SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHUẤT THỊ HOA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẢM XÚC
HÀNH VI Ở SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KHUẤT THỊ HOA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẢM XÚC
HÀNH VI Ở SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thành Nam
i
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Giáo
dục, các thầy, cô giáo của chương trình đào tạo Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em
và vị thành niên vì đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành
chương trình học và bảo vệ luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới người thầy vô
cùng tận tâm - PGS.TS. Trần Thành Nam, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt
quá trình từ những ngày đầu lên ý tưởng đề tài nghiên cứu, định hướng, phát triển
và cho tới ngày hoàn thiện đề tài. Tận đáy lòng, tôi luôn cảm thấy biết ơn và may
mắn vì đã được làm việc với người thầy vừa giỏi về chuyên môn lại giàu có về đạo
đức như vậy.
Tôi cũng chân thành cảm ơn tới cộng đồng cựu học viên các khóa 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7 và 8 chương trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của Trường
Đại học Giáo dục vì đã hỗ trợ về tài liệu và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận
văn này. Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ và tham gia trả lời Phiếu khảo sát của các em
sinh viên trường Đại học FPT Hà Nội. Những ý kiến trả lời đó đã thực sự đóng góp
rất lớn cho thành công của đề tài.
Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn bố, mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và đặc biệt là chồng tôi đã luôn ủng hộ và trợ giúp tôi trong suốt quá
trình tôi học thạc sĩ để tôi có thêm thời gian và sức khỏe hoàn thành chương trình
học cũng như đề tài luận văn này.
Do điều kiện thời gian cũng như tài liệu và hiểu biết còn hạn chế nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong các thầy, cô và độc giả giúp tôi khắc
phục những hạn chế để hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 12 tháng 6 năm 2020
Khuất Thị Hoa
ii
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
HVCX: Hành vi cảm xúc
M: Điểm trung bình
TT: Thứ tự
Std: Standard deviation - Độ lệch chuẩn
LATC: Lo âu trầm cảm
VDTD: Vấn đề tư duy
TCTM: Trầm cảm thu mình
VDCY: Vấn đề chú ý
BTT: Bệnh tâm thể
PBQT: Phá bỏ quy tắc
VDXH: Vấn đề xã hội
HVXK: Hành vi xâm kích
SV: Sinh viên
CNTT: Công nghệ thông tin
ĐH: Đại học
(N): Nhiễu tâm
(O): Cởi mở
(E): Hướng ngoại
(A) Đồng thuận
(C): Tận tâm
Tiếng Anh:
APA: American Psychological Association – Hội tâm lý học Hoa Kỳ
DSM: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Dissorders – Sổ tay chẩn đoán
và phân loại bệnh tâm thần (của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ)
ICD: The International Classification of Diseases – World Health Organization:
Bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế Giới.
iii
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................v
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................6
1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm nhân cách........................................................6
1.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu nhân cách ...........................................................6
1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu nhân cách ..................................................10
1.1.3. Một số nghiên cứu nhân cách trên thế giới và tại Việt Nam.....................11
1.2. Một số về nghiên cứu về các vấn đề cảm xúc hành vi ....................................14
1.3. Mối liên hệ giữa nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc............................17
Trong quá trình nhân cách phát triển, nó sẽ đi theo hai hướng: Hướng tích cực: Là
những nhân cách phát triển phù hợp với giá trị xã hội; Hướng bệnh lý: Là những
nhân cách phát triển không phù hợp với giá trị xã hội...........................................17
1.4. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................21
1.4.1. Nhân cách .................................................................................................21
1.4.2. Vấn đề cảm xúc hành vi............................................................................25
1.4.3. Sinh viên...................................................................................................26
TIÊU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................28
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................29
2.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................................29
2.1.1. Đặc điểm của khách thể............................................................................29
2.2. Địa bàn nghiên cứu .........................................................................................30
2.3. Tổ chức nghiên cứu.........................................................................................30
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................31
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ...............................................................31
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi (anket) ...............................................32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................38
3.1. Đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin.......................38
3.1.1. Đặc điểm mặt nhiễu tâm (N).....................................................................41
iv
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
3.1.2. Đặc điểm mặt hướng ngoại (E).................................................................43
3.1.3. Đặc điểm mặt cởi mở (O) .........................................................................45
3.1.4. Đặc điểm mặt nhân cách đồng thuận (A)..................................................46
3.1.5. Đặc điểm mặt tận tâm (C).........................................................................48
3.2. Thực trạng các vấn đề hành vi cảm xúc của sinh viên công nghệ thông tin
trường Đại học FPT................................................................................................49
3.2.1. Điểm số trung bình của thang YSR ..........................................................49
3.2.2. Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề HVCX.....................58
3.3.Mô hình hồi quy giữa các đặc điểm nhân cách vàcác vấn đề cảm xúc hành vi.......62
Trên cơ sở tìmra những mối tương quan giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề hành
vi cảm xúc, chúng tôi tiến hành phân tích mô hình hồi quy bội để tìmra những mặt nhân
cách dự báo và ảnh hưởngtới các vấn đề cảm xúc hành vi. Kết quả thu được như sau: 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................84
1. Kết luận..............................................................................................................84
2. Khuyến nghị.......................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................87
PHỤ LỤC .................................................................................................................93
v
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Các chỉ số thống kê cơ bản về các mặt trong nhân cách của sinh viên
ngành công nghệ thông tin.........................................................................................38
Bảng 3.2: Chỉ số thống kê theo mức độ các mặt nhân cách của sinh viên công nghệ
thông tin.....................................................................................................................40
Bảng 3.3. Đặc điểm nhân cách trong mặt nhiễu tâm (N)...........................................42
Bảng 3.4. Bảng đặc điểm của mặt hướng ngoại (E) ..................................................44
Bảng 3.5. Bảng đặc điểm mặt cởi mở (O) .................................................................45
Bảng 3.6. Đặc điểm mặt nhân cách đồng thuận (A)..................................................47
Biểu đồ 3.1. Hàm phân phối tổng điểm thô YSR ......................................................50
Bảng 3.8. Giá trị trung bình của tổng thang đo .........................................................50
Bảng 3.9. Bảng phân loại vấn đề HVCX của sinh viên ngành công nghệ thông tin
theo giới tính..............................................................................................................52
Bảng 3.10. Bảng tỉ lệ sinh viên ngành công nghệ thông tin gặp các vấn đề HVCX 57
Bảng 3.11. Bảng tương quan Person giữa các vấn đề hành vi cảm xúc và các mặt
nhân cách...................................................................................................................59
Bảng 3.12.Mô hình dự báo lo âu trầm cảm ...............................................................63
Bảng 3.13.Mô hình dự báo trầm cảm thu mình.........................................................65
Bảng 3.14.Mô hình dự báo bệnh tâm thể...................................................................68
Bảng 3.16.Mô hình dự báo vấn đề tư duy .................................................................72
Bảng 3.17. Mô hình dự báo vấn đề chú ý..................................................................75
Bảng 3.18. Mô hình dự báo vấn đề Phá bỏ quy tắc...................................................77
Bảng 3.19. Mô hình dự báo vấn đề Hành vi xâm kích ..............................................79
1
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi các nhà tâm lý học lần đầu tiên tự hỏi điều gì xảy ra với nhân cách trong
suốt cuộc đời, các nhà nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều điều để nói về thời thơ
ấu, thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, hầu hết giả định rằng tuổi trưởng
thành là điểm cuối của sự phát triển nhân cách (một người trưởng thành, từ điển cho
chúng ta biết, là một cá nhân phát triển đầy đủ). William James (1890), đã có một
tuyên bố rất nổi tiếng khi cho rằng, tính cách nhân vật “giống như thạch cao” ở độ
tuổi 30. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh về những thay đổi trong tính
cách ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Trẻ sơ sinh trở nên nhạy cảm với những
khuôn mặt quen thuộc chỉ khoảng 30 ngày; lúc 8 tháng, trẻ có khả năng phát triển
nỗi lo lắng ly thân khi bị bắt đi khỏi cha mẹ. Tiếp đến, thời thơ ấu là giai đoạn tuân
thủ của hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên nói chung được thừa nhận là một thời kỳ
nổi loạn và hỗn loạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy lòng tự trọng thường thấp trong
giai đoạn này và tăng lên khi cá nhân đến tuổi trưởng thành [59]
Đặc biệt, khi nghiên cứu về nhân cách thường được thể hiện rõ nhất ở độ tuổi
nào là phù hợp đã cho thấy sự đa dạng ở các nghiên cứu theo từng giai đoạn khác
nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm cho thấy các nghiên cứu về đặc điểm
nhân cách cũng như cảm xúc hành vi ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng
thành. Cụ thể, hầu hết các nhà tâm lý học xem xét sinh viên đại học tại thời điểm tốt
nghiệp hoặc thể hiện một số khía cạnh về phát triển nhân cách khi ở độ tuổi trưởng
thành. Có thể thấy, ở độ tuổi này có lý do để suy nghĩ rằng sự phát triển nhân cách
vẫn tiếp tục, ít nhất là đối với một số cá nhân, trong vài năm tiếp diễn [50][51][52].
Các báo cáo nghiên cứu về các cá nhân từ tuổi đại học đến tuổi trưởng thành gần
như luôn cho thấy một số thay đổi ở mức độ trung bình về đặc điểm tính cách và
biến động cao hơn so với các nghiên cứu về các cá nhân lớn tuổi[50] [59]. Khi so
sánh điểm số tính cách của sinh viên đại học với 10 người trưởng thành trong bản
kiểm kê tính cách NEO (Costa & McCrae, 1985, 1989a), thang đo về năm yếu tố
tính cách đã cho thấy sinh viên sự thể hiện các đặc điểm nhân cách về mặt nhiễu
2
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
tâm, hướng ngoại, cởi mở cao hơn là đồng thuận và tận tâm. Những khác biệt này
cho thấy sinh viên đại học trưởng thành và nhẹ nhàng hơn một chút, trở nên ít cảm
xúc và linh hoạt hơn, tử tế và có trách nhiệm hơn. Như vậy, nếu định nghĩa tuổi
trưởng thành là giai đoạn từ 18 tuổi trở đi, các nghiên cứu đã phần nào cho thấy có
sự phát triển về đặc điểm nhân cách ở người trưởng thành. Vậy phải chăng ở độ tuổi
trưởng thành hay cụ thể là độ tuổi sinh viên sẽ cho thấy đặc điểm nhân cách và cảm
xúc hành vi không được thể hiện nhiều hay vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến độ
tuổi cao hơn. Đó là một vài khía cạnh về học thuật được giới nghiên cứu tranh luận
mà đề tài quan tâm, làm rõ nhằm góp phần nâng cao nhận thức lý luận cho lĩnh vực
nghiên cứu và cũng là mục tiêu lý luận của đề tài.
Từ những đặc điểm nhân cách cũng phần nào phản ánh cảm xúc hành vi được
thể hiện qua các chỉ số về sức khỏe tâm thần của sinh viên. Sức khỏe tâm thần,
giống như các khía cạnh khác của sức khỏe, có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các
yếu tố kinh tế xã hội cần được giải quyết thông qua các chiến lược toàn diện nhằm
thúc đẩy, phòng ngừa, điều trị và phục hồi theo cách tiếp cận của cơ quan chính
phủ. Các yếu tố quyết định sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần không chỉ bao
gồm các thuộc tính riêng lẻ như khả năng quản lý suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và
tương tác với người khác, mà còn các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và
môi trường cũng như chính sách quốc gia, bảo vệ xã hội, sinh hoạt, tiêu chuẩn sinh
hoạt, điều kiện làm việc và hỗ trợ cộng đồng xã hội. Nghiên cứu sinh viên năm hai
hệ bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ trầm cảm trong
nhóm sinh viên có kiểu nhân cách hướng nội (33,05%) cao hơn so với nhóm sinh
viên có kiểu nhân cách hướng ngoại (17,36%), tỷ lệ trầm cảm trong nhóm sinh viên
có kiểu nhân cách không ổn định cao hơn so với nhóm sinh viên có kiểu nhân cách
ổn định, sinh viên có nhân cách không ổn định có nguy cơ trầm cảm cao gấp hơn 5
lần so với kiểu nhân cách ổn định [29].
Đặc biệt, đối tượng sinh viên ngành công nghệ thông tin (CNTT) – ngành học
có đặc thù yêu cầu trình độ và kiến thức cao, có thời gian ngồi máy tính rất dài, ít
vận động, có những thời điểm kéo dài vài ngày, không ăn, không ngủ, điều này làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh không chỉ về cơ thể mà còn về tinh thần. Nguyên nhân
3
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
các rối loạn cảm xúc, hành vi ở thanh thiếu niên chủ yếu xuất phát từ yếu tố sinh
học, yếu tố môi trường hoặc kết hợp cả hai. Ví dụ về các yếu tố sinh học như yếu tố
di truyền, cân bằng sinh hóa trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh trung ương (chấn
thương sọ não. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như bị bạo
hành, bị thảm họa, mất người thân [24] [27].
Trước thực trạng như vậy một số câu hỏi được đặt ra như: Đặc điểm nhân cách
và những vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên được thể hiện như thế nào? Có mối
liên hệ nào giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên
ngành công nghệ thông tin? Có những mặt nhân cách nào điểm cao thì có xu hướng
dễ gặp vấn đề hành vi cảm xúc? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời xác đáng.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và
những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin” là việc làm
cần thiết nhằm tìm hiểu đặc điểm, yếu tố tác động đến nhân cách, cảm xúc hành vi
cũng như có sự so sánh, làm rõ mối liên hệ giữa hai yếu tố đó. Đề tài lựa khảo sát
sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin tại Đại học FPT để thực hiện nghiên
cứu bởi trong giới hạn nguồn lực cho phép của một nghiên cứu thực nghiệm.
Trường Đại học FPT với sự đa dạng về độ tuổi, giới tính,ngành học, trình độ học
vấn, quê quán sẽ giúp cho việc lựa chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với nội dung, mục
tiêu nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu cũng như tính đúng đắn
của các lý thuyết nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đặc điểm nhân cách và cảm xúc hành vi của sinh viên năm nhất
ngành công nghệ thông tin trường Đại học FPT. Từ đó tìm được được mối liên hệ
giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi và dự báo xu hướng tác
động của từng mặt nhân cách đến các vấn đề cảm xúc hành vi, nhằm đề xuất một số
giải pháp hỗ trợ công tác tư vấn hướng nghiệp và tâm lý học đường trong trường
học hiệu quả hơn.
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1.Câu hỏi nghiên cứu
4
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1. Đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên được
thể hiện như thế nào?
2. Có mối liên hệ nào giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi
của sinh viên ngành công nghệ thông tin?
3. Có những mặt nhân cách nào có xu hướng tác động, ảnh hưởng tới sự xuất
hiện các vấn đề cảm xúc hành vi khác nhau ở sinh viên ngành công nghệ
thông tin.
3.2.Giả thuyết nghiên cứu
- Đặc điểm nổi bật về nhân cách của sinh viên công nghệ thông tin ĐH FPT là tính
hướng ngoại, nhiệt huyết.
- Sinh viên công nghệ thông tin ĐH FPT gặp vấn đề rối loạn hành vi nhiều hơn rối
loạn cảm xúc.
- Các vấn đề cảm xúc hành vi khác nhau thường có mối liên quan đến đặc điểm
nhân cách theo xu hướng điểm nhiễu tâm nào càng cao thì điểm rối loạn các vấn
đề cảm xúc hành vi càng cao.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
- Tổng quan nghiên cứu về nhân cách theo thuyết 5 mặt lớn, các nghiên cứu về
SKTT và mối quan hệ giữa các yếu tố này
- Thao tác hóa các khái niệm liên quan đến đề tài: sinh viên, nhân cách, vấn đề
cảm xúc và hành vi như lo âu, trầm cảm, rối nhiễu chống đối.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Phân tích trực trạng các đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ
thông tin.
- Phân tích thực trạng các vấn đề cảm xúc – hành vi mà sinh viên ngành công nghệ
thông tin đang gặp phải.
- Tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách với các vấn đề cảm xúc – hành vi
của sinh viên ngành công nghệ thông tin.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên năm nhất ngành
5
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
công nghệ thông tin.
b. Khách thể nghiên cứu
- 325 sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin trường ĐH FPT Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu tài liệu, (2)
điều tra bảng hỏi/trắc nghiệm, (3) xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học.
7. Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn nội dung: Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng các mặt nhân cách và các
vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên công nghệ thông tin. Đồng thời chỉ ra mối
tương quan giữa nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi.
Giới hạn thời gian: Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
Giới hạn địa điểm: Khảo sát được tiến hành trên 325 sinh viên công nghệ thông tin
năm thứ nhất tại trường ĐH FPT – km29 khu giáo dục đào tạo, khu công nghệ cao
Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. Trường FPT là một trong những trường hàng đầu về
công nghệ, hội tụ đa dạng các đối tượng khác nhau trên khắp cả nước thi vào
trường. Từ những sinh viên giỏi và xuất sắc giành được học bổng của trường đến
những sinh viên khá thi đỗ vào trường và cả những sinh viên trung bình xét học bạ
cũng có thể theo học ngành công nghệ thông tin tại trường. Đây là một ngành học
đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, đang thu hút trên thị trường lao động trong và
ngoài nước. Đặc thù của ngành là làm việc với phần mềm và máy tính, tí có thời
gian tương tác giữa người với người đồng thời ít vận động nên có nguy cơ gặp các
vấn đề sức khỏe tâm thần cao.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong 3 chương
Chương 1: Trình bày tổng quan cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
6
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm nhân cách
1.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu nhân cách
Theo lý thuyết chất dịch: quan niệm vốn có trong lý thuyết này là cơ thể
người chứa đựng những chất dịch (chất lỏng), đặc biệt có nhiều nhất trong cơ thể
như máu, dãi, đờm, mật vàng, và mật đen, và những chất này có ảnh hưởng nhiều
tới nhân cách của con người. Theo đó những người có tỉ lệ máu cao thì thường có
nhân cách hoạt bát, vui vẻ, sinh động, còn những người có tỉ lệ mật vàng hay nước
mắt cao hơn sẽ tạo ra tính cách nóng nảy, hấp tấp [45].
Theo lý thuyết phân tâm của Freud: Cấu trúc nhân cách có ba thành phần,
bao gồm: Cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Freud cho rằng nhân cách của cá nhân có
liên quan chặt chẽ với quá trình của ý thức và libido, được xây dựng và định hình
lúc 5 tuổi, đây là thời kỳ quan trọng nhất quyết định toàn bộ sự phát triển của một
đời người [45].
Lý thuyết của Karl Gustav Jung cho rằng có một vô thức tập thể hình thành
từ những động cơ nguyên thủy của loài người. Trong cấu trúc này, cái tôi là trung
tâm của ý thức, nhân cách là mẹ của ý thức, vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm
lý cá nhân. Cái bản thân nằm giữa ý thức và vô thức. Cái bản thân là sự tổng hợp
cái bên trong và cái bên ngoài [44].
Lý thuyết 8 giai đoạn phát triển của Erikson: nhân cách như thế nào chính
là quá trình mỗi cá nhân đối phó với những mâu thuẫn gặp phải trong các giai
đoạn đó [45].
Lý thuyết về hành vi về nhân cách của B.F.Skinner: Hành vi tạo tác là hành
vi được hiểu là loại hành vi được tạo ra bởi chính hiệu quả của nó. Và sự hình thành
và phát triển nhân cách chính là sự hình thành, duy trì, thay đổi một hệ thống các
hành vi tạo tác để tạo nên một nhân cách ổn định, riêng biệt [45].
Thuyết hành vi xã hội: nhóm các lý thuyết này xem nhân cách phần lớn là kết
quả của sự tập quen. Những lý thuyết này thay đổi từ thuyết kích thích – phản ứng
theo thuyết hành vi, xem nhân cách đơn thuần là kết quả của vô số các lần biến đổi
7
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
do điều kiện ngoại cảnh mà trẻ tiếp nhận qua đời sống, cho đến lý thuyết ý thức xã
hội và hành vi xã hội phức tạp hơn, xem kinh nghiệm xã hội là yếu tố quan trọng
quyết định nhân cách [46] [51].
Nhân cách theo thuyết hành vi xã hội: Albert Bandura cho rằng yếu tố xã hội
trong việc hình thành nhân cách quan trọng hơn sự thừa nhận của Watson hay
Skinner. Bandura cho rằng một quá trình quyết định liên quan đến nhân cách đó là
học tập xã hội [45]
Lý thuyết nhu cầu về nhân cách của Maslow: Theo quan niệm của ông, sự
phát triển của nhân cách chính là quá trình mỗi các nhân tiến hành các hoạt động
khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của mình. Chính quá trình mỗi các nhân
tiến hành các hoạt động khác nhau của mình một cách đa dạng và phong phú để thỏa
mãn các nhu cầu của mình quy định chiều hướng phát triển nhân cách của họ.
