SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
1
1. Tại sao lượng hồng cầu mùa đông giảm, mùa nóng tăng?
 Vào mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao, nên:
 Mật độ O2 trong môi trường giảm.
 Lực liên kết giữa Hb với O2 giảm  Mỗi hồng cầu lấy được ít O2 hơn.
Trong khi đó:
 Các quá trình trao đổi chất tăng  Nhu cầu O2 tăng, lượng CO2 thải ra tăng.
Do đó lượng hồng cầu trong máu tăng lên để có thể đáp ứng đầy đủ O2 cho cơ thể.
Ngược lại, vào mùa đông, nhiệt độ môi trường thấp thì:
 Lực liên kết giữa Hb với O2 tăng  mỗi hồng cầu lấy được nhiều O2 hơn.
 Các quá trình trao đổi chất giảm  cần ít O2 hơn.
Do đó, lượng h/cầu trong máu cũng giảm để giảm sự mỏi mệt của tim.
2. Chức năng chung của hệ thống tuần hoàn và máu?
 Vận chuyển khí (O2 và CO2) giữa cơ quan hô hấp và mô, dữ trữ O2.
 Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa đến các mô hoặc các cơ quan dự trữ.( vd mô mỡ,
gan)
 Vận chuyển các sản phẩm trao đổi chất (acid lactic từ cơ đến gan).
 Vận chuyển các sản phẩm bài tiết từ mô tới cơ quan bài tiết, từ cơ quan tổng hợp chất tiết đến
thận
 Vận chuyển hormon.
 Vận chuyển các tế bào không có chức năng hô hấp (bạch cầu).
 Vận chuyển nhiệt từ những cơ quan sâu bên trong cơ thể đến bề mặt để thoát nhiệt.( cần thiết cho
những cơ thể có kích thước lớn, cường độ trao đổi chất cao).
 Vận chuyển lực.
 Sự đông máu và chống lại sự mất máu.
3. Vì sao cá ăn động vật, độ nhớt của máu cao, còn cá ăn thực vật thì độ nhớt thấp?
 Cá ăn động vật thường là các loài cá dữ, vận động nhiều (để bắt mồi) → Nhu cầu O2 nhiều →
Cần nhiều hồng cầu để lấy O2 cung cấp cho cá, tức là lượng hồng cầu trong máu tăng → Độ nhớt
cao. Ngược lại, cá ăn thực vật thì ít vận động, nhu cầu O2 thấp → Hồng cầu trong máu cũng ít hơn
→ Độ nhớt thấp.
4. Vai trò của protein trong máu?
 Duy trì áp suất thẩm thấu cho máu, còn gọi là áp suất thể keo.
 Tham gia vào hệ đệm của máu (Hb).
 Đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu (fibrinogen).
 Là nơi tạo ra những kháng thể bảo vệ cơ thể: globulin, kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi
trùng, virut.
5. Vai trò của muối trong máu?
 Tạo nên nồng độ thẩm thấu trong máu.
 Các ion Na+, K+ cần cho sự hưng phấn của hệ thần kinh, co bóp cơ, nhất là cơ tim.
 Ca+ cần cho việc tạo xương cũng như cho quá trình đông máu.
6. Đặc tính của các chất đi qua màng?
 Kích thước nhỏ.
 Bản chất các chất qua màng

