SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
HỢP TÁC
& PHÁT TRIỂN
Tạp chí ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
ISSN 1859-3518COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA
Số 30
Tháng 3+4/2015
Trang 2-5 Trang 9-12
Trang 17-20Trang 33
TỪ XÂY DỰNG ĐẬP DON SAHONG,
Nhìn lại vấn đề thuỷ điện
trên dòng mê công
Chính sách học phí khác biệt trong
giáo dục ĐH ở nước ngoài
Phát triển kinh tế tư nhân
thành phố hồ chí minh trong
giai đoạn hiện nay
Lễ ký Hiệp địnhThương mại giữa
Chính phủViệt Nam và
Chính phủ Lào
Đại diện ĐSQ Lào, ĐH Thành Đô, Hội VILACAED và ACMAN dự Tọa đàm trong Chương trình Giao lưu Văn hóa Việt - Lào
(12/4/2015)
HỢP TÁC
& PHÁT TRIỂN
Tạp chí
Cơ quan trung ương của hội phát triển
hợp tác kinh tế việt nam-lào-campuchia
Năm thứ SÁU
Số 30 (Tháng 3+4/2015)
Tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình Tích
Trình bày:Thu Hằng
Giấy phép hoạt động báo chí
số 1768/GP-BTTTT, ngày 14-12-2009
Giấy phép hoạt động báo chí
số 289/GP-BTTTT, ngày 22-9-2014
Địa chỉ tòa soạn
Phòng 708,
Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư,
Số 65 Phố Văn Miếu,
Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Điện thoại: 080.43470
Fax: 080.43470
Email: tchtpt@gmail.com
Webtise: http://www.vilacaed.org.vn
Giá bán: 22.000 đồng
Hoạt động của Hội
+++: Hội Phát triển Hợp tác Kinh tếViệt Nam - Lào - Campuchia tham gia
tổ chức đónTết Lào 2015.................................................................................1
Nghiên cứu - Diễn đàn
TS. Lê Thành Ý: Từ việc xây dựng đập Don Sahong nhìn lại vấn đề thủy điện
trên sông MeKong...........................................................................................2
Nguyễn Thanh Tùng: Giới thiệu phương pháp liên kết vùng bằng việc xây
dựng các mối liên kết kinh tế..........................................................................6
ThS.NguyễnThịLan Hương: Chính sách học phí khác biệt trong giáo dục đại
học ở nước ngoài.............................................................................................9
NguyễnThịThúyHương:Tưtưởngvềđạolàmngườitronghoànhphi,câuđối
của ngườiViệt............................................................................................... 13
Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai: Nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ thể trong nhận
thức khoa học............................................................................................... 15
NCS Trần Thị Anh Vũ: Phát triển kinh tế tư nhân TP. Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay............................................................................................... 17
Nguyễn Thanh Tùng: Mô hình liên kết kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến
mục tiêu của liên kết kinh tế......................................................................... 20
ThS. Nguyễn Thị Lan Hương: Một số vấn đề về chia sẻ chi phí trong giáo dục
đại học.......................................................................................................... 23
Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai: Một số vấn đề về giảng dạy triết học với việc bồi
dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm............ 26
Quan hệ hợp tác Các nước ASEAN
+++: Tăng cường kết nối hỗ trợ doanh nhân nữ ASEAN ............................. 29
+++: Kỳ họp lần thứ 2 Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam –
Thái Lan........................................................................................................ 30
+++:Myanmar mong muốn đượcViệt Nam hỗ trợ cùng phát triển............ 31
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào-Campuchia
+++:Tăng cường củng cố quan hệ đặc biệtViệt Nam – Lào........................ 32
+++: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư tại Lào........................................................................................ 33
+++:Lễ ký Hiệp địnhThương mại giữa Chính phủViệt Nam và
Chính phủ Lào............................................................................................... 33
+++: Cuộc họp lần thứ 6 cấp Bộ trưởng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tưViệt Nam
và Bộ Kế hoạchVương quốc Campuchia........................................................ 34
Tổng hợp tin Kinh tế - Xã hội Lào
+++:Tổng hợp tin kinh tế-xã hội Lào tháng 2-2015................................... 35
Giao lưu văn hóa
+++: Lập hồ sơ xét công nhận quần thể di tíchYênTử là di sản thế giới.... 40
Activities of the vilacaed
+++:VILACAED participating organizations welcome
Lao NewYear 2015..........................................................................................1
Research – Forum
Le Thanh Y: From the construction of the dam Don Sahong look back on
problems of Mekong hydropower...................................................................2
Nguyen Thanh Tung: Introducing inter-region method by developing
economic links................................................................................................6
Nguyen Thi Lan Huong: Differential tuition policies in higher education
abroad............................................................................................................9
Nguyen Thi Thuy Huong: Ideologies on human livings inVietnamese“hoành
phi, câu đối”.................................................................................................. 13
Nguyen Thi Tuyet Mai: From abstract to concrete principles in cognitive
science.......................................................................................................... 15
TranThiAnhVu:PrivateSectorDevelopmentinHoChiMinhCityinthecurrent
period........................................................................................................... 17
Nguyen Thanh Tung: economic integration model and factors affecting the
economic integration objectives................................................................... 20
NguyenThiLanHuong: Some issues of cost-sharing in higher
education...................................................................................................... 23
NguyenThiTuyetMai:Someproblemsofteachingphilosophytonurtureand
train dialectical thinking ability for pedagogy students................................ 26
Partnerships in ASEAN Countries
+++:Enhancing connection in supporting bussiness women in ASEAN...... 29
+++:2nd session of the Joint Commission on Bilateral CooperationVietnam -
Thailand........................................................................................................ 30
+++: Myanmar wishes to be supported byVietnam................................... 31
Vietnam-Laos-Cambodia Partnerships
+++:Strengthen specail ties betweenVietnam – Laos............................... 32
+++: President Truong Tan Sang met with the Vietnam business community
to investing in Laos....................................................................................... 33
+++: The signing ceremony ofTrade Agreement between the Government of
Vietnam and the Government of Lao PDR..................................................... 33
+++:The6thministeriallevelmeetingbetweentheMinistryofPlanningand
Investment ofVietnam and Cambodia Ministry of Planning......................... 34
Synthesis of Laos Economist - Social activities
+++: Synthesis of Lao socio-economic news a pipe month 2-2015............. 35
Cultural exchange
+++: Set records to recognizeYenTu as world heritage.............................. 40
Mục lục Contents
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAH
P
Hợp tác & phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/ 2015 1
hoạt động của hội
N
hằm mở rộng quan
hệ hợp tác giữa Hội,
Trường Đại học Thành
Đô với CHDCND Lào; Tạo
mối quan hệ hữu nghị gắn bó
giữa sinh viên hai nước và tình
đoàn kết đặc biệt hai nước Việt
Nam – Lào và nhân ngày Tết cổ
truyền của Lào; Hội Phát triển
Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-
Campuchia cùng với Trường
Đại học Thành Đô và Công ty
cổ phần phát triển phần mềm
ACMAN đồng tổ chức Chương
trình giao lưu văn hóa Việt –
Lào với chủ đề: “Hà Nội-Viêng
Chăn thắm tình hữu nghị”.
Chương trình giao lưu được
tổ chức từ 8h00 – 12h00 ngày
12/4/2015 tại Trường Đại học
Thành Đô, Quốc lộ 32, Lai Xá
– Kim Chung – Hoài Đức – Hà
Nội.
Thành phần tham dự có Đại
diện Đại sứ quán Lào tại Hà Nội,
Lãnh đạo Thành đoàn Hà Nội,
Hội Phát triển Hợp tác kinh tế
Việt Nam – Lào – Campuchia,
Công ty cổ phần ACMEN, Ban
giám hiệu Trường Đại học Thành
Đô, Bí thư các Liên chi đoàn,
chi đoàn Trường Đại học Thành
Đô, Lưu học sinh Lào đang học
tập sinh sống tại Việt Nam, Sinh
viên Đại học Thành Đô.
Chương trình đã được tổ chức
hoành tráng, trang trọng,vui vẻ,
thắm tình hữu nghị Việt –Lào và
đã thành công tốt đẹp.
Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia
tham gia tổ chức
đónTết Lào 2015
Nội dung Chương trình:
1. Biểu diễn văn nghệ giao lưu giữa hai nước.
2. Tọa đàm: Đào tạo sinh viên Lào tại Việt Nam.
3. Tổ chức các gian hàng ẩm thực hai nước.
4. Thi hùng biện Tiếng Việt cho sinh viên Lào với chủ đề “Thách thức cùng Tiếng Việt”
5. Tổ chức nghi thức Mác khen (buộc chỉ cổ tay).
6. Lễ hội té nước.
7. Tiệc đứng.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/20152
nghiên cứu - diễn đàn
Lưu vực Mê Công từ góc
nhìn địa chính trị
Sông Mê Công bắt nguồn từ cao
nguyên Tây Tạng chảy dài trên 4.800
km qua lãnh thổTrung Quốc, Myanmar,
Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt
Nam rồi đổ ra biển Đông. Trong tổng
diện tích lưu vực khoảng 795.000Km2;
gần ¼ (24%) nằm ở thượng nguồn
thuộc Trung Quốc, Myanmar; 76% còn
lại là phần hạ lưu vực của 4 quốc gia.
Là lưu vực sông lớn, nơi sinh tụ của 60
triệu người thuộc hơn 100 dân tộc khác
nhau, Mê Công đã tạo nên một vùng
văn hoá đa dạng hiếm thấy (Nguyễn
Nhân Quảng, Đào Trọng Tứ 2014)
Nằm trên vùng địa lý đặc thù với
nhiều nước có lịch sử văn hoá lâu đời,
người dân trong lưu vực đã phát huy
truyền thống để cùng chung sống dựa
vào dòng sông hùng vĩ. Ngoài nguồn
nước dồi dào với lượng phù sa màu
mỡ, Mê Công được coi là khu vực có
đa dạng sinh học rất cao. Lưu vực là nơi
sản xuất lúa gạo lớn đủ nuôi sống trên
300 triệu người và cũng là vùng có sản
lượng cá nước ngọt hàng đầu thế giới.
Với chế độ dòng chảy theo mùa, sông
Mê Công đã cung cấp môi trường và
thức ăn cho các loài thuỷ sinh, tạo sự đa
dạng với trên 1.300 loài cá sinh sống.
Là dòng sông độc đáo, Mê Công
có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa nước
và mùa khô. Vào tháng 8-9, lưu lượng
dòng chảy cao gấp 30 lần mùa khô
(tháng 3-4),tạo môi trường sinh cảnh
và nhịp thuỷ văn độc đáo, dẫn đến tính
đa dạng sinh thái và sinh cảnh cao, đặc
biệt đối với cá và các loài thuỷ sinh.
Sông Mê Công có sản lượng cá lớn thứ
2 thế giới, đem lại khoảng 2,1 triệu tấn/
năm, chiếm 20% lượng cá nước ngọt
toàn cầu. Theo thông tin tổng hợp từ
60 nguồn, nhở giao thoa giữa sông và
biển, tính đa dạng của các loài cá ở
đồng bằng Cửu Long rất cao, ước trên
486 loài ( Nguyễn Hữu Thiện 2014)
Mê Công giữ vị trí đặc biệt trong
lịch sử phát triển và đời sống kinh tế
của Lào. Toàn bộ lãnh thổ Lào gần như
nằm trọn trong lưu vực; những nguồn
tài nguyên khoáng sản, đất, rừng, nước
và sinh học là nguồn lợi chủ yếu để
phát triển quốc gia. Dòng chảy Mê
Công có nhiều cảnh quan đặc biệt và
đa dạng sinh học phong phú với nhiều
loài cá và thuỷ sinh quý hiếm; đặc biệt
là tiềm năng thuỷ điện lớn (khoảng 260
nghìn MW, chiểm hơn 48,2% công suất
toàn lưu vực).
Tại Thái Lan, vùng Đông Bắc trù
phú nằm trên lưu vực, giúp đất nước
này trở thành nước xuất khẩu gạo lớn
trong nhiều thập kỷ. Sự phát triển nhanh
của vùng trung tâm và ven biển cùng
với phát triển thuỷ điện dòng nhánh
khiến quốc gia này phải đối mặt với
khan hiếm nước, buộc chính phủ phải
có kế hoạch chuyển nước từ Mê Công
về bù đắp. Nhu cầu năng lượng gia tăng
đã hướng Thái Lan tìm đến nguồn thuỷ
điện có thể khai thác ở Lào. Trong 9
thuỷ điện lớn của Lào trên dòng chính
Mê Công, các nhà đầu tư Thái Lan sẽ
xây dựng từ 4 đến 5 công trình.
Với hơn 85% lãnh thổ nằm trong
lưu vực, lịch sử phát triển Capuchia
luôn gắn cùng dòng chảy Mê Công.
Đáng lưu ý về địa lý Campuchia là sự
hình thành dòng Ton Lê Sáp và Biển
Hồ. Nhờ lượng nước dồi dào, Mê Công
đã đem lại cho dất nước này nguồn lợi
thuỷ sản và chất dinh dưỡng không gì
thay thế để tạo sinh kế bền vững cho
hàng triệu người dân. Campuchia có
khả năng phát triển thuỷ điện, song để
tạo ra điện buộc phải xây dựng những
con đập dài, làm ngập chìm nhiều diện
tích rừng và đất nông nghiệp rộng lớn;
đập ngăn dòng cũng là tác nhân cản trở
di cư của nhiều loài cá tự nhiên. Bài
toán đánh đổi lợi ích giữa thuỷ điện
với huỷ hoại môi trường và giá trị tài
nguyên mất đi trong phát triển đang
là những cân nhắc phải lựa chọn (Đào
Trọng Tứ 2014).
Việt Nam gắn với lưu vực Mê
Công cả ở thượng nguồn với sông Nậm
Rốm ở Điện Biên, sông Sê Kông thuộc
Thừa thiên Huế; sông Sê San, Srepok
trong vùng Tây Nguyên và phía hạ
nguồn là đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù diện tích lưu vực chỉ chiếm 8%
TỪ XÂY DỰNG ĐẬP DON SAHONG,
Nhìn lại
vấn đề thuỷ điện
trên dòng mê công✒ TS. Lê Thành Ý
Đập thuỷ điện Don Sahong đang thu hút sự quan
tâm rộng rãi của giới truyển thông trong khu vực,
cảnh báo về nguy cơ đối với 18 triệu dân sống ở
đồng bằng sông Cửu Long; ảnh hưởng môi trường
gây ảnh hưởng bất lợi đến đa dạng thuỷ sinh, có
thể làm tuyệt chủng nhiều loài cá quý hiếm; gây
rủi ro nghiêm trọng đối với nguồn lợi thủy sản và
an ninh lương thực.Từ vị thế địa chính trị của Mê
Công, tác động thuỷ điện dòng chính đối với môi
trường, hệ sinh thái và sinh kế người dân; bài viết
này tổng hợp một số nội dung được các nhà khoa
học và cộng đồng khu vực đề cập gần đây.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 3
nghiên cứu - diễn đàn
với 11% lưu lượng dòng chảy, nhưng
số dân sống phụ thuộc vào nguồn
nước Mê Công lại chiếm tới 30%. Nếu
những thông lệ khai thác và sử dụng
tài nguyên nước không được tôn trọng,
Việt Nam sẽ phải gánh chịu hậu quả
nặng nề của BĐKH và nước biển dâng.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng; lưu vực sông Mê
Công không chỉ quan trọng đối với
từng quốc gia trong phát triển kinh tế
xã hội mà còn mang ý nghĩa lớn lao
trong hợp tác kinh tế và chính trị để tạo
sự phồn vinh chung của toàn khu vực.
Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng,
nhằm luận giải các quan hệ quốc tế dựa
trên yếu tố địa lý, sự phân bổ quyền
lực chính trị trong từng thời điểm lịch
sử; các nhà khoa học đã rút ra vị thế
địa chính trị của từng quốc gia trong
hệ thống toàn cầu và khu vực. Vị thế
này được xác định bằng tiềm lực chính
trị, kinh tế, quân sự, dân số và trí tuệ;
nó còn chịu ảnh hưởng của những cửa
khẩu mở ra biển, sự phát triển giao
thông, nguồn tài nguyên, biên giới đất
liền, trên không, trên biển cùng với điều
kiện khí tượng, thuỷ văn, môi trường
và các mối quan hệ quốc tế khác (Trịnh
Thái Bằng 2014)
Liên quan đến dòng sông quốc
tế, việc chia sẻ tài nguyên, nhất là tài
nguyên nước thường chịu những tác
động có thể ảnh hưởng lớn đến điều
kiện kinh tế, chính trị và xã hội ủa mỗi
quốc gia. Do vị trí địa lý và tầm quan
trọng của phần lãnh thổ nằm trong lưu
vực được hưởng lợi và chịu tác động
khác nhau, việc sử dụng tài nguyên cần
dựa trên quan hệ hợp tác và đồng thuận
để hình thành nguyên tắc và luật pháp
sử dụng chung phù hợp với điều kiện
địa lý, chính trị-văn hoá trong lưu vực.
Vùng hạ lưu Mê Công chịu nhiều
biến động từ đầu thề kỷ XX; Thái Lan
là nước có thời kỳ hoà bình phát triển
dài nhất; Trung Quốc hoà bình và ổn
định từ năm 1949 ; Myanmar giành
được độc lập vào cuối thập niên 1940;
riêng 3 nước Việt-Lào-Campuchia đến
thập niên 1980 mới có hoà bình thực
sự để phát triển kinh tế xã hội. Là
những nền kinh tế đang phát triển, các
quốc gia trong lưu vực đều phải lấy tài
nguyên thiên nhiên là nền tảng để đạt
mục tiêu phồn vinh và giầu mạnh. Tài
nguyên nước và đa dạng sinh học được
coi là lợi thế khai thác đối với các khu
vực ven sông.
Trung Quốc là nước đầu nguồn, có
sông Lang Thương chiếm gần ½ chiều
dài Mê Công, tạo tiềm năng thuỷ điện
lớn (23.000MW chiếm 43,4% công
suất toàn lưu vực). Là quốc gia có tiềm
lực,Trung Quốc đã và đang khai thác
triệt để nguồn thuỷ năng, họ chối bỏ
mọi tác động tiêu cực của thuỷ diên trên
dòng chính để xậy đập từ phía thượng
nguồn. Trung Quốc không chỉ xây dựng
công trình trên lãnh thổ của mình mà
đang xúc tiến để xây dựng 3 thuỷ điện
lớn khác trên dòng chính thuộc lãnh thổ
Lào và thuỷ điện Sambor ở Campuchia
(Đào Trọng Tứ 2014)
Từ quan hệ địa chính trị khu vực;
nửa cuối thế kỷ XX, các nước cuối
nguồn đã xây dựng quan hệ hợp tác
nhằm khai thác khu vực hạ lưu. Năm
1957, 4 nước (Thái Lan, Việt Nam
Cộng hoà, Lào và Campuchia) đã
thành lập Uỷ ban Điều phối nghiên
cứu nhằm vào khai thác, phát triển tài
nguyên nước và những tài nguyên có
liên quan. Quy hoạch chỉ đạo lưu vực
được khởi thảo đã chỉ ra những vị trí
có thể khai thác làm thuỷ điện với công
suất tối đa, song chưa có dự án dòng
chính nào được thực hiện. Sau ngày
Việt Nam thống nhất, Uỷ ban Lâm
thời sông Mê Công thành lập đã rà soát
lại Quy hoạch chỉ đạo, xây dựng sơ
đồ bậc thang cho các dự án thuỷ điện
không điều tiết. Với Hiệp định Hợp tác
Phát triển Bền vững lưu vực Mê Công
ký năm 1995, Uỷ Hội sông Mê Công
(MRC) được thành lập với sự tham gia
của 4 quốc gia hạ lưu vực (Trung Quốc
và Mianmar chỉ là các bên đối thoại).
Nhằm chia sẻ tài nguyên nước và quản
lý hiệu quả lưu vực, hiệp định 1995
mang tính tự nguyện đã quy định quy
trình thông báo trước, tham vấn trước
và thoả thuận (PNPCA) để các quốc gia
có cơ hội đánh giá tác động xuyên biên
giới, cố gắng đạt được sự đồng thuận
trên tinh thần hợp tác theo nguyên tắc
“sử dụng bình đẳng và hợp lý” nguồn
tài nguyên là sở hữu chung của lưu vực.
Theo đó, những nước ở hạ lưu không
thể phủ quyết việc sử dụng dòng sông,
nhưng được quyền yêu cầu có quy trình
công bằng hợp lý và các nước thượng
nguồn chỉ được quyền sử dụng dòng
sông sau khi đã thực hiện các bước
đi tôn trọng quyền của các quốc gia ở
phía hạ lưu. Trên tinh thần này, không
có quốc gia nào được quyền đinh đoạt
tuyệt đối với dòng sông Mê Công, mà
phải cùng hợp tác để đạt được một giải
pháp thống nhất.
Phát triển thuỷ điện lưu
vực Mê Công và những
thách thức
Lưu vực sông Mê Công có nguồn
thuỷ năng rất lớn trên cả dòng chính và
dòng sông nhánh. Những kế hoạch và
công trình thuỷ điện dự kiến xây dựng
đang là thách thức lớn nhất đối với
môi trường và hệ sinh thái hạ nguồn.
Trên dòng chính sông Mê Công, Trung
Quốc đã xây dựng nhiều bậc thang thuỷ
điện; dưới hạ lưu, ngoài 11 công trình
dòng chính, còn có 180 công trình dòng
nhánh được đề xuất.
Theo quy hoạch phát triển bậc
thang, Trung Quốc sẽ xây dựng 11
công trình thuỷ điện với tổng công suất
19.210 MW. Trong đó, thuỷ điện Noạ
Trác Độ có công suất 5.850MW và
dung tích hồ chứa lên tới 24,67 tỷ m3
nước. Đến nay, Trung Quốc đã hoàn
thành 6 dự án Mãn Loan, Đại Triệu
Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan, Công Quả
Kiều và Noạ Trác Độ với tcông suất
lắp đặt 15.300 MW (đạt 79,6% tổng
công suất dự kiến của 11 công trình).
Ngoài thuỷ điện ở thượng nguồn; trên
dòng chính phía hạ lưu Mê Công các
nhà đầu tư quốc tế đang xúc tiến xây
dựng 11 đập thuỷ điện lớn ( 9 ở Lào và
2 Campuchia).
Trong các công trình dự kiến, hầu
hết đập giữ nước đều được xây dựng
chắn ngang toàn bộ dòng sông. Báo
cáo đánh giá môi trường chiến lược
do Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi
trường (ICEM) đã cảnh báo tác động
bất lợi từ những dự án này. Với chiều
cao từ 22m đến 76m (tính từ đáy sông)
