SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1
MỤC LỤC
*
A. Cơ sở lý luận
1. Một số khái niệm
2. Một số tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế
B. Nội dung
I. Mô hình phát triển kinh tế ở Hàn quốc
1. Lựa chọn mô hình
2. Các chính sách ở Hàn Quốc
2.1. Các chính sách về kinh tế
2.2. Các chính sách xã hội
II. Đánh giá về các kết quả Hàn Quốc đạt được
1. Đánh giá về kinh tế
2. Đánh giá về xã hội
III. Bài học kinh nghiệm từ sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc
C. Kết luận chung
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái niệm
- Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một
khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở cả
quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phẩn ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc
độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia
tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
- Phát triển kinh tế: là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt trong nền
kinh tế của một quốc gia. Phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về
mặt lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai
vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Do đó nội dung phát triển kinh tế được
khái quát theo ba tiêu thức : tăng trưởng kinh tế ( mặt lượng của phát triển kinh tế),
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội cho con người( mặt chất của phát triển
kinh tế).
- Phát triển kinh tế bền vững: là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các
vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu theo
đuổi của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, tiêu chí để đánh giá sự phát triển
bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt công bằng xã hội; khai
thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường sống.
2. Một số tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế
a. Đánh giá về tăng trưởng kinh tế
Để đánh giá về tăng trưởng kinh tế người ta dùng các thước đo như: tổng giá
trị sản xuất (GD), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI),
thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) và thu nhập bình quân
đầu người.
b. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nội dung của tiêu chí này bao gồm có
- Cơ cấu ngành kinh tế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3
- Cơ cấu vùng kinh tế (thành thị, nông thôn)
- Cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu khu vực thể chế
c. Đánh giá về tiến bộ xã hội
- Đánh giá việc bảo đảm nhu cầu cơ bản của con người:
+ nhu cầu vật chất: GDP/người tính theo PPP, số kg lương thực/ người...
+ nhu cầu dân trí: tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ trẻ em đến trường đúng
độ tuổi, tỷ lệ phổ cập giáo dục, trình độ văn hóa trung bình...
+ nhu cầu y tế và chăm sóc sức khỏe: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ trẻ em
chết yểu, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ phụ nữ tử vong vì lý do sinh sản...
+ nhu cầu việc làm: tỷ lệ thất nghiệp...
 chỉ tiêu đánh giá tổng hợp là HDI - chỉ số phát triển con người
- Đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng:
+ Chỉ số ngèo khổ con người : HPI
+ Chỉ số phát triển giới : GDI
+ Thước đo quyền lực theo giới : GEM
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4
B.NỘI DUNG
I.Mô hình phát triển kinh tế ở Hàn Quốc
1.Lựa chọn mô hình:
Hàn Quốc lùa chän con ®-êng ph¸t triÓn theo m« h×nh
t¨ng tr-ëng kinh tÕ vµ c«ng b»ng x· héi gi¶i quyÕt ®ång
thêi (ph¸t triÓn toµn diÖn).
M« h×nh nµy ph¸t triÓn toµn diÖn ®· ®-îc ¸p dông ë
mét sè n-íc: Thuþ §iÓn, Thuþ SÜ, Na Uy, §øc, Hµn Quèc,
§µi Loan... NÐt ®Æc tr-ng cña m« h×nh nµy lµ môc tiªu
t¨ng tr-ëng kinh tÕ lu«n ®i ®«i môc tiªu c«ng b»ng x·
h«i. KÕt qu¶ cña t¨ng tr-ëng nhanh gãp phÇn c¶i thiÖn
møc ®é c«ng b»ng hoÆc lµ kh«ng lµm gia t¨ng bÊt b×nh
®¼ng, tr-êng hîp xÊu nhÊt lµ sù bÊt b×nh ®¼ng cã gia
t¨ng nh-ng ë mét møc ®é thÊp cho phÐp. Néi dung chÝnh
cña m« h×nh ®-îc thÓ hiÖn râ nÐt qua nh÷ng chÝnh s¸ch
can thiÖp cña chÝnh phñ vµo nÒn kinh tÕ. ë mçi n-íc víi
c¸c ®iÒu kiÖn kh¸c nhau nh-ng sù can thiÖp cña chÝnh
phñ ®Òu mang nh÷ng néi dung chÝnh sau:
Thứ nhất, chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch t¨ng tr-ëng kinh
tÕ nhanh th«ng qua viÖc lùa chän c¸c m« h×nh c«ng
nghiÖp ho¸ vµ chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ ®Êt n-íc.
Thứ hai, ChÝnh s¸ch ®Çu t- vµo c¸c ngµnh lÜnh vùc
cña nÒn kinh tÕ nh»m ®¶m b¶o t¨ng tr-ëng nhanh nh-ng
kh«ng g©y gia t¨ng bÊt b×nh ®¼ng. Ở hÇu hÕt c¸c n-íc ¸p
dông m« h×nh nµy ®Òu b¾t ®Çu qu¸ tr×nh t¨ng tr-ëng
nhanh b»ng ph¸t triÓn m¹nh n«ng nghiÖp.
Thứ ba, ChÝnh s¸ch x· héi nh»m gi¶i quyÕt ngay tõ
®Çu vÊn ®Ò xo¸ ®ãi giam nghÌo vµ c«ng b»ng x· héi nh-
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5
chÝnh s¸ch vÒ ph©n phèi l¹i thu nhËp, chÝnh s¸ch trî
cÊp x· héi...
2.Các chính sách của Hàn Quốc
2.1.Các chính sách về kinh tế
2.1.1.Giai đoạn hướng vào xuất khẩu 1962-1971:
* Nông nghiệp:
Trong những năm 1960, Hàn Quốc bị thiếu lương thực triền miên. Chính
sách nông nghiệp trong giai đoạn này chú trọng vào đảm bảo có đủ gạo để ăn. Các
chiến lược được đưa ra bao gồm:
- Đầu tư vào những yếu tố hiện đại. Ngành phân bón và thuốc trừ sâu được
đầu tư phát triển, đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất nông
nghiệp. Từ năm 1965 đến 1969, sản lượng gạo của Hàn quốc đã tăng 30%. Các
loại máy nông nghiệp như máy kéo, máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ cũng được đầu tư
để phục vụ việc cơ giới hoá nông nghiệp. Các giống lúa cho năng suất cao được
trồng.
- Đầu những năm 1970 các dự án thuỷ lợi được thực hiện phục vụ cho hệ
thống tưới tiêu, sắp xếp lại ruộng đất.
- Mô hình trợ giá lúa gạo được áp dụng từ năm 1969 nhằm khuyến khích
tăng năng suất lúa gạo và hỗ trợ thu nhập cho hộ ở nông thôn.
* Công nghiệp:
Lựa chọn chiến lược tăng trưởng dựa vào công nghiệp hoá hướng về xuất
khẩu và xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước, chính sách công nghiệp của
Hàn Quốc thời kỳ này là phát triển công nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay nước
ngoài và thúc đẩy xuất khẩu
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966), chính phủ tập trung phát triển cơ
sở hạ tầng (đường sá,cầu công,thủy điện), đồng thời chuẩn bị các cơ sở cho quá
trình đẩy mạnh xuất khẩu. Bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cũng là
quá trình công nghiệp hoá được thực hiện từ công nghiệp nhẹ. Các lĩnh vực phát
triển chủ yếu: phân bón, điện. sợi, hóa học. Kế hoạch này Hàn Quốc tập trung chủ
yếu vào thị trường nội địa trong đó tập trung phát triển sợi hóa học và lọc dầu
thông qua liên doanh với nước ngoài, chủ yếu dựa vào vốn của Mỹ/
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 ( 1967- 1971 ): mục tiêu chủ yếu là hiện đại
hóa cơ cấu công nghiệp hướng ngoại. Chính sách thay thế nhập khẩu được thay
bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên cơ sở sử dụng nhiều lao động.Các
ngành xuất khẩu chủ yếu là: sợi, nhân tạo, hóa dầu, thiểt bị điện, và các ngành
công nghiệp nhẹ như vải , cao su, gỗ dán:
+ Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng lãi suất thấp và chịu các
chi phí vay mượn thấp hơn so với lãi suất thị trường cho các công ty. Chính
sách trợ cấp tín dụng này giúp cho các nhà xuất khẩu đủ số lượng vốn cần
thiếp, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tăng nhanh xuất khẩu. Cuối những
năm 1960 , xuất khẩu tăng bình quân 30,8%.
+ Chính phủ tiến hành phá giá 100% đồng nội tệ (1964) và áp dụng tỷ
giá hối đoái thả nổi. Thời kỳ 1976-1985, tỷgiá hối đoái của Hàn Quốc được
coi là thấp nhất trong số các nước đang phát triển, điều này giúp giá hàng
hoá Hàn Quốc sát với giá hàng hoá của thế giới, duy trì sự cạnh tranh cho
xuất khẩu.
+ Chính phủ thực hiện chính sách đa dạng hoá thị trường (Mỹ, Nhật
Bản, Tây Âu, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Đông Âu, Mĩ Latinh,
châu Phi.
2.1.2. Giai đoạn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hóa chất ( 1972-
1979)
Trong giai đoạn này chính phủ quyết định chiến lược, cải thiện cơ cấu ngành
công nghiệp, tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và hoá chất nhằm cung cấp
nguyên vật liệu và thiết bị cho các ngành công nghiệp mới, loại dần sự phu thuộc
vào nước ngoài đối với các ngành công ngành công nghiệp mới. Chính sách “củ cà
rốt và cây gậy” thông qua chương trình tín dụng lãi suất thấp đã tạo ra lợi thế về
vốn cho các ngành công nghiệp ưu tiên để có thể khuếch trương hoạt động sản xuất
trên thị trường trong nước và thế giới. Các ngành đước phát triển chủ yếu gồm có:
gang thép, máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị điện tử gia dụng, đóng tàu, hoá dầu,
thiết bị công nghiệp.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 3(1972-1976): Các ngành công nghiệp mới xuất
hiện , đó là xây dựng nhà máy thép Pohang(1973: sản xuất 1 triệu tấn thép, 1994:
21 triệu tấn), hóa dầu , đóng tàu , thiết bị vận tải, đồ dùng điên dân dụng.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 4(1977-1981): Chính phủ tiếp tục theo đuổi mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo cơ cấu kinh tế tự lực, cải thiện công nghệ và tăng
cường hiệu quả.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7
2.1.3.Giai đoạn điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền kinh tế(1980-1989):
Chính sách chủ yếu trong giai đoạn này là ổn định kinh tế, khuyến khích
sáng kiến của khu vực kinh tế tư nhân và cạnh tranh, tăng cường phúc lợi quốc gia,
công bằng xã hội, va tự do hóa quốc tế. Do đó, chính phủ đã thực hiện chủ trương
điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ
thuật cao.Nội dung điều chỉnh cơ cấu trên bốn khía cạnh : điều chỉnh cơ cấu công
nghiệp, tự do hóa và mở cửa nền kinh tế, từng bước tư nhân hóa ngành công
nghiệp và mở rộng thị trường , thúc đảy cạnh tranh. Trong các khía cạnh đó, chính
phủ đã đóng vai trò tích cực.
Những cải cách chính sách về ngoại thương là chính sách ổn định hóa kết
hợp với tự do hóa. Trong giai đoạn 1979 -1988, tỷ lệ tự do hóa nhập khẩu đã tăng
từ 68% lên 95%, tất cả các sản phẩm công nghiệp đều không phải chịu những hàng
rào phi thuế quan. Tỷ lệ thuế quan bình quân giảm từ 25% xuống 17%. Gắn liền
với tự do hóa thương mại, HQ cũng tiến hành tự do hóa đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Bên cạnh các chính sách bổ sung ưu đãi FDI, HQ cũng khuyến khích các
doanh nghiệp trong nước hướng mạnh đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường
các nước Đông Nam Á .
4/1981, luật độc quyền và thương mại công bằng đã được ban hành, có tác
dụng giảm độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh trong tất cả các ngành công nghiệp.
Một hướng cải cách chính sách khác tự do hóa tài chính, giảm thâm hụt trong chi
tiêu của chính phủ vầ cơ cấu lại hệ thống ưu đãi công nghiệp. Năm 1981, Bộ tài
chính đã thực hiện tư nhân hóa 1 số lượng lớn các ngân hàng trong nước. Năm
1988, Luật đầu tư nước ngoài được xem xét lại, mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu
tư.
2.1.4.Giai đoạn thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa” (1990-
1996):
Đầu những năm 1990, ở HQ xảy ra tình trạng lạm phát cao( khoảng 9%
trong các năm 1990-1991), mức lương thực tế có xu hướng giảm dần, giá cả tiêu
dùng tăng, ngân sách có xu hướng bội chi. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra những biện
pháp kiểm soát cung tiền tệ và chi tiêu tài chính, các biện pháp kích thích đầu tư
theo ngành. Cơ chế tiền lương cũng được cải cách.
Trong giai đoạn 1992-1996: Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển xã
hội bao gồm các nội dung sau:
- Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của công nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8
- Cải thiện phúc lợi xã hội và phát triển cân đối
- Tự do hóa và quốc tế hóa nền kinh tế
* Nông nghiệp
Tháng 4 năm 1989, “Kế hoạch tổng thể toàn diện để phát triển nông thôn”
được công bố nhằm cải thiện cơ cấu nông nghiệp và nâng cao mức sống của nông
dân. Năm 1991, “Kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn” được xây dựng :
- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh công nghiệp
hoá nông thôn  nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế bền vững của ngành nông
nghiệp không chỉ trong nước mà còn ở trên thị trường quốc tế. Chính phủ đầu tư
vào các máy nông nghiệp hiện đại, các công nghệ cho năng suất cao như kỹ thuật
gen, các phương tiện tự động hoá…
- Cơ cấu lại nguồn nhân lực tại nông thôn, thu hút thanh niên tham gia
vào nông nghiệp. Chính phủ phát động các chương trình hỗ trợ những nông dân trẻ
tích cực cam kết giữ nghề nông, các chương trình dạy kỹ thuật canh tác mới tiên
tiến. Cho vay các khoản vay lãi suất thấp đầu tư cơ sở hạ tầng (đường sá, trường
học, y tế…)
- Mở rộng quy mô trang trại bằng cách nới lỏng những hạn chế pháp
lý đối với quyền sở hữu diện tích trang trại tối đa, cung cấp tín dụng dài hạn đặc
biệt.
- Chính phủ cam kết đầu tư 42000 tỷ won (52,5 tỷ USD) để phát triển
nông thôn trong giai đoạn 1992 – 1998. Nguồn ngân sách này được chia làm 2 loại:
Ngân sách bồi thường thu nhập ( dùng cho các chính sách trợ giá gạo, trợ cấp thu
nhập và sinh hoạt của các hộ nông dân), ngân sách đầu tư thực sự (dùng cho các dự
án, chương trình cải tạo đất đai, cơ giới hoá nông nghiệp, marketing nông nghiệp,
cơ sở hạ tầng nông thôn…)
* Công nghiệp
- Phát triển công nghiệp dựa vào những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật,
công nghệ cao và có tri thức để thay thế những sản phẩm cần nhiều vốn.
- Tăng cường lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển các ngành sử dụng nhiều lao
đông tay nghề cao và công nghệ cao như điện tử, thiết bị thông tin, ô tô, công
nghiệp hàng không, vi điện tử, sinh học, hóa học cao cấp…
- Các chính sách trong thời kỳ này tập trung giải quyết một số vấn để cơ
bản:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9
+ Đổi mới năng suất lao động, tích luỹ công nghệ và nâng cao chất lượng.
Các ngành công nghệ tiên tiến như hàng bán dẫn, động cơ học được chú trọng phát
triển
+ Mở rộng thị trường, công nghiệp hóa hướng vào khu vực tư nhân. Chính
phủ lập một ban điều hành tự do hoá nhập khẩu, giảm độc quyền, thúc đẩy cạnh
tranh, khuyến khích sử phát triển của các Chaebol (các tổ hợp công nghiệp thuộc
sở hữu gia đình) bằng các chính sách tín dụng.
+ Thu hút nhân lực có trình độ cao vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
công nghệ. Chính phủ khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển dưới hình
thức giảm thuế, giảm giá đặc biệt, trợ cấp, cho vay lãi suất thấp
+ Xác định phát triển các nhóm ngành cần ưu tiên để chuyển từ “kinh tế ống
khói” sang nền kinh tế có kỹ thuật tinh vi, hiện đại. Đảm bảo một nền công nghiệp
phát triển bền vững, ưu tú và thân thiện với môi trường
2.1.5.Giai đoạn 1997 đến nay
Để khắc phục khủng hoảng năm 1997, HQ đã phải cầu cứu quỹ tiền tệ quốc
tế IMF. Đó là vay của quỹ này 57 tỷ USD cũng chỉ bằng 37% tổng số tiền mà các
công ty HQ đang vay nợ nước ngoài nhưng cũng giúp HQ chặn đứng nguy cơ
xuống dốc hơn nữa của nền kinh tế. Nhưng để có được khoản tiền vay đấy, HQ
phải thực hiện 1 số yêu cầu của IMF là:
- Cơ cấu lại khu vực tài chính
- Tái cơ cấu các doanh nghiệp
- Cải cách lại thị trường lao động
- Tự do hóa thị trường vốn
- Tự do hóa thương mại
Đồng thời để thoát khỏi khủng hoảng cũng cần phải có sự cải cách từ chính
trong nền kinh tế HQ, đó là:
- Cải cách hệ thống tài chính ngân hang
- Cơ cấu lại công ty
- Tạo lập thị trường lao động linh hoạt và bảo đảm việc làm
Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ thực hiện một loạt các
biện pháp khuyến khích đầu tư nườc ngoài, mở rộng các nguồn trợ giúp tài chính,
giảm thuế kinh doanh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn
trong việc tìm vị trí và địa bàn đầu tư. Phạm vi đầu tư cũng được mở rộng. Thời
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10
gian để thành lập các xí nghiệp của người nước ngoài được rút xuống còn 45 ngày
(từ ngày 1-4-1995) so với trước kia là 200 ngày.
Để đối phó với khủng hoảng toàn cầu hiện nay, chính phủ HQ đã đưa ra
những biện pháp đối phó nhằm 4 mục tiêu lớn: thực thi các biện pháp khẩn cấp
nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế, triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm cải
thiện dân sinh, thúc đẩy cải cách nhằm đưa HQ tham gia nhóm các nước phát triển,
đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho sự phát triển “ tăng trưởng xanh” trong tương lai.
Chính phủ đã chọn 17 ngành CN làm động lực tăng trưởng kinh tế thuộc 3 lĩnh vực
chính : công nhệ xanh, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
* “Tăng trưởng xanh”: khái niệm này lần đầu tiên được thông qua tại hội
nghị Môi trường và phát triển được tổ chức bởi Bộ Môi trường Hàn Quốc và
UNESCAP (UB Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương). “Tăng trưởng
xanh” giới thiệu mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững cho tương lại dựa trên kinh
nghiệm của Hàn Quốc trong việc bảo vệ môi trường cũng với việc tăng tốc độ phát
triển kinh tế. Đây là khái niệm bổ sung cho các khái niệm về sự phát triển bền
vững. Các dự án phát triển khái niệm “tăng trưởng xanh” được tham gia bởi Viện
Môi trường Hàn Quốc, Viện kinh tế - công nghiệp và thương mại Hàn Quốc, học
viện Tài chính Hàn Quốc.
“Tăng trưởng xanh” là sự hài hoà giữa môi trường và kinh tế. Đó là việc
nâng cao sự thân thiện với môi trường của các hoạt động kinh tế thông qua việc
phát triển các công nghệ mới, giảm ô nhiễm không khí, nguồn nước…, giảm tiêu
thụ năng lượng.
“Tăng trưởng xanh” là một trong các dự án lớn nhất của Chính phủ Hàn
Quốc hiện nay, mô hình thành phố xanh trong tương lai được quảng bá rộng rãi
trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là trên các kênh truyền hình đa
ngôn ngữ của Hàn Quốc như KBS World, Arirang… Hàn Quốc cho biết sẽ chi
1200 tỷ won (852 triệu USD) trong 10 năm tới nhằm đưa Hàn Quốc vào nhóm
những “quốc gia xanh” hàng đầu thế giới.
2.2.Các chính sách về xã hội
2.2.1.Chính sách phát triển giáo dục và nguồn nhân lực.
Chính sách phát triển giáo dục và nguồn nhân lực có thể chia làm 4 giai
đoạn:
Giai đoạn 1 (1945 – 1960): giai đoạn đặt nền móng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11
Trước năm 1945, nền giáo dục Hàn Quốc chịu sự chịu sự chi phối của Nhật
Bản, do vậy phát triển rất chậm. Năm 1948, luật giáo dục mới được ban hành trên
nguyên tắc tự do dân chủ. Giáo dục bắt buộc được thể chế hóa, và chính sách xóa
nạn mù chữ của người lớn được thực hiện. Chính phủ đã cho xây dựng hàng loạt
các trường học, đào tạo giáo viên và in sách giáo khoa do Nhà nước quản lý.
Chương trình giáo dục trong giai đoạn này thực hiện theo bốn cấp: Tiểu học (6
năm), trung học cơ sở (3 năm), trung học phổ thông (3 năm) và đại học (4 năm).
Chính phủ còn công bố những nghị định khẩn cấp phục hồi hệ thống giáo dục sau
chiến tranh và hoàn thành các tiêu chuẩn quốc gia khi xét tuyển học sinh vào bậc
trung học. Nhờ có chính sách của Chính phủ, sự bùng nổ giáo dục không chỉ diễn
ra ở các trường tiểu học mà còn ở các trường phổ thông và trung học. Việc nhập
học các trường ở tất cả các cấp vẫn tăng lên rất nhanh kể từ năm 1945.
Mặc dù giáo dục phát triển nhanh nhưng chưa được Nhà nước gắn chặt với lợi ích
kinh tế, do đó yếu tố nhân lực trong thời kỳ này chưa được phát huy.
Giai đoạn 2 (1961 – 1979): giai đoạn phát triển số lượng.
Chính sách giáo dục trong thời kỳ này là phát triển nhanh nguồn nhân lực
một cách thích hợp để phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa. Điều chỉnh
quan trọng nhất trong giai đoạn này là phát triển nhanh hệ thống giáo dục chuyên
nghiệp, đào tạo lực lượng công kỹ thuật,cán bộ quản lý đáp ứng việc mở rộng cơ
cấu công nghiệp và phát triển nhanh các ngành phục vụ xuất khẩu. Hệ thống giáo
dục đại học được mở rộng nhờ các biện pháp sau:
- Lên trung học không qua thi tuyển
- Hủy bỏ khoảng cách về chất lượng giữa các trường đại học tại các tỉnh, mở
các trường đại học ngắn hạn.
- Mở rộng chỉ tiêu cho các trường đại học tổng hợp tại các tỉnh ,mở các
trường đại học ngắn hạn
- Mở trường đại học chuyên nghiệp, trường đại học tổng hợp hàm thụ, các
trường trung học hàm thụ.
- Nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm thành các trường đại học sư phạm.
- Mở trường đào tạo cán bộ giáo dục nâng cao.
Song song với các chương trình đó, chương trình xóa nạn mù chữ cho
người lớn tuổi tiếp tục được thực hiện thông qua các tổ chức giáo dục như hội bà
mẹ Hàn Quốc, hội nữ sinh viên Hàn Quốc, cơ quan về những vấn đề lao động, …
Giai đoạn 3 (1980 – 1990): giai đoạn chất lượng cao
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12
Chính phủ tiến hành cải cách giáo dục kể từ tháng 3-1985, trong đó nhấn
mạnh đến vấn đề cải cách trường học, cải cách hệ thống thi cử,tăng cường bổ sung
các phương tiện dạy học hiện đại , nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cập nhật
nội dung và phương pháp giảng dạy, phát triển nhân lực có trình độ khoa học cao,
duy trì chương trình giáo dục đại học, và áp dụng cơ chế chế giáo dục suốt đời.
Cũng trong giai đoạn này ,ngân sách dành cho giáo dục tăng cao,chiếm trên
20% ngân sách quốc gia. Năm 1988, giáo dục đia phương chiếm 88,4% ngân sách
của bộ giáo dục, trường quốc lập chiếm 9,1%, đại học và sau đại học chiếm
5,4%,các khoản kinh phí đặc biệt chiếm 2,6% và kinh phí xây dựng các cơ sở giáo
dục chiếm 10,5%.
Giai đoạn 4 (1990 – nay): giai đoạn tiên tiến của nền giáo dục.
Trong chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ,phục vụ cho kỷ nguyên công
nghệ cao ở Hàn Quốc, kể từ đầu những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đặc biệt
chú trọng các chính sách đầu tư R&D. Cụ thể chính sách hỗ trợ và phát triển nguồn
nhân lực ở Hàn Quốc như sau:
- Miễn nghĩa vụ quân sự cho các chuyên gia nghiên cứu người Hàn Quốc ở
nước ngoài thuộc lĩnh vực công nghệ cơ bản và công nghệ tiên tiến trong
thờ hạn năm năm.
- Thu hút các nhà khoa học Hàn Quốc ở nước ngoài về sinh sống và làm
việc ở trong nước với mức lương 900000won/tháng.
- Chú trọng đào tạo ở mức các nhà khoa học có học vị tiến sĩ và độ tuổi
dưới 40.
- Chú trọng đào tạo các cán bộ khoa học và công nghệ trong ngành công
nghiệp thông tin.
Nhằm trợ cấp kinh phí cho đào tạo giáo dục trong giai đoạn phát triển cao,
chi phí cho R&D trong tổng sản phẩm quốc nội tăng nhanh,từ 0,26% GNP năm
1965 lên 0,57% năm 1980, 1,92% vào năm 1989 và 2,7% vào năm 1995.Dự báo
trong giai đoạn 2000-2020,chi tiêu R&D/GNP đạt mức 4%. Hàn Quốc đang phấn
đấu vào năm 2020 sẽ trở thành nột nước có nền công nghiệp hiện đại trên thế giới.
2.2.2.Chính sách dân số
Xu hướng trong nhân khẩu học của Hàn Quốc là dân số đang già đi theo
năm. Con số thống kê vào năm 1999 cho thấy 6,9% dân số của Hàn Quốc ở độ tuổi
65 trở lên và đến 2005 con số này là 9,1%. Chiều hướng già đi của dân số là do tỷ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13
lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, dự tính đến năm 2020 thành phần dân số già chime
15,7%. Để giải quyết vấn đề này chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một số chính sách
như sau:
- Thứ nhất, khuyến khích phụ nữ sinh thêm con, chính phủ tăng ngân sách
hỗ trợ cho việc chăm sóc trẻ em lên 4,5 nghìn tỷ won, đồng thời mở rộng cơ hội
cho những người hảo tâm
- Thứ hai, thời gian nghỉ sinh con được nhân lương sẽ tăng lên 60 ngày so
với 30 ngày trước đây và mức lương phụ nữ được nhận trong khoảng thời gian
nghỉ sinh sẽ được tăng lên 500 000won 1 tháng so với 400000won trước đây.
- Thứ ba, đối với những gia đình có từ 3 con trở lên có mức thu nhập thấp
hơn mức trung bình,chính phủ sẽ hỗ trợ từ 30000won đến 60000won 1 tháng cho
mỗi trẻ em.
2.2.3. Chính sách về vấn đề đô thị hóa
Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều
chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị,
nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thánh phố vệ tinh mới có quy mô
vừa và nhỏ lần lượt được dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm công
nghiệp lớn, tạo hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm ra các cảng biển nằm ở
miền Nam Hàn Quốc.
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng trong những
năm 1960 và 1970 đã kéo theo sự di chuyển liên tục của những người dân từ nông
thôn ra thành phố, đặc biệt là Seoul, làm cho dân số tăng nhanh tại những khu vực
này. Chính vì thế mà Hàn Quốc đưa ra quy định về mức dân số cho thành phố lớn;
mức trần dân số được đặt ra cho mỗi khu vực căn cứ vào cơ sở hạ tầng của từng
nơi. Ví dụ,tỉnh Kyonggi được định tiêu chuẩn là 14,5 triệu dân sẽ phải đặt ra mức
mức trần cho từng thành phố và hạt.
2.2.4.Chính sách giải quyết việc làm
Theo báo cáo mới đây của viện nghiên cứu lao động Hàn Quốc, tỷ lệ thất
nghiệp trong tháng 11/2008 tăng 3,3% so với 3,1% trong tháng 10, với 750.000
người thất nghiệp.Trong khi đó khảo sát của cục kê quốc gia Hàn Quốc cho biết,
trong quý III/2008, cứ 6 trụ cột kinh tế gia đình thì có một người mất việc. Vì thế
chính phủ đã đưa ra môt số giải pháp và chính sách để giải quyết tình trạng thất
nghiệp cho giới trẻ như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14
