SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
-------------------------------
ISO 9001:2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Sinh viên : Nguyễn Ngọc Hạ
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thanh Hương
HẢI PHÒNG – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
-----------------------------------
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HỌC TẬP
TẠI CÁC DI TÍCH GẮN VỚI CÁC TRẠNG NGUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Sinh viên : Nguyễn Ngọc Hạ
Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Thị Thanh Hương
HẢI PHÒNG – 2020
3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
--------------------------------------
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên:Nguyễn Ngọc Hạ
Mã SV: 1612405001 Lớp : DL 2001
Ngành: Quản trị dịch vu du lịch và lữ hành
Tên đề tài: Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các
trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng
4
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
- Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của các Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần
Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Điều kiện để xây dựng chương trình du lịch học tập cho các em học sinh
trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng khai thác di tích các đền Trạng nguyên tại
Hải Phòng để phục vụ du lịch
- Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả các đền Trạng
nguyên tại Hải Phòng để phục vụ du lịch
2. Các tài liệu, số liệu cần thiết
Các số liệu về :
- Số lượng học sinh, sinh viên tiêu biểu, của Hải Phòng năm 2019
- Số lượng cơ sở lưu trú du lịch, hướng dẫn viên, cơ sở kinh doanh du lịch tại
Hải Phòng
- Lượng khách du lịch đến các đền Trạng nguyên tại Hải Phòng thu được
- Số lượng lao động tại các đền thu được
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Vietravel chi nhánh Hải Phòng
5
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Vũ Thị Thanh Hương
Học hàm, học vị:ThS
Cơ quan công tác: Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn
với các Trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 30 tháng 03 năm 2020
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 30 tháng 06 năm 2020
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Ngọc Hạ ThS Vũ Thị Thanh Hương
Hải Phòng, ngày 01 tháng 07 năm 2020
HIỆU TRƯỞNG
6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên: ThS. Vũ Thị Thanh Hương
Đơn vị công tác: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Hạ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Đề tài tốt nghiệp: Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với
các Trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
 Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu.
 Có ý thức kỷ luật tốt, chăm chỉ, chịu khó học hỏi.
 Hoàn thành đề tài đúng thời hạn.
2. Đánh giá chất lượng của khóa luận
- Về lý luận, tác giả đã nêu khái quát, phân tích và đưa ra các cơ sở lý luận về lịch sử,
đặc điểm các đền trạng.
- Về thực tiễn, tác giả đã nêu và đánh giá thực trạng hiệu quảhoạt động của các đền
Trạng nguyên, từ đó xây dựng chương trình du lịch học tập tại các đền Trạng.
- Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiễn, đạt chất lượng tốt của khóa luận
tốt nghiệp đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Được bảo vệ Không được bảo vệ Điểm hướng dẫn
Hải Phòng, ngày 30tháng 06 năm 2020
Giảng viên hướng dẫn
ThS. Vũ Thị Thanh Hương
7
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, đặc biệt là các thầy cô
trong khoa Du Lịch đã luôn giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình học tập
tại trường. Và em cũng chân thành cảm ơn cô giáo ThS Vũ Thị Thanh Hương - người
trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Có được bài báo cáo thực tập này, em xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc
tới ban quản lý khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong đó có chị Hương
Vũ đã tạo điều kiện giúp đỡ em với những tài liệu, số liệu thực tế quý giá trong suốt
quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo. Anh Tạ Hữu Tiến – Hướng
dẫn viên tự do kiêm thiết kế chương trình trải nghiệm đã giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thiện báo cáo.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo
cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của thầy, cô để bài báo cáo khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Trân trọng cảm ơn!
8
MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Giáo dục luôn là lĩnh vực đứng hàng đầu trong mối quan tâm của mỗi quốc gia.
Theo báo cáo của UNESCO về định hướng giáo dục cho thế kỷ 21 đã nhấn mạnh vào
4 trụ cột của giáo dục là: Học để biết (To learn) – Học để làm (To do) – Học để tồn
tại (To be) – Học để chung sống (To live together). Và một trong những hướng tiếp
cận hữu ích nhất chính là du lịch kết hợp học tập với các hoạt động: bước ra thế giới
– trải nghiệm – học tập từ xã hội – tích lũy kỹ năng – giao lưu văn hóa.Và việc tạo ra
môi trường học tập đó với Việt Nam ngày nay là điều không khó khi mà Du lịch Việt
Nam trong những năm qua đang vươn lên mạnh mẽ, hội nhập với trào lưu chung trên
thế giới.
Hải Phòng là một thành phố có tiềm năng du lịch vô cùng to lớn với đầy đủ địa
thế, tài nguyên du lịch, nhân lực trong vấn đề phục vụ du lịch. Là một vùng đất có
truyền thống hiếu học khi mà nơi đây có đến 3 vị Trạng nguyên. Chính vì lẽ đó mà
Hải Phòng luôn được xem là một trong những thành phố luôn đặt vấn đề giáo dục
song song với tình hình phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên du lịch kết hợp
với trải nghiệm, học tập chưa thực sự được chú trọng và quan tâm.
Là một người con sinh và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt này, nhận
thấy Hải Phòng có một tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển du lịch học tập. Do vậy,
bản thân người viết muốn tìm hiểu, giới thiệu và đề xuất những biện pháp nhằm khai
thác có hiệu quả du lịch kết hợp với học tập, Xuất phát từ lý do trên, người viết đã lựa
chọn đề tài: “ Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các Trạng
nguyên tên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp.
2) Mục đích nghiên cứu
Các điều kiện để xây dựng các chương trình du lịch học tập cho các em học
sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng khai thác các di tích các đền Trạng nguyên tại
Hải Phòng để phục vụ du lịch
9
Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả các đền Trạng
nguyên tại Hải Phòng để phục vụ du lịch
3) Đối tượng nghiên cứu
Cuộc đời và sự nghiệp, khu di tích Đền của các Trạng nguyên Lê Ích Mộc,
Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
4) Phạm vi nghiên cứu
Đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc ở xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng
Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn ở xã Thái Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng
Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện
Vĩnh Bảo, Hải Phòng
5) Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận sử dụng các phương pháp :
 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: nghiên cứu các tài liệu, thu thập các
thông tin cần thiết có liên quan đến ba ngôi Đền để phục vụ cho quá trình nghiên cứu
 Phương pháp điền dã (khảo sát, chụp ảnh..): đến tận nơi để khảo sát tình hình
thực tế ở các di tích. Chụp ảnh để lấy dữ liệu và kết hợp với việc trò chuyện với ban
quản lý di tích để có những thông tin thật chính xác.
 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh : Từ những thông tin thu thập được
trong quá trình điền dã , người viết phân tích các thông tin, có sự so sánh và đối
chiếu một số dữ liệu trong quá trình nghiên cứu, triển khai vấn đề, từ đó, người viết
tổng hợp các thông tin và sắp xếp theo một trình tự cụ thể.
6) Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, bố cục
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Các điều kiện để xây dựng các chương trình du lịch học tập cho học
sinh Hải Phòng
10
Chương 2: Thực trạng về việc khai thác các di tích của ba Trạng nguyên ở Hải
Phòng phục vụ du lịch
Chương 3: Một sốkiến nghịvà giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả ba Đền
Trạng nguyên trên địa bàn Hải Phòng
11
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 8
1) Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 8
2) Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 8
3) Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 9
4) Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 9
5) Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9
6) Bố cục của đề tài 9
CHƯƠNG 1.........................................................................................................
14
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH.........
14
HỌC TẬP CHO HỌC SINH HẢI PHÒNG........................................................
14
1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch tại Hải Phòng.....................................14
1.2. Công tác tổ chức thi tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt Nam
và cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn
Bỉnh Khiêm ..............................................................................................................15
1.2.1. Công tác tổ chức thi cử tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến
Việt Nam ...............................................................................................................15
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm .............................................................................................19
1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng ................41
1.3. Truyền thống hiếu học của người dân Hải Phòng..........................................45
Tiểu kết chương 1............................................................................................46
CHƯƠNG 2.....................................................................................................47
12
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC CÁC DI TÍCH CỦA BA TRẠNG
NGUYÊN Ở HẢI PHÒNG PHỤC VỤ DU LỊCH..........................................47
2.1. Thực trạng tại các di tích của các đền Trạng nguyên.....................................47
2.1.1. Đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc ................................................................47
2.1.2. Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn .............................................................51
2.1.3. Đền Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm..................................................54
2.2. Khảo sát các điều kiện về Cơ sở vật chất và Cơ sở hạ tầng để xây dựng ......65
chương trình du lịch tại các di tích đền Trạng .........................................................65
2.2.1. Đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc..........................................................65
2.2.2. Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn .......................................................68
2.2.3. Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm ..............................................70
2.2.4. Đánh giá khó khăn còn tồn tại..................................................................74
Tiểu kết chương 2............................................................................................75
CHƯƠNG 3:....................................................................................................76
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ CÁC
ĐỀN TRẠNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG............................76
3.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các Đền Trạng nguyên ..76
3.1.1. Quan tâm bảo vệ và tôn tạo các khu di tích lịch sử - văn hóa..................76
3.1.2. Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch............................................76
3.1.3. Đẩy mạnh việc phát triển và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kĩ thuật phục vụ du lịch.................................................................................76
3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch .................................77
3.1.5. Đẩy mạng hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch............79
3.2. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty khai
thác79
3.2.1. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng............................79
13
3.2.2. Đối với chính quyền địa phương..............................................................80
3.2.3. Đối với Ban quản lí tại các ngôi đền........................................................81
3.2.4. Đối với các công ty kinh doanh lữ hành...................................................82
3.2.5. Xây dựng một số chương trình du lịch học tập cho học sinh gắn với các di
tích Trạng Nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng .........................................82
KẾT LUẬN .....................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................89
PHỤ LỤC ........................................................................................................90
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
Stt Từ viết tắt Nghĩa
1 BTC Ban tổ chức
2 BGK Ban giám khảo
3 GS Giáo sư
4 HDV Hướng dẫn viên
5 KTS Kiến trúc sư
6 PGS.TS Phó giáo sư.Tiến sỹ
7 UBND Ủy ban nhân dân
8 ThS Thạc sỹ
9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
14
CHƯƠNG 1
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
HỌC TẬP CHO HỌC SINH HẢI PHÒNG
1.1.Khái quát chung về hoạt động du lịch tại Hải Phòng
Hải phòng được biết đến là thành phố Cảng hay với tên gọi thân thương hơn là
thành phố Hoa Phượng Đỏ. Là một trong những thành phố trọng điểm của cả nước về
mặt kinh tế, trong đó ngành du lịch góp phần không nhỏ. Đến với Hải Phòng bạn như
đắm chìm vào không gian cuộc sống nhộn nhịp cùng với người dân nơi đây. Hàng
năm, Hải Phòng là một trong những địa diểm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch
đến tham quan và nghỉ dưỡng ở những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Đồ Sơn,
vịnh Bái Tử Long…Du lịch Hải Phòng còn được du khách biết đến bởi những lễ hội
lớn nổi tiếng khắp cả nước như lễ hội chọi trâu một lễ hội độc đáo, nổi tiếng của Đồ
Sơn. Và các khu di tích lịch sử văn hóa như chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh, đền
Nghè, đền thờ bà Lê Chân...
Với vị trí địa lý nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình ở Hải
Phòng rơi vào khoảng 23 – 40 độ C. Là tỉnh có khí hậu nóng ẩm, mang đậm tính đặc
trưng của kiểu thời tiết miền Bắc nên Hải Phòng cũng sẽ có đủ 4 mùa trong một
năm.Thời điểm đẹp nhất để du khách đặt tour du lịch trong nước để đến với Hải
Phòng thường sẽ rơi vào mùa hè, đây là khoảng thời gian ít mưa, nắng ráo, khí hậu
ấm áp thích hợp để du khách có thể tham gia các hoạt động trên biển cũng như là
dành thời gian để khám phá thành phố xinh đẹp này với những hàng hoa phượng đỏ
rực rỡ trong nắng.
Hải Phòng có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng để du khách có
thể lựa chọn sao cho phù hợp với khẩu vị của mình. Đặc biệt, du khách cũng đừng
quên thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng đất này như : bánh mì cay (bánh
mì Hải Phòng), các loại ốc, món ăn hải sản, bánh đa cua, nem cua bể, sủi dìn, cơm
cháy hải sản, lẩu cua đồng, miến trộn,..
15
Du lịch Hải Phòng những năm gần đây cũng có những biến chuyển mới. Năm
2019, Hải Phòng đón và phục vụ 9.078.200 lượt khách, tăng hơn 16,3% so với cùng
kỳ 2018 với doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 930.000
lượt, tăng 8,25% so với cùng kỳ 2018.
Hải Phòng hiện có 490 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao, với
11.074 phòng lưu trú, trong đó có 56 tàu thủy lưu trú du lịch với 375 phòng; 66 đơn
vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 34 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 25
doanh nghiệp lữ hành nội địa, 7 chi nhánh, đại lý nội địa.
Theo số liệu thống kê năm 2018, Hải Phòng có 610 hướng dẫn viên có thẻ
hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 268 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, 342 thẻ hướng
dẫn viên nội địa.
Trong năm 2019, công tác quy hoạch, xây dựng đề án và phát triển sản phẩm
du lịch cũng như công tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác phát triển du lịch đã có
chuyển biến tích cực. Công tác quản lý hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch và vận
chuyển khách du lịch, quản lý hoạt động lưu trú du lịch được đặc biệt chú trọng.
1.2.Công tác tổ chức thi tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt
Nam và cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất
Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.2.1.Công tác tổ chức thi cử tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến
Việt Nam
1.2.1.1. Chế độ khoa cử
Khoa cử là chế độ tuyển chọn người để cất nhắc vào đội ngũ quan lại thông
qua các kỳ thi do Nhà nước tổ chức.
Thi tuyển quan văn: Là hình thức khoa cử sớm nhất, phổ biến nhất thời kỳ
phong kiến, được áp dụng lần đầu tiên dưới thời nhà Lý, năm 1075.Thời nhà Trần,
khoa cử đi vào nề nếp hơn. Nhưng phải từ thời Lê sơ chế độ khoa cử mới được hoàn
thiện và việc tuyển lựa quan lại dựa trên kết quả khoa cử mới trở thành phương thức
chủ yếu trong quan chế của Nhà nước. Bất kỳ ai, dù là con quan đại thần hay thứ dân,
16
dù học ở trường tư nơi làng, xã hay trường công nơi phủ lộ, kinh thành như Quốc Tử
Giám, nếu có đủ tư cách đạo đức, đều có quyền dự thi để làm quan. Chế độ thi cử
trong nhiều triều đại phong kiến có tiếng là nghiêm túc và công bằng, đặc biệt là ở
các thời có minh quân trị nước.
Năm 1075, nhà Lý tổ chức kỳ thi đầu tiên. Sau đó, khoảng cách giữa những
khoa thi thường là 12 năm, rồi đổi thành 7 năm. Đến năm 1435, vua Lê Thái Tông
sửa lại là 6 năm một kỳ. Nhưng đến năm 1466, Lê Thái Tông đổi lại là 3 năm một kỳ.
Lệ thi này sau đó kéo dài tới cuối thời Nguyễn. Riêng năm 1404 nhà Hồ còn tổ chức
thêm kỳ thi thứ 5 là thi toán và viết chữ.
Quy chế khoa cử thời phong kiến bao gồm 3 kỳ thi (thi Hương, thi Hội, thi
Đình). Trong đó, quan trọng nhất là 2 kỳ thi Hương và thi Hội.
* Thi Hương
Thi Hương được tổ chức quy mô một tỉnh hoặc liên tỉnh để chọn người vào thi
Hội, thi Đình. Thể lệ thi Hương được ổn định từ thời Lê Thánh Tông, bắt đầu mở
trường thi ở các địa phương.
Theo sách Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ của nhà Nguyễn, kỳ thi Hương
có ba vòng (tam trường) hoặc bốn vòng (tứ trường).
Vòng đầu thi kinh nghĩa, gồm các sách tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo. Vòng
hai thi chiếu biểu (tức soạn thảo các văn bản hành chính như chiếu, biểu, sớ...). Vòng
ba thi sáng tác thơ phú theo chủ đề. Vòng bốn thi văn sách để viết các bài tự luận.
Vòng thi kinh nghĩa tương đối dễ, chỉ cần thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh và trình
bày cho đúng ý của người xưa. Vòng thi chiếu biểu phải thuộc hàng trăm bài loại này
rồi chắt lọc tinh hoa để viết thành bài.
Dễ làm nhưng khó đỗ nhất là kỳ thi thơ phú. Dễ vì suốt cả ngày chỉ cần sáng
tác một bài thơ tối đa 16 câu và một bài phú tám câu, nhưng cái khó là phải hay (mỗi
người một cảm nhận, đánh giá nên rất khó).
17
Vòng bốn thi văn sách thì tự do trình bày theo kiến giải riêng của mình, tương
tự như thi tự luận ngày nay. Muốn qua được vòng thi này, sĩ tử không những phải
thông làu kinh sử mà còn phải biết vận dụng sở học của mình để trình bày những kiến
giải mới lạ.
Đề thi thường hỏi đủ mọi lĩnh vực hư thiên văn, địa lý, bói toán, y học..., đặc
biệt là những câu hỏi về thời sự, đòi hỏi sĩ tử phải có những kiến giải độc đáo và đưa
ra giải pháp khả thi. Thi tứ trường nhưng phải học thiên kinh vạn quyển là thế!
* Thi Hội và thi Đình
Thi Hội và thi Đình được mệnh danh là kỳ thi Đại Tỷ (thi lớn, thường được gọi
là Đại khoa, gồm hai giai đoạn).
Thi Hội là kỳ thi quốc gia dành cho những người đã qua thi Hương, có bằng cử
nhân và các Giám sinh đã mãn khóa Quốc Tử Giám. Những người đỗ đạt trong các
kỳ đại khoa như thế đều có danh hiệu, tùy thuộc các thời kỳ khác nhau trong lịch sử.
Theo quy định từ năm 1434, thi Hội cũng có 4 kỳ. Kỳ một thi kinh nghĩa, thư
nghĩa, kỳ hai thi chiếu, chế, biểu, kỳ ba thi thơ phú và kỳ bốn thi văn sách.
Thi Đình còn gọi là Điện thí, được tổ chức ngay tại sân điện, do đích thân vua
ra đề và chấm thi. Quyển thi và quyển nháp đều do bộ Lễ cấp, có rọc phách. Vua
chấm thi vẫn không biết bài đó của ai. Thi Đình thực chất là cuộc phúc tra cuối cùng
nhằm thẩm định và xếp hạng các tân tiến sĩ.
Đây cũng là kỳ thi cuối cùng để xếp loại tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi Hội trước đó.
Sau khi vua chấm bài, học vị của các sĩ tử được quyết định và bảng vàng ghi danh là
vinh hiển tột cùng.
 Những vi phạm, can tội trong chế độ khoa cử và hình thức xử phạt
Những vi phạm như: mang sách vào trường thi, sang lều người khác hỏi chữ,
thi hộ… đều bị xem như là tội đồ và tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà có các hình thức
phạt như: đóng gông đuổi ra khỏi trường thi, đánh 100 trượng, xoá tên trong sổ không
cho đi thi vĩnh viễn, hoặc bị giam cầm… Những người vi phạm tội nặng như phạm
18
húy, bất túc…đều phải bị nêu tên lên bảng con- tức là một tấm bảng ngang dài độ 3
thước, ngang khoảng 3 gang làm bằng phên tre, trét vôi trắng dùng để ghi tên những
người can tội nặng.Sau đây là những can tội thường được nhắc đến:
Phạm húy: Trước ngày thi có bảng nêm yết ở cửa những chữ húy mà ai cũng
phải tránh kể cả các khảo quan. “ Tuyệt bút” là cấm ngặt không được dùng, lúc đọc
phải tránh âm, lúc viết phải sửa đổi hay dùng những chữ cận âm hay cận nghĩa thay
thế. Ví dụ như tránh dùng các tên vua nhà Nguyễn: Miên, Hồng, Đởm… nếu gặp thì
phải dùng từ khác cận nghĩa hay cận âm.
Khiếm trung: Là bên chữ “vua” không được viết thêm những chữ “ hôn”,
“sát”… Khiến hiểu lầm nhà vua u mê, hung dữ, hay bị giết…
Cấm tì ố: Quyển thi phải giữ sạch sẽ không được có vết mực hay hoen ố, công
dụng của các ống quyển mà các sĩ tử trân trọng đeo trước ngực là để che chở cho các
quyển văn khỏi bị mồ hôi hay nước mưa làm hoen ố.
“ Bất túc” và “ Bất cập”: Là viết không đủ quyển, không thành bài, viết chỉ vài
dòng. tội này nặng vì chứng tỏ thí sinh không đủ sức đi thi mà khảo quan duyệt hạch
không kỹ hoặc cố tình nâng đỡ. trường hợp này cả Khảo quan và thầy học cùng bị
phạt.
Ngoại hàm: Tất cả những quyển thi bị nộp trễ sau khi đã khoá hòm đựng quyển
thi bị gọi là”Ngoại hàm”. Dù bài không được chấm nhưng cũng được đọc kỹ xem có
bị phạm trường quy hay không. “ Ngoại hàm” là tội nặng, cũng bị nêu tên lên bảng
con.
1.2.1.2. Các cấp bậc đánh giá sĩ tử
Những người đỗ trong các kỳ thi Hương chia ra làm 2 loại. Loại một (từ thời
Lê về trước) có các danh hiệu Cống cử, Cống sinh, Cống sĩ, Hương tiến, Hương cống
(gọi theo học vị là Cử nhân). Cách gọi này có ý nghĩa là các địa phương cống lên,
tiến cử lên để triều đình tuyển chọn nhân tài. Những ông cử này sẽ được dự kỳ thi
Hội. Loại Hai không được thi Hội gọi là Sinh đồ. Thời nhà Nguyễn quy định thi
19
Hương đỗ tam trường (ba vòng đầu), đạt học vị Tú tài; đỗ tứ trường đạt học vị Hương
cống (về sau gọi là cử nhân); đỗ thủ khoa đạt Giải nguyên.
Kỳ thi Hội chọn ra các Tiến sĩ. Thi Hội đỗ bảng chính gọi là trúng cách được
tiếp tục dự thi Đình; đỗ bảng thứ là thứ trúng cách, được học vị Phó bảng; đỗ thủ
khoa đạt Hội nguyên.
Đỗ thi Đình đạt học vị chung là Tiến sĩ; đỗ thủ khoa đạt Đình nguyên. Trong
đó, đỗ từ 8 đến 10 điểm được xếp bậc Đệ nhất giáp; 10 điểm đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ
cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên), 9 điểm đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh,
thường gọi là bảng nhãn, 8 điểm đạt Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, thường
gọi là thám hoa.
Ba chức danh cao nhất của chế độ khoa cử là Tam khôi gồm Trạng nguyên,
Bảng nhãn, Thám hoa dành cho những người đạt điểm cao nhất của kỳ thi Đình với
các ứng viên là Tiến sĩ. Các tiến sĩ có tên niêm yết trên bảng vàng sẽ được ban yến
tiệc trong cung, được bệ kiến hoàng thượng, thăm hoa ở vườn ngự uyển, cưỡi ngựa
dạo khắp kinh thành, rồi vinh quy bái tổ. Phần thưởng cao quý nhất cho tiến sĩ là
được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu để lưu danh mãi mãi.
Lịch sử khoa bảng Việt Nam kéo dài 744 năm, từ khoa thi đầu tiên năm 1075
đến khoa thi cuối cùng năm 1919. Theo số liệu thống kê được, có 2.898 người đỗ đại
khoa (từ Tiến sĩ trở lên, trong đó 50 Trạng nguyên, song không có phụ nữ). Số không
thống kê được có tới hàng vạn người đỗ các mức thấp hơn (Cử nhân trở xuống). Phần
lớn những người đỗ đạt đều tham gia vào bộ máy quản lý đất nước và có những đóng
góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.2.2.1. Trạng nguyên Lê Ích Mộc
a) Giới thiệu chung
Lê Ích Mộc (chữ Hán: 黎益沭, 2 tháng 2 năm 1458 - 15 tháng 2 năm 1538),
người làng Quảng Cư, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn (nay thuộc huyện Thủy
20
Nguyên, thành phố Hải Phòng), đỗ đầu đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên)
