SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Việc bảo vệ môi trường chính là một công việc cần phải làm ngay và thể hiện là một nhiệm
vụ cấp bách của từng đất nước, của từng doanh nghiệp và của từng cá nhân trong xã hội. Qua đó tất cả
quốc gia trên phạm vi toàn cầu hiện nay đều chú ý đến ảnh hưởng, tác động của môi trường đến quá
trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội và Việt Nam cũng không thể đi khác xu hướng
chung đó. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp cũng cần xem xét và giải quyết vừa mục tiêu lợi nhuận
kinh tế và vừa song hành với mục tiêu tác động của môi trường. Từ đó, các đơn vị tổ chức kinh doanh
cần có những giải pháp trong quá trình kinh doanh để có thể xác định rõ những yếu tố thu nhập, chi
phí phát sinh do trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đồng thời cũng cần ghi nhận
những nhân tố này vào thông tin trên sổ sách kế toán. Kế toán môi trường ra đời sẽ bổ sung các tài
khoản theo dõi chi phí môi trường và thu nhập từ hoạt động đó nếu có; đồng thời bổ sung một số chỉ
tiêu về chi phí môi trường, doanh thu môi trường trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bổ sung Kế toán môi trường trong Hệ thống kế toán doanh nghiệp là vấn đề mang tính thời sự
và là lĩnh vực nghiên cứu cấp bách không chỉ của từng quốc gia mà là của toàn thế giới.
I. Khảo sát tài liệu nghiên cứu về KTMT ở nước ngoài:
Alan S. Dunk (2002) điều tra phạm vi chất lượng sản phẩm và việc thực hiện kế toán môi
trường ảnh hưởng tích cực đến việc đảm bảo chất lượng. Ông đề xuất rằng việc kết hợp các vấn
đề môi trường trong quyết định tài chính được thực hiện bằng cách sử dụng kế toán môi trường
sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả chất lượng và hiệu quả công ty là một tổng thể. Mặc dù
tác giả đã chứng minhgiả thuyếtcủa mình bằng thống kê rằng việc thực hiện kế toán môi trường
và chất lượng sản phẩm ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chất lượng (R2 = 0,212 hoặc 21,2% có
thể được giải thích bằng mô hình này), ông không xác định các yếu tố có thể liên quan đến hiệu
quả chất lượng. Ngoài ra, tác giả không thử nghiệm giả thuyếtcủa mình tại những khu vực địa lý
có thể hỗ trợ phương pháp kết hợp trong việc quản trị kế toán môi trường vàchất lượng sản
phẩm
D. Senthil Kumaran, S.K. Ong, Reginald B.H. Tan, A.Y.C. Nee (2001) đã thảo luận về mô hình
phân tích chi phí môi trường vòng đời (LCECA) bao gồm chi phí sinh thái trong tổng chi phí của
sản phẩm. Chi phí sinh tháiliên quan đến các chi phí trực tiếp và gián tiếp của tác động môi
trường do sản phẩm tạo ra trong toàn bộ vòng đời của nó. Các tác giả cũng mô tả việclàm thế
nào để sử dụng mô hình LCECA nhằm xác định các phương án khả thi về hiệu quảchi phí, các
phần/ sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều này cố gắng kết hợp chi phí vào hoạt động
đánh giá vòng đời (LCA), một đánh giá có hệ thống các nhu cầu và cơ hội để làm giảm gánh nặng
về môi trường liên quan đến năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu và thải chất thải trong suốt
vòng đời của một sản phẩm, quy trình hoặc hoạt động. Ngoài ra, các tác giả cũng chỉ ra mô hình
toán học của LCECA nhằm xác định mối tương quan của các chi phí sinh thái khác nhau với tổng
chi phí. Mô hình này đã được chuyển đổi thành mô hìnhtính toán LCECA để so sánh các chi phí
sinh thái của các giải pháp thay thế. Giới hạn hiện tại của mô hình LCECA đã được thảo luận bởi
các tác giả để chứng minh rằng mô hình này không thể cung cấp hết các kết quả có thể mà sẽ dẫn
đến nhữngchênh lệch trong dự toán chi phí.
Farhad Analoui và Azhdar Karami (2002),khảo sát nhận thức của các giám đốc điều hành
(CEO) vềviệc xác định môi trường liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty trong lĩnh vực
SME trong bối cảnh các công ty điện và điện tử nước Anh. Các tác giả phân tách khu vực SME
thành ba thành phần, đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Không hề ngạc nhiên khi nó được xem xét rộng rãi như bước đầu tiên trong quá trình quản lý
chiến lược. Có thể kết luận rằng có mối liên quan mật thiết giữa việc tăng xác định môi trường
của công ty và sự thành công về hiệu quả công ty trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điểm yếu
của bài viết này là tác giả không đề cập việc quản lý môi trường là một phần của việc nghiên cứu
các thông sốxác định môi trường cho các CEO để xem xét trong việc quản lý công ty của họ
Gluch, Pernilla (2000), có hai mục tiêu trong bài viết này, đó là; đánh giá việc sử dụng chi
phí của các lỗi về môi trường (CEE) như là một công cụ kế toán môi trường quản trị, và giải thích
về mặt lý thuyết tại sao các công cụ môi trường "mới", chẳng hạn như CEE liên tục được phát
triển. Ông đã sử dụng khái niệm CEE để đo lường các hậu quả về môi trường tài chính được gây
ra bởi các ngành công nghiệp xây dựng ở Thụy Điển. CEE được sử dụng để xác định lỗi, các
nguyên nhân liên quan và chi phí cho môi trường mà tác giả đã xác định được 243 lỗi và 78 loại
nguyên nhân khác nhau. CEE được kết luận là một công cụ hữu hiệu để đo các phát sinh tiêu cực
và sau đó một khu vực cải tiến có thể được xác định. Bài viết này có giới hạn đó là CEE tập trung
vào chi phí và mà không tập trung vào lợi ích, ngụ ý rằng CEE có khả năng mở rộng kém như một
công cụ hỗ trợ quyết định về môi trường.
Gregory Theyel (2000) khám phá liệu sự khác biệt rõ rệt trong sự đổi mới và hiệu quả về
môi trường của công ty hóa chất Mỹ có thể được giải thích bởi sự khác biệt trong hoạt động và
đặc điểmquản lý của các doanh nghiệp không. Sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia, chuyến
đến thăm công ty, và các cuộc phỏng vấn trên điện thoại, tác giả đánh giá sự phổ biến rộng rãi
việc áp dụng các biện pháp quản trị môi trường trong hai lĩnh vực quan trọng của ngành công
nghiệp hóa chất. Hai lĩnh vực cụ thể là nhà máy sản xuất nhựa và nhựa tổng hợp nhân tạo và nhà
máy sản xuất mực được xác định là nằm trong tốp mười lĩnh vực ô nhiễm nhất về khối lượng và
tốp hai lĩnh vực gây ung thư. Giới hạn trong bài viết này đó là tác giả tập trung vào việc đổi mới
môi trường và hiệu quả mà không phải theosự bền vững môi trường theo thời gian.
Hoda F.S Ahmed A. El - Abssawy và Mamdouh
1. Khoder (2002), trình bày về ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc trừ sâu không tới bề
mặt tầng ozone (O3) như một chất gây ô nhiễm thứ từ các phản ứng quang hóa trong những
ngày nắng dẫn đến sự gia tăng cao trong nồng độ ozone bề mặt trong không khí xung quanh và
do đó làm tăng nồng độ khói nguy hiểm. Ozone được xem như là sản phẩm của quá trình oxy hóa
quang hóa carbon monoxide với sự xuất hiện của NOx làm rõ vai trò căn bản và quan trọng của
bức xạ mặt trời và nitơ oxit vào sự hình thành ozonebề mặt. Sự biến đổitheo thời gian trong
nồng độ O3do phun thuốc trừ sâu, nhiệt độ tương ứng và độ ẩm tương đối đã được theo dõi và
thảo luận. Hơn nữa, nhiệt độ và độ ẩm liên quan ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ ozone với hệ
số tương quan tích cực và tiêu cực. Các tác giả kết luận rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại
có thể cung cấp nguồnôzôn bề mặt không an toàn đặc biệt là khu nông nghiệp ở Ai Cập. Trong
bài viết này, tác giả không đề xuất bất kỳ biện pháp bảo vệ nông nghiệp nào mà không ảnh
hưởng đến tầng ozone, Hutchisan, Paul D (2000), nhấn mạnh về tác động của vấn đề môi trường,
vai trò của cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) trong việc thực hiện các quy định về môi trường và
báo cáo về môi trường của Hoa Kỳ. Năm 1996, EPA đã xác định có hơn 36.000 khu vực có chất
thải nguy hại trong đó1.405 khu vực được phân loại theo Danh sách ưu tiên quốc gia danh (NPL)
để dọn dẹp. Tổng chi phí được ước tính để dọn sạch các khu vực này do sự thiếu hiểu biết về tác
động đến con người trong quá khứ có thể đạt từ 500 tỷ USD đến 1 nghìn tỷ USD trong hơn 50
tới. Giới hạn của bài viết này là những chiến lược nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở
Mỹ thông qua thực thi EPA được thảo luận tóm tắt, nhưng nó thất bại trong việc giải thích hiệu
quả của các chiến lược trong việc công bố thông tin về ô nhiễm môi trường của các công ty trong
báo cáo tài chính hàng năm của họ và làm thế nào SEC có thể truyền đạt vấn đề này cho EPA.
Kit-Pai Pun, Ip-Kee Hui, Henry Lau C.W. Hang-Wai Lou và Winston G. Lewis (2002), thảo
luận về việc nâng cao ý thức của sự phát triển bền vững và sản xuất tương thích với việc bảo tồn
hệ sinh thái đã thúc đẩy việc áp dụng và thực hiện hệ thống quản trị môi trường (CMS). Các tác
giả đã nghiên cứu các quá trình và nhân tố quan trọng có có ảnh hưởng đến quy hoạch EMS tại
Hồng Kông. Giới hạn điều tra có thể được điều chỉnh để phục vụ cho bản chất và hoạt động kinh
doanh khác nhau trong ngành công nghiệp. Trong bài viết này, các kết quả thực nghiệm cho thấy
rằngmột số đặc điểm và nhân tố góp phần làm nên sự thành công trong quá trình quy hoạch
EMS chẳng hạn như cam kết quản trị hữu hình, cấu trúc quản trị tổng hợp, hình thành chiến
lượcmôi trường, công nhận và điều chỉnh khả năngtổ chức vàcông nhận và áp dụng các sáng
kiến về môi trường.
KostasKaratsas,NicolasMoussiopoutos vàAgis Papakilopoutos (2001),thảo luận về việc sử
dụng Mạng toàn cầu (www) như một nền tảng thông tin về phổ biến thông tin môi trường trong
công chúng. Bài viết này cũng thảo luận về các kết quả của dự án Viễn thông môi trường IRENIE
ở Athens, Hy Lạp, bao gồm hệ thống thông tin địa lý dựa trên tang Web và cấu hình của nó. Dự
án cụ thể này liên quan đến khả năng ứng dụng đề cập ở trên, trong khi kết hợp giám sát, lập mô
hình và lập bản đồ về môi trường trên mạng. Dự án này cung cấp dịch vụ cho các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ đặc biệt là ở châu Âu, bằng cách sử dụng Thông tin môi trường châu Âu và
Mạng quan sát EIONET (URL 2). Các kết quả được đưa ra ở đây chứng minh sự gia tăng đáng kể
về khả năng của cơ quan liên quan nhằm thúc đẩy tiềm năng quản lý môi trường của họ thông
báo cho các thành viên nhạy cảm của công chúng về nguy cơ sức khỏe tiềm năng. Vẫn chưa có
bằng chứng để xác định liệu cơ quan liên quan đã suer dụng hệ thống này một cách hiệu quả để
cải thiện chất lượng không khí chưa.
Martin Perry và Teng Tie Skeng (1999) đã nghiên cứu các xu hướng liên quan đến việc
công bố thông tin về môi trường của các công ty tại Singapore so với các công ty phương Tây,
việc công bố thông tin về môi trường tại Singapore được trình bày từ một nhận xét trong báo
cáo hàng năm của tổ chức (bao gồm hai năm 1995-1996 và 1996-1997) và câu trả lời cho câu
hỏi khảo sát bưu chính bao gồm 252 trong tổng số 264 công ty quần chúng tại Singapore. Đây là
một chỉ số về cam kết kinh doanh để cải thiện môi trường trong phạm vitiến độ báo cáocông bố
thông tin trong việc thực hiện các chương trình về môi trường. Mặc dù các phản hồi và tùy chọn
về chính sách công chúng nhằm thay đổi thái độ kinh doanh hiện tại sang công bố thông tin đã
có kết quả nhưng các tác giả không đưa ra kiến nghị cụ thể để cải thiện tỷ lệ công bố thông tin
hiện tại của các công ty tại Singapore. Nếu không có bất kỳ hành động cứng rắn nào các công ty
không chắcsẽ đầu tư vào báo cáo mà không có lợi ích
Mart Dittenhofer (1995) mô tả thông tin định lượng về các vấn đề môi trường theo yêu cầu
của đội quản trị và kiểm toán để bảo vệ tổ chức. Trong bài viết này, tác giả thảo luận về kế toán
môi trường và quá trình kiểm toánmôi trường. Ông chỉ ra rằng cả kiểm toán viên nội bộ và bên
ngoài có thể thực hiện kiểm toán môi trường. Trong bài viết này, đạo luật không khí sạch 1990
Đối với khí thải đúng là đã gây ô nhiễm môi trường với tốc độ hạn chế đã được thảo luận. Ông
cũng liệt kê ra 13 chiến lược để thực hiện kiểm toán môi trường hiệu quả bằng kiểm toán viên
nội bộ hoặc bên ngoài. Ngoài ra, tác giả giải thích ngắn gọn các loại kiểm toán môi trường. Trong
bài viết này, tác giả không chỉ rõ việc sử dụng các hoạt động kiểm toán và kế toán để xác định và
đo lường các vấn đề môi trường tiềm năng và trách nhiệm liên quan của họ. Norman Myers
(1998),đã khái quát một số vấn đề mới nổi liên quan đến kinh tế vĩ mô trong môi trường. Ông
giải thích về năm loại quan trọng hàng đầu và bốn loại kém quan trọng hơn liên quan đến các lực
lượng kinh tế trong công việc. Trước hết, tìm kiếm chi phí môi trường tương lai mà sẽ trở nên
lớn hơn nhiều nếu nền kinh tế ngày nay không vượt ra ngoài phạm vi của kinh tế hiện đại. Thứ
hai, các giao dịch tài chính đáng kể hàng ngày sẽ dẫn tới sự hủy diệt môi trường. Thứ ba, số
lượng các quốc gia đang phát triểnngày càng tăng đang thực hiện các biện pháp để giữ mũi kinh
tế và tài chính của mình trên mặt nước theoChương Trình Điều chỉnh cấu bằng cách khai thác
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Loại thứ tư là trợ cấp vô lý dẫn đến sự huỷ hoại môi
trường tiềm năng. Loại cuối cùng là thói quen tiêu dùng của người giàu suy thoái không cân
xứng với môi trường toàn cầu cho cả người giàu và người nghèo. Tác giả cũng xem xét ngắn gọn
bốn loại kém quan trọng hơn là sự hạn chế thị trường bị áp đặt bởi các nước phát triển lên các
nước đang phát triển; ngành công nghiệp bảo hiểm và sự nóng lên toàn cầu; sự tăng trưởng dân
số và các mối liên quan về chi phí không hành động; và thiếu hệ thống phản hồi để cảnh báo về
các cuộc khủng hoảng sắp xảy ra hoặc sự cố.
Peter Letmathe và Roger K, Doost (2000) cố gắng để trình bày cách thức sử dụng một hệ
thống hạch toán chi phí môi trường để cải thiện hoạt động kiểm toán nộ bộ, ngoại bộ cũng như
hiệu quả kinh doanh. Các tác giả này cũng giải thích ngắn gọn về năm bước giảm chi phí môi
trường, cụ thể là: thiết lập hệ thống EMS để xác định các nguyên nhân và tác động môi trường
lớn (các tác động môi trường có nguyên nhân bắt nguồn từ đầu vào, từ quy trình sản xuất và sản
phẩm), xác định các tác động lớn từ những nguyên nhân chính, định lượng nguyên liệu và năng
lượng, đánh giá chi phí thực tế của chúng và xác định chính xác các đối tượng nguyên nhân.
Trong bài viết này, các tác giả đã không giải thích thành công của hệ thống EMS này tại các công
ty sử dụng dữ liệu thống kê. Roy Grat (2001) đã tóm lược ngắn gọn những điểm mà ông tin
tưởng ở 3 loại kế toán toán xã hội, Ở phần kết luận, ông đã liệt kê một số bài học chính mà mỗi
người nên học hỏi và rút kinh nghiệm từ 30 năm thực hiện kế toán xã hội, thông qua sử dụng các
tài khoản kế toán xã hội bí mật, các báo cáo xã hội tự nguyện, các tài khoản kế toán xã hội có hệ
thống sẵn có và khả năng giám sát cũng như đối phó với những thay đổi xã hội –một vấn đề đặc
biệt cần thiết. Hạn chế của bài viết này là chưaa kiểm tra và đánh giá ý thức quan tâm của các cơ