* Các giải pháp tạm thời
Chương trình về kinh nghiệm làm việc trong giới trẻ là một trong những giải
pháp chủ yếu về việc làm cho thanh niên. Chương trình gồm 2 phần, một là hệ
thống hỗ trợ kinh nghiệm làm việc và hai là hệ thống hỗ trợ việc làm.Về hệ thống
hỗ trợ kinh nghiệm làm việc,sinh viên các trường đại học, cao đẳng hoặc sinh viên
đã tốt nghiệp được làm việc như những thực tập sinh cho các cơ quan nhà nước
hoặc các công ty tư nhân để có kinh nghiệm làm việc cũng như nhận được sự giúp
đỡ trong lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Còn về hệ thống hỗ trợ việc
làm,các công ty thuê các sinh viên thực tập và những sinh viên này sẽ nhận được
tiền trợ cấp trong 3 tháng và sau đó những sinh viên này sẽ vào biên chế và sẽ lại
nhận được tiền lương trong 3 tháng tiếp theo.
Phát triển sâu hơn nữa khả năng hướng nghiệp cho giới trẻ “ đào tạo hướng
nghiệp theo kiểu may đo”, tập trung vào kiến thức dựa trên ngành công nghệ IT,
ICT cho các sinh viên đang tìm kiếm việc làm, trong đó đào tạo dạy nghề chủ yếu
tập trung vào lĩnh vực sản xuất như đóng tàu, xe ô tô…cho học sinh cấp 3 chưa có
việc làm.
Hệ thống dịch vụ tại một điểm duy nhất hiện đang được xây dựng để cung
cấp các dịch vụ dạy nghề, tư vấn và hướng dẫn nghề nghiệp thông qua phòng hỗ
trợ nghề nghiệp cho giới trẻ tại trung tâm bảo đảm việc làm trên toàn quốc. Hơn
nữa nhờ các chương trình tìm kiếm việc làm nhiều công việc tạm thời được thông
tin cho giới trẻ.
* Các giải pháp trung và dài hạn
Tại Hàn Quốc chương trình làm việc khoảng 40 giờ một tuần bắt đầu triển
khai ở ngành kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp lớn có từ 1000 công nhân trở
lên từ tháng 7 năm 2004. Chương trình này sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp có từ
300 công nhân trở lên,bắt đầu thực hiện từ năm 2005
Đào tạo hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ đang được mở
rộng. Các chương trình như du lịch việc làm, game việc làm tìm kiếm việc trên
mạng…đang xúc tiến và các thông tin đa dạng về việc làm được gửi đến giới trẻ
qua thư điện tử.
Cụ thể hóa các dự án trung và dài hạn về cung và cầu lao động sẽ được tiến
hành và kết quả được đánh giá trong chương trình giảng dạy, quy mô của từng tầng
lớp, sự lựa chọn nghề nghiệp, đào tạo hướng nghiệp để tránh mất cân bằng giữa
cung và cầu lao động. Bên cạnh đó, xây dựng một hệ thống có thể lồng ghép các
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15
thông tin về thị trường lao động rải rác hàng loạt được lên kế hoạch để hỗ trợ phát
triển nguồn nhân lực bằng một phương pháp tổng thể.
* Các chính sách trong tương lai:
Chính phủ Hàn Quốc cho biết năm 2008 sẽ là bước ngoặt cho tình trạng thất
nghiệp trong giới trẻ. Vì thế Hàn Quốc sẽ tập trung vào giải quyết nạn thất nghiệp
trong năm 2008. Năm 2004, chính phủ đã ban hành đạo luật đặc biệt để giảm tỷ lệ
thất nghiệp và sẽ có hiệu lực trên cơ sở tạm thời trước năm 2008. Ủy ban đặc biệt
về thất nghiệp trong giới trẻ cũng sẽ được thành lập cùng với các cá nhân và nhà
nước trong việc giám sát và cải tiến các phương pháp đang được thực thi nhằm
giảm nạn thất nghiệp.
Hơn nữa một chương trình mà giới trẻ sẽ được đào tạo hướng nghiệp và tư
vấn nghề nghiệp theo giai đoạn phát triển của mình, được thành lập làm cho giới
trẻ có một cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp và nâng cao khả năng tìm kiếm việc
làm. Đồng thời tập trung vào mở rộng cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ bảo đảm nghề
nghiệp.
2.2.5.Chính sách cho người nghèo
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn và Hàn Quốc là một trong
những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đầu năm 2009,tăng trưởng kinh tế của
Hàn Quốc giảm mạnh và đi kèm với đó là sự gia tăng của nạn thất nghiệp. Theo số
liệu thống kê đầu năm, gần 260 nghìn lao động đã mất việc làm và khoảng 400
nghìn hộ kinh doanh cá thể cũng phải đóng cửa. Đời sống người dân,đặc biệt là
người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo số liệu điều tra của Bộ lao động Hàn Quốc, với 7200 doanh nghiệp trên
cả nước,được công bố ngày 26/11, cho thấy mức lương tháng bình quân của một
người lao động trong quý III/2008 giảm 2,7%,còn 2.400.000 won (khoảng 1.600
USD). Mức lương của người lao động ký hợp đồng một năm trở lên giảm 2,4% so
với cùng kỳ năm 2007,của lao động thời vụ giảm 9,2% còn 792.000 won. Nếu
cộng thêm sự sụt giá giữa đồng won với USD, thu nhập của người lao động giảm
tới 40%.
Trước tình hình đó chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các chính
sách để giúp đỡ người dân:
- Kế hoạch hỗ trỡ khẩn cấp của chính phủ lên tới 4,5 tỷ USD đã được thực
hiện nhằm ổn định đời sống sinh hoạt,hỗ trợ chi phí giáo giục,y tế…của người
dân.80% số tiền trợ cấp,tương đương gần 3,6 tỷ USD sẽ được sử dụng hoàn toàn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16
vào mục đích hỗ trợ sinh kế người dân.Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ sinh hoạt
đơn thuần,chính phủ còn tạo ra các hình thức hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng.
- Bộ tài chính và Chiến lược thông báo kế hoạch quản lý kinh tế năm 2009,
trong đó tập trung bảo vệ các nhóm đối tượng có thu nhập thấp và bảo đảm số
lượng công việc ổn định hiên tại. Chính phủ hỗ trợ tài chính cho các công ty tái cơ
cấu kinh doanh nhằm đảm bảo việc làm cho nhân viên, chính phủ khuyến khích
các công ty tư nhân cho nhân viên nghỉ phép hoặc giảm lương và chấp nhận gánh
75% lương cho các nhân viên nghỉ phép.
- Các hộ gia đình rơi vào diện nghèo do khủng hoảng tài chính cũng sẽ được
hỗ trợ.Mức trợ cấp hàng tháng cho các hộ gia đình bốn người có thu nhập thấp từ
1,2 triệu won sẽ tăng 1,3 triệu won. Qũy học bổng cho sinh viên được nâng từ mức
67 tỷ won năm nay lên hơn 418 tỷ won trong năm 2009.
- Bộ y tế, phúc lợi và gia đình Hàn Quốc mới đây cho biết,từ tháng
7/2009,bộ sẽ thực hiện chương trình trợ cấp cho trẻ em dưới năm tuổi của các hộ
gia đình có thu nhập hàng tháng dưới mức 2,78 triệu won.Tùy theo độ tuổi của
trẻ,mức trợ cấp hằng tháng sẽ dao động từ 167.000 đến 712000 won.Trước đây,
Hàn Quốc chỉ rõ chăm sóc trẻ em ở các hộ gia đình có thu nhập trung bình dưới 1.3
triệu won một tháng.
2.2.6.Chính sách khắc phục vấn đề an sinh xã hội
Từ những năm 1980, các hệ thống chính sách khác nhau liên quan đến vấn
đề an sinh xã hội đã được chính phủ triển khai thực hiện. Những hệ thống này gồm
có việc mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế và hệ thống trợ giúp y tế tương ứng vào
các năm 1988, 1989 và áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp năm 1995. Chính phủ
đã tạo nền tảng cho việc xây dựng một xã hội bảo đảm phúc lợi của người dân.
Hệ thống hưu trí quốc gia được triển khai lần đầu tiên năm 1988 đã nhận bảo
hiểm xã hội cho người lao động tại những nơi làm việc có từ 10 người trở lên. Năm
1992, hệ thống này đã được sửa đổi theo hướng nhận bảo hiểm xã hội đối với
những nơi làm việc có từ 5 người trở lên. Năm 1995 hệ thống được mở rộng để
nhận bảo hiểm xã hội cho những người tham gia lao động trong ngành nông nghiệp
và những người tự kiếm sống ở các vùng nông thôn. Cuối cùng hệ thống này nhận
bảo hiểm cho toàn dân năm 1999.
Mục tiêu ban đầu của hệ thống trên là đảm bảo tối thiểu cho những người
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế khi họ gặp phải những khó khăn về tài chính.
Ngoài ra còn có các chương trình phúc lợi trực tiếp dành cho những người không
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17
hoạt động trong lĩnh vực này. Những chương trình trợ cấp này gồm hai loại sau:
trợ cấp giá sinh hoạt và trợ giúp y tế.
Nhờ mức sống tăng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế ngày càng được
cải thiện nên tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc đang tăng nhanh dẫn đến
số người già tăng đáng kể trong những năm qua. Nếu năm 1960, dân số ở độ tuổi
từ 65 trở lên chiếm 2,9% trong tổng dân số của Hàn Quốc thì năm 2005, tỷ lệ này
đã tăng lên 9,1% và dự kiến sẽ đạt tới 14,4% năm 2019.
Để nâng cao phúc lợi cho người già, chính phủ đã thực hiện các chính sách
sau: trợ cấp trực tiếp cho những người già sống dưới mức nghèo khổ, tạo nhiều cơ
hội việc làm cho người có tuổi bằng cách tìm các công việc phụ hợp và mở các
trung tâm giới thiệu việc làm, củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe và mở các cơ
sở công cộng dành cho người già với nhiều hình thức khác nhau.
Từ cuối những năm 1980, cùng với việc nâng cao các biện pháp an sinh,
nhận thức về nhu cầu của người khuyết tật cũng tăng lên. Tháng 2-2003, bộ y tế và
phúc lợi đã xây dưng “ kế hoạch phát triển phúc lợi 5 năm lần thứ 2 cho người
khuyết tật giai đoạn 2003-2007”. Kế hoạch hành động này sẽ được bộ y tế và phúc
lợi xã hội thực hiện trên cơ sở phối hợp với một số bộ, ngành khác nhau của chính
phủ, như là Bộ giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực, Bộ lao động,…
Kế hoạch phát triển này dự tính: Thứ nhất, cải thiện phúc lợi chung bằng
cách mở rộng các chương trình trợ cấp công cộng, lắp đặt thêm các thiết bị phục vụ
người khuyết tật ở những nơi công cộng và xây dựng thêm các trung tâm phúc lợi;
thứ hai, tăng số lượng các cơ sở dạy nghề; và thứ ba phát triển các cơ hội việc làm
bằng cách hỗ trợ lắp đặt các thiết bị cần thiết.
II. Đánh giá kết quả Hàn Quốc đạt được
1.Đánh giá về kinh tế
1.1.Giai đoạn hướng vào xuất khẩu 1962-1971
1.1.1.Kết quả
Ở giai đoạn này , nền kinh tế Hàn Quốc đạt được những kết quả sau:Tỷ lệ
xuất khẩu trong GNP tăng từ 2.4% năm 1961 lên 6.8% năm 1966 và 11.2% năm
1971. Quá trình đô thị hóa đất nước diễn ra nhanh chóng , kéo theo tỷ lệ việc làm
tăng nhanh. GNP/người tăng hơn gấp 3 trong giai đoạn 1962-1971, từ 87USD lên
289USD. Nguyên nhân là do Hàn Quốc biết tận dụng nguồn lao động dư thừa có
kỹ năng và chí phí rẻ. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã khắc phục được sự thiếu thốn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18
nghiêm trọng về mặt tài nguyên ,vượt qua được những sức ép về thị trường nhỏ bé
trong nước để hướng ra xuất khẩu , tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ tăng tiết kiệm và đầu tư trong nước rất cao. Tỷ lệ tăng trong nước từ
15% đến 23% . Bên cạnh đó tỷ lệ tăng GNP thực tế hàng năm trong giai đoạn 1962
– 1971 là khá cao 8.7% . Có được những kết quả này là do chính sách thu hút đầu
tư nước ngoài đã đem lại cho Hàn Quốc nguồn ngoại tệ lớn. Đồng thời, HQ còn có
lợi thế về nguồn lao động giá rẻ và có kĩ năng . Các chính sách của chính phủ đã
làm tỷ trọng CN trong GNP tăng từ 19.8% ( 1965) lên 22.8% ( 1970)
Tóm lại thành công kinh tế của HQ trong những năm 1960 không chỉ có
phần đóng góp của chiến lược hướng ngoại mà còn có phần đóng góp của lực
lượng lao động có đào tạo, tầng lớp doanh nhân năng động, nguồn vốn nước ngoài,
cải cách thể chế và môi trường thương mại quốc tế thuận lợi .
1962 1971
Thay đổi hàng năm
1962-1971
GNP (t ỷ USD) 23 95
GDP (tỷ USD ) 23 95
Tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) 2.1 8,5 8.7
Tỷ lệ tăng GNP thực tế (%) 2.2 8 8.9
Xuất khẩu (tỷ USD) 0.55 10.68 4
Tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 2.4 11.2 6.9
Nhập khẩu ( tỷ USD ) 4.22 23.94 11.2
Tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 18.3 25.2 21.6
Cán cân thương mại (tỷ
USD) -3.35 -10.46 -6
Tỷ lệ đầu tư trong nước(%) 11.8 24.6 19.9
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 11 16.1 15.8
Bộ tài chính Hàn Quốc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19
1.1.2.Hạn chế
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất , chính sách của chính phủ vẫn chưa tạo
ra bước ngoặt lớn, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP tương đối cao. Theo số liệu
năm 1965 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP là 38.4% so với 19.8 % của công
nghiệp
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 : kĩ thuật vẫn còn lạc hậu, giá nhân công
tăng, làm cho sản phẩm công nghiệp của HQ bị giảm sức cạnh tranh trên thị trường
quôc tế. Ngoài ra còn có sự mất cân đối giữa công nghiệp nặng và công nghiệp
nhẹ. Trong năm 1971: tổng giá trị sản xuất công nghiệp các ngành công nghiệp
nặng có tính then chốt như cơ khí chỉ chiếm 9.3 %, hóa chất và lọc dầu, than chiếm
15.5 %, luyện kim chiếm 6.1 % do vậy phần lớn nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu
dẫn đến nhập siêu ở mức rất cao
1.2. Giai đoạn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hóa chất ( 1972-1979)
1.2.1.Kết quả
Những kết quả mà nền kinh tế HQ đạt dược trong giai đoạn này:
GDP tăng 8.9%/năm trong giai đoạn 1972-1979, đặc biệt so với tỷ lệ
4.8%(1972). Thu nhập đầu người tăng cao và tỷ lệ tiết kiệm trong nước lớn.
GDP/người tăng từ 319USD(1972) lên 1647USD(1979). Tỷ trọng công nghiệp
trong GNP gia tăng 1 lượng đáng kể: từ 22.8%(1970) lên 40%(1980) chủ yếu là do
sự gia tăng của công nghiệp nặng. Đặc biệt trong thời kỳ này có sự vươn lên của
tập đoàn Posco, chuyên sản xuất thép đã trở thành xương sống của nền kinh tế.
Ngày nay, Posco là một trong 3 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. HQ cũng là
nước đứng đầu thế giới về đóng tàu với các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như
Huyndai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries nắm trọn thị trường đóng
tàu toàn cầu. ..
Những thành tựu có được là do sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ với các
ngành máy móc, thiết bị điện tử, đóng tàu , luyện kim màu, coi đây là ngành công
nghiệp mới sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó, nhà nước còn chủ trương hỗ trợ
cho công nghiệp nặng, chính phủ ban hành Sắc lệnh phát triển các ngành công
nghiệp nặng và hóa chất( tháng 1/1973), với mục tiêu đạt 50% xuất khẩu sản phẩm
công nghiệp nặng và hóa chất trong tổng kim ngạch xuất khẩu (1980), luật thúc
đẩy phát triển khoa học công nghệ cũng được đưa vào thực hiện(1972) và các biện
pháp tự do hóa bước 1 về nhập khẩu công nghệ nước ngoài được chính phủ thực
hiện năm 1978 đã đem lại sự phát triển công nghệ vượt bậc cho ngành công nghiệp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20
1972 1979
Thay đổi hàng
năm (1972- 1979)
GNP (tỷ USD ) 107 616
GDP (tỷ USD ) 107 627
Tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) 4.8 7.1 8.9
Ttỷ lệ tăng GNP thực tế (%) 4.6 6.8 8.7
Xuất khẩu (tỷ USD) 16.24 150.56 74.9
Tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 15.2 24.4 23.8
Nhập khẩu ( tỷ USD ) 25.22 203.39 94.7
Tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 23.6 33 31
Cán cân thương mại (tỷ
USD) -5.74 -43.96 -15
Tỷ lệ đầu tư trong nước(%) 20.9 35.8 26.7
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 17.3 28.5 23.6
Bộ tài chính Hàn Quốc
 Tóm lại, sự can thiệp tích cực của chính phủ và các biện pháp chính sách
năng động đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong 1970.
1.2.2.Hạn chế
Xảy ra những vấn đề nghiêm trọng về mặt cơ cấu và hiệu quả. Lạm phát ở 2
con số, CPI bình quân hàng năm trong giai đoạn 1972-1979 cao(17.6%), tiền lương
tăng nhanh trong các ngành công nghiệp nặng và hóa chất , đầu tư tràn lan mở rộng
của chính phủ và lãi suất cho vay thấp.
1.3.Giai đoạn điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền kinh tế (1980-1989):
1.3.1.Kết quả
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21
Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế HQ đạt mức ngoạn mục: 12%/năm trong
giai đoạn 1986-1988. Năm1988, GNP đầu người đạt 4040 USD, trong khi giá trị
thương mại đạt 111 tỷ USD đứng thứ 13 trên thế giới. Thành tựu này một phần là
do diều kiện quốc tế ưu đãi như lãi suất quốc tế thấp, giá trị thấp của đồng USD và
giá dầu mỏ thấp vào giữa những năm 1980.
Tỷ lệ của ngành chế tạo trong GNP tăng từ 14.3%(1962) lên 31.6%(1988),
trong khi nông nghiệp giảm từ 38.4%(1962) xuống 10.8%(1988). Xuất khẩu sơ chế
giảm từ 7.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xuống 5.2% trong khi hàng chế tạo
tăng từ 22% lên 94,8%.
1980 1987 1988 1989
Thay đổi hàng
năm 1980-1989
GNP ( tỷ USD ) 606 1334 1798 2204
GDP ( tỷ USD ) 628 1363 1822 2222
GDP đầu người( tỷ USD ) 1597 3218 4295 5210
tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) -2.7 11.5 11.3 6.4 7.9
tỷ lệ tăng GNP thực tế (%) -3.9 12.3 12 6.9 8
xuất khẩu (tỷ USD) 175.05 472.81 606.96 623.77 349.65
tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 28.9 35.4 33.8 28.3 31.8
nhập khẩu (tỷ USD) 222.92 410.2 518.11 614.65 346.51
tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 36.8 30.7 28.8 27.9 32.9
cán cân thương mại (tỷ
-43.84 75.29 112.83 43.61 13.7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22
USD)
tỷ lệ đầu tư trong nước
(%) 31.9 30 31.1 33.8 30.5
tỷ lệ tiết kiệm (%) 23.2 37.3 39.3 36.2 30.4
Bộ tài chính Hàn Quốc
1.3.2.Hạn chế :
Do những cải cách cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ ,do sự phá giá của đồng
Won và do tiền lương tăng làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp
của Hàn Quốc
1.4.Giai đoạn thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa” (1990-
1996):
1.4.1.Kết quả
Sang đến những năm 1990, các chaebol(tổ hợp) phát triển mạnhnhư
Samsung, Huyndai và LG bắt đầu toàn cầu hoá.Trong thời gian này, những đầu tư
ban đầu của chính phủ dành cho các ngành điện tử và bán dẫn, chuẩn bị cho kỷ
nguyên số hoá sắp tới đặt nền móng cho ngành công nghệ thông tin của HQ trong
thế kỷ 21.
Theo niên giám thống kê 1992, GNP của HQ đã đứng thứ 13 trên thế giới ,
trong khi GNP đầu người đứng thứ 38. HQ đứng ở thứ bậc cao trong xuất khẩu
hàng dệt, sắt thép , ô tô, tàu biển và điện tử.
Trong giai đoạn 1992-1996: GDP tăng từ 3079 tỷ USD(1992) lên 4844 tỷ
USD(1996). Xuất khẩu tăng từ 766.32USD(1992) lên 1297.15USD(1996)
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Thay đổi
hàng năm
1990-1997
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23
GNP (tỷ
USD) 2518 2920 3057 3308 3780 4526 4804 4374
GDP (tỷ
USD) 2536 2941 3079 3328 3807 4565 4844 4426 3335
Tỷ lệ tăng
GDP thực tế
(%) 9.5 9.1 5.1 5.8 8.6 8.9 7.1 5.5 3.8
Tỷ lệ tăng
GNP thực tế
(%) 9.6 9.1 5 5.8 8.4 8.7 6.9 4.9 7.3
Xuất khẩu (tỷ
USD) 650.16 718.7 766.32 822.36 960.13 1250.6 1297 1361.6 978.38
Tỷ lệ xuất
khẩu/GNP
(%) 25.8 24.6 25.1 24.9 25.4 27.6 27 26.44
Nhập khẩu (
tỷ USD ) 698.44 815.25 817.75 838 1023.48 351.19 1503 1446.2 1061.71
Tỷ lệ nhập
khẩu/GNP
(%) 27.7 27.9 26.8 25.3 27.1 29.9 31.3 33.1 28.63
Cán cân
thương mại
(tỷ USD) -24.5 -68.03 -17.55 23.19 -28.6 -44.44 -49.65 -31.79 42.67
Tỷ lệ đầu tư
trong
nước(%) 37.1 39.1 36.8 35.2 36.2 37.4 38.8 35.3 37
Tỷ lệ tiết
kiệm (%) 35.9 36.1 34.9 35.3 35.4 36.2 34.8 34.6 35.4
Bộ tài chính Hàn Quốc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24
1.4.2.Hạn chế:
Nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các chaebol , trong khi các công ty vừa
và nhỏ bị bóp nghẹt hoạt động sản xuất. Năm 1995, HQ có 13992 công ty vừa và
nhỏ bị phá sản, 6 tháng đầu năm 1996 con số này là 6425. Tính bình quân, hàng
ngày ở HQ có tới 20 công ty vừa và nhỏ , 6 công ty tạm ngừng sản xuất , và chỉ có
14 công ty mới ra đời.
Cuộc cải cách cơ cấu đã không theo kịp những cải cách tài chính. Điều đó
dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng GDP đã không ổn định trong giai đoạn 1990-1996. Lạm
phát tăng trong khi thất nghiệp đạt ở mức thấp(2.5%) so với tiêu chuẩn gia nhập
OECD. 1996, thâm hụt tài khoản hiện hành là 23.7 tỷ USD( chiếm 5% GDP).
Trong khi đó hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi của HQ đã không đem lại tác dụng và
chính sách tiền tệ tỏ ra không thích hợp trong môi trường mở cửa của thị trường
vốn.
1.5.Giai đoạn 1997 đến nay:
Khủng hoảng 1997 đã làm cho nền kinh tế HQ rơi vào tình trạng sụp đổ toàn
diện. Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (1997) chỉ đạt 5.5% so với 7.1% (1996) và
8.9%(1995), là mức thấp nhất kể từ 1970. Năm 1998, tăng trưởng GDP thực tế ở
mức âm5.8%. Kể từ tháng1/1997, 8 chaebol đã tuyên bố phá sản, đẩy số nợ không
có khả năng thu hồi của các chaebol lên mức 52 tỷ USD, chiếm 17% tổng số tiền
cho vay của các ngân hàng .
Sự phá sản hàng loạt của các công ty lớn , vừa và nhỏ ở HQ trong cuộc
khủng khoảng tài chính tiền tệ vừa qua, cùng với lệnh đóng cửa 14 ngân hàng
không có khả năng thanh toán là đón giáng nặng nề đối với nền kinh tế HQ quen
với tỷ lệ tăng trưởng cao và sự bành trướng kinh tế mạnh mẽ. Đồng Won mất giá
50% đã đẩy món nợ nước ngoài của HQ lên mức 157 tỷ USDtính đến tháng 4/1998
so với mức 120 tỷ USD năm 1997vaf 104.7 tỷ USD( 1996), trong khi dự trữ ngoại
tệ của HQ chỉ là 20.2 tỷ USD( tính đến tháng 3/1998). Nợ trong nước của các công
ty ở mức kỷ lục 450 tỷ USD đã đẩy hệ thống ngân hàng HQ vảo nguy cơ sụp đổ
hàng loạt do các công ty thiếu khả năng thanh toán. Tính đến hết năm 1998, HQ đã
đóng cửa 21 ngân hàng thương mại, đình chỉ hoạt động của 10 ngân hàng công
thương. Tỷ lệ lạm phát tăng cao đã đẩy mức thu nhập bình quân tính theo đầu
người của người dân Hàn Quốc trở lại mức 9511USD(1997) và 6823USD(1998)
tương đương với năm 1991.
Nhờ những chính sách của chính phủ nền kinh tế HQ phục hồi dần trở lại:
Tốc độ tăng GDP(1999) đã đạt mức 2% và 7.2%(2000). Đồng Won tăng giá trở lại
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25
đã giúp nền kinh tế hồi phục dần. Lạm phát ở mức thấp và thị trường chứng khoán
phục hồi. Tính đến 1999, nền kinh tế HQ đã hoàn toàn thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng. Dự trữ ngoại tệ tính đến đầu 2000 đạt 76.8 tỷ USD và HQ đã thanh toán
xong khoản nợ nước ngoài hơn 50 tỷ USD và HQ đã thanh toán xong khoản nợ
nươc ngoài hơn 50 tỷ USD. Tính tới tháng 9/1999, nợ nước ngoài của Hàn Quốc là
140.9 tỷ USD trong khi các khoản tiền cho nước ngoài vay là 141.3 tỷ USD. Đầu
tư nước ngoài đạt mức cao nhất (15 tỷ USD vào 1999) và xuất khẩu ở mức 22.2%.
Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 8.6%(1998) xuống 4.8%(1999).Thu nhập đầu người
tăng trở lại ở mức 13000USD vào 2000.
Bước sang thế kỷ 21, cả Nhật Bản và Mỹ đêu bị HQ vượt qua về việc sản
xuất linh kiên bán dẫn( như thẻ Ram và thẻ nhớ Flash) cũng như màn hình số (màn
hình tinh thể lỏng LCD& Plashma) và đồ điện tử gia dụng khác như tivi, điện thoại
di động và máy nghe nhạc.Công nghệ viễn thông đã đưa HQ trỏ thành nước nôi
mạng có dây và không dây lớn nhất. Ngoài ra HQ còn đầu tư vào ngành chế tạo
robot và tham vọng đưa nước này trở thanh quốc gia số 1 về ngành này vào năm
2025.
Việc tái cơ cấu các tổ hợp, tư nhân hoá ngân hàng đã tạo cơ hội cho nền kinh
tế HQ được tự do vận hành hơn với cơ chế thị trường. Tuy năm 2004, kinh tế nước
này có suy giảm chút ít nhưng đã tăng trưởng trở lại ở mức 5% vào năm 2006
khiến cho HQ vẫn giữ vị trí hang đầu tại châu Á.
Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến
nền kinh tế nước này. Đầu năm 2009, tăng trưởng kinh tế của HQ giảm mạnh và đi
kèm với đó là sự gia tăng của nạn thất nghiệp. theo số liệu thống kê đầu năm 2009,
tốc độ tăng trưởng của HQ là -4.02%, có gần 260 nghìn lao động đã mất việc làm
và khoảng 460 nghìn hộ kinh doanh cá thể cũng phải đóng cửa.Sau đây là bảng số
liệu so sánh GDP các năm từ 2005 đến 2009:
Năm GDP (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ lệ lạm phát (%)
2005 1027373.88 3.92 2.76
2006 1114915.28 5.21 2.24
2007 1201865.37 5.09 2.53
2008 1256079.3 2.38 4.67
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26
2009 1251821.6 -4.02 1.7
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
2005 2006 2007 2008 2009
GDP
-6
-4
-2
0
2
4
6
2005 2006 2007 2008 2009
Tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ lạm phát
%
tỷ USD
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ (2000-2006)
tỷ trọng dịch vụ
tỷ trọng công nghiệp và xây dựng
tỷ trọng nông lâm thuỷ sản
2. Đánh giá về mặt xã hội
2.1.Kết quả đạt được
2.1.1.Tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng về thu nhập
Tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng về thu nhập. Dựa vào
chỉ tiêu về thước đo mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập của một quốc gia,
tức là xem số lần lớn hơn của mức thu nhập trung bình của 20% số dân giàu nhất
với 20% số dân có mức thu nhập thấp nhất, người ta thấy Hàn Quốc đã tiến tới gần
mức phát triển trong sự công bằng. Theo đánh giá chung, những nước có sự bất
bình đẳng thấp là những nước có mức tăng GDP bình quân đầu người trên 4%/năm
và có bội số thu nhập của hai nhóm dân cư nói trên thấp hơn 10. Hàn Quốc thuộc
nước điển hình của nhóm các quốc gia có sự phát triển con người cao và sự bất
bình đảng thấp, với GDP bình quân trên 7% /năm và bội số của mức chênh lệch
thu nhập giữa 2 nhóm giàu và nghèo nhất là 6 lần ( năm 1997), trong khi đó ở
Malaixia là 11,7 lần, Thái Lan 9,4 lần, Philippin 7,4 lần, Braxin 32,1 lần, Mêhico
13,5%...
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28
Bảng: Một vài chỉ tiêu xã hội ở một số nước trên thế giới
Nguồn: Cơ quan báo cáo phát triển con người của UNESCO, 1999
Nước Những
người
không
thọ
đến 40
tuổi
Tỷ lệ
mù chữ
của
người
lớn(%)
1997
Số dân không được
tiếp cân (%) 1997
Trẻ em
không đủ
cân nặng
dưới 5
tuổi (%)
1997
Khoảng
cách 20%
giầu nhất
và 20%
nghèo
nhất
Nước
sạch
Dịch
vụ y tế
Vệ
sinh
Hàn Quốc 4.7 2.8 7.0 0 0 0 6
Thái Lan 10.5 5.3 19.0 41.0 4.0 19.0 9.4
