SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
1
CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: DÀN Ý CHI TIẾT CHO TẤT CẢ
CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 10
----------------------------------
Chiến thắng Mtao Mxây
I. Đôi nét về tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây
1. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Trận đánh giữa hai
tù trưởng.
- Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Đăm Săn cùng nô lệ ra về
sau chiến thắng.
- Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
2. Tóm tắt
Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của tác phẩm: Sau khi về làm
chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có
và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây)
lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp
phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức
đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai của cải của kẻ
địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn..
Sau đó Đăm Săn cùng các nô lệ trở về sau chiến thắng và tổ chức ăn mừng, tiệc tùng
linh đình.
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn -
một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình
yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân
tộc Ê-đê thời cổ dại.
4. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối
thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của
người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình
ảnh.
- Nghệ thuật kể xem lẫn tả
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập
II. Dàn ý phân tích Chiến thắng Mtao Mxây
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về sử thi Đăm Săn và vị trí đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây:
Sử thi Đăm Săn là bộ sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-đê kể về cuộc đời và sự nghiệp của
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
2
tù trưởng Đăm Săn. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây nằm ở phần giữa của tác phẩm,
kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ trở về.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây: Đoạn
trích kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ, đem vinh
quang về cho dân làng. Đồng thời, đoạn trích thể hiện được những đặc điểm nghệ thuật
của thể loại sử thi anh hùng.
II. Thân bài
1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
a) Nguyên nhân của cuộc chiến
Đăm Săn khiêu chiến với Mtao Mxây vì Mtao Mxây đã cướp vợ của điều này chứng
tỏ Đăm săn là người trọng danh dự cá nhân, cộng đồng; gắn bó với hạnh phúc gia đình;
bộ tộc.
b) Cuộc chiến giữa hai tù trưởng
- Thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây trước khi bắt đầu trận chiến:
+ Đăm Săn là người khiêu chiến: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy
cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang…ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hụn cái
nhà của nhà ngươi”..
→ Thông minh, tự tin, đường hoàng, bản lĩnh và có khí phách.
+ Mtao Mxây: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, “ta sợ ngươi đâm ta khi ta
đang đi lắm”
→ Dữ tợn nhưng sợ sệt, hèn nhát, do dự trước kẻ thù.
- Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
+ Hiệp đấu thứ nhất:
• Mtao Mxây: Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô,
chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen
đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ
→ Mtao Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác.
• Đăm Săn: thách Mtao Mxây múa khiên trước, lúc Mtao Mxây múa khiên Đăm
Săn không hề nhúc nhích. Lúc Đăm Săn múa “Một lầm xốc tới, chàng vượt qua đồi
tranh. Một lần xôc tới nữa chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phái đông, vun
vút qua phía tây.”
→ Bình tĩnh, thản nhiên, tài năng và bản lĩnh.
+ Hiệp đấu thứ hai: Đăm Săn đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng
cho hắn, sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp,
“chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thaaso, gió như lốc…”. Đăm Săn
đuổi theo Mtao Mxây trúng nhưng không thửng đầu. Miếng trầu là phần thưởng cho
Đăm Săn, là sức mạnh của cả cộng đồng, là tấm lòng thủy chung của vợ.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
3
→ Đăm Săn là người có sức mạnh phi thường và tài năng.
+ Hiệp đấu thứ ba: Nhờ Trời mách kế, Đăm Săn đuổi theo và đánh thắng được Mtao
Mxây. Ông Trời là hình ảnh tượng trưng cho công lí, sức mạnh trí tuệ của đấng tối cao,
sự thiên vị rõ ràng đối với Đăm Săn và là lời khẳng định chính nghãi thuộc về chàng.
Đồng thời, chi tiể ông Trời còn thể hiện mối quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết giữa con
người với thần linh.
⇒ Với lối mô tả song hành, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh; bút pháp phóng đại,…
đã giúp chúng ta thấy Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây cả về tài năng, sức lực, phong độ,
phẩm chất. Sự chiến thắng của Đăm Săn làm nổi bật hình ảnh, tầm vóc của người anh
hùng sử thi Đam Săn.
2. Đăm Săn cùng nô lệ trở về sau chiến thắng
- Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ: Đăm Săn và nô lệ đã đối đáp với nhau 3 lần và
mỗi lần ấy đều có sự khác nhau. Qua đó, thể hiện lòng mến phục, sự hưởng ứng tuyệt
đối và lòng trung thành của mọi người dành cho Đăm Săn.
- Ý nghĩa cảnh Đăm Săn và nô lệ trở về:
+ Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng với quyền
lợi, khát vọng của tập thể cộng đồng
+ Thể hiện lòng yêu mến, cảm phục của toàn thể cộng đồng đối với người anh hùng.
Đó chính là ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng Ê-đê
⇒ Sự ngưỡng mộ và tình cảm mến phục của nhân dân dành cho người anh hùng
3. Cảnh ăn mừng chiến thắng
- Lời ra lệnh mở tiệc: sự tự hào, tự tin vì sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình
- Ra lệnh đánh nhiều cồng chiêng: thể hiện niềm vui chiến thắng và sự giàu có, sung
túc, trang trọng cùng vẻ đẹp tinh thần, vật chất của tù trưởng và của cả thị tộc’
- Quang cảnh nhà Đăm Săn: mở tiệc to, khách đông nghịt, tôi tớ chật ních cả nhà. Tác
giả dân gian sử dụng nghệ thuật phóng đại, qua đó thể hiện sự tự hào về một bộ tộc giàu
mạnh và sự đồng tâm, thống nhất của cả cộng đồng
- Hình ảnh Đăm Săn: Nằm trên võng, tóc thả trên, uống không biết say, ăn không biết
no, chuyện trò không biết chán, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng xà ngang…
→ Hình ảnh Đăm Săn trở thành trung tâm của bức tranh hoành tráng về cảnh chiến
thắng. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên đẹp một cách mạnh mẽ, oai hùng, có sự lớn lao cả
về hình thể, tầm vóc lẫn chiến công. Qua đó cho thấy cái nhìn đầy ngưỡng mộ, mến
phục, tự hào của nhân dân với người anh hùng của cộng đồng.
4. Nghệ thuật thể hiện
- Ngôn ngữcủa người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối
thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
4
người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình
ảnh.
- Nghệ thuật kể xem lẫn tả
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập
III. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn trích đã thể hiện
những đặc trưng cơ bản của thể loại sử thi: ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu
nhịp điệu. Qua đó giúp chúng ta nhận thức được lẽ sống, niềm vui của người anh hùng
sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và danh dự cho cộng
động.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
I. Đôi nét về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
1. Xuất xứ
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy trích từ Truyện Rùa Vàng trong
Lĩnh Nam chích quá – một sưu tập truyện dân gian ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XV.
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến bèn xin hòa): Quá trình An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo
vệ đất nước.
- Phần 2 (còn lại): Bi kịch tình yêu của Mị Châu, Trọng Thủy ggawsnvoiws bi kịch
nước mất, nhà tan
3. Tóm tắt văn bản
Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim
Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương
đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng
Thuỷ, vua An Dương Vương đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần
rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu
Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương
Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển.
Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn
ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ
lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng
ấy thì ngọc trong sáng thêm.
4. Giá trị nội dung
Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy giải thích nguyên nhân mất nước
Âu Lạc và nêu lên bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù cùng
cách xử lí đúng đắn trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng với
cái chung, giữa nhà và nước.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
5
5. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử với các chi tiết hư cấu
- Kết cấu chặt chẽ, xây dựng chi tiết hàm đọng, cô đúc, nhiều ý nghĩa cùng với những
chi tiết tưởng tượng, hư cấu có giá trị nghệ thuật cao
II. Dàn ý phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết: Truyền thuyết là những câu chuyện kể
dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta, có
sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử với yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Giới thiệu xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện an Dương
Vương và Mị Châu, Trọng Thủy: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái. Truyện kể về quá trình xây thành,
chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.
II. Thân bài
1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước
- Vua An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường nhưng gặp rất nhiều khó khăn,
“hễ đắp tới đâu là lại lở tới đấy”. Vì vậy, vua lập đàn tai giới, cầu đảo bách thần. Sau
đó, đón tiếp cụ già từ phương Đông tới và ra tận của đông chờ đợi đón Rùa Vàng.
→ An Dương Vương là người quyết tâm, kiên trì, không ngại khó khăn, dồn hết tâm
huyết cho việc xây thành, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của đất nước và biết trọng người
hiền tài.
- An Dương Vương cho xây thành “rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc”
→ Tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương.
- Khi Rùa Vàng từ biệt trở về, An Dương Vương lo lắng hỏi: “Nếu có giặc ngoài thì lấy
gì mà chống?”
→ Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu và tinh thần cảnh giác cao độ.
- Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược.
⇒ Thông qua các chi tiết hư cấu, tưởng tượng (cụ già, Rùa Vàng) truyện đã xây dựng
thành công hình tượng vua An Dương Vương - một vị vua anh minh, sáng suốt, luôn
suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, được
sự đồng tâm, giúp đỡ của cả trời đất và nhân dân. Vị vua ấy luôn nhận được sự tôn
trọng, ngợi ca của toàn thể nhân dân.
2. Những sai lầm của An Dương Vương, bi kịch tình yêu của Mị Châu, Trọng Thủy
và bài học từ bi kịch mất nước.
a) Những sai lầm của An Dương Vương
- Chủ quan, mất cảnh giác: Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà, đồng ý gả con gái cho Trọng
Thủy và đồng ý cho Trọng Thủy ở rể.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
6
- Ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng, lơ là cảnh giác, xem thường kẻ địch: lúc giặc
đến chân thành vẫn mải đánh cờ, cười nhạo kẻ thù.
- Chi tiết An Dương Vương tự tay giết chết con gái thể hiện hành động quyết liệt, dứt
khoát đứng về phía công lí và lợi ích chung của cả dân tộc, để cái chung lên trên tình
riêng đó cũng là sự thức tỉnh muộn màng của An Dương Vương
- Chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống
biển đã huyền thoại hóa, bất tử hóa hình tượng vua An Dương Vương, qua đó, thể hiện
sự traan trọng, cảm mến của nhân dân với nhà vua.
b) Bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy
- Nhân vật Mị Châu:
+ Hết lòng yêu thương, tin tưởng chồng: cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, khiến bảo vật
giữ nước bị đánh tráo mà hoàn toàn không biết.
+ Nhẹ dạ cả tin, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân: bị giặc đuổi, đánh dấu đường cho
Trọng Thủy lần theo
+ Bị kết tội là giặc, bị vua cha chém chết. Đó cũng là sự trừng trị nghiêm khắc cho
sai lầm của Mị Châu
+ Lời thề của Mị Châu trước lúc chết cũng chính là lời thanh minh của nàng cho tấm
lòng trong trắng của mình.
+ Mị Châu chết, máu hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch. Nàng không hóa
than trọn vẹn trong một hình hài duy nhất mà nàng hóa thân – phân thân: máu chảy
xuống biển, trai ăn phải hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch. Hình ảnh đó vừa
thể hiện sự bao dung, thông cảm với sự trong trắng, ngây thơ, vô tình phạm tội; vừa thể
hiện thái độ nghiêm khắc trừng trị cùng bài học lịch sử vể giải quyết quan hệ giữa nhà
với nước, chung với riêng.
- Nhân vật Trọng Thủy:
+ Thời kì đầu: Trọng Thủy đóng vai trò là một tên gián điệp theo lệnh của vua cha
sang làm rể → điều tra bí mật.
+ Thời gian ở Loa Thành: lừa Mị Châu để thực hiện âm mưu, chính sự chủ quan lơ
là mất cảnh giác của An Dương Vương, sự ngây thơ cả tin, toàn tâm toàn ý với chồng
của Mị Châu đó giúp y hoàn thành kế hoạch đen tối.
+ Khi Mị Châu chết, y ôm xác vợ khóc lóc, thương nhớ rồi tự tử. Đây chính là sự hối
hận muộn màng của Trọng Thủy, đồng thời cho thấy Trọng Thủy cũng là một nạn nhân
của cha mình.
+ Hình ảnh ngọc trai – giếng nước ở cuối chuyện là cách kết thúc hợp lí nhất cho câu
chuyện và cho số phận đôi trai gái. Hình ảnh này chứng tỏ sự trong sáng của Mị Châu,
sự hóa giải tình cảm của Mị Châu, Trọng Thủy ở thế giới bên kia và đó cũng chính là
tấm lòng bao dung, thông cảm của nhân dân dành cho Mị Châu và Trọng Thủy.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
7
c) Bài học từ bi kịch mất nước
- Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, không chủ quan khinh thường trước bất cứ hoàn
cảnh nào.
- Luôn luôn đặt quan hệ riêng, chung cho đúng mực, phải đặt quyền lợi của dân tộc, đất
nước lên trên quyền lợi cá nhân, gia đình.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
- Mở rộng: Bài học dựng nước và giữ nước trong bối cảnh hiện nay.
Uy-lít-xơ trở về
I. Đôi nét về tác giả Hô-me-rơ
- Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien, là nghệ sĩ hát rong, là thi sĩ mù. Ông sinh ra bên
nờ sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VII TCN, quê hương của nhà thơ chưa được xác
định cụ thể.
- Hô-me-rơ là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hi Lạp, "cha đẻ của thơ
ca Hi Lạp"
- Sự nghiệp sáng tác: I-li-át và Ô-đi-xê, hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, thường
được coi là sáng tạo của Hô-me-rơ.
II. Đôi nét về tác phẩm Uy-lít-xơ trở về
1. Hoàn cảnh ra đời
a) Tác phẩm Ô-đi-xê
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm ra đời trong giai đoạn chiến tranh vừa kết
thúc, người Hi Lạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hòa bình, khát khao mở rộng
địa bàn cư trú ra biển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn Hi Lạp chuyển từ chế độ công
xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, gia đình hình thành.
- Ô-đi-xê gồm 12 110 câu, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về
quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành tờ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống
hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người.
- Chủ đê của tác phẩm: Bài ca lao động, hòa bình, thể hiện cuộc sống và mơ ước của
người Hi Lạp cổ đại trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên, mở rộng gia lưu, xây
dựng cuộc sống gia đình,…
b) Đoạn trích
Đoạn trích thuộc khúc ca thứ 23 của sử thi Ô-đi-xê
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến "…người kém gan dạ"): Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành
khất và cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê-
lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
8
- Phần 2 (còn lại): Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp
nhận ra chồng.
3. Tóm tắt văn bản
Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ "hồi quân" trở về quê hương. Chàng phải
lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng
bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần
Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng
dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà
vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu
bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt,
chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm
phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng
người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn
cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát
xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại,
Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn
cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Qua màn thử thách về bí mật của chiếc giường,
Pê-nê-lốp nhận ra chộng mình và hai vợ chồng Uy-lít-xơ đoàn tụ cùng nhau.
4. Giá trị nội dung
Đoạn trích đề cao và ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người.
Đồng thời, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp cổ đại chuyển từ chế độ
thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.
5. Giá trị nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể
- Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.
- Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
- Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.
III. Dàn ý phân tích Uy-lít-xơ trở về
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hô-me-rơ và sử thi Ô-đi-xê
- Khái quát vị trí, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích Uy-lít-xơ trở về:
Đoạn trích thuộc khúc ca thứ 23 của sử thi Ô-đi-xê, kể lại những thử thách và giây phút
đoàn tụ hạnh phúc của vợ chồng Uy-lít-xơ.
II. Thân bài
1. Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và thái độ của mọi người
a) Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-cle tới Pê-nê-lốp
- Nhũ mẫu Ơ-ri-cle:
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
9
+ Báo tin Uy-lít-xơ trở về
+ Thuyết phục Pê-nê-lốp: vết sẹo ở chân
+ Đánh cược bằng tính mạng của mình
→ Niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng trước sự trở về của Uy-lít-xơ.
- Pê-nê-lốp:
+ Không tin, nghi ngờ đó không phải là Uy-lít-xơ, đưa ra phán đoán đó là một vị thần
→ Là người thận trọng, chung thủy với chồng, luôn luôn tỉnh táo và đề cao cảnh
giác.
+ Phân vân, xúc động, không bác bỏ câu chuyện, xuống lầu không biết ứng xử như
thế nào, lặng im, sửng sốt, nhìn đăm đăm, âu yếm.
⇒ Pê-nê-lốp là người thận trọng, tỉnh táo và biết kìm nén tình cảm của bản thân.
b) Lời trách móc của Tê-lê-mác và thái độ của Pê-nê-lốp
- Tê-nê-mác:
+ Ngay lập tức nhận cha
+ Trách móc mẹ gay gắt: trách mẹ tàn nhẫn với cha, độc ác, sắt đá.
→ Thương yêu cha, nôn nóng muốn gia đình đoàn tụ
- Pê-nê-lốp:
+ Thận trọng giải thích, khẳng định sự phân vân trong lòng mình.
+ Tin rằng nếu đây đúng là Uy-lít-xơ thì cả hai sẽ sớm nhận ra nhau vì cả hai sẽ có
những dấu hiệu nhận biết riêng
⇒ Pê-nê-lốp là người trí tuệ, thông minh, tỉnh táo. Đồng thời, nàng còn là con người rất
thận trọng, tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng.
- Uy-lít-xơ:
+ Mặc cảm về ngoại hình hiện tại: Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, rách rưới nên mẹ con
khinh ta.
+ Có niềm tin chắc chắn hai vợ chồng sẽ nhận ra nhau.
→ Uy-lít-xơ cao quý, nhẫn nại
2. Thử thách của Pê-nê-lốp dành cho Uy-lít-xơ và giây phút gia đình đoàn tụ.
a) Cuộc đấu trí giữ Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ
- Lời thử thách:
+ Mượn lời con nói với Uy-lít-xơ ngầm tỏ ý muốn thử thách Uy-lít-xơ.
+ Uy-lít-xơ mỉm cười chấp nhận thử thách.
- Quá trình thử thách:
+ Pê-nê-lốp sai người khiêng giường ra
+ Uy-lít-xơ yêu cầu kê giường, trầm tĩnh miêu tả cặn kẽ, tỉ mỉ từng chi tiết của chiếc
giường
→ Uy-lít-xơ giải mã được bí mật.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
10
⇒ Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ là những người trí tuệ, thông minh, khôn khéo và nhạy bén.
b) Khung cảnh đoàn tụ
- Pê-nê-lốp:
+ Khi Uy-lít-xơ miêu tả chi tiết của chiếc giường cụ thể, tỉ mỉ: “bủn rủn chân tay”,
“nước mắt chan hòa chạy lại ôm lấy cổ chàng”, bày tỏ lí do
+ Vui sướng đến tột cùng khi được gặp lại chồng: hình ảnh so sánh “dịu hiền… mong
đợi”
→ Pê-nê-lốp là người phụ nữ thủy chung, son sắt với chồng, thông minh, thận
trọng, khôn khéo trong cách ứng xử và là người đầy bản lĩnh
- Uy-lít-xơ: ôm lấy vợ, khóc dầm dề, đoàn tụ sau 20 năm xa cách.
→ Uy-lít-xơ là người anh hùng với tình cảm gia đình sâu nặng.
⇒ Cảnh đoàn tụ đã thể hiện tình cảm gia đình sâu nặng, thủy chung và đầy tình nghĩa.
3. Nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể
- Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.
- Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.
- Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Thông qua đoạn trích, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa Hi Lạp thời cổ đại.
Tấm Cám
I. Đôi nét về tác phẩm Tấm Cám
1. Hoàn cảnh ra đời
Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều
dân tộc khác nhau trên thế giới.
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ
con Cám”): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
11
- Phần 2 (tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”): Con đường
đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm
- Phần 3 (còn lại): Hành động trả thù của Tấm
3. Tóm tắt
Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm
bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn,
nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống.
Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và
chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và
nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt
cây,Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong
cung vua. Chim vàng anh quấn quýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành
cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng,
liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi
vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn
dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão.
Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm.
Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra
chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời .
4. Giá trị nội dung
Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước
sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu
tranh không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về
sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công
bằng.
5. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.
- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.
- Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo
II. Dàn ý phân tích Tấm Cám
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích và đặc trưng của cổ tích thần kì.
- Giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám:
Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kì. Truyện kể về thân phận, con đường đi đến, đấu
tranh và giữ gìn hạnh phúc của tấm, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến
thắng của cái thiện với cái ác và ước mơ về công lí xã hội.
II. Thân bài
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
12
1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm
a) Thân phận của Tấm
- Số phận của Tấm:
+ Mẹ chết khi còn nhỏ tuổi
+ Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ - là mẹ đẻ của Cám
+ Tấm vất vả làm việc suốt ngày đêm
→ Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Đồng thời, cô cũng là cô gái hiền dịu
và khát khao được vui chơi, hạnh phúc.
- Bản chất của mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
+ Mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ
→ Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn xuyên
suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng quyết liệt. Còn mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ
đóng vai trò phụ trợ, bổ sung.
+ Mâu thuẫn xã hội: Tấm là hiện thân của cái thiện, hiền lành, lương thiện. Còn mẹ
con Cám là hiện thân của cái ác, cái xấu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám
xét đến cùng là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác.
b) Con đường đến với hạnh phúc của Tấm
- Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ xúc đầy giỏ, Cám lừa Tấm trút hết giỏ cá và nhận phần
thưởng. Tấm khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm cá bống.
- Mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, giết cá bống để ăn thịt. Tấm khóc. Bụt
hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.
- Đi trẩy hội, Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc.
Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp
- Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần
áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành
hoàng hậu.
→ Mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ
con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm
luôn thụ động, không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ vào Bụt.
⇒ Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo
trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc
trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con
đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam
nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.
2. Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
13
- Ngày giỗ bố, Tấm về nhà trèo lên cây cau, gì ghẻ chặt gốc cây, Tấm chết hóa thành
chim vàng anh. Cám được đưa vào cung thay Tấm.
- Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh
thép: “Giặt áo chồng tao/thì giặt cho sạch/phơi áo chồng tao/phơi lao phơi sào/chớ phơi
bờ rào/rách áo chồng tao”, hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.
- Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào và tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám:
“Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra”. Hai mẹ con Cám đốt khung
cửi.
- Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị, Tấm trở lại với cuộc đời.
- Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau
đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách
thảm khốc
→ Mâu thuẫn xung đột ngày càng quyết liệt, dữ dội. Tấm luôn trong thế chủ động,
đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần
hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không
thể tiêu diệt của cái thiện.
⇒ Tấm từ một cô gái nhu mì, thụ động ngày càng trở nên chủ động đấu tranh để
giữ hạnh phúc của mình. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cái thiện đối
với cái ác.
3. Hành động trả thù của Tấm
- Tấm trở về cung, trở lại làm hoàng hậu, ngày càng trở nên xinh đẹp
- Cám muốn xinh đẹp như chị, Tấm chỉ cách cho Cám, bảo Cám xuống hố sâu rồi dội
nước sôi vào hố. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.
⇒ Hành động trả thù của Tấm là đích đáng, phù hợp với quá trình đấu tranh của
Tấm, vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm
con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, hành động trả thù
của Tấm phù hợp với quan niệm của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái
thiaanjv ới cái ác bởi mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia
đình mà là mâu thuẫn xã hội, là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ người bóc lột và người
bị bóc lột. Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống , quyền làm người.
4. Nghệ thuật
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.
- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.
- Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
14
- Mở rộng vấn đề: Tấm Cám nằm trang kiểu chuyện dân gian quen thuộc, phổ biến ở
nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, song Tấm Cám là câu chuyện đậm chất Việt Nam.
Tam đại con gà
I. Đôi nét về tác phẩm Tam đại con gà
1. Xuất xứ
Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát.
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “mời đón về dạy trẻ”): Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên
- Phần 2 (còn lại): Các tình huống mâu thuẫn gây cười
3. Tóm tắt
Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta
hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không
biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn
học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba,
thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy
liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.
4. Giá trị nội dung
- Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói dấu dốt
– một thói xấu trong nội bộ nhân dân
- Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi
5. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình
huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
- Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng
gây cười.
II. Dàn ý phân tích Tam đại con gà
I. Mở bài
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
15
- Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian
ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên
trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
- Giới thiệu khái quát về truyện Tam đại con gà: Tam đại con gà là truyện cười thuộc
loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát.
II. Thân bài:
1. Cách giới thiệu nhân vật và mâu thuẫn trái tự nhiên:
- Giới thiệu nhân vật chính – anh học trò dốt nát nhưng thích khoe chữ, “đi đâu cũng
lên mặt văn hay chữ tốt”
- Có người mời anh ta về dạy trẻ
→ Mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt nhưng dấu dốt, thích khoe chữ.
2. Tình huống mâu thuẫn gây cười
- Tình huống 1:
+ Gặp chữ “kê”, thấy mặt chữ nhiều, không biết chữ gì, học trò hỏi gấp, thầy nói liều:
“Dủ dỉ là con dù dì”
+ Sợ sai, bảo học trò đọc khẽ
+ Thầy khấn thầm xin ba đài âm ở bàn thờ thổ công
+ Thổ công cho ba đài âm, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau ngồi bệ vệ trên giường, bảo
trẻ đọc cho to.
→ Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín, lừa bịp trẻ con. Tiếng cười bật ra từ chính sự ngu
dốt, sĩ diện, thích khoe khoang của thầy đồ. Đồng thời, qua đó phên phán sự dốt nát của
thầy đồ.
- Tình huống 2:
+ Khi bị bố học trò phát hiện, chất vấn, suy nghĩ của thầy đồ: “Mình đã dốt, thổ công
nhà nó cũng dốt nữa”
→ Lời tự nhủ hài hước, biết mình dốt nhưng không chịu thừa nhận.
+ Lời ngụy biện của thầy: Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, “Dù dì là chị
con công, con công là ông con gà” để gỡ bí, lí sự cùn.
→ Tiếng cười bật lên từ sự vô lí, láu cá của thầy đồ.
⇒ Thầy đồ bộc lộ rõ bản chất là một kẻ dốt nát nhưng thích giấu dốt, thích khoe
khoang, láu cá, sĩ diện.
3. Ý nghĩa tiếng cười
- Phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại dấu dốt, thích khoe khoang
- Phê phán thực trạng xã hội: dốt nát lại làm thầy
- Khuyên nhủ mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi
4. Nghệ thuật
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
16
- Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình
huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
- Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng
gây cười.
III. Kết bài
- Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
- Bài học rút ra cho bản thân: Truyện vừa đem lại tiếng cười giải trí cho con người, đồng
thời mang lại bài học sâu sắc, mỗi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu
biết của mình, không được dấu dốt, sĩ diện.
Nhưng nó phải bằng hai mày
I. Đôi nét về tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Xuất xứ
Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan
lại tham nhũng.
2. Tóm tắt
Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng,
Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón
tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên
năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.
3. Giá trị nội dung
Truyện phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong
xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao
động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng
4. Giá trị nghệ thuật
- Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ
- Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý
- Sử dụng cách chơi chữ
- Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.
II. Dàn ý phân tích Nhưng nó phải bằng hai mày
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian
ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên
trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
- Giới thiệu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Nhưng nó phải bằng hai
mày: Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn
quan lại tham nhũng.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
17
II. Thân bài
1. Trước khi xử kiện
- Viên lí trưởng nổi tiếng là người xử kiện giỏi
- Cải và Ngô đánh nhau, mang nhau đi kiện, Cải lót trước cho thầy lí năm đồng, Ngô
biện chè lá những mười đồng.
→ Mâu thuẫn xuất hiện từ trong chính cách giới thiệu nhân vật – viên quan ăn của
đút lót lại nổi tiếng là người xử kiện giỏi. Tiếng cười hài hước, thâm thúy bật ra từ mâu
thuẫn ấy. Đồng thời, từ mâu thuẫn này cũng gợi nên trong người đọc sự hứng thú, tò
mò, lôi cuốn người đọc vào vụ xử kiện của lí trưởng.
2. Trong lúc xử kiện
- Lí trưởng không cần điều tra, không cần xét hỏi mà ngay lập tức phán xét: “Thằng Cải
đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi”
→ Kết quả xử kiện của lí trưởng phụ thuộc vào số tiền đút lót của Cải và Ngô, ai
đút nhiều hơn thì người ấy sẽ là người thắng kiện
- Cải: xòe bàn tay phải năm ngón
→ Ý nói con đã đút cho thầy năm đồng, thầy phải xử con thắng kiện mới đúng
→ Phê phán hành động đút lót của Cải. Đồng thời, tiếng cười cũng bật lên đầy
chua chát khi Cải vừa mất tiền lại vừa phải chịu phạt.
- Lí trưởng:
+ Hành động: Xòe năm ngón tay trái, úp lên năm ngón tay phải trước mặt
+ Lời nói: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày”
→ Câu nói và hành động của viên lí trưởng ngầm ý nó đút bằng hai mày nên xử
nó thắng là điều tất nhiên. Tiếng cười bật lên từ chính hành động và lời nói của viên lí
trưởng. Câu nói đã sử dụng hình thức chơi chữ với chữ “phải”.
⇒ Phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong
xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao
động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng.
3. Nghệ thuật
- Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ
- Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý
- Sử dụng cách chơi chữ
- Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
I. Đôi nét về tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
1. Giá trị nội dung
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
18
- Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng
cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời,
qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.
- Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh
phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…
- Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay
– muối mặn,…
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…;
lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)
- Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
II. Dàn ý phân tích Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
I. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp
với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng,
tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,…
- Giới thiệu khát quát về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: Ca dao than
thân yêu thương, tình nghĩa là chùm ca dao chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao
Việt Nam, đó là tiếng hát than thân, là những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ
cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt
Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình…
II. Thân bài
1. Ca dao than thân
a) Bài 1
- “Thân em”: cách mở đầu quen thuộc trong lời than thân của người phụ nữ. Nó gợi nên
âm điệu xót xa, ngậm ngùi. “Thân em” ở đây không phải để nói về một người phụ nữ
cụ thể nào mà là lời chung của của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh tấm lụa đào: Hình ảnh tấm lụa đào gợi nên vẻ
đẹp dịu dàng, thướt tha, đầy nữ tính
→ Người phụ nữ tự ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị cảu bản thân mình.
- Cách sử dụng từ ngữ:
+ Từ láy “phất phơ”: gợi nên sự bấp bênh, chông chênh, vô định trong số phận, cuộc
đời của người phụ nữ.
+ “Biết vào tay ai”: tạo cảm giác chới với, đắng cay của thân phận không thể tự lựa
chọn, quyết định tương lai, hạnh phúc của bản thân mình.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
19
⇒ Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ có thân phận bị phụ thuộc, chông
chênh, vô định, không thể tự quyết định tương lai và hạnh phúc của bản thân mình.
Đồng thời, qua đó, lên án, phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền tự do, hạnh phúc
của con người và lên tiếng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ.
b) Bài 2
- Mô-típ mở đầu quen thuộc, thường thấy trong ca dao “thân em”: người phụ nữ cất
tiếng lời tự than cho số phận của mình.
- Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh “củ ấu gai”:
+ Miêu tả chân thực, chi tiết về củ ấu gai: ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
+ Qua hình ảnh cụ ấu gai, tác giả gợi liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, vẻ bên
ngoài họ vất vả, lam lũ, khó nhọc, nhem nhuốc nhưng bên trong họ tràn đầy vẻ đẹp tâm
hồn, phẩm chất.
→ Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp phẩm chất, trong trắng của mình,.
- Hai câu cuối là lời mời mọc da diết của cô gái. Ẩn sau lời mời chàng trai nếm thử củ
ấu gai của cô gái chính là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái
chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình.
⇒ Bài ca là lời ngậm ngùi xót xa của người phụ nữ. Đồng thời, bài ca còn là lời
ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.
c) Bài 3
- Mô-típ mở đầu “trèo lên” quen thuộc trong ca dao. Song với cách nói “trèo lên cây
khế nửa ngày” là một cách nói đặc biệt, bất bình thường. Qua đó, thể hiện hiện tâm
trạng thất thần, vẩn vơ, không thể tập trung vào bất cứ việc gì của chàng trai mắc bệnh
“tương tư”.
- Sử dụng câu hỏi tư từ “Ai làm chua xót lòng này khế ơi”: Câu hỏi tư từ cũng chính là
lời bộc bạch của chàng trai. Đại từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, ngầm ý nhắc tới những thứ
dã chia cát tình duyên của chàng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi lòng ngậm ngùi, chua xót
của chàng trai khi bị chia cắt tình duyên.
- Sử dụng các cặp hình ảnh đối lập: sao Hôm – sao Mai, mặt trăng – mặt trời
→ Sự xa xôi, cách trở trong tình yêu
→ Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấy được nói
lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trặng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai).Điểm
đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy
luật hoạt động của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái
tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian.
- Hai câu cuối như lời giãi bày trực tiếp của chàng trai:
+ “Ta” và “Mình” thể hiện sự thân thiết gắn bó giữa hai người, thể hiện sự gần gũi
thân thiết .
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
20
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: Sao Vượt là tên cổ
của sao Hôm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều, lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng
mới mọc. Vì thế câu thơ cuối "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời" như là một lời
khẳng định về tình nghĩa thuỷ chung son sắt và ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản
của tình yêu. Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khát khao
mong tình yêu có thể cập đến bền bờ hạnh phúc.
⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng cảm đối với những cảm xúc, nỗi niềm tâ, sự của
chàng trai. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi những phẩm chất đáng quý ở chàng
trai: thủy chung, son sắt.
2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa
a) Bài 4
- 10 câu đầu: Cách thể hiện gián tiếp những cung bậc cảm xúc khác nhau
+ Nghệ thuật điệp cấu trúc nghi vấn “khăn thương nhớ ai”
→ Nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ triền miên, không ngừng không nghỉ và là lời tự
vấn của nhân vật trữ tình
+ Hình ảnh “khăn”
• Là vật trao duyên, tri kỉ, gợi kỉ niệm nhớ thương. Chiếc khăn là vật dụng quấn
quýt với người con gái, cùng chia sẻ với họ bao nỗi niềm
• Nghệ thuật đảo thanh và dùng hình ảnh vận động đảo ngược, trái chiều chủa chiếc
khăn: rơi xuống, vắt lên,
→ Tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò của chủ thể trữ tình, nỗi nhớ như bao
trùm, phủ kín, bủa vây khắp không gian.
• Hình ảnh “khăn chùi nước mắt”: cảnh khóc thầm, đau khổ đáng thương của biết
bao cô gái.
⇒ Mượn hình ảnh chiếc khăn, tác giả dân gian đã thể hiện nỗi nhớ triền miên, bâng
khuâng, da diết, mang đậm màu sắc nứ tính của cô gái.
+ Hình ảnh “đèn”
• Nỗi nhớ được đo theo nhịp thời gian, nhớ từ ngày đến đêm, nỗi nhớ kéo dài triền
miên.
• Hình ảnh “đèn không tắt”: con người trằn trọc thâu đêm với nỗi nhớ đằng đẵng
với thời gian.
+ Hình ảnh “mắt”
• Cô gái tự hỏi chính mình với nỗi ưu tư vẫn còn nặng trĩu: “Mắt thương nhớ ai/
Mắt ngủ không yên”
• “Mắt ngủ không yên”: Khắc họa hình ảnh con người thao thức, trằn trọc, lo lắng,
bất an trong đêm.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
21
→ Mười câu thơ đầu với nghệ thuật điệp và cách sử dung các hình ảnh so sánh,
nhân hóa, ẩn dụ đã khắc họa thành công những cung bậc nhớ thương của cô gái khi yêu.
- Hai câu cuối: Cách thể hiện trực tiếp những cảm xúc.
+ Đại từ nhân xưng “em” cho thấy chủ thể trữ tình đang trực tiếp bày tỏ cảm xúc của
mình.
+ “Không yên một bề”: nỗi bất an, lo lắng trong lòng cô gái
→ Hai câu cuối trào ra một nỗi lo lắng, bất an cho hạnh phúc lứa đôi. Hạnh phúc
ấy thường bấp bênh bởi lẽ trong xã hội phong kiến, tình yêu tha thiết không chắc rằng
sẽ đến được hôn nhân.
⇒ Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương thể hiện qua nỗi nhớ chan chứa tình người,
qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam. Đồng thời, qua đó lên án, phê
phán, tố cáo xã hội phong kiến khoong đem lại hạnh phúc cho con người với quan niệm
cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
b) Bài 5
- Hình ảnh “sông: gợi không gian xa cách, là khoảng không ngăn cách tình yêu, hạnh
phúc đôi lứa.
- “Sông rộng một gang”: Cách nói phóng đại, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí
trong tình yêu.
→ Ước muốn táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt trong lòng cô gái.
- Hình ảnh “cầu dải yếm”:
+ “Cầu” là khoảng không gian gần gũi, quen thuộc là nơi gặp gỡ, hẹn hò của các
chàng trai, cô gái
+ “Cầu dải yếm” là cầu do chính cô gái bắc cho người mình yêu, mềm mại, uyển
chuyển.
→ Sự chủ động, táo bạo nhưng cũng không kém phần tế nhị, duyên dáng, kín đáo
của cô gái
⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng tình, ủng hộ với những khát vọng tình yêu mãnh
liệt, táo bạo của người phụ nữa. Đồng thời, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữa, chủ động, táo bạo trong tình yêu nhưng vẫn không kém phần duyên dáng, tế
nhị.
c) Bài 6
- Hai câu đầu:
+ Hình ảnh “gừng cay” – “muối mặn”
• Muối, gừng là những gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt, nó
còn là vị thuốc chữa bệnh, là hương vị của tình người.
• Biểu tượng cho tình nghĩa, sự gắn bó thủy chung của con người.
+ Từ ngữ chỉ khoảng thời gian dài, mang tính ước lệ: ba năm, chín tháng
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
22
→ Hai câu đầu, mượn hình anh của gừng và muối, tác giả dân gian muốn thể hiện
sự thủy chung, gắn bó trong tình nghĩa vợ chồng. Đồng thời, những hình ảnh đó còn
thể hiện những khó khăn, vất vả, thiếu thốn mà vợ chồng đã cùng nhau trải qua.
- Hai câu kết:
+ Đại từ xưng hô: “đôi ta” dùng để chỉ đôi lứa yêu nhau hoặc vợ chồng.
+ Thành ngữ “nghĩa nặng tình dày”: sự thủy chung son sắt, nghĩa tình sâu nặng của
vợ chồng.
+ “Ba vạn sáu ngàn ngày” ý chỉ cả một đời người. Nhấn mạnh tình yêu, sự thủy chung
của hai người, chỉ có cái chết mới có thể khiến họ chia lìa, rời xa nhau.
⇒ Bài ca dao đã thể hiện tình nghĩa thủy chung, gắn bó bền vững của tình cảm vợ
chồng khi đã cùng nhau trải qua những cay đắng, khó khăn, vất vả của cuộc đời.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của ca dao nói chung và ca dao than thân,
yêu thương tình nghãi nói riêng.
- Thái độ, tình cảm của bản thân: Ca dao là nét đẹp văn hóa, tinh thần của con người,
đất nước Việt Nam. Qua những câu ca dao làm chúng ta thêm yêu, thêm quý những giá
trị văn hóa từ ngàn đời nay của dân tộc.
Ca dao hài hước
I. Đôi nét về tác phẩm Ca dao hài hước
1. Giá trị nội dung
Chùm ca dao hài hước thể hiện tiếng cười với tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí
nhân sinh lành mạnh của những người nhân dân lao động Việt Nam và qua đó, phê phán
những thói hư tật xấu trong xã hội.
2. Giá trị nghệ thuật
- Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có giá trị
khái quát cao.
- Ngôn ngữ giản dị, đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc
- Biện pháp tu từ: ngoa dụ, nói quá, đối lập, tương phản, trùng điệp, nói giảm nói tránh…
II. Dàn ý phân tích Ca dao hài hước
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có
sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần,
tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất
nước,…
- Giới thiệu về chùm ca dao hài hước: Với tiếng cười trào lộng, hóm hỉnh, chùm ca dao
hài hước thể hiện tiếng cười lạc quan, yêu đời trong ca dao, đồng thời qua đó phê phán,
lên án những thói hư, tật xấu trong xã hội.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
23
II. Thân bài
1. Bài 1: Ca dao hài hước – tự trào
a) Hình thức kết cấu
- Hình thức đối đáp
- Cặp đại từ nhân xưng: Anh – em
- Dấu hiệu nhận biết: gạch đầu dòng
→ Hình thức đối đáp được thể hiện rất nhiều, là hình thức phổ biến trong ca dao
nhất là trong những cuộc vui đùa hay hát dao duyên của trai gái. Ở đây, lời đối đáp cất
