SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
1
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
MỞĐẦU
1.Lýdochọnđềtài
Bảo trợ xã hội (BTXH) là một hoạt động mang tính chất từ thiện,
tương thân tương ái, giúp đỡ nhau của con người, đó là các hình thức,
biện pháp giúp đỡ của nhà nước, xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh
sống khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bị
bất hạnh, rủi ro không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản
thân và gia đình.
Là nước có bề dày hàng nghìn năm lịch sử với truyền thống tương
thân tương ái “lá lành đùm lá rách” giúp đỡ lẫn nhau. Để phát huy
truyền thống quý báu đó, đồng thời nhằm mục tiêu bảo đảm an sinh xã
hội (ASXH) tiến tới công bằng xã hội, trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội (KT-XH) của đất nước, Đảng và nhà nước ta ngày càng quan
tâm nhiều hơn tới công tác BTXH nhằm đảm bảo ổn định đời sống của
các đối tượng dễ bị tổn thương.
Đà Nẵng có tốc độ phát triển KT-XH luôn ổn định, hệ thống chính
sách ASXH, trợ cấp xã hội và xoá đói giảm nghèo không ngừng phát
triển. Đem lại chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân góp
phần kéo dài tuổi thọ con người... Bên cạnh đó, còn nẩy sinh không ít
những vấn đề như phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, ảnh hưởng
đến thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội tăng nhanh...làm cho đối
tượng yếu thế trên địa bàn thành phố cũng tăng theo, nhất là người già cô
đơn, các đối tượng mắc các tệ nạn xã hội, trẻ bị bỏ rơi không nơi nương
tựa...
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
2
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Để công tác BTXH của thành phố tiếp tục đi vào cuộc sống một cách
thiết thực, thực sự trở thành công cụ hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp những
thiệt thòi đối với các đối tượng “yếu thế” góp phần đảm bảo ASXH, tiến
tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội của địa phương, thành
phố còn rất nhiều việc phải làm, cả ngắn hạn và dài hạn. Xuất phát từ
thực tế và với ý nghĩa như vậy, tôi lựa chọn đề tài "Chính sách bảo trợ
xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay" làm luận
văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển của mình.
2.Mụctiêunghiêncứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các chính sách BTXH của Việt Nam nói
chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng, qua đánh giá thực trạng luận
văn đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo tốt hơn
cho các đối tượng cần được BTXH trên địa bàn thành phố.
3.Đốitượngvàphạmvinghiêncứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chính sách về BTXH của Nhà
nước áp dụng tại Đà Nẵng; Các quy định của chính quyền địa phương;
các biện pháp thực thi của các chủ thể có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được xác định trên địa
bàn Đà Nẵng với giới hạn thời gian từ 1997 - 2009 (từ khi chia tách tỉnh
Quảng Nam Đà Nẵng đến nay).
4.Phươngphápnghiêncứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu. Ngoài ra còn có
phương pháp cụ thể như: hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp, mô
hình hoá, dự báo, lấy ý kiến chuyên gia...
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
3
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
5.Kếtcấuđềtài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về BTXH và chính sách BTXH
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách BTXH tại Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp thực hiện chính sách BTXH ở Đà Nẵng giai
đoạn 2010-2020.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ CHÍNH
SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1. BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm bảo trợ xã hội.
Theo nghĩa thông thường, BTXH được hiểu là chế độ đảm bảo xã
hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục
những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm
bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm,
các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình
sống (suốt cuộc đời) của đối tượng.
Theo Ngân hàng thế giới: “Bảo trợ xã hội là tập hợp các can thiệp
của Nhà nước nhằm mục đích hỗ trợ những thành viên nghèo hơn và dễ
tổn thương hơn trong xã hội, cũng như giúp đỡ những cá nhân, gia đình
và cộng đồng quản lý rủi ro” [16, tr.550].
1.1.2. Nội dung bảo trợ xã hội
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
4
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
BTXH hay trợ giúp xã hội có những nội dung và hình thức ở các
mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào tình trạng nguy kịch nhiều hay ít, có
tính tạm thời hay lâu dài, hoàn cảnh của bản thân và gia đình họ trong
quan hệ của cứu trợ xã hội. Do vậy tuỳ theo tính chất và mức độ mà
người ta phân biệt trợ giúp thường xuyên hay trợ giúp đột xuất.
1.1.3. Sự cần thiết, vai trò, ý nghĩa của bảo trợ xã hội
1.1.3.1 Sự cần thiết phải thực hiện Bảo trợ xã hội ở Việt Nam
Xuất phát từ tính tất yếu và sự cần thiết của hệ thống ASXH để giải
quyết tốt nhất 2 lý do: Nhu cầu tự nhiên của con người; từ những yêu
cầu phát triển của nền kinh tế thị trường.
Đặc biệt đối với nước ta, có đến 56,8% lực lượng lao động làm việc
trong khu vực nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
chủ yếu vào điều kiện thiên nhiên, ít chịu tác động của khoa học công
nghệ so với những khu vực khác. Là nước nghèo, chịu hậu quả nặng nề
của chiến tranh vệ quốc, cũng như làm nghĩa vụ quốc tế đến nay vẫn
chưa thể khắc phục hoàn toàn. Các đối tượng yếu thế ngày càng có chiều
hướng gia tăng như người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt... Xuất phát từ truyền thống của dân tộc, cộng đồng người
Việt luôn thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, có giá trị truyền thống như
“thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách ”... đây là cơ
sở cho việc hình thành và phát triển cho chính sách BTXH ở Việt Nam.
Do vậy, xây dựng hệ thống các chính sách đồng bộ, các giải
pháp KT-XH, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện chính sách
BTXH là sự cần thiết và cấp bách để can thiệp, giúp đỡ các đối
tượng yếu thế thiệt thòi.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
5
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.1.3.2. Vai trò
Chính sách BTXH là trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH, nó tạo
nên tấm lưới cuối cùng của hệ thống lưới ASXH nhằm bảo vệ an toàn
cho mọi thành viên trong xã hội khi họ rơi vào tình trạng rủi ro.
Thực hiện tốt công tác BTXH tức là góp phần ổn định xã hội, ổn
định chính trị, thúc đẩy tiến bộ xã hội… là nhân tố quan trọng làm cơ sở
và tạo môi trường cho sự phát triển kinh doanh và dịch vụ. Làm cho “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.1.3.3. Ý nghĩa
- Là một biện pháp của chính sách xã hội và là một trong những chỉ
báo quan trọng về định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường.
- BTXH vừa mang ý nghĩa về kinh tế, xã hội, đặc biệt thể hiện giá trị
đạo đức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc.
- Thực hiện các chính sách BTXH có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là
truyền thống tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách’’ của dân tộc ta
1.2. CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
1.2.1. Chính sách bảo trợ xã hội ở nước ta
Thông thường, khi nói đến ASXH người ta nói đến 04 yếu tố hợp
thành: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và trợ giúp xã hội; Trợ
giúp xã hội bao gồm trợ cấp đột xuất, trợ cấp thường xuyên và ưu đãi
xã hội; Việc xác định chế độ trợ cấp xã hội, trợ giúp khác phải tính đến
khả năng chi trả của ngân sách nhà nước, theo mức độ tăng trưởng của
nền kinh tế.
1.2.2. Phạm vi và đối tượng bảo trợ xã hội
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
6
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Pháp luật về cứu trợ xã hội nước ta quy định những đối tượng sau
đây sẽ thuộc diện có thể được hưởng CTXH: người già cô đơn, trẻ em
mồ côi, người tàn tật, người bị tâm thần mãn tính; người gặp rủi ro thiên
tai và những lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và người thân của
họ không thể tự khắc phục được.
1.2.3. Nội dung chính sách bảo trợ xã hội
1.2.3.1. Chế độ CTXH thường xuyên
1.2.3.2. Chế độ CTXH đột xuất
1.2.4. Yêu cầu của chính sách Bảo trợ xã hội
Chính sách BTXH thực hiện đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình
hình, điều kiện phát triển kinh tế đất nước và của từng địa phương trong
từng thời kỳ; nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, đảm bảo ổn
định xã hội, gắn với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
1.2.5. Phương thức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội
Việc thực hiện chính sách bảo trợ ở nước ta được thực hiện bằng
nhiều phương thức, Nhà nước thực hiện BTXH thông qua cơ quan quản
lý nhà nước các cấp, các tổ chức xã hội và cộng đồng xã hội.
1.2.6. Nguồn tài chính thực hiện BTXH
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn tài chính ẩm bảo
thực hiện CTXH trước hết được lấy từ NSNN, bên cạnh đó, còn có sự
đóng góp của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức từ thiện,
nhân dân và nguồn trợ giúp quốc tế.
1.2.7. Phương pháp đánh giá mức độ bao phủ trợ giúp xã hội
Chỉ tiêu mức độ bao phủ trợ giúp xã hội được tính như sau:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
7
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Ctg
xh
=
Stcx
h
x
10
0%
Dbt
xh
Trong đó: Ctgxh: chỉ tiêu độ bao phủ trợ giúp xã hội
Stcxh : số người nhận được trợ cấp xã hội
Dbtxh: tổng số đối tượng BTXH
1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH BTXH
1.3.1. Nhóm nhân tố kinh tế tác động đến bảo trợ xã hội
Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Sự hội nhập kinh tế quốc tế; trình độ phát
triển chung của nền kinh tế; tình trạng ngân sách...
Các yếu tố kinh tế vi mô: đối tượng thụ hưởng trực tiếp và các thành
phần tham gia.
1.3.2. Nhóm nhân tố phi kinh tế tác động đến BTXH
Hệ thống các chính sách BTXH đóng vai trò như một chốt chặn
cuối cùng cho nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là những tầng lớp dưới
cùng của xã hội, khỏi phải rơi vào vòng xoáy của đói nghèo, của sự
khốn cùng và khỏi nguy cơ bị gạt ra ngoài lề của cuộc sống.
