SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Download to read offline
1
KHOA TÀI CHÍNH
BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC
ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
FINANCIAL MARKETS AND INSTITUTIONS
CHƯƠNG 2:
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
• 2.1. Khái niệm, phân loại, vai trò thị trường tiền tệ
• 2.2. Công cụ trên thị trường tiền tệ
• 2.3. Chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ
• 2.4. Các giao dịch trên thị trường tiền tệ
• 2.4.1. Nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc
• 2.4.2. Nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá
• 2.4.3. Nghiệp vụ repo và repo ngược
2
2.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ
KHÁI NIỆM
PHÂN LOẠI
VAI TRÒ
3
• Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch các tài sản tài
chính ngắn hạn/giao dịch ngắn hạn các giấy tờ có giá
(Thời hạn dưới 12 tháng). Hiểu theo nghĩa rộng hơn thị
trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn.
• Thị trường tiền tệ là nơi các chủ thể tham gia huy động và
đầu tư các nguồn vốn ngắn hạn, đồng thời cũng là môi
trường để NHTW tiến hành các nghiệp vụ nhằm thực thi
chính sách tiền tệ.
KHÁI NIỆM
4
•Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch ngắn
hạn về vốn. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch dưới
12 tháng các giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là bằng
chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức
phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy
tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện
trả lãi và các điều kiện khác.
(Theo Luật NHNN 2010)
KHÁI NIỆM
5
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Căn cứ vào
tính chất luân
chuyển vốn
TTTT
sơ cấp
TTTT
thứ cấp
Căn cứ vào các loại công
cụ
Thị
trường
tiền gửi và
tín dụng
ngắn hạn
Thị
trường
các giấy
tờ có giá
ngắn hạn
PHÂN LOẠI
6
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Căn cứ theo loại
tiền tệ
Thị
trường
nội tệ
Thị
trường
ngoại tệ
Căn cứ vào phạm vi
thị trường
Thị
trường
mở
Thị
trường
tiền tệ
liên
ngân
hàng
Thị
trường
khách
hàng
PHÂN LOẠI
7
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
LIÊN NGÂN HÀNG
•Là thị trường tiền tệ bán buôn, giao dịch nguồn
vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại, các
tổ chức tài chính với nhau
•Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng được coi là
mức lãi suất chuẩn, thường được các tổ chức tài
chính dùng làm cơ sở khi tính toán lãi suất cho
vay áp dụng đối với khách hàng và là cơ sở thực
hiện các giao dịch liên quan đến lãi suất.
8
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
LIÊN NGÂN HÀNG (tt)
Lsuất trên TTTT liên ngân hàng của 1 số trung
tâm tài chính :
• London: Libor (London interbank offered rate)
• Tokyo: Tibor (Tokyo interbank offered rate)
• New York: Nibor (New york interbank offered rate)
• Singapore: Sibor (Singapore interbank offered rate)
• Hongkong: Hibor (Hongkong interbank offered rate)
• Paris: Pibor (Paris interbank offered rate)
Ở Việt Nam NHNN công bố lãi suất bình quân
trên thị trường liên ngân hàng ( Vnibor )
9
VNIBOR
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÔNG BỐ
• Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 25/02/2014
Ngày 25/02/2014
Thời hạn
Lãi suất bình quân
(%/năm)
Doanh số
(tỷ đồng)
Qua đêm 1,62 11.353
1 Tuần 2,01 2.234
2 Tuần 2,29 3.210
1 Tháng 3,31 1.443
3 Tháng 5,07 2.350
6 Tháng 5,34 451
9 Tháng 7,10(*) 50(*)
10
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
LIÊN NGÂN HÀNG (tt)
• Cách thức xác định lãi suất giao dịch bình quân
liên ngân hàng: bình quân gia quyền của các mức lãi
suất có cùng kỳ hạn phát sinh trong ngày giao dịch.
• Đối với những kỳ hạn không phát sinh giao dịch hoặc
lãi suất giao dịch bình quân không đại diện cho xu
hướng của thị trường thì lãi suất và doanh số giao dịch
là mức lãi suất giao dịch bình quân và doanh số giao
dịch của kỳ hạn đó trong ngày giao dịch gần nhất.
11
MỘT SỐ TÀI LIỆU YÊU CẦU THAM KHẢO
quy định cho thị trường liên ngân hàng việt nam
• 1. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
• 2. Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012
Quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ
hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, các chi
nhánh NH nước ngoài.
• 3. Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa
đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 21/2012/TT-
NHNN ngày 18/06/2012
12
THỊ TRƯỜNG MỞ
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
• Nghiệp vụ trường mở là một trong những công cụ chủ yếu
để NHTW thực thi chính sách tiền tệ.
• Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW sẽ mua bán các
giấy tờ có giá ngắn hạn (chủ yếu là tín phiếu kho bạc) trên
TT thứ cấp nhằm điều chính dự trữ của các NHTM. Nghiệp
vụ TTM giúp NHTW tác động đến LS ngắn hạn và đạt đến
các mục tiêu khác của CSTT.
• Như vậy hiểu 1 cách đơn giản, TTM là thị trường trong đó
NHTW thực hiện việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn
hạn với các NHTM và các ĐCTC khác nhằm thực thi
chính sách tiền tệ quốc gia.
13
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
Theo luật NHNN Việt Nam
• Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ
có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị
trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
• Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng
chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy
tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia
14
Mỗi phiên giao dịch omo chỉ áp dụng một trong các
phương thức sau
• Mua có kỳ hạn: Là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở
hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng, đồng thời tổ chức tín dụng cam
kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời
gian nhất định.
• Bán có kỳ hạn: Là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền
sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, đồng thời cam kết sẽ mua lại
và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định.
• Mua hẳn: Là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu
giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết bán lại giấy
tờ có giá.
• Bán hẳn: Là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở
hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết mua
lại giấy tờ có giá.
15
THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIỆP VỤ THỊ
TRƯỜNG MỞ
• Các TCTD được công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ
OMO khi có đủ các điều kiện :
• Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (SGD NHNN hoặc
NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố);
• Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị
trường mở gồm: máy FAX, máy vi tính nối mạng internet;
• Có giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở.
• Được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy công nhận là thành
viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở.
16
ĐIỀU KIỆN CÁC LOẠI GIẤY TỜ CÓ
GIÁ ĐƯỢC GIAO DỊCH TRÊN TTM
• Phát hành bằng đồng Việt Nam – VND
• Được phát hành dưới hình thức ghi sổ và lưu ký tại Ngân
hàng nhà nước
• Thuộc sở hữu hợp pháp của TCTD
• Tổ chức phát hành không được sử dụng các loại giấy tờ có
giá do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với Ngân
hàng Nhà nước
Quyết định số 11/QĐ-NHNN 06/01/2010 về danh mục các
GTCG được sử dụng trong giao dịch với NHNN
17
• 1.1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
• 1.2. Trái phiếu Chính phủ, bao gồm: a. Tín phiếu Kho bạc; b. Trái
phiếu Kho bạc; c. Trái phiếu công trình TW; d. Công trái xây dựng
Tổ quốc. đ. Trái phiếu CP do NH Phát triển VN được Thủ tướng
Chính phủ chỉ định phát hành.
• 1.3. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm: a. Trái phiếu
do VDB phát hành được CP bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc,
lãi khi đến hạn; b. Trái phiếu do NH CSXH phát hành được CP bảo
lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.
• 1.4. Trái phiếu Chính quyền địa phương do ỦBND TP Hà Nội ,
TP Hồ Chí Minh phát hành.
Khoảng tô đỏ chỉ được giao dịch mua bán có kỳ hạn, không được mua bán hẳn
CÁC LOẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ ĐƯỢC
GIAO DỊCH TRÊN TTM
18
•Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông qua
phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi
suất.
•Tại một phiên đấu thầu, NHNN chỉ áp dụng một
phương thức:
CÁC LOẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ ĐƯỢC
GIAO DỊCH TRÊN TTM
Đấu thầu
khối lượng
Đấu thầu
lãi suất
19
ĐẤU THẦU KHỐI LƯỢNG
• (i) NHNN thông báo cho các TCTD về phiên đấu thầu chào
mua/chào bán GTCG trên OMO theo phương thức đấu thầu
khối lượng.
• (ii) NHNN thông báo lãi suất áp dụng cho GTCG cần
mua/cần bán
• (iii) NHNN có thể thông báo hoặc không thông báo khối
lượng cần mua/cần bán trước mỗi phiên
• (iv) Các TCTD tham gia dự thầu khối lượng bán/mua trên cơ
sở lãi suất NHNN thông báo.
