SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Download to read offline
Doanh nghiệp chế biến gỗ lạc quan trước xu thế
hội nhập?
Chủ nhật, 06:00, 30/08/2015
VOV.VN - Từ nhiều năm qua, DN chế biến gỗ đã có nhiều cơ hội để làm quen với các quy chế, quy
định, luật lệ xuất nhập khẩu quốc tế.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam với 4.000 doanh nghiệp (DN) và hơn 300.000 lao động đang đứng trước nhiều
cơ hội, song cũng không ít thách thức khi các Hiệp định thương mại, Hiệp định đối tác tự nguyện được ký
kết. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, Tổng
Thư ký Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam.
PV: Hiện nay có một số DN chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam chưa muốn ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện
về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU. Theo ông, tâm lý như vậy
xuất phát từ nguyên nhân nào? Và ông có thể giải thích rõ lý do ký kết Hiệp định này?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: Chúng ta đang có khoảng 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, nhưng chỉ có khoảng
1.000 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu. Hiện doanh nghiệp của chúng ta đang thực hiện khá nhiều yêu cầu
về chất lượng sản phẩm, hồ sơ pháp lý của các đối tác nước ngoài như EU, Mỹ, Nhật, Australia… mọi hoạt
động xuất khẩu hiện vẫn khá suôn sẻ, bình thường.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Khi ký kết Hiệp định thì đương nhiên sẽ thêm thủ tục hành chính cho DN là cấp phép; rồi DN sẽ phải mất
thời gian, tăng thêm chi phí. Đó là những điều mà không DN nào muốn, cho nên có tâm lý chưa muốn ký kết
mà họ muốn yên ổn làm ăn như hiện nay.
Tuy nhiên, xét về bình diện lợi ích quốc gia, lợi ích phát triển lâu dài của cộng đồng DN chế biến xuất khẩu
gỗ thì chúng ta đàm phán để ký VPA/FLEGT với EU có 3 lý do chính:
Thứ nhất: Xu thế của thế giới hiện nay hướng tới bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, sử dụng gỗ hợp pháp, sử
dụng gỗ bền vững. Đó là xu thế tất yếu không thể khác được. Mình không đi theo xu thế này sẽ lạc hậu, và
đây là sáng kiến của EU là một sáng kiến tốt. Đó là xu thế tất yếu mình phải theo, DN dù không muốn cũng
phải làm.
Thứ hai: Chúng tôi có nhiều kỳ vọng, nói xuất khẩu sang thị trường EU, nhưng hầu hết chỉ có 5 nước Đức,
Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italy từ đó bán đi các nước khác cho nên giá trị kim ngạch còn thấp, chỉ bằng 10%
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Năm 2014 xuất khẩu gỗ đạt 6,3 tỉ USD, vào EU chỉ 600
triệu USD. Chúng tôi kỳ vọng, nếu ký được hiệp định này, thị trường mở rộng với 28 nước, kim ngạch sẽ lên
hàng tỉ USD mỗi năm.
Thứ ba: Việt Nam vừa là nước xuất khẩu vừa nhập khẩu, đã xuất khẩu, nhập khẩu thì có thể rủi ro rất lớn.
Nhiều DN ở các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ chưa có chứng chỉ FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững), chưa
có hiệp định đối tác tự nguyện (VPA), chưa có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU thì rủi ro rất lớn.
Cho nên nếu tham gia VPA/FLEGT, Việt Nam có quyền lựa chọn những quốc gia nào có thể đáp ứng được,
có thể bán hàng, mua hàng, lựa chọn thiết bị. Quan trọng hơn nữa, phía EU giúp mình về kỹ thuật để tìm
kiếm các đối tác tốt hơn, có điều kiện phát triển tốt hơn, có luật lệ minh bạch hơn… Nhưng kỳ vọng quan
trọng nữa là giá cả sản phẩm sẽ tăng lên, làm tăng doanh số cho DN.
