SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Tên đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
GV duyệt: PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu
HVTH: Phạm Mạnh Trường
MSHV: 09085204024
Lớp: Cao học chế tạo máy khóa 09 - 11
Tp. HCM, tháng 11 năm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tp. HCM, tháng 11 năm 2009
Giáo viên
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
I. LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................3
II. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH VỚI KHTN..................................4
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHTN................................................7
IV. KẾT LUẬN......................................................................................................15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
I. LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại phát
triển như vũ bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi tận gốc rễ
bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên
môn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự
giải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách
đúng đắn và sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học
cụ thể và vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với các khoa học cụ
thể có ý nghĩa quan trọng.
Vấn đề về mối quan hệ về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên
(KHTN) nói riêng hay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng
phương pháp luận của triết học đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức
quan trọng trong di sản triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vấn đề này
cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970.
Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm
Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và giúp người khác rèn luyện
phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ thuật, phương pháp
suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết
vấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong chính
xác, …”. Đối với Nhà trường đồng chí nói: “ Ở trường Đại học, điều chủ yếu là học
phương pháp bên cạnh việc học được điều này điều nọ. Điều này điều nọ có người nói
là sau 8 – 10 năm, có thể là sau 15 năm sẽ trở nên lạc hậu. Cái còn lại đáng quý là phương
pháp. Nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững mạnh thì anh dùng nó suốt đời vì
anh phải học mãi mãi.” (Bài nói chuyện trước Đại hội Đại biểu lần thứ tư
Hội liên hiệp học sinh đại học Việt Nam). Như vậy, ngay từ những thập niên 1960 –
1970, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thấy rõ được tầm quan trọng của
việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Triết học Mác và Các Khoa học cụ thể, và chỉ có
việc nắm vững, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng về các vấn đề này
của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới có thể thực hiện được
những vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo đã dặn dò.
Triết học tác động vào KHTN trước tiên là thông qua thế giới quan và phương
pháp luận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của
phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN. Chủ nghĩa duy
vật biện chứng, với tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát
và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiện
ngày nay, khi KHTN đang ra sức tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng
mới, thì việc chú ý đến những vấn đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con
đường để làm phong phú và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và
tác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của khoa học cũng chính là ở đây. Nếu
chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không hiểu gì về vai trò tích cực của
triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách sáng tạo.
Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triết
học và các khoa học cụ thể nói chung hay KHTN nói riêng. Vì thời gian nghiên cứu
không được nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của những
người đi trước với ý tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghĩa to lớn – mối liên hệ giữa triết học và KHTN.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
II. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH VỚI KHTN
Vào thế kỷ XIX, trong lịch sử triết học và khoa học, người ta nói đến phương
pháp siêu hình là một phương pháp nhận thức khoa học, được đưa vào khoa học từ nửa
cuối thế kỷ XV và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học. Đó là
phương pháp nhận thức áp dụng trong khoa học với nội dung là tập hợp, phân loại các
tài liệu, sau đó mới so sánh, phân tích chia ra từng loại, từng hạng và tìm mối quan hệ
giữa các đối tượng tĩnh tại. Về phương pháp này, Ph.Ăngghen nhận xét: “Nhưng
phương pháp nghiên cứu ấy đồng thời cũng truyền lại cho chúng ta thói quen là xem
xét các sự vật và các quá trình tự nhiên trong trạng thái cô lập của chúng, ở bên ngoài mối
liên hệ to lớn chung, và do đó không xem xét chúng trong vận động mà là trong trạng thái
tĩnh, không xem xét chúng về căn bản là tiến hóa mà lại vĩnh viễn cố định; không xem xét
chúng trong trạng thái sống mà lại xem xét chúng trong trạng thái chết.
Và khi các nhận xét này được Bêcơn và Lốccơ đem từ KHTN sang triết học thì nó đã
tạo ra một sự hạn chế đặc biệt của những thế kỷ vừa qua, tạo ra phương pháp tư duy siêu
hình”. Như vậy, từ một phương pháp nhận thức khoa học, khi chuyển sang triết
học, đã trở thành một phương pháp tư duy có ý nghĩa phổ biến trong các hoạt động
khoa học thời bấy giờ, và cả trong mọi hoạt động khác của con người. Từ đó, phương
pháp tư duy siêu hình cũng có nghĩa là một quan điểm triết học trong việc xem xét
trạng thái tồn tại của thế giới – quan điểm siêu hình, phép siêu hình đối lập với quan
điểm biện chứng, phép biện chứng.
Quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình là hai cách xem xét trạng thái
tồn tại của thế giới, đối lập nhau nhưng đồng thời cũng là hai cách tiếp cận thế giới
khác nhau: cách tiếp cận toàn bộ và cách tiếp cận trừu tượng hóa.
Về quan điểm biện chứng trong việc xem xét trạng thái của thế giới, lịch sử triết
học cũng đã biết đến nhiều người thời cổ Hy Lạp, trong đó có người đầu tiên diễn đạt
được rõ ràng nội dung là Hêracơlít mà Ph.Ăngghen đã tóm tắt như sau: “mọi vật đều
tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không
ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”. Và tiếp
ngay đó, ông đã nói lên nhận xét về giá trị và hạn chế quan điểm nói trên trong việc
nhận thức thế giới: “Nhưng dù đã nắm đúng tính chất chung của toàn bộ bức tranh các
hiện tượng đến thế nào đi nữa, quan điểm ấy vẫn không đủ để giải thích những chi tiết kêt
thành toàn bộ bức tranh ấy; và chừng nào chúng ta chưa giải thích nổi các chi tiết
thì chúng ta cũng chưa thể có một quan niệm rõ rệt về bức tranh chung được”. Và để
giải thích được các chi tiết trong bức tranh chung luôn luôn vận động, biến hóa đó,
Arixtốt đã đề ra nguyên tắc đồng nhất trừu tượng, cơ sở của cách tiếp cận trừu tượng
trong việc nhận thức các đối tượng cụ thể trong hiện thực. Tình hình đó nói rằng, để
nhận thức được đúng đắn thế giới vốn diễn biến một cách khách quan và biện chứng,
cần có sự kêt hợp của cả hai: cách tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng và trừu
tượng – siêu hình. Chỉ có như vậy mới có thể kết hợp được ưu điểm của cả hai cách
tiếp cận mà Ph.Ăng ghen cũng đã nói: “Nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúng
hơn so với những người Hy Lạp, thì về toàn thể, những người Hy Lạp lại đúng hơn so
với chủ nghĩa siêu hình”. Trong thực tế cuộc sống thường ngày và thường không tự
giác, mọi người bình thường đều đã kết hợp sử dụng cả hai cách tiếp cận trên. Trong
khoa học, tình hình cũng như vậy, nhưng do đặc điểm tư duy lý luận, đã có những vấn
đề phức tạp hơn.
Tư duy lý luận trong khoa học bao giờ cũng phải dựa trên các khái niệm được
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
định nghĩa một cách chặt chẽ. Các khái niệm này phản ánh những đối tượng khách
quan, nằm trong mối quan hệ chằng chịt với những đối tượng khác, và tất cả luôn luôn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ở trong trạng thái vận động. Rõ ràng là sự phản ánh này chỉ có thể được thực hiện trên
cơ sở của cách tiếp cận trừu tượng – siêu hình. Cách tiếp cận này cho phép trừu tượng
hóa các yếu tố, các mối liên hệ hoặc các tác động qua lại không ảnh hưởng lớn đến
trạng thái tồn tại của đối tượng được phản ánh trong khái niệm. Chẳng hạn, một hòn bi
thép được bắn vào một hòn bi thép khác đang đứng yên, làm cho hòn này chuyển
động. Trong thực tế, sự va chạm giữa hai hòn bi bao giờ cũng gây ra sự biến dạng và tỏa
nhiệt. Có nghĩa là năng lượng cơ học từ hòn bi thứ nhất truyền sang hòn bi thứ hai không
được bảo toàn, tức là có hao hụt, do có một phần cơ năng biến thành nhiệt năng.
Tuy vậy, những sự biến dạng và tỏa nhiệt nói trên trong thực tế là rât nhỏ, nhỏ đến
mức mà người ta có thể bỏ qua, coi như không có – trừu tượng hóa – mà việc nghiên
cứu cũng không bị ảnh hưởng, các kết luận của nó vẫn được coi là đúng, vì khi áp
dụng vào các tính toán kỹ thuật vẫn đem lại kết quả đúng như dự đoán (tất nhiên trong
phạm vi sai số cho phép).
Như vậy, cách tiếp cận này đưa đến những khái niệm chỉ phản ánh gần đúng
những đối tượng khách quan, dựa trên một cái khuôn chung được quy định bởi các
nguyên tắc siêu hình. Rõ ràng là cái khuôn siêu hình này, tức là quan điểm siêu hình
về trạng thái thế giới, không phản ánh đúng trạng thái tồn tại của thế giới xét toàn bộ,
nhưng ở trong một phạm vi nào đó thì nó phản ánh gần đúng, nên các khái niệm được
xây dựng trên cơ sở các quan điểm siêu hình vẫn được sử dụng làm bậc thang của quá
trình nhận thức các đối tượng khách quan nằm trong phạm vi ấy. Đó là phạm vi của
thế giới trung bình (thế giới trung bình là thế giới nằm giữa thế giới vĩ mô – vũ trụ và
thế giới vi mô – nguyên tử).
Phạm vi các hiện tượng của thế giới trung bình mà con người có thể trực quan
được là rất hẹp, các mối liên hệ giữa sự vật thu nhận được qua trực quan cũng không
nhiều, nhưng để có được các khái niệm, con người đã phải áp dụng cách tiếp cận trừu
tượng – siêu hình và cách tiếp cận này phù hợp với quan điểm siêu hình về trạng thái thế
giới. Trong thí dụ nói ở đoạn trên, khi trừu tượng hóa sự biến dạng và sự tỏa nhiệt trong
sự va chạm của hai hòn bi, sự nghiên cứu sẽ đơn giản hơn rất nhiều, mặt khác sự
trừu tượng hóa đó thì hiện tượng xảy ra lại phù hợp với quan niệm siêu hình là vận
chất và vận động là tách rời nhau.
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển của vật lý học – giai đoạn cơ học – đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu là các sự vật của thế giới trung bình, đã tạo ra sự thống
nhất giữa hai mặt của phép siêu hình – quan điểm về cách tiếp cận nhận thức và quan
điểm về trạng thái – nhờ đó đã thúc đẩy sự phát triển của cơ học, đem lại nhiều thành
tựu rực rỡ. Đó là biểu hiện tích cực của chủ nghĩa duy vật siêu hình, trong giai đoạn
đầu của sự phát triển của vật lý học.
Nhưng vât lý học càng phát triển, nhất là từ giai đoạn sau cơ học, với các đối
tượng nghiên cứu là hình thức vận động của vật chất, bề ngoài rất khác nhau và rất
khác với vận động cơ học (nhiệt, quang, điện từ), cách tiếp cận nhận thức trừu tượng –
siêu hình, tách rời từng dạng vận động để nghiện cứu đã không phù hợp, đòi hỏi phải
chuyển mạnh sang cách tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng ở những mức độ khác
nhau, tùy theo đối tượng nghiên cứu. Ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là đối
tượng nhận thức giai đoạn sau cơ học, đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận nhận thức
(cách tiếp cận nhận thức trừu tượng siêu hình mang tính tương đối không đáp ứng
được) và một bên là quan điểm về trạng thái được cố định ở các khái niệm (thể hiện sự
cứng nhắc của các nguyên tắc siêu hình). Về mâu thuẫn này, Ăngghen cũng đã đề cập
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tới khi ông nói rằng: “Phương pháp tư duy siêu hình dù là chính đáng và cần thiết đến
đâu đi nữa trong nhiều lĩnh vực, thì sớm hay muộn thế nào nó cũng vấp phải một hàng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