20
KL dự thầu nhỏ hơn
hoặc bằng KL NHNN
cần mua/bán
TCTD mua
đủ
KL dự thầu lớn hơn
hoặc bằng KL NHNN
cần mua/bán
Phân phối
theo tỉ lệ
21
ĐẤU THẦU LÃI SUẤT
• (i) NHNN thông báo cho các TCTD về phiên đấu thầu chào
mua/chào bán GTCG trên OMO theo phương thức ĐTLS.
• (ii) NHNN không thông báo lãi suất áp dụng cho GTCG cần
mua/cần bán mà lãi suất trúng thầu sẽ hình thành thông qua
kết quả đấu thầu.
• (iii) NHNN có thể thông báo hoặc không thông báo khối lượng
cần mua/cần bán trước mỗi phiên
• (iv) Các TCTD tham gia dự thầu khối lượng bán/mua và đưa ra
lãi suất dự thầu. (Tối đa 5 mức lãi suất trong một đơn dự thầu,
lãi suất làm tròn đến 2 con số thệp phân, %/năm)
22
XÉT THẦU
ĐẤU THẦU LÃI SUẤT
KL dự thầu nhỏ
hơn hoặc bằng KL
NHNN cần
mua/bán
KL dự thầu lớn
hơn KL NHNN cần
mua/bán
TCTD mua
đủ
NHNN chào mua NHNN chào bán
Xét lãi suất từ
cao xuống thấp
Xét lãi suất từ
thấp lên cao
23
LÃI SUẤT TRÚNG THẦU
ĐẤU THẦU LÃI SUẤT
LÃI SUẤT THỐNG
NHẤT
LÃI SUẤT RIÊNG
LẺ
Một mức lãi suất
trúng thầu áp dụng
chung cho tất cả các tổ
chức trúng thầu, lãi
suất NHNN mua/bán
hết khối lượng cần
mua/bán
Nhiều mức lãi suất trúng
thầu theo mức lãi suất dự
thầu của các tổ chức dự
thầu
24
THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG
•Là 1 bộ phận của TTTT diễn ra việc trao đổi dòng
vốn ngắn hạn giữa các TCTD và các KH của họ
trong nền kinh tế.
•Trong thị trường này, các khách hàng của TCTD
khá đa dạng, từ Chính phủ, các tổ chức, doanh
nghiệp trong nền kinh tế đến các cá nhân, hộ gia
đình đều có thể trở thành đối tác của các TCTD
trong thị trường khách hàng.
25
THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG
• Ở thị trường này, TCTD vừa là người cho vay, vừa là người
đi vay (trong những hợp đồng tiền gửi ngắn hạn hay những hợp đồng
tín dụng trực tiếp ngắn hạn với các chủ thể trong nền kinh tế); TCTD
có thể là người mua (Ví dụ: mua TPKB từ KBNN, chiết khấu các
GTCG ngắn hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế), có thể là người
bán (bán chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng …) trên thị trường
này.
• Thị trường khách hàng là một bộ phận quan trọng của TTTT
giúp vốn có thể đến trực tiếp với chủ thể cần vốn thực sự,
đồng thời tác động trực tiếp lên cung tiền trong lưu thông
của nền kinh tế.
26
• TTTT là nơi lý tưởng cho các
ĐCTC cất trữ vốn dư thừa
ngắn hạn cho tới khi cần
• Đầu tư số vốn nhàn rỗi để giảm
chi phí cơ hội cho các nhà đầu
tư.
Đối với chủ
thể thặng
dư vốn
• Cung cấp nguồn vốn ngắn hạn
với chi phí thấp
• Đáp ứng nhu cầu thanh toán
Đối với chủ
thể đi vay
VAI TRÒ
27
2.2. CÁC CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC
2.2.2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI
2.2.3. THƯƠNG PHIẾU
2.2.4. CHẤP PHIẾU NGÂN HÀNG
2.2.5. HỢP ĐỒNG REPO
2.2.6. EURODOLLARS – ĐÔ LA NGOẠI BIÊN
28
2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC (treasury bill - tb)
• Tín phiếu kho bạc là giấy nợ ngắn hạn do Chính phủ (Kho
bạc nhà nước) phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách
nhà nước tạm thời và để thực hiện các mục tiêu của chính
sách tiền tệ.
• Tín phiếu kho bạc có kỳ hạn ngắn dưới 1 năm, được xem là
công cụ không có rủi ro và phổ biến nhất trên thị trường
tiền tệ.
• Thị trường giao dịch tín phiếu kho bạc được xem là thị
trường thanh khoản nhất trên thế giới.
29
2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC (treasury bill - tb)
•(Mỹ) Là loại chứng khoán chiết khấu ngắn hạn
được phát hành thường xuyên, liên tục với các kỳ
hạn phổ biến là 4 tuần, 13 tuần (tương đương 3
tháng) và 26 tuần (6 tháng), TPKB được mua thấp
hơn mệnh giá và được thanh toán đúng bằng
mệnh giá khi đáo hạn. Khoảng chênh lệch giữa
giá mua và mệnh giá tín phiếu được xem là
phần lãi cho người nắm giữ tín phiếu.
30
2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC (treasury bill - tb)
• (VN) Tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Kho bạc nhà nước
phát hành trên cơ sở được ủy nhiệm của Bộ tài chính
nhằm phát triển thị trường tiền tệ và bù đắp thiếu hụt
ngân sách tạm thời trong năm tài chính.
• Là loại trái phiếu CP có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52
tuần và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam. Các kỳ
hạn khác của TPKB do BTC quyết định tùy theo nhu cầu sử
dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá
52 tuần.
31
2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC VN
•Do KBNN phát hành
•Nhằm phát triển TT tiền tệ và huy động vốn
để bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời trong
năm tài chính.
•Phát hành theo phương thức đấu thầu, khối
lượng và lãi suất hình thành qua phương thức
đấu thầu.
•Bộ Tài chính có thể ủy thác cho Ngân hàng
Nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước
phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc
32
2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC VN
•Đối tượng được tham gia đấu thầu:
•1. Các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ
chức tín dụng.
•2. Các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; các chi nhánh
quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
•3. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản 1,
2 không mua hết khối lượng tín phiếu kho bạc của
đợt phát hành thì Ngân hàng Nhà nước được mua
phần còn lại
33
2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC VN
•Sử dụng và thanh toán :
•1. Toàn bộ khoản vay từ tín phiếu kho bạc được tập
trung vào ngân sách trung ương để sử dụng theo
quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
•2. Ngân sách trung ương bảo đảm nguồn thanh
toán gốc, lãi tín phiếu kho bạc khi đến hạn và chi
phí tổ chức phát hành, thanh toán cho tổ chức nhận
ủy thác phát hành.
34
Câu hỏi thảo luận:
•1. Phân biệt sự khác và giống nhau cơ bản của TÍN
PHIẾU KHO BẠC và TRÁI PHIẾU KHO BẠC.
•2. Vì sao TÍN PHIẾU KHO BẠC được xem là tài sản
phi rủi ro và Lãi suất tín phiếu kho bạc được xem là
lãi suất phi rủi ro?
•3. So sánh đối tượng được tham gia đấu thầu TÍN
PHIẾU KHO BẠC & đối tượng được tham gia đấu
thầu TRÁI PHIẾU KHO BẠC?
35
Lãi suất chiết khấu của tín phiếu kho bạc
(lãi suất danh nghĩa)
Trong đó:
F : Mệnh giá tín phiếu kho bạc
P : Giá bán tín phiếu kho bạc
Idiscount : Lãi suất chiết khấu (%/năm)
n :Thời hạn còn lại của tín phiếu kho
bạc cho đến khi đáo hạn (ngày)
36
Trong đó:
F : Mệnh giá tín phiếu kho bạc
P : Giá bán tín phiếu kho bạc
Idiscount : Lãi suất chiết khấu (%/năm)
n :Thời hạn còn lại của tín phiếu kho
bạc cho đến khi đáo hạn (ngày)
Lãi suất chiết khấu của tín phiếu kho bạc
(lãi suất danh nghĩa)
37
Lãi suất đầu tư của tín phiếu kho bạc
•Đối với tín phiếu kho bạc, người ta hay sử dụng lãi
suất đầu tư (iinvestment) để so sánh với lợi suất của
các công cụ dài hạn khác.
Trong đó:
iinvestment : Lãi suất đầu tư của tín phiếu kho bạc
38
Lãi suất đầu tư của tín phiếu kho bạc
•Với lãi suất đầu tư cho trước, giá bán tín phiếu
được tính bởi công thức:
•iinvestment được xem là công cụ đo lường tỉ suất
lợi nhuận của khoảng đầu tư tín phiếu
39
VÍ DỤ
• Giả sử một tín phiếu kho bạc thời hạn 3 tháng (đương
đương 90 ngày) mệnh giá 1.000.000 đồng, được bán
với giá 980.000 đồng, lãi suất chiết khấu sẽ là ?
• Giả sử một tín phiếu kho bạc thời hạn 3 tháng (đương
đương 90 ngày) mệnh giá 1.000.000 đồng, được bán
với giá 980.000 đồng, lãi suất đầu tư sẽ là ?
• Tín phiếu kho bạc mệnh giá 1.000.000 đồng thời hạn 9
tháng, thời gian còn lại 45 ngày, lãi suất đầu tư là
8%/năm, giá bán lại tín phiếu được tính là ?
40
•Chứng chỉ tiền gửi là một tài sản tài chính ngắn hạn
được phát hành bởi một ngân hàng hay một tổ chức
tiết kiệm, thể hiện một số tiền nhất định được ký gửi
tại tổ chức phát hành chứng chỉ. Các ngân hàng và
các tổ chức tiết kiệm phát hành chứng chỉ tiền gửi
để huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh
của họ. Trên chứng chỉ tiền gửi có qui định ngày
đáo hạn, lãi suất cụ thể, và có thể được phát hành
với bất kỳ mệnh giá nào
2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI
(Certificate of Deposit – CD)
41
•Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ vay nợ do ngân
hàng bán cho người gửi tiền, được thanh toán lãi
theo lãi suất đã định trước và khi đáo hạn sẽ được
hoàn trả hết giá mua ban đầu.
•Hầu như các ngân hàng đều phát hành CD có thể
chuyển nhượng được, điều này khiến CD trở nên hấp
dẫn hơn so với các khoản tiền gửi thông thường và
trở thành một hàng hóa quan trọng trên thị trường
tiền tệ.
•Các chứng chỉ tiền gửi ký danh thường được hưởng
quyền lợi bảo hiểm tiền gửi.
2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT)
(Certificate of Deposit – CD)
42
Chia làm 2 loại:
• Không thể mua bán (nonnegotiable): thường kèm với
một mức lãi suất ưu đãi hoặc các khuyến mãi khác.
người gửi tiền quyết định rút tiền trước hạn thì phải
chịu một khoản tiền phạt rút trước hạn hoặc chỉ tính
lãi ở một mức rất thấp
• Có thể mua bán (negotiable): cho phép người gửi tiền
ban đầu (hay người chủ sở hữu tiếp theo của chứng
chỉ) được bán chứng chỉ tiền gửi trên thị trường tiền tệ