Malaixia 4.9 14.3 22.0 12.0 6.0 19.0 11.7
Philippin 9.2 5.4 16.0 - 25 28.0 7.4
Indonexia 12.8 15.0 25.0 57.0 41.0 34.0 4.7
Trung Quốc 7.9 17.1 33.0 - 76.0 16.0 7.1
Mehico 8.3 9.9 15.0 9.0 28.0 14.0 13.5
Braxin 11.5 16.0 24.0 - 30.0 6.0 32.1
Việt Nam 11.6 8.1 57.0 - 79.0 41.0 5.6
Tính theo hệ số bất bình đẳng về thu nhập của một quốc gia (hệ số Gini), hệ số
càng nhỏ, mức bình đẳng về thu nhập càng lớn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29
Hệ số Gini của Hàn Quốc từ 1980-2005
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010
Năm
Gini
Hệ số gini năm 1980 của Hàn Quốc là 0,389, đến năm 1994 con số này giảm còn
0,29. Sau đó có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đạt 0,351 năm 2005
nhưng vẫn thể hiện sự công bằng xã hội cao trong phân phối thu nhập.
2.1.2.Công bằng xã hội được thực hiện thông qua việc tạo dựng các cơ hội
việc làm và các phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân
Nhờ có kinh tế phát triển, các cơ hội việc làm ở Hàn Quốc được mở rộng.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,8% năm 1986 xuống còn 2% năm 1996.
Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996
Tỷ lệ
thất
nghiệp
(%)
3,8 3,1 2.5 2.6 2.4 2.1 2.4 2.8 2.4 2.0 2.0
Hiện nay, Hàn Quốc bước sang một xã hội công nghiệp và các điều kiện
việc làm đã được cải thiện. Chế độ giờ công và tiền lương đã thay đổi theo hướng
chú trọng phát triển nền kinh tế hiệu suất và bảo đảm quyền lợi của người lao
động. Số giờ lao động bình quân trong tuần ở Hàn Quốc đã giảm từ 52,3 giờ năm
1983 xuống 46,2 giờ năm 1991. Trong giai đoạn 1985-1996, tỷ trọng của công
nghiệp trong việc làm là 22%, và tỷ lệ gia tăng việc làm trong ngành công nghiệp
là 2,6%. Năm 1995, chính phủ Hàn Quốc đã lập các quỹ phúc lợi cho công nhân,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30
các chương trình bảo hiểm việc làm… nhằm đánh giá đúng và nâng cao vai trò của
người lao động trong quá trình phát triển kinh tế Như vậy rõ ràng vai trò của người
lao động trong tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc đã được đánh giá đúng mức, và
hơn hết, chính phủ Hàn Quốc đã biết chú trọng phát triển và đảm bảo các quyền lợi
của người lao động trên cơ sở thừa hưởng các thành quả mà họ trực tiếp tạo ra.
Về mặt phúc lợi xã hội, Hàn Quốc nhìn chung đã đạt được những thành tựu
đáng kể
Thứ nhất, về vấn đề nhà ở: Dưới tác động của công nghiệp hóa và tăng
trưởng, nhu cầu nhà ở cũng tăng lên mạnh mẽ và trầm trọng cùng với tiến trình di
dân mạnh mẽ vào đô thị. Giá nhà, giá đất tăng lên ồ ạt. Với những biện pháp của
chính phủ thì tính đến năm 1992, tỷ lệ sở hữu nhà ở đạt mức 76% và diện tích nhà
ở bình quân đầu người ước tính khoảng 14,9 m2. Trong những năm đầu thập niên
90, 2,7 triệu khu cư xá đã được đưa vào sủ dụng, vượt mức chỉ tiêu đề ra và quan
trọng hơn, nó đã làm giảm nhẹ bớt sự thiếu thốn về nhà ở ở thành thị. Tỷ lệ cung
ứng nhà đã tăng từ 72,4% năm 1990 lên 102% năm 2004. Trong năm 1985 chỉ có
hơn 13% nhà là căn hộ thì trong năm 2005 đã tăng lên 52,5%.
Thứ hai, về chăm sóc sức khỏe và y tế: Sự thay đổi đáng chú ý nhất trong
nâng cao phức lợi xã hội là nâng cao chăm sóc y tế đến người dân. Số bệnh viện và
nhân viên y tế không ngừng gia tăng. Tổng số bệnh viện và phòng khám chữa bệnh
trong cả nước (tính cả các bệnh viện và phòng khám đông y) là 11188 năm 1975 đã
tăng lên đến 49187 năm 2004. Theo thống kê của nhà nước tại thời điểm năm 2004
cứ 500 dân có một bác sĩ, 2320 dân/nha sĩ và 899 dân/dược sĩ. Tỷ lệ người mắc
bệnh truyền nhiễm đã giảm xuống nhanh chóng còn 0,5% dân số năm 1991, đặc
biệt lá các bệnh dịch tả và truyền nhiễm khác được chấm dứt từ năm 1980. Tỷ lệ tử
vong của trẻ sơ sinh trong những năm qua giảm nhanh, nếu năm 1970, tỷ lệ này là
46 %o thì đến năm 1995 chỉ còn 10%o và năm 2005 là 7,05 %o. Tuổi thọ trung
bình tăng từ 60,6 tuổi năm 1975 lên 75,82 tuổi năm 2005 và đạt 79 tuổi năm 2007.
Thứ ba, về vấn đề an sinh xã hội: Chăm sóc y tế dưới hình thức bảo hiểm y
tế và trợ giúp y tế bắt đầu được áp dụng từ năm 1977. Tuy nhiên cho đến năm
1980, tỷ lệ dân số mua bảo hiểm này mới chỉ đạt 29.5 %. Tính đến năm 2005, đã
có 96.4% dân số tiếp cận loại hình bảo hiểm này và 3.6% còn lại nhận sự trợ giúp y
tế trực tiếp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31
Thứ tư, về vấn đề giáo dục.Hàn Quốc khá thành công trong phát triển nguồn
nhân lực. Ngay từ năm 1995 tỷ lệ nhập học tiểu học của Hàn Quốc đã là hơn 99%
và từ năm 1997 đến nay thì 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Theo điều
tra của tổ chức Hợp tác quốc tế và phát triển (OECD) tiến hành năm 2005 thì 97%
thiếu niên Hàn Quốc đều học hết cấp 3.. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, hệ
thống giáo dục và các cơ hội học hành đã bùng nổ ở Hàn Quốc với gia tốc lớn. Đến
nay Hàn Quốc đã là một trong những nước có tỷ lệ biết chữ cao nhất thế giới. Năm
2007 tỷ lệ người Hàn Quốc biết chữ là 99,8% cao nhất thế giới.
Theo đánh giá của OECD, nền giáo dục khoa học của Hàn Quốc xếp thứ 3 trong số
nền giáo dục tốt nhất trên thế giới, xếp thứ hai về môn toán và văn học, đứng đầu
về “tư duy giải quyết vấn đề”. Theo thống kê của Bộ giáo dục khoa học và công
nghệ, năm 2007 có 220 trường ở bậc đại học với 2.461.712 sinh viên, 56.349 giảng
viên. Chỉ trên địa bàn Seoul có tất cả 42 trường đại học, 6 công lập và 36 tư thục.
Hàn Quốc đã tạo ra được đội ngũ lao động với hơn 90% có trình độ trung
học, 85% thanh niên có trình độ cao đẳng và đại học, tỷ lệ học sinh vào đại học và
cao đẳng của Hàn Quốc đạt 60%, cao nhất trong các nước Đông Á.
Chỉ số HDI đo mức độ tiến bộ chung bình của một nước về phát triển con
người bao gồm tuổi thọ, trình độ dân trí và thu nhập GDP tính theo đầu người của
Hàn Quốc năm 2005 là 0.921(xếp hạng thứ 26) tăng so với năm 2004 (đạt 0,912
và xếp hạng thứ 26). Như vậy Hàn Quốc thuộc nhóm nước có chỉ số HDI cao và
do đó trình độ phát triển con người ở Hàn Quốc là cao so với thế giới.
Thứ năm, tăng trưởng kinh tế cũng góp phần giải phóng và thúc đẩy sự phát
triển của phụ nữ. Trình độ học vấn của phụ nữ cũng tăng. Năm 2005, tỷ lệ nữ tham
gia bậc trung học và đại học là cân bằng giữa nam và nữ. Tổng cộng 80,7% nam
sinh tốt nghiệp trung học lên bậc cao học hoặc đại học, trong khi đó con số này đối
với nữ là 80,4%. Sự khác biệt ở đây là rất nhỏ. Trên thực tế tỷ lệ nữ sinh tham gia
đại học là cao hơn hẳn so với mức trung bình của thế giới. Việc công nghiệp hóa
đã làm tăng dần số lượng lao động nữ trong lực lượng lao động, từ 37,2% năm
1965 lên 50,1% năm 2005. Nếu xét theo phân loại công việc, lực lượng lao động
nữ trong năm 1975 chỉ chiếm 2% trong các vị trí quản lý hoặc chuyên gia, trong
khi đó khoảng 3,7% làm việc trong các vị trí văn phòng. Tuy nhiên đến năm 2005,
17,5% nữ nhân viên làm việc ở vị trí quản lý và chuyên gia và 17,4% khác làm
việc ỏ vị trí văn phòng.
Phụ nữ Hàn Quốc ngày nay tiếp tục tham gia vào các lĩnh vực đa dạng, rộng
rãi đang đóng góp lớn cho xã hội. Gần đây phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32
trong mộ số lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chính phủ. Ví dụ, các thành viên của
quốc hội đã tăng lên đáng kể: có 16 (chiếm 5,9%) trong quốc hội khóa 16(2000-
2004), con số này tăng lên 41( chiếm 13,7%) trong quốc hội khóa 17 (2004-2008).
Trong cuộc thi công chức gần đây nhất, 32% trong tổng số các ứng cử viên thành
công là nữ giới. Trong số những người vượt qua kì thi công chức cấp cao này và
các kỳ thi nước ngoài, phụ nữ chiếm tương ứng là 38,4% và 52,6%, hầu hêt lưc
lượng này sau đó được thuê làm thẩm phán, công tố, các nhà quản lý chính phủ cấp
trung hay các nhà ngoại giao.
Hàn Quốc đã có nhiều tiến bộ trong cải thiện công bằng giới.Năm 2005, chỉ
số GDI của Hàn Quốc là 0,91 so với HDI là 0,921. Chênh lệch giữa chỉ số GDI
càng thấp so với HDI chứng tỏ sự bình dẳng giới càng cao. Chỉ số GEM năm 2005
của Hàn Quốc là 0.51, xếp hạng 64 trên thế giới.
2.1.3.Tăng trưởng kinh tế góp phần vào và việc phát triển cân bằng giữa
thành thị và nông thôn.
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đã nâng cao sự tiếp cận các cơ hội giáo dục
cho mọi người cả ở nông thôn và thành thị. Nhờ đó các cơ hội việc làm được mở
rộng đối với người dân cả ở vùng nông thôn và thành thị, và điều đó thực chất là
nhằm cải thiện đời sống ở các vùng nông thôn cho cân bằng với thành thị. Tuy
nhiên sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng
mở rộng. Sự chênh lệch này là do chất lượng giáo dục, chất lượng các dịch vụ và
phúc lợi xã hội giữa 2 vùng thành thị và nông thôn là khác nhau.
Thứ hai, do chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến việc phát triển nông
nghiệp, có các dự án xây dựng các khu công nghiệp ở nông thôn, các dự án thủy
lợi, phong trào Saemaul. Do vậy thu nhập của người nông dân được nâng lên rõ
rệt. Năm 1965, thu nhập của nông dân Hàn Quốc là 112000 won, năm 1980 đã
tăng lên đạt 2693000 won, năm 1990 đạt 11026000won và năm 1995 là
21803000won. Tính trung bình trong giai đoạn 1965-1995, thu nhập của nông dân
Hàn Quốc tăng 19,2%/năm, trong đó thu nhập từ nông nghiệp tăng 17,2% và ngoài
nông nghiệp tăng 22,9%. So với thành thị, thu nhập của nông dân Hàn Quốc chỉ
bằng 93,8% và năm 1965, 74,4% vào năm 1980, 74% vào năm 1990 và 77,9% vào
năm 1995. Như vật, trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đất nước, tạo sự
cân bằng giữa thành thị và nông thôn luôn là một vấn đề chiến lược và gặp không
ít vấn đề nan giải.
Thứ ba, các cơ sở hạ tầng ở nông thôn được xây dựng góp phần vào việc
nâng cao mức sống của nông dân. Các tuyến đường cao tốc được mở rộng từ Seoul
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33
sang Pusan, dài 42 kim, chạy đan chéo qua các trung tâm lớn như Suwon, Kumi,
Taegy và Kyongju. Hệ thống đường tầu điện ngầm chạy dài từ các đô thị ra các
vùng ngoại ô, với sáu tuyến đường chính. Hàn Quốc là nước có hệ thống đường
ngầm lớn thứ 8 trên thế giới. Đường quốc lộ, đường làng được mở rộng, nâng cấp.
Hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng từ 33460km năm 1972 lên 58000
km năm 1981, với 83927 cây cầu đủ kích cỡ. Năm 1975, đường cao tốc chiếm 2/3
tổng công việc chuyên chở hàng hóa và hơn 56% xe cộ lưu thông trên đường cao
tốc là xe tải. Vào cuối những năm 1970, có tới 98% gia đình nông thôn được dùng
điện, tỷ lệ dùng điện thoại, máy thu thanh, tivi, tủ lạnh đã đạt tỷ lệ một thiết bị
dùng cho 50 người dân. Một trăm phần trăm nông dân được hưởng hệ thống nước
sạch. Chính sự phát triển cơ sở hạ tầng đã góp phần làm tăng cơ hội việc làm và
thu nhập cho nông dân, giúp nông dân tiếp cận được nền văn hóa giáo dục văn
minh và những dịch vụ xã hội hiện đại.
2.2.Hạn chế
2.2.1.Sự phân hóa xã hội:
Thứ nhất, giữa hai thế hệ đang có sự phân hóa. Một thế hệ đã từng sống dưới
thời thực dân Nhật thống trị, đói khổ, nghèo nàn và đã từng phải chịu cuộc đấu
tranh Nam Bắc. Thế hệ này sống trong môi trường truyền thống, cần cù, tiết kiệm,
có mức sống tương đối thấp. Một thế hệ khác vào nửa cuối những năm 1960 trở lại
đây, chưa từng trải qua đói nghèo, khó khăn, được tiếp cận với nền văn hóa mới-
văn hóa phương Tây và có một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Như vậy, giữa hai nền
văn hóa truyền thống và phương Tây, giữa hai phong cách sống tiết kiệm và hưởng
thụ, quá trình phát triển kinh tế ở Hàn Quốc trong hơn 40 năm qua đã làm nảy sinh
những mâu thuẫn xung đột trên phạm vi rộng trong mỗi cá nhân, gia đình, đoàn
thể, nông thôn, thành phố. Sự phân hóa này là một yếu tố trở ngại cho sự hòa hợp
dân tộc, phát triển kinh tế.
Thứ hai, Sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn. Quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị.
Vào năm 1960, 78% lao động Hàn Quốc ở nông thôn đến năm 1990 còn 19,5% và
năm 2000 chỉ còn 10%. Việc mất đất canh tác, thiếu lao động nông nghiệp là khó
tránh khỏi. Đây là những trở ngại khiến Hàn Quốc gặp khó khăn trong vấn đề “an
toàn lương thực”, cân đối lực lượng lao động khi có biến động ở khu vực công
nghiệp và đô thị.
Dân số ở các vùng đô thị tăng 28% (năm 1960) lên 74,4% (năm 1990), tập
trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Xơ-un và Pusan. Mức độ đô thị hóa ngày một
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34
nhanh đã làm nảy sinh một số vấn đề nhà ở, giao thông, dịch vụ và sự cân bằng
trong phát triển kinh tế theo lãnh thổ, xuất hiện sự chênh lệch thu nhập giữa thành
thị và nông thôn. Vào đầu những năm 1990, thu nhập trung bình của nông trại chỉ
bằng 81% thu nhập của một hộ gia đình công nhân trên thành thị. Sự chênh lệch
này còn thể hiện ở chất lượng giáo dục, cơ hội nâng cao thu nhập gia đình, chất
lượng các phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng khác giữa vùng nông thôn và
thành thị. Các yếu tố này đã lý giải vì sao chỉ trong vòng 5 năm (1985-1990) Hàn
Quốc đã có tới 1,2 triệu lao động nông thôn đổ ra thành phố tìm việc làm.
2.2.2.Các yếu tố về bất ổn định xã hội
Thứ nhất, dân số Hàn Quốc đang già đi nhanh chóng. Thực trạng dân số già
bắt đầu vào năm 2000 khi tỷ lệ dân số trên 65 tuổi vượt 7% và đến năm 2002 con
số này là 7,9%. Tỷ lệ sinh giảm xuống là một xu hướng toàn cầu nhưng hiện tượng
này đặc biệt rõ rệt ở Hàn Quốc. Số người trên 65 tuổi sẽ chiếm 37% dân số vào
cuối năm 2050. Dù được ưu đãi nhiều thanh niên Hàn không sãn sàng từ bỏ sự
nghiệp để lập gia đình. Một số coi con cái là gánh nặng đối với cuộc sống và sự
nghiệp. Hậu quả tỷ lệ sinh giảm xuống mức kỷ lục 1,08 con/ phụ nữ vào năm 2005,
từ mức 2,6 con trước đó. Dự đoán dân số Hàn Quốc sẽ giảm từ 48 triệu người năm
2006 xuống còn 40 triệu vào năm 2050. Như vậy Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với
tình trạng thiếu lao động và số người đóng thuế ít đi, trong khi phải gánh hệ thống
phúc lợi xã hội ngày càng phình ra.
Thứ hai, vấn đề tình hình việc làm chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc
khủng hoảng tài chính 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Đặc biệt là
đối với đối đối tượng thanh niên.
Bảng thực trạng việc làm của thanh niên Hàn Quốc
(Đơn vị: nghìn, %)
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Tổng số
thanh niên
11743 11724 11651 11461 11243 10952 10651 10368
Số lượng lao
động thanh
niên
5685 5671 5387 5264 5281 5203 5140 4989
Tỷ lệ lao 48,4 48,4 46,2 45,9 47,0 47,5 48,3 48.1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35
động thanh
niên
Số lượng
thanh niên có
việc làm
5420 5349 4733 4691 4879 4815 4799 4606
Tỷ lệ thanh
niên thất
nghiệp
4,6 5,7 12,2 10,9 7,6 7,5 6,6 7,7
Số lượng
thanh niên
thất nghiệp
264 322 655 574 402 388 341 383
Tỷ lệ thất
nghiệp chung
2,0 2,6 7,0 6.3 4,1 3,8 3,1 3,4
Số người thât
nghiệp
435 568 1490 1374 913 845 708 777
Nguồn: Economically Active Population Survey (National Staistic Ofifice).
National Report for ILO/Janpan Youth Employment Symposium.
Bảng số liệu cho thấy trước khủng hoảng tài chính 1997, thì năm 1996, tỷ lệ
thất nghiệp chung là 2% và chỉ riêng giới trẻ là 4,6%. Năm 1997 con số tương ứng
là 2,6% và 5,7%. Sau khủng hoảng tài chính, nhiều lao động trở thành thất nghiệp,
do các công ty buộc phải cơ cấu lại môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7%, trong đó tỷ thất nghiệp của giới trẻ tăng
đến 12,2% năm 1998. Năm 2000, thất nghiệp của giới trẻ giảm xuồng 6,6% nhưng
lại tăng trở lại 7,7% năm 2003 do nhu cầu trong nước bị suy giảm. Con số này cao
gấp 2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của Hàn Quốc(3,4%), và số lượng thanh
niên thất nghiệp lên tới 383.000, chiếm 49,3% trên tổng số người thất nghiệp
(777.000). Tỷ lệ thanh niên tham gia lao động (số lượng thanh niên có việc
làm/tổng số thanh niên) giảm từ 46,2% năm 1996 xuống 44,4% năm 2003. Điều
này phản ánh tình hình việc làm không thuận lợi cho thanh niên do các công ty cắt
giảm tuyển dụng sau khủng hoảng tài chính 1997.
Theo thống kê khác tại Hàn Quốc, trong số những sinh viên vừa tốt nghiệp
năm 2007 chỉ có 48,7% có được việc làm chính thức tại các công ty. Điều này
đồng nghĩa với việc hơn một nửa sinh viên mới ra trường ở trong tình trạng không
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36
có việc làm hoặc phải làm những công việc không chính thức trên thị trường lao
động. Những người lao động dạng này thường có thu nhập trung bình khoảng
880.000 won một tháng.
Hiện nay khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn và Hàn Quốc là
một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đầu năm 2009, tăng trưởng
kinh tế Hàn Quốc giảm mạnh và đi kèm với đó là sự gia tăng của nạn thất nghiệp.
Trong tháng 2 năm 2009, tỷ lệ thất nghiêp ở Hàn Quốc tăng lên mức 3,9%, mức
cao nhất trong 4 năm qua. So với tháng 2/2008 số người có việc làm hiện nay đã
giảm xuống 142.000 người.
Thứ ba, chỉ số phản ánh bất bình đẳng cũng có biểu hiện tăng lên khá rõ rệt
biểu hiện hệ số gini 2000-2005
Hệ số Gini của Hàn Quốc từ năm 2000-
2005
0.323
0.327
0.34
0.345
0.343
0.351
0.32
0.325
0.33
0.335
0.34
0.345
0.35
0.355
1998 2000 2002 2004 2006
Năm
Gini
Từ trên đã cho thấy một thực trạng là các chỉ số đánh giá bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập của Hàn Quốc có xu hướng vận động không tích cực. Hệ số
Gini của Hàn quốc năm 2000 là 0,323 đến năm 2005 là 0,351. Từ đó cho thấy sự
mất cân đối về thu nhập có xu hướng tăng.
Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đang đẩy số lượng
người dân Hàn Quốc vào cảnh nghèo đói. Theo chính phủ Hàn Quốc, hiện số
người sống ở mức đói nghèo (một gia đình 4 người, thu nhập dưới 1360 USD một
tháng) lên tới 7 triệu người, chiếm 15% dân số cả nước. Và các hộ gia đình có thu
nhập thấp là nhóm đối tượng đầu tiên bị suy thoái kinh tế tác động nhiều nhất.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37
Thứ năm, đó là vấn đề tham nhũng. Hàn Quốc đang phải đối mặt với vụ bê
bối tham nhũng lớn sau khi các kiểm toán viên tiết lộ rằng, hàng ngàn quan chức
chính phủ đã đút túi khoản tiền trợ cấp của nhà nước trị giá tới hàng ngàn won. Họ
đã khai gian về đất nông nghiệp để lấy tiền đền bù của chính phủ dành cho các
nông dân bị ảnh hưởng của việc chính phủ mở cửa thị trường gạo. Tân Hoa Xã dẫn
số liệu kiểm toán mới công bố cho thấy, từ năm 2005 đến nay, mỗi năm chính phủ
Hàn Quốc chi 1500 tỷ won (1,21 tỷ USD) cung cấp cho nông dân. Tuy nhiên có tới
28% số tiền này đã không tới được tay nông dân.
Thứ sáu, môi trường chưa được đảm bảo bền vững. Mặc dù quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, Hàn Quốc đã có chú ý tới bảo vệ môi trường nhưng
hiện tại nước này vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt thời kỳ cuối những năm
80 đến đầu những năm 90, chất lượng môi trường Hàn Quốc bị suy giảm một cách
trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước. Năm
1995, trong số 40 hồ được quản lý về chất lượng nước, không có hồ nào nằm dưới
nằm dưới mức độ ô nhiễm cho phép về độ oxy hóa học (COD). Mức độ oxy hóa
(BOD) ở vùng thượng nguồn vào khoảng gần 3mg/lít và ở vùng hạ nguồn thì mức
độ này cao hơn rất nhiều. Vấn đề xử lý rác thải vẫn còn rất nan giải và đang gây ô
nhiễm trực tiếp lên môi trường. Mặc dù Hàn Quốc cũng thực hiện chính sách quản
lý rác thải toàn diện và thông qua Kế hoạch quản lý rác thải đồng bộ với mục tiêu
tiến tới bán và tái chế rác thải từ những năm 1990 nhưng hiện tại, phương pháp xủ
lý chôn lấp còn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 80% lượng rác gia đình và hơn một nửa
của tất cả các loại rác. Phương pháp đốt rác và các phương pháp khác chiếm
khoảng 5%. Phần còn lại là tái chế. Rất nhiều nhà máy đốt rác thải đã được lập kế
hoạch nhưng thực tế số lượng nhà mày được xây dựng rất ít. Vấn đề ô nhiếm
không khí do hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông cũng đang la một
vấn đề nan giải đối với Hàn Quốc.
Thứ bẩy, các cuộc đấu tranh, đình công, biểu tình của lực lượng lao động
ngày càng tăng. Điển hình là vào năm 1986-1989, các hội nông dân tự do bắt đầu
phát triển ( trong ba năm có tới 95 hội), tự đứng lên đấu tranh vũ trang dành quyền
lợi, đem theo cuốc thuổng, máy kéo, máy cày… làm vũ khí. Ở khu vực thành thị,
các cuộc đình công diễn ra triền miên. Trong giai đoạn 1975-1989, các cuộc xung
đột xay ra ngày càng trầm trọng.
Bảng: Các cuộc tranh chấp của tâng lớp lao động (1975-1989)
Năm 1975 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982
Số cuộc tranh chấp 133 110 96 102 105 407 186 88
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38
Năm 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990
Số cuộc tranh chấp 98 113 265 276 3749 1833 1532 -
Nguồn: Walden Bello và Stephanie Rosenfeld: Mặt trái của những con rồng, NXB
Chính trị quốc gia, 1993, tr.72
Gần đây có các cuộc biểu tình như: Biểu tình phản đối chính phủ nhập khẩu
thịt bò diễn ra ở thủ đô Seoul vào cuối tháng 6/2008; biểu tình chống lại chính sách
sáp nhập các công ty của chính phủ, tập trung quanh viện đào tạo ở phía Bắc ngoại
ô thành phố Seoul của hơn 15.000 nhân viên ngân hàng bắt đầu từ 23/12/2000 và
gần đây là cuộc biểu tình vào ngày quốc tế lao động 1/5/2009 tại Seoul đòi tăng
phúc lợi cho công nhân và nông dân.
III.Bµi häc kinh nghiÖm tõ sù ph¸t triÓn thÇn kú cña
Hµn Quèc
Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ năm 1960 đến nay đã để lại rất
nhiều kinh nghiệm và bài học, đặc biệt là trong giai đoạn cất cánh (1962- 1980).
Trước hết phải nói về công tác xây dựng kế hoạch, trong quá trình phát triển phải
có chiến lược rõ ràng phù hợp với trình độ hiện tại của quốc gia, tận dụng mọi cơ
hội để tăng trưởng kinh tế.
Trong quá trình phát triển, Hàn Quốc đã chọn công nghiệp hóa thông qua hai
giai đoạn đẻ tạo nên mô hình tăng trưởng rút ngắn.
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng để
thay thế nhập khẩu, hay còn gọi là chiến lược thay thế nhập khẩu. Trong giai đoạn
này, Hàn Quốc chú trọng phát triển công nghiệp tiêu dùng, phát triển cơ sở công
nghiệp ngắn hạn, đầu tư vốn ít, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tôc độ chu chuyển
vốn. Đây là giai đoạn tích lũy ban đầu có vai trò quyết định quan trọng với thắng
lợi và thất bại của quá trình công nghiệp hóa.
Giai đoạn hai, Hàn Quốc chú trọng phát triển công nghiệp hướng về xuất
khẩu hay còn gọi là chiến lược CNH “hướng về xuất khẩu”. Trong giai đoạn này,
Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, nhập khẩu các hàng chế tạo
và sản phẩm trung gian, đầu tư nâng cao năng suất lao động.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 39
Một nhân tố rất quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc là nguồn nhân
lực. Hàn quốc tập trung vào phát triển nguồn nhân lực vì đây được coi là động lực
chính để tạo nên tăng trưởng. Phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốc bao gồm việc
đào tạo giới quan chức lãnh đạo, bộ máy chính phủ đến bồi dưỡng đội ngũ các nhà
quản lý kinh doanh giỏi, từ chính sách phổ cập giáo dục toàn dân đến các chính
sách hỗ trợ của chính phủ đối với việc nâng cao kiến thức và trình độ dân cấp, nhà
nước rất chú trọng tới hệ thồng giáo dực đa dạng. việc chú trọng yếu tố con người
trong quá trình phát triển kinh tế, 95% dân số biết chữ và nhờ có đội ngũ lao động
được đào tạo, có kiến thức quản lý mặc dù không có tài nguyên nhưng vẫn tận
dụng được mọi khả năng tăng trưởng kinh tế.
Sự thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc không thể không nói
đến vai trò của “bàn tay hữu hình” của chính phủ Hàn Quốc. Vai trò của chính phủ
là sự kết hợp cuẩ 3 vấn đề cơ bản: Tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và công
bằng xã hội. Ba vấn đề này có quan hệ mật thiết là tác động hỗ trợ lẫn nhau và đó
cũng là mục tiêu mà bất kì chính phủ nào cũng phải tính đến.
Trước hết vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ Hàn Quốc được thực
hiện thông qua một số biện pháp như:
Kỷ luật tài chính: Chính phủ áp dụng kỉ luật kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát
vững chắc sự thâm hụt tài chính và thâm hụt nợ nước ngoài, chính phủ kiểm soát
chặt chẽ giữa các khoản thu chi ngân sách với việc thực hiện chính sách thận trọng
vay nợ nước ngoài, chính phủ sử dụng các biện pháp khống chế lạm phát và cải
cách tỷ giá hối đoái như là giảm nhanh lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách
tài chính chặt chẽ, sửa đổi luật thuế để tăng thu giảm chi, kiểm soát giá hàng hóa
của các nhà kinh doanh, giảm bớt việc mua lương thực của nông dân làm giá hàng
hóa giảm xuống.
Tăng khả năng tiết kiệm tạo nên sự ổn định về kinh tế vĩ mô, tăng khả năng
đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải.
Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc rất thận trọng trong
việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Trong việc vay vốn của nước ngoài, chính phủ
Hàn Quốc luôn vay ở một nhóm các ngân hàng để giảm bớt rủi ro và giảm bớt các
thủ tục, khi phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, nước đi vay phải chọn
ngân hàng mạnh, có uy tín cao với số vốn lớn để bảo lãnh, trước khi vay vốn nước
TIỂU LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC, 9 ĐIỂM.doc
TIỂU LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC, 9 ĐIỂM.doc
TIỂU LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC, 9 ĐIỂM.doc
TIỂU LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC, 9 ĐIỂM.doc

