SlideShare a Scribd company logo
1 of 3
Download to read offline
Hiệp định VPA/FLEGT: “Giấy thông hành” cho gỗ Việt vào EU
• >> Đẩy mạnh truyền thông cho DN trong việc thực thi FLEGT-VPA
• >> Hiệp định VPA/FLEGT: Kết quả đàm phán và lộ trình tiếp theo
(DĐDN) - Việc thực hiện theo Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) nhằm thực
hiện chương tình Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản
(FLEGT) sẽ mang lại nhiều cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
của Việt Nam. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp
hội gỗ và lâm sản Việt Nam, thành viên đoàn đàm phán Việt Nam - EU với
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.
Ông Quyền cho biết, sau chứng chỉ rừng và quản lí rừng bền vững (FSC), Chứng
chỉ hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), Luật Lacey của Hoa Kỳ áp dụng
cho đồ gỗ nhập khẩu vào Hoa Kỳ, thì giấy phép FLEGT là mối ràng buộc thứ 3 mà
các doanh nghiệp gỗ phải tuân thủ khi xuất hàng sang các thị trường quốc tế trong
đó có EU.
- Vậy, sự phức tạp trong quá trình cấp giấy phép FLEGT cho doanh nghiệp được
thể hiện như thế nào, thưa ông?
Nội dung chính của VPA là yêu cầu nước xuất khẩu gỗ phải thiết lập một hệ thống
đảm bảo về nguồn gốc hợp pháp của gỗ. Tuân thủ điều này sẽ làm thay đổi thói
quen sản xuất, kinh doanh gỗ của doanh nghiệp cũng như làng nghề gỗ của Việt
Nam. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gỗ có thể nhập gỗ
nguyên liệu từ những vùng nguyên liệu gỗ, kể cả gỗ không có nguồn gốc rõ ràng
để sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu thì sau khi VPA được ký kết,
không những doanh nghiệp phải nói không với gỗ bất hợp pháp mà dự kiến khá
nhiều quy định chặt chẽ của hiệp định này sẽ tác động khá lớn đến chu trình vận
hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp tỏ ra quan ngại vì việc ký VPA có thể gây
thêm khó khăn và thêm các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu
gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nhưng tôi xin khẳng định rằng, đây là một lựa chọn tất
yếu nếu các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm gỗ thâm nhập thị trường EU. Việc
có thêm một loại giấy phép thì phát sinh thêm các loại giấy tờ, thủ tục là không thể
tránh khỏi, tuy nhiên, khi đã có giấy phép FLEGT, các sản phẩm gỗ của doanh
nghiệp có thể đưa vào EU mà không phải giải trình nguồn gốc gỗ như hiện nay các
doanh nghiệp đang phải làm.
- Thế nhưng, phía EU không bắt buộc 100% doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy
phép này, thưa ông?
Sau khi ký VPA thì gỗ và sản phẩm gỗ nằm trong danh mục hàng hóa của hiệp
định (phụ lục 1) bắt buộc phải có giấy phép FLEGT. Danh mục hàng hóa trong
phụ lục 1 của VPA chính là danh mục các hàng hóa hiện nay phải làm trách nhiệm
giải trình theo quy chế gỗ EU mà hiện nay, cả 28 thành viên trong khối EU đang
áp dụng đối với các nước sản xuất và chế biến gỗ. Như vậy, các doanh nghiệp nên
theo dõi tin tức và theo sát quá trình đàm phán và các nội dung, yêu cầu để được
cấp phép FLEGT khi Việt Nam ký kết VPA.
- Vậy, theo ông, sẽ có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt
Nam có được giấy phép FLEGT để có thể vững tin bước vào thị trường EU?
Nếu nói phần trăm cụ thể thì rất khó chính xác, nhưng tôi nghĩ, phần lớn những
doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lớn của Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu này của
phía EU. Bởi lẽ, trên thực tế chúng ta thấy rằng, đối với các doanh nghiệp chế biến
gỗ lớn đang xuất khẩu vào các thị trường rất khó tính như Nhật, Mỹ, Australia…
đều đáp ứng được các yêu cầu do thị trường đó đề ra thì có cơ sở để tin rằng chắc
chắn họ sẽ đáp ứng được yêu cầu của EU. Thực tế các doanh nghiệp hiện nay vẫn
