SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
CÂU HỎI CHƯƠNG 4
1. Tại sao việc xem xét CSR từ bối cảnh của chiến lược lại là quan trọng?
2. Năng lực, chiến lược, cấu trúc và môi trường bên ngoài phối hợp như thế
nào để giúp tổ chức thành công?
3. Bộ lọc về CSR sẽ đem lại lợi thế gì cho cty? Nếu bạn là CEO của cty, bạn sẽ
thực hiện bộ lọc CSR bằng cách nào? Có thể tạo bằng hình thức nào? Ngày
nay, theo bạn một cty có thể sử dụng thành công bộ lọc CSR không?
4. Greenwash là gì? Tại sao greenwash lại nguy hiểm đối với CSR?
Câu 4:
GREEN WASHING
Trần Thanh Tâm
Mở đầu
Ngày nay, khách hàng toàn cầu không chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng của hàng
hóa và sản phẩm mà họ còn quan tâm ngày càng nhiều hơn đến vấn đề cách thức sản
phẩm được sản xuất ra trong những điều kiện mà theo họ là phù hợp về môi trường và
điều kiện làm việc. Đó cũng là một điều dễ hiểu bởi vì khi chất lượng cuộc sống ngày
càng được nâng cao thì những đòi hỏi cao từ khách hàng sẽ là vấn đề tất yếu. Hơn bao
giờ hết, người tiêu dùng trên toàn thế giới đang kêu gọi ủng hộ cho việc sản xuất và sử
dụng những sản phẩm xanh (“greener products”) – là những sản phẩm và dịch vụ phải
thật sự bền vững, hay nói cách khác, đó là những sản phẩm mà người tiêu dùng có thể
dễ dàng tìm thấy, tin tưởng tuyệt đối, và sử dụng một cách hiệu quả.
Biểu đồ 1: Số lượng quảng cáo xanh tại thị trường Bắc Mỹ trong giai đoạn từ
1987 đến năm 2008
Nguồn: Khảo sát của Terrachoice (2009) trong báo cáo “The Seven sins of
Greenwashing – Summary report
Nắm bắt những thay đổi đó, những nhà sản xuất và những nhà marketing luôn cố gắng
để đáp ứng nhu cầu này. Nhìn vàobiểu đồ trên đây, có thể nhận thấy rằng số
lượng “quảng cáo xanh” tại thị trường Bắc Mỹ đã tăng lên gấp 10 lần trong vòng 20
năm từ 1987 đến 2007 và gần như là gấp 3 lần kể từ năm 2006 (Từ 4% năm 2006 đến
12% năm 2007). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có bao nhiêu quảng cáo thật sự mô tả đúng
bản chất của sản phẩm công ty hay chỉ là hình thức đánh bóng thương hiệu vớinhững
giả tạonhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng?
Bài viết này nghiên cứu về thực trạng này thông qua phân tích hiện tượng Greenwashing
– vớiviệc chỉ ra khái niệm, những ví dụ điển hình, những tác động tiêu cực cũng như
cách phòng ngừa hiệu quả.
1. Khái niệm
“Greenwashing” là thuật ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, có nguồn gốc từ thuật
ngữ“Whitewashing”- vốn được dùng trong lĩnh vực chính trị, được hiểu là những nỗ lực
cố ý che giấu sự thật không hay (An intentional attempt tohide unpleasant facts,
especially in a political context).
“Greenwashing” được đặt ra bởi những nhà hoạt động môi trường vớihàm ý diễn tả
những hành động đánh lạc hướng người tiêu dùng liên quan đến hoạt động về môi
trường của một công ty hoặc liên quan đến những lợi ích về môi trường của một sản
phẩm hoặc dịch vụ (the act of misleading consumers regarding the environmental
practices of a company or the environmental benefits of a product or service).[1]
Một hành động được xem là “Greenwashing” khi một công ty hoặc tổ chức đầu tư thời
gian cũng như tiền bạc để khẳng định sản phẩm của công ty mình là sản phẩm xanh,
thân thiện vớimôi trường (green products) thông qua công cụ quảng cáo và marketing
thay vìthật sự đầu tư vào thực tiễn kinh doanh để tối thiểu hóa những tác động tiêu cực
của sản phẩm đến môi trường sống.
2. Nhận dạng Greenwashing
Việc nhận dạng dấu hiệu của Greenwashing từ các doanh nghiệp đã được Underwriters
Laboratories – một trong những tổ chức về kiểm tra và giám định độc lập lớn nhất thế
giới nghiên cứu thông qua bản báo cáo “Bảy tội ác của greenwashing” (The Seven Sins of
Greenwashing).[2]
2.1. Che dấu về những mối lợi bất cập hại (The Sin of the hidden Trade-off)
Cũng được xem là một dạng của Greenwashing khi doanh nghiệp tuyên bố rằng sản
phẩm của mình là “xanh” dựa trên một số ít thuộc tính mà không chú ý đến những vấn
đề môi trường quan trọng khác. Lấy sản phẩm giấy là vídụ điển hình cho dấu hiệu này.
Sẽ thật là khó để cho rằng giấy là sản phẩm thân thiện với môi trường chỉ bởi vìnó có
nguồn gốc từ những khu rừng được khai thác theo hướng bền vững. Những yếu tố môi
trường quan trọng khác trong quy trình tạo ra giấy, có thể kể đến như năng lượng, khí
thải nhà kính, ô nhiễm nước và không khí có thể là những vấn đề quan trọng và cần phải
xem xét.
2.2. Nêu không có bằng chứng (No proof)
Doanh nghiệp cũng bị xem là “greenwasher” khi đưa ra một tuyên bố về môi trường mà
không thể chứng minh được bằng các thông tin dễ truy cập hoặc bởi bên thứ ba đáng tin
cậy chứng thực. Ví dụ điển hình là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giấy vệ sinh và
khăn giấy, họ tuyên bố về lượng phần trăm tái chế sản phẩm nhưng lại không có bằng
chứng chứng minh.
Trong báo cáo của Terra Choice (2010), Không giống như tội che dấu những mối lợi bất
cập hại (Có khuynh hướng giảm từ 100% năm 2007 xuống còn dưới 30% năm 2010, tần
suất doanh nghiệp vi phạm lỗi không có bằng chứng đang khá cao. Ước tính có hơn 70%
những tuyên bố trong các quảng cáo xanh là phạm vàolỗi này, và báo cáo 2010 cũng chỉ
ra đây là lỗi viphạm phổ biến nhất. Bản thân người tiêu dùng sẽ phải cẩn thận hơn, chỉ
nên tin những tuyên bố về môi trường xanh có nguồn gốc đáng tin cậy mà dễ dàng tra
cứu những tuyên bố của chúng vớibằng chứng rõ ràng.
Biểu đồ 2: Sự thay đổi trong hình thái của Greenwashing giai đoạn 2007 -
2010
Nguồn: Terra Choice (2010), The Sins of Greenwashing
2.3. Tạo ra sự mập mờ (vagueness)
Là một tuyên bố không được định nghĩa rõ hoặc quá rộng để cho người tiêu dùng dễ
dàng hiểu sai nghĩa thực của nó.
Lấy vídụ như một số sản phẩm trên thị trường có dán nhãn ‘All-natural’ (hoàn toàn tự
nhiên). Nhưng đây là một thuật ngữ không rõ nghĩa và dễ làm người tiêu dùng hiểu
nhầm, vìthực tế là những chất như Arsenic, uranium, mercury, và formaldehyde cũng
đều là tự nhiên nhưng chúng hoàn toàn là gây độc hại. Do vậy, “all natural” chưa hẳn đã
là xanh, là thân thiện vớimôi trường.
2.4. Nêu điều không thích hợp (irrelevance)
Nhận dạng các doanh nghiệp thuộc trường hợp này là những doanh nghiệp đưa ra
những tuyên bố về môi trường mà những tuyên bố này có thể đúng nhưng không quan
trọng hay không có ích cho người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm ưa thích hơn về
mặt môi trường.
Ví dụ điển hình cho trường hợp này là doanh nghiệp sản xuất tủ lạnh. Thông tin mà họ
cũng cấp cho người tiêu dùng là không có chất CFC (“free-CFC”) – vốn được biết là chất
gây phá hủy tầng ozon, ảnh hướng nghiêm trọng đến môi trường. Trong khi đó, điều này
thật sự là không cần thiết bởi bản thân chất CFC là một hóa chất bị cấm sử dụng bới tất
cả các quốc gia trên thế giới.
2.5. Chỉ nhận lỗi nhỏ (còn lờ lỗi lớn) (lesser or two evils)
Một tuyên bố mà có thể trung thực trong một lĩnh vực của sản phẩm, nhưng có nguy cơ
sẽ làm sao nhãng người tiêu dùng để không nhận ra các tác động lớn hơn về môi trường
khi xét về tổng thể.
Có thể nhận dạng các doanh nghiệp loại này là những doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm về thuốc lá hữu cơ hay các dòng xe thể thao tiết kiệm nhiên liệu.
Thực tế khảo sát tại Terrachoice (2010) cho thấy số lượng các sản phẩm vi phạm lỗi này
cũng rất ít và có khuynh hướng giảm đáng kể, thậm chí là lỗi này gần như không xuất
hiện trong năm 2010.
2.6. Nói dối
Đây là trường hợp mà các doanh nghiêp tuyên bố sai sự thật liên quan đến môi trường.
Các ví dụ phổ biến nhất là sản phẩm giả tự xưng là chứng nhận hoặc đăng ký Energy
Star. Tương tự như vớitrường hợp “chỉ nhận lỗi nhỏ”, sự vi phạm về vấn đề này của
doanh nghiệp cũng rất ít và cũng có khuynh hướng giảm. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây
là lỗi khá nghiêm trọng, một khi doanh nghiệp bị phát hiện là tuyên bố sai sự thật, thì uy
tín, thương hiêu của doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và theo đó sẽ khó
có cơ hội cạnh tranh trong bối cảnh thị trường hiện nay.
2.7. Tôn thờ nhãn mác rỡm
Doanh nghiệp rơivào trường hợp này thường có những sản phẩm mà ngôn từ và hình
ảnh quảng cáo gây ấn tượng là có bên thứ ba bảo trợ nhưng trong thực tế là không như
vậy, hay nói cách khác là: Nhãn mác rởm.
Ví dụ điển hình, là nhiều doanh nghiệp hay dán những sản phẩm “sinh thái” (eco), môi
trường, thân thiện vớimôi trường (environment – friendly)…mặc dù không có tổ chức
nào chứng nhận như vậy cả.
Theokhảo sát của Terrachoice 2010, khuynh hướng của nhãn mác rởm này đang có
khuynh hướng tăng lên, từ 23% năm 2009 đến 30% năm 2010.
3. Những trường hợp điển hình về “Greenwashing” trên thế giới và tại Việt
Nam
3.1. Greenwashing trên thế giới
Khi phong tràovì môi trường hiện đại được tạo đà từ giữa những năm cuối thập niên
1960 thì hình ảnh về một doanh nghiệp thân thiện vớimôi trường cũng tràn ngập trên
các sóng phát thanh, báo và tạp chí. Và người khởi đầu cho trào lưu dán
nhãn “greenwash” chính là cựu giám đốc quảng cáo của Madison Avenue Jerry Mander
và những đồng sự trong cái thời gọi là “yêu chuộng môi trường”. Vào thời điểm đó,
phong tràochống hạt nhân đang lên ngôi. Hưởng ứng không khí đó, phòng năng lượng
hạt nhân của Westinghouse đã giật tít quảng cáo “ở khắp mọi nơi, ca ngợi gương sáng
chống gây ô nhiễm môi trường của điện nguyên tử” như là “đáng tin cậy, chi phí thấp …
gọn gàng, sạch sẽ, an toàn.” ( Các phiên bản tiếp sau của các quảng cáo này hiện nay
đang quy kết năng lượng hạt nhân như là tác nhân cho hiện tượng nóng lên toàn cầu).
Trong khi đó, chỉ tính riêng năm 1969, các công ty truyền thông đại chung đã chi hơn
300 triệu USD cho quảng cáo – gấp tám lần những gì các công ty đã bỏ ra cho những
nghiên cứu nhằm chống ô nhiễm môi trường được hô hào trong quảng cáo của họ. Nhìn
chung, các tập đoàn dầu, hóa chất, và ô tô, cùng vớicác hiệp hội công nghiệp và các công
ty truyền thông, đã chi tiêu gần 1 tỷ USD mỗi năm cho công tác “yêu chuộng môi
trường” kiểu như trên và điều này còn làm lệch lạc cách hiểu về các khái niệm “sinh
thái” và các tri thức liên quan.
Và vàonhững năm 1980 gắn vớithảm họa do việc sản xuất Bhopal, Chernobyl và Exxon
Valdez, phong trào vìmôi trường càng trở nên mạnh mẽ. Hòa theo bối cảnh đó, các
quảng cáo “greenwash” càng trở nên nhan nhản và phức tạp hơn, đỉnh điểm là vàonăm
1990 nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Tráiđất. Đó là trong năm đó rầm rộ xuất hiện hàng
loạt các “công ty vìmôi trường” chỉ tính riêng ở Mỹ. Một phần tư của tất cả các sản
phẩm gia dụng mới đi vào thị trường Mỹ trong khoảng thời gian của “20 năm ngày Ngày
Tráiđất ” đều tự quảng cáo là “tái chế”, “phân hủy sinh học”, “thân thiện vớiôzôn” hoặc
“có thể hóa khí”. Đồng thời, một số hãng gây ô nhiễm lớn nhất thế giới đã chi đến tiền
triệu để khoác lên mình một vỏ bọc mới với lớp sơn sáng bóng màu xanh lá cây – theo
cả nghĩa đen và nghĩa bóng . Chẳng hạn, công ty dầu ARCO, ví dụ, che dấu cơ sở Los
Angeles của nó phía sau mặt tiền của cây cọ và thác nước nhân tạo, và một nhà bình luận
đã gọi đây là “phiên bản mới của công nghiệp thẩm mỹ”. DuPont, gã khổng lồ trong việc
xả thải BBDO, đã làm việc vớiMadison Avenue để trình làng một quảng cáo đầy đủ các
kiểu như cá voi và cá heo nhảy múa, và chim hồng hạc bay lượn, tất cả chỉ nhằm củng cố
