SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
Tâm Lý Học Đông Tây là bản tin điện tử do WE Link phát hành với mục tiêu xây dựng
một diễn đàn nơi độc giả cùng chia sẻ những góc nhìn khác nhau về tâm lý học. Đó có
thể là góc nhìn khoa học, góc nhìn từ cuộc sống, từ chính kinh nghiệm hành nghề tâm
lý, hay góc nhìn của một người quan tâm đến tâm lý học như một công cụ để nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây sẽ ra mắt độc giả trong tuần đầu tiên của mỗi tháng và
mỗi kỳ phát hành sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề của tháng 8 là Tâm lý
học nhân cách.
Mỗi bản tin sẽ bao gồm các chuyên mục sau:
- Tin tức & Sự kiện Chuyên mục dành đăng các tin bài đáng chú ý về các sự kiện hoặc
các nhân vật liên quan đến tâm lý học với mục tiêu cung cấp cho độc giả những tin thời
sự quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học trong nước và quốc tế.
- Khoa học tâm lý Nơi chia sẻ những bài viết tổng luận và các kết quả nghiên cứu khoa
học của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành tâm lý. Các bài
nghiên cứu được trình bày theo đúng chuẩn quốc tế của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ
(American Psychological Association) về định dạng bài viết và cách thức trích dẫn.
- Chuyện ngành, chuyện nghề là nơi chia sẻ tâm tư và trải nghiệm của chính những
người trong ngành.Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của các nhà
tâm lý học cũng như đam mê của họ với ngành nghề và khát vọng phát triển tâm lý học
để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt.
- Psych Café Nơi độc giả sẽ khám phá nhiều góc nhìn, nhiều luồng quan điểm khác nhau
về các đề tài tâm lý học mang tính thời sự. Độc giả được khuyến khích đóng góp ý kiến
để làm cho cuộc tranh luận phong phú, sôi nổi hơn với mục tiêu cuối cùng là chia sẻ kiến
thức và kinh nghiệm sống.
- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Giới thiệu thông tin về các tổ chức, cá nhân, hoặc sự kiện có liên
quan đến tâm lý học tại Việt Nam và trên thế giới.
- Tôi là ai? Ai là tôi? Đăng tải các bài viết thú vị và các trắc nghiệm giúp độc giả khám
phá bản thân và những người xung quanh.
- Tâm lý học cho cuộc sống với các bài viết ứng dụng tâm lý vào những sinh hoạt và những
mối quan hệ xã hội thường nhật mong muốn đem khoa học tâm lý đến với mọi người
một cách gần gũi và thiết thực hơn.
- Trên kệ sách Đồng hành cùng độc giả với những quyển sách liên quan đến tâm lý học
không thể bỏ qua.
- Nghiên cứu mới Cập nhật cho các nghiên cứu tâm lý học vừa được công bố để độc giả
nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của bộ môn khoa học tâm lý trên khắp thế
giới.
Để bản tin thực sự trở thành nơi học hỏi, chia sẻ, giao lưu phong phú và ý nghĩa, Ban
biên tập kêu gọi tất cả độc giả cùng nhau đóng góp bài viết cho các chuyên mục của bản
tin. Hãy để tiếng nói của chúng ta được lắng nghe, kinh nghiệm của chúng ta được chia
sẻ, kiến thức của chúng ta được phản biện, và những đóng góp của chúng ta vào sự phát
triển của khoa học tâm lý ở Việt Nam được ghi nhận. Đó cũng là những lợi ích thiết thực
mà bản tin mong muốn đem lại cho độc giả.
Ban biên tập rất mong nhận được những góp ý chân thành của độc giả để bản tin Tâm
Lý Học Đông Tây thật sự trở thành một kênh giao lưu hiệu quả và thú vị giữa những
người có cùng mối quan tâm đến tâm lý học, cùng chung tâm huyết muốn đóng góp vào
sự phát triển của bộ môn khoa học này tại Việt Nam.
Trân trọng,
Để gửi bài viết đóng góp cho bản tin, hoặc gửi góp ý nhằm giúp phát triển bản tin, xin liên
hệ với Ban biên tập tại email: press@welink.vn
Liên hệ gửi bài: Ngô Thúy Anh
ĐT: 0932.754.762
Email: press@welink.vn với tiêu đề “Bản
tin TLH Đông Tây-Tên chuyên mục-Tên
bài viết”
Ban biên tập: Ngô Thúy Anh 		
	 Nguyễn Đức Như Thủy
Với sự cộng tác của :
Đinh Thị Mai Anh
Huỳnh Thị Thanh Nhân
Trương Thị Kim Oanh
Lê Ngọc Thanh Thủy
Trần Thị Mai Trang
Chịu trách nhiệm nội dung: 	
Ngô Minh Uy
Thiết kế: Nguyễn Văn Toàn
NỘI DUNG
- Tin tức và sự kiện 1
- Khoa học tâm lý 2
- Ai? Chuyện gì? Ở đâu? 9
- Tâm lý học cho cuộc sống 13
- Tôi là ai? Ai là tôi? 15
- Trên kệ sách 17
- Nghiên cứu mới 20
Chân thành cảm ơn những bài viết,
góp ý của chuyên gia và độc giả nhằm
giúp Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây
ngày càng phong phú và hữu ích.
Bản tin tâm lý học Đông Tây 1
TIN TỨC & SỰ KIỆN
TIN THẾ GIỚI
THÊM 3 VỞ DIỄN BROADWAY ĐƯỢC GHI NHẬN THÂN THIỆN VỚI TỰ KỶ
11/07/2013, AP
New York – Những buổi nhạc kịch thân thiện với trẻ tự kỉ mang tên “Độc ác”, “Người nhện: Dập Tắt bóng tối”, và “Vua
sư tử” sẽ được biểu diễn vào cuối năm nay và năm sau.
Quỹ phát triển sân khấu, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp những buổi trình diễn trên sân khấu, đã cho biết lịch trình
chiếu sẽ là: “Vua sư tử” vào 29 tháng 09, “Người nhện” vào ngày 16 tháng 11, và “Độc ác” vào ngày 02 tháng 03. Quỹ đã
mua tất cả vé của các buổi diễn buổi chiều và sẽ cung cấp chúng cho các trẻ em và người lớn mắc hội chứng tự kỷ với
một mức giảm giá nhất định.
Các buổi diễn sẽ có một số thay đổi nhỏ để giúp người mắc chứng tự kỷ cảm thấy thoải mái hơn khi xem, bao gồm việc
cắt giảm các âm thanh chói tai và ánh sáng nhấp nháy. Những khu vực yên tĩnh với những chiếc ghế xốp và sách tô màu,
cùng với các chuyên gia về tự kỷ cũng sẽ luôn có mặt bên trong nhà hát dành cho những ai cảm thấy quá choáng ngợp.
Nguồn: http://iaccpla2013.org/about/
HỘI THẢO LẦN THỨ 35 CỦA HIỆP HỘI TÂM
LÝ HỌC ĐƯỜNG QUỐC TẾ (ISPA)
17- 20/ 07/2013, Porto, Bồ Đào Nha
Chủ đề cho Hội thảo lần thứ 35 của Hiệp hội Tâm lý học đường
quốc tế là “Tương lai của các dịch vụ Tâm lý học đường: Liên kết
sự sáng tạo với các nhu cầu của trẻ”.
Chương trình khoa học lần thứ 35 của Hiệp hội Tâm lý học đường Hoa Kỳ dựa trên sự kết hợp của các hình thức trình
bày như: các bài diễn thuyết chủ đạo, các hội nghị chuyên đề, các hội thảo, các buổi thuyết trình theo chủ đề, thảo luận
bàn tròn, và các buổi trưng bày ảnh. Hội nghị bao gồm các hình thức trình bày đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau của
tâm lý học đường, và cung cấp cơ hội để gặp gỡ các nhà nghiên cứu và nhà thực hành từ các quốc gia khác nhau trên
thế giới.
ISPA đã tổ chức các buổi hội nghị quốc tế trong vòng hơn 40 năm qua. Mục đích của các buổi hội nghị này là kết hợp
các nhà nghiên cứu, thực hành và chuyên gia đào tạo thuộc lĩnh vực tâm lý học đường trên khắp thế giới cùng chia sẻ về
chuyên môn của mình, học hỏi thêm về sự phát triển mới và gặp gỡ các đồng nghiệp.
Nguồn: http://www.apa.org/news/press/releases/2013/07/business-relationship.aspx
APA KHEN NGỢI QUYẾT ĐỊNH CỦA DOMA LÀ CHIẾN THẮNG CỦA KHOA HỌC,
CHO GIÁ TRỊ CON NGƯỜI.
Chủ tịch APA Donald N.Bersoff, PhD, JD đã phát biểu: “Tòa án Tối Cao của Mỹ hôm nay đã tuyên bố việc lật đổ sự bảo
vệ cho Bộ luật Hôn nhân là một chiến thắng lớn cho khoa học xã hội và là một sự thừa nhận các giá trị cơ bản cho tất cả
công dân nước Mỹ. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ rất hài lòng rằng tòa án đã không tìm được lý do hợp pháp nào để phủ
nhận sự cư xử công bằng nằm dưới sự kiểm soát của bộ luật liên bang đối với các cặp đôi đồng tính”.
Theo bản vắn tắt từ APA, việc từ chối hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính là bêu xấu họ. “Các nghiên cứu thuộc chủ nghĩa
thực nghiệm đã thể hiện rằng các khía cạnh tâm lý và xã hội của các mối quan hệ gắn kết giữa các cặp đôi đồng tính
phần lớn đều tương tự với các cặp đôi dị tính. Giống các cặp đôi dị tính, cặp đôi đồng tính hình thành các gắn bó tình
cảm sâu đậm và sự gắn kết. Các cặp đôi dị tính và đồng tính đều phải đối mặt với các vấn đề tương tự liên quan đến sự
thân mật, tình yêu, sự công bằng, sự chung thủy, sự bền vững, và họ cũng trải qua các quá trình tương tự để giải quyết
các vấn đề này”.
Nguồn: http://www.apa.org/news/press/releases/2013/06/doma-decision.aspxSưu tầm và biên dịch: Thanh Thủy
Khoa học tâm lý
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 2
KHOA HỌC TÂM LÝ
LÒNG
TỰ
TRỌNG
Lâm Lai Hưng
(Cử nhân Tâm lý học)
1. Định nghĩa về lòng tự trọng.	
2. Hai kiểu mẫu về lòng tự trọng	
3. Nguyên nhân dẫn đến lòng tự trọng thấp	
4. Kết luận	
Tài liệu tham khảo
1.ĐỊNH NGHĨA VỀ LÒNG TỰ TRỌNG
Lòng tự trọng là một yếu tố trong nhân cách có ảnh hưởng lớn đến nhận
thức, cảm xúc và hành vi của mỗi cá nhân. Lòng tự trọng được hiểu như là
cách mà chúng ta cảm nhận về mình trong thế giới này.
Có nhiều định nghĩa đã được các tác giả đề cập đến trong những năm qua,
mỗi tác giả đều tiếp cận theo một khía cạnh riêng của mình. Tuy nhiên trên
căn bản có hai kiểu định nghĩa về lòng tự trọng. Đó là kiểu định nghĩa lòng tự
trọng như là năng lực, và định nghĩa lòng tự trọng như là sự xứng đáng.
Đối với định nghĩa lòng tự trọng như là năng lực, một trong những định
nghĩa sớm nhất và thường được cho là một hướng tiếp cận hữu ích để có thể
can thiệp vào lòng tự trọng là định nghĩa của William James
Sự tự cảm nhận của chúng ta trong thế giới này hoàn toàn phụ thuộc vào
những gì chúng ta có được và làm được. Nó được xác định bằng tỷ lệ của
những khả năng thực tế của chúng ta với mẫu số là những kỳ vọng của chúng
ta và tử số là những thành công của chúng ta, như vậy một phân số có thể được
tăng lên bằng cách giảm mẫu số và tăng tử số. (1890/1983, trang 296)
Lòng tự trọng =	
Thành công
	 Kỳ vọng
Định nghĩa lòng tự trọng của William James đề cập đến năng lực thực tế. Khi nói đến năng lực ta liền hình dung từng
năng lực cụ thể ở trong những lĩnh vực và hoàn cảnh cụ thể. Trong mỗi lĩnh vực nếu mức độ thành công cao hơn kỳ vọng
thì lòng tự trọng sẽ được nâng cao, ngược lại nếu mức độ thành công thấp hơn kỳ vọng thì lòng tự trọng sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, khi có năng lực hoặc thậm chí là sự thành công lớn trong các lĩnh vực mà nó không quan trọng đối với một
cá nhân cụ thể thì không nhất thiết phải liên quan đến lòng tự trọng khi nó được định nghĩa theo cách này (Mruk, 2006,
trang 13)
Số lượng thành công hay thất bại của một người có thể thay đổi, điều này có nghĩa rằng lòng tự trọng cũng là một hiện
tượng năng động và phải được duy trì, đặc biệt là trong thời kỳ thách thức hay đe dọa. (Mruk, 2006, trang 13). Điều quan
trọng nhất của chúng ta là cố gắng duy trì, bảo vệ và nâng cao lòng tự trọng bằng cách cố gắng có được thành công và
tránh thất bại trong những lĩnh vực mà mình đã đặt cược phẩm giá của mình trên đó (Mruk, 2003, trang 291).
Với định nghĩa lòng tự trọng như là sự xứng đáng, vào năm 1969, Nathaniel Branden trong quyển The Psychology of
Self-Esteem, ông đã nói như sau:
Lòng tự trọng có hai khía cạnh liên quan đến nhau: nó đòi hỏi một ý thức về sự hiệu quả cá nhân và ý thức về giá trị cá
nhân. Nó là tổng hợp của sự tự tin và tự tôn trọng. Đó là một niềm tin cho rằng một người là có năng lực để sống và xứng
đáng được sống. (1969, trang 110)
Branden xác định lòng tự trọng dựa trên cơ sở triết học, đặc biệt là những gì được gọi là khách quan, hơn là trên thực
nghiệm nghiên cứu. Làm việc từ vị thế này, ông tin rằng con người có một nhu cầu cơ bản để cảm thấy có giá trị/
xứng đáng, nhưng việc đó chỉ có thể đạt được bằng năng lực hành động (Mruk, 2006, trang 19). Branden định nghĩa sự
tự trọng là:
1. Tự tin trong khả năng suy nghĩ của chúng ta, tự tin trong khả năng đối phó với những thách thức cơ bản trong cuộc
sống của chúng ta.
2. Tin tưởng rằng chúng ta có quyền thành công và hạnh phúc, cảm thấy mình có giá trị và xứng đáng, có quyền khẳng
định nhu cầu và mong muốn của chúng ta, đạt được các giá trị của chúng ta, và tận hưởng những thành quả từ những
nỗ lực của chúng ta (1994, trang 4)
Khoa học tâm lý
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 3
Một khía cạnh nhận định về lòng tự trọng khác đó là tiếp cận theo khía cạnh giá trị và sự chấp nhận của mỗi người đối
với chính mình, định nghĩa này mang tính trung gian giữa định nghĩa lòng tự trọng như là năng lực và sự xứng đáng.
Như định nghĩa của Guindon:
“Lòng tự trọng là thái độ đánh giá các thành phần của bản thân, phán đoán về tình cảm được đặt trên khái niệm về bản
thân bao gồm cảm giác về giá trị và sự chấp nhận mà chúng ta được phát triển và duy trì như là một hệ quả của sự nhận
thức về năng lực và thông tin phản hồi từ thế giới bên ngoài” (2002, trang 207)
Tuy nhiên, lòng tự trọng không phải chỉ là một cấu trúc đơn mà có vẻ nó giống như là một hệ thống mà theo Guindon
nó có hai thành phần, là thành phần lòng tự trọng toàn thể và thành phần lòng tự trọng chọn lọc:
Lòng tự trọng toàn thể: là một ước tính mang tính tổng thể nói chung về giá trị bản thân, một mức độ tự chấp nhận hay
tôn trọng chính mình, một đặc điểm hoặc xu hướng tương đối ổn định và lâu dài trên toàn thể, bao gồm tất cả các đặc
điểm trực thuộc và đặc tính bên trong bản thân (self)
Lòng tự trọng chọn lọc : là một sự đánh giá các thành phần và đặc điểm cụ thể hoặc phẩm chất bản thân, vào những thời
gian hoàn cảnh khác nhau và mang tính tạm thời, mà đó là sự lượng định và kết hợp thành một đánh giá tổng thể của
bản thân, hoặc lòng tự trọng toàn thể. (2002, trang 207)
Thuyết hai yếu tố về lòng tự trọng được Tafarodi và Swann Jr trình bày vào năm 1995. Theo Mruk thì:
Bằng cách này sự hiểu biết về lòng tự trọng được toàn diện hơn so với những quan điểm khác, có nghĩa là nó có thể cung
cấp các khả năng khác nhau hoặc thậm chí tích hợp các tài liệu khác của lĩnh vực này […] nó là ý tưởng mà năng lực và
sự xứng đáng làm việc cùng nhau để tạo nên lòng tự trọng (2006, trang 24).
Theo thuyết này, lòng tự trọng được định nghĩa theo một cách khác:
Lòng tự trọng là tình trạng sống của một người có năng lực trong việc giải quyết những thách thức của cuộc sống một cách
xứng đáng theo thời gian. (Mruk, 2006, trang 28).
Theo Mruk (2006), cấu trúc cuộc sống của lòng tự trọng bao gồm năm yếu tố chính:
• Trạng thái, là từ được lựa chọn để đại diện cho khía cạnh này của lòng tự trọng bởi vì trạng thái ngụ ý rằng đó là một
cái gì đó ổn định, hợp lý trong khi vẫn mang tính mở cho những thay đổi trong những điều kiện nhất định. Ví dụ như tình
hình kinh tế, tình trạng hôn nhân của một người… Trong ý nghĩa này, mỗi người chúng ta có xu hướng sống ở một mức
độ ổn định tương đối, đối với cả mức độ lòng tự trọng đặc trưng của chúng ta.
• Năng lực, là tập hợp cụ thể đặc điểm về thể chất, nhận thức và kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng của một cá nhân, cũng như
các điểm yếu trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng năng lực là một quá trình, cần có thời gian học và thực
hành để tìm hiểu làm thế nào để làm chủ các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực được kết nối với lòng tự trọng vì các cá
nhân đối phó với những thách thức khác nhau của cuộc sống trên cơ sở của những kỹ năng cụ thể có sẵn.
• Sự xứng đáng, được gắn với giá trị hoặc chất lượng hành động của chúng ta. Hành vi có năng lực thường có xu hướng
dẫn đến những cảm xúc tích cực, và người yếu về năng lực hoạt động thường tạo ra những cảm xúc tiêu cực. Nhưng xứng
đáng không chỉ là kết quả mà nó còn liên quan đến ý nghĩa hành động của chúng ta. Sự xứng đáng đặc biệt có thể tăng
mạnh lòng tự trọng trong những khoảnh khắc mà trước đó các việc thực hiện một số hành vi nhất định được cho rằng
mang đến giá trị và phản ánh chất lượng hay ý nghĩa.
• Mối quan hệ giữa năng lực và sự xứng đáng. Trong lòng tự trọng, xứng đáng cần phải cân bằng với năng lực bởi vì không
phải mọi thứ đều nhất thiết phải mang đến thành tích. Nói về năng lực hoặc xứng đáng mà không nhấn mạnh đến mối
quan hệ của nó thì có nghĩa rằng ta đang không nói về lòng tự trọng đúng đắn. Có năng lực mà không xứng đáng có thể
dẫn đến sự tiêu cực trong hành vi của con người.
• Thời gian, chúng ta cần thời gian để phát triển một hình thức ổn định của lòng tự trọng, bởi vì, lòng tự trọng là kết quả
của một quá trình phát triển. […] Tin xấu là khi chúng ta không hành động theo cách có năng lực và xứng đáng thì chúng
ta sẽ phải chịu một sự mất mát lòng tự trọng và trải nghiệm các kinh nghiệm đau thương tương ứng. Tin tốt là vào các
thời điểm khác, chúng ta có cơ hội để chứng minh mức độ cao hơn của năng lực và nhờ thế có thể khẳng định, lấy lại hoặc
thậm chí tăng ý thức của chúng ta về giá trị của mình.Trong cả hai trường hợp, thời gian là quan trọng đối với cấu trúc
cơ bản của lòng tự trọng bởi vì nó cho chúng ta thấy rằng nó là một cái gì đó xứng đáng với sự chú ý của chúng ta trong
suốt toàn bộ quá trình của cuộc sống. (trang 28 – 30)
Khoa học tâm lý
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 4
Mỗi nhà tâm lý, tùy thuộc vào kinh nghiệm, hướng tiếp cận cũng như mục đích của mình đều có một định nghĩa riêng về
lòng tự trọng. Lòng tự trọng cũng là một khía cạnh trong nhân cách, cũng như nhân cách, các nhà tâm lý học đều nhấn
mạnh đến tính cấu trúc của nó. Xác định được cấu trúc của lòng tự trọng có nghĩa là chúng ta có thể tác động được vào
lòng tự trọng của bản thân để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và các nhà tâm lý cũng có cơ sở để hỗ trợ thân chủ một
cách thiết thực hơn.
2. HAI KIỂU MẪU VỀ LÒNG TỰ TRỌNG
Theo Nathaniel Branden năm 1994, đã nói đến một vòng lẩn quẩn, cách mà lòng tự trọng ảnh hưởng đến hành động của
chúng ta và lý do mà những hành động tác động đến lòng tự trọng của chúng ta:
Nếu tôi tin tưởng vào tâm trí và sự phán đoán của tôi, tôi có khả năng hoạt động như những gì tôi đã suy nghĩ. Việc thực
hiện khả năng trong suy nghĩ của mình đưa đến nhận thức thích hợp đối với các hoạt động của tôi, cuộc sống của tôi làm
được nhiều việc tốt hơn. Điều này củng cố niềm tin trong tâm trí của tôi. Nếu tôi mất đi lòng tin vào tâm trí tôi, có nhiều
khả năng tinh thần của tôi sẽ trở nên thụ động, mang lại nhận thức ít hơn những gì tôi cần cho các hoạt động của tôi, và
kiên trì ít hơn khi đối mặt với các khó khăn. Khi hành động của tôi dẫn đến kết quả đáng thất vọng hay đau đớn, tôi cảm
thấy nó là bằng chứng đúng khi tôi không tin tưởng vào tâm trí của mình. (1994, trang 4)
Thông thường đối với lòng tự trọng, các tác giả thường phân chia thành lòng tự trọng thấp hoặc lòng tự trọng cao. Có
một sự khác biệt rõ ràng về cách thức mà những người mang lòng tự trọng cao hay thấp này quyết định hoặc hành động.
Với lòng tự trọng cao, một người có nhiều khả năng tồn tại trong khi đối mặt với khó khăn. Với người có lòng tự trọng
thấp, họ có khả năng bỏ cuộc hoặc thông qua việc cố gắng hành động mà những hành động đó không thực sự là lựa chọn
tốt nhất cho họ. Những người có lòng tự trọng cao sẽ kéo dài một nhiệm vụ lâu hơn một cách đáng kể so với người có
lòng tự trọng thấp (Branden, 1994, trang 5). Người có lòng tự trọng cao dường như tự định hướng và độc lập nhiều hơn
so với người có lòng tự trọng thấp. Người có lòng tự trọng cao thường đón nhận thông tin phản hồi và có thể nhận thức
được nhiều tình huống thực tế, người lòng tự trọng thấp có xu hướng thận trọng hơn, tự bảo vệ mình và bảo thủ hơn
người có lòng tự trọng cao (Guindon, 2010, trang 18). Người có lòng tự trọng không ổn định rất nhạy cảm với những
thông tin phản hồi, khi một người có lòng tự trọng không ổn định nhận được phản hồi tiêu cực, lòng tự trọng của họ
giảm phản ứng với những thông tin phản hồi này hơn đối với những người có lòng tự trọng ổn định (như trích dẫn của
Guindon, 2010, trang 18)
Theo Rosenberg và Owens năm 2001:
Những người có lòng tự trọng thấp nhạy cảm hơn người khác đối với những kinh nghiệm có nguy cơ gây thiệt hại đến lòng
tự trọng của họ. Họ có nhiều khó khăn đối với những lời chỉ trích và phản ứng cảm xúc nghiêm trọng hơn đối với sự thất
bại. Ngoài ra, họ có nhiều khả năng để phóng đại các sự kiện tiêu cực hoặc nhận thấy những nhận xét vốn dĩ không quan
trọng là quan trọng. Những người có lòng tự trọng thấp thường cảm thấy ám sợ xã hội nhiều hơn những người khác […].
Những người có lòng tự trọng thấp thiếu sự tự tin khi ở trong mối quan hệ tương tác với người khác. Họ thường cảm thấy
ngượng ngùng, nhút nhát, lộ liễu, và không thể thể hiện được bản thân một cách đầy đủ khi tương tác với người khác.
Branden (1994) mô tả sự khác biệt về cách nghĩ của người có lòng tự trọng cao và thấp:
Những người có lòng tự trọng cao tìm kiếm những thách thức và kích thích có giá trị và đòi hỏi một mục tiêu. Việc đạt
được mục tiêu như vậy chính là nguồn nuôi dưỡng tốt cho lòng tự trọng. Đối với những người có lòng tự trọng thấp thì
họ tìm kiếm sự an toàn trong sự quen thuộc và không đặt ra các yêu cầu. Nhốt bản thân trong sự quen thuộc và không
đặt ra các yêu cầu góp phần làm suy yếu lòng tự trọng. Với lòng tự trọng cao hơn, chúng ta cởi mở hơn, trung thực hơn và
giao tiếp phù hợp với con người của chúng ta, bởi vì chúng ta tin rằng suy nghĩ của chúng ta có giá trị và do đó chúng ta
hoan nghênh nó nhiều hơn là sợ hãi nó. Với lòng tự trọng thấp hơn thì chúng ta khập khiễng, lảng tránh, sự giao tiếp của
chúng ta không được phù hợp với con người của chúng ta, bởi vì chúng ta không chắc chắn về những suy nghĩ, cảm xúc
và/ hoặc lo lắng về phản ứng của người nghe. (trang 6)
Trong quyển You can read anyone của tiến sĩ David J. Lieberman (2007) tổng hợp và phân biệt khá rõ ràng và ngắn gọn
các đặc điểm của người có lòng tự trọng thấp và người có lòng tự trọng cao. Ở đây có thể tóm tắt thành bảng như sau:
Khoa học tâm lý
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 5
Người có lòng tự trọng cao Người có lòng tự trọng thấp
• Muốn làm những việc đúng đắn bất chấp cảm giác
của mình.
• Muốn làm những việc mình thích, để cho tâm trạng
kiểm soát.
• Có khả năng kiềm chế bản thân. • Thiếu khả năng kiềm chế bản thân.
• Yêu quý bản thân mình. • Không yêu quý bản thân mình.
• Hành động nhằm đáp ứng nhu cầu về lâu dài. Họ
tìm thấy niềm vui trong những điều có ý nghĩa lớn
lao hơn và chấp nhận đánh đổi bằng những nhu cầu
trước mắt mang tính ngắn hạn.
• Là những người bồng bột, chưa chín chắn và dể
dàng bị hấp dẫn bởi những nhu cầu nhất thời mà bỏ
quên nhu cầu lâu dài có lợi cho bản thân. Nếu họ thấy
nhu cầu nào nếu được đáp ứng sẽ mang lại sự thỏa
mãn ngay lập tức thì họ sẽ chọn nhu cầu đó.
• Họ tự tin hơn về khả năng và suy nghĩ cũng như
hành động của mình. Đặc biệt là trong việc thích nghi
với hoàn cảnh mới. Họ có thể nhận thức rõ ràng hơn
và nhất là không bị chi phối bởi suy nghĩ mình có thể
thất bại.
• Họ bồng bột, theo nhu cầu và chú ý đến suy nghĩ
của mọi người về họ, cũng như tới biểu hiện của họ.
• Họ ít để tâm đến công sức cần bỏ ra để làm điều
đúng.
• Cho dù là để làm điều đúng họ cũng ngần ngại nếu
phải tốn công sức.
• Có giá trị và lòng tin cao và vững chắc. • Có giá trị, lòng tin thấp và không vững, dễ mất lòng
tin.
• Dù đã bỏ nhiều công sức vào một việc nhưng họ
vẫn có thể dứt khoát từ bỏ được khi cảm thấy đó là
việc làm đúng.
• Khi đã bỏ nhiều công sức vào một việc nào đó thì
sẽ khó dứt bỏ được nó và thường viện đủ lí do để bào
chữa cho việc họ không bỏ được.
• Ít bị ảnh hưởng bởi tâm trạng. • Bị ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng.
• Nếu sai hay thất bại họ có thể chấp nhận nó. • Nếu sai hay thất bại họ không thể chấp nhận và
dùng mọi cách để bào chữa, biện hộ hay hợp lý hóa
những sai lầm của mình.
Bảng 3
Tuy nhiên theo thuyết hai yếu tố mà Christopher J.Mruk đã trình bày trong tác phẩm của mình năm 2006 thì các kiểu
mẫu của lòng tự trọng có thể phân thành 4 kiểu được phân theo cấu trúc của một biểu đồ ma trận như sau (bảng 4):
Lòng tự trọng
dựa vào sự xứng đáng
Lòng tự trọng cao
Lòng tự trọng thấp Lòng tự trọng
dựa vào năng lực
0Năng lực
Sự xứng đáng
+10
+10-10
-10
Bảng 4
Khoa học tâm lý
