SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KHIẾM KHUYẾT THẦN KINH
TRONG ĐỘT QUỴ
BS CKI Ngô Khắc Toàn
Khoa Đột Quỵ – BV Đà Nẵng
Bài trình bày được tài trợ bởi Boehringer Ingelheim
TẠI SAO CẦN ĐÁNH GIÁ?
Hỗ trợ cải thiện
độ chính xác chẩn
đoán đột quỵ
Xác định hướng
điều trị lâm sàng
Đánh giá mức độ
nghiêm trọng
Tăng sự kết nối
chuyển giao giữa
các cơ sở điều trị
Hỗ trợ dự đoán
và đánh giá kết
quả lâm sàng
A “ONE SIZE FITS ALL” APPROACH DOES NOT APPLY TO STROKE EVALUATION AND TREATMENT.
TRƯỚC VIỆN: FAST VÀ BEFAST
GIAI ĐOẠN CẤP: THANG ĐIỂM NIHSS
GLASGOW COMA SCALE (GCS)
INTRACEREBRAL HEMORRHAGE SCALE (ICH)
MỌI THỜI ĐIỂM: MODIFIED RANKIN SCALE (mRS)
HỆ THỐNG CÁC THANG ĐIỂM TRONG ĐỘT QUỴ
HỆ THỐNG CÁC THANG ĐIỂM TRONG ĐỘT QUỴ
TRƯỚC VIỆN:
GIAI ĐOẠN CẤP: GLASGOW COMA SCALE (GCS)
GIAI ĐOẠN CẤP:
THANG ĐIỂM NIHSS: Là thang điểm được phát triển nhằm giúp các bác sĩ đánh giá một cách khách
quan mức độ trầm trọng của đột quỵ, đặc biệt trong Nhồi máu não cấp để lựa chọn những bệnh nhân
thoả tiêu chí điều trị thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp. Nhằm giúp bệnh nhân có kết cục tốt hơn.
1) Thang điểm giúp đánh giá mức độ khiếm khuyết về thần kinh do đột quỵ gây ra. Thang điểm
NIHSS gồm 11 mục, tổng số điểm tối đa có thể đạt là 42, thấp nhất là 0.
2) Được sử dụng đầu tiên trong các thử nghiệm lâm sàng đột quỵ cấp, mục tiêu - đánh giá tình trạng
ban đầu của bệnh nhân.
3) Hiện tại, NIHSS – mức độ nặng của đột quỵ, dự đoán kích thước vùng thiếu máu não cục bộ, lựa
chọn phương pháp điều trị, tiên lượng.
Thang điểm NIHSS
NIHSS ≥ 10 điểm BC không ưu thế
NIHSS ≥ 15 điểm BC ưu thế
thường có tình trạng
tắc động mạch lớn đi kèm (*)
(*) del Zoppo, et al (1998), "PROACT: a phase II randomized trial of recombinant pro-urokinase by direct
arterial delivery in acute middle cerebral artery stroke", Stroke, 29, (1), pp. 4-11
NIHSS = core + penumbra
NGUYÊN TẮC:
• Thực hiện đánh giá điểm từng mục theo đúng thứ tự đã liệt kê
• Ghi điểm từng mục ngay lúc khám xong mỗi phần
• Không quay trở lại thay đổi điểm số
• Làm theo hướng dẫn & cho điểm theo những gì BN làm được, chứ không phải những gì người
khám NGHĨ rằng BN có thể làm.
• Phải ghi điểm trong lúc khám và làm nhanh
• Không nên khuyến khích, lặp lại yêu cầu làm cho BN cô gắng đặc biệt, trừ trường hợp được chỉ
định.
• Nếu bất kỳ mục nào bị bỏ trống không đánh giá được, phải ghi giải thích rõ ràng trong bản ghi
điểm. Tất cả những phần bỏ trống này phải được chuyên gia xem xét thảo luận với người khám
NỘI DUNG:
11 MỤC với 13 PHẦN KHÁM:
7 THÀNH PHẦN THĂM KHÁM THẦN KINH:
Ý thức - Ngôn ngữ (vận ngôn, nói đớ) - TK sọ (vận nhãn, thị trường, liệt mặt) - Vận động - Cảm giác - Thất
điều - Thờ ơ
1. Ý thức:
1a. Mức ý thức (3d)
1b. Trả lời (2d)
1c. Thực hiện lệnh (2d)
2. Vận nhãn (2d)
3. Thị trường (3d)
4. Liệt mặt (3d)
5. Vận động tay (4d) x 2
6. Vận động chân (4d) x 2
7. Thất điều (2d)
8. Cảm giác (2d)
9. Ngôn ngữ (3d)
10. Nói đớ (2d)
11. Mất chú ý (2d)
1a. Mức ý thức: (Level of Consciousness):
PHẢI chọn một mức điểm ngay cả
trường hợp có trở ngại cho việc
đánh giá đầy đủ như có nội khí
quản, rối loạn ngôn ngữ, chấn
thương miệng- khí quản.
Chỉ cho 3 điểm khi bệnh nhân
không có bất kỳ vận động nào
đáp ứng với kích thích đau, ngoại
trừ các đáp ứng phản xạ tư thế.
0 = TỈNH: tỉnh táo, đáp ứng nhanh nhẹn.
1 = NGỦ GÀ: không tỉnh, nhưng có thể đánh
thức dễ dàng và làm theo lệnh, trả lời hoặc
đáp ứng tốt.
2 = LƠ MƠ: không tỉnh, cần kích thích liên tục
để duy trì chú ý, hoặc cần kích thích đau mạnh
mới có đáp ứng vận động (không định hình).
3 = HÔN MÊ: Chỉ đáp ứng vận động phản xạ
hoặc thần kinh thực vật, hoặc mềm nhũn, mất
hết phản xạ và hoàn toàn không đáp ứng.
1B. Trả lời câu hỏi về mức ý thức:
Hỏi bệnh nhân về tháng hiện tại và tuổi của mình.
Các BN mất ngôn ngữ hoặc rối loạn ý thức không
hiểu câu hỏi: cho 2 điểm.
Các BN không nói được vì có ống nội khí quản,
chấn thương miệng-khí quản, rối loạn khớp âm
nặng mọi nguyên nhân, rào cản ngôn ngữ hoặc
bất kỳ vấn đề nào khác không phải thứ phát do
mất ngôn ngữ: cho 1 điểm.
Lưu ý: chỉ cho điểm câu trả lời đầu tiên và không
được gợi ý cho BN dù bằng lời hay không bằng
lời.
0 = trả lời đúng cả 2 câu hỏi.
1 = trả lời đúng 1 câu hỏi.
2 = không trả lời đúng cả 2 câu
1C. MỆNH LỆNH VỀ Ý THỨC:
Yêu cầu bệnh nhân nhắm mở mắt, sau đó nắm và mở
bàn tay bên không liệt. Thay thế bằng mệnh lệnh một
động tác khác nếu không khám được vận động bàn
tay.
Chấp nhận trường hợp bệnh nhân có cố gắng rõ ràng
để thực hiện nhưng không hoàn tất vì yếu cơ.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng mệnh lệnh, có thề làm
mẫu cho bệnh nhân làm theo và chấm điểm.
Với các bệnh nhân bị chấn thương, cụt chi, hoặc các
bất thường thể chất khác cần dùng các mệnh lệnh
một động tác thích hợp để đánh giá.
Chỉ cho điểm cho đáp ứng lần đầu tiên.
0 = thực hiện đúng cả hai mệnh lệnh.
1 = chỉ thực hiện đúng một mệnh lệnh.
2 = không thực hiện đúng cả hai mệnh lệnh.
2. VẬN NHÃN:
• Chỉ đánh giá vận động mắt ngang.
Cho điểm đối với các cử động mắt chủ động hoặc phản xạ (mắt
búp bê), nhưng không làm phản xạ nhiệt tiền đình.
Nếu BN bị lệch mắt về một bên nhưng có thể khắc phục bằng
vận nhãn chủ động hoặc phản xạ: CHO 1D.
Có thể khám được vận nhãn ở tất cả các BN mất ngôn ngữ. Với
các bệnh nhân bị chấn thương nhãn cầu, băng mắt, bị mù sẵn,
hoặc các rối loạn thị lực, thị trường, cần khám bằng vận nhãn
phản xạ và dựa vào đó quyết định mức điểm.
Tạo sự tiếp xúc bằng mắt với bệnh nhân sau đó di chuyển quanh
BN từ bên này sang bên kia và ngược lại đôi khi làm bộc lộ rõ
liệt một phần chức năng nhìn.
0 = BÌNH THƯỜNG
1 = liệt vận nhãn một phần: bất thường vận nhãn
ở một hoặc cả hai mắt, nhưng không có lệch mắt
hoàn toàn hoặc liệt vận nhãn toàn bộ.
2 = lệch mắt hoàn toàn hoặc liệt vận nhãn toàn
bộ, không khắc phục được bằng phản xạ mắt búp
bê
3. THỊ TRƯỜNG:
• Tùy tình trạng BN có thể chọn khám thị trường (góc trên và dưới)
bằng phương pháp đối chiếu, đếm ngón tay, hoặc phản xạ đe dọa.
• Cần phải khuyến khích BN hợp tác khám, nhưng nếu BN nhìn sang
đúng phía ngón tay khi nó cử động thì có thể coi là bình thường.
• Nếu bị mù hoặc đục nhân mắt một bên --> đánh giá thị trường bên
mắt còn lại.
• Chỉ cho 1 điểm khi có bất đối xứng rõ thị trường, gồm cả góc manh.
• Nếu BN mù mắt do bất kỳ nguyên nhân gì, cho 3 điểm.
0 = không có mất thị trường
1 = bán manh một phần
2 = bán manh hoàn toàn
3 = bán manh hai bên (mù, kể cả mù vỏ
não)
4. LIỆT MẶT:
• Yêu cầu bệnh nhân nhe răng, nhăn trán nhướng mày và
nhắm mắt, có thể làm mẫu cho bệnh nhân bắt chước. Với
bệnh nhân kém hợp tác hoặc không hiểu thì dùng kích thích
đau. Nếu có chấn thương hoặc băng mặt, ống nội khí quản,
hoặc các cản trở vật lý khác làm khó đánh giá mặt bệnh
nhân, nên tháo bỏ hoặc làm gọn chúng đến mức tối đa có
thể được để đánh giá chính xác.
0 = vận động mặt đối xứng hai bên
1 = yếu nhẹ (mờ nếp mũi má, mất đối xứng khi
cười)
2 = liệt một phần (liệt hoàn toàn hoặc gần hoàn
toàn phần dưới mặt)
3 = liệt hoàn toàn nửa mặt một hoặc hai bên
(không có vận động mặt ở cả phần trên và phần
dưới)
5. VẬN ĐỘNG TAY:
Khám ở tư thế phù hợp: tay đưa ra trước (bàn tay sấp)
vuông góc với thân người nếu ngồi và tạo góc 45o nếu
nằm ngửa. Gọi là trôi nếu tay rơi thấp xuống trước 10
giây.
Với BN mất ngôn ngữ có thể dùng giọng nói thúc giục hoặc
làm mẫu cho bắt chước, nhưng không được kích thích
đau.
Lần lượt khám từng tay, bắt đầu từ tay không yếu liệt.
Chỉ khi cụt tay hoặc cứng khớp vai mới ghi UN (không
khám được) và phải ghi rõ lý giải cho chọn lựa này.
0 = không trôi rơi, giữ nguyên được ở 90o (hoặc
45o) đủ 10 giây
1 = trôi rơi: tay nâng lên được 90 (hoặc 45) độ, trôi
rơi xuống trước 10 giây, nhưng không chạm
giường hay các điểm tựa khác.
2 = có sức cố gắng kháng trọng lực; không thể
nâng tay lên đến hoặc giữ tay ở 90 (hoặc 45) độ,
trôi rơi chạm giường nhưng có gắng sức chống lại
trọng lực.
3 = không có gắng sức chông lại trọng lực, tay rơi
nhanh.
4 = hoàn toàn không có vận động.
UN = Cụt chi, cứng khớp, ghi rõ lý do
:__________
____________
5a. Tay trái
5b. Tay phải
6. VẬN ĐỘNG CHÂN:
Khám ở tư thế nằm ngửa, chân nâng 30o.
Gọi là trôi khi chân rơi thấp xuống trước 5 giây.
Với BN mất ngôn ngữ có thể dùng giọng nói thúc giục hoặc làm
mẫu cho bắt chước, nhưng không được kích thích đau.
Lần lượt khám từng chân, bắt đầu từ bên không yếu liệt.
Chỉ khi cụt chân hoặc cứng khớp háng mới ghi UN và phải ghi
rõ lý giải cho lựa chọn này.
0 = không có trôi rơi, chân giữ được 30o đủ 5 giây.
1 = Trôi rơi: chân rơi trước khi hết 5 giây nhưng
không chạm giường.
2 = Có gắng sức chống lại trọng lực; chân rơi
xuống giường trước 5 giây nhưng có gắng sức
chống lại trọng lực.
3 = Không có gắng sức chống trọng lực, chân rơi
ngay xuống giường.
4 = Hoàn toàn không có vận động
UN = Cụt chi, cứng khớp, ghi rõ: ___________
6a. Chân trái
6b. Chân phải
7. THẤT ĐIỀU CHI:
Mục đích là tìm bằng chứng của tổn thương tiểu não một bên.
Khám khi bệnh nhân mở mắt, nếu có tổn thương thị trường thì
đảm bảo thực hiện khám trong vùng thị trường nguyên vẹn.
Nghiệm pháp ngón tay chỉ mũi và gót chân- đầu gối thực hiện cả
hai bên, và đánh giá là thất điều khi mức độ không tương xứng
với mức yếu cơ.
Đánh giá không có thất điều ở bệnh nhân không thể hiểu lệnh
hoặc bị liệt hoàn toàn.
Chỉ trường hợp cụt chi hoặc cứng khớp mới ghi UN, và phải ghi
rõ lý do.
Trường hợp bị mù thì đánh giá bằng cách cho chạm mũi từ tư
thế duỗi thẳng tay.
0 = không có
1 = có ở một chi
2 = có ở hai chi
UN = cụt chi hoặc cứng khớp, ghi rõ:____
8. CẢM GIÁC:
Cảm nhận đau hoặc nhăn mặt khi châm kim, hoặc co rụt chi khi
kích thích đau ở người rối loạn ý thức hoặc mất ngôn ngữ.
Chỉ BN mất cảm giác do đột quỵ mới được tính điểm và người
khám phải khám các vùng cơ thể (cánh tay, chân, thân, mặt) đủ
nhiều để đánh giá chính xác có mất cảm giác nửa người hay
không.
Chỉ cho điểm 2 (mất cảm giác nặng hoặc hoàn toàn) khi mất
cảm giác nặng hoặc hoàn toàn được chứng tỏ rõ ràng. Do đó
các bệnh nhân rối loạn ý thức hoặc mất ngôn ngữ chỉ có thể có
điểm 0 hoặc 1.
Các bệnh nhân bị đột quỵ thân não có mất cảm giác hai bên
được cho 2 điểm. Nếu bệnh nhân không đáp ứng và liệt tứ chi
thì cho 2 điểm.
Bệnh nhân mê (mục 1a được 3 điểm): cho 2 điểm ở mục này.
0 = bình thường, không có mất cảm giác
1 = mất cảm giác nhẹ đến trung bình; BN cảm
nhận châm kim kém nhọn hoặc cùn hơn ở bên bất
thường; hoặc có mất cảm giác đau với kim châm
nhưng còn nhận biết có chạm vào.
2 = mất cảm giác nặng đến hoàn toàn; BN không
nhận biết được vật chạm vào mặt, tay, và chân.
9. NGÔN NGỮ:
các phần khám trước đã cung cấp nhiều thông tin về sự thông hiểu của
BN.
Phần này khám thêm bằng cách yêu cầu BN mô tả những gì xảy ra trong
bức tranh đính kèm; gọi tên những vật trong trang hình khám định
danh; và đọc những câu trong trang in đính kèm.
Sự thông hiểu ngôn ngữ được đánh giá qua việc thực hiện các yêu cầu
này, đồng thời qua việc thực hiện các yêu cầu trong các phần khám
trước. Nếu có mất thị giác cản trở việc đánh giá, có thể khám bằng cách
yêu cầu BN xác định các vật đặt trong lòng bàn tay, nói lặp lại, hoặc tự
nói. Với BN có nội khí quản thì yêu cầu họ viết.
Các bệnh nhân hôn mê (mục 1a = 3 điểm) được chấm 3 điểm ở mục này.
Người khám phải chọn mức điểm phù hợp cho bệnh nhân lơ mơ hoặc
kém hợp tác, nhưng điểm 3 chỉ dành cho người hoàn toàn câm lặng và
không làm theo bất kì mệnh lệnh vận động 1 động tác nào.
0 = bình thường, không có mất ngôn ngữ.
1 = Mất ngôn ngữ nhẹ- trung bình: có một mức
độ rõ ràng nào đó của mất lưu loát hoặc thông hiểu,
nhưng không làm hạn chế hình thức diễn đạt hoặc ý
cần diễn tả; dù BN khó hoặc không thể nói
chuyện rõ ràng về các hình ảnh được cho xem do
giảm khả năng nói và/hoặc hiểu. Ví dụ khi BN mô tả các
hình đính kèm, người khám nghe có thể xác định được
bệnh nhân đang nói về bức tranh nào hoặc vật gì.
2 = Mất ngôn ngữ nặng: các giao tiếp được diễn đạt
đứt đoạn, người nghe phải cố liên tưởng, hỏi lại, suy
đoán. Lượng thông tin có thể trao đổi rất hạn chế, người
nghe rất khó giao tiếp. Người khám không thể xác định
được BN đang nói về cái gì trong những hình đính kèm
cho BN xem.
3 = Câm lặng, mất ngôn ngữ toàn bộ: không nói được
một cách hữu dụng hoặc không hiểu lời nói.
10. NÓI ĐỚ (rối loạn khớp âm)(DYSARTHRIA):
nếu nghĩ BN bình thường cần đánh giá đủ lượng lời nói bằng
cách yêu cầu đọc hoặc nói lặp lại các từ trong danh mục đính
kèm.
Nếu BN bị mất ngôn ngữ nặng, có thể đánh giá thông qua độ rõ
khớp âm khi BN tự nói.
Chỉ khi BN có nội khí quản hoặc có các cản trở vật lý khác không
nói được mới ghi UN (không khám được), và người khám phải
ghi chú rõ lý do.
Không nói cho bệnh nhân biết tại sao lại kiểm tra họ như vậy.
0 = Bình thường.
1 = Rối loạn khớp âm nhẹ - trung bình: BN phát
âm không rõ ít nhất một số từ và ở mức tệ nhất thì
người nghe vẫn có thể hiểu được dù có có chút
khó khăn.
2 = Rối loạn khớp âm nặng; lời nói của BN biến
dạng đến nỗi không thể hiểu được với điều kiện
không có hoặc không tương xứng mức độ rối
loạn ngôn ngữ; hoặc BN câm lặng/ không
phát âm được.
UN = có nội khí quản hoặc các cản trở vật lý khác,
ghi rõ: _____
11. THỜ Ơ (SỰ TRIỆT TIÊU):
Các phần khám trước có thể đã cho đủ thông tin để xác định có
thờ ơ một bên hay không.
Nếu BN bị rối loạn thị giác nặng không thể đánh giá
kích thích thị giác đồng thời hai bên, và kích thích da bình
thường, cho điểm 0.
Nếu bệnh nhân mất ngôn ngữ nhưng biểu hiện có chú ý cả hai
bên, điểm chấm cũng là 0.
Nếu có thờ ơ thị giác không gian hoặc mất nhận biết bệnh nửa
thân có thể coi là bằng chứng bất thường. Vì chỉ chấm bất
thường khi thấy nó hiện diện nên mục này luôn chấm điểm
được.
0 = không bất thường.
1 = mất chú ý thị giác, xúc giác, thính giác, không
gian, hoặc bản thân, hoặc triệt tiêu khi kích thích
đổng thời hai bên, xảy ra ở một loại cảm giác.
2 = mất chú ý nửa thân nặng hoặc triệt tiêu xảy ra
ở nhiều hơn một loại cảm giác. Không nhận biết
bàn tay của mình hoặc chiều hướng về không gian
một bên.
Khó khăn:
Hôn mê: luyện tập nhiều
Di chứng: phải biết rõ tình trạng của BN trước nhập viện + pre-mRS
Mimic Stroke:
• Hạ đường huyết
• Liệt Todd sau cơn động kinh
• Ngất do tim
GIAI ĐOẠN CẤP: INTRACEREBRAL HEMORRHAGE SCALE (ICH)
MỌI THỜI ĐIỂM: MODIFIED RANKIN SCALE (mRS)
Bao gồm 7 mức độ từ 0 đến 6
Dùng để đánh giá mức độ tàn tật của bệnh nhân thông qua đánh giá khả độc lập sinh hoạt của người bệnh
Mức độ Lâm sàng
0 Không có tàn tật
1 Không có tàn tật hoặc có không đáng kể ( như tê tay chân, dị cảm…). Bệnh
nhân có thể làm việc như trước
2 Tàn tật nhẹ. Bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân tuy nhiên có một số việc
không thể làm như trước kia( ví dụ: lái xe, làm công việc trước đây…)
3 Tàn tật vừa. Có một số việc yêu cầu cần có sự giúp đỡ. Có thể tự đi lại được
mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
4 Tàn tật vừa đến nặng. Không thể đi lại nếu không có sự giúp đỡ hoặc không
thể tự vệ sinh cá nhân nếu không có sự giúp đỡ.
5 Tàn tật nặng, phải nằm tại giường, không thể tự chủ. Cần sự giúp đỡ chăm
sóc của điều dưỡng
6 Tử vong
NIH Stroke Scale Certificate
Link: https://www.angels-initiative.com/
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ
LẮNG NGHE

More Related Content

Similar to Các thang điểm đánh giá khiếm khuyết thần kinh. Dr Toàn BVĐN 2023.pptx

KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
SoM
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
SoM
 

Similar to Các thang điểm đánh giá khiếm khuyết thần kinh. Dr Toàn BVĐN 2023.pptx (20)

kham ls than kinh
kham ls than kinhkham ls than kinh
kham ls than kinh
 
Khám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giác
 
Khám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giác
 
Khám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giác
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHẢY
 
Lecture asia assessment viet2
Lecture asia assessment  viet2Lecture asia assessment  viet2
Lecture asia assessment viet2
 
ASIA assessment English-Vietnamese
ASIA assessment  English-VietnameseASIA assessment  English-Vietnamese
ASIA assessment English-Vietnamese
 
Khám dấu hiệu mất nước
Khám dấu hiệu mất nướcKhám dấu hiệu mất nước
Khám dấu hiệu mất nước
 
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHÀY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHÀYKHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHÀY
KHÁM DẤU HIỆU MẤT NƯỚC TRÊN BỆNH NHÂN TIÊU CHÀY
 
1 dai cuong LGCN.pdf
1 dai cuong LGCN.pdf1 dai cuong LGCN.pdf
1 dai cuong LGCN.pdf
 
BỆNH ÁN UỐN VÁN
BỆNH ÁN UỐN VÁNBỆNH ÁN UỐN VÁN
BỆNH ÁN UỐN VÁN
 
12biquyet
12biquyet 12biquyet
12biquyet
 
KHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNGKHÁM VẬN ĐỘNG
KHÁM VẬN ĐỘNG
 
Các góp ý chung
Các góp ý chungCác góp ý chung
Các góp ý chung
 
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINHKHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
KHÁM ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ SƠ SINH
 
Khám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinh
 
Khám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinh
 
Khám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinh
 
Bi quyet truong tho
Bi quyet truong thoBi quyet truong tho
Bi quyet truong tho
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐI LẠI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CƠ LỰC CHI DƯ...
 

Recently uploaded

SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
HongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
HongBiThi1
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
19BiPhng
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
Quyết định số 287/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 3...
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ hậu sản thường.pdf rất hay các bạn ạ
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 

Các thang điểm đánh giá khiếm khuyết thần kinh. Dr Toàn BVĐN 2023.pptx

  • 1. CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KHIẾM KHUYẾT THẦN KINH TRONG ĐỘT QUỴ BS CKI Ngô Khắc Toàn Khoa Đột Quỵ – BV Đà Nẵng Bài trình bày được tài trợ bởi Boehringer Ingelheim
  • 2. TẠI SAO CẦN ĐÁNH GIÁ? Hỗ trợ cải thiện độ chính xác chẩn đoán đột quỵ Xác định hướng điều trị lâm sàng Đánh giá mức độ nghiêm trọng Tăng sự kết nối chuyển giao giữa các cơ sở điều trị Hỗ trợ dự đoán và đánh giá kết quả lâm sàng A “ONE SIZE FITS ALL” APPROACH DOES NOT APPLY TO STROKE EVALUATION AND TREATMENT.
  • 3. TRƯỚC VIỆN: FAST VÀ BEFAST GIAI ĐOẠN CẤP: THANG ĐIỂM NIHSS GLASGOW COMA SCALE (GCS) INTRACEREBRAL HEMORRHAGE SCALE (ICH) MỌI THỜI ĐIỂM: MODIFIED RANKIN SCALE (mRS) HỆ THỐNG CÁC THANG ĐIỂM TRONG ĐỘT QUỴ
  • 4. HỆ THỐNG CÁC THANG ĐIỂM TRONG ĐỘT QUỴ TRƯỚC VIỆN:
  • 5. GIAI ĐOẠN CẤP: GLASGOW COMA SCALE (GCS)
  • 6. GIAI ĐOẠN CẤP: THANG ĐIỂM NIHSS: Là thang điểm được phát triển nhằm giúp các bác sĩ đánh giá một cách khách quan mức độ trầm trọng của đột quỵ, đặc biệt trong Nhồi máu não cấp để lựa chọn những bệnh nhân thoả tiêu chí điều trị thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp. Nhằm giúp bệnh nhân có kết cục tốt hơn. 1) Thang điểm giúp đánh giá mức độ khiếm khuyết về thần kinh do đột quỵ gây ra. Thang điểm NIHSS gồm 11 mục, tổng số điểm tối đa có thể đạt là 42, thấp nhất là 0. 2) Được sử dụng đầu tiên trong các thử nghiệm lâm sàng đột quỵ cấp, mục tiêu - đánh giá tình trạng ban đầu của bệnh nhân. 3) Hiện tại, NIHSS – mức độ nặng của đột quỵ, dự đoán kích thước vùng thiếu máu não cục bộ, lựa chọn phương pháp điều trị, tiên lượng.
  • 7. Thang điểm NIHSS NIHSS ≥ 10 điểm BC không ưu thế NIHSS ≥ 15 điểm BC ưu thế thường có tình trạng tắc động mạch lớn đi kèm (*) (*) del Zoppo, et al (1998), "PROACT: a phase II randomized trial of recombinant pro-urokinase by direct arterial delivery in acute middle cerebral artery stroke", Stroke, 29, (1), pp. 4-11 NIHSS = core + penumbra
  • 8. NGUYÊN TẮC: • Thực hiện đánh giá điểm từng mục theo đúng thứ tự đã liệt kê • Ghi điểm từng mục ngay lúc khám xong mỗi phần • Không quay trở lại thay đổi điểm số • Làm theo hướng dẫn & cho điểm theo những gì BN làm được, chứ không phải những gì người khám NGHĨ rằng BN có thể làm. • Phải ghi điểm trong lúc khám và làm nhanh • Không nên khuyến khích, lặp lại yêu cầu làm cho BN cô gắng đặc biệt, trừ trường hợp được chỉ định. • Nếu bất kỳ mục nào bị bỏ trống không đánh giá được, phải ghi giải thích rõ ràng trong bản ghi điểm. Tất cả những phần bỏ trống này phải được chuyên gia xem xét thảo luận với người khám
  • 9. NỘI DUNG: 11 MỤC với 13 PHẦN KHÁM: 7 THÀNH PHẦN THĂM KHÁM THẦN KINH: Ý thức - Ngôn ngữ (vận ngôn, nói đớ) - TK sọ (vận nhãn, thị trường, liệt mặt) - Vận động - Cảm giác - Thất điều - Thờ ơ 1. Ý thức: 1a. Mức ý thức (3d) 1b. Trả lời (2d) 1c. Thực hiện lệnh (2d) 2. Vận nhãn (2d) 3. Thị trường (3d) 4. Liệt mặt (3d) 5. Vận động tay (4d) x 2 6. Vận động chân (4d) x 2 7. Thất điều (2d) 8. Cảm giác (2d) 9. Ngôn ngữ (3d) 10. Nói đớ (2d) 11. Mất chú ý (2d)
  • 10. 1a. Mức ý thức: (Level of Consciousness): PHẢI chọn một mức điểm ngay cả trường hợp có trở ngại cho việc đánh giá đầy đủ như có nội khí quản, rối loạn ngôn ngữ, chấn thương miệng- khí quản. Chỉ cho 3 điểm khi bệnh nhân không có bất kỳ vận động nào đáp ứng với kích thích đau, ngoại trừ các đáp ứng phản xạ tư thế. 0 = TỈNH: tỉnh táo, đáp ứng nhanh nhẹn. 1 = NGỦ GÀ: không tỉnh, nhưng có thể đánh thức dễ dàng và làm theo lệnh, trả lời hoặc đáp ứng tốt. 2 = LƠ MƠ: không tỉnh, cần kích thích liên tục để duy trì chú ý, hoặc cần kích thích đau mạnh mới có đáp ứng vận động (không định hình). 3 = HÔN MÊ: Chỉ đáp ứng vận động phản xạ hoặc thần kinh thực vật, hoặc mềm nhũn, mất hết phản xạ và hoàn toàn không đáp ứng.
  • 11. 1B. Trả lời câu hỏi về mức ý thức: Hỏi bệnh nhân về tháng hiện tại và tuổi của mình. Các BN mất ngôn ngữ hoặc rối loạn ý thức không hiểu câu hỏi: cho 2 điểm. Các BN không nói được vì có ống nội khí quản, chấn thương miệng-khí quản, rối loạn khớp âm nặng mọi nguyên nhân, rào cản ngôn ngữ hoặc bất kỳ vấn đề nào khác không phải thứ phát do mất ngôn ngữ: cho 1 điểm. Lưu ý: chỉ cho điểm câu trả lời đầu tiên và không được gợi ý cho BN dù bằng lời hay không bằng lời. 0 = trả lời đúng cả 2 câu hỏi. 1 = trả lời đúng 1 câu hỏi. 2 = không trả lời đúng cả 2 câu
  • 12. 1C. MỆNH LỆNH VỀ Ý THỨC: Yêu cầu bệnh nhân nhắm mở mắt, sau đó nắm và mở bàn tay bên không liệt. Thay thế bằng mệnh lệnh một động tác khác nếu không khám được vận động bàn tay. Chấp nhận trường hợp bệnh nhân có cố gắng rõ ràng để thực hiện nhưng không hoàn tất vì yếu cơ. Nếu bệnh nhân không đáp ứng mệnh lệnh, có thề làm mẫu cho bệnh nhân làm theo và chấm điểm. Với các bệnh nhân bị chấn thương, cụt chi, hoặc các bất thường thể chất khác cần dùng các mệnh lệnh một động tác thích hợp để đánh giá. Chỉ cho điểm cho đáp ứng lần đầu tiên. 0 = thực hiện đúng cả hai mệnh lệnh. 1 = chỉ thực hiện đúng một mệnh lệnh. 2 = không thực hiện đúng cả hai mệnh lệnh.
  • 13. 2. VẬN NHÃN: • Chỉ đánh giá vận động mắt ngang. Cho điểm đối với các cử động mắt chủ động hoặc phản xạ (mắt búp bê), nhưng không làm phản xạ nhiệt tiền đình. Nếu BN bị lệch mắt về một bên nhưng có thể khắc phục bằng vận nhãn chủ động hoặc phản xạ: CHO 1D. Có thể khám được vận nhãn ở tất cả các BN mất ngôn ngữ. Với các bệnh nhân bị chấn thương nhãn cầu, băng mắt, bị mù sẵn, hoặc các rối loạn thị lực, thị trường, cần khám bằng vận nhãn phản xạ và dựa vào đó quyết định mức điểm. Tạo sự tiếp xúc bằng mắt với bệnh nhân sau đó di chuyển quanh BN từ bên này sang bên kia và ngược lại đôi khi làm bộc lộ rõ liệt một phần chức năng nhìn. 0 = BÌNH THƯỜNG 1 = liệt vận nhãn một phần: bất thường vận nhãn ở một hoặc cả hai mắt, nhưng không có lệch mắt hoàn toàn hoặc liệt vận nhãn toàn bộ. 2 = lệch mắt hoàn toàn hoặc liệt vận nhãn toàn bộ, không khắc phục được bằng phản xạ mắt búp bê
  • 14. 3. THỊ TRƯỜNG: • Tùy tình trạng BN có thể chọn khám thị trường (góc trên và dưới) bằng phương pháp đối chiếu, đếm ngón tay, hoặc phản xạ đe dọa. • Cần phải khuyến khích BN hợp tác khám, nhưng nếu BN nhìn sang đúng phía ngón tay khi nó cử động thì có thể coi là bình thường. • Nếu bị mù hoặc đục nhân mắt một bên --> đánh giá thị trường bên mắt còn lại. • Chỉ cho 1 điểm khi có bất đối xứng rõ thị trường, gồm cả góc manh. • Nếu BN mù mắt do bất kỳ nguyên nhân gì, cho 3 điểm. 0 = không có mất thị trường 1 = bán manh một phần 2 = bán manh hoàn toàn 3 = bán manh hai bên (mù, kể cả mù vỏ não)
  • 15. 4. LIỆT MẶT: • Yêu cầu bệnh nhân nhe răng, nhăn trán nhướng mày và nhắm mắt, có thể làm mẫu cho bệnh nhân bắt chước. Với bệnh nhân kém hợp tác hoặc không hiểu thì dùng kích thích đau. Nếu có chấn thương hoặc băng mặt, ống nội khí quản, hoặc các cản trở vật lý khác làm khó đánh giá mặt bệnh nhân, nên tháo bỏ hoặc làm gọn chúng đến mức tối đa có thể được để đánh giá chính xác. 0 = vận động mặt đối xứng hai bên 1 = yếu nhẹ (mờ nếp mũi má, mất đối xứng khi cười) 2 = liệt một phần (liệt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn phần dưới mặt) 3 = liệt hoàn toàn nửa mặt một hoặc hai bên (không có vận động mặt ở cả phần trên và phần dưới)
  • 16. 5. VẬN ĐỘNG TAY: Khám ở tư thế phù hợp: tay đưa ra trước (bàn tay sấp) vuông góc với thân người nếu ngồi và tạo góc 45o nếu nằm ngửa. Gọi là trôi nếu tay rơi thấp xuống trước 10 giây. Với BN mất ngôn ngữ có thể dùng giọng nói thúc giục hoặc làm mẫu cho bắt chước, nhưng không được kích thích đau. Lần lượt khám từng tay, bắt đầu từ tay không yếu liệt. Chỉ khi cụt tay hoặc cứng khớp vai mới ghi UN (không khám được) và phải ghi rõ lý giải cho chọn lựa này. 0 = không trôi rơi, giữ nguyên được ở 90o (hoặc 45o) đủ 10 giây 1 = trôi rơi: tay nâng lên được 90 (hoặc 45) độ, trôi rơi xuống trước 10 giây, nhưng không chạm giường hay các điểm tựa khác. 2 = có sức cố gắng kháng trọng lực; không thể nâng tay lên đến hoặc giữ tay ở 90 (hoặc 45) độ, trôi rơi chạm giường nhưng có gắng sức chống lại trọng lực. 3 = không có gắng sức chông lại trọng lực, tay rơi nhanh. 4 = hoàn toàn không có vận động. UN = Cụt chi, cứng khớp, ghi rõ lý do :__________ ____________ 5a. Tay trái 5b. Tay phải
  • 17. 6. VẬN ĐỘNG CHÂN: Khám ở tư thế nằm ngửa, chân nâng 30o. Gọi là trôi khi chân rơi thấp xuống trước 5 giây. Với BN mất ngôn ngữ có thể dùng giọng nói thúc giục hoặc làm mẫu cho bắt chước, nhưng không được kích thích đau. Lần lượt khám từng chân, bắt đầu từ bên không yếu liệt. Chỉ khi cụt chân hoặc cứng khớp háng mới ghi UN và phải ghi rõ lý giải cho lựa chọn này. 0 = không có trôi rơi, chân giữ được 30o đủ 5 giây. 1 = Trôi rơi: chân rơi trước khi hết 5 giây nhưng không chạm giường. 2 = Có gắng sức chống lại trọng lực; chân rơi xuống giường trước 5 giây nhưng có gắng sức chống lại trọng lực. 3 = Không có gắng sức chống trọng lực, chân rơi ngay xuống giường. 4 = Hoàn toàn không có vận động UN = Cụt chi, cứng khớp, ghi rõ: ___________ 6a. Chân trái 6b. Chân phải
  • 18. 7. THẤT ĐIỀU CHI: Mục đích là tìm bằng chứng của tổn thương tiểu não một bên. Khám khi bệnh nhân mở mắt, nếu có tổn thương thị trường thì đảm bảo thực hiện khám trong vùng thị trường nguyên vẹn. Nghiệm pháp ngón tay chỉ mũi và gót chân- đầu gối thực hiện cả hai bên, và đánh giá là thất điều khi mức độ không tương xứng với mức yếu cơ. Đánh giá không có thất điều ở bệnh nhân không thể hiểu lệnh hoặc bị liệt hoàn toàn. Chỉ trường hợp cụt chi hoặc cứng khớp mới ghi UN, và phải ghi rõ lý do. Trường hợp bị mù thì đánh giá bằng cách cho chạm mũi từ tư thế duỗi thẳng tay. 0 = không có 1 = có ở một chi 2 = có ở hai chi UN = cụt chi hoặc cứng khớp, ghi rõ:____
  • 19. 8. CẢM GIÁC: Cảm nhận đau hoặc nhăn mặt khi châm kim, hoặc co rụt chi khi kích thích đau ở người rối loạn ý thức hoặc mất ngôn ngữ. Chỉ BN mất cảm giác do đột quỵ mới được tính điểm và người khám phải khám các vùng cơ thể (cánh tay, chân, thân, mặt) đủ nhiều để đánh giá chính xác có mất cảm giác nửa người hay không. Chỉ cho điểm 2 (mất cảm giác nặng hoặc hoàn toàn) khi mất cảm giác nặng hoặc hoàn toàn được chứng tỏ rõ ràng. Do đó các bệnh nhân rối loạn ý thức hoặc mất ngôn ngữ chỉ có thể có điểm 0 hoặc 1. Các bệnh nhân bị đột quỵ thân não có mất cảm giác hai bên được cho 2 điểm. Nếu bệnh nhân không đáp ứng và liệt tứ chi thì cho 2 điểm. Bệnh nhân mê (mục 1a được 3 điểm): cho 2 điểm ở mục này. 0 = bình thường, không có mất cảm giác 1 = mất cảm giác nhẹ đến trung bình; BN cảm nhận châm kim kém nhọn hoặc cùn hơn ở bên bất thường; hoặc có mất cảm giác đau với kim châm nhưng còn nhận biết có chạm vào. 2 = mất cảm giác nặng đến hoàn toàn; BN không nhận biết được vật chạm vào mặt, tay, và chân.
  • 20. 9. NGÔN NGỮ: các phần khám trước đã cung cấp nhiều thông tin về sự thông hiểu của BN. Phần này khám thêm bằng cách yêu cầu BN mô tả những gì xảy ra trong bức tranh đính kèm; gọi tên những vật trong trang hình khám định danh; và đọc những câu trong trang in đính kèm. Sự thông hiểu ngôn ngữ được đánh giá qua việc thực hiện các yêu cầu này, đồng thời qua việc thực hiện các yêu cầu trong các phần khám trước. Nếu có mất thị giác cản trở việc đánh giá, có thể khám bằng cách yêu cầu BN xác định các vật đặt trong lòng bàn tay, nói lặp lại, hoặc tự nói. Với BN có nội khí quản thì yêu cầu họ viết. Các bệnh nhân hôn mê (mục 1a = 3 điểm) được chấm 3 điểm ở mục này. Người khám phải chọn mức điểm phù hợp cho bệnh nhân lơ mơ hoặc kém hợp tác, nhưng điểm 3 chỉ dành cho người hoàn toàn câm lặng và không làm theo bất kì mệnh lệnh vận động 1 động tác nào. 0 = bình thường, không có mất ngôn ngữ. 1 = Mất ngôn ngữ nhẹ- trung bình: có một mức độ rõ ràng nào đó của mất lưu loát hoặc thông hiểu, nhưng không làm hạn chế hình thức diễn đạt hoặc ý cần diễn tả; dù BN khó hoặc không thể nói chuyện rõ ràng về các hình ảnh được cho xem do giảm khả năng nói và/hoặc hiểu. Ví dụ khi BN mô tả các hình đính kèm, người khám nghe có thể xác định được bệnh nhân đang nói về bức tranh nào hoặc vật gì. 2 = Mất ngôn ngữ nặng: các giao tiếp được diễn đạt đứt đoạn, người nghe phải cố liên tưởng, hỏi lại, suy đoán. Lượng thông tin có thể trao đổi rất hạn chế, người nghe rất khó giao tiếp. Người khám không thể xác định được BN đang nói về cái gì trong những hình đính kèm cho BN xem. 3 = Câm lặng, mất ngôn ngữ toàn bộ: không nói được một cách hữu dụng hoặc không hiểu lời nói.
  • 21. 10. NÓI ĐỚ (rối loạn khớp âm)(DYSARTHRIA): nếu nghĩ BN bình thường cần đánh giá đủ lượng lời nói bằng cách yêu cầu đọc hoặc nói lặp lại các từ trong danh mục đính kèm. Nếu BN bị mất ngôn ngữ nặng, có thể đánh giá thông qua độ rõ khớp âm khi BN tự nói. Chỉ khi BN có nội khí quản hoặc có các cản trở vật lý khác không nói được mới ghi UN (không khám được), và người khám phải ghi chú rõ lý do. Không nói cho bệnh nhân biết tại sao lại kiểm tra họ như vậy. 0 = Bình thường. 1 = Rối loạn khớp âm nhẹ - trung bình: BN phát âm không rõ ít nhất một số từ và ở mức tệ nhất thì người nghe vẫn có thể hiểu được dù có có chút khó khăn. 2 = Rối loạn khớp âm nặng; lời nói của BN biến dạng đến nỗi không thể hiểu được với điều kiện không có hoặc không tương xứng mức độ rối loạn ngôn ngữ; hoặc BN câm lặng/ không phát âm được. UN = có nội khí quản hoặc các cản trở vật lý khác, ghi rõ: _____
  • 22. 11. THỜ Ơ (SỰ TRIỆT TIÊU): Các phần khám trước có thể đã cho đủ thông tin để xác định có thờ ơ một bên hay không. Nếu BN bị rối loạn thị giác nặng không thể đánh giá kích thích thị giác đồng thời hai bên, và kích thích da bình thường, cho điểm 0. Nếu bệnh nhân mất ngôn ngữ nhưng biểu hiện có chú ý cả hai bên, điểm chấm cũng là 0. Nếu có thờ ơ thị giác không gian hoặc mất nhận biết bệnh nửa thân có thể coi là bằng chứng bất thường. Vì chỉ chấm bất thường khi thấy nó hiện diện nên mục này luôn chấm điểm được. 0 = không bất thường. 1 = mất chú ý thị giác, xúc giác, thính giác, không gian, hoặc bản thân, hoặc triệt tiêu khi kích thích đổng thời hai bên, xảy ra ở một loại cảm giác. 2 = mất chú ý nửa thân nặng hoặc triệt tiêu xảy ra ở nhiều hơn một loại cảm giác. Không nhận biết bàn tay của mình hoặc chiều hướng về không gian một bên.
  • 23. Khó khăn: Hôn mê: luyện tập nhiều Di chứng: phải biết rõ tình trạng của BN trước nhập viện + pre-mRS Mimic Stroke: • Hạ đường huyết • Liệt Todd sau cơn động kinh • Ngất do tim
  • 24. GIAI ĐOẠN CẤP: INTRACEREBRAL HEMORRHAGE SCALE (ICH)
  • 25. MỌI THỜI ĐIỂM: MODIFIED RANKIN SCALE (mRS) Bao gồm 7 mức độ từ 0 đến 6 Dùng để đánh giá mức độ tàn tật của bệnh nhân thông qua đánh giá khả độc lập sinh hoạt của người bệnh Mức độ Lâm sàng 0 Không có tàn tật 1 Không có tàn tật hoặc có không đáng kể ( như tê tay chân, dị cảm…). Bệnh nhân có thể làm việc như trước 2 Tàn tật nhẹ. Bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân tuy nhiên có một số việc không thể làm như trước kia( ví dụ: lái xe, làm công việc trước đây…) 3 Tàn tật vừa. Có một số việc yêu cầu cần có sự giúp đỡ. Có thể tự đi lại được mà không cần sự giúp đỡ của người khác. 4 Tàn tật vừa đến nặng. Không thể đi lại nếu không có sự giúp đỡ hoặc không thể tự vệ sinh cá nhân nếu không có sự giúp đỡ. 5 Tàn tật nặng, phải nằm tại giường, không thể tự chủ. Cần sự giúp đỡ chăm sóc của điều dưỡng 6 Tử vong
  • 26. NIH Stroke Scale Certificate Link: https://www.angels-initiative.com/
  • 27. CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ LẮNG NGHE