đang nhập khẩu vào EU và thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ cảu
EU. Còn đối với các doanh nghiệp không đáp ứng được thì phải tìm cách thích ứng
với nó. Tôi thấy rằng, các doanh nghiệp của chúng ta thích ứng rất nhanh với các
thay đổi của thị trường, bằng chứng là chúng ta đã đáp ứng được yêu cầu của Đạo
luật Lacey vào thị trường Mỹ, cùng với đó kim ngạch xuất khẩu gỗ, các sản phẩm
gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam vào những thị trường này vẫn tăng trưởng theo
từng năm (năm 2014 tăng 15%).
- Đó là những doanh nghiệp lớn, còn đối với những doanh nghiệp nhỏ và hộ trồng
rừng thì sao, thưa ông?
Đúng là để có được giấy phép FLEGT vào thị trường EU đối với DNNVV đặc là
các hộ trồng rừng không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, có thể họ phải liên kết đối
những doanh nghiệp lớn. Cụ thể như, các doanh nghiệp nhỏ sẽ là những đầu mối
thu mua gỗ từ phía các hộ trồng rừng, rồi phân loại, bán lại cho doanh nghiệp lớn
trên cơ sở biên bản hợp đồng rõ ràng. Ngược lại, phía doanh nghiệp lớn sẽ phải hỗ
trợ tìm đầu mối chuyên gia, mở các lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho DNNVV
cũng như các hộ trồng rừng. Mặc dù, biết rằng, trong “cuộc chơi” liên kết này
phần trăm hưởng lợi của phía doanh nghiệp nhỏ sẽ không ngang bằng với doanh
nghiệp lớn, nhưng đổi lại, họ được sự ổn định về thị trường và hơn hết là sản phẩm
gỗ của họ làm ra sẽ đến được với thị trường thế giới.
- Đây phải chăng, cũng là cách làm mà 6 quốc gia xuất khẩu gỗ vào EU đang thực
hiện, thưa ông?
Tôi thấy, ở một số nước xuất khẩu gỗ vào thị trường EU như: Indonesia, Ghana,
Cameroon, Liberia,… để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì Chính phủ nước họ đã
có chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp chế
biến gỗ và người trồng rừng, để trồng và khai thác rừng hợp pháp cũng như tạo
điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vốn cho hộ gia đình nhỏ lẻ trồng rừng đúng quy
định của pháp luật quốc tế, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, tận dụng lợi ích mà các
hiệp định thương mại mang lại. Song song với đó thì các bộ, ngành liên quan cũng
đã hỗ trợ đầu tư kỹ thuật, công nghệ cao để nghiên cứu, tuyển chọn giống cây cho
năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp
ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là đối với
quốc gia Indonesia họ đã kiểm soát chặt chẽ nguồn gỗ vận chuyển từ công ty mẹ ở
nước ngoài vào các doanh nghiệp FDI trong nước, để ngăn ngừa việc trốn thuế và
không kê khai xuất xứ gỗ nhằm bảo đảm uy tín của gỗ và sản phầm từ gỗ trong
nước trên thị trường quốc tế…
Về phía bản thân các doanh nghiệp thì họ cũng rất nỗ lực trong việc cải tiến quản
doanh nghiệp và nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ của mình để thay
thế bớt lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ông có lời khuyên gì dành cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam để chuẩn bị cho
việc chính thức tham gia vào FLEGT?
Chủ trương của Chính phủ Việt Nam khi đàm phán hiệp định này là dựa trên cơ sở
pháp luật và thực tiễn của Việt Nam, vì vậy, chắc chắn việc ký kết hiệp định này sẽ
không gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất
khẩu, chế biến gỗ của Việt Nam cần phải hiểu rằng khi đơn vị mình đã tuân thủ
đúng quy định của luật pháp Việt Nam rồi thì đó chắc chắn đã là hợp pháp. Hơn
thế nữa, tôi tin rằng, sau khi Việt Nam ký kết VPA, phía Chính phủ và các tổ chức
sẽ có các chính sách và chương trình phù hợp hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như
các hộ gia đình để họ có thể thích ứng với Hiệp định này.
- Xin cảm ơn ông!
Mai Thanh thực hiện
http://enternews.vn/hiep-dinh-vpaflegt-giay-thong-hanh-cho-go-viet-vao-eu.html