Bên cạnh đó, các yếu tố nhận thức xã hội, yếu tố văn hoá… cũng có
tác động và ảnh hưởng nhất định đến việc hoạch định, thiết kế hộ hình
và tổ chức thực thi các chính sách BTXH trong hệ thống ASXH.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
8
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BTXH
Bảng 2.1: Tỷ trọng GDP giữa các ngành giai đoạn 2006-2010
ĐVT: %
Lĩnh vực
Năm
2006 2007 2008 2009
Ước
2010
Giai đoạn
2006-2010
Công nghiệp 46,1 45,5 45,8 46,2 46,5 46-47
Du lịch 46,9 50,2 50,1 50,3 50,5 50-51
Nông nghiệp 4,3 4,3 4,1 3,5 3 3-4
Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố
Bảng 2.2: Vốn đầu tư giữa các ngành giai đoạn 2006-2010
ĐVT: Tỷ đồng
Lĩnh vực
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Giai đoạn
2006-2010
Công nghiệp 3.291,7 4.391,8 5.007,7 5.661 6.460 24.812,2
Du lịch 5.915,1 6.491,3 8.592,5 9.348,3 10.234 40.581,4
Nông nghiệp 230.3 235,6 277,7 290,7 306 1.340,5
Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố
2.2. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH BTXH Ở ĐÀ NẴNG
2.2.1. Triển khai, cụ thể hoá các chính sách của Trung ương
Việc quán triệt các văn bản kịp thời như: Nghị định số 67/2007/NĐ-
CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH; Nghị
định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
9
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Thông tư số 09/2007/TT-
BLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số
67/2007/NĐ-CP...
2.2.2. Ban hành các chính sách của địa phương
Thành phố ban hành Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”;
Quyết định 19/2007/QĐ-UBND về thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-
CP, Quyết định 21/2010/QĐ-UBND thực hiện chính sách đối với đối
tượng BTXH trên địa bàn thành phố theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP,
trong đó quy định mức trợ cấp bằng 150% mức quy định của TW...
Cách tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng
Mức trợ cấp xã
hội hàng tháng
=
Mức chuẩn trợ cấp
xã hội 180.000đ (Hệ
số 1)
x Hệ số tương
ứng
2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BTXH TẠI
THÀNH PHỐ TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Thực trạng đối tượng thụ hưởng
Bảng 2.3: Dân số trung bình của Đà Nẵng 1997-2009
Năm
Dân số
trung bình
Chia ra
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
1997 672.468 372.021 300.447 531.330 141.138
2000 716.282 351.013 365.269 565.440 150.842
2005 779.019 377.711 401.308 672.640 106.379
2009 890.490 439.190 451.300 773.470 117.020
Nguồn: niên giám thống kê Đà Năng 1997-2009
Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1997-2009 là 1,94%. Tốc độ
tăng dân số đô thị cao hơn nông thôn. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh,
lao động di chuyển vào thành phố học tập, sinh sống ngày một nhiều.
Do dân số tăng nhanh, mật độ dân số năm 1997 là 535 người/km2
.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
10
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Đến năm 2009, mật độ dân số tăng lên 708 người/km2
, cao hơn nhiều so
với Miền Trung và cả nước.
2.3.2. Tình hình thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội
2.3.2.1 Bảo trợ xã hội thường xuyên
BTXH thường xuyên bao gồm: BTXH thường xuyên tại cộng đồng
và bảo trợ xã hội thường xuyên tại cơ sở BTXH.
Bảng 2.4: Số đối tượng được trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng ở ĐN
Năm Người tàn tật Người già nêu đơn Trẻ em mồ côi Khác Tổng
Người % Người % Người % Người % Người
1997 434 42,55 510 50 73 7,16 3 0,29 1.020
2000 908 47,94 683 36,6 291 15,36 12 0,1 1.894
2005 1.862 43,07 1.773 40,01 583 13,49 105 3,43 4.323
2009 1.863 21,10 2.336 26,45 1.508 17,08 3.124 35,38 8.831
(Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng)
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
7.000
8.000
9.000
1 3 5 7 9 11 13
Năm 1997-2009
Series1
Biểu đồ 2.1: Tổng số đối tượng được TCTX tại cộng đồng
Bảng 2.5: Kinh phí thực hiện TCTX tại cộng đồng qua các năm:
Năm Mức trợ cấp hàng tháng
(1.000đồng)
Tổng kinh phí trợ cấp
(1.000.000đồng)
1997 33,6 352
2000 45,6 1.036
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
11
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2005 90 4.125
2009 150 29.655
(Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng)
Nhận xét và đánh giá
Chính sách trong thời kỳ này có những thay đổi quan trọng như
sau: Đối tượng được mở rộng, trước năm 1997 chỉ có 3 nhóm đối tượng
là người già neo đơn, người tàn tật nặng và trẻ em mồ côi; Mức trợ cấp
điều chỉnh cao hơn, được điều chỉnh 4 lần.
Mức độ bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội còn thấp: xem
xét nó trên 2 khía cạnh chủ yếu đó là mức độ bao phủ về khía cạnh đối
tượng và mức độ bao phủ về nhu cầu trợ giúp của các đối tượng xã hội
Bảng 2.6: Số đối tượng được TCTX tại các cơ sở xã hội
Năm
Người tàn
tật
Người già
nêu đơn
Trẻ em mồ
côi
Khác Tổng
1997 214 72 633 56 975
2000 239 67 604 45 955
2005 365 76 691 25 1157
2009 478 91 865 15 1449
(Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng)
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1 3 5 7 9 11 13
Năm 1997-2009
Series1
Biểu đồ 2.2: Tổng số đối tượng TCTX tại cơ sở bảo trợ xã hội
* Nhận xét:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
12
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng hàng tháng cho mỗi đối
tượng tại cơ sở xã hội là 84.000đ; đến tháng 6/1997 thì mức này tăng
lên mức 96.000đ; tháng 3/2000 tăng lên mức 100.000đ; tháng 9/2004
tăng lên mức 140.000 đồng/người/tháng. Trong khi đó mức TCTX của
đối tượng tại cộng đồng đã được điều chỉnh từ các mức 33.600đ lên các
mức 45.600đ, 90.000đ và 150.000đ/người/tháng.
Bảng 2.7: Các loại hình cơ sở xã hội qua các năm
Năm Mái ấm, nhà mở Làng Trung tâm Tổng
1997 3 2 7 12
2000 3 2 8 13
2005 2 1 8 11
2009 2 1 11 14
(Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng)
Bảng 2.8: Kinh phí thực hiện TCTX tại các cơ sở bảo trợ xã hội:
ĐVT: Triệu đồng
Năm Ngân sách NN Viện trợ Khác Tổng
1997 476 3.261 50 3.787
2000 1.047 4.293 125 5.465
2005 2.722 8.472 371 11.565
2009 4.450 12.345 2.024 18.819
(Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng)
* Đối với người tàn tật
Bảng 2.9: Cơ cấu người tàn tật theo dị dạng dị tật và địa giới
Chỉ tiêu
Hải
Châu
Than
h Khê
Sơn
Trà
Ngũ
H.Sơn
Liên
Chiểu
Cẩm Lệ
Hòa
Vang
Tổng
Tổng 886 963 421 728 730 902 738 5.368
Tật vận động 149 259 282 199 222 229 161 1.501
Tâm thần 291 268 76 241 156 200 102 1.334
Khiếm thị 53 87 53 145 79 56 64 537
Thính giác 124 119 10 89 115 57 148 662
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
13
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Dị dạng, tật.. 269 230 0 54 158 274 263 1.248
Nguồn: Sở Lao động thương binh xã hội thành phố Đà Năng
Nhìn chung số lượng người tàn tật tại các quận, huyện không có
chênh lệch lớn, chỉ có quận Sơn Trà là tương đối thấp.
* Đối với người già neo đơn và người cao tuổi
Bảng 2.10: Tổng hợp người già neo đơn được TCTX ở Đà Nẵng
ĐVT: Người
Năm
Tại cộng
đồng
Tại cơ sở
BTXH
Tổng
Người già
trên 60 tuổi
Tỷ lệ
1997 510 72 582 54180 0,94
2000 683 67 750 56296 1,21
2005 1.773 76 1.849 84462 2,10
2009 1.320 82 1.402 87021 2,68
(Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng)
Số lượng người già neo đơn được BTXH thường xuyên tại cộng
đồng có xu hướng tăng qua các năm, năm 1997 là 510 người, năm 2005
là 1.773 người, đến năm 2009 còn 1.320 người (trung bình 38,63%).
0
500
1000
1500
2000
2500
1 2 3 4 5 6 7
Năm 1997-2009
Series1
Biểu đồ 2.3: Tổng số người già neo đơn qua các năm
Số lượng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng trung bình hàng năm
là 2,39%. Tỉ lệ tăng trung bình hàng năm của người già neo đơn so với
người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên là 0,67%.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
14
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Đà Nẵng là 1,114%, tỉ lệ người cao
tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng 0,56%.
* Đối với trẻ mồ côi
Bảng 2.11: Tổng hợp về trẻ mồ côi ở Đà Nẵng qua các năm
Năm
Tổng số trẻ mồ
côi toàn thành
phố
Trợ cấp tại cộng
đồng
Nuôi dưỡng tại cơ
sở BTXH
SL
(người)
%
dân số
SL
(người)
%
dân số
SL
(người)
%
dân số
1997 5.784 0,1 73 0,01 633 0,09
2000 2.088 0,12 291 0,04 604 0,08
2005 1.730 0,16 583 0,07 691 0,09
2009 1.740 0,15 1.508 0,07 865 0,09
(Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng)
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
6.000
1 3 5 7 9 11 13
Năm 1997-2009
Series1
Biểu đồ 2.4: Trẻ mồ côi từ năm 1997-2009
Từ năm 1997 đến năm 2009, trẻ em mồ côi giảm trung bình khoảng
9,26% một năm. Ảnh hưởng của các nhân tố sau: Số trẻ mồ côi của
năm trước; trẻ mồ côi được nhận làm con nuôi; chuyển đi nơi khác; qua
khỏi độ tuổi quy định; từ trần trong năm...