rào mà vượt qua hàng rào đó thì nó sẽ trở thành phiến diện, chật hẹp, trừu tượng và sa
vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được”.
Để giải quyết những mâu thuẫn trên đã xuất hiện những tư tưởng biện chứng
trong một số nhà triết học và khoa học ngay trong giai đoạn cơ học và tiếp diễn cho đến
thế kỷ XIX khi Mác, Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngoài các tiền
đề về kinh tế - xã hội, về lý luận, sự xuất hiện của triết học Mác còn dựa trên
các tiền đề về KHTN, trong đó có ba phát minh lớn là định luật bảo toàn và chuyển
hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa, đã chứng minh cho phép biện chứng
về mặt tự nhiên. Nhưng các tư tưởng biện chứng về mặt tự nhiên cũng không thể làm
thay đổi được nền móng của tòa lâu đài vật lý học cổ điển, bao gồm hệ thống khái
niệm quán triệt các nguyên tắc siêu hình, và in sâu trong đầu óc của các nhà khoa học.
Ph.Ăngghen đã nhận xét: “… nền triết học cận đại, tuy cũng có những đại biểu suất
sắc của phép biện chứng (như Đềcác, Spinôda) nhưng lại ngày càng sa lầy vào phương
pháp tư duy gọi là siêu hình, …”. Mãi đến khi vật lý học chuyển sang thời kỳ hiện đại, với
đối tượng nghiên cứu là thế giới vi mô, có cấu trúc và quy luật vận động khác hẳn
so với thế giới vĩ mô, lúc này hệ thống các khái niệm của vật lý học cổ điển mới sụp
đổ hoàn toàn, cùng với quan điểm cơ học và chủ nghĩa duy vật siêu hình. Từ đây, quan
điểm biện chứng về trạng thái tồn tại của thế giới và quan điểm tiếp cận nhận thức toàn
bộ - biện chứng là thống nhất, và chính trên ý nghĩa này mà V.I.Lênin nói rằng vật lý
học hiện đại đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tất nhiên, không nên hiểu sự sụp đổ
của hệ thống các khái niệm của vật lý học cổ điển, có nghĩa là sự ra đời của một hệ
thống các khái niệm mới tách rời hoàn toàn các khái niệm cũ. Ngoài những khái niệm
mới được xây dựng do đặc điểm riêng của thế giới vi mô, nhiều tên gọi các khái niệm
trong hệ thống cũ vẫn được duy trì, với điều kiện là cần hiểu được nội hàm của chúng
trên cơ sở của lôgic biện chứng.
Mặt khác, cần nói ngay rằng, trong vật lý học hiện đại, nói chung quan điểm về
trạng thái và quan điểm tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng là thống nhất, nhưng
điều đó không có nghĩa là trong vật lý học hiện đại nói riêng hay trong khoa học nói
chung không còn chỗ nào cho quan điểm tiếp cận nhận thức trừu tượng – siêu hình.
Chính quan điểm về trạng thái biện chứng đòi hỏi phải có sự kết hợp của hai quan
điểm tiếp cận nhận thức siêu hình và biện chứng, bởi vì trong sự vận động tuyệt đối
của thế giới bao giờ cũng có sự đứng im tương đối, và ở những nơi đó, quan điểm tiếp
cận nhận thức trừu tượng – siêu hình vẫn có giá trị. Chẳng hạn, trong thuyết tương đối
hẹp, vẫn áp dụng quan niệm về không gian đồng chất và đẳng hướng, cơ học lượng tử
phi tương đối tính vẫn sử dụng khái niệm không gian và thời gian tuyệt đối, tách rời
nhau, … các quan niệm và khái niệm nói trên là của vật lý học cổ điển.
Tóm lại, khi nói về phép siêu hình và phép biện chứng, với tính cách là những
quan điểm triết học, chúng ta cần phân biệt hai mặt: mặt nói về cách xem xét trạng thái
tồn tại của thế giới, vắn tắt là quan điểm về trạng thái, và mặt nói về cách tiếp cận
nhận thức, vắn tắt là quan điểm về tiếp cận nhận thức. Ở mặt thứ nhất, hai phép siêu
hình và biện chứng là hoàn toàn đối lập, còn ở mặt thứ hai, hai mặt này nói lên hai cực
bao gồm trong đó các mức độ trừu tượng hóa trong quá trình phản ánh đối tượng nhận
thức. Với cách hiểu nói trên, chúng ta có thể giải thích được các đặc điểm trong lịch sử
phát triển của cuộc đấu tranh triết học trong KHTN. Khi mà khoa học ngày càng đạt
đến tầm cao mới thì phép biện chứng càng thể hiện vai trò to lớn của nó, đúng như
Ph.Ăngghen đã nói: “là phương pháp tư duy duy nhất, cao nhất và thích hợp nhất với
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giai đoạn phát triển hiện nay của KHTN”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHTN
Ngay từ thời cổ đại, khi triết học còn đang bao gồm cả các khoa học – nền triết
học tự nhiên – thì trong sự phát triển nhận thức của con người đã có sự tác động qua
lại giữa các tư tưởng triết học và việc nhận thức các đối tượng cụ thể, tức là giữa cái
chung và cái riêng. Ph.Ăngghen dẫn lời của Arixtốt nói rằng những triết gia đầu tiên
đã khẳng định như sau: “Cái mà từ đó mọi vật được tạo thành, mà từ đó mọi vật xuất
hiện như từ một cái đầu tiên, và trở về đó với tư cách là cái cuối cùng … thì luôn luôn
vẫn y nguyên như thế với tính cách là bản thể và chỉ thay đổi trong những quy định
của nó, cái đó là nguyên tố là căn nguyên của mọi vật …. Chính vì thế mà họ cho rằng
không có cái nào sinh ra và mất đi, vì rằng giới tự nhiên ấy được bảo toàn mãi mãi”.
Và Ph.Ăngghen nhận xét: “Như thế chủ nghĩa duy vật tự nhiên và tự phát đã hiện ra
hoàn toàn rõ nét, chủ nghĩa duy vật này trong giai đoạn phát triển đầu tiên của nó, coi
một cách hoàn toàn tự nhiên, tính thống nhất trong sự muôn vẻ vô tận của những hiện
tượng tự nhiên là một điều dĩ nhiên và tìm sự thống nhất ấy ở một vật hữu hình nào đó,
một vật đặc biệt nào đó, như Talét, ở nước vậy”. Và chúng ta đã biết ở các nhà triết
học cổ đại khác, vật hữu hình ấy lại là không khí (Anaximen), là lửa (Hêracơlít), là cả
bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí (Arixtốt). Đối với một số nhà triết học khác, thì
đó không phải là vật hữu hình, như Pitago là “con số”, Anaximanđơrơ là “cái vô hạn”,
Lơxip và Đêmôcrít là “nguyên tử”. Trong các triết gia đó, chưa ai giải thích nguồn gốc
của vận động, và chỉ có Pitago là người đầu tiên nêu ra ý tưởng về tính quy luật của vũ
trụ và Hêracơlít là người đầu tiên nêu lên ý tưởng về tính quy luật của sự vận động là
phép biện chứng; và Arixtốt đã vận dụng phép biện chứng – mặc dù ở những lúc khác,
ông lại phản đối phép biện chứng – để nêu lên đặc tính của vật chất ban đầu là hai cặp
tính đối lập nhau: nóng – lạnh, khô - ẩm, và cho rằng tất cả những sự biến đổi trong
thế giới là do kêt quả của sự đấu tranh của các đặc tính đối kháng ban đầu đó. Nhưng
do trình độ hiểu biết về tự nhiên hồi đó còn ít ỏi và rời rạc, mang tính trực quan là
chính, chưa cho phép tiến hành những khái quát khoa học dưới sự chỉ đạo của tư tưởng
triết học, để rút ra những yếu tố vật lý có tính chất là nguyên lý lý luận, liên kết thành
hệ thống – tức là tạo ra một bức tranh khoa học thống nhất về thế giới – cho phép giải
thích được đúng đắn sự đa dạng của các hiện tượng trong tự nhiên và tiên đoán những
diễn biến trong tương lai. Chính vì thế mà trong một thời gian dài, mặc dù triết học đã
có những tư tưởng thiên tài, nhưng chưa đem lại kết quả cụ thể nào cho khoa học, như
Ph.Ăngghen đã nhận xét: “KHTN hiện đại, mà cũng chỉ có KHTN hiện đại, mới đạt
đến một trình độ phát triển khoa học, có hệ thống và toàn diện, ngược lại với những
trực giác thiên tài của những người thời cổ trong triết học về tự nhiên và với những
phát hiện của người Arập, cực kỳ quan trọng, nhưng có tính rời rạc và phần nhiều đã
biến mất, không mang lại kết quả gì”.
Những điều vừa trình bày ở trên chỉ ra mối quan hệ đầu tiên giữa triết học và
các KHTN: cả triết học và khoa học đều phải nhận thức cái phổ biến, cái bản chất,
nhưng sự khác nhau là: một bên nhiệm vụ nhận thức là cái chung ở mức trừu tượng và
khái quát cao nhất, đưa đến những quan điểm có ý nghĩa tiên đề, còn một bên là nhận
thức cái riêng, cái riêng này cũng trừu tượng và khái quát nhưng ở mức thấp hơn, và
có biểu hiện ở những đối tượng vật chất có mức trừu tượng nhiều hay ít tùy theo trình
độ phát triển của khoa học từng thời kỳ lịch sử. Cái riêng này, về sau – từ thời cận đại
– khi khoa học đã phát triển đến trình độ cao và tách khỏi triết học, được gọi là bức
tranh KHTN về thế giới. Mỗi nghành khoa học cố gắng vạch ra bức tranh riêng cho
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghành mình, coi đó là sự liên kết những quan điểm, những nguyên lý phản ánh những
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
yếu tố phổ biến, bản chất tồn tại trong tất cả các hiện tượng muôn màu, muôn vẻ thuộc
đối tượng nghiên cứu của mình.
Mọi nghành khoa học đều phải có hệ thống các khái niệm, trên cơ sở đó xây
dựng lý thuyết của mình, và sau khi được kiểm nghiệm, sẽ được dùng để giải thích các
hiện tượng được quan sát, hoặc tiên đoán những kết quả sẽ xuất hiện trong những hiện
tượng mới. Trong các công việc này – xây dựng các khái niệm và các lý thuyết – các
nhà khoa học dù có ý thức hay không, luôn luôn phải giải quyết hai vấn đề, thuộc về
đối tượng nhận thức hay về sự nhận thức đối tượng ấy. Triết học tác động lên khoa học
chính là qua hai vấn đề đó, thông qua các quan điểm của mình, xoay quanh vấn đề cơ
bản của triết học (quan hệ giữa vật chất và ý thức) với hai mặt của nó và quan điểm về
trạng thái tồn tại của thế giới và cách tiếp cận nhận thức (biện chứng hay siêu hình).
Các nhà khoa học không có lập trường triết học rõ ràng, dứt khoát, thường hay
dao động xung quanh các quan điểm nói trên, ngay đối vơi các nhà bác học lớn như
A.Anhstanh, N.Bo, ….
Do tinh thần cơ bản của khoa học, đa số các nhà khoa học có lập trường duy vật,
có thể có ý thức hay tự phát, mức độ triệt để nhiều hay ít, nhưng trong giai đoạn
cổ điển (từ cuối thế kỷ XIX trở về trước), do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là thế
giới vĩ mô, phương pháp nhận thức cơ bản của họ là siêu hình. Chính phương pháp
nhận thức siêu hình đã giúp các nhà khoa học cổ điển khái quát xây dựng các bức
tranh khoa học về thế giới, cũng có tính siêu hình; các bức tranh này, một mặt là cơ sở
để phát triển khoa học, nhưng mặt khác, do được coi là cuối cùng, bất biến, lại gây khó
khăn cho sự phát triển của khoa học, khi phát hiện những hiện tượng mới không thể
đưa vào khuôn khổ của bức tranh đã được xây dựng. Tình hình này đặc biệt nghiêm
trọng khi đối tượng nhận thức chuyển từ vĩ mô sang vi mô.
Ở các nhà khoa học có lập trường không triệt để, dễ dàng có sự chuyển biến về
thế giới quan từ duy vật sang duy tâm, khi có những hiện tượng mới mà với phương
pháp nhận thức siêu hình, họ không thể nào giải thích được, Thuyết bất khả tri cũng
xuất hiện từ đó.
Nếu trong vật lý học cổ điển, do các đối tượng nghiên cứu nói chung là trực
quan được, và đều ở trong cùng một tầng cấu trúc vĩ mô, nên đã có tác dụng nuôi
dưỡng lập trường duy vật ở các nhà khoa học, thì những đặc điểm vừa nêu trên của thế
giới vi mô lại tạo điều kiện khách quan cho sự xuất hiện lập trường duy tâm ở các nhà
nghiên cứu. Lập trường này lại được củng cố khi quan điểm siêu hình, vốn là cơ sở
của nhận thức của vật lý học cổ điển và đã ăn sâu trong ý thức của nhiều nhà khoa học,
bị phá sản trước nhiều hiện tượng vật lý mới mà họ không thể giải thích được vì không
hiểu phép biện chứng. Với đặc điểm của thế giới vi mô, các nhà khoa học phải dựa vào
kết quả quan sát, đo lường vĩ mô để xây dựng các lý thuyết được hình thức hóa rất cao
và sử dụng công cụ toán học rất trừu tượng. Nhưng có một điều mà họ ít chú ý là chính
các lý thuyết toán học mà các nhà khoa học đã sử dụng đã ẩn dấu trong đó phép biện
chứng, và chính nhờ đó mà các lý thuyết, sau khi được thực nghiệm xác nhận, đã có
thể phản ánh đúng đắn sự diễn biến của các đối tượng vi mô tồn tại khách quan. Khoa học
hiện đại đòi hỏi một phương pháp nhận thức mới ra đời – phương pháp biện chứng
– thay thế cho phương pháp nhận thức cũ – phương pháp siêu hình, đúng như nhận
định của V.I.Lênin: “vật lý học hiện đại đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và
điều tất yếu để vật lý học thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng – khi chuyển từ vật lý học cổ
điển sang vật lý học hiện đại – là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
duy vật siêu hình”.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Như vậy trong quá trình phát triển của mình, KHTN từ thời cận đại đến nay đã
trải qua hai thời kỳ với hai cơ sở triết học: thời kỳ cổ điển là chủ nghĩa duy vật siêu
hình và thời kỳ hiện đại là chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Triết học Mác – Lênin nghiên cứu những thuộc tính và những quy luật chung
nhất của các hệ thống vật chất khác nhau của tự nhiên và xã hội, cũng như của các hệ
