SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận................................. 1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5
6. Ý nghĩa của đề tài khóa luận.................................................................... 5
7. Kết cấu của khóa luận ............................................................................. 5
Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦAĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO......................................................................................6
1.1. Qúa trìnhnhận thức của Đảng CộngsảnViệt Nam về giáo dục và đào tạo từ
khi tiến hành đổi mớiđất nước đến nay.......................................................... 6
1.2. NộidungquanđiểmcủaĐảngCộngsảnViệtNamvềgiáo dục vàđào tạo............. 9
Chương 2 THỰC TRẠNG QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG, THỰC HIỆN
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG, QUẬN
TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................17
2.1. Những ưu điểm cơ bản ....................................................................... 17
2.2. Những hạn chếchủ yếu........................................................................ 25
Chương 3 GIẢI PHÁP QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG, QUẬN TÂN
BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................27
3.1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực
lượng trong quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào
tạo............................................................................................................ 27
3.2. Tích cực đổi mới nộidung, chương trình, phươngpháp dạy và học............ 30
3.3. Tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ..................... 30
3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo ...................... 34
3.5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường các nguồn lực đầu
tư phát triển giáo dục và đào tạo................................................................ 35
KẾT LUẬN.................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò hết sức quan trọng đối với
mọi quốc gia, dân tộc. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự
phát triển của đất nước, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn quan
tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quan trọng này; coi giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát
triển, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Qua hơn 35 năm đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo của nước ta đã
có bước phát triển, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, giáo dục
và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát
triển đất nước. Nhiều hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này chậm được khắc
phục. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra phương hướng, nhiệm vụ đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, xác định
phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân
lực và thị trường lao động; chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi
đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.
Quán triệt, vận dụng, tổ chức thực hiện thắng lợi quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo vừa là nhiệm vụ cơ bản, thường
xuyên, vừa là yêu cầu khách quan, cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận
Vấn đề giáo dục và đào tạo nói chung, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giáo dục và đào tạo nói riêng luôn thu hút được sự quan tâm của
các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học. Hiện nay, đã có nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề này từ các góc độ nghiên cứu khác nhau như:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2017 do tác giả Lý Việt Quang (chủ biên) đã phân tích một cách khái quát
thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong qu trình đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt nam hiện nay, nguyên nhân của những thành
tựu và hạn chế. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam trên
những nguyên lý chung, không đi sâu vào từng cấp học, ngành học
Trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào
tạo đại học hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tác giả Hoàng
Anh từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học như chất
lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, phương
pháp giảng dạy, tác giả đã đề xuất những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học Việt Nam
Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở
Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Trường Ngoại Ngữ Công nghệ Việt
Nhật, 2013, do tác giả Phạm Thị Hoan chủ nhiệm đã hệ thống hoá những vấn
đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo và đúc rút những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong
việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này; Đánh giá thực trạng phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong
những năm qua; Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân
lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ “Phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục – Đào tạo
tỉnh Gia Lai, Đại học Đà Nẵng, 2011 của tác giả Huỳnh Quang Thái đã tiếp
cận đầy đủ, chi tiết được thực trạng, điều kiện, nội dung phát triển nguồn
nhân lực của tỉnh Gia Lai. Hệ thống cơ sở lý luận phân tích cụ thể, đầy đủ và
tương đối chặt chẽ. Quá trình phân tích đã làm rõ thực trạng phát triển, có
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những thuận lợi và khó khăn mang tính thực tế cao nhưng lại chưa có định
hướng cụ thể để tận dụng những thuận lợi đó. Đối với tỉnh vùng cao, đời sống
của nhân dân còn khó khăn, cần đưa ra được giải pháp để đưa nguồn nhân lực
ngành giáo dục phát triển trở thành ngành chủ chốt, từ đó nâng cao chất lượng
lao động, đem lại nguồn thu nhập cao cho tỉnh.
Bài viết “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong
giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8/2012 của PGS. TS Trần Viết
Lưu đã khái quát một vài nét về thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục trong 10 năm. Nhìn chung quy mô giáo dục ở tất cả các
cấp, bậc học đều tăng. Sự bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ nhà giáo theo cấp,
bậc học, theo chuyên môn, ngành nghề và vùng miền đã dần được khắc phục.
Vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo trình được chú trọng ở tất
cả các cấp, bậc học. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ
quản lý đã được quan tâm hơn cho nên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục đã cơ bản đạt chuẩn trình độ đào tạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã
chỉ ra những bất cập còn tồn tại như tiền lương và các chế độ, chính sách có
liên quan chưa đủ tạo được động lực; Giáo dục nước ta cũng đang phải đối
mặt với hàng loạt vấn đề nan giải từ sự phân tầng xã hội; Công tác dự báo và
quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục các cấp chưa được chú trọng đúng mức… Từ đó tác giả đưa ra được
một số giải pháp khắc phục có tính cấp thiết nhất.
Như vậy, có thể thấy, những nghiên cứu liên quan giáo dục và đào tạo,
quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo khá đa dạng và phong phú với
nhiều công trình của nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học thuộc các
chuyên ngành nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Mỗi tác giả, mỗi công
trình có đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng, ở những quy mô và thời điểm
khác nhau, song đều có điểm chung khi khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của giáo dục và đào tạo và sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo. Do mục đích, đối tượng, phương pháp tiếp cận,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, thời gian nghiên cứu và khả năng của các tác
giả trong mỗi công trình khác nhau nên cho đến nay, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách trực tiếp, hệ thống về quan điểm của Đảng về giáo dục
và đào tạo và vận dụng ở Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Luận giải nộidungquanđiểm củaĐảngCộngsảnViệt Nam về giáo dục và
đào tạo;đánhgiá thực trạngvận dụngquanđiểm củaĐảngvề giáo dục vàđào tạo
ở TrườngTiểuhọc PhùĐổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất
giải pháp quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo ở
TrườngTiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận giải nội dung quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo
dục và đào tạo;
- Đánh giá thực trạng vận dụng quan điểm của Đảng về giáo dục và đào
tạo ở Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh;
- Đề xuất giải pháp quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo
dục và đào tạo ở Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo
dục và đào tạo.
Phạm vi không gian: Tại Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình,
thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vithờigian:Các số liệu, tưliệu sửdụnggiới hạn từ năm 2018 đến nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, khóa luận
vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân
văn, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp hệ thống - cấu trúc, lôgíc -
lịch sử, phân tích - tổng hợp, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phương
pháp chuyên gia để thực hiện nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài khóa luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần làm sâu sắc thêm một số
vấn đề quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo; cung
cấp thêm cơ sở khoa học cho lãnh đạo, cơ quan chức năng các cấp trong quán
triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới.
Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học
tập, nghiên cứu ở các trường chính trị.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 03 chương:
Chương 1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và
đào tạo
Chương 2. Thực trạng quán triệt, vận dụng, thực hiện quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo từ thực tiễn Trường Tiểu
học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3. Giải pháp quán triệt, vận dụng, thực hiện quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo từ thực tiễn Trường Tiểu
học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Qúa trìnhnhận thức của Đảng CộngsảnViệtNamvề giáo dục và
đào tạo từ khi tiến hành đổi mới đất nước đến nay
Từ khi đất nước giành được độc lập năm 1945 đến nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò quan trọngcủa giáo dục và đào tạo trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Đảng đãcó nhiều quan điểm chỉ đạo vềphát triển giáo dục và đào tạo, đã
tiến hành cảicáchgiáo dục trongcác năm 1950, 1956, 1979 và tiếp tục cải cách
giáo dục qua 30 năm đổimới đấtnước. Nhờ đó, giáo dục và đào tạo ở nước ta đã
đạtđược những thành tựu quantrọng. Đườnglối và các chính sách của Đảng về
giáo dục và đào tạo được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng chỉ rõ: Tiến hành cải cách
giáo dục trong cả nước; phát triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở
rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp; phát triển rộng rãi các trường dạy nghề.
Đạihộiđạibiểu toànquốclầnthứ V, Đảngta xác định: Thực hiện cải cách
giáo dục một cách vững chắc; hết sức coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là Đại hội đánh dấu sự
đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục và đào tạo. Nghị
quyết của Đại hội xác định: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động
có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động
của xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp,
trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh
đã xác định: Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phải được xem là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục và đào tạo: Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có
tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức
cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đào tạo thế hệ trẻ theo
hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo
việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta nhấn mạnh: cùng
với khoa học và công nghệ, giáodục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt:
mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Phương hướng
chung về lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho
nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu
kém trong giáo dục và đào tạo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Tiếp tục
nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy
và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”1.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn
diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ
cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện
“chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Chuyển dần sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống
học tập suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây
dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học
tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều
khả năng cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong
giáo dục.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội,
tr.79
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã xác định đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế và phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản toàn diện
nền giáo dục quốc dân.
Thực hiện chươngtrình làm việc toàn khóa của Trung ương, ngày 04-11-
2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua
Nghị quyếtsố 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầucôngnghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đây là một nghị quyết đánh
dấu một bước phát triển tư duy về giáo dục và đào tạo của Đảng ta. Nội dung
của Nghị quyết đã đánh giá toàn diện thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực phát
triển giáo dục và đào tạo kể từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
đến nay; xây dựng các quan điểm chỉ đạo; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm
tạo chuyển biến cănbản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp
ứng ngày càng tốthơn côngcuộc xâydựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập
của nhân dân. Quan điểm chỉ đạo có vị trí, ý nghĩa quan trọng hàng đầu là:
“Giáodụcvà đàotạolà quốcsách hàngđầu, là sựnghiệpcủa Đảng,Nhà nước
và của toàn dân.Đầutưchogiáo dụclà đầu tưpháttriển,đượcưu tiên đi trước
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”2
Đại hội XII xác định những nhiệm vụ chủ yếu: “Tiếp tục đổi mới mạnh
mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng
pháttriển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục
quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã
hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm
dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở
giáo dục và đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà
2
Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội, tr.4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào
tạo; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của
toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo”3.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáodụcvà đàotạo, nâng caochấtlượng nguồnnhân lực, phát
triển con người”, “Chútrọng hơn giáodụcđạođức, nhâncách, năng lực sáng
tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn
dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các
tầng lớp nhân dân,nhấtlà thế hệ trẻ; giữ gìn và pháthuybản sắcvăn hóa dân
tộc tốt đẹp của ngườiViệt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”4.
1.2.NộidungquanđiểmcủaĐảngCộngsảnViệtNamvềgiáodụcvàđàotạo
1.2.1. Về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo
Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước đã luôn khẳng định
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có
vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên đi trước một bước so với các
chính sách phát triển kinh tế-xã hội khác. Giáo dục và đào tạo là chủ trương,
chính sách được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Quốc sách
hàng đầu là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước,
luôn dành được sự quan tâm hàng đầu, ưu tiên đặc biệt của Nhà nước trong
việc tiến hành một loạt các biện pháp và phạm vi thực hiện, nguồn ngân sách
chi cho các chính sách đó.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước vàcủa toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề phát
triển giáo dục, đàotạo nguồnnhânlực là mộtbộ phận rất quan trọng của chương
trình, kếhoạchpháttriểnkinh tế - xã hội, phảiđược ưu tiên và quan tâm thực sự.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, trang 235
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tập 1, trang 136, 137.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giáo dục và đào tạo là một trong những điều kiện tiên quyết giúp phát
triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chỉ số phát triển con người. Giáo dục
và đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà
còn là cơ sở để hình thành nền văn hóa tinh thần của xã hội. Giáo dục và đào
tạo có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã
hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, xây dựng nền
văn hóa, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống
mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội.