cho bộ mặt thân thiện vớimôi trường mà doanh nghiệp mới thiết lập. Hãng Dow
Chemical, nhà sản xuất clo lớn nhất trên thế giới, sử dụng hình ảnh Tráiđất để chào
hàng “cam kết không ngừng nghỉ” của họ đối vớimôi trường, vốn được tuyên bố như
vậy chỉ để nhằm tái thiết công ty.
Tương tự như vậy, xuyên qua TháiBình Dương, công ty hạt nhân khổng lồ Hitachi được
rêu rao trong các quảng cáo như là “một công dân của Tráiđất”. Còn nhà máy bia
Suntory, một thành viên của Keiretsu Sanwa, sản xuất loại bia mới mang tên “Tráiđất”.
Dòng quảng cáo chủ chốt của công ty – “Suntory: Suy nghĩ về trái đất” trở thành trang
trí phù hiệu trên khắp các lon bia và một liên doanh Tập đoàn Mitsubishi – Doanh
nghiệp đã cắt xén đi những dải rộng lớn của khu rừng già Aspen 100 năm tuổi ở Canada
để sản xuất ra từ sáu đến tám triệu cặp đũa dùng dùng một lần mỗi ngày và xuất khẩu
chúng sang Nhật Bản, nơi chúng đã được rao bán ra là “đũa bảo vệ thiên nhiên”.
Tạichâu Âu, “Greenwash” không kém phần phổ biến. Các công ty hóa học Thụy Sĩ
Sandoz, trong một nỗ lực để phục hồi hình ảnh của mình sau vụ tràn dầu Basel 1986, đã
chạy quảng cáo với những cảnh về một khu rừng vớihồ nước yên bình và dòng sông
trong trẻo. Ở một chừng mực nhất định, quảng cáo này có phần chính xác, bởi lẽ vào
năm 1990 Sandoz đã di chuyển địa điểm sản xuất hóa chất nguy hiểm của nó từ Thụy Sĩ
về Ấn Độ. Trong khi đó, tập đoàn ICI của Anh, doanh nghiệp trong nhiều năm đứng
trong top 2 của thế giới về sản xuất CFC – khí gây cạn kiệt ôzôn – mãi cho đến khi hãng
bị buộc cấm sản xuất, đã quảng cáo sự thay đổi của việc chuyển sang sản xuất HFCs và
HCFCs – khí nóng lên toàn cầu và ôzôn depleters-tương ứng như thể là mở ra “thế hệ
mới của fluorocarbons ozone thân thiện”.
Làn sóng Greenwash chết người này cũng tràn vào thế giới thứ ba. TạiMalaysia, vídụ,
ICI ngang nhiên lừa đảo bằng các quảng cáo trên báo chí đầy huyễn hoặc như “Paraquat
và thiên nhiên hòa hợp trong Harmony hoàn hảo.” Trong khi quảng cáo đó mô tả
Paraquat là “thân thiện vớimôi trường” thì nó lại chứa một loại thuốc độc diệt cỏ đã đầu
độc hàng chục ngàn công nhân chỉ tính riêng ở Malaysia, bị cấm trong năm quốc gia và
được nêu tên một “12 chất kịch độc”. TạiNew Delhi, DuPont tiếp tục chạy một quảng
cáo hàng tuần về môi trường trong thời báo Ấn Độ, nơi mà nó tự miêu tả như là “nhà vô
địch về bảo vệ môi trường.” Aracruz Cellulosa, công ty xuyên quốc gia của Brazil, cũng
quảng cáo cho khách hàng toàn cầu về những nông trường chuyên canh là một “đối tác
của thiên nhiên” và bỏ phiếu cho chính mình như là một mô hình phát triển bền vững,
trong khi những nông trường đó chính là nơi dẫn đầu thế giới trong việc xả thải clo dùng
trong việc tẩy trắng bột bạch đàn. Ở Argentina, hãng Exxon công khai tuyên bố hỗ trợ tài
chính cho một dự án vùng đất ngập nước vớikhẩu hiệu “Có một con hổ chăm sóc cho
con nai”.
Ở Nga, hãng Chevron phát quảng cáo hô hào toàn dân cùng hành động chỉ để nhằm vượt
qua rào cản của công luận đối vớinhững dự án khoan dầu của mình.[3]
Trong mục quảng cáo trên tạp chí National Geographic năm 2004, công ty Ford Motor
cố gắng thuyết phục những độc giả về những cam kết vớimôi trường bằng việc thông
báo khởi động chương trình dòng xe thể thao Escape Hybrid và tái cơ cấu nhà máy River
Rouge. Một tờ báo tin đã đưa tin “Phương tiện xanh – Những nhà máy sạch. Đó là con
đường đúng đắn cho công ty chúng ra, và chúng ta đang thực hiện suôn sẻ”. Tuy nhiên,
những gì mà Ford không đề cập vớicác độc giả là công ty Ford chỉ có kế hoạch sản xuất
20000 dòng xe Hybrid một năm, trong khi vẫn tiếp tục sản xuất gần 80000 xe tảiF-
series – (vốn được biết là gây ô nhiễm môi trường) mỗi tháng. Thêm vàođó, trước khi
ban hành chiến lược này, Cục bảo vệ môi trường đã thông báo rằng trong tất cả các nhà
sản xuất ô tô, Ford có hiệu năng sử dụng nhiên liệu kém nhất. Thất bại của Ford là
không đạt được hình ảnh thân thiện vớimôi trường, công ty này đã nhận giải thưởng
đầu tiên dành cho top 10 những “greenwashers” hàng năm của Mỹ.[4]
3.2. Greenwashing tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ “greenwashing” dường như vẫn còn khá mới mẻ. Chính vìvậy,
người viết không tìm thấy bất kìmột nghiên cứu hay bài viết nào về vấn đề này. Tuy
nhiên, điều này không đồng nghĩa vớiviệc tại Việt Nam, không có “greenwashing” và
“greenwashers”.
Lấy trường hợp của công ty TNHH quốc tế Vedan để minh họa cho hoạt động
greenwashing tại Việt Nam.
Vedan Việt Nam được thành lập vàonăm 1991 như một chi nhánh của công ty Trách
nhiệm hữu hạn quốc tế Vedan, một công ty của Đài Loan được niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán Hồng Kông. Cho đến năm 2010, Công ty quốc tế Vedan đã có bốn chi
nhánh hoạt động chính, ba trong số đó là ở Trung Quốc, và chi nhánh thứ bốn là ở Việt
Nam. Vedan đã xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam và những nước khác
trong khu vực ASEAN kể từ những năm 1970. Công ty là một nhà sản xuất hàng đầu
Châu Á về những sản phẩm công nghiệp như amino axit lên men, thực phẩm bổ sung và
các sản phẩm từ bột sắn. Để mở rộng thị trường, công ty mẹ đã thành lập Vedan Việt
Nam như một cơ sở sản xuất chính. Đến năm 2010, Vedan là nhà sản xuất bột ngọt
(MGS) lớn nhất tại Đông Nam Á và là nhà cung cấp Lyzin & sản phẩm từ bột sắn ở Việt
Nam. Cho đến năm 2010, công ty đã có hơn 1.800 nhân viên Việt Nam, và một số ít
người trong số đó đã được bổ nhiệm lên vị trí quản lý.
Vào website của doanh nghiệp này, ta luôn nhận thấy hình ảnh về một doanh nghiệp với
việc thực hiện CSR hiệu quả, cụ thể là: Nâng cao phúc lợi cho công nhân, cung cấp dịch
vụ y tế 24 giờ, những bữa ăn và phương tiện đi lại miễn phí cho nhân viên, nhà ở miễn
phí cho những ai đến từ các huyện khác, và đặc biệt thưởng tiền nhân ngày Quốc tế Lao
động và Quốc Khánh Việt Nam. Vedan cũng tổ chức các chương tình huấn luyện đội ngũ
nhân viên về truyền thông, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng máy móc, an toàn lao động và
vệ sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, điều khoản khẩn cấp, cứu trợ và tiêu
chuẩn hoạt động ISO 9000.
Tuy nhiên, đằng sau những bề nổi, những thông tin đăng tải trên website, Vào ngày
08/09/2008, Cơ quan Cảnh sát Môi trường và Thanh tra của Bộ Tàinguyên và Môi
trường chính thức xác định rằng Vedan đã xả nước thải không qua xử lý vàosông Thị
Vải. Sáu ngày sau đó, Bộ Tàinguyên và Môi trường đã thông báo rằng giám đốc nhà máy
Vedan Việt Nam đã được các cơ quan chính quyền triệu tập vìnhà máy đã viphạm luật
môi trường như sau:
– Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại nhà máy sản xuất tinh bột;
– Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại nhà máy sản xuất bột ngọt và lyzin;
– Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại các nhà máy khác;
– Không cung cấp các bản báo cáo đầy đủ cho các cơ quan chức năng những thông tin và
dữ liệu về bảo vệ môi trường;
– Không ký cam kết bảo vệ môi trường cho trang trại chăn nuôi lợn của công ty vớicơ
quan bảo vệ môi trường;
– Phát triển và đưa vàohoạt động một dự án nâng cao năng suất của các nhà máy sản
xuất soda và axít mà không đánh giá tác động đến môi trường;
– Phát triển và đưa vàocác dự án hoạt động để nâng cao năng suất của các nhà máy, kể
cả bột ngọt, tinh bột, gia vị cao cấp, và lyzin mà không báo cáo đánh giá tác động môi
trường;
– Thải chất độc trực tiếp vàomôi trường mà không sử dụng các thiết bị để giảm thiểu
mức độ độc hại;
– Không kiểm soát chất thải nguy hại theo quy định bảo vệ môi trường
– Đổ nước thải vàonguồn nước tại các địa điểm không được chỉ định trong giấy phép.
Vedan đã trở thành một trường hợp điển hình về việc vôtrách nhiệm vớimôi trường,
dẫn đến những hậu quả, thiệt hại về mặt tài chính và danh tiếng thay vìđáng lẽ trở
thành một công ty thành công. Qua trường hợp Vedan, có thể nhận thấy một mặt doanh
nghiệp này luôn tỏ ra là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện CSR, một mặt lại luôn
làm những điều ngược lại – gây tổn hại một cách nghiêm trọng đến môi trường. Đây
chính là một “greenwasher” tiêu biểu tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Một vídụ điển hình khác đến từ các doanh nghiệp điện tử.
Trong giai đoạn 2009-2010, tạiViệt Nam, Cục quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 80 vụ
việc cạnh tranh không lành mạnh, tăng hơn 220% so với2 năm trước đó. Trong 6 loại
hành vi viphạm thì hành viquảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh chiếm tỷ lệ
lớn nhất, có tới25 vụ việc bị điều tra.[5] Đứng dưới góc độ luật học, những hành vi
quảng cáo của các công ty bị xử lý là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định
của Luật cạnh tranh năm 2004. Còn xét dưới góc độ xã hội học, những hành vinêu trên
được xem là một dạng của “greenwashing” như đã phân tích.
Có thể điểm qua những vụ việc được xem là “greenwashing” trong thời gian qua như
sau:
Hồi tháng 1 năm 2009, Công ty TNHH Panasonic bị điều tra 2 mẫu quảng cáo “nói quá”,
đó là quảng cáo điều hòa Envio vô hiệu quả 99% các tác nhân gây hại trong không khí.
Công ty đã thừa nhận sai sót và điều chỉnh lại nội dung quảng cáo ngay trong quá trình
điều tra sơ bộ.
Mẫu quảng cáo thứ hai bị điều chỉnh là quảng cáo tủ lạnh Panasonic có tính năng tăng
cường thành phần vitamin của thực phẩm lên tới12%. Nhưng kết quả thử nghiệm mà
công ty cung cấp lại chỉ áp dụng vớirau quả chứ không phải thực phẩm nói chung. Sau
đó công ty cũng điều chỉnh lại nội dung quảng cáo cho phù hợp. Với những vi phạm này,
Panasonic đã bị phạt 30 triệu đồng và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi“cung cấp thông
tin gây nhầm lẫn cho khách hàng”.
Theobáo cáo hoạt động thường niên của Cục Quản lý cạnh tranh năm 2010, rà soát
quảng cáo của các sản phẩm điện tử điện lạnh khác như Samsung, Sanyo, Sharp, LG…,
cơ quan này phát hiện những hãng này cũng quảng cáo khẳng định tương tự, diệt và vô
hiệu hóa vikhuẩn, virus tới 99,9% trong không khí. Song, kết quả thí nghiệm cho thấy
chỉ diệt được một số loại vikhuẩn và virus nhất định như vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy
Ecoli. Điều này đồng nghĩa, các sản phẩm điều hòa không thể diệt hay vôhiệu hóa tất cả
các loại virus, vikhuẩn được.
Như phân tích ở trên, những sự việc nêu trên đây chính là trường hợp doanh nghiệp
thực hiện “greenwashing” bằng cách nói sai sự thật, hay còn gọi là nói dối hoặc tạo ra sự
mập mờ đối vớisản phẩm.
4. Những tác động tiêu cực của Greenwashing
Thứ nhất, Greenwashing sẽ khiến chúng ta hiểu nhầm. Cụ thể, hành động này chỉ nhằm
đánh lừa chúng ta, làm chúng ta nghĩ rằng một công ty vớimột tiểu sử tồitệ về bảo vệ
môi trường lại là một công ty tốt. Tất nhiên, không phải tất cả các quảng cáo môi trường
đều là không trung thực. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề nếu như có bất kỳ quảng cáo nào không
trung thực mà lại được dán nhãn là “greenwashing” một cách hợp pháp.
Thứ hai, Greenwashing có thể dẫn đến sự chủ quan của người tiêu dùng và cả công tác
quản lý. Nếu một doanh nghiệp trong một ngành cụ thể nào đó nổi lên nhờ
Greenwashing, thì các công ty khác sẽ làm theo cho phù hợp, do đó dẫn đến ảo tưởng về
toàn ngành công nghiệp bền vững về mặt môi trường, thay vìlà sự bền vững của chính