trước ngày đáo hạn
2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT)
(Certificate of Deposit – CD)
43
Tại Mỹ, căn cứ theo TCPH, CDs chia thành 4 loại:
• CCTG được phát hành bởi các ngân hàng nội địa
• CCTG dollar ngoại biên (Euro CDs) được phát hành bằng
đồng USD nhưng được phát hành bên ngoài nước Mỹ,
• CCTG Yankee (Yankee CD), được phát hành bằng đồng USD
nhưng được phát hành bởi một ngân hàng nước ngoài có
chi nhánh tại Mỹ.
• CCTG tiết kiệm được phát hành bởi các hiệp hội tiết kiệm
và cho vay, và các ngân hàng tiết kiệm.
2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT)
(Certificate of Deposit – CD)
44
Lợi suất của CDs phụ thuộc:
(1) Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng phát hành,
(2) Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi,
(3) Cung cầu của chứng chỉ tiền gửi trên thị trường.
2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT)
(Certificate of Deposit – CD)
45
• CD có thể phát hành theo phương thức chiết khấu hoặc trả lãi sau.
• Ví dụ: Ông A nếu nắm giữ một chứng chỉ tiền gửi mệnh giá 1.000.000
đồng, thời hạn 6 tháng (tương đương 181 ngày) lãi suất 7,5%/năm; lãi và
gốc sẽ nhận khi đáo hạn; số tiền sẽ nhận được vào ngày đáo hạn là ?
Tương tự như trên nhưng nếu chứng chỉ tiền gửi được phát
hành theo phương thức chiết khấu thì giá mua ban đầu và số
tiền nhận được khi đáo hạn sẽ là bao nhiêu ?
Nếu thời gian còn lại là 60 ngày, ông A bán CD trên cho ngân
hàng với lãi suất áp dụng là 7%; giá giao dịch CD sẽ là bao
nhiêu ?
2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT)
(Certificate of Deposit – CD)
46
•Thương phiếu là giấy nhận nợ ngắn hạn do các
doanh nghiệp phát hành nhằm vay vốn ngắn hạn
của các đối tác khác nhau trên thị trường tiền tệ.
•Thương phiếu thường được phát hành nhằm tài trợ
cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
• Là một giấy nợ không đảm bảo
• Thường chỉ được phát hành bởi các doanh nghiệp uy
tín, các tập đoàn lớn với định mức tín nhiệm cao.
• Lãi suất trả cho thương phiếu phản ánh mức độ rủi ro
và nhu cầu vốn của công ty.
• Thường có thời hạn trong vòng 270 ngày.
3. THƯƠNG PHIẾU - (COMMERCIAL PAPER)
47
•Thương phiếu cũng được sử dụng cho mục đích tài
trợ bắc cầu (bridge financing) (F. J. Fabozzi & F.
Modigliani),
•Ví dụ: Một công ty cần có nguồn tiền dài hạn để
thực hiện một dự án mới. Với tình hình thị trường
vốn chưa thuận lợi, công ty có thể trì hoãn việc huy
động vốn dài hạn bằng cách phát hành thương
phiếu huy động ngắn hạn cho đến khi nào tình hình
thị trường vốn thuận lợi hơn
3. THƯƠNG PHIẾU - (COMMERCIAL PAPER)
48
Thứ hạng tín dụng của thương phiếu
Loại
Công ty xếp hạng thương phiếu
Fitch Moody’s S & P
Thương phiếu thượng
hạng hoặc cao hơn
F-1+
F-1 P-1
A-1+
A-1
Thương phiếu thượng
hạng hoặc thấp hơn
F-2
F-3
F-4
P-2
P-3
A-2
A-3
Đầu cơ dưới mức thượng
hạng
F-5 NP
B
C
Vỡ nợ D NP
NP: Not prime (Không thượng hạng) 49
Phân loại thương phiếu
• Căn cứ vào chủ thể phát hành
• Hối phiếu (Hối phiếu đòi nợ)
• Lệnh phiếu (Hối phiếu nhận nợ)
• Căn cứ phương thức trả lãi
• Thương phiếu phát hành theo phương thức chiết
khấu
• Thương phiếu trả lãi sau
50
THEO PHÁP LỆNH THƯƠNG PHIẾU (VN):
•Thương phiếu: là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu
cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều
kiện 1 số tiền xác định trong 1 thời gian nhất định.
Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu.
• Hối phiếu (Bill of Exchange) là chứng chỉ có giá do người
ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều
kiện 1 số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào 1 thời gian
nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
• Lệnh phiếu (Promissory note) là chứng chỉ có giá do người
phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện 1 số tiền
xác định khi có yêu cầu hoặc vào 1 thời gian nhất định trong
tương lai cho người thụ hưởng.
51
•Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký
phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán
không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu
cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương
lai cho người thụ hưởng.
• Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát
hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một
số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời
điểm nhất định trong tương lai cho người thụ
hưởng.
THEO LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG (2005)
52
Lợi suất của thương phiếu
• Lợi suất thương phiếu thường đi theo lợi suất của các
công cụ thị trường tiền tệ khác.
• Lợi suất thương phiếu cao hơn lợi suất tín phiếu kho
bạc cùng thời hạn.
Lý do:
• (1) thương phiếu gánh chịu rủi ro tín dụng;
• (2) tiền lãi thu được từ đầu tư vào TPKB có thể được miễn thuế
thu nhập nên thông thường thương phiếu sẽ phải chào bán ở
một mức lợi suất hơn để bù đắp cho bất lợi này;
• (3) thương phiếu kém thanh khoản hơn tín phiếu kho bạc, (tuy
nhiên lý do này là thứ yếu vì nhà đầu tư vào thương phiếu
thường nắm giữ thương phiếu đến khi đáo hạn)
53
4. GIẤY CHẤP NHẬN CỦA NGÂN HÀNG
(Banker’s Acceptance – BA)
• Là giấy cam kết của một NH (ngân hàng chấp nhận) trả một khoản tiền
nhất định cho người nắm giữ chấp phiếu vào một ngày nhất định được
ghi rõ trên chấp phiếu.
• Có thể xem BA là một dạng thương phiếu do NH phát hành, có thời hạn
ngắn, NH cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định
khi đến hạn bằng cách đóng dấu đã chấp nhận (Accepted) lên hối phiếu.
Nhưng khác với thương phiếu thông thường, chấp phiếu NH được hình
thành từ nhu cầu vốn và giao dịch thương mại của một DN chứ không
phải của chính NH phát hành.
• BA là một công cụ rất lâu đời, nó thường phát sinh trong các giao dịch
thương mại quốc tế.
54
•Chấp nhận là cam kết của người bị ký phát về việc sẽ
thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối
phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký
chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo quy định của
Luật này
Theo Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
4. GIẤY CHẤP NHẬN CỦA NGÂN HÀNG
(TT)
(BANKER’S ACCEPTANCE – BA)
55
56
lợi suất của BA
• Lợi suất của BA phụ thuộc:
• Rủi ro tín dụng của Ngân hàng chấp nhận (thường là thấp vì nguy
cơ vỡ nợ trong ngắn hạn của các ngân hàng chấp nhận là rất thấp)
• Rủi ro thanh khoản của BA (thường thấp hơn tương đối so với TPKB
cùng thời kỳ)
• Sự phát triển của thị trường giao dịch thứ cấp BA (thường kém
phát triển hơn thị trường TPKB)
• Tuy nhiên, mức chênh lệch BA và lãi suất TPKB thường
không cố định theo thời gian. Sự thay đổi của mức chênh
lệch lợi suất cho thấy sự thay đổi kết quả đánh giá của
nhà đầu tư về sự khác biệt rủi ro và thanh khoản giữa các
tài sản.
57
5. HỢP ĐỒNG MUA LẠI
(Repurchase Agreement - Repo)
• Hợp đồng mua lại (Repo) là việc bán một tài sản tài chính với
cam kết của người bán là sẽ mua lại tài sản tài chính từ người
mua với 1 mức giá cụ thể vào 1 ngày cụ thể trong tương lai. Cả
giá bán và giá mua (mua lại) đều được xác định trong thoả
thuận.
• Hợp đồng mua lại ngược (Reserve Repo) là một sự đổi chiều
thỏa thuận. Nhà kinh doanh mua các giấy tờ có giá từ nhà đầu
tư rồi cam kết sẽ bán lại cho nhà đầu tư tại một thời điểm nào
đó trong tương lai.
• Về mặt bản chất, thỏa thuận mua lại là 1 khoản vay có tài sản
thế chấp, trong đó tài sản thế chấp là tài sản tài chính như cổ
phiếu, trái phiếu, các công cụ thị trường tiền tệ ... Chênh lệch
giữa giá mua (mua lại) và giá bán chính là tiền lãi của khoản vay.
Việc xác định giá mua lại căn cứ trên lãi suất repo được thỏa
thuận với khách hàng. 58
5. HỢP ĐỒNG MUA LẠI
(Repurchase Agreement - Repo)
• Kỳ hạn của thỏa thuận mua lại thường là các kỳ hạn ngắn, thường
gặp nhất là các thỏa thuận qua đêm hoặc vài ngày.
• Thỏa thuận mua lại qua đêm (overnight repo)
• Thỏa thuận mua lại có thời hạn (term repo): khoản vay theo
hình thức Repo trong thời hạn lâu hơn một ngày. Các hợp đồng
mua lại dài hạn hơn thường được ký kết theo các kỳ hạn tiêu
chuẩn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần hay 1, 2, 3 tháng hay 6 tháng.
• Thời hạn hợp đồng Repo có thể được thỏa thuận theo nguyên tắc
“mở”, tùy thuộc vào nhu cầu vốn của bên đi vay và khả năng đáp
ứng nguồn vốn của bên cho vay.
59
5. HỢP ĐỒNG MUA LẠI (tt)
(Repurchase Agreement - Repo)
• Điểm khác với hợp đồng cầm cố chứng khoán: sẽ có sự
thay đổi chủ sở hữu đối với chứng khoán làm tài sản thế
chấp trong một giao dịch Repo, trong khi người cầm cố
chứng khoán vẫn là chủ sở hữu tài sản trong thời gian cầm
cố. Điều này tạo ra sự khác biệt đối với việc ai là bên sẽ
được hưởng các lợi ích phát sinh liên quan trong thời hạn
hợp đồng còn hiệu lực.
60
2.3 CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
•Ngân hàng trung ương
•Ngân hàng thương mại
•Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
•Các tổ chức phi tài chính
•Các cá nhân, hộ gia đình
•Nhà môi giới
61
Các chủ thể tham gia trên tttt của mỹ.
Nguồn: Frederic S. Mishkin & Stanley G. Eakins (2012)
