SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
Download to read offline
Đừng Làm Nửa Vời
Tác giả: Xuân Thu
· Nghệ Nhân với Con Thuyền và Cái Chai.
· Nhà Giáo Dục Cơ Đốc - Bạn Là Ai?
· Chăn Bầy.
· Hiểu Người.
· Đừng Làm Nửa Vời.
· Thương Thì Thương Cho Trót.
· Khi Tình Yêu Thương Đi Với Sự Khôn Ngoan
· Khi Bất Cẩn Đi Đôi Với Yêu Thương.
· Chẳng Lẽ Bỏ Mặc?
· Yêu & Ghét.
· Mở rộng
Nghệ nhân với con thuyền và cái chai.
Trong nhiều gian hàng mỹ nghệ chúng ta thấy trưng bày những cái chai lớn
nhỏ, bên trong mỗi chai có một con thuyền. Thật là độc đáo, con thuyền lớn
có cột buồm cao với những cánh buồm rộng, còn cổ chai thì nhỏ, thế mà con
thuyền lại nằm gọn bên trong cái chai. Nhiều người tự hỏi: Làm sao đưa con
thuyền vào trong cái chai được?
Muốn có sản phẩm độc đáo đẹp đẽ này cần có:
+ Nghệ nhân
+ Cái chai
+ Con thuyền
+ Công việc: Làm sao đưa con thuyền vào trong cái chai mà thuyền không
vỡ vụn, chai không bể.
1. Trước hết nghệ nhân phải có cái chai, có những vật liệu cần thiết và tất
nhiên phải có phác thảo của con thuyền.
2. Thứ nhì, nghệ nhân phải hiểu biết về cái chai. Nếu nghệ nhân không hiểu
biết về cái chai có thể làm chai bể; nếu không hiểu biết những vật liệu sẽ
không hoàn tất công việc được; nếu không hiểu biết về con thuyền thì sẽ làm
thuyền vỡ vụn.
3. Thứ ba, nghệ nhân cần có tay nghề. Cần biết cái ‘thuật’, biết phương pháp
để làm thế nào đưa con thuyền vào trong cái chai. Muốn vậy anh ta phải học
và tập tành để có ‘nghề’. Qua việc học hỏi với thầy với bạn, học qua sách vở
và bằng thực tiễn.
4. Thứ tư, anh ta cần thời gian với lòng kiên nhẫn để lần lượt đưa từng vật
liệu của con thuyền qua cái cổ chai vào bên trong chai để nối kết và dán lại
với nhau. Sau một thời gian làm việc cách tỉ mỉ và cẩn thận, con thuyền nằm
gọn trong cái chai.
Từ chuyện con thuyền và cái chai chúng ta có thể đặt vấn đề cho công tác
giáo dục Cơ Đốc nhân.
Để học viên (trong mọi lứa tuổi) có Chúa Giê-xu ngự trong lòng họ, biến đổi
đời sống họ trở thành một nếp sống đẹp đẽ lạ lùng chúng ta cần có:
+ Người dạy.
+ Người học.
+ Chúa Giê-xu
+ Công tác: Làm sao đưa Phúc Âm, đưa Chúa Giê-xu vào trong tâm hồn của
người học mà không gây đổ vỡ cho cả Phúc Âm lẫn đối tượng là người học.
Dựa theo lập luận ở trên:
1. Trước hết người dạy phải có đối tượng để dạy . Phải có ai đó làm ‘cái
chai’. Đó là con em của chúng ta, là học viên trong các lớp Kinh Thánh, là
những thanh thiếu nhi, những người mới tin Chúa mà chúng ta có trách
nhiệm hướng dẫn… Rồi chúng ta phải có nội dung dạy đó là Lời Chúa, là
Đấng Cứu Thế. Bên cạnh đó chúng ta phải xác định mục tiêu của việc dạy .
2. Thứ nhì, người dạy phải hiểu đối tượng (học viên), phải hiểu bài (nội
dung dạy) . Hiểu đối tượng mình dạy nghĩa là hiểu con người, hiểu về tâm lý
của học viên, nhu cầu, hoàn cảnh của học viên. Hiểu nội dung dạy là hiểu về
Kinh Thánh một cách có phương pháp, là hiểu biết giáo lý và có kinh
nghiệm về Chúa Cứu Thế, hiểu biết về Chúa Giê-xu.
3. Thứ ba, người dạy cần học biết về phương pháp để có thể truyền đạt nội
dung Phúc Âm cho người học hiệu quả. Phương pháp giúp cho người dạy
Phúc Âm có thể hình thành Chúa Cứu Thế trong đời sống của học viên. Làm
sao để học viên không dị ứng với sứ điệp, mà Phúc Âm cũng không ‘bể tan’.
Nếu một nghệ nhân hiểu rằng không thể làm con thuyền ở ngoài rồi ra sức
đẩy con thuyền vào bên trong cái chai, thì người dạy cũng cần hiểu rằng
không thể cố gắng nhồi nhét Kinh Thánh vào trong tâm hồn của học viên.
Tốt nhất là cần bắt chước nghệ nhân kia, dù anh ta không làm con thuyền
trước, nhưng anh ta đã phác thảo, có sơ đồ chi tiết, có vật liệu để làm ra con
thuyền. Người dạy cũng vậy, cần dự định trước sẽ truyền đạt, sẽ đưa những
nội dung nào vào trong trí tuệ, tình cảm và hành vi của người học.
4. Thứ tư, người dạy cần thời gian với lòng kiên nhẫn . Không thể có một hệ
thống Cơ Đốc giáo dục theo kiểu mì ăn liền, hoặc học Lời Chúa theo kiểu
thức ăn nhanh. Cũng không có một nhà thờ nào có thể sản sinh ra một Cơ
Đốc nhân phi thường, một siêu sao Cơ Đốc nhân qua các khoá học cấp tốc.
Giáo dục phải có thời gian và lòng kiên nhẫn. Chúa Giê-xu kiên nhẫn với
các môn đệ, các bậc cha mẹ kiên nhẫn với con cái, các giáo viên kiên nhẫn
với học viên.
Nhờ xác định mục tiêu, nhờ hiểu người, nhờ nắm vững nội dung, nhờ biết
vận dụng phương pháp và nhất là nhờ lòng kiên trì mà theo thời gian người
dạy lần hồi đưa Chúa Cứu Thế vào trong đời sống của học viên một cách tốt
đẹp, ‘chai không bể và thuyền không vỡ vụn’.
Đưa con thuyền vào trong chai là một nghệ thuật, công việc đó không đòi
hỏi khả năng sẵn có nơi con người, điều cần thiết là con người có ước muốn
trở thành nghệ nhân không. Và để trở nên một nghệ nhân xuất sắc cần nỗ lực
của bản thân người đó.
Đưa Phúc Âm của Chúa Giê-xu vào đời sống của người học là cái thuật của
người dạy. Để có được cái thuật dạy dỗ, người dạy Phúc Âm cần có thái độ
đúng đắn đối với công việc của mình. Người dạy cần đầu tư thì giờ công sức
cho công tác giáo dụcCơ Đốc . Muốn vậy chúng ta cần xem xét lại những
vấn đề sau đây.
1. Chúng ta đã tin Chúa chưa? Đã có kinh nghiệm thuộc linh chưa? Đã có đủ
vật dụng cần thiết để đưa con thuyền vào cái chai chưa? Có tham gia những
khoá huấn luyện về việc giáo dục Cơ Đốc, có tìm sách vở để đọc và học
không?
2. Chúng ta đã xác định ‘cái chai’ chưa? Ai là đối tượng để chúng ta dạy lời
Chúa? Chúng ta có hiểu ‘cái chai’, có hiểu đối tượng chúng ta dạy dỗ
không? Chúng ta hiểu học viên đến mức độ nào? Vì sao chúng ta hiểu học
viên nhưng vẫn có những đổ vỡ khi chúng ta dạy dỗ họ? Rồi chúng ta có
nắm vững những nội dung chúng ta dự định truyền đạt cho học viên không?
Chúa Giê-xu mà chúng ta dự định hình thành trong đời sống của đối tượng
là Chúa Giê-xu nào? Chúa Giê-xu của Kinh Thánh hoặc là một Chúa Giê-xu
theo ý riêng của chúng ta?
3. Chúng ta có học những phương pháp để có thể đưa Chúa Cứu Thế vào đời
sống của đối tượng không? Liệu phương pháp chúng ta đang thực hiện có
làm méo mó hoặc vỡ vụn Phúc Âm hoặc làm tổn thương người chúng ta dạy
không? Họ có hiểu Phúc Âm một cách đúng đắn không?
4. Chúng ta có thời gian và lòng kiên trì không? Thời gian chắc ai cũng có,
nhưng có thời gian dành cho việc ‘đưa thuyền vào chai’ không? Kèm theo
thời gian là lòng kiên trì với công việc. Rất nhiều công trình thuộc linh bị
dang dở, cho nên nhiều học viên rất mù mờ về Chúa Giê-xu. Họ không kinh
nghiệm sự tái sinh, không hiểu biết Kinh Thánh. Vì những người giúp đỡ
việc gây dựng và hình thành đời sống thuộc linh tỏ ra rất lơ là hoặc bỏ ngang
công việc.
Ông Phao-lô viết cho các tín hữu Hội Thánh ở Ga-la-ti: “Hỡi các con, vì các
con mà ta lại chịu đau đớn của sự sinh nở, cho đến chừng nào Đấng Cứu Thế
thành hình trong các con”
(GaGl 4:19).
Tóm lược _ Thảo luận
Có bao giờ bạn nhìn thấy con thuyền trong cái chai chưa?
• Thảo luận
Muốn có sản phẩm độc đáo đẹp đẽ này cần có:
+
+
+
+
Để có một tác phẩm độc đáo như vậy, nghệ nhân cần:
1.
2.
3.
4.
Từ chuyện con thuyền và cái chai chúng ta chuyển sang vấn đề cho việc giáo
dục Cơ Đốc.
Chúng ta có:
+ Người dạy.
+ Người học.
+ Công tác: Làm sao đưa Phúc Âm, đưa Chúa Giê-xu vào trong tâm hồn của
học viên mà không gây đổ vỡ cho cả Phúc Âm lẫn học viên .
Theo lập luận ở trên, chúng ta cần:
1.
2.
3.
4.
Tự xem xét
1.
2.
3.
4.
Câu Kinh Thánh suy ngẫm.
“Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sinh nở, cho đến
chừng nào Đấng Cứu Thế thành hình trong các con”
(GaGl 4:19).
Nhà giáo dục Cơ Đốc - Bạn là ai ?
(Soạn theo ý một bài viết trong tạp chí Child Evangelism những năm 1960).
Người dạy cần biết vai trò của mình đối với học viên. Đôi khi người dạy vô
tình trở thành những nhân vật mà mình không hề ngờ đến.
A. Người dạy không phải là:
1. Cảnh sát.
Đôi khi một giáo viên dạy thiếu nhi mà một tay cầm Kinh Thánh một tay
cầm roi. Nội dung dạy là hỗn hợp giữa lời Chúa và những lời la rầy. Đôi khi
phần lớn thời gian trong lớp dành cho việc mắng mỏ, doạ dẫm, hăm he, ra
lệnh, phân xử… học viên trong lớp. Giờ học luôn luôn bị gián đoạn vì học
viên chọc phá nhau và vì giáo viên phải ngưng việc dạy để tái lập trật tự.
Giáo viên cứ như là cảnh sát thổi còi và lập biên bản liên tục, cho nên ai nấy
đều cảm thấy nản lòng.
Một lớp học trật tự và có kỷ luật là điều rất cần thiết. Một giáo viên khôn
ngoan khéo léo không bao giờ lập trật tự bằng những biện pháp kiểu cảnh
sát. Cần đặt vấn đề: Học viên mất trật tự là vì ai? Giáo viên thường cho rằng
học viên là nguyên nhân của cảnh mất trật tự trong lớp. Nhưng thật ra lớp
học có thể có trật tự nếu:
• Bài học lý thú.
• Khung cảnh hấp dẫn.
• Chỗ ngồi thoải mái.
• Môi trường yên tĩnh.
Trong bốn yếu tố trên ta thấy nguyên nhân mất trật tự có thể không phải đến
từ người học, mà có thể đến từ người dạy. Dạy không lý thú, không sinh
động.
Đôi khi giáo viên ngăm đe học viên bằng những vấn đề thuộc linh. Một cô
giáo kia đứng trước một lớp Thánh Kinh Hè đã nói: “Ai đã tin Chúa Giê-xu
mà không làm chứng về Ngài thì không được lên thiên đàng!”(?) Người dạy
hiểu sai sự cứu rỗi cách vô điều kiện và việc phục vụ Chúa. Có phục vụ thì
mới có thưởng.
Có giáo viên khác dùng Kinh Thánh như dùng súng hăm doạ học viên:
“Theo lời Kinh Thánh thì em chỉ có nước đi địa ngục”(!). Lời Chúa là chân
lý, nhưng không thể dùng chân lý như súng ống để từ diễn đàn bắn xuống
người nghe.
Có khi giáo viên dùng câu chuyện Kinh Thánh tưởng là để giáo dục học viên
nhưng lại vô tình hù doạ học viên. Một anh hướng dẫn thiếu niên làm chứng
lại chuyện của bản thân anh như thế này: “Các em ơi, hãy yêu mến Chúa và
lo học lời của Ngài. Tháng vừa rồi anh lơ là không đọc Kinh Thánh, không
cầu nguyện cho nên tuần rồi anh gặp thử thách, Chúa làm cho anh bị mất cái
đồng hồ.” Anh hướng dẫn hiểu lầm về Chúa và hoạt động của Ngài. Anh
cũng quên rằng có nhiều em thiếu niên cả năm không đọc Kinh Thánh cầu
nguyện mà chẳng mất một món quí giá nào cả.
Chúng ta cũng cần nhớ là trình bày chân lý trong tình yêu thương chứ không
phải trong tinh thần thù địch. Chúng ta bày tỏ tình yêu thương cho học viên
chứ không phải trút cơn tức giận. Nói tóm một điều, người dạy không phải
là cảnh sát thuộc linh.
2. Nhà ảo thuật.
Nhiều người nghĩ mục sư truyền đạo là những ‘nhà ảo thuật’ có thể thay đổi
con người qua một câu nói, một lời cầu nguyện, hoặc qua một lần gặp gỡ.
Giới phụ huynh đôi khi cũng cho rằng giáo viên dạy Kinh Thánh là ‘nhà ảo
thuật’ có thể biến những thói hư tật xấu (mà họ dung dưỡng lâu nay) của con
em họ thành những tánh tốt trong một thời gian ngắn. Một số người nói:
“Sao tôi cho con đi học Kinh Thánh đã nửa năm nay mà chẳng thấy nó thay
đổi gì cả?” hoặc là: “Tôi tưởng tôi thay đổi nó không được thì cô giáo thay
đổi nó được chứ! Vì tôi nói nó không nghe, còn cô giáo nói chắc là nó
nghe.” Những bậc phụ huynh nói như thế quên rằng họ đi nhà thờ đã hết nửa
đời người mà vẫn chưa có gì thay đổi, trong khi họ đòi con em mình phải
thay đổi tức thì. Xin các bậc phụ huynh đừng xem người dạy là nhà ảo thuật.
Rồi đôi khi người dạy cũng nói một cách tự tin như nhà ảo thuật rằng: “Cứ
giao nó cho tôi, tôi làm cho nó thay đổi ngay cho mà xem.” Đây là trường
hợp trong một ban thiếu nhi hoặc thiếu niên có những em bị xem là ngựa
chứng, ai cũng bó tay ngoại trừ người nói: “Cứ giao nó cho tôi.” Người này
vừa dùng tài nghệ của nhà ảo thuật vừa dùng uy lực của cây dùi cui cảnh sát
để thay đổi con dê thành con cừu. Đôi khi có thể nhìn thấy sự thay đổi,
nhưng chỉ thay đổi bên ngoài mà thôi. Ở nhà thờ thì sống khác, về nhà thì
sống khác. Khi có cảnh sát thì nghiêm chỉnh, nhưng khi không có cảnh sát
thì chứng nào tật nấy.
Thay đổi tâm tính con người không phải là việc bất khả thi, nhưng không thể
thực hiện trong quan niệm xem giáo dục như là một loại phù phép hoặc áp
lực để hoá xấu thành tốt. Giáo dục đem đến sự thay đổi. Có những thay đổi
lập tức, nhưng cũng có những thay đổi về sau này mới nhận ra. Sự thay đổi
là một tiến trình đòi hỏi người dạy hợp tác với các bậc phụ huynh, Hội
Thánh hợp tác với gia đình. Và cần đến một yếu tố then chốt đó là quyền
năng của Đức Chúa Trời.
Là người dạy chúng ta đừng nghĩ rằng mình có quyền năng thay đổi học
viên.
3. ‘Người giữ trẻ’.
Đôi khi giới thẩm quyền trong Hội Thánh coi người dạy như ‘người giữ trẻ’,
như chị lớn trông coi em nhỏ. Khởi đầu là vì không muốn giờ thờ phượng
của Hội Thánh bị ồn ào xáo trộn cho nên người ta tập trung thiếu nhi vào
một căn phòng gọi là nhà trẻ, rồi giao cho một hai cô giữ trẻ. Ở một vài Hội
Thánh khác đôi khi người ta dồn hết thiếu nhi từ tuổi mẫu giáo cho đến cấp
1 vào trong một nơi gọi là Hội Thánh Thiếu Nhi cho một nhóm thanh niên
phụ trách. Nhiệm vụ của những người này là giữ trẻ cho đến khi Hội Thánh
thờ phượng Chúa xong thì trả chúng về cho cha mẹ. Trong giờ gọi là Hội
Thánh Thiếu Nhi đó, đa số người dạy chẳng biết làm gì ngoài chuyện cho trẻ
hát, kể chuyện, trò chơi sinh hoạt… để trám cho kín giờ, chứ mục đích chính
là giữ trẻ để cha mẹ chúng an tâm nghe giảng.
Thật ra chỉ việc giữ trẻ cũng cần phải học tập chứ đừng nói đến việc dạy trẻ.
Vấn đề là vì giới có thẩm quyền quan niệm người dạy trẻ chỉ cần giữ trẻ nên
không lo trang bị, huấn luyện để người dạy trẻ thật sự là người dạy dỗ có
mục đích, có chương trình rõ ràng thay vì chỉ canh giữ nhóm trẻ trong trật tự
an toàn.
Đôi khi tự thân người dạy cũng nghĩ rằng họ chỉ là người giữ trẻ. Vì vậy
nhiều người dạy chẳng quan tâm gì đến nội dung bài dạy, chất lượng giáo
dục, cũng chẳng quan tâm đến việc trau dồi kiến thức và phương pháp . Họ
chỉ quan tâm đến việc học viên có đi nhà thờ không, có ngồi trong lớp hay
không, như vậy là đã đạt rồi, là an tâm, hài lòng rồi. Và vì không rèn luyện
để trở thành người dạy đúng nghĩa, mà chỉ lo canh giữ học viên cho nên họ
chỉ giữ được thể xác trong lớp còn tâm trí và tấm lòng của học viên thì họ
bất lực.
Chúng ta cần lưu ý là học viên của chúng ta hằng tuần chỉ đến với lớp Kinh
Thánh vỏn vẹn có 1 tiếng đồng hồ thôi, nếu tính toàn bộ thời gian ở nhà thờ
thì khoảng 2 tiếng đồng hồ. Người dạy đã làm gì? Có tận dụng khoảng thời
gian ít oi đó không? Khi học viên đến lớp dù họ đang ở trong tình trạng nào
thì người dạy cần biết nhu cầu của người học là được học. Người dạy cần tạo
hứng thú học tập và thoả mãn nhu cầu học của học viên. Người giữ trẻ chỉ
mong thì giờ qua mau, mong sao phụ huynh trẻ mau đến đón trẻ. Còn người
dạy trẻ thì ước ao thì giờ chậm lại để có thể truyền đạt cho trẻ thật nhiều
điều.
Với các tín hữu, đôi khi chúng ta chỉ mong sao cho họ có mặt trong giờ thờ
phượng tại nhà thờ vào sáng Chúa nhật, hoặc tham gia vào một lớp học Kinh
Thánh nào đó là chúng ta có thể an tâm. Những giáo viên trong lớp Kinh
Thánh thiếu được quan tâm giúp đỡ và huấn luyện cho nên vai trò của họ
cũng chẳng khác gì người giữ trẻ. Giữ một người ở trong nhà thờ, trong tổ
chức chưa chắc đã giúp họ an toàn.
Cần cẩn thận kẻo chúng ta bỏ qua những thời gian vàng ngọc dành cho linh
hồn của học viên.
4. Nhà thông thái.
Quan niệm người dạy là một nhà thông thái làm cho nhiều người e ngại
không dám nhận công tác và dễ nản lòng trong khi dạy dỗ. Đồng thời quan
niệm này cũng làm cho nhiều người chủ quan trong việc dạy dỗ.
Nhiều giáo viên, nhất là giáo viên mới, cảm thấy e ngại sợ sệt khi học viên
nêu thắc mắc và người dạy lại không giải quyết được vấn đề, cho nên nản
lòng. Họ cho rằng khi không giải đáp được những thắc mắc của học viên thì
không xứng đáng là người dạy. Thậm chí có người xin rút lui chỉ vì thấy tri
thức mình còn yếu kém quá. Cần nhớ rằng người dạy học không phải là nhà
thông thái, không phải là người biết hết mọi chuyện, mọi vấn đề để giải đáp
cho học viên.
Khi dạy mà học viên thắc mắc là điều đáng mừng vì đã làm cho học viên
phải động não, suy nghĩ. Tuy nhiên học viên thắc mắc nhiều thì người dạy
càng dễ nản lòng nếu không giải đáp được. Vì sự thật là dù có chuẩn bị bài
tốt đến đâu đi nữa thì người dạy cũng không thể trả lời tất cả các câu hỏi của
học viên. Đừng thất vọng, vì người dạy không phải là nhà thông thái.
Người dạy có cơ hội gặp học viên nhiều lần, nhiều năm chớ không phải chỉ
gặp một lần. Vấn đề là người dạy có thành thật nhận mình chưa nắm rõ vấn
đề hoặc không? Có dám hứa hẹn với học viên là sẽ giải đáp thắc mắc trong
lần gặp tới hoặc không? Có dám nhờ những học viên khác trong lớp tham
gia giải đáp không? Người dạy cần nhìn nhận điều mình chưa biết, cần khơi
dậy sự thắc mắc chung của cả lớp, dành thời gian tìm hiểu để lần học tới giải
quyết vấn đề. Vì người dạy không phải là nhà thông thái.
Bạn cũng cần nhớ rằng, kiến thức chỉ là chất xám còn cây đời thì xanh tươi
mãi mãi. Câu trả lời phát xuất từ kinh nghiệm của người dạy có tác dụng
mạnh mẽ hơn là mớ lý thuyết uyên thâm.
Người dạy không phải là nhà thông thái cũng làm cho nhiều người chủ quan.
Đây là những giáo viên ‘sống lâu lên lão làng’ hoặc coi thường thiên chức
của mình. Họ tự lừa dối mình khi không chịu cố gắng học hỏi, không chịu
bổ sung cho những lỗ hổng về kiến thức Kinh Thánh của mình, hoặc không
chịu tham gia những khoá huấn luyện.
B. Người dạy là…
Nếu người dạy không phải là cảnh sát,
không phải là nhà ảo thuật,
không phải là người giữ trẻ,
không phải là nhà thông thái.
Thế thì người dạy là ai? Xin suy nghĩ và ghi ra: Là người dạy, tôi là…
Gợi ý:
1. Người dạy Kinh Thánh là thợ mài ngọc.
Thánh ca 396 mô tả trẻ em giống như những viên ngọc được gắn trên vương
miện của Chúa Giê-xu:
Lóng lánh như tia sáng sao mai, mũ Ngài đầy ngọc soi chói; Những viên
ngọc rực rỡ quanh ngai, ấy bửu ngọc thuộc Ngài.
Trẻ em là ngọc, nhưng
Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài,
Cũng là vô dụng cũng hoài ngọc đi.
Thoạt tiên ngọc chỉ là một hòn đá quí, và hòn đá quí đó phải qua tay người
thợ mới thành viên ngọc.
Mài ngọc thì phải có phương pháp, phải biết cấu tạo của đá ra sao để khi mài
không làm sứt mẻ. Không biết phương pháp và không cẩn thận sẽ làm viên
ngọc hư, xấu xí, méo mó, mất giá trị.
Trẻ em cũng vậy, dù là ngọc, nhưng khởi đầu trẻ chưa phải là những viên
ngọc lấp lánh. Chắc chắn hòn đá quí này chưa như ý của chúng ta, còn dại
khờ, còn cứng cỏi. Nhưng chúng ta cần thấy vẻ đẹp tiềm ẩn của trẻ. Hơn nữa
chúng ta cần biết rõ tâm sinh lý của trẻ. Rồi với tư cách người thợ mài ngọc,
bạn cần hết sức cẩn thận trong công tác tỉ mỉ lâu dài này. Khinh xuất trong
việc dạy trẻ, thờ ơ, soạn bài qua loa, dạy dỗ cẩu thả viên ngọc sẽ bị méo mó,
sứt mẻ, không thể phản chiếu ánh sáng lấp lánh trên mão miện của Chúa
được.
2. Nếu ví học viên như những trang giấy trắng chờ hoạ sĩ vẽ tranh thì người
dạy là người đang vẽ tranh.
Mỗi lời dạy tựa như những nét cọ trên tâm hồn trong trắng của học viên với
hy vọng sẽ hình thành một bức tranh tuyệt mỹ. Thoạt tiên học viên chỉ biết
tiếp nhận vì chưa phân biệt được phải trái, đúng sai, hay dở.
Một bức tranh đẹp phải có chủ đề, có sự hài hoà về đường nét, màu sắc, bố
cục… Bạn có mục đích gì khi dạy Kinh Thánh, bạn đang vẽ lên tâm hồn học
viên những gì? Có người đến lớp dạy không biết mình dạy cái gì, không
thấy mục tiêu của bài là gì. Bài dạy rất mù mờ, bài học không gây một ấn
tượng nào cho học viên ngoài cảm giác khó chịu chán chường.
3. Nếu ví học viên là con chiên, thì người dạy là người chăn chiên.
“Những chiên ta đi lạc trên mọi núi và mọi đồi cao; những chiên ta tan tác
trên cả mặt đất, chẳng có ai kiếm, chẳng có ai tìm” (Exe Ed 34:6).
Chúa dùng tiên tri Ê-xê-chi-ên để trách giới chăn chiên không chịu chăn dắt,
chăm sóc cho bầy chiên, bỏ mặc cho chiên trở thành miếng mồi cho thú dữ.
Chúa trách người chăn không chịu đi tìm kiếm chiên đi lạc cho nên chiên lạc
vẫn xa bầy; Chúa trách người chăn không chịu nuôi chiên mà chỉ lo nuôi bản
thân mình để chiên ốm o bệnh hoạn.
Chính Chúa, người chăn chân chính sẽ đi tìm kiếm chiên, cứu chiên, đem
chiên về bầy, chăm sóc, chữa lành, chăn dắt chúng.
C. Người dạy phải như thế nào?
1. Người dạy phải là Cơ Đốc nhân thật.
Người dạy lẽ thật Cơ Đốc phải là một Cơ Đốc nhân thật. Về nguyên tắc,
người dạy những vấn đề thuộc linh là người nắm giữ chìa khoá của Nước
Trời. Chính vì đặc quyền này mà thường thường không mấy ai đặt vấn đề
“tin Chúa chưa?” đối với người dạy những vấn đề thuộc linh. Chúng ta quen
nghĩ rằng một khi đứng lên dạy Kinh Thánh thì đương nhiên đương sự đã tin
Chúa. Nhưng sự thật không phải luôn luôn là như vậy.
Trong thực tế có những giáo viên Trường Chúa Nhật, những người hướng
dẫn thiếu nhi, thiếu niên vẫn còn băn khoăn không biết mình có phải là con
của Chúa chưa. Thậm chí có người còn hoàn toàn chưa quyết định dứt khoát
tin Chúa.
Có người giống như tiền giả, giả nhưng trông rất thật. Nhiều người có hành
vi Cơ Đốc nhân, nói năng như Cơ Đốc nhân… nhưng trong thâm tâm họ
chưa bao giờ thừa nhận bản chất thật của mình, chưa bao giờ đối diện với
thập tự giá nơi Chúa Giê-xu chịu chết vì tội lỗi của họ, chưa bao giờ kinh
nghiệm thế nào là được cứu, thế nào là được sống lại từ cõi chết. Một đời
sống chưa kinh nghiệm thì dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nào có kết
quả, không thể nào dẫn dắt học viên đến với Chúa được.
Khi người ta hỏi Chúa Giê-xu: “Chúng tôi phải làm gì để hoàn thành công
việc của Đức Chúa Trời?” Chúa Giê-xu trả lời: “Công việc của Đức Chúa
Trời là anh em tin Đấng Ngài đã sai đến” (GiGa 6:28-29). Nhiều người
muốn làm công việc Chúa nhưng quên rằng phải có niềm tin trước khi làm
công việc của Đức Chúa Trời. Sống làm một Cơ Đốc nhân thật, một môn đệ
thật của Chúa Giê-xu là bước khởi đầu cho những ai muốn dấn thân vào
công việc nhà Đức Chúa Trời.
Người dạy là một Cơ Đốc nhân thật hoặc giả thì chỉ có bản thân đương sự và
chính Chúa biết rõ mà thôi.
2. Người dạy phải có ánh sáng thật.
Có bao giờ bạn thấy tiền giả chưa? Đôi khi chúng ta cầm trúng tiền giả mà
không hề hay biết đó là tiền giả. Đặc điểm của tiền giả là giống y như tiền
thật. Không bao giờ những người làm tiền giả lại rêu rao rằng tiền đó là tiền
giả cả. Nếu người dạy là một Cơ Đốc nhân giả thì cũng làm như vậy. Người
ngoài dễ lầm lẫn lắm.
Có thể ví người dạy với một cây đèn. Nhưng nếu là một Cơ Đốc nhân giả thì
cây đèn này không sáng được vì không có dầu. Nhìn bên ngoài cứ như là
thật, nhưng sâu xa toàn là giả. Là người dạy dỗ, lo dẫn dắt học viên ra khỏi
quyền lực của tối tăm mà người dạy lại không có sự sáng thì tai hoạ sẽ
nghiêm trọng ra sao?
Kinh Thánh là ánh sáng thật, Chúa Giê-xu là nguồn sáng thật, Đức Thánh
Linh là Đấng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Bạn có những điều đó trong cuộc
đời của mình chưa?
Có câu chuyện về người gác tàu lửa tại một ga kia. Ông ta phải ra hầu toà vì
trong đêm có ca trực của ông đã xảy ra tai nạn.
Quan toà hỏi: “Đêm hôm đó, vào giờ ông trực, ông thức hay là ngủ?”
Người gác tàu trả lời: “Thưa, tối đó tôi thức.”
“Ông có cầm cây đèn báo hiệu chứ?”
“Thưa, tôi có cầm cây đèn”
“Thế ông có đưa qua đưa lại để báo hiệu không?”
“Thưa, tôi có đưa qua đưa lại để báo hiệu.”
Sau khi được tha bổng, ông gác tàu nói riêng:
“Nếu quan toà hỏi: Cây đèn của ông lúc đó có sáng không, thì tôi không biết
phải trả lời thế nào!”
Dù thức, dù có cầm đèn, dù có đưa qua đưa lại để báo hiệu nhưng đèn không
có ánh sáng thì có ích lợi gì?
3. Người dạy phải thể hiện tình yêu thương thật.
Muốn gắn bó phải có tình yêu thương, tình yêu thương làm cho con người
gắn bó. Hội Thánh Ê-phê-sô bị trách là đã bỏ tình yêu thương ban đầu. Đó là
nguyên nhân làm cho họ sa sút.
Bạn có yêu thương học viên không? Hoặc là bạn bị ép buộc nhận công tác
này trong khi thật ra bạn không muốn dấn thân và gắn bó với việc dạy Kinh
Thánh?
Nếu bạn trả lời là có yêu thương học viên thì vẫn chưa đủ. Bạn cần tự hỏi
xem bạn có thật sự yêu thương học viên không? Vì nếu bạn có tình yêu
thương thật, tình yêu thương của bạn sẽ có phẩm chất tình yêu thương của
Chúa. Bạn sẽ yêu thương như Chúa đã yêu thương. Nghĩa là tình yêu thương
của bạn không phải chỉ dành cho học viên khi họ có mặt trong lớp, còn khi
học viên ra khỏi lớp thì tình yêu thương và sự quan tâm cũng chấm dứt.
Cũng không phải bạn chỉ yêu thương những học viên học giỏi, dễ thương,
hát hay, y phục tươm tất...
Coi chừng tình yêu thương của bạn chỉ là cử chỉ thể hiện khi dạy Kinh
Thánh tại lớp chớ không vượt ra khỏi lớp học, hoặc ngoài giờ học.
Người dạy thường chỉ chú ý đến những học viên giỏi nhất và kém nhất, hoặc
chỉ chú ý đến những trẻ ngoan nhất và nghịch nhất. Còn về tình cảm thì
thương yêu và quí những học viên học giỏi, có đạo đức, và tất nhiên ít có
cảm tình nếu không nói là ghét bỏ những học viên học kém và nghịch ngợm.
Chúng ta rất dễ yêu thương những người ăn mặc đẹp đẽ, mặt mày sáng sủa
còn lơ là với những người mặt mày khó coi, áo quần lôi thôi, dơ bẩn… Tình
yêu thương của bạn đối với học viên có đồng đều không? Bạn có đối xử với
học viên như nhau không?
4. Người dạy phải dạy dỗ có tác dụng.
Sau khi hoàn tất một giờ dạy, là giáo viên bạn nghĩ gì? Nhiều người thở
phào nhẹ nhõm như đã trả xong món nợ. Yên tâm vì tuần tới đến phiên
người khác rồi. Có người chưa dạy đã biết thất bại rồi, vì thật ra đâu có
chuẩn bị gì cho giờ lên lớp. Có người cảm thấy không vui không buồn vì
sinh hoạt Cơ Đốc như người máy vậy. Có người thấy vui, thoả lòng và háo
hức chuẩn bị bài mới. Phản ứng của giáo viên sau khi dạy cho thấy ít nhiều
bài dạy của họ tác dụng ra sao đối với học viên.
Có lẽ người dạy tự hỏi làm sao để đánh giá một bài dạy có tác dụng tốt? Có
hai loại tác dụng:
(1)Tác dụng vô hình và lâu dài. Đó là loại tác dụng mà ta sẽ thấy trong
tương lai. Đây là điều Châm Ngôn có đề cập: Hãy dạy cho trẻ thơ con đường
nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó.
(2)Tác dụng tức thời. Đây là loại tác dụng thấy rõ và thấy liền qua các học
viên, qua thái độ hứng thú trong giờ học; qua những thay đổi trong suy nghĩ;
thay đổi trong lời nói, việc làm; và nhất là qua việc tiếp nhận Chúa Giê-xu
làm Cứu Chúa của mình.
Khi bạn, người dạy:
có một đời sống Cơ Đốc thật,
có sự sống thật,
có tình yêu thật,
thì bài dạy của bạn sẽ:
có tác dụng tốt nhờ quyền năng của Thánh Linh.
Tóm lược _ Thảo luận
Người dạy cần biết mình đóng vai trò nào đối với học viên. Đôi khi người
dạy vô tình trở thành những nhân vật mà mình không hề ngờ đến.
A. Giáo viên thuộc linh không phải là.
1. Người dạy Kinh Thánh không phải là cảnh sát.
Những biểu hiện nào cho thấy giáo viên trở thành cảnh sát:
Vì sao giáo viên rơi vào trường hợp này?
2. Người dạy Kinh Thánh không phải là nhà ảo thuật.
Ai có thể nghĩ giáo viên là nhà ảo thuật?
Vì sao giáo viên rơi vào trường hợp này?
3. Người dạy Kinh Thánh không phải là “người giữ trẻ”.
Vì sao người dạy trẻ rơi vào trường hợp này?
4. Người dạy Kinh Thánh không phải là nhà thông thái
Vì sao người dạy Kinh Thánh rơi vào trường hợp này?
Nếu người dạy không phải là
B. Người dạy Kinh Thánh là.
Gợi ý:
1.
2.
3.
C. Người dạy phải như thế nào?
1. Người dạy phải là .
2. Người dạy phải có .
3. Người dạy phải thể hiện .
4. Người dạy phải dạy bài học
Chăn bầy.
“Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con, Và lo săn sóc các đàn bò của con.”
(ChCn 27:23)
Ai khuyên ai?
Đây có thể là lời khuyên của một người cha khuyên con mình trong lãnh vực
chăn nuôi. Có thể người cha này có nhiều kinh nghiệm chăn bầy, như ông
Áp-ra-ham khuyên ông Y-sác, như ông Y-sác khuyên ông Gia-cốp, như ông
Y-sai khuyên ông Đa-vít.
Cũng có thể là lời khuyên của người từng trải công việc chăn nuôi chỉ dẫn
lại cho người mới bước vào nghề. Như thầy chỉ lại cho trò, sư phụ chỉ cho đệ
tử, người đi trước chỉ dẫn cho người đi sau.
Cũng có thể một người trẻ tuổi đi chăn, sau một thời gian xem lại bầy đàn,
thấy không có kết quả - chiên không lớn, hoặc chiên bị bệnh, hoặc chiên bị
lạc mất hoặc bị chết… cho nên đi hỏi một người lớn tuổi, có kinh nghiệm và
nhận được lời khuyên này.
Ai là người chăn? Hội chúng cho rằng mục sư là người chăn, hội chúng là
bầy chiên. Còn những người khác như phụ tá mục sư, ban trị sự và chấp sự,
trưởng ban ngành chỉ nhận họ là người giúp đỡ cho người chăn. Có người
còn khiêm nhường hơn nữa, cho rằng mình chỉ là con vật trung thành của
người chăn mà thôi. Nói chung ai cũng tránh nhận mình là người chăn.
Nhưng thật ra Cơ Đốc nhân nào cũng có thể là người chăn: Các bậc trưởng
lão, những người có trách nhiệm trong Hội Thánh, các bậc cha mẹ, các anh
chị hướng dẫn thanh thiếu nhi, những người đang âm thầm chăm sóc người
mới tin Chúa, các giáo viên Trường Chúa Nhật, lớp học Kinh Thánh… đều
là người chăn.
Chúa Giê-xu là Cha khuyên chúng ta là Con của Ngài trong lãnh vực chăn
bầy. Chúa Giê-xu, Đấng Chăn Lớn khuyên chúng ta những người chăn nhỏ.
Chúa Giê-xu, Người Chăn Hiền Lành đầy kinh nghiệm, khuyên chúng ta
những người mới tập tễnh chăn bầy, và cả những người chăn bầy lâu năm.
Chúng ta muốn thành công trong việc chăn bầy, hoặc sau một thời gian, xem
xét lại bầy đàn và thấy chưa có kết quả, chúng ta đến với Chúa và thưa với
Ngài: “Chúa ơi, Ngài khôn ngoan hơn con, Ngài kinh nghiệm hơn con, xin
chỉ cho con cách chăn bầy có kết quả. Xin giúp con”, thì đây là lời khuyên
của Chúa dành cho chúng ta:
“Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con,
Và lo săn sóc các đàn bò của con.”
Một trong những nguyên tắc dạy là phải biết nội dung sẽ dạy và biết đối
tượng sẽ học. Biết nội dung là biết sứ điệp sẽ truyền đạt; biết đối tượng sẽ
học là biết con người. Mở đầu lời khuyên là “hãy ráng biết cảnh trạng”,
hướng về việc hiểu biết đối tượng.
Phải có ước muốn biết đối tượng. Nhiều người thiếu tinh thần và ước muốn
tìm hiểu. Chăn bầy nhưng không chịu ‘biết’ đối tượng mình chăn. Người
chăn chiên phải biết chiên, chăn bò phải biết bò. Trồng cây phải biết cây,
nuôi cá phải biết cá… Thầy phải biết trò, cha mẹ phải biết con cái, giáo viên
phải biết học trò. Biết tên biết tuổi, biết ở đâu, biết gia đình của học viên,
biết hoàn cảnh của từng người, biết tâm lý, biết học viên thích gì, ghét gì,
biết vì sao vui, vì sao lại buồn….
Phải có trách nhiệm tìm hiểu đối tượng. Đây là công việc cần thiết của người
chăn bầy. Để tìm hiểu chính xác cần có phương pháp (Xem xét kinh nghiệm
bản thân, quan sát đối tượng, trắc nghiệm, đọc sách, tâm sự….). Kèm theo
phương pháp cần có thời gian, vì không thể nào hiểu trong một sớm một
chiều được. Muốn như vậy cần thêm một yếu tố nữa đó là nỗ lực của người
muốn tìm hiểu.
Nhiều người chỉ biết cách sơ sài, biết cho có chuyện, biết không đến nơi đến
chốn, biết nông cạn chưa thấu đáo. Vì sao? Vì không chịu vận dụng những
phương pháp để tìm hiểu, không dành thời gian cho việc tìm hiểu, và không
cố gắng, không nỗ lực để tìm hiểu.
Phải chịu khó, phải dành nhiều nỗ lực và thời gian trong việc tìm hiểu. Lời
khuyên ở đây là ‘hãy ráng biết’, chữ biết ở đây có kèm theo từ ‘ráng’. Hãy
cố gắng tìm hiểu , hãy nỗ lực để có thể hiểu được . Muốn ‘ráng’ bản thân
người chăn cần cố gắng,
Người chăn bầy không kết quả vì bản thân người chăn không chịu khó tìm
hiểu bầy đàn của mình. Đôi khi người chăn nghĩ rằng mình đã dành nhiều thì
giờ cho bầy chiên nhưng thật ra không hoàn toàn như vậy. Người chăn có
thể tốn rất nhiều thì giờ cho việc lo sửa chuồng chiên hoặc làm chuồng mới
cho chiên, nhưng thử hỏi người chăn làm chuồng thật ra là vì chiên hoặc vì
bản thân? Người chăn tốn thì giờ đi tìm những đồng cỏ là để cho chiên hay
cho bản thân?
Các giáo viên dạy Kinh Thánh dành bao nhiêu thì giờ để tìm hiểu học viên
(nói chuyện riêng với từng học viên, thăm viếng từng học viên, cầu nguyện
với từng học viên, quan sát hành vi, lời nói của từng học viên, đọc sách về
tâm lý con người…), có lẽ rất ít, thậm chí hầu như không có. Có thể họ dành
nhiều thì giờ họp hành, dành nhiều thì giờ huấn luyện tay nghề, dành nhiều
thì giờ soạn bài dạy… Nhưng nếu không ‘ráng biết cảnh trạng bầy chiên’
của mình thì làm sao có thể tìm đúng phương cách để nuôi nấng và chăm sóc
họ?
Một số phụ huynh than thở: “Tôi không hiểu nổi con cái”. Vài thầy cô nói:
“Tôi không hiểu nổi đám học trò”, có khi người chồng nói: “Tôi không hiểu
nổi bà vợ tôi”… Vì sao? Vì không nỗ lực, không dành thì giờ và không có
phương pháp trong việc tìm hiểu. Cha mẹ không lo tìm hiểu con cái, không
chịu dành thì giờ nói chuyện với con, họ chỉ lo kiếm tiền cho con đi học, họ
dành thì giờ cho những công việc khác. Kết quả là gì? Con còn đó, nhưng đã
mất rồi, nó lớn phần xác nhưng hư phần hồn, nó tốt tướng nhưng xấu nết.
Giáo viên dạy thiếu nhi cũng vậy, nếu không lo tìm hiểu các thiếu nhi,
không dành thì giờ cho các em; thì dù có được huấn luyện, dù có hát hay,
soạn bài tốt, nhưng vì không biết thiếu nhi cho nên dạy không có tác dụng,
thay vì cho uống sữa lại cho ăn cơm, thay vì cho ăn cháo lại cho ăn xôi. Cho
nên nó đau bao tử, lủng ruột mà chết. Dạy hay nhưng không phù hợp thì
không thể kết quả được.
‘Biết cảnh trạng’ cũng là thừa nhận tình trạng bầy đàn của mình. Chúa Giê-
xu kể ẩn dụ Con Chiên Đi Lạc, nói về một người có một trăm con chiên và
có một con đi lạc (Mat Mt 18:12-14). Đây là người chăn có đàn chiên, biết
chính xác số lượng chiên của mình, biết tình trạng của chiên, cho nên khi lạc
mất một con thì biết và đi tìm ngay. Điều khá lạ lùng là nhiều người chăn
ngày hôm nay không biết rõ mình có bao nhiêu chiên. Lớp cô phụ trách có
bao nhiêu em? Câu trả lời thường là hai mươi mấy, người lớp khác thì nói ba
mươi mấy, cộng đồng lớn hơn thì nói trăm mấy…
Một điều lạ lùng nữa là chúng ta không dám nhìn nhận tình trạng bầy đàn
của mình. Nhiều giáo viên cho rằng mình dạy tốt thì làm sao có những con
chiên lạc, làm sao có những học trò Cơ Đốc kém cỏi được. Còn những bậc
cha mẹ ‘biết cảnh trạng’ của con mình nhưng lại không chịu thừa nhận vì sĩ
diện, sợ mất uy tín hoặc cho rằng gia đình mình yêu mến Chúa thì con cái
phải ngoan. Cho nên cứ nói: “Con tôi ngoan lắm, con tôi giỏi lắm, con tôi
yêu mến Chúa lắm.” Thầy giáo biết tình trạng của học sinh của mình, nhưng
không chịu thừa nhận. Cách giải quyết là “dùng tình yêu thương (thiếu hiểu
biết) để che đậy vô số tội lỗi”. Thử hỏi nếu đã là ‘con ngoan trò giỏi’ rồi thì
cần gì đến việc giáo dục nữa? Chúa Giê-xu nói: “Người bệnh mới cần thầy
thuốc.”
Nếu bạn là người chăn nhưng trong bầy của bạn có những con chiên yếu ớt,
bệnh hoạn, hư hỏng và đang lạc mất, bạn hãy thừa nhận, đừng sợ hãi và mất
hi vọng. Vì thừa nhận tình trạng của một người không có nghĩa là chấp nhận
cứ để người đó ở mãi tình trạng như vậy.
Khi đã biết, đã thừa nhận ‘cảnh trạng’ bầy đàn của mình, thì sau đó mới có
thể ‘săn sóc’ chúng được.
Muốn biết cảnh trạng bầy đàn ta phải ‘ráng’, phải cố gắng và tốn thì giờ;
muốn ‘săn sóc’ hiệu quả ta phải ‘lo’. Trong chữ ‘ráng biết’ bao gồm sức lực
của trí tuệ, thì trong chữ ‘lo săn sóc’ bao gồm tình thương của con tim. Cả
hai đều cần phương pháp kèm theo nỗ lực, lòng kiên trì và thời gian. Nhiều
người dạy dỗ nhưng thiếu cả lòng nhiệt thành của cả khối óc lẫn con tim,
nếu không nói là lơ là, khinh xuất, coi thường công tác giáo dục Cơ Đốc.
‘Lo’ ở đây hình ảnh của tình yêu thương, của trái tim nhiệt thành và của
hành động nhiệt thành . Mẹ lo cho con không những thương con mà còn tảo
tần vất vả vì con; thầy lo cho trò không phải chỉ yêu thương trò mà còn hết
lòng chỉ bảo dạy dỗ trò.
Nhiều người chăn bầy, chỉ ‘chăn’ nhưng không hề ‘lo chăn’, nghĩa là không
hết lòng yêu thương và không hết lòng hành động vì bầy chiên. Nhiều giáo
viên dạy thiếu nhi trong Hội Thánh, họ có dạy thiếu nhi, nhưng họ không
thật sự ‘lo’ dạy dỗ các em, họ không có tình yêu thương như Chúa yêu
thương, không hề có hành vi sẵn sàng vì bầy chiên như Chúa sẵn sàng vì bầy
chiên. Cho nên săn sóc qua loa, chiếu lệ, cho ăn uống sơ sài, toàn cỏ khô,
uống toàn nước đắng, có người thay vì ‘chăn chiên’ lại đi ‘ăn chiên’, có
người thay vì yêu thương chiên thì lại ghét bỏ chiên, thay vì đem chiên vào
chuồng thì lại làm cho tan tác, thay vì chết thay cho chiên, chịu đau thế
chiên, họ lại bắt chiên bị đau, chịu chết thay cho họ.
‘Lo săn sóc’ cũng nói lên cách chăn bầy có phương pháp thích hợp. Nếu đã
hiểu rõ đối tượng thì sẽ săn sóc đúng phương pháp, đúng cách thức. Thí dụ:
chúng ta biết trẻ thích hoạt động, ta sẽ tổ chức hoạt động trong giờ học (thay
vì bắt trẻ ngồi yên mà nghe); chúng ta biết trẻ thích tìm tòi khám phá, ta sẽ
‘lo’ sao cho trong giờ dạy trẻ được thấy hình ảnh, thị cụ minh hoạ, hoạt
động…
Phương pháp không thích hợp là vấn đề cần lưu ý trong việc dạy dỗ. Một
trong những lý do làm cho người học có phản ứng tiêu cực đối với Kinh
Thánh là do phương pháp dạy. Người học đến lớp chỉ vì thích một điều gì đó
nhưng giáo viên lại dạy Kinh Thánh với một phương pháp nào đó làm cho
người học rơi vào tâm trạng không thích, hoặc trở nên ghét Kinh Thánh.
Có học viên nói: “Tôi muốn học Kinh Thánh, nhưng sau khi đến với lớp học
Kinh Thánh tôi chẳng còn thiết tha gì tới việc tìm hiểu Kinh Thánh nữa!”
Nguyên nhân là do phương pháp dạy của giáo viên không những chẳng gây
hứng thú mà còn làm cho học viên nản lòng nữa.
Qua câu Kinh Thánh:
“Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con,
Và lo săn sóc các đàn bò của con.”
(ChCn 27:23)
về phương diện tiêu cực, những người dạy dỗ có thể:
+ Không hiểu biết đối tượng họ dạy dỗ.
+ Không hiểu biết nội dung sứ diệp họ dạy dỗ.
+ Không biết sử dụng các phương pháp dạy dỗ.
Bạn hãy nhớ ba điều trong giáo dục:
+ Biết con người,
+ Biết nội dung,
+ Biết vận dụng phương pháp.
Tóm lược _ Thảo luận
Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con, Và lo săn sóc các đàn bò của con.
(ChCn 27:23)
1. Ai khuyên ai?
2. Ai là người chăn?
3. Biết cảnh trạng bầy chiên nghĩa là:
“Ráng biết cảnh trạng bầy chiên” nghĩa là:
Làm thế nào để biết bầy chiên? Nêu cụ thể.
4. Lo săn sóc nghĩa là:
Làm thế nào để săn sóc bầy chiên cách hiệu quả? Nêu cụ thể.
5. Người dạy có thể gặp những trở ngại nào trong công tác giáo dục?
6. Ghi nhớ.
Hiểu người
Giáo viên dạy ngoại ngữ phải biết ngoại ngữ. Tuy nhiên không phải tất cả
những người biết ngoại ngữ đều có thể dạy ngoại ngữ. Người dạy cần hiểu
biết điều mình dạy nhưng cũng cần hiểu biết người mình dạy.
Con người có tri thức, tình cảm và hành vi. Có thể dùng hình ảnh cái đầu
tượng trưng cho tri thức, hình ảnh trái tim tượng trưng cho tình cảm, tay
chân tượng trưng cho hành vi và nền tảng là Chúa Cứu Thế.
Bạn thử nhận xét về ba loại người Cơ Đốc dưới đây.
1. Người thứ nhất là người Cơ Đốc có đầu to, tim nhỏ, tay chân nhỏ (Hình
2).
Đây là người học cao hiểu rộng. Nếu là một thiếu nhi thì thuộc rất nhiều câu
gốc, biết nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh. Nếu là một thanh niên, có thể
gọi là một ‘triết gia Cơ Đốc’, anh ta có thể bàn về Kinh Thánh rất hay, rất trí
tuệ, có thể nắm vững những giáo lý Cơ Đốc, nhiều kiến thức về thần học,
những nguyên tắc trong Kinh Thánh. Anh ta không bao giờ thất bại trong
các cuộc tranh luận về Cơ Đốc giáo. Là người Cơ Đốc chỉ chú trọng đến ‘cái
đầu’ cho nên cuộc sống Cơ Đốc của anh ta chỉ hoạt động ‘từ cổ trở lên’ mà
thôi.
Về kiến thức anh ta nắm rất rõ về cuộc đời của Chúa Cứu Thế vì đã bỏ ra
nhiều năm tháng để nghiên cứu về Chúa Giê-xu một cách có hệ thống thông
qua việc đến lớp học Kinh Thánh, nghe giảng tại Hội Thánh, tự học qua tài
liệu sách vở… Nhưng những nỗ lực của người học và người dạy chỉ giúp
anh ta phát triển từ cổ trở lên mà thôi, điều đó làm anh ta sinh ra tự cao, tự
mãn nhưng không quan tâm giúp đỡ phục vụ ai cả.
Theo thời gian, càng học anh ta càng to đầu còn tim và tay chân vẫn vậy
hoặc teo tóp dần, từ con người thông minh phi thường dần dần trở thành con
người bất thường và dị thường. Sinh hoạt chính của con người này là ngồi và
nằm. Còn đi lại, làm việc thì rất khó khăn, vì để giữ cho được cái đầu to trên
thân thể nhỏ bé cũng là mệt rồi lắm rồi cho nên về phần thuộc linh người
này không hữu dụng gì cả mà còn cần người khác an ủi, chỉ dẫn sống cho
đúng theo tinh thần Cơ Đốc.
Những hoạt động của người này chỉ nằm trong phần trí tuệ. Anh ta thuộc
nhóm ngồi và nằm. Chỉ ngồi một chỗ để nghe, nhìn, suy tư, nghiên cứu, học
hỏi. Biết nhiều cho nên nói nhiều, xét đoán nhiều, chỉ trích nhiều gây rạn
nứt, đổ vỡ, bất hoà trong tập thể Cơ Đốc (Hình 2a và 2b).
Có một thanh niên kia, trong nhà thờ nói rất hay, thảo luận về Kinh Thánh
rất lanh lẹ, nhiều người tán đồng về cách lập luận của anh ta. Nhưng khi
sống ngoài xã hội anh ta lại là người chuyên đi xe lửa lậu, và ra tỏ ra rất tự
hào về chuyện đó. Cái đầu to với những lý luận Cơ Đốc chẳng giúp gì cho
cách sống của bản thân anh ta cũng chẳng giúp ích gì cho ai cả. Anh ta như
thầy tế lễ và người Lê-vi đứng trước người bị nạn bên đường, dù trí tuệ đến
mấy, họ chẳng đem lại ích lợi gì cho nạn nhân mà còn có thể gây đau lòng,
vấp phạm và ô danh Chúa.
Hình 2a
Hình 2b
Thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong cộng đồng Cơ Đốc chỉ gồm
toàn những con người phát triển ‘từ cổ trở lên’? Thật ra không phải họ chào
đời trong đại gia đình của Đức Chúa Trời với tầm vóc kỳ dị như vậy, nhưng
tiến trình Cơ Đốc giáo dục đã tạo ra những con người này. Chúng ta chỉ lo
cung cấp cho thật nhiều kiến thức Kinh Thánh, kiến thức giáo lý, hệ thống
thần học; rồi đến những phương pháp, kỹ thuật… Nói cách khác là chỉ nhấn
mạnh phần trí tuệ.
Chẳng hạn như chúng ta luôn luôn nghe câu hỏi này: “Tuần này, ai thuộc
câu gốc?” nhưng chưa bao giờ nghe câu hỏi: “Trong tuần vừa qua, có ai thực
hiện điều câu Kinh Thánh này dạy?” Hoặc chúng ta thường nói: “Các bạn có
nhớ tuần rồi chúng ta học về nhân vật nào trong Kinh Thánh không?” nhưng
không bao giờ nói: “Có bạn nào suy nghĩ và và đã làm một việc tương tự
như ông Ê-li đã làm không?”
2. Người thứ nhì là người Cơ Đốc có tim to còn đầu nhỏ, tay chân cũng nhỏ
(Hình 3).
Hình 3
Chúng ta không bàn về những người đang tìm hiểu về Chúa Cứu Thế, có thể
họ có những tình cảm tốt đối với Chúa và Phúc Âm, nhưng chưa quyết định
tin Chúa. Chúng ta bàn về người nhận mình là Cơ Đốc nhân nhưng chỉ sống
bằng cảm xúc Cơ Đốc.
Con người với trái tim thật to này có rất nhiều cảm xúc Cơ Đốc. Từ khi đi
nhà thờ trái tim bé bỏng này đã chịu ảnh hưởng của những trái tim chỉ biết
thổn thức khi nghe giảng, những rung động trong tiệc thánh, những cảm xúc
nhất thời đối với nhà thờ, với lời Chúa, với những lời dạy dỗ chợt đến nhưng
cũng chóng qua. Hằng tuần, hằng tháng hoặc mỗi quý cảm xúc Cơ Đốc làm
cho con tim người này rung động dữ dội qua bài giảng, lễ Tiệc Thánh hoặc
trong những dịp bồi linh. Đặt biệt khi có những sứ giả phục hưng thì cảm
xúc Cơ Đốc trong lòng lại dâng lên dữ dội.
Những cảm xúc nhiệt thành của người này có đặc điểm là (1)mau đến và
cũng mau qua, như lửa rơm nhanh bùng lên nhưng cũng tắt ngấm ngay sau
đó; và (2)chẳng bao giờ có hành động tương xứng với cảm xúc. Người này
có thể khóc lóc quỳ gối gọi là ăn năn sau khi nghe giảng với những lời hứa
nguyện rất tha thiết và cảm động nhưng sau khi hát Ha-lê-lu-gia, ra khỏi nhà
thờ thì đâu lại vào đó. Đây là hình ảnh những người “lấy nước mắt, khóc lóc,
than thở mà che lấp bàn thờ Đức Giê-hô-va” (MaMl 2:13). Cho nên sau
nhiều năm theo Chúa, dù rất nhiều lần cảm động và thưa với Chúa nỗi lòng
của mình, nhưng cuộc đời của người này vẫn không có gì thay đổi. Trái tim
cứ to dần lên còn tay chân thì không phát triển tương xứng.
Những người có trái tim quá khổ thường được được giới thiệu là những
người có tấm lòng. “Anh ấy có tấm lòng lắm!” “Chị đó là người có tâm
tình”. Khi quan sát kỹ đời sống của những ‘người Cơ Đốc có tâm tình’
chúng ta nhận ra một điều là nếp sống Cơ Đốc của họ chỉ dừng lại ở tấm
lòng mà thôi. Họ nói năng, chia sẻ nghe như có tấm lòng hăng say, họ cầu
nguyện với tâm tình thật tốt, nhưng chẳng thấy có hành động gì tương xứng
với lời nói cả. Họ chẳng khác gì những người luôn miệng nói yêu thương,
luôn nói về đức tin nhưng chẳng bao giờ thấy việc làm. Có lắm người hướng
dẫn thiếu niên thường nói: “Tôi thương bọn trẻ lắm!” nhưng chẳng làm việc
gì cụ thể cho bọn trẻ cả. Đây là hình ảnh của người nói yêu nhưng không
bao giờ chịu tiến đến đám cưới. Có cảm xúc, có tình cảm nhưng không bao
giờ chịu gắn bó qua hành vi. Yêu thương linh hồn tội nhân nhưng không lo
dấn thân cứu người; yêu thương những người khuyết tật nhưng chẳng làm gì
cụ thể giúp họ; yêu mến Lời Chúa nhưng không bao giờ chịu học và làm
theo lời Ngài…
Trong cộng đồng Cơ Đốc có nhiều người Cơ Đốc to tim thì sẽ thế nào? Vì là
‘người Cơ Đốc lãng mạn’ cho nên con người này thường sống ở trên mây.
Họ suy nghĩ và nói về những chuyện cao xa và dừng lại ở đó. Người Cơ Đốc
to tim sẽ tạo nên những cảm xúc mãnh liệt trong hội chúng, tuy nhiên cộng
đồng Cơ Đốc đó chỉ có những đám mây vần vũ nhưng mưa không bao giờ
rơi cả, chỉ toàn là những cảm xúc nhưng không có hành vi. Rồi vì sống theo
cảm xúc cho nên họ chỉ có những quyết định nửa vời, họ trở nên biếng nhác
đối với công việc và trở thành những người sốt sắng bằng miệng.
Người Cơ Đốc lãng mạn có thể rơi vào hai trường hợp. Một mặt họ bị lương
tâm cắn rứt, luôn luôn cảm thấy có lỗi, thấy mình không xứng đáng với
Chúa. Thế nhưng khi trở nên rất uỷ mị họ cũng trở nên rất chai lì khi tự lừa
dối bản thân và cho rằng so với người khác họ cũng là người yêu mến Chúa.
Sau bài giảng chúng ta thường nghe những lời cầu nguyện rất cảm động kèm
theo câu: “Xin Chúa đừng để chúng con lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình”,
và lời cầu nguyện này được lập đi lập lại nhiều lần trong những năm tháng
theo Chúa. Một khi con người để cho sứ điệp Cơ Đốc dừng lại ở cảm xúc
với những lời hứa thì chẳng bao lâu con người đó sẽ quen với tình trạng của
bản thân. Đã quen rồi thì dần dần sẽ trở nên chai lì, không còn cảm thấy xúc
động gì nữa.
Một ‘giáo viên Cơ Đốc to tim’ sẽ dạy Kinh Thánh như thế nào? Người đó sẽ
truyền đạt những gì cho học viên? Tấm gương mà người đó để lại cho học
viên là gì? Chắc chắn việc để cho cảm xúc hướng dẫn đời sống không giúp
cho người dạy lẫn người học trưởng thành theo đúng với lời Chúa.
Thật đáng tiếc cho những người Cơ Đốc to tim, phải chi họ bớt đắm đuối
trong cảm xúc, phải chi họ chịu vận động một chút thì bản thân họ sẽ khoẻ
lên và cộng đồng Cơ Đốc đã thay đổi.
3. Người thứ ba là người Cơ Đốc có tay chân to còn đầu nhỏ, tim nhỏ (Hình
4).
Đây là người Cơ Đốc chuyên hành động. Người này hoạt động rất nhiều, có
thể gọi là tả xung hữu đột, chịu khó chịu nhọc, hay lam hay làm. Đi nhà thờ
nhiều lần trong tuần, xung phong làm hết việc này đến việc kia, từ chuyện
dạy thiếu nhi đến việc dạy Trường Chúa Nhật, đi thăm viếng chăm sóc,
chứng đạo… Không ai làm việc bằng anh ta, không ai bận rộn bằng anh ta.
Có thể gọi đây là một ‘người Cơ Đốc đa năng’ hoặc ‘người Cơ Đốc cơ bắp’
hoặc ‘Cơ Đốc nhân siêu hạng’.
Cơ Đốc nhân theo kiểu ‘cơ bắp’ có rất nhiều thế mạnh. Cơ cấu tổ chức và
những hoạt động của nhà thờ tuỳ thuộc nhiều vào nhóm ‘người Cơ Đốc cơ
bắp’ này. Đây là những con người nổi danh về sự cống hiến và phục vụ. Con
người này lấy công việc, sự phục vụ làm thước đo cho đời sống thuộc linh,
tưởng rằng càng phô trương cơ bắp thì càng là người thuộc linh. Lời cầu
nguyện của người Pha-ri-xi trong Ẩn dụ Người Pha-ri-xi và Người thu thuế
(LuLc 18:9-14) cho thấy có những người dựa vào thành tích cá nhân để kể
công với Chúa.
Người Cơ Đốc chuyên hành động cũng rất dễ so sánh mình với người khác,
như người Pha-ri-xi lên Đền Thờ cầu nguyện nhưng chỉ để so sánh ông ta
với người thu thuế và nghĩ rằng mình hơn người; hoặc để bất mãn với người
khác, như cô Ma-thê bất mãn với cô Ma-ri, vì cho rằng công việc phục vụ
mới là thành tích. Kèm theo là tánh hay phàn nàn với Chúa vì cho rằng mình
phải làm nhiều việc trong khi người khác chỉ biết ngồi chơi xơi nước.
Tuy nhiên con người cơ bắp này cũng có yếu điểm về mặt tri thức. Sự hiểu
biết của đương sự rất cạn cợt, cho nên dù làm nhiều nhưng làm đâu là hư đó
vì không biết Kinh Thánh, không hiểu gì về Chúa, về giáo lý; hoặc vì không
biết phương pháp làm việc cho nên tốn rất nhiều thời gian để hoàn tất công
việc.
Trong Cộng đồng Cơ Đốc chúng ta nghe nhiều lời khích lệ hướng về công
việc: Hãy hầu việc Chúa, hãy ra đi làm chứng, hãy chăm sóc, hãy làm điều
này điều kia… nhưng không hướng dẫn cách thức hầu việc Chúa cho nên
nhiều người tham gia vào những công việc của hội thánh nhưng rất lúng
túng và thường thất bại và thất vọng.
Nhiều người có tấm lòng, có thiện ý, kèm theo họ cũng có công việc cụ thể,
nhưng vì thiếu tri thức cho nên công việc không đạt được kết quả như mong
muốn. Nhiều người yêu linh hồn tội nhân, sốt sắng đi làm chứng, nhưng
không biết cách làm chứng; nhiều người có tinh thần ra đi chăm sóc tân tín
hữu, nhưng vì không có phương pháp nên làm nhiều tân tín hữu rút lui khỏi
Hội Thánh; nhiều người yêu mến thiếu nhi, nhận dạy các em nhưng không
có phương pháp cho nên các em không thèm đến lớp.
Tại Hội Thánh kia, một nhóm trung niên được mời phụ trách dạy thiếu nhi.
Họ rất năng nổ, chịu khó, nhưng điều đặc biệt là chẳng có ai trong họ chịu
tham dự một khoá huấn luyện dạy thiếu nhi. (Còn những tín hữu trẻ từng
được huấn luyện lại bị cho ra rìa và lại trở thành người dạy thiếu nhi ở
những hội thánh khác). Vì chủ quan, tự mãn cho nên nhóm phụ trách thiếu
nhi vướng phải rất nhiêu sai trật trong việc chọn tài liệu dạy, trong việc mời
người dạy trẻ, trong phương pháp giáo dục. Đây là hình ảnh những người có
tim to, tay chân to nhưng cái đầu lại quá nhỏ (Hình 5)
Người chỉ biết hành động đôi khi là người đang bỏ qua hoặc đang trốn chạy
sự tương giao. Nhiều người chỉ theo đạo, thực hiện những nghi thức tôn
giáo, chú trọng đến hành vi bề ngoài hơn là niềm tin từ tấm lòng. Có Cơ Đốc
nhân phạm tội đã thay thế cho việc ăn năn bằng cách lao vào những công tác
gọi là hầu việc Chúa. Có người lo phục vụ Hội Thánh đến nỗi đánh mất sự
tương giao với Chúa. Người chưa tin Chúa, người tin Chúa nhưng đang
phạm tội, những người tin Chúa đang phục vụ Ngài đều có thể trở thành
những người to tay và to chân.
Nền tảng của Cơ Đốc Giáo dục là Lời Chúa, là Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên:
Cơ Đốc Giáo Dục thất bại khi chỉ cung cấp kiến thức Cơ Đốc mà không thôi
thúc ước muốn thể hiện những điều con người hiểu biết và yêu mến.
Cơ Đốc Giáo dục thất bại khi chỉ dùng sự hiểu biết Cơ Đốc để gây xúc động
theo kiểu “lấy nước mắt, khóc lóc, than thở mà che lấp bàn thờ Đức Giê-hô-
va” (MaMl 2:13).
Cơ Đốc Giáo dục cũng thất bại khi chỉ chú trọng đến hành vi Cơ Đốc mà
không giải thích vì sao phải làm như vậy; hoặc chỉ chú trọng đến hành động
bên ngoài mà không thấy được hành vi đó có phát xuất từ tình yêu thương và
sự hiểu biết hay không; hoặc chỉ chú trọng đến con người bề ngoài mà
không quan tâm đến con người bề trong.
Cơ Đốc Giáo dục chỉ hoàn hảo khi cả ba yếu tố tri thức Cơ Đốc được cung
cấp, tình cảm Cơ Đốc được ươm tưới, gây dựng và hành vi Cơ Đốc được chỉ
dẫn và hướng dẫn cách quân bình.
Ngày nay nhiều Cơ Đốc nhân sống đời sống Cơ Đốc thất thường vì cớ tri
thức Cơ Đốc quá nhiều mà tình yêu thương và nếp sống Cơ Đốc bị hạn chế;
hoặc vì tình cảm Cơ Đốc quá nhiều nhưng lại không có hành vi, hoặc vì
thiếu hiểu biết nên phát sinh hành vi lệch lạc; hoặc chỉ chú trọng đến hành vi
Cơ Đốc nhưng lại thiếu sự hiểu biết và không có tình yêu thương nên sống
làm Cơ Đốc nhân ro-bot.
Chúng ta cần xem xét lại những bất thường và những thất thường trong
chính chúng ta là nhà giáo dục Cơ Đốc, và phát hiện những bất thường và
thất thường trong học viên để điều chỉnh lại cho quân bình.
Như vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Phải chăng từ tri thức Cơ Đốc?
Không hẳn phải là như vậy. Có những công tác giáo dục bắt đầu từ tâm trí,
nhưng cũng có những công tác giáo dục bắt đầu ở tình cảm hoặc hành vi, tuỳ
theo từng trường hợp. Tuy nhiên dù bắt đầu ở yếu tố nào giáo dục Cơ Đốc
cũng phải đầy đủ ba yếu tố tri thức, tình cảm và hành vi.
Dạy học viên hiểu biết lời Chúa, yêu mến lời Chúa và làm theo lời Chúa.
Dạy học viên biết Chúa Giê-xu là ai, yêu mến Chúa Giê-xu và sống noi
gương Chúa Giê-xu.
Dạy học viên biết nếp sống Cơ Đốc là gì, có ước muốn sống nếp sống Cơ
Đốc, và sống thể hiện nếp sống đó.
Vì sao trong một bài dạy, khi soạn giáo án giáo viên cần xử lý ba khía cạnh:
Kinh Thánh dạy học viên (1)Hiểu biết về điều gì? (2)Yêu mến hoặc ghét
điều gì? Và (3)Làm việc gì? (Thay đổi thái độ, có hành động thích hợp với
điều mình hiểu và yêu mến)
Vì sao giáo viên cần xem xét lại thời gian biểu của bài dạy? Vì chúng ta hầu
như dành trọn thời gian nhồi nhét Kinh Thánh vào đầu học viên hoặc lo giúp
học viên khám phá và yêu mến Lời Chúa, rồi phát hiện những nguyên tắc
Kinh Thánh và tập thực hành những nguyên tắc đó trong lớp, tại gia đình,
trường học, xã hội… Thí dụ: Chúng ta dạy về người Xa-ma-ri thương người,
ai cũng hiểu, ai cũng cảm động. Nhưng không học viên nào đi đến với người
nghèo, người đau ốm, người khuyết tật để giúp đỡ họ vì chúng ta không
dành thời gian dẫn dắt học viên vào việc làm cụ thể trong thực tế. Cần uốn
nắn, dẫn dắt học viên cách cân đối giữa sự hiểu biết - tình cảm - hành vi.
Một trong những cách giúp chúng ta điều chỉnh phương pháp dạy là xem xét
lại câu hỏi và cách hỏi của chúng ta.
-Câu hỏi của bạn thường nhắm vào khía cạnh nào? Trí tuệ, tình cảm hoặc
hành vi của học viên?
Khi hỏi: “Em có biết ….” bạn nhấn mạnh đến trí tuệ.
Khi hỏi: “Em nghĩ gì về…” bạn nhấn mạnh đến trí tuệ và tình cảm.
Khi hỏi: “Em có cảm tưởng gì…” bạn nhấn mạnh đến tình cảm.
Khi hỏi: “Em sẽ làm gì khi…” bạn nhấn mạnh đến hành vi và phương pháp.
-Câu hỏi của bạn nhấn mạnh đến cá nhân hoặc tập thể?
Khi bạn hỏi: “Các em biết gì về ông Phao-lô?” thì câu hỏi của bạn mang tính
tập thể (các em). Khác với câu hỏi: “Em Vũ, em biết gì về ông Phao-lô?” thì
câu hỏi của bạn mang tính cá nhân (em Vũ).
-Bạn dạy bài để khích lệ học viên hiểu biết thật nhiều về Kinh Thánh; hoặc
gây cảm xúc nhiều nơi học viên; hoặc chỉ dẫn cho học viên cách thực hiện
điều Kinh Thánh dạy? Trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ nhận ra rằng nội
dung giờ dạy Kinh Thánh của chúng ta nhắm nhiều vào trí tuệ và chỉ đụng
chạm đến tập thể ‘các em’ mà không mang tính toàn diện và cho từng đối
tượng. Ngay cả khi chúng ta dạy một câu chuyện Chúa Giê-xu kể nhắm đến
việc khuyên giục cá nhân và khích lệ cách sống yêu thương (Chúa Giê-xu kể
câu chuyện Người Xa-ma-ri Nhân Lành - LuLc 9:25-37, phát xuất từ một
thắc mắc mang tính cá nhân: “Tôi phải làm gì….” Sau khi kể xong câu
chuyện, câu hỏi của Chúa nhắm vào cá nhân: “Theo ông, trong ba người ấy,
ai là người láng giềng của nạn nhân?”. Rồi Chúa khích lệ việc thực hiện,
cũng là câu nói nhắm vào cá nhân: “Ông hãy đi và làm như vậy.”) thì những
người dạy Kinh Thánh ngày nay cũng chỉ dừng lại ở việc truyền đạt câu
chuyện Chúa kể, kèm theo là những câu hỏi nhắm vào tập thể lớp học và lời
kêu gọi mang tính khẩu hiệu (là con cái Chúa, chúng ta phải yêu thương….)
Đó là lý do khiến cho những người đi học Kinh Thánh ngày hôm nay trở
thành những ‘Cơ Đốc nhân to đầu’ và dửng dưng trước những việc xảy ra
quanh họ.
Người ta nói rằng cứ 100 người Cơ Đốc thì 10 người bỏ nhà thờ, 80 người
đến nhóm lại nhưng không làm gì, và chỉ có 10 người tham gia những công
tác của Hội Thánh. Vì sao trong 100 người Cơ Đốc có đến 80 người Cơ Đốc
thụ động? Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một trong những nguyên
nhân là do đường lối giáo dục trong Hội Thánh.
Điều khó khăn của người dạy Kinh Thánh là truyền đạt kiến thức, là khơi
dậy tình cảm hoặc là chỉ dẫn cách sống cho học viên? Là người dạy, có thể
bạn suy nghĩ nhiều đến phương pháp, điều đó không sai. Tuy nhiên điều rõ
ràng nếu người dạy chẳng có kinh nghiệm về những gì mình đang nắm giữ
thì người đó sẽ chẳng làm được gì ngoài việc truyền thụ một mớ kiến thức
Cơ Đốc. Bạn có thể dạy về cách làm chứng nhưng có thể bạn chưa bao giờ
làm chứng cho ai cả. Bạn dạy về sự cầu nguyện nhưng bạn không kinh
nghiệm về sự cầu nguyện. Bạn dạy về hi sinh, trả giá cho đời sống theo
Chúa nhưng có thể bạn vẫn chưa sống theo những điều bạn dạy.
Bản thân người dạy cũng cần tự hỏi hiết đâu mình thuộc loại to đầu, hoặc to
tim, hoặc to tay chân. Đôi khi người dạy là những thầy cô ‘dị tướng’ cho nên
học viên khó mà trở nên quân bình vì thầy cô ra sao thì học trò như vậy.
Có khi nào người dạy thuộc loại ‘to đầu’ hoặc ‘to tim’ không? Người dạy
nên làm gì với các loại học viên chỉ ‘to đầu’, ‘to tim’ và ‘to tứ chi’?
Mời bạn vẽ ra hình ảnh biểu tượng về con người Cơ Đốc ở trong bạn. Xin
ghi ra ưu điểm hoặc khuyết điểm bạn phát hiện được. Bạn cần ‘vẽ chính
mình’ trước khi ‘vẽ học trò’. Người dạy cần chấm điểm chính mình trước
khi chấm điểm học trò.
Mời bạn vẽ ra hình ảnh biểu tượng về con người Cơ Đốc trong học viên của
bạn hiện nay. Ghi ra những ưu điểm đã đạt đến, và những khuyết điểm cần
loại bỏ.
Cuối cùng xin vẽ ra hình ảnh biểu tượng về con người Cơ Đốc mà chính bạn
muốn có và muốn học viên bạn đạt được.
Tóm lược _ Thảo luận
Ta thử dùng vài hình ảnh để hiểu về con người trong công tác giáo dục. Con
người có tri thức, tình cảm và hành vi. Ta dùng hình ảnh cái đầu tượng trưng
cho tri thức, hình ảnh trái tim tượng trưng cho tình cảm, tay chân tượng
trưng cho hành vi và nền tảng là Chúa Cứu Thế.
Đừng làm nửa vời.
10 Vả, khi A-tha-li, mẹ của A-cha-xia, thấy con trai mình đã chết, bèn chỗi
dậy diệt cả dòng giống vua Giu-đa. 11 Nhưng Giô-sa-bát, con gái của vua,
bồng trộm Giô-ách, con trai của A-cha-xia, đem khỏi vòng các con trai vua
mà người ta toan giết, rồi để nó và người vú nó trong phòng ngủ. Như vậy
Giô-sa-bát, con gái của vua Giô-ram, vợ thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa, giấu Giô-
ách khỏi trước mắt A-tha-li, và A-tha-li không giết nó được; Giô-sa-bát là
em gái của A-cha-xia. 12 Giô-ách được ẩn giấu với họ trong sáu năm tại đền
thờ của Đức Chúa Trời, còn A-tha-li cai trị trên xứ.
(IISu 2Sb 22:10-12)
1 Giô-ách được bảy tuổi khi người lên làm vua; người cai trị bốn mươi năm
tại Giê-ru-sa-lem, mẹ người tên là Xi-bia, quê ở Bê-e- Sê-ba. 2 Giô-ách làm
điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, trọn đời thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa. 3 Giê-
hô-gia-đa cưới hai vợ cho Giô-ách; người sinh được những con trai và con
gái.
(IISu 2Sb 24:1-3)
17 Sau khi Giê-hô-gia-đa đã qua đời, các quan trưởng Giu-đa đến chầu lạy
vua. Vua bèn nghe theo lời của chúng, 18 lìa bỏ đền Đức Giê-hô-va là Đức
Chúa Trời của tổ phụ mình, mà phục sự những thần A-sê-ra và các hình
tượng; tại cớ tội lỗi ấy, bèn có cơn giận của Chúa nghịch cùng Giu-đa và
Giê-ru-sa-lem. 19 Đức Giê-hô-va sai các đấng tiên tri đến cùng chúng, để
dắt chúng trở lại cùng Đức Giê-hô-va; nhưng chúng không chịu nghe. 20
Thần của Đức Chúa Trời cảm động Xa-cha-ri, con trai của thầy tế lễ Giê-hô-
gia-đa; người đứng dậy trước mặt dân sự, mà nói rằng: Đức Chúa Trời phán
như vầy: Cớ sao các ngươi phạm các điều răn của Đức Giê-hô-va? Các
ngươi sẽ chẳng may mắn được, vì đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va, và Đức Giê-hô-
va cũng đã lìa bỏ các ngươi. 21 Chúng bèn phản nghịch với người, và theo
lịnh vua ném đá người tại trong hành lang của đền Đức Giê-hô-va.22 Ấy
vậy, vua Giô-ách không nhớ đến sự nhân từ của Giê-hô-gia-đa, cha của A-
xa-chia, đã làm cho mình, nhưng giết con trai người đi; khi người chết thì có
nói rằng: Nguyện Đức Giê-hô-va xem xét và báo lại cho!
(IISu 2Sb 24:17-22)
Giô-ách được cứu.
Giô-ách là ai? Giô-ách là hậu duệ của vua Đa-vít. Là con trai của vua A-cha-
xia. IIVua 2V 12:3-4 đánh giá về cuộc đời của Giô-ách như thế này: Giô-ách
làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, trọn lúc Giê-hô-gia-đa, thầy tế lễ,
dạy dỗ người. Song người chẳng cất bỏ các nơi cao đi, dân sự vẫn tế lễ và
xông hương trên các nơi cao.
Cuộc đời của Giô-ách gắn liền một nhân vật và một gia đình, đó là thầy tế lễ
Giê-hô-gia-đa và gia đình ông. Vợ thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa tên là Giô-sa-bát,
con gái của vua Giô-ram. Dù là hoàng tử, nhưng khi còn thơ dại mạng sống
Giô-ách đã bị đe doạ. Bà nội là A-tha-li tìm cách tuyệt diệt hoàng tộc Đa-vít
để chiếm quyền. Bà A-tha-li là người đi theo con đường làm điều ác, thờ
hình tượng. Đức Chúa Trời dùng vợ thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa là Giô-sa-bát
đem Giô-ách giấu trong một căn phòng, và sau đó họ đem Giô-ách giấu
trong Đền Thờ và nuôi dạy Giô-ách suốt sáu năm trời.
Thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa là người có công lao rất lớn đối với đất nước Y-sơ-
ra-ên, là người trung tín hầu việc Đức Chúa Trời, và tu bổ đền thờ. Khi thầy
tế lễ Giô-ha-gia-đa qua đời người ta chôn ông trong thành Đa-vít chung với
các vua, vì “người có công lao trong Y-sơ-ra-ên, có hầu việc Đức Chúa Trời,
và tu bổ đền của Ngài” (IISu 2Sb 24:15-16).
Chuyện ông bà Giê-hô-gia-đa cứu Giô-ách rồi nuôi dạy Giô-ách cho chúng
ta rất nhiều bài học về việc cứu người và cách dạy người.
Nhiều người thấy mà không cứu. Trong Kinh Thánh có những câu chuyện
liên quan đến tình trạng của con người, những con người đó lâm vào hoàn
cảnh nguy hiểm, có người thấy, nhưng không lo cứu giúp.
Các anh của Giô-sép thấy em mình khốn khổ sợ hãi tột cùng ở dưới hố sâu,
chẳng những họ không lo cứu em, mà họ còn ngồi lại ăn uống với nhau, sau
đó lại tính chuyện bán em nữa! Còn Ru-bên muốn cứu em thì không lo cứu
ngay lại lo làm những việc khác nên mất cơ hội. Khi phát hiện em bị bán
mất, anh Ru-bên chỉ còn biết xé áo và khóc lóc và chịu tội với cha mà thôi
(SaSt 37:25-30).
Chúa Giê-xu kể câu chuyện thầy tế lễ thấy người bị nạn nằm bên đường mà
không cứu, người Lê-vi cũng thấy người bị nạn và cũng không cứu; chỉ có
người Xa-ma-ri thấy người bị nạn thì ra tay cứu ngay. Nếu trì hoãn không
cứu ngay thì kết cuộc của người bị nạn có thể sẽ rất thê thảm (LuLc 10:30-
35).
Người chăn chiên mất một con chiên (Lu-ca 15), ông ta lo đi tìm chiên ngay,
không chần chờ, không trì hoãn. Thử nghĩ xem, nếu để vài ngày sau mới lo
đi tìm chiên thì thể nào? Chắc chắn quá trễ, vì hoặc chiên bị lạc đi quá xa, bị
người khác bắt hoặc ở trong bụng của thú dữ rồi.
Chúng ta đang nhìn thấy cảnh tượng gì? Exe Ed 34:6:
“Những chiên ta đi lạc trên mọi núi và mọi đồi cao, chẳng có ai kiếm, chẳng
có ai tìm.”
Người chăn thuộc linh cần thấy những con chiên đang bị lạc mất để ra tay
cứu giúp; các bậc cha mẹ phải thấy con cái mình trong tình trạng nguy hiểm
về thuộc linh, có thể chết mất trong tội lỗi; phải thấy mới lo cứu và lo cứu
ngay.
Phải chăng giới trẻ, thanh niên, thiếu niên, thiếu nhi đang bị bỏ rơi và lạc
mất ngay trong Hội Thánh địa phương? Hội chúng không quan tâm đã đành,
còn giới lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm, các bậc phụ huynh lại
cũng thờ ơ sao? Có thể chúng ta nói chúng ta đã quan tâm, nhưng quan tâm
vào lúc nào? Phải chăng khi nếp sống diễn biến theo chiều hướng xấu, lúc
đó mới quan tâm. Cần nhớ trong ẩn dụ Chúa kể, người chăn có một trăm con
chiên, chỉ lạc mất một con là người chăn biết và lo đi tìm ngay. Chi tiết này
cho thấy người chăn luôn luôn quan tâm đến bầy đàn của mình, một sự quan
tâm tích cực. Còn bầy của chúng ta có thể đã lạc mất chín mươi chín con, chỉ
còn mỗi một con, vì chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến bầy đàn của
mình.
Chúng ta có nghĩ đến tương lai của một con người khi người đó được cứu
không? Khi cứu Giô-ách thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa thấy rằng tương lai Giô-
ách sẽ làm được nhiều điều cho dân tộc và cho Đức Chúa Trời.
Xin Chúa cho chúng ta thấy được tình trạng nguy hiểm cấp bách của những
người chung quanh. Xin Chúa cho chúng ta chẳng những thấy tình trạng mà
cũng ra tay cứu giúp. Xin Chúa cho chúng ta thấy được tương lai của những
người chúng ta cứu sẽ như thế nào.
Giô-ách được nuôi dạy.
Giô-ách chẳng những được cứu mà còn được chăm sóc và dạy dỗ. Cứu Giô-
ách là cứu thể xác của ông thoát khỏi cái chết; nhưng dạy dỗ Giô-ách là dìu
dắt Giô-ách lớn lên thoát khỏi cách sống sai lầm khiến cho cuộc đời Giô-ách
có ích, có ý nghĩa. Vợ chồng thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa chẳng những cứu Giô-
ách thoát chết, mà còn đem Giô-ách về đền thờ để nuôi nấng và dạy dỗ.
Cứu là một công việc có tính cấp thời, nhưng nuôi dạy là một công việc đòi
hỏi nhiều thời gian và nhiều năm tháng; cứu phải có phương pháp thích hợp,
nuôi dạy cũng vậy, phải có phương pháp thích hợp. Cứu đòi hỏi phải thấy,
phải quan tâm, phải yêu thương, nuôi dạy cũng vậy, phải thấy mục tiêu lâu
dài, phải quan tâm, phải có lòng yêu thương.
Hai ông bà Giê-hô-gia-đa đã nuôi nấng và dạy dỗ Giô-ách trong 6 năm, đây
là những năm đầu đời quan trọng của cuộc đời con người, nếu nói về các
thiếu nhi trong Hội Thánh. Các thiếu nhi trong Hội Thánh có thể biết Chúa
Cứu Thế, đặt lòng tin nơi Chúa trong những năm đầu đời của các em. Nếu
nói về người mới tin Chúa thì mấy năm đầu cũng là thời gian cần được nuôi
dạy kỹ trong phần thuộc linh.
Khi Chúa Giê-xu nói với ông Ni-cô-đem: Hầu cho hễ ai tin; (GiGa 3:16) và
khi Chúa nói với các môn đệ của Ngài: Song, nếu ai làm cho những đứa nhỏ
này đã tin ta sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá vào cổ, mà quăng nó xuống
biển còn hơn (Mat Mt 18:6). Chúa dùng cùng một từ tin . Người già như ông
Ni-cô-đem tin cũng như các trẻ em tin. ‘Đứa nhỏ’ mà Chúa Giê-xu nói ở đây
không phải là em bé còn nằm trong nôi, hoặc mới tập tễnh bước đi. Đây là
trẻ có khả năng tin và cũng có thể phạm tội. Vấn đề Chúa đề cập là có người
làm cho trẻ sa vào tội lỗi. Người lớn hơn trẻ xui khiến nó phạm tội có thể là
người từng dẫn dắt trẻ tin Chúa; cũng có thể là người tin Chúa lâu năm xui
khiến và gây cho người non trẻ trong đời thuộc linh phạm tội.
Khi cứu thiếu nhi về cho Chúa chúng ta cũng cần lo nuôi dạy để các em
không rơi vào trong tội lỗi. Các em cũng cần được dạy dỗ về nếp sống Cơ
Đốc trong những năm đầu đời. Càng lớn lên thì càng khó khăn trong việc tập
tành nếp sống trong sinh hoạt cũng như trong niềm tin. Chúng ta tập cho trẻ
thói quen đánh răng từ khi còn nhỏ hoặc chúng ta đợi trẻ lớn hẳn. Trẻ nên
tập tành nhờ cậy Chúa từ nhỏ hoặc là đợi lớn mới tập nhờ cậy Chúa? Từ khi
còn nhỏ lo tập đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, đi nhà thờ, dâng tiền từ nhỏ
hoặc đợi lớn lên rồi mới tập?
Đối với các tân tín hữu cũng vậy. Lúc vừa tin Chúa, họ được tái sinh đổi
mới. Là trẻ mới sinh ra trong gia đình của Chúa, họ cần gì? Cần được dạy dỗ
để trở nên môn đệ của Chúa Giê-xu. Rồi họ sẽ trở nên những người xây
dựng Nhà Chúa. Nhưng nếu chúng ta không thấy khả năng họ sẽ phục vụ
Hội Thánh trong tương lai, chúng ta bỏ mặc họ, không lo dạy dỗ họ thì coi
chừng, họ sẽ trở thành gánh nặng cho Hội Thánh. Thay vì sửa sang, xây
dựng đền thờ của Chúa như vua Giô-ách, họ sẽ làm hư hỏng, phá hại đền thờ
của Chúa; thay vì dâng tế lễ cho Chúa như thời của vua Giô-ách, họ lại quay
lui dâng tế lễ cho thần tượng ngoại bang.
Trong Hội Thánh ngày hôm nay có rất nhiều tình trạng đáng buồn: có Hội
Thánh không cứu người (không có người mới tin Chúa) và cũng không lo
dạy dỗ người đã tin; có Hội Thánh chỉ lo cứu người (có người mới tin)
nhưng không lo dạy dỗ; lại có những Hội Thánh chỉ lo dạy dỗ nhưng không
lo cứu ai cả. Cứu người và dạy người, sinh ra và nuôi dạy là hai việc cần
thiết không thể thiếu và phải đi đôi với nhau trong Hội Thánh. Cũng có
những Hội Thánh lo cứu người, lo dạy dỗ; có sinh, có dưỡng, nhưng không
hề tạo cơ hội cho tín hữu phục vụ trong Hội Thánh. Đó là chúng ta chưa bàn
đến việc cứu ảo, dạy ảo; sinh ảo, nuôi ảo; hoặc là theo lối công nghiệp, máy
móc.
Cứu người Dạy dỗ Đưa vào phục vụ Hội Thánh
Hội Thánh A Không Không Không
Hội Thánh B Có Không Không
Hội Thánh C Không Có Không
Hội Thánh D Ảo Ảo Ảo
Hội Thánh Đ Có Có Không
Hội Thánh E Có Có Có
Hiệu quả của việc dạy dỗ còn tuỳ theo cách dạy dỗ. Ông bà Giê-hô-gia-đa đã
cứu sống Giô-ách, đã nuôi dạy Giô-ách, thậm chí còn cưới vợ cho Giô-ách
nữa. Việc dạy dỗ của họ có thành công không? Có kết quả tốt không? Câu
trả lời là có phần tốt và có phần không tốt. Vì sao?
Giô-ách làm điều thiện.
Kinh Thánh cho biết: “Giô-ách làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va,
trọn lúc Giê-hô-gia-đa, thầy tế lễ, dạy dỗ người. Song người chẳng cất bỏ
các nơi cao đi, dân sự vẫn tế lễ và xông hương trên các nơi cao” (IIVua 2V
12:2).
Trước hết, trong cuộc đời của vua Giô-ách, những việc thiện vua làm như
sửa sang lại đền thờ, một phần từ sự dạy dỗ và ảnh hưởng tốt của thầy tế lễ
Giê-hô-gia-đa. Nhưng vì sao vua Giô-ách không cất bỏ những nơi thờ
phượng hình tượng tại nơi công cộng? Dường như thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa
chỉ chú ý đến sự thờ phượng tại đền thờ và đã lập lại các buổi thờ phượng,
nhưng không (hoặc không dám) triệt để chỉnh sửa những sai trái của dân
Chúa trong đời sống thường ngày. Đây là hành động thiếu triệt để trong sự
tin thờ Chúa. Thờ Chúa tại đền thờ, nhưng về đến nhà, sinh hoạt trong xã hội
thì thờ hình tượng.
Ngày hôm nay cũng có nhiều người có cách sống như vậy: Chúa nhật đến
nhóm lại thờ Chúa tại nhà thờ thường xuyên, còn từ thứ hai đến thứ bảy, đi
đâu, làm gì, tuỳ ý, không tính đến chuyện có kính sợ Chúa hoặc không. Phải
chăng chúng ta chỉ quan tâm lo cho con em chúng ta hằng tuần đến nhà thờ
thờ phượng? Hoặc chúng ta cần quan tâm đến nếp sống hằng ngày của
chúng nữa sao? Nhiều bậc phụ huynh thấy con mình có mặt trong nhà thờ là
an tâm cám ơn Chúa rồi. Nếu muốn có niềm tin, lòng kính sợ Chúa tại nhà
thờ, thì cũng phải có niềm tin và lòng kính sợ Chúa trong đời sống gia đình
và sinh hoạt trong xã hội.
Chúng ta không thể nói với con em mình rằng: Ở nhà muốn làm gì thì làm,
nhưng ở nhà thờ phải tỏ ra đàng hoàng, lịch sự, tôn trọng người khác. Cũng
không thể nói với con chúng ta hãy tỏ ra siêng năng học Kinh Thánh ở nhà
thờ, còn ở nhà có biếng nhác thì chẳng ai biết, chẳng ai quan tâm.
Tâm tánh của con người ưa sống hai mặt, hai lòng và ‘bị đi giẹo hai bên’.
Cần giúp thiếu nhi và người mới tin phát hiện ra tánh xấu đó trong bản thân
và biết từ bỏ cách sống đó, để tập tành nếp sống thánh khiết, như vậy mới là
dứt khoát và triệt để trong niềm tin.
Thứ hai, trong IISu 2Sb 24:14c ghi: Trọn đời Giê-hô-gia-đa, người ta hằng
dâng của lễ thiêu tại đền thờ của Đức Giê-hô-va luôn luôn. Vua Giô-ách tin
Chúa, tôn thờ Chúa, thờ phượng Chúa, sửa sang lại đền thờ của Chúa, nhưng
sự tin thờ này lại tuỳ thuộc vào thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa. Nếu thầy tế lễ Giê-
hô-gia-đa còn sống, còn ảnh hưởng thì vua Giô-ách còn tin Chúa, còn thờ
Chúa; đến khi ông Giê-hô-gia-đa chết đi, không còn ảnh hưởng, thì vua Giô-
ách hết tin, hết thờ Chúa. Khi ông Giê-hô-gia-đa còn sống, còn ảnh hưởng,
thì trong đền thờ còn dâng của lễ thiêu, nhưng khi ông Giê-hô-gia-đa chết đi,
hết ảnh hưởng, thì không còn dâng của lễ cho Chúa nữa.
Thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa chẳng những không dạy cho vua Giô-ách một niềm
tin dứt khoát nơi Chúa, mà qua cách dạy dỗ của ông, vua Giô-ách bị ràng
buộc với con người chứ không ràng buộc với Đức Chúa Trời. Hình ảnh và
uy quyền của thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa lấn át hoàn toàn hình ảnh và uy quyền
của Đức Chúa Trời. Vua Giô-ách sợ ông Giê-hô-gia-đa, sợ con người hơn là
sợ Đức Chúa Trời; vua Giô-ách sợ làm cho ông Giê-hô-gia-đa buồn, nhưng
không sợ làm Đức Chúa Trời buồn. Dạy dỗ nửa vời làm cho con người phân
tâm, thiếu dứt khoát. Cần hết sức tránh không chi phối học trò bằng ảnh
hưởng của chúng ta nhưng hãy để Chúa chi phối và ảnh hưởng.
Ông Phao-lô viết cho các tín hữu Hội Thánh Ga-la-ti: “Hỡi các con, vì các
con mà ta lại chịu đau đớn của sự sinh nở, cho đến chừng nào Đấng Cứu Thế
thành hình trong các con” (GaGl 4:19). Ông Phao-lô dù phải chịu khổ cả về
vật chất lẫn tâm linh vì các tín hữu tại Ga-la-ti. Ông vì người khác là một
tấm gương, nhưng mục tiêu của ông không phải là để được tôn sùng ca ngợi
nhưng để Đấng Cứu Thế được thành hình trong đời sống các tín hữu.
Xin Chúa giúp cho chúng ta dẫn dắt học viên vào vùng ảnh hưởng của Chúa
chứ không áp đặt ảnh hưởng của chúng ta trên học viên. Chúng ta giúp
người khác trở nên môn đệ của Chúa, chứ không phải biến người khác thành
người theo phe chúng ta hoặc là môn đệ của chúng ta. Xin Chúa giúp chúng
ta dạy người khác cùng chúng ta trung thành theo Chúa chứ không phải theo
một con người bất toàn nào.
Giô-ách lìa bỏ… không nhớ…”
Kết cuộc, khi thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa qua đời:
1. Vua Giô-ách “lìa bỏ đền Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của tổ phụ
mình, mà phục sự những thần A-sê-ra và các hình tượng.” Vì sao vua Giô-
ách lại làm như thế? Kinh Thánh cho biết các quan trưởng Giu-đa đến chầu
lạy vua và vua bèn nghe theo lời của chúng. Khi ông Giê-hô-gia-đa còn
sống, vua Giô-ách nghe theo lời của ông Giê-hô-gia-đa, sau khi ông Giê-hô-
gia-đa qua đời vua Giô-ách nghe theo lời các quan trưởng Giu-đa. Đời sống
của vua Giô-ách hoàn toàn tuỳ thuộc vào người khác, vua sống theo kiểu đi
với bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy. Dường như vua Giô-ách không
bày tỏ được niềm tin và thái độ của vua đối với Đức Chúa Trời và Đền Thờ
của Ngài ngoài quan niệm ‘ai sao ta vậy’. Cũng có thể vua tính toán để được
sự ủng hộ của các trưởng lão trong việc cai trị đất nước. Sống theo chủ nghĩa
duy lợi thì sẵn sàng lìa bỏ Đức Chúa Trời.
2. Chẳng những thế, vua Giô-ách còn ra lịnh ném đá Xa-cha-ri, con trai của
Giê-hô-gia-đa. Lịch sử dân Chúa ghi: “Vua Giô-ách không nhớ đến sự nhân
từ của Giê-hô-gia-đa, cha của A-cha-xia, đã làm cho mình, nhưng giết con
trai người đi.” (IISu 2Sb 24:17-22).
Thật ra tiên tri Xa-cha-ri không phải là người đầu tiên cảnh cáo vua Giô-ách
và các quan trưởng. Trước đó Chúa đã sai nhiều tiên tri đến để thức tỉnh và
đưa họ trở lại cùng Chúa nhưng họ không chịu nghe. Đến khi tiên tri Xa-
cha-ri lên tiếng thì vua Giô-ách là hình ảnh của người hùa theo các quan
trưởng và dân sự.
Điều chúng ta phát hiện trong câu chuyện này là con trai của thầy tế lễ Giê-
hô-gia-đa là tiên tri Xa-cha-ri và vua Giô-ách là hai người từng biết nhau từ
nhỏ, cùng học chung một người thầy. Ông Xa-cha-ri trở thành một tiên tri
trung thành của Đức Chúa Trời. Còn ông Giô-ách trở thành vị vua có một
khởi đầu tốt nhưng cuối cùng đã không nhớ đến sự nhân từ của Giê-hô-gia-
đa.
Phải chăng thầy Giê-hô-gia-đa đã hết lòng hết sức với hai cậu học trò, còn
việc vâng lời hoặc không là việc của họ? Nhưng phải chăng thầy Giê-hô-gia-
đa đã tỏ ra quá dễ dãi với vua Giô-ách và nghiêm khắc với con mình trong
quá trình dạy dỗ?
Bài học
Rất nhiều người không quan tâm đến việc cứu người và dạy dỗ người . Đó là
một vấn đề lớn. Nhưng có hành động thiết thực để cứu người và dạy người
là một vấn đề khác nữa.
Cứu được con người không phải đã xong việc, cần phải nuôi nấng dạy dỗ
con người cho đúng cách . Để con người đó tin và theo Chúa suốt đời, trung
thành và ích lợi cho Đức Chúa Trời suốt đời.
Giáo dục hiệu quả cần tình yêu thương và sự quan tâm tích cực trước khi nói
đến phương tiện.
Giáo dục từ lúc học viên còn nhỏ tuổi hoặc mới tin Chúa. Dầu vậy dứt khoát
cần dạy đúng phương pháp thì mới có kết quả tốt.
Nếu có phương pháp nhưng không có nội dung đúng đắn thì cũng thất bại.
Cần giáo dục trong một thời gian lâu dài và không được bỏ dở. Nếu không
bắt đầu ngay thì dần dà thời gian sẽ đem lại nhiều trở ngại không vượt qua
được.
Cần nhắm đến mục tiêu ngắn hạn lẫn mục tiêu dài hạn trong công tác giáo
dục
Cần dứt khoát, triệt để, không nửa vời trong công tác giáo dục.
Cần lấy Chúa làm ảnh hưởng, không lấy mình làm ảnh hưởng. Cần làm cho
người trở nên môn đệ của Chúa chứ không phải trở nên môn đệ của con
người.
Thương thì thương cho trót.
21 Ru-bên nghe qua lời đó, liền giải cứu chàng ra khỏi tay các anh mà rằng:
Chúng ta đừng giết chết nó; 22 lại tiếp: Chúng ta chớ nên làm đổ máu ra,
hãy liệng nó trong cái hố nước nơi đồng vắng kia, và đừng tra tay vào mình
nó. Người nói vậy, có ý muốn giải cứu chàng khỏi tay họ, để trả chàng về
cùng cha mình. 23 Vừa khi Giô-xép đến gần các anh, họ bèn lột áo chàng, là
áo có nhiều sắc đương mặc trong mình; 24 rồi bắt chàng đem quăng trong hố
nước. Vả, hố khô cạn, chẳng có nước.
25 Đoạn họ ngồi lại ăn. Nhướng mắt lên chợt thấy một đoàn dân Ích-ma-ên
ở phía Ga-la-át đi đến, trên lưng lạc đà họ chở đầy thuốc thơm, nhũ hương
và một dược đang đem đi đến xứ Ê-díp-tô. 26 Giu-đa bèn nói cùng các anh
em rằng: Giết em ta mà giấu máu nó, có dùng cho ta được việc chi? 27 Hè!
Hãy đem bán nó cho dân Ích-ma-ên và đừng tra tay vào mình nó; vì nó là
em, là cốt nhục của chúng ta. Các anh em đều nghe theo lời người nói. 28
Vả, khi những lái buôn Ma-đi-an đi ngang qua, các anh kéo Giô-xép lên
khỏi hố nước, rồi bán chàng giá hai mươi miếng bạc cho dân Ích-ma-ên đem
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi
Dung lam nua voi

More Related Content

Similar to Dung lam nua voi

Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
xuandongpro
 
Giao duc kito giao
Giao duc kito giaoGiao duc kito giao
Giao duc kito giao
Nguyen
 
Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09
nthuyen
 

Similar to Dung lam nua voi (20)

Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
 
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp họcMôi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học
Môi trường giáo dục thân thiện phương pháp tổ chức quản lý lớp học
 
Huong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhomHuong dan hoc kinh thanh nhom
Huong dan hoc kinh thanh nhom
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học   học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học   học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học học viện công nghệ b...
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
Giao duc kito giao
Giao duc kito giaoGiao duc kito giao
Giao duc kito giao
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09Baokhoa hoc 09
Baokhoa hoc 09
 
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu họcĐề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
Đề tài: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp bậc tiểu học
 
Phuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanhPhuong phap hoc kinh thanh
Phuong phap hoc kinh thanh
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 

More from Long Do Hoang (20)

Y cha duoc nen
Y cha duoc nenY cha duoc nen
Y cha duoc nen
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Ve dau
Ve dauVe dau
Ve dau
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
Tro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xuaTro ve mai nha xua
Tro ve mai nha xua
 
Trai tim bang gia
Trai tim bang giaTrai tim bang gia
Trai tim bang gia
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Tinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhanTinh yeu va hon nhan
Tinh yeu va hon nhan
 
Tinh yeu nao
Tinh yeu naoTinh yeu nao
Tinh yeu nao
 
Thu quy
Thu quyThu quy
Thu quy
 
Thong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copelandThong diep tu kenneth copeland
Thong diep tu kenneth copeland
 
Thien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve aiThien dang thuot ve ai
Thien dang thuot ve ai
 
Theo dau chan chua
Theo dau chan chuaTheo dau chan chua
Theo dau chan chua
 
Thay doi dieu ky
Thay doi dieu kyThay doi dieu ky
Thay doi dieu ky
 
Tam long cha tren troi
Tam long cha tren troiTam long cha tren troi
Tam long cha tren troi
 
Su vui mung that
Su vui mung thatSu vui mung that
Su vui mung that
 
Su song du dat
Su song du datSu song du dat
Su song du dat
 
Su binh an that
Su binh an thatSu binh an that
Su binh an that
 
Song voi cam xuc
Song voi cam xucSong voi cam xuc
Song voi cam xuc
 

Recently uploaded

TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
PhamTrungKienQP1042
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
ngtrungkien12
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
LeHoaiDuyen
 

Recently uploaded (7)

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 

Dung lam nua voi

  • 1. Đừng Làm Nửa Vời Tác giả: Xuân Thu · Nghệ Nhân với Con Thuyền và Cái Chai. · Nhà Giáo Dục Cơ Đốc - Bạn Là Ai? · Chăn Bầy. · Hiểu Người. · Đừng Làm Nửa Vời. · Thương Thì Thương Cho Trót. · Khi Tình Yêu Thương Đi Với Sự Khôn Ngoan · Khi Bất Cẩn Đi Đôi Với Yêu Thương. · Chẳng Lẽ Bỏ Mặc? · Yêu & Ghét. · Mở rộng Nghệ nhân với con thuyền và cái chai. Trong nhiều gian hàng mỹ nghệ chúng ta thấy trưng bày những cái chai lớn nhỏ, bên trong mỗi chai có một con thuyền. Thật là độc đáo, con thuyền lớn có cột buồm cao với những cánh buồm rộng, còn cổ chai thì nhỏ, thế mà con thuyền lại nằm gọn bên trong cái chai. Nhiều người tự hỏi: Làm sao đưa con thuyền vào trong cái chai được? Muốn có sản phẩm độc đáo đẹp đẽ này cần có: + Nghệ nhân + Cái chai + Con thuyền + Công việc: Làm sao đưa con thuyền vào trong cái chai mà thuyền không vỡ vụn, chai không bể. 1. Trước hết nghệ nhân phải có cái chai, có những vật liệu cần thiết và tất nhiên phải có phác thảo của con thuyền. 2. Thứ nhì, nghệ nhân phải hiểu biết về cái chai. Nếu nghệ nhân không hiểu biết về cái chai có thể làm chai bể; nếu không hiểu biết những vật liệu sẽ không hoàn tất công việc được; nếu không hiểu biết về con thuyền thì sẽ làm thuyền vỡ vụn. 3. Thứ ba, nghệ nhân cần có tay nghề. Cần biết cái ‘thuật’, biết phương pháp để làm thế nào đưa con thuyền vào trong cái chai. Muốn vậy anh ta phải học và tập tành để có ‘nghề’. Qua việc học hỏi với thầy với bạn, học qua sách vở và bằng thực tiễn. 4. Thứ tư, anh ta cần thời gian với lòng kiên nhẫn để lần lượt đưa từng vật
  • 2. liệu của con thuyền qua cái cổ chai vào bên trong chai để nối kết và dán lại với nhau. Sau một thời gian làm việc cách tỉ mỉ và cẩn thận, con thuyền nằm gọn trong cái chai. Từ chuyện con thuyền và cái chai chúng ta có thể đặt vấn đề cho công tác giáo dục Cơ Đốc nhân. Để học viên (trong mọi lứa tuổi) có Chúa Giê-xu ngự trong lòng họ, biến đổi đời sống họ trở thành một nếp sống đẹp đẽ lạ lùng chúng ta cần có: + Người dạy. + Người học. + Chúa Giê-xu + Công tác: Làm sao đưa Phúc Âm, đưa Chúa Giê-xu vào trong tâm hồn của người học mà không gây đổ vỡ cho cả Phúc Âm lẫn đối tượng là người học. Dựa theo lập luận ở trên: 1. Trước hết người dạy phải có đối tượng để dạy . Phải có ai đó làm ‘cái chai’. Đó là con em của chúng ta, là học viên trong các lớp Kinh Thánh, là những thanh thiếu nhi, những người mới tin Chúa mà chúng ta có trách nhiệm hướng dẫn… Rồi chúng ta phải có nội dung dạy đó là Lời Chúa, là Đấng Cứu Thế. Bên cạnh đó chúng ta phải xác định mục tiêu của việc dạy . 2. Thứ nhì, người dạy phải hiểu đối tượng (học viên), phải hiểu bài (nội dung dạy) . Hiểu đối tượng mình dạy nghĩa là hiểu con người, hiểu về tâm lý của học viên, nhu cầu, hoàn cảnh của học viên. Hiểu nội dung dạy là hiểu về Kinh Thánh một cách có phương pháp, là hiểu biết giáo lý và có kinh nghiệm về Chúa Cứu Thế, hiểu biết về Chúa Giê-xu. 3. Thứ ba, người dạy cần học biết về phương pháp để có thể truyền đạt nội dung Phúc Âm cho người học hiệu quả. Phương pháp giúp cho người dạy Phúc Âm có thể hình thành Chúa Cứu Thế trong đời sống của học viên. Làm sao để học viên không dị ứng với sứ điệp, mà Phúc Âm cũng không ‘bể tan’. Nếu một nghệ nhân hiểu rằng không thể làm con thuyền ở ngoài rồi ra sức đẩy con thuyền vào bên trong cái chai, thì người dạy cũng cần hiểu rằng không thể cố gắng nhồi nhét Kinh Thánh vào trong tâm hồn của học viên. Tốt nhất là cần bắt chước nghệ nhân kia, dù anh ta không làm con thuyền trước, nhưng anh ta đã phác thảo, có sơ đồ chi tiết, có vật liệu để làm ra con thuyền. Người dạy cũng vậy, cần dự định trước sẽ truyền đạt, sẽ đưa những nội dung nào vào trong trí tuệ, tình cảm và hành vi của người học. 4. Thứ tư, người dạy cần thời gian với lòng kiên nhẫn . Không thể có một hệ thống Cơ Đốc giáo dục theo kiểu mì ăn liền, hoặc học Lời Chúa theo kiểu thức ăn nhanh. Cũng không có một nhà thờ nào có thể sản sinh ra một Cơ Đốc nhân phi thường, một siêu sao Cơ Đốc nhân qua các khoá học cấp tốc. Giáo dục phải có thời gian và lòng kiên nhẫn. Chúa Giê-xu kiên nhẫn với các môn đệ, các bậc cha mẹ kiên nhẫn với con cái, các giáo viên kiên nhẫn
  • 3. với học viên. Nhờ xác định mục tiêu, nhờ hiểu người, nhờ nắm vững nội dung, nhờ biết vận dụng phương pháp và nhất là nhờ lòng kiên trì mà theo thời gian người dạy lần hồi đưa Chúa Cứu Thế vào trong đời sống của học viên một cách tốt đẹp, ‘chai không bể và thuyền không vỡ vụn’. Đưa con thuyền vào trong chai là một nghệ thuật, công việc đó không đòi hỏi khả năng sẵn có nơi con người, điều cần thiết là con người có ước muốn trở thành nghệ nhân không. Và để trở nên một nghệ nhân xuất sắc cần nỗ lực của bản thân người đó. Đưa Phúc Âm của Chúa Giê-xu vào đời sống của người học là cái thuật của người dạy. Để có được cái thuật dạy dỗ, người dạy Phúc Âm cần có thái độ đúng đắn đối với công việc của mình. Người dạy cần đầu tư thì giờ công sức cho công tác giáo dụcCơ Đốc . Muốn vậy chúng ta cần xem xét lại những vấn đề sau đây. 1. Chúng ta đã tin Chúa chưa? Đã có kinh nghiệm thuộc linh chưa? Đã có đủ vật dụng cần thiết để đưa con thuyền vào cái chai chưa? Có tham gia những khoá huấn luyện về việc giáo dục Cơ Đốc, có tìm sách vở để đọc và học không? 2. Chúng ta đã xác định ‘cái chai’ chưa? Ai là đối tượng để chúng ta dạy lời Chúa? Chúng ta có hiểu ‘cái chai’, có hiểu đối tượng chúng ta dạy dỗ không? Chúng ta hiểu học viên đến mức độ nào? Vì sao chúng ta hiểu học viên nhưng vẫn có những đổ vỡ khi chúng ta dạy dỗ họ? Rồi chúng ta có nắm vững những nội dung chúng ta dự định truyền đạt cho học viên không? Chúa Giê-xu mà chúng ta dự định hình thành trong đời sống của đối tượng là Chúa Giê-xu nào? Chúa Giê-xu của Kinh Thánh hoặc là một Chúa Giê-xu theo ý riêng của chúng ta? 3. Chúng ta có học những phương pháp để có thể đưa Chúa Cứu Thế vào đời sống của đối tượng không? Liệu phương pháp chúng ta đang thực hiện có làm méo mó hoặc vỡ vụn Phúc Âm hoặc làm tổn thương người chúng ta dạy không? Họ có hiểu Phúc Âm một cách đúng đắn không? 4. Chúng ta có thời gian và lòng kiên trì không? Thời gian chắc ai cũng có, nhưng có thời gian dành cho việc ‘đưa thuyền vào chai’ không? Kèm theo thời gian là lòng kiên trì với công việc. Rất nhiều công trình thuộc linh bị dang dở, cho nên nhiều học viên rất mù mờ về Chúa Giê-xu. Họ không kinh nghiệm sự tái sinh, không hiểu biết Kinh Thánh. Vì những người giúp đỡ việc gây dựng và hình thành đời sống thuộc linh tỏ ra rất lơ là hoặc bỏ ngang công việc. Ông Phao-lô viết cho các tín hữu Hội Thánh ở Ga-la-ti: “Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sinh nở, cho đến chừng nào Đấng Cứu Thế
  • 4. thành hình trong các con” (GaGl 4:19). Tóm lược _ Thảo luận Có bao giờ bạn nhìn thấy con thuyền trong cái chai chưa? • Thảo luận Muốn có sản phẩm độc đáo đẹp đẽ này cần có: + + + + Để có một tác phẩm độc đáo như vậy, nghệ nhân cần: 1. 2. 3. 4. Từ chuyện con thuyền và cái chai chúng ta chuyển sang vấn đề cho việc giáo dục Cơ Đốc. Chúng ta có: + Người dạy. + Người học. + Công tác: Làm sao đưa Phúc Âm, đưa Chúa Giê-xu vào trong tâm hồn của học viên mà không gây đổ vỡ cho cả Phúc Âm lẫn học viên . Theo lập luận ở trên, chúng ta cần: 1. 2. 3. 4. Tự xem xét
  • 5. 1. 2. 3. 4. Câu Kinh Thánh suy ngẫm. “Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sinh nở, cho đến chừng nào Đấng Cứu Thế thành hình trong các con” (GaGl 4:19). Nhà giáo dục Cơ Đốc - Bạn là ai ? (Soạn theo ý một bài viết trong tạp chí Child Evangelism những năm 1960). Người dạy cần biết vai trò của mình đối với học viên. Đôi khi người dạy vô tình trở thành những nhân vật mà mình không hề ngờ đến. A. Người dạy không phải là: 1. Cảnh sát. Đôi khi một giáo viên dạy thiếu nhi mà một tay cầm Kinh Thánh một tay cầm roi. Nội dung dạy là hỗn hợp giữa lời Chúa và những lời la rầy. Đôi khi phần lớn thời gian trong lớp dành cho việc mắng mỏ, doạ dẫm, hăm he, ra lệnh, phân xử… học viên trong lớp. Giờ học luôn luôn bị gián đoạn vì học viên chọc phá nhau và vì giáo viên phải ngưng việc dạy để tái lập trật tự. Giáo viên cứ như là cảnh sát thổi còi và lập biên bản liên tục, cho nên ai nấy đều cảm thấy nản lòng. Một lớp học trật tự và có kỷ luật là điều rất cần thiết. Một giáo viên khôn ngoan khéo léo không bao giờ lập trật tự bằng những biện pháp kiểu cảnh sát. Cần đặt vấn đề: Học viên mất trật tự là vì ai? Giáo viên thường cho rằng
  • 6. học viên là nguyên nhân của cảnh mất trật tự trong lớp. Nhưng thật ra lớp học có thể có trật tự nếu: • Bài học lý thú. • Khung cảnh hấp dẫn. • Chỗ ngồi thoải mái. • Môi trường yên tĩnh. Trong bốn yếu tố trên ta thấy nguyên nhân mất trật tự có thể không phải đến từ người học, mà có thể đến từ người dạy. Dạy không lý thú, không sinh động. Đôi khi giáo viên ngăm đe học viên bằng những vấn đề thuộc linh. Một cô giáo kia đứng trước một lớp Thánh Kinh Hè đã nói: “Ai đã tin Chúa Giê-xu mà không làm chứng về Ngài thì không được lên thiên đàng!”(?) Người dạy hiểu sai sự cứu rỗi cách vô điều kiện và việc phục vụ Chúa. Có phục vụ thì mới có thưởng. Có giáo viên khác dùng Kinh Thánh như dùng súng hăm doạ học viên: “Theo lời Kinh Thánh thì em chỉ có nước đi địa ngục”(!). Lời Chúa là chân lý, nhưng không thể dùng chân lý như súng ống để từ diễn đàn bắn xuống người nghe. Có khi giáo viên dùng câu chuyện Kinh Thánh tưởng là để giáo dục học viên nhưng lại vô tình hù doạ học viên. Một anh hướng dẫn thiếu niên làm chứng lại chuyện của bản thân anh như thế này: “Các em ơi, hãy yêu mến Chúa và lo học lời của Ngài. Tháng vừa rồi anh lơ là không đọc Kinh Thánh, không cầu nguyện cho nên tuần rồi anh gặp thử thách, Chúa làm cho anh bị mất cái đồng hồ.” Anh hướng dẫn hiểu lầm về Chúa và hoạt động của Ngài. Anh cũng quên rằng có nhiều em thiếu niên cả năm không đọc Kinh Thánh cầu nguyện mà chẳng mất một món quí giá nào cả. Chúng ta cũng cần nhớ là trình bày chân lý trong tình yêu thương chứ không phải trong tinh thần thù địch. Chúng ta bày tỏ tình yêu thương cho học viên chứ không phải trút cơn tức giận. Nói tóm một điều, người dạy không phải là cảnh sát thuộc linh. 2. Nhà ảo thuật. Nhiều người nghĩ mục sư truyền đạo là những ‘nhà ảo thuật’ có thể thay đổi con người qua một câu nói, một lời cầu nguyện, hoặc qua một lần gặp gỡ. Giới phụ huynh đôi khi cũng cho rằng giáo viên dạy Kinh Thánh là ‘nhà ảo thuật’ có thể biến những thói hư tật xấu (mà họ dung dưỡng lâu nay) của con em họ thành những tánh tốt trong một thời gian ngắn. Một số người nói: “Sao tôi cho con đi học Kinh Thánh đã nửa năm nay mà chẳng thấy nó thay đổi gì cả?” hoặc là: “Tôi tưởng tôi thay đổi nó không được thì cô giáo thay đổi nó được chứ! Vì tôi nói nó không nghe, còn cô giáo nói chắc là nó
  • 7. nghe.” Những bậc phụ huynh nói như thế quên rằng họ đi nhà thờ đã hết nửa đời người mà vẫn chưa có gì thay đổi, trong khi họ đòi con em mình phải thay đổi tức thì. Xin các bậc phụ huynh đừng xem người dạy là nhà ảo thuật. Rồi đôi khi người dạy cũng nói một cách tự tin như nhà ảo thuật rằng: “Cứ giao nó cho tôi, tôi làm cho nó thay đổi ngay cho mà xem.” Đây là trường hợp trong một ban thiếu nhi hoặc thiếu niên có những em bị xem là ngựa chứng, ai cũng bó tay ngoại trừ người nói: “Cứ giao nó cho tôi.” Người này vừa dùng tài nghệ của nhà ảo thuật vừa dùng uy lực của cây dùi cui cảnh sát để thay đổi con dê thành con cừu. Đôi khi có thể nhìn thấy sự thay đổi, nhưng chỉ thay đổi bên ngoài mà thôi. Ở nhà thờ thì sống khác, về nhà thì sống khác. Khi có cảnh sát thì nghiêm chỉnh, nhưng khi không có cảnh sát thì chứng nào tật nấy. Thay đổi tâm tính con người không phải là việc bất khả thi, nhưng không thể thực hiện trong quan niệm xem giáo dục như là một loại phù phép hoặc áp lực để hoá xấu thành tốt. Giáo dục đem đến sự thay đổi. Có những thay đổi lập tức, nhưng cũng có những thay đổi về sau này mới nhận ra. Sự thay đổi là một tiến trình đòi hỏi người dạy hợp tác với các bậc phụ huynh, Hội Thánh hợp tác với gia đình. Và cần đến một yếu tố then chốt đó là quyền năng của Đức Chúa Trời. Là người dạy chúng ta đừng nghĩ rằng mình có quyền năng thay đổi học viên. 3. ‘Người giữ trẻ’. Đôi khi giới thẩm quyền trong Hội Thánh coi người dạy như ‘người giữ trẻ’, như chị lớn trông coi em nhỏ. Khởi đầu là vì không muốn giờ thờ phượng của Hội Thánh bị ồn ào xáo trộn cho nên người ta tập trung thiếu nhi vào một căn phòng gọi là nhà trẻ, rồi giao cho một hai cô giữ trẻ. Ở một vài Hội Thánh khác đôi khi người ta dồn hết thiếu nhi từ tuổi mẫu giáo cho đến cấp 1 vào trong một nơi gọi là Hội Thánh Thiếu Nhi cho một nhóm thanh niên phụ trách. Nhiệm vụ của những người này là giữ trẻ cho đến khi Hội Thánh thờ phượng Chúa xong thì trả chúng về cho cha mẹ. Trong giờ gọi là Hội Thánh Thiếu Nhi đó, đa số người dạy chẳng biết làm gì ngoài chuyện cho trẻ hát, kể chuyện, trò chơi sinh hoạt… để trám cho kín giờ, chứ mục đích chính là giữ trẻ để cha mẹ chúng an tâm nghe giảng. Thật ra chỉ việc giữ trẻ cũng cần phải học tập chứ đừng nói đến việc dạy trẻ. Vấn đề là vì giới có thẩm quyền quan niệm người dạy trẻ chỉ cần giữ trẻ nên không lo trang bị, huấn luyện để người dạy trẻ thật sự là người dạy dỗ có mục đích, có chương trình rõ ràng thay vì chỉ canh giữ nhóm trẻ trong trật tự an toàn. Đôi khi tự thân người dạy cũng nghĩ rằng họ chỉ là người giữ trẻ. Vì vậy
  • 8. nhiều người dạy chẳng quan tâm gì đến nội dung bài dạy, chất lượng giáo dục, cũng chẳng quan tâm đến việc trau dồi kiến thức và phương pháp . Họ chỉ quan tâm đến việc học viên có đi nhà thờ không, có ngồi trong lớp hay không, như vậy là đã đạt rồi, là an tâm, hài lòng rồi. Và vì không rèn luyện để trở thành người dạy đúng nghĩa, mà chỉ lo canh giữ học viên cho nên họ chỉ giữ được thể xác trong lớp còn tâm trí và tấm lòng của học viên thì họ bất lực. Chúng ta cần lưu ý là học viên của chúng ta hằng tuần chỉ đến với lớp Kinh Thánh vỏn vẹn có 1 tiếng đồng hồ thôi, nếu tính toàn bộ thời gian ở nhà thờ thì khoảng 2 tiếng đồng hồ. Người dạy đã làm gì? Có tận dụng khoảng thời gian ít oi đó không? Khi học viên đến lớp dù họ đang ở trong tình trạng nào thì người dạy cần biết nhu cầu của người học là được học. Người dạy cần tạo hứng thú học tập và thoả mãn nhu cầu học của học viên. Người giữ trẻ chỉ mong thì giờ qua mau, mong sao phụ huynh trẻ mau đến đón trẻ. Còn người dạy trẻ thì ước ao thì giờ chậm lại để có thể truyền đạt cho trẻ thật nhiều điều. Với các tín hữu, đôi khi chúng ta chỉ mong sao cho họ có mặt trong giờ thờ phượng tại nhà thờ vào sáng Chúa nhật, hoặc tham gia vào một lớp học Kinh Thánh nào đó là chúng ta có thể an tâm. Những giáo viên trong lớp Kinh Thánh thiếu được quan tâm giúp đỡ và huấn luyện cho nên vai trò của họ cũng chẳng khác gì người giữ trẻ. Giữ một người ở trong nhà thờ, trong tổ chức chưa chắc đã giúp họ an toàn. Cần cẩn thận kẻo chúng ta bỏ qua những thời gian vàng ngọc dành cho linh hồn của học viên. 4. Nhà thông thái. Quan niệm người dạy là một nhà thông thái làm cho nhiều người e ngại không dám nhận công tác và dễ nản lòng trong khi dạy dỗ. Đồng thời quan niệm này cũng làm cho nhiều người chủ quan trong việc dạy dỗ. Nhiều giáo viên, nhất là giáo viên mới, cảm thấy e ngại sợ sệt khi học viên nêu thắc mắc và người dạy lại không giải quyết được vấn đề, cho nên nản lòng. Họ cho rằng khi không giải đáp được những thắc mắc của học viên thì không xứng đáng là người dạy. Thậm chí có người xin rút lui chỉ vì thấy tri thức mình còn yếu kém quá. Cần nhớ rằng người dạy học không phải là nhà thông thái, không phải là người biết hết mọi chuyện, mọi vấn đề để giải đáp cho học viên. Khi dạy mà học viên thắc mắc là điều đáng mừng vì đã làm cho học viên phải động não, suy nghĩ. Tuy nhiên học viên thắc mắc nhiều thì người dạy càng dễ nản lòng nếu không giải đáp được. Vì sự thật là dù có chuẩn bị bài tốt đến đâu đi nữa thì người dạy cũng không thể trả lời tất cả các câu hỏi của
  • 9. học viên. Đừng thất vọng, vì người dạy không phải là nhà thông thái. Người dạy có cơ hội gặp học viên nhiều lần, nhiều năm chớ không phải chỉ gặp một lần. Vấn đề là người dạy có thành thật nhận mình chưa nắm rõ vấn đề hoặc không? Có dám hứa hẹn với học viên là sẽ giải đáp thắc mắc trong lần gặp tới hoặc không? Có dám nhờ những học viên khác trong lớp tham gia giải đáp không? Người dạy cần nhìn nhận điều mình chưa biết, cần khơi dậy sự thắc mắc chung của cả lớp, dành thời gian tìm hiểu để lần học tới giải quyết vấn đề. Vì người dạy không phải là nhà thông thái. Bạn cũng cần nhớ rằng, kiến thức chỉ là chất xám còn cây đời thì xanh tươi mãi mãi. Câu trả lời phát xuất từ kinh nghiệm của người dạy có tác dụng mạnh mẽ hơn là mớ lý thuyết uyên thâm. Người dạy không phải là nhà thông thái cũng làm cho nhiều người chủ quan. Đây là những giáo viên ‘sống lâu lên lão làng’ hoặc coi thường thiên chức của mình. Họ tự lừa dối mình khi không chịu cố gắng học hỏi, không chịu bổ sung cho những lỗ hổng về kiến thức Kinh Thánh của mình, hoặc không chịu tham gia những khoá huấn luyện. B. Người dạy là… Nếu người dạy không phải là cảnh sát, không phải là nhà ảo thuật, không phải là người giữ trẻ, không phải là nhà thông thái. Thế thì người dạy là ai? Xin suy nghĩ và ghi ra: Là người dạy, tôi là… Gợi ý: 1. Người dạy Kinh Thánh là thợ mài ngọc. Thánh ca 396 mô tả trẻ em giống như những viên ngọc được gắn trên vương miện của Chúa Giê-xu: Lóng lánh như tia sáng sao mai, mũ Ngài đầy ngọc soi chói; Những viên ngọc rực rỡ quanh ngai, ấy bửu ngọc thuộc Ngài. Trẻ em là ngọc, nhưng Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài, Cũng là vô dụng cũng hoài ngọc đi. Thoạt tiên ngọc chỉ là một hòn đá quí, và hòn đá quí đó phải qua tay người thợ mới thành viên ngọc. Mài ngọc thì phải có phương pháp, phải biết cấu tạo của đá ra sao để khi mài không làm sứt mẻ. Không biết phương pháp và không cẩn thận sẽ làm viên ngọc hư, xấu xí, méo mó, mất giá trị. Trẻ em cũng vậy, dù là ngọc, nhưng khởi đầu trẻ chưa phải là những viên ngọc lấp lánh. Chắc chắn hòn đá quí này chưa như ý của chúng ta, còn dại
  • 10. khờ, còn cứng cỏi. Nhưng chúng ta cần thấy vẻ đẹp tiềm ẩn của trẻ. Hơn nữa chúng ta cần biết rõ tâm sinh lý của trẻ. Rồi với tư cách người thợ mài ngọc, bạn cần hết sức cẩn thận trong công tác tỉ mỉ lâu dài này. Khinh xuất trong việc dạy trẻ, thờ ơ, soạn bài qua loa, dạy dỗ cẩu thả viên ngọc sẽ bị méo mó, sứt mẻ, không thể phản chiếu ánh sáng lấp lánh trên mão miện của Chúa được. 2. Nếu ví học viên như những trang giấy trắng chờ hoạ sĩ vẽ tranh thì người dạy là người đang vẽ tranh. Mỗi lời dạy tựa như những nét cọ trên tâm hồn trong trắng của học viên với hy vọng sẽ hình thành một bức tranh tuyệt mỹ. Thoạt tiên học viên chỉ biết tiếp nhận vì chưa phân biệt được phải trái, đúng sai, hay dở. Một bức tranh đẹp phải có chủ đề, có sự hài hoà về đường nét, màu sắc, bố cục… Bạn có mục đích gì khi dạy Kinh Thánh, bạn đang vẽ lên tâm hồn học viên những gì? Có người đến lớp dạy không biết mình dạy cái gì, không thấy mục tiêu của bài là gì. Bài dạy rất mù mờ, bài học không gây một ấn tượng nào cho học viên ngoài cảm giác khó chịu chán chường. 3. Nếu ví học viên là con chiên, thì người dạy là người chăn chiên. “Những chiên ta đi lạc trên mọi núi và mọi đồi cao; những chiên ta tan tác trên cả mặt đất, chẳng có ai kiếm, chẳng có ai tìm” (Exe Ed 34:6). Chúa dùng tiên tri Ê-xê-chi-ên để trách giới chăn chiên không chịu chăn dắt, chăm sóc cho bầy chiên, bỏ mặc cho chiên trở thành miếng mồi cho thú dữ. Chúa trách người chăn không chịu đi tìm kiếm chiên đi lạc cho nên chiên lạc vẫn xa bầy; Chúa trách người chăn không chịu nuôi chiên mà chỉ lo nuôi bản thân mình để chiên ốm o bệnh hoạn. Chính Chúa, người chăn chân chính sẽ đi tìm kiếm chiên, cứu chiên, đem chiên về bầy, chăm sóc, chữa lành, chăn dắt chúng. C. Người dạy phải như thế nào? 1. Người dạy phải là Cơ Đốc nhân thật. Người dạy lẽ thật Cơ Đốc phải là một Cơ Đốc nhân thật. Về nguyên tắc, người dạy những vấn đề thuộc linh là người nắm giữ chìa khoá của Nước Trời. Chính vì đặc quyền này mà thường thường không mấy ai đặt vấn đề “tin Chúa chưa?” đối với người dạy những vấn đề thuộc linh. Chúng ta quen nghĩ rằng một khi đứng lên dạy Kinh Thánh thì đương nhiên đương sự đã tin Chúa. Nhưng sự thật không phải luôn luôn là như vậy. Trong thực tế có những giáo viên Trường Chúa Nhật, những người hướng dẫn thiếu nhi, thiếu niên vẫn còn băn khoăn không biết mình có phải là con của Chúa chưa. Thậm chí có người còn hoàn toàn chưa quyết định dứt khoát tin Chúa. Có người giống như tiền giả, giả nhưng trông rất thật. Nhiều người có hành
  • 11. vi Cơ Đốc nhân, nói năng như Cơ Đốc nhân… nhưng trong thâm tâm họ chưa bao giờ thừa nhận bản chất thật của mình, chưa bao giờ đối diện với thập tự giá nơi Chúa Giê-xu chịu chết vì tội lỗi của họ, chưa bao giờ kinh nghiệm thế nào là được cứu, thế nào là được sống lại từ cõi chết. Một đời sống chưa kinh nghiệm thì dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nào có kết quả, không thể nào dẫn dắt học viên đến với Chúa được. Khi người ta hỏi Chúa Giê-xu: “Chúng tôi phải làm gì để hoàn thành công việc của Đức Chúa Trời?” Chúa Giê-xu trả lời: “Công việc của Đức Chúa Trời là anh em tin Đấng Ngài đã sai đến” (GiGa 6:28-29). Nhiều người muốn làm công việc Chúa nhưng quên rằng phải có niềm tin trước khi làm công việc của Đức Chúa Trời. Sống làm một Cơ Đốc nhân thật, một môn đệ thật của Chúa Giê-xu là bước khởi đầu cho những ai muốn dấn thân vào công việc nhà Đức Chúa Trời. Người dạy là một Cơ Đốc nhân thật hoặc giả thì chỉ có bản thân đương sự và chính Chúa biết rõ mà thôi. 2. Người dạy phải có ánh sáng thật. Có bao giờ bạn thấy tiền giả chưa? Đôi khi chúng ta cầm trúng tiền giả mà không hề hay biết đó là tiền giả. Đặc điểm của tiền giả là giống y như tiền thật. Không bao giờ những người làm tiền giả lại rêu rao rằng tiền đó là tiền giả cả. Nếu người dạy là một Cơ Đốc nhân giả thì cũng làm như vậy. Người ngoài dễ lầm lẫn lắm. Có thể ví người dạy với một cây đèn. Nhưng nếu là một Cơ Đốc nhân giả thì cây đèn này không sáng được vì không có dầu. Nhìn bên ngoài cứ như là thật, nhưng sâu xa toàn là giả. Là người dạy dỗ, lo dẫn dắt học viên ra khỏi quyền lực của tối tăm mà người dạy lại không có sự sáng thì tai hoạ sẽ nghiêm trọng ra sao? Kinh Thánh là ánh sáng thật, Chúa Giê-xu là nguồn sáng thật, Đức Thánh Linh là Đấng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Bạn có những điều đó trong cuộc đời của mình chưa? Có câu chuyện về người gác tàu lửa tại một ga kia. Ông ta phải ra hầu toà vì trong đêm có ca trực của ông đã xảy ra tai nạn. Quan toà hỏi: “Đêm hôm đó, vào giờ ông trực, ông thức hay là ngủ?” Người gác tàu trả lời: “Thưa, tối đó tôi thức.” “Ông có cầm cây đèn báo hiệu chứ?” “Thưa, tôi có cầm cây đèn” “Thế ông có đưa qua đưa lại để báo hiệu không?” “Thưa, tôi có đưa qua đưa lại để báo hiệu.” Sau khi được tha bổng, ông gác tàu nói riêng: “Nếu quan toà hỏi: Cây đèn của ông lúc đó có sáng không, thì tôi không biết phải trả lời thế nào!”
  • 12. Dù thức, dù có cầm đèn, dù có đưa qua đưa lại để báo hiệu nhưng đèn không có ánh sáng thì có ích lợi gì? 3. Người dạy phải thể hiện tình yêu thương thật. Muốn gắn bó phải có tình yêu thương, tình yêu thương làm cho con người gắn bó. Hội Thánh Ê-phê-sô bị trách là đã bỏ tình yêu thương ban đầu. Đó là nguyên nhân làm cho họ sa sút. Bạn có yêu thương học viên không? Hoặc là bạn bị ép buộc nhận công tác này trong khi thật ra bạn không muốn dấn thân và gắn bó với việc dạy Kinh Thánh? Nếu bạn trả lời là có yêu thương học viên thì vẫn chưa đủ. Bạn cần tự hỏi xem bạn có thật sự yêu thương học viên không? Vì nếu bạn có tình yêu thương thật, tình yêu thương của bạn sẽ có phẩm chất tình yêu thương của Chúa. Bạn sẽ yêu thương như Chúa đã yêu thương. Nghĩa là tình yêu thương của bạn không phải chỉ dành cho học viên khi họ có mặt trong lớp, còn khi học viên ra khỏi lớp thì tình yêu thương và sự quan tâm cũng chấm dứt. Cũng không phải bạn chỉ yêu thương những học viên học giỏi, dễ thương, hát hay, y phục tươm tất... Coi chừng tình yêu thương của bạn chỉ là cử chỉ thể hiện khi dạy Kinh Thánh tại lớp chớ không vượt ra khỏi lớp học, hoặc ngoài giờ học. Người dạy thường chỉ chú ý đến những học viên giỏi nhất và kém nhất, hoặc chỉ chú ý đến những trẻ ngoan nhất và nghịch nhất. Còn về tình cảm thì thương yêu và quí những học viên học giỏi, có đạo đức, và tất nhiên ít có cảm tình nếu không nói là ghét bỏ những học viên học kém và nghịch ngợm. Chúng ta rất dễ yêu thương những người ăn mặc đẹp đẽ, mặt mày sáng sủa còn lơ là với những người mặt mày khó coi, áo quần lôi thôi, dơ bẩn… Tình yêu thương của bạn đối với học viên có đồng đều không? Bạn có đối xử với học viên như nhau không? 4. Người dạy phải dạy dỗ có tác dụng. Sau khi hoàn tất một giờ dạy, là giáo viên bạn nghĩ gì? Nhiều người thở phào nhẹ nhõm như đã trả xong món nợ. Yên tâm vì tuần tới đến phiên người khác rồi. Có người chưa dạy đã biết thất bại rồi, vì thật ra đâu có chuẩn bị gì cho giờ lên lớp. Có người cảm thấy không vui không buồn vì sinh hoạt Cơ Đốc như người máy vậy. Có người thấy vui, thoả lòng và háo hức chuẩn bị bài mới. Phản ứng của giáo viên sau khi dạy cho thấy ít nhiều bài dạy của họ tác dụng ra sao đối với học viên. Có lẽ người dạy tự hỏi làm sao để đánh giá một bài dạy có tác dụng tốt? Có hai loại tác dụng: (1)Tác dụng vô hình và lâu dài. Đó là loại tác dụng mà ta sẽ thấy trong tương lai. Đây là điều Châm Ngôn có đề cập: Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo; dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó.
  • 13. (2)Tác dụng tức thời. Đây là loại tác dụng thấy rõ và thấy liền qua các học viên, qua thái độ hứng thú trong giờ học; qua những thay đổi trong suy nghĩ; thay đổi trong lời nói, việc làm; và nhất là qua việc tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình. Khi bạn, người dạy: có một đời sống Cơ Đốc thật, có sự sống thật, có tình yêu thật, thì bài dạy của bạn sẽ: có tác dụng tốt nhờ quyền năng của Thánh Linh. Tóm lược _ Thảo luận Người dạy cần biết mình đóng vai trò nào đối với học viên. Đôi khi người dạy vô tình trở thành những nhân vật mà mình không hề ngờ đến. A. Giáo viên thuộc linh không phải là. 1. Người dạy Kinh Thánh không phải là cảnh sát. Những biểu hiện nào cho thấy giáo viên trở thành cảnh sát: Vì sao giáo viên rơi vào trường hợp này? 2. Người dạy Kinh Thánh không phải là nhà ảo thuật. Ai có thể nghĩ giáo viên là nhà ảo thuật? Vì sao giáo viên rơi vào trường hợp này? 3. Người dạy Kinh Thánh không phải là “người giữ trẻ”. Vì sao người dạy trẻ rơi vào trường hợp này? 4. Người dạy Kinh Thánh không phải là nhà thông thái
  • 14. Vì sao người dạy Kinh Thánh rơi vào trường hợp này? Nếu người dạy không phải là B. Người dạy Kinh Thánh là. Gợi ý: 1. 2. 3. C. Người dạy phải như thế nào? 1. Người dạy phải là . 2. Người dạy phải có . 3. Người dạy phải thể hiện . 4. Người dạy phải dạy bài học Chăn bầy. “Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con, Và lo săn sóc các đàn bò của con.” (ChCn 27:23)
  • 15. Ai khuyên ai? Đây có thể là lời khuyên của một người cha khuyên con mình trong lãnh vực chăn nuôi. Có thể người cha này có nhiều kinh nghiệm chăn bầy, như ông Áp-ra-ham khuyên ông Y-sác, như ông Y-sác khuyên ông Gia-cốp, như ông Y-sai khuyên ông Đa-vít. Cũng có thể là lời khuyên của người từng trải công việc chăn nuôi chỉ dẫn lại cho người mới bước vào nghề. Như thầy chỉ lại cho trò, sư phụ chỉ cho đệ tử, người đi trước chỉ dẫn cho người đi sau. Cũng có thể một người trẻ tuổi đi chăn, sau một thời gian xem lại bầy đàn, thấy không có kết quả - chiên không lớn, hoặc chiên bị bệnh, hoặc chiên bị lạc mất hoặc bị chết… cho nên đi hỏi một người lớn tuổi, có kinh nghiệm và nhận được lời khuyên này. Ai là người chăn? Hội chúng cho rằng mục sư là người chăn, hội chúng là bầy chiên. Còn những người khác như phụ tá mục sư, ban trị sự và chấp sự, trưởng ban ngành chỉ nhận họ là người giúp đỡ cho người chăn. Có người còn khiêm nhường hơn nữa, cho rằng mình chỉ là con vật trung thành của người chăn mà thôi. Nói chung ai cũng tránh nhận mình là người chăn. Nhưng thật ra Cơ Đốc nhân nào cũng có thể là người chăn: Các bậc trưởng lão, những người có trách nhiệm trong Hội Thánh, các bậc cha mẹ, các anh chị hướng dẫn thanh thiếu nhi, những người đang âm thầm chăm sóc người mới tin Chúa, các giáo viên Trường Chúa Nhật, lớp học Kinh Thánh… đều là người chăn. Chúa Giê-xu là Cha khuyên chúng ta là Con của Ngài trong lãnh vực chăn bầy. Chúa Giê-xu, Đấng Chăn Lớn khuyên chúng ta những người chăn nhỏ. Chúa Giê-xu, Người Chăn Hiền Lành đầy kinh nghiệm, khuyên chúng ta những người mới tập tễnh chăn bầy, và cả những người chăn bầy lâu năm. Chúng ta muốn thành công trong việc chăn bầy, hoặc sau một thời gian, xem xét lại bầy đàn và thấy chưa có kết quả, chúng ta đến với Chúa và thưa với Ngài: “Chúa ơi, Ngài khôn ngoan hơn con, Ngài kinh nghiệm hơn con, xin chỉ cho con cách chăn bầy có kết quả. Xin giúp con”, thì đây là lời khuyên của Chúa dành cho chúng ta: “Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con, Và lo săn sóc các đàn bò của con.” Một trong những nguyên tắc dạy là phải biết nội dung sẽ dạy và biết đối tượng sẽ học. Biết nội dung là biết sứ điệp sẽ truyền đạt; biết đối tượng sẽ học là biết con người. Mở đầu lời khuyên là “hãy ráng biết cảnh trạng”, hướng về việc hiểu biết đối tượng. Phải có ước muốn biết đối tượng. Nhiều người thiếu tinh thần và ước muốn tìm hiểu. Chăn bầy nhưng không chịu ‘biết’ đối tượng mình chăn. Người chăn chiên phải biết chiên, chăn bò phải biết bò. Trồng cây phải biết cây,
  • 16. nuôi cá phải biết cá… Thầy phải biết trò, cha mẹ phải biết con cái, giáo viên phải biết học trò. Biết tên biết tuổi, biết ở đâu, biết gia đình của học viên, biết hoàn cảnh của từng người, biết tâm lý, biết học viên thích gì, ghét gì, biết vì sao vui, vì sao lại buồn…. Phải có trách nhiệm tìm hiểu đối tượng. Đây là công việc cần thiết của người chăn bầy. Để tìm hiểu chính xác cần có phương pháp (Xem xét kinh nghiệm bản thân, quan sát đối tượng, trắc nghiệm, đọc sách, tâm sự….). Kèm theo phương pháp cần có thời gian, vì không thể nào hiểu trong một sớm một chiều được. Muốn như vậy cần thêm một yếu tố nữa đó là nỗ lực của người muốn tìm hiểu. Nhiều người chỉ biết cách sơ sài, biết cho có chuyện, biết không đến nơi đến chốn, biết nông cạn chưa thấu đáo. Vì sao? Vì không chịu vận dụng những phương pháp để tìm hiểu, không dành thời gian cho việc tìm hiểu, và không cố gắng, không nỗ lực để tìm hiểu. Phải chịu khó, phải dành nhiều nỗ lực và thời gian trong việc tìm hiểu. Lời khuyên ở đây là ‘hãy ráng biết’, chữ biết ở đây có kèm theo từ ‘ráng’. Hãy cố gắng tìm hiểu , hãy nỗ lực để có thể hiểu được . Muốn ‘ráng’ bản thân người chăn cần cố gắng, Người chăn bầy không kết quả vì bản thân người chăn không chịu khó tìm hiểu bầy đàn của mình. Đôi khi người chăn nghĩ rằng mình đã dành nhiều thì giờ cho bầy chiên nhưng thật ra không hoàn toàn như vậy. Người chăn có thể tốn rất nhiều thì giờ cho việc lo sửa chuồng chiên hoặc làm chuồng mới cho chiên, nhưng thử hỏi người chăn làm chuồng thật ra là vì chiên hoặc vì bản thân? Người chăn tốn thì giờ đi tìm những đồng cỏ là để cho chiên hay cho bản thân? Các giáo viên dạy Kinh Thánh dành bao nhiêu thì giờ để tìm hiểu học viên (nói chuyện riêng với từng học viên, thăm viếng từng học viên, cầu nguyện với từng học viên, quan sát hành vi, lời nói của từng học viên, đọc sách về tâm lý con người…), có lẽ rất ít, thậm chí hầu như không có. Có thể họ dành nhiều thì giờ họp hành, dành nhiều thì giờ huấn luyện tay nghề, dành nhiều thì giờ soạn bài dạy… Nhưng nếu không ‘ráng biết cảnh trạng bầy chiên’ của mình thì làm sao có thể tìm đúng phương cách để nuôi nấng và chăm sóc họ? Một số phụ huynh than thở: “Tôi không hiểu nổi con cái”. Vài thầy cô nói: “Tôi không hiểu nổi đám học trò”, có khi người chồng nói: “Tôi không hiểu nổi bà vợ tôi”… Vì sao? Vì không nỗ lực, không dành thì giờ và không có phương pháp trong việc tìm hiểu. Cha mẹ không lo tìm hiểu con cái, không chịu dành thì giờ nói chuyện với con, họ chỉ lo kiếm tiền cho con đi học, họ dành thì giờ cho những công việc khác. Kết quả là gì? Con còn đó, nhưng đã mất rồi, nó lớn phần xác nhưng hư phần hồn, nó tốt tướng nhưng xấu nết.
  • 17. Giáo viên dạy thiếu nhi cũng vậy, nếu không lo tìm hiểu các thiếu nhi, không dành thì giờ cho các em; thì dù có được huấn luyện, dù có hát hay, soạn bài tốt, nhưng vì không biết thiếu nhi cho nên dạy không có tác dụng, thay vì cho uống sữa lại cho ăn cơm, thay vì cho ăn cháo lại cho ăn xôi. Cho nên nó đau bao tử, lủng ruột mà chết. Dạy hay nhưng không phù hợp thì không thể kết quả được. ‘Biết cảnh trạng’ cũng là thừa nhận tình trạng bầy đàn của mình. Chúa Giê- xu kể ẩn dụ Con Chiên Đi Lạc, nói về một người có một trăm con chiên và có một con đi lạc (Mat Mt 18:12-14). Đây là người chăn có đàn chiên, biết chính xác số lượng chiên của mình, biết tình trạng của chiên, cho nên khi lạc mất một con thì biết và đi tìm ngay. Điều khá lạ lùng là nhiều người chăn ngày hôm nay không biết rõ mình có bao nhiêu chiên. Lớp cô phụ trách có bao nhiêu em? Câu trả lời thường là hai mươi mấy, người lớp khác thì nói ba mươi mấy, cộng đồng lớn hơn thì nói trăm mấy… Một điều lạ lùng nữa là chúng ta không dám nhìn nhận tình trạng bầy đàn của mình. Nhiều giáo viên cho rằng mình dạy tốt thì làm sao có những con chiên lạc, làm sao có những học trò Cơ Đốc kém cỏi được. Còn những bậc cha mẹ ‘biết cảnh trạng’ của con mình nhưng lại không chịu thừa nhận vì sĩ diện, sợ mất uy tín hoặc cho rằng gia đình mình yêu mến Chúa thì con cái phải ngoan. Cho nên cứ nói: “Con tôi ngoan lắm, con tôi giỏi lắm, con tôi yêu mến Chúa lắm.” Thầy giáo biết tình trạng của học sinh của mình, nhưng không chịu thừa nhận. Cách giải quyết là “dùng tình yêu thương (thiếu hiểu biết) để che đậy vô số tội lỗi”. Thử hỏi nếu đã là ‘con ngoan trò giỏi’ rồi thì cần gì đến việc giáo dục nữa? Chúa Giê-xu nói: “Người bệnh mới cần thầy thuốc.” Nếu bạn là người chăn nhưng trong bầy của bạn có những con chiên yếu ớt, bệnh hoạn, hư hỏng và đang lạc mất, bạn hãy thừa nhận, đừng sợ hãi và mất hi vọng. Vì thừa nhận tình trạng của một người không có nghĩa là chấp nhận cứ để người đó ở mãi tình trạng như vậy. Khi đã biết, đã thừa nhận ‘cảnh trạng’ bầy đàn của mình, thì sau đó mới có thể ‘săn sóc’ chúng được. Muốn biết cảnh trạng bầy đàn ta phải ‘ráng’, phải cố gắng và tốn thì giờ; muốn ‘săn sóc’ hiệu quả ta phải ‘lo’. Trong chữ ‘ráng biết’ bao gồm sức lực của trí tuệ, thì trong chữ ‘lo săn sóc’ bao gồm tình thương của con tim. Cả hai đều cần phương pháp kèm theo nỗ lực, lòng kiên trì và thời gian. Nhiều người dạy dỗ nhưng thiếu cả lòng nhiệt thành của cả khối óc lẫn con tim, nếu không nói là lơ là, khinh xuất, coi thường công tác giáo dục Cơ Đốc. ‘Lo’ ở đây hình ảnh của tình yêu thương, của trái tim nhiệt thành và của hành động nhiệt thành . Mẹ lo cho con không những thương con mà còn tảo
  • 18. tần vất vả vì con; thầy lo cho trò không phải chỉ yêu thương trò mà còn hết lòng chỉ bảo dạy dỗ trò. Nhiều người chăn bầy, chỉ ‘chăn’ nhưng không hề ‘lo chăn’, nghĩa là không hết lòng yêu thương và không hết lòng hành động vì bầy chiên. Nhiều giáo viên dạy thiếu nhi trong Hội Thánh, họ có dạy thiếu nhi, nhưng họ không thật sự ‘lo’ dạy dỗ các em, họ không có tình yêu thương như Chúa yêu thương, không hề có hành vi sẵn sàng vì bầy chiên như Chúa sẵn sàng vì bầy chiên. Cho nên săn sóc qua loa, chiếu lệ, cho ăn uống sơ sài, toàn cỏ khô, uống toàn nước đắng, có người thay vì ‘chăn chiên’ lại đi ‘ăn chiên’, có người thay vì yêu thương chiên thì lại ghét bỏ chiên, thay vì đem chiên vào chuồng thì lại làm cho tan tác, thay vì chết thay cho chiên, chịu đau thế chiên, họ lại bắt chiên bị đau, chịu chết thay cho họ. ‘Lo săn sóc’ cũng nói lên cách chăn bầy có phương pháp thích hợp. Nếu đã hiểu rõ đối tượng thì sẽ săn sóc đúng phương pháp, đúng cách thức. Thí dụ: chúng ta biết trẻ thích hoạt động, ta sẽ tổ chức hoạt động trong giờ học (thay vì bắt trẻ ngồi yên mà nghe); chúng ta biết trẻ thích tìm tòi khám phá, ta sẽ ‘lo’ sao cho trong giờ dạy trẻ được thấy hình ảnh, thị cụ minh hoạ, hoạt động… Phương pháp không thích hợp là vấn đề cần lưu ý trong việc dạy dỗ. Một trong những lý do làm cho người học có phản ứng tiêu cực đối với Kinh Thánh là do phương pháp dạy. Người học đến lớp chỉ vì thích một điều gì đó nhưng giáo viên lại dạy Kinh Thánh với một phương pháp nào đó làm cho người học rơi vào tâm trạng không thích, hoặc trở nên ghét Kinh Thánh. Có học viên nói: “Tôi muốn học Kinh Thánh, nhưng sau khi đến với lớp học Kinh Thánh tôi chẳng còn thiết tha gì tới việc tìm hiểu Kinh Thánh nữa!” Nguyên nhân là do phương pháp dạy của giáo viên không những chẳng gây hứng thú mà còn làm cho học viên nản lòng nữa. Qua câu Kinh Thánh: “Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con, Và lo săn sóc các đàn bò của con.” (ChCn 27:23) về phương diện tiêu cực, những người dạy dỗ có thể: + Không hiểu biết đối tượng họ dạy dỗ. + Không hiểu biết nội dung sứ diệp họ dạy dỗ. + Không biết sử dụng các phương pháp dạy dỗ. Bạn hãy nhớ ba điều trong giáo dục: + Biết con người, + Biết nội dung, + Biết vận dụng phương pháp.
  • 19. Tóm lược _ Thảo luận Hãy ráng biết cảnh trạng bầy chiên con, Và lo săn sóc các đàn bò của con. (ChCn 27:23) 1. Ai khuyên ai? 2. Ai là người chăn? 3. Biết cảnh trạng bầy chiên nghĩa là: “Ráng biết cảnh trạng bầy chiên” nghĩa là: Làm thế nào để biết bầy chiên? Nêu cụ thể. 4. Lo săn sóc nghĩa là: Làm thế nào để săn sóc bầy chiên cách hiệu quả? Nêu cụ thể. 5. Người dạy có thể gặp những trở ngại nào trong công tác giáo dục? 6. Ghi nhớ. Hiểu người
  • 20. Giáo viên dạy ngoại ngữ phải biết ngoại ngữ. Tuy nhiên không phải tất cả những người biết ngoại ngữ đều có thể dạy ngoại ngữ. Người dạy cần hiểu biết điều mình dạy nhưng cũng cần hiểu biết người mình dạy. Con người có tri thức, tình cảm và hành vi. Có thể dùng hình ảnh cái đầu tượng trưng cho tri thức, hình ảnh trái tim tượng trưng cho tình cảm, tay chân tượng trưng cho hành vi và nền tảng là Chúa Cứu Thế. Bạn thử nhận xét về ba loại người Cơ Đốc dưới đây. 1. Người thứ nhất là người Cơ Đốc có đầu to, tim nhỏ, tay chân nhỏ (Hình 2). Đây là người học cao hiểu rộng. Nếu là một thiếu nhi thì thuộc rất nhiều câu gốc, biết nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh. Nếu là một thanh niên, có thể gọi là một ‘triết gia Cơ Đốc’, anh ta có thể bàn về Kinh Thánh rất hay, rất trí tuệ, có thể nắm vững những giáo lý Cơ Đốc, nhiều kiến thức về thần học, những nguyên tắc trong Kinh Thánh. Anh ta không bao giờ thất bại trong các cuộc tranh luận về Cơ Đốc giáo. Là người Cơ Đốc chỉ chú trọng đến ‘cái đầu’ cho nên cuộc sống Cơ Đốc của anh ta chỉ hoạt động ‘từ cổ trở lên’ mà thôi. Về kiến thức anh ta nắm rất rõ về cuộc đời của Chúa Cứu Thế vì đã bỏ ra nhiều năm tháng để nghiên cứu về Chúa Giê-xu một cách có hệ thống thông qua việc đến lớp học Kinh Thánh, nghe giảng tại Hội Thánh, tự học qua tài liệu sách vở… Nhưng những nỗ lực của người học và người dạy chỉ giúp anh ta phát triển từ cổ trở lên mà thôi, điều đó làm anh ta sinh ra tự cao, tự mãn nhưng không quan tâm giúp đỡ phục vụ ai cả. Theo thời gian, càng học anh ta càng to đầu còn tim và tay chân vẫn vậy hoặc teo tóp dần, từ con người thông minh phi thường dần dần trở thành con người bất thường và dị thường. Sinh hoạt chính của con người này là ngồi và nằm. Còn đi lại, làm việc thì rất khó khăn, vì để giữ cho được cái đầu to trên thân thể nhỏ bé cũng là mệt rồi lắm rồi cho nên về phần thuộc linh người này không hữu dụng gì cả mà còn cần người khác an ủi, chỉ dẫn sống cho đúng theo tinh thần Cơ Đốc. Những hoạt động của người này chỉ nằm trong phần trí tuệ. Anh ta thuộc nhóm ngồi và nằm. Chỉ ngồi một chỗ để nghe, nhìn, suy tư, nghiên cứu, học hỏi. Biết nhiều cho nên nói nhiều, xét đoán nhiều, chỉ trích nhiều gây rạn nứt, đổ vỡ, bất hoà trong tập thể Cơ Đốc (Hình 2a và 2b). Có một thanh niên kia, trong nhà thờ nói rất hay, thảo luận về Kinh Thánh rất lanh lẹ, nhiều người tán đồng về cách lập luận của anh ta. Nhưng khi sống ngoài xã hội anh ta lại là người chuyên đi xe lửa lậu, và ra tỏ ra rất tự hào về chuyện đó. Cái đầu to với những lý luận Cơ Đốc chẳng giúp gì cho cách sống của bản thân anh ta cũng chẳng giúp ích gì cho ai cả. Anh ta như
  • 21. thầy tế lễ và người Lê-vi đứng trước người bị nạn bên đường, dù trí tuệ đến mấy, họ chẳng đem lại ích lợi gì cho nạn nhân mà còn có thể gây đau lòng, vấp phạm và ô danh Chúa. Hình 2a Hình 2b Thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu trong cộng đồng Cơ Đốc chỉ gồm toàn những con người phát triển ‘từ cổ trở lên’? Thật ra không phải họ chào đời trong đại gia đình của Đức Chúa Trời với tầm vóc kỳ dị như vậy, nhưng tiến trình Cơ Đốc giáo dục đã tạo ra những con người này. Chúng ta chỉ lo cung cấp cho thật nhiều kiến thức Kinh Thánh, kiến thức giáo lý, hệ thống thần học; rồi đến những phương pháp, kỹ thuật… Nói cách khác là chỉ nhấn mạnh phần trí tuệ. Chẳng hạn như chúng ta luôn luôn nghe câu hỏi này: “Tuần này, ai thuộc câu gốc?” nhưng chưa bao giờ nghe câu hỏi: “Trong tuần vừa qua, có ai thực hiện điều câu Kinh Thánh này dạy?” Hoặc chúng ta thường nói: “Các bạn có nhớ tuần rồi chúng ta học về nhân vật nào trong Kinh Thánh không?” nhưng không bao giờ nói: “Có bạn nào suy nghĩ và và đã làm một việc tương tự như ông Ê-li đã làm không?” 2. Người thứ nhì là người Cơ Đốc có tim to còn đầu nhỏ, tay chân cũng nhỏ (Hình 3). Hình 3 Chúng ta không bàn về những người đang tìm hiểu về Chúa Cứu Thế, có thể họ có những tình cảm tốt đối với Chúa và Phúc Âm, nhưng chưa quyết định tin Chúa. Chúng ta bàn về người nhận mình là Cơ Đốc nhân nhưng chỉ sống bằng cảm xúc Cơ Đốc. Con người với trái tim thật to này có rất nhiều cảm xúc Cơ Đốc. Từ khi đi nhà thờ trái tim bé bỏng này đã chịu ảnh hưởng của những trái tim chỉ biết thổn thức khi nghe giảng, những rung động trong tiệc thánh, những cảm xúc nhất thời đối với nhà thờ, với lời Chúa, với những lời dạy dỗ chợt đến nhưng cũng chóng qua. Hằng tuần, hằng tháng hoặc mỗi quý cảm xúc Cơ Đốc làm cho con tim người này rung động dữ dội qua bài giảng, lễ Tiệc Thánh hoặc trong những dịp bồi linh. Đặt biệt khi có những sứ giả phục hưng thì cảm xúc Cơ Đốc trong lòng lại dâng lên dữ dội. Những cảm xúc nhiệt thành của người này có đặc điểm là (1)mau đến và cũng mau qua, như lửa rơm nhanh bùng lên nhưng cũng tắt ngấm ngay sau đó; và (2)chẳng bao giờ có hành động tương xứng với cảm xúc. Người này có thể khóc lóc quỳ gối gọi là ăn năn sau khi nghe giảng với những lời hứa nguyện rất tha thiết và cảm động nhưng sau khi hát Ha-lê-lu-gia, ra khỏi nhà thờ thì đâu lại vào đó. Đây là hình ảnh những người “lấy nước mắt, khóc lóc, than thở mà che lấp bàn thờ Đức Giê-hô-va” (MaMl 2:13). Cho nên sau
  • 22. nhiều năm theo Chúa, dù rất nhiều lần cảm động và thưa với Chúa nỗi lòng của mình, nhưng cuộc đời của người này vẫn không có gì thay đổi. Trái tim cứ to dần lên còn tay chân thì không phát triển tương xứng. Những người có trái tim quá khổ thường được được giới thiệu là những người có tấm lòng. “Anh ấy có tấm lòng lắm!” “Chị đó là người có tâm tình”. Khi quan sát kỹ đời sống của những ‘người Cơ Đốc có tâm tình’ chúng ta nhận ra một điều là nếp sống Cơ Đốc của họ chỉ dừng lại ở tấm lòng mà thôi. Họ nói năng, chia sẻ nghe như có tấm lòng hăng say, họ cầu nguyện với tâm tình thật tốt, nhưng chẳng thấy có hành động gì tương xứng với lời nói cả. Họ chẳng khác gì những người luôn miệng nói yêu thương, luôn nói về đức tin nhưng chẳng bao giờ thấy việc làm. Có lắm người hướng dẫn thiếu niên thường nói: “Tôi thương bọn trẻ lắm!” nhưng chẳng làm việc gì cụ thể cho bọn trẻ cả. Đây là hình ảnh của người nói yêu nhưng không bao giờ chịu tiến đến đám cưới. Có cảm xúc, có tình cảm nhưng không bao giờ chịu gắn bó qua hành vi. Yêu thương linh hồn tội nhân nhưng không lo dấn thân cứu người; yêu thương những người khuyết tật nhưng chẳng làm gì cụ thể giúp họ; yêu mến Lời Chúa nhưng không bao giờ chịu học và làm theo lời Ngài… Trong cộng đồng Cơ Đốc có nhiều người Cơ Đốc to tim thì sẽ thế nào? Vì là ‘người Cơ Đốc lãng mạn’ cho nên con người này thường sống ở trên mây. Họ suy nghĩ và nói về những chuyện cao xa và dừng lại ở đó. Người Cơ Đốc to tim sẽ tạo nên những cảm xúc mãnh liệt trong hội chúng, tuy nhiên cộng đồng Cơ Đốc đó chỉ có những đám mây vần vũ nhưng mưa không bao giờ rơi cả, chỉ toàn là những cảm xúc nhưng không có hành vi. Rồi vì sống theo cảm xúc cho nên họ chỉ có những quyết định nửa vời, họ trở nên biếng nhác đối với công việc và trở thành những người sốt sắng bằng miệng. Người Cơ Đốc lãng mạn có thể rơi vào hai trường hợp. Một mặt họ bị lương tâm cắn rứt, luôn luôn cảm thấy có lỗi, thấy mình không xứng đáng với Chúa. Thế nhưng khi trở nên rất uỷ mị họ cũng trở nên rất chai lì khi tự lừa dối bản thân và cho rằng so với người khác họ cũng là người yêu mến Chúa. Sau bài giảng chúng ta thường nghe những lời cầu nguyện rất cảm động kèm theo câu: “Xin Chúa đừng để chúng con lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình”, và lời cầu nguyện này được lập đi lập lại nhiều lần trong những năm tháng theo Chúa. Một khi con người để cho sứ điệp Cơ Đốc dừng lại ở cảm xúc với những lời hứa thì chẳng bao lâu con người đó sẽ quen với tình trạng của bản thân. Đã quen rồi thì dần dần sẽ trở nên chai lì, không còn cảm thấy xúc động gì nữa. Một ‘giáo viên Cơ Đốc to tim’ sẽ dạy Kinh Thánh như thế nào? Người đó sẽ truyền đạt những gì cho học viên? Tấm gương mà người đó để lại cho học viên là gì? Chắc chắn việc để cho cảm xúc hướng dẫn đời sống không giúp
  • 23. cho người dạy lẫn người học trưởng thành theo đúng với lời Chúa. Thật đáng tiếc cho những người Cơ Đốc to tim, phải chi họ bớt đắm đuối trong cảm xúc, phải chi họ chịu vận động một chút thì bản thân họ sẽ khoẻ lên và cộng đồng Cơ Đốc đã thay đổi. 3. Người thứ ba là người Cơ Đốc có tay chân to còn đầu nhỏ, tim nhỏ (Hình 4). Đây là người Cơ Đốc chuyên hành động. Người này hoạt động rất nhiều, có thể gọi là tả xung hữu đột, chịu khó chịu nhọc, hay lam hay làm. Đi nhà thờ nhiều lần trong tuần, xung phong làm hết việc này đến việc kia, từ chuyện dạy thiếu nhi đến việc dạy Trường Chúa Nhật, đi thăm viếng chăm sóc, chứng đạo… Không ai làm việc bằng anh ta, không ai bận rộn bằng anh ta. Có thể gọi đây là một ‘người Cơ Đốc đa năng’ hoặc ‘người Cơ Đốc cơ bắp’ hoặc ‘Cơ Đốc nhân siêu hạng’. Cơ Đốc nhân theo kiểu ‘cơ bắp’ có rất nhiều thế mạnh. Cơ cấu tổ chức và những hoạt động của nhà thờ tuỳ thuộc nhiều vào nhóm ‘người Cơ Đốc cơ bắp’ này. Đây là những con người nổi danh về sự cống hiến và phục vụ. Con người này lấy công việc, sự phục vụ làm thước đo cho đời sống thuộc linh, tưởng rằng càng phô trương cơ bắp thì càng là người thuộc linh. Lời cầu nguyện của người Pha-ri-xi trong Ẩn dụ Người Pha-ri-xi và Người thu thuế (LuLc 18:9-14) cho thấy có những người dựa vào thành tích cá nhân để kể công với Chúa. Người Cơ Đốc chuyên hành động cũng rất dễ so sánh mình với người khác, như người Pha-ri-xi lên Đền Thờ cầu nguyện nhưng chỉ để so sánh ông ta với người thu thuế và nghĩ rằng mình hơn người; hoặc để bất mãn với người khác, như cô Ma-thê bất mãn với cô Ma-ri, vì cho rằng công việc phục vụ mới là thành tích. Kèm theo là tánh hay phàn nàn với Chúa vì cho rằng mình phải làm nhiều việc trong khi người khác chỉ biết ngồi chơi xơi nước. Tuy nhiên con người cơ bắp này cũng có yếu điểm về mặt tri thức. Sự hiểu biết của đương sự rất cạn cợt, cho nên dù làm nhiều nhưng làm đâu là hư đó vì không biết Kinh Thánh, không hiểu gì về Chúa, về giáo lý; hoặc vì không biết phương pháp làm việc cho nên tốn rất nhiều thời gian để hoàn tất công việc. Trong Cộng đồng Cơ Đốc chúng ta nghe nhiều lời khích lệ hướng về công việc: Hãy hầu việc Chúa, hãy ra đi làm chứng, hãy chăm sóc, hãy làm điều này điều kia… nhưng không hướng dẫn cách thức hầu việc Chúa cho nên nhiều người tham gia vào những công việc của hội thánh nhưng rất lúng túng và thường thất bại và thất vọng. Nhiều người có tấm lòng, có thiện ý, kèm theo họ cũng có công việc cụ thể, nhưng vì thiếu tri thức cho nên công việc không đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều người yêu linh hồn tội nhân, sốt sắng đi làm chứng, nhưng
  • 24. không biết cách làm chứng; nhiều người có tinh thần ra đi chăm sóc tân tín hữu, nhưng vì không có phương pháp nên làm nhiều tân tín hữu rút lui khỏi Hội Thánh; nhiều người yêu mến thiếu nhi, nhận dạy các em nhưng không có phương pháp cho nên các em không thèm đến lớp. Tại Hội Thánh kia, một nhóm trung niên được mời phụ trách dạy thiếu nhi. Họ rất năng nổ, chịu khó, nhưng điều đặc biệt là chẳng có ai trong họ chịu tham dự một khoá huấn luyện dạy thiếu nhi. (Còn những tín hữu trẻ từng được huấn luyện lại bị cho ra rìa và lại trở thành người dạy thiếu nhi ở những hội thánh khác). Vì chủ quan, tự mãn cho nên nhóm phụ trách thiếu nhi vướng phải rất nhiêu sai trật trong việc chọn tài liệu dạy, trong việc mời người dạy trẻ, trong phương pháp giáo dục. Đây là hình ảnh những người có tim to, tay chân to nhưng cái đầu lại quá nhỏ (Hình 5) Người chỉ biết hành động đôi khi là người đang bỏ qua hoặc đang trốn chạy sự tương giao. Nhiều người chỉ theo đạo, thực hiện những nghi thức tôn giáo, chú trọng đến hành vi bề ngoài hơn là niềm tin từ tấm lòng. Có Cơ Đốc nhân phạm tội đã thay thế cho việc ăn năn bằng cách lao vào những công tác gọi là hầu việc Chúa. Có người lo phục vụ Hội Thánh đến nỗi đánh mất sự tương giao với Chúa. Người chưa tin Chúa, người tin Chúa nhưng đang phạm tội, những người tin Chúa đang phục vụ Ngài đều có thể trở thành những người to tay và to chân. Nền tảng của Cơ Đốc Giáo dục là Lời Chúa, là Chúa Cứu Thế. Tuy nhiên: Cơ Đốc Giáo Dục thất bại khi chỉ cung cấp kiến thức Cơ Đốc mà không thôi thúc ước muốn thể hiện những điều con người hiểu biết và yêu mến. Cơ Đốc Giáo dục thất bại khi chỉ dùng sự hiểu biết Cơ Đốc để gây xúc động theo kiểu “lấy nước mắt, khóc lóc, than thở mà che lấp bàn thờ Đức Giê-hô- va” (MaMl 2:13). Cơ Đốc Giáo dục cũng thất bại khi chỉ chú trọng đến hành vi Cơ Đốc mà không giải thích vì sao phải làm như vậy; hoặc chỉ chú trọng đến hành động bên ngoài mà không thấy được hành vi đó có phát xuất từ tình yêu thương và sự hiểu biết hay không; hoặc chỉ chú trọng đến con người bề ngoài mà không quan tâm đến con người bề trong. Cơ Đốc Giáo dục chỉ hoàn hảo khi cả ba yếu tố tri thức Cơ Đốc được cung cấp, tình cảm Cơ Đốc được ươm tưới, gây dựng và hành vi Cơ Đốc được chỉ dẫn và hướng dẫn cách quân bình. Ngày nay nhiều Cơ Đốc nhân sống đời sống Cơ Đốc thất thường vì cớ tri thức Cơ Đốc quá nhiều mà tình yêu thương và nếp sống Cơ Đốc bị hạn chế; hoặc vì tình cảm Cơ Đốc quá nhiều nhưng lại không có hành vi, hoặc vì thiếu hiểu biết nên phát sinh hành vi lệch lạc; hoặc chỉ chú trọng đến hành vi
  • 25. Cơ Đốc nhưng lại thiếu sự hiểu biết và không có tình yêu thương nên sống làm Cơ Đốc nhân ro-bot. Chúng ta cần xem xét lại những bất thường và những thất thường trong chính chúng ta là nhà giáo dục Cơ Đốc, và phát hiện những bất thường và thất thường trong học viên để điều chỉnh lại cho quân bình. Như vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Phải chăng từ tri thức Cơ Đốc? Không hẳn phải là như vậy. Có những công tác giáo dục bắt đầu từ tâm trí, nhưng cũng có những công tác giáo dục bắt đầu ở tình cảm hoặc hành vi, tuỳ theo từng trường hợp. Tuy nhiên dù bắt đầu ở yếu tố nào giáo dục Cơ Đốc cũng phải đầy đủ ba yếu tố tri thức, tình cảm và hành vi. Dạy học viên hiểu biết lời Chúa, yêu mến lời Chúa và làm theo lời Chúa. Dạy học viên biết Chúa Giê-xu là ai, yêu mến Chúa Giê-xu và sống noi gương Chúa Giê-xu. Dạy học viên biết nếp sống Cơ Đốc là gì, có ước muốn sống nếp sống Cơ Đốc, và sống thể hiện nếp sống đó. Vì sao trong một bài dạy, khi soạn giáo án giáo viên cần xử lý ba khía cạnh: Kinh Thánh dạy học viên (1)Hiểu biết về điều gì? (2)Yêu mến hoặc ghét điều gì? Và (3)Làm việc gì? (Thay đổi thái độ, có hành động thích hợp với điều mình hiểu và yêu mến) Vì sao giáo viên cần xem xét lại thời gian biểu của bài dạy? Vì chúng ta hầu như dành trọn thời gian nhồi nhét Kinh Thánh vào đầu học viên hoặc lo giúp học viên khám phá và yêu mến Lời Chúa, rồi phát hiện những nguyên tắc Kinh Thánh và tập thực hành những nguyên tắc đó trong lớp, tại gia đình, trường học, xã hội… Thí dụ: Chúng ta dạy về người Xa-ma-ri thương người, ai cũng hiểu, ai cũng cảm động. Nhưng không học viên nào đi đến với người nghèo, người đau ốm, người khuyết tật để giúp đỡ họ vì chúng ta không dành thời gian dẫn dắt học viên vào việc làm cụ thể trong thực tế. Cần uốn nắn, dẫn dắt học viên cách cân đối giữa sự hiểu biết - tình cảm - hành vi. Một trong những cách giúp chúng ta điều chỉnh phương pháp dạy là xem xét lại câu hỏi và cách hỏi của chúng ta. -Câu hỏi của bạn thường nhắm vào khía cạnh nào? Trí tuệ, tình cảm hoặc hành vi của học viên? Khi hỏi: “Em có biết ….” bạn nhấn mạnh đến trí tuệ. Khi hỏi: “Em nghĩ gì về…” bạn nhấn mạnh đến trí tuệ và tình cảm. Khi hỏi: “Em có cảm tưởng gì…” bạn nhấn mạnh đến tình cảm. Khi hỏi: “Em sẽ làm gì khi…” bạn nhấn mạnh đến hành vi và phương pháp. -Câu hỏi của bạn nhấn mạnh đến cá nhân hoặc tập thể? Khi bạn hỏi: “Các em biết gì về ông Phao-lô?” thì câu hỏi của bạn mang tính tập thể (các em). Khác với câu hỏi: “Em Vũ, em biết gì về ông Phao-lô?” thì câu hỏi của bạn mang tính cá nhân (em Vũ).
  • 26. -Bạn dạy bài để khích lệ học viên hiểu biết thật nhiều về Kinh Thánh; hoặc gây cảm xúc nhiều nơi học viên; hoặc chỉ dẫn cho học viên cách thực hiện điều Kinh Thánh dạy? Trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ nhận ra rằng nội dung giờ dạy Kinh Thánh của chúng ta nhắm nhiều vào trí tuệ và chỉ đụng chạm đến tập thể ‘các em’ mà không mang tính toàn diện và cho từng đối tượng. Ngay cả khi chúng ta dạy một câu chuyện Chúa Giê-xu kể nhắm đến việc khuyên giục cá nhân và khích lệ cách sống yêu thương (Chúa Giê-xu kể câu chuyện Người Xa-ma-ri Nhân Lành - LuLc 9:25-37, phát xuất từ một thắc mắc mang tính cá nhân: “Tôi phải làm gì….” Sau khi kể xong câu chuyện, câu hỏi của Chúa nhắm vào cá nhân: “Theo ông, trong ba người ấy, ai là người láng giềng của nạn nhân?”. Rồi Chúa khích lệ việc thực hiện, cũng là câu nói nhắm vào cá nhân: “Ông hãy đi và làm như vậy.”) thì những người dạy Kinh Thánh ngày nay cũng chỉ dừng lại ở việc truyền đạt câu chuyện Chúa kể, kèm theo là những câu hỏi nhắm vào tập thể lớp học và lời kêu gọi mang tính khẩu hiệu (là con cái Chúa, chúng ta phải yêu thương….) Đó là lý do khiến cho những người đi học Kinh Thánh ngày hôm nay trở thành những ‘Cơ Đốc nhân to đầu’ và dửng dưng trước những việc xảy ra quanh họ. Người ta nói rằng cứ 100 người Cơ Đốc thì 10 người bỏ nhà thờ, 80 người đến nhóm lại nhưng không làm gì, và chỉ có 10 người tham gia những công tác của Hội Thánh. Vì sao trong 100 người Cơ Đốc có đến 80 người Cơ Đốc thụ động? Có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn một trong những nguyên nhân là do đường lối giáo dục trong Hội Thánh. Điều khó khăn của người dạy Kinh Thánh là truyền đạt kiến thức, là khơi dậy tình cảm hoặc là chỉ dẫn cách sống cho học viên? Là người dạy, có thể bạn suy nghĩ nhiều đến phương pháp, điều đó không sai. Tuy nhiên điều rõ ràng nếu người dạy chẳng có kinh nghiệm về những gì mình đang nắm giữ thì người đó sẽ chẳng làm được gì ngoài việc truyền thụ một mớ kiến thức Cơ Đốc. Bạn có thể dạy về cách làm chứng nhưng có thể bạn chưa bao giờ làm chứng cho ai cả. Bạn dạy về sự cầu nguyện nhưng bạn không kinh nghiệm về sự cầu nguyện. Bạn dạy về hi sinh, trả giá cho đời sống theo Chúa nhưng có thể bạn vẫn chưa sống theo những điều bạn dạy. Bản thân người dạy cũng cần tự hỏi hiết đâu mình thuộc loại to đầu, hoặc to tim, hoặc to tay chân. Đôi khi người dạy là những thầy cô ‘dị tướng’ cho nên học viên khó mà trở nên quân bình vì thầy cô ra sao thì học trò như vậy. Có khi nào người dạy thuộc loại ‘to đầu’ hoặc ‘to tim’ không? Người dạy nên làm gì với các loại học viên chỉ ‘to đầu’, ‘to tim’ và ‘to tứ chi’? Mời bạn vẽ ra hình ảnh biểu tượng về con người Cơ Đốc ở trong bạn. Xin ghi ra ưu điểm hoặc khuyết điểm bạn phát hiện được. Bạn cần ‘vẽ chính mình’ trước khi ‘vẽ học trò’. Người dạy cần chấm điểm chính mình trước
  • 27. khi chấm điểm học trò. Mời bạn vẽ ra hình ảnh biểu tượng về con người Cơ Đốc trong học viên của bạn hiện nay. Ghi ra những ưu điểm đã đạt đến, và những khuyết điểm cần loại bỏ. Cuối cùng xin vẽ ra hình ảnh biểu tượng về con người Cơ Đốc mà chính bạn muốn có và muốn học viên bạn đạt được. Tóm lược _ Thảo luận Ta thử dùng vài hình ảnh để hiểu về con người trong công tác giáo dục. Con người có tri thức, tình cảm và hành vi. Ta dùng hình ảnh cái đầu tượng trưng cho tri thức, hình ảnh trái tim tượng trưng cho tình cảm, tay chân tượng trưng cho hành vi và nền tảng là Chúa Cứu Thế. Đừng làm nửa vời. 10 Vả, khi A-tha-li, mẹ của A-cha-xia, thấy con trai mình đã chết, bèn chỗi dậy diệt cả dòng giống vua Giu-đa. 11 Nhưng Giô-sa-bát, con gái của vua, bồng trộm Giô-ách, con trai của A-cha-xia, đem khỏi vòng các con trai vua mà người ta toan giết, rồi để nó và người vú nó trong phòng ngủ. Như vậy Giô-sa-bát, con gái của vua Giô-ram, vợ thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa, giấu Giô- ách khỏi trước mắt A-tha-li, và A-tha-li không giết nó được; Giô-sa-bát là em gái của A-cha-xia. 12 Giô-ách được ẩn giấu với họ trong sáu năm tại đền thờ của Đức Chúa Trời, còn A-tha-li cai trị trên xứ. (IISu 2Sb 22:10-12) 1 Giô-ách được bảy tuổi khi người lên làm vua; người cai trị bốn mươi năm tại Giê-ru-sa-lem, mẹ người tên là Xi-bia, quê ở Bê-e- Sê-ba. 2 Giô-ách làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, trọn đời thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa. 3 Giê- hô-gia-đa cưới hai vợ cho Giô-ách; người sinh được những con trai và con gái. (IISu 2Sb 24:1-3) 17 Sau khi Giê-hô-gia-đa đã qua đời, các quan trưởng Giu-đa đến chầu lạy vua. Vua bèn nghe theo lời của chúng, 18 lìa bỏ đền Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, mà phục sự những thần A-sê-ra và các hình tượng; tại cớ tội lỗi ấy, bèn có cơn giận của Chúa nghịch cùng Giu-đa và Giê-ru-sa-lem. 19 Đức Giê-hô-va sai các đấng tiên tri đến cùng chúng, để
  • 28. dắt chúng trở lại cùng Đức Giê-hô-va; nhưng chúng không chịu nghe. 20 Thần của Đức Chúa Trời cảm động Xa-cha-ri, con trai của thầy tế lễ Giê-hô- gia-đa; người đứng dậy trước mặt dân sự, mà nói rằng: Đức Chúa Trời phán như vầy: Cớ sao các ngươi phạm các điều răn của Đức Giê-hô-va? Các ngươi sẽ chẳng may mắn được, vì đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va, và Đức Giê-hô- va cũng đã lìa bỏ các ngươi. 21 Chúng bèn phản nghịch với người, và theo lịnh vua ném đá người tại trong hành lang của đền Đức Giê-hô-va.22 Ấy vậy, vua Giô-ách không nhớ đến sự nhân từ của Giê-hô-gia-đa, cha của A- xa-chia, đã làm cho mình, nhưng giết con trai người đi; khi người chết thì có nói rằng: Nguyện Đức Giê-hô-va xem xét và báo lại cho! (IISu 2Sb 24:17-22) Giô-ách được cứu. Giô-ách là ai? Giô-ách là hậu duệ của vua Đa-vít. Là con trai của vua A-cha- xia. IIVua 2V 12:3-4 đánh giá về cuộc đời của Giô-ách như thế này: Giô-ách làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, trọn lúc Giê-hô-gia-đa, thầy tế lễ, dạy dỗ người. Song người chẳng cất bỏ các nơi cao đi, dân sự vẫn tế lễ và xông hương trên các nơi cao. Cuộc đời của Giô-ách gắn liền một nhân vật và một gia đình, đó là thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa và gia đình ông. Vợ thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa tên là Giô-sa-bát, con gái của vua Giô-ram. Dù là hoàng tử, nhưng khi còn thơ dại mạng sống Giô-ách đã bị đe doạ. Bà nội là A-tha-li tìm cách tuyệt diệt hoàng tộc Đa-vít để chiếm quyền. Bà A-tha-li là người đi theo con đường làm điều ác, thờ hình tượng. Đức Chúa Trời dùng vợ thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa là Giô-sa-bát đem Giô-ách giấu trong một căn phòng, và sau đó họ đem Giô-ách giấu trong Đền Thờ và nuôi dạy Giô-ách suốt sáu năm trời. Thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa là người có công lao rất lớn đối với đất nước Y-sơ- ra-ên, là người trung tín hầu việc Đức Chúa Trời, và tu bổ đền thờ. Khi thầy tế lễ Giô-ha-gia-đa qua đời người ta chôn ông trong thành Đa-vít chung với các vua, vì “người có công lao trong Y-sơ-ra-ên, có hầu việc Đức Chúa Trời, và tu bổ đền của Ngài” (IISu 2Sb 24:15-16). Chuyện ông bà Giê-hô-gia-đa cứu Giô-ách rồi nuôi dạy Giô-ách cho chúng ta rất nhiều bài học về việc cứu người và cách dạy người. Nhiều người thấy mà không cứu. Trong Kinh Thánh có những câu chuyện liên quan đến tình trạng của con người, những con người đó lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm, có người thấy, nhưng không lo cứu giúp. Các anh của Giô-sép thấy em mình khốn khổ sợ hãi tột cùng ở dưới hố sâu, chẳng những họ không lo cứu em, mà họ còn ngồi lại ăn uống với nhau, sau đó lại tính chuyện bán em nữa! Còn Ru-bên muốn cứu em thì không lo cứu ngay lại lo làm những việc khác nên mất cơ hội. Khi phát hiện em bị bán
  • 29. mất, anh Ru-bên chỉ còn biết xé áo và khóc lóc và chịu tội với cha mà thôi (SaSt 37:25-30). Chúa Giê-xu kể câu chuyện thầy tế lễ thấy người bị nạn nằm bên đường mà không cứu, người Lê-vi cũng thấy người bị nạn và cũng không cứu; chỉ có người Xa-ma-ri thấy người bị nạn thì ra tay cứu ngay. Nếu trì hoãn không cứu ngay thì kết cuộc của người bị nạn có thể sẽ rất thê thảm (LuLc 10:30- 35). Người chăn chiên mất một con chiên (Lu-ca 15), ông ta lo đi tìm chiên ngay, không chần chờ, không trì hoãn. Thử nghĩ xem, nếu để vài ngày sau mới lo đi tìm chiên thì thể nào? Chắc chắn quá trễ, vì hoặc chiên bị lạc đi quá xa, bị người khác bắt hoặc ở trong bụng của thú dữ rồi. Chúng ta đang nhìn thấy cảnh tượng gì? Exe Ed 34:6: “Những chiên ta đi lạc trên mọi núi và mọi đồi cao, chẳng có ai kiếm, chẳng có ai tìm.” Người chăn thuộc linh cần thấy những con chiên đang bị lạc mất để ra tay cứu giúp; các bậc cha mẹ phải thấy con cái mình trong tình trạng nguy hiểm về thuộc linh, có thể chết mất trong tội lỗi; phải thấy mới lo cứu và lo cứu ngay. Phải chăng giới trẻ, thanh niên, thiếu niên, thiếu nhi đang bị bỏ rơi và lạc mất ngay trong Hội Thánh địa phương? Hội chúng không quan tâm đã đành, còn giới lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm, các bậc phụ huynh lại cũng thờ ơ sao? Có thể chúng ta nói chúng ta đã quan tâm, nhưng quan tâm vào lúc nào? Phải chăng khi nếp sống diễn biến theo chiều hướng xấu, lúc đó mới quan tâm. Cần nhớ trong ẩn dụ Chúa kể, người chăn có một trăm con chiên, chỉ lạc mất một con là người chăn biết và lo đi tìm ngay. Chi tiết này cho thấy người chăn luôn luôn quan tâm đến bầy đàn của mình, một sự quan tâm tích cực. Còn bầy của chúng ta có thể đã lạc mất chín mươi chín con, chỉ còn mỗi một con, vì chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến bầy đàn của mình. Chúng ta có nghĩ đến tương lai của một con người khi người đó được cứu không? Khi cứu Giô-ách thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa thấy rằng tương lai Giô- ách sẽ làm được nhiều điều cho dân tộc và cho Đức Chúa Trời. Xin Chúa cho chúng ta thấy được tình trạng nguy hiểm cấp bách của những người chung quanh. Xin Chúa cho chúng ta chẳng những thấy tình trạng mà cũng ra tay cứu giúp. Xin Chúa cho chúng ta thấy được tương lai của những người chúng ta cứu sẽ như thế nào. Giô-ách được nuôi dạy. Giô-ách chẳng những được cứu mà còn được chăm sóc và dạy dỗ. Cứu Giô- ách là cứu thể xác của ông thoát khỏi cái chết; nhưng dạy dỗ Giô-ách là dìu
  • 30. dắt Giô-ách lớn lên thoát khỏi cách sống sai lầm khiến cho cuộc đời Giô-ách có ích, có ý nghĩa. Vợ chồng thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa chẳng những cứu Giô- ách thoát chết, mà còn đem Giô-ách về đền thờ để nuôi nấng và dạy dỗ. Cứu là một công việc có tính cấp thời, nhưng nuôi dạy là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và nhiều năm tháng; cứu phải có phương pháp thích hợp, nuôi dạy cũng vậy, phải có phương pháp thích hợp. Cứu đòi hỏi phải thấy, phải quan tâm, phải yêu thương, nuôi dạy cũng vậy, phải thấy mục tiêu lâu dài, phải quan tâm, phải có lòng yêu thương. Hai ông bà Giê-hô-gia-đa đã nuôi nấng và dạy dỗ Giô-ách trong 6 năm, đây là những năm đầu đời quan trọng của cuộc đời con người, nếu nói về các thiếu nhi trong Hội Thánh. Các thiếu nhi trong Hội Thánh có thể biết Chúa Cứu Thế, đặt lòng tin nơi Chúa trong những năm đầu đời của các em. Nếu nói về người mới tin Chúa thì mấy năm đầu cũng là thời gian cần được nuôi dạy kỹ trong phần thuộc linh. Khi Chúa Giê-xu nói với ông Ni-cô-đem: Hầu cho hễ ai tin; (GiGa 3:16) và khi Chúa nói với các môn đệ của Ngài: Song, nếu ai làm cho những đứa nhỏ này đã tin ta sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá vào cổ, mà quăng nó xuống biển còn hơn (Mat Mt 18:6). Chúa dùng cùng một từ tin . Người già như ông Ni-cô-đem tin cũng như các trẻ em tin. ‘Đứa nhỏ’ mà Chúa Giê-xu nói ở đây không phải là em bé còn nằm trong nôi, hoặc mới tập tễnh bước đi. Đây là trẻ có khả năng tin và cũng có thể phạm tội. Vấn đề Chúa đề cập là có người làm cho trẻ sa vào tội lỗi. Người lớn hơn trẻ xui khiến nó phạm tội có thể là người từng dẫn dắt trẻ tin Chúa; cũng có thể là người tin Chúa lâu năm xui khiến và gây cho người non trẻ trong đời thuộc linh phạm tội. Khi cứu thiếu nhi về cho Chúa chúng ta cũng cần lo nuôi dạy để các em không rơi vào trong tội lỗi. Các em cũng cần được dạy dỗ về nếp sống Cơ Đốc trong những năm đầu đời. Càng lớn lên thì càng khó khăn trong việc tập tành nếp sống trong sinh hoạt cũng như trong niềm tin. Chúng ta tập cho trẻ thói quen đánh răng từ khi còn nhỏ hoặc chúng ta đợi trẻ lớn hẳn. Trẻ nên tập tành nhờ cậy Chúa từ nhỏ hoặc là đợi lớn mới tập nhờ cậy Chúa? Từ khi còn nhỏ lo tập đọc Kinh Thánh, cầu nguyện, đi nhà thờ, dâng tiền từ nhỏ hoặc đợi lớn lên rồi mới tập? Đối với các tân tín hữu cũng vậy. Lúc vừa tin Chúa, họ được tái sinh đổi mới. Là trẻ mới sinh ra trong gia đình của Chúa, họ cần gì? Cần được dạy dỗ để trở nên môn đệ của Chúa Giê-xu. Rồi họ sẽ trở nên những người xây dựng Nhà Chúa. Nhưng nếu chúng ta không thấy khả năng họ sẽ phục vụ Hội Thánh trong tương lai, chúng ta bỏ mặc họ, không lo dạy dỗ họ thì coi chừng, họ sẽ trở thành gánh nặng cho Hội Thánh. Thay vì sửa sang, xây dựng đền thờ của Chúa như vua Giô-ách, họ sẽ làm hư hỏng, phá hại đền thờ của Chúa; thay vì dâng tế lễ cho Chúa như thời của vua Giô-ách, họ lại quay
  • 31. lui dâng tế lễ cho thần tượng ngoại bang. Trong Hội Thánh ngày hôm nay có rất nhiều tình trạng đáng buồn: có Hội Thánh không cứu người (không có người mới tin Chúa) và cũng không lo dạy dỗ người đã tin; có Hội Thánh chỉ lo cứu người (có người mới tin) nhưng không lo dạy dỗ; lại có những Hội Thánh chỉ lo dạy dỗ nhưng không lo cứu ai cả. Cứu người và dạy người, sinh ra và nuôi dạy là hai việc cần thiết không thể thiếu và phải đi đôi với nhau trong Hội Thánh. Cũng có những Hội Thánh lo cứu người, lo dạy dỗ; có sinh, có dưỡng, nhưng không hề tạo cơ hội cho tín hữu phục vụ trong Hội Thánh. Đó là chúng ta chưa bàn đến việc cứu ảo, dạy ảo; sinh ảo, nuôi ảo; hoặc là theo lối công nghiệp, máy móc. Cứu người Dạy dỗ Đưa vào phục vụ Hội Thánh Hội Thánh A Không Không Không Hội Thánh B Có Không Không Hội Thánh C Không Có Không Hội Thánh D Ảo Ảo Ảo Hội Thánh Đ Có Có Không Hội Thánh E Có Có Có Hiệu quả của việc dạy dỗ còn tuỳ theo cách dạy dỗ. Ông bà Giê-hô-gia-đa đã cứu sống Giô-ách, đã nuôi dạy Giô-ách, thậm chí còn cưới vợ cho Giô-ách nữa. Việc dạy dỗ của họ có thành công không? Có kết quả tốt không? Câu trả lời là có phần tốt và có phần không tốt. Vì sao? Giô-ách làm điều thiện. Kinh Thánh cho biết: “Giô-ách làm điều thiện trước mặt Đức Giê-hô-va, trọn lúc Giê-hô-gia-đa, thầy tế lễ, dạy dỗ người. Song người chẳng cất bỏ các nơi cao đi, dân sự vẫn tế lễ và xông hương trên các nơi cao” (IIVua 2V 12:2). Trước hết, trong cuộc đời của vua Giô-ách, những việc thiện vua làm như sửa sang lại đền thờ, một phần từ sự dạy dỗ và ảnh hưởng tốt của thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa. Nhưng vì sao vua Giô-ách không cất bỏ những nơi thờ phượng hình tượng tại nơi công cộng? Dường như thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa chỉ chú ý đến sự thờ phượng tại đền thờ và đã lập lại các buổi thờ phượng, nhưng không (hoặc không dám) triệt để chỉnh sửa những sai trái của dân Chúa trong đời sống thường ngày. Đây là hành động thiếu triệt để trong sự tin thờ Chúa. Thờ Chúa tại đền thờ, nhưng về đến nhà, sinh hoạt trong xã hội thì thờ hình tượng. Ngày hôm nay cũng có nhiều người có cách sống như vậy: Chúa nhật đến
  • 32. nhóm lại thờ Chúa tại nhà thờ thường xuyên, còn từ thứ hai đến thứ bảy, đi đâu, làm gì, tuỳ ý, không tính đến chuyện có kính sợ Chúa hoặc không. Phải chăng chúng ta chỉ quan tâm lo cho con em chúng ta hằng tuần đến nhà thờ thờ phượng? Hoặc chúng ta cần quan tâm đến nếp sống hằng ngày của chúng nữa sao? Nhiều bậc phụ huynh thấy con mình có mặt trong nhà thờ là an tâm cám ơn Chúa rồi. Nếu muốn có niềm tin, lòng kính sợ Chúa tại nhà thờ, thì cũng phải có niềm tin và lòng kính sợ Chúa trong đời sống gia đình và sinh hoạt trong xã hội. Chúng ta không thể nói với con em mình rằng: Ở nhà muốn làm gì thì làm, nhưng ở nhà thờ phải tỏ ra đàng hoàng, lịch sự, tôn trọng người khác. Cũng không thể nói với con chúng ta hãy tỏ ra siêng năng học Kinh Thánh ở nhà thờ, còn ở nhà có biếng nhác thì chẳng ai biết, chẳng ai quan tâm. Tâm tánh của con người ưa sống hai mặt, hai lòng và ‘bị đi giẹo hai bên’. Cần giúp thiếu nhi và người mới tin phát hiện ra tánh xấu đó trong bản thân và biết từ bỏ cách sống đó, để tập tành nếp sống thánh khiết, như vậy mới là dứt khoát và triệt để trong niềm tin. Thứ hai, trong IISu 2Sb 24:14c ghi: Trọn đời Giê-hô-gia-đa, người ta hằng dâng của lễ thiêu tại đền thờ của Đức Giê-hô-va luôn luôn. Vua Giô-ách tin Chúa, tôn thờ Chúa, thờ phượng Chúa, sửa sang lại đền thờ của Chúa, nhưng sự tin thờ này lại tuỳ thuộc vào thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa. Nếu thầy tế lễ Giê- hô-gia-đa còn sống, còn ảnh hưởng thì vua Giô-ách còn tin Chúa, còn thờ Chúa; đến khi ông Giê-hô-gia-đa chết đi, không còn ảnh hưởng, thì vua Giô- ách hết tin, hết thờ Chúa. Khi ông Giê-hô-gia-đa còn sống, còn ảnh hưởng, thì trong đền thờ còn dâng của lễ thiêu, nhưng khi ông Giê-hô-gia-đa chết đi, hết ảnh hưởng, thì không còn dâng của lễ cho Chúa nữa. Thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa chẳng những không dạy cho vua Giô-ách một niềm tin dứt khoát nơi Chúa, mà qua cách dạy dỗ của ông, vua Giô-ách bị ràng buộc với con người chứ không ràng buộc với Đức Chúa Trời. Hình ảnh và uy quyền của thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa lấn át hoàn toàn hình ảnh và uy quyền của Đức Chúa Trời. Vua Giô-ách sợ ông Giê-hô-gia-đa, sợ con người hơn là sợ Đức Chúa Trời; vua Giô-ách sợ làm cho ông Giê-hô-gia-đa buồn, nhưng không sợ làm Đức Chúa Trời buồn. Dạy dỗ nửa vời làm cho con người phân tâm, thiếu dứt khoát. Cần hết sức tránh không chi phối học trò bằng ảnh hưởng của chúng ta nhưng hãy để Chúa chi phối và ảnh hưởng. Ông Phao-lô viết cho các tín hữu Hội Thánh Ga-la-ti: “Hỡi các con, vì các con mà ta lại chịu đau đớn của sự sinh nở, cho đến chừng nào Đấng Cứu Thế thành hình trong các con” (GaGl 4:19). Ông Phao-lô dù phải chịu khổ cả về vật chất lẫn tâm linh vì các tín hữu tại Ga-la-ti. Ông vì người khác là một tấm gương, nhưng mục tiêu của ông không phải là để được tôn sùng ca ngợi nhưng để Đấng Cứu Thế được thành hình trong đời sống các tín hữu.
  • 33. Xin Chúa giúp cho chúng ta dẫn dắt học viên vào vùng ảnh hưởng của Chúa chứ không áp đặt ảnh hưởng của chúng ta trên học viên. Chúng ta giúp người khác trở nên môn đệ của Chúa, chứ không phải biến người khác thành người theo phe chúng ta hoặc là môn đệ của chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta dạy người khác cùng chúng ta trung thành theo Chúa chứ không phải theo một con người bất toàn nào. Giô-ách lìa bỏ… không nhớ…” Kết cuộc, khi thầy tế lễ Giê-hô-gia-đa qua đời: 1. Vua Giô-ách “lìa bỏ đền Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời của tổ phụ mình, mà phục sự những thần A-sê-ra và các hình tượng.” Vì sao vua Giô- ách lại làm như thế? Kinh Thánh cho biết các quan trưởng Giu-đa đến chầu lạy vua và vua bèn nghe theo lời của chúng. Khi ông Giê-hô-gia-đa còn sống, vua Giô-ách nghe theo lời của ông Giê-hô-gia-đa, sau khi ông Giê-hô- gia-đa qua đời vua Giô-ách nghe theo lời các quan trưởng Giu-đa. Đời sống của vua Giô-ách hoàn toàn tuỳ thuộc vào người khác, vua sống theo kiểu đi với bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy. Dường như vua Giô-ách không bày tỏ được niềm tin và thái độ của vua đối với Đức Chúa Trời và Đền Thờ của Ngài ngoài quan niệm ‘ai sao ta vậy’. Cũng có thể vua tính toán để được sự ủng hộ của các trưởng lão trong việc cai trị đất nước. Sống theo chủ nghĩa duy lợi thì sẵn sàng lìa bỏ Đức Chúa Trời. 2. Chẳng những thế, vua Giô-ách còn ra lịnh ném đá Xa-cha-ri, con trai của Giê-hô-gia-đa. Lịch sử dân Chúa ghi: “Vua Giô-ách không nhớ đến sự nhân từ của Giê-hô-gia-đa, cha của A-cha-xia, đã làm cho mình, nhưng giết con trai người đi.” (IISu 2Sb 24:17-22). Thật ra tiên tri Xa-cha-ri không phải là người đầu tiên cảnh cáo vua Giô-ách và các quan trưởng. Trước đó Chúa đã sai nhiều tiên tri đến để thức tỉnh và đưa họ trở lại cùng Chúa nhưng họ không chịu nghe. Đến khi tiên tri Xa- cha-ri lên tiếng thì vua Giô-ách là hình ảnh của người hùa theo các quan trưởng và dân sự. Điều chúng ta phát hiện trong câu chuyện này là con trai của thầy tế lễ Giê- hô-gia-đa là tiên tri Xa-cha-ri và vua Giô-ách là hai người từng biết nhau từ nhỏ, cùng học chung một người thầy. Ông Xa-cha-ri trở thành một tiên tri trung thành của Đức Chúa Trời. Còn ông Giô-ách trở thành vị vua có một khởi đầu tốt nhưng cuối cùng đã không nhớ đến sự nhân từ của Giê-hô-gia- đa. Phải chăng thầy Giê-hô-gia-đa đã hết lòng hết sức với hai cậu học trò, còn việc vâng lời hoặc không là việc của họ? Nhưng phải chăng thầy Giê-hô-gia- đa đã tỏ ra quá dễ dãi với vua Giô-ách và nghiêm khắc với con mình trong quá trình dạy dỗ?
  • 34. Bài học Rất nhiều người không quan tâm đến việc cứu người và dạy dỗ người . Đó là một vấn đề lớn. Nhưng có hành động thiết thực để cứu người và dạy người là một vấn đề khác nữa. Cứu được con người không phải đã xong việc, cần phải nuôi nấng dạy dỗ con người cho đúng cách . Để con người đó tin và theo Chúa suốt đời, trung thành và ích lợi cho Đức Chúa Trời suốt đời. Giáo dục hiệu quả cần tình yêu thương và sự quan tâm tích cực trước khi nói đến phương tiện. Giáo dục từ lúc học viên còn nhỏ tuổi hoặc mới tin Chúa. Dầu vậy dứt khoát cần dạy đúng phương pháp thì mới có kết quả tốt. Nếu có phương pháp nhưng không có nội dung đúng đắn thì cũng thất bại. Cần giáo dục trong một thời gian lâu dài và không được bỏ dở. Nếu không bắt đầu ngay thì dần dà thời gian sẽ đem lại nhiều trở ngại không vượt qua được. Cần nhắm đến mục tiêu ngắn hạn lẫn mục tiêu dài hạn trong công tác giáo dục Cần dứt khoát, triệt để, không nửa vời trong công tác giáo dục. Cần lấy Chúa làm ảnh hưởng, không lấy mình làm ảnh hưởng. Cần làm cho người trở nên môn đệ của Chúa chứ không phải trở nên môn đệ của con người. Thương thì thương cho trót. 21 Ru-bên nghe qua lời đó, liền giải cứu chàng ra khỏi tay các anh mà rằng: Chúng ta đừng giết chết nó; 22 lại tiếp: Chúng ta chớ nên làm đổ máu ra, hãy liệng nó trong cái hố nước nơi đồng vắng kia, và đừng tra tay vào mình nó. Người nói vậy, có ý muốn giải cứu chàng khỏi tay họ, để trả chàng về cùng cha mình. 23 Vừa khi Giô-xép đến gần các anh, họ bèn lột áo chàng, là áo có nhiều sắc đương mặc trong mình; 24 rồi bắt chàng đem quăng trong hố nước. Vả, hố khô cạn, chẳng có nước. 25 Đoạn họ ngồi lại ăn. Nhướng mắt lên chợt thấy một đoàn dân Ích-ma-ên ở phía Ga-la-át đi đến, trên lưng lạc đà họ chở đầy thuốc thơm, nhũ hương và một dược đang đem đi đến xứ Ê-díp-tô. 26 Giu-đa bèn nói cùng các anh em rằng: Giết em ta mà giấu máu nó, có dùng cho ta được việc chi? 27 Hè! Hãy đem bán nó cho dân Ích-ma-ên và đừng tra tay vào mình nó; vì nó là em, là cốt nhục của chúng ta. Các anh em đều nghe theo lời người nói. 28 Vả, khi những lái buôn Ma-đi-an đi ngang qua, các anh kéo Giô-xép lên khỏi hố nước, rồi bán chàng giá hai mươi miếng bạc cho dân Ích-ma-ên đem