Trong giai đoạn 1997-2009, số trẻ chuyển đi nơi khác và số trẻ từ
nơi khác chuyển đến chủ yếu là dưới dạng di cư tự do theo hộ gia đình,
Tỷ lệ tử của trẻ sơ sinh hiện nay cũng là rất nhỏ 1,629 % và của nhóm
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
15
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
trẻ em dưới 16 tuổi khoảng 0,922%0. Do vậy, số trẻ mồ côi chủ yếu
chịu ảnh hưởng do 4 nhân tố chính đó là: số còn lại của năm trước, mới
phát sinh, được nhận làm con nuôi và qua khỏi độ tuổi quy định.
2.3.2.2. Bảo trợ đột xuất
Từ năm 1997 đến 2009, thiệt hại về dân sinh do thiên tai là rất lớn.
Đặc biệt là trong các trận bão, lụt lịch sử năm 1998,1999, 2006, 2007.
Năm 2006 nặng nhất người bị chết, mất tích là 109 người; nhà bị đổ,
sập, trôi, cháy là 9.399; người thiếu lương thực 50.020 người; thiệt hại
do thiên tai gây ra lên tới 5.290 tỷ đồng. Rủi ro lớn nhất vẫn là trình
trạng người bị chết trong đó có tỷ lệ đáng kể là trẻ em.
2.3.3. Thực trạng thực thi chính sách
2.3.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước
Quản lý và thực hiện chính sách bảo trợ trên địa bàn thành phố được
tổ chức thành 3 cấp. Sở LĐ - TB và XH có 08 phòng ban chuyên môn và
07 đơn vị trực thuộc, là cơ quan tham mưu, giúp cho UBND thành phố
quản lý nhà nước trên lĩnh vực LĐTBXH cấp thành phố. Cấp quận,
huyện có 07 phòng và cấp xã, phường.
2.3.3.2. Các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp
Bên cạnh những cơ quan chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà
nước về lĩnh vực BTXH, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp
đã tích cực tham gia như UBMTTQVN các cấp, Hội người mù, người
cao tuổi, chữ thập đỏ, khuyến học...
2.3.3.3. Các tổ chức phi chính phủ, xã hội tự nguyện
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG NHỮNG NĂM QUA
2.4.1. Những kết quả đạt được
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
16
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Thực tế giai đoạn 2006-2010 cho thấy, công tác bảo trợ xã hội trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng được thực hiện khá đầy đủ, bảo đảm hài hòa
mối quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế trong chính
sách bảo trợ xã hội.
Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, gắn với từng bước thực
hiện công bằng xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trong việc giải quyết các
vấn đề trọng tâm, bức xúc. Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hỗ
trợ của Nhà nước, thành phố đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách
chăm sóc, hỗ trợ riêng đối với các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội.
Nhiều chính sách an sinh xã hội đậm tính nhân văn được triển khai thực
hiện. Trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh, phụ nữ nghèo bị ung thư, học
sinh thuộc diện khó khăn, có nguy cơ bỏ học, thanh thiếu niên hư, các đối
tượng phạm tội hoàn lương... được quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ thiết thực,
các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện phát triển rộng khắp.
2.4.2 Những hạn chế
Độ bao phủ đối tượng BTXH còn thấp; mức độ tác động đến chất
lượng cuộc sống của đối tượng BTXH còn hạn chế; cơ chế tài chính để
thực hiện các chính sách BTXH chưa đáp ứng yêu cầu thực tế…
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.4.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan
Thể chế chính sách chưa đồng bộ; quá trình đô thị hóa phát sinh các
vấn đề như: việc làm, chuyển đổi ngành nghề, phân hoá giàu nghèo…;
hội nhập gây nhiều rủi ro; thiên tai, bão lụt, dịch bệnh xảy ra với tần suất
lớn, gây hậu quả nghiêm trọng về người và của…là nguyên nhân làm
phát sinh đối tượng BTXH.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
17
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.4.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Chưa xây dựng được các chiến lược chuyên đề của ngành; công tác
tuyên truyền còn yếu; năng lực quản lý nhà nước về BTXH còn bất cập,
đội ngũ làm công tác BTXH còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng;
công tác quản lý và xác định đối tượng của các địa phương chưa tốt, có
nơi còn quan liêu, thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ; trình độ sử dụng
công nghệ thông tin còn thấp; nguồn kinh phí bảo trợ cho đối tượng chủ
yếu từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn
rất hạn chế…
2.4.4. Bài học kinh nghiệm
Nhận thức đúng và đủ về chính sách BTXH của các cấp và của nhân
dân là nhân tố có tính quyết định; quán triệt quan điểm cơ bản trong phát
triển thành phố là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các
vấn đề xã hội; xác định trọng tâm trọng điểm, khâu đột phá; đẩy mạnh xã
hội hoá chính sách BTXH, vận động nhân dân cùng tham gia với nhà
nước, các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ tham gia có tính bền vững và có
hiệu quả lâu dài; đẩy mạnh cải cách hành chính…
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
18
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Chương 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2020
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020
Tập trung giải quyết tốt 2 vấn đề: Một là, bổ sung đối tượng trợ giúp cho
phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Hai là, nghiên cứu, rà soát lại tiêu chí xác
định đối tượng trợ giúp theo hướng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, loại bỏ bớt
những điều kiện cứng (đủ) mà cần quan tâm nhiều hơn đến điều kiện thực tế
(cần) để thực sự bao phủ hết số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
3.2. DỰ BÁO NHỮNG VẤN ĐỀ BTXH ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Người tàn tật
- Những nhân tố làm tăng: Tai nạn rủi ro, bất khả kháng; Tai nạn lao
động; Tai nạn giao thông
- Những nhân tố làm giảm: Tiến bộ trong y học; chăm sóc sức khoẻ
nhân dân được chú trọng; sự hiểu biết, ý thức tự bảo vệ mình của người
dân nâng lên; đời sống nhân dân được cải thiện, hạn chế khả năng bệnh
tật; di chứng các chất độc (trong chiến tranh, trong hoà bình) cho đời sau
được giảm thiểu và ngăn ngừa.
Số người tàn tật chịu ảnh hưởng bởi 2 xu hướng trái ngược nhau. Căn
cứ tỷ suất chết của người tàn tật (theo ý kiến của chuyên gia: tỷ suất chết
người tàn tật gấp 1,4 - 1,6 lần tỷ suất chết trung bình của dân số). Từ
phân tích thực trạng 1997 đến 2009 cho thấy người tàn tật được hưởng
trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng và tại các cơ sở BTXH có xu hướng
tăng một cách ổn định, bình quân tăng 16%/năm. Không có biến cố nào
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
19
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
làm biến động đối tượng tăng giảm đột ngột. Do vậy, dùng phương pháp
ngoại suy, hàm xu thế để dự báo đối tượng này.
Mô hình dự báo:
Trong đó:
t : Thời gian dự báo (năm)
yt : Người tàn tật được trợ cấp thường xuyên năm t
t : Sai số chuẩn
a,b : Tham số
Dùng phương pháp bình phương bé nhất ước lượng các tham số
trong mô hình trên ta được kết quả: a = 5,9997; b = 0,6036
Vậy dạng mô hình cần tìm là: ln(yt) = 5,9997 + 0,6036ln(t)
3.2.2. Người già neo đơn không nơi nương tựa
- Nhân tố làm tăng: Tiến bộ y học; chăm sóc sức khoẻ nhân dân được
chú trọng, tuổi thọ bình quân tăng, số người già ngày càng nhiều; nhân tố
thuộc về phát triển KT-XH; lối sống, tâm lý của bản thân người già thích
sống tự lập một mình.
- Nhân tố làm giảm: Xác suất chết của người già.
Phân tích thực trạng người già neo đơn từ 1997-2009, cho thấy người
già neo đơn có xu hướng tăng chậm dần một cách ổn định theo tổng số
người già từ 60 tuổi trở lên, nên dùng phương pháp hồi quy dạng hàm xu
thế để dự báo.
Mô hình dự báo:
Trong đó:
Yt : Tổng người già neo đơn năm t
Ln(yt) = a + bln(t) + t
Yt = axt
2 + bxt + c
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
20
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Xt : Tổng số dân nhóm tuổi từ 60 trở lên tại năm t
a,b,c : Hệ số ước lượng
Dùng phương pháp bình phương bé nhất ước lượng các tham số
trong mô hình trên ta được kết quả phương trình cần dự báo:
Yt = 18,575 + 0,5611.xt + 4,287.10-6
.xt
2
3.2.3. Trẻ em mồ côi
- Nhân tố làm tăng: Xác suất chết của nhóm dân cư trẻ là bố mẹ của
trẻ mồ côi; tai nạn rủi ro; tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, lối
sống buông thả của một số thanh niên.
- Nhân tố làm giảm: Số trẻ mồ côi qua tuổi quy định (qua 16 tuổi);
trẻ mồ côi được nhận làm con nuôi; tỷ lệ chết của trẻ mồ côi hàng năm.
Giai đoạn 1997-2009 lại có xu hướng tăng hàng năm. Do vậy, để dự
báo trẻ mồ côi được trợ cấp thường xuyên, có thể theo mô hình sau:
Trong đó:
Ot : Số trẻ mồ côi năm dự báo (năm t)
a,b : Tham số ước lượng
Dùng phương pháp bình phương bé nhất ước lượng các tham số
trong mô hình trên ta được phương trình cần dự báo là: Ot = 676 + 59t
* Kết quả dự báo
Bảng 3.3: Kết quả dự báo đối tượng BTXH được trợ cấp thường
xuyên ở Đà Nẵng đến năm 2020
ĐVT: Người
Năm Người tàn tật Người già neo đơn Trẻ mồ côi
2010 1.948 2.621 1.568
Ot = a + bt
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
21
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2011 2.031 2.900 1.627
2012 2.111 3.199 1.687
2013 2.190 3.519 1.746
2014 2.266 3.860 1.806
2015 2.341 4.224 1.865
2016 2.415 4.610 1.924
2017 2.487 5.021 1.984
2018 2.557 5.457 2.043
2019 2.627 5.918 2.103
2020 2.695 6.406 2.162
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội
Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát
triển hệ thống chính sách trợ giúp xã hội; thay đổi một cách căn bản cách
nhìn công tác BTXH từ làm từ thiện, nhân đạo sang chia sẻ trách nhiệm
xã hội dựa vào nhu cầu và quyền con người, từ đó đề cao trách nhiệm
xã hội của từng cá nhân, gia đình, xã hội.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về trợ giúp xã
hội cho các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi người dân trên cơ sở đó
nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện pháp luật và chính sách xã hội;
Hình thành các chuyên mục trên báo chí, website, truyền hình về
các hoạt động trợ giúp xã hội để chuyển tải các thông tin về mô hình
hoạt động có hiệu quả và pháp luật của nhà nước đến đông bảo người
dân; vận động toàn dân tham gia công tác CTXH, trong đó nên nghiên
cứu và đưa vào áp dụng rộng rãi hơn mô hình “chăm sóc thay thế”.
