SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
Download to read offline
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY VIETNAM AIRLINES Tháng 4/2018
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN)
Giá đóng cửa
(12/4/2018)
47.800 đồng
Giá trị vốn hóa 58.884 tỷ đồng
ROE 14,62%
EPS 1.931 ngàn đồng
P/E 23.78
P/B 3.40
Cơ cấu cổ đông
Bộ giao thông vận tải 86,16%
ANA Holdings Inc 8,77%
Khác 5,07%
MỤC TIÊU PHÂN TÍCH
Phân tích tình hình tài chính của công ty hiện tại và trong dài hạn.
ĐIỂM NHẤN TÀI CHÍNH
 Tăng trưởng ổn định trong tổng tài sản trung bình 8.26%/năm từ
việc đầu tư phát triển đội tàu bay. Theo kế hoạch trong giai đoạn
2016 – 2019, VNA sẽ nâng tổng số máy bay lên 115 chiếc để thay thế
dần các máy bay đã khai thác lâu từ đó tiết kiệm được chi phí nhiên
liệu, gia tăng khả năng cung ứng và thu thêm lợi nhuận từ việc bán máy
bay.
 Tỷ lệ đòn bẩy và nợ vay còn cao. Tỷ lệ đòn bẩy trước năm 2016 ở
mức khoảng 4-5x chủ yếu là do VNA vay mua sở hữu đội tàu bay và
bắt đầu giảm những năm gần đây chỉ còn khoảng 2-3x nhờ thực hiện
nghiệp vụ Sales and Lease back. (hình tỷ lệ nợ vay)
 Biên lợi nhuận đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Tác động
đến biên lợi nhuận chủ yếu là do các yếu tố (1) áp lực cạnh tranh cao,
(2) ảnh hưởng của các chi phí, (3) biến động tỷ giá, (4) hoạt động của
Jetstar.(hình biên lợi nhuận)
 HIệu quả hoạt động đang được cải thiện. Tỷ lệ lấp đầy trong giai
đoạn 2011-2016 liên tục tăng cho cả vận tải hàng khách và hàng hóa
mặc dù khả năng cung ứng tăng.
Tổng tài sản
Tỷ đồng
Tỷ lệ nợ vay/VCSHLần
ROS
TỔNG QUAN CÔNG TY
Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam, có
thương hiệu uy tín và chất lượng tại thị trường Việt Nam và khu vực.
VNA có hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, là hãng duy
nhất tại Việt Nam có chất lượng dịch vụ đạt chuẩn 4 sao, hãng đầu tiên tại
Đông Nam Á tham gia liên minh hàng không lớn thứ 2 thế giới Skyteam.
Có mạng đường bay, đội tàu bay lớn nhất Việt Nam. Năm 2016, hãng
đang trực tiếp khai thác 94 đường bay, sở hữu 20 điểm đến trong nước và
29 điểm đến quốc tế và lên tới 1062 điểm đến trên toàn cầu thông qua liên
minh hàng không Skyteam. VNA đã vận chuyển 20,63 triệu lượt khách, vận
chuyển hàng hóa đạt 272,1 nghìn tấn lần lượt tăng 21,2% và 30,6% so với
nắm trước. Hệ số sử dụng ghế đạt 80,8%. Cuối năm 2016 dội tàu bay của
VNA có 97 tàu trong đó sở hữu là 58 tàu và thuê là 39 tàu.
Tham gia nhiều phân khúc trên chuỗi giá trị. Thông qua 20 công ty
con, công ty liên kết, VNA có thể tự cung ứng dịch vụ hõ trợ, bảo dưỡng và
vận tải. Đặc biệt ở mảng vận tải VNA tham gia trên cả phân khúc full-
service và LCC thông qua Jetstar, cả 2 đang chiếm khoảng gần 60% thị
phần vận tải hàng không tại Việt Nam.
Vietnam Airlines hoạt động trong 3 mảng kinh doanh chính:
 Vận tải hàng không. Đây là mảng chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất
của HVN, chiếm khoảng 83% tổng doanh thu năm 2017. Hiệu quả
hoạt động của mảng này phụ thuộc chính vào khách Bussiness
Travel và tăng trưởng khách du lịch, GDP bình quân đầu người.
 Hoạt động bán hàng, chủ yếu đến từ các công ty con được hợp
nhất. Trong năm 2015, tổng công ty đã thực hiện thoái vốn ở 7 trên
tổng số 13 công ty con, làm giảm doanh số bán hàng được hợp
nhất.
 Phụ trợ vận tải. Chỉ chiếm 5% doanh thu nhưng đang tăng trưởng
với tốc độ nhanh CAGR giai đoạn 2011-2017 là 11,19%. Nhìn chung
hoạt động này tăng trưởng cùng với lượng khách vận tải.
Vận chuyển khách và hàng hóa 2016
Lượt Tấn
Cơ cấu doanh thu
TỔNG QUAN NGÀNH
Đặc điểm ngành hàng không:
 Rào cản gia nhập ngành cao do yêu cầu về vốn lớn, nhân lực cần có
trình độ chuyển môn cũng như về mặt pháp lý.
 Các doanh nghiệp trong ngành có thuê tài chính chiếm tỷ trọng lớn do
đội bay chủ yếu là đi thuê.
 Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 1/3 trong giá vốn
hàng bán nhưng lại khó kiểm soát và luôn biến động.
 Khả năng đàm phán giá khi đầu tư đội bay tương đối thấp do chỉ có 2
nhà sản xuất chính là Airbus và Boeing.
 Cạnh tranh cao trên các tuyến (tuyến nội địa, quốc tế) và giữa các loại
hình full services và hàng không giá rẻ LCC.
Xu hướng hàng không đang chuyển dịch về phân khúc LCC, các hãng
hàng không giá rẻ đang tăng nhanh tại châu Á chiếm gần 60% tỷ trọng các
chuyến bay trong khu vực và 21% các chuyến bay giữa khu vực và quốc
tế.
Các hãng đang tích cực mở rộng mạng bay và đội bay để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng. Đến cuối 2015, nguồn cung đang tăng trưởng
chậm hơn so với nguồn cầu, thể hiện ở tỷ lệ lấp đầy liên tục được cải thiện
và đạt mức cao kỷ lục 80.4% trong 2015.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Tăng trưởng ổn định trong tổng tài sản trung bình 8.26%/năm từ việc
đầu tư phát triển đội tàu bay. Tổng tài sản tăng mạnh 18 ngàn tỷ trong
năm 2015 chủ yếu đến từ tài sản cố định và cho thuê tài chính. Trong giai
đoạn 2011-2015, doanh nghiệp đã đầu tư đội tàu bay từ 67 chiếc lên 86
chiếc, tính riêng trong năm 2015 doanh nghiệp đã mua thêm 3 máy bay
A321 và thuê tài chính 4 máy bay B787 đã khiến cho tổng tài sản tăng
mạnh. So với ngành tăng trưởng tài sản CAGR của VNA trong giai đoạn
2012-2016 chỉ khoảng 8,31% vẫn thấp hơn VietJet là 92% và trung bình
khu vực là khoảng 10%. Tuy nhiên tổng tài sản trong năm 2017 giảm chủ
yếu là do chi phí khấu hao, thanh lý và trong năm doanh nghiệp không
nhận thêm tàu bay mới.
Tỷ lệ đòn bẩy và nợ vay còn cao. Năm 2015, tỷ lệ nợ dài hạn tăng
mạnh từ 47% lên 54% là do việc đầu tư phát triển đội tàu bay trong giai
đoạn 2011-2015. Riêng trong năm 2015 doanh nghiệp đã mua và thuê
tổng cộng 7 chiếc làm cho nợ vay cũng như tỷ lệ đòn bẩy tăng cao tới 5x
vốn chủ sở hữu. VNA có tỷ lệ đòn bẩy cao một phần do doanh nghiệp đầu
tư sở hữu phần lớn máy bay thay vì đi thuê hoạt động. Đến cuối năm 2016,
tỷ lệ đòn bẩy chỉ còn khoảng 3x nhờ vào việc tăng vốn từ IPO và bán cổ