và chiều dài chắn ngang dòng sông
từ 630 m (đập Pak Lay) đến 18.000
m (đập Sambor), các đập dâng (run
of river dam) tạo ra những đoạn ngập
dòng chính từ 100 km đến 150km.
Trong tình trạng này, dòng Mê Công
sẽ bị cắt thành nhiều đoạn và chuyển
từ dòng sông sống sang chuỗi các hồ
bậc thang trên suốt chiều dài hạ lưu
vực. Đáng quan ngại khi hoàn thành
các công trình đập chắn ngang sông
là thuỷ năng sẽ được tích tụ khoảng
2.000 MW cho mỗi đập chứ không còn
phân bổ đồng đều (từ 5 đến 50MW/
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/20154
nghiên cứu - diễn đàn
km chiều dài). Khi dòng chảy không
còn năng lượng, phù sa lơ lửng sẽ lắng
đọng xuống đáy hồ phía trên đập chắn.
Với tổng lượng phù sa ước tính khoảng
165 triệu tấn/năm, đập chắn làm giảm
thêm1/2 lượng phù sa sẽ gây ảnh hưởng
nặng nề, làm gia tăng chi phí sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cho
phía hạ nguồn (International Rivers,
Warecode 2012)
Với chế độ thuỷ văn, sinh thái
dòng chảy và luồng di cư của cá thay
đổi; đập chắn ngang sông sẽ tác động
trở lại toàn bộ lưu vực, đặt sinh kế của
hàng triệu con người vào tình trạng bấp
bênh. Theo Puskinskis và Geheb, lưu
vực Mê Công là nơi có nghề cá hiệu
quả nhất thế giới. Ước tính hàng năm
ở đây đánh bắt được 2,5 triệu tấn cá và
thuỷ sản, nuôi trồng được 2,0 triệu tấn;
tổng giá trị kinh tế đạt được hàng năm
dao động từ 3,9 đến 7 tỷ USD và nguồn
lợi thuỷ sản chiếm từ 47% đến 80%
lượng protein động vật cho người dân
sống ở khu vực hạ lưu. Nghề cá đóng
góp quan trọng vào chiến lược đa dạng
hoá đời sống cho người nghèo dựa vào
dòng sông và tài nguyên sông nước để
sinh sống.
Các con đập ngang sông làm cứng
dòng chảy,đóng vai trò barie ngăn cản
sự di chuyển của nhiều loài cá, đặc biệt
giữ lại trầm tích, làm mất đi nguồn
dinh dưỡng quan trọng. Gánh nặng suy
giảm sản lượng cá do việc xây đập sẽ
rơi vào cả 4 nước hạ nguồn nhất là ở
Campuchia.Sự xuống cấp nghề cá do
đập ngăn trên dòng sông chính, ảnh
hưởng đến tính toàn vẹn của hệ sinh
thái và chức năng của toàn lưu vực, tác
động bất lợi đến lợi ích kinh tế, dinh
dưỡng và xã hội với khả năng tồi tệ nhất
có thể làm mất đi lợi ích sinh thái trị giá
trên 247 tỷ USD (Ilse Pukinskis& Kim
Geheb 2012).
Đập Thuỷ điện Don
Sahong với phản ứng
của cộng đồng khu vực
Mê Công có thể là dòng sông cuối
cùng chưa bị xây đập thuỷ điện trên
suốt chiều dài dòng chính. Trước nguy
cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối vơi
nông nghiệp và thuỷ sản, ảnh hưởng
sâu rộng đến đời sống, sinh kế người
dân và đe doạ hệ sinh thái thuỷ sinh
và ven bờ, đẩymột số loài đặc hữu vào
thảm hoạ tuyệt chủng, Uỷ hội Mê Công
(MRC) đã có nhiều hoạt động nhằm
thúc đẩy quá trình hợp tác và đồng
thuận của các quốc gia trong thực thi
nguyên tắc và luật pháp quốc tế về sử
dụng chung nguồn nước phù hợp với
điều kiện lưu vực. Song, trước những
khuyến cáo dừng việc xây dựng các con
đập thuỷ điện dòng chính cho đến khi
có những đánh giá đầy đủ hơn, Chính
phủ Lào vẫn khởi công xây dựng dự án
Xayaburi vào cuối năm 2012 và tháng
10 năm 2013 thông báo triển khai dự án
thuỷ điện Don Sahong ở phía Nam, cận
kề biên giới Campuchia..
Don Sahong là dự án xây dựng
trong khu vực gồm 7 nhánh chính và
nhiều nhánh phụ của sông Mekong.
Đập thuỷ điện được thiết kế với công
suất lắp đặt 260 MW với tổng cột nước
tĩnh dao động từ 13m đến 21m. Theo
dự tính,trong những tháng mùa khô
từ 37% đến 50% lưu lượng dòng chảy
Mekong sẽ đi qua nhánh Hou Sahong
(gấp 17 lần mức trung bình chưa xây
đập); đồng nghĩa với sụt giảm nghiêm
trọng lưu lượng nước chảy qua các
dòng chính khác trong cùng lưu vực.
Đập xây dựng gần thác Khone, nơi
cao nguyên Nam Lào tiếp giáp với
đồng bằng Campuchia. là nút điểm
mà các loài cá thiên cư từ hạ nguồn (
Campuchia và Việt Nam) lên thượng
nguồn để sinh sản. Để đến thượng
nguồn, các loài cá phải vượt qua kênh
nước dòng chính; trong đó Hou Sahong
rộng 7km (từ đảo Don Sahong đến đảo
Don Sadam) là nhánh duy nhất quanh
năm cá có thể vượt ngược dòng. Theo
nhiều phân tích, 87% số loài cá trên
sông Mekong là cá thiên cư; nếu xây
đập chặn dòng Don Sahong các loài
cá này sẽ chịu tác động nặng nề, thậm
chí tuyệt chủng dẫn đến hủy diệt toàn
bộ loài cá trê Pangasius krempfi ở cửa
sông và biển Đông (Ian Baird 2011)
Các chuyên gia trong khu vực rất
quan ngại về biện pháp giảm thiểu
tổn thất luồng cá di cư qua kênh Hou
Sahong khi không tính đến sự đa dạng,
tính phong phú của các loài với những
đặc tính và xu hướng di cư đặc trưng
mà các chủ đầu tư dự án thuỷ điện
không tính đến; thiếu cơ sở dữ liệu
nền về loài cá di cư qua khu vực, khiến
việc dự đoán tác động thực sự mà mà
đập Don Sahong mang lại chưa đủ sức
thuyết phục
Đập Don Sahong đi cùng rủi ro
nghiêm trọng đối với nguồn lợi thủy sản
và an ninh lương thực, đặt tương lai của
người dân trên lưu vực vào vòng nguy
hiểm. Việc xây dựng và vận hành đập
Don Sahong làm thay đổi đáng kể chế
độ thủy văn trong khu vực. Khi dòng
chảy mùa khô qua nhánh Hou Sahong
tăng từ 4% lên 50% , ảnh hưởng nặng
nề đến khu vực thác Khone sẽ đe dọa
nghiêm trọng đến toàn bộ các khu vực
ngập nước của tỉnh Stung Treng ở hạ
nguồn Campuchia. Chặn dòng tại Hou
Sahong gây những tác động bất lợi
không thể phục hồi, ảnh hưởng bất
lội đến an ninh lương thực và sinh kế
của người dân trong lưu vực (Save the
Đập Don Sahong làm loài cá trê khổng lồ Pangasianodon gigas có nguy cơ tuyệt chủng.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015
nghiên cứu - diễn đàn
5
Mekong 2014).
Quan tâm đến sự tồn tại của dòng
sông trong lành, tháng 11và 12 năm
2014, các tổ chức thành viên của Mạng
lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) đã tổ
chức chuỗi hoạt động nhằm thu thập ý
kiến và kiến nghị của cộng đồng dân
cư chịu ảnh hưởng trực tiếp ở đồng
bằng sông Cửu Long. Nhiều Hội thảo
tham vấn được tổ chức với sự tham gia
của trên 1000 nông dân, phụ nữ sinh
sống tại các xóm, ấp và đại diện của
các Hội Nông dân, Phụ nữ tỉnh, huyện,
xã trong vùng. Đây là lần đầu người
dân tại các xóm, ấp được nghe về dự án
đập Don Sahong và các con đập thủy
điện được đề xuất xây dựng trên dòng
chính sông Mê Công. 100% đại biểu
tham dự đều bày tỏ mối quan ngại và lo
lắng về những tác động xuyên biên giới
khó lường và nghiêm trọng mà dự án
đập Donsahong cùng các đập khác trên
dòng chính có thể gây ra. Tác động làm
thay đổi chế độ dòng chảy, môi trường,
đường di cư của cá và phù sa đều có thể
gây hậu quả và tổn thất lớn đối với sinh
kế, việc làm và điều kiện sống của các
thế hệ hiện tại và tương lai.
Sẽ là không thoả đáng nếu nói
rằng dòng sông Mê Công chảy qua địa
phận nước nào sẽ thuộc chủ quyền của
quốc gia đó. Việc sử dụng nguồn nước
chung từ sông Mê Công không thể chỉ
theo quyết định của một nước và càng
không thể chấp nhận được nếu việc sử
dụng nước lại gây tổn hại cho quốc gia
khác. Thấm thía bài học kinh nghiệm
phát triển thủy điện trong nước và quốc
tế, 100% đại biểu tham dự các hội thảo
tham vấn đều phản đối việc xây dựng
đập Donsahong. Người dân đồng bằng
sông Cửu Long đề nghị Chính phủ các
nước trong lưu vực Mê Công hãy lắng
nghe ý kiến và quan điểm của người
dân, tôn trọng và giữ nguyên hiện trạng
dòng chảy vì sự phát triển bền vững
cho người dân ven sông. Họ cũng bày
tỏ mối lo ngại về tác động thủy điện đối
với người dân của nước bạn Lào và kêu
gọi chính phủ Lào hãy dừng xây đập
Donsahong và trì hoãn các quyết định
phát triển những đập khác trên dòng
chính để tiến hành thêm các nghiên
cứu tìm giải pháp tránh tác động không
thể cứu vãn, nhằm đảm bảo cuộc sống,
sinh kế của người dân và không phá
hủy dòng sông mẹ kỳ vĩ (VRN 2014).
Từ những khuyến nghị của các tổ
chức xã hội dân sự, quá trình tham vấn
trước không thể vận dụng để Lào hợp
pháp hóa hành động của mình. Thay
vào đó, Chính phủ Lào phải thể hiện
được sự cam kết đối với quyết định
trong khu vực một cách thiện chí và
theo tinh thần của Hiệp định sông Mê
Công. Các quyết định phát triển thuỷ
điện trên dòng chính sông Mê Công
phải dựa vào sự đồng thuận giữa bốn
nước thành viên MRC và cần được
tham vấn cộng đồng rộng rãi trên cơ sở
đồng thuận của hàng triệu dân, những
người sống phụ thuộc vào tài nguyên
và đa dạng sinh học của dòng sông
(VRN 2014).
Quan ngại về tính hợp pháp của
quá trình tham vấn trước, Liên minh
cứu sông Mekong (Savethe Mekong)
đã nhấn mạnh và đưa ra các khuyến
nghị về tiêu chí tối thiểu dựa trên chuẩn
quốc tế để thực hiện quá trình tham vấn
minh bạch với sự tham gia của các bên
có liên quan. Theo đó, quá trình tham
vấn phải được tiến hành trước khi
quyết định thực thi dự án. Quy trình
và tiêu chuẩn tham vấn trong khu vực
cần thống nhất chung ở tất cả các quốc
gia nhằm đảm bảo quan ngại của mọi
nước đều được thể hiện đầy đủ, Trên
tinh thần này, Save the Mekong đã kêu
gọi Chính phủ Lào ngay lập tức hủy bỏ
việc xây dựng đập Don Sahong. Đối
với Chính phủ Campuchia, Thái Lan
và Việt Nam, Liên minh nhấn mạnh,
cần thực hiện hành động cần thiết để
nâng cao trách nhiệm đối với việc bảo
vệ dòng sông và người dân sống trên
lưu vực. Lãnh đạo quốc gia các nước
trong lưu vực phải có bước đi thích hợp
nhằm nhanh chóng tăng cường hợp tác
khu vực để bảo vệ lâu dài những nguồn
tài nguyên quan trọng của dòng sông
(Save the Mekong 2014).
Thay cho lời kết
Nhận thức được rủi ro môi trường và
xã hội xuyên biên giới, mạng lưới Người
Thái thuộc 8 tỉnh trên lưu vực Mekong
đã gửi tới Toà án hành chính lời kêu gọi
hành động đối với đập Xayaburi do công
ty Thái Lan xây dựng ở Lào. Ngày ngày
24 tháng 6 năm 2014 Toà Hành chính
tối cao Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện;
thừa nhận tác động xuyên biên giới tiềm
ẩn của đập Xayaburi và phán quyết “
Dự án Xayaburi có thể gây ảnh hưởng
đến môi trường, chất lương nước, lưu
lượng dòng chảy và sự cân bằng sinh
thái của lưu vực Mekong cũng như tác
động xuyên biên giới đối với các nước
ven sông, đặc biệt đối với cộng đồng địa
phương tại các tỉnh ven sông của Thái
Lan…”.Theo luật sư Rattanamance
Polkla, toàn bộ việc xây dựng con đập
và các khâu đầu tư tiếp theo phải dừng
lại đến khi toà đưa ra phán quyết cuối
cùng.
Lưu vực hạ Mê Công có hệ hệ
sinh thái mang tính biểu tượng giá trị
toàn cầu, là nguồn sống và sinh kế của
người dân của bốn quốc gia hạ lưu vực.
Những tác động được dự báo về đập
Don Sahong gợi ra những hiểm hoạ
nghiêm trọng đối với an ninh lương
thực, đời sống, sinh kế và sức khỏe
của hàng triệu người dân. Mặt khác,
việc hợp tác khu vực và những tổn thất
không đồng đều có nguy cơ đe dọa sự
ổn định về kinh tế và chính trị trong lưu
vực. Do vậy, cách tiếp cận giải quyết
vấn đề cản trọng là vô cùng cần thiết để
gìn giữ dòng sông cho các thế hệ hiện
tại và mai sau. Vì tương lại của cả khu
vực và lợi ích của các cộng đồng dân
cư, hy vọng lãnh đạo các quốc gia ở
hạ lưu vực nỗ lực nhiều hơn nữa trong
tìm kiếm giải pháp cải thiện quy hoạch,
lựa chọn nguồn năng lượng bền vững
và xúc tiến mạnh mẽ hoạt động tham
vấn trước và thoả thuận nhăm đảm bảo
tương lai bền vững của dòng sông Mê
Công.
Tài liệu tham khảo
1. International Rivers, Warecode (2012)
Những thách thức của đồng bằng sông
Cửu Long, tr.12
2. Ilse Pukinskis& Kim Geheb (2012)
Tác động của đập thuỷ điện đối với nguồn
thuỷ sản trên sông Mekong CPWWF,
May 2012
3. Ian Baird (2011) The Don Sahong
dam, Potential Impacts on Regional Fish
Migrations, Livelihoods, and Human
Health, Critical Asian Studies 43:2
(2011), 211–235.
4. Nguyễn Hữu Thiện (2014) Thuỷ điện
Don Sahong, tác động và lỗ hổng trong
DTM Trung tâm con Người và Thiên
nhiên, tháng 11 /2014
5. Trịnh Thái Bằng (2014) Cơ sở lý luận
địa chính trị của cường quốc và vị thế
Việt Nam www.quocphonganninh.edu.
vn
6. Đào Trọng Tứ (2014) Phát triển thuỷ
điện lưu vực sông Mê Công góc nhìn địa
chính trị Hà Nội, tháng 10
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015
nghiên cứu - diễn đàn
6
1. GIỚI THIỆU MỐI
LIÊN KẾT KINH TẾ
Nguồn gốc lịch sử: Các nhà kinh
tế cho rằng doanh nghiệp tại mỗi
địa phương thực hiện những chuyên
môn nhất định và những doanh
nghiệp có hoạt động giống nhau
hoặc liên quan thường có khuynh
hướng liên kết với nhau. Khái niệm
về lợi thế cạnh tranh của Ricardian
từ thế kỷ 19 đã đưa ra ý niệm về
chuyên môn hóa một vùng hoặc một
quốc gia. Lý thuyết giả định rằng sự
khác nhau về vị trí địa lý, nguyên
vật liệu, nguồn lao động giá rẻ tạo
ra nền kinh tế có thể sản xuất cạnh
tranh hơn những nơi khác và theo
đó hoạt động này sẽ được chuyên
môn hóa.
Một thế kỷ sau, Alfred Marshall
cho rằng lý do để doanh nghiệp
có năng suất cao hơn là khi nhiều
doanh nghiệp trong cùng ngành
được đặt ở vị trí gần nhau, quan
trọng nhất là nguồn nhân lực, lan
tỏa tri thức và chuyên môn hóa của
nhà cung ứng. Các lý thuyết sau đó
tranh luận về chuyên môn trong một
ngành cụ thể đem đến 1 quy trình
tích lũy tài sản và lợi thế, ngầm chỉ
ra rằng có sự tự hoàn chỉnh (self-
reinforcing) một cách tự nhiên. Hơn
nữa, các lực lượng thị trường có
khuynh hướng tập trung đầu tư vào
những vùng thịnh vượng nơi có thể
sử dụng thuận tiện về cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực, đồng thời ít rủi ro,
và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn
(Krugman và Venables, 1990).
Những mô hình cơ bản trên
sau đó được phát triển bởi các nhà
nghiên cứu, nhà kinh tế. Ví dụ, các
lý thuyết về hiệu quả doanh nghiệp
đã đề cao quy trình đổi mới, đặc biệt
chất lượng yếu tố đầu vào như giáo
dục, sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp dẫn đến đổi mới, và cấu
trúc/thể chế hỗ trợ cho việc đổi mới
đó (Porter, 1999). Các nhà địa kinh
tế đề cao tầm quan trọng của những
yếu tố như tiết kiệm chi phí vô hình
từ thiết lập mạng lưới và liên kết
hợp tác trong khu vực (Krugman và
Venables, 1990).
Định nghĩa mối liên kết kinh
tế (Cluster): Mối liên kết kinh tế
bao gồm các doanh nghiệp, các tổ
chức chính phủ, các tổ chức nghiên
cứu,các tổ chức tài chính, và các tổ
chức trung gian được liên kết trong
một khu vực địa lý nhất định nhằm
thực hiện một/một số mục tiêu đề
ra.
Định nghĩa xây dựng mối liên
kết kinh tế (Cluster Initiatives):
Xây dựng mối liên kết kinh tế là
việc khởi tạo ra các mối liên kết
kinh tế nhằm tăng sức mạnh và khả
năng cạnh tranh của các mối liên
Giới thiệu phương pháp
liên kết vùng bằng
việc xây dựng các
mối liên kết kinh tế
✒ Nguyễn Thanh Tùng
NCS Học viện Khoa học xã hội
Trong quá trình hội
nhập toàn cầu và phát
triển đất nước, Việt Nam
đã và đang đối diện với
nhiều thách thức để
hoàn thành mục tiêu
phát triển trở thành
nước công nghiệp. Giải
pháp cho bài toán này
chính là việc tìm ra
những yếu tố thành
công quan trọng giúp
thúc đẩy nền kinh tế, tập
trung mạnh mẽ những
nhân tố này để tìm cách
thoát khỏi bẫy thu
nhập trung bình và tình
trạng kém phát triển.
Đây gọi là cách phát
triển có trọng tâm thay
vì cách làm dàn trải và
không hiệu quả.
Để thực hiện được việc
đó, một trong những
phương pháp được
nhiều quốc gia trên
thế giới vận dụng đó
là hình thành các cực
tăng trưởng kinh tế và
xây dựng các mối liên
kết kinh tế để phát huy
sức mạnh vùng, phát
triển vùng, từ đó tạo
hiệu ứng lan tỏa với
những khu vực lân cận.
Hay nói cách khác cách
thức tiến hành là xây
dựng mối liên kết kinh
tế ở vùng kinh tế trọng
điểm.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 7
nghiên cứu - diễn đàn
kết kinh tế trong một vùng, bao gồm
các doanh nghiệp, tổ chức chính
phủ, và tổ chức nghiên cứu.
Xây dựng mối liên kết kinh tế đã
trở thành công cụ trọng tâm trong
việc hoạch định chính sách kinh tế
trong thập kỷ vừa qua, liên quan
đến chính sách ngành, chính sách
vùng, chính sách doanh nghiệp vừa
và nhỏ, thu hút FDI, và chính sách
nghiên cứu cải tiến của nhiều nước
trên thế giới. Một số nước đã bắt
đầu từ những năm 1980 và 1990,
một số nước khác chỉ mới bắt đầu
trong thời gian gần đây. Việc xây
dựng mối liên kết kinh tế thường
được khởi xướng bởi các nhà lãnh
đạo đầu ngành, chính phủ, hoặc các
nhà nghiên cứu.
Xây dựng mối liên kết kinh tế
không những phổ biến ở những nền
kinh tế tiên tiến, mà nó còn được
phát triển rộng rãi ở những nền
kinh tế quá độ và những nền kinh tế
đang phát triển. Các tổ chức quốc tế
(như EU, UNIDO, USAID, OECD,
World Bank, …) ngày càng sử dụng
công cụ xây dựng mối liên kết kinh
tế trong các hoạt động, và xây dựng
mối liên kết kinh tế đã trở thành
công cụ không những cho những
vùng kinh tế phát triển mà còn được
sử dụng cho những vùng kém hoặc
đang phát triển trong một quốc
gia. Liên Hiệp Quốc sử dụng công
cụ mối liên kết để đề xuất phương
pháp thực hiện các nhiệm vụ phòng
chống thiên tai tại Việt Nam.
2. VAI TRÒ CỦA VIỆC
XÂY DỰNG MỐI LIÊN
KẾT KINH TẾ TRONG
CHÍNH SÁCH KINH TẾ
HIỆN ĐẠI
Ngày nay, mối liên kết kinh tế đã
trở thành vai trò hạt nhân cho việc
xây dựng chính sách ngành, chính
sách vùng, và chính sách đổi mới
của thế giới hiện đại. Mối liên kết
kinh tế đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển mối liên kết kinh tế
dựa vào nền tảng khoa học mới (new
science – based industries). Mối liên
kết kinh tế ban đầu có thể ra đời trên
nền tảng các chính sách hiện tại, tuy
nhiên sau khi ra đời mối liên kết
kinh tế cần thiết phải tạo ra một thể
chế chính sách mới để hoạt động.
Mặc dù mối liên kết kinh tế có
khuynh hướng được điều chỉnh cho
phù hợp với chính sách của vùng
hoặc quốc gia địa phương, tuy nhiên
một số thành phần cốt lõi trong một
chính sách mới của mối liên kết kinh
tế bao gồm:
- Tăng cường tập trung vào môi
trường kinh doanh vi mô thay vì
phương pháp cổ điển thường thấy là
tập trung vào điều chỉnh môi trường
vĩ mô.
- Có kế hoạch dài hạn để phát
triển năng lực cạnh tranh của mối
liên kết kinh tế hơn là tập trung vào
các doanh nghiệp đơn lẻ hoặc các
ngành.
- Tập trung trên một vùng hoặc
khu vực địa lý.
- Tăng cường kết nối các doanh
nghiệp trong mối liên kết, xây dựng
niềm tin, tăng đàm thoại để tạo ra
các giải pháp cho vấn đề chung.
- Đưa ra giải pháp để huy động
tài chính thay vì thực hiện chính
sách tài trợ sử dụng ngân sách nhà
nước. Khác với cách cổ điển là thực
hiện các chính sách tài trợ từ nhà
nước và ưu đãi thuế.
- Cân đối nguồn lực đầu vào từ
chính phủ và ngành.
- Việc lựa chọn mối liên kết kinh
tế nào được xây dựng sẽ dựa trên
nguyên tắc lựa chọn cạnh tranh.
- Việc pha trộn giữa cạnh tranh
và hợp tác là nhân tố quan trọng cho
việc học tập và cải tiến.
- Sự pha trộn và liên kết giữa
doanh nghiệp vừa và nhỏ và các
doanh nghiệp lớn.
- Tham gia vào mối liên kết kinh
tế không chỉ có các doanh nghiệp
liên kết, chính phủ, mà còn có vai
trò của tổ chức đào tạo, nghiên cứu.
- Việc học tập và cải tiến dựa vào
quan điểm hệ thống hơn là dựa vào
từng doanh nghiệp đơn lẻ.
Nội dung và mục tiêu của xây
dựng mối liên kết kinh tế rất khác
nhau từ việc thu thập thông tin, phân
tích mối liên kết kinh tế, tạo mạng
lưới, lobbying, thúc đẩy xuất khẩu,
thu hút vùng, thương hiệu, đến cải
tiến và phát triển mối liên kết kinh
tế. Trong một khảo sát 34 chương
trình xây dựng mối liên kết kinh tế ở
Châu Âu, hầu hết các mục tiêu chung
nhất bao gồm: các quan hệ với chính
phủ, đào tạo, nghiên cứu phát triển,
liên kết marketing và thương hiệu
vùng (Isaksen & Hauge 2002).
Xây dựng mối liên kết kinh tế đã
được phát triển như là một công cụ
chính sách mới cho việc xây dựng
chính sách vùng, chính sách đổi
mới, và chính sách ngành. Ngày
càng nhiều quốc gia chương trình
tập trung vào vi mô được thiết lập
– ngược lại với chương trình cũ dựa
vào trợ cấp và hỗ trợ chi phí.
Mối liên kết kinh tế được xây
dựng trên nền tảng ba chính sách: 1)
chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SME) và ngành của vùng ; 2) chính
sách thu hút FDI ; 3) chính sách đổi
mới, khoa học, và nghiên cứu. Về
phương diện vùng, mối liên kết kinh
tế được hiện thực để thúc đẩy phát
triển những vùng yếu và làm hồi
phục các mối liên kết kinh tế yếu
kém. Mối liên kết kinh tế tập trung từ
việc cắt giảm chi phí (trợ cấp, ưu đãi
