SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
i
BÁO CÁO THỰC TẬP
SẢN PHẨM PHÁI SINH – HOÀN ĐỔI LÃI SUẤT
CHUYÊN NGÀNH : XUẤT NHẬP KHẨU
TPHCM - 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................i
PHẦN 1: LƯỢC KHẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN (QUYẾT ĐỊNH) SỬ
DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY ..................................................1
1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................................1
1.2. Các loại công cụ phái sinh ...................................................................................1
1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn...........................................................................................2
1.2.2. Hợp đồng tương lai .......................................................................................2
1.2.3. Hợp đồng quyền chọn...................................................................................4
1.2.4. Hợp đồng hoán đổi........................................................................................5
1.3. Điều kiện áp dụng chung đối với các công cụ phái sinh......................................6
1.4. Vai trò - ứng dụng của công cụ phái sinh ............................................................7
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh .................................9
1.5.1.Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ (Price to Book ratio) .............................9
1.5.2. Thuế ............................................................................................................10
1.5.3. Kiệt quệ tài chính và mất khả năng thanh toán...........................................11
1.5.4 Quy mô doanh nghiệp xuất nhập khẩu ........................................................14
PHẦN 2: SẢN PHẨM PHÁI SINH – HOÀN ĐỔI LÃI SUẤT...................................15
2.1. Khái niệm...........................................................................................................15
2.2 Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn ...........................................................15
2.3. Các loại hoán đổi lãi suất ...................................................................................17
2.3.1 Hoán đổi chỉ số trả dần ................................................................................17
2.3.2 Hoán đổi diff................................................................................................17
2.3.3 Hoán đổi kỳ hạn cố định..............................................................................18
2.4. Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam ..............................................................18
2.4.1 Hành lang pháp lý........................................................................................18
2.4.2 Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam ............................................19
3.1 Khái niệm VaR....................................................................................................21
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
iii
3.2 Mô hình VaR.......................................................................................................22
3.2.1 Mô hình VaR lý thuyết ................................................................................22
3.2.2 Mô hình VaR thực hành...............................................................................22
3.3. Hạn chế của VaR................................................................................................25
3.4. Áp Dụng VaR vào đánh giá rủi ro cho cổ phiếu KHP.......................................26
3.4.1. Phân tích số liệu..........................................................................................26
3.4.2. Ước lượng VaR...........................................................................................28
3.4.3. Hậu kiểm.....................................................................................................29
3.5. Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro...................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................30
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
iv
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
1
PHẦN 1: LƯỢC KHẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN (QUYẾT ĐỊNH) SỬ
DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY
1.1. Các khái niệm cơ bản
Trong quản lý rủi ro, thì việc sử dụng các công cụ phái sinh là quan trọng nhất
cho các doanh nghiệp. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một số nội dung của các loại
công cụ phái sinh này.. Từ những công cụ tài chính truyền thống đến nay đã xuất hiện
các công cụ mới như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,
hợp đồng hoán đổi lãi suất.
Công cụ phái sinh là một công cụ đa năng, giúp doanh nghiệp giải quyết được
các bài toán về quản lý rủi ro tài chính. Nó cho phép các doanh nghiệp chuyển rủi ro
sang các định chế tài chính khác sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Việc đưa các công cụ phái
sinh vào thị trường giúp làm giảm những biến động của thị trường và làm tăng giá của
tài sản. Trải qua hàng nghìn năm, các hợp đồng phái sinh đã thể hiện được vai trò của
nó trong thương mại tài chính.
Thứ nhất là vai trò quản lý rủi ro giá cả (risk management)
Các công cụ phái sinh cung cấp một cơ chế hiệu quả cho phép phòng tránh rủi ro
cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như một nhà sản xuất dự kiến giá gạo có khả năng
sụt giảm mạnh sau vụ mùa, anh ta sẽ sử dụng hợp đồng tương lai bán gạo theo giá định
trước nhằm tránh rủi ro giá cả của mặt hàng này.
Thứ hai là một công cụ đầu cơ của nhà kinh doanh. Khi dự đoán xu hướng biến
đổi trong tương lai về giá, lãi suất, nhà kinh doanh có thể tận dụng để kiếm lợi nhuận.
Tóm lại, “công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi
thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên,
lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên.”
1.2. Các loại công cụ phái sinh
Theo định nghĩa ở trên, công cụ phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị của
công cụ này được quy định dựa trên (hay xuất phát từ) giá trị của các hàng hóa cơ sở.
Các hàng hóa cơ sở này có thể bao gồm hàng nông sản, các loại ngoại tệ, các chứng
khoán hay lãi suất ngân hàng,…
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
2
Các công cụ phái sinh được chia thành bốn loại chủ yếu sau: hợp đồng kỳ hạn,
hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn được biết đến là thỏa thuận mà người mua và người bán đều
đồng thuận thực hiện 1 giao dịch hàng hóa với 1 số lượng nhất định, trong 1 khoảng
thời gian xác định và mức giá ấn định.
Theo hợp đồng kỳ hạn thì bên bán và bên mua thỏa thuận giá cả phù hợp với đôi
bên. Trường hợp, giá cả thị trường tăng hoặc giảm so với mức giá đã ấn định thì bên
bán hoặc bên mua có thể bị thiệt hại do đã đồng thuận hợp đồng theo giá trước đó.
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là loại hợp đồng kỳ hạn trong đó có quy định một mức
lãi suất nhất định áp dụng cho một khoản tiền danh nghĩa quy định trong hợp đồng
trong một khoảng thời gian được quy định trước. Trong suốt thời gian tồn tại của hợp
đồng, mọi giá trị chỉ được chuyển nhượng vào ngày hợp đồng đáo hạn.
Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa là loại hợp đồng kỳ hạn liên quan đến những hàng
hóa là nông sản như ngũ cốc, bông, cà phê, cao cao hoặc là gia súc và các hàng công
nghiệp,…
1.2.2. Hợp đồng tương lai
Sự phát triển của hợp đồng tương lai hiện đại bắt đầu từ năm 1840 tại Chicago.
Khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn đã phát triển, thị trường thương mại Chicago đã quyết
định rằng việc tiêu chuẩn hóa các hợp đồng kỳ hạn sẽ giúp cho việc thực hiện giao
dịch trở nên thuận tiện hơn. Các hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa này chính là
những hợp đồng tương lai đầu tiên.
Khác với các hợp đồng khác, các hợp đồng tiêu chuẩn hóa này rất thuận tiện cho
giao dịch, các bên chỉ cần đàm phán lại giá cả và các hợp đồng này có thể được mua đi
bán lại rất nhiều lần trước khi đến ngày đáo hạn.
Tính hữu dụng của các hợp đồng tương lai ngày càng rõ nét hơn và một lượng
lớn các giao dịch hợp đồng tương lai đã được thực hiện trong các năm sau đó. Các
giao dịch tương lai cũng được tiến hành ở nhiều trung tâm thương mại lớn như New
York, Kansas, San Francisco, New Orleans,… tuy nhiên Chicago vẫn là nơi chủ yếu
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
3
diễn ra các giao dịch này và có ảnh hưởng lớn tới các trung tâm khác trong giao dịch
tương lai.
Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào hàng hóa cơ sở, hợp đồng tương lai
phân thành ba loại: Hợp đồng tương lai tài chính, hợp đồng tương lai ngoại tệ và hợp
đồng tương lai hàng hóa.
Hợp đồng tương lai tài chính: Trong bảy thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các giao dịch
tương lai vẫn giữ vị trí quan trọng vốn có của nó, tập trung chủ yếu vào các giao dịch
tương lai đối với hàng nông sản.
Nếu xét về bản chất thì hợp đồng tương lai giống hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên hợp
đồng tương lai vẫn khác biệt so với hợp đồng kỳ hạn ở một số điểm sau:
Niêm yết trên sở giao dịch: Điểm khác biệt lớn nhất chính là việc tồn tại một sở
giao dịch có tổ chức đối với hợp đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kỳ hạn thì
không. Sở giao dịch hợp đồng tương lai cho phép các nhà giao dịch ẩn danh được mua
và bán các hợp đồng tương lai mà không phải xác định rõ phía đối tác trong một hợp
đồng cụ thể.
Tiêu chuẩn hóa: Không giống như các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai
được tiêu chuẩn hóa. Các hợp đồng tương lai niêm yết tại các sở giao dịch quy định
một số dạng hàng hóa cụ thể, với một số lượng nhất định đáp ứng các yêu cầu tối thiểu
về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác định.
Kiểm soát rủi ro thanh toán: Với việc sử dụng các hợp đồng tương lai được niêm
yết trên sở giao dịch thay vì dùng các hợp đồng kỳ hạn, hai bên tham gia vào hợp đồng
tương lai sẽ kiểm soát được rủi ro thanh toán. Đối với các hợp đồng tương lai thì
những thay đổi về giá trị tài khoản của các bên tham gia hợp đồng được điều chỉnh
hàng ngày theo mức giá thị trường và được ghi nhận. Bên cạnh đó, các hợp đồng
tương lai còn có một yêu cầu là ký quỹ một khoản tiền nhất định. Như vậy sự kết hợp
giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp công ty thanh toán bù trừ
phòng ngừa rủi ro thanh toán của các hợp đồng tương lai.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
4
Tính thanh khoản: Sự tồn tại của công ty thanh toán bù trừ và sự thuận lợi của
việc giao dịch qua sở giao dịch khiến cho tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai
cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn.
1.2.3. Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là
quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định
hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.
Việc sử dụng hợp đồng quyền chọn nhằm đảm bảo cho những khoản thu nhập từ
tài chính đã xuất hiện từ rất sớm. Hình mẫu hợp đồng quyền chọn đầu tiên đã được sử
dụng từ năm 332 trước công nguyên (thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên).
Hợp đồng quyền chọn phát triển mạnh vào năm 1636 với hàng hóa là hoa tuylip
Hà Lan. Nhu cầu về loại hoa này tăng cao thì những người trồng hoa tuylip Hà Lan và
các thương nhân đã bắt đầu sử dụng hợp đồng quyền chọn đối với nụ hoa tuylip. Do
chi phí cho quyền chọn rẻ hơn chi phí giao dịch giao ngay rất nhiều nên nhiều người
đã đầu cơ vào giao dịch này kể cả việc phải cầm cố nhà cửa, tài sản. Giá hoa tuylip
tiếp tục tăng cao. Đến năm 1637 thì bong bóng giá hoa tuylip bị vỡ, giá hoa giảm
xuống nhanh chóng và những người đầu cơ đã thi nhau bán hoa tuylip đi, nền kinh tế
Hà Lan lâm vào khủng hoảng. Năm 1872 một nhà kinh tế người Mỹ là Russell Sage đã
lần đầu tiên đầu tư vào một hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán.
Giống như hợp đồng quyền chọn ngày nay, hợp đồng quyền chọn của Russell đem lại
cho người nắm giữ quyền được mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với một
mức giá định trước tại một thời điểm xác định. Ngày nay có thêm nhiều công cụ tài
chính để đảm bảo cho giao dịch quyền chọn trở nên đơn giản và an toàn hơn, thêm vào
đó là sự ra đời và phát triển hết sức nhanh chóng của internet đã giúp cho các nhà đầu
tư giảm thiểu chi phí giao dịch. Các thương nhân ngày nay đã nhận ra rằng hợp đồng
quyền chọn không chỉ là một cách rất hữu hiệu để bảo vệ những khoản đầu tư mà đó
còn là một công cụ rất mạnh cho phép họ đầu cơ trên thị trường.
Về cơ bản hợp đồng quyền chọn khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương
lai. Một hợp đồng quyền chọn cung cấp cho người giữ nó quyền được làm một số việc.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
5
Người nắm giữ quyền chọn không nhất thiết phải thực hiện quyền đó, ngược lại trong
hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai thì các bên đối tác phải tự cam kết thực hiện
một số hành vi nhất định.
Căn cứ vào bản chất thì hợp đồng quyền chọn được chia làm hai loại: quyền chọn
mua và quyền chọn bán.
Hợp đồng quyền chọn mua cho phép người giữ hợp đồng được phép mua hàng
hóa cơ sở của hợp đồng với mức giá đã được quy định trong hợp đồng khi hợp đồng
vẫn còn hiệu lực. Với loại quyền chọn này, người mua hợp đồng quyền chọn mua cho
rằng giá của hàng hóa cơ sở sẽ tăng lên trong tương lai, nghĩa là giá trong hợp đồng
quyền chọn thấp hơn giá thực tế hàng hóa vào thời điểm thực hiện hợp đồng, do đó
người mua hợp đồng quyền chọn mua sẽ mua hàng hóa từ người mua hợp đồng quyền
chọn bán sau đó bán hàng hóa đó ra thị trường với giá giao ngay và thu lợi nhuận từ
khoản chênh lệch này.
1.2.4. Hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối tác
hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được tính trên
những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được hoán đổi
cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa trên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng
chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa B
và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ
hạn,... Những giao tác hoán đổi đã được xây dựng theo những thể thức rất phong phú
và khác biệt. Hai bên đối tác dàn xếp một cuộc trao đổi với những nhu cầu bổ sung và
những kỳ hạn thanh toán được đặt định.
Hợp đồng hoán đổi được sử dụng như một công cụ ngừa rủi ro. Thông qua hợp
đồng hoán đổi, các bên tham gia có được hàng hóa hoặc mức giá mình mong muốn mà
không cần phải thông qua nhiều giao dịch trung gian nên tránh được sự biến động giá
và chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
Khác với các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau là sử dụng trong ngắn hạn,
hợp đồng hoán đổi sử dụng trong dài hạn. Nhưng ngày càng nhiều, hợp đồng hoán đổi
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
6
cũng được sử dụng trong ngắn hạn, bổ sung những hạn chế của các dạng hợp đồng với
nhau, tạo ra sự cạnh tranh giữa chúng. Các yếu tố cạnh tranh bao gồm sự năng động,
chi phí và sự quen thuộc. Hợp đồng hoán đổi hơn hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao
sau ở yếu tố năng động, nhưng thua ở yếu tố quen thuộc sử dụng. Còn về chi phí, nhìn