khoa tháng hai, Nhâm Tuất, Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), đời Lê Hiến Tông.Lê Ích
Mộc làm quan tới Tả thị lang.
Lê Ích Mộc là vị Trạng nguyên đầu tiên của thành phố Hải Phòng, am hiểu
kinh Phật, tinh thông Nho giáo, tỏ tưởng sâu trình các phép thần thông huyền bí của
đạo giáo Lão Trung kết hợp với sự am hiểu sâu sắc về y học thiên văn, chiêm tinh, lí
số.
Ông nguyên là đạo sĩ, đến khi đỗ, vua sai tuyên đọc chế từ, bưng lư hương
cháy rực lửa ra trước, bị bỏng tuột cả tay mà không biết.
Khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh
chùạ Diên Phúc.
b) Cuộc đời và sự nghiệp
Lê ích Mộc sinh ngày 02 tháng 02 năm 1458 tại làng Ráng, huyện Thuỷ Đường,
bậc khởi tổ là cụ Lê Văn Hợi từ đất Tây Kinh Thanh Hoá đến đây sinh cơ lập nghiệp.
Đến đời thứ 3 kết quả mối tình giữa cụ Lê Văn Quang và bà Nguyễn Thị Lệ sinh
thành ra Lê ích Mộc. Theo sinh đồ Lê Tuấn Mậu trong : “ Tiểu sử tiền sư chùa Thanh
Lãng” soạn năm 1597 cho biết : Dưới Triều Lê Thánh Tông, ở làng Ráng, huyện
Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, Trấn Hải Dương, có một người nối nghiệp nho, tư gia
hiếu thảo, họ Lê tên Quang, vợ là Nguyễn Thị Lệ, cửa nhà thanh bần, kính sư sùng
phật, hay gíup đỡ người nghèo khó. Một đêm kia, vợ chồng nằm chiêm bao thấy quan
âm bồ tát cho một đoá hoa sen và một bài thơ:
“Phật cho Lê Thị một bông sen
Hiển thách nghìn thu dậy tiếng khen
Đích xác sang năm sinh quý tử
Danh lừng tam giáo gội ơn trên.”
Hôm sau vợ chồng nói chuyện lấy làm vui mừng. Từ ngày ấy, bà Lệ có mang
và sinh hạ được một người con trai mặt vuông, tai lớn, đặt tên là Lê Ích Mộc.
21
Tục truyền rằng, thuở nhỏ Lê Ích Mộc là cậu bé thông minh, ham học và ngoan
ngoãn được bà con làng trên xóm dưới yêu quý. Hàng ngày, sau những buổi phụ giúp
cha mẹ, cậu bé Mộc thường hay tới chùa Ráng giúp đỡ các vị tăng ni quét dọn nhà
cửa, xới đất trồng cây và chăm chỉ học hành, nghe nhờ văn sách. Cảm động trước tấm
lòng say mê hiếu học, nhà chùa đã nhận Lê Ích Mộc vào làm đệ tử, kèm cập thêm
kinh sử. Ngày ngày ăn chay niệm phật. Lê Ích Mộc vẫn dành thời gian cho đèn sách.
Đêm đêm , dưới ánh sáng lập loè của đom đóm hay dưới ánh sáng mờ nhạt của ánh
trăng khuya, ông lấy mâm cát làm sách học, Lê Ích Mộc chăm chỉ dùi mài kinh sử.
Ông lấy cát đổ lên mâm xoa phẳng, dùng ngón tay viết chữ lên đó để học, ghi nhớ rồi
xoá đi. Đó là cách học “Nhập tâm” giúp người ta nhớ lâu, hiểu kĩ . Lê Ích Mộc cho
rằng: “Việc học là việc khó nhưng không vì thế mà không học. Mỗi người hãy tuỳ
theo khả năng của mình mà chọn học”. Bởi thế mà ông đã lừng danh trong vùng là
người nhớ lâu, hiểu kỹ. Bài học của ông, sách Đại Việt đỉnh nguyên có ghi: “ Tam
công túc học đáo kim can ” tức là sau 3 năm đã thông hiểu đầy đủ giáo lý, giáo pháp
của bộ kinh kim cương.
Một hôm, Ích Mộc đang đi ở ngoài đường, gặp một vị sư già, một vị cao tăng
trụ trì tại chùa Yên Lãng ( Tức chùa Ráng), nhà sư thấy Lê Ích Mộc có tướng và cơ
duyên của một vị cao tăng nên theo Lê Ích Mộc về nhà. Ông Lê thấy khách quý lại
chơi, xiết bao mừng rỡ , ân cần mời làm thượng khách. Nhà sư chỉ Lê Ích Mộc nói
rằng: Ông là người từ thiện nên cậu bé này có quý tướng làm lên sự nghiệp lớn, rạng
danh gia phong. Nếu cho cậu ấy xuất gia đầu phật, tương lai phong đỗ cao làm vinh
hiển gia đình, tiền đồ không thể hạn lượng được. Ông Lê Văn Quang bèn hỏi: ý kiến
con thế nào ?. Lê Ích Mộc nhận lời. Từ đó Lê Ích Mộc xuất gia học đạo gánh sách
theo thầy đến ở chốn xa. Khoảng 5 năm, Lê Ích Mộc đủ thông hiểu các pho kinh phật
tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp làng.
Ngày ngày ăn chay niệm phật, chăm chỉ sách đèn, ông gần gũi dân làng chỉ
bảo họ cách làm ăn, làm thuốc chữa bệnh cho dân, hướng dẫn từ công việc cấy cày
đồng áng đến cắm đăng đan lưới cho dân bắt tôm, cá. Sau những kỳ đi giảng kinh ở
những vùng xa trở về, ông thường đem về những giống cây lạ phân phát cho dân làng
22
trồng. Đặc biệt là giống Lim ông mang về được dân làng trồng, đã cung cấp nguồn gỗ
chủ yếu để dựng chùa , làm nhà cửa. Sống nơi cửa thiền đất phật, Lê Ích Mộc luôn
thông cảm sâu sắc với những khó khăn của dân làng, ông khuyên mọi người hướng
về cửa phật với lòng thành tâm của chính mình chứ không phải bằng những nghi lễ
tốn kém. Không chỉ là một vị tăng sư chuyên tâm hằng dương phật pháp, mà ông còn
là một người am hiểu sâu sắc giáo lý Khổng tử, Mạnh tử, tỏ tường sâu trình các phép
thần thông huyền bí của Đạo giáo, Lão, Trung. Ông kế thừa được truyền thống “ nhập
thế gia trụ phật pháp” của các thiền sư nổi tiếng như: Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Minh
Không... chính nhờ các phương thuật huyền bí kết hợp với sự am hiểu về y học, thiên
văn, chiêm tinh, lý số... của Lê Ích Mộc mà ngôi chùa Ráng đã trở thành một sơn
môn lừng lẫy.
Dưới Triều Lê Thánh Tông, ông đi thi mấy lần mà không đỗ. Ông trở về quê
nhà trụ trì tại chùa Ráng chuyên nghiên cứu kinh tam tạng nhà phật. Sách “ Đại việt
sử ký toàn thư “ chép : “Mùa xuân tháng 2 năm Nhâm tuất, niên hiệu Cảnh Thống 5
( 1502 ) đời Lê Hiến Tông, Triều đình mở hội thi kén người tài, một lần nữa, Lê Ích
Mộc quyết tâm dùi mài kinh sử, ứng thi những mong đem trí tài giúp nước. Khoa thi
năm ấy sĩ tử đi ứng thi có tới mấy mươi ngàn người, triều đình chọn lấy đỗ 61 người
có bài thi xuất sắc nhất, trong đó Lê Ích Mộc người làng Ráng, huyện Thuỷ Đường,
phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh ( Trạng
nguyên ). Khi duyệt bài văn của Lê ích Mộc, nhà vua vô cùng sửng sốt, khen ngợi và
mến phục tài văn chương của ông bèn sai ông đọc bài “ Chế thư ” của mình trước các
ông nghè tân khoa, hai tay Lê Ích Mộc nâng lư hương đang bốc cháy rừng rực làm
bỏng rộp hết cả da tay mà không biết.
Sách “ Công dư tiệp ký ” của Vũ Phương đề chép: Lê Ích Mộc tuổi đã cao mà
chưa đỗ đạt gì thì tâm trạng cũng buồn, ông thường đến chùa Diên Phúc theo học
thầy chùa và kinh phật. Kỳ thi Đình năm ấy, tự tay vua Hiến Tông ra đề thi hỏi về
đạo trị nước của bậc Đế Vương với đề bài ra 9 dòng chữ. Thật là duyên kỳ phúc đã
đến,bằng những hiểu biết sâu sắc của gần 30 năm đèn sách Lê Ích Mộc trình bày một
cách mạch lạc, trôi chảy trên 25 trang giấy về niềm khát vọng trấn hưng phật giáo,
23
hiến nhiều kế sách về đạo trị nước của các bậc Đế Vương qua thực tế các triều đại.
Văn ông ý tứ dồi dào, đầy ký ức, không bỏ sót ý nào, khi duyệt bài của ông, vua Hiến
Tông, một ông vua có phong cách thi nhân thanh tao của thời Lê, vô cùng sửng sốt
mà thốt nên rằng: “ Bài văn của Lê Ích Mộc hơn hẳn mấy tầm so với bạn đồng khoa,
Trẫm rất hài lòng duyệt cho người ấy xứng bậc khôi nguyên”. Lê Ích Mộc đỗ Trạng
nguyên năm 44 tuổi. Từ khoa thi này, Triều đình có lệ treo Bảng Vàng ghi tên người
đỗ ở cửa nhà Thái học càng thêm phần vinh hiển, ông là Trạng nguyên của Tam giáo,
tinh thông Nho lão, am tường kinh Phật. Lê Ích Mộc đỗ Trạng nguyên vào cái thời
mà Phật giáo không còn là quốc giáo như những triều đại Lý – Trần trước đây. Lúc
này, Phật giáo đã nhường bước cho Nho giáo tiến lên hàng chính thống. Bấy lâu, các
triều đại phong kiến đã dựa vào chính khoa cử Nho giáo để tuyển chọn nhân tài, lấy
người ra làm quan, bổ sung đội ngũ quan lại từ trung ương xuống tới các địa phương
huyện, tổng. Bởi thế mà có nhiều người lao vào con đường cử nghiệp để tiến thân.
Trên con đường hoan lỗ của các sĩ phu, cũng có nhiều người hanh thông hiển đạt,
nhưng cũng không ít người bị trắc trở gian nan, mà thường là những người gặp trắc
trở thì hay tìm đến triết lý và sự an ủi của Lão và Phật. Vậy nên, đường đời của các sĩ
phu xưa thường là Nho, Phật, Lão. Con đường của Lê Ích Mộc thì lại khác, trước khi
đỗ Trạng nguyên, ông đã là đạo sĩ, là sãi chùa. Đó là nét riêng biệt, độc đáo của ông.
Sau khi đỗ Trạng nguyên, Lê ích Mộc bước vào cuộc đời làm quan trong giai
đoạn thịnh trị của triều Lê sơ không còn nữa. Từ sau đời Lê Hiến Tông ngắn ngủi,
các vua chúa cháu chắt của nhà Lê từ Uy Mục, Tương Dực trở đi đều biến ngai vàng
thành cỗ xe hưởng lạc, tiến vào con đường xa hoa, thoái hoá cực độ trên mồ hôi,
nước mắt và cả xương máu của nhân dân lao động. Mâu thuẫn trong xã hội trở nên
sâu sắc. Lê ích Mộc sinh ra và lớn lên ở vùng đất lam lũ, sống trong sự đùm bọc của
bà con lao động nên ông rất hiểu và thông cảm sâu sắc với đời sống nhân dân nơi
thôn dã; đồng thời chịu ảnh hưởng của thuyết “ từ bi hỷ xả ”, “lý vô chấp ”, “lẽ vô
thường ”, “vô ngã” của nhà Phật. Ông thường hay giúp đỡ người nghèo, khuyên mọi
người làm việc thiện, phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
24
Năm 1527, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Mạc Đăng Dung xưng vương. Trong
giai đoạn đầu, Vương triều mới có nhiều cải cách tiến bộ, được đông đảo nhân dân
ủng hộ. Đông các đại học sỹ triều Lê là thám hoa Nguyễn Văn Thái, bạn đồng khoa
với Trạng nguyên Lê Ích Mộc là một trong số cựu thần trí thức đầu tiên ủng hộ Mạc
Đăng Dung và tiến cử Lê Ích Mộc với Đăng Dung. Ông bỏ tài trí, hiểu biết ra giúp
triều đại mới với mong ước thực hiện ý nguyện của mình. Nhưng chỉ sau khi Mạc
Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh qua đời, mâu thuẫn trong nội bộ vương triều Mạc
trở lên gay gắt, tình hình có lúc nguy cấp, một số cựu thần có uy tín như cha con Lê
Bá Lý, Nguyễn Thuyến đã bỏ nhà Mạc theo nhà Lê, dân tình hoang mang không biết
theo ai, nên mặc dù làm quan đến chức Tả Thị Lang, đứng hàng thứ ba sau Thượng
thư, Tham tri nhưng Trạng nguyên cảm thấy chán ngán, đã “ treo ấn từ quan ” về trí
sĩ tại quê nhà. Nhớ thuở hàn vi, Lê Ích Mộc bỏ tiền ra tu sửa, mở mang chùa Ráng,
lấy tên chữ là Diên Phúc tự và mở trường dạy học, đào tạo nhân tài cho quê hương,
đất nước. Với tên chùa Diên Phúc, phải chăng ông muốn ghi nhớ về nhân duyên phúc
trạch mà Trời, Phật ban cho ông trong nghiệp đời thi cử hay là lời cầu mong duyên
Trời, phúc Phật đến với mọi người, mọi nhà, với làng quê yêu dấu?
Là người có học vấn sâu rộng, có đạo đức mẫu mực, Lê Ích Mộc còn là một
thầy giáo tận tuỵ với nghề nghiệp, yêu thương học trò. Không chỉ luyện rèn học trò
ông thường khuyên dạy dân làng cách sống, cách cư xử sao cho hoà thuận ấm êm.
Ngôi chùa Diên Phúc và từ chỉ Thanh Lãng nhờ có Lê Ích Mộc mà trở thành trung
tâm đào tạo nhân tài và giáo hoá của cả một vùng rộng lớn. Không ỷ lại là một nhà sư,
một trí sĩ, ông đã tích cực cùng với nhân dân làng Ráng khai phá vùng đầm lầy ven
sông, trồng cây gây rừng. Lê Ích Mộc đích thân trồng một rừng Lim xanh tốt, nhân
dân địa phương được hưởng lợi hết đời này qua đời khác. Vết tích rừng lim “quan
Trạng ” xưa nay còn đó... Nhờ có rừng lim này mà nhân dân địa phương có nguyên
liệu tại chỗ để trùng tu Diên Phúc tự, xây đền Diên Thọ, mở rộng từ văn, xây đình
Hoàng Giáp, chùa Lốt, chùa Vang...
Ngày 15 tháng 02 năm 1538, Lê Ích Mộc qua đời tại quê nhà, hưởng thọ 80
tuổi. Mộ phần của ông ngự tại rừng lim quan Trạng thuộc xóm Sỏi, thôn Thanh Lãng.
25
Lăng mộ quan Trạng đã trải qua hàng trăm năm trường tồn. Rừng lim quan Trạng
trồng xưa đã hoá thân vào các công trình công cộng của làng của xã và thay thế vào
đó là rừng bạch đàn xanh tốt đêm ngày rì rào tiếng reo vui.
Trải qua hàng trăm năm trường tồn và luôn được tôn tạo, bảo vệ, lăng mộ quan
Trạng và khu lưu niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc đã trở thành một di sản văn hoá
vượt khuôn khổ làng xã trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
Ngày nay, khu lưu niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc gồm nhiều di tích lịch sử có liên
quan đến Trạng nguyên Lê Ích Mộc như đình Thanh Lãng, lăng mộ Trạng nguyên Lê
Ích Mộc, Chùa Đông Linh Tự, Từ đường quan Trạng,… không chỉ là địa chỉ đỏ để
giáo dục truyền thống của người con quê hương mà còn là điểm đến của du khách
thập phương đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến, xuân về.
1.2.2.2. Trạng nguyên Trần Tất Văn
a) Giới thiệu chung
Trần Tất Văn (chữ Hán: 陳必聞, 1428-1527), người làng Nguyệt Áng, tổng
Đại Hoàng, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn,
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) thi đỗ Đình nguyên, Trạng nguyên khoa Nhâm
Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526) đời vua Lê Cung Hoàng. Ông là tác giả
bài biểu Lui vạn binh nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên...Trần Tất Văn sau ra làm quan cho nhà Mạc tới thượng thư, tước
Hàn Xuyên bá, từng đi sứ nhà Minh.
b) Cuộc đời và sự nghiệp
Trạng nguyên Trần Tất Văn sinh ra trong một gia đình họ Trần - dòng dõi nhà
nho ở thời hậu Lê. Do xuất thân là dòng dõi quý tộc, được thừa hưởng tư chất thông
minh và được học hành đầy đủ nên ngay từ nhỏ Trần Tất Văn đã nổi tiếng về hiếu
học, chăm ngoan. Qua nhiều năm miệt mài đèn sách ông đã vượt qua kỳ thi Hương
(đỗ Giải nguyên), thi Hội (đỗ Hội nguyên), thi Đình (đỗ Trạng nguyên) - học vị cao
nhất tại kỳ thi năm Bính Tuất niên hiệu Thống nguyên (1526) đời Lê Cung Hoàng.
Ông là Trạng nguyên duy nhất của huyện An Lão dưới thời phong kiến, đồng thời
đứng thứ 30 trong tổng số 47 Trạng nguyên của cả nước. Ngày Trần Tất Văn được
26
vua ban cờ, biển cho về lễ tạ tổ tiên và các thầy học cũ, dân làng nô nức đón rước
người ham học, đỗ cao, làm vẻ vang cho quê hương, dòng họ.
Sau đỗ đạt, ông làm quan cho triều Mạc, đến chức Thượng thư, tước Hàn
Xuyên bá. Dưới thời Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, ông được giao trông coi
việc từ hàn, những văn thư trao đổi giữa nhà Minh, nhà Mạc ông đều tham gia.
Trạng nguyên Trần Tất Văn được người đời tôn vinh, nể trọng chủ yếu do đức
độ, dốc lòng làm việc thiện “khuyến học, lo đời”, sống thanh bạch, không màng công
danh, phú quý. Đặc biệt, người đương thời rất khâm phục bài biểu của vương triều
Mạc (1527 - 1592) do ông trực tiếp soạn gửi nhà Minh. Ngày ấy, nhân lúc Mạc Đăng
Dung mới khai lập nên vương triều Mạc lòng người còn chưa yên, nhà Minh giở
chiêu bài “Phù Lê” nhăm nhe xâm lược nước ta, sai viên tướng có tiếng là thao lược
Mao Bá Ôn đem đại quân áp sát biên giới gây áp lực, đòi cống nạp, cướp đất, đòi nộp
con tin, đòi cống thợ giỏi, đòi tìm con cháu nhà Lê lập ngôi vua... Biết được nhân
cách, tài năng và tư tưởng tiến bộ của Trạng nguyên Trần Tất Văn, Mạc Đăng Dung
đã giao cho ông, một mệnh quan của triều đình cũ, chuyên lo việc bang giao với nhà
Minh, tìm mọi cách để đất nước tránh được cuộc can qua binh lửa. Đó chính là bối
cảnh mà Trạng nguyên Trần Tất Văn đã dốc hết tâm lực, trí tuệ, sự hiểu biết, tài
ngoại giao ứng đối của mình cho việc soạn bài biểu nhân danh “Sơn hà xã tắc” gửi
triều đình nhà Minh. Sách “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề chép lại bài biểu
này với cái tên “Một bài biểu lui vạn binh”, trong đó có câu rất nổi tiếng như:
“Vị tiểu quốc bất học vô nhân, lễ nghĩa hà túc thâm trách
Mẫn An Nam vô cô xích tử, phong nhận nhẫn sử hoành la”
Có nghĩa là:
“Cho nước tôi là vô nhân ít học thì lễ nghĩa sao đáng trách móc?
Bảo thương dân An Nam vô tội, nỡ nào đem gươm giáo đâm chém?”
Tương truyền, Mao Bá Ôn đọc biểu rơi nước mắt rồi quyết định lui quân.
27
Trong lịch sử bang giao thời quốc gia Đại Việt, lời lẽ và sức mạnh của bài biểu
“Lui vạn binh” của Trạng nguyên Trần Tất Văn có thể được sánh ngang với lời đối
đanh thép “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” của sứ thần Giang Văn Minh.
Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, trong số 47 trạng nguyên của nước nhà, Trần
Tất Văn là trạng nguyên thứ 30 của các triều đại Lý - Trần - Hậu Lê và là trạng
nguyên thứ 21 cũng là trạng nguyên cuối cùng của nhà Hậu Lê nổi tiếng trong lịch sử
phát triển giáo dục, đào tạo hiền tài của nước ta thời Trung Đại. Khoa thi Đình năm
Thống Nguyên thứ 5 (1526) này, do tình hình loạn lạc nên không dựng bia tiến sỹ ở
Văn Miếu Thăng Long, nhưng tên Trạng nguyên Trần Tất Văn được ghi ở tất cả các
sách Đăng khoa lục. Tất cả các sách Đăng khoa lục đều ghi rõ Trần Tất Văn người
làng Nguyệt Áng, huyện An Lão đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh khoa
Bính Tuất niên hiệu Thống Nguyên 5, làm quan nhà Mạc đến chức Thượng thư, tước
Hàn Xuyên Bá, từng được cử đi sứ nhà Minh. Con ông là Trần Tảo đỗ đồng tiến sỹ
khoa Ất Sửu niên hiệu Thuần Phúc 4 triều Mạc, làm quan đến chức Thừa chánh sứ.
Trong lịch sử khoa bảng nước ta thời quân chủ chuyên chế, gia đình có cha đỗ Trạng,
con đỗ Nghè chỉ có 7 gia đình mà thôi, trong đó có gia đình Trạng nguyên Trần Tất
Văn.
Khi làm quan dưới triều nhà Mạc, thấu hiểu được tấm lòng và tình cảm của
người dân quê hương, ông đã bỏ tiền hưng công xây dựng trên mảnh đất hương hoả
của gia đình ông một ngôi chùa để người dân ở đây có điều kiện sinh hoạt văn hoá,
tín ngưỡng, tu thiện, tích đức. Người dân làng Nguyệt Áng truyền tụng rằng chùa
quan Trạng tên chữ là Vĩnh Khoái Tự có quy mô rất rộng rãi, khang trang nằm trên
một gò đất cao ráo, rộng tới 1/2 mẫu Bắc bộ. Ngoài việc xây chùa, Trạng nguyên
Trần Tất Văn thấu hiểu nỗi cực nhọc của nhân dân địa phương khi phải lội qua nhánh
sông nhỏ mùa hè cũng như mùa đông giá lạnh. Ông đã bỏ tiền làm một cây cầu đá
xanh 3 nhịp dài 6-7mét, hiện nay chiếc cầu đã bị đổ, nhân dân địa phương còn lưu giữ
được nhiều cấu kiện của chiếc cầu là những khối đá xanh hiện còn trong di tích. Cho
đến nay, người dân Nguyệt Áng vẫn còn lưu truyền được bài thơ quan trạng về làng
xây cầu đá:
28
“Hôm qua còn lội qua đầm
Hôm nay thanh thản qua cầu đá xanh
Cầu này cầu ái cầu ân
Công ơn quan Trạng có tâm với làng”
c) Di sản
Đời truyền rằng, năm nào ông cũng dành phần lớn bổng lộc vua ban để gây
quỹ khuyến học giúp đỡ các học trò nghèo ở quê hương, chăm ngoan học giỏi...
Nhưng tiếc thay, những di sản văn hoá mà Trạng nguyên Trần Tất Văn để lại cho quê
hương, đất nước đã bị mai một, thất lạc, mất mát gần hết. Một phần lớn là do khi nhà
Lê Trung Hưng giành được ngôi báu, với chính sách trả thù tàn khốc, toàn bộ “Trần
Gia Trang” ở làng Nguyệt Áng bị san thành bình địa, những công trình kiến trúc -
nghệ thuật gắn với công tích Trần Văn Tất, Trần Tảo đều bị phá huỷ, gia tộc họ Trần
ở làng Nguyệt Áng, người bị giết, bị đi đày hay phải trốn tránh khắp nơi, gia phả
dòng tộc bị thất truyền. Theo Lê triều thông sử, ngày 14-1 năm Quý Mùi (1593), con
trai Quan Trạng là Thừa chính sứ Trần Tảo bị quân Lê - Trịnh bắt cùng với nhiều
quan lại cao cấp khác của nhà Mạc. Tục truyền, cả gia đình Trạng nguyên Trần Tất
Văn bị tàn sát ở bến Thanh Lâm (Cẩm Giàng, Hải Dương).
Sau khi quan Trạng qua đời, nhân dân địa phương đã dựng ngôi đền để thờ
phụng tưởng nhớ ơn đức của Quan Trạng. Đền được xây dựng nằm gần sát toà phật
điện. Đền quay cùng hướng với ngôi chùa nhìn về phía Tây Bắc, cách nơi linh địa
này không xa phía trước là dòng sông Đa Độ uốn khúc chảy qua và đằng sau là dãy
núi sừng sững trụ vững với thời gian.
Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947-1948), các công trình
kiến trúc đền, chùa Quan Trạng cũng như các công trình văn hoá tín ngưỡng khác của
địa phương Nguyệt Áng đã phải tiêu thổ kháng chiến. Mặc dù ở Nguyệt Áng đã trải
qua bao lần san lấp mặt bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, song đến nay, khu đất
linh địa, đất xây đền, chùa quan Trạng ngày xưa vẫn còn gần như nguyên vẹn.Tất cả
29
các công trình này đều nằm trên khu đất thuộc “Trần Gia Trang” thuở trước và đã
được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
Để tôn vinh và nối dài công tích và đức độ của Trạng nguyên Trần Tất Văn,
UBND TP đã phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo và phục dựng khu di tích tưởng niệm
Quan Trạng Áng; đồng thời mở đợt phát hành xổ số từ ngày 1-10 đến 7-11-2007
nhằm huy động từ những tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của người Hải Phòng, của
dân đất gạch, giọt đồng, giúp nhân dân Nguyệt Áng, Thái Sơn hoàn thành tâm
nguyện tri ân Trạng nguyên Trần Tất Văn.
Hiện nay, tên của ông được đặt một con đường tại quận Kiến An, thành phố
Hải Phòng.
1.2.2.3. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
a) Giới thiệu chung
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn
Đạt, tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là
Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng
như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức,
tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh)
cũng như tài tiên tri các tiến triển củalịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên
khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình
Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ
hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt
Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu Sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi
chung là Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên
trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn
tự của ông còn lưu lại đến ngày nay.
b) Cuộc đời và sự nghiệp
 Gia thế và những năm thơ ấu
30
Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6
tháng 4 năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (13
tháng 5 1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng
Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học,
huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định,
đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử.
Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ
Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng
biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người
con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà
nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có
tướng sinh quý tử.
Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ
Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng,
thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ
cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có
học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành
nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh
hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại:
“Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, qua đó cho thấy
người mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn
Văn Đạt khi còn nhỏ.
 Thời niên thiếu và những năm biến loạn cuối đời Lê sơ
Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch
Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu
đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo.
Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng
31
sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê
cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn
Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở
thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời,
Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch
học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu
Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.
 Thi cử và làm quan dưới triều Mạc
Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn),
không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành
cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9
kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay
nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không
vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm
Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo
nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã
45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên
việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức
vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ.
Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41
tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những
hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do
Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực
điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có
cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp
thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.
Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về
phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ
32
Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng
Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của
tên gọi Trình Tuyền (gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của
ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt
nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng “Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối
nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc”.
Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở
hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa
giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại
nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử
sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có
thể kéo dài được vài đời), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở
về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi
quê nhà. Trạng nguyên Tô Khê hầu Giáp Hải một người bạn lâu niên với Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc,
trong đó có những câu như “Lực phù nhật cốc trụ kình thiên” (năng lực phò vua như
cột chống đỡ trời) hay “Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt” (một tay anh kiệt huân
nghiệp trải bốn triều vua).
Trong những năm trí sĩ cũng như thời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng
am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh
Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông
Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là “Tuyết
Giang phu tử”. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc
Khoan, Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn
Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông).
Những năm tháng cuối đời
Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông
tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời,
ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “… Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà
33
Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên
ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong
sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì
thần chết cũng được thỏa lòng”. Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần
Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc
vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn
của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu,
đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ
lên biển gắn trước đền thờ là “Mạc Triều Trạng nguyên Tể Tướng Từ”.
Chính vì tư tưởng và nhân cách nhân cách cao quý như thế nên ngay cả khi ông
đã mất đi vẫn được con dân hết mực yêu quý và kính trọng. Bên cạnh đó, ngưỡng mộ
sự học rộng hiểu sâu nên du khách muốn đến đây để cầu mong Người có thể linh ứng
cho mình trên con đường công danh, học tập, mong có thể thành tài.
Theo bản Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) do Ôn
Đình hầu Vũ Khâm Lân soạn năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba người vợ
và 12 người con, trong đó có 7 người con trai. Cũng giống như cha, hầu hết các con
trai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều theo phò tá nhà Mạc. Bởi vậy sau khi nhà Mạc bị
thất thủ dưới tay nhà Lê-Trịnh (1592), con cháu ông đều phải thay tên đổi họ, li tán
thập phương. Một chi họ do người con trai cả của ông là Hàn Giang hầu Nguyễn Văn
Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên thuộc đất Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay
và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang nhằm tránh sự trả thù của nhà Lê-Trịnh. Lúc sinh
thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cử người con trai thứ 7 (con trai út) dẫn người cháu đội
bát hương sang sinh cơ lập nghiệp ở làng An Tử Hạ, xã Kiến Thiết bên quê ngoại để
trông coi phần mộ và thờ phụng ông bà ngoại Nhữ Văn Lan cùng mẹ Nhữ Thị
Thục rồi về sau tạo thành một chi họ Nguyễn hậu duệ của Trạng Trình trên đất Tiên
Lãng ngày nay.
 Những đóng góp cho Phật giáo
Nếu Nguyễn Trãi có nhiều lần đọc “Pháp Bảo đàn kinh” (tác giả từng viết
“Môn Thiền nhất phái Tào Khê thủy”, “Vô thụ phi đài ngữ nhược tâm” – “Du Nam
34
Hoa tự”); Nguyễn Du sau này đã viết “Ngã độc Kim Cương thiên biến kinh” (Tụng
đọc “Kinh Kim Cương” hơn nghìn vạn lần) (“Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh
thạch đài”) thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài “Độc Phật kinh hữu cảm“. Ông đã chịu
ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều trong cuộc đời và sáng tác.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho có cái nhìn thời thế rất sâu sắc, độc đáo. Ông
học được những kiến thức Nho học từ Lương Đắc Bằng (thuộc phái Tượng số học
của Tống Nho). Học trò suy tôn ông là Tuyết Giang Phu Tử– một bậc chân nho.
Tuy nhiên ta vẫn gặp thái độ như không mấy lạc quan trong cuộc đời. Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã viết những câu tương tự Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi: “Nho quan tự tín đa
thân ngộ” (Tự biết “cái mũ nhà nho” đã làm cho tấm thân mắc nhiều lầm lỡ – “Ngụ
hứng, 3”, “Bạch Vân am thi tập”). Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan với nhà Mạc
nhưng ông cũng thấy được sự đổ nát từ bên trong. Ông đã dâng sớ chống tham nhũng.
Về trí sĩ ông lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ như là một tín đồ nhà Phật. (Cha ông là Văn
Định cũng đã từng lấy đạo hiệu là Cù Xuyên).
Về quê ông tích cực xây chùa, mở trường học. Thường ngày ông cùng với vài
nhà sư, một số bạn bè dạo chơi các danh thắng trong đó có núi Yên Tử – trung tâm
thiền học Việt Nam. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chơi chùa Phổ Minh (ngôi chùa được
xây dựng từ thời nhà Trần), ông đã sánh Pháp giới của nhà Phật với quan niệm Trời
của Nho gia: “Pháp giới ưng đồng thiên quảng đại” (Pháp giới sánh ngang tầm rộng
lớn của trời) “Du Phổ Minh tự“). Điều này chứng tỏ ông đã nhận thức được tư tưởng
“Nhất thế chư pháp vô phi Phật pháp” ở “Kinh Kim Cang” . Đến tiết Trung nguyên,
Nguyễn Bỉnh Khiêm hy vọng ở lòng yêu thương rộng lớn:”Từ bi ta muốn nhờ công
sức, Cứu được bao người chịu khổ oan” (“Trung nguyên tiết xá tội” – Đinh Gia
Khánh dịch). Nhà thơ rất cảm hứng khi đọc kinh Phật (“Độc Phật kinh hữu cảm“).
Ông tâm đắc triết lý sắc không: “Xuân hoa phong nguyệt không mà sắc” (“Tân quán
ngụ hứng). Đây là tư tưởng “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” nổi bật của “Kinh
Bát nhã” Tư tưởng Thiền có lẽ đã gây chấn động trong nhận thức của tác giả: “Vị
Phật na tri vô hữu tướng, Đáo thiền phương ngộ bổn lai ky (cơ)” (Chưa Phật nào hay
vô hữu tướng, Đạt thiền mới biết bổn lai cơ – “Tân quán ngụ hứng). Tư tưởng này
được tìm thấy ở “Kinh Kim Cang”. Khi Phật nói với Tu – bồ – đề: “Phàm cái gì có
35
hình tướng đều là hư vọng. Nếu các ông thấy các pháp (tướng) đều hư vọng, không
thật (phi tướng) tức là thấy được Như Lai (thật tướng các pháp)”. Tư tưởng này cũng
được tiếp nối ở “Pháp Bảo Đàn kinh“. Tác giả nói “Bổn lai cơ” trong trường hợp này
không ngoài mệnh đề “Bổn lai vô nhất vật” (“Pháp Bảo Đàn kinh”). Khái niệm “cơ”
ở cuối câu có thể có nguồn gốc xuất pháp từ Tượng Số học – vốn là sở trường của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chính tư tưởng Thiền và kinh Phật đã làm phong phú và nâng
cao bản lĩnh Nho học cùng bản sắc trí tuệ trong thơ và đời Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 Tác phẩm
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một
trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền
triết, nhà tiên tri…Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp
quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm
phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI. Tác phẩm
của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân
dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc. Về thơ chữ
Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng 1000 bài, nay còn
lại khoảng 800 bài. Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: “…
Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được
thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là
tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật,
thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách,
tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân” (Bạch Vân am thi tập tiền tự). Về thơ chữ Nôm,
ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ
thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có
bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo
thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ
thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo
Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ Khâm Lân,
Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.
36
Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong bài Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn
Đạt phả ký soạn năm 1743, có đôi dòng nhận định về di sản thơ văn của Nguyễn
Bỉnh Khiêm: “không cần gọt dũa mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà có
nhiều ý vị… như gió mát trăng thanh, nghìn năm sau còn tưởng thấy”. Danh sĩ thời
nhà Nguyễn là Phan Huy Chú trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí ở phần
Văn tịch chí cũng gần như có chung quan điểm với Vũ Khâm Lân khi nhận xét về thơ
văn Trạng Trình: “thanh tao, tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý thú tự nhiên”.
Như PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học) đã đánh giá, Nguyễn Bỉnh
Khiêm là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỷ đầu của nền văn học viết Việt
Nam. Về số lượng mà xét thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà quán quân. Tuy nhiên
vấn đề không chỉ là số lượng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một phong cách thơ riêng
không lẫn. Ai cũng biết một nguyên tắc thẩm mỹ quan trọng của thơ thời trung đại là
“thơ ngôn chí”, nguyên tắc mà các nhà nghiên cứu hiện đại thường xem là làm hạn
chế tính thẩm mỹ của thơ và ngay các nhà thơ cổ cũng không phải đều nhất nhất tuân
theo. Thế nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tuân theo một cách “triệt để” và với một
cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ. Với ông, đề vịnh, tự sự, tự thuật cũng đều để ngôn chí,
và phong cách riêng của ông cũng được xác định chính từ những vần thơ ngôn chí ấy.
Thơ văn của ông thể hiện sự ưu thời mẫn thế, đậm chất triết lý, giáo huấn nhưng vẫn
gần gũi và dễ tiếp nhận.
Theo đánh giá của GS. Nguyễn Huệ Chi trong bài tham luận “Bước đầu suy
nghĩ về Văn học Mạc”, thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu cho sự khởi đầu
của một hình thức tư duy mới trong tiến trình hoàn thiện thơ ca trung đại Việt Nam.
Đó là tư duy thế sự. Thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng là “trữ tình lý trí”. Nó mang
hình thức không phải là tư duy cảm tính mà là tư duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội
nên gọi là tư duy thế sự. Bởi vậy thơ có tính phát hiện, hiện thực rất đáng kể. Nguyễn
Bỉnh Khiêm nhìn sâu vào các ngóc ngách của xã hội để thấy bức tranh phức tạp của
xã hội mà bức tranh ấy diễn ra một cách tự nhiên bởi nó là bức tranh xã hội có thực.
Vì là tư duy thế sự nên cũng nhìn sâu vào tâm lý con người. Trong khi ở thời trước đó
(điển hình là thời của Lê Thánh Tông) mọi thứ trong xã hội đều được ước lệ hoá,
công thức hoá, được mỹ hoá thành một xã hội chung chung đâu cũng như nhau.
37
Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là người tiếp nối cho sự phát triển và hoàn thiện
của nền thơ ca dân tộc kể từ sau Nguyễn Trãi, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn,
chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ
con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với
cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá
nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy
luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế
tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và
nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể
hiện rõ nét nhất qua Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS. Nguyễn Huệ
Chi (Viện Văn học) và PGS.TS. Trần Nguyên Việt (Viện Triết học) có chung quan
điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duy biện chứng trong
lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tính triết học thể hiện qua thơ văn
của ông.
Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm) còn lưu lại
đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như
Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký,Tam giáo tượng bi minh… Hầu hết bia đá
ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài
văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia
do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại
huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình (nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng
qua sông Hóa). Những văn bia đó không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà
còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Trong số đó, có giá trị nhất là bài văn bia tại quán Trung Tân do
Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn với nội dung như sau: “… Tôi viết biển đề tên Quán Trung
Tân. Có người hỏi tôi: Quán tên là Trung Tân có ý nghĩa như thế nào? Tôi trả lời rằng:
Trung là đạo trung, giữ được toàn Thiện là Trung, trái lại thì không phải là Trung.
Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến
mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ chí Thiện… Xin ghi vào đá để lưu lại lâu dài.
Tháng Mạnh xuân, niên hiệu Quảng Hoà thứ ba (1543) Tiến sĩ cập đệ khoa Ất Mùi
38
(1535) Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ Tư chính Khanh Trung Am,
Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn” (Bản dịch của nhà sử học Ngô Đăng Lợi). Qua bài văn bia
này, ông không chủ trương trung với một cá nhân nào dù đó là một ông vua, mà là
trung với lẽ phải, với chân lý, với điều thiện và với nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.
 Sự linh ứng của "Sấm Trạng Trình" – những lời tiêntri của Nguyễn
Bỉnh Khiêm
Sấm ký Trạng Trình là một đề tài mà từ hàng thế kỉ nay đã trở thành một bức
màn thần bí bao phủ lên cả cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Yếu tố thực hư vẫn
còn là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên lạ
kỳ là đã có không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 qua
đã “ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình”.Đến nay đã có 36 giai thoại và sự
thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã.
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, với tài lý số của mình, không thể phủ
nhận được rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo ra được những kỳ tích cũng như những
ẩn số về tài danh của một kỳ nhân mà đến nay hậu thế cũng chưa giải mã hết được.
Một trong số đó có thể kể tới chính là lời sấm về cuộc cách mạng tháng Tám năm
1945 được tiên tri trong câu:
“Đầu Thu gà gáy xôn xao
Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long”
Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm
sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn
người.
Ở câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”,
là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn
độc lập trước hàng vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà
Nội. Quả nhiên, mọi việc đã diễn ra y như Trạng Trình đã tiên đoán.
Ngay tới cả sự kiện trọng đại - thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp
cũng được Trạng “nhìn” thấy từ hàng trăm năm trước:
“Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
39
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”.
Lời sấm này có nghĩa là đất nước ta phải qua 81 năm mới thoát khỏi ách nô lệ,
sau đó phải qua 9 năm nữa mới được yên, thể hiện bằng câu “Thanh minh thời tiết hoa
tàn”. Đó chính là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng ngày 13/2/1954 đúng vào tiết thanh
minh. “Thời tiết hoa tàn” tức là ở thời điểm thanh minh đó có một sự tàn lụi, thì chính
là sự tàn lụi của ách cai trị của thực dân Pháp. “Trực đáo dương đầu mã vĩ” tức là cuối
năm Ngọ, đầu năm Mùi thì mới có sự thành công. Đó chính là sau chiến thắng Điện
Biên Phủ tháng 3/1954, đến 10/10/1954 mới giải phóng Thủ đô và ngày 1/1/1955
Chính phủ mới về tiếp quản Thủ đô. Lời sấm “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” nghĩa
là có lính tám Sư đoàn của vị lãnh tụ tài ba tiến vào Tràng An.”
Trải qua không ít thực tế, chúng ta càng thấy những câu thơ sấm truyền của cụ
Trạng ngày càng linh ứng và mang tính thời sự thức thời đối với người Việt. Sự ứng
nghiệm này lại càng làm cho người ta tin tưởng vào sự linh thiêng, tài đức của cụ. Tài
năng của Trạng Trình mãi là niềm tự hào cho nhân dân Vĩnh Bảo nói riêng và của
Hải Phòng nói chung. Đến với khu di tích, người dân sẽ có dịp chiêm nghiệm những
lời sấm đó và bày tỏ lòng biết ơn đối với Trạng đã một đời lo cho nước cho dân.
 Nguyễn Bỉnh Khiêm và quốc hiệu Việt Nam
Cho đến trước thế kỷ 19 (trước khi nhà Nguyễn được thành lập), trong số các
tác gia thời trung đại của Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người có mối
liên hệ mật thiết nhất với hai chữ Việt Nam thông qua các trước tác của ông hoặc có
liên quan trực tiếp với ông. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm
nghiên cứu Tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam khẳng định điều này.
Dù chưa có những bằng chứng chắc chắn để khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm có phải
là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam với tư cách là quốc hiệu của dân tộc
hay không nhưng nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cũng đồng quan điểm với ông
Nguyễn Phúc Giác Hải khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là người đầu tiên sử
dụng danh xưng Việt Nam một cách có ý thức nhất để gọi tên của đất nước.
Trong các tác phẩm liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, có ít nhất bốn lần danh
40
xưng Việt Nam đã được sử dụng một cách có chủ ý. Điều này cũng góp phần bác bỏ
quan điểm cho rằng hai chữ Việt Nam chỉ được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng một
cách ngẫu nhiên hay tùy hứng mà thôi. Trong kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán-
Nôm hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ (chép tay) về Nguyễn Bỉnh Khiêm có sử dụng
danh xưng Việt Nam như một quốc hiệu tiền định. Ngay trong phần đầu của tập Sấm
ký có tựa đề Trình tiên sinh quốc ngữ, tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: “Việt
Nam khởi tổ xây nền”. Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài
thơ chữ Hán của ông có tựa đề Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh (Vịnh về non
sông đất nước Việt Nam). Ngoài ra còn có hai bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi
hai người bạn thân đồng thời là hai Trạng nguyên của triều Mạc, cho thấy tên gọi
Việt Nam được dùng như một sự chủ ý. Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên, Thư Quốc
công Nguyễn Thiến, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: Tiền trình vĩ đại quân tu
ký / Thùy thị phương danh trọng Việt Nam(Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ, Ai sẽ
là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam). Bài thứ hai gửi Trạng nguyên, Tô
Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết: Tuệ tinh cộng
ngưỡng quang mang tại / Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam (Cùng ngửa trông ngôi
sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam). Các bài
thơ trên còn được chép trong tập thơchữ Hán của ông là Bạch Vân am thi tập.
 Ghi nhận
Năm 1985, tại Thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
phối hợp với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về Danh
nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông. Tại hội
thảo này, các nhà khoa học đã đánh giá, khẳng định về tầm vóc của Trạng Trình và
ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm với thời đại ông sống cũng như
với lịch sử dân tộc.
Năm 1991, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và
Sở Văn hoá Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học kỷ
niệm 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm với chủ đề “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong
sự phát triển văn hoá dân tộc”.
Cũng trong năm 1991, khu di tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
41
Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Trên quê ngoại ông ở thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Nguyễn
Bỉnh Khiêm cũng được thờ cùng với mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan
tại Từ đường họ Nhữ – Nguyễn trong quần thể di tích có lăng mộ của vợ chồng Tiến
sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan cùng con gái Nhữ Thị Thục (mẹ của Trạng Trình).
Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương và Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai đều có
tượng và bài vị thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đình làng Thanh Am (tên cũ là Hoa Am) thuộc phường Thượng Thanh, quận
Long Biên, Hà Nội ngày nay, được xây dựng từ cuối thế kỷ XVI là nơi thờ Nguyễn
Bỉnh Khiêm như một vị Thành hoàng củalàng. Tên gọi cũ là Hoa Am cũng do
Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời đặt cho làng trong thời gian ông làm quan dưới
triều Mạc. Khi về già, ông vẫn lui tới đây khuyên dân làm nghề nông nuôi tằm ươm
tơ dệt lụa. Khi ông mất, nhân dân ghi nhớ công lao, tôn sùng ông là một trong các vị
Thành Hoàng của làng. Cụm đình, chùa làng Thanh Am có bề dày lịch sử với những
sắc phong, thần phả, sấm ký và nhiều tư liệu còn giữ.
Đạo Cao Đài đã phong thánh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và suy tôn ông là Thanh
Sơn Đạo sĩ hayThanh Sơn Chơn nhơn, là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo.
Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung
của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.
1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng
1.2.3.1. Khái niệm loại hình du lịch học tập
Du lịch học tập trong tiếng Anh được gọi là Study tourism. Là hình thức du
lịch mà khách du lịch vừa được đi du lịch, vừa học được nội dung học tập có chủ đích
trong chuyến đi đó. Như vậy, nhu cầu du lịch học tập của khách du lịch phụ thuộc
vào các yếu tố về nhu cầu du lịch thông thường và du lịch học tập.
Định nghĩa du lịch học tập ở nước ngoài : Theo Bodger (1998), du lịch giáo
dục (education tourism) hay du lịch học tập có thể hiểu “là loại hình du lịch mà khách
42
đi đến một địa điểm có thể theo nhóm hoặc cá nhân với động cơ chủ yếu nhằm có
được các trải nghiệm liên quan đến việc học”.
Du lịch giáo dục là một trong những loại hình du lịch phổ biến trên thế giới
hiện nay. Sự phổ biến và sự cần thiết của nó trong thị trường du lịch gia tăng từng
ngày. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển du lịch giáo dục như là một trong
những nguồn thu nhập chính của họ
Du lịch giáo dục thường là sự kết hợp của một số loại hình du lịch khác như
du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch nông thôn/trang trại và trao đổi sinh viên giữa
các cơ sở giáo dục.
1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của loại hình du lịch học
tập
 Đặc điểm cá nhân của du khách
Các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch bao gồm giới tính, tuổi,
trình độ học bấn, nghề nghiệp, nơi ở và thu nhập. Ngoài ra, học lực, xuất xứ gia đình,
cấp học là các yếu tố đặc thù cho đối tượng du lịch học sinh phổ thông.
 Mối quan tâm về môi trường của du khách
Khách du lịch có mối quan tâm về môi trường sẽ có hành vi thân thiện với khu
du lịch, họ cũng có nhu cầu nhiều hơn về loại hình du lịch sinh thái và hoà đồng với
thiên nhiên.
 Hiểu biết, thái độ và nhận thức về ý nghĩa của hình thức du lịch
Hiểu biết, thái độ và nhận thức về ý nghĩa của hình thức du lịch ảnh hưởng tích
cực đến lựa chọn và hành vi của khách du lịch.
 Động cơ du lịch của du khách
Hầu hết các động cơ du lịch bắt nguồn từ những mong muốn nội tại và vô hình
của con người, bao gồm những mong muốn trốn chạy, tìm kiếm sự mới lạ, tìm kiếm
sự phiêu lưu mạo hiểm, thực hiện ước mơ, nghỉ ngơi, thư giãn và sức khoẻ.
43
 Các yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và nhà trường về
chuyến du lịch và thông tin du lịch (điểm đến).
Xu hướng “Du lịch - Trải nghiệm học tập” được coi là một bước tiến mới khi
kết hợp cả Trải nghiệm – Học hỏi và Thư giãn trong cùng một cuộc hành trình. Vừa
tiết kiệm được chi phí, vừa giúp chuyến hành trình ấy trở nên ý nghĩa hơn. Giá trị cốt
lỗi của Du lịch – Trải nghiệm học tập mang lại là thông qua quá trình du lịch con
người sẽ được thỏa mãn không chỉ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mà còn được phát triển
khả năng nhận thức thực tế, tích lũy thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng.
1.2.3.3. Các điều kiện để có thể phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải
Phòng
a) Nhu cầu du lịch học tập của học sinh
Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiếp cận với kiến thức ngày một nhiều hơn. Do
vậy, hiện nay các chương trình học tập quá dày đặc trên ghế nhà trường, chương trình
học thêm đã khiến nhiều học sinh bị quá tải.Ngoài giờ học chính khóa, học sinh còn
phải chạy đua với thời gian với những khóa học thêm, học nâng cao kỹ năng như học
vẽ, học múa, học đàn.. điều này đã khiến cho các em không có thời gian để nghỉ ngơi,
dẫn đến tình trạng “stress”. Vì vậy mà du lịch học tập thực sự là một giải pháp tốt
nhất hiện nay cho vấn đề bài học quá tải của học sinh trong các nhà trường. Những
chuyến tham quan thực tế sẽ giúp cho học sinh có dịp khảo sát và vận dụng những bài
học vào thực tiễn cuộc sống, trải nghiệm nhiều thứ từ tính tập thể, tinh thần kỷ luật,
tình bạn, sự quan tâm tới người khác và những trải nghiệm về văn hóa, địa lý, lịch sử,
ẩm thực, danh thắng...qua đó mỗi người được rèn luyện ý thức kiểm soát bản thân,
tinh thần đồng đội cũng như tác phong kỷ luật khi tham gia hành trình dã ngoại. Đây
cũng là dịp rèn luyện kỹ năng sống trong điều kiện cho phép đối với từng lứa tuổi.
b) Đối tượng khách du lịch tiềm năng
Với lợi thế là một thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là một trung
tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Chính vì vậy mà số lượng học sinh , sinh viên tương
đối lớn là đối tượng khách du lịch tiềm năng của loại hình du lịch học tập tại Hải
Phòng. Không chỉ có vậy, các học sinh, sinh viên tại các tỉnh và thành phố lân cận ,
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCMTiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
Tiềm Năng Và Một Số Định Hướng Phát Triển Thị Trường Du Lịch Inbound Đến TP. HCM
 