thuế,…) cho đến việc thúc đẩy đổi
mới và nâng cấp thông qua quan hệ
mới (Landabaso, 2002). Chính sách
thu hút FDI cũng chuyển tập trung
từ việc thu hút các doanh nghiệp và
đơn vị sản xuất đơn lẻ sang vùng
hoặc quốc gia, đến việc tham gia
mối liên kết kinh tế với nhiều mục
đầu tư bên trong. Chính sách thứ ba
quan trọng đóng vai trò dẫn đường
của mối liên kết kinh tế là chính
sách đổi mới, nghiên cứu, và khoa
học. Khuynh hướng ở đây tập trung
vào các ngành theo hướng khoa học
(science-driven industries).
3. VÒNG ĐỜI CỦA MỐI
LIÊN KẾT KINH TẾ
Các mối liên kết kinh tế đều có
vòng đời của chúng – về nghĩa mức
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015
nghiên cứu - diễn đàn
8
độ thể chế hóa và các mục tiêu của
mối liên kết kinh tế. Nhu cầu về mức
độ trao đổi thường xuyên giữa các
ngành, các nhà chính sách và những
bên liên quan khác không có điểm
kết thúc rõ ràng. Nhưng mặt khác,
tài chính và các hoạt động khởi tạo
đều có điểm khởi đầu và kết thúc.
Vấn đề quan trọng của việc phát
triển của mối liên kết kinh tế chính
là tiền đề của chính nó. Tiền đề có
thể bao gồm ngành công nghiệp
trước đó, các hoạt động lobbying,
chính sách trước, chính sách vùng
và chính sách đổi mới. Các tổ chức
được thành lập, hiệp hội ngành hoặc
tổ chức phối hợp khác (IFCs), có
vai trò ảnh hưởng lớn đến việc hình
thành các mối liên kết kinh tế.
Sau giai đoạn khởi tạo, một mối
liên kết kinh tế chính thức được
hình thành. Ngoại trừ trường hợp
mối liên kết kinh tế bị thất bại, mối
liên kết kinh tế sẽ tự phát triển một
nguồn lực và sự cam kết mạnh mẽ
từ các đối tác. Một vài mối liên kết
kinh tế có thể được thể chế hóa trở
thành một dạng thể chế hợp tác dựa
vào mối liên kết chính thức (formal
cluster-based institution).
4. QUAN HỆ GIỮA MỐI
LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ
VÙNG TRỌNG ĐIỂM
Theo Malmberg, Solvell và
Zander (1986), lý thuyết hội tụ
(agglomeration) đã được phát triển
trên cơ sở 3 quan sát theo kinh
nghiệm. Quan sát thứ nhất là phần
lớn sản lượng của thế giới được tạo
ra bởi một số lượng hữu hạn các
vùng trọng tâm công nghiệp tập
trung cao. Quan sát thứ hai là những
doanh nghiệp trong ngành liên quan
có khuynh hướng tập trung về mặt
địa lý và hình thành nên các mối
liên kết kinh tế. Quan sát thứ ba là
những hiện tượng trên có khuynh
hướng ổn định theo thời gian khi
vấn đề hội tụ được thể chế hóa. Khi
được thể chế hóa, quá trình hội tụ
kéo theo việc tích lũy và cải tiến
sản xuất ở mức độ cao hơn.
Ba quan sát trên được mô tả
và phân tích chi tiết từ rất sớm, từ
Marshall (1890/1916) và Weber
(1909/1929) đến Hoover (1948),
Myrdal (1957), và Lloyd & Dicken
(1977), đến Porter (1990, 1998),
Krugman (1991) và Enright (1998).
Vấn đề hội tụ kinh tế có nguồn gốc
liên quan đến việc liên kết giữa các
doanh nghiệp, thể chế, và cơ sở hạ
tầng trong một vùng địa lý cụ thể
dẫn đến sự rộng mở về quy mô và
phạm vi kinh tế, sự phát triển lực
lượng lao động và kỹ năng đặc
biệt, tăng cường sự tương tác giữa
nhà cung ứng địa phương và khách
hàng, chia sẻ cơ sở hạ tầng. Hội tụ
kinh tế được tin rằng sẽ tạo ra việc
tăng doanh thu và giảm chi phí về
mặt hữu hình và vô hình.
Mối liên kết kinh tế có xu hướng
được hình thành ở những thành phố
hoặc những vùng có truyền thống
về công nghiệp, sản xuất, dịch vụ,
khoa học. Điều kiện tự nhiên như
khí hậu, đất đai, tài nguyên, sông
biển, bến cảng, rừng,.. đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành
các ngành công nghiệp cũng như
hình thành nên các mối liên kết
kinh tế.
Các kỹ năng đặc biệt và thị
trường cấp cao là yếu tố động lực
của hội tụ kinh tế trong ngành dịch
vụ như dịch vị tài chính ở Luân Đôn
và Phố Wall, thời trang ở Paris, bán
đấu giá ở Luân Đôn, và quảng cáo ở
Đại lộ Madison. Mối liên kết kinh tế
là hiện tượng chung của nhiều quốc
gia, trong khi hội tụ của hoạt động
công nghiệp ở mức độ toàn cầu, như
trường hợp của Hollywood hoặc
Silicon Valley, nổi tiếng về ngành
dựa vào khoa học như dược, công
nghệ sinh học, viễn thông, điện tử,
máy tính, và công nghệ thông tin.
Điều dễ thấy là các doanh nghiệp
hoạt động mạnh trong những mối
liên kết mạnh hoạt động tốt. Hay
nói cách khác, các mối liên kết kinh
tế mạnh tạo ra mảnh đất màu mỡ
cho sự phát triển và sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp tham gia. Có
ít nhất 3 lý do giải thích tại sao mối
liên kết kinh tế có quan hệ chặt chẽ
với cải tiến và sáng tạo:
- Nhu cầu tăng cao về việc giảm
các rủi ro kinh tế và công nghệ
- Nhu cầu cần kết nối lặp lại và
liên tục của các doanh nghiệp và tổ
chức chuyên biệt
- Nhu cầu liên lạc trực tiếp trong
việc trao đổi và tạo ra tri thức mới.
Khái niệm mối liên kết kinh tế
và vùng kinh tế trọng điểm khá
quen thuộc mà cũng khá xa lạ tại
Việt Nam. Quen thuộc là ở chỗ đây
là khái niệm được sử dụng thường
xuyên trên phương tiện truyền
thông, các hội nghị về phát triển
kinh tế nhưng cũng khá xa lạ ở chỗ
cách vận dụng tại Việt Nam có phần
xa rời bản chất của các nguyên lý
về liên kết kinh tế và vùng trọng
điểm. Mặc dù có nhiều công trình
nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng
và đề xuất nhiều phương thức liên
kết nhưng đa phần là các đề xuất
theo kinh nghiệm, tự phát, và chung
chung. Nếu xét định nghĩa mối liên
kết kinh tế và quan hệ với vùng
kinh tế trọng điểm theo đúng theo
bản chất và ý nghĩa của nó, thì đây
đang là trào lưu nghiên cứu và vận
dụng phổ biến trên thế giới, nhưng
tại Việt Nam thì chưa có công trình
nào tiếp cận theo hướng nghiên cứu
này một cách hệ thống, làm cơ sở
tin cậy để triển khai trong thực tế.
Thực tế cần các nghiên cứu bản
chất của xây dựng mối liên kết kinh
tế trong vùng kinh tế trọng điểm,
đưa ra mô hình liên kết, đánh giá
thực trạng liên kết kinh tế của Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, và đề
xuất giải pháp để thúc đẩy mối liên
kết trong vùng kinh tế này trên cơ
sở trào lưu nghiên cứu liên kết kinh
tế phổ biến hiện này của thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1.	 Douglas Webster. 2000. The
New Importance of the Periphery in
Emerging East Asian
2.	 Nicolas Groenewold. 2010.
Linkage between China’s Region –
Measurement and Policy, University
Western Australia
3.	 Tien Dung Nguyen and Misuo
Ezaki. 2005. Regional Economic
Integration and its impacts on growth,
poverty, and income distribution: the
case of Vietnam.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015
nghiên cứu - diễn đàn
9
C
hính sách học phí khác biệt
được áp dụng ở nhiều quốc
gia trên thế giới trong hệ
thống giáo dục đại học, như Canada,
Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Ở
các nước này, có nhiều lý do để ủng
hộ chính sách học phí khác biệt,
trong khi một số quốc gia khác, như
Úc và New Zealand, chỉ áp dụng
đối với một hoặc hai ngành chính.
Theo tác giả Zhang Minxuan, Trung
tâm Nghiên cứu Giáo dục so sánh,
Trường ĐH Hồng Kông, có 6 nhóm
và 8 tiểu nhóm lý do đằng sau việc
áp dụng chính sách học phí khác
biệt trong hệ thống giáo dục đại học
của các quốc gia trên thế giới.
1.Học phí phân biệt
theo chi phí
Học phí phân biệt theo chi phí
là cách tiếp cận phổ biến nhất trên
thế giới. Trong nhóm này, có 2 tiểu
nhóm.
(1)	 Học phí phân biệt theo chi
phí môn học (subject cost)
Ở một số nước, đặc biệt là
Australia và New Zealand, học phí
được phân biệt theo chi phí của
ngành nghề đào tạo, hay theo cách
nói của tác giả John Stone, “theo
chi phí chương trình” (Johhstone:
1992). Các mức học phí hiện nay
của Australia dược thiết kế trên cơ
sở 25% chi phí đơn vị khác biệt của
3 nhóm ngành đào tạo (Xem Bảng
1).
Theo cách tiếp cận này, tất
cả sinh viên đều được trợ cấp bởi
nhà nước với 1 tỷ lệ chi phí đơn vị
tương đương, và tất cả sinh viên đều
phải trả một học phí ở một mức tỷ
lệ chi phí đơn vị giống nhau (25%).
Tuy nhiên, trên thực tế, họ phải trả
các mức học phí khác nhau. Có 3
nguyên nhân:
- Chi phí đơn vị trung bình của
các chương trình khác nhau là khác
nhau. Vì vậy, sinh viên, đặc biệt là
sinh viên ở các lĩnh vực chi phí cao
như y học, nha khoa, kỹ thuật và
kiến trúc phải trả nhiều học phí hơn
sinh viên ở các lĩnh vực chi phí thấp
như khoa học xã hội, nhân văn, giáo
dục và quản lý.
- Xét về mặt tỷ lệ hỗ trợ tài chính,
trợ cấp của nhà nước là đồng đều
cho tất cả các sinh viên, không phân
biệt chuyên ngành. Trong trường
hợp của Australia, tất cả sinh viên
đều phải trả học phí, tương đương
20% chi phí đào tạo. Nói cách khác,
chính phủ hỗ trợ tài chính cho tất cả
sinh viên với cùng một chuẩn tỷ lệ
(80% chi phí đơn vị).
- Việc thu học phí khác biệt sẽ
tạo thêm nguồn thu học phí cho
những nước và những trường vừa
chuyển đổi từ chính sách miễn học
phí, hay học phí thấp.
(2)	 Học phí phân biệt theo cấp
độ (study level)
Ở Mỹ, hoc phí hai năm đầu ở
các trường đại học công lập cao hơn
học phí 2 năm cuối và học phí sau
đại học lại còn cao hơn nữa. Các
chương trình học ở các trường cao
đẳng cộng đồng thường được coi là
2 năm đầu tiên của chương trình cử
nhân 4 năm, vì vậy, học phí thường
là thấp hơn nhiều. Năm học 2004
-2005, học phí trung bình của các
trường công lập hệ 2 năm 2.247 đô
la Mỹ, trong khi học phí trung bình
của các trường công lập hệ 4 năm
là 4.843 đô la Mỹ (College Board:
2004).
Một trong những lý do cho sự
khác biệt này liên quan đến chi phí
đào tạo: Đối với những năm học
đầu tiên, nội dung giảng dạy chưa
chuyên sâu, thường là lớp học đông
Chính sách học phí khác biệt
trong giáo dục đại học ở nước ngoài
✒ ThS. Nguyễn Thị Lan Hương
Mức học phí tối đa đối với cử nhân
STT Các nhóm ngành đào tạo Học phí tối đa:
1
Luật, Kế toán, Quản trị,
Kinh tế, Thương mại
$8.859
2 Nhân văn $5.310
3
Toán, Thống kê, Khoa học
hành vi, Nghiên cứu xã
hội, Máy tính, Môi trường,
các ngành sức khỏe khác
(a) đối với Toán, Thống kê, Máy tính,
Môi trường và các ngành sức khỏe khác
- $7.567; hoặc (b) đối với Khoa học
hành vi hay Nghiên cứu xã hội $5.310.
4 Giáo dục $5.310
5
Tâm lý trị liệu, Chăm sóc
sức khỏe, Ngoại ngữ, Nghệ
thuật nghe nhìn và trình
diễn
(a) đối với ngành tâm lý trị liệu, Ngoại
ngữ hay nghệ thuật hình ảnh – trình
diễn —$5.310; hoặc (b) đối với ngành
Chăm sóc sức khỏe - $7.567.
6 Y tá $5.310
7
Kỹ thuật, Khoa học, Điều
tra khảo sát
Đối với ngành Kỹ thuật, Khoa học hoặc
Điều tra, khảo sát - $7.567.
8
Nha khoa, Y khoa, Thú y,
Nông nghiệp
(a) đối với ngành Nha khoa, Y khoa
hoặc Thú y - $8.859; hoặc (b) đối với
ngành nông nghiệp -$7.567.
Bảng 1. Mức học phí của Giáo dục đại học Australia (hiện hành)
Nguồn: Higher Education Support Act 2003, No. 149, 2003
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015
nghiên cứu - diễn đàn
10
và sử dụng nhiều giảng viên trợ
giảng và thậm chí là học viên sau
đại học. Gần như chắc chắn rằng
học phí ở những năm đầu của đại
học thấp hơn học phí của những
năm sau. Vì vậy, học phí phân biệt
theo cấp độ đào tạo trong giáo dục
đại học có nguyên nhân cơ bản liên
quan đến chi phí.
Ngoài ra, sinh viên bỏ học sau
chỉ một hoặc hai năm học đại học
thường nhận được phần lợi ích
(returns) thấp hơn liên quan đến cơ
hội công việc và thu nhập. Vì vậy,
nếu xét theo nguyên tắc chi phí – lợi
nhuận (cost – benefit), những sinh
viên này trả mức học phí thấp hơn
cũng là phù hợp.
Cuối cùng, cho đến nay, một
mức học phí thấp vẫn được coi là
yếu tố quan trọng để thu hút những
sinh viên giỏi theo học đại học, nên
có thể là hợp lý nếu tối thiểu hóa
học phí ở một hoặc hai năm đầu
tiên.
2. Học phí phân biệt
theo tỷ suất sinh lợi
Chính sách học phí phân biệt
theo chi phí khẳng định rằng giáo
dục đại học là một chương trình đào
tạo đắt đỏ, vì vậy, tất nhiên sinh
viên muốn thụ hưởng nó phải chi
trả phần nào chi phí. Xét ở góc độ
nào đó, học phí phân biệt theo mức
sinh lợi lý giải vì sao học sinh cần
phải đóng học phí. Lý do căn bản
của việc thu học phí đối với sinh
viên nằm ở lý luận cho rằng sinh
viên sẽ nhận được lợi ích tư cho
việc học đại học của mình. Sinh
viên là “người hưởng lợi cuối cùng”
của giáo dục đại học (Neave: 1992).
Vì vậy, giáo dục đại học là một sự
đầu tư và là một ngành công nghiệp
mang lại giá trị gia tăng, và sinh
viên phải trang trải phần nào sự đầu
tư cho lợi ích của họ trong tương
lai. Psacharopoulos đã giành hơn 30
năm để quan sát và phân tích về tỷ
suất sinh lợi (rate of return) đối với
khoản đầu tư cho giáo dục. Ông đã
vẽ một sơ đồ nổi tiếng để diễn tả về
mối quan hệ chi phí - lợi nhuận của
đầu tư cho giáo dục (Xem Hình 1).
Xuất phát từ ý tưởng này, các nhà
hoạch định chính sách và sinh viên
thường kết nối với các khoản thu
nhập kỳ vọng của các sinh viên tốt
nghiệp với học phí.
Một ví dụ điển hình là sinh
viên học các ngành ngoại ngữ, kinh
doanh và tài chính quốc tế ở các
trường đại học công lập ở Quảng
Đông phải trả từ 5000 đến 6000
nhân dân tệ (năm 1996). Mức học
phí này cao gấp đôi mức học phí đối
với sinh viên theo học các ngành
khoa học và nhân văn trong cùng
một năm (Zhang: 1997). Ở đây, tỷ
suất lợi nhuận tư cao đối với những
chuyên ngành này đã trở thành nhân
tố quan trọng nhất trong lựa chọn
khung học phí.
Một ví dụ khác liên quan đến
việc xác định mức học phí thấp đối
với sinh viên sư phạm. Ở Trường
ĐH sư phạm Thượng Hải, sinh
viên sư phạm chỉ phải trả ½ học
phí (1.900 nhân dân tệ so với 3.800
nhân dân tệ) so với các bạn cùng
lớp không cam kết theo nghề giáo
viên. Trên thực tế, hai loại sinh viên
cùng ngồi trong một lớp học, học
những môn giống nhau. Lý do đơn
giản là, (1) mức lương trung bình
của giáo viên phổ thông vẫn thấp
hơn các nghề cổ cồn trắng khác ở
Thượng Hải, và (2) giáo viên phổ
thông vẫn còn trong tình trạng
thiếu về số lượng. Nói cách khác, ở
Thượng Hải, các chương trình đào
tạo giáo viên có tỷ suất lợi nhuận tư
thấp hoặc khả năng thu nhập thấp
nhưng xã hội có nhu cầu (Shanghai
Normal University: 1999).
Vì vậy, nguyên lý tỷ suất lợi
nhuận trong việc xác định học phí
khác biệt là một vấn đề có tính hai
mặt. Một mặt, các nhà hoạch định
chính sách cần chú ý đến tỷ suất lợi
nhuận tư của đầu tư cho giáo dục đại
học. Nếu một vài ngành nghề nào
đó chắc chắn có khả năng đem lại
tỷ suất lợi nhuận cao hay thu nhập
cao cho sinh viên tốt nghiệp trong
tương lai, thì học phí của những
ngành nghề này nên được xác định
ở mức cao. Mặt khác, các nhà chính
sách nên xác đinh mức học phí thấp
đối với những ngành nghề có tỷ suất
lợi nhuận tư nói chung thấp nhưng
tỷ suất lợi nhuận xã hội cao hoặc
nhu cầu xã hội đối với ngành nghề
đó cao.
Khi nguyên tắc này được áp
dụng, các nhà hoạch định chính
sách cũng cần lưu ý hiện tượng lệch
giữa chi phí đơn vị thực tế và tỷ suất
lợi nhuận tư. Các chuyên ngành như
luật, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ
thường là những ngành có chi phí
thấp nhưng tỷ suất lợi nhuận tư cao.
Các chuyên ngành như vật lý, khoa
Hình 1. Chi phí và lợi nhuận của đầu tư cho giáo dục đại học
Yh = giáo dục đại học 		 Ys = giáo dục trung học
OC = chi phí hoạt động 		 DC = chi phí trực tiếp	 B = lợi nhuận
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 11
học và kỹ thuật là những ngành có
chi phí đào tạo cao nhưng tỷ suất lợi
nhuận tư thấp. Khung học phí cho
hai nhóm ngành này cần phải được
xác định trong mối liên hệ với các
yếu tố khác và trong từng bối cảnh
cụ thể.
3.Học phí phân biệt
theo nơi cư trú
Các trường cao đẳng và đại học
công lập được hình thành và duy trì
hoạt động bởi nguồn tài chính công
có được từ thu thuế, và lẽ đương
nhiên là các trường cần trao cơ hội
học tập trước hết là cho sinh viên
bản địa và trong nước. Vì vậy, học
phí phân biệt theo nơi cư trú đã bắt
đầu được áp dụng cho sinh viên bản
địa hay sinh viên địa phương và
sinh viên bên ngoài. Vì sinh viên
bên ngoài và gia đình họ không
đóng thuế và không có đóng góp gì
đối với các quỹ công, nên thường là
các em phải trả học phí ở mức cao
hơn. Trong nhóm này cũng có 2 tiểu
nhóm:
(1)	 Học phí khác biệt đối với
sinh viên đến từ vùng khác trong
cùng 1 đất nước
Ở Mỹ, hầu hết các trường cao
đẳng và đại học công lập đều có 2
khung học phí tương ứng cho sinh
viên của bang và sinh viên ngoài
bang. Trong năm học 2004-2005,
mức học phí trung bình đối với sinh
viên địa phương là 5.132 đô la Mỹ
trong các trường đại học công lập 4
năm, trong khi mức học phí trung
bình đối với sinh viên ngoài bang là
12.423 đô la Mỹ.
Ở Trung Quốc, học phí phân
biệt theo nơi cư trú bắt đầu xuất
hiện từ giữa những năm 1990s. Sinh
viên đến từ tỉnh khác đôi khi phải
trả mức học phí cao hơn. Trường
ĐH Xi’an Jiaotong là một trong 30
trường hàng đầu của Trung Quốc.
Hàng năm, Trường vẫn tuyển sinh
viên từ các tỉnh miền trung và miền
tây Trung Quốc theo quy hoạch
nhân lực quốc gia. Tuy nhiên, hàng
năm, Trường cũng tuyển khoảng
100 sinh viên đến từ tỉnh Quảng
Đông, không trong quy hoạch quốc
gia. Những sinh viên này phải trả
3000 đến 4000 nhân dân tệ, trong
khi sinh viên năm trong các tỉnh
miền tây có trong quy hoạch chỉ
phải trả 1000 nhân dân tệ cho mỗi
năm học. Hiện tượng này xảy ra phổ
biến ở các trường đại học khác, đặc
biệt là các trường ở những thành
phố lớn.
(2)	 Học phí khác biệt đối với
sinh viên quốc tế
Ở Anh, chính phủ phe Bảo thủ
đã tăng khung học phí đối với sinh
viên quốc tế từ năm 1980. Khung
học phí đối với sinh viên quốc tế
thực chất là được tính đủ chi phí
đào tạo. Trong những năm 1980s,
chính sách này được sử dụng như
một biện pháp nhằm khắc phục
những khó khăn về tài chính, nhưng
hiện nay, nhiều nước tiên tiến đang
thi hành chính sách này như một
cách để kiếm tiền trên thị trường
giáo dục quốc tế. Australia, Canada,
New Zealand, Anh và Mỹ là những
nước đi đầu trong thực thi chính
sách học phí này đối với sinh viên
quốc tế.
Các cơ sở giáo dục đại học thu
được lợi nhuận là phần chênh giữa
chi phí đào tạo đầy đủ tính theo lý
thuyết và chi phí thực tế phải chi
cho những sinh viên quốc tế này.
Theo tính toán của Throsby (1997),
chi phí thực tế trung bình đối với
mỗi sinh viên quốc tế (thời điểm
năm 1994) là 2.600 đô la Mỹ nhưng
học phí tính đầy đủ chi phí trung
bình mà các trường ở Australia thu
của sinh viên quốc tế dao động từ
7.500 đến 8.000 đô la Mỹ. Trong
trường hợp này, chính sách học phí
khác biệt đối với sinh viên quốc tế
đã trở thành 1 chiến lược quan trọng
để biến giáo dục đại học thành một
ngành kinh doanh tri thức và một
ngành “thương mại quốc tế”.
Năm 1996, các trường đại học
của Australia thu được 1,3 tỷ đô
la Úc từ sinh viên quốc tế và các
trường đại học của Mỹ thu được 7,5
tỷ đô la Mỹ. Con số này đối với các
trường đại học và cao đẳng của Anh
là 543 triệu bảng Anh.
4. Học phí phân biệt
theo ưu tiên quốc gia
(State Interests)
Các nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc và Trung quốc là những nước
luôn luôn chú trọng việc gắn liền
các lợi ích chính trị và kinh tế quốc
gia, coi đó là ưu tiên số 1 trong phát
triển giáo dục đại học. Sự ưu tiên
này có tác động tới chính sách học
phí của các nước. Các hình thức chủ
yếu thể hiện sự cụ thể hóa các ưu
tiên quốc gia là:
- Xác đinh mức học phí thấp đối
với các các lĩnh vực học tập với chi
phí cao.
- Xác định mức học phí thấp đối
với những trường đáng chú ý nhất
với chi phí cao
Ở Trung Quốc, đối với hình thức
thứ nhất, các trường đào tạo các
ngành trong lĩnh vực nông nghiệp
và khoáng sản luôn có mức học phí
thấp nhất trong quá trình cải cách,
Bảng 2: Khung học phí của các cơ sở giáo dục đại học chính quy ở Quảng
Đông năm 1996
Lĩnh vực Nhóm trường
Khung học phí
(nhân dân tệ)
Khoa học/kỹ thuật/
Quản trị/ Khoa học
xã hội
Các trường thuộc Ủy ban giáo
dục quốc gia
1.000-2.640
Các trường thuộc các bộ ngành
trung ương khác
2.500-3.500
Các trường cấp tỉnh 3.000-4.000
Nghệ thuật/nghệ
thuật trình diễn/thiết
kế
Các trường thuộc Ủy ban giáo
dục quốc gia
4.000-6.000
Các trường cấp tỉnh 5.000-8.000
Kinh doanh quốc tế
Các trường thuộc các bộ ngành
trung ương
3.000-4.000
Các trường cấp tỉnh 5.000-8.000
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/201512