phần cho tập đoàn ANA. Tỷ lệ này năm 2016 vẫn còn cao hơn VIetJet
(1,4x).
Biên lợi nhuận đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Biên lợi nhuận
của VNA đã cải thiện từ 0,6% (2014) lên 3% (2016) chủ yếu đến từ tăng
trưởng chung của nền kinh tế và ngành. Tuy nhiên biên lợi nhuận năm
2016 vẫn còn thấp so với các hãng hàng không full-service như Philippine
Airlines (3.03%), Singapore Airlines (5.28%), Air China (5.99%) và thấp
hơn VietJet (9,08%). Nguyên nhân dẫn tới biên lợi nhuận của VNA thấp là:
(1) Áp lực cạnh tranh cao từ đối thủ VietJet. Lợi nhuận của doanh
nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự nổi lên của hàng không giá rẻ làm cho thị
phần của VNA liên tục suy giảm và chỉ còn hơn 40% vào năm 2016, cùng
với đó VNA phải cạnh tranh liên tục bằng cách giảm giá vé để giữ khách
hàng.
(2) Ảnh hưởng của các chi phí như khấu hao, nhiên liệu, bán hàng,
quản lý, sửa chữa. Tính đến hết năm 2016, VNA đang sở hữu 58 tàu bay
so với 5 của VietJet nên chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng đáng kể tới
7,39% so với VietJet chỉ khoảng 0,17%.
Hệ số sử dụng ghế
Trước năm 2015 chi phí nhiên liệu chiếm tới 40-45% doanh thu của VNA
do giá dầu tăng cao trong giai đoạn 2011-2014 và chỉ còn khoảng 1/3 do-
anh thu vào cuối năm 2016 do giá dầu giảm. Ngoài ra các thế hệ máy bay
mới của VNA giúp giảm tiêu hao nhiên liệu từ 20-25% so với thế hệ cũ.
Chi phí bán hàng và quản lý của VNA trong năm 2016 cao hơn hẳn Viet-
Jet nguyên nkhân là do bộ máy cồng kềnh lên tới 6.200 nhân viên so với
hơn 2.400 của VietJet.
Ngoài ra đội tàu bay của VNA già hơn so với VietJet (trung bình 5,46 so
với 3,03 năm) nên còn phải chịu chi phí sửa chữa máy bay lớn lên tới 5,7
ngàn tỷ năm 2016.
(3) Biến động tỷ giá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới lợi nhuận của VNA. Dòng tiền của doanh nghiệp chịu ảnh
hưởng lớn khi 70% chi phí được trả bằng USD, trong khi chỉ có 10-15%
nguồn thu bằng đồng tiền này. Tỷ giá năm 2016 được đánh giá là “ổn
định” khi chỉ tăng khoảng hơn 1% nhưng đã khiến VNA có khoảng lỗ
chênh lệch tỷ giá hối đoái tới hơn 1.300 tỷ đông. Đến cuối 2016, nợ thuê
tài chính có gốc ngoại tệ của VNA trị giá tới 1.529 triệu USD.
(4) Tiếp nhận Jetstar đang thua lỗ. VNA chính thức sở hữu Jetstar
với tỷ lệ 70% vào năm 2012. Nhưng cho đến tháng 9/2016 VNA đã phải
gánh khoản lỗ lũy kế của Jetstar lên đến hơn 3.600 tỷ đồng.
HIệu quả hoạt động đang được cải thiện. Tỷ lệ lấp đầy của VNA liên
tục tăng và vẫn được duy trì ở mức cao, trong năm 2016 tỷ lệ ghế lấp đầy
đạt 80,8% cho dù khả năng cung ứng tăng đáng kể (26% cho hàng hóa và
15% cho hành khách). Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng
không đang tăng đến từ:
(1) Tăng trưởng chung của nền kinh tế (GDP). Ngành công nghệp
hàng không là một trong những ngành có biến động cùng chiều với tăng
trưởng GDP. GDP Việt Nam năm 2016 là 6,21% cao hơn các nước trong
