SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HẢI
Mã học viên: 5211806Q014
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Đề tài: PHÂN TÍCH KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ ĐỂ
CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ
Thành phố Hồ Chí Minh, 2022
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HẢI
Mã học viên: 5211806Q014
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Đề tài: PHÂN TÍCH KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ ĐỂ
CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ
Thành phố Hồ Chí Minh, 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyện ngắn Chí Phèo là một kiệt tác văn học của nhà văn Nam Cao, thuộc đề tài
người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Chí Phèo có
một tuổi thơ thật bất hạnh: Chí Phèo nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi trong cái
lò gạch cũ bỏ không. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền hiền lành cho nhà lí Kiến.
Nhưng chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy người thanh niên hiền lành,
chất phác ấy vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7- 8 năm đã biến
một nông dân hiền lành, khỏe mạnh, lương thiện và tự trọng thành con quỷ dữ của làng
Vũ Đại. Từ đây, Chí Phèo bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Trong một lần say rượu
không bình thường đã vô tình đưa Chí Phèo đến gặp thị Nở – một người đàn bà xấu xí và
quá lứa lỡ thì. Lần say rượu đặc biệt ấy cùng với trận ốm thập tử nhất sinh đã khiến Chí
Phèo có những biến đổi mạnh mẽ về cả tâm lí lẫn sinh lí. Thêm nữa, chút tình thương yêu
mộc mạc, lòng cảm thông sâu sắc, không vụ lợi, cử chỉ giản dị chân thành của thị Nở đã
đốt cháy lên ngọn lửa lương tri còn sót lại nơi đáy sâu tâm hồn Chí, đánh thức bản chất
lương thiện vốn có bên trong con người lầm lạc. Đối với Chí Phèo, Thị Nở vừa là nhân tố
đánh thức, vừa là hiện thân của khát khao hạnh phúc, vừa là người mở đường cho Chí trở
về với cuộc sống bằng phẳng của những người lương thiện. Vì vậy, với đề tài “Phân tích
kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương” tôi rất mong góp
phần đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về kỹ năng động viên và thuyết phục của Thị Nở. Đồng
thời, qua việc phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm, tôi mong muốn mang đến cho
những nhà quản trị tương lai một vài bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng nghệ thuật
động viên, thuyết phục một cách hiệu quả.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận cơ bản và những hiểu biết về đối tượng nghiên cứu nhằm phân
tích “Kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương” theo thuyết
thang bậc nhu cầu của Maslow: nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu
được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC TRONG LÃNH
ĐẠO
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Lãnh đạo là gì
Theo Greorge R. Terry, lãnh đạo là một hoạt gây ảnh hưởng đến con người nhầm
phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm.
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hay một nhóm
nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định.
Lãnh đạo nói chung không phải là là một hành động hay cử chỉ nhất định. Lãnh
đạo là bao gồm các kỹ năng mềm mà một cá nhân nắm giữ khi họ đang ở vai trò là người
đứng đầu một nhóm người hay một tổ chức.
Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, biết tạo ra một sự thỏa
thuận chung của nhóm, biết thông tin cho nhân viên để họ biết làm gì, là cách cư xử của
một cá nhân khi chỉ đạo các hoạt độn của nhóm để đạt mục đích chung.
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một
nhóm nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định và biết tạo ra mối
ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai.
Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội mà trong đó, lãnh đạo tìm
kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
Nhà lãnh đạo là người có khả năng tại ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm
và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện
tầm nhìn đó.
Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người
bình thường để đạt được những kết quả phi thường, là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt
động của một nhóm cá nhân hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều
kiện cụ thể nhất định. Lãnh đạo là biết tạo ra mối ràng buộc giữa những người và công
việc bằng cách quan tâm cả hai.
1.1.2. Khái niệm động viên trong lãnh đạo
Ngày nay, bất cứ một nhân viên nhân sự nào cũng biết rằng đối với các nhà quản
trị, một trong những ưu tiên hàng đầu của công việc quản trị nhân sự của họ là khám phá
nhu cầu của nhân viên và động viên nhân viên làm việc.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vận động viên:
 Là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích
hành vi (Kreitner, 1995).
 Là một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt được những nhu cầu chưa
được thỏa mãn (Buford, Bedeian& Lindner,1995).
 Là một quá trình tác động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác hoặc của
chính bản thân và phát huy hết động lực làm việc để đạt được mục đích cá
nhân và tổ chức (Du Brin, 1995).
Trên cở sở những khái niệm trên, có thể thấy, động viên là một tiến trình thuộc
về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi, để đạt được
những nhu cầu chưa thỏa mãn.
Động viên là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và
mục đích hành vi (Kreitner, 1995); một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt
được những nhu cầu chưa được thỏa mãn (Buford & Lindner, 1995); một định
hướng từ bên trong để thỏa mãn nhu cầu chưa thỏa mãn (Higgins, 1994); và sự sẵn
lòng để đạt được (Bendeian, 1993). Nghiên cứu này chỉ đề cập đến hoạt động
động viên với những khả năng (năng lực) nhằm hướng cá nhân nhân viên đến mục
tiêu của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Tại sao các nhà quản trị cần động viên nhân viên? Câu trả lời là vì sự tồn tại
(Smith, 1994). Động viên nhân viên giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trước nhu
cầu (của thời đại) là sự thay đổi chỗ làm nhanh chóng của nhân viên. Động viên
cũng giúp tổ chức nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, các nhà quản trị cần hiểu
rõ động viên để có thể hiểu rõ một cách hiệu quả. Chúng ta cũng dễ dàng thừa
nhận rằng động viên là một trong những chức năng “phức tạp” nhất của quản trị.
Tại Việt Nam, mặc dù các nhà quản trị nhân sự đều thống nhất về vai trò
quan trọng của động viên, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đo lường các
biện pháp động viên trong các tổ chức và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt
Nam cũng rất chú ý đến hiệu quả làm việc và giữ chân người tài (quản lý bậc).
Nghiên cứu trên này sẽ gợi mở cho tổ chức, doanh nghiệp những biện pháp
để động viên nhân viên một cách hiệu quả.
Maslow (Maslow, 1943) cho rằng người lao động có năm nhu cầu theo bậc
thang từ thấp đến cao là: sinh học, an ninh, xã hội, được đánh giá cao và tự thể
hiện. Theo Maslow, những nhu cầu ở mức thấp phải được thỏa mãn trước khi xuất
hiện nhu cầu của con người lao động ở mức cao hơn.
1.1.3. Khái niệm thuyết phục trong lãnh đạo
Là cách thức làm cho người khác có những hành động theo ý định của mình.
 Khái niệm về thuyết phục
Hiểu theo nghĩa hẹp, thuyết phục là việc làm cho người khác thay đổi hành vi
và hành động theo hướng mình mong muốn, để đạt được mục tiêu của mình.
Hiểu theo nghĩa rộng, thuyết phục là việc gây được ảnh hưởng tích cực tới
người khác và thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện các mục tiêu của
mình thay vì mình phải tự thực hiện.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng
Xoay quanh vấn đề động viên và thuyết phục, có rất nhiều quan điểm khác nhau
của các nhà khoa học nổi tiếng, tuy nhiên trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ đề cập đến
thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow.
Theo Maslow, con người làm việc để thỏa mãn những nhu cầu chính của họ. Nhu
cầu tự nhiên của con người được chia thành năm thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới
“đỉnh”.
Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là: cho đến khi nào những nhu cầu ở
phía dưới còn chưa được thỏa mãn thì thật khó mà tiếp tục lên các nhu cầu ở cấp cao hơn.
Bên cạnh đó, tùy hoàn cảnh không gian, thời gian, đối tượng khác nhau sẽ có những nhu
cầu khác nhau.
1.2.1. Các nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại, bao gồm những
nhu cầu như ăn, uống, ngủ, nơi trú ngụ, tình dục, nghỉ ngơi, … Nếu những nhu cầu này
không được đáp ứng thì cơ thể con người không thể hoạt động hay hoạt động một cách
chậm chạp, trì tệ. Một khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể
duy trì cuộc sống thì các nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được con người.
1.2.2. Nhu cầu an toàn
Khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng đầy đủ cũng là lúc sự an toàn cá nhân được ưu
tiên. Nhu cầu an toàn là nhu cầu giảm đến mức tối thiểu các mối đe dọa về vật chất đến
tình cảm, bao gồm nhu cầu sống trong khu vực an toàn, an ninh, bảo hiểm y tế, dự phòng
tài chính,… Theo Maslow, nếu một người đang cảm thấy trong tình trạng nguy hiểm thì
nhu cầu ở bậc cao hơn sẽ không được quan tâm nhiều.
1.2.3. Nhu cầu xã hội
Bậc thứ ba của nhu cầu là con người muốn được liên kết và chấp nhận trong “xã
hội”. Điều này được bộc lộ qua tình cảm và bao gồm các nhu cầu: muốn có các mối quan
hệ như bạn bè và đồng nghiệp, muốn được gần gũi, muốn có gia đình,… Họ cần tình yêu
và cần được yêu thương bởi người khác. Trong trường hợp không có yếu tố này, họ dễ bị
cô đơn, trầm cảm lâm sàng hoặc mất kiểm soát. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu
sinh lý (mệt mỏi, biếng ăn,…) hoặc nhu cầu an toàn ( sức khỏe kém,…).
1.2.4. Nhu cầu được tôn trọng
Mọi người đều có lòng tự trọng và nhu cầu được tôn trọng. Lòng tự trọng của con
người là những mong muốn được chấp nhận và đánh giá cao từ người khác. Họ muốn
cung cấp cho người khác có cảm giác họ đã đóng góp để được chấp nhận giá trị bản thân.
Nhu cầu được tôn trọng bao gồm: lòng tự trọng, thành tựu, sự chú ý, sự công nhận, sự nổi
tiếng,… Sự mất cân bằng ở bậc nhu cầu này có thể dẫn tới sự thiếu tự trọng hoặc mặc
cảm tự ti.
1.2.5. Nhu cầu tự thể hiện
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Nhu cầu này
thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì họ mong ước, đặt được những mục tiêu
mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong lĩnh vực mà họ đã chọn. Con người tự
nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc
đó được thực hiện thì họ mới thấy hài lòng.
• Chọn Cơ sở lý luận cho đề tài: Dựa vào cơ…
• Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã đưa ra được những cơ sở lý luận cơ bản về động viên, thuyết phục trong lãnh
đạo. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động viên, thuyết phục là: nhu cầu sinh lý, nhu
cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện. Các nhu cầu này
theo cấp bậc. Nếu nhu cầu thấp chưa đạt được thì khó mà đạt được nhu cầu bậc cao hơn.
Để từ đó là tiền đề cơ sở lý luận vững chắc để chúng ta tiến hành nghiên cứu và phân tích
kỹ năng động viên và thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương tại chương 2 một
cách sát thực nhất.
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT
PHỤC CỦA THỊ NỞ ĐỂ CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG (3 điểm)
2.1 Thực trạng về kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở (1 điểm)
2.1.1 Tiểu sử Thị Nở (Không được quá 1 trang) – 0,5đ
Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao được xem như là một kết tinh kiệt tác về
đề tài nông dân, với câu chuyện xoay quanh cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Bên cạnh đó là
nhân vật phụ song lại có tính chất vô cùng quan trọng, là bước ngoặt lớn thay đổi cuộc
đời Chí Phèo-Thị Nở. Chính Thị đã làm cho Chí từ một kẻ chỉ biết chém giết, say rượu,
đã biết ước mơ về một mái ấm gia đình nhỏ, hạnh phúc và hơn hết Chí muốn trở thành
người “lương thiện”.
Thân thế Thị Nở chỉ được phác họa đôi nét trong tác phẩm. Thị có “một người cô đã
có thể được gọi là già và đã không chồng như thị”. Hai cô cháu Thị là phụ nữ nghèo,
thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội đương thời. Nhưng điểm nhấn ở đây là ngoại
hình của Thị Nở: “một người ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ
hờn”. Đã thế, Thị Nở lại còn dở hơi, là con nhà có mả hủi. Người dân làng Vũ Đại tránh
Thị như “con vật rất tởm”.
Thị Nở xuất hiện ở phần sau của câu chuyện khi mà Chí Phèo đã bị tha hóa, trở thành
con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Lúc đó Chí Phèo say khướt và tìm đến bờ sông gần nhà. Chí
gặp Thị ngủ quên khi ra sống kín nước. Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau trong cái đêm
hôm ấy, họ sống như vợ chồng suốt mấy ngày. Thị chìm đắm trong cơn say của bản năng
thiên tạo, quên hết thảy mọi định kiến trên đời, quên mất bà cô già của mình, trong đầu
Thị giờ chỉ còn hình ảnh của Chí Phèo. Và cứ thế những gì thuộc về bản chất của người
đàn bà cứ thế bộc lộ ra. Sự xuất hiện của Thị như cứu rỗi linh hồn Chí. Thị phải can đảm,
giàu lòng yêu thương lắm mới có thể hết lòng với Chí, trong khi mọi người vẫn cho rằng
Chí không thể cải tạo. Chỉ bằng bát cháo hành và sựu quan tâm của Thị đã can dự sâu sắc
vào cuộc đời Chí, thôi thúc lại ước mơ của Chí, bản năng lương thiện trong con người
Chí. Trong xã hội lúc bấy giờ, thì tình cảm đó thật đáng trân trọng biết bao.
2.1.2 Thị Nở trong động viên thuyết phục Chí Phèo hoàn lương (Không được quá 1t
Chí Phèo sau khi đi tù về đã chấp nhận làm tay sai của Bá Kiến, trở thành con quỷ của
làng Vũ Đại. Vào đêm trăng gió mát, Thị đi kín nước ở sông, và ngồi nghỉ ngủ quên bên
cạnh cây chuối ngay trong vườn nhà Chí, bên cạnh bờ sông. Còn Chí Phèo thì vừa uống
rượu ở nhà Tự Lãng về, muốn ra sông tắm mát, vô tình hắn gặp Thị ở đó. Hơi men đã dẫn
dắt Chí Phèo có một đêm tình nồng ấm với Thị Nở dưới ánh trăng thanh. Sau đêm ấy, Thị
Nở trở về nhà trong băn khoăn, trắc trở, “thị không buồn ngủ, mà thị cứ lăn ra lăn vào”.
Bản năng người đàn bà trong Thị trỗi dậy. Thị suy nghĩ thấy Chí đáng thương, “còn gì
đau ốm mà nằm còng queo một mình”. Tình yêu len lỏi trong suy nghĩ của Thị, cái lòng
yêu của một người chịu ơn vừa là người làm ơn. Và sáng sớm Thị đã nấu nồi cháo hành
để đưa qua cho Chí Phèo. Chí bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài và cảm nhận
những âm thanh của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
Những âm thanh ấy đã gợi nhớ trong hắn ước mơ giản dị từ thuở xa xưa: “có một gia
đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”. Thực tại giờ đây của hắn là “già
mà vẫn còn cô độc”. Điều ấy khiến hắn buồn và lo lắng cho tương lai: đói rét, ốm đau và
cô độc sẽ đày đọa hắn khi về già. Một kẻ chỉ biết sống bằng giật cướp và dọa nạt, một kẻ
đã làm đổ máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện, vậy mà giờ đây cũng biết
sợ, mà lại sợ nhất là cô độc. Và khi Chí đang nhìn về tương lai đen tối thì Thị Nở đến
mang theo bát cháo hành. Chí từ ngạc nhiên đã chuyển sang mắt ươn ướt. Bát cháo hành
đại diện cho tình cảm mộc mạc mà Thị Nở dành cho Chí, Thị không chỉ khơi dậy bản
năng ở Chí mà đã đánh thức bản chất lương thiện trong con người Chí. Thị e thẹn trước
Chí, dù Thị xấu nhưng Chí vẫn thấy có duyên. Trong đầu hắn suy nghĩ Thị đích thực là
một nửa của mình. Hắn ngập ngừng mở lời, ý muốn mời Thị về ở chung với mình. Thị
Nở nghe thấy thế thì vui lắm nhưng lại giả vờ như không. Sau một vài giây ngại ngùng,
Thị bẽn lẽn chấp nhận lời đề nghị của hắn và thế là suốt 5 ngày Thị ở hẳn bên nhà Chí
Phèo. Sau bao nhiêu năm phải bán mình cho quỷ dữ để tồn tại u mê như con thú hoang,
nay gặp thị Nở, nhờ sự chăm sóc ân cần, chu đáo của thị, linh hồn, phần người trong Chí
đã trở về. Hắn hi vọng xã hội đón nhận lại hắn khi hắn hoàn lương, tại sao không k
Mối tình Chí Phèo - Thị Nở dù chỉ có năm ngày ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa vô
cùng to lớn với Chí Phèo: “Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi, nhưng nó thật sự là một
quãng đời khác: Chí được sống rồi chết như một con người” (Chu Văn Sơn)
2.2 Phân tích thực trạng về kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo
hoàn lương (1 điểm)
2.2.1. Nhu cầu sinh lý
Chí Phèo xưa là đứa con hoang, bị bỏ tại cái lò gạch cũ và được người trong làng truyền
tay nuôi. Chí hiền lành, làm người ở cho nhà Bá Kiến nhưng sau này, vì bị nghi ngờ dính
lứu với bà Ba nên hắn bị Bá Kiến vu oan phải vào tù. Sau khi về, chẳng còn ai nhận ra
hắn vì nhân dạng đã biến đổi hoàn toàn. Hắn đinh ninh sẽ trả thù Bá Kiến nhưng rồi lại bị
Bá Kiến mua chuộc làm tay đâm thuê chém mướn. Chí thiếu thốn ngay cả nhu cầu cơ bản
nhất của con người (ăn, ngủ, nghỉ…). Thời đó, nạn đói đang hoành hành nên nhu cầu
sinh lý lại là bức thiết trong Chí hơn bao giờ hết. Vậy mà Thị đến với Chí, mang cho Chí
bát cháo hành nóng thơm phức, lấp đầy sự “đói” trong Chí: đói bụng, “đói tình cảm”. Sau
đem mặn nồng, Thị dìu Chí vào nhà, gom những mảnh chiếu rách còn sót, đắp lại cho
Chí ngủ, và Chí ngủ ngon lành. Thị quan tâm tới Chí bằng những việc nhỏ nhất. Không
những ăn, ngủ, nghỉ mà còn là hơi ấm tình người. Những điều tưởng như bình dị, đơn
giản này lại tác động rất lớn đến cuộc đời Chí.
2.2.2 Nhu cầu an toàn
Với một đứa con hoang, một thằng không cha không mẹ, không tấc đất cắm dùi,
một con quỷ dữ chuyên sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ Chí Phèo, chẳng một ai trong cái
làng Vũ Đại chấp nhận. Người làng dường như loại bỏ Chí ra khỏi quan hệ của mình,
mặc thây cha nó, coi như Chí không hề tồn tại trong cộng đồng "người" ấy. Ấy vậy mà
Thị lại chịu về ở với Chí, làm vợ chồng với Chí. Hành động này của Thị đã mang đến
một cảm giác an toàn cho Chí. Vậy là từ nay, Chí đã có người vợ bên cạnh, tối lửa tắt
đèn có nhau. Cùng nhau làm thuê, cuốc mướn, gom góp ổn định kinh tế để xây dựng
cuộc sống gia đình. Thị Nở dần đưa Chí Phèo ra khỏi con đường tội lỗi và nguy hiểm
khi phải làm việc cho Bá Kiến để trở về với cuộc sống bình thường.
2.2.3 Nhu cầu xã hội
Lần đầu Chí được làm một thằng đàn ông đúng nghĩa. Lần đầu, với Thị Nở, Chí khao
khát có một gia đình với thị. Câu tỏ tình không thể tình hơn: “Hay là đằng ấy sang ở với
tớ cho vui”. Câu nói chứa đựng tất cả niềm hi vọng, niềm khao khát có một gia đình,
khao khát được sống một cuộc sống bình thường của một con người. Thật bất ngờ, người
có thể khơi dậy phần người trong “con quỷ dữ” Chí Phèo lại là một người đàn bà xấu ma
chê quỷ hờn như Thị Nở.
2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng
Cái định kiến hẹp hòi về nguồn gốc, gia cảnh, về những quãng đời u ám của Chí này có
một sức mạnh ghê gớm, như bức tường vô hình cao ngất mà Chí khi được tình yêu Thị
Nở tái sinh trở nên "thèm lương thiện", "muốn làm hòa với mọi người biết bao". Nhưng
bằng hành động, tình cảm Thị đã thôi thúc lại nhu cầu được tôn trọng của Chí. Thị đã dọn
về ở cùng Chí, hướng suy nghĩ của Chí về lối sống đúng đắn hơn, để không bị người đời
khinh miệt. Bằng tình cảm chân thành, Thị tạo điều kiện cho Chí trở về xã hội bình
thường, xây dựng hạnh phúc gia đình với Thị thì xã hội này sẽ dang tay đón Chí về xã hội
bằng phẳng, “thân thiện của những người lương thiện”.
2.2.5. Nhu cầu tự thể hiện
Sau đêm mặn nồng với Thị, được Thị chăm sóc bằng bát cháo hành đầy tình người, Chí
đã dần bị thuyết phục và mong muốn được trở về cuộc sống thiện lương. Thị đã vẽ ra một
bức tranh gia đình nhỏ hạnh phúc, quây quần ở trong Chí. Ở đó Chí là người đàn ông có
trách nhiệm với gia đình. Sau 5 ngày Thị ở với Chi, Chí đã giảm bớt uống rượu lại, để đỡ
tốn tiền, để không say mà còn yêu vợ.
2.3 Đánh giá thực trạng: (1 điểm)
2.3.1 Ưu điểm (0,5đ)
2.3.1.1 Nhu cầu sinh lý
Đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Nhưng với Chí thì còn thiếu thốn, chưa được
thỏa mãn. Bản năng của người phụ nữ, đặc tính vốn có của người phụ nữ Việt Nam, Thị
Nở đã phần nào làm thỏa mãn nhu cầu này của Chí Phèo. Thị đã tự tay làm đồ ăn cho
Chí, dọn dẹp chỗ Chí ngủ, đáp ứng nhu cầu sinh lý của Chí. Nên đã lay động được tâm
hồn Chí. Thật vậy, khi người ta còn chưa no cái bụng, ấm cái thân thì còn nghĩ được điều
gì khác.
2.3.1.2 Nhu cầu an toàn
Chí Phèo trước đây chưa từng được ai yêu thương, nhưng từ khi gặp Thị, Chí đã biết
đến mùi vị của tình yêu. Thị Nở cũng nhận ra điều đó, và Thị dùng chính điều đó để cảm
hóa, để thỏa mãn nhu cầu của Chí, từ đó động viên Chí Phèo hoàn lương. Thị mang tới
cho Chí một gia đình, cho Chí Phèo cảm giác an toàn. Lúc Chí ốm đau, ngã bệnh, khi đã
về già luôn có một người vợ kề bên động viên, chăm sóc. Một khi nhu cầu này đã được
chăm sóc chu đáo, Chí Phèo sẽ có mong muốn đạt được những nhu cầu cao hơn. Đây
cũng chính là tiền đề thuận lợi để Thị Nở đẩy mạnh động viên, thuyết phục Chí Phèo ở
những nhu cầu tiếp sau đó.
2.3.1.3 Nhu cầu xã hội
Sau lần “ăn nằm” với Thị Nở ở vườn chuối, cuộc đời của Chí Phèo bắt đầu rẽ sang
một hướng mới. Thị đã gieo vào lòng Chí một hy vọng, khát khao về mái ấm gia đình,
về tình cảm thiện lương trong xã hội. Chí biết yêu thương và cũng được yêu thương như
con người: tình yêu mộc mạc và sự chăm sóc chân thành của Thị Nở đã làm sống dậy
cái bản thiện trong con người Chí Phèo: Lần đầu tiên hắn được người khác cho không -
cho mà không phải cướp giật, lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà,
lần đầu tiên Chí Phèo có được cảm giác về một mái ấm gia đình... Bằng hành động chăm
sóc của mình Thị Nở đã dần động viên Chí khơi dậy khát khao được làm người, được
công nhận trong xã hội của Chí Phèo. Thị đã dần thuyết phục được Chí trên con đường
hoàn lương, trở lại thành con người đúng nghĩa. Chí Phèo đã được nếm trải tất cả những
cung bậc cảm xúc của một con người (ngạc nhiên, cảm động, ăn năn, biết tỏ tình, cố
gắng uống thật ít rượu để tiết kiệm tiền, để tỉnh táo mà yêu nhau...). Và đến thời điểm
thích hợp, Thị Nở đã đẩy nhu cầu đó lên mức cao nhất là lập gia đình với Chí Phèo. Đây
là khát khao lớn nhất trong cuộc đời Chí, ước mơ về mái ấm gia đình hạnh phúc.
2.3.1.4. Nhu cầu được tôn trọng
Từ anh nông dân hiền lành, Chí trở thành tay sai, nô lệ, trở thành con quỹ dữ của làng Vũ
Đại. Thị Nở đến với Chí đã khơi gợi trong lòng Chí mong muốn trở thành con người bình
thường, được xã hội dang tay công nhận. Từ một kẻ chỉ biết vì vật chất, gieo tang tóc cho
người khác và bị chà đạp, cướp đi nhân tính. Hắn làm theo lệnh Bá Kiến mà không màng
tới người ta nghĩ gì về hắn, nay lại mong muốn trở thành người nông dân lương thiện.
Lần đầu tiên, Chí nhìn lại cuộc đời mình, những mơ ước từ xa xưa “hình như có một thời
hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ: chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ
một con lợn nuôi làm vốn tiếng”. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn lương:
Thị Nở có thể làm hòa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa với hắn. Khát khao
lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở – về cây cầu
đưa hắn về với cuộc đời lương thiện. Bát cháo hành của Thị đã hoàn thành thiên chức gọi
chất người, khơi hòn than đỏ vùi trong lớp tro tàn đang âm ỉ, nó đưa Chí qua một cuộc lột
xác để về với sự lương thiện. Chí Phèo khao khát làm người lương thiện: Trời ơi! Hắn
thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Chí Phèo mong đợi được
thu nhận lại xã hội “bằng phẳng, thân thiện của những người lưng thiện”, và thị Nở rất
khôn khéo khi đã đáp ứng nhu cầu sinh lý của Chí, không những thỏa mãn nhu cầu an
toàn, nhu cầu xã hội cho Chí mà Thị còn mở đường cho hắn, là cầu nối để hắn trở lại với
đời, được người đời tôn trọng.
2.3.1.5. Nhu cầu tự thể hiện
Thị Nở dường như muốn thỏa mãn tất cả nhu cầu từ thấp đến cao của Chí. Thị tâm sự,
động viên, thuyết phục Chí. Dùng “Nhu thắng cương”, Thị quan tâm Chí khiến chí từ
ngạc nhiên sang cảm động và ăn năn. Và đỉnh điểm cao nhất là Thị dã khơi gợi được ý
Chí đã muốn tự thể hiện mình, Chí tỏ tình với Thị, muốn làm vợ chồng với Thị. Thể hiện
được là người đàn ông của gia đình, Chí đã giảm uống rượu, để tiết kiệm tiền, để không
say mà còn yêu vợ. Thị đã thôi thúc trong Chí nhu cầu cao nhất của con người là tự thể
hiện.
2.3.2 Nhược điểm (0,5đ)
2.3.2.1 Nhu cầu sinh lý
Vì đây là nhu cầu rất cơ bản mà một người bình thường cần được đáp ứng, nên việc Thị
Nở chỉ đánh mạnh vào nó là chưa đủ để tác động đến và thuyết phục được Chí Phèo.
Trong thời điểm này, Chí đang làm tay sai cho Bá Kiến, được Bá Kiến cho tiền uống
rượu, có khi còn cho nhiều tiền, vì vậy với Chí chỉ cần được ăn uống no đủ là được,
không cần gì hơn thế. Thế nên những gì Thị làm chỉ là điều bình thường với Chí.
2.3.2.2 Nhu cầu an toàn
Với Chí Phèo lúc bấy giờ, những gì mà Thị chỉ mang lại tình cảm yêu thương
cho Chí, nhưng thứ tình cảm đó mơ hồ, và không chắc chắn. Thị không thể bảo vệ
an toàn được cho Chí trước cám dỗ của đồng tiền từ Bá Kiến. Thứ Thị dành cho
Chí là tình cảm mới chớm nở mà thôi, nó chưa đủ để thuyết phục Chí rằng Thị là
bến đỗ an toàn mà Chí cần.
2.3.2.3 Nhu cầu xã hội
Với Chí Phèo lúc bấy giờ, những gì mà Thị chỉ mang lại tình cảm yêu
thương cho Chí, nhưng thứ tình cảm đó mơ hồ, và không chắc chắn, vì Thị là
người “dở hơi”. Thị chỉ ở bên cạnh Chí đúng 5 ngày, và rồi Thị sực nhớ ra Thị còn
bà Cô già. Thị phải "đừng yêu để hỏi cô thị đã". Nhưng Thị không vượt lên được
định kiến, sự chửi rủa của bà cô để xây dựng mái ấm gia đình trọn vẹn với Chí.
Bao nhiêu uất giận ấy Thị trút cả vào Chí, từ chối sự níu kéo của Chí, rồi vùng
vằng bỏ về. Những lời nói và hành động của Thị Nở như cái tát vào mặt Chí Phèo,
khiến hắn nhận ra bi kịch đời mình- Chí không thể có một gia đình trọn vẹn
2.3.2.4. Nhu cầu được tôn trọng
Thị ở chỉ mới động viên, thuyết phục Chí Phèo bằng lời nói. Các hành động mà Thị dành
cho Chí chỉ mới là xuất phát từ cá nhân Thị, Thị chưa đủ tầm ảnh hưởng để có thể thuyết
phục được người đời, chưa đủ thỏa mãn nhu cầu khát khao được tôn trọng từ dân làng
của Chí.
2.3.2.5. Nhu cầu tự thể hiện
Khi sự động viên, thuyết phục của Thi về mặt tình cảm chưa đủ lớn thì nhu cầu xã hội và
nhu cầu được tôn trọng của Chí Phèo chưa thực sự được thỏa mãn. Phần nào đã giảm đi
động lực để Chí tự thể hiện mình.
(khoảng 5 – 8 trang )
Tóm tắt chương 2
(khoảng 5 – 10 dòng)
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC
CỦA THỊ NỞ ĐỂ CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG (3 điểm)
(Tên của chương 3 và mục 3.2 phải trùng với nhau)
3.1 Mục tiêu của Giải pháp
Từ việc phân tích đánh giá những ưu nhược điểm trong kỹ năng động viên, thuyết phục
của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương, tôi đề xuất những giải pháp để nhằm phát huy các
ưu điểm, hạn chế các nhược điểm, góp phần hoàn thiện kỹ năng động viên thuyết phục
của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương. Qua đó rút ra bài học trong thực tế cuộc sống về kỹ
năng động viên, thuyết phục trong lãnh đạo.
3.2 Giải pháp hoàn thiện kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo
hoàn lương
3.2.1 Phát huy Ưu (1,5 điểm)
3.2.1.1 Nhu cầu sinh lý
Thị đã vận dụng biện pháp “Lấy nhu chế cương, khiến người tâm phục” để cảm hóa,
thuyết phục Chí Phèo quay về con đường hoàn lương, bằng hành động thể hiện tình cảm,
qua bát cháo hành chứa đựng bao sự yêu thương. Thị đã khơi gợi lại cho Chí về ước mơ
bình thường của một con người bình thường. Khi ở bên Thị Chí sẽ được chăm lo từng
bữa ăn, từng giấc ngủ. Vì vậy cần phát huy hơn nữa việc tạo niềm tin cho Chí rằng anh sẽ
được thoả mãn các nhu cầu cá nhân.
3.2.1.2 Nhu cầu an toàn
Tình cảm mộc, chân thành của Thị khiến Chí cảm động. Lần đầu tiên Chí biết hương vị
của tình yêu. Thị đã gieo vào lòng Chí sự tin tưởng-Thị là người yêu thương Chí chân
thành nhất, là nơi an toàn nhất khi Chí ốm đau, ngã bệnh, khi đã về già luôn có một người
vợ kề bên động viên, chăm sóc. Điều này nhằm làm nổi bật lên nhu cầu an toàn của Chí
Phèo để động viên thuyết phục Chí trong tư tưởng và tình cảm. Cần củng cố động viên
hơn nữa sự tin tưởng và động lực để dẫn dắt Chí muốn có một gia đình nhỏ êm ấm và
hạnh phúc. Có như vậy thì Chí mới hoàn toàn hoàn lương
3.2.1.3 Nhu cầu xã hội
Bằng hành động chăm sóc của mình Thị Nở đã dần động viên Chí khơi dậy khát
khao được làm người, được công nhận trong xã hội của Chí Phèo. Thị đã dần thuyết phục
được Chí trên con đường hoàn lương, trở lại thành con người đúng nghĩa. Chí Phèo đã
được nếm trải tất cả những cung bậc cảm xúc của một con người (ngạc nhiên, cảm động,
ăn năn, biết tỏ tình, cố gắng uống thật ít rượu để tiết kiệm tiền, để tỉnh táo mà yêu
nhau...). Thấy rõ sự mặc cảm của Chí Phèo, Chí không có được sự công nhận của những
người lương thiện trong xã hội vì những lỗi lầm của Chí, đến thời điểm thích hợp, Thị Nở
đã đẩy nhu cầu đó lên mức cao nhất là lập gia đình với Chí Phèo. Đây là khát khao lớn
nhất trong cuộc đời Chí, ước mơ về mái ấm gia đình hạnh phúc. Giải pháp này thật sự
hữu ích và đánh đúng trọng tâm nhu cầu.
3.2.1.4. Nhu cầu được tôn trọng
3.2.1.5. Nhu cầu tự thể hiện
3.2.2 Khắc phục Nhược (1,5 điểm)
3.2.2.1 Nhu cầu sinh lý
3.2.2.2 Nhu cầu an toàn
3.2.2.3 Nhu cầu xã hội
3.2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng
3.2.2.5. Nhu cầu tự thể hiện
( khoảng 3 – 5 trang )
Tóm tắt chương 3(khoảng 5 – 10 dòng)
KẾT LUẬN (0,5 điểm)
( nêu lên ý chính đã học tập gì qua Tiểu luận này…)
( khoảng 1 trang )
Chú ý:
- Hình thức trình bày ( theo thứ tự: bìa lá nhựa, trang bìa chính, trang bìa phụ, mục
lục, mở đầu…, trang bìa chính và trang bìa phụ phải có đóng khung, khung là
đường kẻ thẳng)
- Chữ viết hoa: danh từ kép chỉ viết hoa 1 chữ đầu
- Không dùng Headline, không dùng số La Mã, không dùng hình vẽ hoa văn ở trang
bìa, phải dịch ra tiếng Việt nếu dùng tiếng Anh trong bài
- Đánh số thứ tự 1 từ Mở đầu, và kết thúc ở Kết luận (ở trên, giữa)
- Dùng font chữ Time New Roman, cở chữ 13, cách dòng 1.5
Chữ ký

More Related Content

Similar to tieu luan Nghe Thuat lanh dao.doc

Chương 2. nhu cầu, động cơ
Chương 2. nhu cầu, động cơChương 2. nhu cầu, động cơ
Chương 2. nhu cầu, động cơHằng Trần
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAYLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptBài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptTrnhThKiuL1
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýHọc Huỳnh Bá
 
Leadership Ch5 Lytri&Tcam
Leadership Ch5 Lytri&TcamLeadership Ch5 Lytri&Tcam
Leadership Ch5 Lytri&TcamChuong Nguyen
 
Motives in Consumer Behavior and how it affect consumer
Motives in Consumer Behavior and how it affect consumerMotives in Consumer Behavior and how it affect consumer
Motives in Consumer Behavior and how it affect consumerMinARMY2
 
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạoChuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạoTrong Hoang
 
Bai hoan chinh ve dong vien nhan vien o trung tam athena
Bai hoan chinh ve dong vien nhan vien o trung tam athenaBai hoan chinh ve dong vien nhan vien o trung tam athena
Bai hoan chinh ve dong vien nhan vien o trung tam athenaThạch Thức Thời
 

Similar to tieu luan Nghe Thuat lanh dao.doc (20)

Chương 2. nhu cầu, động cơ
Chương 2. nhu cầu, động cơChương 2. nhu cầu, động cơ
Chương 2. nhu cầu, động cơ
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAYLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty pin Hà Nội, HAY
 
Cơ Sở Lý Luận Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ.
Cơ Sở Lý Luận Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ.Cơ Sở Lý Luận Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ.
Cơ Sở Lý Luận Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ.
 
Cơ Sở Lý Luận Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ
Cơ Sở Lý Luận Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch VụCơ Sở Lý Luận Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ
Cơ Sở Lý Luận Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty.
 
Cơ sở lý luận về tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.docx
 
Bài thảo luận 3
Bài thảo luận 3Bài thảo luận 3
Bài thảo luận 3
 
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptBài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho người lao động trong doanh ngh...
 
Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ
Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch VụTạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ
Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Thương Mại Và Dịch Vụ
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 
Leadership Ch5 Lytri&Tcam
Leadership Ch5 Lytri&TcamLeadership Ch5 Lytri&Tcam
Leadership Ch5 Lytri&Tcam
 
Cơ sở lý luận về tạo động cho người lao động trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tạo động cho người lao động trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về tạo động cho người lao động trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về tạo động cho người lao động trong doanh nghiệp.docx
 
Motives in Consumer Behavior and how it affect consumer
Motives in Consumer Behavior and how it affect consumerMotives in Consumer Behavior and how it affect consumer
Motives in Consumer Behavior and how it affect consumer
 
Học Thuyết Về Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên.docx
Học Thuyết Về Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên.docxHọc Thuyết Về Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên.docx
Học Thuyết Về Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên.docx
 
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạoChuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
Chuyên đề 3 Nghệ thuật lãnh đạo
 
Bai hoan chinh ve dong vien nhan vien o trung tam athena
Bai hoan chinh ve dong vien nhan vien o trung tam athenaBai hoan chinh ve dong vien nhan vien o trung tam athena
Bai hoan chinh ve dong vien nhan vien o trung tam athena
 
lanh dao nhom
lanh dao nhomlanh dao nhom
lanh dao nhom
 
Cơ Sở Lý Luận Về Động Viên Khuyến Khích Trong Doanh Nghiệp.doc
Cơ Sở Lý Luận Về Động Viên Khuyến Khích Trong Doanh Nghiệp.docCơ Sở Lý Luận Về Động Viên Khuyến Khích Trong Doanh Nghiệp.doc
Cơ Sở Lý Luận Về Động Viên Khuyến Khích Trong Doanh Nghiệp.doc
 

tieu luan Nghe Thuat lanh dao.doc

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Họ và tên: NGUYỄN THỊ HẢI Mã học viên: 5211806Q014 TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Đề tài: PHÂN TÍCH KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ ĐỂ CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ Thành phố Hồ Chí Minh, 2022
  • 2. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING Họ và tên: NGUYỄN THỊ HẢI Mã học viên: 5211806Q014 TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Đề tài: PHÂN TÍCH KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ ĐỂ CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH GVHD: TS. HUỲNH THANH TÚ Thành phố Hồ Chí Minh, 2022 MỤC LỤC
  • 3.
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyện ngắn Chí Phèo là một kiệt tác văn học của nhà văn Nam Cao, thuộc đề tài người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Chí Phèo có một tuổi thơ thật bất hạnh: Chí Phèo nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ bỏ không. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền hiền lành cho nhà lí Kiến. Nhưng chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy người thanh niên hiền lành, chất phác ấy vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7- 8 năm đã biến một nông dân hiền lành, khỏe mạnh, lương thiện và tự trọng thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Từ đây, Chí Phèo bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Trong một lần say rượu không bình thường đã vô tình đưa Chí Phèo đến gặp thị Nở – một người đàn bà xấu xí và quá lứa lỡ thì. Lần say rượu đặc biệt ấy cùng với trận ốm thập tử nhất sinh đã khiến Chí Phèo có những biến đổi mạnh mẽ về cả tâm lí lẫn sinh lí. Thêm nữa, chút tình thương yêu mộc mạc, lòng cảm thông sâu sắc, không vụ lợi, cử chỉ giản dị chân thành của thị Nở đã đốt cháy lên ngọn lửa lương tri còn sót lại nơi đáy sâu tâm hồn Chí, đánh thức bản chất lương thiện vốn có bên trong con người lầm lạc. Đối với Chí Phèo, Thị Nở vừa là nhân tố đánh thức, vừa là hiện thân của khát khao hạnh phúc, vừa là người mở đường cho Chí trở về với cuộc sống bằng phẳng của những người lương thiện. Vì vậy, với đề tài “Phân tích kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương” tôi rất mong góp phần đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về kỹ năng động viên và thuyết phục của Thị Nở. Đồng thời, qua việc phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm, tôi mong muốn mang đến cho những nhà quản trị tương lai một vài bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng nghệ thuật động viên, thuyết phục một cách hiệu quả. 2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở những lý luận cơ bản và những hiểu biết về đối tượng nghiên cứu nhằm phân tích “Kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương” theo thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow: nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện.
  • 5. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC TRONG LÃNH ĐẠO 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Lãnh đạo là gì Theo Greorge R. Terry, lãnh đạo là một hoạt gây ảnh hưởng đến con người nhầm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hay một nhóm nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định. Lãnh đạo nói chung không phải là là một hành động hay cử chỉ nhất định. Lãnh đạo là bao gồm các kỹ năng mềm mà một cá nhân nắm giữ khi họ đang ở vai trò là người đứng đầu một nhóm người hay một tổ chức. Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, biết tạo ra một sự thỏa thuận chung của nhóm, biết thông tin cho nhân viên để họ biết làm gì, là cách cư xử của một cá nhân khi chỉ đạo các hoạt độn của nhóm để đạt mục đích chung. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định và biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai. Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội mà trong đó, lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Nhà lãnh đạo là người có khả năng tại ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường, là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một nhóm cá nhân hoặc một nhóm, nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định. Lãnh đạo là biết tạo ra mối ràng buộc giữa những người và công việc bằng cách quan tâm cả hai. 1.1.2. Khái niệm động viên trong lãnh đạo Ngày nay, bất cứ một nhân viên nhân sự nào cũng biết rằng đối với các nhà quản trị, một trong những ưu tiên hàng đầu của công việc quản trị nhân sự của họ là khám phá nhu cầu của nhân viên và động viên nhân viên làm việc.
  • 6. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vận động viên:  Là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi (Kreitner, 1995).  Là một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt được những nhu cầu chưa được thỏa mãn (Buford, Bedeian& Lindner,1995).  Là một quá trình tác động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người khác hoặc của chính bản thân và phát huy hết động lực làm việc để đạt được mục đích cá nhân và tổ chức (Du Brin, 1995). Trên cở sở những khái niệm trên, có thể thấy, động viên là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi, để đạt được những nhu cầu chưa thỏa mãn. Động viên là một tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành vi (Kreitner, 1995); một khuynh hướng hành vi có mục đích để đạt được những nhu cầu chưa được thỏa mãn (Buford & Lindner, 1995); một định hướng từ bên trong để thỏa mãn nhu cầu chưa thỏa mãn (Higgins, 1994); và sự sẵn lòng để đạt được (Bendeian, 1993). Nghiên cứu này chỉ đề cập đến hoạt động động viên với những khả năng (năng lực) nhằm hướng cá nhân nhân viên đến mục tiêu của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Tại sao các nhà quản trị cần động viên nhân viên? Câu trả lời là vì sự tồn tại (Smith, 1994). Động viên nhân viên giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trước nhu cầu (của thời đại) là sự thay đổi chỗ làm nhanh chóng của nhân viên. Động viên cũng giúp tổ chức nâng cao năng suất lao động. Vì vậy, các nhà quản trị cần hiểu rõ động viên để có thể hiểu rõ một cách hiệu quả. Chúng ta cũng dễ dàng thừa nhận rằng động viên là một trong những chức năng “phức tạp” nhất của quản trị. Tại Việt Nam, mặc dù các nhà quản trị nhân sự đều thống nhất về vai trò quan trọng của động viên, tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đo lường các
  • 7. biện pháp động viên trong các tổ chức và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất chú ý đến hiệu quả làm việc và giữ chân người tài (quản lý bậc). Nghiên cứu trên này sẽ gợi mở cho tổ chức, doanh nghiệp những biện pháp để động viên nhân viên một cách hiệu quả. Maslow (Maslow, 1943) cho rằng người lao động có năm nhu cầu theo bậc thang từ thấp đến cao là: sinh học, an ninh, xã hội, được đánh giá cao và tự thể hiện. Theo Maslow, những nhu cầu ở mức thấp phải được thỏa mãn trước khi xuất hiện nhu cầu của con người lao động ở mức cao hơn. 1.1.3. Khái niệm thuyết phục trong lãnh đạo Là cách thức làm cho người khác có những hành động theo ý định của mình.  Khái niệm về thuyết phục Hiểu theo nghĩa hẹp, thuyết phục là việc làm cho người khác thay đổi hành vi và hành động theo hướng mình mong muốn, để đạt được mục tiêu của mình. Hiểu theo nghĩa rộng, thuyết phục là việc gây được ảnh hưởng tích cực tới người khác và thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện các mục tiêu của mình thay vì mình phải tự thực hiện. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng Xoay quanh vấn đề động viên và thuyết phục, có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học nổi tiếng, tuy nhiên trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ đề cập đến thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow. Theo Maslow, con người làm việc để thỏa mãn những nhu cầu chính của họ. Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành năm thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”. Nguyên tắc hoạt động của kim tự tháp này là: cho đến khi nào những nhu cầu ở phía dưới còn chưa được thỏa mãn thì thật khó mà tiếp tục lên các nhu cầu ở cấp cao hơn.
  • 8. Bên cạnh đó, tùy hoàn cảnh không gian, thời gian, đối tượng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. 1.2.1. Các nhu cầu sinh lý Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu để tồn tại, bao gồm những nhu cầu như ăn, uống, ngủ, nơi trú ngụ, tình dục, nghỉ ngơi, … Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng thì cơ thể con người không thể hoạt động hay hoạt động một cách chậm chạp, trì tệ. Một khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì các nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được con người. 1.2.2. Nhu cầu an toàn Khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng đầy đủ cũng là lúc sự an toàn cá nhân được ưu tiên. Nhu cầu an toàn là nhu cầu giảm đến mức tối thiểu các mối đe dọa về vật chất đến tình cảm, bao gồm nhu cầu sống trong khu vực an toàn, an ninh, bảo hiểm y tế, dự phòng tài chính,… Theo Maslow, nếu một người đang cảm thấy trong tình trạng nguy hiểm thì nhu cầu ở bậc cao hơn sẽ không được quan tâm nhiều. 1.2.3. Nhu cầu xã hội Bậc thứ ba của nhu cầu là con người muốn được liên kết và chấp nhận trong “xã hội”. Điều này được bộc lộ qua tình cảm và bao gồm các nhu cầu: muốn có các mối quan
  • 9. hệ như bạn bè và đồng nghiệp, muốn được gần gũi, muốn có gia đình,… Họ cần tình yêu và cần được yêu thương bởi người khác. Trong trường hợp không có yếu tố này, họ dễ bị cô đơn, trầm cảm lâm sàng hoặc mất kiểm soát. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý (mệt mỏi, biếng ăn,…) hoặc nhu cầu an toàn ( sức khỏe kém,…). 1.2.4. Nhu cầu được tôn trọng Mọi người đều có lòng tự trọng và nhu cầu được tôn trọng. Lòng tự trọng của con người là những mong muốn được chấp nhận và đánh giá cao từ người khác. Họ muốn cung cấp cho người khác có cảm giác họ đã đóng góp để được chấp nhận giá trị bản thân. Nhu cầu được tôn trọng bao gồm: lòng tự trọng, thành tựu, sự chú ý, sự công nhận, sự nổi tiếng,… Sự mất cân bằng ở bậc nhu cầu này có thể dẫn tới sự thiếu tự trọng hoặc mặc cảm tự ti. 1.2.5. Nhu cầu tự thể hiện Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Nhu cầu này thúc đẩy con người phải thực hiện được điều gì họ mong ước, đặt được những mục tiêu mà họ đã đề ra, phát triển tiềm năng cá nhân trong lĩnh vực mà họ đã chọn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới thấy hài lòng. • Chọn Cơ sở lý luận cho đề tài: Dựa vào cơ… • Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã đưa ra được những cơ sở lý luận cơ bản về động viên, thuyết phục trong lãnh đạo. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động viên, thuyết phục là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện. Các nhu cầu này theo cấp bậc. Nếu nhu cầu thấp chưa đạt được thì khó mà đạt được nhu cầu bậc cao hơn. Để từ đó là tiền đề cơ sở lý luận vững chắc để chúng ta tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ năng động viên và thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương tại chương 2 một cách sát thực nhất.
  • 10. Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ ĐỂ CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG (3 điểm) 2.1 Thực trạng về kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở (1 điểm) 2.1.1 Tiểu sử Thị Nở (Không được quá 1 trang) – 0,5đ Tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao được xem như là một kết tinh kiệt tác về đề tài nông dân, với câu chuyện xoay quanh cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Bên cạnh đó là nhân vật phụ song lại có tính chất vô cùng quan trọng, là bước ngoặt lớn thay đổi cuộc đời Chí Phèo-Thị Nở. Chính Thị đã làm cho Chí từ một kẻ chỉ biết chém giết, say rượu, đã biết ước mơ về một mái ấm gia đình nhỏ, hạnh phúc và hơn hết Chí muốn trở thành người “lương thiện”. Thân thế Thị Nở chỉ được phác họa đôi nét trong tác phẩm. Thị có “một người cô đã có thể được gọi là già và đã không chồng như thị”. Hai cô cháu Thị là phụ nữ nghèo, thuộc tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội đương thời. Nhưng điểm nhấn ở đây là ngoại hình của Thị Nở: “một người ngẩn ngơ như người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn”. Đã thế, Thị Nở lại còn dở hơi, là con nhà có mả hủi. Người dân làng Vũ Đại tránh Thị như “con vật rất tởm”. Thị Nở xuất hiện ở phần sau của câu chuyện khi mà Chí Phèo đã bị tha hóa, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Lúc đó Chí Phèo say khướt và tìm đến bờ sông gần nhà. Chí gặp Thị ngủ quên khi ra sống kín nước. Thị Nở và Chí Phèo đến với nhau trong cái đêm hôm ấy, họ sống như vợ chồng suốt mấy ngày. Thị chìm đắm trong cơn say của bản năng thiên tạo, quên hết thảy mọi định kiến trên đời, quên mất bà cô già của mình, trong đầu Thị giờ chỉ còn hình ảnh của Chí Phèo. Và cứ thế những gì thuộc về bản chất của người đàn bà cứ thế bộc lộ ra. Sự xuất hiện của Thị như cứu rỗi linh hồn Chí. Thị phải can đảm, giàu lòng yêu thương lắm mới có thể hết lòng với Chí, trong khi mọi người vẫn cho rằng Chí không thể cải tạo. Chỉ bằng bát cháo hành và sựu quan tâm của Thị đã can dự sâu sắc vào cuộc đời Chí, thôi thúc lại ước mơ của Chí, bản năng lương thiện trong con người Chí. Trong xã hội lúc bấy giờ, thì tình cảm đó thật đáng trân trọng biết bao.
  • 11. 2.1.2 Thị Nở trong động viên thuyết phục Chí Phèo hoàn lương (Không được quá 1t Chí Phèo sau khi đi tù về đã chấp nhận làm tay sai của Bá Kiến, trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Vào đêm trăng gió mát, Thị đi kín nước ở sông, và ngồi nghỉ ngủ quên bên cạnh cây chuối ngay trong vườn nhà Chí, bên cạnh bờ sông. Còn Chí Phèo thì vừa uống rượu ở nhà Tự Lãng về, muốn ra sông tắm mát, vô tình hắn gặp Thị ở đó. Hơi men đã dẫn dắt Chí Phèo có một đêm tình nồng ấm với Thị Nở dưới ánh trăng thanh. Sau đêm ấy, Thị Nở trở về nhà trong băn khoăn, trắc trở, “thị không buồn ngủ, mà thị cứ lăn ra lăn vào”. Bản năng người đàn bà trong Thị trỗi dậy. Thị suy nghĩ thấy Chí đáng thương, “còn gì đau ốm mà nằm còng queo một mình”. Tình yêu len lỏi trong suy nghĩ của Thị, cái lòng yêu của một người chịu ơn vừa là người làm ơn. Và sáng sớm Thị đã nấu nồi cháo hành để đưa qua cho Chí Phèo. Chí bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài và cảm nhận những âm thanh của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói… Những âm thanh ấy đã gợi nhớ trong hắn ước mơ giản dị từ thuở xa xưa: “có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”. Thực tại giờ đây của hắn là “già mà vẫn còn cô độc”. Điều ấy khiến hắn buồn và lo lắng cho tương lai: đói rét, ốm đau và cô độc sẽ đày đọa hắn khi về già. Một kẻ chỉ biết sống bằng giật cướp và dọa nạt, một kẻ đã làm đổ máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện, vậy mà giờ đây cũng biết sợ, mà lại sợ nhất là cô độc. Và khi Chí đang nhìn về tương lai đen tối thì Thị Nở đến mang theo bát cháo hành. Chí từ ngạc nhiên đã chuyển sang mắt ươn ướt. Bát cháo hành đại diện cho tình cảm mộc mạc mà Thị Nở dành cho Chí, Thị không chỉ khơi dậy bản năng ở Chí mà đã đánh thức bản chất lương thiện trong con người Chí. Thị e thẹn trước Chí, dù Thị xấu nhưng Chí vẫn thấy có duyên. Trong đầu hắn suy nghĩ Thị đích thực là một nửa của mình. Hắn ngập ngừng mở lời, ý muốn mời Thị về ở chung với mình. Thị Nở nghe thấy thế thì vui lắm nhưng lại giả vờ như không. Sau một vài giây ngại ngùng, Thị bẽn lẽn chấp nhận lời đề nghị của hắn và thế là suốt 5 ngày Thị ở hẳn bên nhà Chí Phèo. Sau bao nhiêu năm phải bán mình cho quỷ dữ để tồn tại u mê như con thú hoang, nay gặp thị Nở, nhờ sự chăm sóc ân cần, chu đáo của thị, linh hồn, phần người trong Chí đã trở về. Hắn hi vọng xã hội đón nhận lại hắn khi hắn hoàn lương, tại sao không k
  • 12. Mối tình Chí Phèo - Thị Nở dù chỉ có năm ngày ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn với Chí Phèo: “Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi, nhưng nó thật sự là một quãng đời khác: Chí được sống rồi chết như một con người” (Chu Văn Sơn) 2.2 Phân tích thực trạng về kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương (1 điểm) 2.2.1. Nhu cầu sinh lý Chí Phèo xưa là đứa con hoang, bị bỏ tại cái lò gạch cũ và được người trong làng truyền tay nuôi. Chí hiền lành, làm người ở cho nhà Bá Kiến nhưng sau này, vì bị nghi ngờ dính lứu với bà Ba nên hắn bị Bá Kiến vu oan phải vào tù. Sau khi về, chẳng còn ai nhận ra hắn vì nhân dạng đã biến đổi hoàn toàn. Hắn đinh ninh sẽ trả thù Bá Kiến nhưng rồi lại bị Bá Kiến mua chuộc làm tay đâm thuê chém mướn. Chí thiếu thốn ngay cả nhu cầu cơ bản nhất của con người (ăn, ngủ, nghỉ…). Thời đó, nạn đói đang hoành hành nên nhu cầu sinh lý lại là bức thiết trong Chí hơn bao giờ hết. Vậy mà Thị đến với Chí, mang cho Chí bát cháo hành nóng thơm phức, lấp đầy sự “đói” trong Chí: đói bụng, “đói tình cảm”. Sau đem mặn nồng, Thị dìu Chí vào nhà, gom những mảnh chiếu rách còn sót, đắp lại cho Chí ngủ, và Chí ngủ ngon lành. Thị quan tâm tới Chí bằng những việc nhỏ nhất. Không những ăn, ngủ, nghỉ mà còn là hơi ấm tình người. Những điều tưởng như bình dị, đơn giản này lại tác động rất lớn đến cuộc đời Chí. 2.2.2 Nhu cầu an toàn Với một đứa con hoang, một thằng không cha không mẹ, không tấc đất cắm dùi, một con quỷ dữ chuyên sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ Chí Phèo, chẳng một ai trong cái làng Vũ Đại chấp nhận. Người làng dường như loại bỏ Chí ra khỏi quan hệ của mình, mặc thây cha nó, coi như Chí không hề tồn tại trong cộng đồng "người" ấy. Ấy vậy mà Thị lại chịu về ở với Chí, làm vợ chồng với Chí. Hành động này của Thị đã mang đến một cảm giác an toàn cho Chí. Vậy là từ nay, Chí đã có người vợ bên cạnh, tối lửa tắt đèn có nhau. Cùng nhau làm thuê, cuốc mướn, gom góp ổn định kinh tế để xây dựng cuộc sống gia đình. Thị Nở dần đưa Chí Phèo ra khỏi con đường tội lỗi và nguy hiểm khi phải làm việc cho Bá Kiến để trở về với cuộc sống bình thường.
  • 13. 2.2.3 Nhu cầu xã hội Lần đầu Chí được làm một thằng đàn ông đúng nghĩa. Lần đầu, với Thị Nở, Chí khao khát có một gia đình với thị. Câu tỏ tình không thể tình hơn: “Hay là đằng ấy sang ở với tớ cho vui”. Câu nói chứa đựng tất cả niềm hi vọng, niềm khao khát có một gia đình, khao khát được sống một cuộc sống bình thường của một con người. Thật bất ngờ, người có thể khơi dậy phần người trong “con quỷ dữ” Chí Phèo lại là một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn như Thị Nở. 2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng Cái định kiến hẹp hòi về nguồn gốc, gia cảnh, về những quãng đời u ám của Chí này có một sức mạnh ghê gớm, như bức tường vô hình cao ngất mà Chí khi được tình yêu Thị Nở tái sinh trở nên "thèm lương thiện", "muốn làm hòa với mọi người biết bao". Nhưng bằng hành động, tình cảm Thị đã thôi thúc lại nhu cầu được tôn trọng của Chí. Thị đã dọn về ở cùng Chí, hướng suy nghĩ của Chí về lối sống đúng đắn hơn, để không bị người đời khinh miệt. Bằng tình cảm chân thành, Thị tạo điều kiện cho Chí trở về xã hội bình thường, xây dựng hạnh phúc gia đình với Thị thì xã hội này sẽ dang tay đón Chí về xã hội bằng phẳng, “thân thiện của những người lương thiện”. 2.2.5. Nhu cầu tự thể hiện Sau đêm mặn nồng với Thị, được Thị chăm sóc bằng bát cháo hành đầy tình người, Chí đã dần bị thuyết phục và mong muốn được trở về cuộc sống thiện lương. Thị đã vẽ ra một bức tranh gia đình nhỏ hạnh phúc, quây quần ở trong Chí. Ở đó Chí là người đàn ông có trách nhiệm với gia đình. Sau 5 ngày Thị ở với Chi, Chí đã giảm bớt uống rượu lại, để đỡ tốn tiền, để không say mà còn yêu vợ. 2.3 Đánh giá thực trạng: (1 điểm) 2.3.1 Ưu điểm (0,5đ) 2.3.1.1 Nhu cầu sinh lý Đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người. Nhưng với Chí thì còn thiếu thốn, chưa được thỏa mãn. Bản năng của người phụ nữ, đặc tính vốn có của người phụ nữ Việt Nam, Thị Nở đã phần nào làm thỏa mãn nhu cầu này của Chí Phèo. Thị đã tự tay làm đồ ăn cho Chí, dọn dẹp chỗ Chí ngủ, đáp ứng nhu cầu sinh lý của Chí. Nên đã lay động được tâm
  • 14. hồn Chí. Thật vậy, khi người ta còn chưa no cái bụng, ấm cái thân thì còn nghĩ được điều gì khác. 2.3.1.2 Nhu cầu an toàn Chí Phèo trước đây chưa từng được ai yêu thương, nhưng từ khi gặp Thị, Chí đã biết đến mùi vị của tình yêu. Thị Nở cũng nhận ra điều đó, và Thị dùng chính điều đó để cảm hóa, để thỏa mãn nhu cầu của Chí, từ đó động viên Chí Phèo hoàn lương. Thị mang tới cho Chí một gia đình, cho Chí Phèo cảm giác an toàn. Lúc Chí ốm đau, ngã bệnh, khi đã về già luôn có một người vợ kề bên động viên, chăm sóc. Một khi nhu cầu này đã được chăm sóc chu đáo, Chí Phèo sẽ có mong muốn đạt được những nhu cầu cao hơn. Đây cũng chính là tiền đề thuận lợi để Thị Nở đẩy mạnh động viên, thuyết phục Chí Phèo ở những nhu cầu tiếp sau đó. 2.3.1.3 Nhu cầu xã hội Sau lần “ăn nằm” với Thị Nở ở vườn chuối, cuộc đời của Chí Phèo bắt đầu rẽ sang một hướng mới. Thị đã gieo vào lòng Chí một hy vọng, khát khao về mái ấm gia đình, về tình cảm thiện lương trong xã hội. Chí biết yêu thương và cũng được yêu thương như con người: tình yêu mộc mạc và sự chăm sóc chân thành của Thị Nở đã làm sống dậy cái bản thiện trong con người Chí Phèo: Lần đầu tiên hắn được người khác cho không - cho mà không phải cướp giật, lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà, lần đầu tiên Chí Phèo có được cảm giác về một mái ấm gia đình... Bằng hành động chăm sóc của mình Thị Nở đã dần động viên Chí khơi dậy khát khao được làm người, được công nhận trong xã hội của Chí Phèo. Thị đã dần thuyết phục được Chí trên con đường hoàn lương, trở lại thành con người đúng nghĩa. Chí Phèo đã được nếm trải tất cả những cung bậc cảm xúc của một con người (ngạc nhiên, cảm động, ăn năn, biết tỏ tình, cố gắng uống thật ít rượu để tiết kiệm tiền, để tỉnh táo mà yêu nhau...). Và đến thời điểm thích hợp, Thị Nở đã đẩy nhu cầu đó lên mức cao nhất là lập gia đình với Chí Phèo. Đây là khát khao lớn nhất trong cuộc đời Chí, ước mơ về mái ấm gia đình hạnh phúc. 2.3.1.4. Nhu cầu được tôn trọng
  • 15. Từ anh nông dân hiền lành, Chí trở thành tay sai, nô lệ, trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Thị Nở đến với Chí đã khơi gợi trong lòng Chí mong muốn trở thành con người bình thường, được xã hội dang tay công nhận. Từ một kẻ chỉ biết vì vật chất, gieo tang tóc cho người khác và bị chà đạp, cướp đi nhân tính. Hắn làm theo lệnh Bá Kiến mà không màng tới người ta nghĩ gì về hắn, nay lại mong muốn trở thành người nông dân lương thiện. Lần đầu tiên, Chí nhìn lại cuộc đời mình, những mơ ước từ xa xưa “hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ: chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ một con lợn nuôi làm vốn tiếng”. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn lương: Thị Nở có thể làm hòa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa với hắn. Khát khao lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở – về cây cầu đưa hắn về với cuộc đời lương thiện. Bát cháo hành của Thị đã hoàn thành thiên chức gọi chất người, khơi hòn than đỏ vùi trong lớp tro tàn đang âm ỉ, nó đưa Chí qua một cuộc lột xác để về với sự lương thiện. Chí Phèo khao khát làm người lương thiện: Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Chí Phèo mong đợi được thu nhận lại xã hội “bằng phẳng, thân thiện của những người lưng thiện”, và thị Nở rất khôn khéo khi đã đáp ứng nhu cầu sinh lý của Chí, không những thỏa mãn nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội cho Chí mà Thị còn mở đường cho hắn, là cầu nối để hắn trở lại với đời, được người đời tôn trọng. 2.3.1.5. Nhu cầu tự thể hiện Thị Nở dường như muốn thỏa mãn tất cả nhu cầu từ thấp đến cao của Chí. Thị tâm sự, động viên, thuyết phục Chí. Dùng “Nhu thắng cương”, Thị quan tâm Chí khiến chí từ ngạc nhiên sang cảm động và ăn năn. Và đỉnh điểm cao nhất là Thị dã khơi gợi được ý Chí đã muốn tự thể hiện mình, Chí tỏ tình với Thị, muốn làm vợ chồng với Thị. Thể hiện được là người đàn ông của gia đình, Chí đã giảm uống rượu, để tiết kiệm tiền, để không say mà còn yêu vợ. Thị đã thôi thúc trong Chí nhu cầu cao nhất của con người là tự thể hiện. 2.3.2 Nhược điểm (0,5đ) 2.3.2.1 Nhu cầu sinh lý
  • 16. Vì đây là nhu cầu rất cơ bản mà một người bình thường cần được đáp ứng, nên việc Thị Nở chỉ đánh mạnh vào nó là chưa đủ để tác động đến và thuyết phục được Chí Phèo. Trong thời điểm này, Chí đang làm tay sai cho Bá Kiến, được Bá Kiến cho tiền uống rượu, có khi còn cho nhiều tiền, vì vậy với Chí chỉ cần được ăn uống no đủ là được, không cần gì hơn thế. Thế nên những gì Thị làm chỉ là điều bình thường với Chí. 2.3.2.2 Nhu cầu an toàn Với Chí Phèo lúc bấy giờ, những gì mà Thị chỉ mang lại tình cảm yêu thương cho Chí, nhưng thứ tình cảm đó mơ hồ, và không chắc chắn. Thị không thể bảo vệ an toàn được cho Chí trước cám dỗ của đồng tiền từ Bá Kiến. Thứ Thị dành cho Chí là tình cảm mới chớm nở mà thôi, nó chưa đủ để thuyết phục Chí rằng Thị là bến đỗ an toàn mà Chí cần. 2.3.2.3 Nhu cầu xã hội Với Chí Phèo lúc bấy giờ, những gì mà Thị chỉ mang lại tình cảm yêu thương cho Chí, nhưng thứ tình cảm đó mơ hồ, và không chắc chắn, vì Thị là người “dở hơi”. Thị chỉ ở bên cạnh Chí đúng 5 ngày, và rồi Thị sực nhớ ra Thị còn bà Cô già. Thị phải "đừng yêu để hỏi cô thị đã". Nhưng Thị không vượt lên được định kiến, sự chửi rủa của bà cô để xây dựng mái ấm gia đình trọn vẹn với Chí. Bao nhiêu uất giận ấy Thị trút cả vào Chí, từ chối sự níu kéo của Chí, rồi vùng vằng bỏ về. Những lời nói và hành động của Thị Nở như cái tát vào mặt Chí Phèo, khiến hắn nhận ra bi kịch đời mình- Chí không thể có một gia đình trọn vẹn 2.3.2.4. Nhu cầu được tôn trọng Thị ở chỉ mới động viên, thuyết phục Chí Phèo bằng lời nói. Các hành động mà Thị dành cho Chí chỉ mới là xuất phát từ cá nhân Thị, Thị chưa đủ tầm ảnh hưởng để có thể thuyết phục được người đời, chưa đủ thỏa mãn nhu cầu khát khao được tôn trọng từ dân làng của Chí. 2.3.2.5. Nhu cầu tự thể hiện
  • 17. Khi sự động viên, thuyết phục của Thi về mặt tình cảm chưa đủ lớn thì nhu cầu xã hội và nhu cầu được tôn trọng của Chí Phèo chưa thực sự được thỏa mãn. Phần nào đã giảm đi động lực để Chí tự thể hiện mình. (khoảng 5 – 8 trang ) Tóm tắt chương 2 (khoảng 5 – 10 dòng)
  • 18. Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN, THUYẾT PHỤC CỦA THỊ NỞ ĐỂ CHÍ PHÈO HOÀN LƯƠNG (3 điểm) (Tên của chương 3 và mục 3.2 phải trùng với nhau) 3.1 Mục tiêu của Giải pháp Từ việc phân tích đánh giá những ưu nhược điểm trong kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương, tôi đề xuất những giải pháp để nhằm phát huy các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm, góp phần hoàn thiện kỹ năng động viên thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương. Qua đó rút ra bài học trong thực tế cuộc sống về kỹ năng động viên, thuyết phục trong lãnh đạo. 3.2 Giải pháp hoàn thiện kỹ năng động viên, thuyết phục của Thị Nở để Chí Phèo hoàn lương 3.2.1 Phát huy Ưu (1,5 điểm) 3.2.1.1 Nhu cầu sinh lý Thị đã vận dụng biện pháp “Lấy nhu chế cương, khiến người tâm phục” để cảm hóa, thuyết phục Chí Phèo quay về con đường hoàn lương, bằng hành động thể hiện tình cảm, qua bát cháo hành chứa đựng bao sự yêu thương. Thị đã khơi gợi lại cho Chí về ước mơ bình thường của một con người bình thường. Khi ở bên Thị Chí sẽ được chăm lo từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Vì vậy cần phát huy hơn nữa việc tạo niềm tin cho Chí rằng anh sẽ được thoả mãn các nhu cầu cá nhân. 3.2.1.2 Nhu cầu an toàn Tình cảm mộc, chân thành của Thị khiến Chí cảm động. Lần đầu tiên Chí biết hương vị của tình yêu. Thị đã gieo vào lòng Chí sự tin tưởng-Thị là người yêu thương Chí chân thành nhất, là nơi an toàn nhất khi Chí ốm đau, ngã bệnh, khi đã về già luôn có một người vợ kề bên động viên, chăm sóc. Điều này nhằm làm nổi bật lên nhu cầu an toàn của Chí Phèo để động viên thuyết phục Chí trong tư tưởng và tình cảm. Cần củng cố động viên hơn nữa sự tin tưởng và động lực để dẫn dắt Chí muốn có một gia đình nhỏ êm ấm và hạnh phúc. Có như vậy thì Chí mới hoàn toàn hoàn lương 3.2.1.3 Nhu cầu xã hội
  • 19. Bằng hành động chăm sóc của mình Thị Nở đã dần động viên Chí khơi dậy khát khao được làm người, được công nhận trong xã hội của Chí Phèo. Thị đã dần thuyết phục được Chí trên con đường hoàn lương, trở lại thành con người đúng nghĩa. Chí Phèo đã được nếm trải tất cả những cung bậc cảm xúc của một con người (ngạc nhiên, cảm động, ăn năn, biết tỏ tình, cố gắng uống thật ít rượu để tiết kiệm tiền, để tỉnh táo mà yêu nhau...). Thấy rõ sự mặc cảm của Chí Phèo, Chí không có được sự công nhận của những người lương thiện trong xã hội vì những lỗi lầm của Chí, đến thời điểm thích hợp, Thị Nở đã đẩy nhu cầu đó lên mức cao nhất là lập gia đình với Chí Phèo. Đây là khát khao lớn nhất trong cuộc đời Chí, ước mơ về mái ấm gia đình hạnh phúc. Giải pháp này thật sự hữu ích và đánh đúng trọng tâm nhu cầu. 3.2.1.4. Nhu cầu được tôn trọng 3.2.1.5. Nhu cầu tự thể hiện 3.2.2 Khắc phục Nhược (1,5 điểm) 3.2.2.1 Nhu cầu sinh lý 3.2.2.2 Nhu cầu an toàn 3.2.2.3 Nhu cầu xã hội 3.2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng 3.2.2.5. Nhu cầu tự thể hiện ( khoảng 3 – 5 trang ) Tóm tắt chương 3(khoảng 5 – 10 dòng) KẾT LUẬN (0,5 điểm) ( nêu lên ý chính đã học tập gì qua Tiểu luận này…) ( khoảng 1 trang ) Chú ý:
  • 20. - Hình thức trình bày ( theo thứ tự: bìa lá nhựa, trang bìa chính, trang bìa phụ, mục lục, mở đầu…, trang bìa chính và trang bìa phụ phải có đóng khung, khung là đường kẻ thẳng) - Chữ viết hoa: danh từ kép chỉ viết hoa 1 chữ đầu - Không dùng Headline, không dùng số La Mã, không dùng hình vẽ hoa văn ở trang bìa, phải dịch ra tiếng Việt nếu dùng tiếng Anh trong bài - Đánh số thứ tự 1 từ Mở đầu, và kết thúc ở Kết luận (ở trên, giữa) - Dùng font chữ Time New Roman, cở chữ 13, cách dòng 1.5 Chữ ký