quan, doanh nghiệp hoạt động độc lập về việc thống nhất đối với hoạt động báo cáo kiểm toán xã
hội.
SubhabrataBobbyBanerjee(2001) đã thảo luận về các chiến lược liên quan đến các vấn đề
môi trường mà có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Tác giả đã xem
xét và mô tả các chiến lược môi trường do Hãng 250 USA thực hiện – một hãng kinh doanh
nhiều lĩnh vực khác nhau gồm sản xuất, hóa chất, điện, thực phẩm, hàng tiêu dùng, đồ dùng tiện
ích và dược phẩm. Ông đã mô tả bốn chiến lược môi trường tích hợp ở các mức độ khác nhau, cụ
thể là chiến lược công ty, chiến lược đoàn thể, chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng.
Sai sót của bài viết này là danh sách các hoạt động môi trường được thảo luận vẫn chưa toàn
diện mà chỉ giải quyết được một số phạm vi cơ bản của các hoạt động môi trường.
Zabihollah Rezaee và Rick Elam (2000) đã thảo luận rất nhiều luật lệ và quy định về môi
trường đã được ban hàng nhằm buộc các doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải trình về trách
nhiệm môi trường của họ. Ông cũng đề cập đến trong phần giới thiệu rằng mối quan tâm của
công chúng, chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề môi trường đã trở thành một vấn
đề quan trọng. Hiện tại, có hai loại trách nhiệm giải trình đối với môi trường; các yêu cầu bắt
buộc mà các doanh nghiệp phải tuân theo quy định và luật pháp nhà nước hiện hành và các sáng
kiến tự nguyện như là một phần không thể thiếu trong các trách nhiệm xã hội. Các tác giả cũng
đã trình bày một kế hoạch thực hiện từng nước một (quy trình 15 bước) để áp dụng vào hệ
thống quản lý môi trường một cách đầy đủ và hiệu quả, tiến hành kiểm toán môi trường thích
hợp và cố gắng đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Zabihollah Rezaee Joseph Z. Szendi và Rajesh Aggarwa
(1995) đã thảo luận về quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm giải trình trong việc báo cáo và tiết
lộ thông tin về chi phí môi trường và nghĩa vụ của họ. Những nỗ lực của Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Hoa Kỳ (EPA) về các vấn đề môi trường thường được hướng tới như kiểm soát ô nhiễm,
làm sạch các chất ô nhiễm, các chất độc hại tại nơi làm việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng
đồng và khắc phục thiệt hại. Mặc dù đã lập tiêu chuẩn báo cáo môi trường và các mức phạt nặng,
nhưng các chiến lược nhằm đảm bảo việc hạch toán môi trường được thực hiện hiệu quả, như
các biện pháp phòng ngừa vẫn chưa được thảo luận.
Sau đâylà giớithiệu về KTMT ở một số quốcgia:
KTMT ở HoaKỳ
KTMT ở Hoa Kỳ xuất hiện vào năm 1972, sau Hội nghị thượng đỉnh vềMT tại Stockkhom- Thụy
Điển vào năm 1972, nhưng chú trọng vào việc hạch toán ở cấp độ cấp quốc gia, tức là KTMT
quốc gia (ENA- Environmental National Accouting). KTMT ở cấp độ DNbắt đầu nghiên cứu từ
năm 1990, đến năm 1992 ủy ban Bảo vệ môi trường (BVMT) Hoa kỳ (EPA-Environmental
ProtectionAgency)tiến hành dự án về KTMT vớinhiệm vụ khuyến kíchvà thúc đẩy các DN nhận
thức đầy đủ các khía cạnh về chi phí môi trường (CPMT),mối quan hệ giữa CPMT, các yếu tố MT
trong các quyết định kinh doanh. Khuôn mẫu vềKTMT do ủy ban BVMT Hoa Kỳ (EPA) làtài liệu
cơsở để xây dựng khuôn mẫu về KTMT của Uỷ ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc
(UNDSD),của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), của Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ
(IMA),của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc .v.v.Việc áp dụng KTMTtrong các DN của Hoa Kỳ có
những đặc điểm và cóthể rút ra những bài học sau:
- KTMT của Hoa Kỳ ra đời từ áp lực của công chúng vàcác phong trào BVMT.áp lực này đòi hỏi
các DN trong quá trình hoạt động phải quan tâm đến vấn đề về MT, từ đó tác động đến chính
sách về MT của Chính phủ Hoa Kỳ. Chính sách này đòi hỏi các DNphải bồi thường thiệt hại khi
gây ra sự cố vềMT, phải hạn chế chất thải, phải làm sạch chất thải .v.v.và điều này làm gia tăng
chi phí, ảnh hưởng đến các khoản nợ tiềm tàng..., từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, đến lợi ích
của cổđông.
- KTMT được xây dựng trên cơ sở của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, mà trước hết
dưa vàocác luật như: Luật Chính sách về MT quốc gia, Luật Làm sạch MT, Luật Làm sạch nước,
Luật về các loài nguy hiểm, Luật Sarbanes - Oxley (Luật này ảnh hưởng đến việc ghi nhận và báo
cáo thông tin vềMT trong báo cáo tài chính của DN)...
- Theo kinh nghiệm của các công ty Hoa Kỳ việc áp dụng những biện pháp BVMT vàáp dụng
KTMT sẽ làm tăng chi phí nói chung và chi phí về MT. Tuy nhiên, cùng vớiviệc gia tăng chi phí
DN sẽ thu lợi ích lớn hơn từ những hoạt động BVMTnhư: Thu nhập tăng lên từ tiết kiệm nước,
năng lượng, nguyên liệu sử dụng, giảm chất thải, giảm chi phí xử lý chất thải. Các công ty Hoa Kỳ
thải ra MT hóa chất độc hại PCBs, theo quy định của luật pháp, các công ty có thể sử dụng biến
đổi PCBs cho tới khi kết thúc thời gian hữu ích là 40 năm. Tuy nhiên, các công ty này đã nghiên
cứu kỹ thuật và chiphí cho việc loại bỏ dần chất biến đồi PCBs, vớiviệc áp dụng KTMT thông
qua đánh giá các khoản CPMTvôhình, nợ tiềm tàng, nhà quản trị quyếtđịnh loại bỏ dần chất
biến đồi PCBs để BVMTnhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động. Công ty Raytheon là công ty
điện tử và vũ trụ của Hoa Kỳ khi thực hiên phân tích chukỳ sống của sản phẩm giúp công ty đưa
ra quyết định thay đổi nhà cung cấp, công ty đã hợp đồng với nhà cung cấp giúp khách hàng sử
dụng ít hóa chất hơn. Vì vậy,Raytheon đã giảm phế liệu từ 750.000USD/năm xuống còn
62.000USD/năm, giảm thời gian luân chuyểnhàng tồn khotừ 3 tháng xuống còn1 tuần, thời
gian đặt mua hàng từ 7 ngày xuống còn2 ngày ...
- Theo kinh nghiệm của các công ty Hoa Kỳ việc áp dụng KTMT chủ yếu tập trung vào vấn đề
CPMTphục vụcho quá trình ra quyết định của nhà quản trị, tập trung vào cung cấp thông tin về
MT theo yêu cầu của ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ. Thông tin vềMT của các công ty Hoa Kỳ được
trình bày trong Báo cáo sáng kiến toàn cầu (GRI).
KTMT ở Đức
KTMT ở Đức được Cơ quan thống kê Cộng hòa Liên bang Đức bắt đầu thực hiện xuất hiện vào
năm 1980, nhưng chú trọng vào việc hạch toán CPMT và dòng năng lượng ở cấp độ cấp quốc gia.
Năm 1995, tại Đức nghiên cứu vàthực hiện dự án Bảng đầu vào- đầu ra, Bảng này phản ánh
dòng vậtliệu và năng lượng luân chuyển trong phạm vi hệ thống kinh tế và giữa hệ thống kinh tế
vớiMT tự nhiên trong mối quan hệ vớihoạt động của con người. Năm 1996, Bộ MT Cộng hòa
Liên bang Đức xuất bản tài liệu hướng dẫn vềKTMT chủ yếu tập trung vào phục vụ mục tiêu
quản trị trong DN.Việc áp dụng KTMT trong các DN của Đức cónhững đặc điểm và có thể rút ra
những bài học sau:
- KTMT của Đức ra đời từ áp lực của những vấn đề vềMT mang tính toàn cầu như: Hiệu ứng nhà
kính, suy giảm tầng ô zôn, khan hiếm nguồn nước, năng lượng..., điều này trong tương lai sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của DN. Chính những vấn đề vềMT này đòi hỏi các DN phải
tăng chi phí cho những hoạt động BVMT, đòi hỏi Chính phủ phải có những thay đổi chính sách về
MT, sự thay đổi này cũng làm gia tăng CPMTcủa DN. Những đòi hỏi từ thực tiễn đó, làm cho các
DN tại Đức tìm đến KTMT như là công cụ kết nối của những vấn đề vềMT và kinh tế, giúp DN
hoạt động đảm bảo được cảhiệu quả vềMT và hiệu quả về kinh tế.
- Cũng giống như tại Hoa Kỳ, KTMT tại Đức được ra đời và xây dựng trên cơsở của hệ thống
pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, mà trước hết là dựa vào các luật như: Luật về MT quốc gia,
Luật Tái chếvà rác thải (Luật này quy định DN phải giảm rác thải, phải phân tích Bảng đầu vào -
đầu ra trong từng giai đoạn hoạt động vàtoàn bộ hoạt động trong DN), Luật về các khoản nợ MT,
Luật ràng buộc các công ty phải có trách nhiệm vớiMT trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. v.v.
- Theo kinh nghiệm của các công ty Đức việc áp dụng những biện pháp BVMT và áp dụng KTMT
sẽ làm tăng chi phí nói chung và chi phí về MT. Tuy nhiên, việc áp dụng này sẽ giúp chocác DN
đưa ra quyết định thay đổi về kỹ thuật, về hệ thống tổ chức quản lý, về chiến lược sản phẩm theo
hướng sản phẩm xanh, về sử dụng nguyên liệu thân thiện với MT,v.v.Sự thay đổi này dẫn đến
tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lượng, nước, tiết kiệm chiphí xử lý chất thải, nâng caonăng
suất, hiệu quả hoạt động .v.v.Công ty Ciba Specialty Chemicals là công ty chuyên vềhóa chất của
Đức khi thực hiện hạch toán dòng vật liệu (MFA),công ty phát hiện ra nguyên nhân của sự mất
cân bằng giữa các yếu tố đầu vàovà đầu ra của dòng vậtliệu là do sự hao hụt, mất mát nguyên
liệu trong quá trình hoạt động, đã hợp đồng với nhà cung cấp giúp kháchhàng sử dụng ít hóa
chất hơn. Trên cơsở đó, Công ty Ciba Specialty Chemicals đưa ra quyếtđịnh thay đổi về kỹ
thuật, vềhệ thống tổ chức quản lý … vì vậy đã tiết kiệm chiphí 100.000USD/năm, tăng năng suất
lên 30%...
- Theo kinh nghiệm của các công ty Đức, việc áp dụng KTMT chủ yếutập trung vàohạch toán
dòng vậtliệu, phân tích Bảng đầu vào - đầu ra, xác định lượng nguyên liệu, năng lượng, nước sử
dụng hàng năm, xác định lượng khí thải, nước thải, chất thải rắn hàng năm. KTMT của Đức chú
trọng đến việc sử dụng thước đo hiện vật (Kế toán vật chất).Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia
dẫn đầu thế giới về mô hình kế toán vật chất, kế toán chi phí theo dòng vật liệu.
KTMT ở Nhật Bản
KTMT ở Nhật Bản được Bộ MT tiến hành nghiên cứu đầu tiên vàonăm 1997. Năm 1998, Viện Kế
toán công chứng Nhật Bản nghiên cứu tình hình sử dụng thông tin CPMTđể quản trị các vấn đề
về MT. Năm 1999 là năm đầu tiên áp dụng KTMT tại Nhật Bản. Cụ thể tháng 3/1999 ủy Ban về
MT đưa ra hướng dẫn về đo lường và báo cáo CPMTtrong DN. Tháng 7/1999 Hiệp hội quản trị
DN Nhật Bản thành lập nhóm nghiên cứu KTMT, thực hiện dự án nghiên cứu trên 12 công ty
hàng đầu Nhật Bản như: Toyota,Fuji, Ricoch, Canon, Fujitsu v.v...,nhóm này phát triển những
phương pháp, kỹ thuật của KTMTphục vụ cho việc quản lý nội bộ DN. Tháng 9/1999, Bộ Công
thương Nhật Bản thành lập ủy ban về KTMT để nghiên cứu phát triển công cụ vềKTMT. Năm
2000, Bộ MT Nhật Bản phát hành hướng dẫn KTMT nhằm khuyến khích các công ty tự nguyện
cung cấp thông tin về MT ra bên ngoài thông qua báo cáo MT củaDN. Năm 2002, tài liệu hướng
dẫn này bổ sung, điều chỉnh và tái bản. Tháng 3/2002, ủy ban vềKTMT của Bộ Công thương
Nhật Bản sau 3 năm nghiên cứu đã hoàn thành đề án về kế toán quản trị MT và tháng 6/2002
công bố tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán quản trị MT.Việc áp dụng KTMT trong các DN của
Nhật Bản cónhững đặc điểm và có thể rút ra những bài học sau:
- KTMT của Nhật Bản ra đời từ áp lực của những khan hiếm, căng thẳng, về tài nguyên vàMT
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Nhật Bản. Nhiệm vụđặc biệt khẩn cấp đối với Nhật
Bản là giải quyết vấn đề rác thải của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Hàng năm Nhật Bản thải ra
MT khoảng 450 triệu tấn chất thải, các bãi rác đã hết chỗ chứa. áp lực này đòi hỏi các DN và
Chính phủ Nhật Bản quan tâm đến vấn đề về MT, quan tâm đến hạch toán MT.
- KTMT được xây dựng vàphát triển dựa trên cơsở của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vàđồng
bộ, có sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan Chính phủ mà cụthể là Bộ MT và Bộ Công thương.
Bộ MT chú trọng đến KTMT ở khía cạnh cung cấp thông tin vềMT cho các đối tượng bên ngoài
DN . Bộ Công thương chútrọng đến KTMTở khía cạnh cung cấp thông tin về MT chocác nhà
quản lý trong nội bộ DN.
- Theo kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản việc áp dụng những biện pháp BVMT vàáp dụng
KTMT sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của DN vàhiệu quả BVMT.Năm 2001, Toyotaáp dụng KTMT
đã thu lợi hàng tỷ yên mỗi năm do cắt giảm năng lượng sử dụng, giảm thiểu chi phí xử lý chất
thải vàcông nghệ sản xuất được sạch hơn. Canon áp dụng kế toán dòng vật liệu (MFA) ban đầu
cho một công đoạn, sau đó cho một sản phẩm và mở rộng thực hiện cho toàn bộ tập đoàn nên đã
giảm thiểu rác kính, chất thải .v.v...và nghiên cứu sản xuất vậtliệu kính mỏng hơn, chất lượng
hơn. Năm 2000, Ricochthực hiện những biện pháp BVMT và vận dụng KTMTđã tính toán được
chi phí cho hoạt động bảo vệ và quản lý MT là 66 triệu USD, nhưng thu lại lợi ích là 79 triệu USD.
- Theo kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản việc áp dụng KTMT tập trung vào hạch toán dòng
vật liệu, kế toán chi phí và thu nhập về MT, phân tích bảng cân bằng sinh thái ( EcoBalance),
phân tích chu kỳ sống sản phẩm, xác định lượng nguyên liệu, năng lượng, nước sử dụng hàng
năm, xác định lượng khí thải nước thải, chất thải rắn hàng năm, kế toán chiphí và thu nhập về
MT. KTMT của Nhật Bản chú trọng đến việc sử dụng cả thước đo hiện vật và thước đo giá trị
trong quá trình hạch toán. Nhật Bản là quốc gia đi sau trong việc nghiên cứu và áp dụng KTMT,
nhưng đã vận dụng được tối đa những kinh nghiệm củacác nước khác như Hoa Kỳ, Đức, nên đã
áp dụng KTMT rất thành công ở cấp DN, khu vực và quốc gia. Thông tin về MT của các công ty
Nhật Bản được trình bày trong Báo cáo thường niên về MT, xã hội và tài chính.
KTMT ở HànQuốc
KTMT ở Hàn Quốc được Chính phủ và các công ty quan tâm vào giữa những năm 1990. Tháng
1/2000, Bộ MT Hàn Quốc bắt đầu nghiên cứu dự án: Hệ thống KTMT và chỉtiêu hiệu quả hoạt
động MTvới sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (WorldBank). Năm 2001, Viện Kế toán Hàn Quốc
công bố báo cáo về: Chuẩn mực kế toán về chi phí và những khoản nợ vềMT, để giới thiệu kế
toán tài chính về MT. Từ năm 2002, Bộ MT Hàn Quốc đã nghiên cứu dự án về KTMTvà đến năm
2004 hoàn thành và công bố tài liệu hướng dẫn KTMT. Từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2004,
nhóm các công ty hàng đầu của Hàn Quốc:Posco,LG, Samsung, Korean Airline, Asian Airline, SK,
Hundai .v.v...được sự tài trợ của Bộ MT đã nghiên cứu, phổ biến và phát triển kế toán quản trị
MT trong các công ty thuộc ngành công nghiệp. Việc áp dụng KTMTtrong các DN của Nhật Bản
cónhững đặc điểm và có thể rút ra những bài học sau:
- Khác với Hoa Kỳ và Đức,KTMT ra đời từ áp lực của côngchúng. Trong giai đoạn đầu của quá
trình phát triển, ý thức về những vấn đề về MT của côngchúng tại Hàn Quốc còn ở mức độ sơ
khai, vì vậy KTMT của Hàn Quốc ra đời từ áp lực của những vấn đề gặp phải khi tham gia vàothị
trường quốc tế cónhững tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe về MT như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu,
áp lực từ các thể chếtài chính, đầu tư quốc tế, rào cản thương mại quốc tế liên quan đến MT
