SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                              Trường Đại học Cần Thơ



              ÐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO
               LY TRÍCH DẦU LÀM THỨC ĂN CHO CÁ
                                              Trần Thị Thanh Hiền1, Dương Thúy Yên1,
                   Trần Lê Cầm Tú1, Lê Bảo Ngọc1, Hải Ðăng Phương2 và Lee Swee Heng3

                          Publish bởi http://PhuThinh.Co
                                        ABSTRACT

This study was carried out to determine the utilization of defatted rice-bran bran (branded
Calofic Cam Vang) for fish feeds. Analytical results indicated that defatted rice-bran
contained a protein and lipid level of 16.3% and 2.76%, respectively. The Peroxit value (PV)
in defatted rice-bran after 4 months of storage was acceptable for making fish feeds
(11.2meq/kg). The Apparent Digestibility Coefficients (ADC) and Apparent Digestibility
Coefficients of Gross Energy (ADCGE) of Pangasius hypophthalmus and Tilapia for defatted
rice bran were better than for dried rice bran, especially in Tilapia ADC for defatted rice-
bran was significantly higher (p<0,05) than for dried rice bran (61.1% compared to 48.6%,
respectively). For both types of rice-bran, survival rate and growth of P. hypophthalmus were
not significantly different when fed with different rice-bran levels (30, 40, 50 and 60%).
Similarly, there was no significant difference in survival of Tilapia but those fed with defatted
rice-bran had significantly higher growth rate than those fed with dried rice-bran (p<.0.05).
Highest growth rate was found in the treatment fed with 60% defatted rice-bran and
significantly different to other treatments. In conclusion, defatted rice-bran can be used as a
good ingredient to formulate diets for Pangasius catfish and Tilapia up to 60%.
Keywords: Rice bran, defatted rice- bran, Pangasius hypophthalmus, Tilapia,
              digestibility, Calofic Cam Vang
Title: Study on the use of defatted rice-bran in diets for fish culture

                                            TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định khả năng sử dụng cámly trích dầu
làm thức ăn cho cá.Kết quả phân tích cámly trích có hàm lượng protein là 16,3%, lipid
2,76%. Chỉ số Peroxit (PV) của cám ly trích sau 4 tháng bảo quản là 11,2 meq/kg có thể
sử dụng tốt làm thức ăn cho cá. Khả năng tiêu hóa vật chất khô (ADC), tiêu hóa năng
lượng (ADCGE) của cá Tra và cá Rô phi đối với cámly trích cao hơn so với cám sấy, đặc
biệt ở cá Rô phi ADC đối với cám ly trích là 61,1% cao hơn có ý nghĩa so với cám sấy là
48,6% (p<0,05). Với cả hai loại cám, tỉ lệ sống, sinh trưởng của cá Tra khi sử dụng thức
ăn có các mức cám khác nhau (30, 40,50 và 60 %) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
Ðối với cá Rô phi, tỉ lệ sống không có sự khác biệt nhưng sinh trưởng của cá ở các
nghiệm thức cám ly trích cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám
sấy. Tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi đạt cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có mức cámly
trích 60% khác biệt với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Cám ly trích dầu có thể sử
dụng tốt làm thức ăn cho cá Tra,Rô phi với hàm lượng cám phối chế có thể đến mức 60%
trong công thức thức ăn.
 Từ khóa: cám gạo, cám ly trích dầu, c á m g ạ o t r í c h l y , c á m g ạ o t r í c h
           d ầ u , Calofic Cám Vàng Pangaisus hypophthalmus, Tilapia, độ tiêu hóa

1
    Khoa Thủy Sản - Ðại học Cần Thơ

                                                                                            175
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                         Trường Đại học Cần Thơ

            2
                Xí nghiệp chế biến thức ăn Cataco - Cần Thơ
            3
                Công ty dầu thực vật Cái Lân- Chi nhánh Cần Thơ




176
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                    Trường Đại học Cần Thơ


1 GIỚI THIỆU
Tận dụng các nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có làm thức ăn cho cá là một
nhân tố rất quan trọng trong việc giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế. Hiện nay cám
gạo được sử dụng rất phổ biến trong chế biến thức ăn nuôi thủy sản, nhất là thức
ăn tự chế. Cám gạo đang được sử dụng với một số lượng lớn để làm thức ăn nuôi
cá Tra, ba sa, tỉ lệ cám gạo sử dụng trong thức ăn chiếm đến 60-70% (Trần Văn
Nhì, 2005). Đối với các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp, cám gạo cũng
được sử dụng như là một nguồn nguyên liệu chính cung cấp năng lượng trong
công thức thức ăn. Một khó khăn gặp phải hiện nay trong sử dụng là hàm lượng
chất béo trong cám gạo quá cao, khi phối chế với tỉ lệ lớn trong thức ăn sẽ làm cho
hàm hượng chất béo trong thức ăn cao, ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và chất
lượng cá nuôi. Đối với các nhà máy chế biến, khi sử dụng tỉ lệ cám gạo cao trong
thức ăn sẽ dẫn đến khó khăn trong công nghệ chế biến, chất lượng thức ăn không
đạt yêu cầu, thời gian bảo quản ngắn. Ngoài ra, thành phần axít béo trong cáo gạo
không đáp ứng đúng và đủ cho nhu cầu phát triển của cá. Do đó, việc nghiên cứu
sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn cho cá với mong muốn giải quyết một phần
các khó khăn trong việc sử dụng cám trong thành phần thức ăn cho cá nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành thức ăn. Mục tiêu của nghiên cứu này là
đánh giá chất lượng cám gạo ly trích dầu và khả năng sử dụng cám gạo ly trích dầu
làm thức ăn cá nhằm xây dựng công thức thức ăn phù hợp và hiệu quả cho cá.

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Xác định thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy
Thành phần hóa học của cám sấy và cám ly trích bao gồm các chỉ tiêu sau ẩm độ,
đạm, chất béo, tro, chất bột đường và chất xơ, hàm lượng Vitamin A, B1, D, β-
Carotene, chỉ số peroxide trong cám sấy và cám ly trích được phân tích theo
phương pháp AOAC (2000). Các chỉ tiêu này được đánh giá ở cám mới, cám sau
1, 2, 3 và 4 tháng lưu trữ trong điều kiện bình thường (trong phòng). Cám sấy là
cám sau khi xay sát gạo được nhà máy xay sát sấy khô, cám ly trích là cám gạo đã
ly trích để lấy dầu, cám ly trích sử dụng trong thí nghiệm là Calofic Cám Vàng của
công ty dầu thực vật Cái Lân (tại Cần Thơ)
2.2 Đánh giá độ tiêu hóa của cám sấy và cám ly trích ở cá
Thí nghiệm được thực hiện trên hai đối tượng là cá Tra (Pangasius
hypophthalmus) và cá Rô phi (Oreochromis niloticus). Thức ăn thí nghiệm bao
gồm thức ăn đối chứng (không có cám sấy và cám ly trích) chứa 1% chất đánh dấu
(Cr2O3) và 2 loại thức ăn cần xác định độ tiêu hóa nguyên chứa 30% nguyên liệu
(cám sấy hoặc cám ly trích) và 70% thức ăn đối chứng.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức thức ăn (Bảng 1), mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Đối với cá Tra, thí nghiệm được bố trí trên hệ
thống bể có hệ thống thu phân theo phương pháp lắng, mật độ các bố trí là 20
con/bể (khối lượng 100g/con). Đối với cá Rô phi, thí nghiệm bố trí trong hệ thống
9 bể tuần hoàn, mật độ cá bố trí thí nghiệm là 10 con/bể (50g/con) phân được thu
bằng cách si phon. Cá thí nghiệm được cho ăn thức ăn thí nghiệm trong vòng 7


                                                                                          177
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                                        Trường Đại học Cần Thơ


            ngày, mỗi ngày cho ăn một lần. Ðến ngày thứ 8 tiến hành thu phân. Sau khi cho cá
            ăn 1 giờ, thay toàn bộ nước trong bể để loại bỏ thức ăn thừa và tiến hành thu phân
            cho đến trước lần cho ăn ngày tiếp theo. Tiến hành thu phân trong 3 ngày. Phân
            sau khi thu sẽ được rửa qua nước cất ly tâm và và trữ đông đến khi phân tích. Thức
            ăn thí nghiệm, phân được đem đi phân tích Cr2O3, protein và năng lượng (AOAC,
            2000) để xác định độ tiêu hóa của nguyên liệu
            Bảng 1: Thành phần nguyên liệu (%) của thức ăn thí nghiệm
            Nguyên liệu                            Thức ăn đối chứng Cám ly trích (LT) Cám sấy (CS)
            Bột cá                                 26                        18,2               18,2
            Bột đậu nành                           20                        14                 14
            Cám sấy hoặc cám ly trích (*)          -                         30                 30
            Bột mì                                 43,5                      30,45              30,45
            Premix Vitamin                         1                         0,7                0,7
            Dầu (1 dầu mực: 1 dầu nành)            6,5                       4,55               4,55
            Cr2O3                                  1                         0,7                0,7
            Chất kết dính                          2                         1,4                1,4
            Hàm lượng protein (%)                  30,2                      26,4               24,6
             Cám ly trích: “Calofic Cám Vàng ”của công ty dầu thực vật Cái Lân (tại Cần Thơ)

            Các chỉ số tính toán độ tiêu hóa:
            Độ tiêu hóa của nguyên liệu (ADCnguyên liệu ):
                    ADCnguyên liệu (%) = (ADT –0,7AD)/0,3
            Trong đó:        ADT: Độ tiêu hóa thức ăn nguyên liệu
                              AD: Độ tiêu hóa của thức ăn đối chứng
            Độ tiêu hóa protein (ADCCP) và năng lượng (ADCGE) của nguyên liệu:
                    ADC CP (%) = (ADTCP –0,7ADCP)/0.3
                    ADC GE (%) = (ADTGE –0,7ADGE )/0.3
            Trong đó: ADTCP,, ADT GE : Độ tiêu hóa protein, độ tiêu hóa năng lượng của thức
            ăn nguyên liệu ;
            ADCP, ADGE: Độ tiêu hóa protein, độ tiêu hóa năng lượng của thức ăn đối chứng.
            2.3 Ðánh giá khả năng sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn cho cá Tra
                (Pangasius hypophthalmus) và cá Rô phi (Oreochromis niloticus)
            Thí nghiệm được thực hiện với 8 nghiệm thức thức ăn từ hai loại cám (cám ly trích
            và cám sấy), mỗi loại cám được phối chế với 4 mức cám khác nhau 30, 40, 50 và
            60% trong công thức thức ăn. Tất cả các nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng
            protein (25% CP) và mức năng lượng (4 Kcal/kg thức ăn) (Bảng 2).
            Thí nghiệm được thực hiện trên 24 bể composite 500L có nước chảy tràn và được
            gắn ống thu thức ăn dư. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Cá tra
            có khối lượng trung bình 67,14g / con được bố trí với mật độ 30 con/ bể. . Cá được
            cho ăn 2 lần/ ngày với khẩu phần 3-5% khối lượng cơ thể. Thời gian thí nghiệm 3
            tháng. cá Rô phi có khối lượng trung bình 26,4g được bố trí với mật độ 30 con/ bể.


178
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                             Trường Đại học Cần Thơ


Cá được cho ăn 2 lần/ ngày, cho ăn 5-6% khối lượng cơ thể. Thời gian thí nghiệm
2 tháng. Trong quá trình thí nghiệm chất lượng nước trong bể thường xuyên được
kiểm tra. Thức ăn thừa và phân được si phon 2 lần/ ngày. Lượng thức ăn trong mỗi
bể được điều chỉnh hàng ngày.
Bảng 2: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (%)
Thành phần        Thức ăn cám sấy (%)                    Thức ăn cám ly trích (%)
                   30       40        50          60     30       40     50         60
Bột cá             23,6     23,4      23,4        23,2   22,0     21,0 19,9         18,9
Bột đậu nành       7,87     7,81      7,78        7,73   7,33     6,99 6,65         6,30
Cám                30       40        50          60     30       40     50         60
Bột mì             30,1     20,3      9,9         0      30,9     23,5 16,13        8,74
Dầu (1 dầu mực: 1 0,24      0         0           0      3,11     3,04 2,98         2,91
dầu nành)
Vitamin            2        2         2           2      2        2      2          2
Gelatin            2        2         2           2      2        2      2          1,13
Chất độn           4,24     4,47      4,97        5,07   4,64     1,47   0,3        0
Thành phần hóa học của thức ăn theo tính toán
Protein            25       25        25          25     25       25     25         25
Lipid              6        6,76      7,76        8,76   6        6      6          6
NFE                48,1     46,4      44,2        42,3   48,1     48,1   48,1       48,1
Năng lượng thô 4            4         4           4      4        4      4          4
(Kcal/g)
2.4 Số liệu thu thập và tính toán
Khối lượng cá ban đầu (Wi) được xác định khi bố trí thí nghiệm. Tăng trưởng của
cá được xác định bằng cách cân toàn bộ số cá trong mỗi bể. Số liệu thu sẽ được
tính toán: tỷ lệ sống (SR), khối lượng cuối (Wf), tăng trưởng tuyệt đối DWG
(g/ngày), hệ số thức ăn (FCR).Tất cả số liệu tính toán sẽ được xử lý thống kê trên
Excel bằng chương trình Statistica 6.0.

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy
Chất lượng của cám sấy và cám ly trích được đánh giá thông qua thành phần hóa
học, hàm lượng vitamin và chỉ số peroxide (Bảng 3). Hàm lượng protein trong cám
ly trích (16,31%) cao hơn hàm lượng protein trong cám sấy (12,64%). Trong khi
đó hàm lượng lipid thì ngược lại, hàm lượng lipid trong cám sấy khá cao (12,02%),
cám ly trích chỉ có 2,67%. Đặc biệt cám ly trích có chỉ số peroxide (5,87 meq/kg
chất béo) thấp hơn so với cám sấy (9,81meq/kg chất béo). Chỉ số peroxide càng
cao thì chất béo càng dễ dàng và nhanh chóng bị oxy hóa, chất lượng thức ăn càng
giảm. Vitamin A, D và β- Carotene đều không hiện diện ở cả 2 loại cám trên.
Nguyên nhân là do trong quá trình sơ chế dưới tác dụng của nhiệt độ cao các
vitamin và sắc tố đều bị mất. Kết quả phân tích thành phần hóa học của cám ly
trích cho thấy có nhiều ưu điểm hơn so với cám sấy thông thường, đặc biệt hàm
lượng protein cao, hàm lượng lipid thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối
chế thức ăn.



                                                                                                   179
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                              Trường Đại học Cần Thơ


            Bảng 3: Thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy
            Chỉ tiêu                        Cám sấy (CS)              Cám ly trích (LT)
            Đạm thô                         12,64                     16,31
            Chất béo thô                    12,02%                    2,76%
            Xơ thô                          2,42                      6,74
            Khoáng                          7,35 %                    10,38 %
            Vitamin A                       Không phát hiện           Không phát hiện
            β- Carotene                     Không phát hiện           Không phát hiện
            Vitamin D                       Không phát hiện           Không phát hiện
            Vitamin B1                      2,575 mg/100 g            3,51 mg/100 g
            Chỉ số Peroxide                 9,81meq/kg chất béo       5,87 meq/kg chất béo
            Thời gian lưu trữ ảnh hưởng lên chất lượng của cám thể hiện qua sự biến đổi thành
            phần hóa học và chỉ số peroxide trong cám sau một thời gian lưu trữ ở điều kiện
            bình thường. Sau 4 tháng giữ mẫu, hàm lượng khoáng và đạm của 2 loại cám gần
            như không có sự thay đổi (Bảng 4). Tuy nhiên hàm lượng chất béo trong cám giảm
            dần theo thời gian trữ mẫu. Đặc biệt, chất béo trong cám sấy có sự thay đổi lớn
            hơn (từ 12,72 giảm xuống chỉ còn 9,11) so với cám ly trích (2,01-1,77). Sự thay
            đổi này là do chất béo trong cám đã bị oxy hóa.
            Bảng 4: Thành phần hóa học của cám sấy và cám ly trích (LT) sau 4 tháng lưu trữ
            Thời gian Khoáng                        Đạm thô                     Chất béo thô
            lưu trữ   LT              CS            LT            CS            LT              CS
            1 tháng   10,7 ± 0,09     7,14 ± 0,01   15,6 ± 0,05   11,9 ± 0,40   2,01 ± 0,00     12,7 ± 0,99
            2 tháng   10,7 ± 0,08     8,19 ± 0,87   16,1 ± 0,21   12,4 ± 0,60   1,95 ± 0,04     10,3 ± 2,57
            3 tháng   10,7 ± 0,02     7,54 ± 0,10   15,9 ± 0,23   11,6 ± 0,52   1,91 ± 0,05     9,85 ± 0,15
            4 tháng   10,5 ± 0,11     7,86 ± 0,01   16,1 ± 0,27   11,6 ± 0,50   1,77 ± 0,14     9,11 ± 0,17
            Chỉ số Peroxide (PV) của cả hai loại cám đều tăng dần theo thời gian trữ mẫu, PV
            của cám ly trích từ 5,87 lên đến 11,1 meq/kg sau 4 tháng lưu trữ. Trong khi đó gía
            trị này ở cám sấy tăng từ 9,81 đến 45,7 meq/kg. Sau 2 tháng lưu trữ chỉ số PV
            trong cám sấy đã tăng rất cao (35 meq/kg). Sở dĩ chỉ số này tăng nhanh đột ngột là
            do hàm lượng chất béo trong cám sấy cao (12,75%).
            Bảng 5: Chỉ số Peroxide (meq/kg) của cám sấy và cám ly trích sau 4 tháng lưu trữ
            Thời gian lưu trữ                 Cám ly trích         Cám sấy
            1 tháng                           5,87                 9,81
            2 tháng                           9,90                 35,0
            3 tháng                           12,8                 40,9
            4 tháng                           11,1                 45,7
            Theo Hiroshi (1987), chất béo có hàm lượng dưới 10 meq/kg được xem là tốt, trên
            15 meq/kg là không tốt cho thức ăn thủy sản. Khi chỉ số này tăng lên trên 20 meq/kg
            thì thức ăn sẽ có mùi hôi dầu. Kết quả phân tích cám ly trích và cám sấy sau thời
            gian lưu trữ 4 tháng cho thấy cám ly trích có chỉ số PV dưới 15 meq/kg, vì vậy thời
            gian bảo quản và sử dụng của cám ly trích lâu hơn so với cám sấy thông thường.
            Sự oxy hóa chất béo trong thức ăn không chỉ làm giảm chất lượng dinh dưỡng của
            thức ăn như: giảm lượng acid béo cần thiết cho động vật thủy sản, thức ăn có mùi
            hôi, vị khó ăn, ảnh hưởng đến sự bắt mồi, hiệu quả sử dụng thức ăn, một số dưỡng

180
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                                              Trường Đại học Cần Thơ


chất cần thiết bị phân hủy (Vitamin A, B6, C, D, E và carotenoid). Ngoài ra, quá
trình oxy hóa tạo ra các sản phẩm như andehyt, ketons ... là những chất gây độc
cho động vật thủy sản (Forster, 1999). Ảnh hưởng của thức ăn bị oxy đã được
nghiên cứu trên nhiều đối tượng thủy sản như cá chép và cá da trơn (NRC, 1993).
3.2 Đánh giá độ tiêu hóa cám sấy và cám ly trích của cá Tra và cá Rô phi
Ở cá Tra, khả năng tiêu hóa cám ly trích (49,2%) cao hơn so với cám sấy (42,6%).
Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khả năng tiêu
hóa protein và năng lượng giữa hai loại cám là tương đương nhau. Tiêu hóa
protein trong khoảng từ 66,7 –67,2%, tiêu hóa năng lượng 63,4-64,5%.
Bảng 6: Khả năng tiêu hóa hai loại cám của cá Tra
Loại Cám                 ADC (%)                      ADCCP (%) ADCGE (%)
Cám ly trích             49,2 ± 5,2a                  67,2 ± 7,1a 63,4 ±3,04 a
Cám sấy                  42,6 ± 4,7a                  66,7 ± 14,5a 64,5 ± 3,56 a
 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
 Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05)

Đối với cá Rô phi, khả năng tiêu hóa cám ly trích (61,1%) cao hơn cám sấy
(48,6%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tương tự, độ tiêu hóa năng
lượng đối với cám ly trích cũng cao hơn cám sấy. Khả năng tiêu hóa protein của cá
đối với hai loại cám này tương đương nhau (75,4 và 77,4%).
Bảng 7: Khả năng tiêu hóa hai loại cám của cá Rô phi
Loại cám                  ADC (%)                     ADCCP (%)               ADCGE (%)
Cám ly trích              61,1 ± 2,3b                 75,4 ± 4,1a             57.9 ± 4,88a
Cám sấy                   48,6 ± 6,3a                 77,4 ± 7,4a             65,6 ± 1,8 b
 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
 Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05)

Ðánh giá giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu không chỉ dựa vào thành phần hóa
học của nó mà còn phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng
và năng lượng của cá từ nguồn nguyên liệu đó. Khả năng tiêu hóa một loại nguyên
liệu của động vật thủy sản phụ thuộc vào đặc điểm tiêu hóa của từng loài (NRC,
1993). Kết quả nghiên cứu khả năng tiêu hóa cám ly trích của cả hai loài cá đều
cao hơn cám sấy, đặc biệt là cá Rô phi. Nhưng độ tiêu hóa đạm của hai loại cám
này khác biệt không có ý nghĩa. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy cá Rô phi sử
dụng cám hiệu quả hơn cá Tra, đặc biệt là cám ly trích.
Khả năng tiêu hóa cám của động vật thủy sản đã được nghiên cứu trên nhiều đối
tượng thủy sản. Ðối với cá mú (Cromileptes altivelis), khả năng tiêu hóa cám ADC
(%) chỉ là 22,2%, ADCCP (%) 59,5% và ADCGE (%) là 44,3% (Laining et al,
2003), cá trê trắng (Clarias batratus) ADC (%) là 61,9% và cá trê phi (C.
gariepinus) là 66,5% (Usnami, 2003). Khả năng tiêu hóa cám gạo của động vật
thủy sản thấp hơn so với một số nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng khác do
hàm lượng xơ cao. Law (1986) cho biết ngay cả cá trắm (Ctenopharyngodon
idiella) khả năng tiêu hóa cám gạo cũng rất thấp, nhỏ hơn 50%. Ðối với tiêu hóa


                                                                                                                        181
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                                            Trường Đại học Cần Thơ


            protein của cám, cá chép có khả năng tiêu hóa protein của cám khá cao 89,5%,
            trong khi ở cá trắm cỏ là 71,1% và cá nheo Mỹ là 71% (Hepher, 1988).
            3.3 Đánh giá khả năng sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn nuôi cá Tra và
                cá Rô phi
            Ðối với cá Tra, tỉ lệ sống của cá tất cả các nghiệm thức sau thời gian thì nghiệm rất
            cao, 96,7-100%. Ðiều này cho thấy trong qua trình ly trích chất béo từ cám không
            còn tồn lưu các hóa chất gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cá. Khối
            lượng cuối (Wf) và tốc độ tăng trưởng ngày (DWG) của cá ở các nghiệm thức
            chứa cám ly trích từ 30 đến 60% cao hơn so với cá ở nghiệm thức 30, 40 và 50%
            cám sấy (Bảng 8). Wf và DWG của cá ở nghiệm thức cám sấy 60% đạt cao nhất.
            Tuy nhiên, sự khác biệt về tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức là không có ý
            nghĩa thống kê (P > 0,05). Hay nói cách khác, hai loại cám với các mức khác nhau
            (30-60%) trong thức ăn không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá Tra. Hệ số thức
            ăn (FCR) thấp nhất ở nghiệm thức cám ly trích 30% (2,67) và cao nhất ở nghiệm
            thức ly trích 60% (3,99). Ở các nghiệm thức khi hàm lượng cám trong thức ăn tăng
            thì FCR tăng. Tuy nhiên FCR ở các nghiệm thức không có sự khác biệt (P>0,05).
            Bảng 8: Khối lượng đầu (Wi), khối lượng cuối (Wf), tốc độ tăng trưởng ngày (DWG), hệ số
                    thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (SR) của cá Tra
            Nghiệm thức Wi                           Wf               DWG                 SR               FCR
                        (g)                          (g)              (g/day)             (%)
            LT 30       66,56 ±2,36a                 101±5,3a         0,38±0,05a          97,8±1,9a        2,67 ± 0,15a
            LT 40       68,44±4,51a                  96,3±3,2a        0,31±0,05a          98,9±1,9a        2,87 ± 0,10a
            LT 50       65,33±4,83a                  97,2±6,6a        0,35±0,03a          98,9±1,9a        3,11 ± 0,72a
            LT 60       67,33±4,15a                  99,3±3,7a        0,36±0,02a          100,0a           3,99 ± 0,37a
            CS 30       68,72±5,66a                  91,8±14,0a       0,26±0,11a          100,0a           3,19 ± 0,82a
            CS 40       67,72±7,62a                  89,8±10,0a       0,25±0,05a          100,0a           3,36 ± 0,52a
            CS 50       66,61±4,00a                  92,0±8,6a        0,28±0,07a          98,9±1,9a        3,57 ± 0,37a
            CS 60       66,41±6,50a                  107±19,3a        0,45±0,15a          96,7±5,8a        2,78 ± 0,46a
             Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
             Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05)

            Ðối với cá Rô phi, tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng
            81,7- 93,3% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (Bảng 9). Ðiều
            này một lần nữa khẳng định có thể sử dụng cám ly trích đến mức 60% cũng không
            có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Sinh trưởng của cá Rô phi ở các nghiệm thức
            cám ly trích (0,44 – 0,76 g/ngày) cao hơn so với các nghiệm thức cám sấy (0,43 –
            0,47). Ðặc biệt đối với cám ly trích khi hàm lượng cám tăng từ 30 – 60% sinh
            trưởng của cá cũng gia tăng. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với tập tính ăn của cá Rô
            phi, cá Rô phi là loài ăn tạp, có khả năng sử dụng tốt nguồn dinh dưỡng từ thực
            vật. Thêm vào đó, khả năng tiêu hóa cám ly trích của cá Rô phi là rất tốt và cao
            hơn cám sấy (mục 3.2). Tương ứng với sinh trưởng, FCR ở các nghiệm thức cám
            ly trích thấp hơn cám sấy. FCR là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng
            thức ăn, khi FCR thấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng thức ăn cao và lượng chất
            thải ra môi trường ít. Vì vậy, việc sử dụng cám ly trích là hiệu quả không chỉ có ý



182
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                                               Trường Đại học Cần Thơ


nghĩa về mặt tăng trưởng của cá mà còn có ý nghĩa về việc hạn chế ô nhiễm môi
trường nuôi.
Bảng 9: Khối lượng đầu (Wi), khối lượng cuối (Wf), tốc độ tăng trưởng ngày (DWG), hệ số
        thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (SR) của cá Tra
Nghiệm            Wi (g)              Wf (g)              DWG                 FCR                SR (%)
thức                                                      (g/ngày)
LT30              19,42±0,18a         46,05±2,01a         0,44±0,03a         4,05 ± 0,17d 81,7±12,6a
LT40              19,43±0,15a         53,15±5,30b         0,56±0,09b         3,33 ± 0,44bc 80,0±5,00a
LT50              19,40±0,17a         56,88±1,97b         0,62±0,03b         2,91 ± 0,09ab 90,0±5,00a
LT60              19,50±0,23a         65,28±1,80c         0,76±0,03c         2,59 ± 0,26a 88,3±2,89a
CS30              19,50 ±0,10a        45,89±3,72a         0,44±0,06a         3,90 ± 0,42d 88,3±7,64a
CS40              19,47±0,03a         45,36±1,91a         0,43±0,03a         3,81 ± 0,17cd 85,0±13,2a
CS50              19,52±0,18a         46,57±1,68a         0,45±0,03a         3,85 ± 0,28d 91,7±5,77a
CS60              19,42±0,16a         47,87±1,36a         0,47±0,02a         3,59 ± 0,11cd 93,3±7,64a
 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
 Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05)


4 KẾT LUẬN VÀ ÐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Cám ly trích dầu (Calofic Cám Vàng) có hàm lượng protein cao (16,3 %) và hàm
lượng lipid thấp (2,76%) thích hợp cho việc phối trộn làm thức ăn cho cá. Sau 4
tháng bảo quản cám vẫn có thể sử dụng tốt, chỉ số oxy hóa (PV) là 11,1 meq/kg.
Độ tiêu hóa cám ly trích của cá Tra và cá Rô phi đều cao hơn so với cám sấy, đặc
biệt ở cá Rô phi độ tiêu hóa cám ly trích cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (61,1%)
so với cám sấy (48,6%). Cá tra có thể sử dụng tốt cả hai loại cám ly trích và cám
sấy tới mức hàm lượng cám trong thức ăn chiếm 60%. Trong khi đó, cá Rô phi sử
dụng cám ly trích tốt hơn cám sấy, mức cám ly trích 60% trong công thức thức ăn
cho sinh trưởng cao nhất và FCR thấp nhất. Kết quả nghiên cứu này khẳng định có
thể sử dụng tốt cám ly trích làm thức ăn cho cá.
4.2 Ðề xuất
Cấn tiếp tục nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của cám sấy và cám ly trích
sau một thời gian bảo quản lâu trên 2 tháng lên tỉ lệ sống, sinh trưởng, FCR và chất
lượng cá nuôi trong điều kiện thực tế để từ đó khuyến cáo việc sử dụng cám trong
nuôi thủy sản.

                                      TÀI LIỆU THAM KHẢO

    AOAC (2000), Official Methods of Analysis. Association of Official Analytical Chemists.
        Arlington. VA.
    Froster, 1999. A note on method of calculating digestibility coefficients of nutrition proveded
        by single ingredients to feeds of aquatic animals . Aquaculture nutrition. 5, pp 143-145.
    Hepher. B, 1988. Nutrition of pond fis hs. Cambridge University Press. 141 pp




                                                                                                                        183
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183                               Trường Đại học Cần Thơ


                Laining. A, Rachmansyah, Taufik and Williams .K, 2003. Apparent digestibility of selected
                    feed ingredients for humback grouper, Cromileptes altivelis. Aquaculture Volum 218: 1-
                    4, pp 529 –538.
                Law. A.T, 1986. Digestibility of low cost ingredients pelleted feed of Grass carp
                    (Ctenopharyngodon idella). Aquaculture Volum 51:2, pp 97-103.
                NRC (Nation Reseach Council), 1993. Nutrient requirements of fishes. National Academic
                    Press, Washington, USA, 114p.
                Trần Văn Nhì, 2005. Đánh giá việc sử dụng các nguồn nguyên liệu địa phương làm thức ăn
                    nuôi cá Tra (Pangasius hypophthalmus) trong bè ở An Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc
                    sĩ - Ðại học Cần Thơ.
                Usnami.N, 2003. Nutrition digestibility studies in Heteropneustes fosilis, Clarias bachatus,
                    Clarias gariepinus. Aquaculture Research 34, pp 1247 –1253.
                Hirosi.H, 1987. Laboratory manual on analytical methods and procedures for fish and fis h
                    products. Marine Fisheries research Deparment Southeast Asian Fisheries Develpoment
                    Center. Singapore: 87 pp


                            Tài liệu này được publish nhằm mục đích
                                       nghiên cứu, học tập
                             Bản quyền thuộc về tác giả, nhà xuất bản




184

More Related Content

Viewers also liked

Pt cris-casrai-rome-16-may-2014-v1
Pt cris-casrai-rome-16-may-2014-v1Pt cris-casrai-rome-16-may-2014-v1
Pt cris-casrai-rome-16-may-2014-v1João Mendes Moreira
 
It eigo20101126
It eigo20101126It eigo20101126
It eigo20101126managami
 
Leading Your Own Tribe (by Dr David Hanna)
Leading Your Own Tribe (by Dr David Hanna)Leading Your Own Tribe (by Dr David Hanna)
Leading Your Own Tribe (by Dr David Hanna)Matthew Huish
 
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc Buu Dang
 
Presentación del bilingüe'11
Presentación del bilingüe'11Presentación del bilingüe'11
Presentación del bilingüe'11María Menéndez
 
How can God bless our church? 8. Reach our communities for True Parents!
How can God bless our church? 8. Reach our communities for True Parents!How can God bless our church? 8. Reach our communities for True Parents!
How can God bless our church? 8. Reach our communities for True Parents!Matthew Huish
 
Franchise based eco friendly home stay
Franchise based eco friendly home stayFranchise based eco friendly home stay
Franchise based eco friendly home stayTek Savvy
 
2012410172749
20124101727492012410172749
2012410172749Buu Dang
 
Living the Dream (Eddie Hartley)
Living the Dream (Eddie Hartley)Living the Dream (Eddie Hartley)
Living the Dream (Eddie Hartley)Matthew Huish
 
Good Governance Part 2 - How shall we lead?
Good Governance Part 2 - How shall we lead?Good Governance Part 2 - How shall we lead?
Good Governance Part 2 - How shall we lead?Matthew Huish
 
Sin #2 Exposing Others
Sin #2 Exposing OthersSin #2 Exposing Others
Sin #2 Exposing OthersMatthew Huish
 
Resembling God: Part 1 - Absolute Faith
Resembling God: Part 1 - Absolute FaithResembling God: Part 1 - Absolute Faith
Resembling God: Part 1 - Absolute FaithMatthew Huish
 

Viewers also liked (17)

Pt cris-casrai-rome-16-may-2014-v1
Pt cris-casrai-rome-16-may-2014-v1Pt cris-casrai-rome-16-may-2014-v1
Pt cris-casrai-rome-16-may-2014-v1
 
Alan Hipson
Alan HipsonAlan Hipson
Alan Hipson
 
Zonta D21 20110521
Zonta D21 20110521Zonta D21 20110521
Zonta D21 20110521
 
It eigo20101126
It eigo20101126It eigo20101126
It eigo20101126
 
Leading Your Own Tribe (by Dr David Hanna)
Leading Your Own Tribe (by Dr David Hanna)Leading Your Own Tribe (by Dr David Hanna)
Leading Your Own Tribe (by Dr David Hanna)
 
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
Danh ba postal code Vietnam day du - ma buu cuc
 
Presentación del bilingüe'11
Presentación del bilingüe'11Presentación del bilingüe'11
Presentación del bilingüe'11
 
How can God bless our church? 8. Reach our communities for True Parents!
How can God bless our church? 8. Reach our communities for True Parents!How can God bless our church? 8. Reach our communities for True Parents!
How can God bless our church? 8. Reach our communities for True Parents!
 
Franchise based eco friendly home stay
Franchise based eco friendly home stayFranchise based eco friendly home stay
Franchise based eco friendly home stay
 
2012410172749
20124101727492012410172749
2012410172749
 
Living the Dream (Eddie Hartley)
Living the Dream (Eddie Hartley)Living the Dream (Eddie Hartley)
Living the Dream (Eddie Hartley)
 
Good Governance Part 2 - How shall we lead?
Good Governance Part 2 - How shall we lead?Good Governance Part 2 - How shall we lead?
Good Governance Part 2 - How shall we lead?
 
Sin #2 Exposing Others
Sin #2 Exposing OthersSin #2 Exposing Others
Sin #2 Exposing Others
 
Resembling God: Part 1 - Absolute Faith
Resembling God: Part 1 - Absolute FaithResembling God: Part 1 - Absolute Faith
Resembling God: Part 1 - Absolute Faith
 
Software Series 2
Software Series  2Software Series  2
Software Series 2
 
Hope for the best
Hope for the bestHope for the best
Hope for the best
 
Liberating Creation
Liberating CreationLiberating Creation
Liberating Creation
 

More from Buu Dang

HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAAHỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAABuu Dang
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpBuu Dang
 
20 cach de lam khach hang yeu ban hon
20 cach de lam khach hang yeu ban hon20 cach de lam khach hang yeu ban hon
20 cach de lam khach hang yeu ban honBuu Dang
 
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll loveBuu Dang
 
Zazzle's 60 popular i phone 6 cases
Zazzle's 60 popular i phone 6 casesZazzle's 60 popular i phone 6 cases
Zazzle's 60 popular i phone 6 casesBuu Dang
 
Zazzle's 60 popular iphone 6 cases
Zazzle's 60 popular iphone 6 casesZazzle's 60 popular iphone 6 cases
Zazzle's 60 popular iphone 6 casesBuu Dang
 
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Buu Dang
 
Che bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moChe bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moBuu Dang
 
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camThanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camBuu Dang
 
Tieu chuan an hang ngay cho de cuu
Tieu chuan an hang ngay cho de cuuTieu chuan an hang ngay cho de cuu
Tieu chuan an hang ngay cho de cuuBuu Dang
 
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thitNhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thitBuu Dang
 
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai laiNhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai laiBuu Dang
 
Nhu cau dinh duong cho ga
Nhu cau dinh duong cho gaNhu cau dinh duong cho ga
Nhu cau dinh duong cho gaBuu Dang
 
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy sanMot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy sanBuu Dang
 
Tiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhTiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhBuu Dang
 
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...Buu Dang
 
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...Buu Dang
 
Giao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucGiao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucBuu Dang
 

More from Buu Dang (20)

HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAAHỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
HỒ SƠ NĂNG LỰC OQUAA
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
20 cach de lam khach hang yeu ban hon
20 cach de lam khach hang yeu ban hon20 cach de lam khach hang yeu ban hon
20 cach de lam khach hang yeu ban hon
 
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
60 popular vintage i phone 6 plus cases covers that you'll love
 
Zazzle's 60 popular i phone 6 cases
Zazzle's 60 popular i phone 6 casesZazzle's 60 popular i phone 6 cases
Zazzle's 60 popular i phone 6 cases
 
Zazzle's 60 popular iphone 6 cases
Zazzle's 60 popular iphone 6 casesZazzle's 60 popular iphone 6 cases
Zazzle's 60 popular iphone 6 cases
 
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
Bao cao nghien cuu su dung cam gao hieu qua lam thuc an chan nuoi thuc an thu...
 
Che bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet moChe bien cac phu pham giet mo
Che bien cac phu pham giet mo
 
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia camThanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
Thanh phan gia tri dinh duong thuc an gia suc gia cam
 
Tieu chuan an hang ngay cho de cuu
Tieu chuan an hang ngay cho de cuuTieu chuan an hang ngay cho de cuu
Tieu chuan an hang ngay cho de cuu
 
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thitNhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
Nhu cau axit amin trong khau phan an cho lon thit
 
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai laiNhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
Nhu cau dinh duong cho gia suc nhai lai
 
Nhu cau dinh duong cho ga
Nhu cau dinh duong cho gaNhu cau dinh duong cho ga
Nhu cau dinh duong cho ga
 
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy sanMot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
Mot so dac tinh cua bot ca dung trong san xuat thuc an nuoi thuy san
 
Tiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhTiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanh
 
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
 
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
ảNh hưởng của chế độ dinh dưỡng và phương thức cho ăn đến hiệu quả chăn nuôi ...
 
Giao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia sucGiao trinh dinh duong gia suc
Giao trinh dinh duong gia suc
 
Tt 62
Tt 62Tt 62
Tt 62
 
Tt 61
Tt 61Tt 61
Tt 61
 

Recently uploaded

1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Danh gia-kha-nang-su-dung-cam-trich-ly-dau-lam-thuc-an-cho-ca

  • 1. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ ÐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁM GẠO LY TRÍCH DẦU LÀM THỨC ĂN CHO CÁ Trần Thị Thanh Hiền1, Dương Thúy Yên1, Trần Lê Cầm Tú1, Lê Bảo Ngọc1, Hải Ðăng Phương2 và Lee Swee Heng3 Publish bởi http://PhuThinh.Co ABSTRACT This study was carried out to determine the utilization of defatted rice-bran bran (branded Calofic Cam Vang) for fish feeds. Analytical results indicated that defatted rice-bran contained a protein and lipid level of 16.3% and 2.76%, respectively. The Peroxit value (PV) in defatted rice-bran after 4 months of storage was acceptable for making fish feeds (11.2meq/kg). The Apparent Digestibility Coefficients (ADC) and Apparent Digestibility Coefficients of Gross Energy (ADCGE) of Pangasius hypophthalmus and Tilapia for defatted rice bran were better than for dried rice bran, especially in Tilapia ADC for defatted rice- bran was significantly higher (p<0,05) than for dried rice bran (61.1% compared to 48.6%, respectively). For both types of rice-bran, survival rate and growth of P. hypophthalmus were not significantly different when fed with different rice-bran levels (30, 40, 50 and 60%). Similarly, there was no significant difference in survival of Tilapia but those fed with defatted rice-bran had significantly higher growth rate than those fed with dried rice-bran (p<.0.05). Highest growth rate was found in the treatment fed with 60% defatted rice-bran and significantly different to other treatments. In conclusion, defatted rice-bran can be used as a good ingredient to formulate diets for Pangasius catfish and Tilapia up to 60%. Keywords: Rice bran, defatted rice- bran, Pangasius hypophthalmus, Tilapia, digestibility, Calofic Cam Vang Title: Study on the use of defatted rice-bran in diets for fish culture TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định khả năng sử dụng cámly trích dầu làm thức ăn cho cá.Kết quả phân tích cámly trích có hàm lượng protein là 16,3%, lipid 2,76%. Chỉ số Peroxit (PV) của cám ly trích sau 4 tháng bảo quản là 11,2 meq/kg có thể sử dụng tốt làm thức ăn cho cá. Khả năng tiêu hóa vật chất khô (ADC), tiêu hóa năng lượng (ADCGE) của cá Tra và cá Rô phi đối với cámly trích cao hơn so với cám sấy, đặc biệt ở cá Rô phi ADC đối với cám ly trích là 61,1% cao hơn có ý nghĩa so với cám sấy là 48,6% (p<0,05). Với cả hai loại cám, tỉ lệ sống, sinh trưởng của cá Tra khi sử dụng thức ăn có các mức cám khác nhau (30, 40,50 và 60 %) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Ðối với cá Rô phi, tỉ lệ sống không có sự khác biệt nhưng sinh trưởng của cá ở các nghiệm thức cám ly trích cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám sấy. Tốc độ sinh trưởng của cá Rô phi đạt cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có mức cámly trích 60% khác biệt với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Cám ly trích dầu có thể sử dụng tốt làm thức ăn cho cá Tra,Rô phi với hàm lượng cám phối chế có thể đến mức 60% trong công thức thức ăn. Từ khóa: cám gạo, cám ly trích dầu, c á m g ạ o t r í c h l y , c á m g ạ o t r í c h d ầ u , Calofic Cám Vàng Pangaisus hypophthalmus, Tilapia, độ tiêu hóa 1 Khoa Thủy Sản - Ðại học Cần Thơ 175
  • 2. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ 2 Xí nghiệp chế biến thức ăn Cataco - Cần Thơ 3 Công ty dầu thực vật Cái Lân- Chi nhánh Cần Thơ 176
  • 3. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ 1 GIỚI THIỆU Tận dụng các nguồn nguyên liệu địa phương sẵn có làm thức ăn cho cá là một nhân tố rất quan trọng trong việc giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế. Hiện nay cám gạo được sử dụng rất phổ biến trong chế biến thức ăn nuôi thủy sản, nhất là thức ăn tự chế. Cám gạo đang được sử dụng với một số lượng lớn để làm thức ăn nuôi cá Tra, ba sa, tỉ lệ cám gạo sử dụng trong thức ăn chiếm đến 60-70% (Trần Văn Nhì, 2005). Đối với các nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp, cám gạo cũng được sử dụng như là một nguồn nguyên liệu chính cung cấp năng lượng trong công thức thức ăn. Một khó khăn gặp phải hiện nay trong sử dụng là hàm lượng chất béo trong cám gạo quá cao, khi phối chế với tỉ lệ lớn trong thức ăn sẽ làm cho hàm hượng chất béo trong thức ăn cao, ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn và chất lượng cá nuôi. Đối với các nhà máy chế biến, khi sử dụng tỉ lệ cám gạo cao trong thức ăn sẽ dẫn đến khó khăn trong công nghệ chế biến, chất lượng thức ăn không đạt yêu cầu, thời gian bảo quản ngắn. Ngoài ra, thành phần axít béo trong cáo gạo không đáp ứng đúng và đủ cho nhu cầu phát triển của cá. Do đó, việc nghiên cứu sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn cho cá với mong muốn giải quyết một phần các khó khăn trong việc sử dụng cám trong thành phần thức ăn cho cá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành thức ăn. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá chất lượng cám gạo ly trích dầu và khả năng sử dụng cám gạo ly trích dầu làm thức ăn cá nhằm xây dựng công thức thức ăn phù hợp và hiệu quả cho cá. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Xác định thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy Thành phần hóa học của cám sấy và cám ly trích bao gồm các chỉ tiêu sau ẩm độ, đạm, chất béo, tro, chất bột đường và chất xơ, hàm lượng Vitamin A, B1, D, β- Carotene, chỉ số peroxide trong cám sấy và cám ly trích được phân tích theo phương pháp AOAC (2000). Các chỉ tiêu này được đánh giá ở cám mới, cám sau 1, 2, 3 và 4 tháng lưu trữ trong điều kiện bình thường (trong phòng). Cám sấy là cám sau khi xay sát gạo được nhà máy xay sát sấy khô, cám ly trích là cám gạo đã ly trích để lấy dầu, cám ly trích sử dụng trong thí nghiệm là Calofic Cám Vàng của công ty dầu thực vật Cái Lân (tại Cần Thơ) 2.2 Đánh giá độ tiêu hóa của cám sấy và cám ly trích ở cá Thí nghiệm được thực hiện trên hai đối tượng là cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Rô phi (Oreochromis niloticus). Thức ăn thí nghiệm bao gồm thức ăn đối chứng (không có cám sấy và cám ly trích) chứa 1% chất đánh dấu (Cr2O3) và 2 loại thức ăn cần xác định độ tiêu hóa nguyên chứa 30% nguyên liệu (cám sấy hoặc cám ly trích) và 70% thức ăn đối chứng. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức thức ăn (Bảng 1), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Đối với cá Tra, thí nghiệm được bố trí trên hệ thống bể có hệ thống thu phân theo phương pháp lắng, mật độ các bố trí là 20 con/bể (khối lượng 100g/con). Đối với cá Rô phi, thí nghiệm bố trí trong hệ thống 9 bể tuần hoàn, mật độ cá bố trí thí nghiệm là 10 con/bể (50g/con) phân được thu bằng cách si phon. Cá thí nghiệm được cho ăn thức ăn thí nghiệm trong vòng 7 177
  • 4. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ ngày, mỗi ngày cho ăn một lần. Ðến ngày thứ 8 tiến hành thu phân. Sau khi cho cá ăn 1 giờ, thay toàn bộ nước trong bể để loại bỏ thức ăn thừa và tiến hành thu phân cho đến trước lần cho ăn ngày tiếp theo. Tiến hành thu phân trong 3 ngày. Phân sau khi thu sẽ được rửa qua nước cất ly tâm và và trữ đông đến khi phân tích. Thức ăn thí nghiệm, phân được đem đi phân tích Cr2O3, protein và năng lượng (AOAC, 2000) để xác định độ tiêu hóa của nguyên liệu Bảng 1: Thành phần nguyên liệu (%) của thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu Thức ăn đối chứng Cám ly trích (LT) Cám sấy (CS) Bột cá 26 18,2 18,2 Bột đậu nành 20 14 14 Cám sấy hoặc cám ly trích (*) - 30 30 Bột mì 43,5 30,45 30,45 Premix Vitamin 1 0,7 0,7 Dầu (1 dầu mực: 1 dầu nành) 6,5 4,55 4,55 Cr2O3 1 0,7 0,7 Chất kết dính 2 1,4 1,4 Hàm lượng protein (%) 30,2 26,4 24,6 Cám ly trích: “Calofic Cám Vàng ”của công ty dầu thực vật Cái Lân (tại Cần Thơ) Các chỉ số tính toán độ tiêu hóa: Độ tiêu hóa của nguyên liệu (ADCnguyên liệu ): ADCnguyên liệu (%) = (ADT –0,7AD)/0,3 Trong đó: ADT: Độ tiêu hóa thức ăn nguyên liệu AD: Độ tiêu hóa của thức ăn đối chứng Độ tiêu hóa protein (ADCCP) và năng lượng (ADCGE) của nguyên liệu: ADC CP (%) = (ADTCP –0,7ADCP)/0.3 ADC GE (%) = (ADTGE –0,7ADGE )/0.3 Trong đó: ADTCP,, ADT GE : Độ tiêu hóa protein, độ tiêu hóa năng lượng của thức ăn nguyên liệu ; ADCP, ADGE: Độ tiêu hóa protein, độ tiêu hóa năng lượng của thức ăn đối chứng. 2.3 Ðánh giá khả năng sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn cho cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá Rô phi (Oreochromis niloticus) Thí nghiệm được thực hiện với 8 nghiệm thức thức ăn từ hai loại cám (cám ly trích và cám sấy), mỗi loại cám được phối chế với 4 mức cám khác nhau 30, 40, 50 và 60% trong công thức thức ăn. Tất cả các nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (25% CP) và mức năng lượng (4 Kcal/kg thức ăn) (Bảng 2). Thí nghiệm được thực hiện trên 24 bể composite 500L có nước chảy tràn và được gắn ống thu thức ăn dư. Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Cá tra có khối lượng trung bình 67,14g / con được bố trí với mật độ 30 con/ bể. . Cá được cho ăn 2 lần/ ngày với khẩu phần 3-5% khối lượng cơ thể. Thời gian thí nghiệm 3 tháng. cá Rô phi có khối lượng trung bình 26,4g được bố trí với mật độ 30 con/ bể. 178
  • 5. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ Cá được cho ăn 2 lần/ ngày, cho ăn 5-6% khối lượng cơ thể. Thời gian thí nghiệm 2 tháng. Trong quá trình thí nghiệm chất lượng nước trong bể thường xuyên được kiểm tra. Thức ăn thừa và phân được si phon 2 lần/ ngày. Lượng thức ăn trong mỗi bể được điều chỉnh hàng ngày. Bảng 2: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (%) Thành phần Thức ăn cám sấy (%) Thức ăn cám ly trích (%) 30 40 50 60 30 40 50 60 Bột cá 23,6 23,4 23,4 23,2 22,0 21,0 19,9 18,9 Bột đậu nành 7,87 7,81 7,78 7,73 7,33 6,99 6,65 6,30 Cám 30 40 50 60 30 40 50 60 Bột mì 30,1 20,3 9,9 0 30,9 23,5 16,13 8,74 Dầu (1 dầu mực: 1 0,24 0 0 0 3,11 3,04 2,98 2,91 dầu nành) Vitamin 2 2 2 2 2 2 2 2 Gelatin 2 2 2 2 2 2 2 1,13 Chất độn 4,24 4,47 4,97 5,07 4,64 1,47 0,3 0 Thành phần hóa học của thức ăn theo tính toán Protein 25 25 25 25 25 25 25 25 Lipid 6 6,76 7,76 8,76 6 6 6 6 NFE 48,1 46,4 44,2 42,3 48,1 48,1 48,1 48,1 Năng lượng thô 4 4 4 4 4 4 4 4 (Kcal/g) 2.4 Số liệu thu thập và tính toán Khối lượng cá ban đầu (Wi) được xác định khi bố trí thí nghiệm. Tăng trưởng của cá được xác định bằng cách cân toàn bộ số cá trong mỗi bể. Số liệu thu sẽ được tính toán: tỷ lệ sống (SR), khối lượng cuối (Wf), tăng trưởng tuyệt đối DWG (g/ngày), hệ số thức ăn (FCR).Tất cả số liệu tính toán sẽ được xử lý thống kê trên Excel bằng chương trình Statistica 6.0. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy Chất lượng của cám sấy và cám ly trích được đánh giá thông qua thành phần hóa học, hàm lượng vitamin và chỉ số peroxide (Bảng 3). Hàm lượng protein trong cám ly trích (16,31%) cao hơn hàm lượng protein trong cám sấy (12,64%). Trong khi đó hàm lượng lipid thì ngược lại, hàm lượng lipid trong cám sấy khá cao (12,02%), cám ly trích chỉ có 2,67%. Đặc biệt cám ly trích có chỉ số peroxide (5,87 meq/kg chất béo) thấp hơn so với cám sấy (9,81meq/kg chất béo). Chỉ số peroxide càng cao thì chất béo càng dễ dàng và nhanh chóng bị oxy hóa, chất lượng thức ăn càng giảm. Vitamin A, D và β- Carotene đều không hiện diện ở cả 2 loại cám trên. Nguyên nhân là do trong quá trình sơ chế dưới tác dụng của nhiệt độ cao các vitamin và sắc tố đều bị mất. Kết quả phân tích thành phần hóa học của cám ly trích cho thấy có nhiều ưu điểm hơn so với cám sấy thông thường, đặc biệt hàm lượng protein cao, hàm lượng lipid thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối chế thức ăn. 179
  • 6. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ Bảng 3: Thành phần hóa học của cám ly trích và cám sấy Chỉ tiêu Cám sấy (CS) Cám ly trích (LT) Đạm thô 12,64 16,31 Chất béo thô 12,02% 2,76% Xơ thô 2,42 6,74 Khoáng 7,35 % 10,38 % Vitamin A Không phát hiện Không phát hiện β- Carotene Không phát hiện Không phát hiện Vitamin D Không phát hiện Không phát hiện Vitamin B1 2,575 mg/100 g 3,51 mg/100 g Chỉ số Peroxide 9,81meq/kg chất béo 5,87 meq/kg chất béo Thời gian lưu trữ ảnh hưởng lên chất lượng của cám thể hiện qua sự biến đổi thành phần hóa học và chỉ số peroxide trong cám sau một thời gian lưu trữ ở điều kiện bình thường. Sau 4 tháng giữ mẫu, hàm lượng khoáng và đạm của 2 loại cám gần như không có sự thay đổi (Bảng 4). Tuy nhiên hàm lượng chất béo trong cám giảm dần theo thời gian trữ mẫu. Đặc biệt, chất béo trong cám sấy có sự thay đổi lớn hơn (từ 12,72 giảm xuống chỉ còn 9,11) so với cám ly trích (2,01-1,77). Sự thay đổi này là do chất béo trong cám đã bị oxy hóa. Bảng 4: Thành phần hóa học của cám sấy và cám ly trích (LT) sau 4 tháng lưu trữ Thời gian Khoáng Đạm thô Chất béo thô lưu trữ LT CS LT CS LT CS 1 tháng 10,7 ± 0,09 7,14 ± 0,01 15,6 ± 0,05 11,9 ± 0,40 2,01 ± 0,00 12,7 ± 0,99 2 tháng 10,7 ± 0,08 8,19 ± 0,87 16,1 ± 0,21 12,4 ± 0,60 1,95 ± 0,04 10,3 ± 2,57 3 tháng 10,7 ± 0,02 7,54 ± 0,10 15,9 ± 0,23 11,6 ± 0,52 1,91 ± 0,05 9,85 ± 0,15 4 tháng 10,5 ± 0,11 7,86 ± 0,01 16,1 ± 0,27 11,6 ± 0,50 1,77 ± 0,14 9,11 ± 0,17 Chỉ số Peroxide (PV) của cả hai loại cám đều tăng dần theo thời gian trữ mẫu, PV của cám ly trích từ 5,87 lên đến 11,1 meq/kg sau 4 tháng lưu trữ. Trong khi đó gía trị này ở cám sấy tăng từ 9,81 đến 45,7 meq/kg. Sau 2 tháng lưu trữ chỉ số PV trong cám sấy đã tăng rất cao (35 meq/kg). Sở dĩ chỉ số này tăng nhanh đột ngột là do hàm lượng chất béo trong cám sấy cao (12,75%). Bảng 5: Chỉ số Peroxide (meq/kg) của cám sấy và cám ly trích sau 4 tháng lưu trữ Thời gian lưu trữ Cám ly trích Cám sấy 1 tháng 5,87 9,81 2 tháng 9,90 35,0 3 tháng 12,8 40,9 4 tháng 11,1 45,7 Theo Hiroshi (1987), chất béo có hàm lượng dưới 10 meq/kg được xem là tốt, trên 15 meq/kg là không tốt cho thức ăn thủy sản. Khi chỉ số này tăng lên trên 20 meq/kg thì thức ăn sẽ có mùi hôi dầu. Kết quả phân tích cám ly trích và cám sấy sau thời gian lưu trữ 4 tháng cho thấy cám ly trích có chỉ số PV dưới 15 meq/kg, vì vậy thời gian bảo quản và sử dụng của cám ly trích lâu hơn so với cám sấy thông thường. Sự oxy hóa chất béo trong thức ăn không chỉ làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thức ăn như: giảm lượng acid béo cần thiết cho động vật thủy sản, thức ăn có mùi hôi, vị khó ăn, ảnh hưởng đến sự bắt mồi, hiệu quả sử dụng thức ăn, một số dưỡng 180
  • 7. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ chất cần thiết bị phân hủy (Vitamin A, B6, C, D, E và carotenoid). Ngoài ra, quá trình oxy hóa tạo ra các sản phẩm như andehyt, ketons ... là những chất gây độc cho động vật thủy sản (Forster, 1999). Ảnh hưởng của thức ăn bị oxy đã được nghiên cứu trên nhiều đối tượng thủy sản như cá chép và cá da trơn (NRC, 1993). 3.2 Đánh giá độ tiêu hóa cám sấy và cám ly trích của cá Tra và cá Rô phi Ở cá Tra, khả năng tiêu hóa cám ly trích (49,2%) cao hơn so với cám sấy (42,6%). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khả năng tiêu hóa protein và năng lượng giữa hai loại cám là tương đương nhau. Tiêu hóa protein trong khoảng từ 66,7 –67,2%, tiêu hóa năng lượng 63,4-64,5%. Bảng 6: Khả năng tiêu hóa hai loại cám của cá Tra Loại Cám ADC (%) ADCCP (%) ADCGE (%) Cám ly trích 49,2 ± 5,2a 67,2 ± 7,1a 63,4 ±3,04 a Cám sấy 42,6 ± 4,7a 66,7 ± 14,5a 64,5 ± 3,56 a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) Đối với cá Rô phi, khả năng tiêu hóa cám ly trích (61,1%) cao hơn cám sấy (48,6%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tương tự, độ tiêu hóa năng lượng đối với cám ly trích cũng cao hơn cám sấy. Khả năng tiêu hóa protein của cá đối với hai loại cám này tương đương nhau (75,4 và 77,4%). Bảng 7: Khả năng tiêu hóa hai loại cám của cá Rô phi Loại cám ADC (%) ADCCP (%) ADCGE (%) Cám ly trích 61,1 ± 2,3b 75,4 ± 4,1a 57.9 ± 4,88a Cám sấy 48,6 ± 6,3a 77,4 ± 7,4a 65,6 ± 1,8 b Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) Ðánh giá giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu không chỉ dựa vào thành phần hóa học của nó mà còn phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng và năng lượng của cá từ nguồn nguyên liệu đó. Khả năng tiêu hóa một loại nguyên liệu của động vật thủy sản phụ thuộc vào đặc điểm tiêu hóa của từng loài (NRC, 1993). Kết quả nghiên cứu khả năng tiêu hóa cám ly trích của cả hai loài cá đều cao hơn cám sấy, đặc biệt là cá Rô phi. Nhưng độ tiêu hóa đạm của hai loại cám này khác biệt không có ý nghĩa. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy cá Rô phi sử dụng cám hiệu quả hơn cá Tra, đặc biệt là cám ly trích. Khả năng tiêu hóa cám của động vật thủy sản đã được nghiên cứu trên nhiều đối tượng thủy sản. Ðối với cá mú (Cromileptes altivelis), khả năng tiêu hóa cám ADC (%) chỉ là 22,2%, ADCCP (%) 59,5% và ADCGE (%) là 44,3% (Laining et al, 2003), cá trê trắng (Clarias batratus) ADC (%) là 61,9% và cá trê phi (C. gariepinus) là 66,5% (Usnami, 2003). Khả năng tiêu hóa cám gạo của động vật thủy sản thấp hơn so với một số nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng khác do hàm lượng xơ cao. Law (1986) cho biết ngay cả cá trắm (Ctenopharyngodon idiella) khả năng tiêu hóa cám gạo cũng rất thấp, nhỏ hơn 50%. Ðối với tiêu hóa 181
  • 8. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ protein của cám, cá chép có khả năng tiêu hóa protein của cám khá cao 89,5%, trong khi ở cá trắm cỏ là 71,1% và cá nheo Mỹ là 71% (Hepher, 1988). 3.3 Đánh giá khả năng sử dụng cám ly trích dầu làm thức ăn nuôi cá Tra và cá Rô phi Ðối với cá Tra, tỉ lệ sống của cá tất cả các nghiệm thức sau thời gian thì nghiệm rất cao, 96,7-100%. Ðiều này cho thấy trong qua trình ly trích chất béo từ cám không còn tồn lưu các hóa chất gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của cá. Khối lượng cuối (Wf) và tốc độ tăng trưởng ngày (DWG) của cá ở các nghiệm thức chứa cám ly trích từ 30 đến 60% cao hơn so với cá ở nghiệm thức 30, 40 và 50% cám sấy (Bảng 8). Wf và DWG của cá ở nghiệm thức cám sấy 60% đạt cao nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt về tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Hay nói cách khác, hai loại cám với các mức khác nhau (30-60%) trong thức ăn không ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá Tra. Hệ số thức ăn (FCR) thấp nhất ở nghiệm thức cám ly trích 30% (2,67) và cao nhất ở nghiệm thức ly trích 60% (3,99). Ở các nghiệm thức khi hàm lượng cám trong thức ăn tăng thì FCR tăng. Tuy nhiên FCR ở các nghiệm thức không có sự khác biệt (P>0,05). Bảng 8: Khối lượng đầu (Wi), khối lượng cuối (Wf), tốc độ tăng trưởng ngày (DWG), hệ số thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (SR) của cá Tra Nghiệm thức Wi Wf DWG SR FCR (g) (g) (g/day) (%) LT 30 66,56 ±2,36a 101±5,3a 0,38±0,05a 97,8±1,9a 2,67 ± 0,15a LT 40 68,44±4,51a 96,3±3,2a 0,31±0,05a 98,9±1,9a 2,87 ± 0,10a LT 50 65,33±4,83a 97,2±6,6a 0,35±0,03a 98,9±1,9a 3,11 ± 0,72a LT 60 67,33±4,15a 99,3±3,7a 0,36±0,02a 100,0a 3,99 ± 0,37a CS 30 68,72±5,66a 91,8±14,0a 0,26±0,11a 100,0a 3,19 ± 0,82a CS 40 67,72±7,62a 89,8±10,0a 0,25±0,05a 100,0a 3,36 ± 0,52a CS 50 66,61±4,00a 92,0±8,6a 0,28±0,07a 98,9±1,9a 3,57 ± 0,37a CS 60 66,41±6,50a 107±19,3a 0,45±0,15a 96,7±5,8a 2,78 ± 0,46a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) Ðối với cá Rô phi, tỉ lệ sống của cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 81,7- 93,3% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (Bảng 9). Ðiều này một lần nữa khẳng định có thể sử dụng cám ly trích đến mức 60% cũng không có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Sinh trưởng của cá Rô phi ở các nghiệm thức cám ly trích (0,44 – 0,76 g/ngày) cao hơn so với các nghiệm thức cám sấy (0,43 – 0,47). Ðặc biệt đối với cám ly trích khi hàm lượng cám tăng từ 30 – 60% sinh trưởng của cá cũng gia tăng. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với tập tính ăn của cá Rô phi, cá Rô phi là loài ăn tạp, có khả năng sử dụng tốt nguồn dinh dưỡng từ thực vật. Thêm vào đó, khả năng tiêu hóa cám ly trích của cá Rô phi là rất tốt và cao hơn cám sấy (mục 3.2). Tương ứng với sinh trưởng, FCR ở các nghiệm thức cám ly trích thấp hơn cám sấy. FCR là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng thức ăn, khi FCR thấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng thức ăn cao và lượng chất thải ra môi trường ít. Vì vậy, việc sử dụng cám ly trích là hiệu quả không chỉ có ý 182
  • 9. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ nghĩa về mặt tăng trưởng của cá mà còn có ý nghĩa về việc hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi. Bảng 9: Khối lượng đầu (Wi), khối lượng cuối (Wf), tốc độ tăng trưởng ngày (DWG), hệ số thức ăn (FCR) và tỷ lệ sống (SR) của cá Tra Nghiệm Wi (g) Wf (g) DWG FCR SR (%) thức (g/ngày) LT30 19,42±0,18a 46,05±2,01a 0,44±0,03a 4,05 ± 0,17d 81,7±12,6a LT40 19,43±0,15a 53,15±5,30b 0,56±0,09b 3,33 ± 0,44bc 80,0±5,00a LT50 19,40±0,17a 56,88±1,97b 0,62±0,03b 2,91 ± 0,09ab 90,0±5,00a LT60 19,50±0,23a 65,28±1,80c 0,76±0,03c 2,59 ± 0,26a 88,3±2,89a CS30 19,50 ±0,10a 45,89±3,72a 0,44±0,06a 3,90 ± 0,42d 88,3±7,64a CS40 19,47±0,03a 45,36±1,91a 0,43±0,03a 3,81 ± 0,17cd 85,0±13,2a CS50 19,52±0,18a 46,57±1,68a 0,45±0,03a 3,85 ± 0,28d 91,7±5,77a CS60 19,42±0,16a 47,87±1,36a 0,47±0,02a 3,59 ± 0,11cd 93,3±7,64a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05) 4 KẾT LUẬN VÀ ÐỀ XUẤT 4.1 Kết luận Cám ly trích dầu (Calofic Cám Vàng) có hàm lượng protein cao (16,3 %) và hàm lượng lipid thấp (2,76%) thích hợp cho việc phối trộn làm thức ăn cho cá. Sau 4 tháng bảo quản cám vẫn có thể sử dụng tốt, chỉ số oxy hóa (PV) là 11,1 meq/kg. Độ tiêu hóa cám ly trích của cá Tra và cá Rô phi đều cao hơn so với cám sấy, đặc biệt ở cá Rô phi độ tiêu hóa cám ly trích cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (61,1%) so với cám sấy (48,6%). Cá tra có thể sử dụng tốt cả hai loại cám ly trích và cám sấy tới mức hàm lượng cám trong thức ăn chiếm 60%. Trong khi đó, cá Rô phi sử dụng cám ly trích tốt hơn cám sấy, mức cám ly trích 60% trong công thức thức ăn cho sinh trưởng cao nhất và FCR thấp nhất. Kết quả nghiên cứu này khẳng định có thể sử dụng tốt cám ly trích làm thức ăn cho cá. 4.2 Ðề xuất Cấn tiếp tục nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của cám sấy và cám ly trích sau một thời gian bảo quản lâu trên 2 tháng lên tỉ lệ sống, sinh trưởng, FCR và chất lượng cá nuôi trong điều kiện thực tế để từ đó khuyến cáo việc sử dụng cám trong nuôi thủy sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO AOAC (2000), Official Methods of Analysis. Association of Official Analytical Chemists. Arlington. VA. Froster, 1999. A note on method of calculating digestibility coefficients of nutrition proveded by single ingredients to feeds of aquatic animals . Aquaculture nutrition. 5, pp 143-145. Hepher. B, 1988. Nutrition of pond fis hs. Cambridge University Press. 141 pp 183
  • 10. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 175-183 Trường Đại học Cần Thơ Laining. A, Rachmansyah, Taufik and Williams .K, 2003. Apparent digestibility of selected feed ingredients for humback grouper, Cromileptes altivelis. Aquaculture Volum 218: 1- 4, pp 529 –538. Law. A.T, 1986. Digestibility of low cost ingredients pelleted feed of Grass carp (Ctenopharyngodon idella). Aquaculture Volum 51:2, pp 97-103. NRC (Nation Reseach Council), 1993. Nutrient requirements of fishes. National Academic Press, Washington, USA, 114p. Trần Văn Nhì, 2005. Đánh giá việc sử dụng các nguồn nguyên liệu địa phương làm thức ăn nuôi cá Tra (Pangasius hypophthalmus) trong bè ở An Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ - Ðại học Cần Thơ. Usnami.N, 2003. Nutrition digestibility studies in Heteropneustes fosilis, Clarias bachatus, Clarias gariepinus. Aquaculture Research 34, pp 1247 –1253. Hirosi.H, 1987. Laboratory manual on analytical methods and procedures for fish and fis h products. Marine Fisheries research Deparment Southeast Asian Fisheries Develpoment Center. Singapore: 87 pp Tài liệu này được publish nhằm mục đích nghiên cứu, học tập Bản quyền thuộc về tác giả, nhà xuất bản 184