khu vực Asean như Indonesia (5,9%), Malaysia (4,8%) hay Thái Lan
(3,6%);
(2) Khu vực châu Á – Thái Bính Dương tiếp tục tăng trưởng cao thứ
2 thế giới trung bình 4,7%/năm tới năm 2035, trong đó Việt Nam đứng thứ
5 về tăng trưởng.
So sánh với tỷ lệ lấp đầy của các hãng hàng không full-service khác trong
khu vực VNA vẫn đang ở mức cao. Tỷ lệ lấp đầy của các hãng trong khu
vực khoảng 78,6%, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy của VNA vẫn thấp hơn đối thủ
trực tiếp là VietJet (88%).
XU HƯỚNG TÀI CHÍNH
Tăng trưởng ổn định trong tổng tài sản nhờ tiếp tục phát triển đội tàu
bay. Giai đoạn 2016-2019, dự kiến tài sản dài hạn sẽ tiếp tục tăng từ các
hợp đồng mua và thuê máy bay của công ty như thuê 20 tàu bay A321neo,
dự án 10 tàu bay A350-900, 8 tàu bay B787-9.
Tỷ lệ đòn bẩy và nợ vay dài hạn dự kiến sẽ giảm. Theo lộ trình đến
năm 2020 Nhà nước sẽ chỉ còn sở hữu 51% VNA cùng với việc thực hiện
nghiệp vụ Sales and Lease back trong những năm gần đây sẽ sẽ góp phần
giảm tỷ lệ đòn bẩy của VNA. Tỷ lệ đòn bẩy của VNA đã giảm về 3x năm
2016 và chỉ còn hơn 2x trong năm 2017.
Doanh thu tiếp tục tăng nhưng biên lợi nhuận có thể bị điều chỉnh.
Doanh thu dự kiến tăng đến từ (1) tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 6%/
năm trong 5 năm gần đây; (2) tăng trưởng chung của ngành. Khu vực châu
Á – Thái Bính Dương tiếp tục tăng trưởng cao thứ 2 thế giới trung bình
4,7%/năm tới năm 2035, trong đó Việt Nam đứng thứ 5 về tăng trưởng.
Những biến động có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Tăng chi phí nhiên liiệu do khả năng giá dầu. Giá dầu được dự báo sẽ
tiếp tục tăng trong năm 2018 đối lập với xu hướng giảm trong giai đoạn
2014-2016 ở mức dưới 60 USD/thùng. Chốt năm 2017, giá dầu Brent đã
tăng 17% nhờ sự cắt giảm sản lượng của các nước OPEC và Nga đến hết
Gía dầu Brent
Tỷ giá USD/VND
Sản lương ghế luân chuyển
Sản lương hàng hóa luân chuyển
năm 2018 trong khi nhu cầu lại tăng cao từ Trung Quốc.
Tỷ giá có xu hướng tăng làm tăng chi phí tài chính từ các khoản nợ có
gốc ngoại tệ. Đông USD đang mạnh lên nhờ những chính sách cải cách
thuế của Mỹ và tăng lãi suất của FED trong khi Việt Nam đang định hướng
giảm lãi suất trên nhiều lĩnh vực để phát thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong
những năm gần đây tỷ giá nhìn chung khá ổn định nhờ cơ chế tỷ giá trung
tâm +/-3% của NHNN. Tốc độ tăng tỷ giá năm 2017 khoảng hơn 1% và dự
báo tiếp tục tăng 1-2% trong năm 2018.
KẾT LUẬN
Tình hình tài chính của VNA đang được cải thiện. Tăng trưởng tài sản và cải thiện chất lượng tài sản chính là đội tàu
bay phù hợp với tốc độ phát triển của ngành. Giảm rủi ro cho doanh nghiệp nhờ giảm tỷ lệ đòn bẩy. Và hiệu quả hoạt động
liên tục được cải thiện. Tuy nhiên tăng trưởng tài sản, biên lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động vẫn còn thấp hoặc quanh mức
trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và khu vực.