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình “nhà xã hội” và khuyến
khích phát triển các cơ sở BTXH của tư nhân để khắc phục hiện tượng
quá tải của các cơ sở BTXH của nhà nước.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
22
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý
kiến của nguời dân về các vấn đề có liên quan đến luật pháp, chính sách
và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.
3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách
- Xây dựng mục tiêu phát triển xã hội trong đó có công tác BTXH
tương xứng với mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố. Đà Nẵng là
một trong những thành phố trẻ, phát triển nhanh và năng động của cả
nước, là Trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung và cả nước. Tiếp tục
thực hiện có hiệu quả Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là đời sống, việc làm, ASXH...
- Xây dựng và hoàn thiện chiến lược ASXH, trong đó có BTXH ở
Đà Nẵng đến 2020. Trên cơ sở Chiến lược quy hoạch phát triển Đà Nẵng
và Chiến lược phát triển ASXH của đất nước đến năm 2020, định hướng
phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015 được Đại hội lần thứ XX
Đảng bộ thành phố thông qua, thành phố sớm nghiên cứu xây dựng và
ban hành đề án phát triển hệ thống BTXH trên địa bàn theo một chỉnh thể
thống nhất, có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các mức chuẩn và
các chế độ để đảm bảo công bằng xã hội trong hệ thống và tạo thành
nhiều tầng lưới an sinh khác nhau, hỗ trợ cho nhau.
- Ban hành các chế độ chính sách hỗ trợ phù hợp trên cơ sở chính
sách chung của Nhà nước.
- Mở rộng đối tượng áp dụng vì ngoài các đối tượng yếu thế được
bảo trợ theo quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều đối tượng khác
cần được giúp đỡ.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
23
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Nâng mức trợ cấp cho tương xứng với tình hình phát triển kinh tế
của địa phương.
- Thành lập Trung tâm hổ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ em
khuyết tật thành phố Đà Nẵng
Hiện nay thành phố có khoảng 2.000 trẻ em khuyết tật, trong đó tập
trung vào các khuyết tật vận động, thị giác, thần kinh, trí tuệ…
Trung tâm là đơn vị hoạt động với sự tham gia của cả hai lực lựợng:
giáo dục và y tế, bên cạnh việc chuẩn đoán và can thiệp sớm để lựa
chon phương thức giáo dục, tư vấn tâm lý đối với trẻ em khuyết tật, hỗ
trợ để giáo dục trẻ khuyết tật tại gia đình, còn có các nhiệm vụ: tư vấn
cho cơ sở giáo dục có người khuyết tật hoà nhập về phương pháp giảng
dạy và hỗ trợ kỹ thuật; tập hợp, huy động các chuyên gia về giáo dục
khuyết tật để hỗ trợ các cơ sở giáo dục; bồi dưỡng giáo viên; tổ chức
các hoạt động trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và chăm
sóc người khuyết tật; tham mưu Sở Giáo dục đào tạo xây dựng chương
trình, tổ chức các hoạt động giáo dục cho người khuyết tật. Trung tâm
có thể sử dụng cơ sở vật chất của Trường Nguyễn Đình Chiểu, từng
bước đầu tư trang thiết bị từ chương trình kinh phí mục tiêu và các
chương trình tài trợ. Trung tâm sử dụng đội ngũ từ nguồn giáo viên của
trường chuyên biệt và nguồn giáo viên hợp đồng nên không có phát
sinh nhiều về kinh phí. Về lâu dài khi có đủ điều kiện trung tâm có thể
tách riêng về cơ sở vật chất và nhân sự, hoạt động độc lập, phục vụ cho
công tác quản lý và triển khai các hoạt động hỗ trợ giáo dục hoà nhập
trẻ khuyết tật trên địa bàn.
3.3.3. Nhóm giải pháp thực thi chính sách
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
24
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3.3.3.1. Tổ chức quản lý, thực thi các chế độ chính sách
- Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các đối tượng yếu thế (có
khả năng) ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
- Xã hội hóa nguồn lực thực hiện.
- Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí một cách hiệu quả: Công khai
minh bạch từ khâu thẩm định xét duyệt hồ sơ, chi trả trợ cấp...
- Công khai, minh bạch việc sử dụng các nguồn vận động ủng hộ.
3.3.3.1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện theo chương trình, theo thời gian.
- Có chế độ khích lệ khen thưởng kịp thời, xử phạt thích đáng
3.3.4. Nhóm giải pháp với đối tượng thụ hưởng
- Tăng cường tuyên truyền để mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước hiểu và coi việc trợ giúp các đối tượng yếu thế
là trách nhiệm của cộng đồng.
- Chú trọng chất lượng hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao năng
lực đối tượng thụ hưởng…
- Tổ chức tập huấn kỹ năng phục hồi chức năng cho các dạng
khuyết tật phổ biến ở trẻ em tại thành phố và các bác sĩ, kỹ thuật viên
tại các bệnh viện phục hồi chức năng, có thể tổ chức kết hợp theo
khuôn khổ dự án “Mô hình phục hồi chức năng toàn diện và hỗ trợ kinh
tế xã hội nhằm cải thiện cuộc sống của người khuyết tật tại thành phố
Đà Nẵng”. Kinh phí do Hội trợ giúp người tàn tật chi trả.
3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC THI CÁC GIẢI PHÁP
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
25
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3.4.1. Nguồn lực tài chính: Bố trí ngân sách thực hiện chương trình
mục tiêu hàng năm cho địa phương triển khai thực hiện; tăng cường kêu
gọi các dự án và đầu tư; các địa phương chủ động huy động nguồn lực
từ các tổ chức, cá nhân và tạo cơ chế thông thoáng trong quá trình triển
khai thực hiện các dự án cho công tác BTXH.
3.4.2. Tổ chức thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sở Tài chính; Sở Ngoại vụ có trách nhiệm; Ủy ban nhân dân các quận,
huyện; Phòng LĐTBXH các quận, huyện; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố và các tổ chức đoàn thể; Các cơ quan Đài, Báo.
3.5. KIẾN NGHỊ
3.5.1. Kiến nghị với cơ quan trung ương
- Thứ nhất, về đối tượng và điều kiện hưởng CTXH: Cần nghiên
cứu mở rộng đối tượng phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH từng
thời kỳ
- Thứ hai, về các chế độ áp dụng đối với các đối tượng hưởng
CTXH: Cần có sự thống nhất trong việc quy định chế độ áp dụng cho
nhóm đối tượng (7), (8), (9) trong chế độ CTXH thường xuyên. Nâng
mức trợ cấp CTXH thường xuyên để họ có thể tiếp cận được mức sống
tối thiểu một cách chắc chắn, thay vì phải thụ động trông chờ vào sự giúp
đỡ hảo tâm của cộng đồng xã hội như hiện nay.
- Thứ ba, về nguồn kinh phí thực hiện CTXH: Tiếp tục duy trì kinh
phí thực hiện CTXH từ hai nguồn như hiện nay: ngân sách nhà nước và
sự đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội.
- Thứ tư, về tổ chức thực hiện: Cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, vận động toàn dân tham gia công tác CTXH.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
26
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Thứ năm, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH sớm tham mưu xây dựng Luật
Bảo trợ xã hội, trong đó cần quy định một cách cụ thể về đối tượng
BTXH. Vì hiện nay, các đối tượng BTXH còn tảng mạng ở nhiều văn
bản luật khác nhau, không đồng nhất trong cách thức thực hiện các
chính sách, sự chồng chéo và khó khăn trong hướng dẫn thi hành
3.5.2. Kiến nghị với địa phương
Để đảm bảo duy trì thực hiện tốt các chính sách BTXH trên địa bàn
thành phố, góp phần giữ vững ổn định xã hội, thúc đẩy quá trình phát
triển thành phố nhanh, bền vững, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố,
các Sở, Ban, Ngành có liên quan và UBND các quận, huyện của thành
phố trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nên ưu
tiên giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, tăng cường lãnh đạo đối
với việc thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo an sinh. Đảm bảo cân
đối nguồn kinh phí cho các hoạt động BTXH, trong đó nên chỉ đạo
phân định rõ nguồn kinh phí chi cho đảm bảo xã hội và thực hiện chính
sách trợ giúp xã hội.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
27
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
KẾT LUẬN
Luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu phân tích,
tổng hợp, so sánh từ thực trạng công tác BTXH hơn 10 năm qua. Phân
tích những vấn đề về chính sách BTXH gắn chặt với phân tích ASXH và
phát triển KT-XH thành phố, đây là căn cứ để định hướng một số giải
pháp mang tính chiến lược để phát triển chính sách BTXH, ổn định
ASXH và phát triển KT-XH chung của thành phố.
Luận văn rút ra một số nhận xét như sau:
+ Chính sách BTXH có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống
ASXH, góp phần phát triển kinh tế xã hội, công bằng xã hội. Đây là mục
tiêu xã hội, nhưng giải pháp thực hiện là tổng hợp các yếu tố về kinh tế,
chính trị, xã hội, đòi hỏi cả hệ thống chính trị tham gia.
+ Hơn 10 năm qua, mặc dù còn nhiều bất cập, yếu kém, song chính
sách BTXH đã góp phần tích cực vào phát triển KT-XH của thành phố.
Nhưng nếu biết phát huy, có cơ chế, chính sách phù hợp hơn sẽ tạo nên
những đột phá về ổn định KT-XH hơn.