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 6
Lòng tự trọng thấp: xuất hiện ở góc trái phía dưới của biểu đồ thể hiện cho việc một người thiếu cả năng lực lẫn sự
xứng đáng trong cuộc sống.
Lòng tự trọng cao: xuất hiện ở góc phải phía trên của biểu đồ thể hiện cho một người có đầy đủ cả năng lực lẫn sự xứng
đáng trong cuộc sống của một người.
Đặc trưng của lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng cao trong thuyết hai yếu tố đều không có sự khác biệt đáng kể với
những nội dung đã trình bày trên.
Lòng tự trọng dựa trên sự xứng đáng: xuất hiện ở góc bên trái phía trên của biểu đồ. Loại này đặc trưng bởi việc có
ý thức cao về sự xứng đáng mà không kèm theo các hành vi có năng lực tương ứng thích hợp. Các cá nhân ở trong phân
loại này thường có xu hướng cố gắng sử dụng một số cơ chế như : giảm thiểu sự thất bại, phủ nhận thiếu sót, hoặc tin
rằng bản thân chỉ cần cảm thấy tốt về mình là đủ, cố lờ đi vai trò của năng lực.
Lòng tự trọng dựa trên năng lực: xuất hiện ở góc phải phía dưới của biểu đồ với đặc trưng là có đánh giá cao về năng
lực trong khi thiếu mất cảm giác về sự xứng đáng. Trong trường hợp này, các cá nhân cố gắng bù đắp cảm giác giá trị
bản thân thắp bằng cách tập trung vào năng lực của họ, đặc biệt là các lĩnh vực có xu hướng tập trung vào bề ngoài thay
vì trong thâm tâm của họ. Việc tập trung vào các hoạt động có thể giúp một người tránh nhìn thấy hoặc ý thức về giá
trị của bản thân, tuy nhiên điều này chỉ có ích với họ khi họ trong tình trạng thành công hoặc đang đi đến thành công.
Theo Mruk (2006) :
Lòng tự trọng dựa trên sự xứng đáng và lòng tự trọng dựa trên năng lực được xem như lòng tự trọng không thực hoặc
không ổn định. Dưới nhiều điều kiện, lòng tự trọng dựa trên sự xứng đáng hoặc dựa trên năng lực có thể trông giống như
lòng tự trọng cao. Tuy nhiên không nên nhầm lẫn giữa họ với những người có lòng tự trọng cao ổn định hoặc thực sự. Bởi
vì trong mỗi trường hợp, một yếu tố thiếu sót nào đó cũng đủ để tạo ra một trạng thái mất cân bằng đối với lòng tự trọng
dựa trên sự xứng đáng hay dựa trên năng lực. (trang 155)
Theo thời gian, lòng tự trọng cũng có thể tăng hay giảm xuống. Tùy thuộc vào mức độ của sự nghi ngờ về sự xứng đáng
của bản thân mình một người có thể xuất hiện sự phòng ngự, không ổn định đối với sự mất mát, thụt lùi, thất bại… Còn
đối với những người đặt nặng về năng lực họ có thể phòng ngự khi gặp phải những chuyện như bị từ chối, chỉ trích, cô
lập hoặc bị bỏ rơi…họ có thể trải nghiệm sự đau khổ trong trạng thái mất cân bằng giữa năng lực và sự xứng đáng (Mruk,
2006, trang 155).
Tập trung vào
sự chấp nhận
(Approval Centered)
Trung bình
(Medium)
Hoài nghi
(Negativistic)
Tập trung
vào thành tích
(Achievement
Centered)
0Năng lực
Sự xứng đáng
+10
+10-10
-10
+5,+5-5,+5
-5,-5 +5,-5
Ái kỷ (Narcissistic)
Lòng tự trọng thấp
(Classical Low)
Chống đối xã hội
(Antisocial)
Chân thực (Authentic)
Lòng tự trọng
dựa vào sự xứng đáng
Lòng tự trọng cao
Lòng tự trọng
dựa vào năng lực
Lòng tự trọng thấp
Bảng 5
Khoa học tâm lý
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 7
Như ma trận trên đã thể hiện rõ, lòng tự trọng có 4 phân loại cơ bản, nhưng về mặt đặc điểm, mỗi phân loại có sự khác
nhau về mức độ của năng lực và sự xứng đáng. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt về những đặc điểm của các phân loại, tác
giả Mruk (2006) đã phân loại như sau (bảng 5).
Cùng với bảng 6, một mô tả ngắn gọn được đề nghị nhằm phân biệt rõ ràng đặc trưng của các phân loại mức độ lòng tự
trọng (bảng 6)
Lòng tự trọng dựa vào sự xứng đáng Lòng tự trọng cao
Mô tả chung: lòng tự trọng mong manh và không ổn định,
được đặc trưng bởi mức ý thức về năng lực thấp và bù đắp
bằng cách tập trung vào sự xứng đáng.
Mức độ:
a. Tìm kiếm sự chấp nhận: Phụ thuộc vào sự chấp nhận
của những người khác, nhạy cảm với sự phê bình và từ
chối.
b. Ái kỷ: ý thức phóng đại sự xứng đáng bất kể mức độ
thẩm quyền và phản ứng với sự chỉ trích. Dễ bị tổn thương
dẫn đến phòng vệ bằng cơ chế phóng ngoại (acting out)
Mô tả chung: lòng tự trọng tương đối ổn định, được đặc
trưng bởi sự thay đổi mức độ cởi mở đối với kinh ng-
hiệm, trải nghiệm lạc quan, và ít có sự phòng vệ.
Mức độ:
a. Trung bình: ý thức ổn định về mức đầy đủ của năng
lực và sự xứng đáng, quan tâm mọi thứ nhiều hơn.
b. Chân thực: ý thức tổng quát về năng lực thực tế và
sự xứng đáng vững chắc. Chủ động quan tâm tới giá
trị sống tích cực, thực tế.
Lòng tự trọng thấp Lòng tự trọng dựa vào năng lực
Mô tả chung: lòng tự trọng giảm đặc trưng bởi sự quan tâm
đến việc tránh mất thêm năng lực hoặc sự xứng đáng.
Mức độ:
a.Hoài nghi: nói chung đây là phong cách thận trọng, tự
điều chỉnh, tập trung vào việc bảo vệ mức độ lòng tự trọng
hiện nay và tránh làm mất nó.
b.Lòng tự trọng thấp: chức năng bị suy giảm do ý thức kém
về khả năng và giá trị. Dễ bị trầm cảm, buông bỏ.
Mô tả chung : lòng tự trọng mong manh hoặc không ổn
định, được đặc trưng bởi mức ý thức về sự xứng đáng
thấp và bù đấp bằng cách tập trung vào năng lực.
Mức độ:
a.Tìm kiếm sự thành công: phụ thuộc vào những
thành công hoặc thành tựu đạt được, lo lắng và nhạy
cảm với sự thất bại.
b.Chống đối xã hội: nhu cầu quá mức về thành công
và quyền lực. Dể bị tổn thương, phóng ngoại (acting
out) một cách mạnh mẽ.
Bảng 6
3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LÒNG TỰ TRỌNG THẤP
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lòng tự trọng thấp mà nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra, tuy nhiên không nhất định có
một nguyên nhân cụ thể duy nhất nào dẫn đến lòng tự trọng thấp.
Theo tác giả McKay (2000) thì các nghiên cứu về trẻ em thể hiện rõ rằng, phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ trong ba
hoặc bốn năm đầu đời sẽ xác định mức độ lòng tự trọng, dựa vào đó đứa trẻ bắt đầu cuộc đời (trang 2). Bởi vì sự tự nhận
thức của chúng ta bị ảnh hưởng nhiều bởi cách thức mà chúng ta giải thích “thông tin phản hồi từ người khác” - cách mà
chúng ta nhận thức về phản ứng của họ về những gì chúng ta đã làm và nói – và quá trình này bắt đầu từ những tương
tác đầu tiên từ khi là trẻ sơ sinh. (Plummer, 2005, trang 13)
Và khi chúng ta tưởng chừng như đã là người trưởng thành thì chúng ta vẫn như những đứa trẻ, chúng ta chủ yếu dựa
vào các thông tin bên ngoài để xác nhận giá trị và năng lực của bản thân. Chúng ta nhìn vào những người quan trọng
đối với cuộc sống của chúng ta (cha mẹ, ông bà, thầy cô…) để chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta được yêu thương hay
chấp nhận đến mức nào. (Plummer, 2005, trang 14)
Tuy nhiên, trên thực tế lòng tự trọng và hoàn cảnh chỉ liên quan gián tiếp với nhau. Một yếu tố can thiệp để xác định lòng
tự trọng trong suốt toàn thời gian là: suy nghĩ của bạn (McKay, 2000, trang 3). Điều này có nghĩa là bạn có thể thay đổi
mức độ lòng tự trọng của bạn bằng cách thay đổi cách bạn giải thích về cuộc sống của bạn.
Đối với một số người, những thay đổi trong công việc, bệnh tật… ảnh hưởng đến cách mà họ đã xác định mình trong
cuộc sống, vai trò mà họ phụ trách (đối tác, phụ huynh, nhà cung cấp, người đưa quyết định, chuyên gia,...), và với những
Khoa học tâm lý
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 8
sự mất mát này có thể dẫn đến việc làm giảm lòng tự trọng. Hầu hết mọi người sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi này,
nhưng đối với những người có ít hoặc lòng tự trọng thấp thì những sự kiện như vậy có thể dẫn đến một sự suy nhược,
suy thoái mà từ đó rất khó để có thể thoát ra. (Plummer, 2005, trang 15)
Theo thuyết hai nguyên tố, lòng tự trọng của một người bị ảnh hưởng bởi việc “thành công – thất bại” và “chấp nhận – từ
chối”. Và lòng tự trọng sẽ có những thay đổi theo thời gian liên quan đến các trải nghiệm. Những kinh nghiệm về thành
công sẽ mang đến những trải nghiệm tích cực cho một cá nhân và qua đó cũng nâng mức của yếu tố năng lực trong lòng
tự trọng. Trái lại kinh nghiệm thất bại sẽ làm giảm mức của yếu tố này, điều này có nghĩa là sẽ có nguy cơ hạ thấp mức
độ của lòng tự trọng trên trục năng lực. Tương tự, những trải nghiệm tích cực trong việc được chấp nhận sẽ nâng cao
mức độ của trục xứng đáng, và lòng tự trọng sẽ được nâng cao và ngược lại.
Tóm lại, lòng tự trọng phụ thuộc vào cách mà chúng ta đối mặt với những thách thức trong cuộc sống theo thời gian.
Lòng tự trọng được xây dựng dựa trên sự nhận thức của một cá nhân đối với giá trị và sự thành công của mình. Hoàn
cảnh chỉ là yếu tố kích hoạt cho quá trình nhận thức của một người về chính họ, và cách mà họ nghĩ về hoàn cảnh mới
chính là yếu tố tác động trực tiếp vào lòng tự trọng của họ. Một cách cơ bản, một người có lòng tự trọng cao là người có
khả năng nhìn nhận thực tế tốt hơn và một người thường có tư duy tiêu cực hoặc méo mó thì dể dẫn đến việc hạ thấp
lòng tự trọng của bản thân.
4. KẾT LUẬN
Đối với mọi người, không phải bất kỳ vấn đề nào ta gặp phải đều có nguyên nhân từ lòng tự trọng. Nhưng dù là nguyên
nhân hay hệ quả của vấn đề thì lòng tự trọng cũng luôn cần được chú ý đến, nhất là trong hoạt động hỗ trợ tâm lý. Sự
thay đổi thực sự nên đến từ việc chấp nhận bản chất cũng như tình trạng hiện tại của bản thân mình một cách trọn vẹn.
Việc thay đổi một cách gượng ép mà không có sự chấp nhận bản thân chỉ là một hình thức chuyển từ vấn đề này sang
vấn đề khác mà không thể mang đến niềm hạnh phúc thực sự.
Tài liệu tham khảo:
1. Nathaniel Branden. (1969). The Psychology of Self–Esteem: a new concept of Man’s Psychological Nature. California: Nash.
2. Nathaniel Branden. (1994). The Six Pillars of Self-Esteem. New York: Bantam Books.
3. Nathaniel Branden. (1992). The Power of Self-Esteem. Florida: Health Communications.
4. Matthew McKay & Patrick Fanning. (2000). Self – Esteem: A proven program of cognitive techniques for assessing, improving & main-
taining your self-esteem (3rd ed.). Canada: New Harbinger Publication.
5. Christopher J.Mruk (2006). Self-Esteem reasearch, theory, and practice: toward a positive psychology of self-esteem (3rd ed.). New
York: Springer Publishing company.
6. Sharon L.Johnson (2004). Therapist’s Guide to Clinical Intervention – the 1 – 2 – 3’s of Treatment Planning (2nd ed.). California:
Academic Press.
7. Timothy J.Owens & Sheldon Stryker & Norman Goodman (Eds.). (2006). Extending Self-Esteem Theory and Research, Sociological
and Psychological Currents. New York: Cambridge University Press.
8. Marilyn J. Sorensen. (2006). Breaking the Chain of Low Self-Esteem (2nd ed.). Sherwood: Wolf Publishing Co.
9. Deborah Plummer. (2005). Helping Adolescents and Adults to Build Self-Esteem. Philadelphia: Jessica Kingsley Publishers.
10. Mary H. Guindon (Ed.). (2010). Self-esteem across the lifespan: issues and interventions. New York : Taylor and Francis Group.
TIN THẾ GIỚi
AI?
CHUYỆN GÌ?
Ở ĐÂU?
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 9
TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT BIM BIM
Trường Chuyên biệt Bim Bim ra đời với mong muốn chung tay góp sức một phần
vào xã hội trong việc giúp đỡ các em có những khó khăn trong phát triển tâm vận
động như: trẻ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, Asperger, trẻ có vấn đề về
hành vi, nhận thức, giao tiếp, cảm xúc,…
1. Hoạt động
1.1. Tham vấn và trị liệu trẻ em.
Trẻ chậm nói, chậm phát triển tâm vận động, tự kỷ, khó khăn trong học tập,
khó khăn về giao tiếp, trẻ có ý nghĩ và hành vi khác thường…
1.2. Giải đáp thắc mắc về tâm lý, tham vấn và trị liệu tâm lý cho người lớn
1.3. Huấn luyện chuyên môn cho giáo viên và phụ huynh.
2. Thang đánh giá
Test Denver II (đánh giá sự phát triển tâm vận động), thang CARS (đánh giá
mức độ tự kỷ), ABLLS (đánh giá khả năng học tập), thang đo nhận thức,…
3. Phương pháp
Trị liệu tâm lý, trò chơi trị liệu, chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ, học trên máy
vi tính, điều hòa cảm giác, phương pháp phát triển nhận thức, phương pháp
ABA, phương pháp TEACCH, phương pháp PECS, Floor Time, Cutting
Time…
Sau khi trẻ được chẩn đoán bởi các bác sỹ hay nhà tâm lý trị liệu là có những
khó khăn về phát triển, đồng thời được sự yêu cầu trị liệu của quý phụ huynh,
trường sẽ tiến hành xây dựng mô hình can thiệp.
4. Tiến hành trị liệu
Lượng giá mức độ rối loạn, mức độ nhận thức và sự phát triển tâm vận động
cho trẻ (kết hợp nhiều phương pháp trị liệu, trong đó đặc biệt có sự kết hợp
giữa hành vi trị liệu và hoạt động trị liệu). Chương trình học sẽ được thay đổi
sau mỗi tuần, mỗi tháng trị liệu bởi những nhà chuyên môn.
Chương trình trị liệu được xây dựng bởi Tiến sĩ Tâm lý (chuyên nghiên cứu
và thực hành trị liệu cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ) và thực hiện bởi
các giáo dục viên đặc biệt. Chương trình can thiệp khác nhau đối với từng
trẻ khác nhau.
Thông tin về trường
Cơ sở 1: 381/4/10, Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM.
ĐT: (08) 222 973 93 - 0919795574.
Cơ sở 2: 449/41, Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình, Tp.HCM.
ĐT: (08) 22297393 - 0919795574.
Website: http://truongchuyenbietbimbim.com/
Hồ bơi tại trường Bim Bim
Đồ dùng học tập
Buổi học của bé
Buổi tư vấn của các
chuyên gia tại trường
Ai? Chuyện gì? Ở đâu?
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 10
Psych Café 34
Mối quan hệ trị liệu: Từ sự quyến rũ đến
lạm dụng quyền lực
Thời gian: 9h – 12h, Chủ Nhật 18/08/2013
Báo cáo viên: Th.s Lê Hoàng Thế Huy (giảng viên bộ
môn Tâm lý học – ĐH KHXH&NV)
**Nội dung Psych Café 34 chỉ phù hợp với những người đã và đang học
tập, giảng dạy, giám sát, hành nghề tâm lý học nói chung và tham vấn -
trị liệu nói riêng.
Th.s Lê Hoàng Thế Huy
Psych Café 35
Những điều cần lưu ý khi làm việc với
thân chủ có vấn đề về nhân cách
Thời gian: : 9h – 12h, Chủ Nhật 25/08/2013
Báo cáo viên: Bs. Phan Thiệu Xuân Giang (giảng viên
Tâm lý thần kinh, Tâm bệnh học phát triển)
Địa điểm: Phòng tập huấn - Trụ sở công ty We Link
64 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q.1 (lầu 2)
Vui lòng đăng ký tham dự (tên, số điện thoại, email, công tác) qua
Email: psychcafe@welink.vn
Điện thoại: 0916 909 023
Bs. Phan Thiệu Xuân Giang
www.facebook.com/Psychcafe
Ai? Chuyện gì? Ở đâu?
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 11
KHÓA ĐÀO TẠO LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT THAM VẤN
TÂM LÝ (KHAI GIẢNG NGÀY 04/09/2013)
Với sứ mạng Hỗ trợ và thăng tiến sức khỏe tâm lý người Việt Nam, và Góp phần thúc đẩy sự phát triển chuyên nghiệp
của ngành tâm lý học tại Việt Nam, Trung tâm Đào tạo Tâm lý học Ứng dụng (APTC) thuộc Công ty TNHH Dịch vụ
Tư vấn và Giáo dục WE Link đã xây dựng và đề xuất một chương trình huấn luyện về Lý thuyết và kỹ thuật tham vấn
tâm lý (Counseling Theories and Techniques Course), với mục đích chính yếu nhằm phát triển năng lực chuyên môn
cho những người đang thực hành tham vấn cũng như cho tất cả những ai muốn làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ tâm lý
cho con người.
Thông tin tổng quát Nội dung đào tạo & học phí
Thời lượng: 95 (+ 05) giờ
• 65 (+05) giờ tập trung (bao gồm lý thuyết và thực
hành đóng vai theo tình huống)
• 20 giờ quan sát trực tiếp hoạt động tham vấn tâm lý
bởi các tham vấn viên chuyên nghiệp
• 10 giờ làm việc (thamvấn) trực tiếp với thân chủ
2. Thời gian học:
• Thứ 4: 6pm – 8:30pm
• Thứ 6: 6pm – 8:30pm
3. Số lượng học viên tối đa: 18 học viên
4. Đối tượng tham dự:
• Các chuyên viên tham vấn tâm lý có nhu cầu nâng
cao năng lực làm việc
• Những người đã có bằng cử nhân tâm lý học, tâm
lý – giáo dục, và công tác xã hội (hoặc tương đương)
muốntham gia vào lĩnh vực công việc tham vấn tâm lý
• Các cán bộ/ nhân viên đang làm việc trực tiếp liên
quan đến con người (nhân sự, công đoàn, giáoviên…)
• Sinh viên năm cuối bậc cử nhân các chuyên ngành
tâm lý học, tâm lý – giáo dục, công tác xã hội, và
các ngành tương quan gần (quản trị nhân sự, công
đoàn…)
Chủ đề 0: Nền tảng tâm lý học/ 05 giờ (Dành cho học viên
chưa được đào tạo về nền tảng tâm lý học)
Chủ đề 2: Kỹ năng Tham vấn tâm lý cơ bản/10 giờ
Chủ đề 3: Những khó khăn tâm lý thường gặp/10 giờ
Chủ đề 4: Hình thức và tiến trình tham vấn tâm lý/ 10 giờ
Chủ đề 5: Lý thuyết và Kỹ thuật Tham vấn tâm lý căn bản/
15 giờ
Chủ đề 6: Can thiệp khủng hoảng tâm lý và các tình huống
khẩn cấp/ 10 giờ
Chủ đề 7: Thực hành có giám sát/ 30 giờ
Học phí: 5.900.000 VNĐ/học viên/khóa
(Bao gồm: chứng nhận, tài liệu, teabreak, phiếu giảm 10%
cho 1 khóa học tự chọn ở We Link).
Học viên cũng có thể đăng ký học từng nội dung chính sau:
- 06 giờ nền tảng tâm lý học: 400.000 VNĐ/ học viên
- 60 giờ lý thuyết và thực hành tại lớp: 4.000.000 VNĐ/ học
viên
- 30 giờ giám sát (quan sát, quản lý trường hợp, và tham vấn
trực tiếp có hỗ trợ của tham vấn viên: 2.000.000 VNĐ/ học
viên)
* ĐẶC BIỆT*
1. Giảm 20% cho học viên từng học các khóa dài hạn 	
ở WE Link
2. Giảm 10% cho học viên từng tham dự Workshop 	
hoặc 05 lần Psych Café tại WE Link
3. Giảm 10% cho học viên đăng ký trước ngày 	 	
15/08/2013.
THÔNG TIN LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
Số điện thoại văn phòng: (08) 6291 2900
Di động: 0902 442 983
E-mail: aptc@welink.vn hoặc huyenhuynh@welink.vn
hoặc trực tiếp tại văn phòng: 64 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô
Giang, Quận 1,Tp. Hồ Chí Minh
Ai? Chuyện gì? Ở đâu?
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 12
Buổi học trải nghiệm miễn phí
tại WE Link
Chủ đề: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1 TRƯỜNG HỢP
THAM VẤN TÂM LÝ
Mục tiêu:
1. Thông qua nội dung tổng quát về 1 tiến trình tham vấn tâm lý chuyên nghiệp giúp cho người tham dự nhận diện các
bước của 1 tiến trình tham vấn tâm lý chuyên nghiệp.
2. Giới thiệu toàn bộ chương trình huấn luyện 95 (+05) giờ Lý thuyết và kỹ năng thực hành tham vấn tâm lý tại WE
Link.
Thời gian:
• Thứ 6 ngày 16/08/2013 từ 18h – 20h30
• Thứ 4 ngày 21/08/2013 từ 18h – 20h30
Số lượng tham dự tối đa: 20 người
Địa điểm: 64 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Liên hệ đăng ký:
Vui lòng gửi thông tin đăng ký bao gồm họ tên, email, số điện thoại, công tác qua email aptc@welink.vn hoặc
liên lạc trực tiếp qua số điện thoại 0916 909 023
Báo cáo viên:
Ngô Minh Uy
(Cao học tham vấn tâm lý (MSCP), Đại học Assumption Thailand, chứng nhận
Trị liệu gia đình hệ thống, Viện trường đại học Louvain, Vương quốc Bỉ; Giám
đốc Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn và Giáo dục WE Link).
CÁCH CHA MẸ ĐỊNH HÌNH NHÂN CÁCH CON CÁI Ở LỨA TUỔI
VỊ THÀNH NIÊN
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ GỢI Ý CỤ THỂ ĐỂ GIÚP CÁC BẬC CHA MẸ ĐỊNH HÌNH NHÂN CÁCH 	
CON CÁI THUỘC TUỔI THANH THIẾU NIÊN CỦA MÌNH
Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ thế kỉ 21 đã dán nhãn lứa tuổi thanh thiếu niên là vô lý, ích kỷ, cố chấp và không đáng
tin cậy. Nếu điều này là sự thật thì ai là người chịu trách nhiệm? Cha mẹ, môi trường xã hội hay chính bản thân các thanh
thiếu niên? Các nghiên cứu mới cho thấy những bậc cha mẹ nào với con cái, có quan điểm cởi mở, dành thời gian và tập
trung thực hiện những nỗ lực nhằm công nhận những điểm mạnh của thanh thiếu niên thì họ có thể định hình nhân
cách của con em mình.
Theo tiến sỹ Richard Lerner tại trường Đại học Tufts, tất cả các thanh thiếu niên không phân biệt thành phần xã hội và
kinh tế đều có tiềm năng phát triển tích cực thành công như nhau. Những củng cố xác thực giúp hỗ trợ cho các đặc điểm
tích cực không chỉ nâng cao và định hình nhân cách của thanh thiếu niên mà còn có thể ngăn chặn chúng vướng phải các
vấn đề về hành vi tiêu cực khi trưởng thành. Tiến sĩ Lerner nhấn mạnh đến 5C, cụ thể là năng lực (competence), sự tự
tin (confidence), kết nối (connection), tính cách (character) và sự quan tâm (caring). Tất cả 5 điều trên đều có thể được
các bậc cha mẹ bồi dưỡng và thúc đẩy phát triển tại nhà cũng như trong cộng đồng.
Bản tin tâm lý học Đông Tây 13
TÂM LÝ HỌC
CHO CUỘC SỐNG
NĂNG LỰC
Năng lực là sự kết hợp giữa khả năng thiên bẩm và những thứ tích lũy được trong quá
trình sống. Tuy nhiên, học tập tốt hay tham gia tích cực trong các hoạt động ngoại khóa
không nhất thiết thể hiện được năng lực của một người nằm ở mức độ nào. Các yếu tố
như khả năng suy nghĩ sáng suốt và hành động dứt khoát khi gặp khủng hoảng, khả
năng thể hiện được những quyết định hợp lý nhờ vào kinh nghiệm từng trải trong cuộc
sống, sự thành thạo nghệ thuật đàm phán và có kiến thức tổng quát về các vấn đề hiện
tại đều có thể gây ảnh hưởng. Cha mẹ có thể tạo dựng và duy trì năng lực của con mình
trong một môi trường gia đình thương yêu và tích cực.
Đồng thời, có một điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là không đứa trẻ nào
có thể có hết các năng lực trong tất cả các lĩnh vực. Bằng cách quan tâm đến tất cả mục
đích của thanh thiếu niên, tán thưởng các thành tích của con trẻ, và cho chúng vô số
cơ hội, cha mẹ có thể góp phần không nhỏ trong việc định hình nhân cách của thanh
thiếu niên.
SỰ TỰ TIN
Một cá nhân tin tưởng hoàn toàn vào những năng lực của bản thân mà người khác có thể cảm
nhận được thì cá nhân ấy có sự tự tin. Thanh thiếu niên có nhiều mức độ tự tin khác nhau tùy
thuộc vào khí chất và hoàn cảnh mà chúng gặp phải. Chính những tương tác đúng lúc mà cha mẹ
dành cho con cái có thể tạo nên một sự thay đổi lớn. Việc ghi nhận và đánh giá cao khả năng tiềm
ẩn của các em có thể làm nên một bước tiến xa trong việc gầy dựng niềm tin ở thanh thiếu niên.
Một chiến lược khác mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng là khuyến khích thanh thiếu niên theo
hướng độc lập. Cho phép con cái suy nghĩ, hành động độc lập và tự đưa ra quyết định có liên
quan đến việc chọn bạn bè, theo đuổi kiến thức, sở thích và hoạt động có thể làm tăng đáng kể
mức độ tự tin của con bạn.
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 14
Tâm lý học cho cuộc sống
SỰ KẾT NỐI
Vì con người là thực thể của xã hội nên việc kết nối là một yếu tố quan trọng của sự phát triển toàn diện. Sự kết nối
giúp cá nhân có thể vươn xa và nhận thức được vai trò của người khác. Nhân cách của một thanh thiếu niên có thể
được định hình bằng việc mở rộng sự giao thiệp. Việc nối kết phù hợp chính là chìa khóa của sự thành công. Vì vậy,
việc thanh thiếu niên giao thiệp với bạn bè, cố vấn, giáo viên và những người khác trong cộng đồng sẽ giúp nâng cao
và định hình tích cực nhân cách của chúng.
Các bậc cha mẹ có thể giúp con cái tạo được các mối quan hệ tốt bằng nhiều cách khác nhau. Khuyến khích các em có
được các cuộc thảo luận về những chủ đề mà chúng quan tâm, làm mẫu các hành vi phù hợp trong môi trường xã hội,
thúc đẩy việc kết giao với hàng xóm, với các gia đình trong họ hàng, tích cực tham gia các câu lạc bộ, các nhóm cộng
đồng và tôn giáo đều có thể giúp định hình nhân cách của thanh thiếu niên.
SỰ QUAN TÂM CHĂM SÓC
Cảm giác “đồng cảm” với người khác có thể trong một vài trường hợp
là vốn có, nhưng hầu hết được nuôi dưỡng và phát triển bởi cha mẹ.
Đặc tính của sự quan tâm chăm sóc là quan trọng trong việc định
TÍNH CÁCH
Cảm giác “đồng cảm” với người khác có thể trong một vài trường hợp là vốn có, nhưng hầu hết được nuôi dưỡng và
phát triển bởi cha mẹ. Đặc tính của sự quan tâm chăm sóc là quan trọng trong việc định hình nhân cách khỏe mạnh.
Thanh thiếu niên cần phải trau dồi thói quen quan tâm chăm sóc, cần phải có lòng trắc ẩn và quan tâm đến người khác.
Đặc điểm này đóng vai trò quan trọng cũng như việc chuyển tiếp từ thanh thiếu niên lên tuổi trưởng thành, khi chúng
được yêu cầu xây dựng và duy trì mối quan hệ với những cá nhân khác nhau tại nơi làm việc và trong môi trường xã
hội.
	