More Related Content

What's hot

Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môcecelia2013
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNminh tu minh
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG nataliej4
 
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt NamQuan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nambann11f
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báoChương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báoLe Nguyen Truong Giang
 
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)nataliej4
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớihuuthinh85
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
 
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCNXây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt NamQuan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Quan điểm HCM về con đường, biện pháp quá độ lên CNXH ở Việt Nam
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG.pptx
 
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báoChương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
 
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Chương 2.pptx
Chương 2.pptxChương 2.pptx
Chương 2.pptx
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
 

Similar to TIỂU LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC, 9 ĐIỂM.doc

Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docLuân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docsividocz
 
Luận Văn Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
Luận Văn Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...Luận Văn Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
Luận Văn Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...sividocz
 
Kinh tế trước đổi mới
Kinh tế trước đổi mớiKinh tế trước đổi mới
Kinh tế trước đổi mớiTru Gia
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-namLinh Nguyen
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4Quang Huy
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...sividocz
 
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt Nam
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt NamThuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt Nam
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt NamHan Nguyen
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.dinhtrongtran39
 
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
Luận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.docLuận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.docsividocz
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...nataliej4
 

Similar to TIỂU LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC, 9 ĐIỂM.doc (20)

Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAYBài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc, HAY
 
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docLuân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
 
Bai thi phan 4
Bai thi phan 4Bai thi phan 4
Bai thi phan 4
 
Câu 7
Câu 7Câu 7
Câu 7
 
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.docPhát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.doc
 
Đề Tài Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Quảng Nam.doc
Đề Tài Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Quảng Nam.docĐề Tài Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Quảng Nam.doc
Đề Tài Phát triển kinh tế tư nhân tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.docLuận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
Luận Văn Thạc sĩ Phát triển kinh tế thị xã An Khê.doc
 
Luận Văn Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
Luận Văn Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...Luận Văn Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
Luận Văn Phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đ...
 
Kinh tế trước đổi mới
Kinh tế trước đổi mớiKinh tế trước đổi mới
Kinh tế trước đổi mới
 
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docGiải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Dự Án Xây Dựng Khu Nghỉ Dưỡng Và Chăm Sóc Sức Khoẻ Người Cao Tuổi.doc
Dự Án Xây Dựng Khu Nghỉ Dưỡng Và Chăm Sóc Sức Khoẻ Người Cao Tuổi.docDự Án Xây Dựng Khu Nghỉ Dưỡng Và Chăm Sóc Sức Khoẻ Người Cao Tuổi.doc
Dự Án Xây Dựng Khu Nghỉ Dưỡng Và Chăm Sóc Sức Khoẻ Người Cao Tuổi.doc
 
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam[123doc]   dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
[123doc] dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-huyen-dien-ban-quang-nam
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 4
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển kinh tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bìn...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
Luận Văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh K...
 
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt Nam
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt NamThuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt Nam
Thuyết trình Tiểu luận Marketing: Phân tích thị trường xe máy ở Việt Nam
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
Luận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.docLuận Văn  Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
Luận Văn Đề Cương Kế Toán Kiểm Toán Hệ Đại Học Kinh Tế Phát Triển.doc
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
 
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docxXem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docxCombo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docxTuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docxTuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.docDOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docxTải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 

