SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI : ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI
NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE:LUANVANLUAT.COM
‘
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở
hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã
có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực
quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,
người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại
hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng
rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội.
Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm,
dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một
sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về
vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được
đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn
trong cạnh tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài.
Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá,
lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và
quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc
đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần
khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình
Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc
sản xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn
hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận
thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây
dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại
không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước
hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của
pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp
đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liên
quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ.
Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với
nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” với mong
muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn
hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đó
mong góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sở
hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu
biết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giải
quyết được những vấn đề của thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sở hữu
công nghiệp nói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Với đề tài: “Điều
kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam”, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu về các điều kiện để dấu hiệu được
công nhận là nhãn hiệu, đây là một nội dung trong nhiều nội dung của vấn đề
bảo hộ nhãn hiệu. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở học hỏi và rút kinh nghiệm
từ những nghiên cứu trước đây.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu với hai mục đích chính đó là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá
các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật
về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề mang tính lý
luận về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong Luật Sở hữu trí
tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quy
định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về điều kiện bảo hộ đối với nhãn
hiệu, đồng thời nghiên cứu những quy định về nhãn hiệu của pháp luật Việt
Nam trong sự so sánh, đối chiếu với những quy định của điều ước quốc tế và của
pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Với đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam”, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu
Ở chương này, tác giả giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về nhãn hiệu
như khái niệm nhãn hiệu, các loại nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với một số
đối tượng sở hữu công nghiệp khác.
Chương 2: Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Ở chương này, tác giả trình bày, phân tích những vấn đề lý luận về điều
kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá những quy định của pháp luật về
điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
Qua một số nhận xét, đánh giá được đưa ra ở Chương 2, Chương 3 sẽ đưa
ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật sở hữu trí
tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU
1.1. Khái niệm nhãn hiệu
1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (TRIPs) có hiệu lực từ khi thành lập WTO ngày 1/1/1995. Cho đến nay,
Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ. Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả
và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế (bao gồm cả bảo hộ giống
cây trồng mới), kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích
hợp, thông tin bí mật.
Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm nhãn hiệu
hàng hóa. Và cho đến nay khái niệm này vẫn được xem là khái niệm khái quát,
toàn diện nhất và mang tính quy chuẩn.
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 15b của Hiệp định TRIPs có quy định: “Bất kỳ
một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh
nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả
tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như
tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu.
Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc
dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký
phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được xác định thông qua quá trình sử dụng.
Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu
phải là dấu hiệu nhìn thấy được” [29].
Qua khái niệm nhãn hiệu của Hiệp định TRIPs thì nhãn hiệu có các yếu tố
sau:
- Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào đó có khả năng phân
biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của
doanh nghiệp khác (đương nhiên phải được hiểu đây là hàng hóa, dịch vụ cùng
loại, vì nếu không cùng loại sẽ mất đi ý nghĩa phân biệt của nhãn hiệu và không
có tính cạnh tranh trong thương mại) [10, tr 7];
- Các loại dấu hiệu có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu có thể bao
gồm các dấu hiệu nhìn thấy và không nhìn thấy được: đó có thể là các từ, kể cả
tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như
tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó;
- Yêu cầu đối với dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu được xác định rõ, trong đó
điều quan trọng cơ bản là các dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu phải có khả năng
được đăng ký là nhãn hiệu.
Có thể thấy khái niệm NHHH trong Hiệp định TRIPs được quy định rất
khái quát và do đó mang tính quy chuẩn. Việc xác định một dấu hiệu bất kỳ có
thể đăng ký làm NHHH hay không sẽ căn cứ vào tính phân biệt của các dấu hiệu
đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong các quy định tương ứng của TRIPs là bất kỳ
một dấu hiệu nào, cho dù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay mùi có khả năng
phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ
cùng loại của doanh nghiệp khác đều được coi là NHHH. Ðây cũng là cách tiếp
cận chung của các nước khi định nghĩa NHHH trong pháp luật của mình. Tuy
nhiên, các nước cũng có những quan điểm khác nhau liên quan đến những dấu
hiệu có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp. Sự khác
biệt này đôi khi bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế hay mức độ đa dạng của nền
kinh tế. Vì thế, hiện nay bên cạnh những dấu hiệu truyền thống như tên gọi, hình
ảnh, còn tồn tại các dấu hiệu đặc biệt khác như hình ảnh ba chiều, màu sắc, âm
thanh, mùi, khẩu hiệu, đây là được gọi là nhãn hiệu đặc biệt.
Hiện nay trên thế giới, nhất là ở một số quốc gia phát triển đã công nhận
các dấu hiệu đặc biệt này được đăng ký là nhãn hiệu như nhãn hiệu 3D, nhãn
hiệu màu sắc, nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu âm thanh, ngoài ra còn có nhãn hiệu kỹ
thuật tạo ảnh 3 chiều bằng ánh sáng, nhãn hiệu hình ảnh hoạt hình [14]. Tuy
rằng, số lượng các nhãn hiệu đặc biệt đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ còn
hạn chế và qua những thủ tục phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với các dấu hiệu
thông thường, nhưng qua đó có thể thấy rằng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu trên
thế giới đã mở rộng phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu.
Ví dụ: Công ty Nokia, Phần Lan đã đăng ký nhãn hiệu cho nhạc hiệu của
mình – nhãn hiệu âm thanh số 001040955 ngày 30/10/2000 [31].
1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu
Hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trực
tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu ở Liên Minh Châu Âu (EC) đó là Văn bản
hướng dẫn năm 2008/95/EC về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu của các quốc gia
thành viên [22] (thay thế cho văn bản 89/104/EEC ngày 21 tháng 12 năm 1988)
và Quy định của Hội đồng số 207/2009 ngày 26 tháng 2 năm 2009 về nhãn hiệu
cộng đồng [23] (thay thế cho quy định số 40/94 ngày 20 tháng 12 năm 1993).
Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC được ban hành không phải nhằm mục đích
thống nhất tất cả các hệ thống pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia.
Mục đích của nó chỉ là hướng đến cố gắng làm giảm đi sự khác biệt giữa các hệ
thống nhãn hiệu hàng hóa quốc gia là nguyên nhân gây ra những rào cản cho
thương mại và ảnh hưởng đến sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ cũng như
hạn chế sự phát triển của các thị trường đơn lẻ.
Quy định số 207/2009 của Hội đồng Châu Âu về nhãn hiệu cộng đồng
(CTMR) cũng đưa ra những nguyên tắc chung nhất về bảo hộ nhãn hiệu hàng
hóa cộng đồng, và những phương thức và trình tự cụ thể của quá trình đăng ký
và bảo hộ quốc tế đối với đối tượng này ở khu vực châu Âu sẽ được quy định
bởi pháp luật quốc gia.
Tại Điều 2 Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC thì nhãn hiệu được định nghĩa
như sau: “Một nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng thể
hiện dưới dạng đồ họa, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các phác họa hình ảnh,
từ ngữ, các chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao gói của hàng hóa mà
các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh
doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể kinh doanh khác” 1
.
Về cơ bản, các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Liên Minh
Châu Âu có sự kế thừa và phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đó là thừa
nhận các dấu hiệu truyền thống như từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các
yếu tố hình họa, đồng thời cũng có sự mở rộng, phát triển thêm những dấu hiệu
mới có khả năng đáp ứng yêu cầu đăng ký nhãn hiệu như dấu hiệu âm thanh,
hình ảnh ba chiều, màu sắc. TRIPs chỉ rõ rằng chỉ riêng màu sắc không có sự kết
hợp với từ ngữ, hình ảnh (trong tiếng Anh là “colour per se”) “có thể đăng ký là
nhãn hiệu hàng hóa” (khoản 1 Điều 15b), mặc dù không nêu vấn đề bảo hộ đối
với nhãn hiệu đơn sắc. Tuy nhiên, EC công nhận rằng: “ thực chất một nhãn
hiệu màu sắc là nhãn hiệu bao gồm một màu hoặc nhiều màu, bất kể nó có hình
hoặc hình dạng nào đặc biệt” 2
và có thể tạo thành nhãn hiệu hàng hóa [13, tr
32]. Điều này cho thấy phạm với bảo hộ nhãn hiệu ở Cộng đồng Châu Âu được
mở rộng phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như nền kinh
tế tại Liên minh Châu Âu.
1
Nguyên gốc tiếng Anh: Signs of which a trade mark may consist: “A trade mark may consist
of any signs capable of being represented graphically, particularly words, including personal
names, designs, letters, numerals, the shape of goods or of their packaging, provided that
such signs are capable of distinguishing the goods or services of one undertaking from those
of other undertakings”.
2
Nguyên gốc tiếng Anh: “a colour mark per se is a mark composed of one colour or several
colours, regardless of any specific shape or configuration”.
Tại EC, nhãn hiệu màu đơn sắc đầu tiên được đăng ký năm 1999 cho màu
hoa tử đinh hương - màu đỏ tía [13, tr 32]. Nhãn hiệu mùi không được đề cập
trong luật nhãn hiệu hàng hóa của EC và cả trong hướng dẫn của Cơ quan hài
hòa hóa thị trường nội địa OHIM (The Office for Harmonization in the Internal
Market - đây là cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công
nghiệp có giá trị thi hành và bảo hộ trên toàn lãnh thổ EU, dưới sự quản lý của
Uỷ ban Châu Âu). Thực tế cũng chỉ ra rằng rất khó để đăng ký dấu hiệu mùi như
là nhãn hiệu hàng hóa. Năm 1999, lần đầu tiên Liên minh Châu Âu cho phép
đăng ký nhãn hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tennis [3, tr 69].
1.1.3. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ
Việc thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu ở Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu
dựa trên những quy định của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa năm 1946 mà nó
được biết đến với tên gọi Đạo luật Lanham và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần
trong quá trình áp dụng [24].
Đạo luật Lanham quy định khái niệm nhãn hiệu tại phần 15 U.S.C. § 1127
như sau: “ Nhãn hiệu bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ, hoặc
sự kết hợp giữa chúng mà – (1) được sử dụng bởi một người, hoặc (2) được một
người có ý định trung thực là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo
luật này – để xác định và phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm các hàng
hóa cụ thể với những hàng hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi
những người khác và để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa thậm chí khi mà không
xác định được nguồn gốc đó” 3
.
Như vậy, cả dấu hiệu được dùng hoặc có ý định dùng trong hoạt động
thương mại nhằm xác định mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ với người có
3
Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C. § 1127 : “The term “trademark” includes any word,
name, symbol, or device, or any combination thereof - (1) used by a person, or (2) which a
person has a bona fide intention to use in commerce and applies to register on the principal
register established by this Act, to identify and distinguish his or her goods, including a
unique product, from those manufactured or sold by others and to indicate the source of the
goods, even if that source is unknown”.
quyền sử dụng dấu hiệu đó đều được đăng ký làm nhãn hiệu. Theo khái niệm
này, pháp luật Hoa kỳ cũng chỉ coi những yếu tố phổ biến như từ, tên gọi, biểu
tượng, hình vẽ và sự kết hợp giữa chúng mới có khả năng đăng ký làm nhãn
hiệu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới
trên nhiều lĩnh vực trong đó có bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu, vì thế, trong quá trình thực thi, để theo kịp với trình độ phát triển của đất
nước, luật Lanham đã được sửa đổi nhiều lần [11, tr 5].
Theo mục 15 U.S.C. §1052 Luật nhãn hiệu hàng hóa 1946 thì: “không có
nhãn hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với hàng hóa
của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào sổ đăng ký…” 4
. Vận dụng quy
định của điều luật này, những yếu tố mới như âm thanh, mùi đã được đăng ký
làm nhãn hiệu tại Hoa Kỳ. Quy định có tính mở trên đây là hoàn toàn phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế của Hoa Kỳ và đòi hỏi thực tế.
Tóm lại, qua tìm hiểu khái niệm nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs cũng như
pháp luật của Cộng đồng Châu Âu và Hoa kỳ có thể thấy rằng: Luật pháp quốc
tế và các nước đều xác định rõ nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ
thể kinh doanh khác. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhãn hiệu thực hiện chức
năng của mình, tránh sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi nhãn hiệu được đưa
ra thị trường.
Việc phân tích và so sánh khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của
các Điều ước quốc tế và các nước trên thế giới là rất cần thiết và quan trọng đối
với sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, giúp các nhà làm
4
Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C. §1052: “No trademark by which the goods of the
applicant may be distinguished from the goods of others shall be refused registration on the
principal register on account of its …”.
luật trong việc phân tích và xây dựng, đổi mới chính sách, pháp luật về bảo hộ
nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung.
1.1.4. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm nhãn hiệu mới xuất hiện từ khoảng hơn 20 năm
trở lại đây, với việc mở cửa nền kinh tế, tăng tốc cạnh tranh và nhất là với sự
xâm nhập của các hàng hóa nước ngoài. Trong bối cảnh đó, nhãn hiệu đang dần
chiếm một chỗ đứng vững chắc và ngày càng được khách hàng cân nhắc đến khi
lựa chọn sản phẩm.
a.SơlượcvềcácquyđịnhphápluậtvềkháiniệmnhãnhiệutrướcLuậtSởhữuTrítuệ2005
Sự hình thành của pháp luật sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng
hóa ở nước ta được đánh dấu bằng việc Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ)
ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, ban hành kèm theo Nghị định
197/HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng, đã được sửa
đổi bổ sung tại Nghị định 84/HĐBT ngày 20 tháng 03 năm 1990 về việc sửa đổi
bổ sung Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế,
Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về giải pháp hữu ích, Điều lệ về kiểu
dáng công nghiệp, Điều lệ về mua bán li-xăng. Đây là văn bản quy phạm pháp
đầu tiên ở nước ta quy định chi tiết về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Theo đó, tại
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 197/HĐBT quy định: “Nhãn hiệu hàng hoá được
bảo hộ pháp lý là những dấu hiệu được chấp nhận có thể là từ ngữ, hình ảnh,
hình vẽ, hình nổi... hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều màu sắc kết hợp”. Do đó, điều kiện để một dấu hiệu được bảo hộ là
nhãn hiệu hàng hóa theo khái niệm này đó là “dấu hiệu được chấp nhận…”.
Quy định này chưa thể hiện được chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu đó là
chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác
nhau, đồng thời thuật ngữ “dấu hiệu được chấp nhận” trong khái niệm này
không rõ ràng, gây khó hiểu cho các chủ sở hữu nhãn hiệu khi lựa chọn các dấu
hiệu để đăng ký nhãn hiệu.
Đến ngày 28 tháng 1 năm 1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp
lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh, khái niệm
nhãn hiệu hàng hóa được quy định như sau: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu
hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết
hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Khái niệm đã
khắc phục được hạn chế của khái niệm trong Nghị định 197/HĐBT khi quy định
về dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nhãn hiệu, đây là quy định
tiến bộ và còn được áp dụng ở các văn bản pháp luật sau này. Tuy nhiên, các
dấu hiệu được quy định dùng làm nhãn hiệu hàng hóa còn rất hạn chế : “có thể
là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc”.
Pháp lệnh này cùng các văn bản khác đã đặt nền tảng cho một hệ thống văn
bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung
và nhãn hiệu hàng hóa nói chung. Tuy nhiên, hệ thống các quy định nằm rải rác,
tản mạn trong rất nhiều văn bản nhưng chủ yếu là các văn bản dưới luật, hiệu
lực thi hành không cao, từ đó gây khó khăn cho cơ quan nhà nước cũng như cho
người thi hành.
Đến năm 1995, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định trong văn bản
quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất đó là Bộ luật dân sự năm 1995.
Điều 785 BLDS 1995 đã quy định: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp
các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Khái niệm này
tương tự như khái niệm quy định tại Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy
nhiên, có thể thấy rằng khái niệm NHHH quy định trong BLDS 1995 là khá phù
hợp với quy định trong Hiệp định TRIPs khi đưa ra hai nội dung:
- Nội dung thứ nhất: quy định nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu. Dấu hiệu
dùng làm nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ có thể là từ ngữ, chữ cái, chữ số hoặc là
sự kết hợp bất kì của hai hay nhiều yếu tố đó với nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn
hiệu có thể là tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình họa của hàng hoá hoặc bao bì.
Tức là dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể gắn liền với sản phẩm, dịch vụ bằng
cách dán, in lên hàng hoá, trên bao bì hay là chính hình dạng của hàng hoá, hoặc
dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể không cần gắn liền với hàng hoá, dịch vụ,
đó là trường hợp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm bằng băng rôn, truyền hình.
Tuy nhiên, các dấu hiệu được quy định dùng làm nhãn hiệu hàng hoá trong
BLDS 1995 là rất hạn chế (từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó) so
với các quy định phong phú và mở rộng của TRIPs (bất kì một dấu hiệu nào kể
cả chữ cái, chữ số cũng được coi là dấu hiệu được bảo hộ). Điều này có nghĩa là
các doanh nghiệp có ít sự lựa chọn hơn khi xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, họ
không thể chọn các dấu hiệu nằm ngoài các dấu hiệu đã được liệt kê tại Điều
785 BLDS 1995. Trong tình hình lúc bấy giờ của Việt Nam thì 3 loại dấu hiệu
này có lẽ là khá phù hợp. Tuy nhiên trong tương lai với sự phát triển của nền
kinh tế, khi mà các dấu hiệu ngày càng phong phú, các nhà sản xuất ngày càng
mong muốn tìm kiếm các nhãn hiệu mới lạ, độc đáo, hấp dẫn cho các sản phẩm
của mình để thu hút công chúng thì Việt Nam sẽ chưa thể bắt nhịp với thế giới.
- Nội dung thứ hai: quy định về chức năng và mục đích của nhãn hiệu hàng
hoá là để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh
doanh khác nhau.
Trong khi đó, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (HĐTM) là một
hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam ký kết với nước ngoài lần
đầu tiên có ghi nhận và quy định quyền sở hữu trí tuệ trong một chương riêng
(Chương II) với 18 điều, trong đó có Điều 6 đề cập cụ thể riêng về nhãn hiệu
hàng. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6: "Nhãn hiệu hàng hóa được cấu
thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dầu hiệu có khả năng phân
biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người
khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình ảnh, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình
hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu hàng
hóa bao gồm nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận”.
Như vậy, HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ đưa ra khái niệm NHHH có tính xác
định các loại dấu hiệu, nhưng đã được mở rộng hơn so với quy định của BLDS
1995. Ngoài ra, Hiệp định còn phân loại nhãn hiệu thành nhãn hiệu hàng hoá,
nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, trong khi theo quy
định tại Điều 785 BLDS 1995 khi đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa, không chỉ rõ
có bao gồm nhãn hiệu dịch vụ hay không và vấn đề này chỉ được quy định tại
Điều 2.7 Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996. Khái niệm nhãn hiệu
hàng hóa này đã thể hiện được tinh thần của Hiệp định TRIPs.
b. Khái niệm nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế, sự ra đời Bộ luật dân sự 2005 và đặc biệt Luật Sở hữu trí tuệ
được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2006 đánh dấu
bước phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cùng với đó, nhãn hiệu
được nhìn nhận một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Cùng với Luật Sở hữu trí tuệ
2005, còn có các văn bản pháp luật điều chỉnh về nhãn hiệu nói riêng và sở hữu
công nghiệp nói chung đó là: Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Thông tư của Bộ khoa học và
Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
Khái niệm nhãn hiệu theo Luật SHTT Việt Nam 2005 được quy định cụ thể
tại Khoản 16 Điều 4 phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Ðây
là một quy định đã mang tính khái quát hơn rất nhiều so với quy định của BLDS
1995 khi sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” thay cho “nhãn hiệu hàng hoá” và
không hề giới hạn các dấu hiệu có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Như vậy,
quy định này cho phép các doanh nghiệp có thể hiểu được một cách mở rộng là
“bất kỳ dấu hiệu nào” chỉ cần có khả năng phân biệt sản phẩm của mình với sản
phẩm của doanh nghiệp khác là có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Từ đó, các
doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tạo ra một dấu ấn cho sản
phẩm của mình. Việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” để thay cho thuật ngữ
“nhãn hiệu hàng hóa” trong hệ thống pháp luật hiện hành đã tránh được tình
trạng dễ gây sự hiểu lầm là thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” chỉ được sử dụng
cho hàng hóa mà không bao gồm nhãn hiệu sử dụng trong dịch vụ của người áp
dụng (trong Nghị định số 63/CP đã phải có giải thích “nhãn hiệu hàng hóa được
hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ”). Đồng thời, việc sử dụng thuật ngữ
“nhãn hiệu” còn phù hợp với các thuật ngữ được sử dụng cho các loại nhãn hiệu
khác như “nhãn hiệu tập thể”, “nhãn hiệu liên kết”, “nhãn hiệu nổi tiếng” [4, tr
319, 320].
Tuy nhiên, khái niệm này không quy định rõ các dấu hiệu cấu thành nhãn
hiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn
hiệu. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà sản xuất, kinh doanh khi có
nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Do không có quy
định cụ thể nên các chủ thể có thể tùy nghi đăng ký những dấu hiệu bất kỳ theo
ý chí của họ, điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho cơ quan đăng ký khi phải
xem xét, tra cứu, đánh giá những dấu hiệu đó có khả năng đăng ký làm nhãn
hiệu hay không? [10, tr 12]. Do đó việc quy định điều kiện để một nhãn hiệu
được bảo hộ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Điều 72 Luật SHTT đã quy định
cụ thể vấn đề này. Theo đó: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện
sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều màu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác”.
Như vậy, Điều 72 Luật SHTT đã làm rõ về các dấu hiệu có thể được bảo hộ
là nhãn hiệu. Đây là hành lang pháp lý để các nhà sản xuất, kinh doanh tạo lập
một nhãn hiệu phù hợp. Theo đó, không phải bất kỳ các dấu hiệu nào cũng có
thể được sử dụng và được bảo hộ là nhãn hiệu mà pháp luật đặt ra những yêu
cầu cụ thể đối với chúng. Đầu tiên, đó là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được,
tức pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thị
giác. Điều kiện thứ hai bắt buộc để một dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu đó là
khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác
nhau.
Trong Luật SHTT 2005, các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đã được quy
định chi tiết, rõ ràng và đầy đủ hơn so với quy định tại BLDS 1995. Tuy nhiên,
cũng giống như BLDS 1995 và Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các
dấu hiệu mới mà thế giới đã thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu như nhãn hiệu âm
thanh, mùi, bản thân màu sắc hoặc sự kết hợp của các màu sắc với nhau chưa
được quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam.
1.2. Các loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với lý luận và thực tiễn
bảo hộ nhãn hiệu. Dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu, pháp luật thế
giới và pháp luật Việt Nam đều quy định về các loại nhãn hiệu sau: nhãn hiệu
hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu
liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
1.2.1. Nhãn hiệu hàng hóa (trademarks)
Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người
sản xuất khác nhau [2, tr 94]. Thông thường, nhãn hiệu hàng hóa chỉ dùng cho
hàng hóa là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm do con người sản
xuất, chế tạo ra. Điều này không có nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa phải thông tin
cho người tiêu dùng về người thực sự đã sản xuất ra sản phẩm hoặc thậm chí
người bán sản phẩm. Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa có thể được gắn trực tiếp
trên hàng hóa hay trên bao bì của sản phẩm hàng hóa đó. Ví dụ: nhãn hiệu Trung
Nguyên cho sản phẩm cà phê, hay Toyota cho ô tô.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng đang đứng trước sự
bùng nổ các loại nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Do vậy, để người tiêu dùng
chọn đúng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình thì việc xây dựng, đăng
ký và bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp mình có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
1.2.2. Nhãn hiệu dịch vụ (Service marks)
Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh
doanh khác nhau cung cấp [2, tr 94]. Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là những
sản phẩm vô hình do một người hay một tổ chức doanh nghiệp đứng ra thực
hiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người trong xã hội. Nhãn hiệu dịch vụ
thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch
vụ đó có thể nhận thấy dễ dàng. Tuy nhiên, nhãn hiệu dịch vụ ở đây phải là
những hoạt động thực tế của những dịch vụ mang tính độc lập. Trong điều kiện
đời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng cao như hiện nay thì các loại hình
dịch vụ ngày càng trở nên phong phú (ví dụ: các dịch vụ pháp lý; bảo hiểm; bán
buôn, bán lẻ; thông tin liên lạc, vận chuyển…), tăng cả về số lượng, chất lượng
và mức độ cạnh tranh giữa các loại dịch vụ cũng trở nên gay gắt.
Ví dụ: cũng là dịch vụ vận chuyển hàng không nhưng thông qua nhãn hiệu
người sử dụng dịch vụ biết và phân biệt được dịch vụ của Vietnam Airlines và
Jetstar Pacific Airlines.
1.2.3. Nhãn hiệu tập thể (Collective marks)
Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005 có quy định: “Nhãn hiệu tập thể là
nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức
là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không
phải là thành viên của tổ chức đó”.
Nhãn hiệu tập thể được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ. Nhãn hiệu tập
thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất (thường là một hiệp hội, hợp
tác xã, tổng công ty…), trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung về
việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn
gốc, phương pháp sản xuất…) và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu
nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. Quyền sở hữu
nhãn hiệu tập thể tùy từng trường hợp có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đại diện
hợp pháp cho tập thể đó. Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân
theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn
hiệu tập thể. Trong một nhãn hiệu tập thể thì nhiều người cùng có thể cùng sử
dụng một loại nhãn hiệu. Nhưng khi tập thể sử dụng nhãn hiệu này mà với tư
cách nhân danh tập thể thì lúc này nhãn hiệu sẽ được xem là một nhãn hiệu bình
thường mà không được xem là nhãn hiệu tập thể, vì nhãn hiệu chỉ do một chủ
thể duy nhất, nhân danh bản thân sử dụng. Nhãn hiệu tập thể có tác dụng thông
báo cho người sử dụng về những khía cạnh đặc trưng của sản phẩm mà nhãn
hiệu tập thể được sử dụng. Trong trường hợp như vậy, việc tạo ra một nhãn hiệu
tập thể không chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước và có thể trên
thị trường quốc tế mà còn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa những nhà sản
xuất trong nước. Việc tạo nhãn hiệu tập thể, trên thực tế phải đi kèm với sự phát
triển các tiêu chuẩn nhất định cùng với một chiến lược chung. Khi đó, nhãn hiệu
tập thể mới có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho phát triển trong nước.
Ví dụ: Nhãn hiệu Gạo Bao Thai Định Hoá và hình là nhãn hiệu tập thể của
tỉnh Thái Nguyên số bằng: 4-0090842-000, ngày cấp bằng: 26/10/2007. Đây là
nhãn hiệu tập thể thứ hai của tỉnh Thái Nguyên được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu tập thể sau Chè Thái Nguyên (Số bằng: 4-0084266-000, ngày cấp
bằng : 26/12/2006) [26].
1.2.4. Nhãn hiệu chứng nhận (Certification marks)
Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Nhãn hiệu chứng nhận là
nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về
xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp
dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng
hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát,
chứng nhận chất lượng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chức
này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu
hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng
nhân đặt ra. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy
định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch
vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế
sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận tương ứng. Sự khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu
tập thể là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể do các thành viên của tổ chức tập thể sử
dụng, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai có sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn định sẵn. Nhãn hiệu chứng nhận hầu
như không được đề cập đến trong các điều ước quốc tế, kể cả Hiệp định TRIPs.
Ví dụ: Nhãn hiệu BaVi Cows Milk Sữa bò Ba Vì và hình (số bằng: 4-
0118140-000, ngày cấp bằng: 20/01/2009) hay nhãn hiệu Rau Đà Lạt Vegetable
và hình (số bằng: 4-0135739-000, ngày cấp bằng: 23/10/2009) là những nhãn
hiệu chứng nhận [25].
1.2.5. Nhãn hiệu liên kết
Theo Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định thì: “Nhãn hiệu liên kết
là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho
sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”.
Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhãn hiệu.
Đó là chủ nhãn hiệu sẽ không cần phải xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từng
nhãn hiệu riêng biệt, do đó tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, khuếch trương
được nhanh chóng uy tín thương mại của mình. Việc sử dụng nhãn hiệu liên kết
tạo uy tín cho những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nhãn hiệu đã
từng được biết đến và chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Nhãn hiệu
liên kết cũng hạn chế tối đa việc các chủ sở hữu sản xuất kinh doanh khác lợi
dụng uy tín của nhãn hiệu mà đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm
lẫn cho người tiêu dùng và thiệt hại cho chủ nhãn hiệu.
Trên thị trường ta có thể bắt gặp rất nhiều nhãn hiệu liên kết như: Nhãn
hiệu Sony của công ty điện tử Sony được dùng cho tất cả các mặt hàng của hàng
như tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ. Hay công ty Toyota với các nhãn hiệu liên
kết: Toyota Camry, Toyota Vios, Toyota Innova…
1.2.6. Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ thực hiện tốt chức năng phân biệt của nhãn
hiệu mà còn là cam kết về chất lượng và những phẩm chất khác của sản phẩm,
của nhà sản xuất sản phẩm đối với người tiêu dùng. Nó chiếm lĩnh cả một thị
trường rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia sản xuất ra loại hàng
hóa, sản phẩm đó. Nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những thành quả đầu tư và
là một tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đôi khi nhãn
hiệu nổi tiếng còn tạo ra thương hiệu cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Cũng
chính vì vậy mà tình trạng nhãn hiệu nổi tiếng bị sao chép, quyền của chủ nhãn
hiệu nổi tiếng bị xâm phạm diễn ra khắp nơi trên toàn thế giới. Sau đây là một
số ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới: [27]
68,734 triệu USD 31,980 triệu USD
56,647 triệu USD 21,671 triệu USD
Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn
hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Quy
định nhãn hiệu nổi tiếng được xác định thông qua thủ tục công nhận của cơ quan
nhà nước thẩm quyền, chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãn
hiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác. Tại Việt Nam, Cà phê Trung
Nguyên là một ví dụ về sự thành công mang lại của một nhãn hiệu nổi tiếng đã
được xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng mấy năm, từ
một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát
triển, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và
trở thành một nhãn hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng trong và
ngoài nước biết đến.
Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật
SHTT 2005. Đây là sự tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam trước Luật SHTT