như: Các tổ chức tài chính vàcông ty bảo hiểm bắt đầu quan tâm đến rủi ro vềMT khi cho vay
đầu tư .v.v....Chính những áp lực này đòi hỏi các DN và Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến vấn
đề vềMT, quan tâm đến hạch toán MT, tìm ra những phương án để nâng caohiệu quả sử dụng
chi phí, thúc đẩy hoạt động BVMT, giảm thiểu những rỉu ro về MT. Việc ra đời của KTMT của Hàn
Quốc còn cósự trợ giúp của các tổ chức quốc tế mà trước hết là Ngân hàng thế giới.
- KTMT được xây dựng vàphát triển dựa trên cơsở của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, cósự
phối hợp của các cơquan mà cụ thể là: Bộ MT, Ngân hàng quốc gia, Văn phòng thống kê quốc gia,
Viện kế toán Hàn Quốc,các công ty hàng đầu Hàn Quốc,Ngân hàng thế giới. Cụ thể, Ngân hàng
quốc gia, Văn phòng thống kê quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KTMT ở
phạm vi quốc gia. Bộ MT, Viện kế toán Hàn Quốc, các công ty hàng đầu Hàn Quốc,Ngân hàng thế
giới đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KTMT ở phạm vi DN bao gồm cả kế toán tài
chính MT và kế toán quản trị MT.
- Theo kinh nghiệm của các công ty Hàn Quốc việc áp dụng những biện pháp BVMTvà áp dụng
KTMT sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của DN vàhiệu quả BVMT.Năm 1995, Poscođưa ra chính
sách về MT, năm 1996 áp dụng hệ thống quản trị chất lượng MTISO 14001, áp dụng KTMT.Vì
vậy,kết quả hoạt động vàquy mô công ty ngày càng tăng lên, năm 1999 Poscocó số lượng lao
động 20.000 người, doanh thu đạt 9, 5 tỷ USD vàtrở thành công ty sản xuất thép hàng đầu thế
giới. Năm 1992, Samsung đưa ra chính sách về MT, tháng 5/1996 ban hành quy chế hướng dẫn
quản trị xanh, áp dụng KTMT, tiến hành hạch toán chi phí và lợi ích về MT. Vì vậy,kết quả hoạt
động vàqui mô công ty ngày càng tăng lên, năm 1999 Samsung cósố lượng lao động 43.000
người, doanh thu đạt 22, 8 tỷ USDvà trở thành công ty sản xuất sản phẩm điện, điện tử, kỹ thuật
số hàng đầu thế giới.
- Theo kinh nghiệm của các công ty Hàn Quốc việc áp dụng KTMT tập trung vào đo lường chiphí
hoạt động MT mà cụ thể là những chi phí xử lý ô nhiễm MT,phân bổ CPMT trên cơ sở hoạt động
(ABC), đo lường vàđánh giá lợi ích MT. Thông tin về MT của các công ty Hàn Quốc được trình
bày trong Báo cáo MT hàng năm.
II. Hệ thốngnghiêncứuKTMT ởViệtNam:
Kế toán quản trị môi trường là một công cụ cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp đáp
ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn cải thiện hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Kế toán quản trị môi trường đang là một phương pháp hết sức mới mẻ ở Việt Nam
cũng như các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới. Hơn nữa, việc nghiên cứu, triển khai áp
dụng kế toán quản trị môi trường vào Việt Nam đặc biệt mới mẻ và đang đi những bước khởi
đầu. Do vậy, số lượng công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này còn rất hạn chế.
Một số nghiên cứu của các tác giả là vận dụng một tài liệu hướng dẫn kế toán môi trường
tại ViệtNam. Điển hình là bài viết của Lê Kim Ngọc (2013) đã nghiên cứu hướng dẫn kế toán môi
trường của Nhật Bản và đưa ra những giải pháp để áp dụng vào Việt Nam. Theo đó, chi phí môi
trường được nhận diện thành bốn loại: chi phí môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh, chi phí môi trường trước và sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí
quản lý môi trường, chi phí cho các hoạt động xã hội về môi trường. Từ đó, tác giả cũng đề xuất
hai mẫu báo cáo kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam là báo cáo về chi phí môi
trường của doanh nghiệp và báo cáo lợi ích môi trường.
Tác giả Trọng Dương (2009) lại căn cứ vào cuốn sách “Các nguyên tắc và trình tự kế toán
quản lý môi trường” của Ủy ban Phát triển bền vững Liên hiệp quốc (UNSND) để đưa ra những
đề xuất áp dụng tại Việt Nam. Bài báo đưa ra có bốn loại chi phí liên quan đến môi trường: Chi
phí xử lý chất thải, phòng ngừa và quản lý môi trường, giá trị thu mua các phế thải (giá trị phế
thải được xác định theo giá trị thu mua) và chi phí xử lý phế thải. Bên cạnh việc nhận diện các
loại chi phí môi trường phát sinh, bài báo cũng chỉ ra các khoản thu nhập liên quan đến môi
trường bao gồm tiền trợ cấp và tiền thưởng, các khoản thu nhập khác từ việc bán phế liệu,...
III. Quan điểmcá nhân về khảnăng ứngdụngKTMT trongsảnxuất của DNViệt Nam:
1. Thực trạng kế toán môi trường trong doanh nghiệp tại Việt nam
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, ở Việt Nam đã ban hành Luật môi trường lần đầu vào
năm 1993 và Luật bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005 nhưng chưa ban hành chế độ kế
toán có liên quan đến việc tổ chức kế toán môi trường trong doanh nghiệp. Chế độ hiện hành
chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi được chi phí môi
trường trong chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các
khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp có
hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành (nếu
có), đồng thời khoản chi phí và thu nhập này cũng chưa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh và chưa giải trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính nên việc đánh giá hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đầy đủ, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với môi trường.
Thực tế cho đến nay, yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập do “môi trường” mang lại
không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất nhiều chi
phí liên quan đến môi trường đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các
nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy được quy mô và tính chất của chi phí
môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi trường nói riêng. Ngoài ra, hiện nay, trên các
tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trường như chi phí sửa
chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi
trường sinh thái, môi trường sống. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang hướng tới một
quy trình sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn “xanh, sạch”, thân thiện
với môi trường và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững như để thực hiện kế toán môi
trường, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cả các dự án mới đều phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường theo Luật bảo vệ môi trường và thực hiện đánh giá tác động môi
trường. Tuy nhiên, việc áp dụng kế toán môi trường ở Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn vì xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó:
- Việt Nam có quá ít chuyên gia cũng như tài liệu nghiên cứu tổng quan về vấn đề này.
Nguồn số liệu - cơ sở để thực hiện hạch toán môi trường còn thiếu. Số liệu về sử dụng tài nguyên
cho các hoạt động kinh tế với chức năng là đầu vào của sản xuất tuy có được hạch toán nhưng
chưa đầy đủ. Việt Nam chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về môi trường quốc gia
(thông tin về tài sản môi trường. Ví dụ: tài nguyên nước, khoáng sản, rừng; các công nghệ xử lý
chất thải; các bộ tiêu chuẩn môi trường trong từng ngành, lĩnh vực …) làm cơ sở cho hạch toán.
- Chưa cơ quan có trách nhiệm nào công bố mức chi tiêu hàng năm cho các hoạt động bảo
vệ môi trường. Sở dĩ như vậy vì chi tiêu cho hoạt động này của nước ta chủ yếu là từ nguồn ngân
sách Nhà nước và được phân bổ cho nhiều bộ, ngành có chức năng thực hiện các hoạt động bảo
vệ môi trường như Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Bộ Thủy sản...
- Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường như: thuế tài nguyên, phí ô nhiễm chưa
được áp dụng phổ biến. Các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động
của doanh nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm
chưa buộc phải chi trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí.
- Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổ chức đối với cộng đồng còn ở trình
độ thấp. Nhân tố môi trường hầu như chưa được tính đến trong các phương án sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
- Công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kế toán viên có kiến thức về kế toán môi trường
còn rất hạn chế. Do đó chưa xây dựng được một đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp về lĩnh vực
môi trường.
- Hiệp hội nghề nghiệp về kế toán cũng chưa phối hợp với các cơ quan, tổ chức về môi
trường để xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với kế toán môi trường.
2. Điều kiện để áp dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp ở Việt Nam
Kế toán môi trường hiện đang phát triển và phổ biến ở một số nước trên thế giới (Mỹ,
Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...) nhưng còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, nếu kế toán môi
trường trong doanh nghiệp ra đời một mặt sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định
quản trị nội bộ của nhà quản lý doanh nghiệp mặt khác sẽ bổ sung trên hệ thống tài khoản kế
toán thêm các tài khoản theo dõi chi phí môi trường và doanh thu từ hoạt động đó (nếu có) đồng
thời bổ sung một số chỉ tiêu về chi phí, doanh thu môi trường trong mục kế toán hoạt động khác
trên báo cáo kết quả HĐKD và thuyết minh báo cáo tài chính. Để từng bước áp dụng kế toán môi
trường, việc nên làm đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước như sau:
- Thể chế hóa việc áp dụng kế toán môi trường, biến công việc này trở thành một bộ phận
của hệ thống kế toán, thống kê chính thức và bắt buộc trong hệ thống báo cáo thông tin kinh tế,
xã hội ở cấp độ vĩ mô.
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê về môi trường, liệt kê những số liệu
Việt Nam đã có điều kiện cập nhật thường xuyên, những số liệu còn thiếu và những số liệu chưa
có điều kiện thu thập. Từ đó xây dựng một kế hoạch và trình tự hoàn thiện dần hệ thống số liệu
thống kê cần thiết về môi trường. Trong giai đoạn đầu, có thể áp dụng kế toán môi trường thử
nghiệm với một số tài nguyên như: thủy sản, hải sản, dầu khí, đất đai là những tài nguyên quan
trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.
- Thay đổi và tăng cường mức độ nhận thức và hành động của các tổ chức, các bên có liên
quan đối với vấn đề môi trường trong mỗi doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
Với hy vọng trong tương lai gần, khi mà nước ta có những quy định cụ thể cho hoạt động
kế toán môi trường, các cán bộ kế toán môi trường được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp thì
hoạt động kế toán sẽ là một trong những nhân tố tích cực không những góp phần vào sự phát
triển kinh tế của doanh nghiệp, đất nước mà còn góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi
trường toàn cầu. Tóm lại, việc bổ sung kế toán môi trường sẽ rất hữu ích cho kế toán thông
thường, nhờ đó mới thể hiện hết được vai trò của mình trong việc giúp doanh nghiệp hướng tới
mục tiêu phát triển toàn diện cả về lợi nhuận và lợi ích xã hội
Tài liệu tham khảo:
-Banajee,S.B(2001),“Cácchiến lược vàhành độngvới môi trường của doanh nghiệp”, Quyết định
quản lý, Tập 39, số 1, trang 36-44.
-Diffenhofer,H. (1995),“Kếtoán và kiểm toán môi trường”, Tạp chí kiểm toán quản trị, Tập 10, số
3, trang 40-51.
-Duck, A.S (2002), “Chất lượng sản phẩm, kế toán môi trường và hiệu quả chất lượng”, Tạp chí về
Kế toán, Kiểm toán và Trách nhiệm, Tập 15, Số 5, Trang 719-732.
-Gray,R. (2001) “Ba mươi năm kế toán, báo cáo và kiểm toán xã hội, nếu có thì chúng ta đạt được
những gì?” Đạo đức kinh doanh: Tạp chí Châu Âu, Tập 10, Số 1, trang 9-15. Nhà xuất bản
Blackwell.
-Hutchinson,P.D (2000), “Kế toán môi trường: Các vấn đề, báo cáo và công bố”. Tạp chí ứng dụng
nghiên cứu doanh nghiệp, Tập 16, số phát hành: 4.
-Karuizas,K.Moussiopoulus,N.andPapadopoulos,A(2001).“Cáccông cụ quản lý môi trường dựa
trên Web”, Quản lý môi trường và sức khỏe, Tập 12, số 4, trang 356-363.
-Kumaran, D.S, Ong, S.K, REinald Tan, B.H và Nee, A.Y.C (2001), “Phân tích chi phí vòng đời sản
phẩm tác động môi trường”, Quản lý môi trường và sức khỏe, Tập 12, số 3, trang 360-276.
-Letmathe,P. andDoost,R.K(2000),“Kếtoán và kiểm toán chi phí môi trường”, Tạp chí kiểm toán
quản trị, Tập 15, Số 8, trang 424-430.
-Medley, P. (1997), “Kế toán môi trường- Điều này có ý nghĩa gì với các kế toán chuyên nghiệp”,
Tạp chí Kế toán, Kiểm toán và Trách nhiệm, Tập 10, Số 4, Trang 594-600.
-Myers, N (1998), “Các vấn đề kinh tế mới nổi- Những điều chúng ta nên phân tích chặt chẽ và có
suy nghĩ thấu đáo”, Tạp chí Kinh tế xã hội thế giới, Tập 15, số 6/7/8, trang 1271-1278.
-Pernilla,G (2000),“Chiphílỗimôi trường(CEE)”,GreenerManagemetn International, phát hành
số 31.
-Perry, M. và Seng, T.T (1999), “Tổng quan về các xu hướng liên quan đến báo cáo môi trường tại
Singapore”, Quản lý môi trường và sức khỏe, Tập 10, số 5, trang 310-320.
-Pun, K.F., Hui, LK., Lau, H.C.W, Law, H.W và Lewis, W.G (2002), ‘Xây dựng một khuôn khổ lập kế
hoạch EMS trong quy định quản lý môi trường”, Tạp chí quốc tế về quản lý chất lượng và độ tin
cậy, Tập 19, Số 6, trang 688-709.
-Rezaee, Z. và Elam, r. (2000),‘Các tiêu chuẩn môi trường ISO 1400 mới đặt ra: Hướng dẫn thực
hiện từng bước‘, Tạp chí kiểm toán quản trị, Tập 15, Số 1 (2), trang 60-67.
-Rezaee, Z. Szendi, J.Z và Aggrwal, R. (1995), “Quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm đối với các
vấn đề môi trường”, Tạp chí kiếm toán quản trị, Tập 10, Số 8, trang 27-33.
-Rizk, H.F.S, EI-Abssawy, A.S và Khoder, M.I (2002), “Phân tích tác động của thuốc trừ sâu đối với
chất lượngkhông khí, đặc biệtlà tầng ozônbềmặt”,Quản lý môi trường và sức khỏe, Tập 13, số 2,
trang 152-162.
-Taylor, D.W., Sulaiman, M. và Sheahan, M. (2001), “ Kiểm toán các hệ thống quản lý môi trường:
Một khía cạnh lý thuyết về pháp lý”. Tạp chí kiểm toán quản trị, Tập 16, Số 7, Trang 411-422.
-Theyel,G(2000),“ Các quyđịnh quản lý nhằm cải thiện môi trường và hiệu quả kinh doanh”, Tạp
chí về quản lý sản xuất và kinh doanh quốc tế, Tập 20, số 2, trang 249-266.
-Phạm Đức Hiếu (2012), Giáo trình kế toán môi trường trong doanh nghiệp, NXB giáo dục.
-PGS.TSPhạm Đức Hiếu- PGS.TS NguyễnThịKim Thái,KTMT trongDN,NXB Giáo dục, 2012.
-TrầnPhước Hiền,Định hướngxâydựng kế toánquản lýMT ở Việt Nam,LV thạc sĩ, TP.Hồ Chí
Minh,2014.
-InstitutionofManagementAccounting ,Tools andTechniques ofEnvironmentalManagement
Accountingfor Business Decisions,StatementonManagementAccounting,USA,1996.
-InternationalFederationofAccountants,EnvironmentalManagementAccounting,International
Guidance document,USA, 2005.
- Japanese Ministryof the Environment,Environmental Accounting Guidelines ,Tokyo,2005.

