SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
Download to read offline
THĂM KHÁM TIỀN SẢN
Ths. BS Võ Châu Quỳnh Anh
I. Mục tiêu:
• Lịch khám thai
• Mục tiêu và nội dung khám thai
• Thai phụ: mục tiêu, nội dung khám, các bệnh lý theo dõi
• Thai nhi: mục tiêu, nội dung khám, các bệnh lý tầm soát
• Xét nghiệm thực hiện: thời điểm, cách thức, kết quả, tư vấn
• Bệnh lý: đối tượng nguy cơ, biến chứng lên thai nhi và thai phụ
II. Thăm khám trước mang thai
• Khảo sát các bệnh lý nội khoa, di truyền,….
• Thăm khám phụ khoa: khung chậu, viêm nhiễm sinh dục, khối u phụ
khoa…
• Các yếu tố nhiễm trùng TORCH, xoắn khuẩn giang mai,…
• Tiêm ngừa để tạo miễn dịch chủ động: HPV, VGB, Rubella-sởi-quai bị,
cúm
• Tư vấn biện pháp tránh thai trong một số trường hợp chưa có nhu cầu mang
thai, đang điều trị các bệnh lý nội khoa (lao tiến triển, K….)
• Giảm tiếp xúc các yếu tố nguy cơ: rượu, bia, thuốc lá….
• Bổ sung acid folic trước mang thai 3-6 tháng: 400 mcg- 800 mcg
Nội dung và mục tiêu khám thai
• Nội dung: 9 nội dung
• Mục tiêu: 4 mục tiêu mỗi quý, LƯU Ý:
• Quý 1: Ngày dự sinh
• Quý 2: Sàng lọc bất thường hình thái thai
• Quý 3: Dự kiến cuộc sinh
III. Thăm khám tiền sản
• Thai phụ:
– Khảo sát bệnh lý có sẵn (nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, tiền thai,
nhiễm trùng,…)
– Khảo sát bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ (TSG, ĐTĐ, Giáp/thai…)
• Thai nhi
– Khảo sát nguy cơ dị tật bẩm sinh
– Đánh giá sức khỏe thai đáp ứng chuyển dạ 3 tháng cuối thai kỳ
TƯ VẤN TIỀN SẢN
• Các kỹ thuật tư vấn: tiếp đón, lắng nghe, giao tiếp, giải quyết
vấn đề. Các bước của quá trình tư vấn (6 chữ G): gặp gỡ, gợi
hỏi, giới thiệu, giúp đỡ, giải thích, gặp lại.
• Khuyến khích chủ động đi khám sức khỏe cả vợ và chồng để
phát hiện các bệnh lý mạn tính tiềm ẩn nhằm điều trị kịp thời
IV. Lịch khám thai
• 3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày).
- Khám lần đầu: sau trễ kinh 2 – 3 tuần.
- Khám lần 2: lúc thai 11-13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy.
• 3 tháng giữa (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày): 1 tháng khám 1
lần.
• 3 tháng cuối: (tính từ tuần 29 đến tuần 40) tái khám
- Tuần 29 - 32: khám 1 lần.
- Tuần 33 - 35: 2 tuần khám 1 lần.
- Tuần 36 - 40: 1 tuần khám 1 lần.
Lưu ý
• Lịch khám thai sẽ thay đổi khi có dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra nước, ra
huyết…).
• Hướng dẫn thai phụ về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và chích ngừa uốn ván
rốn.
• Bổ sung sắt, canxi và các vi chất khác.
- Cung cấp sắt và acid folic suốt thai kỳ.
- Sắt 30 – 60mg/ ngày uống lúc bụng đói.
- Acid folic 400 mcg – 1000 mcg/ ngày.
- Cung cấp Canxi 1000mg – 1500mg/ ngày
* Thuốc chứa sắt, acid folic: Sắt fumarat + acid folic, sắt fumarat + acid folic + vitamin
B12, ...
** Thuốc chứa canxi: calci carbonat + vitamin D3, calci carbonat + calci gluconolactat,
...
Khám thai 3 tháng đầu
Tính ngày dự sinh theo ngày đầu KCC hay siêu âm quý I:
• Nếu chênh < 5 ngày: DS theo KCC
• Nếu chênh ≥ 5 ngày: DS theo siêu âm (7-8w)
– Chiều dài đầu mông CRL quý 1 (khi quan sát được phôi)
– Nếu nhiều kết quả siêu âm quý 1: chọn kết quả gần với
7w(CRL=10mm)
– Thai 12-14 tuần: CRL và BPD có độ chính xác tương đương, nếu
CRL>84mm nên sử dụng BPD
– Siêu âm quý II tính tuổi thai tổng hợp theo BPD, HC, AC và FL
Xét nghiệm 3 tháng đầu
* Máu (khi xác định có tim thai qua siêu âm).
- Huyết đồ, HBsAg, VDRL, HIV, đường huyết khi đói.
- Nhóm máu, Rhesus.
- Rubella: IgM, IgG. (với trường hợp tiền sử sẩy thai liên tiếp thử thêm: CMV, Toxoplasmosis).
* Nước tiểu: 10 thông số.
* Siêu âm (lần 1): bắt buộc để xác định: Tuổi thai, Thai trong hay ngoài tử cung, Tình trạng thai: Thai
trứng, đa thai, dọa sẩy, thai lưu…
• Siêu âm đo độ mờ gáy (thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày CRL 45-84mm): NT ≤2.5mm, ≥3.5mm
(chọc ối hay sinh thiết gai nhau), xương mũi có hay bất sản? vòm sọ liên tục không?
• Siêu âm đo kháng trở ĐMTC: PI trái, phải
*Combined test: Double test (Free beta hCG, PAPP-A), siêu âm, tuổi mẹ, tiền thai: ngưỡng cut-off
1:250 (1:350, 1:150).
*PLGF: kết hợp siêu âm đo PI tử cung, ngưỡng cut-off 1:38 (sFlt-1/PLGF >1/38)
* NIPT: thực hiện từ tuần 9 (Trisure), tuần 10 (NIPT 9.5)
Lịch tiêm vat
• 2 lần cách nhau 1 tháng
• VAT1: càng sớm càng tốt
• VAT2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng (≥30 ngày) và trước sinh 1 tháng
• VAT3: ở thai kỳ sau, cách VAT2 tối thiểu 6 tháng (≥180 ngày)
• VAT4: ở thai kỳ sau, cách VAT3 tối thiểu 1 năm
• VAT5: ở thai kỳ sau, cách VAT4 tối thiểu 1 năm
• VAT6: ở thai kỳ sau, nếu đã tiêm đủ 5 mũi, mũi tiêm cuối cách >10
năm, tiêm nhắc lại 1 mũi.
• Nếu khoảng thời gian giữa các lần tiêm bị chậm, vượt quá khoảng
thời gian theo lịch tiêm chủng thì tiêm mũi tiếp theo mà không cần
tiêm lại từ đầu.
Khám thai 3 tháng giữa
• 1. Nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần tầm soát đái tháo
đường thai kỳ. (Chỉ định: béo phì, tăng cân nhanh, gia đình trực hệ đái tháo đường,
tiền căn bản thân: sinh con to, thai dị tật hoặc thai lưu lớn không rõ nguyên nhân,
đường niệu (+), đường huyết lúc đói > 105mg/dL).
• 2. Triple test: thực hiện ở tuổi thai 14 – 21 tuần (BPD ≥ 28mm)
• 3. Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám).
• 4. Siêu âm: Siêu âm hình thái học (hoặc 3D, 4D) tối thiểu 1 lần ở tuổi thai 20 – 25
tuần khảo sát hình thái thai nhi, tuổi thai, sự phát triển thai, nhau, ối
- Siêu âm hình thái học những trường hợp không có chỉ định bỏ thai (bất thường hình
thái) mỗi 2-4 tuần/1 lần. Siêu âm màu theo dõi song thai 1 bánh nhau, thai DTBS có
nguy cơ chậm phát triển (thoát vị rốn, hẹp tá tràng, hẹp thực quản, dị tật tim…)
- 5. Chọc ối: FISH, QF-PCR, Bobs, Thalassemia…
Khám thai 3 tháng cuối
• Dự kiến cuộc sinh
• Tư vấn thai phụ phù hợp với tình trạng thai
• Hướng dẫn đếm cử động thai: 3-5 lần/g hoặc 10 lần tách
biệt/12g (the Cardiff “count to ten” method)
• Phân loại thai nghén nguy cơ cao trong khám thai:
– Do mẹ: tuổi, BMI, tiền thai, cơ địa, bệnh lý nội, TSG, ĐTĐ
– Do thai: thai to, đa thai, ngôi bất thường, …
– Do phần phụ thai: đa ối, thiểu ối, NTĐ, NCRL
(Phân chia chung: 4 loại: trước mang thai, trong thai kỳ, trong chuyển
dạ, và hậu sản)
CLS quý 3
1. Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám).
2. Siêu âm
• Siêu âm tối thiểu 1 lần lúc thai 32 tuần để xác định ngôi thai, lượng
ối, vị trí nhau, đánh giá sự phát triển thai nhi. Có thể lập lại mỗi 4 tuần.
•Siêu âm màu (thai ≥ 28 tuần) khi nghi ngờ thai chậm phát triển: mẹ
tăng cân chậm, BCTC không tăng, các số đo sinh học thai nhi không
tăng sau 2 tuần, mẹ cao huyết áp… có thể lặp lại sau mỗi 2 tuần.
3. Non stress test: thực hiện khi có chỉ định.
4. GBS: 33-37 tuần
5. Quang kích chậu: khám khung chậu nghi ngờ.
6. MRI khi có chỉ định: bất thường cấu trúc GP thai, NCRL
LƯU Ý CHUNG
1. Sau mỗi lần khám đều phải có chẩn đoán rõ ràng.
2. Có thể siêu âm nhiều lần hơn nếu cần.
3. Những XN chuyên biệt được chỉ định theo y lệnh BS: bệnh
tim, bệnh thận, tuyến giáp…
4. Khâu eo tử cung: từ 14 đến 16 tuần. (13-20 Từ Dũ)
5. Hội chẩn viện đối với những trường hợp có U buồng trứng
(tuổi thai 15 tuần trở lên, siêu âm màu, có các XN AFP, β HCG
và CA 125).
6. Theo dõi thai nguy cơ thấp, sức khỏe mẹ ổn định từ 40w0/7
đến 40w6/7 mỗi 2-3 ngày/1 lần, nhập viện 41w0/7 dù không có
dấu hiệu chuyển dạ.
Chỉ định chấm dứt thai kỳ dtbs nặng
CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI
1. Dị tật bẩm sinh nặng phát hiện qua siêu âm
- Đầu mặt cổ: Vô sọ, não úng thủy nặng (Lượng dịch chiếm > 1/2 thể tích
hộp sọ hoặc nhu mô não bị phá hủy) , chẻ não, Holoprosencephaly (một
não thất duy nhất), thoát vị não - màng não (khi khối thoát vị có nhu mô
não và tuổi thai < 26 tuần. Nếu khối thoát vị chỉ có dịch não tủy hoặc tuổi
thai > 26 tuần cần hội chẩn tiền sản, hội chẩn chuyên khoa ngoại thần
kinh, phẫu nhi), nang bạch huyết vùng cổ thai (với tuổi thai < 26 tuần, đối
với tuổi thai > 26 tuần nên chọc ối).
- Cột sống: tật nứt đốt sống có kèm thoát vị tủy màng tủy với tuổi thai < 26
tuần, cột sống biến dạng: gù vẹo gập góc khi tuổi thai < 26 tuần, với thai
kỳ những dị tật trên nhưng tuổi thai > 26 tuần cần hội chẩn chuyên khoa
ngoại thần kinh, phẫu nhi.
Chỉ định chấm dứt thai kỳ dtbs nặng
CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI
1. Dị tật bẩm sinh nặng phát hiện qua siêu âm
- Ngực: Tim: không có vách liên nhĩ hoặc vách liên thất (có kết quả siêu âm Viện
Tim); thiểu sản tim trái.
- Bụng: thoát vị rốn (với khối thoát vị đường kính > 1/2 ĐKNB có chứa gan + ruột với
tuổi thai < 26 tuần), Hở thành bụng (các tạng ruột gan ra ngoài thành bụng).
- Chi: Cụt chi (không có xương cánh tay/chân và xương cẳng tay/chân (cả tay và
chân)), Bệnh tạo xương bất tồn.
- Đa DTBS Thai tích dịch Thai tích dịch có tim to hoặc thiểu niệu với tuổi thai < 26
tuần.
2. Những rối loạn di truyền và đột biến gen: Trisomy 13 (Patau), Trisomy 18
(Edwards), Trisomy 21 (Down), HC Turner (monosomy X), Thai nhi bị Thalassemia
hoặc Thalassemia đồng hợp tử được chẩn đoán qua XN dịch ối.
Chỉ định chấm dứt thai kỳ dtbs nặng
CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI
- Những dị tật như: sứt môi chẻ vòm, chi ngắn, thoát vị hoành, song thai
dính, hở thành bụng chiếm ½ thành bụng trước… không gây chết
người hoặc không ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sau này nhưng
vì yêu cầu tha thiết của gia đình.
- Qui ước
• Nếu có 1 trong 2 yếu tố bất thường sẽ tư vấn theo hướng xử trí tiếp
theo của bất thường.
• Thai phụ hoặc thai kỳ có yếu tố bất thường sẽ theo dõi thai tại Khoa
Chăm sóc trước sinh để đánh giá kết cục thai kỳ.
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT
• Chất đạm:
* Rất cần để tạo hình và phát triển đầy đủ các
cơ quan của cơ thể bé.
* Bổ sung chất đạm bao gồm: thịt, cá, trứng…
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT
• Chất đường:
* Bổ sung các loại thực phẩm có chứa tinh bột giúp
tăng cường năng lượng : cơm, bánh mì, khoai lang,
khoai tây, bún, phở ….
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT
• Các loại thực phẩm giàu chất sắt : Cá, thịt bò, các loại
hạt ngũ cốc, đậu nành, mì sợi, bánh mì, hoa quả, và các
loại rau có màu xanh đậm….
• Việc bổ sung có thể bằng cách uống thêm viên sắt
• Sinh tố C trong rau quả có chức năng giúp cơ thể tổng
hợp chất sắt hiệu quả.
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT
Axit folic có nhiều trong rau lá xanh như súp
lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như đậu
đỏ, đậu đen và các loại hoa quả và nước hoa
quả thuộc họ cam quýt, gan gia súc và gia
cầm
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT
• Ăn thức ăn giàu canxi :
* Rau (cải bắp, rau muống, rau dền, bồ ngót)
* Trà xanh, hành củ, trái cây
* Cá (cá nhỏ nấu nhừ xương)
* Sữa và các chế phẩm từ sữa (yaourt, phó mát)
* Hải sản: cua đồng, ốc, tôm tép,
* Lòng đỏ trứng.
* Ngũ cốc : mè, những hạt họ Đậu (đậu xanh, đậu phọng ) để
bổ sung Magnesium là khoáng chất cần cho sự phân phối
canxi đến xương
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT
NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT
Sinh tố C:
* Đây là chất cơ bản hình thành collagen, giúp
phát triển xương, cơ, sụn, mạch máu ở trẻ
* Những thực phẩm chứa nhiều sinh tố C như:
cải bắp, bông cải, khoai tây, cam, dưa hấu, bưởi.
• Sinh tố A:
* Sinh tố A là chất chính hình thành nên da, xương và
mắt, đồng thời tạo ra các tế bào cơ bản giúp phát triển
các cơ quan nội tạng của thai nhi.
* Thực phẩm giàu sinh tố A như: dưa hấu, bí đỏ, đu
đủ, quả đào, cà rốt, cà chua…
• Sinh tố D:
* Sinh tố D giúp trẻ hình thành xương và răng, giúp
thai nhi hấp thụ canxi và phôtpho.
* Các thực phẩm giàu sinh tố D là cá hồi, cá thu, lòng
đỏ trứng gà và sữa.
• Nước:
* Nước là chất không thể thiếu trong việc phát triển các tế bào
của thai nhi
* Giúp duy trì lượng máu trong cơ thể và hấp thụ nhiều chất dinh
dưỡng.
* Nước cũng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng đường tiết niệu,
tiêu chảy.
* Cung cấp nước bằng cách uống nước, sữa, ăn các loại trái
cây, các loại rau củ có chứa nhiều nước.
• Cần chú ý ăn chín uống sôi để phòng tránh các bệnh liên quan
đến đường tiêu hóa.
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH
• Không nên ăn mặn nhiều quá vì muối sẽ giữ nước lại
trong cơ thể dễ gây phù, làm nặng thêm tình trạng tăng
huyết áp.
• Không nên ăn nhiều chất béo và chất ngọt dễ gây béo
phì, tăng đường huyết dẫn đến đái tháo đường thai kỳ,
ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai.
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH
• Rượu: gây hậu quả nghiêm trọng trên thai nhi như nhẹ
cân, vòng đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, yếu cơ.
• Thuốc lá: Người mẹ hút thuốc có thể sanh trẻ nhẹ cân,
giảm kích thước vòng đầu, tăng nguy cơ sẩy thai, thai
chết lưu, sanh non.
• Stress nhiều sẽ làm giảm lượng máu đến nuôi thai, làm
giảm sự phát triển của thai→ hãy cố gắng tạo một môi
trường sống lành mạnh,yên bình, tinh thần luôn thư
thái,vui vẻ.
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM
• Bổ sung các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo
lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất, tránh được táo
bón như : thanh long, chuối, rau đay, mồng tơi, rau
muống ….
• Khi cần dùng thuốc – dù là sinh tố - cũng phải hỏi ý kiến
bác sĩ
Thuốc trong thai kỳ
• Sử dụng Adrenergics dùng đường uống và đường toàn thân có thể ngăn cản sự
co bóp dạ con trong quá trình người phụ nữ trở dạ, có thể gây ra giảm K huyết,
giảm glucose huyết và phù phổi ở người mẹ và có thể gây giảm glucose huyết ở trẻ
sơ sinh.
• Thuốc giảm đau opioid: Opioid đi qua nhau thai nhanh. Nếu như người mẹ sử
dụng đều đặn và nghiện thì sẽ xuất hiện triệu chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh. Sử
dụng codein trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có liên quan đến những khiếm
khuyết bẩm sinh. Khi cho người phụ nữ sử dụng opioid trong giai đoạn chuyển dạ
thì thuốc này sẽ làm giảm sự co bóp dạ con và làm chậm quá trình chuyển dạ.
Thuốc này còn gây ra tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Meperidine được báo cáo
là ít gây ra tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh hơn là những opioid khác.
Butorphanol có thể được sử dụng. Nếu như có tình trạng suy hô hấp xảy ra, có thể
sử dụng Naloxon dạng uống vốn là chất đối kháng opioid.
Thuốc trong thai kỳ
– Thuốc ức chế enzym chuyển hoá Angiotensin.
• Những thuốc này có thể gây sự phát triển bất thường và có thể gây
chết bào thai và trẻ sơ sinh. Có khoảng trên 12 trường hợp đã được
báo cáo trên thế giới. Những ảnh hưởng có hại trên bào thai hầu
như không xuất hiện trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ.
Những ảnh hưởng thường xuất hiện trong khoảng giai đoạn thứ hai,
thứ ba của thai kỳ bao gồm những tổn thương trên bào thai và trẻ
sơ sinh như hạ huyết áp, giảm sản não ở trẻ sơ sinh, tiểu khó, suy
thận và tử vong. Vì vậy những thuốc này không nên tiếp tục sử dụng
nếu như phát hiện đang mang thai. Những trẻ sơ sinh phơi nhiễm
với thuốc này khi còn trong tử cung nên được theo dõi cẩn thận về
các tình trạng như hạ huyết áp, giảm niệu, tăng K huyết.
Thuốc trong thai kỳ
– Thuốc chẹn receptor của angiotensin II. Những thuốc này cũng không nên
tiếp tục sử dụng khi người phụ nữ phát hiện đang mang thai.
– Thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực : Nitrate. Những thuốc này làm giảm áp
lực máu và có thể làm giảm lượng máu cung cấp nuôi dưỡng bào thai. Vì vậy
những thuốc này chỉ sử dụng khi cần thiết.
– Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ngủ : Benzodiazepine.
Những thuốc này nên tránh sử dụng. Những thuốc này cùng những chất
chuyển hoá của nó đi qua nhau thai và tích lũy trong máu bào thai. Nếu sử
dụng thuốc trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra dị tật bào
thai. Nếu sử dụng trong lúc chuyển dạ, thuốc có thể gây ra trạng thái an thần,
suy hô hấp, nhược trương, hôn mê, hay giật mình, dễ bị kích thích, khó bú ở
trẻ sơ sinh.
Thuốc trong thai kỳ
• Kháng sinh.
• Beta lactams:
• Penicillins có thể qua nhau thai nhưng hầu như không gây ra những ảnh
hưởng trên bào thai. Thuốc này được xem như an toàn hơn các kháng sinh
khác.
• Cephalosporin cũng đi qua nhau thai và cũng được xem là an toàn, mặc dù
thuốc này chưa được thử nghiệm tổng quát trên phụ nữ mang thai. Thuốc
này có thời gian bán hủy ngắn, nồng độ thấp trong huyết tương, tốc độ đào
thải nhanh ở phụ nữ mang thai.
• Carbapenem và Aztreonam cũng chưa được thử nghiệm trên phụ nữ mang
thai và những ảnh hưởng trên bào thai chưa biết rõ.
Thuốc trong thai kỳ
• Clindamycin chỉ nên được sử dụng khi nghi ngờ nhiễm Bacteroides fragilis.
• Aminoglycosides (FDA xếp loại D) đi qua nhau thai và có nồng độ trong huyết tương của
bào thai bằng 10 – 15 % nồng độ huyết tương của người mẹ. Độc tính tai có thể xảy ra khi
sử dụng Gentamicin. Những ảnh hưởng nghiêm trọng trên bào thai và trẻ sơ sinh chưa
được báo cáo đối với những kháng sinh Aminoglycoside khác nhưng những kháng sinh này
có nguy cơ gây nguy hiểm do có độc tính trên tai và thần kinh.
• Fluoroquinolon chống chỉ định ở phụ nữ mang thai.
• Macrolides :
• Erythromycin đi qua nhau thai và có nồng độ trong huyết tương bào thai chiếm đến 20% so
với nồng độ trong huyết tương của người mẹ nhưng đến nay không có ảnh hưởng bất
thường nào trên bào thai được báo cáo.
• Khi thử nghiệm trên thú vật, những tác hại được báo cáo đối với Clarithromycin và
Dirithromycin, nhưng chưa thấy đối với Azithromycin. Clarithromycin chống chỉ định đối với
phụ nữ mang thai nếu như có biện pháp khác thay thế an toàn hơn
Thuốc trong thai kỳ
• Nitrofurantoin không nên sử dụng trong giai đoạn cuối
của thai kỳ bời vì thuốc này có khả gây thiếu máu tiêu
huyết ở trẻ sơ sinh.
• Sulfonamides không nên sử dụng trong giai đoạn cuối
thai kỳ vì có thể gây vàng da nhân ở trẻ sơ sinh
• Tetracyclin bị chống chỉ định. Thuốc này qua nhau thai
và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và
xương của bào thai. Thử nghiệm trên thú vật cho thấy
thuốc này có thể gây độc bào thai.
- Trimethoprim thường được sử dụng phối hợp với sulfamethoxazol
(Bactrim) chống chỉ định trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu như
thuốc này có đi qua nhau thai thì cũng đạt nồng độ trong huyết tương
nhau thai tương đương như nồng độ trong huyết tương người mẹ.
- Đây là chất đối kháng acid folic do vậy có thể ảnh hưởng đến quá trình
chuyển hoá acid folic ở bào thai. Thuốc này gây ra quái thai ở thú thử
nghiệm, nhưng một vài nghiên cứu trên phụ nữ mang thai vẫn chưa thấy
có ảnh hưởng gây ra quái thai.
• Vancomycin không được đề cập vì những ảnh hưởng trên bào thai chưa
được biết rõ.
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc kháng nấm. Những thuốc kháng nấm hệ thống nói chung
thường bị chống chỉ định.
• Thuốc kháng cholinergics. Atropin dạng tiêm tĩnh mạch qua nhau
thai rất nhanh, sự ảnh hưởng trên bào thai phụ thuộc vào sự trưởng
thành của thần kinh đối giao cảm.
• Scopolamin có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và góp phần gây xuất
huyết ở trẻ sơ sinh do giảm vitamin K – một yếu tố giúp cho sự đông
máu.
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc chống đông máu.
• Heparin không đi qua nhau thai và không có liên quan đến những khiếm
khuyết bẩm sinh. Đây là thuốc chống đông máu được lựa chọn đối với
người phụ nữ mang thai. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc này có liên quan
đến 13 – 22% những hậu quả không mong muốn như là gây chết thai
hoặc sinh non.
• Wafarin đi qua nhau thai và gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh, sẩy thai tự
nhiên, sinh non, chết thai, dị thường bẩm sinh. Khoảng 30% bào thai nhạy
với Wafarin có thể có tiền sử có liên quan đến chất chống đông máu. Nếu
như người phụ nữ có thai trong quá trình điều trị bằng Wafarin, hãy thông
báo cho người phụ nữ đó biết nguy cơ có hại đối với bào thai và tư vấn
CDTK
Thuốc trong thai kỳ
– Thuốc chống co giật.
• Mặc dù có khoảng 90% phụ nữ sử dụng thuốc chống tai biến mạch máu não và thuốc này
có thể ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh.
• Những thuốc như Carbamazepine, Phenytoin, Valproate đã được biết gây quái thai.
• Sau nhiều năm đặt nghi vấn thuốc chống động kinh gây quái thai, một cuộc nghiên cứu gần
đây cho thấy thuốc chống động kinh khi sử dụng trên người phụ nữ mang thai có thể gây ra
sự bất thường ở thai nhi.
• Trẻ sơ sinh phơi nhiễm với một thuốc chống động kinh có tỷ lệ bất thường cao hơn trẻ
không phơi nhiễm (tỷ lệ 20.6% so với 8.5%), và nếu trẻ sơ sinh nhạy với 2 hoặc nhiều hơn 2
loại thuốc sẽ có tỷ lệ cao hơn là 28%. Những đứa trẻ sơ sinh có mẹ không bị động kinh
nhưng có sử dụng thuốc do rối loạn lưỡng cực thì có nguy cơ cao có khiếm khuyết bẩm
sinh.
• Nói chung những ảnh hưởng nghiêm trọng của những loại thuốc mới như: Gabapentin,
Lamotrigine, Oxcarbazepine, Tiagabine, và Topiramate vẫn chưa được biết rõ.
• Những thuốc này được FDA xếp loại nguy cơ C đối với phụ nữ có thai.
Thuốc trong thai kỳ
Thuốc chống trầm cảm.
• Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptyline có liên quan đến tác
hại gây ra quái thai và gây độc trên thai khi được sử dụng ở liều lớn và
những thuốc này được báo cáo gây ra những dị tật bẩm sinh và hội
chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.
• Chất ức chế monoamine oxidase như Phenelzine có liên quan đến sự
chậm phát triển cũng như chậm sinh trưởng ở thú thử nghiệm khi sử
dụng liều lớn.
• Thuốc ức chế sự tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI) gây ra quái
thai trên thú thử nghiệm. Trong cuộc nghiên cứu trên 228 phụ nữ sử
dụng Fluoxetine trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì có 5.5% trẻ sơ sinh có
khiếm khuyết bẩm sinh. Ngoài ra sự đáp ứng chậm đối với Fluoxetine
có thể dẫn đến sinh non so với sự đáp ứng nhanh (14.3% so với 4.1%).
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc trị tiểu đường.
• Insulin là thuốc trị tiểu đường được đề nghị sử dụng cho phụ nữ mang thai.
• Sulfonylureas ngoại trừ glyburide gây quái thai ở thú thử nghiệm, những
ảnh hưởng nguy khác của các thuốc trị tiểu đường dùng đường uống khác
chưa được biết rõ.
• Acarbose, Metformin, và Miglitol được FDA phân loại nguy cơ B đối với
phụ nữ mang thai.
• Nateglinide, Pioglitazone, Repaglinide và Rosglitazone được xếp loại C.
Thuốc trong thai kỳ
– Thuốc chống nôn.
• Hầu hết các thuốc chống nôn hiện nay chưa được chứng
minh an toàn khi sử dụng và không có loại thuốc thích
hợp kiểm soát tình trạng nôn và ói mữa ở phụ nữ mang
thai. Nếu như cần phải sử dụng thuốc, thì thuốc kháng
histamin được đề nghị như : Cyclizine, Dimenhydrazine vì
được xem là an toàn trên bào thai hơn các thuốc khác.
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc kháng histamine.
• Thuốc chẹn receptor histamin-1 như Diphenhydramine có thể có liên quan
đến gây quái thai nhưng mức độ thì vẫn chưa biết rõ. Những thuốc này
không nên được sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ vì khả năng gây
những tác dụng có hại đối với trẻ sơ sinh.
• Những thuốc chẹn receptor histamin – 2 như Cimetidine, và Ranitidineđược
sử dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản – vốn là bệnh không đáp
ứng với sự thay đổi chế độ ăn và lối sống.
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc trị cao huyết áp.
• Methyldopa đi qua nhau thai và đạt nồng độ trong huyết tương bào thai gần
bằng nồng độ trong huyết tương ở người mẹ. Tuy vậy, chưa có báo cáo nào
về tác hại gây quái thai mặc dù việc sử dụng thuốc này khác rộng rãi ở phụ
nữ mang thai. Người mẹ sử dụng Methyldopa thì trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ bị
hạ huyết áp trong 48h.
• Hydralazine được xem là an toàn.
• Clonidine, Guanabenz, và Guanfacine không được đề nghị sử dụng vì
những ảnh hưởng trên phụ nữ mang thai vẫn chưa biết rõ.
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc trị rối loạn lưỡng cực.
• Lithium đi qua nhau thai và đạt nồng độ trong huyết tương bào thai gần bằng nồng
độ huyết tương của người mẹ. Khiếm khuyết bẩm sinh và tim có thể xảy ra. Ở trẻ
sơ sinh, Lithium được đào thải rất chậm và có thể gây ra nhịp tim chậm, xanh tím,
nhược trương, nhược giáp, và bất thường trên điện tâm đồ. Hầu hết những ảnh
hưởng trên đều mất đi sau 1 – 2 tuần.
• Thuốc an thần. Phenothiazine như Chlorpromazine đi qua nhau thai dễ dàng.
Những cuộc nghiên cứu thử nghiệm, gia tăng nguy cơ gây tình trạng bệnh tật ở trẻ
sơ sinh và làm chậm sự tạo hình. Khả năng phá hủy thần kinh không thể ngặn
chặn. Nếu sử dụng thuốc này ở giai đoạn gần có thai có thể gây ra ở trẻ sơ sinh sự
di chuyển bất thường, phản xạ bất thường, vàng da và có thể gây tình trạng hạ
huyết áp ở người mẹ. Những ảnh hưởng nguy hại đến tính mạng của những thuốc
mới ở nhóm này chưa được biết
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc kháng lao. Những thuốc được đề nghị điều trị bệnh lao thể chủ động, và thường
dùng để điều trị phòng ngừa sau khi sinh. Isoniazid, Ethambutol, Rifampicin đều có tác hại
gây chết thai hoặc gây quái thai ở thú thử nghiệm. Những ảnh hưởng kết hợp của thuốc trên
bào thai vẫn chưa được biết.
• Thuốc chống virut. Hầu hết những thuốc chống virut hệ thống đều gây quái thai ở thú thử
nghiệm. Không có cuộc nghiên cứu kiểm soát nào ủng hộ việc sử dụng thuốc này trên phụ
nữ mang thai, ngoại trừ Zidovudine và các thuốc kháng virut HIV nhằm ngăn chặn sự lây
nhiễm virut HIV sang bào thai.
• Aspirin. Aspirin bị chống chỉ định vì khả năng gây ra những tác dụng có hại cho cả người
mẹ và bào thai. Những ảnh hưởng trên người mẹ bao gồm : kéo dài thời gian mang thai,
kéo dài thời gian chuyển dạ, gây xuất huyết trước và sau khi sinh. Những ảnh hưởng trên
bào thai bao gồm : co ống động mạch, giảm trọng lượng khi sinh, và gia tăng nguy cơ chết
non và chết ngay khi sinh. Những thuốc này được xếp loại nguy cơ D
Thuốc trong thai kỳ
• ß – blocker.
• Tính an toàn khi sử dụng những thuốc này như Propranolol chưa được đề cập. Tác
hại gây quái thai chưa được báo cáo trên người nhưng có những vấn đề có thể xảy
ra trong quá trình sinh. Những ảnh hưởng của thuốc như có thể làm chậm nhịp tim
ở cả bà mẹ lẫn đứa trẻ mới sinh, giảm đường huyết, ngừng thở, giảm trọng lượng
khi sinh. Những ảnh hưởng trên trẻ sơ sinh biến mất sau 72h.
• Thuốc chẹn Ca.
• Tác hại gây quái thai và độc bào thai xảy ra ở thú thử nghiệm nhỏ khi sử dụng với
liều lớn.
• Diltiazem có thể gây chết thai, sự phát triển xương bất thường, và gia tăng nguy cơ
chết non.
• Nifedipin tác dụng hạ áp được sử dụng rộng rãi, nhưng các nghiên cứu nguy cơ
chưa được biết rõ.
Thuốc trong thai kỳ
• Corticosteroids.
• Corticosteroids đi qua nhau thai. Thử nghiệm trên thú vật cho thấy khi sử dụng liều
lớn Corticosteroids vào giai đoạn sớm khi mang thai có thể gây ra nguy cơ hở hàm
ếch, chết non, và có thể làm giảm kích thước thai. Những ảnh hưởng mãn tính ở
người mẹ sử dụng Corticosteroids trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể có nguy cơ 1%
gây hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ sử dụng Corticosteroids suốt thời kỳ
mang thai nên được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu suy tuyến thượng thận.
• Betamethasone được sử dụng để gia tăng sản xuất surfactant ở trẻ sơ sinh giúp
hoàn chỉnh chức năng của phổi ở những đứa trẻ sinh non. Corticosteroids dạng hít
như những thuốc trị viêm mũi dị ứng hay trị suyễn ít gây những tác hại trên bào thai
vì ít
• có tác dụng toàn thân.
Thuốc trong thai kỳ
• Digoxin.
• Digoxin là thuốc sử dụng an toàn trên phụ nữ mang thai. Thuốc này đi qua
nhau thai và đạt nồng độ trong huyết tương bào thai chiếm khoảng từ 50 –
80% nồng độ trong huyết tương người mẹ. Khả năng gây độc tính trên thai
và gây chết trẻ khi sinh chỉ xảy ra khi người mẹ sử dụng quá liều. Liều dùang
sử dụng cho phụ nữ mang thai rất khó đánh giá thành một con số cụ thể mà
phải có sự theo dõi cẩn thận nồng độ thuốc trong huyết tương cũng như phải
có những thiết bị đo. Digoxin được sử dụng trong điều trị tình trạng suy tim
và tim đập nhanh ở bào thai.
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc lợi tiểu.
• Thuốc lợi tiểu Thiazides ví dụ Hydrochlorothiazide đi qua nhau thai. Thuốc
này không gây quái thai nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ khác. Bởi
vì thuốc này làm giảm thể tích máu, giảm tốc độ chảy của máu qua dạ con
và nhau thai vì vậy có thể gây suy dinh dưỡng và làm chậm phát triển bào
thai. Những tác dụng phụ khác bao gồm vàng da nhân bào thai và trẻ sơ
sinh, mất cân bằng điện giải, giảm quá trình chuyển hoá carbohydrate.
Những thuốc này không được chỉ định điều trị tình trạng phù phụ thuộc do
sự phát triển của dạ con và tắc nghẽn tĩnh mạch máu. Thuốc này không hiệu
quả trong việc ngăn ngừa và điều trị cao huyết áp ở phụ nữ mang thai.
• Thuốc này có thể dùng điều trị phù bệnh lý.
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc lợi tiểu Furosemide không gây quái thai, nhưng khi thử nghiệm trên
thú cho thấy tác hại gây độc và gây chết bào thai. Giống như lợi tiểu
Thiazide, thuốc này có thể làm giảm thể tích máu và tốc độ chảy của máu
đến bào thai.
• Thuốc lợi tiểu tiết kiệm K ví dụ Triamterene một thành phần của Dyazide
và Maxide có thể đi qua nhau thai ở thú thử nghiệm nhưng tác dụng trên bào
thai người vẫn chưa được biết rõ.
Thuốc trong thai kỳ
• Thuốc trị tăng lipid huyết.
• Cholestyramin và Colestipol được xem là an toàn vì không được hấp thu
toàn thân.
• Thuốc ức chế enzym HMG-CoA reductase như Lovastatin được FDA xếp
loại X
• chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai. Thuốc này chỉ được sử dụng
cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và chỉ trong trường hợp họ có
nguy cơ không thể có thai nữa và họ được thông báo những nguy hiểm
có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Nếu người phụ nữ mang thai khi sử
dụng một trong những loại thuốc này, cách duy nhất là nên ngừng thuốc
và thông báo cho bệnh nhân những tác dụng có hại của thuốc trên bào
thai.
Thuốc trong thai kỳ
• NSAIDS.
• Nên tránh sử dụng NSAIDS ví dụ Ibuprofen đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ.
• Thuốc nhóm này được FDA xếp loại D khi sử dụng vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc gần lúc
chuyển dạ. Nếu thuốc này được sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra những ảnh
hưởng như co ống động mạch trứơc khi sinh và không đóng ống động mạch sau khi sinh,
giảm chức năng van ba lá ở tim, thoái hoá cơ tim, giảm chức năng tiểu cầu, gây hậu quả là
xuất huyết, xuất huyết trong sọ, suy giảm chức năng thận, ít dịch ối, xuất huyết tiêu hoá hoặc
loét dạ dày, gia tăng nguy cơ viêm hoại tử ruột kết và những rối loạn khác.
• Nếu sử dụng thuốc này gần lúc chuyển dạ có thể gây ra những ảnh hưởng trên người mẹ
như làm chậm sự chuyển dạ và gia tăng nguy cơ băng huyết. Những thuốc ức chế COX 2
mới như Celecoxib chưa được nghiên cứu trên phụ nữ có thai, Diclofenac chống chỉ định
trên phụ nữ có thai.
Thuốc trong thai kỳ
• Hormon tuyến giáp
• Levothyroxine không qua nhau thai dễ dàng có thể sử
dụng an toàn ở liều thích hợp. Tuy nhiên thuốc này có thể
gây nhịp tim nhanh ở bào thai. Khi sử dụng trong liệu
pháp thay thế điều trị suy tuyến giáp ở phụ nữ thì thuốc
này được tiếp tục sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai.
Lựa chọn thuốc trong một số trường hợp thông thường
• Gảm đau hạ sốt: Acetaminophen (Paracetamol) là thuốc an toàn nhất Cảm cúm, ho có
thể dùng Detromethorphan
• Tiêu chảy: các thuốc Kaolin, Pectin không độc hại vì không hấp thu qua màng ruột
Thuốc đau dạ dày: các thuốc chống toan như Aluminium, Magnesium, Cimetidin không
gây dị dạng
• Thuốc chống nấm loại Imidazol như Clotrimazol, Miconazol không độc hại Các thuốc trị
suyễn kể cả Steroids dạng uống được xem là an toàn
• Các trường hợp tiểu đường cần chuyển sang điều trị bằng Insulin Cường giáp cần
chuyển sang dùng Propylthiouracil
• Cao huyết áp nên dùng Aldomet, Hydralazin, Labetalol, các chất ức chế Calci, cần tránh
thuốc ức chế men chuyển vì gây rối loạn chức năng thận của thai nhi
• Kháng sinh loại Penicillin, Cephalosporin được công nhận an toàn
• Các thuốc trị trầm cảm không gây dị tật
• Phụ nữ có thai nên tránh dùng thuốc nếu không có chỉ định của
bác sĩ.
• Nên chọn thuốc hữu hiệu đã được dùng từ lâu, đã được chứng
tỏ an toàn hơn là các thuốc mới tuy có thể hiệu quả hơn nhưng
sự an toàn chưa được biết chắc chắn.
• Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và sử dụng trong thời gian
ngắn
Chân thành cám ơn.

More Related Content

Similar to Khám thai.pdf

benh an san khoa cua 1 bv X năm 2023 voi nhung dac diem
benh an san khoa cua 1 bv X năm 2023 voi nhung dac diembenh an san khoa cua 1 bv X năm 2023 voi nhung dac diem
benh an san khoa cua 1 bv X năm 2023 voi nhung dac diemLiuTi10
 
Benh an San khoa HV năm hoc 2023-2024.pptx
Benh an  San khoa HV năm hoc 2023-2024.pptxBenh an  San khoa HV năm hoc 2023-2024.pptx
Benh an San khoa HV năm hoc 2023-2024.pptxLiuTi10
 
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptxCASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptxlinhnht78
 
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptso sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptThi Hien Uyen Mai
 
Sang loc truoc sinh.pptx
Sang loc truoc sinh.pptxSang loc truoc sinh.pptx
Sang loc truoc sinh.pptxHongNguyn881930
 
06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghenDuy Quang
 
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfHongBiThi1
 
Thai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởngThai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởngSoM
 
Khởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptx
Khởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptx
Khởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptxNguyen Doan
 
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)Le Khac Thien Luan
 
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-deDuy Quang
 
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptxBÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptxPhngBim
 
6.SA ĐÁNH GIÁ SINH TRẮC HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG- BS NGUYÊN.pdf
6.SA ĐÁNH GIÁ SINH TRẮC HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG- BS NGUYÊN.pdf6.SA ĐÁNH GIÁ SINH TRẮC HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG- BS NGUYÊN.pdf
6.SA ĐÁNH GIÁ SINH TRẮC HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG- BS NGUYÊN.pdfXuân Hiếu Tạ
 
Quản lý ngoại trú đái tháo đường thai kỳ
Quản lý ngoại trú đái tháo đường thai kỳQuản lý ngoại trú đái tháo đường thai kỳ
Quản lý ngoại trú đái tháo đường thai kỳSoM
 
13. sieu am doppler danh gia tien san giat.11.2017.vsum.medic.k23
13. sieu am doppler danh gia tien san giat.11.2017.vsum.medic.k2313. sieu am doppler danh gia tien san giat.11.2017.vsum.medic.k23
13. sieu am doppler danh gia tien san giat.11.2017.vsum.medic.k23The Nhan Huynh
 
Chan doan thai, dinh tuoi thai
Chan doan thai, dinh tuoi thaiChan doan thai, dinh tuoi thai
Chan doan thai, dinh tuoi thaiLinh Pham
 

Similar to Khám thai.pdf (20)

benh an san khoa cua 1 bv X năm 2023 voi nhung dac diem
benh an san khoa cua 1 bv X năm 2023 voi nhung dac diembenh an san khoa cua 1 bv X năm 2023 voi nhung dac diem
benh an san khoa cua 1 bv X năm 2023 voi nhung dac diem
 
Benh an San khoa HV năm hoc 2023-2024.pptx
Benh an  San khoa HV năm hoc 2023-2024.pptxBenh an  San khoa HV năm hoc 2023-2024.pptx
Benh an San khoa HV năm hoc 2023-2024.pptx
 
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptxCASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
CASE LÂM SÀNG SẢN (1).pptx
 
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).pptso sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
so sinh du than - non thang - cach cham soc (2).ppt
 
BA SK HV.pptx
BA SK HV.pptxBA SK HV.pptx
BA SK HV.pptx
 
Sang loc truoc sinh.pptx
Sang loc truoc sinh.pptxSang loc truoc sinh.pptx
Sang loc truoc sinh.pptx
 
Kham thai va quan ly thai
Kham thai va quan ly thaiKham thai va quan ly thai
Kham thai va quan ly thai
 
06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen06 chan-doan-thai-nghen
06 chan-doan-thai-nghen
 
BA Sk.pptx
BA Sk.pptxBA Sk.pptx
BA Sk.pptx
 
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdfSơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
Sơ sinh - so sinh du than - non thang - cach cham soc.pdf
 
Thai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởngThai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởng
 
Khởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptx
Khởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptx
Khởi phát chuyển dạ (1).pptxKhởi phát chuyển dạ (1).pptx
 
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)Bai 3   kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
Bai 3 kham thai - quan ly thai - ve sinh thai nghen (1)
 
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
 
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptxBÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
 
6.SA ĐÁNH GIÁ SINH TRẮC HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG- BS NGUYÊN.pdf
6.SA ĐÁNH GIÁ SINH TRẮC HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG- BS NGUYÊN.pdf6.SA ĐÁNH GIÁ SINH TRẮC HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG- BS NGUYÊN.pdf
6.SA ĐÁNH GIÁ SINH TRẮC HỌC VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG- BS NGUYÊN.pdf
 
Quản lý ngoại trú đái tháo đường thai kỳ
Quản lý ngoại trú đái tháo đường thai kỳQuản lý ngoại trú đái tháo đường thai kỳ
Quản lý ngoại trú đái tháo đường thai kỳ
 
13. sieu am doppler danh gia tien san giat.11.2017.vsum.medic.k23
13. sieu am doppler danh gia tien san giat.11.2017.vsum.medic.k2313. sieu am doppler danh gia tien san giat.11.2017.vsum.medic.k23
13. sieu am doppler danh gia tien san giat.11.2017.vsum.medic.k23
 
Chan doan thai, dinh tuoi thai
Chan doan thai, dinh tuoi thaiChan doan thai, dinh tuoi thai
Chan doan thai, dinh tuoi thai
 
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
 

More from TnNguyn732622

CĐ-gb-13.10-3.pptxhhhghghghghghghghghghghgh
CĐ-gb-13.10-3.pptxhhhghghghghghghghghghghghCĐ-gb-13.10-3.pptxhhhghghghghghghghghghghgh
CĐ-gb-13.10-3.pptxhhhghghghghghghghghghghghTnNguyn732622
 
hgghgjhgggfgfgfgfgfgfgfgfgfgfuuiujlmlkioi
hgghgjhgggfgfgfgfgfgfgfgfgfgfuuiujlmlkioihgghgjhgggfgfgfgfgfgfgfgfgfgfuuiujlmlkioi
hgghgjhgggfgfgfgfgfgfgfgfgfgfuuiujlmlkioiTnNguyn732622
 
thai-bam-vet-mo-cu.pdf
thai-bam-vet-mo-cu.pdfthai-bam-vet-mo-cu.pdf
thai-bam-vet-mo-cu.pdfTnNguyn732622
 
CÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.pptx
CÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.pptxCÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.pptx
CÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.pptxTnNguyn732622
 
BA U xo tu cung.pptx
BA U xo tu cung.pptxBA U xo tu cung.pptx
BA U xo tu cung.pptxTnNguyn732622
 
Khám phụ khoa.ppt
Khám phụ khoa.pptKhám phụ khoa.ppt
Khám phụ khoa.pptTnNguyn732622
 
chay mau trong chuyen da.ppt
chay mau trong chuyen da.pptchay mau trong chuyen da.ppt
chay mau trong chuyen da.pptTnNguyn732622
 
Dọa vỡ - Vỡ TC.ppt
Dọa vỡ - Vỡ TC.pptDọa vỡ - Vỡ TC.ppt
Dọa vỡ - Vỡ TC.pptTnNguyn732622
 
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptxchuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptxTnNguyn732622
 
Chuyên-đề-trình-bệnh.pdf
Chuyên-đề-trình-bệnh.pdfChuyên-đề-trình-bệnh.pdf
Chuyên-đề-trình-bệnh.pdfTnNguyn732622
 
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptxCHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptxTnNguyn732622
 

More from TnNguyn732622 (17)

CĐ-gb-13.10-3.pptxhhhghghghghghghghghghghgh
CĐ-gb-13.10-3.pptxhhhghghghghghghghghghghghCĐ-gb-13.10-3.pptxhhhghghghghghghghghghghgh
CĐ-gb-13.10-3.pptxhhhghghghghghghghghghghgh
 
hgghgjhgggfgfgfgfgfgfgfgfgfgfuuiujlmlkioi
hgghgjhgggfgfgfgfgfgfgfgfgfgfuuiujlmlkioihgghgjhgggfgfgfgfgfgfgfgfgfgfuuiujlmlkioi
hgghgjhgggfgfgfgfgfgfgfgfgfgfuuiujlmlkioi
 
thai-bam-vet-mo-cu.pdf
thai-bam-vet-mo-cu.pdfthai-bam-vet-mo-cu.pdf
thai-bam-vet-mo-cu.pdf
 
Giao ban 3_7.pptx
Giao ban 3_7.pptxGiao ban 3_7.pptx
Giao ban 3_7.pptx
 
CÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.pptx
CÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.pptxCÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.pptx
CÁC CHỈ ĐỊNH MỔ LẤY THAI.pptx
 
Mo Lay Thai.ppt
Mo Lay Thai.pptMo Lay Thai.ppt
Mo Lay Thai.ppt
 
BA U xo tu cung.pptx
BA U xo tu cung.pptxBA U xo tu cung.pptx
BA U xo tu cung.pptx
 
Khám phụ khoa.ppt
Khám phụ khoa.pptKhám phụ khoa.ppt
Khám phụ khoa.ppt
 
Corticoid.ppt
Corticoid.pptCorticoid.ppt
Corticoid.ppt
 
chay mau trong chuyen da.ppt
chay mau trong chuyen da.pptchay mau trong chuyen da.ppt
chay mau trong chuyen da.ppt
 
gay mam chay.pptx
gay mam chay.pptxgay mam chay.pptx
gay mam chay.pptx
 
rautiendao.ppt
rautiendao.pptrautiendao.ppt
rautiendao.ppt
 
Dọa vỡ - Vỡ TC.ppt
Dọa vỡ - Vỡ TC.pptDọa vỡ - Vỡ TC.ppt
Dọa vỡ - Vỡ TC.ppt
 
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptxchuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
chuyên-đề-nhịp-nhanh-thất-..pptx
 
Nhi yhn tập 1.pdf
Nhi yhn tập 1.pdfNhi yhn tập 1.pdf
Nhi yhn tập 1.pdf
 
Chuyên-đề-trình-bệnh.pdf
Chuyên-đề-trình-bệnh.pdfChuyên-đề-trình-bệnh.pdf
Chuyên-đề-trình-bệnh.pdf
 
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptxCHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
 

Khám thai.pdf

  • 1. THĂM KHÁM TIỀN SẢN Ths. BS Võ Châu Quỳnh Anh
  • 2. I. Mục tiêu: • Lịch khám thai • Mục tiêu và nội dung khám thai • Thai phụ: mục tiêu, nội dung khám, các bệnh lý theo dõi • Thai nhi: mục tiêu, nội dung khám, các bệnh lý tầm soát • Xét nghiệm thực hiện: thời điểm, cách thức, kết quả, tư vấn • Bệnh lý: đối tượng nguy cơ, biến chứng lên thai nhi và thai phụ
  • 3. II. Thăm khám trước mang thai • Khảo sát các bệnh lý nội khoa, di truyền,…. • Thăm khám phụ khoa: khung chậu, viêm nhiễm sinh dục, khối u phụ khoa… • Các yếu tố nhiễm trùng TORCH, xoắn khuẩn giang mai,… • Tiêm ngừa để tạo miễn dịch chủ động: HPV, VGB, Rubella-sởi-quai bị, cúm • Tư vấn biện pháp tránh thai trong một số trường hợp chưa có nhu cầu mang thai, đang điều trị các bệnh lý nội khoa (lao tiến triển, K….) • Giảm tiếp xúc các yếu tố nguy cơ: rượu, bia, thuốc lá…. • Bổ sung acid folic trước mang thai 3-6 tháng: 400 mcg- 800 mcg
  • 4. Nội dung và mục tiêu khám thai • Nội dung: 9 nội dung • Mục tiêu: 4 mục tiêu mỗi quý, LƯU Ý: • Quý 1: Ngày dự sinh • Quý 2: Sàng lọc bất thường hình thái thai • Quý 3: Dự kiến cuộc sinh
  • 5. III. Thăm khám tiền sản • Thai phụ: – Khảo sát bệnh lý có sẵn (nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, tiền thai, nhiễm trùng,…) – Khảo sát bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ (TSG, ĐTĐ, Giáp/thai…) • Thai nhi – Khảo sát nguy cơ dị tật bẩm sinh – Đánh giá sức khỏe thai đáp ứng chuyển dạ 3 tháng cuối thai kỳ
  • 6. TƯ VẤN TIỀN SẢN • Các kỹ thuật tư vấn: tiếp đón, lắng nghe, giao tiếp, giải quyết vấn đề. Các bước của quá trình tư vấn (6 chữ G): gặp gỡ, gợi hỏi, giới thiệu, giúp đỡ, giải thích, gặp lại. • Khuyến khích chủ động đi khám sức khỏe cả vợ và chồng để phát hiện các bệnh lý mạn tính tiềm ẩn nhằm điều trị kịp thời
  • 7. IV. Lịch khám thai • 3 tháng đầu (tính từ ngày đầu kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày). - Khám lần đầu: sau trễ kinh 2 – 3 tuần. - Khám lần 2: lúc thai 11-13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy. • 3 tháng giữa (tính từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày): 1 tháng khám 1 lần. • 3 tháng cuối: (tính từ tuần 29 đến tuần 40) tái khám - Tuần 29 - 32: khám 1 lần. - Tuần 33 - 35: 2 tuần khám 1 lần. - Tuần 36 - 40: 1 tuần khám 1 lần.
  • 8. Lưu ý • Lịch khám thai sẽ thay đổi khi có dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra nước, ra huyết…). • Hướng dẫn thai phụ về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và chích ngừa uốn ván rốn. • Bổ sung sắt, canxi và các vi chất khác. - Cung cấp sắt và acid folic suốt thai kỳ. - Sắt 30 – 60mg/ ngày uống lúc bụng đói. - Acid folic 400 mcg – 1000 mcg/ ngày. - Cung cấp Canxi 1000mg – 1500mg/ ngày * Thuốc chứa sắt, acid folic: Sắt fumarat + acid folic, sắt fumarat + acid folic + vitamin B12, ... ** Thuốc chứa canxi: calci carbonat + vitamin D3, calci carbonat + calci gluconolactat, ...
  • 9. Khám thai 3 tháng đầu Tính ngày dự sinh theo ngày đầu KCC hay siêu âm quý I: • Nếu chênh < 5 ngày: DS theo KCC • Nếu chênh ≥ 5 ngày: DS theo siêu âm (7-8w) – Chiều dài đầu mông CRL quý 1 (khi quan sát được phôi) – Nếu nhiều kết quả siêu âm quý 1: chọn kết quả gần với 7w(CRL=10mm) – Thai 12-14 tuần: CRL và BPD có độ chính xác tương đương, nếu CRL>84mm nên sử dụng BPD – Siêu âm quý II tính tuổi thai tổng hợp theo BPD, HC, AC và FL
  • 10. Xét nghiệm 3 tháng đầu * Máu (khi xác định có tim thai qua siêu âm). - Huyết đồ, HBsAg, VDRL, HIV, đường huyết khi đói. - Nhóm máu, Rhesus. - Rubella: IgM, IgG. (với trường hợp tiền sử sẩy thai liên tiếp thử thêm: CMV, Toxoplasmosis). * Nước tiểu: 10 thông số. * Siêu âm (lần 1): bắt buộc để xác định: Tuổi thai, Thai trong hay ngoài tử cung, Tình trạng thai: Thai trứng, đa thai, dọa sẩy, thai lưu… • Siêu âm đo độ mờ gáy (thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày CRL 45-84mm): NT ≤2.5mm, ≥3.5mm (chọc ối hay sinh thiết gai nhau), xương mũi có hay bất sản? vòm sọ liên tục không? • Siêu âm đo kháng trở ĐMTC: PI trái, phải *Combined test: Double test (Free beta hCG, PAPP-A), siêu âm, tuổi mẹ, tiền thai: ngưỡng cut-off 1:250 (1:350, 1:150). *PLGF: kết hợp siêu âm đo PI tử cung, ngưỡng cut-off 1:38 (sFlt-1/PLGF >1/38) * NIPT: thực hiện từ tuần 9 (Trisure), tuần 10 (NIPT 9.5)
  • 11. Lịch tiêm vat • 2 lần cách nhau 1 tháng • VAT1: càng sớm càng tốt • VAT2: cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng (≥30 ngày) và trước sinh 1 tháng • VAT3: ở thai kỳ sau, cách VAT2 tối thiểu 6 tháng (≥180 ngày) • VAT4: ở thai kỳ sau, cách VAT3 tối thiểu 1 năm • VAT5: ở thai kỳ sau, cách VAT4 tối thiểu 1 năm • VAT6: ở thai kỳ sau, nếu đã tiêm đủ 5 mũi, mũi tiêm cuối cách >10 năm, tiêm nhắc lại 1 mũi. • Nếu khoảng thời gian giữa các lần tiêm bị chậm, vượt quá khoảng thời gian theo lịch tiêm chủng thì tiêm mũi tiếp theo mà không cần tiêm lại từ đầu.
  • 12. Khám thai 3 tháng giữa • 1. Nghiệm pháp dung nạp đường ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần tầm soát đái tháo đường thai kỳ. (Chỉ định: béo phì, tăng cân nhanh, gia đình trực hệ đái tháo đường, tiền căn bản thân: sinh con to, thai dị tật hoặc thai lưu lớn không rõ nguyên nhân, đường niệu (+), đường huyết lúc đói > 105mg/dL). • 2. Triple test: thực hiện ở tuổi thai 14 – 21 tuần (BPD ≥ 28mm) • 3. Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám). • 4. Siêu âm: Siêu âm hình thái học (hoặc 3D, 4D) tối thiểu 1 lần ở tuổi thai 20 – 25 tuần khảo sát hình thái thai nhi, tuổi thai, sự phát triển thai, nhau, ối - Siêu âm hình thái học những trường hợp không có chỉ định bỏ thai (bất thường hình thái) mỗi 2-4 tuần/1 lần. Siêu âm màu theo dõi song thai 1 bánh nhau, thai DTBS có nguy cơ chậm phát triển (thoát vị rốn, hẹp tá tràng, hẹp thực quản, dị tật tim…) - 5. Chọc ối: FISH, QF-PCR, Bobs, Thalassemia…
  • 13. Khám thai 3 tháng cuối • Dự kiến cuộc sinh • Tư vấn thai phụ phù hợp với tình trạng thai • Hướng dẫn đếm cử động thai: 3-5 lần/g hoặc 10 lần tách biệt/12g (the Cardiff “count to ten” method) • Phân loại thai nghén nguy cơ cao trong khám thai: – Do mẹ: tuổi, BMI, tiền thai, cơ địa, bệnh lý nội, TSG, ĐTĐ – Do thai: thai to, đa thai, ngôi bất thường, … – Do phần phụ thai: đa ối, thiểu ối, NTĐ, NCRL (Phân chia chung: 4 loại: trước mang thai, trong thai kỳ, trong chuyển dạ, và hậu sản)
  • 14. CLS quý 3 1. Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám). 2. Siêu âm • Siêu âm tối thiểu 1 lần lúc thai 32 tuần để xác định ngôi thai, lượng ối, vị trí nhau, đánh giá sự phát triển thai nhi. Có thể lập lại mỗi 4 tuần. •Siêu âm màu (thai ≥ 28 tuần) khi nghi ngờ thai chậm phát triển: mẹ tăng cân chậm, BCTC không tăng, các số đo sinh học thai nhi không tăng sau 2 tuần, mẹ cao huyết áp… có thể lặp lại sau mỗi 2 tuần. 3. Non stress test: thực hiện khi có chỉ định. 4. GBS: 33-37 tuần 5. Quang kích chậu: khám khung chậu nghi ngờ. 6. MRI khi có chỉ định: bất thường cấu trúc GP thai, NCRL
  • 15. LƯU Ý CHUNG 1. Sau mỗi lần khám đều phải có chẩn đoán rõ ràng. 2. Có thể siêu âm nhiều lần hơn nếu cần. 3. Những XN chuyên biệt được chỉ định theo y lệnh BS: bệnh tim, bệnh thận, tuyến giáp… 4. Khâu eo tử cung: từ 14 đến 16 tuần. (13-20 Từ Dũ) 5. Hội chẩn viện đối với những trường hợp có U buồng trứng (tuổi thai 15 tuần trở lên, siêu âm màu, có các XN AFP, β HCG và CA 125). 6. Theo dõi thai nguy cơ thấp, sức khỏe mẹ ổn định từ 40w0/7 đến 40w6/7 mỗi 2-3 ngày/1 lần, nhập viện 41w0/7 dù không có dấu hiệu chuyển dạ.
  • 16.
  • 17.
  • 18. Chỉ định chấm dứt thai kỳ dtbs nặng CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI 1. Dị tật bẩm sinh nặng phát hiện qua siêu âm - Đầu mặt cổ: Vô sọ, não úng thủy nặng (Lượng dịch chiếm > 1/2 thể tích hộp sọ hoặc nhu mô não bị phá hủy) , chẻ não, Holoprosencephaly (một não thất duy nhất), thoát vị não - màng não (khi khối thoát vị có nhu mô não và tuổi thai < 26 tuần. Nếu khối thoát vị chỉ có dịch não tủy hoặc tuổi thai > 26 tuần cần hội chẩn tiền sản, hội chẩn chuyên khoa ngoại thần kinh, phẫu nhi), nang bạch huyết vùng cổ thai (với tuổi thai < 26 tuần, đối với tuổi thai > 26 tuần nên chọc ối). - Cột sống: tật nứt đốt sống có kèm thoát vị tủy màng tủy với tuổi thai < 26 tuần, cột sống biến dạng: gù vẹo gập góc khi tuổi thai < 26 tuần, với thai kỳ những dị tật trên nhưng tuổi thai > 26 tuần cần hội chẩn chuyên khoa ngoại thần kinh, phẫu nhi.
  • 19. Chỉ định chấm dứt thai kỳ dtbs nặng CHỈ ĐỊNH TUYỆT ĐỐI 1. Dị tật bẩm sinh nặng phát hiện qua siêu âm - Ngực: Tim: không có vách liên nhĩ hoặc vách liên thất (có kết quả siêu âm Viện Tim); thiểu sản tim trái. - Bụng: thoát vị rốn (với khối thoát vị đường kính > 1/2 ĐKNB có chứa gan + ruột với tuổi thai < 26 tuần), Hở thành bụng (các tạng ruột gan ra ngoài thành bụng). - Chi: Cụt chi (không có xương cánh tay/chân và xương cẳng tay/chân (cả tay và chân)), Bệnh tạo xương bất tồn. - Đa DTBS Thai tích dịch Thai tích dịch có tim to hoặc thiểu niệu với tuổi thai < 26 tuần. 2. Những rối loạn di truyền và đột biến gen: Trisomy 13 (Patau), Trisomy 18 (Edwards), Trisomy 21 (Down), HC Turner (monosomy X), Thai nhi bị Thalassemia hoặc Thalassemia đồng hợp tử được chẩn đoán qua XN dịch ối.
  • 20. Chỉ định chấm dứt thai kỳ dtbs nặng CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI - Những dị tật như: sứt môi chẻ vòm, chi ngắn, thoát vị hoành, song thai dính, hở thành bụng chiếm ½ thành bụng trước… không gây chết người hoặc không ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sau này nhưng vì yêu cầu tha thiết của gia đình. - Qui ước • Nếu có 1 trong 2 yếu tố bất thường sẽ tư vấn theo hướng xử trí tiếp theo của bất thường. • Thai phụ hoặc thai kỳ có yếu tố bất thường sẽ theo dõi thai tại Khoa Chăm sóc trước sinh để đánh giá kết cục thai kỳ.
  • 21.
  • 22.
  • 23. NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT • Chất đạm: * Rất cần để tạo hình và phát triển đầy đủ các cơ quan của cơ thể bé. * Bổ sung chất đạm bao gồm: thịt, cá, trứng…
  • 24. NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT • Chất đường: * Bổ sung các loại thực phẩm có chứa tinh bột giúp tăng cường năng lượng : cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây, bún, phở ….
  • 25.
  • 26. NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT • Các loại thực phẩm giàu chất sắt : Cá, thịt bò, các loại hạt ngũ cốc, đậu nành, mì sợi, bánh mì, hoa quả, và các loại rau có màu xanh đậm…. • Việc bổ sung có thể bằng cách uống thêm viên sắt • Sinh tố C trong rau quả có chức năng giúp cơ thể tổng hợp chất sắt hiệu quả.
  • 27.
  • 28. NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT Axit folic có nhiều trong rau lá xanh như súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như đậu đỏ, đậu đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt, gan gia súc và gia cầm
  • 29. NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT • Ăn thức ăn giàu canxi : * Rau (cải bắp, rau muống, rau dền, bồ ngót) * Trà xanh, hành củ, trái cây * Cá (cá nhỏ nấu nhừ xương) * Sữa và các chế phẩm từ sữa (yaourt, phó mát) * Hải sản: cua đồng, ốc, tôm tép, * Lòng đỏ trứng. * Ngũ cốc : mè, những hạt họ Đậu (đậu xanh, đậu phọng ) để bổ sung Magnesium là khoáng chất cần cho sự phân phối canxi đến xương
  • 30. NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT
  • 31. NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT Sinh tố C: * Đây là chất cơ bản hình thành collagen, giúp phát triển xương, cơ, sụn, mạch máu ở trẻ * Những thực phẩm chứa nhiều sinh tố C như: cải bắp, bông cải, khoai tây, cam, dưa hấu, bưởi.
  • 32. • Sinh tố A: * Sinh tố A là chất chính hình thành nên da, xương và mắt, đồng thời tạo ra các tế bào cơ bản giúp phát triển các cơ quan nội tạng của thai nhi. * Thực phẩm giàu sinh tố A như: dưa hấu, bí đỏ, đu đủ, quả đào, cà rốt, cà chua…
  • 33. • Sinh tố D: * Sinh tố D giúp trẻ hình thành xương và răng, giúp thai nhi hấp thụ canxi và phôtpho. * Các thực phẩm giàu sinh tố D là cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng gà và sữa.
  • 34. • Nước: * Nước là chất không thể thiếu trong việc phát triển các tế bào của thai nhi * Giúp duy trì lượng máu trong cơ thể và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. * Nước cũng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu chảy. * Cung cấp nước bằng cách uống nước, sữa, ăn các loại trái cây, các loại rau củ có chứa nhiều nước. • Cần chú ý ăn chín uống sôi để phòng tránh các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
  • 35. NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH • Không nên ăn mặn nhiều quá vì muối sẽ giữ nước lại trong cơ thể dễ gây phù, làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp. • Không nên ăn nhiều chất béo và chất ngọt dễ gây béo phì, tăng đường huyết dẫn đến đái tháo đường thai kỳ, ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai.
  • 36. NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH • Rượu: gây hậu quả nghiêm trọng trên thai nhi như nhẹ cân, vòng đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, yếu cơ. • Thuốc lá: Người mẹ hút thuốc có thể sanh trẻ nhẹ cân, giảm kích thước vòng đầu, tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, sanh non. • Stress nhiều sẽ làm giảm lượng máu đến nuôi thai, làm giảm sự phát triển của thai→ hãy cố gắng tạo một môi trường sống lành mạnh,yên bình, tinh thần luôn thư thái,vui vẻ.
  • 37. NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM • Bổ sung các loại hoa quả tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất, tránh được táo bón như : thanh long, chuối, rau đay, mồng tơi, rau muống …. • Khi cần dùng thuốc – dù là sinh tố - cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ
  • 38. Thuốc trong thai kỳ • Sử dụng Adrenergics dùng đường uống và đường toàn thân có thể ngăn cản sự co bóp dạ con trong quá trình người phụ nữ trở dạ, có thể gây ra giảm K huyết, giảm glucose huyết và phù phổi ở người mẹ và có thể gây giảm glucose huyết ở trẻ sơ sinh. • Thuốc giảm đau opioid: Opioid đi qua nhau thai nhanh. Nếu như người mẹ sử dụng đều đặn và nghiện thì sẽ xuất hiện triệu chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh. Sử dụng codein trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có liên quan đến những khiếm khuyết bẩm sinh. Khi cho người phụ nữ sử dụng opioid trong giai đoạn chuyển dạ thì thuốc này sẽ làm giảm sự co bóp dạ con và làm chậm quá trình chuyển dạ. Thuốc này còn gây ra tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Meperidine được báo cáo là ít gây ra tình trạng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh hơn là những opioid khác. Butorphanol có thể được sử dụng. Nếu như có tình trạng suy hô hấp xảy ra, có thể sử dụng Naloxon dạng uống vốn là chất đối kháng opioid.
  • 39. Thuốc trong thai kỳ – Thuốc ức chế enzym chuyển hoá Angiotensin. • Những thuốc này có thể gây sự phát triển bất thường và có thể gây chết bào thai và trẻ sơ sinh. Có khoảng trên 12 trường hợp đã được báo cáo trên thế giới. Những ảnh hưởng có hại trên bào thai hầu như không xuất hiện trong khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ. Những ảnh hưởng thường xuất hiện trong khoảng giai đoạn thứ hai, thứ ba của thai kỳ bao gồm những tổn thương trên bào thai và trẻ sơ sinh như hạ huyết áp, giảm sản não ở trẻ sơ sinh, tiểu khó, suy thận và tử vong. Vì vậy những thuốc này không nên tiếp tục sử dụng nếu như phát hiện đang mang thai. Những trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc này khi còn trong tử cung nên được theo dõi cẩn thận về các tình trạng như hạ huyết áp, giảm niệu, tăng K huyết.
  • 40. Thuốc trong thai kỳ – Thuốc chẹn receptor của angiotensin II. Những thuốc này cũng không nên tiếp tục sử dụng khi người phụ nữ phát hiện đang mang thai. – Thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực : Nitrate. Những thuốc này làm giảm áp lực máu và có thể làm giảm lượng máu cung cấp nuôi dưỡng bào thai. Vì vậy những thuốc này chỉ sử dụng khi cần thiết. – Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ngủ : Benzodiazepine. Những thuốc này nên tránh sử dụng. Những thuốc này cùng những chất chuyển hoá của nó đi qua nhau thai và tích lũy trong máu bào thai. Nếu sử dụng thuốc trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra dị tật bào thai. Nếu sử dụng trong lúc chuyển dạ, thuốc có thể gây ra trạng thái an thần, suy hô hấp, nhược trương, hôn mê, hay giật mình, dễ bị kích thích, khó bú ở trẻ sơ sinh.
  • 41. Thuốc trong thai kỳ • Kháng sinh. • Beta lactams: • Penicillins có thể qua nhau thai nhưng hầu như không gây ra những ảnh hưởng trên bào thai. Thuốc này được xem như an toàn hơn các kháng sinh khác. • Cephalosporin cũng đi qua nhau thai và cũng được xem là an toàn, mặc dù thuốc này chưa được thử nghiệm tổng quát trên phụ nữ mang thai. Thuốc này có thời gian bán hủy ngắn, nồng độ thấp trong huyết tương, tốc độ đào thải nhanh ở phụ nữ mang thai. • Carbapenem và Aztreonam cũng chưa được thử nghiệm trên phụ nữ mang thai và những ảnh hưởng trên bào thai chưa biết rõ.
  • 42. Thuốc trong thai kỳ • Clindamycin chỉ nên được sử dụng khi nghi ngờ nhiễm Bacteroides fragilis. • Aminoglycosides (FDA xếp loại D) đi qua nhau thai và có nồng độ trong huyết tương của bào thai bằng 10 – 15 % nồng độ huyết tương của người mẹ. Độc tính tai có thể xảy ra khi sử dụng Gentamicin. Những ảnh hưởng nghiêm trọng trên bào thai và trẻ sơ sinh chưa được báo cáo đối với những kháng sinh Aminoglycoside khác nhưng những kháng sinh này có nguy cơ gây nguy hiểm do có độc tính trên tai và thần kinh. • Fluoroquinolon chống chỉ định ở phụ nữ mang thai. • Macrolides : • Erythromycin đi qua nhau thai và có nồng độ trong huyết tương bào thai chiếm đến 20% so với nồng độ trong huyết tương của người mẹ nhưng đến nay không có ảnh hưởng bất thường nào trên bào thai được báo cáo. • Khi thử nghiệm trên thú vật, những tác hại được báo cáo đối với Clarithromycin và Dirithromycin, nhưng chưa thấy đối với Azithromycin. Clarithromycin chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai nếu như có biện pháp khác thay thế an toàn hơn
  • 43. Thuốc trong thai kỳ • Nitrofurantoin không nên sử dụng trong giai đoạn cuối của thai kỳ bời vì thuốc này có khả gây thiếu máu tiêu huyết ở trẻ sơ sinh. • Sulfonamides không nên sử dụng trong giai đoạn cuối thai kỳ vì có thể gây vàng da nhân ở trẻ sơ sinh • Tetracyclin bị chống chỉ định. Thuốc này qua nhau thai và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương của bào thai. Thử nghiệm trên thú vật cho thấy thuốc này có thể gây độc bào thai.
  • 44. - Trimethoprim thường được sử dụng phối hợp với sulfamethoxazol (Bactrim) chống chỉ định trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu như thuốc này có đi qua nhau thai thì cũng đạt nồng độ trong huyết tương nhau thai tương đương như nồng độ trong huyết tương người mẹ. - Đây là chất đối kháng acid folic do vậy có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá acid folic ở bào thai. Thuốc này gây ra quái thai ở thú thử nghiệm, nhưng một vài nghiên cứu trên phụ nữ mang thai vẫn chưa thấy có ảnh hưởng gây ra quái thai. • Vancomycin không được đề cập vì những ảnh hưởng trên bào thai chưa được biết rõ.
  • 45. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc kháng nấm. Những thuốc kháng nấm hệ thống nói chung thường bị chống chỉ định. • Thuốc kháng cholinergics. Atropin dạng tiêm tĩnh mạch qua nhau thai rất nhanh, sự ảnh hưởng trên bào thai phụ thuộc vào sự trưởng thành của thần kinh đối giao cảm. • Scopolamin có thể gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và góp phần gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh do giảm vitamin K – một yếu tố giúp cho sự đông máu.
  • 46. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc chống đông máu. • Heparin không đi qua nhau thai và không có liên quan đến những khiếm khuyết bẩm sinh. Đây là thuốc chống đông máu được lựa chọn đối với người phụ nữ mang thai. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc này có liên quan đến 13 – 22% những hậu quả không mong muốn như là gây chết thai hoặc sinh non. • Wafarin đi qua nhau thai và gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh, sẩy thai tự nhiên, sinh non, chết thai, dị thường bẩm sinh. Khoảng 30% bào thai nhạy với Wafarin có thể có tiền sử có liên quan đến chất chống đông máu. Nếu như người phụ nữ có thai trong quá trình điều trị bằng Wafarin, hãy thông báo cho người phụ nữ đó biết nguy cơ có hại đối với bào thai và tư vấn CDTK
  • 47. Thuốc trong thai kỳ – Thuốc chống co giật. • Mặc dù có khoảng 90% phụ nữ sử dụng thuốc chống tai biến mạch máu não và thuốc này có thể ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh. • Những thuốc như Carbamazepine, Phenytoin, Valproate đã được biết gây quái thai. • Sau nhiều năm đặt nghi vấn thuốc chống động kinh gây quái thai, một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc chống động kinh khi sử dụng trên người phụ nữ mang thai có thể gây ra sự bất thường ở thai nhi. • Trẻ sơ sinh phơi nhiễm với một thuốc chống động kinh có tỷ lệ bất thường cao hơn trẻ không phơi nhiễm (tỷ lệ 20.6% so với 8.5%), và nếu trẻ sơ sinh nhạy với 2 hoặc nhiều hơn 2 loại thuốc sẽ có tỷ lệ cao hơn là 28%. Những đứa trẻ sơ sinh có mẹ không bị động kinh nhưng có sử dụng thuốc do rối loạn lưỡng cực thì có nguy cơ cao có khiếm khuyết bẩm sinh. • Nói chung những ảnh hưởng nghiêm trọng của những loại thuốc mới như: Gabapentin, Lamotrigine, Oxcarbazepine, Tiagabine, và Topiramate vẫn chưa được biết rõ. • Những thuốc này được FDA xếp loại nguy cơ C đối với phụ nữ có thai.
  • 48. Thuốc trong thai kỳ Thuốc chống trầm cảm. • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptyline có liên quan đến tác hại gây ra quái thai và gây độc trên thai khi được sử dụng ở liều lớn và những thuốc này được báo cáo gây ra những dị tật bẩm sinh và hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh. • Chất ức chế monoamine oxidase như Phenelzine có liên quan đến sự chậm phát triển cũng như chậm sinh trưởng ở thú thử nghiệm khi sử dụng liều lớn. • Thuốc ức chế sự tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRI) gây ra quái thai trên thú thử nghiệm. Trong cuộc nghiên cứu trên 228 phụ nữ sử dụng Fluoxetine trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì có 5.5% trẻ sơ sinh có khiếm khuyết bẩm sinh. Ngoài ra sự đáp ứng chậm đối với Fluoxetine có thể dẫn đến sinh non so với sự đáp ứng nhanh (14.3% so với 4.1%).
  • 49. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc trị tiểu đường. • Insulin là thuốc trị tiểu đường được đề nghị sử dụng cho phụ nữ mang thai. • Sulfonylureas ngoại trừ glyburide gây quái thai ở thú thử nghiệm, những ảnh hưởng nguy khác của các thuốc trị tiểu đường dùng đường uống khác chưa được biết rõ. • Acarbose, Metformin, và Miglitol được FDA phân loại nguy cơ B đối với phụ nữ mang thai. • Nateglinide, Pioglitazone, Repaglinide và Rosglitazone được xếp loại C.
  • 50. Thuốc trong thai kỳ – Thuốc chống nôn. • Hầu hết các thuốc chống nôn hiện nay chưa được chứng minh an toàn khi sử dụng và không có loại thuốc thích hợp kiểm soát tình trạng nôn và ói mữa ở phụ nữ mang thai. Nếu như cần phải sử dụng thuốc, thì thuốc kháng histamin được đề nghị như : Cyclizine, Dimenhydrazine vì được xem là an toàn trên bào thai hơn các thuốc khác.
  • 51. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc kháng histamine. • Thuốc chẹn receptor histamin-1 như Diphenhydramine có thể có liên quan đến gây quái thai nhưng mức độ thì vẫn chưa biết rõ. Những thuốc này không nên được sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ vì khả năng gây những tác dụng có hại đối với trẻ sơ sinh. • Những thuốc chẹn receptor histamin – 2 như Cimetidine, và Ranitidineđược sử dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản – vốn là bệnh không đáp ứng với sự thay đổi chế độ ăn và lối sống.
  • 52. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc trị cao huyết áp. • Methyldopa đi qua nhau thai và đạt nồng độ trong huyết tương bào thai gần bằng nồng độ trong huyết tương ở người mẹ. Tuy vậy, chưa có báo cáo nào về tác hại gây quái thai mặc dù việc sử dụng thuốc này khác rộng rãi ở phụ nữ mang thai. Người mẹ sử dụng Methyldopa thì trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ bị hạ huyết áp trong 48h. • Hydralazine được xem là an toàn. • Clonidine, Guanabenz, và Guanfacine không được đề nghị sử dụng vì những ảnh hưởng trên phụ nữ mang thai vẫn chưa biết rõ.
  • 53. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc trị rối loạn lưỡng cực. • Lithium đi qua nhau thai và đạt nồng độ trong huyết tương bào thai gần bằng nồng độ huyết tương của người mẹ. Khiếm khuyết bẩm sinh và tim có thể xảy ra. Ở trẻ sơ sinh, Lithium được đào thải rất chậm và có thể gây ra nhịp tim chậm, xanh tím, nhược trương, nhược giáp, và bất thường trên điện tâm đồ. Hầu hết những ảnh hưởng trên đều mất đi sau 1 – 2 tuần. • Thuốc an thần. Phenothiazine như Chlorpromazine đi qua nhau thai dễ dàng. Những cuộc nghiên cứu thử nghiệm, gia tăng nguy cơ gây tình trạng bệnh tật ở trẻ sơ sinh và làm chậm sự tạo hình. Khả năng phá hủy thần kinh không thể ngặn chặn. Nếu sử dụng thuốc này ở giai đoạn gần có thai có thể gây ra ở trẻ sơ sinh sự di chuyển bất thường, phản xạ bất thường, vàng da và có thể gây tình trạng hạ huyết áp ở người mẹ. Những ảnh hưởng nguy hại đến tính mạng của những thuốc mới ở nhóm này chưa được biết
  • 54. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc kháng lao. Những thuốc được đề nghị điều trị bệnh lao thể chủ động, và thường dùng để điều trị phòng ngừa sau khi sinh. Isoniazid, Ethambutol, Rifampicin đều có tác hại gây chết thai hoặc gây quái thai ở thú thử nghiệm. Những ảnh hưởng kết hợp của thuốc trên bào thai vẫn chưa được biết. • Thuốc chống virut. Hầu hết những thuốc chống virut hệ thống đều gây quái thai ở thú thử nghiệm. Không có cuộc nghiên cứu kiểm soát nào ủng hộ việc sử dụng thuốc này trên phụ nữ mang thai, ngoại trừ Zidovudine và các thuốc kháng virut HIV nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm virut HIV sang bào thai. • Aspirin. Aspirin bị chống chỉ định vì khả năng gây ra những tác dụng có hại cho cả người mẹ và bào thai. Những ảnh hưởng trên người mẹ bao gồm : kéo dài thời gian mang thai, kéo dài thời gian chuyển dạ, gây xuất huyết trước và sau khi sinh. Những ảnh hưởng trên bào thai bao gồm : co ống động mạch, giảm trọng lượng khi sinh, và gia tăng nguy cơ chết non và chết ngay khi sinh. Những thuốc này được xếp loại nguy cơ D
  • 55. Thuốc trong thai kỳ • ß – blocker. • Tính an toàn khi sử dụng những thuốc này như Propranolol chưa được đề cập. Tác hại gây quái thai chưa được báo cáo trên người nhưng có những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sinh. Những ảnh hưởng của thuốc như có thể làm chậm nhịp tim ở cả bà mẹ lẫn đứa trẻ mới sinh, giảm đường huyết, ngừng thở, giảm trọng lượng khi sinh. Những ảnh hưởng trên trẻ sơ sinh biến mất sau 72h. • Thuốc chẹn Ca. • Tác hại gây quái thai và độc bào thai xảy ra ở thú thử nghiệm nhỏ khi sử dụng với liều lớn. • Diltiazem có thể gây chết thai, sự phát triển xương bất thường, và gia tăng nguy cơ chết non. • Nifedipin tác dụng hạ áp được sử dụng rộng rãi, nhưng các nghiên cứu nguy cơ chưa được biết rõ.
  • 56. Thuốc trong thai kỳ • Corticosteroids. • Corticosteroids đi qua nhau thai. Thử nghiệm trên thú vật cho thấy khi sử dụng liều lớn Corticosteroids vào giai đoạn sớm khi mang thai có thể gây ra nguy cơ hở hàm ếch, chết non, và có thể làm giảm kích thước thai. Những ảnh hưởng mãn tính ở người mẹ sử dụng Corticosteroids trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể có nguy cơ 1% gây hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh. Nếu người mẹ sử dụng Corticosteroids suốt thời kỳ mang thai nên được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu suy tuyến thượng thận. • Betamethasone được sử dụng để gia tăng sản xuất surfactant ở trẻ sơ sinh giúp hoàn chỉnh chức năng của phổi ở những đứa trẻ sinh non. Corticosteroids dạng hít như những thuốc trị viêm mũi dị ứng hay trị suyễn ít gây những tác hại trên bào thai vì ít • có tác dụng toàn thân.
  • 57. Thuốc trong thai kỳ • Digoxin. • Digoxin là thuốc sử dụng an toàn trên phụ nữ mang thai. Thuốc này đi qua nhau thai và đạt nồng độ trong huyết tương bào thai chiếm khoảng từ 50 – 80% nồng độ trong huyết tương người mẹ. Khả năng gây độc tính trên thai và gây chết trẻ khi sinh chỉ xảy ra khi người mẹ sử dụng quá liều. Liều dùang sử dụng cho phụ nữ mang thai rất khó đánh giá thành một con số cụ thể mà phải có sự theo dõi cẩn thận nồng độ thuốc trong huyết tương cũng như phải có những thiết bị đo. Digoxin được sử dụng trong điều trị tình trạng suy tim và tim đập nhanh ở bào thai.
  • 58. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc lợi tiểu. • Thuốc lợi tiểu Thiazides ví dụ Hydrochlorothiazide đi qua nhau thai. Thuốc này không gây quái thai nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ khác. Bởi vì thuốc này làm giảm thể tích máu, giảm tốc độ chảy của máu qua dạ con và nhau thai vì vậy có thể gây suy dinh dưỡng và làm chậm phát triển bào thai. Những tác dụng phụ khác bao gồm vàng da nhân bào thai và trẻ sơ sinh, mất cân bằng điện giải, giảm quá trình chuyển hoá carbohydrate. Những thuốc này không được chỉ định điều trị tình trạng phù phụ thuộc do sự phát triển của dạ con và tắc nghẽn tĩnh mạch máu. Thuốc này không hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị cao huyết áp ở phụ nữ mang thai. • Thuốc này có thể dùng điều trị phù bệnh lý.
  • 59. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc lợi tiểu Furosemide không gây quái thai, nhưng khi thử nghiệm trên thú cho thấy tác hại gây độc và gây chết bào thai. Giống như lợi tiểu Thiazide, thuốc này có thể làm giảm thể tích máu và tốc độ chảy của máu đến bào thai. • Thuốc lợi tiểu tiết kiệm K ví dụ Triamterene một thành phần của Dyazide và Maxide có thể đi qua nhau thai ở thú thử nghiệm nhưng tác dụng trên bào thai người vẫn chưa được biết rõ.
  • 60. Thuốc trong thai kỳ • Thuốc trị tăng lipid huyết. • Cholestyramin và Colestipol được xem là an toàn vì không được hấp thu toàn thân. • Thuốc ức chế enzym HMG-CoA reductase như Lovastatin được FDA xếp loại X • chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai. Thuốc này chỉ được sử dụng cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và chỉ trong trường hợp họ có nguy cơ không thể có thai nữa và họ được thông báo những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Nếu người phụ nữ mang thai khi sử dụng một trong những loại thuốc này, cách duy nhất là nên ngừng thuốc và thông báo cho bệnh nhân những tác dụng có hại của thuốc trên bào thai.
  • 61. Thuốc trong thai kỳ • NSAIDS. • Nên tránh sử dụng NSAIDS ví dụ Ibuprofen đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. • Thuốc nhóm này được FDA xếp loại D khi sử dụng vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc gần lúc chuyển dạ. Nếu thuốc này được sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng như co ống động mạch trứơc khi sinh và không đóng ống động mạch sau khi sinh, giảm chức năng van ba lá ở tim, thoái hoá cơ tim, giảm chức năng tiểu cầu, gây hậu quả là xuất huyết, xuất huyết trong sọ, suy giảm chức năng thận, ít dịch ối, xuất huyết tiêu hoá hoặc loét dạ dày, gia tăng nguy cơ viêm hoại tử ruột kết và những rối loạn khác. • Nếu sử dụng thuốc này gần lúc chuyển dạ có thể gây ra những ảnh hưởng trên người mẹ như làm chậm sự chuyển dạ và gia tăng nguy cơ băng huyết. Những thuốc ức chế COX 2 mới như Celecoxib chưa được nghiên cứu trên phụ nữ có thai, Diclofenac chống chỉ định trên phụ nữ có thai.
  • 62. Thuốc trong thai kỳ • Hormon tuyến giáp • Levothyroxine không qua nhau thai dễ dàng có thể sử dụng an toàn ở liều thích hợp. Tuy nhiên thuốc này có thể gây nhịp tim nhanh ở bào thai. Khi sử dụng trong liệu pháp thay thế điều trị suy tuyến giáp ở phụ nữ thì thuốc này được tiếp tục sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai.
  • 63. Lựa chọn thuốc trong một số trường hợp thông thường • Gảm đau hạ sốt: Acetaminophen (Paracetamol) là thuốc an toàn nhất Cảm cúm, ho có thể dùng Detromethorphan • Tiêu chảy: các thuốc Kaolin, Pectin không độc hại vì không hấp thu qua màng ruột Thuốc đau dạ dày: các thuốc chống toan như Aluminium, Magnesium, Cimetidin không gây dị dạng • Thuốc chống nấm loại Imidazol như Clotrimazol, Miconazol không độc hại Các thuốc trị suyễn kể cả Steroids dạng uống được xem là an toàn • Các trường hợp tiểu đường cần chuyển sang điều trị bằng Insulin Cường giáp cần chuyển sang dùng Propylthiouracil • Cao huyết áp nên dùng Aldomet, Hydralazin, Labetalol, các chất ức chế Calci, cần tránh thuốc ức chế men chuyển vì gây rối loạn chức năng thận của thai nhi • Kháng sinh loại Penicillin, Cephalosporin được công nhận an toàn • Các thuốc trị trầm cảm không gây dị tật
  • 64.
  • 65. • Phụ nữ có thai nên tránh dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. • Nên chọn thuốc hữu hiệu đã được dùng từ lâu, đã được chứng tỏ an toàn hơn là các thuốc mới tuy có thể hiệu quả hơn nhưng sự an toàn chưa được biết chắc chắn. • Nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả và sử dụng trong thời gian ngắn
  • 66.