1.2.2. Về mục tiêu giáo dục và đào tạo
Mục tiêu giáo dục, đào tạo nhằm phát triển toàn diện con người Việt
Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có
phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu
biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho
trẻ bước vào lớp một. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi,
nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước
năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển
giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng
địa phương và cơ sở giáo dục.
Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,
chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin
học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát
triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. Bảo đảm cho học sinh có
trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng
yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp
cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức
kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề
nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo
hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công
nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế.
Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức,
sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ
cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực
quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và
quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công
nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là
ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập
nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng
cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo
đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường
xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự
học và giáo dục từ xa.
Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt
Nam ở nước ngoài, có chươngtrình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và
truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp
phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, tạo sự gắn bó với quê hương,
đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.3. Về tính chất, nguyên lý giáo dục, đào tạo
Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân
dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng.
Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,
lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội.
1.2.4. Về nội dung, chương trình giáo dục
* Nội dung giáo dục
Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện
đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng,
phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt
đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với
sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người
học. Cụ thể:
Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn
diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về
tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ
bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học,
bảo đảmcho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử
dân tộc;kiến thức khác về khoahọc xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học,
ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở
trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn
kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội
dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện
vọng của học sinh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giáo dục nghề nghiệp theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong
làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.
Nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp
với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục
đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức
nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công
nghệ tiên tiến của thế giới.
* Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến
thức, kỹnăng, yêu cầucầnđạtvề phẩmchất và năng lực của người học; phạm vi
và cấutrúc nộidunggiáo dục;phươngphápvàhìnhthức tổ chức hoạt động giáo
dục;cáchthức đánhgiákết quảgiáo dục đốivớicác mônhọc ở mỗi lớp học, mỗi
cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.
Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế
thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân
luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo
dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ
động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới,
yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng
giáo dục toàn diện.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực
người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành
sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối
với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài
liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với
giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương
thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối
với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.5. Về phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực
tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
1.2.5. Về hệ thống giáo dục quốc dân
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống
giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Xây dựng hệ thống giáo dục mở, linh hoạt liên thông giữa các bậc học,
trìnhđộ vàcác phươngthứcgiáo dục đàotạo, thực học,thực nghiệm, dạytốt, học
tốt, quảnlý tốt;có cơ sở vàphươngthức giáo dụchợp lý, gắn vớixây dựng xã hội
học tập;chuẩnhóa, hiệnđạihóa, dânchủhóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ
thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và dân tộc.
Xây dựng và phát triển hệ thống học tập suốt đời, xây dựng một xã hội
học tập là tạo cơ hộihọc tập phù hợp cho mọiđốitượng có nhu cầu, không phân
biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính trong một
thời gian khác nhau và không gian khác nhau. Giáo dục và đào tạo được tiến
hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau; xóa bỏ ngăn cách giữa các ngành
học và cấp học, giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Hoàn thiện
cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liên
thông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đại
học và sau đạihọc. Tổ chức cóhiệu quảthực chấtviệc phânluồng sau trung học
cơ sở và trung học phổ thông. Phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục
theo hướng khắc phục các bất hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và cơ cấu
vùng miền, gắn nhà trường với xã hội, gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học và
ứng dụng. Ưu tiên pháttriển các trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ và các cơ
sở giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.6. Về phát triển giáo dục
Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến
bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn
nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất
lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.
Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ
hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi
hình thức, học tập suốt đời.
1.2.6. Về xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ quan
trọng được Đảng ta chú trọng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng khẳng định: “Cùng với đổi mới cơ chế quản lý phát triển đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt của đổi mới văn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo”5. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình
độ đào tạo”6.
Tập trung xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật
trọng điểm; điều phối hệ thống trường sư phạm theo mục tiêu, kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên phạm vi cả nước.
Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những
người thực sự có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm. Xây dựng
quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng
cấp học và trình độ đào tạo.
5
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr.251
6
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tập 1, trang 186
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc
tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác.
Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình
độ cao, có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra
khỏi ngành đối với nhưng người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
1.2.7. Về công tác quản lý giáo dục và đào tạo
Trong công tác quản lý cần coi trọng quản lý chất lượng, thực hiện mục
tiêu: “Kỷ cương nghiêm - Chất lượng thực - Hiệu quả cao” trong mọi hoạt
động của ngành, từ việc dạy của thầy đến việc học của trò; từ việc quản lý
chuyên môn, nhân sự đến việc quản lý tài chính, cơ sở vật chất, từng bước
khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường học. Đẩy
mạnh phân cấp quản lý; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý dạy thêm,
học thêm. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm
định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo.
Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công
nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện cơ chế
quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; quản lý học
sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước
và theo hiệp định nhà nước. Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà
trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý
các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
1.2.8. Về hội nhập quốc tế giáo dục và đào tạo
Đảng ta chủ trương mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục
theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên
cùng có lợi.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
THỰC TRẠNG QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG, THỰC HIỆN
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG TIỂU HỌC
PHÙ ĐỔNG, QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Những ưu điểm cơ bản
Một là, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp,
tổ chức dạy học
Năm học 2020 - 2021, trường có tổng số 566 học sinh/18 lớp. Thực hiện
nhiệm vụ học tập, 100% học sinh toàn trường hoàn thành nhiệm vụ học tậptheo
chuẩn kiến thức và kĩ năng ở tất các môn học và các hoạt động trải nghiệm
ngoại khóa. 100% học sinh đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất thông qua các tiêu chíđề ra như: chăm học, chăm làm, tự tin, có trách
nhiệm, trung thực, kỉ luật, hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề…Hơn 1/2
học sinh toàn trường đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất
tốt. Duy trì tốt chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức 3; số
học sinh hoàn thành chương trình lớp học 476/476 đạt100 %, trong đó 262/566
học sinh được hiệu trưởng khen thưởng cuối năm chiếm 46,3%.
Nhà trường đã vận động học sinh tham gia các cuộc thi, sân chơi bổ ích
như Trạng nguyên Tiếng Việt, Trạng nguyên Toán, Violympic giải Toán,
Violympic Tiếng Anh các cấp.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, toàn bộ giáo viên trường tích cực
thực hiện việc lựa chọn và triển khai các thành tố tích cực của các mô hình
giáo dục tiên tiến, các phương pháp dạy học tích cực của một sốnước trên thế
giới có nền giáo dục phát triển vào giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.
Cụ thể: Thực hiện tốt dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo
dục phổ thông mới 2018; Duy trì và nâng cao hiệu quả dạy học phương pháp
bàn tay nặn bột trong các môn học tự nhiên xã hội, khoa học; Nâng cao chất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lượng dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch mới ở tất cả các
khối lớp; Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng dạy học chương trình
Tiếng Anh và Tin Học. Triển khai dạy học môn tiếng Tiếng Anh tiểu học 4
tiết/tuần cho học sinh các lớp 3, 4, 5 đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất thiết
bị dạy và học đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, nhà trường đã thực hiện ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học.Tăng cường công tác bồi
dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên
trong nhà trường. Sử dụng các phần mềm quản lí học sinh, quản lí thư viện,
tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí chung của ngành.
Quán triệt, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Trường
Tiểu học Phù Đổng đã tiếp cận chương trình sách giáo khoa mới theo Nghị
quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/2/2018 ban hành chương trình
giáo dục phổ thông. Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
đẩy mạnh thực hiện đổi mới CT, sách giáo khoa GDPT. Nhà trường chuẩn bị
các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 như; bố trí
giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021; rà soát, đánh giá lại điều kiện cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học hiện có, xây dựng kế hoạch, lộ trình sửa chữa, nâng
cấp, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo điều kiện sẵn
sàng triển khai dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-
2021 đốivới lớp 1 và những năm học tiếp theo. Chủ động nghiên cứu thực hiện
quy trình chọn sách giáo khoa theo thẩm quyền được quy định. Tiếp tục thực
hiện các giải pháp đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động dạy học như: cử
giáo viên đi tập huấn nghiên cứu hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ
động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học
thành các hoạt động học để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp. Tiếp tục thực
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hiện nghiên túc các quy định đánh giá học sinh tiểu học, nhà trường, tổ chuyên
môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với
kế hoạchgiáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Thực hiện đánh giá thường
xuyên với tất cả HS bằng nhiều hình thức khác nhau; đánh giá qua việc quan
sát các hoạt động trên lớp, qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập.
Hướng dẫn, giúp đỡ, động viên giáo viên tích cực đổi mới phương
pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; đầu tư
kinh phí để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, mua sắm tài liệu chuyên môn
phục vụ cho công tác bồi dưỡng.
Tăng cường các hoạt động tự chủ của học sinh, các hoạt động câu lạc
bộ và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực, có ý nghĩa, tránh
lãng phí.
Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá, xếp loại
học sinh theo Thông tư 30/2014 và Thông Tư 22/2016/TT-BGDĐT; tiếp tục
đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho
học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn. Giáo dục học sinh khuyết tật phảiphù hợp đốitượng. Chủ độngđiều chỉnh
linh hoạt về tổ chức dạyhọc, nộidung, phươngpháp dạy học, đánh giá, xếp loại
học sinh khuyết tật.
Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường tạo cho học sinh có thói quen:
đọc tự nguyện, đọc thường xuyên và đọc với sự thích thú ở trường cũng như ở
nhà. Lắng nghe người lớn hoặc bạn đọc, thực hành việc đọc với các bạn khác,
thảo luận về sách, đọc sách phù hợp với trình độ, được động viên và khuyến
khích đọc. Đây là một trong những nhiệm vụ để nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh.
Hai là, thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng cơ sở
vật chất hiện đại
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực
hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, Trường thường xuyên giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho
học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng
xử văn hoá. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động
văn nghệ, thể thao, trò chơidân gian, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
ngoại khóa phù hợp. Nhà Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi, ngày hội
âm nhạc, ngày hội đọc sách, giao lưu các câu lạc bộ Tiếng Anh…thu hút sự
tham gia của đông đảo học sinh.
Đặc biệt trong năm học vừa qua, Trường Tiểu học Phù Đổng đã tổ
chức cuộc thi “không gian trường lớp an toàn, sáng tạo, hiệu quả năm học
2020 – 2021”. Đây là hoạt động thiết thực giúp học sinh hiểu biết về môi
trường sống, biết yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, hình thành và phát triển kĩ
năng, thói quen giữ gìn và tôn tạo cảnh quan trường học; Xây dựng và củng
cố khuôn viên trường lớp xanh – sạch – đẹp.