More Related Content

Similar to Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu

Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchMinh Vu
 
06 faq importing and exporting vietnamese
06 faq importing and exporting vietnamese06 faq importing and exporting vietnamese
06 faq importing and exporting vietnameseMinh Vu
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHNVo Hieu Nghia
 
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnameseMinh Vu
 
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn versionTna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn versionMinh Vu
 
Cam ket chinh, lo trinh dam phan vpa-flegt
Cam ket chinh, lo trinh dam phan vpa-flegtCam ket chinh, lo trinh dam phan vpa-flegt
Cam ket chinh, lo trinh dam phan vpa-flegtThành Nguyễn
 
Quy che go eu cong uoc cites
Quy che go eu cong uoc citesQuy che go eu cong uoc cites
Quy che go eu cong uoc citestienquangdn
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Doan Tran Ngocvu
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfDuongNero2
 

Similar to Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu (20)

Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xaCong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
 
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phapPhap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
Phap luat bai1_eu_chi_chap_nhan_go_co_nguon_goc_hop_phap
 
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpaDoanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
Doanh nghiep can chu dong tim hieu thong tin ve flegt vpa
 
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhapVov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
06 faq importing and exporting vietnamese
06 faq importing and exporting vietnamese06 faq importing and exporting vietnamese
06 faq importing and exporting vietnamese
 
Cong thuong bai2_dam_phan_vpa_con_gian_nan
Cong thuong bai2_dam_phan_vpa_con_gian_nanCong thuong bai2_dam_phan_vpa_con_gian_nan
Cong thuong bai2_dam_phan_vpa_con_gian_nan
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
05 faq due diligence, certification and enforcement of the eutr vietnamese
 
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-euVov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
Vov bai2 hiep_dinh_xuat_khau_go_giua_vn-eu
 
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn versionTna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
 
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiepVov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
Vov bai4 dn_xk_go_ky_vong_de_an_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep
 
FlegT Lecture
FlegT LectureFlegT Lecture
FlegT Lecture
 
Cam ket chinh, lo trinh dam phan vpa-flegt
Cam ket chinh, lo trinh dam phan vpa-flegtCam ket chinh, lo trinh dam phan vpa-flegt
Cam ket chinh, lo trinh dam phan vpa-flegt
 
1 thuc day thuong mai ghp va qtr hieu qua hue 7.9.2018
1 thuc day thuong mai ghp va qtr hieu qua hue 7.9.20181 thuc day thuong mai ghp va qtr hieu qua hue 7.9.2018
1 thuc day thuong mai ghp va qtr hieu qua hue 7.9.2018
 
Quy che go eu cong uoc cites
Quy che go eu cong uoc citesQuy che go eu cong uoc cites
Quy che go eu cong uoc cites
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdf
 
Flegt Lecture 3
Flegt Lecture 3Flegt Lecture 3
Flegt Lecture 3
 

More from Center for Education and Development (CED)

Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...Center for Education and Development (CED)
 

More from Center for Education and Development (CED) (16)

Rapid assessment report crd2018 en
Rapid assessment report crd2018 enRapid assessment report crd2018 en
Rapid assessment report crd2018 en
 
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
 
5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.20185 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
5 bao cao so bo ket qua khao sat doanh nghiep hue 7.9.2018
 
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.20184 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
 
3 gioi thieu ve du an fao hue 7.9.2018
3 gioi thieu ve du an fao hue 7.9.20183 gioi thieu ve du an fao hue 7.9.2018
3 gioi thieu ve du an fao hue 7.9.2018
 
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.20182 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
 
Flegt final project evaluation final 1 oct
Flegt final project evaluation final 1 octFlegt final project evaluation final 1 oct
Flegt final project evaluation final 1 oct
 
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
 
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
Go_Viet_bai7_kinh_nghiem_truyen_thong_va_thuc_day_su_hop_tac_giua_cac_ben_fle...
 
Go_Viet_bai6_can_phat_huy_het_suc_manh_nganh_go
Go_Viet_bai6_can_phat_huy_het_suc_manh_nganh_goGo_Viet_bai6_can_phat_huy_het_suc_manh_nganh_go
Go_Viet_bai6_can_phat_huy_het_suc_manh_nganh_go
 
Tbtc bai3 so82_dn_go_ngan_ngai_vi_chua_thong
Tbtc bai3 so82_dn_go_ngan_ngai_vi_chua_thongTbtc bai3 so82_dn_go_ngan_ngai_vi_chua_thong
Tbtc bai3 so82_dn_go_ngan_ngai_vi_chua_thong
 
Tbtc bai1 so42_flegt_vpa_giay_thong_hanh_de_go_viet_vao_EU
Tbtc bai1 so42_flegt_vpa_giay_thong_hanh_de_go_viet_vao_EUTbtc bai1 so42_flegt_vpa_giay_thong_hanh_de_go_viet_vao_EU
Tbtc bai1 so42_flegt_vpa_giay_thong_hanh_de_go_viet_vao_EU
 
Vov ct2 phat_thanh_ngay_ 10-07-15
Vov ct2 phat_thanh_ngay_ 10-07-15Vov ct2 phat_thanh_ngay_ 10-07-15
Vov ct2 phat_thanh_ngay_ 10-07-15
 
Tbnh bai1 dn_thac_thom_voi_dn_go_hop_phap
Tbnh bai1 dn_thac_thom_voi_dn_go_hop_phapTbnh bai1 dn_thac_thom_voi_dn_go_hop_phap
Tbnh bai1 dn_thac_thom_voi_dn_go_hop_phap
 
Dddn bai 1 lo_trinh_dam_phan
Dddn bai 1 lo_trinh_dam_phanDddn bai 1 lo_trinh_dam_phan
Dddn bai 1 lo_trinh_dam_phan
 
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
 

Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu

  • 1. Hiệp định VPA/FLEGT: “Giấy thông hành” cho gỗ Việt vào EU • >> Đẩy mạnh truyền thông cho DN trong việc thực thi FLEGT-VPA • >> Hiệp định VPA/FLEGT: Kết quả đàm phán và lộ trình tiếp theo (DĐDN) - Việc thực hiện theo Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) nhằm thực hiện chương tình Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) sẽ mang lại nhiều cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, thành viên đoàn đàm phán Việt Nam - EU với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Ông Quyền cho biết, sau chứng chỉ rừng và quản lí rừng bền vững (FSC), Chứng chỉ hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), Luật Lacey của Hoa Kỳ áp dụng cho đồ gỗ nhập khẩu vào Hoa Kỳ, thì giấy phép FLEGT là mối ràng buộc thứ 3 mà các doanh nghiệp gỗ phải tuân thủ khi xuất hàng sang các thị trường quốc tế trong đó có EU. - Vậy, sự phức tạp trong quá trình cấp giấy phép FLEGT cho doanh nghiệp được thể hiện như thế nào, thưa ông? Nội dung chính của VPA là yêu cầu nước xuất khẩu gỗ phải thiết lập một hệ thống đảm bảo về nguồn gốc hợp pháp của gỗ. Tuân thủ điều này sẽ làm thay đổi thói quen sản xuất, kinh doanh gỗ của doanh nghiệp cũng như làng nghề gỗ của Việt Nam. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gỗ có thể nhập gỗ nguyên liệu từ những vùng nguyên liệu gỗ, kể cả gỗ không có nguồn gốc rõ ràng để sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu thì sau khi VPA được ký kết, không những doanh nghiệp phải nói không với gỗ bất hợp pháp mà dự kiến khá nhiều quy định chặt chẽ của hiệp định này sẽ tác động khá lớn đến chu trình vận hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp tỏ ra quan ngại vì việc ký VPA có thể gây thêm khó khăn và thêm các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, nhưng tôi xin khẳng định rằng, đây là một lựa chọn tất yếu nếu các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm gỗ thâm nhập thị trường EU. Việc có thêm một loại giấy phép thì phát sinh thêm các loại giấy tờ, thủ tục là không thể tránh khỏi, tuy nhiên, khi đã có giấy phép FLEGT, các sản phẩm gỗ của doanh nghiệp có thể đưa vào EU mà không phải giải trình nguồn gốc gỗ như hiện nay các doanh nghiệp đang phải làm.
  • 2. - Thế nhưng, phía EU không bắt buộc 100% doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy phép này, thưa ông? Sau khi ký VPA thì gỗ và sản phẩm gỗ nằm trong danh mục hàng hóa của hiệp định (phụ lục 1) bắt buộc phải có giấy phép FLEGT. Danh mục hàng hóa trong phụ lục 1 của VPA chính là danh mục các hàng hóa hiện nay phải làm trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ EU mà hiện nay, cả 28 thành viên trong khối EU đang áp dụng đối với các nước sản xuất và chế biến gỗ. Như vậy, các doanh nghiệp nên theo dõi tin tức và theo sát quá trình đàm phán và các nội dung, yêu cầu để được cấp phép FLEGT khi Việt Nam ký kết VPA. - Vậy, theo ông, sẽ có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam có được giấy phép FLEGT để có thể vững tin bước vào thị trường EU? Nếu nói phần trăm cụ thể thì rất khó chính xác, nhưng tôi nghĩ, phần lớn những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ lớn của Việt Nam sẽ đáp ứng được yêu cầu này của phía EU. Bởi lẽ, trên thực tế chúng ta thấy rằng, đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ lớn đang