Lý thuyết thân chủ trọng tâm cùa Carl Rogers: ở lý thuyết này, khái niệm cái
tôi và sự phát triển cá nhân được nhấn mạnh, cho rằng cả hai yếu tố này đều cần
thiết trong việc phát triển nhân cách lành mạnh [45].
Lý thuyết tâm lý học hoạt động về nhân cách cảu Vuwgotxki: Ông cho rằng
“lịch sử phát triển văn hóa của trẻ đưa chúng ta đến lịch sử phát triển nhân cách”
hay nói cách khác, sự phát triển nhân cách và thế giới quan của trẻ chính là sự phát
triển văn hóa.
Lý thuyết nhân cách của Cattell: nhờ áp dụng phân tích nhân tố, nhà tâm lý
học nhân cách Raymond Cattell đã tìm ra 16 đặc điểm tượng trưng cho các khuôn
khổ nhân cách cơ bản. Từ đó phát triển thành bảng câu hỏi 16 nhân tố của nhân
cách, là cách đánh giá cho biết mỗi đặc điểm nhân cách dành cho ba nhóm đối
tượng khác nhau: phi công, nghệ sĩ sáng tạo và nhà văn [46]
Nhà tâm lý học người Anh (sinh ra ở Đức) - Hans Eysenck cũng sử dụng
phân tích nhân tố để nhận dạng các mẫu trong đặc điểm nhân cách. Ông nhận thấy
phân tích nhân cách tốt nhất nên mô tả bằng thuật ngữ gồm hai khuôn khổ hướng
nội - hướng ngoại và thần kinh ổn định - không ổn định. Khi phân tích theo hướng
nội - hướng ngoại sẽ phân làm hai nhóm: một nhóm là người thường điềm tĩnh, cẩn
thận trầm ngâm và ức chế (người hướng nội) còn một nhóm khác là những người
8
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
luôn vượt lên trước, hòa đồng và hoạt động (người hướng ngoại). Con người cũng
có thể chia thành kiểu người không ổn định với các biểu hiện như buồn rầu, hay tự
ái, nhạy hay nhóm người ổn định với các biểu hiện điềm tĩnh, đáng tin. Với cách
đánh giá con người theo hai chiều hướng này, nhà tâm lý Eysenck có thể dự đoán
hành vi con người trong những tình huống khác nhau. Với những ưu điểm như số
câu vừa phải và dễ diễn giải, dễ hiểu, thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck
Personality Inventory, viết tắt là EPỈ) đã được dịch và đưa vào sử dụng trong
nghiên cứu, giảng dạy và thực hành lâm sàng ở Việt Nam khá lâu.
Như vậy, có rất nhiều những lý thuyết nhân cách khác nhau trong ngành tâm
lý học, mỗi lý thuyết có ưu, nhược điểm khác nhau. Trong đó, không thể không
nhắc đến lý thuyết 5 yếu tố lớn của nhân cách.
Mục đích của thuyết 5 nhân tố FFM (Five Factor Model) là nhằm "quan sát
người khác, ghi chép lại những sự khác biệt giữa các cá nhân đó". Qua nghiên cứu
từ vựng (lexical study), người ta giả định rằng "sự khác biệt giữa các cá nhân có ý
nghĩa quan trọng trong hoạt động con người được ký hiệu hóa thành ngôn ngữ
(ngôn ngữ tự nhiên) sử dụng hằng ngày. Do đó nếu tập trung, phân loại, chỉnh lý
các từ ngữ biểu hiện sự khác biệt cá nhân (đặc tính ngữ) có trong từ điển hay những
mô tả người có trong tiếp xúc và ghi chép thì có thể nhìn thấy cấu trúc của nhân
cách.
Những nghiên cứu về từ vựng được bắt đầu từ Alloprt, G.W. và Odbert, H.S.
(1936) cùng với sự phát triển của phương pháp phân tích nhân tố đã phát triển thành
ghi chép nhân cách dựa vào 5 nhân tố. Tiếp theo các nghiên cứu của Tupes, E.C and
Christal, R.E (l961) rồi Norman, W.T (1963), Goldberg, L.R trên cơ sở xem xét lại
bản chất ý nghĩa tâm lý của các yếu tố, đã đi đến chỗ coi 5 nhân tố là mô hình có thể
ghi chép một cách bao quát ve nhân cách vượt qua sự phân loại đơn thuần về đặc
tính ngữ (hay những từ ngữ biểu thị đặc tính nhân cách, D.Peabody, D & Goldberg,
L.R., 1989).
Phương pháp cấu thành thước đo trên cơ sở lý thuyết nhân cách và sử dụng
thước đo đó để ghi chép về những sự khác biệt cá nhân được gọi là nghiên cứu
phiếu hỏi hay nghiên cứu qua hỏi đáp viết (questionnaire study). Trong khi nghiên
9
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
cứu từ vựng xuất phát từ sự quan tâm đến từ vựng (đặc tính ngữ) và cơ cấu của nó
để hệ thống hóa chúng theo phương thức từ dưới lên (bottom up) và tìm ra đặc tính
nhân cách ở thứ nguyên cao thì trong nghiên cứu qua hỏi đáp viết chủ yếu người ta
dùng phương pháp xác minh cấu trúc nhân cách từ lí luận với phương thức từ trên
xuống (top down). Trong bối cảnh như vậy những nghiên cứu nhằm nắm bắt nhân
cách một cách tổng quát đi tìm những mô hình dễ hiểu được tiến hành nhiều lần,
dần dần những thành tựu của nghiên cứu từ vựng và nghiên cứu hỏi đáp viết được
đưa vào kết hợp lại và hình thành nên FFM. Kết quả là thước đo với 5 nhân tố định
sẵn ra đời. Trong số đó có NEO PI-R (Revised NEO Personality lnventory) một mô
hình hiện nay đang được sử dụng rộng rãi nhân đã được Costa, P.T., Jr và Mccrae,
R.R đưa ra năm 1992. Thước đo này đo 5 mặt (lĩnh vực) của nhân cách, mỗi mặt
bao gồm 6 chỉ số và mỗi chỉ số được đo bằng 8 hành vi thể hiện (8 items). Như vậy
tổng cộng trắc nghiệm có 240 items. Với giả định về cơ cấu tầng bậc của các mặt và
chỉ số, người ta hy vọng sẽ nắm bắt được nhân cách một cách tổng quát và chi tiết.
Năm 1996, McCrae và Costa đưa ra lý thuyết năm yếu tố. Lý thuyết này chỉ
ra năm yếu tố cơ bản của nhân cách, còn gọi là Big Five, bao gồm: Tính thần kinh;
tính hướng ngoại; Tính mở đối với hiểu biết; Tính dễ chịu; Tính ý thức. Nguồn gốc
của mô hình nhân cách năm yếu tố này là quan điểm nét nhân cách là một yếu tố ổn
định của nhân cách, trong khi các thuộc tính tâm lý khác như: Thái độ, niềm tin, kỹ
năng … thì có thể thay đổi theo thời gian và tình huống. Từ quan điểm này, Cattell
và cộng sự cho rằng cần phân biệt những yếu tố cơ bản của nhân cách (Big Five)
với các đặc trưng thích ứng của nahan cách. Lý thuyết năm yếu tố muốn nhấn mạnh
rằng nhân cách cần phải được xem xét một cách tổng thể và trong suốt chiều dài
lịch sử của cá nhân chứ không nên xem như là một mẫu hành vi tách biệt.
Có nhiều nhiên cứu chỉ ra rằng năm yếu tố cơ bản của nhân cách chịu sự chi
phối lớn bởi yếu tố di truyền, tuy nhiên tác giả của mô hình này (McCrae và Costa)
cho rằng môi trường cũng có ảnh hưởng lớn đến nhân cách.
Trong nghiên cứu của McCrae và Costa cũng tìm thấy độ tin cậy và độ giá trị
của 5 yếu tố và các yếu tố này khá ổn định ở lứa tuổi trưởng thành. Golberg sau khi
10
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
tổng hợp các nghiên cứu của những người khác nhau ông đã đề nghị lấy tên gọi 5
mặt đó là “Big Five”.
Theo lý thuyết này, 5 mặt nhân cách mà được nhiều người tán thành nhất đó
là Nhiễu tâm (Neuroticism), Hướng ngoại (Extraversion), Cởi mớ (Openness), Dễ
đồng ý (Agreeableness) và Tận tâm (Coscientiouness). Ý nghĩa của của 5 yếu tố
được diễn giải như sau:
Nhiễu tâm (N) là mặt nhân cách đánh giá khả năng kiểm soát và ổn định về
mặt cảm xúc, dự đoán những cá nhân có nguy cơ dễ rơi vào stress tâm lý hoặc có
những ý tưởng phi thực tế, những khao khát thái quá.
Hướng ngoại (E) là mặt nhân cách dùng để đánh giá tần xuất và cường độ các
tương tác liên cá nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng.
Cởi mở (O) là mặt nhân cách để đánh giá hành vi sẵn sàng thử nghiệm, học
hỏi cái mới, đánh giá cao sự nắm giữ kinh nghiệm, khả năng chịu đựng để khảo sát
những cái mới lạ.
Dễ đồng ý/Dễ chấp nhận (A): mặt nhân cách này đánh giá chất lượng định
hướng liên cá nhân của con người với một chuỗi từ sự đồng tình đến đối nghịch
trong suy nghĩ, cảm giác và hành động.
Tận tâm (C): mặt nhân cách này đánh giá khả năng tổ chức công việc, động
cơ, uy tín trong hành vi nhằm hướng tới mục tiêu của cá nhân. Đặc điểm này tương
phản giữa những cá nhân khó tính, phụ thuộc với những người độc lập và mềm
mỏng [13] [51].
1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu nhân cách
Trong nghiên cứu về nhân cách, có hai phương pháp đánh giá nhân cách là
phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp trắc nghiệm. Tuy nhiên,
phương pháp nghiên cứu trường hợp chủ yếu tiến hành giới hạn trên số lượng ít
khách thể và đòi hòi thời gian, công sức cũng như nhiều nguồn lực khác, lại không
tổng hợp khái quát trên phạm vi nhiều khách thể được nên với đề tài này, chúng tôi
sử dụng phương pháp trắc nghiệm để làm công cụ đánh giá nhân cách.
Hiện nay trên thế giới có nhiều trắc nghiệm làm công cụ đánh giá nhân cách.
Phải kể đến một số trắc nghiệm khá phổ biến như các trắc nghiệm phóng chiếu, trắc
11
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
nghiệm khách quan, sử dụng bảng hỏi nhân cách Eysenck (EPQ), bảng hỏi nhân
cách ba chiều (TPQ). Nghiên cứu xuyên văn hóa về vấn đề đo đạc nhân cách của
Cheung (2004) đã liệt kê một số trắc nghiệm được sử dụng tại các nước châu Á như
MMPI, EPQ, STAI và NEO PI-R.
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trắc nghiệm nhân cách năm yếu tố (Five
Factor Model) được sử dụng cho đánh giá, tư vấn, lựa chọn, tuyển dụng nhân sự
cũng như xem xét tác động đến sự thành công trong nghề nghiệp như các nghiên
cứu của Boudreau, Boswell, & Judge năm 2001; Seibert & Kraimer năm 2001;
Gelissen & de Graaf năm 2006; Reed, Bruch, Haase năm 2004; Schmit & Ryan
năm 1993; Sutin và cộng sự năm 2009; Timmerman, 2004 và Detrick, & Chibnall
năm 2006. [59].
Trên thế giới, trắc nghiệm nhân cách phổ biến nhất, được nghiên cứu và sử
dụng nhiều nhất là các trắc ngiệm nhân cách năm yếu tố, trong đó nổi bật là trắc
nghiệm NEO của các tác giả Paul T.Costa và Robert R.McCrae, với phiên bản NEO
PI-R. Trắc nghiệm NEO PI-R là một trong những trắc nghiệm được lựa chọn sử
dụng với mục đích đánh giá về nghề nghiệp, có thể góp phần giúp xác định được sự
phù hợp tối ưu giữa một các nhân và công việc [51]. Một số nghiên cứu cho rằng
NEO PI-R đã được nghiên cứu và ứng dụng trong tâm lý học công nghiệp/tổ chức
[59].
Vì những lý do trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng công cụ đánh
giá nhân cách là trắc nghiệm NEO – 60VN làm công cụ đo đạc, trắc nghiệm này
được thích nghi tại Việt Nam từ trắc nghiệm NEO PI-R bởi Trần Văn Công và cộng
sự vào năm 2016.
1.1.3. Một số nghiên cứu nhân cách trên thế giới và tại Việt Nam
Nghiên cứu của Jerome Kagan tại đại học Havard thực hiện trên 500 trẻ em sơ
sinh ( từ 4 tháng tuổi) được bắt đầu thực hiện từ năm 1989 và vẫn tiếp tục đến hiện
tại. Nghiên cứu này khẳng định bản chất phân biệt giữa người hướng nội và hướng
ngoại là sự nhạy cảm với các kích thích bên ngoài. Một nghiên cứu của tác giả
Haleh Saboori năm 2016 trên 200 học sinh trung học ở Tehran-Iran sử dụng thang
EPQ (Eysenck Personality Questionnaire ) cho kết quả 44,7% học sinh có nhân
12
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
cách hướng nội, 55,3% học sinh có nhân cách hướng ngoại [61].
Nghiên cứu năm 2017 của Pia Zeinoun và cộng sự về cấu trúc nhân cách rập –
Levantine trên 806 đối tượng xác định được nhân cách gồm 6 yếu tố: 1- đạo đức, 2-
sự chu đáo, 3- sự thống trị, 4- sự đồng nhất, 5- tích cực, 6- độ ổn định về cảm xúc.
Nghiên cứu của Dr.Kalyani Kenneth trên 41 trẻ em về mối liên quan giữa tính cách
và lòng tự trọng của trẻ sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho thấy tương
quan không có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố thần kinh và long tự trọng của trẻ ( r=-
0,23; p=0,23). Ngược lại có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố hướng
ngoại- nội và lòng tự trọng của trẻ (r= 0,54; p<0,001).
Nghiên cứu của Gibert Jessup và cộng sự về việc đào tạo thí điểm 205 học
viên phi công sử dụng kết hợp bảng nghiệm kê nhân cách EPI để đánh giá. Kết quả
cho thấy rằng việc đào tạo thí điểm thất bại có tỷ lệ cao nhất ở những người có nhân
cách thần không ổn định và thấp nhất ở những người có nhân cách ổn định.
Nghiên cứu của D. Bartram và cộng sự về việc lựa chọn ứng cử viên cho việc huấn
luyện phi công trong quân đội điểm EPI đã được phân tích liên quan đến thành công
trong việc đào tạo. Những người có nhân cách ổn định và hướng ngoại có khả năng
thành công trong đào tạo hơn [50].
Thời kỳ đầu, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên cùng một số nhà khoa học khác
là những người khảo cứu về con người Việt Nam, đặt nền móng cho vấn đề nghiên cứu
về nhân cách người Việt. Về sau, các nhà tâm lý học Việt Nam chú ý nhiều hơn tới vấn
đề nhân cách người Việt Nam, tiêu biểu phải kể đến các tên tuổi: Phạm Minh Hạc, Lê
Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Đồ Long, Nguyễn Quang Uẩn.
Khái quát các nghiên cứu về nhân cách con người Việt Nam dưới góc độ tâm
lý học có các hướng chính sau:
Hướng thứ nhất, nghiên cứu tập trung làm rõ các đặc điểm, phẩm chất quan
trọng của một số đối tượng cụ thể như: nhân cách người sĩ quan, nhân cách người
Hà Nội, nhân cách người nông dân, nhân cách sinh viên … (1)
Nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Châu trong năm 2002 là một trong những
nghiên cứu theo hướng này, nghiên cứu thực hiện trên sinh viên trường đại học sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nữ sinh viên có kiểu nhân cách hướng ngoại
13
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
thích giao tiếp hơn, hiền lành, thiếu kiên định kém ý chí hơn nam sinh viên và dễ bị
tình cảm chi phối; sinh viên nam có kiểu hướng nội, đằm tính, nhanh nhẹn, dễ nóng
giận, nghiêm khác. Sinh viên khối xã hội là người hướng ngoại, trong đó sinh viên
khối tự nhiên ưa quyền lực hơn và chịu được sự căng thẳng cao hơn [3]
Nghiên cứu năm 2010 của Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Công với đề tài
“Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học các ngành học khác nhau” tiến hành trên
1182 sinh viên thuộc 8 trường đại học, cao đẳng thuộc thành phố Hà Nội và Đà
Nẵng với khoảng 20 ngành học khác nhau. Nghiên cứu này đã cho thấy có sự khác
biệt ở một số đặc điểm nhân cách giữa sinh viên các ngành học và giữa sinh viên
nam và nữ. Sinh viên Nữ thể hiện tính dễ chịu, ngay thẳng và có thay đổi cảm xúc
nhiều hơn nam, trong khi đó sinh viên nam thể hiện tính nhiệt huyết và trí tuệ cao
hơn sinh viên nữ. Sinh viên ngành Nhân văn thể hiện sự hướng ngoại, nhiệt tình cao
hơn so với sinh viên Sư phạm [35].
Hướng thứ hai, nghiên cứu tập trung về đối tượng đặc thù. Ở hướng nghiên
cứu này, chủ yếu có các bài tạp chí quan tâm đến các vấn đề như sự hình thành và
phát triển của hệ thống động cơ (học tập. lao động, động cơ thành đạt…; khả năng
tự đánh giá, sự định hướng giá trị chung và định hướng giá trị trong các hoạt động
khác nhau, thái độ trước những vấn đề xã hội khác nhau cũng như đối với những
hoạt động khác nhau, tinh thần trách nhiệm, hứng thú và khả năng thích ứng.
Theo hướng nghiên cứu này phải kể đến là nghiên cứu vào năm 2008 của
Trần Anh Châu về tác động của một số đặc điểm nhân cách đến động cơ thành đạt
của thanh niên cho thấy đặc điểm nhân cách ít ảnh hưởng đến khía cạnh thể hiện
động cơ thành đạt [2]
Hướng thứ ba, nghiên cứu về những yếu tố, những phẩm chất tâm lý quan
trọng, tích cực thuộc về nhân cách thông qua các biện pháp tác động tâm lý-giáo
dục. Nghiên cứu tập trung các vấn đề: hình thành động cơ nhân cách của hoạt động
học tập, hình thành thái độ tích cực trong học tập và đối với các vấn đề xã hội hiện
nay; hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá khách quan, phù hợp; giáo dục tinh
thần trách nhiệm, giáo dục hình thành kĩ năng sống; …
14
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Hướng thứ tư là các nghiên cứu về những nhân cách bệnh lý, nhân cách đang
trong quá trình suy thoát, nhân cách phát triển lệch lạc. Những nghiên cứu này
nhằm phát hiện những nguyên nhân sâu xa của sự lệch lạc để trên cơ sở đó có
những biện pháp ngăn ngừa, trị liệu, giáo dục, tư vấn nhằm tạo một xã hội với
những con người phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tâm lý. Đối tượng nghiên
cứu của hướng thứ tư này là: đặc điểm nhân cách của người nghiện ma túy; đặc
điểm nhân cách của gái mại dâm; ảnh hưởng của nhóm bạn tiêu cực đến những
hành vi lệch chuẩn, hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên …
Ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên về mối liên hệ giữa đặc điểm
nhân cách và hiện tượng bắt nạt trên 303 học sinh THPT ở tỉnh Bắc Ninh sử dụng
bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả những học sinh có nhân cách bình thản
ít khi bị bắt nạt, kiểu nhân cách hoạt bát và ưu tư tỷ lệ học sinh bị bắt nạt cao hơn
nhiều lần [8].
Luận án tiến sĩ tâm lý học xã hội năm 2002 của Phan Thị Mai Hương với đề
tài “ Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma túy
và mối liên hệ giữa chúng” cho thấy một số đặc điểm nhân cách nổi bật của nhóm
đối tượng này. Một là đặc điểm chú trọng đến cảm xúc: mất cân bằng cảm xúc. Hai
là phụ thuộc và thụ động. Ba là lối tư duy thử nghiệm và tầm nhìn hạn chế [20].
Cuối cùng, hướng thứ năm là nghiên cứu định lượng, lượng hóa các yếu tố nhân
cách: thích ứng test sáng tạo, test đánh giá kĩ năng xã hội, test định hướng giá trị
nhân cách,test đánh giá các mặt nhân cách của Cattell 16 PF.
Nhìn chung với năm hướng nghiên cứu này, dù mỗi hướng có những đặc trưng
riêng nhưng hội tụ lại cho thấy một bức tranh về nghiên cứu nhân cách ở Việt Nam
có nhiều chiều và cho những kết quả nhất định.
1.2. Một số về nghiên cứu về các vấn đề cảm xúc hành vi
Cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 1990 (WHO) trên 60.559
người thuộc 14 quốc gia khác nhau bằng bộ câu hỏi CIDI nhằm xác định tỷ lệ bệnh
tâm thần trong cộng đồng, thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra [39]. Kết quả nghiên
cứu thu được như sau (trích theo giáo trình “Dịch tễ học tâm thần, ĐH Y Phạm
Ngọc Thạch, tác giả Đặng Hoàng Hải) [14]
15
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Vùng và quốc
gia
Rối loạn tâm thần
Suốt đời 12 tháng
% Độ lệch chuẩn % Độ lệch chuẩn
Châu Âu
Ý 18 1.1 7.2 0.7
Tây Ban Nha 20 1.4 8.4 0.6
Đức 25 1.6 8.6 0.9
Bỉ 29 2.3 10 1.1
Hà Lan 21 3.1 11 0.9
Ukranie 33 1.7 19 1.3
Pháp 38 2 14 1.2
Châu Mỹ
Mexico 25 1.1 13 0.9
Colombia 36 1.4 18 0.9
Mỹ 47 1.1 26 0.9
Châu Á
Thành phố Bắc
Kinh
17 2.4 9.3 1.6
Thành phố
Thượng Hải
8.6 1.3 4.5 0.9
Nhật Bản 20 1.7 8.3 1.1
Theo tổ chức Y tế thế giới, thống kê nghiên cứu dịch tễ về vấn đề sức khỏe
tâm thần ở thanh thiếu niên cho thấy: 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới
được tiên lượng là có rối loạn hay vấn đề về tâm thần. Trong đó khoảng ½ các rối
loạn tâm thần bắt đầu từ trước lứa tuổi 14. Đây là vấn đề thực tế đang gặp phải và
gây ra khó khăn, lo lắng cho nhiều gia đình [39]. Ngoài ra, rối loạn nhân cách trong
đó có các vấn đề cảm xúc hành vi là một dạng tổn thương sức khỏe tinh thần [41].
16
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tại Việt Nam, tổng quan các bằng chứng về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam cho
thấy tỉ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đối với trẻ em và vị thành
niên ở Việt Nam dao động từ 8% đến 29% và khác nhau theo tỉnh, giới tính và đặc
điểm người trả lời và tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu. Một khảo sát về dịch tễ
học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/ thành cho thấy tỉ lệ
trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em khoảng 12% đồng nghĩa với việc hơn
3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức
khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội (lo âu,
trầm cảm, cô độc …) và vấn đề hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý). Trong khi đang
gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt Nam, tỷ lệ tự tử của Việt
Nam được báo cáo là thấp đáng kể so với những ước tính toàn cầu. Trong một nghiên
cứu ở 90 quốc gia, trên tổng số ca tử vong ở vị thành niên là 9,1%) trong khi ở Việt
Nam, tỷ lệ này là 2.3% (Blum và cộng sự 2012). Tuy nhiên, lạm dụng chất, đặc biệt
là thuốc lá là phổ biến trong nam vị thanh niên Việt Nam (gần 40%) [46].
Theo nghiên cứu do McKelvey và cộng sự thực hiện trên 1546 trẻ em từ 4 đến
18 tuổi ở hai khu vực dân cư tại Hà Nội bằng CBCL (bảng kiểm kê hành iv trẻ em
dành cho cha mẹ) do bố mẹ các em thực hiện đồng thời thu thập thông tin về phía
các em. Dựa theo tiêu chuẩn của Mỹ , từ độ tuổi 4 đến 11 có 5.3% trẻ nam và 7.7%
trẻ nữ, từ độ tuổi 12 đến 18 có 9.5% trẻ nam và 10.1 trẻ nữ được coi là mắc các rối
loại sức khỏe tâm thần.
Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương, khảo sát sức khỏe tâm thần học
sinh trường học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế thế giới
chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1202 học sinh viên học và
trung học cơ sở từ 10 đến 16 tuổi có tỷ lể vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung là
19.46%. Không có sự khác viể giới tính, cấp học, trường nội thành hay ngoại thành.
Đặng Hoàng Minh và Hoàng Cẩm Tú năm 2009 sử dụng công cụ YSR thực
hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi 11-15 ở 2 trường THCS Hà Nội cho thấy
trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 10.94% [28].
Nghiên cứu “Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền bắc có các vấn đề sức
khỏe tâm thần” trên 240 trẻ vị thành niên tuổi từ 12 đến 16 ở các tỉnh, thành phố: Hà
17
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình của Nguyễn Cao Minh cho thấy có khoảng
18% số trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nam và nữ có tỉ lệ cân bằng [26].
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ
em và thanh thiếu niên ở Việt Nam từ 9% đến 20%.
1.3. Mối liên hệ giữa nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc
Trong quá trình nhân cách phát triển, nó sẽ đi theo hai hướng: Hướng tích cực:
Là những nhân cách phát triển phù hợp với giá trị xã hội; Hướng bệnh lý: Là những
nhân cách phát triển không phù hợp với giá trị xã hội.
Một nhân cách bình thường là một nhân cách mà quá trình phát triển của nó
đi theo các chuẩn mực chung được xã hội thừa nhận. Sự phát triển đó được cá nhân
thừa nhận và là động lực cho sự phát triển của cá nhân. Một nhân cách bình thường
được đánh giá bởi các tiêu chí sau: Tính sẵn sàng trải nghiệm; Sự tận tâm; Tính
hướng ngoại; Tính dễ hợp; Nhiễu tâm.
Tiêu chí để đánh giá sự hình thành nhân cách mỗi cá nhân là tính tích cực
hoạt động của cá nhân đó. Nếu không tham gia hoạt động, cá nhân sẽ không hình
thành được tâm lý, ý thức, nhân cách theo đó cũng không được hình thành. Một
nhân cách được hình thành từ hoạt động của chính họ. Do đó, sẽ là không bình
thường nếu một nhân cách thể hiện sự không sẵn sàng trải nghiệm.
Mặt khác, bản chất hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục
đích. Bất kể một hoạt động nào, dù là tốt hay xấu thì cũng đều vì một mục đích nhất
định. Nếu hoạt động của con người không thể hiện mục đích, sự cố gắng, tận tâm
của chủ thể thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một nhân cách không bình thường.
Điều này thấy rõ ở những người làm mà không biết mình làm gì, hoặc thậm chí
không biết là mình đang làm, hoặc ở những người thực hiện hoạt động một cách hời
hợt, không có trách nhiệm, không hướng đến mục tiêu.
Điều kiện để nhân cách phát triển là thực hiện hoạt động và xác lập các
mối quan hệ xã hội qua giao tiếp. Giao tiếp giúp mỗi cá nhân lĩnh hội được
chuẩn mực của xã hội, hiện hữu trong các chế tài, quy định, hoặc trong cách ứng
xử của những người xung quanh. Nếu một người không giao tiếp, không thể hiện
tính hướng ngoại thì sẽ không có đủ thông tin để đối chiếu với bản thân, qua đó
18
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
quá trình phân tích thông tin có thể phiến diện, dẫn đến cac vấn đề trong quá
trình phát triên nhân cách.
Tính dễ hợp về bản chất chính là tính linh hoạt, dễ thích nghi của nhân cách.
Để duy trì những thuộc tính ổn định nhân cách cần linh hoạt trong các giai đoạn
phát triển. Nếu không đạt được tiêu chí này, một nhân cách không thể tham gia vào
các quá trình hoạt động và giao tiếp khác nhau, điều này có thể là hạn chế đối với sự
phát triển của nhân cách.
Mặt khác, một nhân cách bình thường là một nhân cách có những nhiễu tâm,
nhận thức được những nhiễu tâm đó và có nhu cầu giải quyết nó. Khi nhân cách
không thể nhận thức được rằng mình có nhiễu tâm, phủ nhận những vấn đề tâm lý
của mình là nhân cách có dấu hiệu bệnh lý. Hoặc khi các nhiễu tâm không được giải
quyết, duy trì và phát triển trong suốt cuộc đời con người trở thành các nhân cách
bệnh lý.
Một nhân cách không đáp ứng các tiêu chuẩn trên có thể được xem xét như
là đang trong trạng thái rối loạn.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ V của Hiệp hội Tâm
thần Hoa Kỳ (DSM V), rối loạn nhân cách được chẩn đoán trên cơ sở các tiêu chí sau:
- Những mẫu hình hành vi bền vững và trải nghiệm bên trong sai lệch so với
các chuẩn mực văn hóa cá nhân.
- Không linh hoạt một cách tương đối và lan tỏa hầu khắp các tình huống cá
nhân và xã hội.
- Làm đau khổ hoặc làm yếu kém chức năng một cách đáng kể.
- Mẫu hình ổn định, lâu dài và khởi đầu trước khi trưởng thành.
- Không phải là nguyên nhân của việc dùng thuốc.
Hiện nay, những nhà chuyên môn sử dụng các bộ tiêu chí khác nhau để đánh
giá, chẩn đoán và phân loại các rối loạn nhân cách. Nhưng về cơ bản, có hai bộ tiêu
chí được sử dụng rộng rãi và chính thống nhất trên thế giới là: Bảng phân loại bệnh
tật quốc tế lần thứ 10” (ICD 10) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và “Sổ tay thống
kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ 5” (DSM V) của Hiệp hội Tâm thần
Mỹ. Dù cách trình bày khác nhau, thuộc hai lĩnh vực khác nhau (Y học và Tâm lý
19
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
học), nhưng nhìn chung, cả hai bảng phân loại này đều hướng đến các nhóm bệnh
như: Rối loạn cảm xúc; Rối loạn hành vi; Rối loạn phát triển thần kinh; Rối loạn
tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần ngắn; Rối loạn sinh lý và yếu tố thể
chất; Rối loạn liên quan nghiện chất; Rối loạn nhân cách [46]
Như vậy, bản chất đặc điểm nhân cách và rối loạn nhân cách có liên quan với
nhau, một trong những đặc trưng của rối loạn nhân cách là các vấn đề cảm xúc hành
vi. Ngoài ra, rối loạn nhân cách là một dạng tổn thương sức khỏe tinh thần [13].
Theo nghiên cứu của Davidson vào năm 2000, những rối loạn nhân cách thường đi
kèm với những rối loạn khác về cảm xúc/khí sắc. Cũng theo nghiên cứu nói trên, từ
24-27 % người rối loạn nhân cách cũng bị trầm cảm chủ yếu, và khoảng từ 4-20%
bị trầm cảm lưỡng cực. Tuy không biết chính xác tần số xảy ra đồng thời của rối
loạn lo âu, nhưng người ta cho rằng ở những người rối loạn nhân cách, tỉ lệ này lớn
hơn so với tỉ lệ chung. Trong nghiên cứu của APA năm 2000 cũng chỉ rõ rối loạn
chống đối xã hội và ái kỉ phổ biến hơn ở nam, trong đó có rối loạn kiểu đóng kịch
và rối loạn ranh giới lại phổ biến hơn ở nữ. Sau đâu là một giả định mô tả sơ lược
về rối loạn nhân cách chống đối xã hội, được đưa ra bởi mô hình 5 yếu tố về nhân
cách dành cho rối loạn nhân cách chống đối xã hội [52]:
 Trạng thái nhiễu tâm nhẹ: thiếu quan tâm đúng mức tới những vấn đề của
sức khỏe hay sự điều chỉnh xã hội; nhạt nhẽo về mặt cảm xúc.
 ít hướng ngoại: cô lập về mặt xã hội, tách mình ra khỏi các mối quan hệ
liên cá nhân và thiếu một hệ thống hỗ trợ xã hội; cảm xúc cùn mòn; thiếu niềm vui
và sự say mê cuộc sống; miễn cưỡng khẳng định bản thân hoặc thừa nhận các vai
trò xã hội, thậm chí cả khi được đánh giá cao; hạn chế về mặt xã hội và nhút nhát.
 Thiếu cởi mở: khó thích nghi với thay đổi về xã hội và con người; kém
chịu đựng hoặc ít hiểu được những quan điểm khác hay các kiểu sống khác; lạnh
nhạt về cảm xúc và không thể hiểu cũng như diễn đạt thành lời những cảm giác của
chính mình; mất nhận thức cảm xúc; thu hẹp phạm vi hứng thú; vô cảm với nghệ
thuật và thẩm mĩ; tuân theo quyền lực một cách thái quá.
 Khó đồng tình: ý nghĩ hoài nghi và ý tưởng giống hoang tưởng; không có
khả năng tin tưởng ngay cả bạn bè hay gia đình; dễ nổi cáu; luôn sẵn sàng đánh
20
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
nhau; thích liều lĩnh và lôi kéo; nói dối; ứng xử thiếu lịch sự và thiếu quan tâm làm
cho bạn bè xa lánh, làm hạn chế sự cảm thông từ phía xã hội; thiếu tôn trọng những
quy tắc xã hội dẫn đến rắc rối với pháp luật; cảm giác về bản thân được thổi phồng
và phô trương; kiêu căng ngạo mạn.
 Thiếu lương tâm: làm việc kém; không đáp ứng những tiềm năng trí tuệ và
nghệ thuật; biểu hiện học thuật liên quan đến khả năng nghèo nàn; vô kỉ luật và
thiếu trách nhiệm dẫn đến những rắc rối với pháp luật; không có khả năng tự kỉ luật
với bản thân (chẳng hạn như tuân theo chế độ ăn uống hay kế hoạch tập luyện) thậm
chí cả khi bị yêu cầu vì những lí do y tế; không quan tâm đến bản thân và có những
mối bận tâm bâng quơ.
Quan điểm chiều hướng này không chỉ được đưa ra trong lĩnh vực lí thuyết
và triết học mà nó còn tỏ ra hữu dụng hơn trong việc tiên lượng, so với hướng tiếp
cận của DSM. Chẳng hạn, Ullrich và cộng sự (2001) tìm ra rằng kết quả test nhân
cách còn có thể dùng để tiên lượng những hành vi lệch chuẩn tiếp theo tốt hơn so
với các hạng mục chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Qua các nhà lâm
sàng, Heumann và Morey (1990) cũng đã nhận thấy điểm chiều hướng đáng tin cậy
hơn so với chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM.
Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm
nhân cách với các vấn đề cảm xúc hành vi như nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên
về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt trên 303 học sinh
THPT ở tỉnh Bắc Ninh sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả những
học sinh có nhân cách bình thản ít khi bị bắt nạt, kiểu nhân cách hoạt bát và ưu tư tỷ
lệ học sinh bị bắt nạt cao hơn nhiều lần [8]. Luận án tiến sĩ tâm lý học xã hội năm
2002 của Phan Thị Mai Hương với đề tài “ Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh
xã hội của thanh niên nghiện ma túy và mối liên hệ giữa chúng” cho thấy một số
đặc điểm nhân cách nổi bật của nhóm đối tượng này. Một là đặc điểm chú trọng đến
cảm xúc: mất cân bằng cảm xúc. Hai là phụ thuộc và thụ động. Ba là lối tư duy thử
nghiệm và tầm nhìn hạn chế [20]. Nghiên cứu của Lê Thị Huyền về “ĐẶc điểm
nhân cách và rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông Cầu Giấy – Hà
21
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Nội năm học 2016 – 2017” cũng cho thấy mối tương quan giữa các mặt của nhân
cách với rối loạn trầm cảm.
Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu bước đầu cho
thấy có mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi. Tuy
nhiên chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào một nhóm đối tượng, cụ thể ở đây là
sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin để tìm ra mối tương quan giữa đặc
điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi, đồng thời dự báo xu hướng nhân
cách có nguy cơ gặp các vấn đề cảm xúc hành vi. Nghiên cứu này của chúng tôi sẽ
làm rõ vấn đề trên.
1.4. Một số khái niệm cơ bản
1.4.1. Nhân cách
1.4.1.1. Định nghĩa
Theo từ điển oxford - từ điển xã hội học định nghĩa về nhân cách
(personality): Nhân cách là một trong vài khái niệm được các nhà khoa học xã hội
sử dụng để nói đến cá nhân. Khái niệm có nguồn gốc tiếng Latinh personal (nghĩa là
“mặt nạ”), và nói đến một tập hợp các đặc tính ít nhiều ổn định, theo đánh giá và
phán xét của người khác, giúp phân biệt một cá nhân này với một cá nhân khác.
Những đặc tính này được cho là bền vững qua không gian và thời gian, và chi phối
hành vi. Do đó thuật ngữ nhân cách nói đến cá nhân như một đối tượng (đối tượng
của sự đánh giá bên ngoài), trong khi khái niệm cái tôi nói đến cá nhân như một chủ
thể (như nguồn gốc của hành động và tự thể hiện)”.
Nhân cách đã có ba định nghĩa khác nhau trong các tác phẩm phương Tây
trong 2.000 năm qua. Quan niệm sớm nhất đề cập đến các loại hồ sơ tâm lý riêng
biệt được gây ra bởi sự cân bằng đặc biệt giữa các chất sinh học máu, đờm, mật
vàng và đen. Sự cân bằng giữa bốn nhóm luôn được theo dõi bởi chế độ ăn uống và
khí hậu, đã tạo thành một tập hợp các loại tính cách riêng biệt. Galen đã gọi bốn
loại này là máu, melancholic, đờm và choleric.
Theo lịch sử tâm lý học, mỗi trường phái tâm lý khác nhau có những quan
điểm khác nhau.
Theo Freud, người sáng lập ra Phân tâm học, thì nhân cách là một bộ máy tâm
22
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
thần, trong đó trung tâm của bộ máy đó là vô thức.
Theo lý thuyết hành vi của mình, trong đó đại diện là Skinner, thì nhân cách
được cho là tập hợp các hành vi tạo tác.
Theo lý thuyết học tập xã hội, với đại biểu là Bandura, thì nhân cách được cho
là tập hợp các hành vi tập nhiễm.
Trường phái tâm lý học nhân văn, đại biểu là Maslow và Rogers cho rằng nói
đến nhân cách là phải nói đến sức mạnh tiềm năng, ẩn tang trong mỗi con người, là
sự phát triển của các tôi với khuynh hướng hiện thực hóa bản thân.
Các nhà tâm lý học hoạt động thì lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biến chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sự làm cơ sở lý luận cho rằng khi bàn đến
nhân cách cần nói đến các mặt: Tính tích cực của chủ thể; Nhân cách gắn liên với
nền văn hóa và lịch sự xã hội; Nhân cách là thái độ của cá nhân đối với xã hội, với
người khác và với chính minh [41].
Nhân cách là tổ chức phức tạp của nhận thức, ảnh hưởng và hành vi mang lại
định hướng và khuôn mẫu (sự gắn kết) cho cuộc sống của con người. Nhân cách
của con người bao gồm cả cấu trúc và quá trình và phản ánh cả bản chất (gen) và
kinh nghiệm nuôi dưỡng. [51]
Tiếp thu quan điểm của trường phái Tâm lý học hoạt động, các nhà Tâm lý
học Việt Nam cũng đưa ra một số quan niệm về nhân cách như sau: Nhân cách là
một khái niệm gắn với con người, là một con người đầy đủ Đức và Tài.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm,
những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con
người” [11].
Tổng quan lại, ở những góc độ nghiên cứu các nhau, các nhà khoa học đưa ra
các định nghĩa và cách hiểu về khái niệm nhân cách cũng khác nhau. Tuy nhiên,
trong sự đa dạng đó, vẫn có những sự tương đồng giống nhau.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về nhân cách theo
quan điểm của tác giả Phạm Minh Hạc và cộng sự cho rằng “Nhân cách của con
người là hệ thống các thái độ của mỗi người, thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang
giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng
23
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
đồng và xã hội. Độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn [13].
1.4.1.2. Đặc điểm nhân cách
Với quan điểm về nhân cách như trên, nhân cách gồm 4 đặc điểm sau: tính
ổn định, tính thống nhất, tính tích cực và tính giao lưu.
Tính ổn định của nhân cách thể hiện ở sự ổn định, có thay đổi, khó mất đi tạo
thành đặc trưng của mỗi cá thể. Để hình thành nhân cách, cần một thời gian, một
quá trình lâu dài. Tuy nhiên nhân cách cũng không phải bất biến do trong trong suốt
quá trình hình thành, nhân cách trải qua nhiều biến cố, có một số nét nhân cách thay
đổi tuy nhiên tổng quan chung thì nhân cách vẫn tương đối ổn định. Tính ổn định
của nhân cách giúp chúng ta dự đoán được những xu hướng hoạt động của nhân
cách, cụ thể là hành vi, thái độ, cách cư xử của một người trong những tính huống,
hoàn cảnh khác nhau.
Tính thống nhất là sự phù hợp giữa các mặt, các thuộc tính, các đặc điểm của
nhân cách thành một khối hoàn chỉnh. Tính thống nhất còn thể hiện sự phù hợp giữa
nhân cách trong quá khứ với nhân cách hiện tại và tương lai. Tính thống nhất của
nhân cách còn thể hiện ở sự phù hợp giữa ba cấp độ: cấp độ nhân cách cá nhân, cấp
độ liên nhân cách, cấp độ siêu nhân cách.
Tính tích cực của nhân cách thể hiện xu hướng hoàn thiện của nhân cách ở
các mặt: Thứ nhất, nhân cách được hình thành do tính tích cực hoạt động và giao
lưu ở mỗi cá nhân. Nhờ hoạt động, giao tiếp, nhân cách bộc lộ các phẩm chất, năng
lực của bản thân. Sự bộc lộ đó được đối chiếu với sự bộc lộ của các nhân cách
kahcs, qua đó các nhân cách giao lưu và ảnh hưởng, học hỏi lẫn nhau, giúp mỗi cá
nhân tự biết duy trì các nét nhân cách tích cực, dập tắt các nét nhân cách tiêu cực
của mình. Vì vậy, có thể nói tính tích cực của nhân cách thể hiện xu hướng hoàn
thiện nhân cách trong quá trình phát triển của nó.
Tính giao lưu của nhân cách thể hiện qua các hoạt động giao tiếp, thông qua
đó các cá thể ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giúp nhân cách phát triển. Tính giao
lưu tác động đến nhân cách theo hai hướng: vừa là cơ hội để học hỏi, phát triển
nhân cách; cũng vừa là thách thức để các nhân cách soi lại bản thân và tự điều chỉnh
bản thanam vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình giao lưu, lan tỏa ảnh
24
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
hưởng tốt đẹp đến những nhân cách rối loạn trong xã hội.
1.4.1.3. Cấu trúc của nhân cách
Cũng giống như định nghĩa về nhân cách, có rất nhiều quan điểm khác nhau
về cấu trúc của nhân cách và về các thành tố cấu thành nên nó cũng như mối quan
hệ giữa các thành tố này làm cho nhân cách trở thành một chỉnh thể trọn vẹn.
 Quan niệm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản là: nhận thức ( bao
gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ), rung cảm (linh cảm và thái độ) và ý chí ( phẩm
chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen)
 Quan niệm coi nhân cách gồm bốn tiểu cấu trúc : xu hướng ( thế giới
quan, lý tướng, hứng thú, tâm thế...), kinh nghiệm ( tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói
quen), đặc điểm của các quá trình tâm lý ( các phẩm chất trí tuệ, ý chí, đặc điểm của
xúc cảm, tình cảm), các thuộc tính sinh học quan trọng ( khí chất, giới tính, lứa tuổi,
các đặc điểm bệnh lý..) [43]
 Quan niệm nhân cách có nhiều tầng: tầng nổi sáng tỏ bao gồm ý thức, tuệ
ý thức và ý thức nhóm và tầng “sâu” tối tăm ( bao gồm tiềm thức và vô thức)
 Quan niệm về các mặt đào tạo của nhân cách: đức, trí, thể, mỹ...
Ở Việt Nam, quan niệm cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt đức và tài (hay
phẩm chất và năng lực) có mối quan hệ thống nhất với nhau được nhiều nhà nghiên
cứu chấp nhận.
Dựa theo mô hình 5 mặt lớn của Costa & Mc Crae (Costa và cộng sự
năm 1985; 1998), trắc nghiệm NEO-PI-R được sử dụng trong nghiên cứu này coi
nhân cách gồm 5 mặt là N (Neuroticism): nhiễu tâm, mặt E (Extraverson): hướng
ngoại, mặt O (Openness): cởi mở, mặt A (Agreeableness): đồng thuận và mặt C
(Conscienticousness): tính tận tâm. Mỗi mặt có một ý nghĩa riêng.
 Nhiễu tâm (Neuroticism-N) đánh giá sự bất ổn định về cảm xúc, nhận ra
những người dễ rơi vào stress tâm lý, những ý tưởng phi thực tế, những khao khát
thái quá.
 Hướng ngoại (Extraverson): mặt này đánh giá số lượng và cường độ các
tương tác liên cá nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng.
25
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
 Cởi mở (Openness) là mặt mô tả việc lao vào thử nghiệm, đánh giá cao
sự nắm giữ kinh nghiệm, khả năng tìm kiếm những cái mới lạ.
 Đồng thuận/dễ chấp nhận (Agreeableness): Đánh giá chất lượng sự định
hướng liên cá nhân của con người theo một mức độ liên tục từ sự đồng tình đến đối
nghịch trong suy nghĩ, cảm giác và hành động.
 Tận tâm (Conscientiousness): mặt này đánh giá mức độ tổ chức, uy tín,
động cơ trong hành vi hướng tới mục đích của cá nhân. Nó tương phản giữa những
cá nhân phụ thuộc, khó tính với những người độc lập và mềm mỏng.
Thang đo NEP-PI-R đang bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trong đánh giá
nghề nghiệp ở châu Á (cheung 2004). Thang đo này đã được dịch, thử nghiệm,
thích nghi bằng tiếng việt và nghiên cứu, cho thấy độ tin cậy và độ hiệu lực cao
(Trần Văn Công và cộng sự 2016).
1.4.2. Vấn đề cảm xúc hành vi
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần nói đến một loạt các
yếu tố có thể trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sự lành mạnh về tâm trí, một yếu tố
quan trọng trong định nghĩa của WHO về sức khỏe “là trạng thái toàn diện về thể
chất, tinh thần và xã hội mà không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay
thương tật”[37].
Cũng theo WHO, vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm rất nhiều các vấn đề
khác nhau từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, một cách
khái quát, những triệu chứng này là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch
lạc và mối quan hệ với người khác lệch lạc. Các vấn đề tâm thần có thể là trầm cảm,
lo âu, stress… đến chậm phát triển và các rối loại liên quan đến việc lạm dụng chất
gây nghiệm. Những biểu hiện này ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của
người đó. Cứ ba người thì có một người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần. Và trong đời
người ai cũng có ít nhất một lần trải qua vấn đề sức khỏe tâm thần [35]. Về bản
chất, các rối loạn nhân cách bao gồm các vấn đề cảm xúc hành vi là một dạng tổn
thương sức khỏe tâm thần [13]
Đi kèm với khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần còn có khái niệm rối loạn
tâm thần, rối loạn nhân cách. Rối loạn tâm thần dùng đề chỉ những suy nghĩ, cảm
26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
xúc, hành vi bị lệch lạc ở mỗi cá nhân và những biểu hiện này ảnh hưởng đến chức
năng cuộc sống hiện tại của cá nhân đó. Một người có thể có vấn đề sức khỏe thâm
thần nhưng không bị rối loạn tâm thần nếu vấn đề đó không ảnh hưởng đến chức
năng cuộc sống (gia đình, công việc, học tập …). Ví dụ một người sợ tiếng nhạc to,
người đó có thể gặp vấn đề sức khỏe tâm thần những không gặp rối nhiễu tâm thần
nếu chứng sợ tiếng nhạc to của họ không cản trở cuộc sống bình thường của họ.
Trong trường hợp người đó phải làm việc, công tác hoặc đến những nơi có tiếng
nhạc to, chứng sợ tiếng nhạc to ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người đó
thì trường hợp này sẽ xác định là rối nhiễu tâm thần.
Hiện nay trên thế giới cho hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử
dụng rộng rãi đó là cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ
năm của hiệp hội tâm thần Mỹ lần thứ năm (DSM V) và bảng phân loại bệnh tật
quốc tế lần thứ mười (ICD 10). Hai bảng phân loại này ra đời giúp công tác chẩn
đoán được rõ ràng và hợp lý, thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu bên dịch tế học.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên bảng phân loại của DSM V để
nghiên cứu một số vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến.
1.4.3. Sinh viên
1.4.3.1. Định nghĩa sinh viên
Tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định: những người trẻ tuổi là những người
trong độ tuổi 10-24 tuổi, thanh niên là những người trong độ tuổi 15-24 tuổi, thanh
thiếu niên là những người trong độ tuổi 10-19 tuổi. Như vậy sinh viên năm nhất và sinh
viên năm hai sẽ nằm trong độ tuổi 18-19 tuổi, thuộc độ tuổi thanh thiếu niên [38].
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student” nghĩa là người
làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai thác chi thức. Hiện nay, khái niệm
sinh viên được toàn xã hội sử dụng rộng rãi và được chấp nhận với nghĩa: sinh viên
là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó
họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc
sau này của họ. Họ được công nhận qua những bằng cấp trong quá trình học họ đạt
được. Quá trình học của họ theo hình thức chính qua, nghĩa là qua tiểu học, trung
học rồi thi vào đại học [38].
27
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1.4.3.2. Đặc điểm tâm lý sinh viên có liên quan đến các vấn đề cảm xúc hành vi
Theo các nhà tâm lý học, sinh viên là những người thuộc độ tuổi 18 đến 25,
về cơ bản con người độ tuổi này đã đạt đến độ trưởng thành cả về thể chất và tinh
thần. Sự hoàn thiện này cho phép sinh viên giải quyết những vấn đề mang tính trọng
đại, quyết định đến nhân cách của họ một cách độc lập.
Sự thích nghi với môi trường và phương pháp học tập mới: một trong những
sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của sinh viên là khi các em bắt đầu bước chân vào
đại học, nhiều bạn sẽ lần đầu phải rời xa gia đình đến môi trường ở mới, bạn bè
mới, ngôi trường mới, phương pháp học tập hoàn toàn mới. Tại đây, sinh viên gặp
một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết:
+ Mâu thuẫn giữa ước mơ, mong muốn của sinh viên với khả năng thực hiện
ước mơ đó.
+ Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mình yêu thích
với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định.
+ Mâu thuẫn giữa lượng thông tin nhiều trong xã hội với thời gian và khả
năng có hạn.
Việc giải quyết các mâu thuẫn trên khiến không ít sinh viên cảm thấy lo lắng
và gặp nhiều khó khăn về tâm lý.
Tự ý thức của sinh viên: Cùng với quá trình học tập và thích nghi môi trường
mới, quá trình tự ý thức của sinh viên cũng được phát triển và trưởng thành hơn.
Tuy nhiên có hai xu hướng tự đánh giá sinh viên cần tránh là đánh giá quá cao (kiêu
ngạo) hoặc đánh giá quá thấp (tự ti) về bản thân, hai xu hướng đánh giá này đều
không tốt cho sự phát triển nhân cách và quá trình phát triển bản thân của sinh viên.
Động cơ và định hướng giá trị cho sinh viên: quá trình chuyển cấp từ phổ
thông lên đại học khiến sinh viên được tiếp xúc nhiều hơn với con người và văn hóa
nhiều vùng miền khác nhau. Từ những văn hóa và con người này hình thành cho
sinh viên nhiều giá trị sống phù hợp để tránh những căng thẳng và thích nghi với
cuộc sống mới.
28
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
TIÊU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về một số lý thuyết nhân cách và điểm qua
một số nghiên cứu về nhân cách trên thế giới và tại Việt Nam, một số nghiên cứu về
các vấn đề cảm xúc hành vi trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời chỉ rõ cơ sở lý
luận cho mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi. Theo
đó, hiện chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đi sâu vào một nhóm đối tượng, cụ
thể ở đây là nhóm sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin để làm rõ mối liên
quan giữa đặc điểm nhân cách với các vấn đề cảm xúc hành vi, đồng thời dự báo xu
hướng nhân cách có thể gặp phải các vấn đề cảm xúc hành vi. Bên cạnh đó, chương
1 cũng đã làm rõ các khái niệm công cụ bao gồm nhân cách, đặc điểm nhân cách,
các vấn đề cảm xúc hành vi, sinh viên. Đặc biệt chúng tôi đã trình bày một cách
khái quát về lý thuyết nghiên cứu nhân cách mà chúng tôi sử dụng ở nghiên cứu
này: mô hình 5 mặt lớn của Costa & Mc Crae, đặc biệt là trắc nghiệm NEO-PI-R
60.
29
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khách thể nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của khách thể
Mẫu khách thể mà đề tài lựa chọn là 325 sinh viên năm nhất ngành công nghệ
thông tin trường đại học FPT.
Sau khi thu thập số liệu và thống kê trên cơ sở phiếu trả lời, phân bố của các
khách thể theo các biến nhân khẩu học được thể hiện dưới bảng sau:
Số lượng %
Giới tính Nam 256 sinh viên nam 78.77
Nữ 69 sinh viên nữ 21.23
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn mẫu như vậy vì một số lý do sau:
Thứ nhất, sinh viên ngành công nghệ thông tin tại trường đại học FPT đến từ
nhiều tỉnh thành trên toàn Việt Nam.
Thứ hai, sinh viên ngành công nghệ thông tin đang theo học tại trường đại
học FPT xuất phát điểm đa dạng từ nhiều đối tượng:
+ Đối tượng 1: sinh viên có học bổng (50% – 100%) thường là sinh viên có
thành tích học tập tốt.
+ Đối tượng 2: sinh viên lựa chọn FPT là nguyện vọng 2 sau khi thi đại học
những trường tốp đầu không đỗ, đây chủ yếu là sinh viên có thành tích học tập khá.
+ Đối tượng 3: sinh viên xét tuyển học bạ để vào FPT thường có thành tích
học phổ thông mức trung bình khá.
Trong 3 đối tượng trên cũng xen kẽ các trường hợp con nhà có điều kiện,
trung bình hoặc khó khăn. Như vậy, mẫu khách thể lựa chọn là đa dạng về học lực,
điều kiện kinh tế … mang tính đại diện cho sinh viên ngành công nghệ thông tin
đến từ nhiều tỉnh thành trên toàn cả nước.
Tiến trình nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận từ tháng 1 /2019 đến tháng 8 /2019
Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu bao gồm các khái niệm:
nhân cách, sức khỏe tâm thần/vấn đề cảm xúc hành vi, sinh viên.
30
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Lựa chọn khách thể nghiên cứu (tháng 9 /2019): bao gồm chuẩn bị giấy tờ
hành chính, liên hệ lãnh đạo đơn vị, chuẩn bị trắc nghiệm.
- Thu thập dữ liệu (tháng 2 /2020): dữ liệu được thu thập từ đối tượng nghiên
cứu và được kiểm tra đầy đủ.
- Nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu (tháng 2 năm 2020): dữ liệu được chúng
tôi nhập vào SPSS và được phân tích bằng thống kê.
Viết báo cáo luận văn (tháng 2/2020 đến tháng 5/2020): viết và hoàn thiện
luận văn.
2.2. Địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học FPT nằm ở km29 đại lộ Thăng Long, khu giáo dục đào tạo,
khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội. Trường được thành
lập từ năm 2006. Đây là trường Đai học đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập, có
cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại bậc nhất Việt Nam. Trường có mức
học phí khoảng 280 triệu cho 4 năm, đây là mức học phí tương đối cao so với mặt
bằng học phí các trường Đại học nói chung. Tuy nhiên, trường có nhiều chính sách
khuyến học với nhiều loại học bổng dành cho sinh viên từ 20%, 50%, 70%, 100%
đến 140%. Vì vậy trường Đại học FPT là ngôi trường tiếp nhận nhiều loại đối tượng
sinh viên khác nhau. Từ những sinh viên xuất phát điểm thời phổ thông là giỏi, xuất
sắc được nhận học bổng của trường đến những sinh viên khá thi vào trường và cả
những đối tượng sinh viên xuất phát điểm với sức học trung bình khá được xét học
bạ vào trường.
Chính sự khác biệt về lực học sinh viên ở ngôi trường này tạo nên một bức
tranh tổng quan đa dạng về sinh viên học ngành công nghệ thông tin đến từ nhiều
tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là khu vực phía bắc. Điều này tạo nên sự đa dạng
về nhân cách cũng như các vấn đề cảm xúc hành vi mà sinh viên ngành công nghệ
thông tin có thể gặp phải.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
Khi xác định được địa bàn nghiên cứu, được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên,
chúng tôi liên hệ phòng đào tạo của trường để xin danh sách và thông tin liên hệ của
sinh viên năm nhất và sinh viên năm hai.
31
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tiếp theo, chúng tôi chọn lọc lấy sinh viên ngành công nghệ thông tin.
Trong số hàng ngàn sinh viên năm nhất và năm hai ngành công nghệ thông
tin, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 600 sinh viên ngành công nghệ thông tin và tổ chức
các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trực tuyến để hướng dẫn từng nhóm sinh viên làm
trắc nghiệm.
Trong quá trình làm trắc nghiệm, chúng tôi đảm bảo không gian yên tĩnh,
khoảng cách giữa các bạn sinh viên đủ để các bạn không trao đổi được với nhau và
không nhìn thấy bài làm trắc nghiệm của nhau.
Chúng tôi hướng dẫn lần lượt cách làm từng trắc nghiệm: từ trắc nghiệm Neo
Pi-R 60 đến trắc nghiệm YSR. Hướng dẫn một lượt nội dung câu hỏi và cách làm
từng câu hỏi.
Chúng tôi để sinh viên tự trả lời từng câu trong trắc nghiệm, nếu có thắc mắc
thì sẽ hỏi và nghiên cứu viên sẽ trả lời câu hỏi.
Sau khi sinh viên trả lời xong, chúng tôi thu lại phiếu trắc nghiệm và kiểm
tra kỹ thông tin cũng như đảm bảo tính hợp lệ của trắc nghiệm.
Một bộ phiếu khảo sát bao gồm 2 trắc nghiệm: NEO PI-R 60 và YSR. Các
sinh viên không gửi lại phiếu trả lời khảo sát hoặc gửi lại phiếu trắng đồng nghĩa
với việc từ chối tham gia nghiên cứu. Số phiếu phát ra là 330 phiếu, sau khi loại bỏ
các phiếu không hợp lệ, chúng tôi thu được 325 phiếu đáp ứng đủ độ tin cậy để tiến
hành xử lý số liệu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các
khái niệm về nhân cách, sức khỏe tâm thần, vấn đề cảm xúc hành vi, sinh viên.
Phương pháp: phương pháp nghiên cứu lí luận là phương pháp hệ thống hóa
lý thuyết từ những công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đã được
báo cáo hoặc đăng tải trên các sách báo, tạp chí và website về các vấn đề liên quan
đến đề tài.
32
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Các giai đoạn của phương pháp là thu thập, phân tích, tổng hợp và hệ
thống hóa.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi (anket)
2.4.2.1. Công cụ đánh giá đặc điểm nhân cách NEOPI-R 60
Công cụ đánh giá đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông
tin theo thuyết 5 nhân tố lớn.
Nghiên cứu này sử dụng NEO-60VN làm công cụ đo đạc, trắc nghiệm này
được thích nghi tại Việt Nam từ trắc nghiệm NEP-PI-R (Trần Văn Công và cộng sự
2016). Trắc nghiệm gồm 60 câu, với câu trả lời được thiết kế theo dạng Likert 5
điểm (0=Hoàn toàn sai, 1=Sai, 2=Không đúng cũng không sai, 3=Đúng, 4=Hoàn
toàn đúng). Trắc nghiệm NEO-PI-R được xây dựng dựa trên nguyên lý mô hình 5
nhân tố lớn của Costa & Mc Crae (Costa và cộng sự năm 1985; 1998). Trắc nghiệm
này gồm 5 mặt nhân cách là N (Neuroticism): nhiễu tâm, mặt E (Extraverson):
hướng ngoại, mặt O (Openness): cởi mở, mặt A (Agreeableness): đồng thuận và
mặt C (Conscienticousness): tính tận tâm. Mỗi mặt có một ý nghĩa riêng:
 Nhiễu tâm (Neuroticism) đánh giá sự bất ổn định về cảm xúc, nhận ra
những người dễ rơi vào stress tâm lý, những ý tưởng phi thực tế, những khao khát
thái quá.