2005, pháp luật trước đây không quy định cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng. Nghị
định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công
nghiệp có đề cập gián tiếp đến nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng chỉ dừng lại ở việc
thừa nhận bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Nghị định 06/CP sửa đổi bổ sung Nghị
định 63/CP có đưa ra một khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng tại khoản 2 Điều 1,
theo đó: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục cho sản
phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi”.
Tuy nhiên, tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nêu trong khái niệm không rõ
ràng, khó xác định.
Qua xem xét các tiêu chí nêu tại Điều 75 Luật SHTT 2005, chúng ta cũng
có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng, ví
dụ như số lượng các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, số lượng quốc gia công nhận
nhãn hiệu là nổi tiếng, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu
thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông
qua quảng cáo... Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong khoản 6
Điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20 Điều 4,
Luật SHTT. Định nghĩa tại Điều 4 chỉ yêu cầu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần được
người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi tiêu chí
công nhận lại nêu số lượng quốc gia. Có thể nhận xét chung rằng các quy định
pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam còn thiếu và chưa đáp ứng được
tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
1.3. Phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác
1.3.1. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại (Trade names)
Trong thực tế, nhiều người tiêu dùng vẫn nhầm lẫn giữa tên thương mại và
nhãn hiệu. Tên thương mại và nhãn hiệu đều là chỉ dẫn thương mại và là hai đối
tượng khác nhau theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Tên thương mại là tên
gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể
kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và
khu vực kinh doanh”.
Có thể nói, tên thương mại cũng bao gồm các dấu hiệu như một nhãn hiệu.
Tuy nhiên, nếu như dấu hiệu của nhãn hiệu bao gồm các yếu tố khác nhau với
chức năng là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ thì tên thương mại chỉ bao gồm từ
ngữ, để cá thể hóa chủ thể kinh doanh, phân biệt cơ sở kinh doanh và hoạt động
kinh doanh, do đó tên thương mại của chủ thể này phải đảm bảo điều kiện không
gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể khác đã đăng ký kinh doanh trên
cùng địa bàn và trong một lĩnh vực.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu có thể thấy qua
tiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu. Tên
thương mại và nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có khả năng phân biệt.
Theo điều 74, khoản 2 (k) Luật SHTT thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng
phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được
sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. Ngược lại, theo khoản 3 Điều
78 Luật SHTT thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân biệt nếu
“không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác”.
Một nhãn hiệu không bắt buộc phải đọc, phải phát âm được, còn tên thương
mại yếu tố này là bắt buộc. Đối với tên thương mại, yếu tố màu sắc cũng không
được đặt ra. Hơn nữa về cấu tạo, tên thương mại bao giờ cũng gồm phần mô tả
(chỉ loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh hoặc xuất
xứ địa lý) và thành phần phân biệt (chỉ tên riêng của chủ thể kinh doanh), còn
nhãn hiệu không có phần mô tả mà chỉ có tính phân biệt [7, tr 58]. Ví dụ: Công
ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Địa chỉ: Thị trấn Cát Hải, Huyện
Cát Hải, thành phố Hải Phòng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: “CAT HAI”.
Vì vậy, tên thương mại và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau nhưng
thành phần phân biệt của tên thương mại có thể được sử dụng làm nhãn hiệu,
nếu nó bảo đảm các yêu cầu của nhãn hiệu. Một doanh nghiệp có thể sản xuất
nhiều loại hàng hóa hoặc kinh doanh nhiều loại dịch vụ khác nhau; do đó doanh
nghiệp đó có thể có một hoặc nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên, một doanh nghiệp
chỉ có một tên thương mại. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường lấy tên
thương mại để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Ví
dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo sử dụng thành phần
phân biệt trong tên thương mại là “Mỹ Hảo” để đăng ký nhãn hiệu cho các sản
phẩm của mình như: nước rửa chén Mỹ Hảo, nước giặt đậm đặc Mỹ Hảo.
1.3.2. Phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications)
Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là đối tượng SHCN được bảo hộ và đều
được dùng để chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm. Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005
quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ
khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.
Như vậy, chỉ dẫn địa lý là để thông tin về nguồn gốc, xuất xứ địa lý của sản
phẩm, do đó nó cũng có khả năng phân biệt nên việc phân biệt nhãn hiệu và chỉ
dẫn địa lý là cần thiết. Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng xác định doanh nghiệp
nào cung cấp hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường. Trong
khi đó, chỉ dẫn địa lý giúp người tiêu dùng xác định một khu vực địa lí cụ thể
mà trên đó một hoặc một số doanh nghiệp đóng trụ sở và các doanh nghiệp này
sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý đó và các sản phẩm của họ có chất lượng
đặc thù.
Chỉ dẫn địa lý có thể là các dấu hiệu từ ngữ, tuy nhiên khác với nhãn hiệu
có thể là những từ ngữ bất kỳ, kể cả các từ không có nghĩa, dấu hiệu từ ngữ chỉ
có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý nếu nó chỉ dẫn đến một khu vực địa lý nhất
định, ví dụ: nước mắm Phú Quốc, gạo tám xoan Hải Hậu. Chỉ dẫn địa lý cũng có
thể là các dấu hiệu hình ảnh hoặc biểu tượng mô tả một khu vực địa lý. Chúng
gián tiếp thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, có khả năng làm người tiêu dùng
liên tưởng đến một khu vực địa lý nhất định, mà khu vực đó lại có mối liên hệ
với những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa. Tuy nhiên, những hình ảnh hoặc
biểu tượng này phải thực sự nổi tiếng và được biết đến rộng rãi thì mới bảo đảm
được chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm [2, tr 109, 110].
Một nhãn hiệu có thể hàm chứa chỉ dẫn địa lý hoặc một chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ như một loại nhãn hiệu. Khoản 3 Điều 80 Luật SHTT quy định :“không
bảo hộ những chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được
bảo hộ nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện sẽ gây nhầm lẫn về
nguồn gốc sản phẩm”.
Đối với nhãn hiệu, người chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng,
có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu và nghiêm cấm người khác sử dụng hoặc
cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ. Còn chỉ
dẫn địa lý là đối tượng không được độc quyền sử dụng, vì vậy người sử dụng chỉ
dẫn địa lý không được quyền chiếm hữu, định đoạt mà chỉ có quyền sử dụng..
1.3.3. Phân biệt nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (Industrical Designs)
Là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, định nghĩa kiểu dáng công
nghiệp được quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT 2005: “Kiểu dáng công
nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối,
đường nét, màu sắc hoặc kết hợp các yếu tố này”.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện: có
tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 63 Luật
SHTT). Như vậy, kiểu dáng công nghiệp là những hoạt động sáng tạo nhằm tạo
ra một hình dáng trang trí bên ngoài cho những hàng hóa được sản xuất hàng
loạt, đảm bảo được điều kiện là hàng hóa đó phải hấp dẫn người tiêu dùng về thị
giác và phải thể hiện một cách có hiệu quả chức năng kỹ thuật đã định trước.
Trong khi đó, nhãn hiệu là các dấu hiệu nhìn thấy được và có khả năng phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Kiểu dáng công nghiệp
thuộc nhóm các đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện nhất định
về tính sáng tạo, còn nhãn hiệu thuộc nhóm các đối tượng sở hữu công nghiệp
có tính thương mại. Tuy nhiên, cũng giống nhãn hiệu, hình khối, đường nét, màu
sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó cũng dùng để thể hiện hình dáng bên ngoài
của kiểu dáng công nghiệp. Những kiểu dáng chỉ là sự kết hợp đơn thuần các
đặc điểm tạo dáng đã biết hoặc các hình học đơn giản (hình vuông, hình tròn,
elip…) hoặc sao chép hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc
được biết đến rộng rãi ở Việt Nam và thế giới thì không được bảo hộ.
Có thể nhận thấy, giữa nhãn hiệu và một số đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và kiểu dáng công nghiệp có
nhiều điểm tương đồng, do đó nếu không có sự phân biệt rõ ràng dễ dẫn đến tình
trạng nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên, do có sự tương đồng đó mà các chủ thể kinh doanh có thể quyết định lựa
chọn một dấu hiệu để đăng ký làm nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp hoặc
tên thương mại, tùy vào điều kiện kinh doanh của chủ thể đó.
Ngoài ra, tại Việt Nam, bên cạnh khái niệm nhãn hiệu, trong nhiều năm trở
lại đây, thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Nếu như
nhãn hiệu đóng vai trò phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh
nghiệp khác nhau thì thương hiệu tạo ra ấn tượng về uy tín sản phẩm, dịch vụ,
về hình ảnh riêng, bản sắc riêng hoặc dấu ấn riêng trong trí nhớ người tiêu dùng,
gắn liền với chất lượng hàng hoá và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh
nghiệp. Bởi vậy nhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn nhiều yếu tố khác
nhau làm thương hiệu cho mình trên cơ sở xem xét về thuộc tính của sản phẩm,
thị hiếu và hành vi tiêu dùng của những khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác
như pháp luật, văn hoá, tín ngưỡng… Những yếu tố được chọn làm thương hiệu
có thể được gọi là yếu tố thương hiệu, ví dụ: tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc,
kiểu dáng thiết kế, bao bì… Chính sách bảo hộ thương hiệu hoặc phát triển
thương hiệu của một doanh nghiệp gắn với chính sách bảo hộ nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Về nội hàm, thương hiệu là một khái niệm rộng hơn nhãn hiệu bởi nó hàm
chứa một số chỉ dẫn thương mại khác ngoài nhãn hiệu. Xét dưới góc độ pháp lý,
thương hiệu không được bảo hộ như một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
nhưng nội hàm của nó bao gồm các thành tố như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hay
tên thương mại mà các thành tố này lại được bảo hộ với tư cách là một trong
những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp [14, tr 56]. Vì vậy, thuật ngữ
thương hiệu không phải là thuật ngữ pháp lý. Tuy nhiên, giữa nhãn hiệu và
thương hiệu cũng có mối quan hệ với nhau, chứ không phải là hoàn toàn độc lập
với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ khi thương hiệu được gắn với
sản phẩm và đáp ứng các điều kiện bảo hộ, được đăng ký bảo hộ thì thương hiệu
trở thành nhãn hiệu hàng hóa. Trong trường hợp này thương hiệu được pháp luật
bảo hộ dưới dạng cụ thể của đối tượng quyền SHCN là nhãn hiệu.
Ngoài ra, cũng cần phân biệt khái niệm nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Nếu
nhãn hiệu là một trong những đối tượng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ
thì nhãn hàng hóa lại là một khái niệm sử dụng trong thương mại và được điều
chỉnh bởi pháp luật thương mại. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số
89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa thì:“Nhãn
hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được
dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của
hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương
phẩm của hàng hóa”.
Chức năng chính của nhãn hàng hóa là thông tin, trong đó ghi rõ các nội
dung bắt buộc nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để
nhận biết hàng hóa, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn và sử
dụng hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải được trình bày theo những yêu cầu bắt buộc
như chữ số, chữ cái, hình ảnh và phải ghi rõ ràng, đúng bản chất của hàng hóa.
Còn nhãn hiệu lại có chức năng chính là phân biệt. Do đó, những dấu hiệu được
sử dụng làm nhãn hiệu phải có tính độc đáo, riêng biệt, có khả năng phân biệt
cao, dễ nhận biết. Những dấu hiệu này không có nội dung mô tả hàng hóa, chỉ
dẫn công dụng hay xuất xứ hàng hóa như nhãn hàng hóa. Các thông tin của nhãn
hàng hóa không được bảo hộ riêng rẽ như nhãn hiệu. Hơn nữa, một nhãn hiệu có
thể được sử dụng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau của cùng một chủ sở hữu,
nhưng đối với nhãn hàng hóa thì chỉ sử dụng cho một loại hàng hóa cụ thể duy
nhất [7, tr 55]. Ngay cả việc hàng hóa mang nhãn hiệu hay không là tùy thuộc
vào ý chí của nhà sản xuất kinh doanh chứ không bắt buộc về phía cơ quan quản
lý Nhà nước, nhưng luôn bắt buộc phải có nhãn hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn
Nhà nước quy định.
Tóm lại, việc xem xét và phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng của
quyền sở hữu công nghiệp nêu trên hay thương hiệu và nhãn hàng hóa có ý
nghĩa rất quan trọng, khi mà trong thực tế việc nhầm lẫn các đối tượng này với
nhau xảy ra rất phổ biến. Hiện nay thị trường hàng hóa, dịch vụ rất phong phú
nên việc hiểu đúng bản chất của nhãn hiệu là cần thiết, giúp cho người tiêu dùng
có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn được các hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu
của mình.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là các yêu cầu cụ thể đối với đối tượng
của sở hữu công nghiệp để đối tượng này nhận được sự bảo hộ về mặt pháp lý,
do vậy điều kiện bảo hộ được xác định rõ ràng trong luật. Cụ thể điều kiện bảo
hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại Mục 4 Chương VII Phần thứ ba Luật
SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Điều 72 Luật SHTT 2005,
nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: (1) là dấu hiệu nhìn thấy
được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự
kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và (2) có khả
năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch
vụ của chủ thể khác.
2.1. Điều kiện thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được
Tại Khoản 2 Điều 15 mục 2 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Các
thành viên có thể quy định rằng để được đăng kí là các dấu hiệu phải là dấu
hiệu nhìn thấy được”. Như vậy, điều kiện của nhãn hiệu: “dấu hiệu nhìn thấy
được” được Hiệp định TRIPs quy định một cách rất linh hoạt, không cứng nhắc.
Các nước thành viên có thể quy định trong pháp luật quốc gia rằng đây là một
điều kiện bắt buộc mà một dấu hiệu phải đáp ứng được hoặc không quy định.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì không quy định về điều kiện “nhìn
thấy được” này. Trong đó, Luật SHTT Việt Nam 2005 thì lại quy định dấu hiệu
“nhìn thấy được” là một trong các điều kiện để nhãn hiệu đuợc bảo hộ. Sở dĩ có
sự quy định khác biệt như vậy là do trình độ phát triển về kinh tế, thương mại,
khoa học kỹ thuật của mỗi nước khác nhau, chi phối đến khả năng bảo hộ của
từng quốc gia đối với các dấu hiệu được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu. Đối với Việt
Nam - một quốc gia đang phát triển, việc bảo hộ các dấu hiệu “không nhìn thấy
được” vượt quá khả năng của chúng ta trong thời điểm hiện tại, khi mà điều kiện
về cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật chưa cho phép. Vì thế Luật SHTT 2005
đã vận dụng rất linh hoạt Hiệp định TRIPs, khi quy định dấu hiệu trước tiên để
nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam phải thoả mãn, đó là nhãn hiệu phải “nhìn
thấy được”. Quy định này rất hợp lí trong thời điểm hiện nay, vì nó vừa không
trái với TRIPs vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
Dấu hiệu nhìn thấy được có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được,
nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng
qua quan sát nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa, dịch vụ có gắn với nhãn
hiệu đó để lựa chọn [1, tr 126]. Ở Việt Nam, các dấu hiệu liên quan đến đăng ký,
bảo hộ nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Luật SHTT, các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật SHTT. Theo quy định tại điểm 39.2 Thông tư của Bộ khoa học và
Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
(sau đây gọi là Thông tư 01/2007) thì dấu hiệu nhìn thấy được được thể hiện
dưới các dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều
hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất
định.
2.1.1. Dấu hiệu là chữ cái, chữ số
Theo từ điển Tiếng Việt, chữ cái được hiểu là dấu hiệu dùng để ghi âm vị
trong chữ viết ghi âm, còn chữ số là ký hiệu cơ bản dùng để viết các số. Chữ cái
nói đến ở đây là chữ cái Latinh được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới.
Đây là những dấu hiệu được sử dụng phổ biến để đăng ký nhãn hiệu. Bởi sự dễ
nhận biết, dễ ghi nhớ và điều quan trọng là dấu hiệu thông dụng, quen thuộc
không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với các thương nhân sản xuất,
kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Thực tế hiện nay cho thấy đa số các nhãn hiệu
được bảo hộ dưới hình thức chữ số, chữ cái hoặc sự kết hợp giữa chúng.
Tập hợp các chữ cái, chữ số có thể ghép lại thành từ hoặc ngữ có nghĩa
hoặc không có nghĩa. Nhãn hiệu chữ có thể chỉ bao gồm chữ viết (như Omo,
Trung Nguyên), có thể bao gồm cả chữ và số (Phở 24).
2.1.2. Dấu hiệu từ ngữ
Theo từ điển Tiếng Việt thì từ ngữ phải “bao gồm tập hợp các chữ cái có
thể ghép lại thành từ và ngữ có nghĩa hoàn chỉnh và nói lên ý nghĩa nhất định”.
Thông thường, các chuyên gia thường sử dụng bốn cách đặt tên nhãn hiệu: Thứ
nhất là sử dụng từ tự tạo, đó là từ được kết hợp từ các kí tự thành một từ mới
phát âm được và không có trong từ điển, ví dụ: NOKIA, SAMSUNG, Vitan.