More Related Content

Similar to Bai 6

Similar to Bai 6 (9)

Logistics report fpts 07.2015
Logistics report fpts 07.2015Logistics report fpts 07.2015
Logistics report fpts 07.2015
 
[UniAcademy.vn] Báo cáo ngành Logistics - FPTS - 2015
[UniAcademy.vn] Báo cáo ngành Logistics - FPTS - 2015[UniAcademy.vn] Báo cáo ngành Logistics - FPTS - 2015
[UniAcademy.vn] Báo cáo ngành Logistics - FPTS - 2015
 
Báo cáo cập nhật KQ HĐ KD Q12023 - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet.pdf
Báo cáo cập nhật KQ HĐ KD Q12023 - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet.pdfBáo cáo cập nhật KQ HĐ KD Q12023 - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet.pdf
Báo cáo cập nhật KQ HĐ KD Q12023 - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet.pdf
 
HAH_Note_4.pdf
HAH_Note_4.pdfHAH_Note_4.pdf
HAH_Note_4.pdf
 
Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam ...
Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam ...Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam ...
Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam ...
 
Hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ hàng không tại công ty, HAY!
Hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ hàng không tại công ty, HAY!Hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ hàng không tại công ty, HAY!
Hoàn thiện hoạt động cung ứng dịch vụ hàng không tại công ty, HAY!
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
Vietnam Airline IPO Presentation (Vietnamese) 2014
Vietnam Airline IPO Presentation (Vietnamese) 2014Vietnam Airline IPO Presentation (Vietnamese) 2014
Vietnam Airline IPO Presentation (Vietnamese) 2014
 
[123doc] - phan-tich-chien-luoc-cong-ty-bamboo-airways-qt-chien-luoc-2021.pdf
[123doc] - phan-tich-chien-luoc-cong-ty-bamboo-airways-qt-chien-luoc-2021.pdf[123doc] - phan-tich-chien-luoc-cong-ty-bamboo-airways-qt-chien-luoc-2021.pdf
[123doc] - phan-tich-chien-luoc-cong-ty-bamboo-airways-qt-chien-luoc-2021.pdf
 

Recently uploaded

Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Uy Hoàng
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
nLuThin
 

Recently uploaded (20)

Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
 
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdfTừ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
 
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdfCATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
 
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
 
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
 
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁIBÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
 
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdfCataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
 
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
 

Bai 6

  • 1. BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY VIETNAM AIRLINES Tháng 4/2018 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN) Giá đóng cửa (12/4/2018) 47.800 đồng Giá trị vốn hóa 58.884 tỷ đồng ROE 14,62% EPS 1.931 ngàn đồng P/E 23.78 P/B 3.40 Cơ cấu cổ đông Bộ giao thông vận tải 86,16% ANA Holdings Inc 8,77% Khác 5,07% MỤC TIÊU PHÂN TÍCH Phân tích tình hình tài chính của công ty hiện tại và trong dài hạn. ĐIỂM NHẤN TÀI CHÍNH  Tăng trưởng ổn định trong tổng tài sản trung bình 8.26%/năm từ việc đầu tư phát triển đội tàu bay. Theo kế hoạch trong giai đoạn 2016 – 2019, VNA sẽ nâng tổng số máy bay lên 115 chiếc để thay thế dần các máy bay đã khai thác lâu từ đó tiết kiệm được chi phí nhiên liệu, gia tăng khả năng cung ứng và thu thêm lợi nhuận từ việc bán máy bay.  Tỷ lệ đòn bẩy và nợ vay còn cao. Tỷ lệ đòn bẩy trước năm 2016 ở mức khoảng 4-5x chủ yếu là do VNA vay mua sở hữu đội tàu bay và bắt đầu giảm những năm gần đây chỉ còn khoảng 2-3x nhờ thực hiện nghiệp vụ Sales and Lease back. (hình tỷ lệ nợ vay)  Biên lợi nhuận đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Tác động đến biên lợi nhuận chủ yếu là do các yếu tố (1) áp lực cạnh tranh cao, (2) ảnh hưởng của các chi phí, (3) biến động tỷ giá, (4) hoạt động của Jetstar.(hình biên lợi nhuận)  HIệu quả hoạt động đang được cải thiện. Tỷ lệ lấp đầy trong giai đoạn 2011-2016 liên tục tăng cho cả vận tải hàng khách và hàng hóa mặc dù khả năng cung ứng tăng. Tổng tài sản Tỷ đồng Tỷ lệ nợ vay/VCSHLần ROS TỔNG QUAN CÔNG TY Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam, có thương hiệu uy tín và chất lượng tại thị trường Việt Nam và khu vực. VNA có hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, là hãng duy nhất tại Việt Nam có chất lượng dịch vụ đạt chuẩn 4 sao, hãng đầu tiên tại Đông Nam Á tham gia liên minh hàng không lớn thứ 2 thế giới Skyteam. Có mạng đường bay, đội tàu bay lớn nhất Việt Nam. Năm 2016, hãng đang trực tiếp khai thác 94 đường bay, sở hữu 20 điểm đến trong nước và 29 điểm đến quốc tế và lên tới 1062 điểm đến trên toàn cầu thông qua liên minh hàng không Skyteam. VNA đã vận chuyển 20,63 triệu lượt khách, vận chuyển hàng hóa đạt 272,1 nghìn tấn lần lượt tăng 21,2% và 30,6% so với nắm trước. Hệ số sử dụng ghế đạt 80,8%. Cuối năm 2016 dội tàu bay của VNA có 97 tàu trong đó sở hữu là 58 tàu và thuê là 39 tàu. Tham gia nhiều phân khúc trên chuỗi giá trị. Thông qua 20 công ty con, công ty liên kết, VNA có thể tự cung ứng dịch vụ hõ trợ, bảo dưỡng và vận tải. Đặc biệt ở mảng vận tải VNA tham gia trên cả phân khúc full- service và LCC thông qua Jetstar, cả 2 đang chiếm khoảng gần 60% thị phần vận tải hàng không tại Việt Nam. Vietnam Airlines hoạt động trong 3 mảng kinh doanh chính:  Vận tải hàng không. Đây là mảng chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của HVN, chiếm khoảng 83% tổng doanh thu năm 2017. Hiệu quả hoạt động của mảng này phụ thuộc chính vào khách Bussiness Travel và tăng trưởng khách du lịch, GDP bình quân đầu người.  Hoạt động bán hàng, chủ yếu đến từ các công ty con được hợp nhất. Trong năm 2015, tổng công ty đã thực hiện thoái vốn ở 7 trên tổng số 13 công ty con, làm giảm doanh số bán hàng được hợp nhất.  Phụ trợ vận tải. Chỉ chiếm 5% doanh thu nhưng đang tăng trưởng với tốc độ nhanh CAGR giai đoạn 2011-2017 là 11,19%. Nhìn chung hoạt động này tăng trưởng cùng với lượng khách vận tải.
  • 2. Vận chuyển khách và hàng hóa 2016 Lượt Tấn Cơ cấu doanh thu TỔNG QUAN NGÀNH Đặc điểm ngành hàng không:  Rào cản gia nhập ngành cao do yêu cầu về vốn lớn, nhân lực cần có trình độ chuyển môn cũng như về mặt pháp lý.  Các doanh nghiệp trong ngành có thuê tài chính chiếm tỷ trọng lớn do đội bay chủ yếu là đi thuê.  Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 1/3 trong giá vốn hàng bán nhưng lại khó kiểm soát và luôn biến động.  Khả năng đàm phán giá khi đầu tư đội bay tương đối thấp do chỉ có 2 nhà sản xuất chính là Airbus và Boeing.  Cạnh tranh cao trên các tuyến (tuyến nội địa, quốc tế) và giữa các loại hình full services và hàng không giá rẻ LCC. Xu hướng hàng không đang chuyển dịch về phân khúc LCC, các hãng hàng không giá rẻ đang tăng nhanh tại châu Á chiếm gần 60% tỷ trọng các chuyến bay trong khu vực và 21% các chuyến bay giữa khu vực và quốc tế. Các hãng đang tích cực mở rộng mạng bay và đội bay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Đến cuối 2015, nguồn cung đang tăng trưởng chậm hơn so với nguồn cầu, thể hiện ở tỷ lệ lấp đầy liên tục được cải thiện và đạt mức cao kỷ lục 80.4% trong 2015. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Tăng trưởng ổn định trong tổng tài sản trung bình 8.26%/năm từ việc đầu tư phát triển đội tàu bay. Tổng tài sản tăng mạnh 18 ngàn tỷ trong năm 2015 chủ yếu đến từ tài sản cố định và cho thuê tài chính. Trong giai đoạn 2011-2015, doanh nghiệp đã đầu tư đội tàu bay từ 67 chiếc lên 86 chiếc, tính riêng trong năm 2015 doanh nghiệp đã mua thêm 3 máy bay A321 và thuê tài chính 4 máy bay B787 đã khiến cho tổng tài sản tăng mạnh. So với ngành tăng trưởng tài sản CAGR của VNA trong giai đoạn 2012-2016 chỉ khoảng 8,31% vẫn thấp hơn VietJet là 92% và trung bình khu vực là khoảng 10%. Tuy nhiên tổng tài sản trong năm 2017 giảm chủ yếu là do chi phí khấu hao, thanh lý và trong năm doanh nghiệp không nhận thêm tàu bay mới. Tỷ lệ đòn bẩy và nợ vay còn cao. Năm 2015, tỷ lệ nợ dài hạn tăng mạnh từ 47% lên 54% là do việc đầu tư phát triển đội tàu bay trong giai đoạn 2011-2015. Riêng trong năm 2015 doanh nghiệp đã mua và thuê tổng cộng 7 chiếc làm cho nợ vay cũng như tỷ lệ đòn bẩy tăng cao tới 5x vốn chủ sở hữu. VNA có tỷ lệ đòn bẩy cao một phần do doanh nghiệp đầu tư sở hữu phần lớn máy bay thay vì đi thuê hoạt động. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ đòn bẩy chỉ còn khoảng 3x nhờ vào việc tăng vốn từ IPO và bán cổ phần cho tập đoàn ANA. Tỷ lệ này năm 2016 vẫn còn cao hơn VIetJet (1,4x). Biên lợi nhuận đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Biên lợi nhuận của VNA đã cải thiện từ 0,6% (2014) lên 3% (2016) chủ yếu đến từ tăng trưởng chung của nền kinh tế và ngành. Tuy nhiên biên lợi nhuận năm 2016 vẫn còn thấp so với các hãng hàng không full-service như Philippine Airlines (3.03%), Singapore Airlines (5.28%), Air China (5.99%) và thấp hơn VietJet (9,08%). Nguyên nhân dẫn tới biên lợi nhuận của VNA thấp là: (1) Áp lực cạnh tranh cao từ đối thủ VietJet. Lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự nổi lên của hàng không giá rẻ làm cho thị phần của VNA liên tục suy giảm và chỉ còn hơn 40% vào năm 2016, cùng với đó VNA phải cạnh tranh liên tục bằng cách giảm giá vé để giữ khách hàng. (2) Ảnh hưởng của các chi phí như khấu hao, nhiên liệu, bán hàng, quản lý, sửa chữa. Tính đến hết năm 2016, VNA đang sở hữu 58 tàu bay so với 5 của VietJet nên chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng đáng kể tới 7,39% so với VietJet chỉ khoảng 0,17%. Hệ số sử dụng ghế
  • 3. Trước năm 2015 chi phí nhiên liệu chiếm tới 40-45% doanh thu của VNA do giá dầu tăng cao trong giai đoạn 2011-2014 và chỉ còn khoảng 1/3 do- anh thu vào cuối năm 2016 do giá dầu giảm. Ngoài ra các thế hệ máy bay mới của VNA giúp giảm tiêu hao nhiên liệu từ 20-25% so với thế hệ cũ. Chi phí bán hàng và quản lý của VNA trong năm 2016 cao hơn hẳn Viet- Jet nguyên nkhân là do bộ máy cồng kềnh lên tới 6.200 nhân viên so với hơn 2.400 của VietJet. Ngoài ra đội tàu bay của VNA già hơn so với VietJet (trung bình 5,46 so với 3,03 năm) nên còn phải chịu chi phí sửa chữa máy bay lớn lên tới 5,7 ngàn tỷ năm 2016. (3) Biến động tỷ giá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của VNA. Dòng tiền của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn khi 70% chi phí được trả bằng USD, trong khi chỉ có 10-15% nguồn thu bằng đồng tiền này. Tỷ giá năm 2016 được đánh giá là “ổn định” khi chỉ tăng khoảng hơn 1% nhưng đã khiến VNA có khoảng lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái tới hơn 1.300 tỷ đông. Đến cuối 2016, nợ thuê tài chính có gốc ngoại tệ của VNA trị giá tới 1.529 triệu USD. (4) Tiếp nhận Jetstar đang thua lỗ. VNA chính thức sở hữu Jetstar với tỷ lệ 70% vào năm 2012. Nhưng cho đến tháng 9/2016 VNA đã phải gánh khoản lỗ lũy kế của Jetstar lên đến hơn 3.600 tỷ đồng. HIệu quả hoạt động đang được cải thiện. Tỷ lệ lấp đầy của VNA liên tục tăng và vẫn được duy trì ở mức cao, trong năm 2016 tỷ lệ ghế lấp đầy đạt 80,8% cho dù khả năng cung ứng tăng đáng kể (26% cho hàng hóa và 15% cho hành khách). Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không đang tăng đến từ: (1) Tăng trưởng chung của nền kinh tế (GDP). Ngành công nghệp hàng không là một trong những ngành có biến động cùng chiều với tăng trưởng GDP. GDP Việt Nam năm 2016 là 6,21% cao hơn các nước trong khu vực Asean như Indonesia (5,9%), Malaysia (4,8%) hay Thái Lan (3,6%); (2) Khu vực châu Á – Thái Bính Dương tiếp tục tăng trưởng cao thứ 2 thế giới trung bình 4,7%/năm tới năm 2035, trong đó Việt Nam đứng thứ 5 về tăng trưởng. So sánh với tỷ lệ lấp đầy của các hãng hàng không full-service khác trong khu vực VNA vẫn đang ở mức cao. Tỷ lệ lấp đầy của các hãng trong khu vực khoảng 78,6%, tuy nhiên tỷ lệ lấp đầy của VNA vẫn thấp hơn đối thủ trực tiếp là VietJet (88%). XU HƯỚNG TÀI CHÍNH Tăng trưởng ổn định trong tổng tài sản nhờ tiếp tục phát triển đội tàu bay. Giai đoạn 2016-2019, dự kiến tài sản dài hạn sẽ tiếp tục tăng từ các hợp đồng mua và thuê máy bay của công ty như thuê 20 tàu bay A321neo, dự án 10 tàu bay A350-900, 8 tàu bay B787-9. Tỷ lệ đòn bẩy và nợ vay dài hạn dự kiến sẽ giảm. Theo lộ trình đến năm 2020 Nhà nước sẽ chỉ còn sở hữu 51% VNA cùng với việc thực hiện nghiệp vụ Sales and Lease back trong những năm gần đây sẽ sẽ góp phần giảm tỷ lệ đòn bẩy của VNA. Tỷ lệ đòn bẩy của VNA đã giảm về 3x năm 2016 và chỉ còn hơn 2x trong năm 2017. Doanh thu tiếp tục tăng nhưng biên lợi nhuận có thể bị điều chỉnh. Doanh thu dự kiến tăng đến từ (1) tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 6%/ năm trong 5 năm gần đây; (2) tăng trưởng chung của ngành. Khu vực châu Á – Thái Bính Dương tiếp tục tăng trưởng cao thứ 2 thế giới trung bình 4,7%/năm tới năm 2035, trong đó Việt Nam đứng thứ 5 về tăng trưởng. Những biến động có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận: Tăng chi phí nhiên liiệu do khả năng giá dầu. Giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018 đối lập với xu hướng giảm trong giai đoạn 2014-2016 ở mức dưới 60 USD/thùng. Chốt năm 2017, giá dầu Brent đã tăng 17% nhờ sự cắt giảm sản lượng của các nước OPEC và Nga đến hết Gía dầu Brent Tỷ giá USD/VND Sản lương ghế luân chuyển Sản lương hàng hóa luân chuyển
  • 4. năm 2018 trong khi nhu cầu lại tăng cao từ Trung Quốc. Tỷ giá có xu hướng tăng làm tăng chi phí tài chính từ các khoản nợ có gốc ngoại tệ. Đông USD đang mạnh lên nhờ những chính sách cải cách thuế của Mỹ và tăng lãi suất của FED trong khi Việt Nam đang định hướng giảm lãi suất trên nhiều lĩnh vực để phát thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây tỷ giá nhìn chung khá ổn định nhờ cơ chế tỷ giá trung tâm +/-3% của NHNN. Tốc độ tăng tỷ giá năm 2017 khoảng hơn 1% và dự báo tiếp tục tăng 1-2% trong năm 2018. KẾT LUẬN Tình hình tài chính của VNA đang được cải thiện. Tăng trưởng tài sản và cải thiện chất lượng tài sản chính là đội tàu bay phù hợp với tốc độ phát triển của ngành. Giảm rủi ro cho doanh nghiệp nhờ giảm tỷ lệ đòn bẩy. Và hiệu quả hoạt động liên tục được cải thiện. Tuy nhiên tăng trưởng tài sản, biên lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động vẫn còn thấp hoặc quanh mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và khu vực.