62
2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC
• Chủ thể phát hành: Bộ Tài chính (ủy quyền cho KBNN tiến hành)
• Điều kiện và điều khoản phát hành
• Kỳ hạn: dưới 1 năm, cụ thể là 13, 26 và 52 tuần.
• Mệnh giá: 100.000 đồng và bội số của 100.000 đồng.
• Hình thức: bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
• Phương thức phát hành:
• - (i) Đấu thầu qua Sở giao dịch NHNN (BTC quy định khung lãi suất
và Kho bạc lựa chọn và quyết định lãi suất phát hành).
• - (ii) Bán trực tiếp cho NHNN theo quyết định của Thủ tướng (lãi
suất thỏa thuận).
• Phát hành và thanh toán: được bán thấp hơn MG và được
thanh toán 1 lần bằng MG vào ngày đáo hạn.
63
2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC
• Đối tượng tham gia đấu thầu
• Phải là thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Bộ Tài
chính lựa chọn căn cứ theo các điều kiện được quy định,
bao gồm: các ngân hàng thương mại, công ty chứng
khoán, công ty tài chính và các định chế tài chính khác.
• Nếu các đối tượng trên không mua hết, NHNN được
quyền mua 1 phần hoặc toàn bộ khối lượng tín phiếu còn
lại phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời
kỳ sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính
64
2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC
• Điều kiện là thành viên đấu thầu:
• (i) Là các NHTM, công ty tài chính, công ty chứng khoán,
công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các ĐCTC khác thành lập
và hoạt động tại Việt Nam.
• (ii) Có VĐL thực góp tối thiểu bằng vốn pháp định.
• (iii) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn.
• (iv) Có thời gian hoạt động tối thiểu 3 năm.
• (v) Là thành viên thị trường trái phiếu chuyên biệt tại HNX.
65
2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC
• Hình thức đấu thầu
Theo một trong hai hình thức như sau:
• (i) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất: là việc các thành viên
tham gia đấu thầu tín phiếu đưa ra các mức lãi suất dự
thầu của mình để chủ thể phát hành lựa chọn mức lãi
suất trúng thầu.
• (ii) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh và không cạnh tranh
lãi suất.
66
2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC
• Đối với Đấu thầu kết hợp CT và không CT lãi suất.
• Đối với đấu thầu không cạnh tranh LS, Các TC tham gia ĐT
không đưa ra mức LS dự thầu mà đăng ký mua TPKB theo
mức LSTT được xác định theo kết quả đấu thầu cạnh tranh
lãi suất.
• Tổng khối lượng phát hành theo hình thức không cạnh tranh
không được vượt quá 30% tổng khối lượng tín phiếu gọi
thầu.
• Khối lượng đăng ký dự thầu không cạnh tranh nhỏ hơn
hoặc bằng 30% tổng khối lượng gọi thầu => KL dự thầu
cạnh tranh LS = tổng KL gọi thầu – KL dự thầu không
cạnh tranh LS.
• Khối lượng đăng ký dự thầu không cạnh tranh lớn hơn
30% tổng khối lượng gọi thầu => khối lượng dự thầu
không cạnh tranh là 30%, khối lượng dự thầu cạnh tranh
là 70% tổng khối lượng gọi thầu
67
2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC
•Kết quả được xác định theo một trong hai phương
thức gồm:
• Đấu thầu đơn giá: là phương thức xác định kết quả đấu
thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành tín phiếu là mức lãi
suất trúng thầu cao nhất và được áp dụng chung cho các
thành viên trúng thầu.
• Đấu thầu đa giá: là phương thức xác định kết quả đấu thầu
mà theo đó, mức lãi suất phát hành tín phiếu đối với mỗi
thành viên trúng thầu đúng bằng mức lãi suất dự thầu của
thành viên đó.
68
Quy trình và thủ tục đấu thầu tpkb
Sở giao dịch
NHNN gởi thông
báo
Thành viên
đấu thầu
(1) Trước ngày đấu
thầu 3 ngày làm việc
(2) Đăng ký dự thầu
chậm nhất vào 2 giờ
chiều ngày tổ chức đấu
thầu
Kho bạc Nhà nước
(3) Mở thầu,
tổng hợp thông
tin và gởi
(4) Xác
định
mức lãi
suất phát
hành và
gởi
Đặt tối đa 5 mức
thầu cho mỗi loại
tín phiếu, mỗi
mức bao gồm lãi
suất (tính đến 2
chữ số thập phân)
và khối lượng.
69
Kết quả đấu thầu
LS TRÚNG THẦU, ĐẤU THẦU CẠNH TRANH
ĐƠN GIÁ ĐA GIÁ
- Là mức LS dự thầu cao nhất.
- Áp dụng chung cho các thành
viên dự thầu.
- Xét theo thứ tự từ thấp đến cao.
Đồng thời thỏa mãn 2 điều
kiện:
(i) Trong khung lãi suất phát hành
do Bộ Tài chính quy định.
(ii) KL tín phiếu lũy kế đến mức
lãi suất trúng thầu không vượt quá
khối lượng tín phiếu gọi thầu.
- Là mức LS dự thầu của từng
thành viên trúng thầu.
- Được xét chọn từ thấp đến cao.
Đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện:
(i) Bình quân gia quyền các mức
lãi suất trúng thầu không vượt quá
khung lãi suất phát hành tín phiếu
do BTC quy định.
(ii) KL tín phiếu lũy kế đến mức
lãi suất trúng thầu không vượt quá
KL tín phiếu gọi thầu.
70
Kết quả đấu thầu (tt)
LS TRÚNG THẦU, ĐẤU THẦU CẠNH TRANH
ĐƠN GIÁ ĐA GIÁ
Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, khối
lượng tín phiếu dự thầu cao hơn khối lượng tín
phiếu gọi thầu còn lại, phần dư còn lại này sẽ được
phân bổ cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng
với khối lượng tín phiếu dự thầu, làm tròn xuống
tới hàng đơn vị.
71
Kết quả đấu thầu
LS TRÚNG THẦU, ĐẤU THẦU KHÔNG CẠNH TRANH
ĐƠN GIÁ ĐA GIÁ
- Là mức lãi suất trúng
thầu cao nhất.
- -Là BQGQ của các mức
LSTT, làm tròn 2 chữ số
thập phân.
- KL phân bổ cho từng thành viên dự thầu tương ứng
với khối lượng thành viên đã đăng ký.
- T/hợp tổng KL đăng ký dự thầu lớn hơn KL dự kiến
bán => phân bổ theo tỷ lệ.
- T/hợp tổng KL đăng ký dự thầu nhỏ hơn KL dự kiến
bán => NHNN mua phần còn lại. Nếu không có
LSTT, NHNN mua theo LS thỏa thuận giữa BTC và
NHNN.
72
2.4.2. MUA BÁN HẲN CÁC GTCG TRÊN TTTT
•NHNN thực hiện chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại
GTCG ngắn hạn với các TCTD
•Giao dịch mua bán hẳn trên thị trường mở thông qua
đấu thầu
•Các TCTD thực hiện chiết khấu toàn bộ thời hạn còn
lại GTCG với khách hàng
•Các khách hàng bán hẳn giấy tờ có giá cho nhau
73
Xác định giá mua/bán gtcg ngắn hạn
Phương thức phát hành
GTCG
Giá giao dịch
Thanh toán lãi ngay khi
phát hành
Trong đó:
+ P0 : Giá giao dịch giấy tờ có giá
+ F : Mệnh giá GTCG.
+ n : thời hạn còn lại của GTCG (số ngày).
+ r : lãi suất áp dụng
74
Xác định giá mua/bán gtcg ngắn hạn
Phương thức
phát hành
GTCG
Số tiền nhận được khi
đáo hạn
Giá giao dịch
Thanh toán
gốc, lãi một
lần khi đến
hạn
Trong đó:
+ PĐH : Số tiền TCPH phải thanh toán cho người nắm giữ GTCG khi đến
hạn (gồm vốn gốc và lãi)
+ N: Kỳ hạn của GTCG tính từ khi phát hành cho đến lúc đáo hạn
(GTCG ngắn hạn: N,n tính theo ngày;
+ i: lãi suất danh nghĩa cam kết chi trả của TCPH %/năm
+ r: lãi suất trúng thầu (thống nhất hoặc riêng lẻ - đấu thầu lãi suất) hoặc lãi
suất do NHNN thông báo (đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu
(%/năm).
75
2.4.3. MUA BÁN CÓ KỲ HẠN CÁC GTCG
• Nghiệp vụ Repo có thể do NHTW thực hiện với các NHTM,
hoặc do các ngân hàng, các tổ chức tài chính thực hiện với
khách hàng. Một Repo là kết hợp của 2 giao dịch riêng rẽ:
• Bán các giấy tờ có giá kèm theo cam kết sẽ mua lại chúng
theo cùng một giá tại thời điểm trong tương lai. Người
bán cam kết trả cho người mua một lãi suất nhất định.
• Mua các giấy tờ có giá theo cam kết trả lại chúng và nhận
lại tiền gốc cộng với lãi suất nhất định vào một thời điểm
nào đó trong tương lai.
• Chênh lệch giữa giá bán ban đầu và giá mua lại trong hợp
đồng Repo chính là thu nhập của nhà đầu tư.
76
Thanh toán hợp đồng repo giữa nhnn và các
tổ chức tín dụng
•Giá thanh toán giữa NHNN và TCTD:
Pđ = P0 × (1 – h).
Trong đó:
•+ Pđ : Giá thanh toán giữa NHNN và các TCTD
trúng thầu trong hợp đồng mua/bán có kỳ hạn
•+ P0 : Giá trị của GTCG tại thời điểm định giá,
cách tính P0 phụ thuộc vào từng loại GTCG cụ
thể (được tính như đã trình bày ở phần mua/bán
hẳn ở trên)
•+ h: là tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời
điểm định giá và giá thanh toán
77
Thanh toán hợp đồng repo giữa nhnn và
các tổ chức tín dụng
• Giá bán/mua lại GTCG giữa NHNN và TCTD
• Trong đó:
+ Pv: Giá bán/mua lại GTCG giữa NHNN và TCTD tại thời điểm
hết hạn hợp đồng repo
+ Pđ : Giá thanh toán giữa NHNN và các TCTD trúng thầu trong
HĐ mua/bán có K.hạn (tại thời điểm thực hiện repo)
+ nrepo: thời hạn mua/bán có kỳ hạn (số ngày).
78
• Là tỉ lệ phần trăm chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời
điểm định giá trong GD mua/bán có kỳ hạn và giá thanh
toán giữa NHNN với các TCTD trúng thầu.
• Tỉ lệ này do NHNN công bố trong từng thời kỳ trên cơ sở
xem xét mức độ rủi ro và thời hạn còn lại của từng loại
GTCG. Đây là tỉ lệ đảm bảo tính an toàn cho các hợp
đồng Repo.
Tỉ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm
định giá và giá thanh toán h (haircut)
79
Theo quy định hiện hành, tỉ lệ haircut – h được
quy định như sau:
Giấy tờ có giá giao dịch trên
thị trường mở
Tỷ lệ h
Dưới 1
năm
Từ 1 –
5 năm
Trên 5
năm
1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
0% 5% 10%
2. Trái phiếu Chính phủ.
3. Trái phiếu được Chính phủ bảo
lãnh.
4. Trái phiếu CQĐP do UBND TP Hà
Nội và TPHCM phát hành.
20%
80
434.FIN302.TTTC&DCTC. Slide 6-2023-Chuong 2 - Thitruongtiente.pdf