ngành công nghiệp đó. Điều này tạo ra ảo tưởng về sự bền vững về mặt môi trường và có
thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội chẳng hạn như người tiêu dùng sẽ lại tiếp
tục sử dụng sản phẩm của các công ty khiến môi trường suy thoái và sẽ làm giảm chất
lượng điều kiện sống cho các thế hệ tương lai.
Thứ ba, Greenwashing cũng có thể tạo ra tính đa nghi: nếu người tiêu dùng cứ mong đợi
những quảng cáo theo lối “mèo khen mèo dài đuôi” thậm chí từ công ty lạc hậu nhất về
công nghệ xanh, thì điều này có thể khiến người tiêu dùng hoài nghi đến cả những công
ty đi đầu về bảo vệ môi trường được pháp luật công nhận. Vô hình dung, các công ty
thực sự cam kết chịu trách nhiệm về hành vi đối vớimôi trường hoàn toàn có lý khi để
phải dè dặt vớicác “công ty greenwash”.
5. Kết luận
Như đã phân tích trên đây, nhu cầu về việc tiêu dùng của sản phẩm xanh ngày càng cao,
và đó cũng là một xu hướng tất yếu hướng đến một xã hội bền vững. Do vậy, bản thân
doanh nghiệp nên nhận thức rõ về xu hướng này để hướng đến việc sản xuất bền vững,
tạo ra những sản phẩm thật sự “xanh”, thân thiện vớimôi trường, từ đó luôn tạo được
niềm tin đối vớingười tiêu dùng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải luôn tránh
rơi vàotrường hợp bị đánh giá là thực hiện “greenwashing” thông qua một số định
hướng:
– Hiểu biết về tất cả các tác động của môi trường của sản phẩm trong toàn bộ vòng đời
của nó
– Luôn theo đuổi việc cải thiện môi trường (xuyên suốt vòng đời) và khuyến khích
khách hàng đi cùng vớidoanh nghiệp trên hành trình này.
– Không nên tuyên bố về lợi ích môi trường khi mà tất cả các đối thủ cạnh tranh của
doanh nghiệp đều như vậy
– Luôn luôn nói thật vớikhách hàng
Dưới giác độ người tiêu dùng, sự tác động của chính những người tiêu dùng thông minh
cũng sẽ góp phần làm giảm đi thực trạng greenwashing như hiện nay. Người tiêu dùng
có thể tiếp tục ủng hộ cho những sản phẩm xanh hơn (greener products); tìm kiếm và
chọn những sản phẩm vớinhãn hàng thân thiện vớimôi trường tin cậy; luôn nhớ cách
nhận dạng “greenwashing” và chọn những sản phẩm có tính minh bạch, có thông tin và
có tính giáo dục.
Hội thảo về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
“Bảo đảm trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi của sự phát triển bền
vững mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện” - đó là ý kiến của ông Florian Beranek, cố vấn
trưởng kỹ thuật của Dự án Unido (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc) – VCCI CSR, tại buổi
hội thảo “Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững” do Phòng
Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu (VCCI Vũng Tàu) tổ chức sáng qua 21-11. Hội
thảo có 80 đại biểu đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng chuyên viên các sở, ngành trong tỉnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã trao đổi với đại biểu về việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp (CSR) trên cả 3 phương diện: Kinh tế, môi trường và xã hội. Các chuyên gia
nhấn mạnh, doanh nghiệp cần coi CSR là một chiến lược dài hạn. Cách tiếp cận chiến lược CSR có vai
trò ngày càng quan trọng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp tạo ra giá trị của doanh nghiệp,
đồng thời chiếm được lòng tin và sự tôn trọng của người tiêu dùng, đối tác nói riêng và cộng đồng xã hội
nói chung.
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiểu biết và
thực hiện CSR nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” do Liên
minh châu Âu (EU) tài trợ, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc,Văn phòng doanh nghiệp vì sự
phát triển bền vững – VCCI Việt Nam phối hợp tổ chức.
Theo Báo điện tử Bà Rịa Vũng Tàu (p/v: Lam Phương)
Đề nghị đưa trách nhiệm xã hội vào trường học
Ngày 14-12-2011. Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Việt Nam (GCNV) đã tổ chức cuộc họp thành viên
thường niên 2011. Tại đây cơ quan điều hành GCNV cho biết đã kiến nghị đưa vấn đề trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp vào trường học.
Tại cuộc họp, ông Florian Beranek, Cố vấn trưởng dự án UNIDO-VCCI CSR đã cập nhật một số điểm
mới xung quanh vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp theo Chương trình chiến lược mới của Liên
minh châu Âu được ban hành vào hồi tháng 10 năm nay.
Ông cho biết trong chương trình nói trên Liên minh châu Âu đã đưa ra một định nghĩa mới vừa toàn diện,
vừa cụ thể hơn về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp so với định nghĩa được công bố vào 2001 và chỉnh
sửa vào năm 2006.
Theo đó, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được xác định là “quá trình kết hợp các vấn đề xã hội, môi
trường, đạo đức, nhân quyền và các vấn đề người tiêu dùng vào trong các hoạt động kinh doanh và
chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với các bên liên quan”.
Theo ông Florian Beranek, sở dĩ Liên minh châu Âu đưa ra Chương trình chiến lược mới với những thay
đổi về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là nhằm khôi phục niềm tin của người tiêu dùng vào doanh
nghiệp vốn bị suy giảm nặng nề sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.
Sự tham lam quá mức bất chấp đạo đức kinh doanh, lợi ích xã hội của giới tài phiệt, đặc biệt là giới ngân
hàng là nguồn cơn gây ra cuộc khủng hoảng và điều này gây nên một làn sóng giận dữ trong người tiêu
dùng. Và vì vậy, việc tăng cường áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được xem như một công cụ
quản trị hữu hiệu nhằm cải thiện hình ảnh, giá trị của doanh nghiệp.
Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Phát triển bền vững của VCCI-cơ
quan điều hành GCNV cho biết tổ chức này đang kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa trách nhiệm xã
hội doanh nghiệp vào Chương trình giảng dạy ở cấp đại học và sau đại học. Hiện nay, việc chuẩn bị tài
liệu về vấn đề này cho giảng dạy cũng đã hoàn tất và đang chờ ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền.
GCNV được thành lập năm 2007, là sáng kiến dựa trên mối quan hệ đối tác giữa VCCI và Liên Hợp
Quốc tại Việt Nam, các hoạt động của GCNV nhằm hướng hỗ trợ các thành viên thực hiện hiệu quả trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp. GCNV hiện có 95 thành viên, bao gồm doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,
học viện, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các cơ quan chính phủ tại Việt Nam.
Theo SaigonTimes (p/v: Nguyên Tấn)
Tăng cường hợp tác giữa cơ sở dạy nghề và DN trong đào tạo lao động
Ngày 25/11/2011, tại Hà Nội, VCCI phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Phát triển Công
nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức “Diễn đàn phát triển cộng đồng”. Diễn đàn là một trong
những hoạt động trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt
Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), hướng tới tăng
cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” do EU tài trợ.
Ông Florian Beranek, Cố vấn trưởng dự án cho biết, thiếu lao động lành nghề đang là một cản trở cho
các DNNVV trong việc nâng cao năng suất và tính cạnh tranh. Vì vậy, mục tiêu của dự án là hướng tới
phát triển kỹ năng cho lao động tại cộng đồng và tầm quan trọng của giáo dục dạy nghề đối với DNNVV.
Đánh giá về thực trạng dạy nghề hiện nay, TS Mặc Văn Tiến, chuyên gia dự án cho biết, nhìn tổng thể,
công tác dạy nghề đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về nhân lực qua đào tạo nghề cho các doanh
nghiệp và thị trường lao động. Tuy nhiên, những điểm yếu của người lao động tại các doanh nghiệp nói
chung và DNNVV nói riêng là trình độ học vấn dưới trung học phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó
rất ít chủ DNNVV được đào tạo cơ bản về quản lý doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo thống kê của Tổng cục dạy nghề, số lao động qua đào tạo nghề trong các DNNVV chỉ
chiếm tỷ lệ 25% trong tổng số lao động. Khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo tổ nhóm của lao động
tại các doanh nghiệp này còn hạn chế....
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, theo TS Mặc Văn Tiến, trước tiên cần tăng cường đầu tư, tập
trung nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, người
dạy nghề. Đặc biệt, phải đảm bảo đáp ứng được tiêu chí dạy nghề đó là phải gắn với yêu cầu của các
doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tăng cường sự gắn kết, hợp tác giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh
nghiệp trong việc đào tạo lao động trong các DNNVV.
Đa số các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo cho rằng, thu hút, giữ chân và đào tạo lao động lành nghề
nhằm gia tăng năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh là việc cực kỳ quan trọng. Các DNNVV chưa
có khả năng phát triển chương trình đào tạo, do đó giải pháp tối ưu chính là kết hợp với cộng đồng địa
phương. Sự kết hợp này sẽ mang lại lợi ích chung cho cả hai phía doanh nghiệp và địa phương, đồng
thời là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự diễn đàn đã cùng nhau tranh luận, chia sẻ mô hình đào tạo kết hợp
giữa trường học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, trong đó, có hai mô hình là trường học
trong doanh nghiệp và doanh nghiệp trong trường học được nhiều đại biểu quan tâm.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp (p/v: Hồ Hường)
CSR giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Trước những yêu cầu ngày càng tăng của các thị trường nhập khẩu trên thế giới về việc sản
phẩm làm ra phải có tính thân thiện và hạn chế tác động tới môi trường tự nhiên ngay từ khâu
sản xuất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang ngày càng trở thành một công cụ
quan trọng để doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. ĐTNN đã có cuộc
phỏng vấn với ông Florian Beranek (Cố vấn trưởng dự án CSR - do Switch Asia tài trợ) về vấn đề
này.
ĐTNN: Theo ông, vấn đề phải áp dụng CSR đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự cấp
thiết ?
Ông Florian Beranek: Tại Việt Nam hiện nay có một động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp thúc đẩy
quá trình thực hiện CSR. Trong một thời gian dài, Việt Nam là nơi có chi phí sản xuất thấp; nhưng nay
đang dần trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Điều đó có nghĩa là giá thành thấp không còn là
một yếu tố, một thế mạnh được cân nhắc hàng đầu, mà ngày càng có nhiều vấn đề khác được xem xét
hơn như ảnh hưởng tới môi trường, sự an toàn của sản phẩm, việc tuân thủ các nguyên tắc xã hội, tuân
thủ luật pháp và sự gắn kết với cộng đồng?
Hiện nay, có khá nhiều các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh những SA8000,
ISO14001, OHS AS18001, BSCI, WRAP được nhiều người biết tới ở Việt Nam, còn có một số lượng lớn
các yêu cầu từ phía các nhà mua hàng từ thị trường Mỹ và Châu Âu (thường được gọi là Bộ quy tắc ứng
xử) và những quy định kỹ thuật như REACH, RoHs, GS?
Ngày 1 tháng 11 vừa qua, tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức cho ra mắt tiêu chuẩn về
trách nhiệm xã hội ISO 26000. Đây thực sự là một mắt xích quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và
nhỏ tìm ra phương pháp chiến lược để tiếp cận với CSR.