PV: Có ý kiến cho rằng, hầu hết các DN chế biến gỗ Việt Nam đến nay đã đáp ứng được các yêu cầu về
nguồn gốc gỗ hợp pháp theo cam kết trong VPA/FLEGT khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường EU?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: DN của ta đã “thuộc bài”, đã làm quen nhiều với các quy chế, quy định, luật lệ
quốc tế trong thời gian qua. Từ quy chế gỗ năm 2013 của EU, từ Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ đến các yêu
cầu khắt khe về chất lượng của Nhật Bản, của Australia. Nghĩa là đã “thạo” với luật lệ thị trường quốc tế.
Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài họ cũng thích làm việc với tác phong thạo việc như vậy. Ví dụ ở Bỉ,
họ cũng yêu cầu không cần giấy tờ nhiều, miễn là gỗ hợp pháp và các đối tác đã quen cách làm việc, đã tin
cậy nhau. Lâu nay lâu nay chúng ta vẫn đang đang thực hiện và đến nay vẫn chưa có một lô hàng gỗ nào bị
đối tác trả về.
Hiện nay mỗi năm thế giới có nhu cầu khoảng 230 tỉ USD đồ gỗ (có con số nói khoảng 300 tỉ). Riêng thị
trường 28 nước EU là 85 tỉ USD nhưng Việt Nam mới chỉ xuất sang EU 600 triệu USD là con số chưa đáng
kể. Nhu cầu của Mỹ 22 tỉ USD nhưng ta mới đạt 2 tỉ USD (10%) chưa thấm vào đâu. Với dung lượng tiêu thụ
đồ gỗ thế giới còn rất lớn, chúng tôi kỳ vọng năm 2020 sẽ đạt con số xuất khẩu đồ gỗ 12 tỉ USD. DN Việt
Nam chắc chắn sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn của Hiệp định này.
PV: Bên cạnh Hiệp định đối tác tự nguyện đối với đồ gỗ, Việt Nam và EU còn ký kết Hiệp định thương mại tự
do (FTA). Vậy các DN ngành gỗ sẽ được hưởng những lợi ích nào từ Hiệp định này như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU chắc chắn sẽ có lợi rất nhiều đối với
các doanh nghiệp. Thứ nhất, trước đây doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là bán sản phẩm, ít mua gỗ của
nước ngoài, nhưng su khi kí Hiệp định FTA, doanh nghiệp trong nước sẽ có nhu cầu mua nhiều gỗ của
nước ngoài, vì gỗ của họ rất tốt như gỗ của Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển…khi đã miễn thuế thì DN
được lợi ít nhất 10%.
Thứ hai là doanh nghiệp sẽ không phải mất tiền chi phí cho khảo sát, đánh giá cho việc cấp chứng chỉ về
nguồn gốc gỗ.
Thứ ba là thiết bị chế biến gỗ. Trước đây mình nghèo, mua thiết bị chế biến gỗ của EU giá cao mà thuế tới
20-30%. Sắp tới được miễn thuế mà lại được trả chậm. Ví dụ, thiết bị Trung Quốc khoảng 1 triệu USD một
dây chuyền sản xuất, 5 năm phải thay đổi, nhưng thiết bị của EU là 5 triệu USD, sản xuất khoảng 30 năm
mới phải thay đổi.
Cái nữa quan trọng hơn đối với DN chế biến xuất khẩu gỗ là nâng cao trình độ quản trị sản xuất kinh doanh
của các chủ DN. Khi đối tác mua sản phẩm của mình, đối tác sẽ đưa chuyên gia vào hướng dẫn kỹ thuật tại
chỗ cho nên các ngành nói chung, ngành gỗ nói riêng sẽ có nhiều lợi ích từ FTA với EU.
PV: Đó là những thuận lợi lớn, nhưng các DN ngành gỗ cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong
điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay, thưa ông?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: Trước hết là sự cạnh tranh quyết liệt trong thị trường nội địa của Việt Nam, vì
Việt Nam ký kết FTA với EU và TPP trong tương lai, cuối năm nay cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, rồi
sẽ ký kết VPA/FLEGT với EU. Các Hiệp định này với những cam kết đưa ra là doanh nghiệp bình đẳng, thuế