More Related Content

Similar to 434.FIN302.TTTC&DCTC. Slide 6-2023-Chuong 2 - Thitruongtiente.pdf

Chương 2A_tỷ giá hối đoái
Chương 2A_tỷ giá hối đoáiChương 2A_tỷ giá hối đoái
Chương 2A_tỷ giá hối đoáivictorybuh10
 
Chuong i-van-de-co-ban1 kinh doanh ngoại hối
Chuong i-van-de-co-ban1 kinh doanh ngoại hốiChuong i-van-de-co-ban1 kinh doanh ngoại hối
Chuong i-van-de-co-ban1 kinh doanh ngoại hốiBichtram Nguyen
 
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...NgocNguyenThiVan
 
Tài liệu tiền tệ - hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ
Tài liệu   tiền tệ - hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệTài liệu   tiền tệ - hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ
Tài liệu tiền tệ - hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hốiBichtram Nguyen
 
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.pptSLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.pptQuyenN1
 
Tỷ giá hối đoái chương 2A
Tỷ giá hối đoái chương 2ATỷ giá hối đoái chương 2A
Tỷ giá hối đoái chương 2ATIMgroup
 
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNLUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNThị Thái Bình Vũ
 
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhNghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhHiển Trần
 
Chấp phiếu ngân hàng, Repo, Quỹ liên bang, Eurodollar
Chấp phiếu ngân hàng, Repo, Quỹ liên bang, EurodollarChấp phiếu ngân hàng, Repo, Quỹ liên bang, Eurodollar
Chấp phiếu ngân hàng, Repo, Quỹ liên bang, EurodollarHoài Bùi Phương
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTrần Đức Anh
 
NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAP).pptx
NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAP).pptxNGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAP).pptx
NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAP).pptxbinhtrang0702
 
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàngThuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàngTùng Yo
 
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiTỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiemythuy
 

Similar to 434.FIN302.TTTC&DCTC. Slide 6-2023-Chuong 2 - Thitruongtiente.pdf (20)

Chương 2A_tỷ giá hối đoái
Chương 2A_tỷ giá hối đoáiChương 2A_tỷ giá hối đoái
Chương 2A_tỷ giá hối đoái
 
Chuong i-van-de-co-ban1 kinh doanh ngoại hối
Chuong i-van-de-co-ban1 kinh doanh ngoại hốiChuong i-van-de-co-ban1 kinh doanh ngoại hối
Chuong i-van-de-co-ban1 kinh doanh ngoại hối
 
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
 
Tailieu ttqt 2009
Tailieu ttqt 2009Tailieu ttqt 2009
Tailieu ttqt 2009
 
trái phiếu
trái phiếutrái phiếu
trái phiếu
 
Tài liệu tiền tệ - hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ
Tài liệu   tiền tệ - hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệTài liệu   tiền tệ - hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ
Tài liệu tiền tệ - hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ
 
Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân ...
Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân ...Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân ...
Giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh ngân ...
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hối
 
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.pptSLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
SLIDE_TTCK - Co Huong Lan.ppt
 
Tỷ giá hối đoái chương 2A
Tỷ giá hối đoái chương 2ATỷ giá hối đoái chương 2A
Tỷ giá hối đoái chương 2A
 
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNLUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LUẬT CHỨNG KHOÁN - THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
 
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt NamĐề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Đề tài: Chính sách về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
 
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chínhNghiệp vụ đầu tư tài chính
Nghiệp vụ đầu tư tài chính
 
Chấp phiếu ngân hàng, Repo, Quỹ liên bang, Eurodollar
Chấp phiếu ngân hàng, Repo, Quỹ liên bang, EurodollarChấp phiếu ngân hàng, Repo, Quỹ liên bang, Eurodollar
Chấp phiếu ngân hàng, Repo, Quỹ liên bang, Eurodollar
 
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hangTailieu.vncty.com   luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
Tailieu.vncty.com luan-van-nghiep-vu-ngan-hang
 
1
11
1
 
1
11
1
 
NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAP).pptx
NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAP).pptxNGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAP).pptx
NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI (SWAP).pptx
 
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàngThuyết trình về khách hàng của ngân hàng
Thuyết trình về khách hàng của ngân hàng
 
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiTỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
 