7. Đặc điểm lý – hóa của dung dịch máu?  giáo trình.
+ Trọng lượng riêng của máu.
 Trọng lượng riêng của máu thay đổi theo số
2
lượng tế bào của nó
 Trọng lượng riêng của máu cá được ước tính
khoảng 1,035 biến động từ 1,032-1,051
 Ở máu cá biển là 1,022-1,029
 Ở người là 1,050-1,060
 Động vật hữu nhũ khoảng 1,053
+ Độ nhớt (tính nội ma sát)
 Độ nhớt của máu cá thấp hơn nhiều so với động vật
hữu nhũ (ĐVHN)
 Trị số nội ma sát của máu cá là 1,49-1,83 (cá nhám
1,70 (1,66-2,01)
 ĐVHN là 3-6 (tức lưu tốc của máu chậm hơn so với
nước nguyên chất 3-6 lần) ở người dao động từ 4-5
 Tính nội ma sát của máu được quyết định bởi hai yếutố: số lượng hồng cầu và hàm lượng
protein của huyết tương (plasma protein).
+ Áp suất thẩm thấu
- Áp suất thẩm thấu là áp suất tạo nên bởi sự chênh lệch nồng độ các chất hoà tính tan của 2
dung dịch được ngăn cách nhau bởi một màng bán thấm.
- Áp suất thẩm thấu của máu do các chất hữu cơ và chất điện giải trong máu tạo nên, song chủ
yếu phụ thuộc vào nồng độ muối.
- ASTT của máu được duy trì ổn định để đảm bảo cho quá trình trao đổi nước của tế bào máu,
duy trì hình dạng của tế bào.
 ASTT huyết tương = ASTT hồng cầu
 ASTT huyết tương động vật có vú = ASTT dung dịch
muối NaCl 0,9%
 ASTT huyết tương cá = ASTT dung dịch muối NaCl
0,65%.
(NaCl 0,9% và NaCl 0,65% gọi là nước muối sinh lý
- Cá sụn có ASTT của máu cao hơn cá xương
- Cá biển có ASTT của máu cao hơn cá nước ngọt
- Các loài cá sụn (biển và nước ngọt) và cá xương nước ngọt có ASTT của máu cao hơn cá xương
biển và cá xương biển có ASTT của máu thấp hơn môi trường.
- Ap suất thẩm thấu của máu tương đối ổn định. Tuy nhiên trong phạm vi không nguy hại đến cơ
thể, nó cũng thay đổi theo ASTT của môi trường.
- Khi ASTT của môi trường tăng lên thì ASTT của máu cũng tăng lên và ngược lại.
+ pH
- pH cá là một chỉ tiêu quan trọng, pH ảnh hưởng đến hoạt tính của các men và các đặc tính lí hoá
học của máu.
- pH của cá (7,25 – 7,6).
- Yếutố đảm bảo cho sự ổn định của pH máu là các hệ đệm của máu: một acid yếu vàmột muối
kim loại kiềm mạnh của acid đó.
8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hô hấp? Tại sao phải nuôi cá ở nhiệt độ thích hợp?
 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hô hấp:
o Khi nhiệt độ tăng → Tần số hô hấp tăng (giải thích như câu 1).
o Khi nhiệt độ giảm → Tần số hô hấp giảm (giải thích như câu 1).
o Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng quá ca hay giảm quá thấp thì cá bắt đầu đờ đẫn, vận động uể oải
rồi ngừng hoạt động, sau đó lâm vào trạng thái mê man.
 Ta phải nuôi cá ở nhiệt độ thích hợp → Tự chém gió 
3
Vì nhiệt độ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng của cá, phạm vi nhiệt độ thích
hợp của mỗi loài cá không giống nhau. Ở nhiệt độ thích hợp thì cường độ trao đổi chất của cá tương
đối ổn định. Nếu nuôi cá ở nhiệt độ ko thích hợp thì do cá ko có khả năng thích ứng kịp thời với việc
thay đổi nhiêt độ nên các hoạt động trao đổi chất của cá bị rối loạn, hoạt động của enzym và các
phản ứng sinh hóa giảm dần dẫn đến tình trang sức khỏe của cá kém và có thể dẫn đến hiện tượng cá
chết.
9. Cơ chế vận chuyển O2 và CO2?
 Vận chuyển O2: nhờ khả năng kết hợp được với O2 của Hb trong hồng cầu và hiệu ứng Haldane.
 Vận chuyển CO2: bằng 3 con đường:
o Dạng khí: khuếch tán.
o Kết hợp với gốc NH2 trong protein và Hb.
o Vận chuyển dưới dạng các muối bicarbonate.
10. Vai trò và cơ chế của hệ đệm?
 Vai trò của hệ đệm: đảm bảo cho sự ổn định của pH máu
 Cơ chế của hệ đệm: nhờ các phản ứng trung hòa giữa acid và kiềm trong máu: Khi pH giảm, thì
kiềm trong máu tăng để tác dụng với acid và làm pH tăng; ngược lại, khi pH tăng thì acid tăng để tác
dụng với kiềm và làm pH giảm. Cụ thể:
o Hệ đệm Bicarbonate (H2CO3-BHCO3, trong đó B là Na+, hoặc K+):
 Khi pH tăng, trong máu có nhiều kiềm thì:
H2CO3 + BOH → BHCO3 + H2O
 Khi pH giảm, trong máu có nhiều acid thì:
H+ + BHCO3 → B+ + H2CO3
H2CO3 ⇆ H2O + CO2
CO2 dễ thải ra ngoài qua cơ quan hô hấp
Có thể tính pH trong hệ đệm này bằng công thức sau:
pH= pK(H2CO3)+ log Nồng độ BHCO3/Nồng độ H2CO3
- Trong máu H2CO3 không ngừng được tạo ra do đó độ pH của máu do hệ thống đệm bicacbonat
điều chỉnh được quyết định bởi BHCO3 nhiều hay ít.
Bicacbonat trong huyết tương là dự trữ kiềm của máu, là lượng CO2 (tính theo ml) ở dạng bicacbonat có
trong 100 ml máu.
- Trong điều kiện bình thường, lượng này ở trong khoảng 45 – 85 ở hầu hết các loài động vật.
o Hệ đệm Phosphate (BH2PO4/B2H2PO4, trong đó B là Na+ hoặc K+): các quá trình diễn ra
tương tự như hệ đệm bicarbonate nhưng tác dụng yếu hơn.
o Hệ đệm Protein: Là hệ đệm quan trọng nhất, kết hợp hầu hết H2CO3 được sản
sinh ra trong quá trình trao đổi chất
hệ đệm này gồm có:
HHb-KHb
HHbO2- KHbO2
Protein- Natriprotein “nat”
 Khi nồng độ kiềm tăng: NH2-RCOOH + OH-  NH2-RCOO- + H2O
 Khi nồng độ acid tăng: NH2-RCOOH +H+  NH3
+-RCOOH
11. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
 Máu chảy với vận tốc và áp suất thấp do thành
mạch không có cấu tạo cơ trơn.
 Sự trao đổi chất trực tiếp giữa các tế bào và máu
 Tốc độ của máu nhanh hơn rất nhiều do thành
mạch có cấu tạo từ cơ và có tác dụng co thắt.
 Sự trao đổi chất giữa mô và máu được tăng
4
nhờ vào sự liên hệ trực tiếp giữa chúng.
 Các sắc tố hô hấp, nếu có, được hòa tan trong
huyết tương và không có trong hồng cầu.
cường nhờ vào sự gia tăng hiệu suất của hệ
tuần hoàn.
 Thể tích máu chảy qua mô hoặc cơ quan được
điều khiển bởi sự co bóp và giãn nở của thành
mạch máu.
12. Tại sao cá hô hấp được trong nước?
 Trong nước có 1 lượng O2 hòa tan cho cá hô hấp.
 Cá hô hấp được trng nước là nhờ các cơ quan chuyên hóa để có thể lấy O2 hòa tan trong nước
như: mang – cơ quan hô hấp chủ yếu, các cơ quan hô hấp phụ(ruột, bóng hơi, da, cơ quan trên
mang).
 Đặc điểm của mang để có thể lấy O2 trong nước:
 Màng tiếp xúc giữa mang với môi trường nước mỏng.
 Có nhiều mạch máu phân bố tới mang.
 Diện tích tiếp xúc của mang rất lớn.
 Ngoài ra, trên các sợi tơ mang còn có chất nhớt giúp bảo vệ sợi mang trong quá trình hô hấp.
13. Tại sao hô hấp trong không khí lại khó khăn hơn trong nước rất nhiều?
 Khối lượng lớn môi trường “trơ”: trong không khí là N2, trong nước là H2O.
 Độ nhớt cao (nước:không khí ~ 50:1). Trong nước cần nhiều lực trong quá trình hô hấp, năng
lượng cho hoạt động hô hấp tăng tỉ lệ thuận với áp suất và độ nhớt.
 Khả năng hòa tan các khí: độ khuếch tán O2 trong không khí nhanh gấp 10000 lần so với trong
nước.
14. Nếu cá bị đưa lên cạn thì sẽ như thế nào?
 Khi cá bị đưa lên cạn do mất lực đẩy của nước nước nên các phiến mang và cung mang xẹp, dính
chặt vào nhau thành một khối làm diện tích bề mặt khí còn rất nhỏ. Hơn nữa, khi lên cạn, mang cá bị
khô nên cá không hô hấp được và chết sau một thời gian ngắn.
15. Động vật trên cạn có sự thích nghi hô hấp ở nước không?
 Động vật trên cạn không hô hấp được trong nước vì phổi của chúng không thể hô hấp được trong
nước, khi nước trang vào đường dẫn khí (khí quản, phế quản) nên không lưu thông khí dẫn đến
không hô hấp được và sau một thời gian ngắn thiếu dưỡng khí ĐV sẽ chết
16. Các chỉ tiêu huyết học đánh giá sự thay đổi sinh lý máu? Nó chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
 Các chỉ tiêu huyết học chính đánh giá sự thay đổi sinh lý máu:
 Hồng cầu.
 Bạch cầu.
 Hemoglobin.
 Các yếu tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu đó:
 Nhiệt độ.
 Nồng độ ion tự do.
 pH.
 Nồng độ O2 và CO2…
17. Các yếu tố ảnh hưởng tới ngưỡng oxy của cá?
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu hao oxy cũng đều ảnh hưởng đến ngưỡng oxy theo cùng
một quy luật, ngưỡng oxy của cá phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ càng cao thì
ngưỡng oxy cũng tăng lên; ngoài ra ngưỡng oxy còn phụ thuộc vào hàm lượng oxy hào tan trong
nước, hàm lượng oxy trong nước mà cá sống trước đó, hàm lượng khí CO2 trong nước… và các yếu
tố bên trong cơ thể
18. Cơ sở của các nguyên tắc trong vận chuyển cá sống và cá giống?
5
Cơ sở của các nguyên tắc này là dựa trên sự biến đổi trạng thái sinh lý của cá khi các yếu tố môi trường
thay đổi: nhiệt độ, pH, CO2, hàm lượng khí độc,…(tự phân tích típ).
Khi vận chuyển cá, vấn đề được đặt là với lượng nước ít nhất, vận chuyển được số lượng cá nhiều nhất,
tỷ lệ hao hụt thấp nhất và thời gian vận chuyển dài.
Vì vậy, trước khi vận chuyển cần:
 Luyện ép cá là một yêu cầu quan trọng, nó quyết định thắng bại trong đợt vận chuyển. Mục đích
của việc vận chuyển làm cho cá quen dần với điều kiện chật chội (giảm thấp ngưỡng oxy (thích
ứng dần để chống stress), thải bớt phân, bớt bùn đất bám ở mang…)
 Không vận chuyển cá lúc trời nóng, nhiệt độ cao
 Hạ thấp nhiệt độ khi vận chuyển
 Đối với cá bột nuôi trong bể không vận chuyển sau khi cho ăn
 Vận chuyển cá bằng phương pháp sục khí, nhằm tăng cường sự hòa tan oxy trong không khí vào
nước, đảm bảo cho cá hô hấp. Nếu giữ cá lâu quá 24h, phải thay nước. Trường hợp thiếu oxy
hoặc nước chứa cá nhiễm bẩn (CO2 và NH4
+ ) cá dể nổi đầu và chết.
Kỹ thuật vận chuyển cá sống
 Cho cá nhịn ăn
 Bơm 50-70% O2
 Bỏ túi đá vào làm mát khi vận chuyển
 Có ngăn cách giữ các túi chứa cá (đối với cá dữ)
 Vẩn chuyển cá đến nơi ở mới vào sáng sớm hoặc chiều tối
 Ở nơi ở mới, từ từ thả cá vào nơi ở mới nên để túi chứa cá trên mặt nước (cân bằng nhiệt độ giữa
túi chứa cá và nơi ở mới)
19. Hãy phân loại cá theo nhóm ăn, tập tính ăn? Cho ví dụ về các loài đại diện?
 Ăn ĐV: phù du; đáy; cá ăn cá
 Ăn tạp: thiên về ăn ĐV; mùn bã hữu cơ; thiên về TV
 Ăn TV: thực vật nổi; TV thượng đẳng; TV đáy
20. Chỉ ra mối liên hệ giữa tính ăn và đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa?
Chỉ tiêu đánh giá Ăn động vật Ăn thực vật Ăn tạp
Dạ dày Có, thành dày Không có Có
Ruột Ngắn, thành dày Dài Vừa phải
Enzyme tiêu hóa
protein
Có Không có Có
Răng Nhọn, khỏe, sắc. Dày, nhỏ, sắc. Răng kém phát triển.
Lược mang Thưa Thưa Dày
21. Chọn một đại diện và nêu cơ chế tiêu hóa của đại diện đó? Ứng dụng trong sản xuất thức ăn?
22. Ở miệng cá có tiêu hóa hóa học không?
Ở miệng cá hầu hết không có tiêu hóa hóa học vì không có enzyme tiêu hóa.
23. Chiều dài ruột ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển thức ăn và khả năng tiêu hóa TĂ như thế nào?
- Chiều dài ruột ở các loài cá khác nhau thì khác nhau, đối với cá dữ thường ruột ngắn do dạ dày
phát triển, cá ăn thực vật và ăn tạp thường ruột dài.
- Ruột cá dài do có nhiều nếp nhăn làm tăng diện tích chiều dài ruột và làm tăng diện tích hấp
thu. Đồng thời làm cho tốc độ di chuyển thức ăn bị chậm lại trong ruột, làm cho quá trình tiêu
hóa thức ăn trong ruột được triệt để hơn.
24. Tiết diện ruột nhỏ hay lớn có tác dụng gì?
6
Tiết diện lớn → diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với thành ruột giảm → hấp thụ giảm → dư thừa thức
ăn. Ngược lại, tiết diện nhỏ → hấp thụ thức ăn tăng.
25. Cá có dạ dày và không có dạ dày có sự khác biệt gì về hệ tiêu hóa? Chỉ ra vai trò của dạ dày?
 Xem câu 20.
 Vai trò của dạ dày: dự trữ TĂ, co bóp, nhào trộn, nghiền nát TĂ , thấm dịch vị, tiêu hóa một phần
protein, phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị.
26. Mối liên hệ giữa tính ăn với cơ chế tiêu hóa cơ học ở cá?
Xem câu 20 + tự chém 