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
Báo cáo thực tập Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Q...
 
Luận văn Thạc sĩ Khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò, Yên Bái phục vụ cho phá...
Luận văn Thạc sĩ Khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò, Yên Bái phục vụ cho phá...Luận văn Thạc sĩ Khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò, Yên Bái phục vụ cho phá...
Luận văn Thạc sĩ Khai thác múa xòe Thái tại Mường Lò, Yên Bái phục vụ cho phá...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
Xây dựng chương trình TOUR du lịch người cao tuổi tại công ty, HAY!
 
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Yên Bái, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Lập kế hoạch Marketing - BT
Lập kế hoạch Marketing - BTLập kế hoạch Marketing - BT
Lập kế hoạch Marketing - BT
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAYLuận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
Luận án: Hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong nước, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinhluan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
luan van thac si tiem nang phat trien du lich van hoa tam linh o nam dinh
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 

Similar to Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28

Similar to Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28 (20)

Khóa Luận Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Học Tập Tại Các Di Tích Gắn Với Các T...
Khóa Luận Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Học Tập Tại Các Di Tích Gắn Với Các T...Khóa Luận Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Học Tập Tại Các Di Tích Gắn Với Các T...
Khóa Luận Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Học Tập Tại Các Di Tích Gắn Với Các T...
 
luan van thac si xay dung chuong trinh du lich hoc tap
luan van thac si xay dung chuong trinh du lich hoc tapluan van thac si xay dung chuong trinh du lich hoc tap
luan van thac si xay dung chuong trinh du lich hoc tap
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
Đề tài Thực trạng và giải pháp khai thác nhàthờ bác trạchthái bình phục vụ ph...
 