chung hợp đồng có kỳ hạn và hợp đồng giao sau có ưu thế hơn, nhưng không lớn lắm.
Sử dụng hợp đồng hoán đổi để hạ thấp chi phí vốn thông qua phòng ngừa rủi ro, do
tận dụng những ưu thế tương đối, chênh lệch thuế khóa, việc phát triển thị trường mới.
Cũng tương tự như hợp đồng quyền chọn, theo cách thức giao dịch của hợp đồng
hoán đổi, có nhiều dạng giao dịch tương tự phát sinh như dạng giao dịch hoán đổi theo
giá trần (caps), theo giá sàn (floors) hoặc vòng đai (collar).
Giao dịch hoán đổi theo giá trần và giá sàn dựa trên những giá cả hàng hóa hoặc
những công cụ tài chính khác tương tự những giao dịch hoán đổi, chỉ khác là giá cả
hàng hóa được cố định tại một mức tối đa (giá trần) hoặc một mức tối thiểu (giá sàn).
Người bán một giao dịch hoán đổi theo giá trần đồng ý trả người mua giá chênh
lệch giữa giá trần và một mức giá thả nổi, tôn trọng một số lượng danh nghĩa được đặc
tả trong trao đổi để thanh toán phí.
Người bán một giao dịch hoán đổi theo giá sàn đồng ý trả người mua giá chênh
lệch giữa giá sàn và một mức giá thả nổi, tôn trọng một số lượng danh nghĩa được đặc
tả trong trao đổi để thanh toán phí.
Một giao dịch hoán đổi theo vòng đai là một giao dịch trong đó người mua một
giao dịch hoán đổi theo giá trần đồng thời bán một giao dịch hoán đổi theo giá sàn cho
người bán giao dịch theo giá trần, bằng cách ấy chỉ là thanh toán phí của giao dịch
hoán đổi theo giá trần.
Tất cả những hình thức giao dịch trên được sử dụng như những công cụ trợ giúp
hữu hiệu cho việc phòng chống những rủi ro trong kinh doanh trên thị trường hàng
hóa, và cũng có thể coi là những công cụ giúp giảm thiểu chi phí vốn.
1.3. Điều kiện áp dụng chung đối với các công cụ phái sinh
Trước hết công cụ phái sinh ngoại hối ra đời là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá
biến động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
7
trên thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi
ro. Trên thị trường ngoại hối, bên cạnh việc phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ thì
thị trường còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ và chênh lệch giá về ngoại tệ. Đây cũng là
những yếu tố quan trọng trong việc làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối
biến động một cách khó dự đoán. Chính vì sự không dự đoán trước được những thay
đổi của tỷ giá trên thị trường mà các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương
mại luôn có mong muốn bảo hiểm rủi ro để chống lại những tổn thất có thể xảy ra đối
với các dòng tiền ngoại tệ của mình.
Theo thông lệ quốc tế, trước khi giao dịch các sản phẩm phái sinh như hoán đổi,
quyền chọn hay tương lai, các bên tham gia phải ký kết với nhau bản thỏa thuận chung
của Hiệp hội các nhà kinh doanh phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA). Thoả thuận
này bao gồm các điều khoản và điều kiện nhằm quy định phạm vi giao dịch, loại công
cụ giao dịch, nghĩa vụ của các bên tham gia; quy định các vấn đề về giải quyết tranh
chấp, toà án hay các vấn đề xử lý khi có bên tham gia bị mất khả năng thanh toán...
Thị trường phái sinh và công cụ phái sinh ngoại hối rất đa dạng, phức tạp, đòi hỏi
các giao dịch viên là các cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực
ngoại hối, am hiểu các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Đặc biệt là cán bộ giao
dịch phải có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với
danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân ngân hàng. Ngoài ra họ còn phải có khả
năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái sinh tới các doanh nghiệp có hoạt động
thương mại quốc tế. Bên cạnh điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn đề công nghệ ngân
hàng cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Vì các công
cụ phái sinh nói chung và công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng được xây dựng trên cơ
sở sử dụng các thuật toán phức tạp để dự đoán về các khả năng biến động của tỷ giá hối
đoái trong tương lai. Đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải có các phần mềm hiện
đại để xử lý giao dịch cũng như quản lý và tính phí đối với các công cụ phái sinh.
1.4. Vai trò - ứng dụng của công cụ phái sinh
Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinh đóng góp
cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
8
chính, đó là: cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro;
giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành hệ
thống thanh toán thông suốt).
Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể mua,
bán công cụ phái sinh với hai mục đích: mục đích phòng ngừa rủi ro tài chính; mục
đích đầu cơ, tạo lợi nhuận từ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở
về lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán,... Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều
công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi
nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở, các rủi ro tài chính.
Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính: Các lợi ích thu
được khi ứng dụng công cụ phái sinh cũng tương tự doanh nghiệp. Hơn thế nữa, với
vai trò của trung gian tài chính, các tổ chức này có thể tăng nguồn thu từ thu phí với tư
cách của người môi giới; đặc biệt, khả năng mở rộng, phát triển các mặt hoạt động
khác của tổ chức tài chính như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn,...
cũng tăng cao và hiệu quả hơn.
Trên thực tế, giao dịch với công cụ phái sinh giúp người đầu tư có được nhiều lợi
ích tối ưu:
o Quản lý rủi ro
o Cung cấp chỉ số báo giá
o Tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành
o Tăng tính hiệu quả của thị trường
Mục so
sánh
Thị trường công cụ phái sinh
Thị trường chứng khoán cơ
bản
Bản chất Là giao dịch bên bán và bên mua
Là giao dịch mua bán cổ phần
của một doanh nghiệp
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
9
Giao
dịch
Giao dịch trực tiếp, hợp đồng, sàn
giao dịch...
Mua bán chênh lệch giá, cổ tức
Công cụ
Giao dịch chênh lệch về giá, hạn
chế rủi ro về giá
Mua bán chênh lệch giá
Hình
thức
Nhà đầu tư thu lợi nhuận khi thị
trường giá lên/xuống
Chứng khoán tăng thì nhà đầu
tư có lãi, rủi ro cao
Biến
động
Biến động giá cao Biến động giá thấp
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh
Có 3 yếu tố tác động thuận chiều đến quyết định sử dụng sử dụng công cụ tài
chính phái sinh gồm Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường, Quy mô của doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, và Đòn bẩy tài chính. Ngược lại, Hệ số thanh toán nhanh, và Tỷ số lợi
nhuận trên tài sản (ROA) có ảnh hưởng ngược chiều
1.5.1.Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ (Price to Book ratio)
Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị
trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỉ lệ này được tính bằng
cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của
cổ phiếu đó. Công thức tính như sau:
Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ = Giá thị trường của cổ phiếu/Giá ghi sổ của
cổ phiếu
Trong đó:
Giá ghi sổ của cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình và nợ)/Số
lượng cổ phiếu lưu hành
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
10
Ví dụ: Giả sử rằng công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là
100 tỷ VNĐ, tổng nợ là 75 tỷ VNĐ, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 25 tỷ VNĐ.
Nếu hiện tại công ty có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mỗi cổ phiếu sẽ đại diện cho
25.000 VNĐ giá trị ghi sổ của công ty. Nếu mỗi cổ phiếu này có giá thị trường là
50.000 VNĐ, như vậy tỉ lệ P/B là 50.000/25000 = 2.
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm được các cổ
phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ
phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó
có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công
ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.
Nếu như điều đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì
giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị
thật. Còn nếu điều thứ hai đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty hoặc các
điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo
dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Ngược lại, nếu một công ty
có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho
thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập
trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương
đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi
sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu,
uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không
có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ
không lớn.
Ví dụ: Microsoft là công ty mà phần lớn tài sản của công ty này là tài sản trí tuệ,
các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của
công ty này chẳng mấy khi được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.
1.5.2. Thuế
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
11
Thuế được coi là một loại công cụ quan trọng của cơ quan quản lý trong hoạt
động quản lý, giám sát và điều tiết thị trường chứng khoán (TTCK). Để tạo điều kiện
khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK, trong những năm đầu khi thị trường mới đi
vào hoạt động, các văn bản, chính sách thuế được ban hành có những ưu đãi nhất định
đối với doanh nghiệp (DN) nói chung và các tổ chức kinh doanh chứng khoán nói
riêng.
Nhìn chung, việc xây dựng chính sách thuế đối với TTCKPS tại Việt Nam cần
được cân nhắc theo hướng tạo ra cơ chế ưu đãi về thuế hợp lý, nhằm khuyến khích
TTCKPS hoạt động hiệu quả và phát triển lành mạnh. Xuất phát từ tính chất phức tạp
và rủi ro của TTCKPS, nếu không có chính sách thu hút NĐT đủ hấp dẫn, trong đó có
cơ chế thuế áp dụng trên TTCKPS, thì sẽ khó hấp dẫn được NĐT trong và ngoài nước
tham gia mạnh mẽ vào thị trường khi thị trường này sắp đi vào vận hành. Theo đó, các
quy định về thuế đối với CKPS cần có sự điều chỉnh linh hoạt theo từng giai đoạn phát
triển của thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động, TTCKPS rất
cần các chính sách hỗ trợ về thuế để khuyến khích phát triển.
1.5.3. Kiệt quệ tài chính và mất khả năng thanh toán
Nếu trong thời gian (t0,T) giá trị tài sản của công ty At giảm xuống dưới một
ranh giới K(L) thì công ty đang trong tình trạng kiệt quệ tài chính. Mặt khác, Công ty
sẽ mất khả năng thanh toán nếu vào ngày thanh toán cuối cùng T giá trị cuối cùng của
công ty (VT) ít hơn so với nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, trong tình trạng kiệt quệ tài chính,
việc kiểm soát công ty sẽ không chuyển sang cho các trái chủ ngay lập tức, nhưng
công ty phải chịu chi phí với sự gia tăng của nợ. Opler và Titman (1994) cho thấy khi
công ty trong tình trạng kiệt quệ tài chính (có đòn bẩy cao) họ sẽ mất thị phần quan
trọng cho các đối thủ mạnh trong thời kỳ suy thoái của ngành công nghiệp. Sự sụt
giảm doanh số bán hàng mà hãng máy tính Apple và Chrysler phải đối mặt trong thời
kỳ khó khăn tài chính cung cấp bằng chứng để hỗ trợ cho luận điểm về thiệt hại này.
Trong một mẫu của 31 quan sát có tỷ lệ nợ cao (HLTs), Andrade và Kaplan (1998) cô
lập ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế từ khủng hoảng tài chính và ước tính chi phí
kiệt quệ tài chính khoảng 10-20% giá trị công ty. Asquith, Gertner và Scharfstein
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
12
(1994) cho thấy trung bình các công ty kiệt quệ về tài chính sẽ bán 12% tài sản của họ
như một phần của kế hoạch tái cơ cấu của họ. Chevalier (1995a, b) sử dụng thông tin
chi tiết từ các ngành công nghiệp siêu thị địa phương để cung cấp bằng chứng để hỗ
trợ cho hành vi bán phá giá ở thị trường này. Cô cho thấy sau vụ mua lại siêu thị bằng
nợ (LBOs), giá các công ty đối thủ có đòn bẩy thấp và tập trung giảm tại các thị trường
địa phương. Hơn nữa, những đợt giảm giá được liên kết với các công ty LBO hiện tại
trên thị trường này. Những phát hiện này cho thấy rằng các đối thủ cố gắng để giày vò
các chuỗi công ty LBO. Phillips (1995) nghiên cứu sự tương tác giữa thị trường sản
phẩm và cấu trúc tài chính trong bốn ngành công nghiệp và tìm thấy bằng chứng về
việc nợ làm suy yếu vị trí cạnh tranh của các công ty (xem Kovenock và Phillips ,
1997; ARP , 2000). Sử dụng quy định được bãi bỏ trong ngành công nghiệp vận tải
đường bộ như một cú sốc ngoại sinh, Zingales (1998) đã nghiên cứu sự tương tác giữa
cấu trúc tài chính và thị trường cạnh tranh sản phẩm và cung cấp bằng chứng cho thấy
đòn bẩy làm giảm khả năng tồn tại của một công ty sau khi sự cạnh tranh tăng cao.
Các nghiên cứu của Opler và Titman (1994), Andrade và Kaplan (1998), Asquith,
Gertner và Scharfstein (1994), Chevalier (1995a, b), Phillips (1995), Zingales (1998)
đều nói lên một thông điệp chung là kiệt quệ tài chính có thể áp đặt một chi phí thực tế
lên công ty bằng cách làm suy yếu vị thế cạnh tranh của họ trên thị trường sản phẩm.
Được thúc đẩy bởi các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trên và bằng chứng
chính xác, tác giả cho rằng một công ty trong trong tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ mất
một phần thị phần của mình cho đối thủ cạnh tranh của nó.
Nếu công ty không trải qua tình trạng kiệt quệ tài chính trong thời gian t Є [t1, T)
thì giá trị cuối cùng của công ty là VT. Tuy nhiên, nếu công ty rơi vào tình trạng kiệt
quệ tài chính, giá trị cuối công ty rơi xuống f(VT) với f(VT) < VT (xem hình 1). Hàm
f đại diện cho phần mất đi bị gây ra bởi kiệt quệ tài chính.
Có hai vấn đề quan trọng liên quan tới việc sử dụng các sản phẩm phái sinh như
một công cụ cho hoạt động phòng ngừa rủi ro. Vấn đề thứ nhất, dù dữ liệu từ các sản
phẩm phái sinh được phân loại là các công cụ quản trị rủi ro, vẫn có thể còn một vấn
đề về ý định sử dụng chúng là các doanh nghiệp thực sự sử dụng chúng cho mục tiêu
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
13
phòng ngừa rủi ro hay không? Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tìm ra những
bằng chứng thuyết phục trong việc tán thành những hiệu quả giảm thiểu rủi ro của các
công cụ phái sinh trên các chỉ tiêu đo lường rủi ro của doanh nghiệp. Guay (1999) tìm
ra rằng những doanh nghiệp sử dụng mới những sản phẩm phái sinh trải qua một sự
sụt giảm thu nhập và tổng giá trị cổ phiếu sau những hợp đồng phái sinh đầu tiên.
Tương tự như vậy, Allayannis và Ofek (2001) chỉ ra rằng việc sử dụng các công cụ
phái sinh giúp giảm nguy cơ rủi ro tiền tệ, và Hentcshel cùng Kothari (2001) đã không
tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm phái sinh được sử dụng cho các
mục tiêu đầu cơ. Do đó, có đủ các chứng cứ lý thuyết để đề xuất rằng đa số các doanh
nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh cho mục tiêu phòng ngừa rủi ro chứ không phải
để đầu cơ. Vấn đề liên quan thứ hai trong việc sử dụng dữ liệu từ các công cụ phái sinh
liên quan đến tầm quan trọng của sản phẩm phái sinh trong dòng tiền của các doanh
nghiệp. Allayannis và Weston (2001) cùng với Graham và Rogers (2002) phát hiện ra
rằng có một ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của các công cụ phái sinh lên giá trị doanh
nghiệp và khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Những kết quả này nói lên rằng các
công cụ phái sinh hiệu quả của doanh nghiệp và do đó đây là những công cụ tốt cho
các hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Guay và Kothari (2003) cho thấy rằng