Bên cạnh việc tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua, trường
tiến hành rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp và sử dụng hiệu quả cơ sở
vật chất, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học. Luôn luôn
đảm bảo đủ phòng học cho học sinh, tu bổ trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đảm
bảo nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. Từng bước đầu tư nâng cấp
phòng Tin học, phòng học ngoại ngữ, thư viện điện tử hiện đại đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc của Trường hiện đại, thường xuyên được
đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy và học. Trường đã đầu tư
nâng cao chấtlượng xây dựng trường tiểu học theo chuẩn Quốc Gia mức độ II,
kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 “Đơn vị văn hóa”. Duy trì và đảm bảo
tốt5 tiêu chuẩn củathư viện trường học xuất sắc. Đẩy mạnh, nâng cao các hoạt
động của thư viện như hoạt động tuyên truyền, trưng bày, giới thiệu sách theo
chủ đềtừng tháng, kể chuyện theo sách, ….Tổ chức tốt ngày hội đọc sách, các
tiết học trên thư viện, thu hút toàn bộ giáo viên và học sinh tham gia.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ba là, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Trường Tiểu học Phù Đổng đã tiến hành nhiều nội dung, biện pháp để
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó đã thường xuyên tổ chức cho
giáo viên học tập chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước; bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác
phong làm việc, ứng xử chuẩn mực, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ. Xây
dựng kế hoạch biên chế viên chức hằng năm hợp lý, sát với thực tiễn nhà
trường; sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu công việc. Xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, xác định đây là nhiệm
vụ trọng tâm, là giải pháp then chốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thực
hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng, có sự điều chỉnh bổ sung kịp thời phù
hợp tình hình thực tiễn từng thời điểm. Động viên, khuyến khích, chú trọng
đầu tư các điều kiện cho đội ngũ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ (tham gia học tập các lớp Đại học, tin học, trình độ lí luận, ngoại
ngữ... ). Chủ động đổi mới và nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên
môn: phong phú về nội dung và hình thức, tổ chức cho giáo viên đi giao lưu
tại các trường bạn, mời các chuyên gia về tham dự, hướng dẫn giáo viên. Tổ
chức các chuyên đề hướng dẫn giáo viên khai thác thông tin trên mạng, học
hỏi các kiến thức cần thiết, cách thiết kế bài giảng điện tử,…phục vụ cho công
tác dạy học; khuyến khích giáo viên mua máy tính và kết nối mạng, thuận lợi
cho việc sinh hoạt chuyên môn trên trang Web Trường học kết nối. Đầu tư
các các phòng học theo hướng hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tra cứu, tìm hiểu, khai thác thông tin, nâng cao kiến thức của giáo viên cũng
như nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Phối hợp với Công đoàn tổ
chức tốt các phong trào thi đua (hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo
viên chủ nhiệm giỏi cấp trường) để giáo viên có cơ hội tham gia thể hiện năng
lực, rèn bản lĩnh vững vàng tự tin; động viên giáo viên tham gia thi giáo viên
dạy giỏi các cấp. Quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng
cốt; cán bộ, giáo viên trẻ, có trách nhiệm, có năng lực bố trí vào các vị trí chủ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chốt của nhà trường. Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh,
động viên, khen thưởng kịp thời, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với
những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự
hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.
Với tinh thần “Mỗi thầy giáo, cô giáo, là một tấm gương đạo đức tự
học và sáng tạo”, toàn thể cán bộ, đội ngũ giáo viên của trường tích cực, chủ
động thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện
phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; ngăn ngừa và đấu tranh kiên
quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. Về mặt
chuyên môn, 100% giáo viên trường đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên, tăng
cường quản lí trật tự kỷ cương nề nếp chuyên môn trong hoạt động dạy và
học nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và
cán bộ quản lí.
Cán bộ giáo viên của Trường Tiểu học Phù Đổng tích cực, chủ động
rèn luyện phẩm chất, trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn, nâng cao tinh
thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Trong năm học 2020 – 2021, có
95,8% cán bộ giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, không có cán bộ
giáo viên nào bị kỉ luật. Giáo viên nhà trường cũng tích cực thi đua, tham gia
các cuộc thi giáo viên giỏi cấp Trường, cấp quận, cấp thành phố và đạt được
nhiều thành tích đáng khen ngợi. Các thầy, cô cũng chủ động khắc phục các
hạn chế, trau dồi thêm kĩ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phát triển
bản thân, trở thành giáo viên giỏi toàn diện cả tài và đức.
Bốn là, đổi mới công tác quản lý giáo dục
Nhà trường đã thực hiện nghiêm chủ trương phân cấp quản lí và giao
quyền tự chủ cho cơ sở, xã hội hóa giáo dục, “ba công khai”, thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất. Thực hiện đúng các quy định
về quản lý tài chính, không có tình trạng lạm thu. Chống tham ô, lãng phí.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chú trọng đổi mới tư duy quản lý giáo dục, chuyển từ tư tưởng quản lý
mệnh lệnh, hành chính sang chủ yếu bằng pháp luật (quy chế, quy định, quy
trình hướng dẫn…). Bố trí nhân sự đủ về số lượng, sắp xếp lại các bộ phận
đảm bảo về chất lượng theo đúng đề án vị trí việc làm (đúng trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, năng lực…) để phát huy cao nhất năng lực của mỗi người.
Đổi mới cơ chế quản lý chuyển từ tập trung sang phân cấp, dân chủ, tự
chủ và tự chịu trách nhiệm. Thực hiện tốt khâu xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
các bộ phận trong nhà trường xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khoa học,
thống nhất, có tính khả thi. Đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc vì tập thể,
chủ động, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có năng lực đóng góp và tham gia
vào công tác quản lý, giải quyết các vấn đề hợp tình hợp lý góp phần phát
triển nhà trường.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí: đưa thông tin,
lịch hoạt động, thông báo trên hòm thư chung, bảng tin chung của trường để
giáo viên chủ động thực hiện. Sử dụng, quản lý Website của trường có hiệu
quả, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đăng tải các hình ảnh và hoạt động của
nhà trường trên Website.
Xây dựng các Quy chế, tổ chức bàn bạc công khai dân chủ, trí tuệ tập
thể đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đó coi trọng hiệu quả công
việc, kết quả được giao, cuối năm đánh giá thi đua, dành phần kinh phí khen
thưởng động viên, kịp thời; tổ chức các đợt tham quan học tập, gắn kết tình
đồng nghiệp. Chú trọng thu thập thông tin phản hồi từ nhiều kênh thông tin.
Thực hiện nghiêm Luật ngân sách, quan tâm đầu tư cho các hoạt động
chuyên môn của nhà trường, đảm bảo tài chính công khai minh bạch. Quản lý
tốt các khoản thu, chi trong nhà trường và việc dạy thêm, học thêm, bảo đảm
không xảy ra vi phạm.
Năm là, chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức trong hoạt động
giáo dục và đào tạo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phối kết hợp tốt 3 môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội trong việc
giáo dục học sinh; phối hợp mời Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ
nữ, Hộicựu giáo chức về nói chuyệnchuyên đề nhân các ngày lễ, ngày kỉ niệm.
Chi ủy, chi bộ bám sát sự chỉ đạo của Đảng bộ, thực hiện có hiệu quả
Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân quận về công tác giáo dục;
không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu, phát huy tốt vai trò lãnh
đạo của chi bộ Đảng trong nhà trường thông qua việc xây dựng các chương
trình hành động, ra được các nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn của
đơn vị. Xây dựng chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh; làm tốt công tác xây
dựng và phát triển Đảng.
Thườngxuyên củngcố, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của
tổ chức Công đoàn, Đoàn, Đội trong nhà trường theo tinh thần “đúng người,
đúngviệc”. Hiệu trưởng lắng nghe các ý kiến đónggóp tham mưu để cùng phối
kết hợp chỉ đạo công tác dạy và học; tham mưu cho Chi bộ kiểm tra đánh giá
hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức để có sự điều chỉnh kịp thời.
Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh, đẩy mạnh công tác
truyền thông, tuyên truyền các quan điểm của Đảng về giáo dục đến phụ
huynh học sinh nói riêng, đến nhân dân trong phường nói chung; tiếp nhận ý
kiến phản hồi đến nhà trường.
Phốihợp với các tổ chức đoànthể ở địa phương, Ban đại diện cha mẹ học
sinh tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ý nghĩa thiết thực.
Sáu là, phát triển văn hoá nhà trường
Xây dựngquytắc giao tiếp, ứng xử với mọi người trong nhà trường: Học
sinh -Học sinh, Giáo viên - Giáo viên, Học sinh- Giáo viên, tôntrọngngười khác,
trung thực, khônglàm tổnthươngngườikhác, luônnắm rõ và đềcao ưu điểm của
người khác, đặt vị trí mình vào vị trí người khác để hiểu và đối xử…
Xây dựng bầu không khí dân chủ, công bằng, bình đẳng, đoàn kết, thân
thiện, hợp tác, mọi người cùng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, mọi người đều được
tôn trọng, có cơ hội thể hiện sáng tạo, phát triển các năng lực của mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Xây dựngcơ chế giám sát, đánh giá, động viên khen thưởng hợp lý, thúc
đẩy mọi người nỗ lực làm việc. Tập trung đẩy mạnh công tác thi đua khen
thưởng của nhà trường nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”.
Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều có kế hoạch công tác của
mình, chủ động trong công việc, phối hợp với các thành viên khác hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý,
thường xuyên gần gũi, thân thiện, lắng nghe ý kiến trao đổicủa cánbộ giáo viên,
nhân viên, học sinh, tạo môi trường làm việc thân thiện, gần gũi, hòa đồng.
Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục
của học sinh, làm cho cha mẹ học sinh hiểu rõ vai trò quan trọng của mình đối
với học sinh và nhà trường.
Xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý, trao đổi thông tin giữa nhà
trường và cha mẹ học sinh, người học qua trang thông tin điện tử, hộp thư
điện tử, hệ thống sổ liên lạc điện tử…
Đổimới côngtác hành chính. Các bộ phận hành chính: văn thư, kế toán,
thủ quỹ, thư viện, y tế, bảo vệ, nhân viên phục vụ chủ động xây dựng kế hoạch
hoạt động và thực hiện theo quy trình, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, phối
hợp tốt, đoànkết tốt, phục vụ tốtnhất cho côngtác quản lý và giảng dạy của nhà
trường, tận tuỵ trong công tác được giao, tận tình phục vụ nhân dân.
2.2. Những hạn chế chủ yếu
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt;
chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa
đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Một số GV còn lúng túng khi vận dụng các
phương pháp dạy học mới. Hình thức dạy học ít phong phú, có đổi mới
phương pháp dạy học nhưng chưa triệt để.
