SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
Download to read offline
KHOA HỌC VÀ NIỀM TIN
Mục Lục
Lời mở đầu
Tiến Hóa là gì?
Bằng cớ của Thuyết Tiến Hóa
Nhược điểm của Thuyết Tiến Hóa
Cổ sinh vật học
Cuộc sáng tạo đặc biệt
Nguồn gốc của con người
Nguyên nhân của sự sống
Câu chuyện khởi nguyên trong Sáng Thế Ký
Chọc Lọc Tự Nhiên
Lịch sử Thuyết Tiến Hóa
Chiều đổ vỡ của Thuyết Tiến Hóa
Lý luận theo Tiến Hóa
Chúa Giê-xu, con đường duy nhất
Chúa Giê-xu là Thượng Đế?
Kinh Thánh: Quyển sách đặc biệt?
Phép lạ chữa bệnh
Phép lạ trừ quỷ
Cầu nguyện
Phụ lục.
TIẾN HÓA LÀ GÌ?
Học sinh ngày nay trên khắp thế giới đang học loại khoa học đặt cơ sở trên
Lý Thuyết Tiến Hóa. Ngay từ khi mới ở cấp một, học sinh đã được dạy là
trên mặt đất từng có những loại khủng long xuất hiện hàng triệu năm về
trước, và sau đó là những con người hình thù như khỉ vượn sống trong các
hang động và vô tình tìm ra lúa, cũng như các yếu tố sơ đẳng khác của nền
văn minh lâu đời, trước khi có lịch sử.
Trong môn sử học người ta cũng dạy về tiến hóa xã hội, tiến hóa văn hóa.
Trong khi đó thì môn khoa học tổng quát và môn vật lý thường đặt căn bản
trên những ước tính mới nhất về một cuộc tiến hóa của vũ trụ vật chất.
Sống trong một thế giới mà nền giáo dục thiên về tiến hóa như vậy, niềm tin
đặt nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh
thường xuyên bị người ta bài bác, chê cười, đả kích, và không ai đưa vào hệ
thống giáo dục vì cho rằng phản tiến bộ.
Bài học Khoa Học và Niềm Tin được soạn thảo nhằm mục đích giúp cho
học sinh và sinh viên hiểu rõ niềm tin của mình, mặc dù phải học Lý Thuyết
Tiến Hóa vẫn biết rằng cuộc sáng tạo vũ trụ không thể do ngẫu nhiên và
Đấng Tạo Hóa thiêng liêng thực sự đã là khởi nguyên của tất cả.
Ý Nghĩa Của Tiến Hóa
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao người theo Chúa phải bận tâm với Thuyết Tiến
Hóa? Vì đã hiểu Thượng Đế thực sự là Đấng khởi nguyên tất cả, thì sao còn
thắc mắc là Ngài đã hình thành thế giới ngay tức khắc hay là Ngài làm cho
mọi yếu tố phát triển dần dần qua những thời đại dài? Có người bảo rằng tại
sao ta không chú trọng vào những vấn đề hiện đại và tập trung vào cuộc
sống theo Chúa tốt đẹp, kết quả, mà lại quan tâm và lý luận về những quá
khứ xa vời?
Mới nghe thì nhiều người cũng đồng ý như vậy, ngay cả các học sinh đang
học cấp hai hay cấp ba cũng vậy. Tuy nhiên vấn đề đi tìm nguyên nhân thực
là quan trọng, vì niềm tin trong thời đại này hoàn toàn bị chi phối bởi các lý
thuyết về nguyên nhân. Người ta đang bàn cãi về hai lý thuyết, đó là Sáng
Tạo và Tiến Hóa. Thật ra Tiến Hóa chỉ là lý thuyết, còn Sáng Tạo là sự thực
không chối cãi được.
Năm 1966 nhà di truyền học Muller, người Mỹ đã đưa ra một bản tuyên
ngôn có chữ ký của 177 nhà sinh học, xác nhận rằng: Cuộc tiến hóa của mọi
sinh vật, kể cả con người, từ hình thức đời sống sơ khởi và ngay đến cả
những vật chất vô sinh, là một sự kiện khoa học không khác gì việc trái đất
hình tròn vậy.
Các sách giáo khoa sinh học trong vòng 200 năm qua cũng đã được viết căn
cứ vào những giả định Tiến Hóa cả. Khi thấy đông đảo các nhà sinh học
đồng ý, đóng góp ý kiến, dạy về Lý Thuyết Tiến Hóa, dĩ nhiên là nhiều học
sinh và ngay cả những nhà khoa học, thấy ngần ngại trong việc đứng ra bênh
vực cho công cuộc sáng tạo.
Thực ra không phải chỉ những nhà sinh học mới tin Thuyết Tiến Hóa, đa số
những nhà thiên văn cho rằng vũ trụ đang tiếp tục xoay vần. Nhà địa chất
dùng Thuyết Tiến Hóa như là dụng cụ chính trong việc giải thích lịch sử
hình thái trái đất. Ngày cả các nhà vật lý và hóa học cũng thường đặt căn bản
suy nghĩ trên cuộc Tiến Hóa nguyên thủy của các nguyên tố và các phân tử
do từ những hạt căn bản.
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng quan tâm rất nhiều. Các môn
xã hội, tâm lý, kinh tế, văn chương và cả mỹ thuật nữa đều suy luận trên căn
bản Tiến Hóa cả, và những môn này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng
ngày của mỗi chúng ta.
Các môn khoa học xã hội và nhân chủng học thường bảo rằng những gì ghi
lại trong Thánh Kinh là thuộc về thời kỳ chưa có khoa học, đó là những
chuyện ngụ ngôn chứ không thể nào hiểu đúng nghĩa đen và không mang
tính chất lịch sử nào cả. Những lời dạy trong Thánh Kinh về bổn phận của
con người đối với Đấng Tạo Hóa, vấn đề tội lỗi và cuộc sa ngã của loài
người, việc cứu chuộc và tái tạo con người đã bị gạt sang một bên chỉ vì
quan niệm Tiến Hóa. Cuộc xung đột trong vũ trụ và tuyển chọn tự nhiên,
liên hệ di truyền của loài người với loài vật, và các vấn đề của cuộc sống mà
người ta gọi là chỉ có một lần này mà thôi.
Không những chỉ trong các địa hạt khoa học và khoa học nhân văn, mà ngay
trong tôn giáo người ta cũng đã phỏng theo Thuyết Tiến Hóa mà hướng dẫn
lòng tin. Một lý thuyết có danh hiệu là Thần Học Tiến Hóa, hay là Sáng Tạo
Tiệm Tiến cũng đã được một số người chấp nhận.
Theo Thần Học Tiến Hóa thì tiến hóa là một phương cách sáng tạo của
Thượng Đế. Câu chuyện Sáng Tạo ghi ở Sáng Thế Ký được coi là huyền
thoại về vũ trụ hoặc là chuyện ngụ ngôn hay thi ca sáng tạo mà thôi. Thế rồi
cả cuốn Thánh Kinh bị coi như là bất cứ cuốn kinh nào khác, nghĩa là chỉ ghi
lại cuộc tiến hóa của văn hóa Hê-bơ-rơ và Cơ-đốc giáo nguyên thủy mà thôi.
Họ nói rằng Thánh Kinh chứa đựng nhiều lời dạy có giá trị về đạo đức và
tôn giáo, nhưng không thể nào chấp nhận trong thế giới văn minh của thế kỷ
20 này. Một số Cơ-đốc nhân theo Thần Học Tiến Hóa đã chú trọng nhiều
đến tiến hóa của trật tự xã hội như là: phong trào lao động, nhân quyền vv…
hơn là bảo vệ và phổ biến Phúc Âm trong thế giới ngày nay.
Con virus Tiến Hóa đã lây nhiễm đến tận hàng ngũ Cơ-đốc giáo thuần túy
nữa. Đặc biệt là trong vòng những người tự xưng là Tin Lành Mới. Những
người ấy đã dầy công nghiên cứu trong suốt 25 năm nay để cốt làm sao cho
Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh có được hương vị mới cho người
ta chấp nhận. Thậm chí nhiều nhà thần học đã hoạt động nhiều trong các
phạm vi các trường thần đạo, chủng viện, qua sách báo, và ngay cả trong
ngành truyền giáo nữa, thế mà chỉ trong vòng chừng 10 năm nay đã chấp
nhận Lý Thuyết Tiến Hóa hoặc ít hoặc nhiều, và đã cố làm sao cho dữ kiện
trong Thánh Kinh được thích nghi với giả
thuyết tiến hóa.
Tuy nhiên ảnh hưởng quan trọng và đặc biệt hơn cả của Lý Thuyết Tiến Hóa
đối với nhân loại là nhiều phong trào và triết thuyết trong thời hiện đại mang
hình thức chống đối Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh, đã đặt căn cứ
những chủ trương của họ trên giả thuyết lịch sử về đấu tranh và tiến bộ theo
thuyết tiến hóa. Bằng chứng cụ thể nhất là chủ thuyết vô thần và chủ thuyết
phát-xít, cũng như các phái triết học như Freud và những nhà chủ trương
hiện sinh hoặc chủ trương Thượng Đế đã chết.
Chính vì các lý do nêu trên mà không một Cơ-đốc nhân chân chính nào lại
bỏ qua vấn đề Lý Thuyết Tiến Hóa, vì đây không phải là loại vấn đề dễ dãi,
không thực tế đối với đời sống người theo Chúa, nhưng thật sự có tầm ảnh
hưởng rất sâu xa, mặc dù người ấy có nhận ra hay không. Lý Thuyết Tiến
Hóa khi được chấp nhận và được áp dụng, đã chống đối Cơ-đốc giáo, vì Cơ-
đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh về mọi phương diện. Vì vậy, người
theo Chúa, nhất là các bạn trẻ phải được thông báo đầy đủ về những bằng cớ
cổ vũ hay là chống lại Lý Thuyết Tiến Hóa, cũng như ý nghĩa của nó trong
ánh sáng khải thị của Thánh Kinh.
BẰNG CỚ CỦA THUYẾT TIẾN HÓA
Người ta bảo rằng Lý Thuyết Tiến Hóa được mọi người chấp nhận như vậy,
ảnh hưởng lớn lao như vậy, chắc hẳn nó phải có vô số bằng cớ và những sự
kiện không thể nào chối cãi được. Tuy nhiên đó chỉ là những luận điệu của
những người chủ trương Lý Thuyết Tiến Hóa hay những người chưa hiểu Lý
Thuyết Tiến Hóa là gì mà thôi.
Khi nghiên cứu về các bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa thật kỹ lưỡng,
người ta thấy rằng Lý Thuyết Tiến Hóa không vững chắc gì cả, và vẫn chỉ là
những giả thuyết không chứng minh rõ ràng minh bạch được.
Nhà di truyền học Muller trong bản tuyên ngôn có chữ ký của 177 nhà sinh
học Mỹ, đã viết về các bằng cớ tiến hóa như sau: Không thể nào chỉ trong
vài giờ đồng hồ mà người ta có thể sáng tỏ được ý nghĩa và tầm quan trọng
của những điều người ta tìm tòi được, vì dữ kiện vừa nhiều lại vừa phức tạp,
nhất là đối với những người chưa có một căn bản nào về sinh học nữa. Mà
dù có khả năng đi nữa thì cũng phải nhiều năm trời mới biết nổi.
Nếu đúng như vậy thì dĩ nhiên là những người không chuyên môn, không có
nhiều năm nghiên cứu sâu xa, không hi vọng gì đánh giá nổi ý nghĩa về các
bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa. Cuối cùng rồi cũng phải nhường phần
quyết định lại cho những nhà chuyên môn.
Người tin Chúa nên nhận định rằng, khi nói Lý Thuyết Tiến Hóa đúng, xác
thực, nghĩa là bảo rằng Thánh Kinh là sai, ý niệm về Thượng Đế là mơ hồ,
loài người chỉ là những sinh vật có học, để hiểu và chế ngự được cuộc tiến
hóa trong tương lai của chính mình.
Sau đây là một số bằng chứng về Lý Thuyết Tiến Hóa mà các sách giáo
khoa hiện đại đã kể ra:
Bằng chứng về chủng loại :
Người ta có thể sắp xếp những loại cây và sinh vật khác loại vào chung
những chủng loại,
thế hệ, tộc họ, thứ tự vv… như vậy chứng minh rằng những cây đó, những
con vật đó có quan hệ di truyền với nhau.
Bằng chứng khi so sánh những bộ xương :
Khi đem so sánh những bộ xương sống của loài khỉ, loài người, loài ngựa và
loài voi, người
ta thấy rằng các bộ xương này chứng minh rằng chúng có quan hệ tiến hóa.
Bằng chứng từ khoa bào thai học :
Sự tương tự trong cách cấu tạo trứng của các loài khác nhau và khi các trứng
này tiến hóa
thành con vật, chứng minh rằng các con vật ấy có quan hệ với nhau và
chúng trải qua cùng một giai đoạn tiến hóa cho đến hình dạng hiện nay.
Bằng chứng trong môn sinh hóa học :
Sự kiện tất cả những tế báo sống đều cấu tạo bằng một số những hóa chất
căn bản như :
acid amino, protéin, AND vv… như vậy có thể chứng minh rằng tất cả
những tế bào sống đều
có chung một nguồn gốc.
Bằng chứng trong môn sinh lý học :
Một số những yếu tố sinh lý, nhất là hiện tượng máu lắng đọng, và những
đặc tính hành
động cũng chứng minh rằng có sự quan hệ di truyền.
Bằng chứng về sự phân bố địa dư :
Khuynh hướng của một số loại cây và sinh vật thay đổi đặc tính theo một
vùng địa dư, khi
qua vùng khác lại mang những đặc tính khác, như vậy chứng tỏ có tiến hóa.
Bằng chứng từ những cơ phận mang tính chất dấu vết :
Người ta bảo rằng trong sinh vật có những cơ quan như là dư thừa, không sử
dụng đến, thí
dụ như khúc ruột dư của người chẳng hạn, chính là dấu vết của những cơ
phận mà trong thời
kỳ tiến hóa trước có được sử dụng.
Bằng chứng từ những thí nghiệm phát sinh :
Có nhiều loại cây mới hoặc là sinh vật mới người ta đã phát sinh được nhờ
phương pháp
làm lai giống và các phương pháp phát sinh khác đã được coi là trong chất
sống có sức tiến hóa tiềm tàng. Chứng minh rằng có tuyển chọn tự nhiên
cũng như tuyển chọn giả tạo do người làm ra.
Bằng chứng về những cuộc đột biến :
Người ta quan sát và thấy rằng có những chủng loại mới đột nhiên xuất hiện
trong một cơ
thể, mang những tính chất hoàn toàn mới, chứng tỏ rằng có sự đột biến về
chủng loại, là một trong những giai đoạn tiến hóa.
Bằng chứng từ môn cổ sinh vật học :
Khi tìm thấy vết tích vật sống trong những lớp fossil trong vỏ trái đất, người
ta bảo rằng đó
đó tài liệu lịch sử chứng minh tiến hóa. Với mức độ phức tạp của những lớp
fossil, người ta cho là nó tiến theo với dòng thời gian địa chất, đi dần dần tới
hình thái hiện đại, trải qua khoảng một tỉ năm trước đây.
Với những bằng chứng rút ra từ 10 địa hạt quan trọng nhất của khoa học,
người ta thấy rằng Lý Thuyết Tiến Hóa gần như chính xác lắm. Tuy nhiên
khi nghiên cứu kỹ hơn, người ta thấy rằng các bằng chứng trên mang tính
cách chứng cớ gián tiếp hơn là thực sự chứng minh. Như vậy có nghĩa là
cũng có cách giải thích khác được, có khi còn hơn cả Lý Thuyết Tiến Hóa
nữa.
Phân tích kỹ, người ta thấy rằng năm bằng cớ đầu tiên kể trên đây chỉ là
những bằng cớ về sự giống nhau của giống loại này với giống loại khác.
Những nét tương tự, giống nhau đó chắc chắn có thể hiểu được bởi cùng một
Đấng Sáng Tạo, và như thế nghe dễ hiểu hơn là nói rằng chúng có quan hệ
di truyền tiến hóa.
Bốn bằng chứng sau đó gây cho ta chú ý đến sự kiện là có một số những
biến đổi về sinh học đã xảy ra. Cả bốn bằng chứng này cũng vẫn có thể giải
thích được là do một sự cấu tạo đặc biệt đối với tất cả các loại cơ thể căn
bản. Mỗi cơ thể ấy đã được cung cấp cấu trúc di truyền khác biệt để trong
tương lai nó có thể thích ứng với hoàn cảnh mới.
Chỉ có bằng chứng sau cùng liên quan đến Cổ Sinh Vật Học là làm cho Lý
Thuyết Tiến Hóa dường như có bằng cớ hùng hồn mà thôi. Nhưng ngay cả
bằng chứng này, mặc dù quan trọng hơn tất cả các bằng chứng giả định khác
về tiến hóa, bản chất của nó cũng chỉ là bằng chứng gián tiếp. Nghĩa là hai
loại cơ thể tương tự như nhau, có thể sống trong hai giai đoạn địa chất khác
nhau mà vẫn không có nghĩa là nhóm cơ thể này tiến hóa thành nhóm cơ thể
kia.
Như vậy cả 10 bằng chứng kể trên đây không có bằng cớ nào chứng minh
được Lý Thuyết Tiến Hóa là thật cả. Chúng ta sẽ có dịp nói qua từng điểm
một thật kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng có những khó khăn không thể nào
vượt qua được, nếu giải thích bằng Lý Thuyết Tiến Hóa. Tuy nhiên nhưng
khó khăn đó lại rất dễ hiểu nếu nói rằng đó chỉ là sáng tạo đặc biệt.
Chúng ta nên nhớ rằng khi không thể dùng lý luận tiến hóa mà giải thích một
sự kiện khoa học thì có thể dùng lý luận sáng tạo mà giải thích.
Ta cũng cần nhận định rằng, vấn đề nguyên nhân, hoặc là do tiến hóa hay do
sáng tạo, cũng đều ở ngoài phạm vi khoa học, không thể nào đem ra thí
nghiệm hay phân tích bằng khoa học được.
Tri thức về khởi nguyên phải từ bên ngoài khoa học, vì vậy vấn đề khởi
nguyên của mọi sự vật không phải là vấn đề khoa học. Chúng ta sẽ có dịp
nghiên cứu sâu xa hơn, tuy nhiên có thể nói ngay rằng chỉ có Đấng Sáng
Tạo, Thượng Đế có thể cho chúng ta biết sự thực về khởi nguyên của mọi sự
việc. Ngài đã làm việc ấy rồi, Ngài đã khải thị qua Thánh Kinh. Điều quan
trọng là người đọc Thánh Kinh có lòng tin hay không mà thôi.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT TIẾN HÓA
Khoa học theo nghĩa căn bản là hiểu biết, chính vì vậy mà hễ nói đến khoa
học là phải đề cập đến những cuộc đo lường, phân tích thực nghiệm. Hiểu
khoa học theo nghĩa này chúng ta mới thấy vấn đề khởi nguyên của vạn vật
thực ra không nằm trong phạm vi nghiên cứu khoa học.
Tại sao vậy? Vì khoa học, hay hiểu biết, căn cứ vào những cuộc đo lường và
phân tích thực nghiệm, nhưng khi nghiên cứu về khởi nguyên của vũ trụ hay
của đời sống, hoặc là các loại đời sống, người ta không thể nào thực hiện
được những cuộc đo lường hay phân tích thực nghiệm, vì vậy khoa học
không thể nào cho chúng ta biết gì về nguồn gốc của vũ trụ hay của sự sống.
Tuy nhiên chúng ta có thể quan sát, nhận xét về những sự vật đang hiện hữu
và lập những cuộc thí nghiệm để giúp chúng ta hiểu rõ được tiến trình tự
nhiên của các sự vật ấy ngay bây giờ. Đây mới chính là phạm vi nghiên cứu
của các ngành khoa học miêu tả và khoa học thực nghiệm. Căn cứ vào
những cuộc quan sát và thí nghiệm này, chúng ta mới có thể đi đến những
giả thuyết để giải thích những hiện tượng mà mình quan sát được. Khi
nghiêm cứu về khởi nguyên của vạn vật thì người ta không thể nào theo
đúng phương pháp khoa học mà đưa ra các giả thuyết được.
Lý Thuyết Tiến Hóa hay Thuyết Sáng Tạo không thể nào lấy khoa học mà
chứng minh được. Nhà nghiên cứu có thể làm công việc khảo sát tường tận
các bằng chứng, và đi đến một phán đoán là lý thuyết nào phù hợp với lời
giải đoán do từ các dữ kiện thu nhận được.
Trong phần này chúng ta sẽ xét đến những bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa
khi so với Thuyết Sáng Tạo.
Trong phần thứ nhất chúng ta đã nói đến 10 bằng chứng của Lý Thuyết Tiến
Hóa. Năm bằng chứng đầu tiên đặt cơ sở trên sự tương cận của những loại
thực vật và sinh vật khác nhau. Những đặc điểm tương cận này được người
ta cho là bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa, về tộc họ của cây cũng như của
sinh vật. Trong Thuyết Sáng Tạo, căn cứ vào Thánh Kinh, người ta giải
thích rằng những cây cỏ và sinh vật sở dĩ có những điểm tương cận là vì
chúng đều do một Đấng Sáng Tạo mà ra, và như vậy chúng chứng minh rằng
có cuộc sáng tạo đặc biệt đối với mội giống loại.
Thực ra khi khảo sát những bằng cớ, người ta thấy rõ rằng giải thích theo Lý
Thuyết Tiến Hóa gặp phải nhiều mâu thuẫn. Có những giả thuyết trong
những giả thuyết, và người ta phải áp dụng cái gọi là những bước nhảy vọt
tin tưởng để giải thích những dữ kiện.
Trong khi đó thì Thuyết Sáng Tạo rất giản dị và đi ngay vào vấn đề, người ta
chỉ cần có lòng tin vào một Đấng quyền năng và khải thị của Ngài để giải
thích một cách rất dễ dàng các dữ kiện thu nhặt được.
Thí dụ như xét về bằng cớ xếp loại các hình thức sinh vật thành ra các họ,
các nhóm, các thế hệ, chủng loại và thứ tự. Theo các nhà tiến hóa thì dữ kiện
về chủng loại này chứng minh rằng có sự tiến hóa. Nghĩa là tất cả các sinh
vật đều do một tổ tiên chung mà sinh ra.
Nhưng nếu như vậy tại sao còn có chủng loại khác nhau? Các sinh vật đều
phải có những phần tổng quát giống nhau chứ. Thí dụ như tất cả mọi sinh
vật đều có thể phân cách thành ra những động vật nguyên sinh một tế bào
protozoa, và động vật nguyên sinh đa tế bào mới phải chứ? Tại sao không
thấy có sinh vật nào chỉ cấu tạo bởi hai hoặc ba tế bào mà thôi? Tại sao có
nhiều loại chó và nhiều loại mèo, nhưng không có con vật nào đứng giữa
chó và mèo cả? Cũng không thấy có sinh vật nào giữa loài khỉ và loài
người? Nếu khỉ tiến hóa ra người thì tại sao vẫn còn loài khỉ, và loài người
sẽ tiến hóa ra loài gì? Hiển nhiên là giữa các tộc họ sinh vật có những
khoảng cách khác biệt thật là rõ rệt.
Các bằng cớ do từ sinh lý và giải phẫu học thì sao? Theo Thuyết Sáng Tạo
thì sinh vật có các điểm tương tự là chuyện hợp lý, những điểm tương tự này
gia tăng khi các sinh vật sống trong những hoàn cảnh giống nhau.
Một điều ta cần phải nhận ra ngay là: nếu Lý Thuyết Tiến Hóa đúng, thì tại
sao có nhiều dị biệt giữa sinh vật như vậy? Vì nếu cho rằng tất cả sinh vật
đều do từ một tế bào nguyên thủy mà ra, và nếu tất cả những hình thức sống
đều cùng ở trên trái đất với cùng những điều kiện như nhau, thì làm sao giải
thích được sự khác biệt rõ rệt giữa những loại thực vật và loài vật trong thế
giới ngày nay? Nếu Lý Thuyết Tiến Hóa đúng thì các sinh vật ngày nay phải
có những điểm chung về sinh lý và cấu trúc chứ?
Khi xét các bằng chứng trong khoa Phôi Thai Học, người ta thấy rằng có
nhiều khác biệt giữa các sinh vật, vì mặc dù tế bào sống nào cũng có AND là
yếu tố di truyền căn bản. tín hiệu di truyền của mỗi chủng loại đã được mã
hóa thật là đặc biệt trong cấu trúc của các phân từ AND riêng của nó, đến
nỗi chỉ có loại cấu trúc đã có mặt trong sinh vật cha mẹ, mới có thể truyền
sang con cái. Nói cách khác, cấu trúc di truyền của tế bào mầm của mỗi sinh
vật chỉ có sinh vật đó mới có và không có yếu tố nào có thể truyền qua cho
thế hệ sau, nếu yếu tố đó đã không có trong sinh vật cha mẹ của nó. Trong
mỗi tế bào mầm có rất nhiều gen hay là phân tử AND, các gen này có thể