Với mặt này, những người có điểm cao thường trải nghiệm những cảm xúc u
uất, giận dữ, lo sợ, tội lỗi, và ganh ghét cao hơn người thường. Họ phản ứng tiêu
cực với strss và thường lý giải những tình huống bình thường dưới dạng nguy hiểm,
đáng lo ngại và xu hướng “thổi phồng” các khó khăn. Những người này chú ý quá
mức để vẻ bề ngoài hoặc hành vi của bản thân và gặp khó khăn trong việc tự kiểm
soát sự hối thúc.
Ngược lại, những người có điểm số thấp ở mặt này thường có cảm xúc vững
chãi hơn, ít dao động và ít phản ứng với stress hơn. Họ thường có xu hướng bình
tĩnh, không nóng nảy và ít khi bị căng thẳng[48].
Ví dụ: “ Tôi dễ hoảng sợ”; “Rất khó làm tôi tức giận”.
 Hướng ngoại (Extraverson): mặt này đánh giá số lượng và cường độ các
tương tác liên cá nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng.
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx

More Related Content

Similar to Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx

Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Công Tác Xã Hội Nhóm Với Việc Phòng Ngừa Quấy Rối Tình Dục Cho Học Sinh Nữ Tr...
Công Tác Xã Hội Nhóm Với Việc Phòng Ngừa Quấy Rối Tình Dục Cho Học Sinh Nữ Tr...Công Tác Xã Hội Nhóm Với Việc Phòng Ngừa Quấy Rối Tình Dục Cho Học Sinh Nữ Tr...
Công Tác Xã Hội Nhóm Với Việc Phòng Ngừa Quấy Rối Tình Dục Cho Học Sinh Nữ Tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Namluanvantrust
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...NuioKila
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...tcoco3199
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...tcoco3199
 

Similar to Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx (20)

Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Trong Hỗ Trợ Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại...
 
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và MôngXã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAYĐề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
Đề tài: Giáo dục pháp luật về quyền con người cho học sinh, HAY
 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinhKhó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
 
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
Lựa chọn nghề của học sinh khối 12 các trường THPT thành phố Đồng Hới, tỉnh Q...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
 
Khó Khăn Tâm Lý Trong Định Hướng Nghề Nghiệp Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
Khó Khăn Tâm Lý Trong Định Hướng Nghề Nghiệp Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.Khó Khăn Tâm Lý Trong Định Hướng Nghề Nghiệp Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
Khó Khăn Tâm Lý Trong Định Hướng Nghề Nghiệp Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
 
Công Tác Xã Hội Nhóm Với Việc Phòng Ngừa Quấy Rối Tình Dục Cho Học Sinh Nữ Tr...
Công Tác Xã Hội Nhóm Với Việc Phòng Ngừa Quấy Rối Tình Dục Cho Học Sinh Nữ Tr...Công Tác Xã Hội Nhóm Với Việc Phòng Ngừa Quấy Rối Tình Dục Cho Học Sinh Nữ Tr...
Công Tác Xã Hội Nhóm Với Việc Phòng Ngừa Quấy Rối Tình Dục Cho Học Sinh Nữ Tr...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
 
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
Luận Văn Vấn Đề Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bà...
 
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đHành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
Hành vi lệch chuẩn của vị thành niên tại Trung tâm cai nghiện, 9đ
 
Nhu Cầu Giáo Dục Giới Tính Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Hoà Bình.docx
Nhu Cầu Giáo Dục Giới Tính Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Hoà Bình.docxNhu Cầu Giáo Dục Giới Tính Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Hoà Bình.docx
Nhu Cầu Giáo Dục Giới Tính Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Hoà Bình.docx
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin.docx

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHUẤT THỊ HOA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẢM XÚC HÀNH VI Ở SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHUẤT THỊ HOA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẢM XÚC HÀNH VI Ở SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thành Nam
  • 3. i Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Giáo dục, các thầy, cô giáo của chương trình đào tạo Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên vì đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình học và bảo vệ luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới người thầy vô cùng tận tâm - PGS.TS. Trần Thành Nam, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình từ những ngày đầu lên ý tưởng đề tài nghiên cứu, định hướng, phát triển và cho tới ngày hoàn thiện đề tài. Tận đáy lòng, tôi luôn cảm thấy biết ơn và may mắn vì đã được làm việc với người thầy vừa giỏi về chuyên môn lại giàu có về đạo đức như vậy. Tôi cũng chân thành cảm ơn tới cộng đồng cựu học viên các khóa 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 chương trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của Trường Đại học Giáo dục vì đã hỗ trợ về tài liệu và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ và tham gia trả lời Phiếu khảo sát của các em sinh viên trường Đại học FPT Hà Nội. Những ý kiến trả lời đó đã thực sự đóng góp rất lớn cho thành công của đề tài. Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn bố, mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là chồng tôi đã luôn ủng hộ và trợ giúp tôi trong suốt quá trình tôi học thạc sĩ để tôi có thêm thời gian và sức khỏe hoàn thành chương trình học cũng như đề tài luận văn này. Do điều kiện thời gian cũng như tài liệu và hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong các thầy, cô và độc giả giúp tôi khắc phục những hạn chế để hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 12 tháng 6 năm 2020 Khuất Thị Hoa
  • 4. ii Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt: HVCX: Hành vi cảm xúc M: Điểm trung bình TT: Thứ tự Std: Standard deviation - Độ lệch chuẩn LATC: Lo âu trầm cảm VDTD: Vấn đề tư duy TCTM: Trầm cảm thu mình VDCY: Vấn đề chú ý BTT: Bệnh tâm thể PBQT: Phá bỏ quy tắc VDXH: Vấn đề xã hội HVXK: Hành vi xâm kích SV: Sinh viên CNTT: Công nghệ thông tin ĐH: Đại học (N): Nhiễu tâm (O): Cởi mở (E): Hướng ngoại (A) Đồng thuận (C): Tận tâm Tiếng Anh: APA: American Psychological Association – Hội tâm lý học Hoa Kỳ DSM: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Dissorders – Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần (của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ) ICD: The International Classification of Diseases – World Health Organization: Bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế Giới.
  • 5. iii Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................v MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................6 1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm nhân cách........................................................6 1.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu nhân cách ...........................................................6 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu nhân cách ..................................................10 1.1.3. Một số nghiên cứu nhân cách trên thế giới và tại Việt Nam.....................11 1.2. Một số về nghiên cứu về các vấn đề cảm xúc hành vi ....................................14 1.3. Mối liên hệ giữa nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc............................17 Trong quá trình nhân cách phát triển, nó sẽ đi theo hai hướng: Hướng tích cực: Là những nhân cách phát triển phù hợp với giá trị xã hội; Hướng bệnh lý: Là những nhân cách phát triển không phù hợp với giá trị xã hội...........................................17 1.4. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................21 1.4.1. Nhân cách .................................................................................................21 1.4.2. Vấn đề cảm xúc hành vi............................................................................25 1.4.3. Sinh viên...................................................................................................26 TIÊU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................28 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................29 2.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................................29 2.1.1. Đặc điểm của khách thể............................................................................29 2.2. Địa bàn nghiên cứu .........................................................................................30 2.3. Tổ chức nghiên cứu.........................................................................................30 2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................31 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ...............................................................31 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi (anket) ...............................................32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................38 3.1. Đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin.......................38 3.1.1. Đặc điểm mặt nhiễu tâm (N).....................................................................41
  • 6. iv Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 3.1.2. Đặc điểm mặt hướng ngoại (E).................................................................43 3.1.3. Đặc điểm mặt cởi mở (O) .........................................................................45 3.1.4. Đặc điểm mặt nhân cách đồng thuận (A)..................................................46 3.1.5. Đặc điểm mặt tận tâm (C).........................................................................48 3.2. Thực trạng các vấn đề hành vi cảm xúc của sinh viên công nghệ thông tin trường Đại học FPT................................................................................................49 3.2.1. Điểm số trung bình của thang YSR ..........................................................49 3.2.2. Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề HVCX.....................58 3.3.Mô hình hồi quy giữa các đặc điểm nhân cách vàcác vấn đề cảm xúc hành vi.......62 Trên cơ sở tìmra những mối tương quan giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc, chúng tôi tiến hành phân tích mô hình hồi quy bội để tìmra những mặt nhân cách dự báo và ảnh hưởngtới các vấn đề cảm xúc hành vi. Kết quả thu được như sau: 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................84 1. Kết luận..............................................................................................................84 2. Khuyến nghị.......................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................87 PHỤ LỤC .................................................................................................................93
  • 7. v Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1: Các chỉ số thống kê cơ bản về các mặt trong nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin.........................................................................................38 Bảng 3.2: Chỉ số thống kê theo mức độ các mặt nhân cách của sinh viên công nghệ thông tin.....................................................................................................................40 Bảng 3.3. Đặc điểm nhân cách trong mặt nhiễu tâm (N)...........................................42 Bảng 3.4. Bảng đặc điểm của mặt hướng ngoại (E) ..................................................44 Bảng 3.5. Bảng đặc điểm mặt cởi mở (O) .................................................................45 Bảng 3.6. Đặc điểm mặt nhân cách đồng thuận (A)..................................................47 Biểu đồ 3.1. Hàm phân phối tổng điểm thô YSR ......................................................50 Bảng 3.8. Giá trị trung bình của tổng thang đo .........................................................50 Bảng 3.9. Bảng phân loại vấn đề HVCX của sinh viên ngành công nghệ thông tin theo giới tính..............................................................................................................52 Bảng 3.10. Bảng tỉ lệ sinh viên ngành công nghệ thông tin gặp các vấn đề HVCX 57 Bảng 3.11. Bảng tương quan Person giữa các vấn đề hành vi cảm xúc và các mặt nhân cách...................................................................................................................59 Bảng 3.12.Mô hình dự báo lo âu trầm cảm ...............................................................63 Bảng 3.13.Mô hình dự báo trầm cảm thu mình.........................................................65 Bảng 3.14.Mô hình dự báo bệnh tâm thể...................................................................68 Bảng 3.16.Mô hình dự báo vấn đề tư duy .................................................................72 Bảng 3.17. Mô hình dự báo vấn đề chú ý..................................................................75 Bảng 3.18. Mô hình dự báo vấn đề Phá bỏ quy tắc...................................................77 Bảng 3.19. Mô hình dự báo vấn đề Hành vi xâm kích ..............................................79
  • 8. 1 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi các nhà tâm lý học lần đầu tiên tự hỏi điều gì xảy ra với nhân cách trong suốt cuộc đời, các nhà nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều điều để nói về thời thơ ấu, thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, hầu hết giả định rằng tuổi trưởng thành là điểm cuối của sự phát triển nhân cách (một người trưởng thành, từ điển cho chúng ta biết, là một cá nhân phát triển đầy đủ). William James (1890), đã có một tuyên bố rất nổi tiếng khi cho rằng, tính cách nhân vật “giống như thạch cao” ở độ tuổi 30. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh về những thay đổi trong tính cách ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Trẻ sơ sinh trở nên nhạy cảm với những khuôn mặt quen thuộc chỉ khoảng 30 ngày; lúc 8 tháng, trẻ có khả năng phát triển nỗi lo lắng ly thân khi bị bắt đi khỏi cha mẹ. Tiếp đến, thời thơ ấu là giai đoạn tuân thủ của hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên nói chung được thừa nhận là một thời kỳ nổi loạn và hỗn loạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy lòng tự trọng thường thấp trong giai đoạn này và tăng lên khi cá nhân đến tuổi trưởng thành [59] Đặc biệt, khi nghiên cứu về nhân cách thường được thể hiện rõ nhất ở độ tuổi nào là phù hợp đã cho thấy sự đa dạng ở các nghiên cứu theo từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm cho thấy các nghiên cứu về đặc điểm nhân cách cũng như cảm xúc hành vi ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Cụ thể, hầu hết các nhà tâm lý học xem xét sinh viên đại học tại thời điểm tốt nghiệp hoặc thể hiện một số khía cạnh về phát triển nhân cách khi ở độ tuổi trưởng thành. Có thể thấy, ở độ tuổi này có lý do để suy nghĩ rằng sự phát triển nhân cách vẫn tiếp tục, ít nhất là đối với một số cá nhân, trong vài năm tiếp diễn [50][51][52]. Các báo cáo nghiên cứu về các cá nhân từ tuổi đại học đến tuổi trưởng thành gần như luôn cho thấy một số thay đổi ở mức độ trung bình về đặc điểm tính cách và biến động cao hơn so với các nghiên cứu về các cá nhân lớn tuổi[50] [59]. Khi so sánh điểm số tính cách của sinh viên đại học với 10 người trưởng thành trong bản kiểm kê tính cách NEO (Costa & McCrae, 1985, 1989a), thang đo về năm yếu tố tính cách đã cho thấy sinh viên sự thể hiện các đặc điểm nhân cách về mặt nhiễu
  • 9. 2 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM tâm, hướng ngoại, cởi mở cao hơn là đồng thuận và tận tâm. Những khác biệt này cho thấy sinh viên đại học trưởng thành và nhẹ nhàng hơn một chút, trở nên ít cảm xúc và linh hoạt hơn, tử tế và có trách nhiệm hơn. Như vậy, nếu định nghĩa tuổi trưởng thành là giai đoạn từ 18 tuổi trở đi, các nghiên cứu đã phần nào cho thấy có sự phát triển về đặc điểm nhân cách ở người trưởng thành. Vậy phải chăng ở độ tuổi trưởng thành hay cụ thể là độ tuổi sinh viên sẽ cho thấy đặc điểm nhân cách và cảm xúc hành vi không được thể hiện nhiều hay vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến độ tuổi cao hơn. Đó là một vài khía cạnh về học thuật được giới nghiên cứu tranh luận mà đề tài quan tâm, làm rõ nhằm góp phần nâng cao nhận thức lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu và cũng là mục tiêu lý luận của đề tài. Từ những đặc điểm nhân cách cũng phần nào phản ánh cảm xúc hành vi được thể hiện qua các chỉ số về sức khỏe tâm thần của sinh viên. Sức khỏe tâm thần, giống như các khía cạnh khác của sức khỏe, có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố kinh tế xã hội cần được giải quyết thông qua các chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy, phòng ngừa, điều trị và phục hồi theo cách tiếp cận của cơ quan chính phủ. Các yếu tố quyết định sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần không chỉ bao gồm các thuộc tính riêng lẻ như khả năng quản lý suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và tương tác với người khác, mà còn các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và môi trường cũng như chính sách quốc gia, bảo vệ xã hội, sinh hoạt, tiêu chuẩn sinh hoạt, điều kiện làm việc và hỗ trợ cộng đồng xã hội. Nghiên cứu sinh viên năm hai hệ bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ trầm cảm trong nhóm sinh viên có kiểu nhân cách hướng nội (33,05%) cao hơn so với nhóm sinh viên có kiểu nhân cách hướng ngoại (17,36%), tỷ lệ trầm cảm trong nhóm sinh viên có kiểu nhân cách không ổn định cao hơn so với nhóm sinh viên có kiểu nhân cách ổn định, sinh viên có nhân cách không ổn định có nguy cơ trầm cảm cao gấp hơn 5 lần so với kiểu nhân cách ổn định [29]. Đặc biệt, đối tượng sinh viên ngành công nghệ thông tin (CNTT) – ngành học có đặc thù yêu cầu trình độ và kiến thức cao, có thời gian ngồi máy tính rất dài, ít vận động, có những thời điểm kéo dài vài ngày, không ăn, không ngủ, điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không chỉ về cơ thể mà còn về tinh thần. Nguyên nhân
  • 10. 3 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM các rối loạn cảm xúc, hành vi ở thanh thiếu niên chủ yếu xuất phát từ yếu tố sinh học, yếu tố môi trường hoặc kết hợp cả hai. Ví dụ về các yếu tố sinh học như yếu tố di truyền, cân bằng sinh hóa trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh trung ương (chấn thương sọ não. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như bị bạo hành, bị thảm họa, mất người thân [24] [27]. Trước thực trạng như vậy một số câu hỏi được đặt ra như: Đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên được thể hiện như thế nào? Có mối liên hệ nào giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên ngành công nghệ thông tin? Có những mặt nhân cách nào điểm cao thì có xu hướng dễ gặp vấn đề hành vi cảm xúc? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời xác đáng. Với những lý do trên, việc nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin” là việc làm cần thiết nhằm tìm hiểu đặc điểm, yếu tố tác động đến nhân cách, cảm xúc hành vi cũng như có sự so sánh, làm rõ mối liên hệ giữa hai yếu tố đó. Đề tài lựa khảo sát sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin tại Đại học FPT để thực hiện nghiên cứu bởi trong giới hạn nguồn lực cho phép của một nghiên cứu thực nghiệm. Trường Đại học FPT với sự đa dạng về độ tuổi, giới tính,ngành học, trình độ học vấn, quê quán sẽ giúp cho việc lựa chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với nội dung, mục tiêu nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu cũng như tính đúng đắn của các lý thuyết nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng đặc điểm nhân cách và cảm xúc hành vi của sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin trường Đại học FPT. Từ đó tìm được được mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi và dự báo xu hướng tác động của từng mặt nhân cách đến các vấn đề cảm xúc hành vi, nhằm đề xuất một số giải pháp hỗ trợ công tác tư vấn hướng nghiệp và tâm lý học đường trong trường học hiệu quả hơn. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1.Câu hỏi nghiên cứu
  • 11. 4 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1. Đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên được thể hiện như thế nào? 2. Có mối liên hệ nào giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên ngành công nghệ thông tin? 3. Có những mặt nhân cách nào có xu hướng tác động, ảnh hưởng tới sự xuất hiện các vấn đề cảm xúc hành vi khác nhau ở sinh viên ngành công nghệ thông tin. 3.2.Giả thuyết nghiên cứu - Đặc điểm nổi bật về nhân cách của sinh viên công nghệ thông tin ĐH FPT là tính hướng ngoại, nhiệt huyết. - Sinh viên công nghệ thông tin ĐH FPT gặp vấn đề rối loạn hành vi nhiều hơn rối loạn cảm xúc. - Các vấn đề cảm xúc hành vi khác nhau thường có mối liên quan đến đặc điểm nhân cách theo xu hướng điểm nhiễu tâm nào càng cao thì điểm rối loạn các vấn đề cảm xúc hành vi càng cao. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận - Tổng quan nghiên cứu về nhân cách theo thuyết 5 mặt lớn, các nghiên cứu về SKTT và mối quan hệ giữa các yếu tố này - Thao tác hóa các khái niệm liên quan đến đề tài: sinh viên, nhân cách, vấn đề cảm xúc và hành vi như lo âu, trầm cảm, rối nhiễu chống đối. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn - Phân tích trực trạng các đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin. - Phân tích thực trạng các vấn đề cảm xúc – hành vi mà sinh viên ngành công nghệ thông tin đang gặp phải. - Tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách với các vấn đề cảm xúc – hành vi của sinh viên ngành công nghệ thông tin. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên năm nhất ngành