Một số học sinh của từng khối lớp: kỹ năng tính, giải toán còn hạn chế;
viết văn lủng củng; đọc cònnhỏ;chữviết chưa đúngmẫu chữ, còntẩy xóa.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các hình thức hoạt động trải nghiệm chưa thực sự phong phú, nhiều
hoạt động tổ chức còn chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
Công tác truyền thông về giáo dục còn hạn chế, chưa tạo được đồng
thuận cao trong xã hội khi bắt đầu triển khai nhiều chủ trương, chính sách mới
của ngành. Truyền thông nội bộ ngành chưa hiệu quả, còn những ý kiến trái
chiều ngay trong đội ngũ giáo viên khi triển khai chính sách mới. Sự phối hợp
của ba môi trường giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa được thực hiện
tốt, mang tính đồng bộ và nhất quán chưa cao.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 3
GIẢI PHÁP QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG,
QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Để quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về giáo dục và đào tạo, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau,
trong đó, trước mắt cần tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung chủ yếu sau:
3.1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các
tổ chức, lực lượng trong quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về
giáo dục và đào tạo
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi cả lý luận và thực tiễn đều chỉ
rõ, mọihoạt độngcủaconngười được bắtđầutừ tư duy, nhận thức;tư duy, nhận
thức là cơ sở chỉ đạo vàđịnh hướng mọi hoạt động thực tiễn của con người; chỉ
có trên cơ sở tư duy, nhận thức đúng thì mới có hành động đúng; tư duy, nhận
thức có đổi mới thì hành động, cách làm mới được đổi mới.
Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của
các tổ chức, lực lượng đối với quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm
của Đảng về giáo dục và đào tạo hiện nay, cần tập trung đổi mới tư duy, nhận
thức của các chủ thể, lực lượng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục
và đào tạo; các nội dung trong quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo; về
thực trạng công tác giáo dục và đào tạo; những yếu tố tác động, thuận lợi, khó
khăn trong quá trình đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; về vị
trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các lực lượng trong tham gia
đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới tư duy, nhận thức
của các chủ thể, lực lượng đi đôi với ngăn ngừa, khắc phục những nhận thức
lệch lạc, sai trái, nhất là những nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò giáo dục
và đào tạo, dẫn đến tình trạng xem nhẹ, buông lỏng; chưa thấy hết vai trò,
trách nhiệm, dẫn đến phó mặc, hoặc có tham gia nhưng không đúng vai trò,
chức năng, không biết công việc phải làm…
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng về quán
triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, cần
vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó
chú trọng một số hình thức, biện pháp chủ yếu sau:
Một là, thông qua các hình thức sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng,
đoàn thể, của các tổ chức quần chúng
Các hìnhthức sinhhoạtcó vaitrò rất quantrọngtrongnângcao nhận thức,
tráchnhiệm củacác tổ chức,lực lượng. Theo đó, cầnchútrọngvậndụnglinh hoạt
các hìnhthức sinhcủatổ chức đảng (sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh
hoạttự phêbình và phê bình; sinh hoạt chuyên đề: trao huy hiệu Đảng, trao thẻ
đảngviên, kết nạp đảng viên mới…); sinh hoạt của cơ quan, bộ phận (giao ban,
giao banchuyênmôntheo các mặtcôngtác, ngàyĐảng, ngày pháp luật,…); sinh
hoạtcủatổ chức đoànthanhniên, hộiphụnữ, công đoàn hàng tháng theo chế độ
định kỳ và độtxuất…thôngquađó đểtiếnhành tuyêntruyền, giáo dục đổi mới tư
duy, nhậnthức, trách nhiệm cho mọi tổ chức, lực lượng về quán triệt, vận dụng
và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, đồng thời đấu tranh
phòng ngừa, khắc phục những nhận thức sai trái, lệch lạc.
Hai là, thông qua công tác giáo dục chính trị
Tiến hành lồng ghép các nội dung giáo dục, quán triệt quan điểm của
Đảng về giáo dục và đào tạo trong chương trình học tập chính trị của của các
đối tượng hàng năm. Đồng thời, tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị, học
tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của
ngành về giáo dục và đào tạo.
Ba là, thông qua thực tiễn quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm
của Đảng về giáo dục và đào tạo để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các
chủ thể, lực lượng
Thực tiễn quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về
giáo dục và đào tạo rất phong phú, thông qua đó, các cấp ủy, tổ chức đảng,
đoàn thể, mọi cán bộ, giáo viên thấy rõ ưu điểm, những hạn chế, bất cập,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những vấn đề mới đặt ra cần phải phải khắc phục, cần phải tiếp tục bổ sung,
hoàn thiện trong nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và đào tạo,
qua đó các tổ chức, lực lượng không chỉ nâng cao được nhận thức mà còn
phải đề cao trách nhiệm hơn nữa về quán triệt, vận dụng và thực hiện quan
điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo.
Bốn là, thông qua việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm quán triệt, vận
dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo
Sơ kết, tổngkết, rút kinh nghiệm nhằm chỉ rõ nhữngmặtlàm được và chưa
làm được sovớichủtrương, biệnpháp lãnh đạo vàquátrìnhtổ chức thực hiệncủa
các chủthể, lực lượng tham gia; xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan,
quyrõ tráchnhiệm vớitừng tổ chức,cánhân;đồngthời rút ra những kinh nghiệm
bổ ích, có giá trị vận dụng cho giai đoạn tiếp theo, bảo đảm cho quán triệt, vận
dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo từngbước được
nâng cao, khắc phục những nhận thức lệnh lạc, cách làm chưa hiệu quả, từ đó
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể, lực lượng.
Năm là, phát huy vai trò của các chủ thể, lực lượng trong tự quán triệt,
tự đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong quán triệt, vận dụng
và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo
Tự quán triệt, tự đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong
quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo là
quá trình mỗi chủ thể, lực lượng tham gia tự hoàn thiện mình bằng việc tự đề
cao nhận thức, trách nhiệm theo vai trò và thẩm quyền được giao. Muốn vậy,
mỗi chủ thể, lực lượng phải xây dựng cho mình động cơ đúng đắn, tinh thần
cầu thị, tính tích cực, chủ động trong tự nghiên cứu trong các tài liệu, sách
chuyên khảo, các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn, quy định về giáo dục và đào
tạo; các cấp, các ngành cần định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các
lực lượng tham gia tìm kiếm thông tin, tư liệu để tự tra cứu, nghiên cứu, từ đó
nâng cao hiểu biết, tự đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong
quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.Tíchcựcđổimớinộidung, chươngtrình, phươngphápdạyvà học
Tập tập xây dựng chương trình giáo dục cấp tiểu học bảo đảm cân đối
nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng khối học, từng lớp học.
Khắc phục sự chồng lấn giữa các môn học, bảo đảm sự hài hòa, thống
nhất trong từng môn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng khối và giữa
các lớp, các khối học. Từ đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc,
chồng lấn nhau giữa môn học này với môn học khác...
Đẩy mạnh chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh,
chuyển từ coi trọng trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực trên
cơ sở trang bị kiến thức. Trước đây, chương trình cũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu
về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; khi thực hiện
lại chủ yếu quan tâm định hướng về mặt nội dung; không đặt ra yêu cầu cụ
thể cần đạt được về phẩm chất và năng lực. Vì vậy, chương trình cấp tiểu học
nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển hài
hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu
Chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng
tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được
những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở.
Coi trọng trải nghiệm sáng tạo; chú trọng hơn việc rèn luyện cho học
sinh năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề,
hợp tác làm việc theo nhóm... Giúp học sinh hứng thú hơn với học tập; học
sinh không chỉ ngồi suy nghĩ trong lớp học mà còn ở ngoài lớp, ở gia đình, tại
các di tích, danh lam thắng cảnh... Đánh giá học sinh không chỉ dựa trên kiến
thức các em học được bao nhiêu mà là việc vận dụng kiến thức đó như thế
nào. Từ đó thay đổi cách thức ra đề thi, giúp học sinh thích học, có hứng thú
hơn với học tập.
3.3. Tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhìn vào đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có thể đánh giá
được chất lượng của một nền giáo dục. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam
rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao
chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả
về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý; trong đó, chất lượng
của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã góp phần quyết định
thành quả của sự nghiệp giáo dục trong những năm qua. Đặc biệt, năm học
2020 - 2021, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19,
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chủ động, kịp thời đề ra
phương án phù hợp, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp và hình thức
dạy học, nhất là dạy học trực tuyến để các hoạt động giáo dục không bị ngưng
trệ, được nhân dân ghi nhận, xã hội đánh giá cao. Tuy vậy, bên cạnh thành tựu
trên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn không ít hạn chế, yếu
kém, như: bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo
kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm
đạo đức nghề nghiệp; trình độ chuyên môn của một bộ phận nhà giáo cònyếu,
phương pháp giảng dạy chậm đổimới, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học
theo định hướng phát triển năng lực. Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học
trong quản lý, dạy và học của nhiều giáo viên còn hạn chế, nhất là ở những
giáo viên lớn tuổi. Năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
cần quán triệt quan điểm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; triển khai có hiệu quả
Quyết định số 33/QĐ-TTg, ngày 8-1-2019, của Thủ tướng Chính phủ, “Phê
duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm
non giai đoạn 2018 - 2025”, Dự án “Chương trình phát triển các trường sư
phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục phổ thông” và Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 18-1-2019, của Thủ
tướng Chính phủ, “Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên,
cán bộ quản lý các cơ sở giáodục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030”.
Hoàn thiện tiêu chí về phẩm chất, năng lực nhà giáo đáp ứng yêu cầu
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi phương thức
sản xuất, giúp con người đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong kinh tế - xã
hội. Nhưng chuyển đổi số và in-tơ-nét cũng làm thay đổi môi trường văn hóa,
sự liên kết xã hội và tiềm ẩn những rủi ro về an toàn của cả xã hội và mỗi cá
nhân. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong bối cảnh như vậy đặt ra yêu
cầu rất cao về tiêu chí của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ
thống giáo dục để khai thác yếu tố tích cực, vượt qua thách thức và đào tạo ra
“công dân toàn cầu” nhằm đưa đất nước phát triển. Yêu cầu của sản phẩm
giáo dục càng cao thì tiêu chí của người thầy càng phải được nâng lên. Nhằm
giáo dục con người toàn diện (đức, trí, thể, mỹ), nhà giáo ngoài việc là điển
hình của phương thức tiếp cận giáo dục và kỹ năng đào tạo hiện đại thì vẫn
phải lưu giữ và phát huy tính điển hình của mẫu người toàn diện, tiêu biểu về
đạo đức, trí tuệ của thời kỳ hội nhập và phát triển. Chuẩn mực đạo đức của
nhà giáo có tác động lớn tới chuẩn mực đạo đức của xã hội. Người cán bộ
quản lý giáo dục ngoài tiêu chuẩn chung của nhà giáo phải là người có kiến
thức quản trị hiện đại, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, biết cách làm, làm có
hiệu quả, vì lợi ích chung.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục. Trong giai đoạn hiện tại, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên một số nội dung chủ yếu
sau: quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu
sắc. Quy trình, quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ; nội dung các môn học
mới theo chương trình mới thay đổi so với chương trình cũ. Chuẩn hóa về
chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp
ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đào
tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, quản trị hiện đại cho cán bộ quản lý ở các
cấp học; về phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu, đề cương bài giảng
theo đào tạo tín chỉ, quy chuẩn kiểm định chất lượng, xây dựng và triển khai
chuẩn chương trình đào tạo tiệm cận các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đào
tạo, bồi dưỡng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích
cực, phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ, tự nghiên cứu của người học. Bồi
dưỡng khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và chuyển
đổi số trong quản lý, dạy và học; thực hiện việc chuyển đổi số đáp ứng yêu
cầu phát triển chung của xã hội.