được sắp xếp theo nhiều cách để có thể phát sinh ra những cá thể khác nhau
thuộc về một loại cây hay loại sinh vật đó mà thôi. Nghĩa là không có một
yếu tố nào mới thêm vào quá trình sinh sản cả. Đúng như Sáng Thế Ký
chương thứ nhất đã ghi nhiều lần: cây cỏ sinh vật sinh sản tùy theo loại của
nó. Nghĩa là nó không thể sinh ra loại khác.
Bốn bằng chứng về Lý Thuyết Tiến Hóa trong các môn phân bố địa dư, bằng
chứng trong các cơ phận mang tính chất dấu vết, bằng chứng về sự đột biến
đều nhằm vào những thay đổi trong các chủng loại đặc biệt. Những thay đổi
này liên quan đến sự biệt lập về địa dư, cơ phận không sử dụng đến, kỹ thuật
sinh sản nhân tạo và sự khác biệt tự nhiên trong cấu trúc di truyền. Dĩ nhiên
là những thay đổi đó có xảy ra trong giới sinh vật, tuy nhiên người ta phải
nhận rằng thay đổi có giới hạn, và đến một mức nào đó thì thay đổi không
phát hiện nữa.
Khi nghiên cứu thật sát về những thay đổi trong cơ phận sinh vật, người ta
thấy có hai loại căn bản: Dị biệt và đột biến.
Thay đổi dị biệt là những thay đổi thông thường xảy ra trong những chủng
loại căn bản. Thí dụ như không có người nào hoàn toàn giống nhau, mặc dù
sinh ra từ cùng một cha, một mẹ. Hệ thống di truyền cho phép những khác
biệt như: màu mắt, chiều cao, hình thái xương sọ vv… Nhưng dù có các
điểm khác như thế, hai người ấy vẫn là người, không thể nào một người là
người, còn người kia là khỉ được. Những đặc tính di truyền này là theo đúng
định luật Mandel về di truyền. Trong đời này có nhiều giống người, có thể là
có những giống người mới phát sinh nữa, nhưng những khác biệt vẫn là
trong căn bản con người chứ không đổi sang một giống vật nào khác.
Cũng có khi những đặc tính hoàn toàn khác đối với một loại sinh vật, nghĩa
là ngoài tầm thay đổi thông thường của loại sinh vật đó. Hiện tượng này gọi
là đột biến.
Đột biến là sự biến đổi đột nhiên xảy ra trong dòng dõi một cá thể và có thể
di truyền được. Người ta cho hiện tượng này rất quan trọng trong sinh học.
Thực ra các nhà theo Lý Thuyết Tiến Hóa tin rằng đột biến đã được bảo vệ
bằng sự tuyển chọn tự nhiên, tranh đấu để sinh tồn, cung cấp cơ cấu căn bản
cho công cuộc tiến hóa. Đây chính là lý thuyết Darwin mới, nhấn mạnh vào
tập thể chất sống chứ không phải lẻ tẻ cá nhân.
Sự đột biến thực sự có xảy ra và cũng di truyền nữa, với các đặc tính khác lạ.
Cũng có thể lắm là một đặc tính đột biến nào đó thích hợp với sinh vật hơn,
vì cũng có thể ứng đối với hoàn cảnh sống trong cuộc tranh đấu để sinh tồn,
và sau nhiều thế hệ các cuộc đột biến này do tuyển chọn tự nhiên phát sinh
ra một cơ phận mới.
Tuy nhiên vẫn có hai điểm khó giải quyết liên quan đến lý thuyết đột biến:
1.Những cuộc đột biến quan sát được tương đối nhỏ và không có ý nghĩa gì
lắm. Khi tập họp hằng triệu đột biến nhỏ lại, thì một cây hay một con vật có
thể biến sang cây hay con vật khác. Điểm không giải quyết được là mặc dù
quá trình đột biến có thời gian không hạn định, mỗi một cơ phận hoạt động
riêng với bao nhiêu yếu tố khác nhau trong cấu trúc của nó, làm sao có thể
có cuộc đột biến chậm chạp và phức tạp trong từng yếu tố nhỏ bé của toàn
thể cấu trúc đó?
Thí dụ như con mắt, trái tim, lá gan chẳng hạn. Trước khi chúng trở thành
con mắt, thành trái tim, thành lá gan, chúng là những cơ phận nào, và có giá
trị sinh tồn nào? Những cơ phận ấy sẽ hoàn toàn vô dụng nếu chúng không
được phát triển ngay và hoạt động đúng phận sự ngay từ khi hình thành.
Không ai có thể nói rằng trước khi đôi mắt nhìn thấy sự vật, nó là một cơ
phận nào đó trong thân thể mà thân thể không cần đến.
2.Điểm khó thứ hai là: Tất cả những cuộc đột biến quan sát được đều rất có
hại cho sinh vật kinh nghiệm chúng. Thật ra những cuộc đột biến có lợi cho
sinh vật khó mà quan sát được.
Một cuộc đột biến là một sự thay đổi ngẫu nhiên trong một hệ thống tổ chức
rất tinh vi. Sự thay đổi ấy do một yếu tố đột nhập vào hệ thống. Yếu tố ấy có
thể là phóng xạ, các hóa chất mạnh, hay là những cuộc xáo trộn về vật chất
nào đó. Khi hệ thống di truyền bị xáo trộn như vậy, nó tự nhiên phát ra ảnh
hưởng đối với sinh vật và ảnh hưởng này gần như lúc nào cũng làm hại.
Cuộc đột biến ngẫu nhiên nào trong một hệ thống cấu trúc tinh vi không hi
vọng gì thay đổi được hoạt động của hệ thống đó.
Nói khác đi, mặc dù có đột biến đi nữa, nghĩa là sinh vật chịu đột biến có thể
thích ứng với hoàn cảnh sống hơn là cha mẹ nó, thì có thể chỉ một trong
hằng triệu sinh vật loại ấy cần thiết phải biến sang một loại khác mà thôi.
Các nhà tiến hóa cũng thấy khó khăn này nên đưa ra lý thuyết là có một loại
đột biến lớn. Nghĩa là con mắt được đột biến có một lần là trở thành con mắt
ngay, chứ không qua nhiều giai đoạn chuyển biến. Tuy nhiên đó chỉ là lý
thuyết, trên thực tế chưa bao giờ người ta quan sát được một cuộc đột biến
nào cả.
SaSt 1:21, 22 ghi rằng: Đức Chúa Trời tạo nên các loại cá lớn, các vật sống
hay động nhờ nước mà sinh ra nhiều tùy theo loại và các loại chim bay tùy
theo loại. Câu 24,25 thêm: Đức Chúa Trời lại phán rằng : Đất phải sinh các
vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng và thú rừng, đều tùy theo loại,
thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc
vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại.
Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy những chữ: TÙY THEO LOẠI được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần trong bốn câu Thánh Kinh kể trên. Những chữ này không thể bỏ
qua được, vì Chúa đã tạo dựng nên vạn vật TÙY THEO LOẠI. Không loại
nào biến sang loại kia, dù là đột biến chăng nữa, nhưng tất cả đều được sáng
tạo ngay từ ban đầu và tùy theo từng loại riêng, loại này hoàn toàn khác và
đặc thù đối với loại khác.
CỔ SINH VẬT HỌC
Trong các bài trước chúng ta có dịp nói đến mười bằng cớ chứng minh Lý
Thuyết Tiến Hóa, trong đó có năm bằng cớ liên quan đến những điểm tương
cận trong sinh lý và cấu trúc của sinh vật. Năm bằng cớ này nếu giải thích
theo Thuyết Sáng Tạo thì rất dễ hiểu, vì vạn vật đều do một Đấng Sáng Tạo
chứ không tự biến hóa. Bốn bằng chứng khác liên quan đến những biến đổi
về sinh học. Bằng chứng cuối cùng rút ra từ môn Cổ Sinh Vật Học.
Cổ Sinh Vật Học là môn nghiên cứu về những hình thức sống đã hóa thành
đá, bị chôn vùi dưới những lớp đất. Bằng chứng từ sinh vật hóa thạch này
khác hẳn các bằng chứng đã kể, vì có mục đích chứng minh lịch sử tiến hóa
hơn là chỉ trình bày về kết quả hay là cơ cấu tiến hóa. Thực ra các nhà chủ
trương tiến hóa vẫn thường tuyên bố rằng mặc dù chúng ta không thể hiểu
chức năng của cuộc tiến hóa, nhưng bằng cớ lịch sử của tiến hóa nằm trong
sinh vật hóa thạch.
Muốn nói đến môn Cổ Sinh Vật Học hay là sinh vật hóa thạch, người ta phải
bàn đến các nguyên đại địa chất.
Khoa địa chất chủ yếu là nghiên cứu cấu trúc về hình thái và hóa chất của vỏ
trái đất, nghiên cứu về những sức mạnh và những quá trình đã tác động trên
vỏ trái đất, cũng như lịch sử phát triển của trái đất từ đầu cho đến hình trạng
hiện tại. Hầu hết các nhà địa chất đều quyết đoán rằng trái đất đã có từ lâu
đời, có thể là lâu đến năm tỉ năm. Khoảng 80% thời gian này được coi là
chưa có đời sống hữu cơ nào cả, bằng chứng là hiện nay còn có những loại
đá kết tinh mà nhà tiến hóa gọi là nền phức hợp.
Chất sống sơ khai được coi là đã tiến hóa từ những chất hóa phức hợp trong
đại dương sơ khai, khoảng một tỉ năm trở lại đây hay lâu hơn. Những lớp đá
trầm tích xếp trên mặt những nền phức hợp có chứa những hình thức cây cỏ
và sinh vật hóa thạch, các sinh vật này đã tiến hóa từ những chất sống sơ
khai. Người ta đặt tên cột địa chất là tích lũy của những đá trầm tích trong
đó chứa đựng những sinh vật hóa thạch.
Cột địa chất được chia ra thành nhiều phần tùy theo nguyên đại địa chất. Các
phần chính là: Đại Cổ Sinh, Đại Trung Sinh và Cận Đại Sinh.
Mỗi nguyên đại này còn được chia ra nhiều thời kỳ nhỏ khác. Nhưng tổng
quát gồm:
Đại Cổ Sinh là nguyên đại của sinh vật ở biển, và động vật lưỡng cư.
Đại Trung Sinh là nguyên đại của loài bò sát.
Còn Cận Đại Sinh là nguyên đại của loài chim và loài có vú.
Khi chia ra như vậy, người ta cho rằng nguyên đại xa xưa xuất hiện những
sinh vật tương đối đơn giản, rồi dần dần đến những sinh vật tiến bộ hơn và
cuối cùng là các hình thức phát triển cao nhất. Các diễn tiến này chứng tỏ
rằng cuộc tiến hóa thực sự có xảy ra, mặc dù con người không hiểu nó xảy
ra như thế nào.
Đó là nói theo Lý Thuyết Tiến Hóa, bây giờ chúng ta xét xem lập luận như
vậy đúng hay sai. Phải nói ngay rằng bằng chứng tiến hóa dựa vào khoa Cổ
Sinh Vật Học có hai điều mâu thuẫn chính:
1.Mặc dù cho rằng các nguyên đại địa chất thực sự xảy ra như người ta trình
bày, chúng ta vẫn thấy có những khoảng cách căn bản giữa các loại sinh vật.
Nghĩa là người ta vẫn không thấy một loại sinh vật trung gian nào giữa
những sinh vật thuộc Đại Cổ Sinh và Đại Trung Sinh, hay nói rõ hơn là giữa
những con chó và con mèo không thấy có con vật nào trung gian cả. Giữa
con ngựa và con voi cũng không thấy con vật nào trung gian chuyển tiếp tiến
hóa. Dĩ nhiên là người ta có tìm được những con vật đã tuyệt chủng như loài
khủng long chẳng hạn.
Tất cả những trật tự, những lớp, những loại sinh vật thấy xuất hiện đột ngột
trong các lớp hóa thạch, không có gì chứng tỏ rằng chúng tiến hóa từ hình
thức nào cả. Có vô số những mắt xích gọi là của cuộc tiến hóa sinh vật đã
không tìm thấy trong lớp hóa thạch. Như vậy, tóm lại, các lớp hóa thạch
chứng minh rằng có nhiều loại sinh vật thấy xuất hiện trong những thời đại
khác nhau của trái đất, nhưng các loại ấy không tiến hóa từ loại này sang
loại khác. Nếu thật sự có cuộc tiến hóa thì sẽ phải có vô số các bằng chứng
sinh vật được tiến hóa trong các quá trình ngay cả trên mặt đất ngày nay lẫn
trong những lớp sinh vật hóa thạch cũng như trong sinh vật hiện còn đang
sống.
2.Điều mâu thuẫn thứ hai liên quan đến bằng cớ tiến hóa căn cứ vào sinh vật
hóa thạch là ngay cơ cấu của các nguyên đại địa chất cũng đặt căn bản trên
giả thuyết là có cuộc tiến hóa. Các lớp đá trên mặt đất không có gì để định
niên đại địa chất của nó. Các nhà địa chất làm sao có thể nói rằng tảng đá
này lâu đời hơn tảng đá kia?
Các nhà địa chất định tuổi của đá bằng cách so với sinh vật hóa thạch trong
tảng đá đó. Nếu sinh vật hóa thạch là loại biển đơn giản, thì tảng đá đó thuộc
về nguyên Đại Cổ Sinh; nếu trong tảng đá có vết tích loại có vú thì tảng đá
ấy thuộc về Cận Đại Sinh. Tất nhiên, cũng có những yếu tố khác để định
tuổi đá như là đặc tính của đá, các lớp đá vv… nhưng người ta vẫn cho rằng
sinh vật hóa thạch định tuổi đá xác đáng hơn.
Nếu chứng minh tiến hóa bằng sinh vật hóa thạch rồi định tuổi đá bằng sinh
vật hóa thạch thì đúng là một cuộc lý luận vòng quanh. Vì cuộc tiến hóa
được coi như là đặt căn bản trên cột địa chất, nghĩa là hệ thống các lớp đá
chồng chất lên nhau trên mỗi miền địa cầu. Khi đã thiết lập được cột địa chất
xong, với những nguyên đại địa chất rõ rệt, người ta cho rằng đã hoàn thành
một bằng chứng cụ thể với những sự kiện lịch sử của một cuộc tiến hóa.
Thực ra, nếu được như vậy thì tốt, nghĩa là nếu một phần nhỏ của cột địa
chất tìm thấy ở mỗi địa điểm luôn luôn phù hợp với cột địa chất tổng quát.
Chúng ta phải nói ngay rằng toàn thể cột địa chất dày vào khoảng vài trăm
cây số, trong khi đó lớp vỏ trầm tích ở bất cứ địa điểm nào trên mặt đất chỉ
là một phần thật mỏng so với cột địa chất này. Hằng trăm địa điểm được gọi
là đại cổ sinh, nghĩa là lâu đời nhất vì có chứa các sinh vật hóa thạch sơ
đẳng, được tìm thấy nằm bên cạnh những thành phần đá gọi là trẻ hơn, nghĩa
là chứa các sinh vật hóa thạch gần với hiện đại hơn.
Hơn thế nữa. các thành phần đá bất thường như vậy được xếp với nhau theo
chiều ngang và không thấy dấu vết bị xáo trộn. Quan sát khắp nơi, thấy
dường như các lớp đá này đã được thành lập như vậy. Nếu phải giải thích tại
sao các lớp đá thuộc nguyên đại cổ xưa lại nằm trên lớp đá mới thì người ta
nói rằng đất đã có một cuộc xáo trộn làm cho lật ngược những tầng đá ở
dưới lên trên. Nhưng không ai có thể đặt giả thuyết kiểu đó vì không thể
chứng minh được.
Chúng ta vừa vạch rõ rằng bằng chứng tiến hóa căn cứ vào Cổ Sinh Vật Học
đáng nghi ngờ. Không những sự tương hợp của các sinh vật hóa thạch được
trình bày theo tiêu chuẩn các nguyên đại địa chất đã không chứng minh được
cuộc tiến hóa vì còn vô số những khoảng cách giữa các sinh vật hóa thạch
này, ngoài ra ngay chính sự hiện hữu của các nguyên đại địa chất cũng khiến
người ta nghi ngờ, vì chính giả thuyết rằng có cuộc tiến hóa đã tạo ra chúng.
Câu hỏi ta có thể đặt ra là: Nếu sinh vật hóa thạch không nói lên lịch sử tiến
hóa trên mặt đất thì nó chứng minh cái gì?
Nếu trái đất quả thực đã có từ năm tỉ năm trước đây và những tảng đá có
chứa sinh vật hóa thạch có lẽ đã có từ một tỉ năm thì chắc chắn cũng có thời
gian cho cuộc tiến hóa. Nhưng nếu mỗi sinh vật đã được tạo nên riêng biệt,
thì tại sao Đấng Sáng Tạo để cho quá trình sáng tạo kéo dài như vậy, trong
khi loài người dường như chỉ là được sáng tạo thêm vào cái khung cảnh vũ
trụ mà thôi?
Chúng ta được nhà khoa học xác định rằng tuổi của đá mà họ ấn định chỉ là
tuổi tương đối, và định bằng những lớp sinh vật hóa thạch chứa trong các
tảng đá đó, và lớp sinh vật hóa thạch cũng không có gì xác đáng để định tuổi
cả mà chỉ theo giả thuyết là có tiến hóa mà ước tính như thế. Nếu vậy thì
tuổi tuyệt đối của trái đất cũng chỉ được người ta ước đoán và rất mơ hồ.
Trái đất thật sự đã có lâu đời, nghĩa là mấy tỉ năm với điều kiện là vỏ trái đất
phải đồng nhất. Nói rõ hơn là chiều dày của vỏ trái đất phải đồng nhất.
Chiều dày của các lớp đá trầm tích trên vỏ trái đất phải được hình thành dưới
những quá trình địa chất như nhau (nghĩa là thời tiết, sự xâm thực, dòng
nước chảy mòn, độ nghiêng lệch vv…). Tuy nhiên, Lý Thuyết Đồng Nhất
này không thể chứng minh, cũng không có cách nào biết được những quá
trình đã trải qua, và không biết đã có những biến thay nào. Lý thuyết này
cũng hoàn toàn là giả thuyết.
Chính những tảng đá lại có thể giải thích dễ dàng hơn bằng Thuyết Tai Biến,
nghĩa là những trận lụt, những núi lửa, những vụ sụt đất và các thiên tai khác
đã thực hiện những công việc địa chất nhanh chóng. Không cần phải bao
nhiêu nguyên đại lâu dài mới có những lớp đá đó. Hơn nữa, cũng có thể lắm
là các tai biến địa chất xảy ra thường hơn và rộng lớn hơn trong quá khứ,
nghĩa là khi trái đất còn trẻ.
Một phương diện khác thì chính những tảng đá chứng minh rằng Thuyết
Đồng Nhất không đúng. Ngay cả những vết tích sinh vật hóa đá trong đá
cũng chứng tỏ rằng chúng đã do các tai biến mà nằm trong đá. Những tai
biến đã chôn vùi chúng nhanh chóng đến nỗi không kịp chạy trốn. Vì nếu
không thì chúng cũng bị thối nát hay là bị các sinh vật khác ăn mất đi. Hằng
triệu sinh vật hóa thạch nằm trong đá đã chứng minh hùng hồn rằng đó là do
tai biến gây ra chứ không thể giải thích bằng Thuyết Đồng Nhất được.
Một vấn đề nữa cần đặt ra là bản chất và con số của những tai biến địa chất.
Gần như hầu hết các nước cổ xưa và các dân tộc đều có những truyền thuyết
về một tai biến quan trọng đã hủy phá toàn thế giới cổ xưa, và chỉ còn sót lại
một số người ít oi và sinh vật để tiếp tục sinh sôi nẩy nở ra trên mặt đất. Các
truyền thuyết này ở khắp các miền đất và có những chi tiết tương tự, như thế
không thể ngẫu nhiên mà trùng hợp được. Các câu chuyện đó chắc chắn
phản ảnh một tai biến quan trọng đã làm biến đổi trái đất cho đến tận nền
móng.
Điều ta đáng chú ý là các câu chuyện truyền thuyết đều có một điểm chung
là nói rằng tai biến tác hại trái đất chính là nước lụt. Một cơn đại hồng thủy
đã tàn phá toàn thế giới và đã tạo nên những lớp trầm tích, những cột địa
chất, trong đó chứa đựng những sinh vật hóa thạch. Nếu không có trận lụt
đó, không thể nào các lớp đá xếp thành từng lớp như ngày nay được.
Trận lụt này Thánh Kinh đã ghi lại đầy đủ chi tiết.
Các lớp đá có chứa những sinh vật hóa thạch đơn giản được nằm bên trên,
và các lớp đá có chứa những sinh vật hóa thạch phức tạp lại nằm ở dưới,
chính là do tai biến đại hồng thủy này. Trong trận đại hồng thủy này núi lửa
đã nổ tung và mặt đất đã đổi thay. Tuy nhiên đa số loài chim và loài có vú
cũng như loài người không bị chôn vùi nhưng có lẽ đã nổi trên mặt nước rồi
thân xác rữa nát đi.
Sinh vật hóa thạch thực ra không minh chứng lịch sử cuộc tiến hóa qua hằng
tỉ năm như các nhà tiến hóa chủ trương, nhưng sinh vật hóa thạch là bằng
chứng về một cuộc phán xét tội ác của Đấng Tạo Hóa quyền năng, đã từng
trừng phạt cả nhân loại bằng đại hồng thủy. Hơn thế nữa, sinh vật hóa thạch
cũng âm thầm gọi mời mọi người đang nghiên cứu hãy nhìn vào những tảng
đá có chứa sinh vật hóa thạch để nhớ rằng tội ác rồi sẽ bị trừng phạt.
Mọi người nên tin nhận Chúa là Đấng Tạo Hóa, và mời Ngài vào làm chủ
cuộc đời mình để được lánh xa tội ác và nhất là tránh khỏi cuộc diệt vong vô
cùng kinh khiếp sắp xảy ra. Lần này không phải là nước lụt nữa, nhưng là
lửa thiêu cháy.
Trên đời này có nhiều lý thuyết chống lại Tạo Hóa, phủ nhận Tạo Hóa,
nhung bạn chỉ cần nhìn vào chính bàn tay, thân xác, tim óc của mình, bạn
phải công nhận rằng nếu không có Đấng Tạo Hóa thì không thể nào giải
thích được sự hiện hữu của bạn. Chính vì vậy mà ta phải tin nhận Chúa!
CUỘC SÁNG TẠO ĐẶC BIỆT
Trong các phần trước chúng ta đã nói đến những nhược điểm cũng như
những điều sai lầm khi người ta đưa ra các bằng cớ chứng minh Lý Thuyết
Tiến Hóa. Trong phần này chúng ta sẽ nói đến những điều mà khoa học chân
chính chứng minh rành rẽ và quả quyết về sự sáng tạo đặc biệt, trái hẳn với
Lý Thuyết Tiến Hóa.
Chúng ta phải nhận ngay rằng, nhiều nhà khoa học tin Lý Thuyết Tiến Hóa,
nhưng như thế không có nghĩa là khoa học dạy Lý Thuyết Tiến Hóa. Khoa
học gia cũng chỉ là người, nghĩa là họ cũng sai lầm, mang nhiều tội lỗi,
nhiều thành kiến, ích kỷ và kiêu hãnh. Nghĩa là cũng như bất cứ người nào
khác trên cõi đời này. Trong khi ấy, khoa học là hiểu biết, là tri thức. Hiểu
biết đây không phải là những lý thuyết, những quan niệm, niềm tin hay triết
thuyết, nhưng là cái hiểu biết thực tiễn, có thể minh chứng chắc chắn.
Đường lối của khoa học là quan sát các dữ kiện, thí nghiệm, kiểm chứng các
quá trình và chứng minh các quan hệ của những dữ kiện.
Một số các nhà khoa học không nhận niềm tin đặt trên Thánh Kinh, điều đó
cũng không lạ gì, vì đa số nhân loại gồm đủ thành phần, từ nông dân đến học
giả vv… đều có những người không tin nhận Thánh Kinh. Các nhà khoa học
không tin, không phải vì họ là khoa học gia, nhưng vì bản tính tội lỗi của
loài người nói chung, chống lại quyền năng của Chúa mà thôi.
Tuy nhiên, trên thế giới này vẫn có những khoa học gia hết lòng tin kính
Chúa, đặt niềm tin nơi Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời. Điều này chứng
tỏ rằng không có điều gì trong khoa học bắt buộc người ta phải tin vào Lý
Thuyết Tiến Hóa. Trên thế giới có một tổ chức gọi là Hội Nghiên Cứu Công
Cuộc Sáng Tạo, thành lập vào năm 1963 và hiện nay có hằng nghìn khoa
học gia lỗi lạc tham dự. Gần đây một số đông các khoa học gia Liên Xô
cũng tham gia vào tổ chức này. Những người trong tổ chức này tin Chúa là
Đấng Sáng Tạo và tin nhận Chúa Giê-xu là Chúa và là Đấng giải cứu họ
khỏi tội lỗi. Các nhà khoa học này thuộc về đủ các ngành học khác nhau, và
qua cuộc nghiên cứu của họ, họ quả quyết rằng cuộc sáng tạo theo Thánh
Kinh chép là hoàn toàn chân xác.