xuất khẩu vào các thị trường rất khó tính như Nhật, Mỹ, Australia… đều đáp ứng được các yêu cầu do thị trường đó đề ra thì có cơ sở để tin rằng chắc chắn họ sẽ đáp ứng được yêu cầu của EU. Thực tế các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang nhập khẩu vào EU và thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ cảu EU. Còn đối với các doanh nghiệp không đáp ứng được thì phải tìm cách thích ứng với nó. Tôi thấy rằng, các doanh nghiệp của chúng ta thích ứng rất nhanh với các thay đổi của thị trường, bằng chứng là chúng ta đã đáp ứng được yêu cầu của Đạo luật Lacey vào thị trường Mỹ, cùng với đó kim ngạch xuất khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam vào những thị trường này vẫn tăng trưởng theo từng năm (năm 2014 tăng 15%). - Đó là những doanh nghiệp lớn, còn đối với những doanh nghiệp nhỏ và hộ trồng rừng thì sao, thưa ông? Đúng là để có được giấy phép FLEGT vào thị trường EU đối với DNNVV đặc là các hộ trồng rừng không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, có thể họ phải liên kết đối những doanh nghiệp lớn. Cụ thể như, các doanh nghiệp nhỏ sẽ là những đầu mối thu mua gỗ từ phía các hộ trồng rừng, rồi phân loại, bán lại cho doanh nghiệp lớn trên cơ sở biên bản hợp đồng rõ ràng. Ngược lại, phía doanh nghiệp lớn sẽ phải hỗ trợ tìm đầu mối chuyên gia, mở các lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho DNNVV cũng như các hộ trồng rừng. Mặc dù, biết rằng, trong “cuộc chơi” liên kết này phần trăm hưởng lợi của phía doanh nghiệp nhỏ sẽ không ngang bằng với doanh nghiệp lớn, nhưng đổi lại, họ được sự ổn định về thị trường và hơn hết là sản phẩm gỗ của họ làm ra sẽ đến được với thị trường thế giới. - Đây phải chăng, cũng là cách làm mà 6 quốc gia xuất khẩu gỗ vào EU đang thực hiện, thưa ông? Tôi thấy, ở một số nước xuất khẩu gỗ vào thị trường EU như: Indonesia, Ghana, Cameroon, Liberia,… để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thì Chính phủ nước họ đã có chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ và người trồng rừng, để trồng và khai thác rừng hợp pháp cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vốn cho hộ gia đình nhỏ lẻ trồng rừng đúng quy
  • 3. định của pháp luật quốc tế, bảo đảm nguồn gốc xuất xứ, tận dụng lợi ích mà các hiệp định thương mại mang lại. Song song với đó thì các bộ, ngành liên quan cũng đã hỗ trợ đầu tư kỹ thuật, công nghệ cao để nghiên cứu, tuyển chọn giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là đối với quốc gia Indonesia họ đã kiểm soát chặt chẽ nguồn gỗ vận chuyển từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp FDI trong nước, để ngăn ngừa việc trốn thuế và không kê khai xuất xứ gỗ nhằm bảo đảm uy tín của gỗ và sản phầm từ gỗ trong nước trên thị trường quốc tế… Về phía bản thân các doanh nghiệp thì họ cũng rất nỗ lực trong việc cải tiến quản doanh nghiệp và nâng cấp hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ của mình để thay thế bớt lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Ông có lời khuyên gì dành cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam để chuẩn bị cho việc chính thức tham gia vào FLEGT? Chủ trương của Chính phủ Việt Nam khi đàm phán hiệp định này là dựa trên cơ sở pháp luật và thực tiễn của Việt Nam, vì vậy, chắc chắn việc ký kết hiệp định này sẽ không gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến gỗ của Việt Nam cần phải hiểu rằng khi đơn vị mình đã tuân thủ đúng quy định của luật pháp Việt Nam rồi thì đó chắc chắn đã là hợp pháp. Hơn thế nữa, tôi tin rằng, sau khi Việt Nam ký kết VPA, phía Chính phủ và các tổ chức sẽ có các chính sách và chương trình phù hợp hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình để họ có thể thích ứng với Hiệp định này. - Xin cảm ơn ông! Mai Thanh thực hiện http://enternews.vn/hiep-dinh-vpaflegt-giay-thong-hanh-cho-go-viet-vao-eu.html