lên như trong chặng hát cưới của dân ca. Theo tục lệ của Việt Nam, cưới xin không thể
thiếu sính lễ dẫn cưới.
b) Lời dẫn cưới của chàng trai
- Cách nói phóng đại, khoa trương: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
→ Lối nói thường gặp trong ca dao, thể hiện ước muốn có được lễ vật sang trọng
để xứng với tình yêu của cô gái dành cho mình.
- Lối nói giảm dần: voi, trâu, bò, chuột béo
→ Hành trình từ tưởng tượng về với thực tại, về với hiện thực của chàng trai.
- Cách nói đối lập: dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân
→ Chàng trai là người cẩn thận, biết quan tâm, lo lắng cho gia đình của cô gái.
Đồng thời, chàng trai còn là người khéo léo, giải thích có lí, có tình, thông minh, hóm
hỉnh nên dễ tạo được thiện cảm với mọi người nhất là với cô gái.
- Quyết định dẫn cưới của chàng trai:
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng
+ Miễn: cứ có là được
+ Con chuột béo: Loài vật nhỏ bé, có hại và bị người nông dân ghét bỏ, là hình ảnh
đối lập với “thú bốn chân” – hình ảnh gợi nên những con vật to lớn, có giá trị
+ Sự hóm hỉnh: Từ trước đến nay, chưa có ai lấy chuột làm vật dẫn cưới và chuột
cũng không thể đủ để mời dân mời làng
→ Cách nói hóm hỉnh, hài hước, thông minh thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời
của chàng trai
c) Lời thách cưới của cô gái
- Thái độ của cô gái:
+ Không ngạc nhiê,, “lấy làm sang”, qua đó thể hiện sự ý nhị, khiêm tốn của cô gái
+ Thông cảm, thấu hiểu hoàn cảnh của chàng trai: “Nỡ nào em lại phá ngang”
+ Tự tin nói lời thách cưới của mình: Một nhà khoai lang
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
24
→ Với nghệ thuật đối lập, người ta – nhà em, lợn gà – một nhà khoai lang lời thách
cưới của cô gái đã thể hiện sự thông minh, dí dỏm và sự cảm thông sâu sắc của cô gái
đối với chàng trai
- Cách sử dụng lễ vật thách cưới với cách nói giảm dần:
+ Củ to: mời làng
+ Củ nhỏ: họ hàng ăn chơi
+ Củ mẻ: con trẻ ăn giữ nhà
+ Củ rím, củ hà: cho lợn, cho gà
→ Cô gái là người đảm đang, tháo vát, đậm tình nghĩa với láng giếng, họ hàng,
gia đình
⇒ Thông qua lời dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái đã cho chúng
ta thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo
túng. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc – tình nghĩa cao hơn của cải.
Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cô gái thấu hiểu
cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cô là người coi trọng tình nghĩa hơn
của cải.
2. Tiếng cười châm biếm, phê phán
a) Bài 2
- Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai.
- Nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập:
+ Tư thế “khom lưng, chống gối”: gắng hết sức mình, gợi liên tưởng tới công việc
nặng nhọc, vất vả
+ Hành động “gánh hai hạt vừng”: hành động nhỏ bé, tầm thường
→ Tiếng cười hài hước, châm biếm vang lên
→ Chế giễu loại đàn ông tầm thường, yếu đuối, không đáng sức trai, không nên
làm nam nhi
⇒ Tiếng cười không nhằm đả kích mà dùng để nhắc nhở nhau tránh xa những thói
hư tật xấu mà con người ta thường mắc phải.
b) Bài 3
- Nghệ thuật tương phản, đối lập:
+ chồng người – chồng em
+ Đi ngược về xuôi – ngồi bếp sờ đuôi con mèo
→ Thể hiện sự ngưỡng mộ “chồng người” tháo vát, tài giỏi. Đông thời, thể hiện
sự thất vọng, buồn bã trước sự lười nhác, chỉ biết quang quẩn ở nhà của “chồng em”
⇒ Bài ca dao nhằm phê phán, chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có ý chí.
Đồng thời, đó là bài học về phẩm chất, lối sống cho những người nam nhi
c) Bài 4
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
25
- Hình ảnh người vợ:
+ Lỗ mũi mười tám gánh lông – râu rồng trời cho
+ Ngáy o o – ngáy cho vui nhà
+ Hay ăn quà – đỡ tốn cơm
+ Đầu rác rơm – hoa thơm
→ Chân dung người phụ nữ xấu, vô duyên, thói quen xấu và luộm thuộm trong
cách ăn ở.
- Nghệ thuật:
+ Cường điệu, phóng đại, nói quá, so sánh
+ Điệp cấu trúc câu “chồng yêu chồng bảo”
→ Tạo âm hưởng vui đùa, bỡn cợt, thích thú trong lòng người đọc, người nghe.
⇒ Bài ca dao với tiếng cười mua vui, giải tria nhưng vẫn hàm chứa một ý nghĩa
châm biếm, châm biếm, nhắc nhở nhẹ nhàng những người phụ nữ đoảng trí, vô duyên
và châm biếm những ông chồng yêu chiều vợ quá mức, nhìn thấy gì cũng hay cũng đẹp.
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao hài hước: Bằng nghệ
thuật trào lộng, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười tự trào và
tiếng cười châm biếm, phê phán đã thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân
sinh sâu sắc của nhân dân lao động dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả.
Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
I. Đôi nét về tác giả Phạm Ngũ Lão
- Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320 tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào
(nay thuộc huyện Âu Thị, tỉnh Hưng Yên)
- Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn: ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng
chiến chống quân Mông – Nguyên, làm đến chức Điện súy, được phong tước Quan nội
hầu. Là tướng võ nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ.
- Phạm Ngũ Lão sống trong thời đại nhà Trần với nhiều chiến công rực rỡ và sự nghiệp
lớn lao.
- Các tác phẩm chính: ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước nhưng
hiện nay chỉ còn lại hai tác phẩm bằng chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng
Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng
Đạo Đại Vương)
II. Đôi nét về tác phẩm Tỏ lòng
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần
với hào khí Đông A ngút trời
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
26
- Bài thơ là loại thơ “nói chí tỏ lòng” qua bài thơ mà bày tỏ và thể hiện nỗi lòng cùng
chí hướng của người viết.
2. Bố cục (2 phần)
- Phần 1 (2 câu đầu): Hình tượng con người và quân đội thời Trần
- Phần 2 (2 câu còn lại): Nỗi lòng của tác giả
3. Giá trị nội dung
Bài thơ mang vẻ đẹp hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội
nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.
4. Giá trị nghệ thuật
- Ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ giàu sức khái quát.
- Bút pháp nghệ thuật phóng đại, so sánh cùng âm hưởng khi hào hùng, mạnh mẽ, khi
trầm lắng, suy tư để lại dư âm trong lòng người đọc.
III. Dàn ý phân tích Tỏ lòng
I. Mở bài
- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông
có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ
chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại
Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)
- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường
luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân
cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
II. Thân bài
1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần
a) Hình tượng con người thời Trần
- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo
→ Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông
→ Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là
giang sơn, đất nước, Tổ quốc
- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu
→ Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi
qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.
⇒ Như vậy:
+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn
sàng lập nên những chiến công vang dội
+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc
hùng vĩ của vũ trụ.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
27
+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một
giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất,
hùng dũng
b) Hình tượng quân đội thời Trần
- “Tam quân” (ba quân): tiền quâ, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả
dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu
- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:
+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức
mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân
+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ
trụ bao la, rộng lớn.
→ Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng
mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm
vóc của quân đội nhà Trần
⇒ Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai
phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh
phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.
2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả
- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở
- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi
khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến
công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong
hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn
tai nghe chuyện Vũ Hầu”:
+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác
+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận
tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng,
để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.
→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện
khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm
trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử
⇒ Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ
cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về
chí làm trai rất tiến bộ của ông
III. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
28
- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt
qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá
nhân và cộng đồng.
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
I. Đôi nét về tác phẩm Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)
1. Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ)
Bài thơ là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục Bảo kính cảnh giới (thuộc phần Vô
đề của tập thơ Quốc âm thi tập)
2. Bố cục
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè
- Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Tấm lòng và mong ước của nhà thơ.
3. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của
tác giả.
4. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
- Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc
thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.
II. Dàn ý phân tích Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43)
I. Mở bài
- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn, ông đã để lại cho lớp lớp thế
hệ sau một sự nghiệp văn học vĩ đại
- Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức
tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ. Và qua đó,
chúng ta sẽ có những cảm nhận về tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của tâm hồn
Ức Trai
II. Thân bài
1. Bức tranh cảnh ngày hè
- Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ
+ Hình ảnh thơ: hoa hòe, thạch lựu, hồng liên
+ Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng
liên - những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
29
+ Sử dụng các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật được miêu tả
với những động từ mạnh thể hiện một sức sống mãnh liệt như có một cái gì đó thôi thúc
bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy.
→ Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, quen thuộc, độc đáo và
có sự phá cách, khác hẳn với những hình ảnh thơ mang tính ước lệ, tượng trưng vốn
thường được sử dụng trong Đường thi
- Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve,
tiếng lao xao của chợ cá
+ Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong
câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung
túc, ấm no, đủ đầy của con người.
- Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh
vật và con người:
+ Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa
lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá
khiến không gian tràn đầy sức sống.
+ Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh
phúc trong lao động.
⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có
sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được
nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp,
sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài.
2. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
- Tình yêu thiên nhiên say đắm: Nguyễn Trãi đã cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên
nhiên rất tinh tế bằng nhiều giác quan:
+ Thị giác: cảm nhận được màu sắc của hòe, của thạch lựu
+ Khứu giác: cảm nhận được mùi hương của hoa sen
+ Thính giác: nghe được tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá
- Mong ước của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:
+ Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng nhà thơ
luôn nghĩ về dân, về nước. Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong
muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.
+ Câu thơ 6 tiếng, ngắn gọn kết thúc bài thơ như làm dồn nén lại cảm xúc.
+ Nghệ thuật: sử dụng điển cố điển tích
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
30
⇒ Đằng sau vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè đó chính là vẻ đẹp của tâm hồn Ức
Trai. Đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước, nhân dân và mong ước, khát vọng về cuộc
sống ấm no, thái bình, hạnh phúc cho muôn dân.
III. Kết bài
Thông qua bức tranh cảnh ngày hè được tác giả miêu tả độc đáo, tỉ mỉ đddaxcho
chúng ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân
dân, đất nước, đặc biệt là tấm lòng ái nước, thương dân của ông. Đồng thời, bài thơ còn
để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, độc đáo
và cách kết thúc bài thơ với câu thơ lục ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho toàn bài.
Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
I. Đôi nét về tác phẩm Nhàn
1. Xuất xứ
Nhàn là bài thơ Nôm số 73, trong Bạch Vân quốc ngữu thi. Nhan đề bài thơ do người
đời sau đặt
2. Bố cục (4 phần)
- Phần 1 (hai câu đề): Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Phần 2 (hai câu thực): Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Phần 3 (hai câu luận): Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Phần 4 (hai câu kết): Triết lí sống nhàn
3. Giá trị nội dung
Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa
hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn
cảnh của cuộc sống.
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng phép đối, điển cố
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu tính triết lí
- Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc.
II. Dàn ý phân tích Nhàn
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông:
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc với tập thơ chữ nôm nổi tiếng
Bạch Vân quốc ngữ thi. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ
sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
- Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ
thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống nhàn của tác giả.
II. Thân bài
1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
31
- Liệt kê các danh từ: mai, cuốc, cần câu
→ Những vật dụng gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Từ đó, gợi nên hình
ảnh của một người nông dân.
- Điệp số từ: một
→ Thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ
sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm
- Từ láy “thơ thẩn” thể hiện trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung điềm nhiên, thanh
thản, trạng thái thoải mái không vướng bận, ưu tư, phiền muộn.
- Cách ngắt nhịp: 2/2/3 thể hiện phong thái tự tại, ung dung, thanh thản
→ Hình ảnh nhà thơ hiện lên như một người nông dân với các dụng cụ lao động .
Mai để đào đất,cuốc để vun xới và cần câu để câu cá.Những vật dụng gắn với công việc
lấm láp, vất vả của người nông dân lao động nhưng đi vào trong thơ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm vẫn có cái ung dung, tự tại, có cái thanh nhàn thư thái riêng của một người đang
rất nhàn rỗi.
⇒ Cuộc sống ung dung, tự tại, giản dị trong triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng.
+ “Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp
nập ngựa xe, quyền quí, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau.
+ “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi.
- Ở đây tác giả tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói
ngược, hàm ý. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết
“ Khôn mà hiểm độc ấy khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn”
- Nghệ thuật đối:
+ Ta – người
+ Dại – khôn
+ Nơi vắng vẻ - chốn lao xao
→ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ
thái độ của mình: Khẳng định phương châm sống của mình pha chút mỉa mai với người
khác, cho thấy sự khác biệt giữa ông và những người khác đó là cách lựa chọn cho mình
một cuộc sống “ lánh đục tìm trong”
⇒ Hai câu thơ thể hiện quan niệm sống nhàn của tác giả là tránh xa vòng danh lợi,
chen đua, bụi trần để giữ cho nhân cách mình thanh cao.
3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Thức ăn là những món ăn dân dã, quen thuộc: Măng trúc (mùa thu), giá (mùa đông)
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
32
- Sinh hoạt rất đời thường, tự nhiên, thoải mái, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người
với thiên nhiên: Tắm hồ sen (mùa xuân), tắm ao (mùa hạ)
- Cách ngắt nhịp: 4/3 nhịp nhàng
→ Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của thi nhân tuy đạm bạc mà rất thanh cao. Đạm
bạc là những thức ăn quê mùa dân dã như măng trúc, giá đỗ, sinh hoạt cũng như mọi
người, cũng tắm hồ, tắm ao nhưng cuộc sống này không hề khắc khổ, đạm bạc mà thanh
nhã, chan hoà với thiên nhiên.
⇒ Sự hài lòng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, hòa quyện với thiên
nhiên suốt bốn mùa của tác giả
4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn
- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao
→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem
nhẹ vinh hoa phù phiếm.
- “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn
lối sống của một người tự cho mình là “dại”
→ Cái nhìm của một bậc đại nhân đại trí.
- Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm nhận phú quý chỉ là một giấc chiêm bao,
một giấc mơ mà thôi
⇒ Hai câu thơ thể hiện triết lí sống “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+ Sống giản dị, ung dung, tự tại, hòa hợp với tự nhiên, thanh cao.
+ Tránh xa cuộc sống đua chen danh lợi, bụi trần, giữ lấy nhân cách thanh cao
⇒ Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: sống thanh cao, hòa hợp với thiên
nhiên, không màng danh lợi, phú quý
III. Kết bài
Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngôn
ngữu giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc
sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hào hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao,
không màng danh lợi.
Tác giả Nguyễn Du
- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quên quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan
và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể
tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.
- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn
cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi
bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân
Tải bản FULL (63 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
33
khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh
hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.
- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều
đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau
khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa
lớn.
- Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ
Hán và chữ Nôm:
+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp
ngâm, Bắc Hành tạp lục.
+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn
chiêu hồn
- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác
giả
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó
đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người,
nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm
về cuộc đời, về con người của tác giả.
+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.
Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
I. Đôi nét về tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
1. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề bài thơ
- Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc.
- Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)
+ Kí: những ghi chép
+ Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh
→ “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ
của nàng Tiểu Thanh)
2. Bố cục (4 phần)
Bài thơ được chia thành 4 phần theo bố cục: đề - thực – luận – kết
3. Giá trị nội dung
Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận
bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua
đó cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn
Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp
4. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
- Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ
Tải bản FULL (63 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn
34
- Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng
II. Dàn ý phân tích Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du: Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân
đạo chủ nghãi lớn của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm những tác phẩm có giá
trị cả chữ Hán và chữ Nôm.
- Giới thiệu về “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí): Đọc Tiểu Thanh kí là một
trong số những sáng tác bằng chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du, thể hiện cảm xúc, suy
tư của ông về số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, qua đó giuwps chún ta có
cảm nhận sâu sắc về tấm lòng nhân đọa của ông.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Hình ảnh thơ đối lập giữ quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển(vườn hoa bên Tây Hồ)
– thành khư (gò hoang)
- Động từ “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết
→ Câu thơ gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khư và hiện tại: Vườn hoa bên Tây
Hồ nay đã thành bãi đất hoang rồi. Từ đó, gợi sự xót xa trước sự đổi thay, sự tàn phá
của thời gian đối với cái đẹp.
- Cách sử dụng từ ngữ: độc điếu (một mình viếng) – nhất chỉ thư (một tập sách).
→ Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự
tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh
⇒ Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh hoaong tàn, đó cũng
chính là nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh.
2. Hai câu thực
- Nghệ thuật hoán dụ:
+ Son phấn: tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ
+ Văn chương: tượng trưng cho tài năng.
- Từ ngữ diễn tả cảm xúc: hận, vương
- “Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của
người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh ⇒ thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận
những con người tài sắc.
→ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài
mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.
→ Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời
cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh;
đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ.
3. Hai câu luận
6522399