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
Thực trạng và giải pháp khai thác nhà thờ bác trạch thái bình phục vụ phát tr...
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác nhà thờ Bác Trạch phục vụ phát triển du ...
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Phát Triển Du Lị...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Phát Triển Du Lị...Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Phát Triển Du Lị...
Khóa Luận Tìm Hiểu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Khai Thác Phát Triển Du Lị...
 
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền tây dành cho ...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền tây dành cho ...Đề tài Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền tây dành cho ...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền tây dành cho ...
 
Báo cáo thực tập Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây...
Báo cáo thực tập Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây...Báo cáo thực tập Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây...
Báo cáo thực tập Xây dựng chương trình du lịch trải nghiệm sông nước miền Tây...
 
luan van thac si thuc trang va giai phap khai thac phat trien du lich chua an...
luan van thac si thuc trang va giai phap khai thac phat trien du lich chua an...luan van thac si thuc trang va giai phap khai thac phat trien du lich chua an...
luan van thac si thuc trang va giai phap khai thac phat trien du lich chua an...
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
Đề tài Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch thành phố hải phòng sdt/ ZALO 0934...
 
Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội đền nghề phục vụ du lịch tại thành p...
Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội đền nghề phục vụ du lịch tại thành p...Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội đền nghề phục vụ du lịch tại thành p...
Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội đền nghề phục vụ du lịch tại thành p...
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
 
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xuân thủy...
 
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
Đề tài Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia xu...
 
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.doc
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.docKhóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.doc
Khóa Luận Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Ở Mộc Châu - Sơn La.doc
 
Nghiên Cứu Về Giá Trị, Thực Trạng, Giải Pháp Cho Việc Bảo Tồn Và Khai Thác Cá...
Nghiên Cứu Về Giá Trị, Thực Trạng, Giải Pháp Cho Việc Bảo Tồn Và Khai Thác Cá...Nghiên Cứu Về Giá Trị, Thực Trạng, Giải Pháp Cho Việc Bảo Tồn Và Khai Thác Cá...
Nghiên Cứu Về Giá Trị, Thực Trạng, Giải Pháp Cho Việc Bảo Tồn Và Khai Thác Cá...
 
Nghiên Cứu Về Giá Trị, Thực Trạng, Giải Pháp Cho Việc Bảo Tồn Và Khai Thác Cá...
Nghiên Cứu Về Giá Trị, Thực Trạng, Giải Pháp Cho Việc Bảo Tồn Và Khai Thác Cá...Nghiên Cứu Về Giá Trị, Thực Trạng, Giải Pháp Cho Việc Bảo Tồn Và Khai Thác Cá...
Nghiên Cứu Về Giá Trị, Thực Trạng, Giải Pháp Cho Việc Bảo Tồn Và Khai Thác Cá...
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Hoạt Động Teambuilding Cho Khách Du Lịch Là Công Nhân Của ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Hoạt Động Teambuilding Cho Khách Du Lịch Là Công Nhân Của ...Khóa Luận Tìm Hiểu Hoạt Động Teambuilding Cho Khách Du Lịch Là Công Nhân Của ...
Khóa Luận Tìm Hiểu Hoạt Động Teambuilding Cho Khách Du Lịch Là Công Nhân Của ...
 

More from Thư viện Tài liệu mẫu

More from Thư viện Tài liệu mẫu (20)

Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
 
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
Khóa luận Pháp luật tố tụng phong kiến việt nam từ thế kỷ xv đến thế kỷ xix s...
 
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
Khóa luận Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luậ...
 
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
 
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
Khóa luận Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP thương mại và dịch vụ...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công n...
 
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
Đề tài Hoàn thiện tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ...
 
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
Đề tài Tăng cường công tác huy động vốn tại quỹ tiết kiệm techcombank ngã sáu...
 
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...
Đề tài Nghiên cứu các tác động đến môi trường từ hoạt động sản xuất giấy và đ...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kin...
 
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...
Đề tài Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNH...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Quang Hải...
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
 
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em ...
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em  ...Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em  ...
Đề tài Lập dự án tiền khả thi mở cửa hàng bán đồ chơi thông minh cho trẻ em ...
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố hải phòng sdt/ ZALO 09345 497 28