thống nhận thức thế giới của con người. Về thực chất, chính chủ nghĩa duy vật biện
chứng là một lý thuyết triết học chung nhất của các hệ thống vật chất và tinh thần. Nó
đem lại một bức tranh nhất định về thế giới xem như vật chất đang vận động (phương
diện thế giới quan) và đông thời nó cũng là phương pháp luận của nhận thức khoa học
(phương diện logic – nhận thức luận).
Ở một mức độ nào đó, các thuộc tính và các quy luật phổ biến của các hệ thống
cũng được nghiên cứu trong các KHTN cơ bản – những khoa học đưa thông tin về các
biểu hiện cụ thể của các thuộc tính và các quy luật này. Nhưng mỗi bộ môn khoa học
cụ thể chỉ nghiên cứu những hình thức vật chất và vận động nhất định hay những bộ
phận hữu hạn của thế giới. Khác với cái đó, triết học Mác – Lênin cố gắng vạch ra một
cái chung, ổn định và bất biến trong vô số những thuộc tính và những quy luật riêng lẻ
cụ thể và điều đó dẫn đến sự nhận thức những thuộc tính và quy luật phổ biến của tồn
tại của vật chất. Chẳng hạn, trong KHTN, người ta đã xác định hàng loạt những quy luật
đặc trưng cho mối quan hệ qua lại của các thuộc tính và các khuynh hướng biến đổi đối
lập của các khách thể vật chất: các quy luật tương tác giữa điện tích dương và điện tích
âm, giữa hạt và phản hạt, giữa hút và đẩy trong kết cấu của vật thể, giữa kết hợp và phân
ly của các nguyên tử trong phân tử, các quy luật cân bằng động học trong các hệ thống,
…. Mỗi quy luật này đều tác động trong những phạm vi cục bộ. Nhưng trong kết cấu của
tất cả các quy luật ấy, có một cái gì đó thống nhất, bất biến. Trên cơ
sở khái quát hóa nội dung thống nhất này mà hình thành quy luật biện chứng về sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, một quy luật có giá trị phổ biến.
Cũng tương tự như vậy, trong các KHTN và cả khoa học xã hội, người ta đã
thiết lập được rất nhiều quy luật riêng lẻ biểu thị những thay đổi về cơ cấu, chất lượng
của các vật do sự thay đổi những đặc trưng về lượng của chúng gây nên. Nội dung
thống nhất của vô số các quy luật này được biểu thị trong quy luật phổ biến về sự
chuyển hóa qua lại giữa các biến đổi về chất lượng và số lượng. Cũng đúng như vậy,
nguyên lý triết học về nhân quả biểu hiện cái chung, cái thống nhất và ổn định có trong
kết cấu của tất cả các quy luật về sự phát sinh và phát triển của một số hiện tượng này
bởi các hiện tượng khác. Các quy luật phổ biến của tồn tại đã được nhận thức sẽ trở
thành những nguyên lý phương pháp luận của sự nghiên cứu trong KHTN. Chẳng hạn,
nguyên lý triết học về sự bảo toàn vật chất và vận động là cơ sở của tất cả các quy luật
riêng về sự bảo toàn những thuộc tính khác nhau của vật chất được diễn đạt trong các
KHTN. Những quy luật bảo toàn này đóng vai trò là những nguyên lý gợi mở quan
trọng nhất khi nghiên cứu các hiện tượng mới và khi đánh giá giá trị khách quan khả dĩ
của các giả thuyết mới được đề xuất. Chẳng hạn, nếu trong lý thuyết các hạt cơ bản,
người ta đề ra những mô hình biến đổi của các hạt, trong đó giả thiết rằng, các quy luật
bảo toàn bị vi phạm, thì có thể nghi ngờ sự đúng đắn của các mô hình ấy. Trên cơ sở
của các nguyên lý bảo toàn, người ta đã tiên đoán được sự tồn tại của nơtrinô và một
số biến dạng của mêdôn.
Cũng như vậy, nguyên lý nhân quả đóng vai trò gợi mở, điều chỉnh quan trọng
khi nghiên cứu các hình thức tương tác của các khách thể vật chất khác nhau và khi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xây dựng các lý thuyết khoa học. Các giả thuyết dựa trên giả thiết về sự vi phạm
nguyên lý nhân quả về su này là không đúng ngay cả theo quan điểm của bản thân
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
KHTN. Trong thế giới, không có hiện tượng nào mà lại không có nguyên nhân tự
nhiên của mình hay không gây nên nhũng hệ quả nào đấy – những kết quả được chúng
sản sinh ra. Nguyên lý nhân quả đã được khái quát hóa không chỉ tính đến các quá
trình quyết định luận đơn trị, mà còn tính đến tất cả các hình thức của các quá trình xác
suất, các biến đổi ngẫu nhiên, sự xuất hiện của các khả năng mới trong phát triển.
Học thuyết duy vật biện chứng về các thuộc tính và các quy luật cơ bản của các
hệ thống vật chất khác nhau thực hiện chức năng tổng hợp nhất định, thúc đấy sự sát nhập
tri thức khoa học. Khuynh hướng tiến tới sự sát nhập tri thức nằm trong mối tác động qua
lại với khuynh hướng phân nghạch ngày càng sâu sắc của khoa học. Nó xuất phát từ các
quy luật phát triển nội tại của các lý thuyết khoa học. Sau khi lý thuyết đạt
đến sự mô tả thỏa đáng các hiện tượng được nghiên cứu và về cơ bản đã được xác
nhận trong thực tiễn thì bắt đầu thời kỳ xây dựng căn cứ cho những nguyên lý xuất
phát của nó. Việc xây dựng căn cứ này bao gồm sự giải thích nhân quả của chúng, sự
giải đáp những vấn đề như vì sao các nguyên lý ấy lại có chính nội dung như thế chứ
không phải nội dung nào khác, phạm vi áp dụng của chúng đến đâu, …. Một sự giải
thích như vậy không thể thực hiện được trên cơ sở của bản thân lý thuyết đó, trên cơ
sở nguyên lý vốn có của nó. Để đạt được điều ấy cần vượt ra ngoài giới hạn của nó và
chuyển sang một hệ thống tri thức phổ biến hơn. Bước chuyển này không thể thực hiện
được bằng các phương tiện lôgic thuần túy. Muốn đạt được điều đó, trước hết cần có
các tài liệu thực nghiệm mới và có sự thuyết giải chúng về mặt lý luận. Đến lượt mình,
trong lý thuyết mới, một lý thuyết phổ biến hơn, nhất định lại sẽ xuất hiện những luận
điểm không thể giải thích được theo quan điểm của lôgic nội tại và nội dung của lý
thuyết đó và đòi hỏi phải có một tri thức phổ biến hơn nữa để xây dựng căn cứ cho
mình.
Như vậy, sự cần thiết xây dựng căn cứ cho lý thuyết và cho sự giải thích nhân quả
các luận điểm của nó gây nên sự chuyển sang lý thuyết ngày càng phổ biến hơn, gây nên
sự sát nhập tri thức khoa học. Lý thuyết mới, lý thuyết phổ biến hơn, không phủ nhận
hoàn toàn lý thuyết cũ, nếu như lý thuyết cũ đó đã được xác nhận về cơ bản trong thực
tiễn. Nó chỉ loại trừ những luận điểm không đúng của lý thuyết cũ và hạn chế phạm vi
áp dụng. Sự phát triển của các lý thuyết hoàn toàn tuân theo và phù hợp
vói học thuyết của Lênin về phép biện chứng của chân lý tương đối và chân lý tuyệt
đối.
Nếu thiếu quan điểm về phương pháp luận đúng đắn đối với các vấn đề về mối
liên hệ lẫn nhau giữa các khoa học thì những thành tựu lớn lớn lao của một nghành
khoa học này có thể sinh ra những xu hướng không những không thúc đẩy sự phát
triển của những nghành khác mà thậm chí còn cản trở chúng. Phép biện chứng dạy
rằng do kết quả của những thay đổi về chất sẽ xuất hiện những tính quy luật mới mà
không thể đồng nhất với những quy luật của các hình thái vận động đơn giản hơn hoặc
không thể quy về chúng. Không tính đến tính độc đáo về chất của các hiện tượng và
những tính quy luật đặc thù của chúng thì không thể có được nhận thức khoa học
Trí tuệ con người luôn luôn thấy cần phải tổng hợp các tri thức, nhu cầu này
phản ánh bản thân sự thống nhất vật chất khách quan của thế giới. Nếu nói về những
nguồn gốc nhận thức luận thì có thể nói triết học đã sinh ra từ nhu cầu này.
Sở dĩ các khoa học ngày càng quyện vào nhau, đó là do KHTN ngày càng đi
sâu vào phép biện chứng của tự nhiên. Nhận thức khoa học là sự phản ánh những đối
tượng tồn tại khách quan cùng với tất cả những tính chất và những quy luật vốn có của nó.
Mối liên hệ lẫn nhau giữa các lĩnh vực khác nhau của KHTN hiện đại là sự biểu
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
hiện của những mối liên hệ khách quan của giới tự nhiên. Sự thâm nhập lẫn nhau của
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
các KHTN hiện đại chứng tỏ rằng trong giới tự nhiên, trong sơ sở thống nhất của
mình, là một sự thống nhất của cái đa dạng: không một lĩnh vực nào của nó lại tách
khỏi những lĩnh vực khác, mà nằm trong mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau,
kết hợp với nhau, bằng trăm nghìn những sợi dây khác nhau, những sự quá độ và
chuyển hóa lẫn nhau. Điều này thể hiện nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép
biện chứng trong triết học Mác – Lênin.
Trong lịch sử KHTN, có hai xu hướng trực tiếp đối lập nhau và tưởng chừng
như bài xích lẫn nhau: một xu hướng muốn chia nhỏ và phân nghành các khoa học,
ngược lại, xu hướng khác lại muốn hợp nhất các khoa học đã bị phân chia vào một hệ
thống chung của tri thức khoa học, tức là sụ hợp nghành các khoa học. Lúc đầu cả hai
xu hướng tác động độc lập vơi nhau, mặc dầu trong một chừng mực nhất định có chế
ước lẫn nhau. Đến những giai đoạn khác nhau của sự tiến bộ khoa học khi thì xu
hướng này chiếm ưu thế khi thì xu hướng kia chiếm ưu thế. Trong khoa học tự nhiên
hiện đại, ta thấy chúng thống nhất hữu cơ với nhau: sự phân nghành và phân chia khoa
học càng đi xa bao nhiêu thì bản thân KHTN càng trở nên gắn liền, hoàn chỉnh và
vững chắc bấy nhiêu.
Sở dĩ như vậy là vì hiện nay các KHTN mới nảy sinh không những không làm
sâu sắc thêm sự phân chia giữa các khoa học như trước đây đã xảy ra, mà ngược lại,
loại bỏ được sự tách biệt nhau đã xảy ra từ trước. Ta có thể thấy được qua sự xuất hiện
của một loạt các nghành KHTN mới, thể hiện mối liên hệ lẫn nhau giữa các nghành
KHTN cũ như: nghành Hóa – Lý, Hóa – Sinh, Hóa – Địa chất, Hóa – Sinh – Địa, ….
Như vậy phép biện chứng của sự phát triển của nhận thức khoa học thể hiện dưới dạng
của sự chế ước lẫn nhau giữa hai xu hướng đối lập nhau – phân nghành và hợp nghành
của tri thức. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của KHTN hiện đại.
Ta đã biết, từ lâu, toán học là phương tiện mô tả hình thức và khái quát các
chân lý khoa học. Đồng thời luôn luôn nảy sinh sự đòi hỏi một khái quát rộng rãi hơn.
Vì vậy, cùng với lôgic hình thức và toán học, những khái niệm triết học đã phát triển. Và
triết học đặc biệt là triết học duy vật, đã đảm nhiệm vai trò tổng hợp như vậy.
Toán học đã được chia thành một loạt nghành nhỏ, như đại số, hình học, số học,
…. Lôgic học cũng vậy, có cả một loạt nhánh nhỏ: lôgic học nhiều nghĩa, lôgic học
bình thái, lôgic học dạng thái, … Thì ra, ngay giữa bản thân các nghành và các bộ môn
khái quát cũng đòi hỏi một sự khái quát và sự tổng hợp, và không một cái gì có thể
đem lại sự khái quát này ngoài việc nghiên cứu những vấn đề triết học của KHTN và
cả khoa học xã hội, nghiên cứu phép biện chứng của giới tự nhiên, nghiên cứu chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
Và điều chủ yếu nhất là ở chỗ, những khái quát toán học, lôgic học, điều khiển
học không thể đem lại cách giải quyết cho những vấn đề như vấn đề chủ thể và khách
thể, con người và tự nhiên, tự nhiên và xã hội, lý luận và thực tiễn và cả một loạt
những vấn đề về phương pháp luận chung – những vấn đề này do chính triết học, chủ
nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu. Nếu không có sự giải quyết các vấn đề triết học
chung này thì bộ máy lôgic và toán học chủ yếu chỉ mang ý nghĩa kỹ thuật mà thôi.
Vì thế, việc nghiên cứu các phạm trù triết học chung và các quy luật cũng giúp
vào sự hiểu biết đúng đắn và sự phát triển của toàn bộ bộ máy khái quát của khoa học
tự nhiên hiện đại, kể cả bộ máy của từng khoa học. Triết học không nhận giải quyết
những vấn đề chung của KHTN cụ thể nào, nhưng triết học không thể phát triển được
nếu không liên hệ với KHTN và bản thân KHTN cũng sẽ mất mát nhiều thứ nếu mối
liên minh của nó với triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng bị yếu đi.
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Lênin đã từng nhiều lần nhấn mạnh rằng vấn đề cơ bản của bất kỳ triết học nào
cũng là vấn đề về quan hệ giữa tồn tại và ý thức. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là
chúng ta cần quy đối tượng của triết học vào vấn đề cơ bản của nó. Lênin nói rằng
quan hệ của ý thức đối với vật chất là vấn đề cơ bản của triết học, nhưng điều này
không có nghĩa rằng đây là vấn đề duy nhất của nó. Vấn đề là ở chỗ, nếu thiếu vấn đề
cơ bản của triết học thì không có và không thể có triết học khoa học, mặc dầu, như đã
nói ở trên, triết học nghiên cứu không chỉ vấn đề cơ bản ấy mà còn phải nghiên cứu
những quy luật phát triển chung nhất của các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tinh thần,
nghiên cứu những vấn đề về thế giới quan, nghiên cứu lôgic biện chứng và lôgic hình
thức và mối tương quan giữa chúng, ….
Có những quan niệm tổng hợp về thế giới sản sinh ra từ sự khái quát hóa của