More Related Content

Viewers also liked

複製 Oxford2005 (1)
複製  Oxford2005 (1)複製  Oxford2005 (1)
複製 Oxford2005 (1)
t7260678
 
Wonder character power point
Wonder character power point Wonder character power point
Wonder character power point
20steiner_j
 
Sweet spot
Sweet spotSweet spot
Sweet spot
t7260678
 
Munneoverviewpgdchina200911withsound 12588814598727-phpapp02 (2)
Munneoverviewpgdchina200911withsound 12588814598727-phpapp02 (2)Munneoverviewpgdchina200911withsound 12588814598727-phpapp02 (2)
Munneoverviewpgdchina200911withsound 12588814598727-phpapp02 (2)
t7260678
 
The role of estrogen in uterine receptivity and blastocyst implantation
The role of estrogen in uterine receptivity and blastocyst implantationThe role of estrogen in uterine receptivity and blastocyst implantation
The role of estrogen in uterine receptivity and blastocyst implantation
t7260678
 
数据库面试笔试题及答案集
数据库面试笔试题及答案集数据库面试笔试题及答案集
数据库面试笔试题及答案集
庆顺 程
 
Oracle scm online training in hyderabad
Oracle  scm online training in hyderabadOracle  scm online training in hyderabad
Oracle scm online training in hyderabad
Rudra IT Solutions
 
Embryotransferincattle (1)
Embryotransferincattle (1)Embryotransferincattle (1)
Embryotransferincattle (1)
t7260678
 

Viewers also liked (17)

複製 Oxford2005 (1)
複製  Oxford2005 (1)複製  Oxford2005 (1)
複製 Oxford2005 (1)
 
Wonder character power point
Wonder character power point Wonder character power point
Wonder character power point
 
Internet Marketing In Asia
Internet Marketing In AsiaInternet Marketing In Asia
Internet Marketing In Asia
 
The tab part 2
The tab part 2The tab part 2
The tab part 2
 
Sweet spot
Sweet spotSweet spot
Sweet spot
 
Munneoverviewpgdchina200911withsound 12588814598727-phpapp02 (2)
Munneoverviewpgdchina200911withsound 12588814598727-phpapp02 (2)Munneoverviewpgdchina200911withsound 12588814598727-phpapp02 (2)
Munneoverviewpgdchina200911withsound 12588814598727-phpapp02 (2)
 
The role of estrogen in uterine receptivity and blastocyst implantation
The role of estrogen in uterine receptivity and blastocyst implantationThe role of estrogen in uterine receptivity and blastocyst implantation
The role of estrogen in uterine receptivity and blastocyst implantation
 
Uses of photography
Uses of photographyUses of photography
Uses of photography
 
数据库面试笔试题及答案集
数据库面试笔试题及答案集数据库面试笔试题及答案集
数据库面试笔试题及答案集
 
блоггинг
блоггингблоггинг
блоггинг
 
Zeebeving sendai
Zeebeving sendaiZeebeving sendai
Zeebeving sendai
 
Oracle scm online training in hyderabad
Oracle  scm online training in hyderabadOracle  scm online training in hyderabad
Oracle scm online training in hyderabad
 
Share Success With Others To Get More Visitors!
Share Success With Others To Get More Visitors!Share Success With Others To Get More Visitors!
Share Success With Others To Get More Visitors!
 
