SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN
HÀ NỘI – 2014
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
MÃ SINH VIÊN : A17747
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN
HÀ NỘI – 2014
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Đình Toàn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Nhung
Mã sinh viên : A17747
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất,
em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản lý đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập
tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đình
Toàn đã tận tâm hướng dẫn em qua từng buổi nói chuyện, thảo luận về khóa luận tốt
nghiệp. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu
hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm
ơn thầy. Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian không quá dài, bước đầu
đi vào thực tế, tìm hiểu về một đề tài cụ thể, kiến thức của em còn hạn chế và còn
nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh, chị trong công ty TNHH Nhất An
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành được thực tập tại công ty và chia sẻ
những kinh nghiệm thực tế, giải đáp thắc mắc cho em trong suốt quá trình thực tập.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ
NÂNG CAO SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP............. 1
1.1 Tổng quan lý thuyết ........................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm, sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả ..................................... 1
1.1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 1
1.1.1.2. Sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả...................................................... 1
1.1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của hiệu quả kinh doanh.......................... 2
1.1.2.1. Khái niệm...................................................................................................... 2
1.1.2.2. Phân loại....................................................................................................... 2
1.1.2.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh................................................................. 3
1.1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
.................................................................................................................................... 4
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
.................................................................................................................................... 5
1.1.4.1. Nhân tố bên trong......................................................................................... 5
1.1.4.2. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................ 6
1.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh........................................................ 7
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng ................................................................... 8
1.2.1.1. Chỉ tiêu tổng quát ......................................................................................... 8
1.2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH................................................. 10
1.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH................................................. 11
1.2.1.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động............................................ 12
1.2.1.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí .............................................. 12
1.2.1.6. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ..................................................... 12
1.2.2. Chỉ tiêu định tính............................................................................................. 14
1.3. Cơ sở nghiên cứu thực tiễn ............................................................................... 14
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN.................... 17
2.1. Khái quát chung về công ty Nhất An............................................................... 17
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty............................................................................. 17
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.......................................................... 17
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty ................................................................ 17
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty................................................................ 17
2.1.3.2. Chức năng từng bộ phận ............................................................................. 18
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhất An..... 19
2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty TNHH Nhất An năm
2010, 2011, 2012 ........................................................................................................ 19
2.2.1.1. Tình hình thực hiện doanh thu ................................................................... 21
2.2.1.2. Phân tích chi phí........................................................................................... 22
2.2.1.3. Phân tích lợi nhuận...................................................................................... 23
2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011,
2012 ............................................................................................................................ 26
2.2.2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản............................................................ 29
2.2.2.2. Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn..................................................... 33
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời......................................................... 34
2.2.4. Khả năng thanh toán....................................................................................... 36
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá về lao động................................................................... 39
2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty .. 40
2.2.6.1. Nhân tố bên trong......................................................................................... 40
2.2.6.2. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................ 41
2.3. Kết luận .............................................................................................................. 42
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN
.................................................................................................................................... 45
3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển trong tƣơng lai của công ty....................... 45
3.2. Hƣớng khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của
công ty........................................................................................................................ 46
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Nhất An....... 47
3.3.1. Nâng cao năng lực vốn ................................................................................... 47
3.3.2. Hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi trong công tác bán hàng................. 47
3.3.3. Quản lý đào tạo nguồn nhân lực .................................................................... 48
3.3.4. Xây dựng trung tâm bảo hành trên địa bàn để nâng cao dịch vụ hậu mãi.. 49
3.3.5. Thành lập phòng Marketing ........................................................................... 50
3.3.6. Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh ..................................... 53
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 54
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
CNTT Công nghệ thông tin
ĐKKD Đ ng kí kinh doanh
ĐVT Đơn vị tính
KQKD Kết quả kinh doanh
NN Nhà nước
N/C Nghiên cứu
NV Nguồn vốn
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Nhất An.............................18
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhất An n m 2010, 2011,
2012 ............................................................................................................................ 20
Biểu đồ 2.1. Tổng doanh thu n m 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Nhất An... 21
Biểu đồ 2.2. Tổng chi phí n m 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Nhất An........ 22
Bảng 2.2. Hệ số chí phí .............................................................................................. 23
Bảng 2.3. Lợi nhuận gộp ............................................................................................ 23
Bảng 2.4. Tỉ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần...................................... 24
Bảng 2.5. Lợi nhuận thuần ......................................................................................... 24
Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận thuần của công ty TNHH Nhất An giai đoạn 2010-2012 ...... 25
Bảng 2.6. Lợi nhuận sau thuế ...................................................................................... 25
Bảng 2.7. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Nhất An n m 2010, 2011, 2012
.................................................................................................................................... 27
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn ......................................................................... 29
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tài sản dài hạn ............................................................................ 29
Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng tài sản ........................................................................... 31
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng tài sản ............................................................................. 31
Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển của TSNH................................................................ 32
Bảng 2.11. Sức sinh lời của TSNH.............................................................................. 33
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An......................... 33
Bảng 2.12. Khả n ng sinh lời ..................................................................................... 34
Biểu đồ 2.7. Khả n ng sinh lời..................................................................................... 35
Bảng 2.13. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính)....................................... 36
Bảng 2.14. Khả n ng thanh toán ................................................................................ 37
Bảng 2.15. Khả n ng thanh toán nhanh...................................................................... 37
Bảng 2.16. Kỳ trả tiền bình quân ................................................................................. 38
Bảng 2.17. Thời gian thu tiền..................................................................................... 39
Bảng 2.18. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động........................................................ 39
Sơ đồ 3.1. Phòng marketing trong tương lai .............................................................. 49
Bảng 2.19. Ma trận SWOT......................................................................................... 43
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
Việc chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO đồng nghĩa với nền kinh
tế Việt Nam mở cửa chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
và vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Có hiệu quả
kinh tế mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh đối với các doanh
nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống
cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Khi có sự chuyển biến nền
kinh tế, mọi doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phương án kinh
doanh, tự tìm đầu vào hay đầu ra cho doanh nghiệp,…Dưới tác động của quy luật kinh
tế, các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất,
coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu. Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh
doanh chính là việc tạo ra nhiều lợi nhuận. Đây không chỉ là kết quả có ý nghĩa quan
trọng đối với doanh nghiệp, xã hội cũng như từng cá nhân người lao động mà còn là
một đòi hỏi tất yếu và bức thiết hiện nay.
Đây vừa là vấn đề mà cá nhân yêu thích, quan tâm cộng với những gì đã được
học, tìm hiểu thì thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhất An đã cho tôi có thêm cái
nhìn thực tế hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và quyết định
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhất An”
làm luận v n tốt nghiệp của mình.
- Mục tiêu đề tài:
+ Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty trong 3 n m gần đây.
+ Đánh giá và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong tương lai.
- Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh taị công ty TNHH Nhất An.
- Nội dung của luận v n sẽ bao gồm 3 phần chính:
Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn về nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Trách
nhiệm hữu hạn Nhất An.
Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
công ty.
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Tổng quan lý thuyết.
1.1.1. Khái niệm, sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả.
1.1.1.1. Khái niệm.
Kết quả là chỉ tiêu kế hoạch phản ánh kết quả công tác trong một kỳ:
- Kết quả vật chất: Là các giá trị sử dụng dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ được
doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nó được thể hiện bằng các chỉ
tiêu khối lượng tính theo đơn vị hiện vật và tính theo đơn vị giá trị.
- Kết quả tài chính: Thể hiện thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận gồm phần để lại cho
doanh nghiệp và phần nộp cho Nhà nước.
Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các điều kiện kinh tế - v n hóa - xã
hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đạt được mong muốn cao nhất với
chi phí thấp nhất. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả gồm:
- Doanh lợi (ROA, ROE, ROI, ROS).
- Định mức tiêu hao vật tư/sản phẩm.
- Vòng quay TSNH.
1.1.1.2. Sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả.
Kết quả: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những sản phẩm mang lại lợi ích
tiêu dùng cho toàn xã hội (sản phẩm vật chất hay phi vật chất). Những sản phẩm này
phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ tiêu dùng của xã hội, được chấp nhận. Như vậy,
kết quả là biểu hiện quy mô của chỉ tiêu hay thực lực của một đơn vị sản xuất trong
một chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ nói lên
bản chất bên trong nó mà chưa thể hiện được mối quan hệ của nó với các chỉ tiêu khác.
Hiệu quả: Khi so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau và các yếu tố đầu vào thì cho ta
chỉ tiêu hiệu quả: Lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí…Hệ thống chỉ tiêu tổng
quát:
Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
Trong đó:
- Kết quả đầu ra đo được bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu
thuần, lợi nhuận thuần…
- Chi phí đầu vào: Lao động, vật tư, vốn,…
Nếu chỉ tiêu này:
- Lớn hơn 0: Chi phí đầu vào nhỏ hơn kết quả đầu ra => doanh nghiệp kinh doanh
có lãi và ngược lại.
Thang Long University Library
2
- Bằng 0: Chi phí và kết quả bằng nhau => doanh nghiệp hòa vốn.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái
bỏ ra và cái thu về trong khi đó, kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích
hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của hiệu quả kinh doanh.
1.1.2.1. Khái niệm.
Từ trước đến nay vẫn tồn tại rất nhiều những quan điểm khác nhau về hiệu quả
sản xuất kinh doanh:
- Theo nhà kinh tế học người Anh Adam Smith thì: Hiệu quả là kết quả đạt được
trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Như vậy, hiệu quả đồng nghĩa
với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh thu có thể t ng do mở rộng
sử dụng các nguồn lực sản xuất có hiệu quả. Quan điểm này không phù hợp với thực
tiễn. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến doanh thu mà
còn phải quan tâm tới chi phí. Khi kinh doanh, nếu đạt được mức doanh thu lớn nhưng
chi phí bỏ ra quá cao, có thể cao hơn doanh thu thì không một doanh nghiệp nào
muốn. Như vậy, không thể coi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là khi có doanh thu
thật cao.
- Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ
ra là quan điểm của Manfred – Kuhn. Quan điểm này được nhiều nhà kinh tế và quản
trị kinh doanh áp dụng.
- Hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội
trong lĩnh vực thương mại thông qua những chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được,
xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh chi phí bỏ ra hoặc nguồn vật
lưc đưa vào trong kinh doanh thương mại [1, tr.454].
- Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các
phương án hoặc các quyết định trong thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực, mọi thời
điểm. Bất kỳ một quyết định nào cũng cần được một phương án tốt nhất trong điều
kiện cho phép là giải pháp thực hiện có cân nhắc tính toán chính xác phù hợp với sự tất
yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể.
Từ những khái niệm như trên, có thể tổng hợp đưa ra khái niệm như sau: Hiệu
quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực (lao
động, vốn, thiết bị,…) với các chi phí các nguồn lực đó trong quá trình hoạt động
nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra.
1.1.2.2. Phân loại.
C n cứ vào nội dung và tính chất của các kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của mục tiêu, người ta phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
3
Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Hiệu quả kinh doanh cá biệt: Là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt
được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn nhân lực.
- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội đạt được trong kinh doanh biểu thị qua việc
đóng góp của doanh nghiệp đối với kinh tế đất nước dưới dạng tổng quát và việc thực
hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp.
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những điều
kiện riêng về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý lao
động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là "hộp đen" kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp. Bằng khả n ng của mình họ cung ứng cho xã hội những sản phẩm với
chi phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình
với số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy luật riêng của nó và
mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp nhận “luật chơi” đó. Một
trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến các chủ thể của nền kinh tế là
quy luật giá trị. Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình xã hội cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm. Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh
nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặt bằng trao đổi chung, đó là giá
cả thị trường. Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối với
mỗi doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phí lao động
xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giá thành sản xuất, chi
phí sản xuất Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phân chia một cánh tỷ mỷ hơn. Vì
vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp
của các loại chi phí trên, đồng thời cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi
phí hay nói cánh khác là đánh giá hiệu quả của chi phí bộ phận.
Hiệu quả tƣơng đối và hiệu quả tuyệt đối
- Hiệu quả tương đối: Được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt
đối với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các thời kỳ kinh
doanh.
- Hiệu quả tuyệt đối: Lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh
doanh cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra.
1.1.2.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh.
Là một chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều yếu tố khác nhau, vai trò của hiệu quả kinh
doanh cũng có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh.
Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là điều kiện
quan trọng đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng hàng hóa giúp cho
Thang Long University Library
4
doanh nghiệp củng cố được vị trí và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động,
xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi ích
xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không bù đắp được chi phí bỏ ra
thì doanh nghiệp đó dần dần sẽ đi đến phá sản. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh
đối với doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó là
sự sống còn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường.
Đối với xã hội: Một doanh nghiệp làm n có hiệu quả trước hết làm gia t ng sản
phẩm cho nền kinh tế, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư và thúc đẩy nền kinh
tế phát triển. Để có lãi nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất,
do đó, các ảnh hưởng tích cực trên lại càng được mở rộng. Việc mỗi doanh nghiệp có
hiệu quả kinh doanh gia t ng cùng với việc nâng cao chất lượng hàng hóa làm hạ giá
thành sản phẩm, tạo mức tiêu thụ mạnh trong dân cư. Điều này rất có ích cho sự t ng
trưởng của nền kinh tế. Các nguồn thu cho nhà nước từ các doanh nghiệp làm n hiệu
quả (thuế) giúp nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, mở rộng
quan hệ quốc tế.
1.1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
thực hiện chức n ng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không
chỉ cho phép cho biết việc sản xuất đang ở trình độ nào mà còn cho phép phân tích,
tìm ra các nhân tố để đưa ra biện pháp thích hợp nhằm t ng kết quả và giảm chi phí
kinh doanh. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc
lựa chọn phương án kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ tự lựa chọn phương án kinh doanh
sao cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, phải sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, đó là bài toán khó mà bất
cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Ở góc độ này thì có thể nói nâng cao hiệu quả
kinh doanh chính là thước đô trình độ của nhà quản trị. Trong cơ chế thị trường, hiệu
quả kinh doanh cũng đóng góp những vai trò quan trọng:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở c n bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong
kinh doanh.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố cơ bản tạo nên thành công cho doanh
nghiệp trong quá trình hoạt động.
Như chúng ta đã biết, trong thực tế mọi nguồn lực đưa vào sản xuất kinh doanh
đều có giới hạn. Không có nguồn lực nào là vô tận, tất cả đều là hữu hạn. Chính vì thế,
5
nếu chúng ta sử dụng nguồn nhân lực một cách lãng phí, không tiết kiệm thì chúng sẽ
nhanh chóng trở nên cạn kiệt và biến mất. Trong khi đó, dân số thế giới ngày càng
t ng làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và không có giới hạn. Do vậy, nguồn
lực, của cải đã khan hiếm nay lại càng khan hiếm hơn, trong điều kiện đó việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề hàng đầu đối với bất kỳ hoạt động sản
xuất kinh doanh nào. Mọi doanh nghiệp khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh
đều phải cân nhắc các phương án kinh doanh, xem phương án nào có hiệu quả hơn vì
nguồn nhân lực của doanh nghiệp như vốn, lao động, kỹ thuật đưa vào sản xuất kinh
doanh đều có giới hạn, nếu không tiết kiệm đầu vào chắc chắn doanh nghiệp sẽ đi tới
thua lỗ, phá sản. Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
phải chấp nhận cạnh tranh với nhau và những ngành nghề nào, thị trường nào càng có
mức lợi nhuận cao thì cạnh tranh càng gay gắt, quyết liệt hơn.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.1.4.1. Nhân tố bên trong.
Các nhân tố bên trong thể hiện tiềm lực của doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược
kinh doanh, hiệu quả kinh doanh đều có sự phụ thuộc chặt chẽ bởi chúng. Các yếu tố
này không phải là bất biến mà có thể mạnh lên hay yếu đi ở từng thời điểm, có thể
thay đổi toàn bộ hay bộ phận.
- Nhân tố vốn: Đây là nhân tố phản ánh tổng hợp sức mạnh của doanh nghiệp
thông qua chất lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào quá trình kinh
doanh, khả n ng phân phối , đầu tư có hiệu quả nguồn vốn cũng như khả n ng quản lý
nguồn vốn kinh doanh. Vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn nếu không muốn nói là quyết
định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có thể khai thác được. Nó phản ánh sự
phát triển, hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
- Nhân tố con người: Trong tất cả các lĩnh vực, yếu tố con người luôn nắm vai trò
quan trọng và góp phần tạo ra sự khác biệt. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng coi
con người là nhân tố hàng đầu để đảm bảo thành công. Dù máy móc, công nghệ có
hiện đại, phát triển đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ, kỹ thuật của con người.
Trong quá trình lao động, con người sang tạo ra các thiết bị, công nghệ mới phục vụ
cho hoạt động của mình nhằm nâng cao n ng suất lao động.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ cho phép doanh
nghiệp tự chủ nâng cao chất lượng hàng hóa, n ng suất lao động và hạ giá thành sản
phẩm. Nhờ vậy mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp được t ng lên, t ng vòng quay
TSNH, t ng lợi nhuận đảm bảo cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu công
Thang Long University Library
6
nghệ cũ kỹ, lạc hậu không những chất lượng hàng hóa giảm sút, sức cạnh tranh kém
mà còn làm giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển.
- Nhân tố quản trị: Đây là nhân tố chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản trị doah nghiệp giúp hoạch định, vạch ra con đường đi đúng đắn cho doanh
nghiệp, đặc biệt là trong môi trường đầy biến động và sự cạnh tranh về các nguồn lực
ngày càng khốc liệt. Chất lượng của chiến lược kinh doanh vừa là yếu tố đầu tiên vừa
là quan trọng nhất đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị sẽ quyết
định câu trả lời cho những câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế
nào?...Họ cũng là người quyết định việc sẽ cạnh tranh như thế nào? Bằng cách
nào?...Hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp lại phụ thuộc vào trình độ của đội
ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức.
- Khả n ng tài chính của doanh nghiệp: Nhân tố này quyết định đến khả n ng sản
xuất và cũng là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá quy mô của doanh nghiệp, các hoạt động
mua sắm trang thiết bị…Một doanh nghiệp có khả n ng tài chính mạnh sẽ có thể trang
bị dây chuyền công nghệ hiện đại, tổ chức khuyến mãi, quảng cáo rầm rộ nhằm thu
hút sự chú ý của người tiêu dùng,…
- Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Thông tin cũng được coi là một loại hàng
hóa, đối tượng để kinh doanh. Hiện nay, nền kinh tế thị trường được gọi là nền kinh tế
thông tin hàng hóa. Để có thể kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần nhạy bén, nắm
bắt thông tin một cách chính xác, kịp thời về thị trường, nhà cung cấp, xu
hướng,…Không chỉ là những thông tin trong nước mà còn là những thông tin quốc tế
để có những thay đổi phù hợp với tình hình, nắm bắt các cơ hội mới. Cần có những
thông tin để hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, từ đó đề ra những đối sách thích hợp. Bên
cạnh đó cũng có những thông tin để phát triển mối quan hệ hợp tác, mở rộng quan hệ.
1.1.4.2. Nhân tố bên ngoài.
Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối của môi trường bao
quanh nó. Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động gián tiếp hay trực tiếp có tác động
qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này ảnh hưởng tới xu hướng, trạng thái hành
động của chủ thể. Các nhân tố này luôn biến đổi, vì vậy làm cho hiệu quả kinh doanh
của trở nên phức tạp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các nhà quản trị cần phải nắm
bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố tác động trong từng thời kỳ kinh
doanh cụ thể.
- Đối thủ cạnh tranh: Bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp (cùng hoạt động sản
xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đồng nhất) và đối thủ cạnh tranh gián
tiếp (các đối thủ mà chưa thực hiện kinh doanh trong ngành mà doanh nghiệp đang
hoạt động ). Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của
7
doanh sẽ gặp nhiều khó kh n hơn. Lúc này, để cạnh tranh, doanh nghiệp chỉ có cách
đẩy mạnh việc “thay đổi mình”: hạ giá thành, nâng cao chất lượng để t ng lượng tiêu
thụ, t ng vòng quay vốn,…
- Thị trường: Thị trường bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Đối
với thị trường đầu vào – cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất…tác động trực tiếp
đến giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải kiểm soát để có nguồn cung ứng liên tục,
kịp thời và chất lượng đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục. Với thị trường
đầu ra, quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Trên cơ sở tiếp nhận các hàng hóa,
dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, thị trường đầu ra quyết định tốc độ tiêu thụ tạo ra
vòng quay vốn nhanh hay chậm, tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tập quán dân cư và mức thu nhập bình quân: Đây là yếu tố tác động đến số
lượng, mẫu mã, chất lượng…của hàng hóa. Doanh nghiệp phải nghiên cứu những yếu
tố này để sản xuất cho phù hợp với sức mua, thói quen mua sắm và mức thu nhập của
người dân.
- Môi trường chính trị - luật pháp: Các yếu tố này chi phối mạnh mẽ đến hoạt động
sản xuất kinh doanh. Sự ổn định về chính trị tạo ra môi trường thuận lợi, tạo tiền đề
cho doanh nghiệp ổn định phát triển. Nền kinh tế chính trị có thể thuận lợi với doanh
nghiệp này nhưng lại gây trở ngại cho doanh nghiệp khác. Môi trường luật pháp ảnh
hưởng đến ngành nghề, phương thức kinh doanh,… Đặc biệt là các doanh nghiệp có
hoạt động xuất nhập khẩu còn phải quan tâm đến luật pháp quốc tế, chính sách thương
mại giữa các quốc gia. Hệ thống luật pháp trong nước cũng đang ngày càng được hoàn
thiện để thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế.
1.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh.
Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh là cung cấp các thông tin cho các nhà
quản trị để điều hành hoạt động kinh doanh. Thông tin này không tồn tại sẵn trong báo
cáo tài chính mà từ báo cáo tài chính, người ta sẽ tính toán phân tích. Việc phân tích
hiệu quả kinh doanh giúp đánh giá quá trình hướng đến đạt hiệu quả trong sự ảnh
hưởng của các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế.
Bước đầu tiên để đánh giá hiệu quả sản xuât kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp
nào chính là việc phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Nghiên cứu doanh thu – chi phí trong doanh nghiệp giúp chúng ta xác định kết quả
kinh doanh và phân biệt doanh thu – chi phí và thu – chi trên thực tế đôi khi vẫn bị
nhầm lẫn. Doanh thu – chi phí được phản ánh trên báo cáo KQKD và được sử dụng để
xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thu – chi phản ánh các luồng tiền vào,
ra của doanh nghiệp thường trong thời kỳ ngắn và cho biết khả n ng thanh toán hay
chi trả của doanh nghiệp. Các khoản này được thể hiện thông qua báo cáo lưu chuyển
Thang Long University Library
8
tiền tệ. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý xây dựng kế hoạch tiền mặt của
doanh nghiệp.
Việc phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận không chỉ giúp lập, hiểu
được báo cáo tài chính; mối liên hệ giữa các báo cáo KQKD, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ và bảng cân đối kế toán mà quan trọng hơn cả, đây là bước tiền đề để tính toán được
các chỉ tiêu chi tiết đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp,
làm c n cứ tính toán thời gian thu hồi vốn, xác định quy mô các dòng tiền trong tương
lai,..để ra các quyết định đầu tư, kế hoạch phát triển trong dài hạn.
Cơ sở phân tích
- Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát
toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo
cáo được thành lập. C n cứ vào bảng cân đối kế toán, có thể biết được toàn bộ tài sản
hiện có của doanh nghiệp, cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài sản.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là báo cáo tổng hợp phản ánh
tổng quát tình hình và kết quả trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá định lƣợng.
1.2.1.1. Chỉ tiêu tổng quát.
Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác và dùng để so sánh giữa các
doanh nghiệp với nhau cũng như trong chính doanh nghiệp qua từng thời kỳ để xem
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không.
- Khả n ng sinh lời so với doanh thu (ROS): Tỉ số này đo lường khả n ng sinh lời
so với doanh thu. Phản ánh một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỉ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành và có xu hướng
ngược với vòng quay tài sản. Cả nhà quản lý và nhà đầu tư đều nghiên cứu kỹ về xu
hướng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Nếu tỷ lệ này t ng, chứng tỏ khách hàng chấp
nhận mua giá cao, hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, hoặc cả hai. Trái lại, tỷ lệ lợi
nhuận trên doanh thu giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp
quản lý, hoặc công ty đó đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Khuyến khích các doanh nghiệp t ng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có
hiệu quả thì tốc độ t ng doanh thu phải lớn hơn tốc độ t ng chi phí.
Khả n ng sinh lời so
với doanh thu (ROS)
=
Lợi nhuận
Doanh thu
- Khả n ng sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Phản ánh một đồng tài sản mà doanh
nghiệp huy động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. ROA phụ
9
thuộc vào mùa vụ và ngành nghề kinh doanh. ROA liên quan đến lợi nhuận ròng và
vốn đầu tư trong tất cả các nguồn tài chính nằm trong tay cấp quản lý. Công cụ này tỏ
ra hữu ích nhất khi được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài
chính này - không quan tâm đến xuất xứ nguồn tài chính. Các nhà phân tích và đầu tư
thường so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của một công ty với tỷ lệ lợi nhuận trên
tổng tài sản của những đối thủ cạnh tranh cùng ngành nhằm đánh giá tính hiệu quả của
cấp lãnh đạo. Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định để đạt được khả
n ng sinh lời mong muốn.
Tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế (EAT)
Tổng tài sản
- Khả n ng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng
vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Tỉ suất này càng
cao càng biểu hiện xu hướng tích cực khi tạo được sự quan tâm của các nhà đầu tư khi
vì liên quan đến khả n ng sinh lời trên số vốn bỏ ra. Chỉ tiêu này càng cao, thường
giúp các nhà quản trị có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho
sự t ng trưởng của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn CSH dưới mức vốn
điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp gặp khó kh n trong thu hút vốn.
Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn CSH không phải lúc nào cũng thuận lợi vì chịu ảnh
hưởng của đòn bẩy tài chính và khi đó, mức độ mạo hiểm càng lớn.
Tỷ suất sinh lời trên
vốn CSH (ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế (EAT)
Vốn CSH
Mô hình Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả n ng sinh lời của một
doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình này tích hợp
nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Trong phân tích
tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
tài chính. Chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
theo một trình tự nhất định. Từ đó nghiên cứu và xem xét có những biện pháp gì cho
việc nâng cao không ngừng khả n ng sinh lời của quá trình sử dụng tài sản của doanh
nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh được sức
sinh lời của thu nhập trên tổng tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu
(ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó
cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
Thang Long University Library
10
Công thức Dupont
ROA =
Lợi nhuận ròng
x
Doanh thu thuần
= PM x AU
Doanh thu thuần Tổng tài sản
ROE =
Lợi nhuận ròng
x
Doanh thu thuần
x
Tổng tài sản
Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
= PM x AU x EM
Trong đó:
EM: Hệ số nhân VCSH (phản ánh mức độ huy động vốn CSH và mức độ vốn huy
động từ bên ngoài doanh nghiệp.
PM: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
AU: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE,
ROA của doanh nghiệp qua các n m. Sau đó phân tích sự t ng trưởng hay tụt giảm của
các chỉ tiêu bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Từ việc phân tích nguyên nhân, nhà quản
trị có thể đưa ra nhận định, dự tính xu hướng trong tương lai.
1.2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH.
- Hiệu suất sử dụng TSDH:
Hiệu suất sử dụng
TSDH
=
Doanh thu thuần
TSDH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ trung bình một đồng TSDH tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu. Tỉ số này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản dài hạn càng có hiệu quả
và trình độ sủ dụng tài sản cố định, khả n ng sinh lời của tài sản trong kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận TSDH:
Tỷ suất lợi nhuận
TSDH
=
Lợi nhuận sau thuế
*100%
TSDH bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH trong kỳ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Tổng doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Sức sản xuất của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng
t ng và ngược lại.
11
- Sức sinh lời của TSCĐ:
Sức sinh lời của TSCĐ =
Lợi nhuận sau thuế
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời càng cao chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ
càng có hiệu quả và ngược lại.
1.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH.
- Sức sản xuất của TSNH:
Sức sản xuất của TSNH =
Tổng doanh thu thuần
TSNH bình quân
Sức sản xuất vốn lưu động cho biết một đồng TSNH đưa vào sử dụng sản xuất kinh
doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Sức sinh lợi của TSNH:
Sức sinh lời của TSNH =
Lợi nhuận thuần
TSNH bình quân n m
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH được đưa vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận thuần.
- Tốc độ luân chuyển của TSNH:
+ Số vòng quay TSNH:
Số quay vòng TSNH =
Tổng doanh thu thuần
TSNH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết TSNH quay được bao nhiêu vòng trong kỳ, nếu số vòng quay cao
và t ng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn NH t ng và ngược lại. Một tên gọi khác
thường gọi hơn của chỉ tiêu này là hệ số luân chuyển.
+ Thời gian của một vòng luân chuyển:
Thời gian của một vòng
luân chuyển
=
Thời gian của một kỳ phân tích (360 ngày)
Số vòng quay của TSNH trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để quay một vòng của TSNH. Thời gian của
một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và rút ngắn chu kỳ
kinh doanh, vốn quay vòng có hiệu quả hơn.
+ Hệ số đảm nhiệm TSNH:
Hệ số đảm nhiệm
TSNH
=
TSNH bình quân
Tổng doanh thu thuần
Thang Long University Library
12
Chỉ tiêu này cho biết, để có một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng TSNH. Hệ số
này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì số vốn tiết kiệm được càng
nhiều.
1.2.1.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động.
- Sức sinh lợi của một lao động:
Sức sinh lời của một lao động =
Lợi nhuận sau thuế
Số lao động bình quân
Chỉ tiêu cho biết một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ nhất định.
- Doanh thu bình quân của một lao động:
Doanh thu bình quân
của một lao động
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ (DT thuần)
Số lượng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
1.2.1.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí.
Chi phí là một chỉ tiêu bằng tiền của tất cả chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu chi phí giảm, tốc độ quay vòng của TSNH sẽ
nhanh hơn và đây cũng là một biện pháp giúp hạ giá thành sản phẩm.
- Hệ số chi phí:
Hệ số chi phí =
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí trong quá trình kinh doanh trong kỳ đem lại bao
nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao càng tốt vì chứng tỏ chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt.
- Tỷ suất lợi nhuận chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận
chi phí
=
Tổng lợi nhuận
Tổng chi phí
1.2.1.6. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
- Chỉ tiêu về khả n ng thanh toán (Htq):
Chỉ tiêu khả n ng thanh toán là tỉ số giữa các khả n ng thanh toán và nhu cầu thanh
toán của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó cho biết doanh nghiệp có
đủ khả n ng thanh toán các khoản nợ tới hạn hay không.
Khả n ng thanh toán =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh n ng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh
doanh. Nó cho biết một đồng vay nợ thì có bao nhiêu đồng đảm bảo.
13
+ Nếu khả n ng thanh toán > 1: Đây là một điều tốt, tuy nhiên nếu lớn hơn 1 quá
nhiều, thì lại cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được tối đa khả n ng chiếm dụng
vốn.
+ Nếu khả n ng thanh toán < 1: Tổng tài sản hiện có không đủ để thanh toán các
khoản nợ. Nếu cứ tiếp tục < 1 và khoảng cách ngày càng lớn cho tín hiệu không tốt,
doanh nghiệp có thể đang trên đà phá sản do vốn CSH bị mất toàn bộ.
- Khả n ng thanh toán nhanh (Hn):
Đây là chỉ tiêu phản ánh n ng lực thanh toán của doanh nghiệp không dưa vào việc
bán các loại vật tư hàng hóa. Tùy theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số này có thể
được xác định bằng 2 cách:
Khả n ng thanh toán nhanh =
TSNH – Hàng tồn kho
Tổng nợ NH
Khả n ng thanh toán nhanh =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ đến hạn
+ Nếu Hn > 1: Tình hình thanh toán nợ không tốt do tiền và các khoản tương
đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
+ Nếu Hn < 1: Tình hình thanh toán nợ có nhiều khó kh n.
+ Nếu Hn = 1: Được cho là tỉ lệ hợp lý vì nó cho thấy doanh nghiệp vừa đảm bảo
được việc trả nợ vừa tận dụng được cơ hội do chiếm dụng vốn đem lại.
- Hệ số thanh toán lãi vay:
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định. Nguồn để trả nợ là lợi nhuận sau khi trừ
đi các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn trả nợ
vay và số lãi và phải trả để xem mức độ sẵn sang trả nợ vay của doanh nghiệp là như
thế nào.
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu cho thấy khả n ng đảm bảo vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu
quả của việc sử dụng vốn.
- Các chỉ tiêu hoạt động:
+ Số quay vòng khoản phải thu:
Số quay vòng khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Thang Long University Library
14
+ Số ngày một vòng quay khoản phải thu:
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Số vòng quay khoản phải thu
Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng nhanh. Doanh nghiệp ít bị
chiếm dụng vốn và ngược lại. Tuy nhiên, việc gia t ng thời gian thu nợ cũng là một
cách để gia t ng số lượng khách hàng.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá định tính.
Do yêu cầu sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp
ngoài việc hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả để tồn tại và phát triển còn phải đạt được
hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.
- T ng thu ngân sách nhà nước: Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là nộp thuế: thuế
doanh thu, thuế lợi tức…Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu này để phục vụ cho sự
phát triển nền kinh tế xã hội, tái phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Nâng cao đời sống người lao động: Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì
đời sống của người lao động cũng từ đó mà được nâng cao hơn. Xét trên phương diện
kinh tế thì, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua mức thu nhập
bình quân, mức tiêu thụ hàng hóa, đầu tư trong xã hội,…
- Tạo thêm công n việc làm cho người lao động: Cũng như các nước đang phát
triển khác, Việt Nam còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, thiết bị, công nghệ lạc hậu và tỉ lệ
thất nghiệp cao. Để có thể góp phần làm giảm thiểu những hạn chế đó thì doanh
nghiệp phải luôn tìm cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và ngày càng gia
t ng. Mở rộng quy mô sản xuất để tạo thêm công n việc làm cho người lao động.
- Tái phân phối lợi tức xã hội: Giữa các vùng miền, lãnh thổ trong một nước có sự
phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội. Theo quan điểm của các nhà kinh tế
hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội thể hiện qua: Hạn chế gây ô nhiễm môi trường,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế,…
1.3. Cở sở nghiên cứu thực tiễn.
Liên quan đến việc phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, đã có rất nhiều luận v n được thực hiện dưới cấp độ thạc sĩ,
tiến sĩ cũng như luận v n tốt nghiệp của SV các trường ĐH. Có thể kể đến:
- Trịnh Thanh Tùng (2010), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần
bất động sản HBC”, luận v n tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đoàn Thị Hà Mai (2009), “Hiện trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng”, luận v n tốt nghiệp, Đại học
Ngoại thương Hà Nội.
15
- Đặng Ngọc Minh Hiền (2011), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp”, luận v n tốt nghiệp, Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Đánh giá chung
Dù cùng nghiên cứu về một vấn đề, song, do đặc điểm về cơ cấu tổ chức, loại
hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp… là khác nhau nên kết
quả nghiên cứu cũng có sự khác nhau. Hầu hết đều thu thập thông tin từ các tài liệu để
tìm hiểu cở sở lý thuyết liên quan đến khóa luận tốt nghiệp và tìm kiếm kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác (các luận v n cùng đề tài, tạp chí, internet…) có liên quan đến
hiệu quả kinh doanh. Đồng thời thu thập các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của
đề tài mà chủ yếu là thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán…Đối
với lý thuyết dùng phương pháp phân tích, phân loại. Với các thông tin số liệu định
lượng thì áp dụng phương pháp tính toán khoa học, thống kê, kinh tế lượng. Các kết
quả có được sắp xếp theo thời gian, quy luật để đưa ra so sánh, nhận xét xu hướng,
thực trạng. Đặc biệt, luận v n tốt nghiệp của sinh viên Đặng Ngọc Minh Hiền có sử
dụng thêm phương pháp SWOT để phân tích. Đây cũng là điểm mới, tạo sự khác biệt
cho nghiên cứu. Tuy nhiên, SWOT là công cụ phân tích chủ yếu về đánh giá chiến
lược, rà soát, đánh giá định hướng giá trị của công ty hay đề án kinh doanh nên ít có
tác dụng trong đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kết luận
Từ thực tế nghiên cứu các luận v n trên, luận v n này vẫn áp dụng những cách
“truyền thống” như tìm hiểu, thu thập thông tin trên sách báo, internet, thư viện đồng
thời thống kê các số liệu thứ cấp từ phòng kế toán (từ n m 2010 đến n m 2012) để
phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và một số tổng hợp phân
tích về thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty. Sử dụng phương pháp tổng quan
phân tích, nghiên cứu số liệu thứ cấp; đánh giá và phát huy những tài liệu tổng hợp
được trước đó có liên quan đến đề tài; sử dụng các mô hình, bảng biểu. Đồng thời, dựa
vào ưu điểm của phân tích SWOT để đưa ra phương án kinh doanh, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty. Các phương pháp được lựa chọn để thực hiện luận
v n:
- Phương pháp tỉ số: Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến
trong phân tích tài chính. Bẳng việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau, phân tích báo cáo
tài chính của doanh nghiệp nhằm nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của doanh
nghiệp, qua đó đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. Các tỉ số đơn được thiết
lập bởi các chỉ tiêu này so với các chỉ tiêu khác. Phương pháp này có tính thực hiện
cao, dễ tính toán và tương đối chính xác.
Thang Long University Library
16
- Phương pháp so sánh: Sau khi tính toán các chỉ tiêu thống nhất về mặt thời gian,
nội dung, hình thức sẽ được đem ra so sánh: kỳ này với kỳ trước để thấy rõ sự thay đổi
về tài chính theo chiều hướng nào từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Trên cơ sở tham khảo các luận v n cùng để tài, học hỏi những ưu điểm cũng như
hạn chế, luận v n nhằm mục tiêu:
- Góp phần hệ thống và bổ sung những lí luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Đưa ra các biện pháp phù hợp với thực trạng kinh doanh.
17
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Nhất An
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhất An
- Tên công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhất An.
- Tên tiếng anh : NHAT AN COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt : NHAT AN CO., LTD
- Địa chỉ trụ sở : 03/146 Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn, thành phố
Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
- Người đại diện : Hồ Như Thành - Giám đốc công ty.
- Mã số thuế : 2801 558 054
- Số điện thoại : 037.375.0791
- Fax : 037.375.0791
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Hình thức sở hữu vốn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng
- Lĩnh vực kinh doanh: Điện tử viễn thông
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy tính, thiết bị mạng cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức nhà nước.
+ Dịch vụ về tư vấn về quy hoạch và phát triển nền tảng ứng dụng công nghệ thông
tin trong sản xuất và quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân và nhà
nước.
+ Khảo sát, thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu của khách
hàng.
Khi mới thành lập, với quy mô nhỏ, thời gian hoạt động chưa dài, công ty TNHH
Nhất An gặp khá nhiều khó kh n trong việc tổ chức quản lý, tiêu thụ sản phẩm, phát
triển dịch vụ cũng như khả n ng cạnh tranh với các công ty khác cùng lĩnh vực. Trải
qua hơn 6 n m hoạt động, công ty dần tìm ra hướng đi cho mình để dần trở thành một
nhà sản xuất, lắp ráp và phân phối có uy tín trên thị trường.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Hiện nay công ty có 27 nhân viên hoạt động trong các phòng ban và bộ phận
khác nhau. Cơ cấu bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến đến từng phòng ban, bộ phận
Thang Long University Library
18
sản xuất kinh doanh thông qua các trưởng phòng, đảm bảo nắm bắt được các thông tin
chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường cũng như khả n ng của công ty.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Nhất An
2.1.3.2. Chức năng từng bộ phận
- Giám đốc công ty: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu
sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị trong việc điều hành hoạt động công ty.
Phụ trách các vấn đề chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức hành chính, lao động
tiền lương, đào tạo, trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính kế toán, trực tiếp chỉ đạo công
tác kế hoạch.
- Phó giám đốc: Điều hành các hoạt động kinh doanh thương mại và quản lý các
phòng ban.
- Phòng kinh doanh: Đề ra các chiến lược kinh doanh và những phương hướng sử
dụng nguồn vốn có hiệu quả. Mua được nguồn hàng có giá rẻ; tìm được nhiều đối tác,
khách hàng cho công ty; mở rộng và phát triển thị trường; cập nhật số lượng mua bán
và công nợ của khách hàng.
- Phòng kế toán: Lập các chứng từ gốc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
chứng minh tính hợp pháp về sự hình thành và sử dụng tài sản vào mục đích kinh
doanh.
- Phòng bảo hành: Trực tiếp lắp đặt các sản phẩm , hàng hóa; hướng dẫn khách
hàng sử dụng, bảo hành, bảo trì, chịu trách nhiệm sửa chữa các sản phẩm cho khách
hàng cũng như đối với các thiết bị, máy móc được sử dụng trong công ty.
- Bộ phận bán hàng: Thực hiện các giao dịch bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm
tới khách hàng.
Liên quan tới việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty chưa có ban
hay bộ phận nào chuyên trách vấn đề này một cách thường xuyên. Chỉ được thống kê
khi có biến động hay trước thềm các cuộc họp. Đây là một hạn chế cần phải được khắc
phục để nhanh chóng đưa ra các phương án điều chỉnh kinh doanh một cách hợp lý.
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kinh
doanh
Phòng bảo
hành
Bộ phận bán
hàng
Phó giám đốc
19
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhất An
Trong chương 1, chúng ta đã trình bày cơ sở lý thuyết về nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Để có cái nhìn thực tế hơn, trong chương 2 sẽ đi
sâu phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhất An.
Phần đầu sẽ phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty qua 3 n m
2010, 2011, 2012. Phần tiếp theo, cũng là quan trọng nhất chính là c n cứ vào việc
tính toán các chỉ tiêu định lượng để có thể đánh giá cụ thể và chính xác hơn về hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra nhận xét về các yếu tố đã và đang
tác động. Dựa vào phương pháp đã được chọn lựa, việc tính toán các chỉ tiêu định
lượng sẽ theo công thức đã được trình bày tại mục 1.5.2.
2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty TNHH Nhất An
năm 2010, 2011, 2012
Trong những n m qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có
nhiều biến động gây khó kh n cho hoạt động của công ty, song công ty đã cố gắng duy
trì mức độ hoạt động và tiếp tục phát triển.
Thang Long University Library
20
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011, 2012
(Đơn vị: Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
2010 2011 2012 Tuyệt đối
Tƣơng
đối
(%)
Tuyệt đối
Tƣơng đối
(%)
1. Tổng doanh thu 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232 2.721.591.975 18,00 4.233.483.838 23,73
2. Tổng chi phí 1.338.527.890 1.224.927.733 751.143.786 (113.600.157) (8,49) (473.783.947) (38,68)
Chi phí bán hàng 1.132.527.833 1.089.839.580 640.246.499 (42.688.253) (3,77) (449.593.081) (41,25)
Chi phí quản lý 60.354.384 47.876.415 45.350.062 (12.477.969) (20,67) (2.526.353) (5,28)
Chi phí HĐ tài
chính
145.013.120 87.109.949 65.347.225 (57.903.171) (39,93) (21.762.724) (24,98)
Chi phí khác 632.554 101.789 200.000 (530.765) (83,91) 98.211 96,48
3. Giá vốn hàng
bán
12.387.643.268 14.810.643.289 19.161.721.505 2.423.000.021 19,56 4.151.078.216 28,03
4. Thu nhập HĐ
tài chính
3.132.385 3.443.174 8.289.725 310.789 9,92 4.846.551 140,76
5. Thu nhập khác 7.031.642 7.621.622 14.803.926 589.980 8,39 7.182.304 94,24
6. Lợi nhuận trƣớc
thuế
1.403.948.288 1.817.041.168 2.185.259.592 413.092.881 29,42 368.218.424 20,26
(Nguồn: Phòng Kế toán)
21
2.2.1.1. Tình hình thực hiện doanh thu
Tổng doanh thu
Theo bảng số liệu trên, nhận thấy liên tục trong 3 n m, tổng doanh thu có mức
t ng đáng kể.
N m 2011 so với 2010: t ng 2.721.591.975 đồng tương ứng với 18%
N m 2012 so với 2011: t ng 4.233.483.838 đồng tương ứng 23, 73%
Tổng doanh thu t ng cho thấy, một là lượng bán hàng của doanh nghiệp t ng và
hai là giá cả hàng hóa dịch vụ t ng. Hoạt động kinh doanh của công ty những n m gần
đây cho thấy rõ ràng có hiệu quả tuy nhiên chỉ dựa vào mức t ng của tổng doanh thu
thì chưa thể kết luận so với những n m trước đây, công ty có thực sự có hoạt động
hiệu quả hơn hay không.
(ĐVT: Đồng)
Biểu đồ 2.1. Tổng doanh thu năm 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Nhất An
N m 2010 N m 2011 N m 2012
Tổng doanh thu
Thang Long University Library
22
Doanh thu thuần
Tại công ty không phát sinh các khoản giảm trừ (hàng bị trả lại, thuế TTĐB, thuế
XNK…) nên doanh thu thuần cũng chính là tổng doanh thu (Doanh thu thuần = Tổng
doanh thu – các khoản giảm trừ). Điều này chứng tỏ chất lượng của sản phẩm của
công ty là tốt nên không phát sinh hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán. Nhưng bên cạnh
đó, việc không phát sinh một khoản giảm trừ doanh thu nào cũng đồng nghĩa là công
ty không cho bất kỳ khách hàng nào của mình hưởng chiết khấu thương mại. Đây là
một điều không tốt trong kinh doanh, nếu tiếp tục như thế trong nhiều đơn hàng tiếp
theo có thể làm giảm đi hình ảnh của công ty trong cách nhìn của các bạn hàng.
2.2.1.2. Phân tích chi phí
Tổng chi phí = Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí tài chính + Chi phí
khác
(ĐVT: Đồng)
Biểu đồ 2.2 Tổng chi phí năm 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Nhất An
Quan sát biểu đồ, có thể dễ nhận thấy tổng chi phí của n m 2011 đã có sự thay
đổi tích cực so với n m 2010 (giảm 113.600.157 đồng tương đương 8,49%). Đến n m
2012 thì thực sự có một chuyển biến lớn, tổng chi phí giảm đi một cách đáng kể
(473.783.947 đồng tương ứng 38,68%). Trong đó, chi phí bán hàng là giảm nhiều nhất
(449.593.081 đồng tương ứng 41,25%). Các loại TSCĐ phục vụ cho việc bán hàng đến
do đã khấu hao hết giá trị. Công ty làm n có lãi, việc chi trả các chi phí lãi vay được
thanh toán đúng hạn. Ngoài ra, nguyên nhân các chi phí giảm do chính sách cắt giảm
chi tiêu trong thời kỳ khó kh n, lạm phát cao của công ty.
N m 2010 N m 2011 N m 2012
Tổng chi phí
23
Hiệu quả sử dụng chi phí hay hệ số chi phí của n m 2011 là 14.56 đồng và n m
2012 là 29.39 đồng, mức t ng này khá lớn. Đây được coi là một tín hiệu đáng mừng và
là một trong những lí do góp phần t ng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh tại công
ty. Ngoài ra, chi phí tài chính n m 2012 cũng giảm đáng kể (21.762.724 đồng xấp xỉ
25%) so với n m 2010. Doanh thu thuần t ng, các chi phí hợp lý được kiểm soát, điều
chỉnh giảm là một việc làm đúng đắn giúp doanh thu của công ty ngày càng lớn. Trong
thời điểm kinh tế nói chung gặp nhiều biến động, việc gia t ng lượng khách hàng là
việc cần thiết những cũng hết sức khó kh n. Cùng với đó tình trạng lạm phát cao cũng
dễ gây gia t ng chi phí. Do đó, việc thực trạng công ty trong 3 n m gần đây vừa t ng
được doanh thu thuần, vừa giảm bớt được những chi phí cần thiết là một điều đáng
được ghi nhận và phát huy.
Bảng 2.2. Hệ số chi phí
(Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012
Tổng doanh thu 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232
Tổng chi phí 1.338.527.890 1.224.927.733 751.143.786
Hệ số chi phí 11,29 14,56 29,39
Chênh lệch 3,27 14,83
(Nguồn: Phòng kế toán - Tính toán của tác giả)
2.2.1.3. Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Bảng 2.3. Lợi nhuận gộp
(Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012
Doanh thu thuần 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232
Giá vốn hàng bán 12.387.643.268 14.810.643.289 19.161.721.505
Lợi nhuận gộp 2.732.323.251 3.030.904.105 2.913.309.727
Chênh lệch
2.423.000.021
(19,56%)
4.151.078.216
(28,03%)
(Nguồn: Phòng kế toán - Tính toán của tác giả)
Giá vốn hàng bán n m 2011 t ng 2.423.000.021 đồng (19,56%) so với n m 2010
và n m 2012 lại t ng 4.151.078.216 đồng (28,03%) so với n m 2011. Việc gia t ng
doanh thu biểu hiện ở số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường được gia t ng đều đặn
Thang Long University Library
24
dẫn đến giá vốn hàng bán cũng t ng lên đều đặn trong mỗi n m do phải mua. Tình
trạng lạm phát diễn ra làm giá vốn t ng gây khó kh n cho các doanh nghiệp nói chung
và công ty nói riêng. Tỉ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu luôn khá ổn định và
chiếm hơn 80%. Doanh thu cũng như giá vốn t ng nhưng giá hàng bán lại không t ng
hoặc t ng không đáng kể nên lợi nhuận thuần giảm. N m 2010, lợi nhuận thuần là
2.732.323.251 đồng, n m 2011 t ng lên 3.030.904.105 đồng (tức là t ng 298.580.854
đồng, tương đương 9,85%). Đến n m 2012, lợi nhuận thuần t ng so với 2010, nhưng
lại giảm so với n m 2011. Điều này cũng cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường cũng
ngày một khó kh n hơn do lĩnh vực điện tử viễn thông ngày càng có nhiều doanh
nghiệp tham gia hơn, thị phần của công ty bị chia nhỏ, công việc cần làm là đưa ra
mức giá cả cạnh tranh để giữ vững và gia t ng thị phần.
Tỷ lệ LN giảm
n m 2012
=
(117.594.378)
*100 % = (3,88%)
3.030.904.105
Bảng 2.4. Tỉ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012
Doanh thu thuần 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232
Giá vốn hàng bán 12.387.643.268 14.810.643.289 19.161.721.505
Tỉ trọng 81,93 83,01 86,80
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KQKD)
Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – (Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN)
Bảng 2.5. Lợi nhuận thuần
(Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012
Lợi nhuận gộp 2.732.323.315 3.030.904.105 2.913.309.727
Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN 1.338.527.789 1.224.927.733 751.134.786
Lợi nhuận thuần 1.393.795.261 1.805.976.372 2.162.165.941
Chênh lệch
412.181.111
(29,5%)
356.189.569
(19,7%)
(Nguồn: Phòng kế toán – Tổng hợp của tác giả)
Lợi nhuận gộp n m 2011 t ng, đồng thời chi phí lại giảm so với n m 2010 làm
cho lợi nhuận thuần của n m 2011 t ng lên một cách đáng kể (412.181.111 đồng
25
tương ứng 29,5%). Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại giảm từ
1.338.527.789 đồng n m 2010 xuống còn 751.134.786 đồng n m 2012 (tức là giảm
587.393.003 đồng, tương ứng 43,89%). Khoản chi phí này giảm nguyên nhân là do sự
quản lỷ, cơ cấu tổ chức đã ngày càng hoàn thiện và hợp lý hơn. Các chi phí như dụng
cư, đồ dùng, mua ngoài (điện nước, thuê TS…) được điều chỉnh cắt giảm. N m 2012,
mặc dù lợi nhuận gộp giảm nhưng mức giảm của chi phí lại rất lớn nên lợi nhuận
thuần vẫn t ng so với n m 2011 (t ng 356.189.569 đồng tương ứng 19,7%).
(ĐVT: Đồng)
Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận thuần của công ty TNHH Nhất An giai đoạn 2010-2012
Lợi nhuận trƣớc và sau thuế
Bảng 2.6. Lợi nhuận sau thuế
(Đơn vị: Đồng)
Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012
Lợi nhuận trước thuế 1.403.948.288 1.817.041.168 2.185.259.592
Thuế TNDN hiện hành 350.987.072 454.260.292 546.314.898
Lợi nhuận sau thuế 1.052.961.216 1.362.780.876 1.638.944.694
Chênh lệch
309.819.660
(22,73%)
276.163.818
(20,26%)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu, lợi nhuận trước thuế qua các n m t ng liên tục, thuế suất thuế
TNDN không đổi do đó lợi nhuận sau thuế cũng t ng ổn định. N m 2012 t ng
N m 2010 N m 2011 N m 2012
Lợi nhuận thuần
Thang Long University Library
26
276.163.818 đồng (20,26%) so với n m 2011. Về các khoản thu nhập khác, n m nào
công ty cũng có những khoản thu nhập từ quà biếu, quà tặng do các đối tác tặng cho
doanh nghiệp. Một số khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý. Do đã hết hạn khấu
hao nên có thu nhập từ khoản thanh lý TSCĐ…Vì những lí do này mà lợi nhuận cũng
được t ng lên. Lợi nhuận sau thuế t ng trong bối cảnh khó kh n chứng tỏ công ty có
những chiến lược hợp lý trong kinh doanh và cần phải được phát huy hơn nữa trong
tương lai. Xét về mức độ thực hiện nghĩa vụ thực hiện đối với quốc gia thì công ty
cũng đã góp phần vào việc t ng ngân sách nhà nước.
2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An năm 2010,
2011, 2012
Thông qua việc xe xét sự thay đổi, biến động về tổng tài sản, tổng nguồn vốn,
chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về quy mô hoạt động cũng như khả n ng huy động
vốn, cấu trúc tài chính của công ty. Ở những thời kỳ khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ
có tình hình tài chính khác nhau. Tình hình tài chính biến động tốt hay xấu phụ thuộc
vào nhiều mặt như điều kiện hoạt động, phương thức kinh doanh cũng như những
chính sách về tài chính hay quản lý công nợ. Việc xe xét những thay đổi, biến động về
tổng tài sản và tổng nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán của công ty, chúng ta
sẽ thấy được sự thay đổi về quy mô hoạt động cũng như khả n ng huy động vốn của
công ty. Điều này giúp thể hiện trình độ sử dụng tài sản hay tính phân bổ hợp lý trong
cơ cấu vốn. Từ đó, dễ dàng đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Việc phân tích này thực hiện thông qua so sánh số liệu tương
đối và tuyệt đối trong bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010-2012.
27
Bảng 2.7. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011, 2012
(Đơn vị: Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
VNĐ
TT
(%)
VNĐ
TT
(%)
VNĐ
TT
(%)
VNĐ
TT
(%)
VNĐ
TT
(%)
A. TÀI SẢN
NGẮN HẠN
6.352.375.676 85,95 6.630.805.960 94,94 7.677.845.178 83,08 278.430.284 4,30 1.047.039.218 15,08
1. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
248.615.776 3,91 213.681.274 3,22 117.461.209 1,52 (34.934.503) (14,00) (96.220.065) (45,02)
2. Các khoản
phải thu
2.040.345.276 32,11 3.520.345.289 38,00 3.950.950.404 51,45 1.480.000.013 72,54 430.605.115 12,23
3. Hàng tồn kho 3.968.341.589 62,47 3.741.703.104 56,02 3.412.111.819 44,43 (226.638.485) (5,70) (329.591.286) (8,14)
4. Tài sản ngắn
hạn khác
95.073.034 1,51 182.076.294 2,76 198.221.749 2,60 87.003.259 31,50 16.145.456 8,86
B. TÀI SẢN
DÀI HẠN
1.038.394.158 14,05 1.364.138.434 17,06 1.562.472.136 16,91 325.744.276 31,37 198.333.702 14,53
1. Tài sản cố
định
1.038.394.158 14,05 1.364.138.434 17,06 1.562.472.136 16,91 325.744.276 31,37 198.333.702 14,53
2. Các khoản
đầu tư tài chính
0 0,00 0 0 0 0 0 0 0 0
Thang Long University Library
28
TỔNG TÀI
SẢN
7.390.769.838 100 7.994.944.394 100 9.241.217.316 100 604.174.556 8,10 1.246.272.922 15,58
C. NỢ PHẢI
TRẢ
3.791.464.927 51,30 4.199.070.574 52,52 5.247.009.794 56,78 407.605.647 10,70 1.047.939.220 24,95
1. Nợ ngắn hạn 3.791.464.927 51,30 4.199.070.574 52,52 5.247.009.794 56,78 407.605.647 10,70 1.407.939.220 24,95
2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
3. Nợ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
D. NGUỒN
VỐN CHỦ SỞ
HỮU
3.599.304.911 48,70 3.795.873.820 47,48 3.994.207.522 43,22 196.568.909 5,40 198.333.702 5,22
1. Vốn chủ sở
hữu
3.599.304.911 48,70 3.795.873.820 47,48 3.994.207.522 43,22 196.568.909 5,40 198.333.702 5,22
2. Nguồn kinh
phí quỹ khác
0 0 0 0 0 0 0 0 0
TỔNG
NGUỒN VỐN
7.390.769.838 100 7.994.944.394 100 9.241.217.316 100 604.174.556 8,1 1.246.272.922 15,58
(Nguồn: Phòng kế toán)
29
2.2.2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản
Cơ cấu tài sản
(ĐVT: Đồng)
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn
(ĐVT: Đồng)
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty TNHH Nhất An
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Các TSNH khác
Hàng tồn kho
Các khoản phải thu
Tiền mặt
N m 2010 N m 2011 N m 2013
Tài sản cố định
Thang Long University Library
30
Qua bảng số liệu và biểu đồ, nhận thấy:
- Tổng tài sản:
 N m 2010 là 7.390.769.838 đồng, trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
là 6.352.375.676 đồng, chiếm 85,95% trong cơ cấu tài sản, còn lại 14,05%
(tương đương 1.038.394.158 đồng) là tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
 Đến n m 2011, tổng tài sản t ng lên 7.994.944.394 đồng, so với n m 2010 đã
t ng 8,1%. Trong đó, lượng t ng chủ yếu là do sự t ng lên của tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn (4,3%). Ngoài ra, tài sản cố định cũng t ng do công ty mua
sắm thêm tài sản cố định nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
 Tổng tài sản n m 2012 t ng 1.246.272.922 đồng (15,58%) so với n m 2011, chủ
yếu do t ng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
- Trong tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn:
 Khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu: N m 2011 là
3.520.345.289 đồng chiếm 38% đã t ng 72,54% so với n m 2010. Khoản thu này
lại tiếp tục t ng lên 3.950.950.404 đồng vào n m 2012 (12,23%). Nguyên nhân
của việc gia t ng trước hết là do quy mô cũng như kết quả kinh doanh được mở
rộng hơn, cùng với đó là việc thay đổi trong tình hính tài chính của khách hàng
hay chính sách bán hàng của chính doanh nghiệp. Với chính sách tín dụng nới
lỏng, mặc dù có thể giúp t ng doanh thu, tuy nhiên, tỉ lệ khoản này chiếm tỉ lệ rất
cao và t ng liên tục trong 3 n m gần đây lại cho thấy doanh nghiệp bị chiếm
dụng vốn lớn. Viêc này sẽ làm t ng chi phí quản lý nợ cho công ty cũng như làm
giảm khả n ng, cơ hội sử dụng tài sản cho chính doanh nghiệp.
 Hàng tồn kho: Cũng chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu tài sản lưu động. Doanh thu
các n m t ng, lợi nhuận cũng t ng nhưng lượng hàng tồn kho cũng còn lớn,
chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn gặp nhiều khó kh n. So với
n m 2010, hàng tồn kho n m 2011 giảm 226.638.485 đồng (giảm 5,7%), đến
n m 2012 lại giảm thêm 329.591.286 đồng (8,14%) so với n m 2011. Đây thực
sự là một nỗ lực lớn của công ty, công tác tiêu thụ sản phẩm đã đạt hiệu quả hơn
trước. Vì vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nên trong tương lai công ty cũng nên
chú ý đưa ra các biện pháp tiêu thụ hàng hóa hiệu quả hơn nhằm tránh tình trạng
này kéo dài sẽ gây ra sự ứ đọng vốn, kéo dài thời gian quay vòng vốn, làm t ng
chi phí lưu kho, chi phí...Thêm vào đó, với đặc điểm của sản phẩm là điện tử
viễn thông, chịu ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố thị trường, công nghệ nên không
thể kéo dài tình trạng lượng hàng tồn kho nếu không sẽ trở nên lạc hậu và không
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của công chúng.
 Tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền và các khoản tương đương tiền
giảm từ 248.615.776 đồng n m 2010 xuống còn 117.461.209 đồng n m 2012
31
(giảm 52,73%) chủ yếu là do các khoản tiền gửi tại ngân hàng và tiền gửi có kyg
hạn giảm. Các hoạt động giao dịch lớn diễn ra khá nhiều, lượng tiền mặt ít được
sử dụng. Việc thanh toán thông qua ngân hàng và tiếp tục được luân chuyển cho
việc mua hàng hóa cũng như trả nợ.
- Tài sản cố định: Với bản chất là một công ty thương mại, chủ yếu cung cấp các
sản phẩm dịch vụ nên tài sản cố định chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản và có chiều
hướng t ng trong 3 n m gần đây. N m 2011 là 1.364.138.434 đồng, t ng 31,37% so
với n m 2010. N m 2012 lại t ng 14,53% so với n m 2011 (198.333.702 đồng). Đây
là kết quả của việc công ty mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh khi mua sắm thêm
hoặc thay thế một số thiết bị, máy móc khác.
Hiệu quả sử dụng tài sản
- Hiệu suất sử dụng tài sản:
Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng tài sản
Chỉ tiêu ĐVT N m 2010 N m 2011 N m 2012
Doanh thu thuần Đồng 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232
Tổng tài sản Đồng 7.390.769.838 7.994.944.394 9.241.217.316
Hiệu suất sử dụng TS Lần 2,04 2,23 2,39
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán)
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TS cho biết, cứ bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào
quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TS
n m 2012 là 2,39 lần. Điều này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra 2,04 đồng doanh thu
thuần. Chỉ số này >1 và có xu hướng t ng từ n m 2010 – 2012 cho thấy việc quản lý
TS của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả và cần được phát huy trong tương lai.
- Hiệu quả sử dụng tài sản:
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ tiêu ĐVT N m 2010 N m 2011 N m 2012
Lợi nhuận sau thuế Đồng 1.052.961.216 1.362.780.876 1.638.944.694
Tổng tài sản Đồng 7.390.769.838 7.994.944.394 9.241.217.316
Hiệu quả sử dụng TS % 14,25 17,04 17,73
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán)
N m 2012, hiệu quả sử dụng TS là 17,73% nghĩa là cứ 100 đồng TS thì mang về
17,73 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng TS ngày càng cao (t ng từ 14,25 đồng n m
2010 lên 17,73 đồng n m 2012) trong những n m gần đây cho thấy công ty sử dụng
TS có hiệu quả.
Thang Long University Library
32
- Hiệu quả sử dụng TSNH: Thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển và sức sinh
lời của TSNH.
Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển của TSNH
(Nguồn: Phòng kế toán – Tính toán của tác giả)
 Tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh tình hình tổ chức các mặt hoạt
động quá trình kinh doanh có hợp lý hay không.
Tốc độ luân chuyển của TSNH t ng từ 2,38 vòng n m 2010 lên 2,87 vòng n m
2012 (t ng 0,49 vòng). Chỉ tiêu này t ng cho thấy trong 1 kỳ, TSNH quay được
nhiều vòng hơn hay hiệu quả sử dụng TSNH ngày càng cao hơn. Kỳ luân chuyển
(thời gian của một vòng luân chuyển) thể hiện số ngày cần thiết để quay một
vòng của TSNH. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân
chuyển càng lớn và rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng có hiệu quả hơn.
Như vậy, qua bảng tính toán, nhận thấy kỳ luân chuyển của TSNH t ng dần từ
n m 2010-2012. Trong 1 n m, TSNH quay được nhiều vòng hơn nên kỳ luân
chuyển cũng giảm xuống: từ 151,26 ngày/vòng n m 2010 xuống còn 125,43
ngày/vòng n m 2012. Cần phải xem xét chỉ tiêu này với các doanh nghiệp cùng
ngành để có những phương án điều chỉnh thích hợp. Hệ số đảm nhiệm TSNH <1
và có xu hướng t ng lên. Điều này chứng tỏ việc sử dụng TSNH là có hiệu quả.
N m 2011, hệ số đảm nhiệm giảm 0,05 lần so với n m 2010, giảm xuống còn
0,35 lần trong n m 2012. Chỉ số này nhỏ giúp công ty tiết kiệm được TSNH dẫn
đến khả n ng sinh lời của TSNH t ng lên.
Chỉ tiêu ĐVT N m 2010 N m 2011 N m 2012
Doanh thu thuần Đồng 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232
Tài sản ngắn hạn Đồng 6.352.375.676 6.630.805.960 7.677.845.178
Tốc độ luân chuyển Vòng 2,38 2,69 2,87
Kỳ luân chuyển Ngày/vòng 151,26 133,83 125,43
Hệ số đảm nhiệm Lần 0,42 0,37 0,35
33
+ Sức sinh lời của TSNH:
Bảng 2.11. Sức sinh lời của TSNH
Chỉ tiêu ĐVT N m 2010 N m 2011 N m 2012
Lợi nhuận thuần Đồng 1.393.795.261 1.805.976.372 2.162.165.941
Tài sản ngắn hạn Đồng 6.352.375.676 6.630.805.960 7.677.845.178
Sức sinh lời của TSNH Lần 0,22 0,27 0,28
(Nguồn: Phòng kế toán – Tính toán của tác giả)
Như đã đề cập ở trên, hệ số đảm nhiệm giảm qua các n m hay công ty tiết kiệm
được TSNH nên sức sinh lời của TSNH cũng có chiều hướng t ng. Do doanh thu t ng
và tiết kiệm được lượng chi phí rất lớn nên lợi nhuận thuần t ng cũng là một nguyên
nhân giúp t ng sức sinh lời của TSNH. Mặc dù chỉ số này t ng, tuy nhiên mức t ng
còn hạn chế, từ n m 2010-2012 chỉ t ng có 0,06 lần. Dù là TSNH hay TSDH thì cũng
luôn yêu cầu được sử dụng có hiệu quả để đem lại mức lợi nhuận cao nhất có thể.
2.2.2.2. Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn.
(ĐVT: Đồng)
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An
N m 2010 N m 2011 N m 2012
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Thang Long University Library
34
Nhận xét:
- Trong 3 n m từ 2010 đến 2012, nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An liên tục
t ng. Nguồn vốn n m 2011 là 7.994.944.394 đồng, t ng 604.174.556 đồng (8,1%) so
với n m 2010. Đến n m 2012, tổng số vốn t ng thêm 15,58% tương đương
1.246.272.922 đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia t ng này là do các khoản nợ
phải trả, vốn chủ sở hữu tuy có t ng nhưng không nhiều.
- Vốn chủ sở hữu t ng qua các n m, tuy nhiên tỉ trọng trong cơ cấu vốn lại có xu
hướng giảm. N m 2010, vốn CSH chiếm 48,70% nhưng đến n m 2012 chỉ còn
43,22%, giảm 5,48%.
- Trong cơ cấu vốn, nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn nhất và cũng t ng qua các n m.
Số nợ phải trả n m 2012 là 5.247.009.794 đồng chiếm 56,78% tổng vốn, t ng
1.407.939.220 đồng (24,95%) so với n m 2011. Khoản t ng này là do hàng hóa, dịch
vụ mua và nhập về còn nợ người bán, khoản tín dụng được người bán cấp cho t ng cho
thấy mối quan hệ của công ty với nhà cung cấp đang phát triển tốt. Được hưởng nhiều
khoản tín dụng từ người bán sẽ có lợi cho doanh nghiệp để có thể mở rộng quy mô
hoạt động kinh doanh. Hưởng tín dụng thương mại nghĩa là công ty đang gián tiếp sử
dụng vốn của người bán mà không phải chi trả lãi nếu công ty có thể tận dụng thời hạn
tín dụng không mất phí. Tuy nhiên khoản phải trả này cũng có chi phí cơ hội, đó là gây
mất lòng tin cho nhà cung cấp nếu không trả đúng thời hạn, bị xếp hạng tín dụng thấp.
Tỉ trọng của nợ phải trả trong 3 n m đều lớn hơn vốn chủ sở hữu là một điều đáng
quan tâm. Công ty cần có những điều chỉnh phù hợp để công ty không bị động khi thị
trường xảy ra biến động hoặc việc kinh doanh sẽ không có hiệu quả.
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.12. Khả năng sinh lời
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012
Tỷ suất sinh lời trên
tổng doanh thu (ROS)
6,96 7,64 7,42
Chênh lệch 0,68 (0,22)
Tỷ suất sinh lời trên
tổng tài sản (ROA)
14,25 17,04 17,73
Chênh lệch 2,79 0,69
Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
29,25 34,28 41,03
Chênh lệch 5,03 6,75
(Nguồn: Phòng kế toán – Tính toán của tác giả)
35
Biểu đồ 2.7. Khả năng sinh lời
(Đơn vị: %)
Nhận xét:
- Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết trong 100
đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy tỷ suất lợi
nhuận trên tổng doanh thu là khá cao và có sự t ng trưởng nhất định. ROS trong n m
2011 t ng 0,68% so với n m 2010. Đến n m 2012, tỷ suất này lại giảm đi 0,2% so với
n m 2011 mặc dù lợi nhuận sau thuế của n m là t ng so với n m 2011. Điều này cho
thấy hoạt động kinh doanh của n m 2012 chưa hiệu quả bằng n m 2011.
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài
sản thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Từ một số tính toán về sức sinh lời, hệ số
đảm nhiệm hay tốc độ luân chuyển, có thể thấy công ty quản lý và sử dụng TS có hiệu
quả. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng cho thấy điều đó. N m 2010, cứ 100 đồng
tài sản thì có được 14,25 đồng lợi nhuận, đến n m 2011 lợi nhuận t ng lên 17,04 đồng
và so với n m 2011 thì tỷ suất lợi nhuận n m 2012 t ng thêm 0,69 đồng. Theo như
mô hình Dupont, có thể thấy chỉ tiêu ROA chịu tác động bởi 2 yếu tố chính là tỷ suất
sinh lời trên tổng doanh thu - ROS và hiệu suất sử dụng tài sản (tính toán tại bảng 2.8).
Cả 2 yếu tố này đều rất khả quan khi t ng đều trong gian đoạn 2010-2012, do đó dẫn
đến mức t ng lên của chỉ tiêu sinh lời trên tổng tài sản.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh
lời của đồng vốn (1 đồng vốn CSH bỏ ra tích lũy được bao nhiêu đồng lợi nhuận).
Trong cơ cấu vốn, có thể thấy công ty kinh doanh chủ yếu dựa trên sự chiếm dụng vốn
từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài (nợ phải trả) thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu. Doanh
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
ROS
ROA
ROE
Thang Long University Library
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an

More Related Content

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhất an

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN HÀ NỘI – 2014 SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG MÃ SINH VIÊN : A17747 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN HÀ NỘI – 2014 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Đình Toàn Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Nhung Mã sinh viên : A17747 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản lý đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đình Toàn đã tận tâm hướng dẫn em qua từng buổi nói chuyện, thảo luận về khóa luận tốt nghiệp. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài thu hoạch này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy. Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian không quá dài, bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về một đề tài cụ thể, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh, chị trong công ty TNHH Nhất An đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành được thực tập tại công ty và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, giải đáp thắc mắc cho em trong suốt quá trình thực tập. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Nhung
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP............. 1 1.1 Tổng quan lý thuyết ........................................................................................... 1 1.1.1 Khái niệm, sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả ..................................... 1 1.1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 1 1.1.1.2. Sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả...................................................... 1 1.1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của hiệu quả kinh doanh.......................... 2 1.1.2.1. Khái niệm...................................................................................................... 2 1.1.2.2. Phân loại....................................................................................................... 2 1.1.2.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh................................................................. 3 1.1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .................................................................................................................................... 4 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................................................................... 5 1.1.4.1. Nhân tố bên trong......................................................................................... 5 1.1.4.2. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................ 6 1.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh........................................................ 7 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng ................................................................... 8 1.2.1.1. Chỉ tiêu tổng quát ......................................................................................... 8 1.2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH................................................. 10 1.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH................................................. 11 1.2.1.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động............................................ 12 1.2.1.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí .............................................. 12 1.2.1.6. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ..................................................... 12 1.2.2. Chỉ tiêu định tính............................................................................................. 14 1.3. Cơ sở nghiên cứu thực tiễn ............................................................................... 14 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN.................... 17 2.1. Khái quát chung về công ty Nhất An............................................................... 17 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty............................................................................. 17 2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.......................................................... 17 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty ................................................................ 17 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty................................................................ 17 2.1.3.2. Chức năng từng bộ phận ............................................................................. 18 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhất An..... 19
  • 6. 2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011, 2012 ........................................................................................................ 19 2.2.1.1. Tình hình thực hiện doanh thu ................................................................... 21 2.2.1.2. Phân tích chi phí........................................................................................... 22 2.2.1.3. Phân tích lợi nhuận...................................................................................... 23 2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011, 2012 ............................................................................................................................ 26 2.2.2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản............................................................ 29 2.2.2.2. Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn..................................................... 33 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời......................................................... 34 2.2.4. Khả năng thanh toán....................................................................................... 36 2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá về lao động................................................................... 39 2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty .. 40 2.2.6.1. Nhân tố bên trong......................................................................................... 40 2.2.6.2. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................ 41 2.3. Kết luận .............................................................................................................. 42 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN .................................................................................................................................... 45 3.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển trong tƣơng lai của công ty....................... 45 3.2. Hƣớng khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty........................................................................................................................ 46 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Nhất An....... 47 3.3.1. Nâng cao năng lực vốn ................................................................................... 47 3.3.2. Hạn chế tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi trong công tác bán hàng................. 47 3.3.3. Quản lý đào tạo nguồn nhân lực .................................................................... 48 3.3.4. Xây dựng trung tâm bảo hành trên địa bàn để nâng cao dịch vụ hậu mãi.. 49 3.3.5. Thành lập phòng Marketing ........................................................................... 50 3.3.6. Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh ..................................... 53 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 54 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính CNTT Công nghệ thông tin ĐKKD Đ ng kí kinh doanh ĐVT Đơn vị tính KQKD Kết quả kinh doanh NN Nhà nước N/C Nghiên cứu NV Nguồn vốn SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam đồng
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Nhất An.............................18 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhất An n m 2010, 2011, 2012 ............................................................................................................................ 20 Biểu đồ 2.1. Tổng doanh thu n m 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Nhất An... 21 Biểu đồ 2.2. Tổng chi phí n m 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Nhất An........ 22 Bảng 2.2. Hệ số chí phí .............................................................................................. 23 Bảng 2.3. Lợi nhuận gộp ............................................................................................ 23 Bảng 2.4. Tỉ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần...................................... 24 Bảng 2.5. Lợi nhuận thuần ......................................................................................... 24 Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận thuần của công ty TNHH Nhất An giai đoạn 2010-2012 ...... 25 Bảng 2.6. Lợi nhuận sau thuế ...................................................................................... 25 Bảng 2.7. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Nhất An n m 2010, 2011, 2012 .................................................................................................................................... 27 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn ......................................................................... 29 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tài sản dài hạn ............................................................................ 29 Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng tài sản ........................................................................... 31 Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng tài sản ............................................................................. 31 Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển của TSNH................................................................ 32 Bảng 2.11. Sức sinh lời của TSNH.............................................................................. 33 Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An......................... 33 Bảng 2.12. Khả n ng sinh lời ..................................................................................... 34 Biểu đồ 2.7. Khả n ng sinh lời..................................................................................... 35 Bảng 2.13. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính)....................................... 36 Bảng 2.14. Khả n ng thanh toán ................................................................................ 37 Bảng 2.15. Khả n ng thanh toán nhanh...................................................................... 37 Bảng 2.16. Kỳ trả tiền bình quân ................................................................................. 38 Bảng 2.17. Thời gian thu tiền..................................................................................... 39 Bảng 2.18. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động........................................................ 39 Sơ đồ 3.1. Phòng marketing trong tương lai .............................................................. 49 Bảng 2.19. Ma trận SWOT......................................................................................... 43 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU Việc chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO đồng nghĩa với nền kinh tế Việt Nam mở cửa chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Có hiệu quả kinh tế mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Khi có sự chuyển biến nền kinh tế, mọi doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phương án kinh doanh, tự tìm đầu vào hay đầu ra cho doanh nghiệp,…Dưới tác động của quy luật kinh tế, các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách có hiệu quả nhất, coi hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu. Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả kinh doanh chính là việc tạo ra nhiều lợi nhuận. Đây không chỉ là kết quả có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, xã hội cũng như từng cá nhân người lao động mà còn là một đòi hỏi tất yếu và bức thiết hiện nay. Đây vừa là vấn đề mà cá nhân yêu thích, quan tâm cộng với những gì đã được học, tìm hiểu thì thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhất An đã cho tôi có thêm cái nhìn thực tế hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhất An” làm luận v n tốt nghiệp của mình. - Mục tiêu đề tài: + Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty trong 3 n m gần đây. + Đánh giá và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong tương lai. - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh taị công ty TNHH Nhất An. - Nội dung của luận v n sẽ bao gồm 3 phần chính: Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhất An. Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty.
  • 10. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan lý thuyết. 1.1.1. Khái niệm, sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. 1.1.1.1. Khái niệm. Kết quả là chỉ tiêu kế hoạch phản ánh kết quả công tác trong một kỳ: - Kết quả vật chất: Là các giá trị sử dụng dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ được doanh nghiệp tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Nó được thể hiện bằng các chỉ tiêu khối lượng tính theo đơn vị hiện vật và tính theo đơn vị giá trị. - Kết quả tài chính: Thể hiện thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận gồm phần để lại cho doanh nghiệp và phần nộp cho Nhà nước. Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các điều kiện kinh tế - v n hóa - xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đạt được mong muốn cao nhất với chi phí thấp nhất. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả gồm: - Doanh lợi (ROA, ROE, ROI, ROS). - Định mức tiêu hao vật tư/sản phẩm. - Vòng quay TSNH. 1.1.1.2. Sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. Kết quả: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng cho toàn xã hội (sản phẩm vật chất hay phi vật chất). Những sản phẩm này phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ tiêu dùng của xã hội, được chấp nhận. Như vậy, kết quả là biểu hiện quy mô của chỉ tiêu hay thực lực của một đơn vị sản xuất trong một chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ nói lên bản chất bên trong nó mà chưa thể hiện được mối quan hệ của nó với các chỉ tiêu khác. Hiệu quả: Khi so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau và các yếu tố đầu vào thì cho ta chỉ tiêu hiệu quả: Lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí…Hệ thống chỉ tiêu tổng quát: Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào Trong đó: - Kết quả đầu ra đo được bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần… - Chi phí đầu vào: Lao động, vật tư, vốn,… Nếu chỉ tiêu này: - Lớn hơn 0: Chi phí đầu vào nhỏ hơn kết quả đầu ra => doanh nghiệp kinh doanh có lãi và ngược lại. Thang Long University Library
  • 11. 2 - Bằng 0: Chi phí và kết quả bằng nhau => doanh nghiệp hòa vốn. Như vậy, hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái bỏ ra và cái thu về trong khi đó, kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. 1.1.2. Khái niệm, phân loại và vai trò của hiệu quả kinh doanh. 1.1.2.1. Khái niệm. Từ trước đến nay vẫn tồn tại rất nhiều những quan điểm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh: - Theo nhà kinh tế học người Anh Adam Smith thì: Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa. Như vậy, hiệu quả đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh thu có thể t ng do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất có hiệu quả. Quan điểm này không phù hợp với thực tiễn. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến doanh thu mà còn phải quan tâm tới chi phí. Khi kinh doanh, nếu đạt được mức doanh thu lớn nhưng chi phí bỏ ra quá cao, có thể cao hơn doanh thu thì không một doanh nghiệp nào muốn. Như vậy, không thể coi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là khi có doanh thu thật cao. - Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra là quan điểm của Manfred – Kuhn. Quan điểm này được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng. - Hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực thương mại thông qua những chỉ tiêu đặc trưng kinh tế - kỹ thuật được, xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh chi phí bỏ ra hoặc nguồn vật lưc đưa vào trong kinh doanh thương mại [1, tr.454]. - Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực, mọi thời điểm. Bất kỳ một quyết định nào cũng cần được một phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép là giải pháp thực hiện có cân nhắc tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể. Từ những khái niệm như trên, có thể tổng hợp đưa ra khái niệm như sau: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực (lao động, vốn, thiết bị,…) với các chi phí các nguồn lực đó trong quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. 1.1.2.2. Phân loại. C n cứ vào nội dung và tính chất của các kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mục tiêu, người ta phân biệt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
  • 12. 3 Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội. - Hiệu quả kinh doanh cá biệt: Là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn nhân lực. - Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội đạt được trong kinh doanh biểu thị qua việc đóng góp của doanh nghiệp đối với kinh tế đất nước dưới dạng tổng quát và việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp. Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những điều kiện riêng về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý lao động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là "hộp đen" kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bằng khả n ng của mình họ cung ứng cho xã hội những sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy luật riêng của nó và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp nhận “luật chơi” đó. Một trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến các chủ thể của nền kinh tế là quy luật giá trị. Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm. Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặt bằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường. Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối với mỗi doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phí lao động xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giá thành sản xuất, chi phí sản xuất Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phân chia một cánh tỷ mỷ hơn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên, đồng thời cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí hay nói cánh khác là đánh giá hiệu quả của chi phí bộ phận. Hiệu quả tƣơng đối và hiệu quả tuyệt đối - Hiệu quả tương đối: Được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các thời kỳ kinh doanh. - Hiệu quả tuyệt đối: Lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh doanh cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. 1.1.2.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh. Là một chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều yếu tố khác nhau, vai trò của hiệu quả kinh doanh cũng có ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh. Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng hàng hóa giúp cho Thang Long University Library
  • 13. 4 doanh nghiệp củng cố được vị trí và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không bù đắp được chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp đó dần dần sẽ đi đến phá sản. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó là sự sống còn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Đối với xã hội: Một doanh nghiệp làm n có hiệu quả trước hết làm gia t ng sản phẩm cho nền kinh tế, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để có lãi nhiều hơn, doanh nghiệp sẽ tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất, do đó, các ảnh hưởng tích cực trên lại càng được mở rộng. Việc mỗi doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh gia t ng cùng với việc nâng cao chất lượng hàng hóa làm hạ giá thành sản phẩm, tạo mức tiêu thụ mạnh trong dân cư. Điều này rất có ích cho sự t ng trưởng của nền kinh tế. Các nguồn thu cho nhà nước từ các doanh nghiệp làm n hiệu quả (thuế) giúp nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, mở rộng quan hệ quốc tế. 1.1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị thực hiện chức n ng của mình. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không chỉ cho phép cho biết việc sản xuất đang ở trình độ nào mà còn cho phép phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra biện pháp thích hợp nhằm t ng kết quả và giảm chi phí kinh doanh. Ngoài ra, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh còn là sự biểu hiện của việc lựa chọn phương án kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ tự lựa chọn phương án kinh doanh sao cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, phải sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, đó là bài toán khó mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Ở góc độ này thì có thể nói nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là thước đô trình độ của nhà quản trị. Trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh doanh cũng đóng góp những vai trò quan trọng: - Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở c n bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố cơ bản tạo nên thành công cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Như chúng ta đã biết, trong thực tế mọi nguồn lực đưa vào sản xuất kinh doanh đều có giới hạn. Không có nguồn lực nào là vô tận, tất cả đều là hữu hạn. Chính vì thế,
  • 14. 5 nếu chúng ta sử dụng nguồn nhân lực một cách lãng phí, không tiết kiệm thì chúng sẽ nhanh chóng trở nên cạn kiệt và biến mất. Trong khi đó, dân số thế giới ngày càng t ng làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn và không có giới hạn. Do vậy, nguồn lực, của cải đã khan hiếm nay lại càng khan hiếm hơn, trong điều kiện đó việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề hàng đầu đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Mọi doanh nghiệp khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải cân nhắc các phương án kinh doanh, xem phương án nào có hiệu quả hơn vì nguồn nhân lực của doanh nghiệp như vốn, lao động, kỹ thuật đưa vào sản xuất kinh doanh đều có giới hạn, nếu không tiết kiệm đầu vào chắc chắn doanh nghiệp sẽ đi tới thua lỗ, phá sản. Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh với nhau và những ngành nghề nào, thị trường nào càng có mức lợi nhuận cao thì cạnh tranh càng gay gắt, quyết liệt hơn. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.4.1. Nhân tố bên trong. Các nhân tố bên trong thể hiện tiềm lực của doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh, hiệu quả kinh doanh đều có sự phụ thuộc chặt chẽ bởi chúng. Các yếu tố này không phải là bất biến mà có thể mạnh lên hay yếu đi ở từng thời điểm, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. - Nhân tố vốn: Đây là nhân tố phản ánh tổng hợp sức mạnh của doanh nghiệp thông qua chất lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào quá trình kinh doanh, khả n ng phân phối , đầu tư có hiệu quả nguồn vốn cũng như khả n ng quản lý nguồn vốn kinh doanh. Vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn nếu không muốn nói là quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có thể khai thác được. Nó phản ánh sự phát triển, hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. - Nhân tố con người: Trong tất cả các lĩnh vực, yếu tố con người luôn nắm vai trò quan trọng và góp phần tạo ra sự khác biệt. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng coi con người là nhân tố hàng đầu để đảm bảo thành công. Dù máy móc, công nghệ có hiện đại, phát triển đến đâu thì cũng phải phù hợp với trình độ, kỹ thuật của con người. Trong quá trình lao động, con người sang tạo ra các thiết bị, công nghệ mới phục vụ cho hoạt động của mình nhằm nâng cao n ng suất lao động. - Trình độ kỹ thuật, công nghệ: Trình độ kỹ thuật, công nghệ cho phép doanh nghiệp tự chủ nâng cao chất lượng hàng hóa, n ng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Nhờ vậy mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp được t ng lên, t ng vòng quay TSNH, t ng lợi nhuận đảm bảo cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu công Thang Long University Library
  • 15. 6 nghệ cũ kỹ, lạc hậu không những chất lượng hàng hóa giảm sút, sức cạnh tranh kém mà còn làm giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển. - Nhân tố quản trị: Đây là nhân tố chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị doah nghiệp giúp hoạch định, vạch ra con đường đi đúng đắn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường đầy biến động và sự cạnh tranh về các nguồn lực ngày càng khốc liệt. Chất lượng của chiến lược kinh doanh vừa là yếu tố đầu tiên vừa là quan trọng nhất đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Đội ngũ quản trị sẽ quyết định câu trả lời cho những câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?...Họ cũng là người quyết định việc sẽ cạnh tranh như thế nào? Bằng cách nào?...Hiệu quả của công tác quản trị doanh nghiệp lại phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức. - Khả n ng tài chính của doanh nghiệp: Nhân tố này quyết định đến khả n ng sản xuất và cũng là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá quy mô của doanh nghiệp, các hoạt động mua sắm trang thiết bị…Một doanh nghiệp có khả n ng tài chính mạnh sẽ có thể trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, tổ chức khuyến mãi, quảng cáo rầm rộ nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng,… - Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Thông tin cũng được coi là một loại hàng hóa, đối tượng để kinh doanh. Hiện nay, nền kinh tế thị trường được gọi là nền kinh tế thông tin hàng hóa. Để có thể kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần nhạy bén, nắm bắt thông tin một cách chính xác, kịp thời về thị trường, nhà cung cấp, xu hướng,…Không chỉ là những thông tin trong nước mà còn là những thông tin quốc tế để có những thay đổi phù hợp với tình hình, nắm bắt các cơ hội mới. Cần có những thông tin để hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh, từ đó đề ra những đối sách thích hợp. Bên cạnh đó cũng có những thông tin để phát triển mối quan hệ hợp tác, mở rộng quan hệ. 1.1.4.2. Nhân tố bên ngoài. Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối của môi trường bao quanh nó. Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động gián tiếp hay trực tiếp có tác động qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này ảnh hưởng tới xu hướng, trạng thái hành động của chủ thể. Các nhân tố này luôn biến đổi, vì vậy làm cho hiệu quả kinh doanh của trở nên phức tạp. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các nhà quản trị cần phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố tác động trong từng thời kỳ kinh doanh cụ thể. - Đối thủ cạnh tranh: Bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp (cùng hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đồng nhất) và đối thủ cạnh tranh gián tiếp (các đối thủ mà chưa thực hiện kinh doanh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động ). Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của
  • 16. 7 doanh sẽ gặp nhiều khó kh n hơn. Lúc này, để cạnh tranh, doanh nghiệp chỉ có cách đẩy mạnh việc “thay đổi mình”: hạ giá thành, nâng cao chất lượng để t ng lượng tiêu thụ, t ng vòng quay vốn,… - Thị trường: Thị trường bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Đối với thị trường đầu vào – cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất…tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải kiểm soát để có nguồn cung ứng liên tục, kịp thời và chất lượng đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục. Với thị trường đầu ra, quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Trên cơ sở tiếp nhận các hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, thị trường đầu ra quyết định tốc độ tiêu thụ tạo ra vòng quay vốn nhanh hay chậm, tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tập quán dân cư và mức thu nhập bình quân: Đây là yếu tố tác động đến số lượng, mẫu mã, chất lượng…của hàng hóa. Doanh nghiệp phải nghiên cứu những yếu tố này để sản xuất cho phù hợp với sức mua, thói quen mua sắm và mức thu nhập của người dân. - Môi trường chính trị - luật pháp: Các yếu tố này chi phối mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự ổn định về chính trị tạo ra môi trường thuận lợi, tạo tiền đề cho doanh nghiệp ổn định phát triển. Nền kinh tế chính trị có thể thuận lợi với doanh nghiệp này nhưng lại gây trở ngại cho doanh nghiệp khác. Môi trường luật pháp ảnh hưởng đến ngành nghề, phương thức kinh doanh,… Đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu còn phải quan tâm đến luật pháp quốc tế, chính sách thương mại giữa các quốc gia. Hệ thống luật pháp trong nước cũng đang ngày càng được hoàn thiện để thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế. 1.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh là cung cấp các thông tin cho các nhà quản trị để điều hành hoạt động kinh doanh. Thông tin này không tồn tại sẵn trong báo cáo tài chính mà từ báo cáo tài chính, người ta sẽ tính toán phân tích. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh giúp đánh giá quá trình hướng đến đạt hiệu quả trong sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế. Bước đầu tiên để đánh giá hiệu quả sản xuât kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào chính là việc phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu doanh thu – chi phí trong doanh nghiệp giúp chúng ta xác định kết quả kinh doanh và phân biệt doanh thu – chi phí và thu – chi trên thực tế đôi khi vẫn bị nhầm lẫn. Doanh thu – chi phí được phản ánh trên báo cáo KQKD và được sử dụng để xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thu – chi phản ánh các luồng tiền vào, ra của doanh nghiệp thường trong thời kỳ ngắn và cho biết khả n ng thanh toán hay chi trả của doanh nghiệp. Các khoản này được thể hiện thông qua báo cáo lưu chuyển Thang Long University Library
  • 17. 8 tiền tệ. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý xây dựng kế hoạch tiền mặt của doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận không chỉ giúp lập, hiểu được báo cáo tài chính; mối liên hệ giữa các báo cáo KQKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán mà quan trọng hơn cả, đây là bước tiền đề để tính toán được các chỉ tiêu chi tiết đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, làm c n cứ tính toán thời gian thu hồi vốn, xác định quy mô các dòng tiền trong tương lai,..để ra các quyết định đầu tư, kế hoạch phát triển trong dài hạn. Cơ sở phân tích - Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo được thành lập. C n cứ vào bảng cân đối kế toán, có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài sản. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá định lƣợng. 1.2.1.1. Chỉ tiêu tổng quát. Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác và dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như trong chính doanh nghiệp qua từng thời kỳ để xem doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. - Khả n ng sinh lời so với doanh thu (ROS): Tỉ số này đo lường khả n ng sinh lời so với doanh thu. Phản ánh một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỉ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành và có xu hướng ngược với vòng quay tài sản. Cả nhà quản lý và nhà đầu tư đều nghiên cứu kỹ về xu hướng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Nếu tỷ lệ này t ng, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, hoặc cả hai. Trái lại, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, hoặc công ty đó đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình. Khuyến khích các doanh nghiệp t ng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả thì tốc độ t ng doanh thu phải lớn hơn tốc độ t ng chi phí. Khả n ng sinh lời so với doanh thu (ROS) = Lợi nhuận Doanh thu - Khả n ng sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Phản ánh một đồng tài sản mà doanh nghiệp huy động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. ROA phụ
  • 18. 9 thuộc vào mùa vụ và ngành nghề kinh doanh. ROA liên quan đến lợi nhuận ròng và vốn đầu tư trong tất cả các nguồn tài chính nằm trong tay cấp quản lý. Công cụ này tỏ ra hữu ích nhất khi được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài chính này - không quan tâm đến xuất xứ nguồn tài chính. Các nhà phân tích và đầu tư thường so sánh tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của một công ty với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của những đối thủ cạnh tranh cùng ngành nhằm đánh giá tính hiệu quả của cấp lãnh đạo. Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định để đạt được khả n ng sinh lời mong muốn. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế (EAT) Tổng tài sản - Khả n ng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Tỉ suất này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực khi tạo được sự quan tâm của các nhà đầu tư khi vì liên quan đến khả n ng sinh lời trên số vốn bỏ ra. Chỉ tiêu này càng cao, thường giúp các nhà quản trị có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự t ng trưởng của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn CSH dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp gặp khó kh n trong thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn CSH không phải lúc nào cũng thuận lợi vì chịu ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và khi đó, mức độ mạo hiểm càng lớn. Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế (EAT) Vốn CSH Mô hình Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả n ng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình này tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Từ đó nghiên cứu và xem xét có những biện pháp gì cho việc nâng cao không ngừng khả n ng sinh lời của quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh được sức sinh lời của thu nhập trên tổng tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. Thang Long University Library
  • 19. 10 Công thức Dupont ROA = Lợi nhuận ròng x Doanh thu thuần = PM x AU Doanh thu thuần Tổng tài sản ROE = Lợi nhuận ròng x Doanh thu thuần x Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = PM x AU x EM Trong đó: EM: Hệ số nhân VCSH (phản ánh mức độ huy động vốn CSH và mức độ vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp. PM: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu AU: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE, ROA của doanh nghiệp qua các n m. Sau đó phân tích sự t ng trưởng hay tụt giảm của các chỉ tiêu bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Từ việc phân tích nguyên nhân, nhà quản trị có thể đưa ra nhận định, dự tính xu hướng trong tương lai. 1.2.1.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSDH. - Hiệu suất sử dụng TSDH: Hiệu suất sử dụng TSDH = Doanh thu thuần TSDH bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ trung bình một đồng TSDH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỉ số này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản dài hạn càng có hiệu quả và trình độ sủ dụng tài sản cố định, khả n ng sinh lời của tài sản trong kinh doanh. - Tỷ suất lợi nhuận TSDH: Tỷ suất lợi nhuận TSDH = Lợi nhuận sau thuế *100% TSDH bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSDH trong kỳ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tổng doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của TSCĐ càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng t ng và ngược lại.
  • 20. 11 - Sức sinh lời của TSCĐ: Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế Nguyên giá TSCĐ bình quân Chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cho biết cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời càng cao chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ càng có hiệu quả và ngược lại. 1.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH. - Sức sản xuất của TSNH: Sức sản xuất của TSNH = Tổng doanh thu thuần TSNH bình quân Sức sản xuất vốn lưu động cho biết một đồng TSNH đưa vào sử dụng sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Sức sinh lợi của TSNH: Sức sinh lời của TSNH = Lợi nhuận thuần TSNH bình quân n m Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSNH được đưa vào sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. - Tốc độ luân chuyển của TSNH: + Số vòng quay TSNH: Số quay vòng TSNH = Tổng doanh thu thuần TSNH bình quân Chỉ tiêu này cho biết TSNH quay được bao nhiêu vòng trong kỳ, nếu số vòng quay cao và t ng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn NH t ng và ngược lại. Một tên gọi khác thường gọi hơn của chỉ tiêu này là hệ số luân chuyển. + Thời gian của một vòng luân chuyển: Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian của một kỳ phân tích (360 ngày) Số vòng quay của TSNH trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để quay một vòng của TSNH. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng có hiệu quả hơn. + Hệ số đảm nhiệm TSNH: Hệ số đảm nhiệm TSNH = TSNH bình quân Tổng doanh thu thuần Thang Long University Library
  • 21. 12 Chỉ tiêu này cho biết, để có một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng TSNH. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì số vốn tiết kiệm được càng nhiều. 1.2.1.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động. - Sức sinh lợi của một lao động: Sức sinh lời của một lao động = Lợi nhuận sau thuế Số lao động bình quân Chỉ tiêu cho biết một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ nhất định. - Doanh thu bình quân của một lao động: Doanh thu bình quân của một lao động = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ (DT thuần) Số lượng lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. 1.2.1.5. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí. Chi phí là một chỉ tiêu bằng tiền của tất cả chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu chi phí giảm, tốc độ quay vòng của TSNH sẽ nhanh hơn và đây cũng là một biện pháp giúp hạ giá thành sản phẩm. - Hệ số chi phí: Hệ số chi phí = Tổng doanh thu Tổng chi phí Chỉ tiêu phản ánh một đồng chi phí trong quá trình kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao càng tốt vì chứng tỏ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt. - Tỷ suất lợi nhuận chi phí: Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Tổng lợi nhuận Tổng chi phí 1.2.1.6. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. - Chỉ tiêu về khả n ng thanh toán (Htq): Chỉ tiêu khả n ng thanh toán là tỉ số giữa các khả n ng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó cho biết doanh nghiệp có đủ khả n ng thanh toán các khoản nợ tới hạn hay không. Khả n ng thanh toán = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Chỉ tiêu này phản ánh n ng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Nó cho biết một đồng vay nợ thì có bao nhiêu đồng đảm bảo.
  • 22. 13 + Nếu khả n ng thanh toán > 1: Đây là một điều tốt, tuy nhiên nếu lớn hơn 1 quá nhiều, thì lại cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được tối đa khả n ng chiếm dụng vốn. + Nếu khả n ng thanh toán < 1: Tổng tài sản hiện có không đủ để thanh toán các khoản nợ. Nếu cứ tiếp tục < 1 và khoảng cách ngày càng lớn cho tín hiệu không tốt, doanh nghiệp có thể đang trên đà phá sản do vốn CSH bị mất toàn bộ. - Khả n ng thanh toán nhanh (Hn): Đây là chỉ tiêu phản ánh n ng lực thanh toán của doanh nghiệp không dưa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa. Tùy theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số này có thể được xác định bằng 2 cách: Khả n ng thanh toán nhanh = TSNH – Hàng tồn kho Tổng nợ NH Khả n ng thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ đến hạn + Nếu Hn > 1: Tình hình thanh toán nợ không tốt do tiền và các khoản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. + Nếu Hn < 1: Tình hình thanh toán nợ có nhiều khó kh n. + Nếu Hn = 1: Được cho là tỉ lệ hợp lý vì nó cho thấy doanh nghiệp vừa đảm bảo được việc trả nợ vừa tận dụng được cơ hội do chiếm dụng vốn đem lại. - Hệ số thanh toán lãi vay: Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định. Nguồn để trả nợ là lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn trả nợ vay và số lãi và phải trả để xem mức độ sẵn sang trả nợ vay của doanh nghiệp là như thế nào. Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả Chỉ tiêu cho thấy khả n ng đảm bảo vốn kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc sử dụng vốn. - Các chỉ tiêu hoạt động: + Số quay vòng khoản phải thu: Số quay vòng khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân Thang Long University Library
  • 23. 14 + Số ngày một vòng quay khoản phải thu: Kỳ thu tiền bình quân = 360 Số vòng quay khoản phải thu Thời gian thu tiền càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi càng nhanh. Doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại. Tuy nhiên, việc gia t ng thời gian thu nợ cũng là một cách để gia t ng số lượng khách hàng. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá định tính. Do yêu cầu sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả để tồn tại và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. - T ng thu ngân sách nhà nước: Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là nộp thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức…Nhà nước sẽ sử dụng các khoản thu này để phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế xã hội, tái phân phối lại thu nhập quốc dân. - Nâng cao đời sống người lao động: Khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì đời sống của người lao động cũng từ đó mà được nâng cao hơn. Xét trên phương diện kinh tế thì, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua mức thu nhập bình quân, mức tiêu thụ hàng hóa, đầu tư trong xã hội,… - Tạo thêm công n việc làm cho người lao động: Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, thiết bị, công nghệ lạc hậu và tỉ lệ thất nghiệp cao. Để có thể góp phần làm giảm thiểu những hạn chế đó thì doanh nghiệp phải luôn tìm cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và ngày càng gia t ng. Mở rộng quy mô sản xuất để tạo thêm công n việc làm cho người lao động. - Tái phân phối lợi tức xã hội: Giữa các vùng miền, lãnh thổ trong một nước có sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội. Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội thể hiện qua: Hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,… 1.3. Cở sở nghiên cứu thực tiễn. Liên quan đến việc phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đã có rất nhiều luận v n được thực hiện dưới cấp độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng như luận v n tốt nghiệp của SV các trường ĐH. Có thể kể đến: - Trịnh Thanh Tùng (2010), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần bất động sản HBC”, luận v n tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân. - Đoàn Thị Hà Mai (2009), “Hiện trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng”, luận v n tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
  • 24. 15 - Đặng Ngọc Minh Hiền (2011), “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp”, luận v n tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân. Đánh giá chung Dù cùng nghiên cứu về một vấn đề, song, do đặc điểm về cơ cấu tổ chức, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp… là khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng có sự khác nhau. Hầu hết đều thu thập thông tin từ các tài liệu để tìm hiểu cở sở lý thuyết liên quan đến khóa luận tốt nghiệp và tìm kiếm kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (các luận v n cùng đề tài, tạp chí, internet…) có liên quan đến hiệu quả kinh doanh. Đồng thời thu thập các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài mà chủ yếu là thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán…Đối với lý thuyết dùng phương pháp phân tích, phân loại. Với các thông tin số liệu định lượng thì áp dụng phương pháp tính toán khoa học, thống kê, kinh tế lượng. Các kết quả có được sắp xếp theo thời gian, quy luật để đưa ra so sánh, nhận xét xu hướng, thực trạng. Đặc biệt, luận v n tốt nghiệp của sinh viên Đặng Ngọc Minh Hiền có sử dụng thêm phương pháp SWOT để phân tích. Đây cũng là điểm mới, tạo sự khác biệt cho nghiên cứu. Tuy nhiên, SWOT là công cụ phân tích chủ yếu về đánh giá chiến lược, rà soát, đánh giá định hướng giá trị của công ty hay đề án kinh doanh nên ít có tác dụng trong đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết luận Từ thực tế nghiên cứu các luận v n trên, luận v n này vẫn áp dụng những cách “truyền thống” như tìm hiểu, thu thập thông tin trên sách báo, internet, thư viện đồng thời thống kê các số liệu thứ cấp từ phòng kế toán (từ n m 2010 đến n m 2012) để phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và một số tổng hợp phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty. Sử dụng phương pháp tổng quan phân tích, nghiên cứu số liệu thứ cấp; đánh giá và phát huy những tài liệu tổng hợp được trước đó có liên quan đến đề tài; sử dụng các mô hình, bảng biểu. Đồng thời, dựa vào ưu điểm của phân tích SWOT để đưa ra phương án kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Các phương pháp được lựa chọn để thực hiện luận v n: - Phương pháp tỉ số: Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Bẳng việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, qua đó đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. Các tỉ số đơn được thiết lập bởi các chỉ tiêu này so với các chỉ tiêu khác. Phương pháp này có tính thực hiện cao, dễ tính toán và tương đối chính xác. Thang Long University Library
  • 25. 16 - Phương pháp so sánh: Sau khi tính toán các chỉ tiêu thống nhất về mặt thời gian, nội dung, hình thức sẽ được đem ra so sánh: kỳ này với kỳ trước để thấy rõ sự thay đổi về tài chính theo chiều hướng nào từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Trên cơ sở tham khảo các luận v n cùng để tài, học hỏi những ưu điểm cũng như hạn chế, luận v n nhằm mục tiêu: - Góp phần hệ thống và bổ sung những lí luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty. - Đưa ra các biện pháp phù hợp với thực trạng kinh doanh.
  • 26. 17 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHẤT AN 2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Nhất An 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty - Tên công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhất An - Tên công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhất An. - Tên tiếng anh : NHAT AN COMPANY LIMITED - Tên viết tắt : NHAT AN CO., LTD - Địa chỉ trụ sở : 03/146 Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Người đại diện : Hồ Như Thành - Giám đốc công ty. - Mã số thuế : 2801 558 054 - Số điện thoại : 037.375.0791 - Fax : 037.375.0791 2.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Hình thức sở hữu vốn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn - Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng - Lĩnh vực kinh doanh: Điện tử viễn thông - Ngành nghề kinh doanh: + Dịch vụ lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy tính, thiết bị mạng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổ chức nhà nước. + Dịch vụ về tư vấn về quy hoạch và phát triển nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước. + Khảo sát, thiết kế, xây dựng các phần mềm ứng dụng theo yêu cầu của khách hàng. Khi mới thành lập, với quy mô nhỏ, thời gian hoạt động chưa dài, công ty TNHH Nhất An gặp khá nhiều khó kh n trong việc tổ chức quản lý, tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ cũng như khả n ng cạnh tranh với các công ty khác cùng lĩnh vực. Trải qua hơn 6 n m hoạt động, công ty dần tìm ra hướng đi cho mình để dần trở thành một nhà sản xuất, lắp ráp và phân phối có uy tín trên thị trường. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Hiện nay công ty có 27 nhân viên hoạt động trong các phòng ban và bộ phận khác nhau. Cơ cấu bộ máy tổ chức theo kiểu trực tuyến đến từng phòng ban, bộ phận Thang Long University Library
  • 27. 18 sản xuất kinh doanh thông qua các trưởng phòng, đảm bảo nắm bắt được các thông tin chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường cũng như khả n ng của công ty. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Nhất An 2.1.3.2. Chức năng từng bộ phận - Giám đốc công ty: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị trong việc điều hành hoạt động công ty. Phụ trách các vấn đề chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức hành chính, lao động tiền lương, đào tạo, trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính kế toán, trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch. - Phó giám đốc: Điều hành các hoạt động kinh doanh thương mại và quản lý các phòng ban. - Phòng kinh doanh: Đề ra các chiến lược kinh doanh và những phương hướng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Mua được nguồn hàng có giá rẻ; tìm được nhiều đối tác, khách hàng cho công ty; mở rộng và phát triển thị trường; cập nhật số lượng mua bán và công nợ của khách hàng. - Phòng kế toán: Lập các chứng từ gốc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng minh tính hợp pháp về sự hình thành và sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh. - Phòng bảo hành: Trực tiếp lắp đặt các sản phẩm , hàng hóa; hướng dẫn khách hàng sử dụng, bảo hành, bảo trì, chịu trách nhiệm sửa chữa các sản phẩm cho khách hàng cũng như đối với các thiết bị, máy móc được sử dụng trong công ty. - Bộ phận bán hàng: Thực hiện các giao dịch bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Liên quan tới việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty chưa có ban hay bộ phận nào chuyên trách vấn đề này một cách thường xuyên. Chỉ được thống kê khi có biến động hay trước thềm các cuộc họp. Đây là một hạn chế cần phải được khắc phục để nhanh chóng đưa ra các phương án điều chỉnh kinh doanh một cách hợp lý. Giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng bảo hành Bộ phận bán hàng Phó giám đốc
  • 28. 19 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhất An Trong chương 1, chúng ta đã trình bày cơ sở lý thuyết về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Để có cái nhìn thực tế hơn, trong chương 2 sẽ đi sâu phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Nhất An. Phần đầu sẽ phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty qua 3 n m 2010, 2011, 2012. Phần tiếp theo, cũng là quan trọng nhất chính là c n cứ vào việc tính toán các chỉ tiêu định lượng để có thể đánh giá cụ thể và chính xác hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra nhận xét về các yếu tố đã và đang tác động. Dựa vào phương pháp đã được chọn lựa, việc tính toán các chỉ tiêu định lượng sẽ theo công thức đã được trình bày tại mục 1.5.2. 2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011, 2012 Trong những n m qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động gây khó kh n cho hoạt động của công ty, song công ty đã cố gắng duy trì mức độ hoạt động và tiếp tục phát triển. Thang Long University Library
  • 29. 20 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011, 2012 (Đơn vị: Đồng Việt Nam) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 1. Tổng doanh thu 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232 2.721.591.975 18,00 4.233.483.838 23,73 2. Tổng chi phí 1.338.527.890 1.224.927.733 751.143.786 (113.600.157) (8,49) (473.783.947) (38,68) Chi phí bán hàng 1.132.527.833 1.089.839.580 640.246.499 (42.688.253) (3,77) (449.593.081) (41,25) Chi phí quản lý 60.354.384 47.876.415 45.350.062 (12.477.969) (20,67) (2.526.353) (5,28) Chi phí HĐ tài chính 145.013.120 87.109.949 65.347.225 (57.903.171) (39,93) (21.762.724) (24,98) Chi phí khác 632.554 101.789 200.000 (530.765) (83,91) 98.211 96,48 3. Giá vốn hàng bán 12.387.643.268 14.810.643.289 19.161.721.505 2.423.000.021 19,56 4.151.078.216 28,03 4. Thu nhập HĐ tài chính 3.132.385 3.443.174 8.289.725 310.789 9,92 4.846.551 140,76 5. Thu nhập khác 7.031.642 7.621.622 14.803.926 589.980 8,39 7.182.304 94,24 6. Lợi nhuận trƣớc thuế 1.403.948.288 1.817.041.168 2.185.259.592 413.092.881 29,42 368.218.424 20,26 (Nguồn: Phòng Kế toán)
  • 30. 21 2.2.1.1. Tình hình thực hiện doanh thu Tổng doanh thu Theo bảng số liệu trên, nhận thấy liên tục trong 3 n m, tổng doanh thu có mức t ng đáng kể. N m 2011 so với 2010: t ng 2.721.591.975 đồng tương ứng với 18% N m 2012 so với 2011: t ng 4.233.483.838 đồng tương ứng 23, 73% Tổng doanh thu t ng cho thấy, một là lượng bán hàng của doanh nghiệp t ng và hai là giá cả hàng hóa dịch vụ t ng. Hoạt động kinh doanh của công ty những n m gần đây cho thấy rõ ràng có hiệu quả tuy nhiên chỉ dựa vào mức t ng của tổng doanh thu thì chưa thể kết luận so với những n m trước đây, công ty có thực sự có hoạt động hiệu quả hơn hay không. (ĐVT: Đồng) Biểu đồ 2.1. Tổng doanh thu năm 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Nhất An N m 2010 N m 2011 N m 2012 Tổng doanh thu Thang Long University Library
  • 31. 22 Doanh thu thuần Tại công ty không phát sinh các khoản giảm trừ (hàng bị trả lại, thuế TTĐB, thuế XNK…) nên doanh thu thuần cũng chính là tổng doanh thu (Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – các khoản giảm trừ). Điều này chứng tỏ chất lượng của sản phẩm của công ty là tốt nên không phát sinh hàng bị trả lại, giảm giá hàng bán. Nhưng bên cạnh đó, việc không phát sinh một khoản giảm trừ doanh thu nào cũng đồng nghĩa là công ty không cho bất kỳ khách hàng nào của mình hưởng chiết khấu thương mại. Đây là một điều không tốt trong kinh doanh, nếu tiếp tục như thế trong nhiều đơn hàng tiếp theo có thể làm giảm đi hình ảnh của công ty trong cách nhìn của các bạn hàng. 2.2.1.2. Phân tích chi phí Tổng chi phí = Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí tài chính + Chi phí khác (ĐVT: Đồng) Biểu đồ 2.2 Tổng chi phí năm 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Nhất An Quan sát biểu đồ, có thể dễ nhận thấy tổng chi phí của n m 2011 đã có sự thay đổi tích cực so với n m 2010 (giảm 113.600.157 đồng tương đương 8,49%). Đến n m 2012 thì thực sự có một chuyển biến lớn, tổng chi phí giảm đi một cách đáng kể (473.783.947 đồng tương ứng 38,68%). Trong đó, chi phí bán hàng là giảm nhiều nhất (449.593.081 đồng tương ứng 41,25%). Các loại TSCĐ phục vụ cho việc bán hàng đến do đã khấu hao hết giá trị. Công ty làm n có lãi, việc chi trả các chi phí lãi vay được thanh toán đúng hạn. Ngoài ra, nguyên nhân các chi phí giảm do chính sách cắt giảm chi tiêu trong thời kỳ khó kh n, lạm phát cao của công ty. N m 2010 N m 2011 N m 2012 Tổng chi phí
  • 32. 23 Hiệu quả sử dụng chi phí hay hệ số chi phí của n m 2011 là 14.56 đồng và n m 2012 là 29.39 đồng, mức t ng này khá lớn. Đây được coi là một tín hiệu đáng mừng và là một trong những lí do góp phần t ng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh tại công ty. Ngoài ra, chi phí tài chính n m 2012 cũng giảm đáng kể (21.762.724 đồng xấp xỉ 25%) so với n m 2010. Doanh thu thuần t ng, các chi phí hợp lý được kiểm soát, điều chỉnh giảm là một việc làm đúng đắn giúp doanh thu của công ty ngày càng lớn. Trong thời điểm kinh tế nói chung gặp nhiều biến động, việc gia t ng lượng khách hàng là việc cần thiết những cũng hết sức khó kh n. Cùng với đó tình trạng lạm phát cao cũng dễ gây gia t ng chi phí. Do đó, việc thực trạng công ty trong 3 n m gần đây vừa t ng được doanh thu thuần, vừa giảm bớt được những chi phí cần thiết là một điều đáng được ghi nhận và phát huy. Bảng 2.2. Hệ số chi phí (Đơn vị: Đồng) Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012 Tổng doanh thu 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232 Tổng chi phí 1.338.527.890 1.224.927.733 751.143.786 Hệ số chi phí 11,29 14,56 29,39 Chênh lệch 3,27 14,83 (Nguồn: Phòng kế toán - Tính toán của tác giả) 2.2.1.3. Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Bảng 2.3. Lợi nhuận gộp (Đơn vị: Đồng) Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012 Doanh thu thuần 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232 Giá vốn hàng bán 12.387.643.268 14.810.643.289 19.161.721.505 Lợi nhuận gộp 2.732.323.251 3.030.904.105 2.913.309.727 Chênh lệch 2.423.000.021 (19,56%) 4.151.078.216 (28,03%) (Nguồn: Phòng kế toán - Tính toán của tác giả) Giá vốn hàng bán n m 2011 t ng 2.423.000.021 đồng (19,56%) so với n m 2010 và n m 2012 lại t ng 4.151.078.216 đồng (28,03%) so với n m 2011. Việc gia t ng doanh thu biểu hiện ở số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường được gia t ng đều đặn Thang Long University Library
  • 33. 24 dẫn đến giá vốn hàng bán cũng t ng lên đều đặn trong mỗi n m do phải mua. Tình trạng lạm phát diễn ra làm giá vốn t ng gây khó kh n cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng. Tỉ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu luôn khá ổn định và chiếm hơn 80%. Doanh thu cũng như giá vốn t ng nhưng giá hàng bán lại không t ng hoặc t ng không đáng kể nên lợi nhuận thuần giảm. N m 2010, lợi nhuận thuần là 2.732.323.251 đồng, n m 2011 t ng lên 3.030.904.105 đồng (tức là t ng 298.580.854 đồng, tương đương 9,85%). Đến n m 2012, lợi nhuận thuần t ng so với 2010, nhưng lại giảm so với n m 2011. Điều này cũng cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường cũng ngày một khó kh n hơn do lĩnh vực điện tử viễn thông ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia hơn, thị phần của công ty bị chia nhỏ, công việc cần làm là đưa ra mức giá cả cạnh tranh để giữ vững và gia t ng thị phần. Tỷ lệ LN giảm n m 2012 = (117.594.378) *100 % = (3,88%) 3.030.904.105 Bảng 2.4. Tỉ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần (Đơn vị: %) Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012 Doanh thu thuần 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232 Giá vốn hàng bán 12.387.643.268 14.810.643.289 19.161.721.505 Tỉ trọng 81,93 83,01 86,80 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo KQKD) Lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – (Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN) Bảng 2.5. Lợi nhuận thuần (Đơn vị: Đồng) Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012 Lợi nhuận gộp 2.732.323.315 3.030.904.105 2.913.309.727 Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN 1.338.527.789 1.224.927.733 751.134.786 Lợi nhuận thuần 1.393.795.261 1.805.976.372 2.162.165.941 Chênh lệch 412.181.111 (29,5%) 356.189.569 (19,7%) (Nguồn: Phòng kế toán – Tổng hợp của tác giả) Lợi nhuận gộp n m 2011 t ng, đồng thời chi phí lại giảm so với n m 2010 làm cho lợi nhuận thuần của n m 2011 t ng lên một cách đáng kể (412.181.111 đồng
  • 34. 25 tương ứng 29,5%). Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại giảm từ 1.338.527.789 đồng n m 2010 xuống còn 751.134.786 đồng n m 2012 (tức là giảm 587.393.003 đồng, tương ứng 43,89%). Khoản chi phí này giảm nguyên nhân là do sự quản lỷ, cơ cấu tổ chức đã ngày càng hoàn thiện và hợp lý hơn. Các chi phí như dụng cư, đồ dùng, mua ngoài (điện nước, thuê TS…) được điều chỉnh cắt giảm. N m 2012, mặc dù lợi nhuận gộp giảm nhưng mức giảm của chi phí lại rất lớn nên lợi nhuận thuần vẫn t ng so với n m 2011 (t ng 356.189.569 đồng tương ứng 19,7%). (ĐVT: Đồng) Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận thuần của công ty TNHH Nhất An giai đoạn 2010-2012 Lợi nhuận trƣớc và sau thuế Bảng 2.6. Lợi nhuận sau thuế (Đơn vị: Đồng) Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012 Lợi nhuận trước thuế 1.403.948.288 1.817.041.168 2.185.259.592 Thuế TNDN hiện hành 350.987.072 454.260.292 546.314.898 Lợi nhuận sau thuế 1.052.961.216 1.362.780.876 1.638.944.694 Chênh lệch 309.819.660 (22,73%) 276.163.818 (20,26%) (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng số liệu, lợi nhuận trước thuế qua các n m t ng liên tục, thuế suất thuế TNDN không đổi do đó lợi nhuận sau thuế cũng t ng ổn định. N m 2012 t ng N m 2010 N m 2011 N m 2012 Lợi nhuận thuần Thang Long University Library
  • 35. 26 276.163.818 đồng (20,26%) so với n m 2011. Về các khoản thu nhập khác, n m nào công ty cũng có những khoản thu nhập từ quà biếu, quà tặng do các đối tác tặng cho doanh nghiệp. Một số khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý. Do đã hết hạn khấu hao nên có thu nhập từ khoản thanh lý TSCĐ…Vì những lí do này mà lợi nhuận cũng được t ng lên. Lợi nhuận sau thuế t ng trong bối cảnh khó kh n chứng tỏ công ty có những chiến lược hợp lý trong kinh doanh và cần phải được phát huy hơn nữa trong tương lai. Xét về mức độ thực hiện nghĩa vụ thực hiện đối với quốc gia thì công ty cũng đã góp phần vào việc t ng ngân sách nhà nước. 2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011, 2012 Thông qua việc xe xét sự thay đổi, biến động về tổng tài sản, tổng nguồn vốn, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về quy mô hoạt động cũng như khả n ng huy động vốn, cấu trúc tài chính của công ty. Ở những thời kỳ khác nhau, mỗi doanh nghiệp sẽ có tình hình tài chính khác nhau. Tình hình tài chính biến động tốt hay xấu phụ thuộc vào nhiều mặt như điều kiện hoạt động, phương thức kinh doanh cũng như những chính sách về tài chính hay quản lý công nợ. Việc xe xét những thay đổi, biến động về tổng tài sản và tổng nguồn vốn thông qua bảng cân đối kế toán của công ty, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi về quy mô hoạt động cũng như khả n ng huy động vốn của công ty. Điều này giúp thể hiện trình độ sử dụng tài sản hay tính phân bổ hợp lý trong cơ cấu vốn. Từ đó, dễ dàng đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc phân tích này thực hiện thông qua so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối trong bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010-2012.
  • 36. 27 Bảng 2.7. Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Nhất An năm 2010, 2011, 2012 (Đơn vị: Đồng Việt Nam) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 VNĐ TT (%) VNĐ TT (%) VNĐ TT (%) VNĐ TT (%) VNĐ TT (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.352.375.676 85,95 6.630.805.960 94,94 7.677.845.178 83,08 278.430.284 4,30 1.047.039.218 15,08 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 248.615.776 3,91 213.681.274 3,22 117.461.209 1,52 (34.934.503) (14,00) (96.220.065) (45,02) 2. Các khoản phải thu 2.040.345.276 32,11 3.520.345.289 38,00 3.950.950.404 51,45 1.480.000.013 72,54 430.605.115 12,23 3. Hàng tồn kho 3.968.341.589 62,47 3.741.703.104 56,02 3.412.111.819 44,43 (226.638.485) (5,70) (329.591.286) (8,14) 4. Tài sản ngắn hạn khác 95.073.034 1,51 182.076.294 2,76 198.221.749 2,60 87.003.259 31,50 16.145.456 8,86 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.038.394.158 14,05 1.364.138.434 17,06 1.562.472.136 16,91 325.744.276 31,37 198.333.702 14,53 1. Tài sản cố định 1.038.394.158 14,05 1.364.138.434 17,06 1.562.472.136 16,91 325.744.276 31,37 198.333.702 14,53 2. Các khoản đầu tư tài chính 0 0,00 0 0 0 0 0 0 0 0 Thang Long University Library
  • 37. 28 TỔNG TÀI SẢN 7.390.769.838 100 7.994.944.394 100 9.241.217.316 100 604.174.556 8,10 1.246.272.922 15,58 C. NỢ PHẢI TRẢ 3.791.464.927 51,30 4.199.070.574 52,52 5.247.009.794 56,78 407.605.647 10,70 1.047.939.220 24,95 1. Nợ ngắn hạn 3.791.464.927 51,30 4.199.070.574 52,52 5.247.009.794 56,78 407.605.647 10,70 1.407.939.220 24,95 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3. Nợ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 D. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.599.304.911 48,70 3.795.873.820 47,48 3.994.207.522 43,22 196.568.909 5,40 198.333.702 5,22 1. Vốn chủ sở hữu 3.599.304.911 48,70 3.795.873.820 47,48 3.994.207.522 43,22 196.568.909 5,40 198.333.702 5,22 2. Nguồn kinh phí quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 TỔNG NGUỒN VỐN 7.390.769.838 100 7.994.944.394 100 9.241.217.316 100 604.174.556 8,1 1.246.272.922 15,58 (Nguồn: Phòng kế toán)
  • 38. 29 2.2.2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản Cơ cấu tài sản (ĐVT: Đồng) Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn (ĐVT: Đồng) Biểu đồ 2.5. Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty TNHH Nhất An Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Các TSNH khác Hàng tồn kho Các khoản phải thu Tiền mặt N m 2010 N m 2011 N m 2013 Tài sản cố định Thang Long University Library
  • 39. 30 Qua bảng số liệu và biểu đồ, nhận thấy: - Tổng tài sản:  N m 2010 là 7.390.769.838 đồng, trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 6.352.375.676 đồng, chiếm 85,95% trong cơ cấu tài sản, còn lại 14,05% (tương đương 1.038.394.158 đồng) là tài sản cố định và đầu tư dài hạn.  Đến n m 2011, tổng tài sản t ng lên 7.994.944.394 đồng, so với n m 2010 đã t ng 8,1%. Trong đó, lượng t ng chủ yếu là do sự t ng lên của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (4,3%). Ngoài ra, tài sản cố định cũng t ng do công ty mua sắm thêm tài sản cố định nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.  Tổng tài sản n m 2012 t ng 1.246.272.922 đồng (15,58%) so với n m 2011, chủ yếu do t ng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. - Trong tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn:  Khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu: N m 2011 là 3.520.345.289 đồng chiếm 38% đã t ng 72,54% so với n m 2010. Khoản thu này lại tiếp tục t ng lên 3.950.950.404 đồng vào n m 2012 (12,23%). Nguyên nhân của việc gia t ng trước hết là do quy mô cũng như kết quả kinh doanh được mở rộng hơn, cùng với đó là việc thay đổi trong tình hính tài chính của khách hàng hay chính sách bán hàng của chính doanh nghiệp. Với chính sách tín dụng nới lỏng, mặc dù có thể giúp t ng doanh thu, tuy nhiên, tỉ lệ khoản này chiếm tỉ lệ rất cao và t ng liên tục trong 3 n m gần đây lại cho thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn. Viêc này sẽ làm t ng chi phí quản lý nợ cho công ty cũng như làm giảm khả n ng, cơ hội sử dụng tài sản cho chính doanh nghiệp.  Hàng tồn kho: Cũng chiếm tỉ lệ rất cao trong cơ cấu tài sản lưu động. Doanh thu các n m t ng, lợi nhuận cũng t ng nhưng lượng hàng tồn kho cũng còn lớn, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn gặp nhiều khó kh n. So với n m 2010, hàng tồn kho n m 2011 giảm 226.638.485 đồng (giảm 5,7%), đến n m 2012 lại giảm thêm 329.591.286 đồng (8,14%) so với n m 2011. Đây thực sự là một nỗ lực lớn của công ty, công tác tiêu thụ sản phẩm đã đạt hiệu quả hơn trước. Vì vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nên trong tương lai công ty cũng nên chú ý đưa ra các biện pháp tiêu thụ hàng hóa hiệu quả hơn nhằm tránh tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự ứ đọng vốn, kéo dài thời gian quay vòng vốn, làm t ng chi phí lưu kho, chi phí...Thêm vào đó, với đặc điểm của sản phẩm là điện tử viễn thông, chịu ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố thị trường, công nghệ nên không thể kéo dài tình trạng lượng hàng tồn kho nếu không sẽ trở nên lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của công chúng.  Tiền và các khoản tương đương tiền: Lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm từ 248.615.776 đồng n m 2010 xuống còn 117.461.209 đồng n m 2012
  • 40. 31 (giảm 52,73%) chủ yếu là do các khoản tiền gửi tại ngân hàng và tiền gửi có kyg hạn giảm. Các hoạt động giao dịch lớn diễn ra khá nhiều, lượng tiền mặt ít được sử dụng. Việc thanh toán thông qua ngân hàng và tiếp tục được luân chuyển cho việc mua hàng hóa cũng như trả nợ. - Tài sản cố định: Với bản chất là một công ty thương mại, chủ yếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ nên tài sản cố định chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản và có chiều hướng t ng trong 3 n m gần đây. N m 2011 là 1.364.138.434 đồng, t ng 31,37% so với n m 2010. N m 2012 lại t ng 14,53% so với n m 2011 (198.333.702 đồng). Đây là kết quả của việc công ty mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh khi mua sắm thêm hoặc thay thế một số thiết bị, máy móc khác. Hiệu quả sử dụng tài sản - Hiệu suất sử dụng tài sản: Bảng 2.8. Hiệu suất sử dụng tài sản Chỉ tiêu ĐVT N m 2010 N m 2011 N m 2012 Doanh thu thuần Đồng 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232 Tổng tài sản Đồng 7.390.769.838 7.994.944.394 9.241.217.316 Hiệu suất sử dụng TS Lần 2,04 2,23 2,39 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TS cho biết, cứ bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TS n m 2012 là 2,39 lần. Điều này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra 2,04 đồng doanh thu thuần. Chỉ số này >1 và có xu hướng t ng từ n m 2010 – 2012 cho thấy việc quản lý TS của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả và cần được phát huy trong tương lai. - Hiệu quả sử dụng tài sản: Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng tài sản Chỉ tiêu ĐVT N m 2010 N m 2011 N m 2012 Lợi nhuận sau thuế Đồng 1.052.961.216 1.362.780.876 1.638.944.694 Tổng tài sản Đồng 7.390.769.838 7.994.944.394 9.241.217.316 Hiệu quả sử dụng TS % 14,25 17,04 17,73 (Nguồn: Tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán) N m 2012, hiệu quả sử dụng TS là 17,73% nghĩa là cứ 100 đồng TS thì mang về 17,73 đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng TS ngày càng cao (t ng từ 14,25 đồng n m 2010 lên 17,73 đồng n m 2012) trong những n m gần đây cho thấy công ty sử dụng TS có hiệu quả. Thang Long University Library
  • 41. 32 - Hiệu quả sử dụng TSNH: Thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển và sức sinh lời của TSNH. Bảng 2.10. Tốc độ luân chuyển của TSNH (Nguồn: Phòng kế toán – Tính toán của tác giả)  Tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh tình hình tổ chức các mặt hoạt động quá trình kinh doanh có hợp lý hay không. Tốc độ luân chuyển của TSNH t ng từ 2,38 vòng n m 2010 lên 2,87 vòng n m 2012 (t ng 0,49 vòng). Chỉ tiêu này t ng cho thấy trong 1 kỳ, TSNH quay được nhiều vòng hơn hay hiệu quả sử dụng TSNH ngày càng cao hơn. Kỳ luân chuyển (thời gian của một vòng luân chuyển) thể hiện số ngày cần thiết để quay một vòng của TSNH. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng có hiệu quả hơn. Như vậy, qua bảng tính toán, nhận thấy kỳ luân chuyển của TSNH t ng dần từ n m 2010-2012. Trong 1 n m, TSNH quay được nhiều vòng hơn nên kỳ luân chuyển cũng giảm xuống: từ 151,26 ngày/vòng n m 2010 xuống còn 125,43 ngày/vòng n m 2012. Cần phải xem xét chỉ tiêu này với các doanh nghiệp cùng ngành để có những phương án điều chỉnh thích hợp. Hệ số đảm nhiệm TSNH <1 và có xu hướng t ng lên. Điều này chứng tỏ việc sử dụng TSNH là có hiệu quả. N m 2011, hệ số đảm nhiệm giảm 0,05 lần so với n m 2010, giảm xuống còn 0,35 lần trong n m 2012. Chỉ số này nhỏ giúp công ty tiết kiệm được TSNH dẫn đến khả n ng sinh lời của TSNH t ng lên. Chỉ tiêu ĐVT N m 2010 N m 2011 N m 2012 Doanh thu thuần Đồng 15.119.955.419 17.841.547.394 22.075.031.232 Tài sản ngắn hạn Đồng 6.352.375.676 6.630.805.960 7.677.845.178 Tốc độ luân chuyển Vòng 2,38 2,69 2,87 Kỳ luân chuyển Ngày/vòng 151,26 133,83 125,43 Hệ số đảm nhiệm Lần 0,42 0,37 0,35
  • 42. 33 + Sức sinh lời của TSNH: Bảng 2.11. Sức sinh lời của TSNH Chỉ tiêu ĐVT N m 2010 N m 2011 N m 2012 Lợi nhuận thuần Đồng 1.393.795.261 1.805.976.372 2.162.165.941 Tài sản ngắn hạn Đồng 6.352.375.676 6.630.805.960 7.677.845.178 Sức sinh lời của TSNH Lần 0,22 0,27 0,28 (Nguồn: Phòng kế toán – Tính toán của tác giả) Như đã đề cập ở trên, hệ số đảm nhiệm giảm qua các n m hay công ty tiết kiệm được TSNH nên sức sinh lời của TSNH cũng có chiều hướng t ng. Do doanh thu t ng và tiết kiệm được lượng chi phí rất lớn nên lợi nhuận thuần t ng cũng là một nguyên nhân giúp t ng sức sinh lời của TSNH. Mặc dù chỉ số này t ng, tuy nhiên mức t ng còn hạn chế, từ n m 2010-2012 chỉ t ng có 0,06 lần. Dù là TSNH hay TSDH thì cũng luôn yêu cầu được sử dụng có hiệu quả để đem lại mức lợi nhuận cao nhất có thể. 2.2.2.2. Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn. (ĐVT: Đồng) Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An N m 2010 N m 2011 N m 2012 Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Thang Long University Library
  • 43. 34 Nhận xét: - Trong 3 n m từ 2010 đến 2012, nguồn vốn của công ty TNHH Nhất An liên tục t ng. Nguồn vốn n m 2011 là 7.994.944.394 đồng, t ng 604.174.556 đồng (8,1%) so với n m 2010. Đến n m 2012, tổng số vốn t ng thêm 15,58% tương đương 1.246.272.922 đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia t ng này là do các khoản nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tuy có t ng nhưng không nhiều. - Vốn chủ sở hữu t ng qua các n m, tuy nhiên tỉ trọng trong cơ cấu vốn lại có xu hướng giảm. N m 2010, vốn CSH chiếm 48,70% nhưng đến n m 2012 chỉ còn 43,22%, giảm 5,48%. - Trong cơ cấu vốn, nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn nhất và cũng t ng qua các n m. Số nợ phải trả n m 2012 là 5.247.009.794 đồng chiếm 56,78% tổng vốn, t ng 1.407.939.220 đồng (24,95%) so với n m 2011. Khoản t ng này là do hàng hóa, dịch vụ mua và nhập về còn nợ người bán, khoản tín dụng được người bán cấp cho t ng cho thấy mối quan hệ của công ty với nhà cung cấp đang phát triển tốt. Được hưởng nhiều khoản tín dụng từ người bán sẽ có lợi cho doanh nghiệp để có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Hưởng tín dụng thương mại nghĩa là công ty đang gián tiếp sử dụng vốn của người bán mà không phải chi trả lãi nếu công ty có thể tận dụng thời hạn tín dụng không mất phí. Tuy nhiên khoản phải trả này cũng có chi phí cơ hội, đó là gây mất lòng tin cho nhà cung cấp nếu không trả đúng thời hạn, bị xếp hạng tín dụng thấp. Tỉ trọng của nợ phải trả trong 3 n m đều lớn hơn vốn chủ sở hữu là một điều đáng quan tâm. Công ty cần có những điều chỉnh phù hợp để công ty không bị động khi thị trường xảy ra biến động hoặc việc kinh doanh sẽ không có hiệu quả. 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2.12. Khả năng sinh lời (Đơn vị: %) Chỉ tiêu N m 2010 N m 2011 N m 2012 Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS) 6,96 7,64 7,42 Chênh lệch 0,68 (0,22) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 14,25 17,04 17,73 Chênh lệch 2,79 0,69 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 29,25 34,28 41,03 Chênh lệch 5,03 6,75 (Nguồn: Phòng kế toán – Tính toán của tác giả)
  • 44. 35 Biểu đồ 2.7. Khả năng sinh lời (Đơn vị: %) Nhận xét: - Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu là khá cao và có sự t ng trưởng nhất định. ROS trong n m 2011 t ng 0,68% so với n m 2010. Đến n m 2012, tỷ suất này lại giảm đi 0,2% so với n m 2011 mặc dù lợi nhuận sau thuế của n m là t ng so với n m 2011. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của n m 2012 chưa hiệu quả bằng n m 2011. - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Từ một số tính toán về sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm hay tốc độ luân chuyển, có thể thấy công ty quản lý và sử dụng TS có hiệu quả. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng cho thấy điều đó. N m 2010, cứ 100 đồng tài sản thì có được 14,25 đồng lợi nhuận, đến n m 2011 lợi nhuận t ng lên 17,04 đồng và so với n m 2011 thì tỷ suất lợi nhuận n m 2012 t ng thêm 0,69 đồng. Theo như mô hình Dupont, có thể thấy chỉ tiêu ROA chịu tác động bởi 2 yếu tố chính là tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu - ROS và hiệu suất sử dụng tài sản (tính toán tại bảng 2.8). Cả 2 yếu tố này đều rất khả quan khi t ng đều trong gian đoạn 2010-2012, do đó dẫn đến mức t ng lên của chỉ tiêu sinh lời trên tổng tài sản. - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn (1 đồng vốn CSH bỏ ra tích lũy được bao nhiêu đồng lợi nhuận). Trong cơ cấu vốn, có thể thấy công ty kinh doanh chủ yếu dựa trên sự chiếm dụng vốn từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài (nợ phải trả) thay vì sử dụng vốn chủ sở hữu. Doanh 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ROS ROA ROE Thang Long University Library