SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tuần: 01 Ngày soạn : 18/08/2013
Tiết: 01 Ngày dạy : 21/08/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được khái niệm thông tin.
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Học sinh có thể cho các ví dụ về thông tin, ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con
người.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Hằng ngày, con người không ngừng thu thập, trao đổi thông tin với
nhau. Và thông tin không chỉ được trao đổi trong một phạm vi giới hạn mà còn có thể trao đổi trên
phạm vi rộng đó là trên toàn thế giới. Để có thể trao đổi thông tin rộng rãi con người cần phải có sự
trợ giúp của máy tính điện tử, từ đó ngành tin học phát triển rất mạnh mẽ. Vậy thông tin là gì? Hoạt
động thông tin của con người gồm những quá trình nào? Chúng ta vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin
Gv: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn
tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Gv: Nêu ra một số ví dụ
+ Mỗi buổi tối các em luôn được theo dõi
chương trình thời sự trên Tivi giúp các em biết
được các tin tức thời sự trong nước và quốc tế.
+ Hay các bài báo, bản tin…
+ Thông tin về một nhân vật nào đó (họ tên,
ngày tháng năm sinh, quê quán…)
+ Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao
thông
Hs: Lắng nghe.
Gv: Vậy thông tin là gì?
Hs: Trả lời
1. Thông tin là gì?
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 1
§1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Gv: Yêu cầu 1 Hs nhắc lại.
Gv: Em hãy nêu 1 ví dụ cụ thể về thông tin.
Hs: Trả lời.
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu
biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…)
và về chính con người.
Ví dụ:
+ Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra
chơi hay vào lớp.
+ Các bài báo viết về tệ nạn xã hội giúp các em
thấy được tác hại và hậu quả của các tệ nạn đó
đối với xã hội, cộng đồng.
Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc
sống của con người vì nó đem lại cho con người
sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính
con người.
Hs: Lắng nghe
Gv: Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn phải
lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin. Ta gọi chung
là hoạt động thông tin.
Gv: Vậy hoạt động thông tin là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Lấy ví dụ:
+ Khi đi đường em gặp tín hiệu xanh đỏ của
đèn tín hiệu giao thông nhưng em không chấp
hành thì thông tin em tiếp nhận được không được
em xử lí rõ ràng, dẫn đến việc vi phạm an toàn
giao thông.
+ Khi được thầy cô giáo dặn dò tiết sau kiểm
tra 15phút, em tiếp nhận thông tin đó nếu em xử lí
tốt (cố gắng ôn tập) thì sẽ đạt kết quả cao. Ngược
lại, em xử lí không tốt (không ôn bài) thì sẽ đạt
kết quả thấp.
Gv: Như vậy, theo em trong hoạt động tin học
(gồm tiếp nhận, lưu trữ , trao đổi và xử lí thông
tin) quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất?
Vì sao?
Hs: Trả lời
Gv: Giới thiệu mô hình quá trình xử lí thông tin.
Hs: Theo dõi
Gv: Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin
vào. Thông tin sau xử lí được gọi là thông tin ra.
Gv: Lấy ví dụ giải thích rõ thông tin vào, thông
tin ra.
Gv: Ngoài ra, lưu trữ và truyền thông tin làm
cho thông tin được tích luỹ và nhân rộng.
2. Hoạt động thông tin của con người:
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao
đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động
thông tin.
- Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin
đóng vai trò quan trọng nhất, nó đem lại sự hiểu
biết cho con người.
- Mô hình quá trình xử lí thông tin:
4. Củng cố:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 2
Xử lí
Thông tin vào Thông tin ra
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Gv nêu câu hỏi:
- Thông tin là gì? Cho ví dụ.
- Hoạt động thông tin gồm những quá trình nào? Trong đó, quá trình nào đóng vai trò quan
trọng nhất? Vì sao?
- Vẽ mô hình quá trình xử lí thông tin?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Đọc trước Phần 3 (SGK/5)
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 3
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tuần: 01 Ngày soạn : 18/08//2013
Tiết: 02 Ngày dạy : 21/08/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được nhiệm vụ chính của tin học.
- Nắm được vai trò của máy tính điện tử đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Qua phần 1, phần 2 chúng ta đã nắm được khái niệm thế nào là thông tin?
Hoạt động thông tin của con người gồm các quá trình: tiếp nhận, xử lí, trao đổi và truyền thông tin.
Trong các quá trình đó thì quá trình xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự
hiểu biết cho con người.
Vậy hoạt động thông tin và tin học liên quan đến nhau như thế nào? Nhiệm vụ chính của tin
học là gì? Và máy tính điện tử giúp con người những gì? Chúng ta đi tìm hiểu tiếp phần
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 3: Hoạt động thông tin và tin học.
Gv: Yêu cầu đọc phần 3/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành
trước hết là nhờ các giác quan và bộ não.
Gv: Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não
con người trong các hoạt động thông tin có giới hạn.
Chẳng hạn, chúng ta không thể thấy được những vật
quá bé (vi khuẩn, vi trùng…), nhìn được quá xa (các
hành tinh ngoài vũ trụ, vì sao…). Vì vậy, con người
không ngừng sáng tạo ra các công cụ, phương tiện
giúp mình vượt qua giới hạn đó.
Hs: Lắng nghe
Gv: Em hãy nêu một số phương tiện và công cụ giúp
con người vượt qua khả năng của các giác quan và bộ
não?
Hs: Trả lời.
3. Hoạt động thông tin và tin học:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 4
§1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Gv: Em có thể tính nhẩm nhanh với những con số lớn?
Hs: Trả lời.
Gv: Chúng ta không thể tính nhẩm nhanh với những
con số lớn.
Vì vậy, máy tính điện tử ra đời để hỗ trợ cho công
việc tính toán của con người. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ
con người trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống
như soạn thảo văn bản, trao đổi thông tin (Internet)…
Gv: Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày
càng phát triển mạnh mẽ.
Gv: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
Hs: Ghi bài.
- MTĐT là công cụ trợ giúp tính toán và
hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống.
- Một trong những nhiệm vụ chính của tin
học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt
động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ
giúp của máy tính điện tử.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
- Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
- Máy tính điện tử là gì?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Làm bài tập SGK/5.
- Đọc trước “Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin”
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 5
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tuần: 02 Ngày soạn : 23/08/2013
Tiết: 03 Ngày dạy : 26/08/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được các dạng thông tin, thông tin có thể được biểu diễn bằng
nhiều hình thức khác nhau.
- Học sinh nắm được dữ liệu là gì? Dạng biểu diễn thông là dãy bit (dãy nhị phân).
2. Kỹ năng:
- Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thông tin là gì? Cho ví dụ.
Câu 2: Hoạt động thông tin gồm những quá trình nào?
Câu 3: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về thông tin, hoạt động
thông tin của con người và biết được máy tính điện tử hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống cũng như nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt
động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.
Hằng ngày, con người thường trao đổi thông tin với nhau bằng ngôn ngữ hoặc có thể bằng
ký hiệu…đó chính là các cách mà con người dùng để biểu diễn thông tin của mình. Vậy máy tính
điện tử biểu diễn thông tin như thế nào? Hôm nay chúng ta vào bài học mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 1/SGK
Hs: Đọc bài.
Gv: Thông tin thì rất phong phú và đa dạng nhưng ở đây
chúng ta chỉ quan tâm đến 3 dạng thông tin cơ bản: văn
bản, hình ảnh, âm thanh.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Ba dạng thông tin trên cũng là ba dạng thông tin
chính trong tin học.
Gv: Lấy ví dụ về từng dạng thông tin để Hs phân biệt
được ba dạng thông tin chính ở trên.
Gv: Hãy cho 1 ví dụ về thông tin dạng văn bản, hình ảnh,
1. Các dạng thông tin cơ bản:
Ba dạng thông tin cơ bản:
- Dạng văn bản: chữ viết, ký hiệu
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 6
§2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
âm thanh?
Hs: Trả lời
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
∗
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK
Hs: Đọc bài
trong sách vở, báo chí…
- Dạng hình ảnh: hình vẽ minh hoạ
trong sách báo, ảnh chụp…
- Dạng âm thanh: tiếng đàn piano,
tiếng hát, tiếng chim hót…
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin
Gv: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
của con người vì nó đem lại cho con người sự hiểu biết về
thế giới xung quanh và về chính con người. Nhưng chúng
ta phải biết cách diễn đạt thông tin mình cần truyền đến
cho người khác đó chính là sự biểu diễn thông tin.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Ngoài các cách thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, âm
thanh thì thông tin còn có thể được biểu diễn bằng nhiều
cách khác. Ví dụ: những người khiếm thính dùng nét mặt,
cử chỉ hoặc ký hiệu để thể hiện những điều mình muốn
nói.
Gv: Hoạt động thông tin của con người gồm những quá
trình nào?
Hs: Trả lời
Gv: Theo em biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào?
Hs: Trả lời
Gv: Gọi 1 Hs nhận xét.
Hs: Nhận xét.
Gv: Lấy ví dụ.
Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
Gv: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi
hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin
nói riêng. Vì vậy, con người không ngừng cải tiến, hoàn
thiện và tìm kiếm các phương tiện biểu diễn thông tin mới.
Máy tính điện tử là công cụ con người sử dụng phổ biến
và hiện đại nhất hiện nay. Vậy thông tin trong máy tính
được biểu diễn như thế nào?
2. Biểu diễn thông tin:
a, Biểu diễn thông tin:
- Thông tin có thể được biểu diễn bằng
nhiều hình thức khác nhau.
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện
thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
b, Vai trò của biểu diễn thông tin:
Biểu diễn thông tin có vai trò quyết
định đối với mọi hoạt động thông tin của
con người.
Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính
Gv: Yêu cầu đọc phần 3/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác
nhau nên việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tuỳ theo
mục đích và đối tượng dùng tin có vai trò rất quan trọng.
Ví dụ: đối với người khiếm thính thì ta không thể dùng âm
thanh hoặc đối với người khiếm thị thì ta không thể dùng
hình ảnh để biểu diễn thông tin.
Gv: Máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng gì?
Hs: Trả lời.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
- Để máy tính có thể xử lý, thông tin
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 7
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Gv: Dãy bit (dãy nhị phân) bao gồm mấy ký hiệu? Đó là
những ký hiệu nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Giải thích hai ký hiệu 1 và 0 tương ứng với hai trạng
thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch
điện.
Gv: Dữ liệu là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Máy tính là công cụ trợ giúp con người trong hoạt
động thông tin chính vì vậy máy tính cần có những bộ
phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình:
+ Biến đổi thông tin đưa vào máy thành dãy bit.
+ Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng bit thành một
trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, âm
thanh và hình ảnh.
Gv: Lấy ví dụ.
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit
(còn gọi là dãy nhị phân) chỉ gồm hai
ký hiệu 0 và 1.
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong
máy.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
? Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ.
? Biểu diễn thông tin là gì?
? Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng gì?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Đọc trước “Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính?”
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 8
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tuần: 02 Ngày soạn : 24/08/2013
Tiết: 04 Ngày dạy : 27/08/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được các công dụng của máy tính đối với đời sống con
người.
- Học sinh nắm được sức mạnh của máy tính là phụ thuộc vào sự hiểu biết của
con người.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Nêu ba dạng thông tin chính trong tin học?
- Câu 2: Cho ví dụ minh hoạ biểu diễn thông tin bằng nhiều cách khác nhau.
- Câu 3: Dữ liệu là gì?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết máy tính là công cụ giúp con người giải quyết được
rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Vậy nhờ vào máy tính chúng ta có thể làm được những gì? Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu
về khả năng của máy tính và ta có thể dùng máy tính vào những việc gì cũng như những việc mà
máy tính chưa thể làm được. Chúng ta vào bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khả năng của máy tính
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 1/SGK
Hs: Đọc bài.
Gv: Hãy kể các khả năng của máy tính hỗ trợ con
người trong cuộc sống?
Hs: Trả lời.
Gv: Giải thích và cho ví dụ về từng khả năng của máy
tính.
Hs: Lắng nghe
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
1. Một số khả năng của máy tính:
Máy tính là một công cụ đa dụng và có
những khả năng to lớn:
- Khả năng tính toán nhanh.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 9
§3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ
NHỜ MÁY TÍNH
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
- Tính toán với tốc độ chính xác cao.
- Khả năng lưu trữ lớn.
- Khả năng làm việc không mệt mỏi.
Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Ta có thể dùng máy tính vào những công
việc gì?
Hs: Trả lời
Gv: Tóm lại và lấy ví dụ cho từng công việc .
Hs: Lắng nghe
Gv: Cho Hs ghi ý chính.
Hs: Ghi bài.
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc
gì?
- Thực hiện các tính toán
- Tự động hoá các công việc văn phòng. Ví
dụ: soạn thảo văn bản, dùng để thuyết trình.
- Hỗ trợ các công tác quản lý. Ví dụ: quản lý
thông tin các học sinh trong trường.
- Công cụ học tập và giải trí. Ví dụ: có thể
dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, nghe
nhạc, xem phim, vẽ tranh…
- Điều khiển tự động và robot
Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. Ví dụ: Khi
máy tính kết nối Internet ta có thể gửi thư điện tử,
trao đổi trực tuyến (chat)…
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
? Hãy kể các khả năng to lớn của máy tính?
? Em có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Trả lời câu hỏi SGK/13.
- Đọc trước phần tiếp theo của bài.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 10
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tuần: 03 Ngày soạn : 30/08/2013
Tiết: 05 Ngày dạy : 03/09/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được các công dụng của máy tính đối với đời sống con người.
- Học sinh nắm được sức mạnh của máy tính là phụ thuộc vào sự hiểu biết của con
người.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy kể các khả năng to lớn của máy tính?
Câu 2: Em có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 3: Máy tính và điều chưa thể
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Gv: Yêu cầu đọc phần 3/SGK
Hs: Đọc bài
Gv: Với tất cả những việc mà máy tính làm được như
ở trên thì ta thấy máy tính là một công cụ tuyệt vời.
Tuy nhiên, tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ
thuộc vào con người và do những hiểu biết của con
người quyết định.
Hs: Lắng nghe.
1. Một số khả năng của máy tính:
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những
việc gì?
3. Máy tính và điều chưa thể:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 11
§3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ
NHỜ MÁY TÍNH (tt)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Gv: Theo em máy tính đóng vai trò quyết định hay
con người?
Hs: Trả lời
Gv: Thực tế thì có nhiều việc mà máy tính vẫn chưa
thể làm được, chẳng hạn như phân biệt mùi vị, cảm
giác…Vì vậy máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn
con người.
Gv: Con người có khả năng tư duy còn máy tính thì
không, máy tính chỉ làm được những gì mà con người
chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. Đó là hạn chế lớn
nhất của máy tính.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
Hs: Ghi bài.
- Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào
con người và do những hiểu biết của con
người quyết định.
- Máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn
con người đặc biệt là chưa thể có năng lực
tư duy như con người.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
- Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Trả lời câu hỏi SGK/13.
- Đọc trước “Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính”
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 12
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tuần: 03 Ngày soạn : 30/08/2013
Tiết: 06 Ngày dạy : 03/09/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được quá trình ba bước.
- Nắm được cấu trúc của máy tính điện tử.
- Hiểu được chức năng của các thiết bị trong máy tính điện tử.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Máy tính có những khả năng gì?
Câu 2: Máy tính giúp con người những công việc gì?
Câu 3: Nêu hạn chế lớn nhất của máy tính?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Máy tính có khả năng rất to lớn và giúp con người các công việc
tưởng chừng như rất khó khăn. Vậy máy tính có cấu trúc như thế nào? Quá trình xử lí thông tin
trong máy tính được tiến hành ra sao? Và máy tính khởi động được nhờ đâu? Để hiểu được các vấn
đề trên chúng ta đi tìm hiểu bài tiếp theo:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Tìm hiểu mô hình quá trình ba bước
Gv: Nhắc lại mô hình quá trình xử lý thông tin?
Hs: Trả lời.
Gv: Quá trình xử lý thông tin có 3 bước. Trong
thực tế, nhiều quá trình có thể được mô hình hoá
thành một quá trình ba bước.
Gv: Giới thiệu mô hình ba bước.
Hs: Theo dõi.
Gv: Giải thích ý nghĩa từng bước.
Gv: Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ quá trình ba bước.
Hs: Lắng nghe
1. Mô hình quá trình ba bước:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 13
Nhập
(INPUT)
XỬ LÝ Xuất
(OUTPUT)
§4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM
MÁY TÍNH
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Gv: Em hãy lấy một ví dụ khác minh hoạ quá trình
ba bước.
Hs: Trả lời.
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. Ví dụ: Giải toán
- INPUT: Các điều kiện đã cho.
- Xử lí: Suy nghĩ, tính toán tìm lời giải.
- OUTPUT: Đáp số của bái toán.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc của máy tính.
Gv: Ngày nay, việc sử dụng máy tính rất phổ
biến ở từng nhà, cơ quan, trường học…với nhiều
chủng loại như máy tính để bàn, máy tính xách
tay, siêu máy tính…
Gv: Kích thước của các loại máy rất khác nhau
và ngày càng gọn nhẹ hơn, hiện đại hơn. Chẳng
hạn những máy vi tính thế hệ đầu tiên có kích
thước bằng cả một căn phòng, còn máy tính bây
giờ thì kích thước của máy tính đã được cải thiện
rất nhiều và chúng ta có thể đặt ở một góc bàn,
thậm chí có loại vừa bằng quyển sách mỏng hay
có loại nhỏ bằng bàn tay…
Hs: Lắng nghe.
Gv: Tuy nhiên, chúng đều được xây dựng trên
cơ sở một cấu trúc cơ bản gồm các khối chức
năng. Nêu các khối chức năng đó?
Hs: Trả lời
Gv: Giới thiệu từng khối chức năng.
Hs: Lắng nghe
Gv: Cho Hs ghi ý chính.
Hs: Ghi bài.
Gv: Các khối chức năng trên hoạt động dưới sự
hướng dẫn của các chương trình máy tính do con
người lập ra. Vậy chương trình là gì?
Hs: Trả lời
2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử:
∗ Cấu trúc máy tính gồm các khối chức
năng chủ yếu:
a, Bộ xử lí trung tâm (CPU): được coi là bộ não
của máy tính.
b, Bộ nhớ:
- Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ
liệu.
- Bộ nhớ được chia làm 2 loại:
+ Bộ nhớ trong.
+ Bộ nhớ ngoài.
- Đơn vị dùng để đo dung lượng nhớ là byte (1
byte = 8 bit)
c, Thiết bị vào/ra (Input/Output):
- Thiết bị vào (thiết bị nhập): bàn phím, chuột,
máy quét…
- Thiết bị ra (thiết bị xuất): màn hình, máy in,
loa,…
Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh,
mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần
thực hiện.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
? Nêu mô hình quá trình ba bước?
? Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng nào?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Trả lời câu hỏi SGK/19.
- Đọc trước Phần 3, 4 (SGK/17, 18)
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 14
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tuần: 04 Ngày soạn : 07/09/2013
Tiết: 07 Ngày dạy : 10/09/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được quá trình ba bước.
- Nắm được cấu trúc của máy tính điện tử.
- Hiểu được chức năng của các thiết bị trong máy tính điện tử.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu mô hình quá trình ba bước?
Câu 2: Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng nào?
3. Bài mới:
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về quá trình ba bước và các khối chức năng trong máy tính như
CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra. Vậy nhờ vào đâu mà máy tính hoạt động được? Chúng ta tiếp tục tìm
hiểu bài học tiết trước
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Máy tính là một công cụ xử lý thông tin
Gv: Nhờ các khối chức năng chính nêu trên máy tính
đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu.
Hs: Lắng nghe
Gv: Yêu cầu Hs chú ý vào hình SGK/17.
Hs: Quan sát
Gv: Giới thiệu mô hình hoạt động ba bước của máy
tính.
Gv: Giải thích rõ từng bước.
Hs: Lắng nghe
Gv: Chương trình là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến
3. Máy tính là một công cụ xử lý thông
tin:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 15
§4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM
MÁY TÍNH (tt)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương
trình.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
Hs: Ghi bài.
Quá trình xử lý thông tin trong máy
tính được tiến hành một cách tự động theo sự
chỉ dẫn của các chương trình.
Hoạt động 2: Phần mềm và phân loại phần mềm
Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 4 (SGK/17)
Hs: Đọc bài
Gv: Phần cứng là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Phần mềm là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Phần mềm đưa lại sự sống cho phần cứng.
Không có phần mềm thì phần cứng sẽ không thể
phát huy vai trò, tác dụng của mình.
Gv: Chẳng hạn, không có phần mềm thì màn
hình không thể hiển thị bất cứ gì, loa sẽ không
phát ra âm thanh, chuột, bàn phím sẽ không có
tác dụng…
Hs: Lắng nghe.
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
Gv: Phần mềm được chia làm mấy loại chính?
Hs: Trả lời
Gv: Đó là những loại nào?
Hs: Trả lời
Gv: Phần mềm hệ thống là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Phần mềm ứng dụng là gì?
Hs: Trả lời
Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài.
Hs: Ghi bài
4. Phần mềm và phân loại phần mềm:
a, Phần cứng, phần mềm là gì?
- Phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các
thiết bị vật lý kèm theo.
- Phần mềm là các chương trình máy tính, đưa
sự sống đến cho phần cứng.
b, Phân loại phần mềm:
Phần mềm có thể được chia làm 2 loại
chính:
- Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ
chức việc quản lý, điều phối các bộ phận chức
năng của máy tính. Phần mềm hệ thống quan
trọng nhất là hệ điều hành. Ví dụ: DOS,
WINDOWS 98, WINDOWS XP,…
- Phần mềm ứng dụng: là chương trình đáp
ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ:
phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ
hoạ,…
4. Củng cố:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 16
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Gv nêu câu hỏi:
1. Phần mềm là gì?
2. Có mấy loại phần mềm chính? Cho ví dụ.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài.
Trả lời câu hỏi SGK/19.
Đọc trước Bài thực hành 1: Làm quen với một số thiết bị máy tính.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 17
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Tuần: 04 Ngày soạn : 07/09/2013
Tiết: 08 Ngày dạy : 10/09/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân.
- Biết cách bật/tắt máy tính.
- Làm quen với bàn phím và chuột.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu quá trình mô hình ba bước? Cho ví dụ.
Câu 2: Nêu rõ cấu trúc chung của máy tính?
Câu 3: Phần mềm là gì? Phần mềm được chia làm mấy loại? Kể tên.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã nắm được các khối chức năng trong cấu trúc chung của máy
tính. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một số thiết bị máy tính. Chúng ta vào bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân:
Gv: Nêu một số thiết bị nhập dữ liệu cơ bản mà em
biết?
Hs: Trả lời.
Gv: Giới thiệu 2 thiết bị nhập dữ liệu thông dụng nhất
là: bàn phím và chuột.
Gv: Bàn phím có chức năng gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Bàn phím là thiết bị nhập vô cùng quan trọng
giúp chúng ta có thể nhập dữ liệu vào máy tính.
Nếu không có bàn phím thì chúng ta không thể
đánh chữ hay thực hiện một số thao tác chính.
Gv: Cho Hs quan sát bộ phận nhập dữ liệu: bàn phím.
Gv: Cho Hs ghi bài.
Hs: Ghi bài.
Gv: Một thiết bị nhập không kém phần quan trọng
nữa đó là chuột.
1. Phân biệt các bộ phận của máy tính
cá nhân:
a, Các thiết bộ nhập dữ liệu cơ bản:
- Bàn phím (Keyboard): là thiết bị nhập dữ
liệu chính của máy tính.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 18
Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI MỘT
SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
Gv: Chuột có chức năng gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Chuột là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu rất quan
trọng đặc biệt là trong đồ hoạ, nhờ có chuột mà ta có
thể thực hiện một số thao tác một cách nhanh chóng.
Hs: Lắng nghe
Gv: Cho Hs quan sát chuột của máy tính
Hs: Quan sát
Gv: Cho Hs ghi bài.
Hs: Ghi bài.
Gv: Giới thiệu cho Hs nắm rõ về thân máy tính
Gv: Trong thân máy tính có chứa rất nhiều thiết bị
quan trọng các mạch điện, bộ vi xử lí, RAM, nguồn
điện, ổ mềm, ổ CD_ROM,……Tất cà các thiết bị này
được gắn trên một bản mạch gọi là bản mạch chủ.
Hs: Lắng nghe và ghi bài.
Gv: Nêu một số thiết bị xuất dữ liệu cơ bản mà em
biết?
Hs: Trả lời.
Gv: Giới thiệu một số thiết bị xuất dữ liệu cơ bản.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Giới thiệu một số thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Hs: Lắng nghe.
Gv: Cho Hs quan sát một số thiết bị (nếu có).
Hs: Quan sát.
Gv: Từ các bộ phận trên sẽ cấu thành một máy tính
hoàn chỉnh.
Một máy tính hoàn chỉnh bao gồm màn hình, thân
máy tính, chuột, bàn phím; có thể có thêm máy in, loa,
…
Hs: Lắng nghe.
- Chuột (mouse): là thiết bị điều khiển nhập
dữ liệu.
b, Thân máy tính:
- Thân máy tính có chứa rất nhiều thiết bị
phức tạp gồm bộ vi xử lí, bộ nhớ(RAM),
nguồn điện...được gắn trên bản mạch chủ
(mainboard)
c, Các thiết bị xuất dữ liệu:
- Maøn hình: hieån thò keát quaû hoaït
ñoäng cuûa maùy tính.
- Maùy in: duøng ñeå ñöa döõ lieäu ra
giaáy.
- Loa: duøng ñeå ñöa aâm thanh ra
ngoaøi.
- OÅ ghi CD/DVD: duøng ñeå ghi döõ
lieäu ra caùc ñóa daïng CDROM/DVD
d, Các thiết bị lưu trữ dữ liệu:
- OÅ ñóa cöùng: laø thieát bò löu tröõ
döõ lieäu chuû yeáu cuûa maùy tính,
coù dung löôïng löu tröõ lôùn.
- Ñóa meàm: coù dung löôïng nhoû.
- Ngoaøi ra coøn coù caùc thieát bò
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 19
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
nhôù hieän ñaïi nhö ñóa quang, USB,
……
Hoạt động 2: Bật máy tính.
Gv: Hướng dẫn Hs thao tác khởi động máy tính.
Hs: Quan sát.
Gv: Yêu cầu Hs quan sát các đèn tín hiệu và quá
trình khởi động của máy tính qua các thay đổi trên
màn hình.
Hs: Quan sát
2. Bật máy tính:
Bật công tác trên thân máy tính (Power) và
bật công tác màn hình (nếu màn hình chưa
được mở)
Hoạt động 3: Làm quen với bàn phím và chuột.
Gv: Cho Hs quan sát bàn phím.
Phân biệt khu vực chính của bàn phím, nhóm các
phím số , nhóm các phím chức năng.
Hs: Quan sát.
Gv: Yêu cầu Hs mở chương trình Notepad, gõ một
vài phím và quan sát kết quả trên màn hình.
Hs: Thực hiện và quan sát.
Gv: Giúp Hs phân biệt tác dụng của việc gõ một
phím và gõ tổ hợp phím.
Gv: Yêu cầu Hs nhấn giữ phím Shift và gõ một phím
kí tự bất kỳ.
Cho nhận xét?
Hs: Thực hiện và nhận xét.
Gv: Yêu cầu Hs nhấn giữ phím Alt và gõ phím F.
Cho nhận xét?
Hs: Thực hiện và nhận xét.
Gv:Yêu cầu Hs nhấn giữ phím Ctrl và gõ phím F.
Cho nhận xét?
Hs: Thực hiện và nhận xét.
Gv:Yêu cầu Hs di chuyển chuột trên mặt phẳng.
Quan sát sự thay đổi vị trí của con trỏ chuột. Cho
nhận xét?
Hs: Thực hiện và nhận xét.
3. Làm quen với bàn phím và chuột:
Hoạt động 4: Tắt máy tính.
Gv: Hướng dẫn Hs thao tác tắt máy tính
Hs: Quan sát và thực hiện.
Gv: Yêu cầu Hs quan sát quá trình tự kết thúc và tắt
của máy tính.
Hs: Quan sát.
4. Tắt máy tính:
- Nháy nút Start -> Turn Off Computer
- Tắt màn hình nếu cần thiết.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
? Nêu các thiết bị nhập cơ bản và chức năng của chúng?
? Nêu các thiết bị xuất dữ liệu và chức năng của chúng?
? Nêu các thiết bị lưu trữ dữ liệu và chức năng của chúng?
? Nêu thao tác bật và tắt máy tính?
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 20
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và các kiến thức đã học.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 21
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tuần: 05 Ngày soạn : 14/09/2013
Tiết: 09 Ngày dạy : 17/09/2013
1. Kiến thức: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
- Nhận biết được một số thao tác với chuột, luyện tập chuột với phần mềm Mouse Skills
- Luyện tập các thao tác với chuột.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
Giữ trật tự lớp học.
Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu các thiết bị nhập, xuất, lưu trữ dữ liệu mà em đã học?
Câu 2: Nêu thao tác khởi động và tắt máy?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Chuột là thiết bị nhập đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp ta thực hiện một số
thao tác rất nhanh và đơn giản, để có thể làm việc với chuột một cách thành thạo và chính xác
hơn, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và luyện tập một số thao tác với chuột. Chúng ta vào bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Các thao tác chính với chuột
Gv: Chuột là công cụ quan trọng thường đi liền với
máy tính. Thông qua chuột chúng ta có thể thực
hiện các lệnh điều khiển hoặc nhập dữ liệu vào máy
tính nhanh và thuận tiện.
Hs: Lắng nghe
Gv: Giúp Hs phân biệt nút trái chuột, nút giữa và
nút phải chuột.
Gv: Giới thiệu cách cầm chuột
Hs: Quan sát
Gv: Giới thiệu các thao tác chính với chuột
Hs: Quan sát
1. Các thao tác chính với chuột:
Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên
nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.
- Di chuyển chuột: giữ và di chuyển chuột trên
mặt phẳng, không nhấn bất cứ nút chuột nào.
- Nháy chuột: nhấn nhanh nút trái chuột và thả
tay.
- Nháy nút phải chuột: nhấn nhanh nút phải
chuột và thả tay.
- Nháy đúp chuột: nhấn nút trái chuột 2 lần liên
tiếp
- Kéo thả chuột: nhấn và giữ nút trái chuột, di
chuyển chuột đến vị trí đích rồi thả tay.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
- Nêu các thao tác chính với chuột?
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 22
§5. LUYỆN TẬP CHUỘT
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
- Nêu các mức luyện tập chuột?
- Nêu các bước cần thiết để luyện tập chuột?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Đọc trước “Phần 2,3” trong SGK.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 23
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tuần: 05 Ngày soạn : 14/09/2013
Tiết: 10 Ngày dạy : 17/09/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số thao tác với chuột, luyện tập chuột với phần mềm Mouse Skills
- Luyện tập các thao tác với chuột.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
Giữ trật tự lớp học.
Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills
Gv: Giới thiệu phần mềm Mouse Skills với Hs
Gv: Giới thiệu từng mức luyện tập cho Hs nắm.
Hs: Lắng nghe và quan sát thao tác của Gv.
Gv: Mỗi mức, phần mềm cho phép thực hiện 10 lần
thao tác luyện tập chuột tương ứng. Càng về sau thì
mức độ luyện tập sẽ càng khó hơn. Sau khi thực
hiện xong tất cả các mức tập chuột phần mềm sẽ
tính tổng điểm em đạt được.
Hs: Lắng nghe
Gv: Giải thích và thực hiện các thao tác cần luyện
tập ở từng mức, đặc biệt mức 5.
Hs: Lắng nghe và quan sát.
2. Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm
Mouse Skills:
- Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột
- Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột
- Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột
- Mức 4: Luyện thao tác nháy nút phải chuột
- Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột
Hoạt động 2: Luyện tập
Gv: Hướng dẫn Hs cách khởi động phần mềm
Mouse Skills
Hs: Quan sát
Gv: Hướng dẫn các thao tác cần thiết để bắt đầu
luyện tập.
3. Luyện tập:
- Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp
chuột vào biểu tượng của phần mềm Mouse
Skills
- Nhấn một phím bất kỳ để bắt đầu vào cửa sổ
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 24
§5. LUYỆN TẬP CHUỘT (tt)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Hs: Lắng nghe và quan sát.
Gv: Hướng dẫn cách đưa ra tổng điểm và mức
đánh giá cho từng bài tập.
Hs: Lắng nghe
luyện tập chính.
- Luyện tập các thao tác sử dụng chuột qua từng
bước.
∗ Lưu ý:
- Khi thực hiện xong một mức, nhấn phím
bất kỳ để chuyển sang mức luyện tập tiếp
theo.
- Có thể nhấn phím N để chuyển sang mức
tiếp theo mà không cần thực hiện tất cả 10
thao tác luyện tập.
- Có 4 mức đánh giá lết quả luyện tập:
+ Beginner: Bắt đầu
+ Not bad: tạm được
+ Good: Khá tốt
+ Expert: Rất tốt.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
- Nêu các thao tác chính với chuột?
- Nêu các mức luyện tập chuột?
- Nêu các bước cần thiết để luyện tập chuột?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Đọc trước “Bài 6: Học gõ mười ngón.”
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 25
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tuần: 06 Ngày soạn : 20/09/2013
Tiết : 11 Ngày dạy : 23/09/2013
I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các phím trên bàn phím, thứ tự các phím, biết lợi ích của việc gõ mười
ngón.
- Nắm được vị trí của các ngón tay trên bàn phím.
- Học sinh luyện tập gõ mười ngón như hướng dẫn.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định nề nếp:
Giữ trật tự lớp học.
Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra 15 phút:
Câu 1(3đ): Nêu cách cầm chuột đúng?
Câu 2(7đ): Nêu các thao tác chính với chuột?
Đáp án:
Câu 1(3đ): Cách cầm chuột đúng:
Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.
Câu 2(7đ): Các thao tác chính với chuột:
- Di chuyển chuột: giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng, không nhấn bất cứ nút chuột nào.
- Nháy chuột: nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay.
- Nháy nút phải chuột: nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay.
- Nháy đúp chuột: nhấn nút trái chuột 2 lần liên tiếp
- Kéo thả chuột: nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích rồi thả tay.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết bàn phím là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính.
Chính vì vậy mà thao tác đối với bàn phím cũng rất quan trọng. Để trong một thời gian ngắn
người ta có thể gõ được nhiều trang văn bản nhằm tiết kiệm thời gian thì từ đó người ta tìm ra
quy tắc gõ bàn phím nhanh nhất. Vì vậy quy tắc gõ mười ngón ra đời, hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu về bàn phím cũng như lợi ích của việc gõ mười ngón
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Bàn phím máy tính
Gv: Cho Hs quan sát bàn phím
1. Bàn phím máy tính:
Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 26
§6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
HS quan sát và nêu các phím của bàn phím trên
máy tính.
Gv giới thiệu hàng phím cơ sở gồm 8 phím chính:
A, S, D, F, J, K, L trong đó phím S, L là hai phím
gai. Đây là hai phím dùng lám vị trí đặt tại hai
ngón tay trỏ. ; còn được gọi là phím xuất phát.
Gv: Hàng phím cơ sở là hàng phím quan trọng
nhất.
GV giới thiệu các phím điều khiển, phím đặc biệt
như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, Caps lock, Tab,
Enter và Backspace và có thể nói công dụng của
các phím để HS có thể nắm được.
GV có thể cho HS quan sát trên bàn phím vị trí của
các phím trên bàn phím.
? Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những
phím nào?
HS trả lời.
Gv: cho một vài hs nhắc lại và nhận xét.
Gv: có thể cho HS quan sát tất cả các hàng phím
trên bàn phím máy tính để HS nắm rõ.
Gv: Vậy lợi ích của việc gõ mười ngón như thế
nào?
phím:
+ Hàng phím số
+ Hàng phím trên
+ Hàng phím cơ sở
+ Hàng phím dưới
+ Hàng phím chứa phím cách
Hoạt động 2: Lợi ích của việc gõ mười ngón
Gv: Trước khi có máy tính có máy tính, con người
đã dùng máy chữ để tạo ra các văn bản trên giấy.
Công việc gõ máy chữ cũng được thực hiện trên một
bàn phím có hình dạng tương tự như bàn phím máy
tính hiện nay. Với máy chữ các quy tắc sử dụng cả
mười ngón tay để gõ bàn phím đã được lập ra. Các
qui tắc này cũng được sử dụng đối với bàn phím
máy tính.
GV nêu lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười
ngón:
- Tốc độ gõ nhanh hơn.
- Gõ chính xác hơn.
Ngoài ra , gõ bàn phím băng mười ngón tay là
tác phong làm việc và lao động chuyên nghiệp với
máy tính.
Gv: Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì?
Hs: trả lời.
2. Lợi ích của việc gõ mười ngón:
- Tốc độ gõ nhanh hơn.
- Gõ chính xác hơn.
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
? Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì?
? Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào?
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị thực hành
6. Thống kê kết quả bài kiểm tra 15 phút:
Lớp TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM Ghi chú
SL % SL % SL % SL % SL %
11A1
11A2
V. Rút kinh nghiệm:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 27
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tuần: 06 Ngày soạn: 21/09/2013
Tiết : 12 Ngày dạy: 24/09/2013
I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được các phím trên bàn phím, thứ tự các phím, biết lợi ích của việc gõ mười
ngón.
- Nắm được vị trí của các ngón tay trên bàn phím.
- Học sinh luyện tập gõ mười ngón như hướng dẫn.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định nề nếp:
Giữ trật tự lớp học.
Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu thao tác chính với chuột?
Câu 2: Nêu các mức luyện tập chuột?
Câu 3: Nêu các bước cần thiếr để luyện tập chuột?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 3: Tư thế ngồi
Gv: Hướng dẫn cho hs tư thế ngồi trên máy tính
là ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, bàn phím để ở
vị trí trung tâm, tay thả lỏng trên bàn phím.
GV gọi một vài HS nhắc lại.
3. Tư thế ngồi:
Ngồi thẳng lưng, đầu không ngửa ra sau
cũng không cúi về phía trước. Mắt nhìn
thẳng vào màn hình. Bàn phím ở vị trí trung
tâm, hai tay thả lỏng trên bàn phím.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 28
§6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN (tt)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Hoạt động 4: Luyện tập
Gv: Giới thiệu cách đặt tay và gõ phím
Hs: Lắng nghe
4. Luyện tập:
- Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở.
- Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn
xuống bàn phím
- Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát
- Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định
4. Củng cố:
Gv nêu câu hỏi:
? Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì?
? Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào?
? Nêu tư thế ngồi trước máy tính?
? Nêu cách đặt tay và gõ phím?
5. Dặn dò:
7. Về nhà học bài.
8. Đọc trước bài “Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím”
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 29
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tuần: 07 Ngày soạn: 27/09/2013
Tiết : 13 Ngày dạy: 30/09/2013
I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
- HS sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím trên bàn phím bằng mười ngón.
- HS luyện tập kỹ năng gõ mười ngón nhanh, chính xác, học sinh có hứng thú khi luyện tập.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần
mềm Mario.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định nề nếp:
Giữ trật tự lớp học.
Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì?
Câu 2: Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào?
Câu 3: Nêu tư thế ngồi trước máy tính?
Câu 4: Nêu cách đặt tay và gõ phím?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm Mario
Gv: Cho HS quan sát SGK
Gv: Giới thiệu phần mềm mario: Mario là phân
mềm được sử dụng để luyện gõ bàn phím bằng
mười ngón.
Gv: Giới thiệu màn hình chính gồm: File, Student,
Lesson (các mức: dễ, trung bình, khó, mức luyện
tập tự do)
Gv: Giới thiệu các bài luyện tập cho hs.
1. Giới thiệu phần mềm mario:
- Mario là phần mềm được sử dụng để
luyện gõ bàn phím bằng mười ngón.
- Các bài luyện tập:
• Home Row only: Bài luyện tập các
phím ở hàng cơ sở.
• Add Top Row: Bài luyện tập các phím
ở hàng trên.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 30
§7. SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ
LUYỆN GÕ PHÍM
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
• Add Buttom Row: Bài luyện tập các
phím ở hàng dưới.
• Add Numbers: Bài luyện tập các phím
ở hàng phím số.
• Add Symbols: Bài luyện thêm các
phím kí hiệu.
• Add Keyboard: Bài luyện tập kết hợp
toàn bộ bàn phím.
4. Củng cố:
- Cho Hs nhắc lại các bài luyện tập của phần mềm Mario.
- Cách thoát khỏi phần mềm.
5. Dặn dò:
- Xem lại các bước thực hiện luyện tập để chuẩn bị thực hành.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 31
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tuần: 07 Ngày soạn : 28/09/2013
Tiết : 14 Ngày dạy : 01/10/2013
Bài 7:
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
- HS sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím trên bàn phím bằng mười ngón.
- HS luyện tập kỹ năng gõ mười ngón nhanh, chính xác, học sinh có hứng thú khi luyện tập.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần
mềm Mario.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định nề nếp:
Giữ trật tự lớp học.
Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì?
Câu 2: Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào?
Câu 3: Nêu tư thế ngồi trước máy tính?
Câu 4: Nêu cách đặt tay và gõ phím?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Luyện tập