Embryotransferincattle (1)
Embryotransferincattle (1)Embryotransferincattle (1)
Embryotransferincattle (1)
 
Presentation task1
Presentation task1Presentation task1
Presentation task1
 
Wonder Miranda
Wonder MirandaWonder Miranda
Wonder Miranda
 
Teen Driving: Some Things to Keep in Mind
Teen Driving: Some Things to Keep in MindTeen Driving: Some Things to Keep in Mind
Teen Driving: Some Things to Keep in Mind
 

Similar to Hệ thống nghiên cứu kế toán môi trường

Tăng cường hiệu quả quy chế về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích trong ng...
Tăng cường hiệu quả quy chế về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích trong ng...Tăng cường hiệu quả quy chế về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích trong ng...
Tăng cường hiệu quả quy chế về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích trong ng...
Green Field consulting & development (GFD)
 
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
HoaSu5
 

Similar to Hệ thống nghiên cứu kế toán môi trường (20)

Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
Đề tài Kế toán quản trị môi trường tại công ty cổ phần xi măng vicem hải vân ...
 
PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TẢ...
PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TẢ...PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TẢ...
PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (TẢ...
 
Qtcllll
QtcllllQtcllll
Qtcllll
 
Tăng cường hiệu quả quy chế về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích trong ng...
Tăng cường hiệu quả quy chế về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích trong ng...Tăng cường hiệu quả quy chế về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích trong ng...
Tăng cường hiệu quả quy chế về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện ích trong ng...
 
Nghien cuu ve moi truong kinh doanh tai vietnam
Nghien cuu ve moi truong kinh doanh tai vietnamNghien cuu ve moi truong kinh doanh tai vietnam
Nghien cuu ve moi truong kinh doanh tai vietnam
 
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topicaSlideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
Slideshare.vn bai giang_quan_tri_chien_luoc_bai_2_to_hop_gd_topica
 
CẨM NANG HẠCH TOÁNH CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU THEO TIÊU CHUẨN ISO 14051_105514...
CẨM NANG HẠCH TOÁNH CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU THEO TIÊU CHUẨN ISO 14051_105514...CẨM NANG HẠCH TOÁNH CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU THEO TIÊU CHUẨN ISO 14051_105514...
CẨM NANG HẠCH TOÁNH CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU THEO TIÊU CHUẨN ISO 14051_105514...
 
CẨM NANG HẠCH TOÁNH CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU THEO TIÊU CHUẨN ISO 14051_105514...
CẨM NANG HẠCH TOÁNH CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU THEO TIÊU CHUẨN ISO 14051_105514...CẨM NANG HẠCH TOÁNH CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU THEO TIÊU CHUẨN ISO 14051_105514...
CẨM NANG HẠCH TOÁNH CHI PHÍ DÒNG NGUYÊN LIỆU THEO TIÊU CHUẨN ISO 14051_105514...
 
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
Tiểu luận Ô nhiễm môi trường đô thị tại quận Tân Phú và một số biện pháp khắc...
 
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững ở Việt Nam...
 
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truongChuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
Chuong 8 chinh sach va quan ly moi truong
 
Chương 5 phan tich loi ich chi phi
Chương 5 phan tich loi ich chi phiChương 5 phan tich loi ich chi phi
Chương 5 phan tich loi ich chi phi
 
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
1. CCS_Xu hướng hiện trạng và định hướng thúc đẩy tại VN-Final.pdf
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docLuận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà NộiVai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
 
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN...
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN...HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN...
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN...
 
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.docLuận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
 
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt NamLuận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
 