mặc dù chi phí đào tạo của hai lĩnh
vực này cao hơn các ngành thuộc
lĩnh vực kinh doanh và nhân văn
rất nhiều. Đối với hình thức thứ hai,
chúng ta có thể quan sát thấy khung
học phí khác nhau giữa các trường
thuộc các bộ ngành trung ương và
các trường thuộc địa phương Nói
chung, các trường thuộc các bộ
ngành trung ương, đặc biệt là Bộ
Giáo dục là những trường hàng đầu
ở Trung Quốc. Chúng được gọi là
“các trường trọng điểm” và “các
trường thuộc đề án 211”. Đầu tư
của Chính phủ cho những trường
này cao hơn nhiều so với các trường
khác. Chi phí đơn vị của những
trường này cũng cao hơn nhiều
so với các trường khác. Dưới đây
là khung học phí đối với các loại
trường khác nhau ở Quảng Đông
năm 1996.
Từ bảng 2 trên chúng ta có thể
dễ dàng thấy rằng các trường hàng
đầu của Trung Quốc có mức học
phí thấp nhất, trong khi các trường
thuộc nhóm dưới có mức học phí
cao nhất. Hình thức học phí này
sẽ còn tồn tại ở Trung Quốc trong
một thời gian dài. Năm 1998, chính
quyền Thượng Hải đã đồng ý cho
một số trường đại học địa phương
thu học phí bổ sung đối với sinh
viên học nghề ở mức độ “gần như là
tính đủ chi phí đào tạo” . Với việc
đặt ra các mức học phí khác nhau
này, chính phủ đang cố gắng thu
hút những sinh viên tài năng nhất
để phục vụ ưu tiên mang tính nền
tảng và dài hạn của quốc gia. Thuật
ngữ ưu tiên quốc gia được dùng ở
đây là một khái niệm rộng hơn và
sâu hơn khái niệm “lợi ích xã hội”
(social return). Đây cũng là một
trong những cơ sở của chính sách
học phí khác biệt của Nhật Bản. Ở
Nhật Bản, các trường đại học quốc
gia có mức học phí thấp nhất. Vì
vậy, học phí chỉ chiếm 10% tổng
thu nhập của các đại học quốc gia.
Thu nhập trung bình từ học phí đối
với tất cả các trường đại học công
của Nhật Bản vào khoảng 18%,
trong khi của các trường tư có thể
lên đến hơn 50%.
5. Học phí phân biệt
theo khả năng chi trả
Khi sinh viên và phụ huynh sinh
viên là những người phải trả học
phí thì khả năng chi trả học phí trở
thành một vấn đề đối với một tỷ lệ
sinh viên nhất định. Để cho tất cả
các em có cơ hội như nhau trong
tiếp cận giáo dục đại học, một số
nước đã thử áp dụng mô hình học
phí phân biệt theo thu nhập.
Philippines đã bắt đầu thực hiện
“chính sách học phí xã hội hóa”.
Lý do chính của chính sách này là
thu học phí ở các mức khác nhau
tùy theo thu nhập của gia đình sinh
viên. Zimbabwe cũng áp dụng chính
sách học phí phần biệt theo thu
nhập. (Xem Bảng 1.3)
Các chuyên gia của Australia
đã từng thảo luận khả năng thiết kế
một hệ thống học phí khác biệt dựa
trên khả năng chi trả. Nó bao gồm
bốn mức độ chi trả học phí:
- Nhóm 20% sinh viên giàu nhất
trả một mức học phí tương đối cao
- Nhóm 20% sinh viên giàu tiếp
theo chi trả mức học phí thấp hơn
- Nhóm 20% sinh viên tiếpt heo
chi trả một mức học phí thấp hơn
nữa
- Nhóm 40% sinh viên còn lại
được miễn học phí
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính
Giáo dục Đại học của Australia đã
từ bỏ kế hoạch này vì thiếu tính khả
thi và dễ làm nảy sinh những vấn
đề mới.
6.Học phí phân biệt
theo chất lượng và
danh tiếng
Ở Mỹ, các trường đại học khác
nhau có mức học phí khác nhau. Ở
khu vực Los Angeles, Trường Đại
học California ở LosAngeles có mức
học phí cao nhất trong các trường
công lập (11.199 đô la Mỹ bao gồm
cả giáo trình và tiền ở). Trường Đại
học bang California ở Los Angeles
có mức học phí thấp hơn (tổng mức
thu là 8.358 đô la Mỹ) và Trường
Cao đẳng thành phố Los Angeles có
mức học phí thấp nhất (2.707 đô la
Mỹ). (số liệu của năm học 1994 –
1995) (College Board: 1994 – 95).
Ngoài mức chi phí đơn vị thực tế
ở các trường, chất lượng và danh
tiếng trong thị trường giáo dục cũng
là những nhân tố quan trọng trong
việc xác định mức học phí ở Mỹ.
Tài liệu tham khảo:
1.	 Australia Department of
Education, Regulation Impact
Statement, p. 70.
2.	 Bureau of China Statistics.,
2010. China statistics yearbook
(1996-2010) (China). Beijing:
China Statistics Press.
3.	 College Board (2004) Trend
in college pricing, New York.
Bảng 1.3: Khung học phí của Zimbabwe năm 1990
Nhóm thu
nhập
Thu nhập
hàng năm của
gia đình
Khung chi phí Mức học phí chi
trả thực tế
Nhóm I < Z$28.000
Nghệ thuật 4.895 Không phải trả
Khoa học 5.531 Không phải trả
Y khoa 5.539 Không phải trả
Nhóm II
Z$28.001 –
33.999
Nghệ thuật 4.895 1.909
Khoa học 5.531 1.533
Y khoa 5.539 1.329
Nhóm III
Z$34.000-
39.000
Nghệ thuật 4.895 2.741
Khoa học 5.531 2.437
Y khoa 5.539 2.534
Nhóm IV Z$39.001
Nghệ thuật 4.895 4.895
Khoa học 5.531 5.531
Y khoa 5.539 5.539
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 13
TƯTƯỞNGVỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI
TRONG HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI CỦA NGƯỜIVIỆT
✒ Nguyễn Thị Thúy Hương
Khoa Triết học – Đại học Sư phạm Hà Nội.
Mở đầu
Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh
mẽ, bên cạnh thời cơ, cũng tạo ra
những thách thức lớn đối với sự phát
triển, trong đó có sự phát triển về
văn hóa giáo dục, đã ảnh hưởng theo
hướng tiêu cực tới thế giới quan, nhân
sinh quan, đến định hướng giá trị văn
hóa đạo đức trong đó có quan niệm
về Đạo làm người của của con người
Việt Nam hiện nay.
1. Đạo làm người trong
văn hóa Việt Nam
Tiêu chí của đạo làm người trong
xã hội ngày nay đòi hỏi sự phát triển
toàn diện, đối với mỗi người cần có
trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực
sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng
nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa
tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài
hoà trong gia đình, cộng đồng và xã
hội. Thực tế cho thấy, hiện nay không
ít người trong xã hội đã phai nhạt lý
tưởng sống, làm giàu bằng mọi giá
bất chấp đạo lý, sống vô cảm, chỉ biết
đến bản thân mà không quan tâm đến
cộng đồng. Tình trạng tham ô, tham
nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống,
phạm pháp; tỷ lệ ly hôn không ngừng
tăng, mâu thuẫn gia đình nảy sinh
ngày càng nhiều đã làm đảo ngược
những giá trị văn hóa đạo đức truyền
thống. Điều đó dẫn đến sự thay đổi
hệ giá trị văn hóa đạo đức, trong đó
có quan niệm về Đạo làm người của
người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ
nói riêng.
Để hội nhập, phát triển và vkhông
bị hòa tan trước xu thế toàn cầu hóa,
Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng
của đời sống xã hội, là mục đích và
động lực của sự phát triển xã hội.
Do vậy, cần phải đặc biệt quan tâm
giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và
lòng tự hào dân tộc trong đó có quan
niệm về Đạo làm người được ông
cha ta lưu giữ và truyền lại còn được
bảo tồn dưới nhiều dạng thức khác
nhau, trong đó có hoành phi, câu đối.
Mặc dù có sự tác động nhiều chiều
của toàn cầu hóa, của mặt trái kinh
tế thị trường, nhưng các giá trị đạo
đức truyền thống cao đẹp vẫn được
lưu truyền trong làng xã, dòng họ. Ở
Việt Nam hầu hết các dòng họ đều
có nhà thờ họ riêng, ở đó là nơi tôn
nghiêm để thờ cúng tổ tiên, lưu giữ
truyền thống của dòng họ, cũng là nơi
con cháu hàng năm dù có đi làm ăn
buôn bán ngược xuôi thì đến ngày giỗ
họ đều trở về. Xưa người Việt đã có
câu thơ để nhắc nhở con cháu nhớ về
ngày giỗ tổ của cả dân tộc.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng
ba
Ngày giỗ tổ không chỉ là nơi con
cháu được gặp mặt nhau, mà đó còn
là ngày để dòng tộc cùng ôn lại lịch
sử của dòng họ mình, dạy con cháu
ghi nhớ lịch sử hình thành dòng họ,
nhưng đặc biệt hơn đó là nơi các cụ
già truyền lại những tư tưởng về đạo
đức, lối sống tốt đẹp của dòng họ cho
con cháu mình. Đó cũng là nơi khơi
nguồn của dòng mạch văn hóa dân
gian chảy mãi, là cái nôi để cố kết
cộng đồng, gia đình dòng họ.
Các dòng họ còn lưu giữ nhiều
truyền thống văn hóa tốt đẹp để giáo
dục cho các thế hệ tương lai về Đạo
làm người. Hệ thống hoành phi, câu
đối được treo trong nhà thờ các dòng
họ vẫn được giữ gìn, bảo vệ nhằm
giáo dục về đạo làm người cho con
cháu sống sao cho tốt với gia đình,
cộng đồng xã hội và đất nước.
Có thể nói, trong lịch sử tư tưởng
Việt Nam, Đạo làm người đựợc coi
là giá trị “nền” của các giá trị. Tuy
nhiên, nhận thức về Đạo làm người
là một quá trình, được bổ sung và
phát triển liên tục qua các giai đoạn
của lịch sử xã hội. Ở Việt Nam, vấn
đề đạo đức luôn được chú trọng. Đặc
biệt trong điều kiện hiện nay, khi
chúng ta đang đi trên con đường phát
triển , nhằm xây dựng một xã hội dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, thì vấn đề đạo đức
càng cần thiết hơn bao giờ hết. Giáo
dục đạo đức con người Việt Nam
nói chung, giáo dục Đạo làm người
nói riêng thì cần có một nền tảng lý
thuyết đạo đức mang tính khoa học.
Nền tảng lý thuyết ấy được bắt đầu từ
thực tiễn lịch sử văn hóa đạo đức của
dân tộc.Việc nghiên cứu có hệ thống
quan niệm về Đạo làm người trong
hoành phi, câu đối ở miền Bắc Việt
Nam góp phần phát huy sức mạnh
của truyền thống văn hóa đạo đức tốt
đẹp, xây dựng đạo đức mới cho thế hệ
trẻ hiện nay.
Từ cách tiếp cận lịch sử có thể
thấy rằng, vấn đề Đạo làm người là
một nội dung quan trọng trong triết lý
lá rụng về cội, nhớ ơn thế hệ đi trước
của dân tộc Việt Nam. Triết lý này có
quá trình hình thành, ngày càng được
bổ sung và phát triển qua các giai
đoạn lịch sử và đạt tới giá trị khoa học
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác đã
nói: Các vua Hùng đã có công dựng
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước. Đó là bài học về đạo đức
đơn giản mà vô cùng sâu sắc đối với
mỗi người Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay, để đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Đảng ta cho rằng,
cần phải giáo dục, xây dựng con
người mới. Con người mới phải có ý
thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công
dân; có tri thức, sức khoẻ và lao động
giỏi; sống có văn hoá và tình nghĩa;
giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc
tế chân chính.
2. Đạo làm người trong
Hoành phi, câu đối
Việt Nam
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/201514
Trong kho tàng giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc, hoành phi,
câu đối chứa đựng nội dung về Đạo
làm người của cha ông rất sâu sắc.
Hoành phi, câu đối là một dạng
văn hóa đặc biệt, đó là những câu, từ
ngữ ngắn gọn hàm chứa ý nghĩa văn
hóa đạo đức sâu sắc được treo trang
trọng trên ban thờ các gia đình, nhà
thờ của các họ tộc. Hoành phi, câu đối
là nơi thể hiện rõ nét tư tưởng về Đạo
làm người của dân tộc Việt Nam, góp
phần trả lời câu hỏi “phải sống làm
sao cho phải đạo” đối với mỗi con
người.
Người Việt Nam luôn coi trọng
cội nguồn, gốc tích nên bao giờ bàn
thờ gia tiên cũng được bày nơi trang
trọng nhất trong nhà và được trang
hoàng khá trang nghiêm, lộng lẫy.
Thông qua câu đối treo thờ tự người
ta gửi gắm tấm lòng thành kính đến
ông bà và tổ tiên, nguyện cầu nhận
được sự phù hộ để con cháu dồi dào
sức khỏe, làm ăn phát đạt, thăng
quan tiến chức làm rạng rỡ tông môn,
những câu thường gặp đó là:
樹草逢春支葉茂
祖宗積德子孙榮
Phiên âm:
"Thụ thảo phùng xuân chi diệp
mậu;
Tổ tông tích đức tử tôn vinh”
Tạm dịch là “Cây cỏ chào xuân
cành lá thắm; Tổ tiên tích đức cháu
con vinh”.
Hay những câu có ý nghĩa giáo
dục, mong ước cho con cháu luôn
đoàn kết, tương thân tương trợ, kề vai
sát cánh giúp đỡ lẫn nhau vượt mọi
khó khăn để tạo dựng cuộc sống ngày
càng phát triển và cùng đồng lòng tri
ân tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên như:
木出千支猶有本苯
水流萬派素从源
Phiên âm: “Mộc xuất thiên chi
do hữu bổn; Thủy lưu vạn phái tố
tùng nguyên”. Tạm dịch là “Cây
chung ngàn nhánh sinh từ gốc; Nước
chảy muôn dòng phát tại nguồn”.
Đời trước mở đường, lớp sau kế
tiếp phát huy nề nếp gia phong, gìn
giữ bản sắc đó cũng là mong ước của
nhiều thế hệ trong gia đình:
“Hữu khai tất tiên, minh đức
viễn hĩ; Khắc xương quyết hậu, kế
tự kỳ hoàng chi”. Tạm dịch là “Lớp
trước mở mang, đức sáng lưu truyền
vĩnh viễn; Đời sau tiếp nối, phúc cao
thừa kế huy hoàng”.
Bên cạnh những câu liễn mang
nội dung thờ gia tiên thì người
thương gia luôn mong ước được mua
may bán đắt, sinh tài sinh lợi, vàng
ngọc đầy nhà nên họ thường treo các
câu đối mang nội dung ấy tại phòng
khách như:
“Môn nghinh xuân hạ thu đông
phước; Hộ nạp đông tây nam bắc
tài”. Tạm dịch là “Cửa đón xuân hạ
thu đông phúc; Nhà tiếp đông tây
nam bắc tài”
Những câu mang tính khuyên
răn con cháu phải cố gắng học hành,
chăm lo cần kiệm thì sẽ vinh hiển bản
thân và được giàu sang phú quý như:
“Canh độc lưỡng đồ, độc khả
vinh thân canh khả phú; Kiệm cần
nhị chí, cần năng sáng nghiệm kiệm
năng thành”. Tạm dịch là “Nông học
đôi đường, học sớm vinh thân nông
sớm phú; Kiệm cần hai chữ, cần cù
sáng nghiệp kiệm thành công”. Hoặc
khuyên các chàng sĩ tử học trò hãy ra
công gắng sức học tập mai sau gặp
vận rồng mây, công danh đỗ đạt;
trước là vinh hiển tấm thân, sau làm
rạng rỡ tông môn được mở mày mở
mặt với bàng quan thiên hạ: “Thập
niên song hạ vô nhân vấn; Nhất cử
thành danh thiên hạ tri” tạm dịch là
“Mười năm đèn sách không ai hỏi;
Thi trúng thành danh thiên hạ hay”.
Hoành phi, câu đối không chỉ là
những vật treo để tăng thêm vẻ thẩm
mỹ, vẻ trang nghiêm cho di tích mà
bản thân nó còn thể hiện sự mong
ước của các thế hệ sinh sống trong
ngôi nhà. Đồng thời, đó là một trong
những nguồn tư liệu quý giúp chúng
ta nghiên cứu về quan niệm về đạo
làm người, phong tục tập quán, nề
nếp gia phong của một gia đình, dòng
họ. Thậm chí, thông qua đó còn có thể
phần nào đánh giá được những giai
đoạn lịch sử của xã hội, những nhân
vật lịch sử. Bởi vì bản thân hoành phi,
câu đối còn chuyển tải nhiều ý nghĩa
khác như giá trị văn học, lịch sử, văn
hóa, triết học, giáo dục...
Hoành phi, câu đối không chỉ
mang tính thẩm mỹ, trang nghiêm cho
di tích mà còn chuyển tải nhiều ý nghĩa
khác như giá trị văn học, lịch sử, văn
hóa, triết học, giáo dục... Với những
hoành phi, câu đối, nguồn mạch nhân
đức, đạo làm người được các thế hệ
đi trước trao truyền, nhắn gửi cho thế
hệ sau. Truyền thống mà cả dân tộc
cũng như mỗi dòng họ, mỗi gia đình
cần phải gìn giữ là: Uống nước nhớ
nguồn, nhân hậu thuỷ chung, thương
người như thể thương thân, đoàn kết
tương thân tương ái làng xóm khi tối
lửa tắt đèn, tu thân, hiếu học, sẵn sàng
hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, lao
động cần cù, sáng tạo....
Đạo làm người được thể hiện trên
rất nhiều lĩnh vực, được lưu giữ trong
rất nhiều loại hình văn hóa của dân
tộc. Hoành phi, Câu đối là một hình
thức điển hình và hiện nay còn được
lưu giữ rất nhiều trong dân gian. Đó
là một hình thức giáo dục văn hóa đạo
đức rất gần gũi, rất tự nhiên có ảnh
hưởng lớn đến nhiều tầng lớp người
trong xã hội.
Khi nghiên cứu tư tưởng về Đạo
làm người trong hệ thống hoành phi,
câu đối Việt Nam, chúng ta ai cũng
nhận thấy những giá trị văn hóa đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
và có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc
góp phần giáo dục, xây dựng nền văn
hóa đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện
nay, thực hiện mục tiêu xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
Những giá trị văn hóa đạo đức
hàng ngàn năm của dân tộc được đúc
kết, trải qua bao thăng trầm của lịch
sử vẫn đang tồn tại ở những nơi linh
thiêng như gian thờ trong gia đình,
nhà thờ họ, chùa, đình, đền, miếu.
Nếu chúng ta không quan tâm bảo
tồn, phát huy di sản hoành phi, câu
đối thì cùng với đó, một trong những
hình thức giáo dục Đạo làm người
trong truyền thống sẽ dần bị phai
nhạt. Giáo dục đạo đức cho thanh
niên hiện nay cần nhiều phương thức,
biện pháp, việc giáo dục quan niệm
Đạo làm người trong hoành phi, câu
đối cần phải được khai thác và vận
dụng một cách tốt nhất.
Hoành phi, câu đối mãi là giá trị
văn hóa đạo đức quý báu, nơi lưu
giữ quan niệm về Đạo làm người của
dân tộc rất cần được trân trọng, bảo
tồn, nghiên cứu và khai thác, xem đó
là phương tiện hữu hiệu trong việc
giáo dục nhân sinh quan cho thế hệ
trẻ.
ILACAED
HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn
Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 15
Nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ
thể chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng của logic biện chứng,
bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc
xây dựng các lý thuyết khoa học, mà
lý thuyết khoa học là hình thức phản
ánh bản chất của sự vật trong tính
chỉnh thể của nó một cách đầy đủ
hơn cả.
C.Mác là người có công rất lớn
trong việc xây dựng nguyên tắc này
của logic biện chứng. Như chúng ta
biết C.Mác đã vận dụng rất thành
công phương pháp logic vào việc
nghiên cứu các hiện tượng của đời
sống xã hội trong nhiều tác phẩm,
đặc biệt là trong bộ "Tư bản", và
chính trong công việc này Ông đã
đem lại cho nguyên tắc từ trừu tượng
đến cụ thể một tinh thần duy vật,
đồng thời áp dụng nó vào nghiên
cứu xã hội, mặc dù C.Mác không
phải là người đầu tiên.
Hêghen là người đầu tiên xây
dựng nguyên tắc nhận thức từ trừu
tượng đến cụ thể theo tinh thần duy
tâm. Theo Hêghen sự nhận thức, tư
duy không ngừng phát triển, và sự
phát triển này được ông xem xét như
một quy luật, trong đó nhận thức vả
tư duy đi từ cái trừu tượng đến cái
cụ thể, từ cái ít cụ thể đến cái cụ thể
nhiều hơn. Đứng trên lập trường duy
tâm, Hêghen cho rằng bất kỳ sự phát
triển nào cũng chỉ là sự thể hiện của
ý niệm tuyệt đối. Toàn bộ sự phong
phú, đa dạng của thế giới cũng chỉ là
sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối trên
con đường tìm về bản thân mình.
Nhưng cái hợp lý của Hêghen là ở
chỗ, bất kỳ sự phát triển nào cũng
bắt đầu từ những tính quy định giản
đơn, và từ đó sẽ kế tiếp những tính
quy định phong phú hơn và cụ thể
hơn. Trên cơ sở đó, Hêghen đã trình
bày sự phát triển của nhận thức như
một quá trình, trong đó sự nhận thức
được bắt đầu từ những khái niệm
trừu tượng, đơn giản nhất dần dần
chuyển thành những khái niệm cụ
thể hơn, xác định hơn.
Như vậy ở Hêghen nhận thức
được bắt đầu từ cái trừu tượng mà
ông gọi là tồn tại giản đơn và tiếp
đó, mỗi bước phát triển của nhận
thức chính là một bước xa dần cái
khởi đầu của nó, nhưng mặt khác thì
lại đi gần đến cái khởi đầu đó,chỉ
có điều đây là cái khởi đầu đã được
phát triển.
Công lao của Hêghen là ở chỗ
ông đã xây dựng và trình bày nguyên
tắc từ trừu tượng đến cụ thể trên nền
tảng của phép biện chứng. Khi nhận
xét về nguyên tắc này của Hêghen,
C.Mác đã viết:" Hêghen đã rời vào
ảo tưởng khi hiểu cái hiện thực như
là kết quả của tư duy tự tổng hợp
trong bản thân mình, tự đi sâu vào
bản thân mình và xuất phát từ bản
thân mình. Trong khi đó, phương
pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ
là một phương thức, nhờ đó mà tư
duy nắm bắt cái cụ thể, thể hiện cái
cụ thể, xây dựng cái cụ thể như là
một cái cụ thể tinh thần. Tuy nhiên,
đó không bao giờ là một quá trình
phát sinh cái cụ thể".
Điểm khác biệt cơ bản giữa
C.Mác và Hêghen là ở chỗ, ở
Hêghen từ trừu tượng đến cụ thể là
cách thức xây dựng cái cụ thể hiện
thực. C.Mác hoàn toàn ngược lại,
từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là một
nguyên tắc rất quan trọng để xây
dựng các lý thuyết khoa học.
Để hiểu được cốt lõi của nguyên
tắc này, chúng ta phải làm rõ các
nội dung: thế nào là trừu tượng; thế
nào là cụ thể. Cặp phạm trù này đặc
trưng cho cả thế giới các hiện tượng
xung quanh và cả thế giới các hiện
tượng tinh thần. Bản chất của chúng
được thể hiện ở chỗ khi ta nhận thức
một thuộc tính nào đó tách khỏi cái
tổng thể của sự vật thì ta gọi cái
riêng lẻ, cái bộ phận đó là cái trừu
tượng và sự hiểu biết mang tính chất
đơn lẻ về sự vật được gọi là sự hiểu
biết trừu tượng. Còn về cái cụ thể,
ta nhận thấy mỗi sự trừu tượng đem
lại cho chúng ta một sự hiểu biết
nhất định nào đó về sự vật, và như
TRONG NHẬNTHỨC KHOA HỌC
NGUYÊNTẮCTỪTRỪUTƯỢNG ĐẾN CỤTHỂ
✒ Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai
Đại học sư phạm Hà Nội
Ảnh minh họa
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)

More Related Content

Similar to Di in maket htpt so 30 (1)

T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I sukiennong.vn
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mk120 chuyen in
Mk120 chuyen inMk120 chuyen in
Mk120 chuyen inHán Nhung
 
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...NuioKila
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnPham Long
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnPham Long
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...sividocz
 
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfquan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfAnhPhan363296
 

Similar to Di in maket htpt so 30 (1) (20)

T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
T Ổ CH Ứ C S Ự KI Ệ N T Ừ GÓC NHÌN KINH T Ế , V Ă N HÓA, XÃ H Ộ I
 
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOTLuận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
 
Mk120 chuyen in
Mk120 chuyen inMk120 chuyen in
Mk120 chuyen in
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
Tình Hình Và Xu Thế Phát Triển Giáo Dục Đại Học Ở Một Số Nước Thuộc Khu Vực C...
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1158 - vanhien.vn
 
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngLuận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Các Trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Các Trường Đại HọcLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Các Trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Môi Trường Văn Hoá Trong Các Trường Đại Học
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
 
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
Th s32.010 chính sách của các nhà nước quân chủ việt nam đối với tỉnh thái ng...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
 
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdfquan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
quan-ly-nha-nuoc-ve-giao-duc.pdf
 

More from Hán Nhung (20)

184
184184
184
 
183 in
183 in183 in
183 in
 
Chương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâmChương trình tặng quà cao sâm
Chương trình tặng quà cao sâm
 
181a
181a181a
181a
 
180
180180
180
 
178
178178
178
 
177
177177
177
 
176
176176
176
 
171
171171
171
 
174
174174
174
 
173
173173
173
 
172
172172
172
 
170 (1)
170 (1)170 (1)
170 (1)
 
169 in
169 in169 in
169 in
 
167
167167
167
 
163 chuyen in
163 chuyen in163 chuyen in
163 chuyen in
 
162
162162
162
 
161
161161
161
 
160 chuyen in
160 chuyen in160 chuyen in
160 chuyen in
 
Tan xuan
Tan xuanTan xuan
Tan xuan
 

Di in maket htpt so 30 (1)

  • 1. HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA ISSN 1859-3518COOPERATION AND DEVELOPMENT REVIEW CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM-LÀO-CAMPUCHIA Số 30 Tháng 3+4/2015 Trang 2-5 Trang 9-12 Trang 17-20Trang 33 TỪ XÂY DỰNG ĐẬP DON SAHONG, Nhìn lại vấn đề thuỷ điện trên dòng mê công Chính sách học phí khác biệt trong giáo dục ĐH ở nước ngoài Phát triển kinh tế tư nhân thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay Lễ ký Hiệp địnhThương mại giữa Chính phủViệt Nam và Chính phủ Lào Đại diện ĐSQ Lào, ĐH Thành Đô, Hội VILACAED và ACMAN dự Tọa đàm trong Chương trình Giao lưu Văn hóa Việt - Lào (12/4/2015)
  • 2. HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN Tạp chí Cơ quan trung ương của hội phát triển hợp tác kinh tế việt nam-lào-campuchia Năm thứ SÁU Số 30 (Tháng 3+4/2015) Tổng biên tập: PGS. TS. Vũ Đình Tích Trình bày:Thu Hằng Giấy phép hoạt động báo chí số 1768/GP-BTTTT, ngày 14-12-2009 Giấy phép hoạt động báo chí số 289/GP-BTTTT, ngày 22-9-2014 Địa chỉ tòa soạn Phòng 708, Trụ sở Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Số 65 Phố Văn Miếu, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội Điện thoại: 080.43470 Fax: 080.43470 Email: tchtpt@gmail.com Webtise: http://www.vilacaed.org.vn Giá bán: 22.000 đồng Hoạt động của Hội +++: Hội Phát triển Hợp tác Kinh tếViệt Nam - Lào - Campuchia tham gia tổ chức đónTết Lào 2015.................................................................................1 Nghiên cứu - Diễn đàn TS. Lê Thành Ý: Từ việc xây dựng đập Don Sahong nhìn lại vấn đề thủy điện trên sông MeKong...........................................................................................2 Nguyễn Thanh Tùng: Giới thiệu phương pháp liên kết vùng bằng việc xây dựng các mối liên kết kinh tế..........................................................................6 ThS.NguyễnThịLan Hương: Chính sách học phí khác biệt trong giáo dục đại học ở nước ngoài.............................................................................................9 NguyễnThịThúyHương:Tưtưởngvềđạolàmngườitronghoànhphi,câuđối của ngườiViệt............................................................................................... 13 Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai: Nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ thể trong nhận thức khoa học............................................................................................... 15 NCS Trần Thị Anh Vũ: Phát triển kinh tế tư nhân TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay............................................................................................... 17 Nguyễn Thanh Tùng: Mô hình liên kết kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu của liên kết kinh tế......................................................................... 20 ThS. Nguyễn Thị Lan Hương: Một số vấn đề về chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học.......................................................................................................... 23 Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai: Một số vấn đề về giảng dạy triết học với việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm............ 26 Quan hệ hợp tác Các nước ASEAN +++: Tăng cường kết nối hỗ trợ doanh nhân nữ ASEAN ............................. 29 +++: Kỳ họp lần thứ 2 Uỷ ban Hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam – Thái Lan........................................................................................................ 30 +++:Myanmar mong muốn đượcViệt Nam hỗ trợ cùng phát triển............ 31 Quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào-Campuchia +++:Tăng cường củng cố quan hệ đặc biệtViệt Nam – Lào........................ 32 +++: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào........................................................................................ 33 +++:Lễ ký Hiệp địnhThương mại giữa Chính phủViệt Nam và Chính phủ Lào............................................................................................... 33 +++: Cuộc họp lần thứ 6 cấp Bộ trưởng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tưViệt Nam và Bộ Kế hoạchVương quốc Campuchia........................................................ 34 Tổng hợp tin Kinh tế - Xã hội Lào +++:Tổng hợp tin kinh tế-xã hội Lào tháng 2-2015................................... 35 Giao lưu văn hóa +++: Lập hồ sơ xét công nhận quần thể di tíchYênTử là di sản thế giới.... 40 Activities of the vilacaed +++:VILACAED participating organizations welcome Lao NewYear 2015..........................................................................................1 Research – Forum Le Thanh Y: From the construction of the dam Don Sahong look back on problems of Mekong hydropower...................................................................2 Nguyen Thanh Tung: Introducing inter-region method by developing economic links................................................................................................6 Nguyen Thi Lan Huong: Differential tuition policies in higher education abroad............................................................................................................9 Nguyen Thi Thuy Huong: Ideologies on human livings inVietnamese“hoành phi, câu đối”.................................................................................................. 13 Nguyen Thi Tuyet Mai: From abstract to concrete principles in cognitive science.......................................................................................................... 15 TranThiAnhVu:PrivateSectorDevelopmentinHoChiMinhCityinthecurrent period........................................................................................................... 17 Nguyen Thanh Tung: economic integration model and factors affecting the economic integration objectives................................................................... 20 NguyenThiLanHuong: Some issues of cost-sharing in higher education...................................................................................................... 23 NguyenThiTuyetMai:Someproblemsofteachingphilosophytonurtureand train dialectical thinking ability for pedagogy students................................ 26 Partnerships in ASEAN Countries +++:Enhancing connection in supporting bussiness women in ASEAN...... 29 +++:2nd session of the Joint Commission on Bilateral CooperationVietnam - Thailand........................................................................................................ 30 +++: Myanmar wishes to be supported byVietnam................................... 31 Vietnam-Laos-Cambodia Partnerships +++:Strengthen specail ties betweenVietnam – Laos............................... 32 +++: President Truong Tan Sang met with the Vietnam business community to investing in Laos....................................................................................... 33 +++: The signing ceremony ofTrade Agreement between the Government of Vietnam and the Government of Lao PDR..................................................... 33 +++:The6thministeriallevelmeetingbetweentheMinistryofPlanningand Investment ofVietnam and Cambodia Ministry of Planning......................... 34 Synthesis of Laos Economist - Social activities +++: Synthesis of Lao socio-economic news a pipe month 2-2015............. 35 Cultural exchange +++: Set records to recognizeYenTu as world heritage.............................. 40 Mục lục Contents
  • 3. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIAH P Hợp tác & phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/ 2015 1 hoạt động của hội N hằm mở rộng quan hệ hợp tác giữa Hội, Trường Đại học Thành Đô với CHDCND Lào; Tạo mối quan hệ hữu nghị gắn bó giữa sinh viên hai nước và tình đoàn kết đặc biệt hai nước Việt Nam – Lào và nhân ngày Tết cổ truyền của Lào; Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào- Campuchia cùng với Trường Đại học Thành Đô và Công ty cổ phần phát triển phần mềm ACMAN đồng tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa Việt – Lào với chủ đề: “Hà Nội-Viêng Chăn thắm tình hữu nghị”. Chương trình giao lưu được tổ chức từ 8h00 – 12h00 ngày 12/4/2015 tại Trường Đại học Thành Đô, Quốc lộ 32, Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội. Thành phần tham dự có Đại diện Đại sứ quán Lào tại Hà Nội, Lãnh đạo Thành đoàn Hà Nội, Hội Phát triển Hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia, Công ty cổ phần ACMEN, Ban giám hiệu Trường Đại học Thành Đô, Bí thư các Liên chi đoàn, chi đoàn Trường Đại học Thành Đô, Lưu học sinh Lào đang học tập sinh sống tại Việt Nam, Sinh viên Đại học Thành Đô. Chương trình đã được tổ chức hoành tráng, trang trọng,vui vẻ, thắm tình hữu nghị Việt –Lào và đã thành công tốt đẹp. Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia tham gia tổ chức đónTết Lào 2015 Nội dung Chương trình: 1. Biểu diễn văn nghệ giao lưu giữa hai nước. 2. Tọa đàm: Đào tạo sinh viên Lào tại Việt Nam. 3. Tổ chức các gian hàng ẩm thực hai nước. 4. Thi hùng biện Tiếng Việt cho sinh viên Lào với chủ đề “Thách thức cùng Tiếng Việt” 5. Tổ chức nghi thức Mác khen (buộc chỉ cổ tay). 6. Lễ hội té nước. 7. Tiệc đứng.
  • 4. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/20152 nghiên cứu - diễn đàn Lưu vực Mê Công từ góc nhìn địa chính trị Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy dài trên 4.800 km qua lãnh thổTrung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra biển Đông. Trong tổng diện tích lưu vực khoảng 795.000Km2; gần ¼ (24%) nằm ở thượng nguồn thuộc Trung Quốc, Myanmar; 76% còn lại là phần hạ lưu vực của 4 quốc gia. Là lưu vực sông lớn, nơi sinh tụ của 60 triệu người thuộc hơn 100 dân tộc khác nhau, Mê Công đã tạo nên một vùng văn hoá đa dạng hiếm thấy (Nguyễn Nhân Quảng, Đào Trọng Tứ 2014) Nằm trên vùng địa lý đặc thù với nhiều nước có lịch sử văn hoá lâu đời, người dân trong lưu vực đã phát huy truyền thống để cùng chung sống dựa vào dòng sông hùng vĩ. Ngoài nguồn nước dồi dào với lượng phù sa màu mỡ, Mê Công được coi là khu vực có đa dạng sinh học rất cao. Lưu vực là nơi sản xuất lúa gạo lớn đủ nuôi sống trên 300 triệu người và cũng là vùng có sản lượng cá nước ngọt hàng đầu thế giới. Với chế độ dòng chảy theo mùa, sông Mê Công đã cung cấp môi trường và thức ăn cho các loài thuỷ sinh, tạo sự đa dạng với trên 1.300 loài cá sinh sống. Là dòng sông độc đáo, Mê Công có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa nước và mùa khô. Vào tháng 8-9, lưu lượng dòng chảy cao gấp 30 lần mùa khô (tháng 3-4),tạo môi trường sinh cảnh và nhịp thuỷ văn độc đáo, dẫn đến tính đa dạng sinh thái và sinh cảnh cao, đặc biệt đối với cá và các loài thuỷ sinh. Sông Mê Công có sản lượng cá lớn thứ 2 thế giới, đem lại khoảng 2,1 triệu tấn/ năm, chiếm 20% lượng cá nước ngọt toàn cầu. Theo thông tin tổng hợp từ 60 nguồn, nhở giao thoa giữa sông và biển, tính đa dạng của các loài cá ở đồng bằng Cửu Long rất cao, ước trên 486 loài ( Nguyễn Hữu Thiện 2014) Mê Công giữ vị trí đặc biệt trong lịch sử phát triển và đời sống kinh tế của Lào. Toàn bộ lãnh thổ Lào gần như nằm trọn trong lưu vực; những nguồn tài nguyên khoáng sản, đất, rừng, nước và sinh học là nguồn lợi chủ yếu để phát triển quốc gia. Dòng chảy Mê Công có nhiều cảnh quan đặc biệt và đa dạng sinh học phong phú với nhiều loài cá và thuỷ sinh quý hiếm; đặc biệt là tiềm năng thuỷ điện lớn (khoảng 260 nghìn MW, chiểm hơn 48,2% công suất toàn lưu vực). Tại Thái Lan, vùng Đông Bắc trù phú nằm trên lưu vực, giúp đất nước này trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trong nhiều thập kỷ. Sự phát triển nhanh của vùng trung tâm và ven biển cùng với phát triển thuỷ điện dòng nhánh khiến quốc gia này phải đối mặt với khan hiếm nước, buộc chính phủ phải có kế hoạch chuyển nước từ Mê Công về bù đắp. Nhu cầu năng lượng gia tăng đã hướng Thái Lan tìm đến nguồn thuỷ điện có thể khai thác ở Lào. Trong 9 thuỷ điện lớn của Lào trên dòng chính Mê Công, các nhà đầu tư Thái Lan sẽ xây dựng từ 4 đến 5 công trình. Với hơn 85% lãnh thổ nằm trong lưu vực, lịch sử phát triển Capuchia luôn gắn cùng dòng chảy Mê Công. Đáng lưu ý về địa lý Campuchia là sự hình thành dòng Ton Lê Sáp và Biển Hồ. Nhờ lượng nước dồi dào, Mê Công đã đem lại cho dất nước này nguồn lợi thuỷ sản và chất dinh dưỡng không gì thay thế để tạo sinh kế bền vững cho hàng triệu người dân. Campuchia có khả năng phát triển thuỷ điện, song để tạo ra điện buộc phải xây dựng những con đập dài, làm ngập chìm nhiều diện tích rừng và đất nông nghiệp rộng lớn; đập ngăn dòng cũng là tác nhân cản trở di cư của nhiều loài cá tự nhiên. Bài toán đánh đổi lợi ích giữa thuỷ điện với huỷ hoại môi trường và giá trị tài nguyên mất đi trong phát triển đang là những cân nhắc phải lựa chọn (Đào Trọng Tứ 2014). Việt Nam gắn với lưu vực Mê Công cả ở thượng nguồn với sông Nậm Rốm ở Điện Biên, sông Sê Kông thuộc Thừa thiên Huế; sông Sê San, Srepok trong vùng Tây Nguyên và phía hạ nguồn là đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù diện tích lưu vực chỉ chiếm 8% TỪ XÂY DỰNG ĐẬP DON SAHONG, Nhìn lại vấn đề thuỷ điện trên dòng mê công✒ TS. Lê Thành Ý Đập thuỷ điện Don Sahong đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới truyển thông trong khu vực, cảnh báo về nguy cơ đối với 18 triệu dân sống ở đồng bằng sông Cửu Long; ảnh hưởng môi trường gây ảnh hưởng bất lợi đến đa dạng thuỷ sinh, có thể làm tuyệt chủng nhiều loài cá quý hiếm; gây rủi ro nghiêm trọng đối với nguồn lợi thủy sản và an ninh lương thực.Từ vị thế địa chính trị của Mê Công, tác động thuỷ điện dòng chính đối với môi trường, hệ sinh thái và sinh kế người dân; bài viết này tổng hợp một số nội dung được các nhà khoa học và cộng đồng khu vực đề cập gần đây.
  • 5. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 3 nghiên cứu - diễn đàn với 11% lưu lượng dòng chảy, nhưng số dân sống phụ thuộc vào nguồn nước Mê Công lại chiếm tới 30%. Nếu những thông lệ khai thác và sử dụng tài nguyên nước không được tôn trọng, Việt Nam sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề của BĐKH và nước biển dâng. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; lưu vực sông Mê Công không chỉ quan trọng đối với từng quốc gia trong phát triển kinh tế xã hội mà còn mang ý nghĩa lớn lao trong hợp tác kinh tế và chính trị để tạo sự phồn vinh chung của toàn khu vực. Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng, nhằm luận giải các quan hệ quốc tế dựa trên yếu tố địa lý, sự phân bổ quyền lực chính trị trong từng thời điểm lịch sử; các nhà khoa học đã rút ra vị thế địa chính trị của từng quốc gia trong hệ thống toàn cầu và khu vực. Vị thế này được xác định bằng tiềm lực chính trị, kinh tế, quân sự, dân số và trí tuệ; nó còn chịu ảnh hưởng của những cửa khẩu mở ra biển, sự phát triển giao thông, nguồn tài nguyên, biên giới đất liền, trên không, trên biển cùng với điều kiện khí tượng, thuỷ văn, môi trường và các mối quan hệ quốc tế khác (Trịnh Thái Bằng 2014) Liên quan đến dòng sông quốc tế, việc chia sẻ tài nguyên, nhất là tài nguyên nước thường chịu những tác động có thể ảnh hưởng lớn đến điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội ủa mỗi quốc gia. Do vị trí địa lý và tầm quan trọng của phần lãnh thổ nằm trong lưu vực được hưởng lợi và chịu tác động khác nhau, việc sử dụng tài nguyên cần dựa trên quan hệ hợp tác và đồng thuận để hình thành nguyên tắc và luật pháp sử dụng chung phù hợp với điều kiện địa lý, chính trị-văn hoá trong lưu vực. Vùng hạ lưu Mê Công chịu nhiều biến động từ đầu thề kỷ XX; Thái Lan là nước có thời kỳ hoà bình phát triển dài nhất; Trung Quốc hoà bình và ổn định từ năm 1949 ; Myanmar giành được độc lập vào cuối thập niên 1940; riêng 3 nước Việt-Lào-Campuchia đến thập niên 1980 mới có hoà bình thực sự để phát triển kinh tế xã hội. Là những nền kinh tế đang phát triển, các quốc gia trong lưu vực đều phải lấy tài nguyên thiên nhiên là nền tảng để đạt mục tiêu phồn vinh và giầu mạnh. Tài nguyên nước và đa dạng sinh học được coi là lợi thế khai thác đối với các khu vực ven sông. Trung Quốc là nước đầu nguồn, có sông Lang Thương chiếm gần ½ chiều dài Mê Công, tạo tiềm năng thuỷ điện lớn (23.000MW chiếm 43,4% công suất toàn lưu vực). Là quốc gia có tiềm lực,Trung Quốc đã và đang khai thác triệt để nguồn thuỷ năng, họ chối bỏ mọi tác động tiêu cực của thuỷ diên trên dòng chính để xậy đập từ phía thượng nguồn. Trung Quốc không chỉ xây dựng công trình trên lãnh thổ của mình mà đang xúc tiến để xây dựng 3 thuỷ điện lớn khác trên dòng chính thuộc lãnh thổ Lào và thuỷ điện Sambor ở Campuchia (Đào Trọng Tứ 2014) Từ quan hệ địa chính trị khu vực; nửa cuối thế kỷ XX, các nước cuối nguồn đã xây dựng quan hệ hợp tác nhằm khai thác khu vực hạ lưu. Năm 1957, 4 nước (Thái Lan, Việt Nam Cộng hoà, Lào và Campuchia) đã thành lập Uỷ ban Điều phối nghiên cứu nhằm vào khai thác, phát triển tài nguyên nước và những tài nguyên có liên quan. Quy hoạch chỉ đạo lưu vực được khởi thảo đã chỉ ra những vị trí có thể khai thác làm thuỷ điện với công suất tối đa, song chưa có dự án dòng chính nào được thực hiện. Sau ngày Việt Nam thống nhất, Uỷ ban Lâm thời sông Mê Công thành lập đã rà soát lại Quy hoạch chỉ đạo, xây dựng sơ đồ bậc thang cho các dự án thuỷ điện không điều tiết. Với Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững lưu vực Mê Công ký năm 1995, Uỷ Hội sông Mê Công (MRC) được thành lập với sự tham gia của 4 quốc gia hạ lưu vực (Trung Quốc và Mianmar chỉ là các bên đối thoại). Nhằm chia sẻ tài nguyên nước và quản lý hiệu quả lưu vực, hiệp định 1995 mang tính tự nguyện đã quy định quy trình thông báo trước, tham vấn trước và thoả thuận (PNPCA) để các quốc gia có cơ hội đánh giá tác động xuyên biên giới, cố gắng đạt được sự đồng thuận trên tinh thần hợp tác theo nguyên tắc “sử dụng bình đẳng và hợp lý” nguồn tài nguyên là sở hữu chung của lưu vực. Theo đó, những nước ở hạ lưu không thể phủ quyết việc sử dụng dòng sông, nhưng được quyền yêu cầu có quy trình công bằng hợp lý và các nước thượng nguồn chỉ được quyền sử dụng dòng sông sau khi đã thực hiện các bước đi tôn trọng quyền của các quốc gia ở phía hạ lưu. Trên tinh thần này, không có quốc gia nào được quyền đinh đoạt tuyệt đối với dòng sông Mê Công, mà phải cùng hợp tác để đạt được một giải pháp thống nhất. Phát triển thuỷ điện lưu vực Mê Công và những thách thức Lưu vực sông Mê Công có nguồn thuỷ năng rất lớn trên cả dòng chính và dòng sông nhánh. Những kế hoạch và công trình thuỷ điện dự kiến xây dựng đang là thách thức lớn nhất đối với môi trường và hệ sinh thái hạ nguồn. Trên dòng chính sông Mê Công, Trung Quốc đã xây dựng nhiều bậc thang thuỷ điện; dưới hạ lưu, ngoài 11 công trình dòng chính, còn có 180 công trình dòng nhánh được đề xuất. Theo quy hoạch phát triển bậc thang, Trung Quốc sẽ xây dựng 11 công trình thuỷ điện với tổng công suất 19.210 MW. Trong đó, thuỷ điện Noạ Trác Độ có công suất 5.850MW và dung tích hồ chứa lên tới 24,67 tỷ m3 nước. Đến nay, Trung Quốc đã hoàn thành 6 dự án Mãn Loan, Đại Triệu Sơn, Cảnh Hồng, Tiểu Loan, Công Quả Kiều và Noạ Trác Độ với tcông suất lắp đặt 15.300 MW (đạt 79,6% tổng công suất dự kiến của 11 công trình). Ngoài thuỷ điện ở thượng nguồn; trên dòng chính phía hạ lưu Mê Công các nhà đầu tư quốc tế đang xúc tiến xây dựng 11 đập thuỷ điện lớn ( 9 ở Lào và 2 Campuchia). Trong các công trình dự kiến, hầu hết đập giữ nước đều được xây dựng chắn ngang toàn bộ dòng sông. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược do Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM) đã cảnh báo tác động bất lợi từ những dự án này. Với chiều cao từ 22m đến 76m (tính từ đáy sông) và chiều dài chắn ngang dòng sông từ 630 m (đập Pak Lay) đến 18.000 m (đập Sambor), các đập dâng (run of river dam) tạo ra những đoạn ngập dòng chính từ 100 km đến 150km. Trong tình trạng này, dòng Mê Công sẽ bị cắt thành nhiều đoạn và chuyển từ dòng sông sống sang chuỗi các hồ bậc thang trên suốt chiều dài hạ lưu vực. Đáng quan ngại khi hoàn thành các công trình đập chắn ngang sông là thuỷ năng sẽ được tích tụ khoảng 2.000 MW cho mỗi đập chứ không còn phân bổ đồng đều (từ 5 đến 50MW/
  • 6. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/20154 nghiên cứu - diễn đàn km chiều dài). Khi dòng chảy không còn năng lượng, phù sa lơ lửng sẽ lắng đọng xuống đáy hồ phía trên đập chắn. Với tổng lượng phù sa ước tính khoảng 165 triệu tấn/năm, đập chắn làm giảm thêm1/2 lượng phù sa sẽ gây ảnh hưởng nặng nề, làm gia tăng chi phí sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cho phía hạ nguồn (International Rivers, Warecode 2012) Với chế độ thuỷ văn, sinh thái dòng chảy và luồng di cư của cá thay đổi; đập chắn ngang sông sẽ tác động trở lại toàn bộ lưu vực, đặt sinh kế của hàng triệu con người vào tình trạng bấp bênh. Theo Puskinskis và Geheb, lưu vực Mê Công là nơi có nghề cá hiệu quả nhất thế giới. Ước tính hàng năm ở đây đánh bắt được 2,5 triệu tấn cá và thuỷ sản, nuôi trồng được 2,0 triệu tấn; tổng giá trị kinh tế đạt được hàng năm dao động từ 3,9 đến 7 tỷ USD và nguồn lợi thuỷ sản chiếm từ 47% đến 80% lượng protein động vật cho người dân sống ở khu vực hạ lưu. Nghề cá đóng góp quan trọng vào chiến lược đa dạng hoá đời sống cho người nghèo dựa vào dòng sông và tài nguyên sông nước để sinh sống. Các con đập ngang sông làm cứng dòng chảy,đóng vai trò barie ngăn cản sự di chuyển của nhiều loài cá, đặc biệt giữ lại trầm tích, làm mất đi nguồn dinh dưỡng quan trọng. Gánh nặng suy giảm sản lượng cá do việc xây đập sẽ rơi vào cả 4 nước hạ nguồn nhất là ở Campuchia.Sự xuống cấp nghề cá do đập ngăn trên dòng sông chính, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của hệ sinh thái và chức năng của toàn lưu vực, tác động bất lợi đến lợi ích kinh tế, dinh dưỡng và xã hội với khả năng tồi tệ nhất có thể làm mất đi lợi ích sinh thái trị giá trên 247 tỷ USD (Ilse Pukinskis& Kim Geheb 2012). Đập Thuỷ điện Don Sahong với phản ứng của cộng đồng khu vực Mê Công có thể là dòng sông cuối cùng chưa bị xây đập thuỷ điện trên suốt chiều dài dòng chính. Trước nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối vơi nông nghiệp và thuỷ sản, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, sinh kế người dân và đe doạ hệ sinh thái thuỷ sinh và ven bờ, đẩymột số loài đặc hữu vào thảm hoạ tuyệt chủng, Uỷ hội Mê Công (MRC) đã có nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác và đồng thuận của các quốc gia trong thực thi nguyên tắc và luật pháp quốc tế về sử dụng chung nguồn nước phù hợp với điều kiện lưu vực. Song, trước những khuyến cáo dừng việc xây dựng các con đập thuỷ điện dòng chính cho đến khi có những đánh giá đầy đủ hơn, Chính phủ Lào vẫn khởi công xây dựng dự án Xayaburi vào cuối năm 2012 và tháng 10 năm 2013 thông báo triển khai dự án thuỷ điện Don Sahong ở phía Nam, cận kề biên giới Campuchia.. Don Sahong là dự án xây dựng trong khu vực gồm 7 nhánh chính và nhiều nhánh phụ của sông Mekong. Đập thuỷ điện được thiết kế với công suất lắp đặt 260 MW với tổng cột nước tĩnh dao động từ 13m đến 21m. Theo dự tính,trong những tháng mùa khô từ 37% đến 50% lưu lượng dòng chảy Mekong sẽ đi qua nhánh Hou Sahong (gấp 17 lần mức trung bình chưa xây đập); đồng nghĩa với sụt giảm nghiêm trọng lưu lượng nước chảy qua các dòng chính khác trong cùng lưu vực. Đập xây dựng gần thác Khone, nơi cao nguyên Nam Lào tiếp giáp với đồng bằng Campuchia. là nút điểm mà các loài cá thiên cư từ hạ nguồn ( Campuchia và Việt Nam) lên thượng nguồn để sinh sản. Để đến thượng nguồn, các loài cá phải vượt qua kênh nước dòng chính; trong đó Hou Sahong rộng 7km (từ đảo Don Sahong đến đảo Don Sadam) là nhánh duy nhất quanh năm cá có thể vượt ngược dòng. Theo nhiều phân tích, 87% số loài cá trên sông Mekong là cá thiên cư; nếu xây đập chặn dòng Don Sahong các loài cá này sẽ chịu tác động nặng nề, thậm chí tuyệt chủng dẫn đến hủy diệt toàn bộ loài cá trê Pangasius krempfi ở cửa sông và biển Đông (Ian Baird 2011) Các chuyên gia trong khu vực rất quan ngại về biện pháp giảm thiểu tổn thất luồng cá di cư qua kênh Hou Sahong khi không tính đến sự đa dạng, tính phong phú của các loài với những đặc tính và xu hướng di cư đặc trưng mà các chủ đầu tư dự án thuỷ điện không tính đến; thiếu cơ sở dữ liệu nền về loài cá di cư qua khu vực, khiến việc dự đoán tác động thực sự mà mà đập Don Sahong mang lại chưa đủ sức thuyết phục Đập Don Sahong đi cùng rủi ro nghiêm trọng đối với nguồn lợi thủy sản và an ninh lương thực, đặt tương lai của người dân trên lưu vực vào vòng nguy hiểm. Việc xây dựng và vận hành đập Don Sahong làm thay đổi đáng kể chế độ thủy văn trong khu vực. Khi dòng chảy mùa khô qua nhánh Hou Sahong tăng từ 4% lên 50% , ảnh hưởng nặng nề đến khu vực thác Khone sẽ đe dọa nghiêm trọng đến toàn bộ các khu vực ngập nước của tỉnh Stung Treng ở hạ nguồn Campuchia. Chặn dòng tại Hou Sahong gây những tác động bất lợi không thể phục hồi, ảnh hưởng bất lội đến an ninh lương thực và sinh kế của người dân trong lưu vực (Save the Đập Don Sahong làm loài cá trê khổng lồ Pangasianodon gigas có nguy cơ tuyệt chủng.
  • 7. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 nghiên cứu - diễn đàn 5 Mekong 2014). Quan tâm đến sự tồn tại của dòng sông trong lành, tháng 11và 12 năm 2014, các tổ chức thành viên của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) đã tổ chức chuỗi hoạt động nhằm thu thập ý kiến và kiến nghị của cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều Hội thảo tham vấn được tổ chức với sự tham gia của trên 1000 nông dân, phụ nữ sinh sống tại các xóm, ấp và đại diện của các Hội Nông dân, Phụ nữ tỉnh, huyện, xã trong vùng. Đây là lần đầu người dân tại các xóm, ấp được nghe về dự án đập Don Sahong và các con đập thủy điện được đề xuất xây dựng trên dòng chính sông Mê Công. 100% đại biểu tham dự đều bày tỏ mối quan ngại và lo lắng về những tác động xuyên biên giới khó lường và nghiêm trọng mà dự án đập Donsahong cùng các đập khác trên dòng chính có thể gây ra. Tác động làm thay đổi chế độ dòng chảy, môi trường, đường di cư của cá và phù sa đều có thể gây hậu quả và tổn thất lớn đối với sinh kế, việc làm và điều kiện sống của các thế hệ hiện tại và tương lai. Sẽ là không thoả đáng nếu nói rằng dòng sông Mê Công chảy qua địa phận nước nào sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Việc sử dụng nguồn nước chung từ sông Mê Công không thể chỉ theo quyết định của một nước và càng không thể chấp nhận được nếu việc sử dụng nước lại gây tổn hại cho quốc gia khác. Thấm thía bài học kinh nghiệm phát triển thủy điện trong nước và quốc tế, 100% đại biểu tham dự các hội thảo tham vấn đều phản đối việc xây dựng đập Donsahong. Người dân đồng bằng sông Cửu Long đề nghị Chính phủ các nước trong lưu vực Mê Công hãy lắng nghe ý kiến và quan điểm của người dân, tôn trọng và giữ nguyên hiện trạng dòng chảy vì sự phát triển bền vững cho người dân ven sông. Họ cũng bày tỏ mối lo ngại về tác động thủy điện đối với người dân của nước bạn Lào và kêu gọi chính phủ Lào hãy dừng xây đập Donsahong và trì hoãn các quyết định phát triển những đập khác trên dòng chính để tiến hành thêm các nghiên cứu tìm giải pháp tránh tác động không thể cứu vãn, nhằm đảm bảo cuộc sống, sinh kế của người dân và không phá hủy dòng sông mẹ kỳ vĩ (VRN 2014). Từ những khuyến nghị của các tổ chức xã hội dân sự, quá trình tham vấn trước không thể vận dụng để Lào hợp pháp hóa hành động của mình. Thay vào đó, Chính phủ Lào phải thể hiện được sự cam kết đối với quyết định trong khu vực một cách thiện chí và theo tinh thần của Hiệp định sông Mê Công. Các quyết định phát triển thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Công phải dựa vào sự đồng thuận giữa bốn nước thành viên MRC và cần được tham vấn cộng đồng rộng rãi trên cơ sở đồng thuận của hàng triệu dân, những người sống phụ thuộc vào tài nguyên và đa dạng sinh học của dòng sông (VRN 2014). Quan ngại về tính hợp pháp của quá trình tham vấn trước, Liên minh cứu sông Mekong (Savethe Mekong) đã nhấn mạnh và đưa ra các khuyến nghị về tiêu chí tối thiểu dựa trên chuẩn quốc tế để thực hiện quá trình tham vấn minh bạch với sự tham gia của các bên có liên quan. Theo đó, quá trình tham vấn phải được tiến hành trước khi quyết định thực thi dự án. Quy trình và tiêu chuẩn tham vấn trong khu vực cần thống nhất chung ở tất cả các quốc gia nhằm đảm bảo quan ngại của mọi nước đều được thể hiện đầy đủ, Trên tinh thần này, Save the Mekong đã kêu gọi Chính phủ Lào ngay lập tức hủy bỏ việc xây dựng đập Don Sahong. Đối với Chính phủ Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, Liên minh nhấn mạnh, cần thực hiện hành động cần thiết để nâng cao trách nhiệm đối với việc bảo vệ dòng sông và người dân sống trên lưu vực. Lãnh đạo quốc gia các nước trong lưu vực phải có bước đi thích hợp nhằm nhanh chóng tăng cường hợp tác khu vực để bảo vệ lâu dài những nguồn tài nguyên quan trọng của dòng sông (Save the Mekong 2014). Thay cho lời kết Nhận thức được rủi ro môi trường và xã hội xuyên biên giới, mạng lưới Người Thái thuộc 8 tỉnh trên lưu vực Mekong đã gửi tới Toà án hành chính lời kêu gọi hành động đối với đập Xayaburi do công ty Thái Lan xây dựng ở Lào. Ngày ngày 24 tháng 6 năm 2014 Toà Hành chính tối cao Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện; thừa nhận tác động xuyên biên giới tiềm ẩn của đập Xayaburi và phán quyết “ Dự án Xayaburi có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, chất lương nước, lưu lượng dòng chảy và sự cân bằng sinh thái của lưu vực Mekong cũng như tác động xuyên biên giới đối với các nước ven sông, đặc biệt đối với cộng đồng địa phương tại các tỉnh ven sông của Thái Lan…”.Theo luật sư Rattanamance Polkla, toàn bộ việc xây dựng con đập và các khâu đầu tư tiếp theo phải dừng lại đến khi toà đưa ra phán quyết cuối cùng. Lưu vực hạ Mê Công có hệ hệ sinh thái mang tính biểu tượng giá trị toàn cầu, là nguồn sống và sinh kế của người dân của bốn quốc gia hạ lưu vực. Những tác động được dự báo về đập Don Sahong gợi ra những hiểm hoạ nghiêm trọng đối với an ninh lương thực, đời sống, sinh kế và sức khỏe của hàng triệu người dân. Mặt khác, việc hợp tác khu vực và những tổn thất không đồng đều có nguy cơ đe dọa sự ổn định về kinh tế và chính trị trong lưu vực. Do vậy, cách tiếp cận giải quyết vấn đề cản trọng là vô cùng cần thiết để gìn giữ dòng sông cho các thế hệ hiện tại và mai sau. Vì tương lại của cả khu vực và lợi ích của các cộng đồng dân cư, hy vọng lãnh đạo các quốc gia ở hạ lưu vực nỗ lực nhiều hơn nữa trong tìm kiếm giải pháp cải thiện quy hoạch, lựa chọn nguồn năng lượng bền vững và xúc tiến mạnh mẽ hoạt động tham vấn trước và thoả thuận nhăm đảm bảo tương lai bền vững của dòng sông Mê Công. Tài liệu tham khảo 1. International Rivers, Warecode (2012) Những thách thức của đồng bằng sông Cửu Long, tr.12 2. Ilse Pukinskis& Kim Geheb (2012) Tác động của đập thuỷ điện đối với nguồn thuỷ sản trên sông Mekong CPWWF, May 2012 3. Ian Baird (2011) The Don Sahong dam, Potential Impacts on Regional Fish Migrations, Livelihoods, and Human Health, Critical Asian Studies 43:2 (2011), 211–235. 4. Nguyễn Hữu Thiện (2014) Thuỷ điện Don Sahong, tác động và lỗ hổng trong DTM Trung tâm con Người và Thiên nhiên, tháng 11 /2014 5. Trịnh Thái Bằng (2014) Cơ sở lý luận địa chính trị của cường quốc và vị thế Việt Nam www.quocphonganninh.edu. vn 6. Đào Trọng Tứ (2014) Phát triển thuỷ điện lưu vực sông Mê Công góc nhìn địa chính trị Hà Nội, tháng 10
  • 8. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 nghiên cứu - diễn đàn 6 1. GIỚI THIỆU MỐI LIÊN KẾT KINH TẾ Nguồn gốc lịch sử: Các nhà kinh tế cho rằng doanh nghiệp tại mỗi địa phương thực hiện những chuyên môn nhất định và những doanh nghiệp có hoạt động giống nhau hoặc liên quan thường có khuynh hướng liên kết với nhau. Khái niệm về lợi thế cạnh tranh của Ricardian từ thế kỷ 19 đã đưa ra ý niệm về chuyên môn hóa một vùng hoặc một quốc gia. Lý thuyết giả định rằng sự khác nhau về vị trí địa lý, nguyên vật liệu, nguồn lao động giá rẻ tạo ra nền kinh tế có thể sản xuất cạnh tranh hơn những nơi khác và theo đó hoạt động này sẽ được chuyên môn hóa. Một thế kỷ sau, Alfred Marshall cho rằng lý do để doanh nghiệp có năng suất cao hơn là khi nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành được đặt ở vị trí gần nhau, quan trọng nhất là nguồn nhân lực, lan tỏa tri thức và chuyên môn hóa của nhà cung ứng. Các lý thuyết sau đó tranh luận về chuyên môn trong một ngành cụ thể đem đến 1 quy trình tích lũy tài sản và lợi thế, ngầm chỉ ra rằng có sự tự hoàn chỉnh (self- reinforcing) một cách tự nhiên. Hơn nữa, các lực lượng thị trường có khuynh hướng tập trung đầu tư vào những vùng thịnh vượng nơi có thể sử dụng thuận tiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đồng thời ít rủi ro, và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn (Krugman và Venables, 1990). Những mô hình cơ bản trên sau đó được phát triển bởi các nhà nghiên cứu, nhà kinh tế. Ví dụ, các lý thuyết về hiệu quả doanh nghiệp đã đề cao quy trình đổi mới, đặc biệt chất lượng yếu tố đầu vào như giáo dục, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến đổi mới, và cấu trúc/thể chế hỗ trợ cho việc đổi mới đó (Porter, 1999). Các nhà địa kinh tế đề cao tầm quan trọng của những yếu tố như tiết kiệm chi phí vô hình từ thiết lập mạng lưới và liên kết hợp tác trong khu vực (Krugman và Venables, 1990). Định nghĩa mối liên kết kinh tế (Cluster): Mối liên kết kinh tế bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ, các tổ chức nghiên cứu,các tổ chức tài chính, và các tổ chức trung gian được liên kết trong một khu vực địa lý nhất định nhằm thực hiện một/một số mục tiêu đề ra. Định nghĩa xây dựng mối liên kết kinh tế (Cluster Initiatives): Xây dựng mối liên kết kinh tế là việc khởi tạo ra các mối liên kết kinh tế nhằm tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các mối liên Giới thiệu phương pháp liên kết vùng bằng việc xây dựng các mối liên kết kinh tế ✒ Nguyễn Thanh Tùng NCS Học viện Khoa học xã hội Trong quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển đất nước, Việt Nam đã và đang đối diện với nhiều thách thức để hoàn thành mục tiêu phát triển trở thành nước công nghiệp. Giải pháp cho bài toán này chính là việc tìm ra những yếu tố thành công quan trọng giúp thúc đẩy nền kinh tế, tập trung mạnh mẽ những nhân tố này để tìm cách thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và tình trạng kém phát triển. Đây gọi là cách phát triển có trọng tâm thay vì cách làm dàn trải và không hiệu quả. Để thực hiện được việc đó, một trong những phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng đó là hình thành các cực tăng trưởng kinh tế và xây dựng các mối liên kết kinh tế để phát huy sức mạnh vùng, phát triển vùng, từ đó tạo hiệu ứng lan tỏa với những khu vực lân cận. Hay nói cách khác cách thức tiến hành là xây dựng mối liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm.
  • 9. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 7 nghiên cứu - diễn đàn kết kinh tế trong một vùng, bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, và tổ chức nghiên cứu. Xây dựng mối liên kết kinh tế đã trở thành công cụ trọng tâm trong việc hoạch định chính sách kinh tế trong thập kỷ vừa qua, liên quan đến chính sách ngành, chính sách vùng, chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hút FDI, và chính sách nghiên cứu cải tiến của nhiều nước trên thế giới. Một số nước đã bắt đầu từ những năm 1980 và 1990, một số nước khác chỉ mới bắt đầu trong thời gian gần đây. Việc xây dựng mối liên kết kinh tế thường được khởi xướng bởi các nhà lãnh đạo đầu ngành, chính phủ, hoặc các nhà nghiên cứu. Xây dựng mối liên kết kinh tế không những phổ biến ở những nền kinh tế tiên tiến, mà nó còn được phát triển rộng rãi ở những nền kinh tế quá độ và những nền kinh tế đang phát triển. Các tổ chức quốc tế (như EU, UNIDO, USAID, OECD, World Bank, …) ngày càng sử dụng công cụ xây dựng mối liên kết kinh tế trong các hoạt động, và xây dựng mối liên kết kinh tế đã trở thành công cụ không những cho những vùng kinh tế phát triển mà còn được sử dụng cho những vùng kém hoặc đang phát triển trong một quốc gia. Liên Hiệp Quốc sử dụng công cụ mối liên kết để đề xuất phương pháp thực hiện các nhiệm vụ phòng chống thiên tai tại Việt Nam. 2. VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỐI LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ngày nay, mối liên kết kinh tế đã trở thành vai trò hạt nhân cho việc xây dựng chính sách ngành, chính sách vùng, và chính sách đổi mới của thế giới hiện đại. Mối liên kết kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mối liên kết kinh tế dựa vào nền tảng khoa học mới (new science – based industries). Mối liên kết kinh tế ban đầu có thể ra đời trên nền tảng các chính sách hiện tại, tuy nhiên sau khi ra đời mối liên kết kinh tế cần thiết phải tạo ra một thể chế chính sách mới để hoạt động. Mặc dù mối liên kết kinh tế có khuynh hướng được điều chỉnh cho phù hợp với chính sách của vùng hoặc quốc gia địa phương, tuy nhiên một số thành phần cốt lõi trong một chính sách mới của mối liên kết kinh tế bao gồm: - Tăng cường tập trung vào môi trường kinh doanh vi mô thay vì phương pháp cổ điển thường thấy là tập trung vào điều chỉnh môi trường vĩ mô. - Có kế hoạch dài hạn để phát triển năng lực cạnh tranh của mối liên kết kinh tế hơn là tập trung vào các doanh nghiệp đơn lẻ hoặc các ngành. - Tập trung trên một vùng hoặc khu vực địa lý. - Tăng cường kết nối các doanh nghiệp trong mối liên kết, xây dựng niềm tin, tăng đàm thoại để tạo ra các giải pháp cho vấn đề chung. - Đưa ra giải pháp để huy động tài chính thay vì thực hiện chính sách tài trợ sử dụng ngân sách nhà nước. Khác với cách cổ điển là thực hiện các chính sách tài trợ từ nhà nước và ưu đãi thuế. - Cân đối nguồn lực đầu vào từ chính phủ và ngành. - Việc lựa chọn mối liên kết kinh tế nào được xây dựng sẽ dựa trên nguyên tắc lựa chọn cạnh tranh. - Việc pha trộn giữa cạnh tranh và hợp tác là nhân tố quan trọng cho việc học tập và cải tiến. - Sự pha trộn và liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn. - Tham gia vào mối liên kết kinh tế không chỉ có các doanh nghiệp liên kết, chính phủ, mà còn có vai trò của tổ chức đào tạo, nghiên cứu. - Việc học tập và cải tiến dựa vào quan điểm hệ thống hơn là dựa vào từng doanh nghiệp đơn lẻ. Nội dung và mục tiêu của xây dựng mối liên kết kinh tế rất khác nhau từ việc thu thập thông tin, phân tích mối liên kết kinh tế, tạo mạng lưới, lobbying, thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vùng, thương hiệu, đến cải tiến và phát triển mối liên kết kinh tế. Trong một khảo sát 34 chương trình xây dựng mối liên kết kinh tế ở Châu Âu, hầu hết các mục tiêu chung nhất bao gồm: các quan hệ với chính phủ, đào tạo, nghiên cứu phát triển, liên kết marketing và thương hiệu vùng (Isaksen & Hauge 2002). Xây dựng mối liên kết kinh tế đã được phát triển như là một công cụ chính sách mới cho việc xây dựng chính sách vùng, chính sách đổi mới, và chính sách ngành. Ngày càng nhiều quốc gia chương trình tập trung vào vi mô được thiết lập – ngược lại với chương trình cũ dựa vào trợ cấp và hỗ trợ chi phí. Mối liên kết kinh tế được xây dựng trên nền tảng ba chính sách: 1) chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và ngành của vùng ; 2) chính sách thu hút FDI ; 3) chính sách đổi mới, khoa học, và nghiên cứu. Về phương diện vùng, mối liên kết kinh tế được hiện thực để thúc đẩy phát triển những vùng yếu và làm hồi phục các mối liên kết kinh tế yếu kém. Mối liên kết kinh tế tập trung từ việc cắt giảm chi phí (trợ cấp, ưu đãi thuế,…) cho đến việc thúc đẩy đổi mới và nâng cấp thông qua quan hệ mới (Landabaso, 2002). Chính sách thu hút FDI cũng chuyển tập trung từ việc thu hút các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đơn lẻ sang vùng hoặc quốc gia, đến việc tham gia mối liên kết kinh tế với nhiều mục đầu tư bên trong. Chính sách thứ ba quan trọng đóng vai trò dẫn đường của mối liên kết kinh tế là chính sách đổi mới, nghiên cứu, và khoa học. Khuynh hướng ở đây tập trung vào các ngành theo hướng khoa học (science-driven industries). 3. VÒNG ĐỜI CỦA MỐI LIÊN KẾT KINH TẾ Các mối liên kết kinh tế đều có vòng đời của chúng – về nghĩa mức
  • 10. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 nghiên cứu - diễn đàn 8 độ thể chế hóa và các mục tiêu của mối liên kết kinh tế. Nhu cầu về mức độ trao đổi thường xuyên giữa các ngành, các nhà chính sách và những bên liên quan khác không có điểm kết thúc rõ ràng. Nhưng mặt khác, tài chính và các hoạt động khởi tạo đều có điểm khởi đầu và kết thúc. Vấn đề quan trọng của việc phát triển của mối liên kết kinh tế chính là tiền đề của chính nó. Tiền đề có thể bao gồm ngành công nghiệp trước đó, các hoạt động lobbying, chính sách trước, chính sách vùng và chính sách đổi mới. Các tổ chức được thành lập, hiệp hội ngành hoặc tổ chức phối hợp khác (IFCs), có vai trò ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các mối liên kết kinh tế. Sau giai đoạn khởi tạo, một mối liên kết kinh tế chính thức được hình thành. Ngoại trừ trường hợp mối liên kết kinh tế bị thất bại, mối liên kết kinh tế sẽ tự phát triển một nguồn lực và sự cam kết mạnh mẽ từ các đối tác. Một vài mối liên kết kinh tế có thể được thể chế hóa trở thành một dạng thể chế hợp tác dựa vào mối liên kết chính thức (formal cluster-based institution). 4. QUAN HỆ GIỮA MỐI LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ VÙNG TRỌNG ĐIỂM Theo Malmberg, Solvell và Zander (1986), lý thuyết hội tụ (agglomeration) đã được phát triển trên cơ sở 3 quan sát theo kinh nghiệm. Quan sát thứ nhất là phần lớn sản lượng của thế giới được tạo ra bởi một số lượng hữu hạn các vùng trọng tâm công nghiệp tập trung cao. Quan sát thứ hai là những doanh nghiệp trong ngành liên quan có khuynh hướng tập trung về mặt địa lý và hình thành nên các mối liên kết kinh tế. Quan sát thứ ba là những hiện tượng trên có khuynh hướng ổn định theo thời gian khi vấn đề hội tụ được thể chế hóa. Khi được thể chế hóa, quá trình hội tụ kéo theo việc tích lũy và cải tiến sản xuất ở mức độ cao hơn. Ba quan sát trên được mô tả và phân tích chi tiết từ rất sớm, từ Marshall (1890/1916) và Weber (1909/1929) đến Hoover (1948), Myrdal (1957), và Lloyd & Dicken (1977), đến Porter (1990, 1998), Krugman (1991) và Enright (1998). Vấn đề hội tụ kinh tế có nguồn gốc liên quan đến việc liên kết giữa các doanh nghiệp, thể chế, và cơ sở hạ tầng trong một vùng địa lý cụ thể dẫn đến sự rộng mở về quy mô và phạm vi kinh tế, sự phát triển lực lượng lao động và kỹ năng đặc biệt, tăng cường sự tương tác giữa nhà cung ứng địa phương và khách hàng, chia sẻ cơ sở hạ tầng. Hội tụ kinh tế được tin rằng sẽ tạo ra việc tăng doanh thu và giảm chi phí về mặt hữu hình và vô hình. Mối liên kết kinh tế có xu hướng được hình thành ở những thành phố hoặc những vùng có truyền thống về công nghiệp, sản xuất, dịch vụ, khoa học. Điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, tài nguyên, sông biển, bến cảng, rừng,.. đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các ngành công nghiệp cũng như hình thành nên các mối liên kết kinh tế. Các kỹ năng đặc biệt và thị trường cấp cao là yếu tố động lực của hội tụ kinh tế trong ngành dịch vụ như dịch vị tài chính ở Luân Đôn và Phố Wall, thời trang ở Paris, bán đấu giá ở Luân Đôn, và quảng cáo ở Đại lộ Madison. Mối liên kết kinh tế là hiện tượng chung của nhiều quốc gia, trong khi hội tụ của hoạt động công nghiệp ở mức độ toàn cầu, như trường hợp của Hollywood hoặc Silicon Valley, nổi tiếng về ngành dựa vào khoa học như dược, công nghệ sinh học, viễn thông, điện tử, máy tính, và công nghệ thông tin. Điều dễ thấy là các doanh nghiệp hoạt động mạnh trong những mối liên kết mạnh hoạt động tốt. Hay nói cách khác, các mối liên kết kinh tế mạnh tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia. Có ít nhất 3 lý do giải thích tại sao mối liên kết kinh tế có quan hệ chặt chẽ với cải tiến và sáng tạo: - Nhu cầu tăng cao về việc giảm các rủi ro kinh tế và công nghệ - Nhu cầu cần kết nối lặp lại và liên tục của các doanh nghiệp và tổ chức chuyên biệt - Nhu cầu liên lạc trực tiếp trong việc trao đổi và tạo ra tri thức mới. Khái niệm mối liên kết kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm khá quen thuộc mà cũng khá xa lạ tại Việt Nam. Quen thuộc là ở chỗ đây là khái niệm được sử dụng thường xuyên trên phương tiện truyền thông, các hội nghị về phát triển kinh tế nhưng cũng khá xa lạ ở chỗ cách vận dụng tại Việt Nam có phần xa rời bản chất của các nguyên lý về liên kết kinh tế và vùng trọng điểm. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng và đề xuất nhiều phương thức liên kết nhưng đa phần là các đề xuất theo kinh nghiệm, tự phát, và chung chung. Nếu xét định nghĩa mối liên kết kinh tế và quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm theo đúng theo bản chất và ý nghĩa của nó, thì đây đang là trào lưu nghiên cứu và vận dụng phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam thì chưa có công trình nào tiếp cận theo hướng nghiên cứu này một cách hệ thống, làm cơ sở tin cậy để triển khai trong thực tế. Thực tế cần các nghiên cứu bản chất của xây dựng mối liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm, đưa ra mô hình liên kết, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và đề xuất giải pháp để thúc đẩy mối liên kết trong vùng kinh tế này trên cơ sở trào lưu nghiên cứu liên kết kinh tế phổ biến hiện này của thế giới. Tài liệu tham khảo: 1. Douglas Webster. 2000. The New Importance of the Periphery in Emerging East Asian 2. Nicolas Groenewold. 2010. Linkage between China’s Region – Measurement and Policy, University Western Australia 3. Tien Dung Nguyen and Misuo Ezaki. 2005. Regional Economic Integration and its impacts on growth, poverty, and income distribution: the case of Vietnam.
  • 11. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 nghiên cứu - diễn đàn 9 C hính sách học phí khác biệt được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong hệ thống giáo dục đại học, như Canada, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Ở các nước này, có nhiều lý do để ủng hộ chính sách học phí khác biệt, trong khi một số quốc gia khác, như Úc và New Zealand, chỉ áp dụng đối với một hoặc hai ngành chính. Theo tác giả Zhang Minxuan, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục so sánh, Trường ĐH Hồng Kông, có 6 nhóm và 8 tiểu nhóm lý do đằng sau việc áp dụng chính sách học phí khác biệt trong hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia trên thế giới. 1.Học phí phân biệt theo chi phí Học phí phân biệt theo chi phí là cách tiếp cận phổ biến nhất trên thế giới. Trong nhóm này, có 2 tiểu nhóm. (1) Học phí phân biệt theo chi phí môn học (subject cost) Ở một số nước, đặc biệt là Australia và New Zealand, học phí được phân biệt theo chi phí của ngành nghề đào tạo, hay theo cách nói của tác giả John Stone, “theo chi phí chương trình” (Johhstone: 1992). Các mức học phí hiện nay của Australia dược thiết kế trên cơ sở 25% chi phí đơn vị khác biệt của 3 nhóm ngành đào tạo (Xem Bảng 1). Theo cách tiếp cận này, tất cả sinh viên đều được trợ cấp bởi nhà nước với 1 tỷ lệ chi phí đơn vị tương đương, và tất cả sinh viên đều phải trả một học phí ở một mức tỷ lệ chi phí đơn vị giống nhau (25%). Tuy nhiên, trên thực tế, họ phải trả các mức học phí khác nhau. Có 3 nguyên nhân: - Chi phí đơn vị trung bình của các chương trình khác nhau là khác nhau. Vì vậy, sinh viên, đặc biệt là sinh viên ở các lĩnh vực chi phí cao như y học, nha khoa, kỹ thuật và kiến trúc phải trả nhiều học phí hơn sinh viên ở các lĩnh vực chi phí thấp như khoa học xã hội, nhân văn, giáo dục và quản lý. - Xét về mặt tỷ lệ hỗ trợ tài chính, trợ cấp của nhà nước là đồng đều cho tất cả các sinh viên, không phân biệt chuyên ngành. Trong trường hợp của Australia, tất cả sinh viên đều phải trả học phí, tương đương 20% chi phí đào tạo. Nói cách khác, chính phủ hỗ trợ tài chính cho tất cả sinh viên với cùng một chuẩn tỷ lệ (80% chi phí đơn vị). - Việc thu học phí khác biệt sẽ tạo thêm nguồn thu học phí cho những nước và những trường vừa chuyển đổi từ chính sách miễn học phí, hay học phí thấp. (2) Học phí phân biệt theo cấp độ (study level) Ở Mỹ, hoc phí hai năm đầu ở các trường đại học công lập cao hơn học phí 2 năm cuối và học phí sau đại học lại còn cao hơn nữa. Các chương trình học ở các trường cao đẳng cộng đồng thường được coi là 2 năm đầu tiên của chương trình cử nhân 4 năm, vì vậy, học phí thường là thấp hơn nhiều. Năm học 2004 -2005, học phí trung bình của các trường công lập hệ 2 năm 2.247 đô la Mỹ, trong khi học phí trung bình của các trường công lập hệ 4 năm là 4.843 đô la Mỹ (College Board: 2004). Một trong những lý do cho sự khác biệt này liên quan đến chi phí đào tạo: Đối với những năm học đầu tiên, nội dung giảng dạy chưa chuyên sâu, thường là lớp học đông Chính sách học phí khác biệt trong giáo dục đại học ở nước ngoài ✒ ThS. Nguyễn Thị Lan Hương Mức học phí tối đa đối với cử nhân STT Các nhóm ngành đào tạo Học phí tối đa: 1 Luật, Kế toán, Quản trị, Kinh tế, Thương mại $8.859 2 Nhân văn $5.310 3 Toán, Thống kê, Khoa học hành vi, Nghiên cứu xã hội, Máy tính, Môi trường, các ngành sức khỏe khác (a) đối với Toán, Thống kê, Máy tính, Môi trường và các ngành sức khỏe khác - $7.567; hoặc (b) đối với Khoa học hành vi hay Nghiên cứu xã hội $5.310. 4 Giáo dục $5.310 5 Tâm lý trị liệu, Chăm sóc sức khỏe, Ngoại ngữ, Nghệ thuật nghe nhìn và trình diễn (a) đối với ngành tâm lý trị liệu, Ngoại ngữ hay nghệ thuật hình ảnh – trình diễn —$5.310; hoặc (b) đối với ngành Chăm sóc sức khỏe - $7.567. 6 Y tá $5.310 7 Kỹ thuật, Khoa học, Điều tra khảo sát Đối với ngành Kỹ thuật, Khoa học hoặc Điều tra, khảo sát - $7.567. 8 Nha khoa, Y khoa, Thú y, Nông nghiệp (a) đối với ngành Nha khoa, Y khoa hoặc Thú y - $8.859; hoặc (b) đối với ngành nông nghiệp -$7.567. Bảng 1. Mức học phí của Giáo dục đại học Australia (hiện hành) Nguồn: Higher Education Support Act 2003, No. 149, 2003
  • 12. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 nghiên cứu - diễn đàn 10 và sử dụng nhiều giảng viên trợ giảng và thậm chí là học viên sau đại học. Gần như chắc chắn rằng học phí ở những năm đầu của đại học thấp hơn học phí của những năm sau. Vì vậy, học phí phân biệt theo cấp độ đào tạo trong giáo dục đại học có nguyên nhân cơ bản liên quan đến chi phí. Ngoài ra, sinh viên bỏ học sau chỉ một hoặc hai năm học đại học thường nhận được phần lợi ích (returns) thấp hơn liên quan đến cơ hội công việc và thu nhập. Vì vậy, nếu xét theo nguyên tắc chi phí – lợi nhuận (cost – benefit), những sinh viên này trả mức học phí thấp hơn cũng là phù hợp. Cuối cùng, cho đến nay, một mức học phí thấp vẫn được coi là yếu tố quan trọng để thu hút những sinh viên giỏi theo học đại học, nên có thể là hợp lý nếu tối thiểu hóa học phí ở một hoặc hai năm đầu tiên. 2. Học phí phân biệt theo tỷ suất sinh lợi Chính sách học phí phân biệt theo chi phí khẳng định rằng giáo dục đại học là một chương trình đào tạo đắt đỏ, vì vậy, tất nhiên sinh viên muốn thụ hưởng nó phải chi trả phần nào chi phí. Xét ở góc độ nào đó, học phí phân biệt theo mức sinh lợi lý giải vì sao học sinh cần phải đóng học phí. Lý do căn bản của việc thu học phí đối với sinh viên nằm ở lý luận cho rằng sinh viên sẽ nhận được lợi ích tư cho việc học đại học của mình. Sinh viên là “người hưởng lợi cuối cùng” của giáo dục đại học (Neave: 1992). Vì vậy, giáo dục đại học là một sự đầu tư và là một ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng, và sinh viên phải trang trải phần nào sự đầu tư cho lợi ích của họ trong tương lai. Psacharopoulos đã giành hơn 30 năm để quan sát và phân tích về tỷ suất sinh lợi (rate of return) đối với khoản đầu tư cho giáo dục. Ông đã vẽ một sơ đồ nổi tiếng để diễn tả về mối quan hệ chi phí - lợi nhuận của đầu tư cho giáo dục (Xem Hình 1). Xuất phát từ ý tưởng này, các nhà hoạch định chính sách và sinh viên thường kết nối với các khoản thu nhập kỳ vọng của các sinh viên tốt nghiệp với học phí. Một ví dụ điển hình là sinh viên học các ngành ngoại ngữ, kinh doanh và tài chính quốc tế ở các trường đại học công lập ở Quảng Đông phải trả từ 5000 đến 6000 nhân dân tệ (năm 1996). Mức học phí này cao gấp đôi mức học phí đối với sinh viên theo học các ngành khoa học và nhân văn trong cùng một năm (Zhang: 1997). Ở đây, tỷ suất lợi nhuận tư cao đối với những chuyên ngành này đã trở thành nhân tố quan trọng nhất trong lựa chọn khung học phí. Một ví dụ khác liên quan đến việc xác định mức học phí thấp đối với sinh viên sư phạm. Ở Trường ĐH sư phạm Thượng Hải, sinh viên sư phạm chỉ phải trả ½ học phí (1.900 nhân dân tệ so với 3.800 nhân dân tệ) so với các bạn cùng lớp không cam kết theo nghề giáo viên. Trên thực tế, hai loại sinh viên cùng ngồi trong một lớp học, học những môn giống nhau. Lý do đơn giản là, (1) mức lương trung bình của giáo viên phổ thông vẫn thấp hơn các nghề cổ cồn trắng khác ở Thượng Hải, và (2) giáo viên phổ thông vẫn còn trong tình trạng thiếu về số lượng. Nói cách khác, ở Thượng Hải, các chương trình đào tạo giáo viên có tỷ suất lợi nhuận tư thấp hoặc khả năng thu nhập thấp nhưng xã hội có nhu cầu (Shanghai Normal University: 1999). Vì vậy, nguyên lý tỷ suất lợi nhuận trong việc xác định học phí khác biệt là một vấn đề có tính hai mặt. Một mặt, các nhà hoạch định chính sách cần chú ý đến tỷ suất lợi nhuận tư của đầu tư cho giáo dục đại học. Nếu một vài ngành nghề nào đó chắc chắn có khả năng đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hay thu nhập cao cho sinh viên tốt nghiệp trong tương lai, thì học phí của những ngành nghề này nên được xác định ở mức cao. Mặt khác, các nhà chính sách nên xác đinh mức học phí thấp đối với những ngành nghề có tỷ suất lợi nhuận tư nói chung thấp nhưng tỷ suất lợi nhuận xã hội cao hoặc nhu cầu xã hội đối với ngành nghề đó cao. Khi nguyên tắc này được áp dụng, các nhà hoạch định chính sách cũng cần lưu ý hiện tượng lệch giữa chi phí đơn vị thực tế và tỷ suất lợi nhuận tư. Các chuyên ngành như luật, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ thường là những ngành có chi phí thấp nhưng tỷ suất lợi nhuận tư cao. Các chuyên ngành như vật lý, khoa Hình 1. Chi phí và lợi nhuận của đầu tư cho giáo dục đại học Yh = giáo dục đại học Ys = giáo dục trung học OC = chi phí hoạt động DC = chi phí trực tiếp B = lợi nhuận
  • 13. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 11 học và kỹ thuật là những ngành có chi phí đào tạo cao nhưng tỷ suất lợi nhuận tư thấp. Khung học phí cho hai nhóm ngành này cần phải được xác định trong mối liên hệ với các yếu tố khác và trong từng bối cảnh cụ thể. 3.Học phí phân biệt theo nơi cư trú Các trường cao đẳng và đại học công lập được hình thành và duy trì hoạt động bởi nguồn tài chính công có được từ thu thuế, và lẽ đương nhiên là các trường cần trao cơ hội học tập trước hết là cho sinh viên bản địa và trong nước. Vì vậy, học phí phân biệt theo nơi cư trú đã bắt đầu được áp dụng cho sinh viên bản địa hay sinh viên địa phương và sinh viên bên ngoài. Vì sinh viên bên ngoài và gia đình họ không đóng thuế và không có đóng góp gì đối với các quỹ công, nên thường là các em phải trả học phí ở mức cao hơn. Trong nhóm này cũng có 2 tiểu nhóm: (1) Học phí khác biệt đối với sinh viên đến từ vùng khác trong cùng 1 đất nước Ở Mỹ, hầu hết các trường cao đẳng và đại học công lập đều có 2 khung học phí tương ứng cho sinh viên của bang và sinh viên ngoài bang. Trong năm học 2004-2005, mức học phí trung bình đối với sinh viên địa phương là 5.132 đô la Mỹ trong các trường đại học công lập 4 năm, trong khi mức học phí trung bình đối với sinh viên ngoài bang là 12.423 đô la Mỹ. Ở Trung Quốc, học phí phân biệt theo nơi cư trú bắt đầu xuất hiện từ giữa những năm 1990s. Sinh viên đến từ tỉnh khác đôi khi phải trả mức học phí cao hơn. Trường ĐH Xi’an Jiaotong là một trong 30 trường hàng đầu của Trung Quốc. Hàng năm, Trường vẫn tuyển sinh viên từ các tỉnh miền trung và miền tây Trung Quốc theo quy hoạch nhân lực quốc gia. Tuy nhiên, hàng năm, Trường cũng tuyển khoảng 100 sinh viên đến từ tỉnh Quảng Đông, không trong quy hoạch quốc gia. Những sinh viên này phải trả 3000 đến 4000 nhân dân tệ, trong khi sinh viên năm trong các tỉnh miền tây có trong quy hoạch chỉ phải trả 1000 nhân dân tệ cho mỗi năm học. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở các trường đại học khác, đặc biệt là các trường ở những thành phố lớn. (2) Học phí khác biệt đối với sinh viên quốc tế Ở Anh, chính phủ phe Bảo thủ đã tăng khung học phí đối với sinh viên quốc tế từ năm 1980. Khung học phí đối với sinh viên quốc tế thực chất là được tính đủ chi phí đào tạo. Trong những năm 1980s, chính sách này được sử dụng như một biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn về tài chính, nhưng hiện nay, nhiều nước tiên tiến đang thi hành chính sách này như một cách để kiếm tiền trên thị trường giáo dục quốc tế. Australia, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ là những nước đi đầu trong thực thi chính sách học phí này đối với sinh viên quốc tế. Các cơ sở giáo dục đại học thu được lợi nhuận là phần chênh giữa chi phí đào tạo đầy đủ tính theo lý thuyết và chi phí thực tế phải chi cho những sinh viên quốc tế này. Theo tính toán của Throsby (1997), chi phí thực tế trung bình đối với mỗi sinh viên quốc tế (thời điểm năm 1994) là 2.600 đô la Mỹ nhưng học phí tính đầy đủ chi phí trung bình mà các trường ở Australia thu của sinh viên quốc tế dao động từ 7.500 đến 8.000 đô la Mỹ. Trong trường hợp này, chính sách học phí khác biệt đối với sinh viên quốc tế đã trở thành 1 chiến lược quan trọng để biến giáo dục đại học thành một ngành kinh doanh tri thức và một ngành “thương mại quốc tế”. Năm 1996, các trường đại học của Australia thu được 1,3 tỷ đô la Úc từ sinh viên quốc tế và các trường đại học của Mỹ thu được 7,5 tỷ đô la Mỹ. Con số này đối với các trường đại học và cao đẳng của Anh là 543 triệu bảng Anh. 4. Học phí phân biệt theo ưu tiên quốc gia (State Interests) Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung quốc là những nước luôn luôn chú trọng việc gắn liền các lợi ích chính trị và kinh tế quốc gia, coi đó là ưu tiên số 1 trong phát triển giáo dục đại học. Sự ưu tiên này có tác động tới chính sách học phí của các nước. Các hình thức chủ yếu thể hiện sự cụ thể hóa các ưu tiên quốc gia là: - Xác đinh mức học phí thấp đối với các các lĩnh vực học tập với chi phí cao. - Xác định mức học phí thấp đối với những trường đáng chú ý nhất với chi phí cao Ở Trung Quốc, đối với hình thức thứ nhất, các trường đào tạo các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và khoáng sản luôn có mức học phí thấp nhất trong quá trình cải cách, Bảng 2: Khung học phí của các cơ sở giáo dục đại học chính quy ở Quảng Đông năm 1996 Lĩnh vực Nhóm trường Khung học phí (nhân dân tệ) Khoa học/kỹ thuật/ Quản trị/ Khoa học xã hội Các trường thuộc Ủy ban giáo dục quốc gia 1.000-2.640 Các trường thuộc các bộ ngành trung ương khác 2.500-3.500 Các trường cấp tỉnh 3.000-4.000 Nghệ thuật/nghệ thuật trình diễn/thiết kế Các trường thuộc Ủy ban giáo dục quốc gia 4.000-6.000 Các trường cấp tỉnh 5.000-8.000 Kinh doanh quốc tế Các trường thuộc các bộ ngành trung ương 3.000-4.000 Các trường cấp tỉnh 5.000-8.000
  • 14. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/201512 mặc dù chi phí đào tạo của hai lĩnh vực này cao hơn các ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh và nhân văn rất nhiều. Đối với hình thức thứ hai, chúng ta có thể quan sát thấy khung học phí khác nhau giữa các trường thuộc các bộ ngành trung ương và các trường thuộc địa phương Nói chung, các trường thuộc các bộ ngành trung ương, đặc biệt là Bộ Giáo dục là những trường hàng đầu ở Trung Quốc. Chúng được gọi là “các trường trọng điểm” và “các trường thuộc đề án 211”. Đầu tư của Chính phủ cho những trường này cao hơn nhiều so với các trường khác. Chi phí đơn vị của những trường này cũng cao hơn nhiều so với các trường khác. Dưới đây là khung học phí đối với các loại trường khác nhau ở Quảng Đông năm 1996. Từ bảng 2 trên chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng các trường hàng đầu của Trung Quốc có mức học phí thấp nhất, trong khi các trường thuộc nhóm dưới có mức học phí cao nhất. Hình thức học phí này sẽ còn tồn tại ở Trung Quốc trong một thời gian dài. Năm 1998, chính quyền Thượng Hải đã đồng ý cho một số trường đại học địa phương thu học phí bổ sung đối với sinh viên học nghề ở mức độ “gần như là tính đủ chi phí đào tạo” . Với việc đặt ra các mức học phí khác nhau này, chính phủ đang cố gắng thu hút những sinh viên tài năng nhất để phục vụ ưu tiên mang tính nền tảng và dài hạn của quốc gia. Thuật ngữ ưu tiên quốc gia được dùng ở đây là một khái niệm rộng hơn và sâu hơn khái niệm “lợi ích xã hội” (social return). Đây cũng là một trong những cơ sở của chính sách học phí khác biệt của Nhật Bản. Ở Nhật Bản, các trường đại học quốc gia có mức học phí thấp nhất. Vì vậy, học phí chỉ chiếm 10% tổng thu nhập của các đại học quốc gia. Thu nhập trung bình từ học phí đối với tất cả các trường đại học công của Nhật Bản vào khoảng 18%, trong khi của các trường tư có thể lên đến hơn 50%. 5. Học phí phân biệt theo khả năng chi trả Khi sinh viên và phụ huynh sinh viên là những người phải trả học phí thì khả năng chi trả học phí trở thành một vấn đề đối với một tỷ lệ sinh viên nhất định. Để cho tất cả các em có cơ hội như nhau trong tiếp cận giáo dục đại học, một số nước đã thử áp dụng mô hình học phí phân biệt theo thu nhập. Philippines đã bắt đầu thực hiện “chính sách học phí xã hội hóa”. Lý do chính của chính sách này là thu học phí ở các mức khác nhau tùy theo thu nhập của gia đình sinh viên. Zimbabwe cũng áp dụng chính sách học phí phần biệt theo thu nhập. (Xem Bảng 1.3) Các chuyên gia của Australia đã từng thảo luận khả năng thiết kế một hệ thống học phí khác biệt dựa trên khả năng chi trả. Nó bao gồm bốn mức độ chi trả học phí: - Nhóm 20% sinh viên giàu nhất trả một mức học phí tương đối cao - Nhóm 20% sinh viên giàu tiếp theo chi trả mức học phí thấp hơn - Nhóm 20% sinh viên tiếpt heo chi trả một mức học phí thấp hơn nữa - Nhóm 40% sinh viên còn lại được miễn học phí Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính Giáo dục Đại học của Australia đã từ bỏ kế hoạch này vì thiếu tính khả thi và dễ làm nảy sinh những vấn đề mới. 6.Học phí phân biệt theo chất lượng và danh tiếng Ở Mỹ, các trường đại học khác nhau có mức học phí khác nhau. Ở khu vực Los Angeles, Trường Đại học California ở LosAngeles có mức học phí cao nhất trong các trường công lập (11.199 đô la Mỹ bao gồm cả giáo trình và tiền ở). Trường Đại học bang California ở Los Angeles có mức học phí thấp hơn (tổng mức thu là 8.358 đô la Mỹ) và Trường Cao đẳng thành phố Los Angeles có mức học phí thấp nhất (2.707 đô la Mỹ). (số liệu của năm học 1994 – 1995) (College Board: 1994 – 95). Ngoài mức chi phí đơn vị thực tế ở các trường, chất lượng và danh tiếng trong thị trường giáo dục cũng là những nhân tố quan trọng trong việc xác định mức học phí ở Mỹ. Tài liệu tham khảo: 1. Australia Department of Education, Regulation Impact Statement, p. 70. 2. Bureau of China Statistics., 2010. China statistics yearbook (1996-2010) (China). Beijing: China Statistics Press. 3. College Board (2004) Trend in college pricing, New York. Bảng 1.3: Khung học phí của Zimbabwe năm 1990 Nhóm thu nhập Thu nhập hàng năm của gia đình Khung chi phí Mức học phí chi trả thực tế Nhóm I < Z$28.000 Nghệ thuật 4.895 Không phải trả Khoa học 5.531 Không phải trả Y khoa 5.539 Không phải trả Nhóm II Z$28.001 – 33.999 Nghệ thuật 4.895 1.909 Khoa học 5.531 1.533 Y khoa 5.539 1.329 Nhóm III Z$34.000- 39.000 Nghệ thuật 4.895 2.741 Khoa học 5.531 2.437 Y khoa 5.539 2.534 Nhóm IV Z$39.001 Nghệ thuật 4.895 4.895 Khoa học 5.531 5.531 Y khoa 5.539 5.539
  • 15. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 13 TƯTƯỞNGVỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI TRONG HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI CỦA NGƯỜIVIỆT ✒ Nguyễn Thị Thúy Hương Khoa Triết học – Đại học Sư phạm Hà Nội. Mở đầu Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh thời cơ, cũng tạo ra những thách thức lớn đối với sự phát triển, trong đó có sự phát triển về văn hóa giáo dục, đã ảnh hưởng theo hướng tiêu cực tới thế giới quan, nhân sinh quan, đến định hướng giá trị văn hóa đạo đức trong đó có quan niệm về Đạo làm người của của con người Việt Nam hiện nay. 1. Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam Tiêu chí của đạo làm người trong xã hội ngày nay đòi hỏi sự phát triển toàn diện, đối với mỗi người cần có trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Thực tế cho thấy, hiện nay không ít người trong xã hội đã phai nhạt lý tưởng sống, làm giàu bằng mọi giá bất chấp đạo lý, sống vô cảm, chỉ biết đến bản thân mà không quan tâm đến cộng đồng. Tình trạng tham ô, tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống, phạm pháp; tỷ lệ ly hôn không ngừng tăng, mâu thuẫn gia đình nảy sinh ngày càng nhiều đã làm đảo ngược những giá trị văn hóa đạo đức truyền thống. Điều đó dẫn đến sự thay đổi hệ giá trị văn hóa đạo đức, trong đó có quan niệm về Đạo làm người của người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. Để hội nhập, phát triển và vkhông bị hòa tan trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng của đời sống xã hội, là mục đích và động lực của sự phát triển xã hội. Do vậy, cần phải đặc biệt quan tâm giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc trong đó có quan niệm về Đạo làm người được ông cha ta lưu giữ và truyền lại còn được bảo tồn dưới nhiều dạng thức khác nhau, trong đó có hoành phi, câu đối. Mặc dù có sự tác động nhiều chiều của toàn cầu hóa, của mặt trái kinh tế thị trường, nhưng các giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp vẫn được lưu truyền trong làng xã, dòng họ. Ở Việt Nam hầu hết các dòng họ đều có nhà thờ họ riêng, ở đó là nơi tôn nghiêm để thờ cúng tổ tiên, lưu giữ truyền thống của dòng họ, cũng là nơi con cháu hàng năm dù có đi làm ăn buôn bán ngược xuôi thì đến ngày giỗ họ đều trở về. Xưa người Việt đã có câu thơ để nhắc nhở con cháu nhớ về ngày giỗ tổ của cả dân tộc. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba Ngày giỗ tổ không chỉ là nơi con cháu được gặp mặt nhau, mà đó còn là ngày để dòng tộc cùng ôn lại lịch sử của dòng họ mình, dạy con cháu ghi nhớ lịch sử hình thành dòng họ, nhưng đặc biệt hơn đó là nơi các cụ già truyền lại những tư tưởng về đạo đức, lối sống tốt đẹp của dòng họ cho con cháu mình. Đó cũng là nơi khơi nguồn của dòng mạch văn hóa dân gian chảy mãi, là cái nôi để cố kết cộng đồng, gia đình dòng họ. Các dòng họ còn lưu giữ nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp để giáo dục cho các thế hệ tương lai về Đạo làm người. Hệ thống hoành phi, câu đối được treo trong nhà thờ các dòng họ vẫn được giữ gìn, bảo vệ nhằm giáo dục về đạo làm người cho con cháu sống sao cho tốt với gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước. Có thể nói, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, Đạo làm người đựợc coi là giá trị “nền” của các giá trị. Tuy nhiên, nhận thức về Đạo làm người là một quá trình, được bổ sung và phát triển liên tục qua các giai đoạn của lịch sử xã hội. Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức luôn được chú trọng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang đi trên con đường phát triển , nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì vấn đề đạo đức càng cần thiết hơn bao giờ hết. Giáo dục đạo đức con người Việt Nam nói chung, giáo dục Đạo làm người nói riêng thì cần có một nền tảng lý thuyết đạo đức mang tính khoa học. Nền tảng lý thuyết ấy được bắt đầu từ thực tiễn lịch sử văn hóa đạo đức của dân tộc.Việc nghiên cứu có hệ thống quan niệm về Đạo làm người trong hoành phi, câu đối ở miền Bắc Việt Nam góp phần phát huy sức mạnh của truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp, xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay. Từ cách tiếp cận lịch sử có thể thấy rằng, vấn đề Đạo làm người là một nội dung quan trọng trong triết lý lá rụng về cội, nhớ ơn thế hệ đi trước của dân tộc Việt Nam. Triết lý này có quá trình hình thành, ngày càng được bổ sung và phát triển qua các giai đoạn lịch sử và đạt tới giá trị khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác đã nói: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Đó là bài học về đạo đức đơn giản mà vô cùng sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam. Trong thời đại ngày nay, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng ta cho rằng, cần phải giáo dục, xây dựng con người mới. Con người mới phải có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. 2. Đạo làm người trong Hoành phi, câu đối Việt Nam
  • 16. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIA Nghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/201514 Trong kho tàng giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, hoành phi, câu đối chứa đựng nội dung về Đạo làm người của cha ông rất sâu sắc. Hoành phi, câu đối là một dạng văn hóa đặc biệt, đó là những câu, từ ngữ ngắn gọn hàm chứa ý nghĩa văn hóa đạo đức sâu sắc được treo trang trọng trên ban thờ các gia đình, nhà thờ của các họ tộc. Hoành phi, câu đối là nơi thể hiện rõ nét tư tưởng về Đạo làm người của dân tộc Việt Nam, góp phần trả lời câu hỏi “phải sống làm sao cho phải đạo” đối với mỗi con người. Người Việt Nam luôn coi trọng cội nguồn, gốc tích nên bao giờ bàn thờ gia tiên cũng được bày nơi trang trọng nhất trong nhà và được trang hoàng khá trang nghiêm, lộng lẫy. Thông qua câu đối treo thờ tự người ta gửi gắm tấm lòng thành kính đến ông bà và tổ tiên, nguyện cầu nhận được sự phù hộ để con cháu dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức làm rạng rỡ tông môn, những câu thường gặp đó là: 樹草逢春支葉茂 祖宗積德子孙榮 Phiên âm: "Thụ thảo phùng xuân chi diệp mậu; Tổ tông tích đức tử tôn vinh” Tạm dịch là “Cây cỏ chào xuân cành lá thắm; Tổ tiên tích đức cháu con vinh”. Hay những câu có ý nghĩa giáo dục, mong ước cho con cháu luôn đoàn kết, tương thân tương trợ, kề vai sát cánh giúp đỡ lẫn nhau vượt mọi khó khăn để tạo dựng cuộc sống ngày càng phát triển và cùng đồng lòng tri ân tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên như: 木出千支猶有本苯 水流萬派素从源 Phiên âm: “Mộc xuất thiên chi do hữu bổn; Thủy lưu vạn phái tố tùng nguyên”. Tạm dịch là “Cây chung ngàn nhánh sinh từ gốc; Nước chảy muôn dòng phát tại nguồn”. Đời trước mở đường, lớp sau kế tiếp phát huy nề nếp gia phong, gìn giữ bản sắc đó cũng là mong ước của nhiều thế hệ trong gia đình: “Hữu khai tất tiên, minh đức viễn hĩ; Khắc xương quyết hậu, kế tự kỳ hoàng chi”. Tạm dịch là “Lớp trước mở mang, đức sáng lưu truyền vĩnh viễn; Đời sau tiếp nối, phúc cao thừa kế huy hoàng”. Bên cạnh những câu liễn mang nội dung thờ gia tiên thì người thương gia luôn mong ước được mua may bán đắt, sinh tài sinh lợi, vàng ngọc đầy nhà nên họ thường treo các câu đối mang nội dung ấy tại phòng khách như: “Môn nghinh xuân hạ thu đông phước; Hộ nạp đông tây nam bắc tài”. Tạm dịch là “Cửa đón xuân hạ thu đông phúc; Nhà tiếp đông tây nam bắc tài” Những câu mang tính khuyên răn con cháu phải cố gắng học hành, chăm lo cần kiệm thì sẽ vinh hiển bản thân và được giàu sang phú quý như: “Canh độc lưỡng đồ, độc khả vinh thân canh khả phú; Kiệm cần nhị chí, cần năng sáng nghiệm kiệm năng thành”. Tạm dịch là “Nông học đôi đường, học sớm vinh thân nông sớm phú; Kiệm cần hai chữ, cần cù sáng nghiệp kiệm thành công”. Hoặc khuyên các chàng sĩ tử học trò hãy ra công gắng sức học tập mai sau gặp vận rồng mây, công danh đỗ đạt; trước là vinh hiển tấm thân, sau làm rạng rỡ tông môn được mở mày mở mặt với bàng quan thiên hạ: “Thập niên song hạ vô nhân vấn; Nhất cử thành danh thiên hạ tri” tạm dịch là “Mười năm đèn sách không ai hỏi; Thi trúng thành danh thiên hạ hay”. Hoành phi, câu đối không chỉ là những vật treo để tăng thêm vẻ thẩm mỹ, vẻ trang nghiêm cho di tích mà bản thân nó còn thể hiện sự mong ước của các thế hệ sinh sống trong ngôi nhà. Đồng thời, đó là một trong những nguồn tư liệu quý giúp chúng ta nghiên cứu về quan niệm về đạo làm người, phong tục tập quán, nề nếp gia phong của một gia đình, dòng họ. Thậm chí, thông qua đó còn có thể phần nào đánh giá được những giai đoạn lịch sử của xã hội, những nhân vật lịch sử. Bởi vì bản thân hoành phi, câu đối còn chuyển tải nhiều ý nghĩa khác như giá trị văn học, lịch sử, văn hóa, triết học, giáo dục... Hoành phi, câu đối không chỉ mang tính thẩm mỹ, trang nghiêm cho di tích mà còn chuyển tải nhiều ý nghĩa khác như giá trị văn học, lịch sử, văn hóa, triết học, giáo dục... Với những hoành phi, câu đối, nguồn mạch nhân đức, đạo làm người được các thế hệ đi trước trao truyền, nhắn gửi cho thế hệ sau. Truyền thống mà cả dân tộc cũng như mỗi dòng họ, mỗi gia đình cần phải gìn giữ là: Uống nước nhớ nguồn, nhân hậu thuỷ chung, thương người như thể thương thân, đoàn kết tương thân tương ái làng xóm khi tối lửa tắt đèn, tu thân, hiếu học, sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, lao động cần cù, sáng tạo.... Đạo làm người được thể hiện trên rất nhiều lĩnh vực, được lưu giữ trong rất nhiều loại hình văn hóa của dân tộc. Hoành phi, Câu đối là một hình thức điển hình và hiện nay còn được lưu giữ rất nhiều trong dân gian. Đó là một hình thức giáo dục văn hóa đạo đức rất gần gũi, rất tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến nhiều tầng lớp người trong xã hội. Khi nghiên cứu tư tưởng về Đạo làm người trong hệ thống hoành phi, câu đối Việt Nam, chúng ta ai cũng nhận thấy những giá trị văn hóa đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, và có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc góp phần giáo dục, xây dựng nền văn hóa đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay, thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa đạo đức hàng ngàn năm của dân tộc được đúc kết, trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn đang tồn tại ở những nơi linh thiêng như gian thờ trong gia đình, nhà thờ họ, chùa, đình, đền, miếu. Nếu chúng ta không quan tâm bảo tồn, phát huy di sản hoành phi, câu đối thì cùng với đó, một trong những hình thức giáo dục Đạo làm người trong truyền thống sẽ dần bị phai nhạt. Giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay cần nhiều phương thức, biện pháp, việc giáo dục quan niệm Đạo làm người trong hoành phi, câu đối cần phải được khai thác và vận dụng một cách tốt nhất. Hoành phi, câu đối mãi là giá trị văn hóa đạo đức quý báu, nơi lưu giữ quan niệm về Đạo làm người của dân tộc rất cần được trân trọng, bảo tồn, nghiên cứu và khai thác, xem đó là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục nhân sinh quan cho thế hệ trẻ.
  • 17. ILACAED HAÏNH PHUÙC LAØ SEÛ CHIANghiên cứu - diễn đàn Hợp tác & Phát triển - Số 30 - Tháng 3+4/2015 15 Nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ thể chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng của logic biện chứng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến việc xây dựng các lý thuyết khoa học, mà lý thuyết khoa học là hình thức phản ánh bản chất của sự vật trong tính chỉnh thể của nó một cách đầy đủ hơn cả. C.Mác là người có công rất lớn trong việc xây dựng nguyên tắc này của logic biện chứng. Như chúng ta biết C.Mác đã vận dụng rất thành công phương pháp logic vào việc nghiên cứu các hiện tượng của đời sống xã hội trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là trong bộ "Tư bản", và chính trong công việc này Ông đã đem lại cho nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ thể một tinh thần duy vật, đồng thời áp dụng nó vào nghiên cứu xã hội, mặc dù C.Mác không phải là người đầu tiên. Hêghen là người đầu tiên xây dựng nguyên tắc nhận thức từ trừu tượng đến cụ thể theo tinh thần duy tâm. Theo Hêghen sự nhận thức, tư duy không ngừng phát triển, và sự phát triển này được ông xem xét như một quy luật, trong đó nhận thức vả tư duy đi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, từ cái ít cụ thể đến cái cụ thể nhiều hơn. Đứng trên lập trường duy tâm, Hêghen cho rằng bất kỳ sự phát triển nào cũng chỉ là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối. Toàn bộ sự phong phú, đa dạng của thế giới cũng chỉ là sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối trên con đường tìm về bản thân mình. Nhưng cái hợp lý của Hêghen là ở chỗ, bất kỳ sự phát triển nào cũng bắt đầu từ những tính quy định giản đơn, và từ đó sẽ kế tiếp những tính quy định phong phú hơn và cụ thể hơn. Trên cơ sở đó, Hêghen đã trình bày sự phát triển của nhận thức như một quá trình, trong đó sự nhận thức được bắt đầu từ những khái niệm trừu tượng, đơn giản nhất dần dần chuyển thành những khái niệm cụ thể hơn, xác định hơn. Như vậy ở Hêghen nhận thức được bắt đầu từ cái trừu tượng mà ông gọi là tồn tại giản đơn và tiếp đó, mỗi bước phát triển của nhận thức chính là một bước xa dần cái khởi đầu của nó, nhưng mặt khác thì lại đi gần đến cái khởi đầu đó,chỉ có điều đây là cái khởi đầu đã được phát triển. Công lao của Hêghen là ở chỗ ông đã xây dựng và trình bày nguyên tắc từ trừu tượng đến cụ thể trên nền tảng của phép biện chứng. Khi nhận xét về nguyên tắc này của Hêghen, C.Mác đã viết:" Hêghen đã rời vào ảo tưởng khi hiểu cái hiện thực như là kết quả của tư duy tự tổng hợp trong bản thân mình, tự đi sâu vào bản thân mình và xuất phát từ bản thân mình. Trong khi đó, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là một phương thức, nhờ đó mà tư duy nắm bắt cái cụ thể, thể hiện cái cụ thể, xây dựng cái cụ thể như là một cái cụ thể tinh thần. Tuy nhiên, đó không bao giờ là một quá trình phát sinh cái cụ thể". Điểm khác biệt cơ bản giữa C.Mác và Hêghen là ở chỗ, ở Hêghen từ trừu tượng đến cụ thể là cách thức xây dựng cái cụ thể hiện thực. C.Mác hoàn toàn ngược lại, từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là một nguyên tắc rất quan trọng để xây dựng các lý thuyết khoa học. Để hiểu được cốt lõi của nguyên tắc này, chúng ta phải làm rõ các nội dung: thế nào là trừu tượng; thế nào là cụ thể. Cặp phạm trù này đặc trưng cho cả thế giới các hiện tượng xung quanh và cả thế giới các hiện tượng tinh thần. Bản chất của chúng được thể hiện ở chỗ khi ta nhận thức một thuộc tính nào đó tách khỏi cái tổng thể của sự vật thì ta gọi cái riêng lẻ, cái bộ phận đó là cái trừu tượng và sự hiểu biết mang tính chất đơn lẻ về sự vật được gọi là sự hiểu biết trừu tượng. Còn về cái cụ thể, ta nhận thấy mỗi sự trừu tượng đem lại cho chúng ta một sự hiểu biết nhất định nào đó về sự vật, và như TRONG NHẬNTHỨC KHOA HỌC NGUYÊNTẮCTỪTRỪUTƯỢNG ĐẾN CỤTHỂ ✒ Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai Đại học sư phạm Hà Nội Ảnh minh họa