suất bằng không, chất lượng hàng hóa phải đủ tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…
Trong khi thị trường nội địa hiện nay vẫn yếu ớt, các sản phẩm gỗ của nước ngoài vào Việt Nam chất lượng
tốt, giá thành lại rẻ, có tính pháp lý rất cao. Do đó, lo ngại nhất hiện nay là sự cạnh tranh quyết liệt giữa DN
gỗ Việt Nam với DN gỗ nước ngoài. Các DN gỗ của Việt Nam cũng thấy điều đó, vì hiện nay các DN của ta
manh mún, nhỏ lẻ và phân tán, mà nhà nước chưa có chính sách nào hỗ trợ cho vấn đề này. Người ta vẫn
nói thị trường gỗ Việt Nam thua ngay trên sân nhà là như vậy.
Thứ hai là khi càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu bao nhiêu thì thách thức của ngành gỗ càng lớn bấy nhiêu,
mặc dù cơ hội cũng rất lớn. Đó là trình độ của các chủ DN của chúng ta chưa theo kịp với trình độ phát triển
của thế giới, đặc biệt trong chính sách thương mại quốc tế và trình độ ngoại ngữ của DN gỗ ta rất yếu. Phải
mất rất nhiều thời gian chúng ta mới hiểu được thương mại quốc tế là như thế nào.
Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu được thị trường EU ưa chuộng.
Thứ ba là năng suất lao động trong ngành gỗ của Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Theo tổng kết, cả DN lớn,
nhỏ, bình quân 1 năm một lao động trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam làm ra chỉ 12.000 -
13.000 USD. Trong khi đó Trung Quốc là 24.000 USD, EU là 36.000 USD. Nguyên nhân là do tay nghề, do
quy trình sản xuất còn lạc hậu nên năng suất lao động thấp.
Thứ tư là đội ngũ công nhân kỹ thuật trong ngành gỗ hiện nay vô cùng èo uột. Trước đây, có nhiều trường
đào tạo công nhân nghề gỗ tại các địa phương và khu vực, nhưng bây giờ các trường đều nâng lên thành
Cao đẳng, Đại học hết rồi nên việc đào tạo công nhân lành nghề ít được chú ý. Đó là những thách thức lớn
mà mình phải vượt qua.
PV: Theo ông những giải pháp cơ bản nào để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững?
Ông Nguyễn Tôn Quyền: Để phát triển ngành gỗ nói chung trước hội nhập, trước hết Nhà nước cần có
chính sách đối với thị trường nội địa. Tôi lấy ví dụ, 20 năm nay phát triển xuất khẩu rất tốt với nhiều chính
sách ưu ái cho ngành gỗ, nhưng nội địa thì không có chính sách nào cả, chưa thấy có văn bản nào cho
chính sách phát triển gỗ nội địa, thậm chí kênh phân phối gỗ nội địa không có, sản xuất thì manh mún, chất
lượng thì chưa thật tốt.
Cần có khoản vay ưu đãi để nhập thiết bị, công nghệ hiện đại, vì của ta hiện nay hầu hết là máy móc thiết bị
của Trung Quốc, Đài Loan. Vay ưu đãi chứ không phải là vay thương mại.
Rồi nữa, bản thân DN ngành gỗ chúng tôi phải tự vươn lên. Dứt khoát phải có chính sách đào tạo dài hạn,
ngắn hạn để từng bước vươn lên. Đào tạo chủ DN, đào tạo văn phòng DN, đào tạo công nhân kỹ thuật. Tiếp
nữa là làm ăn có chứng chỉ, làm ăn chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Hiện nay cái này còn hạn chế.
Cũng rất may đến nay nhiều chủ DN gỗ Việt Nam rất tỉnh táo, họ liên tục cập nhật thông tin, họ đã yêu cầu
chúng tôi biên soạn tài liệu kỹ thuật, giới thiệu đối tác để tiếp cận. Hiện nhiều DN chế biến gỗ đã liên kết với
nhau. Ngoài ra các DN cũng cử nhiều đoàn đi nước ngoài tìm kiếm thị trường mới… đó là những điều tốt,
nhưng dẫu sao vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
PV: Xin cảm ơn ông!./.
Ngọc Năm/VOV - Trung tâm tin
http://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/doanh-nghiep-che-bien-go-lac-quan-truoc-xu-the-hoi-nhap-
426515.vov