27. So sánh các nhóm cá với tính ăn khác nhau?
Xem câu 20 .
28. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme?
 Nhiệt độ: Tốc độ của phản ứng Enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Mỗi Enzim có một nhiệt độ
tối ưu. Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của Enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản
ứng Enzim. Tuy nhiên, khi đã qua nhiệt độ tối ưu của Enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc
độ phản ứng và có thể Enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính.
 Độ pH: Mỗi Enzim có pH tối ưu riêng.
 Nồng độ cơ chất: Với một lượng Enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì
thoạt đầu hoạt tính của Enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất
cũng không làm tăng hoạt tính của Enzim. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động của Enzim đã
được bão hoà bởi cơ chất.
 Nồng độ Enzim: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ Enzim càng cao thì tốc độ phản ứng
xảy ra càng nhanh. Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng giảm nồng độ
Enzim trong tế bào.
 Chất ức chế hoặc hoạt hoá Enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của Enzim nên tế
bào khi cần ức chế Enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho Enzim ấy
 Enzim là những chất xúc tác sinh học cho các phản ứng tổng hợp và phân giải các chất xảy ra
liên tục trong tế bào.Đặc tính của enzim là đẩy mạnh tốc độ phản ứng, có hoạt tính cao và có tính
chuyên hoá cao.
29. Bề mặt ruột non có đặc điểm gì giúp nó hấp thu các chất?
Việc hấp thu chất dd ở ruột xảy ra chủ yếu nhờ sự
 Ở ruột có nhiều nhu mao giả. Trên nhu mao giả có nhiều tế bào hấp thu rất nhỏ → tăng diện tích
tiếp xúc với chất dd → hấp thu dễ dàng hơn.
 -( ở ruột non có nhiều loại dịch tiêu hoá (dịch tuỵ, dịch mật, dịch ruột), trong đó có nhiều men tiêu hoá với
hoạt tính cao có khả năng phân giải thức ăn thành các chất đơn giản có thể hấp thu được.)
 Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt
bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
30. Khi nào cá cần uống nước?
 ở cá nước ngọt, ASTT trong cơ thể lớn hơn môi trường → nước đi vào, muối đi ra → cá uống
nước để hấp thu các ion muối thông qua thành ruột.
 Ở cá nước mặn, ASTT trong cơ thể nhỏ hơn môi trường → nước đi ra, muối đi vào → cá uống
nước để chống lại sự mất nước của cơ thể.
(Nước ngọt hấp thu hầu hết lượng nước mà chúng cần qua da nhờ cơ chế thẩm thấu bằng cách đái
nhạt . Do vậy trong cơ thể cá trở nên ưu trương nên hấp thụ chủ động các chất muối khoáng thiết
yếu từ môi trường xung quanh để bù lại lượng muối mất qua nước tiểu và khuyếch tán qua mang cá
(thẩm thấu là lực di chuyển nước từ vùng có nồng độ chất tan thấp tới vùng có nồng độ chất tan cao
qua màng có tính thấm chọn lọc, Cá không uống nước qua mang. Mang cá chỉ dùng để hô hấp.
7
Hầu hết cá nước mặn (cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish có cơ chế điều hoà thẩm thấu khác) thực
chất hấp thu nước khi chúng hô hấp, vì nước muối hút nước liên tục ra khỏi cơ thể cá ngược lại với
quá trình hô hấp do cơ thể cá nhược trương hơn so với môi trường xung quanh nên chúng phải lấy
vào một lượng nước rất lớn và bài tiết chủ động các ion muối khác nhau (môi trường có độ thẩm
thấu thấp). Cá biển (trừ cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish) phải duy trì nồng độ thẩm thấu trong
cơ thể chúng bằng 1/4 - 1/3 môi trường xung quanh. Bình thường, ở nước mặn cá mất nước qua
mang và qua nước tiểu. Cá phải uống nhiều nước đề bù lại lượng nước đã mất, tuy nhiên do nước có
chứa rất nhiều muối (35% hoặc xấp xỉ 1.025 trọng lượng riêng) nên chúng phải đào thải lượng muối
thừa ra ngoài. Natri và chlor được bài tiết qua mang còn magiê và sulfate thì qua nước tiểu.. Một
điều quan trọng cần chú ý đây là quá trình chủ động và cần nhiêu năng lượng do vậy giải thích tại
sao khi ta hạ thấp nồng độ muối (chứ không phải các ion muối khác) có thể giúp ích trong trường
hợp cá bị ốm. Điều nữa cũng đáng chú ý là cá loài như cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish có nồng
độ muối giống như cá nước mặn nói chung tuy nhiên chúng lại có nồng độ hợp chất hữu cơ rất cao
trong cơ thể làm cho nồng độ thẩm thấu trong cá ngang với độ thẩm thấu của nước biển. Vì vậy
những loài cá này ốm thì việc hạ nồng độ muối chẳng giúp ích gì được nhiều.)
31. Cá ăn thực vật có cần protein không?
 cá ăn thực vật cũng cần protein vì protein là vật chất xay dựng cần cho sự phát triển của cá…
32. Cá ăn động vật có thể sử dụng nguồn thức ăn khác thay thế cho nguồn protein ĐV không?
 cá ăn ĐV có thể sử dụng nguồn protein khác để thay thế cho protein (ví dụ???).
33. Tại sao cá biển không tự tổng hợp acid béo được, trong khi cá nước ngọt lại có khả năng đó?
Trong biển nguồn thức ăn chứa acid béo nhiều → cung cấp đủ cho cá biển → không cần tự tổng hợp.
Trong nước ngọt, tă chứa acid béo ít → cá phải tự tổng hợp acid béo cho bản thân (cơ chế thích nghi).
34. Bình thường cá hiền sử dụng năng lượng từ triglycerinde hay glycogen? Khi bị rượt đuổi bởi kẻ
thù thì sao?
 Bình thường cá hiền sử dụng năng lượng từ triglycerinde.
 Khi bị rượt đuổi thì ban đầu, cá sử dụng năng lượng tức thời (glycogen). Khi glycogen hết(???)
→ chuyển sang sử dụng triglycerinde..
35. Cơ chế hô hấp bằng bóng hơi?
Có 2 loại:
 Bóng hơi hở (physostomous swim bladder): một đầu bóng hơi được thông với thực quản thông
qua một ống hơi (pneumatic duct), không khí được đưa vào bóng hơi thông qua động tác nuốt không
khí, khí đi từ miệng qua thực quản vào bóng hơi. (chỉ một số loài).
 Bóng hơi kín (physoclist swim bladder): quá trình trao đổi phức tạp hơn. Trong bóng tuyển đỏ
gọi là tuyến khí, mằn phía bên trong vách bụng của bóng hơi, động mạch đi vào tuyến đỏ phân thành
nhiều nhánh song song, sau đó tập hợp lại rồi phân ra tạo thành mạng lưới mao mạch, tĩnh mạch đi ra
cũng xen kẽ và song song với động mạch, cuối cùng hợp lại rồi đi vào tĩnh mạch gan. khí được làm
đầy nhờ tuyến khí (gas gland) nối với bóng hơi. Tuyến khí tiết ra acid lactic, acid này làm cho máu đi
tới bóng hơi loại O2, khí này sau đó đi vào bóng hơi làm tăng thể tích bóng hơi.
36. Cá chẽm là cá nước mặn, tại sao khi nuôi trong nuôi trường nước ngọt thì phát triển hơn so với
được nuôi trong môi trường nước biển?
 Ở môi trường nước mặn: cá cần nhiều năng lượng hơn cho điều hòa ASTT so với trong môi
trường nước ngọt.
 Hạn chế được sự phát sinh của các vi sinh vật gây bệnh trong môi trường nước mặn.
37. Cá chẽm được nuôi trong môi trường nước ngọt thì không thể sinh sản được. Tại sao?
38. Giải thích phương pháp kích thích sinh sản bằng sốc nhiệt ở cá?
8
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột thì cơ thể cá sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều loại hormone để điều
hòa các yếu to1o sinh lý, trong có đó hormone sinh dục → giúp cá sinh sản.
39. Tại sao cá biển cần nhiều protein hơn cá nước ngọt?
- Protein tạo thể keo làm cho môi trường trong dịch cơ thể có ASTT bền vững → giúp điều hòa ASTT
của cá nước biển.
- Cá biển cần nhiều protein để đáp ứng nhu cầu năng lượng và nhu cầu sinh tổng hợp các vật chất để
cân bằng ASTT giữa cơ thể với môi trường.
40. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng Hb trong máu?
 Nhiệt độ
 CO2 và pH
 Phosphate hữu cơ.
41. Sự khác nhau giữa trao đổi nước và chất khoáng giữa cá và đv trên cạn?.
42. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của cá?
1. Khối lượng thức ăn
- Khi khối lượng thức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hóa càng chậm và tỷ lệ tiêu hóa thấp.
- Khối lượng thức ăn không những làm giảm tốc độ tiêu hóa mà còn làm giảm tốc độ hấp thu các chất
dinh dưỡng
- Khối lượng thức ăn càng lớn, các enzym tiêu hóa khó ngấm vào khối thức ăn. Vì vậy trong thực tế
không nên cho cá ăn quá nhiều và khoảng cách giữa 2 lần cho ăn quá gần nhau.
2. Chất lượng thức ăn.
- Các loại thức ăn khác nhau thì tốc đọ tiêu hóa khác nhau, thể hiện qua sự tác động của enzym và sự
vận động của ống tiêu hóa.
- Vd: cá trê ăn nhuyễn thể sau 48h tiêu hóa được 74,8% lượng thức ăn.
- Nếu ăn thịt bò (48h) – 55,7%
- Nếu ăn thịt thỏ (48h) – 31,1%
- Ngoài ra thành phần protein, bột đường, lipid trong thức ăn khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự tiêu
hóa của từng chất dinh dưỡng.
3. Nhiệt độ.
- Ở đv bậc cao, nhiệt độ môi trường ko ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn nhưng ở cá nhiệt độ môi
trường ảnh hưởng rõ rệt đến sự tiêu hóa thức ăn.
- Động vật thủy sinh là loại biến nhiệt, nên nhiệt độ tăng làm tăng hoạt tính của các enzym do đó tốc
độ tiêu hóa cũng tăng.
- Theo định luật Van hoff “ khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì quá trình trao đổi chất của động vật tăng
lên 2-3 lần”. Giới hạn trên nhiệt độ là 56oC.
- Vd: ở cá chép 1 tuổi, khả năng tiêu hóa ở 22oC cao hơn 2,5-3 lần so với 8oC và gấp 3-4 lần so với ở
2oC.
- Nhiệt độ tốt nhất cho enzym peptidaza là 38-40oC, đối với enzym tiêu hóa glucid là 38oC.
- Cá ở trạng thái nghỉ ngơi có nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt môi trường ngoài
- Mọi sự thay đổi của nhiệt bên ngoài đều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất ở cá
- Cá chép là loài cá sống ở vùng nước ấm, khoảng nhiệt độ thích ứng là 8-30oC
- Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hơn 8oC cá chậm tăng trưởng
- Khi nhiệt độ gia tăng thì cường độ tiêu hóa gia tăng nhưng khi vượt ngưỡng thích ứng trên
(30oC) thì cường độ trao đổi chất lại giảm.
Khả năng tiêu hóa thức ăn gia tăng theo sự sinh trưởng và phát triển của cá
4. Sự thay đổi theo mùa và ngày đêm
9
- Tùy theo thời gian trong năm nhiệt độ của môi trường sẽ thay đổi và đồng thời ảnh hưởng đến
mức trao đổi chất ở cá
- Các thực nghiệm nghiên cứu về sự biến đổi cường độ tiêu hóa ở cá hồi ngày và đêm cho thấy
nhu cầu về O2 giảm thấp trong khoảng thời gian từ 9-12 giờ, khoảng 5-8 giờ sáng và khoảng
15-20 giờ thì nhu cầu O2 của cá lên cao nhất
- Đây là thời điểm cho cá ăn thích hợp nhất. Khi hàm lượng oxygen của nước giảm sẽ làm giảm
lượng ăn của cá
5. Sự thay đổi theo tuổivà sự thành thục.
- Khả năng tiêu hóa thức ăn gia tăng theo sự sinh trưởng và phát triển của cá
- Cá lớn ăn nhiều thức ăn hơn cá nhỏ nhưng lượng ăn tương đối (% trọng lượng cơ thể) của cá
nhỏ cao hơn cá lớn
- Các nghiên cứu cho thấy cường độ tiêu hóa thức ăn ở cá giảm khi tuổi gia tăng
- Ví dụ: ở cá chép một tuổi sử dụng thức ăn trong một giờ ở 17oC cao hơn gấp 2 lần so với cá
chép 3 tuổi trong cùng thời gian
- Thực nghiệm cho thấy cómột sự thay đổi khá lớn về nhu cầu dinh dưỡng đối với sự thành thục
của tuyến sinh dục.
6. Sự thay đổi theo các hoạt của cơ
- Các thực nghiệm cho thấy các loài cá sống ở sông với dòng chảy mạnh có nhu cầu O2 cao hơn so
với các loài cá sống ở vùng nước tĩnh
- Bơi lội đòi hỏi năng lượng vì vậy lượng ăn gia tăng với mức độ vận động
Lưu tốc của nước tăng cũng làm tăng lượng ăn của cá
7. Các yếu tố khác
- Sự hợp đàn có thể dẫn đến sự thiếu cục bộ thức ăn trong vùng bị chiếm giữ bởi đàn và vì vậy có
thể giảm lượng ăn của từng cá thể
- Mật độ thức ăn tăng sẽ làm giảm cường độ ăn của cá