sự nhạy cảm của dòng tiền của các công cụ phái sinh của doanh nghiệp (được xác định
như là mức độ của dòng tiền mà các công cụ phái sinh có thể tạo ra những viễn cảnh
bất lợi về lãi suất, ngoại tệ hay giá cả hàng hóa) thì ở mức bình thường khoảng 10%
(mức trung bình là 45%) của dòng tiền hoạt động trung bình năm của doanh nghiệp.
Độ nhạy thay đổi từ 9% đến 39%, phụ thuộc vào biến được xác định . Ở mức cao nhất,
nếu dòng tiền hoạt động trung bình của doanh nghiệp giảm xuống 25% so với mức
trung bình, ảnh hưởng của các công cụ phái sinh có thể lên đến 40% của dòng tiền
hoạt động trong năm không tốt này. Tuy nhiên, đồng thời nghiên cứu của Guay và
Kothari nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược quản trị rủi ro phi phái sinh đến
giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu của Petersen và Thiagarajan (2000) mô phỏng tầm
quan trọng của các chiến lược phòng ngừa rủi ro phi phái sinh trong tổng thể các quyết
định quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu thực nghiệm trình bày những
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
14
kiểm định tính vững của mô hình cho các phương pháp phòng ngừa rủi ro phi phái
sinh.
1.5.4 Quy mô doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Nguy cơ rủi ro giao dịch, là khả năng bị ảnh hưởng khi tỷ giá hối đoái thay đổi
giữa ngày ký hợp đồng và ngày thanh toán. Nguy cơ này thường chỉ xảy ra một chiều
cho bên tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu theo chiều biến động của tỷ giá. Khi
doanh nghiệp nhập khẩu đồng ý thanh toán tiền mua hàng hóa bằng ngoại tệ, rủi ro xảy
ra khi ngoại tệ tăng giá, khiến họ phải trả nhiều hơn số tiền dự tính cho khối lượng
hàng hóa nhập khẩu.
Ngược lại, khi doanh nghiệp xuất khẩu đồng ý nhận tiền từ việc bán hàng hóa
bằng ngoại tệ, rủi ro xảy ra khi ngoại tệ giảm giá, khiến họ phải nhận về số tiền quy
đổi ra đồng nội tệ ít đi so với dự tính ban đầu khi ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nói
chung, nguy cơ rủi ro ngày càng tăng nếu khoảng thời gian giữa ngày báo giá cho tới
ngày thanh toán càng dài.
Doanh nghiệp xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro báo giá trước khi giao dịch tiến
hành. Sau khi người bán báo giá cho người mua, trong trường hợp thay đổi tỷ giá
không thuận lợi làm giảm doanh thu nếu giao dịch diễn ra bị giảm. Còn nếu tỷ giá
thuận lợi đối với người bán thì mức giá của đối thủ cạnh tranh cùng loại hàng hóa có
thể trở nên rẻ hơn. Người mua có thể hủy giao dịch. Rủi ro này là rủi ro trước giao
dịch, không được phản ánh vào hệ thống kế toán của công ty, rủi ro sẽ chỉ là ước tính.
Tại thời điểm 2, nếu giá và các điều kiện giao dịch phù hợp với người mua, thì họ
sẽ đặt lệnh mua ở mức giá đã thỏa thuận tại thời điểm 1, rủi ro tỷ giá thay đổi lại xuất
hiện và kéo dài đến thời điểm 3 khi người bán giao sản phẩm cho nhà vận chuyển. Rủi
ro này cũng không phản ánh trên hệ thống kế toán mặc dù doanh nghiệp đã chịu các
chi phí để có được sản phẩm xuất khẩu. Đến thời điểm 3, nguy cơ rủi ro thanh toán
xuất hiện, khi mà người mua gặp khó khăn thanh khoản hay phá sản. Các nguy cơ rủi
ro này sẽ chỉ chấm dứt cho đến khi khoản thanh toán cuối cùng được thực hiện
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
15
PHẦN 2: SẢN PHẨM PHÁI SINH – HOÀN ĐỔI LÃI SUẤT
2.1. Khái niệm
- Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa hai phía. Mỗi tập hợp
thanh toán dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Nếu lãi suất thả nổi và hoán đổi được
thực hiện trên đồng đô la thì lãi suất được sử dụng thường là LIBOR. Hoán đổi trên
các đồng tiền khác sử dụng lãi suất tương ứng với các đồng tiền đó. Hai bên đồng ý
hoán đổi một chuỗi các thanh toán tiền lãi trên cùng một đồng tiền vào nhiều ngày
thanh toán khác nhau, dựa vào một số vốn khái toán cụ thể nhưng không thanh toán số
vốn khái toán này.
- Hình thức phổ biến nhất của các loại hoán đổi lãi suất là hoán đổi vanilla thuần
nhất (plain vanilla swap), đó là một loại hoán đổi lãi suất mà một bên thực hiện thanh
toán theo lãi suất cố định còn bên còn lại thực hiện thanh toán theo lãi suất thả nổi.
2.2 Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn
Công ty MSC thực hiện giao dịch hoán đổi với số vốn khái toán là 10 triệu đôla
với một nhà giao dịch là ngân hàng FSW. Ngày bắt đầu là 15/01. Hoán đổi có nội
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
16
dung là FSW sẽ thực hiện thanh toán cho MSC dựa trên lãi suất LIBOR 90 ngày vào
ngày 15 của các tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng 10 trong một năm. Kết quả thanh toán
dựa trên lãi suất LIBOR vào thời điểm đầu của kỳ thanh toán, còn việc thanh toán
được thưc hiện vào cuối kỳ thanh toán. MSC sẽ trả cho FSW một khoản thanh toán cố
định theo lãi suất 6% một năm. Tiền lãi thanh toán sẽ được tính toán dựa trên số ngày
đếm chính xác giữa hai ngày thanh toán hoặc hai bên cùng giả định là một tháng có 30
ngày, ta giả định họ sử dụng một năm có 360 ngày.
Bên thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi có
dòng tiền vào mỗi ngày thanh toán:
(vốn khái toán)(LIBOR – lãi suất cố định)(số ngày/360 hoặc 365)
Trong đó, LIBOR được xác định vào ngày thanh toán của kỳ trước
Vậy từ góc độ của XYZ, khoản thanh toán sẽ là:
10.000.000(LIBOR – 0,06)(số ngày/360)
Vì vậy, nếu LIBOR vượt quá 6%, MSC sẽ nhận được 1 khoản thanh toán theo
kết quả trên từ FSW. Nếu LIBOR thấp hơn 6% thì MSC phải thực hiện thanh toán cho
FSW. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, cả hai bên giao dịch đồng ý thanh toán thuần. Do
đó, một bên thanh toán số tiền thuần cho bên kia.
Hình 1: Dòng tiền của hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất từ góc độ của MSC
10 triệu$ (L15/01)q 10 triệu$(L15/04)q 10 triệu$(L15/07)q 10 triệu$(L15/10)q
15/01 15/04 15/07 15/10 15/01
10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q
q là thừa số thời gian, thể hiện số ngày giữa hai ngày thanh toán chia cho 360 hoặc 365
Giả sử LIBOR ngày 15 tháng 01 là 6,8%. Do đó, ngày 15 tháng 4, FSW sẽ chi
trả: 10.000.000(0,068)(90/360) = $170.000
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
17
MSC sẽ trả: 10.000.000(0,06)(90/360) = $150.000
Bởi 2 bên cùng đồng ý thanh toán thuần nên chỉ có khoản chênh lệch $20.000
được chi trả bởi FSW cho MSC
Bảng 1: Kết quả thanh toán thực tế trong hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất
Vốn khái toán: $10.000.000
Lãi suất cố định: 6%
Giả sử mỗi tháng có 30 ngày và một năm có 360 ngày
2.3. Các loại hoán đổi lãi suất
2.3.1 Hoán đổi chỉ số trả dần
Là một hoán đổi lãi suất mà trong đó vốn khái toán được giảm dần theo thời thời
gian theo một tỷ lệ được xác định trước sao cho kết quả của số vốn khái toán cũng
giống với vốn gốc của khoản vay làm cơ sở cho hoán đổi. Hoán đổi này thường được
sử dụng nhằm bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro khoản vay bị trả trước hạn và lãi suất
thị trường giảm.
2.3.2 Hoán đổi diff
Là một hoán đổi lãi suất dựa trên lãi suất đồng tiền của hai quốc gia nhưng chỉ
thanh toán trên một đồng tiền duy nhất.
Ví dụ: công ty A cho vay USD theo lãi suất thả nổi LIBOR và đi vay Euro theo
lãi suất ở Đức. Nếu lãi suất ở Đức tăng cao hơn Libor thì công ty A sẽ chịu một khoản
lỗ. Để quản trị rủi ro trong trường hợp này công ty A sẽ thực hiện hoán đổi diff giữa 2
nhận thanh toán theo lãi suất ở Đức và thanh toán theo Libor. Nếu lãi suất ở Đức tăng
Ngày LIBOR (%) Số ngày ABSwaps XYZ chi trả
Thanh toán thuần
cho XYZ
15/01 6,8%
15/04 6% 90 $170.000 $150.000 $20.000
15/07 5,24% 90 $150.000 $150.000 0
15/10 4,75% 90 $131.000 $150.000 -$19.000
15/01 90 $118.750 $150.000 -$31.250
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
18
cao thì công ty A sẽ nhận được một dòng tiền thuần từ hoán đổi đề bù đắp cho chi phí
đi vay.
2.3.3 Hoán đổi kỳ hạn cố định
Có thể giống với một hoán đổi vanilla thuần nhất hoặc một hoán đổi basic. Một
bên thanh toán theo lãi suất cố định hoặc thả nổi và bên còn lại thanh toán theo lãi suất
thả nổi khác tượng trưng bơi tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán với kỳ hạn dài hơn
kỳ thanh toán của hoán đổi. Thông thường trong các hoán đổi bằng đồng USD thì đây
là lãi suất Kho bạc kỳ hạn cố định.
Ví dụ: Một bên thanh toán theo lãi suất LIBOR 6 tháng bên còn lại thanh toán
theo lãi suất CMT của trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm. Hoán đổi này được sử
dụng để phòng ngừa rủi ro về sự biến động của đường cong lãi suất. Lãi suất CMT là
một chỉ số về lãi suất trung hạn trong khi đó lãi suất LIBOR đặc trưng cho lãi suất
ngắn hạn.
2.4. Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam
2.4.1 Hành lang pháp lý
- Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế giao dịch hoán
đổi lãi suất:
Các ngân hàng trong nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài được thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nếu có đủ các điều kiện
200 tỷ vốn điều lệ, lãi ròng từ nghiệp vụ hoán đổi lãi suất dương hoặc âm không quá
5% vốn tự có.
Doanh nghiệp phải có khoản vay vốn, thuê tài chính làm cơ sở cho hợp đồng
hoán đổi
Thời hạn hoán đổi phù hợp với hợp đồng vay vốn cơ sở nhưng không được quá
5 năm
Hợp đồng hoán đổi được lập theo mẫu của Hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc
tế (ISDA)
Khoản vốn khái toán không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng
Các hoán đổi ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế về ngoại hối của NHNN
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
19
- Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN thay thế quy chế thực hiện giao dịch hoán
đổi lãi suất 2003
Điều kiện vốn điều lệ của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nâng
lên 1000 tỷ
Thời hạn tối đa của hợp đồng hoán đổi lãi suất được bỏ qua.
- Công văn số: 10645/TC-TCT về việc tính thuế GTGT dịch vụ hoán đổi lãi suất,
nghiệp vụ hoán đổi lãi suất không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
2.4.2 Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam
Các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ hoán đổi lãi suất :
- HSBC
- Standard Chattered
- Citibank
- ANZ
- Vietcombank
- Techcombank
- Sacombank
- BIDV
Hầu hết các giao dịch được thực hiện là các doanh nghiệp lớn có các khoản vay nước
ngoài mới có nhu cầu hoán đổi lãi suất. Dưới đây là một số giao dịch thực tế phát sinh
trong vài năm trở lại đây:
5/2007 : HSBC và Standard Chattered thực hiện hoán đổi lãi suất 5 năm với vốn khái
toán là 3 triệu USD trong đó HSBC sẽ thanh toán theo lãi suất thả nổi VNIBOR kỳ hạn
3 tháng và nhận thanh toán theo lãi suất cố định 7,15%/năm.
3/2009 : Thủ tướng ra công văn về việc thực hiện hoán đổi lãi suất khoản vay 300 triệu
USD của dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất với BNP Paris với lãi suất cố định
3.5%/năm
6/2008: PV Trans và ANZ đã kí kết hợp đồng hoán đổi lãi suất kì hạn 5.5 năm .Theo
hợp đồng này, PV Trans sẽ nhận được khoản lãi suất cố định cho toàn bộ thời hạn còn
lại của khoản vay tàu dầu thô Hercules đã kí trước đây.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
20
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
21
PHẦN 3: MÔ HÌNH NGƯỠNG RỦI RO (VALUE AT RISK)
Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang hoạt động cực
kỳ sôi động, những công ty chứng khoán mọc lên như nấm cùng với sự ra đời của rất nhiều
các loại cổ phiếu mới. Thị trường chứng khoán cũng là nơi là các nhà đầu tư gặp gỡ trao đổi
kinh nghiệm và tìm kiếm những cổ phiếu tốt nhất để khi bán ra thu về mức lợi nhuận cao
nhất. Chính vì vậy đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm ra một mô hình để đánh giá mức độ rủi ro
của từng cổ phiếu hay mức thiệt hại mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào chứng
khoán đó trong một khoảng thời gian nhất định với một mức lãi suất nhất định. Từ đó mô
hình VaR (Value at Rick) được sử dụng tại Việt Nam.
3.1 Khái niệm VaR
- VaR là tổn thất tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện xác
suất xảy ra tổn thất thực sự lớn hơn là rất thấp. Hay nói cách khác, VaR là số tiền lớn
nhất có khả năng bị mất của danh mục trong một khoảng thời gian cho trước, với một
độ tin cậy nhất định.
- VaR thông thường được tính cho từng ngày trong khoảng thời gian nắm giữ tài
sản, và thường được tính với độ tin cậy 95% hoặc 99%. Độ tin cậy 95%: với xác suất
khoảng 95% tổn thất của danh mục sẽ thấp hơn so với VaR đã được tính toán. Thông
thường, VaR được xem như là số thiệt hại lớn nhất của danh mục trong vòng 24h, với
độ tin cậy 95% .
- VaR có thể áp dụng được với mọi danh mục có tính lỏng (danh mục mà giá trị
được điều chỉnh theo thị trường). VaR không thể áp dụng được với các tài sản không
có tính lỏng (BĐS, tác phẩm nghệ thuật…). Tất cả mọi tài sản lỏng đều có giá trị
không cố định, được điều chỉnh theo thị trường với một quy luật phân bố xác suất nhất
định - mọi nguyên nhân rủi ro của thị trường hình thành nên quy luật phân bố xác suất
này. Hữu dụng với tất cả tài sản lòng, chứa đựng mọi nguồn rủi ro thị trường, do đó
VaR là phương pháp đo lường toàn diện đối với rủi ro thị trường
- VaR được xác định dựa trên quy luật phân bố xác suất cho giá trị thị trường của
danh mục. Thông thường, sự biến động giá trị của các tài sản lỏng được tuân theo quy luật
phân phối chuẩn, với 2 giá trị đặc trưng là mức ý nghĩa (kỳ vọng) và phương sai.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
22
3.2 Mô hình VaR
3.2.1 Mô hình VaR lý thuyết
Dẫn xuất mô hình
Cho Vt, Vk là giá trị danh mục P (hoặc lượng tài sản) tại thời điểm hiện tại t và
tương lai (t +k); k: gọi là độ dài chu kỳ
Ký hiệu ∆V(k) = Vk - Vt, như vậy ∆V(k) đo lường sự thay đổi giá trị của danh
mục P. ∆V(k) gọi là hàm lỗ - lãi (Profit&Loss – P&L(k)) k chu kỳ của danh mục.
- Nhà đầu tư ở vị thế “trường” đối với P sau chu kỳ k nếu ∆V(k) < 0 (P&L(k) <
0) sẽ bị tổn thất.
- Nhà đầu tư ở vị thế “đoản” đối với P sau chu kỳ k nếu ∆V(k) > 0 (P&L(k) > 0)
sẽ bị tổn thất.
Vk là biến ngẫu nhiên nên P&L(k) cũng là biến ngẫu nhiên. Gọi Fk(x) là hàm
phân bố xác suất của P&L(k) và cho 0 < α < 1. Khi đó ta có Pr(P&L(k) ≤ xα) = α và
giá trị xα gọi là “Phân vị mức α” của hàm phân bố Fk. Với α khá nhỏ thì xα < 0 do đó
P&L(k) < 0 tức là nhà đầu tư trường vị sẽ bị tổn thất. Xét Pr(P&L(k)  xα), ta có
Pr(P&L(k)  xα) = 1 - Pr(P&L(k) ≤ xα) = 1 - α do đó với α khá nhỏ thì P&L(k) > 0 tức
là nhà đầu tư đoản vị sẽ bị tổn thất.
VaR của một danh mục (hoặc của một lượng tài sản) với chu kỳ k (đơn vị thời
gian) và độ tin cậy (1- α)100% là phân vị mức α của hàm Fk(x). Ta sẽ ký hiệu đại
lượng này là VaR(k, α) và dấu âm của VaR biểu thị tổn thất (thua lỗ).
Như vậy ta có Pr(P&L(k) ≤ VaR(k, α)) = α. Từ đây suy ra ý nghĩa của VaR(k, α):
nhà đầu tư nắm giữ danh mục P sau chu kỳ k, với độ tin cậy (1-α)100% , khả năng tổn
thất một khoản sẽ bằng |VaR(k, α)| trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường .
3.2.2 Mô hình VaR thực hành
- Mô hình VaR tham số:
t
Vt
t+
k
Vk
k
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
23
Mô hình VaR sử dụng phổ biến đối với lợi suất thường giả định lợi suất danh
mục (hoặc tài sản) có phân phối chuẩn do đó chỉ cần sử dụng hai tham số: kỳ vọng ()
và độ lệch chuẩn () (hoặc sử dụng các ước lượng của chúng) đã có thể tính được
VaR. Vì lý do trên mô hình trong trường hợp này gọi là “Mô hình VaR tham số”.
Giả thiết chuỗi lợi suất (theo ngày) của tài sản: rt là chuỗi dừng và có phân bố
chuẩn.
Như vậy rt 
2
( , )
N   suy ra
t
r 