Mặc dù đều là những từ ngữ không có nghĩa nhưng chúng lại được đánh giá là
có tính phân biệt cao nên đáp ứng được yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu. Thứ hai là sử
dụng từ thông dụng, là những từ hiện dùng và thực sự có ý nghĩa trong một ngôn
ngữ nào đó, như: Duy Lợi, Rạng Đông. Thứ ba là sử dụng từ ghép tức là sử
dụng các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết, như Thinkpad. Thứ tư là sử
dụng các từ viết tắt là những từ thông thường được tạo thành từ chữ cái đầu tiên
của tên công ty, từ viết tắt có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó
như: AIA, IBM, LG.
Ở đây, cũng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu và tên thương mại
được viết tắt (tên giao dịch). Như đã phân tích tại Chương I mục 1.3.1, nếu
nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do các chủ thể khác nhau cung cấp, thì
tên thương mại để phân biệt, cá thể hóa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh, và tên thương mại
được viết tắt cũng chỉ nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc giao dịch trong kinh
doanh. Tên giao dịch mà doanh nghiệp thường sử dụng trong hoạt động thương
mại bắt buộc vẫn phải có thành phần phân biệt. Phần phân biệt trong tên thương
mại có thể được sử dụng làm nhãn hiệu nếu nó đáp ứng được điều kiện bảo hộ
nhãn hiệu. Ví dụ: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, có tên giao dịch là
Công ty Vinamilk, và công ty cũng đã đăng ký VINAMILK là nhãn hiệu của
mình (số bằng: 4-0013675-000, ngày cấp bằng: 10/10/1994).
Như vậy, khi xác định từ ngữ là dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu không
nhất thiết phải bó hẹp trong khái niệm “từ ngữ” trong từ điển Tiếng Việt đã chỉ
ra, mà chỉ cần là các chữ cái, chuỗi chữ cái có thể phát âm được và đạt được khả
năng phân biệt thì nhãn hiệu đó vẫn được bảo hộ.
Dấu hiệu từ ngữ được dùng làm nhãn hiệu bao gồm tên công ty, tên địa
danh, họ, tên, khẩu hiệu hay các từ bất kỳ hoặc chuỗi từ bất kỳ do chủ nhãn hiệu
sáng tạo ra. Tên gọi, tên công ty là một dấu hiệu có khả năng được đăng ký là
nhãn hiệu. Đây chính là sự kết hợp của các chữ cái được ghép lại với nhau tạo
thành từ có nghĩa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tên gọi, tên công ty chỉ được sử dụng
làm nhãn hiệu, khi bản thân nó đạt được tính phân biệt giữa tên gọi này với tên
gọi khác khi gắn liền với hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Ngoài ra, tên địa danh và tên người cũng có xu hướng được sử dụng nhiều
làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi sử dụng hai dấu hiệu này làm nhãn hiệu đều có
những điểm bất cập như tên địa danh có nguy cơ khó phân biệt với việc bảo vệ
tên gọi xuất xứ hàng hoá hay chỉ dẫn địa lý vì nó chỉ đến những khu vực địa lý
mà người tiêu dùng thường nghĩ rằng đó là nơi xuất xứ gốc của sản phẩm, ví dụ
như sản phẩm Kẹo dừa Bến Tre hay Bia Hà Nội. Trong khi đó, tên người thì rất
dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng, bởi có rất nhiều người tên giống nhau, vì vậy
không phải chủ hàng hoá, dịch vụ nào sử dụng tên người để đăng kí nhãn hiệu
cũng được chấp nhận. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thể hiện sự
tiến bộ khi không công nhận dấu hiệu này.
2.1.3. Dấu hiệu hình vẽ
Theo từ điển Tiếng Việt, hình vẽ được hiểu là tập hợp các đường nét, mảng
màu theo những nguyên tắc hội họa nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình
dạng một vật thể nào đó trong tự nhiên. Đây là loại dấu hiệu bao gồm các hình
vẽ trang trí, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều của hàng hóa hoặc
bao bì hàng hóa. Các hình vẽ, biểu tượng có tính phân biệt đều có khả năng đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu, bản thân dấu hiệu phải được trình bày một cách đặc biệt,
ấn tượng tạo ra được sự phân biệt và gây ấn tượng đối với người tiêu dùng. Ví
dụ: HONDA (số bằng: 4-0020130-000, số bằng: 26/02/1996), nhãn hiệu
POND’s và hình (số bằng: 4-0118146-000, ngày cấp bằng: 20/01/2009) [26].
2.1.4. Dấu hiệu hình ảnh, hình ảnh ba chiều
Theo từ điển Tiếng Việt, hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được
bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện
được trong trí nhớ. Dấu hiệu hình ảnh là cả dấu hiệu hai chiều và ba chiều. Dấu
hiệu hình ảnh ba chiều là loại dấu hiệu hình khối có khả năng được sử dụng làm
nhãn hiệu, dạng điển hình nhất của dấu hiệu này là hình dáng hàng hóa hoặc
hình dáng bao bì. Việc đăng ký nhãn hiệu là chính hình dáng hàng hóa hay bao
bì sản phẩm rất phổ biến vì khả năng phân biệt đạt được cao, như nhãn hiệu
Vinamilk sữa chua và hình (số bằng: 4-0066998-000, ngày cấp bằng:
03/10/2005), nhãn hiệu Vina Acecook Phở Gà Xưa & Nay Phở Ăn Liền và hình
(số bằng: 4-0096825-000, ngày cấp bằng: 03/03/2008) [26].
Dấu hiệu hình ảnh có tác dụng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông
qua thị giác, các dấu hiệu hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh ba chiều có xu hướng
được ưa chuộng vì chúng thường tạo được ấn tượng mạnh mẽ, có sức lôi cuốn
và thu hút, dễ tác động và in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng vì chúng có khả
năng phân biệt rất cao như: ngôi sao ba cánh nổi nằm trong vòng tròn của xe
Mercedes, ba hình thoi chụm vào của Mishubishi là hai nhãn hiệu hình ảnh nổi
tiếng. Có thể nói, hình ảnh này đã thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình hết
sức khái quát, tiếp cận khách hàng một cách nhanh mạnh và làm cho khách hàng
liên tưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu hình ảnh với
logo. Logo là yếu tố đồ họa của nhãn hiệu, góp phần quan trọng trong nhận thức
của khách hàng về nhãn hiệu, nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một
cách nào đó. Logo là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm, dịch vụ mà nó đại diện, vì
vậy logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu. Bên cạnh việc thể hiện
những thông tin về chủ sở hữu, logo còn mang đậm dấu ấn cá nhân của người
sáng tạo ra nó. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với nhãn hiệu. Tính cá nhân
của logo chứa đựng sự sáng tạo về mặt nghệ thuật tạo cho nó một bề ngoài hoàn
chỉnh của một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, trong một logo tồn tại hai thuộc
tính: tính phân biệt và tính sáng tạo. Điều này tạo cho logo đặc tính riêng, vừa
mang những đặc điểm, dấu hiệu để nhận biết của chủ sở hữu, vừa mang những
dấu ấn sáng tạo của người thiết kế logo (tác giả). Logo thường gồm các yếu tố
hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Với đặc tính đa dạng
của các yếu tố đồ họa, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết
(tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết. Logo tạo ra
một bản sắc riêng, là biểu tượng đặc trưng cho doanh nghiệp sở hữu logo.
Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên quy định cụ thể về hình ảnh ba chiều được
sử dụng làm nhãn hiệu. Trước đây, Điều 785 BLDS 1995 của Việt Nam không
quy định rõ về loại dấu hiệu ba chiều hay hình ảnh ba chiều mà chỉ đề cập đến
dấu hiệu hình ảnh, nên người thi hành có thể hiểu dấu hiệu hình ảnh được đề cập
đó bao gồm hình ảnh hai chiều và cả hình ảnh ba chiều. Tuy nhiên, BLDS 1995
và các văn bản dưới luật hướng dẫn về SHCN đã không quy định rõ về điều kiện
để một dấu hiệu ba chiều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Mặc dù pháp luật
Việt Nam không liệt kê một cách cụ thể các dấu hiệu hình ảnh có khả năng được
sử dụng làm nhãn hiệu, nhưng trên thực tế đã thừa nhận và bảo hộ dấu hiệu hình
ảnh hai chiều và ba chiều là nhãn hiệu.
2.1.5. Dấu hiệu kết hợp cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc
Dấu hiệu kết hợp là sự kết hợp của hai hay nhiều dấu hiệu, kết hợp giữa
dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình, theo đó pháp luật bảo hộ cho đồng thời cả hai
dấu hiệu. Sự kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình tạo thành một tổng thể
độc đáo, dễ nhận biết và có khả năng phân biệt như: nhãn hiệu Tiger với biểu
tượng con hổ, nhãn hiệu Halida với biểu tượng con voi… Các dấu hiệu trên có
thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Theo quy định này màu sắc chỉ
được coi là phương thức thể hiện của nhãn hiệu. Theo điểm 39.2 Thông tư
01/2007 thì dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ
hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu
hiệu hình thì không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu. Một màu sắc đơn
lẻ không thể sử dụng làm nhãn hiệu, trừ khi kết hợp với dấu hiệu chữ và dấu
hiệu hình (như màu đỏ của Coca-Cola).
Hiệp định TRIPs quy định không những dấu hiệu cụ thể có thể được đăng
ký là nhãn hiệu với những màu sắc nhất định, mà bản thân sự kết hợp các màu
sắc với nhau cũng có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Hiệp định Thương Mại
Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định tổ hợp màu sắc là một loại dấu hiệu có thể
đăng ký làm nhãn hiệu. Điều 785 BLDS 1995 không quy định cụ thể loại dấu
hiệu màu sắc có thể được đăng ký là nhãn hiệu hay không, mà chỉ xác định màu
sắc là phương thức thể hiện các loại dấu hiệu khác. Như vậy, quy định này
tương đồng với quy định tại Luật SHTT 2005. Trong thực tế, vấn đề được đặt ra:
nếu chỉ có sự kết hợp đơn thuần giữa các màu sắc với nhau có được công nhận
và đăng ký làm nhãn hiệu hay không? [10, tr 20]. Vấn đề này cần được pháp luật
Việt Nam xem xét cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
Những dấu hiệu trên nếu thuộc vào trường hợp quy định tại điểm 39.2b
Thông tư 01 thì không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
“- Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc
dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu
hình;
- Dấu hiệu thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu
theo quy định tại Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia”.
Điều 73 Luật SHTT 2005 đã xác định các dấu hiệu không được bảo hộ với
danh nghĩa nhãn hiệu bao gồm:
*) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với:
- Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước ;
- Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế,
nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. Ví dụ: WIPO là tên viết tắt của
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization) hay
WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương Mại thế giới (World Trade
Organization) sẽ không được dùng để làm nhãn hiệu.
- Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh
nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ
chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng
ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. Ví dụ: dấu hiệu ISO 9000 chứng nhận
cho các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế không được dùng
để làm nhãn hiệu.
*) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính lừa dối người
tiêu dùng về:
- Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ;
- Tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng
hóa, dịch vụ.
Ví dụ: Nhãn hiệu từ ngữ, hình ảnh gây ấn tượng sai lệch về thành phần cấu
tạo của sản phẩm như nhãn hiệu dùng cho sản phẩm trà xanh có hình quả chanh
nhưng trong thành phần của sản phẩm đó không hề đề cập đến việc có tinh chất
chanh tươi trong trà, như vậy người tiêu dùng sẽ nhầm tưởng rằng sản phẩm trà
xanh đó có tinh chất chanh tươi. Vì thế, nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối bảo hộ. Điều
này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
2.2. Điều kiện thứ hai: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Khả năng phân biệt là tiêu chí cơ bản để xem xét một dấu hiệu có thể được
bảo hộ làm nhãn hiệu hay không. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy
định khả năng phân biệt của nhãn hiệu như là một điều kiện chủ yếu để một dấu
hiệu được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu.
Trước đây, tại Điều 6.2.a Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 cũng đã quy
định dấu hiệu không có tính phân biệt thì không được Nhà nước bảo hộ với danh
nghĩa nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, để xác định được tính phân biệt của nhãn
hiệu không phải vấn đề đơn giản, vì Hiệp định TRIPs cũng như pháp luật các
nước thường không xác định thế nào là tính phân biệt của nhãn hiệu. Khoản 1
Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định: “Bất cứ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu
hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp
với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu
hàng hóa”. Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng
quy định: “Trong Hiệp định này, nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ
hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của người khác...”. Pháp luật các nước cũng thường không đưa ra khái niệm
chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, mà chỉ quy định những trường hợp
nào mà dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và khi thuộc vào một
trong các trường hợp đó sẽ không được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu.
Một nhãn hiệu có khả năng phân biệt khi có khả năng làm cho người tiêu
dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ mang nó với hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của các doanh nghiệp khác. Có thể hiểu một cách chung nhất về khả năng phân
biệt của nhãn hiệu là khả năng nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng xác định
được nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn [10, tr 25]. Yếu
tố nhận thức của người tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực
tiễn bảo hộ nhãn hiệu khi xác định nhãn hiệu có mang tính phân biệt hay không,
đặc biệt khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng hoặc
vấn đề nhãn hiệu liên quan đến pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Tại khoản 1 Điều 74 Luật SHTT 2005 đã làm rõ khả năng phân biệt của
nhãn hiệu: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành
một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp
thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này…”.
Như vậy là hai thuộc tính dễ nhận biết và dễ ghi nhớ là hai thuộc tính đảm
bảo cho khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Sở dĩ như vậy là do nhờ có hai thuộc
tính này mà nhãn hiệu đó mới có thể đi vào tâm trí và nhận thức của người tiêu
dùng, giúp cho người tiêu dùng nhận ra đâu là sản phẩm mà họ lựa chọn. Từ đó
có thể hiểu được rằng những dấu hiệu nào phức tạp, dài dòng khó nhớ sẽ không
được bảo hộ. Nhưng thế nào là yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ thì trong các văn
bản pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, từ những quy định chi
tiết trong Luật SHTT có thể thấy rằng những dấu hiệu loại này là những dấu
hiệu thông dụng mà người tiêu dùng Việt Nam với những trình độ hiểu biết
thông thường cũng có thể nhận biết và ghi nhớ được.
Pháp luật Việt Nam mặc dù không giải thích cụ thể khả năng phân biệt của
nhãn hiệu nhưng đã đưa ra các yêu cầu chung nhất để một nhãn hiệu có khả
năng phân biệt bằng cách liệt kê các trường hợp mà nhãn hiệu không có khả
năng phân biệt. Theo đó, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt khi các
dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Do vậy, yêu cầu về khả
năng phân biệt đối với nhãn hiệu chính là yêu cầu đặt ra đối với các dấu hiệu cấu
thành nhãn hiệu. Các dấu hiệu chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó phải là các yếu tố dễ nhận biết, dễ
ghi nhớ. Như vậy, theo Điều 74 thì khả năng phân biệt của nhãn hiệu gồm hai
yêu cầu sau : Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt và nhãn hiệu phải không
trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
2.2.1. Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt
Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các
nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau, nên trước hết nhãn hiệu phải có khả năng tự
phân biệt. Dấu hiệu tự phân biệt tức là bản thân nhãn hiệu phải mang một hoặc
một số các đặc điểm riêng biệt, cá biệt tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng
cho người tiêu dùng, mà thông qua đó khách hàng có thể lựa chọn hàng hóa
mang nhãn hiệu mà mình biết. Ấn tượng ban đầu mà người tiêu dùng có được về
nhãn hiệu chính là kết quả của các dấu hiệu hàng hóa tác động lên trí nhớ của
họ, ấn tượng đó có thể hình thành từ lần tiếp xúc đầu tiên hoặc qua quá trình sử
dụng hàng hóa lâu dài tích lũy được.
Khoản 1 Điều 74: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được
tạo thành một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố
kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”. “Yếu tố” được hiểu là
một bộ phận của dấu hiệu, chứ không phải toàn bộ hay bản thân dấu hiệu. Nhãn
hiệu có khả năng tự phân biệt nếu có một hoặc một số yếu tố tạo nên được sự
“dễ nhận biết” và “dễ ghi nhớ” của nhãn hiệu [2, tr 100]. Tuy không có văn bản
hướng dẫn nhưng có thể hiểu được rằng: nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao
gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng riêng về nhãn
hiệu đó và dễ dàng phân biệt với các nhãn hiệu khác, còn nhãn hiệu dễ ghi nhớ
là nhãn hiệu mà thông qua các dấu hiệu (từ ngữ, hình ảnh…) tạo nên một ấn
tượng khó quên với bất kỳ ai khi đã tiếp xúc và dễ dàng được lưu giữ trong trí
nhớ của con người.
Hiện nay, quy định của pháp luật SHTT Việt Nam về nhãn hiệu không đưa
ra các quy định cụ thể một dấu hiệu như thế nào thì đạt được khả năng phân biệt
và sẽ được đăng ký nhãn hiệu, mà thay vào đó là quy định các dấu hiệu loại trừ,
dựa vào đó sẽ đưa ra kết luận một dấu hiệu nào đạt được khả năng phân biệt.
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu
thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt, chữ số, chữ cái,
chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng
Hình và hình học đơn giản được hiểu là các hình ảnh, hình vẽ, hình khối,
hình học nhưng không được cách điệu hoặc không được thể hiện bằng các màu
sắc độc đáo và vì vậy không gây được ấn tượng ghi nhớ, phân biệt [5, tr 242].
Những hình học phổ thông được sử dụng trong toán học như hình tròn, hình
elip, tam giác, tứ giác…loại dấu hiệu này đã được sử dụng phổ biến và được
nhiều người biết đến nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phân biệt nhãn
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