Khoa học theo đúng nghĩa là môn học giải thích rõ những quá trình thiên
nhiên hiện đang có mặt. Hóa học nghiên cứu về các quá trình của hóa chất.
Sinh học nghiên cứu về các quá trình sinh. Địa chất học nghiên cứu các quá
trình địa. Trong khi nghiên cứu như vậy, người ta phải theo một kỷ luật,
trong lúc quan sát và đo lường các dữ kiện, nhất là việc các dữ kiện ảnh
hưởng đến nhau.
Đặc điểm của phương pháp khoa học là sao chép thực nghiệm, nghĩa là một
cuộc thí nghiệm hay đo lường về một quá trình đặc biệt nào đó nếu được
nhắc lại trong cùng một điều kiện, thì sẽ đưa đến cùng một kết quả. Như vậy
thiên nhiên trên căn bản có thể tiên đoán được, có thể mô tả được trong điều
kiện là người ta biết và có thể kiểm soát được các yếu tố khác nhau liên quan
đến cuộc thí nghiệm.
Có thể nói rằng những quá trình như vậy đã có trong quá khứ và sẽ tiếp tục
xảy ra như vậy trong tương lai theo đúng các diễn tiến. Tuy nhiên chúng ta
không biết chắc như vậy. Giả thiết về sự đồng nhất nếu thật sự là một
nguyên tắc chắc chắn và phổ quát, thì nó sẽ loại bỏ lý thuyết về khởi đầu hay
cuối cùng, cũng như các quá trình của trái đất. Nói cách khác là vũ trụ phải ở
trong tình trạng gọi là không biến chuyển. Người ta có thể tin vào các giả
thuyết này, tuy nhiên các giả thuyết đó ở ngoài phạm vi của khoa học chân
chính. Vì khoa học chân chính chỉ có thể nghiên cứu các quá trình hiện hữu
chứ không thể nghiên cứu những quá trình thuộc về quá khứ tiền sử hay là
một tương lai chưa biết. Sự loại suy vô giới hạn của những quá trình này
trong hiện tại, dựa trên căn bản thuyết đồng nhất không có gì hơn giả thuyết
về sự sáng tạo đặc biệt trong quá khứ và sự tận chung trong tương lai. Cả hai
vấn đề này đều không thuộc phạm vi khoa học, nhưng lại nằm trong phạm
trù đức tin.
Tất cả những quá trình thực tiễn trên trái đất, mặc dù các quá trình ấy là
thuộc về vật lý, sinh lý, địa lý hay gì gì đi nữa, cũng vẫn có những đặc điểm
chung. Tất cả những quá trình đó đều liên quan đến những hiện tượng xảy ra
trong không gian và thời gian, và những hiện tượng này lại liên quan đến hai
thực thể rất quan trọng, đó là năng lượng và nội chuyển lực hay entropy.
Có nhiều loại năng lượng khác nhau, như điện năng, quang năng, âm năng,
nhiệt năng vv… Ngay cả vật chất, căn bản cũng là một hình thức năng
lượng. Như vậy tất cả mọi vật trong thế giới hữu hình đều thuộc về một hình
thức năng lượng này hay hình thức năng lượng khác, và tất cả đều diễn tiến
trên mặt đất trên căn bản chỉ là những cuộc biến đổi năng lượng từ hình thức
này sang hình thức khác mà thôi.
Ý niệm nội chuyển lực hay entropy được dùng để ước lượng sự thiếu hiệu
lực của năng lượng trong một hệ thống. Nếu một hệ thống năng lượng có
hiệu lực và có thể đổi ra công hữu ích thì nội chuyển lực thấp. Nếu năng
lượng không có hiệu lực thì nội chuyển lực cao. Nói cách khác, entropy là sự
đo lường một tình trạng rối loạn của một hệ thống. Một hệ thống tổ chức
cao, phức tạp, thì nội chuyển lực kém. Hệ thống nào mà thành phần không tổ
chức, vung vãi không theo thể thức nào cả là hệ thống có nội chuyển lực
cao. Một viên gạch trong một tòa nhà có nội chuyển lực thấp, nhưng khi
những viên gạch vãi tung ra khắp nơi trên đắt sau khi ngôi nhà đổ thì viên
gạch có nội chuyển lực cao.
Như vậy năng lượng bao gồm tất cả các hiện tượng kể cả vật chất; trong khi
đó thì entropy hay nội chuyển lực mô tả tình trạng của tất cả mọi sự vật.
Có hai định luật quan trọng trong nhiệt động học gọi là:
Định luật thứ nhất còn gọi là định luật bảo tồn năng lượng, phát biểu như
sau: Trong bất cứ hệ thống đóng kín nào, năng lượng không hề được phát
sinh hay phá hủy, mặc dù nó có thể trải qua nhiều loại biến đổi.
Định luật thứ hai phát biểu rằng: Trong bất cứ quá trình nào của một hệ
thống đóng kín, nội chuyển lực phải gia tăng, và vì thế vật chất có khuynh
hướng tiến về hư hỏng và suy thoái.
Định luật thứ nhất xác định rằng không có sự cấu tạo năng lượng đang thực
hiện trên thế giới, và cũng không có một năng lượng nào đang bị hủy diệt.
Định luật thứ hai nói rằng, mọi sự vật trở thành càng ngày càng vô tổ chức,
và năng lượng sẵn có để duy trì các quá trình vật lý của vũ trụ đang suy giảm
đi. Mọi sự việc có khuynh hướng trở thành đơn giản hơn, ngẫu nhiên hơn,
rối loạn hơn. Mọi sự vật cũ mòn đi và vũ trụ đang suy tàn.
Lý Thuyết Tiến Hóa rõ ràng là bị hai định luật kể trên đánh đổ. Vì Tiến Hóa
dạy rằng tất cả mọi vật đều phát nguyên từ những khởi đầu sơ khai, nhờ
những quá trình hiện tại, và như thế cuộc sáng tạo đang tiếp nối và vẫn còn
tiếp nối. Trong khi đó thì Định luật thứ nhất về Nhiệt Động Học nói rằng,
không có gì đang được sáng tạo, và không có gì đã được sáng tạo trong quá
khứ.
Lý Thuyết Tiến Hóa còn dạy rằng vũ trụ có khuynh hướng cho sự vật càng
ngày càng trở thành có tổ chức hơn, phức tạp hơn, đặc biệt hơn. Định luật
thứ hai của Nhiệt Động Học ngược lại nói rằng: vũ trụ đang có khuynh
hướng hư hỏng, vô dụng, đổ nát và chết.
Xem như thế, Lý Thuyết Tiến Hóa và hai định luật Nhiệt Động Học đã mâu
thuẫn nhau, vì Tiến Hóa cho rằng những quá trình hiện tại mà khoa học
nghiên cứu là những quá trình đổi mới và hợp nhất. Trong khi đó thì hai
định luật Nhiệt Động Học nói rằng những quá trình đó dựa trên căn bản là
bảo tồn và tan rã.
Nói tóm lại, khoa học trên ý nghĩa chân xác nhất, chỉ có thể nghiên cứu
những quá trình hiện tại. Tất cả những quá trình này đều xảy ra trong khuôn
khổ hai định luật căn bản về bảo tồn và hư hỏng. Vì những quá trình này
không sáng tạo và hợp nhất, nên không sao cho chúng ta biết được thế giới
này đã hình thành như thế nào cả.
Qua các định luật khoa học này chúng ta biết được rằng thế giới này với tất
cả những quá trình và những thành phần, đã được hình thành ở một thời
điểm trong quá khứ bằng phép lạ Sáng Tạo, qua những quá trình mà ngày
nay không tái diễn được, vì thế nên khoa học không thể nào nghiên cứu
được.
Định luật thứ nhất bảo chúng ta rằng thế giới này luôn luôn hiện diện trong
tình trạng hiện tại, nếu không thì thế giới này đã được hình thành ở một thời
điểm nào đó trong quá khứ.
Định luật thứ hai bảo chúng ta rằng trái đất không thể nào tồn tại trong hiện
trạng, nếu không thì nó đã phải hoàn toàn bị hủy phá và chết từ lâu rồi. Vũ
trụ này phải có một khởi đầu, và khởi đầu ấy phải do một cuộc sáng tạo đặc
biệt.
Thời Gian Sáng Tạo
Vì tất cả các quá trình trên căn bản là đi đến chỗ hư hỏng, tất cả đều liên
quan đến một số những biến đổi từ hình thức này sang hình thức khác. Khi
người ta biết được mức độ hư hỏng của quá trình, và những hậu quả của nó
đo lường được, thì trên nguyên tắc có thể tính ra quá trình ấy đã diễn tiến
trong bao lâu. Đây là phương thức người ta đã dùng để tính ngày tháng của
một số sự kiện gọi là lịch sử địa chất của trái đất, và ngay cả tuổi của trái
đất.
Tuy nhiên cách định tuổi này có chính xác hay không là còn tùy thuộc vào
Giả Thuyết về Tính Cách Đồng Nhất, nghĩa là không có một biến đổi nào đã
xảy ra trong mức độ hư hỏng, và không có một sản phẩm hư hỏng nào thực
sự được đem vào hệ thống bằng một cuộc sáng tạo đặc biệt, hay do sự tràn
ngập của bên ngoài.
Trong khi đó thì giả thuyết về sự Đồng Nhất không hợp lý vì mỗi quá trình
thiên nhiên đều trải qua không biết bao nhiêu là biến đổi về thể cách, và ảnh
hưởng đến mức độ hư hỏng rất nhiều. Định luật thứ hai nói rằng, mỗi quá
trình trên căn bản, là quá trình hư hỏng, nhưng không nói gì đến mức độ hư
hỏng. Tuy vậy người ta chắc chắn rằng những mức độ hư hỏng biến đổi rất
thường theo hoàn cảnh chung quanh.
Tuy vậy giả thuyết về Sự Đồng Nhất vẫn được người ta sử dụng, đưa đến
phương pháp đo gọi là carbon phóng xạ. Carbon phóng xạ được thành lập
trên thượng từng khí quyển do sự gặp gỡ các tia vũ trụ với các nguyên tử
nitrogen. Chất đồng vị phóng xạ carbon này gọi là carbon 14, cùng dạng với
carbon 12 là carbon thường, vì vậy mới vào trong mọi phản ứng hóa liên
quan đến carbon dioxide trong đời sống sinh thực vật.
Người ta cho rằng trái đất nói chung có một tỉ số quân bình giữa các nguyên
tử carbon phóng xạ và carbon thường. Trong chu kỳ của đời sống thông
thường của một tế bào sống, carbon được nhận vào và thải ra liên tục. Khi tế
bào ấy chết đi thì không tiếp nhận phóng xạ carbon nữa. Carbon phóng xạ
hiện có cũng dần dần bị hư hỏng đi theo một mức độ và trở thành carbon
thường. Như vậy nếu tỉ số carbon phóng xạ và carbon thường được đo lường
vào một thời điểm nào đó sau khi chết, sẽ ít hơn số lượng quân bình trong tế
bào sống, và căn cứ vào mức độ hư hỏng mà người ta tính ra được tế bào
sống ấy đã chết từ lúc nào. (Xin đọc thêm phần phụ lục: Phương pháp
carbon 14 của Tiến sĩ Phan Như Ngọc).
Kỹ thuật tính tuổi này được dùng trong mấy chục năm nay để ước tính
những sự kiện xảy ra trong khoảng 50 nghìn năm trở lại.
Ta để ý đến một số quá trình liên quan đến phương pháp tính tuổi bằng
carbon 14. Nguồn gốc của carbon phóng xạ phụ thuộc vào làn sóng phóng
xạ vũ trụ trên thượng từng khí quyển và các nguyên tử nitrogen mà làn
phóng xạ ấy tác động. Nói như vậy nghĩa là cho rằng điều kiện khí quyển
trái đất lúc nào cũng như hiện nay. Tuy nhiên trong những năm gần đây
người ta thu thập được nhiều bằng cớ chứng minh rằng từ trường của trái đất
trong quá khứ có thể là khác, và đã xô đẩy hay làm lệch những tia phóng xạ
vũ trụ.
Quan trọng hơn cả là bầu khí quyển quá khứ có lẽ chứa nhiều hơi nước cũng
như khí carbonic hơn hiện tại. Những thứ này đã lọc các tia vũ trụ trước khi
chúng hình thành các nguyên tử carbon 14. Nói như vậy nghĩa là, có thể lắm
tỉ số phóng xạ đối với carbon thường trong quá khứ ít hơn trong hiện tại. Vì
vậy hoạt động phóng xạ của một tế bào sống có thể chấm dứt sau khi chết
nhanh hơn hiện tại. Như vậy tuổi thật và tuổi carbon phóng xạ khác nhau rất
nhiều, và có thể không bao giờ biết đích xác được.
Người ta còn nhiều phương pháp định tuổi khác, như phương pháp chì
Uranium chẳng hạn. Nhưng có thể nói rằng phương pháp định tuổi địa chất
nào cũng không vững chắc và có nhiều sai lạc. Vì tất cả các phương pháp
đều cố tình quên rằng có thể có những biến đổi trong các yếu tố ảnh hưởng
đến mức độ hư hỏng của quá trình.
Nói cho cùng, những cái gọi là niên đại địa chất mà thỉnh thoảng người ta
vẫn tuyên bố hay đăng tải trên báo chí là hoàn toàn không tin tưởng được. Vì
niên đại địa chất hoàn toàn phụ thuộc vào tính đồng nhất và cuộc tiến hóa,
trong khi đó thì các giả thuyết này không đứng vững, vì vậy niên đại địa chất
không có giá trị.
Người tin yêu Chúa nên nhận định rằng nếu thật sự Chúa muốn cho chúng ta
biết điều gì về cuộc sáng tạo, thí dụ như ngày tháng, quá trình, trật tự, thời
gian vv… thì chính Ngài là Đấng Sáng Tạo đã cho chúng ta biết rồi.
Khoa học không thể cho chúng ta biết những điều này, vì khoa học chỉ có
thể nghiên cứu những gì hiện hữu, các quá trình các diễn biến hiện hữu, và
những gì hiện hữu không phải là quá trình sáng tạo. Con người chúng ta có
lẽ không đủ khả năng để hiểu nguồn gốc vũ trụ, vì vậy Chúa không khải thị
điều gì mà con người không hiểu được. Huyền nhiệm về nguồn gốc của vũ
trụ chỉ một mình Chúa biết, và những người tin nhận Chúa một ngày kia sẽ
tường tận tất cả, đó là khi vượt khỏi cuộc đời giới hạn này mà bước vào cõi
vĩnh hằng với Chúa.
NGUỒN GỐC CỦA CON NGƯỜI
Con người tiến hóa hay được sáng tạo?
Con người có phải do tiến hóa mà hình thành hay không?
Con người có phải do từ những con vật khác sinh ra hay không?
Đây là những câu hỏi khó trả lời vì chúng ta không thể nào đi ngược dòng
thời gian để mà quan sát cuộc tiến hóa hay cuộc sáng tạo con người. Khoa
học chỉ cho chúng ta câu trả lời rất sơ sài. Tuy nhiên chúng ta có thể xét
những bằng cớ mà khoa học tìm được để rút ra câu trả lời thích hợp. Trước
tiên hãy xét đến hình thể của xương người hóa thạch.
Khi nhìn vào những hình thể xương người hóa thạch, người ta không thể nào
xây dựng được một lý thuyết nói rằng con người hiện đại có liên quan với
con người sơ khai hay không?
Điều này rất khó vì hình thể không nói lên hết câu chuyện tương quan. Hơn
nữa những người xương sọ méo mó bất bình thường, lại là những người rất
thông minh. Y khoa cho biết rằng có một chứng bệnh trong tuyến yên gọi là
bệnh cực đại, khiến cho người cứ lớn lên mãi. Tay cứ to ra xương đầu cứ lớn
lên, tuy nhiên tính thông minh không bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh đó vẫn
chỉ là người thường. Nếu nhìn vào xương một người như vậy, người ta dám
nghĩ rằng đó là người sơ khai, nhưng không phải như vậy. Vì thế chúng ta
không thể nào căn cứ vào hình thể của xương sọ mà đoán ra các mối tương
quan được.
Trong các sách báo khoa học và ngay cả các sách giáo khoa nữa, người ta in
những hình ảnh minh chứng rằng con người phát xuất từ loài vật, như vậy có
đúng không? Thật ra ta không thể nào tin vào các hình vẽ trong những cuốn
sách như vậy, vì cho đến nay chỉ có bộ xương là tài liệu duy nhất mà khoa
học tìm được, rồi người ta cố tượng tượng ra một cuộc tiến hóa và vẽ nên
hình ảnh đó.
Tuy nhiên cứ lấy một cái xương sọ, gọi là của người xưa, hằng triệu năm,
theo như cách nói của nhà khoa học tiến hóa, đem nghiên cứu thật kỹ, người
ta sẽ thấy rằng nó chẳng khác gì xương một người ngay trong thời đại chúng
ta. Thí dụ như xương của người Neanderthal chẳng hạn, người ta cho rằng
xương Neanderthal là của người sống trong hang cổ xưa, thủy tổ của loài
người. Nhưng khi nhìn nghiêng, xương sọ của người Neanderthal giống y
hệt như xương sọ của bá tước LaFayette, một danh nhân trong lịch sử Mỹ.
Chính vì vậy mà căn cứ vào bộ xương để đoán con người do tiến hóa hình
thành cũng không đúng.
Khoa học cũng nói rằng có thể căn cứ vào một thứ dụng cụ mà đoán rằng
người sử dụng là người sơ khai hay người thời đại này. Dụng cụ thường là
những bằng cớ rất tốt, nhưng người ta vẫn không thể nào định rõ được là
người thời nào đã làm nên thứ dụng cụ tìm được. Thí dụ như trong rừng
châu Phi, bác sĩ Louis Leaky tìm được những dụng cụ chôn sâu ở Olduvai
Gorge, ông ta cho rằng giống người Zinjanthropus đã làm ra. Nhưng đến các
năm 1960 nhà khoa học này tìm ra được một người khác mà ông đặt tên là
Homo Habilis, ông cho rằng người Homo Habilis mới chính là người làm ra
dụng cụ tìm được, và người Zinjanthropus không phải là thủy tổ loài người.
Như vậy chứng tỏ rằng dụng cụ không thể nào nói cho biết ai là người chế
tạo ra nó.
Người ta có thể xét đến tiếng nói của con người và nhận thấy rằng loài người
hoàn toàn khác hẳn với bất cứ loài vật nào. Nhà nghiên cứu về tế bào não,
người Anh, tên là McDonald Critchly nói rằng: “Người ta đặt giả thuyết là
những khác biệt giữa con người và con vật về cấu trúc và nhiệm vụ chỉ là
vấn đề mức độ tiến hóa mà thôi. Nếu giả thuyết này đứng vững thì người ta
bắt buộc phải nhận rằng lối truyền thông của loài vật đã tiến dần đến khả
năng nói năng của loài người.”
Các nhà ngôn ngữ học đã cực lực phản đối giả thuyết này, vì không phải chỉ
liên quan tới ngôn ngữ mà thôi, người ta nếu đã tin rằng có tiến hóa trong
khả năng nói thì phải nhận rằng có một biến chuyển thật lớn giữa người hình
vượn và con người đầu tiên Homo Sapien. Cho đến nay, người ta vẫn chưa
tìm được mắt xích truyền thông đã mất giữa loài vật và loài người.
Theo nhà khoa học người Anh này thì nếu tin vào Lý Thuyết Tiến Hóa, tức
là tin rằng có một cuộc nhảy vọt rất lớn giữa con vật và con người biết nói.
Tiếng nói là dấu hiệu đặc biệt của loài người. Hơn nữa, nhìn vào một bộ
xương, nhà khoa học không thể nào nói rằng bộ xương ấy có khả năng nói
như thế nào.
Chúng ta thử xét đến những lớp sinh vật hóa thạch gọi là fossil. Theo
nguyên tắc nghiên cứu fossil thì lớp ở dưới phải xưa hơn lớp ở trên, tuy
nhiên người ta thấy rằng có những bộ xương được coi là xưa nhất, lại tìm
thấy ở bên trên, còn xương gần với người thời hiện đại thì lại thấy ở dưới
sâu. Một nhà khoa học nói rằng các lớp thạch hóa có xương người chỉ tiêu
biểu cho một loại người mà thôi. Như vậy thì những bộ xương trông hơi
giống người thì sao? Người ta có thể giải thích bằng hai cách:
Những xương đó có thể là của loài vật, không phải là người. Nếu chúng còn
sống chắc
chắn phải cho vào chuồng nhốt lại. Chúng có thể giống người, nhưng không
phải là người và đã tuyệt chủng.
Cũng có thể lắm là một số các xương này là của những người trong dòng
giống A-đam, Ê
va. Những người đó cũng có thể có các hình thể xương khác nhau, nhưng rồi
tuyệt chủng sau cơn đại hồng thủy thời Nô-ê. Thánh Kinh giải quyết rất dễ
dàng vấn đề các mắt xích này, đó là chủ trương rằng không làm gì có các
mắt xích đó.
Sáng Tạo Tiến Hóa và Thánh Kinh là đề tài rất đáng lưu ý. Nhiều người
muốn chấp nhận cả hai quan điểm, nghĩa là tin Lời Thánh Kinh về việc
Thượng Đế tạo thành con người, lại muốn phối hợp với ý niệm về tiến hóa
của thời đại. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng Sáng Tạo Tiến Hóa cũng gặp
phải những nan đề chung như Lý Thuyết Tiến Hóa thường. Vì người ta thấy
khó có thể định bộ xương thạch hóa nào là của người sơ khai, bộ xương nào
là người về sau, vì có những bộ xương cổ xưa nằm ở trên, và bộ xương mới
hơn lại nằm bên dưới sâu. Hơn nữa khi xét về thạch hóa, người ta thấy rằng
con người hoàn toàn khác với con vật.
Người nào tin Thánh Kinh là tin vào sự sáng tạo đặc biệt của Chúa, và như
vậy không thể nào chấp nhận Lý Thuyết Tiến Hóa, mặc dù thuyết đó đã
được ngụy trang dưới hình thức Sáng Tạo Tiến Hóa. Thật ra không làm gì có
loại tiến hóa như vậy.
Thí dụ như 2:7 cho biết rằng A-đam được tạo nên bằng bụi đất. Nghĩa là
Chúa lấy bụi đất nắn nên hình người, không có chuyện bụi đất tiến hóa thành
thứ gì đó, rồi sau mới thành người được. Chữ bụi đất đây phải hiểu theo
nghĩa đen, là vì Thánh Kinh cũng ghi rằng khi chết đi, loài người lại trở về
bụi đất, là nơi người phát sinh ra. Loài người không thể thoái hóa trở thành
bụi đất, nhưng khi chết thì tàn tạ trong bụi đất.
Louis Pasteur Và Thuyết Phát Sinh Tự Nhiên.
Louis Pasteur muốn đả phá thuyết phát sinh tự nhiên là vì ông có niềm tin
nơi Thượng Đế. Chính Louis Pasteur đã nói rằng:
“Tại sao vấn đề phát sinh tự nhiên trở thành quan trọng, vì nó liên quan đến
nguyên nhân của sự sống. Nêu lên vấn đề phát sinh tự nhiên là tạo ra một
con vi trùng, là tạo đời sống, là giải quyết vấn đề nguyên nhân. Nghĩa là
khởi đầu từ vật chất, qua những điều kiện về hoàn cảnh và vật chất mà sang
đến sự sống. Như vậy là coi Thượng Đế là Đấng tạo ra sự sống không còn
cần thiết nữa. Vật chất có thể thay thế Thượng Đế, và Thượng Đế trở thành
Đấng chỉ tạo nên những chuyển động trong thế giới và vũ trụ mà thôi.”
Louis Pasteur tin Thượng Đế và quả quyết rằng Ngài đã tạo dựng nên đủ loại
cây cỏ và đời sống. Khi được mới ra trước công chúng, trình bày về các cuộc
thí nghiệm của ông, Pastuer đã nói rằng: “Thưa quí vị, tôi có thể chỉ vào chất
nước kia và nói với quí vị rằng tôi đã lấy hạt nước từ trong vũ trụ bao la này,
giọt nước ấy chứa đựng tất cả những yếu tố thích hợp cho sự phát triển của
những loại vi trùng. Tôi vừa quan sát vừa chờ đợi, tôi nài nỉ nó tái diễn cho
tôi cảnh sáng tạo đầu tiên, nhưng giọt nước vẫn câm nín, câm nín từ mấy
năm nay, câm nín vì tôi đã ngăn nó với một thứ mà con người không chế tạo
ra được, đó là con vi trùng bay trong không khí, tức là sự sống. Vì sự sống là
một con vi trùng, và vi trùng chính là sự sống. Lý Thuyết Phát Sinh Tự
Nhiên không thể nào sống lại được nữa sau cuộc thí nghiệm này.”