Trong năm vừa qua, dự án của chúng tôi do Liên minh Châu Âu tài trợ đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Việt Nam trong quá trình từng bước thực hiện CSR. Sự hợp tác mật thiết giữa Tổ chức
phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) và phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
(VCCI) đã giúp dự án tiếp cận tới các bên hữu quan. Đặc biệt, chương trình này cũng rất phù hợp với
các hoạt động trên toàn quốc của Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (SDfB) trực thuộc
VCCI.
Theo ông, những lợi ích cũng như khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện CSR là gì ?
Khi tìm hiểu tại các doanh nghiệp về khó khăn trong việc thực hiện CSR, chúng tôi thường được nghe
hai câu nói "Chúng tôi không có ngân sách" hay "Chúng tôi không có thời gian để làm việc đó".
Việc thiếu ngân sách thường là hậu quả của chính sách giá cạnh tranh gắt gao, sử dụng không hiệu quả
các nguồn lực và vấn đề chất lương (bao gồm cả chất lượng sản phẩm và chất lượng nguồn nhân lực).
Trong khi đó, việc thiếu thời gian lại là hậu quả của những sức ép tài chính - thực hiện những hợp đồng
mới với thời hạn gấp rút, kế hoạch không đầy đủ hoặc các nhà cung ứng không đáng tin cậy? Tất cả
những vấn đề trên gây cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp. Và khi đó, "đối phó" trở thành cách các
doanh nghiệp vận dụng trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Mặc nhiên, nó trở thành cái vòng
luẩn quẩn mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Và để phá vỡ cái chu trình này, doanh nghiệp cần phải
đầu tư thời gian và một khoản ngân sách nhỏ.
Trong một thời gian dài, chi phí sản xuất thấp là yếu tố hàng đầu để đạt tới thành công của những công
ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Nhưng nay, khách hàng quốc tế đòi hỏi những nhà sản xuất của
họ phải tuân thủ các quy định về xã hội và môi trường. Họ yêu cầu có sự gắn kết với cộng đồng, có cơ
chế chống tham nhũng và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe? Doanh nghiệp phải đối phó với tất cả
những vấn đề trên nhằm thỏa mãn yêu cầu đặt ra từ phía khách hàng. Dần dần, việc làm đó trở thành
một phần của công việc kinh doanh và thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện để nâng
cao năng lực cạnh tranh, tạo ra thế mạnh giúp họ hoạt động hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh kinh tế Châu Áu hiện nay thì các doanh nghiệp trong khu vực đã thực hiện CSR
như thế nào ?
Muốn duy trì phát triển kinh tế thì không thể không đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sáng tạo đổi mới và
xây dựng thương hiệu. Cả 3 vấn đề này đều đòi hỏi phải có cách tư duy mới trong hoạt động kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét những "yếu tố mềm" như lòng tin, sự tín nhiệm, sự sáng tạo, tinh
thần đồng đội, hình ảnh, môi trường làm việc, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống?
Bởi vậy, việc thực hiện CSR một cách toàn diện sẽ có vai trò rất quan trọng. Ngày hôm nay, doanh
nghiệp thực hiện CSR như một yêu cầu cần phải đáp ứng để tăng cường công tác xuất khẩu, nhưng
ngày mai, nhu cầu này sẽ trở nên lan rộng và mạnh mẽ trong khắp thị trường Châu Á. Bản thân những
khách hàng nội địa cũng sẽ là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện CSR. CSR không phải
là một sự thay đổi mang tính công nghệ có thể xảy ra trong chớp nhoáng, đó là cả một quá trình mà nếu
doanh nghiệp không thực hiện nó đúng thời điểm, rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và thậm chí là thất bại
trong việc kinh doanh. Do vậy, CSR không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà có ý nghĩa hơn cả, nó
mang ý nghĩa là một cơ hội mà doanh nghiệp có được.
Áp dụng CSR bắt đầu từ những vấn đề cơ bản như môi trường và lao động, cho đến tiêu thụ năng
lượng và khai thác tài nguyên thiên nhiên?, nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
câu hỏi đặt ra là: Nên thực hiện CSR như thế nào cho hiệu quả với nguồn ngân sách hạn chế ?
Xin ông có thể nêu lên một số trường hợp điển hình ?
Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng CSR là một quá trình cải tiến liên tục và không đòi hỏi nhiều chi
phí. Cần nhất là thời gian, sự sẵn sàng và những năng lực cơ bản để phân tích tình hình hiện tại. Chúng
tôi đang nỗ lực hết sức để giúp các doanh nghiệp "mong muốn" áp dụng CSR chứ không phải là bị ép
buộc để thực hiện nó.
Để đạt được mục tiêu này cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức tài chính, các tổ chức quốc tế và
nhà mua hàng. CSR là một quá trình bao gồm những bước tiến nhỏ và nếu doanh nghiệp nhìn thấy
những kết quả có được, họ sẽ tiếp tục những bước tiếp theo.
Một ví dụ minh họa cho các tiếp cận thành công là các hoạt động liên quan đến tổ chức công việc như hệ
thống 5S (là viết tắt của 5 chữ tiếng Nhật gồm Seiri - Sàng lọc, Seiton - Sắp xếp, Seiso - Sạch sẽ, Ketsu -
Săn sóc và Shitsuke - Sẵn sàng, là quy trình nhằm tạo ra một môi trường làm việc gọn gàng, ngăn nắp
và sạch sẽ tại các nhà máy để có thể đạt được chất lượng, độ an toàn và năng suất sản xuất). Đầu tư
nhiều thời gian sẽ giúp năng suất cao hơn, cải thiện chất lượng và giảm trừ thất thoát. Hệ thống này
cũng giúp cải thiện đáng kể quy trình sản xuất.
Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để nhận thức về trách nhiệm xã hội tăng lên và trở thành kiện
cần có cho các doanh nghiệp ?
Nhìn chung, đã có một hệ thống luật pháp và quy định về các vấn đề lao động và môi trường. Tuy nhiên,
nhận thức và việc tuân thủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tương đối thấp. Theo ý kiến của tôi,
hoạt động tăng cường vai trò của những khách hàng trong nước cũng quan trọng như việc xem xét
những nguyên tắc của sản xuất và tiêu dùng bền vững. Vì vậy, vai trò của các nhà lập pháp không chỉ là
tập trung can thiệp trực tiếp mà còn hỗ trợ và tạo ra những yêu cầu mới cho thị trường nội địa. Điều này
cũng tránh được tình trạng phân biệt đối xử giữa những doanh nghiệp xuất khẩu "tốt" và nhà sản xuất nội
địa "tồi".
Có một thông điệp mà tôi muốn nêu lên ở đây là "Những công tác được kiểm tra và giám sát tốt, bao giờ
cũng đem lại những hiệu quả đáng mong đợi"
Theo Đầu tư nước ngoài (p/v: Đình Mạnh)
Cơ hội từ CSR cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
(TBKTSG Online) - Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài áp dụng việc thực hiện
trách nhiệm xã hội (CSR) vào chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp
tại Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại chưa thấy được cơ hội và lợi ích mà
CSR có thể mang lại. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Florian Beranek,
cố vấn trưởng dự án của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO Chief
Technical Advisor - CSR), một dự án CSR tại Việt Nam do Liên hiệp châu Âu tài trợ.
TBKTSG Online: Theo ông, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về CSR hiện nay như thế
nào ?
- Ông Florian Beranek: Chúng tôi nhận thấy khoảng cách khá lớn giữa các công ty lớn và những doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu cơ hội tiếp cận trực tiếp
với các mạng lưới và thị trường quốc tế. Những người điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối
mặt với một giai đoạn khó khăn do sức ép về giá cả và giá trị gia tăng thấp. Những áp lực này ngăn cản
họ phát triển những chiến lược, sản phẩm và thị trường mới.
Tuy nhiên, nhận thức trong các vấn đề về người lao động và môi
trường đang tăng nhanh
CSR có thể được hiểu là cam kết
của doanh nghiệp đóng góp cho
sự phát triển bền vững thông qua
việc cân bằng ba yếu tố kinh tế,
xã hội và môi trường. Hành vi
này được gọi là phương pháp tiếp
cận ba yếu tố, nhằm đem lại lợi
ích cho cả doanh nghiệp và xã
hội.
do những nỗ lực của Chính phủ, các dự án cũng như những yêu
cầu khắt khe hơn từ những đối tác nước ngoài. Nhưng việc phát
triển bền vững không chỉ dựa trên hai vấn đề đó. Để đạt được sự
cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường, còn phải xem xét tất cả
các vấn đề khác có liên quan.
Gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhìn nhận việc tiếp
cận những thị trường mới, nâng cao giá trị gia tăng hay cắt giảm chi phí bằng việc thuê nhân công giá rẻ
không còn là tiêu chí số một. Tuy nhiên, nhận thức và khả năng để nhìn nhận, thực hiện tốt những vấn
đề còn tồn tại cần được cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp Việt Nam còn coi trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là gánh nặng, là trách nhiệm phải thực hiện hơn là một cơ hội.
Muốn đạt được hiệu quả, cần sự đóng góp và tiếp cận của các bên hữu quan trong việc biến trách nhiệm
thành cơ hội. Thực hiện những yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường là chìa khóa cho sự phát triển
của quốc gia. Không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp nào.
Thưa ông, để tăng cường việc thực hiện CSR, doanh nghiệp cần những điều kiện gì ?
- CSR là một mô hình tích hợp nên cần có những cuộc đối thoại của các bên hữu quan, thiết lập và duy
trì mạng lưới, thuyết phục các doanh nghiệp về tầm quan trọng khi đầu tư thời gian vào CSR. Việc làm
này sẽ giúp họ hạn chế được các công việc thường nhật, khám phá ra bức tranh toàn cảnh về công việc
kinh doanh cốt lõi của mình. Đó là bước quan trọng nhất.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ kinh nghiệm để cải thiện nhận thức, hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ tìm ra
giải pháp tốt nhất thông qua mạng lưới các cơ quan chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp và đối tác
quốc tế cũng là điều cần thiết. Ngoài ra, giới truyền thông cũng có vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ
những cuộc đối thoại.
Tất cả những nỗ lực trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường nhận thức về CSR, từ đó thúc
đẩy việc thực hiện CSR, tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp
Làm thế nào để đánh giá hiệu quả khi thực hiện CSR ?
- CSR là việc tiếp cận tổng thể, nên rất khó đánh giá về hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, có thể đánh giá
hiệu quả của CSR qua nhiều chỉ số tài chính khác nhau như sự hài lòng của người tiêu dùng, số lượng
khiếu nại, mức tiêu thụ năng lượng, khối lượng rác thải, năng suất lao động… Ngoài ra, nhiều doanh
nghiệp trên thế giới cũng đang sử dụng tiêu chuẩn báo cáo sáng kiến toàn cầu (GRI) để xác định việc
thiết lập được những chỉ số đó. Làm thế nào để làm việc với GRI cũng là một phần trong dự án của
chúng tôi.
Việc thực hiện CSR đóng góp gì vào thành công của các doanh nghiệp, thưa ông ?
- Bắt đầu với những vấn đề cơ bản như môi trường và lao động. Việc tiết kiệm năng lượng và các tài
nguyên khác giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí. Trong khi đó việc tạo dựng môi trường làm việc tốt, an
toàn và bảo đảm sức khỏe cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những nhân công có tay
nghề cao, qua đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp.
Thực hiện CSR, doanh nghiệp sẽ chuyển từ thế bị động sang chủ động. Vì thế, hãy ngăn chặn những rủi
ro và nắm lấy cơ hội bằng cách thực hiện những điều bạn nên làm ngay lúc này
Hoạt động từ thiện chắc chắn
mang lại một số tác động tích
cực, nhưng sẽ còn có hiệu quả
hơn nếu nó là một phần trong
chiến lược CSR tổng thể.
Câu hỏi chương 4