More Related Content

Similar to Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docxLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docxhuynhminhquan
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdfLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdfhuynhminhquan
 
Bao ho kieu dang cong nghiep cho san pham theo he thong la hay – chia khoa th...
Bao ho kieu dang cong nghiep cho san pham theo he thong la hay – chia khoa th...Bao ho kieu dang cong nghiep cho san pham theo he thong la hay – chia khoa th...
Bao ho kieu dang cong nghiep cho san pham theo he thong la hay – chia khoa th...KENFOX IP & Law Office
 

Similar to Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (20)

Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
 
Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Đối Với Nhãn Hiệu
Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Đối Với Nhãn HiệuBảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Đối Với Nhãn Hiệu
Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Đối Với Nhãn Hiệu
 
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành luật thương mại quốc tế, 9ĐIỂM
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂMLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệuLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
 
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay
 
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí TuệLuận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Luận Văn Thạc Sĩ Bảo Hộ Nhãn Hiệu Theo Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docxLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
 
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
 
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAYPháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, HAY
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdfLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
 
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HAYLuận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOTLuận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên miền liên quan đến nhãn hiệu, HOT
 
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Và Bài Học Kinh N...
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Và Bài Học Kinh N...Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Và Bài Học Kinh N...
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Liên Minh Châu Âu Và Bài Học Kinh N...
 
Bao ho kieu dang cong nghiep cho san pham theo he thong la hay – chia khoa th...
Bao ho kieu dang cong nghiep cho san pham theo he thong la hay – chia khoa th...Bao ho kieu dang cong nghiep cho san pham theo he thong la hay – chia khoa th...
Bao ho kieu dang cong nghiep cho san pham theo he thong la hay – chia khoa th...
 
Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu Và Các Biện Pháp X...
Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu Và Các Biện Pháp X...Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu Và Các Biện Pháp X...
Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu Và Các Biện Pháp X...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Điều Kiện Bảo Hộ Đối Với Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