Tuyển dụng khách quan; nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy
qua hoạt động nhóm. Để khâu tuyển dụng được khách quan, công bằng, tránh
hiện tượng tiêu cực, cần sử dụng các công cụ công nghệ để giám sát, tiêu chí
đầu vào phải cụ thể, rõ ràng, công khai. Thiết kế đề thi các môn nghiệp vụ
phải bám sát nội dung ôn tập và có thể thi được trên máy tính để ứng viên biết
kết quả khi kết thúc phần thi của mình. Việc giảng tuyển của ứng viên trước
hội đồng tuyển dụng cần được ghi lại bằng hình ảnh ca-mê-ra để bảo đảm tính
khách quan. Sau khi trúng tuyển, các ứng viên phải có cam kết lộ trình phấn
đấu, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, bằng
cấp theo yêu cầu của cơ sở giáo dục. Kết quả của việc thực hiện cam kết là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
căn cứ để tiếp tục gia hạn hợp đồng. Có như vậy, mỗi nhà giáo mới luôn nỗ
lực trên con đường tự bồi dưỡng để hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Cùng với quá trình tuyển dụng là thực hiện giải pháp cơ cấu lại, sắp
xếp một cách hợp lý để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhà giáo
trong một địa phương, một cơ sở giáo dục. Thực hiện tinh giản biên chế đối
với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức. Giải quyết những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, về tư tưởng chính trị, đạo đức, hạn chế
về sức khỏe, tuổi cao, không còn đủ điều kiện đứng lớp và công tác trong
ngành giáo dục theo các chế độ, chính sách hợp lý.
3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo
Thống nhất giữa hệ thống các chủ trương, chính sách và tổ chức thực
hiện hoạt động giáo dục. Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hệ
thống giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đoàn
thể, sự phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội trong các hoạt động giáo dục
và đào tạo. Hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và
địa phương trong quản lý Nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ
chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm. Việc ban hành các chủ
trương, chính sách về giáo dục phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt
chẽ chủ trương, chính sách của Trung ương với tình hình thực tế và kinh
nghiệm quý báu, phong phú của quần chúng, của cán bộ và của địa phương để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Cần nâng cao trách nhiệm, tạo
động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Xây
dựng và hoàn thiện chiến lược quản lý chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn
nhân lực, cơ chế, chính sách tuyển dụng, quy trình tuyển chọn, bố trí, phân
công nhiệm vụ, đánh giá và đãi ngộ lực lượng làm công tác giáo dục và quản
lý giáo dục. Nâng cao hiệu quả việc quản lý tài chính, phân bổ nguồn lực, bảo
đảm dân chủ, khách quan trong giáo dục và đào tạo. Đổi mới cơ chế tiếp nhận
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục và đào tạo. Thực hiện quản lý theo
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển
nhân lực của từng ngành, địa phương trong từng giai đoạn phù hợp tình hình
phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền
thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp.
3.5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường các
nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo
Cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ
trương, nội dung xã hội hóa giáo dục của Ðảng và Nhà nước. Công tác này
cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương
tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, xí nghiệp,
sinh hoạt đoàn thể, thôn xóm và tổ dân phố, v.v. từ đó tạo nên sự đồng thuận
sâu sắc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong
việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong đó, cần chú ý đúng mức
công tác vận động và tuyên truyền ở các doanh nghiệp và nhà hảo tâm.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các
nhà trường trong việc tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động
giáo dục - đào tạo. Thực tiễn cho thấy, nhiều trường học được giao quyền tự
chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và các hoạt động của mình đều phát
huy được sự năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, uy tín và thương
hiệu của nhà trường được khẳng định trong xã hội.
Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác xã hội hóa
giáo dục. Trên nền tảng phát triển kinh tế, tiến hành nghiên cứu một cách có
hệ thống nhằm làm rõ đặc điểm và nội hàm xã hội hóa giáo dục trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng nghiên cứu và phổ
biến kinh nghiệm hay của những nước có nền giáo dục phát triển và tương
đồng với hoàn cảnh của nước ta, đồng thời thường xuyên tiến hành tổng kết
thực tế những địa phương, đơn vị và nhà trường làm tốt công tác này. Ngành
giáo dục cần có ban chỉ đạo và bộ phận thường trực chuyên trách nghiên cứu,
khảo sát, tổng kết thực tiễn và tham mưu công tác xã hội hóa giáo dục.
Khóa Luận Quan Điểm Của Đảng Về Giáo Dục Và Đào Tạọ, 9 điểm.doc
Khóa Luận Quan Điểm Của Đảng Về Giáo Dục Và Đào Tạọ, 9 điểm.doc
Khóa Luận Quan Điểm Của Đảng Về Giáo Dục Và Đào Tạọ, 9 điểm.doc

More Related Content

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docxLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
 
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docxKhóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
 
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docxBáo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
 
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
 
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
 
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docxFrom Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
 
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docxChuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
 

Khóa Luận Quan Điểm Của Đảng Về Giáo Dục Và Đào Tạọ, 9 điểm.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận................................. 1 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 5 6. Ý nghĩa của đề tài khóa luận.................................................................... 5 7. Kết cấu của khóa luận ............................................................................. 5 Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦAĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO......................................................................................6 1.1. Qúa trìnhnhận thức của Đảng CộngsảnViệt Nam về giáo dục và đào tạo từ khi tiến hành đổi mớiđất nước đến nay.......................................................... 6 1.2. NộidungquanđiểmcủaĐảngCộngsảnViệtNamvềgiáo dục vàđào tạo............. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG, THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG, QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................17 2.1. Những ưu điểm cơ bản ....................................................................... 17 2.2. Những hạn chếchủ yếu........................................................................ 25 Chương 3 GIẢI PHÁP QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG, QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................27 3.1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo............................................................................................................ 27 3.2. Tích cực đổi mới nộidung, chương trình, phươngpháp dạy và học............ 30 3.3. Tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ..................... 30 3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo ...................... 34 3.5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo................................................................ 35 KẾT LUẬN.................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................38
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quan trọng này; coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua hơn 35 năm đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo của nước ta đã có bước phát triển, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển đất nước. Nhiều hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này chậm được khắc phục. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra phương hướng, nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, xác định phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động; chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Quán triệt, vận dụng, tổ chức thực hiện thắng lợi quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo vừa là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, vừa là yêu cầu khách quan, cấp thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận Vấn đề giáo dục và đào tạo nói chung, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo nói riêng luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học. Hiện nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này từ các góc độ nghiên cứu khác nhau như:
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017 do tác giả Lý Việt Quang (chủ biên) đã phân tích một cách khái quát thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong qu trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt nam hiện nay, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam trên những nguyên lý chung, không đi sâu vào từng cấp học, ngành học Trong cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tác giả Hoàng Anh từ việc phân tích một số vấn đề trong công tác đào tạo đại học như chất lượng sinh viên, đội ngũ giảng viên, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, tác giả đã đề xuất những giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào nâng cao chất lượng đào tạo đại học Việt Nam Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Trường Ngoại Ngữ Công nghệ Việt Nhật, 2013, do tác giả Phạm Thị Hoan chủ nhiệm đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và đúc rút những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này; Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong những năm qua; Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ “Phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh Gia Lai, Đại học Đà Nẵng, 2011 của tác giả Huỳnh Quang Thái đã tiếp cận đầy đủ, chi tiết được thực trạng, điều kiện, nội dung phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Gia Lai. Hệ thống cơ sở lý luận phân tích cụ thể, đầy đủ và tương đối chặt chẽ. Quá trình phân tích đã làm rõ thực trạng phát triển, có
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những thuận lợi và khó khăn mang tính thực tế cao nhưng lại chưa có định hướng cụ thể để tận dụng những thuận lợi đó. Đối với tỉnh vùng cao, đời sống của nhân dân còn khó khăn, cần đưa ra được giải pháp để đưa nguồn nhân lực ngành giáo dục phát triển trở thành ngành chủ chốt, từ đó nâng cao chất lượng lao động, đem lại nguồn thu nhập cao cho tỉnh. Bài viết “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8/2012 của PGS. TS Trần Viết Lưu đã khái quát một vài nét về thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong 10 năm. Nhìn chung quy mô giáo dục ở tất cả các cấp, bậc học đều tăng. Sự bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ nhà giáo theo cấp, bậc học, theo chuyên môn, ngành nghề và vùng miền đã dần được khắc phục. Vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo trình được chú trọng ở tất cả các cấp, bậc học. Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đã được quan tâm hơn cho nên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã cơ bản đạt chuẩn trình độ đào tạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra những bất cập còn tồn tại như tiền lương và các chế độ, chính sách có liên quan chưa đủ tạo được động lực; Giáo dục nước ta cũng đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải từ sự phân tầng xã hội; Công tác dự báo và quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng đúng mức… Từ đó tác giả đưa ra được một số giải pháp khắc phục có tính cấp thiết nhất. Như vậy, có thể thấy, những nghiên cứu liên quan giáo dục và đào tạo, quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo khá đa dạng và phong phú với nhiều công trình của nhiều nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học thuộc các chuyên ngành nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Mỗi tác giả, mỗi công trình có đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng, ở những quy mô và thời điểm khác nhau, song đều có điểm chung khi khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo và sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Do mục đích, đối tượng, phương pháp tiếp cận,
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, thời gian nghiên cứu và khả năng của các tác giả trong mỗi công trình khác nhau nên cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, hệ thống về quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo và vận dụng ở Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Luận giải nộidungquanđiểm củaĐảngCộngsảnViệt Nam về giáo dục và đào tạo;đánhgiá thực trạngvận dụngquanđiểm củaĐảngvề giáo dục vàđào tạo ở TrườngTiểuhọc PhùĐổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất giải pháp quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo ở TrườngTiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Luận giải nội dung quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo; - Đánh giá thực trạng vận dụng quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo ở Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; - Đề xuất giải pháp quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo ở Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo. Phạm vi không gian: Tại Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vithờigian:Các số liệu, tưliệu sửdụnggiới hạn từ năm 2018 đến nay.
