánh giá ưu khuyết điểm của công tác kế toán tiền lương, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại nếu có. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu : Với tên đề tài là “Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang” sẽ tập trung nghiên cứu các mục tiêu sau : - Lý luận kế toán tiền lương và phân tích lương. - Tìm hiểu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, đánh giá công tác quản lý tiền lương của công ty, từ đó có phương pháp tính toán phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty đề ra. - Phân tích chi phí lương tại công ty dựa vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí tiền lương. - Đánh giá và kiến nghị để đưa ra các biện pháp hoàn thiện kế toán tiền lương. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 1
  • 14. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi 1.3 Phương pháp nghiên cứu : - Những số liệu trong đề tài này được thu thập từ phòng Tổ Chức Hành Chính và phòng Kế Toán Tài Vụ của công ty.  Bảng tổng hợp lương.  Bảng tính lương và BHXH, BHYT, KPCĐ.  Kế hoạch quỹ lương.  Bảng tình hình hoạt động, bảng cân đối kế toán. - Phương pháp phân tích số liệu : phương pháp so sánh  Phương pháp so sánh số tuyệt đối : là hiệu số của 2 chỉ tiêu : chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.  Phương pháp so sánh tương đối : là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang. Thời gian được chọn để nghiên cứu là tháng 09/2007 cho việc tìm hiểu quy trình kế toán tiền lương và năm 2006, 2007 cho việc phân tích tiền lương. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 2
  • 15. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương : 2.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương :  Khái niệm : Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái tạo ra sức lao động mới nhằm tiếp tục quá trình sản xuất. - Tiền lương là khoản phải trả cho người lao động, cán bộ công nhân viên về công sức lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản tiền thưởng trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động và những phúc lợi khác. Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tùy theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập kết quả tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.  Ý nghĩa tiền lương : - Đối với nền kinh tế quốc dân, tiền lương là thước đo của sự phân phối thu nhập quốc dân cho người lao động. - Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm, tích lũy để trả lương cho người lao động. - Đối với người lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính để bù đắp sức lao động và tái tạo những giá trị về kiến thức, về tinh thần. 2.1.2 Các hình thức trả lương : Tiền lương trả cho người lao động phải dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo chất lượng và số lượng có ý nghĩa trong việc động viên, khuyến khích người lao động phát huy tinh thần làm việc, thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo, nâng cao nâng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của mỗi thành viên trong xã hội. Hiện nay việc tính lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu là hình thức tiền lương trả theo thời gian và hình thức tiền lương trả theo sản phẩm. 2.1.2.1 Tiền lương trả theo thời gian : Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tùy theo trình độ SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 3
  • 16. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn mà chia ra làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng.  Trả lương theo thời gian giản đơn : Trả lương theo Lương Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thời gian đơn giản = căn bản + thành công việc và đạt yêu cầu Tiền lương tháng là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức Mức lương Mức lương Hệ số Hệ số phụ cấp được tháng = tối thiểu * lương + hưởng theo quy định  Tiền lương phải trả trong tháng : Tiền lương Mức lương tháng Số ngày công làm phải trả = * việc thực tế trong tháng trong tháng Số ngày làm việc trong của người lao động tháng theo quy định Lương tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc. Tiền lương phải Mức lương tháng trả trong tuần = * 12 tháng 52 Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn. Mức lương tháng Tiền lương phải = trả trong ngày Số ngày làm việc trong tháng theo quy định SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 4
  • 17. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Mức lương ngày Mức lương giờ = Số giờ làm việc trong ngày theo quy định  Trả lương theo thời gian có thưởng : Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm nguyên vật liệu… nhằm kích thích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao. Trả lương theo thời Trả lương theo thời Các khoản tiền gian có thưởng = gian giản đơn + thưởng Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều hạn chế vì tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có người lao động. Do vậy, chỉ những trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện trả lương theo sản phẩm thì mới áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.  Tóm lại, tiền lương trả theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa vào hai căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ. Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán. Nhược điểm : chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn bó với kết quả lao động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. 2.1.2.2 Trả lương theo sản phẩm : Trả lương theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương tính theo sản phẩm có thể đươc thực hiện theo những cách sau:  Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp : Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp : áp dụng đối với lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất sản phẩm. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 5