  • 1. LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI : ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : LUẬT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẬN VIẾT THUÊ LUẬN VĂN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE:LUANVANLUAT.COM
  • 2. ‘ LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế, trong đó trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước sự bùng nổ của đa dạng các loại hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm và có vai trò, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh mà cả trong đời sống xã hội. Với tư cách là một dấu hiệu chỉ ra doanh nghiệp đã cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó ra thị trường, nhãn hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm chung của các doanh nghiệp Việt Nam là hiểu biết về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng chưa được đầy đủ, dẫn đến việc các doanh nghiệp của chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thương mại, nhất là ở thị trường nước ngoài. Bảo hộ nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ và phát triển các sản phẩm của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời cũng bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bảo hộ hiệu quả đối với nhãn hiệu góp phần khuyến khích đầu tư và tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bảo hộ nhãn hiệu góp phần thúc đẩy quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Bảo hộ nhãn hiệu có vai
  • 3. trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sản xuất và buôn bán hàng giả, tránh cho người tiêu dùng không bị lừa dối. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ ngày càng tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi. Tuy nhiên, để xây dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu, các doanh nghiệp đã gặp phải không ít những khó khăn khi áp dụng những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ. Trước tình hình thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, qua đó mong góp một phần nhỏ bé trong việc làm rõ những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, nhận thức về những quy định đó thêm đầy đủ và đúng đắn, góp phần giải quyết được những vấn đề của thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề sở hữu công nghiệp nói chung và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Với đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu về các điều kiện để dấu hiệu được công nhận là nhãn hiệu, đây là một nội dung trong nhiều nội dung của vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở học hỏi và rút kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
  • 4. Đề tài được nghiên cứu với hai mục đích chính đó là: - Làm rõ những vấn đề lý luận, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời nghiên cứu những quy định về nhãn hiệu của pháp luật Việt Nam trong sự so sánh, đối chiếu với những quy định của điều ước quốc tế và của pháp luật một số quốc gia trên thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Với đề tài: “Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu Ở chương này, tác giả giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về nhãn hiệu như khái niệm nhãn hiệu, các loại nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Chương 2: Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam Ở chương này, tác giả trình bày, phân tích những vấn đề lý luận về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định trong pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt
  • 5. Nam, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu Qua một số nhận xét, đánh giá được đưa ra ở Chương 2, Chương 3 sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu.
  • 6. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÃN HIỆU 1.1. Khái niệm nhãn hiệu 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) có hiệu lực từ khi thành lập WTO ngày 1/1/1995. Cho đến nay, Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế (bao gồm cả bảo hộ giống cây trồng mới), kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật. Hiệp định TRIPs là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái niệm nhãn hiệu hàng hóa. Và cho đến nay khái niệm này vẫn được xem là khái niệm khái quát, toàn diện nhất và mang tính quy chuẩn. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 15b của Hiệp định TRIPs có quy định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể là nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được xác định thông qua quá trình sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được” [29]. Qua khái niệm nhãn hiệu của Hiệp định TRIPs thì nhãn hiệu có các yếu tố sau:
  • 7. - Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác (đương nhiên phải được hiểu đây là hàng hóa, dịch vụ cùng loại, vì nếu không cùng loại sẽ mất đi ý nghĩa phân biệt của nhãn hiệu và không có tính cạnh tranh trong thương mại) [10, tr 7]; - Các loại dấu hiệu có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu có thể bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy và không nhìn thấy được: đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó; - Yêu cầu đối với dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu được xác định rõ, trong đó điều quan trọng cơ bản là các dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Có thể thấy khái niệm NHHH trong Hiệp định TRIPs được quy định rất khái quát và do đó mang tính quy chuẩn. Việc xác định một dấu hiệu bất kỳ có thể đăng ký làm NHHH hay không sẽ căn cứ vào tính phân biệt của các dấu hiệu đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong các quy định tương ứng của TRIPs là bất kỳ một dấu hiệu nào, cho dù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay mùi có khả năng phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều được coi là NHHH. Ðây cũng là cách tiếp cận chung của các nước khi định nghĩa NHHH trong pháp luật của mình. Tuy nhiên, các nước cũng có những quan điểm khác nhau liên quan đến những dấu hiệu có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp. Sự khác biệt này đôi khi bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế hay mức độ đa dạng của nền kinh tế. Vì thế, hiện nay bên cạnh những dấu hiệu truyền thống như tên gọi, hình ảnh, còn tồn tại các dấu hiệu đặc biệt khác như hình ảnh ba chiều, màu sắc, âm thanh, mùi, khẩu hiệu, đây là được gọi là nhãn hiệu đặc biệt. Hiện nay trên thế giới, nhất là ở một số quốc gia phát triển đã công nhận các dấu hiệu đặc biệt này được đăng ký là nhãn hiệu như nhãn hiệu 3D, nhãn hiệu màu sắc, nhãn hiệu mùi, nhãn hiệu âm thanh, ngoài ra còn có nhãn hiệu kỹ
  • 8. thuật tạo ảnh 3 chiều bằng ánh sáng, nhãn hiệu hình ảnh hoạt hình [14]. Tuy rằng, số lượng các nhãn hiệu đặc biệt đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ còn hạn chế và qua những thủ tục phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với các dấu hiệu thông thường, nhưng qua đó có thể thấy rằng pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới đã mở rộng phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu. Ví dụ: Công ty Nokia, Phần Lan đã đăng ký nhãn hiệu cho nhạc hiệu của mình – nhãn hiệu âm thanh số 001040955 ngày 30/10/2000 [31]. 1.1.2. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Liên minh Châu Âu Hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trực tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu ở Liên Minh Châu Âu (EC) đó là Văn bản hướng dẫn năm 2008/95/EC về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu của các quốc gia thành viên [22] (thay thế cho văn bản 89/104/EEC ngày 21 tháng 12 năm 1988) và Quy định của Hội đồng số 207/2009 ngày 26 tháng 2 năm 2009 về nhãn hiệu cộng đồng [23] (thay thế cho quy định số 40/94 ngày 20 tháng 12 năm 1993). Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC được ban hành không phải nhằm mục đích thống nhất tất cả các hệ thống pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia. Mục đích của nó chỉ là hướng đến cố gắng làm giảm đi sự khác biệt giữa các hệ thống nhãn hiệu hàng hóa quốc gia là nguyên nhân gây ra những rào cản cho thương mại và ảnh hưởng đến sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ cũng như hạn chế sự phát triển của các thị trường đơn lẻ. Quy định số 207/2009 của Hội đồng Châu Âu về nhãn hiệu cộng đồng (CTMR) cũng đưa ra những nguyên tắc chung nhất về bảo hộ nhãn hiệu hàng
  • 9. hóa cộng đồng, và những phương thức và trình tự cụ thể của quá trình đăng ký và bảo hộ quốc tế đối với đối tượng này ở khu vực châu Âu sẽ được quy định bởi pháp luật quốc gia. Tại Điều 2 Văn bản hướng dẫn 2008/95/EC thì nhãn hiệu được định nghĩa như sau: “Một nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng thể hiện dưới dạng đồ họa, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các phác họa hình ảnh, từ ngữ, các chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao gói của hàng hóa mà các dấu hiệu đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể kinh doanh khác” 1 . Về cơ bản, các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Liên Minh Châu Âu có sự kế thừa và phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đó là thừa nhận các dấu hiệu truyền thống như từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa, đồng thời cũng có sự mở rộng, phát triển thêm những dấu hiệu mới có khả năng đáp ứng yêu cầu đăng ký nhãn hiệu như dấu hiệu âm thanh, hình ảnh ba chiều, màu sắc. TRIPs chỉ rõ rằng chỉ riêng màu sắc không có sự kết hợp với từ ngữ, hình ảnh (trong tiếng Anh là “colour per se”) “có thể đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa” (khoản 1 Điều 15b), mặc dù không nêu vấn đề bảo hộ đối với nhãn hiệu đơn sắc. Tuy nhiên, EC công nhận rằng: “ thực chất một nhãn hiệu màu sắc là nhãn hiệu bao gồm một màu hoặc nhiều màu, bất kể nó có hình hoặc hình dạng nào đặc biệt” 2 và có thể tạo thành nhãn hiệu hàng hóa [13, tr 32]. Điều này cho thấy phạm với bảo hộ nhãn hiệu ở Cộng đồng Châu Âu được mở rộng phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ cũng như nền kinh tế tại Liên minh Châu Âu. 1 Nguyên gốc tiếng Anh: Signs of which a trade mark may consist: “A trade mark may consist of any signs capable of being represented graphically, particularly words, including personal names, designs, letters, numerals, the shape of goods or of their packaging, provided that such signs are capable of distinguishing the goods or services of one undertaking from those of other undertakings”. 2 Nguyên gốc tiếng Anh: “a colour mark per se is a mark composed of one colour or several colours, regardless of any specific shape or configuration”.
  • 10. Tại EC, nhãn hiệu màu đơn sắc đầu tiên được đăng ký năm 1999 cho màu hoa tử đinh hương - màu đỏ tía [13, tr 32]. Nhãn hiệu mùi không được đề cập trong luật nhãn hiệu hàng hóa của EC và cả trong hướng dẫn của Cơ quan hài hòa hóa thị trường nội địa OHIM (The Office for Harmonization in the Internal Market - đây là cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp có giá trị thi hành và bảo hộ trên toàn lãnh thổ EU, dưới sự quản lý của Uỷ ban Châu Âu). Thực tế cũng chỉ ra rằng rất khó để đăng ký dấu hiệu mùi như là nhãn hiệu hàng hóa. Năm 1999, lần đầu tiên Liên minh Châu Âu cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tennis [3, tr 69]. 1.1.3. Khái niệm nhãn hiệu theo pháp luật Hoa Kỳ Việc thực thi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu ở Hoa Kỳ hiện nay chủ yếu dựa trên những quy định của Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa năm 1946 mà nó được biết đến với tên gọi Đạo luật Lanham và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần trong quá trình áp dụng [24]. Đạo luật Lanham quy định khái niệm nhãn hiệu tại phần 15 U.S.C. § 1127 như sau: “ Nhãn hiệu bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng hay hình vẽ, hoặc sự kết hợp giữa chúng mà – (1) được sử dụng bởi một người, hoặc (2) được một người có ý định trung thực là sử dụng nó trong thương mại và xin đăng ký theo luật này – để xác định và phân biệt hàng hóa của người đó, bao gồm các hàng hóa cụ thể với những hàng hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và để chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa thậm chí khi mà không xác định được nguồn gốc đó” 3 . Như vậy, cả dấu hiệu được dùng hoặc có ý định dùng trong hoạt động thương mại nhằm xác định mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ với người có 3 Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C. § 1127 : “The term “trademark” includes any word, name, symbol, or device, or any combination thereof - (1) used by a person, or (2) which a person has a bona fide intention to use in commerce and applies to register on the principal register established by this Act, to identify and distinguish his or her goods, including a unique product, from those manufactured or sold by others and to indicate the source of the goods, even if that source is unknown”.
  • 11. quyền sử dụng dấu hiệu đó đều được đăng ký làm nhãn hiệu. Theo khái niệm này, pháp luật Hoa kỳ cũng chỉ coi những yếu tố phổ biến như từ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ và sự kết hợp giữa chúng mới có khả năng đăng ký làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới trên nhiều lĩnh vực trong đó có bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, vì thế, trong quá trình thực thi, để theo kịp với trình độ phát triển của đất nước, luật Lanham đã được sửa đổi nhiều lần [11, tr 5]. Theo mục 15 U.S.C. §1052 Luật nhãn hiệu hàng hóa 1946 thì: “không có nhãn hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với hàng hóa của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào sổ đăng ký…” 4 . Vận dụng quy định của điều luật này, những yếu tố mới như âm thanh, mùi đã được đăng ký làm nhãn hiệu tại Hoa Kỳ. Quy định có tính mở trên đây là hoàn toàn phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của Hoa Kỳ và đòi hỏi thực tế. Tóm lại, qua tìm hiểu khái niệm nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs cũng như pháp luật của Cộng đồng Châu Âu và Hoa kỳ có thể thấy rằng: Luật pháp quốc tế và các nước đều xác định rõ nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa hoặc dịch vụ của một chủ thể kinh doanh khác. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhãn hiệu thực hiện chức năng của mình, tránh sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi nhãn hiệu được đưa ra thị trường. Việc phân tích và so sánh khái niệm nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của các Điều ước quốc tế và các nước trên thế giới là rất cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, giúp các nhà làm 4 Nguyên gốc tiếng Anh: 15 U.S.C. §1052: “No trademark by which the goods of the applicant may be distinguished from the goods of others shall be refused registration on the principal register on account of its …”.
  • 12. luật trong việc phân tích và xây dựng, đổi mới chính sách, pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. 1.1.4. Khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, khái niệm nhãn hiệu mới xuất hiện từ khoảng hơn 20 năm trở lại đây, với việc mở cửa nền kinh tế, tăng tốc cạnh tranh và nhất là với sự xâm nhập của các hàng hóa nước ngoài. Trong bối cảnh đó, nhãn hiệu đang dần chiếm một chỗ đứng vững chắc và ngày càng được khách hàng cân nhắc đến khi lựa chọn sản phẩm. a.SơlượcvềcácquyđịnhphápluậtvềkháiniệmnhãnhiệutrướcLuậtSởhữuTrítuệ2005 Sự hình thành của pháp luật sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta được đánh dấu bằng việc Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, ban hành kèm theo Nghị định 197/HĐBT ngày 14 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 84/HĐBT ngày 20 tháng 03 năm 1990 về việc sửa đổi bổ sung Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá, Điều lệ về giải pháp hữu ích, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp, Điều lệ về mua bán li-xăng. Đây là văn bản quy phạm pháp đầu tiên ở nước ta quy định chi tiết về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 197/HĐBT quy định: “Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ pháp lý là những dấu hiệu được chấp nhận có thể là từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình nổi... hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc kết hợp”. Do đó, điều kiện để một dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hóa theo khái niệm này đó là “dấu hiệu được chấp nhận…”. Quy định này chưa thể hiện được chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu đó là chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau, đồng thời thuật ngữ “dấu hiệu được chấp nhận” trong khái niệm này không rõ ràng, gây khó hiểu cho các chủ sở hữu nhãn hiệu khi lựa chọn các dấu hiệu để đăng ký nhãn hiệu.
  • 13. Đến ngày 28 tháng 1 năm 1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định như sau: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Khái niệm đã khắc phục được hạn chế của khái niệm trong Nghị định 197/HĐBT khi quy định về dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nhãn hiệu, đây là quy định tiến bộ và còn được áp dụng ở các văn bản pháp luật sau này. Tuy nhiên, các dấu hiệu được quy định dùng làm nhãn hiệu hàng hóa còn rất hạn chế : “có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Pháp lệnh này cùng các văn bản khác đã đặt nền tảng cho một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói chung. Tuy nhiên, hệ thống các quy định nằm rải rác, tản mạn trong rất nhiều văn bản nhưng chủ yếu là các văn bản dưới luật, hiệu lực thi hành không cao, từ đó gây khó khăn cho cơ quan nhà nước cũng như cho người thi hành. Đến năm 1995, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất đó là Bộ luật dân sự năm 1995. Điều 785 BLDS 1995 đã quy định: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Khái niệm này tương tự như khái niệm quy định tại Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khái niệm NHHH quy định trong BLDS 1995 là khá phù hợp với quy định trong Hiệp định TRIPs khi đưa ra hai nội dung: - Nội dung thứ nhất: quy định nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ có thể là từ ngữ, chữ cái, chữ số hoặc là
  • 14. sự kết hợp bất kì của hai hay nhiều yếu tố đó với nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình họa của hàng hoá hoặc bao bì. Tức là dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể gắn liền với sản phẩm, dịch vụ bằng cách dán, in lên hàng hoá, trên bao bì hay là chính hình dạng của hàng hoá, hoặc dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể không cần gắn liền với hàng hoá, dịch vụ, đó là trường hợp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm bằng băng rôn, truyền hình. Tuy nhiên, các dấu hiệu được quy định dùng làm nhãn hiệu hàng hoá trong BLDS 1995 là rất hạn chế (từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó) so với các quy định phong phú và mở rộng của TRIPs (bất kì một dấu hiệu nào kể cả chữ cái, chữ số cũng được coi là dấu hiệu được bảo hộ). Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có ít sự lựa chọn hơn khi xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, họ không thể chọn các dấu hiệu nằm ngoài các dấu hiệu đã được liệt kê tại Điều 785 BLDS 1995. Trong tình hình lúc bấy giờ của Việt Nam thì 3 loại dấu hiệu này có lẽ là khá phù hợp. Tuy nhiên trong tương lai với sự phát triển của nền kinh tế, khi mà các dấu hiệu ngày càng phong phú, các nhà sản xuất ngày càng mong muốn tìm kiếm các nhãn hiệu mới lạ, độc đáo, hấp dẫn cho các sản phẩm của mình để thu hút công chúng thì Việt Nam sẽ chưa thể bắt nhịp với thế giới. - Nội dung thứ hai: quy định về chức năng và mục đích của nhãn hiệu hàng hoá là để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Trong khi đó, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (HĐTM) là một hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam ký kết với nước ngoài lần đầu tiên có ghi nhận và quy định quyền sở hữu trí tuệ trong một chương riêng (Chương II) với 18 điều, trong đó có Điều 6 đề cập cụ thể riêng về nhãn hiệu hàng. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6: "Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dầu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình ảnh, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình
  • 15. hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận”. Như vậy, HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ đưa ra khái niệm NHHH có tính xác định các loại dấu hiệu, nhưng đã được mở rộng hơn so với quy định của BLDS 1995. Ngoài ra, Hiệp định còn phân loại nhãn hiệu thành nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, trong khi theo quy định tại Điều 785 BLDS 1995 khi đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa, không chỉ rõ có bao gồm nhãn hiệu dịch vụ hay không và vấn đề này chỉ được quy định tại Điều 2.7 Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa này đã thể hiện được tinh thần của Hiệp định TRIPs. b. Khái niệm nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời Bộ luật dân sự 2005 và đặc biệt Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2006 đánh dấu bước phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cùng với đó, nhãn hiệu được nhìn nhận một cách đầy đủ và chi tiết hơn. Cùng với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, còn có các văn bản pháp luật điều chỉnh về nhãn hiệu nói riêng và sở hữu công nghiệp nói chung đó là: Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Thông tư của Bộ khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Khái niệm nhãn hiệu theo Luật SHTT Việt Nam 2005 được quy định cụ thể tại Khoản 16 Điều 4 phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Ðây là một quy định đã mang tính khái quát hơn rất nhiều so với quy định của BLDS 1995 khi sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” thay cho “nhãn hiệu hàng hoá” và