Recently uploaded

Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 

434.FIN302.TTTC&DCTC. Slide 6-2023-Chuong 2 - Thitruongtiente.pdf

  • 1. 1 KHOA TÀI CHÍNH BỘ MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH FINANCIAL MARKETS AND INSTITUTIONS
  • 2. CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ • 2.1. Khái niệm, phân loại, vai trò thị trường tiền tệ • 2.2. Công cụ trên thị trường tiền tệ • 2.3. Chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ • 2.4. Các giao dịch trên thị trường tiền tệ • 2.4.1. Nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc • 2.4.2. Nghiệp vụ chiết khấu các giấy tờ có giá • 2.4.3. Nghiệp vụ repo và repo ngược 2
  • 3. 2.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VAI TRÒ 3
  • 4. • Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch các tài sản tài chính ngắn hạn/giao dịch ngắn hạn các giấy tờ có giá (Thời hạn dưới 12 tháng). Hiểu theo nghĩa rộng hơn thị trường tiền tệ là nơi giao dịch ngắn hạn về vốn. • Thị trường tiền tệ là nơi các chủ thể tham gia huy động và đầu tư các nguồn vốn ngắn hạn, đồng thời cũng là môi trường để NHTW tiến hành các nghiệp vụ nhằm thực thi chính sách tiền tệ. KHÁI NIỆM 4
  • 5. •Thị trường tiền tệ là thị trường giao dịch ngắn hạn về vốn. Giao dịch ngắn hạn là giao dịch dưới 12 tháng các giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. (Theo Luật NHNN 2010) KHÁI NIỆM 5
  • 6. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn TTTT sơ cấp TTTT thứ cấp Căn cứ vào các loại công cụ Thị trường tiền gửi và tín dụng ngắn hạn Thị trường các giấy tờ có giá ngắn hạn PHÂN LOẠI 6
  • 7. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Căn cứ theo loại tiền tệ Thị trường nội tệ Thị trường ngoại tệ Căn cứ vào phạm vi thị trường Thị trường mở Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Thị trường khách hàng PHÂN LOẠI 7
  • 8. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG •Là thị trường tiền tệ bán buôn, giao dịch nguồn vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính với nhau •Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng được coi là mức lãi suất chuẩn, thường được các tổ chức tài chính dùng làm cơ sở khi tính toán lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng và là cơ sở thực hiện các giao dịch liên quan đến lãi suất. 8
  • 9. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG (tt) Lsuất trên TTTT liên ngân hàng của 1 số trung tâm tài chính : • London: Libor (London interbank offered rate) • Tokyo: Tibor (Tokyo interbank offered rate) • New York: Nibor (New york interbank offered rate) • Singapore: Sibor (Singapore interbank offered rate) • Hongkong: Hibor (Hongkong interbank offered rate) • Paris: Pibor (Paris interbank offered rate) Ở Việt Nam NHNN công bố lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng ( Vnibor ) 9
  • 10. VNIBOR NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CÔNG BỐ • Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 25/02/2014 Ngày 25/02/2014 Thời hạn Lãi suất bình quân (%/năm) Doanh số (tỷ đồng) Qua đêm 1,62 11.353 1 Tuần 2,01 2.234 2 Tuần 2,29 3.210 1 Tháng 3,31 1.443 3 Tháng 5,07 2.350 6 Tháng 5,34 451 9 Tháng 7,10(*) 50(*) 10
  • 11. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG (tt) • Cách thức xác định lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng: bình quân gia quyền của các mức lãi suất có cùng kỳ hạn phát sinh trong ngày giao dịch. • Đối với những kỳ hạn không phát sinh giao dịch hoặc lãi suất giao dịch bình quân không đại diện cho xu hướng của thị trường thì lãi suất và doanh số giao dịch là mức lãi suất giao dịch bình quân và doanh số giao dịch của kỳ hạn đó trong ngày giao dịch gần nhất. 11
  • 12. MỘT SỐ TÀI LIỆU YÊU CẦU THAM KHẢO quy định cho thị trường liên ngân hàng việt nam • 1. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 • 2. Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 Quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, các chi nhánh NH nước ngoài. • 3. Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư số 21/2012/TT- NHNN ngày 18/06/2012 12
  • 13. THỊ TRƯỜNG MỞ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ • Nghiệp vụ trường mở là một trong những công cụ chủ yếu để NHTW thực thi chính sách tiền tệ. • Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW sẽ mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn (chủ yếu là tín phiếu kho bạc) trên TT thứ cấp nhằm điều chính dự trữ của các NHTM. Nghiệp vụ TTM giúp NHTW tác động đến LS ngắn hạn và đạt đến các mục tiêu khác của CSTT. • Như vậy hiểu 1 cách đơn giản, TTM là thị trường trong đó NHTW thực hiện việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn với các NHTM và các ĐCTC khác nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. 13
  • 14. NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Theo luật NHNN Việt Nam • Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. • Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 14
  • 15. Mỗi phiên giao dịch omo chỉ áp dụng một trong các phương thức sau • Mua có kỳ hạn: Là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng, đồng thời tổ chức tín dụng cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định. • Bán có kỳ hạn: Là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định. • Mua hẳn: Là việc Ngân hàng Nhà nước mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết bán lại giấy tờ có giá. • Bán hẳn: Là việc Ngân hàng Nhà nước bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, không kèm theo cam kết mua lại giấy tờ có giá. 15
  • 16. THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ • Các TCTD được công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ OMO khi có đủ các điều kiện : • Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (SGD NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố); • Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia nghiệp vụ thị trường mở gồm: máy FAX, máy vi tính nối mạng internet; • Có giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở. • Được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy công nhận là thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở. 16
  • 17. ĐIỀU KIỆN CÁC LOẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ ĐƯỢC GIAO DỊCH TRÊN TTM • Phát hành bằng đồng Việt Nam – VND • Được phát hành dưới hình thức ghi sổ và lưu ký tại Ngân hàng nhà nước • Thuộc sở hữu hợp pháp của TCTD • Tổ chức phát hành không được sử dụng các loại giấy tờ có giá do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với Ngân hàng Nhà nước Quyết định số 11/QĐ-NHNN 06/01/2010 về danh mục các GTCG được sử dụng trong giao dịch với NHNN 17
  • 18. • 1.1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. • 1.2. Trái phiếu Chính phủ, bao gồm: a. Tín phiếu Kho bạc; b. Trái phiếu Kho bạc; c. Trái phiếu công trình TW; d. Công trái xây dựng Tổ quốc. đ. Trái phiếu CP do NH Phát triển VN được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành. • 1.3. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm: a. Trái phiếu do VDB phát hành được CP bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; b. Trái phiếu do NH CSXH phát hành được CP bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn. • 1.4. Trái phiếu Chính quyền địa phương do ỦBND TP Hà Nội , TP Hồ Chí Minh phát hành. Khoảng tô đỏ chỉ được giao dịch mua bán có kỳ hạn, không được mua bán hẳn CÁC LOẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ ĐƯỢC GIAO DỊCH TRÊN TTM 18
  • 19. •Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông qua phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. •Tại một phiên đấu thầu, NHNN chỉ áp dụng một phương thức: CÁC LOẠI GIẤY TỜ CÓ GIÁ ĐƯỢC GIAO DỊCH TRÊN TTM Đấu thầu khối lượng Đấu thầu lãi suất 19
  • 20. ĐẤU THẦU KHỐI LƯỢNG • (i) NHNN thông báo cho các TCTD về phiên đấu thầu chào mua/chào bán GTCG trên OMO theo phương thức đấu thầu khối lượng. • (ii) NHNN thông báo lãi suất áp dụng cho GTCG cần mua/cần bán • (iii) NHNN có thể thông báo hoặc không thông báo khối lượng cần mua/cần bán trước mỗi phiên • (iv) Các TCTD tham gia dự thầu khối lượng bán/mua trên cơ sở lãi suất NHNN thông báo. 20
  • 21. KL dự thầu nhỏ hơn hoặc bằng KL NHNN cần mua/bán TCTD mua đủ KL dự thầu lớn hơn hoặc bằng KL NHNN cần mua/bán Phân phối theo tỉ lệ 21
  • 22. ĐẤU THẦU LÃI SUẤT • (i) NHNN thông báo cho các TCTD về phiên đấu thầu chào mua/chào bán GTCG trên OMO theo phương thức ĐTLS. • (ii) NHNN không thông báo lãi suất áp dụng cho GTCG cần mua/cần bán mà lãi suất trúng thầu sẽ hình thành thông qua kết quả đấu thầu. • (iii) NHNN có thể thông báo hoặc không thông báo khối lượng cần mua/cần bán trước mỗi phiên • (iv) Các TCTD tham gia dự thầu khối lượng bán/mua và đưa ra lãi suất dự thầu. (Tối đa 5 mức lãi suất trong một đơn dự thầu, lãi suất làm tròn đến 2 con số thệp phân, %/năm) 22
  • 23. XÉT THẦU ĐẤU THẦU LÃI SUẤT KL dự thầu nhỏ hơn hoặc bằng KL NHNN cần mua/bán KL dự thầu lớn hơn KL NHNN cần mua/bán TCTD mua đủ NHNN chào mua NHNN chào bán Xét lãi suất từ cao xuống thấp Xét lãi suất từ thấp lên cao 23
  • 24. LÃI SUẤT TRÚNG THẦU ĐẤU THẦU LÃI SUẤT LÃI SUẤT THỐNG NHẤT LÃI SUẤT RIÊNG LẺ Một mức lãi suất trúng thầu áp dụng chung cho tất cả các tổ chức trúng thầu, lãi suất NHNN mua/bán hết khối lượng cần mua/bán Nhiều mức lãi suất trúng thầu theo mức lãi suất dự thầu của các tổ chức dự thầu 24
  • 25. THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG •Là 1 bộ phận của TTTT diễn ra việc trao đổi dòng vốn ngắn hạn giữa các TCTD và các KH của họ trong nền kinh tế. •Trong thị trường này, các khách hàng của TCTD khá đa dạng, từ Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế đến các cá nhân, hộ gia đình đều có thể trở thành đối tác của các TCTD trong thị trường khách hàng. 25
  • 26. THỊ TRƯỜNG KHÁCH HÀNG • Ở thị trường này, TCTD vừa là người cho vay, vừa là người đi vay (trong những hợp đồng tiền gửi ngắn hạn hay những hợp đồng tín dụng trực tiếp ngắn hạn với các chủ thể trong nền kinh tế); TCTD có thể là người mua (Ví dụ: mua TPKB từ KBNN, chiết khấu các GTCG ngắn hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế), có thể là người bán (bán chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng …) trên thị trường này. • Thị trường khách hàng là một bộ phận quan trọng của TTTT giúp vốn có thể đến trực tiếp với chủ thể cần vốn thực sự, đồng thời tác động trực tiếp lên cung tiền trong lưu thông của nền kinh tế. 26
  • 27. • TTTT là nơi lý tưởng cho các ĐCTC cất trữ vốn dư thừa ngắn hạn cho tới khi cần • Đầu tư số vốn nhàn rỗi để giảm chi phí cơ hội cho các nhà đầu tư. Đối với chủ thể thặng dư vốn • Cung cấp nguồn vốn ngắn hạn với chi phí thấp • Đáp ứng nhu cầu thanh toán Đối với chủ thể đi vay VAI TRÒ 27
  • 28. 2.2. CÁC CÔNG CỤ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC 2.2.2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỬI 2.2.3. THƯƠNG PHIẾU 2.2.4. CHẤP PHIẾU NGÂN HÀNG 2.2.5. HỢP ĐỒNG REPO 2.2.6. EURODOLLARS – ĐÔ LA NGOẠI BIÊN 28
  • 29. 2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC (treasury bill - tb) • Tín phiếu kho bạc là giấy nợ ngắn hạn do Chính phủ (Kho bạc nhà nước) phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước tạm thời và để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. • Tín phiếu kho bạc có kỳ hạn ngắn dưới 1 năm, được xem là công cụ không có rủi ro và phổ biến nhất trên thị trường tiền tệ. • Thị trường giao dịch tín phiếu kho bạc được xem là thị trường thanh khoản nhất trên thế giới. 29