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Slythan1
Slythan1Slythan1
Slythan1
 
Sinhlymau
SinhlymauSinhlymau
Sinhlymau
 
Sinh ly mau
Sinh ly mauSinh ly mau
Sinh ly mau
 
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUSinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
 
Sinhlymau
SinhlymauSinhlymau
Sinhlymau
 
Gp sl tietnieu
Gp sl tietnieuGp sl tietnieu
Gp sl tietnieu
 
Hệ bai tiet (p2)
Hệ bai tiet (p2)Hệ bai tiet (p2)
Hệ bai tiet (p2)
 
Slythan2
Slythan2Slythan2
Slythan2
 
Đề thi Sinh Lý 8:11.docx
Đề thi Sinh Lý 8:11.docxĐề thi Sinh Lý 8:11.docx
Đề thi Sinh Lý 8:11.docx
 
Bai 18 tuan hoan mau
Bai 18 tuan hoan mauBai 18 tuan hoan mau
Bai 18 tuan hoan mau
 
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoàn
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoànHVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoàn
HVQY | Sinh lý bệnh | Tuần hoàn
 
Sinh lý dịch cơ thể
Sinh lý dịch cơ thểSinh lý dịch cơ thể
Sinh lý dịch cơ thể
 
Sinh lý tạo nước tiểu
Sinh lý tạo nước tiểuSinh lý tạo nước tiểu
Sinh lý tạo nước tiểu
 
Giaide1
Giaide1Giaide1
Giaide1
 
Mau va bach huyet p1
Mau va bach huyet p1Mau va bach huyet p1
Mau va bach huyet p1
 
BÀI 3.docx
BÀI 3.docxBÀI 3.docx
BÀI 3.docx
 
1. sinh ly mau
1. sinh ly mau1. sinh ly mau
1. sinh ly mau
 
Sinh lý hệ niệu
Sinh lý hệ niệuSinh lý hệ niệu
Sinh lý hệ niệu
 
Bai 11 he than nieu
Bai 11 he than nieuBai 11 he than nieu
Bai 11 he than nieu
 
đê Cương sinh lý 1
đê Cương sinh lý 1đê Cương sinh lý 1
đê Cương sinh lý 1
 

Viewers also liked

Phân tích các đặc điểm của chim thích nghi đời ssoongs bay copy
Phân tích các đặc điểm của chim thích nghi đời ssoongs bay   copyPhân tích các đặc điểm của chim thích nghi đời ssoongs bay   copy
Phân tích các đặc điểm của chim thích nghi đời ssoongs bay copyquytranle
 
hô hấp ở động vật
hô hấp ở động vậthô hấp ở động vật
hô hấp ở động vậtNgot Nguyen
 
Điện và cơ thể sống
Điện và cơ thể sốngĐiện và cơ thể sống
Điện và cơ thể sốngthuvan3004
 
[Bài giảng, ngực bụng] bài 15.hệ tiết niệu
[Bài giảng, ngực bụng] bài 15.hệ tiết niệu[Bài giảng, ngực bụng] bài 15.hệ tiết niệu
[Bài giảng, ngực bụng] bài 15.hệ tiết niệutailieuhoctapctump
 
hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấpLam Nguyen
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidLam Nguyen
 
Rối loạn thăng bằng toan kiềm - Ths.Bs. Bùi Xuân Phúc
Rối loạn thăng bằng toan kiềm - Ths.Bs. Bùi Xuân PhúcRối loạn thăng bằng toan kiềm - Ths.Bs. Bùi Xuân Phúc
Rối loạn thăng bằng toan kiềm - Ths.Bs. Bùi Xuân PhúcPhiều Phơ Tơ Ráp
 
He tieu hoa p4 (ruot gia va hap thu)
He tieu hoa p4 (ruot gia va hap thu)He tieu hoa p4 (ruot gia va hap thu)
He tieu hoa p4 (ruot gia va hap thu)Pham Ngoc Quang
 
CN bảo quản và chế biến thịt,cá
CN bảo quản và chế biến thịt,cá CN bảo quản và chế biến thịt,cá
CN bảo quản và chế biến thịt,cá Vamipre Nguyen
 

Viewers also liked (13)

Phân tích các đặc điểm của chim thích nghi đời ssoongs bay copy
Phân tích các đặc điểm của chim thích nghi đời ssoongs bay   copyPhân tích các đặc điểm của chim thích nghi đời ssoongs bay   copy
Phân tích các đặc điểm của chim thích nghi đời ssoongs bay copy
 
hô hấp ở động vật
hô hấp ở động vậthô hấp ở động vật
hô hấp ở động vật
 
Thiếu thừa o2 và co2
Thiếu thừa o2 và co2Thiếu thừa o2 và co2
Thiếu thừa o2 và co2
 
Kqht1
Kqht1Kqht1
Kqht1
 
Điện và cơ thể sống
Điện và cơ thể sốngĐiện và cơ thể sống
Điện và cơ thể sống
 
Gp sl tiet nieu
Gp sl tiet nieuGp sl tiet nieu
Gp sl tiet nieu
 
[Bài giảng, ngực bụng] bài 15.hệ tiết niệu
[Bài giảng, ngực bụng] bài 15.hệ tiết niệu[Bài giảng, ngực bụng] bài 15.hệ tiết niệu
[Bài giảng, ngực bụng] bài 15.hệ tiết niệu
 
hệ hô hấp
hệ hô hấphệ hô hấp
hệ hô hấp
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipid
 
Rối loạn thăng bằng toan kiềm - Ths.Bs. Bùi Xuân Phúc
Rối loạn thăng bằng toan kiềm - Ths.Bs. Bùi Xuân PhúcRối loạn thăng bằng toan kiềm - Ths.Bs. Bùi Xuân Phúc
Rối loạn thăng bằng toan kiềm - Ths.Bs. Bùi Xuân Phúc
 
He tieu hoa p4 (ruot gia va hap thu)
He tieu hoa p4 (ruot gia va hap thu)He tieu hoa p4 (ruot gia va hap thu)
He tieu hoa p4 (ruot gia va hap thu)
 
CN bảo quản và chế biến thịt,cá
CN bảo quản và chế biến thịt,cá CN bảo quản và chế biến thịt,cá
CN bảo quản và chế biến thịt,cá
 
Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoànHệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn
 

Similar to Câu h i ôn thi sinh l- 11

Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Long Nguyen
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHSoM
 
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)Mai Hương Hương
 
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.docSINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.docHongBiThi1
 
Thuyết trình nhóm 4
Thuyết trình nhóm 4Thuyết trình nhóm 4
Thuyết trình nhóm 4yenbrewster
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
Rối loạn cân bằng kiếm toan - Ydhue.Com
Rối loạn cân bằng kiếm toan - Ydhue.ComRối loạn cân bằng kiếm toan - Ydhue.Com
Rối loạn cân bằng kiếm toan - Ydhue.ComHuế
 
Khí máu động mạch
Khí máu động mạchKhí máu động mạch
Khí máu động mạchDngPhiu
 
Hóa môi trường
Hóa môi trườngHóa môi trường
Hóa môi trườngPhan Cang
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHSoM
 
CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨCCÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨCSoM
 
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023TrmBo99
 
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cươngThành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cươngVuKirikou
 
Chương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatChương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatdoivaban93
 
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)VuKirikou
 
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN KIỀM
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN KIỀMRỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN KIỀM
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN KIỀMSoM
 

Similar to Câu h i ôn thi sinh l- 11 (20)

Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
Vai trò của nước trong dinh dưỡng (1) (1)
 
Sinh-ly.docx
Sinh-ly.docxSinh-ly.docx
Sinh-ly.docx
 
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.docSINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
 
Thuyết trình nhóm 4
Thuyết trình nhóm 4Thuyết trình nhóm 4
Thuyết trình nhóm 4
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
Rối loạn cân bằng kiếm toan - Ydhue.Com
Rối loạn cân bằng kiếm toan - Ydhue.ComRối loạn cân bằng kiếm toan - Ydhue.Com
Rối loạn cân bằng kiếm toan - Ydhue.Com
 
Khí máu động mạch
Khí máu động mạchKhí máu động mạch
Khí máu động mạch
 
Hóa môi trường
Hóa môi trườngHóa môi trường
Hóa môi trường
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 
CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨCCÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
CÁC LOẠI DUNG DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH TRONG GÂY MÊ HỒI SỨC
 
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023
 
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cươngThành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
Thành phần hóa học của cơ thể sống - Sinh học đại cương
 
Hóa Sinh thực phẩm đại cương
Hóa Sinh thực phẩm đại cươngHóa Sinh thực phẩm đại cương
Hóa Sinh thực phẩm đại cương
 
Sinh lí tuần hoàn.pptx
Sinh lí tuần hoàn.pptxSinh lí tuần hoàn.pptx
Sinh lí tuần hoàn.pptx
 
Chương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vatChương 6 ho hap cua thuc vat
Chương 6 ho hap cua thuc vat
 
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
 
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN KIỀM
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN KIỀMRỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN KIỀM
RỐI LOẠN THĂNG BẰNG TOAN KIỀM
 

Câu h i ôn thi sinh l- 11

  • 1. 1 1. Tại sao lượng hồng cầu mùa đông giảm, mùa nóng tăng?  Vào mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao, nên:  Mật độ O2 trong môi trường giảm.  Lực liên kết giữa Hb với O2 giảm  Mỗi hồng cầu lấy được ít O2 hơn. Trong khi đó:  Các quá trình trao đổi chất tăng  Nhu cầu O2 tăng, lượng CO2 thải ra tăng. Do đó lượng hồng cầu trong máu tăng lên để có thể đáp ứng đầy đủ O2 cho cơ thể. Ngược lại, vào mùa đông, nhiệt độ môi trường thấp thì:  Lực liên kết giữa Hb với O2 tăng  mỗi hồng cầu lấy được nhiều O2 hơn.  Các quá trình trao đổi chất giảm  cần ít O2 hơn. Do đó, lượng h/cầu trong máu cũng giảm để giảm sự mỏi mệt của tim. 2. Chức năng chung của hệ thống tuần hoàn và máu?  Vận chuyển khí (O2 và CO2) giữa cơ quan hô hấp và mô, dữ trữ O2.  Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa đến các mô hoặc các cơ quan dự trữ.( vd mô mỡ, gan)  Vận chuyển các sản phẩm trao đổi chất (acid lactic từ cơ đến gan).  Vận chuyển các sản phẩm bài tiết từ mô tới cơ quan bài tiết, từ cơ quan tổng hợp chất tiết đến thận  Vận chuyển hormon.  Vận chuyển các tế bào không có chức năng hô hấp (bạch cầu).  Vận chuyển nhiệt từ những cơ quan sâu bên trong cơ thể đến bề mặt để thoát nhiệt.( cần thiết cho những cơ thể có kích thước lớn, cường độ trao đổi chất cao).  Vận chuyển lực.  Sự đông máu và chống lại sự mất máu. 3. Vì sao cá ăn động vật, độ nhớt của máu cao, còn cá ăn thực vật thì độ nhớt thấp?  Cá ăn động vật thường là các loài cá dữ, vận động nhiều (để bắt mồi) → Nhu cầu O2 nhiều → Cần nhiều hồng cầu để lấy O2 cung cấp cho cá, tức là lượng hồng cầu trong máu tăng → Độ nhớt cao. Ngược lại, cá ăn thực vật thì ít vận động, nhu cầu O2 thấp → Hồng cầu trong máu cũng ít hơn → Độ nhớt thấp. 4. Vai trò của protein trong máu?  Duy trì áp suất thẩm thấu cho máu, còn gọi là áp suất thể keo.  Tham gia vào hệ đệm của máu (Hb).  Đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu (fibrinogen).  Là nơi tạo ra những kháng thể bảo vệ cơ thể: globulin, kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, virut. 5. Vai trò của muối trong máu?  Tạo nên nồng độ thẩm thấu trong máu.  Các ion Na+, K+ cần cho sự hưng phấn của hệ thần kinh, co bóp cơ, nhất là cơ tim.  Ca+ cần cho việc tạo xương cũng như cho quá trình đông máu. 6. Đặc tính của các chất đi qua màng?  Kích thước nhỏ.  Bản chất các chất qua màng  7. Đặc điểm lý – hóa của dung dịch máu?  giáo trình. + Trọng lượng riêng của máu.  Trọng lượng riêng của máu thay đổi theo số
  • 2. 2 lượng tế bào của nó  Trọng lượng riêng của máu cá được ước tính khoảng 1,035 biến động từ 1,032-1,051  Ở máu cá biển là 1,022-1,029  Ở người là 1,050-1,060  Động vật hữu nhũ khoảng 1,053 + Độ nhớt (tính nội ma sát)  Độ nhớt của máu cá thấp hơn nhiều so với động vật hữu nhũ (ĐVHN)  Trị số nội ma sát của máu cá là 1,49-1,83 (cá nhám 1,70 (1,66-2,01)  ĐVHN là 3-6 (tức lưu tốc của máu chậm hơn so với nước nguyên chất 3-6 lần) ở người dao động từ 4-5  Tính nội ma sát của máu được quyết định bởi hai yếutố: số lượng hồng cầu và hàm lượng protein của huyết tương (plasma protein). + Áp suất thẩm thấu - Áp suất thẩm thấu là áp suất tạo nên bởi sự chênh lệch nồng độ các chất hoà tính tan của 2 dung dịch được ngăn cách nhau bởi một màng bán thấm. - Áp suất thẩm thấu của máu do các chất hữu cơ và chất điện giải trong máu tạo nên, song chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ muối. - ASTT của máu được duy trì ổn định để đảm bảo cho quá trình trao đổi nước của tế bào máu, duy trì hình dạng của tế bào.  ASTT huyết tương = ASTT hồng cầu  ASTT huyết tương động vật có vú = ASTT dung dịch muối NaCl 0,9%  ASTT huyết tương cá = ASTT dung dịch muối NaCl 0,65%. (NaCl 0,9% và NaCl 0,65% gọi là nước muối sinh lý - Cá sụn có ASTT của máu cao hơn cá xương - Cá biển có ASTT của máu cao hơn cá nước ngọt - Các loài cá sụn (biển và nước ngọt) và cá xương nước ngọt có ASTT của máu cao hơn cá xương biển và cá xương biển có ASTT của máu thấp hơn môi trường. - Ap suất thẩm thấu của máu tương đối ổn định. Tuy nhiên trong phạm vi không nguy hại đến cơ thể, nó cũng thay đổi theo ASTT của môi trường. - Khi ASTT của môi trường tăng lên thì ASTT của máu cũng tăng lên và ngược lại. + pH - pH cá là một chỉ tiêu quan trọng, pH ảnh hưởng đến hoạt tính của các men và các đặc tính lí hoá học của máu. - pH của cá (7,25 – 7,6). - Yếutố đảm bảo cho sự ổn định của pH máu là các hệ đệm của máu: một acid yếu vàmột muối kim loại kiềm mạnh của acid đó. 8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hô hấp? Tại sao phải nuôi cá ở nhiệt độ thích hợp?  Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hô hấp: o Khi nhiệt độ tăng → Tần số hô hấp tăng (giải thích như câu 1). o Khi nhiệt độ giảm → Tần số hô hấp giảm (giải thích như câu 1). o Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng quá ca hay giảm quá thấp thì cá bắt đầu đờ đẫn, vận động uể oải rồi ngừng hoạt động, sau đó lâm vào trạng thái mê man.  Ta phải nuôi cá ở nhiệt độ thích hợp → Tự chém gió 
  • 3. 3 Vì nhiệt độ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sinh trưởng của cá, phạm vi nhiệt độ thích hợp của mỗi loài cá không giống nhau. Ở nhiệt độ thích hợp thì cường độ trao đổi chất của cá tương đối ổn định. Nếu nuôi cá ở nhiệt độ ko thích hợp thì do cá ko có khả năng thích ứng kịp thời với việc thay đổi nhiêt độ nên các hoạt động trao đổi chất của cá bị rối loạn, hoạt động của enzym và các phản ứng sinh hóa giảm dần dẫn đến tình trang sức khỏe của cá kém và có thể dẫn đến hiện tượng cá chết. 9. Cơ chế vận chuyển O2 và CO2?  Vận chuyển O2: nhờ khả năng kết hợp được với O2 của Hb trong hồng cầu và hiệu ứng Haldane.  Vận chuyển CO2: bằng 3 con đường: o Dạng khí: khuếch tán. o Kết hợp với gốc NH2 trong protein và Hb. o Vận chuyển dưới dạng các muối bicarbonate. 10. Vai trò và cơ chế của hệ đệm?  Vai trò của hệ đệm: đảm bảo cho sự ổn định của pH máu  Cơ chế của hệ đệm: nhờ các phản ứng trung hòa giữa acid và kiềm trong máu: Khi pH giảm, thì kiềm trong máu tăng để tác dụng với acid và làm pH tăng; ngược lại, khi pH tăng thì acid tăng để tác dụng với kiềm và làm pH giảm. Cụ thể: o Hệ đệm Bicarbonate (H2CO3-BHCO3, trong đó B là Na+, hoặc K+):  Khi pH tăng, trong máu có nhiều kiềm thì: H2CO3 + BOH → BHCO3 + H2O  Khi pH giảm, trong máu có nhiều acid thì: H+ + BHCO3 → B+ + H2CO3 H2CO3 ⇆ H2O + CO2 CO2 dễ thải ra ngoài qua cơ quan hô hấp Có thể tính pH trong hệ đệm này bằng công thức sau: pH= pK(H2CO3)+ log Nồng độ BHCO3/Nồng độ H2CO3 - Trong máu H2CO3 không ngừng được tạo ra do đó độ pH của máu do hệ thống đệm bicacbonat điều chỉnh được quyết định bởi BHCO3 nhiều hay ít. Bicacbonat trong huyết tương là dự trữ kiềm của máu, là lượng CO2 (tính theo ml) ở dạng bicacbonat có trong 100 ml máu. - Trong điều kiện bình thường, lượng này ở trong khoảng 45 – 85 ở hầu hết các loài động vật. o Hệ đệm Phosphate (BH2PO4/B2H2PO4, trong đó B là Na+ hoặc K+): các quá trình diễn ra tương tự như hệ đệm bicarbonate nhưng tác dụng yếu hơn. o Hệ đệm Protein: Là hệ đệm quan trọng nhất, kết hợp hầu hết H2CO3 được sản sinh ra trong quá trình trao đổi chất hệ đệm này gồm có: HHb-KHb HHbO2- KHbO2 Protein- Natriprotein “nat”  Khi nồng độ kiềm tăng: NH2-RCOOH + OH-  NH2-RCOO- + H2O  Khi nồng độ acid tăng: NH2-RCOOH +H+  NH3 +-RCOOH 11. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín  Máu chảy với vận tốc và áp suất thấp do thành mạch không có cấu tạo cơ trơn.  Sự trao đổi chất trực tiếp giữa các tế bào và máu  Tốc độ của máu nhanh hơn rất nhiều do thành mạch có cấu tạo từ cơ và có tác dụng co thắt.  Sự trao đổi chất giữa mô và máu được tăng
  • 4. 4 nhờ vào sự liên hệ trực tiếp giữa chúng.  Các sắc tố hô hấp, nếu có, được hòa tan trong huyết tương và không có trong hồng cầu. cường nhờ vào sự gia tăng hiệu suất của hệ tuần hoàn.  Thể tích máu chảy qua mô hoặc cơ quan được điều khiển bởi sự co bóp và giãn nở của thành mạch máu. 12. Tại sao cá hô hấp được trong nước?  Trong nước có 1 lượng O2 hòa tan cho cá hô hấp.  Cá hô hấp được trng nước là nhờ các cơ quan chuyên hóa để có thể lấy O2 hòa tan trong nước như: mang – cơ quan hô hấp chủ yếu, các cơ quan hô hấp phụ(ruột, bóng hơi, da, cơ quan trên mang).  Đặc điểm của mang để có thể lấy O2 trong nước:  Màng tiếp xúc giữa mang với môi trường nước mỏng.  Có nhiều mạch máu phân bố tới mang.  Diện tích tiếp xúc của mang rất lớn.  Ngoài ra, trên các sợi tơ mang còn có chất nhớt giúp bảo vệ sợi mang trong quá trình hô hấp. 13. Tại sao hô hấp trong không khí lại khó khăn hơn trong nước rất nhiều?  Khối lượng lớn môi trường “trơ”: trong không khí là N2, trong nước là H2O.  Độ nhớt cao (nước:không khí ~ 50:1). Trong nước cần nhiều lực trong quá trình hô hấp, năng lượng cho hoạt động hô hấp tăng tỉ lệ thuận với áp suất và độ nhớt.  Khả năng hòa tan các khí: độ khuếch tán O2 trong không khí nhanh gấp 10000 lần so với trong nước. 14. Nếu cá bị đưa lên cạn thì sẽ như thế nào?  Khi cá bị đưa lên cạn do mất lực đẩy của nước nước nên các phiến mang và cung mang xẹp, dính chặt vào nhau thành một khối làm diện tích bề mặt khí còn rất nhỏ. Hơn nữa, khi lên cạn, mang cá bị khô nên cá không hô hấp được và chết sau một thời gian ngắn. 15. Động vật trên cạn có sự thích nghi hô hấp ở nước không?  Động vật trên cạn không hô hấp được trong nước vì phổi của chúng không thể hô hấp được trong nước, khi nước trang vào đường dẫn khí (khí quản, phế quản) nên không lưu thông khí dẫn đến không hô hấp được và sau một thời gian ngắn thiếu dưỡng khí ĐV sẽ chết 16. Các chỉ tiêu huyết học đánh giá sự thay đổi sinh lý máu? Nó chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?  Các chỉ tiêu huyết học chính đánh giá sự thay đổi sinh lý máu:  Hồng cầu.  Bạch cầu.  Hemoglobin.  Các yếu tố ảnh hưởng tới các chỉ tiêu đó:  Nhiệt độ.  Nồng độ ion tự do.  pH.  Nồng độ O2 và CO2… 17. Các yếu tố ảnh hưởng tới ngưỡng oxy của cá?  Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu hao oxy cũng đều ảnh hưởng đến ngưỡng oxy theo cùng một quy luật, ngưỡng oxy của cá phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ càng cao thì ngưỡng oxy cũng tăng lên; ngoài ra ngưỡng oxy còn phụ thuộc vào hàm lượng oxy hào tan trong nước, hàm lượng oxy trong nước mà cá sống trước đó, hàm lượng khí CO2 trong nước… và các yếu tố bên trong cơ thể 18. Cơ sở của các nguyên tắc trong vận chuyển cá sống và cá giống?
  • 5. 5 Cơ sở của các nguyên tắc này là dựa trên sự biến đổi trạng thái sinh lý của cá khi các yếu tố môi trường thay đổi: nhiệt độ, pH, CO2, hàm lượng khí độc,…(tự phân tích típ). Khi vận chuyển cá, vấn đề được đặt là với lượng nước ít nhất, vận chuyển được số lượng cá nhiều nhất, tỷ lệ hao hụt thấp nhất và thời gian vận chuyển dài. Vì vậy, trước khi vận chuyển cần:  Luyện ép cá là một yêu cầu quan trọng, nó quyết định thắng bại trong đợt vận chuyển. Mục đích của việc vận chuyển làm cho cá quen dần với điều kiện chật chội (giảm thấp ngưỡng oxy (thích ứng dần để chống stress), thải bớt phân, bớt bùn đất bám ở mang…)  Không vận chuyển cá lúc trời nóng, nhiệt độ cao  Hạ thấp nhiệt độ khi vận chuyển  Đối với cá bột nuôi trong bể không vận chuyển sau khi cho ăn  Vận chuyển cá bằng phương pháp sục khí, nhằm tăng cường sự hòa tan oxy trong không khí vào nước, đảm bảo cho cá hô hấp. Nếu giữ cá lâu quá 24h, phải thay nước. Trường hợp thiếu oxy hoặc nước chứa cá nhiễm bẩn (CO2 và NH4 + ) cá dể nổi đầu và chết. Kỹ thuật vận chuyển cá sống  Cho cá nhịn ăn  Bơm 50-70% O2  Bỏ túi đá vào làm mát khi vận chuyển  Có ngăn cách giữ các túi chứa cá (đối với cá dữ)  Vẩn chuyển cá đến nơi ở mới vào sáng sớm hoặc chiều tối  Ở nơi ở mới, từ từ thả cá vào nơi ở mới nên để túi chứa cá trên mặt nước (cân bằng nhiệt độ giữa túi chứa cá và nơi ở mới) 19. Hãy phân loại cá theo nhóm ăn, tập tính ăn? Cho ví dụ về các loài đại diện?  Ăn ĐV: phù du; đáy; cá ăn cá  Ăn tạp: thiên về ăn ĐV; mùn bã hữu cơ; thiên về TV  Ăn TV: thực vật nổi; TV thượng đẳng; TV đáy 20. Chỉ ra mối liên hệ giữa tính ăn và đặc điểm cấu tạo của hệ tiêu hóa? Chỉ tiêu đánh giá Ăn động vật Ăn thực vật Ăn tạp Dạ dày Có, thành dày Không có Có Ruột Ngắn, thành dày Dài Vừa phải Enzyme tiêu hóa protein Có Không có Có Răng Nhọn, khỏe, sắc. Dày, nhỏ, sắc. Răng kém phát triển. Lược mang Thưa Thưa Dày 21. Chọn một đại diện và nêu cơ chế tiêu hóa của đại diện đó? Ứng dụng trong sản xuất thức ăn? 22. Ở miệng cá có tiêu hóa hóa học không? Ở miệng cá hầu hết không có tiêu hóa hóa học vì không có enzyme tiêu hóa. 23. Chiều dài ruột ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển thức ăn và khả năng tiêu hóa TĂ như thế nào? - Chiều dài ruột ở các loài cá khác nhau thì khác nhau, đối với cá dữ thường ruột ngắn do dạ dày phát triển, cá ăn thực vật và ăn tạp thường ruột dài. - Ruột cá dài do có nhiều nếp nhăn làm tăng diện tích chiều dài ruột và làm tăng diện tích hấp thu. Đồng thời làm cho tốc độ di chuyển thức ăn bị chậm lại trong ruột, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột được triệt để hơn. 24. Tiết diện ruột nhỏ hay lớn có tác dụng gì?
  • 6. 6 Tiết diện lớn → diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với thành ruột giảm → hấp thụ giảm → dư thừa thức ăn. Ngược lại, tiết diện nhỏ → hấp thụ thức ăn tăng. 25. Cá có dạ dày và không có dạ dày có sự khác biệt gì về hệ tiêu hóa? Chỉ ra vai trò của dạ dày?  Xem câu 20.  Vai trò của dạ dày: dự trữ TĂ, co bóp, nhào trộn, nghiền nát TĂ , thấm dịch vị, tiêu hóa một phần protein, phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị. 26. Mối liên hệ giữa tính ăn với cơ chế tiêu hóa cơ học ở cá? Xem câu 20 + tự chém  27. So sánh các nhóm cá với tính ăn khác nhau? Xem câu 20 . 28. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme?  Nhiệt độ: Tốc độ của phản ứng Enzim chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Mỗi Enzim có một nhiệt độ tối ưu. Khi chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu của Enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng Enzim. Tuy nhiên, khi đã qua nhiệt độ tối ưu của Enzim thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể Enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính.  Độ pH: Mỗi Enzim có pH tối ưu riêng.  Nồng độ cơ chất: Với một lượng Enzim xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của Enzim tăng dần nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của Enzim. Đó là vì tất cả các trung tâm hoạt động của Enzim đã được bão hoà bởi cơ chất.  Nồng độ Enzim: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ Enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng giảm nồng độ Enzim trong tế bào.  Chất ức chế hoặc hoạt hoá Enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế hoạt động của Enzim nên tế bào khi cần ức chế Enzim nào đó cũng có thể tạo ra các chất ức chế đặc hiệu cho Enzim ấy  Enzim là những chất xúc tác sinh học cho các phản ứng tổng hợp và phân giải các chất xảy ra liên tục trong tế bào.Đặc tính của enzim là đẩy mạnh tốc độ phản ứng, có hoạt tính cao và có tính chuyên hoá cao. 29. Bề mặt ruột non có đặc điểm gì giúp nó hấp thu các chất? Việc hấp thu chất dd ở ruột xảy ra chủ yếu nhờ sự  Ở ruột có nhiều nhu mao giả. Trên nhu mao giả có nhiều tế bào hấp thu rất nhỏ → tăng diện tích tiếp xúc với chất dd → hấp thu dễ dàng hơn.  -( ở ruột non có nhiều loại dịch tiêu hoá (dịch tuỵ, dịch mật, dịch ruột), trong đó có nhiều men tiêu hoá với hoạt tính cao có khả năng phân giải thức ăn thành các chất đơn giản có thể hấp thu được.)  Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài. 30. Khi nào cá cần uống nước?  ở cá nước ngọt, ASTT trong cơ thể lớn hơn môi trường → nước đi vào, muối đi ra → cá uống nước để hấp thu các ion muối thông qua thành ruột.  Ở cá nước mặn, ASTT trong cơ thể nhỏ hơn môi trường → nước đi ra, muối đi vào → cá uống nước để chống lại sự mất nước của cơ thể. (Nước ngọt hấp thu hầu hết lượng nước mà chúng cần qua da nhờ cơ chế thẩm thấu bằng cách đái nhạt . Do vậy trong cơ thể cá trở nên ưu trương nên hấp thụ chủ động các chất muối khoáng thiết yếu từ môi trường xung quanh để bù lại lượng muối mất qua nước tiểu và khuyếch tán qua mang cá (thẩm thấu là lực di chuyển nước từ vùng có nồng độ chất tan thấp tới vùng có nồng độ chất tan cao qua màng có tính thấm chọn lọc, Cá không uống nước qua mang. Mang cá chỉ dùng để hô hấp.
  • 7. 7 Hầu hết cá nước mặn (cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish có cơ chế điều hoà thẩm thấu khác) thực chất hấp thu nước khi chúng hô hấp, vì nước muối hút nước liên tục ra khỏi cơ thể cá ngược lại với quá trình hô hấp do cơ thể cá nhược trương hơn so với môi trường xung quanh nên chúng phải lấy vào một lượng nước rất lớn và bài tiết chủ động các ion muối khác nhau (môi trường có độ thẩm thấu thấp). Cá biển (trừ cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish) phải duy trì nồng độ thẩm thấu trong cơ thể chúng bằng 1/4 - 1/3 môi trường xung quanh. Bình thường, ở nước mặn cá mất nước qua mang và qua nước tiểu. Cá phải uống nhiều nước đề bù lại lượng nước đã mất, tuy nhiên do nước có chứa rất nhiều muối (35% hoặc xấp xỉ 1.025 trọng lượng riêng) nên chúng phải đào thải lượng muối thừa ra ngoài. Natri và chlor được bài tiết qua mang còn magiê và sulfate thì qua nước tiểu.. Một điều quan trọng cần chú ý đây là quá trình chủ động và cần nhiêu năng lượng do vậy giải thích tại sao khi ta hạ thấp nồng độ muối (chứ không phải các ion muối khác) có thể giúp ích trong trường hợp cá bị ốm. Điều nữa cũng đáng chú ý là cá loài như cá đuối, cá mập, cá mút đá- Hagfish có nồng độ muối giống như cá nước mặn nói chung tuy nhiên chúng lại có nồng độ hợp chất hữu cơ rất cao trong cơ thể làm cho nồng độ thẩm thấu trong cá ngang với độ thẩm thấu của nước biển. Vì vậy những loài cá này ốm thì việc hạ nồng độ muối chẳng giúp ích gì được nhiều.) 31. Cá ăn thực vật có cần protein không?  cá ăn thực vật cũng cần protein vì protein là vật chất xay dựng cần cho sự phát triển của cá… 32. Cá ăn động vật có thể sử dụng nguồn thức ăn khác thay thế cho nguồn protein ĐV không?  cá ăn ĐV có thể sử dụng nguồn protein khác để thay thế cho protein (ví dụ???). 33. Tại sao cá biển không tự tổng hợp acid béo được, trong khi cá nước ngọt lại có khả năng đó? Trong biển nguồn thức ăn chứa acid béo nhiều → cung cấp đủ cho cá biển → không cần tự tổng hợp. Trong nước ngọt, tă chứa acid béo ít → cá phải tự tổng hợp acid béo cho bản thân (cơ chế thích nghi). 34. Bình thường cá hiền sử dụng năng lượng từ triglycerinde hay glycogen? Khi bị rượt đuổi bởi kẻ thù thì sao?  Bình thường cá hiền sử dụng năng lượng từ triglycerinde.  Khi bị rượt đuổi thì ban đầu, cá sử dụng năng lượng tức thời (glycogen). Khi glycogen hết(???) → chuyển sang sử dụng triglycerinde.. 35. Cơ chế hô hấp bằng bóng hơi? Có 2 loại:  Bóng hơi hở (physostomous swim bladder): một đầu bóng hơi được thông với thực quản thông qua một ống hơi (pneumatic duct), không khí được đưa vào bóng hơi thông qua động tác nuốt không khí, khí đi từ miệng qua thực quản vào bóng hơi. (chỉ một số loài).  Bóng hơi kín (physoclist swim bladder): quá trình trao đổi phức tạp hơn. Trong bóng tuyển đỏ gọi là tuyến khí, mằn phía bên trong vách bụng của bóng hơi, động mạch đi vào tuyến đỏ phân thành nhiều nhánh song song, sau đó tập hợp lại rồi phân ra tạo thành mạng lưới mao mạch, tĩnh mạch đi ra cũng xen kẽ và song song với động mạch, cuối cùng hợp lại rồi đi vào tĩnh mạch gan. khí được làm đầy nhờ tuyến khí (gas gland) nối với bóng hơi. Tuyến khí tiết ra acid lactic, acid này làm cho máu đi tới bóng hơi loại O2, khí này sau đó đi vào bóng hơi làm tăng thể tích bóng hơi. 36. Cá chẽm là cá nước mặn, tại sao khi nuôi trong nuôi trường nước ngọt thì phát triển hơn so với được nuôi trong môi trường nước biển?  Ở môi trường nước mặn: cá cần nhiều năng lượng hơn cho điều hòa ASTT so với trong môi trường nước ngọt.  Hạn chế được sự phát sinh của các vi sinh vật gây bệnh trong môi trường nước mặn. 37. Cá chẽm được nuôi trong môi trường nước ngọt thì không thể sinh sản được. Tại sao? 38. Giải thích phương pháp kích thích sinh sản bằng sốc nhiệt ở cá?
  • 8. 8 Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột thì cơ thể cá sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều loại hormone để điều hòa các yếu to1o sinh lý, trong có đó hormone sinh dục → giúp cá sinh sản. 39. Tại sao cá biển cần nhiều protein hơn cá nước ngọt? - Protein tạo thể keo làm cho môi trường trong dịch cơ thể có ASTT bền vững → giúp điều hòa ASTT của cá nước biển. - Cá biển cần nhiều protein để đáp ứng nhu cầu năng lượng và nhu cầu sinh tổng hợp các vật chất để cân bằng ASTT giữa cơ thể với môi trường. 40. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng Hb trong máu?  Nhiệt độ  CO2 và pH  Phosphate hữu cơ. 41. Sự khác nhau giữa trao đổi nước và chất khoáng giữa cá và đv trên cạn?. 42. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của cá? 1. Khối lượng thức ăn - Khi khối lượng thức ăn càng lớn thì tốc độ tiêu hóa càng chậm và tỷ lệ tiêu hóa thấp. - Khối lượng thức ăn không những làm giảm tốc độ tiêu hóa mà còn làm giảm tốc độ hấp thu các chất dinh dưỡng - Khối lượng thức ăn càng lớn, các enzym tiêu hóa khó ngấm vào khối thức ăn. Vì vậy trong thực tế không nên cho cá ăn quá nhiều và khoảng cách giữa 2 lần cho ăn quá gần nhau. 2. Chất lượng thức ăn. - Các loại thức ăn khác nhau thì tốc đọ tiêu hóa khác nhau, thể hiện qua sự tác động của enzym và sự vận động của ống tiêu hóa. - Vd: cá trê ăn nhuyễn thể sau 48h tiêu hóa được 74,8% lượng thức ăn. - Nếu ăn thịt bò (48h) – 55,7% - Nếu ăn thịt thỏ (48h) – 31,1% - Ngoài ra thành phần protein, bột đường, lipid trong thức ăn khác nhau cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của từng chất dinh dưỡng. 3. Nhiệt độ. - Ở đv bậc cao, nhiệt độ môi trường ko ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn nhưng ở cá nhiệt độ môi trường ảnh hưởng rõ rệt đến sự tiêu hóa thức ăn. - Động vật thủy sinh là loại biến nhiệt, nên nhiệt độ tăng làm tăng hoạt tính của các enzym do đó tốc độ tiêu hóa cũng tăng. - Theo định luật Van hoff “ khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì quá trình trao đổi chất của động vật tăng lên 2-3 lần”. Giới hạn trên nhiệt độ là 56oC. - Vd: ở cá chép 1 tuổi, khả năng tiêu hóa ở 22oC cao hơn 2,5-3 lần so với 8oC và gấp 3-4 lần so với ở 2oC. - Nhiệt độ tốt nhất cho enzym peptidaza là 38-40oC, đối với enzym tiêu hóa glucid là 38oC. - Cá ở trạng thái nghỉ ngơi có nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt môi trường ngoài - Mọi sự thay đổi của nhiệt bên ngoài đều ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất ở cá - Cá chép là loài cá sống ở vùng nước ấm, khoảng nhiệt độ thích ứng là 8-30oC - Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hơn 8oC cá chậm tăng trưởng - Khi nhiệt độ gia tăng thì cường độ tiêu hóa gia tăng nhưng khi vượt ngưỡng thích ứng trên (30oC) thì cường độ trao đổi chất lại giảm. Khả năng tiêu hóa thức ăn gia tăng theo sự sinh trưởng và phát triển của cá 4. Sự thay đổi theo mùa và ngày đêm
  • 9. 9 - Tùy theo thời gian trong năm nhiệt độ của môi trường sẽ thay đổi và đồng thời ảnh hưởng đến mức trao đổi chất ở cá - Các thực nghiệm nghiên cứu về sự biến đổi cường độ tiêu hóa ở cá hồi ngày và đêm cho thấy nhu cầu về O2 giảm thấp trong khoảng thời gian từ 9-12 giờ, khoảng 5-8 giờ sáng và khoảng 15-20 giờ thì nhu cầu O2 của cá lên cao nhất - Đây là thời điểm cho cá ăn thích hợp nhất. Khi hàm lượng oxygen của nước giảm sẽ làm giảm lượng ăn của cá 5. Sự thay đổi theo tuổivà sự thành thục. - Khả năng tiêu hóa thức ăn gia tăng theo sự sinh trưởng và phát triển của cá - Cá lớn ăn nhiều thức ăn hơn cá nhỏ nhưng lượng ăn tương đối (% trọng lượng cơ thể) của cá nhỏ cao hơn cá lớn - Các nghiên cứu cho thấy cường độ tiêu hóa thức ăn ở cá giảm khi tuổi gia tăng - Ví dụ: ở cá chép một tuổi sử dụng thức ăn trong một giờ ở 17oC cao hơn gấp 2 lần so với cá chép 3 tuổi trong cùng thời gian - Thực nghiệm cho thấy cómột sự thay đổi khá lớn về nhu cầu dinh dưỡng đối với sự thành thục của tuyến sinh dục. 6. Sự thay đổi theo các hoạt của cơ - Các thực nghiệm cho thấy các loài cá sống ở sông với dòng chảy mạnh có nhu cầu O2 cao hơn so với các loài cá sống ở vùng nước tĩnh - Bơi lội đòi hỏi năng lượng vì vậy lượng ăn gia tăng với mức độ vận động Lưu tốc của nước tăng cũng làm tăng lượng ăn của cá 7. Các yếu tố khác - Sự hợp đàn có thể dẫn đến sự thiếu cục bộ thức ăn trong vùng bị chiếm giữ bởi đàn và vì vậy có thể giảm lượng ăn của từng cá thể - Mật độ thức ăn tăng sẽ làm giảm cường độ ăn của cá