More Related Content

What's hot

Tổ chức thi công xây dựng, Lê Hồng Thái.pdf
Tổ chức thi công xây dựng, Lê Hồng Thái.pdfTổ chức thi công xây dựng, Lê Hồng Thái.pdf
Tổ chức thi công xây dựng, Lê Hồng Thái.pdfMan_Ebook
 
Một số bài toán nâng cao ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2016 2017
Một số bài toán nâng cao ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2016   2017Một số bài toán nâng cao ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2016   2017
Một số bài toán nâng cao ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2016 2017Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
Giao an POWERPOINT theo CV 5512 Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
Giao an POWERPOINT theo CV 5512 Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdfGiao an POWERPOINT theo CV 5512 Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
Giao an POWERPOINT theo CV 5512 Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 - CÁNH DIỀU - KÌ 1 THEO CÔNG VĂN 5512 (WORD ...
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 - CÁNH DIỀU - KÌ 1 THEO CÔNG VĂN 5512 (WORD ...GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 - CÁNH DIỀU - KÌ 1 THEO CÔNG VĂN 5512 (WORD ...
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 - CÁNH DIỀU - KÌ 1 THEO CÔNG VĂN 5512 (WORD ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sổ tay kết cấu - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay kết cấu  - Vũ Mạnh HùngSổ tay kết cấu  - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay kết cấu - Vũ Mạnh HùngHuytraining
 
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-longBai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-longtinh vo
 
Hướng dẫn giải các bài tập cơ bản trong cơ học thủy khí.pdf
Hướng dẫn giải các bài tập cơ bản trong cơ học thủy khí.pdfHướng dẫn giải các bài tập cơ bản trong cơ học thủy khí.pdf
Hướng dẫn giải các bài tập cơ bản trong cơ học thủy khí.pdfMan_Ebook
 
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc ẨnGT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩnshare-connect Blog
 
Bảng tính toán thủy lực của th.s nguyên thị hồng
Bảng tính toán thủy lực của th.s nguyên thị hồngBảng tính toán thủy lực của th.s nguyên thị hồng
Bảng tính toán thủy lực của th.s nguyên thị hồngnguyentuanhcmute
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượngvanhuyqt
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 nataliej4
 
chuyên đề và phương pháp tính giới hạn và liên tục của hàm sô
chuyên đề và phương pháp tính giới hạn và liên tục của hàm sôchuyên đề và phương pháp tính giới hạn và liên tục của hàm sô
chuyên đề và phương pháp tính giới hạn và liên tục của hàm sôThế Giới Tinh Hoa
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang MinhGiáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minhshare-connect Blog
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuyen de giai bai toan bang cach lap phuong trinh lop 8
Chuyen de giai bai toan bang cach lap phuong trinh lop 8Chuyen de giai bai toan bang cach lap phuong trinh lop 8
Chuyen de giai bai toan bang cach lap phuong trinh lop 8Toán THCS
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHnguyenxuan8989898798
 

What's hot (20)

Tổ chức thi công xây dựng, Lê Hồng Thái.pdf
Tổ chức thi công xây dựng, Lê Hồng Thái.pdfTổ chức thi công xây dựng, Lê Hồng Thái.pdf
Tổ chức thi công xây dựng, Lê Hồng Thái.pdf
 
Một số bài toán nâng cao ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2016 2017
Một số bài toán nâng cao ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2016   2017Một số bài toán nâng cao ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2016   2017
Một số bài toán nâng cao ôn thi học kì 2 môn Toán lớp 6 năm học 2016 2017
 
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
Bài toán liên quan về Phân số tối giản trong Toán lớp 6
 
Giao an POWERPOINT theo CV 5512 Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
Giao an POWERPOINT theo CV 5512 Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdfGiao an POWERPOINT theo CV 5512 Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
Giao an POWERPOINT theo CV 5512 Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
 
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 - CÁNH DIỀU - KÌ 1 THEO CÔNG VĂN 5512 (WORD ...
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 - CÁNH DIỀU - KÌ 1 THEO CÔNG VĂN 5512 (WORD ...GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 - CÁNH DIỀU - KÌ 1 THEO CÔNG VĂN 5512 (WORD ...
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 11 - CÁNH DIỀU - KÌ 1 THEO CÔNG VĂN 5512 (WORD ...
 