Các bậc cha mẹ có thể đưa ra lời chỉ dẫn đúng đắn cho thanh thiếu niên bằng việc nêu lên các ví dụ điển hình và chính
bản thân họ cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc. Họ có thể thể hiện việc quan tâm chăm sóc bằng hành vi tại nhà và
bằng việc thể hiện thái độ lịch sự tương tự tới gia đình, họ hàng, bạn bè và cộng đồng gần gũi.
hình nhân cách khỏe mạnh. Thanh thiếu niên cần phải trau dồi thói quen quan tâm chăm sóc, cần phải có lòng trắc ẩn
và quan tâm đến người khác. Đặc điểm này đóng vai trò quan trọng cũng như việc chuyến tiếp từ thanh thiếu niên lên
tuổi trưởng thành, khi chúng được yêu cầu xây dựng và duy trì mối quan hệ với những cá nhân khác nhau tại nơi làm
việc và trong môi trường xã hội.
	
Các bậc cha mẹ có thể đưa ra lời chỉ dẫn đúng đắn cho thanh thiếu niên bằng việc nêu lên các ví dụ điển hình và chính
bản thân họ cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc. Họ có thể thể hiện việc quan tâm chăm sóc bằng hành vi tại nhà và
bằng việc thể hiện thái độ lịch sự tương tự tới gia đình, họ hàng, bạn bè và cộng đồng gần gũi.
KẾT LUẬN
Mặc dù có thể có một vài trường hợp ngoại lệ nhưng hầu hết các thanh thiếu niên là những cá nhân tốt muốn cân bằng
mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ và bạn bè. Các bậc cha mẹ tham gia một cách tích cực vào việc dành nhiều thời gian
cho con trẻ cũng như đảm bảo là tất cả những đặc điểm được đề cập ở trên đều được phát huy thì họ sẽ thành công trong
việc định hình nhân cách của con trẻ.
Một điểm cần nhớ là cha mẹ, những người suy nghĩ điều tốt nhất cho con trẻ, hiếm khi thất bại. Bởi vì hầu hết những
nhu cầu của các bậc làm cha làm mẹ là thúc đẩy sự phát triển tích cực cho mỗi thanh thiếu niên. Nhờ đó mà mỗi cá nhân
thanh thiếu niên có thể có được thành quả tốt đẹp cho bản thân, gia đình, đất nước và toàn thế giới.
Nguồn: - Sách “Thanh thiếu niên tốt” (The good teen) (tác giả: tiến sĩ Richard M.Lerner)
- Sách “Nuôi dạy con cái tuổi thanh thiếu niên với tình yêu thương và sự hợp lý” (Parenting Teens with love and logic) 	
( tác giả: Foster Cline và Jim Fay)
Bản tin Tâm lý học Đông Tây
Tôi là ai? Ai là tôi?
15
TÔI LÀ AI?
AI LÀ TÔI?
AI ĐIỀU KHIỂN SỐ PHẬN CỦA BẠN?
Nguồn: Louis Janda. (2001). The Psychologist’s book of personality Tests. New York: John Wiley & Sons, Inc.
Sưu tầm và biên dịch: Lâm Lai Hưng – Hoàng Triều
Những phát biểu dưới đây mô tả một người cảm thấy như thế nào về mình và người khác. Đọc kĩ mỗi phát biểu, sau đó
đánh dấu vào mức độ đồng ý hay không đồng ý của bạn theo thang điểm bên dưới.
5 = Rất đồng ý	 4 = Đồng ý	 3 = Lưỡng lự	 2 = Không đồng ý	 1 = Rất không đồng ý
1 Tôi sống quá nhiều cho những tiêu chuẩn của người khác. 1 2 3 4 5
2 Để được hòa thuận và yêu mến, tôi có khuynh hướng làm những gì mà người khác
trông đợi hơn bất cứ thứ gì khác.
1 2 3 4 5
3 Tôi nghĩ có lẽ tôi ra vẻ phô trương để gây ấn tượng cho người khác, nhưng tôi biết
mình không phải như vậy.
1 2 3 4 5
4 Tôi thay đổi quan điểm của mình (hay cách tôi làm việc) để làm vui lòng người khác. 1 2 3 4 5
5 Tôi phải cẩn thận tại các bữa tiệc và hội họp xã hội vì tôi sợ mình sẽ nói hay làm
điều gì đó mà người khác không thích.
1 2 3 4 5
6 Trong lớp học, hay trong một nhóm, tôi gần như không thể thể hiện quan điểm của
mình vì tôi sợ rằng người khác có thể nghĩ không tốt về điều đó hay về tôi.
1 2 3 4 5
7 Tôi giữ bí mật hay nói dối trong nhóm bạn bè của mình để không phải tiết lộ với họ
rằng tôi khác biệt (hay nghĩ khác) với họ.
1 2 3 4 5
8 Có rất nhiều khía cạnh trong hành vi của mình mà tôi rất ít làm chủ được nó. 1 2 3 4 5
9 Tôi phát hiện rằng suy nghĩ của mình liên quan rất ít với những gì tôi làm hoặc nói
trong thực tế.	
1 2 3 4 5
10 Tôi gặp khó khăn khi tiếp nhận những yêu cầu từ người khác vì nó thường mâu
thuẫn với xu hướng của tôi.	
1 2 3 4 5
11 Tôi luôn thực hiện những điều mà mình chủ trương. 1 2 3 4 5
12 Về cơ bản thì tôi rất giỏi trong việc thực hiện sát sao các kế hoạch của mình. 1 2 3 4 5
13 Tôi không bao giờ nói điều gì trái ý mình. 1 2 3 4 5
14 Tôi có nguyên tắc riêng về hành vi của bản thân và tôi thực hiện chúng một cách
nghiêm ngặt.
1 2 3 4 5
15 Mọi hành vi của một người nên được hướng đến một số ít nhất định các mục tiêu cá
nhân rõ ràng.
1 2 3 4 5
16 “Nói đúng sự thật” luôn là cách xử sự tốt nhất. 1 2 3 4 5
17 Tôi có thể ứng khẩu ngay với những chủ đề mà tôi hầu như chẳng có thông
tin nào.
1 2 3 4 5
18 Tôi chắc chắn sẽ là một diễn viên giỏi vì tôi có thể đóng bất cứ vai gì. 1 2 3 4 5
19 Tôi gặp rất ít rắc rối khi thay đổi hành vi của mình cho hợp với người khác và
những hoàn cảnh khác.
1 2 3 4 5
Tôi là ai? Ai là tôi?
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 16
20 Trong những buổi bàn luận thân mật thì tôi thường nói lời ủng hộ cho những người
không được yêu thích để mọi người suy nghĩ kĩ hơn về những gì họ đang nói.
1 2 3 4 5
21 Tôi chỉ tranh luận cho những ý tưởng mà tôi có tâm huyết mãnh liệt với nó. 1 2 3 4 5
22 Tôi nghĩ rằng thật khó để có thể đoán trước được những gì mà người khác sẽ cư xử. 1 2 3 4 5
23 Hầu hết các hành vi là không thể dự đoán trước. 1 2 3 4 5
24 Một số chuyện mà bạn bè tôi quyết định làm thường gây cho tôi sự ngạc nhiên lớn. 1 2 3 4 5
25 Thậm chí là khi tôi biết rõ về một người, hành vi của người đó vẫn thường khiến tôi
ngạc nhiên.
1 2 3 4 5
26 Tôi thường có ý tưởng rất rõ ràng về những hành vi của mình trong một hoàn cảnh
cụ thể.
1 2 3 4 5
27 Tôi thường biết rõ những điều mà bạn tôi định làm. 1 2 3 4 5
28 Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều rất dễ đoán. 1 2 3 4 5
29 Khi bạn biết rõ về một người, bạn thường có thể nói trước được điều mà cô/anh ta
định làm.
1 2 3 4 5
TÍNH ĐIỂM
Trước tiên phải đảo ngược điểm số (5 = 1, 4 = 2, 3 = 3, 2 = 4, và 1 = 5) ở các mục: 10, 21,26, 27, 28, và 29.
Sau khi đảo ngược điểm số, bạn có thể tìm thấy điểm của mình trên 4 thang đo. Khuynh Hướng Khác (OD) gồm các
mục từ 1 đến 10; Khuynh Hướng Bên Trong (ID) gồm các mục 11 đến 16; Thiếu Kiềm Chế Hành Vi (LC) gồm các mục
từ 17 đến 21; Và Khả Năng Dự Đoán Hành Vi (Pr) gồm các mục từ 22 đến 29.
	 BẢNG ĐIỂM CHUẨN
SCORES PERCENTILE
OD ID LC Pr
28 24 17 26 85
25 22 15 24 70
22 20 13 21 50
19 18 11 18 30
16 16 9 16 15
*Ghi chú:
SCORES: điểm số bạn đạt được ở mỗi thang đo.
PERCENTILE: phần trăm số người trả lời đạt được số điểm
tương ứng với mỗi thang đo. Ví dụ khi bạn đạt được 26 điểm
ở thang Pr, điều đó có nghĩa là số điểm của bạn cao hơn 85%
số người đã làm bài trắc nghiệm này ở thang đo Pr. Nếu bạn
đạt được 13 điểm ở thang đo LC thì có nghĩa là số điểm của
bạn cao hơn 50% số người đã làm bài trắc nghiệm này ở
thang đo LC. Điều đó có nghĩa là bạn có khả năng dự đoán
hành vi (thang Pr) cao hơn so với 85% số người trả lời bài
trắc nghiệm này, và mức độ linh hoạt của bạn cao hơn 50%
số người trả lời trắc nghiệm này.
Mẫu nghiên cứu của bài trắc nghiệm được khảo sát trên sinh viên hoặc những người trưởng thành không có bất kì vấn
đề tâm lý nào được biết trước đó.
Bài trắc nghiệm không có chức năng về mặt chẩn đoán, vì vậy số điểm trong bài kiểm tra này sẽ không thể dùng để kết
luận rằng bạn có vấn đề về tâm lý. Đúng là nó thực sự có thể có đủ điều kiện để chẩn đoán, nhưng cách duy nhất bạn
có thể biết chính xác đó là hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
BÀN VỀ BẢNG TÓM TẮT HÀNH VI CÁ NHÂN
Khuynh-Hướng-Khác (OD). Những người có điểm cao trong thang điểm này cảm thấy áp lực khi phải sống sao cho
hợp với trông đợi của người khác. Lòng tự tôn thấp của họ khiến họ trải nghiệm lo âu khi họ nghĩ về việc nói hay làm
một điều gì đó có thể làm phật ý những người xung quanh họ. Kết quả là, họ cảm thấy hơi bất lực để kiểm soát hướng
đi của cuộc đời mình.
ID : Khuynh – Hướng – Bên – Trong, những người có điểm cao trong thang điểm này có một kế hoạch ngầm hay một
sự cân bằng tâm lý. Những người đó có một cảm nhận rõ rệt về phương hướng mà họ muốn cho cuộc đời của mình và
họ tin rằng họ có nguồn lực để đi đến được đó.
LC : Thiếu sự kiềm chế là chiều kích thứ ba. Những người có điểm cao trong thang này có thể được mô tả là có tinh thần
tự do và sáng tạo, tuy nhiên với số điểm quá cao thì lại là những kẻ cơ hội có ít cảm nhận hay ít sự quan tâm về điều gì
là thích hợp hoặc không thích hợp. Vì vậy, điểm số nằm trong khoảng 50 tới 70 phần trăm là tốt nhất. Điều quan trọng
Bản tin Tâm lý học Đông Tây
Tôi là ai? Ai là tôi?
17
là cần phải có khả năng uyển chuyển để thích nghi với hoàn cảnh khác nhau, nhưng một sự cân bằng về tâm lý cũng rất
quan trọng.
Cuối cùng, chiều kích thứ tư là (Pr) Khả Năng Dự Đoán Hành Vi, bao gồm hành vi của bản thân một người cũng như
hành vi của người khác. Những người có điểm cao trong thang điểm này tự tin hơn vào khả năng của mình về cảm nhận
thế giới. Bất kể họ có khuynh hướng bên ngoài hay bên trong, họ tin rằng cuộc sống của mình là có thể hiểu được và do
đó, nó an toàn. Những người có điểm thấp trong thang điểm nay có xu hướng xem cuộc sống hỗn độn hơn và do đó, nó
nguy hiểm. Họ gặp khó khăn để có thể tự tin với kết quả hành động của mình.
Bốn chiều kích trong thang đánh giá này là không phụ thuộc lẫn nhau. Không nhất thiết một người có khuynh hướng
bên trong cao thì sẽ có khuynh hướng bên ngoài thấp mà một người có thể có điểm cao ở cả hai thang điểm này trong
bài trắc nghiệm. Điều này có nghĩa là có nhiều cách kết hợp điểm số khác nhau ở những người khác nhau. Tuy nhiên
cũng cần nghiên cứu sâu hơn để chúng ta có được một nhận thức rõ về các hàm ý của các mô tả trong bài trắc nghiệm.
The normal psychology – A new way of thinking about people
(Tạm dịch: Tâm lý học bình thường – Một phương thức mới để nhìn
nhận con người)
Tác giả: Steven Reiss – Ohio State University
Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nhân cách và bệnh tâm thần có mối liên quan
chặt chẽ với nhau. Cái bóng của trường phái Phân tâm học của Freud đã bao
trùm toàn bộ nền Phân tâm học hiện đại, làm cho các nhà tâm lý học cố gắng
hiểu những rắc rối cá nhân và nhân cách của thân chủ bằng cách sử dụng những
cấu trúc đã được phát triển nhằm nghiên cứu về bệnh tâm thần. Họ cho rằng
những lực lượng tinh thần vô thức và mơ hồ có nguồn gốc từ thời thơ ấu là
nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm nhân cách, rắc rối cá nhân và bệnh tâm
thần. Và tác giả Steven Reiss cho rằng những vấn đề đó là một phần bình thường
của cuộc sống.
Trong nhân cách khỏe mạnh, Reiss cho rằng con người vốn dĩ luôn đố kỵ, không
thể chấp nhận được với những người thể hiện giá trị khác biệt và gây chú ý với
người khác. Vì sự đố kỵ, không chấp nhận này, mà đôi khi các nhà tâm lý học và
bác sĩ tâm thần có sự nhầm lẫn giữa tính cá biệt và sự bất thường và dẫn đến kết
quả là chẩn đoán hơi quá các rối loạn. Reiss chỉ ra rằng làm thế nào mà những
động cơ thông thường, chứ không phải là lo âu hay những trải nghiệm đau
thương thời thơ ấu lại là nền tảng cho những vấn đề về nhân cách và mối quan
hệ, như ly hôn, ngoại tình, tính hiếu chiến, nghiện làm việc, sự cô đơn, sự độc
đoán, phong cách lãnh đạo yếu kém, tính cầu toàn, tính kiêu ngạo, hành động
ngông cuồng, tính kiểu cách, sự phản bội, tính vô tổ chức, và sự lo lắng thái quá.
Dựa trên hàng loạt những nghiên cứu khoa học, cuốn sách đem đến sự tiến bộ về một học thuyết khoa học nguyên bản
về những nhu cầu, giá trị, đặc điểm nhân cách tâm lý. Reiss chỉ ra những đặc điểm khác nhau về ARCS (ARCS Motiva-
tion Model – Lý thuyết động lực ARCS với A – Attention (Sự tập trung), R – Relevance (Tính thích hợp), C – Confidence
(Sự tự tin), S - Satisfaction (Sự thỏa mãn) so với những đặc điểm và giá trị nhân cách. Tác giả cũng chỉ ra làm thế nào mà
kiến thức về nhu cầu và giá trị tâm lý có thể được ứng dụng trong tư vấn cho những cá nhân và các cặp vợ chồng. Đồng
thời, tác giả cũng miêu tả những phương pháp mới và hiệu quả trong việc tiếp cận và tiên đoán hành động có động lực
trong những môi trường tự nhiên, bao gồm các công ty, trường học và những mối quan hệ.
Giới thiệu về tác giả:
Giáo sư Steven Reiss là giám đốc điều hành của World Society of Motivation Scientists and Professionals. Ông là người
đã tạo ra mô hình khoa học có ảnh hưởng liên quan đến lo âu có tên gọi là Anxiety Sensitivity (AS) nhằm tạo điều kiện
để xác định sớm những người có nguy cơ đối với các loại lo âu khác nhau và những rối loạn có liên quan đến stress.
AS đã tạo ra những cơ hội mới cho những dự án nghiên cứu (được hỗ trợ bởi Quỹ NIH (National Institudes of Health)
– Viện Sức khỏe quốc gia) đang được tiến hành nhằm nghiên cứu về phương pháp tiêm chủng dành cho rối loạn căng
thẳng sau sang chấn và nghiên cứu tâm lý mới về đau mãn tính và lạm dụng thuốc. Ông là người đã xây dựng Reiss
Profile, một công cụ đánh giá để xác định điều gì thúc đẩy mỗi người trong cuộc sống cũng như công bố bảng phân loại
hợp lệ đầu tiên về những động lực cuộc sống (nhu cầu tâm lý).
TRÊN
KỆ SÁCH
Personality Disorders in Modern Life
(Tạm dịch: Những rối loạn nhân cách trong cuộc sống hiện đại)
Tác giả: Theodore Millon và Seth Grossman, Carrie Millon, Sarah Me
agher, Rowena Ramnath.
Personality Disorders in Modern Life (tái bản lần thứ hai) với sự khám phá liên
tục từ những đặc điểm nhân cách khỏe mạnh để chẩn đoán và điều trị những
trường hợp nghiêm trọng của những rối loạn nhân cách. Chính sự khám phá
liên tục đó đã mang đến những nét độc đáo trong phạm vi nghiên cứu bao quát
bao gồm những nhân vật lịch sử quan trọng và những nhà lý luận đương thời
trong lĩnh vực này.
Nội dung của cuốn sách đề cập đến những rối loạn chính, như Rối loạn nhân
cách chống đối xã hội (Antisocial Personality Disorder – ASPD), Rối loạn nhân
cách né tránh (Avoidant Personality Disorder – AvPD), Rối loạn nhân cách ám
ảnh – cưỡng chế ( Obsessive – Compulsive Personality Disorder – OCPD), Rối
loạn nhân cách thái quá (Narcisssistic Personality Disorder – NPD), Hoang
tưởng (Paranoia), Tâm thần phân liệt (Schizophrenia), Rối loạn nhân cách ranh
giới (Borderline Personality Disorder – BPD) – cũng như những phân nhóm
khác của rối loạn. Điều làm cho cuốn sách như là “người bạn đồng hành” lý
tưởng đối với DSM – IV ™, đó là sách tập trung vào sự thảo luận chi tiết và cặn
kẽ về sự tinh vi có liên quan đến những rối loạn nhân cách suy yếu trên.
Với sự cập nhật đầy đủ về những học thuyết và nghiên cứu mới nhất, cuốn sách có những đặc trưng quan trọng như sau:
• Thảo luận về những đặc điểm lâm sàng đặc biệt và những nguồn gốc phát triển của những rối loạn nhân cách.
• Sự bao quát cân xứng giữa các quan điểm lý thuyết cơ bản – sinh học, tâm động học, tương tác cá nhân, nhận thức và
thuyết tiến hóa.
• Những chương đặc biệt có cơ sở dựa trên những rối loạn nhân cách được liệt kê trong DSM – IV ™ cùng với một vài
phần phụ lục.
• Những trường hợp nghiên cứu được trình bày trong sách sẽ mang đến nhiều bộ mặt của những rối loạn trên.
Trong bản tái bản lần thứ hai này, bên cạnh phần đánh giá nhằm chọn lựa ra những chỉ số hành vi được cho là có khả
năng phỏng đoán dương tính với những rối loạn thì cuốn sách cũng bao gồm sự quan tâm, tập trung đặc biệt về sự phát
triển, giới, và các vấn đề cụ thể cho từng loại rối loạn.
Personality Disorders in Modern Life (tái bản lần thứ hai) là một tài liệu tham khảo mang tính toàn diện, rất phù hợp
giới chuyên môn hiện nay. Đồng thời với một phong cách rõ ràng thì cuốn sách cũng là một nguồn tham khảo có giá
trị đối với sinh viên đại học và sau đại học. Với bản tái bản lần thứ hai rất hoàn hảo lần này, cuốn sách là nguồn tài liệu
phong phú và thực tiễn đối với tất cả những sinh viên thực tập và những chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần,
như Tâm lý học, Công tác xã hội, Điều dưỡng.
Giới thiệu về tác giả:
Tiến sỹ khoa học Theodore Millon là một trong những tác giả đứng đầu thế giới về lĩnh vực rối loạn nhân cách và là
người phát triển đối với việc sử dụng rộng rãi bản tóm tắt đánh giá nhân cách Millon. Ông hiện là Tổng biên tập của Tạp
chí Personality Disorders, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế về Rối loạn nhân cách, và là một thành viên chủ chốt
của Uỷ ban DSM – III ™ và DSM – IV ™ về những rối loạn nhân cách.
Tiến sỹ Tâm lý học Seth Grossman là người đồng sáng lập một vài bản tóm tắt đánh giá nhân cách và là đồng tác giả của
rất nhiều lý thuyết, nghiên cứu và những bài báo lâm sàng cùng với Tiến sỹ Millon.
Tiến sỹ Carrie Millon nguyên là hiệu trưởng của Đại học Miami và hiện tại là Giám đốc liên kết của Viện Nghiên cứu
cấp cao về Nhân cách và Tâm bệnh học (IASPP).
Tiến sỹ Sarah Meagher là một bác sỹ nghiên cứu thực hành sức khỏe tâm lý lâm sàng thuộc các chương trình y học về
hành vi của dịch vụ sức khỏe tâm thần Kaiser Permanente tại California.
Tiến sỹ Tâm lý học Rowena Ramnath là nhà nghiên cứu tại IASPP chuyên nghiên cứu về Tâm lý pháp lý và nghiện
Internet.
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 18
Trên kệ sách
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 19
Trên kệ sách
Personality and Intelligence at Work: Exploring and Explaining
Individual Differences at Work
(Tạm dịch: Nhân cách và trí thông minh trong công việc: Khám phá và giải
thích sự khác biệt cá nhân trong công việc)
Tác giả: Adrian Furnham
Personality and Intelligence at Work xem xét vai trò ngày càng gây tranh cãi
của sự khác biệt giữa các cá nhân trong việc tiên đoán và xác định thái độ trong
công việc. Cuốn sách kết hợp những hướng tiếp cận từ Tâm lý học tổ chức
(Organization Psychology) và học thuyết nhân cách nhằm xem xét những khía
cạnh về thể chất, tâm lý học và phân tâm học trong sự khác nhau giữa các cá
nhân, và những khía cạnh trên ảnh hưởng đến công việc ra sao.
Những chủ đề được đề cập đến trong cuốn sách bao gồm vai trò của chỉ số
thông minh – IQ trong công việc, vốn được xem như là “nhà dự báo” chính xác
nhất cho sự thành công, nhưng bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến tầm
quan trọng ngày càng đáng được công nhận, đó là trí thông minh xã hội, đơn
cử là trí thông minh cảm xúc – EQ. Tầm quan trọng của những đặc điểm nhân
cách và sự ảnh hưởng của khí chất lên thành quả công việc, cũng như những
phương pháp được sử dụng để đánh giá thái độ trong công việc và khả năng làm
việc, tất cả những điều trên đều được xem xét trong cuốn sách này.
Các trắc nghiệm tâm lý nhằm đo lường những đặc điểm nhân cách được xem như là phương tiện dự báo chính xác thái
độ trong công việc, bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng khác như niềm hứng thú trong công việc, năng suất làm việc,
thói quen trốn việc và doanh số.
Với bản tái bản được sửa đổi kỹ lưỡng và cập nhật liên tục này, Personality and Intelligence at Work sẽ cung cấp sự đánh
giá mang tính toàn diện đối với các tài liệu có liên quan đến Tâm lý học, Xã hội học và Khoa học quản lý. Cuốn sách có
thể sẽ là sự quan tâm của những sinh viên chuyên ngành Tâm lý học tổ chức (Organizational Psychology) và chuyên
ngành Quản lý và tổ chức, cũng như những chuyên gia về lĩnh vực nhân sự - Human Resource (HR).
Về tác giả:
Adrian Furnham là giáo sư Tâm lý học tại đại học London và là Ủy viên của Hiệp hội Tâm lý học Anh Quốc. Ông là thành
viên thuộc ban biên tập của một số tạp chí quốc tế, cũng như là Chủ tịch đã thông qua bầu chọn của Hiệp hội quốc tế
nghiên cứu về sự khác biệt cá nhân.
Đánh giá:
“Cuốn sách này kết hợp một sự pha trộn giữa những nghiên cứu gần đây với học thuyết liên quan đến những ví dụ
được minh họa một cách sáng tỏ từ thực tế công việc. Bên cạnh đó, cuốn sách này không chỉ hữu ích với những sinh
viên Tâm lý học mà còn giúp những nhà quản lý thu thập những hiểu biết thú vị về suy nghĩ, quan điểm cũng như
cách xử lý công việc của nhân viên.” – Giáo sư Owen Hargie, Đại học Ulster, Anh.
“Cuốn sách này sẽ cung cấp những đánh giá được cập nhật liên tục về công việc hiện tại dựa trên những đặc điểm tâm
lý trong môi trường làm việc. Với hướng tiếp cận gần gũi, cuốn sách sẽ thật sự dễ đọc đối với sinh viên và những nhà
quản lý bận rộn. Tác giả không “ngụp lặn” trong những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, mà trên thực tế, những quan
điểm của tác giả đề cập đến những vấn đề khiến cho sự tranh luận trở nên thấu đáo.” – Elizabeth Chell, Viện Kinh tế,
Đại học Southampton, Anh.
“Nghiên cứu vai trò của sự khác biệt cá nhân trong môi trường làm việc một cách toàn diện và sâu sắc nhưng vẫn khá gần
gũi, chắc hẳn là đối với những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học cũng như những nhà nghiên cứu về những sự khác nhau cá
nhân sẽ tìm được sự tổng hợp hữu ích đối với những tài liệu được đề cập trong cuốn sách này.” – Therasa J.B. Kline, Đại học
Calgary, trích trong Canadian Journal of Administrative Sciences.
NGHIÊN CỨU
MỚI
DỰ ĐOÁN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI: NHỮNG NGƯỜI KHÓ TÍNH
THƯỜNG SỐNG LÂU HƠN.
Tác giả: Lang, Frieder R.; Weiss, David; Gerstorf, Denis; Wagner, Gert G. Psychology
and Aging, Vol 28(1), tháng 3- 2013, 249-261.
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 20
Theo một nghiên cứu đến từ trường
đại học Erlangen, Nuremburg, Đức,
những người có ít kỳ vọng về một
tương lai tốt đẹp sẽ ít gặp bệnh tật và
sống thọ hơn so với những người luôn
đặt kỳ vọng quá cao cho tương lai của
họ.
Các nhà khoa học tiến hành nghiên
cứu cho rằng: việc dự đoán tương
lai của một ai đó là khả năng chỉ có
ở con người, và có đóng góp đáng kể
đối với khả năng thích ứng cũng như
tình trạng sức khỏe của người trưởng
thành và người cao tuổi. Sử dụng các
mẫu nghiên cứu về sự phát triển của
con người theo thời gian từ một thống
kê kinh tế - xã hội cấp quốc gia của
Đức được tiến hành trên hơn 10.000
người trong độ tuổi từ 18 đến 96; họ
đã nghiên cứu tính ổn định, các mối
liên hệ và mức độ chính xác của việc
dự đoán mức độ hài lòng với cuộc
sống trong tương lai của các cá nhân
ở những độ tuổi khác nhau trong vòng
6 khoảng thời gian liên tiếp trong cuộc
đời họ, mỗi khoảng thời gian kéo dài
5 năm.
Đúng như mong đợi, các nhà nghiên
cứu quan sát thấy có rất ít sự khác biệt
tuổi tác đối với mức độ hài lòng về cuộc
sống ở hiện tại, nhưng đối với mức độ
hài lòng về cuộc sống trong tương lai
thì những khác biệt ấy được thể hiện
rất rõ ràng và mạnh mẽ. Những người
trưởng thành trẻ tuổi được cho là sẽ
cải thiện mức độ hài lòng của họ về
cuộc sống trong tương lai lại có mức
độ hài lòng quá cao về cuộc sống thực
sự của họ trong vòng 5 năm tiếp theo
đó. Ngược lại, những người trưởng
thành ở độ tuổi cao hơn lại có cái nhìn
bi quan hơn về tương lai của họ, đa số
đều có mức độ hài lòng thấp về cuộc
sống thực sự của họ trong vòng 5 năm
tiếp theo. Những sự khác biệt tuổi tác
kể trên dường như có tác động lớn hơn
so với ảnh hưởng của việc tự đánh giá
về sức khỏe và thu nhập của cá nhân.
Các phân tích về những người tham
gia nghiên cứu còn sống tiết lộ rằng,
khi ở giai đoạn cao tuồi, việc mức độ
hài lòng thấp về cuộc sống trong tương
lai của một cá nhân trong vòng 5 năm
tiếp theo có thể giúp làm giảm nguy
cơ nguy cơ bệnh tật và tử vong trong
vòng 10 năm và có thể hơn thế nữa;
thậm chí sau khi các yếu tố khác như
tuổi tác, giới tính, học vấn, thu nhập,
tự đánh giá sức khỏe của các cá nhân
đã được tính đến.
Nghiên cứu kết luận: những người
trưởng thành lớn tuổi thường có mức
độ hài lòng thấp về cuộc sống trong
tương lai của họ, và chính điều đó lại
dẫn đến những kết quả tích cực về
tình trạng sức khỏe của họ; bởi vì việc
có cái nhìn bi quan về tương lai có thể
khuyến khích mọi người có nhiều kế
hoạch dự phòng hơn cho sức khỏe và
sự an toàn của họ.
Nguồn: http://psycnet.apa.org
TỪ MỘT NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRÊN CHUỘT, CÓ THỂ CHỨNG MINH
ĐƯỢC CÁC BÉ GÁI PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ SỚM HƠN CÁC BÉ TRAI NHỜ
MỘT LOẠI PROTEIN ĐẶC BIỆT TRÊN NÃO.
Tác giả: J. Michael Bowers, Miguel Perez-Pouchoulen, N. Shalon Edwards, và Margaret M. McCarthy
Nghiên cứu đến từ trường đại học
Maryland. Trong giai đoạn đầu, các
nhà khoa học đã phân tích nước mắt
của những con chuột mới sinh và phát
hiện ra rằng những con chuột phát ra
tiếng kêu thường xuyên – những con
chuột đực – có nhiều protein FOXP2
trong não hơn những con chuột cái.
FOXP2 là loại gen để phát triển lời
nói và ngôn ngữ ở con người, đồng
thời nhờ nó mà các loài chim và động
vật có vú tạo ra được âm thanh. Các
loài gặm nhấm giao tiếp thông qua
sóng siêu âm USVs (ultrasonic vocal-
izations) và các con non thường phát
ra tín hiệu USVs này để kêu cứu khi
chúng bị tách ra khỏi con mẹ, chính
việc kêu cứu đó khiến cho chúng dễ
dàng bị phát hiện. Các nhà khoa học
đã quan sát và nhận thấy rằng, những
con chuột con đực thường sử dụng
sóng USVs để kêu cứu thay vì các loại
sóng có tần số và biên độ thấp hơn,
so với những con chuột con cái. Hơn
nữa, những con chuột mẹ thường
nhận biết được khi nào những con
chuột con đực trở về ổ sớm hơn so với
những con chuột con cái. Lượng pro-
tein trong nhiều khu vực của não của
những con chuột đực đang phát triển
thường cao hơn đáng kể so với những
con cái. Tuy nhiên, có một loại axit nu-
cleic - ARN can thiệp kích thước nhỏ
(siARN-small interfeing ARN) có thể
làm giảm lượng protein FOXP2 trong
não, dẫn tới việc loại bỏ sự khác biệt
về sóng USVs giữa chuột đực và chuột
cái, do đó cũng làm thay đổi thứ tự
nhận biết của những con chuột con
(chuột mẹ sẽ nhận ra những con chuột
con cái trở về ổ sớm hơn những con
chuột con đực).
Kết quả nghiên cứu cho thấy protein
FOXP2 là một thành phần sinh học
thần kinh cơ bản có liên quan đến sự
khác nhau về giới tính trong giao tiếp
bằng âm thanh của các động vật có vú.
Các nhà khoa học sau đó tiến hành
đo lượng protein FOXP2 trong các
mô não của 10 bé trai và bé gái 4-5
tuổi đã chết do tai nạn, và phát hiện
ra rằng các bé gái có lượng protein
FOXP2 nhiều hơn các bé trai lên đến
30%. Nghiên cứu này có thể phần nào
giúp giải thích rõ hơn những dữ liệu
nghiên cứu trước đây cho rằng các bé
gái thường có khả năng ngôn ngữ tốt
hơn các bé trai ở cùng độ tuổi.
Nguồn: http://www.jneurosci.org
Nghiên cứu mới
Bản tin Tâm lý học Đông Tây 21
CÁC BÀ MẸ SAU KHI SINH THƯỜNG CÓ XU HƯỚNG MẮC PHẢI RỐI LOẠN ÁM ẢNH
CƯỠNG CHẾ NHIỀU HƠN 4 LẦN SO VỚI NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
Tác giả: Emily S. Miller, M.D., M.P.H., Christine Chu, B.A., Jacqueline Gollan, Ph.D., và Dana R. Gossett, M.D.
Journal of Reproductive Medicine, 20-02- 2013, Vol 70, No. 4
NHỮNG HẬU QUẢ VỀ TÂM THẦN KHI TRƯỞNG THÀNH CỦA VIỆC BỊ CÁC BẠN ĐỒNG
TRANG LỨA BẮT NẠT TẠI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THANH THIẾU NIÊN
Tác giả: William E. Copeland, PhD; Dieter Wolke, PhD; Adrian Angold, MRCPsych; E. Jane Costello, PhD
JAMA Psychiatry. 2013;70(4):419-426. Đăng tải ngày 20 – 02- 2013
Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường
có thể có khả năng mắc phải lo âu,
trầm cảm và có các ý muốn tự tử
nhiều hơn khi lớn lên,theo kết quả từ
một nghiên cứu kéo dài 20 năm của
các nhà khoa học tại đại học Duke.
Các nhà khoa học đã đưa ra lý do để
tiến hành nghiên cứu và đồng thời
cũng là giả thuyết về tầm quan trọng
của nghiên cứu như sau: tất cả những
đứa trẻ hay bắt nạt bạn bè hoặc bị bạn
bè bắt nạt đều có nguy cơ mắc phải các
vấn đề về tâm thần khi chúng còn nhỏ,
tuy nhiên, việc những nguy cơ này có
tiếp tục kéo dài cho đến khi chúng
trưởng thành hay không vẫn chưa
được làm rõ.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm
đánh giá xem liệu việc bắt nạt hoặc
bị bắt nạt khi còn nhỏ có dẫn đến các
vấn đề về tâm thần và ý muốn tự tử
khi trưởng thành hay không sau khi
các vấn đề về tâm thần và khó khăn
trong gia đình của trẻ khi còn nhỏ đã
được xem xét đến.
Nghiên cứu được tiến hành trên địa
phận 11 hạt thuộc Tây Bắc Carolina,
với thành phần tham gia bao gồm1420
người được đánh giá là đã từng bắt
nạt/bị bắt nạt 4 tới 6 lần trong độ từ
9 đến16. Những người này được phân
loại theo từng nhóm hoặc là chỉ bắt
nạt, hoặc là nạn nhân hoặc là cả hai
hoặc không thuộc hai loại trên.
Các vấn đề về tâm thần bao gồm trầm
cảm, lo âu, rối loạn nhân cách theo xu
hướng chống đối xã hội, rối loạn lạm
dụng chất và có ý định tự tử (bao gồm
cả những suy nghĩ về cái chết, ý tưởng
tự tử hay một lần cố gắng tự tử) của
những người trưởng thành trẻ tuổi
(19, 21 và từ 24 đến 26 tuổi) đã được
đánh giá thông qua các cuộc phỏng
vấn chẩn đoán cấu trúc. Kết quả cho
thấy những người từng là nạn nhân
hoặc vừa là kẻ bắt nạt vừa là nạn nhân
có tỉ lệ mắc phải rối loạn tâm thần cao
khi trưởng thành, nhưng đồng thời
cũng có tỉ lệ mắc phải rối loạn tâm
thần hoặc gặp phải khó khăn trong
gia đình khi còn nhỏ cao. Sau khi xem
xét đến các rối loạn tâm thần và khó
khăn trong gia đình khi còn nhỏ, các
nhà khoa học nhận thấy rằng các nạn
nhân này tiếp tục có tỉ lệ cao trong
việc mắc phải các hội chứng sợ đám
đông, lo âu tổng quát và rối loạn hoảng
sợ; và những người vừa là nạn nhân
vừa là kẻ bắt nạt có nguy cơ gia tăng
mức độ trầm cảm, rối loạn hoảng sợ,
hội chứng sợ đám đông và các ý muốn
tự tử khi trưởng thành. Những người
đã từng bắt nạt bạn bè khi còn đi học
chỉ có nguy cơ mắc phải rối loạn nhân
cách theo xu hướng chống đối xã hội
mà thôi.
Nghiên cứu đi đến kết luận: tác động
của việc bị bắt nạt khi còn đi học mang
tính trực tiếp, đa dạng và để lại hậu
quả lâu dài, và có những ảnh hưởng
xấu nhất đối với những người vừa là
nạn nhân và vừa là kẻ bắt nạt: những
đứa trẻ vừa là nạn nhân và cũng đồng
thời hay bắt nạt bạn bè có mức độ lo
âu và trầm cảm cao hơn; và mức độ
rối loạn hoảng sợ và có các ý muốn tự
tử cao nhất.
Nguồn: http://archpsyc.jamanetwork.com
Nghiên cứu đến từ đại học Northwest-
ern, các nhà khoa học đã tiến hành
nghiên cứu này với mục đích đánh giá
mức độ phổ biến của các triệu chứng
rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
tình trạng này.
Đây là một tập hợp các nghiên cứu về
các phụ nữ ở thời kỳ hậu sản, được
tiến hành từ tháng 06 đến tháng 09
năm 2009. Có tổng cộng 461 phụ nữ
đã tham gia vào nghiên cứu này sau
khi nhận được sự chăm sóc tại nhà sau
khi sinh và được thu thập các thông
tin về nhân khẩu, tâm thần và phụ
sản. Bệnh nhân được liên lạc để tham
gia nghiên cứu trong vòng 2 tuần và
6 tháng sau khi sinh; đồng thời hoàn
thành các tests chẩn đoán về lo âu,
trầm cảm và OCD. Kết quả cho thấy:
11% trong số các bà mẹ có kết quả
dương tính với triệu chứng rối loạn
ám ảnh cưỡng chế OCD (chẳng hạn
như lo lắng thái quá về bụi bẩn và vi
trùng) vào khoảng thời gian thuộc
tuần thứ 2 sau khi sinh. Vào tháng thứ
6 sau khi sinh, gần một nửa trong số
họ vẫn tiếp tục tình trạng này, ngoài
ra5,4% còn phát triển các triệu chứng
OCD mới hơn. Các kết quả dương
tính với lo âu và trầm cảm xảy ra đồng
thời chính là những yếu tố giúp ích
cho việc dự đoán sự phát triển của các
triệu chứng OCD.
Kết luận: các nghiên cứu trước đây
dự đoán mức độ phổ biến của OCD
vào khoảng 2-3% trên tổng dân số.
Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này,
tỉ lệ mắc phải hội chứng OCD ở phụ
nữ trong thời kỳ hậu sản cao hơn rất
nhiều, đây là giai đoạn có nhiều nguy
cơ để phát triển các triệu chứng OCD.
Các triệu chứng này có khả năng được
kéo dài ít nhất trong vòng 6 tháng.
Hơn nữa, sự chồng chéo lẫn nhau giữa
ám ảnh và cưỡng chế cho thấy rằng rối
loạn ám ảnh cưỡng chế sau khi sinh
là một trong nhiều hội chứng rối loạn
tâm thần ở phụ nữ thời kỳ hậu sản vẫn
chưa được phân loại rõ ràng.
Nguồn: http://www.reproductivemedicine.com
Ban tin tam ly hoc dong tay so 3  tam ly hoc nhan cach
Ban tin tam ly hoc dong tay so 3  tam ly hoc nhan cach