  • 16. không hề giới hạn các dấu hiệu có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Như vậy, quy định này cho phép các doanh nghiệp có thể hiểu được một cách mở rộng là “bất kỳ dấu hiệu nào” chỉ cần có khả năng phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của doanh nghiệp khác là có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tạo ra một dấu ấn cho sản phẩm của mình. Việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” để thay cho thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” trong hệ thống pháp luật hiện hành đã tránh được tình trạng dễ gây sự hiểu lầm là thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hóa” chỉ được sử dụng cho hàng hóa mà không bao gồm nhãn hiệu sử dụng trong dịch vụ của người áp dụng (trong Nghị định số 63/CP đã phải có giải thích “nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ”). Đồng thời, việc sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” còn phù hợp với các thuật ngữ được sử dụng cho các loại nhãn hiệu khác như “nhãn hiệu tập thể”, “nhãn hiệu liên kết”, “nhãn hiệu nổi tiếng” [4, tr 319, 320]. Tuy nhiên, khái niệm này không quy định rõ các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn hiệu. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho các nhà sản xuất, kinh doanh khi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Do không có quy định cụ thể nên các chủ thể có thể tùy nghi đăng ký những dấu hiệu bất kỳ theo ý chí của họ, điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho cơ quan đăng ký khi phải xem xét, tra cứu, đánh giá những dấu hiệu đó có khả năng đăng ký làm nhãn hiệu hay không? [10, tr 12]. Do đó việc quy định điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ là vô cùng cần thiết và quan trọng. Điều 72 Luật SHTT đã quy định cụ thể vấn đề này. Theo đó: “Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • 17. 2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác”. Như vậy, Điều 72 Luật SHTT đã làm rõ về các dấu hiệu có thể được bảo hộ là nhãn hiệu. Đây là hành lang pháp lý để các nhà sản xuất, kinh doanh tạo lập một nhãn hiệu phù hợp. Theo đó, không phải bất kỳ các dấu hiệu nào cũng có thể được sử dụng và được bảo hộ là nhãn hiệu mà pháp luật đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với chúng. Đầu tiên, đó là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được, tức pháp luật Việt Nam chỉ bảo hộ những nhãn hiệu có thể nhận biết bằng thị giác. Điều kiện thứ hai bắt buộc để một dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu đó là khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Trong Luật SHTT 2005, các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đã được quy định chi tiết, rõ ràng và đầy đủ hơn so với quy định tại BLDS 1995. Tuy nhiên, cũng giống như BLDS 1995 và Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các dấu hiệu mới mà thế giới đã thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu như nhãn hiệu âm thanh, mùi, bản thân màu sắc hoặc sự kết hợp của các màu sắc với nhau chưa được quy định trong pháp luật SHTT Việt Nam. 1.2. Các loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu. Dựa vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu, pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam đều quy định về các loại nhãn hiệu sau: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng. 1.2.1. Nhãn hiệu hàng hóa (trademarks) Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người sản xuất khác nhau [2, tr 94]. Thông thường, nhãn hiệu hàng hóa chỉ dùng cho hàng hóa là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm do con người sản xuất, chế tạo ra. Điều này không có nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa phải thông tin cho người tiêu dùng về người thực sự đã sản xuất ra sản phẩm hoặc thậm chí
  • 18. người bán sản phẩm. Nhãn hiệu dùng cho hàng hóa có thể được gắn trực tiếp trên hàng hóa hay trên bao bì của sản phẩm hàng hóa đó. Ví dụ: nhãn hiệu Trung Nguyên cho sản phẩm cà phê, hay Toyota cho ô tô. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng đang đứng trước sự bùng nổ các loại nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Do vậy, để người tiêu dùng chọn đúng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình thì việc xây dựng, đăng ký và bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.2.2. Nhãn hiệu dịch vụ (Service marks) Nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp [2, tr 94]. Sản phẩm gắn nhãn hiệu dịch vụ là những sản phẩm vô hình do một người hay một tổ chức doanh nghiệp đứng ra thực hiện nhằm phục vụ nhu cầu của mọi người trong xã hội. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để người có nhu cầu hưởng thụ dịch vụ đó có thể nhận thấy dễ dàng. Tuy nhiên, nhãn hiệu dịch vụ ở đây phải là những hoạt động thực tế của những dịch vụ mang tính độc lập. Trong điều kiện đời sống kinh tế vật chất ngày càng được nâng cao như hiện nay thì các loại hình dịch vụ ngày càng trở nên phong phú (ví dụ: các dịch vụ pháp lý; bảo hiểm; bán buôn, bán lẻ; thông tin liên lạc, vận chuyển…), tăng cả về số lượng, chất lượng và mức độ cạnh tranh giữa các loại dịch vụ cũng trở nên gay gắt. Ví dụ: cũng là dịch vụ vận chuyển hàng không nhưng thông qua nhãn hiệu người sử dụng dịch vụ biết và phân biệt được dịch vụ của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines.
  • 19. 1.2.3. Nhãn hiệu tập thể (Collective marks) Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT 2005 có quy định: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”. Nhãn hiệu tập thể được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất (thường là một hiệp hội, hợp tác xã, tổng công ty…), trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn gốc, phương pháp sản xuất…) và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. Quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể tùy từng trường hợp có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp cho tập thể đó. Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể. Trong một nhãn hiệu tập thể thì nhiều người cùng có thể cùng sử dụng một loại nhãn hiệu. Nhưng khi tập thể sử dụng nhãn hiệu này mà với tư cách nhân danh tập thể thì lúc này nhãn hiệu sẽ được xem là một nhãn hiệu bình thường mà không được xem là nhãn hiệu tập thể, vì nhãn hiệu chỉ do một chủ thể duy nhất, nhân danh bản thân sử dụng. Nhãn hiệu tập thể có tác dụng thông báo cho người sử dụng về những khía cạnh đặc trưng của sản phẩm mà nhãn hiệu tập thể được sử dụng. Trong trường hợp như vậy, việc tạo ra một nhãn hiệu tập thể không chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước và có thể trên thị trường quốc tế mà còn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa những nhà sản xuất trong nước. Việc tạo nhãn hiệu tập thể, trên thực tế phải đi kèm với sự phát
  • 20. triển các tiêu chuẩn nhất định cùng với một chiến lược chung. Khi đó, nhãn hiệu tập thể mới có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho phát triển trong nước. Ví dụ: Nhãn hiệu Gạo Bao Thai Định Hoá và hình là nhãn hiệu tập thể của tỉnh Thái Nguyên số bằng: 4-0090842-000, ngày cấp bằng: 26/10/2007. Đây là nhãn hiệu tập thể thứ hai của tỉnh Thái Nguyên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể sau Chè Thái Nguyên (Số bằng: 4-0084266-000, ngày cấp bằng : 26/12/2006) [26]. 1.2.4. Nhãn hiệu chứng nhận (Certification marks) Khoản 18 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhân đặt ra. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng
  • 21. nhận tương ứng. Sự khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể do các thành viên của tổ chức tập thể sử dụng, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn định sẵn. Nhãn hiệu chứng nhận hầu như không được đề cập đến trong các điều ước quốc tế, kể cả Hiệp định TRIPs. Ví dụ: Nhãn hiệu BaVi Cows Milk Sữa bò Ba Vì và hình (số bằng: 4- 0118140-000, ngày cấp bằng: 20/01/2009) hay nhãn hiệu Rau Đà Lạt Vegetable và hình (số bằng: 4-0135739-000, ngày cấp bằng: 23/10/2009) là những nhãn hiệu chứng nhận [25]. 1.2.5. Nhãn hiệu liên kết Theo Khoản 19 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định thì: “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”. Việc đăng ký nhãn hiệu liên kết mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhãn hiệu. Đó là chủ nhãn hiệu sẽ không cần phải xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từng nhãn hiệu riêng biệt, do đó tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, khuếch trương được nhanh chóng uy tín thương mại của mình. Việc sử dụng nhãn hiệu liên kết tạo uy tín cho những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nhãn hiệu đã từng được biết đến và chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Nhãn hiệu liên kết cũng hạn chế tối đa việc các chủ sở hữu sản xuất kinh doanh khác lợi dụng uy tín của nhãn hiệu mà đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và thiệt hại cho chủ nhãn hiệu.
  • 22. Trên thị trường ta có thể bắt gặp rất nhiều nhãn hiệu liên kết như: Nhãn hiệu Sony của công ty điện tử Sony được dùng cho tất cả các mặt hàng của hàng như tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ. Hay công ty Toyota với các nhãn hiệu liên kết: Toyota Camry, Toyota Vios, Toyota Innova… 1.2.6. Nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ thực hiện tốt chức năng phân biệt của nhãn hiệu mà còn là cam kết về chất lượng và những phẩm chất khác của sản phẩm, của nhà sản xuất sản phẩm đối với người tiêu dùng. Nó chiếm lĩnh cả một thị trường rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia sản xuất ra loại hàng hóa, sản phẩm đó. Nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những thành quả đầu tư và là một tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đôi khi nhãn hiệu nổi tiếng còn tạo ra thương hiệu cho mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Cũng chính vì vậy mà tình trạng nhãn hiệu nổi tiếng bị sao chép, quyền của chủ nhãn hiệu nổi tiếng bị xâm phạm diễn ra khắp nơi trên toàn thế giới. Sau đây là một số ví dụ về nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới: [27] 68,734 triệu USD 31,980 triệu USD 56,647 triệu USD 21,671 triệu USD Khoản 20 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Quy định nhãn hiệu nổi tiếng được xác định thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước thẩm quyền, chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác. Tại Việt Nam, Cà phê Trung Nguyên là một ví dụ về sự thành công mang lại của một nhãn hiệu nổi tiếng đã được xây dựng trên thị trường trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng mấy năm, từ một xưởng sản xuất nhỏ ở Buôn Ma Thuột, với một chiến lược xây dựng và phát
  • 23. triển, Trung Nguyên đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, chiếm thị phần lớn và trở thành một nhãn hiệu cà phê nổi tiếng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật SHTT 2005. Đây là sự tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam trước Luật SHTT 2005, pháp luật trước đây không quy định cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng. Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp có đề cập gián tiếp đến nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng chỉ dừng lại ở việc thừa nhận bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Nghị định 06/CP sửa đổi bổ sung Nghị định 63/CP có đưa ra một khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng tại khoản 2 Điều 1, theo đó: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi”. Tuy nhiên, tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nêu trong khái niệm không rõ ràng, khó xác định. Qua xem xét các tiêu chí nêu tại Điều 75 Luật SHTT 2005, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy có rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng, ví dụ như số lượng các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo... Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong khoản 6 Điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20 Điều 4, Luật SHTT. Định nghĩa tại Điều 4 chỉ yêu cầu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi tiêu chí công nhận lại nêu số lượng quốc gia. Có thể nhận xét chung rằng các quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam còn thiếu và chưa đáp ứng được tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
  • 24. 1.3. Phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác 1.3.1. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại (Trade names) Trong thực tế, nhiều người tiêu dùng vẫn nhầm lẫn giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Tên thương mại và nhãn hiệu đều là chỉ dẫn thương mại và là hai đối tượng khác nhau theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Có thể nói, tên thương mại cũng bao gồm các dấu hiệu như một nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu như dấu hiệu của nhãn hiệu bao gồm các yếu tố khác nhau với chức năng là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ thì tên thương mại chỉ bao gồm từ ngữ, để cá thể hóa chủ thể kinh doanh, phân biệt cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh, do đó tên thương mại của chủ thể này phải đảm bảo điều kiện không gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể khác đã đăng ký kinh doanh trên cùng địa bàn và trong một lĩnh vực. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu có thể thấy qua tiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu. Tên thương mại và nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có khả năng phân biệt. Theo điều 74, khoản 2 (k) Luật SHTT thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. Ngược lại, theo khoản 3 Điều 78 Luật SHTT thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân biệt nếu “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác”. Một nhãn hiệu không bắt buộc phải đọc, phải phát âm được, còn tên thương mại yếu tố này là bắt buộc. Đối với tên thương mại, yếu tố màu sắc cũng không được đặt ra. Hơn nữa về cấu tạo, tên thương mại bao giờ cũng gồm phần mô tả
  • 25. (chỉ loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh hoặc xuất xứ địa lý) và thành phần phân biệt (chỉ tên riêng của chủ thể kinh doanh), còn nhãn hiệu không có phần mô tả mà chỉ có tính phân biệt [7, tr 58]. Ví dụ: Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Địa chỉ: Thị trấn Cát Hải, Huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: “CAT HAI”. Vì vậy, tên thương mại và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau nhưng thành phần phân biệt của tên thương mại có thể được sử dụng làm nhãn hiệu, nếu nó bảo đảm các yêu cầu của nhãn hiệu. Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa hoặc kinh doanh nhiều loại dịch vụ khác nhau; do đó doanh nghiệp đó có thể có một hoặc nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có một tên thương mại. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường lấy tên thương mại để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại là “Mỹ Hảo” để đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình như: nước rửa chén Mỹ Hảo, nước giặt đậm đặc Mỹ Hảo. 1.3.2. Phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications) Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là đối tượng SHCN được bảo hộ và đều được dùng để chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm. Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Như vậy, chỉ dẫn địa lý là để thông tin về nguồn gốc, xuất xứ địa lý của sản phẩm, do đó nó cũng có khả năng phân biệt nên việc phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là cần thiết. Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng xác định doanh nghiệp nào cung cấp hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường. Trong khi đó, chỉ dẫn địa lý giúp người tiêu dùng xác định một khu vực địa lí cụ thể mà trên đó một hoặc một số doanh nghiệp đóng trụ sở và các doanh nghiệp này sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý đó và các sản phẩm của họ có chất lượng đặc thù.
  • 26. Chỉ dẫn địa lý có thể là các dấu hiệu từ ngữ, tuy nhiên khác với nhãn hiệu có thể là những từ ngữ bất kỳ, kể cả các từ không có nghĩa, dấu hiệu từ ngữ chỉ có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý nếu nó chỉ dẫn đến một khu vực địa lý nhất định, ví dụ: nước mắm Phú Quốc, gạo tám xoan Hải Hậu. Chỉ dẫn địa lý cũng có thể là các dấu hiệu hình ảnh hoặc biểu tượng mô tả một khu vực địa lý. Chúng gián tiếp thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, có khả năng làm người tiêu dùng liên tưởng đến một khu vực địa lý nhất định, mà khu vực đó lại có mối liên hệ với những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa. Tuy nhiên, những hình ảnh hoặc biểu tượng này phải thực sự nổi tiếng và được biết đến rộng rãi thì mới bảo đảm được chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm [2, tr 109, 110]. Một nhãn hiệu có thể hàm chứa chỉ dẫn địa lý hoặc một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như một loại nhãn hiệu. Khoản 3 Điều 80 Luật SHTT quy định :“không bảo hộ những chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm”. Đối với nhãn hiệu, người chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng, có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu và nghiêm cấm người khác sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ. Còn chỉ dẫn địa lý là đối tượng không được độc quyền sử dụng, vì vậy người sử dụng chỉ dẫn địa lý không được quyền chiếm hữu, định đoạt mà chỉ có quyền sử dụng.. 1.3.3. Phân biệt nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp (Industrical Designs) Là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, định nghĩa kiểu dáng công nghiệp được quy định tại Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT 2005: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc kết hợp các yếu tố này”. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện: có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 63 Luật SHTT). Như vậy, kiểu dáng công nghiệp là những hoạt động sáng tạo nhằm tạo
  • 27. ra một hình dáng trang trí bên ngoài cho những hàng hóa được sản xuất hàng loạt, đảm bảo được điều kiện là hàng hóa đó phải hấp dẫn người tiêu dùng về thị giác và phải thể hiện một cách có hiệu quả chức năng kỹ thuật đã định trước. Trong khi đó, nhãn hiệu là các dấu hiệu nhìn thấy được và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Kiểu dáng công nghiệp thuộc nhóm các đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện nhất định về tính sáng tạo, còn nhãn hiệu thuộc nhóm các đối tượng sở hữu công nghiệp có tính thương mại. Tuy nhiên, cũng giống nhãn hiệu, hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó cũng dùng để thể hiện hình dáng bên ngoài của kiểu dáng công nghiệp. Những kiểu dáng chỉ là sự kết hợp đơn thuần các đặc điểm tạo dáng đã biết hoặc các hình học đơn giản (hình vuông, hình tròn, elip…) hoặc sao chép hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến rộng rãi ở Việt Nam và thế giới thì không được bảo hộ. Có thể nhận thấy, giữa nhãn hiệu và một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và kiểu dáng công nghiệp có nhiều điểm tương đồng, do đó nếu không có sự phân biệt rõ ràng dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do có sự tương đồng đó mà các chủ thể kinh doanh có thể quyết định lựa chọn một dấu hiệu để đăng ký làm nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp hoặc tên thương mại, tùy vào điều kiện kinh doanh của chủ thể đó. Ngoài ra, tại Việt Nam, bên cạnh khái niệm nhãn hiệu, trong nhiều năm trở lại đây, thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Nếu như nhãn hiệu đóng vai trò phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau thì thương hiệu tạo ra ấn tượng về uy tín sản phẩm, dịch vụ, về hình ảnh riêng, bản sắc riêng hoặc dấu ấn riêng trong trí nhớ người tiêu dùng, gắn liền với chất lượng hàng hoá và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh nghiệp. Bởi vậy nhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn nhiều yếu tố khác nhau làm thương hiệu cho mình trên cơ sở xem xét về thuộc tính của sản phẩm,
  • 28. thị hiếu và hành vi tiêu dùng của những khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật, văn hoá, tín ngưỡng… Những yếu tố được chọn làm thương hiệu có thể được gọi là yếu tố thương hiệu, ví dụ: tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì… Chính sách bảo hộ thương hiệu hoặc phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp gắn với chính sách bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Về nội hàm, thương hiệu là một khái niệm rộng hơn nhãn hiệu bởi nó hàm chứa một số chỉ dẫn thương mại khác ngoài nhãn hiệu. Xét dưới góc độ pháp lý, thương hiệu không được bảo hộ như một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nhưng nội hàm của nó bao gồm các thành tố như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hay tên thương mại mà các thành tố này lại được bảo hộ với tư cách là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp [14, tr 56]. Vì vậy, thuật ngữ thương hiệu không phải là thuật ngữ pháp lý. Tuy nhiên, giữa nhãn hiệu và thương hiệu cũng có mối quan hệ với nhau, chứ không phải là hoàn toàn độc lập với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ khi thương hiệu được gắn với sản phẩm và đáp ứng các điều kiện bảo hộ, được đăng ký bảo hộ thì thương hiệu trở thành nhãn hiệu hàng hóa. Trong trường hợp này thương hiệu được pháp luật bảo hộ dưới dạng cụ thể của đối tượng quyền SHCN là nhãn hiệu. Ngoài ra, cũng cần phân biệt khái niệm nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Nếu nhãn hiệu là một trong những đối tượng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ thì nhãn hàng hóa lại là một khái niệm sử dụng trong thương mại và được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa thì:“Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”. Chức năng chính của nhãn hàng hóa là thông tin, trong đó ghi rõ các nội