Sổ tay kết cấu - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay kết cấu  - Vũ Mạnh HùngSổ tay kết cấu  - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay kết cấu - Vũ Mạnh Hùng
 
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-longBai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
 
Hướng dẫn giải các bài tập cơ bản trong cơ học thủy khí.pdf
Hướng dẫn giải các bài tập cơ bản trong cơ học thủy khí.pdfHướng dẫn giải các bài tập cơ bản trong cơ học thủy khí.pdf
Hướng dẫn giải các bài tập cơ bản trong cơ học thủy khí.pdf
 
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc ẨnGT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
GT Nền móng - Châu Ngọc Ẩn
 
Bảng tính toán thủy lực của th.s nguyên thị hồng
Bảng tính toán thủy lực của th.s nguyên thị hồngBảng tính toán thủy lực của th.s nguyên thị hồng
Bảng tính toán thủy lực của th.s nguyên thị hồng
 
Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 - Toán lớp 3
Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 - Toán lớp 3Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 - Toán lớp 3
Bộ đề ôn tập cuối học kì 1 - Toán lớp 3
 
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAYLuận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
Luận văn: Hệ thống bài tập hóa học cho học sinh lớp 11, HAY
 
Luận văn: Thác triển chỉnh hình của hàm nhiều biến phức, HAY
Luận văn: Thác triển chỉnh hình của hàm nhiều biến phức, HAYLuận văn: Thác triển chỉnh hình của hàm nhiều biến phức, HAY
Luận văn: Thác triển chỉnh hình của hàm nhiều biến phức, HAY
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 2
 
chuyên đề và phương pháp tính giới hạn và liên tục của hàm sô
chuyên đề và phương pháp tính giới hạn và liên tục của hàm sôchuyên đề và phương pháp tính giới hạn và liên tục của hàm sô
chuyên đề và phương pháp tính giới hạn và liên tục của hàm sô
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang MinhGiáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chuyen de giai bai toan bang cach lap phuong trinh lop 8
Chuyen de giai bai toan bang cach lap phuong trinh lop 8Chuyen de giai bai toan bang cach lap phuong trinh lop 8
Chuyen de giai bai toan bang cach lap phuong trinh lop 8
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
 

Similar to Chuyên đề nghị luận văn học dàn ý chi tiết cho tất cả các tác phẩm văn học 10

Chien thang mtao mxay - ngữ văn 10
Chien thang mtao mxay - ngữ văn 10Chien thang mtao mxay - ngữ văn 10
Chien thang mtao mxay - ngữ văn 10Nguyễn Hậu
 
Chuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênChuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênMai Khánh
 
Tai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vanTai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vandolethu
 
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10Nguyễn Hậu
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...Học Tập Long An
 
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuTop 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuNhaMatDat
 
Yn nhan de tinh huong truyen 9
Yn nhan de  tinh huong truyen 9Yn nhan de  tinh huong truyen 9
Yn nhan de tinh huong truyen 9Tam Vu Minh
 
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyệnLucienne Hagenes
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9Tam Vu Minh
 
câu hỏi nâng cao văn 12.doc
câu hỏi nâng cao văn 12.doccâu hỏi nâng cao văn 12.doc
câu hỏi nâng cao văn 12.docTrcGiang31
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 

Similar to Chuyên đề nghị luận văn học dàn ý chi tiết cho tất cả các tác phẩm văn học 10 (20)

Chien thang mtao mxay - ngữ văn 10
Chien thang mtao mxay - ngữ văn 10Chien thang mtao mxay - ngữ văn 10
Chien thang mtao mxay - ngữ văn 10
 
Chuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênChuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viên
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nângHọc tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nâng
 
Tai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vanTai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep van
 
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - ngữ văn lớp 10
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch s...
 
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuTop 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
 
Yn nhan de tinh huong truyen 9
Yn nhan de  tinh huong truyen 9Yn nhan de  tinh huong truyen 9
Yn nhan de tinh huong truyen 9
 
Trang bìa sách
Trang bìa sáchTrang bìa sách
Trang bìa sách
 
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9
 
câu hỏi nâng cao văn 12.doc
câu hỏi nâng cao văn 12.doccâu hỏi nâng cao văn 12.doc
câu hỏi nâng cao văn 12.doc
 
ôN tap 6
ôN tap 6ôN tap 6
ôN tap 6
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
Đề 1.docx
Đề 1.docxĐề 1.docx
Đề 1.docx
 
PP lục vân tiên.pptx
PP lục vân tiên.pptxPP lục vân tiên.pptx
PP lục vân tiên.pptx
 
Sukytumathien
SukytumathienSukytumathien
Sukytumathien
 
Vk
VkVk
Vk
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Chuyên đề nghị luận văn học dàn ý chi tiết cho tất cả các tác phẩm văn học 10