 N(0,1). Ta có công thức tính VaR:
VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = μ + N-1
(α)σ
Mô hình VaR ở trên gọi là mô hình VaR đơn giản (Simple VaR) do giả thiết lợi
suất có phân phối chuẩn. Trong thực tế có thể có các tài sản mà lợi suất r không có
phân phối chuẩn mà có thể là phân phối có “đuôi dầy” chẳng hạn phân phối T- Student
chuẩn hoá với s bậc tự do (ký hiệu là T*(s)
). Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy
số bậc tự do s chỉ trong khoảng từ 3 đến 6. Nếu
( )
s
t là phân vị mức α của phân phối T-
Student (thông thường) với s bậc tự do (có thể tra từ bảng số hoặc phần mềm thống
kê), tức là:
( ) ( )
Pr( )
s s
T t 
 
Khi đó:
( ) ( )
( )
( ) ( ) *( )
Pr( ) Pr Pr
/( 2) /( 2) /( 2)
s s
s
s s s
t t
T
T t T
s s s s s s
 
 
   
     
   
   
  
   
Với
( )
*( )
/( 2)
s
s T
T
s s


là phân phối T- Student chuẩn hoá với s bậc tự do. Như vậy
ta có thể tính được phân vị mức α của phân phối T- Student chuẩn hoá với s bậc tự do:
( )
*( )
/( 2)
s
s t
t
s s

 

Ta có công thức tính VaR:
VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = μ +
*( )
s
t σ
- Mô hình ARMA(m,n) và GARCH(p,q).
(1.)
(2.)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
24
Trong thực tế để ước lượng các tham số μt, σt trong công thức VaR ta phải sử
dụng các chuỗi thời gian của lợi suất {rt }. Theo thời gian, có thể chuỗi lợi suất rt
không dừng đặc biệt là phương sai không thuần nhất. Khi đó ta phải xét lợi suất rt với
điều kiện biết các thông tin tới thời điểm (t-1), nói cách khác ta phải xét chuỗi {rt } có
điều kiện: (rt/Ft-1), Ft-1: tập thông tin liên quan tới rt có được tới thời điểm (t-1). Thông
thường Ft-1 bao gồm số liệu về r, thông tin về σ2
trong quá khứ và thông tin về mối liên
hệ giữa μt, σ2
t với quá khứ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy với việc lựa chọn các tham
số p, q, m, n phù hợp, lớp mô hình kinh tế lượng ARMA(m,n) mô tả lợi suất rt, mô
hình GARCH(p,q) mô tả phương sai σ2
t tỏ ra đáng tin cậy. Mô hình chuỗi {rt } có điều
kiện: (rt/Ft-1) dạng ARMA(p,q) và GARCH(p,q) như sau:





























q
j
j
t
j
p
j
j
t
j
t
t
t
t
n
i
t
i
t
m
i
t
i
t
u
u
u
u
r
r
1
2
1
2
0
2
1
1
1
1
0










Với εt ~IID(0,σ2
). Trong kinh tế lượng (3.) gọi là “phương trình kỳ vọng”, (4.) là
“phương trình phương sai”.
Sau khi ước lượng các phương trình (3.) và (4.), ta dự báo 1-bước (1- Step) (dự
báo 1 ngày nếu số liệu sử dụng để ước lượng theo ngày) các giá trị
2
ˆ ˆ
,
r  và suy ra ̂ .
Ta có công thức ước lượng VaR:
 Nếu εt ~IIDN(0,1), tức là εt ~ N(0,1) ta có:
VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = r̂ + N-1
(α)*̂ (5.)
 Nếu εt ~IIDT*
(0,1), tức là εt có phân phối T- Student chuẩn hoá với s bậc tự do
ta có:
VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = r̂ +
*( )
s
t *̂ (6.)
Trong thực tế thường áp dụng mô hình GARCH(1,1), GARCH(1,2),
GARCH(2,1) cho phương trình phương sai (4.). Ngoài ra có thể sử dụng một số dạng
khác của GARCH: I_G RCH, M_GARCH, E_GARCH, T_GARCH.
- Mô hình VaR - RiskMetricsTM
(3.)
(4.)
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
25
Năm 1995, ngân hàng JP Morgan đã đưa ra phương pháp (mô hình) RiskMetricsTM
để ước lượng VaR. Giả thiết cơ bản của phương pháp RiskMetricsTM là:
Chuỗi lợi suất rt với điều kiện biết các thông tin tới thời điểm (t-1) có phân phối
chuẩn:
(rt/Ft-1)  N(t, 2
t)
μt tuân theo mô hình ARMA(1,1)
σ2
t tuân theo mô hình GARCH (1,1)
Tức là nếu đặt ut = rt - μt khi đó:
 ut = t*t với t  NID (0,1)
 2t =  + 2
t-1 + (1- ) u2
t-1
Như vậy chuỗi rt tuân theo mô hình IGARCH (1,1). Trong thực tế tính toán,
RiskMetricsTM
cho μt0.
Chú ý
- Từ phương trình phương sai (4.) suy ra phương sai không điều kiện của nhiễu ut:
2 0
(p,q)
1
( )
1 ( )
t Max
j j
j
u


 


 

- Đối với mô hình VaR đơn giản và RiskMetricsTM
khi ước lượng được VaR(1
ngày,α) có thể suy ra VaR(k ngày, α) theo công thức dưới đây gọi là “Quy tắc căn bậc
hai theo thời gian” (Square Root of Time Rule):
VaR(k ngày, α) = k VaR(1 ngày,α)
3.3. Hạn chế của VaR
Tuy VaR là chuẩn mực mới trong đo lường và giám sát rủi ro thị trường
(Philippe Jorion), nó vẫn bao hàm những hạn chế nhất định:
- Hạn chế đầu tiên, cũng là hạn chế lớn nhất của VaR, đó là giả định các yếu tố
của thị trường không thay đổi nhiều trong khoảng thời gian xác định VaR. Đây là một
hạn chế rất lớn, và trong năm 2007, 2008 đã dẫn đến sự phá sản của một loạt ngân
hàng đầu tư trên thế giới, do điều kiện thị trường có những biến động đột ngột vượt xa
so với trong quá khứ.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
26
- Hạn chế thứ hai, đó là hiệu ứng “đuôi chuông”. Như chúng ta đã biết, do tuân
theo quy luật phân phối chuẩn, hàm mật độ phân phối của danh mục có hình dạng quả
chuông, và những mức tổn thất lớn nhất, ngoài dự đoán, thường nằm ở phần đuôi bên
trái của đồ thị hình chuông này. Ví dụ khi đo lường VaR cho một danh mục trading
với tổng quy mô 640tr $ cho 252 ngày, với độ tin cậy 99%, ngân hàng xác định được
ngưỡng tổng thất lớn nhất là 50tr$. Tuy nhiên, chỉ cần trong 2 ngày nằm ngoài mức tin
cậy (1% “đuôi” còn lại trong 252 ngày làm việc), có 1 ngày mức tổn thất của ngân
hàng lên tới một giá trị quá ngưỡng, chẳng hạn 300tr $, ngay lập tức sẽ đẩy danh mục
đó phá sản. Đó chính là hạn chế của VaR, với những tổn thất nằm ngoài dự đoán
(ngoài khoảng tin cậy), khiến cho hàng loạt ngân hàng đầu tư phá sản khi quá tin
tưởng vào VaR có được.
3.4. Áp Dụng VaR vào đánh giá rủi ro cho cổ phiếu KHP.
Sau đây chúng ta sẽ áp dụng VaR vào đánh giá rủi ro cho cổ phiếu KHP – Công
ty Cổ phần điện lực Khánh Hòa (HOSE). Sử dụng số liệu thu thập là giá đóng cửa
trong 750 phiên giao dịch từ ngày 14/07/2017 – 05/12/2020.
3.4.1. Phân tích số liệu.
Ngày tháng
Giá đóng cửa.
(đơn vị nghìn đồng)
Lợi suất
14/7/2017 15 -
18/7/2017 14.5 -0.0339
20/07/2017 13.5 -0.07146
22/07/2017 12.3 -0.09309
25/07/2017 11.1 -0.10265
27/07/2017 12.2 0.094491
29/07/2017 13.4 0.093819
01/08/2017 14.7 0.092593
03/08/2017 15 0.020203
05/08/2017 14.8 -0.01342
08/08/2017 13.5 -0.09194
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
27
……………………… ……………………… ………………………..
27/11/2020 10 -0.02956
28/11/2020 10.5 0.04879
01/12/2020 10.2 -0.02889
02/12/2020 10.2 0
03/12/2020 10.3 0.009756
04/12/2020 10.4 0.009662
05/12/2020 9.9 -0.04927
Giá đóng cửa KHP
0
10
20
30
40
50
60
70
1 32 63 94 125 156 187 218 249 280 311 342 373 404 435 466 497 528 559 590 621 652 683 714 745
Giá đóng cửa KHP
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
28
Từ chuỗi giá trị, ta có tể thấy KHP tăng mạnh giá trị trong năm 2019, đạt đỉnh
vào đầu tháng 2/2019.
Kết quả kiểm định Jaque - Bera cho ta biết lợi suất của KHP là một chuỗi dừng.
Thực hiện kiểm định ADF với chuỗi lợi suất, ta có chuỗi lợi suất là chuỗi dừng.
3.4.2. Ước lượng VaR.
Quan sát chuỗi lợi suất KHP, ta có thể thấy độ dao động của lợi suất thay đổi
theo thời gian, vì vậy sử dụng GARCH là phù hợp. Ta sẽ ước lượng GARCH(1, 1) đối
với rKHP . Trước tiên, ta sẽ ước lượng phương trình kỳ vọng đối với rKHP.
Từ lượng đồ tự tương quan, ta có thể thấy cả ACF và PACF có trễ sau 1 kỳ đêu
bằng 0, do đó phương trình kỳ vọng đối với rKHP được định dạng là AR(1).
Phương trình ước lượng :












2
1
1
2
1
1
0
2
1
1
0
t
t
t
t
t
t
u
u
r
r







Thu được phương trình :














2
1
2
1
2
1
579614
.
0
255752
.
0
000146
.
0
212263
.
0
t
t
t
t
t
t
u
u
r
r


Từ đó tính được:
Lợi suất KHP
-0.15
-0.1
-0.05
0
0.05
0.1
0.15
1 33 65 97 129 161 193 225 257 289 321 353 385 417 449 481 513 545 577 609 641 673 705 737
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
29
VaR(1 ngày, 95%) VaR(1 ngày, 99%)
-0.87596 -1.03927
3.4.3. Hậu kiểm.
Từ đó có thể thấy ước lượng VaR là chuẩn xác với cả độ tin cậy 95% và 99%.
3.5. Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro
-Khi tham gia vào thị trường chứng khoán mục tiêu của nhà đầu tư khi đầu tư
chứng khoán là để tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy nhà đầu tư cần chọn mua vào những thời
điểm mà cơ hội tăng giá là lớn nhất. Trong phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình
Đồ thị P&L thực tế và ước lượng theo VaR của cổ phiếu
KHP
-4
-3
-2
-1
0
1
2
1 14 27 40 53 66 79 92 105 118 131 144 157 170 183 196 209 222 235 248
VaR(1 ngày, 5%) P&L thực tế
Đồ thị P&L thực tế và ước lượng theo VaR của cổ phiếu
KHP
-5
-4
-3
-2
-1
0
1
2
1 14 27 40 53 66 79 92 105 118 131 144 157 170 183 196 209 222 235 248
VaR(1 ngày, 1%) P&L thực tế
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
30
kinh tế lượng để đánh giá mức độ rủi ro của 1 loại chứng khoán, giá cả và số lượng
mua bán trên thị trường sẽ báo cho nhà đầu tư biết những rủi ro tiềm tàng hoặc những
cơ hội thu được lợi nhuận từ số cổ phiếu mà nhà đầu tư nắm giữ. Mô hình VaR ra đời
mục tiêu chính là để dự báo những rủi ro tài chính mà nhà đầu tư có thể gặp phải trong
1 ngày hoặc 1 tuần với 1 xác suất nhất định.
- Trong hoạt động ngân hàng thường có 1 bộ phận chuyên làm nhiệm vụ quản trị
rủi ro. Tức là tình toán những tổn thất mà ngân hàng có thể gặp phải trong 1 thời kỳ
nhất định với 1 xác suất nhất định để có biện pháp điều chỉnh phù hợp, mô hình mà
các ngân hàng sử dụng chủ yếu chình là mô hình VaR.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Mô hinhg phân tích và định giá tài sản tài chính” – PGS.TS.
Hoàng Đình Tuấn.
2. Quản trị rủi ro tài chính (financial risk management) năm 2011 – PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Trang , ĐH Kinh Tế TPHCM
3. http://foc.ueh.edu.vn/home/sites/files/upload/u63/Bai4-
ThiTruongHoanDoi.pdf
4. http://www.cfoviet.com/2011/06/hoan-doi-lai-suat-interest-rate-swap-la.html
5. http://www.saga.vn/Taichinh/Thitruong/Nganhang/11121.saga
6. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-1133-2003-QD-
NHNN-Quy-che-thuc-hien-giao-dich-hoan-doi-lai-suat-vb51403t17.aspx
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620
TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET
31
7. http://www.vietquocluat.com.vn/docs/Quyet-dinh-so-62-2006-QD-NHNN-
ngay-29-thang-12-nam-2006-ban-hanh-quy-che-thuc-hien-giao-dich-hoan-doi-lai-
suat_page-247_.3012.html#doc_content
8. http://www.pvtrans.com/?pgid=news_detail&id=130&lang=vn.

More Related Content

Similar to Báo Cáo Thực Tập Sản Phẩm Phái Sinh – Hoàn Đổi Lãi Suất.

Điều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungĐiều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chung
Hangle89
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Sản Phẩm Phái Sinh – Hoàn Đổi Lãi Suất. (20)

Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết và thực hiện hợp đồn...
 
Điều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chungĐiều khoản giao dịch chung
Điều khoản giao dịch chung
 
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng bảo hiểm trong lĩnh vực kinh doanh theo luật
Luận văn: Hợp đồng bảo hiểm trong lĩnh vực kinh doanh theo luậtLuận văn: Hợp đồng bảo hiểm trong lĩnh vực kinh doanh theo luật
Luận văn: Hợp đồng bảo hiểm trong lĩnh vực kinh doanh theo luật
 
giao-dich-thuong-mai-quoc-te_phan-thi-thu-hien_chuong1 - [cuuduongthancong.co...
giao-dich-thuong-mai-quoc-te_phan-thi-thu-hien_chuong1 - [cuuduongthancong.co...giao-dich-thuong-mai-quoc-te_phan-thi-thu-hien_chuong1 - [cuuduongthancong.co...
giao-dich-thuong-mai-quoc-te_phan-thi-thu-hien_chuong1 - [cuuduongthancong.co...
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng
 
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
 
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệuLuân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâmLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
 
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
Khoá Luận Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Về Đấu Thầu Tại Việt Nam Trong Quá Tr...
 