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001:2015 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH : QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Sinh viên : Nguyễn Ngọc Hạ Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thanh Hương HẢI PHÒNG – 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG ----------------------------------- XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HỌC TẬP TẠI CÁC DI TÍCH GẮN VỚI CÁC TRẠNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH Sinh viên : Nguyễn Ngọc Hạ Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Thị Thanh Hương HẢI PHÒNG – 2020
  • 3. 3 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG -------------------------------------- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên:Nguyễn Ngọc Hạ Mã SV: 1612405001 Lớp : DL 2001 Ngành: Quản trị dịch vu du lịch và lữ hành Tên đề tài: Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng
  • 4. 4 NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp - Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của các Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm - Điều kiện để xây dựng chương trình du lịch học tập cho các em học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng khai thác di tích các đền Trạng nguyên tại Hải Phòng để phục vụ du lịch - Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả các đền Trạng nguyên tại Hải Phòng để phục vụ du lịch 2. Các tài liệu, số liệu cần thiết Các số liệu về : - Số lượng học sinh, sinh viên tiêu biểu, của Hải Phòng năm 2019 - Số lượng cơ sở lưu trú du lịch, hướng dẫn viên, cơ sở kinh doanh du lịch tại Hải Phòng - Lượng khách du lịch đến các đền Trạng nguyên tại Hải Phòng thu được - Số lượng lao động tại các đền thu được 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp Vietravel chi nhánh Hải Phòng
  • 5. 5 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Họ và tên : Vũ Thị Thanh Hương Học hàm, học vị:ThS Cơ quan công tác: Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng Nội dung hướng dẫn:Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các Trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 30 tháng 03 năm 2020 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 30 tháng 06 năm 2020 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Ngọc Hạ ThS Vũ Thị Thanh Hương Hải Phòng, ngày 01 tháng 07 năm 2020 HIỆU TRƯỞNG
  • 6. 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP Họ và tên giảng viên: ThS. Vũ Thị Thanh Hương Đơn vị công tác: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Hạ Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Đề tài tốt nghiệp: Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các Trạng nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp  Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu để phục vụ nội dung nghiên cứu.  Có ý thức kỷ luật tốt, chăm chỉ, chịu khó học hỏi.  Hoàn thành đề tài đúng thời hạn. 2. Đánh giá chất lượng của khóa luận - Về lý luận, tác giả đã nêu khái quát, phân tích và đưa ra các cơ sở lý luận về lịch sử, đặc điểm các đền trạng. - Về thực tiễn, tác giả đã nêu và đánh giá thực trạng hiệu quảhoạt động của các đền Trạng nguyên, từ đó xây dựng chương trình du lịch học tập tại các đền Trạng. - Đề tài đáp ứng yêu cầu đề ra về lý luận và thực tiễn, đạt chất lượng tốt của khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. 3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp Được bảo vệ Không được bảo vệ Điểm hướng dẫn Hải Phòng, ngày 30tháng 06 năm 2020 Giảng viên hướng dẫn ThS. Vũ Thị Thanh Hương
  • 7. 7 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Du Lịch đã luôn giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình học tập tại trường. Và em cũng chân thành cảm ơn cô giáo ThS Vũ Thị Thanh Hương - người trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Có được bài báo cáo thực tập này, em xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc tới ban quản lý khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trong đó có chị Hương Vũ đã tạo điều kiện giúp đỡ em với những tài liệu, số liệu thực tế quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo. Anh Tạ Hữu Tiến – Hướng dẫn viên tự do kiêm thiết kế chương trình trải nghiệm đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện báo cáo. Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để bài báo cáo khóa luận được hoàn thiện hơn nữa. Trân trọng cảm ơn!
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1) Lý do chọn đề tài Giáo dục luôn là lĩnh vực đứng hàng đầu trong mối quan tâm của mỗi quốc gia. Theo báo cáo của UNESCO về định hướng giáo dục cho thế kỷ 21 đã nhấn mạnh vào 4 trụ cột của giáo dục là: Học để biết (To learn) – Học để làm (To do) – Học để tồn tại (To be) – Học để chung sống (To live together). Và một trong những hướng tiếp cận hữu ích nhất chính là du lịch kết hợp học tập với các hoạt động: bước ra thế giới – trải nghiệm – học tập từ xã hội – tích lũy kỹ năng – giao lưu văn hóa.Và việc tạo ra môi trường học tập đó với Việt Nam ngày nay là điều không khó khi mà Du lịch Việt Nam trong những năm qua đang vươn lên mạnh mẽ, hội nhập với trào lưu chung trên thế giới. Hải Phòng là một thành phố có tiềm năng du lịch vô cùng to lớn với đầy đủ địa thế, tài nguyên du lịch, nhân lực trong vấn đề phục vụ du lịch. Là một vùng đất có truyền thống hiếu học khi mà nơi đây có đến 3 vị Trạng nguyên. Chính vì lẽ đó mà Hải Phòng luôn được xem là một trong những thành phố luôn đặt vấn đề giáo dục song song với tình hình phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên du lịch kết hợp với trải nghiệm, học tập chưa thực sự được chú trọng và quan tâm. Là một người con sinh và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt này, nhận thấy Hải Phòng có một tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển du lịch học tập. Do vậy, bản thân người viết muốn tìm hiểu, giới thiệu và đề xuất những biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả du lịch kết hợp với học tập, Xuất phát từ lý do trên, người viết đã lựa chọn đề tài: “ Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các Trạng nguyên tên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm nhiệm vụ khóa luận tốt nghiệp. 2) Mục đích nghiên cứu Các điều kiện để xây dựng các chương trình du lịch học tập cho các em học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng khai thác các di tích các đền Trạng nguyên tại Hải Phòng để phục vụ du lịch
  • 9. 9 Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả các đền Trạng nguyên tại Hải Phòng để phục vụ du lịch 3) Đối tượng nghiên cứu Cuộc đời và sự nghiệp, khu di tích Đền của các Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm 4) Phạm vi nghiên cứu Đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc ở xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn ở xã Thái Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng 5) Phương pháp nghiên cứu Bài khóa luận sử dụng các phương pháp :  Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: nghiên cứu các tài liệu, thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến ba ngôi Đền để phục vụ cho quá trình nghiên cứu  Phương pháp điền dã (khảo sát, chụp ảnh..): đến tận nơi để khảo sát tình hình thực tế ở các di tích. Chụp ảnh để lấy dữ liệu và kết hợp với việc trò chuyện với ban quản lý di tích để có những thông tin thật chính xác.  Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh : Từ những thông tin thu thập được trong quá trình điền dã , người viết phân tích các thông tin, có sự so sánh và đối chiếu một số dữ liệu trong quá trình nghiên cứu, triển khai vấn đề, từ đó, người viết tổng hợp các thông tin và sắp xếp theo một trình tự cụ thể. 6) Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, bố cục đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Các điều kiện để xây dựng các chương trình du lịch học tập cho học sinh Hải Phòng
  • 10. 10 Chương 2: Thực trạng về việc khai thác các di tích của ba Trạng nguyên ở Hải Phòng phục vụ du lịch Chương 3: Một sốkiến nghịvà giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả ba Đền Trạng nguyên trên địa bàn Hải Phòng
  • 11. 11 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................. 8 1) Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 8 2) Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 8 3) Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 9 4) Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 9 5) Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9 6) Bố cục của đề tài 9 CHƯƠNG 1......................................................................................................... 14 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH......... 14 HỌC TẬP CHO HỌC SINH HẢI PHÒNG........................................................ 14 1.1. Khái quát chung về hoạt động du lịch tại Hải Phòng.....................................14 1.2. Công tác tổ chức thi tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt Nam và cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm ..............................................................................................................15 1.2.1. Công tác tổ chức thi cử tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt Nam ...............................................................................................................15 1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm .............................................................................................19 1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng ................41 1.3. Truyền thống hiếu học của người dân Hải Phòng..........................................45 Tiểu kết chương 1............................................................................................46 CHƯƠNG 2.....................................................................................................47
  • 12. 12 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KHAI THÁC CÁC DI TÍCH CỦA BA TRẠNG NGUYÊN Ở HẢI PHÒNG PHỤC VỤ DU LỊCH..........................................47 2.1. Thực trạng tại các di tích của các đền Trạng nguyên.....................................47 2.1.1. Đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc ................................................................47 2.1.2. Đền Trạng nguyên Trần Tất Văn .............................................................51 2.1.3. Đền Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm..................................................54 2.2. Khảo sát các điều kiện về Cơ sở vật chất và Cơ sở hạ tầng để xây dựng ......65 chương trình du lịch tại các di tích đền Trạng .........................................................65 2.2.1. Đền thờ Trạng nguyên Lê Ích Mộc..........................................................65 2.2.2. Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn .......................................................68 2.2.3. Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm ..............................................70 2.2.4. Đánh giá khó khăn còn tồn tại..................................................................74 Tiểu kết chương 2............................................................................................75 CHƯƠNG 3:....................................................................................................76 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ CÁC ĐỀN TRẠNG NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN HẢI PHÒNG............................76 3.1. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các Đền Trạng nguyên ..76 3.1.1. Quan tâm bảo vệ và tôn tạo các khu di tích lịch sử - văn hóa..................76 3.1.2. Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch............................................76 3.1.3. Đẩy mạnh việc phát triển và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch.................................................................................76 3.1.4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch .................................77 3.1.5. Đẩy mạng hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch............79 3.2. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty khai thác79 3.2.1. Đối với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hải Phòng............................79
  • 13. 13 3.2.2. Đối với chính quyền địa phương..............................................................80 3.2.3. Đối với Ban quản lí tại các ngôi đền........................................................81 3.2.4. Đối với các công ty kinh doanh lữ hành...................................................82 3.2.5. Xây dựng một số chương trình du lịch học tập cho học sinh gắn với các di tích Trạng Nguyên trên địa bàn thành phố Hải Phòng .........................................82 KẾT LUẬN .....................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................89 PHỤ LỤC ........................................................................................................90 DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Nghĩa 1 BTC Ban tổ chức 2 BGK Ban giám khảo 3 GS Giáo sư 4 HDV Hướng dẫn viên 5 KTS Kiến trúc sư 6 PGS.TS Phó giáo sư.Tiến sỹ 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 ThS Thạc sỹ 9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  • 14. 14 CHƯƠNG 1 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HỌC TẬP CHO HỌC SINH HẢI PHÒNG 1.1.Khái quát chung về hoạt động du lịch tại Hải Phòng Hải phòng được biết đến là thành phố Cảng hay với tên gọi thân thương hơn là thành phố Hoa Phượng Đỏ. Là một trong những thành phố trọng điểm của cả nước về mặt kinh tế, trong đó ngành du lịch góp phần không nhỏ. Đến với Hải Phòng bạn như đắm chìm vào không gian cuộc sống nhộn nhịp cùng với người dân nơi đây. Hàng năm, Hải Phòng là một trong những địa diểm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng ở những khu du lịch nổi tiếng như Cát Bà, Đồ Sơn, vịnh Bái Tử Long…Du lịch Hải Phòng còn được du khách biết đến bởi những lễ hội lớn nổi tiếng khắp cả nước như lễ hội chọi trâu một lễ hội độc đáo, nổi tiếng của Đồ Sơn. Và các khu di tích lịch sử văn hóa như chùa Dư Hàng, đình Hàng Kênh, đền Nghè, đền thờ bà Lê Chân... Với vị trí địa lý nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình ở Hải Phòng rơi vào khoảng 23 – 40 độ C. Là tỉnh có khí hậu nóng ẩm, mang đậm tính đặc trưng của kiểu thời tiết miền Bắc nên Hải Phòng cũng sẽ có đủ 4 mùa trong một năm.Thời điểm đẹp nhất để du khách đặt tour du lịch trong nước để đến với Hải Phòng thường sẽ rơi vào mùa hè, đây là khoảng thời gian ít mưa, nắng ráo, khí hậu ấm áp thích hợp để du khách có thể tham gia các hoạt động trên biển cũng như là dành thời gian để khám phá thành phố xinh đẹp này với những hàng hoa phượng đỏ rực rỡ trong nắng. Hải Phòng có một nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng để du khách có thể lựa chọn sao cho phù hợp với khẩu vị của mình. Đặc biệt, du khách cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đặc trưng của vùng đất này như : bánh mì cay (bánh mì Hải Phòng), các loại ốc, món ăn hải sản, bánh đa cua, nem cua bể, sủi dìn, cơm cháy hải sản, lẩu cua đồng, miến trộn,..
  • 15. 15 Du lịch Hải Phòng những năm gần đây cũng có những biến chuyển mới. Năm 2019, Hải Phòng đón và phục vụ 9.078.200 lượt khách, tăng hơn 16,3% so với cùng kỳ 2018 với doanh thu đạt 3.500 tỷ đồng. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt 930.000 lượt, tăng 8,25% so với cùng kỳ 2018. Hải Phòng hiện có 490 cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao, với 11.074 phòng lưu trú, trong đó có 56 tàu thủy lưu trú du lịch với 375 phòng; 66 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 34 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 25 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 7 chi nhánh, đại lý nội địa. Theo số liệu thống kê năm 2018, Hải Phòng có 610 hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 268 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, 342 thẻ hướng dẫn viên nội địa. Trong năm 2019, công tác quy hoạch, xây dựng đề án và phát triển sản phẩm du lịch cũng như công tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác phát triển du lịch đã có chuyển biến tích cực. Công tác quản lý hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch và vận chuyển khách du lịch, quản lý hoạt động lưu trú du lịch được đặc biệt chú trọng. 1.2.Công tác tổ chức thi tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt Nam và cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.2.1.Công tác tổ chức thi cử tuyển chọn người tài của triều đình phong kiến Việt Nam 1.2.1.1. Chế độ khoa cử Khoa cử là chế độ tuyển chọn người để cất nhắc vào đội ngũ quan lại thông qua các kỳ thi do Nhà nước tổ chức. Thi tuyển quan văn: Là hình thức khoa cử sớm nhất, phổ biến nhất thời kỳ phong kiến, được áp dụng lần đầu tiên dưới thời nhà Lý, năm 1075.Thời nhà Trần, khoa cử đi vào nề nếp hơn. Nhưng phải từ thời Lê sơ chế độ khoa cử mới được hoàn thiện và việc tuyển lựa quan lại dựa trên kết quả khoa cử mới trở thành phương thức chủ yếu trong quan chế của Nhà nước. Bất kỳ ai, dù là con quan đại thần hay thứ dân,
  • 16. 16 dù học ở trường tư nơi làng, xã hay trường công nơi phủ lộ, kinh thành như Quốc Tử Giám, nếu có đủ tư cách đạo đức, đều có quyền dự thi để làm quan. Chế độ thi cử trong nhiều triều đại phong kiến có tiếng là nghiêm túc và công bằng, đặc biệt là ở các thời có minh quân trị nước. Năm 1075, nhà Lý tổ chức kỳ thi đầu tiên. Sau đó, khoảng cách giữa những khoa thi thường là 12 năm, rồi đổi thành 7 năm. Đến năm 1435, vua Lê Thái Tông sửa lại là 6 năm một kỳ. Nhưng đến năm 1466, Lê Thái Tông đổi lại là 3 năm một kỳ. Lệ thi này sau đó kéo dài tới cuối thời Nguyễn. Riêng năm 1404 nhà Hồ còn tổ chức thêm kỳ thi thứ 5 là thi toán và viết chữ. Quy chế khoa cử thời phong kiến bao gồm 3 kỳ thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình). Trong đó, quan trọng nhất là 2 kỳ thi Hương và thi Hội. * Thi Hương Thi Hương được tổ chức quy mô một tỉnh hoặc liên tỉnh để chọn người vào thi Hội, thi Đình. Thể lệ thi Hương được ổn định từ thời Lê Thánh Tông, bắt đầu mở trường thi ở các địa phương. Theo sách Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ của nhà Nguyễn, kỳ thi Hương có ba vòng (tam trường) hoặc bốn vòng (tứ trường). Vòng đầu thi kinh nghĩa, gồm các sách tứ thư, ngũ kinh của Nho giáo. Vòng hai thi chiếu biểu (tức soạn thảo các văn bản hành chính như chiếu, biểu, sớ...). Vòng ba thi sáng tác thơ phú theo chủ đề. Vòng bốn thi văn sách để viết các bài tự luận. Vòng thi kinh nghĩa tương đối dễ, chỉ cần thuộc lòng tứ thư, ngũ kinh và trình bày cho đúng ý của người xưa. Vòng thi chiếu biểu phải thuộc hàng trăm bài loại này rồi chắt lọc tinh hoa để viết thành bài. Dễ làm nhưng khó đỗ nhất là kỳ thi thơ phú. Dễ vì suốt cả ngày chỉ cần sáng tác một bài thơ tối đa 16 câu và một bài phú tám câu, nhưng cái khó là phải hay (mỗi người một cảm nhận, đánh giá nên rất khó).
  • 17. 17 Vòng bốn thi văn sách thì tự do trình bày theo kiến giải riêng của mình, tương tự như thi tự luận ngày nay. Muốn qua được vòng thi này, sĩ tử không những phải thông làu kinh sử mà còn phải biết vận dụng sở học của mình để trình bày những kiến giải mới lạ. Đề thi thường hỏi đủ mọi lĩnh vực hư thiên văn, địa lý, bói toán, y học..., đặc biệt là những câu hỏi về thời sự, đòi hỏi sĩ tử phải có những kiến giải độc đáo và đưa ra giải pháp khả thi. Thi tứ trường nhưng phải học thiên kinh vạn quyển là thế! * Thi Hội và thi Đình Thi Hội và thi Đình được mệnh danh là kỳ thi Đại Tỷ (thi lớn, thường được gọi là Đại khoa, gồm hai giai đoạn). Thi Hội là kỳ thi quốc gia dành cho những người đã qua thi Hương, có bằng cử nhân và các Giám sinh đã mãn khóa Quốc Tử Giám. Những người đỗ đạt trong các kỳ đại khoa như thế đều có danh hiệu, tùy thuộc các thời kỳ khác nhau trong lịch sử. Theo quy định từ năm 1434, thi Hội cũng có 4 kỳ. Kỳ một thi kinh nghĩa, thư nghĩa, kỳ hai thi chiếu, chế, biểu, kỳ ba thi thơ phú và kỳ bốn thi văn sách. Thi Đình còn gọi là Điện thí, được tổ chức ngay tại sân điện, do đích thân vua ra đề và chấm thi. Quyển thi và quyển nháp đều do bộ Lễ cấp, có rọc phách. Vua chấm thi vẫn không biết bài đó của ai. Thi Đình thực chất là cuộc phúc tra cuối cùng nhằm thẩm định và xếp hạng các tân tiến sĩ. Đây cũng là kỳ thi cuối cùng để xếp loại tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi Hội trước đó. Sau khi vua chấm bài, học vị của các sĩ tử được quyết định và bảng vàng ghi danh là vinh hiển tột cùng.  Những vi phạm, can tội trong chế độ khoa cử và hình thức xử phạt Những vi phạm như: mang sách vào trường thi, sang lều người khác hỏi chữ, thi hộ… đều bị xem như là tội đồ và tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà có các hình thức phạt như: đóng gông đuổi ra khỏi trường thi, đánh 100 trượng, xoá tên trong sổ không cho đi thi vĩnh viễn, hoặc bị giam cầm… Những người vi phạm tội nặng như phạm
  • 18. 18 húy, bất túc…đều phải bị nêu tên lên bảng con- tức là một tấm bảng ngang dài độ 3 thước, ngang khoảng 3 gang làm bằng phên tre, trét vôi trắng dùng để ghi tên những người can tội nặng.Sau đây là những can tội thường được nhắc đến: Phạm húy: Trước ngày thi có bảng nêm yết ở cửa những chữ húy mà ai cũng phải tránh kể cả các khảo quan. “ Tuyệt bút” là cấm ngặt không được dùng, lúc đọc phải tránh âm, lúc viết phải sửa đổi hay dùng những chữ cận âm hay cận nghĩa thay thế. Ví dụ như tránh dùng các tên vua nhà Nguyễn: Miên, Hồng, Đởm… nếu gặp thì phải dùng từ khác cận nghĩa hay cận âm. Khiếm trung: Là bên chữ “vua” không được viết thêm những chữ “ hôn”, “sát”… Khiến hiểu lầm nhà vua u mê, hung dữ, hay bị giết… Cấm tì ố: Quyển thi phải giữ sạch sẽ không được có vết mực hay hoen ố, công dụng của các ống quyển mà các sĩ tử trân trọng đeo trước ngực là để che chở cho các quyển văn khỏi bị mồ hôi hay nước mưa làm hoen ố. “ Bất túc” và “ Bất cập”: Là viết không đủ quyển, không thành bài, viết chỉ vài dòng. tội này nặng vì chứng tỏ thí sinh không đủ sức đi thi mà khảo quan duyệt hạch không kỹ hoặc cố tình nâng đỡ. trường hợp này cả Khảo quan và thầy học cùng bị phạt. Ngoại hàm: Tất cả những quyển thi bị nộp trễ sau khi đã khoá hòm đựng quyển thi bị gọi là”Ngoại hàm”. Dù bài không được chấm nhưng cũng được đọc kỹ xem có bị phạm trường quy hay không. “ Ngoại hàm” là tội nặng, cũng bị nêu tên lên bảng con. 1.2.1.2. Các cấp bậc đánh giá sĩ tử Những người đỗ trong các kỳ thi Hương chia ra làm 2 loại. Loại một (từ thời Lê về trước) có các danh hiệu Cống cử, Cống sinh, Cống sĩ, Hương tiến, Hương cống (gọi theo học vị là Cử nhân). Cách gọi này có ý nghĩa là các địa phương cống lên, tiến cử lên để triều đình tuyển chọn nhân tài. Những ông cử này sẽ được dự kỳ thi Hội. Loại Hai không được thi Hội gọi là Sinh đồ. Thời nhà Nguyễn quy định thi