More Related Content

Similar to Ban tin tam ly hoc dong tay so 3 tam ly hoc nhan cach

CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Tri tue xuc cam daniel goleman
Tri tue xuc cam   daniel golemanTri tue xuc cam   daniel goleman
Tri tue xuc cam daniel golemanpham thuy
 
Noi truoc dam dong
Noi truoc dam dongNoi truoc dam dong
Noi truoc dam dongTony Han
 
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdfFred Hub
 
Sutuyetchungcuaconnguoikinhte tinduhoc.net
Sutuyetchungcuaconnguoikinhte tinduhoc.netSutuyetchungcuaconnguoikinhte tinduhoc.net
Sutuyetchungcuaconnguoikinhte tinduhoc.netDinh Quang Dang
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxbài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxVnAnhNguyn133114
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdfFred Hub
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfNoprroT
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý học
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý họcNghề nghiệp trong ngành tâm lý học
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý họcWE Link
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lienNhat Nguyen
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội nataliej4
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) củ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) củ...Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) củ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) củ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
7 loại hình thông minh thomas armstrong
7 loại hình thông minh   thomas armstrong7 loại hình thông minh   thomas armstrong
7 loại hình thông minh thomas armstrongTrinh Van
 
7 loại hình thông minh thomas armstrong
7 loại hình thông minh   thomas armstrong7 loại hình thông minh   thomas armstrong
7 loại hình thông minh thomas armstrongHoan Nguyen van Hoan
 

Similar to Ban tin tam ly hoc dong tay so 3 tam ly hoc nhan cach (20)

CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Tri tue xuc cam daniel goleman
Tri tue xuc cam   daniel golemanTri tue xuc cam   daniel goleman
Tri tue xuc cam daniel goleman
 
Noi truoc dam dong
Noi truoc dam dongNoi truoc dam dong
Noi truoc dam dong
 
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
 
Tiểu luận về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo HAY.docx
Tiểu luận về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo HAY.docxTiểu luận về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo HAY.docx
Tiểu luận về tư duy phản biện và tư duy sáng tạo HAY.docx
 
Sutuyetchungcuaconnguoikinhte tinduhoc.net
Sutuyetchungcuaconnguoikinhte tinduhoc.netSutuyetchungcuaconnguoikinhte tinduhoc.net
Sutuyetchungcuaconnguoikinhte tinduhoc.net
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxbài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
 
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAYLuận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdfthuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
thuvienpdf.comchu-nghia-khac-ky--phong-cach-song-ban-linh-va-binh-than.pdf
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
 
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý học
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý họcNghề nghiệp trong ngành tâm lý học
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý học
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
2.bai giang tlhpt th s le thi mai lien
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
Giáo Trình Tâm Lý Học Xã Hội
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) củ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) củ...Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) củ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa đến tinh thần kinh doanh (Entrepreurship) củ...
 