More Related Content

What's hot

Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78HAWA Viet Nam
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchMinh Vu
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84HAWA Viet Nam
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81HAWA Viet Nam
 
Thương mại gỗ toàn cầu & phát triển công nghiệp gỗ VN 2021 – 2025 và các năm ...
Thương mại gỗ toàn cầu & phát triển công nghiệp gỗ VN 2021 – 2025 và các năm ...Thương mại gỗ toàn cầu & phát triển công nghiệp gỗ VN 2021 – 2025 và các năm ...
Thương mại gỗ toàn cầu & phát triển công nghiệp gỗ VN 2021 – 2025 và các năm ...CIFOR-ICRAF
 
Ced flegt project brief. v
Ced flegt project brief. vCed flegt project brief. v
Ced flegt project brief. vMinh Vu
 

What's hot (9)

Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
 
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
 
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dnTbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
Tbnh bai1 so109_vpa_va_su_luong_lu_dn
 
Thương mại gỗ toàn cầu & phát triển công nghiệp gỗ VN 2021 – 2025 và các năm ...
Thương mại gỗ toàn cầu & phát triển công nghiệp gỗ VN 2021 – 2025 và các năm ...Thương mại gỗ toàn cầu & phát triển công nghiệp gỗ VN 2021 – 2025 và các năm ...
Thương mại gỗ toàn cầu & phát triển công nghiệp gỗ VN 2021 – 2025 và các năm ...
 
Ced flegt project brief. v
Ced flegt project brief. vCed flegt project brief. v
Ced flegt project brief. v
 

Viewers also liked

Peace be with you
Peace be with youPeace be with you
Peace be with youThommRiah
 

Viewers also liked (13)

Cong thuong bai2_dam_phan_vpa_con_gian_nan
Cong thuong bai2_dam_phan_vpa_con_gian_nanCong thuong bai2_dam_phan_vpa_con_gian_nan
Cong thuong bai2_dam_phan_vpa_con_gian_nan
 
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xaCong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
 
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_euDddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
 
Dddn bai 1 lo_trinh_dam_phan
Dddn bai 1 lo_trinh_dam_phanDddn bai 1 lo_trinh_dam_phan
Dddn bai 1 lo_trinh_dam_phan
 
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phapPhap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
 
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-euVov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
 
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiepVov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
 
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vfVov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
Vov bai1 xk_go_tac_dong_kep_tu_vf
 
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
 
Peace be with you
Peace be with youPeace be with you
Peace be with you
 
Triple M
Triple MTriple M
Triple M
 
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpaDoanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
 
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
 

Similar to Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap

Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHNVo Hieu Nghia
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfDuongNero2
 
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015Minh Vu
 
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...Minh Vu
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85HAWA Viet Nam
 
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpa
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpaNguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpa
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpaMinh Vu
 
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)Duy Pham
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89HAWA Viet Nam
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Doan Tran Ngocvu
 
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹLập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹnataliej4
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Qúy Nguyễn
 
TPP Cơ hội và Thách thức với Việt Nam - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
TPP   Cơ hội và Thách thức với Việt Nam  - Uploaded by Trần Tấn Sỹ TPP   Cơ hội và Thách thức với Việt Nam  - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
TPP Cơ hội và Thách thức với Việt Nam - Uploaded by Trần Tấn Sỹ Trần Tấn Sỹ (Mr. See)
 

Similar to Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap (20)

Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
FlegT Lecture
FlegT LectureFlegT Lecture
FlegT Lecture
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdf
 
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85
 
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpa
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpaNguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpa
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpa
 
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
Tổng quan hiệp định TPP (Cơ hội & thách thức)
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89
 
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketingPhân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹLập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
 
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động MarketingPhân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
TPP Cơ hội và Thách thức với Việt Nam - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
TPP   Cơ hội và Thách thức với Việt Nam  - Uploaded by Trần Tấn Sỹ TPP   Cơ hội và Thách thức với Việt Nam  - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
TPP Cơ hội và Thách thức với Việt Nam - Uploaded by Trần Tấn Sỹ
 
Tpp opportunities-and-challenges-for-vietnamese-enterprises vn
Tpp opportunities-and-challenges-for-vietnamese-enterprises vnTpp opportunities-and-challenges-for-vietnamese-enterprises vn
Tpp opportunities-and-challenges-for-vietnamese-enterprises vn
 
Flegt Lecture 3
Flegt Lecture 3Flegt Lecture 3
Flegt Lecture 3
 

More from Center for Education and Development (CED)

Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...Center for Education and Development (CED)
 

More from Center for Education and Development (CED) (14)

Rapid assessment report crd2018 en
Rapid assessment report crd2018 enRapid assessment report crd2018 en
Rapid assessment report crd2018 en
 
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
 
5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.20185 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
 
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.20184 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
 
3 gioi thieu ve du an fao hue 7.9.2018
3 gioi thieu ve du an fao hue 7.9.20183 gioi thieu ve du an fao hue 7.9.2018
3 gioi thieu ve du an fao hue 7.9.2018
 
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.20182 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
 
1 thuc day thuong mai ghp va qtr hieu qua hue 7.9.2018
1 thuc day thuong mai ghp va qtr hieu qua hue 7.9.20181 thuc day thuong mai ghp va qtr hieu qua hue 7.9.2018
1 thuc day thuong mai ghp va qtr hieu qua hue 7.9.2018
 
Flegt final project evaluation final 1 oct
Flegt final project evaluation final 1 octFlegt final project evaluation final 1 oct
Flegt final project evaluation final 1 oct
 
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
 
Go_Viet_bai6_can_phat_huy_het_suc_manh_nganh_go
Go_Viet_bai6_can_phat_huy_het_suc_manh_nganh_goGo_Viet_bai6_can_phat_huy_het_suc_manh_nganh_go
Go_Viet_bai6_can_phat_huy_het_suc_manh_nganh_go
 
Tbtc bai3 so82_dn_go_ngan_ngai_vi_chua_thong
Tbtc bai3 so82_dn_go_ngan_ngai_vi_chua_thongTbtc bai3 so82_dn_go_ngan_ngai_vi_chua_thong
Tbtc bai3 so82_dn_go_ngan_ngai_vi_chua_thong
 
Tbtc bai1 so42_flegt_vpa_giay_thong_hanh_de_go_viet_vao_EU
Tbtc bai1 so42_flegt_vpa_giay_thong_hanh_de_go_viet_vao_EUTbtc bai1 so42_flegt_vpa_giay_thong_hanh_de_go_viet_vao_EU
Tbtc bai1 so42_flegt_vpa_giay_thong_hanh_de_go_viet_vao_EU
 
Vov ct2 phat_thanh_ngay_ 10-07-15
Vov ct2 phat_thanh_ngay_ 10-07-15Vov ct2 phat_thanh_ngay_ 10-07-15
Vov ct2 phat_thanh_ngay_ 10-07-15
 
Tbnh bai1 dn_thac_thom_voi_dn_go_hop_phap
Tbnh bai1 dn_thac_thom_voi_dn_go_hop_phapTbnh bai1 dn_thac_thom_voi_dn_go_hop_phap
Tbnh bai1 dn_thac_thom_voi_dn_go_hop_phap
 

Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap

  • 1. Doanh nghiệp chế biến gỗ lạc quan trước xu thế hội nhập? Chủ nhật, 06:00, 30/08/2015 VOV.VN - Từ nhiều năm qua, DN chế biến gỗ đã có nhiều cơ hội để làm quen với các quy chế, quy định, luật lệ xuất nhập khẩu quốc tế. Ngành chế biến gỗ Việt Nam với 4.000 doanh nghiệp (DN) và hơn 300.000 lao động đang đứng trước nhiều cơ hội, song cũng không ít thách thức khi các Hiệp định thương mại, Hiệp định đối tác tự nguyện được ký kết. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. PV: Hiện nay có một số DN chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam chưa muốn ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU. Theo ông, tâm lý như vậy xuất phát từ nguyên nhân nào? Và ông có thể giải thích rõ lý do ký kết Hiệp định này? Ông Nguyễn Tôn Quyền: Chúng ta đang có khoảng 4.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, nhưng chỉ có khoảng 1.000 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu. Hiện doanh nghiệp của chúng ta đang thực hiện khá nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hồ sơ pháp lý của các đối tác nước ngoài như EU, Mỹ, Nhật, Australia… mọi hoạt động xuất khẩu hiện vẫn khá suôn sẻ, bình thường.
  • 2. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Khi ký kết Hiệp định thì đương nhiên sẽ thêm thủ tục hành chính cho DN là cấp phép; rồi DN sẽ phải mất thời gian, tăng thêm chi phí. Đó là những điều mà không DN nào muốn, cho nên có tâm lý chưa muốn ký kết mà họ muốn yên ổn làm ăn như hiện nay. Tuy nhiên, xét về bình diện lợi ích quốc gia, lợi ích phát triển lâu dài của cộng đồng DN chế biến xuất khẩu gỗ thì chúng ta đàm phán để ký VPA/FLEGT với EU có 3 lý do chính: Thứ nhất: Xu thế của thế giới hiện nay hướng tới bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, sử dụng gỗ hợp pháp, sử dụng gỗ bền vững. Đó là xu thế tất yếu không thể khác được. Mình không đi theo xu thế này sẽ lạc hậu, và đây là sáng kiến của EU là một sáng kiến tốt. Đó là xu thế tất yếu mình phải theo, DN dù không muốn cũng phải làm. Thứ hai: Chúng tôi có nhiều kỳ vọng, nói xuất khẩu sang thị trường EU, nhưng hầu hết chỉ có 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italy từ đó bán đi các nước khác cho nên giá trị kim ngạch còn thấp, chỉ bằng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Năm 2014 xuất khẩu gỗ đạt 6,3 tỉ USD, vào EU chỉ 600 triệu USD. Chúng tôi kỳ vọng, nếu ký được hiệp định này, thị trường mở rộng với 28 nước, kim ngạch sẽ lên hàng tỉ USD mỗi năm.
  • 3. Thứ ba: Việt Nam vừa là nước xuất khẩu vừa nhập khẩu, đã xuất khẩu, nhập khẩu thì có thể rủi ro rất lớn. Nhiều DN ở các quốc gia xuất khẩu đồ gỗ chưa có chứng chỉ FSC (chứng chỉ quản lý rừng bền vững), chưa có hiệp định đối tác tự nguyện (VPA), chưa có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU thì rủi ro rất lớn. Cho nên nếu tham gia VPA/FLEGT, Việt Nam có quyền lựa chọn những quốc gia nào có thể đáp ứng được, có thể bán hàng, mua hàng, lựa chọn thiết bị. Quan trọng hơn nữa, phía EU giúp mình về kỹ thuật để tìm kiếm các đối tác tốt hơn, có điều kiện phát triển tốt hơn, có luật lệ minh bạch hơn… Nhưng kỳ vọng quan trọng nữa là giá cả sản phẩm sẽ tăng lên, làm tăng doanh số cho DN. PV: Có ý kiến cho rằng, hầu hết các DN chế biến gỗ Việt Nam đến nay đã đáp ứng được các yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo cam kết trong VPA/FLEGT khi xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường EU? Ông Nguyễn Tôn Quyền: DN của ta đã “thuộc bài”, đã làm quen nhiều với các quy chế, quy định, luật lệ quốc tế trong thời gian qua. Từ quy chế gỗ năm 2013 của EU, từ Đạo luật Lacey của Hoa Kỳ đến các yêu cầu khắt khe về chất lượng của Nhật Bản, của Australia. Nghĩa là đã “thạo” với luật lệ thị trường quốc tế. Thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài họ cũng thích làm việc với tác phong thạo việc như vậy. Ví dụ ở Bỉ, họ cũng yêu cầu không cần giấy tờ nhiều, miễn là gỗ hợp pháp và các đối tác đã quen cách làm việc, đã tin cậy nhau. Lâu nay lâu nay chúng ta vẫn đang đang thực hiện và đến nay vẫn chưa có một lô hàng gỗ nào bị đối tác trả về. Hiện nay mỗi năm thế giới có nhu cầu khoảng 230 tỉ USD đồ gỗ (có con số nói khoảng 300 tỉ). Riêng thị trường 28 nước EU là 85 tỉ USD nhưng Việt Nam mới chỉ xuất sang EU 600 triệu USD là con số chưa đáng kể. Nhu cầu của Mỹ 22 tỉ USD nhưng ta mới đạt 2 tỉ USD (10%) chưa thấm vào đâu. Với dung lượng tiêu thụ đồ gỗ thế giới còn rất lớn, chúng tôi kỳ vọng năm 2020 sẽ đạt con số xuất khẩu đồ gỗ 12 tỉ USD. DN Việt Nam chắc chắn sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn của Hiệp định này. PV: Bên cạnh Hiệp định đối tác tự nguyện đối với đồ gỗ, Việt Nam và EU còn ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). Vậy các DN ngành gỗ sẽ được hưởng những lợi ích nào từ Hiệp định này như thế nào, thưa ông? Ông Nguyễn Tôn Quyền: Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU chắc chắn sẽ có lợi rất nhiều đối với các doanh nghiệp. Thứ nhất, trước đây doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là bán sản phẩm, ít mua gỗ của nước ngoài, nhưng su khi kí Hiệp định FTA, doanh nghiệp trong nước sẽ có nhu cầu mua nhiều gỗ của nước ngoài, vì gỗ của họ rất tốt như gỗ của Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển…khi đã miễn thuế thì DN được lợi ít nhất 10%. Thứ hai là doanh nghiệp sẽ không phải mất tiền chi phí cho khảo sát, đánh giá cho việc cấp chứng chỉ về nguồn gốc gỗ. Thứ ba là thiết bị chế biến gỗ. Trước đây mình nghèo, mua thiết bị chế biến gỗ của EU giá cao mà thuế tới 20-30%. Sắp tới được miễn thuế mà lại được trả chậm. Ví dụ, thiết bị Trung Quốc khoảng 1 triệu USD một dây chuyền sản xuất, 5 năm phải thay đổi, nhưng thiết bị của EU là 5 triệu USD, sản xuất khoảng 30 năm mới phải thay đổi. Cái nữa quan trọng hơn đối với DN chế biến xuất khẩu gỗ là nâng cao trình độ quản trị sản xuất kinh doanh của các chủ DN. Khi đối tác mua sản phẩm của mình, đối tác sẽ đưa chuyên gia vào hướng dẫn kỹ thuật tại chỗ cho nên các ngành nói chung, ngành gỗ nói riêng sẽ có nhiều lợi ích từ FTA với EU.
  • 4. PV: Đó là những thuận lợi lớn, nhưng các DN ngành gỗ cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay, thưa ông? Ông Nguyễn Tôn Quyền: Trước hết là sự cạnh tranh quyết liệt trong thị trường nội địa của Việt Nam, vì Việt Nam ký kết FTA với EU và TPP trong tương lai, cuối năm nay cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, rồi sẽ ký kết VPA/FLEGT với EU. Các Hiệp định này với những cam kết đưa ra là doanh nghiệp bình đẳng, thuế suất bằng không, chất lượng hàng hóa phải đủ tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… Trong khi thị trường nội địa hiện nay vẫn yếu