SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I
Tiết dạy: 01 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tuần: 01 Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và ph.pháp nghiên cứu riêng.
– Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.
– Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội .
– Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính.
– Biết được một số ứng dụng của tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống.
Kĩ năng:
–
Thái độ:
– Tạo tiền đề cho học sinh ham thích học môn Tin học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
– Giáo án, tranh ảnh
– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh:
– Sách giáo khoa, vở ghi.
– Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu sự hình thành và phát triển của Tin học
15
I. Sự hình thành và phát
triển của Tin học:
• Tin học là một ngành khoa
học mới hình thành nhưng
có tốc độ phát triển mạnh
mẽ và động lực cho sự phát
triển đó là do nhu cầu khai
thác tài nguyên thông tin
của con người.
Đặt vấn đề: Các em nghe rất
nhiều về Tin học nhưng nó thực
chất là gì thì ta chưa được biết
hoặc những hiểu biết về nó là rất
ít. Vậy Tin học có từ bao giờ,
thuộc ngành nào?
• Cho các nhóm nêu các phát
minh tiêu biểu của nhân loại qua
các giai đoạn phát triển xã hội
loài người.
– GV giới thiệu tranh ảnh lịch sử
phát triển xã hội loài người.
• Cho các nhóm thảo luận tìm
hiểu cách lưu trữ và xử lí thông
tin từ trước khi có MTĐT.
Từ đó dẫn dắt HS biết được do
đâu mà ngành Tin học hình
thành và phát triển?
• Các nhóm thảo luận và phát
biểu:
– lửa –> văn minh NN
– máy hơi nước –> văn minh CN
– MTĐT –> văn minh T.Tin
• Các nhóm thảo luận và phát
biểu:
– khắc trên đá, viết trên giấy, …
Do nhu cầu khai thác thông tin.
• HS đưa ra ý kiến:
Trang 1
Giáo án khối 10
• Tin học dần hình thành và
phát triển trở thành một
ngành khoa học độc lập, với
nội dung, mục tiêu, phương
pháp nghiên cứu mang đặc
thù riêng. Một trong những
đặc thù đó là quá trình
nghiên cứu và triển khai các
ứng dụng không tách rời với
việc phát triển và sử dụng
máy tính điện tử.
• Cho HS thảo luận, tìm hiểu:
Học tin học là học những vấn đề
gì? và có gì khác biệt so với học
những môn học khác?
– học sử dụng MTĐT
– học lập trình,
– ……..
Hoạt động 2: Các đặc tính và vai trò của máy tính điện tử
20
II. Đặc tính và vai trò của
máy tính điện tử:
• Một số đặc tính giúp
máy tính trở thành công
cụ hiện đại và không thể
thiếu trong cuộc sống của
chúng ta:
– MT có thể làm việc 24
giờ/ngày mà không mệt
mỏi.
– Tốc độ xử lý thông tin
nhanh, chính xác.
– MT có thể lưu trữ một
lượng thông tin lớn trong
một không gian hạn chế.
– Các máy tính cá nhân có
thể liên kết với nhau thành
một mạng và có thể chia sẻ
dữ liệu giữa các máy với
nhau.
– Máy tính ngày càng gọn
nhẹ, tiện dụng và phổ biến.
• Vai trò:
Ban đầu MT ra đời với mục
đích cho tính toán đơn
thuần, dần dần nó không
ngừng được cải tiến và hỗ
trợ hoặc thay thế hoàn toàn
con người trong rất nhiều
lĩnh vực khác nhau.
Đặt vấn đề: Trước sự bùng nổ
thông tin hiện nay máy tính
được coi như là một công cụ
không thể thiếu của con người.
Như vậy MTĐT có những tính
năng ưu việt như thế nào?
• Cho các nhóm thảo luận tìm
hiểu những đặc tính của MTĐT
mà các em đã biết.
GV bổ sung.
GV minh hoạ các đặc tính.
• Cho HS nêu các ứng dụng của
MTĐT vào các lĩnh vực khác
nhau trong đời sống.
GV minh hoa, bổ sung thêm.
• Từng nhóm trình bày ý kiến.
• HS thảo luận, đưa ra ý kiến:
– y tế, giáo dục, giao thông, …
Hoạt động 3: Giới thiệu thuật ngữ Tin học
5
III. Thuật ngữ Tin học:
• Một số thuật ngữ Tin học
được sử dụng là:
– Informatique
– Informatics
– Computer Science
GV gới thiệu một số thuật ngữ
tin học của một số nước.
HS đọc SGK
Trang 2
Giáo án khối 10
• Khái niệm về tin học:
Tin học là một ngành khoa
học có mục tiêu là phát
triển và sử dụng máy tính
điện tử để nghiên cứu cấu
trúc, tính chất của thông
tin, phương pháp thu thập,
lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi,
truyền thông tin và ứng
dụng vào các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội.
Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học
3
• GV nhấn mạnh thêm khái
niệm tin học theo các khía cạnh:
+ Việc nghiên cứu công nghệ
chế tạo, hoàn thiện máy tính
cũng thuộc lĩnh vực tin học.
+ Cần hiểu tin học theo nghĩa
vừa sử dụng máy tính, vừa phát
triển máy tính chứ không đơn
thuần xem máy tính chỉ là công
cụ.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1,2,3,5 SGK
– Đọc trước bài "Thông tin và dữ liệu".
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 3
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 02 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Tuần: 01
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết khái niệm thông tin, lượng TT, các dạng TT, mã hoá TT cho máy tính.
– Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
– Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit
Kĩ năng:
– Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit.
– Học sinh hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính.
Thái độ:
– Kích thích sự tìm tòi học hỏi tin học nhiều hơn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, các tranh ảnh.
– Tổ chức hoạt đông nhóm.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Mục tiêu của ngành khoa học tin học là gì?
Đáp: Phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu, xử lí thông tin.
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm thông tin và dữ liệu
10
I. Khái niệm thông tin và
dữ liệu:
• Thông tin của một thực
thể là những hiểu biết có thể
có được về thực thể đó.
Ví dụ: – Bạn Hoa 16 tuổi,
nặng 50Kg, học giỏi, chăm
ngoan, … đó là thông tin về
Hoa.
• Dữ liệu là thông tin đã
được đưa vào máy tính.
Đặt vấn đề: Đối tượng nghiên
cứu của Tin học là thông tin và
MTĐT. Vậy thông tin là gì? nó
được đưa vào trong máy tính
ntn?
• Tổ chức các nhóm nêu một số
ví dụ về thông tin.
• Muốn đưa thông tin vào trong
máy tính, con người phải tìm
cách biểu diễn thông tin sao cho
máy tính có thể nhận biết và xử
lí được.
• Các nhóm thảo luận và phát
biểu:
– Nhiệt độ em bé 400
C cho ta
biết em bé đang bị sốt.
– Những đám mây đen trên bầu
trời báo hiệu một cơn mưa sắp
đến….
Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo thông tin
20
II. Đơn vị đo thông tin:
• Đơn vị cơ bản để đo lượng
thông tin là bit (viết tắt của
Binary Digital). Đó là lượng
TT vừa đủ để xác định chắc
chắn một sự kiện có hai
trạng thái và khả năng xuất
hiện của 2 trạng thái đó là
như nhau.
Trong tin học, thuật ngữ bit
Đặt vấn đề: Muốn MT nhận biết
được một sự vật nào đó ta cần
cung cấp cho nó đầy đủ TT về
đối tượng nầy. Có những TT
luôn ở một trong 2 trạng thái. Do
vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị
bit để biểu diễn TT trong MT.
• Cho HS nêu 1 số VD về các
thông tin chỉ xuất hiện với 1
trong 2 trạng thái.
• HS thảo luận, đưa ra kết quả:
– công tắc bóng đèn
Trang 4
Giáo án khối 10
thường dùng để chỉ phần
nhỏ nhất của bộ nhớ máy
tính để lưu trữ một trong hai
kí hiệu là 0 và 1.
• Hướng dẫn HS biểu diễn trạng
thái dãy 8 bóng đèn bằng dãy
bit, với qui ước: S=1, T=0.
– giới tính con người
• Các nhóm tự đưa ra trạng thái
dãy bóng đèn và dãy bit tương
ứng.
• Ngoài ra, người ta còn
dùng các đơn vị cơ bản khác
để đo thông tin:
– 1B (Byte) = 8 bit
– 1KB (kilo byte) = 1024 B
– 1MB = 1024 KB
– 1GB = 1024 MB
– 1TB = 1024 GB
– 1PB = 1024 TB
Hoạt động 3: Giới thiệu các dạng thông tin
8
III. Các dạng thông tin:
• Có thể phân loại TT thành
loại số (số nguyên, số thực,
…) và phi số (văn bản, hình
ảnh, …).
• Một số dạng TT phi số:
– Dạng văn bản: báo chí,
sách, vở …
– Dạng hình ảnh: bức tranh
vẽ, ảnh chụp, băng hình, …
– Dạng âm thanh: tiếng nói,
tiếng chim hót, …
• Cho các nhóm nêu VD về các
dạng thông tin. Mỗi nhóm tìm 1
dạng.
GV minh hoạ thêm 1 số tranh
ảnh.
• Các nhóm dựa vào SGK và tự
tìm thêm những VD khác.
Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học
5
– Trong tương lai, máy tính
có khả năng xử lí các dạng
thông tin mới khác.
– Tuy TT có nhiều dạng
khác nhau, nhưng đều được
lưu trữ và xử lí trong máy
tính chỉ ở một dạng chung –
mã nhị phân.
• GV hướng dẫn HS thấy được
hướng phát triển của tin học.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1, 2 SGK
– Cho một vài ví dụ về thông tin. Cho biết dạng của thông tin đó?
– Đọc tiếp bài "Thông tin và dữ liệu"
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 5
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 03 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tt)
Tuần: 02
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết mã hoá thông tin cho máy tính.
– Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.
– Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin.
Kĩ năng:
– Bước đầu biết mã hoá thông tin đơn giản thành dãy bit.
Thái độ:
– Kích thích sự tìm tòi học hỏi của học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, bảng mã ASCII.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu các dạng thông tin. Cho ví dụ.
Đáp: Dạng số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, …
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu thế nào là Mã hoá thông tin trong máy tính
10
IV. Mã hoá thông tin
trong máy tính:
• Muốn máy tính xử lý
được, thông tin phải được
biến đổi thành một dãy bit.
Cách biến đổi như vậy gọi
là một cách mã hoá thông
tin.
• Để mã hoá TT dạng văn
bản dùng bảng mã ASCII
gồm 256 kí tự được đánh số
từ 0.. 255, số hiệu này được
gọi là mã ASCII thập phân
của kí tự. Nếu dùng dãy 8
bit để biểu diễn thì gọi là mã
ASCII nhị phân của kí tự.
Đặt vấn đề: TT là một khái niệm
trừu tượng mà máy tính không
thể xử lý trực tiếp, nó phải được
chuyển đổi thành các kí hiệu mà
MT có thể hiểu và xử lý. Việc
chuyển đổi đó gọi là mã hoá
thông tin.
• GV giới thiệu bảng mã ASCII
và hướng dẫn mã hoá một vài
thông tin đơn giản.
+ Dãy bóng đèn:
TSSTSTTS –> 01101001.
+ Ví dụ: Kí tự A
– Mã thập phân: 65
– Mã nhị phân là: 01000001 .
• Cho các nhóm thảo luận tìm
mã thập phân và nhị phân của
một số kí tự .
• Các nhóm tra bảng mã ASCII
và đưa ra kết quả.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
25
V. Biểu diễn thông tin
trong máy tính:
1. Thông tin loại số:
a) Hệ đếm: Là tập hợp các
Trang 6
Giáo án khối 10
kí hiệu và qui tắc sử dụng
tập kí hiệu đó để biểu diễn
và xác định giá trị các số.
– Có hệ đếm phụ thuộc vị
trí và hệ đếm không phụ
thuộc vị trí.
• Hệ đếm La Mã:
Kí hiệu: I = 1, V = 5,
X = 10, L = 50, C = 100,
D = 500, M = 1000.
• Hệ thập phân:
Kí hiệu: 0, 1, 2, …, 9.
– Giá trị của mỗi chữ số phụ
thuộc vào vị trí của nó trong
biểu diễn.
Qui tắc: Mỗi đơn vị ở 1
hàng bất kì có giá trị bằng
10 đơn vị của hàng kế cận ở
bên phải.
b) Các hệ đếm thường
dùng trong Tin học:
– Hệ nhị phân: (cơ số 2)
chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số
0 và 1.
Ví dụ: 10112 = 1.23
+ 0.22
+
1.21
+ 1.20
= 1110.
– Hệ 16: (hệ Hexa ): sử
dụng các kí hiệu: 0, 1, …, 9,
A, B, C, D, E, F trong đó A,
B, C, D, E, F có các giá trị
tương ứng là 10, 11, 12, 13,
14, 15 trong hệ thập phân.
Ví dụ: 2AC16 = 2.162
+
10.161
+ 12.160
= 684
c) Biểu diễn số nguyên:
Biểu diễn số nguyên với 1
Byte như sau:
7 6 5 4 3 2 1 0
các bit cao các bit thấp
– Bit 7 (bit dấu) dùng để
xác định số nguyên đó là âm
hay dương. Qui ước: 1 dấu
âm, 0 dấu dương.
2. Thông tin loại phi số:
– Văn bản.
– Các dạng khác: (hình ảnh,
âm thanh …)
• Nguyên lý mã hoá nhị
phân:
Thông tin có nhiều dạng
khác nhau như số, văn bản,
• Cho HS viết 1 số dưới dạng số
La Mã.
• Hướng dẫn HS nhận xét đặc
điểm 2 hệ đếm.
Ví dụ: 355 (chữ số 5 hàng đơn vị
chỉ 5 đơn vị, trong khi đó chữ số
5 ở hàng chục chỉ 50 đơn vị).
• Có nhiều hệ đếm khác nhau
nên muốn phân biệt số được
biểu diễn ở hệ đếm nào người ta
viết cơ số làm chỉ số dưới của số
đó.
• GV giới thiệu một số hệ đếm
và hướng dẫn cách chuyển đổi
giữa các hệ đếm.
Thập phân <–> nhị phân <–> hệ
16
? Hãy biểu diễn các số sau sang
hệ thập phân: 1001112, 4BA16.
• Tuỳ vào độ lớn của số nguyên
mà người ta có thể lấy 1 byte, 2
byte hay 4 byte để biểu diễn.
Trong phạm vi bài này ta chỉ đi
xét số nguyên với 1byte.
• Để xử lí thông tin loại phi số
cũng phải mã hoá chúng thành
các dãy bit.
• Các nhóm nêu một số ví dụ.
XXX = 30, XXXV = 35
MMVI = 2006
• Hệ đếm La mã: không phụ
thuộc vị trí.
Hệ đếm thập phân: phụ thuộc vị
trí.
• Các nhóm thực hành chuyển
đổi giữa các hệ đếm.
Trang 7
Giáo án khối 10
hình ảnh, âm thanh … Khi
đưa vào máy tính, chúng
đều được biến đổi thành
dạng chung – dãy bit. Dãy
bit đó là mã nhị phân của
thông tin mà nó biểu diễn.
Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học
5
• GV cho HS nhắc lại:
– Cách biểu diễn thông tin trong
máy tính.
– Cách chuyển đổi giữa các hệ
đếm: Hệ nhị phân, hệ thập phân,
hexa
• HS nhắc lại
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 2, 3, 4, 5 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 8
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 04 BTTH 1 (học tại lớp)
Tuần: 02 LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HOÁ THÔNG TIN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính.
– Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá xâu kí tự, số nguyên.
Kĩ năng:
– Biết mã hoá những thông tin đơn giản thành dãy bit.
– Viết được số thực dưới dạng dấu phảy động.
Thái độ:
– Rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, bảng mã ASCII
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu nguyên lý mã hoá nhị phân?
Đáp: Thông tin khi đưa vào máy tính phải được biến đổi thành mã nhị phân.
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Củng cố khái niệm thông tin và máy tính
10
1. Hãy chọn những
khẳng định đúng trong các
khẳng định sau :
a. Máy tính có thể
thay thế hoàn toàn cho con
người trong lĩnh vực tính
toán.
b. Học tin học là
học sử dụng máy tính.
c. Máy tính là sản
phẩm trí tuệ của con người.
d. Một người phát
triển toàn diện trong xã hội
hiện đại không thể thiếu hiểu
biết về tin học.
2. Trong các đẳng thức sau
đây, những đẳng thức nào là
đúng?
a. 1KB = 1000 byte
b. 1KB = 1024 byte
c. 1MB = 1000000 byte
3. Có 10 hsinh xếp hàng
ngang để chụp ảnh. Em hãy
dùng 10 bit để biểu diễn
thông tin cho biết mỗi vị trí
trong hàng là bạn nam hay
bạn nữ.
• Chia các nhóm thảo luận và
gọi HS bất kì trong nhóm trả lời.
• GV nhấn mạnh :
+ chính xác: 1 KB = 210
B
+ nhưng đôi khi người ta lấy:
1 KB = 1000 B
• GV cho HS thay đổi qui ước
Nam / Nữ, từ đó thay đổi dãy bit
• Gọi HS bất kì trong mỗi nhóm
cho VD, cả lớp nhận xét.
• Đại diện trả lời
1. Trả lời: c, d.
2. Trả lời: b.
3. Qui ước: Nam:0, nữ:1
Ta có dãy bit: 1001101011
Trang 9
Giáo án khối 10
4. Hãy nêu một vài ví dụ về
thông tin. Với mỗi thông tin
đó hãy cho biết dạng của nó.
• HS trả lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng bảng mã ASCII để mã hoá và giải mã
15
1. Chuyển các xâu kí tự sau
thành dạng mã nhị phân:
“ VN”, “Tin”.
2. Dãy bit
“01001000 01101111 01100001“
tương ứng là mã ASCII của
dãy kí tự nào?
3. Phát biểu “ Ngôn ngữ
máy tính là ngôn ngữ nhị
phân” là đúng hay sai? Hãy
giải thích.
• Hướng dẫn xem phụ lục cuối
SGK để giải.
• Gọi 1 HS lên bảng giải
• Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
• HS trả lời.
1. “VN” tương ứng với dãy bit: “
01010110 01001110“
“Tin” tương ứng dãy bit:
“01010100 01101001 01101110”
2. Dãy bit đã cho tương ứng là
mã ASCII của dãy kí tự:
“ Hoa”
3. Đúng, vì các thiết bị điện tử
trong máy tính chỉ hoạt động
theo 1 trong 2 trạng thái.
Hoạt động 3: Hướng dẫn cách biểu diễn số nguyên và số thực
10
1. Để mã hoá số nguyên –27
cần dùng ít nhất bao nhiêu
byte?
2. Viết các số thực sau đây
dưới dạng dấu phảy động
11005; 25,879; 0,000984
• Gọi HS trả lời 1. mã hoá số –27 cần 1 byte.
2. 11005 = 0.11005x
105
25,879 =
0.25879x102
0,000984 = 0.984x 10–3
Hoạt động 4: Củng cố cách mã hoá thông tin
5
• Cho HS nhắc lại:
– Cách mã hoá và giải mã xâu kí
tự và số nguyên.
– Cách đọc bảng mã ASCII,
phân biệt mã tập phân và mã
hexa
• HS nhắc lại
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Đọc trước bài Giới thiệu về máy tính.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 10
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 05 GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH
Tuần: 03
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
– Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann.
Kĩ năng:
– Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
Thái độ:
– HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn
luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh, một số thiết bị máy tính.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Kể tên các đơn vị đo thông tin?
Đáp: bit, byte, KB, MB, GB, TB, PB.
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về hệ thống tin học
10
I.Khái niệm hệ thống tin
học:
• Hệ thống tin học dùng để
nhập, xử lí, xuất, truyền và
lưu trữ thông tin.
• Hệ thống tin học gồm 3
thành phần:
– Phần cứng (Hardware):
gồm máy tính và một số
thiết bị liên quan.
– Phần mềm (Software):
gồm các chương trình.
Chương trình là một dãy
lệnh, mỗi lệnh là một chỉ
dẫn cho máy tính biết thao
tác cần thực hiện.
– Sự quản lí và điều khiển
của con người.
• Cho HS thảo luận vấn đề:
Muốn máy tính hoạt động được
phải có những thành phần nào?
• Giải thích:
– Phần cứng: các thiết bị liên
quan: màn hình, chuột, CPU, …
– Phần mềm: các chương trình
tiện ích: Word, Excel,…
– Sự quản lý và điều khiển của
con người: con người làm việc
và sử dụng máy tính cho mục
đích công việc của mình.
• Cho các nhóm thảo luận: trong
3 thành phần trên thành phần
nào là quan trọng nhất?
• Các nhóm lên bảng trình bày.
• Tổ chức các nhóm thảo luận và
đưa ra câu trả lời.
→ con người
Hoạt động 2: Giới thiệu Sơ đồ cấu trúc của một máy tính.
15
II. Sơ đồ cấu trúc của một
máy tính.
Cấu trúc chung của máy
tính bao gồm: Bộ xử lý
trung tâm, bộ nhớ trong, bộ
nhớ ngoài, các thiết bị vào/
ra.
• Cho các nhóm tìm hiểu về các
bộ phận của máy tính và chức
năng cụ thể của chúng.
• GV thống kê, phân loại các bộ
phận.
• Các nhóm thảo luận và lên
bảng trình bày.
Trang 11
Giáo án khối 10
Hoạt động của máy tính
được mô tả qua sơ đồ sau:
(tranh vẽ sẵn).
• Mô tả sơ đồ hoạt động của
MTĐT qua tranh ảnh. Chỉ cho
HS từng bộ phận trên máy tính
và đồng thời nêu ra chức năng
của từng bộ phận.
10
III. Bộ xử lý trung tâm
( CPU – Central
Processing Unit).
CPU là thành phần quan
trọng nhất của máy tính, đó
là thiết bị chính thực hiện và
điều khiển việc thực hiện
chương trình.
CPU gồm 2 bộ phận chính:
– Bộ điều khiển CU
(Control Unit): điều khiển
các bộ phận khác làm việc.
– Bộ số học/logic (ALU –
Arithmetic/Logic Unit):
thực hiện các phép toán số
học và logic.
– Ngoài ra CPU còn có các
thanh ghi (Register) và bộ
nhớ truy cập nhanh (Cache).
• GV giới thiệu các bộ phận
chính của CPU.
• Minh hoạ thiết bị: CPU
• HS ghi chép.
Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học
3
• Cho HS nhắc lại các thành
phần của hệ thống tin học.
Phân biệt được phần cứng và
phần mềm.
• HS nhắc lại
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1 và 2 SGK
– Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính"
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 12
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 06 Bài 2: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (tt)
Tuần: 03
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết chức năng của bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài.
– Biết được các thiết bị vào, thiết bị ra.
Kĩ năng:
– Biết phân biệt được các thiết bị vào, thiết bị ra.
Thái độ:
– Có ý thức bảo quản, giữ gìn các thiết bị máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, một số thiết bị máy tính.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính?
Đáp:
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu 1 số bộ phận chính của máy tính.
Tên bộ phận Chức năng Các thành phần
15
IV. Bộ nhớ trong
( Main Memory):
Bộ nhớ trong còn có tên gọi
khác là bộ nhớ chính.
Bộ nhớ trong gồm có 2
phần:
1. Bộ nhớ ROM
( Read Only Memory):
+ Chứa một số chương trình
hệ thống được hãng sản xuất
nạp sẵn.
+ Dữ liệu trong ROM không
xoá được.
+ Khi tắt máy, dữ liệu trong
ROM không bị mất đi.
2. Bộ nhớ RAM (Random
Access Memory):
Bộ nhớ trong là nơi chương trình
được đưa vào để thực hiện và là
nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử
lí.
+ Các chương trình trong ROM
thực hiện việc kiểm tra các thiết
bị và tạo sự giao tiếp ban đầu
của máy với các chương trình
mà người dùng đưa vào để khởi
động máy.
+ RAM là phần bộ nhớ có thể
1. Bộ nhớ ROM ( Read Only
Memory)
2. Bộ nhớ RAM( Random Acess
Memory)
Trang 13
ROM
Giáo án khối 10
+ Khi tắt máy dữ liệu trong
RAM sẽ bị mất đi.
• Bộ nhớ trong gồm các ô
nhớ được đánh số thứ tự từ
0. Số thứ tự của một ô nhớ
được gọi là địa chỉ của ô
nhớ đó. Máy tính truy cập
dữ liệu ghi trong ô nhớ
thông qua địa chỉ của nó.
đọc, ghi dữ liệu trong khi làm
việc.
10
V. Bộ nhớ ngoài
(Secondary Memory):
Để truy cập dữ liệu trên đĩa,
máy tính có các ổ đĩa mềm,
ổ đĩa cứng, … ta sẽ đồng
nhất ổ đĩa với đĩa đặt trong
đó.
Việc tổ chức dữ liệu ở bộ
nhớ ngoài và việc trao đổi
dữ liệu giữa bộ nhớ ngoài và
bộ nhớ trong được thực hiện
bởi hệ điều hành.
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ
lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ
nhớ trong.
??a c?ng
Đĩa CD
Bộ nhớ ngoài của máy tính
thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa
CD, thiết bị nhớ Flash (USB), …
Đĩa mềm
Flash
5
VI. Thiết bị vào
(Input device).
– Thiết bị vào dùng để đưa
thông tin vào máy tính.
Có nhiều loại thiết bị vào như :
+ Bàn phím ( Keyboard)
+ Chuột (Mouse)
+ Máy quét (Scanner)
+Webcam: là một camera kĩ
thuật số.
Với sự phát triển của công
nghệ, các thiết bị vào ngày càng
đa dạng: máy ảnh số, máy ghi
hình, máy ghi âm số để đưa
thông tin vào máy tính.
5
VII. Thiết bị ra
(Output device):
Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu
ra từ máy tính.
Máy chiếu
Có nhiều thiết bị ra như:
+ Màn hình(Monitor)
+ Máy in (Printer)
+ Máy chiếu (Projector)
+ Loa và tai nghe (Speaker and
Headphone)
+ Modem (thiết bị vào/ra).
Hoạt động 2: Củng cố các kiến thức đã học
3
– Nhấn mạnh sự giống nhau và
khác nhau giữa bộ nhớ RAM và
ROM.
– Phân biệt các thiết bị vào/ra
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 5 SGK
– Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính"
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 14
RAM
Webcam M¸y quÐt
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 07 Bài 2: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (tt)
Tuần: 04
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết máy tính hoạt động theo nguyên lí Von Neumann.
– Biết các thông tin chính về một lệnh.
Kĩ năng:
–
Thái độ:
– Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác, có kế hoạch.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa + vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: So sánh giữa bộ nhớ RAM và ROM.
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu nguyên lí hoạt động của máy tính
35
VIII. Hoạt động của máy
tính:
• Nguyên lý điều khiển
bằng chương trình:
Máy tính hoạt động theo
chương trình.
+ Chương trình là một dãy
tuần tự các lệnh chỉ dẫn cho
máy biết điều cần làm. Mỗi
lệnh thể hiện một thao tác
xử lí dữ liệu.
+ Máy tính có thể thực hiện
được một dãy lệnh cho
trước một cách tự động mà
không cần có sự tham gia
của con người.
• Nguyên lí lưu trữ chương
trình:
Lệnh được đưa vào máy
tính dưới dạng mã nhị phân
để lưu trữ, xử lí như những
dữ liệu khác.
• Nguyên lý truy cập theo
địa chỉ:
Việc truy cập dữ liệu trong
Đặt vấn đề: Để làm một việc gì
đó, ta thường lập ra một kế
hoạch (chương trình) liệt kê ra
các thao tác cần làm.
• Cho mỗi nhóm nêu kế hoạch
thực hiện một công việc đơn
giản như: lao động vệ sinh, họp
lớp, …
• GV minh hoạ qua việc chạy
một chương trình Pascal đơn
giản.
• GV minh hoạ qua một lệnh
đơn giản.
+ Thông tin của mỗi lệnh gồm:
– Địa chỉ của lệnh trong bộ
nhớ.
– Mã của thao tác cần thực
hiện.
– Địa chỉ của các ô nhớ liên
quan.
Địa chỉ của các ô nhớ là cố định
nhưng nội dung ghi ở đó có thể
• Các nhóm thảo luận, nêu ý
kiến vắn tắt.
Trang 15
Giáo án khối 10
máy tính được thực hiện
thông qua địa chỉ nơi lưu
trữ dữ liệu đó.
• Nguyên lý
Von Neumann:
Mã hoá nhị phân, điều
khiển bằng chương trình,
lưu trữ chương trình và truy
cập theo địa chỉ tạo thành
một nguyên lý chung gọi là
nguyên lý Von Neu mann.
thay đổi trong quá trình máy làm
việc.
Hoạt động 2: Củng cố các kiến thức đã học
3
• GV cho HS nhắc lại Nguyên
tắc hoạt động của máy tính.
• HS nhắc lại
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 6 SGK.
– Hướng dẫn thực hành bài "Làm quen với máy tính": nhắc nhở nội qui phòng máy,
chuẩn bị nội dung thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 16
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy 08 BTTH 2 (học tại lớp)
Tuần: 04 LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Quan sát và nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như
máy in, bàn phím, ổ đĩa, cổng USB; …
Kĩ năng:
– Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím, chuột.
Thái độ:
– Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, máy tính, tranh vẽ.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Hãy chỉ ra các thiết bị vào/ra?
Đáp:
Có nhiều loại thiết bị vào như :
+ Bàn phím ( Keyboard)
+ Chuột (Mouse)
+ Máy quét (Scanner)
+Webcam: là một camera kĩ thuật số.
Có nhiều thiết bị ra như:
+ Màn hình(Monitor)
+ Máy in (Printer)
+ Máy chiếu (Projector)
+ Loa và tai nghe (Speaker and Headphone)
+ Modem (thiết bị vào/ra).
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm quen với máy tính
10
1. Làm quen với máy tính
• Các bộ phận của máy tính
và một số thiết bị khác như :
ổ đĩa, bàn phím, màn hình,
máy in, nguồn điện, cáp nối,
cổng USB, ..
• Cách bật/tắt một số thiết
bị như máy tính, màn hình,
máy in, …
→ Không nên bật/tắt máy
tính và các thiết bị nhiều lần
trong phiên làm việc.
→ Trước khi tắt máy phải
đóng tất cả các chương trình
ứng dụng đang thực hiện.
• GV sử dụng máy tính (hoặc
tranh minh hoạ) để giới thiệu và
hướng dẫn cho hs quan sát và
nhận biết một số bộ phận của
máy tính.
• GV hướng dẫn cách bật tắt an
toàn máy tính và các thiết bị
ngoại vi:
+ Bật các thiết bị ngoại vi (màn
hình, máy in) trước, bật máy tính
sau.
+ Tắt theo thứ tự ngược lại.
• HS chỉ ra các thiết bị và phân
loại.
• HS ghi chép các bước và thao
tác đồng loạt một lần. (HS đã
biết hướng dẫn cho những bạn
chưa biết).
Trang 17
Giáo án khối 10
• Cách khởi động máy.
+ Cách 1: Bật nút Power.
+ Cách 2: Ấn tổ hợp phím
Ctrl + Alt + Del.
+ Cách 3: Ấn nút Reset.
• GV hướng dẫn và giải thích
khi nào nên dùng cách khởi
động nào.
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng bàn phím
15
2. Sử dụng bàn phím
a) Các nhóm phím:
• Nhóm chữ cái.
• Nhóm chữ số.
• Nhóm các dấu.
• Nhóm phím điều khiển.
• Nhóm phím chức năng.
b) Cách gõ phím: Phân biệt
việc gõ một phím và một tổ
hợp phím:
+ Nhóm phím 1 chức năng:
gõ bình thường.
+ Nhóm phím 2 chức năng:
chức năng hàng dưới: gõ
bình thường; chức năng
hàng trên: ấn giữ phím Shift
và gõ phím.
+ Tổ hợp 2 phím: Ấn giữ
phím thứ nhất, gõ phím thứ
hai.
+ Tổ hợp 3 phím: Ấn giữ 2
phím đầu, gõ phím thứ ba.
• GV sử dụng bàn phím (hoặc
tranh minh hoạ) để giới thiệu vị
trí, chức năng các nhóm phím.
• GV đưa ra một số yêu cầu gõ
phím, các nhóm trình bày thao
tác.
VD muốn có: $
→ ấn giữ Shift, gõ $ (hoặc 4)
VD muốn gõ Ctrl + B
→ ấn giữ Ctrl, gõ B
VD muốn gõ Ctrl + Q + A
→ ấn giữ Ctrl + Q, gõ A
• HS theo dõi và ghi chép.
• Các nhóm trình bày cách thực
hiện của mình.
Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng chuột.
10
3. Sử dụng chuột:
a) Các phím chuột:
• Phím trái
• Phím phải
• Phím giữa
b) Các thao tác với chuột:
• Di chuyển chuột
• Nháy chuột
• Nháy đúp chuột
• Kéo thả chuột
• GV sử dụng chuột để hướng
dẫn HS biết sử dụng đúng các
thao tác với chuột.
• HS theo dõi và ghi chép.
Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học
5
• GV cho các nhóm nêu lại cách
thực hiện một số công việc: khởi
động máy, tắt máy, cách gõ
phím, cách sử dụng chuột
• Các nhóm trình bày nhận biết
của mình.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Đọc kĩ hướng dẫn để tiết sau thực hành ở phòng máy.
– GV nhắc lại nội qui phòng máy, nhấn mạnh thái độ nghiêm túc khi thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
Trang 18
Giáo án khối 10
.........................................................................................................................................................
Trang 19
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy 09 BTTH 2 (tt)(học tại phòng máy)
Tuần: 05 LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như máy in,
bàn phím, ổ đĩa, cổng USB.
Kĩ năng:
– Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím, chuột
Thái độ:
– Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, máy tính.
– Thực hành theo nhóm.
Học sinh: Vở ghi
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào quá trình thực hành)
Hỏi: Nêu các cách khởi động máy? Cách sử dụng bàn phím, chuột?
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm quen với máy tính
10 • Các bộ phận của máy
tính và một số thiết bị
khác.
• Cách khởi động máy.
• Tổ chức lớp thành 4 nhóm.
• GV hướng dẫn chung cho cả
lớp quan sát và nhận biết một
số bộ phận của máy tính. Cho
mỗi nhóm nêu các thiết bị
thuộc một loại (thiết bị vào,
thiết bị ra, …).
• GV hướng dẫn HS khởi
động máy tính.
• Lần lượt các nhóm báo cáo
kết quả quan sát được.
• HS thực hiện theo hướng
dẫn của GV.
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng bàn phím và chuột
20
• Cách gõ phím
– phím chữ cái
– phím số
– chữ hoa, chữ thường
– gõ tổ hợp 2 phím, 3
phím
• Cách sử dụng chuột
– di chuyển chuột
– kéo thả
• GV hướng dẫn HS thực hiện
chương trình MS Word, để
thực hành các thao tác với bàn
phím và chuột.
• Tổ chức mỗi nhóm đánh
một đoạn văn bản (không có
dấu tiếng Việt).
• Trong mỗi nhóm, cho HS đã
biết sử dụng hướng dẫn cho
các bạn chưa biết.
• GV theo dõi quá trình thực
hành, uốn nắn những sai sót.
• Mỗi nhóm gõ danh sách họ
tên HS trong nhóm của mình.
Trang 20
Giáo án khối 10
Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thực hành – Củng cố
12
• Yêu cầu HS gõ một đoạn
thơ
(khoảng 2 câu – không dấu).
• Nhận xét kết quả, cho điểm
một số HS thực hiện tốt.
• Điều chỉnh các sai sót của
HS trong quá trình thực hành
• HS thực hiện yêu cầu.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Đọc trước bài "Bài toán và thuật toán".
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Trang 21
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 10 Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
Tuần: 05
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết khái niệm bài toán và thuật toán.
Kĩ năng:
– Xác định được Input và Output của một bài toán.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu nguyên lí hoạt động của máy tính?
Đáp: Hoạt động theo chương trình.
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm bài toán
20
I. Khái niệm bài toán:
• Trong tin học, bài toán là
một việc mà ta muốn máy
tính thực hiện.
• Các yếu tố xác định một
bài toán:
+ Input (thông tin đưa vào
máy): dữ liệu vào
+ Output (thông tin muốn
lấy ra từ máy): dữ liệu ra
Đặt vấn đề: Trong toán học, để
giải một bài toán, trước tiên ta
quan tâm đến giả thiết và kết
luận của bài toán. Vậy khái niệm
"bài toán" trong tin học có gì
khác không?
• GV đưa ra một số bài toán, cho
các nhóm thảo luận đưa ra kết
luận bài toán nào thuộc toán học,
bài toán nào thuộc tin học. (Có
thể cho HS tự đưa ra ví dụ)
1) Tìm UCLN của 2 số nguyên
dương.
2) Tìm nghiệm của ptb2 (a≠0).
3) Kiểm tra tính nguyên tố của 1
số nguyên dương.
4) Xếp loại học tập của HS.
• Tương tự BT toán học, đối với
BT tin học, trước tiên ta cần
quan tâm đến các yếu tố nào?
• Cho các nhóm tìm Input,
Output của các bài toán.
• Các nhóm thảo luận và đưa ra
kết quả:
+ bài toán toán học: 1, 2, 3
+ bài toán tin học: tất cả
• Các nhóm thảo luận, trả lời:
+ Cách giải
+ Dữ liệu vào, ra
• Các nhóm thảo luận, trả lời:
Bài toán Input Output
10
VD 1: Tìm UCLN của 2 số
M, N.
VD 2: Tìm nghiệm của pt
2 số nguyên dương M, N.
Các số thực a, b, c (a≠0).
Ước chung lớn nhất của M, N.
Các nghiệm của pt (có thể không
Trang 22
Giáo án khối 10
ax2
+ bx + c = 0 ( a ≠ 0)
VD3: Kiểm tra số nguyên
dương n có phải là một số
nguyên tố không?
VD 4: Xếp lạo học tập của
một lớp.
Số nguyên dương n.
Bảng điểm của HS trong lớp.
có)
"n là số nguyên tố" hoặc "n
không là số nguyên tố"
Bảng xếp loại học lực.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thuật toán
7
II. Khái niệm thuật toán:
Thuật toán để giải một bài
toán là một dãy hữu hạn
các thao tác được sắp xếp
theo một trình tự xác định
sao cho sau khi thực hiện
dãy thao tác ấy, từ Input
của bài toán, ta nhận được
Output cần tìm.
• Trong toán học, việc giải một
bài toán theo qui trình nào?
• Trong tin học, để giải một bài
toán, ta phải chỉ ra một dãy các
thao tác nào đó để từ Input tìm
ra được Output. Dãy thao tác đó
gọi là thuật toán.
• Cho các nhóm thảo luận tìm
hiểu khái niệm thuật toán là gì?
• GV nhận xét bổ sung và đưa ra
khái niệm.
• HS trả lời:
→
suy luaän lo âg ic
g iaûthie át ke átluaän
• Các nhóm thảo luận và đưa ra
câu trả lời.
– Là một dãy thao tác
– Sau khi thực hiện dãy thao tác
với bộ Input thì cho ra Output.
Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học
5
• Cho HS nhắc lại:
– Thế nào là bài toán trong tin
học?
– Việc xác định bài toán trong
tin học?
• Yêu cầu các nhóm cho VD về
bài toán và xác định bài toán.
• HS nhắc lại
• Các nhóm trình bày
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1 SGK.
– Đọc tiếp bài "bài toán và thuật toán"
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 23
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 11 Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tt)
Tuần: 06
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
– Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Kĩ năng:
– Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ các sơ đồ khối.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Để xác định một bài toán ta cần quan tâm đến các yếu tố nào? Cho ví dụ.
Đáp: Input, Output.
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm thuật toán giải bài toán: "Tìm GTLN của một dãy số nguyên"
15
II. Khái niệm thuật toán:
Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất
của một dãy số nguyên cho
trước.
• Xác định bài toán:
+ Input:
– số nguyên dương
N.
– N số a1, a2, …, aN.
+ Output: giá trị Max.
• Thuật toán: (Liệt kê)
B1: Nhập N
và dãy a1, …, aN
B2: Max ← a1; i ←2
B3: Nếu i > N thì đưa ra giá
trị Max và kết thúc.
B4: Nếu ai > max
thì Max ← ai
B5: i ← i+1, quay lại B3.
• Tổ chức các nhóm thảo luận
H. Hãy xác định Input và Output
của bài toán?
• Hướng dẫn HS tìm thuật toán
(có thể lấy VD thực tế để minh
hoạ: tìm quả cam lớn nhất trong
N quả cam)
• Ý tưởng:
– Khởi tạo giá trị Max = a1.
– Lần lượt với i từ 2 đến N, so
sánh giá trị số hạng ai với giá trị
Max, nếu ai > Max thì Max nhận
giá trị mới là ai.
• GV giải thích các kí hiệu
• Các nhóm đưa ra kết quả
Đ.
Input: – số nguyên dương N.
– N số a1, a2, …, aN.
Output: giá trị Max.
• Các nhóm thảo luận và trình
bày ý tưởng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối
10
• Sơ đồ khối:
thể hiện thao
Trang 24
Giáo án khối 10
tác so sánh.
thể hiện các phép
tính toán.
thể hiện thao tác
nhập, xuất dữ liệu.
qui định trình tự
thực hiện các thao tác.
Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán
10
Mô phỏng các bước thực
hiện thuật toán trên với
N = 11 và dãy A: 5, 1, 4, 7,
6, 3, 15, 8, 4, 9, 12.
• GV minh hoạ việc thực hiện
thuật toán với một dãy số cụ thể.
• HS theo dõi, tham gia nhận xét
kết quả.
Dãy
số
5 1 4 7 6 3 15 8 4 9 12
i 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Max 5 5 5 7 7 7 15 15 15 15 15
Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học
7
• Tính chất thuật toán:
– Tính dừng: thuật toán phải
kết thúc sau 1 số hữu hạn
lần thực hiện các thao tác.
– Tính xác định: sau khi
thực hiện 1 thao tác thì hoặc
là kết thúc hoặc thực hiện 1
thao tác kế tiếp.
– Tính đúng đắn: sau khi kết
thúc phải nhận được Output.
• Hướng dẫn HS nhận xét các
tính chất của thuật toán.
• Cho HS nêu lại các cách diễn
tả thuật toán
• HS nhận xét qua VD trên
• HS nhắc lại
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Mô phỏng việc thực hiện thuật toán tìm GTLN với N và dãy số khác.
– Bài 2, 4, 5 SGK.
– Đọc tiếp bài "Bài toán và thuật toán"
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 25
Giáo án khối 10
Ngày soạn: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 12 Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tt)
Tuần: 06
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
– Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Kĩ năng:
– Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ các sơ đồ khối.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu các cách diễn tả thuật toán?
Đáp: Liệt kê, Sơ đồ khối.
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Tìm thuật toán giải bài toán Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương
20
III. Một số ví dụ về thuật
toán.
1. Ví dụ 1: Kiểm tra tính
nguyên tố của một số
nguyên dương.
• Ý tưởng:
+ Nếu N=1 thì N không là
số nguyên tố;
+ Nếu 1 < N < 4 thì N là
số nguyên tố.
+ Nếu N ≥ 4 và không có
ước số trong phạm vi từ 2
đến phần nguyên căn bậc
hai của N thì N là số nguyên
tố.
• Thuật toán:
a) Cách liệt kê:
B1: Nhập số ng.dương N;
B2: Nếu N = 1 thì thông báo
N không nguyên tố rồi kết
thúc;
B3: Nếu N< 4 thì thông báo
N là nguyên tố rồi kết thúc;
B4: i ¬ 2 ;
B5: Nếu i> N 
  thì thông
báo N là nguyên tố rồi kết
• Tổ chức các nhóm thảo luận
H. Nhắc lại định nghĩa số
nguyên tố?
H. Hãy xác định Input và Output
của bài toán này?
• Hướng dẫn HS tìm thuật toán
• Cho các nhóm tiến hành xây
dựng thuật toán bằng phương
pháp liệt kê.
• Biến i nhận giá trị nguyên thay
đổi trong phạm vi từ 2 đến
• Các nhóm thảo luận, trình bày
ý kiến.
Đ. N là số nguyên tố, nếu:
+ N ≥ 2
+ N không chia hết cho
các số từ 2 → N – 1
hoặc + N không chia hết cho
các số từ 2 → N 
 