7 loại hình thông minh thomas armstrong
7 loại hình thông minh   thomas armstrong7 loại hình thông minh   thomas armstrong
7 loại hình thông minh thomas armstrong
 
7 loại hình thông minh thomas armstrong
7 loại hình thông minh   thomas armstrong7 loại hình thông minh   thomas armstrong
7 loại hình thông minh thomas armstrong
 

More from WE Link

WELink_lich khoa hoc_092014
WELink_lich khoa hoc_092014WELink_lich khoa hoc_092014
WELink_lich khoa hoc_092014WE Link
 
Poster_Chuan bi hon nhan
Poster_Chuan bi hon nhanPoster_Chuan bi hon nhan
Poster_Chuan bi hon nhanWE Link
 
Danh sach Khach san, quan an tai DongNai
Danh sach Khach san, quan an tai DongNaiDanh sach Khach san, quan an tai DongNai
Danh sach Khach san, quan an tai DongNaiWE Link
 
Chuong trinh hoi thao
Chuong trinh hoi thaoChuong trinh hoi thao
Chuong trinh hoi thaoWE Link
 
We link psych_pro_chandoan_gioithieu
We link psych_pro_chandoan_gioithieuWe link psych_pro_chandoan_gioithieu
We link psych_pro_chandoan_gioithieuWE Link
 
Lichhoc thamvantamly k2 14_oct
Lichhoc thamvantamly k2 14_octLichhoc thamvantamly k2 14_oct
Lichhoc thamvantamly k2 14_octWE Link
 
Workshop NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌC
Workshop NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌCWorkshop NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌC
Workshop NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌCWE Link
 

More from WE Link (7)

WELink_lich khoa hoc_092014
WELink_lich khoa hoc_092014WELink_lich khoa hoc_092014
WELink_lich khoa hoc_092014
 
Poster_Chuan bi hon nhan
Poster_Chuan bi hon nhanPoster_Chuan bi hon nhan
Poster_Chuan bi hon nhan
 
Danh sach Khach san, quan an tai DongNai
Danh sach Khach san, quan an tai DongNaiDanh sach Khach san, quan an tai DongNai
Danh sach Khach san, quan an tai DongNai
 
Chuong trinh hoi thao
Chuong trinh hoi thaoChuong trinh hoi thao
Chuong trinh hoi thao
 
We link psych_pro_chandoan_gioithieu
We link psych_pro_chandoan_gioithieuWe link psych_pro_chandoan_gioithieu
We link psych_pro_chandoan_gioithieu
 
Lichhoc thamvantamly k2 14_oct
Lichhoc thamvantamly k2 14_octLichhoc thamvantamly k2 14_oct
Lichhoc thamvantamly k2 14_oct
 
Workshop NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌC
Workshop NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌCWorkshop NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌC
Workshop NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌC
 