More Related Content

What's hot

[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
Hạt Mít
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
xuanduong92
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
tú Tinhtế
 

What's hot (20)

Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
[QTCL]-Chiến Lược Cạnh Tranh Của Công Ty Trung Nguyên
 
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
Tổng kết công thức kinh tế lượng ( kinh te luong)
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Giáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lượcGiáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lược
 
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY - zalo=> 09092...
 
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đĐề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
 
Văn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của ViettelVăn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của Viettel
 
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báoChương 1: Giới thiệu chung về dự báo
Chương 1: Giới thiệu chung về dự báo
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang doBai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
Bai 2 mo hinh nghien cuu va kiem dinh su tin cay thang do
 
Bai tieu luan_tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh của CANIFA
Bai tieu luan_tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh của CANIFABai tieu luan_tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh của CANIFA
Bai tieu luan_tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh của CANIFA
 

Similar to Câu hỏi chương 4

Chươn g 2
Chươn g 2Chươn g 2
Chươn g 2
Giang Vu
 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Binh Minh Nguyen
 
ô nhiễm môi trường tại Việt nam
ô nhiễm môi trường tại Việt namô nhiễm môi trường tại Việt nam
ô nhiễm môi trường tại Việt nam
FlowerDance2
 
Chuong3: Moi Truong"Quan Tri Hoc"
Chuong3: Moi Truong"Quan Tri Hoc"Chuong3: Moi Truong"Quan Tri Hoc"
Chuong3: Moi Truong"Quan Tri Hoc"
Nguyễn Tú
 
Moi truong Quan Tri Hoc
Moi truong Quan Tri HocMoi truong Quan Tri Hoc
Moi truong Quan Tri Hoc
Nguyễn Tú
 
Colgate palmolive (việt nam )
Colgate palmolive (việt nam )Colgate palmolive (việt nam )
Colgate palmolive (việt nam )
Pineapple Quynh
 
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Hee Young Shin
 

Similar to Câu hỏi chương 4 (20)

Y dinh mua san pham xanh cua nguoi tieu dung o thanh pho ho chi minh
Y dinh mua san pham xanh cua nguoi tieu dung o thanh pho ho chi minhY dinh mua san pham xanh cua nguoi tieu dung o thanh pho ho chi minh
Y dinh mua san pham xanh cua nguoi tieu dung o thanh pho ho chi minh
 
Chươn g 2
Chươn g 2Chươn g 2
Chươn g 2
 
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
 
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLAPHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ MARETING MIX DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA COCA-COLA
 
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường  xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
Tài liệu sản phẩm thân thiện với môi trường xu hướng tất yếu tiêu dùng hiện ...
 
Sản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mtSản phẩm thân thiện với mt
Sản phẩm thân thiện với mt
 
ô nhiễm môi trường tại Việt nam
ô nhiễm môi trường tại Việt namô nhiễm môi trường tại Việt nam
ô nhiễm môi trường tại Việt nam
 
Chuong3: Moi Truong"Quan Tri Hoc"
Chuong3: Moi Truong"Quan Tri Hoc"Chuong3: Moi Truong"Quan Tri Hoc"
Chuong3: Moi Truong"Quan Tri Hoc"
 
Moi truong Quan Tri Hoc
Moi truong Quan Tri HocMoi truong Quan Tri Hoc
Moi truong Quan Tri Hoc
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topicaSlideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
 
Nghiên-cứu-R-.docx
Nghiên-cứu-R-.docxNghiên-cứu-R-.docx
Nghiên-cứu-R-.docx
 
Colgate palmolive (việt nam )
Colgate palmolive (việt nam )Colgate palmolive (việt nam )
Colgate palmolive (việt nam )
 
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt NamLuận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
 
Môi trường
Môi trường Môi trường
Môi trường
 
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
Phân tích những tác động của các tác nhân môi trường marketing đến sản phẩm t...
 
hiện trạng tái chế nhựa
hiện trạng tái chế nhựahiện trạng tái chế nhựa
hiện trạng tái chế nhựa
 
Untitled (2).pptxgggggggggggggggggggggggggggggggggggggg
Untitled (2).pptxggggggggggggggggggggggggggggggggggggggUntitled (2).pptxgggggggggggggggggggggggggggggggggggggg
Untitled (2).pptxgggggggggggggggggggggggggggggggggggggg
 
Hệ thống nghiên cứu kế toán môi trường
Hệ thống nghiên cứu kế toán môi trườngHệ thống nghiên cứu kế toán môi trường
Hệ thống nghiên cứu kế toán môi trường
 
Trach nhiem mo rong cua nha san xuat.pdf
Trach nhiem mo rong cua nha san xuat.pdfTrach nhiem mo rong cua nha san xuat.pdf
Trach nhiem mo rong cua nha san xuat.pdf
 

Câu hỏi chương 4

  • 1. CÂU HỎI CHƯƠNG 4 1. Tại sao việc xem xét CSR từ bối cảnh của chiến lược lại là quan trọng? 2. Năng lực, chiến lược, cấu trúc và môi trường bên ngoài phối hợp như thế nào để giúp tổ chức thành công? 3. Bộ lọc về CSR sẽ đem lại lợi thế gì cho cty? Nếu bạn là CEO của cty, bạn sẽ thực hiện bộ lọc CSR bằng cách nào? Có thể tạo bằng hình thức nào? Ngày nay, theo bạn một cty có thể sử dụng thành công bộ lọc CSR không? 4. Greenwash là gì? Tại sao greenwash lại nguy hiểm đối với CSR?
  • 2. Câu 4: GREEN WASHING Trần Thanh Tâm Mở đầu Ngày nay, khách hàng toàn cầu không chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng của hàng hóa và sản phẩm mà họ còn quan tâm ngày càng nhiều hơn đến vấn đề cách thức sản phẩm được sản xuất ra trong những điều kiện mà theo họ là phù hợp về môi trường và điều kiện làm việc. Đó cũng là một điều dễ hiểu bởi vì khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì những đòi hỏi cao từ khách hàng sẽ là vấn đề tất yếu. Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng trên toàn thế giới đang kêu gọi ủng hộ cho việc sản xuất và sử dụng những sản phẩm xanh (“greener products”) – là những sản phẩm và dịch vụ phải thật sự bền vững, hay nói cách khác, đó là những sản phẩm mà người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy, tin tưởng tuyệt đối, và sử dụng một cách hiệu quả. Biểu đồ 1: Số lượng quảng cáo xanh tại thị trường Bắc Mỹ trong giai đoạn từ 1987 đến năm 2008 Nguồn: Khảo sát của Terrachoice (2009) trong báo cáo “The Seven sins of Greenwashing – Summary report Nắm bắt những thay đổi đó, những nhà sản xuất và những nhà marketing luôn cố gắng để đáp ứng nhu cầu này. Nhìn vàobiểu đồ trên đây, có thể nhận thấy rằng số lượng “quảng cáo xanh” tại thị trường Bắc Mỹ đã tăng lên gấp 10 lần trong vòng 20 năm từ 1987 đến 2007 và gần như là gấp 3 lần kể từ năm 2006 (Từ 4% năm 2006 đến 12% năm 2007). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có bao nhiêu quảng cáo thật sự mô tả đúng bản chất của sản phẩm công ty hay chỉ là hình thức đánh bóng thương hiệu vớinhững giả tạonhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng? Bài viết này nghiên cứu về thực trạng này thông qua phân tích hiện tượng Greenwashing – vớiviệc chỉ ra khái niệm, những ví dụ điển hình, những tác động tiêu cực cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. 1. Khái niệm “Greenwashing” là thuật ngữ mang ý nghĩa tiêu cực, có nguồn gốc từ thuật ngữ“Whitewashing”- vốn được dùng trong lĩnh vực chính trị, được hiểu là những nỗ lực cố ý che giấu sự thật không hay (An intentional attempt tohide unpleasant facts, especially in a political context). “Greenwashing” được đặt ra bởi những nhà hoạt động môi trường vớihàm ý diễn tả những hành động đánh lạc hướng người tiêu dùng liên quan đến hoạt động về môi trường của một công ty hoặc liên quan đến những lợi ích về môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ (the act of misleading consumers regarding the environmental practices of a company or the environmental benefits of a product or service).[1] Một hành động được xem là “Greenwashing” khi một công ty hoặc tổ chức đầu tư thời gian cũng như tiền bạc để khẳng định sản phẩm của công ty mình là sản phẩm xanh, thân thiện vớimôi trường (green products) thông qua công cụ quảng cáo và marketing
  • 3. thay vìthật sự đầu tư vào thực tiễn kinh doanh để tối thiểu hóa những tác động tiêu cực của sản phẩm đến môi trường sống. 2. Nhận dạng Greenwashing Việc nhận dạng dấu hiệu của Greenwashing từ các doanh nghiệp đã được Underwriters Laboratories – một trong những tổ chức về kiểm tra và giám định độc lập lớn nhất thế giới nghiên cứu thông qua bản báo cáo “Bảy tội ác của greenwashing” (The Seven Sins of Greenwashing).[2] 2.1. Che dấu về những mối lợi bất cập hại (The Sin of the hidden Trade-off) Cũng được xem là một dạng của Greenwashing khi doanh nghiệp tuyên bố rằng sản phẩm của mình là “xanh” dựa trên một số ít thuộc tính mà không chú ý đến những vấn đề môi trường quan trọng khác. Lấy sản phẩm giấy là vídụ điển hình cho dấu hiệu này. Sẽ thật là khó để cho rằng giấy là sản phẩm thân thiện với môi trường chỉ bởi vìnó có nguồn gốc từ những khu rừng được khai thác theo hướng bền vững. Những yếu tố môi trường quan trọng khác trong quy trình tạo ra giấy, có thể kể đến như năng lượng, khí thải nhà kính, ô nhiễm nước và không khí có thể là những vấn đề quan trọng và cần phải xem xét. 2.2. Nêu không có bằng chứng (No proof) Doanh nghiệp cũng bị xem là “greenwasher” khi đưa ra một tuyên bố về môi trường mà không thể chứng minh được bằng các thông tin dễ truy cập hoặc bởi bên thứ ba đáng tin cậy chứng thực. Ví dụ điển hình là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giấy vệ sinh và khăn giấy, họ tuyên bố về lượng phần trăm tái chế sản phẩm nhưng lại không có bằng chứng chứng minh. Trong báo cáo của Terra Choice (2010), Không giống như tội che dấu những mối lợi bất cập hại (Có khuynh hướng giảm từ 100% năm 2007 xuống còn dưới 30% năm 2010, tần suất doanh nghiệp vi phạm lỗi không có bằng chứng đang khá cao. Ước tính có hơn 70% những tuyên bố trong các quảng cáo xanh là phạm vàolỗi này, và báo cáo 2010 cũng chỉ ra đây là lỗi viphạm phổ biến nhất. Bản thân người tiêu dùng sẽ phải cẩn thận hơn, chỉ nên tin những tuyên bố về môi trường xanh có nguồn gốc đáng tin cậy mà dễ dàng tra cứu những tuyên bố của chúng vớibằng chứng rõ ràng. Biểu đồ 2: Sự thay đổi trong hình thái của Greenwashing giai đoạn 2007 - 2010 Nguồn: Terra Choice (2010), The Sins of Greenwashing 2.3. Tạo ra sự mập mờ (vagueness) Là một tuyên bố không được định nghĩa rõ hoặc quá rộng để cho người tiêu dùng dễ dàng hiểu sai nghĩa thực của nó. Lấy vídụ như một số sản phẩm trên thị trường có dán nhãn ‘All-natural’ (hoàn toàn tự nhiên). Nhưng đây là một thuật ngữ không rõ nghĩa và dễ làm người tiêu dùng hiểu nhầm, vìthực tế là những chất như Arsenic, uranium, mercury, và formaldehyde cũng
  • 4. đều là tự nhiên nhưng chúng hoàn toàn là gây độc hại. Do vậy, “all natural” chưa hẳn đã là xanh, là thân thiện vớimôi trường. 2.4. Nêu điều không thích hợp (irrelevance) Nhận dạng các doanh nghiệp thuộc trường hợp này là những doanh nghiệp đưa ra những tuyên bố về môi trường mà những tuyên bố này có thể đúng nhưng không quan trọng hay không có ích cho người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm ưa thích hơn về mặt môi trường. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là doanh nghiệp sản xuất tủ lạnh. Thông tin mà họ cũng cấp cho người tiêu dùng là không có chất CFC (“free-CFC”) – vốn được biết là chất gây phá hủy tầng ozon, ảnh hướng nghiêm trọng đến môi trường. Trong khi đó, điều này thật sự là không cần thiết bởi bản thân chất CFC là một hóa chất bị cấm sử dụng bới tất cả các quốc gia trên thế giới. 2.5. Chỉ nhận lỗi nhỏ (còn lờ lỗi lớn) (lesser or two evils) Một tuyên bố mà có thể trung thực trong một lĩnh vực của sản phẩm, nhưng có nguy cơ sẽ làm sao nhãng người tiêu dùng để không nhận ra các tác động lớn hơn về môi trường khi xét về tổng thể. Có thể nhận dạng các doanh nghiệp loại này là những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm về thuốc lá hữu cơ hay các dòng xe thể thao tiết kiệm nhiên liệu. Thực tế khảo sát tại Terrachoice (2010) cho thấy số lượng các sản phẩm vi phạm lỗi này cũng rất ít và có khuynh hướng giảm đáng kể, thậm chí là lỗi này gần như không xuất hiện trong năm 2010. 2.6. Nói dối Đây là trường hợp mà các doanh nghiêp tuyên bố sai sự thật liên quan đến môi trường. Các ví dụ phổ biến nhất là sản phẩm giả tự xưng là chứng nhận hoặc đăng ký Energy Star. Tương tự như vớitrường hợp “chỉ nhận lỗi nhỏ”, sự vi phạm về vấn đề này của doanh nghiệp cũng rất ít và cũng có khuynh hướng giảm. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là lỗi khá nghiêm trọng, một khi doanh nghiệp bị phát hiện là tuyên bố sai sự thật, thì uy tín, thương hiêu của doanh nghiệp này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và theo đó sẽ khó có cơ hội cạnh tranh trong bối cảnh thị trường hiện nay. 2.7. Tôn thờ nhãn mác rỡm Doanh nghiệp rơivào trường hợp này thường có những sản phẩm mà ngôn từ và hình ảnh quảng cáo gây ấn tượng là có bên thứ ba bảo trợ nhưng trong thực tế là không như vậy, hay nói cách khác là: Nhãn mác rởm.
  • 5. Ví dụ điển hình, là nhiều doanh nghiệp hay dán những sản phẩm “sinh thái” (eco), môi trường, thân thiện vớimôi trường (environment – friendly)…mặc dù không có tổ chức nào chứng nhận như vậy cả. Theokhảo sát của Terrachoice 2010, khuynh hướng của nhãn mác rởm này đang có khuynh hướng tăng lên, từ 23% năm 2009 đến 30% năm 2010. 3. Những trường hợp điển hình về “Greenwashing” trên thế giới và tại Việt Nam 3.1. Greenwashing trên thế giới Khi phong tràovì môi trường hiện đại được tạo đà từ giữa những năm cuối thập niên 1960 thì hình ảnh về một doanh nghiệp thân thiện vớimôi trường cũng tràn ngập trên các sóng phát thanh, báo và tạp chí. Và người khởi đầu cho trào lưu dán nhãn “greenwash” chính là cựu giám đốc quảng cáo của Madison Avenue Jerry Mander và những đồng sự trong cái thời gọi là “yêu chuộng môi trường”. Vào thời điểm đó, phong tràochống hạt nhân đang lên ngôi. Hưởng ứng không khí đó, phòng năng lượng hạt nhân của Westinghouse đã giật tít quảng cáo “ở khắp mọi nơi, ca ngợi gương sáng chống gây ô nhiễm môi trường của điện nguyên tử” như là “đáng tin cậy, chi phí thấp … gọn gàng, sạch sẽ, an toàn.” ( Các phiên bản tiếp sau của các quảng cáo này hiện nay đang quy kết năng lượng hạt nhân như là tác nhân cho hiện tượng nóng lên toàn cầu). Trong khi đó, chỉ tính riêng năm 1969, các công ty truyền thông đại chung đã chi hơn 300 triệu USD cho quảng cáo – gấp tám lần những gì các công ty đã bỏ ra cho những nghiên cứu nhằm chống ô nhiễm môi trường được hô hào trong quảng cáo của họ. Nhìn chung, các tập đoàn dầu, hóa chất, và ô tô, cùng vớicác hiệp hội công nghiệp và các công ty truyền thông, đã chi tiêu gần 1 tỷ USD mỗi năm cho công tác “yêu chuộng môi trường” kiểu như trên và điều này còn làm lệch lạc cách hiểu về các khái niệm “sinh thái” và các tri thức liên quan. Và vàonhững năm 1980 gắn vớithảm họa do việc sản xuất Bhopal, Chernobyl và Exxon Valdez, phong trào vìmôi trường càng trở nên mạnh mẽ. Hòa theo bối cảnh đó, các quảng cáo “greenwash” càng trở nên nhan nhản và phức tạp hơn, đỉnh điểm là vàonăm 1990 nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Tráiđất. Đó là trong năm đó rầm rộ xuất hiện hàng loạt các “công ty vìmôi trường” chỉ tính riêng ở Mỹ. Một phần tư của tất cả các sản phẩm gia dụng mới đi vào thị trường Mỹ trong khoảng thời gian của “20 năm ngày Ngày Tráiđất ” đều tự quảng cáo là “tái chế”, “phân hủy sinh học”, “thân thiện vớiôzôn” hoặc “có thể hóa khí”. Đồng thời, một số hãng gây ô nhiễm lớn nhất thế giới đã chi đến tiền triệu để khoác lên mình một vỏ bọc mới với lớp sơn sáng bóng màu xanh lá cây – theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng . Chẳng hạn, công ty dầu ARCO, ví dụ, che dấu cơ sở Los Angeles của nó phía sau mặt tiền của cây cọ và thác nước nhân tạo, và một nhà bình luận đã gọi đây là “phiên bản mới của công nghiệp thẩm mỹ”. DuPont, gã khổng lồ trong việc xả thải BBDO, đã làm việc vớiMadison Avenue để trình làng một quảng cáo đầy đủ các kiểu như cá voi và cá heo nhảy múa, và chim hồng hạc bay lượn, tất cả chỉ nhằm củng cố cho bộ mặt thân thiện vớimôi trường mà doanh nghiệp mới thiết lập. Hãng Dow Chemical, nhà sản xuất clo lớn nhất trên thế giới, sử dụng hình ảnh Tráiđất để chào hàng “cam kết không ngừng nghỉ” của họ đối vớimôi trường, vốn được tuyên bố như vậy chỉ để nhằm tái thiết công ty.
  • 6. Tương tự như vậy, xuyên qua TháiBình Dương, công ty hạt nhân khổng lồ Hitachi được rêu rao trong các quảng cáo như là “một công dân của Tráiđất”. Còn nhà máy bia Suntory, một thành viên của Keiretsu Sanwa, sản xuất loại bia mới mang tên “Tráiđất”. Dòng quảng cáo chủ chốt của công ty – “Suntory: Suy nghĩ về trái đất” trở thành trang trí phù hiệu trên khắp các lon bia và một liên doanh Tập đoàn Mitsubishi – Doanh nghiệp đã cắt xén đi những dải rộng lớn của khu rừng già Aspen 100 năm tuổi ở Canada để sản xuất ra từ sáu đến tám triệu cặp đũa dùng dùng một lần mỗi ngày và xuất khẩu chúng sang Nhật Bản, nơi chúng đã được rao bán ra là “đũa bảo vệ thiên nhiên”. Tạichâu Âu, “Greenwash” không kém phần phổ biến. Các công ty hóa học Thụy Sĩ Sandoz, trong một nỗ lực để phục hồi hình ảnh của mình sau vụ tràn dầu Basel 1986, đã chạy quảng cáo với những cảnh về một khu rừng vớihồ nước yên bình và dòng sông trong trẻo. Ở một chừng mực nhất định, quảng cáo này có phần chính xác, bởi lẽ vào năm 1990 Sandoz đã di chuyển địa điểm sản xuất hóa chất nguy hiểm của nó từ Thụy Sĩ về Ấn Độ. Trong khi đó, tập đoàn ICI của Anh, doanh nghiệp trong nhiều năm đứng trong top 2 của thế giới về sản xuất CFC – khí gây cạn kiệt ôzôn – mãi cho đến khi hãng bị buộc cấm sản xuất, đã quảng cáo sự thay đổi của việc chuyển sang sản xuất HFCs và HCFCs – khí nóng lên toàn cầu và ôzôn depleters-tương ứng như thể là mở ra “thế hệ mới của fluorocarbons ozone thân thiện”. Làn sóng Greenwash chết người này cũng tràn vào thế giới thứ ba. TạiMalaysia, vídụ, ICI ngang nhiên lừa đảo bằng các quảng cáo trên báo chí đầy huyễn hoặc như “Paraquat và thiên nhiên hòa hợp trong Harmony hoàn hảo.” Trong khi quảng cáo đó mô tả Paraquat là “thân thiện vớimôi trường” thì nó lại chứa một loại thuốc độc diệt cỏ đã đầu độc hàng chục ngàn công nhân chỉ tính riêng ở Malaysia, bị cấm trong năm quốc gia và được nêu tên một “12 chất kịch độc”. TạiNew Delhi, DuPont tiếp tục chạy một quảng cáo hàng tuần về môi trường trong thời báo Ấn Độ, nơi mà nó tự miêu tả như là “nhà vô địch về bảo vệ môi trường.” Aracruz Cellulosa, công ty xuyên quốc gia của Brazil, cũng quảng cáo cho khách hàng toàn cầu về những nông trường chuyên canh là một “đối tác của thiên nhiên” và bỏ phiếu cho chính mình như là một mô hình phát triển bền vững, trong khi những nông trường đó chính là nơi dẫn đầu thế giới trong việc xả thải clo dùng trong việc tẩy trắng bột bạch đàn. Ở Argentina, hãng Exxon công khai tuyên bố hỗ trợ tài chính cho một dự án vùng đất ngập nước vớikhẩu hiệu “Có một con hổ chăm sóc cho con nai”. Ở Nga, hãng Chevron phát quảng cáo hô hào toàn dân cùng hành động chỉ để nhằm vượt qua rào cản của công luận đối vớinhững dự án khoan dầu của mình.[3] Trong mục quảng cáo trên tạp chí National Geographic năm 2004, công ty Ford Motor cố gắng thuyết phục những độc giả về những cam kết vớimôi trường bằng việc thông báo khởi động chương trình dòng xe thể thao Escape Hybrid và tái cơ cấu nhà máy River Rouge. Một tờ báo tin đã đưa tin “Phương tiện xanh – Những nhà máy sạch. Đó là con đường đúng đắn cho công ty chúng ra, và chúng ta đang thực hiện suôn sẻ”. Tuy nhiên, những gì mà Ford không đề cập vớicác độc giả là công ty Ford chỉ có kế hoạch sản xuất 20000 dòng xe Hybrid một năm, trong khi vẫn tiếp tục sản xuất gần 80000 xe tảiF- series – (vốn được biết là gây ô nhiễm môi trường) mỗi tháng. Thêm vàođó, trước khi ban hành chiến lược này, Cục bảo vệ môi trường đã thông báo rằng trong tất cả các nhà
  • 7. sản xuất ô tô, Ford có hiệu năng sử dụng nhiên liệu kém nhất. Thất bại của Ford là không đạt được hình ảnh thân thiện vớimôi trường, công ty này đã nhận giải thưởng đầu tiên dành cho top 10 những “greenwashers” hàng năm của Mỹ.[4] 3.2. Greenwashing tại Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ “greenwashing” dường như vẫn còn khá mới mẻ. Chính vìvậy, người viết không tìm thấy bất kìmột nghiên cứu hay bài viết nào về vấn đề này. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa vớiviệc tại Việt Nam, không có “greenwashing” và “greenwashers”. Lấy trường hợp của công ty TNHH quốc tế Vedan để minh họa cho hoạt động greenwashing tại Việt Nam. Vedan Việt Nam được thành lập vàonăm 1991 như một chi nhánh của công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Vedan, một công ty của Đài Loan được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Cho đến năm 2010, Công ty quốc tế Vedan đã có bốn chi nhánh hoạt động chính, ba trong số đó là ở Trung Quốc, và chi nhánh thứ bốn là ở Việt Nam. Vedan đã xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam và những nước khác trong khu vực ASEAN kể từ những năm 1970. Công ty là một nhà sản xuất hàng đầu Châu Á về những sản phẩm công nghiệp như amino axit lên men, thực phẩm bổ sung và các sản phẩm từ bột sắn. Để mở rộng thị trường, công ty mẹ đã thành lập Vedan Việt Nam như một cơ sở sản xuất chính. Đến năm 2010, Vedan là nhà sản xuất bột ngọt (MGS) lớn nhất tại Đông Nam Á và là nhà cung cấp Lyzin & sản phẩm từ bột sắn ở Việt Nam. Cho đến năm 2010, công ty đã có hơn 1.800 nhân viên Việt Nam, và một số ít người trong số đó đã được bổ nhiệm lên vị trí quản lý. Vào website của doanh nghiệp này, ta luôn nhận thấy hình ảnh về một doanh nghiệp với việc thực hiện CSR hiệu quả, cụ thể là: Nâng cao phúc lợi cho công nhân, cung cấp dịch vụ y tế 24 giờ, những bữa ăn và phương tiện đi lại miễn phí cho nhân viên, nhà ở miễn phí cho những ai đến từ các huyện khác, và đặc biệt thưởng tiền nhân ngày Quốc tế Lao động và Quốc Khánh Việt Nam. Vedan cũng tổ chức các chương tình huấn luyện đội ngũ nhân viên về truyền thông, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng máy móc, an toàn lao động và vệ sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, điều khoản khẩn cấp, cứu trợ và tiêu chuẩn hoạt động ISO 9000. Tuy nhiên, đằng sau những bề nổi, những thông tin đăng tải trên website, Vào ngày 08/09/2008, Cơ quan Cảnh sát Môi trường và Thanh tra của Bộ Tàinguyên và Môi trường chính thức xác định rằng Vedan đã xả nước thải không qua xử lý vàosông Thị Vải. Sáu ngày sau đó, Bộ Tàinguyên và Môi trường đã thông báo rằng giám đốc nhà máy Vedan Việt Nam đã được các cơ quan chính quyền triệu tập vìnhà máy đã viphạm luật môi trường như sau: – Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại nhà máy sản xuất tinh bột; – Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại nhà máy sản xuất bột ngọt và lyzin;
  • 8. – Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại các nhà máy khác; – Không cung cấp các bản báo cáo đầy đủ cho các cơ quan chức năng những thông tin và dữ liệu về bảo vệ môi trường; – Không ký cam kết bảo vệ môi trường cho trang trại chăn nuôi lợn của công ty vớicơ quan bảo vệ môi trường; – Phát triển và đưa vàohoạt động một dự án nâng cao năng suất của các nhà máy sản xuất soda và axít mà không đánh giá tác động đến môi trường; – Phát triển và đưa vàocác dự án hoạt động để nâng cao năng suất của các nhà máy, kể cả bột ngọt, tinh bột, gia vị cao cấp, và lyzin mà không báo cáo đánh giá tác động môi trường; – Thải chất độc trực tiếp vàomôi trường mà không sử dụng các thiết bị để giảm thiểu mức độ độc hại; – Không kiểm soát chất thải nguy hại theo quy định bảo vệ môi trường – Đổ nước thải vàonguồn nước tại các địa điểm không được chỉ định trong giấy phép. Vedan đã trở thành một trường hợp điển hình về việc vôtrách nhiệm vớimôi trường, dẫn đến những hậu quả, thiệt hại về mặt tài chính và danh tiếng thay vìđáng lẽ trở thành một công ty thành công. Qua trường hợp Vedan, có thể nhận thấy một mặt doanh nghiệp này luôn tỏ ra là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện CSR, một mặt lại luôn làm những điều ngược lại – gây tổn hại một cách nghiêm trọng đến môi trường. Đây chính là một “greenwasher” tiêu biểu tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Một vídụ điển hình khác đến từ các doanh nghiệp điện tử. Trong giai đoạn 2009-2010, tạiViệt Nam, Cục quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 80 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, tăng hơn 220% so với2 năm trước đó. Trong 6 loại hành vi viphạm thì hành viquảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh chiếm tỷ lệ lớn nhất, có tới25 vụ việc bị điều tra.[5] Đứng dưới góc độ luật học, những hành vi quảng cáo của các công ty bị xử lý là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004. Còn xét dưới góc độ xã hội học, những hành vinêu trên được xem là một dạng của “greenwashing” như đã phân tích. Có thể điểm qua những vụ việc được xem là “greenwashing” trong thời gian qua như sau: Hồi tháng 1 năm 2009, Công ty TNHH Panasonic bị điều tra 2 mẫu quảng cáo “nói quá”, đó là quảng cáo điều hòa Envio vô hiệu quả 99% các tác nhân gây hại trong không khí.
  • 9. Công ty đã thừa nhận sai sót và điều chỉnh lại nội dung quảng cáo ngay trong quá trình điều tra sơ bộ. Mẫu quảng cáo thứ hai bị điều chỉnh là quảng cáo tủ lạnh Panasonic có tính năng tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm lên tới12%. Nhưng kết quả thử nghiệm mà công ty cung cấp lại chỉ áp dụng vớirau quả chứ không phải thực phẩm nói chung. Sau đó công ty cũng điều chỉnh lại nội dung quảng cáo cho phù hợp. Với những vi phạm này, Panasonic đã bị phạt 30 triệu đồng và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi“cung cấp thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng”. Theobáo cáo hoạt động thường niên của Cục Quản lý cạnh tranh năm 2010, rà soát quảng cáo của các sản phẩm điện tử điện lạnh khác như Samsung, Sanyo, Sharp, LG…, cơ quan này phát hiện những hãng này cũng quảng cáo khẳng định tương tự, diệt và vô hiệu hóa vikhuẩn, virus tới 99,9% trong không khí. Song, kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ diệt được một số loại vikhuẩn và virus nhất định như vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy Ecoli. Điều này đồng nghĩa, các sản phẩm điều hòa không thể diệt hay vôhiệu hóa tất cả các loại virus, vikhuẩn được. Như phân tích ở trên, những sự việc nêu trên đây chính là trường hợp doanh nghiệp thực hiện “greenwashing” bằng cách nói sai sự thật, hay còn gọi là nói dối hoặc tạo ra sự mập mờ đối vớisản phẩm. 4. Những tác động tiêu cực của Greenwashing Thứ nhất, Greenwashing sẽ khiến chúng ta hiểu nhầm. Cụ thể, hành động này chỉ nhằm đánh lừa chúng ta, làm chúng ta nghĩ rằng một công ty vớimột tiểu sử tồitệ về bảo vệ môi trường lại là một công ty tốt. Tất nhiên, không phải tất cả các quảng cáo môi trường đều là không trung thực. Tuy nhiên, sẽ có vấn đề nếu như có bất kỳ quảng cáo nào không trung thực mà lại được dán nhãn là “greenwashing” một cách hợp pháp. Thứ hai, Greenwashing có thể dẫn đến sự chủ quan của người tiêu dùng và cả công tác quản lý. Nếu một doanh nghiệp trong một ngành cụ thể nào đó nổi lên nhờ Greenwashing, thì các công ty khác sẽ làm theo cho phù hợp, do đó dẫn đến ảo tưởng về toàn ngành công nghiệp bền vững về mặt môi trường, thay vìlà sự bền vững của chính ngành công nghiệp đó. Điều này tạo ra ảo tưởng về sự bền vững về mặt môi trường và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội chẳng hạn như người tiêu dùng sẽ lại tiếp tục sử dụng sản phẩm của các công ty khiến môi trường suy thoái và sẽ làm giảm chất lượng điều kiện sống cho các thế hệ tương lai. Thứ ba, Greenwashing cũng có thể tạo ra tính đa nghi: nếu người tiêu dùng cứ mong đợi những quảng cáo theo lối “mèo khen mèo dài đuôi” thậm chí từ công ty lạc hậu nhất về công nghệ xanh, thì điều này có thể khiến người tiêu dùng hoài nghi đến cả những công ty đi đầu về bảo vệ môi trường được pháp luật công nhận. Vô hình dung, các công ty thực sự cam kết chịu trách nhiệm về hành vi đối vớimôi trường hoàn toàn có lý khi để phải dè dặt vớicác “công ty greenwash”. 5. Kết luận
  • 10. Như đã phân tích trên đây, nhu cầu về việc tiêu dùng của sản phẩm xanh ngày càng cao, và đó cũng là một xu hướng tất yếu hướng đến một xã hội bền vững. Do vậy, bản thân doanh nghiệp nên nhận thức rõ về xu hướng này để hướng đến việc sản xuất bền vững, tạo ra những sản phẩm thật sự “xanh”, thân thiện vớimôi trường, từ đó luôn tạo được niềm tin đối vớingười tiêu dùng. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải luôn tránh rơi vàotrường hợp bị đánh giá là thực hiện “greenwashing” thông qua một số định hướng: – Hiểu biết về tất cả các tác động của môi trường của sản phẩm trong toàn bộ vòng đời của nó – Luôn theo đuổi việc cải thiện môi trường (xuyên suốt vòng đời) và khuyến khích khách hàng đi cùng vớidoanh nghiệp trên hành trình này. – Không nên tuyên bố về lợi ích môi trường khi mà tất cả các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đều như vậy – Luôn luôn nói thật vớikhách hàng Dưới giác độ người tiêu dùng, sự tác động của chính những người tiêu dùng thông minh cũng sẽ góp phần làm giảm đi thực trạng greenwashing như hiện nay. Người tiêu dùng có thể tiếp tục ủng hộ cho những sản phẩm xanh hơn (greener products); tìm kiếm và chọn những sản phẩm vớinhãn hàng thân thiện vớimôi trường tin cậy; luôn nhớ cách nhận dạng “greenwashing” và chọn những sản phẩm có tính minh bạch, có thông tin và có tính giáo dục. Hội thảo về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp “Bảo đảm trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi của sự phát triển bền vững mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện” - đó là ý kiến của ông Florian Beranek, cố vấn trưởng kỹ thuật của Dự án Unido (Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc) – VCCI CSR, tại buổi hội thảo “Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững” do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu (VCCI Vũng Tàu) tổ chức sáng qua 21-11. Hội thảo có 80 đại biểu đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng chuyên viên các sở, ngành trong tỉnh. Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã trao đổi với đại biểu về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trên cả 3 phương diện: Kinh tế, môi trường và xã hội. Các chuyên gia nhấn mạnh, doanh nghiệp cần coi CSR là một chiến lược dài hạn. Cách tiếp cận chiến lược CSR có vai trò ngày càng quan trọng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp tạo ra giá trị của doanh nghiệp, đồng thời chiếm được lòng tin và sự tôn trọng của người tiêu dùng, đối tác nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện CSR nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc,Văn phòng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững – VCCI Việt Nam phối hợp tổ chức.
  • 11. Theo Báo điện tử Bà Rịa Vũng Tàu (p/v: Lam Phương) Đề nghị đưa trách nhiệm xã hội vào trường học Ngày 14-12-2011. Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Việt Nam (GCNV) đã tổ chức cuộc họp thành viên thường niên 2011. Tại đây cơ quan điều hành GCNV cho biết đã kiến nghị đưa vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào trường học. Tại cuộc họp, ông Florian Beranek, Cố vấn trưởng dự án UNIDO-VCCI CSR đã cập nhật một số điểm mới xung quanh vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp theo Chương trình chiến lược mới của Liên minh châu Âu được ban hành vào hồi tháng 10 năm nay. Ông cho biết trong chương trình nói trên Liên minh châu Âu đã đưa ra một định nghĩa mới vừa toàn diện, vừa cụ thể hơn về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp so với định nghĩa được công bố vào 2001 và chỉnh sửa vào năm 2006. Theo đó, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được xác định là “quá trình kết hợp các vấn đề xã hội, môi trường, đạo đức, nhân quyền và các vấn đề người tiêu dùng vào trong các hoạt động kinh doanh và chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với các bên liên quan”. Theo ông Florian Beranek, sở dĩ Liên minh châu Âu đưa ra Chương trình chiến lược mới với những thay đổi về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là nhằm khôi phục niềm tin của người tiêu dùng vào doanh nghiệp vốn bị suy giảm nặng nề sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Sự tham lam quá mức bất chấp đạo đức kinh doanh, lợi ích xã hội của giới tài phiệt, đặc biệt là giới ngân hàng là nguồn cơn gây ra cuộc khủng hoảng và điều này gây nên một làn sóng giận dữ trong người tiêu dùng. Và vì vậy, việc tăng cường áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được xem như một công cụ quản trị hữu hiệu nhằm cải thiện hình ảnh, giá trị của doanh nghiệp. Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Phát triển bền vững của VCCI-cơ quan điều hành GCNV cho biết tổ chức này đang kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào Chương trình giảng dạy ở cấp đại học và sau đại học. Hiện nay, việc chuẩn bị tài liệu về vấn đề này cho giảng dạy cũng đã hoàn tất và đang chờ ý kiến chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. GCNV được thành lập năm 2007, là sáng kiến dựa trên mối quan hệ đối tác giữa VCCI và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các hoạt động của GCNV nhằm hướng hỗ trợ các thành viên thực hiện hiệu quả trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. GCNV hiện có 95 thành viên, bao gồm doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, học viện, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các cơ quan chính phủ tại Việt Nam. Theo SaigonTimes (p/v: Nguyên Tấn) Tăng cường hợp tác giữa cơ sở dạy nghề và DN trong đào tạo lao động Ngày 25/11/2011, tại Hà Nội, VCCI phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức “Diễn đàn phát triển cộng đồng”. Diễn đàn là một trong những hoạt động trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), hướng tới tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững” do EU tài trợ.