các khoa học cụ thể về tự nhiên, nhưng những quan niệm ấy không nhất thiết mang
tính chất triết học. Những quan niệm loại đó chỉ có ý nghĩa triết học khi nào cùng với
việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy, chúng đông
thời giải đáp được vấn đề cơ bản của triết học.
Chẳng hạn, về mặt nào đó, nguyên tử có thể là đối tượng nghiên cứu của triết
học khi nào và chừng nào đề cập tới vấn đề nguyên tử tồn tại độc lập với ý thức của
con người và được phản ánh trong ý thức ấy, còn khi nguyên tử được xét trong mối
liên hệ với các nguyên tử khác dưới góc độ cấu trúc đặc thù và những quy luật cấu trúc
của nó thì khi ấy nguyên tử không còn là đối tượng nghiên cứu của triết học nữa mà là
đối tượng nghiên cứu của KHTN hay của nghiên cứu khoa học cụ thể.
Theo như trên thì có thể nói rằng bất cứ khi nào muốn đặt ra và giải quyết một
cách thực sự khoa học những vấn đề triết học, các tác giả không thể không xác định
thái độ của mình đối với vấn đề cơ bản của triết học.
Lênin đã có nhận xét rất quan trọng đối với toàn bộ triết học Mác – Lênin và
toàn bộ tri thức khoa học nói chung, có ý nghĩa lý luận – phương pháp luận đặc biệt:
“Vấn đề lý luận – nhận thức thực sự quan trọng phân chia những khuynh hướng triết
học không phải là ở chỗ xét xem những điều chúng ta mô tả về những mối liên hệ
nhân quả được chính xác đến lức nào, và những mô tả đó có thể được biểu diễn hay
không trong một công thức toán học chính xác, mà là ở chỗ xét xem nguồn gốc của sự
nhận thức của chúng ta về những mối liên hệ ấy là tính quy luật khách quan của giới tự
nhiên hay là những đặc tính tinh thần của chúng ta, là năng lực nhận thức vốn có của
tinh thần đối với những chân lý tiên nghiệm nhất định …”. Ý kiến trên đây của Lênin
chứng tỏ một cách hết sức rõ ràng rằng vấn đề thực tại khách quan và sự phản ánh nó
trong ý thức con người không phải là một vấn đề toán học hay KHTN mà là vấn đề
triết học (nhận thức luận). Vấn đề ấy không thể được giải quyết bằng bất cứ phương
pháp và lý luận hình thức hay đã được hình thức hóa nào.
Khi nói đến sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cần nhận thấy rằng
cả Ăngghen và Lênin đều muốn nói rằng, dưới ảnh hưởng của những phát minh vĩ đại
nhất, điều cần xem xét lại không phải là bản thân các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật
mà là các luận điểm có liên hệ với sự khái quát KHTN về mặt triết học.
Triết học có tác dụng khái quát hóa dựa trên những kết quả của các khoa học cụ
thể. Nhưng sự khái quát hóa về mặt triết học hay những kết luận triết học rút ra từ
những luận điểm và những phát minh của KHTN không thể quy về sự phân tích (sự
chọn lựa nói chung) các quan điểm của một bộ môn khoa học riêng biệt nào đó.
Những kết luận và những luận điểm triết học không thể bị thay thế bởi các luận điểm
của các khoa học cụ thể, mặc dầu muốn đi tới những kết luận và luận điểm triết học phải
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
phát hiện và ứng dụng các luận điểm của khoa học cụ thể. Triết học nghiên cứu
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
các quy luật của nhận thức, của tư duy lý luận phản ánh thế giới vật chất và do vậy
không thể quy nó về một bộ môn KHTN, toán học, kỹ thuật, xã hội hay bất cứ một bộ
môn khoa học cụ thể nào khác.
Mọi người đều biết luận điểm của Ph.Ăngghen và luận điểm này đã được
V.I.Lênin giải thích rõ và phát triển thêm rằng cứ mỗi khi trong lĩnh vực KHTN, chứ
chưa nói đến cuộc sống xã hội, có một phát minh lớn thì chủ nghĩa duy vật phải mang
một hình thức mới hoặc phải thay đổi hình thức của mình. Nhưng dĩ nhiên ở đây, cả
Ăngghen và Lênin đều không nói đến những phát minh lớn nói chung được thực hiện
mỗi năm, mà là những phát minh làm thay đổi căn bản những quan niệm của chúng ta
về thực tại. Chính các phát minh vạch thời đại này làm phong phú thêm chủ nghĩa duy
vật.
Sẽ là sai lầm nếu không thấy được vai trò to lớn của công cụ lôgic, của các
phương tiện toán học, của điều khiển học, của mô hình hóa trong sự phát triển của
khoa học hiện đại. Nhà triết học nào không hiểu được điều này hoặc phủ nhận tầm
quan trọng của những phương tiện khái quát này sẽ là một con người lạc hậu và ngoài
những điều tai hại ra, người ấy sẽ không đem lại được gì cho triết học và KHTN.
Triết học tác động vào KHTN là thông qua thế giới quan và phương pháp luận
khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng mới với tính cách là phương pháp luận của
KHTN, giúp cho việc khái quát hóa và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của
khoa học.
Các nhà triết học và KHTN cần bồi bổ cho nhau. Các nhà triết học cần tính toán
đến sự phát triển của tri thức hiện đại trong khi nghiên cứu các quy luật, các phạm trù.
Còn các nhà KHTN thì không nên đối lập các phạm trù của một khoa học cụ thể nào
đó đối với các phạm trù triết học mà phải thấy mối liên hệ lẫn nhau của chúng.
Sẽ nguy hiểm nếu như chúng ta cho phép có một sự tách biệt và gián đoạn trong
việc ứng dụng các phạm trù của của KHTN và triết học. Làm như vậy thế thì cả triết
học và KHTN đều bị thiệt thòi. Thật vậy, làm như thế thì triết học sẽ tách rời khoa
học. Triết học sẽ biến thành học thuyết kinh viện và không còn đóng được bất kỳ vai
trò tích cực nào nữa trong sự phát triển của tri thức hiện đại. Mặt khác, trong KHTN, các
phạm trù của các khoa học chuyên môn sẽ chỉ có ý nghĩa kỹ thuật mà thôi. Ngoài
ra, trong trường hợp này, KHTN sẽ mất đi bộ máy phương pháp luận của nhận thức
khoa học nói chung. Dĩ nhiên, mỗi khoa học đều có các khái quát lý luận của mình. Có
những khoa học là công cụ khái quát cho cả một nhóm các bộ môn khác nhau của
KHTN. Nhưng nếu không nhìn thấy mối liên hệ và sự tác động qua lại của chúng với
các phạm trù triết học phổ biến thì có nghĩa là sẽ làm mất một ưu thế rất quý giá mà
triết học đã trao cho, tức là mất bộ máy phương pháp luận của nó; bộ máy này đã được
làm giàu thêm trong quá trình nghiên cứu các vấn đề phương pháp luận của kHTN.
Vì rằng lý luận triết học được tóm tắt trong phương pháp. Cho nên tính hiệu quả
của phương pháp phụ thuộc một cách căn bản vào bản chất thế giới quan của lý luận
được tóm tắt trong phương pháp đó. Sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và lý
luận duy vật, đó là cơ sở không gì lay chuyển nổi của tính khoa học của triết học Mác
– Lê nin. Chính xuất phát từ luận đề này người ta có thể giải thích một cách hợp lý tại sao
trong giai đoạn hiện nay, trong khoa học tự nhiên, những vấn đề phương pháp luận
của khoa học lại được đặt nên hàng đầu đối với các nhà triết học. Khuynh hướng này
xuất hiện, thực chất không phải là do vai trò của thế giới quan giảm sút mà nó chỉ đánh
dấu sự thâm nhập gián tiếp phức tạp hơn nữa của thế giới quan trong bản thân tế bào
của KHTN trước tiên thông qua phương pháp luận.
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Vai trò của phương pháp luận – tức là của học thuyết triết học phổ biến về
phương pháp của hoạt động thực tiễn và của nhận thức khoa học – ngày càng tăng là
do hai điều kiện khách quan sau đây quyết định:
Thứ nhất, sự phát triển của tri thức đòi hỏi không những phải nắm đối tượng
của nhận thức ngày càng vững về mặt lý luận mà còn phải tích lũy kiến thức thông tin
về bản thân quá trình nhận thức. “Khoa học về khoa học” mà trung tâm được người ta
chú ý là các vấn đề phương pháp luận gắn liền với cách thức nhận thức thế giới có
hiệu quả nhất, đang ngày càng có ý nghĩa to lớn. Trong việc giải quyết các vấn đề này,
nếu không sử dụng những kinh nghiệm hết sức phong phú của việc xây dựng các
phương pháp, những kinh nghiệm đã có trong triết học của chủ nghĩa duy vật và trong
những nhân tố hợp lý của chủ nghĩa duy tâm, thì đó là một sai lầm hiển nhiên.
Thứ hai, sự tăng cường vai trò của phương pháp luận trong khoa học hiện đại
cũng gắn liền với sự đổ vỡ của quan niệm của suy luận tự biện của triết học tự nhiên
cũ, khi mà KHTN còn chưa phát triển, chưa đứng được trên mảnh đất riêng của mình.
Chẳng hạn, trong thời thế giới cổ đại, chưa có những tài liệu thực nghiệm để xây dựng
lý thuyết nguyên tử, cho nên lý thuyết này được xây dựng bằng phương pháp triết học
tự nhiên. Do vậy, triết học bằng cách này hay cách khác đã bổ sung – có khi tốt, có khi
xấu – vào các vấn đề đã có trong KHTN.
Triết học đã đi trước KHTN trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư tưởng đúng
đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã vạch đường cho KHTN tiến lên và giúp
cho KHTN phương hướng và những công cụ nhận thức để khắc phục những khó khăn
trở ngại vấp phải trên đường đi của mình. Chẳng hạn, tư tưởng về tính quy luật của sự
phát triển, của sự biến đổi đã được nêu lên trong triết học sớm hơn nhiều thế kỷ trước
khi nó được công nhận trong KHTN. Lý thuyết nguyên tử cũng được nêu lên hàng
nghìn năm trước khi nó có dạng của lý thuyết KHTN và được thực nghiệm xác minh.
Luận điểm của Lênin về tính vô hạn và vô tận trong cấu trúc của vật chất, về sự đa
dạng chất lượng của nó là kim chỉ nam phương pháp luận để đánh giá mức độ phổ
biến của bất kỳ bức tranh KHTN nào về thế giới.
Như vậy, giữa triết học và các khoa học cụ thể có sự thống nhất chứ không phải
sự đồng nhất. Như theo tư tưởng của Lênin, vấn đề cơ bản của triết học không bao
quát toàn bộ nội dung của triết học, vì triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất
của sự phát triển của tự nhiên, của xã hội và của tư duy, nghiên cứu những hình thức
đa dạng của hoạt động xã hội, cũng như nghiên cứu ý nghĩa của thực tiễn, xem thực
tiễn không chỉ là cơ sở, là mục đích, là tiêu chuẩn của trị thức con người mà còn là
hiện thực trực tiếp nữa. Các bộ môn khoa học cụ thể xét các đối tượng của mình trước
hết trong phạm vi các cấu trúc và các quy luật đặc thù của đối tượng ấy, cho nên chúng
mang ý nghĩa của các khoa học cụ thể (riêng), còn triết học khoa học thì dựa vào các
cấu trúc và các quy luật do các khoa học cụ thể xác định mà vạch ra các mối liên hệ và
quan hệ chung nhất, vạch ra các quy luật chung nhất của hiện thực khách quan và của
nhận thức, nghiên cứu các mối quan hệ giữa các hình thái khác nhau của ý thức với
các hình thái khác nhau của tự nhiên và xã hội (vật chất).
Như vậy, các KHTN thực tế không thể tồn tại và phát triển tách rời với triết học
khoa học, và ngược lại, triết học khoa học đòi hỏi phải có các KHTN, những khoa học
này đang vừa tiếp tục phân nghành, lại vừa tiếp tục hợp nghành và đang dẫn đến
những luận điểm và những phát minh đòi hỏi phải có những kết luận về mặt nhận thức
luận. Triết học không chỉ là sự khái quát các thành tựu của các KHTN và của thực tiễn
loài người, nó còn liên kết chúng lại thành một khối thống nhất và là cơ sở phương
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
pháp luận hay tiền đề của sự phát triển hơn nữa của các tri thức khoa học.
Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
IV. KẾT LUẬN
Vì thời gian thực hiện ngắn, nên tiểu luận này chủ yếu mang tính chất thu thập
một số nhận định của một số nhà nghiên cứu trước, gom nhặt và có săp xếp lại để
chúng ta có thể có một cái nhìn khái quát về mối liên hệ giữa triết học và KHTN. Tuy
nhiên ở đây chưa tổng kết lại và rút ra những kết luận, đưa ra những nhận xét hay ý
kiến riêng của bản thân. Đề tài này tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng không được
nhiều người quan tâm đúng mức, hy vọng rằng, qua tiểu luận này chúng ta sẽ thấy rõ
hơn được tầm quan trọng của vấn đề, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp
luận của triết học đối với KHTN.
Với những nghiên cứu tiếp theo, có thể xem xét phân tích đề tài dưới nhiều góc
độ, đưa ra được nhiều dẫn chứng của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin
về vấn đề của đề tài. Đặc biệt là cần tổng kết lại các kết quả, đưa ra những kết luận về
mối liên hệ của triết học và KHTN. Và thông qua việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa
triết học và KHTN, có thể đưa ra mối quan hệ mang tính tổng quát hơn, đó là mối
quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể. Tuy ở các khoa học cụ thể mối quan hệ này
có khác nhau nhưng nhìn chung là có những điểm tương đồng nhất định. Từ việc
nghiên cứu mối quan hệ này, có thể đưa ra những giải pháp cho các vấn đề thực tiễn
cuộc sống, …. Các vấn đề này có thể được làm rõ hơn ở những nghiên cứu tiếp theo
tiểu luận này.

More Related Content

Similar to Tiểu luận Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc

GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfNgnNK
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.docKhanhNguyn38918
 
Đề tài Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành...
Đề tài Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành...Đề tài Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành...
Đề tài Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành...Thư viện Tài liệu mẫu
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfngThch4
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxNgcHuyn676269
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học nataliej4
 
Duyvatbienchung
DuyvatbienchungDuyvatbienchung
Duyvatbienchunghungnv038
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptxChương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptxtrinhvinhh205
 
Lịch sử vật lí 2015
Lịch sử vật lí  2015Lịch sử vật lí  2015
Lịch sử vật lí 2015Linh Tinh Trần
 

Similar to Tiểu luận Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc (20)

GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdfGIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC M-L - 2021 (1).pdf
 
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
7.2021._giao_trinh_triet_hoc_mac_-_lenin_(khong_chuyen)_1.9m.doc
 
Đề tài Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành...
Đề tài Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành...Đề tài Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành...
Đề tài Quan điểm toàn diện của triết học với vấn đề phát triển bền vững ngành...
 
GIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdfGIAO TRINH THM-L.pdf
GIAO TRINH THM-L.pdf
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docxGiao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
Giao_trinh_Triet_hoc_Mac_Le_nin_6.2021_Khong_chuyen_LLCT_Nxb_CTQG.docx
 
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.docQuan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
 
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.docQuan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
 
Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.docNhững Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
 
ott.pdf
ott.pdfott.pdf
ott.pdf
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
 
Duyvatbienchung
DuyvatbienchungDuyvatbienchung
Duyvatbienchung
 
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự doQuan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
 
Vận Dụng Quan Điểm Lịch Sử - Cụ Thể Vào Quá Trình Cải Cách Giáo Dục Tại Việt ...
Vận Dụng Quan Điểm Lịch Sử - Cụ Thể Vào Quá Trình Cải Cách Giáo Dục Tại Việt ...Vận Dụng Quan Điểm Lịch Sử - Cụ Thể Vào Quá Trình Cải Cách Giáo Dục Tại Việt ...
Vận Dụng Quan Điểm Lịch Sử - Cụ Thể Vào Quá Trình Cải Cách Giáo Dục Tại Việt ...
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Tiểu Luận Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
Tiểu Luận Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.docTiểu Luận Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
Tiểu Luận Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
 
Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.docNhững Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch Sử Hình Thành Phép Biện Chứng.doc
 
Phân Biệt Phép Biện Chứng Và Phép Siêu Hình Và Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch...
Phân Biệt Phép Biện Chứng Và Phép Siêu Hình Và Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch...Phân Biệt Phép Biện Chứng Và Phép Siêu Hình Và Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch...
Phân Biệt Phép Biện Chứng Và Phép Siêu Hình Và Những Nét Cơ Bản Nhất Của Lịch...
 
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptxChương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
Chương 1 - Triết học Mác Lênin 2021 (edit).pptx
 