Ban tin tam ly hoc dong tay so 3 tam ly hoc nhan cach

  • 1.
  • 2. Tâm Lý Học Đông Tây là bản tin điện tử do WE Link phát hành với mục tiêu xây dựng một diễn đàn nơi độc giả cùng chia sẻ những góc nhìn khác nhau về tâm lý học. Đó có thể là góc nhìn khoa học, góc nhìn từ cuộc sống, từ chính kinh nghiệm hành nghề tâm lý, hay góc nhìn của một người quan tâm đến tâm lý học như một công cụ để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây sẽ ra mắt độc giả trong tuần đầu tiên của mỗi tháng và mỗi kỳ phát hành sẽ xoay quanh một chủ đề nhất định. Chủ đề của tháng 8 là Tâm lý học nhân cách. Mỗi bản tin sẽ bao gồm các chuyên mục sau: - Tin tức & Sự kiện Chuyên mục dành đăng các tin bài đáng chú ý về các sự kiện hoặc các nhân vật liên quan đến tâm lý học với mục tiêu cung cấp cho độc giả những tin thời sự quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học trong nước và quốc tế. - Khoa học tâm lý Nơi chia sẻ những bài viết tổng luận và các kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu và thực hành tâm lý. Các bài nghiên cứu được trình bày theo đúng chuẩn quốc tế của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) về định dạng bài viết và cách thức trích dẫn. - Chuyện ngành, chuyện nghề là nơi chia sẻ tâm tư và trải nghiệm của chính những người trong ngành.Từ đó, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của các nhà tâm lý học cũng như đam mê của họ với ngành nghề và khát vọng phát triển tâm lý học để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người Việt. - Psych Café Nơi độc giả sẽ khám phá nhiều góc nhìn, nhiều luồng quan điểm khác nhau về các đề tài tâm lý học mang tính thời sự. Độc giả được khuyến khích đóng góp ý kiến để làm cho cuộc tranh luận phong phú, sôi nổi hơn với mục tiêu cuối cùng là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sống. - Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Giới thiệu thông tin về các tổ chức, cá nhân, hoặc sự kiện có liên quan đến tâm lý học tại Việt Nam và trên thế giới. - Tôi là ai? Ai là tôi? Đăng tải các bài viết thú vị và các trắc nghiệm giúp độc giả khám phá bản thân và những người xung quanh. - Tâm lý học cho cuộc sống với các bài viết ứng dụng tâm lý vào những sinh hoạt và những mối quan hệ xã hội thường nhật mong muốn đem khoa học tâm lý đến với mọi người một cách gần gũi và thiết thực hơn. - Trên kệ sách Đồng hành cùng độc giả với những quyển sách liên quan đến tâm lý học không thể bỏ qua. - Nghiên cứu mới Cập nhật cho các nghiên cứu tâm lý học vừa được công bố để độc giả nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của bộ môn khoa học tâm lý trên khắp thế giới. Để bản tin thực sự trở thành nơi học hỏi, chia sẻ, giao lưu phong phú và ý nghĩa, Ban biên tập kêu gọi tất cả độc giả cùng nhau đóng góp bài viết cho các chuyên mục của bản tin. Hãy để tiếng nói của chúng ta được lắng nghe, kinh nghiệm của chúng ta được chia sẻ, kiến thức của chúng ta được phản biện, và những đóng góp của chúng ta vào sự phát triển của khoa học tâm lý ở Việt Nam được ghi nhận. Đó cũng là những lợi ích thiết thực mà bản tin mong muốn đem lại cho độc giả. Ban biên tập rất mong nhận được những góp ý chân thành của độc giả để bản tin Tâm Lý Học Đông Tây thật sự trở thành một kênh giao lưu hiệu quả và thú vị giữa những người có cùng mối quan tâm đến tâm lý học, cùng chung tâm huyết muốn đóng góp vào sự phát triển của bộ môn khoa học này tại Việt Nam. Trân trọng, Để gửi bài viết đóng góp cho bản tin, hoặc gửi góp ý nhằm giúp phát triển bản tin, xin liên hệ với Ban biên tập tại email: press@welink.vn Liên hệ gửi bài: Ngô Thúy Anh ĐT: 0932.754.762 Email: press@welink.vn với tiêu đề “Bản tin TLH Đông Tây-Tên chuyên mục-Tên bài viết” Ban biên tập: Ngô Thúy Anh Nguyễn Đức Như Thủy Với sự cộng tác của : Đinh Thị Mai Anh Huỳnh Thị Thanh Nhân Trương Thị Kim Oanh Lê Ngọc Thanh Thủy Trần Thị Mai Trang Chịu trách nhiệm nội dung: Ngô Minh Uy Thiết kế: Nguyễn Văn Toàn NỘI DUNG - Tin tức và sự kiện 1 - Khoa học tâm lý 2 - Ai? Chuyện gì? Ở đâu? 9 - Tâm lý học cho cuộc sống 13 - Tôi là ai? Ai là tôi? 15 - Trên kệ sách 17 - Nghiên cứu mới 20 Chân thành cảm ơn những bài viết, góp ý của chuyên gia và độc giả nhằm giúp Bản tin Tâm Lý Học Đông Tây ngày càng phong phú và hữu ích.
  • 3. Bản tin tâm lý học Đông Tây 1 TIN TỨC & SỰ KIỆN TIN THẾ GIỚI THÊM 3 VỞ DIỄN BROADWAY ĐƯỢC GHI NHẬN THÂN THIỆN VỚI TỰ KỶ 11/07/2013, AP New York – Những buổi nhạc kịch thân thiện với trẻ tự kỉ mang tên “Độc ác”, “Người nhện: Dập Tắt bóng tối”, và “Vua sư tử” sẽ được biểu diễn vào cuối năm nay và năm sau. Quỹ phát triển sân khấu, một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp những buổi trình diễn trên sân khấu, đã cho biết lịch trình chiếu sẽ là: “Vua sư tử” vào 29 tháng 09, “Người nhện” vào ngày 16 tháng 11, và “Độc ác” vào ngày 02 tháng 03. Quỹ đã mua tất cả vé của các buổi diễn buổi chiều và sẽ cung cấp chúng cho các trẻ em và người lớn mắc hội chứng tự kỷ với một mức giảm giá nhất định. Các buổi diễn sẽ có một số thay đổi nhỏ để giúp người mắc chứng tự kỷ cảm thấy thoải mái hơn khi xem, bao gồm việc cắt giảm các âm thanh chói tai và ánh sáng nhấp nháy. Những khu vực yên tĩnh với những chiếc ghế xốp và sách tô màu, cùng với các chuyên gia về tự kỷ cũng sẽ luôn có mặt bên trong nhà hát dành cho những ai cảm thấy quá choáng ngợp. Nguồn: http://iaccpla2013.org/about/ HỘI THẢO LẦN THỨ 35 CỦA HIỆP HỘI TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG QUỐC TẾ (ISPA) 17- 20/ 07/2013, Porto, Bồ Đào Nha Chủ đề cho Hội thảo lần thứ 35 của Hiệp hội Tâm lý học đường quốc tế là “Tương lai của các dịch vụ Tâm lý học đường: Liên kết sự sáng tạo với các nhu cầu của trẻ”. Chương trình khoa học lần thứ 35 của Hiệp hội Tâm lý học đường Hoa Kỳ dựa trên sự kết hợp của các hình thức trình bày như: các bài diễn thuyết chủ đạo, các hội nghị chuyên đề, các hội thảo, các buổi thuyết trình theo chủ đề, thảo luận bàn tròn, và các buổi trưng bày ảnh. Hội nghị bao gồm các hình thức trình bày đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau của tâm lý học đường, và cung cấp cơ hội để gặp gỡ các nhà nghiên cứu và nhà thực hành từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. ISPA đã tổ chức các buổi hội nghị quốc tế trong vòng hơn 40 năm qua. Mục đích của các buổi hội nghị này là kết hợp các nhà nghiên cứu, thực hành và chuyên gia đào tạo thuộc lĩnh vực tâm lý học đường trên khắp thế giới cùng chia sẻ về chuyên môn của mình, học hỏi thêm về sự phát triển mới và gặp gỡ các đồng nghiệp. Nguồn: http://www.apa.org/news/press/releases/2013/07/business-relationship.aspx APA KHEN NGỢI QUYẾT ĐỊNH CỦA DOMA LÀ CHIẾN THẮNG CỦA KHOA HỌC, CHO GIÁ TRỊ CON NGƯỜI. Chủ tịch APA Donald N.Bersoff, PhD, JD đã phát biểu: “Tòa án Tối Cao của Mỹ hôm nay đã tuyên bố việc lật đổ sự bảo vệ cho Bộ luật Hôn nhân là một chiến thắng lớn cho khoa học xã hội và là một sự thừa nhận các giá trị cơ bản cho tất cả công dân nước Mỹ. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ rất hài lòng rằng tòa án đã không tìm được lý do hợp pháp nào để phủ nhận sự cư xử công bằng nằm dưới sự kiểm soát của bộ luật liên bang đối với các cặp đôi đồng tính”. Theo bản vắn tắt từ APA, việc từ chối hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính là bêu xấu họ. “Các nghiên cứu thuộc chủ nghĩa thực nghiệm đã thể hiện rằng các khía cạnh tâm lý và xã hội của các mối quan hệ gắn kết giữa các cặp đôi đồng tính phần lớn đều tương tự với các cặp đôi dị tính. Giống các cặp đôi dị tính, cặp đôi đồng tính hình thành các gắn bó tình cảm sâu đậm và sự gắn kết. Các cặp đôi dị tính và đồng tính đều phải đối mặt với các vấn đề tương tự liên quan đến sự thân mật, tình yêu, sự công bằng, sự chung thủy, sự bền vững, và họ cũng trải qua các quá trình tương tự để giải quyết các vấn đề này”. Nguồn: http://www.apa.org/news/press/releases/2013/06/doma-decision.aspxSưu tầm và biên dịch: Thanh Thủy
  • 4. Khoa học tâm lý Bản tin Tâm lý học Đông Tây 2 KHOA HỌC TÂM LÝ LÒNG TỰ TRỌNG Lâm Lai Hưng (Cử nhân Tâm lý học) 1. Định nghĩa về lòng tự trọng. 2. Hai kiểu mẫu về lòng tự trọng 3. Nguyên nhân dẫn đến lòng tự trọng thấp 4. Kết luận Tài liệu tham khảo 1.ĐỊNH NGHĨA VỀ LÒNG TỰ TRỌNG Lòng tự trọng là một yếu tố trong nhân cách có ảnh hưởng lớn đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của mỗi cá nhân. Lòng tự trọng được hiểu như là cách mà chúng ta cảm nhận về mình trong thế giới này. Có nhiều định nghĩa đã được các tác giả đề cập đến trong những năm qua, mỗi tác giả đều tiếp cận theo một khía cạnh riêng của mình. Tuy nhiên trên căn bản có hai kiểu định nghĩa về lòng tự trọng. Đó là kiểu định nghĩa lòng tự trọng như là năng lực, và định nghĩa lòng tự trọng như là sự xứng đáng. Đối với định nghĩa lòng tự trọng như là năng lực, một trong những định nghĩa sớm nhất và thường được cho là một hướng tiếp cận hữu ích để có thể can thiệp vào lòng tự trọng là định nghĩa của William James Sự tự cảm nhận của chúng ta trong thế giới này hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta có được và làm được. Nó được xác định bằng tỷ lệ của những khả năng thực tế của chúng ta với mẫu số là những kỳ vọng của chúng ta và tử số là những thành công của chúng ta, như vậy một phân số có thể được tăng lên bằng cách giảm mẫu số và tăng tử số. (1890/1983, trang 296) Lòng tự trọng = Thành công Kỳ vọng Định nghĩa lòng tự trọng của William James đề cập đến năng lực thực tế. Khi nói đến năng lực ta liền hình dung từng năng lực cụ thể ở trong những lĩnh vực và hoàn cảnh cụ thể. Trong mỗi lĩnh vực nếu mức độ thành công cao hơn kỳ vọng thì lòng tự trọng sẽ được nâng cao, ngược lại nếu mức độ thành công thấp hơn kỳ vọng thì lòng tự trọng sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, khi có năng lực hoặc thậm chí là sự thành công lớn trong các lĩnh vực mà nó không quan trọng đối với một cá nhân cụ thể thì không nhất thiết phải liên quan đến lòng tự trọng khi nó được định nghĩa theo cách này (Mruk, 2006, trang 13) Số lượng thành công hay thất bại của một người có thể thay đổi, điều này có nghĩa rằng lòng tự trọng cũng là một hiện tượng năng động và phải được duy trì, đặc biệt là trong thời kỳ thách thức hay đe dọa. (Mruk, 2006, trang 13). Điều quan trọng nhất của chúng ta là cố gắng duy trì, bảo vệ và nâng cao lòng tự trọng bằng cách cố gắng có được thành công và tránh thất bại trong những lĩnh vực mà mình đã đặt cược phẩm giá của mình trên đó (Mruk, 2003, trang 291). Với định nghĩa lòng tự trọng như là sự xứng đáng, vào năm 1969, Nathaniel Branden trong quyển The Psychology of Self-Esteem, ông đã nói như sau: Lòng tự trọng có hai khía cạnh liên quan đến nhau: nó đòi hỏi một ý thức về sự hiệu quả cá nhân và ý thức về giá trị cá nhân. Nó là tổng hợp của sự tự tin và tự tôn trọng. Đó là một niềm tin cho rằng một người là có năng lực để sống và xứng đáng được sống. (1969, trang 110) Branden xác định lòng tự trọng dựa trên cơ sở triết học, đặc biệt là những gì được gọi là khách quan, hơn là trên thực nghiệm nghiên cứu. Làm việc từ vị thế này, ông tin rằng con người có một nhu cầu cơ bản để cảm thấy có giá trị/ xứng đáng, nhưng việc đó chỉ có thể đạt được bằng năng lực hành động (Mruk, 2006, trang 19). Branden định nghĩa sự tự trọng là: 1. Tự tin trong khả năng suy nghĩ của chúng ta, tự tin trong khả năng đối phó với những thách thức cơ bản trong cuộc sống của chúng ta. 2. Tin tưởng rằng chúng ta có quyền thành công và hạnh phúc, cảm thấy mình có giá trị và xứng đáng, có quyền khẳng định nhu cầu và mong muốn của chúng ta, đạt được các giá trị của chúng ta, và tận hưởng những thành quả từ những nỗ lực của chúng ta (1994, trang 4)
  • 5. Khoa học tâm lý Bản tin Tâm lý học Đông Tây 3 Một khía cạnh nhận định về lòng tự trọng khác đó là tiếp cận theo khía cạnh giá trị và sự chấp nhận của mỗi người đối với chính mình, định nghĩa này mang tính trung gian giữa định nghĩa lòng tự trọng như là năng lực và sự xứng đáng. Như định nghĩa của Guindon: “Lòng tự trọng là thái độ đánh giá các thành phần của bản thân, phán đoán về tình cảm được đặt trên khái niệm về bản thân bao gồm cảm giác về giá trị và sự chấp nhận mà chúng ta được phát triển và duy trì như là một hệ quả của sự nhận thức về năng lực và thông tin phản hồi từ thế giới bên ngoài” (2002, trang 207) Tuy nhiên, lòng tự trọng không phải chỉ là một cấu trúc đơn mà có vẻ nó giống như là một hệ thống mà theo Guindon nó có hai thành phần, là thành phần lòng tự trọng toàn thể và thành phần lòng tự trọng chọn lọc: Lòng tự trọng toàn thể: là một ước tính mang tính tổng thể nói chung về giá trị bản thân, một mức độ tự chấp nhận hay tôn trọng chính mình, một đặc điểm hoặc xu hướng tương đối ổn định và lâu dài trên toàn thể, bao gồm tất cả các đặc điểm trực thuộc và đặc tính bên trong bản thân (self) Lòng tự trọng chọn lọc : là một sự đánh giá các thành phần và đặc điểm cụ thể hoặc phẩm chất bản thân, vào những thời gian hoàn cảnh khác nhau và mang tính tạm thời, mà đó là sự lượng định và kết hợp thành một đánh giá tổng thể của bản thân, hoặc lòng tự trọng toàn thể. (2002, trang 207) Thuyết hai yếu tố về lòng tự trọng được Tafarodi và Swann Jr trình bày vào năm 1995. Theo Mruk thì: Bằng cách này sự hiểu biết về lòng tự trọng được toàn diện hơn so với những quan điểm khác, có nghĩa là nó có thể cung cấp các khả năng khác nhau hoặc thậm chí tích hợp các tài liệu khác của lĩnh vực này […] nó là ý tưởng mà năng lực và sự xứng đáng làm việc cùng nhau để tạo nên lòng tự trọng (2006, trang 24). Theo thuyết này, lòng tự trọng được định nghĩa theo một cách khác: Lòng tự trọng là tình trạng sống của một người có năng lực trong việc giải quyết những thách thức của cuộc sống một cách xứng đáng theo thời gian. (Mruk, 2006, trang 28). Theo Mruk (2006), cấu trúc cuộc sống của lòng tự trọng bao gồm năm yếu tố chính: • Trạng thái, là từ được lựa chọn để đại diện cho khía cạnh này của lòng tự trọng bởi vì trạng thái ngụ ý rằng đó là một cái gì đó ổn định, hợp lý trong khi vẫn mang tính mở cho những thay đổi trong những điều kiện nhất định. Ví dụ như tình hình kinh tế, tình trạng hôn nhân của một người… Trong ý nghĩa này, mỗi người chúng ta có xu hướng sống ở một mức độ ổn định tương đối, đối với cả mức độ lòng tự trọng đặc trưng của chúng ta. • Năng lực, là tập hợp cụ thể đặc điểm về thể chất, nhận thức và kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng của một cá nhân, cũng như các điểm yếu trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng năng lực là một quá trình, cần có thời gian học và thực hành để tìm hiểu làm thế nào để làm chủ các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực được kết nối với lòng tự trọng vì các cá nhân đối phó với những thách thức khác nhau của cuộc sống trên cơ sở của những kỹ năng cụ thể có sẵn. • Sự xứng đáng, được gắn với giá trị hoặc chất lượng hành động của chúng ta. Hành vi có năng lực thường có xu hướng dẫn đến những cảm xúc tích cực, và người yếu về năng lực hoạt động thường tạo ra những cảm xúc tiêu cực. Nhưng xứng đáng không chỉ là kết quả mà nó còn liên quan đến ý nghĩa hành động của chúng ta. Sự xứng đáng đặc biệt có thể tăng mạnh lòng tự trọng trong những khoảnh khắc mà trước đó các việc thực hiện một số hành vi nhất định được cho rằng mang đến giá trị và phản ánh chất lượng hay ý nghĩa. • Mối quan hệ giữa năng lực và sự xứng đáng. Trong lòng tự trọng, xứng đáng cần phải cân bằng với năng lực bởi vì không phải mọi thứ đều nhất thiết phải mang đến thành tích. Nói về năng lực hoặc xứng đáng mà không nhấn mạnh đến mối quan hệ của nó thì có nghĩa rằng ta đang không nói về lòng tự trọng đúng đắn. Có năng lực mà không xứng đáng có thể dẫn đến sự tiêu cực trong hành vi của con người. • Thời gian, chúng ta cần thời gian để phát triển một hình thức ổn định của lòng tự trọng, bởi vì, lòng tự trọng là kết quả của một quá trình phát triển. […] Tin xấu là khi chúng ta không hành động theo cách có năng lực và xứng đáng thì chúng ta sẽ phải chịu một sự mất mát lòng tự trọng và trải nghiệm các kinh nghiệm đau thương tương ứng. Tin tốt là vào các thời điểm khác, chúng ta có cơ hội để chứng minh mức độ cao hơn của năng lực và nhờ thế có thể khẳng định, lấy lại hoặc thậm chí tăng ý thức của chúng ta về giá trị của mình.Trong cả hai trường hợp, thời gian là quan trọng đối với cấu trúc cơ bản của lòng tự trọng bởi vì nó cho chúng ta thấy rằng nó là một cái gì đó xứng đáng với sự chú ý của chúng ta trong suốt toàn bộ quá trình của cuộc sống. (trang 28 – 30)
  • 6. Khoa học tâm lý Bản tin Tâm lý học Đông Tây 4 Mỗi nhà tâm lý, tùy thuộc vào kinh nghiệm, hướng tiếp cận cũng như mục đích của mình đều có một định nghĩa riêng về lòng tự trọng. Lòng tự trọng cũng là một khía cạnh trong nhân cách, cũng như nhân cách, các nhà tâm lý học đều nhấn mạnh đến tính cấu trúc của nó. Xác định được cấu trúc của lòng tự trọng có nghĩa là chúng ta có thể tác động được vào lòng tự trọng của bản thân để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Và các nhà tâm lý cũng có cơ sở để hỗ trợ thân chủ một cách thiết thực hơn. 2. HAI KIỂU MẪU VỀ LÒNG TỰ TRỌNG Theo Nathaniel Branden năm 1994, đã nói đến một vòng lẩn quẩn, cách mà lòng tự trọng ảnh hưởng đến hành động của chúng ta và lý do mà những hành động tác động đến lòng tự trọng của chúng ta: Nếu tôi tin tưởng vào tâm trí và sự phán đoán của tôi, tôi có khả năng hoạt động như những gì tôi đã suy nghĩ. Việc thực hiện khả năng trong suy nghĩ của mình đưa đến nhận thức thích hợp đối với các hoạt động của tôi, cuộc sống của tôi làm được nhiều việc tốt hơn. Điều này củng cố niềm tin trong tâm trí của tôi. Nếu tôi mất đi lòng tin vào tâm trí tôi, có nhiều khả năng tinh thần của tôi sẽ trở nên thụ động, mang lại nhận thức ít hơn những gì tôi cần cho các hoạt động của tôi, và kiên trì ít hơn khi đối mặt với các khó khăn. Khi hành động của tôi dẫn đến kết quả đáng thất vọng hay đau đớn, tôi cảm thấy nó là bằng chứng đúng khi tôi không tin tưởng vào tâm trí của mình. (1994, trang 4) Thông thường đối với lòng tự trọng, các tác giả thường phân chia thành lòng tự trọng thấp hoặc lòng tự trọng cao. Có một sự khác biệt rõ ràng về cách thức mà những người mang lòng tự trọng cao hay thấp này quyết định hoặc hành động. Với lòng tự trọng cao, một người có nhiều khả năng tồn tại trong khi đối mặt với khó khăn. Với người có lòng tự trọng thấp, họ có khả năng bỏ cuộc hoặc thông qua việc cố gắng hành động mà những hành động đó không thực sự là lựa chọn tốt nhất cho họ. Những người có lòng tự trọng cao sẽ kéo dài một nhiệm vụ lâu hơn một cách đáng kể so với người có lòng tự trọng thấp (Branden, 1994, trang 5). Người có lòng tự trọng cao dường như tự định hướng và độc lập nhiều hơn so với người có lòng tự trọng thấp. Người có lòng tự trọng cao thường đón nhận thông tin phản hồi và có thể nhận thức được nhiều tình huống thực tế, người lòng tự trọng thấp có xu hướng thận trọng hơn, tự bảo vệ mình và bảo thủ hơn người có lòng tự trọng cao (Guindon, 2010, trang 18). Người có lòng tự trọng không ổn định rất nhạy cảm với những thông tin phản hồi, khi một người có lòng tự trọng không ổn định nhận được phản hồi tiêu cực, lòng tự trọng của họ giảm phản ứng với những thông tin phản hồi này hơn đối với những người có lòng tự trọng ổn định (như trích dẫn của Guindon, 2010, trang 18) Theo Rosenberg và Owens năm 2001: Những người có lòng tự trọng thấp nhạy cảm hơn người khác đối với những kinh nghiệm có nguy cơ gây thiệt hại đến lòng tự trọng của họ. Họ có nhiều khó khăn đối với những lời chỉ trích và phản ứng cảm xúc nghiêm trọng hơn đối với sự thất bại. Ngoài ra, họ có nhiều khả năng để phóng đại các sự kiện tiêu cực hoặc nhận thấy những nhận xét vốn dĩ không quan trọng là quan trọng. Những người có lòng tự trọng thấp thường cảm thấy ám sợ xã hội nhiều hơn những người khác […]. Những người có lòng tự trọng thấp thiếu sự tự tin khi ở trong mối quan hệ tương tác với người khác. Họ thường cảm thấy ngượng ngùng, nhút nhát, lộ liễu, và không thể thể hiện được bản thân một cách đầy đủ khi tương tác với người khác. Branden (1994) mô tả sự khác biệt về cách nghĩ của người có lòng tự trọng cao và thấp: Những người có lòng tự trọng cao tìm kiếm những thách thức và kích thích có giá trị và đòi hỏi một mục tiêu. Việc đạt được mục tiêu như vậy chính là nguồn nuôi dưỡng tốt cho lòng tự trọng. Đối với những người có lòng tự trọng thấp thì họ tìm kiếm sự an toàn trong sự quen thuộc và không đặt ra các yêu cầu. Nhốt bản thân trong sự quen thuộc và không đặt ra các yêu cầu góp phần làm suy yếu lòng tự trọng. Với lòng tự trọng cao hơn, chúng ta cởi mở hơn, trung thực hơn và giao tiếp phù hợp với con người của chúng ta, bởi vì chúng ta tin rằng suy nghĩ của chúng ta có giá trị và do đó chúng ta hoan nghênh nó nhiều hơn là sợ hãi nó. Với lòng tự trọng thấp hơn thì chúng ta khập khiễng, lảng tránh, sự giao tiếp của chúng ta không được phù hợp với con người của chúng ta, bởi vì chúng ta không chắc chắn về những suy nghĩ, cảm xúc và/ hoặc lo lắng về phản ứng của người nghe. (trang 6) Trong quyển You can read anyone của tiến sĩ David J. Lieberman (2007) tổng hợp và phân biệt khá rõ ràng và ngắn gọn các đặc điểm của người có lòng tự trọng thấp và người có lòng tự trọng cao. Ở đây có thể tóm tắt thành bảng như sau:
  • 7. Khoa học tâm lý Bản tin Tâm lý học Đông Tây 5 Người có lòng tự trọng cao Người có lòng tự trọng thấp • Muốn làm những việc đúng đắn bất chấp cảm giác của mình. • Muốn làm những việc mình thích, để cho tâm trạng kiểm soát. • Có khả năng kiềm chế bản thân. • Thiếu khả năng kiềm chế bản thân. • Yêu quý bản thân mình. • Không yêu quý bản thân mình. • Hành động nhằm đáp ứng nhu cầu về lâu dài. Họ tìm thấy niềm vui trong những điều có ý nghĩa lớn lao hơn và chấp nhận đánh đổi bằng những nhu cầu trước mắt mang tính ngắn hạn. • Là những người bồng bột, chưa chín chắn và dể dàng bị hấp dẫn bởi những nhu cầu nhất thời mà bỏ quên nhu cầu lâu dài có lợi cho bản thân. Nếu họ thấy nhu cầu nào nếu được đáp ứng sẽ mang lại sự thỏa mãn ngay lập tức thì họ sẽ chọn nhu cầu đó. • Họ tự tin hơn về khả năng và suy nghĩ cũng như hành động của mình. Đặc biệt là trong việc thích nghi với hoàn cảnh mới. Họ có thể nhận thức rõ ràng hơn và nhất là không bị chi phối bởi suy nghĩ mình có thể thất bại. • Họ bồng bột, theo nhu cầu và chú ý đến suy nghĩ của mọi người về họ, cũng như tới biểu hiện của họ. • Họ ít để tâm đến công sức cần bỏ ra để làm điều đúng. • Cho dù là để làm điều đúng họ cũng ngần ngại nếu phải tốn công sức. • Có giá trị và lòng tin cao và vững chắc. • Có giá trị, lòng tin thấp và không vững, dễ mất lòng tin. • Dù đã bỏ nhiều công sức vào một việc nhưng họ vẫn có thể dứt khoát từ bỏ được khi cảm thấy đó là việc làm đúng. • Khi đã bỏ nhiều công sức vào một việc nào đó thì sẽ khó dứt bỏ được nó và thường viện đủ lí do để bào chữa cho việc họ không bỏ được. • Ít bị ảnh hưởng bởi tâm trạng. • Bị ảnh hưởng nhiều tới tâm trạng. • Nếu sai hay thất bại họ có thể chấp nhận nó. • Nếu sai hay thất bại họ không thể chấp nhận và dùng mọi cách để bào chữa, biện hộ hay hợp lý hóa những sai lầm của mình. Bảng 3 Tuy nhiên theo thuyết hai yếu tố mà Christopher J.Mruk đã trình bày trong tác phẩm của mình năm 2006 thì các kiểu mẫu của lòng tự trọng có thể phân thành 4 kiểu được phân theo cấu trúc của một biểu đồ ma trận như sau (bảng 4): Lòng tự trọng dựa vào sự xứng đáng Lòng tự trọng cao Lòng tự trọng thấp Lòng tự trọng dựa vào năng lực 0Năng lực Sự xứng đáng +10 +10-10 -10 Bảng 4
  • 8. Khoa học tâm lý Bản tin Tâm lý học Đông Tây 6 Lòng tự trọng thấp: xuất hiện ở góc trái phía dưới của biểu đồ thể hiện cho việc một người thiếu cả năng lực lẫn sự xứng đáng trong cuộc sống. Lòng tự trọng cao: xuất hiện ở góc phải phía trên của biểu đồ thể hiện cho một người có đầy đủ cả năng lực lẫn sự xứng đáng trong cuộc sống của một người. Đặc trưng của lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng cao trong thuyết hai yếu tố đều không có sự khác biệt đáng kể với những nội dung đã trình bày trên. Lòng tự trọng dựa trên sự xứng đáng: xuất hiện ở góc bên trái phía trên của biểu đồ. Loại này đặc trưng bởi việc có ý thức cao về sự xứng đáng mà không kèm theo các hành vi có năng lực tương ứng thích hợp. Các cá nhân ở trong phân loại này thường có xu hướng cố gắng sử dụng một số cơ chế như : giảm thiểu sự thất bại, phủ nhận thiếu sót, hoặc tin rằng bản thân chỉ cần cảm thấy tốt về mình là đủ, cố lờ đi vai trò của năng lực. Lòng tự trọng dựa trên năng lực: xuất hiện ở góc phải phía dưới của biểu đồ với đặc trưng là có đánh giá cao về năng lực trong khi thiếu mất cảm giác về sự xứng đáng. Trong trường hợp này, các cá nhân cố gắng bù đắp cảm giác giá trị bản thân thắp bằng cách tập trung vào năng lực của họ, đặc biệt là các lĩnh vực có xu hướng tập trung vào bề ngoài thay vì trong thâm tâm của họ. Việc tập trung vào các hoạt động có thể giúp một người tránh nhìn thấy hoặc ý thức về giá trị của bản thân, tuy nhiên điều này chỉ có ích với họ khi họ trong tình trạng thành công hoặc đang đi đến thành công. Theo Mruk (2006) : Lòng tự trọng dựa trên sự xứng đáng và lòng tự trọng dựa trên năng lực được xem như lòng tự trọng không thực hoặc không ổn định. Dưới nhiều điều kiện, lòng tự trọng dựa trên sự xứng đáng hoặc dựa trên năng lực có thể trông giống như lòng tự trọng cao. Tuy nhiên không nên nhầm lẫn giữa họ với những người có lòng tự trọng cao ổn định hoặc thực sự. Bởi vì trong mỗi trường hợp, một yếu tố thiếu sót nào đó cũng đủ để tạo ra một trạng thái mất cân bằng đối với lòng tự trọng dựa trên sự xứng đáng hay dựa trên năng lực. (trang 155) Theo thời gian, lòng tự trọng cũng có thể tăng hay giảm xuống. Tùy thuộc vào mức độ của sự nghi ngờ về sự xứng đáng của bản thân mình một người có thể xuất hiện sự phòng ngự, không ổn định đối với sự mất mát, thụt lùi, thất bại… Còn đối với những người đặt nặng về năng lực họ có thể phòng ngự khi gặp phải những chuyện như bị từ chối, chỉ trích, cô lập hoặc bị bỏ rơi…họ có thể trải nghiệm sự đau khổ trong trạng thái mất cân bằng giữa năng lực và sự xứng đáng (Mruk, 2006, trang 155). Tập trung vào sự chấp nhận (Approval Centered) Trung bình (Medium) Hoài nghi (Negativistic) Tập trung vào thành tích (Achievement Centered) 0Năng lực Sự xứng đáng +10 +10-10 -10 +5,+5-5,+5 -5,-5 +5,-5 Ái kỷ (Narcissistic) Lòng tự trọng thấp (Classical Low) Chống đối xã hội (Antisocial) Chân thực (Authentic) Lòng tự trọng dựa vào sự xứng đáng Lòng tự trọng cao Lòng tự trọng dựa vào năng lực Lòng tự trọng thấp Bảng 5