  • 29. dung bắt buộc nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận biết hàng hóa, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn và sử dụng hàng hóa. Nhãn hàng hóa phải được trình bày theo những yêu cầu bắt buộc như chữ số, chữ cái, hình ảnh và phải ghi rõ ràng, đúng bản chất của hàng hóa. Còn nhãn hiệu lại có chức năng chính là phân biệt. Do đó, những dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu phải có tính độc đáo, riêng biệt, có khả năng phân biệt cao, dễ nhận biết. Những dấu hiệu này không có nội dung mô tả hàng hóa, chỉ dẫn công dụng hay xuất xứ hàng hóa như nhãn hàng hóa. Các thông tin của nhãn hàng hóa không được bảo hộ riêng rẽ như nhãn hiệu. Hơn nữa, một nhãn hiệu có thể được sử dụng cho nhiều loại hàng hóa khác nhau của cùng một chủ sở hữu, nhưng đối với nhãn hàng hóa thì chỉ sử dụng cho một loại hàng hóa cụ thể duy nhất [7, tr 55]. Ngay cả việc hàng hóa mang nhãn hiệu hay không là tùy thuộc vào ý chí của nhà sản xuất kinh doanh chứ không bắt buộc về phía cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng luôn bắt buộc phải có nhãn hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Tóm lại, việc xem xét và phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nêu trên hay thương hiệu và nhãn hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng, khi mà trong thực tế việc nhầm lẫn các đối tượng này với nhau xảy ra rất phổ biến. Hiện nay thị trường hàng hóa, dịch vụ rất phong phú nên việc hiểu đúng bản chất của nhãn hiệu là cần thiết, giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn được các hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của mình.
  • 30. CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là các yêu cầu cụ thể đối với đối tượng của sở hữu công nghiệp để đối tượng này nhận được sự bảo hộ về mặt pháp lý, do vậy điều kiện bảo hộ được xác định rõ ràng trong luật. Cụ thể điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại Mục 4 Chương VII Phần thứ ba Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Điều 72 Luật SHTT 2005, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: (1) là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và (2) có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. 2.1. Điều kiện thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được Tại Khoản 2 Điều 15 mục 2 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Các thành viên có thể quy định rằng để được đăng kí là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Như vậy, điều kiện của nhãn hiệu: “dấu hiệu nhìn thấy được” được Hiệp định TRIPs quy định một cách rất linh hoạt, không cứng nhắc. Các nước thành viên có thể quy định trong pháp luật quốc gia rằng đây là một điều kiện bắt buộc mà một dấu hiệu phải đáp ứng được hoặc không quy định. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì không quy định về điều kiện “nhìn thấy được” này. Trong đó, Luật SHTT Việt Nam 2005 thì lại quy định dấu hiệu “nhìn thấy được” là một trong các điều kiện để nhãn hiệu đuợc bảo hộ. Sở dĩ có sự quy định khác biệt như vậy là do trình độ phát triển về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật của mỗi nước khác nhau, chi phối đến khả năng bảo hộ của từng quốc gia đối với các dấu hiệu được đăng kí bảo hộ nhãn hiệu. Đối với Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, việc bảo hộ các dấu hiệu “không nhìn thấy được” vượt quá khả năng của chúng ta trong thời điểm hiện tại, khi mà điều kiện
  • 31. về cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật chưa cho phép. Vì thế Luật SHTT 2005 đã vận dụng rất linh hoạt Hiệp định TRIPs, khi quy định dấu hiệu trước tiên để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam phải thoả mãn, đó là nhãn hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này rất hợp lí trong thời điểm hiện nay, vì nó vừa không trái với TRIPs vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Dấu hiệu nhìn thấy được có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng qua quan sát nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn [1, tr 126]. Ở Việt Nam, các dấu hiệu liên quan đến đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Luật SHTT, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT. Theo quy định tại điểm 39.2 Thông tư của Bộ khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là Thông tư 01/2007) thì dấu hiệu nhìn thấy được được thể hiện dưới các dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định. 2.1.1. Dấu hiệu là chữ cái, chữ số Theo từ điển Tiếng Việt, chữ cái được hiểu là dấu hiệu dùng để ghi âm vị trong chữ viết ghi âm, còn chữ số là ký hiệu cơ bản dùng để viết các số. Chữ cái nói đến ở đây là chữ cái Latinh được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Đây là những dấu hiệu được sử dụng phổ biến để đăng ký nhãn hiệu. Bởi sự dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và điều quan trọng là dấu hiệu thông dụng, quen thuộc không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với các thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Thực tế hiện nay cho thấy đa số các nhãn hiệu được bảo hộ dưới hình thức chữ số, chữ cái hoặc sự kết hợp giữa chúng.
  • 32. Tập hợp các chữ cái, chữ số có thể ghép lại thành từ hoặc ngữ có nghĩa hoặc không có nghĩa. Nhãn hiệu chữ có thể chỉ bao gồm chữ viết (như Omo, Trung Nguyên), có thể bao gồm cả chữ và số (Phở 24). 2.1.2. Dấu hiệu từ ngữ Theo từ điển Tiếng Việt thì từ ngữ phải “bao gồm tập hợp các chữ cái có thể ghép lại thành từ và ngữ có nghĩa hoàn chỉnh và nói lên ý nghĩa nhất định”. Thông thường, các chuyên gia thường sử dụng bốn cách đặt tên nhãn hiệu: Thứ nhất là sử dụng từ tự tạo, đó là từ được kết hợp từ các kí tự thành một từ mới phát âm được và không có trong từ điển, ví dụ: NOKIA, SAMSUNG, Vitan. Mặc dù đều là những từ ngữ không có nghĩa nhưng chúng lại được đánh giá là có tính phân biệt cao nên đáp ứng được yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu. Thứ hai là sử dụng từ thông dụng, là những từ hiện dùng và thực sự có ý nghĩa trong một ngôn ngữ nào đó, như: Duy Lợi, Rạng Đông. Thứ ba là sử dụng từ ghép tức là sử dụng các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết, như Thinkpad. Thứ tư là sử dụng các từ viết tắt là những từ thông thường được tạo thành từ chữ cái đầu tiên của tên công ty, từ viết tắt có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó như: AIA, IBM, LG. Ở đây, cũng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu và tên thương mại được viết tắt (tên giao dịch). Như đã phân tích tại Chương I mục 1.3.1, nếu nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do các chủ thể khác nhau cung cấp, thì tên thương mại để phân biệt, cá thể hóa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh, và tên thương mại được viết tắt cũng chỉ nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc giao dịch trong kinh doanh. Tên giao dịch mà doanh nghiệp thường sử dụng trong hoạt động thương mại bắt buộc vẫn phải có thành phần phân biệt. Phần phân biệt trong tên thương
  • 33. mại có thể được sử dụng làm nhãn hiệu nếu nó đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, có tên giao dịch là Công ty Vinamilk, và công ty cũng đã đăng ký VINAMILK là nhãn hiệu của mình (số bằng: 4-0013675-000, ngày cấp bằng: 10/10/1994). Như vậy, khi xác định từ ngữ là dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu không nhất thiết phải bó hẹp trong khái niệm “từ ngữ” trong từ điển Tiếng Việt đã chỉ ra, mà chỉ cần là các chữ cái, chuỗi chữ cái có thể phát âm được và đạt được khả năng phân biệt thì nhãn hiệu đó vẫn được bảo hộ. Dấu hiệu từ ngữ được dùng làm nhãn hiệu bao gồm tên công ty, tên địa danh, họ, tên, khẩu hiệu hay các từ bất kỳ hoặc chuỗi từ bất kỳ do chủ nhãn hiệu sáng tạo ra. Tên gọi, tên công ty là một dấu hiệu có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Đây chính là sự kết hợp của các chữ cái được ghép lại với nhau tạo thành từ có nghĩa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tên gọi, tên công ty chỉ được sử dụng làm nhãn hiệu, khi bản thân nó đạt được tính phân biệt giữa tên gọi này với tên gọi khác khi gắn liền với hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Ngoài ra, tên địa danh và tên người cũng có xu hướng được sử dụng nhiều làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi sử dụng hai dấu hiệu này làm nhãn hiệu đều có những điểm bất cập như tên địa danh có nguy cơ khó phân biệt với việc bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá hay chỉ dẫn địa lý vì nó chỉ đến những khu vực địa lý mà người tiêu dùng thường nghĩ rằng đó là nơi xuất xứ gốc của sản phẩm, ví dụ như sản phẩm Kẹo dừa Bến Tre hay Bia Hà Nội. Trong khi đó, tên người thì rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng, bởi có rất nhiều người tên giống nhau, vì vậy không phải chủ hàng hoá, dịch vụ nào sử dụng tên người để đăng kí nhãn hiệu cũng được chấp nhận. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thể hiện sự tiến bộ khi không công nhận dấu hiệu này. 2.1.3. Dấu hiệu hình vẽ Theo từ điển Tiếng Việt, hình vẽ được hiểu là tập hợp các đường nét, mảng màu theo những nguyên tắc hội họa nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình
  • 34. dạng một vật thể nào đó trong tự nhiên. Đây là loại dấu hiệu bao gồm các hình vẽ trang trí, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa. Các hình vẽ, biểu tượng có tính phân biệt đều có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bản thân dấu hiệu phải được trình bày một cách đặc biệt, ấn tượng tạo ra được sự phân biệt và gây ấn tượng đối với người tiêu dùng. Ví dụ: HONDA (số bằng: 4-0020130-000, số bằng: 26/02/1996), nhãn hiệu POND’s và hình (số bằng: 4-0118146-000, ngày cấp bằng: 20/01/2009) [26]. 2.1.4. Dấu hiệu hình ảnh, hình ảnh ba chiều Theo từ điển Tiếng Việt, hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ. Dấu hiệu hình ảnh là cả dấu hiệu hai chiều và ba chiều. Dấu hiệu hình ảnh ba chiều là loại dấu hiệu hình khối có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu, dạng điển hình nhất của dấu hiệu này là hình dáng hàng hóa hoặc hình dáng bao bì. Việc đăng ký nhãn hiệu là chính hình dáng hàng hóa hay bao bì sản phẩm rất phổ biến vì khả năng phân biệt đạt được cao, như nhãn hiệu Vinamilk sữa chua và hình (số bằng: 4-0066998-000, ngày cấp bằng: 03/10/2005), nhãn hiệu Vina Acecook Phở Gà Xưa & Nay Phở Ăn Liền và hình (số bằng: 4-0096825-000, ngày cấp bằng: 03/03/2008) [26].
  • 35. Dấu hiệu hình ảnh có tác dụng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thông qua thị giác, các dấu hiệu hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh ba chiều có xu hướng được ưa chuộng vì chúng thường tạo được ấn tượng mạnh mẽ, có sức lôi cuốn và thu hút, dễ tác động và in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng vì chúng có khả năng phân biệt rất cao như: ngôi sao ba cánh nổi nằm trong vòng tròn của xe Mercedes, ba hình thoi chụm vào của Mishubishi là hai nhãn hiệu hình ảnh nổi tiếng. Có thể nói, hình ảnh này đã thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình hết sức khái quát, tiếp cận khách hàng một cách nhanh mạnh và làm cho khách hàng liên tưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu hình ảnh với logo. Logo là yếu tố đồ họa của nhãn hiệu, góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về nhãn hiệu, nhằm củng cố ý nghĩa của nhãn hiệu theo một cách nào đó. Logo là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm, dịch vụ mà nó đại diện, vì vậy logo được xem xét bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu. Bên cạnh việc thể hiện những thông tin về chủ sở hữu, logo còn mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo ra nó. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với nhãn hiệu. Tính cá nhân của logo chứa đựng sự sáng tạo về mặt nghệ thuật tạo cho nó một bề ngoài hoàn chỉnh của một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, trong một logo tồn tại hai thuộc tính: tính phân biệt và tính sáng tạo. Điều này tạo cho logo đặc tính riêng, vừa mang những đặc điểm, dấu hiệu để nhận biết của chủ sở hữu, vừa mang những dấu ấn sáng tạo của người thiết kế logo (tác giả). Logo thường gồm các yếu tố hình độc đáo, riêng có tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Với đặc tính đa dạng của các yếu tố đồ họa, logo có thể là một hình vẽ, một cách trình bày chữ viết
  • 36. (tên doanh nghiệp, sản phẩm), hoặc kết hợp cả hình vẽ và chữ viết. Logo tạo ra một bản sắc riêng, là biểu tượng đặc trưng cho doanh nghiệp sở hữu logo. Pháp luật Việt Nam lần đầu tiên quy định cụ thể về hình ảnh ba chiều được sử dụng làm nhãn hiệu. Trước đây, Điều 785 BLDS 1995 của Việt Nam không quy định rõ về loại dấu hiệu ba chiều hay hình ảnh ba chiều mà chỉ đề cập đến dấu hiệu hình ảnh, nên người thi hành có thể hiểu dấu hiệu hình ảnh được đề cập đó bao gồm hình ảnh hai chiều và cả hình ảnh ba chiều. Tuy nhiên, BLDS 1995 và các văn bản dưới luật hướng dẫn về SHCN đã không quy định rõ về điều kiện để một dấu hiệu ba chiều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Mặc dù pháp luật Việt Nam không liệt kê một cách cụ thể các dấu hiệu hình ảnh có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu, nhưng trên thực tế đã thừa nhận và bảo hộ dấu hiệu hình ảnh hai chiều và ba chiều là nhãn hiệu. 2.1.5. Dấu hiệu kết hợp cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc Dấu hiệu kết hợp là sự kết hợp của hai hay nhiều dấu hiệu, kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình, theo đó pháp luật bảo hộ cho đồng thời cả hai dấu hiệu. Sự kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình tạo thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và có khả năng phân biệt như: nhãn hiệu Tiger với biểu tượng con hổ, nhãn hiệu Halida với biểu tượng con voi… Các dấu hiệu trên có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Theo quy định này màu sắc chỉ được coi là phương thức thể hiện của nhãn hiệu. Theo điểm 39.2 Thông tư 01/2007 thì dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình thì không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu. Một màu sắc đơn lẻ không thể sử dụng làm nhãn hiệu, trừ khi kết hợp với dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình (như màu đỏ của Coca-Cola). Hiệp định TRIPs quy định không những dấu hiệu cụ thể có thể được đăng ký là nhãn hiệu với những màu sắc nhất định, mà bản thân sự kết hợp các màu
  • 37. sắc với nhau cũng có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định tổ hợp màu sắc là một loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu. Điều 785 BLDS 1995 không quy định cụ thể loại dấu hiệu màu sắc có thể được đăng ký là nhãn hiệu hay không, mà chỉ xác định màu sắc là phương thức thể hiện các loại dấu hiệu khác. Như vậy, quy định này tương đồng với quy định tại Luật SHTT 2005. Trong thực tế, vấn đề được đặt ra: nếu chỉ có sự kết hợp đơn thuần giữa các màu sắc với nhau có được công nhận và đăng ký làm nhãn hiệu hay không? [10, tr 20]. Vấn đề này cần được pháp luật Việt Nam xem xét cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Những dấu hiệu trên nếu thuộc vào trường hợp quy định tại điểm 39.2b Thông tư 01 thì không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: “- Dấu hiệu chỉ là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình; - Dấu hiệu thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ; - Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, có hại cho an ninh quốc gia”. Điều 73 Luật SHTT 2005 đã xác định các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu bao gồm: *) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với: - Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước ; - Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. Ví dụ: WIPO là tên viết tắt của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization) hay WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương Mại thế giới (World Trade
  • 38. Organization) sẽ không được dùng để làm nhãn hiệu. - Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; - Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. Ví dụ: dấu hiệu ISO 9000 chứng nhận cho các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế không được dùng để làm nhãn hiệu. *) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính lừa dối người tiêu dùng về: - Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ; - Tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Nhãn hiệu từ ngữ, hình ảnh gây ấn tượng sai lệch về thành phần cấu tạo của sản phẩm như nhãn hiệu dùng cho sản phẩm trà xanh có hình quả chanh nhưng trong thành phần của sản phẩm đó không hề đề cập đến việc có tinh chất chanh tươi trong trà, như vậy người tiêu dùng sẽ nhầm tưởng rằng sản phẩm trà xanh đó có tinh chất chanh tươi. Vì thế, nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối bảo hộ. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. 2.2. Điều kiện thứ hai: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu Khả năng phân biệt là tiêu chí cơ bản để xem xét một dấu hiệu có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu hay không. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu như là một điều kiện chủ yếu để một dấu hiệu được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu. Trước đây, tại Điều 6.2.a Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 cũng đã quy định dấu hiệu không có tính phân biệt thì không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, để xác định được tính phân biệt của nhãn
  • 39. hiệu không phải vấn đề đơn giản, vì Hiệp định TRIPs cũng như pháp luật các nước thường không xác định thế nào là tính phân biệt của nhãn hiệu. Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định: “Bất cứ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa”. Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng quy định: “Trong Hiệp định này, nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người khác...”. Pháp luật các nước cũng thường không đưa ra khái niệm chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, mà chỉ quy định những trường hợp nào mà dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và khi thuộc vào một trong các trường hợp đó sẽ không được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu. Một nhãn hiệu có khả năng phân biệt khi có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ mang nó với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Có thể hiểu một cách chung nhất về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là khả năng nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng xác định được nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn [10, tr 25]. Yếu tố nhận thức của người tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu khi xác định nhãn hiệu có mang tính phân biệt hay không, đặc biệt khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng hoặc vấn đề nhãn hiệu liên quan đến pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Tại khoản 1 Điều 74 Luật SHTT 2005 đã làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này…”. Như vậy là hai thuộc tính dễ nhận biết và dễ ghi nhớ là hai thuộc tính đảm bảo cho khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Sở dĩ như vậy là do nhờ có hai thuộc
  • 40. tính này mà nhãn hiệu đó mới có thể đi vào tâm trí và nhận thức của người tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng nhận ra đâu là sản phẩm mà họ lựa chọn. Từ đó có thể hiểu được rằng những dấu hiệu nào phức tạp, dài dòng khó nhớ sẽ không được bảo hộ. Nhưng thế nào là yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ thì trong các văn bản pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, từ những quy định chi tiết trong Luật SHTT có thể thấy rằng những dấu hiệu loại này là những dấu hiệu thông dụng mà người tiêu dùng Việt Nam với những trình độ hiểu biết thông thường cũng có thể nhận biết và ghi nhớ được. Pháp luật Việt Nam mặc dù không giải thích cụ thể khả năng phân biệt của nhãn hiệu nhưng đã đưa ra các yêu cầu chung nhất để một nhãn hiệu có khả năng phân biệt bằng cách liệt kê các trường hợp mà nhãn hiệu không có khả năng phân biệt. Theo đó, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt khi các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Do vậy, yêu cầu về khả năng phân biệt đối với nhãn hiệu chính là yêu cầu đặt ra đối với các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu. Các dấu hiệu chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó phải là các yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Như vậy, theo Điều 74 thì khả năng phân biệt của nhãn hiệu gồm hai yêu cầu sau : Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt và nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác. 2.2.1. Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt Chức năng cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau, nên trước hết nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt. Dấu hiệu tự phân biệt tức là bản thân nhãn hiệu phải mang một hoặc một số các đặc điểm riêng biệt, cá biệt tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng cho người tiêu dùng, mà thông qua đó khách hàng có thể lựa chọn hàng hóa mang nhãn hiệu mà mình biết. Ấn tượng ban đầu mà người tiêu dùng có được về nhãn hiệu chính là kết quả của các dấu hiệu hàng hóa tác động lên trí nhớ của
  • 41. họ, ấn tượng đó có thể hình thành từ lần tiếp xúc đầu tiên hoặc qua quá trình sử dụng hàng hóa lâu dài tích lũy được. Khoản 1 Điều 74: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”. “Yếu tố” được hiểu là một bộ phận của dấu hiệu, chứ không phải toàn bộ hay bản thân dấu hiệu. Nhãn hiệu có khả năng tự phân biệt nếu có một hoặc một số yếu tố tạo nên được sự “dễ nhận biết” và “dễ ghi nhớ” của nhãn hiệu [2, tr 100]. Tuy không có văn bản hướng dẫn nhưng có thể hiểu được rằng: nhãn hiệu dễ nhận biết là nhãn hiệu bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng riêng về nhãn hiệu đó và dễ dàng phân biệt với các nhãn hiệu khác, còn nhãn hiệu dễ ghi nhớ là nhãn hiệu mà thông qua các dấu hiệu (từ ngữ, hình ảnh…) tạo nên một ấn tượng khó quên với bất kỳ ai khi đã tiếp xúc và dễ dàng được lưu giữ trong trí nhớ của con người. Hiện nay, quy định của pháp luật SHTT Việt Nam về nhãn hiệu không đưa ra các quy định cụ thể một dấu hiệu như thế nào thì đạt được khả năng phân biệt và sẽ được đăng ký nhãn hiệu, mà thay vào đó là quy định các dấu hiệu loại trừ, dựa vào đó sẽ đưa ra kết luận một dấu hiệu nào đạt được khả năng phân biệt. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau: a. Hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng Hình và hình học đơn giản được hiểu là các hình ảnh, hình vẽ, hình khối, hình học nhưng không được cách điệu hoặc không được thể hiện bằng các màu sắc độc đáo và vì vậy không gây được ấn tượng ghi nhớ, phân biệt [5, tr 242]. Những hình học phổ thông được sử dụng trong toán học như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác…loại dấu hiệu này đã được sử dụng phổ biến và được nhiều người biết đến nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phân biệt nhãn