Đúng như lời Pasteur đã nói, ngày nay các nhà sinh học đã bỏ Thuyết Phát
Sinh Tự Nhiên.
Tuy nhiên các nhà chủ trương tiến hóa muốn mọi người trở lại với Lý
Thuyết Tự Phát Sinh. Họ bảo chúng ta tin vào một sự phát sinh tự nhiên ở
một vùng biển nào đó trong một thời gian hằng triệu năm xa xưa. Alexander
Oparin nói rằng sự sống là hiện tượng có ngay trong vật chất. Chất nước xúp
đầu tiên là nguồn gốc của sự sống. Nói như vậy là hoàn toàn công nhận
Thuyết Tự Phát Sinh mà Pasteur đã chứng minh bài bác. Những ống nghiệm
của Pasteur còn để tại Pháp chứng minh phát sinh tự nhiên là chuyện không
tưởng. Pasteur giản dị tin rằng Thượng Đế đã tạo nên sự sống và khiến mọi
giống loại sinh con đẻ trứng tùy theo loại, và đó là một niềm tin dựa trên thí
nghiệm khoa học hẳn hoi.
Tưởng cũng nên đi sâu vào công trình nghiên ccứu của Pasteur để thấy rằng
không phải ai cũng tin Lý Thuyết Tiến Hóa hay Tự Phát Sinh cả đâu.
Chính tên Louis Pasteur nối liền với phương pháp tẩy trùng mà người ta
đang sử dụng khắp thế giới ngày nay. Chính ông đã khám phá rằng những
đồ giải khát đun nóng lên ở nhiệt độ trung bình là giết chết những vi trùng
có thể làm hư thức ăn, vì vậy phương pháp khử trùng này ngày nay gọi là
pasteuriser hay là pasteurize.
Trước khi Pasteur nổi danh, nhiều người cho rằng bệnh tật phát sinh ra là do
sự bất cân xứng giữa những chất dịch trong thân thể như máu, đờm và mật.
Vì vậy các bác sĩ ngày xưa hay có lối chích máu ra cho hết bệnh.
Louis Pasteur đã chứng minh rằng bệnh tật thường phát sinh từ những vi
trùng xâm nhập vào thân xác con người và tạo ra tình trạng bệnh. Chính
Pasteur đã sáng chế ra thuốc chủng ngừa bệnh chó dại, và các thứ bệnh dại
khác do súc vật gây ra.
Tuy nhiên đóng góp quý giá nhất của Pasteur vào khoa học là cho loài người
biết ý niệm mới về khoa sinh học. Trước thời Pasteur nhiều người tin rằng
sự sống ngẫu nhiên xuất phát từ vật chất. Lúc ấy người ta tin rằng nước ao
có thể tự nhiên sinh ra ếch nhái, hay là giẻ rách và lúa thóc trong góc nhà tự
nhiên sinh ra chuột, hoặc là thịt để ngoài trời sinh ra ruồi.
Các khoa học gia đã cố giải thích rằng nếu không có con bố, con mẹ của một
giống loại sinh vật, thì không bao giờ có chúng cả. Đặc biệt nhất là cho đến
thời đại Pasteur vẫn có nhiều người tin rằng vi khuẩn có thể tự phát sinh.
Nhà bác học Louis Pasteur hoàn toàn chống lại lý thuyết tự phát sinh, và đã
thực hiện các cuộc thí nghiệm để chứng minh lý thuyết đó là sai qua thí
nghiệm sau đây:
Pasteur đun sôi nước canh thịt trong một cái chai và sau đó hàn kín nút chai
lại. Vi khuẩn không sinh ra trong nước canh thịt đó và nước vẫn trong.
Những người chủ trương phat sinh tự nhiên nói rằng Pasteur không để
không khí trong chai cho nên vi khuẩn mới chết, nếu cho không khí vào vi
khuẩn sẽ sống. Pasteur lại một phen phải chứng minh bằng cách đun nước
canh cho sôi để khử trùng rồi cho ra không khí không ô nhiễm bụi. Pasteur
dùng một ống nghiệm hình chữ S, không khí có thể vào trong ống, nhưng
bụi ô nhiễm không vào được vì chỗ cong của ống. Hiện nay tại viện Pasteur
bên Pháp vẫn còn những ống nghiệm mà Pasteur đã làm thí nghiệm, và chất
nước canh để hằng trăm năm vẫn không hề có vi khuẩn, nghĩa là vẫn trong
vắt.
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ SỐNG
Ngày nay cũng như thời xa xưa, người ta vẫn đặt ra một câu hỏi rất quan
trọng, đó là: Sự sống là gì? Sự sống bắt đầu như thế nào? Các nước tây
phương giàu mạnh đã đổ không biết bao nhiêu tiền của đề nghiên cứu và trả
lời hai câu hỏi này. Mỗi khi có một chuyến bay lên vũ trụ, thì vấn đề đầu
tiên người ta đặt ra cũng là: Trên ấy có sự sống không? Khi đặt chân lên mặt
trăng, người ta cũng cố đi tìm ngay xem có gì chứng minh là một hình thức
sự sống nào đó hiện diện hay không? Các cuộc nghiên cứu những hành tinh
khác tiếp theo cũng vậy. Nhưng cho đến nay, ngoài trái đất ra người ta chưa
thấy nơi nào có dấu hiệu gì về sự sống cả.
Sự sống là gì? Câu hỏi có vẻ dễ nhưng thực sự khó trả lời vô cùng. Người ta
có thể liệt kê những đặc tính của sự sống, khoa học đã biết nhiều định luật về
sinh học, nhưng chính sự sống vẫn còn là một bí mật, không thể nào giải
thích được. Nhà khoa học vẫn bảo rằng họ không bao giờ tin ở phép lạ,
nhưng chủ trương rằng tất cả mọi sự sống trên mắt đất đều do một loại hình
thức tiến hóa về hóa chất mà được tồn tại. Đó là một giả thuyết không bao
giờ chứng minh, nhưng khoa học ngày nay vẫn chỉ đứng trên giả thuyết đó
mà không có bằng cớ nào cụ thể.
Các khoa học gia phải thú nhận rằng họ không biết gì về nguồn gốc của sự
sống và chưa thể đưa ra một lý thuyết nào xác định cách nào những hình
thức sống được hình thành lúc ban đầu.
Trong các trường học người ta vẫn dạy rằng phát sinh tự nhiên qua tiến hóa
hóa chất của vũ trụ là phương cách mà sinh vật xuất hiện. Nói khác đi, khoa
học dạy rằng đời sống phát sinh từ một loại hóa chất hay là vật chất. Điều
này phản với nguyên tắc sinh học, vì khoa học biết rõ rằng: Sự sống chỉ có
thể phát sinh từ sự sống mà thôi.
Người ta bảo rằng, trái đất thuở ban đầu có vào khoảng 90 nguyên tố, thế rồi
do một sự phối hợp nào đó, các nguyên tố này được trộn lẫn để phát sinh ra
sự sống. Như vậy là sự sống phát nguyên từ những nguyên tố chết, nghĩa là
vô sinh trên mặt đất.
Sinh học dạy rằng sự sống không thể nào phát sinh ra từ vật chất vô sinh.
Điều này nhà khoa học Pasteur cũng đã minh chứng như vậy. Giả thuyết về
một loại xúp đầu tiên của nhà khoa học Liên Xô Alexander Oparin cũng chỉ
là một giả thuyết mơ hồ trái với khoa học.
Vấn đề giản dị là sự sống phải phát sinh từ một sự sống khác. Người tin
Chúa biết rõ rằng sự sống không bắt nguồn từ trái đất này, nhưng từ Nguồn
Sống ở ngoài trái đất.
Câu hỏi: Sự sống đầu tiên từ đâu đến và qua những quá trình nào? Hiện nay
chỉ có hai câu trả lời là:
Sự sống do phép lạ sáng tạo mà hình thành.
Sự sống do tiến hóa của luật tự nhiên.
Toàn thể cơ cấu của Lý Thuyết Tiến Hóa xây dựng trên ý niệm là luật tự
nhiên có thể đánh thức vật chất vô sinh thành sự sống. Nếu ta nhận rằng tất
cả là do một phép lạ của Chúa thì không thể chấp nhận Lý Thuyết Tiến Hóa
được. Thượng Đế bằng phép lạ đã hà sinh khí vào những hình thức sống và
truyền đời sống cho hậu thế, đó là căn bản của niềm tin Sáng Tạo.
Nói một cách công bằng thì cả hai lý thuyết: Tiến Hóa cũng như Sáng Tạo
đều không thể chứng minh cụ thể được, nhưng chỉ được tin nhận trên lý luận
xác đáng và sự kiện hiển nhiên. Chỉ có một trong hai lý thuyết này đúng mà
thôi, và điều đó tùy thuộc vào nhận định của từng cá nhân.
Những người chấp nhận quan điểm: Chính Thượng Đế là khởi nguyên của
sự sống, đã do lòng tin mà quyết định như vậy. Nhưng niềm tin ấy dựa trên
căn bản hợp lý hơn Lý Thuyết Tiến Hóa về nguyên nhân của sự sống.
Những người phủ nhận điều mà Thánh Kinh ghi lại về khởi nguyên của đời
sống, là vì cho rằng có tính cách huyền nhiệm hay phép lạ.
Tuy nhiên nếu không công nhận Thuyết Sáng Tạo bằng phép lạ thì chỉ còn
một con đường, đó là cho rằng đời sống tự sinh. Mà công nhận như vậy cũng
không khác nào công nhận một phép lạ vô cùng khó tin hơn nữa. Sự phát
sinh tự nhiên không bao giờ được chứng nghiệm trong phòng thí nghiệm, mà
còn bị phủ nhận bằng các định luật sinh học nữa. Các bằng chứng cho thấy
rõ rằng sự tự sinh chưa bao giờ xảy ra và cũng sẽ không bao giờ có thể xảy
ra được.
Khi chúng ta nhìn vào sự sống, chúng ta phải công nhận rằng sự sống phải
có một nguồn gốc siêu việt hơn hẳn vật chất. Sáng Thế Ký ghi lại câu
chuyện thật về nguyên nhân của đời sống.
Ngày nay có một số nhà khoa học nói rằng có thể làm cho sự sống phát sinh
từ trong ống nghiệm. Trên thế giới đã có mấy đứa trẻ được gọi là sinh từ
trong ống nghiệm. Nhưng thực sự nhà khoa học không bao giờ sáng chế ra
được sự sống.
Những đứa trẻ được sinh trong ống nghiệm vẫn phải lấy tinh trùng của một
người đàn ông, đem phối hợp với trứng của một người đàn bà, rồi đem đặt
trở lại trong dạ con của người đàn bà cho tăng trưởng thành hài nhi và sinh
ra bình thường.
Các hình thức sống khác mà khoa học nói rằng đã tạo ra được cũng không
phải lấy từ những hóa chất vô sinh mà vẫn phải lấy những enzyme của các vi
thể sống rồi đưa vào ống nghiệm cho điều kiện để nẩy nở. Như vậy, nhà
khoa học không sinh ra được sự sống mà chỉ bắt chước nhiệm vụ của các tế
bào, dùng các phần của tế bào lấy từ một trong những nguồn sống đã có sẵn.
Nói tóm lại, sự sống là một huyền nhiệm. Muốn hiểu sự sống mọi người
không thể nhìn vào vật chất vô sinh được, mà phải nhìn lên Đấng Sáng Tạo
ra tất cả vì Ngài là Nguồn sống.
Chúng ta sang một câu hỏi khác: Con người đã có mặt trên đất từ bao giờ?
Trái đất này có phải được hình thành từ bốn tỉ rưỡi năm trước hay mới đây?
Các nguyên đại địa chất thì sao?
Đa số những sách về sinh học công khai nói rằng bằng chứng về cuộc tiến
hóa của con người là rất ít. Mặc dù như vậy người ta vẫn nói rằng vì chúng
ta có nhiều bằng chứng là tất cả mọi hình thức sống đều bắt nguồn từ một tổ
tiên chung, như vậy chúng ta phải công nhận là con người cũng đã tiến hóa
qua những thời gian hằng triệu năm nay.
Lý Thuyết Tiến Hóa dạy rằng con người đầu tiên tiến hóa từ một con vật
giống người, sống cách đây hằng triệu năm. Còn con người hiện đại mới
xuất hiện trên mặt đất khoảng từ thời bằng giá tới nay. Theo một vài cuốn
sách thì con người ấy mới có mặt khoảng 20 nghìn năm nay. Lý Thuyết Tiến
Hóa dạy rằng tổ tiên loài người tiến hóa qua các nguyên đại địa chất như
sau: Cambri, Ordovic, Silur và Devon.
Trong các nguyên đại này và sau đó than đá và dầu được hình thành, nghĩa
là khoảng 250 triệu năm trước đây và gọi là hệ carbon.
Tiếp theo đó là hệ Pecmi, tức là thời kỳ dầu hỏa hình thành, nghĩa là khoảng
230 triệu năm trước.
Kỷ Triat và kỷ Jura tiếp theo là thời kỳ mà loài bò sát và loài khủng long
xuất hiện trên đất. Cuối kỷ Jura thì loài khủng long biến mất.
Tất cả những con số, và niên đại này mỗi nhà khoa học nói một cách khác.
Có sách nói rằng loài khủng long biến mất khỏi mặt đất khoảng 70 triệu năm
trước đây. Cuối cùng người ta nói rằng trong kỷ Creta có hệ Pleitocene là
khi mà những lục địa đóng băng bắt đầu di chuyển xuống và che phủ phần
lớn bắc bán cầu. Theo các nhà tiến hóa thì trong hệ Pleitocene này, nghĩa là
khoảng một triệu năm trước đây, người khỉ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên con
người hiện đại chỉ mới bắt đầu vào cuối thời kỳ băng giá, nghĩa là khoảng 20
nghìn năm trước đây.
Đó là tóm tắt tất cả các thời kỳ, nguyên đại địa chất như Lý Thuyết Tiến Hóa
chủ trương. Sau khi đọc những con số hằng trăm hằng triệu năm dó, người ta
có thể đặt câu hỏi là căn cứ vào đâu mà người ta tính được các con số này?
Ta phải nói ngay rằng chẳng căn cứ vào đâu cả. Các nguyên đại địa chất đã
được người ta đặt ra căn cứ vào những dữ kiện lấy từ chất phóng xạ của các
lớp sinh vật hóa thạch.
Ta hãy xét đến việc nghiên cứu các dữ kiện này. Cho đến tận bây giờ, các
lớp fossil hay sinh vật hóa thạch là nguồn dữ kiện duy nhất để nhà tiến hóa
có thể xây dựng một cái thang thời gian địa chất. Nhà cổ sinh vật học thường
đánh giá thời gian của một lớp fossil theo tuổi ước định của tảng đá mà lớp
xương hóa thạch ấy được chứa đựng. Trong khi đó thì nhà địa chất căn cứ
vào những gì nhà cổ sinh vật học tính được để định thang thời gian cho các
thế hệ địa chất. Cuối cùng cả hai đều dựa vào nhau. Tuổi con vật thì định
bằng cách nghiên cứu những lớp đá mà nó đã nằm vào, còn tuổi của đá thì
lại căn cứ vào lớp sinh vật hóa thạch mà tính.
Trong thời gian gần đây người ta dùng phương pháp định tuổi đá bằng
phóng xạ đồng vị. Đây là phương pháp định tuổi được coi là hiện đại nhất.
Tuy nhiên cách định tuổi bằng phóng xạ đồng vị lại dựa trên nhiều giả
thuyết. Hơn nữa một phương pháp định tuổi bằng phóng xạ đồng vị không
nhất thiết phải phù hợp với một phương pháp khác. Theo một phương pháp
định tuổi thì trái đất đã bốn tỉ rưỡi năm, trong khi các phương pháp khác nói
rằng tuổi trái đất là chín tỉ rưỡi năm. Nhưng khi hỏi bằng chứng đâu mà các
nhà khoa học đưa ra các con số này thì không ai trả lời được, vì đó chỉ là giả
thuyết, không có gì để chứng minh cả.
Những sự kiện gọi là khoa học mà người ta đang có trong tay là người thời
sử dụng đồ đá đẽo đã sống trên mặt đất này khoảng từ bảy đến tám nghìn
năm, cũng có những bằng chứng rằng người thời sử dụng đồ đá có thể sống
lâu hơn về trước, nhưng không thể nào vượt qua 20 nghìn năm được. Vượt
giới hạn này các nhà tiến hóa chỉ còn cách là ước đoán mà thôi. Gần đây
người ta còn trở lại với Thuyết Tai Biến. Thuyết Tai Biến rất nổi danh trong
thế kỷ 17 và 18, thuyết này cho rằng trái đất đã từng bị một cuộc hủy diệt
đột ngột, làm cho người và súc vật đều chết hết.
Trong thế kỷ 19, Thuyết Tai Biến bị Lamarck và Darwin loại bỏ, đề xướng
ra Thuyết Đồng Nhất. Thuyết này chủ trương rằng mọi hiện tượng xảy ra
trên vỏ trái đất đã được thực hiện rất chậm qua những giai đoạn thời gian lâu
dài. Tuy nhiên bằng chứng khoa học ngày nay thực ra lại phù hợp với
Thuyết Tai Biến hơn là Thuyết Đồng Nhất. Càng ngày người ta càng tìm
được nhiều bằng chứng cho thấy rằng những biến chuyển địa chất như núi
trồi lên hay là những dãy núi xuất hiện đã từng xảy ra trong một thời gian
mới đây. Có một số bằng chứng cho biết rằng loại khủng long sống trên mặt
đất cách đây vài nghìn năm và đồng thời với loài người. Mỏ dầu hỏa và than
cũng chỉ mới được tạo nên mấy nghìn năm. Những dữ kiện khoa học chưa
bao giờ hỗ trợ giả thuyết là các sự việc xảy ra trên mặt đất hằng triệu năm về
trước. Cũng nhờ khoa học chúng ta có thể nói rằng loài người có trên mặt
đất khoảng từ 10 nghìn năm trở lại đây mà thôi.
Khi đọc Thánh Kinh ta thấy rõ có nhiều sự kiện tai biến đáng cho ta quan
tâm, nghiên cứu, quan sát bằng phương pháp khoa học liên quan đến trái đất
và lịch sử của trái đất. Tai biến như cơn đại hồng thủy đã phát sinh ra nhiều
biến đổi trên mặt đất mà người ta vẫn bảo là đã có từ những thế đại lâu về
trước.
Thánh Kinh cũng không nói rằng Chúa hình thành trời đất từ khi nào và
trong bao lâu. Sáng Thế Ký chỉ mở đầu rằng: Ban đầu Đức Chúa Trời tạo
nên trời đất. Căn cứ vào những lớp đá và những sự kiện trên mặt đất, người
ta thấy rằng cuộc sáng tạo không xảy ra hằng triệu năm về trước mà chỉ
khoảng 20 nghìn năm trở lại đây mà thôi. Ngoài ra cũng không có bằng
chứng khoa học nào chứng minh trái đất đã có từ hằng triệu năm cả.
Ta có thể tóm lại rằng: Căn cứ vào Khoa học và vào Thánh Kinh, người ta
công nhận Thuyết Sáng Tạo là chính đáng vì Lý Thuyết Tiến Hóa với ý
niệm về nguyên đại địa chất hoàn toàn là phỏng đoán, không có gì vững
chắc. Nguyên đại địa chất thì xây dựng trên giả thuyết Tiến Hóa là định luật
khoa học. Nhưng khi người ta nhận ra rằng tiến hóa chẳng qua chỉ là một lý
thuyết mơ hồ, không thể chứng minh hay hỗ trợ bằng các sự kiện khoa học,
thành ra các nguyên đại địa chất cũng chỉ là tưởng tượng mà thôi.
Người theo Chúa đọc Thánh Kinh và biết rõ là Chúa đã sáng tạo nên vạn vật
và cuộc sáng tạo ấy theo bằng chứng khoa học không quá 20 nghìn năm
trước đây. Đây là những lý luận được các nhà khoa học công bố và xác
nhận.
CÂU CHUYỆN KHỞI NGUYÊN TRONG SÁNG THẾ KÝ
Căn cứ vào các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và Khoa Học, chúng ta quả
quyết tin rằng câu chuyện khởi nguyên ghi lại trong Sáng Thế Ký là hợp lý
nhất hiện nay. Câu chuyện ấy nói đến Thượng Đế và cuộc sáng tạo trời đất,
sự sống và những hình thức sống kể cả con người. Câu chuyện này hợp lý
hơn cả vì có nhiều bằng cớ, hữu lý cho người ta chấp nhận hơn là bất cứ câu
chuyện khởi nguyên nào khác.
Một điều ta cần ghi nhớ là bất cứ lập trường nào về khởi nguyên cũng phải
liên quan đến lòng tin. Nhưng lòng tin phải đặt trên căn bản vững chắc. Thư
HeDt 11:3 chép rằng: Do lòng tin chúng ta biết chắc vũ trụ được sáng tạo
bởi Lời Thượng Đế và nguồn gốc của vạn vật không phải là những vật hữu
hình. Đó chính là lòng tin mà người đọc Thánh Kinh chấp nhận, một đức tin
hợp lý. Vì người ta không thể nào đạt đến một kết luận thỏa đáng về khởi
nguyên của vạn vật bằng phương pháp thực nghiệm của khoa học tự nhiên.
Nói khác đi, trong bản chất, phương pháp khoa học thực nghiệm không thể
nào liên quan gì đến vấn đề căn nguyên cả. Vì làm sao thí nghiệm khoa học
có thể cho chúng ta thấy nổi vũ trụ này hình thành ra sao, hay là trái đất và
hệ mặt trời đã hình thành như thế nào, hoặc là điều kiện cho sự sống thành
hình trên trái đất diễn tiến ra sao?
Dù cho con người khôn ngoan đến nỗi có thể dùng những dụng cụ sáng tạo
ra được sự sống đi nữa thì cũng chỉ chứng minh được rằng sự sống phải đến
từ một thực thể có thông minh hiểu biết. Điều đó không chứng minh được
rằng cái không có thông minh, nghĩa là vật chất có thể tạo ra sự sống ngay từ
ban đầu.
Tháng tám năm 1964 tờ báo Đời Sống Liên-xô Ngày Nay khi bàn đến các lý
thuyết về nguyên nhân, đã nói rằng: Một vài lý thuyết chủ trương rằng các
hạt căn bản mà do đó hệ thống của chúng ta hình thành lúc đầu tiên thật là
lạnh, các lý thuyết khác nói rằng các hạt ấy nóng. Ngày nay chúng ta có đến
15 cách giải thích về nguyên nhân của vũ trụ do khoa học gia của nhiều
nước đưa ra. Tuy nhiên không có lý thuyết nào giải thích thỏa đáng cả.
Những lý thuyết về nguyên nhân của vũ trụ cũng lại thay đổi luôn luôn, nay
thế này, mai thế khác. Trong khi đó thì Thuyết Sáng Tạo vẫn không thay
đổi. Câu chuyện ấy vừa ngắn lại vừa không đi vào chi tiết. Chẳng hạn như
không nói về nguyên sinh chất hay là loại cây dưới biển. Tuy vậy chưa có
nhà khoa học nào dám đưa ra một câu chuyện súc tích, dễ hiểu và thích thú
như vậy. Câu chuyện Sáng Tạo rất lạ thường vì không có một chi tiết nào
phản ánh mức độ khoa học thấp kém của thời đại mà sách được viết ra. Nói
đúng ra Sáng Thế Ký không dùng ngôn ngữ khoa học, và câu chuyện cũng
không cần phải dùng loại ngôn ngữ đó mới có thể coi là chính xác được. Thí
dụ như ta có thể nói theo khoa học: Tóc là một loại cách nhiệt, cấu tạo bằng
lớp biểu bì đã được coratin hóa. Tuy nhiên tôi có thể nói một câu như: Tóc
mai sợi ngắn sợi dài, thì người nghe có thể hiểu ngay là tóc trên đầu mình
mà không cần phải hiểu coratin là gì.
Câu chuyện sáng tạo trong Thánh Kinh hợp lý là vì cho chúng ta biết một
thực thể cuối cùng, đó là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế hay là thần linh,
Ngài không phải là vật chất.
Người ta chỉ có thể quan niệm được hai điều liên quan đến khởi nguyên của
sự vật, đó là: hoặc là Đấng Thượng Đế vĩnh cửu đã tạo nên trời đất, kể cả
mọi hình thức sống; hoặc là vật chất vĩnh hằng đã tạo nên sự sống với bao
nhiêu hình thái. Nói khác đi là ban đầu Thượng Đế vĩnh hằng hay là ban đầu
vật chất vĩnh hằng đã tạo nên trật tự của vạn vật mà ta thấy ngày nay. Con
người không thể nào quan niệm khác hơn hai điều vừa kể.
Các khác biệt giữa những người tin vào Đấng Tạo Hóa và những người vô
thần là: Một đàng tin rằng Thượng Đế, sự thông minh tuyệt đối, đấng vĩnh
hằng đã tạo nên tất cả, đằng khác tin rằng vật chất là khởi nguyên của sự
sống, và vật chất tự nhiên mà có.
Cứ xét hai điểm đó ta cũng thấy rằng tin vào Đấng Thượng Đế vẫn hợp lý
hơn, vì làm sao bạn có thể tin được viên sỏi kia có thể một ngày nào đó biến
ra con bướm hay con sâu được? Nói như thế đến một em bé cũng thấy là vô
lý không tin được.
Chính vì vậy mà Sáng Thế Ký có giá trị và câu chuyện sáng tạo ở Sáng Thế
Ký là hợp lý nhất.
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin
Khoa hoc va nien tin