  • 9. Khoa học tâm lý Bản tin Tâm lý học Đông Tây 7 Như ma trận trên đã thể hiện rõ, lòng tự trọng có 4 phân loại cơ bản, nhưng về mặt đặc điểm, mỗi phân loại có sự khác nhau về mức độ của năng lực và sự xứng đáng. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt về những đặc điểm của các phân loại, tác giả Mruk (2006) đã phân loại như sau (bảng 5). Cùng với bảng 6, một mô tả ngắn gọn được đề nghị nhằm phân biệt rõ ràng đặc trưng của các phân loại mức độ lòng tự trọng (bảng 6) Lòng tự trọng dựa vào sự xứng đáng Lòng tự trọng cao Mô tả chung: lòng tự trọng mong manh và không ổn định, được đặc trưng bởi mức ý thức về năng lực thấp và bù đắp bằng cách tập trung vào sự xứng đáng. Mức độ: a. Tìm kiếm sự chấp nhận: Phụ thuộc vào sự chấp nhận của những người khác, nhạy cảm với sự phê bình và từ chối. b. Ái kỷ: ý thức phóng đại sự xứng đáng bất kể mức độ thẩm quyền và phản ứng với sự chỉ trích. Dễ bị tổn thương dẫn đến phòng vệ bằng cơ chế phóng ngoại (acting out) Mô tả chung: lòng tự trọng tương đối ổn định, được đặc trưng bởi sự thay đổi mức độ cởi mở đối với kinh ng- hiệm, trải nghiệm lạc quan, và ít có sự phòng vệ. Mức độ: a. Trung bình: ý thức ổn định về mức đầy đủ của năng lực và sự xứng đáng, quan tâm mọi thứ nhiều hơn. b. Chân thực: ý thức tổng quát về năng lực thực tế và sự xứng đáng vững chắc. Chủ động quan tâm tới giá trị sống tích cực, thực tế. Lòng tự trọng thấp Lòng tự trọng dựa vào năng lực Mô tả chung: lòng tự trọng giảm đặc trưng bởi sự quan tâm đến việc tránh mất thêm năng lực hoặc sự xứng đáng. Mức độ: a.Hoài nghi: nói chung đây là phong cách thận trọng, tự điều chỉnh, tập trung vào việc bảo vệ mức độ lòng tự trọng hiện nay và tránh làm mất nó. b.Lòng tự trọng thấp: chức năng bị suy giảm do ý thức kém về khả năng và giá trị. Dễ bị trầm cảm, buông bỏ. Mô tả chung : lòng tự trọng mong manh hoặc không ổn định, được đặc trưng bởi mức ý thức về sự xứng đáng thấp và bù đấp bằng cách tập trung vào năng lực. Mức độ: a.Tìm kiếm sự thành công: phụ thuộc vào những thành công hoặc thành tựu đạt được, lo lắng và nhạy cảm với sự thất bại. b.Chống đối xã hội: nhu cầu quá mức về thành công và quyền lực. Dể bị tổn thương, phóng ngoại (acting out) một cách mạnh mẽ. Bảng 6 3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LÒNG TỰ TRỌNG THẤP Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lòng tự trọng thấp mà nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra, tuy nhiên không nhất định có một nguyên nhân cụ thể duy nhất nào dẫn đến lòng tự trọng thấp. Theo tác giả McKay (2000) thì các nghiên cứu về trẻ em thể hiện rõ rằng, phong cách nuôi dưỡng của cha mẹ trong ba hoặc bốn năm đầu đời sẽ xác định mức độ lòng tự trọng, dựa vào đó đứa trẻ bắt đầu cuộc đời (trang 2). Bởi vì sự tự nhận thức của chúng ta bị ảnh hưởng nhiều bởi cách thức mà chúng ta giải thích “thông tin phản hồi từ người khác” - cách mà chúng ta nhận thức về phản ứng của họ về những gì chúng ta đã làm và nói – và quá trình này bắt đầu từ những tương tác đầu tiên từ khi là trẻ sơ sinh. (Plummer, 2005, trang 13) Và khi chúng ta tưởng chừng như đã là người trưởng thành thì chúng ta vẫn như những đứa trẻ, chúng ta chủ yếu dựa vào các thông tin bên ngoài để xác nhận giá trị và năng lực của bản thân. Chúng ta nhìn vào những người quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta (cha mẹ, ông bà, thầy cô…) để chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta được yêu thương hay chấp nhận đến mức nào. (Plummer, 2005, trang 14) Tuy nhiên, trên thực tế lòng tự trọng và hoàn cảnh chỉ liên quan gián tiếp với nhau. Một yếu tố can thiệp để xác định lòng tự trọng trong suốt toàn thời gian là: suy nghĩ của bạn (McKay, 2000, trang 3). Điều này có nghĩa là bạn có thể thay đổi mức độ lòng tự trọng của bạn bằng cách thay đổi cách bạn giải thích về cuộc sống của bạn. Đối với một số người, những thay đổi trong công việc, bệnh tật… ảnh hưởng đến cách mà họ đã xác định mình trong cuộc sống, vai trò mà họ phụ trách (đối tác, phụ huynh, nhà cung cấp, người đưa quyết định, chuyên gia,...), và với những
  • 10. Khoa học tâm lý Bản tin Tâm lý học Đông Tây 8 sự mất mát này có thể dẫn đến việc làm giảm lòng tự trọng. Hầu hết mọi người sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi này, nhưng đối với những người có ít hoặc lòng tự trọng thấp thì những sự kiện như vậy có thể dẫn đến một sự suy nhược, suy thoái mà từ đó rất khó để có thể thoát ra. (Plummer, 2005, trang 15) Theo thuyết hai nguyên tố, lòng tự trọng của một người bị ảnh hưởng bởi việc “thành công – thất bại” và “chấp nhận – từ chối”. Và lòng tự trọng sẽ có những thay đổi theo thời gian liên quan đến các trải nghiệm. Những kinh nghiệm về thành công sẽ mang đến những trải nghiệm tích cực cho một cá nhân và qua đó cũng nâng mức của yếu tố năng lực trong lòng tự trọng. Trái lại kinh nghiệm thất bại sẽ làm giảm mức của yếu tố này, điều này có nghĩa là sẽ có nguy cơ hạ thấp mức độ của lòng tự trọng trên trục năng lực. Tương tự, những trải nghiệm tích cực trong việc được chấp nhận sẽ nâng cao mức độ của trục xứng đáng, và lòng tự trọng sẽ được nâng cao và ngược lại. Tóm lại, lòng tự trọng phụ thuộc vào cách mà chúng ta đối mặt với những thách thức trong cuộc sống theo thời gian. Lòng tự trọng được xây dựng dựa trên sự nhận thức của một cá nhân đối với giá trị và sự thành công của mình. Hoàn cảnh chỉ là yếu tố kích hoạt cho quá trình nhận thức của một người về chính họ, và cách mà họ nghĩ về hoàn cảnh mới chính là yếu tố tác động trực tiếp vào lòng tự trọng của họ. Một cách cơ bản, một người có lòng tự trọng cao là người có khả năng nhìn nhận thực tế tốt hơn và một người thường có tư duy tiêu cực hoặc méo mó thì dể dẫn đến việc hạ thấp lòng tự trọng của bản thân. 4. KẾT LUẬN Đối với mọi người, không phải bất kỳ vấn đề nào ta gặp phải đều có nguyên nhân từ lòng tự trọng. Nhưng dù là nguyên nhân hay hệ quả của vấn đề thì lòng tự trọng cũng luôn cần được chú ý đến, nhất là trong hoạt động hỗ trợ tâm lý. Sự thay đổi thực sự nên đến từ việc chấp nhận bản chất cũng như tình trạng hiện tại của bản thân mình một cách trọn vẹn. Việc thay đổi một cách gượng ép mà không có sự chấp nhận bản thân chỉ là một hình thức chuyển từ vấn đề này sang vấn đề khác mà không thể mang đến niềm hạnh phúc thực sự. Tài liệu tham khảo: 1. Nathaniel Branden. (1969). The Psychology of Self–Esteem: a new concept of Man’s Psychological Nature. California: Nash. 2. Nathaniel Branden. (1994). The Six Pillars of Self-Esteem. New York: Bantam Books. 3. Nathaniel Branden. (1992). The Power of Self-Esteem. Florida: Health Communications. 4. Matthew McKay & Patrick Fanning. (2000). Self – Esteem: A proven program of cognitive techniques for assessing, improving & main- taining your self-esteem (3rd ed.). Canada: New Harbinger Publication. 5. Christopher J.Mruk (2006). Self-Esteem reasearch, theory, and practice: toward a positive psychology of self-esteem (3rd ed.). New York: Springer Publishing company. 6. Sharon L.Johnson (2004). Therapist’s Guide to Clinical Intervention – the 1 – 2 – 3’s of Treatment Planning (2nd ed.). California: Academic Press. 7. Timothy J.Owens & Sheldon Stryker & Norman Goodman (Eds.). (2006). Extending Self-Esteem Theory and Research, Sociological and Psychological Currents. New York: Cambridge University Press. 8. Marilyn J. Sorensen. (2006). Breaking the Chain of Low Self-Esteem (2nd ed.). Sherwood: Wolf Publishing Co. 9. Deborah Plummer. (2005). Helping Adolescents and Adults to Build Self-Esteem. Philadelphia: Jessica Kingsley Publishers. 10. Mary H. Guindon (Ed.). (2010). Self-esteem across the lifespan: issues and interventions. New York : Taylor and Francis Group. TIN THẾ GIỚi
  • 11. AI? CHUYỆN GÌ? Ở ĐÂU? Bản tin Tâm lý học Đông Tây 9 TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT BIM BIM Trường Chuyên biệt Bim Bim ra đời với mong muốn chung tay góp sức một phần vào xã hội trong việc giúp đỡ các em có những khó khăn trong phát triển tâm vận động như: trẻ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, Asperger, trẻ có vấn đề về hành vi, nhận thức, giao tiếp, cảm xúc,… 1. Hoạt động 1.1. Tham vấn và trị liệu trẻ em. Trẻ chậm nói, chậm phát triển tâm vận động, tự kỷ, khó khăn trong học tập, khó khăn về giao tiếp, trẻ có ý nghĩ và hành vi khác thường… 1.2. Giải đáp thắc mắc về tâm lý, tham vấn và trị liệu tâm lý cho người lớn 1.3. Huấn luyện chuyên môn cho giáo viên và phụ huynh. 2. Thang đánh giá Test Denver II (đánh giá sự phát triển tâm vận động), thang CARS (đánh giá mức độ tự kỷ), ABLLS (đánh giá khả năng học tập), thang đo nhận thức,… 3. Phương pháp Trị liệu tâm lý, trò chơi trị liệu, chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ, học trên máy vi tính, điều hòa cảm giác, phương pháp phát triển nhận thức, phương pháp ABA, phương pháp TEACCH, phương pháp PECS, Floor Time, Cutting Time… Sau khi trẻ được chẩn đoán bởi các bác sỹ hay nhà tâm lý trị liệu là có những khó khăn về phát triển, đồng thời được sự yêu cầu trị liệu của quý phụ huynh, trường sẽ tiến hành xây dựng mô hình can thiệp. 4. Tiến hành trị liệu Lượng giá mức độ rối loạn, mức độ nhận thức và sự phát triển tâm vận động cho trẻ (kết hợp nhiều phương pháp trị liệu, trong đó đặc biệt có sự kết hợp giữa hành vi trị liệu và hoạt động trị liệu). Chương trình học sẽ được thay đổi sau mỗi tuần, mỗi tháng trị liệu bởi những nhà chuyên môn. Chương trình trị liệu được xây dựng bởi Tiến sĩ Tâm lý (chuyên nghiên cứu và thực hành trị liệu cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ) và thực hiện bởi các giáo dục viên đặc biệt. Chương trình can thiệp khác nhau đối với từng trẻ khác nhau. Thông tin về trường Cơ sở 1: 381/4/10, Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM. ĐT: (08) 222 973 93 - 0919795574. Cơ sở 2: 449/41, Trường Chinh, P.14, Q.Tân Bình, Tp.HCM. ĐT: (08) 22297393 - 0919795574. Website: http://truongchuyenbietbimbim.com/ Hồ bơi tại trường Bim Bim Đồ dùng học tập Buổi học của bé Buổi tư vấn của các chuyên gia tại trường
  • 12. Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Bản tin Tâm lý học Đông Tây 10 Psych Café 34 Mối quan hệ trị liệu: Từ sự quyến rũ đến lạm dụng quyền lực Thời gian: 9h – 12h, Chủ Nhật 18/08/2013 Báo cáo viên: Th.s Lê Hoàng Thế Huy (giảng viên bộ môn Tâm lý học – ĐH KHXH&NV) **Nội dung Psych Café 34 chỉ phù hợp với những người đã và đang học tập, giảng dạy, giám sát, hành nghề tâm lý học nói chung và tham vấn - trị liệu nói riêng. Th.s Lê Hoàng Thế Huy Psych Café 35 Những điều cần lưu ý khi làm việc với thân chủ có vấn đề về nhân cách Thời gian: : 9h – 12h, Chủ Nhật 25/08/2013 Báo cáo viên: Bs. Phan Thiệu Xuân Giang (giảng viên Tâm lý thần kinh, Tâm bệnh học phát triển) Địa điểm: Phòng tập huấn - Trụ sở công ty We Link 64 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q.1 (lầu 2) Vui lòng đăng ký tham dự (tên, số điện thoại, email, công tác) qua Email: psychcafe@welink.vn Điện thoại: 0916 909 023 Bs. Phan Thiệu Xuân Giang www.facebook.com/Psychcafe
  • 13. Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Bản tin Tâm lý học Đông Tây 11 KHÓA ĐÀO TẠO LÝ THUYẾT VÀ KỸ THUẬT THAM VẤN TÂM LÝ (KHAI GIẢNG NGÀY 04/09/2013) Với sứ mạng Hỗ trợ và thăng tiến sức khỏe tâm lý người Việt Nam, và Góp phần thúc đẩy sự phát triển chuyên nghiệp của ngành tâm lý học tại Việt Nam, Trung tâm Đào tạo Tâm lý học Ứng dụng (APTC) thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn và Giáo dục WE Link đã xây dựng và đề xuất một chương trình huấn luyện về Lý thuyết và kỹ thuật tham vấn tâm lý (Counseling Theories and Techniques Course), với mục đích chính yếu nhằm phát triển năng lực chuyên môn cho những người đang thực hành tham vấn cũng như cho tất cả những ai muốn làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ tâm lý cho con người. Thông tin tổng quát Nội dung đào tạo & học phí Thời lượng: 95 (+ 05) giờ • 65 (+05) giờ tập trung (bao gồm lý thuyết và thực hành đóng vai theo tình huống) • 20 giờ quan sát trực tiếp hoạt động tham vấn tâm lý bởi các tham vấn viên chuyên nghiệp • 10 giờ làm việc (thamvấn) trực tiếp với thân chủ 2. Thời gian học: • Thứ 4: 6pm – 8:30pm • Thứ 6: 6pm – 8:30pm 3. Số lượng học viên tối đa: 18 học viên 4. Đối tượng tham dự: • Các chuyên viên tham vấn tâm lý có nhu cầu nâng cao năng lực làm việc • Những người đã có bằng cử nhân tâm lý học, tâm lý – giáo dục, và công tác xã hội (hoặc tương đương) muốntham gia vào lĩnh vực công việc tham vấn tâm lý • Các cán bộ/ nhân viên đang làm việc trực tiếp liên quan đến con người (nhân sự, công đoàn, giáoviên…) • Sinh viên năm cuối bậc cử nhân các chuyên ngành tâm lý học, tâm lý – giáo dục, công tác xã hội, và các ngành tương quan gần (quản trị nhân sự, công đoàn…) Chủ đề 0: Nền tảng tâm lý học/ 05 giờ (Dành cho học viên chưa được đào tạo về nền tảng tâm lý học) Chủ đề 2: Kỹ năng Tham vấn tâm lý cơ bản/10 giờ Chủ đề 3: Những khó khăn tâm lý thường gặp/10 giờ Chủ đề 4: Hình thức và tiến trình tham vấn tâm lý/ 10 giờ Chủ đề 5: Lý thuyết và Kỹ thuật Tham vấn tâm lý căn bản/ 15 giờ Chủ đề 6: Can thiệp khủng hoảng tâm lý và các tình huống khẩn cấp/ 10 giờ Chủ đề 7: Thực hành có giám sát/ 30 giờ Học phí: 5.900.000 VNĐ/học viên/khóa (Bao gồm: chứng nhận, tài liệu, teabreak, phiếu giảm 10% cho 1 khóa học tự chọn ở We Link). Học viên cũng có thể đăng ký học từng nội dung chính sau: - 06 giờ nền tảng tâm lý học: 400.000 VNĐ/ học viên - 60 giờ lý thuyết và thực hành tại lớp: 4.000.000 VNĐ/ học viên - 30 giờ giám sát (quan sát, quản lý trường hợp, và tham vấn trực tiếp có hỗ trợ của tham vấn viên: 2.000.000 VNĐ/ học viên) * ĐẶC BIỆT* 1. Giảm 20% cho học viên từng học các khóa dài hạn ở WE Link 2. Giảm 10% cho học viên từng tham dự Workshop hoặc 05 lần Psych Café tại WE Link 3. Giảm 10% cho học viên đăng ký trước ngày 15/08/2013. THÔNG TIN LIÊN HỆ VÀ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC Số điện thoại văn phòng: (08) 6291 2900 Di động: 0902 442 983 E-mail: aptc@welink.vn hoặc huyenhuynh@welink.vn hoặc trực tiếp tại văn phòng: 64 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1,Tp. Hồ Chí Minh
  • 14. Ai? Chuyện gì? Ở đâu? Bản tin Tâm lý học Đông Tây 12 Buổi học trải nghiệm miễn phí tại WE Link Chủ đề: TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1 TRƯỜNG HỢP THAM VẤN TÂM LÝ Mục tiêu: 1. Thông qua nội dung tổng quát về 1 tiến trình tham vấn tâm lý chuyên nghiệp giúp cho người tham dự nhận diện các bước của 1 tiến trình tham vấn tâm lý chuyên nghiệp. 2. Giới thiệu toàn bộ chương trình huấn luyện 95 (+05) giờ Lý thuyết và kỹ năng thực hành tham vấn tâm lý tại WE Link. Thời gian: • Thứ 6 ngày 16/08/2013 từ 18h – 20h30 • Thứ 4 ngày 21/08/2013 từ 18h – 20h30 Số lượng tham dự tối đa: 20 người Địa điểm: 64 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Liên hệ đăng ký: Vui lòng gửi thông tin đăng ký bao gồm họ tên, email, số điện thoại, công tác qua email aptc@welink.vn hoặc liên lạc trực tiếp qua số điện thoại 0916 909 023 Báo cáo viên: Ngô Minh Uy (Cao học tham vấn tâm lý (MSCP), Đại học Assumption Thailand, chứng nhận Trị liệu gia đình hệ thống, Viện trường đại học Louvain, Vương quốc Bỉ; Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn và Giáo dục WE Link).
  • 15. CÁCH CHA MẸ ĐỊNH HÌNH NHÂN CÁCH CON CÁI Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ GỢI Ý CỤ THỂ ĐỂ GIÚP CÁC BẬC CHA MẸ ĐỊNH HÌNH NHÂN CÁCH CON CÁI THUỘC TUỔI THANH THIẾU NIÊN CỦA MÌNH Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ thế kỉ 21 đã dán nhãn lứa tuổi thanh thiếu niên là vô lý, ích kỷ, cố chấp và không đáng tin cậy. Nếu điều này là sự thật thì ai là người chịu trách nhiệm? Cha mẹ, môi trường xã hội hay chính bản thân các thanh thiếu niên? Các nghiên cứu mới cho thấy những bậc cha mẹ nào với con cái, có quan điểm cởi mở, dành thời gian và tập trung thực hiện những nỗ lực nhằm công nhận những điểm mạnh của thanh thiếu niên thì họ có thể định hình nhân cách của con em mình. Theo tiến sỹ Richard Lerner tại trường Đại học Tufts, tất cả các thanh thiếu niên không phân biệt thành phần xã hội và kinh tế đều có tiềm năng phát triển tích cực thành công như nhau. Những củng cố xác thực giúp hỗ trợ cho các đặc điểm tích cực không chỉ nâng cao và định hình nhân cách của thanh thiếu niên mà còn có thể ngăn chặn chúng vướng phải các vấn đề về hành vi tiêu cực khi trưởng thành. Tiến sĩ Lerner nhấn mạnh đến 5C, cụ thể là năng lực (competence), sự tự tin (confidence), kết nối (connection), tính cách (character) và sự quan tâm (caring). Tất cả 5 điều trên đều có thể được các bậc cha mẹ bồi dưỡng và thúc đẩy phát triển tại nhà cũng như trong cộng đồng. Bản tin tâm lý học Đông Tây 13 TÂM LÝ HỌC CHO CUỘC SỐNG NĂNG LỰC Năng lực là sự kết hợp giữa khả năng thiên bẩm và những thứ tích lũy được trong quá trình sống. Tuy nhiên, học tập tốt hay tham gia tích cực trong các hoạt động ngoại khóa không nhất thiết thể hiện được năng lực của một người nằm ở mức độ nào. Các yếu tố như khả năng suy nghĩ sáng suốt và hành động dứt khoát khi gặp khủng hoảng, khả năng thể hiện được những quyết định hợp lý nhờ vào kinh nghiệm từng trải trong cuộc sống, sự thành thạo nghệ thuật đàm phán và có kiến thức tổng quát về các vấn đề hiện tại đều có thể gây ảnh hưởng. Cha mẹ có thể tạo dựng và duy trì năng lực của con mình trong một môi trường gia đình thương yêu và tích cực. Đồng thời, có một điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là không đứa trẻ nào có thể có hết các năng lực trong tất cả các lĩnh vực. Bằng cách quan tâm đến tất cả mục đích của thanh thiếu niên, tán thưởng các thành tích của con trẻ, và cho chúng vô số cơ hội, cha mẹ có thể góp phần không nhỏ trong việc định hình nhân cách của thanh thiếu niên. SỰ TỰ TIN Một cá nhân tin tưởng hoàn toàn vào những năng lực của bản thân mà người khác có thể cảm nhận được thì cá nhân ấy có sự tự tin. Thanh thiếu niên có nhiều mức độ tự tin khác nhau tùy thuộc vào khí chất và hoàn cảnh mà chúng gặp phải. Chính những tương tác đúng lúc mà cha mẹ dành cho con cái có thể tạo nên một sự thay đổi lớn. Việc ghi nhận và đánh giá cao khả năng tiềm ẩn của các em có thể làm nên một bước tiến xa trong việc gầy dựng niềm tin ở thanh thiếu niên. Một chiến lược khác mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng là khuyến khích thanh thiếu niên theo hướng độc lập. Cho phép con cái suy nghĩ, hành động độc lập và tự đưa ra quyết định có liên quan đến việc chọn bạn bè, theo đuổi kiến thức, sở thích và hoạt động có thể làm tăng đáng kể mức độ tự tin của con bạn.
  • 16. Bản tin Tâm lý học Đông Tây 14 Tâm lý học cho cuộc sống SỰ KẾT NỐI Vì con người là thực thể của xã hội nên việc kết nối là một yếu tố quan trọng của sự phát triển toàn diện. Sự kết nối giúp cá nhân có thể vươn xa và nhận thức được vai trò của người khác. Nhân cách của một thanh thiếu niên có thể được định hình bằng việc mở rộng sự giao thiệp. Việc nối kết phù hợp chính là chìa khóa của sự thành công. Vì vậy, việc thanh thiếu niên giao thiệp với bạn bè, cố vấn, giáo viên và những người khác trong cộng đồng sẽ giúp nâng cao và định hình tích cực nhân cách của chúng. Các bậc cha mẹ có thể giúp con cái tạo được các mối quan hệ tốt bằng nhiều cách khác nhau. Khuyến khích các em có được các cuộc thảo luận về những chủ đề mà chúng quan tâm, làm mẫu các hành vi phù hợp trong môi trường xã hội, thúc đẩy việc kết giao với hàng xóm, với các gia đình trong họ hàng, tích cực tham gia các câu lạc bộ, các nhóm cộng đồng và tôn giáo đều có thể giúp định hình nhân cách của thanh thiếu niên. SỰ QUAN TÂM CHĂM SÓC Cảm giác “đồng cảm” với người khác có thể trong một vài trường hợp là vốn có, nhưng hầu hết được nuôi dưỡng và phát triển bởi cha mẹ. Đặc tính của sự quan tâm chăm sóc là quan trọng trong việc định TÍNH CÁCH Cảm giác “đồng cảm” với người khác có thể trong một vài trường hợp là vốn có, nhưng hầu hết được nuôi dưỡng và phát triển bởi cha mẹ. Đặc tính của sự quan tâm chăm sóc là quan trọng trong việc định hình nhân cách khỏe mạnh. Thanh thiếu niên cần phải trau dồi thói quen quan tâm chăm sóc, cần phải có lòng trắc ẩn và quan tâm đến người khác. Đặc điểm này đóng vai trò quan trọng cũng như việc chuyển tiếp từ thanh thiếu niên lên tuổi trưởng thành, khi chúng được yêu cầu xây dựng và duy trì mối quan hệ với những cá nhân khác nhau tại nơi làm việc và trong môi trường xã hội. Các bậc cha mẹ có thể đưa ra lời chỉ dẫn đúng đắn cho thanh thiếu niên bằng việc nêu lên các ví dụ điển hình và chính bản thân họ cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc. Họ có thể thể hiện việc quan tâm chăm sóc bằng hành vi tại nhà và bằng việc thể hiện thái độ lịch sự tương tự tới gia đình, họ hàng, bạn bè và cộng đồng gần gũi. hình nhân cách khỏe mạnh. Thanh thiếu niên cần phải trau dồi thói quen quan tâm chăm sóc, cần phải có lòng trắc ẩn và quan tâm đến người khác. Đặc điểm này đóng vai trò quan trọng cũng như việc chuyến tiếp từ thanh thiếu niên lên tuổi trưởng thành, khi chúng được yêu cầu xây dựng và duy trì mối quan hệ với những cá nhân khác nhau tại nơi làm việc và trong môi trường xã hội. Các bậc cha mẹ có thể đưa ra lời chỉ dẫn đúng đắn cho thanh thiếu niên bằng việc nêu lên các ví dụ điển hình và chính bản thân họ cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc. Họ có thể thể hiện việc quan tâm chăm sóc bằng hành vi tại nhà và bằng việc thể hiện thái độ lịch sự tương tự tới gia đình, họ hàng, bạn bè và cộng đồng gần gũi. KẾT LUẬN Mặc dù có thể có một vài trường hợp ngoại lệ nhưng hầu hết các thanh thiếu niên là những cá nhân tốt muốn cân bằng mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ và bạn bè. Các bậc cha mẹ tham gia một cách tích cực vào việc dành nhiều thời gian cho con trẻ cũng như đảm bảo là tất cả những đặc điểm được đề cập ở trên đều được phát huy thì họ sẽ thành công trong việc định hình nhân cách của con trẻ. Một điểm cần nhớ là cha mẹ, những người suy nghĩ điều tốt nhất cho con trẻ, hiếm khi thất bại. Bởi vì hầu hết những nhu cầu của các bậc làm cha làm mẹ là thúc đẩy sự phát triển tích cực cho mỗi thanh thiếu niên. Nhờ đó mà mỗi cá nhân thanh thiếu niên có thể có được thành quả tốt đẹp cho bản thân, gia đình, đất nước và toàn thế giới. Nguồn: - Sách “Thanh thiếu niên tốt” (The good teen) (tác giả: tiến sĩ Richard M.Lerner) - Sách “Nuôi dạy con cái tuổi thanh thiếu niên với tình yêu thương và sự hợp lý” (Parenting Teens with love and logic) ( tác giả: Foster Cline và Jim Fay)
  • 17. Bản tin Tâm lý học Đông Tây Tôi là ai? Ai là tôi? 15 TÔI LÀ AI? AI LÀ TÔI? AI ĐIỀU KHIỂN SỐ PHẬN CỦA BẠN? Nguồn: Louis Janda. (2001). The Psychologist’s book of personality Tests. New York: John Wiley & Sons, Inc. Sưu tầm và biên dịch: Lâm Lai Hưng – Hoàng Triều Những phát biểu dưới đây mô tả một người cảm thấy như thế nào về mình và người khác. Đọc kĩ mỗi phát biểu, sau đó đánh dấu vào mức độ đồng ý hay không đồng ý của bạn theo thang điểm bên dưới. 5 = Rất đồng ý 4 = Đồng ý 3 = Lưỡng lự 2 = Không đồng ý 1 = Rất không đồng ý 1 Tôi sống quá nhiều cho những tiêu chuẩn của người khác. 1 2 3 4 5 2 Để được hòa thuận và yêu mến, tôi có khuynh hướng làm những gì mà người khác trông đợi hơn bất cứ thứ gì khác. 1 2 3 4 5 3 Tôi nghĩ có lẽ tôi ra vẻ phô trương để gây ấn tượng cho người khác, nhưng tôi biết mình không phải như vậy. 1 2 3 4 5 4 Tôi thay đổi quan điểm của mình (hay cách tôi làm việc) để làm vui lòng người khác. 1 2 3 4 5 5 Tôi phải cẩn thận tại các bữa tiệc và hội họp xã hội vì tôi sợ mình sẽ nói hay làm điều gì đó mà người khác không thích. 1 2 3 4 5 6 Trong lớp học, hay trong một nhóm, tôi gần như không thể thể hiện quan điểm của mình vì tôi sợ rằng người khác có thể nghĩ không tốt về điều đó hay về tôi. 1 2 3 4 5 7 Tôi giữ bí mật hay nói dối trong nhóm bạn bè của mình để không phải tiết lộ với họ rằng tôi khác biệt (hay nghĩ khác) với họ. 1 2 3 4 5 8 Có rất nhiều khía cạnh trong hành vi của mình mà tôi rất ít làm chủ được nó. 1 2 3 4 5 9 Tôi phát hiện rằng suy nghĩ của mình liên quan rất ít với những gì tôi làm hoặc nói trong thực tế. 1 2 3 4 5 10 Tôi gặp khó khăn khi tiếp nhận những yêu cầu từ người khác vì nó thường mâu thuẫn với xu hướng của tôi. 1 2 3 4 5 11 Tôi luôn thực hiện những điều mà mình chủ trương. 1 2 3 4 5 12 Về cơ bản thì tôi rất giỏi trong việc thực hiện sát sao các kế hoạch của mình. 1 2 3 4 5 13 Tôi không bao giờ nói điều gì trái ý mình. 1 2 3 4 5 14 Tôi có nguyên tắc riêng về hành vi của bản thân và tôi thực hiện chúng một cách nghiêm ngặt. 1 2 3 4 5 15 Mọi hành vi của một người nên được hướng đến một số ít nhất định các mục tiêu cá nhân rõ ràng. 1 2 3 4 5 16 “Nói đúng sự thật” luôn là cách xử sự tốt nhất. 1 2 3 4 5 17 Tôi có thể ứng khẩu ngay với những chủ đề mà tôi hầu như chẳng có thông tin nào. 1 2 3 4 5 18 Tôi chắc chắn sẽ là một diễn viên giỏi vì tôi có thể đóng bất cứ vai gì. 1 2 3 4 5 19 Tôi gặp rất ít rắc rối khi thay đổi hành vi của mình cho hợp với người khác và những hoàn cảnh khác. 1 2 3 4 5
  • 18. Tôi là ai? Ai là tôi? Bản tin Tâm lý học Đông Tây 16 20 Trong những buổi bàn luận thân mật thì tôi thường nói lời ủng hộ cho những người không được yêu thích để mọi người suy nghĩ kĩ hơn về những gì họ đang nói. 1 2 3 4 5 21 Tôi chỉ tranh luận cho những ý tưởng mà tôi có tâm huyết mãnh liệt với nó. 1 2 3 4 5 22 Tôi nghĩ rằng thật khó để có thể đoán trước được những gì mà người khác sẽ cư xử. 1 2 3 4 5 23 Hầu hết các hành vi là không thể dự đoán trước. 1 2 3 4 5 24 Một số chuyện mà bạn bè tôi quyết định làm thường gây cho tôi sự ngạc nhiên lớn. 1 2 3 4 5 25 Thậm chí là khi tôi biết rõ về một người, hành vi của người đó vẫn thường khiến tôi ngạc nhiên. 1 2 3 4 5 26 Tôi thường có ý tưởng rất rõ ràng về những hành vi của mình trong một hoàn cảnh cụ thể. 1 2 3 4 5 27 Tôi thường biết rõ những điều mà bạn tôi định làm. 1 2 3 4 5 28 Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều rất dễ đoán. 1 2 3 4 5 29 Khi bạn biết rõ về một người, bạn thường có thể nói trước được điều mà cô/anh ta định làm. 1 2 3 4 5 TÍNH ĐIỂM Trước tiên phải đảo ngược điểm số (5 = 1, 4 = 2, 3 = 3, 2 = 4, và 1 = 5) ở các mục: 10, 21,26, 27, 28, và 29. Sau khi đảo ngược điểm số, bạn có thể tìm thấy điểm của mình trên 4 thang đo. Khuynh Hướng Khác (OD) gồm các mục từ 1 đến 10; Khuynh Hướng Bên Trong (ID) gồm các mục 11 đến 16; Thiếu Kiềm Chế Hành Vi (LC) gồm các mục từ 17 đến 21; Và Khả Năng Dự Đoán Hành Vi (Pr) gồm các mục từ 22 đến 29. BẢNG ĐIỂM CHUẨN SCORES PERCENTILE OD ID LC Pr 28 24 17 26 85 25 22 15 24 70 22 20 13 21 50 19 18 11 18 30 16 16 9 16 15 *Ghi chú: SCORES: điểm số bạn đạt được ở mỗi thang đo. PERCENTILE: phần trăm số người trả lời đạt được số điểm tương ứng với mỗi thang đo. Ví dụ khi bạn đạt được 26 điểm ở thang Pr, điều đó có nghĩa là số điểm của bạn cao hơn 85% số người đã làm bài trắc nghiệm này ở thang đo Pr. Nếu bạn đạt được 13 điểm ở thang đo LC thì có nghĩa là số điểm của bạn cao hơn 50% số người đã làm bài trắc nghiệm này ở thang đo LC. Điều đó có nghĩa là bạn có khả năng dự đoán hành vi (thang Pr) cao hơn so với 85% số người trả lời bài trắc nghiệm này, và mức độ linh hoạt của bạn cao hơn 50% số người trả lời trắc nghiệm này. Mẫu nghiên cứu của bài trắc nghiệm được khảo sát trên sinh viên hoặc những người trưởng thành không có bất kì vấn đề tâm lý nào được biết trước đó. Bài trắc nghiệm không có chức năng về mặt chẩn đoán, vì vậy số điểm trong bài kiểm tra này sẽ không thể dùng để kết luận rằng bạn có vấn đề về tâm lý. Đúng là nó thực sự có thể có đủ điều kiện để chẩn đoán, nhưng cách duy nhất bạn có thể biết chính xác đó là hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia sức khỏe tâm thần. BÀN VỀ BẢNG TÓM TẮT HÀNH VI CÁ NHÂN Khuynh-Hướng-Khác (OD). Những người có điểm cao trong thang điểm này cảm thấy áp lực khi phải sống sao cho hợp với trông đợi của người khác. Lòng tự tôn thấp của họ khiến họ trải nghiệm lo âu khi họ nghĩ về việc nói hay làm một điều gì đó có thể làm phật ý những người xung quanh họ. Kết quả là, họ cảm thấy hơi bất lực để kiểm soát hướng đi của cuộc đời mình. ID : Khuynh – Hướng – Bên – Trong, những người có điểm cao trong thang điểm này có một kế hoạch ngầm hay một sự cân bằng tâm lý. Những người đó có một cảm nhận rõ rệt về phương hướng mà họ muốn cho cuộc đời của mình và họ tin rằng họ có nguồn lực để đi đến được đó. LC : Thiếu sự kiềm chế là chiều kích thứ ba. Những người có điểm cao trong thang này có thể được mô tả là có tinh thần tự do và sáng tạo, tuy nhiên với số điểm quá cao thì lại là những kẻ cơ hội có ít cảm nhận hay ít sự quan tâm về điều gì là thích hợp hoặc không thích hợp. Vì vậy, điểm số nằm trong khoảng 50 tới 70 phần trăm là tốt nhất. Điều quan trọng
  • 19. Bản tin Tâm lý học Đông Tây Tôi là ai? Ai là tôi? 17 là cần phải có khả năng uyển chuyển để thích nghi với hoàn cảnh khác nhau, nhưng một sự cân bằng về tâm lý cũng rất quan trọng. Cuối cùng, chiều kích thứ tư là (Pr) Khả Năng Dự Đoán Hành Vi, bao gồm hành vi của bản thân một người cũng như hành vi của người khác. Những người có điểm cao trong thang điểm này tự tin hơn vào khả năng của mình về cảm nhận thế giới. Bất kể họ có khuynh hướng bên ngoài hay bên trong, họ tin rằng cuộc sống của mình là có thể hiểu được và do đó, nó an toàn. Những người có điểm thấp trong thang điểm nay có xu hướng xem cuộc sống hỗn độn hơn và do đó, nó nguy hiểm. Họ gặp khó khăn để có thể tự tin với kết quả hành động của mình. Bốn chiều kích trong thang đánh giá này là không phụ thuộc lẫn nhau. Không nhất thiết một người có khuynh hướng bên trong cao thì sẽ có khuynh hướng bên ngoài thấp mà một người có thể có điểm cao ở cả hai thang điểm này trong bài trắc nghiệm. Điều này có nghĩa là có nhiều cách kết hợp điểm số khác nhau ở những người khác nhau. Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu sâu hơn để chúng ta có được một nhận thức rõ về các hàm ý của các mô tả trong bài trắc nghiệm. The normal psychology – A new way of thinking about people (Tạm dịch: Tâm lý học bình thường – Một phương thức mới để nhìn nhận con người) Tác giả: Steven Reiss – Ohio State University Nhiều nhà tâm lý học cho rằng nhân cách và bệnh tâm thần có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Cái bóng của trường phái Phân tâm học của Freud đã bao trùm toàn bộ nền Phân tâm học hiện đại, làm cho các nhà tâm lý học cố gắng hiểu những rắc rối cá nhân và nhân cách của thân chủ bằng cách sử dụng những cấu trúc đã được phát triển nhằm nghiên cứu về bệnh tâm thần. Họ cho rằng những lực lượng tinh thần vô thức và mơ hồ có nguồn gốc từ thời thơ ấu là nguyên nhân dẫn đến những đặc điểm nhân cách, rắc rối cá nhân và bệnh tâm thần. Và tác giả Steven Reiss cho rằng những vấn đề đó là một phần bình thường của cuộc sống. Trong nhân cách khỏe mạnh, Reiss cho rằng con người vốn dĩ luôn đố kỵ, không thể chấp nhận được với những người thể hiện giá trị khác biệt và gây chú ý với người khác. Vì sự đố kỵ, không chấp nhận này, mà đôi khi các nhà tâm lý học và bác sĩ tâm thần có sự nhầm lẫn giữa tính cá biệt và sự bất thường và dẫn đến kết quả là chẩn đoán hơi quá các rối loạn. Reiss chỉ ra rằng làm thế nào mà những động cơ thông thường, chứ không phải là lo âu hay những trải nghiệm đau thương thời thơ ấu lại là nền tảng cho những vấn đề về nhân cách và mối quan hệ, như ly hôn, ngoại tình, tính hiếu chiến, nghiện làm việc, sự cô đơn, sự độc đoán, phong cách lãnh đạo yếu kém, tính cầu toàn, tính kiêu ngạo, hành động ngông cuồng, tính kiểu cách, sự phản bội, tính vô tổ chức, và sự lo lắng thái quá. Dựa trên hàng loạt những nghiên cứu khoa học, cuốn sách đem đến sự tiến bộ về một học thuyết khoa học nguyên bản về những nhu cầu, giá trị, đặc điểm nhân cách tâm lý. Reiss chỉ ra những đặc điểm khác nhau về ARCS (ARCS Motiva- tion Model – Lý thuyết động lực ARCS với A – Attention (Sự tập trung), R – Relevance (Tính thích hợp), C – Confidence (Sự tự tin), S - Satisfaction (Sự thỏa mãn) so với những đặc điểm và giá trị nhân cách. Tác giả cũng chỉ ra làm thế nào mà kiến thức về nhu cầu và giá trị tâm lý có thể được ứng dụng trong tư vấn cho những cá nhân và các cặp vợ chồng. Đồng thời, tác giả cũng miêu tả những phương pháp mới và hiệu quả trong việc tiếp cận và tiên đoán hành động có động lực trong những môi trường tự nhiên, bao gồm các công ty, trường học và những mối quan hệ. Giới thiệu về tác giả: Giáo sư Steven Reiss là giám đốc điều hành của World Society of Motivation Scientists and Professionals. Ông là người đã tạo ra mô hình khoa học có ảnh hưởng liên quan đến lo âu có tên gọi là Anxiety Sensitivity (AS) nhằm tạo điều kiện để xác định sớm những người có nguy cơ đối với các loại lo âu khác nhau và những rối loạn có liên quan đến stress. AS đã tạo ra những cơ hội mới cho những dự án nghiên cứu (được hỗ trợ bởi Quỹ NIH (National Institudes of Health) – Viện Sức khỏe quốc gia) đang được tiến hành nhằm nghiên cứu về phương pháp tiêm chủng dành cho rối loạn căng thẳng sau sang chấn và nghiên cứu tâm lý mới về đau mãn tính và lạm dụng thuốc. Ông là người đã xây dựng Reiss Profile, một công cụ đánh giá để xác định điều gì thúc đẩy mỗi người trong cuộc sống cũng như công bố bảng phân loại hợp lệ đầu tiên về những động lực cuộc sống (nhu cầu tâm lý). TRÊN KỆ SÁCH
  • 20. Personality Disorders in Modern Life (Tạm dịch: Những rối loạn nhân cách trong cuộc sống hiện đại) Tác giả: Theodore Millon và Seth Grossman, Carrie Millon, Sarah Me agher, Rowena Ramnath. Personality Disorders in Modern Life (tái bản lần thứ hai) với sự khám phá liên tục từ những đặc điểm nhân cách khỏe mạnh để chẩn đoán và điều trị những trường hợp nghiêm trọng của những rối loạn nhân cách. Chính sự khám phá liên tục đó đã mang đến những nét độc đáo trong phạm vi nghiên cứu bao quát bao gồm những nhân vật lịch sử quan trọng và những nhà lý luận đương thời trong lĩnh vực này. Nội dung của cuốn sách đề cập đến những rối loạn chính, như Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial Personality Disorder – ASPD), Rối loạn nhân cách né tránh (Avoidant Personality Disorder – AvPD), Rối loạn nhân cách ám ảnh – cưỡng chế ( Obsessive – Compulsive Personality Disorder – OCPD), Rối loạn nhân cách thái quá (Narcisssistic Personality Disorder – NPD), Hoang tưởng (Paranoia), Tâm thần phân liệt (Schizophrenia), Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD) – cũng như những phân nhóm khác của rối loạn. Điều làm cho cuốn sách như là “người bạn đồng hành” lý tưởng đối với DSM – IV ™, đó là sách tập trung vào sự thảo luận chi tiết và cặn kẽ về sự tinh vi có liên quan đến những rối loạn nhân cách suy yếu trên. Với sự cập nhật đầy đủ về những học thuyết và nghiên cứu mới nhất, cuốn sách có những đặc trưng quan trọng như sau: • Thảo luận về những đặc điểm lâm sàng đặc biệt và những nguồn gốc phát triển của những rối loạn nhân cách. • Sự bao quát cân xứng giữa các quan điểm lý thuyết cơ bản – sinh học, tâm động học, tương tác cá nhân, nhận thức và thuyết tiến hóa. • Những chương đặc biệt có cơ sở dựa trên những rối loạn nhân cách được liệt kê trong DSM – IV ™ cùng với một vài phần phụ lục. • Những trường hợp nghiên cứu được trình bày trong sách sẽ mang đến nhiều bộ mặt của những rối loạn trên. Trong bản tái bản lần thứ hai này, bên cạnh phần đánh giá nhằm chọn lựa ra những chỉ số hành vi được cho là có khả năng phỏng đoán dương tính với những rối loạn thì cuốn sách cũng bao gồm sự quan tâm, tập trung đặc biệt về sự phát triển, giới, và các vấn đề cụ thể cho từng loại rối loạn. Personality Disorders in Modern Life (tái bản lần thứ hai) là một tài liệu tham khảo mang tính toàn diện, rất phù hợp giới chuyên môn hiện nay. Đồng thời với một phong cách rõ ràng thì cuốn sách cũng là một nguồn tham khảo có giá trị đối với sinh viên đại học và sau đại học. Với bản tái bản lần thứ hai rất hoàn hảo lần này, cuốn sách là nguồn tài liệu phong phú và thực tiễn đối với tất cả những sinh viên thực tập và những chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tinh thần, như Tâm lý học, Công tác xã hội, Điều dưỡng. Giới thiệu về tác giả: Tiến sỹ khoa học Theodore Millon là một trong những tác giả đứng đầu thế giới về lĩnh vực rối loạn nhân cách và là người phát triển đối với việc sử dụng rộng rãi bản tóm tắt đánh giá nhân cách Millon. Ông hiện là Tổng biên tập của Tạp chí Personality Disorders, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế về Rối loạn nhân cách, và là một thành viên chủ chốt của Uỷ ban DSM – III ™ và DSM – IV ™ về những rối loạn nhân cách. Tiến sỹ Tâm lý học Seth Grossman là người đồng sáng lập một vài bản tóm tắt đánh giá nhân cách và là đồng tác giả của rất nhiều lý thuyết, nghiên cứu và những bài báo lâm sàng cùng với Tiến sỹ Millon. Tiến sỹ Carrie Millon nguyên là hiệu trưởng của Đại học Miami và hiện tại là Giám đốc liên kết của Viện Nghiên cứu cấp cao về Nhân cách và Tâm bệnh học (IASPP). Tiến sỹ Sarah Meagher là một bác sỹ nghiên cứu thực hành sức khỏe tâm lý lâm sàng thuộc các chương trình y học về hành vi của dịch vụ sức khỏe tâm thần Kaiser Permanente tại California. Tiến sỹ Tâm lý học Rowena Ramnath là nhà nghiên cứu tại IASPP chuyên nghiên cứu về Tâm lý pháp lý và nghiện Internet. Bản tin Tâm lý học Đông Tây 18 Trên kệ sách
  • 21. Bản tin Tâm lý học Đông Tây 19 Trên kệ sách Personality and Intelligence at Work: Exploring and Explaining Individual Differences at Work (Tạm dịch: Nhân cách và trí thông minh trong công việc: Khám phá và giải thích sự khác biệt cá nhân trong công việc) Tác giả: Adrian Furnham Personality and Intelligence at Work xem xét vai trò ngày càng gây tranh cãi của sự khác biệt giữa các cá nhân trong việc tiên đoán và xác định thái độ trong công việc. Cuốn sách kết hợp những hướng tiếp cận từ Tâm lý học tổ chức (Organization Psychology) và học thuyết nhân cách nhằm xem xét những khía cạnh về thể chất, tâm lý học và phân tâm học trong sự khác nhau giữa các cá nhân, và những khía cạnh trên ảnh hưởng đến công việc ra sao. Những chủ đề được đề cập đến trong cuốn sách bao gồm vai trò của chỉ số thông minh – IQ trong công việc, vốn được xem như là “nhà dự báo” chính xác nhất cho sự thành công, nhưng bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến tầm quan trọng ngày càng đáng được công nhận, đó là trí thông minh xã hội, đơn cử là trí thông minh cảm xúc – EQ. Tầm quan trọng của những đặc điểm nhân cách và sự ảnh hưởng của khí chất lên thành quả công việc, cũng như những phương pháp được sử dụng để đánh giá thái độ trong công việc và khả năng làm việc, tất cả những điều trên đều được xem xét trong cuốn sách này. Các trắc nghiệm tâm lý nhằm đo lường những đặc điểm nhân cách được xem như là phương tiện dự báo chính xác thái độ trong công việc, bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng khác như niềm hứng thú trong công việc, năng suất làm việc, thói quen trốn việc và doanh số. Với bản tái bản được sửa đổi kỹ lưỡng và cập nhật liên tục này, Personality and Intelligence at Work sẽ cung cấp sự đánh giá mang tính toàn diện đối với các tài liệu có liên quan đến Tâm lý học, Xã hội học và Khoa học quản lý. Cuốn sách có thể sẽ là sự quan tâm của những sinh viên chuyên ngành Tâm lý học tổ chức (Organizational Psychology) và chuyên ngành Quản lý và tổ chức, cũng như những chuyên gia về lĩnh vực nhân sự - Human Resource (HR). Về tác giả: Adrian Furnham là giáo sư Tâm lý học tại đại học London và là Ủy viên của Hiệp hội Tâm lý học Anh Quốc. Ông là thành viên thuộc ban biên tập của một số tạp chí quốc tế, cũng như là Chủ tịch đã thông qua bầu chọn của Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về sự khác biệt cá nhân. Đánh giá: “Cuốn sách này kết hợp một sự pha trộn giữa những nghiên cứu gần đây với học thuyết liên quan đến những ví dụ được minh họa một cách sáng tỏ từ thực tế công việc. Bên cạnh đó, cuốn sách này không chỉ hữu ích với những sinh viên Tâm lý học mà còn giúp những nhà quản lý thu thập những hiểu biết thú vị về suy nghĩ, quan điểm cũng như cách xử lý công việc của nhân viên.” – Giáo sư Owen Hargie, Đại học Ulster, Anh. “Cuốn sách này sẽ cung cấp những đánh giá được cập nhật liên tục về công việc hiện tại dựa trên những đặc điểm tâm lý trong môi trường làm việc. Với hướng tiếp cận gần gũi, cuốn sách sẽ thật sự dễ đọc đối với sinh viên và những nhà quản lý bận rộn. Tác giả không “ngụp lặn” trong những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, mà trên thực tế, những quan điểm của tác giả đề cập đến những vấn đề khiến cho sự tranh luận trở nên thấu đáo.” – Elizabeth Chell, Viện Kinh tế, Đại học Southampton, Anh. “Nghiên cứu vai trò của sự khác biệt cá nhân trong môi trường làm việc một cách toàn diện và sâu sắc nhưng vẫn khá gần gũi, chắc hẳn là đối với những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học cũng như những nhà nghiên cứu về những sự khác nhau cá nhân sẽ tìm được sự tổng hợp hữu ích đối với những tài liệu được đề cập trong cuốn sách này.” – Therasa J.B. Kline, Đại học Calgary, trích trong Canadian Journal of Administrative Sciences.
  • 22. NGHIÊN CỨU MỚI DỰ ĐOÁN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI: NHỮNG NGƯỜI KHÓ TÍNH THƯỜNG SỐNG LÂU HƠN. Tác giả: Lang, Frieder R.; Weiss, David; Gerstorf, Denis; Wagner, Gert G. Psychology and Aging, Vol 28(1), tháng 3- 2013, 249-261. Bản tin Tâm lý học Đông Tây 20 Theo một nghiên cứu đến từ trường đại học Erlangen, Nuremburg, Đức, những người có ít kỳ vọng về một tương lai tốt đẹp sẽ ít gặp bệnh tật và sống thọ hơn so với những người luôn đặt kỳ vọng quá cao cho tương lai của họ. Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu cho rằng: việc dự đoán tương lai của một ai đó là khả năng chỉ có ở con người, và có đóng góp đáng kể đối với khả năng thích ứng cũng như tình trạng sức khỏe của người trưởng thành và người cao tuổi. Sử dụng các mẫu nghiên cứu về sự phát triển của con người theo thời gian từ một thống kê kinh tế - xã hội cấp quốc gia của Đức được tiến hành trên hơn 10.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 96; họ đã nghiên cứu tính ổn định, các mối liên hệ và mức độ chính xác của việc dự đoán mức độ hài lòng với cuộc sống trong tương lai của các cá nhân ở những độ tuổi khác nhau trong vòng 6 khoảng thời gian liên tiếp trong cuộc đời họ, mỗi khoảng thời gian kéo dài 5 năm. Đúng như mong đợi, các nhà nghiên cứu quan sát thấy có rất ít sự khác biệt tuổi tác đối với mức độ hài lòng về cuộc sống ở hiện tại, nhưng đối với mức độ hài lòng về cuộc sống trong tương lai thì những khác biệt ấy được thể hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ. Những người trưởng thành trẻ tuổi được cho là sẽ cải thiện mức độ hài lòng của họ về cuộc sống trong tương lai lại có mức độ hài lòng quá cao về cuộc sống thực sự của họ trong vòng 5 năm tiếp theo đó. Ngược lại, những người trưởng thành ở độ tuổi cao hơn lại có cái nhìn bi quan hơn về tương lai của họ, đa số đều có mức độ hài lòng thấp về cuộc sống thực sự của họ trong vòng 5 năm tiếp theo. Những sự khác biệt tuổi tác kể trên dường như có tác động lớn hơn so với ảnh hưởng của việc tự đánh giá về sức khỏe và thu nhập của cá nhân. Các phân tích về những người tham gia nghiên cứu còn sống tiết lộ rằng, khi ở giai đoạn cao tuồi, việc mức độ hài lòng thấp về cuộc sống trong tương lai của một cá nhân trong vòng 5 năm tiếp theo có thể giúp làm giảm nguy cơ nguy cơ bệnh tật và tử vong trong vòng 10 năm và có thể hơn thế nữa; thậm chí sau khi các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, học vấn, thu nhập, tự đánh giá sức khỏe của các cá nhân đã được tính đến. Nghiên cứu kết luận: những người trưởng thành lớn tuổi thường có mức độ hài lòng thấp về cuộc sống trong tương lai của họ, và chính điều đó lại dẫn đến những kết quả tích cực về tình trạng sức khỏe của họ; bởi vì việc có cái nhìn bi quan về tương lai có thể khuyến khích mọi người có nhiều kế hoạch dự phòng hơn cho sức khỏe và sự an toàn của họ. Nguồn: http://psycnet.apa.org TỪ MỘT NGHIÊN CỨU ĐƯỢC TIẾN HÀNH TRÊN CHUỘT, CÓ THỂ CHỨNG MINH ĐƯỢC CÁC BÉ GÁI PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ SỚM HƠN CÁC BÉ TRAI NHỜ MỘT LOẠI PROTEIN ĐẶC BIỆT TRÊN NÃO. Tác giả: J. Michael Bowers, Miguel Perez-Pouchoulen, N. Shalon Edwards, và Margaret M. McCarthy Nghiên cứu đến từ trường đại học Maryland. Trong giai đoạn đầu, các nhà khoa học đã phân tích nước mắt của những con chuột mới sinh và phát hiện ra rằng những con chuột phát ra tiếng kêu thường xuyên – những con chuột đực – có nhiều protein FOXP2 trong não hơn những con chuột cái. FOXP2 là loại gen để phát triển lời nói và ngôn ngữ ở con người, đồng thời nhờ nó mà các loài chim và động vật có vú tạo ra được âm thanh. Các loài gặm nhấm giao tiếp thông qua sóng siêu âm USVs (ultrasonic vocal- izations) và các con non thường phát ra tín hiệu USVs này để kêu cứu khi chúng bị tách ra khỏi con mẹ, chính việc kêu cứu đó khiến cho chúng dễ dàng bị phát hiện. Các nhà khoa học đã quan sát và nhận thấy rằng, những con chuột con đực thường sử dụng sóng USVs để kêu cứu thay vì các loại sóng có tần số và biên độ thấp hơn, so với những con chuột con cái. Hơn nữa, những con chuột mẹ thường nhận biết được khi nào những con chuột con đực trở về ổ sớm hơn so với những con chuột con cái. Lượng pro- tein trong nhiều khu vực của não của những con chuột đực đang phát triển thường cao hơn đáng kể so với những con cái. Tuy nhiên, có một loại axit nu- cleic - ARN can thiệp kích thước nhỏ (siARN-small interfeing ARN) có thể làm giảm lượng protein FOXP2 trong não, dẫn tới việc loại bỏ sự khác biệt về sóng USVs giữa chuột đực và chuột cái, do đó cũng làm thay đổi thứ tự nhận biết của những con chuột con (chuột mẹ sẽ nhận ra những con chuột con cái trở về ổ sớm hơn những con chuột con đực). Kết quả nghiên cứu cho thấy protein FOXP2 là một thành phần sinh học thần kinh cơ bản có liên quan đến sự khác nhau về giới tính trong giao tiếp bằng âm thanh của các động vật có vú. Các nhà khoa học sau đó tiến hành đo lượng protein FOXP2 trong các mô não của 10 bé trai và bé gái 4-5 tuổi đã chết do tai nạn, và phát hiện ra rằng các bé gái có lượng protein FOXP2 nhiều hơn các bé trai lên đến 30%. Nghiên cứu này có thể phần nào giúp giải thích rõ hơn những dữ liệu nghiên cứu trước đây cho rằng các bé gái thường có khả năng ngôn ngữ tốt hơn các bé trai ở cùng độ tuổi. Nguồn: http://www.jneurosci.org
  • 23. Nghiên cứu mới Bản tin Tâm lý học Đông Tây 21 CÁC BÀ MẸ SAU KHI SINH THƯỜNG CÓ XU HƯỚNG MẮC PHẢI RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ NHIỀU HƠN 4 LẦN SO VỚI NHỮNG NGƯỜI BÌNH THƯỜNG Tác giả: Emily S. Miller, M.D., M.P.H., Christine Chu, B.A., Jacqueline Gollan, Ph.D., và Dana R. Gossett, M.D. Journal of Reproductive Medicine, 20-02- 2013, Vol 70, No. 4 NHỮNG HẬU QUẢ VỀ TÂM THẦN KHI TRƯỞNG THÀNH CỦA VIỆC BỊ CÁC BẠN ĐỒNG TRANG LỨA BẮT NẠT TẠI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THANH THIẾU NIÊN Tác giả: William E. Copeland, PhD; Dieter Wolke, PhD; Adrian Angold, MRCPsych; E. Jane Costello, PhD JAMA Psychiatry. 2013;70(4):419-426. Đăng tải ngày 20 – 02- 2013 Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường có thể có khả năng mắc phải lo âu, trầm cảm và có các ý muốn tự tử nhiều hơn khi lớn lên,theo kết quả từ một nghiên cứu kéo dài 20 năm của các nhà khoa học tại đại học Duke. Các nhà khoa học đã đưa ra lý do để tiến hành nghiên cứu và đồng thời cũng là giả thuyết về tầm quan trọng của nghiên cứu như sau: tất cả những đứa trẻ hay bắt nạt bạn bè hoặc bị bạn bè bắt nạt đều có nguy cơ mắc phải các vấn đề về tâm thần khi chúng còn nhỏ, tuy nhiên, việc những nguy cơ này có tiếp tục kéo dài cho đến khi chúng trưởng thành hay không vẫn chưa được làm rõ. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá xem liệu việc bắt nạt hoặc bị bắt nạt khi còn nhỏ có dẫn đến các vấn đề về tâm thần và ý muốn tự tử khi trưởng thành hay không sau khi các vấn đề về tâm thần và khó khăn trong gia đình của trẻ khi còn nhỏ đã được xem xét đến. Nghiên cứu được tiến hành trên địa phận 11 hạt thuộc Tây Bắc Carolina, với thành phần tham gia bao gồm1420 người được đánh giá là đã từng bắt nạt/bị bắt nạt 4 tới 6 lần trong độ từ 9 đến16. Những người này được phân loại theo từng nhóm hoặc là chỉ bắt nạt, hoặc là nạn nhân hoặc là cả hai hoặc không thuộc hai loại trên. Các vấn đề về tâm thần bao gồm trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách theo xu hướng chống đối xã hội, rối loạn lạm dụng chất và có ý định tự tử (bao gồm cả những suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự tử hay một lần cố gắng tự tử) của những người trưởng thành trẻ tuổi (19, 21 và từ 24 đến 26 tuổi) đã được đánh giá thông qua các cuộc phỏng vấn chẩn đoán cấu trúc. Kết quả cho thấy những người từng là nạn nhân hoặc vừa là kẻ bắt nạt vừa là nạn nhân có tỉ lệ mắc phải rối loạn tâm thần cao khi trưởng thành, nhưng đồng thời cũng có tỉ lệ mắc phải rối loạn tâm thần hoặc gặp phải khó khăn trong gia đình khi còn nhỏ cao. Sau khi xem xét đến các rối loạn tâm thần và khó khăn trong gia đình khi còn nhỏ, các nhà khoa học nhận thấy rằng các nạn nhân này tiếp tục có tỉ lệ cao trong việc mắc phải các hội chứng sợ đám đông, lo âu tổng quát và rối loạn hoảng sợ; và những người vừa là nạn nhân vừa là kẻ bắt nạt có nguy cơ gia tăng mức độ trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, hội chứng sợ đám đông và các ý muốn tự tử khi trưởng thành. Những người đã từng bắt nạt bạn bè khi còn đi học chỉ có nguy cơ mắc phải rối loạn nhân cách theo xu hướng chống đối xã hội mà thôi. Nghiên cứu đi đến kết luận: tác động của việc bị bắt nạt khi còn đi học mang tính trực tiếp, đa dạng và để lại hậu quả lâu dài, và có những ảnh hưởng xấu nhất đối với những người vừa là nạn nhân và vừa là kẻ bắt nạt: những đứa trẻ vừa là nạn nhân và cũng đồng thời hay bắt nạt bạn bè có mức độ lo âu và trầm cảm cao hơn; và mức độ rối loạn hoảng sợ và có các ý muốn tự tử cao nhất. Nguồn: http://archpsyc.jamanetwork.com Nghiên cứu đến từ đại học Northwest- ern, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu này với mục đích đánh giá mức độ phổ biến của các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này. Đây là một tập hợp các nghiên cứu về các phụ nữ ở thời kỳ hậu sản, được tiến hành từ tháng 06 đến tháng 09 năm 2009. Có tổng cộng 461 phụ nữ đã tham gia vào nghiên cứu này sau khi nhận được sự chăm sóc tại nhà sau khi sinh và được thu thập các thông tin về nhân khẩu, tâm thần và phụ sản. Bệnh nhân được liên lạc để tham gia nghiên cứu trong vòng 2 tuần và 6 tháng sau khi sinh; đồng thời hoàn thành các tests chẩn đoán về lo âu, trầm cảm và OCD. Kết quả cho thấy: 11% trong số các bà mẹ có kết quả dương tính với triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD (chẳng hạn như lo lắng thái quá về bụi bẩn và vi trùng) vào khoảng thời gian thuộc tuần thứ 2 sau khi sinh. Vào tháng thứ 6 sau khi sinh, gần một nửa trong số họ vẫn tiếp tục tình trạng này, ngoài ra5,4% còn phát triển các triệu chứng OCD mới hơn. Các kết quả dương tính với lo âu và trầm cảm xảy ra đồng thời chính là những yếu tố giúp ích cho việc dự đoán sự phát triển của các triệu chứng OCD. Kết luận: các nghiên cứu trước đây dự đoán mức độ phổ biến của OCD vào khoảng 2-3% trên tổng dân số. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu này, tỉ lệ mắc phải hội chứng OCD ở phụ nữ trong thời kỳ hậu sản cao hơn rất nhiều, đây là giai đoạn có nhiều nguy cơ để phát triển các triệu chứng OCD. Các triệu chứng này có khả năng được kéo dài ít nhất trong vòng 6 tháng. Hơn nữa, sự chồng chéo lẫn nhau giữa ám ảnh và cưỡng chế cho thấy rằng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau khi sinh là một trong nhiều hội chứng rối loạn tâm thần ở phụ nữ thời kỳ hậu sản vẫn chưa được phân loại rõ ràng. Nguồn: http://www.reproductivemedicine.com