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, khóa luận vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp hệ thống - cấu trúc, lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia để thực hiện nội dung nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của đề tài khóa luận Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần làm sâu sắc thêm một số vấn đề quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo; cung cấp thêm cơ sở khoa học cho lãnh đạo, cơ quan chức năng các cấp trong quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu ở các trường chính trị. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 03 chương: Chương 1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo Chương 2. Thực trạng quán triệt, vận dụng, thực hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo từ thực tiễn Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Giải pháp quán triệt, vận dụng, thực hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo từ thực tiễn Trường Tiểu học Phù Đổng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1. Qúa trìnhnhận thức của Đảng CộngsảnViệtNamvề giáo dục và đào tạo từ khi tiến hành đổi mới đất nước đến nay Từ khi đất nước giành được độc lập năm 1945 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò quan trọngcủa giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng đãcó nhiều quan điểm chỉ đạo vềphát triển giáo dục và đào tạo, đã tiến hành cảicáchgiáo dục trongcác năm 1950, 1956, 1979 và tiếp tục cải cách giáo dục qua 30 năm đổimới đấtnước. Nhờ đó, giáo dục và đào tạo ở nước ta đã đạtđược những thành tựu quantrọng. Đườnglối và các chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng chỉ rõ: Tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước; phát triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; phát triển rộng rãi các trường dạy nghề. Đạihộiđạibiểu toànquốclầnthứ V, Đảngta xác định: Thực hiện cải cách giáo dục một cách vững chắc; hết sức coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là Đại hội đánh dấu sự đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục và đào tạo. Nghị quyết của Đại hội xác định: Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đã xác định: Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ phải được xem là
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục và đào tạo: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta nhấn mạnh: cùng với khoa học và công nghệ, giáodục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Phương hướng chung về lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Tiếp tục nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Chuyển dần sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.79
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã xác định đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế và phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục quốc dân. Thực hiện chươngtrình làm việc toàn khóa của Trung ương, ngày 04-11- 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyếtsố 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucôngnghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đây là một nghị quyết đánh dấu một bước phát triển tư duy về giáo dục và đào tạo của Đảng ta. Nội dung của Nghị quyết đã đánh giá toàn diện thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực phát triển giáo dục và đào tạo kể từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đến nay; xây dựng các quan điểm chỉ đạo; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm tạo chuyển biến cănbản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốthơn côngcuộc xâydựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Quan điểm chỉ đạo có vị trí, ý nghĩa quan trọng hàng đầu là: “Giáodụcvà đàotạolà quốcsách hàngđầu, là sựnghiệpcủa Đảng,Nhà nước và của toàn dân.Đầutưchogiáo dụclà đầu tưpháttriển,đượcưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”2 Đại hội XII xác định những nhiệm vụ chủ yếu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng pháttriển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà 2 Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Hà Nội, tr.4
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo”3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáodụcvà đàotạo, nâng caochấtlượng nguồnnhân lực, phát triển con người”, “Chútrọng hơn giáodụcđạođức, nhâncách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân,nhấtlà thế hệ trẻ; giữ gìn và pháthuybản sắcvăn hóa dân tộc tốt đẹp của ngườiViệt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”4. 1.2.NộidungquanđiểmcủaĐảngCộngsảnViệtNamvềgiáodụcvàđàotạo 1.2.1. Về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế-xã hội khác. Giáo dục và đào tạo là chủ trương, chính sách được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Quốc sách hàng đầu là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, luôn dành được sự quan tâm hàng đầu, ưu tiên đặc biệt của Nhà nước trong việc tiến hành một loạt các biện pháp và phạm vi thực hiện, nguồn ngân sách chi cho các chính sách đó. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước vàcủa toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề phát triển giáo dục, đàotạo nguồnnhânlực là mộtbộ phận rất quan trọng của chương trình, kếhoạchpháttriểnkinh tế - xã hội, phảiđược ưu tiên và quan tâm thực sự. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 235 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, trang 136, 137.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giáo dục và đào tạo là một trong những điều kiện tiên quyết giúp phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao chỉ số phát triển con người. Giáo dục và đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hóa tinh thần của xã hội. Giáo dục và đào tạo có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hóa, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. 1.2.2. Về mục tiêu giáo dục và đào tạo Mục tiêu giáo dục, đào tạo nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa. Đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài, có chươngtrình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam, tạo sự gắn bó với quê hương, đồng thời xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.3. Về tính chất, nguyên lý giáo dục, đào tạo Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 1.2.4. Về nội dung, chương trình giáo dục * Nội dung giáo dục Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học. Cụ thể: Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật; Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảmcho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc;kiến thức khác về khoahọc xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp; Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giáo dục nghề nghiệp theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học. Nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới. * Chương trình giáo dục Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹnăng, yêu cầucầnđạtvề phẩmchất và năng lực của người học; phạm vi và cấutrúc nộidunggiáo dục;phươngphápvàhìnhthức tổ chức hoạt động giáo dục;cáchthức đánhgiákết quảgiáo dục đốivớicác mônhọc ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.5. Về phương pháp giáo dục Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. 1.2.5. Về hệ thống giáo dục quốc dân Xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Xây dựng hệ thống giáo dục mở, linh hoạt liên thông giữa các bậc học, trìnhđộ vàcác phươngthứcgiáo dục đàotạo, thực học,thực nghiệm, dạytốt, học tốt, quảnlý tốt;có cơ sở vàphươngthức giáo dụchợp lý, gắn vớixây dựng xã hội học tập;chuẩnhóa, hiệnđạihóa, dânchủhóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và dân tộc. Xây dựng và phát triển hệ thống học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập là tạo cơ hộihọc tập phù hợp cho mọiđốitượng có nhu cầu, không phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính trong một thời gian khác nhau và không gian khác nhau. Giáo dục và đào tạo được tiến hành và tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau; xóa bỏ ngăn cách giữa các ngành học và cấp học, giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liên thông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đại học và sau đạihọc. Tổ chức cóhiệu quảthực chấtviệc phânluồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục theo hướng khắc phục các bất hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và cơ cấu vùng miền, gắn nhà trường với xã hội, gắn đào tạo và nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Ưu tiên pháttriển các trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ và các cơ sở giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.6. Về phát triển giáo dục Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời. 1.2.6. Về xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là một nhiệm vụ quan trọng được Đảng ta chú trọng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Cùng với đổi mới cơ chế quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt của đổi mới văn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”5. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”6. Tập trung xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; điều phối hệ thống trường sư phạm theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên phạm vi cả nước. Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người thực sự có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. 5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.251 6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, trang 186
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao, có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với nhưng người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. 1.2.7. Về công tác quản lý giáo dục và đào tạo Trong công tác quản lý cần coi trọng quản lý chất lượng, thực hiện mục tiêu: “Kỷ cương nghiêm - Chất lượng thực - Hiệu quả cao” trong mọi hoạt động của ngành, từ việc dạy của thầy đến việc học của trò; từ việc quản lý chuyên môn, nhân sự đến việc quản lý tài chính, cơ sở vật chất, từng bước khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường học. Đẩy mạnh phân cấp quản lý; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Phát triển hệ thống kiểm định và công bố công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo; tổ chức xếp hạng cơ sở giáo dục, đào tạo. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Hoàn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước và theo hiệp định nhà nước. Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. 1.2.8. Về hội nhập quốc tế giáo dục và đào tạo Đảng ta chủ trương mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 THỰC TRẠNG QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG, THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG, QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Những ưu điểm cơ bản Một là, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp, tổ chức dạy học Năm học 2020 - 2021, trường có tổng số 566 học sinh/18 lớp. Thực hiện nhiệm vụ học tập, 100% học sinh toàn trường hoàn thành nhiệm vụ học tậptheo chuẩn kiến thức và kĩ năng ở tất các môn học và các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa. 100% học sinh đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất thông qua các tiêu chíđề ra như: chăm học, chăm làm, tự tin, có trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề…Hơn 1/2 học sinh toàn trường đạt mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất tốt. Duy trì tốt chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức 3; số học sinh hoàn thành chương trình lớp học 476/476 đạt100 %, trong đó 262/566 học sinh được hiệu trưởng khen thưởng cuối năm chiếm 46,3%. Nhà trường đã vận động học sinh tham gia các cuộc thi, sân chơi bổ ích như Trạng nguyên Tiếng Việt, Trạng nguyên Toán, Violympic giải Toán, Violympic Tiếng Anh các cấp. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, toàn bộ giáo viên trường tích cực thực hiện việc lựa chọn và triển khai các thành tố tích cực của các mô hình giáo dục tiên tiến, các phương pháp dạy học tích cực của một sốnước trên thế giới có nền giáo dục phát triển vào giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể: Thực hiện tốt dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018; Duy trì và nâng cao hiệu quả dạy học phương pháp bàn tay nặn bột trong các môn học tự nhiên xã hội, khoa học; Nâng cao chất
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lượng dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch mới ở tất cả các khối lớp; Tiếp tục triển khai và nâng cao chất lượng dạy học chương trình Tiếng Anh và Tin Học. Triển khai dạy học môn tiếng Tiếng Anh tiểu học 4 tiết/tuần cho học sinh các lớp 3, 4, 5 đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị dạy và học đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, nhà trường đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học.Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Sử dụng các phần mềm quản lí học sinh, quản lí thư viện, tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí chung của ngành. Quán triệt, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Trường Tiểu học Phù Đổng đã tiếp cận chương trình sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/2/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới CT, sách giáo khoa GDPT. Nhà trường chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 như; bố trí giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021; rà soát, đánh giá lại điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có, xây dựng kế hoạch, lộ trình sửa chữa, nâng cấp, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo điều kiện sẵn sàng triển khai dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020- 2021 đốivới lớp 1 và những năm học tiếp theo. Chủ động nghiên cứu thực hiện quy trình chọn sách giáo khoa theo thẩm quyền được quy định. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động dạy học như: cử giáo viên đi tập huấn nghiên cứu hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp. Tiếp tục thực