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt NamHợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luậtLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
 
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAYLuận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOTLuận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
Luận văn: Pháp luật về điều kiện thương mại chung, HOT
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0909.232.620 / Baocaothuctap.net

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0909.232.620 / Baocaothuctap.net (20)

Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Tài Chính – Marketing.
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Tài Chính – Marketing.Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Tài Chính – Marketing.
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Tài Chính – Marketing.
 
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
Thực Trạng Cho Vay Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tp.Hcm.
 
Phân Tích Phát Triển Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng VietinBank.
Phân Tích Phát Triển Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng VietinBank.Phân Tích Phát Triển Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng VietinBank.
Phân Tích Phát Triển Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng VietinBank.
 
Phân Tích Phát Triển Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng VietinBank.
Phân Tích Phát Triển Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng  VietinBank.Phân Tích Phát Triển Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng  VietinBank.
Phân Tích Phát Triển Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng VietinBank.
 
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng.
 
Thực Trạng Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty.
Thực Trạng Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty.Thực Trạng Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty.
Thực Trạng Tình Hình Kinh Doanh Tại Công Ty.
 
Phân Tích Về Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Sacombank.
Phân Tích Về Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Sacombank.Phân Tích Về Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Sacombank.
Phân Tích Về Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Sacombank.
 
Công Tác Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty
Công Tác Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công TyCông Tác Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty
Công Tác Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại Công Ty
 
Tình Hình Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Lao Động Tại Ủy Ban Nhân Dân.
Tình Hình Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Lao Động Tại Ủy Ban Nhân Dân.Tình Hình Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Lao Động Tại Ủy Ban Nhân Dân.
Tình Hình Giải Quyết Khiếu Nại Tố Cáo Lao Động Tại Ủy Ban Nhân Dân.
 
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Đông Đô.
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Đông Đô.Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Đông Đô.
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Đông Đô.
 
Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng VietinBank
Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng VietinBankThực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng VietinBank
Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng VietinBank
 
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Eximbank.
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Eximbank.Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Eximbank.
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Eximbank.
 
Báo Cáo Thực Tập Khoa Tài Chính Kế Toán.
Báo Cáo Thực Tập Khoa Tài Chính Kế Toán.Báo Cáo Thực Tập Khoa Tài Chính Kế Toán.
Báo Cáo Thực Tập Khoa Tài Chính Kế Toán.
 
Assignment On Translation Education.
Assignment On Translation Education.Assignment On Translation Education.
Assignment On Translation Education.
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành.
Báo Cáo Tốt Nghiệp Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành.Báo Cáo Tốt Nghiệp Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành.
Báo Cáo Tốt Nghiệp Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành.
 
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Nguyễn Tất ThànhBáo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
Báo Cáo Thực Tập Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
 
Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Các Ngân Hàng PV Combank.
Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Các Ngân Hàng PV Combank.Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Các Ngân Hàng PV Combank.
Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tại Các Ngân Hàng PV Combank.
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật.Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật.
 
Bảo Vệ Quyền Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Theo Pháp Luật.
Bảo Vệ Quyền Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Theo Pháp Luật.Bảo Vệ Quyền Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Theo Pháp Luật.
Bảo Vệ Quyền Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Theo Pháp Luật.
 
