SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyễn Vũ Mỹ Anh
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU:
TRƢỜNG HỢP VƢƠNG QUỐC ANH TRONG
QUAN HỆ VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Hà Nội – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyễn Vũ Mỹ Anh
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU:
TRƢỜNG HỢP VƢƠNG QUỐC ANH TRONG QUAN HỆ VỚI
LIÊN MINH CHÂU ÂU
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh
Hà Nội – 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của riêng tôi. Các
dữ liệu sử dụng phân tìch trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố và trìch dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu nếu trong
luận văn do tôi tự tím hiểu, phân tìch một cách trung thực, khách quan và
chưa được công bố trong công trính khác. Nếu không đúng như những gí
đã nêu trên, tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài của mính.
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Vũ Mỹ Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành
được luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh đã hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn. Sự uyên bác, nhiệt tính, tâm huyết và nghiêm khắc của cô đã giúp
tôi nhận ra những mặt còn hạn chế của mính để từ đó tiếp tục hoàn thiện và phát triển
luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đính và bạn bè đã luôn là hậu phương vững
chắc, là nguồn động lực và luôn hỗ trợ để tôi yên tâm thực hiện luận văn. Tôi cũng gửi
lời cảm ơn đến Lê Hoàng Giang – người bạn đã dành cho tôi những lời khuyên quý giá
cũng như hỗ trợ tôi về các tài liệu học thuật có liên quan đến luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ông Nội tôi, người luôn truyền cảm hứng
, là động lực cho tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Và tôi xin cảm ơn
những người quan tâm đến luận văn của tôi.
Hà Nội, tháng 6 năm 2018
Nguyễn Vũ Mỹ Anh
iii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU: KHÁI NIỆM VÀ QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN.................................................................................................13
1.1 Khái niệm và ảnh hƣởng của chủ nghĩa dân tộc .........................................13
1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa dân tộc ..................................................................13
1.1.2 Tác động của chủ nghĩa dân tộc với quốc gia và quan hệ quốc tế ......18
1.2 Quá trình phát triển chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu .....................................23
1.2.1 Chủ nghĩa dân tộc sơ khai.......................................................................23
1.2.2 Chủ nghĩa dân tộc thời kỳ cách mạng Tƣ sản.......................................26
1.2.3 Chủ nghĩa dân tộc thời kỳ chiến tranh Thế giới...................................32
1.2.4 Chủ nghĩa dân tộc từ sau Thế chiến II đến nay....................................36
Tiểu kết ......................................................................................................................42
CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ANH
........................................................................................................................................44
2.1 Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc Anh ................................44
2.1.1 Sự ra đời của chủ nghĩa dân tộc Anh .........................................................45
2.1.2 Chủ nghĩa dân tộc Anh qua các thời kỳ.....................................................54
2.2 Đặc điểm chủ nghĩa dân tộc Anh.......................................................................60
Tiểu kết ......................................................................................................................63
CHƢƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ANH TRONG QUAN
HỆ VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU...............................................................................65
3.1 Trƣớc khi Anh gia nhập EU ..............................................................................65
iv
3.2 Khi Anh tham gia EU.........................................................................................69
3.2.1 Đứng ngoài khu vực Đồng tiền chung ........................................................69
3.2.2 Từ chối tham gia hiệp ƣớc Schengen..........................................................72
3.2.3 Thờ ơ trƣớc khủng hoảng nợ công .............................................................74
3.2.4 Đứng ngoài khủng hoảng di cƣ châu Âu....................................................77
3.3 Anh rời khỏi EU..................................................................................................82
Tiểu kết ......................................................................................................................87
KẾT LUẬN...................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................92
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EC European Comminuty
Cộng đồng châu Âu
ECU European Currency Unit
Đơn vị tiền tệ châu Âu
EFTA European Free Trade Association
Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu
EEC European Economic Community
Cộng đồng kinh tế châu Âu
EMU The Economic and Monetary Union
Liên minh Kinh tế và Tiền tệ
EU European Union
Liên minh Châu Âu
CHLB Cộng hòa liên bang
CNDT Chủ nghĩa dân tộc
CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc
CNTB Chủ nghĩa tư bản
TBCN Tư bản chủ nghĩa
6
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 2016, cả thế giới ngỡ ngàng trước Brexit - sự kiện người dân Anh quốc
biểu quyết rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), một thể chế vốn được biết đến nhờ vị thế
siêu cường và sự hội nhập sâu sắc giữa các thành viên. Nhiều nguyên do đã được nêu
ra để lý giải cho hành động này, trong đó được đề cập nhiều nhất là sự trở lại của Chủ
nghĩa Dân tộc ở Anh quốc cũng như ở châu Âu trong bối cảnh thế giới đang đi theo xu
hướng hội nhập hóa và toàn cầu hóa.
Chủ nghĩa dân tộc (CNDT) đã sớm xuất hiện ở châu Âu vào khoảng thế kỷ XV
và được biết đến như là một tư tưởng dân tộc hay tình cảm dân tộc. CNDT là một nhân
tố quan trọng định hính nên cơ cấu và quá trính của thế giới hiện đại, và thường được
biểu hiện trong quan hệ giữa quốc gia-dân tộc với bên ngoài. Trên cơ sở gắn kết giữa
quốc gia và dân tộc, CNDT có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ quốc tế. Ở một góc nhín
khác, CNDT có thể tạo nên xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mính, đặt
dân tộc mính ở vị trì cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương,
bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mính cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác.
Bởi vậy trong suốt một khoảng thời gian dài đầu thế kỷ XX, CNDT đã chi phối mạnh
mẽ đến chình sách của các quốc gia châu Âu và gây ra nên hai cuộc chiến tranh thế
giới thảm khốc. Từ cuối thập niên 1970, chủ nghĩa ly khai xuất hiện và trỗi dậy mạnh
mẽ ở Đông Âu ở những cấp độ khác nhau mà tiền đề của nó chình là CNDT.
Tại sao CNDT lại sớm xuất hiện ở châu Âu như vậy? Và tại sao CNDT tại khu
vực lại hính thành và phát triển mạnh mẽ đến vậy và chi phối nhiều đến các chình sách
đối ngoại của các quốc gia?
Mặc dù có sự bao phủ mạnh mẽ tới toàn châu Âu nói riêng và thế giới nói chung
ở thế kỷ XX, nhưng đến thế kỷ XXI, CNDT có phần bị phai nhạt trước những xu
hướng mới của thế giới – xu hướng hội nhập, khu vực và toàn cầu hóa. Xu hướng này
2
là hiện tượng thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới
cũng như sự hội nhập kinh tế và chình trị ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Sự xuất hiện
của EU giống như một biểu tượng đỉnh cao của hội nhập hóa khu vực khi tổ chức này
luôn được vì như một siêu cường trên thế giới. EU không những chỉ hội nhập sâu về
kinh tế giữa các quốc gia thành viên mà còn có thể chế chình trị riêng về mọi mặt.
Không những thế, ranh giới lãnh thổ của các quốc gia thành viên EU gần như được xóa
bỏ sau Hiệp ước Schengen. Có thể thấy, một châu Âu nhất thể hóa đã làm suy yếu
CNDT ở khu vực này trong suốt một khoảng thời gian dài và tạo một niềm tin lớn
mạnh cho mọi người về sự bền vững của EU với mức độ liên kết sâu sắc giữa các
thành viên. Nhưng sự kiện Brexit đã đánh dấu sự trở lại của CNDT ở ngay nội tại của
một chủ thể quan hệ quốc tế tưởng như là bền vững nhất trên thế giới.
Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên đưa ý tưởng về một hợp chủng quốc Châu
Âu (Thủ tướng Anh Churchill – 1964), và là một trong ba trụ cột kinh tế chình của EU.
Dẫu vậy, Anh quốc lại không phải là thành viên đồng sáng lập nên Liên minh. Trải qua
hơn hai thập kỷ kể từ khi EU thành lập, Anh mới bước chân vào tổ chức này, và luôn
bị đánh giá là một thành viên chưa thực sự hội nhập sâu sắc với liên minh. Trong suốt
quá trính tham gia EU, Anh quốc vẫn luôn bộc lộ tình dân tộc của mính một cách mạnh
mẽ. CNDT là một nhân tố quan trọng chi phối rất lớn đến quan hệ của Anh và EU. Tại
sao CNDT lại có vai trò to lớn trong các chình sách của Anh quốc đến vậy? Phải chăng
CNDT đã đi sâu vào tư duy chình trị của người Anh và Anh quốc chình là quốc gia đi
tiên phong cho phong trào CNDT ở châu Âu không chỉ ở trong quá khứ mà còn ở thời
điểm hiện tại? Có phải quyết định rời khỏi EU của đất nước này sau hơn 40 năm gia
nhập đã dấy lên sự trỗi dậy của CNDT ở EU và châu Âu nói riêng cũng như trên thế
giới nói chung? Tại châu Âu, bóng dáng của CNDT dường như đã bị xóa mờ từ cuối
thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI vậy tại sao một lần nữa lại trỗi dậy?
Những câu hỏi đặt ra đã thôi thúc học viên thực hiện luận văn này và đi tím lời
giải cho câu hỏi CNDT là gí, khái quát được sự hính thành và phát triển CNDT ở châu
3
Âu – khởi nguyên của CNDT. Tiếp đó, luận văn sẽ phân tìch về trường hợp của Vương
Quốc Anh, so sánh sự phát triển của CNDT Anh qua các thời kỳ với CNDT ở Châu
Âu, đồng thời chỉ rõ ảnh hưởng của CNDT từ quá khứ đến hiện tại thông qua việc phân
tìch các biểu hiện của CNDT Anh trong quan hệ với EU đã dẫn đến sự kiện chấn động
Brexit.
Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về CNDT, tuy nhiên
nghiên cứu sâu vào CNDT Anh trong mối quan hệ với EU để làm rõ CNDT châu Âu
thí còn khá mới. Tác giả hy vọng luận văn sẽ có nhiều đóng góp, trở thành một tư liệu
cho những ai muốn nghiên cứu, quan tâm về CNDT ở châu Âu.
2. Lịch sử nghiên cứu
CNDT nói chung hay CNDT ở châu Âu nói riêng luôn là một đề tài thu hút
nhiều nhà khoa học, nghiên cứu ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Trên thế giới:
Trong “International Politics on the world stage” (Chình trị học thế giới trong
bối cảnh quốc tế) (1996), John T. Rourke đã viết về sự thay đổi nhanh chóng của chình
trị thế giới từ Thời kỳ Tăm tối (Dark Age) đánh dấu bởi sự sụp đổ của Rome, đến hệ
thống quốc tế mới đầu thế kỷ XX. Tác giả đã phân tìch rõ ràng, sâu sắc, phản chiếu nền
chình trị thế giới từ các cấp độ hệ thống quốc tế, quốc gia đến cá nhân với những chiều
hướng phát triển khác biệt trong nền chình trị thế giới với các vấn đề như thể chế quốc
gia, an ninh quốc gia và toàn cầu, kinh tế quốc tế, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và
các giá trị toàn cầu. Về CNDT, cuốn sách đã đánh giá hai phương hướng cơ bản của
chủ thể quan hệ quốc tế trong thời kỳ hiện đại, một là phương hướng chình trị truyền
thống lấy nền tảng là CNDT, coi CNDT là động lực phá triển đất nước được dựa trên
chủ nghĩa xuyên quốc gia, nhấn mạnh vào hợp tác và liên kết quốc tế. Đồng thời, John
T.Rourke cũng giới thiệu những khái niệm cơ bản về dân tộc, quốc gia dân tộc và
CNDT, nói về sự phát triển của CNDT cùng với những mặt tìch cực và tiêu cực mang
lại cho mỗi quốc gia, và dự đoán về vai trò của CNDT ở tương lai.
4
“Imagined community: Reflections on the Origin and Speard of
Nationalism” (Cộng đồng tưởng tượng: Suy nghĩ về Nguồn gốc và Sự lan truyền của
Chủ nghĩa dân tộc) (1983) của Benedict Anderson đã đưa ra những lý giải về nguồn
gốc và sự bành trướng của CNDT. Ông cho rằng quốc gia/dân tộc không phải là thứ có
sẵn hay được hữu mà chỉ được “một cộng đồng tưởng tượng ra”, và ông cũng khẳng
định CNDT là tác nhân chi phối đến lịch sử nhân loại trong thế giới cận đại. Với những
nghiên cứu phục vụ cho chình trị học, xã hội học, tác phẩm đã nắm giữ vai trò to lớn
trong công cuộc nghiên cứu về CNDT. Tác phẩm này cũng đã tạo ra nhiều tranh luận
về cộng đồng tưởng tượng, lòng yêu nước, chủ nghĩa thực dân.
Những nghiên cứu về hệ tư tưởng đương đại liên quan đến dân tộc và CNDT
hầu như được tái xây dựng từ những công trính nghiên cứu được xuất bản vào đầu thập
niên 1980, tiêu biểu là ba công trính đều xuất hiện năm 1983: “Nations and
Nationalism” (Dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc) của Ernest Gellner, “Nations and
Nationalism since 1780” (Dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc kể từ năm 1780) của Eric
Hobsbawn và “Imagined community” của Benedict Anderson thường được nhắc đến
nhất. Ngoài những tác phẩm tiêu biểu đó thí còn có những tác phẩm được chú ý như
“Nations before nationalism” (Dân tộc trước chủ nghĩa dân tộc) của J. A. Amstrong,
“Nationalism and the state” (Chủ nghĩa dân tộc và nhà nước) được viết bởi John
Breauilly, “Nationalism and the ethnic conflict: Threats to European security”
(Chủ nghĩa dân tộc và những mâu thuẫn sắc tộc) được Stephen Iwan Griffths biên soạn
và xuất bản năm 1993.
“The Politics of Nationalism and Ethnicity” (Chình trị trong Chủ nghãi dân
tộc và Sắc tộc), (1991) của James G. Kellas đã nêu ra các nhân tố quan trọng trong việc
xây dựng nhà nước cũng như sự tan rã của các quốc gia. Tác giả đã xem xét và đánh
giá các phương pháp lý thuyết tiếp cận chình để nghiên cứu CNDT, ông nêu ra các
5
trường hợp quốc tế để giải thìch sức mạnh của CNDT và sắc tộc trong các nền chình
trị.
Trong “Who we are: A history of Popular Nationalism” (Chúng ta là ai: Lịch
sử của Chủ nghĩa dân tộc phổ biến) (2002), Robert H. Wiebe đã đưa ra những lập luận
về những gí quốc gia làm nhân danh CNDT, và đổ lỗi cho CNDT với những biểu hiện
cực đoan như: khủng bố, tẩy chay dân tộc quân sự. Ông cũng diễn tả sự cuốn hút và
sâu sắc của CNDT và đánh giá nó trong thời kỳ lịch sử. Tác giả đã nghiên cứu về
CNDT ở châu Âu đầu tiên bởi đấy là cái nôi hính thành CNDT thông qua việc xây
dựng nhà nước, lý thuyết chủng tộc, tham vọng của nhà thờ và đổi mới ngôn ngữ. Sau
đó, ông đưa ra các trường hợp nghiên cứu điển hính về Ireland. Do Thái và Hoa Kỳ.
Tiếp đến, tác giả viết về sự lan tỏa của CNDT, CNDT toàn cầu và đưa ra những dự
đoán về CNDT trong tương lai.
“Nationalism” (Chủ nghĩa Dân tộc) (2002) của Anthony D. Smith và John
Hutchinson đã đưa ra khái niệm CNDT đơn giản, dễ hiểu với các phân tìch về các mô
hính cạnh tranh và lý thuyết quốc gia/ dân tộc, đánh giá sức mạnh của CNDT trong
thời đại toàn cầu. Cuốn sách giúp người đọc tiếp cận thuật ngữ CNDT theo cách đơn
gian nhất, đồng thời chỉ ra được những tác động của CNDT trong thời kỳ hiện nay.
“The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order” (Sự va
chạm của các nền văn minh và sự tái tạo trật tự thế giới) (1996) của Samuel
Hungtington đã nói về sự suy giảm sức mạnh và vị thế của phương Tây ở các lĩnh vực,
đồng thời cũng cho rằng các khu vực khác đang trỗi dậy, đặc biệt là Châu Á. Ngoài ra,
mối liên kết giữa các quốc gia được hính thành trên nền tảng lợi ìch là chủ yếu. Đặc
biệt, phong trào tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố hay những tranh chấp về tư
tưởng, tôn giáo và sắc tộc. khoảng cách quá lớn giữa giàu – nghèo, CNDT quá khìch
đang là các mối đe dọa cho thế giới.
Cuốn “Bàn về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa dân tộc” được viết bởi Lưu
Thiếu Kỳ. Từ góc nhín của giai cấp, tác gải đã thể hiện quan điểm khá gay gắt về Chủ
6
nghĩa Dân tộc Tư sản, ông cho rằng giai cấp tư sản cầm quyền đã lợi dụng CNDT, hô
hào mính là đại diện dân tộc, hành động nhằm bảo vệ lợi ìch dân tộc để lừa gạt nhân
dân, lấy cái cớ để tiến hành bóc lột hoặc xâm chiếm các dân tộc nhỏ yếu hơn, Đồng
thời, Lưu Thiếu Kỳ ủng hộ chủ nghĩa quốc tế vô sản, hệ tư tưởng nhằm vào lợi ìch căn
bản của quần chúng nhân dân trong nước và các dân tộc trên thế giới, đấu tranh ví một
xã hội không có người bóc lột.
Ngoài các tác phẩm được xuất bản thành sách, có hai tạp chì chuyên ngành
“Nations and Nationalism” và “Studies in Ethnicity and Nationalism” đại diện cho
hai hướng tiếp cận mâu thuẫn lẫn nhau về CNDT.
“The Rise of English Nationalism: A Cultural History, 1740-1830” (Nguồn
gốc của CNDT Anh: một lịch sử văn hóa, 1740-1830) (1997) của Gerald Newman đã
viết tổng quan về lịch sử và bối cảnh hính thành nên thuật ngữ. Newman còn cung cấp
những kiến thức cần thiết về sự khác biệt giữa khái niệm CNDT và lòng yêu nước mà
bổ sung cho những lập luận của ông về CNDT xuất hiện vào giữa thế kỷ XVIII. Những
phân biệt của ông rất quan trọng để người đọc hiểu được đầy đủ sự phức tạp của
CNDT Anh tại Anh quốc ngày nay. Để hiểu đầy đủ về CNDT Anh, Newman đã lập
luận “Chúng ta cần giữ những khái niệm cơ bản của CNDT trong tay như một chiếc la
bàn.”
Ngoài những tác phẩm nghiên cứu về CNDT nói chung thí còn có rất nhiều tác
phẩm tập trung đi vào nghiên cứu CNDT Anh với những quan điểm khác nhau. Tác
phẩm “Nationalism: Five roads to modernity” (Chủ nghĩa dân tộc: năm con đường
đến hiện đại) (1992) của Liah Greenfeld đã đưa ra định nghĩa cơ bản về dân tộc và
CNDT và tác giả tập trung vào nghiên cứu trường hợp của năm quốc gia: Anh, Pháp,
Nga, Đức và Hoa kỳ. Trong tác phẩm của mính, Greenfeld đã cho rằng Vương quốc
Anh là quốc gia đầu tiên có những tiền đề và hính thành ý thức dân tộc sớm nhất, vận
dụng CNDT vào các thể chế chình trị của Anh qua các thời kỳ vương triều khác nhau
từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Phân tìch về CNDT ở Vương quốc Anh, tác giả nhấn
7
mạnh về tư tưởng dân tộc được hính thành sớm trong tiềm thức của người dân Anh, sự
ý thức về bản sắc dân tộc của người Anh đồng thời hính thành nên những giá trị mà
người Anh hướng tới và cách người dân Anh vận dụng CNDT để đòi quyền tham gia
vào chình trị quốc gia.
Luận văn thạc sĩ “English Nationalism and Brexit: Past, Present, and
Future” (Chủ nghĩa dân tộc Anh và Brexit: Quá khúc, hiện tại và tương lai) (2017) của
Harry Brown đã nghiên cứu về “cuộc trưng cầu dân ý Anh” và chỉ ra tại sao đa số cử
tri Anh lại bỏ phiếu rời khỏi EU. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào liên hệ chặt
chẽ giữa CNDT Anh và Brexit. Trong luận văn, tác giả đã đưa ra những khái niệm,
quan điểm về CNDT Anh của các học giả đi trước qua đó thấy được những ảnh hưởng
của CNDT đến quyết định Brexit của người dân Anh. Nghiên cứu của Harry Brown kết
luận rằng CNDT Anh đã ảnh hưởng đến kết quả trưng cầu dân ý, mặc dù nghiên cứu
thêm là cần thiết để kiểm tra các yếu tố kinh tế và nhập cư cũng đã định hính kết quả
trưng cầu dân ý.
Trong “Empire and English nationalism” (Đế quốc và Chủ nghĩa dân tộc
Anh) (2006) của Krishan Kumar trên tạp chì “Nation and Nationalism”, tác giả đã phân
tìch về hai khái niệm “đế quốc” và “dân tộc”, sự khác biệt và tương quan của hai khái
niệm này dẫn đến sự hính thành của CNĐQ và CNDT. Từ đó, hính thành nên những
“con người đế quốc” tại Anh; phân tìch về CNDT ở Anh mà theo tác giả CNDT Anh
mang nhiều ảnh hưởng nhiều từ CNĐQ và chình điều này tạo nên sự khác biệt của
CNDT Anh với một vài quốc gia khác. Đồng thời, Kumar cũng bày tỏ nỗi lo lắng của
ông về sự phát triển của CNDT trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Các tác phẩm nghiên cứu về CNDT trên thế giới khác là đồ sộ với rất nhiều tác
gải và những quan điểm khác nhau về CNDT. Có thể thấy các tác phẩm về CNDT
được phát triển mạnh vào khoảng thập niên 1980-1990, những tác phẩm này đã đóng
góp rất lớn cho nghiên cứu về CNDT, các tác phẩm đều đi sâu vào phân tìch các thuật
ngữ về dân tộc hay CNDT, ban sắc dân tộc và lý giải tại sao lại hính thành nên CNDT.
8
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại mang một quan điểm khác nhau và còn gây nhiều tranh
cãi đến tận ngày nay. Những công trính nghiên cứu về CNDT Anh có rất nhiều và cũng
có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự hính thành và phát triển ở Anh, song có thể thấy
rằng sự trỗi dậy của CNDT Anh trong thời kỳ toàn cầu hóa là đề tài được các học giả
quan tâm.
Tại Việt Nam:
Dù đã có những bài viết nghiên cứu về CNDT ở Việt Nam, đó thường chỉ là
những bài nghiên cứu trên tạp chì hoặc một phần nhỏ trong những công trính nghiên
cứu lớn hoặc sách khoa học. Đầu tiền phải kể đến “Thế giới đa chiều” (2007) của
Lương Văn Kế đưa ra những khái niệm cơ bản về quốc gia, dân tộc, sức mạnh tổng
hợp quốc gia, bản sắc văn hóa và cũng phân tìch về quá trính Hội nhập châu Âu, đặc
biệt trong quá trính EU đã giải quyết hài hòa giữa lợi ìch quốc gia và lợi ìch khu vực.
Mặc dù tác phẩm không đi sau vào nghiên cứu CNDT nhưng cũng đã phần nào cung
cập những khái niệm cơ bản về dân tộc và CNDT, đồng thời nghiên cứu về việc EU hài
hòa giữa lợi ìch quốc gia và lợi ìch khu vực cũng giúp đọc giả hiểu thêm phần nào
CNDT ở châu Âu.
Bài viết “Chủ nghĩa dân tộc” (2015) của tác giả Trần Nam Tiến trên tạp chì
Nghiên cứu quốc tế đã đưa ra khái niệm cơ bản của CNDT, dân tộc. Đồng thời tác giả
cũng khái quát rất ngắn gọn về các giai đoạn phát triển của CNDT từ sau Thế Chiến II.
Bài viết đã cung cập những kiến thức cơ bản nhất về CNDT tuy nhiên tác giả cũng mới
chỉ đưa ra khái quát về một giai đoạn rất ngắn trong tiến trính phát triển của CNDT như
một vì dụ để người đọc dễ dàng hiểu hơn về CNDT.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trính nghiên cứu nào thực sự đề cập đến
vấn đề Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu một cách đầy đủ, các nghiên cứu vẫn chỉ là
những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chì hoặc chỉ là một phần nhỏ trong các
tác phẩm sách. Trong các công trính và bài nghiên cứu trên tạp chì chuyên ngành
9
nghiên cứu Châu Âu, tạp chì Kinh tế chình trị thế giới, tạp chì Nghiên cứu Lịch sử có
những nghiên cứu tiêu biểu nhưng các học giả chủ yếu đi vào mô tả quá trính hính
thành dân tộc và tiến trính hội nhập EU của các quốc gia Châu Âu. Tiêu biểu là “Vấn
đề dân tộc và phƣơng thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển
biến của Thế giới” (2006) của Phạm Hồng Tung, bài viết đã khái quát về quá trính
hính thành CNDT ở châu Âu. Theo tác giả, CNDT châu Âu đã được thức tỉnh bởi ba
làn sóng với những bản chất và đặc điểm khác nhau trong lịch sử cận-hiện đại thế giới:
làn sóng đầu tiên là cuộc cách mạng Tư bản ở Tây Âu và Bắc Mĩ thế kỷ XVII, XVIII;
làn sóng thứ hai thời kỳ trong và sau cuộc Thế chiến II và làn sóng thứ ba là ngay sau
khi kết thúc chiến tranh lạnh đến tận ngày nay. Tác giả đã lý giải và phân tìch bản chất
của CNDT tại mỗi thời điểm đồng thời đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về trường
hợp của một số quốc gia để làm rõ sự khác biệt về đặc điểm của CNDT qua các thời
kỳ.
Ngoài ra còn có một số bài viết cũng mang những yếu tố về CNDT châu Âu
trong các bài viết như “Từ Cộng đồng Than-thép Châu Âu đến EU 27: Quá trình
hợp nhất châu Âu nhìn từ lịch sử” của PGS.TS. Trần Thị Vinh. Bài viết chủ yếu đi
vào mô tả quá trính hính thành dân tộc và hội nhập EU của các quốc gia châu Âu. “Hài
hòa lợi ích dân tộc và khu vực: Những kinh nghiệm hội nhập của châu Âu cho
Đông Á” của TSKH Lương Văn Kế cũng đã có nghiên cứu sâu về vấn đề dân tộc đặt
trong việc căn bằng giữa lợi ìch dân tộc và khu vực.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Anh và EU thí có thể kể đến luận văn “Chính
sách đối ngoại của Anh sau chiến tranh lạnh, thể hiện qua quan hệ với Mĩ và EU”
của Phạm Việt Anh. Trong luận văn, tác giả đã khái quát những đặc điểm đất nước và
chình sách đối ngoại của Anh với Mĩ và EU. Chình sách đối ngoại của Anh mang tình
hai mặt qua những đặc điểm của quốc gia này. Ngoài ra còn có luận văn “Chính sách
đối ngoại của chính quyền Thủ tƣớng Tony Blair” của tác giả Hoàng Thị Ái, luận
văn đã tập trung vào những chình sách đối ngoại của Thủ tướng Tony Blair với ba yếu
10
tố cơ bản: Chình sách ngoại gia can thiệp, mối quan hệ đặc biệt giữa Vương quốc Anh
– Hoa Kỳ và quan hệ Vương Quốc Anh – EU. Hai luận văn này đã góp phần phân tìch
về mối quan hệ giữa Anh và EU qua các thời kỳ, giúp cho người đọc hiểu thêm về
quan hệ Anh – EU.
Có thể thấy mặc dù nhiều tài liệu nghiên cứu được đăng trên các tạp chì nghiên
cứu quốc tế, tạp chì nghiên cứu châu Âu nhưng chưa có một tài liệu nghiên cứu đầy đủ
nào về CNDT ở Châu Âu cũng như phân tìch trường hợp CNDT ở Anh, mà thường chỉ
có những bài viết hoặc nghiên cứu nhỏ về CNDT. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu của học
viên sẽ là một đóng góp cho nghiên cứu ở Việt Nam về CNDT châu Âu và Vương
quốc Anh. Do khả năng nghiên cứu có nhiều hạn chế nên học viên chỉ đề cập đến
những tác phẩm mà học viên có thể tiếp cận được.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ CNDT ở châu Âu thông qua trường
hợp Vương quốc Anh. Nhiệm vụ của nghiên cứu đầu tiên là tím hiểu các định nghĩa
của dân tộc, quốc gia và định nghĩa cơ bản của CNDT, và các tác động của CNDT đối
với quốc gia và quốc tế ở Châu Âu. Nhiệm vụ nghiên cứu thứ hai là khái quát quá trính
hính thành và phát triển của CNDT ở châu Âu qua các sự kiện lịch sử, và phân tìch tác
động của CNDT qua từng thời kỳ. Nhiệm vụ nghiên cứu thứ ba là đưa ra các quan
niệm về CNDT ở Anh quốc, khái quát quá trính hính thành CNDT ở Anh, sau đó so
sánh với quá trính hính thành CNDT của quốc gia này với châu Âu và trên thế giới để
lý giải được tại sao CNDT lại hính thành sớm và phát triển mạnh mẽ ở Anh. Nhiệm vụ
nghiên cứu thứ tư là phân tìch các biểu hiện của CNDT của Anh trong quan hệ với EU
để thấy được sự chi phối của CNDT đến chình sách đối ngoại của Anh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CNDT ở châu Âu và trường hợp Vương
quốc Anh trong quan hệ với EU (Vương quốc Anh tên đầy đủ là Liên hiệp Vương quốc
11
Anh và Bắc Ireland, tuy nhiên do các gọi của người Việt thường gọi tắt là Vương quốc
Anh, Anh quốc hay nước Anh nên luận văn sử dụng các tên thường gọi này thay cho
tên đầy đủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland).
Phạm vi nghiên cứu của luận văn về mặt thời gian được giới hạn trong các thời
kỳ lịch sử tương ứng với nội dung của từng chương cụ thể. Với nội dung về sự hính
thành và phát triển của CNDT ở châu Âu, luận văn bắt đầu với sự hính thành của các
quốc gia dân tộc vào thế kỷ XV và trải qua các thời kỳ biến động và thay đổi về lý
thuyết và thực tiễn trong các vấn đề của quan hệ chình trị quốc tế đến thế kỷ XXI ở
châu Âu. Với nội dung về CNDT trong quan hệ giữa Vương quốc Anh và EU, phạm vi
thời gian nghiên cứu được giới hạn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, trước khi Anh
gia nhập EU đến 2017. Phạm vi tài liệu được sử dụng bao gồm những nghiên cứu về
khái niệm cơ bản như “chủ nghĩa dân tộc”, “lãnh thổ quốc gia”, “quốc gia dân tộc” …
cho tới những khái niệm hiện đại về chình sách của các chình phủ và việc thực hiện
ngoại giao dưới bối cảnh Brexit của chình phủ Anh Quốc. Nguồn tài liệu trong và
ngoài nước được sử dụng trong luận văn cũng đã được chọn lọc một cách cụ thể và
đảm bảo đầy đủ về tình khoa học lẫn tình chình xác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp lịch sử để nhận diện và tái hiện các sự kiện,
quá trính hính thành và phát triển của CNDT ở châu Âu cũng như ở Anh quốc. Phương
pháp quan hệ quốc tế (kết hợp với lý thuyết hội nhập và quốc tế) để phân tìch về tác
động của CNDT chi phối đến quan hệ quốc tế và quan hệ giữa Anh – EU. Phương
pháp đa ngành và liên ngành (kết hợp với dân tộc học và chình trị học) để phân tìch
sâu về tác động của CNDT khi hính thành, phát triển và tác động của nó đến chình sách
của châu Âu và Anh. Luận văn phương pháp tiếp cận nghiên cứu case study tiếp cận
trường hợp Vương quốc Anh để làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn.
12
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp cứu so sánh để so sánh những
khác biệt về quan niệm vàquá trính hính thành của CNDT ở Anh khác với châu Âu và
thế giới.
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1: “CNDT ở Châu Âu: Khái niệm và quá trính phát triển” sẽ đưa ra
những khái niệm cơ bản để có cái nhín khái quát về CNDT và những ảnh hưởng của
nó, đồng thời phân tìch sự hính thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu.
Chương 2: “Sự hính thành và đặc điểm chủ nghĩa dân tộc Anh” sẽ nói về các
giai đoạn phát triển CNDT ở Anh và đặc điểm của CNDT ở Anh qua các thời kỳ và so
sánh nó với các giai đoạn phát triển của CNDT châu Âu.
Chương 3: “Biểu hiện của CNDT ở Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu”
sẽ phân tìch các biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc của Vương Quốc Anh trong quan hệ
đối ngoại với Liên minh Châu Âu.
13
CHƢƠNG 1: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU: KHÁI NIỆM VÀ QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN
1.1 Khái niệm và ảnh hƣởng của chủ nghĩa dân tộc
1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa dân tộc
Trước khi đến với thuật ngữ “Chủ nghĩa dân tộc”, chúng ta cần phải hiểu thuật
ngữ “dân tộc” để có thể lý giải được nguồn gốc đầu tiên hính thành CNDT bởi ví có
dân tộc nên mới hính thành tư tưởng dân tộc – CNDT. Con người phải thuộc về một
dân tộc trước khi bộc lộ CNDT.
“Dân tộc” (nation) là thuật ngữ có nguồn gốc từ từ Latin cổ “natio” - dùng để
chỉ dân cư của một nhà nước hay một thành bang cổ kết với nhau thông qua việc có
chung nguồn gốc hoặc một chủng tộc, quần cư trên một khu vực hoặc một vùng lãnh
thổ xác định1
. Học giả Trung Quốc Lương Khải Siêu đã sử dụng danh từ “dân tộc” để
dịch từ khái niệm “nation” vào đầu thế kỷ XX. Trên thực tế, khái niệm “dân tộc” đã
được rất nhiều học giả đưa ra các định nghĩa riêng2
. Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến
nhất của dân tộc là cộng đồng người hính thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, có
chung huyết thống, hính thái cơ thể, có chung một ngôn ngữ, và có chung một nền văn
hóa với một số đặc trưng và tình cách khi xã hội phân chia giai cấp và hính thành nhà
nước.
Một số tiêu chì đã được các nhà nghiên cứu ở phương Tây đặt ra để xác định
một dân tộc: “Dân tộc là một thuật ngữ dùng để chỉ những nhóm người rộng lớn được
cố kết thành cộng đồng nhờ vào ý thực của họ về đặc trung về văn hóa và/hoặc chính
trị riêng. Ý thức đó có thể được hình thành trên cơ sở của những cái chung về nguồn
gốc, ngôn ngữ tôn giáo, văn hóa và lịch sử, cũng như dựa trên những điểm chung về
1
Phạm Hồng Tung (2006), Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển
biến của Thế giới- Trong “Một chặng đường nghiên cứu lịch sử 2001 – 2006, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 835
2
Lương Văn Kế (2007), Thế giới đa chiều, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 303
14
hình dung thế giới, các quan niệm chung về luật pháp, nhà nước và xã hội”3
. Nhiều
học giả, nhà nghiên cứu cho rằng để thừa nhận sự hiện diện của một dân tộc bất kỳ thí
cần những tiêu chì sau đây:
Thứ nhất, dân tộc là một sản phẩm của giai đoạn lịch sử phát triển cao của loài
người. Nó là một hiện tượng xã hội phát triển đến một trính độ nhất định và được cả
cộng đồng thừa nhận.
Thứ hai, một dân tộc đòi hỏi các các thành viên của nó có chung các đặc điểm
đồng nhất về ngôn ngữ, khu vực cư trú, cách thức hoạt động kinh tế và tố chất tâm lý
được thể hiện qua đặc trưng văn hóa dân tộc.
Thứ ba, sự ổn định và dân tộc được thể hiện qua khả năng phản kháng lại những
tác động hoặc hành động buộc dân tộc đó chia rẽ hoặc áp đặt những giá trị văn hóa dân
tộc khác như thói quen, tập tục, ngôn ngữ lên một dân tộc.4
Dân tộc và quốc gia là hai khái niệm thường được đến song hành với nhau,
nhưng về bản chất chất hai khái niệm này lại khác nhau mà không ìt người đã nhầm
lẫn. Dân tộc là bản thể của quốc gia và ngược lại. Nhắc đến dân tộc là nói đến một
cộng đồng với những điểm đồng nhất về văn hóa ngôn ngữ, hệ giá trị tôn giáo… có ý
thức dân tộc riêng, còn quốc gia (nation-state) lại là một khái niệm về một chủ thể có
địa lý chình trị, có một công đồng dân cư, mỗi lãnh thổ xác định, có nhà nước quản lý
luôn cố gắng duy trí sự độc lập về đối nội và tự chủ trong đối ngoại. Có thể khẳng định
rằng, sự ra đời của dân tộc là trụ cột trong hính thành quốc gia. Một dân tộc suy vong
đánh mất quốc gia của mính trong quá trính cạnh tranh sinh tồn với quốc gia khác, thí
sự tan vỡ của quốc gia không đi kèm với sự sụp đổ hoàn toàn của quốc gia đó.
Chủ nghĩa dân tộc (nationalism) được hiểu là ý thức về sự khác biệt giữa các
nhóm dân tộc, sắc tộc khác nhau hay tư tưởng chi phối đến các hành động ví quyền lợi
dân tộc. CNDT là một hiện tượng chình trị có nhiều cách hiểu, được biểu hiện dưới
3
Phạm Hồng Tung (2006), Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển
biến của Thế giới- Trong “Một chặng đường nghiên cứu lịch sử 2001 – 2006, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 840
4
Lương Văn Kế( 2007), Thế giới đa chiều, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 304-305
15
nhiều hính thái và mức độ khác nhau trong mỗi bước ngoặt hay từng giai đoạn lịch sử
biến động của mỗi quốc gia. Bởi sự nhận thức rõ ràng về dân tộc, khiến con người
muốn dân tộc được công nhận, định hính được bản sắc của dân tộc mính, từ đó sản sinh
ra tính yêu dân tộc, ý thức về chủ quyền cùng như bảo vệ chủ quyền, bản sắc, lợi ìch
của dân tộc.
Theo George Orwell thí CNDT hoặc “ tinh thần dân tộc” là “thói quen đồng
nhất mình với một dân tộc hoặc một đơn vị duy nhất nào đó khác, đặt nó cao hơn thiện
ác và không công nhận một nghĩa vụ nào khác ngoài thúc đẩy các quyền lợi của nó”5
.
Quốc gia với những đặc trưng xác định về không gian, văn hóa, lịch sử đã làm nảy sinh
ý thức bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, lợi ìch kinh tế, chình trị đồng thời gây dựng sự cố
kết và những mối liên hệ chặt chẽ giữa các dân tộc trong phạm vi quốc gia đó với sự
lãnh đạo của các dân tộc chiếm đa số nhằm bảo vệ và duy trí lợi ìch của quốc gia đã
hính thành quốc gia - dân tộc (nation-state).
Định nghĩa về CNDT của Anthony D. Smith cũng tương đồng như George
Orwell cho rằng CNDT là một sức mạnh tổng thể và giải phóng, được thể hiện qua
năm khìa cạnh: toàn bộ quá trính hính thành và duy trí các quốc gia; một về ý thức dân
tộc; một ngôn ngữ hoặc biểu tượng của dân tộc; một ý thức hệ hay một phong trào
chình trị và xã hội nhằm đạt được mục tiêu quốc gia và hiện thực hóa ý chì quốc gia6
.
Quan niệm của Anthony đi theo chiều sâu những giá trị cốt lõi của một dân tộc với
những giá trị đồng nhất giữa những người dân trong cùng một quốc gia.
Chủ nghĩa dân tộc là một hệ thống các tư tưởng thường đòi quyền tự quyết, tuy
nhiên, dưới góc nhín của Walker Connor thí Chủ nghĩa dân tộc là vấn đề về lòng trung
thành7
. Ý thức hệ hay phong trào trong trường hợp này phải đi đôi với lòng trung thành
quốc gia, sự duy trí các thuộc tình đa chiều của nó (ngôn ngữ, tôn giáo, lịch sử, các giá
5
Orwell, G., “Ghi chú về chủ nghĩa dân tộc” http://www.foreignaffairs.com/articles/54020/dominique-moisi/the-
trouble-with-france
6
Anthony D.Smith (1991), National Identity, London: Penguin, pg. 72
7
Nguyễn Thành Nam (2013), Chủ nghĩa dân tộc Đông Bắc Á trong nền chính trị quốc tế đương đại. Học viện
Ngoại giao, Hà Nội, tr. 6
16
trị truyền thống…). Quan niệm này của Walker Connor đề cao lòng trung thành của
người dân trong một dân tộc hơn là tinh thần yêu nước của họ. Quan niệm này khá phổ
biến ở châu Âu vào thế kỷ XIX, khi mà các quốc gia đề cao lòng trung thành của công
dân để có thể phục vụ cho quốc gia (đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và an ninh), giúp
quốc gia đạt được lợi ìch tối ưu.
Trong quan hệ quốc tế, James G. Kellas cho rằng CNDT là một trong những
nguyên nhân gây ra những xung đột, sự đối lập với hệ thống nhà nước hiện tại, với các
thể chế quốc tế, siêu quốc gia hay xu hướng hợp tác, là một yếu tố quyết định quyền
lực của nhà nước trong các vấn đề quốc tế8
. Quan niệm này của James đã lý giải được
những nguyên do của những cuộc chiến tranh trong suốt chiều dài lịch sử như Thế
chiến I và II khi các quốc gia bởi mâu thuẫn lợi ìch, tranh giành quyền lực mà xảy ra
xung đột.
Quá trính phát triển của CNDT gắn bó mật thiết với sự hính thành nhà nước tập
quyền. Ý thức về sự khác biệt giữa các nền văn hóa đã được tầng lớp trên của xã hội cổ
nhận ra và chia sẻ tính đoàn kết cộng đồng mính ngay từ thời xa xưa, đồng thời phân
tách với các cộng đồng xung quanh. CNDT đã dần phát triển như một hiện tượng tự
nhiên khó lòng thay đổi. CNDT không phải là một khái niệm nổi trội nhất trong lý
thuyết quan hệ quốc tế nhưng nó đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng của mính đến mối
quan hệ giữa các quốc gia thông qua các thực tiễn lịch sử. Mặc dù hiện nay hội nhập
hóa và toàn cầu hóa là xu hướng phát triển của thế giới song CNDT vẫn duy trí sự tác
động của nó.
Khái niệm CNDT liên tục được thay đổi để phù hợp với tiến trính phát triển của
thời đại. Ở châu Âu, theo John T.Rouke thí CNDT sơ khởi manh nha vào gần cuối
Thời kỳ Tăm tối (Dark Ages) với sự sụp đổ của đế chế do vua Charlemagne xây dựng
vào đầu thế kỷ IX. Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ XVIII, CNDT hiện đại mới thực sự
ra đời. CNDT hiện đại khác biệt với CNDT sơ khởi ở mức độ liên kết giữa nhân dân và
8
James G. Kellas (1991), Politics of Nationalism and Ethnicity, Hampshire: Palgrave Macmillan, pg. 43
17
nhà nước. Quan điểm này lý giải rằng hầu hết người dân không mấy quan tâm đến thể
chế nhà nước đang lãnh đạo và quản lý họ trừ khi chình các cá nhân thuộc dân tộc của
họ nắm quyền kiểm soát nhà nước. Trên phương diện quan hệ quốc tế, bản chất của
quốc gia chình là công cụ hữu hiệu và quyền lực nhất nhằm bảo vệ lợi ìch dân tộc và
bảo vệ hòa bính, hữu nghị giữa các dân tộc.
Một trong những hính thức mới của chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa dân
túy (populist nationalism) đã xuất hiện trong những năm gần đây. Năm 2004, Cas
Mudde9
đưa ra một định nghĩa về chủ nghĩa dân túy là một “hệ tư tưởng mỏng”, chỉ
đơn thuần xây dựng lên một khuôn khổ: một dân tộc trong sạch chống lại một tầng lớp
tinh hoa mục nát10
. Mặc dù chủ nghĩa dân túy là một hính thái mới của CNDT nhưng
giữa hai chủ nghĩa lại có sự khác biệt rất lớn chúng ta cần phân biệt rõ giữa CNDT và
chủ nghĩa dân túy. Quần chúng không phải những người theo CNDT và những người
theo CNDT, không phải tất cả họ đều theo chủ nghĩa dân túy.
Chủ nghĩa dân túy nhấn mạnh theo hướng chiều dọc của quần chúng: chình trị
dân túy xây dượng “con người” bằng cách chống lại nó với tầng lớp “tinh hoa” (elite)
và tuyên bố đai diện cho con người. Còn CNDT không được xây dựng theo chiều dọc
mà theo chiều ngang: xây dựng chình trị dân tộc và tuyên bố đại diện cho quốc gia,
được xây dựng một cách kỳ diệu bằng cách phân biệt giữa những người “ở trong” và
“ở ngoài” quốc gia.11
Có thể thấy, chủ nghĩa dân túy chỉ hướng chình trị về lợi ìch của
một bộ phận dân chúng trong quốc gia, còn CNDT hướng chình trị về lợi ìch của một
cộng đồng dân tộc mà đó chình là lợi ìch quốc gia.
Sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia trong thời kỳ toàn cầu hóa mang lại nhiều
rủi ro lớn cho quyền tự chủ của các quốc gia khi phải chịu ràng buộc bởi các hiệp định
kinh tế, và nó ảnh hưởng rất lớn trong các chình sách đối nội và đối ngoại của quốc gia.
9
một nhà khoa học chình trị tại trường Đại học Georgia
10
The Economist, Chủ nghĩa dân túy là gì (Lê Thị Hồng Loan dịch), Nghiên cứu quốc tế (04/01/2017)
http://nghiencuuquocte.org/2017/01/04/chu-nghia-dan-tuy-la-gi/
11
Antonis Galapoulos, Populism, Nationalism and Trasnnationalim, Green European Journal
https://www.greeneuropeanjournal.eu/populism-nationalism-and-transnationalism/
18
Tác động của hợp tác kinh tế còn làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, kéo các nền kinh tế của các nước đi xuống gây nhiều hậu quả xấu như GDP giảm,
nợ công, thất nghiệp,… như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ
Hoa Kỳ. Hơn nữa, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi việc xóa bỏ ranh giới và quyền kiểm
soát giữa các khu vực. Và trong thế kỷ XXI này, “CNDT có thể được cho là tập hợp
các ý tưởng nhằm tìm cách bảo vệ bản sắc dân tộc của một quốc gia chống lại các mối
đe dọa của lực lượng xâm lấn do toàn cầu hóa”12
.
Do đó, trong luận văn này, học viên sử dụng khái niệm CNDT là một hệ thống
niềm tin, tìn ngưỡng hoặc tư tưởng chình trị liên quan đến sự gắn bó chặt chẽ giữa một
nhóm cá nhân với một quốc gia. CNDT đã trở thành một trong những động lực chình
trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử.
1.1.2 Tác động của chủ nghĩa dân tộc với quốc gia và quan hệ quốc tế
CNDT thông thường được biểu hiện qua nhiều hính thái nhằm bảo vệ những
điều liên quan đến quốc gia như: sự toàn vẹn lãnh thổ, sự tồn vong của chế độ chình trị
đương thời trước những mối đe dọa từ bên ngoài. Thông thường CNDT được bộc lộ ra
bằng lòng yêu nước hoặc chủ nghĩa yêu nước. Có dân tộc cho rằng ý thức dân chúng
của đoàn thể là đặc trưng rõ nét nhất của CNDT. Bên cạnh đó, cũng có những dân tộc
lại cho rằng quan niệm bản chất của CNDT do chình những nhà lãnh đạo điều hành
định hướng13
.
Đối với quốc gia, CNDT có thể là một phong trào thầm lặng, mang hơi hướng
tự tôn dân tộc, cổ vũ quá khứ cũng như hồi tưởng lại lịch sử dân tộc. Trong quá trính
theo đuổi những mục tiêu nhất định, phong trào CNDT có thể mang hơi hướng chình
trị về lợi ìch xã hội. Các hoạt động chình trị, kinh tế và thương mại, chình sách đối
ngoại, bảo tồn văn hóa, lối sống dân tộc của một nhóm người là những vấn đề phổ biến
12
TTXVN, Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tạo điều kiện cho các đảng phái dân tộc chủ nghĩa, Tài liệu
tham khảo đặc biệt TTXVN, số 12-11-2011, tr. 21
13
Nguyễn Thành Nam (2013), chủ nghĩa dân tộc Đông Bắc Á trong nền chính trị quốc tế đương đại. Học viện
Ngoại giao, Hà Nội, tr. 4
19
nhất mà hành vi của CNDT hướng về. “CNDT không phải là hiện thực về dân tộc: nó
là các ý thức hệ khác nhau về dân tộc, ví vậy nó thay đổi theo thời gian. CNDT thường
ra đời vào những khúc quanh lớn của cuộc sống dân tộc: khi dân tộc đang hính thành,
đang đấu tranh bảo vệ sự tồn tại của nó, hoặc đang trên đà bành trướng, đặc biệt trong
những lúc có chiến tranh với những thế lực bên ngoài. Ít khi CNDT tồn tại riêng rẽ, nó
thường quyện vào những ý thức hệ và tôn giáo, về chủng tộc, về triết học để tạo thêm
sức mạnh”14
.
CNDT ẩn chứa những sức mạnh to lớn, bởi vậy từ rất sớm trong lịch sử dựng
nước cho đến tận hiện tại, mọi triều đại, mọi chình phủ, mọi nhà nước trên thế giới đều
vận dụng CNDT trong việc cai trị và điều hành đất nước. Từ châu Âu sang châu Mỹ
hay châu Á, không khó để nhận ra sự hiện diện của CNDT trong đời sống hàng ngày
của người dân. Tuy nhiên thí biểu hiện mức độ của CNDT ở mỗi khu vực, mỗi đất
nước ở mỗi thời điểm lại khác nhau.
Từ các thực tiễn trong lịch sử phản ánh, trong căn nguyên hính thành về lịch sử
và triết lý của CNDT thí đây là một nhân tố tìch cực, đặc biệt trong đóng góp cho quá
trính dân chủ hóa chình trị cũng như hội nhập. Mặc khác, CNDT cũng có những mặt
tiêu cực khi bị cực đoan hóa dẫn đến sự chia rẽ và hủy hoại thế giới. Lý luận chình trị
học và thực tiễn lịch sử đã chứng minh đây là mặt thống nhất và phân chia trong nền
chình trị thế giới, là thuộc tình hai mặt của một vấn đề xã hội.
Những mặt tìch cực của CNDT đã được John T. Rourke tổng kết với năm tác
động cơ bản15
. Trước hết CNDT thúc đẩy ý thức dân chủ thông qua ý niệm quốc gia là
tài sản của chình công dân sống trong quốc gia đó. Nhà nước là tập hợp những đại diện
quần chúng, thực quyền của nhà nước là do nhân dân trao tặng, sau đó, nhân dân sẽ
quyết định chình sách mà chình phủ theo đuổi và những người đứng đầu chình phủ sẽ
thực hiện quyền lợi đối nội và đối ngoại chỉ như đại diện của nhân dân mà thôi. Quan
14
Lữ Phương, Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, Viet-studies
http://www.viet-studies.info/LuPhuong/LuPhuong_ChuNghiaDanTocVietNam.htm
15
Rourke, J. T. (2001), International politics on the world stage, H: McGrawHill/Dushkin, pg. 138-139
20
điểm chủ quyền thuộc về nhân dân ra đời đã chi phối đến thể chế chình trị quốc gia
hiện đại; mục tiêu theo đuổi lợi ìch dân tộc của cả cộng đồng chi phối đến thể chế và
quá trính hoạch định chình sách nhà nước. Làm sao để đáp ứng một cách tương đối lợi
ìch của phần lớn công dân trong quốc gia đó là điều mà chình phủ quan tâm.
Thứ hai, CNDT và “ý thức dân tộc” được thúc đẩy bởi sự khác biệt về văn hóa
giữa thế giới bên ngoài và bên trong dân tộc. Sự khác biệt ấy đã khiến dân tộc này
không thực sự thừa nhận sự thống trị của dân tộc khác lên dân tộc mính mặc dù cùng
nằm trong một liên bang, một đế chế hay một liên minh và đây chình là yếu tố cổ vũ
quyền tự quyết của dân tộc (self-determation). Niềm tin rằng mọi dân tộc trên toàn thế
giới đều bính đẳng và có quyền tự quyết chình là động lực thúc đẩy các dân tộc nhỏ
yếu đấu tranh trở thành các quốc gia độc lập và tự chủ.
Thứ ba, CNDT cũng đóng một vai trò then chốt trong việc chống lại chủ nghĩa
đế quốc. Đây có thể coi là một hệ quả của sự gia tăng niềm tin và sự bính đẳng và
quyền tự quyết của dân tộc. CNDT giúp đẩy mạnh đấu tranh và tăng sức đề kháng
trước sự chiếm đóng, đồng hóa hoặc xâm lược từ bên ngoài. Chình ý thức về chủ
quyền, biên giới đa quốc gia, lãnh thổ, niềm kiêu hãnh dân tộc không cho phép một dân
tộc dễ dàng khuất phục hoặc bị đồng hóa trước một dân tộc ngoại bang kể cả dưới
những áp lực của bạo lực vũ trang.
Thứ tư, thừa nhận và ủng hộ sự phát triển kinh tế quốc dân ví mục tiêu lợi ìch
của quốc gia dân tộc đó là mặt tìch cực không thể phủ nhận của CNDT. Như chúng ta
thấy rõ, kinh tế phát triển nhờ thúc đẩy thương mại và trao đổi hàng hóa dựa trên chênh
lệch và khác biệt về lợi thế cạnh tranh quốc gia, thương mại kết nối và làm khăng khìt
trong tương quan về mặt kinh tế và đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Khi thế giới
càng phát triển, những thành tựu khoa học kỹ thuật và tư duy đẩy cuộc sống diễn ra với
một nhịp độ nhanh hơn, cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt hơn, CNDT nhấn mạnh
vào lợi ìch dân tộc yêu cầu mỗi nhà nước vạch ra những đường lối hợp lý ví mục tiêu
phát triển, thí hợp tác và thúc đẩy thương mại gần như là một lựa chọn tất yếu. Phải
21
chăng chình chủ thể chình trị lớn mạnh – quốc gia dân tộc phát triển ở trính độ cao – đã
đưa ra các chình sách khuyến khìch thương mại phát triển không phải ví những mục
tiêu quốc tế cao cả nào mà trước nhất ví lợi của chình quốc gia đó.
Cuối cùng, khi đánh giá tác động của CNDT trên bính diện quan hệ quốc tế, có
thể thấy rõ, CNDT bảo tồn văn hóa và tôn trọng sự khác biệt. Sự ra đời của một loạt
các tổ chức quốc tế và khu vực trong thế kỷ XX đã khiến một số người lo ngại về sự
xói mòn văn hóa, hoặc sự chèn ép của các quốc gia lớn dẫn đến sự tiêu biến, hao hụt
văn hóa ở các quốc gia nhỏ yếu hơn. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy, bởi lẽ
trong một thế giới tồn tại nhiều giá trị chung thí những điểm độc đáo, đặc sắc sẽ luôn
được tôn trọng đề cao. CNDT với ý thức về bản sắc riêng, về sự khác biệt và các yếu tố
truyền thông yêu cầu dân tộc này tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các nền văn hóa,
các giá trị của dân tộc khác nhằm duy trí chình điểm khác biệt của dân tộc mính.
Mặc dù có nhiều mặt tìch cực nhưng không ìt học giả đã chỉ ra rất nhiều tác
động tiêu cực mà CNDT dân tộc mang lại cho quan hệ quốc tế dựa trên thực tiễn lịch
sử trên thế giới. Tƣ tƣởng bài ngoại (xenophobia) là điều đáng được chú ý trước tiên,
bởi ví hầu hết những khìa cạnh tiêu cực của CNDT đều xuất phát từ cái nhín không
toàn vẹn giữa các dân tộc với nhau về sự khác biệt. Góc nhín phiến diện của “nhóm
chúng ta” (we-group) với “nhóm họ” (they-group) đã dẫn đến những quan điểm trái
chiều, không thừa nhận giá trị của các dân tộc, các nhóm người khác. Việc bế quan tỏa
cảng, coi các giá trị ngoại lai là thuốc độc đối với giá trị truyền thống đã dẫn đến sự
nghi ngờ và lòng e sợ hay không ưa thìch những dân tộc khác. CNDT cũng thường
sinh ra ý nghĩ về tình dân tộc của lòng yêu nước cực đoan, sự thực ấy đã khiến Voltaire
than vãn rằng: “Thật buồn khi trở thành một người yêu nước nồng nàn thường đồng
nghiã với việc trở thành kẻ thù của phần còn lại của nhân loại”16
.
Hơn nữa, bản chất quốc gia có tình giai cấp, nói cách khác, quốc gia không còn
là những nguyên nhân, kết quả của quá trính đấu tranh giai cấp mà còn là một công cụ
16
Rourke, J. T. (2001), International politics on the world stage, H: McGrawHill/Dushkin, pg. 142
22
của giai cấp17
. Sẽ chẳng có gí lạ nếu giai cấp lãnh đạo ví một mục đìch tối đa hóa lợi
ìch giai cấp của mính (hoặc do nhận thức sai lầm rằng, việc tiến hành chiến tranh mang
lại nhiều lợi nhuận hơn là giữ hòa khì hoặc tiến hành hợp tác) mà tiến hành bành
trướng, xâm chiến nước ngoài. Có thể coi chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) là đứa con bạo
ngược của CNDT khi nó quay trở lại phủ nhận tình bính đẳng và quyền tự quyết của
các dân tộc nhỏ yếu hơn. Từ khi chủ nghĩa thực dân mà sau này là chủ nghĩa đế quốc ra
đời thí sự bất bính đẳng ấy ngày càng gia tăng. Tùy theo mức độ nhân đạo và văn minh
của bộ phận thống trị, những dân tộc bị coi là hạ đằng, man rợ hoặc bị tiêu diệt, hoặc bị
đưa xuống làm nô lệ, hoặc bị đặt ra khỏi ngoài vòng pháp luật, hoặc bị kím hãm trong
tính trạng lệ thuộc.
Ngoài ra, áp bức trong nội bộ quốc gia cũng là kết quả của CNDT cực đoan.
Hiện nay rất khó để tím được một quốc ra nào là sở hữu của một dân tộc duy nhất bởi
tình chất đa sắc tộc của quốc gia do lịch sử hính thành và phát triển chi phối. Thường
sẽ có một dân tộc chiếm đa số và nắm quyền lãnh đạo trong quốc gia, vậy điều gí xảy
ra nếu dân tộc đó cảm thấy sự thống nhất về chủng tộc là điều kiện tiên quyết cho một
quốc gia phát triển? Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, chế độ Quốc xã cố tính thiết
kế lại bản đồ chủng tộc của toàn châu Âu bằng bạo lực.
CNDT không lành mạnh có thể dẫn đến thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm đến các
cộng đồng xung quanh. Tất cả các dân tộc sống trong cùng một quốc gia hay ở các
quốc gia khác nhau thí đều cư trú trên cùng một trái đất. Bởi vậy mỗi quốc gia dân tộc
hay dân tộc đều chia sẻ những nền tảng chung, đều là một mắt xìch quan trọng trong hệ
thống quốc tế phức tạp và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Như vậy, trong mạng lưới hệ
thống quốc tế, sự tồn vong hưng thịnh của quốc gia này là có thể vừa là nguyên nhân,
vừa là hệ quả của sự suy tàn của quốc gia khác. Nếu CNDT đặt lợi ìch quốc gia trên
quyền lợi khu vực hoặc toàn cầu sẽ dẫn đến thái độ thờ ơ, bang quan với những gí đang
17
Lương Văn Kế( 2007), Thế giới đa chiều, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 202
23
diễn ra xung quanh mà chỉ chú ý đến cộng đồng của mính mà thôi, hoặc thậm chì dẫn
đến những hành động chà đạp lên lợi ìch cơ bản của dân tộc quốc gia khác.
Tình hai mặt của CNDT đối với quan hệ quốc tế thời gian qua đã khiến các
chình trị gia, các học giả tốn nhiều công sức phân định. Những tác động tìch cực và
tiêu cực mà CNDT mang lại luôn song hành cùng nhau và điều quan trọng không phải
là phá xét hệ tư tưởng ra đời do sự phá triển trì tuệ và ý thức của con người, ở đây là
CNDT, mà là nhận thức được những giá trị tìch cực của nó, có những cách thức để
vượt qua mặt trái của nó để xây dựng một xã hội mới, một thế hệ mới ví con người.
1.2 Quá trình phát triển chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu
Sự ra đời và phát triển của CNDT gắn liền với quá trính ra đời các quốc gia -
dân tộc, bởi vậy dấu mốc quan trọng của CNDT là mầm mống đầu tiên của những quốc
gia – dân tộc ra đời vào khoảng thế kỷ XV. Sự phát triển của CNDT kéo dài theo dòng
lịch sử và ở mỗi thời kỳ nó lại mang một hính thái khác nhau. Có thể chia sự phát triên
của CNDT theo 4 giai đoạn sau: CNDT sơ khai – đánh dấu sự hính thành của quốc gia
(từ thế kỷ XV đến XVII khi hòa ước Westphalia năm 1648 được ký kết); CNDT thời
kỳ cách mạng Tư sản – giai đoạn này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của CNDT trên
toàn châu Âu với nhiều hính thái khác nhau (từ sau Hòa ước Westphalia đến đầu thế kỷ
XX); CNDT thời kỳ chiến tranh Thế giới – giai đoạn này đánh dấu sự phát triển của
CNDT đến mức cực đoan (từ khi diễn ra Thế chiến I đến khi kết thúc Thế chiến II năm
1945); CNDT từ sau thế chiến II đến nay (2017) – giai đoạn này CNDT mặc dù có
dấu hiện suy giảm nhưng nó lại mang hính thái mới phù hợp với xu hướng hội nhập
hóa, toàn cầu hóa.
1.2.1 Chủ nghĩa dân tộc sơ khai
Vào khoàng thế kỷ XV, những mầm mống đầu tiên của quốc gia ra đời. Hính
thành quốc gia là quá trính lâu dài và phức tạp, chịu tác động của các yếu tố dân cư,
lãnh thổ, địa lý và một phần rất lớn là vào các cá nhân, hay Quân Vương. Vào cuối thế
kỷ XV có khá nhiều trở ngại cho việc hính thành các quốc gia có diện tìch rộng lớn vẫn
24
còn tồn tại. Giao thông liên lạc khó khăn là vấn đề dễ thấy đầu tiên. Cơ sở hạ tầng kết
nối giữa các địa phương khác nhau yếu kém gây nhiều trở ngại trong việc đi lại, đặc
biệt là trong mùa lạnh, khi dường như không ai có thể di chuyển từ vùng này qua vùng
khác và nó gây trở ngại không nhỏ trong việc hính thành các quốc gia rộng lớn. Chưa
kể, bất đồng ngôn ngữ hoặc nhiều thứ tiếng địa phương khác nhau cũng làm việc liên
lạc trở nên khó khăn. Việc các vương quốc nhỏ bé duy trí nền văn hóa, bản sắc dân tộc
và khẳng định mính so với các vương quốc khác đã làm chậm quá trính hính thành
quốc gia hiện đại.
Nhưng đến đầu thế kỷ XVI, dường như những khó khăn đó không thể kím hãm
tiến trính ra đời và củng cố quốc gia ở Châu Âu được nữa. Vào thời gian này, sự phát
triển của vũ khì và công nghệ chiến tranh dường như trở thành nguyên nhân nòng cốt
trong việc sát nhập các đơn vị chình quyền nhỏ của Châu Âu. Thuốc súng đã thay đổi
chiến thuật và phương thức chiến đấu, kỵ binh hạng nhẹ được sử dụng đối đa để chống
lại bộ binh, còn bộ binh chuyển sang dùng lao dài, hỏa mai và trở thành lực lượng nòng
cốt của quân đội. Tóm lại, các quốc gia ra đời và được củng cố trong giai đoạn này nếu
không phải sát nhập do thừa kế, hôn nhân vương quyền thí là sản phẩm của sự xâm
chiếm bằng bạo lực mà tiêu biểu là trường hợp thống nhất của Anh và Pháp. Riêng khu
vực Trung và Đông Âu, đến cuối thế kỷ XV lại bị chia cắt và không có một quốc gia
thống nhất nào, nguyên nhân chủ yếu là do sự đe dọa của lực lượng bên ngoài.
Vào nửa đầu thế kỷ XVII, những căng thẳng về chình trị và kinh tế ngày càng
gia tăng giữa các quốc gia Châu Âu. Cùng lúc với thời kỳ Phát kiến địa lý, khai phá mở
đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới, châu Âu cũng chuyển mính với
sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thƣơng (mercantilism), chủ
nghĩa thực dân (colonialism) và chủ nghĩa đế quốc (imperialism). Đồng thời, ý thức
dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia cũng đã thức tỉnh các vị vua, hính thành nên
25
những mầm mống đầu tiên của CNDT ở Châu Âu18
. Phong trào cải cách tôn giáo từ
giữa thế kỷ XVI đã chia Châu Âu thành hai phe: những nhà nước theo Cựu giáo (Thiên
chúa giáo) hoặc những nhà nước theo Tân giáo (Tin Lành). Những xung đột giữa các
quốc gia Châu Âu ở thời kỳ này luôn mang màu sắc của các cuộc chiến tranh tôn giáo.
Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm là cuộc chiến tranh toàn Châu Âu lần đầu tiên trong
lịch sử thế giới.
Vào thời kỳ này, CNDT biểu hiện qua việc các quốc gia tham gia vào cuộc
chiến tôn giáo để giành lấy quyền lực cho đất nước mính. Bắt đầu là cuộc xung đột về
tôn giáo ở Bohemia sau biến thành cuộc tranh giành quyền lực quốc tế. Trong 30 năm
kế tiếp, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, và Thụy Điển bị lôi cuốn vào cuộc
chiến. Những thủ lãnh Tin Lành và Công Giáo, thường ví lòng tham và quyền lực,
dùng thủ đoạn để đạt bá quyền và lợi lộc. Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chia thành hai
giai đoạn, mỗi giai đoạn được đặt theo tên của những địch thủ chình của Hoàng đế.
Một số sách tham khảo nêu lên bốn giai đoạn: Cuộc Chiến Bohemia-Palatine, Cuộc
Chiến Đan Mạch-Lower Saxony, Cuộc Chiến Thụy Điển, và Cuộc Chiến Pháp-Thụy
Điển. Đa số sự tranh chiến diễn ra trong lãnh thổ của Hoàng đế.
Hòa ước Westphalia được ký kết vào năm 1648 đã chấm dứt Cuộc Chiến Ba
Mươi Năm và đánh dấu sự thành lập Âu Châu hiện đại, một lục địa gồm những nước
có chủ quyền. Hòa ước Westphalia bao gồm một loạt các hiệp ước hòa bính được ký
kết từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1648 tại Osnabrück và Münster19
. Hòa ước
Westphalia được đánh giá là văn bản đầu tiên xác nhận chủ thể trong quan hệ quốc tế
là quốc gia. Khái niệm quốc gia – dân tộc (nation-state) cũng bước đầu được xác định
18
Đào Minh Hồng, Hòa ước Westphalia, Nghiên cứu quốc tế (25/07/2015)
http://nghiencuuquocte.org/2015/07/25/hoa-uoc-westphalia-the-peace-of-westphalia/
19
Hiệp ước Münster giữa đế quốc La Mã Thần thánh với Pháp và các đồng minh của cả hai bên; và Hiệp ước
Osnabrück giữa đế quốc La Mã Thần thánh với Thụy Điển và các đồng minh. Hoà ước Westphalia đã đánh dấu
sự kết thúc cuộc Chiến tranh 30 năm ở Đức (1618-1648) và Chiến tranh 80 năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan.
26
và Hoà ước được xem là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống quan hệ quốc tế
hiện đại.
Một số nguyên tắc quan trọng được chình thức công bố trong Hoà ước
Westphalia về sau đã tạo ra cơ sở để hính thành nền luật pháp và chình trị của mối
quan hệ hiện đại giữa các quốc gia. Nó góp phần định hính một xã hội của các quốc gia
– dân tộc dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia là tối thượng, xác nhận sự độc lập
của các quốc gia và nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia có quyền lực nhất định mà các quốc
gia khác phải tôn trọng.
Từ năm 1648 trở đi, quyền lợi của các quốc gia trở thành tối cao cả về luật pháp
lẫn chình trị. Đây là một dấu mốc lịch sử cho dù trật tự các quốc gia được công bố tại
Westphalia chủ yếu ảnh hưởng tới châu Âu và trật tự Westphalia dần dần và mặc nhiên
trở thành một trật tự toàn cầu.
Sự hính thành của quốc gia – dân tộc cũng gắn liền với sự hính thành của
CNDT. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng CNDT là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia –
dân tộc. Bởi ví có dân tộc nên mới hính thành tư tưởng dân tộc – CNDT. Con người
phải thuộc về một dân tộc trước khi bộc lộ CNDT. CNDT khiến cho quốc gia muốn
được công nhận về lãnh thổ, chình trị cũng như văn hóa và bản sắc. Chình điều này là
nguyên nhân hính thành nên quốc gia. Các quốc gia đã mở rộng trong một thời gian dài
và mang trong mính những yếu tố của quan điểm ban đầu của CNDT. CNDT là tác
nhân thúc đẩy sự hính thành quốc gia - một chủ thể có lãnh thổ và độc lập về pháp luật
và chình trị. Đồng thời, sự hính thành của quốc gia – dân tộc cũng làm cho con người
có ý thức về chủ quyền quốc gia và ý thức về dân tộc. Đây là bước đầu tiên trong tiến
trính phát triển mạnh mẽ của CNDT ở giai đoạn sau.
1.2.2 Chủ nghĩa dân tộc thời kỳ cách mạng Tư sản
CNDT thời kỳ cách mạng Tư sản bắt đầu từ sau hiệp ước Westphalia cho đến
nửa đầu thế kỷ XX. Giai đoạn này đã đánh dấu sự xuất hiện của một một làn sóng
27
CNDT thức tỉnh khắp châu Âu và nó gắn liền với cách cuộc cách mạng Tư sản. Từ khi
hính thành, các quốc gia đã sớm xuất hiện mối giao lưu giữa các nước gần nhau do nhu
cầu qua lại, kết thân, buôn bán và tiến hành những cuộc chiến tranh giành giật đất đai,
mở rộng lãnh thổ. Trong thế kỷ XVI-XVII, những phát kiến địa lý đã tác động mạnh
mẽ vào sự biến đổi ở châu Âu và châu Mĩ. Những quốc gia đi tiên phong trong những
cuộc thám hiểm thành những nước giàu có nhờ vào việc thiết lập hệ thống thuộc địa,
cướp bóc, vơ vét của cải ở những vùng mới khám phá và thúc đẩy giao thương trên
biển. Hoạt động thương mại tấp nập trên mặt biển lan tỏa vào thị trường nội địa các
quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp và khai thác nguyên liệu trở
thành tiền đề cho một nền kinh tế mới – kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nhiều nhà
nước ven bờ Đại Tây Dương đẩy mạnh hoạt động thương mại, phát triển cảng biển và
đô thị, hính thành một tầng lớp thị dân mới gắn liền với hoạt động công thương nghiệp.
Họ có nguyện vọng thoát khỏi sự quản lý và kiểm soát của nhà nước phong kiến, được
hưởng chế độ thuế khóa thấp, được tự do buôn bán và lập công xưởng, được hoạt động
ra thị trường thế giới.
Đòi hỏi đó dẫn đến mâu thuẫn không tránh khỏi giữa giai cấp tư sản mới ra đời
với nhà nước quân chủ phong kiến là lực lượng vẫn muốn tiếp tục thâu tóm mọi quyển
hành, kể cả khống chế hoạt động công thương nghiệp. Nó báo hiệu sự rạn nứt của chế
độ phong kiến, thể hiện trước tiên trong các cuộc đấu tranh về văn hóa, tôn giáo cho tới
các cuộc khởi nghĩa giành chình quyền.
Bước ngoặt cơ bản của sự chuyển đổi từ mô hính nhà nước phong kiến sang chế
độ TBCN là cuộc cách mạng Anh (1642-1649). Cách mạng Anh diễn ra dưới hính thức
nội chiến giữa một bên là thế lực tư sản và quý tộc mới do tướng Cromwell lãnh đạo
chống lại thế lực phong kiến do nhà vua Charles I đứng đầu. Kết quả là lực lượng cách
mạng thắng thế, ngày 19/5/1649 nền Cộng hòa được tuyên bố thành lập dưới sự lãnh
đạo của Cromwell. Tuy nhiên, sau khi Cromwell qua đời, tính hính chình trị Anh rơi
vào khủng hoảng. Giai cấp tư sản Anh tím lối thoát bằng cách mời Quốc trưởng Hà
28
Lan là Vinhem Orangio Nassau sang trị ví ở Anh. Tháng 11/1688, ông dẫn 12000 quân
đổ bộ vào Anh đảo chình giành ngôi vua. Cuộc đảo chình không xảy ra trận chiến nào,
lịch sử nước Anh gọi là cuộc “Cách mạng vẻ vang”. Năm 1689, Nghị viện Anh thông
qua “Đạo luật về quyền hành”; thiết lập nên Chế độ quân chủ lập hiến, mở ra nhà nước
tư bản đầu tiên ở châu Âu.
Theo sau Anh là cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã làm rung chuyển cả
châu Âu và có tiếng vang toàn Thế giới. Những người tiến bộ ở các nước nhiệt liệt
chào mừng cách mạng tư sản Pháp, xem đó như là một mở đầu cho một kỷ nguyên
mới. Cách mạng Pháp đã lan tỏa niềm tin làm lung lay chế độ quân chủ ở các nước
châu Âu, đưa các nước châu Âu thoát khỏi thời kỳ phong kiến, tiến vào chế độ nhà
nước TBCN.
CNDT vào thế kỷ XVII, XVIII gắn liền với công cuộc bành trướng và thống
lĩnh hệ thống chình trị thế giới của chủ nghĩa tư bản. Lòng thèm muốn tím đến những
thị trường mới để đáp ứng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế thị trường với phương
thức sản xuát tư bản chủ nghĩa đẩy đến CNDT bành trướng với sự ra đời của Chủ
nghĩa Thực dân với quan niệm đế quốc (hay đế chế - empire) và sự ra đời của CNĐQ.
Những nhà nước mang bản chất TBCN ở Tây Âu đã bành trướng chiếm lĩnh các lãnh
thổ xa xôi làm thuộc địa trên toàn thế giới, lôi kéo cả thế giới vào trong quỹ đạo phát
triển của chình nó với sự hiện diện của Đế chế Anh, Đế chế Pháp, Đế chế Đức, Đế chế
Nga.
CNDT châu Âu trong giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ và lan rộng trên toàn
thế giới cùng với những bước tiến của chủ nghĩa thực dân. Nếu vào giai đoạn Phục
Hưng và thời kỳ Khai sáng, xã hội phát triển ở trính độ cao, người ta biết đến niềm tự
hào dân tộc với bề dày lịch sử và những thành tựu khoa học, phát triển kinh tế xã hội
với tinh thần dân chủ và nhân văn cao đẹp, thí chủ nghĩa thực dân ra đời lại khiến hàng
trăm dân tộc ở châu Á, châu Mĩ, châu Phi phải gánh chịu ách thực dân bóc lột tàn tệ
hàng trăm năm ví những suy nghĩ khác biệt về chủng tộc da trắng và da màu. Nhưng
29
ngược lại, cũng chình chình sách cai trị của chủ nghĩa thực dân tại các nước thuộc địa
đã thức tỉnh ý thức dân tộc của người dân nơi đây, trước sự bất bính và căm hận của
người dân bản địa về ách thống trị tàn bạo của người da trắng, hàng loạt những cuộc
đấu tranh với quy mô lớn nhỏ khác nhau nhằm giành lại độc lập dân tộc là một bức
tranh khác phản ánh sự lan rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ của CNDT trong thời kỳ này.
Suốt chiều dài thế kỷ XIX từ cách mạng Pháp đến Thế chiến I, sự phát triển của
CNDT trải ra toàn cầu, Châu Âu không tạo ra một khái niệm CNDT mới. Quan niệm
CNDT vẫn giữ nguyên mà không được làm mới hay phát triển. Theo cách nói khác, thế
kỷ XIX đã đánh dấu một thời kỳ phát triển đặc biệt của CNDT trong tiến trính lịch
sử.20
Trước cách mạng Pháp, một bộ phận lớn người châu Âu sống trong một hệ
thống mà nhà sử học Đức Peter Blickle được gọi là Kommunalismus: hệ thống thứ bậc
địa phương ngay tại khu vực mà họ cư trú. Tuy sống trong hệ thống này nhưng họ lại
không không có nhu cầu đổi mới nó. Điều này tạo ra sự căng thẳng khi cộng đồng phải
đối mặt với những vấn đề mới và đòi hỏi một sự quản lý cụ thể.
Từ giữa thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, Châu Âu đã xảy ra cuộc “cách mạng
nhân khẩu học” khi dân số Châu Âu đã tăng gấp đôi. Dẫu cho nguồn thức phẩm châu
Âu đa dạng, nhưng sức ép dân số vẫn tiếp tục tăng lên với những dòng chảy từ những
ngôi làng tràn về đang lớn dần bởi dòng người đi tím việc làm, hay để sinh tồn ở thành
phố. Mặt khác, đây là một dấu hiệu của việc gia đính đang tím cách thìch ứng. Việc gia
tăng dân số suốt thế kỷ XIX khiến cho xã hội châu Âu trở nên trí trệ, và đó là nguyên
nhân khiến người dân phải dịch chuyển mà họ không thể ở một chỗ.
Ngày càng nhiều vấn đề ở trong cuộc sống cộng đồng vượt ngoài tầm kiểm soát
địa phương. Người di cư thường bị ràng buộc bởi nơi sống và tôn giáo do đó họ có sự
trói buộc chặt chẽ với họ hàng. Ngoài ra người di cư còn nhận nuôi để trở thành họ
hàng với nhau dù không thực sự có quan hệ về mặt huyết thống. Sự lớn mạnh của các
20
Robert H. Wiebe (2002), Who we are: A history of popular Nationalism,Princeton University Press, pg.12
30
dòng họ được thể hiện rõ nhất khi họ cùng nhau di cư lên thành phố và đã tạo thành
một phận lớn ở đây. Các nghi lễ theo truyền thống và lịch sử là sự gắn kết giữa họ hàng
và là đặc điểm của cộng đồng cũng như cách phân biệt cộng đồng này với cộng đồng
khác dù đôi khi những nghi lễ của họ có nét tương đồng với nhau. Các dòng họ gộp lại
với nhau, hay nhóm dân tộc khác với các gia đính mở rộng và họ đáp lại những thách
thức của di cư. “Dân tộc trở thành CNDT khi nhận thức văn hóa đạt được mục tiêu
chình trị. Dân tộc và CNDT, theo cách nói khác, giải quyết các vấn đề di cư tạo ra.”21
Nhín chung, CNDT thể hiện nhận thức mới về dân tộc theo sự bùng nổ của dân
số mà sục sôi từ phìa Đông quần đảo Anh (British Isles) đến trung tâm lục địa Đức.
Kéo về phìa Bắc Scandanavia and phìa Nam vào bán đảo Ý, sau đó tăng gấp đôi ở phìa
Tây và Trung Âu và cuối cùng quét qua Đông Âu từ đầu biển Baltic qua Balkans. Điều
quan trọng không phải là việc dân số di cư tăng lên mà sự ảnh hưởng của việc họ đã
gây ra. Anh, với một ý thức dân tộc đi trước đã cố gắng chặn dòng di cư này trước
Cách mạng Pháp, từ các nhà máy,các thành phố và từ nước ngoài, trải qua một vòng
xoáy di cư suốt thế kỷ XVIII. Theo ngay sau đó, CNDT ở Ireland tăng lên theo những
người ra đi để tím kiếm việc làm. Ở Na Uy, khoảng giữa thế kỷ bắt đầu chịu sức nặng
di cư bởi tỷ lệ sinh tăng mạnh. CNDT Na Uy ngay lập tức phát triển sau đó. Sự phát
triển của Ý là đầu tiên ở phìa bắc - nơi mà CNDT xuất hiện, sau đó các giai đoạn phát
triển bắt đầu cùng với sự nhịp nhàng của di cư và CNDT. Sức ép ở vùng nông thôn
Wales tăng gấp đôi và gửi làn sóng lao động di cư sang Anh và Hoa Kỳ suốt nhưng
thập niên 1860 và 1870. Và điều này đã khiến nền chình trị của xứ Wales buộc phải đổi
mới nhận thức vào thập niên 1880. Sau đó giữa thập niên 1880 và Thế Chiến I, sự
bùng nổ dân số, sự tăng trưởng di dân cùng với CNDT mới nổi và sự khác biệt giữa
các quốc gia đã bao phủ khu vực Châu Âu của Áo-Hung, Nga, và đế chế Ottoman22
.
21
Robert H. Wiebe (2002), Who we are: A history of popular Nationalism, Princeton University Press, pg. 15
22
Robert H. Wiebe (2002), Who we are: A history of popular Nationalism, Princeton University Press, pg. 15-16
31
Mối quan hệ giữa di cư và sự xuất hiện của CNDT ở Châu Âu thế kỷ XIX thực
sự ấn tượng nhưng di cư (ở trên diện rộng) không phải là nguyên nhân dẫn đến việc tạo
ra CNDT. Làn sóng di cư không phải là nguyên nhân chình dẫn đến sự phát triển mạnh
mẽ của CNDT ở giai đoạn này nhưng nó là điều kiện cần thiết để lan tỏa CNDT ra toàn
Châu Âu, làm cho CNDT trở nên phổ biến, không chỉ ở giới tinh hoa mà còn ở các
tầng lớp lao động nông dân. Di cư đã tạo ra bối cảnh và sự thúc đẩy- những điều cần
thiết - CNDT, tuy di cư đã đe dọa đến nhiều khìa cạnh của các quốc gia, nhưng nó
cũng cung cấp một cách thức phổ biến để phát triển CNDT. Thế kỷ XIX đã đánh dấu
sự phát triển mạnh mẽ của CNDT khi toàn Châu Âu thông qua làn sóng di cư cũng như
sự phát triển của khoa học công nghệ.
Như một hệ quả không thể tránh khỏi, chiến tranh nổ ra và ảnh hưởng sâu sắc
đến phong trào dân tộc châu Âu. Chiến tranh đã tạo ra một loạt các trường hợp đặc
biệt, bằng cách này hay cách khác, chiến tranh ảnh hưởng hầu hết các phong trào dân
tộc ở Châu Âu. Trong một số trường hợp, thậm chì có thể cho rằng chiến tranh dự đoán
được CNDT. Theo cách nói khác, di cư tạo ra những ảnh hưởng kết hợp, tùy theo tính
hính di cư và một vài yếu tố khác tạo ra CNDT phổ biến. Trong đó sự mở rộng của các
nhóm dòng họ là một trong những yếu tố quan trọng giúp phong trào CNDT lan rộng.
Kéo theo sự lan tỏa của CNDT, các tư tưởng về quốc gia nhanh chóng nẩy nở.
Quốc gia – với tư cách là một thể chế chình trị lãnh đạo và kiểm soát đất nước thí
CNDT giai đoạn này dường như được giai cấp nắm quyền – giai cấp tư sản – sử dụng
như một công cụ để tiến hành các cuộc tranh đoạt và thuộc địa và khu vực ảnh hưởng.
Chiến tranh thế giới lần thứ I và chiến tranh thế giới lần thứ II được biết đến như sự
phát triển cực đoan của CNDT với quan điểm dân tộc thượng đẳng. Cuộc chiến đã
không chỉ lôi kéo người dân châu Âu mà toàn thế giới vào cảnh chiến tranh đẫm máu
trong một thời gian dài.
32
CNDT là nguyên nhân chình của vụ ám sát hoàng tử Áo-Hung tại Bosnia.
Đây được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến I, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước
tràn ly". Vụ ám sát thái tử Áo-Hung chỉ là cái cớ để các bên chình thức khai chiến sau
một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị chiến tranh. Chiến tranh là "phải nổ
ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia ở châu Âu đã chìn muồi, các bên tham chiến từ
trước đó khá lâu đã có các mâu thuẫn đối kháng với nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng
quân sự để phân chia lại thế giới. Bởi các quốc gia châu Âu đều tư duy đế quốc chủ
nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho
mính, tối thiểu cho đối phương". Thế chiến I kết thúc với sự thắng lợi của phe Hiệp
ước Anh, Pháp, Hoa Kỳ và sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh Đức, Áo, Hung,
Thổ.
1.2.3 Chủ nghĩa dân tộc thời kỳ chiến tranh Thế giới
Sau thế kỷ XIX tại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết
của cá nhân được nhận thức thí hiển nhiên nhận thức về quyền dân tộc tự quyết của các
dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc cường quốc sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn
trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tính cảm dân tộc thường đi kèm với CNDT cực
đoan (Ultranationalism) và trên con đường tím vị thế của mính các dân tộc nhỏ thường
tím sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến
các xung đột được tìch luỹ và chiến tranh là cách giải toả cuối cùng. Đồng thời giai
đoạn này cũng bắt đầu phát triển CNĐQ – được xem như là một hính thái của CNDT
cực đoan.
Sau chiến tranh các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch đã xuất hiện: trước đây
rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tính cảm CNDT và sau chiến tranh họ
nhận thức ra được kết quả mà CNDT quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định
hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần chủ nghĩa quốc tế và xu hướng chủ
nghĩa hòa bính, chủ nghĩa nhân đạo. Sau chiến tranh, thế giới đã thành lập ra Hội Quốc
33
Liên và phong trào hoà bính nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của
xu thế này. Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng
vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng
bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin
cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy sinh tâm lý thô bạo và chủ nghĩa hư
vô, hoài nghi, tâm lý này là nề tảng cho chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xìt và
các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh.
Trật tự thế giới mới được tái lập sau Thế chiến I với sự ra đời của Hội Quốc
Liên (1919) và chủ nghĩa quốc tế ví sự hòa bính và ổn định thế giới có xu hướng mở
rộng. Quan hệ quốc tế thời kỳ sau thế chiến I được định hính bởi hội nghị Genova
(10/4 đến 19/5/1922), Hội nghị Lausanne (Thụy Sĩ, khai mạc 20/11/ 1922), Hội nghị
Locarno (Thụy Sĩ từ 5/10 đến 16/10/1925), Hiệp ước Birand- Kellogg (ký kết ngày
27/8/1928). Thêm vào đó là sự lớn mạnh của Quốc tế Cộng Sản (Quốc tế III ra đời
4/3/1919), một số tổ chức lãnh đạo giai cấp vô sản toàn thế giới nhằm chống lại ách
thống trị của đế quốc đã được 55 đảng Cộng sản (1928) trên thế giới. Điều này cũng
thể hiện lợi ìch giai cấp và đoàn kết giai cấp đôi khi có thể xóa nhòa ranh giới giữa các
dân tộc trong điều kiện lịch sử đặc biệt.
Thế chiến I kết thúc chưa lâu, thí tiếp sau đó cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-
1933 bùng nổ đã chấm dứt thời kỳ ổn định của CNTB cùng với một ảnh tưởng về một
kỷ nguyên hòa bính của Thế giới. Những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và
thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế làm
cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát
xìt ở Italia, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới. Các lý do cuộc
chiến được nêu ra thí có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hiệp
34
ước Versailles, Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa quân
phiệt.23
Các nước bị CNDT cực đoan chi phối như Đức, Ý và Nhật Bản, những quốc gia
này hành động ví sự bành trướng, và mong muốn đạt được nhiều thuộc địa hơn nữa. Ở
châu Âu, CNDT cực đoan nổi lên với biểu hiện là sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xìt,
mạnh nhất là Đức và đây chình là một trong những nguyên do khơi nguồn lên ngọn lửa
chiến tranh ở châu Âu24
. Hitler đã khơi gợi tính yêu dân tộc của người dân Đức, tuyên
truyền về Đức Quốc Xã tuyệt vời. Trong các trường học, trẻ em đã học về vinh quang
của Đức trong lớp lịch sử và trong lớp sinh học, trẻ em được giáo dục về “sự sạch sẽ
chủng tộc” và họ đã kết hôn với những người phù hợp để giữ cho chủng tộc “thuần
khiết”. Ngoài ra, lợi ìch dân tộc về kinh tế khiến cho các quốc gia tham gia vào cuộc
chiến và để bảo vệ lợi ìch dân tộc cũng như toàn vẹn lãnh thổ.
Thế chiến II làm thay đổi căn bản tư duy chình trị quốc tế của các cường quốc
trên thế giới. Sau cuộc chiến này, các quốc gia từ bỏ tư duy bá quyền, dùng sức mạnh
để xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác. Quan hệ quốc tế từ dựa trên sức mạnh, cá
lớn nuốt cá bé, chuyển sang quan hệ bính đẳng, cùng tồn tại hòa bính. Đồng thời ngay
sau chiến tranh, phe Đồng Minh đã bị rạn nứt khi có xung đột về hệ tư tưởng.
Khắp mọi nơi, các phong trào chống thực dân phát triển mạnh hơn khi chiến
tranh kết thúc. Thời kỳ bị Đức chiếm đóng đã gây nên tác động sâu sắc đến tâm lý các
dân tộc châu Âu. Họ biết đến mất mát của chiến tranh và nỗi khổ đau khi phải chịu ách
thống trị. Điều này ìt nhiều đã ảnh hưởng đến quyết tâm muốn trở lại cai trị các dân tộc
thuộc địa của họ. Đồng thời họ cũng nhận thức rằng sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân
và tư duy bá quyền trong quan hệ chình trị quốc tế chình là một trong những nguyên
23
Vietnamnet, Đệ nhị thế chiến – Hoàn cảnh và nguyên nhân (15/04/2005)
http://vnn.vietnamnet.vn/thechien2/2005/04/410515/
24
Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài nên luận văn chỉ đề cập và phân tìch yếu tố CNDT trong nguyên do của Thế
chiến II
35
nhân dẫn đến cuộc chiến này. Các nước Đồng Minh đã ký Hiến chương Đại Tây
Dương cam kết giải phóng cho các thuộc địa và giải trừ quân bị sau khi thế chiến thứ II
kết thúc nhằm xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn và tránh lặp lại những cuộc chiến
tương tự trong tương lai.
Sự trỗi dậy của Hoa Kí và việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô cũng tạo ra sự
ủng hộ cho phong trào giải phóng thực dân, ví họ muốn xóa bỏ chủ nghĩa thực dân,
thiết lập một trật tự thế giới mới, lôi kéo các nước thuộc địa mới giành được độc lập trở
thành đồng minh, thâm nhập thị trường và khai thác tài nguyên tại các nước từng là
thuộc địa. Các đế quốc tại Tây Âu phải phụ thuộc vào viện trợ Hoa Kí để tái thiết nên
chịu áp lực chình trị của Hoa Kí phải phóng các thuộc địa.
Phong trào giải phóng dân tộc xảy đến là sự tất yếu. Những điều kiện vào cuối
cuộc Thế chiến thật sự là cơ hội lớn cho các nước thuộc địa. Nếu ở các nước Phát xìt,
CNDT cực đoan chi phối nền chình trị của họ thí CNDT lành mạnh trên toàn thế giới
đặc biệt là Châu Á, Châu Phi, Mỹ latinh phát triển mạnh mẽ thúc đẩy phong trào đấu
tranh giành độc lập dân tộc mạnh mẽ của các quốc gia thuộc địa và phụ thuộc. Ở châu
Âu, đó là cuộc đấu tranh của nhân dân ở các nước bị phát xìt chiếm đóng. Ở Balan,
Đảng cộng sản Balan đã tổ chức lực lượng “quân đội vũ trang nhân dân: song hành
cùng với “Quân đội trong nước” của chình phủ Balan lưu vong: ở Pháp nổi lên lực
lượng “nước Pháp tự do” và lực lượng chống phát xìt hải ngoại do De Gaulle tổ chức.
Ngoài ra ở các nước Châu Âu khác, dân tộc Hy lạp, Anbani, Italia… cũng tổ chức các
lực lượng vũ trang phối hợp với quân đồng minh và hồng quân Liên Xô trong cuộc
chiến chống lại Phát xìt. Sự lớn mạnh của các phong trào dân tộc trong thời kỳ này đã
làm tiền đề cho các phong trào quần chúng mạnh mẽ về sau và làm suy yếu nhanh
chóng chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc kiểu cũ ở các nước đế quốc châu Âu.
So sánh CNDT thời kỳ này với giai đoạn trước đó có thể thấy tình hai mặt của
tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tại những quốc gia khác nhau ở cùng một thời điểm lịch sử.
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf
Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf

More Related Content

Similar to Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf

Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóaToàn cầu hóa
Toàn cầu hóaPe Tii
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Toan Cau Hoa
Toan Cau HoaToan Cau Hoa
Toan Cau HoaDuong Le
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (48).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (48).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (48).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (48).docNguyễn Công Huy
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Di Cư Quốc Tế Của Người Hmông Ở Tây Bắc Việt Nam ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Di Cư Quốc Tế Của Người Hmông Ở Tây Bắc Việt Nam ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Di Cư Quốc Tế Của Người Hmông Ở Tây Bắc Việt Nam ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Di Cư Quốc Tế Của Người Hmông Ở Tây Bắc Việt Nam ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sửMan_Ebook
 
de an mon hoc (9).doc
de an mon hoc  (9).docde an mon hoc  (9).doc
de an mon hoc (9).docLuanvan84
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namThích Hô Hấp
 
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...NuioKila
 
Toancauhoa
ToancauhoaToancauhoa
Toancauhoathunga10
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)Nguyễn Công Huy
 

Similar to Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóaToàn cầu hóa
Toàn cầu hóa
 
10220
1022010220
10220
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Toan Cau Hoa
Toan Cau HoaToan Cau Hoa
Toan Cau Hoa
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (48).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (48).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (48).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (48).doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Di Cư Quốc Tế Của Người Hmông Ở Tây Bắc Việt Nam ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Di Cư Quốc Tế Của Người Hmông Ở Tây Bắc Việt Nam ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Di Cư Quốc Tế Của Người Hmông Ở Tây Bắc Việt Nam ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Di Cư Quốc Tế Của Người Hmông Ở Tây Bắc Việt Nam ...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
de an mon hoc (9).doc
de an mon hoc  (9).docde an mon hoc  (9).doc
de an mon hoc (9).doc
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
 
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOTLuận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
Luận văn: Quan hệ myanmar - việt nam từ 1975 đến 2010, HOT
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
 
Toancauhoa
ToancauhoaToancauhoa
Toancauhoa
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (56)
 
Luận án: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Campuchia
Luận án: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở CampuchiaLuận án: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Campuchia
Luận án: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Campuchia
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu - Trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Vũ Mỹ Anh CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU: TRƢỜNG HỢP VƢƠNG QUỐC ANH TRONG QUAN HỆ VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ Hà Nội – 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Vũ Mỹ Anh CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU: TRƢỜNG HỢP VƢƠNG QUỐC ANH TRONG QUAN HỆ VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh Hà Nội – 2018
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu sử dụng phân tìch trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố và trìch dẫn theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu nếu trong luận văn do tôi tự tím hiểu, phân tìch một cách trung thực, khách quan và chưa được công bố trong công trính khác. Nếu không đúng như những gí đã nêu trên, tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài của mính. Ngƣời cam đoan Nguyễn Vũ Mỹ Anh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành được luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Sự uyên bác, nhiệt tính, tâm huyết và nghiêm khắc của cô đã giúp tôi nhận ra những mặt còn hạn chế của mính để từ đó tiếp tục hoàn thiện và phát triển luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đính và bạn bè đã luôn là hậu phương vững chắc, là nguồn động lực và luôn hỗ trợ để tôi yên tâm thực hiện luận văn. Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến Lê Hoàng Giang – người bạn đã dành cho tôi những lời khuyên quý giá cũng như hỗ trợ tôi về các tài liệu học thuật có liên quan đến luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ông Nội tôi, người luôn truyền cảm hứng , là động lực cho tôi có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Và tôi xin cảm ơn những người quan tâm đến luận văn của tôi. Hà Nội, tháng 6 năm 2018 Nguyễn Vũ Mỹ Anh
  • 5. iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU: KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN.................................................................................................13 1.1 Khái niệm và ảnh hƣởng của chủ nghĩa dân tộc .........................................13 1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa dân tộc ..................................................................13 1.1.2 Tác động của chủ nghĩa dân tộc với quốc gia và quan hệ quốc tế ......18 1.2 Quá trình phát triển chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu .....................................23 1.2.1 Chủ nghĩa dân tộc sơ khai.......................................................................23 1.2.2 Chủ nghĩa dân tộc thời kỳ cách mạng Tƣ sản.......................................26 1.2.3 Chủ nghĩa dân tộc thời kỳ chiến tranh Thế giới...................................32 1.2.4 Chủ nghĩa dân tộc từ sau Thế chiến II đến nay....................................36 Tiểu kết ......................................................................................................................42 CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ANH ........................................................................................................................................44 2.1 Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc Anh ................................44 2.1.1 Sự ra đời của chủ nghĩa dân tộc Anh .........................................................45 2.1.2 Chủ nghĩa dân tộc Anh qua các thời kỳ.....................................................54 2.2 Đặc điểm chủ nghĩa dân tộc Anh.......................................................................60 Tiểu kết ......................................................................................................................63 CHƢƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ANH TRONG QUAN HỆ VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU...............................................................................65 3.1 Trƣớc khi Anh gia nhập EU ..............................................................................65
  • 6. iv 3.2 Khi Anh tham gia EU.........................................................................................69 3.2.1 Đứng ngoài khu vực Đồng tiền chung ........................................................69 3.2.2 Từ chối tham gia hiệp ƣớc Schengen..........................................................72 3.2.3 Thờ ơ trƣớc khủng hoảng nợ công .............................................................74 3.2.4 Đứng ngoài khủng hoảng di cƣ châu Âu....................................................77 3.3 Anh rời khỏi EU..................................................................................................82 Tiểu kết ......................................................................................................................87 KẾT LUẬN...................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................92
  • 7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT EC European Comminuty Cộng đồng châu Âu ECU European Currency Unit Đơn vị tiền tệ châu Âu EFTA European Free Trade Association Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế châu Âu EMU The Economic and Monetary Union Liên minh Kinh tế và Tiền tệ EU European Union Liên minh Châu Âu CHLB Cộng hòa liên bang CNDT Chủ nghĩa dân tộc CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc CNTB Chủ nghĩa tư bản TBCN Tư bản chủ nghĩa
  • 8. 6
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2016, cả thế giới ngỡ ngàng trước Brexit - sự kiện người dân Anh quốc biểu quyết rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), một thể chế vốn được biết đến nhờ vị thế siêu cường và sự hội nhập sâu sắc giữa các thành viên. Nhiều nguyên do đã được nêu ra để lý giải cho hành động này, trong đó được đề cập nhiều nhất là sự trở lại của Chủ nghĩa Dân tộc ở Anh quốc cũng như ở châu Âu trong bối cảnh thế giới đang đi theo xu hướng hội nhập hóa và toàn cầu hóa. Chủ nghĩa dân tộc (CNDT) đã sớm xuất hiện ở châu Âu vào khoảng thế kỷ XV và được biết đến như là một tư tưởng dân tộc hay tình cảm dân tộc. CNDT là một nhân tố quan trọng định hính nên cơ cấu và quá trính của thế giới hiện đại, và thường được biểu hiện trong quan hệ giữa quốc gia-dân tộc với bên ngoài. Trên cơ sở gắn kết giữa quốc gia và dân tộc, CNDT có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ quốc tế. Ở một góc nhín khác, CNDT có thể tạo nên xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mính, đặt dân tộc mính ở vị trì cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mính cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác. Bởi vậy trong suốt một khoảng thời gian dài đầu thế kỷ XX, CNDT đã chi phối mạnh mẽ đến chình sách của các quốc gia châu Âu và gây ra nên hai cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc. Từ cuối thập niên 1970, chủ nghĩa ly khai xuất hiện và trỗi dậy mạnh mẽ ở Đông Âu ở những cấp độ khác nhau mà tiền đề của nó chình là CNDT. Tại sao CNDT lại sớm xuất hiện ở châu Âu như vậy? Và tại sao CNDT tại khu vực lại hính thành và phát triển mạnh mẽ đến vậy và chi phối nhiều đến các chình sách đối ngoại của các quốc gia? Mặc dù có sự bao phủ mạnh mẽ tới toàn châu Âu nói riêng và thế giới nói chung ở thế kỷ XX, nhưng đến thế kỷ XXI, CNDT có phần bị phai nhạt trước những xu hướng mới của thế giới – xu hướng hội nhập, khu vực và toàn cầu hóa. Xu hướng này
  • 10. 2 là hiện tượng thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chình trị ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Sự xuất hiện của EU giống như một biểu tượng đỉnh cao của hội nhập hóa khu vực khi tổ chức này luôn được vì như một siêu cường trên thế giới. EU không những chỉ hội nhập sâu về kinh tế giữa các quốc gia thành viên mà còn có thể chế chình trị riêng về mọi mặt. Không những thế, ranh giới lãnh thổ của các quốc gia thành viên EU gần như được xóa bỏ sau Hiệp ước Schengen. Có thể thấy, một châu Âu nhất thể hóa đã làm suy yếu CNDT ở khu vực này trong suốt một khoảng thời gian dài và tạo một niềm tin lớn mạnh cho mọi người về sự bền vững của EU với mức độ liên kết sâu sắc giữa các thành viên. Nhưng sự kiện Brexit đã đánh dấu sự trở lại của CNDT ở ngay nội tại của một chủ thể quan hệ quốc tế tưởng như là bền vững nhất trên thế giới. Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên đưa ý tưởng về một hợp chủng quốc Châu Âu (Thủ tướng Anh Churchill – 1964), và là một trong ba trụ cột kinh tế chình của EU. Dẫu vậy, Anh quốc lại không phải là thành viên đồng sáng lập nên Liên minh. Trải qua hơn hai thập kỷ kể từ khi EU thành lập, Anh mới bước chân vào tổ chức này, và luôn bị đánh giá là một thành viên chưa thực sự hội nhập sâu sắc với liên minh. Trong suốt quá trính tham gia EU, Anh quốc vẫn luôn bộc lộ tình dân tộc của mính một cách mạnh mẽ. CNDT là một nhân tố quan trọng chi phối rất lớn đến quan hệ của Anh và EU. Tại sao CNDT lại có vai trò to lớn trong các chình sách của Anh quốc đến vậy? Phải chăng CNDT đã đi sâu vào tư duy chình trị của người Anh và Anh quốc chình là quốc gia đi tiên phong cho phong trào CNDT ở châu Âu không chỉ ở trong quá khứ mà còn ở thời điểm hiện tại? Có phải quyết định rời khỏi EU của đất nước này sau hơn 40 năm gia nhập đã dấy lên sự trỗi dậy của CNDT ở EU và châu Âu nói riêng cũng như trên thế giới nói chung? Tại châu Âu, bóng dáng của CNDT dường như đã bị xóa mờ từ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI vậy tại sao một lần nữa lại trỗi dậy? Những câu hỏi đặt ra đã thôi thúc học viên thực hiện luận văn này và đi tím lời giải cho câu hỏi CNDT là gí, khái quát được sự hính thành và phát triển CNDT ở châu
  • 11. 3 Âu – khởi nguyên của CNDT. Tiếp đó, luận văn sẽ phân tìch về trường hợp của Vương Quốc Anh, so sánh sự phát triển của CNDT Anh qua các thời kỳ với CNDT ở Châu Âu, đồng thời chỉ rõ ảnh hưởng của CNDT từ quá khứ đến hiện tại thông qua việc phân tìch các biểu hiện của CNDT Anh trong quan hệ với EU đã dẫn đến sự kiện chấn động Brexit. Trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu về CNDT, tuy nhiên nghiên cứu sâu vào CNDT Anh trong mối quan hệ với EU để làm rõ CNDT châu Âu thí còn khá mới. Tác giả hy vọng luận văn sẽ có nhiều đóng góp, trở thành một tư liệu cho những ai muốn nghiên cứu, quan tâm về CNDT ở châu Âu. 2. Lịch sử nghiên cứu CNDT nói chung hay CNDT ở châu Âu nói riêng luôn là một đề tài thu hút nhiều nhà khoa học, nghiên cứu ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trên thế giới: Trong “International Politics on the world stage” (Chình trị học thế giới trong bối cảnh quốc tế) (1996), John T. Rourke đã viết về sự thay đổi nhanh chóng của chình trị thế giới từ Thời kỳ Tăm tối (Dark Age) đánh dấu bởi sự sụp đổ của Rome, đến hệ thống quốc tế mới đầu thế kỷ XX. Tác giả đã phân tìch rõ ràng, sâu sắc, phản chiếu nền chình trị thế giới từ các cấp độ hệ thống quốc tế, quốc gia đến cá nhân với những chiều hướng phát triển khác biệt trong nền chình trị thế giới với các vấn đề như thể chế quốc gia, an ninh quốc gia và toàn cầu, kinh tế quốc tế, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và các giá trị toàn cầu. Về CNDT, cuốn sách đã đánh giá hai phương hướng cơ bản của chủ thể quan hệ quốc tế trong thời kỳ hiện đại, một là phương hướng chình trị truyền thống lấy nền tảng là CNDT, coi CNDT là động lực phá triển đất nước được dựa trên chủ nghĩa xuyên quốc gia, nhấn mạnh vào hợp tác và liên kết quốc tế. Đồng thời, John T.Rourke cũng giới thiệu những khái niệm cơ bản về dân tộc, quốc gia dân tộc và CNDT, nói về sự phát triển của CNDT cùng với những mặt tìch cực và tiêu cực mang lại cho mỗi quốc gia, và dự đoán về vai trò của CNDT ở tương lai.
  • 12. 4 “Imagined community: Reflections on the Origin and Speard of Nationalism” (Cộng đồng tưởng tượng: Suy nghĩ về Nguồn gốc và Sự lan truyền của Chủ nghĩa dân tộc) (1983) của Benedict Anderson đã đưa ra những lý giải về nguồn gốc và sự bành trướng của CNDT. Ông cho rằng quốc gia/dân tộc không phải là thứ có sẵn hay được hữu mà chỉ được “một cộng đồng tưởng tượng ra”, và ông cũng khẳng định CNDT là tác nhân chi phối đến lịch sử nhân loại trong thế giới cận đại. Với những nghiên cứu phục vụ cho chình trị học, xã hội học, tác phẩm đã nắm giữ vai trò to lớn trong công cuộc nghiên cứu về CNDT. Tác phẩm này cũng đã tạo ra nhiều tranh luận về cộng đồng tưởng tượng, lòng yêu nước, chủ nghĩa thực dân. Những nghiên cứu về hệ tư tưởng đương đại liên quan đến dân tộc và CNDT hầu như được tái xây dựng từ những công trính nghiên cứu được xuất bản vào đầu thập niên 1980, tiêu biểu là ba công trính đều xuất hiện năm 1983: “Nations and Nationalism” (Dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc) của Ernest Gellner, “Nations and Nationalism since 1780” (Dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc kể từ năm 1780) của Eric Hobsbawn và “Imagined community” của Benedict Anderson thường được nhắc đến nhất. Ngoài những tác phẩm tiêu biểu đó thí còn có những tác phẩm được chú ý như “Nations before nationalism” (Dân tộc trước chủ nghĩa dân tộc) của J. A. Amstrong, “Nationalism and the state” (Chủ nghĩa dân tộc và nhà nước) được viết bởi John Breauilly, “Nationalism and the ethnic conflict: Threats to European security” (Chủ nghĩa dân tộc và những mâu thuẫn sắc tộc) được Stephen Iwan Griffths biên soạn và xuất bản năm 1993. “The Politics of Nationalism and Ethnicity” (Chình trị trong Chủ nghãi dân tộc và Sắc tộc), (1991) của James G. Kellas đã nêu ra các nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước cũng như sự tan rã của các quốc gia. Tác giả đã xem xét và đánh giá các phương pháp lý thuyết tiếp cận chình để nghiên cứu CNDT, ông nêu ra các
  • 13. 5 trường hợp quốc tế để giải thìch sức mạnh của CNDT và sắc tộc trong các nền chình trị. Trong “Who we are: A history of Popular Nationalism” (Chúng ta là ai: Lịch sử của Chủ nghĩa dân tộc phổ biến) (2002), Robert H. Wiebe đã đưa ra những lập luận về những gí quốc gia làm nhân danh CNDT, và đổ lỗi cho CNDT với những biểu hiện cực đoan như: khủng bố, tẩy chay dân tộc quân sự. Ông cũng diễn tả sự cuốn hút và sâu sắc của CNDT và đánh giá nó trong thời kỳ lịch sử. Tác giả đã nghiên cứu về CNDT ở châu Âu đầu tiên bởi đấy là cái nôi hính thành CNDT thông qua việc xây dựng nhà nước, lý thuyết chủng tộc, tham vọng của nhà thờ và đổi mới ngôn ngữ. Sau đó, ông đưa ra các trường hợp nghiên cứu điển hính về Ireland. Do Thái và Hoa Kỳ. Tiếp đến, tác giả viết về sự lan tỏa của CNDT, CNDT toàn cầu và đưa ra những dự đoán về CNDT trong tương lai. “Nationalism” (Chủ nghĩa Dân tộc) (2002) của Anthony D. Smith và John Hutchinson đã đưa ra khái niệm CNDT đơn giản, dễ hiểu với các phân tìch về các mô hính cạnh tranh và lý thuyết quốc gia/ dân tộc, đánh giá sức mạnh của CNDT trong thời đại toàn cầu. Cuốn sách giúp người đọc tiếp cận thuật ngữ CNDT theo cách đơn gian nhất, đồng thời chỉ ra được những tác động của CNDT trong thời kỳ hiện nay. “The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order” (Sự va chạm của các nền văn minh và sự tái tạo trật tự thế giới) (1996) của Samuel Hungtington đã nói về sự suy giảm sức mạnh và vị thế của phương Tây ở các lĩnh vực, đồng thời cũng cho rằng các khu vực khác đang trỗi dậy, đặc biệt là Châu Á. Ngoài ra, mối liên kết giữa các quốc gia được hính thành trên nền tảng lợi ìch là chủ yếu. Đặc biệt, phong trào tôn giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố hay những tranh chấp về tư tưởng, tôn giáo và sắc tộc. khoảng cách quá lớn giữa giàu – nghèo, CNDT quá khìch đang là các mối đe dọa cho thế giới. Cuốn “Bàn về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa dân tộc” được viết bởi Lưu Thiếu Kỳ. Từ góc nhín của giai cấp, tác gải đã thể hiện quan điểm khá gay gắt về Chủ
  • 14. 6 nghĩa Dân tộc Tư sản, ông cho rằng giai cấp tư sản cầm quyền đã lợi dụng CNDT, hô hào mính là đại diện dân tộc, hành động nhằm bảo vệ lợi ìch dân tộc để lừa gạt nhân dân, lấy cái cớ để tiến hành bóc lột hoặc xâm chiếm các dân tộc nhỏ yếu hơn, Đồng thời, Lưu Thiếu Kỳ ủng hộ chủ nghĩa quốc tế vô sản, hệ tư tưởng nhằm vào lợi ìch căn bản của quần chúng nhân dân trong nước và các dân tộc trên thế giới, đấu tranh ví một xã hội không có người bóc lột. Ngoài các tác phẩm được xuất bản thành sách, có hai tạp chì chuyên ngành “Nations and Nationalism” và “Studies in Ethnicity and Nationalism” đại diện cho hai hướng tiếp cận mâu thuẫn lẫn nhau về CNDT. “The Rise of English Nationalism: A Cultural History, 1740-1830” (Nguồn gốc của CNDT Anh: một lịch sử văn hóa, 1740-1830) (1997) của Gerald Newman đã viết tổng quan về lịch sử và bối cảnh hính thành nên thuật ngữ. Newman còn cung cấp những kiến thức cần thiết về sự khác biệt giữa khái niệm CNDT và lòng yêu nước mà bổ sung cho những lập luận của ông về CNDT xuất hiện vào giữa thế kỷ XVIII. Những phân biệt của ông rất quan trọng để người đọc hiểu được đầy đủ sự phức tạp của CNDT Anh tại Anh quốc ngày nay. Để hiểu đầy đủ về CNDT Anh, Newman đã lập luận “Chúng ta cần giữ những khái niệm cơ bản của CNDT trong tay như một chiếc la bàn.” Ngoài những tác phẩm nghiên cứu về CNDT nói chung thí còn có rất nhiều tác phẩm tập trung đi vào nghiên cứu CNDT Anh với những quan điểm khác nhau. Tác phẩm “Nationalism: Five roads to modernity” (Chủ nghĩa dân tộc: năm con đường đến hiện đại) (1992) của Liah Greenfeld đã đưa ra định nghĩa cơ bản về dân tộc và CNDT và tác giả tập trung vào nghiên cứu trường hợp của năm quốc gia: Anh, Pháp, Nga, Đức và Hoa kỳ. Trong tác phẩm của mính, Greenfeld đã cho rằng Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên có những tiền đề và hính thành ý thức dân tộc sớm nhất, vận dụng CNDT vào các thể chế chình trị của Anh qua các thời kỳ vương triều khác nhau từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Phân tìch về CNDT ở Vương quốc Anh, tác giả nhấn
  • 15. 7 mạnh về tư tưởng dân tộc được hính thành sớm trong tiềm thức của người dân Anh, sự ý thức về bản sắc dân tộc của người Anh đồng thời hính thành nên những giá trị mà người Anh hướng tới và cách người dân Anh vận dụng CNDT để đòi quyền tham gia vào chình trị quốc gia. Luận văn thạc sĩ “English Nationalism and Brexit: Past, Present, and Future” (Chủ nghĩa dân tộc Anh và Brexit: Quá khúc, hiện tại và tương lai) (2017) của Harry Brown đã nghiên cứu về “cuộc trưng cầu dân ý Anh” và chỉ ra tại sao đa số cử tri Anh lại bỏ phiếu rời khỏi EU. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào liên hệ chặt chẽ giữa CNDT Anh và Brexit. Trong luận văn, tác giả đã đưa ra những khái niệm, quan điểm về CNDT Anh của các học giả đi trước qua đó thấy được những ảnh hưởng của CNDT đến quyết định Brexit của người dân Anh. Nghiên cứu của Harry Brown kết luận rằng CNDT Anh đã ảnh hưởng đến kết quả trưng cầu dân ý, mặc dù nghiên cứu thêm là cần thiết để kiểm tra các yếu tố kinh tế và nhập cư cũng đã định hính kết quả trưng cầu dân ý. Trong “Empire and English nationalism” (Đế quốc và Chủ nghĩa dân tộc Anh) (2006) của Krishan Kumar trên tạp chì “Nation and Nationalism”, tác giả đã phân tìch về hai khái niệm “đế quốc” và “dân tộc”, sự khác biệt và tương quan của hai khái niệm này dẫn đến sự hính thành của CNĐQ và CNDT. Từ đó, hính thành nên những “con người đế quốc” tại Anh; phân tìch về CNDT ở Anh mà theo tác giả CNDT Anh mang nhiều ảnh hưởng nhiều từ CNĐQ và chình điều này tạo nên sự khác biệt của CNDT Anh với một vài quốc gia khác. Đồng thời, Kumar cũng bày tỏ nỗi lo lắng của ông về sự phát triển của CNDT trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các tác phẩm nghiên cứu về CNDT trên thế giới khác là đồ sộ với rất nhiều tác gải và những quan điểm khác nhau về CNDT. Có thể thấy các tác phẩm về CNDT được phát triển mạnh vào khoảng thập niên 1980-1990, những tác phẩm này đã đóng góp rất lớn cho nghiên cứu về CNDT, các tác phẩm đều đi sâu vào phân tìch các thuật ngữ về dân tộc hay CNDT, ban sắc dân tộc và lý giải tại sao lại hính thành nên CNDT.
  • 16. 8 Tuy nhiên, mỗi tác phẩm lại mang một quan điểm khác nhau và còn gây nhiều tranh cãi đến tận ngày nay. Những công trính nghiên cứu về CNDT Anh có rất nhiều và cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự hính thành và phát triển ở Anh, song có thể thấy rằng sự trỗi dậy của CNDT Anh trong thời kỳ toàn cầu hóa là đề tài được các học giả quan tâm. Tại Việt Nam: Dù đã có những bài viết nghiên cứu về CNDT ở Việt Nam, đó thường chỉ là những bài nghiên cứu trên tạp chì hoặc một phần nhỏ trong những công trính nghiên cứu lớn hoặc sách khoa học. Đầu tiền phải kể đến “Thế giới đa chiều” (2007) của Lương Văn Kế đưa ra những khái niệm cơ bản về quốc gia, dân tộc, sức mạnh tổng hợp quốc gia, bản sắc văn hóa và cũng phân tìch về quá trính Hội nhập châu Âu, đặc biệt trong quá trính EU đã giải quyết hài hòa giữa lợi ìch quốc gia và lợi ìch khu vực. Mặc dù tác phẩm không đi sau vào nghiên cứu CNDT nhưng cũng đã phần nào cung cập những khái niệm cơ bản về dân tộc và CNDT, đồng thời nghiên cứu về việc EU hài hòa giữa lợi ìch quốc gia và lợi ìch khu vực cũng giúp đọc giả hiểu thêm phần nào CNDT ở châu Âu. Bài viết “Chủ nghĩa dân tộc” (2015) của tác giả Trần Nam Tiến trên tạp chì Nghiên cứu quốc tế đã đưa ra khái niệm cơ bản của CNDT, dân tộc. Đồng thời tác giả cũng khái quát rất ngắn gọn về các giai đoạn phát triển của CNDT từ sau Thế Chiến II. Bài viết đã cung cập những kiến thức cơ bản nhất về CNDT tuy nhiên tác giả cũng mới chỉ đưa ra khái quát về một giai đoạn rất ngắn trong tiến trính phát triển của CNDT như một vì dụ để người đọc dễ dàng hiểu hơn về CNDT. Ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trính nghiên cứu nào thực sự đề cập đến vấn đề Chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu một cách đầy đủ, các nghiên cứu vẫn chỉ là những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chì hoặc chỉ là một phần nhỏ trong các tác phẩm sách. Trong các công trính và bài nghiên cứu trên tạp chì chuyên ngành
  • 17. 9 nghiên cứu Châu Âu, tạp chì Kinh tế chình trị thế giới, tạp chì Nghiên cứu Lịch sử có những nghiên cứu tiêu biểu nhưng các học giả chủ yếu đi vào mô tả quá trính hính thành dân tộc và tiến trính hội nhập EU của các quốc gia Châu Âu. Tiêu biểu là “Vấn đề dân tộc và phƣơng thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của Thế giới” (2006) của Phạm Hồng Tung, bài viết đã khái quát về quá trính hính thành CNDT ở châu Âu. Theo tác giả, CNDT châu Âu đã được thức tỉnh bởi ba làn sóng với những bản chất và đặc điểm khác nhau trong lịch sử cận-hiện đại thế giới: làn sóng đầu tiên là cuộc cách mạng Tư bản ở Tây Âu và Bắc Mĩ thế kỷ XVII, XVIII; làn sóng thứ hai thời kỳ trong và sau cuộc Thế chiến II và làn sóng thứ ba là ngay sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến tận ngày nay. Tác giả đã lý giải và phân tìch bản chất của CNDT tại mỗi thời điểm đồng thời đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể về trường hợp của một số quốc gia để làm rõ sự khác biệt về đặc điểm của CNDT qua các thời kỳ. Ngoài ra còn có một số bài viết cũng mang những yếu tố về CNDT châu Âu trong các bài viết như “Từ Cộng đồng Than-thép Châu Âu đến EU 27: Quá trình hợp nhất châu Âu nhìn từ lịch sử” của PGS.TS. Trần Thị Vinh. Bài viết chủ yếu đi vào mô tả quá trính hính thành dân tộc và hội nhập EU của các quốc gia châu Âu. “Hài hòa lợi ích dân tộc và khu vực: Những kinh nghiệm hội nhập của châu Âu cho Đông Á” của TSKH Lương Văn Kế cũng đã có nghiên cứu sâu về vấn đề dân tộc đặt trong việc căn bằng giữa lợi ìch dân tộc và khu vực. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Anh và EU thí có thể kể đến luận văn “Chính sách đối ngoại của Anh sau chiến tranh lạnh, thể hiện qua quan hệ với Mĩ và EU” của Phạm Việt Anh. Trong luận văn, tác giả đã khái quát những đặc điểm đất nước và chình sách đối ngoại của Anh với Mĩ và EU. Chình sách đối ngoại của Anh mang tình hai mặt qua những đặc điểm của quốc gia này. Ngoài ra còn có luận văn “Chính sách đối ngoại của chính quyền Thủ tƣớng Tony Blair” của tác giả Hoàng Thị Ái, luận văn đã tập trung vào những chình sách đối ngoại của Thủ tướng Tony Blair với ba yếu
  • 18. 10 tố cơ bản: Chình sách ngoại gia can thiệp, mối quan hệ đặc biệt giữa Vương quốc Anh – Hoa Kỳ và quan hệ Vương Quốc Anh – EU. Hai luận văn này đã góp phần phân tìch về mối quan hệ giữa Anh và EU qua các thời kỳ, giúp cho người đọc hiểu thêm về quan hệ Anh – EU. Có thể thấy mặc dù nhiều tài liệu nghiên cứu được đăng trên các tạp chì nghiên cứu quốc tế, tạp chì nghiên cứu châu Âu nhưng chưa có một tài liệu nghiên cứu đầy đủ nào về CNDT ở Châu Âu cũng như phân tìch trường hợp CNDT ở Anh, mà thường chỉ có những bài viết hoặc nghiên cứu nhỏ về CNDT. Bởi vậy, đề tài nghiên cứu của học viên sẽ là một đóng góp cho nghiên cứu ở Việt Nam về CNDT châu Âu và Vương quốc Anh. Do khả năng nghiên cứu có nhiều hạn chế nên học viên chỉ đề cập đến những tác phẩm mà học viên có thể tiếp cận được. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ CNDT ở châu Âu thông qua trường hợp Vương quốc Anh. Nhiệm vụ của nghiên cứu đầu tiên là tím hiểu các định nghĩa của dân tộc, quốc gia và định nghĩa cơ bản của CNDT, và các tác động của CNDT đối với quốc gia và quốc tế ở Châu Âu. Nhiệm vụ nghiên cứu thứ hai là khái quát quá trính hính thành và phát triển của CNDT ở châu Âu qua các sự kiện lịch sử, và phân tìch tác động của CNDT qua từng thời kỳ. Nhiệm vụ nghiên cứu thứ ba là đưa ra các quan niệm về CNDT ở Anh quốc, khái quát quá trính hính thành CNDT ở Anh, sau đó so sánh với quá trính hính thành CNDT của quốc gia này với châu Âu và trên thế giới để lý giải được tại sao CNDT lại hính thành sớm và phát triển mạnh mẽ ở Anh. Nhiệm vụ nghiên cứu thứ tư là phân tìch các biểu hiện của CNDT của Anh trong quan hệ với EU để thấy được sự chi phối của CNDT đến chình sách đối ngoại của Anh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CNDT ở châu Âu và trường hợp Vương quốc Anh trong quan hệ với EU (Vương quốc Anh tên đầy đủ là Liên hiệp Vương quốc
  • 19. 11 Anh và Bắc Ireland, tuy nhiên do các gọi của người Việt thường gọi tắt là Vương quốc Anh, Anh quốc hay nước Anh nên luận văn sử dụng các tên thường gọi này thay cho tên đầy đủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland). Phạm vi nghiên cứu của luận văn về mặt thời gian được giới hạn trong các thời kỳ lịch sử tương ứng với nội dung của từng chương cụ thể. Với nội dung về sự hính thành và phát triển của CNDT ở châu Âu, luận văn bắt đầu với sự hính thành của các quốc gia dân tộc vào thế kỷ XV và trải qua các thời kỳ biến động và thay đổi về lý thuyết và thực tiễn trong các vấn đề của quan hệ chình trị quốc tế đến thế kỷ XXI ở châu Âu. Với nội dung về CNDT trong quan hệ giữa Vương quốc Anh và EU, phạm vi thời gian nghiên cứu được giới hạn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, trước khi Anh gia nhập EU đến 2017. Phạm vi tài liệu được sử dụng bao gồm những nghiên cứu về khái niệm cơ bản như “chủ nghĩa dân tộc”, “lãnh thổ quốc gia”, “quốc gia dân tộc” … cho tới những khái niệm hiện đại về chình sách của các chình phủ và việc thực hiện ngoại giao dưới bối cảnh Brexit của chình phủ Anh Quốc. Nguồn tài liệu trong và ngoài nước được sử dụng trong luận văn cũng đã được chọn lọc một cách cụ thể và đảm bảo đầy đủ về tình khoa học lẫn tình chình xác. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp lịch sử để nhận diện và tái hiện các sự kiện, quá trính hính thành và phát triển của CNDT ở châu Âu cũng như ở Anh quốc. Phương pháp quan hệ quốc tế (kết hợp với lý thuyết hội nhập và quốc tế) để phân tìch về tác động của CNDT chi phối đến quan hệ quốc tế và quan hệ giữa Anh – EU. Phương pháp đa ngành và liên ngành (kết hợp với dân tộc học và chình trị học) để phân tìch sâu về tác động của CNDT khi hính thành, phát triển và tác động của nó đến chình sách của châu Âu và Anh. Luận văn phương pháp tiếp cận nghiên cứu case study tiếp cận trường hợp Vương quốc Anh để làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn.
  • 20. 12 Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp cứu so sánh để so sánh những khác biệt về quan niệm vàquá trính hính thành của CNDT ở Anh khác với châu Âu và thế giới. 6. Cấu trúc luận văn Chương 1: “CNDT ở Châu Âu: Khái niệm và quá trính phát triển” sẽ đưa ra những khái niệm cơ bản để có cái nhín khái quát về CNDT và những ảnh hưởng của nó, đồng thời phân tìch sự hính thành và phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu. Chương 2: “Sự hính thành và đặc điểm chủ nghĩa dân tộc Anh” sẽ nói về các giai đoạn phát triển CNDT ở Anh và đặc điểm của CNDT ở Anh qua các thời kỳ và so sánh nó với các giai đoạn phát triển của CNDT châu Âu. Chương 3: “Biểu hiện của CNDT ở Anh trong quan hệ với Liên minh châu Âu” sẽ phân tìch các biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc của Vương Quốc Anh trong quan hệ đối ngoại với Liên minh Châu Âu.
  • 21. 13 CHƢƠNG 1: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU: KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 1.1 Khái niệm và ảnh hƣởng của chủ nghĩa dân tộc 1.1.1 Khái niệm chủ nghĩa dân tộc Trước khi đến với thuật ngữ “Chủ nghĩa dân tộc”, chúng ta cần phải hiểu thuật ngữ “dân tộc” để có thể lý giải được nguồn gốc đầu tiên hính thành CNDT bởi ví có dân tộc nên mới hính thành tư tưởng dân tộc – CNDT. Con người phải thuộc về một dân tộc trước khi bộc lộ CNDT. “Dân tộc” (nation) là thuật ngữ có nguồn gốc từ từ Latin cổ “natio” - dùng để chỉ dân cư của một nhà nước hay một thành bang cổ kết với nhau thông qua việc có chung nguồn gốc hoặc một chủng tộc, quần cư trên một khu vực hoặc một vùng lãnh thổ xác định1 . Học giả Trung Quốc Lương Khải Siêu đã sử dụng danh từ “dân tộc” để dịch từ khái niệm “nation” vào đầu thế kỷ XX. Trên thực tế, khái niệm “dân tộc” đã được rất nhiều học giả đưa ra các định nghĩa riêng2 . Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến nhất của dân tộc là cộng đồng người hính thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, có chung huyết thống, hính thái cơ thể, có chung một ngôn ngữ, và có chung một nền văn hóa với một số đặc trưng và tình cách khi xã hội phân chia giai cấp và hính thành nhà nước. Một số tiêu chì đã được các nhà nghiên cứu ở phương Tây đặt ra để xác định một dân tộc: “Dân tộc là một thuật ngữ dùng để chỉ những nhóm người rộng lớn được cố kết thành cộng đồng nhờ vào ý thực của họ về đặc trung về văn hóa và/hoặc chính trị riêng. Ý thức đó có thể được hình thành trên cơ sở của những cái chung về nguồn gốc, ngôn ngữ tôn giáo, văn hóa và lịch sử, cũng như dựa trên những điểm chung về 1 Phạm Hồng Tung (2006), Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của Thế giới- Trong “Một chặng đường nghiên cứu lịch sử 2001 – 2006, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 835 2 Lương Văn Kế (2007), Thế giới đa chiều, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 303
  • 22. 14 hình dung thế giới, các quan niệm chung về luật pháp, nhà nước và xã hội”3 . Nhiều học giả, nhà nghiên cứu cho rằng để thừa nhận sự hiện diện của một dân tộc bất kỳ thí cần những tiêu chì sau đây: Thứ nhất, dân tộc là một sản phẩm của giai đoạn lịch sử phát triển cao của loài người. Nó là một hiện tượng xã hội phát triển đến một trính độ nhất định và được cả cộng đồng thừa nhận. Thứ hai, một dân tộc đòi hỏi các các thành viên của nó có chung các đặc điểm đồng nhất về ngôn ngữ, khu vực cư trú, cách thức hoạt động kinh tế và tố chất tâm lý được thể hiện qua đặc trưng văn hóa dân tộc. Thứ ba, sự ổn định và dân tộc được thể hiện qua khả năng phản kháng lại những tác động hoặc hành động buộc dân tộc đó chia rẽ hoặc áp đặt những giá trị văn hóa dân tộc khác như thói quen, tập tục, ngôn ngữ lên một dân tộc.4 Dân tộc và quốc gia là hai khái niệm thường được đến song hành với nhau, nhưng về bản chất chất hai khái niệm này lại khác nhau mà không ìt người đã nhầm lẫn. Dân tộc là bản thể của quốc gia và ngược lại. Nhắc đến dân tộc là nói đến một cộng đồng với những điểm đồng nhất về văn hóa ngôn ngữ, hệ giá trị tôn giáo… có ý thức dân tộc riêng, còn quốc gia (nation-state) lại là một khái niệm về một chủ thể có địa lý chình trị, có một công đồng dân cư, mỗi lãnh thổ xác định, có nhà nước quản lý luôn cố gắng duy trí sự độc lập về đối nội và tự chủ trong đối ngoại. Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của dân tộc là trụ cột trong hính thành quốc gia. Một dân tộc suy vong đánh mất quốc gia của mính trong quá trính cạnh tranh sinh tồn với quốc gia khác, thí sự tan vỡ của quốc gia không đi kèm với sự sụp đổ hoàn toàn của quốc gia đó. Chủ nghĩa dân tộc (nationalism) được hiểu là ý thức về sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc, sắc tộc khác nhau hay tư tưởng chi phối đến các hành động ví quyền lợi dân tộc. CNDT là một hiện tượng chình trị có nhiều cách hiểu, được biểu hiện dưới 3 Phạm Hồng Tung (2006), Vấn đề dân tộc và phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của Thế giới- Trong “Một chặng đường nghiên cứu lịch sử 2001 – 2006, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 840 4 Lương Văn Kế( 2007), Thế giới đa chiều, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 304-305
  • 23. 15 nhiều hính thái và mức độ khác nhau trong mỗi bước ngoặt hay từng giai đoạn lịch sử biến động của mỗi quốc gia. Bởi sự nhận thức rõ ràng về dân tộc, khiến con người muốn dân tộc được công nhận, định hính được bản sắc của dân tộc mính, từ đó sản sinh ra tính yêu dân tộc, ý thức về chủ quyền cùng như bảo vệ chủ quyền, bản sắc, lợi ìch của dân tộc. Theo George Orwell thí CNDT hoặc “ tinh thần dân tộc” là “thói quen đồng nhất mình với một dân tộc hoặc một đơn vị duy nhất nào đó khác, đặt nó cao hơn thiện ác và không công nhận một nghĩa vụ nào khác ngoài thúc đẩy các quyền lợi của nó”5 . Quốc gia với những đặc trưng xác định về không gian, văn hóa, lịch sử đã làm nảy sinh ý thức bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, lợi ìch kinh tế, chình trị đồng thời gây dựng sự cố kết và những mối liên hệ chặt chẽ giữa các dân tộc trong phạm vi quốc gia đó với sự lãnh đạo của các dân tộc chiếm đa số nhằm bảo vệ và duy trí lợi ìch của quốc gia đã hính thành quốc gia - dân tộc (nation-state). Định nghĩa về CNDT của Anthony D. Smith cũng tương đồng như George Orwell cho rằng CNDT là một sức mạnh tổng thể và giải phóng, được thể hiện qua năm khìa cạnh: toàn bộ quá trính hính thành và duy trí các quốc gia; một về ý thức dân tộc; một ngôn ngữ hoặc biểu tượng của dân tộc; một ý thức hệ hay một phong trào chình trị và xã hội nhằm đạt được mục tiêu quốc gia và hiện thực hóa ý chì quốc gia6 . Quan niệm của Anthony đi theo chiều sâu những giá trị cốt lõi của một dân tộc với những giá trị đồng nhất giữa những người dân trong cùng một quốc gia. Chủ nghĩa dân tộc là một hệ thống các tư tưởng thường đòi quyền tự quyết, tuy nhiên, dưới góc nhín của Walker Connor thí Chủ nghĩa dân tộc là vấn đề về lòng trung thành7 . Ý thức hệ hay phong trào trong trường hợp này phải đi đôi với lòng trung thành quốc gia, sự duy trí các thuộc tình đa chiều của nó (ngôn ngữ, tôn giáo, lịch sử, các giá 5 Orwell, G., “Ghi chú về chủ nghĩa dân tộc” http://www.foreignaffairs.com/articles/54020/dominique-moisi/the- trouble-with-france 6 Anthony D.Smith (1991), National Identity, London: Penguin, pg. 72 7 Nguyễn Thành Nam (2013), Chủ nghĩa dân tộc Đông Bắc Á trong nền chính trị quốc tế đương đại. Học viện Ngoại giao, Hà Nội, tr. 6
  • 24. 16 trị truyền thống…). Quan niệm này của Walker Connor đề cao lòng trung thành của người dân trong một dân tộc hơn là tinh thần yêu nước của họ. Quan niệm này khá phổ biến ở châu Âu vào thế kỷ XIX, khi mà các quốc gia đề cao lòng trung thành của công dân để có thể phục vụ cho quốc gia (đặc biệt trong lĩnh vực quân sự và an ninh), giúp quốc gia đạt được lợi ìch tối ưu. Trong quan hệ quốc tế, James G. Kellas cho rằng CNDT là một trong những nguyên nhân gây ra những xung đột, sự đối lập với hệ thống nhà nước hiện tại, với các thể chế quốc tế, siêu quốc gia hay xu hướng hợp tác, là một yếu tố quyết định quyền lực của nhà nước trong các vấn đề quốc tế8 . Quan niệm này của James đã lý giải được những nguyên do của những cuộc chiến tranh trong suốt chiều dài lịch sử như Thế chiến I và II khi các quốc gia bởi mâu thuẫn lợi ìch, tranh giành quyền lực mà xảy ra xung đột. Quá trính phát triển của CNDT gắn bó mật thiết với sự hính thành nhà nước tập quyền. Ý thức về sự khác biệt giữa các nền văn hóa đã được tầng lớp trên của xã hội cổ nhận ra và chia sẻ tính đoàn kết cộng đồng mính ngay từ thời xa xưa, đồng thời phân tách với các cộng đồng xung quanh. CNDT đã dần phát triển như một hiện tượng tự nhiên khó lòng thay đổi. CNDT không phải là một khái niệm nổi trội nhất trong lý thuyết quan hệ quốc tế nhưng nó đã chứng tỏ được sự ảnh hưởng của mính đến mối quan hệ giữa các quốc gia thông qua các thực tiễn lịch sử. Mặc dù hiện nay hội nhập hóa và toàn cầu hóa là xu hướng phát triển của thế giới song CNDT vẫn duy trí sự tác động của nó. Khái niệm CNDT liên tục được thay đổi để phù hợp với tiến trính phát triển của thời đại. Ở châu Âu, theo John T.Rouke thí CNDT sơ khởi manh nha vào gần cuối Thời kỳ Tăm tối (Dark Ages) với sự sụp đổ của đế chế do vua Charlemagne xây dựng vào đầu thế kỷ IX. Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ XVIII, CNDT hiện đại mới thực sự ra đời. CNDT hiện đại khác biệt với CNDT sơ khởi ở mức độ liên kết giữa nhân dân và 8 James G. Kellas (1991), Politics of Nationalism and Ethnicity, Hampshire: Palgrave Macmillan, pg. 43
  • 25. 17 nhà nước. Quan điểm này lý giải rằng hầu hết người dân không mấy quan tâm đến thể chế nhà nước đang lãnh đạo và quản lý họ trừ khi chình các cá nhân thuộc dân tộc của họ nắm quyền kiểm soát nhà nước. Trên phương diện quan hệ quốc tế, bản chất của quốc gia chình là công cụ hữu hiệu và quyền lực nhất nhằm bảo vệ lợi ìch dân tộc và bảo vệ hòa bính, hữu nghị giữa các dân tộc. Một trong những hính thức mới của chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa dân túy (populist nationalism) đã xuất hiện trong những năm gần đây. Năm 2004, Cas Mudde9 đưa ra một định nghĩa về chủ nghĩa dân túy là một “hệ tư tưởng mỏng”, chỉ đơn thuần xây dựng lên một khuôn khổ: một dân tộc trong sạch chống lại một tầng lớp tinh hoa mục nát10 . Mặc dù chủ nghĩa dân túy là một hính thái mới của CNDT nhưng giữa hai chủ nghĩa lại có sự khác biệt rất lớn chúng ta cần phân biệt rõ giữa CNDT và chủ nghĩa dân túy. Quần chúng không phải những người theo CNDT và những người theo CNDT, không phải tất cả họ đều theo chủ nghĩa dân túy. Chủ nghĩa dân túy nhấn mạnh theo hướng chiều dọc của quần chúng: chình trị dân túy xây dượng “con người” bằng cách chống lại nó với tầng lớp “tinh hoa” (elite) và tuyên bố đai diện cho con người. Còn CNDT không được xây dựng theo chiều dọc mà theo chiều ngang: xây dựng chình trị dân tộc và tuyên bố đại diện cho quốc gia, được xây dựng một cách kỳ diệu bằng cách phân biệt giữa những người “ở trong” và “ở ngoài” quốc gia.11 Có thể thấy, chủ nghĩa dân túy chỉ hướng chình trị về lợi ìch của một bộ phận dân chúng trong quốc gia, còn CNDT hướng chình trị về lợi ìch của một cộng đồng dân tộc mà đó chình là lợi ìch quốc gia. Sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia trong thời kỳ toàn cầu hóa mang lại nhiều rủi ro lớn cho quyền tự chủ của các quốc gia khi phải chịu ràng buộc bởi các hiệp định kinh tế, và nó ảnh hưởng rất lớn trong các chình sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. 9 một nhà khoa học chình trị tại trường Đại học Georgia 10 The Economist, Chủ nghĩa dân túy là gì (Lê Thị Hồng Loan dịch), Nghiên cứu quốc tế (04/01/2017) http://nghiencuuquocte.org/2017/01/04/chu-nghia-dan-tuy-la-gi/ 11 Antonis Galapoulos, Populism, Nationalism and Trasnnationalim, Green European Journal https://www.greeneuropeanjournal.eu/populism-nationalism-and-transnationalism/
  • 26. 18 Tác động của hợp tác kinh tế còn làm tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kéo các nền kinh tế của các nước đi xuống gây nhiều hậu quả xấu như GDP giảm, nợ công, thất nghiệp,… như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Hơn nữa, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi việc xóa bỏ ranh giới và quyền kiểm soát giữa các khu vực. Và trong thế kỷ XXI này, “CNDT có thể được cho là tập hợp các ý tưởng nhằm tìm cách bảo vệ bản sắc dân tộc của một quốc gia chống lại các mối đe dọa của lực lượng xâm lấn do toàn cầu hóa”12 . Do đó, trong luận văn này, học viên sử dụng khái niệm CNDT là một hệ thống niềm tin, tìn ngưỡng hoặc tư tưởng chình trị liên quan đến sự gắn bó chặt chẽ giữa một nhóm cá nhân với một quốc gia. CNDT đã trở thành một trong những động lực chình trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. 1.1.2 Tác động của chủ nghĩa dân tộc với quốc gia và quan hệ quốc tế CNDT thông thường được biểu hiện qua nhiều hính thái nhằm bảo vệ những điều liên quan đến quốc gia như: sự toàn vẹn lãnh thổ, sự tồn vong của chế độ chình trị đương thời trước những mối đe dọa từ bên ngoài. Thông thường CNDT được bộc lộ ra bằng lòng yêu nước hoặc chủ nghĩa yêu nước. Có dân tộc cho rằng ý thức dân chúng của đoàn thể là đặc trưng rõ nét nhất của CNDT. Bên cạnh đó, cũng có những dân tộc lại cho rằng quan niệm bản chất của CNDT do chình những nhà lãnh đạo điều hành định hướng13 . Đối với quốc gia, CNDT có thể là một phong trào thầm lặng, mang hơi hướng tự tôn dân tộc, cổ vũ quá khứ cũng như hồi tưởng lại lịch sử dân tộc. Trong quá trính theo đuổi những mục tiêu nhất định, phong trào CNDT có thể mang hơi hướng chình trị về lợi ìch xã hội. Các hoạt động chình trị, kinh tế và thương mại, chình sách đối ngoại, bảo tồn văn hóa, lối sống dân tộc của một nhóm người là những vấn đề phổ biến 12 TTXVN, Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu tạo điều kiện cho các đảng phái dân tộc chủ nghĩa, Tài liệu tham khảo đặc biệt TTXVN, số 12-11-2011, tr. 21 13 Nguyễn Thành Nam (2013), chủ nghĩa dân tộc Đông Bắc Á trong nền chính trị quốc tế đương đại. Học viện Ngoại giao, Hà Nội, tr. 4
  • 27. 19 nhất mà hành vi của CNDT hướng về. “CNDT không phải là hiện thực về dân tộc: nó là các ý thức hệ khác nhau về dân tộc, ví vậy nó thay đổi theo thời gian. CNDT thường ra đời vào những khúc quanh lớn của cuộc sống dân tộc: khi dân tộc đang hính thành, đang đấu tranh bảo vệ sự tồn tại của nó, hoặc đang trên đà bành trướng, đặc biệt trong những lúc có chiến tranh với những thế lực bên ngoài. Ít khi CNDT tồn tại riêng rẽ, nó thường quyện vào những ý thức hệ và tôn giáo, về chủng tộc, về triết học để tạo thêm sức mạnh”14 . CNDT ẩn chứa những sức mạnh to lớn, bởi vậy từ rất sớm trong lịch sử dựng nước cho đến tận hiện tại, mọi triều đại, mọi chình phủ, mọi nhà nước trên thế giới đều vận dụng CNDT trong việc cai trị và điều hành đất nước. Từ châu Âu sang châu Mỹ hay châu Á, không khó để nhận ra sự hiện diện của CNDT trong đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên thí biểu hiện mức độ của CNDT ở mỗi khu vực, mỗi đất nước ở mỗi thời điểm lại khác nhau. Từ các thực tiễn trong lịch sử phản ánh, trong căn nguyên hính thành về lịch sử và triết lý của CNDT thí đây là một nhân tố tìch cực, đặc biệt trong đóng góp cho quá trính dân chủ hóa chình trị cũng như hội nhập. Mặc khác, CNDT cũng có những mặt tiêu cực khi bị cực đoan hóa dẫn đến sự chia rẽ và hủy hoại thế giới. Lý luận chình trị học và thực tiễn lịch sử đã chứng minh đây là mặt thống nhất và phân chia trong nền chình trị thế giới, là thuộc tình hai mặt của một vấn đề xã hội. Những mặt tìch cực của CNDT đã được John T. Rourke tổng kết với năm tác động cơ bản15 . Trước hết CNDT thúc đẩy ý thức dân chủ thông qua ý niệm quốc gia là tài sản của chình công dân sống trong quốc gia đó. Nhà nước là tập hợp những đại diện quần chúng, thực quyền của nhà nước là do nhân dân trao tặng, sau đó, nhân dân sẽ quyết định chình sách mà chình phủ theo đuổi và những người đứng đầu chình phủ sẽ thực hiện quyền lợi đối nội và đối ngoại chỉ như đại diện của nhân dân mà thôi. Quan 14 Lữ Phương, Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, Viet-studies http://www.viet-studies.info/LuPhuong/LuPhuong_ChuNghiaDanTocVietNam.htm 15 Rourke, J. T. (2001), International politics on the world stage, H: McGrawHill/Dushkin, pg. 138-139
  • 28. 20 điểm chủ quyền thuộc về nhân dân ra đời đã chi phối đến thể chế chình trị quốc gia hiện đại; mục tiêu theo đuổi lợi ìch dân tộc của cả cộng đồng chi phối đến thể chế và quá trính hoạch định chình sách nhà nước. Làm sao để đáp ứng một cách tương đối lợi ìch của phần lớn công dân trong quốc gia đó là điều mà chình phủ quan tâm. Thứ hai, CNDT và “ý thức dân tộc” được thúc đẩy bởi sự khác biệt về văn hóa giữa thế giới bên ngoài và bên trong dân tộc. Sự khác biệt ấy đã khiến dân tộc này không thực sự thừa nhận sự thống trị của dân tộc khác lên dân tộc mính mặc dù cùng nằm trong một liên bang, một đế chế hay một liên minh và đây chình là yếu tố cổ vũ quyền tự quyết của dân tộc (self-determation). Niềm tin rằng mọi dân tộc trên toàn thế giới đều bính đẳng và có quyền tự quyết chình là động lực thúc đẩy các dân tộc nhỏ yếu đấu tranh trở thành các quốc gia độc lập và tự chủ. Thứ ba, CNDT cũng đóng một vai trò then chốt trong việc chống lại chủ nghĩa đế quốc. Đây có thể coi là một hệ quả của sự gia tăng niềm tin và sự bính đẳng và quyền tự quyết của dân tộc. CNDT giúp đẩy mạnh đấu tranh và tăng sức đề kháng trước sự chiếm đóng, đồng hóa hoặc xâm lược từ bên ngoài. Chình ý thức về chủ quyền, biên giới đa quốc gia, lãnh thổ, niềm kiêu hãnh dân tộc không cho phép một dân tộc dễ dàng khuất phục hoặc bị đồng hóa trước một dân tộc ngoại bang kể cả dưới những áp lực của bạo lực vũ trang. Thứ tư, thừa nhận và ủng hộ sự phát triển kinh tế quốc dân ví mục tiêu lợi ìch của quốc gia dân tộc đó là mặt tìch cực không thể phủ nhận của CNDT. Như chúng ta thấy rõ, kinh tế phát triển nhờ thúc đẩy thương mại và trao đổi hàng hóa dựa trên chênh lệch và khác biệt về lợi thế cạnh tranh quốc gia, thương mại kết nối và làm khăng khìt trong tương quan về mặt kinh tế và đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Khi thế giới càng phát triển, những thành tựu khoa học kỹ thuật và tư duy đẩy cuộc sống diễn ra với một nhịp độ nhanh hơn, cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt hơn, CNDT nhấn mạnh vào lợi ìch dân tộc yêu cầu mỗi nhà nước vạch ra những đường lối hợp lý ví mục tiêu phát triển, thí hợp tác và thúc đẩy thương mại gần như là một lựa chọn tất yếu. Phải
  • 29. 21 chăng chình chủ thể chình trị lớn mạnh – quốc gia dân tộc phát triển ở trính độ cao – đã đưa ra các chình sách khuyến khìch thương mại phát triển không phải ví những mục tiêu quốc tế cao cả nào mà trước nhất ví lợi của chình quốc gia đó. Cuối cùng, khi đánh giá tác động của CNDT trên bính diện quan hệ quốc tế, có thể thấy rõ, CNDT bảo tồn văn hóa và tôn trọng sự khác biệt. Sự ra đời của một loạt các tổ chức quốc tế và khu vực trong thế kỷ XX đã khiến một số người lo ngại về sự xói mòn văn hóa, hoặc sự chèn ép của các quốc gia lớn dẫn đến sự tiêu biến, hao hụt văn hóa ở các quốc gia nhỏ yếu hơn. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy, bởi lẽ trong một thế giới tồn tại nhiều giá trị chung thí những điểm độc đáo, đặc sắc sẽ luôn được tôn trọng đề cao. CNDT với ý thức về bản sắc riêng, về sự khác biệt và các yếu tố truyền thông yêu cầu dân tộc này tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các nền văn hóa, các giá trị của dân tộc khác nhằm duy trí chình điểm khác biệt của dân tộc mính. Mặc dù có nhiều mặt tìch cực nhưng không ìt học giả đã chỉ ra rất nhiều tác động tiêu cực mà CNDT dân tộc mang lại cho quan hệ quốc tế dựa trên thực tiễn lịch sử trên thế giới. Tƣ tƣởng bài ngoại (xenophobia) là điều đáng được chú ý trước tiên, bởi ví hầu hết những khìa cạnh tiêu cực của CNDT đều xuất phát từ cái nhín không toàn vẹn giữa các dân tộc với nhau về sự khác biệt. Góc nhín phiến diện của “nhóm chúng ta” (we-group) với “nhóm họ” (they-group) đã dẫn đến những quan điểm trái chiều, không thừa nhận giá trị của các dân tộc, các nhóm người khác. Việc bế quan tỏa cảng, coi các giá trị ngoại lai là thuốc độc đối với giá trị truyền thống đã dẫn đến sự nghi ngờ và lòng e sợ hay không ưa thìch những dân tộc khác. CNDT cũng thường sinh ra ý nghĩ về tình dân tộc của lòng yêu nước cực đoan, sự thực ấy đã khiến Voltaire than vãn rằng: “Thật buồn khi trở thành một người yêu nước nồng nàn thường đồng nghiã với việc trở thành kẻ thù của phần còn lại của nhân loại”16 . Hơn nữa, bản chất quốc gia có tình giai cấp, nói cách khác, quốc gia không còn là những nguyên nhân, kết quả của quá trính đấu tranh giai cấp mà còn là một công cụ 16 Rourke, J. T. (2001), International politics on the world stage, H: McGrawHill/Dushkin, pg. 142
  • 30. 22 của giai cấp17 . Sẽ chẳng có gí lạ nếu giai cấp lãnh đạo ví một mục đìch tối đa hóa lợi ìch giai cấp của mính (hoặc do nhận thức sai lầm rằng, việc tiến hành chiến tranh mang lại nhiều lợi nhuận hơn là giữ hòa khì hoặc tiến hành hợp tác) mà tiến hành bành trướng, xâm chiến nước ngoài. Có thể coi chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) là đứa con bạo ngược của CNDT khi nó quay trở lại phủ nhận tình bính đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc nhỏ yếu hơn. Từ khi chủ nghĩa thực dân mà sau này là chủ nghĩa đế quốc ra đời thí sự bất bính đẳng ấy ngày càng gia tăng. Tùy theo mức độ nhân đạo và văn minh của bộ phận thống trị, những dân tộc bị coi là hạ đằng, man rợ hoặc bị tiêu diệt, hoặc bị đưa xuống làm nô lệ, hoặc bị đặt ra khỏi ngoài vòng pháp luật, hoặc bị kím hãm trong tính trạng lệ thuộc. Ngoài ra, áp bức trong nội bộ quốc gia cũng là kết quả của CNDT cực đoan. Hiện nay rất khó để tím được một quốc ra nào là sở hữu của một dân tộc duy nhất bởi tình chất đa sắc tộc của quốc gia do lịch sử hính thành và phát triển chi phối. Thường sẽ có một dân tộc chiếm đa số và nắm quyền lãnh đạo trong quốc gia, vậy điều gí xảy ra nếu dân tộc đó cảm thấy sự thống nhất về chủng tộc là điều kiện tiên quyết cho một quốc gia phát triển? Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, chế độ Quốc xã cố tính thiết kế lại bản đồ chủng tộc của toàn châu Âu bằng bạo lực. CNDT không lành mạnh có thể dẫn đến thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm đến các cộng đồng xung quanh. Tất cả các dân tộc sống trong cùng một quốc gia hay ở các quốc gia khác nhau thí đều cư trú trên cùng một trái đất. Bởi vậy mỗi quốc gia dân tộc hay dân tộc đều chia sẻ những nền tảng chung, đều là một mắt xìch quan trọng trong hệ thống quốc tế phức tạp và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Như vậy, trong mạng lưới hệ thống quốc tế, sự tồn vong hưng thịnh của quốc gia này là có thể vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự suy tàn của quốc gia khác. Nếu CNDT đặt lợi ìch quốc gia trên quyền lợi khu vực hoặc toàn cầu sẽ dẫn đến thái độ thờ ơ, bang quan với những gí đang 17 Lương Văn Kế( 2007), Thế giới đa chiều, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 202
  • 31. 23 diễn ra xung quanh mà chỉ chú ý đến cộng đồng của mính mà thôi, hoặc thậm chì dẫn đến những hành động chà đạp lên lợi ìch cơ bản của dân tộc quốc gia khác. Tình hai mặt của CNDT đối với quan hệ quốc tế thời gian qua đã khiến các chình trị gia, các học giả tốn nhiều công sức phân định. Những tác động tìch cực và tiêu cực mà CNDT mang lại luôn song hành cùng nhau và điều quan trọng không phải là phá xét hệ tư tưởng ra đời do sự phá triển trì tuệ và ý thức của con người, ở đây là CNDT, mà là nhận thức được những giá trị tìch cực của nó, có những cách thức để vượt qua mặt trái của nó để xây dựng một xã hội mới, một thế hệ mới ví con người. 1.2 Quá trình phát triển chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu Sự ra đời và phát triển của CNDT gắn liền với quá trính ra đời các quốc gia - dân tộc, bởi vậy dấu mốc quan trọng của CNDT là mầm mống đầu tiên của những quốc gia – dân tộc ra đời vào khoảng thế kỷ XV. Sự phát triển của CNDT kéo dài theo dòng lịch sử và ở mỗi thời kỳ nó lại mang một hính thái khác nhau. Có thể chia sự phát triên của CNDT theo 4 giai đoạn sau: CNDT sơ khai – đánh dấu sự hính thành của quốc gia (từ thế kỷ XV đến XVII khi hòa ước Westphalia năm 1648 được ký kết); CNDT thời kỳ cách mạng Tư sản – giai đoạn này đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của CNDT trên toàn châu Âu với nhiều hính thái khác nhau (từ sau Hòa ước Westphalia đến đầu thế kỷ XX); CNDT thời kỳ chiến tranh Thế giới – giai đoạn này đánh dấu sự phát triển của CNDT đến mức cực đoan (từ khi diễn ra Thế chiến I đến khi kết thúc Thế chiến II năm 1945); CNDT từ sau thế chiến II đến nay (2017) – giai đoạn này CNDT mặc dù có dấu hiện suy giảm nhưng nó lại mang hính thái mới phù hợp với xu hướng hội nhập hóa, toàn cầu hóa. 1.2.1 Chủ nghĩa dân tộc sơ khai Vào khoàng thế kỷ XV, những mầm mống đầu tiên của quốc gia ra đời. Hính thành quốc gia là quá trính lâu dài và phức tạp, chịu tác động của các yếu tố dân cư, lãnh thổ, địa lý và một phần rất lớn là vào các cá nhân, hay Quân Vương. Vào cuối thế kỷ XV có khá nhiều trở ngại cho việc hính thành các quốc gia có diện tìch rộng lớn vẫn
  • 32. 24 còn tồn tại. Giao thông liên lạc khó khăn là vấn đề dễ thấy đầu tiên. Cơ sở hạ tầng kết nối giữa các địa phương khác nhau yếu kém gây nhiều trở ngại trong việc đi lại, đặc biệt là trong mùa lạnh, khi dường như không ai có thể di chuyển từ vùng này qua vùng khác và nó gây trở ngại không nhỏ trong việc hính thành các quốc gia rộng lớn. Chưa kể, bất đồng ngôn ngữ hoặc nhiều thứ tiếng địa phương khác nhau cũng làm việc liên lạc trở nên khó khăn. Việc các vương quốc nhỏ bé duy trí nền văn hóa, bản sắc dân tộc và khẳng định mính so với các vương quốc khác đã làm chậm quá trính hính thành quốc gia hiện đại. Nhưng đến đầu thế kỷ XVI, dường như những khó khăn đó không thể kím hãm tiến trính ra đời và củng cố quốc gia ở Châu Âu được nữa. Vào thời gian này, sự phát triển của vũ khì và công nghệ chiến tranh dường như trở thành nguyên nhân nòng cốt trong việc sát nhập các đơn vị chình quyền nhỏ của Châu Âu. Thuốc súng đã thay đổi chiến thuật và phương thức chiến đấu, kỵ binh hạng nhẹ được sử dụng đối đa để chống lại bộ binh, còn bộ binh chuyển sang dùng lao dài, hỏa mai và trở thành lực lượng nòng cốt của quân đội. Tóm lại, các quốc gia ra đời và được củng cố trong giai đoạn này nếu không phải sát nhập do thừa kế, hôn nhân vương quyền thí là sản phẩm của sự xâm chiếm bằng bạo lực mà tiêu biểu là trường hợp thống nhất của Anh và Pháp. Riêng khu vực Trung và Đông Âu, đến cuối thế kỷ XV lại bị chia cắt và không có một quốc gia thống nhất nào, nguyên nhân chủ yếu là do sự đe dọa của lực lượng bên ngoài. Vào nửa đầu thế kỷ XVII, những căng thẳng về chình trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia Châu Âu. Cùng lúc với thời kỳ Phát kiến địa lý, khai phá mở đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới, châu Âu cũng chuyển mính với sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thƣơng (mercantilism), chủ nghĩa thực dân (colonialism) và chủ nghĩa đế quốc (imperialism). Đồng thời, ý thức dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia cũng đã thức tỉnh các vị vua, hính thành nên
  • 33. 25 những mầm mống đầu tiên của CNDT ở Châu Âu18 . Phong trào cải cách tôn giáo từ giữa thế kỷ XVI đã chia Châu Âu thành hai phe: những nhà nước theo Cựu giáo (Thiên chúa giáo) hoặc những nhà nước theo Tân giáo (Tin Lành). Những xung đột giữa các quốc gia Châu Âu ở thời kỳ này luôn mang màu sắc của các cuộc chiến tranh tôn giáo. Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm là cuộc chiến tranh toàn Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Vào thời kỳ này, CNDT biểu hiện qua việc các quốc gia tham gia vào cuộc chiến tôn giáo để giành lấy quyền lực cho đất nước mính. Bắt đầu là cuộc xung đột về tôn giáo ở Bohemia sau biến thành cuộc tranh giành quyền lực quốc tế. Trong 30 năm kế tiếp, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, và Thụy Điển bị lôi cuốn vào cuộc chiến. Những thủ lãnh Tin Lành và Công Giáo, thường ví lòng tham và quyền lực, dùng thủ đoạn để đạt bá quyền và lợi lộc. Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chia thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn được đặt theo tên của những địch thủ chình của Hoàng đế. Một số sách tham khảo nêu lên bốn giai đoạn: Cuộc Chiến Bohemia-Palatine, Cuộc Chiến Đan Mạch-Lower Saxony, Cuộc Chiến Thụy Điển, và Cuộc Chiến Pháp-Thụy Điển. Đa số sự tranh chiến diễn ra trong lãnh thổ của Hoàng đế. Hòa ước Westphalia được ký kết vào năm 1648 đã chấm dứt Cuộc Chiến Ba Mươi Năm và đánh dấu sự thành lập Âu Châu hiện đại, một lục địa gồm những nước có chủ quyền. Hòa ước Westphalia bao gồm một loạt các hiệp ước hòa bính được ký kết từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1648 tại Osnabrück và Münster19 . Hòa ước Westphalia được đánh giá là văn bản đầu tiên xác nhận chủ thể trong quan hệ quốc tế là quốc gia. Khái niệm quốc gia – dân tộc (nation-state) cũng bước đầu được xác định 18 Đào Minh Hồng, Hòa ước Westphalia, Nghiên cứu quốc tế (25/07/2015) http://nghiencuuquocte.org/2015/07/25/hoa-uoc-westphalia-the-peace-of-westphalia/ 19 Hiệp ước Münster giữa đế quốc La Mã Thần thánh với Pháp và các đồng minh của cả hai bên; và Hiệp ước Osnabrück giữa đế quốc La Mã Thần thánh với Thụy Điển và các đồng minh. Hoà ước Westphalia đã đánh dấu sự kết thúc cuộc Chiến tranh 30 năm ở Đức (1618-1648) và Chiến tranh 80 năm giữa Tây Ban Nha và Hà Lan.
  • 34. 26 và Hoà ước được xem là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại. Một số nguyên tắc quan trọng được chình thức công bố trong Hoà ước Westphalia về sau đã tạo ra cơ sở để hính thành nền luật pháp và chình trị của mối quan hệ hiện đại giữa các quốc gia. Nó góp phần định hính một xã hội của các quốc gia – dân tộc dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia là tối thượng, xác nhận sự độc lập của các quốc gia và nhấn mạnh rằng mỗi quốc gia có quyền lực nhất định mà các quốc gia khác phải tôn trọng. Từ năm 1648 trở đi, quyền lợi của các quốc gia trở thành tối cao cả về luật pháp lẫn chình trị. Đây là một dấu mốc lịch sử cho dù trật tự các quốc gia được công bố tại Westphalia chủ yếu ảnh hưởng tới châu Âu và trật tự Westphalia dần dần và mặc nhiên trở thành một trật tự toàn cầu. Sự hính thành của quốc gia – dân tộc cũng gắn liền với sự hính thành của CNDT. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng CNDT là tiền đề cho sự ra đời của quốc gia – dân tộc. Bởi ví có dân tộc nên mới hính thành tư tưởng dân tộc – CNDT. Con người phải thuộc về một dân tộc trước khi bộc lộ CNDT. CNDT khiến cho quốc gia muốn được công nhận về lãnh thổ, chình trị cũng như văn hóa và bản sắc. Chình điều này là nguyên nhân hính thành nên quốc gia. Các quốc gia đã mở rộng trong một thời gian dài và mang trong mính những yếu tố của quan điểm ban đầu của CNDT. CNDT là tác nhân thúc đẩy sự hính thành quốc gia - một chủ thể có lãnh thổ và độc lập về pháp luật và chình trị. Đồng thời, sự hính thành của quốc gia – dân tộc cũng làm cho con người có ý thức về chủ quyền quốc gia và ý thức về dân tộc. Đây là bước đầu tiên trong tiến trính phát triển mạnh mẽ của CNDT ở giai đoạn sau. 1.2.2 Chủ nghĩa dân tộc thời kỳ cách mạng Tư sản CNDT thời kỳ cách mạng Tư sản bắt đầu từ sau hiệp ước Westphalia cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Giai đoạn này đã đánh dấu sự xuất hiện của một một làn sóng
  • 35. 27 CNDT thức tỉnh khắp châu Âu và nó gắn liền với cách cuộc cách mạng Tư sản. Từ khi hính thành, các quốc gia đã sớm xuất hiện mối giao lưu giữa các nước gần nhau do nhu cầu qua lại, kết thân, buôn bán và tiến hành những cuộc chiến tranh giành giật đất đai, mở rộng lãnh thổ. Trong thế kỷ XVI-XVII, những phát kiến địa lý đã tác động mạnh mẽ vào sự biến đổi ở châu Âu và châu Mĩ. Những quốc gia đi tiên phong trong những cuộc thám hiểm thành những nước giàu có nhờ vào việc thiết lập hệ thống thuộc địa, cướp bóc, vơ vét của cải ở những vùng mới khám phá và thúc đẩy giao thương trên biển. Hoạt động thương mại tấp nập trên mặt biển lan tỏa vào thị trường nội địa các quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp và khai thác nguyên liệu trở thành tiền đề cho một nền kinh tế mới – kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nhiều nhà nước ven bờ Đại Tây Dương đẩy mạnh hoạt động thương mại, phát triển cảng biển và đô thị, hính thành một tầng lớp thị dân mới gắn liền với hoạt động công thương nghiệp. Họ có nguyện vọng thoát khỏi sự quản lý và kiểm soát của nhà nước phong kiến, được hưởng chế độ thuế khóa thấp, được tự do buôn bán và lập công xưởng, được hoạt động ra thị trường thế giới. Đòi hỏi đó dẫn đến mâu thuẫn không tránh khỏi giữa giai cấp tư sản mới ra đời với nhà nước quân chủ phong kiến là lực lượng vẫn muốn tiếp tục thâu tóm mọi quyển hành, kể cả khống chế hoạt động công thương nghiệp. Nó báo hiệu sự rạn nứt của chế độ phong kiến, thể hiện trước tiên trong các cuộc đấu tranh về văn hóa, tôn giáo cho tới các cuộc khởi nghĩa giành chình quyền. Bước ngoặt cơ bản của sự chuyển đổi từ mô hính nhà nước phong kiến sang chế độ TBCN là cuộc cách mạng Anh (1642-1649). Cách mạng Anh diễn ra dưới hính thức nội chiến giữa một bên là thế lực tư sản và quý tộc mới do tướng Cromwell lãnh đạo chống lại thế lực phong kiến do nhà vua Charles I đứng đầu. Kết quả là lực lượng cách mạng thắng thế, ngày 19/5/1649 nền Cộng hòa được tuyên bố thành lập dưới sự lãnh đạo của Cromwell. Tuy nhiên, sau khi Cromwell qua đời, tính hính chình trị Anh rơi vào khủng hoảng. Giai cấp tư sản Anh tím lối thoát bằng cách mời Quốc trưởng Hà
  • 36. 28 Lan là Vinhem Orangio Nassau sang trị ví ở Anh. Tháng 11/1688, ông dẫn 12000 quân đổ bộ vào Anh đảo chình giành ngôi vua. Cuộc đảo chình không xảy ra trận chiến nào, lịch sử nước Anh gọi là cuộc “Cách mạng vẻ vang”. Năm 1689, Nghị viện Anh thông qua “Đạo luật về quyền hành”; thiết lập nên Chế độ quân chủ lập hiến, mở ra nhà nước tư bản đầu tiên ở châu Âu. Theo sau Anh là cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã làm rung chuyển cả châu Âu và có tiếng vang toàn Thế giới. Những người tiến bộ ở các nước nhiệt liệt chào mừng cách mạng tư sản Pháp, xem đó như là một mở đầu cho một kỷ nguyên mới. Cách mạng Pháp đã lan tỏa niềm tin làm lung lay chế độ quân chủ ở các nước châu Âu, đưa các nước châu Âu thoát khỏi thời kỳ phong kiến, tiến vào chế độ nhà nước TBCN. CNDT vào thế kỷ XVII, XVIII gắn liền với công cuộc bành trướng và thống lĩnh hệ thống chình trị thế giới của chủ nghĩa tư bản. Lòng thèm muốn tím đến những thị trường mới để đáp ứng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế thị trường với phương thức sản xuát tư bản chủ nghĩa đẩy đến CNDT bành trướng với sự ra đời của Chủ nghĩa Thực dân với quan niệm đế quốc (hay đế chế - empire) và sự ra đời của CNĐQ. Những nhà nước mang bản chất TBCN ở Tây Âu đã bành trướng chiếm lĩnh các lãnh thổ xa xôi làm thuộc địa trên toàn thế giới, lôi kéo cả thế giới vào trong quỹ đạo phát triển của chình nó với sự hiện diện của Đế chế Anh, Đế chế Pháp, Đế chế Đức, Đế chế Nga. CNDT châu Âu trong giai đoạn này đã phát triển mạnh mẽ và lan rộng trên toàn thế giới cùng với những bước tiến của chủ nghĩa thực dân. Nếu vào giai đoạn Phục Hưng và thời kỳ Khai sáng, xã hội phát triển ở trính độ cao, người ta biết đến niềm tự hào dân tộc với bề dày lịch sử và những thành tựu khoa học, phát triển kinh tế xã hội với tinh thần dân chủ và nhân văn cao đẹp, thí chủ nghĩa thực dân ra đời lại khiến hàng trăm dân tộc ở châu Á, châu Mĩ, châu Phi phải gánh chịu ách thực dân bóc lột tàn tệ hàng trăm năm ví những suy nghĩ khác biệt về chủng tộc da trắng và da màu. Nhưng
  • 37. 29 ngược lại, cũng chình chình sách cai trị của chủ nghĩa thực dân tại các nước thuộc địa đã thức tỉnh ý thức dân tộc của người dân nơi đây, trước sự bất bính và căm hận của người dân bản địa về ách thống trị tàn bạo của người da trắng, hàng loạt những cuộc đấu tranh với quy mô lớn nhỏ khác nhau nhằm giành lại độc lập dân tộc là một bức tranh khác phản ánh sự lan rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ của CNDT trong thời kỳ này. Suốt chiều dài thế kỷ XIX từ cách mạng Pháp đến Thế chiến I, sự phát triển của CNDT trải ra toàn cầu, Châu Âu không tạo ra một khái niệm CNDT mới. Quan niệm CNDT vẫn giữ nguyên mà không được làm mới hay phát triển. Theo cách nói khác, thế kỷ XIX đã đánh dấu một thời kỳ phát triển đặc biệt của CNDT trong tiến trính lịch sử.20 Trước cách mạng Pháp, một bộ phận lớn người châu Âu sống trong một hệ thống mà nhà sử học Đức Peter Blickle được gọi là Kommunalismus: hệ thống thứ bậc địa phương ngay tại khu vực mà họ cư trú. Tuy sống trong hệ thống này nhưng họ lại không không có nhu cầu đổi mới nó. Điều này tạo ra sự căng thẳng khi cộng đồng phải đối mặt với những vấn đề mới và đòi hỏi một sự quản lý cụ thể. Từ giữa thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, Châu Âu đã xảy ra cuộc “cách mạng nhân khẩu học” khi dân số Châu Âu đã tăng gấp đôi. Dẫu cho nguồn thức phẩm châu Âu đa dạng, nhưng sức ép dân số vẫn tiếp tục tăng lên với những dòng chảy từ những ngôi làng tràn về đang lớn dần bởi dòng người đi tím việc làm, hay để sinh tồn ở thành phố. Mặt khác, đây là một dấu hiệu của việc gia đính đang tím cách thìch ứng. Việc gia tăng dân số suốt thế kỷ XIX khiến cho xã hội châu Âu trở nên trí trệ, và đó là nguyên nhân khiến người dân phải dịch chuyển mà họ không thể ở một chỗ. Ngày càng nhiều vấn đề ở trong cuộc sống cộng đồng vượt ngoài tầm kiểm soát địa phương. Người di cư thường bị ràng buộc bởi nơi sống và tôn giáo do đó họ có sự trói buộc chặt chẽ với họ hàng. Ngoài ra người di cư còn nhận nuôi để trở thành họ hàng với nhau dù không thực sự có quan hệ về mặt huyết thống. Sự lớn mạnh của các 20 Robert H. Wiebe (2002), Who we are: A history of popular Nationalism,Princeton University Press, pg.12
  • 38. 30 dòng họ được thể hiện rõ nhất khi họ cùng nhau di cư lên thành phố và đã tạo thành một phận lớn ở đây. Các nghi lễ theo truyền thống và lịch sử là sự gắn kết giữa họ hàng và là đặc điểm của cộng đồng cũng như cách phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác dù đôi khi những nghi lễ của họ có nét tương đồng với nhau. Các dòng họ gộp lại với nhau, hay nhóm dân tộc khác với các gia đính mở rộng và họ đáp lại những thách thức của di cư. “Dân tộc trở thành CNDT khi nhận thức văn hóa đạt được mục tiêu chình trị. Dân tộc và CNDT, theo cách nói khác, giải quyết các vấn đề di cư tạo ra.”21 Nhín chung, CNDT thể hiện nhận thức mới về dân tộc theo sự bùng nổ của dân số mà sục sôi từ phìa Đông quần đảo Anh (British Isles) đến trung tâm lục địa Đức. Kéo về phìa Bắc Scandanavia and phìa Nam vào bán đảo Ý, sau đó tăng gấp đôi ở phìa Tây và Trung Âu và cuối cùng quét qua Đông Âu từ đầu biển Baltic qua Balkans. Điều quan trọng không phải là việc dân số di cư tăng lên mà sự ảnh hưởng của việc họ đã gây ra. Anh, với một ý thức dân tộc đi trước đã cố gắng chặn dòng di cư này trước Cách mạng Pháp, từ các nhà máy,các thành phố và từ nước ngoài, trải qua một vòng xoáy di cư suốt thế kỷ XVIII. Theo ngay sau đó, CNDT ở Ireland tăng lên theo những người ra đi để tím kiếm việc làm. Ở Na Uy, khoảng giữa thế kỷ bắt đầu chịu sức nặng di cư bởi tỷ lệ sinh tăng mạnh. CNDT Na Uy ngay lập tức phát triển sau đó. Sự phát triển của Ý là đầu tiên ở phìa bắc - nơi mà CNDT xuất hiện, sau đó các giai đoạn phát triển bắt đầu cùng với sự nhịp nhàng của di cư và CNDT. Sức ép ở vùng nông thôn Wales tăng gấp đôi và gửi làn sóng lao động di cư sang Anh và Hoa Kỳ suốt nhưng thập niên 1860 và 1870. Và điều này đã khiến nền chình trị của xứ Wales buộc phải đổi mới nhận thức vào thập niên 1880. Sau đó giữa thập niên 1880 và Thế Chiến I, sự bùng nổ dân số, sự tăng trưởng di dân cùng với CNDT mới nổi và sự khác biệt giữa các quốc gia đã bao phủ khu vực Châu Âu của Áo-Hung, Nga, và đế chế Ottoman22 . 21 Robert H. Wiebe (2002), Who we are: A history of popular Nationalism, Princeton University Press, pg. 15 22 Robert H. Wiebe (2002), Who we are: A history of popular Nationalism, Princeton University Press, pg. 15-16
  • 39. 31 Mối quan hệ giữa di cư và sự xuất hiện của CNDT ở Châu Âu thế kỷ XIX thực sự ấn tượng nhưng di cư (ở trên diện rộng) không phải là nguyên nhân dẫn đến việc tạo ra CNDT. Làn sóng di cư không phải là nguyên nhân chình dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của CNDT ở giai đoạn này nhưng nó là điều kiện cần thiết để lan tỏa CNDT ra toàn Châu Âu, làm cho CNDT trở nên phổ biến, không chỉ ở giới tinh hoa mà còn ở các tầng lớp lao động nông dân. Di cư đã tạo ra bối cảnh và sự thúc đẩy- những điều cần thiết - CNDT, tuy di cư đã đe dọa đến nhiều khìa cạnh của các quốc gia, nhưng nó cũng cung cấp một cách thức phổ biến để phát triển CNDT. Thế kỷ XIX đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của CNDT khi toàn Châu Âu thông qua làn sóng di cư cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ. Như một hệ quả không thể tránh khỏi, chiến tranh nổ ra và ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào dân tộc châu Âu. Chiến tranh đã tạo ra một loạt các trường hợp đặc biệt, bằng cách này hay cách khác, chiến tranh ảnh hưởng hầu hết các phong trào dân tộc ở Châu Âu. Trong một số trường hợp, thậm chì có thể cho rằng chiến tranh dự đoán được CNDT. Theo cách nói khác, di cư tạo ra những ảnh hưởng kết hợp, tùy theo tính hính di cư và một vài yếu tố khác tạo ra CNDT phổ biến. Trong đó sự mở rộng của các nhóm dòng họ là một trong những yếu tố quan trọng giúp phong trào CNDT lan rộng. Kéo theo sự lan tỏa của CNDT, các tư tưởng về quốc gia nhanh chóng nẩy nở. Quốc gia – với tư cách là một thể chế chình trị lãnh đạo và kiểm soát đất nước thí CNDT giai đoạn này dường như được giai cấp nắm quyền – giai cấp tư sản – sử dụng như một công cụ để tiến hành các cuộc tranh đoạt và thuộc địa và khu vực ảnh hưởng. Chiến tranh thế giới lần thứ I và chiến tranh thế giới lần thứ II được biết đến như sự phát triển cực đoan của CNDT với quan điểm dân tộc thượng đẳng. Cuộc chiến đã không chỉ lôi kéo người dân châu Âu mà toàn thế giới vào cảnh chiến tranh đẫm máu trong một thời gian dài.
  • 40. 32 CNDT là nguyên nhân chình của vụ ám sát hoàng tử Áo-Hung tại Bosnia. Đây được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến I, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước tràn ly". Vụ ám sát thái tử Áo-Hung chỉ là cái cớ để các bên chình thức khai chiến sau một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị chiến tranh. Chiến tranh là "phải nổ ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia ở châu Âu đã chìn muồi, các bên tham chiến từ trước đó khá lâu đã có các mâu thuẫn đối kháng với nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng quân sự để phân chia lại thế giới. Bởi các quốc gia châu Âu đều tư duy đế quốc chủ nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mính, tối thiểu cho đối phương". Thế chiến I kết thúc với sự thắng lợi của phe Hiệp ước Anh, Pháp, Hoa Kỳ và sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh Đức, Áo, Hung, Thổ. 1.2.3 Chủ nghĩa dân tộc thời kỳ chiến tranh Thế giới Sau thế kỷ XIX tại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết của cá nhân được nhận thức thí hiển nhiên nhận thức về quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc cường quốc sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tính cảm dân tộc thường đi kèm với CNDT cực đoan (Ultranationalism) và trên con đường tím vị thế của mính các dân tộc nhỏ thường tím sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến các xung đột được tìch luỹ và chiến tranh là cách giải toả cuối cùng. Đồng thời giai đoạn này cũng bắt đầu phát triển CNĐQ – được xem như là một hính thái của CNDT cực đoan. Sau chiến tranh các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch đã xuất hiện: trước đây rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tính cảm CNDT và sau chiến tranh họ nhận thức ra được kết quả mà CNDT quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần chủ nghĩa quốc tế và xu hướng chủ nghĩa hòa bính, chủ nghĩa nhân đạo. Sau chiến tranh, thế giới đã thành lập ra Hội Quốc
  • 41. 33 Liên và phong trào hoà bính nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này. Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy sinh tâm lý thô bạo và chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là nề tảng cho chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xìt và các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh. Trật tự thế giới mới được tái lập sau Thế chiến I với sự ra đời của Hội Quốc Liên (1919) và chủ nghĩa quốc tế ví sự hòa bính và ổn định thế giới có xu hướng mở rộng. Quan hệ quốc tế thời kỳ sau thế chiến I được định hính bởi hội nghị Genova (10/4 đến 19/5/1922), Hội nghị Lausanne (Thụy Sĩ, khai mạc 20/11/ 1922), Hội nghị Locarno (Thụy Sĩ từ 5/10 đến 16/10/1925), Hiệp ước Birand- Kellogg (ký kết ngày 27/8/1928). Thêm vào đó là sự lớn mạnh của Quốc tế Cộng Sản (Quốc tế III ra đời 4/3/1919), một số tổ chức lãnh đạo giai cấp vô sản toàn thế giới nhằm chống lại ách thống trị của đế quốc đã được 55 đảng Cộng sản (1928) trên thế giới. Điều này cũng thể hiện lợi ìch giai cấp và đoàn kết giai cấp đôi khi có thể xóa nhòa ranh giới giữa các dân tộc trong điều kiện lịch sử đặc biệt. Thế chiến I kết thúc chưa lâu, thí tiếp sau đó cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 bùng nổ đã chấm dứt thời kỳ ổn định của CNTB cùng với một ảnh tưởng về một kỷ nguyên hòa bính của Thế giới. Những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xìt ở Italia, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới. Các lý do cuộc chiến được nêu ra thí có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hiệp
  • 42. 34 ước Versailles, Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc, và chủ nghĩa quân phiệt.23 Các nước bị CNDT cực đoan chi phối như Đức, Ý và Nhật Bản, những quốc gia này hành động ví sự bành trướng, và mong muốn đạt được nhiều thuộc địa hơn nữa. Ở châu Âu, CNDT cực đoan nổi lên với biểu hiện là sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xìt, mạnh nhất là Đức và đây chình là một trong những nguyên do khơi nguồn lên ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu24 . Hitler đã khơi gợi tính yêu dân tộc của người dân Đức, tuyên truyền về Đức Quốc Xã tuyệt vời. Trong các trường học, trẻ em đã học về vinh quang của Đức trong lớp lịch sử và trong lớp sinh học, trẻ em được giáo dục về “sự sạch sẽ chủng tộc” và họ đã kết hôn với những người phù hợp để giữ cho chủng tộc “thuần khiết”. Ngoài ra, lợi ìch dân tộc về kinh tế khiến cho các quốc gia tham gia vào cuộc chiến và để bảo vệ lợi ìch dân tộc cũng như toàn vẹn lãnh thổ. Thế chiến II làm thay đổi căn bản tư duy chình trị quốc tế của các cường quốc trên thế giới. Sau cuộc chiến này, các quốc gia từ bỏ tư duy bá quyền, dùng sức mạnh để xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác. Quan hệ quốc tế từ dựa trên sức mạnh, cá lớn nuốt cá bé, chuyển sang quan hệ bính đẳng, cùng tồn tại hòa bính. Đồng thời ngay sau chiến tranh, phe Đồng Minh đã bị rạn nứt khi có xung đột về hệ tư tưởng. Khắp mọi nơi, các phong trào chống thực dân phát triển mạnh hơn khi chiến tranh kết thúc. Thời kỳ bị Đức chiếm đóng đã gây nên tác động sâu sắc đến tâm lý các dân tộc châu Âu. Họ biết đến mất mát của chiến tranh và nỗi khổ đau khi phải chịu ách thống trị. Điều này ìt nhiều đã ảnh hưởng đến quyết tâm muốn trở lại cai trị các dân tộc thuộc địa của họ. Đồng thời họ cũng nhận thức rằng sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân và tư duy bá quyền trong quan hệ chình trị quốc tế chình là một trong những nguyên 23 Vietnamnet, Đệ nhị thế chiến – Hoàn cảnh và nguyên nhân (15/04/2005) http://vnn.vietnamnet.vn/thechien2/2005/04/410515/ 24 Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài nên luận văn chỉ đề cập và phân tìch yếu tố CNDT trong nguyên do của Thế chiến II
  • 43. 35 nhân dẫn đến cuộc chiến này. Các nước Đồng Minh đã ký Hiến chương Đại Tây Dương cam kết giải phóng cho các thuộc địa và giải trừ quân bị sau khi thế chiến thứ II kết thúc nhằm xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn và tránh lặp lại những cuộc chiến tương tự trong tương lai. Sự trỗi dậy của Hoa Kí và việc mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô cũng tạo ra sự ủng hộ cho phong trào giải phóng thực dân, ví họ muốn xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, thiết lập một trật tự thế giới mới, lôi kéo các nước thuộc địa mới giành được độc lập trở thành đồng minh, thâm nhập thị trường và khai thác tài nguyên tại các nước từng là thuộc địa. Các đế quốc tại Tây Âu phải phụ thuộc vào viện trợ Hoa Kí để tái thiết nên chịu áp lực chình trị của Hoa Kí phải phóng các thuộc địa. Phong trào giải phóng dân tộc xảy đến là sự tất yếu. Những điều kiện vào cuối cuộc Thế chiến thật sự là cơ hội lớn cho các nước thuộc địa. Nếu ở các nước Phát xìt, CNDT cực đoan chi phối nền chình trị của họ thí CNDT lành mạnh trên toàn thế giới đặc biệt là Châu Á, Châu Phi, Mỹ latinh phát triển mạnh mẽ thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc mạnh mẽ của các quốc gia thuộc địa và phụ thuộc. Ở châu Âu, đó là cuộc đấu tranh của nhân dân ở các nước bị phát xìt chiếm đóng. Ở Balan, Đảng cộng sản Balan đã tổ chức lực lượng “quân đội vũ trang nhân dân: song hành cùng với “Quân đội trong nước” của chình phủ Balan lưu vong: ở Pháp nổi lên lực lượng “nước Pháp tự do” và lực lượng chống phát xìt hải ngoại do De Gaulle tổ chức. Ngoài ra ở các nước Châu Âu khác, dân tộc Hy lạp, Anbani, Italia… cũng tổ chức các lực lượng vũ trang phối hợp với quân đồng minh và hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống lại Phát xìt. Sự lớn mạnh của các phong trào dân tộc trong thời kỳ này đã làm tiền đề cho các phong trào quần chúng mạnh mẽ về sau và làm suy yếu nhanh chóng chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc kiểu cũ ở các nước đế quốc châu Âu. So sánh CNDT thời kỳ này với giai đoạn trước đó có thể thấy tình hai mặt của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tại những quốc gia khác nhau ở cùng một thời điểm lịch sử.