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hiện nghiên túc các quy định đánh giá học sinh tiểu học, nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với kế hoạchgiáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Thực hiện đánh giá thường xuyên với tất cả HS bằng nhiều hình thức khác nhau; đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp, qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập. Hướng dẫn, giúp đỡ, động viên giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; đầu tư kinh phí để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, mua sắm tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Tăng cường các hoạt động tự chủ của học sinh, các hoạt động câu lạc bộ và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực, có ý nghĩa, tránh lãng phí. Tập trung chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học và đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 30/2014 và Thông Tư 22/2016/TT-BGDĐT; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục học sinh khuyết tật phảiphù hợp đốitượng. Chủ độngđiều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạyhọc, nộidung, phươngpháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật. Xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường tạo cho học sinh có thói quen: đọc tự nguyện, đọc thường xuyên và đọc với sự thích thú ở trường cũng như ở nhà. Lắng nghe người lớn hoặc bạn đọc, thực hành việc đọc với các bạn khác, thảo luận về sách, đọc sách phù hợp với trình độ, được động viên và khuyến khích đọc. Đây là một trong những nhiệm vụ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Hai là, thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Trường thường xuyên giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơidân gian, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa phù hợp. Nhà Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi, ngày hội âm nhạc, ngày hội đọc sách, giao lưu các câu lạc bộ Tiếng Anh…thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh. Đặc biệt trong năm học vừa qua, Trường Tiểu học Phù Đổng đã tổ chức cuộc thi “không gian trường lớp an toàn, sáng tạo, hiệu quả năm học 2020 – 2021”. Đây là hoạt động thiết thực giúp học sinh hiểu biết về môi trường sống, biết yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, hình thành và phát triển kĩ năng, thói quen giữ gìn và tôn tạo cảnh quan trường học; Xây dựng và củng cố khuôn viên trường lớp xanh – sạch – đẹp. Bên cạnh việc tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua, trường tiến hành rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học. Luôn luôn đảm bảo đủ phòng học cho học sinh, tu bổ trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. Từng bước đầu tư nâng cấp phòng Tin học, phòng học ngoại ngữ, thư viện điện tử hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học. Cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc của Trường hiện đại, thường xuyên được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy và học. Trường đã đầu tư nâng cao chấtlượng xây dựng trường tiểu học theo chuẩn Quốc Gia mức độ II, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 “Đơn vị văn hóa”. Duy trì và đảm bảo tốt5 tiêu chuẩn củathư viện trường học xuất sắc. Đẩy mạnh, nâng cao các hoạt động của thư viện như hoạt động tuyên truyền, trưng bày, giới thiệu sách theo chủ đềtừng tháng, kể chuyện theo sách, ….Tổ chức tốt ngày hội đọc sách, các tiết học trên thư viện, thu hút toàn bộ giáo viên và học sinh tham gia.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ba là, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Phù Đổng đã tiến hành nhiều nội dung, biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó đã thường xuyên tổ chức cho giáo viên học tập chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, ứng xử chuẩn mực, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ. Xây dựng kế hoạch biên chế viên chức hằng năm hợp lý, sát với thực tiễn nhà trường; sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu công việc. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp then chốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng, có sự điều chỉnh bổ sung kịp thời phù hợp tình hình thực tiễn từng thời điểm. Động viên, khuyến khích, chú trọng đầu tư các điều kiện cho đội ngũ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (tham gia học tập các lớp Đại học, tin học, trình độ lí luận, ngoại ngữ... ). Chủ động đổi mới và nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn: phong phú về nội dung và hình thức, tổ chức cho giáo viên đi giao lưu tại các trường bạn, mời các chuyên gia về tham dự, hướng dẫn giáo viên. Tổ chức các chuyên đề hướng dẫn giáo viên khai thác thông tin trên mạng, học hỏi các kiến thức cần thiết, cách thiết kế bài giảng điện tử,…phục vụ cho công tác dạy học; khuyến khích giáo viên mua máy tính và kết nối mạng, thuận lợi cho việc sinh hoạt chuyên môn trên trang Web Trường học kết nối. Đầu tư các các phòng học theo hướng hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu, khai thác thông tin, nâng cao kiến thức của giáo viên cũng như nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các phong trào thi đua (hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường) để giáo viên có cơ hội tham gia thể hiện năng lực, rèn bản lĩnh vững vàng tự tin; động viên giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Quan tâm đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt; cán bộ, giáo viên trẻ, có trách nhiệm, có năng lực bố trí vào các vị trí chủ
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chốt của nhà trường. Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, động viên, khen thưởng kịp thời, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường. Với tinh thần “Mỗi thầy giáo, cô giáo, là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, toàn thể cán bộ, đội ngũ giáo viên của trường tích cực, chủ động thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. Về mặt chuyên môn, 100% giáo viên trường đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên, tăng cường quản lí trật tự kỷ cương nề nếp chuyên môn trong hoạt động dạy và học nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lí. Cán bộ giáo viên của Trường Tiểu học Phù Đổng tích cực, chủ động rèn luyện phẩm chất, trau dồi kiến thức, kĩ năng chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp. Trong năm học 2020 – 2021, có 95,8% cán bộ giáo viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, không có cán bộ giáo viên nào bị kỉ luật. Giáo viên nhà trường cũng tích cực thi đua, tham gia các cuộc thi giáo viên giỏi cấp Trường, cấp quận, cấp thành phố và đạt được nhiều thành tích đáng khen ngợi. Các thầy, cô cũng chủ động khắc phục các hạn chế, trau dồi thêm kĩ năng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để phát triển bản thân, trở thành giáo viên giỏi toàn diện cả tài và đức. Bốn là, đổi mới công tác quản lý giáo dục Nhà trường đã thực hiện nghiêm chủ trương phân cấp quản lí và giao quyền tự chủ cho cơ sở, xã hội hóa giáo dục, “ba công khai”, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất. Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính, không có tình trạng lạm thu. Chống tham ô, lãng phí.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chú trọng đổi mới tư duy quản lý giáo dục, chuyển từ tư tưởng quản lý mệnh lệnh, hành chính sang chủ yếu bằng pháp luật (quy chế, quy định, quy trình hướng dẫn…). Bố trí nhân sự đủ về số lượng, sắp xếp lại các bộ phận đảm bảo về chất lượng theo đúng đề án vị trí việc làm (đúng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực…) để phát huy cao nhất năng lực của mỗi người. Đổi mới cơ chế quản lý chuyển từ tập trung sang phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Thực hiện tốt khâu xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khoa học, thống nhất, có tính khả thi. Đội ngũ giáo viên, nhân viên làm việc vì tập thể, chủ động, nêu cao tinh thần trách nhiệm, có năng lực đóng góp và tham gia vào công tác quản lý, giải quyết các vấn đề hợp tình hợp lý góp phần phát triển nhà trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí: đưa thông tin, lịch hoạt động, thông báo trên hòm thư chung, bảng tin chung của trường để giáo viên chủ động thực hiện. Sử dụng, quản lý Website của trường có hiệu quả, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đăng tải các hình ảnh và hoạt động của nhà trường trên Website. Xây dựng các Quy chế, tổ chức bàn bạc công khai dân chủ, trí tuệ tập thể đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đó coi trọng hiệu quả công việc, kết quả được giao, cuối năm đánh giá thi đua, dành phần kinh phí khen thưởng động viên, kịp thời; tổ chức các đợt tham quan học tập, gắn kết tình đồng nghiệp. Chú trọng thu thập thông tin phản hồi từ nhiều kênh thông tin. Thực hiện nghiêm Luật ngân sách, quan tâm đầu tư cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường, đảm bảo tài chính công khai minh bạch. Quản lý tốt các khoản thu, chi trong nhà trường và việc dạy thêm, học thêm, bảo đảm không xảy ra vi phạm. Năm là, chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức trong hoạt động giáo dục và đào tạo
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phối kết hợp tốt 3 môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục học sinh; phối hợp mời Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hộicựu giáo chức về nói chuyệnchuyên đề nhân các ngày lễ, ngày kỉ niệm. Chi ủy, chi bộ bám sát sự chỉ đạo của Đảng bộ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân quận về công tác giáo dục; không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu, phát huy tốt vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng trong nhà trường thông qua việc xây dựng các chương trình hành động, ra được các nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Xây dựng chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh; làm tốt công tác xây dựng và phát triển Đảng. Thườngxuyên củngcố, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn, Đội trong nhà trường theo tinh thần “đúng người, đúngviệc”. Hiệu trưởng lắng nghe các ý kiến đónggóp tham mưu để cùng phối kết hợp chỉ đạo công tác dạy và học; tham mưu cho Chi bộ kiểm tra đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức để có sự điều chỉnh kịp thời. Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh, đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền các quan điểm của Đảng về giáo dục đến phụ huynh học sinh nói riêng, đến nhân dân trong phường nói chung; tiếp nhận ý kiến phản hồi đến nhà trường. Phốihợp với các tổ chức đoànthể ở địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ý nghĩa thiết thực. Sáu là, phát triển văn hoá nhà trường Xây dựngquytắc giao tiếp, ứng xử với mọi người trong nhà trường: Học sinh -Học sinh, Giáo viên - Giáo viên, Học sinh- Giáo viên, tôntrọngngười khác, trung thực, khônglàm tổnthươngngườikhác, luônnắm rõ và đềcao ưu điểm của người khác, đặt vị trí mình vào vị trí người khác để hiểu và đối xử… Xây dựng bầu không khí dân chủ, công bằng, bình đẳng, đoàn kết, thân thiện, hợp tác, mọi người cùng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, mọi người đều được tôn trọng, có cơ hội thể hiện sáng tạo, phát triển các năng lực của mình.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Xây dựngcơ chế giám sát, đánh giá, động viên khen thưởng hợp lý, thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc. Tập trung đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng của nhà trường nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”. Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều có kế hoạch công tác của mình, chủ động trong công việc, phối hợp với các thành viên khác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, thường xuyên gần gũi, thân thiện, lắng nghe ý kiến trao đổicủa cánbộ giáo viên, nhân viên, học sinh, tạo môi trường làm việc thân thiện, gần gũi, hòa đồng. Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của học sinh, làm cho cha mẹ học sinh hiểu rõ vai trò quan trọng của mình đối với học sinh và nhà trường. Xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý, trao đổi thông tin giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, người học qua trang thông tin điện tử, hộp thư điện tử, hệ thống sổ liên lạc điện tử… Đổimới côngtác hành chính. Các bộ phận hành chính: văn thư, kế toán, thủ quỹ, thư viện, y tế, bảo vệ, nhân viên phục vụ chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện theo quy trình, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, phối hợp tốt, đoànkết tốt, phục vụ tốtnhất cho côngtác quản lý và giảng dạy của nhà trường, tận tuỵ trong công tác được giao, tận tình phục vụ nhân dân. 2.2. Những hạn chế chủ yếu Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Một số GV còn lúng túng khi vận dụng các phương pháp dạy học mới. Hình thức dạy học ít phong phú, có đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa triệt để. Một số học sinh của từng khối lớp: kỹ năng tính, giải toán còn hạn chế; viết văn lủng củng; đọc cònnhỏ;chữviết chưa đúngmẫu chữ, còntẩy xóa.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các hình thức hoạt động trải nghiệm chưa thực sự phong phú, nhiều hoạt động tổ chức còn chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Công tác truyền thông về giáo dục còn hạn chế, chưa tạo được đồng thuận cao trong xã hội khi bắt đầu triển khai nhiều chủ trương, chính sách mới của ngành. Truyền thông nội bộ ngành chưa hiệu quả, còn những ý kiến trái chiều ngay trong đội ngũ giáo viên khi triển khai chính sách mới. Sự phối hợp của ba môi trường giữa gia đình, nhà trường và xã hội chưa được thực hiện tốt, mang tính đồng bộ và nhất quán chưa cao.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 3 GIẢI PHÁP QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙ ĐỔNG, QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Để quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó, trước mắt cần tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung chủ yếu sau: 3.1. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi cả lý luận và thực tiễn đều chỉ rõ, mọihoạt độngcủaconngười được bắtđầutừ tư duy, nhận thức;tư duy, nhận thức là cơ sở chỉ đạo vàđịnh hướng mọi hoạt động thực tiễn của con người; chỉ có trên cơ sở tư duy, nhận thức đúng thì mới có hành động đúng; tư duy, nhận thức có đổi mới thì hành động, cách làm mới được đổi mới. Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo hiện nay, cần tập trung đổi mới tư duy, nhận thức của các chủ thể, lực lượng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo; các nội dung trong quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo; về thực trạng công tác giáo dục và đào tạo; những yếu tố tác động, thuận lợi, khó khăn trong quá trình đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các lực lượng trong tham gia đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đổi mới tư duy, nhận thức của các chủ thể, lực lượng đi đôi với ngăn ngừa, khắc phục những nhận thức lệch lạc, sai trái, nhất là những nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò giáo dục và đào tạo, dẫn đến tình trạng xem nhẹ, buông lỏng; chưa thấy hết vai trò, trách nhiệm, dẫn đến phó mặc, hoặc có tham gia nhưng không đúng vai trò, chức năng, không biết công việc phải làm…
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể, lực lượng về quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó chú trọng một số hình thức, biện pháp chủ yếu sau: Một là, thông qua các hình thức sinh hoạt của cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thể, của các tổ chức quần chúng Các hìnhthức sinhhoạtcó vaitrò rất quantrọngtrongnângcao nhận thức, tráchnhiệm củacác tổ chức,lực lượng. Theo đó, cầnchútrọngvậndụnglinh hoạt các hìnhthức sinhcủatổ chức đảng (sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạttự phêbình và phê bình; sinh hoạt chuyên đề: trao huy hiệu Đảng, trao thẻ đảngviên, kết nạp đảng viên mới…); sinh hoạt của cơ quan, bộ phận (giao ban, giao banchuyênmôntheo các mặtcôngtác, ngàyĐảng, ngày pháp luật,…); sinh hoạtcủatổ chức đoànthanhniên, hộiphụnữ, công đoàn hàng tháng theo chế độ định kỳ và độtxuất…thôngquađó đểtiếnhành tuyêntruyền, giáo dục đổi mới tư duy, nhậnthức, trách nhiệm cho mọi tổ chức, lực lượng về quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, đồng thời đấu tranh phòng ngừa, khắc phục những nhận thức sai trái, lệch lạc. Hai là, thông qua công tác giáo dục chính trị Tiến hành lồng ghép các nội dung giáo dục, quán triệt quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo trong chương trình học tập chính trị của của các đối tượng hàng năm. Đồng thời, tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị, học tập, nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của ngành về giáo dục và đào tạo. Ba là, thông qua thực tiễn quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể, lực lượng Thực tiễn quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo rất phong phú, thông qua đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thể, mọi cán bộ, giáo viên thấy rõ ưu điểm, những hạn chế, bất cập,
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những vấn đề mới đặt ra cần phải phải khắc phục, cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và đào tạo, qua đó các tổ chức, lực lượng không chỉ nâng cao được nhận thức mà còn phải đề cao trách nhiệm hơn nữa về quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo. Bốn là, thông qua việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo Sơ kết, tổngkết, rút kinh nghiệm nhằm chỉ rõ nhữngmặtlàm được và chưa làm được sovớichủtrương, biệnpháp lãnh đạo vàquátrìnhtổ chức thực hiệncủa các chủthể, lực lượng tham gia; xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, quyrõ tráchnhiệm vớitừng tổ chức,cánhân;đồngthời rút ra những kinh nghiệm bổ ích, có giá trị vận dụng cho giai đoạn tiếp theo, bảo đảm cho quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo từngbước được nâng cao, khắc phục những nhận thức lệnh lạc, cách làm chưa hiệu quả, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các chủ thể, lực lượng. Năm là, phát huy vai trò của các chủ thể, lực lượng trong tự quán triệt, tự đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo Tự quán triệt, tự đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo là quá trình mỗi chủ thể, lực lượng tham gia tự hoàn thiện mình bằng việc tự đề cao nhận thức, trách nhiệm theo vai trò và thẩm quyền được giao. Muốn vậy, mỗi chủ thể, lực lượng phải xây dựng cho mình động cơ đúng đắn, tinh thần cầu thị, tính tích cực, chủ động trong tự nghiên cứu trong các tài liệu, sách chuyên khảo, các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn, quy định về giáo dục và đào tạo; các cấp, các ngành cần định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các lực lượng tham gia tìm kiếm thông tin, tư liệu để tự tra cứu, nghiên cứu, từ đó nâng cao hiểu biết, tự đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong quán triệt, vận dụng và thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.Tíchcựcđổimớinộidung, chươngtrình, phươngphápdạyvà học Tập tập xây dựng chương trình giáo dục cấp tiểu học bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng khối học, từng lớp học. Khắc phục sự chồng lấn giữa các môn học, bảo đảm sự hài hòa, thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng khối và giữa các lớp, các khối học. Từ đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc, chồng lấn nhau giữa môn học này với môn học khác... Đẩy mạnh chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh, chuyển từ coi trọng trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực trên cơ sở trang bị kiến thức. Trước đây, chương trình cũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; khi thực hiện lại chủ yếu quan tâm định hướng về mặt nội dung; không đặt ra yêu cầu cụ thể cần đạt được về phẩm chất và năng lực. Vì vậy, chương trình cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở. Coi trọng trải nghiệm sáng tạo; chú trọng hơn việc rèn luyện cho học sinh năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm... Giúp học sinh hứng thú hơn với học tập; học sinh không chỉ ngồi suy nghĩ trong lớp học mà còn ở ngoài lớp, ở gia đình, tại các di tích, danh lam thắng cảnh... Đánh giá học sinh không chỉ dựa trên kiến thức các em học được bao nhiêu mà là việc vận dụng kiến thức đó như thế nào. Từ đó thay đổi cách thức ra đề thi, giúp học sinh thích học, có hứng thú hơn với học tập. 3.3. Tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhìn vào đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có thể đánh giá được chất lượng của một nền giáo dục. Vì vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý; trong đó, chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã góp phần quyết định thành quả của sự nghiệp giáo dục trong những năm qua. Đặc biệt, năm học 2020 - 2021, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã chủ động, kịp thời đề ra phương án phù hợp, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp và hình thức dạy học, nhất là dạy học trực tuyến để các hoạt động giáo dục không bị ngưng trệ, được nhân dân ghi nhận, xã hội đánh giá cao. Tuy vậy, bên cạnh thành tựu trên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn không ít hạn chế, yếu kém, như: bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp; trình độ chuyên môn của một bộ phận nhà giáo cònyếu, phương pháp giảng dạy chậm đổimới, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học theo định hướng phát triển năng lực. Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong quản lý, dạy và học của nhiều giáo viên còn hạn chế, nhất là ở những giáo viên lớn tuổi. Năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cần quán triệt quan điểm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; triển khai có hiệu quả Quyết định số 33/QĐ-TTg, ngày 8-1-2019, của Thủ tướng Chính phủ, “Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”, Dự án “Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông” và Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 18-1-2019, của Thủ tướng Chính phủ, “Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáodục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030”. Hoàn thiện tiêu chí về phẩm chất, năng lực nhà giáo đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi phương thức sản xuất, giúp con người đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong kinh tế - xã hội. Nhưng chuyển đổi số và in-tơ-nét cũng làm thay đổi môi trường văn hóa, sự liên kết xã hội và tiềm ẩn những rủi ro về an toàn của cả xã hội và mỗi cá nhân. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong bối cảnh như vậy đặt ra yêu cầu rất cao về tiêu chí của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống giáo dục để khai thác yếu tố tích cực, vượt qua thách thức và đào tạo ra “công dân toàn cầu” nhằm đưa đất nước phát triển. Yêu cầu của sản phẩm giáo dục càng cao thì tiêu chí của người thầy càng phải được nâng lên. Nhằm giáo dục con người toàn diện (đức, trí, thể, mỹ), nhà giáo ngoài việc là điển hình của phương thức tiếp cận giáo dục và kỹ năng đào tạo hiện đại thì vẫn phải lưu giữ và phát huy tính điển hình của mẫu người toàn diện, tiêu biểu về đạo đức, trí tuệ của thời kỳ hội nhập và phát triển. Chuẩn mực đạo đức của nhà giáo có tác động lớn tới chuẩn mực đạo đức của xã hội. Người cán bộ quản lý giáo dục ngoài tiêu chuẩn chung của nhà giáo phải là người có kiến thức quản trị hiện đại, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, biết cách làm, làm có hiệu quả, vì lợi ích chung.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong giai đoạn hiện tại, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên một số nội dung chủ yếu sau: quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu sắc. Quy trình, quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ; nội dung các môn học mới theo chương trình mới thay đổi so với chương trình cũ. Chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý, quản trị hiện đại cho cán bộ quản lý ở các cấp học; về phương pháp biên soạn chương trình, tài liệu, đề cương bài giảng theo đào tạo tín chỉ, quy chuẩn kiểm định chất lượng, xây dựng và triển khai chuẩn chương trình đào tạo tiệm cận các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ, tự nghiên cứu của người học. Bồi dưỡng khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, dạy và học; thực hiện việc chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội. Tuyển dụng khách quan; nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy qua hoạt động nhóm. Để khâu tuyển dụng được khách quan, công bằng, tránh hiện tượng tiêu cực, cần sử dụng các công cụ công nghệ để giám sát, tiêu chí đầu vào phải cụ thể, rõ ràng, công khai. Thiết kế đề thi các môn nghiệp vụ phải bám sát nội dung ôn tập và có thể thi được trên máy tính để ứng viên biết kết quả khi kết thúc phần thi của mình. Việc giảng tuyển của ứng viên trước hội đồng tuyển dụng cần được ghi lại bằng hình ảnh ca-mê-ra để bảo đảm tính khách quan. Sau khi trúng tuyển, các ứng viên phải có cam kết lộ trình phấn đấu, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, bằng cấp theo yêu cầu của cơ sở giáo dục. Kết quả của việc thực hiện cam kết là
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 căn cứ để tiếp tục gia hạn hợp đồng. Có như vậy, mỗi nhà giáo mới luôn nỗ lực trên con đường tự bồi dưỡng để hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Cùng với quá trình tuyển dụng là thực hiện giải pháp cơ cấu lại, sắp xếp một cách hợp lý để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhà giáo trong một địa phương, một cơ sở giáo dục. Thực hiện tinh giản biên chế đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Giải quyết những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, về tư tưởng chính trị, đạo đức, hạn chế về sức khỏe, tuổi cao, không còn đủ điều kiện đứng lớp và công tác trong ngành giáo dục theo các chế độ, chính sách hợp lý. 3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục và đào tạo Thống nhất giữa hệ thống các chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục. Tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và có hệ thống giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đoàn thể, sự phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện và triển khai cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý Nhà nước về giáo dục theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm. Việc ban hành các chủ trương, chính sách về giáo dục phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ chủ trương, chính sách của Trung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu, phong phú của quần chúng, của cán bộ và của địa phương để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Cần nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản lý chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách tuyển dụng, quy trình tuyển chọn, bố trí, phân công nhiệm vụ, đánh giá và đãi ngộ lực lượng làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục. Nâng cao hiệu quả việc quản lý tài chính, phân bổ nguồn lực, bảo đảm dân chủ, khách quan trong giáo dục và đào tạo. Đổi mới cơ chế tiếp nhận
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Tải miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục và đào tạo. Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhân lực của từng ngành, địa phương trong từng giai đoạn phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở các cấp. 3.5. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo Cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung xã hội hóa giáo dục của Ðảng và Nhà nước. Công tác này cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, xí nghiệp, sinh hoạt đoàn thể, thôn xóm và tổ dân phố, v.v. từ đó tạo nên sự đồng thuận sâu sắc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong đó, cần chú ý đúng mức công tác vận động và tuyên truyền ở các doanh nghiệp và nhà hảo tâm. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động giáo dục - đào tạo. Thực tiễn cho thấy, nhiều trường học được giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và các hoạt động của mình đều phát huy được sự năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, uy tín và thương hiệu của nhà trường được khẳng định trong xã hội. Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác xã hội hóa giáo dục. Trên nền tảng phát triển kinh tế, tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm làm rõ đặc điểm và nội hàm xã hội hóa giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm hay của những nước có nền giáo dục phát triển và tương đồng với hoàn cảnh của nước ta, đồng thời thường xuyên tiến hành tổng kết thực tế những địa phương, đơn vị và nhà trường làm tốt công tác này. Ngành giáo dục cần có ban chỉ đạo và bộ phận thường trực chuyên trách nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn và tham mưu công tác xã hội hóa giáo dục.