  • 12. Ông Florian Beranek, Cố vấn trưởng dự án cho biết, thiếu lao động lành nghề đang là một cản trở cho các DNNVV trong việc nâng cao năng suất và tính cạnh tranh. Vì vậy, mục tiêu của dự án là hướng tới phát triển kỹ năng cho lao động tại cộng đồng và tầm quan trọng của giáo dục dạy nghề đối với DNNVV. Đánh giá về thực trạng dạy nghề hiện nay, TS Mặc Văn Tiến, chuyên gia dự án cho biết, nhìn tổng thể, công tác dạy nghề đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về nhân lực qua đào tạo nghề cho các doanh nghiệp và thị trường lao động. Tuy nhiên, những điểm yếu của người lao động tại các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng là trình độ học vấn dưới trung học phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó rất ít chủ DNNVV được đào tạo cơ bản về quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, theo thống kê của Tổng cục dạy nghề, số lao động qua đào tạo nghề trong các DNNVV chỉ chiếm tỷ lệ 25% trong tổng số lao động. Khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo tổ nhóm của lao động tại các doanh nghiệp này còn hạn chế.... Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, theo TS Mặc Văn Tiến, trước tiên cần tăng cường đầu tư, tập trung nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, người dạy nghề. Đặc biệt, phải đảm bảo đáp ứng được tiêu chí dạy nghề đó là phải gắn với yêu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tăng cường sự gắn kết, hợp tác giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp trong việc đào tạo lao động trong các DNNVV. Đa số các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo cho rằng, thu hút, giữ chân và đào tạo lao động lành nghề nhằm gia tăng năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh là việc cực kỳ quan trọng. Các DNNVV chưa có khả năng phát triển chương trình đào tạo, do đó giải pháp tối ưu chính là kết hợp với cộng đồng địa phương. Sự kết hợp này sẽ mang lại lợi ích chung cho cả hai phía doanh nghiệp và địa phương, đồng thời là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự diễn đàn đã cùng nhau tranh luận, chia sẻ mô hình đào tạo kết hợp giữa trường học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, trong đó, có hai mô hình là trường học trong doanh nghiệp và doanh nghiệp trong trường học được nhiều đại biểu quan tâm. Theo Diễn đàn doanh nghiệp (p/v: Hồ Hường) CSR giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trước những yêu cầu ngày càng tăng của các thị trường nhập khẩu trên thế giới về việc sản phẩm làm ra phải có tính thân thiện và hạn chế tác động tới môi trường tự nhiên ngay từ khâu
  • 13. sản xuất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang ngày càng trở thành một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững. ĐTNN đã có cuộc phỏng vấn với ông Florian Beranek (Cố vấn trưởng dự án CSR - do Switch Asia tài trợ) về vấn đề này. ĐTNN: Theo ông, vấn đề phải áp dụng CSR đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự cấp thiết ? Ông Florian Beranek: Tại Việt Nam hiện nay có một động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp thúc đẩy quá trình thực hiện CSR. Trong một thời gian dài, Việt Nam là nơi có chi phí sản xuất thấp; nhưng nay đang dần trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Điều đó có nghĩa là giá thành thấp không còn là một yếu tố, một thế mạnh được cân nhắc hàng đầu, mà ngày càng có nhiều vấn đề khác được xem xét hơn như ảnh hưởng tới môi trường, sự an toàn của sản phẩm, việc tuân thủ các nguyên tắc xã hội, tuân thủ luật pháp và sự gắn kết với cộng đồng? Hiện nay, có khá nhiều các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh những SA8000, ISO14001, OHS AS18001, BSCI, WRAP được nhiều người biết tới ở Việt Nam, còn có một số lượng lớn các yêu cầu từ phía các nhà mua hàng từ thị trường Mỹ và Châu Âu (thường được gọi là Bộ quy tắc ứng xử) và những quy định kỹ thuật như REACH, RoHs, GS? Ngày 1 tháng 11 vừa qua, tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức cho ra mắt tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội ISO 26000. Đây thực sự là một mắt xích quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm ra phương pháp chiến lược để tiếp cận với CSR. Trong năm vừa qua, dự án của chúng tôi do Liên minh Châu Âu tài trợ đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trong quá trình từng bước thực hiện CSR. Sự hợp tác mật thiết giữa Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) và phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã giúp dự án tiếp cận tới các bên hữu quan. Đặc biệt, chương trình này cũng rất phù hợp với các hoạt động trên toàn quốc của Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (SDfB) trực thuộc VCCI. Theo ông, những lợi ích cũng như khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện CSR là gì ? Khi tìm hiểu tại các doanh nghiệp về khó khăn trong việc thực hiện CSR, chúng tôi thường được nghe hai câu nói "Chúng tôi không có ngân sách" hay "Chúng tôi không có thời gian để làm việc đó". Việc thiếu ngân sách thường là hậu quả của chính sách giá cạnh tranh gắt gao, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực và vấn đề chất lương (bao gồm cả chất lượng sản phẩm và chất lượng nguồn nhân lực). Trong khi đó, việc thiếu thời gian lại là hậu quả của những sức ép tài chính - thực hiện những hợp đồng mới với thời hạn gấp rút, kế hoạch không đầy đủ hoặc các nhà cung ứng không đáng tin cậy? Tất cả những vấn đề trên gây cản trở đến hoạt động của doanh nghiệp. Và khi đó, "đối phó" trở thành cách các doanh nghiệp vận dụng trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Mặc nhiên, nó trở thành cái vòng luẩn quẩn mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Và để phá vỡ cái chu trình này, doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và một khoản ngân sách nhỏ. Trong một thời gian dài, chi phí sản xuất thấp là yếu tố hàng đầu để đạt tới thành công của những công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Nhưng nay, khách hàng quốc tế đòi hỏi những nhà sản xuất của họ phải tuân thủ các quy định về xã hội và môi trường. Họ yêu cầu có sự gắn kết với cộng đồng, có cơ chế chống tham nhũng và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe? Doanh nghiệp phải đối phó với tất cả những vấn đề trên nhằm thỏa mãn yêu cầu đặt ra từ phía khách hàng. Dần dần, việc làm đó trở thành một phần của công việc kinh doanh và thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra thế mạnh giúp họ hoạt động hiệu quả hơn.
  • 14. Trong bối cảnh kinh tế Châu Áu hiện nay thì các doanh nghiệp trong khu vực đã thực hiện CSR như thế nào ? Muốn duy trì phát triển kinh tế thì không thể không đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sáng tạo đổi mới và xây dựng thương hiệu. Cả 3 vấn đề này đều đòi hỏi phải có cách tư duy mới trong hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp cần phải xem xét những "yếu tố mềm" như lòng tin, sự tín nhiệm, sự sáng tạo, tinh thần đồng đội, hình ảnh, môi trường làm việc, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống? Bởi vậy, việc thực hiện CSR một cách toàn diện sẽ có vai trò rất quan trọng. Ngày hôm nay, doanh nghiệp thực hiện CSR như một yêu cầu cần phải đáp ứng để tăng cường công tác xuất khẩu, nhưng ngày mai, nhu cầu này sẽ trở nên lan rộng và mạnh mẽ trong khắp thị trường Châu Á. Bản thân những khách hàng nội địa cũng sẽ là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện CSR. CSR không phải là một sự thay đổi mang tính công nghệ có thể xảy ra trong chớp nhoáng, đó là cả một quá trình mà nếu doanh nghiệp không thực hiện nó đúng thời điểm, rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội và thậm chí là thất bại trong việc kinh doanh. Do vậy, CSR không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà có ý nghĩa hơn cả, nó mang ý nghĩa là một cơ hội mà doanh nghiệp có được. Áp dụng CSR bắt đầu từ những vấn đề cơ bản như môi trường và lao động, cho đến tiêu thụ năng lượng và khai thác tài nguyên thiên nhiên?, nhưng đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, câu hỏi đặt ra là: Nên thực hiện CSR như thế nào cho hiệu quả với nguồn ngân sách hạn chế ? Xin ông có thể nêu lên một số trường hợp điển hình ? Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng CSR là một quá trình cải tiến liên tục và không đòi hỏi nhiều chi phí. Cần nhất là thời gian, sự sẵn sàng và những năng lực cơ bản để phân tích tình hình hiện tại. Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để giúp các doanh nghiệp "mong muốn" áp dụng CSR chứ không phải là bị ép buộc để thực hiện nó. Để đạt được mục tiêu này cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức tài chính, các tổ chức quốc tế và nhà mua hàng. CSR là một quá trình bao gồm những bước tiến nhỏ và nếu doanh nghiệp nhìn thấy những kết quả có được, họ sẽ tiếp tục những bước tiếp theo. Một ví dụ minh họa cho các tiếp cận thành công là các hoạt động liên quan đến tổ chức công việc như hệ thống 5S (là viết tắt của 5 chữ tiếng Nhật gồm Seiri - Sàng lọc, Seiton - Sắp xếp, Seiso - Sạch sẽ, Ketsu - Săn sóc và Shitsuke - Sẵn sàng, là quy trình nhằm tạo ra một môi trường làm việc gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ tại các nhà máy để có thể đạt được chất lượng, độ an toàn và năng suất sản xuất). Đầu tư nhiều thời gian sẽ giúp năng suất cao hơn, cải thiện chất lượng và giảm trừ thất thoát. Hệ thống này cũng giúp cải thiện đáng kể quy trình sản xuất. Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để nhận thức về trách nhiệm xã hội tăng lên và trở thành kiện cần có cho các doanh nghiệp ? Nhìn chung, đã có một hệ thống luật pháp và quy định về các vấn đề lao động và môi trường. Tuy nhiên, nhận thức và việc tuân thủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tương đối thấp. Theo ý kiến của tôi, hoạt động tăng cường vai trò của những khách hàng trong nước cũng quan trọng như việc xem xét những nguyên tắc của sản xuất và tiêu dùng bền vững. Vì vậy, vai trò của các nhà lập pháp không chỉ là tập trung can thiệp trực tiếp mà còn hỗ trợ và tạo ra những yêu cầu mới cho thị trường nội địa. Điều này cũng tránh được tình trạng phân biệt đối xử giữa những doanh nghiệp xuất khẩu "tốt" và nhà sản xuất nội địa "tồi". Có một thông điệp mà tôi muốn nêu lên ở đây là "Những công tác được kiểm tra và giám sát tốt, bao giờ cũng đem lại những hiệu quả đáng mong đợi" Theo Đầu tư nước ngoài (p/v: Đình Mạnh)
  • 15. Cơ hội từ CSR cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (TBKTSG Online) - Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài áp dụng việc thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR) vào chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại chưa thấy được cơ hội và lợi ích mà CSR có thể mang lại. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Florian Beranek, cố vấn trưởng dự án của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO Chief Technical Advisor - CSR), một dự án CSR tại Việt Nam do Liên hiệp châu Âu tài trợ. TBKTSG Online: Theo ông, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về CSR hiện nay như thế nào ? - Ông Florian Beranek: Chúng tôi nhận thấy khoảng cách khá lớn giữa các công ty lớn và những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu cơ hội tiếp cận trực tiếp với các mạng lưới và thị trường quốc tế. Những người điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn do sức ép về giá cả và giá trị gia tăng thấp. Những áp lực này ngăn cản họ phát triển những chiến lược, sản phẩm và thị trường mới. Tuy nhiên, nhận thức trong các vấn đề về người lao động và môi trường đang tăng nhanh CSR có thể được hiểu là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua việc cân bằng ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Hành vi này được gọi là phương pháp tiếp cận ba yếu tố, nhằm đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội.
  • 16. do những nỗ lực của Chính phủ, các dự án cũng như những yêu cầu khắt khe hơn từ những đối tác nước ngoài. Nhưng việc phát triển bền vững không chỉ dựa trên hai vấn đề đó. Để đạt được sự cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường, còn phải xem xét tất cả các vấn đề khác có liên quan. Gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhìn nhận việc tiếp cận những thị trường mới, nâng cao giá trị gia tăng hay cắt giảm chi phí bằng việc thuê nhân công giá rẻ không còn là tiêu chí số một. Tuy nhiên, nhận thức và khả năng để nhìn nhận, thực hiện tốt những vấn đề còn tồn tại cần được cải thiện đáng kể. Các doanh nghiệp Việt Nam còn coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gánh nặng, là trách nhiệm phải thực hiện hơn là một cơ hội. Muốn đạt được hiệu quả, cần sự đóng góp và tiếp cận của các bên hữu quan trong việc biến trách nhiệm thành cơ hội. Thực hiện những yêu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường là chìa khóa cho sự phát triển của quốc gia. Không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp nào. Thưa ông, để tăng cường việc thực hiện CSR, doanh nghiệp cần những điều kiện gì ? - CSR là một mô hình tích hợp nên cần có những cuộc đối thoại của các bên hữu quan, thiết lập và duy trì mạng lưới, thuyết phục các doanh nghiệp về tầm quan trọng khi đầu tư thời gian vào CSR. Việc làm này sẽ giúp họ hạn chế được các công việc thường nhật, khám phá ra bức tranh toàn cảnh về công việc kinh doanh cốt lõi của mình. Đó là bước quan trọng nhất. Bên cạnh đó, việc chia sẻ kinh nghiệm để cải thiện nhận thức, hướng dẫn các doanh nghiệp nhỏ tìm ra giải pháp tốt nhất thông qua mạng lưới các cơ quan chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp và đối tác quốc tế cũng là điều cần thiết. Ngoài ra, giới truyền thông cũng có vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ những cuộc đối thoại. Tất cả những nỗ lực trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường nhận thức về CSR, từ đó thúc đẩy việc thực hiện CSR, tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp Làm thế nào để đánh giá hiệu quả khi thực hiện CSR ? - CSR là việc tiếp cận tổng thể, nên rất khó đánh giá về hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, có thể đánh giá hiệu quả của CSR qua nhiều chỉ số tài chính khác nhau như sự hài lòng của người tiêu dùng, số lượng khiếu nại, mức tiêu thụ năng lượng, khối lượng rác thải, năng suất lao động… Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng đang sử dụng tiêu chuẩn báo cáo sáng kiến toàn cầu (GRI) để xác định việc thiết lập được những chỉ số đó. Làm thế nào để làm việc với GRI cũng là một phần trong dự án của chúng tôi. Việc thực hiện CSR đóng góp gì vào thành công của các doanh nghiệp, thưa ông ? - Bắt đầu với những vấn đề cơ bản như môi trường và lao động. Việc tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí. Trong khi đó việc tạo dựng môi trường làm việc tốt, an toàn và bảo đảm sức khỏe cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp thu hút những nhân công có tay nghề cao, qua đó cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp. Thực hiện CSR, doanh nghiệp sẽ chuyển từ thế bị động sang chủ động. Vì thế, hãy ngăn chặn những rủi ro và nắm lấy cơ hội bằng cách thực hiện những điều bạn nên làm ngay lúc này Hoạt động từ thiện chắc chắn mang lại một số tác động tích cực, nhưng sẽ còn có hiệu quả hơn nếu nó là một phần trong chiến lược CSR tổng thể.