Đ.
+ Input: N ∈ Z+
+ Output: " N là số nguyên tố "
hoặc "N không là số nguyên tố"
• Từng nhóm trình bày thuật
toán
Trang 26
Giáo án khối 10
thúc.
B6: Nếu N chia hết cho i thì
thông báo N không nguyên
tố rồi kết thúc;
B7: i¬ i + 1 rồi quay lại B5
N 
  + 1 và dùng để kiểm tra N
có chia hết cho i hay không.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối
10
b) Sơ đồ khối:
Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán – Củng cố
10
Mô phỏng các bước thực
hiện thuật toán trên với:
N = 31
• Xét với N = 29 có phải là số
nguyên tố không? [ 29 ] = 5
i 2 3 4 5 6
N/i 29/2 29/3 29/4 29/5
Chia
hết?
Không Không Không Không
• Tương tự như trên xét với
N = 45 có phải là số nguyên tố
không?
• Các nhóm thảo luận rồi đưa ra
câu trả lời.
29 là số nguyên tố.
45 không phải là số nguyên tố
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Mô phỏng việc thực hiện thuật toán xét tính nguyên tố của các số sau: 41; 55
– Đọc tiếp bài "Bài toán và thuật toán"
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 27
đúng
Nhập N
N = 1
Thông báo N là số
nguyên tố rồi kết thúc
i ¬ 2
i>
i ¬ i + 1 N chia ht cho i
N < 4
Thông báo N không là số nguyên
tố rồi kết thúc
đúng
Sai
Sai
đúng
Sai
đúng
Sai
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 13 Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tt)
Tuần: 07
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
– Hiểu một số thuật toán thông dụng
Kĩ năng:
– Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ các sơ đồ khối
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu thuật toán xét tính nguyên tố của một số nguyên dương cho trước.
Đáp: Cách liệt kê:
B1: Nhập số ng.dương N;
B2: Nếu N = 1 thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc;
B3: Nếu N< 4 thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc;
B4: i ¬ 2 ;
B5: Nếu i> N 
  thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc.
B6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc;
B7: i¬ i + 1 rồi quay lại B5
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Mô tả thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi
20
III. Một số ví dụ (tt)
2. Ví dụ 2: Bài toán sắp
xếp
Cho dãy A gồm N số
nguyên a1, a2, …, aN. Cần
sắp xếp các số hạng để dãy
A trở thành dãy không
giảm.
• Thuật toán sắp xếp bằng
tráo đổi (Exchange Sort)
• Xác định bài toán:
- Input: Dãy A gồm N số
nguyên a1, a2, …, an.
- Output: Dãy A được sắp
xếp lại thành dãy không
giảm.
• Ý tưởng: Với mỗi cặp số
hạng đứng liền kề trong dãy,
nếu số trước lớn hơn số sau
thì ta đổi chỗ chúng cho
Đặt vấn đề: Trong cuộc sống ta
thường gặp những việc liên quan
đến sắp xếp.
Cho một dãy số nguyên A:
6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12,
4
Hãy sắp xếp dãy A trở thành
dãy không giảm.
• Tổ chức các nhóm thảo luận
H. Hãy xác định Input và Ouput
của bài toán?
• GV hướng dẫn HS tìm thuật
toán giải bài toán.
• GV nhận xét và bổ sung
• HS trả lời: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 7, 8,
10, 12.
• Các nhóm trả lời.
Đ. + Input: Dãy N số nguyên
+ Output: Dãy N số nguyên
đã được sắp xếp không giảm.
• Các nhóm thảo luận đưa ra ý
kiến
Trang 28
Giáo án khối 10
nhau. Việc đó được lặp lại,
cho đến khi không có sự đổi
chỗ nào xảy ra nữa.
• Thuật toán:
a) Cách liệt kê:
- B1: Nhập N, các số hạng
a1, a2, …, aN ;
- B2: M ¬ N ;
- B3: Nếu M< 2 thì đưa ra
dãy A đã được sắp xếp rồi
kết thúc;
- B4: M ¬ M–1; i ¬ 0;
- B5: i ¬ i+1;
- B6: Nếu i > M thì quay lại
bước 3;
- B7: Nếu ai > ai+1 thì tráo
đổi ai và ai+1 cho nhau;
- B8: Quay lại bước 5.
• Hướng dẫn HS trình bày thuật
toán (bằng pp liệt kê)
• Nhận xét: Sau mỗi lần đổi chỗ,
giá trị lớn nhất của dãy A sẽ
được chuyển dần về cuối dãy và
sau lượt thứ nhất thì giá trị lớn
nhất xếp đúng vị trí là ở cuối
dãy. Và sau mỗi lượt chỉ thực
hiện với dãy đã bỏ bớt số hạng
cuối dãy (M ¬ M–1). Trong
thuật toán trên, i là biến chỉ số
có giá trị nguyên từ 0 → M+1.
• Ghi lại sơ đồ thuật toán và
hình dung ra các bước thực hiện
thuật toán.
Hoạt động 2: Diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối
10
b) Sơ đồ khối:
Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thật toán – Củng cố
10
Mô phỏng việc thực hiện
thuật toán với:
N = 10 và dãy A:
6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12, 4
Dãy A 6 1 5 3 7 8 10 7 12 4
Lượt 1 1 5 3 6 7 8 7 10 4 12
Lượt 2 1 3 5 6 7 7 8 4 10
Lượt 3 1 3 5 6 7 7 4 8
Lượt 4 1 3 5 6 7 4 7
Lượt 5 1 3 5 6 4 7
Lượt 6 1 3 5 4 6
Lượt 7 1 3 4 5
Lượt 8 1 3 4
Lượt 9 1 3
Lượt 10 1
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Tập mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với dãy số khác.
– Tìm thuật toán tìm sắp xếp một dãy số nguyên thành dãy không tăng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 29
Giáo án khối 10
.........................................................................................................................................................
Trang 30
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 14 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tt)
Tuần: 07
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
– Hiểu một số thuật toán thông dụng.
Kĩ năng:
– Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán đơn giản.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ sơ đồ khối
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu ý tưởng thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi?
Đáp: Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau
thì ta đổi chỗ chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại, cho đến khi không có sự đổi chỗ
nào xảy ra nữa
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tim thuật toán giải bài toán
10
III. Một số ví dụ: (tt)
3. Ví dụ 3: Bài toán tìm
kiếm
Cho dãy A gồm N số
nguyên khác nhau: a1, a2,
…, aN và một số nguyên k.
Cần biết có hay không chỉ
số i ( 1 ≤ i ≤ N) mà ai = k.
Nếu có hãy cho biết chỉ số
đó.
a) Thuật toán tìm kiếm
tuần tự
(sequential search)
• Xác định bài toán
- Input: Dãy A gồm N số
nguyên khác nhau a1, a2, …,
aN và số nguyên k;
- Output: Chỉ số i mà ai = k
hoặc thông báo không có số
hạng nào của dãy A có giá
trị bằng k.
• Ý tưởng:
- Tìm kiếm tuần tự là lần
lượt từ số hạng thứ nhất, ta
so sánh giá trị số hạng đang
xét với khoá cho đến khi
Đặt vấn đề: Tìm kiếm là một
việc thường xảy ra trong cuộc
sống.
Cho dãy A gồm: 5, 7, 1, 4, 2, 9,
8, 11, 25, 51. Tìm i với ai = 2 ?
• Tổ chức các nhóm thảo luận
H. Hãy xác định bài toán?
• GV hướng dẫn HS tìm thuật
toán giải bài toán.
• i = 5
• Các nhóm thảo luận, đưa ra ý
kiến
Đ. + Input: N, a1, a2, …, aN, k
+ Output: i hoặc thông báo
không có i
• Cho các nhóm trình bày ý
tưởng.
Trang 31
Giáo án khối 10
hoặc gặp một số hạng bằng
khoá hoặc dãy đã được xét
hết và không có giá trị nào
bằng khoá. Trong trường
hợp thứ hai dãy A không có
số hạng nào bằng khoá.
• Thuật toán:
* Cách liệt kê:
- B1: Nhập N, các số hạng
a1, a2, …, aN và khoá k;
- B2: i ¬ 1;
- B3: Nếu ai = k thì thông
báo chỉ số i, kết thúc;
- B4: i ¬ i + 1;
- B5: Nếu i >N thì thông
báo dãy A không có số hạng
nào có giá trị bằng k, rồi kết
thúc.
- B6: Quay lại bước 3.
• GV hướng dẫn HS trình bày
thuật toán tìm kiếm bằng cách
liệt kê.
• i là biến chỉ số và nhận giá trị
nguyên lần lượt từ 1 đến N+1.
• Các nhóm thảo luận và đưa ra
thuật toán.
Hoạt động 2: Diễn tả thuật toán tìm kiếm bằng sơ đồ khối
5
* Sơ đồ khối:
Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán
5
Mô phỏng việc thực hiện
thuật toán với:
+ N = 10, k = 2
k = 2 vµ N = 10
A 5 7 1 4 2 9 8 11 25 51
i 1 2 3 4 5 - - - - -
Víi i = 5 th× a5 = 2.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm thuật toán giải bài toán
10
b) Thuật toán tìm kiếm
nhị phân (Binary Search)
• Xác định bài toán
- Input: Dãy A là dãy tăng
gồm N số nguyên khác nhau
a1, a2, …, aN và một số
nguyên k
- Output: Chỉ số i mà ai = k
hoặc thông báo không có số
hạng nào của dãy A có giá
trị bằng k.
• Ý tưởng: Sử dụng tính
• Nhấn mạnh dãy A là một dãy
tăng.
H. So sánh 2 bài toán tìm kiếm
trong 2 thuật toán?
• GV hướng dẫn HS tìm thuật
toán giải bài toán.
• Minh hoạ qua việc tra từ điển
Đ. Dãy A ở đây là dãy tăng
• Các nhóm trình bày cách làm
Trang 32
Giáo án khối 10
chất dãy A là dãy tăng, ta
tìm cách thu hẹp nhanh
phạm vị tìm kiếm sau mỗi
lần so sánh khoá với số
hạng được chọn, ta chọn số
hạng aGiữa ở " giữa dãy" để
so sánh với k, trong đó
Giưa =
1
2
N+ 
 
 
. Khi đó:
- Nếu aGiưa = k thì Giưa là
chỉ số cần tìm.
- Nếu aGiưa> k thì do dãy A
là dãy đã sắp xếp nên việc
tìm kiếm tiếp theo chỉ xét
trên dãy a1, a2, …, aGiưa-1 .
- Nếu aGiưa < k thì thực hiện
tìm kiếm trên dãy aGiưa+1,
aGiưa+2, …, an.
Quá trình trên sẽ được lặp
lại một số lần cho đến khi
hoặc đã tìm thấy khoá k
trong dãy A hoặc phạm vi
tìm kiếm bằng rỗng.
• Thuật toán:
* Cách liệt kê:
- B1: Nhập N, các số hạng
a1, a2, …, aN và khoá k
- B2: Dau ¬ 1,Cuoi ¬ N;
- B3: Giưa =
2
Dau Cuo i+ 
 
 
;
- B4: Nếu aGiưa = k thì thông
báo chỉ số Giưa, rồi kết
thúc;
- B5: Nếu aGiưa > k thì đặt
Cuoi = Giưa - 1, rồi chuyển
đến bước 7;
- B6: Dau ¬ Giưa +1;
- B7: Nếu Dau > cuoi thì
thông báo dãy A không có
số hạng nào có giá trị bằng
k, kết thúc;
- B8: Quay lại bước 3.
Cho các nhóm thảo luận việc tra
từ điển. Từ đó rút ra thuật toán.
Hoạt động 5: Mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối
5
* Sơ đồ khối
Trang 33
Giáo án khối 10
Hoạt động 6: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán
5
Mô phỏng việc thực hiện
thuật toán với N = 10,k= 21 k = 21, N =10
i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A 2 4 5 6 9 21 22 30 31 33
Dau 1 6 6
Cuoi 10 10 7
Giua 5 8 6
aGiua 9 30 21
Lỵt 1 2 3
lỵt th ba th× aGiua = k. Vy ch s cÇn t×m lµ i = Giua = 6.
Hoạt động 7: Củng cố các kiến thức đã học
3
• GV cho HS nhận xét điểm
khác biệt cơ bản của 2 thuật toán
• Các nhóm thảo luận và trình
bày
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Mô phỏng việc thực hiện thuật toán với dãy số khác.
– Bài 3, 7 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 34
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 15 Bài 4: BÀI TẬP BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN
Tuần: 08
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Hiểu một số thuật toán đã học như sắp xếp, tìm kiếm.
Kĩ năng:
– Biết cách tìm thuật toán giải một số bài toán đơn giản.
Thái độ:
– Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án + bảng vẽ sơ đồ khối
Học sinh: SGK + vở ghi. Làm bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Nêu thuật toán giải bài toán: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên ?
Đáp:
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập cách xác định bài toán
10
Bài 1: Hãy xác định các bài
toán sau:
a) Tính chu vi hình chữ nhật
khi cho biết chiều dài và
chiều rộng của hình chữ
nhật đó.
b) Tìm giá trị lớn nhất của 2
số a, b.
• Cho các nhóm thảo luận, gọi 1
HS bất kì trong nhóm trả lời.
• HS trả lời
a) Input: chiều dài, ciều rộng
Output: chu vi
b) Input: a, b
Output: GTLN của a và b.
Hoạt động 2: Mô tả thuật toán giải các bài toán bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.
10
Bài 2: Cho N và dãy số a1,
a2, …, aN. Hãy tìm thuật
toán cho biết có bao nhiêu
số hạng trong dãy có giá trị
bằng 0.
• Cho các nhóm thực hiện lần
lượt các bước để tìm thuật toán.
Gọi 1 HS bất kì trong nhóm trả
lời.
H1. Xác định bài toán?
H2. Nêu ý tưởng thuật toán?
• HS trả lời
Đ1. Input: N, a1, a2, …, aN
Output: số Dem cho biết số
lượng số 0 có trong dãy số trên.
Đ2.
– Ban đầu Dem = 0
– Lần lượt duyệt qua dãy số, nếu
gặp số hạng nào bằng 0 thì tăng
giá trị Dem lên 1.
20
• Thuật toán:
a) Liệt kê:
B1: Nhập N, a1, a2, …, aN
B2: i ← 0; Dem ← 0
B3: i ← i + 1
B4: Nếu i > N thì thông báo
• Hướng dẫn HS liệt kê các bước của thuật toán và vẽ sơ đồ khối.
Trang 35
Giáo án khối 10
giá trị Dem, rồi kết thúc.
B5: Nếu ai = 0 thì Dem ←
Dem + 1.
B6: Quay lại B3.
Mô phỏng việc thực hiện thuật toán:
a) N = 10, dãy A: 1, 2, 0, 4, 5, 0, 7, 8, 9, 0 → Dem = 3
b) N = 10, dãy A: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 → Dem = 0
Hoạt động 3: Củng cố
2 • Cho HS nhắc lại các bước tìm
thuật toán giải 1 bài toán.
• HS nhắc lại
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Xem lại các thuật toán đã học.
– Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 36
Giáo án khối 10
Ngày soạn: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 16 BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
Tuần: 08
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Củng cố các kiến thức đã học về: thông tin và dữ liệu, cấu trúc máy tính, bài toán và thuật
toán.
Kĩ năng:
– Biết mã hoá thông tin, mô phỏng việc thực hiện một thuật toán.
Thái độ:
– Rèn luyện tính nghiêm túc trong khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đề bài kiểm tra.
Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
• GV phát đề kiểm tra • HS làm bài
Đề kiểm tra số 1:
I. Trắc nghiệm
1). Phát biểu nào dưới đây là sai? Vì sao?
A). Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao.
B). Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội.
C). Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.
D). Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử
dụng hơn.
2). Phát biểu nào sau đây về Ram là đúng
A). Thông tin trong Ram sẽ bị mất khi tắt máy
B). Ram có dung lượng nhỏ hơn đĩa mềm C). Ram có dung lượng nhỏ hơn Rom
3). Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của máy tính điện tử
A). Lưu trữ thông tin vào các bộ nhớ ngoài B). Xử lý thông tin
C). Nhận biết được mọi thông tin D). Nhận thông tin
4). Hãy chuyển đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập phân: 10001012 = ?10
A). 6910 B). 6810 C). 7010
5). Hãy chuyển đổi từ hệ thập phân sang hệ nhị phân: 3810 = ?2
A). 1001102 B). 1001012 C). 0110012
6). Trong tin học, dữ liệu là
A). Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính B). Biểu diễn thông tin dạng văn bản
C). Các số liệu
7). Mã nhị phân của thông tin là
A). Số trong hệ nhị phân B). Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính
C).Số trong hệ Hexa
8). Thông tin là
A). Hiểu biết về một thực thể B). Văn bản và số liệu
C). Hình ảnh và âm thanh
9). Hãy chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A). Với mọi chương trình khi máy tính đang thực hiện thì con người không thể can thiệp
dừng chương trình đó.
B). Người dùng điều khiển máy tính thông qua các câu lệnh do họ mô tả trong chương trình.
Trang 37
Giáo án khối 10
C). Chương trình là dãy các lệnh, mỗi lệnh mô tả một thao tác.
10). Phát biểu nào sau đây là đúng
A). Từ máy là dãy 16 bit hoặc 32 bit thông tin
B). Máy tính xử lý theo từng đơn vị xử lý thông tin gọi là từ máy
C). Từ máy của máy tính là một dãy các bit dữ liệu có độ dài xác định tạo thành một đơn vị
xử lý thông tin
11). Phát biểu nào sau đây về Rom là đúng
A). Rom là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu
B). Rom là bộ nhớ trong chỉ có thể đọc và ghi dữ liệu
C). Rom là bộ nhớ ngoài
12). Thiết bị vào dùng để
A). Lưu trữ thông tin B). Đưa thông tin ra C). Đưa thông tin vào máy tính
13). Bộ điều khiển có chức năng
A). Điều khiển hoạt động đồng bộ của các bộ phận trong máy tính và các thiết bị ngoại vi liên
quan
B). Thực hiện các phép toán số học và logic
C). Lưu trữ thông tin cần thiết để máy tính hoạt động và dữ liệu trong quá trình xử lí
14). Phát biểu nào sau đây là đúng:
A). Địa chỉ một ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó thường thay đổi trong quá trình máy
làm việc
B). Địa chỉ ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó là độc lập.
C). Xử lí dữ liệu trong máy tính nghĩa là truy cập dữ liệu đó
II. Tự luận:
Cho thuật toán sau:
B1: Nhập 2 số nguyên a, b
B2: Nếu a>b thì a← a – b , ngược lại b ← b – a
B3: a ← a . b
B4: Thông báo giá trị a, b, rồi kết thúc.
Với các bộ dữ liệu vào như sau, hãy cho biết kết quả của thuật toán (dữ liệu ra)
a) a = 6 , b = –2 → a = , b =
b) a= 3 , b = 3 → a = , b =
c) a = –5, b = 7 → a = , b =
Đáp án Bài kiểm tra số 1
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
A A C A A A B A A B A C A B
Tự luận: a) a = – 16, b = – 2 b) a = 0, b = 0 c) a = – 60, b = 12
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Trang 38
Giáo án khối 10
Ngày soạn: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 17 Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tuần: 09
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
– Biết được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc
mà con người muốn máy thực hiện.
Kĩ năng:
– Biết được máy tính hoạt động theo chương trình, chương trình mà máy tính hiểu được là
ngôn ngữ máy.
Thái độ:
– Cần thấy rõ muốn sử dụng máy tính, ngoài hiểu biết phần cứng còn cần hiểu biết về phần
mềm.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
– Kiểm tra bài cũ: (5’)
Hỏi: Hãy viết thuật toán của bài toán tìm số nhỏ nhất trong 2 số nguyên A, B.
Đáp: Một HS viết thuật toán bằng cách liệt kê, một HS vẽ sơ đồ khối.
– Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ máy
12
• Khái niệm ngôn ngữ lập
trình:
Ngôn ngữ dùng để viết
chương trình cho máy tính
gọi là ngôn ngữ lập trình.
I. Ngôn ngữ máy:
• Ngôn ngữ máy là ngôn
ngữ duy nhất mà máy tính
có thể hiểu được và thực
hiện.
• Một chương trình viết
bằng ngôn ngữ khác muốn
thực hiện trên máy tính phải
được dịch ra ngôn ngữ máy
thông qua chương trình
dịch.
• Các lệnh viết bằng ngôn
ngữ máy ở dạng mã nhị
phân hoặc mã hexa.
Đặt vấn đề: Ta biết rằng để giải
một bài toán máy tính không thể
chạy trực tiếp thuật toán mà phải
thực hiện theo chương trình.
Vậy ta phải chuyển đổi thuật
toán sang chương trình.
H. Nêu nguyên tắc hoạt động
của MTĐT Đ. Hoạt động theo chương trình.
Hoạt động 2: Giới thiệu Hợp ngữ
8
II. Hợp ngữ:
• Hợp ngữ bao gồm tên các
câu lệnh và các qui tắc viết
các câu lệnh để máy tính
Đặt vấn đề: Với ngôn ngữ máy,
thì máy có thể trực tiếp hiểu
được nhưng nó khá phức tạp và
khó nhớ. Chính vì thế đã có rất
Trang 39
Giáo án khối 10
hiểu được.
• Hợp ngữ cho phép người
lập trình sử dụng một số từ
(thường là viết tắt các từ
tiếng Anh) để thể hiện các
lệnh cần thực hiện.
Ví dụ: ADD AX, BX
Trong đó: ADD: phép cộng
AX, BX: các thanh ghi
nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để
thuận tiện hơn cho việc viết
chương trình.
• GV giải thích ví dụ
H. Máy tính có thể thực hiện
trực tiếp chương trình viết bằng
hợp ngữ hay không?
Đ. Không, phải cần chuyển sang
ngôn ngữ máy.
Hoạt động 3: Giới thiệu Ngôn ngữ bậc cao, Chương trình dịch
15
III. Ngôn ngữ bậc cao
• Ngôn ngữ bậc cao là ngôn
ngữ gần với ngôn ngữ tự
nhiên, có tính độc lập cao, ít
phụ thuộc vào các loại máy
cụ thể.
Đặt vấn đề: Hợp ngữ là một
ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho
các nhà lập trình chuyên nghiệp
nhưng vẫn chưa thật thích hợp
với đông đảo người lập trình.
H. Các em biết các loại ngôn
ngữ nào?
H. Máy tính có thể thực hiện
trực tiếp chương trình viết bằng
ngôn ngữ bậc cao hay không?
Đ. Pascal, Foxpro, C,…
Đ. Không, phải cần chuyển sang
ngôn ngữ máy.
IV. Chương trình dịch:
Là chương trình dịch từ các
ngôn ngữ khác nhau ra ngôn
ngữ máy.
Các chương trình dịch làm
việc theo 2 kiểu: thông dịch
và biên dịch.
GV giải thích thêm về chương
trình dịch.
• Thông dịch: Dịch từng lệnh và
thực hiện ngay.
• Biên dịch: Dịch toàn bộ
chương trình rồi mới thực hiện
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức đã học
5
• Cho HS nhắc lại:
– Loại ngôn ngữ nào mà máy có
thể hiểu và thực hiện được?
– Muốn máy có thể hiểu được
các loại ngôn ngữ khác, thì phải
làm thế nào?
• HS trao đổi và trả lời:
– Ngôn ngữ máy
– Chương trình dịch
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa.
– Đọc trước bài “ Giải bài toán trên máy tính”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 40
Giáo án khối 10
Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 18 GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
Tuần: 09
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng
và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết
quả và hướng dẫn sử dụng.
Kĩ năng:
– Nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
Thái độ:
– Rèn luyện tính khoa học khi làm một việc nào đó: lập kế hoạch, làm theo kế hoạch.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ sơ đồ khối của thuật toán tìm UCLN.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
– Kiểm tra bài cũ: (3’)
Hỏi: Làm thế nào máy tính có thể hiểu và thực hiện được một chương trình được viết
theo một ngôn ngữ nào đó?
Đáp: Nhờ có chương trình dịch.
– Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Cách xác định bài toán và thuật toán
25
• Các bước giải bài toán:
Bước 1: Xác định bài toán
Bước 2: Lựa chọn hoặc
thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình
Bước 4: Hiệu chỉnh CT
Bước 5: Viết tài liệu.
I. Xác định bài toán:
Xác định phần Input và
Output của bài toán và mối
quan hệ giữa chúng. Từ đó
xác định ngôn ngữ lập trình
và cấu trúc dữ liệu một cách
thích hợp.
II. Lựa chọn và thiết kế
thuật toán
a) Lựa chọn thuật toán:
Mỗi thuật toán chỉ giải 1
bài toán, song một bài toán
có thể có nhiều thuật toán để
giải. Vậy ta phải chọn thuật
toán phù hợp nhất trong
Đặt vấn đề: MT là công cụ hỗ
trợ con người rất nhiều trong
cuộc sống, nhưng để cho máy
thực hiện giải bài toán thì ta phải
đưa lời giải bài toán đó vào máy
dưới dạng các lệnh. Vậy các
bước để giải một bài toán là gì?
• GV có thể lấy một bài toán
thực tế (hoặc toán học) để phân
tích.
H. Xác định bài toán tức là cần
phải xác định cái gì?
• Chia các nhóm thảo luận và
gọi đại diện các nhóm trả lời
H. Hãy nhắc lại thuật toán là gì?
H. Với một bài toán có thể có
bao nhiêu thuật toán để giải? Ví
dụ: Xét bài toán "Tìm UCLN
của 2 số nguyên dương"
• Thuật toán tối ưu: Là thuật
• Đại diện các nhóm trả lời
+ Xác định input và output
• HS trả lời
Đ. Có thể có nhiều thuật toán để
giải một bài toán.
Tìm UCLN có nhiều thuật toán
+ dùng hiệu của 2 số
+ dùng thương của 2 số
Trang 41
Giáo án khối 10
những thuật toán đưa ra.
b) Diễn tả thuật toán:
Ta có thể diễn tả thuật toán
bằng cách liệt kê hoặc bằng
sơ đồ khối.
Ví dụ: Tìm UCLN (M, N)
* Xác định bài toán.
Input: M, N nguyên dương
Output: UCLN(M,N).
* Ý tưởng: Sử dụng t/c đã
biết;
* Thuật toán:
B1: Nhập M, N;
B2: Nếu M = N thì UCLN =
M; chuyển đến B5;
B3: Nếu M > N
thì M = M – N, quay lại B2
B4: Nếu M<N thì
N = N – M, quay lại B2;
B5: Đưa ra kết quả UCLN
rồi kết thúc.
toán có các tiêu chí sau : dễ
hiểu, trình bày dễ nhìn, thời
gian chạy nhanh, tốn ít bộ nhớ.
• GV hướng dẫn HS thực hiện
từng bước
H. Xác định bài toán?
H. Nhắc lại t/c của ƯCLN?
• Cho một nhóm lên bảng viết
thuật toán bằng cách liệt kê.
• GV mô tả thuật toán bằng sơ
đồ khối
Đ.
Input: M, N nguyên dương
Output: UCLN(M,N).
Đ.
( , ) ( , )
( , )
M ne áu M N
ÖCLN MN ÖCLN MN M ne áu M N
ÖCLN M NN ne áu M N
=

= − <
 − >
• Các nhóm thảo luận rồi đưa ra
câu trả lời.
Hoạt động 2: Cách viết chương trình, Hiệu chỉnh chương trình,Viết tài liệu
15
III. Viết chương trình:
• Viết chương trình là tổng
hợp việc lựa chọn cách tổ
chức dữ liệu và sử dụng
ngôn ngữ lập trình để diễn
đạt đúng thuật toán.
• Khi viết chương trình cần
chọn ngôn ngữ thích hợp
với thuật toán. Viết chương
trình trong ngôn ngữ nào thì
phải tuân theo qui định ngữ
pháp của ngôn ngữ đó.
IV. Hiệu chỉnh:
Sau khi viết xong chương
trình cần phải thử chương
trình bằng một số bộ Input
đặc trưng. Trong quá trình
thử này nếu phát hiện sai sót
thì phải sửa lại chương
trình. Quá trình này gọi là
hiệu chỉnh.
V. Viết tài liệu:
Viết mô tả chi tiết bài toán,
thuật toán, chương trình và
Đặt vấn đề: Ta đã có được thuật
toán của bài toán, công việc tiếp
theo là phải chuyển đổi thuật
toán đó sang chương trình.
H. Hãy nêu các ngôn ngữ lập
trình mà em biết?
• GV hướng dẫn HS kiểm thử
thông qua việc mô phỏng thuật
toán trên
• Cho một nhóm mô phỏng thuật
toán, một nhóm tìm theo cách đã
học, rồi đối chiếu kết quả.
Tìm UCLN(25,35), UCLN(17,5)
• Sau khi viết chương trình đã
hoàn thiện công việc còn lại là
viết tài liệu mô tả thuật toán,
chương trình và hướng dẫn sử
Đ. Pascal, C, …
UCLN(25,35) = 5
UCLN(17,5) = 1
Trang 42
Giáo án khối 10
hướng dẫn sử dụng …
Chú ý: Các bước trên có
thể lặp đi lặp lại nhiều lần
cho đến khi ta cho rằng
chương trình đã làm việc
đúng đắn và hiệu quả.
dụng chương trình.
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức đã học
2
• Nhấn mạnh các bước giải bài
toán trên máy tính, cách lựa
chọn thuật toán và viết chương
trình.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa.
– Đọc trước bài “ Phần mềm máy tính – Những ứng dụng của tin học”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 43
Giáo án khối 10
Ngày soạn: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC
Tiết dạy: 19 Bài 7, 8: PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Tuần: 10 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết khái niệm phần mềm máy tính.
– Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
– Biết được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
– Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm
việc và giải trí
Kĩ năng:
– Biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng.
Thái độ:
– Thấy được tầm quan trọng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ
Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
– Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
– Kiểm tra bài cũ: (3’)
Hỏi: Nêu các bước giải một bài toán trên máy tính?
Đáp:Các bước giải bài toán:
Bước 1: Xác định bài toán
Bước 2: Lựa chọn hoặc
thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình
Bước 4: Hiệu chỉnh CT
Bước 5: Viết tài liệu.
– Giảng bài mới:
TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Bài 7: Phần mềm máy tính
Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm hệ thống
10
• Phần mềm máy tính:
Là sản phẩm thu được sau
khi thực hiện giải bài toán.
Nó bao gồm chương trình,
cách tổ chức dữ liệu và tài
liệu.
I. Phần mềm hệ thống:
• Là phần mềm nằm thường
trực trong máy để cung cấp
các dịch vụ theo yêu cầu của
các chương trình khác trong
quá trình hoạt động của
máy. Nó tạo ra môi trường
làm việc cho các phần mềm
khác.
Đặt vấn đề: Sản phẩm chính thu
được sau khi thực hiện các bước
giải một bài toán là cách tổ chức
dữ liệu, chương trình và tài liệu.
Một chương trình như vậy có thể
xem là một phần mềm máy tính.
H. Hãy kể tên một số hệ điều
Trang 44
Giáo án khối 10
• Phần mềm hệ thống quan
trọng nhất là hệ điều hành.
Hệ điều hành có chức năng
điều hành toàn bộ hoạt động
của máy tính trong suốt quá
trình làm việc.
hành mà em biết? Đ. Dos, Windows, Linux…
Hoạt động 2: Giới thiệu phần mềm ứng dụng.
15
II. Phần mềm ứng dụng.
• Phần mềm ứng dụng: là
phần mềm viết để phục vụ
cho công việc hàng ngày
hay những hoạt động mang
tính nghiệp vụ của từng lĩnh
vực …
• Phần mềm đóng gói: là
phần mềm được thiết kế dựa
trên những yêu cầu chung
hàng ngày của rất nhiều
người.
• Phần mềm công cụ: Là
phần mềm hỗ trợ để làm ra
các sản phẩm phần mềm
khác.
• Phần mềm tiện ích: Trợ
giúp ta khi làm việc với máy
tính, nhằm nâng cao hiệu
quả công việc.
Chú ý: Việc phân loại phần
mềm chỉ mang tính tương
đối, có những phần mềm có
thể xếp vào nhiều loại.
• Cho các nhóm thảo luận từng
vấn đề, rồi trình bày ý kiến của
nhóm.
H. Hãy kể tên một số phần mềm
ứng dụng mà em biết?
H. Hãy kể tên một số phần mềm
đóng gói mà em biết?
H. Hãy kể tên một số phần mềm
công cụ mà em biết?
H. Hãy kể tên một số phần mềm
tiện ích mà em biết?
• Ví dụ như phần mềm Vietkey
vừa là phần mềm ứng dụng, vừa
là phần mềm tiện ích.
• Các nhóm thảo luận và trình
bày
Đ. Word, Excel, Quản lí HS, …
Đ. Soạn thảo, nghe nhạc, …
Đ. Phần mềm phát hiện lỗi
Đ. Nén dữ liệu, diệt virus, …
Bài 8. Những ứng dụng của tin học
Hoạt động 3: Giới thiệu một số ứng dụng của tin học
15 I. Giải các bài toán KHKT
Những bài toán KHKT như:
xử lí các số liệu thực
nghiệm, qui hoạch, tối ưu
hoá là những bài toán có
tính toán lớn mà nếu không
dùng máy tính thì khó có thể
làm được.
2. Hỗ trợ việc quản lý:
• Hoạt động quản lý rất đa
dạng và phải xử lý một khối
lượng thông tin lớn.
• Qui trình ứng dụng tin học
để quản lý:
+ Tổ chức lưu trữ hồ sơ
Đặt vấn đề: Mục tiêu của tin học
là khai thác thông tin có hiệu
quả nhất phục vụ cho mọi mặt
hoạt động của con người.
H. Nhắc lại một số đặc điểm ưu
việt của máy tính?
H. Nêu các bài toán quản lí
trong nhà trường?
• Người ta thường dùng các
phần mềm quản lí như: Excel,
Access, Foxpro, …
Đ. Tốc độ xử lí nhanh, khối
lượng lưu trữ lớn,…
Đ. Quản lí HS, Quản lí GV,
Quản lí thư viện, …
Trang 45
Giáo án khối 10
+ Cập nhật hồ sơ ( thêm,
sửa, xoá … các thông tin).
+ Khai thác các thông tin
( như: tìm kiếm, thống kê, in
ấn …)
3. Tự động hoá và điều
khiển.
Với sự trợ giúp của máy
tính, con người có những
qui trình công nghệ tự động
hoá linh hoạt, chuẩn xác, chi
phí thấp, hiệu quả và đa
dạng.
4. Truyền thông:
Máy tính góp phần không
nhỏ trong lĩnh vực truyền
thông nhất là từ khi Internet
xuất hiện giúp con người có
thể liên lạc, chia sẻ thông tin
từ bất cứ nơi đâu của thế
giới.
5. Soạn thảo, in ấn, lưu
trữ, văn phòng:
Với sự trợ giúp của các
chương trình soạn thảo và
xử lí văn bản, xử lí ảnh, các
phương tiện in gắn với máy
tính, tin học giúp việc soạn
thảo một văn bản trở nên
nhanh chóng, tiện lợi và dễ
dàng.
6. Trí tuệ nhân tạo
Nhằm thiết kế những máy
có khả năng đảm đương một
số hoạt động thuộc lĩnh vực
trí tuệ của con người hoặc
một số đặc thù của con
người ( như người máy
ASIMO …)
7. Giáo dục
Với sự hỗ trợ của Tin học
ngành giáo dục đã có những
bước tiến mới, giúp việc
học tập và giảng dạy trở nên
sinh động và hiệu quả hơn.
8. Giải trí
Âm nhạc, trò chơi, phim
H. Nêu một số ứng dụng của tin
học trong lĩnh vực điều khiển, tự
động hoá mà em biết?
H. Nêu một số ứng dụng của tin
học trong lĩnh vực truyền thông
mà em biết?
H. Hãy so sánh giữa soạn thảo
văn bản bằng máy đánh chữ với
máy tính điện tử?
H. Nêu một số ứng dụng của tin
học trong lĩnh vực trí tuệ nhân
tạo mà em biết?
H. Em đã sử dụng máy tính
trong việc học tập như thế nào?
H. Kể tên một số phần mềm giải
Đ. Điều khiển nhà máy, phóng
tên lửa, …
Đ. Internet
Đ. Trình bày nhanh chóng, chỉnh
sửa dễ dàng và đẹp mắt,
Đ. Chế tạo Robôt
Đ. Học tiếng Anh, học Toán, …,
trao đổi với bạn bè, …
Đ. Nghe nhạc, chơi cờ, …
Trang 46
Giáo án khối 10
ảnh, … giúp con người thư
giản lúc mệt mỏi, giảm
stress …
mà em thích?
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức đã học
2
• Nhấn mạnh:
– Các loại phần mềm trong máy
tính.
– Tầm quan trọng của tin học
trong đời sống xã hội.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
– Bài tập 1, 2/52 và 1,2,3,4/57 SGK.
– Đọc trước bài “Tin học và xã hội”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Trang 47
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10
Giao an tin hoc 10

More Related Content

What's hot

Đề tài: Chế tạo mạch com ảo dựa trên mạch Stm32f4-discovery - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Chế tạo mạch com ảo dựa trên mạch Stm32f4-discovery - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Chế tạo mạch com ảo dựa trên mạch Stm32f4-discovery - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Chế tạo mạch com ảo dựa trên mạch Stm32f4-discovery - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đồ án hệ thống phanh khí nén
Đồ án hệ thống phanh khí nénĐồ án hệ thống phanh khí nén
Đồ án hệ thống phanh khí nénnataliej4
 
Bài tập tổng hợp máy điện
Bài tập tổng hợp máy điệnBài tập tổng hợp máy điện
Bài tập tổng hợp máy điệnMan_Ebook
 
TÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU TRONG GIAO TIÊP - NHÓM 3.pptx
TÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU TRONG GIAO TIÊP - NHÓM 3.pptxTÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU TRONG GIAO TIÊP - NHÓM 3.pptx
TÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU TRONG GIAO TIÊP - NHÓM 3.pptxBiNgcBchTrm
 
Máy phát tốc độ
Máy phát tốc độMáy phát tốc độ
Máy phát tốc độTùng Bình
 
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Văn Phong Cao
 
Giáo trình Điều khiển số.pdf
Giáo trình Điều khiển số.pdfGiáo trình Điều khiển số.pdf
Giáo trình Điều khiển số.pdfMan_Ebook
 
bài tập khí cụ điện
bài tập khí cụ điệnbài tập khí cụ điện
bài tập khí cụ điệnCon Khủng Long
 
Optim slr im_fmincon_report
Optim slr im_fmincon_reportOptim slr im_fmincon_report
Optim slr im_fmincon_reportHD Tính
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1quanglocbp
 
Điện tử công suất - ts lê văn hiền
Điện tử công suất - ts lê văn hiềnĐiện tử công suất - ts lê văn hiền
Điện tử công suất - ts lê văn hiềnebookbkmt
 
Giao trinh ktmt
Giao trinh ktmtGiao trinh ktmt
Giao trinh ktmtsiu23792
 
Do an Dien tu cong suat - UTE
Do an Dien tu cong suat - UTEDo an Dien tu cong suat - UTE
Do an Dien tu cong suat - UTEGiaHuNguynH
 
Đồ án Chi tiết máy - Nguyễn Minh Hùng
Đồ án Chi tiết máy - Nguyễn Minh HùngĐồ án Chi tiết máy - Nguyễn Minh Hùng
Đồ án Chi tiết máy - Nguyễn Minh HùngJayce Boehm
 
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...nataliej4
 
Cong nghe vi mach dien tu
Cong nghe vi mach dien tuCong nghe vi mach dien tu
Cong nghe vi mach dien tutiểu minh
 

What's hot (20)

Đề tài: Chế tạo mạch com ảo dựa trên mạch Stm32f4-discovery - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Chế tạo mạch com ảo dựa trên mạch Stm32f4-discovery - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Chế tạo mạch com ảo dựa trên mạch Stm32f4-discovery - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Chế tạo mạch com ảo dựa trên mạch Stm32f4-discovery - Gửi miễn phí qu...
 
Đồ án hệ thống phanh khí nén
Đồ án hệ thống phanh khí nénĐồ án hệ thống phanh khí nén
Đồ án hệ thống phanh khí nén
 
Bài tập tổng hợp máy điện
Bài tập tổng hợp máy điệnBài tập tổng hợp máy điện
Bài tập tổng hợp máy điện
 
Bai4 thi truonghoandoi
Bai4 thi truonghoandoiBai4 thi truonghoandoi
Bai4 thi truonghoandoi
 
TÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU TRONG GIAO TIÊP - NHÓM 3.pptx
TÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU TRONG GIAO TIÊP - NHÓM 3.pptxTÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU TRONG GIAO TIÊP - NHÓM 3.pptx
TÁC ĐỘNG QUA LẠI LẪN NHAU TRONG GIAO TIÊP - NHÓM 3.pptx
 
Máy phát tốc độ
Máy phát tốc độMáy phát tốc độ
Máy phát tốc độ
 
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
 
Giáo trình Điều khiển số.pdf
Giáo trình Điều khiển số.pdfGiáo trình Điều khiển số.pdf
Giáo trình Điều khiển số.pdf
 
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đĐề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
 
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế hộp giảm tốc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế hộp giảm tốc, HAY, 9đĐề tài: Nghiên cứu thiết kế hộp giảm tốc, HAY, 9đ
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế hộp giảm tốc, HAY, 9đ
 
bài tập khí cụ điện
bài tập khí cụ điệnbài tập khí cụ điện
bài tập khí cụ điện
 
Optim slr im_fmincon_report
Optim slr im_fmincon_reportOptim slr im_fmincon_report
Optim slr im_fmincon_report
 
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
Tài liệu lập trình plc s7 200 full-01_2011_v1
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống truyền động cơ khí, HAY, 9đ
 
Điện tử công suất - ts lê văn hiền
Điện tử công suất - ts lê văn hiềnĐiện tử công suất - ts lê văn hiền
Điện tử công suất - ts lê văn hiền
 
Giao trinh ktmt
Giao trinh ktmtGiao trinh ktmt
Giao trinh ktmt
 
Do an Dien tu cong suat - UTE
Do an Dien tu cong suat - UTEDo an Dien tu cong suat - UTE
Do an Dien tu cong suat - UTE
 
Đồ án Chi tiết máy - Nguyễn Minh Hùng
Đồ án Chi tiết máy - Nguyễn Minh HùngĐồ án Chi tiết máy - Nguyễn Minh Hùng
Đồ án Chi tiết máy - Nguyễn Minh Hùng
 
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...
Đồ Án Sửa Chữa Ô Tô Xây Dựng Quy Trình Kiểm Tra Chẩn Đoán Bảo Dưỡng Và Sử...
 
Cong nghe vi mach dien tu
Cong nghe vi mach dien tuCong nghe vi mach dien tu
Cong nghe vi mach dien tu
 

Viewers also liked

The Backseat Drivers Excellence manual
The Backseat Drivers Excellence manualThe Backseat Drivers Excellence manual
The Backseat Drivers Excellence manualAditya Barrela
 
O&G SWIA Consultation Presentation (April 2014) - Myanmar Centre for Responsi...
O&G SWIA Consultation Presentation (April 2014) - Myanmar Centre for Responsi...O&G SWIA Consultation Presentation (April 2014) - Myanmar Centre for Responsi...
O&G SWIA Consultation Presentation (April 2014) - Myanmar Centre for Responsi...Ethical Sector
 
Dallas Wedding Venue | Seven for Parties
Dallas Wedding Venue | Seven for PartiesDallas Wedding Venue | Seven for Parties
Dallas Wedding Venue | Seven for PartiesSeven for Parties
 
PeaceIIILimavadyJune 2013
PeaceIIILimavadyJune 2013PeaceIIILimavadyJune 2013
PeaceIIILimavadyJune 2013Sinéad Lynch
 
Serial por cjloois
Serial por cjlooisSerial por cjloois
Serial por cjlooisRicardo T
 
Wedding Venues in Dallas Design District - Seven for Parties
Wedding Venues in Dallas Design District - Seven for PartiesWedding Venues in Dallas Design District - Seven for Parties
Wedding Venues in Dallas Design District - Seven for PartiesSeven for Parties
 
MultiTo dreaming process
MultiTo dreaming processMultiTo dreaming process
MultiTo dreaming processAditya Barrela
 
Education B2B @CESAR
Education B2B @CESAREducation B2B @CESAR
Education B2B @CESARCESAR
 
Tourism and Land: Relevant National Policy Frameworks - Vicky Bowman
Tourism and Land: Relevant National Policy Frameworks - Vicky BowmanTourism and Land: Relevant National Policy Frameworks - Vicky Bowman
Tourism and Land: Relevant National Policy Frameworks - Vicky BowmanEthical Sector
 
PeaceNexus Foundation - Sophia Naing
PeaceNexus Foundation - Sophia NaingPeaceNexus Foundation - Sophia Naing
PeaceNexus Foundation - Sophia NaingEthical Sector
 
Community Engagement with the Private Sector - How to be Effective
Community Engagement with the Private Sector - How to be EffectiveCommunity Engagement with the Private Sector - How to be Effective
Community Engagement with the Private Sector - How to be EffectiveEthical Sector
 
Réussissez le développement de votre prochaine application web ou mobile
Réussissez le développement de votre prochaine application web ou mobileRéussissez le développement de votre prochaine application web ou mobile
Réussissez le développement de votre prochaine application web ou mobileOCTO Technology Suisse
 
Community Engagement in Myanmar's Mining Sector
Community Engagement in Myanmar's Mining SectorCommunity Engagement in Myanmar's Mining Sector
Community Engagement in Myanmar's Mining SectorEthical Sector
 
Social Media Assessment for Higher Ed Professionals
Social Media Assessment for Higher Ed ProfessionalsSocial Media Assessment for Higher Ed Professionals
Social Media Assessment for Higher Ed ProfessionalsJennifer Keegin
 

Viewers also liked (20)

The Backseat Drivers Excellence manual
The Backseat Drivers Excellence manualThe Backseat Drivers Excellence manual
The Backseat Drivers Excellence manual
 
O&G SWIA Consultation Presentation (April 2014) - Myanmar Centre for Responsi...
O&G SWIA Consultation Presentation (April 2014) - Myanmar Centre for Responsi...O&G SWIA Consultation Presentation (April 2014) - Myanmar Centre for Responsi...
O&G SWIA Consultation Presentation (April 2014) - Myanmar Centre for Responsi...
 
Dallas Wedding Venue | Seven for Parties
Dallas Wedding Venue | Seven for PartiesDallas Wedding Venue | Seven for Parties
Dallas Wedding Venue | Seven for Parties
 
Fisikafinal
FisikafinalFisikafinal
Fisikafinal
 
PeaceIIILimavadyJune 2013
PeaceIIILimavadyJune 2013PeaceIIILimavadyJune 2013
PeaceIIILimavadyJune 2013
 
Chude3 nhom2
Chude3 nhom2Chude3 nhom2
Chude3 nhom2
 
Serial por cjloois
Serial por cjlooisSerial por cjloois
Serial por cjloois
 
Wedding Venues in Dallas Design District - Seven for Parties
Wedding Venues in Dallas Design District - Seven for PartiesWedding Venues in Dallas Design District - Seven for Parties
Wedding Venues in Dallas Design District - Seven for Parties
 
MultiTo dreaming process
MultiTo dreaming processMultiTo dreaming process
MultiTo dreaming process
 
Education B2B @CESAR
Education B2B @CESAREducation B2B @CESAR
Education B2B @CESAR
 
Desiccant dehumidifier - guide to normalize humidity
Desiccant dehumidifier - guide to normalize humidityDesiccant dehumidifier - guide to normalize humidity
Desiccant dehumidifier - guide to normalize humidity
 
Tourism and Land: Relevant National Policy Frameworks - Vicky Bowman
Tourism and Land: Relevant National Policy Frameworks - Vicky BowmanTourism and Land: Relevant National Policy Frameworks - Vicky Bowman
Tourism and Land: Relevant National Policy Frameworks - Vicky Bowman
 
My storyboard
My storyboardMy storyboard
My storyboard
 
PeaceNexus Foundation - Sophia Naing
PeaceNexus Foundation - Sophia NaingPeaceNexus Foundation - Sophia Naing
PeaceNexus Foundation - Sophia Naing
 
Community Engagement with the Private Sector - How to be Effective
Community Engagement with the Private Sector - How to be EffectiveCommunity Engagement with the Private Sector - How to be Effective
Community Engagement with the Private Sector - How to be Effective
 
Réussissez le développement de votre prochaine application web ou mobile
Réussissez le développement de votre prochaine application web ou mobileRéussissez le développement de votre prochaine application web ou mobile
Réussissez le développement de votre prochaine application web ou mobile
 
Community Engagement in Myanmar's Mining Sector
Community Engagement in Myanmar's Mining SectorCommunity Engagement in Myanmar's Mining Sector
Community Engagement in Myanmar's Mining Sector
 
Okino.ua 2016
Okino.ua 2016Okino.ua 2016
Okino.ua 2016
 
Sandpaperletters
SandpaperlettersSandpaperletters
Sandpaperletters
 
Social Media Assessment for Higher Ed Professionals
Social Media Assessment for Higher Ed ProfessionalsSocial Media Assessment for Higher Ed Professionals
Social Media Assessment for Higher Ed Professionals
 

Similar to Giao an tin hoc 10

Giao an tin 10
Giao an tin 10Giao an tin 10
Giao an tin 10TuanQuynh
 
Nguyen thi thanh huong k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
Nguyen thi thanh huong   k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10Nguyen thi thanh huong   k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
Nguyen thi thanh huong k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10Tin 5CBT
 
Tron bo giao_an_tin_hoc_10
Tron bo giao_an_tin_hoc_10Tron bo giao_an_tin_hoc_10
Tron bo giao_an_tin_hoc_10Sunkute
 
Tiet 1 tin hoc la mot nganh khoa hoc
Tiet 1 tin hoc la mot nganh khoa hocTiet 1 tin hoc la mot nganh khoa hoc
Tiet 1 tin hoc la mot nganh khoa hocThi Thanh Thuan Tran
 
Giao an tin_hoc_10
Giao an tin_hoc_10Giao an tin_hoc_10
Giao an tin_hoc_10Lê Thái
 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TINKẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TINLê Hữu Bảo
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxTopSKKN
 
Kichban_Lop10_ chuong1 bai02_Tiết 1
Kichban_Lop10_ chuong1 bai02_Tiết 1Kichban_Lop10_ chuong1 bai02_Tiết 1
Kichban_Lop10_ chuong1 bai02_Tiết 1bachbangcung
 
Giaotrinhtinhoccanban 101009121536-phpapp01
Giaotrinhtinhoccanban 101009121536-phpapp01Giaotrinhtinhoccanban 101009121536-phpapp01
Giaotrinhtinhoccanban 101009121536-phpapp01lekytho
 
Giao trinh-tin-hoc-can-ban[bookbooming.com]
Giao trinh-tin-hoc-can-ban[bookbooming.com]Giao trinh-tin-hoc-can-ban[bookbooming.com]
Giao trinh-tin-hoc-can-ban[bookbooming.com]bookbooming1
 
Kịch bản dạy học bài 1
Kịch bản dạy học bài 1Kịch bản dạy học bài 1
Kịch bản dạy học bài 1Hòa Hoàng
 
Kichbandh bai2lop10 thongtinvadulieu_thao_hoa
Kichbandh bai2lop10 thongtinvadulieu_thao_hoaKichbandh bai2lop10 thongtinvadulieu_thao_hoa
Kichbandh bai2lop10 thongtinvadulieu_thao_hoatin_k36
 
Giáo án Tin học 6
Giáo án Tin học 6Giáo án Tin học 6
Giáo án Tin học 6Vien Luc Van
 

Similar to Giao an tin hoc 10 (20)

Giao an10
Giao an10Giao an10
Giao an10
 
Giao an 10
Giao an 10Giao an 10
Giao an 10
 
Giao an 10 2016
Giao an 10 2016Giao an 10 2016
Giao an 10 2016
 
Giao an tin 10
Giao an tin 10Giao an tin 10
Giao an tin 10
 
Giao an tin 8
Giao an tin 8Giao an tin 8
Giao an tin 8
 
Nguyen thi thanh huong k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
Nguyen thi thanh huong   k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10Nguyen thi thanh huong   k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
Nguyen thi thanh huong k33103232 - chuong 1, bai 2, lop 10
 
Tin10
Tin10Tin10
Tin10
 
Tron bo giao_an_tin_hoc_10
Tron bo giao_an_tin_hoc_10Tron bo giao_an_tin_hoc_10
Tron bo giao_an_tin_hoc_10
 
Tiet 1 tin hoc la mot nganh khoa hoc
Tiet 1 tin hoc la mot nganh khoa hocTiet 1 tin hoc la mot nganh khoa hoc
Tiet 1 tin hoc la mot nganh khoa hoc
 
Giao an tin_hoc_10
Giao an tin_hoc_10Giao an tin_hoc_10
Giao an tin_hoc_10
 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TINKẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ TIN 6 | Chủ đề 1: THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
 
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docxGIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
GIÁO ÁN TIN HỌC 6 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
 
Ga6
Ga6Ga6
Ga6
 
GIÁO ÁN 6
GIÁO ÁN 6GIÁO ÁN 6
GIÁO ÁN 6
 
Kichban_Lop10_ chuong1 bai02_Tiết 1
Kichban_Lop10_ chuong1 bai02_Tiết 1Kichban_Lop10_ chuong1 bai02_Tiết 1
Kichban_Lop10_ chuong1 bai02_Tiết 1
 
Giaotrinhtinhoccanban 101009121536-phpapp01
Giaotrinhtinhoccanban 101009121536-phpapp01Giaotrinhtinhoccanban 101009121536-phpapp01
Giaotrinhtinhoccanban 101009121536-phpapp01
 
Giao trinh-tin-hoc-can-ban[bookbooming.com]
Giao trinh-tin-hoc-can-ban[bookbooming.com]Giao trinh-tin-hoc-can-ban[bookbooming.com]
Giao trinh-tin-hoc-can-ban[bookbooming.com]
 
Kịch bản dạy học bài 1
Kịch bản dạy học bài 1Kịch bản dạy học bài 1
Kịch bản dạy học bài 1
 
Kichbandh bai2lop10 thongtinvadulieu_thao_hoa
Kichbandh bai2lop10 thongtinvadulieu_thao_hoaKichbandh bai2lop10 thongtinvadulieu_thao_hoa
Kichbandh bai2lop10 thongtinvadulieu_thao_hoa
 
Giáo án Tin học 6
Giáo án Tin học 6Giáo án Tin học 6
Giáo án Tin học 6
 

More from Lã Văn Hải

More from Lã Văn Hải (20)

Bài thực hành số 1
Bài thực hành số 1Bài thực hành số 1
Bài thực hành số 1
 
Don xintamngungdoantotnghiepk35
Don xintamngungdoantotnghiepk35Don xintamngungdoantotnghiepk35
Don xintamngungdoantotnghiepk35
 
Phân mem may tinh
Phân mem may tinhPhân mem may tinh
Phân mem may tinh
 
Giai bai toan tren may tinh
Giai bai toan tren may tinhGiai bai toan tren may tinh
Giai bai toan tren may tinh
 
Ngon ngu lap trinh
Ngon ngu lap trinhNgon ngu lap trinh
Ngon ngu lap trinh
 
Bai toan và thuat toan
Bai toan và thuat toanBai toan và thuat toan
Bai toan và thuat toan
 
Gioi thieu ve may tinh
Gioi thieu ve may tinhGioi thieu ve may tinh
Gioi thieu ve may tinh
 
Thong tin va du lieu
Thong tin va du lieuThong tin va du lieu
Thong tin va du lieu
 
Thong tin va du lieu
Thong tin va du lieuThong tin va du lieu
Thong tin va du lieu
 
Tin hoc là mot nghanh khoa ho
Tin hoc là mot nghanh khoa hoTin hoc là mot nghanh khoa ho
Tin hoc là mot nghanh khoa ho
 
Ga tin hoc 12 moi nhat
Ga tin hoc 12 moi nhatGa tin hoc 12 moi nhat
Ga tin hoc 12 moi nhat
 
Giao an tin hoc lop 11 ca nam
Giao an tin hoc lop 11 ca namGiao an tin hoc lop 11 ca nam
Giao an tin hoc lop 11 ca nam
 
Lecture04 05
Lecture04 05Lecture04 05
Lecture04 05
 
C hu de3
C hu de3C hu de3
C hu de3
 
Lecture02
Lecture02Lecture02
Lecture02
 
Lecture01
Lecture01Lecture01
Lecture01
 
Lecture06 print
Lecture06 printLecture06 print
Lecture06 print
 
Chu de3 nhom2
Chu de3 nhom2Chu de3 nhom2
Chu de3 nhom2
 
Chude06 nhom2
Chude06 nhom2Chude06 nhom2
Chude06 nhom2
 
Chu de2 nhom2
Chu de2 nhom2Chu de2 nhom2
Chu de2 nhom2
 

Giao an tin hoc 10

  • 1. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I Tiết dạy: 01 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tuần: 01 Bài 1: TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết tin học là một ngành khoa học: có đối tượng, nội dung và ph.pháp nghiên cứu riêng. – Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ. – Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội . – Biết các đặc trưng ưu việt của máy tính. – Biết được một số ứng dụng của tin học và MTĐT trong các hoạt động của đời sống. Kĩ năng: – Thái độ: – Tạo tiền đề cho học sinh ham thích học môn Tin học. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh – Tổ chức hoạt động theo nhóm. Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. – Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu sự hình thành và phát triển của Tin học 15 I. Sự hình thành và phát triển của Tin học: • Tin học là một ngành khoa học mới hình thành nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ và động lực cho sự phát triển đó là do nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin của con người. Đặt vấn đề: Các em nghe rất nhiều về Tin học nhưng nó thực chất là gì thì ta chưa được biết hoặc những hiểu biết về nó là rất ít. Vậy Tin học có từ bao giờ, thuộc ngành nào? • Cho các nhóm nêu các phát minh tiêu biểu của nhân loại qua các giai đoạn phát triển xã hội loài người. – GV giới thiệu tranh ảnh lịch sử phát triển xã hội loài người. • Cho các nhóm thảo luận tìm hiểu cách lưu trữ và xử lí thông tin từ trước khi có MTĐT. Từ đó dẫn dắt HS biết được do đâu mà ngành Tin học hình thành và phát triển? • Các nhóm thảo luận và phát biểu: – lửa –> văn minh NN – máy hơi nước –> văn minh CN – MTĐT –> văn minh T.Tin • Các nhóm thảo luận và phát biểu: – khắc trên đá, viết trên giấy, … Do nhu cầu khai thác thông tin. • HS đưa ra ý kiến: Trang 1
  • 2. Giáo án khối 10 • Tin học dần hình thành và phát triển trở thành một ngành khoa học độc lập, với nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu mang đặc thù riêng. Một trong những đặc thù đó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời với việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử. • Cho HS thảo luận, tìm hiểu: Học tin học là học những vấn đề gì? và có gì khác biệt so với học những môn học khác? – học sử dụng MTĐT – học lập trình, – …….. Hoạt động 2: Các đặc tính và vai trò của máy tính điện tử 20 II. Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử: • Một số đặc tính giúp máy tính trở thành công cụ hiện đại và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta: – MT có thể làm việc 24 giờ/ngày mà không mệt mỏi. – Tốc độ xử lý thông tin nhanh, chính xác. – MT có thể lưu trữ một lượng thông tin lớn trong một không gian hạn chế. – Các máy tính cá nhân có thể liên kết với nhau thành một mạng và có thể chia sẻ dữ liệu giữa các máy với nhau. – Máy tính ngày càng gọn nhẹ, tiện dụng và phổ biến. • Vai trò: Ban đầu MT ra đời với mục đích cho tính toán đơn thuần, dần dần nó không ngừng được cải tiến và hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặt vấn đề: Trước sự bùng nổ thông tin hiện nay máy tính được coi như là một công cụ không thể thiếu của con người. Như vậy MTĐT có những tính năng ưu việt như thế nào? • Cho các nhóm thảo luận tìm hiểu những đặc tính của MTĐT mà các em đã biết. GV bổ sung. GV minh hoạ các đặc tính. • Cho HS nêu các ứng dụng của MTĐT vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống. GV minh hoa, bổ sung thêm. • Từng nhóm trình bày ý kiến. • HS thảo luận, đưa ra ý kiến: – y tế, giáo dục, giao thông, … Hoạt động 3: Giới thiệu thuật ngữ Tin học 5 III. Thuật ngữ Tin học: • Một số thuật ngữ Tin học được sử dụng là: – Informatique – Informatics – Computer Science GV gới thiệu một số thuật ngữ tin học của một số nước. HS đọc SGK Trang 2
  • 3. Giáo án khối 10 • Khái niệm về tin học: Tin học là một ngành khoa học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học 3 • GV nhấn mạnh thêm khái niệm tin học theo các khía cạnh: + Việc nghiên cứu công nghệ chế tạo, hoàn thiện máy tính cũng thuộc lĩnh vực tin học. + Cần hiểu tin học theo nghĩa vừa sử dụng máy tính, vừa phát triển máy tính chứ không đơn thuần xem máy tính chỉ là công cụ. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 1,2,3,5 SGK – Đọc trước bài "Thông tin và dữ liệu". IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 3
  • 4. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 02 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU Tuần: 01 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết khái niệm thông tin, lượng TT, các dạng TT, mã hoá TT cho máy tính. – Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. – Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các bội của bit Kĩ năng: – Bước đầu mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit. – Học sinh hình dung rõ hơn về cách nhận biết, lưu trữ, xử lý thông tin của máy tính. Thái độ: – Kích thích sự tìm tòi học hỏi tin học nhiều hơn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, các tranh ảnh. – Tổ chức hoạt đông nhóm. Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Mục tiêu của ngành khoa học tin học là gì? Đáp: Phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu, xử lí thông tin. 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm thông tin và dữ liệu 10 I. Khái niệm thông tin và dữ liệu: • Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó. Ví dụ: – Bạn Hoa 16 tuổi, nặng 50Kg, học giỏi, chăm ngoan, … đó là thông tin về Hoa. • Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính. Đặt vấn đề: Đối tượng nghiên cứu của Tin học là thông tin và MTĐT. Vậy thông tin là gì? nó được đưa vào trong máy tính ntn? • Tổ chức các nhóm nêu một số ví dụ về thông tin. • Muốn đưa thông tin vào trong máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lí được. • Các nhóm thảo luận và phát biểu: – Nhiệt độ em bé 400 C cho ta biết em bé đang bị sốt. – Những đám mây đen trên bầu trời báo hiệu một cơn mưa sắp đến…. Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo thông tin 20 II. Đơn vị đo thông tin: • Đơn vị cơ bản để đo lượng thông tin là bit (viết tắt của Binary Digital). Đó là lượng TT vừa đủ để xác định chắc chắn một sự kiện có hai trạng thái và khả năng xuất hiện của 2 trạng thái đó là như nhau. Trong tin học, thuật ngữ bit Đặt vấn đề: Muốn MT nhận biết được một sự vật nào đó ta cần cung cấp cho nó đầy đủ TT về đối tượng nầy. Có những TT luôn ở một trong 2 trạng thái. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị bit để biểu diễn TT trong MT. • Cho HS nêu 1 số VD về các thông tin chỉ xuất hiện với 1 trong 2 trạng thái. • HS thảo luận, đưa ra kết quả: – công tắc bóng đèn Trang 4
  • 5. Giáo án khối 10 thường dùng để chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính để lưu trữ một trong hai kí hiệu là 0 và 1. • Hướng dẫn HS biểu diễn trạng thái dãy 8 bóng đèn bằng dãy bit, với qui ước: S=1, T=0. – giới tính con người • Các nhóm tự đưa ra trạng thái dãy bóng đèn và dãy bit tương ứng. • Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị cơ bản khác để đo thông tin: – 1B (Byte) = 8 bit – 1KB (kilo byte) = 1024 B – 1MB = 1024 KB – 1GB = 1024 MB – 1TB = 1024 GB – 1PB = 1024 TB Hoạt động 3: Giới thiệu các dạng thông tin 8 III. Các dạng thông tin: • Có thể phân loại TT thành loại số (số nguyên, số thực, …) và phi số (văn bản, hình ảnh, …). • Một số dạng TT phi số: – Dạng văn bản: báo chí, sách, vở … – Dạng hình ảnh: bức tranh vẽ, ảnh chụp, băng hình, … – Dạng âm thanh: tiếng nói, tiếng chim hót, … • Cho các nhóm nêu VD về các dạng thông tin. Mỗi nhóm tìm 1 dạng. GV minh hoạ thêm 1 số tranh ảnh. • Các nhóm dựa vào SGK và tự tìm thêm những VD khác. Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học 5 – Trong tương lai, máy tính có khả năng xử lí các dạng thông tin mới khác. – Tuy TT có nhiều dạng khác nhau, nhưng đều được lưu trữ và xử lí trong máy tính chỉ ở một dạng chung – mã nhị phân. • GV hướng dẫn HS thấy được hướng phát triển của tin học. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 1, 2 SGK – Cho một vài ví dụ về thông tin. Cho biết dạng của thông tin đó? – Đọc tiếp bài "Thông tin và dữ liệu" IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 5
  • 6. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 03 Bài 2: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU (tt) Tuần: 02 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết mã hoá thông tin cho máy tính. – Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. – Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin. Kĩ năng: – Bước đầu biết mã hoá thông tin đơn giản thành dãy bit. Thái độ: – Kích thích sự tìm tòi học hỏi của học sinh. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, bảng mã ASCII. – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu các dạng thông tin. Cho ví dụ. Đáp: Dạng số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, … 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu thế nào là Mã hoá thông tin trong máy tính 10 IV. Mã hoá thông tin trong máy tính: • Muốn máy tính xử lý được, thông tin phải được biến đổi thành một dãy bit. Cách biến đổi như vậy gọi là một cách mã hoá thông tin. • Để mã hoá TT dạng văn bản dùng bảng mã ASCII gồm 256 kí tự được đánh số từ 0.. 255, số hiệu này được gọi là mã ASCII thập phân của kí tự. Nếu dùng dãy 8 bit để biểu diễn thì gọi là mã ASCII nhị phân của kí tự. Đặt vấn đề: TT là một khái niệm trừu tượng mà máy tính không thể xử lý trực tiếp, nó phải được chuyển đổi thành các kí hiệu mà MT có thể hiểu và xử lý. Việc chuyển đổi đó gọi là mã hoá thông tin. • GV giới thiệu bảng mã ASCII và hướng dẫn mã hoá một vài thông tin đơn giản. + Dãy bóng đèn: TSSTSTTS –> 01101001. + Ví dụ: Kí tự A – Mã thập phân: 65 – Mã nhị phân là: 01000001 . • Cho các nhóm thảo luận tìm mã thập phân và nhị phân của một số kí tự . • Các nhóm tra bảng mã ASCII và đưa ra kết quả. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin trong máy tính. 25 V. Biểu diễn thông tin trong máy tính: 1. Thông tin loại số: a) Hệ đếm: Là tập hợp các Trang 6
  • 7. Giáo án khối 10 kí hiệu và qui tắc sử dụng tập kí hiệu đó để biểu diễn và xác định giá trị các số. – Có hệ đếm phụ thuộc vị trí và hệ đếm không phụ thuộc vị trí. • Hệ đếm La Mã: Kí hiệu: I = 1, V = 5, X = 10, L = 50, C = 100, D = 500, M = 1000. • Hệ thập phân: Kí hiệu: 0, 1, 2, …, 9. – Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong biểu diễn. Qui tắc: Mỗi đơn vị ở 1 hàng bất kì có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận ở bên phải. b) Các hệ đếm thường dùng trong Tin học: – Hệ nhị phân: (cơ số 2) chỉ dùng 2 kí hiệu là chữ số 0 và 1. Ví dụ: 10112 = 1.23 + 0.22 + 1.21 + 1.20 = 1110. – Hệ 16: (hệ Hexa ): sử dụng các kí hiệu: 0, 1, …, 9, A, B, C, D, E, F trong đó A, B, C, D, E, F có các giá trị tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15 trong hệ thập phân. Ví dụ: 2AC16 = 2.162 + 10.161 + 12.160 = 684 c) Biểu diễn số nguyên: Biểu diễn số nguyên với 1 Byte như sau: 7 6 5 4 3 2 1 0 các bit cao các bit thấp – Bit 7 (bit dấu) dùng để xác định số nguyên đó là âm hay dương. Qui ước: 1 dấu âm, 0 dấu dương. 2. Thông tin loại phi số: – Văn bản. – Các dạng khác: (hình ảnh, âm thanh …) • Nguyên lý mã hoá nhị phân: Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, • Cho HS viết 1 số dưới dạng số La Mã. • Hướng dẫn HS nhận xét đặc điểm 2 hệ đếm. Ví dụ: 355 (chữ số 5 hàng đơn vị chỉ 5 đơn vị, trong khi đó chữ số 5 ở hàng chục chỉ 50 đơn vị). • Có nhiều hệ đếm khác nhau nên muốn phân biệt số được biểu diễn ở hệ đếm nào người ta viết cơ số làm chỉ số dưới của số đó. • GV giới thiệu một số hệ đếm và hướng dẫn cách chuyển đổi giữa các hệ đếm. Thập phân <–> nhị phân <–> hệ 16 ? Hãy biểu diễn các số sau sang hệ thập phân: 1001112, 4BA16. • Tuỳ vào độ lớn của số nguyên mà người ta có thể lấy 1 byte, 2 byte hay 4 byte để biểu diễn. Trong phạm vi bài này ta chỉ đi xét số nguyên với 1byte. • Để xử lí thông tin loại phi số cũng phải mã hoá chúng thành các dãy bit. • Các nhóm nêu một số ví dụ. XXX = 30, XXXV = 35 MMVI = 2006 • Hệ đếm La mã: không phụ thuộc vị trí. Hệ đếm thập phân: phụ thuộc vị trí. • Các nhóm thực hành chuyển đổi giữa các hệ đếm. Trang 7
  • 8. Giáo án khối 10 hình ảnh, âm thanh … Khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn. Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học 5 • GV cho HS nhắc lại: – Cách biểu diễn thông tin trong máy tính. – Cách chuyển đổi giữa các hệ đếm: Hệ nhị phân, hệ thập phân, hexa • HS nhắc lại 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 2, 3, 4, 5 SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 8
  • 9. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 04 BTTH 1 (học tại lớp) Tuần: 02 LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HOÁ THÔNG TIN I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính. – Sử dụng bộ mã ASCII để mã hoá xâu kí tự, số nguyên. Kĩ năng: – Biết mã hoá những thông tin đơn giản thành dãy bit. – Viết được số thực dưới dạng dấu phảy động. Thái độ: – Rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, bảng mã ASCII – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Làm bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu nguyên lý mã hoá nhị phân? Đáp: Thông tin khi đưa vào máy tính phải được biến đổi thành mã nhị phân. 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Củng cố khái niệm thông tin và máy tính 10 1. Hãy chọn những khẳng định đúng trong các khẳng định sau : a. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong lĩnh vực tính toán. b. Học tin học là học sử dụng máy tính. c. Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con người. d. Một người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết về tin học. 2. Trong các đẳng thức sau đây, những đẳng thức nào là đúng? a. 1KB = 1000 byte b. 1KB = 1024 byte c. 1MB = 1000000 byte 3. Có 10 hsinh xếp hàng ngang để chụp ảnh. Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay bạn nữ. • Chia các nhóm thảo luận và gọi HS bất kì trong nhóm trả lời. • GV nhấn mạnh : + chính xác: 1 KB = 210 B + nhưng đôi khi người ta lấy: 1 KB = 1000 B • GV cho HS thay đổi qui ước Nam / Nữ, từ đó thay đổi dãy bit • Gọi HS bất kì trong mỗi nhóm cho VD, cả lớp nhận xét. • Đại diện trả lời 1. Trả lời: c, d. 2. Trả lời: b. 3. Qui ước: Nam:0, nữ:1 Ta có dãy bit: 1001101011 Trang 9
  • 10. Giáo án khối 10 4. Hãy nêu một vài ví dụ về thông tin. Với mỗi thông tin đó hãy cho biết dạng của nó. • HS trả lời Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng bảng mã ASCII để mã hoá và giải mã 15 1. Chuyển các xâu kí tự sau thành dạng mã nhị phân: “ VN”, “Tin”. 2. Dãy bit “01001000 01101111 01100001“ tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự nào? 3. Phát biểu “ Ngôn ngữ máy tính là ngôn ngữ nhị phân” là đúng hay sai? Hãy giải thích. • Hướng dẫn xem phụ lục cuối SGK để giải. • Gọi 1 HS lên bảng giải • Gọi HS đứng tại chỗ trả lời. • HS trả lời. 1. “VN” tương ứng với dãy bit: “ 01010110 01001110“ “Tin” tương ứng dãy bit: “01010100 01101001 01101110” 2. Dãy bit đã cho tương ứng là mã ASCII của dãy kí tự: “ Hoa” 3. Đúng, vì các thiết bị điện tử trong máy tính chỉ hoạt động theo 1 trong 2 trạng thái. Hoạt động 3: Hướng dẫn cách biểu diễn số nguyên và số thực 10 1. Để mã hoá số nguyên –27 cần dùng ít nhất bao nhiêu byte? 2. Viết các số thực sau đây dưới dạng dấu phảy động 11005; 25,879; 0,000984 • Gọi HS trả lời 1. mã hoá số –27 cần 1 byte. 2. 11005 = 0.11005x 105 25,879 = 0.25879x102 0,000984 = 0.984x 10–3 Hoạt động 4: Củng cố cách mã hoá thông tin 5 • Cho HS nhắc lại: – Cách mã hoá và giải mã xâu kí tự và số nguyên. – Cách đọc bảng mã ASCII, phân biệt mã tập phân và mã hexa • HS nhắc lại 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Đọc trước bài Giới thiệu về máy tính. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 10
  • 11. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 05 GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Tuần: 03 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính. – Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann. Kĩ năng: – Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính. Thái độ: – HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh, một số thiết bị máy tính. – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Kể tên các đơn vị đo thông tin? Đáp: bit, byte, KB, MB, GB, TB, PB. 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về hệ thống tin học 10 I.Khái niệm hệ thống tin học: • Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin. • Hệ thống tin học gồm 3 thành phần: – Phần cứng (Hardware): gồm máy tính và một số thiết bị liên quan. – Phần mềm (Software): gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện. – Sự quản lí và điều khiển của con người. • Cho HS thảo luận vấn đề: Muốn máy tính hoạt động được phải có những thành phần nào? • Giải thích: – Phần cứng: các thiết bị liên quan: màn hình, chuột, CPU, … – Phần mềm: các chương trình tiện ích: Word, Excel,… – Sự quản lý và điều khiển của con người: con người làm việc và sử dụng máy tính cho mục đích công việc của mình. • Cho các nhóm thảo luận: trong 3 thành phần trên thành phần nào là quan trọng nhất? • Các nhóm lên bảng trình bày. • Tổ chức các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời. → con người Hoạt động 2: Giới thiệu Sơ đồ cấu trúc của một máy tính. 15 II. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm: Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào/ ra. • Cho các nhóm tìm hiểu về các bộ phận của máy tính và chức năng cụ thể của chúng. • GV thống kê, phân loại các bộ phận. • Các nhóm thảo luận và lên bảng trình bày. Trang 11
  • 12. Giáo án khối 10 Hoạt động của máy tính được mô tả qua sơ đồ sau: (tranh vẽ sẵn). • Mô tả sơ đồ hoạt động của MTĐT qua tranh ảnh. Chỉ cho HS từng bộ phận trên máy tính và đồng thời nêu ra chức năng của từng bộ phận. 10 III. Bộ xử lý trung tâm ( CPU – Central Processing Unit). CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. CPU gồm 2 bộ phận chính: – Bộ điều khiển CU (Control Unit): điều khiển các bộ phận khác làm việc. – Bộ số học/logic (ALU – Arithmetic/Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và logic. – Ngoài ra CPU còn có các thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache). • GV giới thiệu các bộ phận chính của CPU. • Minh hoạ thiết bị: CPU • HS ghi chép. Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học 3 • Cho HS nhắc lại các thành phần của hệ thống tin học. Phân biệt được phần cứng và phần mềm. • HS nhắc lại 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 1 và 2 SGK – Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính" IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 12
  • 13. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 06 Bài 2: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (tt) Tuần: 03 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết chức năng của bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài. – Biết được các thiết bị vào, thiết bị ra. Kĩ năng: – Biết phân biệt được các thiết bị vào, thiết bị ra. Thái độ: – Có ý thức bảo quản, giữ gìn các thiết bị máy tính. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, một số thiết bị máy tính. – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu sơ đồ cấu trúc chung của một máy tính? Đáp: 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu 1 số bộ phận chính của máy tính. Tên bộ phận Chức năng Các thành phần 15 IV. Bộ nhớ trong ( Main Memory): Bộ nhớ trong còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính. Bộ nhớ trong gồm có 2 phần: 1. Bộ nhớ ROM ( Read Only Memory): + Chứa một số chương trình hệ thống được hãng sản xuất nạp sẵn. + Dữ liệu trong ROM không xoá được. + Khi tắt máy, dữ liệu trong ROM không bị mất đi. 2. Bộ nhớ RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí. + Các chương trình trong ROM thực hiện việc kiểm tra các thiết bị và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình mà người dùng đưa vào để khởi động máy. + RAM là phần bộ nhớ có thể 1. Bộ nhớ ROM ( Read Only Memory) 2. Bộ nhớ RAM( Random Acess Memory) Trang 13 ROM
  • 14. Giáo án khối 10 + Khi tắt máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất đi. • Bộ nhớ trong gồm các ô nhớ được đánh số thứ tự từ 0. Số thứ tự của một ô nhớ được gọi là địa chỉ của ô nhớ đó. Máy tính truy cập dữ liệu ghi trong ô nhớ thông qua địa chỉ của nó. đọc, ghi dữ liệu trong khi làm việc. 10 V. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory): Để truy cập dữ liệu trên đĩa, máy tính có các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, … ta sẽ đồng nhất ổ đĩa với đĩa đặt trong đó. Việc tổ chức dữ liệu ở bộ nhớ ngoài và việc trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong được thực hiện bởi hệ điều hành. Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong. ??a c?ng Đĩa CD Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ Flash (USB), … Đĩa mềm Flash 5 VI. Thiết bị vào (Input device). – Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính. Có nhiều loại thiết bị vào như : + Bàn phím ( Keyboard) + Chuột (Mouse) + Máy quét (Scanner) +Webcam: là một camera kĩ thuật số. Với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị vào ngày càng đa dạng: máy ảnh số, máy ghi hình, máy ghi âm số để đưa thông tin vào máy tính. 5 VII. Thiết bị ra (Output device): Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính. Máy chiếu Có nhiều thiết bị ra như: + Màn hình(Monitor) + Máy in (Printer) + Máy chiếu (Projector) + Loa và tai nghe (Speaker and Headphone) + Modem (thiết bị vào/ra). Hoạt động 2: Củng cố các kiến thức đã học 3 – Nhấn mạnh sự giống nhau và khác nhau giữa bộ nhớ RAM và ROM. – Phân biệt các thiết bị vào/ra 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 5 SGK – Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính" IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 14 RAM Webcam M¸y quÐt
  • 15. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 07 Bài 2: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (tt) Tuần: 04 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết máy tính hoạt động theo nguyên lí Von Neumann. – Biết các thông tin chính về một lệnh. Kĩ năng: – Thái độ: – Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác, có kế hoạch. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa + vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: So sánh giữa bộ nhớ RAM và ROM. 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu nguyên lí hoạt động của máy tính 35 VIII. Hoạt động của máy tính: • Nguyên lý điều khiển bằng chương trình: Máy tính hoạt động theo chương trình. + Chương trình là một dãy tuần tự các lệnh chỉ dẫn cho máy biết điều cần làm. Mỗi lệnh thể hiện một thao tác xử lí dữ liệu. + Máy tính có thể thực hiện được một dãy lệnh cho trước một cách tự động mà không cần có sự tham gia của con người. • Nguyên lí lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác. • Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong Đặt vấn đề: Để làm một việc gì đó, ta thường lập ra một kế hoạch (chương trình) liệt kê ra các thao tác cần làm. • Cho mỗi nhóm nêu kế hoạch thực hiện một công việc đơn giản như: lao động vệ sinh, họp lớp, … • GV minh hoạ qua việc chạy một chương trình Pascal đơn giản. • GV minh hoạ qua một lệnh đơn giản. + Thông tin của mỗi lệnh gồm: – Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ. – Mã của thao tác cần thực hiện. – Địa chỉ của các ô nhớ liên quan. Địa chỉ của các ô nhớ là cố định nhưng nội dung ghi ở đó có thể • Các nhóm thảo luận, nêu ý kiến vắn tắt. Trang 15
  • 16. Giáo án khối 10 máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó. • Nguyên lý Von Neumann: Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lý chung gọi là nguyên lý Von Neu mann. thay đổi trong quá trình máy làm việc. Hoạt động 2: Củng cố các kiến thức đã học 3 • GV cho HS nhắc lại Nguyên tắc hoạt động của máy tính. • HS nhắc lại 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 6 SGK. – Hướng dẫn thực hành bài "Làm quen với máy tính": nhắc nhở nội qui phòng máy, chuẩn bị nội dung thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 16
  • 17. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy 08 BTTH 2 (học tại lớp) Tuần: 04 LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Quan sát và nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như máy in, bàn phím, ổ đĩa, cổng USB; … Kĩ năng: – Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím, chuột. Thái độ: – Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, máy tính, tranh vẽ. – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Hãy chỉ ra các thiết bị vào/ra? Đáp: Có nhiều loại thiết bị vào như : + Bàn phím ( Keyboard) + Chuột (Mouse) + Máy quét (Scanner) +Webcam: là một camera kĩ thuật số. Có nhiều thiết bị ra như: + Màn hình(Monitor) + Máy in (Printer) + Máy chiếu (Projector) + Loa và tai nghe (Speaker and Headphone) + Modem (thiết bị vào/ra). 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm quen với máy tính 10 1. Làm quen với máy tính • Các bộ phận của máy tính và một số thiết bị khác như : ổ đĩa, bàn phím, màn hình, máy in, nguồn điện, cáp nối, cổng USB, .. • Cách bật/tắt một số thiết bị như máy tính, màn hình, máy in, … → Không nên bật/tắt máy tính và các thiết bị nhiều lần trong phiên làm việc. → Trước khi tắt máy phải đóng tất cả các chương trình ứng dụng đang thực hiện. • GV sử dụng máy tính (hoặc tranh minh hoạ) để giới thiệu và hướng dẫn cho hs quan sát và nhận biết một số bộ phận của máy tính. • GV hướng dẫn cách bật tắt an toàn máy tính và các thiết bị ngoại vi: + Bật các thiết bị ngoại vi (màn hình, máy in) trước, bật máy tính sau. + Tắt theo thứ tự ngược lại. • HS chỉ ra các thiết bị và phân loại. • HS ghi chép các bước và thao tác đồng loạt một lần. (HS đã biết hướng dẫn cho những bạn chưa biết). Trang 17
  • 18. Giáo án khối 10 • Cách khởi động máy. + Cách 1: Bật nút Power. + Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del. + Cách 3: Ấn nút Reset. • GV hướng dẫn và giải thích khi nào nên dùng cách khởi động nào. Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng bàn phím 15 2. Sử dụng bàn phím a) Các nhóm phím: • Nhóm chữ cái. • Nhóm chữ số. • Nhóm các dấu. • Nhóm phím điều khiển. • Nhóm phím chức năng. b) Cách gõ phím: Phân biệt việc gõ một phím và một tổ hợp phím: + Nhóm phím 1 chức năng: gõ bình thường. + Nhóm phím 2 chức năng: chức năng hàng dưới: gõ bình thường; chức năng hàng trên: ấn giữ phím Shift và gõ phím. + Tổ hợp 2 phím: Ấn giữ phím thứ nhất, gõ phím thứ hai. + Tổ hợp 3 phím: Ấn giữ 2 phím đầu, gõ phím thứ ba. • GV sử dụng bàn phím (hoặc tranh minh hoạ) để giới thiệu vị trí, chức năng các nhóm phím. • GV đưa ra một số yêu cầu gõ phím, các nhóm trình bày thao tác. VD muốn có: $ → ấn giữ Shift, gõ $ (hoặc 4) VD muốn gõ Ctrl + B → ấn giữ Ctrl, gõ B VD muốn gõ Ctrl + Q + A → ấn giữ Ctrl + Q, gõ A • HS theo dõi và ghi chép. • Các nhóm trình bày cách thực hiện của mình. Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng chuột. 10 3. Sử dụng chuột: a) Các phím chuột: • Phím trái • Phím phải • Phím giữa b) Các thao tác với chuột: • Di chuyển chuột • Nháy chuột • Nháy đúp chuột • Kéo thả chuột • GV sử dụng chuột để hướng dẫn HS biết sử dụng đúng các thao tác với chuột. • HS theo dõi và ghi chép. Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học 5 • GV cho các nhóm nêu lại cách thực hiện một số công việc: khởi động máy, tắt máy, cách gõ phím, cách sử dụng chuột • Các nhóm trình bày nhận biết của mình. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Đọc kĩ hướng dẫn để tiết sau thực hành ở phòng máy. – GV nhắc lại nội qui phòng máy, nhấn mạnh thái độ nghiêm túc khi thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... Trang 18
  • 19. Giáo án khối 10 ......................................................................................................................................................... Trang 19
  • 20. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy 09 BTTH 2 (tt)(học tại phòng máy) Tuần: 05 LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính và một số thiết bị khác như máy in, bàn phím, ổ đĩa, cổng USB. Kĩ năng: – Làm quen và tập một số thao tác sử dụng bàn phím, chuột Thái độ: – Nhận thức được máy tính được thiết kế rất thân thiện với con người II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, máy tính. – Thực hành theo nhóm. Học sinh: Vở ghi III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào quá trình thực hành) Hỏi: Nêu các cách khởi động máy? Cách sử dụng bàn phím, chuột? 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm quen với máy tính 10 • Các bộ phận của máy tính và một số thiết bị khác. • Cách khởi động máy. • Tổ chức lớp thành 4 nhóm. • GV hướng dẫn chung cho cả lớp quan sát và nhận biết một số bộ phận của máy tính. Cho mỗi nhóm nêu các thiết bị thuộc một loại (thiết bị vào, thiết bị ra, …). • GV hướng dẫn HS khởi động máy tính. • Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả quan sát được. • HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng bàn phím và chuột 20 • Cách gõ phím – phím chữ cái – phím số – chữ hoa, chữ thường – gõ tổ hợp 2 phím, 3 phím • Cách sử dụng chuột – di chuyển chuột – kéo thả • GV hướng dẫn HS thực hiện chương trình MS Word, để thực hành các thao tác với bàn phím và chuột. • Tổ chức mỗi nhóm đánh một đoạn văn bản (không có dấu tiếng Việt). • Trong mỗi nhóm, cho HS đã biết sử dụng hướng dẫn cho các bạn chưa biết. • GV theo dõi quá trình thực hành, uốn nắn những sai sót. • Mỗi nhóm gõ danh sách họ tên HS trong nhóm của mình. Trang 20
  • 21. Giáo án khối 10 Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thực hành – Củng cố 12 • Yêu cầu HS gõ một đoạn thơ (khoảng 2 câu – không dấu). • Nhận xét kết quả, cho điểm một số HS thực hiện tốt. • Điều chỉnh các sai sót của HS trong quá trình thực hành • HS thực hiện yêu cầu. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Đọc trước bài "Bài toán và thuật toán". IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Trang 21
  • 22. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 10 Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN Tuần: 05 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết khái niệm bài toán và thuật toán. Kĩ năng: – Xác định được Input và Output của một bài toán. Thái độ: – Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu nguyên lí hoạt động của máy tính? Đáp: Hoạt động theo chương trình. 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Hình thành khái niệm bài toán 20 I. Khái niệm bài toán: • Trong tin học, bài toán là một việc mà ta muốn máy tính thực hiện. • Các yếu tố xác định một bài toán: + Input (thông tin đưa vào máy): dữ liệu vào + Output (thông tin muốn lấy ra từ máy): dữ liệu ra Đặt vấn đề: Trong toán học, để giải một bài toán, trước tiên ta quan tâm đến giả thiết và kết luận của bài toán. Vậy khái niệm "bài toán" trong tin học có gì khác không? • GV đưa ra một số bài toán, cho các nhóm thảo luận đưa ra kết luận bài toán nào thuộc toán học, bài toán nào thuộc tin học. (Có thể cho HS tự đưa ra ví dụ) 1) Tìm UCLN của 2 số nguyên dương. 2) Tìm nghiệm của ptb2 (a≠0). 3) Kiểm tra tính nguyên tố của 1 số nguyên dương. 4) Xếp loại học tập của HS. • Tương tự BT toán học, đối với BT tin học, trước tiên ta cần quan tâm đến các yếu tố nào? • Cho các nhóm tìm Input, Output của các bài toán. • Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả: + bài toán toán học: 1, 2, 3 + bài toán tin học: tất cả • Các nhóm thảo luận, trả lời: + Cách giải + Dữ liệu vào, ra • Các nhóm thảo luận, trả lời: Bài toán Input Output 10 VD 1: Tìm UCLN của 2 số M, N. VD 2: Tìm nghiệm của pt 2 số nguyên dương M, N. Các số thực a, b, c (a≠0). Ước chung lớn nhất của M, N. Các nghiệm của pt (có thể không Trang 22
  • 23. Giáo án khối 10 ax2 + bx + c = 0 ( a ≠ 0) VD3: Kiểm tra số nguyên dương n có phải là một số nguyên tố không? VD 4: Xếp lạo học tập của một lớp. Số nguyên dương n. Bảng điểm của HS trong lớp. có) "n là số nguyên tố" hoặc "n không là số nguyên tố" Bảng xếp loại học lực. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thuật toán 7 II. Khái niệm thuật toán: Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm. • Trong toán học, việc giải một bài toán theo qui trình nào? • Trong tin học, để giải một bài toán, ta phải chỉ ra một dãy các thao tác nào đó để từ Input tìm ra được Output. Dãy thao tác đó gọi là thuật toán. • Cho các nhóm thảo luận tìm hiểu khái niệm thuật toán là gì? • GV nhận xét bổ sung và đưa ra khái niệm. • HS trả lời: → suy luaän lo âg ic g iaûthie át ke átluaän • Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời. – Là một dãy thao tác – Sau khi thực hiện dãy thao tác với bộ Input thì cho ra Output. Hoạt động 3: Củng cố các kiến thức đã học 5 • Cho HS nhắc lại: – Thế nào là bài toán trong tin học? – Việc xác định bài toán trong tin học? • Yêu cầu các nhóm cho VD về bài toán và xác định bài toán. • HS nhắc lại • Các nhóm trình bày 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 1 SGK. – Đọc tiếp bài "bài toán và thuật toán" IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 23
  • 24. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 11 Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tt) Tuần: 06 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước. – Hiểu một số thuật toán thông dụng. Kĩ năng: – Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng. Thái độ: – Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ các sơ đồ khối. – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Để xác định một bài toán ta cần quan tâm đến các yếu tố nào? Cho ví dụ. Đáp: Input, Output. 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm thuật toán giải bài toán: "Tìm GTLN của một dãy số nguyên" 15 II. Khái niệm thuật toán: Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên cho trước. • Xác định bài toán: + Input: – số nguyên dương N. – N số a1, a2, …, aN. + Output: giá trị Max. • Thuật toán: (Liệt kê) B1: Nhập N và dãy a1, …, aN B2: Max ← a1; i ←2 B3: Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max và kết thúc. B4: Nếu ai > max thì Max ← ai B5: i ← i+1, quay lại B3. • Tổ chức các nhóm thảo luận H. Hãy xác định Input và Output của bài toán? • Hướng dẫn HS tìm thuật toán (có thể lấy VD thực tế để minh hoạ: tìm quả cam lớn nhất trong N quả cam) • Ý tưởng: – Khởi tạo giá trị Max = a1. – Lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai > Max thì Max nhận giá trị mới là ai. • GV giải thích các kí hiệu • Các nhóm đưa ra kết quả Đ. Input: – số nguyên dương N. – N số a1, a2, …, aN. Output: giá trị Max. • Các nhóm thảo luận và trình bày ý tưởng. Hoạt động 2: Hướng dẫn diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối 10 • Sơ đồ khối: thể hiện thao Trang 24
  • 25. Giáo án khối 10 tác so sánh. thể hiện các phép tính toán. thể hiện thao tác nhập, xuất dữ liệu. qui định trình tự thực hiện các thao tác. Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán 10 Mô phỏng các bước thực hiện thuật toán trên với N = 11 và dãy A: 5, 1, 4, 7, 6, 3, 15, 8, 4, 9, 12. • GV minh hoạ việc thực hiện thuật toán với một dãy số cụ thể. • HS theo dõi, tham gia nhận xét kết quả. Dãy số 5 1 4 7 6 3 15 8 4 9 12 i 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Max 5 5 5 7 7 7 15 15 15 15 15 Hoạt động 4: Củng cố các kiến thức đã học 7 • Tính chất thuật toán: – Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau 1 số hữu hạn lần thực hiện các thao tác. – Tính xác định: sau khi thực hiện 1 thao tác thì hoặc là kết thúc hoặc thực hiện 1 thao tác kế tiếp. – Tính đúng đắn: sau khi kết thúc phải nhận được Output. • Hướng dẫn HS nhận xét các tính chất của thuật toán. • Cho HS nêu lại các cách diễn tả thuật toán • HS nhận xét qua VD trên • HS nhắc lại 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Mô phỏng việc thực hiện thuật toán tìm GTLN với N và dãy số khác. – Bài 2, 4, 5 SGK. – Đọc tiếp bài "Bài toán và thuật toán" IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 25
  • 26. Giáo án khối 10 Ngày soạn: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 12 Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tt) Tuần: 06 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước. – Hiểu một số thuật toán thông dụng. Kĩ năng: – Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng. Thái độ: – Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ các sơ đồ khối. – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu các cách diễn tả thuật toán? Đáp: Liệt kê, Sơ đồ khối. 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Tìm thuật toán giải bài toán Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương 20 III. Một số ví dụ về thuật toán. 1. Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương. • Ý tưởng: + Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố; + Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố. + Nếu N ≥ 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của N thì N là số nguyên tố. • Thuật toán: a) Cách liệt kê: B1: Nhập số ng.dương N; B2: Nếu N = 1 thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc; B3: Nếu N< 4 thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc; B4: i ¬ 2 ; B5: Nếu i> N    thì thông báo N là nguyên tố rồi kết • Tổ chức các nhóm thảo luận H. Nhắc lại định nghĩa số nguyên tố? H. Hãy xác định Input và Output của bài toán này? • Hướng dẫn HS tìm thuật toán • Cho các nhóm tiến hành xây dựng thuật toán bằng phương pháp liệt kê. • Biến i nhận giá trị nguyên thay đổi trong phạm vi từ 2 đến • Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến. Đ. N là số nguyên tố, nếu: + N ≥ 2 + N không chia hết cho các số từ 2 → N – 1 hoặc + N không chia hết cho các số từ 2 → N    Đ. + Input: N ∈ Z+ + Output: " N là số nguyên tố " hoặc "N không là số nguyên tố" • Từng nhóm trình bày thuật toán Trang 26
  • 27. Giáo án khối 10 thúc. B6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc; B7: i¬ i + 1 rồi quay lại B5 N    + 1 và dùng để kiểm tra N có chia hết cho i hay không. Hoạt động 2: Hướng dẫn mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối 10 b) Sơ đồ khối: Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán – Củng cố 10 Mô phỏng các bước thực hiện thuật toán trên với: N = 31 • Xét với N = 29 có phải là số nguyên tố không? [ 29 ] = 5 i 2 3 4 5 6 N/i 29/2 29/3 29/4 29/5 Chia hết? Không Không Không Không • Tương tự như trên xét với N = 45 có phải là số nguyên tố không? • Các nhóm thảo luận rồi đưa ra câu trả lời. 29 là số nguyên tố. 45 không phải là số nguyên tố 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Mô phỏng việc thực hiện thuật toán xét tính nguyên tố của các số sau: 41; 55 – Đọc tiếp bài "Bài toán và thuật toán" IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 27 đúng Nhập N N = 1 Thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc i ¬ 2 i> i ¬ i + 1 N chia ht cho i N < 4 Thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc đúng Sai Sai đúng Sai đúng Sai
  • 28. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 13 Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tt) Tuần: 07 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước. – Hiểu một số thuật toán thông dụng Kĩ năng: – Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán thông dụng Thái độ: – Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ các sơ đồ khối – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu thuật toán xét tính nguyên tố của một số nguyên dương cho trước. Đáp: Cách liệt kê: B1: Nhập số ng.dương N; B2: Nếu N = 1 thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc; B3: Nếu N< 4 thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc; B4: i ¬ 2 ; B5: Nếu i> N    thì thông báo N là nguyên tố rồi kết thúc. B6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguyên tố rồi kết thúc; B7: i¬ i + 1 rồi quay lại B5 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Mô tả thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi 20 III. Một số ví dụ (tt) 2. Ví dụ 2: Bài toán sắp xếp Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2, …, aN. Cần sắp xếp các số hạng để dãy A trở thành dãy không giảm. • Thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort) • Xác định bài toán: - Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2, …, an. - Output: Dãy A được sắp xếp lại thành dãy không giảm. • Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau thì ta đổi chỗ chúng cho Đặt vấn đề: Trong cuộc sống ta thường gặp những việc liên quan đến sắp xếp. Cho một dãy số nguyên A: 6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12, 4 Hãy sắp xếp dãy A trở thành dãy không giảm. • Tổ chức các nhóm thảo luận H. Hãy xác định Input và Ouput của bài toán? • GV hướng dẫn HS tìm thuật toán giải bài toán. • GV nhận xét và bổ sung • HS trả lời: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 7, 8, 10, 12. • Các nhóm trả lời. Đ. + Input: Dãy N số nguyên + Output: Dãy N số nguyên đã được sắp xếp không giảm. • Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến Trang 28
  • 29. Giáo án khối 10 nhau. Việc đó được lặp lại, cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa. • Thuật toán: a) Cách liệt kê: - B1: Nhập N, các số hạng a1, a2, …, aN ; - B2: M ¬ N ; - B3: Nếu M< 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc; - B4: M ¬ M–1; i ¬ 0; - B5: i ¬ i+1; - B6: Nếu i > M thì quay lại bước 3; - B7: Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau; - B8: Quay lại bước 5. • Hướng dẫn HS trình bày thuật toán (bằng pp liệt kê) • Nhận xét: Sau mỗi lần đổi chỗ, giá trị lớn nhất của dãy A sẽ được chuyển dần về cuối dãy và sau lượt thứ nhất thì giá trị lớn nhất xếp đúng vị trí là ở cuối dãy. Và sau mỗi lượt chỉ thực hiện với dãy đã bỏ bớt số hạng cuối dãy (M ¬ M–1). Trong thuật toán trên, i là biến chỉ số có giá trị nguyên từ 0 → M+1. • Ghi lại sơ đồ thuật toán và hình dung ra các bước thực hiện thuật toán. Hoạt động 2: Diễn tả thuật toán bằng sơ đồ khối 10 b) Sơ đồ khối: Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thật toán – Củng cố 10 Mô phỏng việc thực hiện thuật toán với: N = 10 và dãy A: 6, 1, 5, 3, 7, 8, 10, 7, 12, 4 Dãy A 6 1 5 3 7 8 10 7 12 4 Lượt 1 1 5 3 6 7 8 7 10 4 12 Lượt 2 1 3 5 6 7 7 8 4 10 Lượt 3 1 3 5 6 7 7 4 8 Lượt 4 1 3 5 6 7 4 7 Lượt 5 1 3 5 6 4 7 Lượt 6 1 3 5 4 6 Lượt 7 1 3 4 5 Lượt 8 1 3 4 Lượt 9 1 3 Lượt 10 1 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Tập mô phỏng việc thực hiện thuật toán trên với dãy số khác. – Tìm thuật toán tìm sắp xếp một dãy số nguyên thành dãy không tăng. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 29
  • 30. Giáo án khối 10 ......................................................................................................................................................... Trang 30
  • 31. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 14 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tt) Tuần: 07 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Hiểu cách biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước. – Hiểu một số thuật toán thông dụng. Kĩ năng: – Biết xây dựng thuật toán của một số bài toán đơn giản. Thái độ: – Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ sơ đồ khối – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu ý tưởng thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi? Đáp: Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau thì ta đổi chỗ chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại, cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Hướng dẫn tim thuật toán giải bài toán 10 III. Một số ví dụ: (tt) 3. Ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau: a1, a2, …, aN và một số nguyên k. Cần biết có hay không chỉ số i ( 1 ≤ i ≤ N) mà ai = k. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó. a) Thuật toán tìm kiếm tuần tự (sequential search) • Xác định bài toán - Input: Dãy A gồm N số nguyên khác nhau a1, a2, …, aN và số nguyên k; - Output: Chỉ số i mà ai = k hoặc thông báo không có số hạng nào của dãy A có giá trị bằng k. • Ý tưởng: - Tìm kiếm tuần tự là lần lượt từ số hạng thứ nhất, ta so sánh giá trị số hạng đang xét với khoá cho đến khi Đặt vấn đề: Tìm kiếm là một việc thường xảy ra trong cuộc sống. Cho dãy A gồm: 5, 7, 1, 4, 2, 9, 8, 11, 25, 51. Tìm i với ai = 2 ? • Tổ chức các nhóm thảo luận H. Hãy xác định bài toán? • GV hướng dẫn HS tìm thuật toán giải bài toán. • i = 5 • Các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến Đ. + Input: N, a1, a2, …, aN, k + Output: i hoặc thông báo không có i • Cho các nhóm trình bày ý tưởng. Trang 31
  • 32. Giáo án khối 10 hoặc gặp một số hạng bằng khoá hoặc dãy đã được xét hết và không có giá trị nào bằng khoá. Trong trường hợp thứ hai dãy A không có số hạng nào bằng khoá. • Thuật toán: * Cách liệt kê: - B1: Nhập N, các số hạng a1, a2, …, aN và khoá k; - B2: i ¬ 1; - B3: Nếu ai = k thì thông báo chỉ số i, kết thúc; - B4: i ¬ i + 1; - B5: Nếu i >N thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k, rồi kết thúc. - B6: Quay lại bước 3. • GV hướng dẫn HS trình bày thuật toán tìm kiếm bằng cách liệt kê. • i là biến chỉ số và nhận giá trị nguyên lần lượt từ 1 đến N+1. • Các nhóm thảo luận và đưa ra thuật toán. Hoạt động 2: Diễn tả thuật toán tìm kiếm bằng sơ đồ khối 5 * Sơ đồ khối: Hoạt động 3: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán 5 Mô phỏng việc thực hiện thuật toán với: + N = 10, k = 2 k = 2 vµ N = 10 A 5 7 1 4 2 9 8 11 25 51 i 1 2 3 4 5 - - - - - Víi i = 5 th× a5 = 2. Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm thuật toán giải bài toán 10 b) Thuật toán tìm kiếm nhị phân (Binary Search) • Xác định bài toán - Input: Dãy A là dãy tăng gồm N số nguyên khác nhau a1, a2, …, aN và một số nguyên k - Output: Chỉ số i mà ai = k hoặc thông báo không có số hạng nào của dãy A có giá trị bằng k. • Ý tưởng: Sử dụng tính • Nhấn mạnh dãy A là một dãy tăng. H. So sánh 2 bài toán tìm kiếm trong 2 thuật toán? • GV hướng dẫn HS tìm thuật toán giải bài toán. • Minh hoạ qua việc tra từ điển Đ. Dãy A ở đây là dãy tăng • Các nhóm trình bày cách làm Trang 32
  • 33. Giáo án khối 10 chất dãy A là dãy tăng, ta tìm cách thu hẹp nhanh phạm vị tìm kiếm sau mỗi lần so sánh khoá với số hạng được chọn, ta chọn số hạng aGiữa ở " giữa dãy" để so sánh với k, trong đó Giưa = 1 2 N+      . Khi đó: - Nếu aGiưa = k thì Giưa là chỉ số cần tìm. - Nếu aGiưa> k thì do dãy A là dãy đã sắp xếp nên việc tìm kiếm tiếp theo chỉ xét trên dãy a1, a2, …, aGiưa-1 . - Nếu aGiưa < k thì thực hiện tìm kiếm trên dãy aGiưa+1, aGiưa+2, …, an. Quá trình trên sẽ được lặp lại một số lần cho đến khi hoặc đã tìm thấy khoá k trong dãy A hoặc phạm vi tìm kiếm bằng rỗng. • Thuật toán: * Cách liệt kê: - B1: Nhập N, các số hạng a1, a2, …, aN và khoá k - B2: Dau ¬ 1,Cuoi ¬ N; - B3: Giưa = 2 Dau Cuo i+      ; - B4: Nếu aGiưa = k thì thông báo chỉ số Giưa, rồi kết thúc; - B5: Nếu aGiưa > k thì đặt Cuoi = Giưa - 1, rồi chuyển đến bước 7; - B6: Dau ¬ Giưa +1; - B7: Nếu Dau > cuoi thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k, kết thúc; - B8: Quay lại bước 3. Cho các nhóm thảo luận việc tra từ điển. Từ đó rút ra thuật toán. Hoạt động 5: Mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối 5 * Sơ đồ khối Trang 33
  • 34. Giáo án khối 10 Hoạt động 6: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán 5 Mô phỏng việc thực hiện thuật toán với N = 10,k= 21 k = 21, N =10 i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A 2 4 5 6 9 21 22 30 31 33 Dau 1 6 6 Cuoi 10 10 7 Giua 5 8 6 aGiua 9 30 21 Lỵt 1 2 3 lỵt th ba th× aGiua = k. Vy ch s cÇn t×m lµ i = Giua = 6. Hoạt động 7: Củng cố các kiến thức đã học 3 • GV cho HS nhận xét điểm khác biệt cơ bản của 2 thuật toán • Các nhóm thảo luận và trình bày 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Mô phỏng việc thực hiện thuật toán với dãy số khác. – Bài 3, 7 SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 34
  • 35. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 15 Bài 4: BÀI TẬP BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN Tuần: 08 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Hiểu một số thuật toán đã học như sắp xếp, tìm kiếm. Kĩ năng: – Biết cách tìm thuật toán giải một số bài toán đơn giản. Thái độ: – Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án + bảng vẽ sơ đồ khối Học sinh: SGK + vở ghi. Làm bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu thuật toán giải bài toán: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên ? Đáp: 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Luyện tập cách xác định bài toán 10 Bài 1: Hãy xác định các bài toán sau: a) Tính chu vi hình chữ nhật khi cho biết chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. b) Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a, b. • Cho các nhóm thảo luận, gọi 1 HS bất kì trong nhóm trả lời. • HS trả lời a) Input: chiều dài, ciều rộng Output: chu vi b) Input: a, b Output: GTLN của a và b. Hoạt động 2: Mô tả thuật toán giải các bài toán bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối. 10 Bài 2: Cho N và dãy số a1, a2, …, aN. Hãy tìm thuật toán cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng 0. • Cho các nhóm thực hiện lần lượt các bước để tìm thuật toán. Gọi 1 HS bất kì trong nhóm trả lời. H1. Xác định bài toán? H2. Nêu ý tưởng thuật toán? • HS trả lời Đ1. Input: N, a1, a2, …, aN Output: số Dem cho biết số lượng số 0 có trong dãy số trên. Đ2. – Ban đầu Dem = 0 – Lần lượt duyệt qua dãy số, nếu gặp số hạng nào bằng 0 thì tăng giá trị Dem lên 1. 20 • Thuật toán: a) Liệt kê: B1: Nhập N, a1, a2, …, aN B2: i ← 0; Dem ← 0 B3: i ← i + 1 B4: Nếu i > N thì thông báo • Hướng dẫn HS liệt kê các bước của thuật toán và vẽ sơ đồ khối. Trang 35
  • 36. Giáo án khối 10 giá trị Dem, rồi kết thúc. B5: Nếu ai = 0 thì Dem ← Dem + 1. B6: Quay lại B3. Mô phỏng việc thực hiện thuật toán: a) N = 10, dãy A: 1, 2, 0, 4, 5, 0, 7, 8, 9, 0 → Dem = 3 b) N = 10, dãy A: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 → Dem = 0 Hoạt động 3: Củng cố 2 • Cho HS nhắc lại các bước tìm thuật toán giải 1 bài toán. • HS nhắc lại 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Xem lại các thuật toán đã học. – Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 36
  • 37. Giáo án khối 10 Ngày soạn: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 16 BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT Tuần: 08 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Củng cố các kiến thức đã học về: thông tin và dữ liệu, cấu trúc máy tính, bài toán và thuật toán. Kĩ năng: – Biết mã hoá thông tin, mô phỏng việc thực hiện một thuật toán. Thái độ: – Rèn luyện tính nghiêm túc trong khi làm bài. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đề bài kiểm tra. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh • GV phát đề kiểm tra • HS làm bài Đề kiểm tra số 1: I. Trắc nghiệm 1). Phát biểu nào dưới đây là sai? Vì sao? A). Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao. B). Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội. C). Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp. D). Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn. 2). Phát biểu nào sau đây về Ram là đúng A). Thông tin trong Ram sẽ bị mất khi tắt máy B). Ram có dung lượng nhỏ hơn đĩa mềm C). Ram có dung lượng nhỏ hơn Rom 3). Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng của máy tính điện tử A). Lưu trữ thông tin vào các bộ nhớ ngoài B). Xử lý thông tin C). Nhận biết được mọi thông tin D). Nhận thông tin 4). Hãy chuyển đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập phân: 10001012 = ?10 A). 6910 B). 6810 C). 7010 5). Hãy chuyển đổi từ hệ thập phân sang hệ nhị phân: 3810 = ?2 A). 1001102 B). 1001012 C). 0110012 6). Trong tin học, dữ liệu là A). Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính B). Biểu diễn thông tin dạng văn bản C). Các số liệu 7). Mã nhị phân của thông tin là A). Số trong hệ nhị phân B). Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính C).Số trong hệ Hexa 8). Thông tin là A). Hiểu biết về một thực thể B). Văn bản và số liệu C). Hình ảnh và âm thanh 9). Hãy chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu sau: A). Với mọi chương trình khi máy tính đang thực hiện thì con người không thể can thiệp dừng chương trình đó. B). Người dùng điều khiển máy tính thông qua các câu lệnh do họ mô tả trong chương trình. Trang 37
  • 38. Giáo án khối 10 C). Chương trình là dãy các lệnh, mỗi lệnh mô tả một thao tác. 10). Phát biểu nào sau đây là đúng A). Từ máy là dãy 16 bit hoặc 32 bit thông tin B). Máy tính xử lý theo từng đơn vị xử lý thông tin gọi là từ máy C). Từ máy của máy tính là một dãy các bit dữ liệu có độ dài xác định tạo thành một đơn vị xử lý thông tin 11). Phát biểu nào sau đây về Rom là đúng A). Rom là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu B). Rom là bộ nhớ trong chỉ có thể đọc và ghi dữ liệu C). Rom là bộ nhớ ngoài 12). Thiết bị vào dùng để A). Lưu trữ thông tin B). Đưa thông tin ra C). Đưa thông tin vào máy tính 13). Bộ điều khiển có chức năng A). Điều khiển hoạt động đồng bộ của các bộ phận trong máy tính và các thiết bị ngoại vi liên quan B). Thực hiện các phép toán số học và logic C). Lưu trữ thông tin cần thiết để máy tính hoạt động và dữ liệu trong quá trình xử lí 14). Phát biểu nào sau đây là đúng: A). Địa chỉ một ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó thường thay đổi trong quá trình máy làm việc B). Địa chỉ ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó là độc lập. C). Xử lí dữ liệu trong máy tính nghĩa là truy cập dữ liệu đó II. Tự luận: Cho thuật toán sau: B1: Nhập 2 số nguyên a, b B2: Nếu a>b thì a← a – b , ngược lại b ← b – a B3: a ← a . b B4: Thông báo giá trị a, b, rồi kết thúc. Với các bộ dữ liệu vào như sau, hãy cho biết kết quả của thuật toán (dữ liệu ra) a) a = 6 , b = –2 → a = , b = b) a= 3 , b = 3 → a = , b = c) a = –5, b = 7 → a = , b = Đáp án Bài kiểm tra số 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 A A C A A A B A A B A C A B Tự luận: a) a = – 16, b = – 2 b) a = 0, b = 0 c) a = – 60, b = 12 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Trang 38
  • 39. Giáo án khối 10 Ngày soạn: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 17 Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Tuần: 09 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. – Biết được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc mà con người muốn máy thực hiện. Kĩ năng: – Biết được máy tính hoạt động theo chương trình, chương trình mà máy tính hiểu được là ngôn ngữ máy. Thái độ: – Cần thấy rõ muốn sử dụng máy tính, ngoài hiểu biết phần cứng còn cần hiểu biết về phần mềm. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: – Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. – Kiểm tra bài cũ: (5’) Hỏi: Hãy viết thuật toán của bài toán tìm số nhỏ nhất trong 2 số nguyên A, B. Đáp: Một HS viết thuật toán bằng cách liệt kê, một HS vẽ sơ đồ khối. – Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ máy 12 • Khái niệm ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. I. Ngôn ngữ máy: • Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu được và thực hiện. • Một chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn thực hiện trên máy tính phải được dịch ra ngôn ngữ máy thông qua chương trình dịch. • Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng mã nhị phân hoặc mã hexa. Đặt vấn đề: Ta biết rằng để giải một bài toán máy tính không thể chạy trực tiếp thuật toán mà phải thực hiện theo chương trình. Vậy ta phải chuyển đổi thuật toán sang chương trình. H. Nêu nguyên tắc hoạt động của MTĐT Đ. Hoạt động theo chương trình. Hoạt động 2: Giới thiệu Hợp ngữ 8 II. Hợp ngữ: • Hợp ngữ bao gồm tên các câu lệnh và các qui tắc viết các câu lệnh để máy tính Đặt vấn đề: Với ngôn ngữ máy, thì máy có thể trực tiếp hiểu được nhưng nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất Trang 39
  • 40. Giáo án khối 10 hiểu được. • Hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện. Ví dụ: ADD AX, BX Trong đó: ADD: phép cộng AX, BX: các thanh ghi nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để thuận tiện hơn cho việc viết chương trình. • GV giải thích ví dụ H. Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng hợp ngữ hay không? Đ. Không, phải cần chuyển sang ngôn ngữ máy. Hoạt động 3: Giới thiệu Ngôn ngữ bậc cao, Chương trình dịch 15 III. Ngôn ngữ bậc cao • Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể. Đặt vấn đề: Hợp ngữ là một ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa thật thích hợp với đông đảo người lập trình. H. Các em biết các loại ngôn ngữ nào? H. Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao hay không? Đ. Pascal, Foxpro, C,… Đ. Không, phải cần chuyển sang ngôn ngữ máy. IV. Chương trình dịch: Là chương trình dịch từ các ngôn ngữ khác nhau ra ngôn ngữ máy. Các chương trình dịch làm việc theo 2 kiểu: thông dịch và biên dịch. GV giải thích thêm về chương trình dịch. • Thông dịch: Dịch từng lệnh và thực hiện ngay. • Biên dịch: Dịch toàn bộ chương trình rồi mới thực hiện Hoạt động 4: Củng cố kiến thức đã học 5 • Cho HS nhắc lại: – Loại ngôn ngữ nào mà máy có thể hiểu và thực hiện được? – Muốn máy có thể hiểu được các loại ngôn ngữ khác, thì phải làm thế nào? • HS trao đổi và trả lời: – Ngôn ngữ máy – Chương trình dịch 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa. – Đọc trước bài “ Giải bài toán trên máy tính” IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 40
  • 41. Giáo án khối 10 Ngày soạn: 07/2008 Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 18 GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH Tuần: 09 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính: xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng. Kĩ năng: – Nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính. Thái độ: – Rèn luyện tính khoa học khi làm một việc nào đó: lập kế hoạch, làm theo kế hoạch. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án + bảng vẽ sơ đồ khối của thuật toán tìm UCLN. – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: – Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. – Kiểm tra bài cũ: (3’) Hỏi: Làm thế nào máy tính có thể hiểu và thực hiện được một chương trình được viết theo một ngôn ngữ nào đó? Đáp: Nhờ có chương trình dịch. – Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Cách xác định bài toán và thuật toán 25 • Các bước giải bài toán: Bước 1: Xác định bài toán Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. Bước 3: Viết chương trình Bước 4: Hiệu chỉnh CT Bước 5: Viết tài liệu. I. Xác định bài toán: Xác định phần Input và Output của bài toán và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó xác định ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu một cách thích hợp. II. Lựa chọn và thiết kế thuật toán a) Lựa chọn thuật toán: Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán, song một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán phù hợp nhất trong Đặt vấn đề: MT là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, nhưng để cho máy thực hiện giải bài toán thì ta phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để giải một bài toán là gì? • GV có thể lấy một bài toán thực tế (hoặc toán học) để phân tích. H. Xác định bài toán tức là cần phải xác định cái gì? • Chia các nhóm thảo luận và gọi đại diện các nhóm trả lời H. Hãy nhắc lại thuật toán là gì? H. Với một bài toán có thể có bao nhiêu thuật toán để giải? Ví dụ: Xét bài toán "Tìm UCLN của 2 số nguyên dương" • Thuật toán tối ưu: Là thuật • Đại diện các nhóm trả lời + Xác định input và output • HS trả lời Đ. Có thể có nhiều thuật toán để giải một bài toán. Tìm UCLN có nhiều thuật toán + dùng hiệu của 2 số + dùng thương của 2 số Trang 41
  • 42. Giáo án khối 10 những thuật toán đưa ra. b) Diễn tả thuật toán: Ta có thể diễn tả thuật toán bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối. Ví dụ: Tìm UCLN (M, N) * Xác định bài toán. Input: M, N nguyên dương Output: UCLN(M,N). * Ý tưởng: Sử dụng t/c đã biết; * Thuật toán: B1: Nhập M, N; B2: Nếu M = N thì UCLN = M; chuyển đến B5; B3: Nếu M > N thì M = M – N, quay lại B2 B4: Nếu M<N thì N = N – M, quay lại B2; B5: Đưa ra kết quả UCLN rồi kết thúc. toán có các tiêu chí sau : dễ hiểu, trình bày dễ nhìn, thời gian chạy nhanh, tốn ít bộ nhớ. • GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước H. Xác định bài toán? H. Nhắc lại t/c của ƯCLN? • Cho một nhóm lên bảng viết thuật toán bằng cách liệt kê. • GV mô tả thuật toán bằng sơ đồ khối Đ. Input: M, N nguyên dương Output: UCLN(M,N). Đ. ( , ) ( , ) ( , ) M ne áu M N ÖCLN MN ÖCLN MN M ne áu M N ÖCLN M NN ne áu M N =  = − <  − > • Các nhóm thảo luận rồi đưa ra câu trả lời. Hoạt động 2: Cách viết chương trình, Hiệu chỉnh chương trình,Viết tài liệu 15 III. Viết chương trình: • Viết chương trình là tổng hợp việc lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán. • Khi viết chương trình cần chọn ngôn ngữ thích hợp với thuật toán. Viết chương trình trong ngôn ngữ nào thì phải tuân theo qui định ngữ pháp của ngôn ngữ đó. IV. Hiệu chỉnh: Sau khi viết xong chương trình cần phải thử chương trình bằng một số bộ Input đặc trưng. Trong quá trình thử này nếu phát hiện sai sót thì phải sửa lại chương trình. Quá trình này gọi là hiệu chỉnh. V. Viết tài liệu: Viết mô tả chi tiết bài toán, thuật toán, chương trình và Đặt vấn đề: Ta đã có được thuật toán của bài toán, công việc tiếp theo là phải chuyển đổi thuật toán đó sang chương trình. H. Hãy nêu các ngôn ngữ lập trình mà em biết? • GV hướng dẫn HS kiểm thử thông qua việc mô phỏng thuật toán trên • Cho một nhóm mô phỏng thuật toán, một nhóm tìm theo cách đã học, rồi đối chiếu kết quả. Tìm UCLN(25,35), UCLN(17,5) • Sau khi viết chương trình đã hoàn thiện công việc còn lại là viết tài liệu mô tả thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử Đ. Pascal, C, … UCLN(25,35) = 5 UCLN(17,5) = 1 Trang 42
  • 43. Giáo án khối 10 hướng dẫn sử dụng … Chú ý: Các bước trên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả. dụng chương trình. Hoạt động 3: Củng cố kiến thức đã học 2 • Nhấn mạnh các bước giải bài toán trên máy tính, cách lựa chọn thuật toán và viết chương trình. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa. – Đọc trước bài “ Phần mềm máy tính – Những ứng dụng của tin học” IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 43
  • 44. Giáo án khối 10 Ngày soạn: Chương I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC Tiết dạy: 19 Bài 7, 8: PHẦN MỀM MÁY TÍNH Tuần: 10 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết khái niệm phần mềm máy tính. – Phân biệt khái niệm phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. – Biết được ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội. – Biết rằng có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí Kĩ năng: – Biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng. Thái độ: – Thấy được tầm quan trọng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh minh hoạ Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: – Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. – Kiểm tra bài cũ: (3’) Hỏi: Nêu các bước giải một bài toán trên máy tính? Đáp:Các bước giải bài toán: Bước 1: Xác định bài toán Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán. Bước 3: Viết chương trình Bước 4: Hiệu chỉnh CT Bước 5: Viết tài liệu. – Giảng bài mới: TL Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Bài 7: Phần mềm máy tính Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm hệ thống 10 • Phần mềm máy tính: Là sản phẩm thu được sau khi thực hiện giải bài toán. Nó bao gồm chương trình, cách tổ chức dữ liệu và tài liệu. I. Phần mềm hệ thống: • Là phần mềm nằm thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các chương trình khác trong quá trình hoạt động của máy. Nó tạo ra môi trường làm việc cho các phần mềm khác. Đặt vấn đề: Sản phẩm chính thu được sau khi thực hiện các bước giải một bài toán là cách tổ chức dữ liệu, chương trình và tài liệu. Một chương trình như vậy có thể xem là một phần mềm máy tính. H. Hãy kể tên một số hệ điều Trang 44
  • 45. Giáo án khối 10 • Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành. Hệ điều hành có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động của máy tính trong suốt quá trình làm việc. hành mà em biết? Đ. Dos, Windows, Linux… Hoạt động 2: Giới thiệu phần mềm ứng dụng. 15 II. Phần mềm ứng dụng. • Phần mềm ứng dụng: là phần mềm viết để phục vụ cho công việc hàng ngày hay những hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực … • Phần mềm đóng gói: là phần mềm được thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của rất nhiều người. • Phần mềm công cụ: Là phần mềm hỗ trợ để làm ra các sản phẩm phần mềm khác. • Phần mềm tiện ích: Trợ giúp ta khi làm việc với máy tính, nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Chú ý: Việc phân loại phần mềm chỉ mang tính tương đối, có những phần mềm có thể xếp vào nhiều loại. • Cho các nhóm thảo luận từng vấn đề, rồi trình bày ý kiến của nhóm. H. Hãy kể tên một số phần mềm ứng dụng mà em biết? H. Hãy kể tên một số phần mềm đóng gói mà em biết? H. Hãy kể tên một số phần mềm công cụ mà em biết? H. Hãy kể tên một số phần mềm tiện ích mà em biết? • Ví dụ như phần mềm Vietkey vừa là phần mềm ứng dụng, vừa là phần mềm tiện ích. • Các nhóm thảo luận và trình bày Đ. Word, Excel, Quản lí HS, … Đ. Soạn thảo, nghe nhạc, … Đ. Phần mềm phát hiện lỗi Đ. Nén dữ liệu, diệt virus, … Bài 8. Những ứng dụng của tin học Hoạt động 3: Giới thiệu một số ứng dụng của tin học 15 I. Giải các bài toán KHKT Những bài toán KHKT như: xử lí các số liệu thực nghiệm, qui hoạch, tối ưu hoá là những bài toán có tính toán lớn mà nếu không dùng máy tính thì khó có thể làm được. 2. Hỗ trợ việc quản lý: • Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin lớn. • Qui trình ứng dụng tin học để quản lý: + Tổ chức lưu trữ hồ sơ Đặt vấn đề: Mục tiêu của tin học là khai thác thông tin có hiệu quả nhất phục vụ cho mọi mặt hoạt động của con người. H. Nhắc lại một số đặc điểm ưu việt của máy tính? H. Nêu các bài toán quản lí trong nhà trường? • Người ta thường dùng các phần mềm quản lí như: Excel, Access, Foxpro, … Đ. Tốc độ xử lí nhanh, khối lượng lưu trữ lớn,… Đ. Quản lí HS, Quản lí GV, Quản lí thư viện, … Trang 45
  • 46. Giáo án khối 10 + Cập nhật hồ sơ ( thêm, sửa, xoá … các thông tin). + Khai thác các thông tin ( như: tìm kiếm, thống kê, in ấn …) 3. Tự động hoá và điều khiển. Với sự trợ giúp của máy tính, con người có những qui trình công nghệ tự động hoá linh hoạt, chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng. 4. Truyền thông: Máy tính góp phần không nhỏ trong lĩnh vực truyền thông nhất là từ khi Internet xuất hiện giúp con người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin từ bất cứ nơi đâu của thế giới. 5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng: Với sự trợ giúp của các chương trình soạn thảo và xử lí văn bản, xử lí ảnh, các phương tiện in gắn với máy tính, tin học giúp việc soạn thảo một văn bản trở nên nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng. 6. Trí tuệ nhân tạo Nhằm thiết kế những máy có khả năng đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc một số đặc thù của con người ( như người máy ASIMO …) 7. Giáo dục Với sự hỗ trợ của Tin học ngành giáo dục đã có những bước tiến mới, giúp việc học tập và giảng dạy trở nên sinh động và hiệu quả hơn. 8. Giải trí Âm nhạc, trò chơi, phim H. Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực điều khiển, tự động hoá mà em biết? H. Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực truyền thông mà em biết? H. Hãy so sánh giữa soạn thảo văn bản bằng máy đánh chữ với máy tính điện tử? H. Nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo mà em biết? H. Em đã sử dụng máy tính trong việc học tập như thế nào? H. Kể tên một số phần mềm giải Đ. Điều khiển nhà máy, phóng tên lửa, … Đ. Internet Đ. Trình bày nhanh chóng, chỉnh sửa dễ dàng và đẹp mắt, Đ. Chế tạo Robôt Đ. Học tiếng Anh, học Toán, …, trao đổi với bạn bè, … Đ. Nghe nhạc, chơi cờ, … Trang 46
  • 47. Giáo án khối 10 ảnh, … giúp con người thư giản lúc mệt mỏi, giảm stress … mà em thích? Hoạt động 4: Củng cố kiến thức đã học 2 • Nhấn mạnh: – Các loại phần mềm trong máy tính. – Tầm quan trọng của tin học trong đời sống xã hội. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: – Bài tập 1, 2/52 và 1,2,3,4/57 SGK. – Đọc trước bài “Tin học và xã hội” IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Trang 47