+ Căn cứ chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính
sách BTXH trong bối cảnh hội nhập, Luận văn đã xác định mục tiêu,
định hướng giải pháp cơ bản phát triển chính sách BTXH trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
Tuy nhiên, nghiên cứu Luận văn về chính sách BTXH trong bối cảnh
cả nước và thành phố chịu tác động hết sức sâu sắc của quá trình toàn cầu
hoá, đặc biệt là quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng ở thành phố, lại
có nhiều biến động khó dự báo như hiện nay, cho nên nội dung Luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-
TEAMLUANVAN.COM
28
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
góp của Hôi đồng khoa học để Luận văn được hoàn thiện hơn./.

More Related Content

Similar to Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay..doc

Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...KhoTi1
 
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay..doc (20)

Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang Thành phố Đà N...
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà ...
 
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện BiênĐảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
 
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAYĐề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
Đề tài: Đảm bảo An sinh xã hội tại huyện nghèo ở Điện Biên, HAY
 
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...
Hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam...
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.docGiải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
Giải pháp xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố Đà nẵng.doc
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
Xã hội học đại cương
Xã hội học đại cươngXã hội học đại cương
Xã hội học đại cương
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOTLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Phú Nhuận, HOT
 
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện BiênLuận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
 
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
 
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...
Hoàn Thiện Công Tác Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa T...
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Quảng Nam.doc
Đề Tài Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Quảng Nam.docĐề Tài Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Quảng Nam.doc
Đề Tài Đẩy mạnh hoạt động bảo trợ xã hội ở tỉnh Quảng Nam.doc
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác an sinh xã hội tại tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện công tác an sinh xã hội tại tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Hoàn thiện công tác an sinh xã hội tại tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện công tác an sinh xã hội tại tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Công tác bảo trợ xã hội tại huyện Phong Điền, Huế
Luận văn: Công tác bảo trợ xã hội tại huyện Phong Điền, HuếLuận văn: Công tác bảo trợ xã hội tại huyện Phong Điền, Huế
Luận văn: Công tác bảo trợ xã hội tại huyện Phong Điền, Huế
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay..doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 1 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 MỞĐẦU 1.Lýdochọnđềtài Bảo trợ xã hội (BTXH) là một hoạt động mang tính chất từ thiện, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau của con người, đó là các hình thức, biện pháp giúp đỡ của nhà nước, xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Là nước có bề dày hàng nghìn năm lịch sử với truyền thống tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” giúp đỡ lẫn nhau. Để phát huy truyền thống quý báu đó, đồng thời nhằm mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) tiến tới công bằng xã hội, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn tới công tác BTXH nhằm đảm bảo ổn định đời sống của các đối tượng dễ bị tổn thương. Đà Nẵng có tốc độ phát triển KT-XH luôn ổn định, hệ thống chính sách ASXH, trợ cấp xã hội và xoá đói giảm nghèo không ngừng phát triển. Đem lại chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân góp phần kéo dài tuổi thọ con người... Bên cạnh đó, còn nẩy sinh không ít những vấn đề như phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội tăng nhanh...làm cho đối tượng yếu thế trên địa bàn thành phố cũng tăng theo, nhất là người già cô đơn, các đối tượng mắc các tệ nạn xã hội, trẻ bị bỏ rơi không nơi nương tựa...
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 2 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Để công tác BTXH của thành phố tiếp tục đi vào cuộc sống một cách thiết thực, thực sự trở thành công cụ hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp những thiệt thòi đối với các đối tượng “yếu thế” góp phần đảm bảo ASXH, tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội của địa phương, thành phố còn rất nhiều việc phải làm, cả ngắn hạn và dài hạn. Xuất phát từ thực tế và với ý nghĩa như vậy, tôi lựa chọn đề tài "Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển của mình. 2.Mụctiêunghiêncứu Trên cơ sở hệ thống hóa các chính sách BTXH của Việt Nam nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng, qua đánh giá thực trạng luận văn đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo tốt hơn cho các đối tượng cần được BTXH trên địa bàn thành phố. 3.Đốitượngvàphạmvinghiêncứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chính sách về BTXH của Nhà nước áp dụng tại Đà Nẵng; Các quy định của chính quyền địa phương; các biện pháp thực thi của các chủ thể có liên quan. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được xác định trên địa bàn Đà Nẵng với giới hạn thời gian từ 1997 - 2009 (từ khi chia tách tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đến nay). 4.Phươngphápnghiêncứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu. Ngoài ra còn có phương pháp cụ thể như: hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp, mô hình hoá, dự báo, lấy ý kiến chuyên gia...
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 3 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 5.Kếtcấuđềtài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về BTXH và chính sách BTXH Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách BTXH tại Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp thực hiện chính sách BTXH ở Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm bảo trợ xã hội. Theo nghĩa thông thường, BTXH được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng. Theo Ngân hàng thế giới: “Bảo trợ xã hội là tập hợp các can thiệp của Nhà nước nhằm mục đích hỗ trợ những thành viên nghèo hơn và dễ tổn thương hơn trong xã hội, cũng như giúp đỡ những cá nhân, gia đình và cộng đồng quản lý rủi ro” [16, tr.550]. 1.1.2. Nội dung bảo trợ xã hội
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 4 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 BTXH hay trợ giúp xã hội có những nội dung và hình thức ở các mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào tình trạng nguy kịch nhiều hay ít, có tính tạm thời hay lâu dài, hoàn cảnh của bản thân và gia đình họ trong quan hệ của cứu trợ xã hội. Do vậy tuỳ theo tính chất và mức độ mà người ta phân biệt trợ giúp thường xuyên hay trợ giúp đột xuất. 1.1.3. Sự cần thiết, vai trò, ý nghĩa của bảo trợ xã hội 1.1.3.1 Sự cần thiết phải thực hiện Bảo trợ xã hội ở Việt Nam Xuất phát từ tính tất yếu và sự cần thiết của hệ thống ASXH để giải quyết tốt nhất 2 lý do: Nhu cầu tự nhiên của con người; từ những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt đối với nước ta, có đến 56,8% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thiên nhiên, ít chịu tác động của khoa học công nghệ so với những khu vực khác. Là nước nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh vệ quốc, cũng như làm nghĩa vụ quốc tế đến nay vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Các đối tượng yếu thế ngày càng có chiều hướng gia tăng như người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt... Xuất phát từ truyền thống của dân tộc, cộng đồng người Việt luôn thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, có giá trị truyền thống như “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách ”... đây là cơ sở cho việc hình thành và phát triển cho chính sách BTXH ở Việt Nam. Do vậy, xây dựng hệ thống các chính sách đồng bộ, các giải pháp KT-XH, trong đó việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BTXH là sự cần thiết và cấp bách để can thiệp, giúp đỡ các đối tượng yếu thế thiệt thòi.
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 5 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.1.3.2. Vai trò Chính sách BTXH là trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH, nó tạo nên tấm lưới cuối cùng của hệ thống lưới ASXH nhằm bảo vệ an toàn cho mọi thành viên trong xã hội khi họ rơi vào tình trạng rủi ro. Thực hiện tốt công tác BTXH tức là góp phần ổn định xã hội, ổn định chính trị, thúc đẩy tiến bộ xã hội… là nhân tố quan trọng làm cơ sở và tạo môi trường cho sự phát triển kinh doanh và dịch vụ. Làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” 1.1.3.3. Ý nghĩa - Là một biện pháp của chính sách xã hội và là một trong những chỉ báo quan trọng về định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. - BTXH vừa mang ý nghĩa về kinh tế, xã hội, đặc biệt thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp và tinh thần nhân đạo sâu sắc. - Thực hiện các chính sách BTXH có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là truyền thống tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách’’ của dân tộc ta 1.2. CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.2.1. Chính sách bảo trợ xã hội ở nước ta Thông thường, khi nói đến ASXH người ta nói đến 04 yếu tố hợp thành: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và trợ giúp xã hội; Trợ giúp xã hội bao gồm trợ cấp đột xuất, trợ cấp thường xuyên và ưu đãi xã hội; Việc xác định chế độ trợ cấp xã hội, trợ giúp khác phải tính đến khả năng chi trả của ngân sách nhà nước, theo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. 1.2.2. Phạm vi và đối tượng bảo trợ xã hội
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 6 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Pháp luật về cứu trợ xã hội nước ta quy định những đối tượng sau đây sẽ thuộc diện có thể được hưởng CTXH: người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người bị tâm thần mãn tính; người gặp rủi ro thiên tai và những lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ và người thân của họ không thể tự khắc phục được. 1.2.3. Nội dung chính sách bảo trợ xã hội 1.2.3.1. Chế độ CTXH thường xuyên 1.2.3.2. Chế độ CTXH đột xuất 1.2.4. Yêu cầu của chính sách Bảo trợ xã hội Chính sách BTXH thực hiện đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện phát triển kinh tế đất nước và của từng địa phương trong từng thời kỳ; nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, đảm bảo ổn định xã hội, gắn với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.5. Phương thức thực hiện chính sách bảo trợ xã hội Việc thực hiện chính sách bảo trợ ở nước ta được thực hiện bằng nhiều phương thức, Nhà nước thực hiện BTXH thông qua cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức xã hội và cộng đồng xã hội. 1.2.6. Nguồn tài chính thực hiện BTXH Theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn tài chính ẩm bảo thực hiện CTXH trước hết được lấy từ NSNN, bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức từ thiện, nhân dân và nguồn trợ giúp quốc tế. 1.2.7. Phương pháp đánh giá mức độ bao phủ trợ giúp xã hội Chỉ tiêu mức độ bao phủ trợ giúp xã hội được tính như sau:
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 7 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Ctg xh = Stcx h x 10 0% Dbt xh Trong đó: Ctgxh: chỉ tiêu độ bao phủ trợ giúp xã hội Stcxh : số người nhận được trợ cấp xã hội Dbtxh: tổng số đối tượng BTXH 1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH BTXH 1.3.1. Nhóm nhân tố kinh tế tác động đến bảo trợ xã hội Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Sự hội nhập kinh tế quốc tế; trình độ phát triển chung của nền kinh tế; tình trạng ngân sách... Các yếu tố kinh tế vi mô: đối tượng thụ hưởng trực tiếp và các thành phần tham gia. 1.3.2. Nhóm nhân tố phi kinh tế tác động đến BTXH Hệ thống các chính sách BTXH đóng vai trò như một chốt chặn cuối cùng cho nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là những tầng lớp dưới cùng của xã hội, khỏi phải rơi vào vòng xoáy của đói nghèo, của sự khốn cùng và khỏi nguy cơ bị gạt ra ngoài lề của cuộc sống. Bên cạnh đó, các yếu tố nhận thức xã hội, yếu tố văn hoá… cũng có tác động và ảnh hưởng nhất định đến việc hoạch định, thiết kế hộ hình và tổ chức thực thi các chính sách BTXH trong hệ thống ASXH.