  • 1. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 1 CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: DÀN Ý CHI TIẾT CHO TẤT CẢ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 10 ---------------------------------- Chiến thắng Mtao Mxây I. Đôi nét về tác phẩm Chiến thắng Mtao Mxây 1. Bố cục (3 phần) - Phần 1 (Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”): Trận đánh giữa hai tù trưởng. - Phần 2 (Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng”): Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng. - Phần 3 (Còn lại): Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng. 2. Tóm tắt Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa của tác phẩm: Sau khi về làm chồng hai chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu có và uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng Kên Kên (Mtao Grứ) và tù trưởng Sắt (Mtao Mxây) lừa lúc Đăm Săn cùng các nô lệ lên rẫy, ra sông lao động sản xuất đã kéo người tới cướp phá buôn làng của chàng và bắt Hơ Nhị về làm vợ. Cả hai lần ấy Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ lại vừa sáp nhập được đất đai của cải của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng càng lừng lẫy, bộ tộc càng giàu có và đông đúc hơn.. Sau đó Đăm Săn cùng các nô lệ trở về sau chiến thắng và tổ chức ăn mừng, tiệc tùng linh đình. 3. Giá trị nội dung Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ dại. 4. Giá trị nghệ thuật - Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh. - Nghệ thuật kể xem lẫn tả - Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập II. Dàn ý phân tích Chiến thắng Mtao Mxây I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về sử thi Đăm Săn và vị trí đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây: Sử thi Đăm Săn là bộ sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-đê kể về cuộc đời và sự nghiệp của
  • 2. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 2 tù trưởng Đăm Săn. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây nằm ở phần giữa của tác phẩm, kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ trở về. - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây: Đoạn trích kể chuyện Đăm Săn đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây, cứu được vợ, đem vinh quang về cho dân làng. Đồng thời, đoạn trích thể hiện được những đặc điểm nghệ thuật của thể loại sử thi anh hùng. II. Thân bài 1. Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây a) Nguyên nhân của cuộc chiến Đăm Săn khiêu chiến với Mtao Mxây vì Mtao Mxây đã cướp vợ của điều này chứng tỏ Đăm săn là người trọng danh dự cá nhân, cộng đồng; gắn bó với hạnh phúc gia đình; bộ tộc. b) Cuộc chiến giữa hai tù trưởng - Thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây trước khi bắt đầu trận chiến: + Đăm Săn là người khiêu chiến: “Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy”, “ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi”, “lấy cầu thang…ta chẻ ra kéo lửa”, “ta hụn cái nhà của nhà ngươi”.. → Thông minh, tự tin, đường hoàng, bản lĩnh và có khí phách. + Mtao Mxây: “tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta”, “ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm” → Dữ tợn nhưng sợ sệt, hèn nhát, do dự trước kẻ thù. - Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây + Hiệp đấu thứ nhất: • Mtao Mxây: Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô, chạy bước cao bước thấp, chạy hết từ bãi tây sang bãi đông, tự xem mình là tướng quen đánh trăm trận, quen xéo nát đất đai thiên hạ → Mtao Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác. • Đăm Săn: thách Mtao Mxây múa khiên trước, lúc Mtao Mxây múa khiên Đăm Săn không hề nhúc nhích. Lúc Đăm Săn múa “Một lầm xốc tới, chàng vượt qua đồi tranh. Một lần xôc tới nữa chàng vượt qua đồi lồ ô. Chạy vun vút qua phái đông, vun vút qua phía tây.” → Bình tĩnh, thản nhiên, tài năng và bản lĩnh. + Hiệp đấu thứ hai: Đăm Săn đớp được miếng trầu mà Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn, sức chàng như tăng lên gấp bội, múa khiên càng mạnh, càng nhanh, càng đẹp, “chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thaaso, gió như lốc…”. Đăm Săn đuổi theo Mtao Mxây trúng nhưng không thửng đầu. Miếng trầu là phần thưởng cho Đăm Săn, là sức mạnh của cả cộng đồng, là tấm lòng thủy chung của vợ.
  • 3. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 3 → Đăm Săn là người có sức mạnh phi thường và tài năng. + Hiệp đấu thứ ba: Nhờ Trời mách kế, Đăm Săn đuổi theo và đánh thắng được Mtao Mxây. Ông Trời là hình ảnh tượng trưng cho công lí, sức mạnh trí tuệ của đấng tối cao, sự thiên vị rõ ràng đối với Đăm Săn và là lời khẳng định chính nghãi thuộc về chàng. Đồng thời, chi tiể ông Trời còn thể hiện mối quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết giữa con người với thần linh. ⇒ Với lối mô tả song hành, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh; bút pháp phóng đại,… đã giúp chúng ta thấy Đăm Săn hơn hẳn Mtao Mxây cả về tài năng, sức lực, phong độ, phẩm chất. Sự chiến thắng của Đăm Săn làm nổi bật hình ảnh, tầm vóc của người anh hùng sử thi Đam Săn. 2. Đăm Săn cùng nô lệ trở về sau chiến thắng - Cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và nô lệ: Đăm Săn và nô lệ đã đối đáp với nhau 3 lần và mỗi lần ấy đều có sự khác nhau. Qua đó, thể hiện lòng mến phục, sự hưởng ứng tuyệt đối và lòng trung thành của mọi người dành cho Đăm Săn. - Ý nghĩa cảnh Đăm Săn và nô lệ trở về: + Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng với quyền lợi, khát vọng của tập thể cộng đồng + Thể hiện lòng yêu mến, cảm phục của toàn thể cộng đồng đối với người anh hùng. Đó chính là ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng Ê-đê ⇒ Sự ngưỡng mộ và tình cảm mến phục của nhân dân dành cho người anh hùng 3. Cảnh ăn mừng chiến thắng - Lời ra lệnh mở tiệc: sự tự hào, tự tin vì sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình - Ra lệnh đánh nhiều cồng chiêng: thể hiện niềm vui chiến thắng và sự giàu có, sung túc, trang trọng cùng vẻ đẹp tinh thần, vật chất của tù trưởng và của cả thị tộc’ - Quang cảnh nhà Đăm Săn: mở tiệc to, khách đông nghịt, tôi tớ chật ních cả nhà. Tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật phóng đại, qua đó thể hiện sự tự hào về một bộ tộc giàu mạnh và sự đồng tâm, thống nhất của cả cộng đồng - Hình ảnh Đăm Săn: Nằm trên võng, tóc thả trên, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng xà ngang… → Hình ảnh Đăm Săn trở thành trung tâm của bức tranh hoành tráng về cảnh chiến thắng. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên đẹp một cách mạnh mẽ, oai hùng, có sự lớn lao cả về hình thể, tầm vóc lẫn chiến công. Qua đó cho thấy cái nhìn đầy ngưỡng mộ, mến phục, tự hào của nhân dân với người anh hùng của cộng đồng. 4. Nghệ thuật thể hiện - Ngôn ngữcủa người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của
  • 4. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 4 người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh. - Nghệ thuật kể xem lẫn tả - Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập III. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Đoạn trích đã thể hiện những đặc trưng cơ bản của thể loại sử thi: ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu. Qua đó giúp chúng ta nhận thức được lẽ sống, niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và danh dự cho cộng động. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy I. Đôi nét về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy 1. Xuất xứ Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quá – một sưu tập truyện dân gian ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XV. 2. Bố cục (2 phần) - Phần 1 (từ đầu đến bèn xin hòa): Quá trình An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước. - Phần 2 (còn lại): Bi kịch tình yêu của Mị Châu, Trọng Thủy ggawsnvoiws bi kịch nước mất, nhà tan 3. Tóm tắt văn bản Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua An Dương Vương đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm. 4. Giá trị nội dung Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc và nêu lên bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù cùng cách xử lí đúng đắn trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng với cái chung, giữa nhà và nước.
  • 5. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 5 5. Giá trị nghệ thuật - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử với các chi tiết hư cấu - Kết cấu chặt chẽ, xây dựng chi tiết hàm đọng, cô đúc, nhiều ý nghĩa cùng với những chi tiết tưởng tượng, hư cấu có giá trị nghệ thuật cao II. Dàn ý phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết: Truyền thuyết là những câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta, có sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử với yếu tố tưởng tượng, kì ảo. - Giới thiệu xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện an Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy: Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái. Truyện kể về quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương và nguyên nhân mất nước Âu Lạc. II. Thân bài 1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước - Vua An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường nhưng gặp rất nhiều khó khăn, “hễ đắp tới đâu là lại lở tới đấy”. Vì vậy, vua lập đàn tai giới, cầu đảo bách thần. Sau đó, đón tiếp cụ già từ phương Đông tới và ra tận của đông chờ đợi đón Rùa Vàng. → An Dương Vương là người quyết tâm, kiên trì, không ngại khó khăn, dồn hết tâm huyết cho việc xây thành, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của đất nước và biết trọng người hiền tài. - An Dương Vương cho xây thành “rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc” → Tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của An Dương Vương. - Khi Rùa Vàng từ biệt trở về, An Dương Vương lo lắng hỏi: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?” → Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu và tinh thần cảnh giác cao độ. - Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược. ⇒ Thông qua các chi tiết hư cấu, tưởng tượng (cụ già, Rùa Vàng) truyện đã xây dựng thành công hình tượng vua An Dương Vương - một vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, được sự đồng tâm, giúp đỡ của cả trời đất và nhân dân. Vị vua ấy luôn nhận được sự tôn trọng, ngợi ca của toàn thể nhân dân. 2. Những sai lầm của An Dương Vương, bi kịch tình yêu của Mị Châu, Trọng Thủy và bài học từ bi kịch mất nước. a) Những sai lầm của An Dương Vương - Chủ quan, mất cảnh giác: Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà, đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy và đồng ý cho Trọng Thủy ở rể.
  • 6. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 6 - Ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng, lơ là cảnh giác, xem thường kẻ địch: lúc giặc đến chân thành vẫn mải đánh cờ, cười nhạo kẻ thù. - Chi tiết An Dương Vương tự tay giết chết con gái thể hiện hành động quyết liệt, dứt khoát đứng về phía công lí và lợi ích chung của cả dân tộc, để cái chung lên trên tình riêng đó cũng là sự thức tỉnh muộn màng của An Dương Vương - Chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển đã huyền thoại hóa, bất tử hóa hình tượng vua An Dương Vương, qua đó, thể hiện sự traan trọng, cảm mến của nhân dân với nhà vua. b) Bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy - Nhân vật Mị Châu: + Hết lòng yêu thương, tin tưởng chồng: cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, khiến bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà hoàn toàn không biết. + Nhẹ dạ cả tin, chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân: bị giặc đuổi, đánh dấu đường cho Trọng Thủy lần theo + Bị kết tội là giặc, bị vua cha chém chết. Đó cũng là sự trừng trị nghiêm khắc cho sai lầm của Mị Châu + Lời thề của Mị Châu trước lúc chết cũng chính là lời thanh minh của nàng cho tấm lòng trong trắng của mình. + Mị Châu chết, máu hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch. Nàng không hóa than trọn vẹn trong một hình hài duy nhất mà nàng hóa thân – phân thân: máu chảy xuống biển, trai ăn phải hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch. Hình ảnh đó vừa thể hiện sự bao dung, thông cảm với sự trong trắng, ngây thơ, vô tình phạm tội; vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc trừng trị cùng bài học lịch sử vể giải quyết quan hệ giữa nhà với nước, chung với riêng. - Nhân vật Trọng Thủy: + Thời kì đầu: Trọng Thủy đóng vai trò là một tên gián điệp theo lệnh của vua cha sang làm rể → điều tra bí mật. + Thời gian ở Loa Thành: lừa Mị Châu để thực hiện âm mưu, chính sự chủ quan lơ là mất cảnh giác của An Dương Vương, sự ngây thơ cả tin, toàn tâm toàn ý với chồng của Mị Châu đó giúp y hoàn thành kế hoạch đen tối. + Khi Mị Châu chết, y ôm xác vợ khóc lóc, thương nhớ rồi tự tử. Đây chính là sự hối hận muộn màng của Trọng Thủy, đồng thời cho thấy Trọng Thủy cũng là một nạn nhân của cha mình. + Hình ảnh ngọc trai – giếng nước ở cuối chuyện là cách kết thúc hợp lí nhất cho câu chuyện và cho số phận đôi trai gái. Hình ảnh này chứng tỏ sự trong sáng của Mị Châu, sự hóa giải tình cảm của Mị Châu, Trọng Thủy ở thế giới bên kia và đó cũng chính là tấm lòng bao dung, thông cảm của nhân dân dành cho Mị Châu và Trọng Thủy.
  • 7. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 7 c) Bài học từ bi kịch mất nước - Đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, không chủ quan khinh thường trước bất cứ hoàn cảnh nào. - Luôn luôn đặt quan hệ riêng, chung cho đúng mực, phải đặt quyền lợi của dân tộc, đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, gia đình. III. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản - Mở rộng: Bài học dựng nước và giữ nước trong bối cảnh hiện nay. Uy-lít-xơ trở về I. Đôi nét về tác giả Hô-me-rơ - Hô-me-rơ tên thật là Mê-lê-xi-gien, là nghệ sĩ hát rong, là thi sĩ mù. Ông sinh ra bên nờ sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VII TCN, quê hương của nhà thơ chưa được xác định cụ thể. - Hô-me-rơ là nhà thơ lớn mở đầu cho lịch sử văn học cổ đại Hi Lạp, "cha đẻ của thơ ca Hi Lạp" - Sự nghiệp sáng tác: I-li-át và Ô-đi-xê, hai sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp, thường được coi là sáng tạo của Hô-me-rơ. II. Đôi nét về tác phẩm Uy-lít-xơ trở về 1. Hoàn cảnh ra đời a) Tác phẩm Ô-đi-xê - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm ra đời trong giai đoạn chiến tranh vừa kết thúc, người Hi Lạp bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng hòa bình, khát khao mở rộng địa bàn cư trú ra biển. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn Hi Lạp chuyển từ chế độ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, gia đình hình thành. - Ô-đi-xê gồm 12 110 câu, chia thành 24 khúc ca. Ô-đi-xê kể về cuộc hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau chiến thắng thành tờ-roa. Ô-đi-xê là bài ca về cuộc sống hòa bình. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh trí tuệ của con người. - Chủ đê của tác phẩm: Bài ca lao động, hòa bình, thể hiện cuộc sống và mơ ước của người Hi Lạp cổ đại trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên, mở rộng gia lưu, xây dựng cuộc sống gia đình,… b) Đoạn trích Đoạn trích thuộc khúc ca thứ 23 của sử thi Ô-đi-xê 2. Bố cục (2 phần) - Phần 1 (từ đầu đến "…người kém gan dạ"): Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật (nhũ mẫu Ơ-ri-clê, con trai Tê-lê-mác, Pê-nê- lốp, Uy-lít-xơ), Pê-nê-lốp thận trọng chưa chịu nhận chồng.
  • 8. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 8 - Phần 2 (còn lại): Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chồng. 3. Tóm tắt văn bản Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ "hồi quân" trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội. Qua màn thử thách về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp nhận ra chộng mình và hai vợ chồng Uy-lít-xơ đoàn tụ cùng nhau. 4. Giá trị nội dung Đoạn trích đề cao và ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người. Đồng thời, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp cổ đại chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ. 5. Giá trị nghệ thuật - Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể - Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi. - Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết. - Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích. III. Dàn ý phân tích Uy-lít-xơ trở về I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Hô-me-rơ và sử thi Ô-đi-xê - Khái quát vị trí, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích Uy-lít-xơ trở về: Đoạn trích thuộc khúc ca thứ 23 của sử thi Ô-đi-xê, kể lại những thử thách và giây phút đoàn tụ hạnh phúc của vợ chồng Uy-lít-xơ. II. Thân bài 1. Uy-lít-xơ trở về trong bộ dạng kẻ hành khất và thái độ của mọi người a) Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-cle tới Pê-nê-lốp - Nhũ mẫu Ơ-ri-cle:
  • 9. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 9 + Báo tin Uy-lít-xơ trở về + Thuyết phục Pê-nê-lốp: vết sẹo ở chân + Đánh cược bằng tính mạng của mình → Niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng trước sự trở về của Uy-lít-xơ. - Pê-nê-lốp: + Không tin, nghi ngờ đó không phải là Uy-lít-xơ, đưa ra phán đoán đó là một vị thần → Là người thận trọng, chung thủy với chồng, luôn luôn tỉnh táo và đề cao cảnh giác. + Phân vân, xúc động, không bác bỏ câu chuyện, xuống lầu không biết ứng xử như thế nào, lặng im, sửng sốt, nhìn đăm đăm, âu yếm. ⇒ Pê-nê-lốp là người thận trọng, tỉnh táo và biết kìm nén tình cảm của bản thân. b) Lời trách móc của Tê-lê-mác và thái độ của Pê-nê-lốp - Tê-nê-mác: + Ngay lập tức nhận cha + Trách móc mẹ gay gắt: trách mẹ tàn nhẫn với cha, độc ác, sắt đá. → Thương yêu cha, nôn nóng muốn gia đình đoàn tụ - Pê-nê-lốp: + Thận trọng giải thích, khẳng định sự phân vân trong lòng mình. + Tin rằng nếu đây đúng là Uy-lít-xơ thì cả hai sẽ sớm nhận ra nhau vì cả hai sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng ⇒ Pê-nê-lốp là người trí tuệ, thông minh, tỉnh táo. Đồng thời, nàng còn là con người rất thận trọng, tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng. - Uy-lít-xơ: + Mặc cảm về ngoại hình hiện tại: Hiện giờ cha còn bẩn thỉu, rách rưới nên mẹ con khinh ta. + Có niềm tin chắc chắn hai vợ chồng sẽ nhận ra nhau. → Uy-lít-xơ cao quý, nhẫn nại 2. Thử thách của Pê-nê-lốp dành cho Uy-lít-xơ và giây phút gia đình đoàn tụ. a) Cuộc đấu trí giữ Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ - Lời thử thách: + Mượn lời con nói với Uy-lít-xơ ngầm tỏ ý muốn thử thách Uy-lít-xơ. + Uy-lít-xơ mỉm cười chấp nhận thử thách. - Quá trình thử thách: + Pê-nê-lốp sai người khiêng giường ra + Uy-lít-xơ yêu cầu kê giường, trầm tĩnh miêu tả cặn kẽ, tỉ mỉ từng chi tiết của chiếc giường → Uy-lít-xơ giải mã được bí mật.
  • 10. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 10 ⇒ Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ là những người trí tuệ, thông minh, khôn khéo và nhạy bén. b) Khung cảnh đoàn tụ - Pê-nê-lốp: + Khi Uy-lít-xơ miêu tả chi tiết của chiếc giường cụ thể, tỉ mỉ: “bủn rủn chân tay”, “nước mắt chan hòa chạy lại ôm lấy cổ chàng”, bày tỏ lí do + Vui sướng đến tột cùng khi được gặp lại chồng: hình ảnh so sánh “dịu hiền… mong đợi” → Pê-nê-lốp là người phụ nữ thủy chung, son sắt với chồng, thông minh, thận trọng, khôn khéo trong cách ứng xử và là người đầy bản lĩnh - Uy-lít-xơ: ôm lấy vợ, khóc dầm dề, đoàn tụ sau 20 năm xa cách. → Uy-lít-xơ là người anh hùng với tình cảm gia đình sâu nặng. ⇒ Cảnh đoàn tụ đã thể hiện tình cảm gia đình sâu nặng, thủy chung và đầy tình nghĩa. 3. Nghệ thuật - Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể - Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi. - Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết. - Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích. III. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Thông qua đoạn trích, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa Hi Lạp thời cổ đại. Tấm Cám I. Đôi nét về tác phẩm Tấm Cám 1. Hoàn cảnh ra đời Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. 2. Bố cục (3 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám”): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm
  • 11. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 11 - Phần 2 (tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”): Con đường đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm - Phần 3 (còn lại): Hành động trả thù của Tấm 3. Tóm tắt Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống. Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây,Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua. Chim vàng anh quấn quýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão. Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời . 4. Giá trị nội dung Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng. 5. Giá trị nghệ thuật - Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt. - Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập. - Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo II. Dàn ý phân tích Tấm Cám I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích và đặc trưng của cổ tích thần kì. - Giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kì. Truyện kể về thân phận, con đường đi đến, đấu tranh và giữ gìn hạnh phúc của tấm, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác và ước mơ về công lí xã hội. II. Thân bài