  • 12. 5 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM công nghệ thông tin. b. Khách thể nghiên cứu - 325 sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin trường ĐH FPT Hà Nội. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu tài liệu, (2) điều tra bảng hỏi/trắc nghiệm, (3) xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học. 7. Giới hạn nghiên cứu Giới hạn nội dung: Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng các mặt nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên công nghệ thông tin. Đồng thời chỉ ra mối tương quan giữa nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi. Giới hạn thời gian: Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020. Giới hạn địa điểm: Khảo sát được tiến hành trên 325 sinh viên công nghệ thông tin năm thứ nhất tại trường ĐH FPT – km29 khu giáo dục đào tạo, khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. Trường FPT là một trong những trường hàng đầu về công nghệ, hội tụ đa dạng các đối tượng khác nhau trên khắp cả nước thi vào trường. Từ những sinh viên giỏi và xuất sắc giành được học bổng của trường đến những sinh viên khá thi đỗ vào trường và cả những sinh viên trung bình xét học bạ cũng có thể theo học ngành công nghệ thông tin tại trường. Đây là một ngành học đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, đang thu hút trên thị trường lao động trong và ngoài nước. Đặc thù của ngành là làm việc với phần mềm và máy tính, tí có thời gian tương tác giữa người với người đồng thời ít vận động nên có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần cao. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Trình bày tổng quan cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu
  • 13. 6 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm nhân cách 1.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu nhân cách Theo lý thuyết chất dịch: quan niệm vốn có trong lý thuyết này là cơ thể người chứa đựng những chất dịch (chất lỏng), đặc biệt có nhiều nhất trong cơ thể như máu, dãi, đờm, mật vàng, và mật đen, và những chất này có ảnh hưởng nhiều tới nhân cách của con người. Theo đó những người có tỉ lệ máu cao thì thường có nhân cách hoạt bát, vui vẻ, sinh động, còn những người có tỉ lệ mật vàng hay nước mắt cao hơn sẽ tạo ra tính cách nóng nảy, hấp tấp [45]. Theo lý thuyết phân tâm của Freud: Cấu trúc nhân cách có ba thành phần, bao gồm: Cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Freud cho rằng nhân cách của cá nhân có liên quan chặt chẽ với quá trình của ý thức và libido, được xây dựng và định hình lúc 5 tuổi, đây là thời kỳ quan trọng nhất quyết định toàn bộ sự phát triển của một đời người [45]. Lý thuyết của Karl Gustav Jung cho rằng có một vô thức tập thể hình thành từ những động cơ nguyên thủy của loài người. Trong cấu trúc này, cái tôi là trung tâm của ý thức, nhân cách là mẹ của ý thức, vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân. Cái bản thân nằm giữa ý thức và vô thức. Cái bản thân là sự tổng hợp cái bên trong và cái bên ngoài [44]. Lý thuyết 8 giai đoạn phát triển của Erikson: nhân cách như thế nào chính là quá trình mỗi cá nhân đối phó với những mâu thuẫn gặp phải trong các giai đoạn đó [45]. Lý thuyết về hành vi về nhân cách của B.F.Skinner: Hành vi tạo tác là hành vi được hiểu là loại hành vi được tạo ra bởi chính hiệu quả của nó. Và sự hình thành và phát triển nhân cách chính là sự hình thành, duy trì, thay đổi một hệ thống các hành vi tạo tác để tạo nên một nhân cách ổn định, riêng biệt [45]. Thuyết hành vi xã hội: nhóm các lý thuyết này xem nhân cách phần lớn là kết quả của sự tập quen. Những lý thuyết này thay đổi từ thuyết kích thích – phản ứng theo thuyết hành vi, xem nhân cách đơn thuần là kết quả của vô số các lần biến đổi
  • 14. 7 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM do điều kiện ngoại cảnh mà trẻ tiếp nhận qua đời sống, cho đến lý thuyết ý thức xã hội và hành vi xã hội phức tạp hơn, xem kinh nghiệm xã hội là yếu tố quan trọng quyết định nhân cách [46] [51]. Nhân cách theo thuyết hành vi xã hội: Albert Bandura cho rằng yếu tố xã hội trong việc hình thành nhân cách quan trọng hơn sự thừa nhận của Watson hay Skinner. Bandura cho rằng một quá trình quyết định liên quan đến nhân cách đó là học tập xã hội [45] Lý thuyết nhu cầu về nhân cách của Maslow: Theo quan niệm của ông, sự phát triển của nhân cách chính là quá trình mỗi các nhân tiến hành các hoạt động khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của mình. Chính quá trình mỗi các nhân tiến hành các hoạt động khác nhau của mình một cách đa dạng và phong phú để thỏa mãn các nhu cầu của mình quy định chiều hướng phát triển nhân cách của họ. Lý thuyết thân chủ trọng tâm cùa Carl Rogers: ở lý thuyết này, khái niệm cái tôi và sự phát triển cá nhân được nhấn mạnh, cho rằng cả hai yếu tố này đều cần thiết trong việc phát triển nhân cách lành mạnh [45]. Lý thuyết tâm lý học hoạt động về nhân cách cảu Vuwgotxki: Ông cho rằng “lịch sử phát triển văn hóa của trẻ đưa chúng ta đến lịch sử phát triển nhân cách” hay nói cách khác, sự phát triển nhân cách và thế giới quan của trẻ chính là sự phát triển văn hóa. Lý thuyết nhân cách của Cattell: nhờ áp dụng phân tích nhân tố, nhà tâm lý học nhân cách Raymond Cattell đã tìm ra 16 đặc điểm tượng trưng cho các khuôn khổ nhân cách cơ bản. Từ đó phát triển thành bảng câu hỏi 16 nhân tố của nhân cách, là cách đánh giá cho biết mỗi đặc điểm nhân cách dành cho ba nhóm đối tượng khác nhau: phi công, nghệ sĩ sáng tạo và nhà văn [46] Nhà tâm lý học người Anh (sinh ra ở Đức) - Hans Eysenck cũng sử dụng phân tích nhân tố để nhận dạng các mẫu trong đặc điểm nhân cách. Ông nhận thấy phân tích nhân cách tốt nhất nên mô tả bằng thuật ngữ gồm hai khuôn khổ hướng nội - hướng ngoại và thần kinh ổn định - không ổn định. Khi phân tích theo hướng nội - hướng ngoại sẽ phân làm hai nhóm: một nhóm là người thường điềm tĩnh, cẩn thận trầm ngâm và ức chế (người hướng nội) còn một nhóm khác là những người
  • 15. 8 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM luôn vượt lên trước, hòa đồng và hoạt động (người hướng ngoại). Con người cũng có thể chia thành kiểu người không ổn định với các biểu hiện như buồn rầu, hay tự ái, nhạy hay nhóm người ổn định với các biểu hiện điềm tĩnh, đáng tin. Với cách đánh giá con người theo hai chiều hướng này, nhà tâm lý Eysenck có thể dự đoán hành vi con người trong những tình huống khác nhau. Với những ưu điểm như số câu vừa phải và dễ diễn giải, dễ hiểu, thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory, viết tắt là EPỈ) đã được dịch và đưa vào sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và thực hành lâm sàng ở Việt Nam khá lâu. Như vậy, có rất nhiều những lý thuyết nhân cách khác nhau trong ngành tâm lý học, mỗi lý thuyết có ưu, nhược điểm khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến lý thuyết 5 yếu tố lớn của nhân cách. Mục đích của thuyết 5 nhân tố FFM (Five Factor Model) là nhằm "quan sát người khác, ghi chép lại những sự khác biệt giữa các cá nhân đó". Qua nghiên cứu từ vựng (lexical study), người ta giả định rằng "sự khác biệt giữa các cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động con người được ký hiệu hóa thành ngôn ngữ (ngôn ngữ tự nhiên) sử dụng hằng ngày. Do đó nếu tập trung, phân loại, chỉnh lý các từ ngữ biểu hiện sự khác biệt cá nhân (đặc tính ngữ) có trong từ điển hay những mô tả người có trong tiếp xúc và ghi chép thì có thể nhìn thấy cấu trúc của nhân cách. Những nghiên cứu về từ vựng được bắt đầu từ Alloprt, G.W. và Odbert, H.S. (1936) cùng với sự phát triển của phương pháp phân tích nhân tố đã phát triển thành ghi chép nhân cách dựa vào 5 nhân tố. Tiếp theo các nghiên cứu của Tupes, E.C and Christal, R.E (l961) rồi Norman, W.T (1963), Goldberg, L.R trên cơ sở xem xét lại bản chất ý nghĩa tâm lý của các yếu tố, đã đi đến chỗ coi 5 nhân tố là mô hình có thể ghi chép một cách bao quát ve nhân cách vượt qua sự phân loại đơn thuần về đặc tính ngữ (hay những từ ngữ biểu thị đặc tính nhân cách, D.Peabody, D & Goldberg, L.R., 1989). Phương pháp cấu thành thước đo trên cơ sở lý thuyết nhân cách và sử dụng thước đo đó để ghi chép về những sự khác biệt cá nhân được gọi là nghiên cứu phiếu hỏi hay nghiên cứu qua hỏi đáp viết (questionnaire study). Trong khi nghiên
  • 16. 9 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM cứu từ vựng xuất phát từ sự quan tâm đến từ vựng (đặc tính ngữ) và cơ cấu của nó để hệ thống hóa chúng theo phương thức từ dưới lên (bottom up) và tìm ra đặc tính nhân cách ở thứ nguyên cao thì trong nghiên cứu qua hỏi đáp viết chủ yếu người ta dùng phương pháp xác minh cấu trúc nhân cách từ lí luận với phương thức từ trên xuống (top down). Trong bối cảnh như vậy những nghiên cứu nhằm nắm bắt nhân cách một cách tổng quát đi tìm những mô hình dễ hiểu được tiến hành nhiều lần, dần dần những thành tựu của nghiên cứu từ vựng và nghiên cứu hỏi đáp viết được đưa vào kết hợp lại và hình thành nên FFM. Kết quả là thước đo với 5 nhân tố định sẵn ra đời. Trong số đó có NEO PI-R (Revised NEO Personality lnventory) một mô hình hiện nay đang được sử dụng rộng rãi nhân đã được Costa, P.T., Jr và Mccrae, R.R đưa ra năm 1992. Thước đo này đo 5 mặt (lĩnh vực) của nhân cách, mỗi mặt bao gồm 6 chỉ số và mỗi chỉ số được đo bằng 8 hành vi thể hiện (8 items). Như vậy tổng cộng trắc nghiệm có 240 items. Với giả định về cơ cấu tầng bậc của các mặt và chỉ số, người ta hy vọng sẽ nắm bắt được nhân cách một cách tổng quát và chi tiết. Năm 1996, McCrae và Costa đưa ra lý thuyết năm yếu tố. Lý thuyết này chỉ ra năm yếu tố cơ bản của nhân cách, còn gọi là Big Five, bao gồm: Tính thần kinh; tính hướng ngoại; Tính mở đối với hiểu biết; Tính dễ chịu; Tính ý thức. Nguồn gốc của mô hình nhân cách năm yếu tố này là quan điểm nét nhân cách là một yếu tố ổn định của nhân cách, trong khi các thuộc tính tâm lý khác như: Thái độ, niềm tin, kỹ năng … thì có thể thay đổi theo thời gian và tình huống. Từ quan điểm này, Cattell và cộng sự cho rằng cần phân biệt những yếu tố cơ bản của nhân cách (Big Five) với các đặc trưng thích ứng của nahan cách. Lý thuyết năm yếu tố muốn nhấn mạnh rằng nhân cách cần phải được xem xét một cách tổng thể và trong suốt chiều dài lịch sử của cá nhân chứ không nên xem như là một mẫu hành vi tách biệt. Có nhiều nhiên cứu chỉ ra rằng năm yếu tố cơ bản của nhân cách chịu sự chi phối lớn bởi yếu tố di truyền, tuy nhiên tác giả của mô hình này (McCrae và Costa) cho rằng môi trường cũng có ảnh hưởng lớn đến nhân cách. Trong nghiên cứu của McCrae và Costa cũng tìm thấy độ tin cậy và độ giá trị của 5 yếu tố và các yếu tố này khá ổn định ở lứa tuổi trưởng thành. Golberg sau khi
  • 17. 10 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM tổng hợp các nghiên cứu của những người khác nhau ông đã đề nghị lấy tên gọi 5 mặt đó là “Big Five”. Theo lý thuyết này, 5 mặt nhân cách mà được nhiều người tán thành nhất đó là Nhiễu tâm (Neuroticism), Hướng ngoại (Extraversion), Cởi mớ (Openness), Dễ đồng ý (Agreeableness) và Tận tâm (Coscientiouness). Ý nghĩa của của 5 yếu tố được diễn giải như sau: Nhiễu tâm (N) là mặt nhân cách đánh giá khả năng kiểm soát và ổn định về mặt cảm xúc, dự đoán những cá nhân có nguy cơ dễ rơi vào stress tâm lý hoặc có những ý tưởng phi thực tế, những khao khát thái quá. Hướng ngoại (E) là mặt nhân cách dùng để đánh giá tần xuất và cường độ các tương tác liên cá nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng. Cởi mở (O) là mặt nhân cách để đánh giá hành vi sẵn sàng thử nghiệm, học hỏi cái mới, đánh giá cao sự nắm giữ kinh nghiệm, khả năng chịu đựng để khảo sát những cái mới lạ. Dễ đồng ý/Dễ chấp nhận (A): mặt nhân cách này đánh giá chất lượng định hướng liên cá nhân của con người với một chuỗi từ sự đồng tình đến đối nghịch trong suy nghĩ, cảm giác và hành động. Tận tâm (C): mặt nhân cách này đánh giá khả năng tổ chức công việc, động cơ, uy tín trong hành vi nhằm hướng tới mục tiêu của cá nhân. Đặc điểm này tương phản giữa những cá nhân khó tính, phụ thuộc với những người độc lập và mềm mỏng [13] [51]. 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu nhân cách Trong nghiên cứu về nhân cách, có hai phương pháp đánh giá nhân cách là phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp trắc nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu trường hợp chủ yếu tiến hành giới hạn trên số lượng ít khách thể và đòi hòi thời gian, công sức cũng như nhiều nguồn lực khác, lại không tổng hợp khái quát trên phạm vi nhiều khách thể được nên với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp trắc nghiệm để làm công cụ đánh giá nhân cách. Hiện nay trên thế giới có nhiều trắc nghiệm làm công cụ đánh giá nhân cách. Phải kể đến một số trắc nghiệm khá phổ biến như các trắc nghiệm phóng chiếu, trắc
  • 18. 11 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM nghiệm khách quan, sử dụng bảng hỏi nhân cách Eysenck (EPQ), bảng hỏi nhân cách ba chiều (TPQ). Nghiên cứu xuyên văn hóa về vấn đề đo đạc nhân cách của Cheung (2004) đã liệt kê một số trắc nghiệm được sử dụng tại các nước châu Á như MMPI, EPQ, STAI và NEO PI-R. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trắc nghiệm nhân cách năm yếu tố (Five Factor Model) được sử dụng cho đánh giá, tư vấn, lựa chọn, tuyển dụng nhân sự cũng như xem xét tác động đến sự thành công trong nghề nghiệp như các nghiên cứu của Boudreau, Boswell, & Judge năm 2001; Seibert & Kraimer năm 2001; Gelissen & de Graaf năm 2006; Reed, Bruch, Haase năm 2004; Schmit & Ryan năm 1993; Sutin và cộng sự năm 2009; Timmerman, 2004 và Detrick, & Chibnall năm 2006. [59]. Trên thế giới, trắc nghiệm nhân cách phổ biến nhất, được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất là các trắc ngiệm nhân cách năm yếu tố, trong đó nổi bật là trắc nghiệm NEO của các tác giả Paul T.Costa và Robert R.McCrae, với phiên bản NEO PI-R. Trắc nghiệm NEO PI-R là một trong những trắc nghiệm được lựa chọn sử dụng với mục đích đánh giá về nghề nghiệp, có thể góp phần giúp xác định được sự phù hợp tối ưu giữa một các nhân và công việc [51]. Một số nghiên cứu cho rằng NEO PI-R đã được nghiên cứu và ứng dụng trong tâm lý học công nghiệp/tổ chức [59]. Vì những lý do trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng công cụ đánh giá nhân cách là trắc nghiệm NEO – 60VN làm công cụ đo đạc, trắc nghiệm này được thích nghi tại Việt Nam từ trắc nghiệm NEO PI-R bởi Trần Văn Công và cộng sự vào năm 2016. 1.1.3. Một số nghiên cứu nhân cách trên thế giới và tại Việt Nam Nghiên cứu của Jerome Kagan tại đại học Havard thực hiện trên 500 trẻ em sơ sinh ( từ 4 tháng tuổi) được bắt đầu thực hiện từ năm 1989 và vẫn tiếp tục đến hiện tại. Nghiên cứu này khẳng định bản chất phân biệt giữa người hướng nội và hướng ngoại là sự nhạy cảm với các kích thích bên ngoài. Một nghiên cứu của tác giả Haleh Saboori năm 2016 trên 200 học sinh trung học ở Tehran-Iran sử dụng thang EPQ (Eysenck Personality Questionnaire ) cho kết quả 44,7% học sinh có nhân
  • 19. 12 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM cách hướng nội, 55,3% học sinh có nhân cách hướng ngoại [61]. Nghiên cứu năm 2017 của Pia Zeinoun và cộng sự về cấu trúc nhân cách rập – Levantine trên 806 đối tượng xác định được nhân cách gồm 6 yếu tố: 1- đạo đức, 2- sự chu đáo, 3- sự thống trị, 4- sự đồng nhất, 5- tích cực, 6- độ ổn định về cảm xúc. Nghiên cứu của Dr.Kalyani Kenneth trên 41 trẻ em về mối liên quan giữa tính cách và lòng tự trọng của trẻ sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho thấy tương quan không có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố thần kinh và long tự trọng của trẻ ( r=- 0,23; p=0,23). Ngược lại có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố hướng ngoại- nội và lòng tự trọng của trẻ (r= 0,54; p<0,001). Nghiên cứu của Gibert Jessup và cộng sự về việc đào tạo thí điểm 205 học viên phi công sử dụng kết hợp bảng nghiệm kê nhân cách EPI để đánh giá. Kết quả cho thấy rằng việc đào tạo thí điểm thất bại có tỷ lệ cao nhất ở những người có nhân cách thần không ổn định và thấp nhất ở những người có nhân cách ổn định. Nghiên cứu của D. Bartram và cộng sự về việc lựa chọn ứng cử viên cho việc huấn luyện phi công trong quân đội điểm EPI đã được phân tích liên quan đến thành công trong việc đào tạo. Những người có nhân cách ổn định và hướng ngoại có khả năng thành công trong đào tạo hơn [50]. Thời kỳ đầu, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên cùng một số nhà khoa học khác là những người khảo cứu về con người Việt Nam, đặt nền móng cho vấn đề nghiên cứu về nhân cách người Việt. Về sau, các nhà tâm lý học Việt Nam chú ý nhiều hơn tới vấn đề nhân cách người Việt Nam, tiêu biểu phải kể đến các tên tuổi: Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Đồ Long, Nguyễn Quang Uẩn. Khái quát các nghiên cứu về nhân cách con người Việt Nam dưới góc độ tâm lý học có các hướng chính sau: Hướng thứ nhất, nghiên cứu tập trung làm rõ các đặc điểm, phẩm chất quan trọng của một số đối tượng cụ thể như: nhân cách người sĩ quan, nhân cách người Hà Nội, nhân cách người nông dân, nhân cách sinh viên … (1) Nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Châu trong năm 2002 là một trong những nghiên cứu theo hướng này, nghiên cứu thực hiện trên sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho thấy nữ sinh viên có kiểu nhân cách hướng ngoại
  • 20. 13 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM thích giao tiếp hơn, hiền lành, thiếu kiên định kém ý chí hơn nam sinh viên và dễ bị tình cảm chi phối; sinh viên nam có kiểu hướng nội, đằm tính, nhanh nhẹn, dễ nóng giận, nghiêm khác. Sinh viên khối xã hội là người hướng ngoại, trong đó sinh viên khối tự nhiên ưa quyền lực hơn và chịu được sự căng thẳng cao hơn [3] Nghiên cứu năm 2010 của Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Công với đề tài “Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học các ngành học khác nhau” tiến hành trên 1182 sinh viên thuộc 8 trường đại học, cao đẳng thuộc thành phố Hà Nội và Đà Nẵng với khoảng 20 ngành học khác nhau. Nghiên cứu này đã cho thấy có sự khác biệt ở một số đặc điểm nhân cách giữa sinh viên các ngành học và giữa sinh viên nam và nữ. Sinh viên Nữ thể hiện tính dễ chịu, ngay thẳng và có thay đổi cảm xúc nhiều hơn nam, trong khi đó sinh viên nam thể hiện tính nhiệt huyết và trí tuệ cao hơn sinh viên nữ. Sinh viên ngành Nhân văn thể hiện sự hướng ngoại, nhiệt tình cao hơn so với sinh viên Sư phạm [35]. Hướng thứ hai, nghiên cứu tập trung về đối tượng đặc thù. Ở hướng nghiên cứu này, chủ yếu có các bài tạp chí quan tâm đến các vấn đề như sự hình thành và phát triển của hệ thống động cơ (học tập. lao động, động cơ thành đạt…; khả năng tự đánh giá, sự định hướng giá trị chung và định hướng giá trị trong các hoạt động khác nhau, thái độ trước những vấn đề xã hội khác nhau cũng như đối với những hoạt động khác nhau, tinh thần trách nhiệm, hứng thú và khả năng thích ứng. Theo hướng nghiên cứu này phải kể đến là nghiên cứu vào năm 2008 của Trần Anh Châu về tác động của một số đặc điểm nhân cách đến động cơ thành đạt của thanh niên cho thấy đặc điểm nhân cách ít ảnh hưởng đến khía cạnh thể hiện động cơ thành đạt [2] Hướng thứ ba, nghiên cứu về những yếu tố, những phẩm chất tâm lý quan trọng, tích cực thuộc về nhân cách thông qua các biện pháp tác động tâm lý-giáo dục. Nghiên cứu tập trung các vấn đề: hình thành động cơ nhân cách của hoạt động học tập, hình thành thái độ tích cực trong học tập và đối với các vấn đề xã hội hiện nay; hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá khách quan, phù hợp; giáo dục tinh thần trách nhiệm, giáo dục hình thành kĩ năng sống; …
  • 21. 14 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Hướng thứ tư là các nghiên cứu về những nhân cách bệnh lý, nhân cách đang trong quá trình suy thoát, nhân cách phát triển lệch lạc. Những nghiên cứu này nhằm phát hiện những nguyên nhân sâu xa của sự lệch lạc để trên cơ sở đó có những biện pháp ngăn ngừa, trị liệu, giáo dục, tư vấn nhằm tạo một xã hội với những con người phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tâm lý. Đối tượng nghiên cứu của hướng thứ tư này là: đặc điểm nhân cách của người nghiện ma túy; đặc điểm nhân cách của gái mại dâm; ảnh hưởng của nhóm bạn tiêu cực đến những hành vi lệch chuẩn, hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên … Ví dụ như nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt trên 303 học sinh THPT ở tỉnh Bắc Ninh sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả những học sinh có nhân cách bình thản ít khi bị bắt nạt, kiểu nhân cách hoạt bát và ưu tư tỷ lệ học sinh bị bắt nạt cao hơn nhiều lần [8]. Luận án tiến sĩ tâm lý học xã hội năm 2002 của Phan Thị Mai Hương với đề tài “ Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma túy và mối liên hệ giữa chúng” cho thấy một số đặc điểm nhân cách nổi bật của nhóm đối tượng này. Một là đặc điểm chú trọng đến cảm xúc: mất cân bằng cảm xúc. Hai là phụ thuộc và thụ động. Ba là lối tư duy thử nghiệm và tầm nhìn hạn chế [20]. Cuối cùng, hướng thứ năm là nghiên cứu định lượng, lượng hóa các yếu tố nhân cách: thích ứng test sáng tạo, test đánh giá kĩ năng xã hội, test định hướng giá trị nhân cách,test đánh giá các mặt nhân cách của Cattell 16 PF. Nhìn chung với năm hướng nghiên cứu này, dù mỗi hướng có những đặc trưng riêng nhưng hội tụ lại cho thấy một bức tranh về nghiên cứu nhân cách ở Việt Nam có nhiều chiều và cho những kết quả nhất định. 1.2. Một số về nghiên cứu về các vấn đề cảm xúc hành vi Cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 1990 (WHO) trên 60.559 người thuộc 14 quốc gia khác nhau bằng bộ câu hỏi CIDI nhằm xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra [39]. Kết quả nghiên cứu thu được như sau (trích theo giáo trình “Dịch tễ học tâm thần, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, tác giả Đặng Hoàng Hải) [14]
  • 22. 15 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Vùng và quốc gia Rối loạn tâm thần Suốt đời 12 tháng % Độ lệch chuẩn % Độ lệch chuẩn Châu Âu Ý 18 1.1 7.2 0.7 Tây Ban Nha 20 1.4 8.4 0.6 Đức 25 1.6 8.6 0.9 Bỉ 29 2.3 10 1.1 Hà Lan 21 3.1 11 0.9 Ukranie 33 1.7 19 1.3 Pháp 38 2 14 1.2 Châu Mỹ Mexico 25 1.1 13 0.9 Colombia 36 1.4 18 0.9 Mỹ 47 1.1 26 0.9 Châu Á Thành phố Bắc Kinh 17 2.4 9.3 1.6 Thành phố Thượng Hải 8.6 1.3 4.5 0.9 Nhật Bản 20 1.7 8.3 1.1 Theo tổ chức Y tế thế giới, thống kê nghiên cứu dịch tễ về vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên cho thấy: 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới được tiên lượng là có rối loạn hay vấn đề về tâm thần. Trong đó khoảng ½ các rối loạn tâm thần bắt đầu từ trước lứa tuổi 14. Đây là vấn đề thực tế đang gặp phải và gây ra khó khăn, lo lắng cho nhiều gia đình [39]. Ngoài ra, rối loạn nhân cách trong đó có các vấn đề cảm xúc hành vi là một dạng tổn thương sức khỏe tinh thần [41].