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 8 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BTXH Bảng 2.1: Tỷ trọng GDP giữa các ngành giai đoạn 2006-2010 ĐVT: % Lĩnh vực Năm 2006 2007 2008 2009 Ước 2010 Giai đoạn 2006-2010 Công nghiệp 46,1 45,5 45,8 46,2 46,5 46-47 Du lịch 46,9 50,2 50,1 50,3 50,5 50-51 Nông nghiệp 4,3 4,3 4,1 3,5 3 3-4 Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố Bảng 2.2: Vốn đầu tư giữa các ngành giai đoạn 2006-2010 ĐVT: Tỷ đồng Lĩnh vực Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Giai đoạn 2006-2010 Công nghiệp 3.291,7 4.391,8 5.007,7 5.661 6.460 24.812,2 Du lịch 5.915,1 6.491,3 8.592,5 9.348,3 10.234 40.581,4 Nông nghiệp 230.3 235,6 277,7 290,7 306 1.340,5 Nguồn: Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố 2.2. HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH BTXH Ở ĐÀ NẴNG 2.2.1. Triển khai, cụ thể hoá các chính sách của Trung ương Việc quán triệt các văn bản kịp thời như: Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 9 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Thông tư số 09/2007/TT- BLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP... 2.2.2. Ban hành các chính sách của địa phương Thành phố ban hành Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”; Quyết định 19/2007/QĐ-UBND về thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ- CP, Quyết định 21/2010/QĐ-UBND thực hiện chính sách đối với đối tượng BTXH trên địa bàn thành phố theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP, trong đó quy định mức trợ cấp bằng 150% mức quy định của TW... Cách tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng Mức trợ cấp xã hội hàng tháng = Mức chuẩn trợ cấp xã hội 180.000đ (Hệ số 1) x Hệ số tương ứng 2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BTXH TẠI THÀNH PHỐ TRONG THỜI GIAN QUA 2.3.1. Thực trạng đối tượng thụ hưởng Bảng 2.3: Dân số trung bình của Đà Nẵng 1997-2009 Năm Dân số trung bình Chia ra Nam Nữ Thành thị Nông thôn 1997 672.468 372.021 300.447 531.330 141.138 2000 716.282 351.013 365.269 565.440 150.842 2005 779.019 377.711 401.308 672.640 106.379 2009 890.490 439.190 451.300 773.470 117.020 Nguồn: niên giám thống kê Đà Năng 1997-2009 Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1997-2009 là 1,94%. Tốc độ tăng dân số đô thị cao hơn nông thôn. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, lao động di chuyển vào thành phố học tập, sinh sống ngày một nhiều. Do dân số tăng nhanh, mật độ dân số năm 1997 là 535 người/km2 .
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 10 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Đến năm 2009, mật độ dân số tăng lên 708 người/km2 , cao hơn nhiều so với Miền Trung và cả nước. 2.3.2. Tình hình thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội 2.3.2.1 Bảo trợ xã hội thường xuyên BTXH thường xuyên bao gồm: BTXH thường xuyên tại cộng đồng và bảo trợ xã hội thường xuyên tại cơ sở BTXH. Bảng 2.4: Số đối tượng được trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng ở ĐN Năm Người tàn tật Người già nêu đơn Trẻ em mồ côi Khác Tổng Người % Người % Người % Người % Người 1997 434 42,55 510 50 73 7,16 3 0,29 1.020 2000 908 47,94 683 36,6 291 15,36 12 0,1 1.894 2005 1.862 43,07 1.773 40,01 583 13,49 105 3,43 4.323 2009 1.863 21,10 2.336 26,45 1.508 17,08 3.124 35,38 8.831 (Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng) 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 1 3 5 7 9 11 13 Năm 1997-2009 Series1 Biểu đồ 2.1: Tổng số đối tượng được TCTX tại cộng đồng Bảng 2.5: Kinh phí thực hiện TCTX tại cộng đồng qua các năm: Năm Mức trợ cấp hàng tháng (1.000đồng) Tổng kinh phí trợ cấp (1.000.000đồng) 1997 33,6 352 2000 45,6 1.036
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 11 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2005 90 4.125 2009 150 29.655 (Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng) Nhận xét và đánh giá Chính sách trong thời kỳ này có những thay đổi quan trọng như sau: Đối tượng được mở rộng, trước năm 1997 chỉ có 3 nhóm đối tượng là người già neo đơn, người tàn tật nặng và trẻ em mồ côi; Mức trợ cấp điều chỉnh cao hơn, được điều chỉnh 4 lần. Mức độ bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội còn thấp: xem xét nó trên 2 khía cạnh chủ yếu đó là mức độ bao phủ về khía cạnh đối tượng và mức độ bao phủ về nhu cầu trợ giúp của các đối tượng xã hội Bảng 2.6: Số đối tượng được TCTX tại các cơ sở xã hội Năm Người tàn tật Người già nêu đơn Trẻ em mồ côi Khác Tổng 1997 214 72 633 56 975 2000 239 67 604 45 955 2005 365 76 691 25 1157 2009 478 91 865 15 1449 (Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1 3 5 7 9 11 13 Năm 1997-2009 Series1 Biểu đồ 2.2: Tổng số đối tượng TCTX tại cơ sở bảo trợ xã hội * Nhận xét:
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 12 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng hàng tháng cho mỗi đối tượng tại cơ sở xã hội là 84.000đ; đến tháng 6/1997 thì mức này tăng lên mức 96.000đ; tháng 3/2000 tăng lên mức 100.000đ; tháng 9/2004 tăng lên mức 140.000 đồng/người/tháng. Trong khi đó mức TCTX của đối tượng tại cộng đồng đã được điều chỉnh từ các mức 33.600đ lên các mức 45.600đ, 90.000đ và 150.000đ/người/tháng. Bảng 2.7: Các loại hình cơ sở xã hội qua các năm Năm Mái ấm, nhà mở Làng Trung tâm Tổng 1997 3 2 7 12 2000 3 2 8 13 2005 2 1 8 11 2009 2 1 11 14 (Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng) Bảng 2.8: Kinh phí thực hiện TCTX tại các cơ sở bảo trợ xã hội: ĐVT: Triệu đồng Năm Ngân sách NN Viện trợ Khác Tổng 1997 476 3.261 50 3.787 2000 1.047 4.293 125 5.465 2005 2.722 8.472 371 11.565 2009 4.450 12.345 2.024 18.819 (Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng) * Đối với người tàn tật Bảng 2.9: Cơ cấu người tàn tật theo dị dạng dị tật và địa giới Chỉ tiêu Hải Châu Than h Khê Sơn Trà Ngũ H.Sơn Liên Chiểu Cẩm Lệ Hòa Vang Tổng Tổng 886 963 421 728 730 902 738 5.368 Tật vận động 149 259 282 199 222 229 161 1.501 Tâm thần 291 268 76 241 156 200 102 1.334 Khiếm thị 53 87 53 145 79 56 64 537 Thính giác 124 119 10 89 115 57 148 662
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 13 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Dị dạng, tật.. 269 230 0 54 158 274 263 1.248 Nguồn: Sở Lao động thương binh xã hội thành phố Đà Năng Nhìn chung số lượng người tàn tật tại các quận, huyện không có chênh lệch lớn, chỉ có quận Sơn Trà là tương đối thấp. * Đối với người già neo đơn và người cao tuổi Bảng 2.10: Tổng hợp người già neo đơn được TCTX ở Đà Nẵng ĐVT: Người Năm Tại cộng đồng Tại cơ sở BTXH Tổng Người già trên 60 tuổi Tỷ lệ 1997 510 72 582 54180 0,94 2000 683 67 750 56296 1,21 2005 1.773 76 1.849 84462 2,10 2009 1.320 82 1.402 87021 2,68 (Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng) Số lượng người già neo đơn được BTXH thường xuyên tại cộng đồng có xu hướng tăng qua các năm, năm 1997 là 510 người, năm 2005 là 1.773 người, đến năm 2009 còn 1.320 người (trung bình 38,63%). 0 500 1000 1500 2000 2500 1 2 3 4 5 6 7 Năm 1997-2009 Series1 Biểu đồ 2.3: Tổng số người già neo đơn qua các năm Số lượng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng trung bình hàng năm là 2,39%. Tỉ lệ tăng trung bình hàng năm của người già neo đơn so với người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên là 0,67%.
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 14 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Đà Nẵng là 1,114%, tỉ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng 0,56%. * Đối với trẻ mồ côi Bảng 2.11: Tổng hợp về trẻ mồ côi ở Đà Nẵng qua các năm Năm Tổng số trẻ mồ côi toàn thành phố Trợ cấp tại cộng đồng Nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH SL (người) % dân số SL (người) % dân số SL (người) % dân số 1997 5.784 0,1 73 0,01 633 0,09 2000 2.088 0,12 291 0,04 604 0,08 2005 1.730 0,16 583 0,07 691 0,09 2009 1.740 0,15 1.508 0,07 865 0,09 (Nguồn: Sở LĐ TBXH thành phố Đà Nẵng) 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 1 3 5 7 9 11 13 Năm 1997-2009 Series1 Biểu đồ 2.4: Trẻ mồ côi từ năm 1997-2009 Từ năm 1997 đến năm 2009, trẻ em mồ côi giảm trung bình khoảng 9,26% một năm. Ảnh hưởng của các nhân tố sau: Số trẻ mồ côi của năm trước; trẻ mồ côi được nhận làm con nuôi; chuyển đi nơi khác; qua khỏi độ tuổi quy định; từ trần trong năm... Trong giai đoạn 1997-2009, số trẻ chuyển đi nơi khác và số trẻ từ nơi khác chuyển đến chủ yếu là dưới dạng di cư tự do theo hộ gia đình, Tỷ lệ tử của trẻ sơ sinh hiện nay cũng là rất nhỏ 1,629 % và của nhóm
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 15 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 trẻ em dưới 16 tuổi khoảng 0,922%0. Do vậy, số trẻ mồ côi chủ yếu chịu ảnh hưởng do 4 nhân tố chính đó là: số còn lại của năm trước, mới phát sinh, được nhận làm con nuôi và qua khỏi độ tuổi quy định. 2.3.2.2. Bảo trợ đột xuất Từ năm 1997 đến 2009, thiệt hại về dân sinh do thiên tai là rất lớn. Đặc biệt là trong các trận bão, lụt lịch sử năm 1998,1999, 2006, 2007. Năm 2006 nặng nhất người bị chết, mất tích là 109 người; nhà bị đổ, sập, trôi, cháy là 9.399; người thiếu lương thực 50.020 người; thiệt hại do thiên tai gây ra lên tới 5.290 tỷ đồng. Rủi ro lớn nhất vẫn là trình trạng người bị chết trong đó có tỷ lệ đáng kể là trẻ em. 2.3.3. Thực trạng thực thi chính sách 2.3.3.1. Các cơ quan quản lý nhà nước Quản lý và thực hiện chính sách bảo trợ trên địa bàn thành phố được tổ chức thành 3 cấp. Sở LĐ - TB và XH có 08 phòng ban chuyên môn và 07 đơn vị trực thuộc, là cơ quan tham mưu, giúp cho UBND thành phố quản lý nhà nước trên lĩnh vực LĐTBXH cấp thành phố. Cấp quận, huyện có 07 phòng và cấp xã, phường. 2.3.3.2. Các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp Bên cạnh những cơ quan chuyên môn thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BTXH, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp đã tích cực tham gia như UBMTTQVN các cấp, Hội người mù, người cao tuổi, chữ thập đỏ, khuyến học... 2.3.3.3. Các tổ chức phi chính phủ, xã hội tự nguyện 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG NHỮNG NĂM QUA 2.4.1. Những kết quả đạt được
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 16 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Thực tế giai đoạn 2006-2010 cho thấy, công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng được thực hiện khá đầy đủ, bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế trong chính sách bảo trợ xã hội. Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, gắn với từng bước thực hiện công bằng xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trong việc giải quyết các vấn đề trọng tâm, bức xúc. Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thành phố đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách chăm sóc, hỗ trợ riêng đối với các đối tượng chính sách, đối tượng xã hội. Nhiều chính sách an sinh xã hội đậm tính nhân văn được triển khai thực hiện. Trẻ em nghèo bị bệnh tim bẩm sinh, phụ nữ nghèo bị ung thư, học sinh thuộc diện khó khăn, có nguy cơ bỏ học, thanh thiếu niên hư, các đối tượng phạm tội hoàn lương... được quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ thiết thực, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện phát triển rộng khắp. 2.4.2 Những hạn chế Độ bao phủ đối tượng BTXH còn thấp; mức độ tác động đến chất lượng cuộc sống của đối tượng BTXH còn hạn chế; cơ chế tài chính để thực hiện các chính sách BTXH chưa đáp ứng yêu cầu thực tế… 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.4.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan Thể chế chính sách chưa đồng bộ; quá trình đô thị hóa phát sinh các vấn đề như: việc làm, chuyển đổi ngành nghề, phân hoá giàu nghèo…; hội nhập gây nhiều rủi ro; thiên tai, bão lụt, dịch bệnh xảy ra với tần suất lớn, gây hậu quả nghiêm trọng về người và của…là nguyên nhân làm phát sinh đối tượng BTXH.
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 17 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.4.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan Chưa xây dựng được các chiến lược chuyên đề của ngành; công tác tuyên truyền còn yếu; năng lực quản lý nhà nước về BTXH còn bất cập, đội ngũ làm công tác BTXH còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; công tác quản lý và xác định đối tượng của các địa phương chưa tốt, có nơi còn quan liêu, thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ; trình độ sử dụng công nghệ thông tin còn thấp; nguồn kinh phí bảo trợ cho đối tượng chủ yếu từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí huy động từ cộng đồng còn rất hạn chế… 2.4.4. Bài học kinh nghiệm Nhận thức đúng và đủ về chính sách BTXH của các cấp và của nhân dân là nhân tố có tính quyết định; quán triệt quan điểm cơ bản trong phát triển thành phố là tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội; xác định trọng tâm trọng điểm, khâu đột phá; đẩy mạnh xã hội hoá chính sách BTXH, vận động nhân dân cùng tham gia với nhà nước, các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ tham gia có tính bền vững và có hiệu quả lâu dài; đẩy mạnh cải cách hành chính…
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 18 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Chương 3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010-2020 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020 Tập trung giải quyết tốt 2 vấn đề: Một là, bổ sung đối tượng trợ giúp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; Hai là, nghiên cứu, rà soát lại tiêu chí xác định đối tượng trợ giúp theo hướng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, loại bỏ bớt những điều kiện cứng (đủ) mà cần quan tâm nhiều hơn đến điều kiện thực tế (cần) để thực sự bao phủ hết số đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. 3.2. DỰ BÁO NHỮNG VẤN ĐỀ BTXH ĐẾN NĂM 2020 3.2.1. Người tàn tật - Những nhân tố làm tăng: Tai nạn rủi ro, bất khả kháng; Tai nạn lao động; Tai nạn giao thông - Những nhân tố làm giảm: Tiến bộ trong y học; chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng; sự hiểu biết, ý thức tự bảo vệ mình của người dân nâng lên; đời sống nhân dân được cải thiện, hạn chế khả năng bệnh tật; di chứng các chất độc (trong chiến tranh, trong hoà bình) cho đời sau được giảm thiểu và ngăn ngừa. Số người tàn tật chịu ảnh hưởng bởi 2 xu hướng trái ngược nhau. Căn cứ tỷ suất chết của người tàn tật (theo ý kiến của chuyên gia: tỷ suất chết người tàn tật gấp 1,4 - 1,6 lần tỷ suất chết trung bình của dân số). Từ phân tích thực trạng 1997 đến 2009 cho thấy người tàn tật được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng và tại các cơ sở BTXH có xu hướng tăng một cách ổn định, bình quân tăng 16%/năm. Không có biến cố nào
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 19 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 làm biến động đối tượng tăng giảm đột ngột. Do vậy, dùng phương pháp ngoại suy, hàm xu thế để dự báo đối tượng này. Mô hình dự báo: Trong đó: t : Thời gian dự báo (năm) yt : Người tàn tật được trợ cấp thường xuyên năm t t : Sai số chuẩn a,b : Tham số Dùng phương pháp bình phương bé nhất ước lượng các tham số trong mô hình trên ta được kết quả: a = 5,9997; b = 0,6036 Vậy dạng mô hình cần tìm là: ln(yt) = 5,9997 + 0,6036ln(t) 3.2.2. Người già neo đơn không nơi nương tựa - Nhân tố làm tăng: Tiến bộ y học; chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng, tuổi thọ bình quân tăng, số người già ngày càng nhiều; nhân tố thuộc về phát triển KT-XH; lối sống, tâm lý của bản thân người già thích sống tự lập một mình. - Nhân tố làm giảm: Xác suất chết của người già. Phân tích thực trạng người già neo đơn từ 1997-2009, cho thấy người già neo đơn có xu hướng tăng chậm dần một cách ổn định theo tổng số người già từ 60 tuổi trở lên, nên dùng phương pháp hồi quy dạng hàm xu thế để dự báo. Mô hình dự báo: Trong đó: Yt : Tổng người già neo đơn năm t Ln(yt) = a + bln(t) + t Yt = axt 2 + bxt + c
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 20 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Xt : Tổng số dân nhóm tuổi từ 60 trở lên tại năm t a,b,c : Hệ số ước lượng Dùng phương pháp bình phương bé nhất ước lượng các tham số trong mô hình trên ta được kết quả phương trình cần dự báo: Yt = 18,575 + 0,5611.xt + 4,287.10-6 .xt 2 3.2.3. Trẻ em mồ côi - Nhân tố làm tăng: Xác suất chết của nhóm dân cư trẻ là bố mẹ của trẻ mồ côi; tai nạn rủi ro; tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, lối sống buông thả của một số thanh niên. - Nhân tố làm giảm: Số trẻ mồ côi qua tuổi quy định (qua 16 tuổi); trẻ mồ côi được nhận làm con nuôi; tỷ lệ chết của trẻ mồ côi hàng năm. Giai đoạn 1997-2009 lại có xu hướng tăng hàng năm. Do vậy, để dự báo trẻ mồ côi được trợ cấp thường xuyên, có thể theo mô hình sau: Trong đó: Ot : Số trẻ mồ côi năm dự báo (năm t) a,b : Tham số ước lượng Dùng phương pháp bình phương bé nhất ước lượng các tham số trong mô hình trên ta được phương trình cần dự báo là: Ot = 676 + 59t * Kết quả dự báo Bảng 3.3: Kết quả dự báo đối tượng BTXH được trợ cấp thường xuyên ở Đà Nẵng đến năm 2020 ĐVT: Người Năm Người tàn tật Người già neo đơn Trẻ mồ côi 2010 1.948 2.621 1.568 Ot = a + bt
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 21 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2011 2.031 2.900 1.627 2012 2.111 3.199 1.687 2013 2.190 3.519 1.746 2014 2.266 3.860 1.806 2015 2.341 4.224 1.865 2016 2.415 4.610 1.924 2017 2.487 5.021 1.984 2018 2.557 5.457 2.043 2019 2.627 5.918 2.103 2020 2.695 6.406 2.162 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển hệ thống chính sách trợ giúp xã hội; thay đổi một cách căn bản cách nhìn công tác BTXH từ làm từ thiện, nhân đạo sang chia sẻ trách nhiệm xã hội dựa vào nhu cầu và quyền con người, từ đó đề cao trách nhiệm xã hội của từng cá nhân, gia đình, xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về trợ giúp xã hội cho các cấp, các ngành, các tổ chức và mọi người dân trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện pháp luật và chính sách xã hội; Hình thành các chuyên mục trên báo chí, website, truyền hình về các hoạt động trợ giúp xã hội để chuyển tải các thông tin về mô hình hoạt động có hiệu quả và pháp luật của nhà nước đến đông bảo người dân; vận động toàn dân tham gia công tác CTXH, trong đó nên nghiên cứu và đưa vào áp dụng rộng rãi hơn mô hình “chăm sóc thay thế”. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình “nhà xã hội” và khuyến khích phát triển các cơ sở BTXH của tư nhân để khắc phục hiện tượng quá tải của các cơ sở BTXH của nhà nước.