More Related Content

What's hot

Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...nataliej4
 
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macnguoitinhmenyeu
 
Tieuluantriet phepbienchunghegel trandangninh_2837
Tieuluantriet phepbienchunghegel trandangninh_2837Tieuluantriet phepbienchunghegel trandangninh_2837
Tieuluantriet phepbienchunghegel trandangninh_2837ntviet1994
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copyRa Bi
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmacleninPhi Phi
 
Banchatkhcmmac
BanchatkhcmmacBanchatkhcmmac
Banchatkhcmmacthuydung93
 
35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia macNguyễn Leonar
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninThành Võ
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học nataliej4
 
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapKhoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapViệt Long Plaza
 

What's hot (18)

Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong ngheMoi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
Moi quan he triet hoc va khoa hoc cong nghe
 
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
Chủ Nghĩa Duy Vật Mác Xít Với Việc Xây Dựng Thế Giới Quan Khoa Học Cho Đội Ng...
 
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua macSo sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
So sanh chu nghia duy vat truoc mac voi chu nghia duy vat cua mac
 
Tieuluantriet phepbienchunghegel trandangninh_2837
Tieuluantriet phepbienchunghegel trandangninh_2837Tieuluantriet phepbienchunghegel trandangninh_2837
Tieuluantriet phepbienchunghegel trandangninh_2837
 
Báo cao copy
Báo cao   copyBáo cao   copy
Báo cao copy
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
111 câu trắc nghiệm mác lênin
111 câu trắc nghiệm mác   lênin111 câu trắc nghiệm mác   lênin
111 câu trắc nghiệm mác lênin
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
Luận văn: Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền vă...
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
75770b9b cdbf-4038-90e2-f25e1f4426fe triethocmaclenin
 
trắc nghiệm giáo dục công dân 10
trắc nghiệm giáo dục công dân 10trắc nghiệm giáo dục công dân 10
trắc nghiệm giáo dục công dân 10
 
Banchatkhcmmac
BanchatkhcmmacBanchatkhcmmac
Banchatkhcmmac
 
35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac35 câu hỏi chu nghia mac
35 câu hỏi chu nghia mac
 
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac leninTieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
Tieu luan hoc phan chu nghia mac lenin
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
 
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctapKhoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
Khoa hoc hoc cach suy nghi lamviec hoctap
 

Viewers also liked

Hanh trinh cua su tha thu
Hanh trinh cua su tha thuHanh trinh cua su tha thu
Hanh trinh cua su tha thuLong Do Hoang
 
Hạnh phúc-lẽ-sống
Hạnh phúc-lẽ-sốngHạnh phúc-lẽ-sống
Hạnh phúc-lẽ-sốngNgocAnh Tran
 
Lam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLong Do Hoang
 
Hoi phuc tren duong chay
Hoi phuc tren duong chayHoi phuc tren duong chay
Hoi phuc tren duong chayLong Do Hoang
 
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...Mỹ Hoàng
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepVu Long (Mr)
 

Viewers also liked (15)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Duc day phuc hung
Duc day phuc hungDuc day phuc hung
Duc day phuc hung
 
Hanh trinh cua su tha thu
Hanh trinh cua su tha thuHanh trinh cua su tha thu
Hanh trinh cua su tha thu
 
Hieu nguoi
Hieu nguoiHieu nguoi
Hieu nguoi
 
Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Giai quyet nan de
Giai quyet nan deGiai quyet nan de
Giai quyet nan de
 
Dung lam nua voi
Dung lam nua voiDung lam nua voi
Dung lam nua voi
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Hạnh phúc-lẽ-sống
Hạnh phúc-lẽ-sốngHạnh phúc-lẽ-sống
Hạnh phúc-lẽ-sống
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Lam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep laLam the nao de nhan duoc phep la
Lam the nao de nhan duoc phep la
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Hoi phuc tren duong chay
Hoi phuc tren duong chayHoi phuc tren duong chay
Hoi phuc tren duong chay
 
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
TÀI CHÍNH LÀ SỐ 1 TRONG KINH DOANH NHƯNG MARKETING LẠI LÀ HÀNG ĐẦU TRONG SỰ P...
 
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiepPhan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
Phan tich bao cao tai chinh doanh nghiep
 

Similar to Khoa hoc va nien tin

Khoa hoc hoa suy nghi lam viec va hoc tap
Khoa hoc hoa suy nghi lam viec va hoc tapKhoa hoc hoa suy nghi lam viec va hoc tap
Khoa hoc hoa suy nghi lam viec va hoc tapkhosachdientu2015
 
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdfladucsdh231
 
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431nataliej4
 
Duyvatbienchung
DuyvatbienchungDuyvatbienchung
Duyvatbienchunghungnv038
 
Khổng tử tinh hoa
Khổng tử tinh hoa Khổng tử tinh hoa
Khổng tử tinh hoa Xephang Daihoc
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đạiHuong Phung
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngMan_Ebook
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
Khoa hoc va kinh thanh
Khoa hoc va kinh thanhKhoa hoc va kinh thanh
Khoa hoc va kinh thanhco_doc_nhan
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiCelestial Light
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfThngThn2
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieOanh Huỳnh Thúy
 
5677764_mini-world.pptx
5677764_mini-world.pptx5677764_mini-world.pptx
5677764_mini-world.pptxDeratVert
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngHoa Huong Duong
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Huynh Loc
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninVuKirikou
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdfFred Hub
 
bản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfbản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfrubii3
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptxChương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptxthuvan221103
 

Similar to Khoa hoc va nien tin (20)

Khoa hoc hoa suy nghi lam viec va hoc tap
Khoa hoc hoa suy nghi lam viec va hoc tapKhoa hoc hoa suy nghi lam viec va hoc tap
Khoa hoc hoa suy nghi lam viec va hoc tap
 
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
2023 - TT - CHUONG 1 - KHAI LUAN VE TRIET HOC.pdf
 
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
Tóm tắt lý thuyết triết học mác – lênin 4854431
 
Duyvatbienchung
DuyvatbienchungDuyvatbienchung
Duyvatbienchung
 
Khổng tử tinh hoa
Khổng tử tinh hoa Khổng tử tinh hoa
Khổng tử tinh hoa
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Khoa hoc va kinh thanh
Khoa hoc va kinh thanhKhoa hoc va kinh thanh
Khoa hoc va kinh thanh
 
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên MớiNền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
Nền Giáo dục của Kỷ nguyên Mới
 
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdfSachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
SachMoi.Net-khong-tu-tinh-hoa-vu-dan.pdf
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
 
5677764_mini-world.pptx
5677764_mini-world.pptx5677764_mini-world.pptx
5677764_mini-world.pptx
 
Baigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thươngBaigiangtriethoc ngoại thương
Baigiangtriethoc ngoại thương
 
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
Đề Tài “những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với nền vă...
 
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - LeninGiáo trình Triết học Marx - Lenin
Giáo trình Triết học Marx - Lenin
 
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
1. Thế giới quan và mô thức nghiên cứu.pdf
 
bản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdfbản chất con ng triết .pdf
bản chất con ng triết .pdf
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptxChương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
Chương 1 TH và vai trò của TH trong ĐSXH.pptx
 

More from Long Do Hoang

More from Long Do Hoang (20)

Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 
Sinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanhSinh ra de huong phuoc hanh
Sinh ra de huong phuoc hanh
 

Recently uploaded

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 

Recently uploaded (7)