Hệ thống nghiên cứu kế toán môi trường

  • 1. Việc bảo vệ môi trường chính là một công việc cần phải làm ngay và thể hiện là một nhiệm vụ cấp bách của từng đất nước, của từng doanh nghiệp và của từng cá nhân trong xã hội. Qua đó tất cả quốc gia trên phạm vi toàn cầu hiện nay đều chú ý đến ảnh hưởng, tác động của môi trường đến quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội và Việt Nam cũng không thể đi khác xu hướng chung đó. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp cũng cần xem xét và giải quyết vừa mục tiêu lợi nhuận kinh tế và vừa song hành với mục tiêu tác động của môi trường. Từ đó, các đơn vị tổ chức kinh doanh cần có những giải pháp trong quá trình kinh doanh để có thể xác định rõ những yếu tố thu nhập, chi phí phát sinh do trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đồng thời cũng cần ghi nhận những nhân tố này vào thông tin trên sổ sách kế toán. Kế toán môi trường ra đời sẽ bổ sung các tài khoản theo dõi chi phí môi trường và thu nhập từ hoạt động đó nếu có; đồng thời bổ sung một số chỉ tiêu về chi phí môi trường, doanh thu môi trường trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính. Bổ sung Kế toán môi trường trong Hệ thống kế toán doanh nghiệp là vấn đề mang tính thời sự và là lĩnh vực nghiên cứu cấp bách không chỉ của từng quốc gia mà là của toàn thế giới. I. Khảo sát tài liệu nghiên cứu về KTMT ở nước ngoài: Alan S. Dunk (2002) điều tra phạm vi chất lượng sản phẩm và việc thực hiện kế toán môi trường ảnh hưởng tích cực đến việc đảm bảo chất lượng. Ông đề xuất rằng việc kết hợp các vấn đề môi trường trong quyết định tài chính được thực hiện bằng cách sử dụng kế toán môi trường sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả chất lượng và hiệu quả công ty là một tổng thể. Mặc dù tác giả đã chứng minhgiả thuyếtcủa mình bằng thống kê rằng việc thực hiện kế toán môi trường và chất lượng sản phẩm ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chất lượng (R2 = 0,212 hoặc 21,2% có thể được giải thích bằng mô hình này), ông không xác định các yếu tố có thể liên quan đến hiệu quả chất lượng. Ngoài ra, tác giả không thử nghiệm giả thuyếtcủa mình tại những khu vực địa lý có thể hỗ trợ phương pháp kết hợp trong việc quản trị kế toán môi trường vàchất lượng sản phẩm D. Senthil Kumaran, S.K. Ong, Reginald B.H. Tan, A.Y.C. Nee (2001) đã thảo luận về mô hình phân tích chi phí môi trường vòng đời (LCECA) bao gồm chi phí sinh thái trong tổng chi phí của sản phẩm. Chi phí sinh tháiliên quan đến các chi phí trực tiếp và gián tiếp của tác động môi trường do sản phẩm tạo ra trong toàn bộ vòng đời của nó. Các tác giả cũng mô tả việclàm thế nào để sử dụng mô hình LCECA nhằm xác định các phương án khả thi về hiệu quảchi phí, các phần/ sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều này cố gắng kết hợp chi phí vào hoạt động đánh giá vòng đời (LCA), một đánh giá có hệ thống các nhu cầu và cơ hội để làm giảm gánh nặng về môi trường liên quan đến năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu và thải chất thải trong suốt vòng đời của một sản phẩm, quy trình hoặc hoạt động. Ngoài ra, các tác giả cũng chỉ ra mô hình toán học của LCECA nhằm xác định mối tương quan của các chi phí sinh thái khác nhau với tổng chi phí. Mô hình này đã được chuyển đổi thành mô hìnhtính toán LCECA để so sánh các chi phí sinh thái của các giải pháp thay thế. Giới hạn hiện tại của mô hình LCECA đã được thảo luận bởi các tác giả để chứng minh rằng mô hình này không thể cung cấp hết các kết quả có thể mà sẽ dẫn đến nhữngchênh lệch trong dự toán chi phí. Farhad Analoui và Azhdar Karami (2002),khảo sát nhận thức của các giám đốc điều hành (CEO) vềviệc xác định môi trường liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty trong lĩnh vực SME trong bối cảnh các công ty điện và điện tử nước Anh. Các tác giả phân tách khu vực SME
  • 2. thành ba thành phần, đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Không hề ngạc nhiên khi nó được xem xét rộng rãi như bước đầu tiên trong quá trình quản lý chiến lược. Có thể kết luận rằng có mối liên quan mật thiết giữa việc tăng xác định môi trường của công ty và sự thành công về hiệu quả công ty trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điểm yếu của bài viết này là tác giả không đề cập việc quản lý môi trường là một phần của việc nghiên cứu các thông sốxác định môi trường cho các CEO để xem xét trong việc quản lý công ty của họ Gluch, Pernilla (2000), có hai mục tiêu trong bài viết này, đó là; đánh giá việc sử dụng chi phí của các lỗi về môi trường (CEE) như là một công cụ kế toán môi trường quản trị, và giải thích về mặt lý thuyết tại sao các công cụ môi trường "mới", chẳng hạn như CEE liên tục được phát triển. Ông đã sử dụng khái niệm CEE để đo lường các hậu quả về môi trường tài chính được gây ra bởi các ngành công nghiệp xây dựng ở Thụy Điển. CEE được sử dụng để xác định lỗi, các nguyên nhân liên quan và chi phí cho môi trường mà tác giả đã xác định được 243 lỗi và 78 loại nguyên nhân khác nhau. CEE được kết luận là một công cụ hữu hiệu để đo các phát sinh tiêu cực và sau đó một khu vực cải tiến có thể được xác định. Bài viết này có giới hạn đó là CEE tập trung vào chi phí và mà không tập trung vào lợi ích, ngụ ý rằng CEE có khả năng mở rộng kém như một công cụ hỗ trợ quyết định về môi trường. Gregory Theyel (2000) khám phá liệu sự khác biệt rõ rệt trong sự đổi mới và hiệu quả về môi trường của công ty hóa chất Mỹ có thể được giải thích bởi sự khác biệt trong hoạt động và đặc điểmquản lý của các doanh nghiệp không. Sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia, chuyến đến thăm công ty, và các cuộc phỏng vấn trên điện thoại, tác giả đánh giá sự phổ biến rộng rãi việc áp dụng các biện pháp quản trị môi trường trong hai lĩnh vực quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất. Hai lĩnh vực cụ thể là nhà máy sản xuất nhựa và nhựa tổng hợp nhân tạo và nhà máy sản xuất mực được xác định là nằm trong tốp mười lĩnh vực ô nhiễm nhất về khối lượng và tốp hai lĩnh vực gây ung thư. Giới hạn trong bài viết này đó là tác giả tập trung vào việc đổi mới môi trường và hiệu quả mà không phải theosự bền vững môi trường theo thời gian. Hoda F.S Ahmed A. El - Abssawy và Mamdouh 1. Khoder (2002), trình bày về ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc trừ sâu không tới bề mặt tầng ozone (O3) như một chất gây ô nhiễm thứ từ các phản ứng quang hóa trong những ngày nắng dẫn đến sự gia tăng cao trong nồng độ ozone bề mặt trong không khí xung quanh và do đó làm tăng nồng độ khói nguy hiểm. Ozone được xem như là sản phẩm của quá trình oxy hóa quang hóa carbon monoxide với sự xuất hiện của NOx làm rõ vai trò căn bản và quan trọng của bức xạ mặt trời và nitơ oxit vào sự hình thành ozonebề mặt. Sự biến đổitheo thời gian trong nồng độ O3do phun thuốc trừ sâu, nhiệt độ tương ứng và độ ẩm tương đối đã được theo dõi và thảo luận. Hơn nữa, nhiệt độ và độ ẩm liên quan ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ ozone với hệ số tương quan tích cực và tiêu cực. Các tác giả kết luận rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại có thể cung cấp nguồnôzôn bề mặt không an toàn đặc biệt là khu nông nghiệp ở Ai Cập. Trong bài viết này, tác giả không đề xuất bất kỳ biện pháp bảo vệ nông nghiệp nào mà không ảnh hưởng đến tầng ozone, Hutchisan, Paul D (2000), nhấn mạnh về tác động của vấn đề môi trường, vai trò của cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) trong việc thực hiện các quy định về môi trường và báo cáo về môi trường của Hoa Kỳ. Năm 1996, EPA đã xác định có hơn 36.000 khu vực có chất thải nguy hại trong đó1.405 khu vực được phân loại theo Danh sách ưu tiên quốc gia danh (NPL) để dọn dẹp. Tổng chi phí được ước tính để dọn sạch các khu vực này do sự thiếu hiểu biết về tác động đến con người trong quá khứ có thể đạt từ 500 tỷ USD đến 1 nghìn tỷ USD trong hơn 50 tới. Giới hạn của bài viết này là những chiến lược nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Mỹ thông qua thực thi EPA được thảo luận tóm tắt, nhưng nó thất bại trong việc giải thích hiệu quả của các chiến lược trong việc công bố thông tin về ô nhiễm môi trường của các công ty trong báo cáo tài chính hàng năm của họ và làm thế nào SEC có thể truyền đạt vấn đề này cho EPA.
  • 3. Kit-Pai Pun, Ip-Kee Hui, Henry Lau C.W. Hang-Wai Lou và Winston G. Lewis (2002), thảo luận về việc nâng cao ý thức của sự phát triển bền vững và sản xuất tương thích với việc bảo tồn hệ sinh thái đã thúc đẩy việc áp dụng và thực hiện hệ thống quản trị môi trường (CMS). Các tác giả đã nghiên cứu các quá trình và nhân tố quan trọng có có ảnh hưởng đến quy hoạch EMS tại Hồng Kông. Giới hạn điều tra có thể được điều chỉnh để phục vụ cho bản chất và hoạt động kinh doanh khác nhau trong ngành công nghiệp. Trong bài viết này, các kết quả thực nghiệm cho thấy rằngmột số đặc điểm và nhân tố góp phần làm nên sự thành công trong quá trình quy hoạch EMS chẳng hạn như cam kết quản trị hữu hình, cấu trúc quản trị tổng hợp, hình thành chiến lượcmôi trường, công nhận và điều chỉnh khả năngtổ chức vàcông nhận và áp dụng các sáng kiến về môi trường. KostasKaratsas,NicolasMoussiopoutos vàAgis Papakilopoutos (2001),thảo luận về việc sử dụng Mạng toàn cầu (www) như một nền tảng thông tin về phổ biến thông tin môi trường trong công chúng. Bài viết này cũng thảo luận về các kết quả của dự án Viễn thông môi trường IRENIE ở Athens, Hy Lạp, bao gồm hệ thống thông tin địa lý dựa trên tang Web và cấu hình của nó. Dự án cụ thể này liên quan đến khả năng ứng dụng đề cập ở trên, trong khi kết hợp giám sát, lập mô hình và lập bản đồ về môi trường trên mạng. Dự án này cung cấp dịch vụ cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đặc biệt là ở châu Âu, bằng cách sử dụng Thông tin môi trường châu Âu và Mạng quan sát EIONET (URL 2). Các kết quả được đưa ra ở đây chứng minh sự gia tăng đáng kể về khả năng của cơ quan liên quan nhằm thúc đẩy tiềm năng quản lý môi trường của họ thông báo cho các thành viên nhạy cảm của công chúng về nguy cơ sức khỏe tiềm năng. Vẫn chưa có bằng chứng để xác định liệu cơ quan liên quan đã suer dụng hệ thống này một cách hiệu quả để cải thiện chất lượng không khí chưa. Martin Perry và Teng Tie Skeng (1999) đã nghiên cứu các xu hướng liên quan đến việc công bố thông tin về môi trường của các công ty tại Singapore so với các công ty phương Tây, việc công bố thông tin về môi trường tại Singapore được trình bày từ một nhận xét trong báo cáo hàng năm của tổ chức (bao gồm hai năm 1995-1996 và 1996-1997) và câu trả lời cho câu hỏi khảo sát bưu chính bao gồm 252 trong tổng số 264 công ty quần chúng tại Singapore. Đây là một chỉ số về cam kết kinh doanh để cải thiện môi trường trong phạm vitiến độ báo cáocông bố thông tin trong việc thực hiện các chương trình về môi trường. Mặc dù các phản hồi và tùy chọn về chính sách công chúng nhằm thay đổi thái độ kinh doanh hiện tại sang công bố thông tin đã có kết quả nhưng các tác giả không đưa ra kiến nghị cụ thể để cải thiện tỷ lệ công bố thông tin hiện tại của các công ty tại Singapore. Nếu không có bất kỳ hành động cứng rắn nào các công ty không chắcsẽ đầu tư vào báo cáo mà không có lợi ích Mart Dittenhofer (1995) mô tả thông tin định lượng về các vấn đề môi trường theo yêu cầu của đội quản trị và kiểm toán để bảo vệ tổ chức. Trong bài viết này, tác giả thảo luận về kế toán môi trường và quá trình kiểm toánmôi trường. Ông chỉ ra rằng cả kiểm toán viên nội bộ và bên ngoài có thể thực hiện kiểm toán môi trường. Trong bài viết này, đạo luật không khí sạch 1990 Đối với khí thải đúng là đã gây ô nhiễm môi trường với tốc độ hạn chế đã được thảo luận. Ông cũng liệt kê ra 13 chiến lược để thực hiện kiểm toán môi trường hiệu quả bằng kiểm toán viên nội bộ hoặc bên ngoài. Ngoài ra, tác giả giải thích ngắn gọn các loại kiểm toán môi trường. Trong bài viết này, tác giả không chỉ rõ việc sử dụng các hoạt động kiểm toán và kế toán để xác định và đo lường các vấn đề môi trường tiềm năng và trách nhiệm liên quan của họ. Norman Myers (1998),đã khái quát một số vấn đề mới nổi liên quan đến kinh tế vĩ mô trong môi trường. Ông giải thích về năm loại quan trọng hàng đầu và bốn loại kém quan trọng hơn liên quan đến các lực lượng kinh tế trong công việc. Trước hết, tìm kiếm chi phí môi trường tương lai mà sẽ trở nên lớn hơn nhiều nếu nền kinh tế ngày nay không vượt ra ngoài phạm vi của kinh tế hiện đại. Thứ hai, các giao dịch tài chính đáng kể hàng ngày sẽ dẫn tới sự hủy diệt môi trường. Thứ ba, số lượng các quốc gia đang phát triểnngày càng tăng đang thực hiện các biện pháp để giữ mũi kinh tế và tài chính của mình trên mặt nước theoChương Trình Điều chỉnh cấu bằng cách khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ. Loại thứ tư là trợ cấp vô lý dẫn đến sự huỷ hoại môi