  • 12. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 12 1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm a) Thân phận của Tấm - Số phận của Tấm: + Mẹ chết khi còn nhỏ tuổi + Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ - là mẹ đẻ của Cám + Tấm vất vả làm việc suốt ngày đêm → Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Đồng thời, cô cũng là cô gái hiền dịu và khát khao được vui chơi, hạnh phúc. - Bản chất của mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám + Mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ → Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng quyết liệt. Còn mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung. + Mâu thuẫn xã hội: Tấm là hiện thân của cái thiện, hiền lành, lương thiện. Còn mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, cái xấu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám xét đến cùng là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác. b) Con đường đến với hạnh phúc của Tấm - Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ xúc đầy giỏ, Cám lừa Tấm trút hết giỏ cá và nhận phần thưởng. Tấm khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm cá bống. - Mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, giết cá bống để ăn thịt. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. - Đi trẩy hội, Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp - Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu. → Mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn thụ động, không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ vào Bụt. ⇒ Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng. 2. Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm
  • 13. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 13 - Ngày giỗ bố, Tấm về nhà trèo lên cây cau, gì ghẻ chặt gốc cây, Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Cám được đưa vào cung thay Tấm. - Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/thì giặt cho sạch/phơi áo chồng tao/phơi lao phơi sào/chớ phơi bờ rào/rách áo chồng tao”, hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt. - Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào và tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra”. Hai mẹ con Cám đốt khung cửi. - Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị, Tấm trở lại với cuộc đời. - Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc → Mâu thuẫn xung đột ngày càng quyết liệt, dữ dội. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện. ⇒ Tấm từ một cô gái nhu mì, thụ động ngày càng trở nên chủ động đấu tranh để giữ hạnh phúc của mình. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. 3. Hành động trả thù của Tấm - Tấm trở về cung, trở lại làm hoàng hậu, ngày càng trở nên xinh đẹp - Cám muốn xinh đẹp như chị, Tấm chỉ cách cho Cám, bảo Cám xuống hố sâu rồi dội nước sôi vào hố. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết. ⇒ Hành động trả thù của Tấm là đích đáng, phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm, vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, hành động trả thù của Tấm phù hợp với quan niệm của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiaanjv ới cái ác bởi mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội, là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ người bóc lột và người bị bóc lột. Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống , quyền làm người. 4. Nghệ thuật - Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt. - Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập. - Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo III. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám
  • 14. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 14 - Mở rộng vấn đề: Tấm Cám nằm trang kiểu chuyện dân gian quen thuộc, phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, song Tấm Cám là câu chuyện đậm chất Việt Nam. Tam đại con gà I. Đôi nét về tác phẩm Tam đại con gà 1. Xuất xứ Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát. 2. Bố cục (3 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “mời đón về dạy trẻ”): Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên - Phần 2 (còn lại): Các tình huống mâu thuẫn gây cười 3. Tóm tắt Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà. 4. Giá trị nội dung - Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói dấu dốt – một thói xấu trong nội bộ nhân dân - Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi 5. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí. - Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp. - Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười. II. Dàn ý phân tích Tam đại con gà I. Mở bài
  • 15. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 15 - Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán. - Giới thiệu khái quát về truyện Tam đại con gà: Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát. II. Thân bài: 1. Cách giới thiệu nhân vật và mâu thuẫn trái tự nhiên: - Giới thiệu nhân vật chính – anh học trò dốt nát nhưng thích khoe chữ, “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt” - Có người mời anh ta về dạy trẻ → Mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt nhưng dấu dốt, thích khoe chữ. 2. Tình huống mâu thuẫn gây cười - Tình huống 1: + Gặp chữ “kê”, thấy mặt chữ nhiều, không biết chữ gì, học trò hỏi gấp, thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì” + Sợ sai, bảo học trò đọc khẽ + Thầy khấn thầm xin ba đài âm ở bàn thờ thổ công + Thổ công cho ba đài âm, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau ngồi bệ vệ trên giường, bảo trẻ đọc cho to. → Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín, lừa bịp trẻ con. Tiếng cười bật ra từ chính sự ngu dốt, sĩ diện, thích khoe khoang của thầy đồ. Đồng thời, qua đó phên phán sự dốt nát của thầy đồ. - Tình huống 2: + Khi bị bố học trò phát hiện, chất vấn, suy nghĩ của thầy đồ: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” → Lời tự nhủ hài hước, biết mình dốt nhưng không chịu thừa nhận. + Lời ngụy biện của thầy: Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà” để gỡ bí, lí sự cùn. → Tiếng cười bật lên từ sự vô lí, láu cá của thầy đồ. ⇒ Thầy đồ bộc lộ rõ bản chất là một kẻ dốt nát nhưng thích giấu dốt, thích khoe khoang, láu cá, sĩ diện. 3. Ý nghĩa tiếng cười - Phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại dấu dốt, thích khoe khoang - Phê phán thực trạng xã hội: dốt nát lại làm thầy - Khuyên nhủ mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi 4. Nghệ thuật
  • 16. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 16 - Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí. - Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp. - Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười. III. Kết bài - Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật - Bài học rút ra cho bản thân: Truyện vừa đem lại tiếng cười giải trí cho con người, đồng thời mang lại bài học sâu sắc, mỗi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của mình, không được dấu dốt, sĩ diện. Nhưng nó phải bằng hai mày I. Đôi nét về tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày 1. Xuất xứ Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng. 2. Tóm tắt Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”. 3. Giá trị nội dung Truyện phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng 4. Giá trị nghệ thuật - Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ - Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý - Sử dụng cách chơi chữ - Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu. II. Dàn ý phân tích Nhưng nó phải bằng hai mày I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán. - Giới thiệu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.
  • 17. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 17 II. Thân bài 1. Trước khi xử kiện - Viên lí trưởng nổi tiếng là người xử kiện giỏi - Cải và Ngô đánh nhau, mang nhau đi kiện, Cải lót trước cho thầy lí năm đồng, Ngô biện chè lá những mười đồng. → Mâu thuẫn xuất hiện từ trong chính cách giới thiệu nhân vật – viên quan ăn của đút lót lại nổi tiếng là người xử kiện giỏi. Tiếng cười hài hước, thâm thúy bật ra từ mâu thuẫn ấy. Đồng thời, từ mâu thuẫn này cũng gợi nên trong người đọc sự hứng thú, tò mò, lôi cuốn người đọc vào vụ xử kiện của lí trưởng. 2. Trong lúc xử kiện - Lí trưởng không cần điều tra, không cần xét hỏi mà ngay lập tức phán xét: “Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi” → Kết quả xử kiện của lí trưởng phụ thuộc vào số tiền đút lót của Cải và Ngô, ai đút nhiều hơn thì người ấy sẽ là người thắng kiện - Cải: xòe bàn tay phải năm ngón → Ý nói con đã đút cho thầy năm đồng, thầy phải xử con thắng kiện mới đúng → Phê phán hành động đút lót của Cải. Đồng thời, tiếng cười cũng bật lên đầy chua chát khi Cải vừa mất tiền lại vừa phải chịu phạt. - Lí trưởng: + Hành động: Xòe năm ngón tay trái, úp lên năm ngón tay phải trước mặt + Lời nói: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày” → Câu nói và hành động của viên lí trưởng ngầm ý nó đút bằng hai mày nên xử nó thắng là điều tất nhiên. Tiếng cười bật lên từ chính hành động và lời nói của viên lí trưởng. Câu nói đã sử dụng hình thức chơi chữ với chữ “phải”. ⇒ Phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng. 3. Nghệ thuật - Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ - Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý - Sử dụng cách chơi chữ - Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu. III. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa I. Đôi nét về tác phẩm Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa 1. Giá trị nội dung
  • 18. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 18 - Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca. - Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người. 2. Giá trị nghệ thuật - Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như… - Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,… - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao) - Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp - Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân II. Dàn ý phân tích Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa I. Mở bài - Giới thiệu về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… - Giới thiệu khát quát về chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa là chùm ca dao chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, đó là tiếng hát than thân, là những lời ca yêu thương, tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình… II. Thân bài 1. Ca dao than thân a) Bài 1 - “Thân em”: cách mở đầu quen thuộc trong lời than thân của người phụ nữ. Nó gợi nên âm điệu xót xa, ngậm ngùi. “Thân em” ở đây không phải để nói về một người phụ nữ cụ thể nào mà là lời chung của của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh tấm lụa đào: Hình ảnh tấm lụa đào gợi nên vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, đầy nữ tính → Người phụ nữ tự ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị cảu bản thân mình. - Cách sử dụng từ ngữ: + Từ láy “phất phơ”: gợi nên sự bấp bênh, chông chênh, vô định trong số phận, cuộc đời của người phụ nữ. + “Biết vào tay ai”: tạo cảm giác chới với, đắng cay của thân phận không thể tự lựa chọn, quyết định tương lai, hạnh phúc của bản thân mình.
  • 19. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 19 ⇒ Bài ca dao là lời than thân của người phụ nữ có thân phận bị phụ thuộc, chông chênh, vô định, không thể tự quyết định tương lai và hạnh phúc của bản thân mình. Đồng thời, qua đó, lên án, phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền tự do, hạnh phúc của con người và lên tiếng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ. b) Bài 2 - Mô-típ mở đầu quen thuộc, thường thấy trong ca dao “thân em”: người phụ nữ cất tiếng lời tự than cho số phận của mình. - Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ - hình ảnh “củ ấu gai”: + Miêu tả chân thực, chi tiết về củ ấu gai: ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen + Qua hình ảnh cụ ấu gai, tác giả gợi liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, vẻ bên ngoài họ vất vả, lam lũ, khó nhọc, nhem nhuốc nhưng bên trong họ tràn đầy vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất. → Người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp phẩm chất, trong trắng của mình,. - Hai câu cuối là lời mời mọc da diết của cô gái. Ẩn sau lời mời chàng trai nếm thử củ ấu gai của cô gái chính là khát khao của con người mong muốn được khẳng định cái chân giá trị, cái vẻ đẹp của mình. ⇒ Bài ca là lời ngậm ngùi xót xa của người phụ nữ. Đồng thời, bài ca còn là lời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. c) Bài 3 - Mô-típ mở đầu “trèo lên” quen thuộc trong ca dao. Song với cách nói “trèo lên cây khế nửa ngày” là một cách nói đặc biệt, bất bình thường. Qua đó, thể hiện hiện tâm trạng thất thần, vẩn vơ, không thể tập trung vào bất cứ việc gì của chàng trai mắc bệnh “tương tư”. - Sử dụng câu hỏi tư từ “Ai làm chua xót lòng này khế ơi”: Câu hỏi tư từ cũng chính là lời bộc bạch của chàng trai. Đại từ “ai” là đại từ phiếm chỉ, ngầm ý nhắc tới những thứ dã chia cát tình duyên của chàng. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi lòng ngậm ngùi, chua xót của chàng trai khi bị chia cắt tình duyên. - Sử dụng các cặp hình ảnh đối lập: sao Hôm – sao Mai, mặt trăng – mặt trời → Sự xa xôi, cách trở trong tình yêu → Mặc dầu lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung bền vững. Cái tình ấy được nói lên bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ (mặt trặng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai).Điểm đặc biệt của những hình ảnh nghệ thuật này là tính bền vững, không thay đổi trong quy luật hoạt động của nó. Lấy cái bất biến của vũ trụ, của thiên nhiên để khẳng định cái tình thuỷ chung son sắt của lòng người chính là chủ ý của tác giả dân gian. - Hai câu cuối như lời giãi bày trực tiếp của chàng trai: + “Ta” và “Mình” thể hiện sự thân thiết gắn bó giữa hai người, thể hiện sự gần gũi thân thiết .
  • 20. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 20 + Hình ảnh so sánh, ẩn dụ “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: Sao Vượt là tên cổ của sao Hôm. Nó thường mọc sớm vào buổi chiều, lên đến đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc. Vì thế câu thơ cuối "Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời" như là một lời khẳng định về tình nghĩa thuỷ chung son sắt và ý chí quyết tâm vượt qua những rào cản của tình yêu. Câu thơ là một lời nhắn nhủ với bạn tình, đồng thời cũng là một khát khao mong tình yêu có thể cập đến bền bờ hạnh phúc. ⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng cảm đối với những cảm xúc, nỗi niềm tâ, sự của chàng trai. Đồng thời, thể hiện sự trân trọng, ca ngợi những phẩm chất đáng quý ở chàng trai: thủy chung, son sắt. 2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa a) Bài 4 - 10 câu đầu: Cách thể hiện gián tiếp những cung bậc cảm xúc khác nhau + Nghệ thuật điệp cấu trúc nghi vấn “khăn thương nhớ ai” → Nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ triền miên, không ngừng không nghỉ và là lời tự vấn của nhân vật trữ tình + Hình ảnh “khăn” • Là vật trao duyên, tri kỉ, gợi kỉ niệm nhớ thương. Chiếc khăn là vật dụng quấn quýt với người con gái, cùng chia sẻ với họ bao nỗi niềm • Nghệ thuật đảo thanh và dùng hình ảnh vận động đảo ngược, trái chiều chủa chiếc khăn: rơi xuống, vắt lên, → Tâm trạng ngổn ngang, trăm mối tơ vò của chủ thể trữ tình, nỗi nhớ như bao trùm, phủ kín, bủa vây khắp không gian. • Hình ảnh “khăn chùi nước mắt”: cảnh khóc thầm, đau khổ đáng thương của biết bao cô gái. ⇒ Mượn hình ảnh chiếc khăn, tác giả dân gian đã thể hiện nỗi nhớ triền miên, bâng khuâng, da diết, mang đậm màu sắc nứ tính của cô gái. + Hình ảnh “đèn” • Nỗi nhớ được đo theo nhịp thời gian, nhớ từ ngày đến đêm, nỗi nhớ kéo dài triền miên. • Hình ảnh “đèn không tắt”: con người trằn trọc thâu đêm với nỗi nhớ đằng đẵng với thời gian. + Hình ảnh “mắt” • Cô gái tự hỏi chính mình với nỗi ưu tư vẫn còn nặng trĩu: “Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên” • “Mắt ngủ không yên”: Khắc họa hình ảnh con người thao thức, trằn trọc, lo lắng, bất an trong đêm.
  • 21. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 21 → Mười câu thơ đầu với nghệ thuật điệp và cách sử dung các hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã khắc họa thành công những cung bậc nhớ thương của cô gái khi yêu. - Hai câu cuối: Cách thể hiện trực tiếp những cảm xúc. + Đại từ nhân xưng “em” cho thấy chủ thể trữ tình đang trực tiếp bày tỏ cảm xúc của mình. + “Không yên một bề”: nỗi bất an, lo lắng trong lòng cô gái → Hai câu cuối trào ra một nỗi lo lắng, bất an cho hạnh phúc lứa đôi. Hạnh phúc ấy thường bấp bênh bởi lẽ trong xã hội phong kiến, tình yêu tha thiết không chắc rằng sẽ đến được hôn nhân. ⇒ Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương thể hiện qua nỗi nhớ chan chứa tình người, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái Việt Nam. Đồng thời, qua đó lên án, phê phán, tố cáo xã hội phong kiến khoong đem lại hạnh phúc cho con người với quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. b) Bài 5 - Hình ảnh “sông: gợi không gian xa cách, là khoảng không ngăn cách tình yêu, hạnh phúc đôi lứa. - “Sông rộng một gang”: Cách nói phóng đại, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí trong tình yêu. → Ước muốn táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt trong lòng cô gái. - Hình ảnh “cầu dải yếm”: + “Cầu” là khoảng không gian gần gũi, quen thuộc là nơi gặp gỡ, hẹn hò của các chàng trai, cô gái + “Cầu dải yếm” là cầu do chính cô gái bắc cho người mình yêu, mềm mại, uyển chuyển. → Sự chủ động, táo bạo nhưng cũng không kém phần tế nhị, duyên dáng, kín đáo của cô gái ⇒ Bài ca dao thể hiện sự đồng tình, ủng hộ với những khát vọng tình yêu mãnh liệt, táo bạo của người phụ nữa. Đồng thời, qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữa, chủ động, táo bạo trong tình yêu nhưng vẫn không kém phần duyên dáng, tế nhị. c) Bài 6 - Hai câu đầu: + Hình ảnh “gừng cay” – “muối mặn” • Muối, gừng là những gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt, nó còn là vị thuốc chữa bệnh, là hương vị của tình người. • Biểu tượng cho tình nghĩa, sự gắn bó thủy chung của con người. + Từ ngữ chỉ khoảng thời gian dài, mang tính ước lệ: ba năm, chín tháng
  • 22. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 22 → Hai câu đầu, mượn hình anh của gừng và muối, tác giả dân gian muốn thể hiện sự thủy chung, gắn bó trong tình nghĩa vợ chồng. Đồng thời, những hình ảnh đó còn thể hiện những khó khăn, vất vả, thiếu thốn mà vợ chồng đã cùng nhau trải qua. - Hai câu kết: + Đại từ xưng hô: “đôi ta” dùng để chỉ đôi lứa yêu nhau hoặc vợ chồng. + Thành ngữ “nghĩa nặng tình dày”: sự thủy chung son sắt, nghĩa tình sâu nặng của vợ chồng. + “Ba vạn sáu ngàn ngày” ý chỉ cả một đời người. Nhấn mạnh tình yêu, sự thủy chung của hai người, chỉ có cái chết mới có thể khiến họ chia lìa, rời xa nhau. ⇒ Bài ca dao đã thể hiện tình nghĩa thủy chung, gắn bó bền vững của tình cảm vợ chồng khi đã cùng nhau trải qua những cay đắng, khó khăn, vất vả của cuộc đời. III. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của ca dao nói chung và ca dao than thân, yêu thương tình nghãi nói riêng. - Thái độ, tình cảm của bản thân: Ca dao là nét đẹp văn hóa, tinh thần của con người, đất nước Việt Nam. Qua những câu ca dao làm chúng ta thêm yêu, thêm quý những giá trị văn hóa từ ngàn đời nay của dân tộc. Ca dao hài hước I. Đôi nét về tác phẩm Ca dao hài hước 1. Giá trị nội dung Chùm ca dao hài hước thể hiện tiếng cười với tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của những người nhân dân lao động Việt Nam và qua đó, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. 2. Giá trị nghệ thuật - Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có giá trị khái quát cao. - Ngôn ngữ giản dị, đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc - Biện pháp tu từ: ngoa dụ, nói quá, đối lập, tương phản, trùng điệp, nói giảm nói tránh… II. Dàn ý phân tích Ca dao hài hước I. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về thể loại ca dao: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… - Giới thiệu về chùm ca dao hài hước: Với tiếng cười trào lộng, hóm hỉnh, chùm ca dao hài hước thể hiện tiếng cười lạc quan, yêu đời trong ca dao, đồng thời qua đó phê phán, lên án những thói hư, tật xấu trong xã hội.