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 

Khoa hoc va nien tin

  • 1. KHOA HỌC VÀ NIỀM TIN Mục Lục Lời mở đầu Tiến Hóa là gì? Bằng cớ của Thuyết Tiến Hóa Nhược điểm của Thuyết Tiến Hóa Cổ sinh vật học Cuộc sáng tạo đặc biệt Nguồn gốc của con người Nguyên nhân của sự sống Câu chuyện khởi nguyên trong Sáng Thế Ký Chọc Lọc Tự Nhiên Lịch sử Thuyết Tiến Hóa Chiều đổ vỡ của Thuyết Tiến Hóa Lý luận theo Tiến Hóa Chúa Giê-xu, con đường duy nhất Chúa Giê-xu là Thượng Đế? Kinh Thánh: Quyển sách đặc biệt? Phép lạ chữa bệnh Phép lạ trừ quỷ Cầu nguyện Phụ lục. TIẾN HÓA LÀ GÌ? Học sinh ngày nay trên khắp thế giới đang học loại khoa học đặt cơ sở trên Lý Thuyết Tiến Hóa. Ngay từ khi mới ở cấp một, học sinh đã được dạy là trên mặt đất từng có những loại khủng long xuất hiện hàng triệu năm về trước, và sau đó là những con người hình thù như khỉ vượn sống trong các hang động và vô tình tìm ra lúa, cũng như các yếu tố sơ đẳng khác của nền văn minh lâu đời, trước khi có lịch sử. Trong môn sử học người ta cũng dạy về tiến hóa xã hội, tiến hóa văn hóa. Trong khi đó thì môn khoa học tổng quát và môn vật lý thường đặt căn bản trên những ước tính mới nhất về một cuộc tiến hóa của vũ trụ vật chất. Sống trong một thế giới mà nền giáo dục thiên về tiến hóa như vậy, niềm tin đặt nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu và Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh thường xuyên bị người ta bài bác, chê cười, đả kích, và không ai đưa vào hệ
  • 2. thống giáo dục vì cho rằng phản tiến bộ. Bài học Khoa Học và Niềm Tin được soạn thảo nhằm mục đích giúp cho học sinh và sinh viên hiểu rõ niềm tin của mình, mặc dù phải học Lý Thuyết Tiến Hóa vẫn biết rằng cuộc sáng tạo vũ trụ không thể do ngẫu nhiên và Đấng Tạo Hóa thiêng liêng thực sự đã là khởi nguyên của tất cả. Ý Nghĩa Của Tiến Hóa Câu hỏi đặt ra là: Tại sao người theo Chúa phải bận tâm với Thuyết Tiến Hóa? Vì đã hiểu Thượng Đế thực sự là Đấng khởi nguyên tất cả, thì sao còn thắc mắc là Ngài đã hình thành thế giới ngay tức khắc hay là Ngài làm cho mọi yếu tố phát triển dần dần qua những thời đại dài? Có người bảo rằng tại sao ta không chú trọng vào những vấn đề hiện đại và tập trung vào cuộc sống theo Chúa tốt đẹp, kết quả, mà lại quan tâm và lý luận về những quá khứ xa vời? Mới nghe thì nhiều người cũng đồng ý như vậy, ngay cả các học sinh đang học cấp hai hay cấp ba cũng vậy. Tuy nhiên vấn đề đi tìm nguyên nhân thực là quan trọng, vì niềm tin trong thời đại này hoàn toàn bị chi phối bởi các lý thuyết về nguyên nhân. Người ta đang bàn cãi về hai lý thuyết, đó là Sáng Tạo và Tiến Hóa. Thật ra Tiến Hóa chỉ là lý thuyết, còn Sáng Tạo là sự thực không chối cãi được. Năm 1966 nhà di truyền học Muller, người Mỹ đã đưa ra một bản tuyên ngôn có chữ ký của 177 nhà sinh học, xác nhận rằng: Cuộc tiến hóa của mọi sinh vật, kể cả con người, từ hình thức đời sống sơ khởi và ngay đến cả những vật chất vô sinh, là một sự kiện khoa học không khác gì việc trái đất hình tròn vậy. Các sách giáo khoa sinh học trong vòng 200 năm qua cũng đã được viết căn cứ vào những giả định Tiến Hóa cả. Khi thấy đông đảo các nhà sinh học đồng ý, đóng góp ý kiến, dạy về Lý Thuyết Tiến Hóa, dĩ nhiên là nhiều học sinh và ngay cả những nhà khoa học, thấy ngần ngại trong việc đứng ra bênh vực cho công cuộc sáng tạo. Thực ra không phải chỉ những nhà sinh học mới tin Thuyết Tiến Hóa, đa số những nhà thiên văn cho rằng vũ trụ đang tiếp tục xoay vần. Nhà địa chất dùng Thuyết Tiến Hóa như là dụng cụ chính trong việc giải thích lịch sử hình thái trái đất. Ngày cả các nhà vật lý và hóa học cũng thường đặt căn bản suy nghĩ trên cuộc Tiến Hóa nguyên thủy của các nguyên tố và các phân tử do từ những hạt căn bản. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng quan tâm rất nhiều. Các môn xã hội, tâm lý, kinh tế, văn chương và cả mỹ thuật nữa đều suy luận trên căn bản Tiến Hóa cả, và những môn này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
  • 3. Các môn khoa học xã hội và nhân chủng học thường bảo rằng những gì ghi lại trong Thánh Kinh là thuộc về thời kỳ chưa có khoa học, đó là những chuyện ngụ ngôn chứ không thể nào hiểu đúng nghĩa đen và không mang tính chất lịch sử nào cả. Những lời dạy trong Thánh Kinh về bổn phận của con người đối với Đấng Tạo Hóa, vấn đề tội lỗi và cuộc sa ngã của loài người, việc cứu chuộc và tái tạo con người đã bị gạt sang một bên chỉ vì quan niệm Tiến Hóa. Cuộc xung đột trong vũ trụ và tuyển chọn tự nhiên, liên hệ di truyền của loài người với loài vật, và các vấn đề của cuộc sống mà người ta gọi là chỉ có một lần này mà thôi. Không những chỉ trong các địa hạt khoa học và khoa học nhân văn, mà ngay trong tôn giáo người ta cũng đã phỏng theo Thuyết Tiến Hóa mà hướng dẫn lòng tin. Một lý thuyết có danh hiệu là Thần Học Tiến Hóa, hay là Sáng Tạo Tiệm Tiến cũng đã được một số người chấp nhận. Theo Thần Học Tiến Hóa thì tiến hóa là một phương cách sáng tạo của Thượng Đế. Câu chuyện Sáng Tạo ghi ở Sáng Thế Ký được coi là huyền thoại về vũ trụ hoặc là chuyện ngụ ngôn hay thi ca sáng tạo mà thôi. Thế rồi cả cuốn Thánh Kinh bị coi như là bất cứ cuốn kinh nào khác, nghĩa là chỉ ghi lại cuộc tiến hóa của văn hóa Hê-bơ-rơ và Cơ-đốc giáo nguyên thủy mà thôi. Họ nói rằng Thánh Kinh chứa đựng nhiều lời dạy có giá trị về đạo đức và tôn giáo, nhưng không thể nào chấp nhận trong thế giới văn minh của thế kỷ 20 này. Một số Cơ-đốc nhân theo Thần Học Tiến Hóa đã chú trọng nhiều đến tiến hóa của trật tự xã hội như là: phong trào lao động, nhân quyền vv… hơn là bảo vệ và phổ biến Phúc Âm trong thế giới ngày nay. Con virus Tiến Hóa đã lây nhiễm đến tận hàng ngũ Cơ-đốc giáo thuần túy nữa. Đặc biệt là trong vòng những người tự xưng là Tin Lành Mới. Những người ấy đã dầy công nghiên cứu trong suốt 25 năm nay để cốt làm sao cho Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh có được hương vị mới cho người ta chấp nhận. Thậm chí nhiều nhà thần học đã hoạt động nhiều trong các phạm vi các trường thần đạo, chủng viện, qua sách báo, và ngay cả trong ngành truyền giáo nữa, thế mà chỉ trong vòng chừng 10 năm nay đã chấp nhận Lý Thuyết Tiến Hóa hoặc ít hoặc nhiều, và đã cố làm sao cho dữ kiện trong Thánh Kinh được thích nghi với giả thuyết tiến hóa. Tuy nhiên ảnh hưởng quan trọng và đặc biệt hơn cả của Lý Thuyết Tiến Hóa đối với nhân loại là nhiều phong trào và triết thuyết trong thời hiện đại mang hình thức chống đối Cơ-đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh, đã đặt căn cứ những chủ trương của họ trên giả thuyết lịch sử về đấu tranh và tiến bộ theo thuyết tiến hóa. Bằng chứng cụ thể nhất là chủ thuyết vô thần và chủ thuyết phát-xít, cũng như các phái triết học như Freud và những nhà chủ trương hiện sinh hoặc chủ trương Thượng Đế đã chết.
  • 4. Chính vì các lý do nêu trên mà không một Cơ-đốc nhân chân chính nào lại bỏ qua vấn đề Lý Thuyết Tiến Hóa, vì đây không phải là loại vấn đề dễ dãi, không thực tế đối với đời sống người theo Chúa, nhưng thật sự có tầm ảnh hưởng rất sâu xa, mặc dù người ấy có nhận ra hay không. Lý Thuyết Tiến Hóa khi được chấp nhận và được áp dụng, đã chống đối Cơ-đốc giáo, vì Cơ- đốc giáo đặt căn bản trên Thánh Kinh về mọi phương diện. Vì vậy, người theo Chúa, nhất là các bạn trẻ phải được thông báo đầy đủ về những bằng cớ cổ vũ hay là chống lại Lý Thuyết Tiến Hóa, cũng như ý nghĩa của nó trong ánh sáng khải thị của Thánh Kinh. BẰNG CỚ CỦA THUYẾT TIẾN HÓA Người ta bảo rằng Lý Thuyết Tiến Hóa được mọi người chấp nhận như vậy, ảnh hưởng lớn lao như vậy, chắc hẳn nó phải có vô số bằng cớ và những sự kiện không thể nào chối cãi được. Tuy nhiên đó chỉ là những luận điệu của những người chủ trương Lý Thuyết Tiến Hóa hay những người chưa hiểu Lý Thuyết Tiến Hóa là gì mà thôi. Khi nghiên cứu về các bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa thật kỹ lưỡng, người ta thấy rằng Lý Thuyết Tiến Hóa không vững chắc gì cả, và vẫn chỉ là những giả thuyết không chứng minh rõ ràng minh bạch được. Nhà di truyền học Muller trong bản tuyên ngôn có chữ ký của 177 nhà sinh học Mỹ, đã viết về các bằng cớ tiến hóa như sau: Không thể nào chỉ trong vài giờ đồng hồ mà người ta có thể sáng tỏ được ý nghĩa và tầm quan trọng của những điều người ta tìm tòi được, vì dữ kiện vừa nhiều lại vừa phức tạp, nhất là đối với những người chưa có một căn bản nào về sinh học nữa. Mà dù có khả năng đi nữa thì cũng phải nhiều năm trời mới biết nổi. Nếu đúng như vậy thì dĩ nhiên là những người không chuyên môn, không có nhiều năm nghiên cứu sâu xa, không hi vọng gì đánh giá nổi ý nghĩa về các bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa. Cuối cùng rồi cũng phải nhường phần quyết định lại cho những nhà chuyên môn. Người tin Chúa nên nhận định rằng, khi nói Lý Thuyết Tiến Hóa đúng, xác thực, nghĩa là bảo rằng Thánh Kinh là sai, ý niệm về Thượng Đế là mơ hồ, loài người chỉ là những sinh vật có học, để hiểu và chế ngự được cuộc tiến hóa trong tương lai của chính mình. Sau đây là một số bằng chứng về Lý Thuyết Tiến Hóa mà các sách giáo khoa hiện đại đã kể ra: Bằng chứng về chủng loại : Người ta có thể sắp xếp những loại cây và sinh vật khác loại vào chung những chủng loại,
  • 5. thế hệ, tộc họ, thứ tự vv… như vậy chứng minh rằng những cây đó, những con vật đó có quan hệ di truyền với nhau. Bằng chứng khi so sánh những bộ xương : Khi đem so sánh những bộ xương sống của loài khỉ, loài người, loài ngựa và loài voi, người ta thấy rằng các bộ xương này chứng minh rằng chúng có quan hệ tiến hóa. Bằng chứng từ khoa bào thai học : Sự tương tự trong cách cấu tạo trứng của các loài khác nhau và khi các trứng này tiến hóa thành con vật, chứng minh rằng các con vật ấy có quan hệ với nhau và chúng trải qua cùng một giai đoạn tiến hóa cho đến hình dạng hiện nay. Bằng chứng trong môn sinh hóa học : Sự kiện tất cả những tế báo sống đều cấu tạo bằng một số những hóa chất căn bản như : acid amino, protéin, AND vv… như vậy có thể chứng minh rằng tất cả những tế bào sống đều có chung một nguồn gốc. Bằng chứng trong môn sinh lý học : Một số những yếu tố sinh lý, nhất là hiện tượng máu lắng đọng, và những đặc tính hành động cũng chứng minh rằng có sự quan hệ di truyền. Bằng chứng về sự phân bố địa dư : Khuynh hướng của một số loại cây và sinh vật thay đổi đặc tính theo một vùng địa dư, khi qua vùng khác lại mang những đặc tính khác, như vậy chứng tỏ có tiến hóa. Bằng chứng từ những cơ phận mang tính chất dấu vết : Người ta bảo rằng trong sinh vật có những cơ quan như là dư thừa, không sử dụng đến, thí dụ như khúc ruột dư của người chẳng hạn, chính là dấu vết của những cơ phận mà trong thời kỳ tiến hóa trước có được sử dụng. Bằng chứng từ những thí nghiệm phát sinh : Có nhiều loại cây mới hoặc là sinh vật mới người ta đã phát sinh được nhờ phương pháp làm lai giống và các phương pháp phát sinh khác đã được coi là trong chất
  • 6. sống có sức tiến hóa tiềm tàng. Chứng minh rằng có tuyển chọn tự nhiên cũng như tuyển chọn giả tạo do người làm ra. Bằng chứng về những cuộc đột biến : Người ta quan sát và thấy rằng có những chủng loại mới đột nhiên xuất hiện trong một cơ thể, mang những tính chất hoàn toàn mới, chứng tỏ rằng có sự đột biến về chủng loại, là một trong những giai đoạn tiến hóa. Bằng chứng từ môn cổ sinh vật học : Khi tìm thấy vết tích vật sống trong những lớp fossil trong vỏ trái đất, người ta bảo rằng đó đó tài liệu lịch sử chứng minh tiến hóa. Với mức độ phức tạp của những lớp fossil, người ta cho là nó tiến theo với dòng thời gian địa chất, đi dần dần tới hình thái hiện đại, trải qua khoảng một tỉ năm trước đây. Với những bằng chứng rút ra từ 10 địa hạt quan trọng nhất của khoa học, người ta thấy rằng Lý Thuyết Tiến Hóa gần như chính xác lắm. Tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ hơn, người ta thấy rằng các bằng chứng trên mang tính cách chứng cớ gián tiếp hơn là thực sự chứng minh. Như vậy có nghĩa là cũng có cách giải thích khác được, có khi còn hơn cả Lý Thuyết Tiến Hóa nữa. Phân tích kỹ, người ta thấy rằng năm bằng cớ đầu tiên kể trên đây chỉ là những bằng cớ về sự giống nhau của giống loại này với giống loại khác. Những nét tương tự, giống nhau đó chắc chắn có thể hiểu được bởi cùng một Đấng Sáng Tạo, và như thế nghe dễ hiểu hơn là nói rằng chúng có quan hệ di truyền tiến hóa. Bốn bằng chứng sau đó gây cho ta chú ý đến sự kiện là có một số những biến đổi về sinh học đã xảy ra. Cả bốn bằng chứng này cũng vẫn có thể giải thích được là do một sự cấu tạo đặc biệt đối với tất cả các loại cơ thể căn bản. Mỗi cơ thể ấy đã được cung cấp cấu trúc di truyền khác biệt để trong tương lai nó có thể thích ứng với hoàn cảnh mới. Chỉ có bằng chứng sau cùng liên quan đến Cổ Sinh Vật Học là làm cho Lý Thuyết Tiến Hóa dường như có bằng cớ hùng hồn mà thôi. Nhưng ngay cả bằng chứng này, mặc dù quan trọng hơn tất cả các bằng chứng giả định khác về tiến hóa, bản chất của nó cũng chỉ là bằng chứng gián tiếp. Nghĩa là hai loại cơ thể tương tự như nhau, có thể sống trong hai giai đoạn địa chất khác nhau mà vẫn không có nghĩa là nhóm cơ thể này tiến hóa thành nhóm cơ thể kia. Như vậy cả 10 bằng chứng kể trên đây không có bằng cớ nào chứng minh được Lý Thuyết Tiến Hóa là thật cả. Chúng ta sẽ có dịp nói qua từng điểm một thật kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng có những khó khăn không thể nào
  • 7. vượt qua được, nếu giải thích bằng Lý Thuyết Tiến Hóa. Tuy nhiên nhưng khó khăn đó lại rất dễ hiểu nếu nói rằng đó chỉ là sáng tạo đặc biệt. Chúng ta nên nhớ rằng khi không thể dùng lý luận tiến hóa mà giải thích một sự kiện khoa học thì có thể dùng lý luận sáng tạo mà giải thích. Ta cũng cần nhận định rằng, vấn đề nguyên nhân, hoặc là do tiến hóa hay do sáng tạo, cũng đều ở ngoài phạm vi khoa học, không thể nào đem ra thí nghiệm hay phân tích bằng khoa học được. Tri thức về khởi nguyên phải từ bên ngoài khoa học, vì vậy vấn đề khởi nguyên của mọi sự vật không phải là vấn đề khoa học. Chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu sâu xa hơn, tuy nhiên có thể nói ngay rằng chỉ có Đấng Sáng Tạo, Thượng Đế có thể cho chúng ta biết sự thực về khởi nguyên của mọi sự việc. Ngài đã làm việc ấy rồi, Ngài đã khải thị qua Thánh Kinh. Điều quan trọng là người đọc Thánh Kinh có lòng tin hay không mà thôi. NHƯỢC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT TIẾN HÓA Khoa học theo nghĩa căn bản là hiểu biết, chính vì vậy mà hễ nói đến khoa học là phải đề cập đến những cuộc đo lường, phân tích thực nghiệm. Hiểu khoa học theo nghĩa này chúng ta mới thấy vấn đề khởi nguyên của vạn vật thực ra không nằm trong phạm vi nghiên cứu khoa học. Tại sao vậy? Vì khoa học, hay hiểu biết, căn cứ vào những cuộc đo lường và phân tích thực nghiệm, nhưng khi nghiên cứu về khởi nguyên của vũ trụ hay của đời sống, hoặc là các loại đời sống, người ta không thể nào thực hiện được những cuộc đo lường hay phân tích thực nghiệm, vì vậy khoa học không thể nào cho chúng ta biết gì về nguồn gốc của vũ trụ hay của sự sống. Tuy nhiên chúng ta có thể quan sát, nhận xét về những sự vật đang hiện hữu và lập những cuộc thí nghiệm để giúp chúng ta hiểu rõ được tiến trình tự nhiên của các sự vật ấy ngay bây giờ. Đây mới chính là phạm vi nghiên cứu của các ngành khoa học miêu tả và khoa học thực nghiệm. Căn cứ vào những cuộc quan sát và thí nghiệm này, chúng ta mới có thể đi đến những giả thuyết để giải thích những hiện tượng mà mình quan sát được. Khi nghiêm cứu về khởi nguyên của vạn vật thì người ta không thể nào theo đúng phương pháp khoa học mà đưa ra các giả thuyết được. Lý Thuyết Tiến Hóa hay Thuyết Sáng Tạo không thể nào lấy khoa học mà chứng minh được. Nhà nghiên cứu có thể làm công việc khảo sát tường tận các bằng chứng, và đi đến một phán đoán là lý thuyết nào phù hợp với lời giải đoán do từ các dữ kiện thu nhận được. Trong phần này chúng ta sẽ xét đến những bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa khi so với Thuyết Sáng Tạo. Trong phần thứ nhất chúng ta đã nói đến 10 bằng chứng của Lý Thuyết Tiến
  • 8. Hóa. Năm bằng chứng đầu tiên đặt cơ sở trên sự tương cận của những loại thực vật và sinh vật khác nhau. Những đặc điểm tương cận này được người ta cho là bằng cớ của Lý Thuyết Tiến Hóa, về tộc họ của cây cũng như của sinh vật. Trong Thuyết Sáng Tạo, căn cứ vào Thánh Kinh, người ta giải thích rằng những cây cỏ và sinh vật sở dĩ có những điểm tương cận là vì chúng đều do một Đấng Sáng Tạo mà ra, và như vậy chúng chứng minh rằng có cuộc sáng tạo đặc biệt đối với mội giống loại. Thực ra khi khảo sát những bằng cớ, người ta thấy rõ rằng giải thích theo Lý Thuyết Tiến Hóa gặp phải nhiều mâu thuẫn. Có những giả thuyết trong những giả thuyết, và người ta phải áp dụng cái gọi là những bước nhảy vọt tin tưởng để giải thích những dữ kiện. Trong khi đó thì Thuyết Sáng Tạo rất giản dị và đi ngay vào vấn đề, người ta chỉ cần có lòng tin vào một Đấng quyền năng và khải thị của Ngài để giải thích một cách rất dễ dàng các dữ kiện thu nhặt được. Thí dụ như xét về bằng cớ xếp loại các hình thức sinh vật thành ra các họ, các nhóm, các thế hệ, chủng loại và thứ tự. Theo các nhà tiến hóa thì dữ kiện về chủng loại này chứng minh rằng có sự tiến hóa. Nghĩa là tất cả các sinh vật đều do một tổ tiên chung mà sinh ra. Nhưng nếu như vậy tại sao còn có chủng loại khác nhau? Các sinh vật đều phải có những phần tổng quát giống nhau chứ. Thí dụ như tất cả mọi sinh vật đều có thể phân cách thành ra những động vật nguyên sinh một tế bào protozoa, và động vật nguyên sinh đa tế bào mới phải chứ? Tại sao không thấy có sinh vật nào chỉ cấu tạo bởi hai hoặc ba tế bào mà thôi? Tại sao có nhiều loại chó và nhiều loại mèo, nhưng không có con vật nào đứng giữa chó và mèo cả? Cũng không thấy có sinh vật nào giữa loài khỉ và loài người? Nếu khỉ tiến hóa ra người thì tại sao vẫn còn loài khỉ, và loài người sẽ tiến hóa ra loài gì? Hiển nhiên là giữa các tộc họ sinh vật có những khoảng cách khác biệt thật là rõ rệt. Các bằng cớ do từ sinh lý và giải phẫu học thì sao? Theo Thuyết Sáng Tạo thì sinh vật có các điểm tương tự là chuyện hợp lý, những điểm tương tự này gia tăng khi các sinh vật sống trong những hoàn cảnh giống nhau. Một điều ta cần phải nhận ra ngay là: nếu Lý Thuyết Tiến Hóa đúng, thì tại sao có nhiều dị biệt giữa sinh vật như vậy? Vì nếu cho rằng tất cả sinh vật đều do từ một tế bào nguyên thủy mà ra, và nếu tất cả những hình thức sống đều cùng ở trên trái đất với cùng những điều kiện như nhau, thì làm sao giải thích được sự khác biệt rõ rệt giữa những loại thực vật và loài vật trong thế giới ngày nay? Nếu Lý Thuyết Tiến Hóa đúng thì các sinh vật ngày nay phải có những điểm chung về sinh lý và cấu trúc chứ? Khi xét các bằng chứng trong khoa Phôi Thai Học, người ta thấy rằng có nhiều khác biệt giữa các sinh vật, vì mặc dù tế bào sống nào cũng có AND là
  • 9. yếu tố di truyền căn bản. tín hiệu di truyền của mỗi chủng loại đã được mã hóa thật là đặc biệt trong cấu trúc của các phân từ AND riêng của nó, đến nỗi chỉ có loại cấu trúc đã có mặt trong sinh vật cha mẹ, mới có thể truyền sang con cái. Nói cách khác, cấu trúc di truyền của tế bào mầm của mỗi sinh vật chỉ có sinh vật đó mới có và không có yếu tố nào có thể truyền qua cho thế hệ sau, nếu yếu tố đó đã không có trong sinh vật cha mẹ của nó. Trong mỗi tế bào mầm có rất nhiều gen hay là phân tử AND, các gen này có thể được sắp xếp theo nhiều cách để có thể phát sinh ra những cá thể khác nhau thuộc về một loại cây hay loại sinh vật đó mà thôi. Nghĩa là không có một yếu tố nào mới thêm vào quá trình sinh sản cả. Đúng như Sáng Thế Ký chương thứ nhất đã ghi nhiều lần: cây cỏ sinh vật sinh sản tùy theo loại của nó. Nghĩa là nó không thể sinh ra loại khác. Bốn bằng chứng về Lý Thuyết Tiến Hóa trong các môn phân bố địa dư, bằng chứng trong các cơ phận mang tính chất dấu vết, bằng chứng về sự đột biến đều nhằm vào những thay đổi trong các chủng loại đặc biệt. Những thay đổi này liên quan đến sự biệt lập về địa dư, cơ phận không sử dụng đến, kỹ thuật sinh sản nhân tạo và sự khác biệt tự nhiên trong cấu trúc di truyền. Dĩ nhiên là những thay đổi đó có xảy ra trong giới sinh vật, tuy nhiên người ta phải nhận rằng thay đổi có giới hạn, và đến một mức nào đó thì thay đổi không phát hiện nữa. Khi nghiên cứu thật sát về những thay đổi trong cơ phận sinh vật, người ta thấy có hai loại căn bản: Dị biệt và đột biến. Thay đổi dị biệt là những thay đổi thông thường xảy ra trong những chủng loại căn bản. Thí dụ như không có người nào hoàn toàn giống nhau, mặc dù sinh ra từ cùng một cha, một mẹ. Hệ thống di truyền cho phép những khác biệt như: màu mắt, chiều cao, hình thái xương sọ vv… Nhưng dù có các điểm khác như thế, hai người ấy vẫn là người, không thể nào một người là người, còn người kia là khỉ được. Những đặc tính di truyền này là theo đúng định luật Mandel về di truyền. Trong đời này có nhiều giống người, có thể là có những giống người mới phát sinh nữa, nhưng những khác biệt vẫn là trong căn bản con người chứ không đổi sang một giống vật nào khác. Cũng có khi những đặc tính hoàn toàn khác đối với một loại sinh vật, nghĩa là ngoài tầm thay đổi thông thường của loại sinh vật đó. Hiện tượng này gọi là đột biến. Đột biến là sự biến đổi đột nhiên xảy ra trong dòng dõi một cá thể và có thể di truyền được. Người ta cho hiện tượng này rất quan trọng trong sinh học. Thực ra các nhà theo Lý Thuyết Tiến Hóa tin rằng đột biến đã được bảo vệ bằng sự tuyển chọn tự nhiên, tranh đấu để sinh tồn, cung cấp cơ cấu căn bản cho công cuộc tiến hóa. Đây chính là lý thuyết Darwin mới, nhấn mạnh vào tập thể chất sống chứ không phải lẻ tẻ cá nhân.
  • 10. Sự đột biến thực sự có xảy ra và cũng di truyền nữa, với các đặc tính khác lạ. Cũng có thể lắm là một đặc tính đột biến nào đó thích hợp với sinh vật hơn, vì cũng có thể ứng đối với hoàn cảnh sống trong cuộc tranh đấu để sinh tồn, và sau nhiều thế hệ các cuộc đột biến này do tuyển chọn tự nhiên phát sinh ra một cơ phận mới. Tuy nhiên vẫn có hai điểm khó giải quyết liên quan đến lý thuyết đột biến: 1.Những cuộc đột biến quan sát được tương đối nhỏ và không có ý nghĩa gì lắm. Khi tập họp hằng triệu đột biến nhỏ lại, thì một cây hay một con vật có thể biến sang cây hay con vật khác. Điểm không giải quyết được là mặc dù quá trình đột biến có thời gian không hạn định, mỗi một cơ phận hoạt động riêng với bao nhiêu yếu tố khác nhau trong cấu trúc của nó, làm sao có thể có cuộc đột biến chậm chạp và phức tạp trong từng yếu tố nhỏ bé của toàn thể cấu trúc đó? Thí dụ như con mắt, trái tim, lá gan chẳng hạn. Trước khi chúng trở thành con mắt, thành trái tim, thành lá gan, chúng là những cơ phận nào, và có giá trị sinh tồn nào? Những cơ phận ấy sẽ hoàn toàn vô dụng nếu chúng không được phát triển ngay và hoạt động đúng phận sự ngay từ khi hình thành. Không ai có thể nói rằng trước khi đôi mắt nhìn thấy sự vật, nó là một cơ phận nào đó trong thân thể mà thân thể không cần đến. 2.Điểm khó thứ hai là: Tất cả những cuộc đột biến quan sát được đều rất có hại cho sinh vật kinh nghiệm chúng. Thật ra những cuộc đột biến có lợi cho sinh vật khó mà quan sát được. Một cuộc đột biến là một sự thay đổi ngẫu nhiên trong một hệ thống tổ chức rất tinh vi. Sự thay đổi ấy do một yếu tố đột nhập vào hệ thống. Yếu tố ấy có thể là phóng xạ, các hóa chất mạnh, hay là những cuộc xáo trộn về vật chất nào đó. Khi hệ thống di truyền bị xáo trộn như vậy, nó tự nhiên phát ra ảnh hưởng đối với sinh vật và ảnh hưởng này gần như lúc nào cũng làm hại. Cuộc đột biến ngẫu nhiên nào trong một hệ thống cấu trúc tinh vi không hi vọng gì thay đổi được hoạt động của hệ thống đó. Nói khác đi, mặc dù có đột biến đi nữa, nghĩa là sinh vật chịu đột biến có thể thích ứng với hoàn cảnh sống hơn là cha mẹ nó, thì có thể chỉ một trong hằng triệu sinh vật loại ấy cần thiết phải biến sang một loại khác mà thôi. Các nhà tiến hóa cũng thấy khó khăn này nên đưa ra lý thuyết là có một loại đột biến lớn. Nghĩa là con mắt được đột biến có một lần là trở thành con mắt ngay, chứ không qua nhiều giai đoạn chuyển biến. Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế chưa bao giờ người ta quan sát được một cuộc đột biến nào cả. SaSt 1:21, 22 ghi rằng: Đức Chúa Trời tạo nên các loại cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sinh ra nhiều tùy theo loại và các loại chim bay tùy theo loại. Câu 24,25 thêm: Đức Chúa Trời lại phán rằng : Đất phải sinh các
  • 11. vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng và thú rừng, đều tùy theo loại, thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại. Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy những chữ: TÙY THEO LOẠI được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bốn câu Thánh Kinh kể trên. Những chữ này không thể bỏ qua được, vì Chúa đã tạo dựng nên vạn vật TÙY THEO LOẠI. Không loại nào biến sang loại kia, dù là đột biến chăng nữa, nhưng tất cả đều được sáng tạo ngay từ ban đầu và tùy theo từng loại riêng, loại này hoàn toàn khác và đặc thù đối với loại khác. CỔ SINH VẬT HỌC Trong các bài trước chúng ta có dịp nói đến mười bằng cớ chứng minh Lý Thuyết Tiến Hóa, trong đó có năm bằng cớ liên quan đến những điểm tương cận trong sinh lý và cấu trúc của sinh vật. Năm bằng cớ này nếu giải thích theo Thuyết Sáng Tạo thì rất dễ hiểu, vì vạn vật đều do một Đấng Sáng Tạo chứ không tự biến hóa. Bốn bằng chứng khác liên quan đến những biến đổi về sinh học. Bằng chứng cuối cùng rút ra từ môn Cổ Sinh Vật Học. Cổ Sinh Vật Học là môn nghiên cứu về những hình thức sống đã hóa thành đá, bị chôn vùi dưới những lớp đất. Bằng chứng từ sinh vật hóa thạch này khác hẳn các bằng chứng đã kể, vì có mục đích chứng minh lịch sử tiến hóa hơn là chỉ trình bày về kết quả hay là cơ cấu tiến hóa. Thực ra các nhà chủ trương tiến hóa vẫn thường tuyên bố rằng mặc dù chúng ta không thể hiểu chức năng của cuộc tiến hóa, nhưng bằng cớ lịch sử của tiến hóa nằm trong sinh vật hóa thạch. Muốn nói đến môn Cổ Sinh Vật Học hay là sinh vật hóa thạch, người ta phải bàn đến các nguyên đại địa chất. Khoa địa chất chủ yếu là nghiên cứu cấu trúc về hình thái và hóa chất của vỏ trái đất, nghiên cứu về những sức mạnh và những quá trình đã tác động trên vỏ trái đất, cũng như lịch sử phát triển của trái đất từ đầu cho đến hình trạng hiện tại. Hầu hết các nhà địa chất đều quyết đoán rằng trái đất đã có từ lâu đời, có thể là lâu đến năm tỉ năm. Khoảng 80% thời gian này được coi là chưa có đời sống hữu cơ nào cả, bằng chứng là hiện nay còn có những loại đá kết tinh mà nhà tiến hóa gọi là nền phức hợp. Chất sống sơ khai được coi là đã tiến hóa từ những chất hóa phức hợp trong đại dương sơ khai, khoảng một tỉ năm trở lại đây hay lâu hơn. Những lớp đá trầm tích xếp trên mặt những nền phức hợp có chứa những hình thức cây cỏ và sinh vật hóa thạch, các sinh vật này đã tiến hóa từ những chất sống sơ khai. Người ta đặt tên cột địa chất là tích lũy của những đá trầm tích trong đó chứa đựng những sinh vật hóa thạch.
