SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Download to read offline
32
NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ:
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thanh Hoà1
TÓM TẮT
Bài tham luận này khái quát xu hướng truyền thông tại Việt Nam cho quá
trình chuyển đổi số. Dựa trên lý thuyết về truyền thông khoa học, bài viết phân
tích 93 bài báo trên các báo trực tuyến có chủ đề chuyển đổi số nhằm tìm ra những
nét chung nhất của xu hướng truyền thông khoa học hiện nay. Kết quả cho thấy,
quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra ở nhiều cấp độ, từ trung ương
cho đến quận, huyện và một số phường, xã, thị trấn. Tuy nhiên, nếu không có định
hướng khoa học và đầu tư xứng đáng, chuyển đổi số rất có thể trở thành một “khái
niệm thời thượng phổ biến” nhưng ít mang lại giá trị thực chất cho đời sống kinh
tế, xã hội.
Từ khóa: chuyển đổi số, khái niệm, xu hướng, giải pháp, báo chí, truyền thông
khoa học.
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn mang tên “chuyển đổi số" nhằm
tiến tới hình thành ba trụ cột quan trọng là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Những bài học kinh nghiệm bước đầu cho thấy, sức nặng của hệ thống, truyền
thống và thói quen công việc làm cho quá trình chuyển đổi số trở nên phức tạp
hơn. Do vậy, trước khi có thể chuyển đổi số thành công, việc nhận thức đúng về
khái niệm, nội hàm và quá trình triển khai thực hiện là hết sức cần thiết. Truyền
thông khoa học có thể đóng góp vào quá trình này với tư cách là một ngành học
giúp diễn giải những khái niệm phức tạp thành đơn giản mà công chúng bình
thường có thể dễ dàng nắm bắt.
Trước tiên, cần phải khẳng định, chuyển đổi số là nhằm để tạo ra giá trị
mới, phục vụ khách hàng, người dân tốt hơn, do vậy, các quy trình cũ, mô hình
hoạt động, các mối quan hệ với công chúng cũng sẽ phải thay đổi. Theo thống kê,
nền kinh tế số Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, tăng 31% so với cùng
kỳ năm trước, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước. Dự kiến, nền kinh tế số của
1
Văn phòng Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
33
Việt Nam sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ hai Đông Nam Á với tốc độ
tăng trưởng 29%/năm.2
Nếu như chúng ta nhận thức không đúng về chuyển đổi số, thì làm cách nào
chúng ta có thể thực hiện quá trình đó một cách hiệu quả trong thực tế? Bài tham
luận này bắt đầu với một câu hỏi như trên để làm rõ vai trò của truyền thông khoa
học trong mối liên hệ với quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở rất nhiều lĩnh
vực, ngành nghề ở Việt Nam. Ngày 3 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030”, từ cột mốc này, quá trình chuyển đổi số quốc gia bước sang một giai
đoạn mới với những định hướng cụ thể. Và cũng từ đó, vấn đề nâng cao nhận thức
về chuyển đổi số để đi đến hành động cũng trở thành một hợp phần quan trọng.
Vì vậy, truyền thông khoa học là một lựa chọn cần thiết nhằm giúp công chúng
và các thành phần có liên quan nhận thức đúng về chuyển đổi số.
Về bối cảnh:
Ngày 10 tháng 10 năm 2022, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức ngày Chuyển
đổi số quốc gia.3
Sự kiện không chỉ nhằm nâng cao nhận thức của người dân mà
còn nhằm thúc đẩy hành động thông qua Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày
Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Với nền móng
hình thành kỹ năng số, người dân và doanh nghiệp sẽ hướng tới việc tiêu dùng số,
một mục tiêu trong bức tranh lớn hơn của nền kinh tế số Việt Nam.
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030” nhằm hiện thực hóa định hướng lớn của Đảng, thông qua Nghị quyết số
52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển
đổi số.4
Dựa trên các chương trình và chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, các
địa phương trong cả nước đã cụ thể hóa thành những chiến lược mang tính địa
phương. Ví dụ như Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2393/QĐ-
UBND ngày 3 tháng 7 năm 2020 của UBND Thành phố về phê duyệt Chương
trình “Chuyển đổi số của TP.HCM”; Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 23 tháng
2
Nhung Bùi. Doanh nghiệp Việt ngại chuyển đổi số vì thiếu tiền. https://baodautu.vn/doanh-nghiep-viet-ngai-
chuyen-doi-so-vi-thieu-tien-d177539.html
3
Lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia. https://baochinhphu.vn/lan-dau-tien-to-chuc-ngay-chuyen-
doi-so-quoc-gia-102221010084502424.htm
4
Lan Anh. Nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được
nâng cao. Cổng thông tin điện tử Quốc hội.
34
2 năm 2021 của UBND TP về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an
toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025.
Về nhu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số, có thể thấy, dù có những tiến bộ nhưng
xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2021, 2022 đứng thứ 86, chỉ tăng
2 bậc so với năm 2018, trên 3 trụ cột là hạ tầng, dịch vụ công trực tuyến, nguồn
nhân lực. Do vậy, để thực hiện chuyển đổi số thành công, Chính phủ đã xác định,
chiến lược dữ liệu là rất quan trọng.5
Nhìn rộng ra thế giới, chúng ta thấy những dữ liệu đáng quan tâm: 70% các
dự án chuyển đổi số quy mô lớn, phức tạp bị thất bại.6
Thậm chí có thống kê cho
rằng, trung bình 87,5 % các dự án chuyển đổi số thất bại.7
Thất bại phổ biến nhất
là không định nghĩa được “thành công” của một dự án chuyển đổi số là cái gì.8
Có kế hoạch hoàn hảo nhưng quy trình thực hiện sai cũng dẫn đến thất bại. Và
trong số những thất bại ấy, người ta cũng thấy có nguyên nhân là do truyền thông
không tốt.9
Về bài học thành công, có nhiều cách để đánh giá tuy nhiên, đáng chú ý
trước hết là phải có một chiến lược dữ liệu rõ ràng. Thứ hai, người ta có thể chia
dữ liệu thành những cấu trúc để có thể khai thác tạo ra giá trị. Thứ ba, có chiến
lược tập trung vào khách hàng, công chúng hơn là vào công nghệ. Thứ tư, có chiến
lược trang bị cho nhân viên các công cụ số phù hợp.10
Đứng trước những thông tin rời rạc về thất bại và thành công trong chuyển
đổi số, chúng ta thử tìm hiểu truyền thông khoa học có thể giúp gì cho quá trình
này. Tại Việt Nam, các khái niệm như truyền thông chính sách, truyền thông đại
chúng, truyền thông giải trí có thể rất quen thuộc với công chúng. Tuy nhiên,
truyền thông khoa học lại là lĩnh vực rất hẹp, ít được nghiên cứu. Chính vì vậy,
phần tiếp theo sẽ đi vào khái niệm truyền thông khoa học một cách chi tiết hơn.
2. Truyền thông khoa học
Truyền thông khoa học là phương pháp đưa tri thức và tiến bộ khoa học và
công nghệ đến với quần chúng nhân dân và đời sống sản xuất, xã hội; khơi dậy,
truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng. Câu hỏi tiếp theo là tại
5
Đỗ Thoa. Chuyển đổi số là thay đổi tư duy quản lý nhà nước, quản trị xã hội. Báo Điện tử Đảng Cộng sản.
6
Alex Nekritz. Don’t Let Failed Digital Transformations Prevent Future Attempts. CFO
7
Didier Bonnet. 3 Stages of a Successful Digital Transformation. HBR
8
Techround. Common Mistakes Companies Make When Implementing Digital Transformation Strategies
9
5 Things Leaders Do That Cause Digital Transformation Projects To Fail. CEO Today.
10
4 strategies for successful digital transformation. Buffalo Business First.
35
sao chúng ta cần đến khoa học và cụ thể là truyền thông khoa học? Nói một cách
tổng quát, chúng ta cần khoa học để đưa ra những quyết định đúng cho sự vận
hành của đời sống, xã hội11
. Còn truyền thông khoa học được định nghĩa là quá
trình sử dụng các kỹ năng cần thiết, các phương tiện truyền thông, các hoạt động
và đối thoại nhằm tạo ra một trong những phản ứng cá nhân đối với khoa học như:
nhận thức, sự thưởng thức, sự thích thú, hình thành ý kiến hoặc là sự hiểu biết.12
Về nguồn gốc, truyền thông khoa học bắt nguồn từ nhu cầu phổ biến khoa
học trong thế kỷ 19, khi khoa học bắt đầu được chuyên môn hóa cao đến mức cần
phải diễn dịch để công chúng quan tâm có thể hiểu được.13
Qua thời gian các mô
hình truyền thông khoa học xuất hiện, phổ biến nhất là “deficit model” (mô hình
thiếu thông tin, ra đời những năm 1980). Mô hình này cho rằng thiếu kiến thức về
khoa học có thể tạo ra sự hoài nghi hoặc lo ngại trong công chúng. Nếu như cung
cấp đầy đủ thông tin thì công chúng có thể thay đổi quan điểm của họ và cho rằng
thông tin được cung cấp về vấn đề môi trường hay khoa học một cách tổng thể là
đáng tin cậy và chính xác.14
Mô hình này đã bị chỉ trích rất nhiều do giả định cho
rằng tri thức khoa học và thế giới quan khoa học đóng vai trò quan trọng hơn các
hình thức khác của kiến thức.
Một mô hình đáng chú ý khác của truyền thông khoa học là mô hình đối
thoại (dialogue model). Mô hình này cho rằng, kiến thức phi khoa học, ví dụ như
kiến thức kinh nghiệm hay văn hóa được xem tương đồng với kiến thức khoa
học.15
Mô hình này khuyến khích sự trao đổi kiến thức hai chiều, giữa nhà khoa
học và công chúng và ngược lại, cốt yếu tạo ra nhận thức mới. Nếu nhìn ở góc độ
thực tiễn, dữ liệu khoa học mà không tạo ra một hiệu ứng xã hội nào thì cũng
không có giá trị gì.16
Do vậy, bài tham luận này chủ yếu dựa vào mô hình đối thoại
nhằm làm rõ sự tương tác và trao đổi thông tin giữa các thành phần có liên quan
bao gồm nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà báo và công chúng nói
chung.
11
Fischhoff, B., & Scheufele, D. A. (2013). The science of science communication. Proceedings of the National
Academy of Sciences, 110(supplement_3), 14031-14032.
12
Burns, T. W., O'Connor, D. J., & Stocklmayer, S. M. (2003). Science communication: a contemporary
definition. Public understanding of science, 12(2), 183-202.
13
Weingart, P., & Guenther, L. (2016). Science communication and the issue of trust. Journal of Science
communication, 15(5), C01.
14
Dickson, D. (2005). "The Case for a 'deficit model' of science communication". Science and Development
Network.
15
Reincke CM, Bredenoord AL, van Mil MH. From deficit to dialogue in science communication: The dialogue
communication model requires additional roles from scientists. EMBO Rep. 2020 Sep 3;21(9):e51278
16
Burns, T. W., O'Connor, D. J., & Stocklmayer, S. M. (2003). Science communication: a contemporary
definition. Public understanding of science, 12(2), 183-202.
36
3. Phương pháp
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả chọn phương pháp close reading (đọc
sâu) các bài viết trên báo chí Việt Nam về truyền thông cho chuyển đổi số. Sử
dụng từ khoá : “chuyển đổi số" để tìm trên Google Tin tức nhằm thu thập các bài
viết trong khoảng thời gian một năm qua. Do “Chương trình chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đầu tháng 6 năm 2020, sau đó, dịch COVID-19 ập đến nên quá trình chuyển
đổi số được đẩy mạnh hơn trong năm 2021 và 2022. Do vậy, việc chọn thu thập
dữ liệu từ tháng 11 năm 2022 trở về trước là một bước đi phù hợp.
Phương pháp đọc sâu đáp ứng yêu cầu cho nghiên cứu này vì nó bao hàm
việc đọc thật kỹ và phân tích văn bản một cách toàn diện. Với 93 bài viết trên các
báo trực tuyến trung ương, địa phương và một số cổng thông tin điện tử, mẫu phân
tích đủ lớn để khái quát hóa những xu thế chung, những điểm bất cập cũng như
những lỗ hổng trong truyền thông về chuyển đổi số. Những bài trùng lắp, đường
liên kết bị hỏng đã được loại bỏ khỏi bộ dữ liệu trước khi phân tích. Mỗi bài báo
sẽ được đọc ít nhất hai lần, ghi chép và nhận xét dựa trên các chủ đề như: khái
niệm, giải pháp, xu hướng, hội thảo, cấp hành chính, thời cơ, thách thức. Các chủ
đề này được đối chiếu với các văn bản hiện hành và nhận xét theo góc nhìn chủ
quan của tác giả.
4. Kết quả
Phân tích cho thấy, có một xu hướng lớn trong dòng chảy thông tin về
chuyển đổi số ở Việt Nam: dòng chảy từ trên xuống. Những bài viết của báo chí
trung ương mang nhiều chủ đề nêu trên hơn so với các báo địa phương. Thông tin
từ những bài viết đó mang tính vĩ mô, khoa học và có sự tham gia của chuyên gia
và nhà hoạch định chính sách nhiều hơn. Trái lại, những bài viết ở cấp độ địa
phương thường tập trung vào các sáng kiến, giải pháp cụ thể. Một số khái niệm
chưa được làm rõ, có thể gây nhầm lẫn cho độc giả, khán giả. Ví dụ như, các khái
niệm số hóa, chuyển đổi số là hoàn toàn khác nhau, thế nhưng, có những bài viết
sử dụng hai khái niệm một cách tương đồng. Đó là một sai sót tuy nhỏ, nhưng đã
cho thấy sự hiểu biết và nắm bắt đề tài của phóng viên về chuyển đổi số là còn
khập khiễng. Sau đây là một số kết quả đáng chú ý khác:
1. Nhiều bài viết quá chú trọng vào nguy cơ không theo kịp chuyến tàu
chuyển đổi số. Điều này tạo nên cảm giác “bị bỏ rơi” cho độc giả nhưng tựu trung
lại không chỉ ra được những mô hình hay hướng đi thành công trong chuyển đổi
số. Trái lại, một số bài viết lại cung cấp quá nhiều khái niệm, ví dụ như an toàn
37
số, tiêu dùng số, trải nghiệm số, kỹ năng số mà không giải thích hoặc minh họa
nội hàm làm cho người đọc khó có thể nắm bắt đầy đủ về nội dung muốn truyền
tải.
2. Số bài viết nêu bài học thành công từ nước ngoài chiếm con số rất ít. Các
nước thường được đề cập nằm chủ yếu ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Những
lĩnh vực có nhiều sáng kiến chuyển đổi số bao gồm: ngân hàng, giáo dục, thương
mại điện tử, năng lượng. Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số được hình dung
là việc ứng dụng công nghệ trong lớp học, trong công tác quản lý và phương thức
giảng dạy. Những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ được xem như động lực
thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, chuyển đổi số không chỉ giới hạn
trong việc ứng dụng công nghệ. Nếu lập luận theo cách vừa nêu, thì đó chưa phải
là chuyển đổi số thực sự.
3. Ở tầm vĩ mô, báo chí đã nêu được điều kiện cốt lõi cần có của chuyển
đổi số. Đó là thay đổi tư duy, phương pháp, quy trình, mô hình quản lý nhà nước,
quản trị xã hội, doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức và
từng người dân. Một con số rất ấn tượng là Cổng dịch vụ công Quốc gia đã cung
cấp được 6.511 thủ tục hành chính, trong đó 4.200 dịch vụ được cung cấp trực
tuyến (đạt 64%).
4. Một số bài viết hưởng ứng chủ trương chuyển đổi số của trung ương
nhưng khi đề cập đến tình hình thực tế của địa phương thì trở thành nội dung tuyên
truyền, định hướng. Ví dụ, tỉnh Đắk Nông “đã hoàn thành 100% việc thành lập tổ
chuyển đổi số ở cấp xã, thôn. Cụ thể, đã có 71/71 xã, phường, thị trấn thành lập
tổ công nghệ cộng đồng; 713/713 tổ công nghệ số cấp câp thôn với 4.078 thành
viên là cán bộ ban tự quản và các hội đoàn thể”. Với cách trình bày thông tin như
vậy, rất khó biết được việc chuyển đổi số của địa phương này sẽ đi đến đâu và đạt
được mục tiêu cụ thể gì.
5. Về mặt hạn chế, báo chí đã nêu những yếu tố rất cụ thể như thiếu cơ sở
dữ liệu hoặc dữ liệu không đồng bộ, chưa phát triển được mô hình hoạt động mới,
chưa có nguồn nhân lực số. Sự tham gia của công chúng vào quá trình truyền
thông cho thấy có sự trao đổi thông tin về các khía cạnh của chuyển đổi số. Ý kiến
của nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý cung cấp thông tin từ trên xuống.
Ý kiến của người dân cho thấy sự phản biện, hoặc đóng góp vào quá trình thực
hiện ở cấp địa phương.
6. Chuyên trang khoa học, chuyên trang chuyển đổi số, hoặc cổng thông tin
về chuyển đổi số là bước phát triển mới của báo chí, truyền thông về chuyển đổi
38
số. Tuy nhiên, nội dung và hình thức trình bày vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp thông
cơ bản, mang tính khái niệm. Điều này cũng tương đồng với thực trạng nhiều
doanh nghiệp muốn chuyển đổi số nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu, cũng như
chưa tìm ra được giải pháp phù hợp.
7. Đáng chú ý là sự tham gia rất hạn chế của nhà khoa học, chuyên gia vào
quá trình truyền thông về chuyển đổi số. Với tốc độ phát triển của kinh tế số và
đóng góp hơn 5% vào GDP, chuyển đổi số cần có sự dẫn dắt nhiều hơn của lực
lượng nòng cốt này.
Bài học kinh nghiệm:
Từ nghiên cứu nội dung về truyền thông cho chuyển đổi số, có thể rút ra
một số kinh nghiệm như sau:
- Truyền thông khoa học cần có những điều kiện của nó, đặc biệt là phải có
đội ngũ được đào tạo kỹ năng truyền thông, có thể diễn giải những khái niệm phức
tạp thành dễ hiểu đối với công chúng.
- Truyền thông về chuyển đổi số cần đi sâu vào mô hình phục vụ, các ứng
dụng tạo ra giá trị mới thay vì tập trung vào số lượng những sáng kiến không có
giá trị thực tiễn.
- Với mức độ lan toả như hiện nay, truyền thông về chuyển đổi số có thể
gây hiệu ứng ngược khi không dựa vào số liệu thống kê.
- Chuyển đổi số là một quá trình linh hoạt, mô hình phục vụ có thể thay đổi
theo thời gian. Do vậy, cần bổ sung, cập nhật thông tin một cách khoa học thì
người dân, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách mới có thể vẽ nên bức
tranh hoàn chỉnh của chuyển đổi số.
5. Kết luận
Bài tham luận này được thực hiện khi quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam
có những bước chuyển mạnh mẽ do hiệu ứng của đại dịch COVID-19. Dữ liệu
nghiên cứu có hạn chế nhất định cho phương pháp thu thập qua Google Tin tức.
Trong tương lai, có thể mở rộng dữ liệu bằng cách bổ sung những loại hình truyền
thông khác như phát thanh, truyền hình để tăng cường tính phổ quát của truyền
thông về chuyển đổi số. Nghiên cứu tương lai có thể kết hợp phương pháp khảo
sát để đo mức độ tiếp nhận của công chúng với sản phẩm truyền thông khoa học
về chuyển đổi số.
Truyền thông khoa học cần có lực lượng và hướng đi thích hợp với quá
trình chuyển đổi số của Việt Nam trong tương lai gần. Kết quả của nghiên cứu
này cũng cho thấy sự cần thiết phải đầu tư và phát triển ngành học này ở Việt
39
Nam, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của công chúng, doanh nghiệp và nhà
hoạch định chính sách về chuyển đổi số trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Điện tử Chính phủ. (2022). Lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi
số quốc gia. Truy cập tại: https://baochinhphu.vn/lan-dau-tien-to-chuc-ngay-
chuyen-doi-so-quoc-gia-102221010084502424.htm
2. Đỗ Thoa. (2022). Chuyển đổi số là thay đổi tư duy quản lý nhà nước,
quản trị xã hội. Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/thoi-su/chuyen-doi-so-la-
thay-doi-tu-duy-quan-ly-nha-nuoc-quan-tri-xa-hoi-623676.html
3. Lan Anh. 2022). Nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước,
doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được nâng cao. Truy cập tại:
https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-
tuc.aspx?ItemID=69165&CategoryId=0
4. Nhung Bùi. (2022). Doanh nghiệp Việt ngại chuyển đổi số vì thiếu tiền.
Truy cập tại: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-viet-ngai-chuyen-doi-so-vi-thieu-
tien-d177539.html
5. Alex Nekritz. Don’t Let Failed Digital Transformations Prevent Future
Attempts. CFO Didier Bonnet. 3 Stages of a Successful Digital Transformation.
HBR
6. Burns, T. W., O'Connor, D. J., & Stocklmayer, S. M. (2003). Science
communication: a contemporary definition. Public understanding of science,
12(2), 183-202.
7. Burns, T. W., O'Connor, D. J., & Stocklmayer, S. M. (2003). Science
communication: a contemporary definition. Public understanding of science,
12(2), 183-202.
8. Dickson, D. (2005). "The Case for a 'deficit model' of science
communication". Science and Development Network.
9. Fischhoff, B., & Scheufele, D. A. (2013). The science of science
communication. Proceedings of the National Academy of Sciences,
110(supplement_3), 14031-14032.
10. Reincke CM, Bredenoord AL, van Mil MH. From deficit to dialogue in
science communication: The dialogue communication model requires additional
roles from scientists. EMBO Rep. 2020 Sep 3;21(9):e51278
40
11. Techround. Common Mistakes Companies Make When Implementing
Digital Transformation Strategies
12. Weingart, P., & Guenther, L. (2016). Science communication and the
issue of trust. Journal of Science communication, 15(5), C01.
13. 5 Things Leaders Do That Cause Digital Transformation Projects To
Fail. CEO Today.
14. 4 strategies for successful digital transformation. Buffalo Business First.

More Related Content

Similar to 1.3.Nguyễn Thanh Hòa_32-40.pdf

CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...TieuNgocLy
 
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...NuioKila
 
Chuyển đổi số, Internet of Values, CMCN4 và Việt Nam
Chuyển đổi số, Internet of Values, CMCN4 và Việt NamChuyển đổi số, Internet of Values, CMCN4 và Việt Nam
Chuyển đổi số, Internet of Values, CMCN4 và Việt NamNguyen Trung
 
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...YouNet Media Company
 
21129521 ánldlkansldnlkklansdlkanslasdmlkasnd
21129521 ánldlkansldnlkklansdlkanslasdmlkasnd21129521 ánldlkansldnlkklansdlkanslasdmlkasnd
21129521 ánldlkansldnlkklansdlkanslasdmlkasndtrungkien100203
 
TỔNG LUẬN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ_10304412052019
TỔNG LUẬN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ_10304412052019TỔNG LUẬN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ_10304412052019
TỔNG LUẬN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ_10304412052019phamhieu56
 
TS. BÙI QUANG XUÂN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
TS. BÙI QUANG XUÂN,  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...TS. BÙI QUANG XUÂN,  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
TS. BÙI QUANG XUÂN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...Bùi Quang Xuân
 
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN nataliej4
 
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]Tram Tran Thi My
 
Xây dựng thành phố hà nội thông minh – quan điểm, tầm nhìn, các kết quả ban đầu
Xây dựng thành phố hà nội thông minh – quan điểm, tầm nhìn, các kết quả ban đầuXây dựng thành phố hà nội thông minh – quan điểm, tầm nhìn, các kết quả ban đầu
Xây dựng thành phố hà nội thông minh – quan điểm, tầm nhìn, các kết quả ban đầunataliej4
 

Similar to 1.3.Nguyễn Thanh Hòa_32-40.pdf (20)

Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...
 
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
 
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh KhêLuận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
Luận văn: Chính sách xây dựng đô thị thông minh ở quận Thanh Khê
 
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ Đ...
 
Chuyển đổi số, Internet of Values, CMCN4 và Việt Nam
Chuyển đổi số, Internet of Values, CMCN4 và Việt NamChuyển đổi số, Internet of Values, CMCN4 và Việt Nam
Chuyển đổi số, Internet of Values, CMCN4 và Việt Nam
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
Nhóm1_10a4
Nhóm1_10a4Nhóm1_10a4
Nhóm1_10a4
 
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tếĐề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
Đề tài: Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng kinh tế
 
Hành Vi Sử Dụng Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Của Người Dân Trên Địa Bàn Th...
Hành Vi Sử Dụng Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Của Người Dân Trên Địa Bàn Th...Hành Vi Sử Dụng Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Của Người Dân Trên Địa Bàn Th...
Hành Vi Sử Dụng Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Của Người Dân Trên Địa Bàn Th...
 
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
SỰ VỤ TRUYỀN THÔNG CỦA BITI’S HUNTER TRONG DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM MỚI BLOO...
 
Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.docx
Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.docxẢnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.docx
Ảnh hưởng của sự tiến bộ KH-CN tới tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.docx
 
21129521 ánldlkansldnlkklansdlkanslasdmlkasnd
21129521 ánldlkansldnlkklansdlkanslasdmlkasnd21129521 ánldlkansldnlkklansdlkanslasdmlkasnd
21129521 ánldlkansldnlkklansdlkanslasdmlkasnd
 
TỔNG LUẬN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ_10304412052019
TỔNG LUẬN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ_10304412052019TỔNG LUẬN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ_10304412052019
TỔNG LUẬN CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ_10304412052019
 
Bài Mẫu Phân Tích Hoạt Động Truyền Thông Qua Mạng Xã Hội
Bài Mẫu Phân Tích Hoạt Động Truyền Thông Qua Mạng Xã HộiBài Mẫu Phân Tích Hoạt Động Truyền Thông Qua Mạng Xã Hội
Bài Mẫu Phân Tích Hoạt Động Truyền Thông Qua Mạng Xã Hội
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
 
Đề tài: Kĩ thuật cho phép đăng kí người dùng qua tài khoản facebook
Đề tài: Kĩ thuật cho phép đăng kí người dùng qua tài khoản facebookĐề tài: Kĩ thuật cho phép đăng kí người dùng qua tài khoản facebook
Đề tài: Kĩ thuật cho phép đăng kí người dùng qua tài khoản facebook
 
TS. BÙI QUANG XUÂN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
TS. BÙI QUANG XUÂN,  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...TS. BÙI QUANG XUÂN,  ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
TS. BÙI QUANG XUÂN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ...
 
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chuyên đề QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
 
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG][TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
[TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ HỌC][TRUYỀN THÔNG]
 
Xây dựng thành phố hà nội thông minh – quan điểm, tầm nhìn, các kết quả ban đầu
Xây dựng thành phố hà nội thông minh – quan điểm, tầm nhìn, các kết quả ban đầuXây dựng thành phố hà nội thông minh – quan điểm, tầm nhìn, các kết quả ban đầu
Xây dựng thành phố hà nội thông minh – quan điểm, tầm nhìn, các kết quả ban đầu
 

Recently uploaded

Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (13)

Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 

1.3.Nguyễn Thanh Hòa_32-40.pdf

  • 1. 32 NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ: VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC TS. Nguyễn Thanh Hoà1 TÓM TẮT Bài tham luận này khái quát xu hướng truyền thông tại Việt Nam cho quá trình chuyển đổi số. Dựa trên lý thuyết về truyền thông khoa học, bài viết phân tích 93 bài báo trên các báo trực tuyến có chủ đề chuyển đổi số nhằm tìm ra những nét chung nhất của xu hướng truyền thông khoa học hiện nay. Kết quả cho thấy, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra ở nhiều cấp độ, từ trung ương cho đến quận, huyện và một số phường, xã, thị trấn. Tuy nhiên, nếu không có định hướng khoa học và đầu tư xứng đáng, chuyển đổi số rất có thể trở thành một “khái niệm thời thượng phổ biến” nhưng ít mang lại giá trị thực chất cho đời sống kinh tế, xã hội. Từ khóa: chuyển đổi số, khái niệm, xu hướng, giải pháp, báo chí, truyền thông khoa học. 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn mang tên “chuyển đổi số" nhằm tiến tới hình thành ba trụ cột quan trọng là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Những bài học kinh nghiệm bước đầu cho thấy, sức nặng của hệ thống, truyền thống và thói quen công việc làm cho quá trình chuyển đổi số trở nên phức tạp hơn. Do vậy, trước khi có thể chuyển đổi số thành công, việc nhận thức đúng về khái niệm, nội hàm và quá trình triển khai thực hiện là hết sức cần thiết. Truyền thông khoa học có thể đóng góp vào quá trình này với tư cách là một ngành học giúp diễn giải những khái niệm phức tạp thành đơn giản mà công chúng bình thường có thể dễ dàng nắm bắt. Trước tiên, cần phải khẳng định, chuyển đổi số là nhằm để tạo ra giá trị mới, phục vụ khách hàng, người dân tốt hơn, do vậy, các quy trình cũ, mô hình hoạt động, các mối quan hệ với công chúng cũng sẽ phải thay đổi. Theo thống kê, nền kinh tế số Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước. Dự kiến, nền kinh tế số của 1 Văn phòng Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
  • 2. 33 Việt Nam sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ hai Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.2 Nếu như chúng ta nhận thức không đúng về chuyển đổi số, thì làm cách nào chúng ta có thể thực hiện quá trình đó một cách hiệu quả trong thực tế? Bài tham luận này bắt đầu với một câu hỏi như trên để làm rõ vai trò của truyền thông khoa học trong mối liên hệ với quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề ở Việt Nam. Ngày 3 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, từ cột mốc này, quá trình chuyển đổi số quốc gia bước sang một giai đoạn mới với những định hướng cụ thể. Và cũng từ đó, vấn đề nâng cao nhận thức về chuyển đổi số để đi đến hành động cũng trở thành một hợp phần quan trọng. Vì vậy, truyền thông khoa học là một lựa chọn cần thiết nhằm giúp công chúng và các thành phần có liên quan nhận thức đúng về chuyển đổi số. Về bối cảnh: Ngày 10 tháng 10 năm 2022, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức ngày Chuyển đổi số quốc gia.3 Sự kiện không chỉ nhằm nâng cao nhận thức của người dân mà còn nhằm thúc đẩy hành động thông qua Quyết định số 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Với nền móng hình thành kỹ năng số, người dân và doanh nghiệp sẽ hướng tới việc tiêu dùng số, một mục tiêu trong bức tranh lớn hơn của nền kinh tế số Việt Nam. “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm hiện thực hóa định hướng lớn của Đảng, thông qua Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.4 Dựa trên các chương trình và chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, các địa phương trong cả nước đã cụ thể hóa thành những chiến lược mang tính địa phương. Ví dụ như Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2393/QĐ- UBND ngày 3 tháng 7 năm 2020 của UBND Thành phố về phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số của TP.HCM”; Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 Nhung Bùi. Doanh nghiệp Việt ngại chuyển đổi số vì thiếu tiền. https://baodautu.vn/doanh-nghiep-viet-ngai- chuyen-doi-so-vi-thieu-tien-d177539.html 3 Lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia. https://baochinhphu.vn/lan-dau-tien-to-chuc-ngay-chuyen- doi-so-quoc-gia-102221010084502424.htm 4 Lan Anh. Nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được nâng cao. Cổng thông tin điện tử Quốc hội.
  • 3. 34 2 năm 2021 của UBND TP về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025. Về nhu cầu đẩy mạnh chuyển đổi số, có thể thấy, dù có những tiến bộ nhưng xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2021, 2022 đứng thứ 86, chỉ tăng 2 bậc so với năm 2018, trên 3 trụ cột là hạ tầng, dịch vụ công trực tuyến, nguồn nhân lực. Do vậy, để thực hiện chuyển đổi số thành công, Chính phủ đã xác định, chiến lược dữ liệu là rất quan trọng.5 Nhìn rộng ra thế giới, chúng ta thấy những dữ liệu đáng quan tâm: 70% các dự án chuyển đổi số quy mô lớn, phức tạp bị thất bại.6 Thậm chí có thống kê cho rằng, trung bình 87,5 % các dự án chuyển đổi số thất bại.7 Thất bại phổ biến nhất là không định nghĩa được “thành công” của một dự án chuyển đổi số là cái gì.8 Có kế hoạch hoàn hảo nhưng quy trình thực hiện sai cũng dẫn đến thất bại. Và trong số những thất bại ấy, người ta cũng thấy có nguyên nhân là do truyền thông không tốt.9 Về bài học thành công, có nhiều cách để đánh giá tuy nhiên, đáng chú ý trước hết là phải có một chiến lược dữ liệu rõ ràng. Thứ hai, người ta có thể chia dữ liệu thành những cấu trúc để có thể khai thác tạo ra giá trị. Thứ ba, có chiến lược tập trung vào khách hàng, công chúng hơn là vào công nghệ. Thứ tư, có chiến lược trang bị cho nhân viên các công cụ số phù hợp.10 Đứng trước những thông tin rời rạc về thất bại và thành công trong chuyển đổi số, chúng ta thử tìm hiểu truyền thông khoa học có thể giúp gì cho quá trình này. Tại Việt Nam, các khái niệm như truyền thông chính sách, truyền thông đại chúng, truyền thông giải trí có thể rất quen thuộc với công chúng. Tuy nhiên, truyền thông khoa học lại là lĩnh vực rất hẹp, ít được nghiên cứu. Chính vì vậy, phần tiếp theo sẽ đi vào khái niệm truyền thông khoa học một cách chi tiết hơn. 2. Truyền thông khoa học Truyền thông khoa học là phương pháp đưa tri thức và tiến bộ khoa học và công nghệ đến với quần chúng nhân dân và đời sống sản xuất, xã hội; khơi dậy, truyền cảm hứng và khát vọng sáng tạo trong cộng đồng. Câu hỏi tiếp theo là tại 5 Đỗ Thoa. Chuyển đổi số là thay đổi tư duy quản lý nhà nước, quản trị xã hội. Báo Điện tử Đảng Cộng sản. 6 Alex Nekritz. Don’t Let Failed Digital Transformations Prevent Future Attempts. CFO 7 Didier Bonnet. 3 Stages of a Successful Digital Transformation. HBR 8 Techround. Common Mistakes Companies Make When Implementing Digital Transformation Strategies 9 5 Things Leaders Do That Cause Digital Transformation Projects To Fail. CEO Today. 10 4 strategies for successful digital transformation. Buffalo Business First.
  • 4. 35 sao chúng ta cần đến khoa học và cụ thể là truyền thông khoa học? Nói một cách tổng quát, chúng ta cần khoa học để đưa ra những quyết định đúng cho sự vận hành của đời sống, xã hội11 . Còn truyền thông khoa học được định nghĩa là quá trình sử dụng các kỹ năng cần thiết, các phương tiện truyền thông, các hoạt động và đối thoại nhằm tạo ra một trong những phản ứng cá nhân đối với khoa học như: nhận thức, sự thưởng thức, sự thích thú, hình thành ý kiến hoặc là sự hiểu biết.12 Về nguồn gốc, truyền thông khoa học bắt nguồn từ nhu cầu phổ biến khoa học trong thế kỷ 19, khi khoa học bắt đầu được chuyên môn hóa cao đến mức cần phải diễn dịch để công chúng quan tâm có thể hiểu được.13 Qua thời gian các mô hình truyền thông khoa học xuất hiện, phổ biến nhất là “deficit model” (mô hình thiếu thông tin, ra đời những năm 1980). Mô hình này cho rằng thiếu kiến thức về khoa học có thể tạo ra sự hoài nghi hoặc lo ngại trong công chúng. Nếu như cung cấp đầy đủ thông tin thì công chúng có thể thay đổi quan điểm của họ và cho rằng thông tin được cung cấp về vấn đề môi trường hay khoa học một cách tổng thể là đáng tin cậy và chính xác.14 Mô hình này đã bị chỉ trích rất nhiều do giả định cho rằng tri thức khoa học và thế giới quan khoa học đóng vai trò quan trọng hơn các hình thức khác của kiến thức. Một mô hình đáng chú ý khác của truyền thông khoa học là mô hình đối thoại (dialogue model). Mô hình này cho rằng, kiến thức phi khoa học, ví dụ như kiến thức kinh nghiệm hay văn hóa được xem tương đồng với kiến thức khoa học.15 Mô hình này khuyến khích sự trao đổi kiến thức hai chiều, giữa nhà khoa học và công chúng và ngược lại, cốt yếu tạo ra nhận thức mới. Nếu nhìn ở góc độ thực tiễn, dữ liệu khoa học mà không tạo ra một hiệu ứng xã hội nào thì cũng không có giá trị gì.16 Do vậy, bài tham luận này chủ yếu dựa vào mô hình đối thoại nhằm làm rõ sự tương tác và trao đổi thông tin giữa các thành phần có liên quan bao gồm nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà báo và công chúng nói chung. 11 Fischhoff, B., & Scheufele, D. A. (2013). The science of science communication. Proceedings of the National Academy of Sciences, 110(supplement_3), 14031-14032. 12 Burns, T. W., O'Connor, D. J., & Stocklmayer, S. M. (2003). Science communication: a contemporary definition. Public understanding of science, 12(2), 183-202. 13 Weingart, P., & Guenther, L. (2016). Science communication and the issue of trust. Journal of Science communication, 15(5), C01. 14 Dickson, D. (2005). "The Case for a 'deficit model' of science communication". Science and Development Network. 15 Reincke CM, Bredenoord AL, van Mil MH. From deficit to dialogue in science communication: The dialogue communication model requires additional roles from scientists. EMBO Rep. 2020 Sep 3;21(9):e51278 16 Burns, T. W., O'Connor, D. J., & Stocklmayer, S. M. (2003). Science communication: a contemporary definition. Public understanding of science, 12(2), 183-202.
  • 5. 36 3. Phương pháp Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả chọn phương pháp close reading (đọc sâu) các bài viết trên báo chí Việt Nam về truyền thông cho chuyển đổi số. Sử dụng từ khoá : “chuyển đổi số" để tìm trên Google Tin tức nhằm thu thập các bài viết trong khoảng thời gian một năm qua. Do “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 6 năm 2020, sau đó, dịch COVID-19 ập đến nên quá trình chuyển đổi số được đẩy mạnh hơn trong năm 2021 và 2022. Do vậy, việc chọn thu thập dữ liệu từ tháng 11 năm 2022 trở về trước là một bước đi phù hợp. Phương pháp đọc sâu đáp ứng yêu cầu cho nghiên cứu này vì nó bao hàm việc đọc thật kỹ và phân tích văn bản một cách toàn diện. Với 93 bài viết trên các báo trực tuyến trung ương, địa phương và một số cổng thông tin điện tử, mẫu phân tích đủ lớn để khái quát hóa những xu thế chung, những điểm bất cập cũng như những lỗ hổng trong truyền thông về chuyển đổi số. Những bài trùng lắp, đường liên kết bị hỏng đã được loại bỏ khỏi bộ dữ liệu trước khi phân tích. Mỗi bài báo sẽ được đọc ít nhất hai lần, ghi chép và nhận xét dựa trên các chủ đề như: khái niệm, giải pháp, xu hướng, hội thảo, cấp hành chính, thời cơ, thách thức. Các chủ đề này được đối chiếu với các văn bản hiện hành và nhận xét theo góc nhìn chủ quan của tác giả. 4. Kết quả Phân tích cho thấy, có một xu hướng lớn trong dòng chảy thông tin về chuyển đổi số ở Việt Nam: dòng chảy từ trên xuống. Những bài viết của báo chí trung ương mang nhiều chủ đề nêu trên hơn so với các báo địa phương. Thông tin từ những bài viết đó mang tính vĩ mô, khoa học và có sự tham gia của chuyên gia và nhà hoạch định chính sách nhiều hơn. Trái lại, những bài viết ở cấp độ địa phương thường tập trung vào các sáng kiến, giải pháp cụ thể. Một số khái niệm chưa được làm rõ, có thể gây nhầm lẫn cho độc giả, khán giả. Ví dụ như, các khái niệm số hóa, chuyển đổi số là hoàn toàn khác nhau, thế nhưng, có những bài viết sử dụng hai khái niệm một cách tương đồng. Đó là một sai sót tuy nhỏ, nhưng đã cho thấy sự hiểu biết và nắm bắt đề tài của phóng viên về chuyển đổi số là còn khập khiễng. Sau đây là một số kết quả đáng chú ý khác: 1. Nhiều bài viết quá chú trọng vào nguy cơ không theo kịp chuyến tàu chuyển đổi số. Điều này tạo nên cảm giác “bị bỏ rơi” cho độc giả nhưng tựu trung lại không chỉ ra được những mô hình hay hướng đi thành công trong chuyển đổi số. Trái lại, một số bài viết lại cung cấp quá nhiều khái niệm, ví dụ như an toàn
  • 6. 37 số, tiêu dùng số, trải nghiệm số, kỹ năng số mà không giải thích hoặc minh họa nội hàm làm cho người đọc khó có thể nắm bắt đầy đủ về nội dung muốn truyền tải. 2. Số bài viết nêu bài học thành công từ nước ngoài chiếm con số rất ít. Các nước thường được đề cập nằm chủ yếu ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Những lĩnh vực có nhiều sáng kiến chuyển đổi số bao gồm: ngân hàng, giáo dục, thương mại điện tử, năng lượng. Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số được hình dung là việc ứng dụng công nghệ trong lớp học, trong công tác quản lý và phương thức giảng dạy. Những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ được xem như động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, chuyển đổi số không chỉ giới hạn trong việc ứng dụng công nghệ. Nếu lập luận theo cách vừa nêu, thì đó chưa phải là chuyển đổi số thực sự. 3. Ở tầm vĩ mô, báo chí đã nêu được điều kiện cốt lõi cần có của chuyển đổi số. Đó là thay đổi tư duy, phương pháp, quy trình, mô hình quản lý nhà nước, quản trị xã hội, doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức và từng người dân. Một con số rất ấn tượng là Cổng dịch vụ công Quốc gia đã cung cấp được 6.511 thủ tục hành chính, trong đó 4.200 dịch vụ được cung cấp trực tuyến (đạt 64%). 4. Một số bài viết hưởng ứng chủ trương chuyển đổi số của trung ương nhưng khi đề cập đến tình hình thực tế của địa phương thì trở thành nội dung tuyên truyền, định hướng. Ví dụ, tỉnh Đắk Nông “đã hoàn thành 100% việc thành lập tổ chuyển đổi số ở cấp xã, thôn. Cụ thể, đã có 71/71 xã, phường, thị trấn thành lập tổ công nghệ cộng đồng; 713/713 tổ công nghệ số cấp câp thôn với 4.078 thành viên là cán bộ ban tự quản và các hội đoàn thể”. Với cách trình bày thông tin như vậy, rất khó biết được việc chuyển đổi số của địa phương này sẽ đi đến đâu và đạt được mục tiêu cụ thể gì. 5. Về mặt hạn chế, báo chí đã nêu những yếu tố rất cụ thể như thiếu cơ sở dữ liệu hoặc dữ liệu không đồng bộ, chưa phát triển được mô hình hoạt động mới, chưa có nguồn nhân lực số. Sự tham gia của công chúng vào quá trình truyền thông cho thấy có sự trao đổi thông tin về các khía cạnh của chuyển đổi số. Ý kiến của nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý cung cấp thông tin từ trên xuống. Ý kiến của người dân cho thấy sự phản biện, hoặc đóng góp vào quá trình thực hiện ở cấp địa phương. 6. Chuyên trang khoa học, chuyên trang chuyển đổi số, hoặc cổng thông tin về chuyển đổi số là bước phát triển mới của báo chí, truyền thông về chuyển đổi
  • 7. 38 số. Tuy nhiên, nội dung và hình thức trình bày vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp thông cơ bản, mang tính khái niệm. Điều này cũng tương đồng với thực trạng nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi số nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu, cũng như chưa tìm ra được giải pháp phù hợp. 7. Đáng chú ý là sự tham gia rất hạn chế của nhà khoa học, chuyên gia vào quá trình truyền thông về chuyển đổi số. Với tốc độ phát triển của kinh tế số và đóng góp hơn 5% vào GDP, chuyển đổi số cần có sự dẫn dắt nhiều hơn của lực lượng nòng cốt này. Bài học kinh nghiệm: Từ nghiên cứu nội dung về truyền thông cho chuyển đổi số, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Truyền thông khoa học cần có những điều kiện của nó, đặc biệt là phải có đội ngũ được đào tạo kỹ năng truyền thông, có thể diễn giải những khái niệm phức tạp thành dễ hiểu đối với công chúng. - Truyền thông về chuyển đổi số cần đi sâu vào mô hình phục vụ, các ứng dụng tạo ra giá trị mới thay vì tập trung vào số lượng những sáng kiến không có giá trị thực tiễn. - Với mức độ lan toả như hiện nay, truyền thông về chuyển đổi số có thể gây hiệu ứng ngược khi không dựa vào số liệu thống kê. - Chuyển đổi số là một quá trình linh hoạt, mô hình phục vụ có thể thay đổi theo thời gian. Do vậy, cần bổ sung, cập nhật thông tin một cách khoa học thì người dân, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách mới có thể vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh của chuyển đổi số. 5. Kết luận Bài tham luận này được thực hiện khi quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam có những bước chuyển mạnh mẽ do hiệu ứng của đại dịch COVID-19. Dữ liệu nghiên cứu có hạn chế nhất định cho phương pháp thu thập qua Google Tin tức. Trong tương lai, có thể mở rộng dữ liệu bằng cách bổ sung những loại hình truyền thông khác như phát thanh, truyền hình để tăng cường tính phổ quát của truyền thông về chuyển đổi số. Nghiên cứu tương lai có thể kết hợp phương pháp khảo sát để đo mức độ tiếp nhận của công chúng với sản phẩm truyền thông khoa học về chuyển đổi số. Truyền thông khoa học cần có lực lượng và hướng đi thích hợp với quá trình chuyển đổi số của Việt Nam trong tương lai gần. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy sự cần thiết phải đầu tư và phát triển ngành học này ở Việt
  • 8. 39 Nam, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của công chúng, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách về chuyển đổi số trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Điện tử Chính phủ. (2022). Lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Truy cập tại: https://baochinhphu.vn/lan-dau-tien-to-chuc-ngay- chuyen-doi-so-quoc-gia-102221010084502424.htm 2. Đỗ Thoa. (2022). Chuyển đổi số là thay đổi tư duy quản lý nhà nước, quản trị xã hội. Truy cập tại: https://dangcongsan.vn/thoi-su/chuyen-doi-so-la- thay-doi-tu-duy-quan-ly-nha-nuoc-quan-tri-xa-hoi-623676.html 3. Lan Anh. 2022). Nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được nâng cao. Truy cập tại: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin- tuc.aspx?ItemID=69165&CategoryId=0 4. Nhung Bùi. (2022). Doanh nghiệp Việt ngại chuyển đổi số vì thiếu tiền. Truy cập tại: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-viet-ngai-chuyen-doi-so-vi-thieu- tien-d177539.html 5. Alex Nekritz. Don’t Let Failed Digital Transformations Prevent Future Attempts. CFO Didier Bonnet. 3 Stages of a Successful Digital Transformation. HBR 6. Burns, T. W., O'Connor, D. J., & Stocklmayer, S. M. (2003). Science communication: a contemporary definition. Public understanding of science, 12(2), 183-202. 7. Burns, T. W., O'Connor, D. J., & Stocklmayer, S. M. (2003). Science communication: a contemporary definition. Public understanding of science, 12(2), 183-202. 8. Dickson, D. (2005). "The Case for a 'deficit model' of science communication". Science and Development Network. 9. Fischhoff, B., & Scheufele, D. A. (2013). The science of science communication. Proceedings of the National Academy of Sciences, 110(supplement_3), 14031-14032. 10. Reincke CM, Bredenoord AL, van Mil MH. From deficit to dialogue in science communication: The dialogue communication model requires additional roles from scientists. EMBO Rep. 2020 Sep 3;21(9):e51278
  • 9. 40 11. Techround. Common Mistakes Companies Make When Implementing Digital Transformation Strategies 12. Weingart, P., & Guenther, L. (2016). Science communication and the issue of trust. Journal of Science communication, 15(5), C01. 13. 5 Things Leaders Do That Cause Digital Transformation Projects To Fail. CEO Today. 14. 4 strategies for successful digital transformation. Buffalo Business First.