Lịch sử vật lí 2015
Lịch sử vật lí  2015Lịch sử vật lí  2015
Lịch sử vật lí 2015
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Tiểu luận Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Tên đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN GV duyệt: PGS. TS. Đoàn Đức Hiếu HVTH: Phạm Mạnh Trường MSHV: 09085204024 Lớp: Cao học chế tạo máy khóa 09 - 11 Tp. HCM, tháng 11 năm
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tp. HCM, tháng 11 năm 2009 Giáo viên
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC I. LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................3 II. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH VỚI KHTN..................................4 III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHTN................................................7 IV. KẾT LUẬN......................................................................................................15
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 I. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển như vũ bão, cũng như những biến động cách mạng lớn lao làm thay đổi tận gốc rễ bộ mặt của cuộc sống xã hội, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn giải quyết đúng đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể và vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng. Vấn đề về mối quan hệ về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên (KHTN) nói riêng hay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970. Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và giúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong chính xác, …”. Đối với Nhà trường đồng chí nói: “ Ở trường Đại học, điều chủ yếu là học phương pháp bên cạnh việc học được điều này điều nọ. Điều này điều nọ có người nói là sau 8 – 10 năm, có thể là sau 15 năm sẽ trở nên lạc hậu. Cái còn lại đáng quý là phương pháp. Nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững mạnh thì anh dùng nó suốt đời vì anh phải học mãi mãi.” (Bài nói chuyện trước Đại hội Đại biểu lần thứ tư Hội liên hiệp học sinh đại học Việt Nam). Như vậy, ngay từ những thập niên 1960 – 1970, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Triết học Mác và Các Khoa học cụ thể, và chỉ có việc nắm vững, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng về các vấn đề này của các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới có thể thực hiện được những vấn đề mà các đồng chí lãnh đạo đã dặn dò. Triết học tác động vào KHTN trước tiên là thông qua thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, với tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiện ngày nay, khi KHTN đang ra sức tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đề phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của khoa học cũng chính là ở đây. Nếu chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách sáng tạo. Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triết học và các khoa học cụ thể nói chung hay KHTN nói riêng. Vì thời gian nghiên cứu không được nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của những người đi trước với ý tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghĩa to lớn – mối liên hệ giữa triết học và KHTN.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 II. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP SIÊU HÌNH VỚI KHTN Vào thế kỷ XIX, trong lịch sử triết học và khoa học, người ta nói đến phương pháp siêu hình là một phương pháp nhận thức khoa học, được đưa vào khoa học từ nửa cuối thế kỷ XV và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học. Đó là phương pháp nhận thức áp dụng trong khoa học với nội dung là tập hợp, phân loại các tài liệu, sau đó mới so sánh, phân tích chia ra từng loại, từng hạng và tìm mối quan hệ giữa các đối tượng tĩnh tại. Về phương pháp này, Ph.Ăngghen nhận xét: “Nhưng phương pháp nghiên cứu ấy đồng thời cũng truyền lại cho chúng ta thói quen là xem xét các sự vật và các quá trình tự nhiên trong trạng thái cô lập của chúng, ở bên ngoài mối liên hệ to lớn chung, và do đó không xem xét chúng trong vận động mà là trong trạng thái tĩnh, không xem xét chúng về căn bản là tiến hóa mà lại vĩnh viễn cố định; không xem xét chúng trong trạng thái sống mà lại xem xét chúng trong trạng thái chết. Và khi các nhận xét này được Bêcơn và Lốccơ đem từ KHTN sang triết học thì nó đã tạo ra một sự hạn chế đặc biệt của những thế kỷ vừa qua, tạo ra phương pháp tư duy siêu hình”. Như vậy, từ một phương pháp nhận thức khoa học, khi chuyển sang triết học, đã trở thành một phương pháp tư duy có ý nghĩa phổ biến trong các hoạt động khoa học thời bấy giờ, và cả trong mọi hoạt động khác của con người. Từ đó, phương pháp tư duy siêu hình cũng có nghĩa là một quan điểm triết học trong việc xem xét trạng thái tồn tại của thế giới – quan điểm siêu hình, phép siêu hình đối lập với quan điểm biện chứng, phép biện chứng. Quan điểm biện chứng và quan điểm siêu hình là hai cách xem xét trạng thái tồn tại của thế giới, đối lập nhau nhưng đồng thời cũng là hai cách tiếp cận thế giới khác nhau: cách tiếp cận toàn bộ và cách tiếp cận trừu tượng hóa. Về quan điểm biện chứng trong việc xem xét trạng thái của thế giới, lịch sử triết học cũng đã biết đến nhiều người thời cổ Hy Lạp, trong đó có người đầu tiên diễn đạt được rõ ràng nội dung là Hêracơlít mà Ph.Ăngghen đã tóm tắt như sau: “mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”. Và tiếp ngay đó, ông đã nói lên nhận xét về giá trị và hạn chế quan điểm nói trên trong việc nhận thức thế giới: “Nhưng dù đã nắm đúng tính chất chung của toàn bộ bức tranh các hiện tượng đến thế nào đi nữa, quan điểm ấy vẫn không đủ để giải thích những chi tiết kêt thành toàn bộ bức tranh ấy; và chừng nào chúng ta chưa giải thích nổi các chi tiết thì chúng ta cũng chưa thể có một quan niệm rõ rệt về bức tranh chung được”. Và để giải thích được các chi tiết trong bức tranh chung luôn luôn vận động, biến hóa đó, Arixtốt đã đề ra nguyên tắc đồng nhất trừu tượng, cơ sở của cách tiếp cận trừu tượng trong việc nhận thức các đối tượng cụ thể trong hiện thực. Tình hình đó nói rằng, để nhận thức được đúng đắn thế giới vốn diễn biến một cách khách quan và biện chứng, cần có sự kêt hợp của cả hai: cách tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng và trừu tượng – siêu hình. Chỉ có như vậy mới có thể kết hợp được ưu điểm của cả hai cách tiếp cận mà Ph.Ăng ghen cũng đã nói: “Nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúng hơn so với những người Hy Lạp, thì về toàn thể, những người Hy Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình”. Trong thực tế cuộc sống thường ngày và thường không tự giác, mọi người bình thường đều đã kết hợp sử dụng cả hai cách tiếp cận trên. Trong khoa học, tình hình cũng như vậy, nhưng do đặc điểm tư duy lý luận, đã có những vấn đề phức tạp hơn. Tư duy lý luận trong khoa học bao giờ cũng phải dựa trên các khái niệm được
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 định nghĩa một cách chặt chẽ. Các khái niệm này phản ánh những đối tượng khách quan, nằm trong mối quan hệ chằng chịt với những đối tượng khác, và tất cả luôn luôn
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ở trong trạng thái vận động. Rõ ràng là sự phản ánh này chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở của cách tiếp cận trừu tượng – siêu hình. Cách tiếp cận này cho phép trừu tượng hóa các yếu tố, các mối liên hệ hoặc các tác động qua lại không ảnh hưởng lớn đến trạng thái tồn tại của đối tượng được phản ánh trong khái niệm. Chẳng hạn, một hòn bi thép được bắn vào một hòn bi thép khác đang đứng yên, làm cho hòn này chuyển động. Trong thực tế, sự va chạm giữa hai hòn bi bao giờ cũng gây ra sự biến dạng và tỏa nhiệt. Có nghĩa là năng lượng cơ học từ hòn bi thứ nhất truyền sang hòn bi thứ hai không được bảo toàn, tức là có hao hụt, do có một phần cơ năng biến thành nhiệt năng. Tuy vậy, những sự biến dạng và tỏa nhiệt nói trên trong thực tế là rât nhỏ, nhỏ đến mức mà người ta có thể bỏ qua, coi như không có – trừu tượng hóa – mà việc nghiên cứu cũng không bị ảnh hưởng, các kết luận của nó vẫn được coi là đúng, vì khi áp dụng vào các tính toán kỹ thuật vẫn đem lại kết quả đúng như dự đoán (tất nhiên trong phạm vi sai số cho phép). Như vậy, cách tiếp cận này đưa đến những khái niệm chỉ phản ánh gần đúng những đối tượng khách quan, dựa trên một cái khuôn chung được quy định bởi các nguyên tắc siêu hình. Rõ ràng là cái khuôn siêu hình này, tức là quan điểm siêu hình về trạng thái thế giới, không phản ánh đúng trạng thái tồn tại của thế giới xét toàn bộ, nhưng ở trong một phạm vi nào đó thì nó phản ánh gần đúng, nên các khái niệm được xây dựng trên cơ sở các quan điểm siêu hình vẫn được sử dụng làm bậc thang của quá trình nhận thức các đối tượng khách quan nằm trong phạm vi ấy. Đó là phạm vi của thế giới trung bình (thế giới trung bình là thế giới nằm giữa thế giới vĩ mô – vũ trụ và thế giới vi mô – nguyên tử). Phạm vi các hiện tượng của thế giới trung bình mà con người có thể trực quan được là rất hẹp, các mối liên hệ giữa sự vật thu nhận được qua trực quan cũng không nhiều, nhưng để có được các khái niệm, con người đã phải áp dụng cách tiếp cận trừu tượng – siêu hình và cách tiếp cận này phù hợp với quan điểm siêu hình về trạng thái thế giới. Trong thí dụ nói ở đoạn trên, khi trừu tượng hóa sự biến dạng và sự tỏa nhiệt trong sự va chạm của hai hòn bi, sự nghiên cứu sẽ đơn giản hơn rất nhiều, mặt khác sự trừu tượng hóa đó thì hiện tượng xảy ra lại phù hợp với quan niệm siêu hình là vận chất và vận động là tách rời nhau. Trong giai đoạn đầu của sự phát triển của vật lý học – giai đoạn cơ học – đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là các sự vật của thế giới trung bình, đã tạo ra sự thống nhất giữa hai mặt của phép siêu hình – quan điểm về cách tiếp cận nhận thức và quan điểm về trạng thái – nhờ đó đã thúc đẩy sự phát triển của cơ học, đem lại nhiều thành tựu rực rỡ. Đó là biểu hiện tích cực của chủ nghĩa duy vật siêu hình, trong giai đoạn đầu của sự phát triển của vật lý học. Nhưng vât lý học càng phát triển, nhất là từ giai đoạn sau cơ học, với các đối tượng nghiên cứu là hình thức vận động của vật chất, bề ngoài rất khác nhau và rất khác với vận động cơ học (nhiệt, quang, điện từ), cách tiếp cận nhận thức trừu tượng – siêu hình, tách rời từng dạng vận động để nghiện cứu đã không phù hợp, đòi hỏi phải chuyển mạnh sang cách tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng ở những mức độ khác nhau, tùy theo đối tượng nghiên cứu. Ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là đối tượng nhận thức giai đoạn sau cơ học, đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận nhận thức (cách tiếp cận nhận thức trừu tượng siêu hình mang tính tương đối không đáp ứng được) và một bên là quan điểm về trạng thái được cố định ở các khái niệm (thể hiện sự cứng nhắc của các nguyên tắc siêu hình). Về mâu thuẫn này, Ăngghen cũng đã đề cập
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tới khi ông nói rằng: “Phương pháp tư duy siêu hình dù là chính đáng và cần thiết đến đâu đi nữa trong nhiều lĩnh vực, thì sớm hay muộn thế nào nó cũng vấp phải một hàng
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 rào mà vượt qua hàng rào đó thì nó sẽ trở thành phiến diện, chật hẹp, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được”. Để giải quyết những mâu thuẫn trên đã xuất hiện những tư tưởng biện chứng trong một số nhà triết học và khoa học ngay trong giai đoạn cơ học và tiếp diễn cho đến thế kỷ XIX khi Mác, Ăngghen sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngoài các tiền đề về kinh tế - xã hội, về lý luận, sự xuất hiện của triết học Mác còn dựa trên các tiền đề về KHTN, trong đó có ba phát minh lớn là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa, đã chứng minh cho phép biện chứng về mặt tự nhiên. Nhưng các tư tưởng biện chứng về mặt tự nhiên cũng không thể làm thay đổi được nền móng của tòa lâu đài vật lý học cổ điển, bao gồm hệ thống khái niệm quán triệt các nguyên tắc siêu hình, và in sâu trong đầu óc của các nhà khoa học. Ph.Ăngghen đã nhận xét: “… nền triết học cận đại, tuy cũng có những đại biểu suất sắc của phép biện chứng (như Đềcác, Spinôda) nhưng lại ngày càng sa lầy vào phương pháp tư duy gọi là siêu hình, …”. Mãi đến khi vật lý học chuyển sang thời kỳ hiện đại, với đối tượng nghiên cứu là thế giới vi mô, có cấu trúc và quy luật vận động khác hẳn so với thế giới vĩ mô, lúc này hệ thống các khái niệm của vật lý học cổ điển mới sụp đổ hoàn toàn, cùng với quan điểm cơ học và chủ nghĩa duy vật siêu hình. Từ đây, quan điểm biện chứng về trạng thái tồn tại của thế giới và quan điểm tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng là thống nhất, và chính trên ý nghĩa này mà V.I.Lênin nói rằng vật lý học hiện đại đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tất nhiên, không nên hiểu sự sụp đổ của hệ thống các khái niệm của vật lý học cổ điển, có nghĩa là sự ra đời của một hệ thống các khái niệm mới tách rời hoàn toàn các khái niệm cũ. Ngoài những khái niệm mới được xây dựng do đặc điểm riêng của thế giới vi mô, nhiều tên gọi các khái niệm trong hệ thống cũ vẫn được duy trì, với điều kiện là cần hiểu được nội hàm của chúng trên cơ sở của lôgic biện chứng. Mặt khác, cần nói ngay rằng, trong vật lý học hiện đại, nói chung quan điểm về trạng thái và quan điểm tiếp cận nhận thức toàn bộ - biện chứng là thống nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là trong vật lý học hiện đại nói riêng hay trong khoa học nói chung không còn chỗ nào cho quan điểm tiếp cận nhận thức trừu tượng – siêu hình. Chính quan điểm về trạng thái biện chứng đòi hỏi phải có sự kết hợp của hai quan điểm tiếp cận nhận thức siêu hình và biện chứng, bởi vì trong sự vận động tuyệt đối của thế giới bao giờ cũng có sự đứng im tương đối, và ở những nơi đó, quan điểm tiếp cận nhận thức trừu tượng – siêu hình vẫn có giá trị. Chẳng hạn, trong thuyết tương đối hẹp, vẫn áp dụng quan niệm về không gian đồng chất và đẳng hướng, cơ học lượng tử phi tương đối tính vẫn sử dụng khái niệm không gian và thời gian tuyệt đối, tách rời nhau, … các quan niệm và khái niệm nói trên là của vật lý học cổ điển. Tóm lại, khi nói về phép siêu hình và phép biện chứng, với tính cách là những quan điểm triết học, chúng ta cần phân biệt hai mặt: mặt nói về cách xem xét trạng thái tồn tại của thế giới, vắn tắt là quan điểm về trạng thái, và mặt nói về cách tiếp cận nhận thức, vắn tắt là quan điểm về tiếp cận nhận thức. Ở mặt thứ nhất, hai phép siêu hình và biện chứng là hoàn toàn đối lập, còn ở mặt thứ hai, hai mặt này nói lên hai cực bao gồm trong đó các mức độ trừu tượng hóa trong quá trình phản ánh đối tượng nhận thức. Với cách hiểu nói trên, chúng ta có thể giải thích được các đặc điểm trong lịch sử phát triển của cuộc đấu tranh triết học trong KHTN. Khi mà khoa học ngày càng đạt đến tầm cao mới thì phép biện chứng càng thể hiện vai trò to lớn của nó, đúng như Ph.Ăngghen đã nói: “là phương pháp tư duy duy nhất, cao nhất và thích hợp nhất với