  • 12. Cột địa chất được chia ra thành nhiều phần tùy theo nguyên đại địa chất. Các phần chính là: Đại Cổ Sinh, Đại Trung Sinh và Cận Đại Sinh. Mỗi nguyên đại này còn được chia ra nhiều thời kỳ nhỏ khác. Nhưng tổng quát gồm: Đại Cổ Sinh là nguyên đại của sinh vật ở biển, và động vật lưỡng cư. Đại Trung Sinh là nguyên đại của loài bò sát. Còn Cận Đại Sinh là nguyên đại của loài chim và loài có vú. Khi chia ra như vậy, người ta cho rằng nguyên đại xa xưa xuất hiện những sinh vật tương đối đơn giản, rồi dần dần đến những sinh vật tiến bộ hơn và cuối cùng là các hình thức phát triển cao nhất. Các diễn tiến này chứng tỏ rằng cuộc tiến hóa thực sự có xảy ra, mặc dù con người không hiểu nó xảy ra như thế nào. Đó là nói theo Lý Thuyết Tiến Hóa, bây giờ chúng ta xét xem lập luận như vậy đúng hay sai. Phải nói ngay rằng bằng chứng tiến hóa dựa vào khoa Cổ Sinh Vật Học có hai điều mâu thuẫn chính: 1.Mặc dù cho rằng các nguyên đại địa chất thực sự xảy ra như người ta trình bày, chúng ta vẫn thấy có những khoảng cách căn bản giữa các loại sinh vật. Nghĩa là người ta vẫn không thấy một loại sinh vật trung gian nào giữa những sinh vật thuộc Đại Cổ Sinh và Đại Trung Sinh, hay nói rõ hơn là giữa những con chó và con mèo không thấy có con vật nào trung gian cả. Giữa con ngựa và con voi cũng không thấy con vật nào trung gian chuyển tiếp tiến hóa. Dĩ nhiên là người ta có tìm được những con vật đã tuyệt chủng như loài khủng long chẳng hạn. Tất cả những trật tự, những lớp, những loại sinh vật thấy xuất hiện đột ngột trong các lớp hóa thạch, không có gì chứng tỏ rằng chúng tiến hóa từ hình thức nào cả. Có vô số những mắt xích gọi là của cuộc tiến hóa sinh vật đã không tìm thấy trong lớp hóa thạch. Như vậy, tóm lại, các lớp hóa thạch chứng minh rằng có nhiều loại sinh vật thấy xuất hiện trong những thời đại khác nhau của trái đất, nhưng các loại ấy không tiến hóa từ loại này sang loại khác. Nếu thật sự có cuộc tiến hóa thì sẽ phải có vô số các bằng chứng sinh vật được tiến hóa trong các quá trình ngay cả trên mặt đất ngày nay lẫn trong những lớp sinh vật hóa thạch cũng như trong sinh vật hiện còn đang sống. 2.Điều mâu thuẫn thứ hai liên quan đến bằng cớ tiến hóa căn cứ vào sinh vật hóa thạch là ngay cơ cấu của các nguyên đại địa chất cũng đặt căn bản trên giả thuyết là có cuộc tiến hóa. Các lớp đá trên mặt đất không có gì để định niên đại địa chất của nó. Các nhà địa chất làm sao có thể nói rằng tảng đá này lâu đời hơn tảng đá kia? Các nhà địa chất định tuổi của đá bằng cách so với sinh vật hóa thạch trong
  • 13. tảng đá đó. Nếu sinh vật hóa thạch là loại biển đơn giản, thì tảng đá đó thuộc về nguyên Đại Cổ Sinh; nếu trong tảng đá có vết tích loại có vú thì tảng đá ấy thuộc về Cận Đại Sinh. Tất nhiên, cũng có những yếu tố khác để định tuổi đá như là đặc tính của đá, các lớp đá vv… nhưng người ta vẫn cho rằng sinh vật hóa thạch định tuổi đá xác đáng hơn. Nếu chứng minh tiến hóa bằng sinh vật hóa thạch rồi định tuổi đá bằng sinh vật hóa thạch thì đúng là một cuộc lý luận vòng quanh. Vì cuộc tiến hóa được coi như là đặt căn bản trên cột địa chất, nghĩa là hệ thống các lớp đá chồng chất lên nhau trên mỗi miền địa cầu. Khi đã thiết lập được cột địa chất xong, với những nguyên đại địa chất rõ rệt, người ta cho rằng đã hoàn thành một bằng chứng cụ thể với những sự kiện lịch sử của một cuộc tiến hóa. Thực ra, nếu được như vậy thì tốt, nghĩa là nếu một phần nhỏ của cột địa chất tìm thấy ở mỗi địa điểm luôn luôn phù hợp với cột địa chất tổng quát. Chúng ta phải nói ngay rằng toàn thể cột địa chất dày vào khoảng vài trăm cây số, trong khi đó lớp vỏ trầm tích ở bất cứ địa điểm nào trên mặt đất chỉ là một phần thật mỏng so với cột địa chất này. Hằng trăm địa điểm được gọi là đại cổ sinh, nghĩa là lâu đời nhất vì có chứa các sinh vật hóa thạch sơ đẳng, được tìm thấy nằm bên cạnh những thành phần đá gọi là trẻ hơn, nghĩa là chứa các sinh vật hóa thạch gần với hiện đại hơn. Hơn thế nữa. các thành phần đá bất thường như vậy được xếp với nhau theo chiều ngang và không thấy dấu vết bị xáo trộn. Quan sát khắp nơi, thấy dường như các lớp đá này đã được thành lập như vậy. Nếu phải giải thích tại sao các lớp đá thuộc nguyên đại cổ xưa lại nằm trên lớp đá mới thì người ta nói rằng đất đã có một cuộc xáo trộn làm cho lật ngược những tầng đá ở dưới lên trên. Nhưng không ai có thể đặt giả thuyết kiểu đó vì không thể chứng minh được. Chúng ta vừa vạch rõ rằng bằng chứng tiến hóa căn cứ vào Cổ Sinh Vật Học đáng nghi ngờ. Không những sự tương hợp của các sinh vật hóa thạch được trình bày theo tiêu chuẩn các nguyên đại địa chất đã không chứng minh được cuộc tiến hóa vì còn vô số những khoảng cách giữa các sinh vật hóa thạch này, ngoài ra ngay chính sự hiện hữu của các nguyên đại địa chất cũng khiến người ta nghi ngờ, vì chính giả thuyết rằng có cuộc tiến hóa đã tạo ra chúng. Câu hỏi ta có thể đặt ra là: Nếu sinh vật hóa thạch không nói lên lịch sử tiến hóa trên mặt đất thì nó chứng minh cái gì? Nếu trái đất quả thực đã có từ năm tỉ năm trước đây và những tảng đá có chứa sinh vật hóa thạch có lẽ đã có từ một tỉ năm thì chắc chắn cũng có thời gian cho cuộc tiến hóa. Nhưng nếu mỗi sinh vật đã được tạo nên riêng biệt, thì tại sao Đấng Sáng Tạo để cho quá trình sáng tạo kéo dài như vậy, trong khi loài người dường như chỉ là được sáng tạo thêm vào cái khung cảnh vũ trụ mà thôi?
  • 14. Chúng ta được nhà khoa học xác định rằng tuổi của đá mà họ ấn định chỉ là tuổi tương đối, và định bằng những lớp sinh vật hóa thạch chứa trong các tảng đá đó, và lớp sinh vật hóa thạch cũng không có gì xác đáng để định tuổi cả mà chỉ theo giả thuyết là có tiến hóa mà ước tính như thế. Nếu vậy thì tuổi tuyệt đối của trái đất cũng chỉ được người ta ước đoán và rất mơ hồ. Trái đất thật sự đã có lâu đời, nghĩa là mấy tỉ năm với điều kiện là vỏ trái đất phải đồng nhất. Nói rõ hơn là chiều dày của vỏ trái đất phải đồng nhất. Chiều dày của các lớp đá trầm tích trên vỏ trái đất phải được hình thành dưới những quá trình địa chất như nhau (nghĩa là thời tiết, sự xâm thực, dòng nước chảy mòn, độ nghiêng lệch vv…). Tuy nhiên, Lý Thuyết Đồng Nhất này không thể chứng minh, cũng không có cách nào biết được những quá trình đã trải qua, và không biết đã có những biến thay nào. Lý thuyết này cũng hoàn toàn là giả thuyết. Chính những tảng đá lại có thể giải thích dễ dàng hơn bằng Thuyết Tai Biến, nghĩa là những trận lụt, những núi lửa, những vụ sụt đất và các thiên tai khác đã thực hiện những công việc địa chất nhanh chóng. Không cần phải bao nhiêu nguyên đại lâu dài mới có những lớp đá đó. Hơn nữa, cũng có thể lắm là các tai biến địa chất xảy ra thường hơn và rộng lớn hơn trong quá khứ, nghĩa là khi trái đất còn trẻ. Một phương diện khác thì chính những tảng đá chứng minh rằng Thuyết Đồng Nhất không đúng. Ngay cả những vết tích sinh vật hóa đá trong đá cũng chứng tỏ rằng chúng đã do các tai biến mà nằm trong đá. Những tai biến đã chôn vùi chúng nhanh chóng đến nỗi không kịp chạy trốn. Vì nếu không thì chúng cũng bị thối nát hay là bị các sinh vật khác ăn mất đi. Hằng triệu sinh vật hóa thạch nằm trong đá đã chứng minh hùng hồn rằng đó là do tai biến gây ra chứ không thể giải thích bằng Thuyết Đồng Nhất được. Một vấn đề nữa cần đặt ra là bản chất và con số của những tai biến địa chất. Gần như hầu hết các nước cổ xưa và các dân tộc đều có những truyền thuyết về một tai biến quan trọng đã hủy phá toàn thế giới cổ xưa, và chỉ còn sót lại một số người ít oi và sinh vật để tiếp tục sinh sôi nẩy nở ra trên mặt đất. Các truyền thuyết này ở khắp các miền đất và có những chi tiết tương tự, như thế không thể ngẫu nhiên mà trùng hợp được. Các câu chuyện đó chắc chắn phản ảnh một tai biến quan trọng đã làm biến đổi trái đất cho đến tận nền móng. Điều ta đáng chú ý là các câu chuyện truyền thuyết đều có một điểm chung là nói rằng tai biến tác hại trái đất chính là nước lụt. Một cơn đại hồng thủy đã tàn phá toàn thế giới và đã tạo nên những lớp trầm tích, những cột địa chất, trong đó chứa đựng những sinh vật hóa thạch. Nếu không có trận lụt đó, không thể nào các lớp đá xếp thành từng lớp như ngày nay được. Trận lụt này Thánh Kinh đã ghi lại đầy đủ chi tiết.
  • 15. Các lớp đá có chứa những sinh vật hóa thạch đơn giản được nằm bên trên, và các lớp đá có chứa những sinh vật hóa thạch phức tạp lại nằm ở dưới, chính là do tai biến đại hồng thủy này. Trong trận đại hồng thủy này núi lửa đã nổ tung và mặt đất đã đổi thay. Tuy nhiên đa số loài chim và loài có vú cũng như loài người không bị chôn vùi nhưng có lẽ đã nổi trên mặt nước rồi thân xác rữa nát đi. Sinh vật hóa thạch thực ra không minh chứng lịch sử cuộc tiến hóa qua hằng tỉ năm như các nhà tiến hóa chủ trương, nhưng sinh vật hóa thạch là bằng chứng về một cuộc phán xét tội ác của Đấng Tạo Hóa quyền năng, đã từng trừng phạt cả nhân loại bằng đại hồng thủy. Hơn thế nữa, sinh vật hóa thạch cũng âm thầm gọi mời mọi người đang nghiên cứu hãy nhìn vào những tảng đá có chứa sinh vật hóa thạch để nhớ rằng tội ác rồi sẽ bị trừng phạt. Mọi người nên tin nhận Chúa là Đấng Tạo Hóa, và mời Ngài vào làm chủ cuộc đời mình để được lánh xa tội ác và nhất là tránh khỏi cuộc diệt vong vô cùng kinh khiếp sắp xảy ra. Lần này không phải là nước lụt nữa, nhưng là lửa thiêu cháy. Trên đời này có nhiều lý thuyết chống lại Tạo Hóa, phủ nhận Tạo Hóa, nhung bạn chỉ cần nhìn vào chính bàn tay, thân xác, tim óc của mình, bạn phải công nhận rằng nếu không có Đấng Tạo Hóa thì không thể nào giải thích được sự hiện hữu của bạn. Chính vì vậy mà ta phải tin nhận Chúa! CUỘC SÁNG TẠO ĐẶC BIỆT Trong các phần trước chúng ta đã nói đến những nhược điểm cũng như những điều sai lầm khi người ta đưa ra các bằng cớ chứng minh Lý Thuyết Tiến Hóa. Trong phần này chúng ta sẽ nói đến những điều mà khoa học chân chính chứng minh rành rẽ và quả quyết về sự sáng tạo đặc biệt, trái hẳn với Lý Thuyết Tiến Hóa. Chúng ta phải nhận ngay rằng, nhiều nhà khoa học tin Lý Thuyết Tiến Hóa, nhưng như thế không có nghĩa là khoa học dạy Lý Thuyết Tiến Hóa. Khoa học gia cũng chỉ là người, nghĩa là họ cũng sai lầm, mang nhiều tội lỗi, nhiều thành kiến, ích kỷ và kiêu hãnh. Nghĩa là cũng như bất cứ người nào khác trên cõi đời này. Trong khi ấy, khoa học là hiểu biết, là tri thức. Hiểu biết đây không phải là những lý thuyết, những quan niệm, niềm tin hay triết thuyết, nhưng là cái hiểu biết thực tiễn, có thể minh chứng chắc chắn. Đường lối của khoa học là quan sát các dữ kiện, thí nghiệm, kiểm chứng các quá trình và chứng minh các quan hệ của những dữ kiện. Một số các nhà khoa học không nhận niềm tin đặt trên Thánh Kinh, điều đó cũng không lạ gì, vì đa số nhân loại gồm đủ thành phần, từ nông dân đến học
  • 16. giả vv… đều có những người không tin nhận Thánh Kinh. Các nhà khoa học không tin, không phải vì họ là khoa học gia, nhưng vì bản tính tội lỗi của loài người nói chung, chống lại quyền năng của Chúa mà thôi. Tuy nhiên, trên thế giới này vẫn có những khoa học gia hết lòng tin kính Chúa, đặt niềm tin nơi Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời. Điều này chứng tỏ rằng không có điều gì trong khoa học bắt buộc người ta phải tin vào Lý Thuyết Tiến Hóa. Trên thế giới có một tổ chức gọi là Hội Nghiên Cứu Công Cuộc Sáng Tạo, thành lập vào năm 1963 và hiện nay có hằng nghìn khoa học gia lỗi lạc tham dự. Gần đây một số đông các khoa học gia Liên Xô cũng tham gia vào tổ chức này. Những người trong tổ chức này tin Chúa là Đấng Sáng Tạo và tin nhận Chúa Giê-xu là Chúa và là Đấng giải cứu họ khỏi tội lỗi. Các nhà khoa học này thuộc về đủ các ngành học khác nhau, và qua cuộc nghiên cứu của họ, họ quả quyết rằng cuộc sáng tạo theo Thánh Kinh chép là hoàn toàn chân xác. Khoa học theo đúng nghĩa là môn học giải thích rõ những quá trình thiên nhiên hiện đang có mặt. Hóa học nghiên cứu về các quá trình của hóa chất. Sinh học nghiên cứu về các quá trình sinh. Địa chất học nghiên cứu các quá trình địa. Trong khi nghiên cứu như vậy, người ta phải theo một kỷ luật, trong lúc quan sát và đo lường các dữ kiện, nhất là việc các dữ kiện ảnh hưởng đến nhau. Đặc điểm của phương pháp khoa học là sao chép thực nghiệm, nghĩa là một cuộc thí nghiệm hay đo lường về một quá trình đặc biệt nào đó nếu được nhắc lại trong cùng một điều kiện, thì sẽ đưa đến cùng một kết quả. Như vậy thiên nhiên trên căn bản có thể tiên đoán được, có thể mô tả được trong điều kiện là người ta biết và có thể kiểm soát được các yếu tố khác nhau liên quan đến cuộc thí nghiệm. Có thể nói rằng những quá trình như vậy đã có trong quá khứ và sẽ tiếp tục xảy ra như vậy trong tương lai theo đúng các diễn tiến. Tuy nhiên chúng ta không biết chắc như vậy. Giả thiết về sự đồng nhất nếu thật sự là một nguyên tắc chắc chắn và phổ quát, thì nó sẽ loại bỏ lý thuyết về khởi đầu hay cuối cùng, cũng như các quá trình của trái đất. Nói cách khác là vũ trụ phải ở trong tình trạng gọi là không biến chuyển. Người ta có thể tin vào các giả thuyết này, tuy nhiên các giả thuyết đó ở ngoài phạm vi của khoa học chân chính. Vì khoa học chân chính chỉ có thể nghiên cứu các quá trình hiện hữu chứ không thể nghiên cứu những quá trình thuộc về quá khứ tiền sử hay là một tương lai chưa biết. Sự loại suy vô giới hạn của những quá trình này trong hiện tại, dựa trên căn bản thuyết đồng nhất không có gì hơn giả thuyết về sự sáng tạo đặc biệt trong quá khứ và sự tận chung trong tương lai. Cả hai vấn đề này đều không thuộc phạm vi khoa học, nhưng lại nằm trong phạm trù đức tin.
  • 17. Tất cả những quá trình thực tiễn trên trái đất, mặc dù các quá trình ấy là thuộc về vật lý, sinh lý, địa lý hay gì gì đi nữa, cũng vẫn có những đặc điểm chung. Tất cả những quá trình đó đều liên quan đến những hiện tượng xảy ra trong không gian và thời gian, và những hiện tượng này lại liên quan đến hai thực thể rất quan trọng, đó là năng lượng và nội chuyển lực hay entropy. Có nhiều loại năng lượng khác nhau, như điện năng, quang năng, âm năng, nhiệt năng vv… Ngay cả vật chất, căn bản cũng là một hình thức năng lượng. Như vậy tất cả mọi vật trong thế giới hữu hình đều thuộc về một hình thức năng lượng này hay hình thức năng lượng khác, và tất cả đều diễn tiến trên mặt đất trên căn bản chỉ là những cuộc biến đổi năng lượng từ hình thức này sang hình thức khác mà thôi. Ý niệm nội chuyển lực hay entropy được dùng để ước lượng sự thiếu hiệu lực của năng lượng trong một hệ thống. Nếu một hệ thống năng lượng có hiệu lực và có thể đổi ra công hữu ích thì nội chuyển lực thấp. Nếu năng lượng không có hiệu lực thì nội chuyển lực cao. Nói cách khác, entropy là sự đo lường một tình trạng rối loạn của một hệ thống. Một hệ thống tổ chức cao, phức tạp, thì nội chuyển lực kém. Hệ thống nào mà thành phần không tổ chức, vung vãi không theo thể thức nào cả là hệ thống có nội chuyển lực cao. Một viên gạch trong một tòa nhà có nội chuyển lực thấp, nhưng khi những viên gạch vãi tung ra khắp nơi trên đắt sau khi ngôi nhà đổ thì viên gạch có nội chuyển lực cao. Như vậy năng lượng bao gồm tất cả các hiện tượng kể cả vật chất; trong khi đó thì entropy hay nội chuyển lực mô tả tình trạng của tất cả mọi sự vật. Có hai định luật quan trọng trong nhiệt động học gọi là: Định luật thứ nhất còn gọi là định luật bảo tồn năng lượng, phát biểu như sau: Trong bất cứ hệ thống đóng kín nào, năng lượng không hề được phát sinh hay phá hủy, mặc dù nó có thể trải qua nhiều loại biến đổi. Định luật thứ hai phát biểu rằng: Trong bất cứ quá trình nào của một hệ thống đóng kín, nội chuyển lực phải gia tăng, và vì thế vật chất có khuynh hướng tiến về hư hỏng và suy thoái. Định luật thứ nhất xác định rằng không có sự cấu tạo năng lượng đang thực hiện trên thế giới, và cũng không có một năng lượng nào đang bị hủy diệt. Định luật thứ hai nói rằng, mọi sự vật trở thành càng ngày càng vô tổ chức, và năng lượng sẵn có để duy trì các quá trình vật lý của vũ trụ đang suy giảm đi. Mọi sự việc có khuynh hướng trở thành đơn giản hơn, ngẫu nhiên hơn, rối loạn hơn. Mọi sự vật cũ mòn đi và vũ trụ đang suy tàn. Lý Thuyết Tiến Hóa rõ ràng là bị hai định luật kể trên đánh đổ. Vì Tiến Hóa dạy rằng tất cả mọi vật đều phát nguyên từ những khởi đầu sơ khai, nhờ những quá trình hiện tại, và như thế cuộc sáng tạo đang tiếp nối và vẫn còn tiếp nối. Trong khi đó thì Định luật thứ nhất về Nhiệt Động Học nói rằng,
  • 18. không có gì đang được sáng tạo, và không có gì đã được sáng tạo trong quá khứ. Lý Thuyết Tiến Hóa còn dạy rằng vũ trụ có khuynh hướng cho sự vật càng ngày càng trở thành có tổ chức hơn, phức tạp hơn, đặc biệt hơn. Định luật thứ hai của Nhiệt Động Học ngược lại nói rằng: vũ trụ đang có khuynh hướng hư hỏng, vô dụng, đổ nát và chết. Xem như thế, Lý Thuyết Tiến Hóa và hai định luật Nhiệt Động Học đã mâu thuẫn nhau, vì Tiến Hóa cho rằng những quá trình hiện tại mà khoa học nghiên cứu là những quá trình đổi mới và hợp nhất. Trong khi đó thì hai định luật Nhiệt Động Học nói rằng những quá trình đó dựa trên căn bản là bảo tồn và tan rã. Nói tóm lại, khoa học trên ý nghĩa chân xác nhất, chỉ có thể nghiên cứu những quá trình hiện tại. Tất cả những quá trình này đều xảy ra trong khuôn khổ hai định luật căn bản về bảo tồn và hư hỏng. Vì những quá trình này không sáng tạo và hợp nhất, nên không sao cho chúng ta biết được thế giới này đã hình thành như thế nào cả. Qua các định luật khoa học này chúng ta biết được rằng thế giới này với tất cả những quá trình và những thành phần, đã được hình thành ở một thời điểm trong quá khứ bằng phép lạ Sáng Tạo, qua những quá trình mà ngày nay không tái diễn được, vì thế nên khoa học không thể nào nghiên cứu được. Định luật thứ nhất bảo chúng ta rằng thế giới này luôn luôn hiện diện trong tình trạng hiện tại, nếu không thì thế giới này đã được hình thành ở một thời điểm nào đó trong quá khứ. Định luật thứ hai bảo chúng ta rằng trái đất không thể nào tồn tại trong hiện trạng, nếu không thì nó đã phải hoàn toàn bị hủy phá và chết từ lâu rồi. Vũ trụ này phải có một khởi đầu, và khởi đầu ấy phải do một cuộc sáng tạo đặc biệt. Thời Gian Sáng Tạo Vì tất cả các quá trình trên căn bản là đi đến chỗ hư hỏng, tất cả đều liên quan đến một số những biến đổi từ hình thức này sang hình thức khác. Khi người ta biết được mức độ hư hỏng của quá trình, và những hậu quả của nó đo lường được, thì trên nguyên tắc có thể tính ra quá trình ấy đã diễn tiến trong bao lâu. Đây là phương thức người ta đã dùng để tính ngày tháng của một số sự kiện gọi là lịch sử địa chất của trái đất, và ngay cả tuổi của trái đất. Tuy nhiên cách định tuổi này có chính xác hay không là còn tùy thuộc vào Giả Thuyết về Tính Cách Đồng Nhất, nghĩa là không có một biến đổi nào đã
  • 19. xảy ra trong mức độ hư hỏng, và không có một sản phẩm hư hỏng nào thực sự được đem vào hệ thống bằng một cuộc sáng tạo đặc biệt, hay do sự tràn ngập của bên ngoài. Trong khi đó thì giả thuyết về sự Đồng Nhất không hợp lý vì mỗi quá trình thiên nhiên đều trải qua không biết bao nhiêu là biến đổi về thể cách, và ảnh hưởng đến mức độ hư hỏng rất nhiều. Định luật thứ hai nói rằng, mỗi quá trình trên căn bản, là quá trình hư hỏng, nhưng không nói gì đến mức độ hư hỏng. Tuy vậy người ta chắc chắn rằng những mức độ hư hỏng biến đổi rất thường theo hoàn cảnh chung quanh. Tuy vậy giả thuyết về Sự Đồng Nhất vẫn được người ta sử dụng, đưa đến phương pháp đo gọi là carbon phóng xạ. Carbon phóng xạ được thành lập trên thượng từng khí quyển do sự gặp gỡ các tia vũ trụ với các nguyên tử nitrogen. Chất đồng vị phóng xạ carbon này gọi là carbon 14, cùng dạng với carbon 12 là carbon thường, vì vậy mới vào trong mọi phản ứng hóa liên quan đến carbon dioxide trong đời sống sinh thực vật. Người ta cho rằng trái đất nói chung có một tỉ số quân bình giữa các nguyên tử carbon phóng xạ và carbon thường. Trong chu kỳ của đời sống thông thường của một tế bào sống, carbon được nhận vào và thải ra liên tục. Khi tế bào ấy chết đi thì không tiếp nhận phóng xạ carbon nữa. Carbon phóng xạ hiện có cũng dần dần bị hư hỏng đi theo một mức độ và trở thành carbon thường. Như vậy nếu tỉ số carbon phóng xạ và carbon thường được đo lường vào một thời điểm nào đó sau khi chết, sẽ ít hơn số lượng quân bình trong tế bào sống, và căn cứ vào mức độ hư hỏng mà người ta tính ra được tế bào sống ấy đã chết từ lúc nào. (Xin đọc thêm phần phụ lục: Phương pháp carbon 14 của Tiến sĩ Phan Như Ngọc). Kỹ thuật tính tuổi này được dùng trong mấy chục năm nay để ước tính những sự kiện xảy ra trong khoảng 50 nghìn năm trở lại. Ta để ý đến một số quá trình liên quan đến phương pháp tính tuổi bằng carbon 14. Nguồn gốc của carbon phóng xạ phụ thuộc vào làn sóng phóng xạ vũ trụ trên thượng từng khí quyển và các nguyên tử nitrogen mà làn phóng xạ ấy tác động. Nói như vậy nghĩa là cho rằng điều kiện khí quyển trái đất lúc nào cũng như hiện nay. Tuy nhiên trong những năm gần đây người ta thu thập được nhiều bằng cớ chứng minh rằng từ trường của trái đất trong quá khứ có thể là khác, và đã xô đẩy hay làm lệch những tia phóng xạ vũ trụ. Quan trọng hơn cả là bầu khí quyển quá khứ có lẽ chứa nhiều hơi nước cũng như khí carbonic hơn hiện tại. Những thứ này đã lọc các tia vũ trụ trước khi chúng hình thành các nguyên tử carbon 14. Nói như vậy nghĩa là, có thể lắm tỉ số phóng xạ đối với carbon thường trong quá khứ ít hơn trong hiện tại. Vì vậy hoạt động phóng xạ của một tế bào sống có thể chấm dứt sau khi chết
  • 20. nhanh hơn hiện tại. Như vậy tuổi thật và tuổi carbon phóng xạ khác nhau rất nhiều, và có thể không bao giờ biết đích xác được. Người ta còn nhiều phương pháp định tuổi khác, như phương pháp chì Uranium chẳng hạn. Nhưng có thể nói rằng phương pháp định tuổi địa chất nào cũng không vững chắc và có nhiều sai lạc. Vì tất cả các phương pháp đều cố tình quên rằng có thể có những biến đổi trong các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hư hỏng của quá trình. Nói cho cùng, những cái gọi là niên đại địa chất mà thỉnh thoảng người ta vẫn tuyên bố hay đăng tải trên báo chí là hoàn toàn không tin tưởng được. Vì niên đại địa chất hoàn toàn phụ thuộc vào tính đồng nhất và cuộc tiến hóa, trong khi đó thì các giả thuyết này không đứng vững, vì vậy niên đại địa chất không có giá trị. Người tin yêu Chúa nên nhận định rằng nếu thật sự Chúa muốn cho chúng ta biết điều gì về cuộc sáng tạo, thí dụ như ngày tháng, quá trình, trật tự, thời gian vv… thì chính Ngài là Đấng Sáng Tạo đã cho chúng ta biết rồi. Khoa học không thể cho chúng ta biết những điều này, vì khoa học chỉ có thể nghiên cứu những gì hiện hữu, các quá trình các diễn biến hiện hữu, và những gì hiện hữu không phải là quá trình sáng tạo. Con người chúng ta có lẽ không đủ khả năng để hiểu nguồn gốc vũ trụ, vì vậy Chúa không khải thị điều gì mà con người không hiểu được. Huyền nhiệm về nguồn gốc của vũ trụ chỉ một mình Chúa biết, và những người tin nhận Chúa một ngày kia sẽ tường tận tất cả, đó là khi vượt khỏi cuộc đời giới hạn này mà bước vào cõi vĩnh hằng với Chúa. NGUỒN GỐC CỦA CON NGƯỜI Con người tiến hóa hay được sáng tạo? Con người có phải do tiến hóa mà hình thành hay không? Con người có phải do từ những con vật khác sinh ra hay không? Đây là những câu hỏi khó trả lời vì chúng ta không thể nào đi ngược dòng thời gian để mà quan sát cuộc tiến hóa hay cuộc sáng tạo con người. Khoa học chỉ cho chúng ta câu trả lời rất sơ sài. Tuy nhiên chúng ta có thể xét những bằng cớ mà khoa học tìm được để rút ra câu trả lời thích hợp. Trước tiên hãy xét đến hình thể của xương người hóa thạch. Khi nhìn vào những hình thể xương người hóa thạch, người ta không thể nào xây dựng được một lý thuyết nói rằng con người hiện đại có liên quan với con người sơ khai hay không? Điều này rất khó vì hình thể không nói lên hết câu chuyện tương quan. Hơn nữa những người xương sọ méo mó bất bình thường, lại là những người rất thông minh. Y khoa cho biết rằng có một chứng bệnh trong tuyến yên gọi là