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Theo Pháp Luật.
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty  Theo Pháp Luật.Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty  Theo Pháp Luật.
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Theo Pháp Luật.
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Báo Cáo Thực Tập Sản Phẩm Phái Sinh – Hoàn Đổi Lãi Suất.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET i BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN PHẨM PHÁI SINH – HOÀN ĐỔI LÃI SUẤT CHUYÊN NGÀNH : XUẤT NHẬP KHẨU TPHCM - 2023
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET ii MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................................i PHẦN 1: LƯỢC KHẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN (QUYẾT ĐỊNH) SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY ..................................................1 1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................................1 1.2. Các loại công cụ phái sinh ...................................................................................1 1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn...........................................................................................2 1.2.2. Hợp đồng tương lai .......................................................................................2 1.2.3. Hợp đồng quyền chọn...................................................................................4 1.2.4. Hợp đồng hoán đổi........................................................................................5 1.3. Điều kiện áp dụng chung đối với các công cụ phái sinh......................................6 1.4. Vai trò - ứng dụng của công cụ phái sinh ............................................................7 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh .................................9 1.5.1.Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ (Price to Book ratio) .............................9 1.5.2. Thuế ............................................................................................................10 1.5.3. Kiệt quệ tài chính và mất khả năng thanh toán...........................................11 1.5.4 Quy mô doanh nghiệp xuất nhập khẩu ........................................................14 PHẦN 2: SẢN PHẨM PHÁI SINH – HOÀN ĐỔI LÃI SUẤT...................................15 2.1. Khái niệm...........................................................................................................15 2.2 Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn ...........................................................15 2.3. Các loại hoán đổi lãi suất ...................................................................................17 2.3.1 Hoán đổi chỉ số trả dần ................................................................................17 2.3.2 Hoán đổi diff................................................................................................17 2.3.3 Hoán đổi kỳ hạn cố định..............................................................................18 2.4. Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam ..............................................................18 2.4.1 Hành lang pháp lý........................................................................................18 2.4.2 Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam ............................................19 3.1 Khái niệm VaR....................................................................................................21
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET iii 3.2 Mô hình VaR.......................................................................................................22 3.2.1 Mô hình VaR lý thuyết ................................................................................22 3.2.2 Mô hình VaR thực hành...............................................................................22 3.3. Hạn chế của VaR................................................................................................25 3.4. Áp Dụng VaR vào đánh giá rủi ro cho cổ phiếu KHP.......................................26 3.4.1. Phân tích số liệu..........................................................................................26 3.4.2. Ước lượng VaR...........................................................................................28 3.4.3. Hậu kiểm.....................................................................................................29 3.5. Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro...................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................30
  • 4. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET iv
  • 5. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 1 PHẦN 1: LƯỢC KHẢO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN (QUYẾT ĐỊNH) SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI CÁC CÔNG TY 1.1. Các khái niệm cơ bản Trong quản lý rủi ro, thì việc sử dụng các công cụ phái sinh là quan trọng nhất cho các doanh nghiệp. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một số nội dung của các loại công cụ phái sinh này.. Từ những công cụ tài chính truyền thống đến nay đã xuất hiện các công cụ mới như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất. Công cụ phái sinh là một công cụ đa năng, giúp doanh nghiệp giải quyết được các bài toán về quản lý rủi ro tài chính. Nó cho phép các doanh nghiệp chuyển rủi ro sang các định chế tài chính khác sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Việc đưa các công cụ phái sinh vào thị trường giúp làm giảm những biến động của thị trường và làm tăng giá của tài sản. Trải qua hàng nghìn năm, các hợp đồng phái sinh đã thể hiện được vai trò của nó trong thương mại tài chính. Thứ nhất là vai trò quản lý rủi ro giá cả (risk management) Các công cụ phái sinh cung cấp một cơ chế hiệu quả cho phép phòng tránh rủi ro cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như một nhà sản xuất dự kiến giá gạo có khả năng sụt giảm mạnh sau vụ mùa, anh ta sẽ sử dụng hợp đồng tương lai bán gạo theo giá định trước nhằm tránh rủi ro giá cả của mặt hàng này. Thứ hai là một công cụ đầu cơ của nhà kinh doanh. Khi dự đoán xu hướng biến đổi trong tương lai về giá, lãi suất, nhà kinh doanh có thể tận dụng để kiếm lợi nhuận. Tóm lại, “công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên.” 1.2. Các loại công cụ phái sinh Theo định nghĩa ở trên, công cụ phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị của công cụ này được quy định dựa trên (hay xuất phát từ) giá trị của các hàng hóa cơ sở. Các hàng hóa cơ sở này có thể bao gồm hàng nông sản, các loại ngoại tệ, các chứng khoán hay lãi suất ngân hàng,…
  • 6. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 2 Các công cụ phái sinh được chia thành bốn loại chủ yếu sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi. 1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn được biết đến là thỏa thuận mà người mua và người bán đều đồng thuận thực hiện 1 giao dịch hàng hóa với 1 số lượng nhất định, trong 1 khoảng thời gian xác định và mức giá ấn định. Theo hợp đồng kỳ hạn thì bên bán và bên mua thỏa thuận giá cả phù hợp với đôi bên. Trường hợp, giá cả thị trường tăng hoặc giảm so với mức giá đã ấn định thì bên bán hoặc bên mua có thể bị thiệt hại do đã đồng thuận hợp đồng theo giá trước đó. Hợp đồng kỳ hạn lãi suất là loại hợp đồng kỳ hạn trong đó có quy định một mức lãi suất nhất định áp dụng cho một khoản tiền danh nghĩa quy định trong hợp đồng trong một khoảng thời gian được quy định trước. Trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng, mọi giá trị chỉ được chuyển nhượng vào ngày hợp đồng đáo hạn. Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa là loại hợp đồng kỳ hạn liên quan đến những hàng hóa là nông sản như ngũ cốc, bông, cà phê, cao cao hoặc là gia súc và các hàng công nghiệp,… 1.2.2. Hợp đồng tương lai Sự phát triển của hợp đồng tương lai hiện đại bắt đầu từ năm 1840 tại Chicago. Khi giao dịch hợp đồng kỳ hạn đã phát triển, thị trường thương mại Chicago đã quyết định rằng việc tiêu chuẩn hóa các hợp đồng kỳ hạn sẽ giúp cho việc thực hiện giao dịch trở nên thuận tiện hơn. Các hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa này chính là những hợp đồng tương lai đầu tiên. Khác với các hợp đồng khác, các hợp đồng tiêu chuẩn hóa này rất thuận tiện cho giao dịch, các bên chỉ cần đàm phán lại giá cả và các hợp đồng này có thể được mua đi bán lại rất nhiều lần trước khi đến ngày đáo hạn. Tính hữu dụng của các hợp đồng tương lai ngày càng rõ nét hơn và một lượng lớn các giao dịch hợp đồng tương lai đã được thực hiện trong các năm sau đó. Các giao dịch tương lai cũng được tiến hành ở nhiều trung tâm thương mại lớn như New York, Kansas, San Francisco, New Orleans,… tuy nhiên Chicago vẫn là nơi chủ yếu
  • 7. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 3 diễn ra các giao dịch này và có ảnh hưởng lớn tới các trung tâm khác trong giao dịch tương lai. Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, căn cứ vào hàng hóa cơ sở, hợp đồng tương lai phân thành ba loại: Hợp đồng tương lai tài chính, hợp đồng tương lai ngoại tệ và hợp đồng tương lai hàng hóa. Hợp đồng tương lai tài chính: Trong bảy thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các giao dịch tương lai vẫn giữ vị trí quan trọng vốn có của nó, tập trung chủ yếu vào các giao dịch tương lai đối với hàng nông sản. Nếu xét về bản chất thì hợp đồng tương lai giống hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên hợp đồng tương lai vẫn khác biệt so với hợp đồng kỳ hạn ở một số điểm sau: Niêm yết trên sở giao dịch: Điểm khác biệt lớn nhất chính là việc tồn tại một sở giao dịch có tổ chức đối với hợp đồng tương lai, trong khi đối với hợp đồng kỳ hạn thì không. Sở giao dịch hợp đồng tương lai cho phép các nhà giao dịch ẩn danh được mua và bán các hợp đồng tương lai mà không phải xác định rõ phía đối tác trong một hợp đồng cụ thể. Tiêu chuẩn hóa: Không giống như các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa. Các hợp đồng tương lai niêm yết tại các sở giao dịch quy định một số dạng hàng hóa cụ thể, với một số lượng nhất định đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng và tại một thời điểm giao hàng xác định. Kiểm soát rủi ro thanh toán: Với việc sử dụng các hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch thay vì dùng các hợp đồng kỳ hạn, hai bên tham gia vào hợp đồng tương lai sẽ kiểm soát được rủi ro thanh toán. Đối với các hợp đồng tương lai thì những thay đổi về giá trị tài khoản của các bên tham gia hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo mức giá thị trường và được ghi nhận. Bên cạnh đó, các hợp đồng tương lai còn có một yêu cầu là ký quỹ một khoản tiền nhất định. Như vậy sự kết hợp giữa việc thanh toán hàng ngày và yêu cầu ký quỹ sẽ giúp công ty thanh toán bù trừ phòng ngừa rủi ro thanh toán của các hợp đồng tương lai.
  • 8. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 4 Tính thanh khoản: Sự tồn tại của công ty thanh toán bù trừ và sự thuận lợi của việc giao dịch qua sở giao dịch khiến cho tính thanh khoản của các hợp đồng tương lai cao hơn nhiều so với các hợp đồng kỳ hạn. 1.2.3. Hợp đồng quyền chọn Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Việc sử dụng hợp đồng quyền chọn nhằm đảm bảo cho những khoản thu nhập từ tài chính đã xuất hiện từ rất sớm. Hình mẫu hợp đồng quyền chọn đầu tiên đã được sử dụng từ năm 332 trước công nguyên (thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên). Hợp đồng quyền chọn phát triển mạnh vào năm 1636 với hàng hóa là hoa tuylip Hà Lan. Nhu cầu về loại hoa này tăng cao thì những người trồng hoa tuylip Hà Lan và các thương nhân đã bắt đầu sử dụng hợp đồng quyền chọn đối với nụ hoa tuylip. Do chi phí cho quyền chọn rẻ hơn chi phí giao dịch giao ngay rất nhiều nên nhiều người đã đầu cơ vào giao dịch này kể cả việc phải cầm cố nhà cửa, tài sản. Giá hoa tuylip tiếp tục tăng cao. Đến năm 1637 thì bong bóng giá hoa tuylip bị vỡ, giá hoa giảm xuống nhanh chóng và những người đầu cơ đã thi nhau bán hoa tuylip đi, nền kinh tế Hà Lan lâm vào khủng hoảng. Năm 1872 một nhà kinh tế người Mỹ là Russell Sage đã lần đầu tiên đầu tư vào một hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán. Giống như hợp đồng quyền chọn ngày nay, hợp đồng quyền chọn của Russell đem lại cho người nắm giữ quyền được mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với một mức giá định trước tại một thời điểm xác định. Ngày nay có thêm nhiều công cụ tài chính để đảm bảo cho giao dịch quyền chọn trở nên đơn giản và an toàn hơn, thêm vào đó là sự ra đời và phát triển hết sức nhanh chóng của internet đã giúp cho các nhà đầu tư giảm thiểu chi phí giao dịch. Các thương nhân ngày nay đã nhận ra rằng hợp đồng quyền chọn không chỉ là một cách rất hữu hiệu để bảo vệ những khoản đầu tư mà đó còn là một công cụ rất mạnh cho phép họ đầu cơ trên thị trường. Về cơ bản hợp đồng quyền chọn khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Một hợp đồng quyền chọn cung cấp cho người giữ nó quyền được làm một số việc.
  • 9. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 5 Người nắm giữ quyền chọn không nhất thiết phải thực hiện quyền đó, ngược lại trong hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai thì các bên đối tác phải tự cam kết thực hiện một số hành vi nhất định. Căn cứ vào bản chất thì hợp đồng quyền chọn được chia làm hai loại: quyền chọn mua và quyền chọn bán. Hợp đồng quyền chọn mua cho phép người giữ hợp đồng được phép mua hàng hóa cơ sở của hợp đồng với mức giá đã được quy định trong hợp đồng khi hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Với loại quyền chọn này, người mua hợp đồng quyền chọn mua cho rằng giá của hàng hóa cơ sở sẽ tăng lên trong tương lai, nghĩa là giá trong hợp đồng quyền chọn thấp hơn giá thực tế hàng hóa vào thời điểm thực hiện hợp đồng, do đó người mua hợp đồng quyền chọn mua sẽ mua hàng hóa từ người mua hợp đồng quyền chọn bán sau đó bán hàng hóa đó ra thị trường với giá giao ngay và thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch này. 1.2.4. Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được tính trên những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được hoán đổi cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa trên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa B và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ hạn,... Những giao tác hoán đổi đã được xây dựng theo những thể thức rất phong phú và khác biệt. Hai bên đối tác dàn xếp một cuộc trao đổi với những nhu cầu bổ sung và những kỳ hạn thanh toán được đặt định. Hợp đồng hoán đổi được sử dụng như một công cụ ngừa rủi ro. Thông qua hợp đồng hoán đổi, các bên tham gia có được hàng hóa hoặc mức giá mình mong muốn mà không cần phải thông qua nhiều giao dịch trung gian nên tránh được sự biến động giá và chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Khác với các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau là sử dụng trong ngắn hạn, hợp đồng hoán đổi sử dụng trong dài hạn. Nhưng ngày càng nhiều, hợp đồng hoán đổi
  • 10. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 6 cũng được sử dụng trong ngắn hạn, bổ sung những hạn chế của các dạng hợp đồng với nhau, tạo ra sự cạnh tranh giữa chúng. Các yếu tố cạnh tranh bao gồm sự năng động, chi phí và sự quen thuộc. Hợp đồng hoán đổi hơn hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau ở yếu tố năng động, nhưng thua ở yếu tố quen thuộc sử dụng. Còn về chi phí, nhìn chung hợp đồng có kỳ hạn và hợp đồng giao sau có ưu thế hơn, nhưng không lớn lắm. Sử dụng hợp đồng hoán đổi để hạ thấp chi phí vốn thông qua phòng ngừa rủi ro, do tận dụng những ưu thế tương đối, chênh lệch thuế khóa, việc phát triển thị trường mới. Cũng tương tự như hợp đồng quyền chọn, theo cách thức giao dịch của hợp đồng hoán đổi, có nhiều dạng giao dịch tương tự phát sinh như dạng giao dịch hoán đổi theo giá trần (caps), theo giá sàn (floors) hoặc vòng đai (collar). Giao dịch hoán đổi theo giá trần và giá sàn dựa trên những giá cả hàng hóa hoặc những công cụ tài chính khác tương tự những giao dịch hoán đổi, chỉ khác là giá cả hàng hóa được cố định tại một mức tối đa (giá trần) hoặc một mức tối thiểu (giá sàn). Người bán một giao dịch hoán đổi theo giá trần đồng ý trả người mua giá chênh lệch giữa giá trần và một mức giá thả nổi, tôn trọng một số lượng danh nghĩa được đặc tả trong trao đổi để thanh toán phí. Người bán một giao dịch hoán đổi theo giá sàn đồng ý trả người mua giá chênh lệch giữa giá sàn và một mức giá thả nổi, tôn trọng một số lượng danh nghĩa được đặc tả trong trao đổi để thanh toán phí. Một giao dịch hoán đổi theo vòng đai là một giao dịch trong đó người mua một giao dịch hoán đổi theo giá trần đồng thời bán một giao dịch hoán đổi theo giá sàn cho người bán giao dịch theo giá trần, bằng cách ấy chỉ là thanh toán phí của giao dịch hoán đổi theo giá trần. Tất cả những hình thức giao dịch trên được sử dụng như những công cụ trợ giúp hữu hiệu cho việc phòng chống những rủi ro trong kinh doanh trên thị trường hàng hóa, và cũng có thể coi là những công cụ giúp giảm thiểu chi phí vốn. 1.3. Điều kiện áp dụng chung đối với các công cụ phái sinh Trước hết công cụ phái sinh ngoại hối ra đời là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ
  • 11. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 7 trên thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro. Trên thị trường ngoại hối, bên cạnh việc phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ thì thị trường còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ và chênh lệch giá về ngoại tệ. Đây cũng là những yếu tố quan trọng trong việc làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động một cách khó dự đoán. Chính vì sự không dự đoán trước được những thay đổi của tỷ giá trên thị trường mà các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại luôn có mong muốn bảo hiểm rủi ro để chống lại những tổn thất có thể xảy ra đối với các dòng tiền ngoại tệ của mình. Theo thông lệ quốc tế, trước khi giao dịch các sản phẩm phái sinh như hoán đổi, quyền chọn hay tương lai, các bên tham gia phải ký kết với nhau bản thỏa thuận chung của Hiệp hội các nhà kinh doanh phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA). Thoả thuận này bao gồm các điều khoản và điều kiện nhằm quy định phạm vi giao dịch, loại công cụ giao dịch, nghĩa vụ của các bên tham gia; quy định các vấn đề về giải quyết tranh chấp, toà án hay các vấn đề xử lý khi có bên tham gia bị mất khả năng thanh toán... Thị trường phái sinh và công cụ phái sinh ngoại hối rất đa dạng, phức tạp, đòi hỏi các giao dịch viên là các cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực ngoại hối, am hiểu các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Đặc biệt là cán bộ giao dịch phải có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân ngân hàng. Ngoài ra họ còn phải có khả năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái sinh tới các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn đề công nghệ ngân hàng cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Vì các công cụ phái sinh nói chung và công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng được xây dựng trên cơ sở sử dụng các thuật toán phức tạp để dự đoán về các khả năng biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai. Đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải có các phần mềm hiện đại để xử lý giao dịch cũng như quản lý và tính phí đối với các công cụ phái sinh. 1.4. Vai trò - ứng dụng của công cụ phái sinh Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài
  • 12. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 8 chính, đó là: cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro; giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành hệ thống thanh toán thông suốt). Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể mua, bán công cụ phái sinh với hai mục đích: mục đích phòng ngừa rủi ro tài chính; mục đích đầu cơ, tạo lợi nhuận từ ứng dụng công cụ phái sinh, trên cơ sở tạo trạng thái mở về lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán,... Ngoài ra, khi sử dụng phối hợp nhiều công cụ phái sinh với đối tác khác nhau, trên những thị trường khác nhau có thể tạo lợi nhuận trên cơ sở không phải đối mặt với các trạng thái mở, các rủi ro tài chính. Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính: Các lợi ích thu được khi ứng dụng công cụ phái sinh cũng tương tự doanh nghiệp. Hơn thế nữa, với vai trò của trung gian tài chính, các tổ chức này có thể tăng nguồn thu từ thu phí với tư cách của người môi giới; đặc biệt, khả năng mở rộng, phát triển các mặt hoạt động khác của tổ chức tài chính như huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, tư vấn,... cũng tăng cao và hiệu quả hơn. Trên thực tế, giao dịch với công cụ phái sinh giúp người đầu tư có được nhiều lợi ích tối ưu: o Quản lý rủi ro o Cung cấp chỉ số báo giá o Tạo điều kiện thuận lợi trong điều hành o Tăng tính hiệu quả của thị trường Mục so sánh Thị trường công cụ phái sinh Thị trường chứng khoán cơ bản Bản chất Là giao dịch bên bán và bên mua Là giao dịch mua bán cổ phần của một doanh nghiệp
  • 13. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 9 Giao dịch Giao dịch trực tiếp, hợp đồng, sàn giao dịch... Mua bán chênh lệch giá, cổ tức Công cụ Giao dịch chênh lệch về giá, hạn chế rủi ro về giá Mua bán chênh lệch giá Hình thức Nhà đầu tư thu lợi nhuận khi thị trường giá lên/xuống Chứng khoán tăng thì nhà đầu tư có lãi, rủi ro cao Biến động Biến động giá cao Biến động giá thấp 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công cụ phái sinh Có 3 yếu tố tác động thuận chiều đến quyết định sử dụng sử dụng công cụ tài chính phái sinh gồm Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường, Quy mô của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, và Đòn bẩy tài chính. Ngược lại, Hệ số thanh toán nhanh, và Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) có ảnh hưởng ngược chiều 1.5.1.Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ (Price to Book ratio) Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỉ lệ này được tính bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Công thức tính như sau: Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ = Giá thị trường của cổ phiếu/Giá ghi sổ của cổ phiếu Trong đó: Giá ghi sổ của cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình và nợ)/Số lượng cổ phiếu lưu hành
  • 14. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 10 Ví dụ: Giả sử rằng công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 100 tỷ VNĐ, tổng nợ là 75 tỷ VNĐ, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 25 tỷ VNĐ. Nếu hiện tại công ty có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, mỗi cổ phiếu sẽ đại diện cho 25.000 VNĐ giá trị ghi sổ của công ty. Nếu mỗi cổ phiếu này có giá thị trường là 50.000 VNĐ, như vậy tỉ lệ P/B là 50.000/25000 = 2. Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Nếu như điều đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao. Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn. Vì công tác kế toán phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn. Ví dụ: Microsoft là công ty mà phần lớn tài sản của công ty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của công ty này chẳng mấy khi được bán với giá thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng. 1.5.2. Thuế
  • 15. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 11 Thuế được coi là một loại công cụ quan trọng của cơ quan quản lý trong hoạt động quản lý, giám sát và điều tiết thị trường chứng khoán (TTCK). Để tạo điều kiện khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK, trong những năm đầu khi thị trường mới đi vào hoạt động, các văn bản, chính sách thuế được ban hành có những ưu đãi nhất định đối với doanh nghiệp (DN) nói chung và các tổ chức kinh doanh chứng khoán nói riêng. Nhìn chung, việc xây dựng chính sách thuế đối với TTCKPS tại Việt Nam cần được cân nhắc theo hướng tạo ra cơ chế ưu đãi về thuế hợp lý, nhằm khuyến khích TTCKPS hoạt động hiệu quả và phát triển lành mạnh. Xuất phát từ tính chất phức tạp và rủi ro của TTCKPS, nếu không có chính sách thu hút NĐT đủ hấp dẫn, trong đó có cơ chế thuế áp dụng trên TTCKPS, thì sẽ khó hấp dẫn được NĐT trong và ngoài nước tham gia mạnh mẽ vào thị trường khi thị trường này sắp đi vào vận hành. Theo đó, các quy định về thuế đối với CKPS cần có sự điều chỉnh linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển của thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động, TTCKPS rất cần các chính sách hỗ trợ về thuế để khuyến khích phát triển. 1.5.3. Kiệt quệ tài chính và mất khả năng thanh toán Nếu trong thời gian (t0,T) giá trị tài sản của công ty At giảm xuống dưới một ranh giới K(L) thì công ty đang trong tình trạng kiệt quệ tài chính. Mặt khác, Công ty sẽ mất khả năng thanh toán nếu vào ngày thanh toán cuối cùng T giá trị cuối cùng của công ty (VT) ít hơn so với nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, trong tình trạng kiệt quệ tài chính, việc kiểm soát công ty sẽ không chuyển sang cho các trái chủ ngay lập tức, nhưng công ty phải chịu chi phí với sự gia tăng của nợ. Opler và Titman (1994) cho thấy khi công ty trong tình trạng kiệt quệ tài chính (có đòn bẩy cao) họ sẽ mất thị phần quan trọng cho các đối thủ mạnh trong thời kỳ suy thoái của ngành công nghiệp. Sự sụt giảm doanh số bán hàng mà hãng máy tính Apple và Chrysler phải đối mặt trong thời kỳ khó khăn tài chính cung cấp bằng chứng để hỗ trợ cho luận điểm về thiệt hại này. Trong một mẫu của 31 quan sát có tỷ lệ nợ cao (HLTs), Andrade và Kaplan (1998) cô lập ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế từ khủng hoảng tài chính và ước tính chi phí kiệt quệ tài chính khoảng 10-20% giá trị công ty. Asquith, Gertner và Scharfstein
  • 16. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 12 (1994) cho thấy trung bình các công ty kiệt quệ về tài chính sẽ bán 12% tài sản của họ như một phần của kế hoạch tái cơ cấu của họ. Chevalier (1995a, b) sử dụng thông tin chi tiết từ các ngành công nghiệp siêu thị địa phương để cung cấp bằng chứng để hỗ trợ cho hành vi bán phá giá ở thị trường này. Cô cho thấy sau vụ mua lại siêu thị bằng nợ (LBOs), giá các công ty đối thủ có đòn bẩy thấp và tập trung giảm tại các thị trường địa phương. Hơn nữa, những đợt giảm giá được liên kết với các công ty LBO hiện tại trên thị trường này. Những phát hiện này cho thấy rằng các đối thủ cố gắng để giày vò các chuỗi công ty LBO. Phillips (1995) nghiên cứu sự tương tác giữa thị trường sản phẩm và cấu trúc tài chính trong bốn ngành công nghiệp và tìm thấy bằng chứng về việc nợ làm suy yếu vị trí cạnh tranh của các công ty (xem Kovenock và Phillips , 1997; ARP , 2000). Sử dụng quy định được bãi bỏ trong ngành công nghiệp vận tải đường bộ như một cú sốc ngoại sinh, Zingales (1998) đã nghiên cứu sự tương tác giữa cấu trúc tài chính và thị trường cạnh tranh sản phẩm và cung cấp bằng chứng cho thấy đòn bẩy làm giảm khả năng tồn tại của một công ty sau khi sự cạnh tranh tăng cao. Các nghiên cứu của Opler và Titman (1994), Andrade và Kaplan (1998), Asquith, Gertner và Scharfstein (1994), Chevalier (1995a, b), Phillips (1995), Zingales (1998) đều nói lên một thông điệp chung là kiệt quệ tài chính có thể áp đặt một chi phí thực tế lên công ty bằng cách làm suy yếu vị thế cạnh tranh của họ trên thị trường sản phẩm. Được thúc đẩy bởi các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trên và bằng chứng chính xác, tác giả cho rằng một công ty trong trong tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ mất một phần thị phần của mình cho đối thủ cạnh tranh của nó. Nếu công ty không trải qua tình trạng kiệt quệ tài chính trong thời gian t Є [t1, T) thì giá trị cuối cùng của công ty là VT. Tuy nhiên, nếu công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính, giá trị cuối công ty rơi xuống f(VT) với f(VT) < VT (xem hình 1). Hàm f đại diện cho phần mất đi bị gây ra bởi kiệt quệ tài chính. Có hai vấn đề quan trọng liên quan tới việc sử dụng các sản phẩm phái sinh như một công cụ cho hoạt động phòng ngừa rủi ro. Vấn đề thứ nhất, dù dữ liệu từ các sản phẩm phái sinh được phân loại là các công cụ quản trị rủi ro, vẫn có thể còn một vấn đề về ý định sử dụng chúng là các doanh nghiệp thực sự sử dụng chúng cho mục tiêu
  • 17. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 13 phòng ngừa rủi ro hay không? Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tìm ra những bằng chứng thuyết phục trong việc tán thành những hiệu quả giảm thiểu rủi ro của các công cụ phái sinh trên các chỉ tiêu đo lường rủi ro của doanh nghiệp. Guay (1999) tìm ra rằng những doanh nghiệp sử dụng mới những sản phẩm phái sinh trải qua một sự sụt giảm thu nhập và tổng giá trị cổ phiếu sau những hợp đồng phái sinh đầu tiên. Tương tự như vậy, Allayannis và Ofek (2001) chỉ ra rằng việc sử dụng các công cụ phái sinh giúp giảm nguy cơ rủi ro tiền tệ, và Hentcshel cùng Kothari (2001) đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm phái sinh được sử dụng cho các mục tiêu đầu cơ. Do đó, có đủ các chứng cứ lý thuyết để đề xuất rằng đa số các doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh cho mục tiêu phòng ngừa rủi ro chứ không phải để đầu cơ. Vấn đề liên quan thứ hai trong việc sử dụng dữ liệu từ các công cụ phái sinh liên quan đến tầm quan trọng của sản phẩm phái sinh trong dòng tiền của các doanh nghiệp. Allayannis và Weston (2001) cùng với Graham và Rogers (2002) phát hiện ra rằng có một ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của các công cụ phái sinh lên giá trị doanh nghiệp và khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Những kết quả này nói lên rằng các công cụ phái sinh hiệu quả của doanh nghiệp và do đó đây là những công cụ tốt cho các hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Guay và Kothari (2003) cho thấy rằng sự nhạy cảm của dòng tiền của các công cụ phái sinh của doanh nghiệp (được xác định như là mức độ của dòng tiền mà các công cụ phái sinh có thể tạo ra những viễn cảnh bất lợi về lãi suất, ngoại tệ hay giá cả hàng hóa) thì ở mức bình thường khoảng 10% (mức trung bình là 45%) của dòng tiền hoạt động trung bình năm của doanh nghiệp. Độ nhạy thay đổi từ 9% đến 39%, phụ thuộc vào biến được xác định . Ở mức cao nhất, nếu dòng tiền hoạt động trung bình của doanh nghiệp giảm xuống 25% so với mức trung bình, ảnh hưởng của các công cụ phái sinh có thể lên đến 40% của dòng tiền hoạt động trong năm không tốt này. Tuy nhiên, đồng thời nghiên cứu của Guay và Kothari nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược quản trị rủi ro phi phái sinh đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu của Petersen và Thiagarajan (2000) mô phỏng tầm quan trọng của các chiến lược phòng ngừa rủi ro phi phái sinh trong tổng thể các quyết định quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu thực nghiệm trình bày những
  • 18. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 14 kiểm định tính vững của mô hình cho các phương pháp phòng ngừa rủi ro phi phái sinh. 1.5.4 Quy mô doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nguy cơ rủi ro giao dịch, là khả năng bị ảnh hưởng khi tỷ giá hối đoái thay đổi giữa ngày ký hợp đồng và ngày thanh toán. Nguy cơ này thường chỉ xảy ra một chiều cho bên tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu theo chiều biến động của tỷ giá. Khi doanh nghiệp nhập khẩu đồng ý thanh toán tiền mua hàng hóa bằng ngoại tệ, rủi ro xảy ra khi ngoại tệ tăng giá, khiến họ phải trả nhiều hơn số tiền dự tính cho khối lượng hàng hóa nhập khẩu. Ngược lại, khi doanh nghiệp xuất khẩu đồng ý nhận tiền từ việc bán hàng hóa bằng ngoại tệ, rủi ro xảy ra khi ngoại tệ giảm giá, khiến họ phải nhận về số tiền quy đổi ra đồng nội tệ ít đi so với dự tính ban đầu khi ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nói chung, nguy cơ rủi ro ngày càng tăng nếu khoảng thời gian giữa ngày báo giá cho tới ngày thanh toán càng dài. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro báo giá trước khi giao dịch tiến hành. Sau khi người bán báo giá cho người mua, trong trường hợp thay đổi tỷ giá không thuận lợi làm giảm doanh thu nếu giao dịch diễn ra bị giảm. Còn nếu tỷ giá thuận lợi đối với người bán thì mức giá của đối thủ cạnh tranh cùng loại hàng hóa có thể trở nên rẻ hơn. Người mua có thể hủy giao dịch. Rủi ro này là rủi ro trước giao dịch, không được phản ánh vào hệ thống kế toán của công ty, rủi ro sẽ chỉ là ước tính. Tại thời điểm 2, nếu giá và các điều kiện giao dịch phù hợp với người mua, thì họ sẽ đặt lệnh mua ở mức giá đã thỏa thuận tại thời điểm 1, rủi ro tỷ giá thay đổi lại xuất hiện và kéo dài đến thời điểm 3 khi người bán giao sản phẩm cho nhà vận chuyển. Rủi ro này cũng không phản ánh trên hệ thống kế toán mặc dù doanh nghiệp đã chịu các chi phí để có được sản phẩm xuất khẩu. Đến thời điểm 3, nguy cơ rủi ro thanh toán xuất hiện, khi mà người mua gặp khó khăn thanh khoản hay phá sản. Các nguy cơ rủi ro này sẽ chỉ chấm dứt cho đến khi khoản thanh toán cuối cùng được thực hiện
  • 19. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 15 PHẦN 2: SẢN PHẨM PHÁI SINH – HOÀN ĐỔI LÃI SUẤT 2.1. Khái niệm - Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa hai phía. Mỗi tập hợp thanh toán dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Nếu lãi suất thả nổi và hoán đổi được thực hiện trên đồng đô la thì lãi suất được sử dụng thường là LIBOR. Hoán đổi trên các đồng tiền khác sử dụng lãi suất tương ứng với các đồng tiền đó. Hai bên đồng ý hoán đổi một chuỗi các thanh toán tiền lãi trên cùng một đồng tiền vào nhiều ngày thanh toán khác nhau, dựa vào một số vốn khái toán cụ thể nhưng không thanh toán số vốn khái toán này. - Hình thức phổ biến nhất của các loại hoán đổi lãi suất là hoán đổi vanilla thuần nhất (plain vanilla swap), đó là một loại hoán đổi lãi suất mà một bên thực hiện thanh toán theo lãi suất cố định còn bên còn lại thực hiện thanh toán theo lãi suất thả nổi. 2.2 Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn Công ty MSC thực hiện giao dịch hoán đổi với số vốn khái toán là 10 triệu đôla với một nhà giao dịch là ngân hàng FSW. Ngày bắt đầu là 15/01. Hoán đổi có nội
  • 20. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 16 dung là FSW sẽ thực hiện thanh toán cho MSC dựa trên lãi suất LIBOR 90 ngày vào ngày 15 của các tháng 1, tháng 4, tháng 7, tháng 10 trong một năm. Kết quả thanh toán dựa trên lãi suất LIBOR vào thời điểm đầu của kỳ thanh toán, còn việc thanh toán được thưc hiện vào cuối kỳ thanh toán. MSC sẽ trả cho FSW một khoản thanh toán cố định theo lãi suất 6% một năm. Tiền lãi thanh toán sẽ được tính toán dựa trên số ngày đếm chính xác giữa hai ngày thanh toán hoặc hai bên cùng giả định là một tháng có 30 ngày, ta giả định họ sử dụng một năm có 360 ngày. Bên thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi có dòng tiền vào mỗi ngày thanh toán: (vốn khái toán)(LIBOR – lãi suất cố định)(số ngày/360 hoặc 365) Trong đó, LIBOR được xác định vào ngày thanh toán của kỳ trước Vậy từ góc độ của XYZ, khoản thanh toán sẽ là: 10.000.000(LIBOR – 0,06)(số ngày/360) Vì vậy, nếu LIBOR vượt quá 6%, MSC sẽ nhận được 1 khoản thanh toán theo kết quả trên từ FSW. Nếu LIBOR thấp hơn 6% thì MSC phải thực hiện thanh toán cho FSW. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, cả hai bên giao dịch đồng ý thanh toán thuần. Do đó, một bên thanh toán số tiền thuần cho bên kia. Hình 1: Dòng tiền của hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất từ góc độ của MSC 10 triệu$ (L15/01)q 10 triệu$(L15/04)q 10 triệu$(L15/07)q 10 triệu$(L15/10)q 15/01 15/04 15/07 15/10 15/01 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q q là thừa số thời gian, thể hiện số ngày giữa hai ngày thanh toán chia cho 360 hoặc 365 Giả sử LIBOR ngày 15 tháng 01 là 6,8%. Do đó, ngày 15 tháng 4, FSW sẽ chi trả: 10.000.000(0,068)(90/360) = $170.000
  • 21. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 17 MSC sẽ trả: 10.000.000(0,06)(90/360) = $150.000 Bởi 2 bên cùng đồng ý thanh toán thuần nên chỉ có khoản chênh lệch $20.000 được chi trả bởi FSW cho MSC Bảng 1: Kết quả thanh toán thực tế trong hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất Vốn khái toán: $10.000.000 Lãi suất cố định: 6% Giả sử mỗi tháng có 30 ngày và một năm có 360 ngày 2.3. Các loại hoán đổi lãi suất 2.3.1 Hoán đổi chỉ số trả dần Là một hoán đổi lãi suất mà trong đó vốn khái toán được giảm dần theo thời thời gian theo một tỷ lệ được xác định trước sao cho kết quả của số vốn khái toán cũng giống với vốn gốc của khoản vay làm cơ sở cho hoán đổi. Hoán đổi này thường được sử dụng nhằm bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro khoản vay bị trả trước hạn và lãi suất thị trường giảm. 2.3.2 Hoán đổi diff Là một hoán đổi lãi suất dựa trên lãi suất đồng tiền của hai quốc gia nhưng chỉ thanh toán trên một đồng tiền duy nhất. Ví dụ: công ty A cho vay USD theo lãi suất thả nổi LIBOR và đi vay Euro theo lãi suất ở Đức. Nếu lãi suất ở Đức tăng cao hơn Libor thì công ty A sẽ chịu một khoản lỗ. Để quản trị rủi ro trong trường hợp này công ty A sẽ thực hiện hoán đổi diff giữa 2 nhận thanh toán theo lãi suất ở Đức và thanh toán theo Libor. Nếu lãi suất ở Đức tăng Ngày LIBOR (%) Số ngày ABSwaps XYZ chi trả Thanh toán thuần cho XYZ 15/01 6,8% 15/04 6% 90 $170.000 $150.000 $20.000 15/07 5,24% 90 $150.000 $150.000 0 15/10 4,75% 90 $131.000 $150.000 -$19.000 15/01 90 $118.750 $150.000 -$31.250