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giai đoạn phát triển hiện nay của KHTN”.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHTN Ngay từ thời cổ đại, khi triết học còn đang bao gồm cả các khoa học – nền triết học tự nhiên – thì trong sự phát triển nhận thức của con người đã có sự tác động qua lại giữa các tư tưởng triết học và việc nhận thức các đối tượng cụ thể, tức là giữa cái chung và cái riêng. Ph.Ăngghen dẫn lời của Arixtốt nói rằng những triết gia đầu tiên đã khẳng định như sau: “Cái mà từ đó mọi vật được tạo thành, mà từ đó mọi vật xuất hiện như từ một cái đầu tiên, và trở về đó với tư cách là cái cuối cùng … thì luôn luôn vẫn y nguyên như thế với tính cách là bản thể và chỉ thay đổi trong những quy định của nó, cái đó là nguyên tố là căn nguyên của mọi vật …. Chính vì thế mà họ cho rằng không có cái nào sinh ra và mất đi, vì rằng giới tự nhiên ấy được bảo toàn mãi mãi”. Và Ph.Ăngghen nhận xét: “Như thế chủ nghĩa duy vật tự nhiên và tự phát đã hiện ra hoàn toàn rõ nét, chủ nghĩa duy vật này trong giai đoạn phát triển đầu tiên của nó, coi một cách hoàn toàn tự nhiên, tính thống nhất trong sự muôn vẻ vô tận của những hiện tượng tự nhiên là một điều dĩ nhiên và tìm sự thống nhất ấy ở một vật hữu hình nào đó, một vật đặc biệt nào đó, như Talét, ở nước vậy”. Và chúng ta đã biết ở các nhà triết học cổ đại khác, vật hữu hình ấy lại là không khí (Anaximen), là lửa (Hêracơlít), là cả bốn yếu tố đất, nước, lửa, không khí (Arixtốt). Đối với một số nhà triết học khác, thì đó không phải là vật hữu hình, như Pitago là “con số”, Anaximanđơrơ là “cái vô hạn”, Lơxip và Đêmôcrít là “nguyên tử”. Trong các triết gia đó, chưa ai giải thích nguồn gốc của vận động, và chỉ có Pitago là người đầu tiên nêu ra ý tưởng về tính quy luật của vũ trụ và Hêracơlít là người đầu tiên nêu lên ý tưởng về tính quy luật của sự vận động là phép biện chứng; và Arixtốt đã vận dụng phép biện chứng – mặc dù ở những lúc khác, ông lại phản đối phép biện chứng – để nêu lên đặc tính của vật chất ban đầu là hai cặp tính đối lập nhau: nóng – lạnh, khô - ẩm, và cho rằng tất cả những sự biến đổi trong thế giới là do kêt quả của sự đấu tranh của các đặc tính đối kháng ban đầu đó. Nhưng do trình độ hiểu biết về tự nhiên hồi đó còn ít ỏi và rời rạc, mang tính trực quan là chính, chưa cho phép tiến hành những khái quát khoa học dưới sự chỉ đạo của tư tưởng triết học, để rút ra những yếu tố vật lý có tính chất là nguyên lý lý luận, liên kết thành hệ thống – tức là tạo ra một bức tranh khoa học thống nhất về thế giới – cho phép giải thích được đúng đắn sự đa dạng của các hiện tượng trong tự nhiên và tiên đoán những diễn biến trong tương lai. Chính vì thế mà trong một thời gian dài, mặc dù triết học đã có những tư tưởng thiên tài, nhưng chưa đem lại kết quả cụ thể nào cho khoa học, như Ph.Ăngghen đã nhận xét: “KHTN hiện đại, mà cũng chỉ có KHTN hiện đại, mới đạt đến một trình độ phát triển khoa học, có hệ thống và toàn diện, ngược lại với những trực giác thiên tài của những người thời cổ trong triết học về tự nhiên và với những phát hiện của người Arập, cực kỳ quan trọng, nhưng có tính rời rạc và phần nhiều đã biến mất, không mang lại kết quả gì”. Những điều vừa trình bày ở trên chỉ ra mối quan hệ đầu tiên giữa triết học và các KHTN: cả triết học và khoa học đều phải nhận thức cái phổ biến, cái bản chất, nhưng sự khác nhau là: một bên nhiệm vụ nhận thức là cái chung ở mức trừu tượng và khái quát cao nhất, đưa đến những quan điểm có ý nghĩa tiên đề, còn một bên là nhận thức cái riêng, cái riêng này cũng trừu tượng và khái quát nhưng ở mức thấp hơn, và có biểu hiện ở những đối tượng vật chất có mức trừu tượng nhiều hay ít tùy theo trình độ phát triển của khoa học từng thời kỳ lịch sử. Cái riêng này, về sau – từ thời cận đại – khi khoa học đã phát triển đến trình độ cao và tách khỏi triết học, được gọi là bức tranh KHTN về thế giới. Mỗi nghành khoa học cố gắng vạch ra bức tranh riêng cho
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghành mình, coi đó là sự liên kết những quan điểm, những nguyên lý phản ánh những
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 yếu tố phổ biến, bản chất tồn tại trong tất cả các hiện tượng muôn màu, muôn vẻ thuộc đối tượng nghiên cứu của mình. Mọi nghành khoa học đều phải có hệ thống các khái niệm, trên cơ sở đó xây dựng lý thuyết của mình, và sau khi được kiểm nghiệm, sẽ được dùng để giải thích các hiện tượng được quan sát, hoặc tiên đoán những kết quả sẽ xuất hiện trong những hiện tượng mới. Trong các công việc này – xây dựng các khái niệm và các lý thuyết – các nhà khoa học dù có ý thức hay không, luôn luôn phải giải quyết hai vấn đề, thuộc về đối tượng nhận thức hay về sự nhận thức đối tượng ấy. Triết học tác động lên khoa học chính là qua hai vấn đề đó, thông qua các quan điểm của mình, xoay quanh vấn đề cơ bản của triết học (quan hệ giữa vật chất và ý thức) với hai mặt của nó và quan điểm về trạng thái tồn tại của thế giới và cách tiếp cận nhận thức (biện chứng hay siêu hình). Các nhà khoa học không có lập trường triết học rõ ràng, dứt khoát, thường hay dao động xung quanh các quan điểm nói trên, ngay đối vơi các nhà bác học lớn như A.Anhstanh, N.Bo, …. Do tinh thần cơ bản của khoa học, đa số các nhà khoa học có lập trường duy vật, có thể có ý thức hay tự phát, mức độ triệt để nhiều hay ít, nhưng trong giai đoạn cổ điển (từ cuối thế kỷ XIX trở về trước), do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là thế giới vĩ mô, phương pháp nhận thức cơ bản của họ là siêu hình. Chính phương pháp nhận thức siêu hình đã giúp các nhà khoa học cổ điển khái quát xây dựng các bức tranh khoa học về thế giới, cũng có tính siêu hình; các bức tranh này, một mặt là cơ sở để phát triển khoa học, nhưng mặt khác, do được coi là cuối cùng, bất biến, lại gây khó khăn cho sự phát triển của khoa học, khi phát hiện những hiện tượng mới không thể đưa vào khuôn khổ của bức tranh đã được xây dựng. Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng khi đối tượng nhận thức chuyển từ vĩ mô sang vi mô. Ở các nhà khoa học có lập trường không triệt để, dễ dàng có sự chuyển biến về thế giới quan từ duy vật sang duy tâm, khi có những hiện tượng mới mà với phương pháp nhận thức siêu hình, họ không thể nào giải thích được, Thuyết bất khả tri cũng xuất hiện từ đó. Nếu trong vật lý học cổ điển, do các đối tượng nghiên cứu nói chung là trực quan được, và đều ở trong cùng một tầng cấu trúc vĩ mô, nên đã có tác dụng nuôi dưỡng lập trường duy vật ở các nhà khoa học, thì những đặc điểm vừa nêu trên của thế giới vi mô lại tạo điều kiện khách quan cho sự xuất hiện lập trường duy tâm ở các nhà nghiên cứu. Lập trường này lại được củng cố khi quan điểm siêu hình, vốn là cơ sở của nhận thức của vật lý học cổ điển và đã ăn sâu trong ý thức của nhiều nhà khoa học, bị phá sản trước nhiều hiện tượng vật lý mới mà họ không thể giải thích được vì không hiểu phép biện chứng. Với đặc điểm của thế giới vi mô, các nhà khoa học phải dựa vào kết quả quan sát, đo lường vĩ mô để xây dựng các lý thuyết được hình thức hóa rất cao và sử dụng công cụ toán học rất trừu tượng. Nhưng có một điều mà họ ít chú ý là chính các lý thuyết toán học mà các nhà khoa học đã sử dụng đã ẩn dấu trong đó phép biện chứng, và chính nhờ đó mà các lý thuyết, sau khi được thực nghiệm xác nhận, đã có thể phản ánh đúng đắn sự diễn biến của các đối tượng vi mô tồn tại khách quan. Khoa học hiện đại đòi hỏi một phương pháp nhận thức mới ra đời – phương pháp biện chứng – thay thế cho phương pháp nhận thức cũ – phương pháp siêu hình, đúng như nhận định của V.I.Lênin: “vật lý học hiện đại đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và điều tất yếu để vật lý học thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng – khi chuyển từ vật lý học cổ điển sang vật lý học hiện đại – là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 duy vật siêu hình”.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Như vậy trong quá trình phát triển của mình, KHTN từ thời cận đại đến nay đã trải qua hai thời kỳ với hai cơ sở triết học: thời kỳ cổ điển là chủ nghĩa duy vật siêu hình và thời kỳ hiện đại là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Triết học Mác – Lênin nghiên cứu những thuộc tính và những quy luật chung nhất của các hệ thống vật chất khác nhau của tự nhiên và xã hội, cũng như của các hệ thống nhận thức thế giới của con người. Về thực chất, chính chủ nghĩa duy vật biện chứng là một lý thuyết triết học chung nhất của các hệ thống vật chất và tinh thần. Nó đem lại một bức tranh nhất định về thế giới xem như vật chất đang vận động (phương diện thế giới quan) và đông thời nó cũng là phương pháp luận của nhận thức khoa học (phương diện logic – nhận thức luận). Ở một mức độ nào đó, các thuộc tính và các quy luật phổ biến của các hệ thống cũng được nghiên cứu trong các KHTN cơ bản – những khoa học đưa thông tin về các biểu hiện cụ thể của các thuộc tính và các quy luật này. Nhưng mỗi bộ môn khoa học cụ thể chỉ nghiên cứu những hình thức vật chất và vận động nhất định hay những bộ phận hữu hạn của thế giới. Khác với cái đó, triết học Mác – Lênin cố gắng vạch ra một cái chung, ổn định và bất biến trong vô số những thuộc tính và những quy luật riêng lẻ cụ thể và điều đó dẫn đến sự nhận thức những thuộc tính và quy luật phổ biến của tồn tại của vật chất. Chẳng hạn, trong KHTN, người ta đã xác định hàng loạt những quy luật đặc trưng cho mối quan hệ qua lại của các thuộc tính và các khuynh hướng biến đổi đối lập của các khách thể vật chất: các quy luật tương tác giữa điện tích dương và điện tích âm, giữa hạt và phản hạt, giữa hút và đẩy trong kết cấu của vật thể, giữa kết hợp và phân ly của các nguyên tử trong phân tử, các quy luật cân bằng động học trong các hệ thống, …. Mỗi quy luật này đều tác động trong những phạm vi cục bộ. Nhưng trong kết cấu của tất cả các quy luật ấy, có một cái gì đó thống nhất, bất biến. Trên cơ sở khái quát hóa nội dung thống nhất này mà hình thành quy luật biện chứng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, một quy luật có giá trị phổ biến. Cũng tương tự như vậy, trong các KHTN và cả khoa học xã hội, người ta đã thiết lập được rất nhiều quy luật riêng lẻ biểu thị những thay đổi về cơ cấu, chất lượng của các vật do sự thay đổi những đặc trưng về lượng của chúng gây nên. Nội dung thống nhất của vô số các quy luật này được biểu thị trong quy luật phổ biến về sự chuyển hóa qua lại giữa các biến đổi về chất lượng và số lượng. Cũng đúng như vậy, nguyên lý triết học về nhân quả biểu hiện cái chung, cái thống nhất và ổn định có trong kết cấu của tất cả các quy luật về sự phát sinh và phát triển của một số hiện tượng này bởi các hiện tượng khác. Các quy luật phổ biến của tồn tại đã được nhận thức sẽ trở thành những nguyên lý phương pháp luận của sự nghiên cứu trong KHTN. Chẳng hạn, nguyên lý triết học về sự bảo toàn vật chất và vận động là cơ sở của tất cả các quy luật riêng về sự bảo toàn những thuộc tính khác nhau của vật chất được diễn đạt trong các KHTN. Những quy luật bảo toàn này đóng vai trò là những nguyên lý gợi mở quan trọng nhất khi nghiên cứu các hiện tượng mới và khi đánh giá giá trị khách quan khả dĩ của các giả thuyết mới được đề xuất. Chẳng hạn, nếu trong lý thuyết các hạt cơ bản, người ta đề ra những mô hình biến đổi của các hạt, trong đó giả thiết rằng, các quy luật bảo toàn bị vi phạm, thì có thể nghi ngờ sự đúng đắn của các mô hình ấy. Trên cơ sở của các nguyên lý bảo toàn, người ta đã tiên đoán được sự tồn tại của nơtrinô và một số biến dạng của mêdôn. Cũng như vậy, nguyên lý nhân quả đóng vai trò gợi mở, điều chỉnh quan trọng khi nghiên cứu các hình thức tương tác của các khách thể vật chất khác nhau và khi
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xây dựng các lý thuyết khoa học. Các giả thuyết dựa trên giả thiết về sự vi phạm nguyên lý nhân quả về su này là không đúng ngay cả theo quan điểm của bản thân
  • 18. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 17 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 KHTN. Trong thế giới, không có hiện tượng nào mà lại không có nguyên nhân tự nhiên của mình hay không gây nên nhũng hệ quả nào đấy – những kết quả được chúng sản sinh ra. Nguyên lý nhân quả đã được khái quát hóa không chỉ tính đến các quá trình quyết định luận đơn trị, mà còn tính đến tất cả các hình thức của các quá trình xác suất, các biến đổi ngẫu nhiên, sự xuất hiện của các khả năng mới trong phát triển. Học thuyết duy vật biện chứng về các thuộc tính và các quy luật cơ bản của các hệ thống vật chất khác nhau thực hiện chức năng tổng hợp nhất định, thúc đấy sự sát nhập tri thức khoa học. Khuynh hướng tiến tới sự sát nhập tri thức nằm trong mối tác động qua lại với khuynh hướng phân nghạch ngày càng sâu sắc của khoa học. Nó xuất phát từ các quy luật phát triển nội tại của các lý thuyết khoa học. Sau khi lý thuyết đạt đến sự mô tả thỏa đáng các hiện tượng được nghiên cứu và về cơ bản đã được xác nhận trong thực tiễn thì bắt đầu thời kỳ xây dựng căn cứ cho những nguyên lý xuất phát của nó. Việc xây dựng căn cứ này bao gồm sự giải thích nhân quả của chúng, sự giải đáp những vấn đề như vì sao các nguyên lý ấy lại có chính nội dung như thế chứ không phải nội dung nào khác, phạm vi áp dụng của chúng đến đâu, …. Một sự giải thích như vậy không thể thực hiện được trên cơ sở của bản thân lý thuyết đó, trên cơ sở nguyên lý vốn có của nó. Để đạt được điều ấy cần vượt ra ngoài giới hạn của nó và chuyển sang một hệ thống tri thức phổ biến hơn. Bước chuyển này không thể thực hiện được bằng các phương tiện lôgic thuần túy. Muốn đạt được điều đó, trước hết cần có các tài liệu thực nghiệm mới và có sự thuyết giải chúng về mặt lý luận. Đến lượt mình, trong lý thuyết mới, một lý thuyết phổ biến hơn, nhất định lại sẽ xuất hiện những luận điểm không thể giải thích được theo quan điểm của lôgic nội tại và nội dung của lý thuyết đó và đòi hỏi phải có một tri thức phổ biến hơn nữa để xây dựng căn cứ cho mình. Như vậy, sự cần thiết xây dựng căn cứ cho lý thuyết và cho sự giải thích nhân quả các luận điểm của nó gây nên sự chuyển sang lý thuyết ngày càng phổ biến hơn, gây nên sự sát nhập tri thức khoa học. Lý thuyết mới, lý thuyết phổ biến hơn, không phủ nhận hoàn toàn lý thuyết cũ, nếu như lý thuyết cũ đó đã được xác nhận về cơ bản trong thực tiễn. Nó chỉ loại trừ những luận điểm không đúng của lý thuyết cũ và hạn chế phạm vi áp dụng. Sự phát triển của các lý thuyết hoàn toàn tuân theo và phù hợp vói học thuyết của Lênin về phép biện chứng của chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Nếu thiếu quan điểm về phương pháp luận đúng đắn đối với các vấn đề về mối liên hệ lẫn nhau giữa các khoa học thì những thành tựu lớn lớn lao của một nghành khoa học này có thể sinh ra những xu hướng không những không thúc đẩy sự phát triển của những nghành khác mà thậm chí còn cản trở chúng. Phép biện chứng dạy rằng do kết quả của những thay đổi về chất sẽ xuất hiện những tính quy luật mới mà không thể đồng nhất với những quy luật của các hình thái vận động đơn giản hơn hoặc không thể quy về chúng. Không tính đến tính độc đáo về chất của các hiện tượng và những tính quy luật đặc thù của chúng thì không thể có được nhận thức khoa học Trí tuệ con người luôn luôn thấy cần phải tổng hợp các tri thức, nhu cầu này phản ánh bản thân sự thống nhất vật chất khách quan của thế giới. Nếu nói về những nguồn gốc nhận thức luận thì có thể nói triết học đã sinh ra từ nhu cầu này. Sở dĩ các khoa học ngày càng quyện vào nhau, đó là do KHTN ngày càng đi sâu vào phép biện chứng của tự nhiên. Nhận thức khoa học là sự phản ánh những đối tượng tồn tại khách quan cùng với tất cả những tính chất và những quy luật vốn có của nó. Mối liên hệ lẫn nhau giữa các lĩnh vực khác nhau của KHTN hiện đại là sự biểu
  • 19. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 18 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 hiện của những mối liên hệ khách quan của giới tự nhiên. Sự thâm nhập lẫn nhau của
  • 20. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 19 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 các KHTN hiện đại chứng tỏ rằng trong giới tự nhiên, trong sơ sở thống nhất của mình, là một sự thống nhất của cái đa dạng: không một lĩnh vực nào của nó lại tách khỏi những lĩnh vực khác, mà nằm trong mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau, kết hợp với nhau, bằng trăm nghìn những sợi dây khác nhau, những sự quá độ và chuyển hóa lẫn nhau. Điều này thể hiện nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng trong triết học Mác – Lênin. Trong lịch sử KHTN, có hai xu hướng trực tiếp đối lập nhau và tưởng chừng như bài xích lẫn nhau: một xu hướng muốn chia nhỏ và phân nghành các khoa học, ngược lại, xu hướng khác lại muốn hợp nhất các khoa học đã bị phân chia vào một hệ thống chung của tri thức khoa học, tức là sụ hợp nghành các khoa học. Lúc đầu cả hai xu hướng tác động độc lập vơi nhau, mặc dầu trong một chừng mực nhất định có chế ước lẫn nhau. Đến những giai đoạn khác nhau của sự tiến bộ khoa học khi thì xu hướng này chiếm ưu thế khi thì xu hướng kia chiếm ưu thế. Trong khoa học tự nhiên hiện đại, ta thấy chúng thống nhất hữu cơ với nhau: sự phân nghành và phân chia khoa học càng đi xa bao nhiêu thì bản thân KHTN càng trở nên gắn liền, hoàn chỉnh và vững chắc bấy nhiêu. Sở dĩ như vậy là vì hiện nay các KHTN mới nảy sinh không những không làm sâu sắc thêm sự phân chia giữa các khoa học như trước đây đã xảy ra, mà ngược lại, loại bỏ được sự tách biệt nhau đã xảy ra từ trước. Ta có thể thấy được qua sự xuất hiện của một loạt các nghành KHTN mới, thể hiện mối liên hệ lẫn nhau giữa các nghành KHTN cũ như: nghành Hóa – Lý, Hóa – Sinh, Hóa – Địa chất, Hóa – Sinh – Địa, …. Như vậy phép biện chứng của sự phát triển của nhận thức khoa học thể hiện dưới dạng của sự chế ước lẫn nhau giữa hai xu hướng đối lập nhau – phân nghành và hợp nghành của tri thức. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của KHTN hiện đại. Ta đã biết, từ lâu, toán học là phương tiện mô tả hình thức và khái quát các chân lý khoa học. Đồng thời luôn luôn nảy sinh sự đòi hỏi một khái quát rộng rãi hơn. Vì vậy, cùng với lôgic hình thức và toán học, những khái niệm triết học đã phát triển. Và triết học đặc biệt là triết học duy vật, đã đảm nhiệm vai trò tổng hợp như vậy. Toán học đã được chia thành một loạt nghành nhỏ, như đại số, hình học, số học, …. Lôgic học cũng vậy, có cả một loạt nhánh nhỏ: lôgic học nhiều nghĩa, lôgic học bình thái, lôgic học dạng thái, … Thì ra, ngay giữa bản thân các nghành và các bộ môn khái quát cũng đòi hỏi một sự khái quát và sự tổng hợp, và không một cái gì có thể đem lại sự khái quát này ngoài việc nghiên cứu những vấn đề triết học của KHTN và cả khoa học xã hội, nghiên cứu phép biện chứng của giới tự nhiên, nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng. Và điều chủ yếu nhất là ở chỗ, những khái quát toán học, lôgic học, điều khiển học không thể đem lại cách giải quyết cho những vấn đề như vấn đề chủ thể và khách thể, con người và tự nhiên, tự nhiên và xã hội, lý luận và thực tiễn và cả một loạt những vấn đề về phương pháp luận chung – những vấn đề này do chính triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng nghiên cứu. Nếu không có sự giải quyết các vấn đề triết học chung này thì bộ máy lôgic và toán học chủ yếu chỉ mang ý nghĩa kỹ thuật mà thôi. Vì thế, việc nghiên cứu các phạm trù triết học chung và các quy luật cũng giúp vào sự hiểu biết đúng đắn và sự phát triển của toàn bộ bộ máy khái quát của khoa học tự nhiên hiện đại, kể cả bộ máy của từng khoa học. Triết học không nhận giải quyết những vấn đề chung của KHTN cụ thể nào, nhưng triết học không thể phát triển được nếu không liên hệ với KHTN và bản thân KHTN cũng sẽ mất mát nhiều thứ nếu mối liên minh của nó với triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng bị yếu đi.
  • 21. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 20 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Lênin đã từng nhiều lần nhấn mạnh rằng vấn đề cơ bản của bất kỳ triết học nào cũng là vấn đề về quan hệ giữa tồn tại và ý thức. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta cần quy đối tượng của triết học vào vấn đề cơ bản của nó. Lênin nói rằng quan hệ của ý thức đối với vật chất là vấn đề cơ bản của triết học, nhưng điều này không có nghĩa rằng đây là vấn đề duy nhất của nó. Vấn đề là ở chỗ, nếu thiếu vấn đề cơ bản của triết học thì không có và không thể có triết học khoa học, mặc dầu, như đã nói ở trên, triết học nghiên cứu không chỉ vấn đề cơ bản ấy mà còn phải nghiên cứu những quy luật phát triển chung nhất của các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tinh thần, nghiên cứu những vấn đề về thế giới quan, nghiên cứu lôgic biện chứng và lôgic hình thức và mối tương quan giữa chúng, …. Có những quan niệm tổng hợp về thế giới sản sinh ra từ sự khái quát hóa của các khoa học cụ thể về tự nhiên, nhưng những quan niệm ấy không nhất thiết mang tính chất triết học. Những quan niệm loại đó chỉ có ý nghĩa triết học khi nào cùng với việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy, chúng đông thời giải đáp được vấn đề cơ bản của triết học. Chẳng hạn, về mặt nào đó, nguyên tử có thể là đối tượng nghiên cứu của triết học khi nào và chừng nào đề cập tới vấn đề nguyên tử tồn tại độc lập với ý thức của con người và được phản ánh trong ý thức ấy, còn khi nguyên tử được xét trong mối liên hệ với các nguyên tử khác dưới góc độ cấu trúc đặc thù và những quy luật cấu trúc của nó thì khi ấy nguyên tử không còn là đối tượng nghiên cứu của triết học nữa mà là đối tượng nghiên cứu của KHTN hay của nghiên cứu khoa học cụ thể. Theo như trên thì có thể nói rằng bất cứ khi nào muốn đặt ra và giải quyết một cách thực sự khoa học những vấn đề triết học, các tác giả không thể không xác định thái độ của mình đối với vấn đề cơ bản của triết học. Lênin đã có nhận xét rất quan trọng đối với toàn bộ triết học Mác – Lênin và toàn bộ tri thức khoa học nói chung, có ý nghĩa lý luận – phương pháp luận đặc biệt: “Vấn đề lý luận – nhận thức thực sự quan trọng phân chia những khuynh hướng triết học không phải là ở chỗ xét xem những điều chúng ta mô tả về những mối liên hệ nhân quả được chính xác đến lức nào, và những mô tả đó có thể được biểu diễn hay không trong một công thức toán học chính xác, mà là ở chỗ xét xem nguồn gốc của sự nhận thức của chúng ta về những mối liên hệ ấy là tính quy luật khách quan của giới tự nhiên hay là những đặc tính tinh thần của chúng ta, là năng lực nhận thức vốn có của tinh thần đối với những chân lý tiên nghiệm nhất định …”. Ý kiến trên đây của Lênin chứng tỏ một cách hết sức rõ ràng rằng vấn đề thực tại khách quan và sự phản ánh nó trong ý thức con người không phải là một vấn đề toán học hay KHTN mà là vấn đề triết học (nhận thức luận). Vấn đề ấy không thể được giải quyết bằng bất cứ phương pháp và lý luận hình thức hay đã được hình thức hóa nào. Khi nói đến sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cần nhận thấy rằng cả Ăngghen và Lênin đều muốn nói rằng, dưới ảnh hưởng của những phát minh vĩ đại nhất, điều cần xem xét lại không phải là bản thân các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật mà là các luận điểm có liên hệ với sự khái quát KHTN về mặt triết học. Triết học có tác dụng khái quát hóa dựa trên những kết quả của các khoa học cụ thể. Nhưng sự khái quát hóa về mặt triết học hay những kết luận triết học rút ra từ những luận điểm và những phát minh của KHTN không thể quy về sự phân tích (sự chọn lựa nói chung) các quan điểm của một bộ môn khoa học riêng biệt nào đó. Những kết luận và những luận điểm triết học không thể bị thay thế bởi các luận điểm của các khoa học cụ thể, mặc dầu muốn đi tới những kết luận và luận điểm triết học phải
  • 22. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 21 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 phát hiện và ứng dụng các luận điểm của khoa học cụ thể. Triết học nghiên cứu
  • 23. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 22 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 các quy luật của nhận thức, của tư duy lý luận phản ánh thế giới vật chất và do vậy không thể quy nó về một bộ môn KHTN, toán học, kỹ thuật, xã hội hay bất cứ một bộ môn khoa học cụ thể nào khác. Mọi người đều biết luận điểm của Ph.Ăngghen và luận điểm này đã được V.I.Lênin giải thích rõ và phát triển thêm rằng cứ mỗi khi trong lĩnh vực KHTN, chứ chưa nói đến cuộc sống xã hội, có một phát minh lớn thì chủ nghĩa duy vật phải mang một hình thức mới hoặc phải thay đổi hình thức của mình. Nhưng dĩ nhiên ở đây, cả Ăngghen và Lênin đều không nói đến những phát minh lớn nói chung được thực hiện mỗi năm, mà là những phát minh làm thay đổi căn bản những quan niệm của chúng ta về thực tại. Chính các phát minh vạch thời đại này làm phong phú thêm chủ nghĩa duy vật. Sẽ là sai lầm nếu không thấy được vai trò to lớn của công cụ lôgic, của các phương tiện toán học, của điều khiển học, của mô hình hóa trong sự phát triển của khoa học hiện đại. Nhà triết học nào không hiểu được điều này hoặc phủ nhận tầm quan trọng của những phương tiện khái quát này sẽ là một con người lạc hậu và ngoài những điều tai hại ra, người ấy sẽ không đem lại được gì cho triết học và KHTN. Triết học tác động vào KHTN là thông qua thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng mới với tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát hóa và giải thích đúng đắn những thành tựu mới của khoa học. Các nhà triết học và KHTN cần bồi bổ cho nhau. Các nhà triết học cần tính toán đến sự phát triển của tri thức hiện đại trong khi nghiên cứu các quy luật, các phạm trù. Còn các nhà KHTN thì không nên đối lập các phạm trù của một khoa học cụ thể nào đó đối với các phạm trù triết học mà phải thấy mối liên hệ lẫn nhau của chúng. Sẽ nguy hiểm nếu như chúng ta cho phép có một sự tách biệt và gián đoạn trong việc ứng dụng các phạm trù của của KHTN và triết học. Làm như vậy thế thì cả triết học và KHTN đều bị thiệt thòi. Thật vậy, làm như thế thì triết học sẽ tách rời khoa học. Triết học sẽ biến thành học thuyết kinh viện và không còn đóng được bất kỳ vai trò tích cực nào nữa trong sự phát triển của tri thức hiện đại. Mặt khác, trong KHTN, các phạm trù của các khoa học chuyên môn sẽ chỉ có ý nghĩa kỹ thuật mà thôi. Ngoài ra, trong trường hợp này, KHTN sẽ mất đi bộ máy phương pháp luận của nhận thức khoa học nói chung. Dĩ nhiên, mỗi khoa học đều có các khái quát lý luận của mình. Có những khoa học là công cụ khái quát cho cả một nhóm các bộ môn khác nhau của KHTN. Nhưng nếu không nhìn thấy mối liên hệ và sự tác động qua lại của chúng với các phạm trù triết học phổ biến thì có nghĩa là sẽ làm mất một ưu thế rất quý giá mà triết học đã trao cho, tức là mất bộ máy phương pháp luận của nó; bộ máy này đã được làm giàu thêm trong quá trình nghiên cứu các vấn đề phương pháp luận của kHTN. Vì rằng lý luận triết học được tóm tắt trong phương pháp. Cho nên tính hiệu quả của phương pháp phụ thuộc một cách căn bản vào bản chất thế giới quan của lý luận được tóm tắt trong phương pháp đó. Sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và lý luận duy vật, đó là cơ sở không gì lay chuyển nổi của tính khoa học của triết học Mác – Lê nin. Chính xuất phát từ luận đề này người ta có thể giải thích một cách hợp lý tại sao trong giai đoạn hiện nay, trong khoa học tự nhiên, những vấn đề phương pháp luận của khoa học lại được đặt nên hàng đầu đối với các nhà triết học. Khuynh hướng này xuất hiện, thực chất không phải là do vai trò của thế giới quan giảm sút mà nó chỉ đánh dấu sự thâm nhập gián tiếp phức tạp hơn nữa của thế giới quan trong bản thân tế bào của KHTN trước tiên thông qua phương pháp luận.
  • 24. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 23 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Vai trò của phương pháp luận – tức là của học thuyết triết học phổ biến về phương pháp của hoạt động thực tiễn và của nhận thức khoa học – ngày càng tăng là do hai điều kiện khách quan sau đây quyết định: Thứ nhất, sự phát triển của tri thức đòi hỏi không những phải nắm đối tượng của nhận thức ngày càng vững về mặt lý luận mà còn phải tích lũy kiến thức thông tin về bản thân quá trình nhận thức. “Khoa học về khoa học” mà trung tâm được người ta chú ý là các vấn đề phương pháp luận gắn liền với cách thức nhận thức thế giới có hiệu quả nhất, đang ngày càng có ý nghĩa to lớn. Trong việc giải quyết các vấn đề này, nếu không sử dụng những kinh nghiệm hết sức phong phú của việc xây dựng các phương pháp, những kinh nghiệm đã có trong triết học của chủ nghĩa duy vật và trong những nhân tố hợp lý của chủ nghĩa duy tâm, thì đó là một sai lầm hiển nhiên. Thứ hai, sự tăng cường vai trò của phương pháp luận trong khoa học hiện đại cũng gắn liền với sự đổ vỡ của quan niệm của suy luận tự biện của triết học tự nhiên cũ, khi mà KHTN còn chưa phát triển, chưa đứng được trên mảnh đất riêng của mình. Chẳng hạn, trong thời thế giới cổ đại, chưa có những tài liệu thực nghiệm để xây dựng lý thuyết nguyên tử, cho nên lý thuyết này được xây dựng bằng phương pháp triết học tự nhiên. Do vậy, triết học bằng cách này hay cách khác đã bổ sung – có khi tốt, có khi xấu – vào các vấn đề đã có trong KHTN. Triết học đã đi trước KHTN trên nhiều lĩnh vực, và bằng những tư tưởng đúng đắn, bằng những dự kiến thiên tài, triết học đã vạch đường cho KHTN tiến lên và giúp cho KHTN phương hướng và những công cụ nhận thức để khắc phục những khó khăn trở ngại vấp phải trên đường đi của mình. Chẳng hạn, tư tưởng về tính quy luật của sự phát triển, của sự biến đổi đã được nêu lên trong triết học sớm hơn nhiều thế kỷ trước khi nó được công nhận trong KHTN. Lý thuyết nguyên tử cũng được nêu lên hàng nghìn năm trước khi nó có dạng của lý thuyết KHTN và được thực nghiệm xác minh. Luận điểm của Lênin về tính vô hạn và vô tận trong cấu trúc của vật chất, về sự đa dạng chất lượng của nó là kim chỉ nam phương pháp luận để đánh giá mức độ phổ biến của bất kỳ bức tranh KHTN nào về thế giới. Như vậy, giữa triết học và các khoa học cụ thể có sự thống nhất chứ không phải sự đồng nhất. Như theo tư tưởng của Lênin, vấn đề cơ bản của triết học không bao quát toàn bộ nội dung của triết học, vì triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của sự phát triển của tự nhiên, của xã hội và của tư duy, nghiên cứu những hình thức đa dạng của hoạt động xã hội, cũng như nghiên cứu ý nghĩa của thực tiễn, xem thực tiễn không chỉ là cơ sở, là mục đích, là tiêu chuẩn của trị thức con người mà còn là hiện thực trực tiếp nữa. Các bộ môn khoa học cụ thể xét các đối tượng của mình trước hết trong phạm vi các cấu trúc và các quy luật đặc thù của đối tượng ấy, cho nên chúng mang ý nghĩa của các khoa học cụ thể (riêng), còn triết học khoa học thì dựa vào các cấu trúc và các quy luật do các khoa học cụ thể xác định mà vạch ra các mối liên hệ và quan hệ chung nhất, vạch ra các quy luật chung nhất của hiện thực khách quan và của nhận thức, nghiên cứu các mối quan hệ giữa các hình thái khác nhau của ý thức với các hình thái khác nhau của tự nhiên và xã hội (vật chất). Như vậy, các KHTN thực tế không thể tồn tại và phát triển tách rời với triết học khoa học, và ngược lại, triết học khoa học đòi hỏi phải có các KHTN, những khoa học này đang vừa tiếp tục phân nghành, lại vừa tiếp tục hợp nghành và đang dẫn đến những luận điểm và những phát minh đòi hỏi phải có những kết luận về mặt nhận thức luận. Triết học không chỉ là sự khái quát các thành tựu của các KHTN và của thực tiễn loài người, nó còn liên kết chúng lại thành một khối thống nhất và là cơ sở phương
  • 25. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 24 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 pháp luận hay tiền đề của sự phát triển hơn nữa của các tri thức khoa học.
  • 26. Phạm Mạnh Trường – MSHV: 09085204024 25 Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 IV. KẾT LUẬN Vì thời gian thực hiện ngắn, nên tiểu luận này chủ yếu mang tính chất thu thập một số nhận định của một số nhà nghiên cứu trước, gom nhặt và có săp xếp lại để chúng ta có thể có một cái nhìn khái quát về mối liên hệ giữa triết học và KHTN. Tuy nhiên ở đây chưa tổng kết lại và rút ra những kết luận, đưa ra những nhận xét hay ý kiến riêng của bản thân. Đề tài này tuy đã được nghiên cứu từ lâu nhưng không được nhiều người quan tâm đúng mức, hy vọng rằng, qua tiểu luận này chúng ta sẽ thấy rõ hơn được tầm quan trọng của vấn đề, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết học đối với KHTN. Với những nghiên cứu tiếp theo, có thể xem xét phân tích đề tài dưới nhiều góc độ, đưa ra được nhiều dẫn chứng của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vấn đề của đề tài. Đặc biệt là cần tổng kết lại các kết quả, đưa ra những kết luận về mối liên hệ của triết học và KHTN. Và thông qua việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa triết học và KHTN, có thể đưa ra mối quan hệ mang tính tổng quát hơn, đó là mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể. Tuy ở các khoa học cụ thể mối quan hệ này có khác nhau nhưng nhìn chung là có những điểm tương đồng nhất định. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ này, có thể đưa ra những giải pháp cho các vấn đề thực tiễn cuộc sống, …. Các vấn đề này có thể được làm rõ hơn ở những nghiên cứu tiếp theo tiểu luận này.