  • 18. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Tiền lương được lãnh Số lượng sản phẩm Đơn giá trong tháng = công việc hoàn thành * tiền lương Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào số lượng sản phẩm, hay khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định.  Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp : Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp : áp dụng đối với lao động gián tiếp phục vụ sản xuất hưởng lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất. Tiền lương được lãnh Tiền lương được lãnh Tỷ lệ tiền lương trong tháng = của bộ phận gián tiếp * gián tiếp Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất. Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ.  Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng : Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định. Tiền lương theo sản phẩm có thưởng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Cách tính này có tác dụng kích thích người lao động không chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu,…Khoản tiền thưởng này trích từ lợi ích kinh tế mang lại do việc tăng tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao, giá trị nguyên vật liệu tiết kiệm được…  Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến : Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương mà ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còn căn cứ vào mức độ vượt định mức quy định để tính thêm tiền lương theo tỉ lệ lũy tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càng cao. Lương trả theo sản phẩm lũy tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, đảm bảo cho sản xuất cân đối, đồng bộ hoặc áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện gấp một đơn đặt hàng nào đó. Sử dụng hình thức trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. Vì vậy trong trường hợp cần thiết mới áp dụng hình thức trả lương này. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 6
  • 19. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi  Tiền lương khoán theo khối lượng công việc : Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc những công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định. Khi thực hiện cách tính lương này cần chú ý kiểm tra tiến độ và chất lượng công việc khi hoàn thành nghiệm thu, nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản, vì có những phần công việc khuất khi nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành sẽ khó phát hiện. Như vậy, hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động cho người lao động quan tâm đến số lượng và chất lượng công việc của mình. Tiền lương tính theo sản phẩm phát huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên để hình thức tiền lương theo sản phẩm có thể áp dụng một cách thuận lợi và phát huy đầy đủ những ưu điểm của hình thức này doanh nghiệp phải có định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp bậc thợ, vừa có căn cứ kỹ thuật phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp. Có như vậy, tiền lương trả theo sản phẩm mới đảm bảo tính chính xác, công bằng hợp lý.  Tóm lại, trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã quy định. Ưu điểm : chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. Nhược điểm : tính toán phức tạp. 2.1.3 Quỹ tiền lương : Là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương. Thành phần quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu là : tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền lương trong sản xuất, các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên…). Hay nói cách khác quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục…) mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Trên giác độ hạch toán, thông thường quỹ tiền lương được chia thành hai phần quỹ lương chính và quỹ lương phụ. Quỹ lương chính : tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc thời gian làm việc thực tế của người lao động tại doanh nghiệp như tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm, tiền thưởng tính theo lương, các khoản phụ cấp,… Tiền lương chính : là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên… Quỹ lương phụ : trả cho thời gian người lao động không làm việc tại doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định của Luật lao động hiện hành như nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ trong thời gian máy hỏng,… SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 7
  • 20. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Tiền lương phụ : là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất đi học, đi họp… 2.1.4 Các khoản trích theo lương : Bao gồm : - Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế - Kinh phí công đoàn  Bảo hiểm xã hội : Là khoản tiền người lao động được hưởng trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, khó khăn … Để được hưởng khoản trợ cấp này, người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương cấp bậc phải trả hàng tháng (15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp). Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành nhằm tạo nguồn để chi trả cho công nhân viên trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, nghỉ hưu,…Tùy theo cơ chế tài chính quy định cụ thể mà việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội có thể ở cơ quan quản lý quỹ (cơ quan chuyên môn chuyên trách) hay có thể ở tại doanh nghiệp.  Bảo hiểm y tế : Là khoản tiền hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động đóng cho các cơ quan bảo hiểm y tế để được đài thọ khi có nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương cấp bậc (trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% còn lại do người lao động đóng góp). BHYT được nộp toàn bộ lên cơ quan chuyên môn chuyên trách về bảo hiểm y tế (dưới hình thức mua bảo hiểm y tế) để phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động như khám bệnh, chữa bệnh và điều trị bệnh…  Kinh phí công đoàn : Là khoản tiền để duy trì hoạt động của các tổ chức công đoàn đơn vị và công đoàn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống của người lao động. Quỹ này được hình thành bằng cách trích 2% trên tổng số lương phải trả cho người lao động và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quỹ này do cơ quan công đoàn quản lý. Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, nguồn kinh phí công đoàn trích được sẽ phải nộp một phần lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp phục vụ chi tiêu cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp. Tóm lại, tăng cường quản lý lao động, cải tiến và hoàn thiện việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, cải tiến và hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được xem là một phương tiện hữu hiệu SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 8
  • 21. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi để kích thích người lao động gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh, rèn luyện tay nghề, nâng cao năng suất lao động. Trên cơ sở các chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Nhà nước đã ban hành, các doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc điểm ngành mình phải tổ chức tốt lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tính toán, thanh toán đầy đủ kịp thời các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chính sách, chế độ, sử dụng tốt kinh phí công đoàn nhằm khuyến khích người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đơn vị. 2.1.5 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý họat động của Doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. - Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách, chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác tình hình thanh toán các khoản trên người lao động. - Thực hiện việc kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong đơn vị thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT. Mở số kế toán và hạch toán lao động, tiền lương tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ đúng chế độ, đúng phương pháp kế toán. - Lập các báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ thuật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ chế độ sử dụng các chi tiêu kinh phí công đoàn, chế độ phân phối lao động. 2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương : 2.2.1 Chứng từ sử dụng : Trong quản lý và sử dụng lao động ở doanh nghiệp, cần thiết phải tổ chức hạch toán các chỉ tiêu liên quan về lao động. Nội dung của hạch toán lao động là hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động. - Số lượng lao động : Số lượng lao động trong doanh nghiệp thường có sự biến động tăng giảm trong từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp. Sự biến động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao động và do đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 9
  • 22. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động lao động trong từng đơn vị, bộ phận doanh nghiệp sử dụng “Sổ danh sách lao động”. Cơ sở để ghi vào sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc, hưu trí… Việc ghi chép vào “Sổ danh sách lao động” phải đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo về lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao động của doanh nghiệp và của cơ quan quản lý cấp trên. - Sử dụng thời gian lao động : Thời gian lao động của nhân viên cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp. Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của CNV trong doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Bảng chấm công”. Bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng tổ, phòng, ban,…và do người phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các ký hiệu quy định trong chứng từ. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ có liên quan (Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Phiếu báo làm thêm giờ, Phiếu điều tra tai nạn lao động…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH. Bảng chấm công nhằm theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH,… để có căn cứ tính trả lương, làm thủ tục đề nghị BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị, vì vậy Bảng chấm công phải được treo công khai tại nơi làm việc để công nhân viên có thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấm công hàng ngày, tham gia ý kiến vào công tác quản lý và sử dụng thời gian lao động. Bảng chấm công là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao động và tiền lương cho công nhân viên. - Kết quả lao động : Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố : thời gian lao động, trình độ thành thạo, tinh thần thái độ, phương tiện sử dụng,…Khi đánh giá, phân tích kết quả lao động của công nhân viên phải xem xét một cách đầy đủ các nhân tố trên. Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp được phản ánh vào các chứng từ : Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán. Tùy theo loại hình, đặc điểm sản xuất, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ chọn sử dụng chứng từ thích hợp để phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác kết quả lao động. Căn cứ chứng từ hạch toán kết quả lao động kế toán lập Sổ tổng hợp kết quả lao động nhằm tổng hợp kết quả lao động của từng cá nhân, bộ phận và toàn đơn vị làm cơ sở cho việc tính toán năng suất lao động và tính tiền lương theo sản phẩm cho công nhân viên. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 10
  • 23. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Trường hợp CNV được hưởng trợ cấp BHXH, thì căn cứ vào số ngày thực tế nghỉ việc được hưởng trợ cấp BHXH phản ánh trên các chứng từ hạch toán lao động liên quan như : “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Biên bản điều tra tai nạn lao động”… để tính toán lập “Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội”. Bảng thanh toán BHXH được lập cho từng đơn vị sử dụng lao động hoặc lập chung cho toàn doanh nghiệp căn cứ vào kết quả tính trợ cấp BHXH của từng người. Các khoản phải nộp về BHXH, BHYT và KPCĐ, hàng tháng hoặc quý doanh nghiệp có thể lập ủy nhiệm chi để chuyển tiền hoặc chi tiền mặt để nộp cho cơ quan quản lý theo quy định. Hàng tháng, trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gian lao động và kết quả lao động cũng như chế độ, chính sách về lao động – tiền lương và bảo hiểm xã hội mà Nhà nước ban hành, kế toán tiến hành tính tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên. Sau khi có kết quả tính toán tiền lương phải trả cho từng người, được tổng hợp theo từng bộ phận và phản ánh vào “Bảng thanh toán tiền lương” lập cho bộ phận đó. Bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận trong doanh nghiệp là cơ sở để chi trả, thanh toán lương cho người lao động, và là cơ sở để kế toán tổng hợp, phân bổ tiền lương và tính trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn - Lập Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. 2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ : Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán sử dụng các tài khoản 334 – “Phải trả người lao động” và tài khoản 338 – “Phải trả, phải nộp khác”  Tài khoản 334 : TK 334 “Phải trả người lao động” dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” Số còn phải trả người lao động Lương và các khoản phải trả cho người lao Lương và các khoản phải trả CB - CNV động trong doanh nghiệp. trong doanh nghiệp. Các khoản khấu trừ lương (bồi thường, nộp thay các khoản bảo hiểm). Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số còn phải trả người lao động Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” có 2 tiểu khoản :  Tài khoản 3341 : Phải trả công nhân viên.  Tài khoản 3348 : Phải trả người lao động khác. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 11
  • 24. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi  Tài khoản 338 : Tài khoản phải trả, phải nộp khác : Tài khoản 338 “ Phải trả, phải nộp khác” Số đã trích chưa sử dụng hết Nộp BHXH cho cấp trên. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương. Chi BHXH trực tiếp tại đơn vị Hạch toán vào chi phí liên quan. Chi mua BHYT cho người lao động. Chi kinh phí công đoàn. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số đã trích chưa sử dụng hết Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” có 3 tài khoản cấp 2 :  Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn.  Tài khoản 3383 : Bảo hiểm xã hội.  Tài khoản 3384 : Bảo hiểm y tế. 2.2.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ : _ Hàng tháng, tính tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên, ghi : Nợ TK 622 – Lương công nhân trực tiếp Nợ TK 627 – Lương công nhân quản lý sản xuất Nợ TK 641 – Lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642 – Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334 – Tổng số lương phải trả _ Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi : Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311) Có TK 334 – Phải trả công nhân viên _ Tính số BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho CNV, ghi : Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 – Phải trả công nhân viên _ BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên, ghi : Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên Có TK 338 – Phải trả, phải nộp SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 12
  • 25. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi _ Tính thuế thu nhập của CNV, người lao động phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước (3388) _ Khi thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải trả khác cho CNV, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên Có TK 111 - Tiền mặt, hoặc Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng _ Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, ghi: Nợ TK 622 : 19% x lương công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 627 : 19% x lương nhân viên quản lý phân xưởng Nợ TK 641 : 19% x lương nhân viên bán hàng Nợ TK 642 : 19% x lương nhân viên quản lý doanh nghiệp Nợ TK 334 : 6% x tổng lương phải trả Có TK 338 : 25% x tổng lương _ Nộp BHXH, BHYT và KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) Có TK 111,112 _ Chi bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383) Có TK 111 - Tiền mặt Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng _ Số bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp, ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 13
  • 26. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi 2.2.4 Sơ đồ tổng hợp tài khoản tiền lương và các khoản trích theo lương : SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 334 111, 112 334 241 (1) (4) 138 622, 627 (2) (5) 333 641, 642 (3) (6) 338 (7) 431 (8) 335 622 (9) (1) Chi tiền mặt, hoặc chuyển khoản thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho CB-CNV. (2) Trừ lương về các khoản bồi thường cho CB-CNV. (3) Trừ lương về các khoản nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp. (4) Tính lương phải trả ở bộ phận sửa chữa lớn tài sản cố định. (5) Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và bộ phận quản lý phân xưởng. (6) Tính lương phải trả cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. (7) Các khoản BHXH, phải trả trực tiếp cho CB-CNV (ốm đau, thai sản, tai nạn,…). (8) Tiền thưởng phải trả cho CB-CNV. (9) Trích tiền lương nghỉ phép cho CNV. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 14
  • 27. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi SƠ ĐỒ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 338 111,112 338 622, 627 (1) (3) 138 641, 642 (2) (4) 241 (5) 334 (6) (1) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên bằng tiền mặt hoặc tiền gởi ngân hàng. (2) Trừ tiền BHXH của người lao động tại đơn vị. (3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng. (4) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp. (5) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào tiền lương của công nhân viên bộ phận sửa chữa lớn tài sản cố định, bộ phận xây dựng cơ bản. (6) Trừ lương của người lao động về khoản BHXH, BHYT phải nộp. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 15
  • 28. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi 2.3 Kế toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất : 2.3.1 Khái niệm trích trước tiền lương nghỉ phép : Hàng năm, người lao động trong danh sách của đơn vị được nghỉ một số ngày phép theo quy định mà vẫn được hưởng đủ lương. Do đó, việc chi trả tiền lương nghỉ phép không làm cho giá thành sản phẩm biến động, kế toán có thể tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép và phân bổ vào chi phí các kỳ hạch toán. 2.3.2 Tài khoản sử dụng : Tài khoản 335 “Chi phí phải trả” Số đã trích chưa sử dụng hết Các chi phí thực tế phát sinh Điều chỉnh phần chênh lệch giữa khoản Các khoản chi phí đã được trích trước vào chi thực tế và khoản trích trước chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Số đã trích chưa sử dụng hết 2.3.3 Nguyên tắc hạch toán : Theo quy định hiện hành, hàng năm mỗi người trong danh sách của đơn vị được nghỉ một số ngày phép tùy theo thâm niên (từ 12 ngày trở lên) mà vẫn được hưởng đủ lương. Trong thực tế việc nghỉ phép của người công nhân sản xuất không đồng đều giữa các tháng trong năm. Số trích trước theo kế Số tiền lương Tỷ lệ trích trước hoạch tiền lương nghỉ chính phải trả theo KH tiền phép của CNSX trong = cho CNSX trong * lương nghỉ phép tháng tháng của CNSX Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả Tỷ lệ trích trước theo cho CNSX theo KH trong năm KH tiền lương nghỉ = phép của CNSX Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX theo KH trong năm SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 16
  • 29. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi 2.3.4 Trình tự hạch toán : _ Khi tính trước vào chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân sản xuất : Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả _ Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất : Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (số đã trích trước) Có TK 334 - Phải trả người lao động _ Nếu số trả lớn hơn số trích trước : Nợ TK 622 - Chi phí công nhân trực tiếp Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả người lao động _ Nếu số trả nhỏ hơn số trích trước : Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 622 - Chi phí công nhân trực tiếp 2.3.5 Sơ đồ tổng hợp tài khoản 335 : TK 334 TK 335 TK 622 (1) (3) TK 622 TK 622 (2) (4) (1) Tiền lương thực tế nghỉ phép. Thanh toán tiền lương nghỉ phép của CNSX. (2) Các khoản đã trích quá ghi giảm phí. (3) Hàng tháng tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX. (4) Các khoản trích thêm. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 17
  • 30. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi 2.4 Phân tích chi phí lương : 2.4.1 Chi phí lương : Gồm chi phí lương trong sản xuất và chi chí lương ngoài sản xuất : 2.4.1.1 Chi phí lương trong sản xuất : Chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất : Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm. Sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào sản phẩm họ sản xuất ra. Chi phí lương công nhân gián tiếp sản xuất : Ngoài lao động trực tiếp, trong quá trình sản xuất sản phẩm còn có những lao động phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất cả lao động trực tiếp. Những lao động gián tiếp này tuy không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng lại không thể thiếu trong quá trình sản xuất (thợ bảo trì máy móc thiết bị, nhân viên quản lý phân xưởng,…) Chi phí lao động gián tiếp không thể tính được một cách chính xác và cho từng sản phẩm cụ thể mà sẽ được tính là một phần của chi phí sản xuất chung. 2.4.1.2 Chi phí lương ngoài sản xuất : Đây là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Chi phí lương nhân viên bán hàng : gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp : gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho Ban Giám Đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. 2.4.2 Phân tích tình hình thực hiện chi phí tiền lương : Dùng phương pháp so sánh, phân tích chung các chỉ tiêu chủ yếu : 2.4.2.1 Xác định chênh lệch về chi phí tiền lương : Chênh lệch tổng Tổng chi phí tiền Tổng chi phí tiền chi phí tiền lương = lương thực hiện - lương kế hoạch năm nay Tổng chi phí tiền lương thực hiện % thực hiện = * 100% Tổng chi phí tiền lương kế hoạch SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 18
  • 31. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Chênh lệch tổng chi phí tiền lương % chênh lệch = * 100% Tổng chi phí tiền lương kế hoạch Để đánh giá chi phí tiền lương chính xác người ta thường liên hệ với kết quả sản xuất. Chênh lệch tổng Tổng chi Tổng chi Lợi nhuận thực hiện chi phí tiền phí tiền phí tiền = - * lương điều chỉnh lương lương kế Lợi nhuận kế hoạch theo lợi nhuận thực hiện hoạch % thực hiện có Tổng chi phí tiền lương thực hiện liên hệ với = * 100% kết quả Tổng chi phí tiền Lợi nhuận thực hiện sản xuất lương kế hoạch * Lợi nhuận kế hoạch Khi phân tích về tiền lương của doanh nghiệp nói chung hoặc phân tích về chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất, chúng ta cần lưu ý : - Trong sản xuất kinh doanh mục tiêu của doanh nghiệp là :  Nâng cao hiệu quả kinh tế.  Mở rộng sản xuất kinh doanh.  Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.  Đảm bảo đời sống của người lao động. Do đó, tiền lương cho người lao động phải phục vụ được mục tiêu này của doanh nghiệp. - Tăng tổng quỹ tiền lương, tăng tiền lương bình quân cho người lao động phải đảm bảo nguyên tắc : tốc độ tăng của tiền lương phải chậm hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, của kết quả sản xuất kinh doanh. - Trong phân tích chi phí tiền lương chủ yếu là phân tích tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận và trên cơ sở biến động của tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận để đánh giá tình hình chung của chi phí tiền lương tăng giảm phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 19
  • 32. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi 2.4.2.2 Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận : Tổng chi phí tiền lương Tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận = * 100% Lợi nhuận Nếu chỉ xác định tỷ suất chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất thì được thực hiện tương tự theo công thức Tổng chi phí tiền lương Tỷ suất chi phí tiền trực tiếp sản xuất lương trực tiếp sản xuất = * 100% Giá trị sản lượng - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận giảm mà tiền lương của người lao động tăng hoặc không thay đổi là hiện tượng tốt. - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận tăng do tăng tiền lương bình quân của người lao động nhưng không ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh thì nên chấp nhận. - Khi tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận tăng mà tiền lương bình quân của người lao động bị giảm tức là sử dụng lao động thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Doanh nghiệp cần cải tiến toàn bộ hoạt động của mình, đặc biệt là việc sử dụng lao động như :  Cải tiến tổ chức bộ máy quản lý.  Cải tiến mạng lưới kinh doanh.  Phân bổ lao động vào các bộ phận trong doanh nghiệp cho hợp lý.  Xem xét lại mức độ sử dụng lao động hợp lý của doanh nghiệp, đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất.  Cải tiến máy móc trang thiết bị công nghệ mới cho người lao động để nâng cao năng suất lao động.  Nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động.  Khi phân tích chi phí tiền lương ngoài việc xác định tỷ suất tiền lương trên lợi nhuận, chúng ta còn xác định chênh lệch của chi phí tiền lương có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh. Chênh lệch tổng Tổng chi Tổng chi Lợi nhuận thực hiện chi phí tiền phí tiền phí tiền = - * lương điều chỉnh lương lương kế Lợi nhuận kế hoạch theo lợi nhuận thực hiện hoạch SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 20
  • 33. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Việc đánh giá sự biến động của chi phí tiền lương có liên hệ với kết quả sản xuất kinh doanh sẽ chính xác hơn.  Nếu dấu hiệu là âm (-) nói lên mức tiết kiệm tương đối  Nếu dấu chênh lệch là dương (+) nói lên mức chênh lệch quỹ lương không hợp lý. Khi phân tích chi phí tiền lương cần xem xét tiền lương bình quân thực tế của người lao động. Khi phân tích cần đánh giá tiền lương bình quân đó có đảm bảo đời sống thiết yếu của người lao động không. Trong điều kiện có lạm phát phải điều chỉnh tiền lương bình quân dựa vào các chỉ số giá để có điều kiện so sánh và đánh giá chính xác. Khi phân tích dự kiến về tổng chi phí tiền lương cho kỳ kế hoạch, cần dựa vào các hình thức trả công lao động trong doanh nghiệp để xác định. Ở doanh nghiệp, nếu xuất hiện nhu cầu mới về lao động, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn việc sử dụng lao động hợp đồng dài hạn và ngắn hạn sao cho tổng chi phí phải trả là thấp nhất, từ đó dẫn đến tỷ suất chi phí tiền lương có điền kiện giảm. Đối với những loại công việc có tính chất thời vụ hay chỉ dồn dập trong một thời gian nhất định thì doanh nghiệp nên thuê lao động ngắn hạn. Còn những công việc có tính chất thường xuyên, có điều kiện sử dụng lao động liên tục thì thuê hợp đồng dài hạn. Như vậy, nếu có sự kết hợp giữa lao động hợp đồng dài hạn và lao động hợp đồng ngắn hạn trong điều kiện có thể thì việc sử dụng lao động sẽ có hiệu quả hơn. 2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương : Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ tiền lương mà mục đích là nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng lao động (năng suất lao động) song song với việc quan tâm đến tiền lương bình quân của người lao động. Hai yếu tố trên có quan hệ hữu cơ, nhân quả : yếu tố tiền lương bình quân vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại. Trong đó tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân là một vận động hợp quy luật phát triển. Ta có công thức tính quỹ lương và năng suất lao động như sau : Số lao động Tiền lương Quỹ tiền lương = * (bình quân) (bình quân) Doanh thu Năng suất lao động (bình quân) = Số lao động (bình quân) SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 21
  • 34. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi  Doanh thu Số lao động (bình quân) = Năng suất lao động (bình quân)  Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ với các nhân tố : doanh thu, năng suất lao động, tiền lương như sau : Doanh thu Tiền lương Quỹ tiền lương = * (bình quân) Năng suất lao động (bình quân) SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 22
  • 35. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PHÀ AN GIANG 3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty phà An Giang : Công ty phà An Giang được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 1996 theo Quyết định thành lập công ty số 83/QĐUB ngày 7/12/1996 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang. Công ty phà được thành lập để thực hiện mục tiêu chủ yếu là cung ứng dịch vụ vận chuyển ngang sông, thu phí Cầu - Đường bộ, vận tải hàng hóa sông, sản xuất sản phẩm cơ khí giao thông, xây dựng công trình giao thông. Tên công ty : Công ty phà An Giang Tên giao dịch quốc tế : An Giang Ferry Company Trụ sở chính : 360 Lí Thái Tổ – Phường Mỹ Long – TP.Long Xuyên – An Giang Điện thoại : (076). 846379 – 841919 Fax : 076.842723 Email : angiangferry@vnn.vn Lĩnh vực hoạt động bao gồm : 1. Vận tải hàng hóa và các phương tiện giao thông đường bộ. 2. Tổ chức cứu hộ các phương tiện giao thông thủy, đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thủy, lắp đặt hệ động lực các phương tiện tàu sông, gia công, lắp ráp, sửa chữa ponton, cầu sắt, nạo vét luồng lạch lòng sông, bến bãi. 3. Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sông, đường biển. 4. Thiết kế phương tiện vận tải thủy, thiết kế công trình giao thông (cầu, đường bộ). 5. Thi công xây dựng công trình giao thông (cầu, đường bộ). Công ty phà An Giang đã chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1997 trên cơ sở sáp nhập các bến phà An Hoà, Năng Gù, Châu Giang, Cồn Tiên và Xí Nghiệp Cơ Khí Giao Thông thực hiện nhiệm vụ tổ chức đưa đón hành khách, hàng hoá, xe trong và ngoài tỉnh và sản xuất kinh doanh ngành nghề cơ khí giao thông thuỷ nội địa. Do công ty mới được thành lập nên trong thời gian đầu hoạt động công ty gặp không ít khó khăn trong quản lý và điều hành việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, dưới sự điều hành của Ban Giám Đốc và sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ đã từng bước đưa công ty đi lên. Doanh thu năm 1997 chỉ đạt 8,3 tỷ còn hiện nay năm 2007 doanh thu lên đến 89 tỷ. Đạt được thành quả đó là do công ty luôn đầu tư phương tiện, máy móc, thiết bị công nghệ, đổi mới phương thức quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đặc biệt chỉ trong thời gian 5 năm (1997 – 2002) công ty đạt được một số thành quả trên lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất như : năm 1999 công ty đã đầu tư xây dựng mới bến phà Thuận Giang, lắp đặt ponton cầu dẫn, trụ sở làm việc, trang bị phà trọng tải lớn tạo điều kiện phục vụ tốt nhân dân, đảm bảo an toàn giao thông thông suốt thay thế các bến bãi chuồi do địa phương giao. Năm 2000 công ty đầu tư xây dựng cầu Ông Chưởng với tổng kinh phí trên 22 tỷ. Đến tháng 10/2002 chính thức đi vào hoạt động, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho huyện. Năm 2001 công ty đã đầu tư lắp đặt SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 23
  • 36. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi ponton cầu dẫn cho hai bến phà Năng Gù và Châu Giang với quy mô lớn để phục vụ phà hai đầu với tổng kinh phí trên 15 tỷ. Các cơ sở hạ tầng của bến phà này được xây dựng văn minh, khang trang, lịch sự. Công ty đã đầu tư xây dựng cầu Cồn Tiên với tổng kinh phí trên 100 tỷ, ngày 30/4/2007 đi vào hoạt động thay cho bến phà Cồn Tiên và đang trình UBND tỉnh để xây dựng cầu Tân An. Với những nỗ lực trên công ty đã nhận được huân chương chương lao động hạng III, II, I. Đón nhận danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” do Chủ Tịch Nước trao tặng, nhận cờ thi đua của Chính Phủ, cờ thi đua của UBND tỉnh và nhiều bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND tỉnh. Công ty phà An Giang là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, thực hiện cung ứng dịch vụ theo giá, thu phí theo qui định của Nhà nước. Với nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh, thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai, đánh giá khách quan về hoạt động doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển vốn. 3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty : 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý : Công ty phà An Giang có cấu trúc chức năng trực tuyến, Ban Giám Đốc trực tiếp giám sát, điều hành mọi hoạt động của công ty, các phòng ban và các trạm, các xí nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh An Giang. Tổ chức bộ máy của công ty được xây dựng theo phương châm tinh gọn, linh hoạt, đảm bảo được hiệu lực quản lý và phục vụ tốt nhất, nhanh nhất cho hoạt động kinh doanh. Sơ đồ 3.1 : Tổ chức công ty phà An Giang Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế Kế Tổ Kỹ Vật Tư Hoạch Hoạch Chức Thuật Tổng Tài Vụ Hành Hợp Chính Xí Xí Xí Xí Xí Xí Trạm Nghiệp Nghiệp Nghiệp Nghiệp Nghiệp Nghiệp Thu Phí An Hoà Phà Phà Cầu Vận Cơ Khí tỉnh lộ Châu Năng Phà Tải Giao 941 Giang Gù Thuận Sông Thông Giang Biển Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 24
  • 37. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : Giám đốc : là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan chủ quản cấp trên như chịu trách nhiệm về điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và bảo toàn đồng vốn bao gồm các phương tiện vận tải thiết bị kỹ thuật và bất động sản, qua đó hoạch định các mục tiêu phát triển của đơn vị. Có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động của phó giám đốc ở lĩnh vực công tác được phân công. Chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh theo đúng kế hoạch chính sách của pháp luật. Phó giám đốc : phụ trách sản xuất kinh doanh là người phụ tá cho giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi mặt được phân công. Phòng tổ chức hành chính : có chức năng quản lý và điều động nhân sự phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, tuyển dụng lao động và tính lương cho cán bộ công nhân viên. Đánh máy và nhận các công văn quyết định từ trong ra ngoài công ty. Quản lý công tác y tế đời sống của cán bộ công nhân viên. Phòng kế hoạch : chịu trách nhiệm khai thác nguồn hàng, điều động phương tiện vận tải phù hợp năng lực quản lý, giám sát kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ. Phòng kế toán tài vụ : có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong việc quản lý tài sản và nguồn vốn, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh qua hệ thống tiền tệ. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kỹ thuật : đảm bảo công tác kỹ thuật, phụ trách giám sát phương tiện khi sửa chữa lớn. Đảm bảo công tác sửa chữa tuân thủ theo năng lực, giám sát theo dõi tiến độ thi công và nghiệm thu đóng mới phương tiện theo dự án đã được duyệt và hợp đồng ký kết, định mức nhiên liệu tiêu thụ. Phòng cung ứng vật tư – nhiên liệu : tìm nguồn nhiên liệu và ký kết hợp đồng giao hàng, theo dõi tình hình sử dụng nguyên nhiên liệu. SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 25
  • 38. Kế toán tiền lương và phân tích lương tại công ty phà An Giang GVHD : Trần Thị Kim Khôi 3.3 Tình hình hoạt động của công ty năm 2006 - 2007 : 3.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty : Bảng 3.1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn công ty năm 2006 -2007 ĐVT : đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 Tuyệt đối Tỷ lệ TÀI SẢN I. Tài sản ngắn hạn 14.711.755.759 20.080.994.344 5.369.238.585 36,5 % 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.976.088.159 437.468.245 -3.538.619.914 -89 % 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 6.918.023.038 11.636.238.082 4.718.215.044 68,2 % 3. Hàng tồn kho 3.372.003.015 7.812.090.449 4.440.087.434 131,7 % 4. Tài sản ngắn hạn khác 445.641.547 195.197.568 -250.443.979 -56,2 % II. Tài sản dài hạn 156.133.963.793 170.481.668.571 14.347.704.778 9,2 % 1. Các khoản phải thu dài hạn 927.742.331 -927.742.331 -100 % 2. Tài sản cố định 154.684.367.110 170.172.205.017 15.487.837.907 10 % 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 180.000.000 80.000.000 -100.000.000 -55,6 % 4. Tài sản dài hạn khác 341.854.352 229.463.554 -112.390.798 -32,9 % Tổng tài sản 170.845.719.552 190.562.662.915 19.716.943.363 11,5 % NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 56.251.256.974 67.829.809.813 11.578.552.839 20,6 % 1. Nợ ngắn hạn 10.659.060.807 18.614.199.438 7.955.138.631 74,6 % 2. Nợ dài hạn 45.592.196.167 49.215.610.375 3.623.414.208 7,9 % II. Vốn chủ sở hữu 114.594.462.578 122.732.853.102 8.138.390.524 7,1 % 1. Vốn chủ sở hữu 113.706.436.178 121.984.251.443 8.277.815.265 7,3 % 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 888.026.400 748.601.659 -139.424.741 -15,7 % Tổng nguồn vốn 170.845.719.552 190.562.662.915 19.716.934.363 11,5 % Nguồn : Phòng Kế Toán – Tài Vụ SVTH : Lâm Bảo Châu Trang 26