SlideShare a Scribd company logo
1 of 599
Download to read offline
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
PHÁC ĐỒ
ĐIỀU TRỊ NHI KHOA
2013
(Xuất bản lần thứ tư có sửa chữa, bổ sung)
Chủ biên: TS.BS. HÀ MẠNH TUẤN
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
2013
Xuất bản lần thứ 1 - 2004
Xuất bản lần thứ 2 - 2006
Xuất bản lần thứ 3 - 2008
Xuất bản lần thứ 4 - 2013
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng Phường Bến Nghé Quận I
Thành phố Hồ Chí Minh
Website: www.benhviennhi.org.vn
BAN BIÊN SOẠN
Chủ biên:
TS.BS. HÀ MẠNH TUẤN ..................................................... Giám Đốc Bệnh viện
Hiệu đính:
BS. CKII. TRỊNH HỮU TÙNG...................... Trưởng phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
BS. CKI. NGUYỄN ANH TUẤN.................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
Trình bày:
TRẦN TUẤN ANH .....................................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
TỪ NGUYỆT ANH ....................................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
LƯU THỊ MỸ DUYÊN................................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
ĐOÀN THỊ MỸ LINH .................................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
NGUYỄN QUỲNH NHƯ............................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
NGUYỄN LƯƠNG HUYỀN TRÂN............................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
CỘNG TÁC VIÊN
BS.CKI TRẦN ĐẮC NGUYÊN ANH
ThS.BS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
BS.CKI TRẦN ANH
BS.CKI. VÕ QUỐC BẢO
BS. HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH
BS.CKII. PHẠM LÊ THANH BÌNH
BS. LƯU THANH BÌNH
ThS.BS NGUYỄN THÀNH DANH
BS.CKII HUỲNH TRỌNG DÂN
BS.CKI NGUYỄN THỊ MỸ DIỆP
TS.BS ĐOÀN THỊ NGỌC DIỆP
BS NGUYỄN THU DUNG
BS.CKI. PHẠM MAI ĐẰNG
BS.CKII. NGUYỄN VĂN ĐÔNG
BS.CKI BÙI VĂN ĐỠ
ThS .BS. NGUYỄN THỊ LONG GIANG
ThS BS. LÊ HỒNG HÀ
ThS.BS. NGUYỄN THANH HẢI
BS.CKII NGUYỄN THỊ THU HẬU
TS BS. TRẦN THỊ MỘNG HIỆP
BS.CKII. NGUYỄN THIỆN HOẰNG
TS.BS. PHẠM THỊ MINH HỒNG
ThS.BS. TRẦN QUỲNH HƯƠNG
BS.CKI. CAO NGỌC HƯƠNG
BS.CKII. ĐẶNG THỊ KIM HUYÊN
BS. VÕ HOÀNG KHOA
BS. HUỲNH THỊ THÚY KIỀU
BS.CKI. PHẠM TUẤN KHÔI
ThS.BS. NGUYỄN THỊ MAI LAN
PGS.TS.BS. NGUYỄN THỊ THANH LAN
ThS BS. GIANG TRẦN PHƯƠNG LINH
BS.CKI. HOÀNG NGUYÊN LỘC
BS.CKI. NGUYỄN VĂN LỘC
ThS.BS. TRẦN THỊ THU LOAN
ThS.BS. TRƯƠNG BÁ LƯU
ThS.BS. NGUYỄN HUY LUÂN
BS.CKI. HUỲNH KHẮC LUÂN
BS.CKI. NGUYỂN THỊ HỒNG LOAN
ThS.BS. MAI QUANG HUỲNH MAI
BS.CKII QUÁCH NGỌC MINH
ThS.BS. NGUYỄN TRẦN NAM
BS.CKI ĐINH THỊ CẨM NHUNG
BS.CKI.NGUYỄN HUỲNH BẢO NGÂN
ThS .BS.TRẦN THỊ KIM NGÂN
ThS.BS. TĂNG LÊ CHÂU NGỌC
BS.CKII. NGUYỄN MINH NGỌC
Ths.BS. NGUYỄN THỊ KIM NHI
BS.CKI. VŨ HIỆP PHÁT
BS. DƯƠNG NGỌC PHÔI
BS. NGUYỄN ĐÌNH QUI
BS.CKII. HOÀNG NGỌC QUÝ
ThS.BS. HUỲNH THỊ VŨ QUỲNH
BS.CKII. PHẠM THỊ MINH RẠNG
ThS.BS. TỐNG THANH SƠN
ThS.BS. THẠCH LỄ TÍN
TS BS.CKII.PHẠM THỊ NGỌC TUYẾT
BS.CKI LÊ THỊ THẢO
BS.CKII NGUYỄN THỊ THANH
BS. HUỲNH MINH THÂM
BS.CKI. NGUYỄN THỊ HỒNG THÊ
BS.CKI NGUYỄN TƯỜNG THI
ThS.BS. HỒ THỊ KIM THOA
ThS.BS. PHAN THÀNH THỌ
ThS.BS. HUỲNH MINH THU
BS.CKI. PHẠM MINH THU
BS.CKI. NGUYỄN THỊ THANH THÙY
BS. TRẦN THỊ THÚY
ThS.BS. HOÀNG THỊ DIỄM THÚY
BS.CKI. LÊ THỊ THANH THỦY
BS.CKI THÁI THANH THỦY
BS. NGUYỄN THỊ THU THỦY
ThS .BS. NGÔ THỊ THU THỦY
ThS.BS. BÙI NGUYỄN ĐOAN THƯ
BS.CKI. CAO MINH THỨC
ThS.BS. TRƯƠNG MỸ HẠNH TRÂM
BS.CKI PHAN THỊ THU TRANG
BS.CKI. LÊ NGUYỄN NHẬT TRUNG
BS.CKI LƯU ĐÌNH TRỨ
BS. CKII. TRỊNH HỮU TÙNG
BS. NGUYỄN CẨM TÚ
BS.CKII NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT
BS.CKI. NGUYỄN ĐÌNH VĂN
TS.BS.CKII. LÊ THỊ KHÁNH VÂN
BS. TRẦN THỊ KIM VÂN
BS.CKI VÕ THỊ VÂN
BS.CKI. TRẦN THU VÂN
ThS.BS. ĐỖ CHÂU VIỆT
ThS.BS. NGUYỄN MINH TRÍ VIỆT
BS.CKI. HỒ LỮ VIỆT
ThS.BS. NGUYỄN DIỆU VINH
BS. NGUYỄN HỮU THỤY VY
TỔ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC & Y HỌC CHỨNG CỨ
1. BS.CKII. TRỊNH HỮU TÙNG
2. BS.CKI. HỒ LỮ VIỆT
3. BS.CKI LÊ NGUYỄN NHẬT TRUNG
4. ThS.BS NGUYỄN TRẦN NAM
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thiên niên kỷ mới từ đầu thế kỷ 21, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ
thuật trên mọi lĩnh vực ngành nghề như tin học, y học, khoa học cơ bản … cùng với
những thành tựu đạt được trong nghiên cứu về vi sinh học, sinh lý bệnh học, miễn dịch
học, đặc biệt là di truyền học đã đem lại nhiều tiến bộ to lớn cho ngành Y, mà Nhi khoa
là ngành được tận hưởng những ứng dụng này trong việc chẩn đoán các bệnh lý bẩm sinh
di truyền.
Đặc điểm của chuyên ngành Nhi khoa là phải chạy đua với thời gian, phải xử trí
chính xác trong mọi tình huống; một sai sót dù rất nhỏ sẽ đem lại những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cả một thế hệ tương lai.
Phác đồ Điều trị của Bệnh viện là một trong ba tài liệu quan trọng không thể thiếu để
đánh giá chất lượng hoạt động theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008 mà
Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được tổ chức Intertek công nhận trong năm 2011 vừa qua.
Sau ba lần xuất bản, “Phác đồ Điều trị Bệnh viện Nhi đồng 2 - 2013”, ấn bản lần
thứ tư này, đã được viết lại và chỉnh sửa để hoàn thiện hơn, theo hướng tiếp cận và áp
dụng y học chứng cứ trong chẩn đoán và điều trị.
Đây là công trình tập hợp trí tuệ của tập thể các Bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2,
với sự hợp tác tham gia của các Giảng viên Bộ Môn Nhi Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh, Phác đồ đã được cập nhật
những kiến thức mới.
Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn TTND.BS.Bạch Văn Cam (nguyên Trưởng
khối Hồi sức Cấp cứu – BV Nhi đồng 1), PGS.TS.BS.Phạm Thị Minh Hồng (Phó Trưởng
khoa Y, Phó Chủ nhiêm BM Nhi Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh),
TTƯT.PGS.TS.BS.Vũ Minh Phúc (Chủ nhiêm BM Nhi Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh) đã dành thời gian quý báu để xem và góp ý cho Phác đồ Điều trị của bệnh viện
chúng tôi.
Hy vọng tập sách nhỏ này sẽ là người bạn đồng hành, luôn luôn gắn bó với các Bác
sĩ, Sinh viên y khoa trong công tác chuyên môn hàng ngày.
Ấn bản lần thứ tư này được biên soạn với nhiều nỗ lực, cập nhập hóa các kíên thức
mới một cách thận trọng, nhưng chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong sự góp ý của Quí
đồng nghiệp, để lần ấn hành sau được hoàn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 09 năm 2013
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
TTƯT.TS.BS.HÀ MẠNH TUẤN
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. CHƯƠNG I: Tổng quát–Các triệu chứng và hội chứng
1. Sốt ở trẻ em
2. Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em
3. Tiếp cận chẩn đoán ói
4. Co giật ở trẻ em
5. Gan to
6. Lách to
7. Hạch to
8. Tiểu máu
9. Tiểu đục ở trẻ em
10. Ngất
11. Đau ngực
12. Đau khớp
13. Đau đầu ở trẻ em - Đau đầu Migrain
14. Ho-Ho kéo dài
15. Ho ra máu
16. Tiếp cận thở rít, khò khè
17. Hội chứng yếu liệt ở trẻ em
18. Hội chứng tăng áp lực nội sọ
19. Đau bụng cấp tính
20. Đau bụng mạn tính
21. Táo bón
2. CHƯƠNG II: Hồi sức – Cấp cứu – Tai nạn – Ngộ độc
22. Cấp cứu hô hấp, tuần hoàn cơ bản và nâng cao
23. Suy hô hấp cấp trẻ em
24. Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp
25. Phù phổi cấp
26. Dị vật đường thở
27. Sốc
28. Sốc phản vệ và các phản ứng dị ứng khác
29. Rối loạn nước - điện giải
30. Rối loạn kiềm - toan
31. Hôn mê
32. Suy gan cấp - Hôn mê gan
2
33. Hạ đường huyết
34. Hạ calci máu
35. Ngạt nước
36. Rắn cắn
37. Ong đốt
38. Điện giật
39. Xử trí đa chấn thương ở trẻ em
40. Ngộ độc cấp ở trẻ em
41. Ngộ độc acetaminophen
42. Ngộ độc thuốc trừ sâu rầy
43. Ngộ độc thuốc diệt cỏ (paraquat)
44. Ngộ độc thuốc gây nghiện
45. Ngộ độc salicylates
3. CHƯƠNG III: Sơ sinh
46. Hướng dẫn chung chuyển viện an toàn trẻ sơ sinh có vấn đề cấp cứu nội
ngoại khoa
47. Nhiễm trùng huyết sơ sinh
48. Suy hô hấp sơ sinh
49. Viêm phổi sơ sinh
50. Xuất huyết não – màng não sơ sinh
51. Viêm màng não vi trùng sơ sinh
52. Vàng da tăng Bilirubin gián tiếp
53. Vàng da tăng Bilirubin trực tiếp
54. Co giật sơ sinh
55. Hạ đường huyết sơ sinh
56. Chăm sóc sơ sinh cực non tháng
57. Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần sơ sinh
58. Nhiểm trùng bào thai
59. Rối loạn điện giải sơ sinh
60. Loạn sản phế quản phổi
61. Viêm ruột hoại tử sơ sinh
4. CHƯƠNG IV: Hô hấp
62. Viêm phế quản
63. Viêm thanh quản cấp
64. Suyễn
65. Khó thở thanh quản
66. Viêm tiểu phế quản
3
67. Viêm phổi
68. Viêm phổi hít .
69. Ap xe phổi
70. Tràn dịch màng phổi
71. Tràn khí màng phổi
72. Tràn mủ màng phổi
73. Soi phế quản chẩn đoán bằng ống soi mềm ở trẻ em
5. CHƯƠNG V: Tim mạch
74. Suy tim
75. Cơn tím
76. Cao huyết áp nặng
77. Cao áp phổi
78. Các bệnh tim bẩm sinh không tím không có shunt trái - phải
79. Các bệnh tim bẩm sinh không tím với shunt trái - phải
80. Bệnh cơ tim
81. Thấp khớp cấp
82. Bệnh viêm động mạch Takayasu
83. Bệnh Kawasaki
84. Tràn dịch màng tim
85. Viêm nội tâm mạc nhiểm trùng
86. Nhịp nhanh kịch phát trên thất
87. Nhịp nhanh thất
88. Nhịp chậm
89. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên
90. Đột tử do nguyên nhân tim mạch ở trẻ em
6. CHƯƠNG VI: Tiêu hóa
91. Tiêu chảy cấp
92. Tiêu chảy kéo dài
93. Viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori
94. Trào ngược dạ dày – thực quản
95. Xuất huyết tiêu hóa
96. Viêm tụy cấp
97. Bệnh lý viêm ruột mạn (Crohn, Viêm loét đại tràng)
98. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
99. Ói tái diễn
100. Tăng áp cửa
101. Nội soi tiêu hóa: chỉ định, chuẩn bị BN
4
102. Viêm gan
103. Hội chứng lỵ
104. Bệnh gan mạn
105. Teo đường mật
106. Vàng da ứ mật
7. CHƯƠNG VII: Thần kinh
107. Bệnh nhược cơ
108. Hội chứng Guillain – Barré
109. Động kinh
110. Viêm não tủy hậu nhiễm
111. Teo cơ tủy sống (SMA)
8. CHƯƠNG VIII: Thận
112. Hội chứng thận hư
113. Viêm cầu thận cấp hậu nhiểm trùng
114. Nhiễm trùng tiểu
115. Viêm thận Lupus ở trẻ em
116. Ban xuất huyết dạng thấp
117. Tổn thương thận cấp
118. Điều trị bảo tồn suy thận mạn
119. Hội chứng tán huyết urê huyết cao
120. Tiểu dầm khi ngủ
9. CHƯƠNG IX: Nội tiết
121. Suy giáp
122. Cường giáp
123. Tiểu đường ở trẻ em
124. Nhiểm toan Ceton trong tiểu đường
125. Đái tháo nhạt
126. Suy thượng thận
127. Dậy thì sớm
10. CHƯƠNG X: Huyết học
128. Thiếu máu
129. Thiếu máu thiếu sắt
130. Thiếu máu huyết tán miễn dịch
131. Thalassemia
132. Hemophilia
133. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
134. Suy tủy
5
135. Hội chứng thực bào máu
136. Truyền chế phẩm của máu. Tai biến truyền máu
11. CHƯƠNG XI: Bệnh truyền nhiễm
137. Viêm màng não mủ
138. Nhiễm não mô cầu tối cấp
139. Viêm màng não vô khuẩn
140. Viêm não cấp
141. Bệnh tay chân miệng
142. Bệnh thương hàn
143. Bệnh ho gà
144. Bệnh thủy đậu
145. Bệnh quai bị
146. Bệnh Rubella
147. Viêm gan siêu vi
148. Cúm
149. Nhiễm Cytomegalo virus
150. Nhiễm Epstein Bar virus
151. Sởi
152. Nhiễm HIV/AIDS
153. Sốt rét
154. Sốt xuất huyết Dengue
12. CHƯƠNG XII: Bệnh lý da
155. Viêm da dị ứng
156. Bệnh chàm ở trẻ em
157. Nhiễm trùng da và mô mềm
158. Viêm mô tế bào
159. Hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử thượng bì nhiểm độc
13. CHƯƠNG XIII: Dinh dưỡng
160. Thiếu Vitamine A
161. Bệnh còi xương do thiếu vitamin D
162. Béo phì trẻ em
163. Biếng ăn
164. Nuôi ăn qua ống thông dạ dày
165. Dinh dưỡng qua tĩnh mạch
166. Chế độ ăn điều trị
14. CHƯƠNG XIV: Bệnh chuyển hóa
6
167. Bệnh lý chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ em
15. CHƯƠNG XV: Phát triển sức khỏe
168. Một số rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em
169. Lịch tiêm chủng
170. Phản ứng sau tiêm chủng
16 . CHƯƠNG XVI: Chuyên khoa lẻ
172. Viêm họng
173. Viêm amidan
174. Viêm nướu miệng herpes
175. Viêm xoang
176. Viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng
177. Viêm tai giữa cấp trẻ em
178. Viêm kết mạc
179. Viêm loét giác mạc do siêu vi
180. Viêm loét giác mạc do vi khuẩn
181. Viêm loét giác mạc do nấm
182. Chắp lẹo
184. Đục thủy tinh thể bẩm sinh
185. Chăm sóc răng trẻ em và phòng ngừa sâu răng
17. PHỤ LỤC
186. Liều lượng các thuốc dùng trong hồi sức nhi
187. Liều lượng kháng sinh dùng trong suy thận
188. Trang bị túi cấp cứu
189. Hằng số sinh học theo lứa tuổi
190. Các bảng, biểu phát triển chiều cao, cân nặng lý tưởng, diện tích da,....
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A guide to Neonatal Intensive Care, 1992.
2. A Practical Guide to Pediatric Intensive Care, 1990, 3rd
ed.
3. Adult and pediatric Urology, 1996, 3rd
ed.
4. American Academy of Pediatrics Committee on Children with Disabilities, 2001,
The pediatrician’s role in the diagnosis and management of autistic spectrum
disorder in children, Pediatrics, 107:85.
5. Annne H. Rowley, Standford T. Shulman, 2007, “Kawasaki Disease”. Nelson
Textbook of Pediatrics18th
ed.Saunders Elservier: pp 1.036 – 1.042.
6. Angelika Kindermann, Ana I. Lopes. Helicobacter pylori Infection in Pediatrics.
Helicobacter 2009, 14:52-57
7. Bài giảng nhi khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.
8. Bài giảng nhi khoa Đại học Y Dược Y Hà Nội 2004.
9. Bệnh học Tai Mũi họng – GS.TS Ngô Ngọc Liễu
10.Beck CE, Nathan Pc, Parkin Pc, et al, 2005, Corticosteroids versus intravenous
immune globulin for the treatment of acute immune thrombocytopenic purpura in
children: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials, J
Pediatr, 147(4), p. 521-527.
11.Bolger W.E., Kennedy D.W., Changing concept in chronic sinusitis Hospital
Practice, 1992, 30: 20-28.
12.Britis guidelines for the management of pleural infection in children. 2005,
Thorax, 60(suppl I),10.1136.
13.British Thoracic Society Guidelines for Management of Community Acquired
Pneumonia in Children: Update 2011.
14.Blood Disease of Infancy and Childhood, 1995, Mosby.
15.Các sang thương mô mềm vùng miệng ở Trẻ Em, bộ môn Răng Trẻ Em Khoa
Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược.
16.Các bệnh dị ứng da do thuốc nặng, các hội chứng Stevens-Johnson, Lyell, Dress
và quản lý điều trị, Hen và Miễn dịch dị ứng, phần 3, AFVP, TpHCM 01 –
06/11/2010.
17.Cardiovascular Therapeutics, 1996, W. B. Saunders.
18.Cindy Neunert, Wendy Lim, Mark Crowther, 2010, Clinical guideline update on
Immune thrombocytopenia: an evidence based practice guideline developed by the
American Society of Hematology.
19.C Philip Steuber, 2011, Treatment and prognosis of immune (idiopathic)
thrombocytopenic purpura in children.
20.Chris P.J, 2007, Identification and evaluation of children with autism spectrum
disorders, Pediatrics, 120:1183-1215.
21.Clinical Hematology,2002, 10th
ed, Williams and Wilkins.
22.Clinical Manual of Emergency Pediatrics, 1997, 3rd
ed, McGraw-Hill.
23.Clinical Pediatric Gastroenterology, 1998, Churchill Livingtone, U.U.A.
24.Clinical Pediatric Neurology, 1997, 3rd
ed, W.B Saundezs.
25.Current Emergency Diagnosis and Treatment, 2004, 3rd
ed, Appleton and Lange,
Stanford.
26.Current Pediatric Diagnosis and Treatment, 2008, 14th
ed, Appleton and Lange,
Stanford.
27.Dengue Haemorrhagic Fever: Diagnosis, Treatment, Prevention and Control,
1997, Revise 2002, WHO, Geneva.
28.Drew Provan, Roberto Stasi, Adrian C. Newland et al, 2010, International
consensus report on the investigation and management of primary immune
thrombocytopenia, Blood, Volume 115, Number 2
29.Danna Tauber, 2008, Abnormalities of the pleural space. Pediatric respiratory
medicine- Mosby Elsevier, 2nd
ed, 989-97.
30.Emergency Medicine, 2000, 5th
ed, Mc GrawHill.
31.Endocrinology and metabolism, 1999, 3rd
ed, Mc GrawHill.
32.Essential Haematology, 2001.
33.Essentials of Pediatric Intensive Care, 1990.
34.Evidence Based Pediatrics and Child Health, 2004, BMJ Book.
35.Fishman’s Pulmonary diseases and Disorders, 1998, 3rd
ed, MC GrawHill.
36.Foundations of Respiratory care, 1992, D.J. Pierson, R.M. Kacmarek, Chuchill
Livingstone.
37.Gates G.A, Muntz H.R, Gaylis B.G, 1992, Adenodectomy and otitis media, Annals
of Otolaryngology, Rhinology and Laryngology, 101: 24-32.
38.Gastroenterology, 1997, W.B. Saunders Company.
39.Gold BD, Colletti RB, Abbott M, et al, 2000, North American Society for
Pediatric Gastroenterology and Nutrition. Helicobacter pylori infection in
children: recommendations for diagnosis and treatment. J Pediatr Gastroenterol
Nutr, 31:490–7.
40.Glenna B. Winnie, 2007, Pleurisy, Pleural effusions,and Empyema, Nelson,
18th
edition
41.Giáo trình nhãn khoa – Bộ môn Mắt – Đại học Y dược Tp.HCM.
42.Giorgina MV, Nedim H, 2006, Biliary atresia and neonatal disorders of the bile
ducts. Pediatric Gastrointestinal and Liver Disease, 59: 870-879
43.GINA Report, Global Strategy for Asthma Management and Prevention - 2009
44.Guideline on the Management of Asthma 2009 - British Thoracic Society
45.Handbook of pediatrics, 2004, Appleton and Lange.
46.Handbook of Advanced Pediatric Life Support, 2000, 2nd
ed, Mosby.
47.Heart Disease: A textbook of Cardiovascular Medicine, 2001, 6th
ed, W.B.
Saunders.
48.Heart Diseases in Infant, Children and Adolescents, 1995, 5th
ed, William and
Wilkins.
49.Hematology of Infancy and childhood, 2003, 6th
ed, W.B. Saunders Company.
50.Immunologic Disorders in Infants and Children, 1996, 4th
ed, Saunders,
Philadelphia.
51.Integrated management of Childhood Illness, 1999, Model IMCI Handbook,
WHO.
52.Janet S. Soul, Intracranial Hemorrhage and Periventricular Leukomalacia,
Manual of Neonatal Care, 6th
ed, Lippincott Williams & Wilkins
53. Jane W. Newburger, Masato Takahashi , 2008, Kawasaki Disease, In Moss
and Adams’ Heart disease in Infants, Children, and Adolescents including the
Fetus and Young Adult” 7th
Ed. Lippincott Williams and Wilkins: pp 1.242-1.256
54. Jane W. Newburger, Masato Takahashi, Michael A. Gerber, 2004,
Diagnosis, Treatment, and Long-Term Management of Kawasaki Disease: A
Statement for Health Professionals From the Committee on Rheumatic Fever,
Endocarditis and Kawasaki Disease, Council on Cardiovascular Disease in the
Young, American Heart Association, Circulation, 110: pp 2747-2771.
55.J.M. Saudubray. Maladies du metabolisme. Precis de Pediatrie -1996-Doin edit
Kendig’s Disorders of the Respiratory Tract in children 2006
56.Kendig s Disorders of the Respiratory tract in children, 1998, W B Saunders
Company, Philadelphia
57.L. Arturo Batres Benjamin D. Gold, 2006, Helicobacter pylori infection, Burg:
Current Pediatric Therapy, 18th
ed.
58.Linda S. de Vries, 2006 Mosby, Intracranial Hemorrhage, Fanaroff and Martin's
Neonatal-Perinatal Medicine, 8th
ed, .
59.Lisa M. Adcock, Clinical manifestations and diagnosis of intraventricular
hemorrhage in the newborn, UptoDate 19.2
60.Lisa M. Adcock, Management and complications of intraventricular hemorrhage
in the newborn, UptoDate 19.2
61.M. L. Casselbrant, E. M. Mandel, 1996, Acute and Chronic Otitis Media, Pediatric
otolaryngology to the general otolaryngologist, 239-247.
62.Malfertheiner P, Mégraud F, O‘Morain C, et al, 2007, Current concepts in the
management of Helicobacter pylori infection: the Maastricht III Consensus
Report, Gut , 56:772–81.
63.Management of the child with a serious infection of severe malnutrition: Severe
persistent diarrhea, 1997, WHO.
64.Manual of endocrinology and metabolism, 1998, 2nd
ed, London Little Brown.
65.Manual of Neonatal Care, 6th
Edition, 2008
66.Manual of Pediatric Hematology and Oncology 2010
67.Mark Montgomery, 2006, Disorder of pleura, Kendig’s.
68.Mark B.D., 2007, Adverse Reactions to Drugs, Kliegman, Nelson Textbook of
Pediatrics, 18th
Edition, Chapter 151.
69.Manual of Meatbolic Paediatrics, 2004, Schattauer.
70.Nhãn khoa lâm sàng – Đại học Y Hà Nội .
71.Neonatology, 2004, 5th
Edition.
72.Neonatal- Perinatal Medicine, Diseases of Fetus and Infant, 8th
Edition, 2007.
73.Neonatal Decision Making, Edition, 1993.
74.Nhi Khoa , 2006, Nhà xuất bản y học, chi nhánh TP Hồ Chí Minh
75.Otolaryngology HNS, 4th
Ed.Volum 4.
76.Phác đồ điều trị Bệnh Tai Mũi Họng , BV Tai Mũi Họng
77.Phác đồ điều trị nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 1,2009
78.P. De Lonlay. Urgences metaboliques neonatales. Encyclopedie chirurgico-
medicale. 2012. 4-049-K-30.
79.Pediatric Otolarygorogy Cotolaryngology Cummieng , 2004.
80.Pediatric Dosage Handbook, 2001, 7th
ed.
81.Pediatric Emergency Medicine, 1996, 1st
ed, McGrawHill.
82.Pediatric Gastrointestinal Disease, 2004, 2nd
ed, Mosby, USA.
83.Pediatric Nephrology, 1999, 4th
ed, Lippincott William and Wilkins.
84.Pediatric cardiovascular medicine, 2000, 1st
ed, Churchill Livingstone.
85.Principles of internal medicine, 1998, Harrison.
86.Principles of Neurology, 1998.
87.Rowland M, Bourke B, Drumm B. Gastritis, 2004, Helicobacter pylori and peptic
ulcer disease, Pediatric gastrointestinal disease: pathophysiology, diagnosis,
management, 4th
edition.
88.Sang thương chợt loét vùng miệng – BS Võ Đắc Tuyến bộ môn Bệnh Học Miệng
89.Samra S. Blanchard Steven J. Czinn, 2007, Peptic Ulcer Disease in Children,
Kliegman: Nelson Textbook of Pediatrics, 18th ed.
90.Stephanie HA, 2006, Approach to neonatal cholestasis, Uptodate 19.2
91.Stevens-Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis - UpToDate 18.3
92.Textbook of Pediatrics , 2010, Nelson, 19th
ed.
93.Textbook of Pediatric Infectious Diseases, 1998, 4th
ed, W.B. Saunders Company.
94.The Expert Panel Report 3 (EPR–3) Full Report 2007: Guidelines for the
Diagnosis and Management of Asthma (National Heart, Lung, and Blood Institute)
95.The Pediatric Cardiology, 1997, 2nd
ed, Mosby.
96.The Science and Practice of Pediatric Cardiology, 1998, 2nd
ed, William and
Wilkins.
97.Toxicologic Emergencies, 1990, 4th
ed.
98.Up to date 2011, Pediatric respiratory medicine- Mosby Elsevier, Second edition,
2008, 989-97.
99.V. Reid. Sutton, Overview of the evaluation of inborn errors of metabolism in
children, Up-to- date 2012.
100. Vicky LN, 2006, Neonatal hepatitis, Pediatric Gastrointestinal and Liver
Disease; 58: 852-868
101. Virginia M, Deborah KF, 2004, Guideline for the evaluation of cholestatic
jaundice in infants: recommendations of the North American Society for pediatric
gastroenterology, hepatology and nutrition, J of Ped Gastroentero Nutr;39: 115-
128.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
1
ĐAU BỤNG CẤP
I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Định nghĩa:
Đau bụng cấp là triệu chứng đau vùng bụng, thường xảy ra đột ngột. Đây là một
lý do rất thường gặp đưa trẻ đến khám tại bệnh viện. Đau bụng cấp là một triệu
chứng không đặc hiệu và liên quan đến rất nhiều nguyên nhân. Mặc dù nhiều nguyên
nhân của đau bụng cấp là lành tính, nhưng một số đòi hỏi phải chẩn đoán và điều trị
kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.
2. Nguyên nhân:
- Hệ tiêu hóa: viêm dạ dày – ruột, viêm ruột thừa, viêm hạch mạc treo, viêm phúc
mạc, viêm túi thừa Meckel, viêm ruột, táo bón, chấn thương bụng, tắc ruột, ngộ độc
thực phẩm. loét dạ dày, bất dung nạp lactose.
- Các rối loạn hệ gan – lách – đường mật: viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, nhồi
máu lách, Vỡ lách, viêm tụy…
- Hệ tiết niệu – sinh dục: nhiễm trùng đường niệu, sỏi niệu, đau bụng kinh, hội
chứng Mittelschmerz, bệnh viêm vùng chậu, dọa xảy thai, thai ngoài tử cung, xoắn
tinh hoàn, xoắn buồng trứng…
- Rối loạn chuyển hóa: Nhiễm ketoacid trên bệnh nhân tiểu đường, hạ đường
huyết, Porphyrin niệu, suy thượng thận cấp
- Rối loạn huyết học: Thiếu hồng cầu liềm, hội chứng tán huyết u-rê máu cao,
ban xuất huyết Henoch- Schưnlein.
- Thuốc và độc tố: Erythromycin, Salicylates, ngộ độc chì, độc tố côn trùng.
- Nguyên nhân phổi: Viêm phổi, tràn dịch màng phổi vùng hoành.
- Nguyên nhân khác: Đau bụng do cơn co thắt ruột ở trẻ nhỏ, đau bụng chức
năng, viêm họng, phù mạch máu – thần kinh.
II. LÂM SÀNG:
1. Hỏi bệnh sử:
- Tuổi: là một chìa khóa quan trọng lượng giá nguyên nhân. Tần suất bệnh và
triệu chứng thay đổi rất nhiều theo lứa tuổi (bảng).
- Kiểu đau: trẻ nhỏ thường không thể miêu tả chính xác bằng lời triệu chứng và
vị trí đau. Tuy nhiên, trên bất kỳ trẻ nào bị đau vùng hố chậu phải đều phải nghi ngờ
viêm ruột thừa.
- Chấn thương gần đây: cần hỏi kỹ trẻ (nếu được), người giữ trẻ về các tình
huống mới bị chấn thương trong thời gian khoảng vài ngày trở lại.
- Yếu tố giảm đau: đau từng cơn thường có nguồn gốc đại tràng, giảm đau sau
khi nôn thường có nguyên nhân quanh đoạn dạ dày – ruột non.
- Triệu chứng đi kèm:
+ Tiêu chảy hay gặp trong viêm dạ dày – ruột, ngộ độc thức ăn. Đau bụng,
tiêu chảy, trong phân có máu hướng nghĩ đến nguyên nhân viêm, nhiễm trùng
tiêu hóa, lồng ruột. Đau bụng kèm bí trung, đại tiện có thể do tắc ruột.
+ Thay đổi tính chất đi tiểu như: tiểu lắt nhắt, tiểu khó, nước tiểu hôi gợi ý
nhiễm trùng tiểu.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
2
+ Ho, thở nhanh, đau ngực chỉ điểm một tổn thương trong lồng ngực.
+ Khát nhiều, tiểu nhiều gợi ý tiểu đường.
+ Đau khớp, phát ban: ban xuất huyết Henoch-Schưnlein.
+ Tiền sử phụ khoa: ở trẻ gái tuổi vị thành niên, cần khai thác tiền căn phụ
khoa: chu kỳ kinh, huyết trắng, sinh hoạt tình dục và sử dụng các biện pháp ngừa
thai. Đau khởi đầu đột ngột giữa chu kỳ trong khoảng thời gian ngắn gợi ý hội
chứng Mittelschmerz. Đau bụng kèm huyết trắng có thể do bệnh lý viêm vùng
chậu. Đau bụng kèm mất kinh có thể do thai ngoài tử cung, dọa xảy thai.
+ Tiền sử sức khỏe: nên tìm hiểu tiền sử các lần nhập viện và các đợt bệnh
quan trọng trước đây như: phẫu thuật (có thể dùng để loại trừ một vài nguyên
nhân, nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ các nguyên nhân khác như tắt ruột do
dính,…), đau nhiều lần tương tự (gợi ý một bệnh lý tái diễn).
+ Thuốc đang dùng: một số thuốc có thể gây đau bụng (liệt kê ở phần nguyên
nhân).
2. Triệu chứng thực thể:
- Sinh hiệu:
Sốt là dấu chỉ điểm tình trạng viêm hay nhiễm trùng. Mạch nhanh, huyết áp hạ
gợi ý bệnh lý làm giảm thể tích máu lưu thông. Huyết áp tăng có thể gặp trong ban
xuất huyết Henoch-Schưnle hay hội chứng tán huyết u rê máu cao. Nhịp thở
Kussmaul có thể gặp trong nhiễm ketoacid trên bệnh nhân tiểu đường.
- Khám bụng:
Quan sát bụng di chuyển theo nhịp nhở. Sau đó đề nghị trẻ dùng một ngón tay chỉ
vùng đau nhiều nhất trên bụng. Khám tìm các vị trí đau đặc biệt (hố chậu phải,…),
các khối hay tạng to ra, dấu đề kháng, gồng cứng bụng.
- Khám trực tràng và vùng chậu:
Khám trực tràng cung cấp nhiều thông tin hữu ích về trương lực cơ vòng, khối u,
phân, máu trong phân. Khám bộ phận sinh dục ngoài, trên bé trai, có thể phát hiện
bất thường dương vật hay tinh hoàn; trên bé gái, dịch âm đạo, teo âm đạo hay màng
trinh không lỗ.
- Khám tìm các dấu hiệu khác:
Vàng da gợi ý tán huyết, bệnh lý gan mật. Dấu Murphy (+) nghi ngờ viêm túi
mật. Ban xuất huyết kèm đau khớp gợi ý ban xuất huyết Henoch-Scholein.
III. CẬN LÂM SÀNG:
Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện tùy thuộc vào triệu chứng và dấu hiệu
của bệnh nhân.
- Huyết đồ: đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng.
- Tổng phân tích nước tiểu: có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng niệu, sỏi
và các bất thường khác: máu, đạm niệu cao,…
- Siêu âm: khi nghi ngờ lồng ruột.
- Chụp bụng đứng: nếu nghĩ đến nguyên nhân tắt ruột, thủng tạng rỗng.
- X-quang ngực: có ích để loại trừ viêm phổi.
IV. CHẨN ĐOÁN:
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
3
Hầu hết các đau bụng cấp có thể được chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh sử cẩn thận, thăm
khám lâm sàng và thực hiện một số cận lâm sàng cơ bản.
V. ĐIỀU TRỊ:
Điều trị tùy thuộc nguyên nhân đau bụng cấp. Cần tránh sử dụng thuốc giảm đau khi
nguyên nhân đau bụng cấp còn chưa rõ ràng vì sẽ làm khó khăn trong theo dõi diễn
tiến bệnh.
Lưu đồ lượng giá lâm sàng
Đau bụ ng bên trái
Đau bụ ng vùng giữa
sang bên phả i
Chấ n thương
Táo bón
Xoắ n buồ ng trứng/tinh hoàn
HC Mittenschmerz
Tìm dấ u chấ n thương, ngược đ ãi
Viêm ruộ t thừa
Xoắ n buồ ng trứng/tinh hoàn
Viêm hạ ch mạ c treo
HC Mittenschmerz
Ngộ đ ộ c thức ă n
Viêm dạ dày ruộ t
Bệ nh lý viêm vùng chậ u
Thai ngoài tử cung
Ban xuấ t huyế t Henoch-Schưnlein
Hộ i chứng tán huyế t u-rê huyế t cao
Viêm ruộ t
Ban xuấ t huyế t Henoch-Schưnlein
Hộ i chứng tán huyế t u-rê máu cao
Viêm dạ dày - ruộ t
Sỏ i thậ n
Chấ n thương thậ n
Nhiễ m trùng tiể u
Ruộ t xoay bấ t toàn
Lồ ng ruộ t
Xoắ n ruộ t
Cơn tán huyế t hồ ng cầ u
liề m
Nhiề u người trong nhà cùng
mắ c bệ nh
Hoạ t đ ộ ng tình dụ c
Da xanh / ban xuấ t huyế t
Phân có máu
Tiể u ra máu
Dấ u tắ c nghẽ n
Hộ i ý và theo dõi
có
có
Dấ u chứng thiế u máu
hồ ng cầ u hình liề m
Nhiễ m trùng tiể u
Viêm họ ng
Viêm dạ dày – ruộ t
Viêm hạ ch mạ c treo
Viêm phổ i
Viêm ruộ t thừa
Bệ nh lý viêm vùng chậ u
có
có
có
có
có
có
có
có
có
không
Số t
không
không
không
không
không
không
không
không
không
không
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
1
ĐAU ĐẦU Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƢƠNG
- Đau đầu là triê ̣u chứ ng rất thường gă ̣p trong thực hành y khoa.
- Tỷ lệ hiện mắc đau đầu ở trẻ em khoảng 11% ở độ tuổi đến trường 5-15 tuổi.
- Theo đi ̣nh nghĩa, đau đầu là cảm giác đau vùng đầu và cảm giác đau này không có
sự phân bố theo các vùng cảm giác thần kinh . Đau đầu có thể là triê ̣u chứ ng của rất
nhiều bê ̣nh lý khác nhau, tại hệ thần kinh hay bệnh toàn thân , từ bê ̣nh nă ̣ng cần cấp
cứ u đến bê ̣nh không nă ̣ng.
II. TIẾP CẬN MỘT TRƢỜNG HỢP ĐAU ĐẦU
- Khai thác đầy đủ và chính xác bê ̣nh sử , tiền căn.
- Đặc tính của cơn đau đầu : đau từ ng cơn hay liên tục , vị trí đau, thời gian đau, đau
đầu có theo nhi ̣p ma ̣ch hay không , các triê ̣u chứ ng kèm theo , yếu tố làm tăng và
giảm đau…
- Thăm khám:
1. Dấu hiê ̣u sinh tồn:
- Thân nhiê ̣t: có sốt không?
- Mạch, huyết áp: mạch nhanh hay chậm , huyết áp tăng hay giảm ? Những cơn nhi ̣p
tim nhanh , HA tăng, đau đầu dữ dội kèm vã m ồ hôi gợi ý pheochromocytoma .
Nhịp tim chậm , huyết áp tăng kèm rối loa ̣n nhi ̣p thở gợi ý hội chứ ng tăng áp lực
nội sọ.
- Hô hấp: các bệnh lý gây ứ CO2 gây đau đầu.
2. Thăm khám tổng quát : chú ý đánh giá cân nặng như sụt cân gợ i ý bê ̣nh ác tính ,
bê ̣nh ma ̣n tính kéo dài , khám vùng đầu, mă ̣t, cổ, răng…tìm các sang thương da gợi ý
nhóm bệnh da thần kinh, nghe âm thổi vùng cổ…
3. Khám thần kinh:
- Đánh giá phát triển tâm thần, vâ ̣n động.
- Đo vòng đầu: tâ ̣t đầu nhỏ, não úng thủy..
- Dấu thần kinh khu trú
- Dấu màng não: cổ gượng, Kernig, Bruzinski.
- Các xét nghiệm cận lâm sàng: tùy theo nguyên nhân:
+ Chọc dò dịch não tủy: nghi ngờ viêm màng não, viêm não..
+ CT-scan sọnão: chỉ định khi:
 Đau đầu nă ̣ng, khởi phát đột ngột.
 Đau đầu diễn tiến nă ̣ng dần hoă ̣c không điển hình.
 Dấu thần kinh khu trú .
 Nghi ngờ tăng áp lực nội sọ.
 Nghi ngờ tổn thương choán chỗ.
 Nghi ngờ bê ̣nh lý ma ̣ch máu não : nhồi máu não , xuất huyết não, xuất huyết
dưới nhê ̣n…
 Co giâ ̣t.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
2
 Đau đầu sau chấn thương.
CT-scan cung cấp rất ít thông tin trong những sang thương vùng hố sau . Tùy
nguyên nhân mà người thầy thuốc có chỉ đi ̣nh bơm thuốc cản quang hay không .
+ MRI sọnão : cho hình ảnh chi tiết hơn CT -scan, đă ̣c biê ̣t những sang thương
viêm, bê ̣nh lý ma ̣ch máu nhỏ , sang thương vùng hố sau….
+ Cộng hưởng từ ma ̣ch máu (MRA, MRV), chụp mạch máu (DSA): phình động
mạch não, dị dạng mạch máu não, thuyên tắc mạch máu..
+ EEG: không có chỉ đi ̣nh trong trường hợp đau đầu . Tuy nhiên khoảng 1% bê ̣nh
nhân có cơn đau đầu là biểu hiê ̣n duy nhất của bê ̣nh động kinh . Trong trường hợp
này EEG là tiêu chuẩn chẩn đoán.
III. PHÂN LOẠI ĐAU ĐẦU
Theo Hiê ̣p Hội đau đầu thế giới 1988, đau đầu gồm 2 nhóm:
1. Đau đầu nguyên phát: không liên quan đến bê ̣nh lý tái đi tái la ̣i hay bê ̣nh sinh có thể
xác định, triê ̣u chứ ng chủ yếu là đau đầu, không có một tổn thương nào khác,diễn tiến
mạn tính có những đợt cấp, gồm 3 loại thường gặp:
- Đau đầu migraine
- Đau đầu căng cơ
- Đau đầu tƣ̀ng cụm (hiếm gă ̣p ở trẻ em)
2. Đau đầu thƣ́ phát : là triệu chứng đau đầu biểu hiê ̣n cấp tính , bán cấp hay mạn tính
kèm với các bệnh lý khác , trong trường hợp này người thầy thuốc phải tìm ra nguyên
nhân để điều tri ̣. Các nhóm nguyên nhân thường gặp:
- Nhóm gây tăng áp lực nội sọ : chấn thương sọ não, xuất huyết não , phù não, não
úng thủy, u não, abcess não, nang màng nhê ̣n..
- Nhóm giảm áp lực nội sọ : sau đă ̣t VP shunt, sau chọc dò tủy sống , rò dịch não tủy
sau vỡ sàn sọ
- Nhóm bệnh màng não : viêm màng não , xuất huyết khoang dưới nhê ̣n , dưới màng
cứ ng
- Nhóm bệnh mạch máu : viêm ma ̣ch máu , tai biến ma ̣ch máu , dị dạng động tĩnh
mạch
- Nhóm bệnh lý xương , mô mềm: từ da đầu , mắt, mũi, xoang, tai, răng, hầu họng,
khớp thái dương hàm..
- Bê ̣nh lý nhiễm trùng: nhiễm trùng, nhiễm siêu vi…
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
3
ĐAU ĐẦU MIGRAIN
I. ĐẠI CƢƠNG:
Migraine là bê ̣nh đau đầu thường gă ̣p ,diễn tiến từ ng đợt và kéo dài suốt đời . Tỷ lệ
mắc bê ̣nh tăng dần theo tuổi , nữ chiếm ưu thế . Bê ̣nh có tính gia đình , tuy không
nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến đời sống bê ̣nh nhân.
II. PHÂN LOẠI: Có 2 loại chính
- Migraine có tiền triê ̣u (kinh điển hay thể mắt ): biểu hiê ̣n ở mắt như ám điểm chói
sáng, bán manh..
- Migraine không có tiền triê ̣u: thể thông thường
III. ĐẶC TÍNH CƠN ĐAU MIGRAIN
- Thường đau nửa đầu có thể lan hai bên , từ ng cơn, theo nhi ̣p ma ̣ch , cường độtăng
dần và dữ dội.
- Kèm theo sợ ánh sáng, sợtiếng động, buồn nôn và ói
- Đặc biệt ở trẻ em , hội chứ ng có thể không hoàn chỉnh và chỉ có triê ̣u chứ ng liên
quan đến hê ̣thần kinh tự chủ ( Migrain thể bụng ) hay thay đổi tình tra ̣ng tinh thần
( cơn lẫn lộn cấp)
- Một số hội chứ ng chu kỳ cũng được phân loa ̣i như Migrain:
+ Cơn chóng mă ̣t ki ̣ch phát lành tính
+ Các đợt nôn ói có tính chu kỳ
+ Migraine với biểu hiê ̣n liê ̣t cơ vâ ̣n nhãn
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Điều tri ̣cắt cơn:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, NSAIDs như Ibuprofen…
- Thuốc chống nôn: Domperidone, Metoclopramide…
- Thuốc đă ̣c hiê ̣u: Ergotamine
- Thuốc an thần : nhóm Benzodiazepine có thời gian tác dụng ngắn , nằm nghỉ ngơi
trong phòng tối, yên tĩnh.
2. Điều tri ̣ngƣ̀ a cơn : hiếm khi chỉ đi ̣nh ở trẻ em , chỉ sử dụng khi s ố cơn nhiều: trên 3
cơn mỗi tháng , gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng , β-blockers, ức chế canxi ,
Sodium valproate, Topiramate…
3. Tránh các yếu tố khởi phát cơn:
- Thứ c ăn (chocolate, bột ngọt, tyramine, nitrate, rượu, bia…)
- Sinh hoa ̣t, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
- Giới ha ̣n dùng caffeine, các thuốc kích thích, vitamin A
- Tránh các căng thẳng về mặt tâm lý.
- Tránh các thuốc dãn mạch.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
1
HO – HO KÉO DÀI
I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Định nghĩa:
- Ho là phản xạ bảo vệ đường thở quan trọng, giúp:
+ Tống xuất dị vật đường thở
+ Hỗ trợ làm sạch thoáng đường thở
+ Trẻ khỏe mạnh cũng có thể ho, trung bình 10 lần/ngày
+ Thụ thể ho nằm ở:
 Biểu mô đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (giảm dần)
 Ngoại tâm mạc
 Thực quản
 Cơ hoành
 Dạ dày
 Ống tai ngoài
Do đó, ho có thể là biểu hiện của bệnh lí tại hoặc ngoài đường hô hấp
Các tổn thương ở mức độ tiểu phế quản hoặc phế nang có thể rất ít hoặc không gây
ho
- Ho kéo dài là ho liên tục trên 4 tuần.
2. Nguyên nhân:
- Bất thường bẩm sinh đường hô hấp:
+ Tật chẻ thanh quản
+ Dò khí – thực quản
+ Mềm sụn thanh khí phế quản: nguyên phát hay thứ phát
+ Bất thường bẩm sinh phế quản hay phổi
+ U trung thất
+ Tim bẩm sinh kèm tăng lưu lượng máu lên phổi
- Nhiễm trùng:
+ Nhiễm siêu vi tái diễn
+ Nhiễm Clamydia, Mycoplasma,
+ Ho gà
+ Nhiễm nấm
- Bệnh phổi tạo mủ (Dãn phế quản va áp xe phổi):
+ Cystic fibrosis
+ Dị vật đường thở bỏ quên
+ Suy giảm miễn dịch; bẩm sinh hoặc mắc phải
- Dị ứng:
+ Suyễn
+ Suyễn dạng ho
+ Viêm mũi vận mạch hay dị ứng
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
2
- Hội chứng hít:
+ Rối loạn chức năng nuốt
+ Bú khi ngủ
+ Trào ngược dạ dày thực quản
+ Dị vật đường thở
- Tác nhân vật lý hay hóa học:
+ Hút thuốc thụ động hay chủ động
+ Ô nhiễm môi trường
+ Ho do tâm lý hay thói quen
+ Do thuốc: ức chế men chuyển
II. LÂM SÀNG:
1. Bệnh sử:
- Tuổi và tình huống khởi phát:
+ Ho bắt đầu ngay sau sinh: dị tật bẩm sinh đường hô hấp? hội chứng hít (dò khí
phế quản, khe thanh quản (laryngeal cleft), bệnh lí thần kinh)?, nhiễm trùng mạn
tính (xơ nang phổi, rối loạn vận động lông chuyển)?
+ Hội chứng xâm nhập: Dị vật đường thở?
+ Sau đợt viêm phổi nặng: do tổn thương đường thở nặng? dãn phế quản?
+ Sau nhiễm trùng hô hấp trên: có thể ho do thói quen hoặc tâm lí
- Tính chất cơn ho:
+ Suyễn: ho kịch phát mạn tính, khởi phát sau gắng sức, không khí lạnh, khi ngủ,
tiếp xúc dị nguyên
+ Bệnh lí ở khí quản hoặc đường thở gần (ví dụ như: mềm sụn đường thở, viêm
thanh khí phế quản, viêm thanh quản co thắt (spasmodic croup), dị vật ): ho như
chó sủa hoặc ho lanh lảnh (brassy cough)
+ Ho từng cơn (staccato) ở trẻ nhũ nhi: có thể do nhiễm Clamydia trachomatis
+ Ho như tiếng ngỗng kêu và không ho khi ngủ: ho do tâm lí hoặc thói quen
+ Ho có đàm kéo dài: cần loại trừ dãn phế quản, xơ nang phổi, nhiễm trùng mạn
tính, suy giảm miễn dịch, bất thường bẩm sinh, hen, dị vật.
- Thời gian và yếu tố khởi phát cơn ho:
+ Suyễn: ho sau khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát hen điển hình, nặng lên khi
ngủ
+ Ho do bệnh lí ở mũi: nặng hơn trong khi đang thay đổi tư thế
+ Dãn phế quản: ho khạc đàm nhiều vào buổi sáng
+ Ho sau khi nuốt: hội chứng hít? (nguyên phát hoặc do dò khí – thực quản, bất
thường vùng thanh quản)
+ Ho trong vòng 1 giờ sau bữa ăn hoặc nặng hơn khi nằm ngửa; trào ngược dạ dày
thực quản?
+ Ho ban ngày, nặng hơn trong giờ đi học, mất khi ngủ; ho do tâm lí
- Các triệu chứng liên quan:
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
3
+ Khó thở
+ Ho máu
+ Sốt kéo dài
+ Chậm lớn
+ Sụt cân
+ Bệnh lí thần kinh
- Tiền căn sử dụng thuốc
- Tiền căn gia đình
- Môi trường sống
2. Triệu chứng thực thể:
Cần lưu ý:
- Tổng trạng
- Đánh giá phát triển thể chất
- Mức độ suy hô hấp
- Nghe phổi
- Khám tai mũi họng
- Khám tim
- Khám thần kinh
- Sang thương da
- Dấu hiệu của các hội chứng di truyền
III. CẬN LÂM SÀNG
1. X-Quang ngực:
X-Quang ngực đơn độc hiếm khi cho chẩn đoán xác định, mà chỉ giúp gợi ý
nguyên nhân và cho hướng lựa chọn các cận lâm sàng phù hợp tiếp theo.
- Nghi ngờ dị vật: cho chụp quang thẳng thì hít vào và thở ra
- XQuang ngực bình thường: trong trường hợp ho do thói quen. Tuy nhiên, cũng có
thể có trong trường hợp dị vật, hen, bệnh xơ nang phổi giai đoạn sớm, dãn phế
quản
- Dày thành phế quản 2 bên, có hoặc không kèm tăng thông khí: viêm nhiễm lan tỏa
2 bên, hen, xơ nang phổi, viêm phế quản tái diễn, hội chứng hít, rối loạn vận động
lông chuyển
- Dày thành phế quản 2 bên kèm tổn thương đông đặc một hoặc nhiều phân thùy
phổi: viêm đường thở lan tỏa (như trong hen, viêm phế quản tái diễn, rối loạn vận
động lông chuyển, bệnh xơ nang phổi). Thâm nhiễm thường thấy ở thùy giữa phổi
phải.
- Bất đối xứng thông khí hoặc tưới máu: do tắc nghẽn một phần đường hô hấp (dị
vật, mạch máu chèn ép, hẹp phế quản)
- Thâm nhiễm thùy giữa phổi phải: thường thấy trong những bệnh lí gây tắc nghẽn
đường thở.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
4
- Dày quanh phế quản đi kèm với tổn thương dạng lưới, nốt xuất phát từ rốn phổi:
dãn phế quản
- Hạch rốn phổi: thường thấy trong lao hoặc nhiễm nấm
- Rộng trung thất
- Diện tim bất thường
- Bất thường màng phổi
2. Đo chức năng hô hấp
3. Nội soi phế quản
4. Đo pH thực quản
5. Chụp hình xoang
6. IDR
7. Thử nghiệm dị ứng
IV. CHẨN ĐOÁN HO KÉO DÀI
1. Tất cả trẻ ho kéo dài phải được:
- Hỏi bệnh sử một cách chi tiết
- Thăm khám lâm sàng kĩ
- Chụp X quang ngực
- Đo chức năng hô hấp: nếu có điều kiện
- Và các xét nghiệm khác tùy vào gợi ý lâm sàng trong từng trường hợp cụ thể
2. Thông thường, qua các bước trên, có thể phân loại ho kéo dài thành 2 nhóm:
- Ho đặc hiệu (có bệnh lí nguyên nhân)
- Ho không đặc hiệu (không có bằng chứng của bệnh lí nguyên nhân)
Các nguyên nhân gây ho đặc hiệu thường biểu hiện các triệu chứng sau:
- Ho có đàm, có thể là đàm mủ hoặc không: luôn là dấu hiệu bệnh lí
- Khò khè
- Hội chứng xâm nhập
- Xquang phổi hoặc chức nặng hô hấp bất thường
- Có bệnh lí tim mạch, bệnh thần kinh cơ
- Chậm lớn, ăn khó, hay ho máu…
Ho không đặc hiệu:
Nếu không có các triệu chứng trên, Xquang ngực và chức năng hô hấp bình
thường, nên nghĩ đến các nguyên nhân gây ho không đặc hiệu. Một số chẩn đoán
có thể là: hen dạng ho, ho kéo dài sau một đợt nhiễm siêu vi đường hô hấp, tăng
ngưỡng nhạy cảm của thụ thể ho, rối loạn chức năng (bao gồm ho do thói quen và
tic). Nếu triệu chứng ho gây khó chịu cho bệnh nhân, có thể nghĩ đến chẩn đoán
hen và cho điều trị thử. Nếu không đáp ứng, phải ngưng điều trị. Gia đình cần phải
được tham vấn và theo dõi để phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
5
Triệ u chứng xuấ t hiệ n sau hộ i
chứng xâm nhậ p
Ho có đ àm
Ho kị ch
phát
Ho sau khi
ă n
Ho từ sau
sinh
Ho như tiế ng
sủ a
Ho như tiế ng ngỗ ng kêu, mấ t
khi ngủ
Ho khan, liên
tụ c
Ho tiế n triể n, sụ t cân, số t
Ho máu
Cơ đ ị a dị ứng, nặ ng hơn khi
nằ m nghiêng
Chả y mũ i sau,
viêm mũ i dị ứng
Dị
vậ t
Viêm phế quả n dai
dẳ ng, dị vậ t, viêm
phổ i tái phát, xơ nang
phổ i, rố i loạ n vậ n
đ ộ ng lông chuyể n, suy
giả m miễ n dị ch
Ho gà
Hộ i chứng hít (rố i
loạ n nuố t, dò khí
thực quả n)
Bấ t thường bẩ m sinh, dò khí
thực quả n, khe thanh quả n,
bệ nh lí thầ n kinh, xơ nang
phổ i, rố i loạ n vậ n đ ộ ng lông
chuyể n
Mề m sụ n khí /
phế quả n, dị vậ t
Ho do thói quen, tâm
lí
Bệ nh phổ i
mô kẽ
Nhiễ m trùng mạ n (lao, dị
vậ t bỏ quên, nhiễ m nấ m, kí
sinh trùng)
Dãn phế quả n,bệ nh phổ i tạ o
hang (lao phỗ i, apxe phổ i),
suy tim ứ huyế t, bệ nh ứ sắ t,
dị vậ t, bệ nh lí mạ ch máu
phổ i, rố i loạ n đ ông máu,u
Điề u trị
thử
Xquang cổ -
ngực, soi phế
quả n
Test mồ hôi, CT
ngực, Xquang ngực,
CT ngực, xét nghiệ m
đ ánh giá chức nă ng
lông chuyể n, cấ y
đ àm, đ ánh giá miễ n
dị chCấ y virus, PCR,
huyế t thanh chẩ n
đ oán
Xquang thực quả n
cả n quang
Test mồ hôi, xquang
thực quả n cả n
quang, soi phế quả n,
đ ánh giá miễ n dị ch
Soi phế quả n,
Xquang ngực, CT
ngực
Quan sát, loạ i trừ
những nguyên nhân khác,
đ iề u trị thử
Đo chức nă ng hô hấ p,
CT ngực, dấ u ấ n miễ n
dị ch, sinh thiế t phổ i
Xquang ngực thẳ ng,
soi phế quả n, IDR
Xét nghiệ m đ ặ c hiệ u
theo từng nguyên nhân
Ho không
đ ặ c
hiệ u, hay
trẻ khỏ e
mạ nh
Gây khó chị u Cân nhắ c đ iề u
trị hen thử
Dùng thuố c
2-4 tuầ n
Không
đ áp ứng
Ngưng
đ iề u
trị
Quan sát
và theo
dõi
Không gây
khó chị u
Ho không
quan trọ ng
Đánh giá lạ i, quan
sát sự xuấ t hiệ n
các triệ u chứng
mới, theo dõi
Cả i
thiệ n
Ngưng
đ iề u
trị
Điề u
trị lạ i
nế u tai
phát
Có
Khò khè, dị
ứng
Các triệ u
chứng
gợi ý ho
đ ặ c hiệ u
Lâm sàng Chẩ n đ oán có
thểHen
Xác đ ị nh chẩ n
đ óanThử nghiệ m dị ứng,
đ o chức nă ng hô hấ p,
đ iề u trị thử
Không
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
6
V. THUỐC ĐIỀU TRỊ HO
Vì ho là phản xạ có lợi nên đa số các trường hợp không cần sử dụng thuốc điều trị ho.
Vấn đề quan trọng là xác định và điều trị nguyên nhân.
1. Điều trị nguyên nhân
2. Điều trị triệu chứng ho: gồm 2 nhóm thuốc
- Hỗ trợ ho: giúp ho có hiệu quả hơn
+ Acetylcysteine
+ Carbocysteine
+ Bromhexine
+ Guaifenesine
+ Nước muối ưu trương
+ Các syrup thảo dược: hầu như vô hại cho trẻ
 Chỉ định: khi ho có đàm
 Chống chỉ định: (tùy từng loại thuốc cụ thể)
- Chống ho: kiểm soát và ngăn chặn cơn ho
+ Codein
+ Dextromethorphan
+ Kháng histamine
 Chỉ định: Ho khan làm bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ
 Chống chỉ định: hen suyễn, suy hô hấp
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
1
HO RA MÁU
I. ĐẠI CƢƠNG:
1. Định nghĩa:
Bệnh ho ra máu là khạc nhổ ra máu hoặc là có sự xuất hiện của máu trong đờm.
Trẻ nhỏ thường nuốt đờm của chúng. Vì vậy, bệnh ho ra máu rất ít được phát hiện
ở trẻ nhỏ hơn 6 tuổi trừ khi xuất huyết nhiều (thể nặng).
Ở người lớn, mức độ nguy cấp của bệnh ho ra máu được phân lọai theo lượng máu
được khạc ra. Trong Nhi khoa, bệnh nhân mắc bệnh ho ra máu không được phân
lọai như vậy. Do đó, đánh giá lâm sàng là công cụ ban đầu mà người bác sĩ có
trong việc nhận định mức độ nguy cấp của bệnh ho ra máu ở trẻ em.
2. Nguyên nhân:
a. Nhiễm trùng:
- Vi khuẩn: áp xe phổi, lao, nấm, nhiễm bào tử nấm, bệnh nấm cocidioides
- Virus. HIV
b. Hội chứng viêm mạch:
- Phức hợp miễn dịch trung gian: Ban xuất huyết Henoch-Schonlein
- Hội chứng viêm mạch trung gian miễn dịch: u hạt Wegenner,s, viêm đa động mạch
- Bệnh miễn dich khác: sắt phổi không rõ nguyên nhân, bệnh ban đỏ hệ thống, bệnh
nấm quạt dị ứng, hội chứng Goodpasture.
c. Bệnh tim bẩm sinh: Suy tim ứ huyết, Không có động mạch hay tĩnh mạch phổi.
d. Dị dạng phổi, u phổi, u mạch máu, giãn mao mạch, bất thƣờng động tĩnh
mạch phổi.
e. U tân sinh: u tuyến, u nhú dạng tế bào ưa bạc, u ác tính, phình động mạch phế
quản.
f. Tắc tĩnh mạch cửa
g. Dị vật đƣờng thở
h. Chấn thƣơng: tiền căn chấn thương, rách dây thanh âm, mở khí quản, hút rửa
đường thở
i. Do thuốc: thuốc kháng viêm, thuốc diệt côn trùng.
j. Hội chứng Ehlers-Danlos
k. Không rõ nguyên nhân
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lƣu đồ
2. Xét nghiệm giúp chẩn đoán:
Trước tiên nên xác định vị trí nguồn chảy máu là hệ tiêu hóa hay phần trên hoặc phần
dưới của hệ hô hấp.
Trong ho ra máu, máu có màu đỏ tươi (bright red) hoặc màu sắt gỉ sét, có thể có bọt
khí và lẫn với đàm. Độ pH là kiềm (pH>7). Các triệu chứng bao gồm ho ra máu hoặc
hắng giọng có ý thức. Trẻ lớn có thể phàn nàn về sự lo lắng đối với phần giữa ngực.
Điều này có thể giúp xác định vị trí chảy máu.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
2
Ngược lại, trong bệnh nôn ra máu, máu thường có màu đỏ thẫm (crimson) hoặc nâu
với mầu sắc giống như bã caphê, có thể chứa những mẩu thức ăn. Độ pH là acid
(pH<7). Buồn ói hoặc ói mửa là tiền triệu của bệnh.
BAL: Bronchoalveolar Lavage
HLM: Hemosiderin-Laden Macrophages
Bệnh phổi rõ ràng Không có bệnh phổi
Khám chú ý một số bệnh
(xơ nang phổi, dãn phế quản,
bệ nh thậ n …)
Soi phế quản kiểm tra đường hô hấp trên
hay tổn thương phổi cục bộ
Không phát hiện
BAL HLM 3-14 ngày
( - )
BAL HLM 3-14 ngày
( + )
BAL HLM >14 ngày
sau chảy máu
Theo dõi
Siêu âm tim
Nghi ngờ xuất huyết phổi
Hay ho ra máu
Chảy máu mới –
Khám lại
Bất thường Bình thường
Có thể bệnh tim Xét nghiệm hội
chứng thận
XN IPH
(-)
Có bệnh – Hướng điều trị
Kiểm tra chảy máu
ở các tạng
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
3
- Những phát hiện liên quan:
+ Vệt máu trong đờm phát sinh từ viêm mủ niêm mạc thường là biểu hiện của bệnh
viêm khí-phế quản.
+ Sốt hoặc ớn lạnh có kèm theo đờm mủ nghỉ đến bệnh viêm phổi
+ Đờm có mùi hôi có khả năng bị abscess phổi
+ Việc sử dụng dược phẩm bất hợp pháp (đặc biệt là hít cocaine) và những thuốc gây
tổn hại cho chức năng của tiểu cầu hoặc gây ra hiện tượng giảm tiểu cầu nên được
lưu ý.
+ Bệnh huyết niệu gợi ý một bệnh viêm mạch thận-phổi như là hội chứng
Goodpasture hoặc bệnh viêm u hạt Wegener.
+ Vết thâm bầm ở vùng ngực hoặc cổ (chấn thương), giãn mao mạch hoặc u mạch
máu (gợi ý các dị tật động và tĩnh mạch), hoặc clubbing (gợi ý về bệnh phổi cấp
tính, các dị tật ở hệ thống động và tĩnh mạch phổi, hoặc bệnh tim bẩm sinh).
+ Chảy máu trong khoang miệng hoặc phần mũi - hầu hoặc mất răng có thể là đề cử
cho trường hợp hít phải vật thể lạ vào phổi. Nếu bệnh viêm phổi tồn tại thì việc
xem xét hệ hô hấp sẽ cho thấy những dấu hiệu của sự ngưng tụ.
- X- Quang:
+ Chụp X quang vùng ngực: phát hiện các thâm nhiễm vùng nhu mô hoặc vùng phế
nang, sự vôi hóa (cho thấy bệnh lao phổi).
+ Những vật thể lạ gây phản quang, hoặc hiện tượng mất thể tích phổi là biểu hiện
của sự tác nghẽn nội phế quản, hoặc bệnh giãn phế quản. Tuy nhiên, một phần ba
số trẻ em mắc bệnh ho ra máu sẽ có kết quả X quang bình thường.
+ Chụp cắt lớp (CT scan) có hoặc không có tăng tương phản (phản quang) có thể
giúp xác định những dị tật về đường hô hấp và mạch máu. Đây là sự kiểm định để
lựa chọn hình ảnh tối ưu của nhu mô trong phổi.
+ Việc chụp động mạch nên được xem xét nếu có nghi ngờ về sự tồn tại của các dị
tật mạch máu cho dù kết quả CT scan là âm tính.
- Huyết đồ:
+ Đánh giá ban đầu nên đếm huyết cầu và tiểu cầu để lọai trừ bệnh Willebrand
+ (vascular hemophilia: xuất huyết mạch máu)
+ Nếu có hai hoặc nhiều lần chảy máu nên làmCreatine trong huyết thanh, BUN
(blood urea nitrogen), TPTNT
+ ANA (antinuclear antibody), ANCA, xét nghiệm mồ hôi, các kháng thể màng nền
kháng tiểu cầu, cấy vi trùng (phát triển), nấm, virus và AFB (acid-fast bacilli) phải
được lưu ý.
- Soi phế quản:
+ Soi phế quản linh động: giúp xác định vùng chảy máu, tìm nguyên nhân chảy máu
+ Soi phế quản không linh động: lựa chọn cho trường hợp có vật thể lạ hoặc chảy
máu nhiều.
- Sinh thiết phổi:
Được xem xét cho những trẻ xuất huyết phế nang diện rộng, thậm chí nếu nghiên
cứu huyết thanh học đối với những rối lọan do dùng thuốc tăng miễn dịch (ANCA,
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
4
ANA, các kháng thể màng nền kháng tiểu cầu) cho thấy kết quả âm tính, cũng như
có những trường hợp phát bệnh do dùng thuốc tăng miễn dịch với kết quả huyết
thanh âm tính.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
1
NGẤT (SYNCOPE)
I. ĐỊNH NGHĨA
Ngất là tình trạng mất tri giác & mất kiểm soát tư thế đột ngột, thoáng qua trong thời
gian ngắn do giảm tưới máu não và thường hồi phục tự nhiên sau đó.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG BỆNH SỬ GỢI Ý NGUYÊN NHÂN NGẤT
Bảng 1: Đặc điểm trong bệnh sử gợi ý nguyên nhân ngất
Những sự kiện trước cơn ngất Nguyên nhân gây ngất
 Thuốc hạ áp, hạ đường huyết
 Đau đớn, xúc động
 Cử động đầu và cổ
 Gắng sức
 Gắng sức chi trên
Hạ huyết áp, hạ đường huyết
Ngất do thần kinh phế vị, tăng thông
khí
Tăng nhậy cảm xoang cảnh
Tắc nghẽn đường ra của thất,
Takayasu
Hội chứng đánh cắp máu của mạch
vành
Kiểu xuất hiện
 Đột ngột
 Nhanh, có tiền triệu
 Từ từ
Bệnh lý thần kinh (động kinh), rối
loạn nhịp tim
Bệnh lý thần kinh, ngất do thần kinh
phế vị
Tăng thông khí, hạ đường huyết
Tư thế lúc ngất
 Ngồi dậy
 Đứng lâu
 Tư thế bất kỳ
Hạ huyết áp tư thế
Ngất do thần kinh phế vị
Rối loạn nhịp tim, bệnh lý thần kinh,
hạ đường huyết, tăng thông khí
Hồi phục sau ngất
 Chậm
 Nhanh
Bệnh lý thần kinh
Tất cả nguyên nhân khác
Những biến cố đi kèm
 Tiêu tiểu không tự chủ, cắn lưỡi, chấn
thương
Bệnh lý thần kinh
III. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây ngất ở trẻ em rất đa dạng (Bảng 2).
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
2
Khác với người lớn đa số ngất là do nguyên nhân tim mạch, ở trẻ em ngất thường do
rối loạn hệ thần kinh thực vật, chủ yếu ngất do thần kinh tim (neurocardiogenic
syncope). Ngất ở trẻ em hiếm khi là dấu hiệu báo trước nguy cơ đột tử, ngoại trừ
nếu trẻ có bệnh lý nền cần phải kiểm tra.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
3
Bảng 2: NGUYÊN NHÂN NGấT ở TRẻ EM
Rối loạn kiểm soát huyết áp do phản xạ thần kinh
Ngất do thần kinh phế vị
Ngất do xoang cảnh
Ngất do ho, hắt hơi
Ngất do kích thích đường hô hấp
Ngất do tăng áp lực trong lồng ngực (nâng vật nặng…)
Ngất do đau dây thần kinh thiệt hầu
Ngất do kích thích ở đường tiêu hoá (nuốt, đi tiêu, hội chứng trào ngược dạ dày –
thực quản)
Ngất do kích thích ở đường tiết niệu (đi tiểu)
Rối loạn kiểm soát huyết áp do tư thế
Hạ huyết áp tư thế vô căn
Hạ huyết áp tư thế do thuốc
Rối loạn nguyên phát do suy yếu hệ thần kinh tự động
Thứ phát sau bệnh lý thần kinh
Rối loạn nhịp tim nguyên phát
Rối loạn chức năng nút xoang (bao gồm cả hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm)
Bệnh lý hệ thống dẫn truyền nhĩ thất
Nhịp nhanh kịch phát trên thất (bao gồm nhịp xoắn đỉnh)
Hội chứng QT dài
Rối loạn chức năng hệ thống tạo nhịp nhân tạo, nhịp tim nhanh do máy tạo nhịp,
hội chứng máy tạo nhịp.
Bệnh lý tim mạch hoặc tim phổi
Bệnh van tim (hẹp động mạch chủ, động mạch phổi, van hai lá)
U nhầy nhĩ trái
Nhồi máu cơ tim cấp tính
Bệnh cơ tim tắc nghẽn
Bệnh màng ngoài tim / chẹn tim cấp
Hội chứng đánh cắp máu của động mạch dưới đòn
Viêm động mạch Takayasu
Thuyên tắc phổi
Tăng áp phổi nguyên phát
Bệnh lý mạch máu não, thần kinh, tâm thần
Bệnh tắc nghẽn mạch máu não (đánh cắp máu trong não)
Bệnh lý hệ thần kinh trung ương (động kinh, xuất huyết dưới màng nhện, cơn ngủ
thoáng qua, não úng thủy)
Rối loạn tâm thần (cơn hoảng sợ, hysteria)
NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC (rối loạn chuyển hóa, nội tiết)
Tăng thông khí (giảm CO2 máu)
Hạ đường huyết
Giảm thể tích tuần hoàn (thiếu máu, bệnh Addison, u tủy thượng thận)
Giảm oxy máu
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
4
KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
IV. CHẨN ĐOÁN
1. Bệnh sử:
Các thông tin cần khai thác:
- Trước cơn:
+ Kiểu xuất hiện (đột ngột, từ từ)
+ Hoàn cảnh (thời tiết nóng nực, trong phòng kín, hoạt động gắng sức, đói, mệt, đau
đớn, xúc động mạnh, cử động đầu cổ, ho, rặn, giờ của bữa ăn cuối, nhiễm siêu vi
hô hấp trong vòng 24 giờ trước khi có cơn ngất…)
+ Tư thế lúc xảy ra ngất (ngồi dậy, đứng lâu, tư thế bất kỳ, tư thế nằm ngửa sau bú
gợi ý trào ngược dạ dày – thực quản, tư thế bất kỳ…)
+ Tiền triệu (hồi hộp, tim đập nhanh, đau ngực, lảo đảo, vả mồ hôi, tê rần, lú lẫn,
liệt tay chân hoặc mặt, mờ mắt, nhức đầu, lo lắng, ngá…)
 Trong cơn: thời gian ngất, gồng - giật, tiêu tiểu không tự chủ, tím hoặc xanh tái?
 Sau cơn: hồi phục tri giác nhanh hay chậm, quên những gì đã xảy ra, rối loạn tri
giác, dấu thần kinh định vị, đau cơ?
- Tiền căn:
+ Bản thân:
 Một/nhiều cơn ngất, đặc điểm từng cơn?
 Bệnh lý tim mạch, bệnh lý não hoặc thần kinh, động kinh, migraine? Rối loạn
tâm lý? Cắt dây thần kinh giao cảm, thiếu máu, tiểu đường, giang mai, bệnh rỗng
ống tủy, thoái hoá dạng bột…
 Thuốc đã sử dụng?
+ Gia đình: ngất, co giật, điếc hoặc đột tử?
2. Khám:
Xác định tình trạng ngất
Đặc biệt chú ý : sinh hiệu; đánh giá cẩn thận tình trạng tim & thần kinh
Khám lâm sàng đa số bình thường.
Test chẩn đoán được lựa chọn tùy vào bệnh sử và kết quả khám lâm sàng.
- Test lâm sàng:
Tilt Table Testing
+ Chỉ định:
 Nếu có nhiều cơn ngất tái phát, hoặc nguyên nhân chưa chắc chắn.
 Ngất thần kinh tim điển hình: xảy ra ở tư thế đứng hoặc ngồi.
 Tiền triệu, thay đổi nhịp tim và huyết áp.
+ Kỹ thuật:
 Bệnh nhân: nhịn đói, đặt sẵn đường truyền tĩnh mạch
 Dụng cụ phải có khi thực hiện test: monitor theo dõi nhịp tim; ECG; huyết áp kế
 Thuốc : Isoproterenol, dung dịch điện giải
+ Tiến hành: lúc sáng sớm, trong 1 phòng yên tĩnh, bệnh nhân nhịn đói.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
5
 Bước 1: bệnh nhân nằm ngửa đầu ngang khoảng 10 -30’.
 Bước 2: chuyển sang tư thế đầu cao 600 trong 60 phút (sử dụng bàn có khả năng
đạt được tư thế thích hợp trong vòng 1 phút).
 Theo dõi nhịp tim, HA liên tục trên monitor, khi thấy bệnh nhân bắt đầu có triệu
chứng  đặt bệnh nhân trở lại tư thế đầu thấp.
 Nếu vẫn chưa có triệu chứng : lặp lại test lần 2 và truyền TM Isoproterenol liều
0.02 -2 g/kg/phút.
+ Đánh giá kết quả dương tính:
 Khi có hạ huyết áp / nhịp tim chậm, không cần bệnh nhân phải ngất.
 Khi có tiền triệu (buồn nôn, chóng mặt, rối loạn thị lực) + huyết áp giảm từ 20 –
30 mmHg so với huyết áp trước đó, hoặc thấp hơn trị số tối thiểu của HAmax từ
50 –90 mmHg, hoặc nhịp tim dưới 60-90 nhịp /phút.
Các test đánh giá hệ thần kinh thực vật: xoa xoang cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm
pháp Valsalva, phản xạ lặn…, có thể thực hiện trong lúc làm test tilt table.
Xét nghiệm:
- ECG: quan trọng, đặc biệt trong cơn ngất  giúp phát hiện rối loạn nhịp, QT kéo
dài?
- Gợi ý có bất thường cấu trúc tim?
- XQuang tim phổi thẳng, siêu âm tim.
- Dextrostix, Glycemie, Ion đồ máu, thăng bằng kiềm toan.
- EEG: nếu có biểu hiện tổn thương não lan tỏa hay co giật.
- Đo nồng độ catecholamine trong máu trước và sau khi bệnh nhân bị ngất.
V. ĐIỀU TRỊ
- Trẻ bị ngất cần được theo dõi sát tình trạng hô hấp và huyết động học:
+ Nếu huyết động học ổn định, theo dõi sát bệnh nhi, trứớc mắt chưa cần điều trị gì
đặc biệt, nhưng phải tìm nguyên nhân để ngừa tái phát.
+ Nếu huyết động học bị ảnh hưởng, hồi sức hô hấp – tim mạch phải thực hiện khẩn
cấp, nhưng trước tiên phải loại trừ nguyên nhân rối loạn nhịp.
- Xác định điều trị tuỳ thuộc vào số lần ngất, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của
ngất, cũng như nguy cơ đối với bệnh nhân.
+ Nguyên nhân do tim hoặc không do tim: điều trị đặc hiệu nguyên nhân gây ngất.
+ Bệnh nhân bị cường phế vị có thể điều trị bằng kích thích giao cảm tác dụng dài,
hiếm khi phải tạo nhịp vĩnh viễn.
+ Nguyên nhân gây ngất ở trẻ em đa số do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Ngất thần
kinh tim (neurocardiogenic syncope) nói chung không nguy hiểm và thường đáp
ứng với điều trị bằng thuốc.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
6
ĐIỀU TRỊ NGẤT THẦN KINH TIM
Các phương thức điều trị sau đây có thể được chọn phối hợp, tùy vào cơ chế bệnh
sinh gây ngất.
1. Tăng tải dịch: là chủ yếu, thường đáp ứng tốt, không cần can thiệp nào khác. Ở thiếu
niên thường cần từ 3- 4 lít /ngày (lượng dịch thích hợp nhất là bao nhiêu vẫn chưa
rõ). Nên sử dụng dịch giàu điện giải và các loại thức uống dùng trong thể thao. Tránh
dùng thức uống chứa caffein vì chúng có tác dụng tương tự Isoproterenol, có thể làm
tăng phản xạ thực vật bất thường. Cũng không nên dùng thức uống giàu năng lượng
và giàu lipid, ví dụ sữa nguyên kem.
Nếu tăng lượng dịch không hiệu quả, cần phối hợp thêm muối hoặc Fludrocortisone.
(Flurocortisone phòng ngừa được ngất đến 90%). Tuy nhiên, điều trị phối hợp như
trên dễ đưa đến rối loạn điện giải, do đó cần theo dõi sát ion đồ máu (nồng độ Na+ và
K+ được duy trì tốt, nhưng nồng độ Natribicarbonate thường tăng).
2. Thuốc chẹn : tác dụng ngăn thất co bóp quá mạnh, đồng thời có tác dụng ức chế
Epinephrine trong tuần hoàn, đây có thể là yếu tố trung ương gây phản xạ bất thường,
kèm với nhịp tim nhanh. Thuốc chẹn  có thể ngừa ngất tái phát ở trẻ em.
3. Disopyramide: có tác dụng anticholinergic, giúp ngăn ngừa chậm nhịp tim trong giai
đoạn ức chế tim, và có tác dụng tăng kháng lực ngoại biên. Thuốc có thể gây loạn
nhịp, khoảng QT kéo dài, có thể dẫn đến cuồng động thất, và có tác dụng inotrope (-).
4. - Adrenergic agonist: Epinephrine & Pseudoepherine có tác dụng kích thích giao
cảm trực tiếp  tăng trương lực tĩnh mạch  ngăn tình trạng dãn mạch và ứ máu ở
tĩnh mạch, đồng thời có tác dụng co động mạch làm tăng kháng lực ngoại biên. Thuốc
có hiệu quả trong những trường hợp ngất do giảm trương lực tĩnh mạch.
5. Ức chế thu nhận serotonin: Fluoxetine hydrochloride (Prozac) và Setralin
hydrochloride (Zloft), được sử dụng cho bệnh nhân ngất không đáp ứng với các thuốc
khác. Tác dụng phụ: buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu & mất ngủ.
6. Máy tạo nhịp: là điều trị cuối cùng ở bệnh nhân ngất tái phát nhiều lần, không đáp
ứng với thuốc điều trị. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
7
LƯU ĐỒ TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN NGẤT Ở TRẺ EM
(EPS: Electrophysiologic study; ETT: Exercise tolerance test; LFTs: liver function test)
Bệnh sử & khám LSNguyên nhân
Thần kinh ?
Không gợi ý nguyên
nhân tim hay thần kinh
Thần kinh
Nguyên nhân
Tim?
Hội chẩn
Thần kinh?
EEG, CT/
MRI
TK tim
Tilt
table
test
Chuyển hoá Ngộ độc Thai kỳ
Tâm lý
Ion đồ,
Glycemie
LFTs
XN độc chất
RL nhịp Tắc nghẽn
ECG
Holter
ETT
Echo
+/-
EPS
ECG
Holter
ETT
Echo
+/-
Cath/
EPS
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
1
SỐT KÉO DÀI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Định nghĩa:
Sốt chưa rõ nguyên nhân (sốt CRNN) là sốt kéo dài mà nguyên nhân không xác
định được sau 3 tuần điều trị ngoại trú hoặc sau 1 tuần điều trị nội trú.
2. Nguyên nhân:
Gồm 5 nhóm:
a. Nhiễm khuẩn: là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 40-60%, thường ở trẻ < 6 tuổi
- Vi khuẩn: nguyên nhân thường gặp là lao, thương hàn, Mycoplasma
pneumoniae,….
- Virus: nguyên nhân thường gặp là Ebteinsbar virus, Cytomegalovirus, HIV,
Adenovirus, virus viêm gan A, B,C.
- Ký sinh trùng: sốt rét, amip, toxoplasma, ấu trùng di chuyển nội tạng (Toxocara)..
- Xoắn khuẩn: nguyên nhân thường gặp là leptospira, giang mai.
- Nấm: Candida, Aspergillus.,..
b. Bệnh tự miễn: thường trẻ > 6 tuổi, là nguyên nhân đứng hàng thứ hai, chiếm từ 7
– 20%, viêm khớp dạng thấp thiếu niên và lupus là 2 nguyên nhân thường gặp nhất.
c. Bệnh lý ác tính: chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hầu hết các nghiên cứu, từ 1,5 – 6%.
Bệnh bạch cầu cấp là bệnh ác tính phổ biến nhất ở trẻ em, kế tiếp là lymphoma và
neuroblastoma.
d. Nguyên nhân khác: bệnh Kawasaki, hội chứng thực bào máu, đái tháo nhạt
nguyên nhân trung ương hoặc do thận, sốt do thuốc, sốt do trung tâm dưới đồi, sốt
chu kỳ, thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch, ngộ độc giáp, viêm ruột mạn, bệnh lý
di truyền có tính gia đình (rối loạn vận động gia đình, tăng immunoglobulin D, tăng
triglyceride máu…), …
e. Không tìm thấy nguyên nhân (25 – 67%): Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân này có
tổng trạng tốt và sốt có thể biến mất sau vài tháng hoặc vài năm.
II. LÂM SÀNG:
1. Bệnh sử:
- Sốt: sốt từ khi nào, mức độ sốt, kiểu sốt.
- Tuổi:
+ Trẻ < 6 tuổi: thường gặp nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiểu, áp
xe, viêm xương tủy, lao, viêm khớp mạn, bạch cầu cấp.
+ Trẻ vị thành niên: thường gặp viêm ruột mạn, bệnh tự miễn, lymphoma.
- Triệu chứng đặc biệt:
+ Đau xương, khớp: gợi ý bệnh bạch cầu cấp, viêm xương tủy.
+ Đau bụng, những triệu chứng than phiền về dạ dày ruột: gợi ý thương hàn, áp xe
trong ổ bụng, bệnh mèo cào (do nhiễm Bartonella henselae), viêm ruột mạn.
+ Uống nhiều, tiểu nhiều: gợi ý đái tháo nhạt.
- Tiền sử:
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
2
+ Tiếp xúc động vật, ăn hải sản sống: nhiễm Toxoplasma, nhiễm Leptospira, nhiễm
Bartonella henselae, …
+ Uống sữa không tiệt trùng: nhiễm Brucella.
+ Đến vùng dịch tễ sốt rét, tiếp xúc người bị lao.
+ Dùng thuốc (uống, bôi): kháng sinh (đặc biệt là nhóm beta-lactam,
imipenem/cilastin, minocycline), phenothiazine, epinephrine và hợp chất có liên
quan, nhóm anticholinergic (antihistamin, atropine, thuốc chống trầm cảm),
haloperidol, antidopaminergic.
+ Chủng ngừa.
+ Phẫu thuật: tăng nguy cơ áp-xe trong ổ bụng.
+ Chủng tộc và di truyền: sốt Địa Trung Hải gia đình, hội chứng tăng IgD ở người
châu Âu, ...
2. Triệu chứng thực thể:
- Thăm khám toàn diện, lấy sinh hiệu.
- Đánh giá sự tăng trưởng
Chú ý:
- Mắt:
+ Viêm kết mạc: bệnh Kawasaki, nhiễm Leptospira
+ Không có nước mắt và mất phản xạ mống mắt: rối loạn vận động gia đình
- Tìm các sang thương ngoài da:
+ Chấm xuất huyết trong viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virus hoặc
rickettsia.
+ Dát hồng ban gợi ý bệnh lupus.
+ Hồng ban nút có thể gặp trong bệnh nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp thiếu
niên, viêm ruột mạn, bệnh ác tính.
+ Sang thương dạng nốt sẩn trong bệnh mèo cào.
III. CẬN LÂM SÀNG:
Các xét nghiệm tìm nguyên nhân được làm dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng
định hướng đến nguyên nhân đó. Nếu không định hướng được nguyên nhân có thể
làm theo trình tự sau:
- Bước 1:
+ Huyết học: Công thức máu, phết máu ngoại biên, ký sinh trùng sốt rét, VS
+ Sinh hóa: CRP, urée, créatinine máu, SGOT, SGPT, ion đồ máu, điện di đạm
máu, tổng phân tích nước tiểu.
+ Vi sinh: Test nhanh HIV, Widal, test nhanh kháng nguyên sốt rét (nếu có yếu tố
dịch tễ), cấy máu (vi khuẩn thường và kỵ khí), cấy nước tiểu.
+ X quang phổi
- Bước 2:
Dựa vào kết quả bước 1 (VS, CRP, điện di đạm), có thể định hướng 2 nhóm
nguyên nhân:
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
3
+ Có hội chứng viêm: các nhóm nguyên nhân thường gặp là bệnh nhiễm khuẩn,
bệnh lý viêm, bệnh ác tính.
+ Không có hội chứng viêm: các nguyên nhân có thể là giả sốt, do thuốc, đái tháo
nhạt, rối loạn chức năng vùng đồi thị, rối loạn vận động gia đình hoặc nguyên
nhân khác.
Các xét nghiệm đề nghị tiếp theo tùy theo hướng nguyên nhân:
- Có hội chứng viêm:
+ Procalcitonine.
+ Huyết thanh chẩn đoán hoặc PCR: EBV, CMV.
+ Huyết thanh chẩn đoán nhiễm Mycoplasma, Toxoplasma, nấm, Bartonella, …
+ Xét nghiệm miễn dịch: ANA, RF, anti dsDNA, LE cell, C3, C4, bộ 6 kháng thể,
ANCA.
+ Định lượng IgG, IgA, IgM nếu trẻ có nhiễm trùng tái diễn hoặc kéo dài.
 Nếu thấp: nghi ngờ suy giảm miễn dịch.
 Nếu tăng: gợi ý suy giảm miễn dịch ở nhánh khác của hệ thống miễn dịch,
nhiễm trùng mạn tính hoặc bệnh tự miễn
+ Định lượng IgE: nếu có chứng cứ của dị ứng hoặc hội chứng tăng Ig E
+ Định lượng IgD: nếu bệnh nhân có sốt ngắt quãng hay sốt chu kỳ
+ Cấy máu: nhiều lần nếu hướng tới nguyên nhân nhiễm khuẩn , chú ý‎tìm nấm, vi
khuẩn kỵ khí.
+ IDR
+ BK đàm/dịch dạ dày, PCR lao trong đàm/dịch dạ dày
+ Soi, cấy phân (nếu phân lỏng)
+ Chọc dò tủy sống
+ Siêu âm bụng (tìm áp-xe, u, hạch)
+ ECG và siêu âm tim nếu cấy máu dương tính và nghi ngờ viêm nội tâm mạc
CT đầu, ngực, bụng (tìm áp-xe, u, hạch), MRI, scintigraphie xương, PET scan
(positron emission tomography)
+ Tủy đồ
+ Sinh thiết hạch, hoặc sinh thiết tổn thương qua da nếu có chứng cứ liên quan đến
cơ quan đặc hiệu nào đó
+ Nội soi và sinh thiết
+ Xét nghiệm khác: tùy theo trường hợp (chọc dò màng bụng, màng phổi, … )
- Không có hội chứng viêm:
+ Độ thẩm thấu máu
+ CT scan sọ não
IV. ĐIỀU TRỊ
- Điều trị tùy nguyên nhân.
- Điều trị triệu chứng và nâng tổng trạng.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
4
- Nên tránh điều trị theo kinh nghiệm thuốc kháng viêm hay kháng sinh toàn thân ở
bệnh nhân sốt CRNN.
TIẾP CẬN SỐT CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN
Sốt chưa rõ nguyên nhân
Hỏi bệnh
Thăm khám toàn diện
Hướng chẩn đoán Chưa có hướng chẩn đoán
Không cần làm XN XN đặc hiệu
Chẩn đoán xác định
Điều trị
Theo dõi diễn tiến
Xét nghiệm
- Huyết đồ
- VS, Fibrine, CRP, procalcitonine
- 10 thông số nước tiểu, cấy nước tiểu
- Chụp phổi
- IDR
Chưa có chẩn đoán
Có hội chứng viêm Không hội chứng viêm
Bệnh nhiễm khuẩn:
cấy máu, CDTS,
huyết thanh , Xq
vòm họng, siêu âm
bụng, siêu âm tim,
scintigrahy xương
Bệnh tự miễn:
ANA, RF, anti
dsDNA, LE cell,
C3, C4, bộ 6
kháng thể, ANCA
Bệnh máu/ác tính:
Siêu âm bụng và
chậu, tủy đồ,
scanner ngực
bụng, sinh thiết
hạch,
Catecholamine
nước tiểu
Khác:
ion đồ
máu, áp
lực
thẩm
thấu
máu ,
CT não,
…
Do
thuốc
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
1
SỐT Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa:
- Sốt khi nhiệt độ hậu môn > 38ºC hay nhiệt độ ở nách > 37,5ºC.
2. Nguyên nhân:
- Sốt có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm), bệnh
ác tính, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa, bệnh di truyền, sử dụng thuốc, … và một
số trường hợp, không rõ nguyên nhân.
II. LÂM SÀNG:
1. Hỏi bệnh:
- Đặc điểm của sốt:
+ Số ngày sốt
+ Nhiệt độ khi sốt
+ Liên tục hay không
+ Có tính chu kỳ hay không
+ Đáp ứng với thuốc hạ sốt hay không
- Triệu chứng đi kèm:
+ Hô hấp, TMH: ho, sổ mũi, đau họng, đau tai, …
+ Tiêu hóa: ói, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, …
+ Tiết niệu: tiểu khó, tiểu nhắc, tiểu máu, ...
+ Thần kinh: đau đầu, co giật, yếu liệt, ...
- Dịch tễ:
+ Những người xung quanh có bệnh gì?
+ Có súc vật ở nhà? Có bị súc vật cắn?
+ Du lịch từ vùng dịch tễ về?
- Tiền căn: phẫu thuật, chích ngừa gần đây , sử dụng thuốc, bệnh sẵn có (suy giảm
miễn dịch, tổn thương cơ quan mạn tính, suy dinh dưỡng, …), những đợt nhiễm
khuẩn tái diễn, …
2. Triệu chứng thực thể: khám toàn diê ̣n
III. CẬN LÂM SÀNG:
- Thường qui: huyết đồ
- Chuyên biệt (tùy theo nguyên nhân nghĩ đến ): CRP, Procalcitonine, cấy máu ,
NS1Ag, huyết thanh chẩn đoán tác nhân gây bê ̣nh , 10 thông số nước tiểu và cấy
nước tiểu, cấy phân, chọc dò tủy sống, X quang phổi, siêu âm bụng, siêu âm tim…
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Mục tiêu:
- Hạ nhiệt
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
2
- Điều trị nguyên nhân
- Điều trị biến chứng
2. Hạ nhiệt:
- Phương pháp vâ ̣t lý : cho bê ̣nh nhân mă ̣c đồ thoáng mát , lau mát bằng nước ấm
(không lau mát bằng cồn vì cồn có thể hấp thu qua da và phổi gây ngộ độc ), cho
bê ̣nh nhân uống nhiều nước, ở nơi thông thoáng.
- Thuốc hạ nhiệt khi trẻ bứ t rứ t , khó chịu hoặc khi thân nhiệt > 39oC hoă ̣c > 38oC
nếu trẻ có tiền căn bệnh tim mạch, viêm phổi hay sốt co giật:
+ Acetaminophen: 10 – 15 mg/kg, uống hoặc đặt hậu môn hoă ̣c truyền tĩnh
mạch, mỗi 4 – 6 giờ (tổng liều: 60 mg/kg/ngày).
+ Hoặc Ibuprofen: 10 mg/kg uống mỗi 6 – 8 giờ. Không dùng nếu nghi ngờ sốt
xuất huyết, rối loa ̣n đông máu, bê ̣nh lý thâ ̣n, tiêu hóa, …
+ Dantrolene 1 mg/kg TM khi sốt ác tính xảy ra sau gây mê.
3. Điều trị nguyên nhân:
Điều trị đặc hiệu tùy nguyên nhân gây sốt; Sốt và nhiễm khuẩn không đồng nghĩa
với nhau nên kháng sinh không nên được chỉ định rộng rãi và việc điều trị kháng
sinh theo kinh nghiệm cũng cần phải tránh.
4. Điều trị biến chứng co giật (phác đồ xử trí co giật)
V. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN:
Nên cho nhâ ̣p viê ̣n khi trẻ:
- Thuộc nhóm nguy cơ cao : dưới 2 tháng tuổi hoặc có bệnh lý nền (cắt lách, bê ̣nh
tim bẩm sinh, bê ̣nh phổi ma ̣n tính, bê ̣nh ác tính, suy giảm miễn di ̣ch,…).
- Có vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc rối loạn tri giác, co giật.
- Có ban xuất huyết,…
VI. HƯỚNG DẪN CHO THÂN NHÂN
- Cách xử trí khi trẻ bị sốt và sốt co giật tại nhà.
- Các dấu hiệu bệnh nặng cần khám lại ngay.
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
3
SỐT ĐƠN THUẦN Ở TRẺ < 36 THÁNG
Trẻ < 3 tháng Trẻ 3 tháng – 36 tháng
Tác nhân
- thường là siêu vi (40 – 60%)
- Vi khuẩn thường gặp:
Streptococcus nhóm B và Listeria
monocytogenes (nhiễm khuẩn
huyết và viêm màng não khởi phát
muộn)
Salmonella (viêm ruột)
Escherichia coli (nhiễm khuẩn
tiểu)
Neisseria meningitidis,
Streptococcus pneumoniae, và
Haemophilus influenzae type b
(nhiễm khuẩn huyết và viêm màng
não)
Staphylococcus aureus (nhiễm
khuẩn xương khớp)
- thường là siêu vi (cần chú ý bệnh
sốt xuất huyết và bệnh tay chân
miệng)
- Vi khuẩn thường gặp:
S. pneumoniae chiếm 90% cas cấy
máu (+)
N. meningitidis
Salmonella
H. influenzae type b
Lâm sàng
Sốt ở trẻ < 3 tháng tuổi không bao
giờ là dấu hiệu tầm thường; 10 –
15% trẻ < 3 tháng tuổi sốt có tổng
trạng tốt bị nhiễm khuẩn nặng. Các
bệnh cảnh lâm sàng thường gặp:
- nhiễm khuẩn huyết
- viêm màng não
- viêm đài bể thận
- viêm ruột
- viêm xương tủy xương
- viêm khớp mủ
- viêm tai giữa
- viêm phổi
- viêm rốn
- viêm vú
- các nhiễm khuẩn da và mô mềm
khác.
Khoảng 30% trẻ 3 tháng – 3 tuổi
sốt mà không tìm thấy ổ nhiễm
khuẩn; Các bệnh cảnh lâm sàng do
nhiễm vi khuẩn thường gặp:
- nhiễm khuẩn huyết (không xác
định được ngõ vào)
- viêm phổi
- viêm nắp thanh quản
- viêm tai giữa
- viêm hô hấp trên
- viêm ruột
- nhiễm khuẩn tiểu
- viêm mô tế bào
- viêm ngoại tâm mạc
- viêm xương tủy xương
- viêm khớp mủ
- viêm màng não
Cận lâm sàng
Xét nghiệm ban đầu:
- huyết đồ
- CRP
- cấy máu
- 10 thông số nước tiểu và cấy
nước tiểu
Khi trẻ có “vẻ không khỏe” : chọc
Xét nghiệm ban đầu:
- huyết đồ
- 10 thông số nước tiểu
Khi có dấu hiệu nhiễm trùng,
nhiễm độc:
- CRP
- cấy máu
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
4
dò tủy sống (trước khi sử dụng
kháng sinh)
Khi có nguyên nhân nghi ngờ: làm
xét nghiệm đặc hiệu (KSTSR, chụp
phổi, cấy phân, siêu âm, …)
- cấy nước tiểu
- chọc dò tủy sống
- chụp phổi
Khi có nguyên nhân nghi ngờ: làm
xét nghiệm đặc hiệu (KSTSR, siêu
âm, NS1Ag, ELISA Dengue, …)
Điều trị
Điều trị ban đầu:
- khi có tình trạng nhiễm trùng,
nhiễm độc
- hoặc khi BC >15.000 hoặc <
5.000
- hoặc khi CRP > 40 mg/l
Với:
- Ceftriaxone:
50 mg/kg/liều mỗi 24 giờ, nếu
dịch não tủy bình thường,
hay 100 mg/kg/liều mỗi 24 giờ,
nếu bạch cầu dịch não tủy tăng
- hay Cefotaxime: 50 mg/kg/6giờ
kết hợp với:
Ampicillin: 50 mg/kg/6 giờ
Điều trị đặc hiệu: tùy kết quả cận
lâm sàng và diễn tiến
Điều trị ban đầu:
kháng sinh tùy thuộc chẩn đoán,
lâm sàng
MỘT SỐ BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN NẶNG CÓ THỂ GẶP Ở
NHỮNG CƠ ĐỊA ĐẶC BIỆT BỊ SỐT ĐƠN THUẦN
CƠ ĐỊA NGUY CƠ BỆNH LÝ
Không
suy
giảm
miễn
dịch
Sơ sinh (<28 ngày)
Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do
Streptococcus nhóm B, Escherichia coli, Listeria
monocytogenes, và virus herpes simplex
Trẻ < 3 tháng
Nhiễm khuẩn đường tiểu
Nhiễm khuẩn nặng: 10 – 15% (nhiễm khuẩn huyết,
viêm màng não, …) trong đó cấy máu (+) khoảng 5%
Trẻ 3 – 36 tháng
Nhiễm khuẩn đường tiểu
Nhiễm khuẩn huyết không xác định được ngõ vào (kể
cả ở trẻ đã được chủng ngừa với Haemophilus
influenzae type b và phế cầu loại kết hợp)
Sốt ác tính (>40°C)
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết , viêm phổi, say
nắng, sốt xuất huyết thể não
Sốt + xuất huyết da
Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do Neisseria
meningitides, H. influenzae type b, và Streptococcus
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
5
pneumoniae
Suy
giảm
miễn
dịch
Bệnh tim bẩm sinh Viêm nội tâm mạc; abcès não do shunt phải - trái
Cắt lách
Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do N.
meningitides, H. influenzae type b, và S. pneumoniae
AIDS
Nhiễm khuẩn do S. pneumoniae, H. influenzae type b,
và Salmonella
KT trung ương
Staphylococcus aureus, coagulase-negative
Staphylococci, Candida
Bệnh ác tính
Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm đường ruột,
S. aureus, và coagulase-negative Staphylococci;
Nhiễm nấm huyết do Candida và Aspergillus
Hồng cầu liềm
Nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và viêm màng não do
S. pneumoniae, viêm xương tủy xương do Salmonella
và Staphylococcus aureus
Thiếu bổ
thể/properdin
Nhiễm khuẩn huyết do N. meningitidis
Agammaglobulinemia Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xoang và phổi
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
1
TÁO BÓN
I. ĐẠI CƢƠNG
- Táo bón là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, chiếm 3% - 5% tổng số trẻ khám
ngoại trú.
- Tỉ lệ mắc bệnh: 1% - 30%.
- Tuổi thường gặp: trước khi đi học và tần suất mắc bệnh ngang nhau giữa nam
và nữ.
II. NGUYÊN NHÂN:
- Cần phân biệt 2 thể táo bón: chức năng và thực thể.
1. Táo bón chức năng: >90% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng
- Là tình trạng đi tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu
kéo dài không kèm theo bất thường giải phẫu học hoặc sinh hóa.
- Đây là thể táo bón thường gặp nhất ở trẻ em.
- 3 giai đoạn trẻ dễ bị táo bón: giai đoạn ăn dặm, giai đoạn trẻ tập đi toilet, giai
đoạn trẻ bắt đầu đi học.
- Các yếu tố gây táo bón chức năng:
+ Trẻ từ chối đi tiêu:
 Do đau: dò hậu môn, kích thích quanh hậu môn, lạm dụng tình dục, trĩ.
 Cố ý: thay đổi môi trường sống như chuyển trường, đi du lịch.
+ Đi tiêu không đúng cách.
+ Mất cân bằng cảm xúc.
+ Chậm phát triển trí tuệ.
+ Trẻ không được tập thói quen đi tiêu đúng cách.
+ Chế độ ăn không hợp lý: thiếu nước, trái cây, rau củ, chất xơ…
+ Tiền sử gia đình bị táo bón.
2. Táo bón thực thể: Chiếm < 5% tổng số trẻ táo bón
- Trẻ chậm tiêu phân su (> 48 giờ sau sinh), có thể do:
+ Tắc ruột, tắc ruột phân su, Hirschprung, Tắc ruột cơ năng (non tháng, nhiễm
trùng huyết, suy hô hấp, viêm phổi, rối loạn điện giải), Đại tràng trái nhỏ
(thường gặp ở trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ), Mẹ dùng thuốc trước sanh
(MgSO4, thuốc phiện …), Suy giáp (trẻ vàng da kéo dài, co giật, hạ thân
thiệt).
- Rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa:
+ Hạ kali máu, Hạ hoặc tăng canxi máu, Suy giáp, Tiểu đường, U tủy thượng
thận (Pheochromocytoma), Đa niệu, Amyloidosis, Rối loạn chuyển hóa
porphyrin, Rối loạn tích tụ lipid.
- Bệnh lý thần kinh:
+ Liệt não, Thoát vị tủy, màng tủy, Chấn thương tủy, Không có xương cùng,
Chứng cắt ngang tủy, U xơ thần kinh, Chứng yếu cơ, Hội chứng Guillaine-
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
2
Barre, Loạn sản thần kinh, Rối loạn thần kinh thực vật có tính gia đình, Rối
loạn hệ phó giao cảm mắc phải.
III. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN: Theo Multinational Working Teams to Develop
Criteria for Functional Disorders (Rome III)
1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: có ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau kéo dài ít nhất 1
tháng:
- Đi tiêu ≤ 2 lần/tuần.
- Ít nhất 1 lần đi tiêu không tự chủ sau giai đoạn trẻ tập đi toilet.
- Tiền sử ứ đọng phân quá mức.
- Tiền sử đau hoặc khó khăn khi đi tiêu do phân cứng.
- Hiện diện khối phân to trong trực tràng.
- Tiền sử có khối phân to gây tắc nghẽn toilet.
2. Trẻ từ 4 -18 tuổi: ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau kéo dài ít nhất 2 tháng:
- Đi tiêu ≤ 2 lần/tuần.
- Ít nhất 1 lần đi tiêu không tự chủ/tuần.
- Tiền sử ứ đọng phân quá mức.
- Tiền sử đau hoặc khó khăn khi đi tiêu do phân cứng.
- Hiện diện khối phân to trong trực tràng.
- Tiền sử có khối phân to gây tắc nghẽn toilet.
IV. LÂM SÀNG
- Tìm triệu chứng bất thường tủy sống: giảm cảm giác và vận động, lỗ hậu môn
rộng, tiểu không tự chủ, mất phản xạ cơ bìu, tăng sắc tố da, búi tóc vùng cùng
cụt.
- Tìm bất thường giải phẫu học vùng hậu môn trực tràng: màng chắn hậu môn vị
trí cao, hậu môn lạc chỗ phía trước, hậu môn cắm lạc chỗ vào âm đạo hoặc vào
vị trí giữa bìu và lỗ đỗ hậu môn bình thường.
- Thăm trực tràng:
+ Táo bón cơ năng: lòng trực tràng chứa đầy phân.
+ Dấu hiệu gợi ý bệnh Hirschprung: ống hậu môn hẹp, lòng trực tràng trống,
chướng bụng và chậm lớn ở trẻ nhỏ.
- Tìm máu ẩn/ phân ở trẻ nhỏ nghi bất dung nạp sữa.
- Triệu chứng viêm ruột: tổng trạng xấu, tiêu máu, bụng chướng.
V. CẬN LÂM SÀNG
- Xem xét thực hiện nếu nghi ngờ có nguyên nhân gây táo bón hoặc táo bón chức
năng thất bại điều trị.
1. Hình ảnh
- Chụp đại tràng cản quang với barium để phát hiện bệnh Hirschprung: trẻ nhỏ có
táo bón nặng trong giai đoạn sơ sinh, trẻ chậm tiêu phân su. Nếu phim đại tràng
bình thường, xem xét chỉ định sinh thiết đại tràng.
2. Sinh hóa
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
3
- Tổng phân tích và cấy nước tiểu phát hiện nhiễm trùng tiểu: trẻ có ứ đọng phân
quá mức, trẻ ỉa đùn.
- Công thức máu, huyết thanh chẩn đoán bệnh celiac (IgA antibodies): trẻ chậm
lớn hoặc đau bụng tái phát.
- T4, TSH tầm soát suy giáp: trẻ có đường cong tăng trưởng đi xuống.
- Ion đồ/ máu: trẻ có nguy cơ rối loạn điện giải.
- Đo nồng độ chì/ máu tầm soát ngộ độc chì: trẻ dị thực, phát triển bất thường,
sống trong nhà được xây dựng trước 1950 hoặc nhà mới sữa, anh chị em ruột có
người bị ngộ độc chì.
3. Xét nghiệm khác:
- Đo sự chuyển động của đại tràng (colon transit):
+ Trẻ chậm tiêu phân su.
+ Táo bón nặng trên 1 năm.
+ Táo bón chức năng thất bại với điều trị nội khoa tích cực.
- Đo áp lực cơ thắt hậu môn trực tràng (anorectal manometry):
+ Trẻ bị táo bón khó điều trị.
+ Hội chứng giả tắc ruột.
+ Nghi Hirschprung.
4. Giải phẫu bệnh: sinh thiết đại tràng
VI. ĐIỀU TRỊ
1. Mục tiêu điều trị
- Tư vấn cho phụ huynh hiểu về bệnh và hợp tác điều trị.
- Quyết định có nên thụt tháo giải áp tại thời điểm khám bệnh không.
- Giải áp khối phân tích tụ bằng thuốc (đường uống hoặc bơm hậu môn).
- Điều trị duy trì nhằm tạo lập và duy trì thói quen đi tiêu đúng (tiêu ít nhất 3
lần/tuần, phân mềm, và không cảm giác khó chịu khi đi tiêu)
2. Nguyên tắc điều trị
- Thuốc nhuận trường,
- Tập thói quen đi tiêu đúng cách,
- Thay đổi chế độ ăn
- Chế độ theo dõi.
3. Điều trị cụ thể
- Trẻ nhỏ:
+ Thuốc nhuận trường thẩm thấu thường dùng: lactulose, sorbitol.
+ Polyethylene glycol không có bổ sung điện giải (PEG-3350, Micralax) bước
đầu nghiên cứu cho hiệu quả cao và an toàn.
+ Mineral oil không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ nhỏ vì nguy cơ viêm phổi
do hít sặc (chứng cứ 1C).
+ Thụt tháo và thuốc nhuận trường kích thích cũng không được khuyến cáo sử
dụng (chứng cứ 1C).
- Trẻ lớn:
+ Tư vấn bệnh nhi và phụ huynh:
PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013
4
 Thái độ quan tâm đến bệnh.
 Điều trị cần có sự phối hợp giữa: bệnh nhi, cha mẹ và thầy thuốc.
 Phụ huynh không nên la mắng hoặc phạt trẻ khi trẻ tiêu phân cứng.
 Giải thích phụ huynh sự cần thiết và tính an toàn của việc dùng thuốc
nhuận trường lâu dài.
 Nên có bảng ghi chú quá trình đi tiêu và dùng thuốc của trẻ.
 Quá trình điều trị kéo dài từ 6 tháng đến nhiều năm.
 Táo bón nặng: cần có sự hỗ trợ của nhà trường và giáo viên như:
 Cho phép trẻ đi tiêu khi có nhu cầu.
 Cho phép trẻ mặc quần áo thoải mái.
+ Phục hồi nhu động ruột:
 Làm trống trực tràng:
 Thuốc uống: dùng cho trẻ đau khi đi tiêu, chấn thương vùng chậu
hoặc trẻ không chịu bơm hậu môn.
o Polyethylene glycol (PEG) không điện giải (PEG 3350 -
Miralax): 1 – 1,5g/kg/ngày x 3 ngày, pha với 10ml/kg nước
uống hoặc nước trẻ ưa thích.
o Polyethylene glycol (PEG) bổ sung điện giải: 25ml/kg/giờ cho
đến khi sạch phân, tối đa 1000ml/kg/giờ. Hoặc 20ml/kg/giờ x 4
giờ/ngày (Chứng cứ 2C).
o Mineral oil: 15 – 30ml/1 năm tuổi, tối đa 240ml/ ngày.
o Thuốc khác: magnesium hydroxide, magnesium citrate,
lactulose, sorbitol, senna, and bisacodyl.
 Thuốc bơm hậu môn: hiệu quả hơn đường uống.
o Phosphate sodium: 30 ml cho trẻ 2 - <5 tuổi; 60 ml cho trẻ 5 -
12 tuổi; 120 ml cho trẻ ≥12 tuổi. Không dùng cho trẻ < 2 tuổi.
o Mineral oil: 60 ml cho trẻ 2 - 12 tuổi; 120 ml cho trẻ ≥12 tuổi.
o Không khuyến cáo thụt tháo bằng: bọt xà phòng, nước máy,
thảo dược.
o Có thể đặt hậu môn với: glycerin ở trẻ nhỏ, bisacodyl ở trẻ lớn.
 Phối hợp thuốc uống và bơm hậu môn:
o PEG 3350 phối hợp với bơm hậu môn bằng phosphate sodium.
o Phối hợp khác: Ngày thứ nhất bơm hậu môn bằng phosphate
sodium, Ngày thứ hai bicosadyl đặt hậu môn, Ngày thứ ba
bicosadyl uống.
 Thuốc nhuận trường: giúp trẻ duy trì thói quen đi tiêu hằng ngày
o PEG 3350 (hiệu quả hơn lactulose và magnesium hydroxide):
liều 0,4 – 0,8g /kg/ ngày ( tối đa 17g / ngày). Thường dùng liều
khởi đầu 4 muỗng cà phê (17g = 3,5 muỗng), sau đó tăng hoặc
giảm ½ - 1 muỗng mỗi ngày cho đến khi dạt được mục tiêu
(phân mềm) (Chứng cứ 2C).
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013
Phác đồ điều trị nhi khoa 2013

More Related Content

What's hot

VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN SoM
 
GIẢI PHẪU XƯƠNG ĐẦU MẶT THẦY PHẠM ĐĂNG DIỆU
GIẢI PHẪU XƯƠNG ĐẦU MẶT THẦY PHẠM ĐĂNG DIỆUGIẢI PHẪU XƯƠNG ĐẦU MẶT THẦY PHẠM ĐĂNG DIỆU
GIẢI PHẪU XƯƠNG ĐẦU MẶT THẦY PHẠM ĐĂNG DIỆUTrần Đương
 
Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấpViêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấpDuongPham153
 
BỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOABỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOASoM
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Great Doctor
 
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINHGIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINHSoM
 
BÀI THUYẾT TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP
BÀI THUYẾT TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP BÀI THUYẾT TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP
BÀI THUYẾT TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP nataliej4
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopangTrnHong
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHSoM
 
Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019
Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019 Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019
Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019 ssuser51532e
 
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIMTÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIMGreat Doctor
 
GIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨIGIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨISoM
 
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinh
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinhCac cong cu ho tro trong y hoc gia dinh
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinhThanh Liem Vo
 
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO BÁT CƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO BÁT CƯƠNGPHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO BÁT CƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO BÁT CƯƠNGSoM
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCHGIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCHSoM
 
Khí quản phế quản-phổi
Khí quản phế quản-phổiKhí quản phế quản-phổi
Khí quản phế quản-phổiKiệm Phan
 
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014atailieuhoctapctump
 

What's hot (20)

VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN VIÊM AMIDAN
VIÊM AMIDAN
 
GIẢI PHẪU XƯƠNG ĐẦU MẶT THẦY PHẠM ĐĂNG DIỆU
GIẢI PHẪU XƯƠNG ĐẦU MẶT THẦY PHẠM ĐĂNG DIỆUGIẢI PHẪU XƯƠNG ĐẦU MẶT THẦY PHẠM ĐĂNG DIỆU
GIẢI PHẪU XƯƠNG ĐẦU MẶT THẦY PHẠM ĐĂNG DIỆU
 
Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấpViêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp
 
BỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOABỆNH ÁN NỘI KHOA
BỆNH ÁN NỘI KHOA
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
 
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINHGIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
GIẢI PHÂU BỆNH HỌC THẦN KINH
 
BÀI THUYẾT TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP
BÀI THUYẾT TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP BÀI THUYẾT TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP
BÀI THUYẾT TRÌNH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 
De i ddnoi.thi hk1dddk2
De i ddnoi.thi hk1dddk2De i ddnoi.thi hk1dddk2
De i ddnoi.thi hk1dddk2
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hop
 
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNHKỸ NĂNG HỎI BỆNH
KỸ NĂNG HỎI BỆNH
 
Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019
Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019 Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019
Kế hoạch chống sốt xuất huyết địa bàn phường Thanh Lương 2019
 
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIMTÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
TÂY Y - KHÁM TIM,ÂM THỔI, HỘI CHỨNG VAN TIM
 
GIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨIGIẢI PHẪU MŨI
GIẢI PHẪU MŨI
 
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinh
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinhCac cong cu ho tro trong y hoc gia dinh
Cac cong cu ho tro trong y hoc gia dinh
 
He sinh duc nu
He sinh duc nuHe sinh duc nu
He sinh duc nu
 
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO BÁT CƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO BÁT CƯƠNGPHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO BÁT CƯƠNG
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO BÁT CƯƠNG
 
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCHGIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIM MẠCH
 
Khí quản phế quản-phổi
Khí quản phế quản-phổiKhí quản phế quản-phổi
Khí quản phế quản-phổi
 
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
[Bài giảng, ngực bụng] phoi t.that 2014a
 

Viewers also liked

Dinh duong va dieu tri
Dinh duong va dieu triDinh duong va dieu tri
Dinh duong va dieu triHung Duong
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnNguyễn Ngọc Khánh
 
Viem giac mac
Viem giac macViem giac mac
Viem giac macPhong Lê
 
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡngBổ sung dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡngCuong Nguyen
 
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTNDinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTNTS DUOC
 
08 chienluocdinhduong2020
08 chienluocdinhduong202008 chienluocdinhduong2020
08 chienluocdinhduong2020TS DUOC
 
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhDinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhTS DUOC
 
Phác đồ điều trị khoa nhi
Phác đồ điều trị khoa nhiPhác đồ điều trị khoa nhi
Phác đồ điều trị khoa nhidocnghia
 
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngVai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngMai Hương Hương
 

Viewers also liked (12)

Dinh duong va dieu tri
Dinh duong va dieu triDinh duong va dieu tri
Dinh duong va dieu tri
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
 
Viem giac mac
Viem giac macViem giac mac
Viem giac mac
 
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
Tác động của truyền thông dinh dưỡng và sử dụng nguồn thực phẩm có sẳn tại đị...
 
Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡngBổ sung dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng
 
Giáo trình thực phẩm chức năng "Dinh dưỡng người"
Giáo trình thực phẩm chức năng "Dinh dưỡng người"Giáo trình thực phẩm chức năng "Dinh dưỡng người"
Giáo trình thực phẩm chức năng "Dinh dưỡng người"
 
Dinh Duong Ok
Dinh Duong OkDinh Duong Ok
Dinh Duong Ok
 
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTNDinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
Dinh Dưỡng An Toàn Thực Phẩm - ĐHTN
 
08 chienluocdinhduong2020
08 chienluocdinhduong202008 chienluocdinhduong2020
08 chienluocdinhduong2020
 
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnhDinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
Dinh dưỡng vệ sinh phòng bệnh
 
Phác đồ điều trị khoa nhi
Phác đồ điều trị khoa nhiPhác đồ điều trị khoa nhi
Phác đồ điều trị khoa nhi
 
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡngVai trò của protein trong dinh dưỡng
Vai trò của protein trong dinh dưỡng
 

Similar to Phác đồ điều trị nhi khoa 2013

Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre emNghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre emLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tếcẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tếSoM
 
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấn
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấnPhác đồ nhiễm nấm xâm lấn
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấnSoM
 
Bs thanh 2015
Bs thanh 2015Bs thanh 2015
Bs thanh 2015ebookedu
 
Nghien cuu ket qua dieu tri benh con ong dong mach bang ibuprofen duong uong
Nghien cuu ket qua dieu tri benh con ong dong mach bang ibuprofen duong uongNghien cuu ket qua dieu tri benh con ong dong mach bang ibuprofen duong uong
Nghien cuu ket qua dieu tri benh con ong dong mach bang ibuprofen duong uongLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân yNội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân ynataliej4
 
POST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANS
POST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANSPOST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANS
POST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANSbuiphuthinh
 
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớnĐối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớnLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buDac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoiViet Nhung Nguyen
 
Các vấn đề sức khỏe của PCOS
Các vấn đề sức khỏe của PCOSCác vấn đề sức khỏe của PCOS
Các vấn đề sức khỏe của PCOSanhvuh0
 
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfHướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfSoM
 
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoaNghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoaLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre emNhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre emLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
K+ số 01 2013
K+ số 01 2013K+ số 01 2013
K+ số 01 2013An Ta
 
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangDanh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat duong an
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat duong anNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat duong an
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat duong anLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nhan xet trieu chung lam sang, can lam sang va thai do xu tri benh tien san giat
Nhan xet trieu chung lam sang, can lam sang va thai do xu tri benh tien san giatNhan xet trieu chung lam sang, can lam sang va thai do xu tri benh tien san giat
Nhan xet trieu chung lam sang, can lam sang va thai do xu tri benh tien san giatLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 (20)

Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre emNghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
Nghien cuu dich te hoc lam sang, can lam sang va can nguyen phuc mac tre em
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quanNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat thuc quan
 
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tếcẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
cẩm nang điều trị sốt xuất huyết bộ y tế
 
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấn
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấnPhác đồ nhiễm nấm xâm lấn
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấn
 
Bs thanh 2015
Bs thanh 2015Bs thanh 2015
Bs thanh 2015
 
Nghien cuu ket qua dieu tri benh con ong dong mach bang ibuprofen duong uong
Nghien cuu ket qua dieu tri benh con ong dong mach bang ibuprofen duong uongNghien cuu ket qua dieu tri benh con ong dong mach bang ibuprofen duong uong
Nghien cuu ket qua dieu tri benh con ong dong mach bang ibuprofen duong uong
 
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
Phác đồ ngoại bệnh viện nhi đồng 2
 
Nội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân yNội khoa cơ sở học viện quân y
Nội khoa cơ sở học viện quân y
 
POST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANS
POST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANSPOST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANS
POST-INFECTIOUS BRONCHIOLITIS OBLITERANS
 
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớnĐối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, kết quả mô bệnh học u nhú thanh quản người lớn
 
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat buDac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
Dac diem lam sang, can lam sang nhiem khuan huyet o benh nhan xo gan mat bu
 
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
 
Các vấn đề sức khỏe của PCOS
Các vấn đề sức khỏe của PCOSCác vấn đề sức khỏe của PCOS
Các vấn đề sức khỏe của PCOS
 
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfHướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
 
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoaNghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
Nghien cuu ket qua hoi suc tich cuc mot so bien chung san khoa
 
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre emNhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
Nhan xet ket qua dieu tri hoi chung than hu tien phat o tre em
 
K+ số 01 2013
K+ số 01 2013K+ số 01 2013
K+ số 01 2013
 
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trangDanh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
Danh gia ket qua phau thuat hartmann dieu tri ung thu dai truc trang
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat duong an
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat duong anNghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat duong an
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va ket qua dieu tri di vat duong an
 
Nhan xet trieu chung lam sang, can lam sang va thai do xu tri benh tien san giat
Nhan xet trieu chung lam sang, can lam sang va thai do xu tri benh tien san giatNhan xet trieu chung lam sang, can lam sang va thai do xu tri benh tien san giat
Nhan xet trieu chung lam sang, can lam sang va thai do xu tri benh tien san giat
 

Recently uploaded

SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấyHongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf2151010465
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxuchihohohoho1
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayHongBiThi1
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hayLây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
Lây - Viêm não.pptx PGS Nhật An cực kỳ hay
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
 

Phác đồ điều trị nhi khoa 2013

  • 1. BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NHI KHOA 2013 (Xuất bản lần thứ tư có sửa chữa, bổ sung) Chủ biên: TS.BS. HÀ MẠNH TUẤN NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 2013 Xuất bản lần thứ 1 - 2004 Xuất bản lần thứ 2 - 2006 Xuất bản lần thứ 3 - 2008 Xuất bản lần thứ 4 - 2013 BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng Phường Bến Nghé Quận I Thành phố Hồ Chí Minh Website: www.benhviennhi.org.vn
  • 2. BAN BIÊN SOẠN Chủ biên: TS.BS. HÀ MẠNH TUẤN ..................................................... Giám Đốc Bệnh viện Hiệu đính: BS. CKII. TRỊNH HỮU TÙNG...................... Trưởng phòng Kế Hoạch Tổng Hợp BS. CKI. NGUYỄN ANH TUẤN.................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp Trình bày: TRẦN TUẤN ANH .....................................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp TỪ NGUYỆT ANH ....................................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp LƯU THỊ MỸ DUYÊN................................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp ĐOÀN THỊ MỸ LINH .................................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp NGUYỄN QUỲNH NHƯ............................................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp NGUYỄN LƯƠNG HUYỀN TRÂN............................Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp CỘNG TÁC VIÊN BS.CKI TRẦN ĐẮC NGUYÊN ANH ThS.BS. NGUYỄN THỊ KIM ANH BS.CKI TRẦN ANH BS.CKI. VÕ QUỐC BẢO BS. HUỲNH THỊ NGỌC BÍCH BS.CKII. PHẠM LÊ THANH BÌNH BS. LƯU THANH BÌNH ThS.BS NGUYỄN THÀNH DANH BS.CKII HUỲNH TRỌNG DÂN BS.CKI NGUYỄN THỊ MỸ DIỆP TS.BS ĐOÀN THỊ NGỌC DIỆP BS NGUYỄN THU DUNG BS.CKI. PHẠM MAI ĐẰNG BS.CKII. NGUYỄN VĂN ĐÔNG BS.CKI BÙI VĂN ĐỠ ThS .BS. NGUYỄN THỊ LONG GIANG ThS BS. LÊ HỒNG HÀ ThS.BS. NGUYỄN THANH HẢI BS.CKII NGUYỄN THỊ THU HẬU TS BS. TRẦN THỊ MỘNG HIỆP BS.CKII. NGUYỄN THIỆN HOẰNG TS.BS. PHẠM THỊ MINH HỒNG ThS.BS. TRẦN QUỲNH HƯƠNG BS.CKI. CAO NGỌC HƯƠNG BS.CKII. ĐẶNG THỊ KIM HUYÊN BS. VÕ HOÀNG KHOA BS. HUỲNH THỊ THÚY KIỀU BS.CKI. PHẠM TUẤN KHÔI ThS.BS. NGUYỄN THỊ MAI LAN PGS.TS.BS. NGUYỄN THỊ THANH LAN ThS BS. GIANG TRẦN PHƯƠNG LINH BS.CKI. HOÀNG NGUYÊN LỘC BS.CKI. NGUYỄN VĂN LỘC ThS.BS. TRẦN THỊ THU LOAN ThS.BS. TRƯƠNG BÁ LƯU ThS.BS. NGUYỄN HUY LUÂN BS.CKI. HUỲNH KHẮC LUÂN BS.CKI. NGUYỂN THỊ HỒNG LOAN ThS.BS. MAI QUANG HUỲNH MAI BS.CKII QUÁCH NGỌC MINH ThS.BS. NGUYỄN TRẦN NAM BS.CKI ĐINH THỊ CẨM NHUNG BS.CKI.NGUYỄN HUỲNH BẢO NGÂN ThS .BS.TRẦN THỊ KIM NGÂN ThS.BS. TĂNG LÊ CHÂU NGỌC BS.CKII. NGUYỄN MINH NGỌC Ths.BS. NGUYỄN THỊ KIM NHI BS.CKI. VŨ HIỆP PHÁT BS. DƯƠNG NGỌC PHÔI
  • 3. BS. NGUYỄN ĐÌNH QUI BS.CKII. HOÀNG NGỌC QUÝ ThS.BS. HUỲNH THỊ VŨ QUỲNH BS.CKII. PHẠM THỊ MINH RẠNG ThS.BS. TỐNG THANH SƠN ThS.BS. THẠCH LỄ TÍN TS BS.CKII.PHẠM THỊ NGỌC TUYẾT BS.CKI LÊ THỊ THẢO BS.CKII NGUYỄN THỊ THANH BS. HUỲNH MINH THÂM BS.CKI. NGUYỄN THỊ HỒNG THÊ BS.CKI NGUYỄN TƯỜNG THI ThS.BS. HỒ THỊ KIM THOA ThS.BS. PHAN THÀNH THỌ ThS.BS. HUỲNH MINH THU BS.CKI. PHẠM MINH THU BS.CKI. NGUYỄN THỊ THANH THÙY BS. TRẦN THỊ THÚY ThS.BS. HOÀNG THỊ DIỄM THÚY BS.CKI. LÊ THỊ THANH THỦY BS.CKI THÁI THANH THỦY BS. NGUYỄN THỊ THU THỦY ThS .BS. NGÔ THỊ THU THỦY ThS.BS. BÙI NGUYỄN ĐOAN THƯ BS.CKI. CAO MINH THỨC ThS.BS. TRƯƠNG MỸ HẠNH TRÂM BS.CKI PHAN THỊ THU TRANG BS.CKI. LÊ NGUYỄN NHẬT TRUNG BS.CKI LƯU ĐÌNH TRỨ BS. CKII. TRỊNH HỮU TÙNG BS. NGUYỄN CẨM TÚ BS.CKII NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT BS.CKI. NGUYỄN ĐÌNH VĂN TS.BS.CKII. LÊ THỊ KHÁNH VÂN BS. TRẦN THỊ KIM VÂN BS.CKI VÕ THỊ VÂN BS.CKI. TRẦN THU VÂN ThS.BS. ĐỖ CHÂU VIỆT ThS.BS. NGUYỄN MINH TRÍ VIỆT BS.CKI. HỒ LỮ VIỆT ThS.BS. NGUYỄN DIỆU VINH BS. NGUYỄN HỮU THỤY VY TỔ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC & Y HỌC CHỨNG CỨ 1. BS.CKII. TRỊNH HỮU TÙNG 2. BS.CKI. HỒ LỮ VIỆT 3. BS.CKI LÊ NGUYỄN NHẬT TRUNG 4. ThS.BS NGUYỄN TRẦN NAM
  • 4. LỜI NÓI ĐẦU Trong thiên niên kỷ mới từ đầu thế kỷ 21, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật trên mọi lĩnh vực ngành nghề như tin học, y học, khoa học cơ bản … cùng với những thành tựu đạt được trong nghiên cứu về vi sinh học, sinh lý bệnh học, miễn dịch học, đặc biệt là di truyền học đã đem lại nhiều tiến bộ to lớn cho ngành Y, mà Nhi khoa là ngành được tận hưởng những ứng dụng này trong việc chẩn đoán các bệnh lý bẩm sinh di truyền. Đặc điểm của chuyên ngành Nhi khoa là phải chạy đua với thời gian, phải xử trí chính xác trong mọi tình huống; một sai sót dù rất nhỏ sẽ đem lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cả một thế hệ tương lai. Phác đồ Điều trị của Bệnh viện là một trong ba tài liệu quan trọng không thể thiếu để đánh giá chất lượng hoạt động theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008 mà Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được tổ chức Intertek công nhận trong năm 2011 vừa qua. Sau ba lần xuất bản, “Phác đồ Điều trị Bệnh viện Nhi đồng 2 - 2013”, ấn bản lần thứ tư này, đã được viết lại và chỉnh sửa để hoàn thiện hơn, theo hướng tiếp cận và áp dụng y học chứng cứ trong chẩn đoán và điều trị. Đây là công trình tập hợp trí tuệ của tập thể các Bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2, với sự hợp tác tham gia của các Giảng viên Bộ Môn Nhi Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh, Phác đồ đã được cập nhật những kiến thức mới. Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn TTND.BS.Bạch Văn Cam (nguyên Trưởng khối Hồi sức Cấp cứu – BV Nhi đồng 1), PGS.TS.BS.Phạm Thị Minh Hồng (Phó Trưởng khoa Y, Phó Chủ nhiêm BM Nhi Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh), TTƯT.PGS.TS.BS.Vũ Minh Phúc (Chủ nhiêm BM Nhi Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh) đã dành thời gian quý báu để xem và góp ý cho Phác đồ Điều trị của bệnh viện chúng tôi. Hy vọng tập sách nhỏ này sẽ là người bạn đồng hành, luôn luôn gắn bó với các Bác sĩ, Sinh viên y khoa trong công tác chuyên môn hàng ngày. Ấn bản lần thứ tư này được biên soạn với nhiều nỗ lực, cập nhập hóa các kíên thức mới một cách thận trọng, nhưng chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong sự góp ý của Quí đồng nghiệp, để lần ấn hành sau được hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 09 năm 2013 GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TTƯT.TS.BS.HÀ MẠNH TUẤN
  • 5. 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. CHƯƠNG I: Tổng quát–Các triệu chứng và hội chứng 1. Sốt ở trẻ em 2. Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em 3. Tiếp cận chẩn đoán ói 4. Co giật ở trẻ em 5. Gan to 6. Lách to 7. Hạch to 8. Tiểu máu 9. Tiểu đục ở trẻ em 10. Ngất 11. Đau ngực 12. Đau khớp 13. Đau đầu ở trẻ em - Đau đầu Migrain 14. Ho-Ho kéo dài 15. Ho ra máu 16. Tiếp cận thở rít, khò khè 17. Hội chứng yếu liệt ở trẻ em 18. Hội chứng tăng áp lực nội sọ 19. Đau bụng cấp tính 20. Đau bụng mạn tính 21. Táo bón 2. CHƯƠNG II: Hồi sức – Cấp cứu – Tai nạn – Ngộ độc 22. Cấp cứu hô hấp, tuần hoàn cơ bản và nâng cao 23. Suy hô hấp cấp trẻ em 24. Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp 25. Phù phổi cấp 26. Dị vật đường thở 27. Sốc 28. Sốc phản vệ và các phản ứng dị ứng khác 29. Rối loạn nước - điện giải 30. Rối loạn kiềm - toan 31. Hôn mê 32. Suy gan cấp - Hôn mê gan
  • 6. 2 33. Hạ đường huyết 34. Hạ calci máu 35. Ngạt nước 36. Rắn cắn 37. Ong đốt 38. Điện giật 39. Xử trí đa chấn thương ở trẻ em 40. Ngộ độc cấp ở trẻ em 41. Ngộ độc acetaminophen 42. Ngộ độc thuốc trừ sâu rầy 43. Ngộ độc thuốc diệt cỏ (paraquat) 44. Ngộ độc thuốc gây nghiện 45. Ngộ độc salicylates 3. CHƯƠNG III: Sơ sinh 46. Hướng dẫn chung chuyển viện an toàn trẻ sơ sinh có vấn đề cấp cứu nội ngoại khoa 47. Nhiễm trùng huyết sơ sinh 48. Suy hô hấp sơ sinh 49. Viêm phổi sơ sinh 50. Xuất huyết não – màng não sơ sinh 51. Viêm màng não vi trùng sơ sinh 52. Vàng da tăng Bilirubin gián tiếp 53. Vàng da tăng Bilirubin trực tiếp 54. Co giật sơ sinh 55. Hạ đường huyết sơ sinh 56. Chăm sóc sơ sinh cực non tháng 57. Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần sơ sinh 58. Nhiểm trùng bào thai 59. Rối loạn điện giải sơ sinh 60. Loạn sản phế quản phổi 61. Viêm ruột hoại tử sơ sinh 4. CHƯƠNG IV: Hô hấp 62. Viêm phế quản 63. Viêm thanh quản cấp 64. Suyễn 65. Khó thở thanh quản 66. Viêm tiểu phế quản
  • 7. 3 67. Viêm phổi 68. Viêm phổi hít . 69. Ap xe phổi 70. Tràn dịch màng phổi 71. Tràn khí màng phổi 72. Tràn mủ màng phổi 73. Soi phế quản chẩn đoán bằng ống soi mềm ở trẻ em 5. CHƯƠNG V: Tim mạch 74. Suy tim 75. Cơn tím 76. Cao huyết áp nặng 77. Cao áp phổi 78. Các bệnh tim bẩm sinh không tím không có shunt trái - phải 79. Các bệnh tim bẩm sinh không tím với shunt trái - phải 80. Bệnh cơ tim 81. Thấp khớp cấp 82. Bệnh viêm động mạch Takayasu 83. Bệnh Kawasaki 84. Tràn dịch màng tim 85. Viêm nội tâm mạc nhiểm trùng 86. Nhịp nhanh kịch phát trên thất 87. Nhịp nhanh thất 88. Nhịp chậm 89. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên 90. Đột tử do nguyên nhân tim mạch ở trẻ em 6. CHƯƠNG VI: Tiêu hóa 91. Tiêu chảy cấp 92. Tiêu chảy kéo dài 93. Viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori 94. Trào ngược dạ dày – thực quản 95. Xuất huyết tiêu hóa 96. Viêm tụy cấp 97. Bệnh lý viêm ruột mạn (Crohn, Viêm loét đại tràng) 98. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột 99. Ói tái diễn 100. Tăng áp cửa 101. Nội soi tiêu hóa: chỉ định, chuẩn bị BN
  • 8. 4 102. Viêm gan 103. Hội chứng lỵ 104. Bệnh gan mạn 105. Teo đường mật 106. Vàng da ứ mật 7. CHƯƠNG VII: Thần kinh 107. Bệnh nhược cơ 108. Hội chứng Guillain – Barré 109. Động kinh 110. Viêm não tủy hậu nhiễm 111. Teo cơ tủy sống (SMA) 8. CHƯƠNG VIII: Thận 112. Hội chứng thận hư 113. Viêm cầu thận cấp hậu nhiểm trùng 114. Nhiễm trùng tiểu 115. Viêm thận Lupus ở trẻ em 116. Ban xuất huyết dạng thấp 117. Tổn thương thận cấp 118. Điều trị bảo tồn suy thận mạn 119. Hội chứng tán huyết urê huyết cao 120. Tiểu dầm khi ngủ 9. CHƯƠNG IX: Nội tiết 121. Suy giáp 122. Cường giáp 123. Tiểu đường ở trẻ em 124. Nhiểm toan Ceton trong tiểu đường 125. Đái tháo nhạt 126. Suy thượng thận 127. Dậy thì sớm 10. CHƯƠNG X: Huyết học 128. Thiếu máu 129. Thiếu máu thiếu sắt 130. Thiếu máu huyết tán miễn dịch 131. Thalassemia 132. Hemophilia 133. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch 134. Suy tủy
  • 9. 5 135. Hội chứng thực bào máu 136. Truyền chế phẩm của máu. Tai biến truyền máu 11. CHƯƠNG XI: Bệnh truyền nhiễm 137. Viêm màng não mủ 138. Nhiễm não mô cầu tối cấp 139. Viêm màng não vô khuẩn 140. Viêm não cấp 141. Bệnh tay chân miệng 142. Bệnh thương hàn 143. Bệnh ho gà 144. Bệnh thủy đậu 145. Bệnh quai bị 146. Bệnh Rubella 147. Viêm gan siêu vi 148. Cúm 149. Nhiễm Cytomegalo virus 150. Nhiễm Epstein Bar virus 151. Sởi 152. Nhiễm HIV/AIDS 153. Sốt rét 154. Sốt xuất huyết Dengue 12. CHƯƠNG XII: Bệnh lý da 155. Viêm da dị ứng 156. Bệnh chàm ở trẻ em 157. Nhiễm trùng da và mô mềm 158. Viêm mô tế bào 159. Hội chứng Stevens – Johnson và hoại tử thượng bì nhiểm độc 13. CHƯƠNG XIII: Dinh dưỡng 160. Thiếu Vitamine A 161. Bệnh còi xương do thiếu vitamin D 162. Béo phì trẻ em 163. Biếng ăn 164. Nuôi ăn qua ống thông dạ dày 165. Dinh dưỡng qua tĩnh mạch 166. Chế độ ăn điều trị 14. CHƯƠNG XIV: Bệnh chuyển hóa
  • 10. 6 167. Bệnh lý chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ em 15. CHƯƠNG XV: Phát triển sức khỏe 168. Một số rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em 169. Lịch tiêm chủng 170. Phản ứng sau tiêm chủng 16 . CHƯƠNG XVI: Chuyên khoa lẻ 172. Viêm họng 173. Viêm amidan 174. Viêm nướu miệng herpes 175. Viêm xoang 176. Viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng 177. Viêm tai giữa cấp trẻ em 178. Viêm kết mạc 179. Viêm loét giác mạc do siêu vi 180. Viêm loét giác mạc do vi khuẩn 181. Viêm loét giác mạc do nấm 182. Chắp lẹo 184. Đục thủy tinh thể bẩm sinh 185. Chăm sóc răng trẻ em và phòng ngừa sâu răng 17. PHỤ LỤC 186. Liều lượng các thuốc dùng trong hồi sức nhi 187. Liều lượng kháng sinh dùng trong suy thận 188. Trang bị túi cấp cứu 189. Hằng số sinh học theo lứa tuổi 190. Các bảng, biểu phát triển chiều cao, cân nặng lý tưởng, diện tích da,.... TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A guide to Neonatal Intensive Care, 1992. 2. A Practical Guide to Pediatric Intensive Care, 1990, 3rd ed. 3. Adult and pediatric Urology, 1996, 3rd ed. 4. American Academy of Pediatrics Committee on Children with Disabilities, 2001, The pediatrician’s role in the diagnosis and management of autistic spectrum disorder in children, Pediatrics, 107:85. 5. Annne H. Rowley, Standford T. Shulman, 2007, “Kawasaki Disease”. Nelson Textbook of Pediatrics18th ed.Saunders Elservier: pp 1.036 – 1.042. 6. Angelika Kindermann, Ana I. Lopes. Helicobacter pylori Infection in Pediatrics. Helicobacter 2009, 14:52-57 7. Bài giảng nhi khoa Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. 8. Bài giảng nhi khoa Đại học Y Dược Y Hà Nội 2004. 9. Bệnh học Tai Mũi họng – GS.TS Ngô Ngọc Liễu 10.Beck CE, Nathan Pc, Parkin Pc, et al, 2005, Corticosteroids versus intravenous immune globulin for the treatment of acute immune thrombocytopenic purpura in children: a systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials, J Pediatr, 147(4), p. 521-527. 11.Bolger W.E., Kennedy D.W., Changing concept in chronic sinusitis Hospital Practice, 1992, 30: 20-28. 12.Britis guidelines for the management of pleural infection in children. 2005, Thorax, 60(suppl I),10.1136. 13.British Thoracic Society Guidelines for Management of Community Acquired Pneumonia in Children: Update 2011. 14.Blood Disease of Infancy and Childhood, 1995, Mosby. 15.Các sang thương mô mềm vùng miệng ở Trẻ Em, bộ môn Răng Trẻ Em Khoa Răng Hàm Mặt Đại Học Y Dược. 16.Các bệnh dị ứng da do thuốc nặng, các hội chứng Stevens-Johnson, Lyell, Dress và quản lý điều trị, Hen và Miễn dịch dị ứng, phần 3, AFVP, TpHCM 01 – 06/11/2010. 17.Cardiovascular Therapeutics, 1996, W. B. Saunders. 18.Cindy Neunert, Wendy Lim, Mark Crowther, 2010, Clinical guideline update on Immune thrombocytopenia: an evidence based practice guideline developed by the American Society of Hematology. 19.C Philip Steuber, 2011, Treatment and prognosis of immune (idiopathic) thrombocytopenic purpura in children. 20.Chris P.J, 2007, Identification and evaluation of children with autism spectrum disorders, Pediatrics, 120:1183-1215. 21.Clinical Hematology,2002, 10th ed, Williams and Wilkins. 22.Clinical Manual of Emergency Pediatrics, 1997, 3rd ed, McGraw-Hill. 23.Clinical Pediatric Gastroenterology, 1998, Churchill Livingtone, U.U.A. 24.Clinical Pediatric Neurology, 1997, 3rd ed, W.B Saundezs.
  • 12. 25.Current Emergency Diagnosis and Treatment, 2004, 3rd ed, Appleton and Lange, Stanford. 26.Current Pediatric Diagnosis and Treatment, 2008, 14th ed, Appleton and Lange, Stanford. 27.Dengue Haemorrhagic Fever: Diagnosis, Treatment, Prevention and Control, 1997, Revise 2002, WHO, Geneva. 28.Drew Provan, Roberto Stasi, Adrian C. Newland et al, 2010, International consensus report on the investigation and management of primary immune thrombocytopenia, Blood, Volume 115, Number 2 29.Danna Tauber, 2008, Abnormalities of the pleural space. Pediatric respiratory medicine- Mosby Elsevier, 2nd ed, 989-97. 30.Emergency Medicine, 2000, 5th ed, Mc GrawHill. 31.Endocrinology and metabolism, 1999, 3rd ed, Mc GrawHill. 32.Essential Haematology, 2001. 33.Essentials of Pediatric Intensive Care, 1990. 34.Evidence Based Pediatrics and Child Health, 2004, BMJ Book. 35.Fishman’s Pulmonary diseases and Disorders, 1998, 3rd ed, MC GrawHill. 36.Foundations of Respiratory care, 1992, D.J. Pierson, R.M. Kacmarek, Chuchill Livingstone. 37.Gates G.A, Muntz H.R, Gaylis B.G, 1992, Adenodectomy and otitis media, Annals of Otolaryngology, Rhinology and Laryngology, 101: 24-32. 38.Gastroenterology, 1997, W.B. Saunders Company. 39.Gold BD, Colletti RB, Abbott M, et al, 2000, North American Society for Pediatric Gastroenterology and Nutrition. Helicobacter pylori infection in children: recommendations for diagnosis and treatment. J Pediatr Gastroenterol Nutr, 31:490–7. 40.Glenna B. Winnie, 2007, Pleurisy, Pleural effusions,and Empyema, Nelson, 18th edition 41.Giáo trình nhãn khoa – Bộ môn Mắt – Đại học Y dược Tp.HCM. 42.Giorgina MV, Nedim H, 2006, Biliary atresia and neonatal disorders of the bile ducts. Pediatric Gastrointestinal and Liver Disease, 59: 870-879 43.GINA Report, Global Strategy for Asthma Management and Prevention - 2009 44.Guideline on the Management of Asthma 2009 - British Thoracic Society 45.Handbook of pediatrics, 2004, Appleton and Lange. 46.Handbook of Advanced Pediatric Life Support, 2000, 2nd ed, Mosby. 47.Heart Disease: A textbook of Cardiovascular Medicine, 2001, 6th ed, W.B. Saunders. 48.Heart Diseases in Infant, Children and Adolescents, 1995, 5th ed, William and Wilkins. 49.Hematology of Infancy and childhood, 2003, 6th ed, W.B. Saunders Company. 50.Immunologic Disorders in Infants and Children, 1996, 4th ed, Saunders, Philadelphia.
  • 13. 51.Integrated management of Childhood Illness, 1999, Model IMCI Handbook, WHO. 52.Janet S. Soul, Intracranial Hemorrhage and Periventricular Leukomalacia, Manual of Neonatal Care, 6th ed, Lippincott Williams & Wilkins 53. Jane W. Newburger, Masato Takahashi , 2008, Kawasaki Disease, In Moss and Adams’ Heart disease in Infants, Children, and Adolescents including the Fetus and Young Adult” 7th Ed. Lippincott Williams and Wilkins: pp 1.242-1.256 54. Jane W. Newburger, Masato Takahashi, Michael A. Gerber, 2004, Diagnosis, Treatment, and Long-Term Management of Kawasaki Disease: A Statement for Health Professionals From the Committee on Rheumatic Fever, Endocarditis and Kawasaki Disease, Council on Cardiovascular Disease in the Young, American Heart Association, Circulation, 110: pp 2747-2771. 55.J.M. Saudubray. Maladies du metabolisme. Precis de Pediatrie -1996-Doin edit Kendig’s Disorders of the Respiratory Tract in children 2006 56.Kendig s Disorders of the Respiratory tract in children, 1998, W B Saunders Company, Philadelphia 57.L. Arturo Batres Benjamin D. Gold, 2006, Helicobacter pylori infection, Burg: Current Pediatric Therapy, 18th ed. 58.Linda S. de Vries, 2006 Mosby, Intracranial Hemorrhage, Fanaroff and Martin's Neonatal-Perinatal Medicine, 8th ed, . 59.Lisa M. Adcock, Clinical manifestations and diagnosis of intraventricular hemorrhage in the newborn, UptoDate 19.2 60.Lisa M. Adcock, Management and complications of intraventricular hemorrhage in the newborn, UptoDate 19.2 61.M. L. Casselbrant, E. M. Mandel, 1996, Acute and Chronic Otitis Media, Pediatric otolaryngology to the general otolaryngologist, 239-247. 62.Malfertheiner P, Mégraud F, O‘Morain C, et al, 2007, Current concepts in the management of Helicobacter pylori infection: the Maastricht III Consensus Report, Gut , 56:772–81. 63.Management of the child with a serious infection of severe malnutrition: Severe persistent diarrhea, 1997, WHO. 64.Manual of endocrinology and metabolism, 1998, 2nd ed, London Little Brown. 65.Manual of Neonatal Care, 6th Edition, 2008 66.Manual of Pediatric Hematology and Oncology 2010 67.Mark Montgomery, 2006, Disorder of pleura, Kendig’s. 68.Mark B.D., 2007, Adverse Reactions to Drugs, Kliegman, Nelson Textbook of Pediatrics, 18th Edition, Chapter 151. 69.Manual of Meatbolic Paediatrics, 2004, Schattauer. 70.Nhãn khoa lâm sàng – Đại học Y Hà Nội . 71.Neonatology, 2004, 5th Edition. 72.Neonatal- Perinatal Medicine, Diseases of Fetus and Infant, 8th Edition, 2007. 73.Neonatal Decision Making, Edition, 1993. 74.Nhi Khoa , 2006, Nhà xuất bản y học, chi nhánh TP Hồ Chí Minh
  • 14. 75.Otolaryngology HNS, 4th Ed.Volum 4. 76.Phác đồ điều trị Bệnh Tai Mũi Họng , BV Tai Mũi Họng 77.Phác đồ điều trị nhi khoa Bệnh viện Nhi Đồng 1,2009 78.P. De Lonlay. Urgences metaboliques neonatales. Encyclopedie chirurgico- medicale. 2012. 4-049-K-30. 79.Pediatric Otolarygorogy Cotolaryngology Cummieng , 2004. 80.Pediatric Dosage Handbook, 2001, 7th ed. 81.Pediatric Emergency Medicine, 1996, 1st ed, McGrawHill. 82.Pediatric Gastrointestinal Disease, 2004, 2nd ed, Mosby, USA. 83.Pediatric Nephrology, 1999, 4th ed, Lippincott William and Wilkins. 84.Pediatric cardiovascular medicine, 2000, 1st ed, Churchill Livingstone. 85.Principles of internal medicine, 1998, Harrison. 86.Principles of Neurology, 1998. 87.Rowland M, Bourke B, Drumm B. Gastritis, 2004, Helicobacter pylori and peptic ulcer disease, Pediatric gastrointestinal disease: pathophysiology, diagnosis, management, 4th edition. 88.Sang thương chợt loét vùng miệng – BS Võ Đắc Tuyến bộ môn Bệnh Học Miệng 89.Samra S. Blanchard Steven J. Czinn, 2007, Peptic Ulcer Disease in Children, Kliegman: Nelson Textbook of Pediatrics, 18th ed. 90.Stephanie HA, 2006, Approach to neonatal cholestasis, Uptodate 19.2 91.Stevens-Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis - UpToDate 18.3 92.Textbook of Pediatrics , 2010, Nelson, 19th ed. 93.Textbook of Pediatric Infectious Diseases, 1998, 4th ed, W.B. Saunders Company. 94.The Expert Panel Report 3 (EPR–3) Full Report 2007: Guidelines for the Diagnosis and Management of Asthma (National Heart, Lung, and Blood Institute) 95.The Pediatric Cardiology, 1997, 2nd ed, Mosby. 96.The Science and Practice of Pediatric Cardiology, 1998, 2nd ed, William and Wilkins. 97.Toxicologic Emergencies, 1990, 4th ed. 98.Up to date 2011, Pediatric respiratory medicine- Mosby Elsevier, Second edition, 2008, 989-97. 99.V. Reid. Sutton, Overview of the evaluation of inborn errors of metabolism in children, Up-to- date 2012. 100. Vicky LN, 2006, Neonatal hepatitis, Pediatric Gastrointestinal and Liver Disease; 58: 852-868 101. Virginia M, Deborah KF, 2004, Guideline for the evaluation of cholestatic jaundice in infants: recommendations of the North American Society for pediatric gastroenterology, hepatology and nutrition, J of Ped Gastroentero Nutr;39: 115- 128.
  • 15. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 1 ĐAU BỤNG CẤP I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Định nghĩa: Đau bụng cấp là triệu chứng đau vùng bụng, thường xảy ra đột ngột. Đây là một lý do rất thường gặp đưa trẻ đến khám tại bệnh viện. Đau bụng cấp là một triệu chứng không đặc hiệu và liên quan đến rất nhiều nguyên nhân. Mặc dù nhiều nguyên nhân của đau bụng cấp là lành tính, nhưng một số đòi hỏi phải chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong. 2. Nguyên nhân: - Hệ tiêu hóa: viêm dạ dày – ruột, viêm ruột thừa, viêm hạch mạc treo, viêm phúc mạc, viêm túi thừa Meckel, viêm ruột, táo bón, chấn thương bụng, tắc ruột, ngộ độc thực phẩm. loét dạ dày, bất dung nạp lactose. - Các rối loạn hệ gan – lách – đường mật: viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, nhồi máu lách, Vỡ lách, viêm tụy… - Hệ tiết niệu – sinh dục: nhiễm trùng đường niệu, sỏi niệu, đau bụng kinh, hội chứng Mittelschmerz, bệnh viêm vùng chậu, dọa xảy thai, thai ngoài tử cung, xoắn tinh hoàn, xoắn buồng trứng… - Rối loạn chuyển hóa: Nhiễm ketoacid trên bệnh nhân tiểu đường, hạ đường huyết, Porphyrin niệu, suy thượng thận cấp - Rối loạn huyết học: Thiếu hồng cầu liềm, hội chứng tán huyết u-rê máu cao, ban xuất huyết Henoch- Schưnlein. - Thuốc và độc tố: Erythromycin, Salicylates, ngộ độc chì, độc tố côn trùng. - Nguyên nhân phổi: Viêm phổi, tràn dịch màng phổi vùng hoành. - Nguyên nhân khác: Đau bụng do cơn co thắt ruột ở trẻ nhỏ, đau bụng chức năng, viêm họng, phù mạch máu – thần kinh. II. LÂM SÀNG: 1. Hỏi bệnh sử: - Tuổi: là một chìa khóa quan trọng lượng giá nguyên nhân. Tần suất bệnh và triệu chứng thay đổi rất nhiều theo lứa tuổi (bảng). - Kiểu đau: trẻ nhỏ thường không thể miêu tả chính xác bằng lời triệu chứng và vị trí đau. Tuy nhiên, trên bất kỳ trẻ nào bị đau vùng hố chậu phải đều phải nghi ngờ viêm ruột thừa. - Chấn thương gần đây: cần hỏi kỹ trẻ (nếu được), người giữ trẻ về các tình huống mới bị chấn thương trong thời gian khoảng vài ngày trở lại. - Yếu tố giảm đau: đau từng cơn thường có nguồn gốc đại tràng, giảm đau sau khi nôn thường có nguyên nhân quanh đoạn dạ dày – ruột non. - Triệu chứng đi kèm: + Tiêu chảy hay gặp trong viêm dạ dày – ruột, ngộ độc thức ăn. Đau bụng, tiêu chảy, trong phân có máu hướng nghĩ đến nguyên nhân viêm, nhiễm trùng tiêu hóa, lồng ruột. Đau bụng kèm bí trung, đại tiện có thể do tắc ruột. + Thay đổi tính chất đi tiểu như: tiểu lắt nhắt, tiểu khó, nước tiểu hôi gợi ý nhiễm trùng tiểu.
  • 16. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 2 + Ho, thở nhanh, đau ngực chỉ điểm một tổn thương trong lồng ngực. + Khát nhiều, tiểu nhiều gợi ý tiểu đường. + Đau khớp, phát ban: ban xuất huyết Henoch-Schưnlein. + Tiền sử phụ khoa: ở trẻ gái tuổi vị thành niên, cần khai thác tiền căn phụ khoa: chu kỳ kinh, huyết trắng, sinh hoạt tình dục và sử dụng các biện pháp ngừa thai. Đau khởi đầu đột ngột giữa chu kỳ trong khoảng thời gian ngắn gợi ý hội chứng Mittelschmerz. Đau bụng kèm huyết trắng có thể do bệnh lý viêm vùng chậu. Đau bụng kèm mất kinh có thể do thai ngoài tử cung, dọa xảy thai. + Tiền sử sức khỏe: nên tìm hiểu tiền sử các lần nhập viện và các đợt bệnh quan trọng trước đây như: phẫu thuật (có thể dùng để loại trừ một vài nguyên nhân, nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ các nguyên nhân khác như tắt ruột do dính,…), đau nhiều lần tương tự (gợi ý một bệnh lý tái diễn). + Thuốc đang dùng: một số thuốc có thể gây đau bụng (liệt kê ở phần nguyên nhân). 2. Triệu chứng thực thể: - Sinh hiệu: Sốt là dấu chỉ điểm tình trạng viêm hay nhiễm trùng. Mạch nhanh, huyết áp hạ gợi ý bệnh lý làm giảm thể tích máu lưu thông. Huyết áp tăng có thể gặp trong ban xuất huyết Henoch-Schưnle hay hội chứng tán huyết u rê máu cao. Nhịp thở Kussmaul có thể gặp trong nhiễm ketoacid trên bệnh nhân tiểu đường. - Khám bụng: Quan sát bụng di chuyển theo nhịp nhở. Sau đó đề nghị trẻ dùng một ngón tay chỉ vùng đau nhiều nhất trên bụng. Khám tìm các vị trí đau đặc biệt (hố chậu phải,…), các khối hay tạng to ra, dấu đề kháng, gồng cứng bụng. - Khám trực tràng và vùng chậu: Khám trực tràng cung cấp nhiều thông tin hữu ích về trương lực cơ vòng, khối u, phân, máu trong phân. Khám bộ phận sinh dục ngoài, trên bé trai, có thể phát hiện bất thường dương vật hay tinh hoàn; trên bé gái, dịch âm đạo, teo âm đạo hay màng trinh không lỗ. - Khám tìm các dấu hiệu khác: Vàng da gợi ý tán huyết, bệnh lý gan mật. Dấu Murphy (+) nghi ngờ viêm túi mật. Ban xuất huyết kèm đau khớp gợi ý ban xuất huyết Henoch-Scholein. III. CẬN LÂM SÀNG: Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện tùy thuộc vào triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nhân. - Huyết đồ: đánh giá tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng. - Tổng phân tích nước tiểu: có thể giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng niệu, sỏi và các bất thường khác: máu, đạm niệu cao,… - Siêu âm: khi nghi ngờ lồng ruột. - Chụp bụng đứng: nếu nghĩ đến nguyên nhân tắt ruột, thủng tạng rỗng. - X-quang ngực: có ích để loại trừ viêm phổi. IV. CHẨN ĐOÁN:
  • 17. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 3 Hầu hết các đau bụng cấp có thể được chẩn đoán dựa trên hỏi bệnh sử cẩn thận, thăm khám lâm sàng và thực hiện một số cận lâm sàng cơ bản. V. ĐIỀU TRỊ: Điều trị tùy thuộc nguyên nhân đau bụng cấp. Cần tránh sử dụng thuốc giảm đau khi nguyên nhân đau bụng cấp còn chưa rõ ràng vì sẽ làm khó khăn trong theo dõi diễn tiến bệnh. Lưu đồ lượng giá lâm sàng Đau bụ ng bên trái Đau bụ ng vùng giữa sang bên phả i Chấ n thương Táo bón Xoắ n buồ ng trứng/tinh hoàn HC Mittenschmerz Tìm dấ u chấ n thương, ngược đ ãi Viêm ruộ t thừa Xoắ n buồ ng trứng/tinh hoàn Viêm hạ ch mạ c treo HC Mittenschmerz Ngộ đ ộ c thức ă n Viêm dạ dày ruộ t Bệ nh lý viêm vùng chậ u Thai ngoài tử cung Ban xuấ t huyế t Henoch-Schưnlein Hộ i chứng tán huyế t u-rê huyế t cao Viêm ruộ t Ban xuấ t huyế t Henoch-Schưnlein Hộ i chứng tán huyế t u-rê máu cao Viêm dạ dày - ruộ t Sỏ i thậ n Chấ n thương thậ n Nhiễ m trùng tiể u Ruộ t xoay bấ t toàn Lồ ng ruộ t Xoắ n ruộ t Cơn tán huyế t hồ ng cầ u liề m Nhiề u người trong nhà cùng mắ c bệ nh Hoạ t đ ộ ng tình dụ c Da xanh / ban xuấ t huyế t Phân có máu Tiể u ra máu Dấ u tắ c nghẽ n Hộ i ý và theo dõi có có Dấ u chứng thiế u máu hồ ng cầ u hình liề m Nhiễ m trùng tiể u Viêm họ ng Viêm dạ dày – ruộ t Viêm hạ ch mạ c treo Viêm phổ i Viêm ruộ t thừa Bệ nh lý viêm vùng chậ u có có có có có có có có có không Số t không không không không không không không không không không
  • 18. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 1 ĐAU ĐẦU Ở TRẺ EM I. ĐẠI CƢƠNG - Đau đầu là triê ̣u chứ ng rất thường gă ̣p trong thực hành y khoa. - Tỷ lệ hiện mắc đau đầu ở trẻ em khoảng 11% ở độ tuổi đến trường 5-15 tuổi. - Theo đi ̣nh nghĩa, đau đầu là cảm giác đau vùng đầu và cảm giác đau này không có sự phân bố theo các vùng cảm giác thần kinh . Đau đầu có thể là triê ̣u chứ ng của rất nhiều bê ̣nh lý khác nhau, tại hệ thần kinh hay bệnh toàn thân , từ bê ̣nh nă ̣ng cần cấp cứ u đến bê ̣nh không nă ̣ng. II. TIẾP CẬN MỘT TRƢỜNG HỢP ĐAU ĐẦU - Khai thác đầy đủ và chính xác bê ̣nh sử , tiền căn. - Đặc tính của cơn đau đầu : đau từ ng cơn hay liên tục , vị trí đau, thời gian đau, đau đầu có theo nhi ̣p ma ̣ch hay không , các triê ̣u chứ ng kèm theo , yếu tố làm tăng và giảm đau… - Thăm khám: 1. Dấu hiê ̣u sinh tồn: - Thân nhiê ̣t: có sốt không? - Mạch, huyết áp: mạch nhanh hay chậm , huyết áp tăng hay giảm ? Những cơn nhi ̣p tim nhanh , HA tăng, đau đầu dữ dội kèm vã m ồ hôi gợi ý pheochromocytoma . Nhịp tim chậm , huyết áp tăng kèm rối loa ̣n nhi ̣p thở gợi ý hội chứ ng tăng áp lực nội sọ. - Hô hấp: các bệnh lý gây ứ CO2 gây đau đầu. 2. Thăm khám tổng quát : chú ý đánh giá cân nặng như sụt cân gợ i ý bê ̣nh ác tính , bê ̣nh ma ̣n tính kéo dài , khám vùng đầu, mă ̣t, cổ, răng…tìm các sang thương da gợi ý nhóm bệnh da thần kinh, nghe âm thổi vùng cổ… 3. Khám thần kinh: - Đánh giá phát triển tâm thần, vâ ̣n động. - Đo vòng đầu: tâ ̣t đầu nhỏ, não úng thủy.. - Dấu thần kinh khu trú - Dấu màng não: cổ gượng, Kernig, Bruzinski. - Các xét nghiệm cận lâm sàng: tùy theo nguyên nhân: + Chọc dò dịch não tủy: nghi ngờ viêm màng não, viêm não.. + CT-scan sọnão: chỉ định khi:  Đau đầu nă ̣ng, khởi phát đột ngột.  Đau đầu diễn tiến nă ̣ng dần hoă ̣c không điển hình.  Dấu thần kinh khu trú .  Nghi ngờ tăng áp lực nội sọ.  Nghi ngờ tổn thương choán chỗ.  Nghi ngờ bê ̣nh lý ma ̣ch máu não : nhồi máu não , xuất huyết não, xuất huyết dưới nhê ̣n…  Co giâ ̣t.
  • 19. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 2  Đau đầu sau chấn thương. CT-scan cung cấp rất ít thông tin trong những sang thương vùng hố sau . Tùy nguyên nhân mà người thầy thuốc có chỉ đi ̣nh bơm thuốc cản quang hay không . + MRI sọnão : cho hình ảnh chi tiết hơn CT -scan, đă ̣c biê ̣t những sang thương viêm, bê ̣nh lý ma ̣ch máu nhỏ , sang thương vùng hố sau…. + Cộng hưởng từ ma ̣ch máu (MRA, MRV), chụp mạch máu (DSA): phình động mạch não, dị dạng mạch máu não, thuyên tắc mạch máu.. + EEG: không có chỉ đi ̣nh trong trường hợp đau đầu . Tuy nhiên khoảng 1% bê ̣nh nhân có cơn đau đầu là biểu hiê ̣n duy nhất của bê ̣nh động kinh . Trong trường hợp này EEG là tiêu chuẩn chẩn đoán. III. PHÂN LOẠI ĐAU ĐẦU Theo Hiê ̣p Hội đau đầu thế giới 1988, đau đầu gồm 2 nhóm: 1. Đau đầu nguyên phát: không liên quan đến bê ̣nh lý tái đi tái la ̣i hay bê ̣nh sinh có thể xác định, triê ̣u chứ ng chủ yếu là đau đầu, không có một tổn thương nào khác,diễn tiến mạn tính có những đợt cấp, gồm 3 loại thường gặp: - Đau đầu migraine - Đau đầu căng cơ - Đau đầu tƣ̀ng cụm (hiếm gă ̣p ở trẻ em) 2. Đau đầu thƣ́ phát : là triệu chứng đau đầu biểu hiê ̣n cấp tính , bán cấp hay mạn tính kèm với các bệnh lý khác , trong trường hợp này người thầy thuốc phải tìm ra nguyên nhân để điều tri ̣. Các nhóm nguyên nhân thường gặp: - Nhóm gây tăng áp lực nội sọ : chấn thương sọ não, xuất huyết não , phù não, não úng thủy, u não, abcess não, nang màng nhê ̣n.. - Nhóm giảm áp lực nội sọ : sau đă ̣t VP shunt, sau chọc dò tủy sống , rò dịch não tủy sau vỡ sàn sọ - Nhóm bệnh màng não : viêm màng não , xuất huyết khoang dưới nhê ̣n , dưới màng cứ ng - Nhóm bệnh mạch máu : viêm ma ̣ch máu , tai biến ma ̣ch máu , dị dạng động tĩnh mạch - Nhóm bệnh lý xương , mô mềm: từ da đầu , mắt, mũi, xoang, tai, răng, hầu họng, khớp thái dương hàm.. - Bê ̣nh lý nhiễm trùng: nhiễm trùng, nhiễm siêu vi…
  • 20. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 3 ĐAU ĐẦU MIGRAIN I. ĐẠI CƢƠNG: Migraine là bê ̣nh đau đầu thường gă ̣p ,diễn tiến từ ng đợt và kéo dài suốt đời . Tỷ lệ mắc bê ̣nh tăng dần theo tuổi , nữ chiếm ưu thế . Bê ̣nh có tính gia đình , tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến đời sống bê ̣nh nhân. II. PHÂN LOẠI: Có 2 loại chính - Migraine có tiền triê ̣u (kinh điển hay thể mắt ): biểu hiê ̣n ở mắt như ám điểm chói sáng, bán manh.. - Migraine không có tiền triê ̣u: thể thông thường III. ĐẶC TÍNH CƠN ĐAU MIGRAIN - Thường đau nửa đầu có thể lan hai bên , từ ng cơn, theo nhi ̣p ma ̣ch , cường độtăng dần và dữ dội. - Kèm theo sợ ánh sáng, sợtiếng động, buồn nôn và ói - Đặc biệt ở trẻ em , hội chứ ng có thể không hoàn chỉnh và chỉ có triê ̣u chứ ng liên quan đến hê ̣thần kinh tự chủ ( Migrain thể bụng ) hay thay đổi tình tra ̣ng tinh thần ( cơn lẫn lộn cấp) - Một số hội chứ ng chu kỳ cũng được phân loa ̣i như Migrain: + Cơn chóng mă ̣t ki ̣ch phát lành tính + Các đợt nôn ói có tính chu kỳ + Migraine với biểu hiê ̣n liê ̣t cơ vâ ̣n nhãn IV. ĐIỀU TRỊ 1. Điều tri ̣cắt cơn: - Thuốc giảm đau: Acetaminophen, NSAIDs như Ibuprofen… - Thuốc chống nôn: Domperidone, Metoclopramide… - Thuốc đă ̣c hiê ̣u: Ergotamine - Thuốc an thần : nhóm Benzodiazepine có thời gian tác dụng ngắn , nằm nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh. 2. Điều tri ̣ngƣ̀ a cơn : hiếm khi chỉ đi ̣nh ở trẻ em , chỉ sử dụng khi s ố cơn nhiều: trên 3 cơn mỗi tháng , gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng , β-blockers, ức chế canxi , Sodium valproate, Topiramate… 3. Tránh các yếu tố khởi phát cơn: - Thứ c ăn (chocolate, bột ngọt, tyramine, nitrate, rượu, bia…) - Sinh hoa ̣t, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. - Giới ha ̣n dùng caffeine, các thuốc kích thích, vitamin A - Tránh các căng thẳng về mặt tâm lý. - Tránh các thuốc dãn mạch.
  • 21. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 1 HO – HO KÉO DÀI I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Định nghĩa: - Ho là phản xạ bảo vệ đường thở quan trọng, giúp: + Tống xuất dị vật đường thở + Hỗ trợ làm sạch thoáng đường thở + Trẻ khỏe mạnh cũng có thể ho, trung bình 10 lần/ngày + Thụ thể ho nằm ở:  Biểu mô đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới (giảm dần)  Ngoại tâm mạc  Thực quản  Cơ hoành  Dạ dày  Ống tai ngoài Do đó, ho có thể là biểu hiện của bệnh lí tại hoặc ngoài đường hô hấp Các tổn thương ở mức độ tiểu phế quản hoặc phế nang có thể rất ít hoặc không gây ho - Ho kéo dài là ho liên tục trên 4 tuần. 2. Nguyên nhân: - Bất thường bẩm sinh đường hô hấp: + Tật chẻ thanh quản + Dò khí – thực quản + Mềm sụn thanh khí phế quản: nguyên phát hay thứ phát + Bất thường bẩm sinh phế quản hay phổi + U trung thất + Tim bẩm sinh kèm tăng lưu lượng máu lên phổi - Nhiễm trùng: + Nhiễm siêu vi tái diễn + Nhiễm Clamydia, Mycoplasma, + Ho gà + Nhiễm nấm - Bệnh phổi tạo mủ (Dãn phế quản va áp xe phổi): + Cystic fibrosis + Dị vật đường thở bỏ quên + Suy giảm miễn dịch; bẩm sinh hoặc mắc phải - Dị ứng: + Suyễn + Suyễn dạng ho + Viêm mũi vận mạch hay dị ứng
  • 22. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 2 - Hội chứng hít: + Rối loạn chức năng nuốt + Bú khi ngủ + Trào ngược dạ dày thực quản + Dị vật đường thở - Tác nhân vật lý hay hóa học: + Hút thuốc thụ động hay chủ động + Ô nhiễm môi trường + Ho do tâm lý hay thói quen + Do thuốc: ức chế men chuyển II. LÂM SÀNG: 1. Bệnh sử: - Tuổi và tình huống khởi phát: + Ho bắt đầu ngay sau sinh: dị tật bẩm sinh đường hô hấp? hội chứng hít (dò khí phế quản, khe thanh quản (laryngeal cleft), bệnh lí thần kinh)?, nhiễm trùng mạn tính (xơ nang phổi, rối loạn vận động lông chuyển)? + Hội chứng xâm nhập: Dị vật đường thở? + Sau đợt viêm phổi nặng: do tổn thương đường thở nặng? dãn phế quản? + Sau nhiễm trùng hô hấp trên: có thể ho do thói quen hoặc tâm lí - Tính chất cơn ho: + Suyễn: ho kịch phát mạn tính, khởi phát sau gắng sức, không khí lạnh, khi ngủ, tiếp xúc dị nguyên + Bệnh lí ở khí quản hoặc đường thở gần (ví dụ như: mềm sụn đường thở, viêm thanh khí phế quản, viêm thanh quản co thắt (spasmodic croup), dị vật ): ho như chó sủa hoặc ho lanh lảnh (brassy cough) + Ho từng cơn (staccato) ở trẻ nhũ nhi: có thể do nhiễm Clamydia trachomatis + Ho như tiếng ngỗng kêu và không ho khi ngủ: ho do tâm lí hoặc thói quen + Ho có đàm kéo dài: cần loại trừ dãn phế quản, xơ nang phổi, nhiễm trùng mạn tính, suy giảm miễn dịch, bất thường bẩm sinh, hen, dị vật. - Thời gian và yếu tố khởi phát cơn ho: + Suyễn: ho sau khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát hen điển hình, nặng lên khi ngủ + Ho do bệnh lí ở mũi: nặng hơn trong khi đang thay đổi tư thế + Dãn phế quản: ho khạc đàm nhiều vào buổi sáng + Ho sau khi nuốt: hội chứng hít? (nguyên phát hoặc do dò khí – thực quản, bất thường vùng thanh quản) + Ho trong vòng 1 giờ sau bữa ăn hoặc nặng hơn khi nằm ngửa; trào ngược dạ dày thực quản? + Ho ban ngày, nặng hơn trong giờ đi học, mất khi ngủ; ho do tâm lí - Các triệu chứng liên quan:
  • 23. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 3 + Khó thở + Ho máu + Sốt kéo dài + Chậm lớn + Sụt cân + Bệnh lí thần kinh - Tiền căn sử dụng thuốc - Tiền căn gia đình - Môi trường sống 2. Triệu chứng thực thể: Cần lưu ý: - Tổng trạng - Đánh giá phát triển thể chất - Mức độ suy hô hấp - Nghe phổi - Khám tai mũi họng - Khám tim - Khám thần kinh - Sang thương da - Dấu hiệu của các hội chứng di truyền III. CẬN LÂM SÀNG 1. X-Quang ngực: X-Quang ngực đơn độc hiếm khi cho chẩn đoán xác định, mà chỉ giúp gợi ý nguyên nhân và cho hướng lựa chọn các cận lâm sàng phù hợp tiếp theo. - Nghi ngờ dị vật: cho chụp quang thẳng thì hít vào và thở ra - XQuang ngực bình thường: trong trường hợp ho do thói quen. Tuy nhiên, cũng có thể có trong trường hợp dị vật, hen, bệnh xơ nang phổi giai đoạn sớm, dãn phế quản - Dày thành phế quản 2 bên, có hoặc không kèm tăng thông khí: viêm nhiễm lan tỏa 2 bên, hen, xơ nang phổi, viêm phế quản tái diễn, hội chứng hít, rối loạn vận động lông chuyển - Dày thành phế quản 2 bên kèm tổn thương đông đặc một hoặc nhiều phân thùy phổi: viêm đường thở lan tỏa (như trong hen, viêm phế quản tái diễn, rối loạn vận động lông chuyển, bệnh xơ nang phổi). Thâm nhiễm thường thấy ở thùy giữa phổi phải. - Bất đối xứng thông khí hoặc tưới máu: do tắc nghẽn một phần đường hô hấp (dị vật, mạch máu chèn ép, hẹp phế quản) - Thâm nhiễm thùy giữa phổi phải: thường thấy trong những bệnh lí gây tắc nghẽn đường thở.
  • 24. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 4 - Dày quanh phế quản đi kèm với tổn thương dạng lưới, nốt xuất phát từ rốn phổi: dãn phế quản - Hạch rốn phổi: thường thấy trong lao hoặc nhiễm nấm - Rộng trung thất - Diện tim bất thường - Bất thường màng phổi 2. Đo chức năng hô hấp 3. Nội soi phế quản 4. Đo pH thực quản 5. Chụp hình xoang 6. IDR 7. Thử nghiệm dị ứng IV. CHẨN ĐOÁN HO KÉO DÀI 1. Tất cả trẻ ho kéo dài phải được: - Hỏi bệnh sử một cách chi tiết - Thăm khám lâm sàng kĩ - Chụp X quang ngực - Đo chức năng hô hấp: nếu có điều kiện - Và các xét nghiệm khác tùy vào gợi ý lâm sàng trong từng trường hợp cụ thể 2. Thông thường, qua các bước trên, có thể phân loại ho kéo dài thành 2 nhóm: - Ho đặc hiệu (có bệnh lí nguyên nhân) - Ho không đặc hiệu (không có bằng chứng của bệnh lí nguyên nhân) Các nguyên nhân gây ho đặc hiệu thường biểu hiện các triệu chứng sau: - Ho có đàm, có thể là đàm mủ hoặc không: luôn là dấu hiệu bệnh lí - Khò khè - Hội chứng xâm nhập - Xquang phổi hoặc chức nặng hô hấp bất thường - Có bệnh lí tim mạch, bệnh thần kinh cơ - Chậm lớn, ăn khó, hay ho máu… Ho không đặc hiệu: Nếu không có các triệu chứng trên, Xquang ngực và chức năng hô hấp bình thường, nên nghĩ đến các nguyên nhân gây ho không đặc hiệu. Một số chẩn đoán có thể là: hen dạng ho, ho kéo dài sau một đợt nhiễm siêu vi đường hô hấp, tăng ngưỡng nhạy cảm của thụ thể ho, rối loạn chức năng (bao gồm ho do thói quen và tic). Nếu triệu chứng ho gây khó chịu cho bệnh nhân, có thể nghĩ đến chẩn đoán hen và cho điều trị thử. Nếu không đáp ứng, phải ngưng điều trị. Gia đình cần phải được tham vấn và theo dõi để phát hiện kịp thời các triệu chứng nặng.
  • 25. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 5 Triệ u chứng xuấ t hiệ n sau hộ i chứng xâm nhậ p Ho có đ àm Ho kị ch phát Ho sau khi ă n Ho từ sau sinh Ho như tiế ng sủ a Ho như tiế ng ngỗ ng kêu, mấ t khi ngủ Ho khan, liên tụ c Ho tiế n triể n, sụ t cân, số t Ho máu Cơ đ ị a dị ứng, nặ ng hơn khi nằ m nghiêng Chả y mũ i sau, viêm mũ i dị ứng Dị vậ t Viêm phế quả n dai dẳ ng, dị vậ t, viêm phổ i tái phát, xơ nang phổ i, rố i loạ n vậ n đ ộ ng lông chuyể n, suy giả m miễ n dị ch Ho gà Hộ i chứng hít (rố i loạ n nuố t, dò khí thực quả n) Bấ t thường bẩ m sinh, dò khí thực quả n, khe thanh quả n, bệ nh lí thầ n kinh, xơ nang phổ i, rố i loạ n vậ n đ ộ ng lông chuyể n Mề m sụ n khí / phế quả n, dị vậ t Ho do thói quen, tâm lí Bệ nh phổ i mô kẽ Nhiễ m trùng mạ n (lao, dị vậ t bỏ quên, nhiễ m nấ m, kí sinh trùng) Dãn phế quả n,bệ nh phổ i tạ o hang (lao phỗ i, apxe phổ i), suy tim ứ huyế t, bệ nh ứ sắ t, dị vậ t, bệ nh lí mạ ch máu phổ i, rố i loạ n đ ông máu,u Điề u trị thử Xquang cổ - ngực, soi phế quả n Test mồ hôi, CT ngực, Xquang ngực, CT ngực, xét nghiệ m đ ánh giá chức nă ng lông chuyể n, cấ y đ àm, đ ánh giá miễ n dị chCấ y virus, PCR, huyế t thanh chẩ n đ oán Xquang thực quả n cả n quang Test mồ hôi, xquang thực quả n cả n quang, soi phế quả n, đ ánh giá miễ n dị ch Soi phế quả n, Xquang ngực, CT ngực Quan sát, loạ i trừ những nguyên nhân khác, đ iề u trị thử Đo chức nă ng hô hấ p, CT ngực, dấ u ấ n miễ n dị ch, sinh thiế t phổ i Xquang ngực thẳ ng, soi phế quả n, IDR Xét nghiệ m đ ặ c hiệ u theo từng nguyên nhân Ho không đ ặ c hiệ u, hay trẻ khỏ e mạ nh Gây khó chị u Cân nhắ c đ iề u trị hen thử Dùng thuố c 2-4 tuầ n Không đ áp ứng Ngưng đ iề u trị Quan sát và theo dõi Không gây khó chị u Ho không quan trọ ng Đánh giá lạ i, quan sát sự xuấ t hiệ n các triệ u chứng mới, theo dõi Cả i thiệ n Ngưng đ iề u trị Điề u trị lạ i nế u tai phát Có Khò khè, dị ứng Các triệ u chứng gợi ý ho đ ặ c hiệ u Lâm sàng Chẩ n đ oán có thểHen Xác đ ị nh chẩ n đ óanThử nghiệ m dị ứng, đ o chức nă ng hô hấ p, đ iề u trị thử Không
  • 26. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 6 V. THUỐC ĐIỀU TRỊ HO Vì ho là phản xạ có lợi nên đa số các trường hợp không cần sử dụng thuốc điều trị ho. Vấn đề quan trọng là xác định và điều trị nguyên nhân. 1. Điều trị nguyên nhân 2. Điều trị triệu chứng ho: gồm 2 nhóm thuốc - Hỗ trợ ho: giúp ho có hiệu quả hơn + Acetylcysteine + Carbocysteine + Bromhexine + Guaifenesine + Nước muối ưu trương + Các syrup thảo dược: hầu như vô hại cho trẻ  Chỉ định: khi ho có đàm  Chống chỉ định: (tùy từng loại thuốc cụ thể) - Chống ho: kiểm soát và ngăn chặn cơn ho + Codein + Dextromethorphan + Kháng histamine  Chỉ định: Ho khan làm bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ  Chống chỉ định: hen suyễn, suy hô hấp
  • 27. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 1 HO RA MÁU I. ĐẠI CƢƠNG: 1. Định nghĩa: Bệnh ho ra máu là khạc nhổ ra máu hoặc là có sự xuất hiện của máu trong đờm. Trẻ nhỏ thường nuốt đờm của chúng. Vì vậy, bệnh ho ra máu rất ít được phát hiện ở trẻ nhỏ hơn 6 tuổi trừ khi xuất huyết nhiều (thể nặng). Ở người lớn, mức độ nguy cấp của bệnh ho ra máu được phân lọai theo lượng máu được khạc ra. Trong Nhi khoa, bệnh nhân mắc bệnh ho ra máu không được phân lọai như vậy. Do đó, đánh giá lâm sàng là công cụ ban đầu mà người bác sĩ có trong việc nhận định mức độ nguy cấp của bệnh ho ra máu ở trẻ em. 2. Nguyên nhân: a. Nhiễm trùng: - Vi khuẩn: áp xe phổi, lao, nấm, nhiễm bào tử nấm, bệnh nấm cocidioides - Virus. HIV b. Hội chứng viêm mạch: - Phức hợp miễn dịch trung gian: Ban xuất huyết Henoch-Schonlein - Hội chứng viêm mạch trung gian miễn dịch: u hạt Wegenner,s, viêm đa động mạch - Bệnh miễn dich khác: sắt phổi không rõ nguyên nhân, bệnh ban đỏ hệ thống, bệnh nấm quạt dị ứng, hội chứng Goodpasture. c. Bệnh tim bẩm sinh: Suy tim ứ huyết, Không có động mạch hay tĩnh mạch phổi. d. Dị dạng phổi, u phổi, u mạch máu, giãn mao mạch, bất thƣờng động tĩnh mạch phổi. e. U tân sinh: u tuyến, u nhú dạng tế bào ưa bạc, u ác tính, phình động mạch phế quản. f. Tắc tĩnh mạch cửa g. Dị vật đƣờng thở h. Chấn thƣơng: tiền căn chấn thương, rách dây thanh âm, mở khí quản, hút rửa đường thở i. Do thuốc: thuốc kháng viêm, thuốc diệt côn trùng. j. Hội chứng Ehlers-Danlos k. Không rõ nguyên nhân II. CHẨN ĐOÁN 1. Lƣu đồ 2. Xét nghiệm giúp chẩn đoán: Trước tiên nên xác định vị trí nguồn chảy máu là hệ tiêu hóa hay phần trên hoặc phần dưới của hệ hô hấp. Trong ho ra máu, máu có màu đỏ tươi (bright red) hoặc màu sắt gỉ sét, có thể có bọt khí và lẫn với đàm. Độ pH là kiềm (pH>7). Các triệu chứng bao gồm ho ra máu hoặc hắng giọng có ý thức. Trẻ lớn có thể phàn nàn về sự lo lắng đối với phần giữa ngực. Điều này có thể giúp xác định vị trí chảy máu.
  • 28. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 2 Ngược lại, trong bệnh nôn ra máu, máu thường có màu đỏ thẫm (crimson) hoặc nâu với mầu sắc giống như bã caphê, có thể chứa những mẩu thức ăn. Độ pH là acid (pH<7). Buồn ói hoặc ói mửa là tiền triệu của bệnh. BAL: Bronchoalveolar Lavage HLM: Hemosiderin-Laden Macrophages Bệnh phổi rõ ràng Không có bệnh phổi Khám chú ý một số bệnh (xơ nang phổi, dãn phế quản, bệ nh thậ n …) Soi phế quản kiểm tra đường hô hấp trên hay tổn thương phổi cục bộ Không phát hiện BAL HLM 3-14 ngày ( - ) BAL HLM 3-14 ngày ( + ) BAL HLM >14 ngày sau chảy máu Theo dõi Siêu âm tim Nghi ngờ xuất huyết phổi Hay ho ra máu Chảy máu mới – Khám lại Bất thường Bình thường Có thể bệnh tim Xét nghiệm hội chứng thận XN IPH (-) Có bệnh – Hướng điều trị Kiểm tra chảy máu ở các tạng
  • 29. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 3 - Những phát hiện liên quan: + Vệt máu trong đờm phát sinh từ viêm mủ niêm mạc thường là biểu hiện của bệnh viêm khí-phế quản. + Sốt hoặc ớn lạnh có kèm theo đờm mủ nghỉ đến bệnh viêm phổi + Đờm có mùi hôi có khả năng bị abscess phổi + Việc sử dụng dược phẩm bất hợp pháp (đặc biệt là hít cocaine) và những thuốc gây tổn hại cho chức năng của tiểu cầu hoặc gây ra hiện tượng giảm tiểu cầu nên được lưu ý. + Bệnh huyết niệu gợi ý một bệnh viêm mạch thận-phổi như là hội chứng Goodpasture hoặc bệnh viêm u hạt Wegener. + Vết thâm bầm ở vùng ngực hoặc cổ (chấn thương), giãn mao mạch hoặc u mạch máu (gợi ý các dị tật động và tĩnh mạch), hoặc clubbing (gợi ý về bệnh phổi cấp tính, các dị tật ở hệ thống động và tĩnh mạch phổi, hoặc bệnh tim bẩm sinh). + Chảy máu trong khoang miệng hoặc phần mũi - hầu hoặc mất răng có thể là đề cử cho trường hợp hít phải vật thể lạ vào phổi. Nếu bệnh viêm phổi tồn tại thì việc xem xét hệ hô hấp sẽ cho thấy những dấu hiệu của sự ngưng tụ. - X- Quang: + Chụp X quang vùng ngực: phát hiện các thâm nhiễm vùng nhu mô hoặc vùng phế nang, sự vôi hóa (cho thấy bệnh lao phổi). + Những vật thể lạ gây phản quang, hoặc hiện tượng mất thể tích phổi là biểu hiện của sự tác nghẽn nội phế quản, hoặc bệnh giãn phế quản. Tuy nhiên, một phần ba số trẻ em mắc bệnh ho ra máu sẽ có kết quả X quang bình thường. + Chụp cắt lớp (CT scan) có hoặc không có tăng tương phản (phản quang) có thể giúp xác định những dị tật về đường hô hấp và mạch máu. Đây là sự kiểm định để lựa chọn hình ảnh tối ưu của nhu mô trong phổi. + Việc chụp động mạch nên được xem xét nếu có nghi ngờ về sự tồn tại của các dị tật mạch máu cho dù kết quả CT scan là âm tính. - Huyết đồ: + Đánh giá ban đầu nên đếm huyết cầu và tiểu cầu để lọai trừ bệnh Willebrand + (vascular hemophilia: xuất huyết mạch máu) + Nếu có hai hoặc nhiều lần chảy máu nên làmCreatine trong huyết thanh, BUN (blood urea nitrogen), TPTNT + ANA (antinuclear antibody), ANCA, xét nghiệm mồ hôi, các kháng thể màng nền kháng tiểu cầu, cấy vi trùng (phát triển), nấm, virus và AFB (acid-fast bacilli) phải được lưu ý. - Soi phế quản: + Soi phế quản linh động: giúp xác định vùng chảy máu, tìm nguyên nhân chảy máu + Soi phế quản không linh động: lựa chọn cho trường hợp có vật thể lạ hoặc chảy máu nhiều. - Sinh thiết phổi: Được xem xét cho những trẻ xuất huyết phế nang diện rộng, thậm chí nếu nghiên cứu huyết thanh học đối với những rối lọan do dùng thuốc tăng miễn dịch (ANCA,
  • 30. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 4 ANA, các kháng thể màng nền kháng tiểu cầu) cho thấy kết quả âm tính, cũng như có những trường hợp phát bệnh do dùng thuốc tăng miễn dịch với kết quả huyết thanh âm tính.
  • 31. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 1 NGẤT (SYNCOPE) I. ĐỊNH NGHĨA Ngất là tình trạng mất tri giác & mất kiểm soát tư thế đột ngột, thoáng qua trong thời gian ngắn do giảm tưới máu não và thường hồi phục tự nhiên sau đó. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG BỆNH SỬ GỢI Ý NGUYÊN NHÂN NGẤT Bảng 1: Đặc điểm trong bệnh sử gợi ý nguyên nhân ngất Những sự kiện trước cơn ngất Nguyên nhân gây ngất  Thuốc hạ áp, hạ đường huyết  Đau đớn, xúc động  Cử động đầu và cổ  Gắng sức  Gắng sức chi trên Hạ huyết áp, hạ đường huyết Ngất do thần kinh phế vị, tăng thông khí Tăng nhậy cảm xoang cảnh Tắc nghẽn đường ra của thất, Takayasu Hội chứng đánh cắp máu của mạch vành Kiểu xuất hiện  Đột ngột  Nhanh, có tiền triệu  Từ từ Bệnh lý thần kinh (động kinh), rối loạn nhịp tim Bệnh lý thần kinh, ngất do thần kinh phế vị Tăng thông khí, hạ đường huyết Tư thế lúc ngất  Ngồi dậy  Đứng lâu  Tư thế bất kỳ Hạ huyết áp tư thế Ngất do thần kinh phế vị Rối loạn nhịp tim, bệnh lý thần kinh, hạ đường huyết, tăng thông khí Hồi phục sau ngất  Chậm  Nhanh Bệnh lý thần kinh Tất cả nguyên nhân khác Những biến cố đi kèm  Tiêu tiểu không tự chủ, cắn lưỡi, chấn thương Bệnh lý thần kinh III. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân gây ngất ở trẻ em rất đa dạng (Bảng 2).
  • 32. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 2 Khác với người lớn đa số ngất là do nguyên nhân tim mạch, ở trẻ em ngất thường do rối loạn hệ thần kinh thực vật, chủ yếu ngất do thần kinh tim (neurocardiogenic syncope). Ngất ở trẻ em hiếm khi là dấu hiệu báo trước nguy cơ đột tử, ngoại trừ nếu trẻ có bệnh lý nền cần phải kiểm tra.
  • 33. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 3 Bảng 2: NGUYÊN NHÂN NGấT ở TRẻ EM Rối loạn kiểm soát huyết áp do phản xạ thần kinh Ngất do thần kinh phế vị Ngất do xoang cảnh Ngất do ho, hắt hơi Ngất do kích thích đường hô hấp Ngất do tăng áp lực trong lồng ngực (nâng vật nặng…) Ngất do đau dây thần kinh thiệt hầu Ngất do kích thích ở đường tiêu hoá (nuốt, đi tiêu, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản) Ngất do kích thích ở đường tiết niệu (đi tiểu) Rối loạn kiểm soát huyết áp do tư thế Hạ huyết áp tư thế vô căn Hạ huyết áp tư thế do thuốc Rối loạn nguyên phát do suy yếu hệ thần kinh tự động Thứ phát sau bệnh lý thần kinh Rối loạn nhịp tim nguyên phát Rối loạn chức năng nút xoang (bao gồm cả hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm) Bệnh lý hệ thống dẫn truyền nhĩ thất Nhịp nhanh kịch phát trên thất (bao gồm nhịp xoắn đỉnh) Hội chứng QT dài Rối loạn chức năng hệ thống tạo nhịp nhân tạo, nhịp tim nhanh do máy tạo nhịp, hội chứng máy tạo nhịp. Bệnh lý tim mạch hoặc tim phổi Bệnh van tim (hẹp động mạch chủ, động mạch phổi, van hai lá) U nhầy nhĩ trái Nhồi máu cơ tim cấp tính Bệnh cơ tim tắc nghẽn Bệnh màng ngoài tim / chẹn tim cấp Hội chứng đánh cắp máu của động mạch dưới đòn Viêm động mạch Takayasu Thuyên tắc phổi Tăng áp phổi nguyên phát Bệnh lý mạch máu não, thần kinh, tâm thần Bệnh tắc nghẽn mạch máu não (đánh cắp máu trong não) Bệnh lý hệ thần kinh trung ương (động kinh, xuất huyết dưới màng nhện, cơn ngủ thoáng qua, não úng thủy) Rối loạn tâm thần (cơn hoảng sợ, hysteria) NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC (rối loạn chuyển hóa, nội tiết) Tăng thông khí (giảm CO2 máu) Hạ đường huyết Giảm thể tích tuần hoàn (thiếu máu, bệnh Addison, u tủy thượng thận) Giảm oxy máu
  • 34. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 4 KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN IV. CHẨN ĐOÁN 1. Bệnh sử: Các thông tin cần khai thác: - Trước cơn: + Kiểu xuất hiện (đột ngột, từ từ) + Hoàn cảnh (thời tiết nóng nực, trong phòng kín, hoạt động gắng sức, đói, mệt, đau đớn, xúc động mạnh, cử động đầu cổ, ho, rặn, giờ của bữa ăn cuối, nhiễm siêu vi hô hấp trong vòng 24 giờ trước khi có cơn ngất…) + Tư thế lúc xảy ra ngất (ngồi dậy, đứng lâu, tư thế bất kỳ, tư thế nằm ngửa sau bú gợi ý trào ngược dạ dày – thực quản, tư thế bất kỳ…) + Tiền triệu (hồi hộp, tim đập nhanh, đau ngực, lảo đảo, vả mồ hôi, tê rần, lú lẫn, liệt tay chân hoặc mặt, mờ mắt, nhức đầu, lo lắng, ngá…)  Trong cơn: thời gian ngất, gồng - giật, tiêu tiểu không tự chủ, tím hoặc xanh tái?  Sau cơn: hồi phục tri giác nhanh hay chậm, quên những gì đã xảy ra, rối loạn tri giác, dấu thần kinh định vị, đau cơ? - Tiền căn: + Bản thân:  Một/nhiều cơn ngất, đặc điểm từng cơn?  Bệnh lý tim mạch, bệnh lý não hoặc thần kinh, động kinh, migraine? Rối loạn tâm lý? Cắt dây thần kinh giao cảm, thiếu máu, tiểu đường, giang mai, bệnh rỗng ống tủy, thoái hoá dạng bột…  Thuốc đã sử dụng? + Gia đình: ngất, co giật, điếc hoặc đột tử? 2. Khám: Xác định tình trạng ngất Đặc biệt chú ý : sinh hiệu; đánh giá cẩn thận tình trạng tim & thần kinh Khám lâm sàng đa số bình thường. Test chẩn đoán được lựa chọn tùy vào bệnh sử và kết quả khám lâm sàng. - Test lâm sàng: Tilt Table Testing + Chỉ định:  Nếu có nhiều cơn ngất tái phát, hoặc nguyên nhân chưa chắc chắn.  Ngất thần kinh tim điển hình: xảy ra ở tư thế đứng hoặc ngồi.  Tiền triệu, thay đổi nhịp tim và huyết áp. + Kỹ thuật:  Bệnh nhân: nhịn đói, đặt sẵn đường truyền tĩnh mạch  Dụng cụ phải có khi thực hiện test: monitor theo dõi nhịp tim; ECG; huyết áp kế  Thuốc : Isoproterenol, dung dịch điện giải + Tiến hành: lúc sáng sớm, trong 1 phòng yên tĩnh, bệnh nhân nhịn đói.
  • 35. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 5  Bước 1: bệnh nhân nằm ngửa đầu ngang khoảng 10 -30’.  Bước 2: chuyển sang tư thế đầu cao 600 trong 60 phút (sử dụng bàn có khả năng đạt được tư thế thích hợp trong vòng 1 phút).  Theo dõi nhịp tim, HA liên tục trên monitor, khi thấy bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng  đặt bệnh nhân trở lại tư thế đầu thấp.  Nếu vẫn chưa có triệu chứng : lặp lại test lần 2 và truyền TM Isoproterenol liều 0.02 -2 g/kg/phút. + Đánh giá kết quả dương tính:  Khi có hạ huyết áp / nhịp tim chậm, không cần bệnh nhân phải ngất.  Khi có tiền triệu (buồn nôn, chóng mặt, rối loạn thị lực) + huyết áp giảm từ 20 – 30 mmHg so với huyết áp trước đó, hoặc thấp hơn trị số tối thiểu của HAmax từ 50 –90 mmHg, hoặc nhịp tim dưới 60-90 nhịp /phút. Các test đánh giá hệ thần kinh thực vật: xoa xoang cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm pháp Valsalva, phản xạ lặn…, có thể thực hiện trong lúc làm test tilt table. Xét nghiệm: - ECG: quan trọng, đặc biệt trong cơn ngất  giúp phát hiện rối loạn nhịp, QT kéo dài? - Gợi ý có bất thường cấu trúc tim? - XQuang tim phổi thẳng, siêu âm tim. - Dextrostix, Glycemie, Ion đồ máu, thăng bằng kiềm toan. - EEG: nếu có biểu hiện tổn thương não lan tỏa hay co giật. - Đo nồng độ catecholamine trong máu trước và sau khi bệnh nhân bị ngất. V. ĐIỀU TRỊ - Trẻ bị ngất cần được theo dõi sát tình trạng hô hấp và huyết động học: + Nếu huyết động học ổn định, theo dõi sát bệnh nhi, trứớc mắt chưa cần điều trị gì đặc biệt, nhưng phải tìm nguyên nhân để ngừa tái phát. + Nếu huyết động học bị ảnh hưởng, hồi sức hô hấp – tim mạch phải thực hiện khẩn cấp, nhưng trước tiên phải loại trừ nguyên nhân rối loạn nhịp. - Xác định điều trị tuỳ thuộc vào số lần ngất, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ngất, cũng như nguy cơ đối với bệnh nhân. + Nguyên nhân do tim hoặc không do tim: điều trị đặc hiệu nguyên nhân gây ngất. + Bệnh nhân bị cường phế vị có thể điều trị bằng kích thích giao cảm tác dụng dài, hiếm khi phải tạo nhịp vĩnh viễn. + Nguyên nhân gây ngất ở trẻ em đa số do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Ngất thần kinh tim (neurocardiogenic syncope) nói chung không nguy hiểm và thường đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
  • 36. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 6 ĐIỀU TRỊ NGẤT THẦN KINH TIM Các phương thức điều trị sau đây có thể được chọn phối hợp, tùy vào cơ chế bệnh sinh gây ngất. 1. Tăng tải dịch: là chủ yếu, thường đáp ứng tốt, không cần can thiệp nào khác. Ở thiếu niên thường cần từ 3- 4 lít /ngày (lượng dịch thích hợp nhất là bao nhiêu vẫn chưa rõ). Nên sử dụng dịch giàu điện giải và các loại thức uống dùng trong thể thao. Tránh dùng thức uống chứa caffein vì chúng có tác dụng tương tự Isoproterenol, có thể làm tăng phản xạ thực vật bất thường. Cũng không nên dùng thức uống giàu năng lượng và giàu lipid, ví dụ sữa nguyên kem. Nếu tăng lượng dịch không hiệu quả, cần phối hợp thêm muối hoặc Fludrocortisone. (Flurocortisone phòng ngừa được ngất đến 90%). Tuy nhiên, điều trị phối hợp như trên dễ đưa đến rối loạn điện giải, do đó cần theo dõi sát ion đồ máu (nồng độ Na+ và K+ được duy trì tốt, nhưng nồng độ Natribicarbonate thường tăng). 2. Thuốc chẹn : tác dụng ngăn thất co bóp quá mạnh, đồng thời có tác dụng ức chế Epinephrine trong tuần hoàn, đây có thể là yếu tố trung ương gây phản xạ bất thường, kèm với nhịp tim nhanh. Thuốc chẹn  có thể ngừa ngất tái phát ở trẻ em. 3. Disopyramide: có tác dụng anticholinergic, giúp ngăn ngừa chậm nhịp tim trong giai đoạn ức chế tim, và có tác dụng tăng kháng lực ngoại biên. Thuốc có thể gây loạn nhịp, khoảng QT kéo dài, có thể dẫn đến cuồng động thất, và có tác dụng inotrope (-). 4. - Adrenergic agonist: Epinephrine & Pseudoepherine có tác dụng kích thích giao cảm trực tiếp  tăng trương lực tĩnh mạch  ngăn tình trạng dãn mạch và ứ máu ở tĩnh mạch, đồng thời có tác dụng co động mạch làm tăng kháng lực ngoại biên. Thuốc có hiệu quả trong những trường hợp ngất do giảm trương lực tĩnh mạch. 5. Ức chế thu nhận serotonin: Fluoxetine hydrochloride (Prozac) và Setralin hydrochloride (Zloft), được sử dụng cho bệnh nhân ngất không đáp ứng với các thuốc khác. Tác dụng phụ: buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu & mất ngủ. 6. Máy tạo nhịp: là điều trị cuối cùng ở bệnh nhân ngất tái phát nhiều lần, không đáp ứng với thuốc điều trị. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi.
  • 37. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 7 LƯU ĐỒ TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN NGẤT Ở TRẺ EM (EPS: Electrophysiologic study; ETT: Exercise tolerance test; LFTs: liver function test) Bệnh sử & khám LSNguyên nhân Thần kinh ? Không gợi ý nguyên nhân tim hay thần kinh Thần kinh Nguyên nhân Tim? Hội chẩn Thần kinh? EEG, CT/ MRI TK tim Tilt table test Chuyển hoá Ngộ độc Thai kỳ Tâm lý Ion đồ, Glycemie LFTs XN độc chất RL nhịp Tắc nghẽn ECG Holter ETT Echo +/- EPS ECG Holter ETT Echo +/- Cath/ EPS
  • 38. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 1 SỐT KÉO DÀI CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN Ở TRẺ EM I. ĐẠI CƯƠNG: 1. Định nghĩa: Sốt chưa rõ nguyên nhân (sốt CRNN) là sốt kéo dài mà nguyên nhân không xác định được sau 3 tuần điều trị ngoại trú hoặc sau 1 tuần điều trị nội trú. 2. Nguyên nhân: Gồm 5 nhóm: a. Nhiễm khuẩn: là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 40-60%, thường ở trẻ < 6 tuổi - Vi khuẩn: nguyên nhân thường gặp là lao, thương hàn, Mycoplasma pneumoniae,…. - Virus: nguyên nhân thường gặp là Ebteinsbar virus, Cytomegalovirus, HIV, Adenovirus, virus viêm gan A, B,C. - Ký sinh trùng: sốt rét, amip, toxoplasma, ấu trùng di chuyển nội tạng (Toxocara).. - Xoắn khuẩn: nguyên nhân thường gặp là leptospira, giang mai. - Nấm: Candida, Aspergillus.,.. b. Bệnh tự miễn: thường trẻ > 6 tuổi, là nguyên nhân đứng hàng thứ hai, chiếm từ 7 – 20%, viêm khớp dạng thấp thiếu niên và lupus là 2 nguyên nhân thường gặp nhất. c. Bệnh lý ác tính: chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hầu hết các nghiên cứu, từ 1,5 – 6%. Bệnh bạch cầu cấp là bệnh ác tính phổ biến nhất ở trẻ em, kế tiếp là lymphoma và neuroblastoma. d. Nguyên nhân khác: bệnh Kawasaki, hội chứng thực bào máu, đái tháo nhạt nguyên nhân trung ương hoặc do thận, sốt do thuốc, sốt do trung tâm dưới đồi, sốt chu kỳ, thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch, ngộ độc giáp, viêm ruột mạn, bệnh lý di truyền có tính gia đình (rối loạn vận động gia đình, tăng immunoglobulin D, tăng triglyceride máu…), … e. Không tìm thấy nguyên nhân (25 – 67%): Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân này có tổng trạng tốt và sốt có thể biến mất sau vài tháng hoặc vài năm. II. LÂM SÀNG: 1. Bệnh sử: - Sốt: sốt từ khi nào, mức độ sốt, kiểu sốt. - Tuổi: + Trẻ < 6 tuổi: thường gặp nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiểu, áp xe, viêm xương tủy, lao, viêm khớp mạn, bạch cầu cấp. + Trẻ vị thành niên: thường gặp viêm ruột mạn, bệnh tự miễn, lymphoma. - Triệu chứng đặc biệt: + Đau xương, khớp: gợi ý bệnh bạch cầu cấp, viêm xương tủy. + Đau bụng, những triệu chứng than phiền về dạ dày ruột: gợi ý thương hàn, áp xe trong ổ bụng, bệnh mèo cào (do nhiễm Bartonella henselae), viêm ruột mạn. + Uống nhiều, tiểu nhiều: gợi ý đái tháo nhạt. - Tiền sử:
  • 39. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 2 + Tiếp xúc động vật, ăn hải sản sống: nhiễm Toxoplasma, nhiễm Leptospira, nhiễm Bartonella henselae, … + Uống sữa không tiệt trùng: nhiễm Brucella. + Đến vùng dịch tễ sốt rét, tiếp xúc người bị lao. + Dùng thuốc (uống, bôi): kháng sinh (đặc biệt là nhóm beta-lactam, imipenem/cilastin, minocycline), phenothiazine, epinephrine và hợp chất có liên quan, nhóm anticholinergic (antihistamin, atropine, thuốc chống trầm cảm), haloperidol, antidopaminergic. + Chủng ngừa. + Phẫu thuật: tăng nguy cơ áp-xe trong ổ bụng. + Chủng tộc và di truyền: sốt Địa Trung Hải gia đình, hội chứng tăng IgD ở người châu Âu, ... 2. Triệu chứng thực thể: - Thăm khám toàn diện, lấy sinh hiệu. - Đánh giá sự tăng trưởng Chú ý: - Mắt: + Viêm kết mạc: bệnh Kawasaki, nhiễm Leptospira + Không có nước mắt và mất phản xạ mống mắt: rối loạn vận động gia đình - Tìm các sang thương ngoài da: + Chấm xuất huyết trong viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virus hoặc rickettsia. + Dát hồng ban gợi ý bệnh lupus. + Hồng ban nút có thể gặp trong bệnh nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, viêm ruột mạn, bệnh ác tính. + Sang thương dạng nốt sẩn trong bệnh mèo cào. III. CẬN LÂM SÀNG: Các xét nghiệm tìm nguyên nhân được làm dựa vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng định hướng đến nguyên nhân đó. Nếu không định hướng được nguyên nhân có thể làm theo trình tự sau: - Bước 1: + Huyết học: Công thức máu, phết máu ngoại biên, ký sinh trùng sốt rét, VS + Sinh hóa: CRP, urée, créatinine máu, SGOT, SGPT, ion đồ máu, điện di đạm máu, tổng phân tích nước tiểu. + Vi sinh: Test nhanh HIV, Widal, test nhanh kháng nguyên sốt rét (nếu có yếu tố dịch tễ), cấy máu (vi khuẩn thường và kỵ khí), cấy nước tiểu. + X quang phổi - Bước 2: Dựa vào kết quả bước 1 (VS, CRP, điện di đạm), có thể định hướng 2 nhóm nguyên nhân:
  • 40. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 3 + Có hội chứng viêm: các nhóm nguyên nhân thường gặp là bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lý viêm, bệnh ác tính. + Không có hội chứng viêm: các nguyên nhân có thể là giả sốt, do thuốc, đái tháo nhạt, rối loạn chức năng vùng đồi thị, rối loạn vận động gia đình hoặc nguyên nhân khác. Các xét nghiệm đề nghị tiếp theo tùy theo hướng nguyên nhân: - Có hội chứng viêm: + Procalcitonine. + Huyết thanh chẩn đoán hoặc PCR: EBV, CMV. + Huyết thanh chẩn đoán nhiễm Mycoplasma, Toxoplasma, nấm, Bartonella, … + Xét nghiệm miễn dịch: ANA, RF, anti dsDNA, LE cell, C3, C4, bộ 6 kháng thể, ANCA. + Định lượng IgG, IgA, IgM nếu trẻ có nhiễm trùng tái diễn hoặc kéo dài.  Nếu thấp: nghi ngờ suy giảm miễn dịch.  Nếu tăng: gợi ý suy giảm miễn dịch ở nhánh khác của hệ thống miễn dịch, nhiễm trùng mạn tính hoặc bệnh tự miễn + Định lượng IgE: nếu có chứng cứ của dị ứng hoặc hội chứng tăng Ig E + Định lượng IgD: nếu bệnh nhân có sốt ngắt quãng hay sốt chu kỳ + Cấy máu: nhiều lần nếu hướng tới nguyên nhân nhiễm khuẩn , chú ý‎tìm nấm, vi khuẩn kỵ khí. + IDR + BK đàm/dịch dạ dày, PCR lao trong đàm/dịch dạ dày + Soi, cấy phân (nếu phân lỏng) + Chọc dò tủy sống + Siêu âm bụng (tìm áp-xe, u, hạch) + ECG và siêu âm tim nếu cấy máu dương tính và nghi ngờ viêm nội tâm mạc CT đầu, ngực, bụng (tìm áp-xe, u, hạch), MRI, scintigraphie xương, PET scan (positron emission tomography) + Tủy đồ + Sinh thiết hạch, hoặc sinh thiết tổn thương qua da nếu có chứng cứ liên quan đến cơ quan đặc hiệu nào đó + Nội soi và sinh thiết + Xét nghiệm khác: tùy theo trường hợp (chọc dò màng bụng, màng phổi, … ) - Không có hội chứng viêm: + Độ thẩm thấu máu + CT scan sọ não IV. ĐIỀU TRỊ - Điều trị tùy nguyên nhân. - Điều trị triệu chứng và nâng tổng trạng.
  • 41. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 4 - Nên tránh điều trị theo kinh nghiệm thuốc kháng viêm hay kháng sinh toàn thân ở bệnh nhân sốt CRNN. TIẾP CẬN SỐT CHƯA RÕ NGUYÊN NHÂN Sốt chưa rõ nguyên nhân Hỏi bệnh Thăm khám toàn diện Hướng chẩn đoán Chưa có hướng chẩn đoán Không cần làm XN XN đặc hiệu Chẩn đoán xác định Điều trị Theo dõi diễn tiến Xét nghiệm - Huyết đồ - VS, Fibrine, CRP, procalcitonine - 10 thông số nước tiểu, cấy nước tiểu - Chụp phổi - IDR Chưa có chẩn đoán Có hội chứng viêm Không hội chứng viêm Bệnh nhiễm khuẩn: cấy máu, CDTS, huyết thanh , Xq vòm họng, siêu âm bụng, siêu âm tim, scintigrahy xương Bệnh tự miễn: ANA, RF, anti dsDNA, LE cell, C3, C4, bộ 6 kháng thể, ANCA Bệnh máu/ác tính: Siêu âm bụng và chậu, tủy đồ, scanner ngực bụng, sinh thiết hạch, Catecholamine nước tiểu Khác: ion đồ máu, áp lực thẩm thấu máu , CT não, … Do thuốc
  • 42. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 1 SỐT Ở TRẺ EM I. ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa: - Sốt khi nhiệt độ hậu môn > 38ºC hay nhiệt độ ở nách > 37,5ºC. 2. Nguyên nhân: - Sốt có thể là hậu quả của nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm), bệnh ác tính, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa, bệnh di truyền, sử dụng thuốc, … và một số trường hợp, không rõ nguyên nhân. II. LÂM SÀNG: 1. Hỏi bệnh: - Đặc điểm của sốt: + Số ngày sốt + Nhiệt độ khi sốt + Liên tục hay không + Có tính chu kỳ hay không + Đáp ứng với thuốc hạ sốt hay không - Triệu chứng đi kèm: + Hô hấp, TMH: ho, sổ mũi, đau họng, đau tai, … + Tiêu hóa: ói, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, … + Tiết niệu: tiểu khó, tiểu nhắc, tiểu máu, ... + Thần kinh: đau đầu, co giật, yếu liệt, ... - Dịch tễ: + Những người xung quanh có bệnh gì? + Có súc vật ở nhà? Có bị súc vật cắn? + Du lịch từ vùng dịch tễ về? - Tiền căn: phẫu thuật, chích ngừa gần đây , sử dụng thuốc, bệnh sẵn có (suy giảm miễn dịch, tổn thương cơ quan mạn tính, suy dinh dưỡng, …), những đợt nhiễm khuẩn tái diễn, … 2. Triệu chứng thực thể: khám toàn diê ̣n III. CẬN LÂM SÀNG: - Thường qui: huyết đồ - Chuyên biệt (tùy theo nguyên nhân nghĩ đến ): CRP, Procalcitonine, cấy máu , NS1Ag, huyết thanh chẩn đoán tác nhân gây bê ̣nh , 10 thông số nước tiểu và cấy nước tiểu, cấy phân, chọc dò tủy sống, X quang phổi, siêu âm bụng, siêu âm tim… IV. ĐIỀU TRỊ 1. Mục tiêu: - Hạ nhiệt
  • 43. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 2 - Điều trị nguyên nhân - Điều trị biến chứng 2. Hạ nhiệt: - Phương pháp vâ ̣t lý : cho bê ̣nh nhân mă ̣c đồ thoáng mát , lau mát bằng nước ấm (không lau mát bằng cồn vì cồn có thể hấp thu qua da và phổi gây ngộ độc ), cho bê ̣nh nhân uống nhiều nước, ở nơi thông thoáng. - Thuốc hạ nhiệt khi trẻ bứ t rứ t , khó chịu hoặc khi thân nhiệt > 39oC hoă ̣c > 38oC nếu trẻ có tiền căn bệnh tim mạch, viêm phổi hay sốt co giật: + Acetaminophen: 10 – 15 mg/kg, uống hoặc đặt hậu môn hoă ̣c truyền tĩnh mạch, mỗi 4 – 6 giờ (tổng liều: 60 mg/kg/ngày). + Hoặc Ibuprofen: 10 mg/kg uống mỗi 6 – 8 giờ. Không dùng nếu nghi ngờ sốt xuất huyết, rối loa ̣n đông máu, bê ̣nh lý thâ ̣n, tiêu hóa, … + Dantrolene 1 mg/kg TM khi sốt ác tính xảy ra sau gây mê. 3. Điều trị nguyên nhân: Điều trị đặc hiệu tùy nguyên nhân gây sốt; Sốt và nhiễm khuẩn không đồng nghĩa với nhau nên kháng sinh không nên được chỉ định rộng rãi và việc điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm cũng cần phải tránh. 4. Điều trị biến chứng co giật (phác đồ xử trí co giật) V. TIÊU CHUẨN NHẬP VIỆN: Nên cho nhâ ̣p viê ̣n khi trẻ: - Thuộc nhóm nguy cơ cao : dưới 2 tháng tuổi hoặc có bệnh lý nền (cắt lách, bê ̣nh tim bẩm sinh, bê ̣nh phổi ma ̣n tính, bê ̣nh ác tính, suy giảm miễn di ̣ch,…). - Có vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc rối loạn tri giác, co giật. - Có ban xuất huyết,… VI. HƯỚNG DẪN CHO THÂN NHÂN - Cách xử trí khi trẻ bị sốt và sốt co giật tại nhà. - Các dấu hiệu bệnh nặng cần khám lại ngay.
  • 44. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 3 SỐT ĐƠN THUẦN Ở TRẺ < 36 THÁNG Trẻ < 3 tháng Trẻ 3 tháng – 36 tháng Tác nhân - thường là siêu vi (40 – 60%) - Vi khuẩn thường gặp: Streptococcus nhóm B và Listeria monocytogenes (nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não khởi phát muộn) Salmonella (viêm ruột) Escherichia coli (nhiễm khuẩn tiểu) Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae, và Haemophilus influenzae type b (nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não) Staphylococcus aureus (nhiễm khuẩn xương khớp) - thường là siêu vi (cần chú ý bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng) - Vi khuẩn thường gặp: S. pneumoniae chiếm 90% cas cấy máu (+) N. meningitidis Salmonella H. influenzae type b Lâm sàng Sốt ở trẻ < 3 tháng tuổi không bao giờ là dấu hiệu tầm thường; 10 – 15% trẻ < 3 tháng tuổi sốt có tổng trạng tốt bị nhiễm khuẩn nặng. Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp: - nhiễm khuẩn huyết - viêm màng não - viêm đài bể thận - viêm ruột - viêm xương tủy xương - viêm khớp mủ - viêm tai giữa - viêm phổi - viêm rốn - viêm vú - các nhiễm khuẩn da và mô mềm khác. Khoảng 30% trẻ 3 tháng – 3 tuổi sốt mà không tìm thấy ổ nhiễm khuẩn; Các bệnh cảnh lâm sàng do nhiễm vi khuẩn thường gặp: - nhiễm khuẩn huyết (không xác định được ngõ vào) - viêm phổi - viêm nắp thanh quản - viêm tai giữa - viêm hô hấp trên - viêm ruột - nhiễm khuẩn tiểu - viêm mô tế bào - viêm ngoại tâm mạc - viêm xương tủy xương - viêm khớp mủ - viêm màng não Cận lâm sàng Xét nghiệm ban đầu: - huyết đồ - CRP - cấy máu - 10 thông số nước tiểu và cấy nước tiểu Khi trẻ có “vẻ không khỏe” : chọc Xét nghiệm ban đầu: - huyết đồ - 10 thông số nước tiểu Khi có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc: - CRP - cấy máu
  • 45. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 4 dò tủy sống (trước khi sử dụng kháng sinh) Khi có nguyên nhân nghi ngờ: làm xét nghiệm đặc hiệu (KSTSR, chụp phổi, cấy phân, siêu âm, …) - cấy nước tiểu - chọc dò tủy sống - chụp phổi Khi có nguyên nhân nghi ngờ: làm xét nghiệm đặc hiệu (KSTSR, siêu âm, NS1Ag, ELISA Dengue, …) Điều trị Điều trị ban đầu: - khi có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc - hoặc khi BC >15.000 hoặc < 5.000 - hoặc khi CRP > 40 mg/l Với: - Ceftriaxone: 50 mg/kg/liều mỗi 24 giờ, nếu dịch não tủy bình thường, hay 100 mg/kg/liều mỗi 24 giờ, nếu bạch cầu dịch não tủy tăng - hay Cefotaxime: 50 mg/kg/6giờ kết hợp với: Ampicillin: 50 mg/kg/6 giờ Điều trị đặc hiệu: tùy kết quả cận lâm sàng và diễn tiến Điều trị ban đầu: kháng sinh tùy thuộc chẩn đoán, lâm sàng MỘT SỐ BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN NẶNG CÓ THỂ GẶP Ở NHỮNG CƠ ĐỊA ĐẶC BIỆT BỊ SỐT ĐƠN THUẦN CƠ ĐỊA NGUY CƠ BỆNH LÝ Không suy giảm miễn dịch Sơ sinh (<28 ngày) Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do Streptococcus nhóm B, Escherichia coli, Listeria monocytogenes, và virus herpes simplex Trẻ < 3 tháng Nhiễm khuẩn đường tiểu Nhiễm khuẩn nặng: 10 – 15% (nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, …) trong đó cấy máu (+) khoảng 5% Trẻ 3 – 36 tháng Nhiễm khuẩn đường tiểu Nhiễm khuẩn huyết không xác định được ngõ vào (kể cả ở trẻ đã được chủng ngừa với Haemophilus influenzae type b và phế cầu loại kết hợp) Sốt ác tính (>40°C) Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết , viêm phổi, say nắng, sốt xuất huyết thể não Sốt + xuất huyết da Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do Neisseria meningitides, H. influenzae type b, và Streptococcus
  • 46. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 5 pneumoniae Suy giảm miễn dịch Bệnh tim bẩm sinh Viêm nội tâm mạc; abcès não do shunt phải - trái Cắt lách Nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do N. meningitides, H. influenzae type b, và S. pneumoniae AIDS Nhiễm khuẩn do S. pneumoniae, H. influenzae type b, và Salmonella KT trung ương Staphylococcus aureus, coagulase-negative Staphylococci, Candida Bệnh ác tính Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm đường ruột, S. aureus, và coagulase-negative Staphylococci; Nhiễm nấm huyết do Candida và Aspergillus Hồng cầu liềm Nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và viêm màng não do S. pneumoniae, viêm xương tủy xương do Salmonella và Staphylococcus aureus Thiếu bổ thể/properdin Nhiễm khuẩn huyết do N. meningitidis Agammaglobulinemia Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xoang và phổi
  • 47. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 1 TÁO BÓN I. ĐẠI CƢƠNG - Táo bón là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, chiếm 3% - 5% tổng số trẻ khám ngoại trú. - Tỉ lệ mắc bệnh: 1% - 30%. - Tuổi thường gặp: trước khi đi học và tần suất mắc bệnh ngang nhau giữa nam và nữ. II. NGUYÊN NHÂN: - Cần phân biệt 2 thể táo bón: chức năng và thực thể. 1. Táo bón chức năng: >90% trường hợp táo bón ở trẻ em là táo bón chức năng - Là tình trạng đi tiêu không hết, tiêu không thường xuyên, khó khăn khi đi tiêu kéo dài không kèm theo bất thường giải phẫu học hoặc sinh hóa. - Đây là thể táo bón thường gặp nhất ở trẻ em. - 3 giai đoạn trẻ dễ bị táo bón: giai đoạn ăn dặm, giai đoạn trẻ tập đi toilet, giai đoạn trẻ bắt đầu đi học. - Các yếu tố gây táo bón chức năng: + Trẻ từ chối đi tiêu:  Do đau: dò hậu môn, kích thích quanh hậu môn, lạm dụng tình dục, trĩ.  Cố ý: thay đổi môi trường sống như chuyển trường, đi du lịch. + Đi tiêu không đúng cách. + Mất cân bằng cảm xúc. + Chậm phát triển trí tuệ. + Trẻ không được tập thói quen đi tiêu đúng cách. + Chế độ ăn không hợp lý: thiếu nước, trái cây, rau củ, chất xơ… + Tiền sử gia đình bị táo bón. 2. Táo bón thực thể: Chiếm < 5% tổng số trẻ táo bón - Trẻ chậm tiêu phân su (> 48 giờ sau sinh), có thể do: + Tắc ruột, tắc ruột phân su, Hirschprung, Tắc ruột cơ năng (non tháng, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, viêm phổi, rối loạn điện giải), Đại tràng trái nhỏ (thường gặp ở trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ), Mẹ dùng thuốc trước sanh (MgSO4, thuốc phiện …), Suy giáp (trẻ vàng da kéo dài, co giật, hạ thân thiệt). - Rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa: + Hạ kali máu, Hạ hoặc tăng canxi máu, Suy giáp, Tiểu đường, U tủy thượng thận (Pheochromocytoma), Đa niệu, Amyloidosis, Rối loạn chuyển hóa porphyrin, Rối loạn tích tụ lipid. - Bệnh lý thần kinh: + Liệt não, Thoát vị tủy, màng tủy, Chấn thương tủy, Không có xương cùng, Chứng cắt ngang tủy, U xơ thần kinh, Chứng yếu cơ, Hội chứng Guillaine-
  • 48. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 2 Barre, Loạn sản thần kinh, Rối loạn thần kinh thực vật có tính gia đình, Rối loạn hệ phó giao cảm mắc phải. III. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN: Theo Multinational Working Teams to Develop Criteria for Functional Disorders (Rome III) 1. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: có ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau kéo dài ít nhất 1 tháng: - Đi tiêu ≤ 2 lần/tuần. - Ít nhất 1 lần đi tiêu không tự chủ sau giai đoạn trẻ tập đi toilet. - Tiền sử ứ đọng phân quá mức. - Tiền sử đau hoặc khó khăn khi đi tiêu do phân cứng. - Hiện diện khối phân to trong trực tràng. - Tiền sử có khối phân to gây tắc nghẽn toilet. 2. Trẻ từ 4 -18 tuổi: ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau kéo dài ít nhất 2 tháng: - Đi tiêu ≤ 2 lần/tuần. - Ít nhất 1 lần đi tiêu không tự chủ/tuần. - Tiền sử ứ đọng phân quá mức. - Tiền sử đau hoặc khó khăn khi đi tiêu do phân cứng. - Hiện diện khối phân to trong trực tràng. - Tiền sử có khối phân to gây tắc nghẽn toilet. IV. LÂM SÀNG - Tìm triệu chứng bất thường tủy sống: giảm cảm giác và vận động, lỗ hậu môn rộng, tiểu không tự chủ, mất phản xạ cơ bìu, tăng sắc tố da, búi tóc vùng cùng cụt. - Tìm bất thường giải phẫu học vùng hậu môn trực tràng: màng chắn hậu môn vị trí cao, hậu môn lạc chỗ phía trước, hậu môn cắm lạc chỗ vào âm đạo hoặc vào vị trí giữa bìu và lỗ đỗ hậu môn bình thường. - Thăm trực tràng: + Táo bón cơ năng: lòng trực tràng chứa đầy phân. + Dấu hiệu gợi ý bệnh Hirschprung: ống hậu môn hẹp, lòng trực tràng trống, chướng bụng và chậm lớn ở trẻ nhỏ. - Tìm máu ẩn/ phân ở trẻ nhỏ nghi bất dung nạp sữa. - Triệu chứng viêm ruột: tổng trạng xấu, tiêu máu, bụng chướng. V. CẬN LÂM SÀNG - Xem xét thực hiện nếu nghi ngờ có nguyên nhân gây táo bón hoặc táo bón chức năng thất bại điều trị. 1. Hình ảnh - Chụp đại tràng cản quang với barium để phát hiện bệnh Hirschprung: trẻ nhỏ có táo bón nặng trong giai đoạn sơ sinh, trẻ chậm tiêu phân su. Nếu phim đại tràng bình thường, xem xét chỉ định sinh thiết đại tràng. 2. Sinh hóa
  • 49. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 3 - Tổng phân tích và cấy nước tiểu phát hiện nhiễm trùng tiểu: trẻ có ứ đọng phân quá mức, trẻ ỉa đùn. - Công thức máu, huyết thanh chẩn đoán bệnh celiac (IgA antibodies): trẻ chậm lớn hoặc đau bụng tái phát. - T4, TSH tầm soát suy giáp: trẻ có đường cong tăng trưởng đi xuống. - Ion đồ/ máu: trẻ có nguy cơ rối loạn điện giải. - Đo nồng độ chì/ máu tầm soát ngộ độc chì: trẻ dị thực, phát triển bất thường, sống trong nhà được xây dựng trước 1950 hoặc nhà mới sữa, anh chị em ruột có người bị ngộ độc chì. 3. Xét nghiệm khác: - Đo sự chuyển động của đại tràng (colon transit): + Trẻ chậm tiêu phân su. + Táo bón nặng trên 1 năm. + Táo bón chức năng thất bại với điều trị nội khoa tích cực. - Đo áp lực cơ thắt hậu môn trực tràng (anorectal manometry): + Trẻ bị táo bón khó điều trị. + Hội chứng giả tắc ruột. + Nghi Hirschprung. 4. Giải phẫu bệnh: sinh thiết đại tràng VI. ĐIỀU TRỊ 1. Mục tiêu điều trị - Tư vấn cho phụ huynh hiểu về bệnh và hợp tác điều trị. - Quyết định có nên thụt tháo giải áp tại thời điểm khám bệnh không. - Giải áp khối phân tích tụ bằng thuốc (đường uống hoặc bơm hậu môn). - Điều trị duy trì nhằm tạo lập và duy trì thói quen đi tiêu đúng (tiêu ít nhất 3 lần/tuần, phân mềm, và không cảm giác khó chịu khi đi tiêu) 2. Nguyên tắc điều trị - Thuốc nhuận trường, - Tập thói quen đi tiêu đúng cách, - Thay đổi chế độ ăn - Chế độ theo dõi. 3. Điều trị cụ thể - Trẻ nhỏ: + Thuốc nhuận trường thẩm thấu thường dùng: lactulose, sorbitol. + Polyethylene glycol không có bổ sung điện giải (PEG-3350, Micralax) bước đầu nghiên cứu cho hiệu quả cao và an toàn. + Mineral oil không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ nhỏ vì nguy cơ viêm phổi do hít sặc (chứng cứ 1C). + Thụt tháo và thuốc nhuận trường kích thích cũng không được khuyến cáo sử dụng (chứng cứ 1C). - Trẻ lớn: + Tư vấn bệnh nhi và phụ huynh:
  • 50. PHAÙC ÑOÀ ÑIEÀU TRÒ BEÄNH VIEÄN NHI ÑOÀNG 2 2013 4  Thái độ quan tâm đến bệnh.  Điều trị cần có sự phối hợp giữa: bệnh nhi, cha mẹ và thầy thuốc.  Phụ huynh không nên la mắng hoặc phạt trẻ khi trẻ tiêu phân cứng.  Giải thích phụ huynh sự cần thiết và tính an toàn của việc dùng thuốc nhuận trường lâu dài.  Nên có bảng ghi chú quá trình đi tiêu và dùng thuốc của trẻ.  Quá trình điều trị kéo dài từ 6 tháng đến nhiều năm.  Táo bón nặng: cần có sự hỗ trợ của nhà trường và giáo viên như:  Cho phép trẻ đi tiêu khi có nhu cầu.  Cho phép trẻ mặc quần áo thoải mái. + Phục hồi nhu động ruột:  Làm trống trực tràng:  Thuốc uống: dùng cho trẻ đau khi đi tiêu, chấn thương vùng chậu hoặc trẻ không chịu bơm hậu môn. o Polyethylene glycol (PEG) không điện giải (PEG 3350 - Miralax): 1 – 1,5g/kg/ngày x 3 ngày, pha với 10ml/kg nước uống hoặc nước trẻ ưa thích. o Polyethylene glycol (PEG) bổ sung điện giải: 25ml/kg/giờ cho đến khi sạch phân, tối đa 1000ml/kg/giờ. Hoặc 20ml/kg/giờ x 4 giờ/ngày (Chứng cứ 2C). o Mineral oil: 15 – 30ml/1 năm tuổi, tối đa 240ml/ ngày. o Thuốc khác: magnesium hydroxide, magnesium citrate, lactulose, sorbitol, senna, and bisacodyl.  Thuốc bơm hậu môn: hiệu quả hơn đường uống. o Phosphate sodium: 30 ml cho trẻ 2 - <5 tuổi; 60 ml cho trẻ 5 - 12 tuổi; 120 ml cho trẻ ≥12 tuổi. Không dùng cho trẻ < 2 tuổi. o Mineral oil: 60 ml cho trẻ 2 - 12 tuổi; 120 ml cho trẻ ≥12 tuổi. o Không khuyến cáo thụt tháo bằng: bọt xà phòng, nước máy, thảo dược. o Có thể đặt hậu môn với: glycerin ở trẻ nhỏ, bisacodyl ở trẻ lớn.  Phối hợp thuốc uống và bơm hậu môn: o PEG 3350 phối hợp với bơm hậu môn bằng phosphate sodium. o Phối hợp khác: Ngày thứ nhất bơm hậu môn bằng phosphate sodium, Ngày thứ hai bicosadyl đặt hậu môn, Ngày thứ ba bicosadyl uống.  Thuốc nhuận trường: giúp trẻ duy trì thói quen đi tiêu hằng ngày o PEG 3350 (hiệu quả hơn lactulose và magnesium hydroxide): liều 0,4 – 0,8g /kg/ ngày ( tối đa 17g / ngày). Thường dùng liều khởi đầu 4 muỗng cà phê (17g = 3,5 muỗng), sau đó tăng hoặc giảm ½ - 1 muỗng mỗi ngày cho đến khi dạt được mục tiêu (phân mềm) (Chứng cứ 2C).