  • 22. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 18 cao thì công ty A sẽ nhận được một dòng tiền thuần từ hoán đổi đề bù đắp cho chi phí đi vay. 2.3.3 Hoán đổi kỳ hạn cố định Có thể giống với một hoán đổi vanilla thuần nhất hoặc một hoán đổi basic. Một bên thanh toán theo lãi suất cố định hoặc thả nổi và bên còn lại thanh toán theo lãi suất thả nổi khác tượng trưng bơi tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán với kỳ hạn dài hơn kỳ thanh toán của hoán đổi. Thông thường trong các hoán đổi bằng đồng USD thì đây là lãi suất Kho bạc kỳ hạn cố định. Ví dụ: Một bên thanh toán theo lãi suất LIBOR 6 tháng bên còn lại thanh toán theo lãi suất CMT của trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm. Hoán đổi này được sử dụng để phòng ngừa rủi ro về sự biến động của đường cong lãi suất. Lãi suất CMT là một chỉ số về lãi suất trung hạn trong khi đó lãi suất LIBOR đặc trưng cho lãi suất ngắn hạn. 2.4. Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam 2.4.1 Hành lang pháp lý - Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế giao dịch hoán đổi lãi suất: Các ngân hàng trong nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nếu có đủ các điều kiện 200 tỷ vốn điều lệ, lãi ròng từ nghiệp vụ hoán đổi lãi suất dương hoặc âm không quá 5% vốn tự có. Doanh nghiệp phải có khoản vay vốn, thuê tài chính làm cơ sở cho hợp đồng hoán đổi Thời hạn hoán đổi phù hợp với hợp đồng vay vốn cơ sở nhưng không được quá 5 năm Hợp đồng hoán đổi được lập theo mẫu của Hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế (ISDA) Khoản vốn khái toán không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng Các hoán đổi ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế về ngoại hối của NHNN
  • 23. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 19 - Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN thay thế quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất 2003 Điều kiện vốn điều lệ của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nâng lên 1000 tỷ Thời hạn tối đa của hợp đồng hoán đổi lãi suất được bỏ qua. - Công văn số: 10645/TC-TCT về việc tính thuế GTGT dịch vụ hoán đổi lãi suất, nghiệp vụ hoán đổi lãi suất không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 2.4.2 Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam Các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ hoán đổi lãi suất : - HSBC - Standard Chattered - Citibank - ANZ - Vietcombank - Techcombank - Sacombank - BIDV Hầu hết các giao dịch được thực hiện là các doanh nghiệp lớn có các khoản vay nước ngoài mới có nhu cầu hoán đổi lãi suất. Dưới đây là một số giao dịch thực tế phát sinh trong vài năm trở lại đây: 5/2007 : HSBC và Standard Chattered thực hiện hoán đổi lãi suất 5 năm với vốn khái toán là 3 triệu USD trong đó HSBC sẽ thanh toán theo lãi suất thả nổi VNIBOR kỳ hạn 3 tháng và nhận thanh toán theo lãi suất cố định 7,15%/năm. 3/2009 : Thủ tướng ra công văn về việc thực hiện hoán đổi lãi suất khoản vay 300 triệu USD của dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất với BNP Paris với lãi suất cố định 3.5%/năm 6/2008: PV Trans và ANZ đã kí kết hợp đồng hoán đổi lãi suất kì hạn 5.5 năm .Theo hợp đồng này, PV Trans sẽ nhận được khoản lãi suất cố định cho toàn bộ thời hạn còn lại của khoản vay tàu dầu thô Hercules đã kí trước đây.
  • 24. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 20
  • 25. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 21 PHẦN 3: MÔ HÌNH NGƯỠNG RỦI RO (VALUE AT RISK) Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang hoạt động cực kỳ sôi động, những công ty chứng khoán mọc lên như nấm cùng với sự ra đời của rất nhiều các loại cổ phiếu mới. Thị trường chứng khoán cũng là nơi là các nhà đầu tư gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm những cổ phiếu tốt nhất để khi bán ra thu về mức lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm ra một mô hình để đánh giá mức độ rủi ro của từng cổ phiếu hay mức thiệt hại mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào chứng khoán đó trong một khoảng thời gian nhất định với một mức lãi suất nhất định. Từ đó mô hình VaR (Value at Rick) được sử dụng tại Việt Nam. 3.1 Khái niệm VaR - VaR là tổn thất tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện xác suất xảy ra tổn thất thực sự lớn hơn là rất thấp. Hay nói cách khác, VaR là số tiền lớn nhất có khả năng bị mất của danh mục trong một khoảng thời gian cho trước, với một độ tin cậy nhất định. - VaR thông thường được tính cho từng ngày trong khoảng thời gian nắm giữ tài sản, và thường được tính với độ tin cậy 95% hoặc 99%. Độ tin cậy 95%: với xác suất khoảng 95% tổn thất của danh mục sẽ thấp hơn so với VaR đã được tính toán. Thông thường, VaR được xem như là số thiệt hại lớn nhất của danh mục trong vòng 24h, với độ tin cậy 95% . - VaR có thể áp dụng được với mọi danh mục có tính lỏng (danh mục mà giá trị được điều chỉnh theo thị trường). VaR không thể áp dụng được với các tài sản không có tính lỏng (BĐS, tác phẩm nghệ thuật…). Tất cả mọi tài sản lỏng đều có giá trị không cố định, được điều chỉnh theo thị trường với một quy luật phân bố xác suất nhất định - mọi nguyên nhân rủi ro của thị trường hình thành nên quy luật phân bố xác suất này. Hữu dụng với tất cả tài sản lòng, chứa đựng mọi nguồn rủi ro thị trường, do đó VaR là phương pháp đo lường toàn diện đối với rủi ro thị trường - VaR được xác định dựa trên quy luật phân bố xác suất cho giá trị thị trường của danh mục. Thông thường, sự biến động giá trị của các tài sản lỏng được tuân theo quy luật phân phối chuẩn, với 2 giá trị đặc trưng là mức ý nghĩa (kỳ vọng) và phương sai.
  • 26. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 22 3.2 Mô hình VaR 3.2.1 Mô hình VaR lý thuyết Dẫn xuất mô hình Cho Vt, Vk là giá trị danh mục P (hoặc lượng tài sản) tại thời điểm hiện tại t và tương lai (t +k); k: gọi là độ dài chu kỳ Ký hiệu ∆V(k) = Vk - Vt, như vậy ∆V(k) đo lường sự thay đổi giá trị của danh mục P. ∆V(k) gọi là hàm lỗ - lãi (Profit&Loss – P&L(k)) k chu kỳ của danh mục. - Nhà đầu tư ở vị thế “trường” đối với P sau chu kỳ k nếu ∆V(k) < 0 (P&L(k) < 0) sẽ bị tổn thất. - Nhà đầu tư ở vị thế “đoản” đối với P sau chu kỳ k nếu ∆V(k) > 0 (P&L(k) > 0) sẽ bị tổn thất. Vk là biến ngẫu nhiên nên P&L(k) cũng là biến ngẫu nhiên. Gọi Fk(x) là hàm phân bố xác suất của P&L(k) và cho 0 < α < 1. Khi đó ta có Pr(P&L(k) ≤ xα) = α và giá trị xα gọi là “Phân vị mức α” của hàm phân bố Fk. Với α khá nhỏ thì xα < 0 do đó P&L(k) < 0 tức là nhà đầu tư trường vị sẽ bị tổn thất. Xét Pr(P&L(k)  xα), ta có Pr(P&L(k)  xα) = 1 - Pr(P&L(k) ≤ xα) = 1 - α do đó với α khá nhỏ thì P&L(k) > 0 tức là nhà đầu tư đoản vị sẽ bị tổn thất. VaR của một danh mục (hoặc của một lượng tài sản) với chu kỳ k (đơn vị thời gian) và độ tin cậy (1- α)100% là phân vị mức α của hàm Fk(x). Ta sẽ ký hiệu đại lượng này là VaR(k, α) và dấu âm của VaR biểu thị tổn thất (thua lỗ). Như vậy ta có Pr(P&L(k) ≤ VaR(k, α)) = α. Từ đây suy ra ý nghĩa của VaR(k, α): nhà đầu tư nắm giữ danh mục P sau chu kỳ k, với độ tin cậy (1-α)100% , khả năng tổn thất một khoản sẽ bằng |VaR(k, α)| trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường . 3.2.2 Mô hình VaR thực hành - Mô hình VaR tham số: t Vt t+ k Vk k
  • 27. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 23 Mô hình VaR sử dụng phổ biến đối với lợi suất thường giả định lợi suất danh mục (hoặc tài sản) có phân phối chuẩn do đó chỉ cần sử dụng hai tham số: kỳ vọng () và độ lệch chuẩn () (hoặc sử dụng các ước lượng của chúng) đã có thể tính được VaR. Vì lý do trên mô hình trong trường hợp này gọi là “Mô hình VaR tham số”. Giả thiết chuỗi lợi suất (theo ngày) của tài sản: rt là chuỗi dừng và có phân bố chuẩn. Như vậy rt  2 ( , ) N   suy ra t r     N(0,1). Ta có công thức tính VaR: VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = μ + N-1 (α)σ Mô hình VaR ở trên gọi là mô hình VaR đơn giản (Simple VaR) do giả thiết lợi suất có phân phối chuẩn. Trong thực tế có thể có các tài sản mà lợi suất r không có phân phối chuẩn mà có thể là phân phối có “đuôi dầy” chẳng hạn phân phối T- Student chuẩn hoá với s bậc tự do (ký hiệu là T*(s) ). Nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy số bậc tự do s chỉ trong khoảng từ 3 đến 6. Nếu ( ) s t là phân vị mức α của phân phối T- Student (thông thường) với s bậc tự do (có thể tra từ bảng số hoặc phần mềm thống kê), tức là: ( ) ( ) Pr( ) s s T t    Khi đó: ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) *( ) Pr( ) Pr Pr /( 2) /( 2) /( 2) s s s s s s t t T T t T s s s s s s                              Với ( ) *( ) /( 2) s s T T s s   là phân phối T- Student chuẩn hoá với s bậc tự do. Như vậy ta có thể tính được phân vị mức α của phân phối T- Student chuẩn hoá với s bậc tự do: ( ) *( ) /( 2) s s t t s s     Ta có công thức tính VaR: VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = μ + *( ) s t σ - Mô hình ARMA(m,n) và GARCH(p,q). (1.) (2.)
  • 28. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 24 Trong thực tế để ước lượng các tham số μt, σt trong công thức VaR ta phải sử dụng các chuỗi thời gian của lợi suất {rt }. Theo thời gian, có thể chuỗi lợi suất rt không dừng đặc biệt là phương sai không thuần nhất. Khi đó ta phải xét lợi suất rt với điều kiện biết các thông tin tới thời điểm (t-1), nói cách khác ta phải xét chuỗi {rt } có điều kiện: (rt/Ft-1), Ft-1: tập thông tin liên quan tới rt có được tới thời điểm (t-1). Thông thường Ft-1 bao gồm số liệu về r, thông tin về σ2 trong quá khứ và thông tin về mối liên hệ giữa μt, σ2 t với quá khứ. Kinh nghiệm thực tế cho thấy với việc lựa chọn các tham số p, q, m, n phù hợp, lớp mô hình kinh tế lượng ARMA(m,n) mô tả lợi suất rt, mô hình GARCH(p,q) mô tả phương sai σ2 t tỏ ra đáng tin cậy. Mô hình chuỗi {rt } có điều kiện: (rt/Ft-1) dạng ARMA(p,q) và GARCH(p,q) như sau:                              q j j t j p j j t j t t t t n i t i t m i t i t u u u u r r 1 2 1 2 0 2 1 1 1 1 0           Với εt ~IID(0,σ2 ). Trong kinh tế lượng (3.) gọi là “phương trình kỳ vọng”, (4.) là “phương trình phương sai”. Sau khi ước lượng các phương trình (3.) và (4.), ta dự báo 1-bước (1- Step) (dự báo 1 ngày nếu số liệu sử dụng để ước lượng theo ngày) các giá trị 2 ˆ ˆ , r  và suy ra ̂ . Ta có công thức ước lượng VaR:  Nếu εt ~IIDN(0,1), tức là εt ~ N(0,1) ta có: VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = r̂ + N-1 (α)*̂ (5.)  Nếu εt ~IIDT* (0,1), tức là εt có phân phối T- Student chuẩn hoá với s bậc tự do ta có: VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = r̂ + *( ) s t *̂ (6.) Trong thực tế thường áp dụng mô hình GARCH(1,1), GARCH(1,2), GARCH(2,1) cho phương trình phương sai (4.). Ngoài ra có thể sử dụng một số dạng khác của GARCH: I_G RCH, M_GARCH, E_GARCH, T_GARCH. - Mô hình VaR - RiskMetricsTM (3.) (4.)
  • 29. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 25 Năm 1995, ngân hàng JP Morgan đã đưa ra phương pháp (mô hình) RiskMetricsTM để ước lượng VaR. Giả thiết cơ bản của phương pháp RiskMetricsTM là: Chuỗi lợi suất rt với điều kiện biết các thông tin tới thời điểm (t-1) có phân phối chuẩn: (rt/Ft-1)  N(t, 2 t) μt tuân theo mô hình ARMA(1,1) σ2 t tuân theo mô hình GARCH (1,1) Tức là nếu đặt ut = rt - μt khi đó:  ut = t*t với t  NID (0,1)  2t =  + 2 t-1 + (1- ) u2 t-1 Như vậy chuỗi rt tuân theo mô hình IGARCH (1,1). Trong thực tế tính toán, RiskMetricsTM cho μt0. Chú ý - Từ phương trình phương sai (4.) suy ra phương sai không điều kiện của nhiễu ut: 2 0 (p,q) 1 ( ) 1 ( ) t Max j j j u          - Đối với mô hình VaR đơn giản và RiskMetricsTM khi ước lượng được VaR(1 ngày,α) có thể suy ra VaR(k ngày, α) theo công thức dưới đây gọi là “Quy tắc căn bậc hai theo thời gian” (Square Root of Time Rule): VaR(k ngày, α) = k VaR(1 ngày,α) 3.3. Hạn chế của VaR Tuy VaR là chuẩn mực mới trong đo lường và giám sát rủi ro thị trường (Philippe Jorion), nó vẫn bao hàm những hạn chế nhất định: - Hạn chế đầu tiên, cũng là hạn chế lớn nhất của VaR, đó là giả định các yếu tố của thị trường không thay đổi nhiều trong khoảng thời gian xác định VaR. Đây là một hạn chế rất lớn, và trong năm 2007, 2008 đã dẫn đến sự phá sản của một loạt ngân hàng đầu tư trên thế giới, do điều kiện thị trường có những biến động đột ngột vượt xa so với trong quá khứ.
  • 30. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 26 - Hạn chế thứ hai, đó là hiệu ứng “đuôi chuông”. Như chúng ta đã biết, do tuân theo quy luật phân phối chuẩn, hàm mật độ phân phối của danh mục có hình dạng quả chuông, và những mức tổn thất lớn nhất, ngoài dự đoán, thường nằm ở phần đuôi bên trái của đồ thị hình chuông này. Ví dụ khi đo lường VaR cho một danh mục trading với tổng quy mô 640tr $ cho 252 ngày, với độ tin cậy 99%, ngân hàng xác định được ngưỡng tổng thất lớn nhất là 50tr$. Tuy nhiên, chỉ cần trong 2 ngày nằm ngoài mức tin cậy (1% “đuôi” còn lại trong 252 ngày làm việc), có 1 ngày mức tổn thất của ngân hàng lên tới một giá trị quá ngưỡng, chẳng hạn 300tr $, ngay lập tức sẽ đẩy danh mục đó phá sản. Đó chính là hạn chế của VaR, với những tổn thất nằm ngoài dự đoán (ngoài khoảng tin cậy), khiến cho hàng loạt ngân hàng đầu tư phá sản khi quá tin tưởng vào VaR có được. 3.4. Áp Dụng VaR vào đánh giá rủi ro cho cổ phiếu KHP. Sau đây chúng ta sẽ áp dụng VaR vào đánh giá rủi ro cho cổ phiếu KHP – Công ty Cổ phần điện lực Khánh Hòa (HOSE). Sử dụng số liệu thu thập là giá đóng cửa trong 750 phiên giao dịch từ ngày 14/07/2017 – 05/12/2020. 3.4.1. Phân tích số liệu. Ngày tháng Giá đóng cửa. (đơn vị nghìn đồng) Lợi suất 14/7/2017 15 - 18/7/2017 14.5 -0.0339 20/07/2017 13.5 -0.07146 22/07/2017 12.3 -0.09309 25/07/2017 11.1 -0.10265 27/07/2017 12.2 0.094491 29/07/2017 13.4 0.093819 01/08/2017 14.7 0.092593 03/08/2017 15 0.020203 05/08/2017 14.8 -0.01342 08/08/2017 13.5 -0.09194
  • 31. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 27 ……………………… ……………………… ……………………….. 27/11/2020 10 -0.02956 28/11/2020 10.5 0.04879 01/12/2020 10.2 -0.02889 02/12/2020 10.2 0 03/12/2020 10.3 0.009756 04/12/2020 10.4 0.009662 05/12/2020 9.9 -0.04927 Giá đóng cửa KHP 0 10 20 30 40 50 60 70 1 32 63 94 125 156 187 218 249 280 311 342 373 404 435 466 497 528 559 590 621 652 683 714 745 Giá đóng cửa KHP
  • 32. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 28 Từ chuỗi giá trị, ta có tể thấy KHP tăng mạnh giá trị trong năm 2019, đạt đỉnh vào đầu tháng 2/2019. Kết quả kiểm định Jaque - Bera cho ta biết lợi suất của KHP là một chuỗi dừng. Thực hiện kiểm định ADF với chuỗi lợi suất, ta có chuỗi lợi suất là chuỗi dừng. 3.4.2. Ước lượng VaR. Quan sát chuỗi lợi suất KHP, ta có thể thấy độ dao động của lợi suất thay đổi theo thời gian, vì vậy sử dụng GARCH là phù hợp. Ta sẽ ước lượng GARCH(1, 1) đối với rKHP . Trước tiên, ta sẽ ước lượng phương trình kỳ vọng đối với rKHP. Từ lượng đồ tự tương quan, ta có thể thấy cả ACF và PACF có trễ sau 1 kỳ đêu bằng 0, do đó phương trình kỳ vọng đối với rKHP được định dạng là AR(1). Phương trình ước lượng :             2 1 1 2 1 1 0 2 1 1 0 t t t t t t u u r r        Thu được phương trình :               2 1 2 1 2 1 579614 . 0 255752 . 0 000146 . 0 212263 . 0 t t t t t t u u r r   Từ đó tính được: Lợi suất KHP -0.15 -0.1 -0.05 0 0.05 0.1 0.15 1 33 65 97 129 161 193 225 257 289 321 353 385 417 449 481 513 545 577 609 641 673 705 737
  • 33. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 29 VaR(1 ngày, 95%) VaR(1 ngày, 99%) -0.87596 -1.03927 3.4.3. Hậu kiểm. Từ đó có thể thấy ước lượng VaR là chuẩn xác với cả độ tin cậy 95% và 99%. 3.5. Ứng dụng VaR trong quản trị rủi ro -Khi tham gia vào thị trường chứng khoán mục tiêu của nhà đầu tư khi đầu tư chứng khoán là để tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy nhà đầu tư cần chọn mua vào những thời điểm mà cơ hội tăng giá là lớn nhất. Trong phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình Đồ thị P&L thực tế và ước lượng theo VaR của cổ phiếu KHP -4 -3 -2 -1 0 1 2 1 14 27 40 53 66 79 92 105 118 131 144 157 170 183 196 209 222 235 248 VaR(1 ngày, 5%) P&L thực tế Đồ thị P&L thực tế và ước lượng theo VaR của cổ phiếu KHP -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 1 14 27 40 53 66 79 92 105 118 131 144 157 170 183 196 209 222 235 248 VaR(1 ngày, 1%) P&L thực tế
  • 34. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 30 kinh tế lượng để đánh giá mức độ rủi ro của 1 loại chứng khoán, giá cả và số lượng mua bán trên thị trường sẽ báo cho nhà đầu tư biết những rủi ro tiềm tàng hoặc những cơ hội thu được lợi nhuận từ số cổ phiếu mà nhà đầu tư nắm giữ. Mô hình VaR ra đời mục tiêu chính là để dự báo những rủi ro tài chính mà nhà đầu tư có thể gặp phải trong 1 ngày hoặc 1 tuần với 1 xác suất nhất định. - Trong hoạt động ngân hàng thường có 1 bộ phận chuyên làm nhiệm vụ quản trị rủi ro. Tức là tình toán những tổn thất mà ngân hàng có thể gặp phải trong 1 thời kỳ nhất định với 1 xác suất nhất định để có biện pháp điều chỉnh phù hợp, mô hình mà các ngân hàng sử dụng chủ yếu chình là mô hình VaR. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình “Mô hinhg phân tích và định giá tài sản tài chính” – PGS.TS. Hoàng Đình Tuấn. 2. Quản trị rủi ro tài chính (financial risk management) năm 2011 – PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang , ĐH Kinh Tế TPHCM 3. http://foc.ueh.edu.vn/home/sites/files/upload/u63/Bai4- ThiTruongHoanDoi.pdf 4. http://www.cfoviet.com/2011/06/hoan-doi-lai-suat-interest-rate-swap-la.html 5. http://www.saga.vn/Taichinh/Thitruong/Nganhang/11121.saga 6. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-1133-2003-QD- NHNN-Quy-che-thuc-hien-giao-dich-hoan-doi-lai-suat-vb51403t17.aspx
  • 35. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0909 232 620 TẢI FLIE TÀI LIỆU – BAOCAOTHUCTAP.NET 31 7. http://www.vietquocluat.com.vn/docs/Quyet-dinh-so-62-2006-QD-NHNN- ngay-29-thang-12-nam-2006-ban-hanh-quy-che-thuc-hien-giao-dich-hoan-doi-lai- suat_page-247_.3012.html#doc_content 8. http://www.pvtrans.com/?pgid=news_detail&id=130&lang=vn.