Recently uploaded

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

TIỂU LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC, 9 ĐIỂM.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 MỤC LỤC * A. Cơ sở lý luận 1. Một số khái niệm 2. Một số tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế B. Nội dung I. Mô hình phát triển kinh tế ở Hàn quốc 1. Lựa chọn mô hình 2. Các chính sách ở Hàn Quốc 2.1. Các chính sách về kinh tế 2.2. Các chính sách xã hội II. Đánh giá về các kết quả Hàn Quốc đạt được 1. Đánh giá về kinh tế 2. Đánh giá về xã hội III. Bài học kinh nghiệm từ sự phát triển thần kỳ của Hàn Quốc C. Kết luận chung
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm - Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở cả quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phẩn ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. - Phát triển kinh tế: là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt trong nền kinh tế của một quốc gia. Phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về mặt lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Do đó nội dung phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức : tăng trưởng kinh tế ( mặt lượng của phát triển kinh tế), chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội cho con người( mặt chất của phát triển kinh tế). - Phát triển kinh tế bền vững: là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu theo đuổi của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. 2. Một số tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế a. Đánh giá về tăng trưởng kinh tế Để đánh giá về tăng trưởng kinh tế người ta dùng các thước đo như: tổng giá trị sản xuất (GD), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) và thu nhập bình quân đầu người. b. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nội dung của tiêu chí này bao gồm có - Cơ cấu ngành kinh tế
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 - Cơ cấu vùng kinh tế (thành thị, nông thôn) - Cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu khu vực thể chế c. Đánh giá về tiến bộ xã hội - Đánh giá việc bảo đảm nhu cầu cơ bản của con người: + nhu cầu vật chất: GDP/người tính theo PPP, số kg lương thực/ người... + nhu cầu dân trí: tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi, tỷ lệ phổ cập giáo dục, trình độ văn hóa trung bình... + nhu cầu y tế và chăm sóc sức khỏe: tuổi thọ bình quân, tỷ lệ trẻ em chết yểu, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ phụ nữ tử vong vì lý do sinh sản... + nhu cầu việc làm: tỷ lệ thất nghiệp...  chỉ tiêu đánh giá tổng hợp là HDI - chỉ số phát triển con người - Đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng: + Chỉ số ngèo khổ con người : HPI + Chỉ số phát triển giới : GDI + Thước đo quyền lực theo giới : GEM
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 B.NỘI DUNG I.Mô hình phát triển kinh tế ở Hàn Quốc 1.Lựa chọn mô hình: Hàn Quốc lùa chän con ®-êng ph¸t triÓn theo m« h×nh t¨ng tr-ëng kinh tÕ vµ c«ng b»ng x· héi gi¶i quyÕt ®ång thêi (ph¸t triÓn toµn diÖn). M« h×nh nµy ph¸t triÓn toµn diÖn ®· ®-îc ¸p dông ë mét sè n-íc: Thuþ §iÓn, Thuþ SÜ, Na Uy, §øc, Hµn Quèc, §µi Loan... NÐt ®Æc tr-ng cña m« h×nh nµy lµ môc tiªu t¨ng tr-ëng kinh tÕ lu«n ®i ®«i môc tiªu c«ng b»ng x· h«i. KÕt qu¶ cña t¨ng tr-ëng nhanh gãp phÇn c¶i thiÖn møc ®é c«ng b»ng hoÆc lµ kh«ng lµm gia t¨ng bÊt b×nh ®¼ng, tr-êng hîp xÊu nhÊt lµ sù bÊt b×nh ®¼ng cã gia t¨ng nh-ng ë mét møc ®é thÊp cho phÐp. Néi dung chÝnh cña m« h×nh ®-îc thÓ hiÖn râ nÐt qua nh÷ng chÝnh s¸ch can thiÖp cña chÝnh phñ vµo nÒn kinh tÕ. ë mçi n-íc víi c¸c ®iÒu kiÖn kh¸c nhau nh-ng sù can thiÖp cña chÝnh phñ ®Òu mang nh÷ng néi dung chÝnh sau: Thứ nhất, chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch t¨ng tr-ëng kinh tÕ nhanh th«ng qua viÖc lùa chän c¸c m« h×nh c«ng nghiÖp ho¸ vµ chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ ®Êt n-íc. Thứ hai, ChÝnh s¸ch ®Çu t- vµo c¸c ngµnh lÜnh vùc cña nÒn kinh tÕ nh»m ®¶m b¶o t¨ng tr-ëng nhanh nh-ng kh«ng g©y gia t¨ng bÊt b×nh ®¼ng. Ở hÇu hÕt c¸c n-íc ¸p dông m« h×nh nµy ®Òu b¾t ®Çu qu¸ tr×nh t¨ng tr-ëng nhanh b»ng ph¸t triÓn m¹nh n«ng nghiÖp. Thứ ba, ChÝnh s¸ch x· héi nh»m gi¶i quyÕt ngay tõ ®Çu vÊn ®Ò xo¸ ®ãi giam nghÌo vµ c«ng b»ng x· héi nh-
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 chÝnh s¸ch vÒ ph©n phèi l¹i thu nhËp, chÝnh s¸ch trî cÊp x· héi... 2.Các chính sách của Hàn Quốc 2.1.Các chính sách về kinh tế 2.1.1.Giai đoạn hướng vào xuất khẩu 1962-1971: * Nông nghiệp: Trong những năm 1960, Hàn Quốc bị thiếu lương thực triền miên. Chính sách nông nghiệp trong giai đoạn này chú trọng vào đảm bảo có đủ gạo để ăn. Các chiến lược được đưa ra bao gồm: - Đầu tư vào những yếu tố hiện đại. Ngành phân bón và thuốc trừ sâu được đầu tư phát triển, đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất nông nghiệp. Từ năm 1965 đến 1969, sản lượng gạo của Hàn quốc đã tăng 30%. Các loại máy nông nghiệp như máy kéo, máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ cũng được đầu tư để phục vụ việc cơ giới hoá nông nghiệp. Các giống lúa cho năng suất cao được trồng. - Đầu những năm 1970 các dự án thuỷ lợi được thực hiện phục vụ cho hệ thống tưới tiêu, sắp xếp lại ruộng đất. - Mô hình trợ giá lúa gạo được áp dụng từ năm 1969 nhằm khuyến khích tăng năng suất lúa gạo và hỗ trợ thu nhập cho hộ ở nông thôn. * Công nghiệp: Lựa chọn chiến lược tăng trưởng dựa vào công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc thời kỳ này là phát triển công nghiệp chủ yếu dựa vào vốn vay nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962-1966), chính phủ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng (đường sá,cầu công,thủy điện), đồng thời chuẩn bị các cơ sở cho quá trình đẩy mạnh xuất khẩu. Bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cũng là quá trình công nghiệp hoá được thực hiện từ công nghiệp nhẹ. Các lĩnh vực phát triển chủ yếu: phân bón, điện. sợi, hóa học. Kế hoạch này Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa trong đó tập trung phát triển sợi hóa học và lọc dầu thông qua liên doanh với nước ngoài, chủ yếu dựa vào vốn của Mỹ/
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 ( 1967- 1971 ): mục tiêu chủ yếu là hiện đại hóa cơ cấu công nghiệp hướng ngoại. Chính sách thay thế nhập khẩu được thay bằng chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên cơ sở sử dụng nhiều lao động.Các ngành xuất khẩu chủ yếu là: sợi, nhân tạo, hóa dầu, thiểt bị điện, và các ngành công nghiệp nhẹ như vải , cao su, gỗ dán: + Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng lãi suất thấp và chịu các chi phí vay mượn thấp hơn so với lãi suất thị trường cho các công ty. Chính sách trợ cấp tín dụng này giúp cho các nhà xuất khẩu đủ số lượng vốn cần thiếp, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tăng nhanh xuất khẩu. Cuối những năm 1960 , xuất khẩu tăng bình quân 30,8%. + Chính phủ tiến hành phá giá 100% đồng nội tệ (1964) và áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi. Thời kỳ 1976-1985, tỷgiá hối đoái của Hàn Quốc được coi là thấp nhất trong số các nước đang phát triển, điều này giúp giá hàng hoá Hàn Quốc sát với giá hàng hoá của thế giới, duy trì sự cạnh tranh cho xuất khẩu. + Chính phủ thực hiện chính sách đa dạng hoá thị trường (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Đông Âu, Mĩ Latinh, châu Phi. 2.1.2. Giai đoạn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hóa chất ( 1972- 1979) Trong giai đoạn này chính phủ quyết định chiến lược, cải thiện cơ cấu ngành công nghiệp, tập trung vào phát triển công nghiệp nặng và hoá chất nhằm cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cho các ngành công nghiệp mới, loại dần sự phu thuộc vào nước ngoài đối với các ngành công ngành công nghiệp mới. Chính sách “củ cà rốt và cây gậy” thông qua chương trình tín dụng lãi suất thấp đã tạo ra lợi thế về vốn cho các ngành công nghiệp ưu tiên để có thể khuếch trương hoạt động sản xuất trên thị trường trong nước và thế giới. Các ngành đước phát triển chủ yếu gồm có: gang thép, máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị điện tử gia dụng, đóng tàu, hoá dầu, thiết bị công nghiệp. Kế hoạch 5 năm lần thứ 3(1972-1976): Các ngành công nghiệp mới xuất hiện , đó là xây dựng nhà máy thép Pohang(1973: sản xuất 1 triệu tấn thép, 1994: 21 triệu tấn), hóa dầu , đóng tàu , thiết bị vận tải, đồ dùng điên dân dụng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 4(1977-1981): Chính phủ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo cơ cấu kinh tế tự lực, cải thiện công nghệ và tăng cường hiệu quả.
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 2.1.3.Giai đoạn điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền kinh tế(1980-1989): Chính sách chủ yếu trong giai đoạn này là ổn định kinh tế, khuyến khích sáng kiến của khu vực kinh tế tư nhân và cạnh tranh, tăng cường phúc lợi quốc gia, công bằng xã hội, va tự do hóa quốc tế. Do đó, chính phủ đã thực hiện chủ trương điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.Nội dung điều chỉnh cơ cấu trên bốn khía cạnh : điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, tự do hóa và mở cửa nền kinh tế, từng bước tư nhân hóa ngành công nghiệp và mở rộng thị trường , thúc đảy cạnh tranh. Trong các khía cạnh đó, chính phủ đã đóng vai trò tích cực. Những cải cách chính sách về ngoại thương là chính sách ổn định hóa kết hợp với tự do hóa. Trong giai đoạn 1979 -1988, tỷ lệ tự do hóa nhập khẩu đã tăng từ 68% lên 95%, tất cả các sản phẩm công nghiệp đều không phải chịu những hàng rào phi thuế quan. Tỷ lệ thuế quan bình quân giảm từ 25% xuống 17%. Gắn liền với tự do hóa thương mại, HQ cũng tiến hành tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh các chính sách bổ sung ưu đãi FDI, HQ cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hướng mạnh đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước Đông Nam Á . 4/1981, luật độc quyền và thương mại công bằng đã được ban hành, có tác dụng giảm độc quyền và thúc đẩy cạnh tranh trong tất cả các ngành công nghiệp. Một hướng cải cách chính sách khác tự do hóa tài chính, giảm thâm hụt trong chi tiêu của chính phủ vầ cơ cấu lại hệ thống ưu đãi công nghiệp. Năm 1981, Bộ tài chính đã thực hiện tư nhân hóa 1 số lượng lớn các ngân hàng trong nước. Năm 1988, Luật đầu tư nước ngoài được xem xét lại, mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư. 2.1.4.Giai đoạn thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa” (1990- 1996): Đầu những năm 1990, ở HQ xảy ra tình trạng lạm phát cao( khoảng 9% trong các năm 1990-1991), mức lương thực tế có xu hướng giảm dần, giá cả tiêu dùng tăng, ngân sách có xu hướng bội chi. Vì vậy, chính phủ đã đưa ra những biện pháp kiểm soát cung tiền tệ và chi tiêu tài chính, các biện pháp kích thích đầu tư theo ngành. Cơ chế tiền lương cũng được cải cách. Trong giai đoạn 1992-1996: Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển xã hội bao gồm các nội dung sau: - Tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của công nghiệp
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 - Cải thiện phúc lợi xã hội và phát triển cân đối - Tự do hóa và quốc tế hóa nền kinh tế * Nông nghiệp Tháng 4 năm 1989, “Kế hoạch tổng thể toàn diện để phát triển nông thôn” được công bố nhằm cải thiện cơ cấu nông nghiệp và nâng cao mức sống của nông dân. Năm 1991, “Kế hoạch 10 năm cải tiến cơ cấu nông thôn” được xây dựng : - Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp bằng cách đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn  nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế bền vững của ngành nông nghiệp không chỉ trong nước mà còn ở trên thị trường quốc tế. Chính phủ đầu tư vào các máy nông nghiệp hiện đại, các công nghệ cho năng suất cao như kỹ thuật gen, các phương tiện tự động hoá… - Cơ cấu lại nguồn nhân lực tại nông thôn, thu hút thanh niên tham gia vào nông nghiệp. Chính phủ phát động các chương trình hỗ trợ những nông dân trẻ tích cực cam kết giữ nghề nông, các chương trình dạy kỹ thuật canh tác mới tiên tiến. Cho vay các khoản vay lãi suất thấp đầu tư cơ sở hạ tầng (đường sá, trường học, y tế…) - Mở rộng quy mô trang trại bằng cách nới lỏng những hạn chế pháp lý đối với quyền sở hữu diện tích trang trại tối đa, cung cấp tín dụng dài hạn đặc biệt. - Chính phủ cam kết đầu tư 42000 tỷ won (52,5 tỷ USD) để phát triển nông thôn trong giai đoạn 1992 – 1998. Nguồn ngân sách này được chia làm 2 loại: Ngân sách bồi thường thu nhập ( dùng cho các chính sách trợ giá gạo, trợ cấp thu nhập và sinh hoạt của các hộ nông dân), ngân sách đầu tư thực sự (dùng cho các dự án, chương trình cải tạo đất đai, cơ giới hoá nông nghiệp, marketing nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn…) * Công nghiệp - Phát triển công nghiệp dựa vào những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao và có tri thức để thay thế những sản phẩm cần nhiều vốn. - Tăng cường lợi thế so sánh, tiếp tục phát triển các ngành sử dụng nhiều lao đông tay nghề cao và công nghệ cao như điện tử, thiết bị thông tin, ô tô, công nghiệp hàng không, vi điện tử, sinh học, hóa học cao cấp… - Các chính sách trong thời kỳ này tập trung giải quyết một số vấn để cơ bản:
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 + Đổi mới năng suất lao động, tích luỹ công nghệ và nâng cao chất lượng. Các ngành công nghệ tiên tiến như hàng bán dẫn, động cơ học được chú trọng phát triển + Mở rộng thị trường, công nghiệp hóa hướng vào khu vực tư nhân. Chính phủ lập một ban điều hành tự do hoá nhập khẩu, giảm độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích sử phát triển của các Chaebol (các tổ hợp công nghiệp thuộc sở hữu gia đình) bằng các chính sách tín dụng. + Thu hút nhân lực có trình độ cao vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Chính phủ khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển dưới hình thức giảm thuế, giảm giá đặc biệt, trợ cấp, cho vay lãi suất thấp + Xác định phát triển các nhóm ngành cần ưu tiên để chuyển từ “kinh tế ống khói” sang nền kinh tế có kỹ thuật tinh vi, hiện đại. Đảm bảo một nền công nghiệp phát triển bền vững, ưu tú và thân thiện với môi trường 2.1.5.Giai đoạn 1997 đến nay Để khắc phục khủng hoảng năm 1997, HQ đã phải cầu cứu quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Đó là vay của quỹ này 57 tỷ USD cũng chỉ bằng 37% tổng số tiền mà các công ty HQ đang vay nợ nước ngoài nhưng cũng giúp HQ chặn đứng nguy cơ xuống dốc hơn nữa của nền kinh tế. Nhưng để có được khoản tiền vay đấy, HQ phải thực hiện 1 số yêu cầu của IMF là: - Cơ cấu lại khu vực tài chính - Tái cơ cấu các doanh nghiệp - Cải cách lại thị trường lao động - Tự do hóa thị trường vốn - Tự do hóa thương mại Đồng thời để thoát khỏi khủng hoảng cũng cần phải có sự cải cách từ chính trong nền kinh tế HQ, đó là: - Cải cách hệ thống tài chính ngân hang - Cơ cấu lại công ty - Tạo lập thị trường lao động linh hoạt và bảo đảm việc làm Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ thực hiện một loạt các biện pháp khuyến khích đầu tư nườc ngoài, mở rộng các nguồn trợ giúp tài chính, giảm thuế kinh doanh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hơn trong việc tìm vị trí và địa bàn đầu tư. Phạm vi đầu tư cũng được mở rộng. Thời
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 gian để thành lập các xí nghiệp của người nước ngoài được rút xuống còn 45 ngày (từ ngày 1-4-1995) so với trước kia là 200 ngày. Để đối phó với khủng hoảng toàn cầu hiện nay, chính phủ HQ đã đưa ra những biện pháp đối phó nhằm 4 mục tiêu lớn: thực thi các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế, triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm cải thiện dân sinh, thúc đẩy cải cách nhằm đưa HQ tham gia nhóm các nước phát triển, đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho sự phát triển “ tăng trưởng xanh” trong tương lai. Chính phủ đã chọn 17 ngành CN làm động lực tăng trưởng kinh tế thuộc 3 lĩnh vực chính : công nhệ xanh, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. * “Tăng trưởng xanh”: khái niệm này lần đầu tiên được thông qua tại hội nghị Môi trường và phát triển được tổ chức bởi Bộ Môi trường Hàn Quốc và UNESCAP (UB Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương). “Tăng trưởng xanh” giới thiệu mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững cho tương lại dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc bảo vệ môi trường cũng với việc tăng tốc độ phát triển kinh tế. Đây là khái niệm bổ sung cho các khái niệm về sự phát triển bền vững. Các dự án phát triển khái niệm “tăng trưởng xanh” được tham gia bởi Viện Môi trường Hàn Quốc, Viện kinh tế - công nghiệp và thương mại Hàn Quốc, học viện Tài chính Hàn Quốc. “Tăng trưởng xanh” là sự hài hoà giữa môi trường và kinh tế. Đó là việc nâng cao sự thân thiện với môi trường của các hoạt động kinh tế thông qua việc phát triển các công nghệ mới, giảm ô nhiễm không khí, nguồn nước…, giảm tiêu thụ năng lượng. “Tăng trưởng xanh” là một trong các dự án lớn nhất của Chính phủ Hàn Quốc hiện nay, mô hình thành phố xanh trong tương lai được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là trên các kênh truyền hình đa ngôn ngữ của Hàn Quốc như KBS World, Arirang… Hàn Quốc cho biết sẽ chi 1200 tỷ won (852 triệu USD) trong 10 năm tới nhằm đưa Hàn Quốc vào nhóm những “quốc gia xanh” hàng đầu thế giới. 2.2.Các chính sách về xã hội 2.2.1.Chính sách phát triển giáo dục và nguồn nhân lực. Chính sách phát triển giáo dục và nguồn nhân lực có thể chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1945 – 1960): giai đoạn đặt nền móng.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Trước năm 1945, nền giáo dục Hàn Quốc chịu sự chịu sự chi phối của Nhật Bản, do vậy phát triển rất chậm. Năm 1948, luật giáo dục mới được ban hành trên nguyên tắc tự do dân chủ. Giáo dục bắt buộc được thể chế hóa, và chính sách xóa nạn mù chữ của người lớn được thực hiện. Chính phủ đã cho xây dựng hàng loạt các trường học, đào tạo giáo viên và in sách giáo khoa do Nhà nước quản lý. Chương trình giáo dục trong giai đoạn này thực hiện theo bốn cấp: Tiểu học (6 năm), trung học cơ sở (3 năm), trung học phổ thông (3 năm) và đại học (4 năm). Chính phủ còn công bố những nghị định khẩn cấp phục hồi hệ thống giáo dục sau chiến tranh và hoàn thành các tiêu chuẩn quốc gia khi xét tuyển học sinh vào bậc trung học. Nhờ có chính sách của Chính phủ, sự bùng nổ giáo dục không chỉ diễn ra ở các trường tiểu học mà còn ở các trường phổ thông và trung học. Việc nhập học các trường ở tất cả các cấp vẫn tăng lên rất nhanh kể từ năm 1945. Mặc dù giáo dục phát triển nhanh nhưng chưa được Nhà nước gắn chặt với lợi ích kinh tế, do đó yếu tố nhân lực trong thời kỳ này chưa được phát huy. Giai đoạn 2 (1961 – 1979): giai đoạn phát triển số lượng. Chính sách giáo dục trong thời kỳ này là phát triển nhanh nguồn nhân lực một cách thích hợp để phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa. Điều chỉnh quan trọng nhất trong giai đoạn này là phát triển nhanh hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo lực lượng công kỹ thuật,cán bộ quản lý đáp ứng việc mở rộng cơ cấu công nghiệp và phát triển nhanh các ngành phục vụ xuất khẩu. Hệ thống giáo dục đại học được mở rộng nhờ các biện pháp sau: - Lên trung học không qua thi tuyển - Hủy bỏ khoảng cách về chất lượng giữa các trường đại học tại các tỉnh, mở các trường đại học ngắn hạn. - Mở rộng chỉ tiêu cho các trường đại học tổng hợp tại các tỉnh ,mở các trường đại học ngắn hạn - Mở trường đại học chuyên nghiệp, trường đại học tổng hợp hàm thụ, các trường trung học hàm thụ. - Nâng cấp các trường cao đẳng sư phạm thành các trường đại học sư phạm. - Mở trường đào tạo cán bộ giáo dục nâng cao. Song song với các chương trình đó, chương trình xóa nạn mù chữ cho người lớn tuổi tiếp tục được thực hiện thông qua các tổ chức giáo dục như hội bà mẹ Hàn Quốc, hội nữ sinh viên Hàn Quốc, cơ quan về những vấn đề lao động, … Giai đoạn 3 (1980 – 1990): giai đoạn chất lượng cao
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Chính phủ tiến hành cải cách giáo dục kể từ tháng 3-1985, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề cải cách trường học, cải cách hệ thống thi cử,tăng cường bổ sung các phương tiện dạy học hiện đại , nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cập nhật nội dung và phương pháp giảng dạy, phát triển nhân lực có trình độ khoa học cao, duy trì chương trình giáo dục đại học, và áp dụng cơ chế chế giáo dục suốt đời. Cũng trong giai đoạn này ,ngân sách dành cho giáo dục tăng cao,chiếm trên 20% ngân sách quốc gia. Năm 1988, giáo dục đia phương chiếm 88,4% ngân sách của bộ giáo dục, trường quốc lập chiếm 9,1%, đại học và sau đại học chiếm 5,4%,các khoản kinh phí đặc biệt chiếm 2,6% và kinh phí xây dựng các cơ sở giáo dục chiếm 10,5%. Giai đoạn 4 (1990 – nay): giai đoạn tiên tiến của nền giáo dục. Trong chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ,phục vụ cho kỷ nguyên công nghệ cao ở Hàn Quốc, kể từ đầu những năm 1990, chính phủ Hàn Quốc đặc biệt chú trọng các chính sách đầu tư R&D. Cụ thể chính sách hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốc như sau: - Miễn nghĩa vụ quân sự cho các chuyên gia nghiên cứu người Hàn Quốc ở nước ngoài thuộc lĩnh vực công nghệ cơ bản và công nghệ tiên tiến trong thờ hạn năm năm. - Thu hút các nhà khoa học Hàn Quốc ở nước ngoài về sinh sống và làm việc ở trong nước với mức lương 900000won/tháng. - Chú trọng đào tạo ở mức các nhà khoa học có học vị tiến sĩ và độ tuổi dưới 40. - Chú trọng đào tạo các cán bộ khoa học và công nghệ trong ngành công nghiệp thông tin. Nhằm trợ cấp kinh phí cho đào tạo giáo dục trong giai đoạn phát triển cao, chi phí cho R&D trong tổng sản phẩm quốc nội tăng nhanh,từ 0,26% GNP năm 1965 lên 0,57% năm 1980, 1,92% vào năm 1989 và 2,7% vào năm 1995.Dự báo trong giai đoạn 2000-2020,chi tiêu R&D/GNP đạt mức 4%. Hàn Quốc đang phấn đấu vào năm 2020 sẽ trở thành nột nước có nền công nghiệp hiện đại trên thế giới. 2.2.2.Chính sách dân số Xu hướng trong nhân khẩu học của Hàn Quốc là dân số đang già đi theo năm. Con số thống kê vào năm 1999 cho thấy 6,9% dân số của Hàn Quốc ở độ tuổi 65 trở lên và đến 2005 con số này là 9,1%. Chiều hướng già đi của dân số là do tỷ
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, dự tính đến năm 2020 thành phần dân số già chime 15,7%. Để giải quyết vấn đề này chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một số chính sách như sau: - Thứ nhất, khuyến khích phụ nữ sinh thêm con, chính phủ tăng ngân sách hỗ trợ cho việc chăm sóc trẻ em lên 4,5 nghìn tỷ won, đồng thời mở rộng cơ hội cho những người hảo tâm - Thứ hai, thời gian nghỉ sinh con được nhân lương sẽ tăng lên 60 ngày so với 30 ngày trước đây và mức lương phụ nữ được nhận trong khoảng thời gian nghỉ sinh sẽ được tăng lên 500 000won 1 tháng so với 400000won trước đây. - Thứ ba, đối với những gia đình có từ 3 con trở lên có mức thu nhập thấp hơn mức trung bình,chính phủ sẽ hỗ trợ từ 30000won đến 60000won 1 tháng cho mỗi trẻ em. 2.2.3. Chính sách về vấn đề đô thị hóa Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thánh phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lớn, tạo hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm ra các cảng biển nằm ở miền Nam Hàn Quốc. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm 1960 và 1970 đã kéo theo sự di chuyển liên tục của những người dân từ nông thôn ra thành phố, đặc biệt là Seoul, làm cho dân số tăng nhanh tại những khu vực này. Chính vì thế mà Hàn Quốc đưa ra quy định về mức dân số cho thành phố lớn; mức trần dân số được đặt ra cho mỗi khu vực căn cứ vào cơ sở hạ tầng của từng nơi. Ví dụ,tỉnh Kyonggi được định tiêu chuẩn là 14,5 triệu dân sẽ phải đặt ra mức mức trần cho từng thành phố và hạt. 2.2.4.Chính sách giải quyết việc làm Theo báo cáo mới đây của viện nghiên cứu lao động Hàn Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2008 tăng 3,3% so với 3,1% trong tháng 10, với 750.000 người thất nghiệp.Trong khi đó khảo sát của cục kê quốc gia Hàn Quốc cho biết, trong quý III/2008, cứ 6 trụ cột kinh tế gia đình thì có một người mất việc. Vì thế chính phủ đã đưa ra môt số giải pháp và chính sách để giải quyết tình trạng thất nghiệp cho giới trẻ như sau:
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 * Các giải pháp tạm thời Chương trình về kinh nghiệm làm việc trong giới trẻ là một trong những giải pháp chủ yếu về việc làm cho thanh niên. Chương trình gồm 2 phần, một là hệ thống hỗ trợ kinh nghiệm làm việc và hai là hệ thống hỗ trợ việc làm.Về hệ thống hỗ trợ kinh nghiệm làm việc,sinh viên các trường đại học, cao đẳng hoặc sinh viên đã tốt nghiệp được làm việc như những thực tập sinh cho các cơ quan nhà nước hoặc các công ty tư nhân để có kinh nghiệm làm việc cũng như nhận được sự giúp đỡ trong lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Còn về hệ thống hỗ trợ việc làm,các công ty thuê các sinh viên thực tập và những sinh viên này sẽ nhận được tiền trợ cấp trong 3 tháng và sau đó những sinh viên này sẽ vào biên chế và sẽ lại nhận được tiền lương trong 3 tháng tiếp theo. Phát triển sâu hơn nữa khả năng hướng nghiệp cho giới trẻ “ đào tạo hướng nghiệp theo kiểu may đo”, tập trung vào kiến thức dựa trên ngành công nghệ IT, ICT cho các sinh viên đang tìm kiếm việc làm, trong đó đào tạo dạy nghề chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất như đóng tàu, xe ô tô…cho học sinh cấp 3 chưa có việc làm. Hệ thống dịch vụ tại một điểm duy nhất hiện đang được xây dựng để cung cấp các dịch vụ dạy nghề, tư vấn và hướng dẫn nghề nghiệp thông qua phòng hỗ trợ nghề nghiệp cho giới trẻ tại trung tâm bảo đảm việc làm trên toàn quốc. Hơn nữa nhờ các chương trình tìm kiếm việc làm nhiều công việc tạm thời được thông tin cho giới trẻ. * Các giải pháp trung và dài hạn Tại Hàn Quốc chương trình làm việc khoảng 40 giờ một tuần bắt đầu triển khai ở ngành kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp lớn có từ 1000 công nhân trở lên từ tháng 7 năm 2004. Chương trình này sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp có từ 300 công nhân trở lên,bắt đầu thực hiện từ năm 2005 Đào tạo hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ đang được mở rộng. Các chương trình như du lịch việc làm, game việc làm tìm kiếm việc trên mạng…đang xúc tiến và các thông tin đa dạng về việc làm được gửi đến giới trẻ qua thư điện tử. Cụ thể hóa các dự án trung và dài hạn về cung và cầu lao động sẽ được tiến hành và kết quả được đánh giá trong chương trình giảng dạy, quy mô của từng tầng lớp, sự lựa chọn nghề nghiệp, đào tạo hướng nghiệp để tránh mất cân bằng giữa cung và cầu lao động. Bên cạnh đó, xây dựng một hệ thống có thể lồng ghép các
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 thông tin về thị trường lao động rải rác hàng loạt được lên kế hoạch để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực bằng một phương pháp tổng thể. * Các chính sách trong tương lai: Chính phủ Hàn Quốc cho biết năm 2008 sẽ là bước ngoặt cho tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ. Vì thế Hàn Quốc sẽ tập trung vào giải quyết nạn thất nghiệp trong năm 2008. Năm 2004, chính phủ đã ban hành đạo luật đặc biệt để giảm tỷ lệ thất nghiệp và sẽ có hiệu lực trên cơ sở tạm thời trước năm 2008. Ủy ban đặc biệt về thất nghiệp trong giới trẻ cũng sẽ được thành lập cùng với các cá nhân và nhà nước trong việc giám sát và cải tiến các phương pháp đang được thực thi nhằm giảm nạn thất nghiệp. Hơn nữa một chương trình mà giới trẻ sẽ được đào tạo hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp theo giai đoạn phát triển của mình, được thành lập làm cho giới trẻ có một cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp và nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Đồng thời tập trung vào mở rộng cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ bảo đảm nghề nghiệp. 2.2.5.Chính sách cho người nghèo Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn và Hàn Quốc là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đầu năm 2009,tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc giảm mạnh và đi kèm với đó là sự gia tăng của nạn thất nghiệp. Theo số liệu thống kê đầu năm, gần 260 nghìn lao động đã mất việc làm và khoảng 400 nghìn hộ kinh doanh cá thể cũng phải đóng cửa. Đời sống người dân,đặc biệt là người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo số liệu điều tra của Bộ lao động Hàn Quốc, với 7200 doanh nghiệp trên cả nước,được công bố ngày 26/11, cho thấy mức lương tháng bình quân của một người lao động trong quý III/2008 giảm 2,7%,còn 2.400.000 won (khoảng 1.600 USD). Mức lương của người lao động ký hợp đồng một năm trở lên giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2007,của lao động thời vụ giảm 9,2% còn 792.000 won. Nếu cộng thêm sự sụt giá giữa đồng won với USD, thu nhập của người lao động giảm tới 40%. Trước tình hình đó chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các chính sách để giúp đỡ người dân: - Kế hoạch hỗ trỡ khẩn cấp của chính phủ lên tới 4,5 tỷ USD đã được thực hiện nhằm ổn định đời sống sinh hoạt,hỗ trợ chi phí giáo giục,y tế…của người dân.80% số tiền trợ cấp,tương đương gần 3,6 tỷ USD sẽ được sử dụng hoàn toàn
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 vào mục đích hỗ trợ sinh kế người dân.Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ sinh hoạt đơn thuần,chính phủ còn tạo ra các hình thức hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng. - Bộ tài chính và Chiến lược thông báo kế hoạch quản lý kinh tế năm 2009, trong đó tập trung bảo vệ các nhóm đối tượng có thu nhập thấp và bảo đảm số lượng công việc ổn định hiên tại. Chính phủ hỗ trợ tài chính cho các công ty tái cơ cấu kinh doanh nhằm đảm bảo việc làm cho nhân viên, chính phủ khuyến khích các công ty tư nhân cho nhân viên nghỉ phép hoặc giảm lương và chấp nhận gánh 75% lương cho các nhân viên nghỉ phép. - Các hộ gia đình rơi vào diện nghèo do khủng hoảng tài chính cũng sẽ được hỗ trợ.Mức trợ cấp hàng tháng cho các hộ gia đình bốn người có thu nhập thấp từ 1,2 triệu won sẽ tăng 1,3 triệu won. Qũy học bổng cho sinh viên được nâng từ mức 67 tỷ won năm nay lên hơn 418 tỷ won trong năm 2009. - Bộ y tế, phúc lợi và gia đình Hàn Quốc mới đây cho biết,từ tháng 7/2009,bộ sẽ thực hiện chương trình trợ cấp cho trẻ em dưới năm tuổi của các hộ gia đình có thu nhập hàng tháng dưới mức 2,78 triệu won.Tùy theo độ tuổi của trẻ,mức trợ cấp hằng tháng sẽ dao động từ 167.000 đến 712000 won.Trước đây, Hàn Quốc chỉ rõ chăm sóc trẻ em ở các hộ gia đình có thu nhập trung bình dưới 1.3 triệu won một tháng. 2.2.6.Chính sách khắc phục vấn đề an sinh xã hội Từ những năm 1980, các hệ thống chính sách khác nhau liên quan đến vấn đề an sinh xã hội đã được chính phủ triển khai thực hiện. Những hệ thống này gồm có việc mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế và hệ thống trợ giúp y tế tương ứng vào các năm 1988, 1989 và áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp năm 1995. Chính phủ đã tạo nền tảng cho việc xây dựng một xã hội bảo đảm phúc lợi của người dân. Hệ thống hưu trí quốc gia được triển khai lần đầu tiên năm 1988 đã nhận bảo hiểm xã hội cho người lao động tại những nơi làm việc có từ 10 người trở lên. Năm 1992, hệ thống này đã được sửa đổi theo hướng nhận bảo hiểm xã hội đối với những nơi làm việc có từ 5 người trở lên. Năm 1995 hệ thống được mở rộng để nhận bảo hiểm xã hội cho những người tham gia lao động trong ngành nông nghiệp và những người tự kiếm sống ở các vùng nông thôn. Cuối cùng hệ thống này nhận bảo hiểm cho toàn dân năm 1999. Mục tiêu ban đầu của hệ thống trên là đảm bảo tối thiểu cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế khi họ gặp phải những khó khăn về tài chính. Ngoài ra còn có các chương trình phúc lợi trực tiếp dành cho những người không
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 hoạt động trong lĩnh vực này. Những chương trình trợ cấp này gồm hai loại sau: trợ cấp giá sinh hoạt và trợ giúp y tế. Nhờ mức sống tăng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe và y tế ngày càng được cải thiện nên tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc đang tăng nhanh dẫn đến số người già tăng đáng kể trong những năm qua. Nếu năm 1960, dân số ở độ tuổi từ 65 trở lên chiếm 2,9% trong tổng dân số của Hàn Quốc thì năm 2005, tỷ lệ này đã tăng lên 9,1% và dự kiến sẽ đạt tới 14,4% năm 2019. Để nâng cao phúc lợi cho người già, chính phủ đã thực hiện các chính sách sau: trợ cấp trực tiếp cho những người già sống dưới mức nghèo khổ, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người có tuổi bằng cách tìm các công việc phụ hợp và mở các trung tâm giới thiệu việc làm, củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe và mở các cơ sở công cộng dành cho người già với nhiều hình thức khác nhau. Từ cuối những năm 1980, cùng với việc nâng cao các biện pháp an sinh, nhận thức về nhu cầu của người khuyết tật cũng tăng lên. Tháng 2-2003, bộ y tế và phúc lợi đã xây dưng “ kế hoạch phát triển phúc lợi 5 năm lần thứ 2 cho người khuyết tật giai đoạn 2003-2007”. Kế hoạch hành động này sẽ được bộ y tế và phúc lợi xã hội thực hiện trên cơ sở phối hợp với một số bộ, ngành khác nhau của chính phủ, như là Bộ giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực, Bộ lao động,… Kế hoạch phát triển này dự tính: Thứ nhất, cải thiện phúc lợi chung bằng cách mở rộng các chương trình trợ cấp công cộng, lắp đặt thêm các thiết bị phục vụ người khuyết tật ở những nơi công cộng và xây dựng thêm các trung tâm phúc lợi; thứ hai, tăng số lượng các cơ sở dạy nghề; và thứ ba phát triển các cơ hội việc làm bằng cách hỗ trợ lắp đặt các thiết bị cần thiết. II. Đánh giá kết quả Hàn Quốc đạt được 1.Đánh giá về kinh tế 1.1.Giai đoạn hướng vào xuất khẩu 1962-1971 1.1.1.Kết quả Ở giai đoạn này , nền kinh tế Hàn Quốc đạt được những kết quả sau:Tỷ lệ xuất khẩu trong GNP tăng từ 2.4% năm 1961 lên 6.8% năm 1966 và 11.2% năm 1971. Quá trình đô thị hóa đất nước diễn ra nhanh chóng , kéo theo tỷ lệ việc làm tăng nhanh. GNP/người tăng hơn gấp 3 trong giai đoạn 1962-1971, từ 87USD lên 289USD. Nguyên nhân là do Hàn Quốc biết tận dụng nguồn lao động dư thừa có kỹ năng và chí phí rẻ. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã khắc phục được sự thiếu thốn
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 nghiêm trọng về mặt tài nguyên ,vượt qua được những sức ép về thị trường nhỏ bé trong nước để hướng ra xuất khẩu , tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ tăng tiết kiệm và đầu tư trong nước rất cao. Tỷ lệ tăng trong nước từ 15% đến 23% . Bên cạnh đó tỷ lệ tăng GNP thực tế hàng năm trong giai đoạn 1962 – 1971 là khá cao 8.7% . Có được những kết quả này là do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã đem lại cho Hàn Quốc nguồn ngoại tệ lớn. Đồng thời, HQ còn có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ và có kĩ năng . Các chính sách của chính phủ đã làm tỷ trọng CN trong GNP tăng từ 19.8% ( 1965) lên 22.8% ( 1970) Tóm lại thành công kinh tế của HQ trong những năm 1960 không chỉ có phần đóng góp của chiến lược hướng ngoại mà còn có phần đóng góp của lực lượng lao động có đào tạo, tầng lớp doanh nhân năng động, nguồn vốn nước ngoài, cải cách thể chế và môi trường thương mại quốc tế thuận lợi . 1962 1971 Thay đổi hàng năm 1962-1971 GNP (t ỷ USD) 23 95 GDP (tỷ USD ) 23 95 Tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) 2.1 8,5 8.7 Tỷ lệ tăng GNP thực tế (%) 2.2 8 8.9 Xuất khẩu (tỷ USD) 0.55 10.68 4 Tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 2.4 11.2 6.9 Nhập khẩu ( tỷ USD ) 4.22 23.94 11.2 Tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 18.3 25.2 21.6 Cán cân thương mại (tỷ USD) -3.35 -10.46 -6 Tỷ lệ đầu tư trong nước(%) 11.8 24.6 19.9 Tỷ lệ tiết kiệm (%) 11 16.1 15.8 Bộ tài chính Hàn Quốc
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 1.1.2.Hạn chế Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất , chính sách của chính phủ vẫn chưa tạo ra bước ngoặt lớn, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP tương đối cao. Theo số liệu năm 1965 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP là 38.4% so với 19.8 % của công nghiệp Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 : kĩ thuật vẫn còn lạc hậu, giá nhân công tăng, làm cho sản phẩm công nghiệp của HQ bị giảm sức cạnh tranh trên thị trường quôc tế. Ngoài ra còn có sự mất cân đối giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong năm 1971: tổng giá trị sản xuất công nghiệp các ngành công nghiệp nặng có tính then chốt như cơ khí chỉ chiếm 9.3 %, hóa chất và lọc dầu, than chiếm 15.5 %, luyện kim chiếm 6.1 % do vậy phần lớn nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu dẫn đến nhập siêu ở mức rất cao 1.2. Giai đoạn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hóa chất ( 1972-1979) 1.2.1.Kết quả Những kết quả mà nền kinh tế HQ đạt dược trong giai đoạn này: GDP tăng 8.9%/năm trong giai đoạn 1972-1979, đặc biệt so với tỷ lệ 4.8%(1972). Thu nhập đầu người tăng cao và tỷ lệ tiết kiệm trong nước lớn. GDP/người tăng từ 319USD(1972) lên 1647USD(1979). Tỷ trọng công nghiệp trong GNP gia tăng 1 lượng đáng kể: từ 22.8%(1970) lên 40%(1980) chủ yếu là do sự gia tăng của công nghiệp nặng. Đặc biệt trong thời kỳ này có sự vươn lên của tập đoàn Posco, chuyên sản xuất thép đã trở thành xương sống của nền kinh tế. Ngày nay, Posco là một trong 3 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. HQ cũng là nước đứng đầu thế giới về đóng tàu với các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng như Huyndai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries nắm trọn thị trường đóng tàu toàn cầu. .. Những thành tựu có được là do sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ với các ngành máy móc, thiết bị điện tử, đóng tàu , luyện kim màu, coi đây là ngành công nghiệp mới sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó, nhà nước còn chủ trương hỗ trợ cho công nghiệp nặng, chính phủ ban hành Sắc lệnh phát triển các ngành công nghiệp nặng và hóa chất( tháng 1/1973), với mục tiêu đạt 50% xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng và hóa chất trong tổng kim ngạch xuất khẩu (1980), luật thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ cũng được đưa vào thực hiện(1972) và các biện pháp tự do hóa bước 1 về nhập khẩu công nghệ nước ngoài được chính phủ thực hiện năm 1978 đã đem lại sự phát triển công nghệ vượt bậc cho ngành công nghiệp
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 1972 1979 Thay đổi hàng năm (1972- 1979) GNP (tỷ USD ) 107 616 GDP (tỷ USD ) 107 627 Tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) 4.8 7.1 8.9 Ttỷ lệ tăng GNP thực tế (%) 4.6 6.8 8.7 Xuất khẩu (tỷ USD) 16.24 150.56 74.9 Tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 15.2 24.4 23.8 Nhập khẩu ( tỷ USD ) 25.22 203.39 94.7 Tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 23.6 33 31 Cán cân thương mại (tỷ USD) -5.74 -43.96 -15 Tỷ lệ đầu tư trong nước(%) 20.9 35.8 26.7 Tỷ lệ tiết kiệm (%) 17.3 28.5 23.6 Bộ tài chính Hàn Quốc  Tóm lại, sự can thiệp tích cực của chính phủ và các biện pháp chính sách năng động đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong 1970. 1.2.2.Hạn chế Xảy ra những vấn đề nghiêm trọng về mặt cơ cấu và hiệu quả. Lạm phát ở 2 con số, CPI bình quân hàng năm trong giai đoạn 1972-1979 cao(17.6%), tiền lương tăng nhanh trong các ngành công nghiệp nặng và hóa chất , đầu tư tràn lan mở rộng của chính phủ và lãi suất cho vay thấp. 1.3.Giai đoạn điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền kinh tế (1980-1989): 1.3.1.Kết quả
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế HQ đạt mức ngoạn mục: 12%/năm trong giai đoạn 1986-1988. Năm1988, GNP đầu người đạt 4040 USD, trong khi giá trị thương mại đạt 111 tỷ USD đứng thứ 13 trên thế giới. Thành tựu này một phần là do diều kiện quốc tế ưu đãi như lãi suất quốc tế thấp, giá trị thấp của đồng USD và giá dầu mỏ thấp vào giữa những năm 1980. Tỷ lệ của ngành chế tạo trong GNP tăng từ 14.3%(1962) lên 31.6%(1988), trong khi nông nghiệp giảm từ 38.4%(1962) xuống 10.8%(1988). Xuất khẩu sơ chế giảm từ 7.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xuống 5.2% trong khi hàng chế tạo tăng từ 22% lên 94,8%. 1980 1987 1988 1989 Thay đổi hàng năm 1980-1989 GNP ( tỷ USD ) 606 1334 1798 2204 GDP ( tỷ USD ) 628 1363 1822 2222 GDP đầu người( tỷ USD ) 1597 3218 4295 5210 tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) -2.7 11.5 11.3 6.4 7.9 tỷ lệ tăng GNP thực tế (%) -3.9 12.3 12 6.9 8 xuất khẩu (tỷ USD) 175.05 472.81 606.96 623.77 349.65 tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 28.9 35.4 33.8 28.3 31.8 nhập khẩu (tỷ USD) 222.92 410.2 518.11 614.65 346.51 tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 36.8 30.7 28.8 27.9 32.9 cán cân thương mại (tỷ -43.84 75.29 112.83 43.61 13.7
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 USD) tỷ lệ đầu tư trong nước (%) 31.9 30 31.1 33.8 30.5 tỷ lệ tiết kiệm (%) 23.2 37.3 39.3 36.2 30.4 Bộ tài chính Hàn Quốc 1.3.2.Hạn chế : Do những cải cách cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ ,do sự phá giá của đồng Won và do tiền lương tăng làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc 1.4.Giai đoạn thực hiện chính sách “kinh tế mới” và “toàn cầu hóa” (1990- 1996): 1.4.1.Kết quả Sang đến những năm 1990, các chaebol(tổ hợp) phát triển mạnhnhư Samsung, Huyndai và LG bắt đầu toàn cầu hoá.Trong thời gian này, những đầu tư ban đầu của chính phủ dành cho các ngành điện tử và bán dẫn, chuẩn bị cho kỷ nguyên số hoá sắp tới đặt nền móng cho ngành công nghệ thông tin của HQ trong thế kỷ 21. Theo niên giám thống kê 1992, GNP của HQ đã đứng thứ 13 trên thế giới , trong khi GNP đầu người đứng thứ 38. HQ đứng ở thứ bậc cao trong xuất khẩu hàng dệt, sắt thép , ô tô, tàu biển và điện tử. Trong giai đoạn 1992-1996: GDP tăng từ 3079 tỷ USD(1992) lên 4844 tỷ USD(1996). Xuất khẩu tăng từ 766.32USD(1992) lên 1297.15USD(1996) 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Thay đổi hàng năm 1990-1997
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 GNP (tỷ USD) 2518 2920 3057 3308 3780 4526 4804 4374 GDP (tỷ USD) 2536 2941 3079 3328 3807 4565 4844 4426 3335 Tỷ lệ tăng GDP thực tế (%) 9.5 9.1 5.1 5.8 8.6 8.9 7.1 5.5 3.8 Tỷ lệ tăng GNP thực tế (%) 9.6 9.1 5 5.8 8.4 8.7 6.9 4.9 7.3 Xuất khẩu (tỷ USD) 650.16 718.7 766.32 822.36 960.13 1250.6 1297 1361.6 978.38 Tỷ lệ xuất khẩu/GNP (%) 25.8 24.6 25.1 24.9 25.4 27.6 27 26.44 Nhập khẩu ( tỷ USD ) 698.44 815.25 817.75 838 1023.48 351.19 1503 1446.2 1061.71 Tỷ lệ nhập khẩu/GNP (%) 27.7 27.9 26.8 25.3 27.1 29.9 31.3 33.1 28.63 Cán cân thương mại (tỷ USD) -24.5 -68.03 -17.55 23.19 -28.6 -44.44 -49.65 -31.79 42.67 Tỷ lệ đầu tư trong nước(%) 37.1 39.1 36.8 35.2 36.2 37.4 38.8 35.3 37 Tỷ lệ tiết kiệm (%) 35.9 36.1 34.9 35.3 35.4 36.2 34.8 34.6 35.4 Bộ tài chính Hàn Quốc
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 1.4.2.Hạn chế: Nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào các chaebol , trong khi các công ty vừa và nhỏ bị bóp nghẹt hoạt động sản xuất. Năm 1995, HQ có 13992 công ty vừa và nhỏ bị phá sản, 6 tháng đầu năm 1996 con số này là 6425. Tính bình quân, hàng ngày ở HQ có tới 20 công ty vừa và nhỏ , 6 công ty tạm ngừng sản xuất , và chỉ có 14 công ty mới ra đời. Cuộc cải cách cơ cấu đã không theo kịp những cải cách tài chính. Điều đó dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng GDP đã không ổn định trong giai đoạn 1990-1996. Lạm phát tăng trong khi thất nghiệp đạt ở mức thấp(2.5%) so với tiêu chuẩn gia nhập OECD. 1996, thâm hụt tài khoản hiện hành là 23.7 tỷ USD( chiếm 5% GDP). Trong khi đó hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi của HQ đã không đem lại tác dụng và chính sách tiền tệ tỏ ra không thích hợp trong môi trường mở cửa của thị trường vốn. 1.5.Giai đoạn 1997 đến nay: Khủng hoảng 1997 đã làm cho nền kinh tế HQ rơi vào tình trạng sụp đổ toàn diện. Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế (1997) chỉ đạt 5.5% so với 7.1% (1996) và 8.9%(1995), là mức thấp nhất kể từ 1970. Năm 1998, tăng trưởng GDP thực tế ở mức âm5.8%. Kể từ tháng1/1997, 8 chaebol đã tuyên bố phá sản, đẩy số nợ không có khả năng thu hồi của các chaebol lên mức 52 tỷ USD, chiếm 17% tổng số tiền cho vay của các ngân hàng . Sự phá sản hàng loạt của các công ty lớn , vừa và nhỏ ở HQ trong cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ vừa qua, cùng với lệnh đóng cửa 14 ngân hàng không có khả năng thanh toán là đón giáng nặng nề đối với nền kinh tế HQ quen với tỷ lệ tăng trưởng cao và sự bành trướng kinh tế mạnh mẽ. Đồng Won mất giá 50% đã đẩy món nợ nước ngoài của HQ lên mức 157 tỷ USDtính đến tháng 4/1998 so với mức 120 tỷ USD năm 1997vaf 104.7 tỷ USD( 1996), trong khi dự trữ ngoại tệ của HQ chỉ là 20.2 tỷ USD( tính đến tháng 3/1998). Nợ trong nước của các công ty ở mức kỷ lục 450 tỷ USD đã đẩy hệ thống ngân hàng HQ vảo nguy cơ sụp đổ hàng loạt do các công ty thiếu khả năng thanh toán. Tính đến hết năm 1998, HQ đã đóng cửa 21 ngân hàng thương mại, đình chỉ hoạt động của 10 ngân hàng công thương. Tỷ lệ lạm phát tăng cao đã đẩy mức thu nhập bình quân tính theo đầu người của người dân Hàn Quốc trở lại mức 9511USD(1997) và 6823USD(1998) tương đương với năm 1991. Nhờ những chính sách của chính phủ nền kinh tế HQ phục hồi dần trở lại: Tốc độ tăng GDP(1999) đã đạt mức 2% và 7.2%(2000). Đồng Won tăng giá trở lại
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 đã giúp nền kinh tế hồi phục dần. Lạm phát ở mức thấp và thị trường chứng khoán phục hồi. Tính đến 1999, nền kinh tế HQ đã hoàn toàn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Dự trữ ngoại tệ tính đến đầu 2000 đạt 76.8 tỷ USD và HQ đã thanh toán xong khoản nợ nước ngoài hơn 50 tỷ USD và HQ đã thanh toán xong khoản nợ nươc ngoài hơn 50 tỷ USD. Tính tới tháng 9/1999, nợ nước ngoài của Hàn Quốc là 140.9 tỷ USD trong khi các khoản tiền cho nước ngoài vay là 141.3 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất (15 tỷ USD vào 1999) và xuất khẩu ở mức 22.2%. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 8.6%(1998) xuống 4.8%(1999).Thu nhập đầu người tăng trở lại ở mức 13000USD vào 2000. Bước sang thế kỷ 21, cả Nhật Bản và Mỹ đêu bị HQ vượt qua về việc sản xuất linh kiên bán dẫn( như thẻ Ram và thẻ nhớ Flash) cũng như màn hình số (màn hình tinh thể lỏng LCD& Plashma) và đồ điện tử gia dụng khác như tivi, điện thoại di động và máy nghe nhạc.Công nghệ viễn thông đã đưa HQ trỏ thành nước nôi mạng có dây và không dây lớn nhất. Ngoài ra HQ còn đầu tư vào ngành chế tạo robot và tham vọng đưa nước này trở thanh quốc gia số 1 về ngành này vào năm 2025. Việc tái cơ cấu các tổ hợp, tư nhân hoá ngân hàng đã tạo cơ hội cho nền kinh tế HQ được tự do vận hành hơn với cơ chế thị trường. Tuy năm 2004, kinh tế nước này có suy giảm chút ít nhưng đã tăng trưởng trở lại ở mức 5% vào năm 2006 khiến cho HQ vẫn giữ vị trí hang đầu tại châu Á. Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế nước này. Đầu năm 2009, tăng trưởng kinh tế của HQ giảm mạnh và đi kèm với đó là sự gia tăng của nạn thất nghiệp. theo số liệu thống kê đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng của HQ là -4.02%, có gần 260 nghìn lao động đã mất việc làm và khoảng 460 nghìn hộ kinh doanh cá thể cũng phải đóng cửa.Sau đây là bảng số liệu so sánh GDP các năm từ 2005 đến 2009: Năm GDP (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ lệ lạm phát (%) 2005 1027373.88 3.92 2.76 2006 1114915.28 5.21 2.24 2007 1201865.37 5.09 2.53 2008 1256079.3 2.38 4.67
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 2009 1251821.6 -4.02 1.7 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2005 2006 2007 2008 2009 GDP -6 -4 -2 0 2 4 6 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng trưởng Tỷ lệ lạm phát % tỷ USD
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ (2000-2006) tỷ trọng dịch vụ tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tỷ trọng nông lâm thuỷ sản 2. Đánh giá về mặt xã hội 2.1.Kết quả đạt được 2.1.1.Tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng về thu nhập Tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng về thu nhập. Dựa vào chỉ tiêu về thước đo mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập của một quốc gia, tức là xem số lần lớn hơn của mức thu nhập trung bình của 20% số dân giàu nhất với 20% số dân có mức thu nhập thấp nhất, người ta thấy Hàn Quốc đã tiến tới gần mức phát triển trong sự công bằng. Theo đánh giá chung, những nước có sự bất bình đẳng thấp là những nước có mức tăng GDP bình quân đầu người trên 4%/năm và có bội số thu nhập của hai nhóm dân cư nói trên thấp hơn 10. Hàn Quốc thuộc nước điển hình của nhóm các quốc gia có sự phát triển con người cao và sự bất bình đảng thấp, với GDP bình quân trên 7% /năm và bội số của mức chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm giàu và nghèo nhất là 6 lần ( năm 1997), trong khi đó ở Malaixia là 11,7 lần, Thái Lan 9,4 lần, Philippin 7,4 lần, Braxin 32,1 lần, Mêhico 13,5%...
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Bảng: Một vài chỉ tiêu xã hội ở một số nước trên thế giới Nguồn: Cơ quan báo cáo phát triển con người của UNESCO, 1999 Nước Những người không thọ đến 40 tuổi Tỷ lệ mù chữ của người lớn(%) 1997 Số dân không được tiếp cân (%) 1997 Trẻ em không đủ cân nặng dưới 5 tuổi (%) 1997 Khoảng cách 20% giầu nhất và 20% nghèo nhất Nước sạch Dịch vụ y tế Vệ sinh Hàn Quốc 4.7 2.8 7.0 0 0 0 6 Thái Lan 10.5 5.3 19.0 41.0 4.0 19.0 9.4 Malaixia 4.9 14.3 22.0 12.0 6.0 19.0 11.7 Philippin 9.2 5.4 16.0 - 25 28.0 7.4 Indonexia 12.8 15.0 25.0 57.0 41.0 34.0 4.7 Trung Quốc 7.9 17.1 33.0 - 76.0 16.0 7.1 Mehico 8.3 9.9 15.0 9.0 28.0 14.0 13.5 Braxin 11.5 16.0 24.0 - 30.0 6.0 32.1 Việt Nam 11.6 8.1 57.0 - 79.0 41.0 5.6 Tính theo hệ số bất bình đẳng về thu nhập của một quốc gia (hệ số Gini), hệ số càng nhỏ, mức bình đẳng về thu nhập càng lớn.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Hệ số Gini của Hàn Quốc từ 1980-2005 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Năm Gini Hệ số gini năm 1980 của Hàn Quốc là 0,389, đến năm 1994 con số này giảm còn 0,29. Sau đó có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đạt 0,351 năm 2005 nhưng vẫn thể hiện sự công bằng xã hội cao trong phân phối thu nhập. 2.1.2.Công bằng xã hội được thực hiện thông qua việc tạo dựng các cơ hội việc làm và các phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân Nhờ có kinh tế phát triển, các cơ hội việc làm ở Hàn Quốc được mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,8% năm 1986 xuống còn 2% năm 1996. Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 3,8 3,1 2.5 2.6 2.4 2.1 2.4 2.8 2.4 2.0 2.0 Hiện nay, Hàn Quốc bước sang một xã hội công nghiệp và các điều kiện việc làm đã được cải thiện. Chế độ giờ công và tiền lương đã thay đổi theo hướng chú trọng phát triển nền kinh tế hiệu suất và bảo đảm quyền lợi của người lao động. Số giờ lao động bình quân trong tuần ở Hàn Quốc đã giảm từ 52,3 giờ năm 1983 xuống 46,2 giờ năm 1991. Trong giai đoạn 1985-1996, tỷ trọng của công nghiệp trong việc làm là 22%, và tỷ lệ gia tăng việc làm trong ngành công nghiệp là 2,6%. Năm 1995, chính phủ Hàn Quốc đã lập các quỹ phúc lợi cho công nhân,
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 các chương trình bảo hiểm việc làm… nhằm đánh giá đúng và nâng cao vai trò của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế Như vậy rõ ràng vai trò của người lao động trong tăng trưởng kinh tế ở Hàn Quốc đã được đánh giá đúng mức, và hơn hết, chính phủ Hàn Quốc đã biết chú trọng phát triển và đảm bảo các quyền lợi của người lao động trên cơ sở thừa hưởng các thành quả mà họ trực tiếp tạo ra. Về mặt phúc lợi xã hội, Hàn Quốc nhìn chung đã đạt được những thành tựu đáng kể Thứ nhất, về vấn đề nhà ở: Dưới tác động của công nghiệp hóa và tăng trưởng, nhu cầu nhà ở cũng tăng lên mạnh mẽ và trầm trọng cùng với tiến trình di dân mạnh mẽ vào đô thị. Giá nhà, giá đất tăng lên ồ ạt. Với những biện pháp của chính phủ thì tính đến năm 1992, tỷ lệ sở hữu nhà ở đạt mức 76% và diện tích nhà ở bình quân đầu người ước tính khoảng 14,9 m2. Trong những năm đầu thập niên 90, 2,7 triệu khu cư xá đã được đưa vào sủ dụng, vượt mức chỉ tiêu đề ra và quan trọng hơn, nó đã làm giảm nhẹ bớt sự thiếu thốn về nhà ở ở thành thị. Tỷ lệ cung ứng nhà đã tăng từ 72,4% năm 1990 lên 102% năm 2004. Trong năm 1985 chỉ có hơn 13% nhà là căn hộ thì trong năm 2005 đã tăng lên 52,5%. Thứ hai, về chăm sóc sức khỏe và y tế: Sự thay đổi đáng chú ý nhất trong nâng cao phức lợi xã hội là nâng cao chăm sóc y tế đến người dân. Số bệnh viện và nhân viên y tế không ngừng gia tăng. Tổng số bệnh viện và phòng khám chữa bệnh trong cả nước (tính cả các bệnh viện và phòng khám đông y) là 11188 năm 1975 đã tăng lên đến 49187 năm 2004. Theo thống kê của nhà nước tại thời điểm năm 2004 cứ 500 dân có một bác sĩ, 2320 dân/nha sĩ và 899 dân/dược sĩ. Tỷ lệ người mắc bệnh truyền nhiễm đã giảm xuống nhanh chóng còn 0,5% dân số năm 1991, đặc biệt lá các bệnh dịch tả và truyền nhiễm khác được chấm dứt từ năm 1980. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trong những năm qua giảm nhanh, nếu năm 1970, tỷ lệ này là 46 %o thì đến năm 1995 chỉ còn 10%o và năm 2005 là 7,05 %o. Tuổi thọ trung bình tăng từ 60,6 tuổi năm 1975 lên 75,82 tuổi năm 2005 và đạt 79 tuổi năm 2007. Thứ ba, về vấn đề an sinh xã hội: Chăm sóc y tế dưới hình thức bảo hiểm y tế và trợ giúp y tế bắt đầu được áp dụng từ năm 1977. Tuy nhiên cho đến năm 1980, tỷ lệ dân số mua bảo hiểm này mới chỉ đạt 29.5 %. Tính đến năm 2005, đã có 96.4% dân số tiếp cận loại hình bảo hiểm này và 3.6% còn lại nhận sự trợ giúp y tế trực tiếp.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Thứ tư, về vấn đề giáo dục.Hàn Quốc khá thành công trong phát triển nguồn nhân lực. Ngay từ năm 1995 tỷ lệ nhập học tiểu học của Hàn Quốc đã là hơn 99% và từ năm 1997 đến nay thì 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Theo điều tra của tổ chức Hợp tác quốc tế và phát triển (OECD) tiến hành năm 2005 thì 97% thiếu niên Hàn Quốc đều học hết cấp 3.. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, hệ thống giáo dục và các cơ hội học hành đã bùng nổ ở Hàn Quốc với gia tốc lớn. Đến nay Hàn Quốc đã là một trong những nước có tỷ lệ biết chữ cao nhất thế giới. Năm 2007 tỷ lệ người Hàn Quốc biết chữ là 99,8% cao nhất thế giới. Theo đánh giá của OECD, nền giáo dục khoa học của Hàn Quốc xếp thứ 3 trong số nền giáo dục tốt nhất trên thế giới, xếp thứ hai về môn toán và văn học, đứng đầu về “tư duy giải quyết vấn đề”. Theo thống kê của Bộ giáo dục khoa học và công nghệ, năm 2007 có 220 trường ở bậc đại học với 2.461.712 sinh viên, 56.349 giảng viên. Chỉ trên địa bàn Seoul có tất cả 42 trường đại học, 6 công lập và 36 tư thục. Hàn Quốc đã tạo ra được đội ngũ lao động với hơn 90% có trình độ trung học, 85% thanh niên có trình độ cao đẳng và đại học, tỷ lệ học sinh vào đại học và cao đẳng của Hàn Quốc đạt 60%, cao nhất trong các nước Đông Á. Chỉ số HDI đo mức độ tiến bộ chung bình của một nước về phát triển con người bao gồm tuổi thọ, trình độ dân trí và thu nhập GDP tính theo đầu người của Hàn Quốc năm 2005 là 0.921(xếp hạng thứ 26) tăng so với năm 2004 (đạt 0,912 và xếp hạng thứ 26). Như vậy Hàn Quốc thuộc nhóm nước có chỉ số HDI cao và do đó trình độ phát triển con người ở Hàn Quốc là cao so với thế giới. Thứ năm, tăng trưởng kinh tế cũng góp phần giải phóng và thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ. Trình độ học vấn của phụ nữ cũng tăng. Năm 2005, tỷ lệ nữ tham gia bậc trung học và đại học là cân bằng giữa nam và nữ. Tổng cộng 80,7% nam sinh tốt nghiệp trung học lên bậc cao học hoặc đại học, trong khi đó con số này đối với nữ là 80,4%. Sự khác biệt ở đây là rất nhỏ. Trên thực tế tỷ lệ nữ sinh tham gia đại học là cao hơn hẳn so với mức trung bình của thế giới. Việc công nghiệp hóa đã làm tăng dần số lượng lao động nữ trong lực lượng lao động, từ 37,2% năm 1965 lên 50,1% năm 2005. Nếu xét theo phân loại công việc, lực lượng lao động nữ trong năm 1975 chỉ chiếm 2% trong các vị trí quản lý hoặc chuyên gia, trong khi đó khoảng 3,7% làm việc trong các vị trí văn phòng. Tuy nhiên đến năm 2005, 17,5% nữ nhân viên làm việc ở vị trí quản lý và chuyên gia và 17,4% khác làm việc ỏ vị trí văn phòng. Phụ nữ Hàn Quốc ngày nay tiếp tục tham gia vào các lĩnh vực đa dạng, rộng rãi đang đóng góp lớn cho xã hội. Gần đây phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 trong mộ số lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chính phủ. Ví dụ, các thành viên của quốc hội đã tăng lên đáng kể: có 16 (chiếm 5,9%) trong quốc hội khóa 16(2000- 2004), con số này tăng lên 41( chiếm 13,7%) trong quốc hội khóa 17 (2004-2008). Trong cuộc thi công chức gần đây nhất, 32% trong tổng số các ứng cử viên thành công là nữ giới. Trong số những người vượt qua kì thi công chức cấp cao này và các kỳ thi nước ngoài, phụ nữ chiếm tương ứng là 38,4% và 52,6%, hầu hêt lưc lượng này sau đó được thuê làm thẩm phán, công tố, các nhà quản lý chính phủ cấp trung hay các nhà ngoại giao. Hàn Quốc đã có nhiều tiến bộ trong cải thiện công bằng giới.Năm 2005, chỉ số GDI của Hàn Quốc là 0,91 so với HDI là 0,921. Chênh lệch giữa chỉ số GDI càng thấp so với HDI chứng tỏ sự bình dẳng giới càng cao. Chỉ số GEM năm 2005 của Hàn Quốc là 0.51, xếp hạng 64 trên thế giới. 2.1.3.Tăng trưởng kinh tế góp phần vào và việc phát triển cân bằng giữa thành thị và nông thôn. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đã nâng cao sự tiếp cận các cơ hội giáo dục cho mọi người cả ở nông thôn và thành thị. Nhờ đó các cơ hội việc làm được mở rộng đối với người dân cả ở vùng nông thôn và thành thị, và điều đó thực chất là nhằm cải thiện đời sống ở các vùng nông thôn cho cân bằng với thành thị. Tuy nhiên sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng mở rộng. Sự chênh lệch này là do chất lượng giáo dục, chất lượng các dịch vụ và phúc lợi xã hội giữa 2 vùng thành thị và nông thôn là khác nhau. Thứ hai, do chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp, có các dự án xây dựng các khu công nghiệp ở nông thôn, các dự án thủy lợi, phong trào Saemaul. Do vậy thu nhập của người nông dân được nâng lên rõ rệt. Năm 1965, thu nhập của nông dân Hàn Quốc là 112000 won, năm 1980 đã tăng lên đạt 2693000 won, năm 1990 đạt 11026000won và năm 1995 là 21803000won. Tính trung bình trong giai đoạn 1965-1995, thu nhập của nông dân Hàn Quốc tăng 19,2%/năm, trong đó thu nhập từ nông nghiệp tăng 17,2% và ngoài nông nghiệp tăng 22,9%. So với thành thị, thu nhập của nông dân Hàn Quốc chỉ bằng 93,8% và năm 1965, 74,4% vào năm 1980, 74% vào năm 1990 và 77,9% vào năm 1995. Như vật, trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đất nước, tạo sự cân bằng giữa thành thị và nông thôn luôn là một vấn đề chiến lược và gặp không ít vấn đề nan giải. Thứ ba, các cơ sở hạ tầng ở nông thôn được xây dựng góp phần vào việc nâng cao mức sống của nông dân. Các tuyến đường cao tốc được mở rộng từ Seoul
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 sang Pusan, dài 42 kim, chạy đan chéo qua các trung tâm lớn như Suwon, Kumi, Taegy và Kyongju. Hệ thống đường tầu điện ngầm chạy dài từ các đô thị ra các vùng ngoại ô, với sáu tuyến đường chính. Hàn Quốc là nước có hệ thống đường ngầm lớn thứ 8 trên thế giới. Đường quốc lộ, đường làng được mở rộng, nâng cấp. Hệ thống giao thông nông thôn được mở rộng từ 33460km năm 1972 lên 58000 km năm 1981, với 83927 cây cầu đủ kích cỡ. Năm 1975, đường cao tốc chiếm 2/3 tổng công việc chuyên chở hàng hóa và hơn 56% xe cộ lưu thông trên đường cao tốc là xe tải. Vào cuối những năm 1970, có tới 98% gia đình nông thôn được dùng điện, tỷ lệ dùng điện thoại, máy thu thanh, tivi, tủ lạnh đã đạt tỷ lệ một thiết bị dùng cho 50 người dân. Một trăm phần trăm nông dân được hưởng hệ thống nước sạch. Chính sự phát triển cơ sở hạ tầng đã góp phần làm tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho nông dân, giúp nông dân tiếp cận được nền văn hóa giáo dục văn minh và những dịch vụ xã hội hiện đại. 2.2.Hạn chế 2.2.1.Sự phân hóa xã hội: Thứ nhất, giữa hai thế hệ đang có sự phân hóa. Một thế hệ đã từng sống dưới thời thực dân Nhật thống trị, đói khổ, nghèo nàn và đã từng phải chịu cuộc đấu tranh Nam Bắc. Thế hệ này sống trong môi trường truyền thống, cần cù, tiết kiệm, có mức sống tương đối thấp. Một thế hệ khác vào nửa cuối những năm 1960 trở lại đây, chưa từng trải qua đói nghèo, khó khăn, được tiếp cận với nền văn hóa mới- văn hóa phương Tây và có một cuộc sống đầy đủ, sung túc. Như vậy, giữa hai nền văn hóa truyền thống và phương Tây, giữa hai phong cách sống tiết kiệm và hưởng thụ, quá trình phát triển kinh tế ở Hàn Quốc trong hơn 40 năm qua đã làm nảy sinh những mâu thuẫn xung đột trên phạm vi rộng trong mỗi cá nhân, gia đình, đoàn thể, nông thôn, thành phố. Sự phân hóa này là một yếu tố trở ngại cho sự hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế. Thứ hai, Sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị. Vào năm 1960, 78% lao động Hàn Quốc ở nông thôn đến năm 1990 còn 19,5% và năm 2000 chỉ còn 10%. Việc mất đất canh tác, thiếu lao động nông nghiệp là khó tránh khỏi. Đây là những trở ngại khiến Hàn Quốc gặp khó khăn trong vấn đề “an toàn lương thực”, cân đối lực lượng lao động khi có biến động ở khu vực công nghiệp và đô thị. Dân số ở các vùng đô thị tăng 28% (năm 1960) lên 74,4% (năm 1990), tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Xơ-un và Pusan. Mức độ đô thị hóa ngày một
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 nhanh đã làm nảy sinh một số vấn đề nhà ở, giao thông, dịch vụ và sự cân bằng trong phát triển kinh tế theo lãnh thổ, xuất hiện sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Vào đầu những năm 1990, thu nhập trung bình của nông trại chỉ bằng 81% thu nhập của một hộ gia đình công nhân trên thành thị. Sự chênh lệch này còn thể hiện ở chất lượng giáo dục, cơ hội nâng cao thu nhập gia đình, chất lượng các phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng khác giữa vùng nông thôn và thành thị. Các yếu tố này đã lý giải vì sao chỉ trong vòng 5 năm (1985-1990) Hàn Quốc đã có tới 1,2 triệu lao động nông thôn đổ ra thành phố tìm việc làm. 2.2.2.Các yếu tố về bất ổn định xã hội Thứ nhất, dân số Hàn Quốc đang già đi nhanh chóng. Thực trạng dân số già bắt đầu vào năm 2000 khi tỷ lệ dân số trên 65 tuổi vượt 7% và đến năm 2002 con số này là 7,9%. Tỷ lệ sinh giảm xuống là một xu hướng toàn cầu nhưng hiện tượng này đặc biệt rõ rệt ở Hàn Quốc. Số người trên 65 tuổi sẽ chiếm 37% dân số vào cuối năm 2050. Dù được ưu đãi nhiều thanh niên Hàn không sãn sàng từ bỏ sự nghiệp để lập gia đình. Một số coi con cái là gánh nặng đối với cuộc sống và sự nghiệp. Hậu quả tỷ lệ sinh giảm xuống mức kỷ lục 1,08 con/ phụ nữ vào năm 2005, từ mức 2,6 con trước đó. Dự đoán dân số Hàn Quốc sẽ giảm từ 48 triệu người năm 2006 xuống còn 40 triệu vào năm 2050. Như vậy Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và số người đóng thuế ít đi, trong khi phải gánh hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phình ra. Thứ hai, vấn đề tình hình việc làm chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Đặc biệt là đối với đối đối tượng thanh niên. Bảng thực trạng việc làm của thanh niên Hàn Quốc (Đơn vị: nghìn, %) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số thanh niên 11743 11724 11651 11461 11243 10952 10651 10368 Số lượng lao động thanh niên 5685 5671 5387 5264 5281 5203 5140 4989 Tỷ lệ lao 48,4 48,4 46,2 45,9 47,0 47,5 48,3 48.1
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 động thanh niên Số lượng thanh niên có việc làm 5420 5349 4733 4691 4879 4815 4799 4606 Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp 4,6 5,7 12,2 10,9 7,6 7,5 6,6 7,7 Số lượng thanh niên thất nghiệp 264 322 655 574 402 388 341 383 Tỷ lệ thất nghiệp chung 2,0 2,6 7,0 6.3 4,1 3,8 3,1 3,4 Số người thât nghiệp 435 568 1490 1374 913 845 708 777 Nguồn: Economically Active Population Survey (National Staistic Ofifice). National Report for ILO/Janpan Youth Employment Symposium. Bảng số liệu cho thấy trước khủng hoảng tài chính 1997, thì năm 1996, tỷ lệ thất nghiệp chung là 2% và chỉ riêng giới trẻ là 4,6%. Năm 1997 con số tương ứng là 2,6% và 5,7%. Sau khủng hoảng tài chính, nhiều lao động trở thành thất nghiệp, do các công ty buộc phải cơ cấu lại môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7%, trong đó tỷ thất nghiệp của giới trẻ tăng đến 12,2% năm 1998. Năm 2000, thất nghiệp của giới trẻ giảm xuồng 6,6% nhưng lại tăng trở lại 7,7% năm 2003 do nhu cầu trong nước bị suy giảm. Con số này cao gấp 2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của Hàn Quốc(3,4%), và số lượng thanh niên thất nghiệp lên tới 383.000, chiếm 49,3% trên tổng số người thất nghiệp (777.000). Tỷ lệ thanh niên tham gia lao động (số lượng thanh niên có việc làm/tổng số thanh niên) giảm từ 46,2% năm 1996 xuống 44,4% năm 2003. Điều này phản ánh tình hình việc làm không thuận lợi cho thanh niên do các công ty cắt giảm tuyển dụng sau khủng hoảng tài chính 1997. Theo thống kê khác tại Hàn Quốc, trong số những sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2007 chỉ có 48,7% có được việc làm chính thức tại các công ty. Điều này đồng nghĩa với việc hơn một nửa sinh viên mới ra trường ở trong tình trạng không
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 có việc làm hoặc phải làm những công việc không chính thức trên thị trường lao động. Những người lao động dạng này thường có thu nhập trung bình khoảng 880.000 won một tháng. Hiện nay khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp diễn và Hàn Quốc là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đầu năm 2009, tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc giảm mạnh và đi kèm với đó là sự gia tăng của nạn thất nghiệp. Trong tháng 2 năm 2009, tỷ lệ thất nghiêp ở Hàn Quốc tăng lên mức 3,9%, mức cao nhất trong 4 năm qua. So với tháng 2/2008 số người có việc làm hiện nay đã giảm xuống 142.000 người. Thứ ba, chỉ số phản ánh bất bình đẳng cũng có biểu hiện tăng lên khá rõ rệt biểu hiện hệ số gini 2000-2005 Hệ số Gini của Hàn Quốc từ năm 2000- 2005 0.323 0.327 0.34 0.345 0.343 0.351 0.32 0.325 0.33 0.335 0.34 0.345 0.35 0.355 1998 2000 2002 2004 2006 Năm Gini Từ trên đã cho thấy một thực trạng là các chỉ số đánh giá bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Hàn Quốc có xu hướng vận động không tích cực. Hệ số Gini của Hàn quốc năm 2000 là 0,323 đến năm 2005 là 0,351. Từ đó cho thấy sự mất cân đối về thu nhập có xu hướng tăng. Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đang đẩy số lượng người dân Hàn Quốc vào cảnh nghèo đói. Theo chính phủ Hàn Quốc, hiện số người sống ở mức đói nghèo (một gia đình 4 người, thu nhập dưới 1360 USD một tháng) lên tới 7 triệu người, chiếm 15% dân số cả nước. Và các hộ gia đình có thu nhập thấp là nhóm đối tượng đầu tiên bị suy thoái kinh tế tác động nhiều nhất.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 Thứ năm, đó là vấn đề tham nhũng. Hàn Quốc đang phải đối mặt với vụ bê bối tham nhũng lớn sau khi các kiểm toán viên tiết lộ rằng, hàng ngàn quan chức chính phủ đã đút túi khoản tiền trợ cấp của nhà nước trị giá tới hàng ngàn won. Họ đã khai gian về đất nông nghiệp để lấy tiền đền bù của chính phủ dành cho các nông dân bị ảnh hưởng của việc chính phủ mở cửa thị trường gạo. Tân Hoa Xã dẫn số liệu kiểm toán mới công bố cho thấy, từ năm 2005 đến nay, mỗi năm chính phủ Hàn Quốc chi 1500 tỷ won (1,21 tỷ USD) cung cấp cho nông dân. Tuy nhiên có tới 28% số tiền này đã không tới được tay nông dân. Thứ sáu, môi trường chưa được đảm bảo bền vững. Mặc dù quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Hàn Quốc đã có chú ý tới bảo vệ môi trường nhưng hiện tại nước này vẫn bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt thời kỳ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90, chất lượng môi trường Hàn Quốc bị suy giảm một cách trầm trọng. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước. Năm 1995, trong số 40 hồ được quản lý về chất lượng nước, không có hồ nào nằm dưới nằm dưới mức độ ô nhiễm cho phép về độ oxy hóa học (COD). Mức độ oxy hóa (BOD) ở vùng thượng nguồn vào khoảng gần 3mg/lít và ở vùng hạ nguồn thì mức độ này cao hơn rất nhiều. Vấn đề xử lý rác thải vẫn còn rất nan giải và đang gây ô nhiễm trực tiếp lên môi trường. Mặc dù Hàn Quốc cũng thực hiện chính sách quản lý rác thải toàn diện và thông qua Kế hoạch quản lý rác thải đồng bộ với mục tiêu tiến tới bán và tái chế rác thải từ những năm 1990 nhưng hiện tại, phương pháp xủ lý chôn lấp còn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 80% lượng rác gia đình và hơn một nửa của tất cả các loại rác. Phương pháp đốt rác và các phương pháp khác chiếm khoảng 5%. Phần còn lại là tái chế. Rất nhiều nhà máy đốt rác thải đã được lập kế hoạch nhưng thực tế số lượng nhà mày được xây dựng rất ít. Vấn đề ô nhiếm không khí do hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông cũng đang la một vấn đề nan giải đối với Hàn Quốc. Thứ bẩy, các cuộc đấu tranh, đình công, biểu tình của lực lượng lao động ngày càng tăng. Điển hình là vào năm 1986-1989, các hội nông dân tự do bắt đầu phát triển ( trong ba năm có tới 95 hội), tự đứng lên đấu tranh vũ trang dành quyền lợi, đem theo cuốc thuổng, máy kéo, máy cày… làm vũ khí. Ở khu vực thành thị, các cuộc đình công diễn ra triền miên. Trong giai đoạn 1975-1989, các cuộc xung đột xay ra ngày càng trầm trọng. Bảng: Các cuộc tranh chấp của tâng lớp lao động (1975-1989) Năm 1975 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 Số cuộc tranh chấp 133 110 96 102 105 407 186 88
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38 Năm 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 Số cuộc tranh chấp 98 113 265 276 3749 1833 1532 - Nguồn: Walden Bello và Stephanie Rosenfeld: Mặt trái của những con rồng, NXB Chính trị quốc gia, 1993, tr.72 Gần đây có các cuộc biểu tình như: Biểu tình phản đối chính phủ nhập khẩu thịt bò diễn ra ở thủ đô Seoul vào cuối tháng 6/2008; biểu tình chống lại chính sách sáp nhập các công ty của chính phủ, tập trung quanh viện đào tạo ở phía Bắc ngoại ô thành phố Seoul của hơn 15.000 nhân viên ngân hàng bắt đầu từ 23/12/2000 và gần đây là cuộc biểu tình vào ngày quốc tế lao động 1/5/2009 tại Seoul đòi tăng phúc lợi cho công nhân và nông dân. III.Bµi häc kinh nghiÖm tõ sù ph¸t triÓn thÇn kú cña Hµn Quèc Quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc từ năm 1960 đến nay đã để lại rất nhiều kinh nghiệm và bài học, đặc biệt là trong giai đoạn cất cánh (1962- 1980). Trước hết phải nói về công tác xây dựng kế hoạch, trong quá trình phát triển phải có chiến lược rõ ràng phù hợp với trình độ hiện tại của quốc gia, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình phát triển, Hàn Quốc đã chọn công nghiệp hóa thông qua hai giai đoạn đẻ tạo nên mô hình tăng trưởng rút ngắn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng để thay thế nhập khẩu, hay còn gọi là chiến lược thay thế nhập khẩu. Trong giai đoạn này, Hàn Quốc chú trọng phát triển công nghiệp tiêu dùng, phát triển cơ sở công nghiệp ngắn hạn, đầu tư vốn ít, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tôc độ chu chuyển vốn. Đây là giai đoạn tích lũy ban đầu có vai trò quyết định quan trọng với thắng lợi và thất bại của quá trình công nghiệp hóa. Giai đoạn hai, Hàn Quốc chú trọng phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu hay còn gọi là chiến lược CNH “hướng về xuất khẩu”. Trong giai đoạn này, Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, nhập khẩu các hàng chế tạo và sản phẩm trung gian, đầu tư nâng cao năng suất lao động.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Mô hình phát triển toàn diện ở Hàn Quốc Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 39 Một nhân tố rất quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc là nguồn nhân lực. Hàn quốc tập trung vào phát triển nguồn nhân lực vì đây được coi là động lực chính để tạo nên tăng trưởng. Phát triển nguồn nhân lực ở Hàn Quốc bao gồm việc đào tạo giới quan chức lãnh đạo, bộ máy chính phủ đến bồi dưỡng đội ngũ các nhà quản lý kinh doanh giỏi, từ chính sách phổ cập giáo dục toàn dân đến các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với việc nâng cao kiến thức và trình độ dân cấp, nhà nước rất chú trọng tới hệ thồng giáo dực đa dạng. việc chú trọng yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế, 95% dân số biết chữ và nhờ có đội ngũ lao động được đào tạo, có kiến thức quản lý mặc dù không có tài nguyên nhưng vẫn tận dụng được mọi khả năng tăng trưởng kinh tế. Sự thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc không thể không nói đến vai trò của “bàn tay hữu hình” của chính phủ Hàn Quốc. Vai trò của chính phủ là sự kết hợp cuẩ 3 vấn đề cơ bản: Tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và công bằng xã hội. Ba vấn đề này có quan hệ mật thiết là tác động hỗ trợ lẫn nhau và đó cũng là mục tiêu mà bất kì chính phủ nào cũng phải tính đến. Trước hết vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ Hàn Quốc được thực hiện thông qua một số biện pháp như: Kỷ luật tài chính: Chính phủ áp dụng kỉ luật kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát vững chắc sự thâm hụt tài chính và thâm hụt nợ nước ngoài, chính phủ kiểm soát chặt chẽ giữa các khoản thu chi ngân sách với việc thực hiện chính sách thận trọng vay nợ nước ngoài, chính phủ sử dụng các biện pháp khống chế lạm phát và cải cách tỷ giá hối đoái như là giảm nhanh lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, sửa đổi luật thuế để tăng thu giảm chi, kiểm soát giá hàng hóa của các nhà kinh doanh, giảm bớt việc mua lương thực của nông dân làm giá hàng hóa giảm xuống. Tăng khả năng tiết kiệm tạo nên sự ổn định về kinh tế vĩ mô, tăng khả năng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông vận tải. Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc rất thận trọng trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Trong việc vay vốn của nước ngoài, chính phủ Hàn Quốc luôn vay ở một nhóm các ngân hàng để giảm bớt rủi ro và giảm bớt các thủ tục, khi phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, nước đi vay phải chọn ngân hàng mạnh, có uy tín cao với số vốn lớn để bảo lãnh, trước khi vay vốn nước