  • 21. bệnh cực đại, khiến cho người cứ lớn lên mãi. Tay cứ to ra xương đầu cứ lớn lên, tuy nhiên tính thông minh không bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh đó vẫn chỉ là người thường. Nếu nhìn vào xương một người như vậy, người ta dám nghĩ rằng đó là người sơ khai, nhưng không phải như vậy. Vì thế chúng ta không thể nào căn cứ vào hình thể của xương sọ mà đoán ra các mối tương quan được. Trong các sách báo khoa học và ngay cả các sách giáo khoa nữa, người ta in những hình ảnh minh chứng rằng con người phát xuất từ loài vật, như vậy có đúng không? Thật ra ta không thể nào tin vào các hình vẽ trong những cuốn sách như vậy, vì cho đến nay chỉ có bộ xương là tài liệu duy nhất mà khoa học tìm được, rồi người ta cố tượng tượng ra một cuộc tiến hóa và vẽ nên hình ảnh đó. Tuy nhiên cứ lấy một cái xương sọ, gọi là của người xưa, hằng triệu năm, theo như cách nói của nhà khoa học tiến hóa, đem nghiên cứu thật kỹ, người ta sẽ thấy rằng nó chẳng khác gì xương một người ngay trong thời đại chúng ta. Thí dụ như xương của người Neanderthal chẳng hạn, người ta cho rằng xương Neanderthal là của người sống trong hang cổ xưa, thủy tổ của loài người. Nhưng khi nhìn nghiêng, xương sọ của người Neanderthal giống y hệt như xương sọ của bá tước LaFayette, một danh nhân trong lịch sử Mỹ. Chính vì vậy mà căn cứ vào bộ xương để đoán con người do tiến hóa hình thành cũng không đúng. Khoa học cũng nói rằng có thể căn cứ vào một thứ dụng cụ mà đoán rằng người sử dụng là người sơ khai hay người thời đại này. Dụng cụ thường là những bằng cớ rất tốt, nhưng người ta vẫn không thể nào định rõ được là người thời nào đã làm nên thứ dụng cụ tìm được. Thí dụ như trong rừng châu Phi, bác sĩ Louis Leaky tìm được những dụng cụ chôn sâu ở Olduvai Gorge, ông ta cho rằng giống người Zinjanthropus đã làm ra. Nhưng đến các năm 1960 nhà khoa học này tìm ra được một người khác mà ông đặt tên là Homo Habilis, ông cho rằng người Homo Habilis mới chính là người làm ra dụng cụ tìm được, và người Zinjanthropus không phải là thủy tổ loài người. Như vậy chứng tỏ rằng dụng cụ không thể nào nói cho biết ai là người chế tạo ra nó. Người ta có thể xét đến tiếng nói của con người và nhận thấy rằng loài người hoàn toàn khác hẳn với bất cứ loài vật nào. Nhà nghiên cứu về tế bào não, người Anh, tên là McDonald Critchly nói rằng: “Người ta đặt giả thuyết là những khác biệt giữa con người và con vật về cấu trúc và nhiệm vụ chỉ là vấn đề mức độ tiến hóa mà thôi. Nếu giả thuyết này đứng vững thì người ta bắt buộc phải nhận rằng lối truyền thông của loài vật đã tiến dần đến khả năng nói năng của loài người.” Các nhà ngôn ngữ học đã cực lực phản đối giả thuyết này, vì không phải chỉ
  • 22. liên quan tới ngôn ngữ mà thôi, người ta nếu đã tin rằng có tiến hóa trong khả năng nói thì phải nhận rằng có một biến chuyển thật lớn giữa người hình vượn và con người đầu tiên Homo Sapien. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được mắt xích truyền thông đã mất giữa loài vật và loài người. Theo nhà khoa học người Anh này thì nếu tin vào Lý Thuyết Tiến Hóa, tức là tin rằng có một cuộc nhảy vọt rất lớn giữa con vật và con người biết nói. Tiếng nói là dấu hiệu đặc biệt của loài người. Hơn nữa, nhìn vào một bộ xương, nhà khoa học không thể nào nói rằng bộ xương ấy có khả năng nói như thế nào. Chúng ta thử xét đến những lớp sinh vật hóa thạch gọi là fossil. Theo nguyên tắc nghiên cứu fossil thì lớp ở dưới phải xưa hơn lớp ở trên, tuy nhiên người ta thấy rằng có những bộ xương được coi là xưa nhất, lại tìm thấy ở bên trên, còn xương gần với người thời hiện đại thì lại thấy ở dưới sâu. Một nhà khoa học nói rằng các lớp thạch hóa có xương người chỉ tiêu biểu cho một loại người mà thôi. Như vậy thì những bộ xương trông hơi giống người thì sao? Người ta có thể giải thích bằng hai cách: Những xương đó có thể là của loài vật, không phải là người. Nếu chúng còn sống chắc chắn phải cho vào chuồng nhốt lại. Chúng có thể giống người, nhưng không phải là người và đã tuyệt chủng. Cũng có thể lắm là một số các xương này là của những người trong dòng giống A-đam, Ê va. Những người đó cũng có thể có các hình thể xương khác nhau, nhưng rồi tuyệt chủng sau cơn đại hồng thủy thời Nô-ê. Thánh Kinh giải quyết rất dễ dàng vấn đề các mắt xích này, đó là chủ trương rằng không làm gì có các mắt xích đó. Sáng Tạo Tiến Hóa và Thánh Kinh là đề tài rất đáng lưu ý. Nhiều người muốn chấp nhận cả hai quan điểm, nghĩa là tin Lời Thánh Kinh về việc Thượng Đế tạo thành con người, lại muốn phối hợp với ý niệm về tiến hóa của thời đại. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng Sáng Tạo Tiến Hóa cũng gặp phải những nan đề chung như Lý Thuyết Tiến Hóa thường. Vì người ta thấy khó có thể định bộ xương thạch hóa nào là của người sơ khai, bộ xương nào là người về sau, vì có những bộ xương cổ xưa nằm ở trên, và bộ xương mới hơn lại nằm bên dưới sâu. Hơn nữa khi xét về thạch hóa, người ta thấy rằng con người hoàn toàn khác với con vật. Người nào tin Thánh Kinh là tin vào sự sáng tạo đặc biệt của Chúa, và như vậy không thể nào chấp nhận Lý Thuyết Tiến Hóa, mặc dù thuyết đó đã được ngụy trang dưới hình thức Sáng Tạo Tiến Hóa. Thật ra không làm gì có loại tiến hóa như vậy.
  • 23. Thí dụ như 2:7 cho biết rằng A-đam được tạo nên bằng bụi đất. Nghĩa là Chúa lấy bụi đất nắn nên hình người, không có chuyện bụi đất tiến hóa thành thứ gì đó, rồi sau mới thành người được. Chữ bụi đất đây phải hiểu theo nghĩa đen, là vì Thánh Kinh cũng ghi rằng khi chết đi, loài người lại trở về bụi đất, là nơi người phát sinh ra. Loài người không thể thoái hóa trở thành bụi đất, nhưng khi chết thì tàn tạ trong bụi đất. Louis Pasteur Và Thuyết Phát Sinh Tự Nhiên. Louis Pasteur muốn đả phá thuyết phát sinh tự nhiên là vì ông có niềm tin nơi Thượng Đế. Chính Louis Pasteur đã nói rằng: “Tại sao vấn đề phát sinh tự nhiên trở thành quan trọng, vì nó liên quan đến nguyên nhân của sự sống. Nêu lên vấn đề phát sinh tự nhiên là tạo ra một con vi trùng, là tạo đời sống, là giải quyết vấn đề nguyên nhân. Nghĩa là khởi đầu từ vật chất, qua những điều kiện về hoàn cảnh và vật chất mà sang đến sự sống. Như vậy là coi Thượng Đế là Đấng tạo ra sự sống không còn cần thiết nữa. Vật chất có thể thay thế Thượng Đế, và Thượng Đế trở thành Đấng chỉ tạo nên những chuyển động trong thế giới và vũ trụ mà thôi.” Louis Pasteur tin Thượng Đế và quả quyết rằng Ngài đã tạo dựng nên đủ loại cây cỏ và đời sống. Khi được mới ra trước công chúng, trình bày về các cuộc thí nghiệm của ông, Pastuer đã nói rằng: “Thưa quí vị, tôi có thể chỉ vào chất nước kia và nói với quí vị rằng tôi đã lấy hạt nước từ trong vũ trụ bao la này, giọt nước ấy chứa đựng tất cả những yếu tố thích hợp cho sự phát triển của những loại vi trùng. Tôi vừa quan sát vừa chờ đợi, tôi nài nỉ nó tái diễn cho tôi cảnh sáng tạo đầu tiên, nhưng giọt nước vẫn câm nín, câm nín từ mấy năm nay, câm nín vì tôi đã ngăn nó với một thứ mà con người không chế tạo ra được, đó là con vi trùng bay trong không khí, tức là sự sống. Vì sự sống là một con vi trùng, và vi trùng chính là sự sống. Lý Thuyết Phát Sinh Tự Nhiên không thể nào sống lại được nữa sau cuộc thí nghiệm này.” Đúng như lời Pasteur đã nói, ngày nay các nhà sinh học đã bỏ Thuyết Phát Sinh Tự Nhiên. Tuy nhiên các nhà chủ trương tiến hóa muốn mọi người trở lại với Lý Thuyết Tự Phát Sinh. Họ bảo chúng ta tin vào một sự phát sinh tự nhiên ở một vùng biển nào đó trong một thời gian hằng triệu năm xa xưa. Alexander Oparin nói rằng sự sống là hiện tượng có ngay trong vật chất. Chất nước xúp đầu tiên là nguồn gốc của sự sống. Nói như vậy là hoàn toàn công nhận Thuyết Tự Phát Sinh mà Pasteur đã chứng minh bài bác. Những ống nghiệm của Pasteur còn để tại Pháp chứng minh phát sinh tự nhiên là chuyện không tưởng. Pasteur giản dị tin rằng Thượng Đế đã tạo nên sự sống và khiến mọi giống loại sinh con đẻ trứng tùy theo loại, và đó là một niềm tin dựa trên thí nghiệm khoa học hẳn hoi.
  • 24. Tưởng cũng nên đi sâu vào công trình nghiên ccứu của Pasteur để thấy rằng không phải ai cũng tin Lý Thuyết Tiến Hóa hay Tự Phát Sinh cả đâu. Chính tên Louis Pasteur nối liền với phương pháp tẩy trùng mà người ta đang sử dụng khắp thế giới ngày nay. Chính ông đã khám phá rằng những đồ giải khát đun nóng lên ở nhiệt độ trung bình là giết chết những vi trùng có thể làm hư thức ăn, vì vậy phương pháp khử trùng này ngày nay gọi là pasteuriser hay là pasteurize. Trước khi Pasteur nổi danh, nhiều người cho rằng bệnh tật phát sinh ra là do sự bất cân xứng giữa những chất dịch trong thân thể như máu, đờm và mật. Vì vậy các bác sĩ ngày xưa hay có lối chích máu ra cho hết bệnh. Louis Pasteur đã chứng minh rằng bệnh tật thường phát sinh từ những vi trùng xâm nhập vào thân xác con người và tạo ra tình trạng bệnh. Chính Pasteur đã sáng chế ra thuốc chủng ngừa bệnh chó dại, và các thứ bệnh dại khác do súc vật gây ra. Tuy nhiên đóng góp quý giá nhất của Pasteur vào khoa học là cho loài người biết ý niệm mới về khoa sinh học. Trước thời Pasteur nhiều người tin rằng sự sống ngẫu nhiên xuất phát từ vật chất. Lúc ấy người ta tin rằng nước ao có thể tự nhiên sinh ra ếch nhái, hay là giẻ rách và lúa thóc trong góc nhà tự nhiên sinh ra chuột, hoặc là thịt để ngoài trời sinh ra ruồi. Các khoa học gia đã cố giải thích rằng nếu không có con bố, con mẹ của một giống loại sinh vật, thì không bao giờ có chúng cả. Đặc biệt nhất là cho đến thời đại Pasteur vẫn có nhiều người tin rằng vi khuẩn có thể tự phát sinh. Nhà bác học Louis Pasteur hoàn toàn chống lại lý thuyết tự phát sinh, và đã thực hiện các cuộc thí nghiệm để chứng minh lý thuyết đó là sai qua thí nghiệm sau đây: Pasteur đun sôi nước canh thịt trong một cái chai và sau đó hàn kín nút chai lại. Vi khuẩn không sinh ra trong nước canh thịt đó và nước vẫn trong. Những người chủ trương phat sinh tự nhiên nói rằng Pasteur không để không khí trong chai cho nên vi khuẩn mới chết, nếu cho không khí vào vi khuẩn sẽ sống. Pasteur lại một phen phải chứng minh bằng cách đun nước canh cho sôi để khử trùng rồi cho ra không khí không ô nhiễm bụi. Pasteur dùng một ống nghiệm hình chữ S, không khí có thể vào trong ống, nhưng bụi ô nhiễm không vào được vì chỗ cong của ống. Hiện nay tại viện Pasteur bên Pháp vẫn còn những ống nghiệm mà Pasteur đã làm thí nghiệm, và chất nước canh để hằng trăm năm vẫn không hề có vi khuẩn, nghĩa là vẫn trong vắt. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ SỐNG
  • 25. Ngày nay cũng như thời xa xưa, người ta vẫn đặt ra một câu hỏi rất quan trọng, đó là: Sự sống là gì? Sự sống bắt đầu như thế nào? Các nước tây phương giàu mạnh đã đổ không biết bao nhiêu tiền của đề nghiên cứu và trả lời hai câu hỏi này. Mỗi khi có một chuyến bay lên vũ trụ, thì vấn đề đầu tiên người ta đặt ra cũng là: Trên ấy có sự sống không? Khi đặt chân lên mặt trăng, người ta cũng cố đi tìm ngay xem có gì chứng minh là một hình thức sự sống nào đó hiện diện hay không? Các cuộc nghiên cứu những hành tinh khác tiếp theo cũng vậy. Nhưng cho đến nay, ngoài trái đất ra người ta chưa thấy nơi nào có dấu hiệu gì về sự sống cả. Sự sống là gì? Câu hỏi có vẻ dễ nhưng thực sự khó trả lời vô cùng. Người ta có thể liệt kê những đặc tính của sự sống, khoa học đã biết nhiều định luật về sinh học, nhưng chính sự sống vẫn còn là một bí mật, không thể nào giải thích được. Nhà khoa học vẫn bảo rằng họ không bao giờ tin ở phép lạ, nhưng chủ trương rằng tất cả mọi sự sống trên mắt đất đều do một loại hình thức tiến hóa về hóa chất mà được tồn tại. Đó là một giả thuyết không bao giờ chứng minh, nhưng khoa học ngày nay vẫn chỉ đứng trên giả thuyết đó mà không có bằng cớ nào cụ thể. Các khoa học gia phải thú nhận rằng họ không biết gì về nguồn gốc của sự sống và chưa thể đưa ra một lý thuyết nào xác định cách nào những hình thức sống được hình thành lúc ban đầu. Trong các trường học người ta vẫn dạy rằng phát sinh tự nhiên qua tiến hóa hóa chất của vũ trụ là phương cách mà sinh vật xuất hiện. Nói khác đi, khoa học dạy rằng đời sống phát sinh từ một loại hóa chất hay là vật chất. Điều này phản với nguyên tắc sinh học, vì khoa học biết rõ rằng: Sự sống chỉ có thể phát sinh từ sự sống mà thôi. Người ta bảo rằng, trái đất thuở ban đầu có vào khoảng 90 nguyên tố, thế rồi do một sự phối hợp nào đó, các nguyên tố này được trộn lẫn để phát sinh ra sự sống. Như vậy là sự sống phát nguyên từ những nguyên tố chết, nghĩa là vô sinh trên mặt đất. Sinh học dạy rằng sự sống không thể nào phát sinh ra từ vật chất vô sinh. Điều này nhà khoa học Pasteur cũng đã minh chứng như vậy. Giả thuyết về một loại xúp đầu tiên của nhà khoa học Liên Xô Alexander Oparin cũng chỉ là một giả thuyết mơ hồ trái với khoa học. Vấn đề giản dị là sự sống phải phát sinh từ một sự sống khác. Người tin Chúa biết rõ rằng sự sống không bắt nguồn từ trái đất này, nhưng từ Nguồn Sống ở ngoài trái đất. Câu hỏi: Sự sống đầu tiên từ đâu đến và qua những quá trình nào? Hiện nay chỉ có hai câu trả lời là: Sự sống do phép lạ sáng tạo mà hình thành.
  • 26. Sự sống do tiến hóa của luật tự nhiên. Toàn thể cơ cấu của Lý Thuyết Tiến Hóa xây dựng trên ý niệm là luật tự nhiên có thể đánh thức vật chất vô sinh thành sự sống. Nếu ta nhận rằng tất cả là do một phép lạ của Chúa thì không thể chấp nhận Lý Thuyết Tiến Hóa được. Thượng Đế bằng phép lạ đã hà sinh khí vào những hình thức sống và truyền đời sống cho hậu thế, đó là căn bản của niềm tin Sáng Tạo. Nói một cách công bằng thì cả hai lý thuyết: Tiến Hóa cũng như Sáng Tạo đều không thể chứng minh cụ thể được, nhưng chỉ được tin nhận trên lý luận xác đáng và sự kiện hiển nhiên. Chỉ có một trong hai lý thuyết này đúng mà thôi, và điều đó tùy thuộc vào nhận định của từng cá nhân. Những người chấp nhận quan điểm: Chính Thượng Đế là khởi nguyên của sự sống, đã do lòng tin mà quyết định như vậy. Nhưng niềm tin ấy dựa trên căn bản hợp lý hơn Lý Thuyết Tiến Hóa về nguyên nhân của sự sống. Những người phủ nhận điều mà Thánh Kinh ghi lại về khởi nguyên của đời sống, là vì cho rằng có tính cách huyền nhiệm hay phép lạ. Tuy nhiên nếu không công nhận Thuyết Sáng Tạo bằng phép lạ thì chỉ còn một con đường, đó là cho rằng đời sống tự sinh. Mà công nhận như vậy cũng không khác nào công nhận một phép lạ vô cùng khó tin hơn nữa. Sự phát sinh tự nhiên không bao giờ được chứng nghiệm trong phòng thí nghiệm, mà còn bị phủ nhận bằng các định luật sinh học nữa. Các bằng chứng cho thấy rõ rằng sự tự sinh chưa bao giờ xảy ra và cũng sẽ không bao giờ có thể xảy ra được. Khi chúng ta nhìn vào sự sống, chúng ta phải công nhận rằng sự sống phải có một nguồn gốc siêu việt hơn hẳn vật chất. Sáng Thế Ký ghi lại câu chuyện thật về nguyên nhân của đời sống. Ngày nay có một số nhà khoa học nói rằng có thể làm cho sự sống phát sinh từ trong ống nghiệm. Trên thế giới đã có mấy đứa trẻ được gọi là sinh từ trong ống nghiệm. Nhưng thực sự nhà khoa học không bao giờ sáng chế ra được sự sống. Những đứa trẻ được sinh trong ống nghiệm vẫn phải lấy tinh trùng của một người đàn ông, đem phối hợp với trứng của một người đàn bà, rồi đem đặt trở lại trong dạ con của người đàn bà cho tăng trưởng thành hài nhi và sinh ra bình thường. Các hình thức sống khác mà khoa học nói rằng đã tạo ra được cũng không phải lấy từ những hóa chất vô sinh mà vẫn phải lấy những enzyme của các vi thể sống rồi đưa vào ống nghiệm cho điều kiện để nẩy nở. Như vậy, nhà khoa học không sinh ra được sự sống mà chỉ bắt chước nhiệm vụ của các tế bào, dùng các phần của tế bào lấy từ một trong những nguồn sống đã có sẵn. Nói tóm lại, sự sống là một huyền nhiệm. Muốn hiểu sự sống mọi người không thể nhìn vào vật chất vô sinh được, mà phải nhìn lên Đấng Sáng Tạo
  • 27. ra tất cả vì Ngài là Nguồn sống. Chúng ta sang một câu hỏi khác: Con người đã có mặt trên đất từ bao giờ? Trái đất này có phải được hình thành từ bốn tỉ rưỡi năm trước hay mới đây? Các nguyên đại địa chất thì sao? Đa số những sách về sinh học công khai nói rằng bằng chứng về cuộc tiến hóa của con người là rất ít. Mặc dù như vậy người ta vẫn nói rằng vì chúng ta có nhiều bằng chứng là tất cả mọi hình thức sống đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung, như vậy chúng ta phải công nhận là con người cũng đã tiến hóa qua những thời gian hằng triệu năm nay. Lý Thuyết Tiến Hóa dạy rằng con người đầu tiên tiến hóa từ một con vật giống người, sống cách đây hằng triệu năm. Còn con người hiện đại mới xuất hiện trên mặt đất khoảng từ thời bằng giá tới nay. Theo một vài cuốn sách thì con người ấy mới có mặt khoảng 20 nghìn năm nay. Lý Thuyết Tiến Hóa dạy rằng tổ tiên loài người tiến hóa qua các nguyên đại địa chất như sau: Cambri, Ordovic, Silur và Devon. Trong các nguyên đại này và sau đó than đá và dầu được hình thành, nghĩa là khoảng 250 triệu năm trước đây và gọi là hệ carbon. Tiếp theo đó là hệ Pecmi, tức là thời kỳ dầu hỏa hình thành, nghĩa là khoảng 230 triệu năm trước. Kỷ Triat và kỷ Jura tiếp theo là thời kỳ mà loài bò sát và loài khủng long xuất hiện trên đất. Cuối kỷ Jura thì loài khủng long biến mất. Tất cả những con số, và niên đại này mỗi nhà khoa học nói một cách khác. Có sách nói rằng loài khủng long biến mất khỏi mặt đất khoảng 70 triệu năm trước đây. Cuối cùng người ta nói rằng trong kỷ Creta có hệ Pleitocene là khi mà những lục địa đóng băng bắt đầu di chuyển xuống và che phủ phần lớn bắc bán cầu. Theo các nhà tiến hóa thì trong hệ Pleitocene này, nghĩa là khoảng một triệu năm trước đây, người khỉ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên con người hiện đại chỉ mới bắt đầu vào cuối thời kỳ băng giá, nghĩa là khoảng 20 nghìn năm trước đây. Đó là tóm tắt tất cả các thời kỳ, nguyên đại địa chất như Lý Thuyết Tiến Hóa chủ trương. Sau khi đọc những con số hằng trăm hằng triệu năm dó, người ta có thể đặt câu hỏi là căn cứ vào đâu mà người ta tính được các con số này? Ta phải nói ngay rằng chẳng căn cứ vào đâu cả. Các nguyên đại địa chất đã được người ta đặt ra căn cứ vào những dữ kiện lấy từ chất phóng xạ của các lớp sinh vật hóa thạch. Ta hãy xét đến việc nghiên cứu các dữ kiện này. Cho đến tận bây giờ, các lớp fossil hay sinh vật hóa thạch là nguồn dữ kiện duy nhất để nhà tiến hóa có thể xây dựng một cái thang thời gian địa chất. Nhà cổ sinh vật học thường đánh giá thời gian của một lớp fossil theo tuổi ước định của tảng đá mà lớp xương hóa thạch ấy được chứa đựng. Trong khi đó thì nhà địa chất căn cứ
  • 28. vào những gì nhà cổ sinh vật học tính được để định thang thời gian cho các thế hệ địa chất. Cuối cùng cả hai đều dựa vào nhau. Tuổi con vật thì định bằng cách nghiên cứu những lớp đá mà nó đã nằm vào, còn tuổi của đá thì lại căn cứ vào lớp sinh vật hóa thạch mà tính. Trong thời gian gần đây người ta dùng phương pháp định tuổi đá bằng phóng xạ đồng vị. Đây là phương pháp định tuổi được coi là hiện đại nhất. Tuy nhiên cách định tuổi bằng phóng xạ đồng vị lại dựa trên nhiều giả thuyết. Hơn nữa một phương pháp định tuổi bằng phóng xạ đồng vị không nhất thiết phải phù hợp với một phương pháp khác. Theo một phương pháp định tuổi thì trái đất đã bốn tỉ rưỡi năm, trong khi các phương pháp khác nói rằng tuổi trái đất là chín tỉ rưỡi năm. Nhưng khi hỏi bằng chứng đâu mà các nhà khoa học đưa ra các con số này thì không ai trả lời được, vì đó chỉ là giả thuyết, không có gì để chứng minh cả. Những sự kiện gọi là khoa học mà người ta đang có trong tay là người thời sử dụng đồ đá đẽo đã sống trên mặt đất này khoảng từ bảy đến tám nghìn năm, cũng có những bằng chứng rằng người thời sử dụng đồ đá có thể sống lâu hơn về trước, nhưng không thể nào vượt qua 20 nghìn năm được. Vượt giới hạn này các nhà tiến hóa chỉ còn cách là ước đoán mà thôi. Gần đây người ta còn trở lại với Thuyết Tai Biến. Thuyết Tai Biến rất nổi danh trong thế kỷ 17 và 18, thuyết này cho rằng trái đất đã từng bị một cuộc hủy diệt đột ngột, làm cho người và súc vật đều chết hết. Trong thế kỷ 19, Thuyết Tai Biến bị Lamarck và Darwin loại bỏ, đề xướng ra Thuyết Đồng Nhất. Thuyết này chủ trương rằng mọi hiện tượng xảy ra trên vỏ trái đất đã được thực hiện rất chậm qua những giai đoạn thời gian lâu dài. Tuy nhiên bằng chứng khoa học ngày nay thực ra lại phù hợp với Thuyết Tai Biến hơn là Thuyết Đồng Nhất. Càng ngày người ta càng tìm được nhiều bằng chứng cho thấy rằng những biến chuyển địa chất như núi trồi lên hay là những dãy núi xuất hiện đã từng xảy ra trong một thời gian mới đây. Có một số bằng chứng cho biết rằng loại khủng long sống trên mặt đất cách đây vài nghìn năm và đồng thời với loài người. Mỏ dầu hỏa và than cũng chỉ mới được tạo nên mấy nghìn năm. Những dữ kiện khoa học chưa bao giờ hỗ trợ giả thuyết là các sự việc xảy ra trên mặt đất hằng triệu năm về trước. Cũng nhờ khoa học chúng ta có thể nói rằng loài người có trên mặt đất khoảng từ 10 nghìn năm trở lại đây mà thôi. Khi đọc Thánh Kinh ta thấy rõ có nhiều sự kiện tai biến đáng cho ta quan tâm, nghiên cứu, quan sát bằng phương pháp khoa học liên quan đến trái đất và lịch sử của trái đất. Tai biến như cơn đại hồng thủy đã phát sinh ra nhiều biến đổi trên mặt đất mà người ta vẫn bảo là đã có từ những thế đại lâu về trước. Thánh Kinh cũng không nói rằng Chúa hình thành trời đất từ khi nào và
  • 29. trong bao lâu. Sáng Thế Ký chỉ mở đầu rằng: Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên trời đất. Căn cứ vào những lớp đá và những sự kiện trên mặt đất, người ta thấy rằng cuộc sáng tạo không xảy ra hằng triệu năm về trước mà chỉ khoảng 20 nghìn năm trở lại đây mà thôi. Ngoài ra cũng không có bằng chứng khoa học nào chứng minh trái đất đã có từ hằng triệu năm cả. Ta có thể tóm lại rằng: Căn cứ vào Khoa học và vào Thánh Kinh, người ta công nhận Thuyết Sáng Tạo là chính đáng vì Lý Thuyết Tiến Hóa với ý niệm về nguyên đại địa chất hoàn toàn là phỏng đoán, không có gì vững chắc. Nguyên đại địa chất thì xây dựng trên giả thuyết Tiến Hóa là định luật khoa học. Nhưng khi người ta nhận ra rằng tiến hóa chẳng qua chỉ là một lý thuyết mơ hồ, không thể chứng minh hay hỗ trợ bằng các sự kiện khoa học, thành ra các nguyên đại địa chất cũng chỉ là tưởng tượng mà thôi. Người theo Chúa đọc Thánh Kinh và biết rõ là Chúa đã sáng tạo nên vạn vật và cuộc sáng tạo ấy theo bằng chứng khoa học không quá 20 nghìn năm trước đây. Đây là những lý luận được các nhà khoa học công bố và xác nhận. CÂU CHUYỆN KHỞI NGUYÊN TRONG SÁNG THẾ KÝ Căn cứ vào các cuộc nghiên cứu Thánh Kinh và Khoa Học, chúng ta quả quyết tin rằng câu chuyện khởi nguyên ghi lại trong Sáng Thế Ký là hợp lý nhất hiện nay. Câu chuyện ấy nói đến Thượng Đế và cuộc sáng tạo trời đất, sự sống và những hình thức sống kể cả con người. Câu chuyện này hợp lý hơn cả vì có nhiều bằng cớ, hữu lý cho người ta chấp nhận hơn là bất cứ câu chuyện khởi nguyên nào khác. Một điều ta cần ghi nhớ là bất cứ lập trường nào về khởi nguyên cũng phải liên quan đến lòng tin. Nhưng lòng tin phải đặt trên căn bản vững chắc. Thư HeDt 11:3 chép rằng: Do lòng tin chúng ta biết chắc vũ trụ được sáng tạo bởi Lời Thượng Đế và nguồn gốc của vạn vật không phải là những vật hữu hình. Đó chính là lòng tin mà người đọc Thánh Kinh chấp nhận, một đức tin hợp lý. Vì người ta không thể nào đạt đến một kết luận thỏa đáng về khởi nguyên của vạn vật bằng phương pháp thực nghiệm của khoa học tự nhiên. Nói khác đi, trong bản chất, phương pháp khoa học thực nghiệm không thể nào liên quan gì đến vấn đề căn nguyên cả. Vì làm sao thí nghiệm khoa học có thể cho chúng ta thấy nổi vũ trụ này hình thành ra sao, hay là trái đất và hệ mặt trời đã hình thành như thế nào, hoặc là điều kiện cho sự sống thành hình trên trái đất diễn tiến ra sao? Dù cho con người khôn ngoan đến nỗi có thể dùng những dụng cụ sáng tạo ra được sự sống đi nữa thì cũng chỉ chứng minh được rằng sự sống phải đến từ một thực thể có thông minh hiểu biết. Điều đó không chứng minh được
  • 30. rằng cái không có thông minh, nghĩa là vật chất có thể tạo ra sự sống ngay từ ban đầu. Tháng tám năm 1964 tờ báo Đời Sống Liên-xô Ngày Nay khi bàn đến các lý thuyết về nguyên nhân, đã nói rằng: Một vài lý thuyết chủ trương rằng các hạt căn bản mà do đó hệ thống của chúng ta hình thành lúc đầu tiên thật là lạnh, các lý thuyết khác nói rằng các hạt ấy nóng. Ngày nay chúng ta có đến 15 cách giải thích về nguyên nhân của vũ trụ do khoa học gia của nhiều nước đưa ra. Tuy nhiên không có lý thuyết nào giải thích thỏa đáng cả. Những lý thuyết về nguyên nhân của vũ trụ cũng lại thay đổi luôn luôn, nay thế này, mai thế khác. Trong khi đó thì Thuyết Sáng Tạo vẫn không thay đổi. Câu chuyện ấy vừa ngắn lại vừa không đi vào chi tiết. Chẳng hạn như không nói về nguyên sinh chất hay là loại cây dưới biển. Tuy vậy chưa có nhà khoa học nào dám đưa ra một câu chuyện súc tích, dễ hiểu và thích thú như vậy. Câu chuyện Sáng Tạo rất lạ thường vì không có một chi tiết nào phản ánh mức độ khoa học thấp kém của thời đại mà sách được viết ra. Nói đúng ra Sáng Thế Ký không dùng ngôn ngữ khoa học, và câu chuyện cũng không cần phải dùng loại ngôn ngữ đó mới có thể coi là chính xác được. Thí dụ như ta có thể nói theo khoa học: Tóc là một loại cách nhiệt, cấu tạo bằng lớp biểu bì đã được coratin hóa. Tuy nhiên tôi có thể nói một câu như: Tóc mai sợi ngắn sợi dài, thì người nghe có thể hiểu ngay là tóc trên đầu mình mà không cần phải hiểu coratin là gì. Câu chuyện sáng tạo trong Thánh Kinh hợp lý là vì cho chúng ta biết một thực thể cuối cùng, đó là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế hay là thần linh, Ngài không phải là vật chất. Người ta chỉ có thể quan niệm được hai điều liên quan đến khởi nguyên của sự vật, đó là: hoặc là Đấng Thượng Đế vĩnh cửu đã tạo nên trời đất, kể cả mọi hình thức sống; hoặc là vật chất vĩnh hằng đã tạo nên sự sống với bao nhiêu hình thái. Nói khác đi là ban đầu Thượng Đế vĩnh hằng hay là ban đầu vật chất vĩnh hằng đã tạo nên trật tự của vạn vật mà ta thấy ngày nay. Con người không thể nào quan niệm khác hơn hai điều vừa kể. Các khác biệt giữa những người tin vào Đấng Tạo Hóa và những người vô thần là: Một đàng tin rằng Thượng Đế, sự thông minh tuyệt đối, đấng vĩnh hằng đã tạo nên tất cả, đằng khác tin rằng vật chất là khởi nguyên của sự sống, và vật chất tự nhiên mà có. Cứ xét hai điểm đó ta cũng thấy rằng tin vào Đấng Thượng Đế vẫn hợp lý hơn, vì làm sao bạn có thể tin được viên sỏi kia có thể một ngày nào đó biến ra con bướm hay con sâu được? Nói như thế đến một em bé cũng thấy là vô lý không tin được. Chính vì vậy mà Sáng Thế Ký có giá trị và câu chuyện sáng tạo ở Sáng Thế Ký là hợp lý nhất.