  • 19. 19 Hương đỗ tam trường (ba vòng đầu), đạt học vị Tú tài; đỗ tứ trường đạt học vị Hương cống (về sau gọi là cử nhân); đỗ thủ khoa đạt Giải nguyên. Kỳ thi Hội chọn ra các Tiến sĩ. Thi Hội đỗ bảng chính gọi là trúng cách được tiếp tục dự thi Đình; đỗ bảng thứ là thứ trúng cách, được học vị Phó bảng; đỗ thủ khoa đạt Hội nguyên. Đỗ thi Đình đạt học vị chung là Tiến sĩ; đỗ thủ khoa đạt Đình nguyên. Trong đó, đỗ từ 8 đến 10 điểm được xếp bậc Đệ nhất giáp; 10 điểm đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên), 9 điểm đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh, thường gọi là bảng nhãn, 8 điểm đạt Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh, thường gọi là thám hoa. Ba chức danh cao nhất của chế độ khoa cử là Tam khôi gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa dành cho những người đạt điểm cao nhất của kỳ thi Đình với các ứng viên là Tiến sĩ. Các tiến sĩ có tên niêm yết trên bảng vàng sẽ được ban yến tiệc trong cung, được bệ kiến hoàng thượng, thăm hoa ở vườn ngự uyển, cưỡi ngựa dạo khắp kinh thành, rồi vinh quy bái tổ. Phần thưởng cao quý nhất cho tiến sĩ là được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu để lưu danh mãi mãi. Lịch sử khoa bảng Việt Nam kéo dài 744 năm, từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919. Theo số liệu thống kê được, có 2.898 người đỗ đại khoa (từ Tiến sĩ trở lên, trong đó 50 Trạng nguyên, song không có phụ nữ). Số không thống kê được có tới hàng vạn người đỗ các mức thấp hơn (Cử nhân trở xuống). Phần lớn những người đỗ đạt đều tham gia vào bộ máy quản lý đất nước và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1.2.2. Cuộc đời và sự nghiệp của trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn, Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.2.2.1. Trạng nguyên Lê Ích Mộc a) Giới thiệu chung Lê Ích Mộc (chữ Hán: 黎益沭, 2 tháng 2 năm 1458 - 15 tháng 2 năm 1538), người làng Quảng Cư, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn (nay thuộc huyện Thủy
  • 20. 20 Nguyên, thành phố Hải Phòng), đỗ đầu đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên) khoa tháng hai, Nhâm Tuất, Cảnh Thống năm thứ 5 (1502), đời Lê Hiến Tông.Lê Ích Mộc làm quan tới Tả thị lang. Lê Ích Mộc là vị Trạng nguyên đầu tiên của thành phố Hải Phòng, am hiểu kinh Phật, tinh thông Nho giáo, tỏ tưởng sâu trình các phép thần thông huyền bí của đạo giáo Lão Trung kết hợp với sự am hiểu sâu sắc về y học thiên văn, chiêm tinh, lí số. Ông nguyên là đạo sĩ, đến khi đỗ, vua sai tuyên đọc chế từ, bưng lư hương cháy rực lửa ra trước, bị bỏng tuột cả tay mà không biết. Khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùạ Diên Phúc. b) Cuộc đời và sự nghiệp Lê ích Mộc sinh ngày 02 tháng 02 năm 1458 tại làng Ráng, huyện Thuỷ Đường, bậc khởi tổ là cụ Lê Văn Hợi từ đất Tây Kinh Thanh Hoá đến đây sinh cơ lập nghiệp. Đến đời thứ 3 kết quả mối tình giữa cụ Lê Văn Quang và bà Nguyễn Thị Lệ sinh thành ra Lê ích Mộc. Theo sinh đồ Lê Tuấn Mậu trong : “ Tiểu sử tiền sư chùa Thanh Lãng” soạn năm 1597 cho biết : Dưới Triều Lê Thánh Tông, ở làng Ráng, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, Trấn Hải Dương, có một người nối nghiệp nho, tư gia hiếu thảo, họ Lê tên Quang, vợ là Nguyễn Thị Lệ, cửa nhà thanh bần, kính sư sùng phật, hay gíup đỡ người nghèo khó. Một đêm kia, vợ chồng nằm chiêm bao thấy quan âm bồ tát cho một đoá hoa sen và một bài thơ: “Phật cho Lê Thị một bông sen Hiển thách nghìn thu dậy tiếng khen Đích xác sang năm sinh quý tử Danh lừng tam giáo gội ơn trên.” Hôm sau vợ chồng nói chuyện lấy làm vui mừng. Từ ngày ấy, bà Lệ có mang và sinh hạ được một người con trai mặt vuông, tai lớn, đặt tên là Lê Ích Mộc.
  • 21. 21 Tục truyền rằng, thuở nhỏ Lê Ích Mộc là cậu bé thông minh, ham học và ngoan ngoãn được bà con làng trên xóm dưới yêu quý. Hàng ngày, sau những buổi phụ giúp cha mẹ, cậu bé Mộc thường hay tới chùa Ráng giúp đỡ các vị tăng ni quét dọn nhà cửa, xới đất trồng cây và chăm chỉ học hành, nghe nhờ văn sách. Cảm động trước tấm lòng say mê hiếu học, nhà chùa đã nhận Lê Ích Mộc vào làm đệ tử, kèm cập thêm kinh sử. Ngày ngày ăn chay niệm phật. Lê Ích Mộc vẫn dành thời gian cho đèn sách. Đêm đêm , dưới ánh sáng lập loè của đom đóm hay dưới ánh sáng mờ nhạt của ánh trăng khuya, ông lấy mâm cát làm sách học, Lê Ích Mộc chăm chỉ dùi mài kinh sử. Ông lấy cát đổ lên mâm xoa phẳng, dùng ngón tay viết chữ lên đó để học, ghi nhớ rồi xoá đi. Đó là cách học “Nhập tâm” giúp người ta nhớ lâu, hiểu kĩ . Lê Ích Mộc cho rằng: “Việc học là việc khó nhưng không vì thế mà không học. Mỗi người hãy tuỳ theo khả năng của mình mà chọn học”. Bởi thế mà ông đã lừng danh trong vùng là người nhớ lâu, hiểu kỹ. Bài học của ông, sách Đại Việt đỉnh nguyên có ghi: “ Tam công túc học đáo kim can ” tức là sau 3 năm đã thông hiểu đầy đủ giáo lý, giáo pháp của bộ kinh kim cương. Một hôm, Ích Mộc đang đi ở ngoài đường, gặp một vị sư già, một vị cao tăng trụ trì tại chùa Yên Lãng ( Tức chùa Ráng), nhà sư thấy Lê Ích Mộc có tướng và cơ duyên của một vị cao tăng nên theo Lê Ích Mộc về nhà. Ông Lê thấy khách quý lại chơi, xiết bao mừng rỡ , ân cần mời làm thượng khách. Nhà sư chỉ Lê Ích Mộc nói rằng: Ông là người từ thiện nên cậu bé này có quý tướng làm lên sự nghiệp lớn, rạng danh gia phong. Nếu cho cậu ấy xuất gia đầu phật, tương lai phong đỗ cao làm vinh hiển gia đình, tiền đồ không thể hạn lượng được. Ông Lê Văn Quang bèn hỏi: ý kiến con thế nào ?. Lê Ích Mộc nhận lời. Từ đó Lê Ích Mộc xuất gia học đạo gánh sách theo thầy đến ở chốn xa. Khoảng 5 năm, Lê Ích Mộc đủ thông hiểu các pho kinh phật tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp làng. Ngày ngày ăn chay niệm phật, chăm chỉ sách đèn, ông gần gũi dân làng chỉ bảo họ cách làm ăn, làm thuốc chữa bệnh cho dân, hướng dẫn từ công việc cấy cày đồng áng đến cắm đăng đan lưới cho dân bắt tôm, cá. Sau những kỳ đi giảng kinh ở những vùng xa trở về, ông thường đem về những giống cây lạ phân phát cho dân làng
  • 22. 22 trồng. Đặc biệt là giống Lim ông mang về được dân làng trồng, đã cung cấp nguồn gỗ chủ yếu để dựng chùa , làm nhà cửa. Sống nơi cửa thiền đất phật, Lê Ích Mộc luôn thông cảm sâu sắc với những khó khăn của dân làng, ông khuyên mọi người hướng về cửa phật với lòng thành tâm của chính mình chứ không phải bằng những nghi lễ tốn kém. Không chỉ là một vị tăng sư chuyên tâm hằng dương phật pháp, mà ông còn là một người am hiểu sâu sắc giáo lý Khổng tử, Mạnh tử, tỏ tường sâu trình các phép thần thông huyền bí của Đạo giáo, Lão, Trung. Ông kế thừa được truyền thống “ nhập thế gia trụ phật pháp” của các thiền sư nổi tiếng như: Vạn Hạnh, Đạo Hạnh, Minh Không... chính nhờ các phương thuật huyền bí kết hợp với sự am hiểu về y học, thiên văn, chiêm tinh, lý số... của Lê Ích Mộc mà ngôi chùa Ráng đã trở thành một sơn môn lừng lẫy. Dưới Triều Lê Thánh Tông, ông đi thi mấy lần mà không đỗ. Ông trở về quê nhà trụ trì tại chùa Ráng chuyên nghiên cứu kinh tam tạng nhà phật. Sách “ Đại việt sử ký toàn thư “ chép : “Mùa xuân tháng 2 năm Nhâm tuất, niên hiệu Cảnh Thống 5 ( 1502 ) đời Lê Hiến Tông, Triều đình mở hội thi kén người tài, một lần nữa, Lê Ích Mộc quyết tâm dùi mài kinh sử, ứng thi những mong đem trí tài giúp nước. Khoa thi năm ấy sĩ tử đi ứng thi có tới mấy mươi ngàn người, triều đình chọn lấy đỗ 61 người có bài thi xuất sắc nhất, trong đó Lê Ích Mộc người làng Ráng, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh ( Trạng nguyên ). Khi duyệt bài văn của Lê ích Mộc, nhà vua vô cùng sửng sốt, khen ngợi và mến phục tài văn chương của ông bèn sai ông đọc bài “ Chế thư ” của mình trước các ông nghè tân khoa, hai tay Lê Ích Mộc nâng lư hương đang bốc cháy rừng rực làm bỏng rộp hết cả da tay mà không biết. Sách “ Công dư tiệp ký ” của Vũ Phương đề chép: Lê Ích Mộc tuổi đã cao mà chưa đỗ đạt gì thì tâm trạng cũng buồn, ông thường đến chùa Diên Phúc theo học thầy chùa và kinh phật. Kỳ thi Đình năm ấy, tự tay vua Hiến Tông ra đề thi hỏi về đạo trị nước của bậc Đế Vương với đề bài ra 9 dòng chữ. Thật là duyên kỳ phúc đã đến,bằng những hiểu biết sâu sắc của gần 30 năm đèn sách Lê Ích Mộc trình bày một cách mạch lạc, trôi chảy trên 25 trang giấy về niềm khát vọng trấn hưng phật giáo,
  • 23. 23 hiến nhiều kế sách về đạo trị nước của các bậc Đế Vương qua thực tế các triều đại. Văn ông ý tứ dồi dào, đầy ký ức, không bỏ sót ý nào, khi duyệt bài của ông, vua Hiến Tông, một ông vua có phong cách thi nhân thanh tao của thời Lê, vô cùng sửng sốt mà thốt nên rằng: “ Bài văn của Lê Ích Mộc hơn hẳn mấy tầm so với bạn đồng khoa, Trẫm rất hài lòng duyệt cho người ấy xứng bậc khôi nguyên”. Lê Ích Mộc đỗ Trạng nguyên năm 44 tuổi. Từ khoa thi này, Triều đình có lệ treo Bảng Vàng ghi tên người đỗ ở cửa nhà Thái học càng thêm phần vinh hiển, ông là Trạng nguyên của Tam giáo, tinh thông Nho lão, am tường kinh Phật. Lê Ích Mộc đỗ Trạng nguyên vào cái thời mà Phật giáo không còn là quốc giáo như những triều đại Lý – Trần trước đây. Lúc này, Phật giáo đã nhường bước cho Nho giáo tiến lên hàng chính thống. Bấy lâu, các triều đại phong kiến đã dựa vào chính khoa cử Nho giáo để tuyển chọn nhân tài, lấy người ra làm quan, bổ sung đội ngũ quan lại từ trung ương xuống tới các địa phương huyện, tổng. Bởi thế mà có nhiều người lao vào con đường cử nghiệp để tiến thân. Trên con đường hoan lỗ của các sĩ phu, cũng có nhiều người hanh thông hiển đạt, nhưng cũng không ít người bị trắc trở gian nan, mà thường là những người gặp trắc trở thì hay tìm đến triết lý và sự an ủi của Lão và Phật. Vậy nên, đường đời của các sĩ phu xưa thường là Nho, Phật, Lão. Con đường của Lê Ích Mộc thì lại khác, trước khi đỗ Trạng nguyên, ông đã là đạo sĩ, là sãi chùa. Đó là nét riêng biệt, độc đáo của ông. Sau khi đỗ Trạng nguyên, Lê ích Mộc bước vào cuộc đời làm quan trong giai đoạn thịnh trị của triều Lê sơ không còn nữa. Từ sau đời Lê Hiến Tông ngắn ngủi, các vua chúa cháu chắt của nhà Lê từ Uy Mục, Tương Dực trở đi đều biến ngai vàng thành cỗ xe hưởng lạc, tiến vào con đường xa hoa, thoái hoá cực độ trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân lao động. Mâu thuẫn trong xã hội trở nên sâu sắc. Lê ích Mộc sinh ra và lớn lên ở vùng đất lam lũ, sống trong sự đùm bọc của bà con lao động nên ông rất hiểu và thông cảm sâu sắc với đời sống nhân dân nơi thôn dã; đồng thời chịu ảnh hưởng của thuyết “ từ bi hỷ xả ”, “lý vô chấp ”, “lẽ vô thường ”, “vô ngã” của nhà Phật. Ông thường hay giúp đỡ người nghèo, khuyên mọi người làm việc thiện, phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
  • 24. 24 Năm 1527, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê. Mạc Đăng Dung xưng vương. Trong giai đoạn đầu, Vương triều mới có nhiều cải cách tiến bộ, được đông đảo nhân dân ủng hộ. Đông các đại học sỹ triều Lê là thám hoa Nguyễn Văn Thái, bạn đồng khoa với Trạng nguyên Lê Ích Mộc là một trong số cựu thần trí thức đầu tiên ủng hộ Mạc Đăng Dung và tiến cử Lê Ích Mộc với Đăng Dung. Ông bỏ tài trí, hiểu biết ra giúp triều đại mới với mong ước thực hiện ý nguyện của mình. Nhưng chỉ sau khi Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh qua đời, mâu thuẫn trong nội bộ vương triều Mạc trở lên gay gắt, tình hình có lúc nguy cấp, một số cựu thần có uy tín như cha con Lê Bá Lý, Nguyễn Thuyến đã bỏ nhà Mạc theo nhà Lê, dân tình hoang mang không biết theo ai, nên mặc dù làm quan đến chức Tả Thị Lang, đứng hàng thứ ba sau Thượng thư, Tham tri nhưng Trạng nguyên cảm thấy chán ngán, đã “ treo ấn từ quan ” về trí sĩ tại quê nhà. Nhớ thuở hàn vi, Lê Ích Mộc bỏ tiền ra tu sửa, mở mang chùa Ráng, lấy tên chữ là Diên Phúc tự và mở trường dạy học, đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước. Với tên chùa Diên Phúc, phải chăng ông muốn ghi nhớ về nhân duyên phúc trạch mà Trời, Phật ban cho ông trong nghiệp đời thi cử hay là lời cầu mong duyên Trời, phúc Phật đến với mọi người, mọi nhà, với làng quê yêu dấu? Là người có học vấn sâu rộng, có đạo đức mẫu mực, Lê Ích Mộc còn là một thầy giáo tận tuỵ với nghề nghiệp, yêu thương học trò. Không chỉ luyện rèn học trò ông thường khuyên dạy dân làng cách sống, cách cư xử sao cho hoà thuận ấm êm. Ngôi chùa Diên Phúc và từ chỉ Thanh Lãng nhờ có Lê Ích Mộc mà trở thành trung tâm đào tạo nhân tài và giáo hoá của cả một vùng rộng lớn. Không ỷ lại là một nhà sư, một trí sĩ, ông đã tích cực cùng với nhân dân làng Ráng khai phá vùng đầm lầy ven sông, trồng cây gây rừng. Lê Ích Mộc đích thân trồng một rừng Lim xanh tốt, nhân dân địa phương được hưởng lợi hết đời này qua đời khác. Vết tích rừng lim “quan Trạng ” xưa nay còn đó... Nhờ có rừng lim này mà nhân dân địa phương có nguyên liệu tại chỗ để trùng tu Diên Phúc tự, xây đền Diên Thọ, mở rộng từ văn, xây đình Hoàng Giáp, chùa Lốt, chùa Vang... Ngày 15 tháng 02 năm 1538, Lê Ích Mộc qua đời tại quê nhà, hưởng thọ 80 tuổi. Mộ phần của ông ngự tại rừng lim quan Trạng thuộc xóm Sỏi, thôn Thanh Lãng.
  • 25. 25 Lăng mộ quan Trạng đã trải qua hàng trăm năm trường tồn. Rừng lim quan Trạng trồng xưa đã hoá thân vào các công trình công cộng của làng của xã và thay thế vào đó là rừng bạch đàn xanh tốt đêm ngày rì rào tiếng reo vui. Trải qua hàng trăm năm trường tồn và luôn được tôn tạo, bảo vệ, lăng mộ quan Trạng và khu lưu niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc đã trở thành một di sản văn hoá vượt khuôn khổ làng xã trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Ngày nay, khu lưu niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc gồm nhiều di tích lịch sử có liên quan đến Trạng nguyên Lê Ích Mộc như đình Thanh Lãng, lăng mộ Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Chùa Đông Linh Tự, Từ đường quan Trạng,… không chỉ là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống của người con quê hương mà còn là điểm đến của du khách thập phương đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. 1.2.2.2. Trạng nguyên Trần Tất Văn a) Giới thiệu chung Trần Tất Văn (chữ Hán: 陳必聞, 1428-1527), người làng Nguyệt Áng, tổng Đại Hoàng, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Nguyệt Áng, xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) thi đỗ Đình nguyên, Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526) đời vua Lê Cung Hoàng. Ông là tác giả bài biểu Lui vạn binh nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên...Trần Tất Văn sau ra làm quan cho nhà Mạc tới thượng thư, tước Hàn Xuyên bá, từng đi sứ nhà Minh. b) Cuộc đời và sự nghiệp Trạng nguyên Trần Tất Văn sinh ra trong một gia đình họ Trần - dòng dõi nhà nho ở thời hậu Lê. Do xuất thân là dòng dõi quý tộc, được thừa hưởng tư chất thông minh và được học hành đầy đủ nên ngay từ nhỏ Trần Tất Văn đã nổi tiếng về hiếu học, chăm ngoan. Qua nhiều năm miệt mài đèn sách ông đã vượt qua kỳ thi Hương (đỗ Giải nguyên), thi Hội (đỗ Hội nguyên), thi Đình (đỗ Trạng nguyên) - học vị cao nhất tại kỳ thi năm Bính Tuất niên hiệu Thống nguyên (1526) đời Lê Cung Hoàng. Ông là Trạng nguyên duy nhất của huyện An Lão dưới thời phong kiến, đồng thời đứng thứ 30 trong tổng số 47 Trạng nguyên của cả nước. Ngày Trần Tất Văn được
  • 26. 26 vua ban cờ, biển cho về lễ tạ tổ tiên và các thầy học cũ, dân làng nô nức đón rước người ham học, đỗ cao, làm vẻ vang cho quê hương, dòng họ. Sau đỗ đạt, ông làm quan cho triều Mạc, đến chức Thượng thư, tước Hàn Xuyên bá. Dưới thời Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, ông được giao trông coi việc từ hàn, những văn thư trao đổi giữa nhà Minh, nhà Mạc ông đều tham gia. Trạng nguyên Trần Tất Văn được người đời tôn vinh, nể trọng chủ yếu do đức độ, dốc lòng làm việc thiện “khuyến học, lo đời”, sống thanh bạch, không màng công danh, phú quý. Đặc biệt, người đương thời rất khâm phục bài biểu của vương triều Mạc (1527 - 1592) do ông trực tiếp soạn gửi nhà Minh. Ngày ấy, nhân lúc Mạc Đăng Dung mới khai lập nên vương triều Mạc lòng người còn chưa yên, nhà Minh giở chiêu bài “Phù Lê” nhăm nhe xâm lược nước ta, sai viên tướng có tiếng là thao lược Mao Bá Ôn đem đại quân áp sát biên giới gây áp lực, đòi cống nạp, cướp đất, đòi nộp con tin, đòi cống thợ giỏi, đòi tìm con cháu nhà Lê lập ngôi vua... Biết được nhân cách, tài năng và tư tưởng tiến bộ của Trạng nguyên Trần Tất Văn, Mạc Đăng Dung đã giao cho ông, một mệnh quan của triều đình cũ, chuyên lo việc bang giao với nhà Minh, tìm mọi cách để đất nước tránh được cuộc can qua binh lửa. Đó chính là bối cảnh mà Trạng nguyên Trần Tất Văn đã dốc hết tâm lực, trí tuệ, sự hiểu biết, tài ngoại giao ứng đối của mình cho việc soạn bài biểu nhân danh “Sơn hà xã tắc” gửi triều đình nhà Minh. Sách “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương Đề chép lại bài biểu này với cái tên “Một bài biểu lui vạn binh”, trong đó có câu rất nổi tiếng như: “Vị tiểu quốc bất học vô nhân, lễ nghĩa hà túc thâm trách Mẫn An Nam vô cô xích tử, phong nhận nhẫn sử hoành la” Có nghĩa là: “Cho nước tôi là vô nhân ít học thì lễ nghĩa sao đáng trách móc? Bảo thương dân An Nam vô tội, nỡ nào đem gươm giáo đâm chém?” Tương truyền, Mao Bá Ôn đọc biểu rơi nước mắt rồi quyết định lui quân.
  • 27. 27 Trong lịch sử bang giao thời quốc gia Đại Việt, lời lẽ và sức mạnh của bài biểu “Lui vạn binh” của Trạng nguyên Trần Tất Văn có thể được sánh ngang với lời đối đanh thép “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” của sứ thần Giang Văn Minh. Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi, trong số 47 trạng nguyên của nước nhà, Trần Tất Văn là trạng nguyên thứ 30 của các triều đại Lý - Trần - Hậu Lê và là trạng nguyên thứ 21 cũng là trạng nguyên cuối cùng của nhà Hậu Lê nổi tiếng trong lịch sử phát triển giáo dục, đào tạo hiền tài của nước ta thời Trung Đại. Khoa thi Đình năm Thống Nguyên thứ 5 (1526) này, do tình hình loạn lạc nên không dựng bia tiến sỹ ở Văn Miếu Thăng Long, nhưng tên Trạng nguyên Trần Tất Văn được ghi ở tất cả các sách Đăng khoa lục. Tất cả các sách Đăng khoa lục đều ghi rõ Trần Tất Văn người làng Nguyệt Áng, huyện An Lão đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ đệ nhất danh khoa Bính Tuất niên hiệu Thống Nguyên 5, làm quan nhà Mạc đến chức Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá, từng được cử đi sứ nhà Minh. Con ông là Trần Tảo đỗ đồng tiến sỹ khoa Ất Sửu niên hiệu Thuần Phúc 4 triều Mạc, làm quan đến chức Thừa chánh sứ. Trong lịch sử khoa bảng nước ta thời quân chủ chuyên chế, gia đình có cha đỗ Trạng, con đỗ Nghè chỉ có 7 gia đình mà thôi, trong đó có gia đình Trạng nguyên Trần Tất Văn. Khi làm quan dưới triều nhà Mạc, thấu hiểu được tấm lòng và tình cảm của người dân quê hương, ông đã bỏ tiền hưng công xây dựng trên mảnh đất hương hoả của gia đình ông một ngôi chùa để người dân ở đây có điều kiện sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng, tu thiện, tích đức. Người dân làng Nguyệt Áng truyền tụng rằng chùa quan Trạng tên chữ là Vĩnh Khoái Tự có quy mô rất rộng rãi, khang trang nằm trên một gò đất cao ráo, rộng tới 1/2 mẫu Bắc bộ. Ngoài việc xây chùa, Trạng nguyên Trần Tất Văn thấu hiểu nỗi cực nhọc của nhân dân địa phương khi phải lội qua nhánh sông nhỏ mùa hè cũng như mùa đông giá lạnh. Ông đã bỏ tiền làm một cây cầu đá xanh 3 nhịp dài 6-7mét, hiện nay chiếc cầu đã bị đổ, nhân dân địa phương còn lưu giữ được nhiều cấu kiện của chiếc cầu là những khối đá xanh hiện còn trong di tích. Cho đến nay, người dân Nguyệt Áng vẫn còn lưu truyền được bài thơ quan trạng về làng xây cầu đá:
  • 28. 28 “Hôm qua còn lội qua đầm Hôm nay thanh thản qua cầu đá xanh Cầu này cầu ái cầu ân Công ơn quan Trạng có tâm với làng” c) Di sản Đời truyền rằng, năm nào ông cũng dành phần lớn bổng lộc vua ban để gây quỹ khuyến học giúp đỡ các học trò nghèo ở quê hương, chăm ngoan học giỏi... Nhưng tiếc thay, những di sản văn hoá mà Trạng nguyên Trần Tất Văn để lại cho quê hương, đất nước đã bị mai một, thất lạc, mất mát gần hết. Một phần lớn là do khi nhà Lê Trung Hưng giành được ngôi báu, với chính sách trả thù tàn khốc, toàn bộ “Trần Gia Trang” ở làng Nguyệt Áng bị san thành bình địa, những công trình kiến trúc - nghệ thuật gắn với công tích Trần Văn Tất, Trần Tảo đều bị phá huỷ, gia tộc họ Trần ở làng Nguyệt Áng, người bị giết, bị đi đày hay phải trốn tránh khắp nơi, gia phả dòng tộc bị thất truyền. Theo Lê triều thông sử, ngày 14-1 năm Quý Mùi (1593), con trai Quan Trạng là Thừa chính sứ Trần Tảo bị quân Lê - Trịnh bắt cùng với nhiều quan lại cao cấp khác của nhà Mạc. Tục truyền, cả gia đình Trạng nguyên Trần Tất Văn bị tàn sát ở bến Thanh Lâm (Cẩm Giàng, Hải Dương). Sau khi quan Trạng qua đời, nhân dân địa phương đã dựng ngôi đền để thờ phụng tưởng nhớ ơn đức của Quan Trạng. Đền được xây dựng nằm gần sát toà phật điện. Đền quay cùng hướng với ngôi chùa nhìn về phía Tây Bắc, cách nơi linh địa này không xa phía trước là dòng sông Đa Độ uốn khúc chảy qua và đằng sau là dãy núi sừng sững trụ vững với thời gian. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947-1948), các công trình kiến trúc đền, chùa Quan Trạng cũng như các công trình văn hoá tín ngưỡng khác của địa phương Nguyệt Áng đã phải tiêu thổ kháng chiến. Mặc dù ở Nguyệt Áng đã trải qua bao lần san lấp mặt bằng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, song đến nay, khu đất linh địa, đất xây đền, chùa quan Trạng ngày xưa vẫn còn gần như nguyên vẹn.Tất cả
  • 29. 29 các công trình này đều nằm trên khu đất thuộc “Trần Gia Trang” thuở trước và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Để tôn vinh và nối dài công tích và đức độ của Trạng nguyên Trần Tất Văn, UBND TP đã phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo và phục dựng khu di tích tưởng niệm Quan Trạng Áng; đồng thời mở đợt phát hành xổ số từ ngày 1-10 đến 7-11-2007 nhằm huy động từ những tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của người Hải Phòng, của dân đất gạch, giọt đồng, giúp nhân dân Nguyệt Áng, Thái Sơn hoàn thành tâm nguyện tri ân Trạng nguyên Trần Tất Văn. Hiện nay, tên của ông được đặt một con đường tại quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. 1.2.2.3. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm a) Giới thiệu chung Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển củalịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu Sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của ông còn lưu lại đến ngày nay. b) Cuộc đời và sự nghiệp  Gia thế và những năm thơ ấu
  • 30. 30 Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6 tháng 4 năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (13 tháng 5 1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩ Thượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử. Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên này bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ. Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, qua đó cho thấy người mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ.  Thời niên thiếu và những năm biến loạn cuối đời Lê sơ Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng
  • 31. 31 sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.  Thi cử và làm quan dưới triều Mạc Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình. Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ
  • 32. 32 Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của tên gọi Trình Tuyền (gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng “Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc”. Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng dựa vào đó có thể kéo dài được vài đời), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà. Trạng nguyên Tô Khê hầu Giáp Hải một người bạn lâu niên với Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu như “Lực phù nhật cốc trụ kình thiên” (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay “Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt” (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua). Trong những năm trí sĩ cũng như thời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông). Những năm tháng cuối đời Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “… Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà
  • 33. 33 Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng”. Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là “Mạc Triều Trạng nguyên Tể Tướng Từ”. Chính vì tư tưởng và nhân cách nhân cách cao quý như thế nên ngay cả khi ông đã mất đi vẫn được con dân hết mực yêu quý và kính trọng. Bên cạnh đó, ngưỡng mộ sự học rộng hiểu sâu nên du khách muốn đến đây để cầu mong Người có thể linh ứng cho mình trên con đường công danh, học tập, mong có thể thành tài. Theo bản Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) do Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân soạn năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba người vợ và 12 người con, trong đó có 7 người con trai. Cũng giống như cha, hầu hết các con trai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều theo phò tá nhà Mạc. Bởi vậy sau khi nhà Mạc bị thất thủ dưới tay nhà Lê-Trịnh (1592), con cháu ông đều phải thay tên đổi họ, li tán thập phương. Một chi họ do người con trai cả của ông là Hàn Giang hầu Nguyễn Văn Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên thuộc đất Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang nhằm tránh sự trả thù của nhà Lê-Trịnh. Lúc sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cử người con trai thứ 7 (con trai út) dẫn người cháu đội bát hương sang sinh cơ lập nghiệp ở làng An Tử Hạ, xã Kiến Thiết bên quê ngoại để trông coi phần mộ và thờ phụng ông bà ngoại Nhữ Văn Lan cùng mẹ Nhữ Thị Thục rồi về sau tạo thành một chi họ Nguyễn hậu duệ của Trạng Trình trên đất Tiên Lãng ngày nay.  Những đóng góp cho Phật giáo Nếu Nguyễn Trãi có nhiều lần đọc “Pháp Bảo đàn kinh” (tác giả từng viết “Môn Thiền nhất phái Tào Khê thủy”, “Vô thụ phi đài ngữ nhược tâm” – “Du Nam
  • 34. 34 Hoa tự”); Nguyễn Du sau này đã viết “Ngã độc Kim Cương thiên biến kinh” (Tụng đọc “Kinh Kim Cương” hơn nghìn vạn lần) (“Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài”) thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có bài “Độc Phật kinh hữu cảm“. Ông đã chịu ảnh hưởng Phật giáo khá nhiều trong cuộc đời và sáng tác. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho có cái nhìn thời thế rất sâu sắc, độc đáo. Ông học được những kiến thức Nho học từ Lương Đắc Bằng (thuộc phái Tượng số học của Tống Nho). Học trò suy tôn ông là Tuyết Giang Phu Tử– một bậc chân nho. Tuy nhiên ta vẫn gặp thái độ như không mấy lạc quan trong cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết những câu tương tự Đỗ Phủ, Nguyễn Trãi: “Nho quan tự tín đa thân ngộ” (Tự biết “cái mũ nhà nho” đã làm cho tấm thân mắc nhiều lầm lỡ – “Ngụ hứng, 3”, “Bạch Vân am thi tập”). Nguyễn Bỉnh Khiêm ra làm quan với nhà Mạc nhưng ông cũng thấy được sự đổ nát từ bên trong. Ông đã dâng sớ chống tham nhũng. Về trí sĩ ông lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ như là một tín đồ nhà Phật. (Cha ông là Văn Định cũng đã từng lấy đạo hiệu là Cù Xuyên). Về quê ông tích cực xây chùa, mở trường học. Thường ngày ông cùng với vài nhà sư, một số bạn bè dạo chơi các danh thắng trong đó có núi Yên Tử – trung tâm thiền học Việt Nam. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chơi chùa Phổ Minh (ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Trần), ông đã sánh Pháp giới của nhà Phật với quan niệm Trời của Nho gia: “Pháp giới ưng đồng thiên quảng đại” (Pháp giới sánh ngang tầm rộng lớn của trời) “Du Phổ Minh tự“). Điều này chứng tỏ ông đã nhận thức được tư tưởng “Nhất thế chư pháp vô phi Phật pháp” ở “Kinh Kim Cang” . Đến tiết Trung nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm hy vọng ở lòng yêu thương rộng lớn:”Từ bi ta muốn nhờ công sức, Cứu được bao người chịu khổ oan” (“Trung nguyên tiết xá tội” – Đinh Gia Khánh dịch). Nhà thơ rất cảm hứng khi đọc kinh Phật (“Độc Phật kinh hữu cảm“). Ông tâm đắc triết lý sắc không: “Xuân hoa phong nguyệt không mà sắc” (“Tân quán ngụ hứng). Đây là tư tưởng “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” nổi bật của “Kinh Bát nhã” Tư tưởng Thiền có lẽ đã gây chấn động trong nhận thức của tác giả: “Vị Phật na tri vô hữu tướng, Đáo thiền phương ngộ bổn lai ky (cơ)” (Chưa Phật nào hay vô hữu tướng, Đạt thiền mới biết bổn lai cơ – “Tân quán ngụ hứng). Tư tưởng này được tìm thấy ở “Kinh Kim Cang”. Khi Phật nói với Tu – bồ – đề: “Phàm cái gì có
  • 35. 35 hình tướng đều là hư vọng. Nếu các ông thấy các pháp (tướng) đều hư vọng, không thật (phi tướng) tức là thấy được Như Lai (thật tướng các pháp)”. Tư tưởng này cũng được tiếp nối ở “Pháp Bảo Đàn kinh“. Tác giả nói “Bổn lai cơ” trong trường hợp này không ngoài mệnh đề “Bổn lai vô nhất vật” (“Pháp Bảo Đàn kinh”). Khái niệm “cơ” ở cuối câu có thể có nguồn gốc xuất pháp từ Tượng Số học – vốn là sở trường của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chính tư tưởng Thiền và kinh Phật đã làm phong phú và nâng cao bản lĩnh Nho học cùng bản sắc trí tuệ trong thơ và đời Nguyễn Bỉnh Khiêm.  Tác phẩm Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri…Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc. Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng 1000 bài, nay còn lại khoảng 800 bài. Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: “… Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân” (Bạch Vân am thi tập tiền tự). Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.
  • 36. 36 Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong bài Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký soạn năm 1743, có đôi dòng nhận định về di sản thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “không cần gọt dũa mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà có nhiều ý vị… như gió mát trăng thanh, nghìn năm sau còn tưởng thấy”. Danh sĩ thời nhà Nguyễn là Phan Huy Chú trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí ở phần Văn tịch chí cũng gần như có chung quan điểm với Vũ Khâm Lân khi nhận xét về thơ văn Trạng Trình: “thanh tao, tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý thú tự nhiên”. Như PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học) đã đánh giá, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỷ đầu của nền văn học viết Việt Nam. Về số lượng mà xét thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà quán quân. Tuy nhiên vấn đề không chỉ là số lượng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một phong cách thơ riêng không lẫn. Ai cũng biết một nguyên tắc thẩm mỹ quan trọng của thơ thời trung đại là “thơ ngôn chí”, nguyên tắc mà các nhà nghiên cứu hiện đại thường xem là làm hạn chế tính thẩm mỹ của thơ và ngay các nhà thơ cổ cũng không phải đều nhất nhất tuân theo. Thế nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tuân theo một cách “triệt để” và với một cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ. Với ông, đề vịnh, tự sự, tự thuật cũng đều để ngôn chí, và phong cách riêng của ông cũng được xác định chính từ những vần thơ ngôn chí ấy. Thơ văn của ông thể hiện sự ưu thời mẫn thế, đậm chất triết lý, giáo huấn nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp nhận. Theo đánh giá của GS. Nguyễn Huệ Chi trong bài tham luận “Bước đầu suy nghĩ về Văn học Mạc”, thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu cho sự khởi đầu của một hình thức tư duy mới trong tiến trình hoàn thiện thơ ca trung đại Việt Nam. Đó là tư duy thế sự. Thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng là “trữ tình lý trí”. Nó mang hình thức không phải là tư duy cảm tính mà là tư duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội nên gọi là tư duy thế sự. Bởi vậy thơ có tính phát hiện, hiện thực rất đáng kể. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn sâu vào các ngóc ngách của xã hội để thấy bức tranh phức tạp của xã hội mà bức tranh ấy diễn ra một cách tự nhiên bởi nó là bức tranh xã hội có thực. Vì là tư duy thế sự nên cũng nhìn sâu vào tâm lý con người. Trong khi ở thời trước đó (điển hình là thời của Lê Thánh Tông) mọi thứ trong xã hội đều được ước lệ hoá, công thức hoá, được mỹ hoá thành một xã hội chung chung đâu cũng như nhau.
  • 37. 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là người tiếp nối cho sự phát triển và hoàn thiện của nền thơ ca dân tộc kể từ sau Nguyễn Trãi, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể hiện rõ nét nhất qua Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS. Nguyễn Huệ Chi (Viện Văn học) và PGS.TS. Trần Nguyên Việt (Viện Triết học) có chung quan điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duy biện chứng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tính triết học thể hiện qua thơ văn của ông. Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký,Tam giáo tượng bi minh… Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình (nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa). Những văn bia đó không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong số đó, có giá trị nhất là bài văn bia tại quán Trung Tân do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn với nội dung như sau: “… Tôi viết biển đề tên Quán Trung Tân. Có người hỏi tôi: Quán tên là Trung Tân có ý nghĩa như thế nào? Tôi trả lời rằng: Trung là đạo trung, giữ được toàn Thiện là Trung, trái lại thì không phải là Trung. Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ chí Thiện… Xin ghi vào đá để lưu lại lâu dài. Tháng Mạnh xuân, niên hiệu Quảng Hoà thứ ba (1543) Tiến sĩ cập đệ khoa Ất Mùi
  • 38. 38 (1535) Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ Tư chính Khanh Trung Am, Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn” (Bản dịch của nhà sử học Ngô Đăng Lợi). Qua bài văn bia này, ông không chủ trương trung với một cá nhân nào dù đó là một ông vua, mà là trung với lẽ phải, với chân lý, với điều thiện và với nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.  Sự linh ứng của "Sấm Trạng Trình" – những lời tiêntri của Nguyễn Bỉnh Khiêm Sấm ký Trạng Trình là một đề tài mà từ hàng thế kỉ nay đã trở thành một bức màn thần bí bao phủ lên cả cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Yếu tố thực hư vẫn còn là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên lạ kỳ là đã có không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 qua đã “ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình”.Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã. Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, với tài lý số của mình, không thể phủ nhận được rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo ra được những kỳ tích cũng như những ẩn số về tài danh của một kỳ nhân mà đến nay hậu thế cũng chưa giải mã hết được. Một trong số đó có thể kể tới chính là lời sấm về cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 được tiên tri trong câu: “Đầu Thu gà gáy xôn xao Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long” Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, thời điểm sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn người. Ở câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”, là họ của Hồ Chủ tịch. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà Nội. Quả nhiên, mọi việc đã diễn ra y như Trạng Trình đã tiên đoán. Ngay tới cả sự kiện trọng đại - thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp cũng được Trạng “nhìn” thấy từ hàng trăm năm trước: “Cửu cửu càn khôn dĩ định Thanh minh thời tiết hoa tàn
  • 39. 39 Trực đáo dương đầu mã vĩ Hồ binh bát vạn nhập Tràng An”. Lời sấm này có nghĩa là đất nước ta phải qua 81 năm mới thoát khỏi ách nô lệ, sau đó phải qua 9 năm nữa mới được yên, thể hiện bằng câu “Thanh minh thời tiết hoa tàn”. Đó chính là trận Điện Biên Phủ lẫy lừng ngày 13/2/1954 đúng vào tiết thanh minh. “Thời tiết hoa tàn” tức là ở thời điểm thanh minh đó có một sự tàn lụi, thì chính là sự tàn lụi của ách cai trị của thực dân Pháp. “Trực đáo dương đầu mã vĩ” tức là cuối năm Ngọ, đầu năm Mùi thì mới có sự thành công. Đó chính là sau chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 3/1954, đến 10/10/1954 mới giải phóng Thủ đô và ngày 1/1/1955 Chính phủ mới về tiếp quản Thủ đô. Lời sấm “Hồ binh bát vạn nhập Tràng An” nghĩa là có lính tám Sư đoàn của vị lãnh tụ tài ba tiến vào Tràng An.” Trải qua không ít thực tế, chúng ta càng thấy những câu thơ sấm truyền của cụ Trạng ngày càng linh ứng và mang tính thời sự thức thời đối với người Việt. Sự ứng nghiệm này lại càng làm cho người ta tin tưởng vào sự linh thiêng, tài đức của cụ. Tài năng của Trạng Trình mãi là niềm tự hào cho nhân dân Vĩnh Bảo nói riêng và của Hải Phòng nói chung. Đến với khu di tích, người dân sẽ có dịp chiêm nghiệm những lời sấm đó và bày tỏ lòng biết ơn đối với Trạng đã một đời lo cho nước cho dân.  Nguyễn Bỉnh Khiêm và quốc hiệu Việt Nam Cho đến trước thế kỷ 19 (trước khi nhà Nguyễn được thành lập), trong số các tác gia thời trung đại của Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người có mối liên hệ mật thiết nhất với hai chữ Việt Nam thông qua các trước tác của ông hoặc có liên quan trực tiếp với ông. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm nghiên cứu Tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam khẳng định điều này. Dù chưa có những bằng chứng chắc chắn để khẳng định Nguyễn Bỉnh Khiêm có phải là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam với tư cách là quốc hiệu của dân tộc hay không nhưng nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cũng đồng quan điểm với ông Nguyễn Phúc Giác Hải khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam một cách có ý thức nhất để gọi tên của đất nước. Trong các tác phẩm liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, có ít nhất bốn lần danh
  • 40. 40 xưng Việt Nam đã được sử dụng một cách có chủ ý. Điều này cũng góp phần bác bỏ quan điểm cho rằng hai chữ Việt Nam chỉ được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng một cách ngẫu nhiên hay tùy hứng mà thôi. Trong kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán- Nôm hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ (chép tay) về Nguyễn Bỉnh Khiêm có sử dụng danh xưng Việt Nam như một quốc hiệu tiền định. Ngay trong phần đầu của tập Sấm ký có tựa đề Trình tiên sinh quốc ngữ, tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: “Việt Nam khởi tổ xây nền”. Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài thơ chữ Hán của ông có tựa đề Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam). Ngoài ra còn có hai bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi hai người bạn thân đồng thời là hai Trạng nguyên của triều Mạc, cho thấy tên gọi Việt Nam được dùng như một sự chủ ý. Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: Tiền trình vĩ đại quân tu ký / Thùy thị phương danh trọng Việt Nam(Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ, Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam). Bài thứ hai gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết: Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại / Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam). Các bài thơ trên còn được chép trong tập thơchữ Hán của ông là Bạch Vân am thi tập.  Ghi nhận Năm 1985, tại Thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phối hợp với Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học về Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông. Tại hội thảo này, các nhà khoa học đã đánh giá, khẳng định về tầm vóc của Trạng Trình và ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm với thời đại ông sống cũng như với lịch sử dân tộc. Năm 1991, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Sở Văn hoá Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm với chủ đề “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sự phát triển văn hoá dân tộc”. Cũng trong năm 1991, khu di tích gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
  • 41. 41 Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Trên quê ngoại ông ở thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được thờ cùng với mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan tại Từ đường họ Nhữ – Nguyễn trong quần thể di tích có lăng mộ của vợ chồng Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan cùng con gái Nhữ Thị Thục (mẹ của Trạng Trình). Văn miếu Mao Điền ở Hải Dương và Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai đều có tượng và bài vị thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đình làng Thanh Am (tên cũ là Hoa Am) thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội ngày nay, được xây dựng từ cuối thế kỷ XVI là nơi thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm như một vị Thành hoàng củalàng. Tên gọi cũ là Hoa Am cũng do Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời đặt cho làng trong thời gian ông làm quan dưới triều Mạc. Khi về già, ông vẫn lui tới đây khuyên dân làm nghề nông nuôi tằm ươm tơ dệt lụa. Khi ông mất, nhân dân ghi nhớ công lao, tôn sùng ông là một trong các vị Thành Hoàng của làng. Cụm đình, chùa làng Thanh Am có bề dày lịch sử với những sắc phong, thần phả, sấm ký và nhiều tư liệu còn giữ. Đạo Cao Đài đã phong thánh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hayThanh Sơn Chơn nhơn, là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn. 1.2.3. Điều kiện để phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng 1.2.3.1. Khái niệm loại hình du lịch học tập Du lịch học tập trong tiếng Anh được gọi là Study tourism. Là hình thức du lịch mà khách du lịch vừa được đi du lịch, vừa học được nội dung học tập có chủ đích trong chuyến đi đó. Như vậy, nhu cầu du lịch học tập của khách du lịch phụ thuộc vào các yếu tố về nhu cầu du lịch thông thường và du lịch học tập. Định nghĩa du lịch học tập ở nước ngoài : Theo Bodger (1998), du lịch giáo dục (education tourism) hay du lịch học tập có thể hiểu “là loại hình du lịch mà khách
  • 42. 42 đi đến một địa điểm có thể theo nhóm hoặc cá nhân với động cơ chủ yếu nhằm có được các trải nghiệm liên quan đến việc học”. Du lịch giáo dục là một trong những loại hình du lịch phổ biến trên thế giới hiện nay. Sự phổ biến và sự cần thiết của nó trong thị trường du lịch gia tăng từng ngày. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phát triển du lịch giáo dục như là một trong những nguồn thu nhập chính của họ Du lịch giáo dục thường là sự kết hợp của một số loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch nông thôn/trang trại và trao đổi sinh viên giữa các cơ sở giáo dục. 1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của loại hình du lịch học tập  Đặc điểm cá nhân của du khách Các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học bấn, nghề nghiệp, nơi ở và thu nhập. Ngoài ra, học lực, xuất xứ gia đình, cấp học là các yếu tố đặc thù cho đối tượng du lịch học sinh phổ thông.  Mối quan tâm về môi trường của du khách Khách du lịch có mối quan tâm về môi trường sẽ có hành vi thân thiện với khu du lịch, họ cũng có nhu cầu nhiều hơn về loại hình du lịch sinh thái và hoà đồng với thiên nhiên.  Hiểu biết, thái độ và nhận thức về ý nghĩa của hình thức du lịch Hiểu biết, thái độ và nhận thức về ý nghĩa của hình thức du lịch ảnh hưởng tích cực đến lựa chọn và hành vi của khách du lịch.  Động cơ du lịch của du khách Hầu hết các động cơ du lịch bắt nguồn từ những mong muốn nội tại và vô hình của con người, bao gồm những mong muốn trốn chạy, tìm kiếm sự mới lạ, tìm kiếm sự phiêu lưu mạo hiểm, thực hiện ước mơ, nghỉ ngơi, thư giãn và sức khoẻ.
  • 43. 43  Các yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng của gia đình, bạn bè và nhà trường về chuyến du lịch và thông tin du lịch (điểm đến). Xu hướng “Du lịch - Trải nghiệm học tập” được coi là một bước tiến mới khi kết hợp cả Trải nghiệm – Học hỏi và Thư giãn trong cùng một cuộc hành trình. Vừa tiết kiệm được chi phí, vừa giúp chuyến hành trình ấy trở nên ý nghĩa hơn. Giá trị cốt lỗi của Du lịch – Trải nghiệm học tập mang lại là thông qua quá trình du lịch con người sẽ được thỏa mãn không chỉ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí mà còn được phát triển khả năng nhận thức thực tế, tích lũy thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng. 1.2.3.3. Các điều kiện để có thể phát triển loại hình du lịch học tập ở Hải Phòng a) Nhu cầu du lịch học tập của học sinh Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiếp cận với kiến thức ngày một nhiều hơn. Do vậy, hiện nay các chương trình học tập quá dày đặc trên ghế nhà trường, chương trình học thêm đã khiến nhiều học sinh bị quá tải.Ngoài giờ học chính khóa, học sinh còn phải chạy đua với thời gian với những khóa học thêm, học nâng cao kỹ năng như học vẽ, học múa, học đàn.. điều này đã khiến cho các em không có thời gian để nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng “stress”. Vì vậy mà du lịch học tập thực sự là một giải pháp tốt nhất hiện nay cho vấn đề bài học quá tải của học sinh trong các nhà trường. Những chuyến tham quan thực tế sẽ giúp cho học sinh có dịp khảo sát và vận dụng những bài học vào thực tiễn cuộc sống, trải nghiệm nhiều thứ từ tính tập thể, tinh thần kỷ luật, tình bạn, sự quan tâm tới người khác và những trải nghiệm về văn hóa, địa lý, lịch sử, ẩm thực, danh thắng...qua đó mỗi người được rèn luyện ý thức kiểm soát bản thân, tinh thần đồng đội cũng như tác phong kỷ luật khi tham gia hành trình dã ngoại. Đây cũng là dịp rèn luyện kỹ năng sống trong điều kiện cho phép đối với từng lứa tuổi. b) Đối tượng khách du lịch tiềm năng Với lợi thế là một thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Chính vì vậy mà số lượng học sinh , sinh viên tương đối lớn là đối tượng khách du lịch tiềm năng của loại hình du lịch học tập tại Hải Phòng. Không chỉ có vậy, các học sinh, sinh viên tại các tỉnh và thành phố lân cận ,