  • 23. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 23 II. Thân bài 1. Bài 1: Ca dao hài hước – tự trào a) Hình thức kết cấu - Hình thức đối đáp - Cặp đại từ nhân xưng: Anh – em - Dấu hiệu nhận biết: gạch đầu dòng → Hình thức đối đáp được thể hiện rất nhiều, là hình thức phổ biến trong ca dao nhất là trong những cuộc vui đùa hay hát dao duyên của trai gái. Ở đây, lời đối đáp cất lên như trong chặng hát cưới của dân ca. Theo tục lệ của Việt Nam, cưới xin không thể thiếu sính lễ dẫn cưới. b) Lời dẫn cưới của chàng trai - Cách nói phóng đại, khoa trương: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò → Lối nói thường gặp trong ca dao, thể hiện ước muốn có được lễ vật sang trọng để xứng với tình yêu của cô gái dành cho mình. - Lối nói giảm dần: voi, trâu, bò, chuột béo → Hành trình từ tưởng tượng về với thực tại, về với hiện thực của chàng trai. - Cách nói đối lập: dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân → Chàng trai là người cẩn thận, biết quan tâm, lo lắng cho gia đình của cô gái. Đồng thời, chàng trai còn là người khéo léo, giải thích có lí, có tình, thông minh, hóm hỉnh nên dễ tạo được thiện cảm với mọi người nhất là với cô gái. - Quyết định dẫn cưới của chàng trai: Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo mời dân mời làng + Miễn: cứ có là được + Con chuột béo: Loài vật nhỏ bé, có hại và bị người nông dân ghét bỏ, là hình ảnh đối lập với “thú bốn chân” – hình ảnh gợi nên những con vật to lớn, có giá trị + Sự hóm hỉnh: Từ trước đến nay, chưa có ai lấy chuột làm vật dẫn cưới và chuột cũng không thể đủ để mời dân mời làng → Cách nói hóm hỉnh, hài hước, thông minh thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của chàng trai c) Lời thách cưới của cô gái - Thái độ của cô gái: + Không ngạc nhiê,, “lấy làm sang”, qua đó thể hiện sự ý nhị, khiêm tốn của cô gái + Thông cảm, thấu hiểu hoàn cảnh của chàng trai: “Nỡ nào em lại phá ngang” + Tự tin nói lời thách cưới của mình: Một nhà khoai lang
  • 24. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 24 → Với nghệ thuật đối lập, người ta – nhà em, lợn gà – một nhà khoai lang lời thách cưới của cô gái đã thể hiện sự thông minh, dí dỏm và sự cảm thông sâu sắc của cô gái đối với chàng trai - Cách sử dụng lễ vật thách cưới với cách nói giảm dần: + Củ to: mời làng + Củ nhỏ: họ hàng ăn chơi + Củ mẻ: con trẻ ăn giữ nhà + Củ rím, củ hà: cho lợn, cho gà → Cô gái là người đảm đang, tháo vát, đậm tình nghĩa với láng giếng, họ hàng, gia đình ⇒ Thông qua lời dẫn cưới của chàng trai và lời thách cưới của cô gái đã cho chúng ta thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo túng. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc – tình nghĩa cao hơn của cải. Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cô gái thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cô là người coi trọng tình nghĩa hơn của cải. 2. Tiếng cười châm biếm, phê phán a) Bài 2 - Đối tượng châm biếm: bậc nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai. - Nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập: + Tư thế “khom lưng, chống gối”: gắng hết sức mình, gợi liên tưởng tới công việc nặng nhọc, vất vả + Hành động “gánh hai hạt vừng”: hành động nhỏ bé, tầm thường → Tiếng cười hài hước, châm biếm vang lên → Chế giễu loại đàn ông tầm thường, yếu đuối, không đáng sức trai, không nên làm nam nhi ⇒ Tiếng cười không nhằm đả kích mà dùng để nhắc nhở nhau tránh xa những thói hư tật xấu mà con người ta thường mắc phải. b) Bài 3 - Nghệ thuật tương phản, đối lập: + chồng người – chồng em + Đi ngược về xuôi – ngồi bếp sờ đuôi con mèo → Thể hiện sự ngưỡng mộ “chồng người” tháo vát, tài giỏi. Đông thời, thể hiện sự thất vọng, buồn bã trước sự lười nhác, chỉ biết quang quẩn ở nhà của “chồng em” ⇒ Bài ca dao nhằm phê phán, chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có ý chí. Đồng thời, đó là bài học về phẩm chất, lối sống cho những người nam nhi c) Bài 4
  • 25. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 25 - Hình ảnh người vợ: + Lỗ mũi mười tám gánh lông – râu rồng trời cho + Ngáy o o – ngáy cho vui nhà + Hay ăn quà – đỡ tốn cơm + Đầu rác rơm – hoa thơm → Chân dung người phụ nữ xấu, vô duyên, thói quen xấu và luộm thuộm trong cách ăn ở. - Nghệ thuật: + Cường điệu, phóng đại, nói quá, so sánh + Điệp cấu trúc câu “chồng yêu chồng bảo” → Tạo âm hưởng vui đùa, bỡn cợt, thích thú trong lòng người đọc, người nghe. ⇒ Bài ca dao với tiếng cười mua vui, giải tria nhưng vẫn hàm chứa một ý nghĩa châm biếm, châm biếm, nhắc nhở nhẹ nhàng những người phụ nữ đoảng trí, vô duyên và châm biếm những ông chồng yêu chiều vợ quá mức, nhìn thấy gì cũng hay cũng đẹp. III. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao hài hước: Bằng nghệ thuật trào lộng, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười tự trào và tiếng cười châm biếm, phê phán đã thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh sâu sắc của nhân dân lao động dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả. Tỏ lòng (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão) I. Đôi nét về tác giả Phạm Ngũ Lão - Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320 tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Âu Thị, tỉnh Hưng Yên) - Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn: ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, làm đến chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Là tướng võ nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ. - Phạm Ngũ Lão sống trong thời đại nhà Trần với nhiều chiến công rực rỡ và sự nghiệp lớn lao. - Các tác phẩm chính: ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước nhưng hiện nay chỉ còn lại hai tác phẩm bằng chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương) II. Đôi nét về tác phẩm Tỏ lòng 1. Hoàn cảnh sáng tác - Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần với hào khí Đông A ngút trời
  • 26. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 26 - Bài thơ là loại thơ “nói chí tỏ lòng” qua bài thơ mà bày tỏ và thể hiện nỗi lòng cùng chí hướng của người viết. 2. Bố cục (2 phần) - Phần 1 (2 câu đầu): Hình tượng con người và quân đội thời Trần - Phần 2 (2 câu còn lại): Nỗi lòng của tác giả 3. Giá trị nội dung Bài thơ mang vẻ đẹp hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả. 4. Giá trị nghệ thuật - Ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ giàu sức khái quát. - Bút pháp nghệ thuật phóng đại, so sánh cùng âm hưởng khi hào hùng, mạnh mẽ, khi trầm lắng, suy tư để lại dư âm trong lòng người đọc. III. Dàn ý phân tích Tỏ lòng I. Mở bài - Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương) - Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại. II. Thân bài 1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần a) Hình tượng con người thời Trần - Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo → Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc - Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông → Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc - Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu → Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài. ⇒ Như vậy: + Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội + Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.
  • 27. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 27 + Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng b) Hình tượng quân đội thời Trần - “Tam quân” (ba quân): tiền quâ, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu - Sức mạnh của quân đội nhà Trần: + Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân + “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn. → Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần ⇒ Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao. 2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả - Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở - Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ. - Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”: + Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác + Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế. → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử ⇒ Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông III. Kết bài - Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
  • 28. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 28 - Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng. Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) I. Đôi nét về tác phẩm Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43) 1. Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) Bài thơ là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục Bảo kính cảnh giới (thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập) 2. Bố cục - Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè - Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Tấm lòng và mong ước của nhà thơ. 3. Giá trị nội dung - Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè - Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. 4. Giá trị nghệ thuật - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm - Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. - Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả. II. Dàn ý phân tích Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43) I. Mở bài - Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng, một nhà văn hóa lớn, ông đã để lại cho lớp lớp thế hệ sau một sự nghiệp văn học vĩ đại - Bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) phản ánh vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, con người của nhà thơ. Và qua đó, chúng ta sẽ có những cảm nhận về tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của tâm hồn Ức Trai II. Thân bài 1. Bức tranh cảnh ngày hè - Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ + Hình ảnh thơ: hoa hòe, thạch lựu, hồng liên + Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên - những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
  • 29. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 29 + Sử dụng các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật được miêu tả với những động từ mạnh thể hiện một sức sống mãnh liệt như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy. → Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, quen thuộc, độc đáo và có sự phá cách, khác hẳn với những hình ảnh thơ mang tính ước lệ, tượng trưng vốn thường được sử dụng trong Đường thi - Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người + Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá + Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương + Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người. - Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người: + Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống. + Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động. ⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài. 2. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - Tình yêu thiên nhiên say đắm: Nguyễn Trãi đã cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên rất tinh tế bằng nhiều giác quan: + Thị giác: cảm nhận được màu sắc của hòe, của thạch lựu + Khứu giác: cảm nhận được mùi hương của hoa sen + Thính giác: nghe được tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá - Mong ước của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc: + Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng nhà thơ luôn nghĩ về dân, về nước. Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi. + Câu thơ 6 tiếng, ngắn gọn kết thúc bài thơ như làm dồn nén lại cảm xúc. + Nghệ thuật: sử dụng điển cố điển tích
  • 30. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 30 ⇒ Đằng sau vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè đó chính là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai. Đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước, nhân dân và mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thái bình, hạnh phúc cho muôn dân. III. Kết bài Thông qua bức tranh cảnh ngày hè được tác giả miêu tả độc đáo, tỉ mỉ đddaxcho chúng ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước, đặc biệt là tấm lòng ái nước, thương dân của ông. Đồng thời, bài thơ còn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, độc đáo và cách kết thúc bài thơ với câu thơ lục ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho toàn bài. Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) I. Đôi nét về tác phẩm Nhàn 1. Xuất xứ Nhàn là bài thơ Nôm số 73, trong Bạch Vân quốc ngữu thi. Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt 2. Bố cục (4 phần) - Phần 1 (hai câu đề): Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phần 2 (hai câu thực): Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Phần 3 (hai câu luận): Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà. - Phần 4 (hai câu kết): Triết lí sống nhàn 3. Giá trị nội dung Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. 4. Giá trị nghệ thuật - Sử dụng phép đối, điển cố - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà giàu tính triết lí - Nhịp thơ chậm rãi, nhẹ nhàng như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc. II. Dàn ý phân tích Nhàn I. Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và phong cách thơ của ông: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của văn học dân tộc với tập thơ chữ nôm nổi tiếng Bạch Vân quốc ngữ thi. Thơ ông mang đậm tính triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. - Giới thiệu về bài thơ “Nhàn”: “Nhàn” là bài thơ Nôm số 73 trong Bạch Vân quốc ngữ thi, là lời tâm sự nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc về quan niệm sống nhàn của tác giả. II. Thân bài 1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • 31. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 31 - Liệt kê các danh từ: mai, cuốc, cần câu → Những vật dụng gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Từ đó, gợi nên hình ảnh của một người nông dân. - Điệp số từ: một → Thể hiện sự cứng cỏi, chắc chắn, kiên định, sẵn sàng nhưng bước đi vẫn bộc lộ sự an nhàn của tác giả, vừa đi vừa đếm - Từ láy “thơ thẩn” thể hiện trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung điềm nhiên, thanh thản, trạng thái thoải mái không vướng bận, ưu tư, phiền muộn. - Cách ngắt nhịp: 2/2/3 thể hiện phong thái tự tại, ung dung, thanh thản → Hình ảnh nhà thơ hiện lên như một người nông dân với các dụng cụ lao động . Mai để đào đất,cuốc để vun xới và cần câu để câu cá.Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động nhưng đi vào trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có cái ung dung, tự tại, có cái thanh nhàn thư thái riêng của một người đang rất nhàn rỗi. ⇒ Cuộc sống ung dung, tự tại, giản dị trong triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng. + “Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, quyền quí, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt, hãm hại nhau. + “Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi. - Ở đây tác giả tự nhận mình là dại, cho người là khôn nhưng thực chất đó là cách nói ngược, hàm ý. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng viết “ Khôn mà hiểm độc ấy khôn dại Dại vốn hiền lành ấy dại khôn” - Nghệ thuật đối: + Ta – người + Dại – khôn + Nơi vắng vẻ - chốn lao xao → Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo nên hệ thống từ ngữ đối lập nhau nhằm bộc lộ rõ thái độ của mình: Khẳng định phương châm sống của mình pha chút mỉa mai với người khác, cho thấy sự khác biệt giữa ông và những người khác đó là cách lựa chọn cho mình một cuộc sống “ lánh đục tìm trong” ⇒ Hai câu thơ thể hiện quan niệm sống nhàn của tác giả là tránh xa vòng danh lợi, chen đua, bụi trần để giữ cho nhân cách mình thanh cao. 3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà. - Thức ăn là những món ăn dân dã, quen thuộc: Măng trúc (mùa thu), giá (mùa đông)
  • 32. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 32 - Sinh hoạt rất đời thường, tự nhiên, thoải mái, có sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên: Tắm hồ sen (mùa xuân), tắm ao (mùa hạ) - Cách ngắt nhịp: 4/3 nhịp nhàng → Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của thi nhân tuy đạm bạc mà rất thanh cao. Đạm bạc là những thức ăn quê mùa dân dã như măng trúc, giá đỗ, sinh hoạt cũng như mọi người, cũng tắm hồ, tắm ao nhưng cuộc sống này không hề khắc khổ, đạm bạc mà thanh nhã, chan hoà với thiên nhiên. ⇒ Sự hài lòng với cuộc sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao, hòa quyện với thiên nhiên suốt bốn mùa của tác giả 4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn - Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao → Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm. - “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn, dường như đã tiên liệu ngay từ khi chọn lối sống của một người tự cho mình là “dại” → Cái nhìm của một bậc đại nhân đại trí. - Cách ngắt nhịp 2/5 ở câu thơ cuối gợi cảm nhận phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, một giấc mơ mà thôi ⇒ Hai câu thơ thể hiện triết lí sống “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: + Sống giản dị, ung dung, tự tại, hòa hợp với tự nhiên, thanh cao. + Tránh xa cuộc sống đua chen danh lợi, bụi trần, giữ lấy nhân cách thanh cao ⇒ Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: sống thanh cao, hòa hợp với thiên nhiên, không màng danh lợi, phú quý III. Kết bài Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ: Với cách sử dụng ngôn ngữu giản dị mà giàu triết lí cùng cách nói đối lập, bài thơ đã dựng nên chân dung cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hào hợp với thiên nhiên, cốt cách thanh cao, không màng danh lợi. Tác giả Nguyễn Du - Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. - Quên quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du. - Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân Tải bản FULL (63 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 33. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 33 khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống. - Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. - Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm: + Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục. + Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn - Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả + Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. + Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) I. Đôi nét về tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) 1. Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề bài thơ - Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc. - Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí) + Kí: những ghi chép + Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh → “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh) 2. Bố cục (4 phần) Bài thơ được chia thành 4 phần theo bố cục: đề - thực – luận – kết 3. Giá trị nội dung Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp 4. Giá trị nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ Tải bản FULL (63 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 34. Trường THPT Nam Duyên Hà Tổ Văn 34 - Hình ảnh thơ hàm súc, giàu giá trị biểu tượng II. Dàn ý phân tích Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) I. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du: Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghãi lớn của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm. - Giới thiệu về “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí): Đọc Tiểu Thanh kí là một trong số những sáng tác bằng chữ Hán tiêu biểu của Nguyễn Du, thể hiện cảm xúc, suy tư của ông về số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đồng thời, qua đó giuwps chún ta có cảm nhận sâu sắc về tấm lòng nhân đọa của ông. II. Thân bài 1. Hai câu đề - Hình ảnh thơ đối lập giữ quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển(vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang) - Động từ “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết → Câu thơ gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khư và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ nay đã thành bãi đất hoang rồi. Từ đó, gợi sự xót xa trước sự đổi thay, sự tàn phá của thời gian đối với cái đẹp. - Cách sử dụng từ ngữ: độc điếu (một mình viếng) – nhất chỉ thư (một tập sách). → Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn nhưng cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh ⇒ Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh hoaong tàn, đó cũng chính là nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh. 2. Hai câu thực - Nghệ thuật hoán dụ: + Son phấn: tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ + Văn chương: tượng trưng cho tài năng. - Từ ngữ diễn tả cảm xúc: hận, vương - “Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh ⇒ thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc. → Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. → Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ. 3. Hai câu luận 6522399