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 22 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Thiết lập các kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của nguời dân về các vấn đề có liên quan đến luật pháp, chính sách và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội. 3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách - Xây dựng mục tiêu phát triển xã hội trong đó có công tác BTXH tương xứng với mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố. Đà Nẵng là một trong những thành phố trẻ, phát triển nhanh và năng động của cả nước, là Trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung và cả nước. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là đời sống, việc làm, ASXH... - Xây dựng và hoàn thiện chiến lược ASXH, trong đó có BTXH ở Đà Nẵng đến 2020. Trên cơ sở Chiến lược quy hoạch phát triển Đà Nẵng và Chiến lược phát triển ASXH của đất nước đến năm 2020, định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015 được Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố thông qua, thành phố sớm nghiên cứu xây dựng và ban hành đề án phát triển hệ thống BTXH trên địa bàn theo một chỉnh thể thống nhất, có sự liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các mức chuẩn và các chế độ để đảm bảo công bằng xã hội trong hệ thống và tạo thành nhiều tầng lưới an sinh khác nhau, hỗ trợ cho nhau. - Ban hành các chế độ chính sách hỗ trợ phù hợp trên cơ sở chính sách chung của Nhà nước. - Mở rộng đối tượng áp dụng vì ngoài các đối tượng yếu thế được bảo trợ theo quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều đối tượng khác cần được giúp đỡ.
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 23 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Nâng mức trợ cấp cho tương xứng với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. - Thành lập Trung tâm hổ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ em khuyết tật thành phố Đà Nẵng Hiện nay thành phố có khoảng 2.000 trẻ em khuyết tật, trong đó tập trung vào các khuyết tật vận động, thị giác, thần kinh, trí tuệ… Trung tâm là đơn vị hoạt động với sự tham gia của cả hai lực lựợng: giáo dục và y tế, bên cạnh việc chuẩn đoán và can thiệp sớm để lựa chon phương thức giáo dục, tư vấn tâm lý đối với trẻ em khuyết tật, hỗ trợ để giáo dục trẻ khuyết tật tại gia đình, còn có các nhiệm vụ: tư vấn cho cơ sở giáo dục có người khuyết tật hoà nhập về phương pháp giảng dạy và hỗ trợ kỹ thuật; tập hợp, huy động các chuyên gia về giáo dục khuyết tật để hỗ trợ các cơ sở giáo dục; bồi dưỡng giáo viên; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và chăm sóc người khuyết tật; tham mưu Sở Giáo dục đào tạo xây dựng chương trình, tổ chức các hoạt động giáo dục cho người khuyết tật. Trung tâm có thể sử dụng cơ sở vật chất của Trường Nguyễn Đình Chiểu, từng bước đầu tư trang thiết bị từ chương trình kinh phí mục tiêu và các chương trình tài trợ. Trung tâm sử dụng đội ngũ từ nguồn giáo viên của trường chuyên biệt và nguồn giáo viên hợp đồng nên không có phát sinh nhiều về kinh phí. Về lâu dài khi có đủ điều kiện trung tâm có thể tách riêng về cơ sở vật chất và nhân sự, hoạt động độc lập, phục vụ cho công tác quản lý và triển khai các hoạt động hỗ trợ giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trên địa bàn. 3.3.3. Nhóm giải pháp thực thi chính sách
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 24 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3.3.3.1. Tổ chức quản lý, thực thi các chế độ chính sách - Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để các đối tượng yếu thế (có khả năng) ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. - Xã hội hóa nguồn lực thực hiện. - Quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí một cách hiệu quả: Công khai minh bạch từ khâu thẩm định xét duyệt hồ sơ, chi trả trợ cấp... - Công khai, minh bạch việc sử dụng các nguồn vận động ủng hộ. 3.3.3.1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện - Kiểm tra giám sát việc thực hiện theo chương trình, theo thời gian. - Có chế độ khích lệ khen thưởng kịp thời, xử phạt thích đáng 3.3.4. Nhóm giải pháp với đối tượng thụ hưởng - Tăng cường tuyên truyền để mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước hiểu và coi việc trợ giúp các đối tượng yếu thế là trách nhiệm của cộng đồng. - Chú trọng chất lượng hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao năng lực đối tượng thụ hưởng… - Tổ chức tập huấn kỹ năng phục hồi chức năng cho các dạng khuyết tật phổ biến ở trẻ em tại thành phố và các bác sĩ, kỹ thuật viên tại các bệnh viện phục hồi chức năng, có thể tổ chức kết hợp theo khuôn khổ dự án “Mô hình phục hồi chức năng toàn diện và hỗ trợ kinh tế xã hội nhằm cải thiện cuộc sống của người khuyết tật tại thành phố Đà Nẵng”. Kinh phí do Hội trợ giúp người tàn tật chi trả. 3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC THI CÁC GIẢI PHÁP
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 25 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3.4.1. Nguồn lực tài chính: Bố trí ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu hàng năm cho địa phương triển khai thực hiện; tăng cường kêu gọi các dự án và đầu tư; các địa phương chủ động huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân và tạo cơ chế thông thoáng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cho công tác BTXH. 3.4.2. Tổ chức thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Sở Ngoại vụ có trách nhiệm; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Phòng LĐTBXH các quận, huyện; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức đoàn thể; Các cơ quan Đài, Báo. 3.5. KIẾN NGHỊ 3.5.1. Kiến nghị với cơ quan trung ương - Thứ nhất, về đối tượng và điều kiện hưởng CTXH: Cần nghiên cứu mở rộng đối tượng phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH từng thời kỳ - Thứ hai, về các chế độ áp dụng đối với các đối tượng hưởng CTXH: Cần có sự thống nhất trong việc quy định chế độ áp dụng cho nhóm đối tượng (7), (8), (9) trong chế độ CTXH thường xuyên. Nâng mức trợ cấp CTXH thường xuyên để họ có thể tiếp cận được mức sống tối thiểu một cách chắc chắn, thay vì phải thụ động trông chờ vào sự giúp đỡ hảo tâm của cộng đồng xã hội như hiện nay. - Thứ ba, về nguồn kinh phí thực hiện CTXH: Tiếp tục duy trì kinh phí thực hiện CTXH từ hai nguồn như hiện nay: ngân sách nhà nước và sự đóng góp từ thiện của cộng đồng xã hội. - Thứ tư, về tổ chức thực hiện: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác CTXH.
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 26 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Thứ năm, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH sớm tham mưu xây dựng Luật Bảo trợ xã hội, trong đó cần quy định một cách cụ thể về đối tượng BTXH. Vì hiện nay, các đối tượng BTXH còn tảng mạng ở nhiều văn bản luật khác nhau, không đồng nhất trong cách thức thực hiện các chính sách, sự chồng chéo và khó khăn trong hướng dẫn thi hành 3.5.2. Kiến nghị với địa phương Để đảm bảo duy trì thực hiện tốt các chính sách BTXH trên địa bàn thành phố, góp phần giữ vững ổn định xã hội, thúc đẩy quá trình phát triển thành phố nhanh, bền vững, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, các Sở, Ban, Ngành có liên quan và UBND các quận, huyện của thành phố trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nên ưu tiên giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, tăng cường lãnh đạo đối với việc thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo an sinh. Đảm bảo cân đối nguồn kinh phí cho các hoạt động BTXH, trong đó nên chỉ đạo phân định rõ nguồn kinh phí chi cho đảm bảo xã hội và thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 27 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 KẾT LUẬN Luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh từ thực trạng công tác BTXH hơn 10 năm qua. Phân tích những vấn đề về chính sách BTXH gắn chặt với phân tích ASXH và phát triển KT-XH thành phố, đây là căn cứ để định hướng một số giải pháp mang tính chiến lược để phát triển chính sách BTXH, ổn định ASXH và phát triển KT-XH chung của thành phố. Luận văn rút ra một số nhận xét như sau: + Chính sách BTXH có một vai trò rất quan trọng trong hệ thống ASXH, góp phần phát triển kinh tế xã hội, công bằng xã hội. Đây là mục tiêu xã hội, nhưng giải pháp thực hiện là tổng hợp các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, đòi hỏi cả hệ thống chính trị tham gia. + Hơn 10 năm qua, mặc dù còn nhiều bất cập, yếu kém, song chính sách BTXH đã góp phần tích cực vào phát triển KT-XH của thành phố. Nhưng nếu biết phát huy, có cơ chế, chính sách phù hợp hơn sẽ tạo nên những đột phá về ổn định KT-XH hơn. + Căn cứ chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách BTXH trong bối cảnh hội nhập, Luận văn đã xác định mục tiêu, định hướng giải pháp cơ bản phát triển chính sách BTXH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Tuy nhiên, nghiên cứu Luận văn về chính sách BTXH trong bối cảnh cả nước và thành phố chịu tác động hết sức sâu sắc của quá trình toàn cầu hoá, đặc biệt là quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng ở thành phố, lại có nhiều biến động khó dự báo như hiện nay, cho nên nội dung Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149- TEAMLUANVAN.COM 28 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 góp của Hôi đồng khoa học để Luận văn được hoàn thiện hơn./.