Gv: Cho hs quan sát phần mềm Mario
Gv: Hướng dẫn Hs từng bước luyện tập.
Gv: Cho Hs quan sát các bước thực hiện trong
SGK
Gv: Yêu cầu Hs đọc và tìm hiểu trong SGK trình
tự thực hiện các bước
HS tìm hiểu
2. Luyện tập:
a. Đăng kí người luyện tập:
- Khởi động chương trình bằng cách chạy tệp
Mario.EXE.
- Gõ phím W hoặc nháy chuột tại mục Student
sau đó chọn dòng New
- Nhập tên của en nhấn Enter .
- Nháy chuột tại vị trí DONE dể đóng cửa sổ
b. Nạp tên người luyện tập:
c. Thiết đặt các lựa chọn để luyện tập:
- Chọn Student - > Edit ( hoặt nhấn phím E )
- Chọn người dẫn đường
- Chọn DONE để xác nhận
d. Lựa chọn bài học:
- Nháy chuột vào Lessons - > Chọn dòng
Home row Only (Chỉ luyện các phím hàng cơ
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 32
§7. SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ
LUYỆN GÕ PHÍM (tt)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
sở).
- Chọn các mức độ:
+Mức 1: đơn giản.
+ Mức 2: Trung bình.
+Mức 3: Nâng cao.
+Mức 4: Luyện tập tự do.
e. Luyện gõ bàn phím
- Gõ phím theo hướng dẫn trên màn hình.
f. Để thoát khỏi chương trình:
+ Chọn File -> Quit.
+ Nhấn phím Q.
4. Củng cố:
Cho Hs nhắc lại các bài luyện tập của phần mềm Mario.
Cách thoát khỏi phần mềm.
5. Dặn dò:
Xem lại các bước thực hiện luyện tập để chuẩn bị thực hành.
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 33
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tuần: 08 Ngày soạn: 04/10/2013
Tiết : 15 Ngày dạy: 07/10/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
- HS sử dụng phẩn mềm mô phỏng hệ mặt trời để quan sát trái đất quay xung quanh hệ
mặt trời, quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- HS biết hệ mặt trời có những hành tinh nào?
2. Kỹ năng:
- Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần
mềm Solar System 3D.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Phần mềm Mario dùng để làm gì:
Câu 2: Chuột và bàn phím thuộc loại thiết bị nào của máy tính?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Trái đất của chúng ta quay quanh Mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện
tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? Phần mềm mô
phỏng hệ mặt trời sẽ giải đáp cho chúng ta những câu hỏi đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm mô phỏng hệ mặt trời
Gv: Giới thiệu màn hình khởi động cho HS.
Hs: Quan sát màn hình.
Gv: Em thấy gì trong khung chính của màn hình?
Hs: nhìn vào màn hình và trả lời.
Gv: Chốt lại câu trả lời của HS
Tóm ý cho Hs ghi bài.
1. Giới thiệu phần mềm mô phỏng hệ
mặt trời:
Là phần mềm được sử dụng để quan
sát trái đất xoay xung quanh mặt trời, các
hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các
hành tinh trong hệ mặt trời.
Màn hình khởi động của phần mềm:
Trong khung chính:
- Mặt cầu màu đỏ ở trung tâm
- Các hành tính nằm trên quỹ đạo khác
nhau quay quanh mặt trời
- Mặt trăng chuyển động như vệ tinh
xung quanh trái đất.
4. Củng cố:
GV có thể thực hiện lại các thao tác cho HS quan sát.
5. Dặn dò:
Xem lại các bước thực hiện luyện tập để chuẩn bị thực hành.
V. Rút kinh nghiệm:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 34
§8. QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ
SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2013
Tiết : 16 Ngày dạy: 08/10/2013
I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1.Kiến thức:
- HS sử dụng phẩn mềm mô phỏng hệ mặt trời để quan sát trái đất quay xung quanh hệ
mặt trời, quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
- HS biết hệ mặt trời có những hành tinh nào?
2. Kỹ năng:
- Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần
mềm Solar System 3D.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Các lệnh điều khiển quan sát
Gv: Cho Hs quan sát các nút lệnh trong màn hình khởi
động
Gv: Nhấn các nút để HS nắm các chức năng từng nút.
Hs: Quan sát
Gv: Hãy nêu các chức năng của nút orbits,wiew, biểu
tượng Zoom, Speed, các nút mũi tên.
HS trả lời như ở SGK.
Gv: Giới thiệu các nút chức năng cho HS quan sát.
Gv:Để xem thông tin của các vì sao ta làm như thế
nào?
Hs: Trả lời
1. Giới thiệu phần mềm mô phỏng hệ
mặt trời:
2. Các lệnh điều khiển quan sát:
1.1. Nút ORBITS  để hiện hoặc ẩn quỹ
đạo chuyển động của hành tinh.
1.2. Nút View  Vị trí quan sát tự động
chuyển động trong không gian.
1.3. Thanh cuốn ngang (Zoom) để phóng
to hoặc thu nhỏ khung nhìn.
1.4. Thanh cuốn ngang trên biểu tượng
(Speed) để thay đổi vận tốc chuển động
của các hành tinh.
1.5. Các nút lệnh
Dùng để nâng lên hoẵc hạ xuống vị trí
quan sát .
1.6. Các phím mũi tên lên, xuống, sang
trái, sang phải dùng để dịch chuyển toàn
bộ khung hình.
4. Củng cố:
GV có thể thực hiện lại các thao tác cho HS quan sát.
5. Dặn dò:
Xem lại các bước thực hiện luyện tập để chuẩn bị thực hành.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 35
§8. QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ
SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (tt)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
V. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2013
Tiết : 16 Ngày dạy: 08/10/2013
I . Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
- Học sinh được nhớ lại một số thiết bị máy tính; Nhớ lại các bước sử dụng một số phần mềm
để luyện gõ phím nhanh; nhớ lại cách thức quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời bằng
phần mềm Solar System 3D Simulator.
2. Kỹ năng:
- Học sinh phân biệt được một số các thiết bị của một máy tính.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm gõ phím nhanh đã học.
- Sử dụng thành thạo phần mềm Solar System 3D Simulator để quan sát Hệ mặt trời.
3. Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc ôn tập các kiến thức đã học.
II . Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo trình, phòng máy, một số phần mềm ứng dụng
2. Chuẩn bị của học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà
III. Phương pháp:
Vấn đáp + Thực hành trên máy tính.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ bài tập)
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu
Hoạt động 1: Ôn tập lại các kiến thức đã học.
Gv: Em hãy kể tên các thiết bị để nhập dữ liệu
của máy tính cá nhân?
Gv: Các thiết bị xuất dữ liệu?
Gv: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu?
Gv: Em đã được học phần mềm nào để luyện tập
với chuột?
Gv: Nêu các thao tác: Di chuyển chuột, nháy
chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phảI chuột, kéo
thả chuột.
Gv: Trong phần mềm Mario dùng để luyện gõ
bàn phím, em cần chú ý tư thế đặt tay như thế
nào cho đúng?
Gv: Khởi động phần mềm Mario và thực hiện bài
tập ở cấp độ 3.
Gv: Yêu cầu học sinh đĩng chương trịnh Mario
khởi động chương trình SolarSystem3DSimulator để
quan sát Hệ mặt trờiYêu cầu một vài nhĩm: Điều
chỉnh để cĩ hiện tượng Nhật thực; Hiện tượng
Nguyệt thực.
1. Các bộ phậncủamáytínhcánhân
- Thiết bị nhập dữ liệu: Chuột, bàn phím.
- Thiết bị xuất dữ liệu: Màn hình, máy in, loa..
- Thiết bị lưu trữ dữ liệu:Đĩa cứng, đĩa mềm, USB ...
2. Một số phần mềm học tập
a) Phần mềm Mouse Skills để luyện tập với chuột
- Luyện thao tác di chuyển chuột, nháy chuột, nháy
đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột.
b) Phầm mềm Mario để luyện gõ phím
- Luyện tập các thao tác gõ phím với các phím ở
các hàng trên tồn bàn phím và gõ kết hợp với phím
Shift.
c) Phần mềm quan sát trái đất và các vì sao trong
hệ mặt trời
- Các bước quan sát trái đất và các vì sao trong hệ
mặt trời.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 36
BÀI TẬP
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
4. Củng cố:
- Giáo viên sơ lược cấu tạo của một máy tính cá nhân.
- Chú ý cho học sinh cách sử dụng bàn phím đúng cách.
5. Dặn dò:
- Ôn lại các kiến thức đã học (Theo nội dung của tiết bài tập hôm nay).
- Chuẩn bị bài kiểm tra 45 phút trên giấy.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 37
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tuần:09 Ngày soạn: 15/10/2013
Tiết: 18 Ngày dạy: 18/10/2013
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Kiểm tra quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh.
2. Kỹ năng:
- Học sinh vận dụng các kiến thức trọng tâm để làm bài.
3. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong làm bài.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Đề kiểm tra.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học bài ở nhà.
III. Phương pháp:
- Kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm.
IV. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài học.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A. MA TRẬN ĐỀ
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 38
KIỂM TRA 45 PHÚT.
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
Tuần: 10 Ngày soạn :19/10/2013
Tiết : 19 Ngày dạy : 22/10/2013
I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được:
- Vai trò của các phương tiện điều khiển.
- Vì sao cần phải có các phương tiện điều khiển.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, quan sát, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm
Solar System 3D.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định nề nếp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Phần mềm là gì? Có mấy loại phần mềm. Kể tên?
Câu 2: Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu
• Hoạt động 1: Giới thiệu các quan sát thực tế
GV cho Hs quan sát ngã tư đường (ảnh minh hoạ)
HS quan sát.
? Quan sát và cho biết đèn tín hiệu giao thông đang có màu
gì
HS: Màu đỏ
? Khi đèn tín hiệu giao thông có màu đỏ thì em thấy xe dừng
hay đi
HS: Trả lời
? Em hay tưởng tượng nếu không có đèn tín hiệu giao thông
thì chuyện gì sẽ xảy ra
HS: Xe cộ chạy lộn xộn sẽ xảy ra ùn tắc giao thông
GV cho Hs quan sát hình ảnh sân trường
HS quan sát.
? Nếu không có thời khóa biểu thì trường học sẽ như thế nào
HS: Lúc đó GV không tìm được lớp, HS không biết học
môn nào, trường trở nên hỗn loạn.
? Em thấy hệ thống đèn tín hiệu giao thông, thời khoá biểu
có vai trò như thế nào
HS: Trả lời
GV tóm ý ghi bài
HS ghi bài
1. Các quan sát:
Quan sát 1: SGK/39
Quan sát 2: SGK/39
* Nhận xét: Các phương tiện điều
khiển có vai trò rất quan trọng.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 39
§9. VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ
HỆ ĐIỀU HÀNH (t1)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
4. Củng cố:
GV cho HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (SGK/41)
HS trả lời câu hỏi
GV cho HS nhận xét, cho điểm.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài.
Xem trước phần còn lại.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 40
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
Tuần:10 Ngày soạn : 22/10/2013
Tiết :20 Ngày dạy : 25/10/2013
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được vai trò của hệ điều hành..
- Biết hệ điều hành điều khiển mọi hoạt động của máy tính, biết phần cứng, phần mềm.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế.
3.Thái độ:
Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm
Solar System 3D.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu vai trò của hệ thống đèn tín hiệu giao thông?
Câu 2: Nêu vai trò của thời khoá biểu trong trường học?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
? Kể tên một số thiết bị phần cứng của máy tính
HS Trả lời
? Hệ điều hành thuộc loại phần mềm nào
HS Trả lời
GV giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu
• Hoạt động 1: Cái gì điều khiển máy tính
? Phần cứng là gì
HS: Phần cứng là chính máy tính và tất cả các thiết bị vật lý
kèm theo
? Nêu một số thiết bị phần cứng mà em biết
HS: Loa, máy in, màn hình, thân máy tính, bàn phím, chuột,
máy quét, USB,...
? Phần mềm là gì
HS: Phần mềm là các chương trình máy tính
? Kể tên một số phần mềm mà em biết
HS: MS Word, MS Excel, ...
? Hệ điều hành thuộc loại phần mềm nào
HS: Phần mềm hệ thống
? Phần mềm hệ thống là gì
HS: Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc
quản lý, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính.
GV: Khi máy tính làm việc thì có nhiều đối tượng cùng hoạt
động và tham gia vào quá trình xử lý thông tin (phần cứng,
phần mềm). Hoạt động của các đối tượng này cũng cần được
1. Các quan sát:
2. Cái gì điều khiển máy tính?
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 41
§9. VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ
HỆ ĐIỀU HÀNH(t2)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
điều khiển.
HS lắng nghe.
? Vậy để điều khiển các hoạt động của các đối tượng trên cần
nhờ vào đâu
HS: Nhờ vào hệ điều hành
? Vai trò của hệ điều hành
HS:
- Điều khiển các thiết bị (phần cứng)
- Tổ chức việc thực hiện các chương trình (phần mềm)
GV: Tóm ý ghi bài
HS: Ghi bài.
Hệ điều hành có vai trò rất quan
trọng.
Nó điều khiển mọi hoạt động
của phần cứng và phần mềm tham
gia vào quá trình xử lí thông tin.
4. Củng cố:
GV cho HS trả lời các câu hỏi 4, 5 (SGK/41)
HS trả lời câu hỏi
5. Dặn dò:
Về nhà học bài.
Xem trước “Bài 10: Hệ điều hành làm những việc gì?”
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 42
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
Tuần: 11 Ngày soạn : 26/10/2013
Tiết : 21 Ngày dạy : 29/10/2013
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được:
- Hệ điều hành là một chương trình máy tính.
- Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt vào trong máy tính.
- Biết được một số hệ điều hành cơ bản như: MS DOS, Windows 98, 2000, XP, Vista,...
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, quan sát.
3.Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm
Solar System 3D.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Vai trò của hệ điều hành?
Câu 2: Kể tên một số thiết bị phần cứng mà em biết?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Trong bài trước ta đã thấy rõ vai trò rất quan trọng của hệ điều hành.
Vậy hệ điều hành là gì?
Nó có phải một thiết bị được lắp đặt trong máy tính không?
Hình thù của nó ra sao?
GV giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu
Hoạt động 1: Hệ điều hành là gì?
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 43
§10. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM
NHỮNG VIỆC GÌ (t1)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
? Phần mềm là gì
HS: Phần mềm là các chương trình máy tính.
? Có mấy loại phần mềm
HS: Có 2 loại:
+ Phần mềm hệ thống
+ Phần mềm ứng dụng
? Phần mềm hệ thống là gì
HS: Phần mềm hệ thống laø caùc chöông trình toå chöùc
vieäc quaûn lyù, ñieàu phoái caùc boä phaän chöùc
naêng cuûa maùy tính.
? Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là gì
HS: Hệ điều hành
GV: Hệ điều hành không phải là một thiết bị được lắp ráp
trong máy tính mà nó là một phần mềm.
? Hệ điều hành là gì
HS: Hệ điều hành là một chương trình máy tính.
GV: Hệ điều hành là phần mềm rất quan trọng, và là phần
mềm đầu tiên được cài đặt vào trong máy tính. Máy tính chỉ
có thể hoạt động được sau khi đã cài hệ điều hành.
? Kể tên một số hệ điều hành mà em biết
HS: Hệ điều hành MS Dos, Windows 98, Windows 2000,
Windows XP, Windows Vista,...
GV: Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành khác nhau, nhưng hệ
điều hành được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là hệ điều
hành Windows của hãng Microsoft.
GV: Lấy ví dụ: Hệ điều hành Windows 98, Windows 2000,
Windows XP, Windows Vista
1. Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành là một chương trình
máy tính đặc biệt
Hệ điều hành là phần mềm đầu
tiên được cài đặt trong máy tính.
Không có hệ điều hành, máy tính
không thể sử dụng được.
Ví dụ: Hệ điều hành Windows 98,
Windows 2000, Windows XP,
Windows Vista
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi (SGK/43)
Câu 1: (SGK/43)
GV: yêu cầu 1 Hs đọc đề bài.
HS: Em hãy thử hình dung nếu máy tính không có hệ điều
hành thì điều gì xảy ra?
GV: Cho Hs thời gian suy nghĩ
HS: Suy nghĩ tìm câu trả lời
GV: Gọi 1 Hs trả lời
HS: Nếu máy tính không có hệ điều hành thì máy tính sẽ
không hoạt động được (các chương trình và tất cả các thiết bị
phần cứng đều không hoạt động được)
GV: Gọi 1 Hs khác nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Câu 2: (SGK/43)
GV: yêu cầu 1 Hs đọc đề bài.
HS: Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng?
GV: Gọi 1 Hs trả lời
HS: Hệ điều hành là phần mềm.
GV: Gọi 1 Hs khác nhận xét
HS: Nhận xét
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 44
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
4. Củng cố:
HS trả lời câu hỏi:
1. Hệ điều hành là gì?
2. Nêu một số hệ điều hành mà em biết?
5. Dặn dò:
Về nhà học bài, xem các câu hỏi còn lại trong SGK/43
Xem trước phần còn lại của bài.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 45
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
Tuần: 11 Ngày soạn : 27/10/2013
Tiết : 22 Ngày dạy : 30/10/2013
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được:
- Nhiệm vụ chính của hệ điều hành.
- Hệ điều hành điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính, cung
cấp giao diện cho người dùng.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, quan sát.
3.Thái độ:
- Tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm
Solar System 3D.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hệ điều hành là gì?
Câu 2: Hệ điều hành là phần mềm ứng dụng hay phần mềm hệ thống?
Câu 3: Kể một số hệ điều hành mà em biết?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Chúng ta đã biết:
Hệ điều hành là một chương trình đặc biệt của máy tính.
Hệ điều hành là phần mềm được cài đặt đầu tiên vào máy tính.
Vậy hệ điều hành có nhiệm vụ gì?
GV giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu
Hoạt động 1: Nhiệm vụ chính của hệ điều hành
? Tài nguyên máy tính gồm những gì
HS: Ví dụ như CPU, bộ nhớ,...
? Trên đường phố chật hẹp, đông người mà ai cũng muốn đi
nhanh trong khi không có phương tiện điều khiển giao thông
thì chuyện gì sẽ xảy ra
HS: Sẽ dẫn đến ùn tắc giao thông.
GV: Tài nguyên của máy tính chỉ có giới hạn nhưng các
chương trình phần mềm luôn muốn hoạt động tối đa (như
những người tham gia giao thông ai cũng muốn đi nhanh),
nếu không được điều khiển, hiện tượng tranh chấp tài
nguyên của máy tính sẽ xảy ra.
? Lúc đó hệ thống sẽ hoạt động như thế nào
HS: Hệ thống sẽ hoạt động hỗn loạn (giống như hiện tượng
tắc nghẽn giao thông trên đường phố)
2. Nhiệm vụ cính của hệ điều hành:
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 46
§10. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM
NHỮNG VIỆC GÌ (t2)
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
? Vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ điều hành là gì
HS: Là điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các
chương trình máy tính.
GV: Nhờ có hệ điều hành mà hoạt động của toàn bộ hệ thống
sẽ trở nên nhịp nhàng.
? Các nhiệm vụ quan trọng khác nữa của hệ điều hành là gì
HS: Cung cấp giao diện cho người dùng
Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính.
? Giao diện là gì
HS: Trả lời
GV: Tóm ý cho Hs ghi bài
HS: Ghi bài.
Hai nhiệm vụ chính của hệ điều
hành là:
- Điều khiển phần cứng, tổ chức việc
thực hiện các chương trình - Tạo môi
trường giao tiếp giữa người dùng với
máy tính.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi (SGK/43)
Câu 4: (SGK/43)
GV: yêu cầu 1 Hs đọc đề bài.
HS: Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính?
GV: Gọi 1 Hs trả lời
HS: Hai nhiệm vụ chính của hệ điều hành là điều khiển phần
cứng, tổ chức việc thực hiện các chương trình và tạo môi
trường giao tiếp giữa người dùng với máy tính.
GV: Gọi 1 Hs khác nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
Câu 5: (SGK/43)
GV: yêu cầu 1 Hs đọc đề bài.
HS: Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính?
GV: Gọi 1 Hs trả lời
HS: Hệ điều hành
GV: Gọi 1 Hs khác nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng.
4. Củng cố:
HS trả lời câu hỏi:
1. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì?
2. Liệt kê các tài nguuyên của máy tính theo hiểu biết của em?
5. Dặn dò:
Về nhà học bài.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 47
Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN.
Tuần: 12 Ngày soạn :02/11/2013
Tiết : 23 Ngày dạy : 05/11/2013
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được:
- Thông tin trong máy tính được tổ chức theo hình cây gồm các tệp và thư mục.
- Khái niệm tệp tin, thư mục.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tư duy, quan sát.
3.Thái độ.
- Tích cực, tự giác.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm
Solar System 3D.
2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà..
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
- Giữ trật tự lớp học.
- Điểm danh sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì?
Câu 2: Liệt kê các tài nguuyên của máy tính theo hiểu biết của em?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
? Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng
nào.
HS: Dãy bit.
GV: Chức năng chính của máy tính là xử lí thông tin.
Trong quá trình xử lí, máy tính cần phải truy cập đến
thông tin trên thiết bị lưu trữ. Việc truy cập ấy sẽ
nhanh chóng nếu thông tin được tổ chức một cách
hợp lí, khoa học,......nhất là khi khối lượng thông tin
lớn. Và để giải quyết vấn đề này, hệ hành đã tổ chức
thông tin theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư
mục.
HS: Lắng nghe.
GV:Có thể lấy ví dụ là kệ để sách vở.
HS: Lắng nghe.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ cách tổ
chức thông tin trong máy trong SGK
HS: quan sát.
GV: Cho Hs phân biệt rõ giữa thư mục và tệp tin
Thông tin trên đĩa được tổ chức theo cấu
trúc hình cây gồm các tệp và thư mục.
Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 48
§11. TỔ CHỨC THÔNG TIN
TRONG MÁY TÍNH (t1)
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6
Ga6

More Related Content

Viewers also liked

Implementing K-Out-Of-N Computing For Fault Tolerant Processing In Mobile and...
Implementing K-Out-Of-N Computing For Fault Tolerant Processing In Mobile and...Implementing K-Out-Of-N Computing For Fault Tolerant Processing In Mobile and...
Implementing K-Out-Of-N Computing For Fault Tolerant Processing In Mobile and...IJERA Editor
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giacHoa Phượng
 
Rhodora d. celajes presentation
Rhodora d. celajes   presentationRhodora d. celajes   presentation
Rhodora d. celajes presentationdorzdexplorer
 
視界 - 微客志工師大Wake分享會
視界 -  微客志工師大Wake分享會視界 -  微客志工師大Wake分享會
視界 - 微客志工師大Wake分享會Eason Kuo
 
dịch vụ làm clip quảng cáo hoạt hình
dịch vụ làm clip quảng cáo hoạt hìnhdịch vụ làm clip quảng cáo hoạt hình
dịch vụ làm clip quảng cáo hoạt hìnhval783
 
Google ad words
Google ad wordsGoogle ad words
Google ad wordsCori Baker
 
Accumulo Summit 2015: Tracing in Accumulo and HDFS [Internals]
Accumulo Summit 2015: Tracing in Accumulo and HDFS [Internals]Accumulo Summit 2015: Tracing in Accumulo and HDFS [Internals]
Accumulo Summit 2015: Tracing in Accumulo and HDFS [Internals]Accumulo Summit
 
Modify ferrari obd2 port to work with cheap $9 elm327 scanner
Modify ferrari obd2 port to work with cheap $9 elm327 scannerModify ferrari obd2 port to work with cheap $9 elm327 scanner
Modify ferrari obd2 port to work with cheap $9 elm327 scannerspobd2
 
Design of Three Phase Matrix Converter AC-AC Utility Power Supply using SPWM ...
Design of Three Phase Matrix Converter AC-AC Utility Power Supply using SPWM ...Design of Three Phase Matrix Converter AC-AC Utility Power Supply using SPWM ...
Design of Three Phase Matrix Converter AC-AC Utility Power Supply using SPWM ...IJERA Editor
 
Gastritis erosiva
Gastritis erosivaGastritis erosiva
Gastritis erosivaardi ansyah
 
free sample digital
free sample digitalfree sample digital
free sample digitalrod bindery
 
Ceph Day Berlin: Ceph and iSCSI in a high availability setup
Ceph Day Berlin: Ceph and iSCSI in a high availability setupCeph Day Berlin: Ceph and iSCSI in a high availability setup
Ceph Day Berlin: Ceph and iSCSI in a high availability setupCeph Community
 

Viewers also liked (15)

Implementing K-Out-Of-N Computing For Fault Tolerant Processing In Mobile and...
Implementing K-Out-Of-N Computing For Fault Tolerant Processing In Mobile and...Implementing K-Out-Of-N Computing For Fault Tolerant Processing In Mobile and...
Implementing K-Out-Of-N Computing For Fault Tolerant Processing In Mobile and...
 
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giacChuong ii tiet 36  bai 6 dien tich da giac
Chuong ii tiet 36 bai 6 dien tich da giac
 
Rhodora d. celajes presentation
Rhodora d. celajes   presentationRhodora d. celajes   presentation
Rhodora d. celajes presentation
 
視界 - 微客志工師大Wake分享會
視界 -  微客志工師大Wake分享會視界 -  微客志工師大Wake分享會
視界 - 微客志工師大Wake分享會
 
dịch vụ làm clip quảng cáo hoạt hình
dịch vụ làm clip quảng cáo hoạt hìnhdịch vụ làm clip quảng cáo hoạt hình
dịch vụ làm clip quảng cáo hoạt hình
 
Google ad words
Google ad wordsGoogle ad words
Google ad words
 
Accumulo Summit 2015: Tracing in Accumulo and HDFS [Internals]
Accumulo Summit 2015: Tracing in Accumulo and HDFS [Internals]Accumulo Summit 2015: Tracing in Accumulo and HDFS [Internals]
Accumulo Summit 2015: Tracing in Accumulo and HDFS [Internals]
 
Modify ferrari obd2 port to work with cheap $9 elm327 scanner
Modify ferrari obd2 port to work with cheap $9 elm327 scannerModify ferrari obd2 port to work with cheap $9 elm327 scanner
Modify ferrari obd2 port to work with cheap $9 elm327 scanner
 
Design of Three Phase Matrix Converter AC-AC Utility Power Supply using SPWM ...
Design of Three Phase Matrix Converter AC-AC Utility Power Supply using SPWM ...Design of Three Phase Matrix Converter AC-AC Utility Power Supply using SPWM ...
Design of Three Phase Matrix Converter AC-AC Utility Power Supply using SPWM ...
 
Gastritis erosiva
Gastritis erosivaGastritis erosiva
Gastritis erosiva
 
free sample digital
free sample digitalfree sample digital
free sample digital
 
Intro to FreshSource
Intro to FreshSourceIntro to FreshSource
Intro to FreshSource
 
Ceph Day Berlin: Ceph and iSCSI in a high availability setup
Ceph Day Berlin: Ceph and iSCSI in a high availability setupCeph Day Berlin: Ceph and iSCSI in a high availability setup
Ceph Day Berlin: Ceph and iSCSI in a high availability setup
 
Pydata talk
Pydata talkPydata talk
Pydata talk
 
Persentasi plkj
Persentasi plkjPersentasi plkj
Persentasi plkj
 

Similar to Ga6

KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TINKẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TINLê Hữu Bảo
 
Giao an tin 6chuan
Giao an tin 6chuanGiao an tin 6chuan
Giao an tin 6chuanChien Duong
 
Giáo án Tin học 6
Giáo án Tin học 6Giáo án Tin học 6
Giáo án Tin học 6Vien Luc Van
 
Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06an902000
 
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanhNhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanhQuang Thanh Huỳnh
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 C...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 C...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 C...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả nămKenyatta Lynch
 
XÂY DỰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT BẰNG MTCNN VÀ FACENET.pdf
XÂY DỰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT BẰNG MTCNN VÀ FACENET.pdfXÂY DỰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT BẰNG MTCNN VÀ FACENET.pdf
XÂY DỰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT BẰNG MTCNN VÀ FACENET.pdfNuioKila
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuHa Pc
 
1. Bài A1. Dữ liệu, Thông tin va xử lí thông tin.pptx
1. Bài A1. Dữ liệu, Thông tin va xử lí thông tin.pptx1. Bài A1. Dữ liệu, Thông tin va xử lí thông tin.pptx
1. Bài A1. Dữ liệu, Thông tin va xử lí thông tin.pptxKentMark4
 
Nguyen thi thanh huong k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
Nguyen thi thanh huong   k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10Nguyen thi thanh huong   k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
Nguyen thi thanh huong k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10Tin 5CBT
 
Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron boGiao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron boNguyễn Quốc Bảo
 

Similar to Ga6 (20)

KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TINKẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
 
Giáo án tin 6
Giáo án tin 6 Giáo án tin 6
Giáo án tin 6
 
Giao an tin 6chuan
Giao an tin 6chuanGiao an tin 6chuan
Giao an tin 6chuan
 
Báo Cáo Cuối kỳ CNTT ATHENA
Báo Cáo Cuối kỳ CNTT ATHENABáo Cáo Cuối kỳ CNTT ATHENA
Báo Cáo Cuối kỳ CNTT ATHENA
 
Giáo án Tin học 6
Giáo án Tin học 6Giáo án Tin học 6
Giáo án Tin học 6
 
Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06Do an ly thuyet nhóm 06
Do an ly thuyet nhóm 06
 
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanhNhóm 7  nguyen canh toan - huynh quang thanh
Nhóm 7 nguyen canh toan - huynh quang thanh
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 C...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 C...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 C...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIN HỌC 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO THEO CÔNG VĂN 5512 (2 C...
 
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí Lớp 7 soạn theo CV5512 - Chương trình cả năm
 
XÂY DỰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT BẰNG MTCNN VÀ FACENET.pdf
XÂY DỰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT BẰNG MTCNN VÀ FACENET.pdfXÂY DỰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT BẰNG MTCNN VÀ FACENET.pdf
XÂY DỰNG NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT BẰNG MTCNN VÀ FACENET.pdf
 
Tai lieu ho tro giao vien
Tai lieu ho tro giao vienTai lieu ho tro giao vien
Tai lieu ho tro giao vien
 
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuuNvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
Nvsp k2-357 nhom2-tu-nghien-cuu
 
Giao an10
Giao an10Giao an10
Giao an10
 
1. Bài A1. Dữ liệu, Thông tin va xử lí thông tin.pptx
1. Bài A1. Dữ liệu, Thông tin va xử lí thông tin.pptx1. Bài A1. Dữ liệu, Thông tin va xử lí thông tin.pptx
1. Bài A1. Dữ liệu, Thông tin va xử lí thông tin.pptx
 
UDCNTT_NHOM7
UDCNTT_NHOM7UDCNTT_NHOM7
UDCNTT_NHOM7
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
Chương 1 + 2
Chương 1 + 2Chương 1 + 2
Chương 1 + 2
 
Nguyen thi thanh huong k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
Nguyen thi thanh huong   k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10Nguyen thi thanh huong   k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
Nguyen thi thanh huong k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
 
Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron boGiao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
 

More from Hoa Phượng

Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tapHoa Phượng
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thongHoa Phượng
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Hoa Phượng
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiHoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namHoa Phượng
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hocHoa Phượng
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luongHoa Phượng
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiHoa Phượng
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongHoa Phượng
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giácHoa Phượng
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thangHoa Phượng
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacHoa Phượng
 
Bai 34 dien tich hinh thoi 0987244133
Bai 34  dien tich hinh thoi  0987244133Bai 34  dien tich hinh thoi  0987244133
Bai 34 dien tich hinh thoi 0987244133Hoa Phượng
 

More from Hoa Phượng (20)

Td 9 ky 2
Td 9 ky 2Td 9 ky 2
Td 9 ky 2
 
Td 9 ky 1
Td 9 ky 1Td 9 ky 1
Td 9 ky 1
 
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15  quyen va nghia vu hoc tapBai 15  quyen va nghia vu hoc tap
Bai 15 quyen va nghia vu hoc tap
 
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14  thuc hien trat tu an toan giao thongBai 14  thuc hien trat tu an toan giao thong
Bai 14 thuc hien trat tu an toan giao thong
 
Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6
 
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...Tiet 2   bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
Tiet 2 bai 1- hoc hat- bai tieng chuong va ngon co. bai doc them- am nhac o...
 
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhiToan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
Toan c2chuvanan -do-ha-yen-nhi
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Vật lí 8
Vật lí 8Vật lí 8
Vật lí 8
 
Giao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca namGiao an vat li 7 ca nam
Giao an vat li 7 ca nam
 
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii  nhiet hocBai 30 tong ket chuong ii  nhiet hoc
Bai 30 tong ket chuong ii nhiet hoc
 
Bai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhietBai 22 dan nhiet
Bai 22 dan nhiet
 
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luongBai 10 luc ke  phep do luc  trong luong va khoi luong
Bai 10 luc ke phep do luc trong luong va khoi luong
 
Truong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu haiTruong hop dong dang thu hai
Truong hop dong dang thu hai
 
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuongTiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
Tiet48 cac truong hop dong dang cua tam giac vuong
 
Diện tích tam giác
Diện tích tam giácDiện tích tam giác
Diện tích tam giác
 
Dien tich hinh thang
Dien tich hinh thangDien tich hinh thang
Dien tich hinh thang
 
Cac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giacCac th dong dang cua tam giac
Cac th dong dang cua tam giac
 
Bai 34 dien tich hinh thoi 0987244133
Bai 34  dien tich hinh thoi  0987244133Bai 34  dien tich hinh thoi  0987244133
Bai 34 dien tich hinh thoi 0987244133
 

Ga6

  • 1. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Tuần: 01 Ngày soạn : 18/08/2013 Tiết: 01 Ngày dạy : 21/08/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được khái niệm thông tin. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Học sinh có thể cho các ví dụ về thông tin, ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người. 2. Kỹ năng: - Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Hằng ngày, con người không ngừng thu thập, trao đổi thông tin với nhau. Và thông tin không chỉ được trao đổi trong một phạm vi giới hạn mà còn có thể trao đổi trên phạm vi rộng đó là trên toàn thế giới. Để có thể trao đổi thông tin rộng rãi con người cần phải có sự trợ giúp của máy tính điện tử, từ đó ngành tin học phát triển rất mạnh mẽ. Vậy thông tin là gì? Hoạt động thông tin của con người gồm những quá trình nào? Chúng ta vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thông tin Gv: Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Gv: Nêu ra một số ví dụ + Mỗi buổi tối các em luôn được theo dõi chương trình thời sự trên Tivi giúp các em biết được các tin tức thời sự trong nước và quốc tế. + Hay các bài báo, bản tin… + Thông tin về một nhân vật nào đó (họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán…) + Tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông Hs: Lắng nghe. Gv: Vậy thông tin là gì? Hs: Trả lời 1. Thông tin là gì? Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 1 §1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
  • 2. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Gv: Yêu cầu 1 Hs nhắc lại. Gv: Em hãy nêu 1 ví dụ cụ thể về thông tin. Hs: Trả lời. Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người. Ví dụ: + Tiếng trống trường báo cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp. + Các bài báo viết về tệ nạn xã hội giúp các em thấy được tác hại và hậu quả của các tệ nạn đó đối với xã hội, cộng đồng. Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK Hs: Đọc bài Gv: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người. Hs: Lắng nghe Gv: Chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn phải lưu trữ, trao đổi và xử lí thông tin. Ta gọi chung là hoạt động thông tin. Gv: Vậy hoạt động thông tin là gì? Hs: Trả lời. Gv: Lấy ví dụ: + Khi đi đường em gặp tín hiệu xanh đỏ của đèn tín hiệu giao thông nhưng em không chấp hành thì thông tin em tiếp nhận được không được em xử lí rõ ràng, dẫn đến việc vi phạm an toàn giao thông. + Khi được thầy cô giáo dặn dò tiết sau kiểm tra 15phút, em tiếp nhận thông tin đó nếu em xử lí tốt (cố gắng ôn tập) thì sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại, em xử lí không tốt (không ôn bài) thì sẽ đạt kết quả thấp. Gv: Như vậy, theo em trong hoạt động tin học (gồm tiếp nhận, lưu trữ , trao đổi và xử lí thông tin) quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Hs: Trả lời Gv: Giới thiệu mô hình quá trình xử lí thông tin. Hs: Theo dõi Gv: Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào. Thông tin sau xử lí được gọi là thông tin ra. Gv: Lấy ví dụ giải thích rõ thông tin vào, thông tin ra. Gv: Ngoài ra, lưu trữ và truyền thông tin làm cho thông tin được tích luỹ và nhân rộng. 2. Hoạt động thông tin của con người: - Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất, nó đem lại sự hiểu biết cho con người. - Mô hình quá trình xử lí thông tin: 4. Củng cố: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 2 Xử lí Thông tin vào Thông tin ra
  • 3. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Gv nêu câu hỏi: - Thông tin là gì? Cho ví dụ. - Hoạt động thông tin gồm những quá trình nào? Trong đó, quá trình nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? - Vẽ mô hình quá trình xử lí thông tin? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Đọc trước Phần 3 (SGK/5) V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 3
  • 4. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Tuần: 01 Ngày soạn : 18/08//2013 Tiết: 02 Ngày dạy : 21/08/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được nhiệm vụ chính của tin học. - Nắm được vai trò của máy tính điện tử đối với con người. 2. Kỹ năng: - Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Qua phần 1, phần 2 chúng ta đã nắm được khái niệm thế nào là thông tin? Hoạt động thông tin của con người gồm các quá trình: tiếp nhận, xử lí, trao đổi và truyền thông tin. Trong các quá trình đó thì quá trình xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đem lại sự hiểu biết cho con người. Vậy hoạt động thông tin và tin học liên quan đến nhau như thế nào? Nhiệm vụ chính của tin học là gì? Và máy tính điện tử giúp con người những gì? Chúng ta đi tìm hiểu tiếp phần Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 3: Hoạt động thông tin và tin học. Gv: Yêu cầu đọc phần 3/SGK Hs: Đọc bài Gv: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Gv: Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin có giới hạn. Chẳng hạn, chúng ta không thể thấy được những vật quá bé (vi khuẩn, vi trùng…), nhìn được quá xa (các hành tinh ngoài vũ trụ, vì sao…). Vì vậy, con người không ngừng sáng tạo ra các công cụ, phương tiện giúp mình vượt qua giới hạn đó. Hs: Lắng nghe Gv: Em hãy nêu một số phương tiện và công cụ giúp con người vượt qua khả năng của các giác quan và bộ não? Hs: Trả lời. 3. Hoạt động thông tin và tin học: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 4 §1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
  • 5. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Gv: Em có thể tính nhẩm nhanh với những con số lớn? Hs: Trả lời. Gv: Chúng ta không thể tính nhẩm nhanh với những con số lớn. Vì vậy, máy tính điện tử ra đời để hỗ trợ cho công việc tính toán của con người. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống như soạn thảo văn bản, trao đổi thông tin (Internet)… Gv: Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Gv: Nhiệm vụ chính của tin học là gì? Hs: Trả lời. Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. Hs: Ghi bài. - MTĐT là công cụ trợ giúp tính toán và hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. - Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: - Nhiệm vụ chính của tin học là gì? - Máy tính điện tử là gì? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Làm bài tập SGK/5. - Đọc trước “Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin” V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 5
  • 6. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Tuần: 02 Ngày soạn : 23/08/2013 Tiết: 03 Ngày dạy : 26/08/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được các dạng thông tin, thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. - Học sinh nắm được dữ liệu là gì? Dạng biểu diễn thông là dãy bit (dãy nhị phân). 2. Kỹ năng: - Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thông tin là gì? Cho ví dụ. Câu 2: Hoạt động thông tin gồm những quá trình nào? Câu 3: Nhiệm vụ chính của tin học là gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về thông tin, hoạt động thông tin của con người và biết được máy tính điện tử hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cũng như nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Hằng ngày, con người thường trao đổi thông tin với nhau bằng ngôn ngữ hoặc có thể bằng ký hiệu…đó chính là các cách mà con người dùng để biểu diễn thông tin của mình. Vậy máy tính điện tử biểu diễn thông tin như thế nào? Hôm nay chúng ta vào bài học mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 1/SGK Hs: Đọc bài. Gv: Thông tin thì rất phong phú và đa dạng nhưng ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến 3 dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh. Hs: Lắng nghe. Gv: Ba dạng thông tin trên cũng là ba dạng thông tin chính trong tin học. Gv: Lấy ví dụ về từng dạng thông tin để Hs phân biệt được ba dạng thông tin chính ở trên. Gv: Hãy cho 1 ví dụ về thông tin dạng văn bản, hình ảnh, 1. Các dạng thông tin cơ bản: Ba dạng thông tin cơ bản: - Dạng văn bản: chữ viết, ký hiệu Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 6 §2. THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG
  • 7. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. âm thanh? Hs: Trả lời Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. ∗ Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK Hs: Đọc bài trong sách vở, báo chí… - Dạng hình ảnh: hình vẽ minh hoạ trong sách báo, ảnh chụp… - Dạng âm thanh: tiếng đàn piano, tiếng hát, tiếng chim hót… Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin Gv: Thông tin có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người vì nó đem lại cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người. Nhưng chúng ta phải biết cách diễn đạt thông tin mình cần truyền đến cho người khác đó chính là sự biểu diễn thông tin. Hs: Lắng nghe. Gv: Ngoài các cách thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh thì thông tin còn có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác. Ví dụ: những người khiếm thính dùng nét mặt, cử chỉ hoặc ký hiệu để thể hiện những điều mình muốn nói. Gv: Hoạt động thông tin của con người gồm những quá trình nào? Hs: Trả lời Gv: Theo em biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào? Hs: Trả lời Gv: Gọi 1 Hs nhận xét. Hs: Nhận xét. Gv: Lấy ví dụ. Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. Gv: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng. Vì vậy, con người không ngừng cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện biểu diễn thông tin mới. Máy tính điện tử là công cụ con người sử dụng phổ biến và hiện đại nhất hiện nay. Vậy thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? 2. Biểu diễn thông tin: a, Biểu diễn thông tin: - Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. - Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. b, Vai trò của biểu diễn thông tin: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người. Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính Gv: Yêu cầu đọc phần 3/SGK Hs: Đọc bài Gv: Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau nên việc lựa chọn dạng biểu diễn thông tin tuỳ theo mục đích và đối tượng dùng tin có vai trò rất quan trọng. Ví dụ: đối với người khiếm thính thì ta không thể dùng âm thanh hoặc đối với người khiếm thị thì ta không thể dùng hình ảnh để biểu diễn thông tin. Gv: Máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng gì? Hs: Trả lời. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính: - Để máy tính có thể xử lý, thông tin Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 7
  • 8. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Gv: Dãy bit (dãy nhị phân) bao gồm mấy ký hiệu? Đó là những ký hiệu nào? Hs: Trả lời. Gv: Giải thích hai ký hiệu 1 và 0 tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện. Gv: Dữ liệu là gì? Hs: Trả lời. Gv: Máy tính là công cụ trợ giúp con người trong hoạt động thông tin chính vì vậy máy tính cần có những bộ phận đảm bảo việc thực hiện hai quá trình: + Biến đổi thông tin đưa vào máy thành dãy bit. + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, âm thanh và hình ảnh. Gv: Lấy ví dụ. Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. cần được biểu diễn dưới dạng dãy bit (còn gọi là dãy nhị phân) chỉ gồm hai ký hiệu 0 và 1. - Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: ? Nêu các dạng thông tin cơ bản? Cho ví dụ. ? Biểu diễn thông tin là gì? ? Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng gì? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Đọc trước “Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính?” V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 8
  • 9. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Tuần: 02 Ngày soạn : 24/08/2013 Tiết: 04 Ngày dạy : 27/08/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được các công dụng của máy tính đối với đời sống con người. - Học sinh nắm được sức mạnh của máy tính là phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. 2. Kỹ năng: - Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu 1: Nêu ba dạng thông tin chính trong tin học? - Câu 2: Cho ví dụ minh hoạ biểu diễn thông tin bằng nhiều cách khác nhau. - Câu 3: Dữ liệu là gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết máy tính là công cụ giúp con người giải quyết được rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Vậy nhờ vào máy tính chúng ta có thể làm được những gì? Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khả năng của máy tính và ta có thể dùng máy tính vào những việc gì cũng như những việc mà máy tính chưa thể làm được. Chúng ta vào bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khả năng của máy tính Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 1/SGK Hs: Đọc bài. Gv: Hãy kể các khả năng của máy tính hỗ trợ con người trong cuộc sống? Hs: Trả lời. Gv: Giải thích và cho ví dụ về từng khả năng của máy tính. Hs: Lắng nghe Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. 1. Một số khả năng của máy tính: Máy tính là một công cụ đa dụng và có những khả năng to lớn: - Khả năng tính toán nhanh. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 9 §3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
  • 10. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. - Tính toán với tốc độ chính xác cao. - Khả năng lưu trữ lớn. - Khả năng làm việc không mệt mỏi. Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 2/SGK Hs: Đọc bài Gv: Ta có thể dùng máy tính vào những công việc gì? Hs: Trả lời Gv: Tóm lại và lấy ví dụ cho từng công việc . Hs: Lắng nghe Gv: Cho Hs ghi ý chính. Hs: Ghi bài. 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? - Thực hiện các tính toán - Tự động hoá các công việc văn phòng. Ví dụ: soạn thảo văn bản, dùng để thuyết trình. - Hỗ trợ các công tác quản lý. Ví dụ: quản lý thông tin các học sinh trong trường. - Công cụ học tập và giải trí. Ví dụ: có thể dùng máy tính để học ngoại ngữ, làm toán, nghe nhạc, xem phim, vẽ tranh… - Điều khiển tự động và robot Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. Ví dụ: Khi máy tính kết nối Internet ta có thể gửi thư điện tử, trao đổi trực tuyến (chat)… 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: ? Hãy kể các khả năng to lớn của máy tính? ? Em có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Trả lời câu hỏi SGK/13. - Đọc trước phần tiếp theo của bài. V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 10
  • 11. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Tuần: 03 Ngày soạn : 30/08/2013 Tiết: 05 Ngày dạy : 03/09/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được các công dụng của máy tính đối với đời sống con người. - Học sinh nắm được sức mạnh của máy tính là phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. 2. Kỹ năng: - Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hãy kể các khả năng to lớn của máy tính? Câu 2: Em có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 3: Máy tính và điều chưa thể Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Gv: Yêu cầu đọc phần 3/SGK Hs: Đọc bài Gv: Với tất cả những việc mà máy tính làm được như ở trên thì ta thấy máy tính là một công cụ tuyệt vời. Tuy nhiên, tất cả sức mạnh của máy tính đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Hs: Lắng nghe. 1. Một số khả năng của máy tính: 2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? 3. Máy tính và điều chưa thể: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 11 §3. EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH (tt)
  • 12. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Gv: Theo em máy tính đóng vai trò quyết định hay con người? Hs: Trả lời Gv: Thực tế thì có nhiều việc mà máy tính vẫn chưa thể làm được, chẳng hạn như phân biệt mùi vị, cảm giác…Vì vậy máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn con người. Gv: Con người có khả năng tư duy còn máy tính thì không, máy tính chỉ làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. Đó là hạn chế lớn nhất của máy tính. Hs: Lắng nghe. Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. Hs: Ghi bài. - Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. - Máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn con người đặc biệt là chưa thể có năng lực tư duy như con người. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: - Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Trả lời câu hỏi SGK/13. - Đọc trước “Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính” V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 12
  • 13. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Tuần: 03 Ngày soạn : 30/08/2013 Tiết: 06 Ngày dạy : 03/09/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được quá trình ba bước. - Nắm được cấu trúc của máy tính điện tử. - Hiểu được chức năng của các thiết bị trong máy tính điện tử. 2. Kỹ năng: - Quan sát, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Máy tính có những khả năng gì? Câu 2: Máy tính giúp con người những công việc gì? Câu 3: Nêu hạn chế lớn nhất của máy tính? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Máy tính có khả năng rất to lớn và giúp con người các công việc tưởng chừng như rất khó khăn. Vậy máy tính có cấu trúc như thế nào? Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành ra sao? Và máy tính khởi động được nhờ đâu? Để hiểu được các vấn đề trên chúng ta đi tìm hiểu bài tiếp theo: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Tìm hiểu mô hình quá trình ba bước Gv: Nhắc lại mô hình quá trình xử lý thông tin? Hs: Trả lời. Gv: Quá trình xử lý thông tin có 3 bước. Trong thực tế, nhiều quá trình có thể được mô hình hoá thành một quá trình ba bước. Gv: Giới thiệu mô hình ba bước. Hs: Theo dõi. Gv: Giải thích ý nghĩa từng bước. Gv: Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ quá trình ba bước. Hs: Lắng nghe 1. Mô hình quá trình ba bước: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 13 Nhập (INPUT) XỬ LÝ Xuất (OUTPUT) §4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
  • 14. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Gv: Em hãy lấy một ví dụ khác minh hoạ quá trình ba bước. Hs: Trả lời. Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. Ví dụ: Giải toán - INPUT: Các điều kiện đã cho. - Xử lí: Suy nghĩ, tính toán tìm lời giải. - OUTPUT: Đáp số của bái toán. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc của máy tính. Gv: Ngày nay, việc sử dụng máy tính rất phổ biến ở từng nhà, cơ quan, trường học…với nhiều chủng loại như máy tính để bàn, máy tính xách tay, siêu máy tính… Gv: Kích thước của các loại máy rất khác nhau và ngày càng gọn nhẹ hơn, hiện đại hơn. Chẳng hạn những máy vi tính thế hệ đầu tiên có kích thước bằng cả một căn phòng, còn máy tính bây giờ thì kích thước của máy tính đã được cải thiện rất nhiều và chúng ta có thể đặt ở một góc bàn, thậm chí có loại vừa bằng quyển sách mỏng hay có loại nhỏ bằng bàn tay… Hs: Lắng nghe. Gv: Tuy nhiên, chúng đều được xây dựng trên cơ sở một cấu trúc cơ bản gồm các khối chức năng. Nêu các khối chức năng đó? Hs: Trả lời Gv: Giới thiệu từng khối chức năng. Hs: Lắng nghe Gv: Cho Hs ghi ý chính. Hs: Ghi bài. Gv: Các khối chức năng trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính do con người lập ra. Vậy chương trình là gì? Hs: Trả lời 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử: ∗ Cấu trúc máy tính gồm các khối chức năng chủ yếu: a, Bộ xử lí trung tâm (CPU): được coi là bộ não của máy tính. b, Bộ nhớ: - Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu. - Bộ nhớ được chia làm 2 loại: + Bộ nhớ trong. + Bộ nhớ ngoài. - Đơn vị dùng để đo dung lượng nhớ là byte (1 byte = 8 bit) c, Thiết bị vào/ra (Input/Output): - Thiết bị vào (thiết bị nhập): bàn phím, chuột, máy quét… - Thiết bị ra (thiết bị xuất): màn hình, máy in, loa,… Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: ? Nêu mô hình quá trình ba bước? ? Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng nào? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Trả lời câu hỏi SGK/19. - Đọc trước Phần 3, 4 (SGK/17, 18) Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 14
  • 15. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Tuần: 04 Ngày soạn : 07/09/2013 Tiết: 07 Ngày dạy : 10/09/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh biết, hiểu được: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được quá trình ba bước. - Nắm được cấu trúc của máy tính điện tử. - Hiểu được chức năng của các thiết bị trong máy tính điện tử. 2. Kỹ năng: - Quan sát, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu mô hình quá trình ba bước? Câu 2: Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng nào? 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về quá trình ba bước và các khối chức năng trong máy tính như CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra. Vậy nhờ vào đâu mà máy tính hoạt động được? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học tiết trước Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Máy tính là một công cụ xử lý thông tin Gv: Nhờ các khối chức năng chính nêu trên máy tính đã trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu. Hs: Lắng nghe Gv: Yêu cầu Hs chú ý vào hình SGK/17. Hs: Quan sát Gv: Giới thiệu mô hình hoạt động ba bước của máy tính. Gv: Giải thích rõ từng bước. Hs: Lắng nghe Gv: Chương trình là gì? Hs: Trả lời Gv: Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến 3. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 15 §4. MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt)
  • 16. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình. Hs: Lắng nghe. Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. Hs: Ghi bài. Quá trình xử lý thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình. Hoạt động 2: Phần mềm và phân loại phần mềm Gv: Yêu cầu Hs đọc phần 4 (SGK/17) Hs: Đọc bài Gv: Phần cứng là gì? Hs: Trả lời Gv: Phần mềm là gì? Hs: Trả lời. Gv: Phần mềm đưa lại sự sống cho phần cứng. Không có phần mềm thì phần cứng sẽ không thể phát huy vai trò, tác dụng của mình. Gv: Chẳng hạn, không có phần mềm thì màn hình không thể hiển thị bất cứ gì, loa sẽ không phát ra âm thanh, chuột, bàn phím sẽ không có tác dụng… Hs: Lắng nghe. Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. Gv: Phần mềm được chia làm mấy loại chính? Hs: Trả lời Gv: Đó là những loại nào? Hs: Trả lời Gv: Phần mềm hệ thống là gì? Hs: Trả lời Gv: Phần mềm ứng dụng là gì? Hs: Trả lời Gv: Tóm tắt ý cho Hs ghi bài. Hs: Ghi bài 4. Phần mềm và phân loại phần mềm: a, Phần cứng, phần mềm là gì? - Phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo. - Phần mềm là các chương trình máy tính, đưa sự sống đến cho phần cứng. b, Phân loại phần mềm: Phần mềm có thể được chia làm 2 loại chính: - Phần mềm hệ thống: là các chương trình tổ chức việc quản lý, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành. Ví dụ: DOS, WINDOWS 98, WINDOWS XP,… - Phần mềm ứng dụng: là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ hoạ,… 4. Củng cố: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 16
  • 17. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Gv nêu câu hỏi: 1. Phần mềm là gì? 2. Có mấy loại phần mềm chính? Cho ví dụ. 5. Dặn dò: Về nhà học bài. Trả lời câu hỏi SGK/19. Đọc trước Bài thực hành 1: Làm quen với một số thiết bị máy tính. V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 17
  • 18. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Tuần: 04 Ngày soạn : 07/09/2013 Tiết: 08 Ngày dạy : 10/09/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: - Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá nhân. - Biết cách bật/tắt máy tính. - Làm quen với bàn phím và chuột. 2. Kỹ năng: - Quan sát, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu quá trình mô hình ba bước? Cho ví dụ. Câu 2: Nêu rõ cấu trúc chung của máy tính? Câu 3: Phần mềm là gì? Phần mềm được chia làm mấy loại? Kể tên. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã nắm được các khối chức năng trong cấu trúc chung của máy tính. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một số thiết bị máy tính. Chúng ta vào bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân: Gv: Nêu một số thiết bị nhập dữ liệu cơ bản mà em biết? Hs: Trả lời. Gv: Giới thiệu 2 thiết bị nhập dữ liệu thông dụng nhất là: bàn phím và chuột. Gv: Bàn phím có chức năng gì? Hs: Trả lời. Gv: Bàn phím là thiết bị nhập vô cùng quan trọng giúp chúng ta có thể nhập dữ liệu vào máy tính. Nếu không có bàn phím thì chúng ta không thể đánh chữ hay thực hiện một số thao tác chính. Gv: Cho Hs quan sát bộ phận nhập dữ liệu: bàn phím. Gv: Cho Hs ghi bài. Hs: Ghi bài. Gv: Một thiết bị nhập không kém phần quan trọng nữa đó là chuột. 1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân: a, Các thiết bộ nhập dữ liệu cơ bản: - Bàn phím (Keyboard): là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 18 Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH
  • 19. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. Gv: Chuột có chức năng gì? Hs: Trả lời. Gv: Chuột là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu rất quan trọng đặc biệt là trong đồ hoạ, nhờ có chuột mà ta có thể thực hiện một số thao tác một cách nhanh chóng. Hs: Lắng nghe Gv: Cho Hs quan sát chuột của máy tính Hs: Quan sát Gv: Cho Hs ghi bài. Hs: Ghi bài. Gv: Giới thiệu cho Hs nắm rõ về thân máy tính Gv: Trong thân máy tính có chứa rất nhiều thiết bị quan trọng các mạch điện, bộ vi xử lí, RAM, nguồn điện, ổ mềm, ổ CD_ROM,……Tất cà các thiết bị này được gắn trên một bản mạch gọi là bản mạch chủ. Hs: Lắng nghe và ghi bài. Gv: Nêu một số thiết bị xuất dữ liệu cơ bản mà em biết? Hs: Trả lời. Gv: Giới thiệu một số thiết bị xuất dữ liệu cơ bản. Hs: Lắng nghe. Gv: Giới thiệu một số thiết bị lưu trữ dữ liệu. Hs: Lắng nghe. Gv: Cho Hs quan sát một số thiết bị (nếu có). Hs: Quan sát. Gv: Từ các bộ phận trên sẽ cấu thành một máy tính hoàn chỉnh. Một máy tính hoàn chỉnh bao gồm màn hình, thân máy tính, chuột, bàn phím; có thể có thêm máy in, loa, … Hs: Lắng nghe. - Chuột (mouse): là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu. b, Thân máy tính: - Thân máy tính có chứa rất nhiều thiết bị phức tạp gồm bộ vi xử lí, bộ nhớ(RAM), nguồn điện...được gắn trên bản mạch chủ (mainboard) c, Các thiết bị xuất dữ liệu: - Maøn hình: hieån thò keát quaû hoaït ñoäng cuûa maùy tính. - Maùy in: duøng ñeå ñöa döõ lieäu ra giaáy. - Loa: duøng ñeå ñöa aâm thanh ra ngoaøi. - OÅ ghi CD/DVD: duøng ñeå ghi döõ lieäu ra caùc ñóa daïng CDROM/DVD d, Các thiết bị lưu trữ dữ liệu: - OÅ ñóa cöùng: laø thieát bò löu tröõ döõ lieäu chuû yeáu cuûa maùy tính, coù dung löôïng löu tröõ lôùn. - Ñóa meàm: coù dung löôïng nhoû. - Ngoaøi ra coøn coù caùc thieát bò Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 19
  • 20. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. nhôù hieän ñaïi nhö ñóa quang, USB, …… Hoạt động 2: Bật máy tính. Gv: Hướng dẫn Hs thao tác khởi động máy tính. Hs: Quan sát. Gv: Yêu cầu Hs quan sát các đèn tín hiệu và quá trình khởi động của máy tính qua các thay đổi trên màn hình. Hs: Quan sát 2. Bật máy tính: Bật công tác trên thân máy tính (Power) và bật công tác màn hình (nếu màn hình chưa được mở) Hoạt động 3: Làm quen với bàn phím và chuột. Gv: Cho Hs quan sát bàn phím. Phân biệt khu vực chính của bàn phím, nhóm các phím số , nhóm các phím chức năng. Hs: Quan sát. Gv: Yêu cầu Hs mở chương trình Notepad, gõ một vài phím và quan sát kết quả trên màn hình. Hs: Thực hiện và quan sát. Gv: Giúp Hs phân biệt tác dụng của việc gõ một phím và gõ tổ hợp phím. Gv: Yêu cầu Hs nhấn giữ phím Shift và gõ một phím kí tự bất kỳ. Cho nhận xét? Hs: Thực hiện và nhận xét. Gv: Yêu cầu Hs nhấn giữ phím Alt và gõ phím F. Cho nhận xét? Hs: Thực hiện và nhận xét. Gv:Yêu cầu Hs nhấn giữ phím Ctrl và gõ phím F. Cho nhận xét? Hs: Thực hiện và nhận xét. Gv:Yêu cầu Hs di chuyển chuột trên mặt phẳng. Quan sát sự thay đổi vị trí của con trỏ chuột. Cho nhận xét? Hs: Thực hiện và nhận xét. 3. Làm quen với bàn phím và chuột: Hoạt động 4: Tắt máy tính. Gv: Hướng dẫn Hs thao tác tắt máy tính Hs: Quan sát và thực hiện. Gv: Yêu cầu Hs quan sát quá trình tự kết thúc và tắt của máy tính. Hs: Quan sát. 4. Tắt máy tính: - Nháy nút Start -> Turn Off Computer - Tắt màn hình nếu cần thiết. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: ? Nêu các thiết bị nhập cơ bản và chức năng của chúng? ? Nêu các thiết bị xuất dữ liệu và chức năng của chúng? ? Nêu các thiết bị lưu trữ dữ liệu và chức năng của chúng? ? Nêu thao tác bật và tắt máy tính? Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 20
  • 21. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ. 5. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và các kiến thức đã học. V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 21
  • 22. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Tuần: 05 Ngày soạn : 14/09/2013 Tiết: 09 Ngày dạy : 17/09/2013 1. Kiến thức: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: - Nhận biết được một số thao tác với chuột, luyện tập chuột với phần mềm Mouse Skills - Luyện tập các thao tác với chuột. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: Giữ trật tự lớp học. Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu các thiết bị nhập, xuất, lưu trữ dữ liệu mà em đã học? Câu 2: Nêu thao tác khởi động và tắt máy? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Chuột là thiết bị nhập đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp ta thực hiện một số thao tác rất nhanh và đơn giản, để có thể làm việc với chuột một cách thành thạo và chính xác hơn, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và luyện tập một số thao tác với chuột. Chúng ta vào bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Các thao tác chính với chuột Gv: Chuột là công cụ quan trọng thường đi liền với máy tính. Thông qua chuột chúng ta có thể thực hiện các lệnh điều khiển hoặc nhập dữ liệu vào máy tính nhanh và thuận tiện. Hs: Lắng nghe Gv: Giúp Hs phân biệt nút trái chuột, nút giữa và nút phải chuột. Gv: Giới thiệu cách cầm chuột Hs: Quan sát Gv: Giới thiệu các thao tác chính với chuột Hs: Quan sát 1. Các thao tác chính với chuột: Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột. - Di chuyển chuột: giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng, không nhấn bất cứ nút chuột nào. - Nháy chuột: nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay. - Nháy nút phải chuột: nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay. - Nháy đúp chuột: nhấn nút trái chuột 2 lần liên tiếp - Kéo thả chuột: nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích rồi thả tay. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: - Nêu các thao tác chính với chuột? Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 22 §5. LUYỆN TẬP CHUỘT
  • 23. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP - Nêu các mức luyện tập chuột? - Nêu các bước cần thiết để luyện tập chuột? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Đọc trước “Phần 2,3” trong SGK. V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 23
  • 24. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Tuần: 05 Ngày soạn : 14/09/2013 Tiết: 10 Ngày dạy : 17/09/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: - Nhận biết được một số thao tác với chuột, luyện tập chuột với phần mềm Mouse Skills - Luyện tập các thao tác với chuột. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: Giữ trật tự lớp học. Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills Gv: Giới thiệu phần mềm Mouse Skills với Hs Gv: Giới thiệu từng mức luyện tập cho Hs nắm. Hs: Lắng nghe và quan sát thao tác của Gv. Gv: Mỗi mức, phần mềm cho phép thực hiện 10 lần thao tác luyện tập chuột tương ứng. Càng về sau thì mức độ luyện tập sẽ càng khó hơn. Sau khi thực hiện xong tất cả các mức tập chuột phần mềm sẽ tính tổng điểm em đạt được. Hs: Lắng nghe Gv: Giải thích và thực hiện các thao tác cần luyện tập ở từng mức, đặc biệt mức 5. Hs: Lắng nghe và quan sát. 2. Luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills: - Mức 1: Luyện thao tác di chuyển chuột - Mức 2: Luyện thao tác nháy chuột - Mức 3: Luyện thao tác nháy đúp chuột - Mức 4: Luyện thao tác nháy nút phải chuột - Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột Hoạt động 2: Luyện tập Gv: Hướng dẫn Hs cách khởi động phần mềm Mouse Skills Hs: Quan sát Gv: Hướng dẫn các thao tác cần thiết để bắt đầu luyện tập. 3. Luyện tập: - Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm Mouse Skills - Nhấn một phím bất kỳ để bắt đầu vào cửa sổ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 24 §5. LUYỆN TẬP CHUỘT (tt)
  • 25. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Hs: Lắng nghe và quan sát. Gv: Hướng dẫn cách đưa ra tổng điểm và mức đánh giá cho từng bài tập. Hs: Lắng nghe luyện tập chính. - Luyện tập các thao tác sử dụng chuột qua từng bước. ∗ Lưu ý: - Khi thực hiện xong một mức, nhấn phím bất kỳ để chuyển sang mức luyện tập tiếp theo. - Có thể nhấn phím N để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện tất cả 10 thao tác luyện tập. - Có 4 mức đánh giá lết quả luyện tập: + Beginner: Bắt đầu + Not bad: tạm được + Good: Khá tốt + Expert: Rất tốt. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: - Nêu các thao tác chính với chuột? - Nêu các mức luyện tập chuột? - Nêu các bước cần thiết để luyện tập chuột? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Đọc trước “Bài 6: Học gõ mười ngón.” V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 25
  • 26. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Tuần: 06 Ngày soạn : 20/09/2013 Tiết : 11 Ngày dạy : 23/09/2013 I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: - Nhận biết được các phím trên bàn phím, thứ tự các phím, biết lợi ích của việc gõ mười ngón. - Nắm được vị trí của các ngón tay trên bàn phím. - Học sinh luyện tập gõ mười ngón như hướng dẫn. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định nề nếp: Giữ trật tự lớp học. Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra 15 phút: Câu 1(3đ): Nêu cách cầm chuột đúng? Câu 2(7đ): Nêu các thao tác chính với chuột? Đáp án: Câu 1(3đ): Cách cầm chuột đúng: Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột. Câu 2(7đ): Các thao tác chính với chuột: - Di chuyển chuột: giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng, không nhấn bất cứ nút chuột nào. - Nháy chuột: nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay. - Nháy nút phải chuột: nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay. - Nháy đúp chuột: nhấn nút trái chuột 2 lần liên tiếp - Kéo thả chuột: nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển chuột đến vị trí đích rồi thả tay. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết bàn phím là thiết bị nhập dữ liệu chính của máy tính. Chính vì vậy mà thao tác đối với bàn phím cũng rất quan trọng. Để trong một thời gian ngắn người ta có thể gõ được nhiều trang văn bản nhằm tiết kiệm thời gian thì từ đó người ta tìm ra quy tắc gõ bàn phím nhanh nhất. Vì vậy quy tắc gõ mười ngón ra đời, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về bàn phím cũng như lợi ích của việc gõ mười ngón Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Bàn phím máy tính Gv: Cho Hs quan sát bàn phím 1. Bàn phím máy tính: Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 26 §6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
  • 27. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP HS quan sát và nêu các phím của bàn phím trên máy tính. Gv giới thiệu hàng phím cơ sở gồm 8 phím chính: A, S, D, F, J, K, L trong đó phím S, L là hai phím gai. Đây là hai phím dùng lám vị trí đặt tại hai ngón tay trỏ. ; còn được gọi là phím xuất phát. Gv: Hàng phím cơ sở là hàng phím quan trọng nhất. GV giới thiệu các phím điều khiển, phím đặc biệt như: Spacebar, Ctrl, Alt, Shift, Caps lock, Tab, Enter và Backspace và có thể nói công dụng của các phím để HS có thể nắm được. GV có thể cho HS quan sát trên bàn phím vị trí của các phím trên bàn phím. ? Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào? HS trả lời. Gv: cho một vài hs nhắc lại và nhận xét. Gv: có thể cho HS quan sát tất cả các hàng phím trên bàn phím máy tính để HS nắm rõ. Gv: Vậy lợi ích của việc gõ mười ngón như thế nào? phím: + Hàng phím số + Hàng phím trên + Hàng phím cơ sở + Hàng phím dưới + Hàng phím chứa phím cách Hoạt động 2: Lợi ích của việc gõ mười ngón Gv: Trước khi có máy tính có máy tính, con người đã dùng máy chữ để tạo ra các văn bản trên giấy. Công việc gõ máy chữ cũng được thực hiện trên một bàn phím có hình dạng tương tự như bàn phím máy tính hiện nay. Với máy chữ các quy tắc sử dụng cả mười ngón tay để gõ bàn phím đã được lập ra. Các qui tắc này cũng được sử dụng đối với bàn phím máy tính. GV nêu lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón: - Tốc độ gõ nhanh hơn. - Gõ chính xác hơn. Ngoài ra , gõ bàn phím băng mười ngón tay là tác phong làm việc và lao động chuyên nghiệp với máy tính. Gv: Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì? Hs: trả lời. 2. Lợi ích của việc gõ mười ngón: - Tốc độ gõ nhanh hơn. - Gõ chính xác hơn. 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: ? Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì? ? Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài. - Chuẩn bị thực hành 6. Thống kê kết quả bài kiểm tra 15 phút: Lớp TSHS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM Ghi chú SL % SL % SL % SL % SL % 11A1 11A2 V. Rút kinh nghiệm: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 27
  • 28. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Tuần: 06 Ngày soạn: 21/09/2013 Tiết : 12 Ngày dạy: 24/09/2013 I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: - Nhận biết được các phím trên bàn phím, thứ tự các phím, biết lợi ích của việc gõ mười ngón. - Nắm được vị trí của các ngón tay trên bàn phím. - Học sinh luyện tập gõ mười ngón như hướng dẫn. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định nề nếp: Giữ trật tự lớp học. Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu thao tác chính với chuột? Câu 2: Nêu các mức luyện tập chuột? Câu 3: Nêu các bước cần thiếr để luyện tập chuột? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 3: Tư thế ngồi Gv: Hướng dẫn cho hs tư thế ngồi trên máy tính là ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, bàn phím để ở vị trí trung tâm, tay thả lỏng trên bàn phím. GV gọi một vài HS nhắc lại. 3. Tư thế ngồi: Ngồi thẳng lưng, đầu không ngửa ra sau cũng không cúi về phía trước. Mắt nhìn thẳng vào màn hình. Bàn phím ở vị trí trung tâm, hai tay thả lỏng trên bàn phím. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 28 §6. HỌC GÕ MƯỜI NGÓN (tt)
  • 29. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Hoạt động 4: Luyện tập Gv: Giới thiệu cách đặt tay và gõ phím Hs: Lắng nghe 4. Luyện tập: - Đặt các ngón tay lên hàng phím cơ sở. - Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn xuống bàn phím - Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát - Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định 4. Củng cố: Gv nêu câu hỏi: ? Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì? ? Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào? ? Nêu tư thế ngồi trước máy tính? ? Nêu cách đặt tay và gõ phím? 5. Dặn dò: 7. Về nhà học bài. 8. Đọc trước bài “Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím” V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 29
  • 30. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Tuần: 07 Ngày soạn: 27/09/2013 Tiết : 13 Ngày dạy: 30/09/2013 I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: - HS sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím trên bàn phím bằng mười ngón. - HS luyện tập kỹ năng gõ mười ngón nhanh, chính xác, học sinh có hứng thú khi luyện tập. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Mario. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định nề nếp: Giữ trật tự lớp học. Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì? Câu 2: Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào? Câu 3: Nêu tư thế ngồi trước máy tính? Câu 4: Nêu cách đặt tay và gõ phím? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm Mario Gv: Cho HS quan sát SGK Gv: Giới thiệu phần mềm mario: Mario là phân mềm được sử dụng để luyện gõ bàn phím bằng mười ngón. Gv: Giới thiệu màn hình chính gồm: File, Student, Lesson (các mức: dễ, trung bình, khó, mức luyện tập tự do) Gv: Giới thiệu các bài luyện tập cho hs. 1. Giới thiệu phần mềm mario: - Mario là phần mềm được sử dụng để luyện gõ bàn phím bằng mười ngón. - Các bài luyện tập: • Home Row only: Bài luyện tập các phím ở hàng cơ sở. • Add Top Row: Bài luyện tập các phím ở hàng trên. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 30 §7. SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM
  • 31. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP • Add Buttom Row: Bài luyện tập các phím ở hàng dưới. • Add Numbers: Bài luyện tập các phím ở hàng phím số. • Add Symbols: Bài luyện thêm các phím kí hiệu. • Add Keyboard: Bài luyện tập kết hợp toàn bộ bàn phím. 4. Củng cố: - Cho Hs nhắc lại các bài luyện tập của phần mềm Mario. - Cách thoát khỏi phần mềm. 5. Dặn dò: - Xem lại các bước thực hiện luyện tập để chuẩn bị thực hành. V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 31
  • 32. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Tuần: 07 Ngày soạn : 28/09/2013 Tiết : 14 Ngày dạy : 01/10/2013 Bài 7: I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: - HS sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím trên bàn phím bằng mười ngón. - HS luyện tập kỹ năng gõ mười ngón nhanh, chính xác, học sinh có hứng thú khi luyện tập. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Mario. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định nề nếp: Giữ trật tự lớp học. Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Việc gõ bàn phím bằng mười ngón có lợi ích gì? Câu 2: Hàng phím cơ sở gồm mấy phím? Đó là những phím nào? Câu 3: Nêu tư thế ngồi trước máy tính? Câu 4: Nêu cách đặt tay và gõ phím? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Luyện tập Gv: Cho hs quan sát phần mềm Mario Gv: Hướng dẫn Hs từng bước luyện tập. Gv: Cho Hs quan sát các bước thực hiện trong SGK Gv: Yêu cầu Hs đọc và tìm hiểu trong SGK trình tự thực hiện các bước HS tìm hiểu 2. Luyện tập: a. Đăng kí người luyện tập: - Khởi động chương trình bằng cách chạy tệp Mario.EXE. - Gõ phím W hoặc nháy chuột tại mục Student sau đó chọn dòng New - Nhập tên của en nhấn Enter . - Nháy chuột tại vị trí DONE dể đóng cửa sổ b. Nạp tên người luyện tập: c. Thiết đặt các lựa chọn để luyện tập: - Chọn Student - > Edit ( hoặt nhấn phím E ) - Chọn người dẫn đường - Chọn DONE để xác nhận d. Lựa chọn bài học: - Nháy chuột vào Lessons - > Chọn dòng Home row Only (Chỉ luyện các phím hàng cơ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 32 §7. SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM (tt)
  • 33. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP sở). - Chọn các mức độ: +Mức 1: đơn giản. + Mức 2: Trung bình. +Mức 3: Nâng cao. +Mức 4: Luyện tập tự do. e. Luyện gõ bàn phím - Gõ phím theo hướng dẫn trên màn hình. f. Để thoát khỏi chương trình: + Chọn File -> Quit. + Nhấn phím Q. 4. Củng cố: Cho Hs nhắc lại các bài luyện tập của phần mềm Mario. Cách thoát khỏi phần mềm. 5. Dặn dò: Xem lại các bước thực hiện luyện tập để chuẩn bị thực hành. V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 33
  • 34. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Tuần: 08 Ngày soạn: 04/10/2013 Tiết : 15 Ngày dạy: 07/10/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: - HS sử dụng phẩn mềm mô phỏng hệ mặt trời để quan sát trái đất quay xung quanh hệ mặt trời, quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. - HS biết hệ mặt trời có những hành tinh nào? 2. Kỹ năng: - Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Solar System 3D. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định nề nếp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Phần mềm Mario dùng để làm gì: Câu 2: Chuột và bàn phím thuộc loại thiết bị nào của máy tính? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Trái đất của chúng ta quay quanh Mặt trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? Phần mềm mô phỏng hệ mặt trời sẽ giải đáp cho chúng ta những câu hỏi đó. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm mô phỏng hệ mặt trời Gv: Giới thiệu màn hình khởi động cho HS. Hs: Quan sát màn hình. Gv: Em thấy gì trong khung chính của màn hình? Hs: nhìn vào màn hình và trả lời. Gv: Chốt lại câu trả lời của HS Tóm ý cho Hs ghi bài. 1. Giới thiệu phần mềm mô phỏng hệ mặt trời: Là phần mềm được sử dụng để quan sát trái đất xoay xung quanh mặt trời, các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các hành tinh trong hệ mặt trời. Màn hình khởi động của phần mềm: Trong khung chính: - Mặt cầu màu đỏ ở trung tâm - Các hành tính nằm trên quỹ đạo khác nhau quay quanh mặt trời - Mặt trăng chuyển động như vệ tinh xung quanh trái đất. 4. Củng cố: GV có thể thực hiện lại các thao tác cho HS quan sát. 5. Dặn dò: Xem lại các bước thực hiện luyện tập để chuẩn bị thực hành. V. Rút kinh nghiệm: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 34 §8. QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
  • 35. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2013 Tiết : 16 Ngày dạy: 08/10/2013 I.Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1.Kiến thức: - HS sử dụng phẩn mềm mô phỏng hệ mặt trời để quan sát trái đất quay xung quanh hệ mặt trời, quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. - HS biết hệ mặt trời có những hành tinh nào? 2. Kỹ năng: - Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Solar System 3D. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định nề nếp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Các lệnh điều khiển quan sát Gv: Cho Hs quan sát các nút lệnh trong màn hình khởi động Gv: Nhấn các nút để HS nắm các chức năng từng nút. Hs: Quan sát Gv: Hãy nêu các chức năng của nút orbits,wiew, biểu tượng Zoom, Speed, các nút mũi tên. HS trả lời như ở SGK. Gv: Giới thiệu các nút chức năng cho HS quan sát. Gv:Để xem thông tin của các vì sao ta làm như thế nào? Hs: Trả lời 1. Giới thiệu phần mềm mô phỏng hệ mặt trời: 2. Các lệnh điều khiển quan sát: 1.1. Nút ORBITS  để hiện hoặc ẩn quỹ đạo chuyển động của hành tinh. 1.2. Nút View  Vị trí quan sát tự động chuyển động trong không gian. 1.3. Thanh cuốn ngang (Zoom) để phóng to hoặc thu nhỏ khung nhìn. 1.4. Thanh cuốn ngang trên biểu tượng (Speed) để thay đổi vận tốc chuển động của các hành tinh. 1.5. Các nút lệnh Dùng để nâng lên hoẵc hạ xuống vị trí quan sát . 1.6. Các phím mũi tên lên, xuống, sang trái, sang phải dùng để dịch chuyển toàn bộ khung hình. 4. Củng cố: GV có thể thực hiện lại các thao tác cho HS quan sát. 5. Dặn dò: Xem lại các bước thực hiện luyện tập để chuẩn bị thực hành. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 35 §8. QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI (tt)
  • 36. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................ Tuần: 08 Ngày soạn: 05/10/2013 Tiết : 16 Ngày dạy: 08/10/2013 I . Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: - Học sinh được nhớ lại một số thiết bị máy tính; Nhớ lại các bước sử dụng một số phần mềm để luyện gõ phím nhanh; nhớ lại cách thức quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời bằng phần mềm Solar System 3D Simulator. 2. Kỹ năng: - Học sinh phân biệt được một số các thiết bị của một máy tính. - Sử dụng thành thạo các phần mềm gõ phím nhanh đã học. - Sử dụng thành thạo phần mềm Solar System 3D Simulator để quan sát Hệ mặt trời. 3. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc ôn tập các kiến thức đã học. II . Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo trình, phòng máy, một số phần mềm ứng dụng 2. Chuẩn bị của học sinh: Học và chuẩn bị bài ở nhà III. Phương pháp: Vấn đáp + Thực hành trên máy tính. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ bài tập) 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng – Trình chiếu Hoạt động 1: Ôn tập lại các kiến thức đã học. Gv: Em hãy kể tên các thiết bị để nhập dữ liệu của máy tính cá nhân? Gv: Các thiết bị xuất dữ liệu? Gv: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu? Gv: Em đã được học phần mềm nào để luyện tập với chuột? Gv: Nêu các thao tác: Di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phảI chuột, kéo thả chuột. Gv: Trong phần mềm Mario dùng để luyện gõ bàn phím, em cần chú ý tư thế đặt tay như thế nào cho đúng? Gv: Khởi động phần mềm Mario và thực hiện bài tập ở cấp độ 3. Gv: Yêu cầu học sinh đĩng chương trịnh Mario khởi động chương trình SolarSystem3DSimulator để quan sát Hệ mặt trờiYêu cầu một vài nhĩm: Điều chỉnh để cĩ hiện tượng Nhật thực; Hiện tượng Nguyệt thực. 1. Các bộ phậncủamáytínhcánhân - Thiết bị nhập dữ liệu: Chuột, bàn phím. - Thiết bị xuất dữ liệu: Màn hình, máy in, loa.. - Thiết bị lưu trữ dữ liệu:Đĩa cứng, đĩa mềm, USB ... 2. Một số phần mềm học tập a) Phần mềm Mouse Skills để luyện tập với chuột - Luyện thao tác di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột. b) Phầm mềm Mario để luyện gõ phím - Luyện tập các thao tác gõ phím với các phím ở các hàng trên tồn bàn phím và gõ kết hợp với phím Shift. c) Phần mềm quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời - Các bước quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 36 BÀI TẬP
  • 37. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP 4. Củng cố: - Giáo viên sơ lược cấu tạo của một máy tính cá nhân. - Chú ý cho học sinh cách sử dụng bàn phím đúng cách. 5. Dặn dò: - Ôn lại các kiến thức đã học (Theo nội dung của tiết bài tập hôm nay). - Chuẩn bị bài kiểm tra 45 phút trên giấy. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 37
  • 38. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương II:PHẦN MỀM HỌC TẬP Tuần:09 Ngày soạn: 15/10/2013 Tiết: 18 Ngày dạy: 18/10/2013 I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Kiểm tra quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh. 2. Kỹ năng: - Học sinh vận dụng các kiến thức trọng tâm để làm bài. 3. Thái độ: - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong làm bài. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Đề kiểm tra. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học bài ở nhà. III. Phương pháp: - Kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm. IV. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài học. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: A. MA TRẬN ĐỀ Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 38 KIỂM TRA 45 PHÚT.
  • 39. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. Tuần: 10 Ngày soạn :19/10/2013 Tiết : 19 Ngày dạy : 22/10/2013 I. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh hiểu biết được: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Vai trò của các phương tiện điều khiển. - Vì sao cần phải có các phương tiện điều khiển. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, quan sát, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Solar System 3D. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định nề nếp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Phần mềm là gì? Có mấy loại phần mềm. Kể tên? Câu 2: Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là gì? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu • Hoạt động 1: Giới thiệu các quan sát thực tế GV cho Hs quan sát ngã tư đường (ảnh minh hoạ) HS quan sát. ? Quan sát và cho biết đèn tín hiệu giao thông đang có màu gì HS: Màu đỏ ? Khi đèn tín hiệu giao thông có màu đỏ thì em thấy xe dừng hay đi HS: Trả lời ? Em hay tưởng tượng nếu không có đèn tín hiệu giao thông thì chuyện gì sẽ xảy ra HS: Xe cộ chạy lộn xộn sẽ xảy ra ùn tắc giao thông GV cho Hs quan sát hình ảnh sân trường HS quan sát. ? Nếu không có thời khóa biểu thì trường học sẽ như thế nào HS: Lúc đó GV không tìm được lớp, HS không biết học môn nào, trường trở nên hỗn loạn. ? Em thấy hệ thống đèn tín hiệu giao thông, thời khoá biểu có vai trò như thế nào HS: Trả lời GV tóm ý ghi bài HS ghi bài 1. Các quan sát: Quan sát 1: SGK/39 Quan sát 2: SGK/39 * Nhận xét: Các phương tiện điều khiển có vai trò rất quan trọng. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 39 §9. VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH (t1)
  • 40. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. 4. Củng cố: GV cho HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (SGK/41) HS trả lời câu hỏi GV cho HS nhận xét, cho điểm. 5. Dặn dò: Về nhà học bài. Xem trước phần còn lại. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 40
  • 41. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. Tuần:10 Ngày soạn : 22/10/2013 Tiết :20 Ngày dạy : 25/10/2013 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được vai trò của hệ điều hành.. - Biết hệ điều hành điều khiển mọi hoạt động của máy tính, biết phần cứng, phần mềm. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, liên hệ thực tế. 3.Thái độ: Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Solar System 3D. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu vai trò của hệ thống đèn tín hiệu giao thông? Câu 2: Nêu vai trò của thời khoá biểu trong trường học? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: ? Kể tên một số thiết bị phần cứng của máy tính HS Trả lời ? Hệ điều hành thuộc loại phần mềm nào HS Trả lời GV giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu • Hoạt động 1: Cái gì điều khiển máy tính ? Phần cứng là gì HS: Phần cứng là chính máy tính và tất cả các thiết bị vật lý kèm theo ? Nêu một số thiết bị phần cứng mà em biết HS: Loa, máy in, màn hình, thân máy tính, bàn phím, chuột, máy quét, USB,... ? Phần mềm là gì HS: Phần mềm là các chương trình máy tính ? Kể tên một số phần mềm mà em biết HS: MS Word, MS Excel, ... ? Hệ điều hành thuộc loại phần mềm nào HS: Phần mềm hệ thống ? Phần mềm hệ thống là gì HS: Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lý, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính. GV: Khi máy tính làm việc thì có nhiều đối tượng cùng hoạt động và tham gia vào quá trình xử lý thông tin (phần cứng, phần mềm). Hoạt động của các đối tượng này cũng cần được 1. Các quan sát: 2. Cái gì điều khiển máy tính? Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 41 §9. VÌ SAO CẦN PHẢI CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH(t2)
  • 42. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. điều khiển. HS lắng nghe. ? Vậy để điều khiển các hoạt động của các đối tượng trên cần nhờ vào đâu HS: Nhờ vào hệ điều hành ? Vai trò của hệ điều hành HS: - Điều khiển các thiết bị (phần cứng) - Tổ chức việc thực hiện các chương trình (phần mềm) GV: Tóm ý ghi bài HS: Ghi bài. Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin. 4. Củng cố: GV cho HS trả lời các câu hỏi 4, 5 (SGK/41) HS trả lời câu hỏi 5. Dặn dò: Về nhà học bài. Xem trước “Bài 10: Hệ điều hành làm những việc gì?” Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 42
  • 43. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. Tuần: 11 Ngày soạn : 26/10/2013 Tiết : 21 Ngày dạy : 29/10/2013 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Hệ điều hành là một chương trình máy tính. - Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt vào trong máy tính. - Biết được một số hệ điều hành cơ bản như: MS DOS, Windows 98, 2000, XP, Vista,... 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, quan sát. 3.Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Solar System 3D. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Vai trò của hệ điều hành? Câu 2: Kể tên một số thiết bị phần cứng mà em biết? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Trong bài trước ta đã thấy rõ vai trò rất quan trọng của hệ điều hành. Vậy hệ điều hành là gì? Nó có phải một thiết bị được lắp đặt trong máy tính không? Hình thù của nó ra sao? GV giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu Hoạt động 1: Hệ điều hành là gì? Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 43 §10. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ (t1)
  • 44. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. ? Phần mềm là gì HS: Phần mềm là các chương trình máy tính. ? Có mấy loại phần mềm HS: Có 2 loại: + Phần mềm hệ thống + Phần mềm ứng dụng ? Phần mềm hệ thống là gì HS: Phần mềm hệ thống laø caùc chöông trình toå chöùc vieäc quaûn lyù, ñieàu phoái caùc boä phaän chöùc naêng cuûa maùy tính. ? Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là gì HS: Hệ điều hành GV: Hệ điều hành không phải là một thiết bị được lắp ráp trong máy tính mà nó là một phần mềm. ? Hệ điều hành là gì HS: Hệ điều hành là một chương trình máy tính. GV: Hệ điều hành là phần mềm rất quan trọng, và là phần mềm đầu tiên được cài đặt vào trong máy tính. Máy tính chỉ có thể hoạt động được sau khi đã cài hệ điều hành. ? Kể tên một số hệ điều hành mà em biết HS: Hệ điều hành MS Dos, Windows 98, Windows 2000, Windows XP, Windows Vista,... GV: Hiện nay có rất nhiều hệ điều hành khác nhau, nhưng hệ điều hành được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là hệ điều hành Windows của hãng Microsoft. GV: Lấy ví dụ: Hệ điều hành Windows 98, Windows 2000, Windows XP, Windows Vista 1. Hệ điều hành là gì? Hệ điều hành là một chương trình máy tính đặc biệt Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. Không có hệ điều hành, máy tính không thể sử dụng được. Ví dụ: Hệ điều hành Windows 98, Windows 2000, Windows XP, Windows Vista Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi (SGK/43) Câu 1: (SGK/43) GV: yêu cầu 1 Hs đọc đề bài. HS: Em hãy thử hình dung nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì xảy ra? GV: Cho Hs thời gian suy nghĩ HS: Suy nghĩ tìm câu trả lời GV: Gọi 1 Hs trả lời HS: Nếu máy tính không có hệ điều hành thì máy tính sẽ không hoạt động được (các chương trình và tất cả các thiết bị phần cứng đều không hoạt động được) GV: Gọi 1 Hs khác nhận xét HS: Nhận xét GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. Câu 2: (SGK/43) GV: yêu cầu 1 Hs đọc đề bài. HS: Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng? GV: Gọi 1 Hs trả lời HS: Hệ điều hành là phần mềm. GV: Gọi 1 Hs khác nhận xét HS: Nhận xét Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 44
  • 45. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. 4. Củng cố: HS trả lời câu hỏi: 1. Hệ điều hành là gì? 2. Nêu một số hệ điều hành mà em biết? 5. Dặn dò: Về nhà học bài, xem các câu hỏi còn lại trong SGK/43 Xem trước phần còn lại của bài. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 45
  • 46. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. Tuần: 11 Ngày soạn : 27/10/2013 Tiết : 22 Ngày dạy : 30/10/2013 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Nhiệm vụ chính của hệ điều hành. - Hệ điều hành điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính, cung cấp giao diện cho người dùng. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, quan sát. 3.Thái độ: - Tự giác, tích cực. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Solar System 3D. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hệ điều hành là gì? Câu 2: Hệ điều hành là phần mềm ứng dụng hay phần mềm hệ thống? Câu 3: Kể một số hệ điều hành mà em biết? 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã biết: Hệ điều hành là một chương trình đặc biệt của máy tính. Hệ điều hành là phần mềm được cài đặt đầu tiên vào máy tính. Vậy hệ điều hành có nhiệm vụ gì? GV giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu Hoạt động 1: Nhiệm vụ chính của hệ điều hành ? Tài nguyên máy tính gồm những gì HS: Ví dụ như CPU, bộ nhớ,... ? Trên đường phố chật hẹp, đông người mà ai cũng muốn đi nhanh trong khi không có phương tiện điều khiển giao thông thì chuyện gì sẽ xảy ra HS: Sẽ dẫn đến ùn tắc giao thông. GV: Tài nguyên của máy tính chỉ có giới hạn nhưng các chương trình phần mềm luôn muốn hoạt động tối đa (như những người tham gia giao thông ai cũng muốn đi nhanh), nếu không được điều khiển, hiện tượng tranh chấp tài nguyên của máy tính sẽ xảy ra. ? Lúc đó hệ thống sẽ hoạt động như thế nào HS: Hệ thống sẽ hoạt động hỗn loạn (giống như hiện tượng tắc nghẽn giao thông trên đường phố) 2. Nhiệm vụ cính của hệ điều hành: Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 46 §10. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ (t2)
  • 47. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. ? Vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ điều hành là gì HS: Là điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính. GV: Nhờ có hệ điều hành mà hoạt động của toàn bộ hệ thống sẽ trở nên nhịp nhàng. ? Các nhiệm vụ quan trọng khác nữa của hệ điều hành là gì HS: Cung cấp giao diện cho người dùng Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính. ? Giao diện là gì HS: Trả lời GV: Tóm ý cho Hs ghi bài HS: Ghi bài. Hai nhiệm vụ chính của hệ điều hành là: - Điều khiển phần cứng, tổ chức việc thực hiện các chương trình - Tạo môi trường giao tiếp giữa người dùng với máy tính. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi (SGK/43) Câu 4: (SGK/43) GV: yêu cầu 1 Hs đọc đề bài. HS: Hệ điều hành có những nhiệm vụ gì đối với máy tính? GV: Gọi 1 Hs trả lời HS: Hai nhiệm vụ chính của hệ điều hành là điều khiển phần cứng, tổ chức việc thực hiện các chương trình và tạo môi trường giao tiếp giữa người dùng với máy tính. GV: Gọi 1 Hs khác nhận xét HS: Nhận xét GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. Câu 5: (SGK/43) GV: yêu cầu 1 Hs đọc đề bài. HS: Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính? GV: Gọi 1 Hs trả lời HS: Hệ điều hành GV: Gọi 1 Hs khác nhận xét HS: Nhận xét GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời đúng. 4. Củng cố: HS trả lời câu hỏi: 1. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì? 2. Liệt kê các tài nguuyên của máy tính theo hiểu biết của em? 5. Dặn dò: Về nhà học bài. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 47
  • 48. Giáo án: TIN HỌC 6 – Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN. Tuần: 12 Ngày soạn :02/11/2013 Tiết : 23 Ngày dạy : 05/11/2013 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - Thông tin trong máy tính được tổ chức theo hình cây gồm các tệp và thư mục. - Khái niệm tệp tin, thư mục. 2. Kỹ năng: Phân tích, tư duy, quan sát. 3.Thái độ. - Tích cực, tự giác. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, thước thẳng, hệ thống câu hỏi gợi mở, máy tính có phần mềm Solar System 3D. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học và chuẩn bị bài ở nhà.. III. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp. - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: - Giữ trật tự lớp học. - Điểm danh sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là gì? Câu 2: Liệt kê các tài nguuyên của máy tính theo hiểu biết của em? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng - Trình chiếu Hoạt động 1: Giới thiệu chung ? Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng nào. HS: Dãy bit. GV: Chức năng chính của máy tính là xử lí thông tin. Trong quá trình xử lí, máy tính cần phải truy cập đến thông tin trên thiết bị lưu trữ. Việc truy cập ấy sẽ nhanh chóng nếu thông tin được tổ chức một cách hợp lí, khoa học,......nhất là khi khối lượng thông tin lớn. Và để giải quyết vấn đề này, hệ hành đã tổ chức thông tin theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục. HS: Lắng nghe. GV:Có thể lấy ví dụ là kệ để sách vở. HS: Lắng nghe. GV: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ cách tổ chức thông tin trong máy trong SGK HS: quan sát. GV: Cho Hs phân biệt rõ giữa thư mục và tệp tin Thông tin trên đĩa được tổ chức theo cấu trúc hình cây gồm các tệp và thư mục. Giáo viên: Văn Thị Hoa Phượng Năm học: 2013 – 2014 Trang 48 §11. TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (t1)