ớt, các sản phẩm gỗ của nước ngoài vào Việt Nam chất lượng tốt, giá thành lại rẻ, có tính pháp lý rất cao. Do đó, lo ngại nhất hiện nay là sự cạnh tranh quyết liệt giữa DN gỗ Việt Nam với DN gỗ nước ngoài. Các DN gỗ của Việt Nam cũng thấy điều đó, vì hiện nay các DN của ta manh mún, nhỏ lẻ và phân tán, mà nhà nước chưa có chính sách nào hỗ trợ cho vấn đề này. Người ta vẫn nói thị trường gỗ Việt Nam thua ngay trên sân nhà là như vậy. Thứ hai là khi càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu bao nhiêu thì thách thức của ngành gỗ càng lớn bấy nhiêu, mặc dù cơ hội cũng rất lớn. Đó là trình độ của các chủ DN của chúng ta chưa theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, đặc biệt trong chính sách thương mại quốc tế và trình độ ngoại ngữ của DN gỗ ta rất yếu. Phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới hiểu được thương mại quốc tế là như thế nào. Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu được thị trường EU ưa chuộng. Thứ ba là năng suất lao động trong ngành gỗ của Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Theo tổng kết, cả DN lớn, nhỏ, bình quân 1 năm một lao động trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam làm ra chỉ 12.000 - 13.000 USD. Trong khi đó Trung Quốc là 24.000 USD, EU là 36.000 USD. Nguyên nhân là do tay nghề, do quy trình sản xuất còn lạc hậu nên năng suất lao động thấp. Thứ tư là đội ngũ công nhân kỹ thuật trong ngành gỗ hiện nay vô cùng èo uột. Trước đây, có nhiều trường đào tạo công nhân nghề gỗ tại các địa phương và khu vực, nhưng bây giờ các trường đều nâng lên thành Cao đẳng, Đại học hết rồi nên việc đào tạo công nhân lành nghề ít được chú ý. Đó là những thách thức lớn mà mình phải vượt qua.
  • 5. PV: Theo ông những giải pháp cơ bản nào để ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững? Ông Nguyễn Tôn Quyền: Để phát triển ngành gỗ nói chung trước hội nhập, trước hết Nhà nước cần có chính sách đối với thị trường nội địa. Tôi lấy ví dụ, 20 năm nay phát triển xuất khẩu rất tốt với nhiều chính sách ưu ái cho ngành gỗ, nhưng nội địa thì không có chính sách nào cả, chưa thấy có văn bản nào cho chính sách phát triển gỗ nội địa, thậm chí kênh phân phối gỗ nội địa không có, sản xuất thì manh mún, chất lượng thì chưa thật tốt. Cần có khoản vay ưu đãi để nhập thiết bị, công nghệ hiện đại, vì của ta hiện nay hầu hết là máy móc thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan. Vay ưu đãi chứ không phải là vay thương mại. Rồi nữa, bản thân DN ngành gỗ chúng tôi phải tự vươn lên. Dứt khoát phải có chính sách đào tạo dài hạn, ngắn hạn để từng bước vươn lên. Đào tạo chủ DN, đào tạo văn phòng DN, đào tạo công nhân kỹ thuật. Tiếp nữa là làm ăn có chứng chỉ, làm ăn chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Hiện nay cái này còn hạn chế. Cũng rất may đến nay nhiều chủ DN gỗ Việt Nam rất tỉnh táo, họ liên tục cập nhật thông tin, họ đã yêu cầu chúng tôi biên soạn tài liệu kỹ thuật, giới thiệu đối tác để tiếp cận. Hiện nhiều DN chế biến gỗ đã liên kết với nhau. Ngoài ra các DN cũng cử nhiều đoàn đi nước ngoài tìm kiếm thị trường mới… đó là những điều tốt, nhưng dẫu sao vẫn còn rất nhiều việc phải làm. PV: Xin cảm ơn ông!./. Ngọc Năm/VOV - Trung tâm tin http://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/doanh-nghiep-che-bien-go-lac-quan-truoc-xu-the-hoi-nhap- 426515.vov