  • 23. 16 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tại Việt Nam, tổng quan các bằng chứng về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đối với trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam dao động từ 8% đến 29% và khác nhau theo tỉnh, giới tính và đặc điểm người trả lời và tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu. Một khảo sát về dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/ thành cho thấy tỉ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em khoảng 12% đồng nghĩa với việc hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô độc …) và vấn đề hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý). Trong khi đang gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt Nam, tỷ lệ tự tử của Việt Nam được báo cáo là thấp đáng kể so với những ước tính toàn cầu. Trong một nghiên cứu ở 90 quốc gia, trên tổng số ca tử vong ở vị thành niên là 9,1%) trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ này là 2.3% (Blum và cộng sự 2012). Tuy nhiên, lạm dụng chất, đặc biệt là thuốc lá là phổ biến trong nam vị thanh niên Việt Nam (gần 40%) [46]. Theo nghiên cứu do McKelvey và cộng sự thực hiện trên 1546 trẻ em từ 4 đến 18 tuổi ở hai khu vực dân cư tại Hà Nội bằng CBCL (bảng kiểm kê hành iv trẻ em dành cho cha mẹ) do bố mẹ các em thực hiện đồng thời thu thập thông tin về phía các em. Dựa theo tiêu chuẩn của Mỹ , từ độ tuổi 4 đến 11 có 5.3% trẻ nam và 7.7% trẻ nữ, từ độ tuổi 12 đến 18 có 9.5% trẻ nam và 10.1 trẻ nữ được coi là mắc các rối loại sức khỏe tâm thần. Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương, khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1202 học sinh viên học và trung học cơ sở từ 10 đến 16 tuổi có tỷ lể vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung là 19.46%. Không có sự khác viể giới tính, cấp học, trường nội thành hay ngoại thành. Đặng Hoàng Minh và Hoàng Cẩm Tú năm 2009 sử dụng công cụ YSR thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi 11-15 ở 2 trường THCS Hà Nội cho thấy trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 10.94% [28]. Nghiên cứu “Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần” trên 240 trẻ vị thành niên tuổi từ 12 đến 16 ở các tỉnh, thành phố: Hà
  • 24. 17 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình của Nguyễn Cao Minh cho thấy có khoảng 18% số trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nam và nữ có tỉ lệ cân bằng [26]. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam từ 9% đến 20%. 1.3. Mối liên hệ giữa nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc Trong quá trình nhân cách phát triển, nó sẽ đi theo hai hướng: Hướng tích cực: Là những nhân cách phát triển phù hợp với giá trị xã hội; Hướng bệnh lý: Là những nhân cách phát triển không phù hợp với giá trị xã hội. Một nhân cách bình thường là một nhân cách mà quá trình phát triển của nó đi theo các chuẩn mực chung được xã hội thừa nhận. Sự phát triển đó được cá nhân thừa nhận và là động lực cho sự phát triển của cá nhân. Một nhân cách bình thường được đánh giá bởi các tiêu chí sau: Tính sẵn sàng trải nghiệm; Sự tận tâm; Tính hướng ngoại; Tính dễ hợp; Nhiễu tâm. Tiêu chí để đánh giá sự hình thành nhân cách mỗi cá nhân là tính tích cực hoạt động của cá nhân đó. Nếu không tham gia hoạt động, cá nhân sẽ không hình thành được tâm lý, ý thức, nhân cách theo đó cũng không được hình thành. Một nhân cách được hình thành từ hoạt động của chính họ. Do đó, sẽ là không bình thường nếu một nhân cách thể hiện sự không sẵn sàng trải nghiệm. Mặt khác, bản chất hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục đích. Bất kể một hoạt động nào, dù là tốt hay xấu thì cũng đều vì một mục đích nhất định. Nếu hoạt động của con người không thể hiện mục đích, sự cố gắng, tận tâm của chủ thể thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một nhân cách không bình thường. Điều này thấy rõ ở những người làm mà không biết mình làm gì, hoặc thậm chí không biết là mình đang làm, hoặc ở những người thực hiện hoạt động một cách hời hợt, không có trách nhiệm, không hướng đến mục tiêu. Điều kiện để nhân cách phát triển là thực hiện hoạt động và xác lập các mối quan hệ xã hội qua giao tiếp. Giao tiếp giúp mỗi cá nhân lĩnh hội được chuẩn mực của xã hội, hiện hữu trong các chế tài, quy định, hoặc trong cách ứng xử của những người xung quanh. Nếu một người không giao tiếp, không thể hiện tính hướng ngoại thì sẽ không có đủ thông tin để đối chiếu với bản thân, qua đó
  • 25. 18 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM quá trình phân tích thông tin có thể phiến diện, dẫn đến cac vấn đề trong quá trình phát triên nhân cách. Tính dễ hợp về bản chất chính là tính linh hoạt, dễ thích nghi của nhân cách. Để duy trì những thuộc tính ổn định nhân cách cần linh hoạt trong các giai đoạn phát triển. Nếu không đạt được tiêu chí này, một nhân cách không thể tham gia vào các quá trình hoạt động và giao tiếp khác nhau, điều này có thể là hạn chế đối với sự phát triển của nhân cách. Mặt khác, một nhân cách bình thường là một nhân cách có những nhiễu tâm, nhận thức được những nhiễu tâm đó và có nhu cầu giải quyết nó. Khi nhân cách không thể nhận thức được rằng mình có nhiễu tâm, phủ nhận những vấn đề tâm lý của mình là nhân cách có dấu hiệu bệnh lý. Hoặc khi các nhiễu tâm không được giải quyết, duy trì và phát triển trong suốt cuộc đời con người trở thành các nhân cách bệnh lý. Một nhân cách không đáp ứng các tiêu chuẩn trên có thể được xem xét như là đang trong trạng thái rối loạn. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ V của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM V), rối loạn nhân cách được chẩn đoán trên cơ sở các tiêu chí sau: - Những mẫu hình hành vi bền vững và trải nghiệm bên trong sai lệch so với các chuẩn mực văn hóa cá nhân. - Không linh hoạt một cách tương đối và lan tỏa hầu khắp các tình huống cá nhân và xã hội. - Làm đau khổ hoặc làm yếu kém chức năng một cách đáng kể. - Mẫu hình ổn định, lâu dài và khởi đầu trước khi trưởng thành. - Không phải là nguyên nhân của việc dùng thuốc. Hiện nay, những nhà chuyên môn sử dụng các bộ tiêu chí khác nhau để đánh giá, chẩn đoán và phân loại các rối loạn nhân cách. Nhưng về cơ bản, có hai bộ tiêu chí được sử dụng rộng rãi và chính thống nhất trên thế giới là: Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10” (ICD 10) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và “Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ 5” (DSM V) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ. Dù cách trình bày khác nhau, thuộc hai lĩnh vực khác nhau (Y học và Tâm lý
  • 26. 19 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM học), nhưng nhìn chung, cả hai bảng phân loại này đều hướng đến các nhóm bệnh như: Rối loạn cảm xúc; Rối loạn hành vi; Rối loạn phát triển thần kinh; Rối loạn tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần ngắn; Rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất; Rối loạn liên quan nghiện chất; Rối loạn nhân cách [46] Như vậy, bản chất đặc điểm nhân cách và rối loạn nhân cách có liên quan với nhau, một trong những đặc trưng của rối loạn nhân cách là các vấn đề cảm xúc hành vi. Ngoài ra, rối loạn nhân cách là một dạng tổn thương sức khỏe tinh thần [13]. Theo nghiên cứu của Davidson vào năm 2000, những rối loạn nhân cách thường đi kèm với những rối loạn khác về cảm xúc/khí sắc. Cũng theo nghiên cứu nói trên, từ 24-27 % người rối loạn nhân cách cũng bị trầm cảm chủ yếu, và khoảng từ 4-20% bị trầm cảm lưỡng cực. Tuy không biết chính xác tần số xảy ra đồng thời của rối loạn lo âu, nhưng người ta cho rằng ở những người rối loạn nhân cách, tỉ lệ này lớn hơn so với tỉ lệ chung. Trong nghiên cứu của APA năm 2000 cũng chỉ rõ rối loạn chống đối xã hội và ái kỉ phổ biến hơn ở nam, trong đó có rối loạn kiểu đóng kịch và rối loạn ranh giới lại phổ biến hơn ở nữ. Sau đâu là một giả định mô tả sơ lược về rối loạn nhân cách chống đối xã hội, được đưa ra bởi mô hình 5 yếu tố về nhân cách dành cho rối loạn nhân cách chống đối xã hội [52]:  Trạng thái nhiễu tâm nhẹ: thiếu quan tâm đúng mức tới những vấn đề của sức khỏe hay sự điều chỉnh xã hội; nhạt nhẽo về mặt cảm xúc.  ít hướng ngoại: cô lập về mặt xã hội, tách mình ra khỏi các mối quan hệ liên cá nhân và thiếu một hệ thống hỗ trợ xã hội; cảm xúc cùn mòn; thiếu niềm vui và sự say mê cuộc sống; miễn cưỡng khẳng định bản thân hoặc thừa nhận các vai trò xã hội, thậm chí cả khi được đánh giá cao; hạn chế về mặt xã hội và nhút nhát.  Thiếu cởi mở: khó thích nghi với thay đổi về xã hội và con người; kém chịu đựng hoặc ít hiểu được những quan điểm khác hay các kiểu sống khác; lạnh nhạt về cảm xúc và không thể hiểu cũng như diễn đạt thành lời những cảm giác của chính mình; mất nhận thức cảm xúc; thu hẹp phạm vi hứng thú; vô cảm với nghệ thuật và thẩm mĩ; tuân theo quyền lực một cách thái quá.  Khó đồng tình: ý nghĩ hoài nghi và ý tưởng giống hoang tưởng; không có khả năng tin tưởng ngay cả bạn bè hay gia đình; dễ nổi cáu; luôn sẵn sàng đánh
  • 27. 20 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM nhau; thích liều lĩnh và lôi kéo; nói dối; ứng xử thiếu lịch sự và thiếu quan tâm làm cho bạn bè xa lánh, làm hạn chế sự cảm thông từ phía xã hội; thiếu tôn trọng những quy tắc xã hội dẫn đến rắc rối với pháp luật; cảm giác về bản thân được thổi phồng và phô trương; kiêu căng ngạo mạn.  Thiếu lương tâm: làm việc kém; không đáp ứng những tiềm năng trí tuệ và nghệ thuật; biểu hiện học thuật liên quan đến khả năng nghèo nàn; vô kỉ luật và thiếu trách nhiệm dẫn đến những rắc rối với pháp luật; không có khả năng tự kỉ luật với bản thân (chẳng hạn như tuân theo chế độ ăn uống hay kế hoạch tập luyện) thậm chí cả khi bị yêu cầu vì những lí do y tế; không quan tâm đến bản thân và có những mối bận tâm bâng quơ. Quan điểm chiều hướng này không chỉ được đưa ra trong lĩnh vực lí thuyết và triết học mà nó còn tỏ ra hữu dụng hơn trong việc tiên lượng, so với hướng tiếp cận của DSM. Chẳng hạn, Ullrich và cộng sự (2001) tìm ra rằng kết quả test nhân cách còn có thể dùng để tiên lượng những hành vi lệch chuẩn tiếp theo tốt hơn so với các hạng mục chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Qua các nhà lâm sàng, Heumann và Morey (1990) cũng đã nhận thấy điểm chiều hướng đáng tin cậy hơn so với chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM. Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách với các vấn đề cảm xúc hành vi như nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt trên 303 học sinh THPT ở tỉnh Bắc Ninh sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả những học sinh có nhân cách bình thản ít khi bị bắt nạt, kiểu nhân cách hoạt bát và ưu tư tỷ lệ học sinh bị bắt nạt cao hơn nhiều lần [8]. Luận án tiến sĩ tâm lý học xã hội năm 2002 của Phan Thị Mai Hương với đề tài “ Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma túy và mối liên hệ giữa chúng” cho thấy một số đặc điểm nhân cách nổi bật của nhóm đối tượng này. Một là đặc điểm chú trọng đến cảm xúc: mất cân bằng cảm xúc. Hai là phụ thuộc và thụ động. Ba là lối tư duy thử nghiệm và tầm nhìn hạn chế [20]. Nghiên cứu của Lê Thị Huyền về “ĐẶc điểm nhân cách và rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông Cầu Giấy – Hà
  • 28. 21 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Nội năm học 2016 – 2017” cũng cho thấy mối tương quan giữa các mặt của nhân cách với rối loạn trầm cảm. Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu bước đầu cho thấy có mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào một nhóm đối tượng, cụ thể ở đây là sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin để tìm ra mối tương quan giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi, đồng thời dự báo xu hướng nhân cách có nguy cơ gặp các vấn đề cảm xúc hành vi. Nghiên cứu này của chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên. 1.4. Một số khái niệm cơ bản 1.4.1. Nhân cách 1.4.1.1. Định nghĩa Theo từ điển oxford - từ điển xã hội học định nghĩa về nhân cách (personality): Nhân cách là một trong vài khái niệm được các nhà khoa học xã hội sử dụng để nói đến cá nhân. Khái niệm có nguồn gốc tiếng Latinh personal (nghĩa là “mặt nạ”), và nói đến một tập hợp các đặc tính ít nhiều ổn định, theo đánh giá và phán xét của người khác, giúp phân biệt một cá nhân này với một cá nhân khác. Những đặc tính này được cho là bền vững qua không gian và thời gian, và chi phối hành vi. Do đó thuật ngữ nhân cách nói đến cá nhân như một đối tượng (đối tượng của sự đánh giá bên ngoài), trong khi khái niệm cái tôi nói đến cá nhân như một chủ thể (như nguồn gốc của hành động và tự thể hiện)”. Nhân cách đã có ba định nghĩa khác nhau trong các tác phẩm phương Tây trong 2.000 năm qua. Quan niệm sớm nhất đề cập đến các loại hồ sơ tâm lý riêng biệt được gây ra bởi sự cân bằng đặc biệt giữa các chất sinh học máu, đờm, mật vàng và đen. Sự cân bằng giữa bốn nhóm luôn được theo dõi bởi chế độ ăn uống và khí hậu, đã tạo thành một tập hợp các loại tính cách riêng biệt. Galen đã gọi bốn loại này là máu, melancholic, đờm và choleric. Theo lịch sử tâm lý học, mỗi trường phái tâm lý khác nhau có những quan điểm khác nhau. Theo Freud, người sáng lập ra Phân tâm học, thì nhân cách là một bộ máy tâm
  • 29. 22 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM thần, trong đó trung tâm của bộ máy đó là vô thức. Theo lý thuyết hành vi của mình, trong đó đại diện là Skinner, thì nhân cách được cho là tập hợp các hành vi tạo tác. Theo lý thuyết học tập xã hội, với đại biểu là Bandura, thì nhân cách được cho là tập hợp các hành vi tập nhiễm. Trường phái tâm lý học nhân văn, đại biểu là Maslow và Rogers cho rằng nói đến nhân cách là phải nói đến sức mạnh tiềm năng, ẩn tang trong mỗi con người, là sự phát triển của các tôi với khuynh hướng hiện thực hóa bản thân. Các nhà tâm lý học hoạt động thì lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biến chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sự làm cơ sở lý luận cho rằng khi bàn đến nhân cách cần nói đến các mặt: Tính tích cực của chủ thể; Nhân cách gắn liên với nền văn hóa và lịch sự xã hội; Nhân cách là thái độ của cá nhân đối với xã hội, với người khác và với chính minh [41]. Nhân cách là tổ chức phức tạp của nhận thức, ảnh hưởng và hành vi mang lại định hướng và khuôn mẫu (sự gắn kết) cho cuộc sống của con người. Nhân cách của con người bao gồm cả cấu trúc và quá trình và phản ánh cả bản chất (gen) và kinh nghiệm nuôi dưỡng. [51] Tiếp thu quan điểm của trường phái Tâm lý học hoạt động, các nhà Tâm lý học Việt Nam cũng đưa ra một số quan niệm về nhân cách như sau: Nhân cách là một khái niệm gắn với con người, là một con người đầy đủ Đức và Tài. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người” [11]. Tổng quan lại, ở những góc độ nghiên cứu các nhau, các nhà khoa học đưa ra các định nghĩa và cách hiểu về khái niệm nhân cách cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó, vẫn có những sự tương đồng giống nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về nhân cách theo quan điểm của tác giả Phạm Minh Hạc và cộng sự cho rằng “Nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người, thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng
  • 30. 23 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM đồng và xã hội. Độ phù hợp càng cao nhân cách càng lớn [13]. 1.4.1.2. Đặc điểm nhân cách Với quan điểm về nhân cách như trên, nhân cách gồm 4 đặc điểm sau: tính ổn định, tính thống nhất, tính tích cực và tính giao lưu. Tính ổn định của nhân cách thể hiện ở sự ổn định, có thay đổi, khó mất đi tạo thành đặc trưng của mỗi cá thể. Để hình thành nhân cách, cần một thời gian, một quá trình lâu dài. Tuy nhiên nhân cách cũng không phải bất biến do trong trong suốt quá trình hình thành, nhân cách trải qua nhiều biến cố, có một số nét nhân cách thay đổi tuy nhiên tổng quan chung thì nhân cách vẫn tương đối ổn định. Tính ổn định của nhân cách giúp chúng ta dự đoán được những xu hướng hoạt động của nhân cách, cụ thể là hành vi, thái độ, cách cư xử của một người trong những tính huống, hoàn cảnh khác nhau. Tính thống nhất là sự phù hợp giữa các mặt, các thuộc tính, các đặc điểm của nhân cách thành một khối hoàn chỉnh. Tính thống nhất còn thể hiện sự phù hợp giữa nhân cách trong quá khứ với nhân cách hiện tại và tương lai. Tính thống nhất của nhân cách còn thể hiện ở sự phù hợp giữa ba cấp độ: cấp độ nhân cách cá nhân, cấp độ liên nhân cách, cấp độ siêu nhân cách. Tính tích cực của nhân cách thể hiện xu hướng hoàn thiện của nhân cách ở các mặt: Thứ nhất, nhân cách được hình thành do tính tích cực hoạt động và giao lưu ở mỗi cá nhân. Nhờ hoạt động, giao tiếp, nhân cách bộc lộ các phẩm chất, năng lực của bản thân. Sự bộc lộ đó được đối chiếu với sự bộc lộ của các nhân cách kahcs, qua đó các nhân cách giao lưu và ảnh hưởng, học hỏi lẫn nhau, giúp mỗi cá nhân tự biết duy trì các nét nhân cách tích cực, dập tắt các nét nhân cách tiêu cực của mình. Vì vậy, có thể nói tính tích cực của nhân cách thể hiện xu hướng hoàn thiện nhân cách trong quá trình phát triển của nó. Tính giao lưu của nhân cách thể hiện qua các hoạt động giao tiếp, thông qua đó các cá thể ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giúp nhân cách phát triển. Tính giao lưu tác động đến nhân cách theo hai hướng: vừa là cơ hội để học hỏi, phát triển nhân cách; cũng vừa là thách thức để các nhân cách soi lại bản thân và tự điều chỉnh bản thanam vượt qua các ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình giao lưu, lan tỏa ảnh
  • 31. 24 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM hưởng tốt đẹp đến những nhân cách rối loạn trong xã hội. 1.4.1.3. Cấu trúc của nhân cách Cũng giống như định nghĩa về nhân cách, có rất nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của nhân cách và về các thành tố cấu thành nên nó cũng như mối quan hệ giữa các thành tố này làm cho nhân cách trở thành một chỉnh thể trọn vẹn.  Quan niệm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản là: nhận thức ( bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ), rung cảm (linh cảm và thái độ) và ý chí ( phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen)  Quan niệm coi nhân cách gồm bốn tiểu cấu trúc : xu hướng ( thế giới quan, lý tướng, hứng thú, tâm thế...), kinh nghiệm ( tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen), đặc điểm của các quá trình tâm lý ( các phẩm chất trí tuệ, ý chí, đặc điểm của xúc cảm, tình cảm), các thuộc tính sinh học quan trọng ( khí chất, giới tính, lứa tuổi, các đặc điểm bệnh lý..) [43]  Quan niệm nhân cách có nhiều tầng: tầng nổi sáng tỏ bao gồm ý thức, tuệ ý thức và ý thức nhóm và tầng “sâu” tối tăm ( bao gồm tiềm thức và vô thức)  Quan niệm về các mặt đào tạo của nhân cách: đức, trí, thể, mỹ... Ở Việt Nam, quan niệm cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt đức và tài (hay phẩm chất và năng lực) có mối quan hệ thống nhất với nhau được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận. Dựa theo mô hình 5 mặt lớn của Costa & Mc Crae (Costa và cộng sự năm 1985; 1998), trắc nghiệm NEO-PI-R được sử dụng trong nghiên cứu này coi nhân cách gồm 5 mặt là N (Neuroticism): nhiễu tâm, mặt E (Extraverson): hướng ngoại, mặt O (Openness): cởi mở, mặt A (Agreeableness): đồng thuận và mặt C (Conscienticousness): tính tận tâm. Mỗi mặt có một ý nghĩa riêng.  Nhiễu tâm (Neuroticism-N) đánh giá sự bất ổn định về cảm xúc, nhận ra những người dễ rơi vào stress tâm lý, những ý tưởng phi thực tế, những khao khát thái quá.  Hướng ngoại (Extraverson): mặt này đánh giá số lượng và cường độ các tương tác liên cá nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng.