  • 30. 2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC (treasury bill - tb) •(Mỹ) Là loại chứng khoán chiết khấu ngắn hạn được phát hành thường xuyên, liên tục với các kỳ hạn phổ biến là 4 tuần, 13 tuần (tương đương 3 tháng) và 26 tuần (6 tháng), TPKB được mua thấp hơn mệnh giá và được thanh toán đúng bằng mệnh giá khi đáo hạn. Khoảng chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá tín phiếu được xem là phần lãi cho người nắm giữ tín phiếu. 30
  • 31. 2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC (treasury bill - tb) • (VN) Tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Kho bạc nhà nước phát hành trên cơ sở được ủy nhiệm của Bộ tài chính nhằm phát triển thị trường tiền tệ và bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời trong năm tài chính. • Là loại trái phiếu CP có kỳ hạn 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần và đồng tiền phát hành là đồng tiền Việt Nam. Các kỳ hạn khác của TPKB do BTC quyết định tùy theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần. 31
  • 32. 2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC VN •Do KBNN phát hành •Nhằm phát triển TT tiền tệ và huy động vốn để bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời trong năm tài chính. •Phát hành theo phương thức đấu thầu, khối lượng và lãi suất hình thành qua phương thức đấu thầu. •Bộ Tài chính có thể ủy thác cho Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc 32
  • 33. 2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC VN •Đối tượng được tham gia đấu thầu: •1. Các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng. •2. Các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; các chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. •3. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 không mua hết khối lượng tín phiếu kho bạc của đợt phát hành thì Ngân hàng Nhà nước được mua phần còn lại 33
  • 34. 2.2.1. TÍN PHIẾU KHO BẠC NHÀ NƯỚC VN •Sử dụng và thanh toán : •1. Toàn bộ khoản vay từ tín phiếu kho bạc được tập trung vào ngân sách trung ương để sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. •2. Ngân sách trung ương bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi tín phiếu kho bạc khi đến hạn và chi phí tổ chức phát hành, thanh toán cho tổ chức nhận ủy thác phát hành. 34
  • 35. Câu hỏi thảo luận: •1. Phân biệt sự khác và giống nhau cơ bản của TÍN PHIẾU KHO BẠC và TRÁI PHIẾU KHO BẠC. •2. Vì sao TÍN PHIẾU KHO BẠC được xem là tài sản phi rủi ro và Lãi suất tín phiếu kho bạc được xem là lãi suất phi rủi ro? •3. So sánh đối tượng được tham gia đấu thầu TÍN PHIẾU KHO BẠC & đối tượng được tham gia đấu thầu TRÁI PHIẾU KHO BẠC? 35
  • 36. Lãi suất chiết khấu của tín phiếu kho bạc (lãi suất danh nghĩa) Trong đó: F : Mệnh giá tín phiếu kho bạc P : Giá bán tín phiếu kho bạc Idiscount : Lãi suất chiết khấu (%/năm) n :Thời hạn còn lại của tín phiếu kho bạc cho đến khi đáo hạn (ngày) 36
  • 37. Trong đó: F : Mệnh giá tín phiếu kho bạc P : Giá bán tín phiếu kho bạc Idiscount : Lãi suất chiết khấu (%/năm) n :Thời hạn còn lại của tín phiếu kho bạc cho đến khi đáo hạn (ngày) Lãi suất chiết khấu của tín phiếu kho bạc (lãi suất danh nghĩa) 37
  • 38. Lãi suất đầu tư của tín phiếu kho bạc •Đối với tín phiếu kho bạc, người ta hay sử dụng lãi suất đầu tư (iinvestment) để so sánh với lợi suất của các công cụ dài hạn khác. Trong đó: iinvestment : Lãi suất đầu tư của tín phiếu kho bạc 38
  • 39. Lãi suất đầu tư của tín phiếu kho bạc •Với lãi suất đầu tư cho trước, giá bán tín phiếu được tính bởi công thức: •iinvestment được xem là công cụ đo lường tỉ suất lợi nhuận của khoảng đầu tư tín phiếu 39
  • 40. VÍ DỤ • Giả sử một tín phiếu kho bạc thời hạn 3 tháng (đương đương 90 ngày) mệnh giá 1.000.000 đồng, được bán với giá 980.000 đồng, lãi suất chiết khấu sẽ là ? • Giả sử một tín phiếu kho bạc thời hạn 3 tháng (đương đương 90 ngày) mệnh giá 1.000.000 đồng, được bán với giá 980.000 đồng, lãi suất đầu tư sẽ là ? • Tín phiếu kho bạc mệnh giá 1.000.000 đồng thời hạn 9 tháng, thời gian còn lại 45 ngày, lãi suất đầu tư là 8%/năm, giá bán lại tín phiếu được tính là ? 40
  • 41. •Chứng chỉ tiền gửi là một tài sản tài chính ngắn hạn được phát hành bởi một ngân hàng hay một tổ chức tiết kiệm, thể hiện một số tiền nhất định được ký gửi tại tổ chức phát hành chứng chỉ. Các ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ. Trên chứng chỉ tiền gửi có qui định ngày đáo hạn, lãi suất cụ thể, và có thể được phát hành với bất kỳ mệnh giá nào 2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (Certificate of Deposit – CD) 41
  • 42. •Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ vay nợ do ngân hàng bán cho người gửi tiền, được thanh toán lãi theo lãi suất đã định trước và khi đáo hạn sẽ được hoàn trả hết giá mua ban đầu. •Hầu như các ngân hàng đều phát hành CD có thể chuyển nhượng được, điều này khiến CD trở nên hấp dẫn hơn so với các khoản tiền gửi thông thường và trở thành một hàng hóa quan trọng trên thị trường tiền tệ. •Các chứng chỉ tiền gửi ký danh thường được hưởng quyền lợi bảo hiểm tiền gửi. 2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT) (Certificate of Deposit – CD) 42
  • 43. Chia làm 2 loại: • Không thể mua bán (nonnegotiable): thường kèm với một mức lãi suất ưu đãi hoặc các khuyến mãi khác. người gửi tiền quyết định rút tiền trước hạn thì phải chịu một khoản tiền phạt rút trước hạn hoặc chỉ tính lãi ở một mức rất thấp • Có thể mua bán (negotiable): cho phép người gửi tiền ban đầu (hay người chủ sở hữu tiếp theo của chứng chỉ) được bán chứng chỉ tiền gửi trên thị trường tiền tệ trước ngày đáo hạn 2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT) (Certificate of Deposit – CD) 43
  • 44. Tại Mỹ, căn cứ theo TCPH, CDs chia thành 4 loại: • CCTG được phát hành bởi các ngân hàng nội địa • CCTG dollar ngoại biên (Euro CDs) được phát hành bằng đồng USD nhưng được phát hành bên ngoài nước Mỹ, • CCTG Yankee (Yankee CD), được phát hành bằng đồng USD nhưng được phát hành bởi một ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Mỹ. • CCTG tiết kiệm được phát hành bởi các hiệp hội tiết kiệm và cho vay, và các ngân hàng tiết kiệm. 2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT) (Certificate of Deposit – CD) 44
  • 45. Lợi suất của CDs phụ thuộc: (1) Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng phát hành, (2) Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi, (3) Cung cầu của chứng chỉ tiền gửi trên thị trường. 2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT) (Certificate of Deposit – CD) 45
  • 46. • CD có thể phát hành theo phương thức chiết khấu hoặc trả lãi sau. • Ví dụ: Ông A nếu nắm giữ một chứng chỉ tiền gửi mệnh giá 1.000.000 đồng, thời hạn 6 tháng (tương đương 181 ngày) lãi suất 7,5%/năm; lãi và gốc sẽ nhận khi đáo hạn; số tiền sẽ nhận được vào ngày đáo hạn là ? Tương tự như trên nhưng nếu chứng chỉ tiền gửi được phát hành theo phương thức chiết khấu thì giá mua ban đầu và số tiền nhận được khi đáo hạn sẽ là bao nhiêu ? Nếu thời gian còn lại là 60 ngày, ông A bán CD trên cho ngân hàng với lãi suất áp dụng là 7%; giá giao dịch CD sẽ là bao nhiêu ? 2. CHỨNG CHỈ TIỀN GỞI (TT) (Certificate of Deposit – CD) 46
  • 47. •Thương phiếu là giấy nhận nợ ngắn hạn do các doanh nghiệp phát hành nhằm vay vốn ngắn hạn của các đối tác khác nhau trên thị trường tiền tệ. •Thương phiếu thường được phát hành nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. • Là một giấy nợ không đảm bảo • Thường chỉ được phát hành bởi các doanh nghiệp uy tín, các tập đoàn lớn với định mức tín nhiệm cao. • Lãi suất trả cho thương phiếu phản ánh mức độ rủi ro và nhu cầu vốn của công ty. • Thường có thời hạn trong vòng 270 ngày. 3. THƯƠNG PHIẾU - (COMMERCIAL PAPER) 47
  • 48. •Thương phiếu cũng được sử dụng cho mục đích tài trợ bắc cầu (bridge financing) (F. J. Fabozzi & F. Modigliani), •Ví dụ: Một công ty cần có nguồn tiền dài hạn để thực hiện một dự án mới. Với tình hình thị trường vốn chưa thuận lợi, công ty có thể trì hoãn việc huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành thương phiếu huy động ngắn hạn cho đến khi nào tình hình thị trường vốn thuận lợi hơn 3. THƯƠNG PHIẾU - (COMMERCIAL PAPER) 48
  • 49. Thứ hạng tín dụng của thương phiếu Loại Công ty xếp hạng thương phiếu Fitch Moody’s S & P Thương phiếu thượng hạng hoặc cao hơn F-1+ F-1 P-1 A-1+ A-1 Thương phiếu thượng hạng hoặc thấp hơn F-2 F-3 F-4 P-2 P-3 A-2 A-3 Đầu cơ dưới mức thượng hạng F-5 NP B C Vỡ nợ D NP NP: Not prime (Không thượng hạng) 49
  • 50. Phân loại thương phiếu • Căn cứ vào chủ thể phát hành • Hối phiếu (Hối phiếu đòi nợ) • Lệnh phiếu (Hối phiếu nhận nợ) • Căn cứ phương thức trả lãi • Thương phiếu phát hành theo phương thức chiết khấu • Thương phiếu trả lãi sau 50
  • 51. THEO PHÁP LỆNH THƯƠNG PHIẾU (VN): •Thương phiếu: là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện 1 số tiền xác định trong 1 thời gian nhất định. Thương phiếu gồm hối phiếu và lệnh phiếu. • Hối phiếu (Bill of Exchange) là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện 1 số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào 1 thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. • Lệnh phiếu (Promissory note) là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện 1 số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào 1 thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. 51
  • 52. •Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. • Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. THEO LUẬT CÁC CÔNG CỤ CHUYỂN NHƯỢNG (2005) 52
  • 53. Lợi suất của thương phiếu • Lợi suất thương phiếu thường đi theo lợi suất của các công cụ thị trường tiền tệ khác. • Lợi suất thương phiếu cao hơn lợi suất tín phiếu kho bạc cùng thời hạn. Lý do: • (1) thương phiếu gánh chịu rủi ro tín dụng; • (2) tiền lãi thu được từ đầu tư vào TPKB có thể được miễn thuế thu nhập nên thông thường thương phiếu sẽ phải chào bán ở một mức lợi suất hơn để bù đắp cho bất lợi này; • (3) thương phiếu kém thanh khoản hơn tín phiếu kho bạc, (tuy nhiên lý do này là thứ yếu vì nhà đầu tư vào thương phiếu thường nắm giữ thương phiếu đến khi đáo hạn) 53
  • 54. 4. GIẤY CHẤP NHẬN CỦA NGÂN HÀNG (Banker’s Acceptance – BA) • Là giấy cam kết của một NH (ngân hàng chấp nhận) trả một khoản tiền nhất định cho người nắm giữ chấp phiếu vào một ngày nhất định được ghi rõ trên chấp phiếu. • Có thể xem BA là một dạng thương phiếu do NH phát hành, có thời hạn ngắn, NH cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định khi đến hạn bằng cách đóng dấu đã chấp nhận (Accepted) lên hối phiếu. Nhưng khác với thương phiếu thông thường, chấp phiếu NH được hình thành từ nhu cầu vốn và giao dịch thương mại của một DN chứ không phải của chính NH phát hành. • BA là một công cụ rất lâu đời, nó thường phát sinh trong các giao dịch thương mại quốc tế. 54
  • 55. •Chấp nhận là cam kết của người bị ký phát về việc sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo quy định của Luật này Theo Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 4. GIẤY CHẤP NHẬN CỦA NGÂN HÀNG (TT) (BANKER’S ACCEPTANCE – BA) 55
  • 56. 56
  • 57. lợi suất của BA • Lợi suất của BA phụ thuộc: • Rủi ro tín dụng của Ngân hàng chấp nhận (thường là thấp vì nguy cơ vỡ nợ trong ngắn hạn của các ngân hàng chấp nhận là rất thấp) • Rủi ro thanh khoản của BA (thường thấp hơn tương đối so với TPKB cùng thời kỳ) • Sự phát triển của thị trường giao dịch thứ cấp BA (thường kém phát triển hơn thị trường TPKB) • Tuy nhiên, mức chênh lệch BA và lãi suất TPKB thường không cố định theo thời gian. Sự thay đổi của mức chênh lệch lợi suất cho thấy sự thay đổi kết quả đánh giá của nhà đầu tư về sự khác biệt rủi ro và thanh khoản giữa các tài sản. 57
  • 58. 5. HỢP ĐỒNG MUA LẠI (Repurchase Agreement - Repo) • Hợp đồng mua lại (Repo) là việc bán một tài sản tài chính với cam kết của người bán là sẽ mua lại tài sản tài chính từ người mua với 1 mức giá cụ thể vào 1 ngày cụ thể trong tương lai. Cả giá bán và giá mua (mua lại) đều được xác định trong thoả thuận. • Hợp đồng mua lại ngược (Reserve Repo) là một sự đổi chiều thỏa thuận. Nhà kinh doanh mua các giấy tờ có giá từ nhà đầu tư rồi cam kết sẽ bán lại cho nhà đầu tư tại một thời điểm nào đó trong tương lai. • Về mặt bản chất, thỏa thuận mua lại là 1 khoản vay có tài sản thế chấp, trong đó tài sản thế chấp là tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ thị trường tiền tệ ... Chênh lệch giữa giá mua (mua lại) và giá bán chính là tiền lãi của khoản vay. Việc xác định giá mua lại căn cứ trên lãi suất repo được thỏa thuận với khách hàng. 58
  • 59. 5. HỢP ĐỒNG MUA LẠI (Repurchase Agreement - Repo) • Kỳ hạn của thỏa thuận mua lại thường là các kỳ hạn ngắn, thường gặp nhất là các thỏa thuận qua đêm hoặc vài ngày. • Thỏa thuận mua lại qua đêm (overnight repo) • Thỏa thuận mua lại có thời hạn (term repo): khoản vay theo hình thức Repo trong thời hạn lâu hơn một ngày. Các hợp đồng mua lại dài hạn hơn thường được ký kết theo các kỳ hạn tiêu chuẩn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần hay 1, 2, 3 tháng hay 6 tháng. • Thời hạn hợp đồng Repo có thể được thỏa thuận theo nguyên tắc “mở”, tùy thuộc vào nhu cầu vốn của bên đi vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn của bên cho vay. 59
  • 60. 5. HỢP ĐỒNG MUA LẠI (tt) (Repurchase Agreement - Repo) • Điểm khác với hợp đồng cầm cố chứng khoán: sẽ có sự thay đổi chủ sở hữu đối với chứng khoán làm tài sản thế chấp trong một giao dịch Repo, trong khi người cầm cố chứng khoán vẫn là chủ sở hữu tài sản trong thời gian cầm cố. Điều này tạo ra sự khác biệt đối với việc ai là bên sẽ được hưởng các lợi ích phát sinh liên quan trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực. 60
  • 61. 2.3 CHỦ THỂ THAM GIA TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ •Ngân hàng trung ương •Ngân hàng thương mại •Các tổ chức tài chính phi ngân hàng •Các tổ chức phi tài chính •Các cá nhân, hộ gia đình •Nhà môi giới 61
  • 62. Các chủ thể tham gia trên tttt của mỹ. Nguồn: Frederic S. Mishkin & Stanley G. Eakins (2012) 62
  • 63. 2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC • Chủ thể phát hành: Bộ Tài chính (ủy quyền cho KBNN tiến hành) • Điều kiện và điều khoản phát hành • Kỳ hạn: dưới 1 năm, cụ thể là 13, 26 và 52 tuần. • Mệnh giá: 100.000 đồng và bội số của 100.000 đồng. • Hình thức: bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. • Phương thức phát hành: • - (i) Đấu thầu qua Sở giao dịch NHNN (BTC quy định khung lãi suất và Kho bạc lựa chọn và quyết định lãi suất phát hành). • - (ii) Bán trực tiếp cho NHNN theo quyết định của Thủ tướng (lãi suất thỏa thuận). • Phát hành và thanh toán: được bán thấp hơn MG và được thanh toán 1 lần bằng MG vào ngày đáo hạn. 63
  • 64. 2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC • Đối tượng tham gia đấu thầu • Phải là thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Bộ Tài chính lựa chọn căn cứ theo các điều kiện được quy định, bao gồm: các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính và các định chế tài chính khác. • Nếu các đối tượng trên không mua hết, NHNN được quyền mua 1 phần hoặc toàn bộ khối lượng tín phiếu còn lại phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính 64
  • 65. 2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC • Điều kiện là thành viên đấu thầu: • (i) Là các NHTM, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các ĐCTC khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam. • (ii) Có VĐL thực góp tối thiểu bằng vốn pháp định. • (iii) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn. • (iv) Có thời gian hoạt động tối thiểu 3 năm. • (v) Là thành viên thị trường trái phiếu chuyên biệt tại HNX. 65
  • 66. 2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC • Hình thức đấu thầu Theo một trong hai hình thức như sau: • (i) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất: là việc các thành viên tham gia đấu thầu tín phiếu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để chủ thể phát hành lựa chọn mức lãi suất trúng thầu. • (ii) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh và không cạnh tranh lãi suất. 66
  • 67. 2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC • Đối với Đấu thầu kết hợp CT và không CT lãi suất. • Đối với đấu thầu không cạnh tranh LS, Các TC tham gia ĐT không đưa ra mức LS dự thầu mà đăng ký mua TPKB theo mức LSTT được xác định theo kết quả đấu thầu cạnh tranh lãi suất. • Tổng khối lượng phát hành theo hình thức không cạnh tranh không được vượt quá 30% tổng khối lượng tín phiếu gọi thầu. • Khối lượng đăng ký dự thầu không cạnh tranh nhỏ hơn hoặc bằng 30% tổng khối lượng gọi thầu => KL dự thầu cạnh tranh LS = tổng KL gọi thầu – KL dự thầu không cạnh tranh LS. • Khối lượng đăng ký dự thầu không cạnh tranh lớn hơn 30% tổng khối lượng gọi thầu => khối lượng dự thầu không cạnh tranh là 30%, khối lượng dự thầu cạnh tranh là 70% tổng khối lượng gọi thầu 67
  • 68. 2.4.1 NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TÍN PHIẾU KHO BẠC •Kết quả được xác định theo một trong hai phương thức gồm: • Đấu thầu đơn giá: là phương thức xác định kết quả đấu thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành tín phiếu là mức lãi suất trúng thầu cao nhất và được áp dụng chung cho các thành viên trúng thầu. • Đấu thầu đa giá: là phương thức xác định kết quả đấu thầu mà theo đó, mức lãi suất phát hành tín phiếu đối với mỗi thành viên trúng thầu đúng bằng mức lãi suất dự thầu của thành viên đó. 68
  • 69. Quy trình và thủ tục đấu thầu tpkb Sở giao dịch NHNN gởi thông báo Thành viên đấu thầu (1) Trước ngày đấu thầu 3 ngày làm việc (2) Đăng ký dự thầu chậm nhất vào 2 giờ chiều ngày tổ chức đấu thầu Kho bạc Nhà nước (3) Mở thầu, tổng hợp thông tin và gởi (4) Xác định mức lãi suất phát hành và gởi Đặt tối đa 5 mức thầu cho mỗi loại tín phiếu, mỗi mức bao gồm lãi suất (tính đến 2 chữ số thập phân) và khối lượng. 69
  • 70. Kết quả đấu thầu LS TRÚNG THẦU, ĐẤU THẦU CẠNH TRANH ĐƠN GIÁ ĐA GIÁ - Là mức LS dự thầu cao nhất. - Áp dụng chung cho các thành viên dự thầu. - Xét theo thứ tự từ thấp đến cao. Đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện: (i) Trong khung lãi suất phát hành do Bộ Tài chính quy định. (ii) KL tín phiếu lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khối lượng tín phiếu gọi thầu. - Là mức LS dự thầu của từng thành viên trúng thầu. - Được xét chọn từ thấp đến cao. Đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện: (i) Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khung lãi suất phát hành tín phiếu do BTC quy định. (ii) KL tín phiếu lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu không vượt quá KL tín phiếu gọi thầu. 70
  • 71. Kết quả đấu thầu (tt) LS TRÚNG THẦU, ĐẤU THẦU CẠNH TRANH ĐƠN GIÁ ĐA GIÁ Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, khối lượng tín phiếu dự thầu cao hơn khối lượng tín phiếu gọi thầu còn lại, phần dư còn lại này sẽ được phân bổ cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng tín phiếu dự thầu, làm tròn xuống tới hàng đơn vị. 71
  • 72. Kết quả đấu thầu LS TRÚNG THẦU, ĐẤU THẦU KHÔNG CẠNH TRANH ĐƠN GIÁ ĐA GIÁ - Là mức lãi suất trúng thầu cao nhất. - -Là BQGQ của các mức LSTT, làm tròn 2 chữ số thập phân. - KL phân bổ cho từng thành viên dự thầu tương ứng với khối lượng thành viên đã đăng ký. - T/hợp tổng KL đăng ký dự thầu lớn hơn KL dự kiến bán => phân bổ theo tỷ lệ. - T/hợp tổng KL đăng ký dự thầu nhỏ hơn KL dự kiến bán => NHNN mua phần còn lại. Nếu không có LSTT, NHNN mua theo LS thỏa thuận giữa BTC và NHNN. 72
  • 73. 2.4.2. MUA BÁN HẲN CÁC GTCG TRÊN TTTT •NHNN thực hiện chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại GTCG ngắn hạn với các TCTD •Giao dịch mua bán hẳn trên thị trường mở thông qua đấu thầu •Các TCTD thực hiện chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại GTCG với khách hàng •Các khách hàng bán hẳn giấy tờ có giá cho nhau 73
  • 74. Xác định giá mua/bán gtcg ngắn hạn Phương thức phát hành GTCG Giá giao dịch Thanh toán lãi ngay khi phát hành Trong đó: + P0 : Giá giao dịch giấy tờ có giá + F : Mệnh giá GTCG. + n : thời hạn còn lại của GTCG (số ngày). + r : lãi suất áp dụng 74
  • 75. Xác định giá mua/bán gtcg ngắn hạn Phương thức phát hành GTCG Số tiền nhận được khi đáo hạn Giá giao dịch Thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn Trong đó: + PĐH : Số tiền TCPH phải thanh toán cho người nắm giữ GTCG khi đến hạn (gồm vốn gốc và lãi) + N: Kỳ hạn của GTCG tính từ khi phát hành cho đến lúc đáo hạn (GTCG ngắn hạn: N,n tính theo ngày; + i: lãi suất danh nghĩa cam kết chi trả của TCPH %/năm + r: lãi suất trúng thầu (thống nhất hoặc riêng lẻ - đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do NHNN thông báo (đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm). 75
  • 76. 2.4.3. MUA BÁN CÓ KỲ HẠN CÁC GTCG • Nghiệp vụ Repo có thể do NHTW thực hiện với các NHTM, hoặc do các ngân hàng, các tổ chức tài chính thực hiện với khách hàng. Một Repo là kết hợp của 2 giao dịch riêng rẽ: • Bán các giấy tờ có giá kèm theo cam kết sẽ mua lại chúng theo cùng một giá tại thời điểm trong tương lai. Người bán cam kết trả cho người mua một lãi suất nhất định. • Mua các giấy tờ có giá theo cam kết trả lại chúng và nhận lại tiền gốc cộng với lãi suất nhất định vào một thời điểm nào đó trong tương lai. • Chênh lệch giữa giá bán ban đầu và giá mua lại trong hợp đồng Repo chính là thu nhập của nhà đầu tư. 76
  • 77. Thanh toán hợp đồng repo giữa nhnn và các tổ chức tín dụng •Giá thanh toán giữa NHNN và TCTD: Pđ = P0 × (1 – h). Trong đó: •+ Pđ : Giá thanh toán giữa NHNN và các TCTD trúng thầu trong hợp đồng mua/bán có kỳ hạn •+ P0 : Giá trị của GTCG tại thời điểm định giá, cách tính P0 phụ thuộc vào từng loại GTCG cụ thể (được tính như đã trình bày ở phần mua/bán hẳn ở trên) •+ h: là tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá và giá thanh toán 77
  • 78. Thanh toán hợp đồng repo giữa nhnn và các tổ chức tín dụng • Giá bán/mua lại GTCG giữa NHNN và TCTD • Trong đó: + Pv: Giá bán/mua lại GTCG giữa NHNN và TCTD tại thời điểm hết hạn hợp đồng repo + Pđ : Giá thanh toán giữa NHNN và các TCTD trúng thầu trong HĐ mua/bán có K.hạn (tại thời điểm thực hiện repo) + nrepo: thời hạn mua/bán có kỳ hạn (số ngày). 78
  • 79. • Là tỉ lệ phần trăm chênh lệch giữa giá trị GTCG tại thời điểm định giá trong GD mua/bán có kỳ hạn và giá thanh toán giữa NHNN với các TCTD trúng thầu. • Tỉ lệ này do NHNN công bố trong từng thời kỳ trên cơ sở xem xét mức độ rủi ro và thời hạn còn lại của từng loại GTCG. Đây là tỉ lệ đảm bảo tính an toàn cho các hợp đồng Repo. Tỉ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán h (haircut) 79
  • 80. Theo quy định hiện hành, tỉ lệ haircut – h được quy định như sau: Giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở Tỷ lệ h Dưới 1 năm Từ 1 – 5 năm Trên 5 năm 1. Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. 0% 5% 10% 2. Trái phiếu Chính phủ. 3. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. 4. Trái phiếu CQĐP do UBND TP Hà Nội và TPHCM phát hành. 20% 80