  • 4. trường tiềm năng. Loại cuối cùng là thói quen tiêu dùng của người giàu suy thoái không cân xứng với môi trường toàn cầu cho cả người giàu và người nghèo. Tác giả cũng xem xét ngắn gọn bốn loại kém quan trọng hơn là sự hạn chế thị trường bị áp đặt bởi các nước phát triển lên các nước đang phát triển; ngành công nghiệp bảo hiểm và sự nóng lên toàn cầu; sự tăng trưởng dân số và các mối liên quan về chi phí không hành động; và thiếu hệ thống phản hồi để cảnh báo về các cuộc khủng hoảng sắp xảy ra hoặc sự cố. Peter Letmathe và Roger K, Doost (2000) cố gắng để trình bày cách thức sử dụng một hệ thống hạch toán chi phí môi trường để cải thiện hoạt động kiểm toán nộ bộ, ngoại bộ cũng như hiệu quả kinh doanh. Các tác giả này cũng giải thích ngắn gọn về năm bước giảm chi phí môi trường, cụ thể là: thiết lập hệ thống EMS để xác định các nguyên nhân và tác động môi trường lớn (các tác động môi trường có nguyên nhân bắt nguồn từ đầu vào, từ quy trình sản xuất và sản phẩm), xác định các tác động lớn từ những nguyên nhân chính, định lượng nguyên liệu và năng lượng, đánh giá chi phí thực tế của chúng và xác định chính xác các đối tượng nguyên nhân. Trong bài viết này, các tác giả đã không giải thích thành công của hệ thống EMS này tại các công ty sử dụng dữ liệu thống kê. Roy Grat (2001) đã tóm lược ngắn gọn những điểm mà ông tin tưởng ở 3 loại kế toán toán xã hội, Ở phần kết luận, ông đã liệt kê một số bài học chính mà mỗi người nên học hỏi và rút kinh nghiệm từ 30 năm thực hiện kế toán xã hội, thông qua sử dụng các tài khoản kế toán xã hội bí mật, các báo cáo xã hội tự nguyện, các tài khoản kế toán xã hội có hệ thống sẵn có và khả năng giám sát cũng như đối phó với những thay đổi xã hội –một vấn đề đặc biệt cần thiết. Hạn chế của bài viết này là chưaa kiểm tra và đánh giá ý thức quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động độc lập về việc thống nhất đối với hoạt động báo cáo kiểm toán xã hội. SubhabrataBobbyBanerjee(2001) đã thảo luận về các chiến lược liên quan đến các vấn đề môi trường mà có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Tác giả đã xem xét và mô tả các chiến lược môi trường do Hãng 250 USA thực hiện – một hãng kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau gồm sản xuất, hóa chất, điện, thực phẩm, hàng tiêu dùng, đồ dùng tiện ích và dược phẩm. Ông đã mô tả bốn chiến lược môi trường tích hợp ở các mức độ khác nhau, cụ thể là chiến lược công ty, chiến lược đoàn thể, chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng. Sai sót của bài viết này là danh sách các hoạt động môi trường được thảo luận vẫn chưa toàn diện mà chỉ giải quyết được một số phạm vi cơ bản của các hoạt động môi trường. Zabihollah Rezaee và Rick Elam (2000) đã thảo luận rất nhiều luật lệ và quy định về môi trường đã được ban hàng nhằm buộc các doanh nghiệp chịu trách nhiệm giải trình về trách nhiệm môi trường của họ. Ông cũng đề cập đến trong phần giới thiệu rằng mối quan tâm của công chúng, chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp về vấn đề môi trường đã trở thành một vấn đề quan trọng. Hiện tại, có hai loại trách nhiệm giải trình đối với môi trường; các yêu cầu bắt buộc mà các doanh nghiệp phải tuân theo quy định và luật pháp nhà nước hiện hành và các sáng kiến tự nguyện như là một phần không thể thiếu trong các trách nhiệm xã hội. Các tác giả cũng đã trình bày một kế hoạch thực hiện từng nước một (quy trình 15 bước) để áp dụng vào hệ thống quản lý môi trường một cách đầy đủ và hiệu quả, tiến hành kiểm toán môi trường thích hợp và cố gắng đạt tiêu chuẩn ISO 14001. Zabihollah Rezaee Joseph Z. Szendi và Rajesh Aggarwa (1995) đã thảo luận về quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm giải trình trong việc báo cáo và tiết lộ thông tin về chi phí môi trường và nghĩa vụ của họ. Những nỗ lực của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) về các vấn đề môi trường thường được hướng tới như kiểm soát ô nhiễm, làm sạch các chất ô nhiễm, các chất độc hại tại nơi làm việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và khắc phục thiệt hại. Mặc dù đã lập tiêu chuẩn báo cáo môi trường và các mức phạt nặng, nhưng các chiến lược nhằm đảm bảo việc hạch toán môi trường được thực hiện hiệu quả, như các biện pháp phòng ngừa vẫn chưa được thảo luận. Sau đâylà giớithiệu về KTMT ở một số quốcgia:
  • 5. KTMT ở HoaKỳ KTMT ở Hoa Kỳ xuất hiện vào năm 1972, sau Hội nghị thượng đỉnh vềMT tại Stockkhom- Thụy Điển vào năm 1972, nhưng chú trọng vào việc hạch toán ở cấp độ cấp quốc gia, tức là KTMT quốc gia (ENA- Environmental National Accouting). KTMT ở cấp độ DNbắt đầu nghiên cứu từ năm 1990, đến năm 1992 ủy ban Bảo vệ môi trường (BVMT) Hoa kỳ (EPA-Environmental ProtectionAgency)tiến hành dự án về KTMT vớinhiệm vụ khuyến kíchvà thúc đẩy các DN nhận thức đầy đủ các khía cạnh về chi phí môi trường (CPMT),mối quan hệ giữa CPMT, các yếu tố MT trong các quyết định kinh doanh. Khuôn mẫu vềKTMT do ủy ban BVMT Hoa Kỳ (EPA) làtài liệu cơsở để xây dựng khuôn mẫu về KTMT của Uỷ ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UNDSD),của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), của Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ (IMA),của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc .v.v.Việc áp dụng KTMTtrong các DN của Hoa Kỳ có những đặc điểm và cóthể rút ra những bài học sau: - KTMT của Hoa Kỳ ra đời từ áp lực của công chúng vàcác phong trào BVMT.áp lực này đòi hỏi các DN trong quá trình hoạt động phải quan tâm đến vấn đề về MT, từ đó tác động đến chính sách về MT của Chính phủ Hoa Kỳ. Chính sách này đòi hỏi các DNphải bồi thường thiệt hại khi gây ra sự cố vềMT, phải hạn chế chất thải, phải làm sạch chất thải .v.v.và điều này làm gia tăng chi phí, ảnh hưởng đến các khoản nợ tiềm tàng..., từ đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, đến lợi ích của cổđông. - KTMT được xây dựng trên cơ sở của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, mà trước hết dưa vàocác luật như: Luật Chính sách về MT quốc gia, Luật Làm sạch MT, Luật Làm sạch nước, Luật về các loài nguy hiểm, Luật Sarbanes - Oxley (Luật này ảnh hưởng đến việc ghi nhận và báo cáo thông tin vềMT trong báo cáo tài chính của DN)... - Theo kinh nghiệm của các công ty Hoa Kỳ việc áp dụng những biện pháp BVMT vàáp dụng KTMT sẽ làm tăng chi phí nói chung và chi phí về MT. Tuy nhiên, cùng vớiviệc gia tăng chi phí DN sẽ thu lợi ích lớn hơn từ những hoạt động BVMTnhư: Thu nhập tăng lên từ tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên liệu sử dụng, giảm chất thải, giảm chi phí xử lý chất thải. Các công ty Hoa Kỳ thải ra MT hóa chất độc hại PCBs, theo quy định của luật pháp, các công ty có thể sử dụng biến đổi PCBs cho tới khi kết thúc thời gian hữu ích là 40 năm. Tuy nhiên, các công ty này đã nghiên cứu kỹ thuật và chiphí cho việc loại bỏ dần chất biến đồi PCBs, vớiviệc áp dụng KTMT thông qua đánh giá các khoản CPMTvôhình, nợ tiềm tàng, nhà quản trị quyếtđịnh loại bỏ dần chất biến đồi PCBs để BVMTnhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động. Công ty Raytheon là công ty điện tử và vũ trụ của Hoa Kỳ khi thực hiên phân tích chukỳ sống của sản phẩm giúp công ty đưa ra quyết định thay đổi nhà cung cấp, công ty đã hợp đồng với nhà cung cấp giúp khách hàng sử dụng ít hóa chất hơn. Vì vậy,Raytheon đã giảm phế liệu từ 750.000USD/năm xuống còn 62.000USD/năm, giảm thời gian luân chuyểnhàng tồn khotừ 3 tháng xuống còn1 tuần, thời gian đặt mua hàng từ 7 ngày xuống còn2 ngày ... - Theo kinh nghiệm của các công ty Hoa Kỳ việc áp dụng KTMT chủ yếu tập trung vào vấn đề CPMTphục vụcho quá trình ra quyết định của nhà quản trị, tập trung vào cung cấp thông tin về MT theo yêu cầu của ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ. Thông tin vềMT của các công ty Hoa Kỳ được trình bày trong Báo cáo sáng kiến toàn cầu (GRI). KTMT ở Đức KTMT ở Đức được Cơ quan thống kê Cộng hòa Liên bang Đức bắt đầu thực hiện xuất hiện vào năm 1980, nhưng chú trọng vào việc hạch toán CPMT và dòng năng lượng ở cấp độ cấp quốc gia. Năm 1995, tại Đức nghiên cứu vàthực hiện dự án Bảng đầu vào- đầu ra, Bảng này phản ánh dòng vậtliệu và năng lượng luân chuyển trong phạm vi hệ thống kinh tế và giữa hệ thống kinh tế vớiMT tự nhiên trong mối quan hệ vớihoạt động của con người. Năm 1996, Bộ MT Cộng hòa Liên bang Đức xuất bản tài liệu hướng dẫn vềKTMT chủ yếu tập trung vào phục vụ mục tiêu quản trị trong DN.Việc áp dụng KTMT trong các DN của Đức cónhững đặc điểm và có thể rút ra những bài học sau: - KTMT của Đức ra đời từ áp lực của những vấn đề vềMT mang tính toàn cầu như: Hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ô zôn, khan hiếm nguồn nước, năng lượng..., điều này trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của DN. Chính những vấn đề vềMT này đòi hỏi các DN phải
  • 6. tăng chi phí cho những hoạt động BVMT, đòi hỏi Chính phủ phải có những thay đổi chính sách về MT, sự thay đổi này cũng làm gia tăng CPMTcủa DN. Những đòi hỏi từ thực tiễn đó, làm cho các DN tại Đức tìm đến KTMT như là công cụ kết nối của những vấn đề vềMT và kinh tế, giúp DN hoạt động đảm bảo được cảhiệu quả vềMT và hiệu quả về kinh tế. - Cũng giống như tại Hoa Kỳ, KTMT tại Đức được ra đời và xây dựng trên cơsở của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ, mà trước hết là dựa vào các luật như: Luật về MT quốc gia, Luật Tái chếvà rác thải (Luật này quy định DN phải giảm rác thải, phải phân tích Bảng đầu vào - đầu ra trong từng giai đoạn hoạt động vàtoàn bộ hoạt động trong DN), Luật về các khoản nợ MT, Luật ràng buộc các công ty phải có trách nhiệm vớiMT trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm. v.v. - Theo kinh nghiệm của các công ty Đức việc áp dụng những biện pháp BVMT và áp dụng KTMT sẽ làm tăng chi phí nói chung và chi phí về MT. Tuy nhiên, việc áp dụng này sẽ giúp chocác DN đưa ra quyết định thay đổi về kỹ thuật, về hệ thống tổ chức quản lý, về chiến lược sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh, về sử dụng nguyên liệu thân thiện với MT,v.v.Sự thay đổi này dẫn đến tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lượng, nước, tiết kiệm chiphí xử lý chất thải, nâng caonăng suất, hiệu quả hoạt động .v.v.Công ty Ciba Specialty Chemicals là công ty chuyên vềhóa chất của Đức khi thực hiện hạch toán dòng vật liệu (MFA),công ty phát hiện ra nguyên nhân của sự mất cân bằng giữa các yếu tố đầu vàovà đầu ra của dòng vậtliệu là do sự hao hụt, mất mát nguyên liệu trong quá trình hoạt động, đã hợp đồng với nhà cung cấp giúp kháchhàng sử dụng ít hóa chất hơn. Trên cơsở đó, Công ty Ciba Specialty Chemicals đưa ra quyếtđịnh thay đổi về kỹ thuật, vềhệ thống tổ chức quản lý … vì vậy đã tiết kiệm chiphí 100.000USD/năm, tăng năng suất lên 30%... - Theo kinh nghiệm của các công ty Đức, việc áp dụng KTMT chủ yếutập trung vàohạch toán dòng vậtliệu, phân tích Bảng đầu vào - đầu ra, xác định lượng nguyên liệu, năng lượng, nước sử dụng hàng năm, xác định lượng khí thải, nước thải, chất thải rắn hàng năm. KTMT của Đức chú trọng đến việc sử dụng thước đo hiện vật (Kế toán vật chất).Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia dẫn đầu thế giới về mô hình kế toán vật chất, kế toán chi phí theo dòng vật liệu. KTMT ở Nhật Bản KTMT ở Nhật Bản được Bộ MT tiến hành nghiên cứu đầu tiên vàonăm 1997. Năm 1998, Viện Kế toán công chứng Nhật Bản nghiên cứu tình hình sử dụng thông tin CPMTđể quản trị các vấn đề về MT. Năm 1999 là năm đầu tiên áp dụng KTMT tại Nhật Bản. Cụ thể tháng 3/1999 ủy Ban về MT đưa ra hướng dẫn về đo lường và báo cáo CPMTtrong DN. Tháng 7/1999 Hiệp hội quản trị DN Nhật Bản thành lập nhóm nghiên cứu KTMT, thực hiện dự án nghiên cứu trên 12 công ty hàng đầu Nhật Bản như: Toyota,Fuji, Ricoch, Canon, Fujitsu v.v...,nhóm này phát triển những phương pháp, kỹ thuật của KTMTphục vụ cho việc quản lý nội bộ DN. Tháng 9/1999, Bộ Công thương Nhật Bản thành lập ủy ban về KTMT để nghiên cứu phát triển công cụ vềKTMT. Năm 2000, Bộ MT Nhật Bản phát hành hướng dẫn KTMT nhằm khuyến khích các công ty tự nguyện cung cấp thông tin về MT ra bên ngoài thông qua báo cáo MT củaDN. Năm 2002, tài liệu hướng dẫn này bổ sung, điều chỉnh và tái bản. Tháng 3/2002, ủy ban vềKTMT của Bộ Công thương Nhật Bản sau 3 năm nghiên cứu đã hoàn thành đề án về kế toán quản trị MT và tháng 6/2002 công bố tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán quản trị MT.Việc áp dụng KTMT trong các DN của Nhật Bản cónhững đặc điểm và có thể rút ra những bài học sau: - KTMT của Nhật Bản ra đời từ áp lực của những khan hiếm, căng thẳng, về tài nguyên vàMT ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Nhật Bản. Nhiệm vụđặc biệt khẩn cấp đối với Nhật Bản là giải quyết vấn đề rác thải của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Hàng năm Nhật Bản thải ra MT khoảng 450 triệu tấn chất thải, các bãi rác đã hết chỗ chứa. áp lực này đòi hỏi các DN và Chính phủ Nhật Bản quan tâm đến vấn đề về MT, quan tâm đến hạch toán MT. - KTMT được xây dựng vàphát triển dựa trên cơsở của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vàđồng bộ, có sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan Chính phủ mà cụthể là Bộ MT và Bộ Công thương. Bộ MT chú trọng đến KTMT ở khía cạnh cung cấp thông tin vềMT cho các đối tượng bên ngoài DN . Bộ Công thương chútrọng đến KTMTở khía cạnh cung cấp thông tin về MT chocác nhà quản lý trong nội bộ DN. - Theo kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản việc áp dụng những biện pháp BVMT vàáp dụng
  • 7. KTMT sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của DN vàhiệu quả BVMT.Năm 2001, Toyotaáp dụng KTMT đã thu lợi hàng tỷ yên mỗi năm do cắt giảm năng lượng sử dụng, giảm thiểu chi phí xử lý chất thải vàcông nghệ sản xuất được sạch hơn. Canon áp dụng kế toán dòng vật liệu (MFA) ban đầu cho một công đoạn, sau đó cho một sản phẩm và mở rộng thực hiện cho toàn bộ tập đoàn nên đã giảm thiểu rác kính, chất thải .v.v...và nghiên cứu sản xuất vậtliệu kính mỏng hơn, chất lượng hơn. Năm 2000, Ricochthực hiện những biện pháp BVMT và vận dụng KTMTđã tính toán được chi phí cho hoạt động bảo vệ và quản lý MT là 66 triệu USD, nhưng thu lại lợi ích là 79 triệu USD. - Theo kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản việc áp dụng KTMT tập trung vào hạch toán dòng vật liệu, kế toán chi phí và thu nhập về MT, phân tích bảng cân bằng sinh thái ( EcoBalance), phân tích chu kỳ sống sản phẩm, xác định lượng nguyên liệu, năng lượng, nước sử dụng hàng năm, xác định lượng khí thải nước thải, chất thải rắn hàng năm, kế toán chiphí và thu nhập về MT. KTMT của Nhật Bản chú trọng đến việc sử dụng cả thước đo hiện vật và thước đo giá trị trong quá trình hạch toán. Nhật Bản là quốc gia đi sau trong việc nghiên cứu và áp dụng KTMT, nhưng đã vận dụng được tối đa những kinh nghiệm củacác nước khác như Hoa Kỳ, Đức, nên đã áp dụng KTMT rất thành công ở cấp DN, khu vực và quốc gia. Thông tin về MT của các công ty Nhật Bản được trình bày trong Báo cáo thường niên về MT, xã hội và tài chính. KTMT ở HànQuốc KTMT ở Hàn Quốc được Chính phủ và các công ty quan tâm vào giữa những năm 1990. Tháng 1/2000, Bộ MT Hàn Quốc bắt đầu nghiên cứu dự án: Hệ thống KTMT và chỉtiêu hiệu quả hoạt động MTvới sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (WorldBank). Năm 2001, Viện Kế toán Hàn Quốc công bố báo cáo về: Chuẩn mực kế toán về chi phí và những khoản nợ vềMT, để giới thiệu kế toán tài chính về MT. Từ năm 2002, Bộ MT Hàn Quốc đã nghiên cứu dự án về KTMTvà đến năm 2004 hoàn thành và công bố tài liệu hướng dẫn KTMT. Từ tháng 10/2002 đến tháng 9/2004, nhóm các công ty hàng đầu của Hàn Quốc:Posco,LG, Samsung, Korean Airline, Asian Airline, SK, Hundai .v.v...được sự tài trợ của Bộ MT đã nghiên cứu, phổ biến và phát triển kế toán quản trị MT trong các công ty thuộc ngành công nghiệp. Việc áp dụng KTMTtrong các DN của Nhật Bản cónhững đặc điểm và có thể rút ra những bài học sau: - Khác với Hoa Kỳ và Đức,KTMT ra đời từ áp lực của côngchúng. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, ý thức về những vấn đề về MT của côngchúng tại Hàn Quốc còn ở mức độ sơ khai, vì vậy KTMT của Hàn Quốc ra đời từ áp lực của những vấn đề gặp phải khi tham gia vàothị trường quốc tế cónhững tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe về MT như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, áp lực từ các thể chếtài chính, đầu tư quốc tế, rào cản thương mại quốc tế liên quan đến MT như: Các tổ chức tài chính vàcông ty bảo hiểm bắt đầu quan tâm đến rủi ro vềMT khi cho vay đầu tư .v.v....Chính những áp lực này đòi hỏi các DN và Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến vấn đề vềMT, quan tâm đến hạch toán MT, tìm ra những phương án để nâng caohiệu quả sử dụng chi phí, thúc đẩy hoạt động BVMT, giảm thiểu những rỉu ro về MT. Việc ra đời của KTMT của Hàn Quốc còn cósự trợ giúp của các tổ chức quốc tế mà trước hết là Ngân hàng thế giới. - KTMT được xây dựng vàphát triển dựa trên cơsở của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, cósự phối hợp của các cơquan mà cụ thể là: Bộ MT, Ngân hàng quốc gia, Văn phòng thống kê quốc gia, Viện kế toán Hàn Quốc,các công ty hàng đầu Hàn Quốc,Ngân hàng thế giới. Cụ thể, Ngân hàng quốc gia, Văn phòng thống kê quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KTMT ở phạm vi quốc gia. Bộ MT, Viện kế toán Hàn Quốc, các công ty hàng đầu Hàn Quốc,Ngân hàng thế giới đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KTMT ở phạm vi DN bao gồm cả kế toán tài chính MT và kế toán quản trị MT. - Theo kinh nghiệm của các công ty Hàn Quốc việc áp dụng những biện pháp BVMTvà áp dụng KTMT sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của DN vàhiệu quả BVMT.Năm 1995, Poscođưa ra chính sách về MT, năm 1996 áp dụng hệ thống quản trị chất lượng MTISO 14001, áp dụng KTMT.Vì vậy,kết quả hoạt động vàquy mô công ty ngày càng tăng lên, năm 1999 Poscocó số lượng lao động 20.000 người, doanh thu đạt 9, 5 tỷ USD vàtrở thành công ty sản xuất thép hàng đầu thế giới. Năm 1992, Samsung đưa ra chính sách về MT, tháng 5/1996 ban hành quy chế hướng dẫn quản trị xanh, áp dụng KTMT, tiến hành hạch toán chi phí và lợi ích về MT. Vì vậy,kết quả hoạt động vàqui mô công ty ngày càng tăng lên, năm 1999 Samsung cósố lượng lao động 43.000
  • 8. người, doanh thu đạt 22, 8 tỷ USDvà trở thành công ty sản xuất sản phẩm điện, điện tử, kỹ thuật số hàng đầu thế giới. - Theo kinh nghiệm của các công ty Hàn Quốc việc áp dụng KTMT tập trung vào đo lường chiphí hoạt động MT mà cụ thể là những chi phí xử lý ô nhiễm MT,phân bổ CPMT trên cơ sở hoạt động (ABC), đo lường vàđánh giá lợi ích MT. Thông tin về MT của các công ty Hàn Quốc được trình bày trong Báo cáo MT hàng năm. II. Hệ thốngnghiêncứuKTMT ởViệtNam: Kế toán quản trị môi trường là một công cụ cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường mà còn cải thiện hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Kế toán quản trị môi trường đang là một phương pháp hết sức mới mẻ ở Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới. Hơn nữa, việc nghiên cứu, triển khai áp dụng kế toán quản trị môi trường vào Việt Nam đặc biệt mới mẻ và đang đi những bước khởi đầu. Do vậy, số lượng công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này còn rất hạn chế. Một số nghiên cứu của các tác giả là vận dụng một tài liệu hướng dẫn kế toán môi trường tại ViệtNam. Điển hình là bài viết của Lê Kim Ngọc (2013) đã nghiên cứu hướng dẫn kế toán môi trường của Nhật Bản và đưa ra những giải pháp để áp dụng vào Việt Nam. Theo đó, chi phí môi trường được nhận diện thành bốn loại: chi phí môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí môi trường trước và sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý môi trường, chi phí cho các hoạt động xã hội về môi trường. Từ đó, tác giả cũng đề xuất hai mẫu báo cáo kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam là báo cáo về chi phí môi trường của doanh nghiệp và báo cáo lợi ích môi trường. Tác giả Trọng Dương (2009) lại căn cứ vào cuốn sách “Các nguyên tắc và trình tự kế toán quản lý môi trường” của Ủy ban Phát triển bền vững Liên hiệp quốc (UNSND) để đưa ra những đề xuất áp dụng tại Việt Nam. Bài báo đưa ra có bốn loại chi phí liên quan đến môi trường: Chi phí xử lý chất thải, phòng ngừa và quản lý môi trường, giá trị thu mua các phế thải (giá trị phế thải được xác định theo giá trị thu mua) và chi phí xử lý phế thải. Bên cạnh việc nhận diện các loại chi phí môi trường phát sinh, bài báo cũng chỉ ra các khoản thu nhập liên quan đến môi trường bao gồm tiền trợ cấp và tiền thưởng, các khoản thu nhập khác từ việc bán phế liệu,... III. Quan điểmcá nhân về khảnăng ứngdụngKTMT trongsảnxuất của DNViệt Nam: 1. Thực trạng kế toán môi trường trong doanh nghiệp tại Việt nam Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, ở Việt Nam đã ban hành Luật môi trường lần đầu vào năm 1993 và Luật bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005 nhưng chưa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc tổ chức kế toán môi trường trong doanh nghiệp. Chế độ hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi được chi phí môi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành (nếu có), đồng thời khoản chi phí và thu nhập này cũng chưa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chưa giải trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đầy đủ, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường. Thực tế cho đến nay, yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập do “môi trường” mang lại không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không thể thấy được quy mô và tính chất của chi phí môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi trường nói riêng. Ngoài ra, hiện nay, trên các tài khoản kế toán chưa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trường như chi phí sửa
  • 9. chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái, môi trường sống. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang hướng tới một quy trình sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ theo tiêu chuẩn “xanh, sạch”, thân thiện với môi trường và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững như để thực hiện kế toán môi trường, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cả các dự án mới đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Luật bảo vệ môi trường và thực hiện đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng kế toán môi trường ở Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn vì xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó: - Việt Nam có quá ít chuyên gia cũng như tài liệu nghiên cứu tổng quan về vấn đề này. Nguồn số liệu - cơ sở để thực hiện hạch toán môi trường còn thiếu. Số liệu về sử dụng tài nguyên cho các hoạt động kinh tế với chức năng là đầu vào của sản xuất tuy có được hạch toán nhưng chưa đầy đủ. Việt Nam chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về môi trường quốc gia (thông tin về tài sản môi trường. Ví dụ: tài nguyên nước, khoáng sản, rừng; các công nghệ xử lý chất thải; các bộ tiêu chuẩn môi trường trong từng ngành, lĩnh vực …) làm cơ sở cho hạch toán. - Chưa cơ quan có trách nhiệm nào công bố mức chi tiêu hàng năm cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Sở dĩ như vậy vì chi tiêu cho hoạt động này của nước ta chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước và được phân bổ cho nhiều bộ, ngành có chức năng thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản... - Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường như: thuế tài nguyên, phí ô nhiễm chưa được áp dụng phổ biến. Các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm chưa buộc phải chi trả theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí. - Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổ chức đối với cộng đồng còn ở trình độ thấp. Nhân tố môi trường hầu như chưa được tính đến trong các phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kế toán viên có kiến thức về kế toán môi trường còn rất hạn chế. Do đó chưa xây dựng được một đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp về lĩnh vực môi trường. - Hiệp hội nghề nghiệp về kế toán cũng chưa phối hợp với các cơ quan, tổ chức về môi trường để xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với kế toán môi trường. 2. Điều kiện để áp dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Kế toán môi trường hiện đang phát triển và phổ biến ở một số nước trên thế giới (Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc...) nhưng còn quá mới mẻ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, nếu kế toán môi trường trong doanh nghiệp ra đời một mặt sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định quản trị nội bộ của nhà quản lý doanh nghiệp mặt khác sẽ bổ sung trên hệ thống tài khoản kế toán thêm các tài khoản theo dõi chi phí môi trường và doanh thu từ hoạt động đó (nếu có) đồng thời bổ sung một số chỉ tiêu về chi phí, doanh thu môi trường trong mục kế toán hoạt động khác trên báo cáo kết quả HĐKD và thuyết minh báo cáo tài chính. Để từng bước áp dụng kế toán môi trường, việc nên làm đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước như sau: - Thể chế hóa việc áp dụng kế toán môi trường, biến công việc này trở thành một bộ phận của hệ thống kế toán, thống kê chính thức và bắt buộc trong hệ thống báo cáo thông tin kinh tế, xã hội ở cấp độ vĩ mô. - Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê về môi trường, liệt kê những số liệu Việt Nam đã có điều kiện cập nhật thường xuyên, những số liệu còn thiếu và những số liệu chưa có điều kiện thu thập. Từ đó xây dựng một kế hoạch và trình tự hoàn thiện dần hệ thống số liệu thống kê cần thiết về môi trường. Trong giai đoạn đầu, có thể áp dụng kế toán môi trường thử nghiệm với một số tài nguyên như: thủy sản, hải sản, dầu khí, đất đai là những tài nguyên quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. - Thay đổi và tăng cường mức độ nhận thức và hành động của các tổ chức, các bên có liên quan đối với vấn đề môi trường trong mỗi doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Với hy vọng trong tương lai gần, khi mà nước ta có những quy định cụ thể cho hoạt động kế toán môi trường, các cán bộ kế toán môi trường được đào tạo đầy đủ và chuyên nghiệp thì
  • 10. hoạt động kế toán sẽ là một trong những nhân tố tích cực không những góp phần vào sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp, đất nước mà còn góp phần tích cực trong công tác bảo vệ môi trường toàn cầu. Tóm lại, việc bổ sung kế toán môi trường sẽ rất hữu ích cho kế toán thông thường, nhờ đó mới thể hiện hết được vai trò của mình trong việc giúp doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cả về lợi nhuận và lợi ích xã hội Tài liệu tham khảo: -Banajee,S.B(2001),“Cácchiến lược vàhành độngvới môi trường của doanh nghiệp”, Quyết định quản lý, Tập 39, số 1, trang 36-44. -Diffenhofer,H. (1995),“Kếtoán và kiểm toán môi trường”, Tạp chí kiểm toán quản trị, Tập 10, số 3, trang 40-51. -Duck, A.S (2002), “Chất lượng sản phẩm, kế toán môi trường và hiệu quả chất lượng”, Tạp chí về Kế toán, Kiểm toán và Trách nhiệm, Tập 15, Số 5, Trang 719-732. -Gray,R. (2001) “Ba mươi năm kế toán, báo cáo và kiểm toán xã hội, nếu có thì chúng ta đạt được những gì?” Đạo đức kinh doanh: Tạp chí Châu Âu, Tập 10, Số 1, trang 9-15. Nhà xuất bản Blackwell. -Hutchinson,P.D (2000), “Kế toán môi trường: Các vấn đề, báo cáo và công bố”. Tạp chí ứng dụng nghiên cứu doanh nghiệp, Tập 16, số phát hành: 4. -Karuizas,K.Moussiopoulus,N.andPapadopoulos,A(2001).“Cáccông cụ quản lý môi trường dựa trên Web”, Quản lý môi trường và sức khỏe, Tập 12, số 4, trang 356-363. -Kumaran, D.S, Ong, S.K, REinald Tan, B.H và Nee, A.Y.C (2001), “Phân tích chi phí vòng đời sản phẩm tác động môi trường”, Quản lý môi trường và sức khỏe, Tập 12, số 3, trang 360-276. -Letmathe,P. andDoost,R.K(2000),“Kếtoán và kiểm toán chi phí môi trường”, Tạp chí kiểm toán quản trị, Tập 15, Số 8, trang 424-430. -Medley, P. (1997), “Kế toán môi trường- Điều này có ý nghĩa gì với các kế toán chuyên nghiệp”, Tạp chí Kế toán, Kiểm toán và Trách nhiệm, Tập 10, Số 4, Trang 594-600. -Myers, N (1998), “Các vấn đề kinh tế mới nổi- Những điều chúng ta nên phân tích chặt chẽ và có suy nghĩ thấu đáo”, Tạp chí Kinh tế xã hội thế giới, Tập 15, số 6/7/8, trang 1271-1278. -Pernilla,G (2000),“Chiphílỗimôi trường(CEE)”,GreenerManagemetn International, phát hành số 31. -Perry, M. và Seng, T.T (1999), “Tổng quan về các xu hướng liên quan đến báo cáo môi trường tại Singapore”, Quản lý môi trường và sức khỏe, Tập 10, số 5, trang 310-320. -Pun, K.F., Hui, LK., Lau, H.C.W, Law, H.W và Lewis, W.G (2002), ‘Xây dựng một khuôn khổ lập kế hoạch EMS trong quy định quản lý môi trường”, Tạp chí quốc tế về quản lý chất lượng và độ tin cậy, Tập 19, Số 6, trang 688-709. -Rezaee, Z. và Elam, r. (2000),‘Các tiêu chuẩn môi trường ISO 1400 mới đặt ra: Hướng dẫn thực hiện từng bước‘, Tạp chí kiểm toán quản trị, Tập 15, Số 1 (2), trang 60-67. -Rezaee, Z. Szendi, J.Z và Aggrwal, R. (1995), “Quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm đối với các vấn đề môi trường”, Tạp chí kiếm toán quản trị, Tập 10, Số 8, trang 27-33.
  • 11. -Rizk, H.F.S, EI-Abssawy, A.S và Khoder, M.I (2002), “Phân tích tác động của thuốc trừ sâu đối với chất lượngkhông khí, đặc biệtlà tầng ozônbềmặt”,Quản lý môi trường và sức khỏe, Tập 13, số 2, trang 152-162. -Taylor, D.W., Sulaiman, M. và Sheahan, M. (2001), “ Kiểm toán các hệ thống quản lý môi trường: Một khía cạnh lý thuyết về pháp lý”. Tạp chí kiểm toán quản trị, Tập 16, Số 7, Trang 411-422. -Theyel,G(2000),“ Các quyđịnh quản lý nhằm cải thiện môi trường và hiệu quả kinh doanh”, Tạp chí về quản lý sản xuất và kinh doanh quốc tế, Tập 20, số 2, trang 249-266. -Phạm Đức Hiếu (2012), Giáo trình kế toán môi trường trong doanh nghiệp, NXB giáo dục. -PGS.TSPhạm Đức Hiếu- PGS.TS NguyễnThịKim Thái,KTMT trongDN,NXB Giáo dục, 2012. -TrầnPhước Hiền,Định hướngxâydựng kế toánquản lýMT ở Việt Nam,LV thạc sĩ, TP.Hồ Chí Minh,2014. -InstitutionofManagementAccounting ,Tools andTechniques ofEnvironmentalManagement Accountingfor Business Decisions,StatementonManagementAccounting,USA,1996. -InternationalFederationofAccountants,EnvironmentalManagementAccounting,International Guidance document,USA, 2005. - Japanese Ministryof the Environment,Environmental Accounting Guidelines ,Tokyo,2005.