  • 32. 25 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM  Cởi mở (Openness) là mặt mô tả việc lao vào thử nghiệm, đánh giá cao sự nắm giữ kinh nghiệm, khả năng tìm kiếm những cái mới lạ.  Đồng thuận/dễ chấp nhận (Agreeableness): Đánh giá chất lượng sự định hướng liên cá nhân của con người theo một mức độ liên tục từ sự đồng tình đến đối nghịch trong suy nghĩ, cảm giác và hành động.  Tận tâm (Conscientiousness): mặt này đánh giá mức độ tổ chức, uy tín, động cơ trong hành vi hướng tới mục đích của cá nhân. Nó tương phản giữa những cá nhân phụ thuộc, khó tính với những người độc lập và mềm mỏng. Thang đo NEP-PI-R đang bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trong đánh giá nghề nghiệp ở châu Á (cheung 2004). Thang đo này đã được dịch, thử nghiệm, thích nghi bằng tiếng việt và nghiên cứu, cho thấy độ tin cậy và độ hiệu lực cao (Trần Văn Công và cộng sự 2016). 1.4.2. Vấn đề cảm xúc hành vi Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần nói đến một loạt các yếu tố có thể trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sự lành mạnh về tâm trí, một yếu tố quan trọng trong định nghĩa của WHO về sức khỏe “là trạng thái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội mà không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”[37]. Cũng theo WHO, vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm rất nhiều các vấn đề khác nhau từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, một cách khái quát, những triệu chứng này là sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc và mối quan hệ với người khác lệch lạc. Các vấn đề tâm thần có thể là trầm cảm, lo âu, stress… đến chậm phát triển và các rối loại liên quan đến việc lạm dụng chất gây nghiệm. Những biểu hiện này ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của người đó. Cứ ba người thì có một người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần. Và trong đời người ai cũng có ít nhất một lần trải qua vấn đề sức khỏe tâm thần [35]. Về bản chất, các rối loạn nhân cách bao gồm các vấn đề cảm xúc hành vi là một dạng tổn thương sức khỏe tâm thần [13] Đi kèm với khái niệm vấn đề sức khỏe tâm thần còn có khái niệm rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách. Rối loạn tâm thần dùng đề chỉ những suy nghĩ, cảm
  • 33. 26 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM xúc, hành vi bị lệch lạc ở mỗi cá nhân và những biểu hiện này ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của cá nhân đó. Một người có thể có vấn đề sức khỏe thâm thần nhưng không bị rối loạn tâm thần nếu vấn đề đó không ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống (gia đình, công việc, học tập …). Ví dụ một người sợ tiếng nhạc to, người đó có thể gặp vấn đề sức khỏe tâm thần những không gặp rối nhiễu tâm thần nếu chứng sợ tiếng nhạc to của họ không cản trở cuộc sống bình thường của họ. Trong trường hợp người đó phải làm việc, công tác hoặc đến những nơi có tiếng nhạc to, chứng sợ tiếng nhạc to ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người đó thì trường hợp này sẽ xác định là rối nhiễu tâm thần. Hiện nay trên thế giới cho hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng rộng rãi đó là cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ năm của hiệp hội tâm thần Mỹ lần thứ năm (DSM V) và bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ mười (ICD 10). Hai bảng phân loại này ra đời giúp công tác chẩn đoán được rõ ràng và hợp lý, thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu bên dịch tế học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên bảng phân loại của DSM V để nghiên cứu một số vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến. 1.4.3. Sinh viên 1.4.3.1. Định nghĩa sinh viên Tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định: những người trẻ tuổi là những người trong độ tuổi 10-24 tuổi, thanh niên là những người trong độ tuổi 15-24 tuổi, thanh thiếu niên là những người trong độ tuổi 10-19 tuổi. Như vậy sinh viên năm nhất và sinh viên năm hai sẽ nằm trong độ tuổi 18-19 tuổi, thuộc độ tuổi thanh thiếu niên [38]. Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student” nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm khai thác chi thức. Hiện nay, khái niệm sinh viên được toàn xã hội sử dụng rộng rãi và được chấp nhận với nghĩa: sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được công nhận qua những bằng cấp trong quá trình học họ đạt được. Quá trình học của họ theo hình thức chính qua, nghĩa là qua tiểu học, trung học rồi thi vào đại học [38].
  • 34. 27 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1.4.3.2. Đặc điểm tâm lý sinh viên có liên quan đến các vấn đề cảm xúc hành vi Theo các nhà tâm lý học, sinh viên là những người thuộc độ tuổi 18 đến 25, về cơ bản con người độ tuổi này đã đạt đến độ trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Sự hoàn thiện này cho phép sinh viên giải quyết những vấn đề mang tính trọng đại, quyết định đến nhân cách của họ một cách độc lập. Sự thích nghi với môi trường và phương pháp học tập mới: một trong những sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của sinh viên là khi các em bắt đầu bước chân vào đại học, nhiều bạn sẽ lần đầu phải rời xa gia đình đến môi trường ở mới, bạn bè mới, ngôi trường mới, phương pháp học tập hoàn toàn mới. Tại đây, sinh viên gặp một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết: + Mâu thuẫn giữa ước mơ, mong muốn của sinh viên với khả năng thực hiện ước mơ đó. + Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mình yêu thích với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định. + Mâu thuẫn giữa lượng thông tin nhiều trong xã hội với thời gian và khả năng có hạn. Việc giải quyết các mâu thuẫn trên khiến không ít sinh viên cảm thấy lo lắng và gặp nhiều khó khăn về tâm lý. Tự ý thức của sinh viên: Cùng với quá trình học tập và thích nghi môi trường mới, quá trình tự ý thức của sinh viên cũng được phát triển và trưởng thành hơn. Tuy nhiên có hai xu hướng tự đánh giá sinh viên cần tránh là đánh giá quá cao (kiêu ngạo) hoặc đánh giá quá thấp (tự ti) về bản thân, hai xu hướng đánh giá này đều không tốt cho sự phát triển nhân cách và quá trình phát triển bản thân của sinh viên. Động cơ và định hướng giá trị cho sinh viên: quá trình chuyển cấp từ phổ thông lên đại học khiến sinh viên được tiếp xúc nhiều hơn với con người và văn hóa nhiều vùng miền khác nhau. Từ những văn hóa và con người này hình thành cho sinh viên nhiều giá trị sống phù hợp để tránh những căng thẳng và thích nghi với cuộc sống mới.
  • 35. 28 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM TIÊU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày tổng quan về một số lý thuyết nhân cách và điểm qua một số nghiên cứu về nhân cách trên thế giới và tại Việt Nam, một số nghiên cứu về các vấn đề cảm xúc hành vi trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời chỉ rõ cơ sở lý luận cho mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi. Theo đó, hiện chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đi sâu vào một nhóm đối tượng, cụ thể ở đây là nhóm sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin để làm rõ mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách với các vấn đề cảm xúc hành vi, đồng thời dự báo xu hướng nhân cách có thể gặp phải các vấn đề cảm xúc hành vi. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã làm rõ các khái niệm công cụ bao gồm nhân cách, đặc điểm nhân cách, các vấn đề cảm xúc hành vi, sinh viên. Đặc biệt chúng tôi đã trình bày một cách khái quát về lý thuyết nghiên cứu nhân cách mà chúng tôi sử dụng ở nghiên cứu này: mô hình 5 mặt lớn của Costa & Mc Crae, đặc biệt là trắc nghiệm NEO-PI-R 60.
  • 36. 29 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm của khách thể Mẫu khách thể mà đề tài lựa chọn là 325 sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin trường đại học FPT. Sau khi thu thập số liệu và thống kê trên cơ sở phiếu trả lời, phân bố của các khách thể theo các biến nhân khẩu học được thể hiện dưới bảng sau: Số lượng % Giới tính Nam 256 sinh viên nam 78.77 Nữ 69 sinh viên nữ 21.23 Sở dĩ chúng tôi lựa chọn mẫu như vậy vì một số lý do sau: Thứ nhất, sinh viên ngành công nghệ thông tin tại trường đại học FPT đến từ nhiều tỉnh thành trên toàn Việt Nam. Thứ hai, sinh viên ngành công nghệ thông tin đang theo học tại trường đại học FPT xuất phát điểm đa dạng từ nhiều đối tượng: + Đối tượng 1: sinh viên có học bổng (50% – 100%) thường là sinh viên có thành tích học tập tốt. + Đối tượng 2: sinh viên lựa chọn FPT là nguyện vọng 2 sau khi thi đại học những trường tốp đầu không đỗ, đây chủ yếu là sinh viên có thành tích học tập khá. + Đối tượng 3: sinh viên xét tuyển học bạ để vào FPT thường có thành tích học phổ thông mức trung bình khá. Trong 3 đối tượng trên cũng xen kẽ các trường hợp con nhà có điều kiện, trung bình hoặc khó khăn. Như vậy, mẫu khách thể lựa chọn là đa dạng về học lực, điều kiện kinh tế … mang tính đại diện cho sinh viên ngành công nghệ thông tin đến từ nhiều tỉnh thành trên toàn cả nước. Tiến trình nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận từ tháng 1 /2019 đến tháng 8 /2019 Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu bao gồm các khái niệm: nhân cách, sức khỏe tâm thần/vấn đề cảm xúc hành vi, sinh viên.
  • 37. 30 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Lựa chọn khách thể nghiên cứu (tháng 9 /2019): bao gồm chuẩn bị giấy tờ hành chính, liên hệ lãnh đạo đơn vị, chuẩn bị trắc nghiệm. - Thu thập dữ liệu (tháng 2 /2020): dữ liệu được thu thập từ đối tượng nghiên cứu và được kiểm tra đầy đủ. - Nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu (tháng 2 năm 2020): dữ liệu được chúng tôi nhập vào SPSS và được phân tích bằng thống kê. Viết báo cáo luận văn (tháng 2/2020 đến tháng 5/2020): viết và hoàn thiện luận văn. 2.2. Địa bàn nghiên cứu Trường Đại học FPT nằm ở km29 đại lộ Thăng Long, khu giáo dục đào tạo, khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội. Trường được thành lập từ năm 2006. Đây là trường Đai học đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập, có cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học hiện đại bậc nhất Việt Nam. Trường có mức học phí khoảng 280 triệu cho 4 năm, đây là mức học phí tương đối cao so với mặt bằng học phí các trường Đại học nói chung. Tuy nhiên, trường có nhiều chính sách khuyến học với nhiều loại học bổng dành cho sinh viên từ 20%, 50%, 70%, 100% đến 140%. Vì vậy trường Đại học FPT là ngôi trường tiếp nhận nhiều loại đối tượng sinh viên khác nhau. Từ những sinh viên xuất phát điểm thời phổ thông là giỏi, xuất sắc được nhận học bổng của trường đến những sinh viên khá thi vào trường và cả những đối tượng sinh viên xuất phát điểm với sức học trung bình khá được xét học bạ vào trường. Chính sự khác biệt về lực học sinh viên ở ngôi trường này tạo nên một bức tranh tổng quan đa dạng về sinh viên học ngành công nghệ thông tin đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là khu vực phía bắc. Điều này tạo nên sự đa dạng về nhân cách cũng như các vấn đề cảm xúc hành vi mà sinh viên ngành công nghệ thông tin có thể gặp phải. 2.3. Tổ chức nghiên cứu Khi xác định được địa bàn nghiên cứu, được sự đồng ý của lãnh đạo cấp trên, chúng tôi liên hệ phòng đào tạo của trường để xin danh sách và thông tin liên hệ của sinh viên năm nhất và sinh viên năm hai.
  • 38. 31 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tiếp theo, chúng tôi chọn lọc lấy sinh viên ngành công nghệ thông tin. Trong số hàng ngàn sinh viên năm nhất và năm hai ngành công nghệ thông tin, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 600 sinh viên ngành công nghệ thông tin và tổ chức các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trực tuyến để hướng dẫn từng nhóm sinh viên làm trắc nghiệm. Trong quá trình làm trắc nghiệm, chúng tôi đảm bảo không gian yên tĩnh, khoảng cách giữa các bạn sinh viên đủ để các bạn không trao đổi được với nhau và không nhìn thấy bài làm trắc nghiệm của nhau. Chúng tôi hướng dẫn lần lượt cách làm từng trắc nghiệm: từ trắc nghiệm Neo Pi-R 60 đến trắc nghiệm YSR. Hướng dẫn một lượt nội dung câu hỏi và cách làm từng câu hỏi. Chúng tôi để sinh viên tự trả lời từng câu trong trắc nghiệm, nếu có thắc mắc thì sẽ hỏi và nghiên cứu viên sẽ trả lời câu hỏi. Sau khi sinh viên trả lời xong, chúng tôi thu lại phiếu trắc nghiệm và kiểm tra kỹ thông tin cũng như đảm bảo tính hợp lệ của trắc nghiệm. Một bộ phiếu khảo sát bao gồm 2 trắc nghiệm: NEO PI-R 60 và YSR. Các sinh viên không gửi lại phiếu trả lời khảo sát hoặc gửi lại phiếu trắng đồng nghĩa với việc từ chối tham gia nghiên cứu. Số phiếu phát ra là 330 phiếu, sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ, chúng tôi thu được 325 phiếu đáp ứng đủ độ tin cậy để tiến hành xử lý số liệu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm về nhân cách, sức khỏe tâm thần, vấn đề cảm xúc hành vi, sinh viên. Phương pháp: phương pháp nghiên cứu lí luận là phương pháp hệ thống hóa lý thuyết từ những công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước đã được báo cáo hoặc đăng tải trên các sách báo, tạp chí và website về các vấn đề liên quan đến đề tài.
  • 39. 32 Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Các giai đoạn của phương pháp là thu thập, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi (anket) 2.4.2.1. Công cụ đánh giá đặc điểm nhân cách NEOPI-R 60 Công cụ đánh giá đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin theo thuyết 5 nhân tố lớn. Nghiên cứu này sử dụng NEO-60VN làm công cụ đo đạc, trắc nghiệm này được thích nghi tại Việt Nam từ trắc nghiệm NEP-PI-R (Trần Văn Công và cộng sự 2016). Trắc nghiệm gồm 60 câu, với câu trả lời được thiết kế theo dạng Likert 5 điểm (0=Hoàn toàn sai, 1=Sai, 2=Không đúng cũng không sai, 3=Đúng, 4=Hoàn toàn đúng). Trắc nghiệm NEO-PI-R được xây dựng dựa trên nguyên lý mô hình 5 nhân tố lớn của Costa & Mc Crae (Costa và cộng sự năm 1985; 1998). Trắc nghiệm này gồm 5 mặt nhân cách là N (Neuroticism): nhiễu tâm, mặt E (Extraverson): hướng ngoại, mặt O (Openness): cởi mở, mặt A (Agreeableness): đồng thuận và mặt C (Conscienticousness): tính tận tâm. Mỗi mặt có một ý nghĩa riêng:  Nhiễu tâm (Neuroticism) đánh giá sự bất ổn định về cảm xúc, nhận ra những người dễ rơi vào stress tâm lý, những ý tưởng phi thực tế, những khao khát thái quá. Với mặt này, những người có điểm cao thường trải nghiệm những cảm xúc u uất, giận dữ, lo sợ, tội lỗi, và ganh ghét cao hơn người thường. Họ phản ứng tiêu cực với strss và thường lý giải những tình huống bình thường dưới dạng nguy hiểm, đáng lo ngại và xu hướng “thổi phồng” các khó khăn. Những người này chú ý quá mức để vẻ bề ngoài hoặc hành vi của bản thân và gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát sự hối thúc. Ngược lại, những người có điểm số thấp ở mặt này thường có cảm xúc vững chãi hơn, ít dao động và ít phản ứng với stress hơn. Họ thường có xu hướng bình tĩnh, không nóng nảy và ít khi bị căng thẳng[48]. Ví dụ: “ Tôi dễ hoảng sợ”; “Rất khó làm tôi tức giận”.  Hướng ngoại (Extraverson): mặt này đánh giá số lượng và cường độ các tương tác liên cá nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng.