SlideShare a Scribd company logo
GIAO DỊCH TMQT
TỔNG HỢP CÁC BỘ CÂU HỎI + SLIDE
CHƯƠNG1: TỔNG QUAN
Câu 1: Trình bày các bước giao dịch mua bán thông thường. Ý nghĩa
Hỏi hàng (Inquiry)
- Khía cạnh thương mại: Là lời mời bước vào giao dịch. Cụ thể hơn, là việc người mua hỏi người
bán về các điều kiện giao dịch (giá cả, vận tải, bảo hiểm, các phương thưc thanh toán, tên hàng,
qui cách phẩm chất…) để mua hàng
- Khía cạnh pháp lý: Là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch của bên mua
- Nội dung không giới hạn. Nhiều người mua sử dụng bước này để thăm dò thị trường
- Không ràng buộc trách nhiệm phải mua hàng của người hỏi hàng
- Trường hợp áp dụng hỏi hàng:
CHƯƠNG I
Các
bước
GD
Các hình
thức GD
Hỏi
hàn
g
Chà
o
hàn
Đặt
hàn
g
Hoà
n
giá
Xác
nhậ
n
Trực tiếp Trung gian
Sở
GD
Đấu
thầu
Đấu
giá
Gia
côn
g
Tái
xuất
Đối
lưu
Đại
lý
Môi
giới
+ Khi người mua không muốn bị ràng buộc là phải mua hàng
+ Khi người mua muốn thu thập thông tin để xâm nhập thị trường
- Phân loại hỏi hàng:
+ Hỏi chủ động: Đưa ra các điều kiện mình muốn mua rồi hỏi xem có bán không (nếu có
bán vẫn ko bắt buộc phải mua)
+ Hỏi thụ động: Hỏi về tất cả các loại hàng rồi mới quyết định xem mua cái gì
Chào hàng (Offer)
- Khía cạnh thương mại: Là việc đưa ra các thông tin về điều kiện giao dịch nhằm thể hiện ý chí
muốn bán/ mua hàng hóa/ dịch vụ
- Khía cạnh pháp lý: Là lời đề nghị kí kết hợp đồng từ phía người bán/ người mua
- Lời chào hàng có thể xuất phát từ phía người bán hoặc người mua, nên ta có 2 loại chào hàng:
Chào mua và Chào bán. Trong chào bán thì chia thành Chào tự do và Chào cố định. Chào mua
thường được sử dụng khi chào mua chứng khoán
- Hình thức: Văn bản, lời nói, hành vi cụ thể
- Phân loại chào hàng (chào bán, xuất phát từ người bán)
+ Chào hàng tự do: Người bán chào bán hàng nhưng không bị ràng buộc phải chắc chắn sẽ
cung cấp hàng, có thể chào bán cho nhiều người cùng 1 lúc, thường nhắm mục đích nhắc
nhở và nghiên cứu thị trường
+ Chào hàng cố định: Thể hiện ý chí muốn bán hàng thực sự của người bán, được dùng
trong trường hợp người bán chào bán 1 lô hàng cho người mua trong 1 khoảng thời gian
ràng buộc; nếu người mua chấp nhận lời chào hàng thì hợp đồng được ký kết
- Phân biệt chào hàng tự do và chào hàng cố định: Căn cứ vào
+ Tiêu đề chào hàng
+ Nội dung
+ Cơ sở viết thư
+ Bên nhận chào hàng
+ Thời hạn hiệu lực chào hàng
- Chào hàng có hiệu lực khi
+ Thể hiện ý chí ràng buộc vào lời đề nghị
+ Nội dung đầy đủ các yếu tố cấu thành hợp đồng
+ Đơn chào hàng phải được chuyển tới cho bên người nhận chào hàng.
+ Hợp pháp về 4 yếu tố: Chủ thể - Đối tượng - Nội dung - Hình thức
- Chào hàng mất hiệu lực khi:
+ Hết thời hạn hiệu lực
+ Khi bị hủy bỏ hợp pháp
+ Khi có sự mặc cả
+ Khi gặp BKK:chiến tranh, thiên tai, cháy nổ máy móc hoặc xưởng, tẩy chay/đình công/
chiếm giữ nhà xưởng….
+ Khi người chào mất khả năng
Theo Công ước Vienna
Ðiều 15:
1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.
2. Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc
hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.
Ðiều 16:
1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng,
nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này
gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị thu hồi:
a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách
khác, rằng nó không thể bị thu hồi, hoặc
b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành
động theo chiều hướng đó.
Ðiều 17:
Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo
về việc từ chối chào hàng.
Theo Luật Thương mại thì chào hàng sẽ có hiệu lực kể từ khi nó được gửi đi mà không
phân biệt hình thức truyền tin và có hiệu lực trong vòng 30 ngày nếu không có quy định
khác.
Đặt hàng (Order)
- Đặt hàng thường là chào hàng cố định, sử dụng khi 2 bên mua - bán đã có sự thông hiểu lẫn nhau
từ trước
- Khía cạnh thương mại: Là đề nghị mua hàng của người mua theo các điều kiện được nêu ra trong
đơn chào hàng
- Khía cạnh pháp lý: Là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua. thể hiện ý định
muốn mua hàng của người mua theo một số điều kiện nhất định
- * Điều kiện hiệu lực của phát giá:
+ Người đưa ra phát giá phải có đủ tư cách pháp lý ( tư cách pháp lý được quy định theo luật
quốc gia có trụ sở thương mại)
+ Hàng hóa mua bán hợp pháp
+ Nội dung hợp pháp ( có thể là văn bản, lời nói, hành vi ngụ ý, theo Việt Nam thì hợp đồng có
giá trị quốc tế chỉ chấp nhận theo hình thức văn bản và các hình thức tương đương)
- * Phát giá hết hiệu lực khi:
+ Hết thời gian hiệu lực ( tùy theo khoảng cách giữa người mua và người bán, thông thường là 21
ngày)
+ Khi bị hủy bỏ hợp pháp ( trước hoặc cùng lúc đến tay người nhận trước khi người nhận được
phát giá trả lời)
+ Khi có sự mặc cả ( bước hoàn giá)
+ Khi người phát giá mất khả năng ( VD:nếu người giám đốc phát giá tuy nhiên không là giám
đốc nữa thì phát giá vẫn có hiệu lực do chủ thể ở đây là công ty; nếu công ty bị phá sản, phát giá
mới mất hiệu lực)
- Phân biệt đặt hàng và hỏi hàng: Về lý thuyết, cả 2 đều là lời đề nghị GD xuất phát từ phía người
mua và không bắt buộc nghĩa vụ người mua phải mua hàng sau khi đặt và hỏi. Tuy nhiên, trên
thực tế,khi đã đặt hàng thì đã xác định sẽ mua do có các điều kiện cụ thể về hàng hóa đặt
Hoàn giá (Counter - Offer)
- Về mặt pháp lý: Là lời chào hàng mới được đưa ra dựa trên lời chào hàng cũ
- Về mặt thương mại: Là sự mặc cả về giá cả và điều kiện giao dịch
- Đặc điểm:
+ Khi hoàn giá được thực hiện thì đề nghị giao kết hợp đồng liền kề trước đó coi như hết
hiệu lực.
+ Hoàn giá trở thành lời đề nghị giao kết hợp đồng mới bởi vì nó làm mất hiệu lực của lời
đề nghị giao kết HĐ trước đó và tạo ra lời đề nghị GD với các điều kiện của lời ĐNGD
ban đầu và có chỉnh sửa
(Điều 19 công ước Viên 1980: Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng
nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ
chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.)
Chấp nhận (Acceptance)
- LDS 2005: Là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng (hoặc đặt hàng) mà phía
bên kia đưa ra
- Điều 18 mục 1 công ước Viên 1980: Sự im lặng hoặc bất hợp tác,không mặc nhiên có giá trị như
một sự chấp nhận
- Hình thức: Lời nói, hành vi hoặc văn bản
- Khi chấp nhận được thực hiện thì hợp đồng được ký kết. Tuy nhiên nó phải tuân thủ các điều kiện
sau
+ Phải được chính người nhận đề nghị ký hợp đồng phát rado chính offerer đưa ra)
+ Phải được đồng ý hoàn toàn và vô điều kiện
+ Phải được thực hiện trong thời gian hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
+ Phải được truyền đạt đến người được đề nghị ký hợp đồng
+ Phải theo hình thức mà luật yêu cầu
- Phân loại chấp nhận
+ Chấp nhận hoàn toàn: Chấp nhận mọi nội dung của lời đề nghị
+ Chấp nhận không toàn bộ: Chấp nhận có sửa đổi bổ sung các nội dung của lời đề nghị.
Có thể sửa đổi bổ sung những điều khoản cơ bản làm biến đổi nội dung của lời đề nghị.
Hoặc sửa đổi bổ sung những điều khoản không cơ bản và không làm thay đổi nội dung
của lời đề nghị
- Thu hồi chấp nhận (Hủy chấp nhận)
Chấp nhận chào hàng có thể được thu hồi nếu thông điệp thu hồi đến được bên được chào hàng
trước hoặc cùng lúc chấp nhận chào hàng có hiệu lực
- Chấp nhận chào hàng đến muộn
+ Chấp nhận chào hàng đến muộn vẫn được coi là có hiệu lực nếu người chào hàng không
chậm trễ thông báo cho người được chào hoặc gửi đi một thông điệp về việc đó.
+ Chấp nhận chào hàng đến muộn do kỹ thuật truyền phát vẫn được coi là có hiệu lực trừ
phi người chào hàng thông báo cho người được chào rằng chào hàng đã hết hiệu lực.
Xác nhận (Confirmation)
- Là việc xác nhận lại sự đồng ý với những gì đã thỏa thuận trước đó. Sau khi giao dịch, 2 bên cần
xác nhận lại những nội dung đã thỏa thuận làm cơ sở kỷ kết và thực hiện HĐ sau này
- Hai bên mua bán sau khi đã thỏa thuận các điều kiện giao dịch, có khi cần thận trọng ghi lại mọi
điều đã thỏa thuận, gửi cho đối phương, đó là văn bản xác nhận.
Văn bản do bên bán gửi thường được gọi là giấy xác nhận bán hàng, văn bản do bên mua gửi
thường được gọi là giấy xác nhận mua hàng.
- Xác nhận được lập bằng hai cách:
+ Cách 1: Xác nhận được lập thành 02 bản, bên xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký
xong, giữ lại một bản rồi gửi trả một bản (XN 2 văn bản)
+ Cách 2: Xác nhận được lập bằng 01 văn bản có chữ ký của 2 bên, gọi là bản thỏa thuận hay
HĐ. (XN 1 văn bản)
- Lưu ý: Sau khi thiết lập hợp đồng, nếu có những thay đổi, bổ sung, các bên cần xác nhận lại bằng
văn bản
Câu 2: Phân biệt chào hàng tự do và chào hàng cố định. Giá trị pháp lý và những trường hợp nên
sử dụng chào hàng này
Tự do Cố định
Tiêu đề Trong thực tế giao dịch người ta
lại rất ít viết trên tiêu đề là thư tự
do hay thư cố định nên phải dựa
vào nội dung
Nội dung Chung chung
Và kết thúc thư chào hàng tự do
thường kết thúc bằng câu: “Thư
chào hàng này chỉ giá trị khi
chúng tôi nhận được đơn đặt
hàng của quý ngài mà hàng vẫn
còn ở trong kho chưa được bán
cho người khác
Có đầy đủ các yếu tố cấu thành
hợp đồng
Có ý chí ràng buộc
Cơ sở viết thư Không chính thống Chính thống
Bên nhận chào hàng Không xác định, 1 lúc có thể
chào hàng cho nhiều người
Xác định người được chào hàng
Thời hạn hiệu lực chào hàng Thời hạn không quy định mà chỉ
ghi một cách không rõ ràng
chẳng hạn như: “Mong nhận
được…”
Phải có thời hạn. Trường hợp
thời hạn không quy định trong
thư chào hàng cố định thì theo
thông lệ là thời gian hợp lý,
thường là 30 ngày
Giá trị pháp lý Không có GTPL
Việc khách hàng chấp nhận hoàn
toàn các điều kiện của chào hàng
không có nghĩa là HĐ được ký
kết
Có GTPL
Người bán hàng tự ràng buộc
mình với các nghĩa vụ theo các
điều kiện quy định trong thư
chào hàng trong thời gian hiệu
lực của thư chào hàng, nếu đơn
phương từ chối không thực hiện
có thể sẽ bị khiếu nại hoặc kiện
ra toà và phải bồi thường thiệt
hại.
Người chào hàng khi soạn thư
chào hàng phải kỹ lưỡng, đảm
bảo từng chi tiết nhỏ cũng phải
phù hợp với luật pháp và phải có
lợi cho nhà nước, có lãi cho
công ty và không để phát sinh
tranh chấp hay tổn thất. Thư
chào hàng cố định thì phải có
thời hạn. Trường hợp thời hạn
không quy định trong thư chào
hàng cố định thì theo thông lệ là
thời gian hợp lý (thường là 30
ngày).
TH sử dụng 1 người bán và nhiều người
mua. Người bán bán hàng cho
người trả giá cao nhất hoặc đem
lại nhiều lợi ích nhất; hàng có số
lượng nhỏ
DN bắt đầu giới thiệu 1 sản
phẩm mới
1 người mua, 1 người bán
Người bán thực sự muốn bán
hàng; số lượng hàng lớn, giá trị
cao
Câu 3: Chào hàng là gì. Các cách phân loại và điều kiện hiệu lực của chào hàng = CÂU 1
Câu 4: Thuận lợi và bất lợi gia công quốc tế với bên nhận đặt gia công và bên nhận gia công. Bên
nhận gia công nên chọn hình thức gia công nào
Bên đặt gia công Bên nhận gia công
Thuận lợi Giảm giá thành SP, nâng cao năng lực
cạnh tranh cho hàng hóa.
Di chuyển được những ngành CN không
Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động
Học hỏi được kiến thức, công nghệ, kinh
còn được ưa chuộng ra nước ngoài.
Khai thác được nguồn tài nguyên và lao
động từ nước nhận gia công
Giảm ô nhiễm MT trong nước
nghiệm của nước ngoài
Tạo vốn để xây dựng cơ sở vật chất ban
đầu cho doanh nghiệp
Có thể bán thêm được một số phụ liệu
Là phương thức an toàn để thâm nhập thị
trường, từng bước tham gia vào quá trình
phân công LĐQT
Không phải bỏ nhiều chi phí, vốn ĐT ít,
ít rủi ro
Từng bước thiết lập CN hóa, hiện đại
hóa
Bất lợi Chất lượng hàng hóa có nguy cơ giảm
sút, làm ảnh hưởng đến uy tín của DN
Bị lệ thuộc vào bên nhận gia công
Có khả năng bị ăn cắp nhãn hiệu
Tạo nên đối thủ cạnh tranh trong tương
lai
Việc làm trong nước giảm
Thu nhập từ gia công rất thấp
Chỉ được đảm nhiệm những công việc
đơn giản
Nếu không quản lý tốt, sẽ bị ảnh hưởng
đến môi trường
Thanh lý HĐ không tốt sẽ đưa hàng trốn
thuế vào VN
Không xây dựng được thương hiệu
Giá trị gia tăng thấp
Bên nhận gia công nên chọn hình thức: Mua nguyên liệu, bán thành phẩm và mua nguyên liệu từ bên thứ
3, do bên nhận gia công quyết định. Bên nhận gia tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu cầu của
bên đặt,từ đó phát huy được lợi thế nhân lực và thiết bị trong nước. Bên cạnh đó, việc nhập nguyên liệu
từ bên thứ 3 (vẫn đảm bảo chất lượng theo yc bên đặt) giúp cho bên nhận gia công chủ động về nguồn
hàng, tìm được nguồn hàng giá rẻ và ăn chênh lệch
Câu 5: Thuận lợi và bất lợi của đấu giá quốc tế với người bán và người mua
Người bán Người mua
Thuận lợi Kích cầu nên bán được hàng với giá cao.
Tăng tốc độ giao dịch
Điều kiện bán hàng được đưa ra có lợi cho
người bán
Mua được hàng độc, không có ở nơi khác
Phẩm chất hàng hóa đảm bảo
Bất lợi Người bán cần đề phòng trường hợp người
mua liên kết để dìm giá hàng
Người mua thường phải mua hàng với giá
cao hơn dự tính
Hàng hiện vật, khó tiêu chuẩn hóa chất
lượng
Câu 6: Khái niệm và nội dung đơn đặt hàng. Khi nào sử dụng?
- KN = CÂU 1
- Nội dung
+ Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của bên đặt hàng
+ Tên hàng
+ Quy cách
+ Phẩm chất
+ Số lượng
+ Giá ước lượng
+ Thời gian giao hàng
+ Một vài điều kiện riêng với từng đơn đặt hàng
- Sử dụng khi 2 bên mua - bán đã có sự thông hiểu lẫn nhau từ trước: khách quen, hiệp định ™
giữa các chính phủ
Câu 7: Hoàn giá là gì? Ý nghĩa của hoàn giá = CÂU 1
Câu 8: Chấp nhận chào hàng là gì? Phân loại. Khi nào có hiệu lực? Giá trị pháp lý. Khi nào hợp
đồng được ký kết = CÂU 1
Câu 9: Định nghĩa và phân loại trung gian TM theo luật TM 2005. Ưu, nhược điểm khi sử dụng
TGTM
Luật TM 2005, điều 3:
Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch
thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương
nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đạilý thương mại.
Ưu điểm Sử dụng được kiến thức, kinh nghiệm của người TG
Tận dụng cơ sở vật chất của TG
Đẩy mạnh hoạt động buôn bán và tránh rủi ro tại những thị trường mới
Tiết kiệm được chi phí đầu tư trực tiếp
Đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua các dịch vụ của người trung gian.
Tiết kiệm chi phí vận tải.
Nhược điểm Lợi nhuận bị chia sẻ
Người TG hay đòi hỏi thêm về lợi ích
Mất liên lạc với thị trường, phụ thuộc vào TG
.Đôi khi bị trung gian đòi hỏi, yêu sách.
Giá bán tăng, làm giảm sức cạnh tranh
Bị đọng vốn, hàng chậm tiêu thụ khi trung gian phải phân phối cho nhiều chủ hàng
Câu 10: Thuận lợi và bất lợi đấu thầu quốc tế với bên mời thầu và bên dự thầu
Bên mời thầu (người mua) Bên dự thầu (người bán)
Thuận lợi Với người mua:
Là một phương thức thuận tiện với những
người mua ít kinh nghiệm
Lựa chọn được nhà cung cấp có chất lượng
mong muốn với giá thấp nhất
Đảm bảo chất lượng hàng hoá
Với người cấp vốn:
Đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Ràng buộc cả người đi vay và nhà cung cấp
với những điều kiện của mình
Bán được hàng hoá với khối lượng lớn, trị
giá kinh tế cao
Có một cơ hội cạnh tranh tự do và công
bằng
Nâng cao uy tín trên thương trường
Bất lợi Mất quyền chủ động trong giao dịch
Tổ chức đấu thầu rất tốn kém
Có thể bị các người cung cấp liên kết với
nhau để nâng giá hàng
Phải chịu sự cạnh tranh cao nên nhiều khi
lợi nhuận không như mong muốn
Thủ tục tham dự đấu thầu rất phức tạp
(ngân hàng bảo lãnh, phải liên danh với nhà
thầu nội địa,…)
Câu 11: Trình bày khái niệm, đặc điểm và phạm vi trách nhiệm của người môi giới
- KN:
+ Môi giới (Broker) thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm
trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là
bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ
và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. (Điều 150 Luật Thương mại 2005)
+ Thường hoạt động trong lĩnh vực mua bán nông sản, khoáng sản, thuê tàu, mua BH...
- Đặc điểm và phạm vi trách nhiệm
+ Mối quan hệ giữa người môi giới và người ủy thác dựa trên sự ủy thác từng lần.
+ Người MG không đại diện cho quyền lợi của bên nào
+ Môi giới không đứng tên trên Hợp đồng
+ Môi giới không tham gia thực hiện Hợp đồng
+ Bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn
trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới
+ Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới
Câu 12: Phân loại và nêu đặc điểm các loại hình đại lý TM. VD các loại đại lý ở VN
- Đặc điểm
+ Đại lý đứng tên trong Hợp đồng
+ Mối quan hệ giữa người ủy thác và đại lý là mối quan hệ dài hạn.
+ D170, luật ™ 2005: Bên giao ĐL là chủ sở hữu hàng hóa hoặc tiền giao cho bên ĐL
- Phân loại
Căn cứ vào mối quan hệ giữa người ủy thác và đại lý
+ Đại lý thụ ủy
+ Đại lý hoa hồng
+ Đại lý gửi bán
+ Đại lý kinh tiêu
-
Đại lý Danh nghĩa Chi phí Lợi nhuận
Thụ uỷ Người uỷ
thác
Người uỷ
thác
1 khoản tiền
Hoặc % / kim ngạch của công
việc
Hoa
hồng
Chính mình Người uỷ
thác
1 khoản tiền hoa hồng
Kinh
tiêu
Chính mình Chính
mình
Giá bán – Giá mua
Căn cứ vào phạm vi quyền hạn của đại lý
+ Đại lý toàn quyền
+ Tổng đạilý
+ Đại lý thường
+ Đại lý đặc biệt
+ Đại lý độc quyền
Loại đại lý Phạm vi quyền
Đại lý toàn quyền Mọi công việc
Tổng đại lý Một số công việc
Đại lý đặc biệt Một việc cụ thể
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của đại lý
+ Đại lý xuất khẩu
+ Đại lý nhập khẩu
+ Đại lý giao nhận
+ Đại lý làm thủ tục hải quan,…
- Các hình thức ĐL ở VN
Điều 169, luật ™ 2005:
+ ĐL bao tiêu
+ ĐL độc quyền
+ Tổng ĐL mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Câu 13: So sánh đại lý và môi giới
Đại lý (Agent) Môi giới (Broker)
Có thể là cá nhân hoặc công ty
Chỉ đạidiện cho 1 bên
Có tham gia ký HĐ
Có trách nhiệm thực hiện HĐ
Hợp đồng ĐL (dài hạn)
Thù lao theo hoa hồng
Chỉ được nhận thù lao từ 1 bên
Một số ĐL (factor) được trao quyền chiếm
Là cá nhân
Có thể đại diện cho cả hai bên
Không tham gia ký HĐ
Không có trách nhiệm thực hiện HĐ
Hợp đồng theo ủy thác từng lần (ngắn hạn)
Thù lao theo HĐ môi giới đã ký
Có thể nhận thù lao từ 2 bên
Cung cấp dịch vụ trong đàm phán ký kết HĐ
hữu hàng hóa Không có quyền chiếm hữu hàng hóa
Câu 14: Khái niệm, đặc điểm của mua bán đối lưu và nguyên nhân phát triển của phương thức này
trên thị trường thế giới
- KN: Mua bán đối lưu (Counter Trade) là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa đặc biệt, trong
đó người xuất khẩu cũng chính là người nhập khẩu, người bán chính là người mua, hàng hóa
trong phương thức này vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của hoạt động trao đổi
- Đặc điểm:
+ Người bán chính là người mua
+ Hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương
+ Đồng tiền chủ yếu làm thước đo giá trị
+ Tuân thủ theo yêu cầu cân bằng chặt chẽ
Cân bằng về thái độ của các bên GD: hàng quý đổi lấy hàng quý, hiếm đổi hiếm, tồn kho
đổi tồn kho
Cân bằng về xu hướng của giá hàng hóa: Hàng A có xu hướng giá tăng thì đổi lấy hàng B
có xu hướng giá tăng
Cân bằng về điều kiện GD: A giao đến cảng của B thì B cũng phải giao đến cảng của A
Cân bằng về giá trị: A giao hàng 1000$ thì B cũng giao hàng 1000$
- Nguyên nhân tồn tại và phát triển
+ Khắc phục sự thiếu hụt về ngoại tệ để NK các mặt hàng thiết yếu và nâng cao đời sống.
Sau khi giành được độc lập, nhiều quốc gia trẻ tuổi có nhu cầu cao về các mặt hàng phục
vụ cho việc xây dựng nền công nghiệp dân tộc của họ và cho việc nâng cao đời sống
nhân dân, nhưng họ rất thiếu ngoại tệ. Muốn thỏa mãn nhu cầu của mình, họ phải tiến
hành buôn bán đối ứng.
+ Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu NVL phục vụ các ngành công nghiệp trong nước. Sau khi hệ
thống thuộc địa bị tan rã,nhiều nước đế quốc cũ không còn nắm được nguồn nguyên liệu
rẻ mạt như trước. Muốn tiếp tục có nguyên liệu cho công nghiệp nước mình, họ phải thực
hiện buôn bán đối ứng.
+ Giúp các thương nhân hạn chế giao dịch ngoại hối khi chính phủ kiểm soát chặt chẽ.
Nhiều chính phủ đã ban hành chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ. Thương nhân nước họ,
muốn tránh khỏi sự quản lý chặt chẽ như vậy, phải tiến hành buôn bán đối ứng.
+ Áp dụng trong thời kỳ chiến tranh lạnh buôn bán trao đổi giữa 2 nhóm nước tư bản và xã
hội chủ nghĩa bị hạn chế.
Câu 15: Khái niệm, phân loại các loại hình buôn bán đối lưu
- KN: Như trên
- Phân loại
a. Nghiệp vụ hàng đổi hàng (Barter)
+ Hàng đổi hàng cổ điển: Chỉ 2 bên đổi và không dùng tiền
+ Hàng đổi hàng hiện đại: Nhiều hơn 2 bên tham gia, có thể dùng tiền để thanh toán 1
phần tiền hàng
b. Nghiệp vụ bù trừ (Compensation): 2 bên trao đổi hàng hóa, ghi giá trị hàng giao và hàng
nhận. Cuối hạn so lại sổ sách. Số tiền dư ra sẽ thuộc về tay chủ nợ và được dùng để chi
trả các khoản cho chủ nợ tại nước nợ
Căn cứ vào thời gian
+ Bù trừ theo nghĩa thực: 2 bên giao hàng cùng lúc
+ Bù trừ trước: 1 bên giao hàng trước, 1 bên giao hàng sau
+ Bù trừ song hành: 2 bên giao hàng cùng lúc nhưng chưa chắc giá trị đã tương đương
Căn cứ vào mức độ
+ Bù trừ một phần
+ Bù trừ toàn phần
+ Bù trừ bằng tài khoản bảo chứng
c. Nghiệp vụ thanh toán hình bình hành
+ Bình hành tư nhân
+ Bình hành công cộng
d. Nghiệp vụ mua đối lưu:
GD qua 2 hợp đồng độc lập và có liên quan đến nhau. Người bán ký hợp đồng bán hàng
với người mua. Sau đó người bán mua lại từ người mua 1 mặt hàng ngang giá trị so với
hàng anh ta đã bán, ký hợp đồng mua hàng
e. Nghiệp vụ mua lại
Bên cung cấp thiết bị toàn bộ, và/hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) cho
bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí
quyết kỹ thuật đó chế tạo ra.
f. Nghiệp vụ bồi hoàn
Là giao dịch mà người ta đổi hàng hóa và /hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và ưu huệ
g. Nghiệp vụ chuyển nợ:
Bên nhận hàng không thanh toán mà chuyển khoản nợ về tiền hàng cho một bên thứ ba
để bên thứ ba này trả tiền
Câu 16: Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng mua bán đối lưu
* Ràng buộc bán hàng
– Dùng yếu tố giá cả.
– Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá. Người thứ ba chỉ giao chứng từ cho người
nhận hàng khi người này đổi lấy một chứng từ hàng hoá khác có giá trị tương đương. Thông thường,
người ta dùng ngân hàng làm người thứ ba.
– Thư tín dụng dự phòng.
– Phạt,bồi thường mọi thiệt hại. Phạt về việc giao hàng thiếu hoặc giao hàng chậm: Bên bán không giao
hoặc chậm giao hàng phải nộp phạt bằng ngoại tệ. Mức phạt do hai bên thỏa thuận quy định trong hợp
đồng.
* Ràng buộc mua hàng
– Dùng thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C ), đây là loại L/C mà trong nội dung của nó có điều khoản
quy định “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi mở một L/C khác có kim ngạch tương đương”.
Như vậy hai bên mua và bán vừa phải mở L/C vừa phải giao hàng.
-Thư tín dụng dự phòng.
– Mở một tài khoản riêng để theo dõi việc giao hàng của hai bên. Đến cuối một thời kỳ nhất định (chẳng
hạn 6 tháng hay một năm…) nếu còn số dư nợ thì bên nợ phải giao nốt hàng hoặc chuyển số dư nợ sang
kỳ giao hàng sau hoặc phải thanh toán bằng ngoại tệ.
Câu 17: Khái niệm, đặc điểm đấu giá quốc tế (Auction)
- KN: Là một phương thức giao dịch đặc biệt, được tổ chức ở 1 nơi nhất định, trong thời gian nhất
định, người ta bán những lô hàng đã được xem trước cho ai trả cao nhất. Người bán và người mua
có trụ sở kinh doanh/quốc tịch ở các nước khác nhau
- Đặc điểm
+ Việc mua bán thực hiện tại 1 điểm cố định
+ Theo điều kiện người bán quy định sẵn
+ 1 người bán, nhiều người mua. Đưa ra mức giá trần, có lợi cho người bán
+ Hàng hóa thường có dấu hiệu đặc thù: khó tiêu chuẩn hóa và có giá trị lớn (đồ cổ, đồ da
lông thú..)
+ Người mua được xem hàng trước và tự do cạnh tranh
+ Thị trường thuộc về người bán
+ Người tổ chức đấu giá có thể là người bán hàng hóa, hoặc là người kinh doanh dịch vụ
đấu giá hàng hóa.
Câu 18: Các bước tiến hành đấu giá quốc tế. Nêu VD ở VN
Bước 1: Chuẩn bị đấu giá
Ký HĐ tổ chức
Chuẩn bị hàng hóa: vận chuyển hàng đến trung tâm đấu giá, phân lô, phân loại
Xây dựng thể lệ đấu giá: thể lệ tham dự, thời gian đấu giá, mức đấu giá
Thông báo, niêm yết thông tin
Bước 2: Trưng bày hàng hóa
Bước 3: Tiến hành đấu giá: Đấu giá lên (Đức)/ Đấu giá xuống (Hà Lan)
Bước 4: Lập văn bản bán đấu giá :
Người thắng cuộc sẽ đến Phòng thanh toán ký HĐ
Nộp trước 10 – 30% trị giá HĐ
Bước 5: Giao hàng: Sau 10 – 14 ngày đến nhận hàng và thanh toán nốt phần còn lại.
VD ở VN: Bán đấu giá quốc tế cổ vật trục vớt ở biển Bình Thuận (09/2003), Đấu giá cổ vật ở Cà mau
(1998, Công ty đấu giá QT Sotheby’s)
Câu 19: Khái niệm, đặc điểm, phân loại đ
ấu thầu quốc tế. Nội dung và giá trị pháp lý của hợp đồng ĐTQT tại VN
- KN: Đấu thầu QT (Binding) là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó một bên được gọi là
bên mua hàng (bên mời thầu), dựa trên cơ sở cạnh tranh của các nhà bán hàng (bên dự thầu) sẽ
lựa chọn người cung cấp có giá và các điều kiện khác thuận lợi nhất. Đấu thầu quốc tế là những
cuộc đấu thầu mà các bên tham gia có quốc tịch khác nhau.
Đ214 Luật TM 2005
Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa,
dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham
gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra
và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).
- Đặc điểm
+ Phương thức GD đặc biệt: thể lệ và địa điểm tổ chức được quy định từ trước
Các điều kiện về hàng hoá, tài chính, tranh chấp v.v đều được quy định trước trong Hồ sơ
mời thầu (bidding documents).
Trình tự giao dịch (khai mạc,mở thầu…) đều được quy định trước
Có sự tham gia của người thứ ba là kỹ sư tư vấn (consultant)
+ Nhiều người bán, 1 người mua. Người bán cạnh tranh nhau theo những điều kiện mà
người mua quy định sẵn
Người mua thường có hai trường hợp:
- Là các tổ chức, cơ quan… được Chính phủ cấp vốn để xây dựng, mua sắm hàng hoá
- Là những người đi vay phải đấu thầu theo yêu cầu của tổ chức cho vay
Tự do cạnh tranh theo những quy định đã đưa ra trong hồ sơ thương mại
- Các bên tự do cạnh tranh trong việc thể hiện ưu thế về tiềm lực tài chính, kỹ thuật, uy
tín, chất lượng hàng hoá, dịch vụ được cung cấp
- Phảituân thủ các điều kiện của nhà tổ chức,như đặt cọc,bảo lãnh, thủ tục ...
+ Hàng hóa có giá trị cao, khối lượng lớn, đa dạng
- Mặt hàng đấu thầu không hạn chế, có thể là hàng hoá thông thường (gạo, dầu…), công
trình xây dựng, dịch vụ…
- Có thể là cả hàng hoá hữu hình (tangible) và hàng hoá vô hình (intangible goods)
+ Đấu thầu thường bị ràng buộc chặt chẽ bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn
Đấu thầu QT bị ràng buộc bởi những điều kiện của các tổ chức cấp vốn:
Các điều kiện của các tổ chức QT như WB, ADB,SIDA, OECD…
Các điều kiện của Chính phủ
FIDIC (Hiệp hội QT các kỹ sư tư vấn)
Cạnh tranh với đk ngang nhau
Dữ liệu được cung cấp đầy đủ
Đánh giá công bằng
Trách nhiệm phân minh
Có 3 chủ thể
Bảo lãnh bảo hành thích đáng
ADB (NHPT Châu Á):
Nguồn gốc rõ ràng
Đạt tính kinh tế và tính hiệu quả
Các bên tham gia phải có cơ hội đầy đủ, công bằng, bình đẳng
WB (NHTG):
Có gói thầu thích hợp
Thông báo sớm
Không phân biệt đối xử, có thể tiếp cận được,trung lập
Đủ thủ tục, bí mật, kiên định, khách quan, không đàm phán trước khi trao hợp đồng
- Phân loại
+ Xét theo lượng người tham gia đấu thầu
ĐT rộng rãi: Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời
thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên
mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu.
Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia
của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh
không bình đẳng. Có thể có sát hạch (with prequalification) hoặc không có sát hạch
(without pre-qualification)
Ưu điểm:
- Đảm bảo tính công bằng
- Có nhiều cơ hội lựa chọn
Nhược điểm:
- Chi phí lựa chọn tốn kém
- Thường phải qua sơ tuyển (Prequalification)
ĐT hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5)
có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền
hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận; là đấu thầu công khai, phải minh bạch
Ưu điểm: Công tác tuyển chọn đơn giản hơn
Nhược điểm: Tính công bằng bị ảnh hưởng
TH sử dụng: (DD19 luật ™ 2005)
+ Xuất phát từ yêu cầu bên cho vay
+ Hàng hóa kỹ thuật cao,nghiên cứu thử nghiệm
Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu để thương thảo
Thường dùng khi: (DD20 luật ™ 2005)
- Bất khả kháng
- Bí mật quốc gia
- Hàng hóa dưới 100.000 USD
- Thiết bị độc quyền
- Kéo dài công trình cũ
+ Sự cố nghiêm trọng cần khắc phục ngay
+ Xuất phát từ yêu cầu bên cho vay
+ Bí mật quốc gia
+ Người được chỉ định đảm bảo sự tương thích
+ Xét theo cách thức tổ chức ĐT
ĐT 1 GIAI ĐOẠN
ĐT 1 túi hồ sơ: Bên dự thầu dùng 1 túi cho cả hồ sơ về tài chính và kỹ thuật khi tham gia dự thầu.
Ở Việt Nam thường dùng với đấu thầu mua sắm và xây dựng
ĐT 2 túi hồ sơ: Dùng 2 túi riêng, 1 túi hồ sơ kỹ thuật, 1 túi hồ sơ tài chính. Thường dùng với đấu
thầu tuyển chọn tư vấn
ĐT 2 GIAI ĐOẠN
- Giai đoạn 1: các nhà thầu sẽ nộp đề xuất kỹ thuật sơ bộ, rồi cùng bên mời thầu thống nhất
phương án kỹ thuật
- Giai đoạn 2: Dựa vào phương án kỹ thuật đã thống nhất, các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hoàn
chỉnh và đề xuất tài chính
+ Xét theo thủ tục thẩm định
ĐT có sơ tuyển: ĐT có quy định điều kiện thẩm định trước dựa trên các tiêu chí mà người tổ chức
ĐT đưa ra
ĐT không có sơ tuyển: không cần thẩm định
- Xét theo đối tượng ĐT:
+ Đấu thầu mua sắm hàng hoá:
Thường dùng khi mua sắm hàng tiêu dùng, thiết bị lẻ
Có thể kèm theo các dịch vụ
+ Đấu thầu xây dựng công trình
Đối tượng là xây dựng các công trình dân dụng, kinh tế…
Thường bao gồm việc cung cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ
+ Đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Sử dụng khi các dự án, dịch vụ được tính riêng biệt
khỏi công trình
+ Đấu thầu dự án: Nhằm lựa chọn đối tác tham gia dự án
Xét theo hình thức HĐ
Hình thức trọn gói
Hình thức theo đơn giá
Hình thức theo tỷ lệ phần trăm
Hình thức theo thời gian
- Nội dung của HĐ đấu thầu và giá trị Pháp lý
Luật Đấu thầu 2005, ND HĐ gồm:
Đối tượng của hợp đồng
Số lượng, khối lượng
Quy cách,chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác
Giá hợp đồng
Hình thức hợp đồng
Thời gian và tiến độ thực hiện
Điều kiện và phương thức thanh toán
Điều kiện nghiệm thu, bàn giao
Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hóa, xây lắp
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Thời gian có hiệu lực của hợp đồng
Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng
Giá trị pháp lý: Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực
(khi các bên ký kết) cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang
thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành
Câu 20: Trình bày các loại đấu thầu mở rộng, hạn chế và riêng lẻ = CÂU 19
TH sử dụng
ĐT rộng rãi: TH sử dụng (D20 luật ™ 2013)
Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho tất cả các gói thầu, dự án, miễn không vi phạm các trường hợp đặc
biệt cần phải sử dụng các gói thầu khác. Thường sử dụng để mua sắm những máy móc thiết bị hay công
trình cỡ nhỏ và vừa
ĐT hạn chế: TH sử dụng: (D19 luật ™ 2005)
+ Xuất phát từ yêu cầu bên cho vay
+ Hàng hóa kỹ thuật cao,nghiên cứu thử nghiệm
+ Thường sử dụng để mua sắm máy móc thiết bị hay công trình cỡ lớn.
Chỉ định thầu: Thường dùng khi: (D20 luật ™ 2005)
- Bất khả kháng
- Hàng hoá có trị giá thấp (<100.000USD)
- Thiết bị độc quyền
- Kéo dài công trình cũ
+ Sự cố nghiêm trọng cần khắc phục ngay
+ Bí mật quốc gia
Câu 21: So sánh đấu giá QT và đấu thầu QT. Hiểu biết về 2 cái ở VN
Giống nhau
- Đều là hoạt động mua bán cạnh tranh giữa bên bán và bên mua để đạt được mục đích đi đến thỏa
thuận mua,bán hàng hóa, dịch vụ
- Đều mang tính QT, có sự tham gia của các bên nước ngoài
- Đều chịu sự điều chỉnh của PL trong nước và các thông lệ quốc tế
- Đều là 1 hình thức mua bán đặc biệt.
Khác nhau
Đấu thầu QT Đấu giá QT
KN Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng
yêu cầu của bên mời thầu và sự tham gia
của các nhà thầu trong và ngoài nước
Là 1 phương thức bán hàng đặc biệt, tổ
chức công khai ở 1 nơi nhất định mà
người mua xem trước hàng hóa, cạnh
tranh tự do để trả giá. Người mua có cả
trong và ngoài nước
Thành phần
tham gia
1 bên mua, nhiều bên bán (thị trường
thuộc về người mua)
Bên mua là bên tổ chức ĐT
Quy định giá trần
Nhiều bên mua, 1 bên bán (thị trường
thuộc về người bán)
Bên bán là bên tổ chức ĐG
Quy định giá sàn
Mức giá Chọn mức giá thấp nhất hoặc được coi
là hợp lý nhất
Chọn mức giá cao nhất
Độ phức tạp Phức tạp hơn do không chỉ xem xét về
góc độ tài chính mà còn xem xét về góc
độ kỹ thuật, kinh nghiệm, đặc tính sản
phẩm...
Ít phức tạp hơn do chỉ xem xét dưới góc
độ tài chính
Hàng hóa Hàng hóa có tiêu chuẩn về kỹ thuật Hàng hóa khó tiêu chuẩn
Câu 22: KN, đặc điểm, vai trò sở giao dịch hàng hóa. 1 số sở GDHH trên thế giới
- KN:
Mua bán qua SGD (Commodity Exchange) là 1 phương thức GD đặc biệt, thông qua người môi
giới cho SGD chỉ định, người ta mua bán các hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng ổn định, có
phẩm chất thay thế được cho nhau với giá cả tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm giao
hàng nhằm ăn chênh lệch giá
- Đặc điểm
+ Mua bán được thực hiện tại thị trường đặc biệt
+ Chủ yếu mua bán khống
+ Mục đích là ăn chênh lệch giá
+ Mua bán phải qua trung gian do SDG chỉ định
+ SDG gắn liền với thị trường hàng hóa thế giới, tập trung cung và cầu về 1 mặt hàng trong
1 khu vực ở 1 thời điểm nhất định, thể hiện sự biến động giá cả
+ Mua bán dựa vào HĐ mẫu, tuân theo những quy định của SDG
+ Thị trường, thời gian và thể lệ đều được quy định sẵn.
+ Hàng hóa thường là nông sản, khoáng sản. Tính chất đồng loại, tiêu chuẩn hóa cao,khối
lượng mua bán lớn, dễ dàng thay thế cho nhau
- Vai trò:
+ Tập trung được cung và cầu tại một địa điểm nên tạo điều kiện cho TMQT phát triển.
+ Giảm chi phí lưu thông
+ Tăng nhanh vòng quay vốn
+ Giá cả tại SGD có thể là giá tham khảo cho các thương nhân
- Một số SDG hàng hóa trên thế giới:
+ Kim loại màu: London, New York, Kuala Lumpur
+ Bông nguyên liệu: Bombay, Chicago
+ Cà phê: Amsterdam, Rotterdam, London
+ Lúa mì: Winnipeg, Milano
Câu 23: Các nghiệp vụ giao dịch tại sở GDHH. Trình bày hiểu biết về sở GDHH ở VN
Các nghiệp vụ tại SGD
- Giao ngay (Spot Transaction): Là GD được ký kết trên cơ sở HĐ mẫu của SGG, trả tiền ngay vào
lúc ký và hàng hóa sẽ được giao ngay. Thường là giao dịch hiện vật, chỉ chiếm dưới 10% doanh
số
- Giao kỳ hạn (Forward Transaction): Là GD mà trong đó giá cả được xác định vào thời điểm ký
kết HĐ nhưng việc giao hàng và thanh toán được thực hiện sau 1 kỳ hạn nhất định nhằm mục
đích ăn chênh lệch giá giữa lúc ký kết và lúc thanh toán. “Bear” chuyển đầu cơ giá xuống/người
mua, “Bull” chuyên đầu cơ giá lên/người bán
Giao kỳ hạn THƯỜNGlà giao dịch khống. Có nghĩa là nó có thể là hoạt động mua bán bình
thường, người mua/bán thực sự có hàng và có tiền nhưng hàng và tiền này sẽ được giao dịch sau
khi ký hợp đồng 1 khoản thời gian. Tuy nhiên, nó có thể là giao dịch ăn chênh lệch. Tức là khi ký
hợp đồng thì người mua và bán không hề có hàng và tiền trong tay (riêng SGD hàng hóa cho
phép điều này, không có hàng và tiền vẫn được ký hợp đồng). Sau 1 thời gian, đến hạn trả trong
hợp đồng thì người bị thiệt (có thể là người mua hoặc người bán, tùy thuộc vào giá tăng hay
giảm) thanh toán cho người kia phần tiền dư ra so với hợp đồng (Mua bán khống)
- HĐ quyền chọn (options): Quyền chọn mua (buyer’s options) và quyền chọn bán (seller’s).
Người mua quyền có quyền được mua hoặc bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước
(gọi là giá giao kết) và phải trả 1 khoản tiền nhất định để mua quyền (gọi là tiền mua quyền).
Người mua quyền có quyền chọn thực hiện hay không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó
nếu thấy giá cả bất lợi cho mình
- Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging): Là 1 hoạt động GD thường được các nhà buôn nguyên liệu, các
nhà sx dùng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại tới lãi dự tính bằng cách
sử dụng các GD tại SGD hàng hóa
- Hợp đồng quyền chọn (option contract) Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là
thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc bán một hàng hóa xác định với mức
giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là
tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc
bán hàng hóa đó.
SGDHH ở Việt Nam
Sở GD hàng hóa VN được bộ Công thương cấp phép 2010 nhưng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân
khiến SDG gần như không hoạt động trong 8 năm qua là do: các ràng buộc về Luật pháp còn mang tính
khó khăn, không có vốn, cơ sở vật chất và không lưu thông được với nước ngoài.
Đến ngày 16/7/2018, SGDVN mới bắt đầu hoạt động trở lại. Danh mục hàng hóa dự kiến được niêm yết
trên sàn của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ gồm 40 mặt hàng chủ lực, trong đó có những mặt hàng
Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu và những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu
lớn để phục vụ sản xuất, kinh doanh như gạo, đường, cà phê, cao su, hạt tiêu, nhôm, đồng, sắt, thép...Tuy
nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì việc mua bán qua SGD vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ 1 là do
tập quán mua bán của người VN: sản xuất nhỏ lẻ, không theo tiêu chuẩn và bán trực tiếp cho thương lái
chứ không lên sàn. Thứ 2 là do hình thức vẫn còn mới mẻ nên không thu hút nhiều nhà đầu tư và doanh
nghiệp
Câu 23b: Nghiệp vụ hedging là gì? Giả sử một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ký được hợp đồng
xuất khẩu 10.000 MT cà phê với mức giá 890 USD/MT giao hàng 3 tháng sau khi ký hợp đồng, giá
thu mua cà phê tại thời điểm ký hợp đồng là 800 USD/MT;doanh nghiệp phải làm gì để tránh biến
động giá thu mua khi giao hàng?
Hedging (Nghiệp vụ tự bảo hiểm) là một hoạt động kỹ thuật thường được các nhà buôn nguyên liệu, các
nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính, bằng
cách lợi dụng giao dịch khống trong Sở giao dịch.
Trong ví dụ trên, doanh nghiệp nên đến Sở giao dịch để mua khống 10000MT cà phê với giá thu mua cà
phê tại thời điểm hiện tại là 800 USD/MT. Sau 3 tháng, nếu giá thu mua cà phê tăng lên, doanh nghiệp sẽ
bị lỗ trong giao dịch thực tế nhưng lãi trong giao dịch khống, nếu giá thu mua cà phê giảm xuống, doanh
nghiệp sẽ lãi trong giao dịch thực tế nhưng lỗ trong giao dịch khống. Lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của
hợp đồng kia giúp cho doanh nghiệp tránh được biến động giá thu mua khi giao hàng.
Câu 24: Trình bày nghiệp vụ giao hàng kỳ hạn tại sở GDHH = CÂU 23
VD?
Ngày 1/10, người bán và người mua ký HĐ kỳ hạn 1 tháng bán 10MT (Metric Ton, tấn) hàng hóa X với
giá 500$/MT
Ngày 30/10, giá hàng hoá X trên thị trường giảm xuống còn 400$/MT: Người bán (Bear) lãi 1000$, người
mua (Bull) lỗ 1000$. Người bán nhận 1000$ do người mua nộp tại phòng thanh toán bù trừ
Câu 25: KN, đặc điểm, phân loại gia công QT. Thực trạng gia công QT tại VN
Khái niệm
Đ178 Luật Thương mại 2005:
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một
phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên giao gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn
trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên giao gia công để hưởng thù lao.
Gia công quốc tế (international processing)
+ Bên giao gia công và bên nhận gia công: Có trụ sở thương mại ở hai nước khác nhau hoặc hai khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
+Nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm di chuyển qua biên giới.
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công)
nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm của một bên khác ( gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra
thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao ( gọi là phí gia công).
Đặc điểm
- Là hoạt động mà xnk gắn liền với quá trình sản xuất
- Tiền thù lao gia công là thu nhập chính của hoạt động này
- Hoạt động mà nhiều nước quan tâm
- Đối tượng mua bán là sức lao động kết tinh trong hàng hóa. Tiền thù lao gia công tương đương
với lượng lao động hao phí để làm ra thành phẩm
- Tuy nhiên, GCQT không phải là XK lao động
- Thường sử dụng trong những ngành hàng cần nhiều lao động
- Là thị trường một chiều
- .Quyền sở hữu về nguyên vật liệu, bán thành phẩm giao để gia công thường vẫn thuộc về bên
giao gia công
- Hưởng ưu đãivề thuế và hải quan do ở các nước thì gia công thường được miễn thuế
Phân loại
- Xét về quyền sở hữu NVL (nguyên vật liệu)
+ Giao nguyên liệu, nhận thành phẩm và trả phí gia công. Trong quá trình gia công thì
quyền sở hữu NVL vẫn thuộc về bên đặt gia công
+ Bán nguyên liệu, mua thành phẩm. Đây là 2 hợp đồng mua/bán riêng biệt. Nếu không có
quy định gì trong hợp đồng thì mặc nhiên là bên nhận gia công được khống chế sở hữu
NVL
+ Giao tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu mã, bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu (có thể từ
bên đặt GC hoặc bên thứ 3), tổ chức sản xuất và giao lại sản phẩm. Đối với hình thức này
trong Hợp đồng thường quy định trách nhiệm tiêu thụ thành phẩm thuộc về bên đặt gia
công
- Xét về giá gia công
+ Gia công theo giá khoán (target price): cố định tiền gia công trên mỗi sản phẩm
+ Hợp đồng thực chi thực thanh (cost plus contract): bên đặt GC thanh toán cho bên nhận
GC tiền NVL,sản xuất… trên cơ sở hóa đơn chứng từ, sau đó cộng thêm 1 khoản phí GC
VD: Quy định giá gia công may mặc:
CMT ( Cutting, Making , Trimming)
CMP ( Cutting, making , packing)
CMQ ( cutting, making , quota)
CMTQ, CMPQ
- Xét về số bên tham gia
+ Giản đơn: 2 bên
+ Chuyển tiếp: Nhiều bên. 1 nước chuyên môn hóa 1 bước của sản phẩm, tuy nhiên tất cả
các nước này vẫn chịu sự chỉ định của bên đặt gia công (chứ không phải bên nhận GC 2
phải chịu sự chỉ định của bên nhận GC 1)
- Xét về tính chất gia công
+ Gia công chủ động: mua NVL,bán thành phẩm
+ Gia công bị động: nhận NVL, giao thành phẩm
Thực trạng về gia công QT ở VN
Tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là do kết quả của các ngành gia công lắp ráp,
đạt tốc độ tăng trưởng cao: sản phẩm điện tử, máy tính, sản phẩm quang học, lắp ráp Tivi (từ các tập đoàn
FDI, điển hình là Samsung và Formosa). Trong khi đó, các ngành chế biến, chế tạo từ nguồn nguyên liệu
trong nước chỉ đạt tốc độ tăng trưởng bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo. Điều đáng
quan ngại là nhiều ngành rất quan trọng nhưng tăng trưởng rất thấp, như: chế biến nông sản, chế biến thức
ăn gia súc, dệt may, giày dép, sản xuất thuốc lá…
Các DN gia công hầu hết chỉ cung cấp sức lao động chứ không tự làm chủ được nguồn nguyên vật liệu,
quy trình sản xuất hay công nghệ. Điều này khiến bong bóng gia công dễ vỡ. Nhu cầu về sức lao động
càng cao thì giá cho lao động cũng sẽ tăng và Việt Nam sẽ dần dần bị thay thế bởi các nước gia công khác
Câu 26: Yêu cầu cân bằng trong mua bán đối lưu = CÂU 14
Câu 27: Nội dung cần quy định trong hợp đồng đại lý bán hàng
- Hình thức: Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương. (Điều 168 Luật TM 2005)
- Nội dung
+ Phần mở đầu
+ Ngày hiệu lực và hết hạn HĐ
+ Sản phẩm: danh mục hàng mà người ủy thác giao cho ĐL mua hoặc bán, bao gồm Tên
hàng, số lượng, chất lượng, khối lượng bán được,...
+ Khu vực lãnh thổ: nếu là ĐL độc quyền, người ủy thác phải bảo vệ khu vực cho ĐL
+ Quyền và nghĩa vụ bên đạilý: ĐL đó có độc quyền hay không. Cần mẫn hợp lý, thông
báo mọi tình hình cơ bản cho người ủy thác, không nhận đút lót và kiếm những lợi nhuận
bí mật, không để lộ những thông tin bí mật của người ủy thác, thanh toán cho người ủy
thác tiền hàng, không cạnh tranh với người ủy thác, đảm bảo mức tiêu thụ tối thiểu…
+ Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác: Cung cấp hàng hóa đầy đủ, thanh toán tiền thù lao,
các chi phí cho người đại lý…
+ Giá cả: giá tối thiểu để không ảnh hưởng đến lợi nhuận, giá tối đa để không ảnh hưởng
đến mức tiêu thụ cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
+ Thù lao và chi phí: Thù lao tính theo một số tiền cố định hay theo tỉ lệ % trị giá hàng hóa
hay theo mức chênh lệch giữa giá quy định và giá thực hiện. Chi phí nào người ủy thác
chịu, chi phí nào đại lý chịu
+ Thanh lý hợp đồng và các quy định về chấm dứt HĐ
+ Giải quyết tranh chấp: Phạt tiền, trọng tài..
+ Chữ ký các bên.
Câu 28: KN, đặc điểm, phân loại phương thức KD tái xuất và ưu/nhược điểm của từng phương
thức. Lấy VD về tái xuất khẩu
KN:
KD tái xuất (re-export) là việc xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu trước đây mà chưa qua khâu chế biến
nào tại nước tái xuất nhằm mục đích thu về 1 lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí NK
Đặc điểm
- Người bán chính là người mua
- Mục đích là chênh lệch giá
- Thường có 3 bên tham gia GD: Bên XK - Người KDTX - Bên NK
- Hàng hóa chưa qua bất cứ khâu chế biến nào
- Hàng hóa có cung cầu lớn hoặc thường xuyên biến động
- Hưởng ưu đãivề thuế và hải quan
- Sau mỗi chuyến hàng đều có việc thanh toán bằng tiền
Phân loại
- Tái xuất đúng thực nghĩa (tạm nhập tái xuất)
ĐN (DD29, luật ™ 2005): Là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ VN được coilà khu vực hải quan riêng theo PL VN, có làm thủ tục nhập khẩu
vào VN và thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi VN hoặc có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi
VN và làm thủ tục nhập khẩu chính hàng hóa đó vào VN
Ưu điểm
+ Tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp
+ Giải quyết trường hợp 2 nước không có nhu cầu lớn về hàng hóa nhưng vẫn muốn có
quan hệ ™ với nhau (do bản chất của tạm nhập là nhập khẩu số lượng lớn, giá rẻ và chia
nhỏ ra để xuất khẩu đi nhiều nước, giá cao)
Nhược điểm
+ Các thủ tục nhập tái xuất khá phức tạp
+ Tốn chi phí để tìm nguyên liệu rẻ
+ Giữ bí mật KD quốc tế, không cho người bán biết hàng sẽ đi đâu, người mua biết hàng
đến từ đâu
- Chuyển khẩu
ĐN (D30 luật ™ 2005): Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước,
vùng lãnh thổ ngoài VN mà không làm thủ tục nhập khẩu vào VN và xuất khẩu khỏi VN
3 hình thức chuyển khẩu:
+ Hàng được vận chuyển thẳng từ nước XK sang nước NK không qua cửa khẩu VN
+ Hàng được vận chuyển từ nước XK đến nước NK có qua cửa khẩu VN nhưng không làm
thủ tục NK vào VN và ko làm thủ tục XK ra khỏi VN
+ Hàng được vận chuyển từ nước XK sang nước NK có qua cửa khẩu VN và đưa vào kho
ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng VN,không làm thủ tục XNK ở
VN
Ưu điểm
+ DN không cần bỏ vốn vẫn có thể kiếm lời (sử dụng L/C giáp lưng để thanh toán)
+ Chi phí kinh doanh và thủ tục thấp hơn so với tạm nhập tái xuất
Nhược điểm
+ Thực tế là 1 hình thức KD phức tạp, nhiều rủi ro, đòi hỏi trình độ nhà KD phải cao, am hiểu và
nắm bắt kịp thời các chuyển biến thị trường
Câu 29: KN KD tái xuất. Các hình thức đảm bảo thực hiện hợp đồng
KN: Câu trên
Các hình thức đảmbảo thực hiện HĐ
- Đặt cọc
- Phạt
- L/C giáp lưng (Back to Back LC)
Thanh toán theo phương thức tín dụng giáp lưng Back to back L/C dựa trên Master L/C. Sau khi
nhận được L/C do người NK mở cho mình hưởng, người tái xuất dùng L/C này làm căn cứ mở
L/C khác cho người XK với nội dung gần giống L/C ban đầu. L/C thứ 2 này gọi là L/C giáp lưng.
Người tái xuất tận dụng được vốn của bên NK và tối đa hóa lợi nhuận vì tối thiểu chi phí GD
- L/C dự phòng (Stand by LC)
Người tái xuất khẩu yêu cầu ngân hàng của người xuất/nhập khẩu phát hành standby L/C, nếu người
xuất/nhập khẩu không bán/mua hàng, ngân hàng phải bồi thường.
Câu 30: Vai trò của buôn bán đối lưu= CÂU 14
Câu 31: Chào hàng được sử dụng trong đấu thầu là chào hàng gì? Đặc điểm cơ bản
- Là chào hàng cố định, thụ động
- Đặc điểm
+ Người chào hàng đã xác định được người mua
+ Có giá trị PL
+ Có điều kiện để cấu thành hợp đồng
+ Người bán có ràng buộc với người mua trong thời gian thực hiện HĐ
+ Có thời hạn cụ thể
Câu 32: Điều kiện hiệu lực của chào hàng cố định= CÂU 1
Câu 33: KN và các hình thức mua bán QT theo luật TM 2005
- Khoản 1, điều 27 luật ™ 2005: Các hình thức mua bán hàng hóa QT
+ Xuất khẩu
+ Nhập khẩu
+ Tạm nhập
+ Tái xuất
+ Tạm xuất
+ Tái nhập
+ Chuyển khẩu
- Khoản 8 điều 3 Luật ™ 2005: Mua bán hàng hóa:
Là hoạt động ™. Theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và
nhận thanh toán. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và nhận quyền sở hữu
hàng hóa theo thỏa thuận
Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động ™ mà bên bán và bên mua có trụ sở hoặc quốc tịch ở 2
quốc gia khác nhau
Câu 34: Phân loại đấu giá
- Theo cách tiến hành đấu giá
Có tiếng nói
+ Đấu giá lên (Anh): người mua tự tăng giá cho đến khi không ai trả giá
Trường hợp sử dụng:
Đấu giá kiểu Anh thường được sử dụng để bán các tác phẩm nghệ thuật, rượu vang và
các món hàng khác mà có thời gian tồn tại không giới hạn trong các mô hình thương mại
điện tử C2C, B2C, B2B, G2B.
+ Đấu giá xuống (Hà Lan): người bán tự hạ giá xuống cho đến khi có 1 người mua đồng ý
Trường hợp sử dụng:
+ Thông thường, đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán các loại hàng hóa có giới
hạn tồn tại, có nghĩa là các loại hàng hóa nhanh hỏng. Bên cạnh đấu giá Hà Lan thường
được sử dụng để bán hoa tại Hà Lan, còn được sử dụng để bán cá tại Anh và Israel, thị
trường tín dụng ở Rumani, trao đổi ngoại thương ở Bolivia, Jamaica, Zambia…
+ Đấu giá Hà Lan cũng thường được áp dụng trong trường hợp một hàng hóa không được
chấp nhận khi đưa ra một mức giá cao hoặc một hàng hóa muốn được bán đi thật nhanh.
Trong giai đoạn hiện nay, đấu giá Hà Lan còn được xem là kiểu đấu giá trực tuyến và trở
nên khá thịnh hành trên các trang web như Ebay, Google…
Không có tiếng nói: bỏ phiếu, đấu giá qua internet
- Theo tính chất của đấu giá
+ Đấu giá thương nghiệp
+ Đấu giá phi thương nghiệp
Câu 35: Các điều khoản trong hợp đồng gia công QT. Quy định hiện hành về hợp đồng gia công tại
VN
1. Tên và địa chỉ các bên
2. Sản phẩm gia công
3. Giá gia công
4. Thời hạn và phương thức thanh toán
Chuyển tiền
Nhờ thu
+ Nhận nguyên vật liệu: D/A
+ Giao thành phẩm: D/P
Thư tín dụng
+ Nhận NVL, giao thành phẩm: Bên nhận gia công mở L/C trả chậm, bên đặt gia công
mở L/C trả ngay (L/C dự phòng)
+ Mua NVL,bán thành phẩm: Bên nhận gia công mở L/C trả ngay và bên đặt gia công
mở L/C trả ngay.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật
tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định
mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công
6. Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu,
phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc HĐGC
8. Địa điểm và thời gian giao hàng
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ
10. Thời hạn hiệu lực HĐ
Quy định của luật pháp VN về HĐGC
Theo quy định tại Điều 542 – Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng gia công như sau:
“Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo
ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Điều 179 - Luật ™ 2005: HĐGC phải thành lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương
Câu 36: Bản chất của gia công QT
Thực chất gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng sử dụng thể
hiện trong hàng hoá chứ không phải xuất khẩu nhân công ra nước ngoài. Các yếu tố sản xuất có thể đưa
vào thông qua nhập khẩu để phục vụ quá trình gia công. Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu dùng
trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp tiền công và chi phí khác đem
lại.
Câu 37: Theo luật VN, hàng thế nào là hàng không gia công được tái xuất. Chuyển hàng vào kho
ngoại quan là như thế nào
Thương nhân được quyền làmthủ tục tạmnhập tái xuất cho các mặt hàng không thuộc các TH sau
(Nghị định số 69/2018/NĐ-CP)
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định;
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
Hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
Hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế
quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương
nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Chuyển hàng vào kho ngoại quan
Kho ngoại quan là một nhà kho có chế độ hải quan riêng. Hàng hóa từ nước ngoài gửi vào nhà kho này
chưa được xem như là nhập khẩu vào nước sở tại.
Câu 38: Phân biệt mua đối lưu và mua lại. Nghiệp vụ hàng đổi hàng có mấy loại? Phân loại
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (Barter) = CÂU 1
Phân biệt
- Mua đối lưu: Bán hàng và mua lại 1 mặt hàng có giá trị tương đương qua 2 hợp đồng độc lập
- Mua lại: Cung cấp thiết bị và mua lại sản phẩm do thiết bị đó tạo ra.
Câu 39: Các bước tiến hành đấu thầu QT. Cho VD minh họa
1. Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)
- Mục đích: Lựa chọn nhà thầu đủ năng lực
- Sử dụng tuỳ theo giá trị gói thầu
- Cần thông báo tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng
2. Lập hồ sơ mời thầu
Bao gồm:
Thư mời thầu, các chỉ dẫn
Các điều kiện ưu đãi
Các yêu cầu về hàng hoá, công nghệ, tiêu chuẩn đánh giá
Mẫu bảo lãnh dự thầu, mẫu thoả thuận HĐ, mẫu bảo lãnh ….
3. Gửi thư hoặc thông báo mời thầu
Nội dung bao gồm:
- Tên và địa chỉ của Bên mời thầu
- Khái quát dự án, địa điểm, thời gian giao hàng
- Chỉ dẫn việc tìm hiểu HSMT
- Các điều kiện tham gia dự thầu
- Thời gian địa điểm nhận hồ sơ MT
Chỉ dẫn đối với nhà thầu
Nội dung chủ yếu bao gồm:
- Mô tả tóm tắt dự án
- Nguồn vốn thực hiện
- Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, địa vị của nhà thầu và thời gian thông báo
- Thăm hiện trường (nếu có) và giải đáp câu hỏi của nhà thầu
4. Nhận và quản lý Hồ sơ dự thầu:
3 nội dung:
- Nội dung về hành chính, pháp lý (Đơn dự thầu, Tài liệu về tư cách nhà thầu, bảo lãnh)
- Nội dung về kỹ thuật ( Hàng hoá, xuất xứ, tiến độ thực hiện…)
- Nội dung thương mại, tài chính (giá dự thầu, Giao hàng, thanh toán…)
5. Mở thầu
Đến thời điểm quy định, sẽ tiến hành mở thầu và đánh giá các hồ sơ dự thầu theo 2 bước:
Đánh giá sơ bộ
- Xem xét tính hợp lệ
- Kiểm tra sự đáp ứng cơ bản
- Làm rõ các chi tiết (nếu cần)
Đánh giá chi tiết
- Về mặt kỹ thuật
Thường sử dụng thang điểm 100/1000 để đánh giá. Hàng hoá phải đạt từ 70% (hoặc 90%) tiêu chuẩn KT
đề ra
- Về mặt tài chính, thương mại
Chỉ sửa lỗi, chuyển đổi giá sang cùng một đồng tiền, một mặt bằng…
6. Đánh giá,xếp hạng nhà thầu
Căn cứ vào kết quả đánh giá để xếp hạng nhà thầu
Nhà thầu có hồ sơ hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của HSMT, có giá thấp nhất và không vượt quá
giá được duyệt sẽ được xem xét trúng thầu.
7. Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện HĐ
- Người thắng thầu được mời đến ký HĐ và nộp bảo lãnh thực hiện HĐ (10% trị giá HĐ)
- Nếu người thắng thầu không ký HĐ thì sẽ mời người tiếp theo, nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê
duyệt
Câu 40: Nội dung chuyển khẩu: CÂU 29
---
Lấy thêm từ slide
Câu 41: Kinh doanh tái xuất ở VN diễn ra thế nào? Phân biệt với hoạt động tạm nhập tái xuất =
NỘI DUNG CỦA KINH DOANH TÁI XUẤT = CÂU 29
Câu 42: Hoạt động gia công hàng hóa xk ở VN trong tương lai nên đi theo hướng nào? Những vấn
đề kỹ thuật đặt ra và hướng giải quyết
Vấn đề đặt ra:Các DN chưa đi sâu vào Công nghệ, không tận dụng được tiềm năng của các DN FDI mà
chỉ dừng lại ở mức gia công
Hoạt động GC của VN trong tương lai nên đi theo hướng phát triển chiều sâu về công nghệ, chuỗi sản
xuất, cũng như các nền nông nghiệp cung cấp nguyên liệu
Hướng giải quyết :
- Tận dụng cơ hội từ FDI
- Tự bản thân DN VN phải cải tiến máy móc, mời các chuyên gia đã từng làm việc cho các công ty
FDI
- Có chính sách hỗ trợ DN phát triển chiều sâu công nghệ
- Tạo các kênh để DN VN được tiếp xúc với các DN nước ngoài, làm quen với các phương thức
làm ăn QT
- Sản xuất sản phẩm cốt lõi, NVL hỗ trợ công nghiệp
Câu 43: Vì sao nói hoàn giá là lời đề nghị giao dịch mới
Hoàn giá trở thành lời đề nghị giao kết hợp đồng mới bởi vì nó làm mất hiệu lực của lời đề nghị giao kết
HĐ trước đó và tạo ra lời đề nghị GD với các điều kiện của lời ĐNGD ban đầu và có chỉnh sửa
Câu 44: Ưu/nhược điểm của Standby L/C: không tìm thấy
Câu 45: Một số mô hình nhượng quyền ™ tại VN. Ưu/nhược điểm của nhượng quyền ™
VD ở Vietnam: KFC,Lotteria, PapaRoti
Ưu điểm:
v Đối với Franchisor:
Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất.
- Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền.
- Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính.
- Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí
rủi ro thấp nhất.
- Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia
đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…
Đối với Franchisee:
- Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ
- Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới.
- Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động được chuẩn hóa.
- Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực.
- Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh.
- Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu.
- Quảng cáo tại nơi bán hàng.
- Các hoạt động hỗ trợ trọn gói, thống nhất
- Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ.
Nhược điểm:
v Đối với Franchisor
- Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.
- Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh.
- Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó.
- Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu…
Đối với Franchisee:
- Không phải là thương hiệu riêng của mình.
- Chia sẻ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền.
- Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống.
- Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước.
- Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh.
- Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh…
Câu 46: Ưu/nhược điểm của gia công QT
Ưu điểm
Tác dụng chung
- Góp phần phát triển phân công lao động QT.
- Hạ giá thành sản phẩm
Với bên nhận gia công
Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Học hỏi được kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm của nước ngoài
Tạo vốn để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho doanh nghiệp
Có thể bán thêm được một số phụ liệu
Là phương thức an toàn để thâm nhập thị trường
Với bên đặt gia công
Giảm giá thành SP, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa.
Di chuyển được những ngành CN không còn được ưa chuộng ra nước ngoài.
Tìm được nguồn nguyên phụ liệu cho hàng hóa
Nhược điểm
Với bên nhận gia công
Thu nhập từ gia công rất thấp
Chỉ được đảm nhiệm những công việc đơn giản
Nếu không quản lý tốt, sẽ bị ảnh hưởng đến môi trường
Không xây dựng được thương hiệu
Với bên đặt gia công
Chất lượng hàng hóa có nguy cơ giảm sút, làm ảnh hưởng đến uy tín của DN
Bị lệ thuộc vào bên nhận gia công
Có khả năng bị ăn cắp nhãn hiệu
Tạo nên đối thủ cạnh tranh trong tương lai
Câu 47: Ưu/nhược điểm của tái xuất đúng thực nghĩa: CÂU 29
CHƯƠNG2 : INCOTERMS
CHƯƠNG 2
Mọi loại
hình
Biển/ Thủy
nội địa
EX
W
FC
A
CPT CIP DAT DA
P
DD
P
FAS FO
B
CF
R
CIF
Câu 48:Tập quán thương mại là gì? Những lưu ý khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán
Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng,
miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại
NHỮNGLƯU Ý
- Chỉ áp dụng trong mua bán hàng hóa hữu hình
- Là tập quán thương mại không mang tính bắt buộc
- Phải được dẫn chiếu trong Hợp đồng
- Ghi rõ là phiên bản năm nào
- Căn cứ thực tiễn thương mại để lựa chọn điều kiện phù hợp nhất
- Chỉ quy định MQH giữa bên bán và bên mua về các vấn đề liên quan tới giao nhận hàng hóa,
không giải quyết các vấn đề liên quan tới:
- Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
- Giải thoát nghĩa vụ và miễn trừ trách nhiệm của các bên khi gặp sự cố bất khả kháng
- Hai bên có quyền thay đổi, bổ sung, cắt giảm các trách nhiệm và nghĩa vụ nhưng không được làm
thay đổi bản chất các điều kiện
- Không nên sử dụng các thuật ngữ vận tải: FI, FO, FIO..
- Không điều chỉnh hợp đồng vận tải
- Không quyết định mọi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng mua bán; chỉ phân chia
trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình vận tải
- Không đề cập đến trách nhiệm của các bên khi có sự vi phạm HĐ hay hậu quả của việc vi phạm
HĐ
- Không đề cập đến quyền chuyển giao sở hữu hàng hóa hay những quyền khác về tài sản
“Incoterms chỉ là những nguyên tắc để giải thích điều kiện cơ sở giao hàng và không giải thích
các điều khoản khác trong Hợp đồng
Câu 49: Trình bày quy tắc EXW Incoterms® 2010 - Ex Works
EXW địa điểm quy định Incoterms 2010
Là quy tắc sử dụng cho mọi phương tiện vận tải
Định nghĩa:
Giao tại xưởng có nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt
của người mua tại cơ sở của người bán hoặc một nơi quy định khác trong nước người bán, như xưởng,
nhà máy, kho...Người bán không phải bốc hàng lên bất cứ phương tiện vận tải nào để nhận hàng cũng
không phải làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu cho hàng hóa, trong TH phải thông quan
Điểm giao nhận: Tại xưởng của người bán hoặc một địa điểm quy định trong nước người bán
Điểm chuyển giao rủi ro = Điểm chuyển giao chi phí: Khi người bán giao hàng chưa bốc tại xưởng của
mình cho người vận tải đầu tiên hoặc một địa điểm quy định trong nước người bán mà người mua chỉ
định
Thông quan xuất nhập khẩu: Người mua
Ký HĐ vận tải và trả phí vận chuyển: Người mua
Số lần thông báo: 2 lần
- Lần 1: Người bán chuẩn bị hàng xong, tbao cho người mua đến nhận hàng
- Lần 2: Người mua thông báo đã nhận được hàng
Nghĩa vụ chính của người bán:
Chuẩn bị HH theo đúng HĐ,kiểm tra, bao bì, ký mã hiệu;
Giao hàng chưa bốc lên PTVT của người mua;
Không làm thủ tục XK;
Không có nghĩa vụ vận tải, bảo hiểm;
Cung cấp thông tin cho người mua
Nghĩa vụ chính của người mua
Nhận hàng, chịu mọi rủi ro, chi phí liên quan tới HH kể từ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Thông quan xuất khẩu, nhập khẩu
-Căn cứ lựa chọn điều kiện EXW
+ Người mua có khả năng làm thủ tục HQ,vận tải
+ Người mua có đạidiện tại nước XK
+ Thị trường thuộc về người bán,
+ Thường được các nhà NK lớn sử dụng khi mua hàng từ những nhà XK nhỏ.
Lưu ý:
Sử dụng cho mọi phương tiện vận tải, nhưng phù hợp hơn với giao hàng nội địa bằng đường bộ hoặc hàng
không do người mua phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu
Người bán thường không được coi là người xuất khẩu
Nếu thực tế, người bán bốc hàng lên phương tiện vận tải, thì người mua vẫn phải chịu rủi ro và chi phí
cho việc đó
Không nên dùng EXW khi người mua không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan xuất
khẩu
Câu 50: Trình bày quy tắc FOB Incoterms® 2010? - Free On Board
FOB cảng bốc quy định Incoterms 2010
Là quy tắc chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa
Định nghĩa
Giao hàng trên tàu nghĩa là người bán giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng
quy định hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa cũng như chi
phí được chuyển sang cho người mua khi hàng hóa đã ở trên tàu
Điểm giao nhận: Trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng đi
Điểm chuyển giao rủi ro = Điểm chuyển giao chi phí: Sau khi hàng đã nằm trên tàu tại cảng đi
Thông quan xuất khẩu: Người bán
Thông quan nhập khẩu: Người mua
Ký HĐ vận tải, thuê tàu, trả cước phí và trả cước phí bốc hàng nếu phí này thuộc cước phí vận tải: Người
mua (nếu không thuộc thì người bán trả)
Nghĩa vụ chính của người bán
Thông quan xuất khẩu
Giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng chỉ định (nếu có) hoặc mua hàng đã
được giao như vậy.
Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, về lý thuyết là bất cứ giấy tờ nào chứng minh được người
bán đã giao hàng, tuy nhiên, thực tế, chứng từ giao hàng này chính là vận đơn tàu hoàn hảo
Người bán không có nghĩa vụ thuê tàu nhưng có thể thuê hộ người mua (điểm mới so với ICT 2000)
Trả cước phí bốc hàng lên tàu nếu cước này không nằm trong cước vận tải
Thông báo giao hàng
Nghĩa vụ chính của người mua
Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước và chi phí bốc hàng nếu cước này thuộc cước vận tải
Trả phí dỡ hàng tại cảng đến
Tiếp nhận HH,chịu rủi ro từ thời điểm hàng được giao trên tàu tại cảng đến
Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định đồng thời chịu mọi rủi ro
phát sinh nếu không hoàn thành nghĩa vụ này
Thông quan nhập khẩu
Số lần thông báo: 3 lần
- Người bán thông báo sẵn sàng giao hàng
- Người mua thông báo thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định
- Người bán thông báo đã hoàn thành việc giao hàng
Lưu ý:
- Chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc thủy nội địa
- Có rất nhiều loại FOB
- Không nên sử dụng các thuật ngữ vận tải: FI, FO, FIO...
- Chú ý tập quán cảng
- Nên sử dụng FCA thay FOB nếu giao bằng container/ không có ý định giao hàng lên tàu do FCA giao
hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định nên hàng được giao sớm hơn, từ đó:
+ Di chuyển rủi ro sớm hơn
+ Rủi ro khi giao hàng ít hơn
+ Chịu ít chi phí hơn
+ Giảm thời gian giao dịch, thu đc tiền hàng sớm hơn
- Việc thuê tàu hộ người mua: Rủi ro và chi phí từ sau khi hàng bốc lên tàu vẫn thuộc về người mua
- Lấy vận đơn đường biển càng nhanh càng tốt để tránh rủi ro vì mâu thuẫn giữa các tập quán TMQT là
khác nhau và vì Incoterms có thể sẽ sửa đổi
Câu 51: Trình bày quy tắc FAS Incoterms® 2010 - Free Alongside Ship
FAS cảng bốc hàng quy định Incoterms 2010
- Định nghĩa: Là quy tắc chỉ dùng cho vận tải đường biển hoặc thủy nội địa. Giao dọc mạn tàu có
nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu (trên
cầu cảng hoặc xà lan) do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định. Rủi ro về mất mát hay
hư hỏng, và chi phí được chuyển sang cho người mua khi hàng hóa dọc mạn tàu
- Điểm giao nhận: Cầu cảng hoặc xà lan dọc mạn con tàu do người mua chỉ định tại cảng đi
- Điểm chuyển giao rủi ro = Điểm chuyển giao chi phí: Sau khi hàng đã được đặt cạnh mạn tàu tại
nước của người bán
- Thông quan xuất khẩu: Người bán
- Thông quan nhập khẩu: Người mua
- Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước và phí bốc dỡ hàng: người mua
- Nghĩa vụ chính của người bán
- Thông quan xuất khẩu (điểm khác biệt giữa Incoterms 2000 với Incoterms 1990)
- Giao hàng dọc mạn tàu tại địa điểm xếp hàng chỉ định (nếu có) hoặc mua hàng đã được giao
như vậy.
- Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường. Về lý thuyết nó là vận đơn nhận để bốc hàng, chỉ
được cấp khi người chuyên chở giao hàng tại cảng biển. Trên thực tế, nó là vận đơn đã bốc hàng
- Người bán không có nghĩa vụ thuê tàu nhưng có thể thuê hộ người mua (điểm mới so với ICT
2000)
- Nghĩa vụ chính của người mua
- Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước và chi phí bốc dỡ hàng
- Tiếp nhận hàng hóa, chịu di chuyển rủi ro từ thời điểm giao hàng
- Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định đồng thời chịu
mọi rủi ro phát sinh nếu không hoàn thành nghĩa vụ này
- Thông quan nhập khẩu
Lưu ý:
Vận tải biển, thuỷ nội địa
Người bán thuê hộ tàu nhưng chi phí và rủi ro vẫn là người mua chịu
Số lần thông báo giao hàng: 3 lần
+ Người bán tb đã sẵn sàng giao hàng
+ Người mua thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định
+ Người bán thông báo cho người mua là đã hoàn thành việc giao hàng
Chi phí lõng hàng cần được phân định rõ
FAS chuyển nghĩa vụ khi giao dọc mạn tàu, FOB chuyển nghĩa vụ khi hàng đã ở trên tàu. Việc bốc hàng
lên tàu là vấn đề nhỏ nên trên thực tế thường dùng FOB hay FAS. Tuy nhiên, FAS vẫn có tác dụng khi
hàng được bốc từ xà lan. Tức là, tàu lớn + nước nông = tàu không thể vào sát cầu cảng. Khi đó FOB
không bốc hàng lên tàu được mà phải dùng xà lan áp sát tàu. Khi này, vì thuộc FAS, nên nghĩa vụ bốc
hàng lên tàu thuộc về người mua
Hàng đóng trong container nên chuyển sang FCA do đặc thù của hàng được đóng trong container là người
bán phải giao hàng cho người chuyên chở tại điểm tập kết chứ không phải dọc mạn tàu
Cây 52: Trình bày quy tắc CIF Incoterms® 2010 - Cost, Insurance Freight
CIF cảng đến quy định Incoterms 2010
- Định nghĩa: Là quy tắc chỉ dùng cho vận tải đường biển hoặc thủy nội địa. Tiền hàng, bảo hiểm,
cước phí có nghĩa là người bán giao hàng trên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Rủi ro
về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng ở trên tàu. Người bán phải ký
hợp đồng và trả mọi chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định
- Điểm giao hàng: Khi hàng được giao tại cảng đến
- Điểm chuyển giao rủi ro: Khi hàng ở trên tàu tại cảng đi
- Địa điểm chuyển giao chi phí: Khi tàu chở hàng đến cảng đến
- Thủ tục thông quan xuất khẩu: Người bán
- Thủ tục thông quan nhập khẩu: Người mua
- Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước và chi phí dỡ hàng nếu thuộc cước:người bán (nếu
không thuộc thì là người mua)
- Nghĩa vụ chính của người bán:
+ Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước
+ Thông quan xuất khẩu hàng hóa
+ Giao hàng trên tàu
+ Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo/ vận đơn đường biển
+ Trả chi phí dỡ hàng ở cảng đến nếu đã tính trong cước vận chuyển.
- Nghĩa vụ chính của người mua
+ Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro
+ Trả các chi phí nếu chưa được tính vào tiền cước
+ Thông quan NK
- Số lần thông báo: 3 lần
- - + Người bán cung cấp thông tin về việc mua bảo hiểm trước khi giao hàng
+ Người bán cung cấp thông tin cần thiết giúp người mua dùng các biện pháp thông thường
để nhận hàng
+ Người mua thông báo cho người bán về thời gian, nơi điểm, điểm nhận hàng.. nếu người
mua có quyền quyết định những điều này
- Nghĩa vụ thuê tàu
- - Thuê theo quy định của HĐMB
- - Thuê theo Incoterms:
- + Thuê một con tàu đi biển (Seagoing Vessel)
- + Thuê tàu phù hợp với tính chất của hàng hóa
- + Tàu đi theo hành trình thông thường
- + Thuê tàu theo những điều kiện thông thường
- Nghĩa vụ mua bảo hiểm
Mua BH theo quy định của HĐMB
Nếu HĐ không quy định thì mua BH như sau:
+ Mua tại 1 công ty bảo hiểm có uy tín.
+ Giá trị bảo hiểm = 110% tổng Giá CIF
+ Mua bằng đồng tiền của hợp đồng
+ Mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu - Điều kiện C của Hiệp hội những người bảo hiểm
London.
+ Thời hạn bảo hiểm: Phảibảo vệ được người mua về mất mát hư hỏng hàng hoá trong suốt quá
trình vận chuyển (từ địa điểm giao hàng quy định cho tới ít nhất là cảng dỡ hàng);
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm hay bảo hiểm đơn có tính chuyển nhượng.
+ Nếu người mua muốn mua bảo hiểm bổ sung thì phải chịu thêm chi phí bổ sung
Câu 53: Trình bày quy tắc CPT Incoterms® 2010. - Carriage Paid To. Có dùng DAS thay CPT
được ko?
CPT địa điểm đích quy định Incoterms 2010
- Định nghĩa: Là phương thức sử dụng cho mọi loại hình vận tải. Cước phí trả tới có nghĩa là người
bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc cho người chuyên chở hoặc một người khác do người
bán chỉ định tại 1 nơi thỏa thuận (nếu đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp
đồng vận tải và trả mọi chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa đến nơi quy định
- Điểm giao hàng: Một điểm thỏa thuận tại nước người mua
- Điểm chuyển giao rủi ro: Khi hàng đã giao cho người vận tải đầu tiên do người bán chỉ định tại
xưởng của mình
- Điểm chuyển giao chi phí: Khi hàng đã đến điểm đích trong nước của người mua
- Ký hợp đồng, thuê tàu và trả cước,chi phí dỡ hàng: người bán (nếu chi phí không thuộc cước thì
là người mua)
- Thông quan xuất khẩu: Người bán
- Thông quan nhập khẩu: Người mua
- Nghĩa vụ chính của người bán
+ Thông quan XK
+ Thuê phương tiện vận tải, trả cước,trả phí dỡ hàng tại điểm đích nếu chi phí này có trong
HĐVT.
+ Giao hàng cho người vận tải mà mình chỉ định
+ Cung cấp bằng chứng giao hàng
- Nghĩa vụ chính của người mua
+ Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro
+ Chịu mọi chi phí về hàng hóa trên đường vận chuyển cũng như chi phí dỡ hàng tại nơi đến nếu
những chi phí này chưa nằm trong cước phí vận tải.
+ Thông báo địa điểm, thời gian giao hàng nếu được quyền quyết định
- + Thông quan nhập khẩu
Số lần thông báo: 2 lần
- Người bán thông báo hàng đã giao
- Người mua thông báo cho người bán về thời gian, nơi điểm, điểm nhận hàng.. nếu người mua có
quyền quyết định những điều này
- Lưu ý:
- CPT dùng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức
- Nên sử dụng CPT thay cho CFR nếu không có ý định giao hàng lên tàu.
- Người mua nên mua bảo hiểm để tránh rủi ro cho hàng hóa trong quá trình chuyên chở.
Câu 54: Trình bày quy tắc CIP Incoterms® 2010 - Carriage, Insurance Paid To
CIP địa điểm đích quy định Incoterms 2010
- Định nghĩa: Là phương thức dùng cho mọi phương tiện vận tải. Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ
định tại nơi thỏa thuận (nếu nơi đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng
vận tải và trả mọi chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định
- Các nội dung khác: Giống hệt CPT = Câu 53 + Mua bảo hiểm
- Mua bảo hiểm = Câu 52
Câu 55: Trình bày quy tắc DAP Incoterms® 2010? DAP thay thế cho điều kiện nào của Incoterms
2000? - Delivered At Place
DAP nơi đến Incoterms 2010
- Định nghĩa: Sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm vận tải đa phương tiện. Giao tại nơi
đến có nghĩa là người bán phải giao hàng, khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người
mua trên phương tiện vận tải sẵn sàng dỡ hàng (chưa dỡ) tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu
mọi rủi ro và chi phí cho việc đưa hàng đến nơi đến chỉ định đó
- Nơi giao hàng: Trên phương tiện vận tải do người bán quyết định trong một địa điểm được quy
định trước tại nước người mua
- Nơi chuyển giao rủi ro = Nơi chuyển giao chi phí: như trên
- Người xuất khẩu: Người bán
- Người nhập khẩu: Người mua
- Ký hợp đồng vận tải, thuê tàu và trả phí cước bốc dỡ hàng nếu thuộc cước:Người bán
- Nghĩa vụ người bán:
+ Thông quan XK
+ Thuê ptvt, trả cước và chi phí dỡ nếu thuộc cước
+ Giao hàng tại nơi đến
+ Cung cấp chứng từ giao hàng thường lệ hoặc bằng chứng cho việc giao hàng cho người mua để
người mua nhận hàng
-
- Nghĩa vụ người mua:
+ Thông báo giao hàng
+ Thông quan NK
+ Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro
+ Dỡ hàng, trả phí dỡ nếu không thuộc cước phí
Số lần thông báo: 2 lần
+ Người bán cung cấp thông tin cần thiết giúp người mua dùng các biện pháp thông thường
để nhận hàng
+ Người mua thông báo cho người bán về thời gian, nơi điểm, điểm nhận hàng.. nếu người
mua có quyền quyết định những điều này
Lưu ý: Nếu các bên muốn người bán thông quan nhập khẩu và chịu mức thuế nhập khẩu và thực hiện thủ
tục hải quan nhập khẩu thì nên áp dụng quy tắc DDP
Thay thế cho DAF, DAS và DDU. Giống DDU nhất. VÌ:
- Các bên thường chọn nhầm điều khoản hoặc lẫn lộn các điều khoản, dẫn đến các hợp đồng có nội
dung mâu thuẫn hoặc không rõ ràng
- DAF của ICT2000 không còn đáp ứng nhu cầu thương mại và thực tế còn gây ra vấn đề khi người
mua không thể kiểm tra hàng hóa trước khi hàng đến điểm đích, mà thường điểm đích lại nằm xa
hơn điểm giao hàng (biên giới)
- Do vây, điều kiện mới DAP trong Incoterms 2010 điều chỉnh tất cả các trường hợp mà theo đó,
người Bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa sang cho người Mua trên phương tiện chưa được dỡ
hàng, nói cách khác là tất cả các trường hợp trước đây trong phạm vi điều chỉnh của DAF,DES,
DDU. Người Bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa và chịu mọi phí tổn , rủi ro đến tận
điểm giao hàng do hai bên thỏa thuận. Hàng hóa được chuyển sở hữu sang người Mua tại nơi đến,
trên phương tiện vận chuyển (chưa dỡ hàng). Người Mua tổ chức việc dỡ hàng, làm mọi thủ tục
nhập khẩu và thanh toán mọi các khoản thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx
GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx

More Related Content

What's hot

Bài giảng thanh toán quốc tế
Bài giảng thanh toán quốc tếBài giảng thanh toán quốc tế
Bài giảng thanh toán quốc tế
Dư Chí
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Nguyễn Trọng Thơ
 
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánCác công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
leemindinh
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn CườngBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Dương Hà
 
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qdChuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qdatulavt01
 
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_75491 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549Bichtram Nguyen
 
6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu
Gia sư kế toán trưởng
 
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế ToánTổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
leemindinh
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
xuan2803
 
kế toán bất động sản đầu tư
kế toán bất động sản đầu tư kế toán bất động sản đầu tư
kế toán bất động sản đầu tư
Thanh Hải
 
Sơ đồ kế toán chi tiền mặt tạm ứng
Sơ đồ kế toán chi tiền mặt tạm ứngSơ đồ kế toán chi tiền mặt tạm ứng
Sơ đồ kế toán chi tiền mặt tạm ứng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánC 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánHoàng Ân
 
Lập kế hoạch bán hàng
Lập kế hoạch bán hàngLập kế hoạch bán hàng
Lập kế hoạch bán hàng
Cat Van Khoi
 
Bài-tập-ôn-Incoterms_SV.docx-đã-chuyển-đổi-1.docx
Bài-tập-ôn-Incoterms_SV.docx-đã-chuyển-đổi-1.docxBài-tập-ôn-Incoterms_SV.docx-đã-chuyển-đổi-1.docx
Bài-tập-ôn-Incoterms_SV.docx-đã-chuyển-đổi-1.docx
MinhKhnh59
 
Ke toan ban hang va xac dinh ket qua ban hang
Ke toan ban hang va xac dinh ket qua ban hangKe toan ban hang va xac dinh ket qua ban hang
Ke toan ban hang va xac dinh ket qua ban hang
Nguyễn Quang Ninh
 
Bài tập tình huống về LC
Bài tập tình huống về LCBài tập tình huống về LC
Bài tập tình huống về LC
caoxuanthang
 
Bc lecture6&7 offers
Bc lecture6&7 offersBc lecture6&7 offers
Bc lecture6&7 offers
Việt Hoàng Dương
 
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz hoangnhuthinh
 

What's hot (20)

Bài giảng thanh toán quốc tế
Bài giảng thanh toán quốc tếBài giảng thanh toán quốc tế
Bài giảng thanh toán quốc tế
 
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệpKỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
 
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toánCác công cụ mô tả HTTT kế toán
Các công cụ mô tả HTTT kế toán
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn CườngBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
 
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qdChuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
Chuong 6 thong tin thich hop cua ke toan cho viec ra qd
 
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_75491 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
1 trac nghiem thanh_toan_quoc_te_moi_7549
 
6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu6. quy trinh luan chuyen chung tu
6. quy trinh luan chuyen chung tu
 
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế ToánTổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
 
kế toán bất động sản đầu tư
kế toán bất động sản đầu tư kế toán bất động sản đầu tư
kế toán bất động sản đầu tư
 
Sơ đồ kế toán chi tiền mặt tạm ứng
Sơ đồ kế toán chi tiền mặt tạm ứngSơ đồ kế toán chi tiền mặt tạm ứng
Sơ đồ kế toán chi tiền mặt tạm ứng
 
Bc lecture8 order
Bc lecture8 orderBc lecture8 order
Bc lecture8 order
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
 
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánC 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
 
Lập kế hoạch bán hàng
Lập kế hoạch bán hàngLập kế hoạch bán hàng
Lập kế hoạch bán hàng
 
Bài-tập-ôn-Incoterms_SV.docx-đã-chuyển-đổi-1.docx
Bài-tập-ôn-Incoterms_SV.docx-đã-chuyển-đổi-1.docxBài-tập-ôn-Incoterms_SV.docx-đã-chuyển-đổi-1.docx
Bài-tập-ôn-Incoterms_SV.docx-đã-chuyển-đổi-1.docx
 
Ke toan ban hang va xac dinh ket qua ban hang
Ke toan ban hang va xac dinh ket qua ban hangKe toan ban hang va xac dinh ket qua ban hang
Ke toan ban hang va xac dinh ket qua ban hang
 
Bài tập tình huống về LC
Bài tập tình huống về LCBài tập tình huống về LC
Bài tập tình huống về LC
 
Bc lecture6&7 offers
Bc lecture6&7 offersBc lecture6&7 offers
Bc lecture6&7 offers
 
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
Thuyết Trình Lý Thuyết Danh Mục Hiệu Quả - Markowitz
 

Similar to GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx

ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdfĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
Man_Ebook
 
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
MaiPhng705928
 
CHUONG 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH_SV_AP (1).pdf
CHUONG 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH_SV_AP (1).pdfCHUONG 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH_SV_AP (1).pdf
CHUONG 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH_SV_AP (1).pdf
ChcTrn6
 
Tạp chí Luật IIRR - No.1 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.1 | IIRR Legal ReviewTạp chí Luật IIRR - No.1 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.1 | IIRR Legal Review
PMC WEB
 
CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.pptx
CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.pptxCHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.pptx
CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.pptx
MaiSPA
 
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvvuthanhtien
 
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docxBài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
Jang Nam
 
Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng n...
Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng n...Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng n...
Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng n...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Trần Đức Anh
 
MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx
MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docxMUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx
MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx
quyenduong3122102545
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Phạm Đức Cường
 
Yêu cầu về hóa đơn thương mại theo UCP 600 và mối liên hệ với điều khoản than...
Yêu cầu về hóa đơn thương mại theo UCP 600 và mối liên hệ với điều khoản than...Yêu cầu về hóa đơn thương mại theo UCP 600 và mối liên hệ với điều khoản than...
Yêu cầu về hóa đơn thương mại theo UCP 600 và mối liên hệ với điều khoản than...
Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Các lưu ý về thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán
Các lưu ý về thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bánCác lưu ý về thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán
Các lưu ý về thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán
Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
m.pdf
m.pdfm.pdf
m.pdf
anhvoi
 
Tai chinh phai sinh
Tai chinh phai sinhTai chinh phai sinh
Tai chinh phai sinh
Hoang Ha
 
Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.docx
Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.docxCơ sở lý luận và quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.docx
Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx (20)

ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdfĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
ĐỀ CƯƠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.pdf
 
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
 
CHUONG 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH_SV_AP (1).pdf
CHUONG 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH_SV_AP (1).pdfCHUONG 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH_SV_AP (1).pdf
CHUONG 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH_SV_AP (1).pdf
 
270 mau hop dong
270 mau hop dong270 mau hop dong
270 mau hop dong
 
Tạp chí Luật IIRR - No.1 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.1 | IIRR Legal ReviewTạp chí Luật IIRR - No.1 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.1 | IIRR Legal Review
 
CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.pptx
CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.pptxCHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.pptx
CHƯƠNG 6. PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA.pptx
 
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
 
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docxBài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
Bài Tiểu Luận Môn Kỹ Năng Soạn Thảo Hợp Đồng Thương Mại.docx
 
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau[123doc]   phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
[123doc] phan-tich-hop-dong-xuat-nhap-khau
 
Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng n...
Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng n...Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng n...
Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng n...
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
 
MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx
MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docxMUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx
MUA BÁN HÀNG HÓA - TT LUẬT THƯƠNG MẠI.docx
 
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tếChuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
Chuyên đề Ngoại thương - Hợp đồng mua bán - Thanh toán quốc tế
 
Yêu cầu về hóa đơn thương mại theo UCP 600 và mối liên hệ với điều khoản than...
Yêu cầu về hóa đơn thương mại theo UCP 600 và mối liên hệ với điều khoản than...Yêu cầu về hóa đơn thương mại theo UCP 600 và mối liên hệ với điều khoản than...
Yêu cầu về hóa đơn thương mại theo UCP 600 và mối liên hệ với điều khoản than...
 
Các lưu ý về thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán
Các lưu ý về thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bánCác lưu ý về thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán
Các lưu ý về thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
Hop dong mua ban quoc te
Hop dong mua ban quoc te Hop dong mua ban quoc te
Hop dong mua ban quoc te
 
m.pdf
m.pdfm.pdf
m.pdf
 
Tai chinh phai sinh
Tai chinh phai sinhTai chinh phai sinh
Tai chinh phai sinh
 
Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.docx
Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.docxCơ sở lý luận và quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.docx
Cơ sở lý luận và quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.docx
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy TiếnBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber NetworkBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (12)

Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy TiếnBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber NetworkBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất cá...
 

GIAO-DỊCH-TMQT-Trịnh-Linh-Chi.docx

  • 1. GIAO DỊCH TMQT TỔNG HỢP CÁC BỘ CÂU HỎI + SLIDE CHƯƠNG1: TỔNG QUAN Câu 1: Trình bày các bước giao dịch mua bán thông thường. Ý nghĩa Hỏi hàng (Inquiry) - Khía cạnh thương mại: Là lời mời bước vào giao dịch. Cụ thể hơn, là việc người mua hỏi người bán về các điều kiện giao dịch (giá cả, vận tải, bảo hiểm, các phương thưc thanh toán, tên hàng, qui cách phẩm chất…) để mua hàng - Khía cạnh pháp lý: Là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch của bên mua - Nội dung không giới hạn. Nhiều người mua sử dụng bước này để thăm dò thị trường - Không ràng buộc trách nhiệm phải mua hàng của người hỏi hàng - Trường hợp áp dụng hỏi hàng: CHƯƠNG I Các bước GD Các hình thức GD Hỏi hàn g Chà o hàn Đặt hàn g Hoà n giá Xác nhậ n Trực tiếp Trung gian Sở GD Đấu thầu Đấu giá Gia côn g Tái xuất Đối lưu Đại lý Môi giới
  • 2. + Khi người mua không muốn bị ràng buộc là phải mua hàng + Khi người mua muốn thu thập thông tin để xâm nhập thị trường - Phân loại hỏi hàng: + Hỏi chủ động: Đưa ra các điều kiện mình muốn mua rồi hỏi xem có bán không (nếu có bán vẫn ko bắt buộc phải mua) + Hỏi thụ động: Hỏi về tất cả các loại hàng rồi mới quyết định xem mua cái gì Chào hàng (Offer) - Khía cạnh thương mại: Là việc đưa ra các thông tin về điều kiện giao dịch nhằm thể hiện ý chí muốn bán/ mua hàng hóa/ dịch vụ - Khía cạnh pháp lý: Là lời đề nghị kí kết hợp đồng từ phía người bán/ người mua - Lời chào hàng có thể xuất phát từ phía người bán hoặc người mua, nên ta có 2 loại chào hàng: Chào mua và Chào bán. Trong chào bán thì chia thành Chào tự do và Chào cố định. Chào mua thường được sử dụng khi chào mua chứng khoán - Hình thức: Văn bản, lời nói, hành vi cụ thể - Phân loại chào hàng (chào bán, xuất phát từ người bán) + Chào hàng tự do: Người bán chào bán hàng nhưng không bị ràng buộc phải chắc chắn sẽ cung cấp hàng, có thể chào bán cho nhiều người cùng 1 lúc, thường nhắm mục đích nhắc nhở và nghiên cứu thị trường + Chào hàng cố định: Thể hiện ý chí muốn bán hàng thực sự của người bán, được dùng trong trường hợp người bán chào bán 1 lô hàng cho người mua trong 1 khoảng thời gian ràng buộc; nếu người mua chấp nhận lời chào hàng thì hợp đồng được ký kết - Phân biệt chào hàng tự do và chào hàng cố định: Căn cứ vào + Tiêu đề chào hàng + Nội dung + Cơ sở viết thư + Bên nhận chào hàng + Thời hạn hiệu lực chào hàng - Chào hàng có hiệu lực khi + Thể hiện ý chí ràng buộc vào lời đề nghị + Nội dung đầy đủ các yếu tố cấu thành hợp đồng + Đơn chào hàng phải được chuyển tới cho bên người nhận chào hàng. + Hợp pháp về 4 yếu tố: Chủ thể - Đối tượng - Nội dung - Hình thức - Chào hàng mất hiệu lực khi: + Hết thời hạn hiệu lực + Khi bị hủy bỏ hợp pháp + Khi có sự mặc cả + Khi gặp BKK:chiến tranh, thiên tai, cháy nổ máy móc hoặc xưởng, tẩy chay/đình công/ chiếm giữ nhà xưởng…. + Khi người chào mất khả năng Theo Công ước Vienna Ðiều 15: 1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng. 2. Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc
  • 3. hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng. Ðiều 16: 1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng, nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng. 2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị thu hồi: a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị thu hồi, hoặc b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành động theo chiều hướng đó. Ðiều 17: Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng. Theo Luật Thương mại thì chào hàng sẽ có hiệu lực kể từ khi nó được gửi đi mà không phân biệt hình thức truyền tin và có hiệu lực trong vòng 30 ngày nếu không có quy định khác. Đặt hàng (Order) - Đặt hàng thường là chào hàng cố định, sử dụng khi 2 bên mua - bán đã có sự thông hiểu lẫn nhau từ trước - Khía cạnh thương mại: Là đề nghị mua hàng của người mua theo các điều kiện được nêu ra trong đơn chào hàng - Khía cạnh pháp lý: Là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua. thể hiện ý định muốn mua hàng của người mua theo một số điều kiện nhất định - * Điều kiện hiệu lực của phát giá: + Người đưa ra phát giá phải có đủ tư cách pháp lý ( tư cách pháp lý được quy định theo luật quốc gia có trụ sở thương mại) + Hàng hóa mua bán hợp pháp + Nội dung hợp pháp ( có thể là văn bản, lời nói, hành vi ngụ ý, theo Việt Nam thì hợp đồng có giá trị quốc tế chỉ chấp nhận theo hình thức văn bản và các hình thức tương đương) - * Phát giá hết hiệu lực khi: + Hết thời gian hiệu lực ( tùy theo khoảng cách giữa người mua và người bán, thông thường là 21 ngày) + Khi bị hủy bỏ hợp pháp ( trước hoặc cùng lúc đến tay người nhận trước khi người nhận được phát giá trả lời) + Khi có sự mặc cả ( bước hoàn giá) + Khi người phát giá mất khả năng ( VD:nếu người giám đốc phát giá tuy nhiên không là giám đốc nữa thì phát giá vẫn có hiệu lực do chủ thể ở đây là công ty; nếu công ty bị phá sản, phát giá mới mất hiệu lực)
  • 4. - Phân biệt đặt hàng và hỏi hàng: Về lý thuyết, cả 2 đều là lời đề nghị GD xuất phát từ phía người mua và không bắt buộc nghĩa vụ người mua phải mua hàng sau khi đặt và hỏi. Tuy nhiên, trên thực tế,khi đã đặt hàng thì đã xác định sẽ mua do có các điều kiện cụ thể về hàng hóa đặt Hoàn giá (Counter - Offer) - Về mặt pháp lý: Là lời chào hàng mới được đưa ra dựa trên lời chào hàng cũ - Về mặt thương mại: Là sự mặc cả về giá cả và điều kiện giao dịch - Đặc điểm: + Khi hoàn giá được thực hiện thì đề nghị giao kết hợp đồng liền kề trước đó coi như hết hiệu lực. + Hoàn giá trở thành lời đề nghị giao kết hợp đồng mới bởi vì nó làm mất hiệu lực của lời đề nghị giao kết HĐ trước đó và tạo ra lời đề nghị GD với các điều kiện của lời ĐNGD ban đầu và có chỉnh sửa (Điều 19 công ước Viên 1980: Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.) Chấp nhận (Acceptance) - LDS 2005: Là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng (hoặc đặt hàng) mà phía bên kia đưa ra - Điều 18 mục 1 công ước Viên 1980: Sự im lặng hoặc bất hợp tác,không mặc nhiên có giá trị như một sự chấp nhận - Hình thức: Lời nói, hành vi hoặc văn bản - Khi chấp nhận được thực hiện thì hợp đồng được ký kết. Tuy nhiên nó phải tuân thủ các điều kiện sau + Phải được chính người nhận đề nghị ký hợp đồng phát rado chính offerer đưa ra) + Phải được đồng ý hoàn toàn và vô điều kiện + Phải được thực hiện trong thời gian hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng + Phải được truyền đạt đến người được đề nghị ký hợp đồng + Phải theo hình thức mà luật yêu cầu - Phân loại chấp nhận + Chấp nhận hoàn toàn: Chấp nhận mọi nội dung của lời đề nghị + Chấp nhận không toàn bộ: Chấp nhận có sửa đổi bổ sung các nội dung của lời đề nghị. Có thể sửa đổi bổ sung những điều khoản cơ bản làm biến đổi nội dung của lời đề nghị. Hoặc sửa đổi bổ sung những điều khoản không cơ bản và không làm thay đổi nội dung của lời đề nghị - Thu hồi chấp nhận (Hủy chấp nhận) Chấp nhận chào hàng có thể được thu hồi nếu thông điệp thu hồi đến được bên được chào hàng trước hoặc cùng lúc chấp nhận chào hàng có hiệu lực - Chấp nhận chào hàng đến muộn + Chấp nhận chào hàng đến muộn vẫn được coi là có hiệu lực nếu người chào hàng không chậm trễ thông báo cho người được chào hoặc gửi đi một thông điệp về việc đó.
  • 5. + Chấp nhận chào hàng đến muộn do kỹ thuật truyền phát vẫn được coi là có hiệu lực trừ phi người chào hàng thông báo cho người được chào rằng chào hàng đã hết hiệu lực. Xác nhận (Confirmation) - Là việc xác nhận lại sự đồng ý với những gì đã thỏa thuận trước đó. Sau khi giao dịch, 2 bên cần xác nhận lại những nội dung đã thỏa thuận làm cơ sở kỷ kết và thực hiện HĐ sau này - Hai bên mua bán sau khi đã thỏa thuận các điều kiện giao dịch, có khi cần thận trọng ghi lại mọi điều đã thỏa thuận, gửi cho đối phương, đó là văn bản xác nhận. Văn bản do bên bán gửi thường được gọi là giấy xác nhận bán hàng, văn bản do bên mua gửi thường được gọi là giấy xác nhận mua hàng. - Xác nhận được lập bằng hai cách: + Cách 1: Xác nhận được lập thành 02 bản, bên xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong, giữ lại một bản rồi gửi trả một bản (XN 2 văn bản) + Cách 2: Xác nhận được lập bằng 01 văn bản có chữ ký của 2 bên, gọi là bản thỏa thuận hay HĐ. (XN 1 văn bản) - Lưu ý: Sau khi thiết lập hợp đồng, nếu có những thay đổi, bổ sung, các bên cần xác nhận lại bằng văn bản Câu 2: Phân biệt chào hàng tự do và chào hàng cố định. Giá trị pháp lý và những trường hợp nên sử dụng chào hàng này Tự do Cố định Tiêu đề Trong thực tế giao dịch người ta lại rất ít viết trên tiêu đề là thư tự do hay thư cố định nên phải dựa vào nội dung Nội dung Chung chung Và kết thúc thư chào hàng tự do thường kết thúc bằng câu: “Thư chào hàng này chỉ giá trị khi chúng tôi nhận được đơn đặt hàng của quý ngài mà hàng vẫn còn ở trong kho chưa được bán cho người khác Có đầy đủ các yếu tố cấu thành hợp đồng Có ý chí ràng buộc Cơ sở viết thư Không chính thống Chính thống Bên nhận chào hàng Không xác định, 1 lúc có thể chào hàng cho nhiều người Xác định người được chào hàng Thời hạn hiệu lực chào hàng Thời hạn không quy định mà chỉ ghi một cách không rõ ràng chẳng hạn như: “Mong nhận được…” Phải có thời hạn. Trường hợp thời hạn không quy định trong thư chào hàng cố định thì theo thông lệ là thời gian hợp lý, thường là 30 ngày
  • 6. Giá trị pháp lý Không có GTPL Việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện của chào hàng không có nghĩa là HĐ được ký kết Có GTPL Người bán hàng tự ràng buộc mình với các nghĩa vụ theo các điều kiện quy định trong thư chào hàng trong thời gian hiệu lực của thư chào hàng, nếu đơn phương từ chối không thực hiện có thể sẽ bị khiếu nại hoặc kiện ra toà và phải bồi thường thiệt hại. Người chào hàng khi soạn thư chào hàng phải kỹ lưỡng, đảm bảo từng chi tiết nhỏ cũng phải phù hợp với luật pháp và phải có lợi cho nhà nước, có lãi cho công ty và không để phát sinh tranh chấp hay tổn thất. Thư chào hàng cố định thì phải có thời hạn. Trường hợp thời hạn không quy định trong thư chào hàng cố định thì theo thông lệ là thời gian hợp lý (thường là 30 ngày). TH sử dụng 1 người bán và nhiều người mua. Người bán bán hàng cho người trả giá cao nhất hoặc đem lại nhiều lợi ích nhất; hàng có số lượng nhỏ DN bắt đầu giới thiệu 1 sản phẩm mới 1 người mua, 1 người bán Người bán thực sự muốn bán hàng; số lượng hàng lớn, giá trị cao Câu 3: Chào hàng là gì. Các cách phân loại và điều kiện hiệu lực của chào hàng = CÂU 1 Câu 4: Thuận lợi và bất lợi gia công quốc tế với bên nhận đặt gia công và bên nhận gia công. Bên nhận gia công nên chọn hình thức gia công nào Bên đặt gia công Bên nhận gia công Thuận lợi Giảm giá thành SP, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa. Di chuyển được những ngành CN không Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Học hỏi được kiến thức, công nghệ, kinh
  • 7. còn được ưa chuộng ra nước ngoài. Khai thác được nguồn tài nguyên và lao động từ nước nhận gia công Giảm ô nhiễm MT trong nước nghiệm của nước ngoài Tạo vốn để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho doanh nghiệp Có thể bán thêm được một số phụ liệu Là phương thức an toàn để thâm nhập thị trường, từng bước tham gia vào quá trình phân công LĐQT Không phải bỏ nhiều chi phí, vốn ĐT ít, ít rủi ro Từng bước thiết lập CN hóa, hiện đại hóa Bất lợi Chất lượng hàng hóa có nguy cơ giảm sút, làm ảnh hưởng đến uy tín của DN Bị lệ thuộc vào bên nhận gia công Có khả năng bị ăn cắp nhãn hiệu Tạo nên đối thủ cạnh tranh trong tương lai Việc làm trong nước giảm Thu nhập từ gia công rất thấp Chỉ được đảm nhiệm những công việc đơn giản Nếu không quản lý tốt, sẽ bị ảnh hưởng đến môi trường Thanh lý HĐ không tốt sẽ đưa hàng trốn thuế vào VN Không xây dựng được thương hiệu Giá trị gia tăng thấp Bên nhận gia công nên chọn hình thức: Mua nguyên liệu, bán thành phẩm và mua nguyên liệu từ bên thứ 3, do bên nhận gia công quyết định. Bên nhận gia tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu cầu của bên đặt,từ đó phát huy được lợi thế nhân lực và thiết bị trong nước. Bên cạnh đó, việc nhập nguyên liệu từ bên thứ 3 (vẫn đảm bảo chất lượng theo yc bên đặt) giúp cho bên nhận gia công chủ động về nguồn hàng, tìm được nguồn hàng giá rẻ và ăn chênh lệch Câu 5: Thuận lợi và bất lợi của đấu giá quốc tế với người bán và người mua Người bán Người mua Thuận lợi Kích cầu nên bán được hàng với giá cao. Tăng tốc độ giao dịch Điều kiện bán hàng được đưa ra có lợi cho người bán Mua được hàng độc, không có ở nơi khác Phẩm chất hàng hóa đảm bảo Bất lợi Người bán cần đề phòng trường hợp người mua liên kết để dìm giá hàng Người mua thường phải mua hàng với giá cao hơn dự tính Hàng hiện vật, khó tiêu chuẩn hóa chất lượng
  • 8. Câu 6: Khái niệm và nội dung đơn đặt hàng. Khi nào sử dụng? - KN = CÂU 1 - Nội dung + Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của bên đặt hàng + Tên hàng + Quy cách + Phẩm chất + Số lượng + Giá ước lượng + Thời gian giao hàng + Một vài điều kiện riêng với từng đơn đặt hàng - Sử dụng khi 2 bên mua - bán đã có sự thông hiểu lẫn nhau từ trước: khách quen, hiệp định ™ giữa các chính phủ Câu 7: Hoàn giá là gì? Ý nghĩa của hoàn giá = CÂU 1 Câu 8: Chấp nhận chào hàng là gì? Phân loại. Khi nào có hiệu lực? Giá trị pháp lý. Khi nào hợp đồng được ký kết = CÂU 1 Câu 9: Định nghĩa và phân loại trung gian TM theo luật TM 2005. Ưu, nhược điểm khi sử dụng TGTM Luật TM 2005, điều 3: Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đạilý thương mại. Ưu điểm Sử dụng được kiến thức, kinh nghiệm của người TG Tận dụng cơ sở vật chất của TG Đẩy mạnh hoạt động buôn bán và tránh rủi ro tại những thị trường mới Tiết kiệm được chi phí đầu tư trực tiếp Đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua các dịch vụ của người trung gian. Tiết kiệm chi phí vận tải. Nhược điểm Lợi nhuận bị chia sẻ Người TG hay đòi hỏi thêm về lợi ích Mất liên lạc với thị trường, phụ thuộc vào TG
  • 9. .Đôi khi bị trung gian đòi hỏi, yêu sách. Giá bán tăng, làm giảm sức cạnh tranh Bị đọng vốn, hàng chậm tiêu thụ khi trung gian phải phân phối cho nhiều chủ hàng Câu 10: Thuận lợi và bất lợi đấu thầu quốc tế với bên mời thầu và bên dự thầu Bên mời thầu (người mua) Bên dự thầu (người bán) Thuận lợi Với người mua: Là một phương thức thuận tiện với những người mua ít kinh nghiệm Lựa chọn được nhà cung cấp có chất lượng mong muốn với giá thấp nhất Đảm bảo chất lượng hàng hoá Với người cấp vốn: Đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn Ràng buộc cả người đi vay và nhà cung cấp với những điều kiện của mình Bán được hàng hoá với khối lượng lớn, trị giá kinh tế cao Có một cơ hội cạnh tranh tự do và công bằng Nâng cao uy tín trên thương trường Bất lợi Mất quyền chủ động trong giao dịch Tổ chức đấu thầu rất tốn kém Có thể bị các người cung cấp liên kết với nhau để nâng giá hàng Phải chịu sự cạnh tranh cao nên nhiều khi lợi nhuận không như mong muốn Thủ tục tham dự đấu thầu rất phức tạp (ngân hàng bảo lãnh, phải liên danh với nhà thầu nội địa,…) Câu 11: Trình bày khái niệm, đặc điểm và phạm vi trách nhiệm của người môi giới - KN: + Môi giới (Broker) thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. (Điều 150 Luật Thương mại 2005) + Thường hoạt động trong lĩnh vực mua bán nông sản, khoáng sản, thuê tàu, mua BH... - Đặc điểm và phạm vi trách nhiệm
  • 10. + Mối quan hệ giữa người môi giới và người ủy thác dựa trên sự ủy thác từng lần. + Người MG không đại diện cho quyền lợi của bên nào + Môi giới không đứng tên trên Hợp đồng + Môi giới không tham gia thực hiện Hợp đồng + Bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới + Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới Câu 12: Phân loại và nêu đặc điểm các loại hình đại lý TM. VD các loại đại lý ở VN - Đặc điểm + Đại lý đứng tên trong Hợp đồng + Mối quan hệ giữa người ủy thác và đại lý là mối quan hệ dài hạn. + D170, luật ™ 2005: Bên giao ĐL là chủ sở hữu hàng hóa hoặc tiền giao cho bên ĐL - Phân loại Căn cứ vào mối quan hệ giữa người ủy thác và đại lý + Đại lý thụ ủy + Đại lý hoa hồng + Đại lý gửi bán + Đại lý kinh tiêu - Đại lý Danh nghĩa Chi phí Lợi nhuận Thụ uỷ Người uỷ thác Người uỷ thác 1 khoản tiền Hoặc % / kim ngạch của công việc Hoa hồng Chính mình Người uỷ thác 1 khoản tiền hoa hồng Kinh tiêu Chính mình Chính mình Giá bán – Giá mua Căn cứ vào phạm vi quyền hạn của đại lý + Đại lý toàn quyền + Tổng đạilý + Đại lý thường + Đại lý đặc biệt + Đại lý độc quyền
  • 11. Loại đại lý Phạm vi quyền Đại lý toàn quyền Mọi công việc Tổng đại lý Một số công việc Đại lý đặc biệt Một việc cụ thể Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của đại lý + Đại lý xuất khẩu + Đại lý nhập khẩu + Đại lý giao nhận + Đại lý làm thủ tục hải quan,… - Các hình thức ĐL ở VN Điều 169, luật ™ 2005: + ĐL bao tiêu + ĐL độc quyền + Tổng ĐL mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Câu 13: So sánh đại lý và môi giới Đại lý (Agent) Môi giới (Broker) Có thể là cá nhân hoặc công ty Chỉ đạidiện cho 1 bên Có tham gia ký HĐ Có trách nhiệm thực hiện HĐ Hợp đồng ĐL (dài hạn) Thù lao theo hoa hồng Chỉ được nhận thù lao từ 1 bên Một số ĐL (factor) được trao quyền chiếm Là cá nhân Có thể đại diện cho cả hai bên Không tham gia ký HĐ Không có trách nhiệm thực hiện HĐ Hợp đồng theo ủy thác từng lần (ngắn hạn) Thù lao theo HĐ môi giới đã ký Có thể nhận thù lao từ 2 bên Cung cấp dịch vụ trong đàm phán ký kết HĐ
  • 12. hữu hàng hóa Không có quyền chiếm hữu hàng hóa Câu 14: Khái niệm, đặc điểm của mua bán đối lưu và nguyên nhân phát triển của phương thức này trên thị trường thế giới - KN: Mua bán đối lưu (Counter Trade) là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa đặc biệt, trong đó người xuất khẩu cũng chính là người nhập khẩu, người bán chính là người mua, hàng hóa trong phương thức này vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của hoạt động trao đổi - Đặc điểm: + Người bán chính là người mua + Hàng hóa trao đổi có giá trị tương đương + Đồng tiền chủ yếu làm thước đo giá trị + Tuân thủ theo yêu cầu cân bằng chặt chẽ Cân bằng về thái độ của các bên GD: hàng quý đổi lấy hàng quý, hiếm đổi hiếm, tồn kho đổi tồn kho Cân bằng về xu hướng của giá hàng hóa: Hàng A có xu hướng giá tăng thì đổi lấy hàng B có xu hướng giá tăng Cân bằng về điều kiện GD: A giao đến cảng của B thì B cũng phải giao đến cảng của A Cân bằng về giá trị: A giao hàng 1000$ thì B cũng giao hàng 1000$ - Nguyên nhân tồn tại và phát triển + Khắc phục sự thiếu hụt về ngoại tệ để NK các mặt hàng thiết yếu và nâng cao đời sống. Sau khi giành được độc lập, nhiều quốc gia trẻ tuổi có nhu cầu cao về các mặt hàng phục vụ cho việc xây dựng nền công nghiệp dân tộc của họ và cho việc nâng cao đời sống nhân dân, nhưng họ rất thiếu ngoại tệ. Muốn thỏa mãn nhu cầu của mình, họ phải tiến hành buôn bán đối ứng. + Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu NVL phục vụ các ngành công nghiệp trong nước. Sau khi hệ thống thuộc địa bị tan rã,nhiều nước đế quốc cũ không còn nắm được nguồn nguyên liệu rẻ mạt như trước. Muốn tiếp tục có nguyên liệu cho công nghiệp nước mình, họ phải thực hiện buôn bán đối ứng. + Giúp các thương nhân hạn chế giao dịch ngoại hối khi chính phủ kiểm soát chặt chẽ. Nhiều chính phủ đã ban hành chế độ quản lý ngoại hối chặt chẽ. Thương nhân nước họ, muốn tránh khỏi sự quản lý chặt chẽ như vậy, phải tiến hành buôn bán đối ứng. + Áp dụng trong thời kỳ chiến tranh lạnh buôn bán trao đổi giữa 2 nhóm nước tư bản và xã hội chủ nghĩa bị hạn chế. Câu 15: Khái niệm, phân loại các loại hình buôn bán đối lưu - KN: Như trên - Phân loại a. Nghiệp vụ hàng đổi hàng (Barter) + Hàng đổi hàng cổ điển: Chỉ 2 bên đổi và không dùng tiền
  • 13. + Hàng đổi hàng hiện đại: Nhiều hơn 2 bên tham gia, có thể dùng tiền để thanh toán 1 phần tiền hàng b. Nghiệp vụ bù trừ (Compensation): 2 bên trao đổi hàng hóa, ghi giá trị hàng giao và hàng nhận. Cuối hạn so lại sổ sách. Số tiền dư ra sẽ thuộc về tay chủ nợ và được dùng để chi trả các khoản cho chủ nợ tại nước nợ Căn cứ vào thời gian + Bù trừ theo nghĩa thực: 2 bên giao hàng cùng lúc + Bù trừ trước: 1 bên giao hàng trước, 1 bên giao hàng sau + Bù trừ song hành: 2 bên giao hàng cùng lúc nhưng chưa chắc giá trị đã tương đương Căn cứ vào mức độ + Bù trừ một phần + Bù trừ toàn phần + Bù trừ bằng tài khoản bảo chứng c. Nghiệp vụ thanh toán hình bình hành + Bình hành tư nhân + Bình hành công cộng d. Nghiệp vụ mua đối lưu: GD qua 2 hợp đồng độc lập và có liên quan đến nhau. Người bán ký hợp đồng bán hàng với người mua. Sau đó người bán mua lại từ người mua 1 mặt hàng ngang giá trị so với hàng anh ta đã bán, ký hợp đồng mua hàng e. Nghiệp vụ mua lại Bên cung cấp thiết bị toàn bộ, và/hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) cho bên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó chế tạo ra. f. Nghiệp vụ bồi hoàn Là giao dịch mà người ta đổi hàng hóa và /hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và ưu huệ g. Nghiệp vụ chuyển nợ: Bên nhận hàng không thanh toán mà chuyển khoản nợ về tiền hàng cho một bên thứ ba để bên thứ ba này trả tiền Câu 16: Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng mua bán đối lưu * Ràng buộc bán hàng – Dùng yếu tố giá cả. – Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá. Người thứ ba chỉ giao chứng từ cho người nhận hàng khi người này đổi lấy một chứng từ hàng hoá khác có giá trị tương đương. Thông thường, người ta dùng ngân hàng làm người thứ ba. – Thư tín dụng dự phòng.
  • 14. – Phạt,bồi thường mọi thiệt hại. Phạt về việc giao hàng thiếu hoặc giao hàng chậm: Bên bán không giao hoặc chậm giao hàng phải nộp phạt bằng ngoại tệ. Mức phạt do hai bên thỏa thuận quy định trong hợp đồng. * Ràng buộc mua hàng – Dùng thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C ), đây là loại L/C mà trong nội dung của nó có điều khoản quy định “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi mở một L/C khác có kim ngạch tương đương”. Như vậy hai bên mua và bán vừa phải mở L/C vừa phải giao hàng. -Thư tín dụng dự phòng. – Mở một tài khoản riêng để theo dõi việc giao hàng của hai bên. Đến cuối một thời kỳ nhất định (chẳng hạn 6 tháng hay một năm…) nếu còn số dư nợ thì bên nợ phải giao nốt hàng hoặc chuyển số dư nợ sang kỳ giao hàng sau hoặc phải thanh toán bằng ngoại tệ. Câu 17: Khái niệm, đặc điểm đấu giá quốc tế (Auction) - KN: Là một phương thức giao dịch đặc biệt, được tổ chức ở 1 nơi nhất định, trong thời gian nhất định, người ta bán những lô hàng đã được xem trước cho ai trả cao nhất. Người bán và người mua có trụ sở kinh doanh/quốc tịch ở các nước khác nhau - Đặc điểm + Việc mua bán thực hiện tại 1 điểm cố định + Theo điều kiện người bán quy định sẵn + 1 người bán, nhiều người mua. Đưa ra mức giá trần, có lợi cho người bán + Hàng hóa thường có dấu hiệu đặc thù: khó tiêu chuẩn hóa và có giá trị lớn (đồ cổ, đồ da lông thú..) + Người mua được xem hàng trước và tự do cạnh tranh + Thị trường thuộc về người bán + Người tổ chức đấu giá có thể là người bán hàng hóa, hoặc là người kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa. Câu 18: Các bước tiến hành đấu giá quốc tế. Nêu VD ở VN Bước 1: Chuẩn bị đấu giá Ký HĐ tổ chức Chuẩn bị hàng hóa: vận chuyển hàng đến trung tâm đấu giá, phân lô, phân loại Xây dựng thể lệ đấu giá: thể lệ tham dự, thời gian đấu giá, mức đấu giá Thông báo, niêm yết thông tin Bước 2: Trưng bày hàng hóa Bước 3: Tiến hành đấu giá: Đấu giá lên (Đức)/ Đấu giá xuống (Hà Lan) Bước 4: Lập văn bản bán đấu giá : Người thắng cuộc sẽ đến Phòng thanh toán ký HĐ Nộp trước 10 – 30% trị giá HĐ
  • 15. Bước 5: Giao hàng: Sau 10 – 14 ngày đến nhận hàng và thanh toán nốt phần còn lại. VD ở VN: Bán đấu giá quốc tế cổ vật trục vớt ở biển Bình Thuận (09/2003), Đấu giá cổ vật ở Cà mau (1998, Công ty đấu giá QT Sotheby’s) Câu 19: Khái niệm, đặc điểm, phân loại đ ấu thầu quốc tế. Nội dung và giá trị pháp lý của hợp đồng ĐTQT tại VN - KN: Đấu thầu QT (Binding) là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó một bên được gọi là bên mua hàng (bên mời thầu), dựa trên cơ sở cạnh tranh của các nhà bán hàng (bên dự thầu) sẽ lựa chọn người cung cấp có giá và các điều kiện khác thuận lợi nhất. Đấu thầu quốc tế là những cuộc đấu thầu mà các bên tham gia có quốc tịch khác nhau. Đ214 Luật TM 2005 Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). - Đặc điểm + Phương thức GD đặc biệt: thể lệ và địa điểm tổ chức được quy định từ trước Các điều kiện về hàng hoá, tài chính, tranh chấp v.v đều được quy định trước trong Hồ sơ mời thầu (bidding documents). Trình tự giao dịch (khai mạc,mở thầu…) đều được quy định trước Có sự tham gia của người thứ ba là kỹ sư tư vấn (consultant) + Nhiều người bán, 1 người mua. Người bán cạnh tranh nhau theo những điều kiện mà người mua quy định sẵn Người mua thường có hai trường hợp: - Là các tổ chức, cơ quan… được Chính phủ cấp vốn để xây dựng, mua sắm hàng hoá - Là những người đi vay phải đấu thầu theo yêu cầu của tổ chức cho vay Tự do cạnh tranh theo những quy định đã đưa ra trong hồ sơ thương mại - Các bên tự do cạnh tranh trong việc thể hiện ưu thế về tiềm lực tài chính, kỹ thuật, uy tín, chất lượng hàng hoá, dịch vụ được cung cấp - Phảituân thủ các điều kiện của nhà tổ chức,như đặt cọc,bảo lãnh, thủ tục ... + Hàng hóa có giá trị cao, khối lượng lớn, đa dạng - Mặt hàng đấu thầu không hạn chế, có thể là hàng hoá thông thường (gạo, dầu…), công trình xây dựng, dịch vụ… - Có thể là cả hàng hoá hữu hình (tangible) và hàng hoá vô hình (intangible goods) + Đấu thầu thường bị ràng buộc chặt chẽ bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn
  • 16. Đấu thầu QT bị ràng buộc bởi những điều kiện của các tổ chức cấp vốn: Các điều kiện của các tổ chức QT như WB, ADB,SIDA, OECD… Các điều kiện của Chính phủ FIDIC (Hiệp hội QT các kỹ sư tư vấn) Cạnh tranh với đk ngang nhau Dữ liệu được cung cấp đầy đủ Đánh giá công bằng Trách nhiệm phân minh Có 3 chủ thể Bảo lãnh bảo hành thích đáng ADB (NHPT Châu Á): Nguồn gốc rõ ràng Đạt tính kinh tế và tính hiệu quả Các bên tham gia phải có cơ hội đầy đủ, công bằng, bình đẳng WB (NHTG): Có gói thầu thích hợp Thông báo sớm Không phân biệt đối xử, có thể tiếp cận được,trung lập Đủ thủ tục, bí mật, kiên định, khách quan, không đàm phán trước khi trao hợp đồng - Phân loại + Xét theo lượng người tham gia đấu thầu ĐT rộng rãi: Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Có thể có sát hạch (with prequalification) hoặc không có sát hạch (without pre-qualification) Ưu điểm: - Đảm bảo tính công bằng - Có nhiều cơ hội lựa chọn Nhược điểm: - Chi phí lựa chọn tốn kém - Thường phải qua sơ tuyển (Prequalification) ĐT hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận; là đấu thầu công khai, phải minh bạch
  • 17. Ưu điểm: Công tác tuyển chọn đơn giản hơn Nhược điểm: Tính công bằng bị ảnh hưởng TH sử dụng: (DD19 luật ™ 2005) + Xuất phát từ yêu cầu bên cho vay + Hàng hóa kỹ thuật cao,nghiên cứu thử nghiệm Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu để thương thảo Thường dùng khi: (DD20 luật ™ 2005) - Bất khả kháng - Bí mật quốc gia - Hàng hóa dưới 100.000 USD - Thiết bị độc quyền - Kéo dài công trình cũ + Sự cố nghiêm trọng cần khắc phục ngay + Xuất phát từ yêu cầu bên cho vay + Bí mật quốc gia + Người được chỉ định đảm bảo sự tương thích + Xét theo cách thức tổ chức ĐT ĐT 1 GIAI ĐOẠN ĐT 1 túi hồ sơ: Bên dự thầu dùng 1 túi cho cả hồ sơ về tài chính và kỹ thuật khi tham gia dự thầu. Ở Việt Nam thường dùng với đấu thầu mua sắm và xây dựng ĐT 2 túi hồ sơ: Dùng 2 túi riêng, 1 túi hồ sơ kỹ thuật, 1 túi hồ sơ tài chính. Thường dùng với đấu thầu tuyển chọn tư vấn ĐT 2 GIAI ĐOẠN - Giai đoạn 1: các nhà thầu sẽ nộp đề xuất kỹ thuật sơ bộ, rồi cùng bên mời thầu thống nhất phương án kỹ thuật - Giai đoạn 2: Dựa vào phương án kỹ thuật đã thống nhất, các nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật hoàn chỉnh và đề xuất tài chính + Xét theo thủ tục thẩm định ĐT có sơ tuyển: ĐT có quy định điều kiện thẩm định trước dựa trên các tiêu chí mà người tổ chức ĐT đưa ra ĐT không có sơ tuyển: không cần thẩm định - Xét theo đối tượng ĐT: + Đấu thầu mua sắm hàng hoá:
  • 18. Thường dùng khi mua sắm hàng tiêu dùng, thiết bị lẻ Có thể kèm theo các dịch vụ + Đấu thầu xây dựng công trình Đối tượng là xây dựng các công trình dân dụng, kinh tế… Thường bao gồm việc cung cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ + Đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Sử dụng khi các dự án, dịch vụ được tính riêng biệt khỏi công trình + Đấu thầu dự án: Nhằm lựa chọn đối tác tham gia dự án Xét theo hình thức HĐ Hình thức trọn gói Hình thức theo đơn giá Hình thức theo tỷ lệ phần trăm Hình thức theo thời gian - Nội dung của HĐ đấu thầu và giá trị Pháp lý Luật Đấu thầu 2005, ND HĐ gồm: Đối tượng của hợp đồng Số lượng, khối lượng Quy cách,chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác Giá hợp đồng Hình thức hợp đồng Thời gian và tiến độ thực hiện Điều kiện và phương thức thanh toán Điều kiện nghiệm thu, bàn giao Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hóa, xây lắp Quyền và nghĩa vụ của các bên Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Thời gian có hiệu lực của hợp đồng Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng Giá trị pháp lý: Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực (khi các bên ký kết) cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành Câu 20: Trình bày các loại đấu thầu mở rộng, hạn chế và riêng lẻ = CÂU 19 TH sử dụng ĐT rộng rãi: TH sử dụng (D20 luật ™ 2013)
  • 19. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho tất cả các gói thầu, dự án, miễn không vi phạm các trường hợp đặc biệt cần phải sử dụng các gói thầu khác. Thường sử dụng để mua sắm những máy móc thiết bị hay công trình cỡ nhỏ và vừa ĐT hạn chế: TH sử dụng: (D19 luật ™ 2005) + Xuất phát từ yêu cầu bên cho vay + Hàng hóa kỹ thuật cao,nghiên cứu thử nghiệm + Thường sử dụng để mua sắm máy móc thiết bị hay công trình cỡ lớn. Chỉ định thầu: Thường dùng khi: (D20 luật ™ 2005) - Bất khả kháng - Hàng hoá có trị giá thấp (<100.000USD) - Thiết bị độc quyền - Kéo dài công trình cũ + Sự cố nghiêm trọng cần khắc phục ngay + Bí mật quốc gia Câu 21: So sánh đấu giá QT và đấu thầu QT. Hiểu biết về 2 cái ở VN Giống nhau - Đều là hoạt động mua bán cạnh tranh giữa bên bán và bên mua để đạt được mục đích đi đến thỏa thuận mua,bán hàng hóa, dịch vụ - Đều mang tính QT, có sự tham gia của các bên nước ngoài - Đều chịu sự điều chỉnh của PL trong nước và các thông lệ quốc tế - Đều là 1 hình thức mua bán đặc biệt. Khác nhau Đấu thầu QT Đấu giá QT KN Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu và sự tham gia của các nhà thầu trong và ngoài nước Là 1 phương thức bán hàng đặc biệt, tổ chức công khai ở 1 nơi nhất định mà người mua xem trước hàng hóa, cạnh tranh tự do để trả giá. Người mua có cả trong và ngoài nước Thành phần tham gia 1 bên mua, nhiều bên bán (thị trường thuộc về người mua) Bên mua là bên tổ chức ĐT Quy định giá trần Nhiều bên mua, 1 bên bán (thị trường thuộc về người bán) Bên bán là bên tổ chức ĐG Quy định giá sàn Mức giá Chọn mức giá thấp nhất hoặc được coi là hợp lý nhất Chọn mức giá cao nhất
  • 20. Độ phức tạp Phức tạp hơn do không chỉ xem xét về góc độ tài chính mà còn xem xét về góc độ kỹ thuật, kinh nghiệm, đặc tính sản phẩm... Ít phức tạp hơn do chỉ xem xét dưới góc độ tài chính Hàng hóa Hàng hóa có tiêu chuẩn về kỹ thuật Hàng hóa khó tiêu chuẩn Câu 22: KN, đặc điểm, vai trò sở giao dịch hàng hóa. 1 số sở GDHH trên thế giới - KN: Mua bán qua SGD (Commodity Exchange) là 1 phương thức GD đặc biệt, thông qua người môi giới cho SGD chỉ định, người ta mua bán các hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng ổn định, có phẩm chất thay thế được cho nhau với giá cả tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm giao hàng nhằm ăn chênh lệch giá - Đặc điểm + Mua bán được thực hiện tại thị trường đặc biệt + Chủ yếu mua bán khống + Mục đích là ăn chênh lệch giá + Mua bán phải qua trung gian do SDG chỉ định + SDG gắn liền với thị trường hàng hóa thế giới, tập trung cung và cầu về 1 mặt hàng trong 1 khu vực ở 1 thời điểm nhất định, thể hiện sự biến động giá cả + Mua bán dựa vào HĐ mẫu, tuân theo những quy định của SDG + Thị trường, thời gian và thể lệ đều được quy định sẵn. + Hàng hóa thường là nông sản, khoáng sản. Tính chất đồng loại, tiêu chuẩn hóa cao,khối lượng mua bán lớn, dễ dàng thay thế cho nhau - Vai trò: + Tập trung được cung và cầu tại một địa điểm nên tạo điều kiện cho TMQT phát triển. + Giảm chi phí lưu thông + Tăng nhanh vòng quay vốn + Giá cả tại SGD có thể là giá tham khảo cho các thương nhân - Một số SDG hàng hóa trên thế giới: + Kim loại màu: London, New York, Kuala Lumpur + Bông nguyên liệu: Bombay, Chicago + Cà phê: Amsterdam, Rotterdam, London + Lúa mì: Winnipeg, Milano Câu 23: Các nghiệp vụ giao dịch tại sở GDHH. Trình bày hiểu biết về sở GDHH ở VN Các nghiệp vụ tại SGD - Giao ngay (Spot Transaction): Là GD được ký kết trên cơ sở HĐ mẫu của SGG, trả tiền ngay vào lúc ký và hàng hóa sẽ được giao ngay. Thường là giao dịch hiện vật, chỉ chiếm dưới 10% doanh số
  • 21. - Giao kỳ hạn (Forward Transaction): Là GD mà trong đó giá cả được xác định vào thời điểm ký kết HĐ nhưng việc giao hàng và thanh toán được thực hiện sau 1 kỳ hạn nhất định nhằm mục đích ăn chênh lệch giá giữa lúc ký kết và lúc thanh toán. “Bear” chuyển đầu cơ giá xuống/người mua, “Bull” chuyên đầu cơ giá lên/người bán Giao kỳ hạn THƯỜNGlà giao dịch khống. Có nghĩa là nó có thể là hoạt động mua bán bình thường, người mua/bán thực sự có hàng và có tiền nhưng hàng và tiền này sẽ được giao dịch sau khi ký hợp đồng 1 khoản thời gian. Tuy nhiên, nó có thể là giao dịch ăn chênh lệch. Tức là khi ký hợp đồng thì người mua và bán không hề có hàng và tiền trong tay (riêng SGD hàng hóa cho phép điều này, không có hàng và tiền vẫn được ký hợp đồng). Sau 1 thời gian, đến hạn trả trong hợp đồng thì người bị thiệt (có thể là người mua hoặc người bán, tùy thuộc vào giá tăng hay giảm) thanh toán cho người kia phần tiền dư ra so với hợp đồng (Mua bán khống) - HĐ quyền chọn (options): Quyền chọn mua (buyer’s options) và quyền chọn bán (seller’s). Người mua quyền có quyền được mua hoặc bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả 1 khoản tiền nhất định để mua quyền (gọi là tiền mua quyền). Người mua quyền có quyền chọn thực hiện hay không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó nếu thấy giá cả bất lợi cho mình - Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging): Là 1 hoạt động GD thường được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sx dùng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại tới lãi dự tính bằng cách sử dụng các GD tại SGD hàng hóa - Hợp đồng quyền chọn (option contract) Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. SGDHH ở Việt Nam Sở GD hàng hóa VN được bộ Công thương cấp phép 2010 nhưng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân khiến SDG gần như không hoạt động trong 8 năm qua là do: các ràng buộc về Luật pháp còn mang tính khó khăn, không có vốn, cơ sở vật chất và không lưu thông được với nước ngoài. Đến ngày 16/7/2018, SGDVN mới bắt đầu hoạt động trở lại. Danh mục hàng hóa dự kiến được niêm yết trên sàn của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ gồm 40 mặt hàng chủ lực, trong đó có những mặt hàng Việt Nam có lợi thế về xuất khẩu và những mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn để phục vụ sản xuất, kinh doanh như gạo, đường, cà phê, cao su, hạt tiêu, nhôm, đồng, sắt, thép...Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì việc mua bán qua SGD vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ 1 là do tập quán mua bán của người VN: sản xuất nhỏ lẻ, không theo tiêu chuẩn và bán trực tiếp cho thương lái chứ không lên sàn. Thứ 2 là do hình thức vẫn còn mới mẻ nên không thu hút nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp Câu 23b: Nghiệp vụ hedging là gì? Giả sử một doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ký được hợp đồng xuất khẩu 10.000 MT cà phê với mức giá 890 USD/MT giao hàng 3 tháng sau khi ký hợp đồng, giá thu mua cà phê tại thời điểm ký hợp đồng là 800 USD/MT;doanh nghiệp phải làm gì để tránh biến động giá thu mua khi giao hàng?
  • 22. Hedging (Nghiệp vụ tự bảo hiểm) là một hoạt động kỹ thuật thường được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến số lãi dự tính, bằng cách lợi dụng giao dịch khống trong Sở giao dịch. Trong ví dụ trên, doanh nghiệp nên đến Sở giao dịch để mua khống 10000MT cà phê với giá thu mua cà phê tại thời điểm hiện tại là 800 USD/MT. Sau 3 tháng, nếu giá thu mua cà phê tăng lên, doanh nghiệp sẽ bị lỗ trong giao dịch thực tế nhưng lãi trong giao dịch khống, nếu giá thu mua cà phê giảm xuống, doanh nghiệp sẽ lãi trong giao dịch thực tế nhưng lỗ trong giao dịch khống. Lãi của hợp đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia giúp cho doanh nghiệp tránh được biến động giá thu mua khi giao hàng. Câu 24: Trình bày nghiệp vụ giao hàng kỳ hạn tại sở GDHH = CÂU 23 VD? Ngày 1/10, người bán và người mua ký HĐ kỳ hạn 1 tháng bán 10MT (Metric Ton, tấn) hàng hóa X với giá 500$/MT Ngày 30/10, giá hàng hoá X trên thị trường giảm xuống còn 400$/MT: Người bán (Bear) lãi 1000$, người mua (Bull) lỗ 1000$. Người bán nhận 1000$ do người mua nộp tại phòng thanh toán bù trừ Câu 25: KN, đặc điểm, phân loại gia công QT. Thực trạng gia công QT tại VN Khái niệm Đ178 Luật Thương mại 2005: Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên giao gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên giao gia công để hưởng thù lao. Gia công quốc tế (international processing) + Bên giao gia công và bên nhận gia công: Có trụ sở thương mại ở hai nước khác nhau hoặc hai khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. +Nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm di chuyển qua biên giới. Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm của một bên khác ( gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao ( gọi là phí gia công). Đặc điểm - Là hoạt động mà xnk gắn liền với quá trình sản xuất - Tiền thù lao gia công là thu nhập chính của hoạt động này - Hoạt động mà nhiều nước quan tâm - Đối tượng mua bán là sức lao động kết tinh trong hàng hóa. Tiền thù lao gia công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra thành phẩm - Tuy nhiên, GCQT không phải là XK lao động
  • 23. - Thường sử dụng trong những ngành hàng cần nhiều lao động - Là thị trường một chiều - .Quyền sở hữu về nguyên vật liệu, bán thành phẩm giao để gia công thường vẫn thuộc về bên giao gia công - Hưởng ưu đãivề thuế và hải quan do ở các nước thì gia công thường được miễn thuế Phân loại - Xét về quyền sở hữu NVL (nguyên vật liệu) + Giao nguyên liệu, nhận thành phẩm và trả phí gia công. Trong quá trình gia công thì quyền sở hữu NVL vẫn thuộc về bên đặt gia công + Bán nguyên liệu, mua thành phẩm. Đây là 2 hợp đồng mua/bán riêng biệt. Nếu không có quy định gì trong hợp đồng thì mặc nhiên là bên nhận gia công được khống chế sở hữu NVL + Giao tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu mã, bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu (có thể từ bên đặt GC hoặc bên thứ 3), tổ chức sản xuất và giao lại sản phẩm. Đối với hình thức này trong Hợp đồng thường quy định trách nhiệm tiêu thụ thành phẩm thuộc về bên đặt gia công - Xét về giá gia công + Gia công theo giá khoán (target price): cố định tiền gia công trên mỗi sản phẩm + Hợp đồng thực chi thực thanh (cost plus contract): bên đặt GC thanh toán cho bên nhận GC tiền NVL,sản xuất… trên cơ sở hóa đơn chứng từ, sau đó cộng thêm 1 khoản phí GC VD: Quy định giá gia công may mặc: CMT ( Cutting, Making , Trimming) CMP ( Cutting, making , packing) CMQ ( cutting, making , quota) CMTQ, CMPQ - Xét về số bên tham gia + Giản đơn: 2 bên + Chuyển tiếp: Nhiều bên. 1 nước chuyên môn hóa 1 bước của sản phẩm, tuy nhiên tất cả các nước này vẫn chịu sự chỉ định của bên đặt gia công (chứ không phải bên nhận GC 2 phải chịu sự chỉ định của bên nhận GC 1) - Xét về tính chất gia công + Gia công chủ động: mua NVL,bán thành phẩm + Gia công bị động: nhận NVL, giao thành phẩm Thực trạng về gia công QT ở VN Tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là do kết quả của các ngành gia công lắp ráp, đạt tốc độ tăng trưởng cao: sản phẩm điện tử, máy tính, sản phẩm quang học, lắp ráp Tivi (từ các tập đoàn
  • 24. FDI, điển hình là Samsung và Formosa). Trong khi đó, các ngành chế biến, chế tạo từ nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đạt tốc độ tăng trưởng bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo. Điều đáng quan ngại là nhiều ngành rất quan trọng nhưng tăng trưởng rất thấp, như: chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc, dệt may, giày dép, sản xuất thuốc lá… Các DN gia công hầu hết chỉ cung cấp sức lao động chứ không tự làm chủ được nguồn nguyên vật liệu, quy trình sản xuất hay công nghệ. Điều này khiến bong bóng gia công dễ vỡ. Nhu cầu về sức lao động càng cao thì giá cho lao động cũng sẽ tăng và Việt Nam sẽ dần dần bị thay thế bởi các nước gia công khác Câu 26: Yêu cầu cân bằng trong mua bán đối lưu = CÂU 14 Câu 27: Nội dung cần quy định trong hợp đồng đại lý bán hàng - Hình thức: Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. (Điều 168 Luật TM 2005) - Nội dung + Phần mở đầu + Ngày hiệu lực và hết hạn HĐ + Sản phẩm: danh mục hàng mà người ủy thác giao cho ĐL mua hoặc bán, bao gồm Tên hàng, số lượng, chất lượng, khối lượng bán được,... + Khu vực lãnh thổ: nếu là ĐL độc quyền, người ủy thác phải bảo vệ khu vực cho ĐL + Quyền và nghĩa vụ bên đạilý: ĐL đó có độc quyền hay không. Cần mẫn hợp lý, thông báo mọi tình hình cơ bản cho người ủy thác, không nhận đút lót và kiếm những lợi nhuận bí mật, không để lộ những thông tin bí mật của người ủy thác, thanh toán cho người ủy thác tiền hàng, không cạnh tranh với người ủy thác, đảm bảo mức tiêu thụ tối thiểu… + Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác: Cung cấp hàng hóa đầy đủ, thanh toán tiền thù lao, các chi phí cho người đại lý… + Giá cả: giá tối thiểu để không ảnh hưởng đến lợi nhuận, giá tối đa để không ảnh hưởng đến mức tiêu thụ cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa. + Thù lao và chi phí: Thù lao tính theo một số tiền cố định hay theo tỉ lệ % trị giá hàng hóa hay theo mức chênh lệch giữa giá quy định và giá thực hiện. Chi phí nào người ủy thác chịu, chi phí nào đại lý chịu + Thanh lý hợp đồng và các quy định về chấm dứt HĐ + Giải quyết tranh chấp: Phạt tiền, trọng tài.. + Chữ ký các bên. Câu 28: KN, đặc điểm, phân loại phương thức KD tái xuất và ưu/nhược điểm của từng phương thức. Lấy VD về tái xuất khẩu KN: KD tái xuất (re-export) là việc xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu trước đây mà chưa qua khâu chế biến nào tại nước tái xuất nhằm mục đích thu về 1 lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí NK Đặc điểm - Người bán chính là người mua
  • 25. - Mục đích là chênh lệch giá - Thường có 3 bên tham gia GD: Bên XK - Người KDTX - Bên NK - Hàng hóa chưa qua bất cứ khâu chế biến nào - Hàng hóa có cung cầu lớn hoặc thường xuyên biến động - Hưởng ưu đãivề thuế và hải quan - Sau mỗi chuyến hàng đều có việc thanh toán bằng tiền Phân loại - Tái xuất đúng thực nghĩa (tạm nhập tái xuất) ĐN (DD29, luật ™ 2005): Là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coilà khu vực hải quan riêng theo PL VN, có làm thủ tục nhập khẩu vào VN và thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi VN hoặc có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi VN và làm thủ tục nhập khẩu chính hàng hóa đó vào VN Ưu điểm + Tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp + Giải quyết trường hợp 2 nước không có nhu cầu lớn về hàng hóa nhưng vẫn muốn có quan hệ ™ với nhau (do bản chất của tạm nhập là nhập khẩu số lượng lớn, giá rẻ và chia nhỏ ra để xuất khẩu đi nhiều nước, giá cao) Nhược điểm + Các thủ tục nhập tái xuất khá phức tạp + Tốn chi phí để tìm nguyên liệu rẻ + Giữ bí mật KD quốc tế, không cho người bán biết hàng sẽ đi đâu, người mua biết hàng đến từ đâu - Chuyển khẩu ĐN (D30 luật ™ 2005): Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài VN mà không làm thủ tục nhập khẩu vào VN và xuất khẩu khỏi VN 3 hình thức chuyển khẩu: + Hàng được vận chuyển thẳng từ nước XK sang nước NK không qua cửa khẩu VN + Hàng được vận chuyển từ nước XK đến nước NK có qua cửa khẩu VN nhưng không làm thủ tục NK vào VN và ko làm thủ tục XK ra khỏi VN + Hàng được vận chuyển từ nước XK sang nước NK có qua cửa khẩu VN và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng VN,không làm thủ tục XNK ở VN Ưu điểm + DN không cần bỏ vốn vẫn có thể kiếm lời (sử dụng L/C giáp lưng để thanh toán) + Chi phí kinh doanh và thủ tục thấp hơn so với tạm nhập tái xuất Nhược điểm + Thực tế là 1 hình thức KD phức tạp, nhiều rủi ro, đòi hỏi trình độ nhà KD phải cao, am hiểu và nắm bắt kịp thời các chuyển biến thị trường
  • 26. Câu 29: KN KD tái xuất. Các hình thức đảm bảo thực hiện hợp đồng KN: Câu trên Các hình thức đảmbảo thực hiện HĐ - Đặt cọc - Phạt - L/C giáp lưng (Back to Back LC) Thanh toán theo phương thức tín dụng giáp lưng Back to back L/C dựa trên Master L/C. Sau khi nhận được L/C do người NK mở cho mình hưởng, người tái xuất dùng L/C này làm căn cứ mở L/C khác cho người XK với nội dung gần giống L/C ban đầu. L/C thứ 2 này gọi là L/C giáp lưng. Người tái xuất tận dụng được vốn của bên NK và tối đa hóa lợi nhuận vì tối thiểu chi phí GD - L/C dự phòng (Stand by LC) Người tái xuất khẩu yêu cầu ngân hàng của người xuất/nhập khẩu phát hành standby L/C, nếu người xuất/nhập khẩu không bán/mua hàng, ngân hàng phải bồi thường. Câu 30: Vai trò của buôn bán đối lưu= CÂU 14 Câu 31: Chào hàng được sử dụng trong đấu thầu là chào hàng gì? Đặc điểm cơ bản - Là chào hàng cố định, thụ động - Đặc điểm + Người chào hàng đã xác định được người mua + Có giá trị PL + Có điều kiện để cấu thành hợp đồng + Người bán có ràng buộc với người mua trong thời gian thực hiện HĐ + Có thời hạn cụ thể Câu 32: Điều kiện hiệu lực của chào hàng cố định= CÂU 1 Câu 33: KN và các hình thức mua bán QT theo luật TM 2005 - Khoản 1, điều 27 luật ™ 2005: Các hình thức mua bán hàng hóa QT + Xuất khẩu + Nhập khẩu + Tạm nhập + Tái xuất + Tạm xuất + Tái nhập + Chuyển khẩu - Khoản 8 điều 3 Luật ™ 2005: Mua bán hàng hóa: Là hoạt động ™. Theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận thanh toán. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và nhận quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
  • 27. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động ™ mà bên bán và bên mua có trụ sở hoặc quốc tịch ở 2 quốc gia khác nhau Câu 34: Phân loại đấu giá - Theo cách tiến hành đấu giá Có tiếng nói + Đấu giá lên (Anh): người mua tự tăng giá cho đến khi không ai trả giá Trường hợp sử dụng: Đấu giá kiểu Anh thường được sử dụng để bán các tác phẩm nghệ thuật, rượu vang và các món hàng khác mà có thời gian tồn tại không giới hạn trong các mô hình thương mại điện tử C2C, B2C, B2B, G2B. + Đấu giá xuống (Hà Lan): người bán tự hạ giá xuống cho đến khi có 1 người mua đồng ý Trường hợp sử dụng: + Thông thường, đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán các loại hàng hóa có giới hạn tồn tại, có nghĩa là các loại hàng hóa nhanh hỏng. Bên cạnh đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán hoa tại Hà Lan, còn được sử dụng để bán cá tại Anh và Israel, thị trường tín dụng ở Rumani, trao đổi ngoại thương ở Bolivia, Jamaica, Zambia… + Đấu giá Hà Lan cũng thường được áp dụng trong trường hợp một hàng hóa không được chấp nhận khi đưa ra một mức giá cao hoặc một hàng hóa muốn được bán đi thật nhanh. Trong giai đoạn hiện nay, đấu giá Hà Lan còn được xem là kiểu đấu giá trực tuyến và trở nên khá thịnh hành trên các trang web như Ebay, Google… Không có tiếng nói: bỏ phiếu, đấu giá qua internet - Theo tính chất của đấu giá + Đấu giá thương nghiệp + Đấu giá phi thương nghiệp Câu 35: Các điều khoản trong hợp đồng gia công QT. Quy định hiện hành về hợp đồng gia công tại VN 1. Tên và địa chỉ các bên 2. Sản phẩm gia công 3. Giá gia công 4. Thời hạn và phương thức thanh toán Chuyển tiền Nhờ thu + Nhận nguyên vật liệu: D/A + Giao thành phẩm: D/P Thư tín dụng + Nhận NVL, giao thành phẩm: Bên nhận gia công mở L/C trả chậm, bên đặt gia công mở L/C trả ngay (L/C dự phòng) + Mua NVL,bán thành phẩm: Bên nhận gia công mở L/C trả ngay và bên đặt gia công mở L/C trả ngay.
  • 28. 5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công 6. Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công 7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc HĐGC 8. Địa điểm và thời gian giao hàng 9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ 10. Thời hạn hiệu lực HĐ Quy định của luật pháp VN về HĐGC Theo quy định tại Điều 542 – Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng gia công như sau: “Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Điều 179 - Luật ™ 2005: HĐGC phải thành lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương Câu 36: Bản chất của gia công QT Thực chất gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng sử dụng thể hiện trong hàng hoá chứ không phải xuất khẩu nhân công ra nước ngoài. Các yếu tố sản xuất có thể đưa vào thông qua nhập khẩu để phục vụ quá trình gia công. Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp tiền công và chi phí khác đem lại. Câu 37: Theo luật VN, hàng thế nào là hàng không gia công được tái xuất. Chuyển hàng vào kho ngoại quan là như thế nào Thương nhân được quyền làmthủ tục tạmnhập tái xuất cho các mặt hàng không thuộc các TH sau (Nghị định số 69/2018/NĐ-CP) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định; Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
  • 29. Hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Chuyển hàng vào kho ngoại quan Kho ngoại quan là một nhà kho có chế độ hải quan riêng. Hàng hóa từ nước ngoài gửi vào nhà kho này chưa được xem như là nhập khẩu vào nước sở tại. Câu 38: Phân biệt mua đối lưu và mua lại. Nghiệp vụ hàng đổi hàng có mấy loại? Phân loại Nghiệp vụ hàng đổi hàng (Barter) = CÂU 1 Phân biệt - Mua đối lưu: Bán hàng và mua lại 1 mặt hàng có giá trị tương đương qua 2 hợp đồng độc lập - Mua lại: Cung cấp thiết bị và mua lại sản phẩm do thiết bị đó tạo ra. Câu 39: Các bước tiến hành đấu thầu QT. Cho VD minh họa 1. Sơ tuyển nhà thầu (nếu có) - Mục đích: Lựa chọn nhà thầu đủ năng lực - Sử dụng tuỳ theo giá trị gói thầu - Cần thông báo tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng 2. Lập hồ sơ mời thầu Bao gồm: Thư mời thầu, các chỉ dẫn Các điều kiện ưu đãi Các yêu cầu về hàng hoá, công nghệ, tiêu chuẩn đánh giá Mẫu bảo lãnh dự thầu, mẫu thoả thuận HĐ, mẫu bảo lãnh …. 3. Gửi thư hoặc thông báo mời thầu Nội dung bao gồm: - Tên và địa chỉ của Bên mời thầu - Khái quát dự án, địa điểm, thời gian giao hàng - Chỉ dẫn việc tìm hiểu HSMT - Các điều kiện tham gia dự thầu - Thời gian địa điểm nhận hồ sơ MT Chỉ dẫn đối với nhà thầu Nội dung chủ yếu bao gồm: - Mô tả tóm tắt dự án - Nguồn vốn thực hiện - Yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, địa vị của nhà thầu và thời gian thông báo - Thăm hiện trường (nếu có) và giải đáp câu hỏi của nhà thầu 4. Nhận và quản lý Hồ sơ dự thầu:
  • 30. 3 nội dung: - Nội dung về hành chính, pháp lý (Đơn dự thầu, Tài liệu về tư cách nhà thầu, bảo lãnh) - Nội dung về kỹ thuật ( Hàng hoá, xuất xứ, tiến độ thực hiện…) - Nội dung thương mại, tài chính (giá dự thầu, Giao hàng, thanh toán…) 5. Mở thầu Đến thời điểm quy định, sẽ tiến hành mở thầu và đánh giá các hồ sơ dự thầu theo 2 bước: Đánh giá sơ bộ - Xem xét tính hợp lệ - Kiểm tra sự đáp ứng cơ bản - Làm rõ các chi tiết (nếu cần) Đánh giá chi tiết - Về mặt kỹ thuật Thường sử dụng thang điểm 100/1000 để đánh giá. Hàng hoá phải đạt từ 70% (hoặc 90%) tiêu chuẩn KT đề ra - Về mặt tài chính, thương mại Chỉ sửa lỗi, chuyển đổi giá sang cùng một đồng tiền, một mặt bằng… 6. Đánh giá,xếp hạng nhà thầu Căn cứ vào kết quả đánh giá để xếp hạng nhà thầu Nhà thầu có hồ sơ hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của HSMT, có giá thấp nhất và không vượt quá giá được duyệt sẽ được xem xét trúng thầu. 7. Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện HĐ - Người thắng thầu được mời đến ký HĐ và nộp bảo lãnh thực hiện HĐ (10% trị giá HĐ) - Nếu người thắng thầu không ký HĐ thì sẽ mời người tiếp theo, nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Câu 40: Nội dung chuyển khẩu: CÂU 29 --- Lấy thêm từ slide Câu 41: Kinh doanh tái xuất ở VN diễn ra thế nào? Phân biệt với hoạt động tạm nhập tái xuất = NỘI DUNG CỦA KINH DOANH TÁI XUẤT = CÂU 29 Câu 42: Hoạt động gia công hàng hóa xk ở VN trong tương lai nên đi theo hướng nào? Những vấn đề kỹ thuật đặt ra và hướng giải quyết Vấn đề đặt ra:Các DN chưa đi sâu vào Công nghệ, không tận dụng được tiềm năng của các DN FDI mà chỉ dừng lại ở mức gia công
  • 31. Hoạt động GC của VN trong tương lai nên đi theo hướng phát triển chiều sâu về công nghệ, chuỗi sản xuất, cũng như các nền nông nghiệp cung cấp nguyên liệu Hướng giải quyết : - Tận dụng cơ hội từ FDI - Tự bản thân DN VN phải cải tiến máy móc, mời các chuyên gia đã từng làm việc cho các công ty FDI - Có chính sách hỗ trợ DN phát triển chiều sâu công nghệ - Tạo các kênh để DN VN được tiếp xúc với các DN nước ngoài, làm quen với các phương thức làm ăn QT - Sản xuất sản phẩm cốt lõi, NVL hỗ trợ công nghiệp Câu 43: Vì sao nói hoàn giá là lời đề nghị giao dịch mới Hoàn giá trở thành lời đề nghị giao kết hợp đồng mới bởi vì nó làm mất hiệu lực của lời đề nghị giao kết HĐ trước đó và tạo ra lời đề nghị GD với các điều kiện của lời ĐNGD ban đầu và có chỉnh sửa Câu 44: Ưu/nhược điểm của Standby L/C: không tìm thấy Câu 45: Một số mô hình nhượng quyền ™ tại VN. Ưu/nhược điểm của nhượng quyền ™ VD ở Vietnam: KFC,Lotteria, PapaRoti Ưu điểm: v Đối với Franchisor: Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất. - Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền. - Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính. - Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất. - Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào… Đối với Franchisee: - Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ - Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới. - Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động được chuẩn hóa. - Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực. - Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh. - Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu. - Quảng cáo tại nơi bán hàng. - Các hoạt động hỗ trợ trọn gói, thống nhất - Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ. Nhược điểm: v Đối với Franchisor - Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh.
  • 32. - Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh. - Thiên vị cho một bên nhận nhượng quyền nào đó. - Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu… Đối với Franchisee: - Không phải là thương hiệu riêng của mình. - Chia sẻ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền. - Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống. - Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được quy định trước. - Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh. - Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh… Câu 46: Ưu/nhược điểm của gia công QT Ưu điểm Tác dụng chung - Góp phần phát triển phân công lao động QT. - Hạ giá thành sản phẩm Với bên nhận gia công Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Học hỏi được kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm của nước ngoài Tạo vốn để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho doanh nghiệp Có thể bán thêm được một số phụ liệu Là phương thức an toàn để thâm nhập thị trường Với bên đặt gia công Giảm giá thành SP, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa. Di chuyển được những ngành CN không còn được ưa chuộng ra nước ngoài. Tìm được nguồn nguyên phụ liệu cho hàng hóa Nhược điểm Với bên nhận gia công Thu nhập từ gia công rất thấp Chỉ được đảm nhiệm những công việc đơn giản Nếu không quản lý tốt, sẽ bị ảnh hưởng đến môi trường Không xây dựng được thương hiệu Với bên đặt gia công Chất lượng hàng hóa có nguy cơ giảm sút, làm ảnh hưởng đến uy tín của DN Bị lệ thuộc vào bên nhận gia công Có khả năng bị ăn cắp nhãn hiệu Tạo nên đối thủ cạnh tranh trong tương lai Câu 47: Ưu/nhược điểm của tái xuất đúng thực nghĩa: CÂU 29
  • 33. CHƯƠNG2 : INCOTERMS CHƯƠNG 2 Mọi loại hình Biển/ Thủy nội địa EX W FC A CPT CIP DAT DA P DD P FAS FO B CF R CIF
  • 34.
  • 35.
  • 36. Câu 48:Tập quán thương mại là gì? Những lưu ý khi sử dụng Incoterms trong hợp đồng mua bán Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại NHỮNGLƯU Ý - Chỉ áp dụng trong mua bán hàng hóa hữu hình - Là tập quán thương mại không mang tính bắt buộc - Phải được dẫn chiếu trong Hợp đồng - Ghi rõ là phiên bản năm nào - Căn cứ thực tiễn thương mại để lựa chọn điều kiện phù hợp nhất - Chỉ quy định MQH giữa bên bán và bên mua về các vấn đề liên quan tới giao nhận hàng hóa, không giải quyết các vấn đề liên quan tới: - Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa - Giải thoát nghĩa vụ và miễn trừ trách nhiệm của các bên khi gặp sự cố bất khả kháng - Hai bên có quyền thay đổi, bổ sung, cắt giảm các trách nhiệm và nghĩa vụ nhưng không được làm thay đổi bản chất các điều kiện - Không nên sử dụng các thuật ngữ vận tải: FI, FO, FIO.. - Không điều chỉnh hợp đồng vận tải - Không quyết định mọi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng mua bán; chỉ phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình vận tải - Không đề cập đến trách nhiệm của các bên khi có sự vi phạm HĐ hay hậu quả của việc vi phạm HĐ - Không đề cập đến quyền chuyển giao sở hữu hàng hóa hay những quyền khác về tài sản “Incoterms chỉ là những nguyên tắc để giải thích điều kiện cơ sở giao hàng và không giải thích các điều khoản khác trong Hợp đồng Câu 49: Trình bày quy tắc EXW Incoterms® 2010 - Ex Works EXW địa điểm quy định Incoterms 2010 Là quy tắc sử dụng cho mọi phương tiện vận tải Định nghĩa: Giao tại xưởng có nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc một nơi quy định khác trong nước người bán, như xưởng, nhà máy, kho...Người bán không phải bốc hàng lên bất cứ phương tiện vận tải nào để nhận hàng cũng không phải làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu cho hàng hóa, trong TH phải thông quan Điểm giao nhận: Tại xưởng của người bán hoặc một địa điểm quy định trong nước người bán Điểm chuyển giao rủi ro = Điểm chuyển giao chi phí: Khi người bán giao hàng chưa bốc tại xưởng của mình cho người vận tải đầu tiên hoặc một địa điểm quy định trong nước người bán mà người mua chỉ định
  • 37. Thông quan xuất nhập khẩu: Người mua Ký HĐ vận tải và trả phí vận chuyển: Người mua Số lần thông báo: 2 lần - Lần 1: Người bán chuẩn bị hàng xong, tbao cho người mua đến nhận hàng - Lần 2: Người mua thông báo đã nhận được hàng Nghĩa vụ chính của người bán: Chuẩn bị HH theo đúng HĐ,kiểm tra, bao bì, ký mã hiệu; Giao hàng chưa bốc lên PTVT của người mua; Không làm thủ tục XK; Không có nghĩa vụ vận tải, bảo hiểm; Cung cấp thông tin cho người mua Nghĩa vụ chính của người mua Nhận hàng, chịu mọi rủi ro, chi phí liên quan tới HH kể từ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Thông quan xuất khẩu, nhập khẩu -Căn cứ lựa chọn điều kiện EXW + Người mua có khả năng làm thủ tục HQ,vận tải + Người mua có đạidiện tại nước XK + Thị trường thuộc về người bán, + Thường được các nhà NK lớn sử dụng khi mua hàng từ những nhà XK nhỏ. Lưu ý: Sử dụng cho mọi phương tiện vận tải, nhưng phù hợp hơn với giao hàng nội địa bằng đường bộ hoặc hàng không do người mua phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu Người bán thường không được coi là người xuất khẩu Nếu thực tế, người bán bốc hàng lên phương tiện vận tải, thì người mua vẫn phải chịu rủi ro và chi phí cho việc đó Không nên dùng EXW khi người mua không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan xuất khẩu Câu 50: Trình bày quy tắc FOB Incoterms® 2010? - Free On Board FOB cảng bốc quy định Incoterms 2010 Là quy tắc chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa Định nghĩa
  • 38. Giao hàng trên tàu nghĩa là người bán giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa cũng như chi phí được chuyển sang cho người mua khi hàng hóa đã ở trên tàu Điểm giao nhận: Trên con tàu do người mua chỉ định tại cảng đi Điểm chuyển giao rủi ro = Điểm chuyển giao chi phí: Sau khi hàng đã nằm trên tàu tại cảng đi Thông quan xuất khẩu: Người bán Thông quan nhập khẩu: Người mua Ký HĐ vận tải, thuê tàu, trả cước phí và trả cước phí bốc hàng nếu phí này thuộc cước phí vận tải: Người mua (nếu không thuộc thì người bán trả) Nghĩa vụ chính của người bán Thông quan xuất khẩu Giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng chỉ định (nếu có) hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, về lý thuyết là bất cứ giấy tờ nào chứng minh được người bán đã giao hàng, tuy nhiên, thực tế, chứng từ giao hàng này chính là vận đơn tàu hoàn hảo Người bán không có nghĩa vụ thuê tàu nhưng có thể thuê hộ người mua (điểm mới so với ICT 2000) Trả cước phí bốc hàng lên tàu nếu cước này không nằm trong cước vận tải Thông báo giao hàng Nghĩa vụ chính của người mua Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước và chi phí bốc hàng nếu cước này thuộc cước vận tải Trả phí dỡ hàng tại cảng đến Tiếp nhận HH,chịu rủi ro từ thời điểm hàng được giao trên tàu tại cảng đến Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định đồng thời chịu mọi rủi ro phát sinh nếu không hoàn thành nghĩa vụ này Thông quan nhập khẩu Số lần thông báo: 3 lần - Người bán thông báo sẵn sàng giao hàng - Người mua thông báo thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định - Người bán thông báo đã hoàn thành việc giao hàng Lưu ý: - Chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc thủy nội địa - Có rất nhiều loại FOB - Không nên sử dụng các thuật ngữ vận tải: FI, FO, FIO... - Chú ý tập quán cảng - Nên sử dụng FCA thay FOB nếu giao bằng container/ không có ý định giao hàng lên tàu do FCA giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định nên hàng được giao sớm hơn, từ đó:
  • 39. + Di chuyển rủi ro sớm hơn + Rủi ro khi giao hàng ít hơn + Chịu ít chi phí hơn + Giảm thời gian giao dịch, thu đc tiền hàng sớm hơn - Việc thuê tàu hộ người mua: Rủi ro và chi phí từ sau khi hàng bốc lên tàu vẫn thuộc về người mua - Lấy vận đơn đường biển càng nhanh càng tốt để tránh rủi ro vì mâu thuẫn giữa các tập quán TMQT là khác nhau và vì Incoterms có thể sẽ sửa đổi Câu 51: Trình bày quy tắc FAS Incoterms® 2010 - Free Alongside Ship FAS cảng bốc hàng quy định Incoterms 2010 - Định nghĩa: Là quy tắc chỉ dùng cho vận tải đường biển hoặc thủy nội địa. Giao dọc mạn tàu có nghĩa là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu (trên cầu cảng hoặc xà lan) do người mua chỉ định tại cảng bốc hàng quy định. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng, và chi phí được chuyển sang cho người mua khi hàng hóa dọc mạn tàu - Điểm giao nhận: Cầu cảng hoặc xà lan dọc mạn con tàu do người mua chỉ định tại cảng đi - Điểm chuyển giao rủi ro = Điểm chuyển giao chi phí: Sau khi hàng đã được đặt cạnh mạn tàu tại nước của người bán - Thông quan xuất khẩu: Người bán - Thông quan nhập khẩu: Người mua - Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước và phí bốc dỡ hàng: người mua - Nghĩa vụ chính của người bán - Thông quan xuất khẩu (điểm khác biệt giữa Incoterms 2000 với Incoterms 1990) - Giao hàng dọc mạn tàu tại địa điểm xếp hàng chỉ định (nếu có) hoặc mua hàng đã được giao như vậy. - Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường. Về lý thuyết nó là vận đơn nhận để bốc hàng, chỉ được cấp khi người chuyên chở giao hàng tại cảng biển. Trên thực tế, nó là vận đơn đã bốc hàng - Người bán không có nghĩa vụ thuê tàu nhưng có thể thuê hộ người mua (điểm mới so với ICT 2000) - Nghĩa vụ chính của người mua - Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước và chi phí bốc dỡ hàng - Tiếp nhận hàng hóa, chịu di chuyển rủi ro từ thời điểm giao hàng - Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định đồng thời chịu mọi rủi ro phát sinh nếu không hoàn thành nghĩa vụ này - Thông quan nhập khẩu Lưu ý:
  • 40. Vận tải biển, thuỷ nội địa Người bán thuê hộ tàu nhưng chi phí và rủi ro vẫn là người mua chịu Số lần thông báo giao hàng: 3 lần + Người bán tb đã sẵn sàng giao hàng + Người mua thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm giao hàng và con tàu chỉ định + Người bán thông báo cho người mua là đã hoàn thành việc giao hàng Chi phí lõng hàng cần được phân định rõ FAS chuyển nghĩa vụ khi giao dọc mạn tàu, FOB chuyển nghĩa vụ khi hàng đã ở trên tàu. Việc bốc hàng lên tàu là vấn đề nhỏ nên trên thực tế thường dùng FOB hay FAS. Tuy nhiên, FAS vẫn có tác dụng khi hàng được bốc từ xà lan. Tức là, tàu lớn + nước nông = tàu không thể vào sát cầu cảng. Khi đó FOB không bốc hàng lên tàu được mà phải dùng xà lan áp sát tàu. Khi này, vì thuộc FAS, nên nghĩa vụ bốc hàng lên tàu thuộc về người mua Hàng đóng trong container nên chuyển sang FCA do đặc thù của hàng được đóng trong container là người bán phải giao hàng cho người chuyên chở tại điểm tập kết chứ không phải dọc mạn tàu Cây 52: Trình bày quy tắc CIF Incoterms® 2010 - Cost, Insurance Freight CIF cảng đến quy định Incoterms 2010 - Định nghĩa: Là quy tắc chỉ dùng cho vận tải đường biển hoặc thủy nội địa. Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí có nghĩa là người bán giao hàng trên tàu hoặc mua hàng đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang người mua khi hàng ở trên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả mọi chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định - Điểm giao hàng: Khi hàng được giao tại cảng đến - Điểm chuyển giao rủi ro: Khi hàng ở trên tàu tại cảng đi - Địa điểm chuyển giao chi phí: Khi tàu chở hàng đến cảng đến - Thủ tục thông quan xuất khẩu: Người bán - Thủ tục thông quan nhập khẩu: Người mua - Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước và chi phí dỡ hàng nếu thuộc cước:người bán (nếu không thuộc thì là người mua) - Nghĩa vụ chính của người bán: + Ký kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước + Thông quan xuất khẩu hàng hóa + Giao hàng trên tàu + Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo/ vận đơn đường biển + Trả chi phí dỡ hàng ở cảng đến nếu đã tính trong cước vận chuyển. - Nghĩa vụ chính của người mua + Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro + Trả các chi phí nếu chưa được tính vào tiền cước + Thông quan NK - Số lần thông báo: 3 lần
  • 41. - - + Người bán cung cấp thông tin về việc mua bảo hiểm trước khi giao hàng + Người bán cung cấp thông tin cần thiết giúp người mua dùng các biện pháp thông thường để nhận hàng + Người mua thông báo cho người bán về thời gian, nơi điểm, điểm nhận hàng.. nếu người mua có quyền quyết định những điều này - Nghĩa vụ thuê tàu - - Thuê theo quy định của HĐMB - - Thuê theo Incoterms: - + Thuê một con tàu đi biển (Seagoing Vessel) - + Thuê tàu phù hợp với tính chất của hàng hóa - + Tàu đi theo hành trình thông thường - + Thuê tàu theo những điều kiện thông thường - Nghĩa vụ mua bảo hiểm Mua BH theo quy định của HĐMB Nếu HĐ không quy định thì mua BH như sau: + Mua tại 1 công ty bảo hiểm có uy tín. + Giá trị bảo hiểm = 110% tổng Giá CIF + Mua bằng đồng tiền của hợp đồng + Mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu - Điều kiện C của Hiệp hội những người bảo hiểm London. + Thời hạn bảo hiểm: Phảibảo vệ được người mua về mất mát hư hỏng hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển (từ địa điểm giao hàng quy định cho tới ít nhất là cảng dỡ hàng); + Giấy chứng nhận bảo hiểm hay bảo hiểm đơn có tính chuyển nhượng. + Nếu người mua muốn mua bảo hiểm bổ sung thì phải chịu thêm chi phí bổ sung Câu 53: Trình bày quy tắc CPT Incoterms® 2010. - Carriage Paid To. Có dùng DAS thay CPT được ko? CPT địa điểm đích quy định Incoterms 2010 - Định nghĩa: Là phương thức sử dụng cho mọi loại hình vận tải. Cước phí trả tới có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại 1 nơi thỏa thuận (nếu đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng vận tải và trả mọi chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa đến nơi quy định - Điểm giao hàng: Một điểm thỏa thuận tại nước người mua - Điểm chuyển giao rủi ro: Khi hàng đã giao cho người vận tải đầu tiên do người bán chỉ định tại xưởng của mình
  • 42. - Điểm chuyển giao chi phí: Khi hàng đã đến điểm đích trong nước của người mua - Ký hợp đồng, thuê tàu và trả cước,chi phí dỡ hàng: người bán (nếu chi phí không thuộc cước thì là người mua) - Thông quan xuất khẩu: Người bán - Thông quan nhập khẩu: Người mua - Nghĩa vụ chính của người bán + Thông quan XK + Thuê phương tiện vận tải, trả cước,trả phí dỡ hàng tại điểm đích nếu chi phí này có trong HĐVT. + Giao hàng cho người vận tải mà mình chỉ định + Cung cấp bằng chứng giao hàng - Nghĩa vụ chính của người mua + Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro + Chịu mọi chi phí về hàng hóa trên đường vận chuyển cũng như chi phí dỡ hàng tại nơi đến nếu những chi phí này chưa nằm trong cước phí vận tải. + Thông báo địa điểm, thời gian giao hàng nếu được quyền quyết định - + Thông quan nhập khẩu Số lần thông báo: 2 lần - Người bán thông báo hàng đã giao - Người mua thông báo cho người bán về thời gian, nơi điểm, điểm nhận hàng.. nếu người mua có quyền quyết định những điều này - Lưu ý: - CPT dùng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức - Nên sử dụng CPT thay cho CFR nếu không có ý định giao hàng lên tàu. - Người mua nên mua bảo hiểm để tránh rủi ro cho hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Câu 54: Trình bày quy tắc CIP Incoterms® 2010 - Carriage, Insurance Paid To CIP địa điểm đích quy định Incoterms 2010 - Định nghĩa: Là phương thức dùng cho mọi phương tiện vận tải. Cước phí và phí bảo hiểm trả tới có nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người bán chỉ định tại nơi thỏa thuận (nếu nơi đó đã được các bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng vận tải và trả mọi chi phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến quy định - Các nội dung khác: Giống hệt CPT = Câu 53 + Mua bảo hiểm - Mua bảo hiểm = Câu 52 Câu 55: Trình bày quy tắc DAP Incoterms® 2010? DAP thay thế cho điều kiện nào của Incoterms 2000? - Delivered At Place DAP nơi đến Incoterms 2010 - Định nghĩa: Sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm vận tải đa phương tiện. Giao tại nơi đến có nghĩa là người bán phải giao hàng, khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người
  • 43. mua trên phương tiện vận tải sẵn sàng dỡ hàng (chưa dỡ) tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí cho việc đưa hàng đến nơi đến chỉ định đó - Nơi giao hàng: Trên phương tiện vận tải do người bán quyết định trong một địa điểm được quy định trước tại nước người mua - Nơi chuyển giao rủi ro = Nơi chuyển giao chi phí: như trên - Người xuất khẩu: Người bán - Người nhập khẩu: Người mua - Ký hợp đồng vận tải, thuê tàu và trả phí cước bốc dỡ hàng nếu thuộc cước:Người bán - Nghĩa vụ người bán: + Thông quan XK + Thuê ptvt, trả cước và chi phí dỡ nếu thuộc cước + Giao hàng tại nơi đến + Cung cấp chứng từ giao hàng thường lệ hoặc bằng chứng cho việc giao hàng cho người mua để người mua nhận hàng - - Nghĩa vụ người mua: + Thông báo giao hàng + Thông quan NK + Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro + Dỡ hàng, trả phí dỡ nếu không thuộc cước phí Số lần thông báo: 2 lần + Người bán cung cấp thông tin cần thiết giúp người mua dùng các biện pháp thông thường để nhận hàng + Người mua thông báo cho người bán về thời gian, nơi điểm, điểm nhận hàng.. nếu người mua có quyền quyết định những điều này Lưu ý: Nếu các bên muốn người bán thông quan nhập khẩu và chịu mức thuế nhập khẩu và thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu thì nên áp dụng quy tắc DDP Thay thế cho DAF, DAS và DDU. Giống DDU nhất. VÌ: - Các bên thường chọn nhầm điều khoản hoặc lẫn lộn các điều khoản, dẫn đến các hợp đồng có nội dung mâu thuẫn hoặc không rõ ràng - DAF của ICT2000 không còn đáp ứng nhu cầu thương mại và thực tế còn gây ra vấn đề khi người mua không thể kiểm tra hàng hóa trước khi hàng đến điểm đích, mà thường điểm đích lại nằm xa hơn điểm giao hàng (biên giới) - Do vây, điều kiện mới DAP trong Incoterms 2010 điều chỉnh tất cả các trường hợp mà theo đó, người Bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa sang cho người Mua trên phương tiện chưa được dỡ hàng, nói cách khác là tất cả các trường hợp trước đây trong phạm vi điều chỉnh của DAF,DES, DDU. Người Bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa và chịu mọi phí tổn , rủi ro đến tận điểm giao hàng do hai bên thỏa thuận. Hàng hóa được chuyển sở hữu sang người Mua tại nơi đến, trên phương tiện vận chuyển (chưa dỡ hàng). Người Mua tổ chức việc dỡ hàng, làm mọi thủ tục nhập khẩu và thanh toán mọi các khoản thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu