SlideShare a Scribd company logo
1 of 67
Download to read offline
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Viện Nghiên cứu Phát triển 
Mekong 
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, VIỆC LÀM 
VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRONG BỐI 
CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ Ở VIỆT NAM 
Hà Nội, tháng 9, 2013 
Chương trình phát triển 
Liên Hợp Quốc
Mục lục 
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... 4 
Tóm tắt ..................................................................................................................................... 5 
1. Giới thiệu chung................................................................................................................. 10 
2. Nguồn số liệu ..................................................................................................................... 12 
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................ 14 
3.1. Số doanh nghiệp theo ngành kinh tế, loại hình và quy mô lao động ....................................... 14 
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................... 17 
3.3. Dịch chuyển ngành kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................... 22 
4. Lao động và việc làm ......................................................................................................... 26 
4.1. Lao động và việc làm ............................................................................................................... 26 
4.2. Lao động kỹ năng và không kỹ năng ....................................................................................... 30 
4.3. Dịch chuyển lao động trong ngắn hạn ..................................................................................... 32 
5. Nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình ..................................................................................... 36 
5.1. Giảm nghèo trong thời gian gần đây ........................................................................................ 36 
5.2. Giảm nghèo, tăng trưởng và bất bình đẳng .............................................................................. 39 
5.3. Thoát nghèo và rơi vào nghèo đói ............................................................................................ 41 
5.4. Sinh kế hộ nghèo ...................................................................................................................... 44 
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 53 
Phụ lục 1: Đo lường nghèo đói và bất bình đẳng ................................................................... 55 
Phụ lục 2: Bảng biểu về lao động .......................................................................................... 56 
1
Danh mục Bảng 
Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế ............................................. 14 
Bảng 3.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế ................................................................................. 15 
Bảng 3.3: Số lượng các doanh nghiệp theo loại hình và tốc độ tăng trưởng qua các năm........................ 15 
Bảng 3.4: Số lượng các doanh nghiệp theo quy mô lao động và tốc độ tăng trưởng ................................ 16 
Bảng 3.5: Số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu mảng ..................................................................... 16 
Bảng 3.6: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ....................... 17 
Bên 3.7: Doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu 
đồng) ......................................................................................................................................................... 18 
Bảng 3.8: Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ........................ 19 
Bảng 3.9: Tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động ..................................................... 19 
Bảng 3.10: Số lao động bình quân của doanh nghiệp theo ngành kinh tế ................................................ 20 
Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động nữ theo các ngành kinh tế ............................................................................... 21 
Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội ......................................................................................... 21 
Bảng 3.13: Tiền lương trung bình ............................................................................................................. 22 
Bảng 3.14 Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2007 dịch chuyển sang ngành khác năm 2008 ................................. 23 
Bảng 3.15: Tỷ lệ số doanh nghiệp năm 2010 dịch chuyển sang ngành khác năm 2011 ........................... 24 
Bảng 3.16: Tốc độ tăng doanh thu trung bình của các ngành dịch chuyển năm 2010-2011..................... 25 
Bảng 4.1: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo ngành ..................................................................................... 27 
Bảng 4.2: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ...................................................................... 28 
Bảng 4.3: Tiền lương và hợp đồng lao động ............................................................................................. 29 
Bảng 4.4: Chế độ bảo hiểm của người lao động ....................................................................................... 29 
Bảng 4.5: Tỷ lệ lao động có kỹ năng theo ngành ...................................................................................... 30 
Bảng 4.6: Thời gian làm việc và tiền lương của lao động có kỹ năng ...................................................... 31 
Bảng 4.7: Thời gian làm việc và tiền lương của lao động không có kỹ năng ........................................... 31 
Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2012, theo ngành kinh tế ........................................... 33 
Bảng 4.9: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2011, theo ngành kinh tế ........................................... 34 
Bảng 4.10: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2012, theo khu vực kinh tế ...................................... 35 
Bảng 4.11: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2011, theo khu vực kinh tế ...................................... 36 
Bảng 5.1: Thu nhập hộ gia đình và tỷ lệ nghèo theo khu vực địa lý ......................................................... 37 
Bảng 5.2: Chỉ số khoảng cách nghèo và Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo theo KV địa lý .......... 38 
Bảng 5.3: Chi tiêu bình quân cho giáo dục và y tế của hộ gia đình .......................................................... 39 
Bảng 5.4: Tăng trưởng, phân phối thu nhập và giảm nghèo giai đoạn 2010-2012 ................................... 40 
Bảng 5.5. Độ co giãn của tỷ lệ nghèo theo thu nhập và hệ số Gini........................................................... 41 
2
Bảng 5.6: Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 theo khu vực (%) ..................................... 42 
Bảng 5.7: Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 theo đặc điểm hộ (%)............................... 43 
Bảng 5.8: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo khu vực (%) ............................................................... 43 
Bảng 5.9: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo đặc điểm hộ (%) ........................................................ 44 
Bảng 5.10: Sinh kế của hộ theo cơ cấu thu nhập ...................................................................................... 45 
Bảng 5.11: Hộ nhận tiền gửi từ nước ngoài năm 2010-2012 .................................................................... 46 
Bảng 5.12: Hộ nhận tiền gửi từ trong nước năm 2010-2012 .................................................................... 46 
Bảng P.4.1: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 
2011 (Theo số lao động) ........................................................................................................................... 56 
Bảng P.4.2: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc 
trên 40giờ/tuần năm 2011 (Theo số lao động) .......................................................................................... 57 
Bảng P.4.3: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số 
giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm 2011 .................................................................................................... 58 
Bảng P.4.4: Dịch chuyển lao động theo khu vực, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2011 
(Tính theo số lao động) ............................................................................................................................. 59 
Bảng P.4.5: Dịch chuyển lao động theo khu vực, chỉ tính cho những lao động có số giờ làm việc trên 
40 giờ/tuần năm 2011 ............................................................................................................................... 59 
Bảng P.4.6: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo khu vực, chỉ tính cho những lao động có số giờ 
làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2011 .......................................................................................................... 60 
Bảng P.4.7: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 
2012 (Theo số người lao động) ................................................................................................................. 61 
Bảng P.4.8: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc 
trên 40 giờ/tuần năm 2012 (Theo số người lao động) ............................................................................... 62 
Bảng P.4.9: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số 
giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2012 ................................................................................................... 63 
Bảng P.4.10: Dịch chuyển lao động theo khu vực, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2012 
(tính theo số người) ................................................................................................................................... 64 
Bảng P.4.11: Dịch chuyển lao động theo khu vực, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 
40giờ/tuần năm 2012 (tính theo số người) ................................................................................................ 64 
Bảng P.4.12: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo khu vực, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ 
làm việc trên 40giờ/tuần năm 2012 ........................................................................................................... 65 
Danh mục Hình 
Hình 4.1. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%) ...................................................................................... 26 
Hình 5.1. Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2010-2012 .............................................................................................. 37 
Hình 5.2. Hệ số Gini thời kỳ 2010-2012 ..................................................................................................... 40 
Hình 5.3. Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 (%) ............................................................. 41 
Hình 5.4. Phần trăm hộ gia đình theo sinh kế chính năm 2012 .................................................................. 45 
3
LỜI CẢM ƠN 
Báo cáo này được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong. Nhóm nghiên cứu bao 
gồm Phùng Đức Tùng (trưởng nhóm), Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Hồng Thùy, Lê Hải 
Châu và Nguyễn Hoàng Thao. 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ 
chúng tôi hoàn thiện nghiên cứu này. 
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Văn phòng UNDP tại Việt Nam và Ban Quản lý 
Dự án MDG về sự hợp tác tích cực trong suốt quá trình nghiên cứu. Báo cáo này không thể 
hoàn thành nếu thiếu những hỗ trợ kỹ thuật và góp ý giá trị của Bà Nguyễn Bùi Linh 
(UNDP) và Ông Nguyễn Tiên Phong từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiên cứu. Chúng tôi 
đánh giá cao những hỗ trợ và ý kiến đóng góp từ Ban Quản lý Dự án MDG. Các chuyên gia 
và cán bộ của Ban Quản lý Dự án MDG đã giúp đỡ chúng tôi gồm: Ông Trần Quốc Phương 
và Bà Phan Thu Hương. 
Một đóng góp có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của báo cáo là sự tham gia nhiệt 
tình của những chuyên gia thuộc nhóm phản biện, những người đã tham dự cuộc trao đổi, 
tọa đàm và hội thảo trong quá trình xây dựng báo cáo. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân 
thành đến Ông Nguyễn Thắng (Trung tâm phân tích Dự báo) và Bà Nguyễn Thị Lan Hương 
(Viện Khoa học Lao động và Xã hội). 
Dù đã rất nỗ lực trong giới hạn thời gian cho phép và nhận được nhiều đóng góp quý báu và 
hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều chuyên gia và cộng sự, chúng tôi biết Báo cáo vẫn còn nhiều hạn 
chế. Chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những đóng góp của quý vị độc giả để 
nhóm tác giả có cơ hội được học hỏi và hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo. 
4
Tóm tắt 
Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng và giảm nghèo trong hai thập kỷ 
qua. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bị giảm sút trong thời gian gần 
đây. Tốc độ tăng GDP trong giai đoạn năm 2009- 2012 vào khoảng hơn 5%, thấp hơn đáng 
kể mức tăng trưởng 7% thời kỳ trước. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng suy giảm kinh tế sẽ 
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt của nền kinh tế từ hoạt động kinh doanh của các 
doanh nghiệp, việc làm của người lao động đến mức sống và nghèo đói của hộ gia đình. 
Liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay không? 
Liệu thất nghiệp và nghèo đói có tăng lên trong bối cảnh kinh tế suy giảm hay không? 
Nghiên cứu sử dụng ba nguồn cơ sở dữ liệu chính bao gồm: Số liệu Khảo sát Mức 
sống Hộ gia đình (viết tắt KSMSHGĐ), số liệu Điều tra Lao động và Việc làm (ĐTLĐVL) 
và số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp (viết tắt là TĐTDN). Đây là các cuộc điều tra quy mô 
lớn, mang tính đại diện cho quốc gia và các vùng địa lý. Các cuộc điều tra này đều được 
thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam. Các cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên 
cứu là các dữ liệu cập nhật nhất nhằm phân tích thực trạng của hoạt động kinh doanh của các 
doanh nghiệp, việc làm của người lao động và giảm nghèo của hộ gia đình trong bối cảnh 
kinh tế suy giảm. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của suy giảm kinh tế trong ngắn hạn nhìn 
chung chưa ở mức nghiêm trọng. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng lên tuy 
nhiên với tốc độ thấp hơn nhiều so với những năm trước suy thoái. Doanh thu và lợi nhuận 
của doanh nghiệp đều giảm nhiều. Số lượng doanh nghiệp đóng cửa cũng nhiều hơn, đặc 
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp có 
xu hướng cắt giảm mạnh số lượng và giờ làm của lao động, dịch chuyển mạnh hơn ngành 
nghề kinh doanh chính, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Các 
doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài 
chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và ngành xây dựng. 
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Tiền 
lương thực tế bình quân giờ của người lao động vẫn tăng, tuy nhiên chất lượng việc làm của 
người lao động có chiều hướng giảm sút. Số giờ làm việc bình quân lao động ở tất cả các 
ngành đều giảm. Tỷ lệ lao động được hưởng các chế độ của người lao động bao gồm bảo 
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng giảm nhẹ. Chênh lệch tiền lương giữa lao động có kỹ năng 
và không có kỹ năng tăng mạnh. Lao động có xu hướng dịch chuyển giữa các ngành nhiều 
hơn. Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ít dịch chuyển nhất. Mặt khác, nông 
nghiệp lại là ngành thu hút được lao động từ các ngành khác chuyển sang. Trong giai đoạn 
2010- 2012, có khoảng 1 triệu lao động từ các ngành khác đã chuyển sang làm việc trong 
ngành nông nghiệp. 
Thu nhập bình quân thực tế của hộ gia đình tăng khoảng 3,5% qua hai năm 2010- 
2012, tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng thu nhập thời kỳ 2006-2008 là 17%. 
Thu nhập bình quân của khu vực thành thị thậm chí giảm đi trong giai đoạn 2010-2012. Mặc 
dù thu nhập thực tế chỉ tăng nhẹ, tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm từ 14% năm 2010 xuống 11,8% 
năm 2012. Giảm nghèo đạt được tại cả khu vực nông thôn và thành thị, cũng như tất cả các 
vùng địa lý. Thành tựu giảm nghèo trong giai đoạn suy giảm kinh tế chủ yếu do đóng góp từ 
phân bố thu nhập thay vì từ tăng trưởng kinh tế như giai đoạn trước suy thoái. 
5
Tác động của suy giảm kinh tế đến các doanh nghiệp 
Mặc dù có nhiều quan ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng đến số lượng các doanh 
nghiệp mới được thành lập nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng trong những năm gần 
đây. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng không nhiều so với giai đoạn trước 
suy thoái. Trong năm 2011, tốc độ doanh nghiệp tăng lên của ngành Tài chính, ngân hàng, 
bảo hiểm, bất động sản là rất thấp (chỉ khoảng 0,3%) trái ngược với tốc độ tăng của ngành 
này năm 2010 ở mức 30%. Ngành xây dựng có tốc độ tăng doanh nghiệp thấp thứ hai ở mức 
4,6% so với mức tăng 30% của năm 2010. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ từ 1 đến 
10 lao động biến động rất lớn. Trung bình từ năm 2007 đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng số 
lượng doanh nghiệp quy mô từ 1 đến 5 lao động là 30,1%. Tốc độ tăng số lượng các doanh 
nghiệp có từ 6 đến 10 lao có xu hướng giảm dần từ 37% năm 2007-2008 xuống 10% năm 
2009-2010 và chỉ còn 1% năm 2011. 
Giai đoạn 2010- 2011 có khoảng 45 nghìn doanh nghiệp không còn hoạt động và là 
năm có số doanh nghiệp không còn hoạt động cao nhất trong giai đoạn 2007- 2011. Các 
doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp xây dựng và các doanh nghiệp công nghiệp 
chế biến, chế tạo có số lượng đóng cửa lớn nhất trong năm 2011. Doanh nghiệp có qui mô 
nhỏ và vừa (dưới 200 lao động) có số lượng ngừng hoạt động hoặc không còn tìm thấy 
(đóng cửa) rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mô lao động dưới 10 (khoảng 36 
nghìn doanh nghiệp đóng cửa). Các doanh nghiệp đóng cửa phần lớn là các doanh nghiệp 
thuộc công ty TNHH tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần (chiếm trên 90% 
tổng số). 
Doanh thu trung bình thực tế (đã loại bỏ trượt giá do lạm phát) của các doanh nghiệp 
trong giai đoạn 2007-2011 có xu hướng giảm. Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp 
năm 2011 là 12,5 tỷ, giảm 5,9% so với doanh thu trung bình năm 2007. Con số này qua các 
năm 2008, 2009 và 2010 liên tiếp âm ở mức -7,3%, -8,8% và -8,5%. Các doanh nghiệp hoạt 
động trong lĩnh vực dịch vụ, thông tin khoa học, giáo dục, y tế và vận tải là các doanh 
nghiệp có mức độ suy giảm doanh thu lớn nhất. Tác động của suy giảm kinh tế làm cho tiêu 
dùng (sức mua) trong nước suy giảm nên đã có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt 
động trong các lĩnh vực trên. Chỉ có các doanh nghiệp ở ngành sản xuất điện, nước và khai 
khoáng có tốc độ tăng doanh thu cao (trên 50%) phản ánh một phần do giá điện, nước tăng 
và khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 do giá một số mặt hàng khoáng sản, đặc biệt 
là năng lượng tăng cao. 
Tương tự như doanh thu, lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp cũng có xu hướng 
giảm mạnh qua các năm. Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp năm 2011 giảm một nửa 
(49,2%) so với năm 2007. Ngay cả các ngành có doanh thu liên tục tăng như sản xuất điện, 
nước, khai khoáng và tài chính ngân hàng, cũng không đạt được tăng trưởng trong lợi nhuận. 
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ suy giảm kinh tế và bị đóng 
cửa nhiều hơn. 
Doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm mạnh lao động. Số lượng lao động trung bình 
một doanh nghiệp giảm mạnh từ 47,4 lao động/doanh nghiệp năm 2007 xuống còn 32,6 lao 
động/doanh nghiệp năm 2011 (giảm hơn 30% so với năm 2007). Các doanh nghiệp nông 
nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo là hai loại hình doanh nghiệp có xu hướng giảm quy 
mô lao động nhiều nhất. Năm 2011, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp 
6
đã cắt giảm quy mô lao động gần 70% và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến 
chế tạo cắt giảm tới 27,5% tổng số lao động so với năm 2007. 
Trong bối kinh tế suy giảm, dịch chuyển ngành kinh doanh chính của các doanh 
nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Trong khi chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong ngành 
dịch vụ là có sự dịch chuyển ngành nghề kinh doanh chính trên 10,0% năm 2008 thì năm 
2011 có 7 trong tổng số 10 ngành có số doanh nghiệp dịch chuyển ngành nghề kinh doanh 
chính trên 10,0%, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (40% số 
doanh nghiệp chuyển dịch) và doanh nghiệp khoa học công nghệ (20% số doanh nghiệp dịch 
chuyển) chuyển dịch nhiều nhất. Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang ngành 
bán buôn và bán lẻ, có lẽ là do đây là ngành thương mại dễ gia nhập và chi phí cố định là 
không lớn. 
Tác động của suy giảm kinh tế đến lao động và việc làm 
Suy giảm kinh tế đã kìm hãm sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành công 
nghiệp và dịch vụ. Thị trường lao động bị ảnh hưởng mạnh bởi suy giảm kinh tế. Tỷ trọng 
lao động trong ngành nông nghiệp (vốn đã cao nhất và có năng suất thấp nhất) tăng thêm 
2,5% từ 44,4% năm 2008 lên 46,9% năm 2012. Điều này có nghĩa là đã có hơn 1 triệu lao 
động bị dịch chuyển từ những ngành có năng suất lao động cao (công nghiệp và dịch vụ) 
sang ngành nông nghiệp. Tỷ lệ làm công ăn lương và số giờ lao động giảm đi, tuy mức giảm 
không lớn lắm. Số giờ làm việc bình quân/tuần của tất cả các ngành đều giảm, nhiều ngành 
thấp hơn nhiều so với mức trung bình là 48 giờ/tuần, riêng ngành nông nghiệp chỉ còn 37,6 
giờ/ tuần. 
Tiền lương thực tế bình quân/giờ làm việc (theo giá so sánh 2008) tăng khoảng 25% 
từ 9,2 nghìn đồng lên 11,7 nghìn đồng/giờ. Chỉ có hai ngành nông nghiệp và dịch vụ có mức 
tiền lương bình quân/ giờ lao động giảm. Có thể nói lao động trong ngành nông nghiệp dễ 
tổn thương nhất so với lao động trong các ngành khác. Tổng thu nhập của lao động trong 
ngành giảm mạnh do phải chịu tác động kép do giờ làm bị cắt giảm và tiền lương trung bình 
theo giờ cũng giảm. Do số giờ lao động bình quân tháng giảm đi nên mức lương bình quân 
tháng tăng với tỷ lệ thấp hơn mức lương bình quân giờ. Cụ thể là mức lương bình quân 
tháng tăng khoảng 18% qua hai năm 2010 và 2012. 
Tiền lương bình quân/giờ lao động năm 2010 của lao động có kỹ năng cao hơn lao 
động không có kỹ năng khoảng 25%. Tuy nhiên tiền lương thực tế bình quân của lao động 
có kỹ năng tăng đáng kể trong thời kỳ này, vào khoảng 50%. Trong khi đó tiền lương thực tế 
bình quân giờ của lao động không có kỹ năng chỉ tăng nhẹ, còn tiền lương bình quân tháng 
của họ thậm chí giảm nhẹ do thời gian làm việc tuần giảm đi. Lao động không có kỹ năng ở 
ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có mức giảm sút tiền lương bình quân tháng nhiều 
nhất. 
Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội không tăng trong giai đoạn 2007- 2011 (khoảng 
57%). Suy giảm kinh tế cũng làm cho tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp dịch 
vụ và xây dựng bị giảm nhiều. Ngược lại tỷ lệ này ở các ngành như công nghiệp chế biến, 
chế tạo; sản xuất điện, nước, khai khoáng tăng lên đáng kể, lần lượt là 5,4% và 10,0%. Điều 
này cho thấy các doanh nghiệp bị tác động nhiều bởi suy giảm kinh tế có xu hướng giảm tỷ 
lệ lao động được ký hợp đồng dài hạn hoặc nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao 
động. 
7
Dịch vụ là ngành có tỷ lệ dịch chuyển lao động nhiều nhất khi chỉ có 66,2 % lao 
động trong 6 tháng đầu năm vẫn hoạt động trong ngành dịch vụ vào những tháng cuối năm. 
Tỷ lệ mất việc trung bình là 4%, trong đó, ngành có tỷ lệ mất việc cao nhất là dịch vụ 
(5,5%) và thấp nhất là ngành Thông tin-KHCN-GD-Y tế (2,8%). Chỉ có 7,2% lao động tìm 
được việc làm mới trong năm 2012 và chủ yếu làm việc trong ngành nông nghiệp (3,5%). 
Lao động ngành xây dựng cũng chuyển sang các ngành khác khá nhiều. Có tới 12% số lao 
động trong ngành xây dựng đầu năm thì cuối năm chuyển sang lao động trong nông nghiệp. 
Tỷ lệ lao động dịch chuyển đến nông nghiệp khá nhiều. Điều này cho thấy khi việc 
làm trong các ngành khác khó khăn thì người lao động sẽ phải quay lại với công việc kém 
bền vững, nhiều rủi ro và có năng suất thấp đó là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những 
ngành có tỷ lệ lao động chuyển sang ngành dịch vụ cao nhất là ngành bán buôn bán lẻ, và 
công nghiệp chế tạo. 
Tác động của suy giảm kinh tế đến nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình 
Kết quả ước lượng từ KSMSHGĐ 2010 và 2012 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% năm 
2010 xuống 11,8% năm 2012. Giảm nghèo đạt được tại cả khu vực nông thôn và thành thị, 
cũng như tất cả các vùng địa lý. Mức sống của người nghèo vẫn được cải thiện trong giai 
đoạn suy giảm kinh tế. 
Bất bình đẳng về mức sống giảm đi trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Hệ số Gini về 
thu nhập giảm từ 0,42 xuống 0,39 trong giai đoạn 2010-2012. Nguyên nhân có thể là do suy 
giảm kinh tế đã giảm mức tăng thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực thành thị, các hộ gia 
đình ở nhóm giàu và nhóm khá nhiều 
Nguyên nhân giảm nghèo của hộ gia đình trong giai đoạn 2010-2012 nhờ vào cả tăng 
thu nhập và giảm bất bình đẳng thu nhập. Tác động giảm nghèo của phân phối thu nhập 
thậm chí còn cao hơn tác động giảm nghèo của tăng trưởng thu nhập. Tăng thu nhập và giảm 
bất bình đẳng tương ứng làm giảm tỷ lệ nghèo 0,94 điểm phần trăm và 1,34 điểm phần trăm. 
Khu vực thành thị, thu nhập bình quân giảm đã làm tăng tỷ lệ nghèo tuy nhiên yếu tố phân 
phối lại thu nhập ở khu vực thành thị đã giúp tỷ lệ nghèo ở khu vực này giảm 1,22 điểm 
phần trăm. 
Tỷ lệ nghèo có độ co giãn với hệ số Gini cao hơn nhiều so với độ co giãn với thu 
nhập bình quân. Năm 2012, nếu thu nhập bình quân tăng 1% thì tỷ lệ nghèo giảm 2,1%, còn 
nếu hệ số Gini tăng 1% thì tỷ lệ nghèo tăng 5,5%. Phát hiện này cho thấy phân bố thu nhập 
đóng vai trò rất quan trọng hơn trong việc giảm nghèo so với tăng trưởng thu nhập bình 
quân. Nói cách khác, để giảm nghèo cần phải có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo tăng 
thu nhập. Độ co giãn của tỷ lệ nghèo với thu nhập bình quân và hệ số Gini có xu hướng tăng 
theo thời gian, cho thấy tăng thu nhập và đảm bảo phân phối thu nhập bình đẳng đóng vai 
trò ngày càng quan trọng trong giảm nghèo. 
Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói thời kỳ 2010-2012. Một số lượng lớn các hộ 
gia đình nghèo thoát nghèo năm 2012, nhưng cũng có nhiều hộ gia đình không nghèo năm 
2010 rơi vào nghèo năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo kinh niên thay đổi rõ rệt theo vùng địa lý, cao 
nhất ở vùng miền núi phía Bắc, sau đó là vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. 
Tỷ lệ hộ rơi vào nghèo đói năm 2012 là 4,2%, chiếm khoảng 30% số hộ nghèo. Tỷ lệ 
hộ rơi vào nghèo đói trong tổng số hộ nghèo cao hơn ở các khu vực thành thị, các vùng 
8
Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng– nơi có tỷ lệ nghèo 
thấp hơn các khu vực khác và chịu ảnh hưởng nhiều hơn của suy giảm kinh tế. Điều này có 
mối liên hệ tương đối chặt chẽ với suy thoái kinh tế khi mà những khu vực chịu ảnh hưởng 
nhiều nhất chính là những vùng có kinh tế phát triển. 
Từ khóa: Suy giảm kinh tế, nghèo đói, sinh kế, doanh nghiệp, lao động, dịch chuyển lao 
động, dịch chuyển ngành. 
9
1. Giới thiệu chung 
Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng và giảm nghèo trong hai thập kỷ 
qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 7% trong suốt hơn 20 năm qua. Tỷ lệ 
nghèo giảm từ 57,4% năm 1993 xuống còn 14,2% năm 2010. Tuy nhiên, suy giảm kinh tế 
những năm vừa qua đã làm cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm sút. Tốc độ tăng GDP 
hàng năm giai đoạn 2009- 2012 chỉ vào khoảng hơn 5%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 
trưởng 7% thời kỳ trước. Mặc dù số liệu nghèo đói của Bộ Lao động, Thương binh và Xã 
hội công bố cho thấy tỷ lệ nghèo vẫn giảm trong hai năm qua, nhiều báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ 
thất nghiệp đang gia tăng và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản từ 2009 đến nay. 
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng bao gồm cả yếu tố bên trong và bên 
ngoài nền kinh tế Việt Nam. Các yếu tố bên trong bao gồm hoạt động kém hiệu quả của 
doanh nghiệp nhà nước, ngành tài chính ngân hàng, và cơ cấu đầu tư không hợp lý của nền 
kinh tế. Suy thoái kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam do 
kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù hội nhập 
kinh tế và tự do hóa thương mại được coi là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ 
tăng trưởng kinh tế cao và giảm nghèo nhanh nhưng nó cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực 
trong ngắn hạn. Một cú sốc từ nền kinh tế toàn cầu có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực 
tới nghèo đói của một nền kinh tế nhỏ và mở như Việt Nam. 
Suy giảm kinh tế có tác động lên các doanh nghiệp và hộ gia đình khác nhau. Chẳng 
hạn lao động và doanh nghiệp trong ngành xây dựng, tài chính có xu hướng chịu nhiều ảnh 
hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trong những năm vừa qua. Xác định các nhóm đối 
tượng có nguy cơ dễ bị tổn thương bởi suy giảm kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thiết 
kế các chính sách kinh tế xã hội nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của nó. 
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về khủng hoảng và suy giảm kinh tế. Ở Việt 
Nam, mặc dù có ít nghiên cứu về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên nghèo đói nhưng có 
khá nhiều nghiên cứu về suy giảm kinh tế và ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động 
và doanh nghiệp. Liên quan đến những nghiên cứu về nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình 
trong bối cảnh kinh tế suy giảm, phân tích của Nguyễn (2011) cho thấy tăng trưởng kinh tế 
thấp có thể làm giảm tốc độ giảm nghèo và dẫn đến khả năng Việt Nam có thể không đạt 
được mục tiêu Thiên nhiên kỷ về giảm nghèo, đặc biệt là nghèo lương thực. Dự báo tác động 
đến thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam, Riedel (2009) sử dụng các dự báo của IMF 
về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khủng hoảng kinh tế 
có tác động tiêu cực trong dài hạn đối với thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. 
Về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến việc làm, Warren-Rodíguez (2009) sử dụng 
dữ liệu vĩ mô về GDP và việc làm để tính toán độ co giãn của việc làm với tăng trưởng. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy suy giảm kinh tế có tác động tiêu cực đến khả năng tạo việc làm 
của nền kinh tế, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Nguyễn và các cộng sự (2009) cũng áp dụng 
phương pháp tương tự sử dụng số liệu cập nhập hơn kết hợp với phương pháp hồi quy sử 
dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp thu được từ cuộc Điều tra các Doanh nghiệpgiai đoạn 2004- 
2006 để nghiên cứu tác động của khủng hoảng kinh tế đến việc làm ở Việt Nam. Nghiên cứu 
cũng đưa ra kết luận tương tự nghiên cứu của Warren-Rodíguez (2009) về khả năng tỷ lệ 
thất nghiệp tăng (khoảng 6%- 6,5% năm 2010) do nền kinh tế không tạo ra đủ số công ăn 
việc làm để hấp thụ một lực lượng lao động mới đang gia tăng ở Việt Nam. 
10
Một số nghiên cứu khác dựa trên phương pháp nghiên cứu trường hợp (VASS, 2009; 
Đinh, 2009; Anh, 2009; Nguyễn, 2009) tập trung nghiên cứu lao động tại các làng nghề, chợ 
lao động và khu công nghiệp cũng cho thấy cơ hội việc làm và thu nhập của những đối 
tượng này giảm trong khi khả năng mất việc lại tăng. 
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn suy giảm kinh tế theo số liệu 
của Tổng cục Thống kê vẫn ở mức thấp, thậm chí có xu hướng giảm trong những năm gần 
đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là khoảng 2,9% năm 2009 và giảm xuống còn khoảng 2% 
vào năm 2012 (dữ liệu của Tổng cục Thống kê). Tuy nhiên, theo Cling và cộng sự (2010), tỷ 
lệ thất nghiệp chưa phải là chỉ số chính thể hiện sự tác động của khủng hoảng kinh tế đến thị 
trường lao động bởi khu vực việc làm phi chính thức đóng vai trò lớn trong việc điều tiết 
cung cầu của thị trường lao động Việt Nam. Nghiên cứu dự đoán mặc dù thu nhập của khu 
vực phi chính thức bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các cú sốc kinh tế, lực lượng làm việc cho 
khu vực việc làm phi chính thức sẽ tăng lên 27,2% lực lượng lao động năm 2015. ILO 
(2012) cho biết mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn suy giảm kinh tế thấp, 
lao động không có nhiều lựa chọn và phải chấp nhận công việc trong khu vực phi chính thức 
với thu nhập thấp, việc làm không ổn định để hỗ trợ gia đình. 
Theo nghiên cứu của Phạm (2009), mặc dù khả năng tạo việc làm của nền kinh tế 
giảm, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm thời gian làm việc bình quân của lao động 
thay vì cho lao động thôi việc. Nghiên cứu của Razafindrakoto và các cộng sự (2011) sử 
dụng dữ liệu từ cuộc Điều tra Lao động Việc làm 2007 và 2009 cũng cho thấy cơ chế điều 
chỉnh của thị trường lao động trong khủng hoảng kinh tế là giảm giờ làm của lao động và 
tăng tỷ lệ lao động bán thời gian hoặc lao động khiếm dụng (lao động làm ít hơn 35 giờ/tuần 
có nhu cầu tăng thời gian làm việc). 
Xét đến tác động của khủng hoảng kinh tế đến từng ngành, kết quả từ nghiên cứu của 
Nguyễn và các cộng sự (2009) cho thấy khủng hoảng kinh tế tác động nghiêm trọng nhất 
đến ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo. Việc làm trong khu vực dịch 
vụ cũng bị ảnh hưởng lớn, nhất là trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và lưu trú ăn uống. Theo 
Phạm (2009), những ngành bị ảnh hưởng tiêu cực nhất do khủng hoảng kinh tế là những 
ngành công nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu và nhập khẩu như dệt may, da giày, sản xuất gỗ, 
chế biến hải sản, sản xuất phụ tùng điện và du lịch. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chịu 
nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế. Khảo sát 2.500 doanh nghiệp của 
CIEM (2012) cho thấy 60% doanh nghiệp được điều tra cho rằng môi trường kinh doanh của 
doanh nghiệp vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 
Để có được bức tranh cập nhật hơn về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế ở Việt Nam, 
nghiên cứu này sẽ sử dụng số liệu của cuộc Điều tra gần đây nhất để phân tích thực trạng, 
hoạt động của các doanh nghiệp, lao động và việc làm, vấn đề nghèo đói của hộ gia đình 
trong bối cảnh suy giảm kinh tế. Cụ thể chúng tôi sẽ sử dụng số liệu Khảo sát Mức sống hộ 
gia đình, số liệu Điều tra việc làm, số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp để nhằm trả lời các 
câu hỏi nghiên cứu chính sau: 
Đối với doanh nghiệp: 
• Tăng trưởng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao trong bối cảnh suy 
giảm kinh tế? Ngành nào có tốc độ tăng trưởng tốt nhất và ngành nào kém nhất? 
• Liệu việc làm và tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp có bị giảm 
11 
sút?
• Các doanh nghiệp có chuyển đổi ngành kinh doanh chính trong bối cảnh suy 
giảm kinh tế hay không? Ngành kinh tế nào có sự chuyển dịch nhiều và chuyển 
sang ngành kinh doanh nào có thể mang lại tăng trưởng cho doanh nghiệp? 
Đối với lao động và việc làm: 
• Liệu tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp có tăng lên hay không? Những lao động 
trong ngành nào bị mất việc trong thời gian qua? 
• Liệu việc làm tốt (decent work) có bị giảm sút hay không? 
• Lao động dịch chuyển theo ngành kinh tế trong ngắn hạn ra sao? Những ngành 
nghề nào mà lao động phải rời bỏ và đâu là những ngành kinh tế thu hút được lao 
động? 
Đối với hộ gia đình: 
• Liệu thu nhập bình quân của hộ có giảm sút và mức nghèo đói có tăng lên trong 
12 
bối cảnh suy giảm kinh tế không? 
• Những hộ gia đình nào có khả năng thoát nghèo và những hộ gia đình nào rơi 
vào nghèo đói trong giai đoạn này? 
• Hộ gia đình sẽ thay đổi sinh kế của mình ra sao để đối phó với tác động của suy 
giảm kinh tế? Chuyển đổi sinh kế nào sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho hộ gia 
đình? 
Nghiên cứu bao gồm 6 phần. Phần thứ hai mô tả nguồn số liệu được dùng trong 
nghiên cứu. Phần thứ ba trình bày các phân tích về hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở số 
liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp. Phần thứ tư phân tích thực trạng lao động việc làm sử 
dụng Điều tra Lao động việc làm. Phần thứ năm phân tích thực trạng giảm nghèo và sinh kế 
hộ gia đình trong những năm gần đây sử dụng Khảo sát Mức sống hộ gia đình. Cuối cùng 
phần thứ sáu trình bày kết luận và một số khuyến nghị. 
2. Nguồn số liệu 
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng ba nguồn cơ sở dữ liệu chính bao gồm: Số liệu 
Khảo sát Mức sống Hộ gia đình (viết tắt KSMSHGĐ), số liệu Điều tra Lao động và Việc 
làm (ĐTLĐVL) và số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp (viết tắt là TĐTDN). Đây là các cuộc 
điều tra quy mô lớn, mang tính đại diện cho quốc gia và các vùng địa lý. Các cuộc điều tra 
này đều được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam. Các cơ sở dữ liệu được sử dụng 
trong nghiên cứu này là các dữ liệu cập nhật nhất. 
Khảo sát Mức sống Hộ gia đình 
Nguồn thứ nhất là KSMSHGĐ các năm 2010 và 2012. Điều tra này được Tổng cục Thống 
kê Việt Nam (TCTK) thực hiện 2 năm một lần và tổng số hộ của mỗi năm điều tra là 9.399 
gia đình được chọn ở tất cả các tỉnh/ thành phố trên cả nước và đại diện cho cấp quốc gia và 
cấp vùng. KSMSHGĐ thu thập thông tin chi tiết về nhiều khía cạnh phản ánh mức sống của 
hộ gia đình như nhân khẩu học, giáo dục, y tế, tài sản, thu nhập và chi tiêu của hộ. Ngoài ra, 
cuộc điều tra còn thu thập các thông tin liên quan đến thu nhập của hộ từ tiền gửi trong và 
ngoài nước là một phần quan trọng để phân tích tác động của suy giảm kinh tế đến thu nhập 
của hộ nông thôn và hộ nghèo khi mà thu nhập từ tiền gửi thường đóng một vai trò lớn trong 
tổng thu nhập của các hộ. KSMSHGĐ thường được sử dụng để phân tích nghèo đói, phúc 
lợi và đặc điểm của hộ gia đình ở Việt Nam.
Điều tra Lao động và việc làm 
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ các cuộc Điều tra Lao động và việc làm các 
năm 2008, 2010, 2011, 2012. Các cuộc điều tra đều được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê. 
Đối tượng điều tra là các hộ dân cư và các nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên, riêng năm 2012 có 
thêm phiếu điều tra lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, 
chúng tôi không sử dụng dữ liệu từ phiếu điều tra lao động trẻ em. 
Số quan sát các năm 2008, 2010, 2011, 2012 lần lượt là 1.469.033, 916.894, 
1.110.467 và 746.768. Năm 2011 điều tra chọn mẫu với quy mô 76.320 hộ mỗi quý và 
25.440 mỗi tháng. Tương tự là 50.640 hộ mỗi quý và 16.880 hộ mỗi tháng đối với năm 
2012. Đặc biệt là trong hai năm 2011 và 2012 có sử dụng dữ liệu lặp (điều tra lặp lại) giữa 
các tháng trong năm, nhưng không có dữ liệu lặp giữa các năm. Tất cả các biến tiền tệ được 
điều chỉnh theo giá tháng 1 năm 2008 để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát. 
Các cuộc điều tra thu thập thông tin khá chi tiết về tình hình việc làm của các thành 
viên trong hộ gia đình. Nội dung bao gồm thông tin của hộ, tình trạng về việc làm của lao 
động (thất nghiệp, có việc làm, không hoạt động kinh tế), nghề nghiệp, ngành kinh tế, thành 
phần kinh tế, các đặc trưng như: bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH), ký hợp 
đồng lao động, thời gian làm việc, tiền lương, tiền công và thu nhập của các đối tượng. Năm 
2011 và 2012 có thu thập thêm các thông tin về việc làm trước khi nghỉ việc của các đối 
tượng. 
Tổng Điều tra Doanh nghiệp 
Nghiên cứu sử dụng số liệu từ cuộc Tổng Điều tra doanh nghiệp (TĐTDN) năm 2007, 2008, 
2009, 2010 và 2011 (viết tắt là TĐTDN 2007, TĐTDN 2008, TĐTDN 2009, TĐTDN 2010 
và TĐTDN 2011). Các cuộc tổng điều tra này được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê và 
thực hiện trên phạm vi tất cả các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên cả nước. Số quan sát 
tương ứng với TĐTDN 2007, TĐTDN 2008, TĐTDN 2009, TĐTDN 2010 và TĐTDN 2011 
là 155.771, 205.689, 233.235, 287.896 và 339.287 doanh nghiệp. Dữ liệu qua các năm được 
thiết kế dưới dạng lặp lại, tức là có tạo thành số liệu mảng. Khi tính toán các chỉ số liên quan 
đến doanh thu, thu nhập và tiền lương, giá được điều chỉnh theo giá năm 2007 để loại bỏ lạm 
phát. 
Bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thu thập thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động 
kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh 
chính, số lượng cán bộ, công nhân viên, số lượng cán bộ nữ, chi phí tiền lương, tài sản. Kết 
quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm doanh thu, lợi nhuận và các khoản nộp thuế đều 
được thu thập trong TĐTDN. 
13
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
3.1. Số doanh nghiệp theo ngành kinh tế, loại hình và quy mô lao động 
Mặc dù có nhiều quan ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng đến số lượng các doanh 
nghiệp mới được thành lập nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng dần trong những năm gần 
đây. Tính đến thời điểm năm 2011 cả nước có gần 340 nghìn doanh nghiệp, tăng 117,7% so 
với năm 2007. Tuy nhiên, tốc độ tăng qua các năm là không đồng đều. Năm 2008, số lượng 
các doanh nghiệp tăng vượt bậc với tốc độ tăng là 32%, sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng 
số lượng doanh nghiệp chỉ còn 13,1%. Có thể năm 2009 là năm kinh tế Việt Nam bắt đầu 
chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Năm 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký 
mới tăng gần gấp đôi so với số doanh nghiệp đăng ký mới năm 2009. Tuy nhiên sang năm 
2011, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng không nhiều. 
Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế 
14 
Phân theo ngành kinh tế 
2008 2009 2010 2011 
Số 
lượng 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Số 
lượng 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Số 
lượng 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Số 
lượng 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Nông nghiệp 8513 248,5 8703 2,2 9121 4,8 10246 12,3 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 39890 25,0 44051 10,4 48689 10,5 56904 16,9 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 4179 10,7 3017 -27,8 2865 -5,0 3098 8,1 
Xây dựng 28234 34,5 32801 16,2 42654 30,0 44612 4,6 
Bán buôn và bán lẻ 80430 32,1 90598 12,6 111954 23,6 130012 16,1 
Vận tải 7735 -7,1 9854 27,4 15105 53,3 18872 24,9 
Lưu trú và ăn uống 7082 16,6 8597 21,4 10176 18,4 12910 26,9 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, 
bất động sản 2067 9,1 2037 -1,5 2665 30,8 2673 0,3 
Thông tin, khoa học công nghệ, 
giáo dục, y tế 15220 50,1 17286 13,6 23428 35,5 31685 35,2 
Hoạt động dịch vụ 1040 26,4 1581 52,0 2057 30,1 2600 26,4 
Các ngành khác 11281 33,0 14100 25,0 19072 35,3 25591 34,2 
Tổng cộng 205671 32,0 232625 13,1 287786 23,7 339203 17,9 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Trong năm 2011, tốc độ doanh nghiệp tăng lên của ngành Tài chính, ngân hàng, bảo 
hiểm, bất động sản là thấp nhất, chỉ khoảng 0,3%, trái ngược với tốc độ tăng của ngành này 
năm 2010 ở mức 30%. Ngành xây dựng có tốc độ tăng doanh nghiệp thấp thứ hai ở mức 
4,6% so với mức tăng 30% của năm 2010. 
Các doanh nghiệp bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các doanh 
nghiệp phân theo ngành kinh tế – trên 38% qua các năm (Bảng 3.2). Số lượng các doanh 
nghiệp loại này tăng đều, từ 60.892 doanh nghiệp năm 2007 lên đến 130.012 doanh nghiệp 
năm 2011. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất 
(0,8% trong tổng số doanh nghiệp năm 2011).
Bảng 3.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế 
Ngành kinh tế (%)Tổng số doanh nghiệp 
2007 2008 2009 2010 2011 
Nông nghiệp 1,6 4,1 3,7 3,2 3,0 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 20,5 19,4 18,9 16,9 16,8 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 2,4 2,0 1,3 1,0 0,9 
Xây dựng 13,5 13,7 14,1 14,8 13,2 
Bán buôn và bán lẻ 39,1 39,1 38,9 38,9 38,3 
Vận tải 5,3 3,8 4,2 5,2 5,6 
Lưu trú và ăn uống 3,9 3,4 3,7 3,5 3,8 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 1,2 1,0 0,9 0,9 0,8 
Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 6,5 7,4 7,4 8,1 9,3 
Hoạt động dịch vụ 0,5 0,5 0,7 0,7 0,8 
Các ngành khác 5,4 5,5 6,1 6,6 7,5 
Tổng cộng 100 100 100 100 100 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Trong khi đó, xét theo loại hình doanh nghiệp các công ty tư nhân chiếm khoảng 
50% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế qua các năm. Với số lượng các doanh nghiệp tư 
nhân tăng từ 77.647 doanh nghiệp năm 2007 lên đến 193.272 doanh nghiệp năm 2011. Các 
công ty TNHH tư nhân, các công ty cổ phần và doanh nghiệp nước ngoài có tốc độ tăng về 
số lượng nhiều nhất, đặc biệt là trong năm 2011 (Bảng 3.3). 
Bảng 3.3: Số lượng các doanh nghiệp theo loại hình và tốc độ tăng trưởng qua các năm 
15 
Loại hình doanh 
nghiệp 
2008 2009 2010 2011 
Số lượng % tăng 
trưởng so 
với năm 
trước 
Số lượng % tăng 
trưởng so 
với năm 
trước 
Số lượng % tăng 
trưởng so 
với năm 
trước 
Số lượng % tăng 
trưởng so 
với năm 
trước 
DN nhà nước 3287 -5,9 3338 1,6 3238 -3,0 3294 1,7 
HTX 13597 101,9 12257 -9,9 11954 -2,5 13517 13,1 
DN tư nhân 46527 15,0 46677 0,2 47822 2,5 48928 2,3 
TNHH tư nhân 103079 32,8 123422 19,7 162484 31,7 193272 19,0 
Cty cổ phần 33556 49,4 40389 20,4 55274 36,9 70004 26,7 
DN nước ngoài 5625 13,4 6539 16,3 7014 7,3 10188 45,3 
Toàn bộ 205671 32,0 232622 13,1 287786 23,7 339203 17,9 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Bảng 3.4 cho thấy các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ từ 1 đến 10 lao động biến 
động lớn nhất qua các năm. Trung bình từ năm 2007 đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng số 
lượng doanh nghiệp quy mô từ 1 đến 5 lao động là 30,1%. Năm 2009, số lượng các doanh 
nghiệp loại hình này chỉ tăng 13,4% so với năm 2008, cũng là năm diễn ra suy thoái kinh tế 
thế giới. Tuy nhiên sang năm 2010, tốc độc tăng hơn gấp 3,5 lần con số của năm 2009, lên 
đến 47,2%. Tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp có từ 6 đến 10 lao có xu hướng giảm dần 
từ 37% năm 2007-2008 xuống 10% năm 2009-2010 và chỉ còn 1% năm 2011.
Bảng 3.4: Số lượng các doanh nghiệp theo quy mô lao động và tốc độ tăng trưởng 
16 
Phân theo 
quy mô lao 
động 
2008 2009 2010 2011 
Số lượng % tăng 
trưởng so 
với năm 
trước 
Số lượng % tăng 
trưởng so 
với năm 
trước 
Số lượng % tăng 
trưởng so 
với năm 
trước 
Số lượng % tăng 
trưởng so 
với năm 
trước 
1 đến 5 64121 29,6 72684 13,4 107005 47,2 139978 30,8 
6 đến 10 63029 37,5 75345 19,5 83464 10,8 84305 1,0 
11 đến 20 34532 49,3 36281 5,1 41534 14,5 48406 16,5 
21 đến 199 37714 20,2 41748 10,7 48405 15,9 57409 18,6 
200 đến 300 2214 9,7 2362 6,7 2625 11,1 2974 13,3 
300 trở lên 4040 2,7 4184 3,6 4690 12,1 4963 5,8 
Tổng cộng 205650 32,0 232604 13,1 287723 23,7 338035 17,5 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Một câu hỏi quan trọng là liệu số lượng các doanh nghiệp phá sản hoặc không hoạt 
động có tăng lên trong thời kỳ suy giảm kinh tế hay không. Ở Bảng 3.5, chúng tôi sử dụng 
số liệu lặp để ước tính số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu lặp. Chẳng hạn chúng tôi 
xem xét số lượng các doanh nghiệp được điều tra năm 2007 nhưng đến năm 2008 lại không 
có số liệu về các doanh nghiệp này (cột 2007-2008 ở Bảng 3.5). Mặc dù số liệu này không 
phải là thước đo hoàn toàn chính xác số lượng các doanh nghiệp phá sản (vì doanh nghiệp 
có thể ngừng hoạt động hoặc từ chối trả lời phiều điều tra), nhưng cũng phản ảnh một phần 
thực trạng của các doanh nghiệp phá sản hay không hoạt động. 
Theo Bảng 3.5, giai đoạn 2010- 2011 có khoảng 45 ngàn doanh nghiệp không còn 
hoạt động và là năm có số doanh nghiệp không còn hoạt động cao nhất trong giai đoạn 
2007- 2011. Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp xây dựng và các doanh 
nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có số lượng đóng cửa lớn nhất trong năm 2011. Xét về 
tốc độ doanh nghiệp ra khỏi số liệu so với năm trước thì ngành vận tải, và thông tin, khoa 
học công nghệ, giáo dục, y tế cũng có nhiều. Doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa (dưới 200 
lao động) có số lượng ngừng hoạt động hoặc không còn tìm thấy (đóng cửa) rất cao, đặc biệt 
là các doanh nghiệp có qui mô lao động dưới 10 (khoảng 36 ngàn doanh nghiệp đóng cửa). 
Các doanh nghiệp đóng cửa phần lớn là các doanh nghiệp thuộc công ty TNHH tư nhân, 
doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần (chiếm trên 90% tổng số). 
Bảng 3.5: Số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu mảng 
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 
Tổng cộng 27470 40760 29614 45438 
Theo ngành kinh tế 
Nông nghiệp 480 639 626 872 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 4732 6265 4807 5884 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 344 1549 519 410 
Xây dựng 3295 5483 4169 6921 
Bán buôn và bán lẻ 10556 17024 12328 19430 
Vận tải 2263 1079 816 2182 
Lưu trú và ăn uống 1113 1159 1247 1378 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 329 313 170 445 
Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 2109 3742 2186 4020
2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 
Hoạt động dịch vụ (code 94-98 - mã ngành) 207 267 254 476 
Các ngành khác 2042 3240 2492 3420 
Theo loại hình sở hữu 
DN nhà nước 235 283 148 252 
HTX 793 2245 1192 870 
DN tư nhân 6224 8622 6673 8284 
TNHH tư nhân 15234 22148 15399 27252 
Cty cổ phần 4630 7132 5683 8474 
DN nước ngoài 354 330 516 306 
Theo quy mô lao động 
1->5 11431 17431 12590 21911 
6->10 9256 14398 11147 14543 
11->20 2896 5336 3335 5270 
21->199 3481 3223 2320 3398 
200->300 161 106 89 102 
300-> 245 253 128 180 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 
Doanh thu và lợi nhuận 
Doanh thu trung bình thực tế (đã loại bỏ trượt giá do lạm phát) của các doanh nghiệp trong 
giai đoạn 2007-2011 có xu hướng giảm (Bảng 3.6). Doanh thu bình quân của một doanh 
nghiệp năm 2011 là 12,5 tỷ, giảm 5,9% so với doanh thu trung bình năm 2007. Con số này 
qua các năm 2008, 2009 và 2010 liên tiếp âm ở mức -7,3%, -8,8% và -8,5%. Tuy tốc độ tăng 
trưởng doanh thu trung bình năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010, nhưng không đáng kể (ở 
mức 0,9%). 
Doanh nghiệp ở ngành sản xuất điện, nước và khai khoáng có tốc độ tăng doanh thu 
lớn nhất. Doanh thu trung bình năm 2008 tăng 51,6% so với năm 2007, đặc biệt năm 2009 
tăng 176,3% so với doanh thu bình quân năm 2008. Điều này cũng phản ánh một phần do 
giá điện, nước tăng và khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 do giá một số mặt hàng 
khoáng sản, đặc biệt là năng lượng tăng cao. 
Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có tốc 
độ tăng trưởng doanh thu trung bình dương trong thời kỳ này. Doanh thu trung bình của 
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng năm 2011 là 32,5 tỷ đồng, tăng 40% so 
với năm 2007. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình năm 2009 âm (ở mức - 
14,1%) so với năm 2008, nhưng các năm khác, con số này luôn lớn hơn 9%. 
Bảng 3.6: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) 
17 
Phân theo ngành kinh tế 
2008 2009 2010 2011 
Doanh 
thu (triệu 
đồng) 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Doanh 
thu (triệu 
đồng) 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Doanh 
thu (triệu 
đồng) 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Doanh 
thu (triệu 
đồng) 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Nông nghiệp 3974 -68,9 3917 -1,4 4392 12,1 4696 6,9 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 25783 -15,5 25769 -0,1 25969 0,8 26118 0,6
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 4707 51,6 13004 176,3 16608 27,7 18679 12,5 
Xây dựng 7850 -16,3 8435 7,4 7494 -11,2 7380 -1,5 
Bán buôn và bán lẻ 17564 6,6 13758 -21,7 12705 -7,7 13826 8,8 
Vận tải 13683 22,9 11254 -17,7 9337 -17,0 8350 -10,6 
Lưu trú và ăn uống 3847 -12,6 3400 -11,6 3261 -4,1 3111 -4,6 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất 
động sản 28672 23,3 33074 15,4 28429 -14,0 32544 14,5 
Thông tin, khoa học công nghệ, 
giáo dục, y tế 3121 -0,1 3272 4,8 2916 -10,9 2241 -23,1 
Hoạt động dịch vụ 999 -15,2 2553 155,6 1460 -42,8 976 -33,2 
Các ngành khác 8561 -7,8 10021 17,0 7941 -20,8 6548 -17,5 
Tổng cộng 14852 -7,3 13548 -8,8 12392 -8,5 12507 0,9 
Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007. 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thông tin khoa học, giáo dục và 
y tế và vận tải là các doanh nghiệp có mức độ suy giảm doanh thu lớn nhất. Tác động của 
suy giảm kinh tế làm cho tiêu dùng (sức mua) trong nước suy giảm nên đã có tác động trực 
tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên. 
Để xem xét sự thay đổi của năng suất trong thời gian qua, chúng tôi ước lượng mức 
doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp (Bảng 3.7). Kết quả cho thấy 
doanh thu bình quân trên lao động năm 2011 tăng nhẹ khoảng 5%, do số lao động bình quân 
của doanh nghiệp có xu hướng giảm đi. Các doanh nghiệp trong các ngành Hoạt động dịch 
vụ, Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, ngành xây dựng, vận tải và các ngành 
khách có mức doanh thu trên lao động giảm mạnh. 
Bên 3.7: Doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế 
(triệu đồng) 
18 
Phân theo ngành kinh tế 
2008 2009 2010 2011 
Doanh 
thu (triệu 
đồng) 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Doanh 
thu (triệu 
đồng) 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Doanh 
thu (triệu 
đồng) 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Doanh 
thu (triệu 
đồng) 
% tăng 
so với 
năm 
trước 
Nông nghiệp 89,3 -26,9 96,8 8,5 110,4 14,1 135,2 22,4 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 266,8 1,9 282,5 5,9 298,8 5,8 311,0 4,1 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 205,7 47,8 304,2 47,8 338,7 11,3 384,6 13,6 
Xây dựng 182,7 -0,5 208,9 14,3 206,2 -1,3 185,0 -10,3 
Bán buôn và bán lẻ 1525,1 16,0 1211,1 -20,6 1045,4 -13,7 1237,9 18,4 
Vận tải 312,8 6,9 294,5 -5,9 330,7 12,3 317,8 -3,9 
Lưu trú và ăn uống 176,7 -6,9 169,3 -4,2 168,5 -0,5 168,5 0,0 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất 
động sản 1215,2 18,4 935,5 -23,0 1082,9 15,8 1208,0 11,5 
Thông tin, khoa học công nghệ, giáo 
dục, y tế 213,7 15,4 219,0 2,4 210,6 -3,8 167,4 -20,5 
Hoạt động dịch vụ 73,4 -16,4 230,1 213,6 153,8 -33,2 106,6 -30,7 
Các ngành khác 369,2 1,0 426,5 15,5 369,8 -13,3 326,4 -11,7 
Tổng cộng 407,2 10,9 387,2 -4,9 392,7 1,4 414,2 5,5 
Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007. 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
Tương tự như doanh thu trung bình doanh nghiệp, lợi nhuận trung bình của doanh 
nghiệp cũng có xu thế giảm mạnh qua các năm (Bảng 3.8). Lợi nhuận trung bình của doanh 
nghiệp năm 2011 giảm một nửa (49,2%) so với năm 2007. Ngay cả các ngành có doanh thu 
liên tục tăng như sản xuất điện, nước, khai khoáng và tài chính ngân hàng, cũng không đạt 
được tăng trưởng trong lợi nhuận. 
Bảng 3.8: Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) 
19 
Ngành kinh tế 
2008 2011 
Doanh thu 
(triệu đồng) 
% tăng so với 
năm trước 
Doanh thu 
(triệu đồng) 
% tăng so với 
năm trước 
Nông nghiệp 592,0 -70,2 441,1 -21,4 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 1234,5 -31,0 1057,3 -27,2 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 420,4 22,9 985,3 -36,0 
Xây dựng 319,6 -24,6 221,0 -28,7 
Bán buôn và bán lẻ 223,6 -19,6 181,2 -21,5 
Vận tải 1024,9 11,5 312,3 -39,3 
Lưu trú và ăn uống 512,8 -15,7 262,2 -26,2 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 5211,3 -20,5 3656,1 -27,4 
Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 219,9 20,3 157,7 -47,8 
Hoạt động dịch vụ 31,9 -60,5 46,9 -2,7 
Các ngành khác 1284,3 -15,6 635,5 -39,7 
Tổng cộng 598,0 -26,9 415,8 -30,1 
Chú ý: Lợi nhuận tính theo mức giá của năm 2007. 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Để khảo sát đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động lâu năm và các doanh nghiệp 
bị phá sản, Bảng 3.9 trình bày tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động của 
các doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên và các doanh nghiệp ngừng hoạt động năm 
2011 (có thể bị phá sản hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác). Kết quả cho thấy các doanh 
nghiệp ngừng hoạt động, ngoại trừ ngành điện nước, thường có quy mô rất nhỏ so với các 
doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên. Như vậy so với các doanh nghiệp có quy mô kinh 
doanh lớn, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ suy giảm 
kinh tế. 
Bảng 3.9: Tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động 
Doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên Doanh nghiệp ngừng 
hoạt động năm 2011 
Ngành kinh tế 
Tổng doanh 
thu năm 
2010 (triệu 
đồng) 
Doanh thu 
bình quân/lao 
động năm 
2010 (triệu 
đồng) 
Tổng doanh 
thu năm 2011 
(triệu đồng) 
Doanh thu 
bình 
quân/lao 
động năm 
2011 
(triệu 
đồng) 
Tổng doanh 
thu năm 
2010 (triệu 
đồng) 
Doanh thu 
bình 
quân/lao 
động năm 
2010 
(triệu 
đồng) 
Nông nghiệp 4697,9 108,3 5521,9 137,8 4270,5 126,9 
Khai khoáng, công nghiệp 
chế biến, chế tạo 34529,4 311,8 37808,7 330,1 2572,4 128,3 
Sản xuất điện, nước 15606,6 303,1 21226,9 359,4 32584,7 694,5 
Xây dựng 10860,1 210,4 10697,9 197,0 2223,9 172,8
Bán buôn và bán lẻ 18002,1 1163,2 19786,5 1379,1 3049,4 482,6 
Vận tải 12601,2 329,0 12376,1 323,3 3336 412,0 
Lưu trú và ăn uống 4399,6 189,3 4627,5 194,2 837,5 65,6 
Tài chính, ngân hàng, bảo 
hiểm 33501,8 1096,6 37616,2 1221,7 13837,6 919,8 
Khoa học công nghệ, giáo 
dục, y tế 4262,8 237,1 3789,3 200,2 817,8 108,9 
Hoạt động dịch vụ 1010,9 75,0 1691,1 135,9 158,7 29,0 
Các ngành khác 12947,2 409,3 11984,0 370,5 1033,1 137,3 
Tổng cộng 17596,2 408,1 18933,7 433,5 2634,2 261,7 
Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007. 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Cơ cấu lao động 
Bảng 3.10 cho thấy số lượng lao động trung bình ở một doanh nghiệp là 47,4 lao động năm 
2007, giảm xuống còn 44,4 lao động năm 2008 và tiếp tục giảm xuống còn 32,6 lao động 
trung bình trên một doanh nghiệp trong năm 2011 (giảm hơn 30% so với năm 2007). 
Nhìn chung các doanh nghiệp có tăng trưởng hoặc không bị suy giảm nhiều về doanh 
thu và lợi nhuận như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện, nước, khai 
khoáng là có quy mô lao động tăng. Ngược lại, các doanh nghiệp nông nghiệp và công 
nghiệp chế biến chế tạo là hai loại hình doanh nghiệp có xu hướng giảm quy mô lao động 
nhiều nhất. Năm 2011, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp đã cắt giảm 
quy mô lao động gần 70% và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo cắt 
giảm tới 27,5% tổng số lao động so với năm 2007. 
Bảng 3.10: Số lao động bình quân của doanh nghiệp theo ngành kinh tế 
Ngành kinh tế Số lao động (người) theo năm 
20 
2007 2008 2009 2010 2011 
Nông nghiệp 103,5 44,4 40,4 39,5 34,5 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 123,8 103,8 97,0 95,5 89,8 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 44,2 43,2 66,6 76,7 76,5 
Xây dựng 50,9 42,9 39,5 36,6 38,9 
Bán buôn và bán lẻ 13,2 12,2 11,9 13,1 11,8 
Vận tải 41,8 47,9 38,2 35,8 29,2 
Lưu trú và ăn uống 23,3 22,3 20,4 19,8 18,3 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 76,6 86,8 96,6 83,5 116,3 
Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 16,8 14,6 14,5 13,8 13,5 
Hoạt động dịch vụ 13,4 13,6 10,8 9,5 9,1 
Các ngành khác 37,5 28,2 29,8 21,8 20,9 
Tổng cộng 47,4 39,7 37,1 34,7 32,6 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Bảng 3.11 cho thấy nhìn chung tỷ lệ lao động nữ có xu hướng ổn định qua các năm. 
Tỷ lệ lao động nữ trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm trong khi lại có xu hướng 
tăng ở các ngành xây dựng và vận tải. Tỷ lệ lao động nữ trong giai đoạn 2007-2011 dao 
động trong khoảng 42% cho đến 43%, cho thấy số lượng lao động nữ đóng vai trò quan 
trọng trong cơ cấu lao động của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn này tỷ lệ lao động nữ 
trong các ngành như vận tải và xây dựng cũng đều tăng lên (khoảng 4% năm 2011 so với 
năm 2007). Trong khi đó, tỷ lệ lao động nữ trong ngành nông nghiệp lại giảm đáng kể, tỷ lệ 
này năm 2011 chỉ còn ở mức 29,7% (giảm 8,5% so với năm 2007).
Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động nữ theo các ngành kinh tế 
Ngành kinh tế Tỷ lệ lao động nữ (%) 
21 
2007 2008 2009 2010 2011 
Nông nghiệp 38,2 30,4 29,5 30,0 29,7 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 57,0 56,5 55,8 56,2 57,1 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 23,5 24,1 25,7 26,7 27,0 
Xây dựng 13,8 13,8 15,0 16,5 17,9 
Bán buôn và bán lẻ 38,8 37,9 37,8 37,2 37,2 
Vận tải 18,4 18,4 18,5 25,3 22,7 
Lưu trú và ăn uống 54,2 54,0 53,9 53,9 53,9 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 54,8 55,7 55,1 55,9 51,9 
Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 34,7 34,5 36,4 37,7 37,5 
Hoạt động dịch vụ (code 94-98 - mã ngành) 54,3 51,9 51,6 51,0 48,1 
Các ngành khác 36,6 33,8 36,2 37,0 36,6 
Tổng cộng 44,0 42,7 42,5 42,4 43,0 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội không thay đổi trong giai đoạn 2007- 2011 
(khoảng 57%). Tuy nhiên tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp nông nghiệp 
giảm sút nghiêm trọng từ mức 67% năm 2007 xuống còn 53% năm 2011. Suy giảm kinh tế 
cũng làm cho tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp dịch vụ và xây dựng bị giảm 
nhiều. Ngược lại tỷ lệ này ở các ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất điện, 
nước, khai khoáng tăng lên đáng kể, lần lượt là 5,4% và 10,0%. Điều này cho thấy các 
doanh nghiệp bị tác động nhiều bởi suy giảm kinh tế có xu hướng giảm tỷ lệ lao động được 
ký hợp đồng dài hạn hoặc nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. 
Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội 
Ngành kinh tế Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội (%) 
2007 2008 2009 2010 2011 
Nông nghiệp 67,1 49,6 52,5 50,2 53,0 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 68,2 69,8 71,1 73,0 73,6 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 77,5 78,8 86,9 87,4 87,5 
Xây dựng 26,5 24,8 25,9 24,8 22,6 
Bán buôn và bán lẻ 39,5 41,8 40,3 43,4 42,3 
Vận tải 46,5 49,4 45,4 57,0 51,2 
Lưu trú và ăn uống 52,3 50,8 50,1 50,4 49,2 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 92,3 94,9 92,2 94,1 94,5 
Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 45,6 48,2 47,9 50,8 43,8 
Hoạt động dịch vụ 43,9 41,0 36,8 36,0 34,8 
Các ngành khác 64,5 64,0 63,4 59,4 51,7 
Tổng cộng 57,6 57,4 57,9 58,4 57,5 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
Tiền lương thực tế trung bình trên một năm của lao động trong các ngành kinh tế có 
xu hướng tăng so với năm 2007 (Bảng 3.12). Năm 2011, tiền lương trung bình một năm của 
người lao động là 33,4 triệu đồng một năm, tăng 24,6% so với năm 2007. Ngành sản xuất 
điện, nước và khai khoáng là ngành có tiền lương trung bình tăng cao nhất, với tốc độ tăng 
là 29,1% của năm 2011 so với năm 2007. Tuy nhiên, tiền lương trung bình của lao động 
trong hầu các ngành năm 2011 đều có xu hướng giảm so với năm 2010, đặc biệt là lao động 
trong ngành nông nghiệp, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản.
Bảng 3.13: Tiền lương trung bình 
22 
Tiền lương theo năm (triệu đồng/người/năm) 
2007 2008 2009 2010 2011 
Nông nghiệp 30,7 21,2 22,1 35,3 29,2 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 23,1 23,9 26,1 27,8 28,1 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 35,5 32,2 49,5 51,4 45,8 
Xây dựng 24,4 22,0 25,7 27,6 26,4 
Bán buôn và bán lẻ 24,8 26,8 30,2 32,1 28,6 
Vận tải 34,1 36,7 37,8 51,0 41,3 
Lưu trú và ăn uống 23,4 23,4 24,4 27,6 24,2 
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 79,0 93,1 94,5 101,3 95,9 
Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 41,8 44,6 47,7 49,6 40,9 
Hoạt động dịch vụ 17,6 16,7 20,0 16,2 19,9 
Các ngành khác 41,9 39,9 43,9 41,5 73,7 
Tổng cộng 26,8 27,3 30,4 33,3 33,4 
Chú ý: Tiền lương tính theo mức giá của năm 2007 (đã loại bỏ yếu tố lạm phát). 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 
3.3. Dịch chuyển ngành kinh doanh của doanh nghiệp 
Một câu hỏi quan trọng đặt ra là các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao trong bối 
cảnh suy giảm kinh tế. Liệu họ có chuyển đổi ngành kinh doanh chính hoặc thay đổi quy mô 
doanh nghiệp hay không và việc chuyển đổi mang lại kết quả kinh doanh ra sao. 
Bảng 3.14 trình bày việc dịch chuyển doanh nghiệp trong ngắn hạn (một năm) theo 
ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp vào thời kỳ trước suy giảm kinh tế, năm 2007- 
2008 sử dụng số liệu lặp về doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành hoạt động 
dịch vụ là có mức độ dịch chuyển doanh nghiệp cao nhất. Có khoảng 80% doanh nghiệp 
không thay đổi ngành kinh doanh chính, còn 20% thay đổi sang các ngành kinh doanh khác. 
Trong khi đó lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực ổn định nhất. 
Tuy nhiên, sang giai đoạn 2010-2011 trong bối kinh tế suy giảm, dịch chuyển ngành 
kinh doanh chính của các doanh nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn giai đoạn 2007-2008 
(Bảng 3.15). Cụ thể trong khi chỉ có ngành hoạt động dịch vụ và các ngành khác là dịch 
chuyển trên 10,0% năm 2008, thì tới năm 2011 có bảy trên mười ngành dịch chuyển trên 
10,0%, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (40% số doanh nghiệp 
chuyển dịch) và doanh nghiệp khoa học công nghệ (20% số doanh nghiệp dịch chuyển) có 
chuyển dịch nhiều nhất. Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang ngành bán buôn 
và bán lẻ, có lẽ là do đây là ngành thương mại dễ gia nhập và chi phí cố định là không lớn. 
Bảng 3.16 phân tích tốc độ tăng doanh thu sau khi chuyển đổi ngành kinh doanh 
chính. Các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh ngành nghề cũ đa số đều đạt tăng trưởng doanh 
thu. Đáng chú ý nhất trong nhóm là các doanh nghiệp sản xuất điện, nước có mức tăng 
trưởng doanh thu đạt 41,1%. Mặc dù vẫn còn có ngành xây dựng; ngành khoa học công 
nghệ, giáo dục, y tế là không đạt tăng trưởng doanh thu, nhưng con số giảm cũng tương đối 
nhỏ, lần lượt là 3,6% và 2,4%. 
Đối với các doanh nghiệp chuyển sang các ngành như khai khoáng, công nghiệp chế 
biến, chế tạo; sản xuất điện, nước; xây dựng và bán buôn, bán lẻ, tốc độ tăng trưởng doanh 
thu rất ấn tượng. Mức tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp vận tải năm 2007 khi 
chuyển sang lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo là 100,8%; tăng trưởng
doanh thu cho các doanh nghiệp xây dựng năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất điện, 
nước, khai khoáng là 46,0%; tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp vận tải năm 2007 
khi chuyển sang lĩnh vực xây dựng là 41,6%; và cuối cùng tăng trưởng doanh thu cho các 
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực khoa học 
công nghệ , giáo dục, y tế năm 2008 là 154,4%. 
Bảng 3.14 Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2007 dịch chuyển sang ngành khác năm 2008 
23 
Năm 2007 
Năm 2008 
Nông 
nghiệp 
Khai 
khoáng, 
công 
nghiệp 
chế 
biến, 
chế tạo 
Sản 
xuất 
điện, 
nước 
Xây 
dựng 
Bán 
buôn 
và 
bán 
lẻ 
Vận 
tải 
Lưu 
trú 
và ăn 
uống 
Tài 
chính, 
ngân 
hàng, 
bảo 
hiểm 
Khoa 
học 
công 
nghệ, 
giáo 
dục, 
y tế 
Hoạt 
động 
dịch 
vụ 
Các 
ngành 
khác 
Tác 
ngành 
Nông nghiệp 93,5 2,0 0,0 0,5 3,0 0,2 0,3 0,0 0,3 0,0 0,3 100 
Khai khoáng, 
công nghiệp chế 
biến, chế tạo 
0,1 95,5 0,1 0,8 2,8 0,1 0,1 0,0 0,3 0,0 0,2 100 
Sản xuất điện, 
nước 2,4 1,5 95,0 0,4 0,3 0,1 0,0 0,0 0,1 0,0 0,2 100 
Xây dựng 0,1 1,1 0,1 94,5 2,1 0,4 0,1 0,0 1,1 0,0 0,6 100 
Bán buôn và bán 
lẻ 0,1 1,6 0,1 0,8 96,1 0,4 0,2 0,1 0,3 0,1 0,4 100 
Vận tải 0,1 1,0 0,0 1,5 5,4 89,5 0,3 0,0 0,3 0,1 1,8 100 
Lưu trú và ăn 
uống 0,0 0,3 
0,0 
0,2 1,3 0,2 96,7 0,0 0,1 0,1 0,9 100 
Tài chính, ngân 
hàng, bảo hiểm 0,1 0,0 0,0 0,1 1,1 0,3 0,1 96,6 0,6 0,0 1,2 100 
Khoa học công 
nghệ, giáo dục, y 
tế 
0,0 0,8 0,0 2,0 1,6 0,2 0,1 0,0 93,4 0,2 1,8 100 
Hoạt động dịch 
vụ 0,0 2,3 0,7 1,0 8,9 0,8 0,8 0,3 2,4 80,5 2,3 100 
Các ngành khác 0,1 0,6 0,3 1,2 3,5 1,4 0,7 0,1 2,7 0,3 89,2 100 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
Bảng 3.15: Tỷ lệ số doanh nghiệp năm 2010 dịch chuyển sang ngành khác năm 2011 
24 
Năm 2010 
Năm 2011 
Nông 
nghiệp 
Khai 
khoáng, 
công 
nghiệp 
chế 
biến, 
chế tạo 
Sản 
xuất 
điện, 
nước 
Xây 
dựng 
Bán 
buôn 
và 
bán 
lẻ 
Vận 
tải 
Lưu 
trú và 
ăn 
uống 
Tài 
chính, 
ngân 
hàng, 
bảo 
hiểm 
Khoa 
học 
công 
nghệ, 
giáo 
dục, 
y tế 
Hoạt 
động 
dịch 
vụ 
Các 
ngành 
khác 
Tổng 
số 
Nông nghiệp 95,3 0,8 0,4 0,3 2,2 0,1 0,1 0,0 0,2 0,0 0,5 100 
Công nghiệp chế biến, 
chế tạo 0,1 87,7 0,2 1,4 8,1 0,4 0,2 0,0 1,1 0,1 0,7 100 
Sản xuất điện, nước 2,3 2,5 86,1 2,1 3,9 0,4 0,0 0,0 1,4 0,2 1,2 100 
Xây dựng 0,1 2,7 0,1 78,1 9,2 1,1 0,3 0,0 5,9 0,2 2,4 100 
Bán buôn và bán lẻ 0,2 3,9 0,1 1,8 89,1 1,2 0,4 0,1 1,1 0,4 1,9 100 
Vận tải 0,0 0,9 0,1 1,7 6,5 87,0 0,4 0,0 0,5 0,2 2,7 100 
Lưu trú và ăn uống 0,0 0,4 0,0 0,4 1,8 0,4 95,0 0,1 0,4 0,2 1,4 100 
Tài chính, ngân hàng, 
bảo hiểm 0,1 0,2 0,0 0,6 3,0 0,5 0,5 84,9 6,8 0,2 3,4 100 
Khoa học công nghệ, 
giáo dục, y tế 0,0 2,7 0,1 5,4 5,2 0,6 0,2 0,1 80,4 0,5 4,9 100 
Hoạt động dịch vụ 0,1 4,0 0,4 1,9 18,4 1,6 1,3 0,3 5,9 59,0 7,2 100 
Các ngành khác 0,1 1,5 0,2 2,3 6,8 3,0 1,4 0,3 6,5 0,8 77,1 100 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
Bảng 3.16: Tốc độ tăng doanh thu trung bình của các ngành dịch chuyển năm 2010- 
2011 
25 
Năm 2010 
Năm 2011 
Nông 
nghiệp 
Công 
nghiệp 
chế 
biến, 
chế tạo 
Sản 
xuất 
điện, 
nước, 
khai 
khoán 
g 
Xây 
dựng 
Bán 
buôn 
và bán 
lẻ 
Vận tải Lưu 
trú và 
ăn 
uống 
Tài 
chính, 
ngân 
hàng, 
bảo 
hiểm 
Khoa 
học 
công 
nghệ, 
giáo 
dục, y 
tế 
Hoạt 
động 
dịch 
vụ 
Các 
ngành 
khác 
Nông nghiệp 17,2 14,4 25,9 . 61,0 . . . . . -43,5 
Công nghiệp chế 
biến, chế tạo 
30,4 12,0 10,8 15,0 29,9 23,3 3,3 . -9,9 -24,5 -1,4 
Sản xuất điện, nước, 
khai khoáng 
28,8 19,0 41,1 20,4 49,5 , . . 3,9 , -1,2 
Xây dựng , 18,0 46,6 -3,6 29,3 8,3 5,7 . -17,2 -8,7 -17,7 
Bán buôn và bán lẻ 14,9 25,2 -19,5 -1,9 13,4 8,4 -11,2 308,4 -4,8 -34,9 14,8 
Vận tải . 100,8 . 41,6 68,2 2,6 16,2 . 7,5 . 12,2 
Lưu trú và ăn uống . -7,4 . . 81,9 1,2 13,4 . -8,6 . 152,5 
Tài chính, ngân hàng, 
bảo hiểm 
. , . . 160,7 . . 10,1 -16,8 . -14,7 
Khoa học công nghệ, 
giáo dục, y tế 
. 40,4 . 37,0 53,6 -4,8 10,4 . -2,4 444,6 27,0 
Hoạt động dịch vụ . 6,6 . -35,5 448,5 . . . 154,3 5,5 69,4 
Các ngành khác . 45,1 -0,0 -8,5 26,4 28,5 31,5 167,4 10,2 31,9 -1,6 
Chú thích: những ô “.” Là những giá trị mà có số lượng doanh nghiệp dịch chuyển ngành nhỏ hơn 30 
Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
4. Lao động và việc làm 
4.1. Lao động và việc làm 
Có một số lo ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ làm tăng thất nghiệp 
nhiên theo số liệu công bố của Tổng cục Thống k 
làm còn có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2008 
nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn tương ứng là 
ánh một thực tế là ở Việt Nam người lao động hầu như không được phép thất nghiệp do các 
chính sách an sinh xã hội chưa được đảm bảo 
thành thị, nhưng cũng ở mức thấp 3,3% đối với khu vực nông thôn v 
thành thị. 
Để nghiên cứu kỹ hơn v 
xét các đặc điểm khác của lao động v 
về việc làm, nhưng số quan sát ít, đặc biệt l 
nghiên cứu về lao động và việc l 
Điều tra Lao động và việc làm có cỡ mẫ 
Hình 4.1: T 
Chú ý: Thiếu việc l 
Bảng 4.1 thể hiện các đặc điểm về c 
ỷ như thiếu việc 
ăm 2012, tỷ lệ thất 
và số giờ làm việc bình quân/tuần của lao động qua các năm. Nh 
theo ngành kinh tế không thay đổi nhiều qua các năm. Phần lớn tỷ trọng lao động của các 
ngành trong 4 năm chỉ thay đổi khoảng 1 
lao động phần nào bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế. Cụ thể l 
động trong ngành tăng 2,5% từ 44,4% năm 2008 l 
động). Điều này cho thấy suy giảm kinh tế 
ngành có năng suất lao động cao và việc làm bền vững 
tiêu cực đến nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động ra khỏi ngành nông nghiệp 
ăn lương và số giờ lao động giảm đi, tuy mức giảm không lớn lắm. Số giờ l 
26 
(Phan, 2012). Tuy 
ố kê thì tỷ lệ thất nghiệp cũng nh 
ớng 2008-2012 (Hình 4.1). Năm 2012 
hiệp 3,1% và 1,3%. Điều này cũng phản 
bảo. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao h 
ũng và 1,6% đối với khu vực 
ề thay đổi lao động trong thời gian gần đây chúng tôi xem 
ặc và việc làm. Mặc dù KSMSHGĐ có thu th 
ố là số lao động làm công ăn lương. Do v 
ệc làm, đặc biệt chuyển đổi cơ cấu việc làm chúng tôi sử dụng 
mẫu lớn hơn nhiều (xem phần 2 về mô tả dữ liệu). 
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%) 
ếu làm được định nghĩa là làm việc dưới 35 giờ/tuần 
Nguồn: Tổng cục Thống kê 
ảng cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động làm công ăn lương 
ần Nhìn chung, cơ c 
ế ỉ 1,0%. Tuy nhiên Bảng 4.1 cũng cho thấy thị tr 
ởng là nông nghiệp có tỷ trọng lao 
ừ lên 46,9% năm 2012 (tăng hơn 
là làm tăng nguy cơ mất việc làm trong các 
(công nghiệp và dịch vụ) 
nghiệp. Tỷ lệ l 
ố làm vi 
hơn ở 
ối thập thông tin 
àm vậy để 
ều àm ơ cấu lao động 
ũng trường 
ệp 1 triệu lao 
) và tác động 
ỷ làm công 
àm việc bình
quân/tuần của ngành nông nghiệp vốn đã thấp (42,1 giờ vào năm 2008) lại tiếp tục giảm 
(37,6 giờ vào năm 2012). 
Một số ngành như bán buôn bán lẻ; lưu trú ăn uống và hoạt động dịch vụ là những 
ngành tập trung nhiều lao động phi chính thức nên có tỷ lệ lao động làm công ăn lương thấp, 
từ 19,0% đến 31,0% tổng lao động trong ngành. Các ngành sản xuất điện, nước, khai 
khoáng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản (BĐS) chiếm tỷ trọng lao động trong 
lực lượng lao động nhỏ (dưới 1%) tuy nhiên hai ngành này và các ngành thông tin, khoa học 
công nghệ (KH-CN), giáo dục (GD), y tế là những ngành có tỷ lệ lao động làm công ăn 
lương khá cao (trên 90%). Số giờ làm việc bình quân/tuần của tất cả các ngành đều giảm, 
nhiều ngành thấp hơn nhiều so với mức trung bình là 48 giờ/tuần, riêng ngành nông nghiệp 
chỉ còn 37,6 giờ/ tuần. 
Bảng 4.1: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo ngành 
27 
Cơ cấu lao động theo 
ngành (%) 
% lao động làm công ăn 
lương (%) 
Số giờ làm việc bình 
quân/tuần (giờ/tuần) 
2008 2010 2012 2008 2010 2012 2008 2010 2012 
Nông nghiệp 44,43 43,53 46,90 6,89 7,63 7,21 42,64 42,12 37,59 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 12,96 12,98 12,22 61,04 66,57 67,87 50,43 48,91 47,50 
Sản xuất điện,nước,khai 
khoáng 0,75 0,74 0,65 87,19 88,69 89,15 46,28 45,16 44,09 
Xây dựng 5,21 6,11 5,61 79,55 85,81 85,81 51,61 49,01 47,49 
Bán buôn và bán lẻ 13,59 13,43 12,64 14,88 17,50 18,80 50,91 48,96 48,31 
Vận tải 3,76 3,34 2,92 41,32 44,19 45,46 50,76 48,58 48,09 
Lưu trú và ăn uống 4,61 4,71 4,45 15,88 20,12 19,80 48,77 48,03 47,16 
TC-NH, bảo hiểm, BĐS 0,66 0,67 0,71 92,16 90,26 90,15 44,95 44,34 43,66 
Thông tin, KH-CN, GD, y tế 6,08 6,40 6,00 94,03 94,33 94,88 44,34 43,59 41,31 
Hoạt động dịch vụ 2,09 2,04 1,85 30,07 29,71 31,79 48,52 47,17 46,22 
Các ngành khác 5,87 6,06 6,05 88,30 86,88 87,65 44,99 43,93 41,32 
Tất cả 100 100 100 32,2 35,14 33,89 46,24 45,18 42,14 
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 
Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ lao động làm cho cá nhân giảm mạnh. Thay vào đó lao động 
làm cho các hộ kinh doanh cá thể nhiều hơn. Tuy nhiên số giờ làm việc bình quân tuần của 
hai nhóm này đều giảm theo thời gian, phản ánh tình trạng thiếu việc làm tăng lên trong các 
nhóm này.
Bảng 4.2: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế 
28 
Cơ cấu lao động theo 
ngành (%) 
% lao động làm công ăn 
lương (%) 
Số giờ làm việc bình 
quân/tuần (giờ/tuần) 
2008 2010 2012 2008 2010 2012 2008 2010 2012 
Làm cho cá nhân 67,31 49,82 58,45 10,62 6,47 9,39 44,78 42,6 39,09 
Hộ kinh doanh cá thể 9,97 26,33 17,87 30,11 33,49 31,22 52,73 48,85 48,39 
Làm cho DN tư nhân 5,82 8,32 7,62 90,46 92,32 91,75 52,21 48,83 48,82 
Làm cho DN có vốn nước 
ngoài 1,84 2,3 2,37 99,98 99,86 99,73 52,41 51,56 50,65 
Làm cho nhà nước 14,69 13,2 13,43 99,99 99,54 99,52 45,24 44,2 41,78 
Tất cả 100 100 100 32,06 35,14 33,89 46,22 45,18 42,14 
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 
Bảng 4.3 cung cấp thông tin về mức tiền lương bình quân theo tháng và theo giờ, và 
tỷ lệ lao động ký hợp đồng lao động trong hai năm 2010 và 2012 (ĐTLĐVL 2008 không có 
số liệu về các yếu tố này). Nhìn chung, mức tiền lương thực tế bình quân giờ (theo giá so 
sánh 2008) tăng khoảng 25% từ 9,2 nghìn đồng lên 11,7 nghìn đồng/giờ. Chỉ có hai ngành 
nông nghiệp và dịch vụ có mức tiền lương bình quân giảm. Có thể nói lao động trong ngành 
nông nghiệp dễ tổn thương nhất so với lao động trong các ngành khác. Tổng thu nhập của 
lao động trong ngành giảm mạnh do phải chịu tác động kép do giờ làm bị cắt giảm và tiền 
lương trung bình theo giờ cũng giảm. 
Tất cả các ngành còn lại đều có mức tiền lương bình quân tăng đáng kể, đặc biệt 
ngành TCNH-Bảo hiểm-BĐS, có mức lương tăng gần gấp đôi trong 2 năm (9,8 nghìn đồng 
lên 18,6 nghìn đồng/giờ), là ngành có mức tiền lương cao nhất trong tất cả các ngành. Tuy 
nhiên cũng cần phải chú ý rằng số liệu điều tra về tiền lương thường không phản ánh chính 
xác tổng thu nhập của người lao động. Có lẽ số liệu phản ánh chính xác tiền lương bình quân 
cố định hàng tháng hơn. Trong khi đó ngoài tiền lương cố định, thu nhập của người lao động 
có thể bao gồm các khoản thưởng và thu nhập khác ngoài lương mà rất khó thu thập. 
Do số giờ lao động bình quân tháng giảm đi nên mức lương bình quân tháng tăng với 
tỷ lệ thấp hơn mức lương bình quân giờ. Cụ thể là mức lương bình quân tháng tăng khoảng 
18% qua hai năm 2010 và 2012. Nhìn chung, mức thay đổi tiền lương bình quân tháng có xu 
hướng tương tự như mức thay đổi tiền lương bình quân giờ. 
Tỷ lệ lao động có ký hợp đồng lao động giảm từ 43,4% xuống 41,1%. Hầu hết các 
ngành có tỷ lệ lao động ký hợp đồng lao động giảm đi. Trong đó, nông nghiệp là ngành có tỷ 
lệ ký hợp đồng lao động thấp nhất (4,1% năm 2012). Tỷ lệ này ở các ngành sản xuất điện-nước- 
khai khoáng; TCNH-Bảo hiểm-BĐS; Thông tin-KHCN-GD-Y tế là rất cao (trên 90%) 
và khá ổn định.
Bảng 4.3: Tiền lương và hợp đồng lao động 
Tiền lương bình quân giờ 
29 
(nghìn đồng/giờ) 
Tiền lương bình quân 
tháng (nghìn đồng/tháng) 
% lao động ký hợp đồng 
lao động (%) 
2010 2012 2010 2012 2011 2012 
Nông nghiệp 10,14 9,00 1708,9 1353,2 3,55 4,12 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 7,92 9,76 1548,7 1854,4 66,23 64,65 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 9,80 14,03 1770,0 2474,3 92,08 90,74 
Xây dựng 9,11 10,38 1785,8 1971,8 18,03 15,80 
Bán buôn và bán lẻ 9,25 10,41 1811,9 2011,6 29,05 27,62 
Vận tải 9,83 12,56 1910,5 2416,0 55,21 53,24 
Lưu trú và ăn uống 6,67 8,35 1281,9 1575,1 21,69 19,34 
TC-NH, bảo hiểm, BĐS 9,76 18,57 1731,9 3243,1 95,10 96,84 
Thông tin, KH-CN, GD, y tế 10,03 15,08 1748,0 2491,8 96,19 95,43 
Hoạt động dịch vụ 8,23 7,49 1552,2 1384,8 16,05 12,13 
Các ngành khác 9,91 14,09 1741,0 2328,8 92,08 91,60 
Tất cả 9,18 11,66 1658,4 1965,4 43,43 41,07 
Chú ý: Tiền lương tính theo mức giá của 2008 
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 
Bảng 4.4 thể hiện tỷ lệ được hưởng các chế độ của người lao động bao gồm bảo hiểm 
xã hội, bảo hiểm y tế. Qua 2 năm, tỷ lệ đều giảm ở cả 2 chỉ số. TCNH-Bảo hiểm-BĐS là 
ngành có chế độ đãi ngộ lao động tốt nhất với các chỉ số tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội 
và bảo hiểm y tế đều tăng, trong khi tất cả các ngành khác lại giảm. Tỷ lệ thấp nhất vẫn lại là 
ngành nông nghiệp (lần lượt 17,5 % và 2,5 % năm 2012). Các ngành Sản xuất điện-nước-khai 
khoáng; TCNH-Bảo hiểm-BĐS; thông tin-KHCN-GD-Y tế cũng có chế độ đãi ngộ lao 
động tốt (xấp xỉ 90% với BHXH và 80% với BHYT). Chế độ đãi ngộ ở những ngành có tỷ 
lệ lao động phi chính thức cao như nông nghiệp, bán buôn bán lẻ, lưu trú ăn uống và hoạt 
động dịch vụ là không tốt với chỉ 2%-7% lao động ngành được hưởng. 
Bảng 4.4: Chế độ bảo hiểm của người lao động 
% lao động có BHXH (%) % lao động có BHYT (%) 
2011 2012 2011 2012 
Nông nghiệp 14,92 17,52 3,22 2,48 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 60,06 59,87 41,53 41,38 
Sản xuất điện, nước, khai khoáng 90,08 88,75 83,89 78,56 
Xây dựng 15,33 13,89 12,54 11,44 
Bán buôn và bán lẻ 47,09 41,90 7,88 7,34 
Vận tải 46,55 42,08 20,91 20,51 
Lưu trú và ăn uống 30,37 25,54 4,69 5,12 
TC-NH, bảo hiểm, BĐS 91,56 93,97 80,13 84,94 
Thông tin, KH-CN, GD, y tế 96,64 95,91 90,02 89,55 
Hoạt động dịch vụ 16,35 19,00 2,51 3,45 
Các ngành khác 92,56 90,46 78,33 75,83 
Tất cả 59,4 57,69 21,99 20,09 
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm
4.2. Lao động kỹ năng và không k 
Suy giảm kinh tế có tác động khác nhau lên các nhóm lao đ 
động và trình độ chuyên môn là y 
trường lao động và ứng phó với nh 
tỷ lệ lao động có kỹ năng vào kho 
2012. Trình độ lao động rất khác bi 
vụ, xây dựng, bán buôn và bán l 
năng ở những ngành này khá thấ 
ngành Thông tin, KH-CN, GD, y t 
à kỹ năng 
ng động khác nhau. K 
yếu tố quan trọng để giúp cho người lao động tham gia th 
i những tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế. Ở 
khoảng 17,2% năm 2010 và giảm nhẹ xuống 16,8% 
t biệt giữa các ngành kinh tế. Các ngành nông nghi 
ng, lẻ thu hút rất nhiều lao động, nhưng tỷ lệ lao đ 
ấp (Bảng 4.5). Ngành có tỷ lệ lao động kỹ năng cao nh 
tế, tiếp theo là ngành TCNH và bảo hiểm. 
Tỷ lệ lao động có kỹ năng theo ngành 
Bảng 4.5: T 
Nông nghiệp 
Công nghiệp chế biến, chế tạo 
Sản xuất điện, nước, khai hoáng 
Xây dựng 
Bán buôn và bán lẻ 
Vận tải 
Lưu trú và ăn uống 
TC-NH, bảo hiểm, BĐS 
Thông tin, KH-CN, GD, y tế 
Hoạt động dịch vụ 
Các ngành khác 
Tất cả 
Chú ý: Lao động có kỹ năng đư 
đẳng nghề, cao đẳng, đại học v 
Nguồn: Điều tra lao động - việc l 
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chung gi 
nghiệp của những nhóm dễ bị tổ 
lao động có kỹ năng và lao động không có k 
kỹ năng giảm nhẹ, còn tỷ lệ thất nghi 
gian 2010-2012. 
Hình 4.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động có v 
Ngu 
30 
2010 2012 
2,62 
13,56 14 
56,87 58 
11,86 12 
12,38 
16,88 16 
8,22 
78,35 78 
88,58 88 
9,06 
67,9 67 
17,15 16 
ược định nghĩa là lao động có trình độ đào tạo trung cấp nghề, cao 
ẳng và sau đại học. 
ệc làm 
p giảm đi trong thời gian qua, nhưng có th 
ổn thương tăng lên. Hình 4.2 trình bày tỷ lệ thấ 
ng kỹ năng. Tỷ lệ thất nghiệp của lao độ 
t nghiệp của lao động có kỹ năng không thay đ 
ỷ và lao động không có kỹ năng 
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 
ng Kỹ năng lao 
ng thị 
Việt Nam, 
ng năm 
. nghiệp, dịch 
động có kỹ 
ng nhất là 
2,6 
14,35 
58,56 
12,12 
13,6 
16,92 
9,08 
78,89 
88,63 
9,55 
67,75 
16,82 
ạo i thể tỷ lệ thất 
ất nghiệp của 
ộng không có 
hay đổi trong thời 
ộng
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam
(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLBáo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLTuanNguyen520568
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfNguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYNguyenQuang195
 
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdfluan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdfNguyễn Công Huy
 
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quả...
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quả...Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quả...
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quả...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàngLuận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàngRoyal Scent
 
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam anh hieu
 
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt namTác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Trần Đức Anh
 

What's hot (14)

Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULLBáo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
Báo Cáo Đồ Án Phần Mềm Quản lý chuỗi bất động sản FULL
 
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdfluan van tot nghiep ke toan (36).pdf
luan van tot nghiep ke toan (36).pdf
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAYLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NHÂN TỐ ĐẾN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM CỰC HAY
 
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdfluan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
 
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quả...
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quả...Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quả...
Th s17.007 nghiên cứu địa danh huyện bình liêu và thị xã cẩm phả của tỉnh quả...
 
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàngLuận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Luận văn thạc sĩ ngân hàng hoạch định chiến lược kinh doanh của ngân hàng
 
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND LàoLuận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
Luận văn: Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước CNDCND Lào
 
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính huyện Ia Grai
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính  huyện Ia GraiLuận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính  huyện Ia Grai
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính huyện Ia Grai
 
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt namTác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAYĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty in, HAY
 
Đề tài: Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty xây dựng, HOT
Đề tài: Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty xây dựng, HOTĐề tài: Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty xây dựng, HOT
Đề tài: Lập Bảng cân đối kế toán tại Công ty xây dựng, HOT
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 

Similar to (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...QUOCDATTRAN5
 
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên...
Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên...Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên...
Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên...luanvantrust
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9Neo Songhan
 
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...nataliej4
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nguời Lao Động
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nguời Lao ĐộngLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nguời Lao Động
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nguời Lao ĐộngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to (2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam (20)

Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây NguyênLuận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
Luận án: Quan hệ bất bình đẳng thu nhập và kinh tế ở Tây Nguyên
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAYLuận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp cơ khí, HAY
 
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
 
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên...
Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên...Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên...
Công tác kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Kiên...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao ĐộngCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Động Lực Làm Việc Của Công Chức Tại Sở Lao Động
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH MTV Điện Điện Trường.pdf
 
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9Tom tat de an cqdt  20.9 rev final 24.9
Tom tat de an cqdt 20.9 rev final 24.9
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ ...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ ...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ ...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường phi nhân thọ ở VN, HAY
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân SơnĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Ngân Sơn
 
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAYĐề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn, HAY
 
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAYĐề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
Đề tài: Quy chế chi tiêu nội bộ tại trường tiểu học Mỹ An, HAY
 
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân h...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nguời Lao Động
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nguời Lao ĐộngLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nguời Lao Động
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nguời Lao Động
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Đề tài mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO
Đề tài mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAOĐề tài mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO
Đề tài mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO
 

(2013) bộ khđt- hoạt động của các dn việt nam

  • 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP, VIỆC LÀM VÀ NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ Ở VIỆT NAM Hà Nội, tháng 9, 2013 Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
  • 2. Mục lục LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... 4 Tóm tắt ..................................................................................................................................... 5 1. Giới thiệu chung................................................................................................................. 10 2. Nguồn số liệu ..................................................................................................................... 12 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................ 14 3.1. Số doanh nghiệp theo ngành kinh tế, loại hình và quy mô lao động ....................................... 14 3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................... 17 3.3. Dịch chuyển ngành kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................... 22 4. Lao động và việc làm ......................................................................................................... 26 4.1. Lao động và việc làm ............................................................................................................... 26 4.2. Lao động kỹ năng và không kỹ năng ....................................................................................... 30 4.3. Dịch chuyển lao động trong ngắn hạn ..................................................................................... 32 5. Nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình ..................................................................................... 36 5.1. Giảm nghèo trong thời gian gần đây ........................................................................................ 36 5.2. Giảm nghèo, tăng trưởng và bất bình đẳng .............................................................................. 39 5.3. Thoát nghèo và rơi vào nghèo đói ............................................................................................ 41 5.4. Sinh kế hộ nghèo ...................................................................................................................... 44 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 53 Phụ lục 1: Đo lường nghèo đói và bất bình đẳng ................................................................... 55 Phụ lục 2: Bảng biểu về lao động .......................................................................................... 56 1
  • 3. Danh mục Bảng Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế ............................................. 14 Bảng 3.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế ................................................................................. 15 Bảng 3.3: Số lượng các doanh nghiệp theo loại hình và tốc độ tăng trưởng qua các năm........................ 15 Bảng 3.4: Số lượng các doanh nghiệp theo quy mô lao động và tốc độ tăng trưởng ................................ 16 Bảng 3.5: Số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu mảng ..................................................................... 16 Bảng 3.6: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ....................... 17 Bên 3.7: Doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ......................................................................................................................................................... 18 Bảng 3.8: Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) ........................ 19 Bảng 3.9: Tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động ..................................................... 19 Bảng 3.10: Số lao động bình quân của doanh nghiệp theo ngành kinh tế ................................................ 20 Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động nữ theo các ngành kinh tế ............................................................................... 21 Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội ......................................................................................... 21 Bảng 3.13: Tiền lương trung bình ............................................................................................................. 22 Bảng 3.14 Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2007 dịch chuyển sang ngành khác năm 2008 ................................. 23 Bảng 3.15: Tỷ lệ số doanh nghiệp năm 2010 dịch chuyển sang ngành khác năm 2011 ........................... 24 Bảng 3.16: Tốc độ tăng doanh thu trung bình của các ngành dịch chuyển năm 2010-2011..................... 25 Bảng 4.1: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo ngành ..................................................................................... 27 Bảng 4.2: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ...................................................................... 28 Bảng 4.3: Tiền lương và hợp đồng lao động ............................................................................................. 29 Bảng 4.4: Chế độ bảo hiểm của người lao động ....................................................................................... 29 Bảng 4.5: Tỷ lệ lao động có kỹ năng theo ngành ...................................................................................... 30 Bảng 4.6: Thời gian làm việc và tiền lương của lao động có kỹ năng ...................................................... 31 Bảng 4.7: Thời gian làm việc và tiền lương của lao động không có kỹ năng ........................................... 31 Bảng 4.8: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2012, theo ngành kinh tế ........................................... 33 Bảng 4.9: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2011, theo ngành kinh tế ........................................... 34 Bảng 4.10: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2012, theo khu vực kinh tế ...................................... 35 Bảng 4.11: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi năm 2011, theo khu vực kinh tế ...................................... 36 Bảng 5.1: Thu nhập hộ gia đình và tỷ lệ nghèo theo khu vực địa lý ......................................................... 37 Bảng 5.2: Chỉ số khoảng cách nghèo và Chỉ số bình phương khoảng cách nghèo theo KV địa lý .......... 38 Bảng 5.3: Chi tiêu bình quân cho giáo dục và y tế của hộ gia đình .......................................................... 39 Bảng 5.4: Tăng trưởng, phân phối thu nhập và giảm nghèo giai đoạn 2010-2012 ................................... 40 Bảng 5.5. Độ co giãn của tỷ lệ nghèo theo thu nhập và hệ số Gini........................................................... 41 2
  • 4. Bảng 5.6: Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 theo khu vực (%) ..................................... 42 Bảng 5.7: Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 theo đặc điểm hộ (%)............................... 43 Bảng 5.8: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo khu vực (%) ............................................................... 43 Bảng 5.9: Thay đổi thu nhập của hộ gia đình theo đặc điểm hộ (%) ........................................................ 44 Bảng 5.10: Sinh kế của hộ theo cơ cấu thu nhập ...................................................................................... 45 Bảng 5.11: Hộ nhận tiền gửi từ nước ngoài năm 2010-2012 .................................................................... 46 Bảng 5.12: Hộ nhận tiền gửi từ trong nước năm 2010-2012 .................................................................... 46 Bảng P.4.1: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2011 (Theo số lao động) ........................................................................................................................... 56 Bảng P.4.2: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm 2011 (Theo số lao động) .......................................................................................... 57 Bảng P.4.3: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm 2011 .................................................................................................... 58 Bảng P.4.4: Dịch chuyển lao động theo khu vực, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2011 (Tính theo số lao động) ............................................................................................................................. 59 Bảng P.4.5: Dịch chuyển lao động theo khu vực, chỉ tính cho những lao động có số giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2011 ............................................................................................................................... 59 Bảng P.4.6: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo khu vực, chỉ tính cho những lao động có số giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2011 .......................................................................................................... 60 Bảng P.4.7: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2012 (Theo số người lao động) ................................................................................................................. 61 Bảng P.4.8: Dịch chuyển lao động theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2012 (Theo số người lao động) ............................................................................... 62 Bảng P.4.9: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo ngành kinh tế, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40 giờ/tuần năm 2012 ................................................................................................... 63 Bảng P.4.10: Dịch chuyển lao động theo khu vực, tính cho tất cả các đối tượng lao động năm 2012 (tính theo số người) ................................................................................................................................... 64 Bảng P.4.11: Dịch chuyển lao động theo khu vực, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm 2012 (tính theo số người) ................................................................................................ 64 Bảng P.4.12: Tỷ lệ (%) lao động dịch chuyển đi, theo khu vực, chỉ tính cho các đối tượng có số giờ làm việc trên 40giờ/tuần năm 2012 ........................................................................................................... 65 Danh mục Hình Hình 4.1. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%) ...................................................................................... 26 Hình 5.1. Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2010-2012 .............................................................................................. 37 Hình 5.2. Hệ số Gini thời kỳ 2010-2012 ..................................................................................................... 40 Hình 5.3. Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói 2010-2012 (%) ............................................................. 41 Hình 5.4. Phần trăm hộ gia đình theo sinh kế chính năm 2012 .................................................................. 45 3
  • 5. LỜI CẢM ƠN Báo cáo này được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong. Nhóm nghiên cứu bao gồm Phùng Đức Tùng (trưởng nhóm), Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Hồng Thùy, Lê Hải Châu và Nguyễn Hoàng Thao. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện nghiên cứu này. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Văn phòng UNDP tại Việt Nam và Ban Quản lý Dự án MDG về sự hợp tác tích cực trong suốt quá trình nghiên cứu. Báo cáo này không thể hoàn thành nếu thiếu những hỗ trợ kỹ thuật và góp ý giá trị của Bà Nguyễn Bùi Linh (UNDP) và Ông Nguyễn Tiên Phong từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiên cứu. Chúng tôi đánh giá cao những hỗ trợ và ý kiến đóng góp từ Ban Quản lý Dự án MDG. Các chuyên gia và cán bộ của Ban Quản lý Dự án MDG đã giúp đỡ chúng tôi gồm: Ông Trần Quốc Phương và Bà Phan Thu Hương. Một đóng góp có ý nghĩa quan trọng đối với thành công của báo cáo là sự tham gia nhiệt tình của những chuyên gia thuộc nhóm phản biện, những người đã tham dự cuộc trao đổi, tọa đàm và hội thảo trong quá trình xây dựng báo cáo. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ông Nguyễn Thắng (Trung tâm phân tích Dự báo) và Bà Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Khoa học Lao động và Xã hội). Dù đã rất nỗ lực trong giới hạn thời gian cho phép và nhận được nhiều đóng góp quý báu và hỗ trợ nhiệt tình từ nhiều chuyên gia và cộng sự, chúng tôi biết Báo cáo vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những đóng góp của quý vị độc giả để nhóm tác giả có cơ hội được học hỏi và hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo. 4
  • 6. Tóm tắt Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng và giảm nghèo trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bị giảm sút trong thời gian gần đây. Tốc độ tăng GDP trong giai đoạn năm 2009- 2012 vào khoảng hơn 5%, thấp hơn đáng kể mức tăng trưởng 7% thời kỳ trước. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng suy giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt của nền kinh tế từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, việc làm của người lao động đến mức sống và nghèo đói của hộ gia đình. Liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay không? Liệu thất nghiệp và nghèo đói có tăng lên trong bối cảnh kinh tế suy giảm hay không? Nghiên cứu sử dụng ba nguồn cơ sở dữ liệu chính bao gồm: Số liệu Khảo sát Mức sống Hộ gia đình (viết tắt KSMSHGĐ), số liệu Điều tra Lao động và Việc làm (ĐTLĐVL) và số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp (viết tắt là TĐTDN). Đây là các cuộc điều tra quy mô lớn, mang tính đại diện cho quốc gia và các vùng địa lý. Các cuộc điều tra này đều được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam. Các cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các dữ liệu cập nhật nhất nhằm phân tích thực trạng của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, việc làm của người lao động và giảm nghèo của hộ gia đình trong bối cảnh kinh tế suy giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của suy giảm kinh tế trong ngắn hạn nhìn chung chưa ở mức nghiêm trọng. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới vẫn tăng lên tuy nhiên với tốc độ thấp hơn nhiều so với những năm trước suy thoái. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đều giảm nhiều. Số lượng doanh nghiệp đóng cửa cũng nhiều hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm mạnh số lượng và giờ làm của lao động, dịch chuyển mạnh hơn ngành nghề kinh doanh chính, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản và ngành xây dựng. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Tiền lương thực tế bình quân giờ của người lao động vẫn tăng, tuy nhiên chất lượng việc làm của người lao động có chiều hướng giảm sút. Số giờ làm việc bình quân lao động ở tất cả các ngành đều giảm. Tỷ lệ lao động được hưởng các chế độ của người lao động bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng giảm nhẹ. Chênh lệch tiền lương giữa lao động có kỹ năng và không có kỹ năng tăng mạnh. Lao động có xu hướng dịch chuyển giữa các ngành nhiều hơn. Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ít dịch chuyển nhất. Mặt khác, nông nghiệp lại là ngành thu hút được lao động từ các ngành khác chuyển sang. Trong giai đoạn 2010- 2012, có khoảng 1 triệu lao động từ các ngành khác đã chuyển sang làm việc trong ngành nông nghiệp. Thu nhập bình quân thực tế của hộ gia đình tăng khoảng 3,5% qua hai năm 2010- 2012, tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều tốc độ tăng thu nhập thời kỳ 2006-2008 là 17%. Thu nhập bình quân của khu vực thành thị thậm chí giảm đi trong giai đoạn 2010-2012. Mặc dù thu nhập thực tế chỉ tăng nhẹ, tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm từ 14% năm 2010 xuống 11,8% năm 2012. Giảm nghèo đạt được tại cả khu vực nông thôn và thành thị, cũng như tất cả các vùng địa lý. Thành tựu giảm nghèo trong giai đoạn suy giảm kinh tế chủ yếu do đóng góp từ phân bố thu nhập thay vì từ tăng trưởng kinh tế như giai đoạn trước suy thoái. 5
  • 7. Tác động của suy giảm kinh tế đến các doanh nghiệp Mặc dù có nhiều quan ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng đến số lượng các doanh nghiệp mới được thành lập nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng không nhiều so với giai đoạn trước suy thoái. Trong năm 2011, tốc độ doanh nghiệp tăng lên của ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản là rất thấp (chỉ khoảng 0,3%) trái ngược với tốc độ tăng của ngành này năm 2010 ở mức 30%. Ngành xây dựng có tốc độ tăng doanh nghiệp thấp thứ hai ở mức 4,6% so với mức tăng 30% của năm 2010. Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ từ 1 đến 10 lao động biến động rất lớn. Trung bình từ năm 2007 đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp quy mô từ 1 đến 5 lao động là 30,1%. Tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp có từ 6 đến 10 lao có xu hướng giảm dần từ 37% năm 2007-2008 xuống 10% năm 2009-2010 và chỉ còn 1% năm 2011. Giai đoạn 2010- 2011 có khoảng 45 nghìn doanh nghiệp không còn hoạt động và là năm có số doanh nghiệp không còn hoạt động cao nhất trong giai đoạn 2007- 2011. Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp xây dựng và các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có số lượng đóng cửa lớn nhất trong năm 2011. Doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa (dưới 200 lao động) có số lượng ngừng hoạt động hoặc không còn tìm thấy (đóng cửa) rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mô lao động dưới 10 (khoảng 36 nghìn doanh nghiệp đóng cửa). Các doanh nghiệp đóng cửa phần lớn là các doanh nghiệp thuộc công ty TNHH tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần (chiếm trên 90% tổng số). Doanh thu trung bình thực tế (đã loại bỏ trượt giá do lạm phát) của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2011 có xu hướng giảm. Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp năm 2011 là 12,5 tỷ, giảm 5,9% so với doanh thu trung bình năm 2007. Con số này qua các năm 2008, 2009 và 2010 liên tiếp âm ở mức -7,3%, -8,8% và -8,5%. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thông tin khoa học, giáo dục, y tế và vận tải là các doanh nghiệp có mức độ suy giảm doanh thu lớn nhất. Tác động của suy giảm kinh tế làm cho tiêu dùng (sức mua) trong nước suy giảm nên đã có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên. Chỉ có các doanh nghiệp ở ngành sản xuất điện, nước và khai khoáng có tốc độ tăng doanh thu cao (trên 50%) phản ánh một phần do giá điện, nước tăng và khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 do giá một số mặt hàng khoáng sản, đặc biệt là năng lượng tăng cao. Tương tự như doanh thu, lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp cũng có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp năm 2011 giảm một nửa (49,2%) so với năm 2007. Ngay cả các ngành có doanh thu liên tục tăng như sản xuất điện, nước, khai khoáng và tài chính ngân hàng, cũng không đạt được tăng trưởng trong lợi nhuận. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ suy giảm kinh tế và bị đóng cửa nhiều hơn. Doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm mạnh lao động. Số lượng lao động trung bình một doanh nghiệp giảm mạnh từ 47,4 lao động/doanh nghiệp năm 2007 xuống còn 32,6 lao động/doanh nghiệp năm 2011 (giảm hơn 30% so với năm 2007). Các doanh nghiệp nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo là hai loại hình doanh nghiệp có xu hướng giảm quy mô lao động nhiều nhất. Năm 2011, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp 6
  • 8. đã cắt giảm quy mô lao động gần 70% và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo cắt giảm tới 27,5% tổng số lao động so với năm 2007. Trong bối kinh tế suy giảm, dịch chuyển ngành kinh doanh chính của các doanh nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Trong khi chỉ có doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ là có sự dịch chuyển ngành nghề kinh doanh chính trên 10,0% năm 2008 thì năm 2011 có 7 trong tổng số 10 ngành có số doanh nghiệp dịch chuyển ngành nghề kinh doanh chính trên 10,0%, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (40% số doanh nghiệp chuyển dịch) và doanh nghiệp khoa học công nghệ (20% số doanh nghiệp dịch chuyển) chuyển dịch nhiều nhất. Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang ngành bán buôn và bán lẻ, có lẽ là do đây là ngành thương mại dễ gia nhập và chi phí cố định là không lớn. Tác động của suy giảm kinh tế đến lao động và việc làm Suy giảm kinh tế đã kìm hãm sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Thị trường lao động bị ảnh hưởng mạnh bởi suy giảm kinh tế. Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp (vốn đã cao nhất và có năng suất thấp nhất) tăng thêm 2,5% từ 44,4% năm 2008 lên 46,9% năm 2012. Điều này có nghĩa là đã có hơn 1 triệu lao động bị dịch chuyển từ những ngành có năng suất lao động cao (công nghiệp và dịch vụ) sang ngành nông nghiệp. Tỷ lệ làm công ăn lương và số giờ lao động giảm đi, tuy mức giảm không lớn lắm. Số giờ làm việc bình quân/tuần của tất cả các ngành đều giảm, nhiều ngành thấp hơn nhiều so với mức trung bình là 48 giờ/tuần, riêng ngành nông nghiệp chỉ còn 37,6 giờ/ tuần. Tiền lương thực tế bình quân/giờ làm việc (theo giá so sánh 2008) tăng khoảng 25% từ 9,2 nghìn đồng lên 11,7 nghìn đồng/giờ. Chỉ có hai ngành nông nghiệp và dịch vụ có mức tiền lương bình quân/ giờ lao động giảm. Có thể nói lao động trong ngành nông nghiệp dễ tổn thương nhất so với lao động trong các ngành khác. Tổng thu nhập của lao động trong ngành giảm mạnh do phải chịu tác động kép do giờ làm bị cắt giảm và tiền lương trung bình theo giờ cũng giảm. Do số giờ lao động bình quân tháng giảm đi nên mức lương bình quân tháng tăng với tỷ lệ thấp hơn mức lương bình quân giờ. Cụ thể là mức lương bình quân tháng tăng khoảng 18% qua hai năm 2010 và 2012. Tiền lương bình quân/giờ lao động năm 2010 của lao động có kỹ năng cao hơn lao động không có kỹ năng khoảng 25%. Tuy nhiên tiền lương thực tế bình quân của lao động có kỹ năng tăng đáng kể trong thời kỳ này, vào khoảng 50%. Trong khi đó tiền lương thực tế bình quân giờ của lao động không có kỹ năng chỉ tăng nhẹ, còn tiền lương bình quân tháng của họ thậm chí giảm nhẹ do thời gian làm việc tuần giảm đi. Lao động không có kỹ năng ở ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có mức giảm sút tiền lương bình quân tháng nhiều nhất. Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội không tăng trong giai đoạn 2007- 2011 (khoảng 57%). Suy giảm kinh tế cũng làm cho tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp dịch vụ và xây dựng bị giảm nhiều. Ngược lại tỷ lệ này ở các ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất điện, nước, khai khoáng tăng lên đáng kể, lần lượt là 5,4% và 10,0%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp bị tác động nhiều bởi suy giảm kinh tế có xu hướng giảm tỷ lệ lao động được ký hợp đồng dài hạn hoặc nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. 7
  • 9. Dịch vụ là ngành có tỷ lệ dịch chuyển lao động nhiều nhất khi chỉ có 66,2 % lao động trong 6 tháng đầu năm vẫn hoạt động trong ngành dịch vụ vào những tháng cuối năm. Tỷ lệ mất việc trung bình là 4%, trong đó, ngành có tỷ lệ mất việc cao nhất là dịch vụ (5,5%) và thấp nhất là ngành Thông tin-KHCN-GD-Y tế (2,8%). Chỉ có 7,2% lao động tìm được việc làm mới trong năm 2012 và chủ yếu làm việc trong ngành nông nghiệp (3,5%). Lao động ngành xây dựng cũng chuyển sang các ngành khác khá nhiều. Có tới 12% số lao động trong ngành xây dựng đầu năm thì cuối năm chuyển sang lao động trong nông nghiệp. Tỷ lệ lao động dịch chuyển đến nông nghiệp khá nhiều. Điều này cho thấy khi việc làm trong các ngành khác khó khăn thì người lao động sẽ phải quay lại với công việc kém bền vững, nhiều rủi ro và có năng suất thấp đó là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những ngành có tỷ lệ lao động chuyển sang ngành dịch vụ cao nhất là ngành bán buôn bán lẻ, và công nghiệp chế tạo. Tác động của suy giảm kinh tế đến nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình Kết quả ước lượng từ KSMSHGĐ 2010 và 2012 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14% năm 2010 xuống 11,8% năm 2012. Giảm nghèo đạt được tại cả khu vực nông thôn và thành thị, cũng như tất cả các vùng địa lý. Mức sống của người nghèo vẫn được cải thiện trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Bất bình đẳng về mức sống giảm đi trong giai đoạn suy giảm kinh tế. Hệ số Gini về thu nhập giảm từ 0,42 xuống 0,39 trong giai đoạn 2010-2012. Nguyên nhân có thể là do suy giảm kinh tế đã giảm mức tăng thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực thành thị, các hộ gia đình ở nhóm giàu và nhóm khá nhiều Nguyên nhân giảm nghèo của hộ gia đình trong giai đoạn 2010-2012 nhờ vào cả tăng thu nhập và giảm bất bình đẳng thu nhập. Tác động giảm nghèo của phân phối thu nhập thậm chí còn cao hơn tác động giảm nghèo của tăng trưởng thu nhập. Tăng thu nhập và giảm bất bình đẳng tương ứng làm giảm tỷ lệ nghèo 0,94 điểm phần trăm và 1,34 điểm phần trăm. Khu vực thành thị, thu nhập bình quân giảm đã làm tăng tỷ lệ nghèo tuy nhiên yếu tố phân phối lại thu nhập ở khu vực thành thị đã giúp tỷ lệ nghèo ở khu vực này giảm 1,22 điểm phần trăm. Tỷ lệ nghèo có độ co giãn với hệ số Gini cao hơn nhiều so với độ co giãn với thu nhập bình quân. Năm 2012, nếu thu nhập bình quân tăng 1% thì tỷ lệ nghèo giảm 2,1%, còn nếu hệ số Gini tăng 1% thì tỷ lệ nghèo tăng 5,5%. Phát hiện này cho thấy phân bố thu nhập đóng vai trò rất quan trọng hơn trong việc giảm nghèo so với tăng trưởng thu nhập bình quân. Nói cách khác, để giảm nghèo cần phải có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo tăng thu nhập. Độ co giãn của tỷ lệ nghèo với thu nhập bình quân và hệ số Gini có xu hướng tăng theo thời gian, cho thấy tăng thu nhập và đảm bảo phân phối thu nhập bình đẳng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giảm nghèo. Tỷ lệ thoát nghèo và rơi vào nghèo đói thời kỳ 2010-2012. Một số lượng lớn các hộ gia đình nghèo thoát nghèo năm 2012, nhưng cũng có nhiều hộ gia đình không nghèo năm 2010 rơi vào nghèo năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo kinh niên thay đổi rõ rệt theo vùng địa lý, cao nhất ở vùng miền núi phía Bắc, sau đó là vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Tỷ lệ hộ rơi vào nghèo đói năm 2012 là 4,2%, chiếm khoảng 30% số hộ nghèo. Tỷ lệ hộ rơi vào nghèo đói trong tổng số hộ nghèo cao hơn ở các khu vực thành thị, các vùng 8
  • 10. Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng– nơi có tỷ lệ nghèo thấp hơn các khu vực khác và chịu ảnh hưởng nhiều hơn của suy giảm kinh tế. Điều này có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với suy thoái kinh tế khi mà những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là những vùng có kinh tế phát triển. Từ khóa: Suy giảm kinh tế, nghèo đói, sinh kế, doanh nghiệp, lao động, dịch chuyển lao động, dịch chuyển ngành. 9
  • 11. 1. Giới thiệu chung Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn về tăng trưởng và giảm nghèo trong hai thập kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 7% trong suốt hơn 20 năm qua. Tỷ lệ nghèo giảm từ 57,4% năm 1993 xuống còn 14,2% năm 2010. Tuy nhiên, suy giảm kinh tế những năm vừa qua đã làm cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm sút. Tốc độ tăng GDP hàng năm giai đoạn 2009- 2012 chỉ vào khoảng hơn 5%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 7% thời kỳ trước. Mặc dù số liệu nghèo đói của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố cho thấy tỷ lệ nghèo vẫn giảm trong hai năm qua, nhiều báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản từ 2009 đến nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài nền kinh tế Việt Nam. Các yếu tố bên trong bao gồm hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, ngành tài chính ngân hàng, và cơ cấu đầu tư không hợp lý của nền kinh tế. Suy thoái kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam do kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại được coi là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giảm nghèo nhanh nhưng nó cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn. Một cú sốc từ nền kinh tế toàn cầu có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực tới nghèo đói của một nền kinh tế nhỏ và mở như Việt Nam. Suy giảm kinh tế có tác động lên các doanh nghiệp và hộ gia đình khác nhau. Chẳng hạn lao động và doanh nghiệp trong ngành xây dựng, tài chính có xu hướng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế trong những năm vừa qua. Xác định các nhóm đối tượng có nguy cơ dễ bị tổn thương bởi suy giảm kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thiết kế các chính sách kinh tế xã hội nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của nó. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về khủng hoảng và suy giảm kinh tế. Ở Việt Nam, mặc dù có ít nghiên cứu về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế lên nghèo đói nhưng có khá nhiều nghiên cứu về suy giảm kinh tế và ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động và doanh nghiệp. Liên quan đến những nghiên cứu về nghèo đói và phúc lợi hộ gia đình trong bối cảnh kinh tế suy giảm, phân tích của Nguyễn (2011) cho thấy tăng trưởng kinh tế thấp có thể làm giảm tốc độ giảm nghèo và dẫn đến khả năng Việt Nam có thể không đạt được mục tiêu Thiên nhiên kỷ về giảm nghèo, đặc biệt là nghèo lương thực. Dự báo tác động đến thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam, Riedel (2009) sử dụng các dự báo của IMF về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy khủng hoảng kinh tế có tác động tiêu cực trong dài hạn đối với thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam. Về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến việc làm, Warren-Rodíguez (2009) sử dụng dữ liệu vĩ mô về GDP và việc làm để tính toán độ co giãn của việc làm với tăng trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy suy giảm kinh tế có tác động tiêu cực đến khả năng tạo việc làm của nền kinh tế, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Nguyễn và các cộng sự (2009) cũng áp dụng phương pháp tương tự sử dụng số liệu cập nhập hơn kết hợp với phương pháp hồi quy sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp thu được từ cuộc Điều tra các Doanh nghiệpgiai đoạn 2004- 2006 để nghiên cứu tác động của khủng hoảng kinh tế đến việc làm ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận tương tự nghiên cứu của Warren-Rodíguez (2009) về khả năng tỷ lệ thất nghiệp tăng (khoảng 6%- 6,5% năm 2010) do nền kinh tế không tạo ra đủ số công ăn việc làm để hấp thụ một lực lượng lao động mới đang gia tăng ở Việt Nam. 10
  • 12. Một số nghiên cứu khác dựa trên phương pháp nghiên cứu trường hợp (VASS, 2009; Đinh, 2009; Anh, 2009; Nguyễn, 2009) tập trung nghiên cứu lao động tại các làng nghề, chợ lao động và khu công nghiệp cũng cho thấy cơ hội việc làm và thu nhập của những đối tượng này giảm trong khi khả năng mất việc lại tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn suy giảm kinh tế theo số liệu của Tổng cục Thống kê vẫn ở mức thấp, thậm chí có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là khoảng 2,9% năm 2009 và giảm xuống còn khoảng 2% vào năm 2012 (dữ liệu của Tổng cục Thống kê). Tuy nhiên, theo Cling và cộng sự (2010), tỷ lệ thất nghiệp chưa phải là chỉ số chính thể hiện sự tác động của khủng hoảng kinh tế đến thị trường lao động bởi khu vực việc làm phi chính thức đóng vai trò lớn trong việc điều tiết cung cầu của thị trường lao động Việt Nam. Nghiên cứu dự đoán mặc dù thu nhập của khu vực phi chính thức bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các cú sốc kinh tế, lực lượng làm việc cho khu vực việc làm phi chính thức sẽ tăng lên 27,2% lực lượng lao động năm 2015. ILO (2012) cho biết mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn suy giảm kinh tế thấp, lao động không có nhiều lựa chọn và phải chấp nhận công việc trong khu vực phi chính thức với thu nhập thấp, việc làm không ổn định để hỗ trợ gia đình. Theo nghiên cứu của Phạm (2009), mặc dù khả năng tạo việc làm của nền kinh tế giảm, các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm thời gian làm việc bình quân của lao động thay vì cho lao động thôi việc. Nghiên cứu của Razafindrakoto và các cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu từ cuộc Điều tra Lao động Việc làm 2007 và 2009 cũng cho thấy cơ chế điều chỉnh của thị trường lao động trong khủng hoảng kinh tế là giảm giờ làm của lao động và tăng tỷ lệ lao động bán thời gian hoặc lao động khiếm dụng (lao động làm ít hơn 35 giờ/tuần có nhu cầu tăng thời gian làm việc). Xét đến tác động của khủng hoảng kinh tế đến từng ngành, kết quả từ nghiên cứu của Nguyễn và các cộng sự (2009) cho thấy khủng hoảng kinh tế tác động nghiêm trọng nhất đến ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo. Việc làm trong khu vực dịch vụ cũng bị ảnh hưởng lớn, nhất là trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và lưu trú ăn uống. Theo Phạm (2009), những ngành bị ảnh hưởng tiêu cực nhất do khủng hoảng kinh tế là những ngành công nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu và nhập khẩu như dệt may, da giày, sản xuất gỗ, chế biến hải sản, sản xuất phụ tùng điện và du lịch. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế. Khảo sát 2.500 doanh nghiệp của CIEM (2012) cho thấy 60% doanh nghiệp được điều tra cho rằng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Để có được bức tranh cập nhật hơn về ảnh hưởng của suy giảm kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu này sẽ sử dụng số liệu của cuộc Điều tra gần đây nhất để phân tích thực trạng, hoạt động của các doanh nghiệp, lao động và việc làm, vấn đề nghèo đói của hộ gia đình trong bối cảnh suy giảm kinh tế. Cụ thể chúng tôi sẽ sử dụng số liệu Khảo sát Mức sống hộ gia đình, số liệu Điều tra việc làm, số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp để nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau: Đối với doanh nghiệp: • Tăng trưởng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ra sao trong bối cảnh suy giảm kinh tế? Ngành nào có tốc độ tăng trưởng tốt nhất và ngành nào kém nhất? • Liệu việc làm và tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp có bị giảm 11 sút?
  • 13. • Các doanh nghiệp có chuyển đổi ngành kinh doanh chính trong bối cảnh suy giảm kinh tế hay không? Ngành kinh tế nào có sự chuyển dịch nhiều và chuyển sang ngành kinh doanh nào có thể mang lại tăng trưởng cho doanh nghiệp? Đối với lao động và việc làm: • Liệu tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp có tăng lên hay không? Những lao động trong ngành nào bị mất việc trong thời gian qua? • Liệu việc làm tốt (decent work) có bị giảm sút hay không? • Lao động dịch chuyển theo ngành kinh tế trong ngắn hạn ra sao? Những ngành nghề nào mà lao động phải rời bỏ và đâu là những ngành kinh tế thu hút được lao động? Đối với hộ gia đình: • Liệu thu nhập bình quân của hộ có giảm sút và mức nghèo đói có tăng lên trong 12 bối cảnh suy giảm kinh tế không? • Những hộ gia đình nào có khả năng thoát nghèo và những hộ gia đình nào rơi vào nghèo đói trong giai đoạn này? • Hộ gia đình sẽ thay đổi sinh kế của mình ra sao để đối phó với tác động của suy giảm kinh tế? Chuyển đổi sinh kế nào sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho hộ gia đình? Nghiên cứu bao gồm 6 phần. Phần thứ hai mô tả nguồn số liệu được dùng trong nghiên cứu. Phần thứ ba trình bày các phân tích về hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp. Phần thứ tư phân tích thực trạng lao động việc làm sử dụng Điều tra Lao động việc làm. Phần thứ năm phân tích thực trạng giảm nghèo và sinh kế hộ gia đình trong những năm gần đây sử dụng Khảo sát Mức sống hộ gia đình. Cuối cùng phần thứ sáu trình bày kết luận và một số khuyến nghị. 2. Nguồn số liệu Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng ba nguồn cơ sở dữ liệu chính bao gồm: Số liệu Khảo sát Mức sống Hộ gia đình (viết tắt KSMSHGĐ), số liệu Điều tra Lao động và Việc làm (ĐTLĐVL) và số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp (viết tắt là TĐTDN). Đây là các cuộc điều tra quy mô lớn, mang tính đại diện cho quốc gia và các vùng địa lý. Các cuộc điều tra này đều được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam. Các cơ sở dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là các dữ liệu cập nhật nhất. Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Nguồn thứ nhất là KSMSHGĐ các năm 2010 và 2012. Điều tra này được Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK) thực hiện 2 năm một lần và tổng số hộ của mỗi năm điều tra là 9.399 gia đình được chọn ở tất cả các tỉnh/ thành phố trên cả nước và đại diện cho cấp quốc gia và cấp vùng. KSMSHGĐ thu thập thông tin chi tiết về nhiều khía cạnh phản ánh mức sống của hộ gia đình như nhân khẩu học, giáo dục, y tế, tài sản, thu nhập và chi tiêu của hộ. Ngoài ra, cuộc điều tra còn thu thập các thông tin liên quan đến thu nhập của hộ từ tiền gửi trong và ngoài nước là một phần quan trọng để phân tích tác động của suy giảm kinh tế đến thu nhập của hộ nông thôn và hộ nghèo khi mà thu nhập từ tiền gửi thường đóng một vai trò lớn trong tổng thu nhập của các hộ. KSMSHGĐ thường được sử dụng để phân tích nghèo đói, phúc lợi và đặc điểm của hộ gia đình ở Việt Nam.
  • 14. Điều tra Lao động và việc làm Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ các cuộc Điều tra Lao động và việc làm các năm 2008, 2010, 2011, 2012. Các cuộc điều tra đều được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê. Đối tượng điều tra là các hộ dân cư và các nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên, riêng năm 2012 có thêm phiếu điều tra lao động trẻ em từ 5 đến 17 tuổi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi không sử dụng dữ liệu từ phiếu điều tra lao động trẻ em. Số quan sát các năm 2008, 2010, 2011, 2012 lần lượt là 1.469.033, 916.894, 1.110.467 và 746.768. Năm 2011 điều tra chọn mẫu với quy mô 76.320 hộ mỗi quý và 25.440 mỗi tháng. Tương tự là 50.640 hộ mỗi quý và 16.880 hộ mỗi tháng đối với năm 2012. Đặc biệt là trong hai năm 2011 và 2012 có sử dụng dữ liệu lặp (điều tra lặp lại) giữa các tháng trong năm, nhưng không có dữ liệu lặp giữa các năm. Tất cả các biến tiền tệ được điều chỉnh theo giá tháng 1 năm 2008 để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát. Các cuộc điều tra thu thập thông tin khá chi tiết về tình hình việc làm của các thành viên trong hộ gia đình. Nội dung bao gồm thông tin của hộ, tình trạng về việc làm của lao động (thất nghiệp, có việc làm, không hoạt động kinh tế), nghề nghiệp, ngành kinh tế, thành phần kinh tế, các đặc trưng như: bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH), ký hợp đồng lao động, thời gian làm việc, tiền lương, tiền công và thu nhập của các đối tượng. Năm 2011 và 2012 có thu thập thêm các thông tin về việc làm trước khi nghỉ việc của các đối tượng. Tổng Điều tra Doanh nghiệp Nghiên cứu sử dụng số liệu từ cuộc Tổng Điều tra doanh nghiệp (TĐTDN) năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 (viết tắt là TĐTDN 2007, TĐTDN 2008, TĐTDN 2009, TĐTDN 2010 và TĐTDN 2011). Các cuộc tổng điều tra này được thực hiện bởi Tổng cục Thống kê và thực hiện trên phạm vi tất cả các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên cả nước. Số quan sát tương ứng với TĐTDN 2007, TĐTDN 2008, TĐTDN 2009, TĐTDN 2010 và TĐTDN 2011 là 155.771, 205.689, 233.235, 287.896 và 339.287 doanh nghiệp. Dữ liệu qua các năm được thiết kế dưới dạng lặp lại, tức là có tạo thành số liệu mảng. Khi tính toán các chỉ số liên quan đến doanh thu, thu nhập và tiền lương, giá được điều chỉnh theo giá năm 2007 để loại bỏ lạm phát. Bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp thu thập thông tin đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính, số lượng cán bộ, công nhân viên, số lượng cán bộ nữ, chi phí tiền lương, tài sản. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm doanh thu, lợi nhuận và các khoản nộp thuế đều được thu thập trong TĐTDN. 13
  • 15. 3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3.1. Số doanh nghiệp theo ngành kinh tế, loại hình và quy mô lao động Mặc dù có nhiều quan ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ ảnh hưởng đến số lượng các doanh nghiệp mới được thành lập nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng dần trong những năm gần đây. Tính đến thời điểm năm 2011 cả nước có gần 340 nghìn doanh nghiệp, tăng 117,7% so với năm 2007. Tuy nhiên, tốc độ tăng qua các năm là không đồng đều. Năm 2008, số lượng các doanh nghiệp tăng vượt bậc với tốc độ tăng là 32%, sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp chỉ còn 13,1%. Có thể năm 2009 là năm kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Năm 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng gần gấp đôi so với số doanh nghiệp đăng ký mới năm 2009. Tuy nhiên sang năm 2011, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng không nhiều. Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng theo ngành kinh tế 14 Phân theo ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước Số lượng % tăng so với năm trước Nông nghiệp 8513 248,5 8703 2,2 9121 4,8 10246 12,3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 39890 25,0 44051 10,4 48689 10,5 56904 16,9 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 4179 10,7 3017 -27,8 2865 -5,0 3098 8,1 Xây dựng 28234 34,5 32801 16,2 42654 30,0 44612 4,6 Bán buôn và bán lẻ 80430 32,1 90598 12,6 111954 23,6 130012 16,1 Vận tải 7735 -7,1 9854 27,4 15105 53,3 18872 24,9 Lưu trú và ăn uống 7082 16,6 8597 21,4 10176 18,4 12910 26,9 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 2067 9,1 2037 -1,5 2665 30,8 2673 0,3 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 15220 50,1 17286 13,6 23428 35,5 31685 35,2 Hoạt động dịch vụ 1040 26,4 1581 52,0 2057 30,1 2600 26,4 Các ngành khác 11281 33,0 14100 25,0 19072 35,3 25591 34,2 Tổng cộng 205671 32,0 232625 13,1 287786 23,7 339203 17,9 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Trong năm 2011, tốc độ doanh nghiệp tăng lên của ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản là thấp nhất, chỉ khoảng 0,3%, trái ngược với tốc độ tăng của ngành này năm 2010 ở mức 30%. Ngành xây dựng có tốc độ tăng doanh nghiệp thấp thứ hai ở mức 4,6% so với mức tăng 30% của năm 2010. Các doanh nghiệp bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế – trên 38% qua các năm (Bảng 3.2). Số lượng các doanh nghiệp loại này tăng đều, từ 60.892 doanh nghiệp năm 2007 lên đến 130.012 doanh nghiệp năm 2011. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất (0,8% trong tổng số doanh nghiệp năm 2011).
  • 16. Bảng 3.2: Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành kinh tế Ngành kinh tế (%)Tổng số doanh nghiệp 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 1,6 4,1 3,7 3,2 3,0 Công nghiệp chế biến, chế tạo 20,5 19,4 18,9 16,9 16,8 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 2,4 2,0 1,3 1,0 0,9 Xây dựng 13,5 13,7 14,1 14,8 13,2 Bán buôn và bán lẻ 39,1 39,1 38,9 38,9 38,3 Vận tải 5,3 3,8 4,2 5,2 5,6 Lưu trú và ăn uống 3,9 3,4 3,7 3,5 3,8 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 1,2 1,0 0,9 0,9 0,8 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 6,5 7,4 7,4 8,1 9,3 Hoạt động dịch vụ 0,5 0,5 0,7 0,7 0,8 Các ngành khác 5,4 5,5 6,1 6,6 7,5 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Trong khi đó, xét theo loại hình doanh nghiệp các công ty tư nhân chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế qua các năm. Với số lượng các doanh nghiệp tư nhân tăng từ 77.647 doanh nghiệp năm 2007 lên đến 193.272 doanh nghiệp năm 2011. Các công ty TNHH tư nhân, các công ty cổ phần và doanh nghiệp nước ngoài có tốc độ tăng về số lượng nhiều nhất, đặc biệt là trong năm 2011 (Bảng 3.3). Bảng 3.3: Số lượng các doanh nghiệp theo loại hình và tốc độ tăng trưởng qua các năm 15 Loại hình doanh nghiệp 2008 2009 2010 2011 Số lượng % tăng trưởng so với năm trước Số lượng % tăng trưởng so với năm trước Số lượng % tăng trưởng so với năm trước Số lượng % tăng trưởng so với năm trước DN nhà nước 3287 -5,9 3338 1,6 3238 -3,0 3294 1,7 HTX 13597 101,9 12257 -9,9 11954 -2,5 13517 13,1 DN tư nhân 46527 15,0 46677 0,2 47822 2,5 48928 2,3 TNHH tư nhân 103079 32,8 123422 19,7 162484 31,7 193272 19,0 Cty cổ phần 33556 49,4 40389 20,4 55274 36,9 70004 26,7 DN nước ngoài 5625 13,4 6539 16,3 7014 7,3 10188 45,3 Toàn bộ 205671 32,0 232622 13,1 287786 23,7 339203 17,9 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Bảng 3.4 cho thấy các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ từ 1 đến 10 lao động biến động lớn nhất qua các năm. Trung bình từ năm 2007 đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp quy mô từ 1 đến 5 lao động là 30,1%. Năm 2009, số lượng các doanh nghiệp loại hình này chỉ tăng 13,4% so với năm 2008, cũng là năm diễn ra suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên sang năm 2010, tốc độc tăng hơn gấp 3,5 lần con số của năm 2009, lên đến 47,2%. Tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp có từ 6 đến 10 lao có xu hướng giảm dần từ 37% năm 2007-2008 xuống 10% năm 2009-2010 và chỉ còn 1% năm 2011.
  • 17. Bảng 3.4: Số lượng các doanh nghiệp theo quy mô lao động và tốc độ tăng trưởng 16 Phân theo quy mô lao động 2008 2009 2010 2011 Số lượng % tăng trưởng so với năm trước Số lượng % tăng trưởng so với năm trước Số lượng % tăng trưởng so với năm trước Số lượng % tăng trưởng so với năm trước 1 đến 5 64121 29,6 72684 13,4 107005 47,2 139978 30,8 6 đến 10 63029 37,5 75345 19,5 83464 10,8 84305 1,0 11 đến 20 34532 49,3 36281 5,1 41534 14,5 48406 16,5 21 đến 199 37714 20,2 41748 10,7 48405 15,9 57409 18,6 200 đến 300 2214 9,7 2362 6,7 2625 11,1 2974 13,3 300 trở lên 4040 2,7 4184 3,6 4690 12,1 4963 5,8 Tổng cộng 205650 32,0 232604 13,1 287723 23,7 338035 17,5 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Một câu hỏi quan trọng là liệu số lượng các doanh nghiệp phá sản hoặc không hoạt động có tăng lên trong thời kỳ suy giảm kinh tế hay không. Ở Bảng 3.5, chúng tôi sử dụng số liệu lặp để ước tính số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu lặp. Chẳng hạn chúng tôi xem xét số lượng các doanh nghiệp được điều tra năm 2007 nhưng đến năm 2008 lại không có số liệu về các doanh nghiệp này (cột 2007-2008 ở Bảng 3.5). Mặc dù số liệu này không phải là thước đo hoàn toàn chính xác số lượng các doanh nghiệp phá sản (vì doanh nghiệp có thể ngừng hoạt động hoặc từ chối trả lời phiều điều tra), nhưng cũng phản ảnh một phần thực trạng của các doanh nghiệp phá sản hay không hoạt động. Theo Bảng 3.5, giai đoạn 2010- 2011 có khoảng 45 ngàn doanh nghiệp không còn hoạt động và là năm có số doanh nghiệp không còn hoạt động cao nhất trong giai đoạn 2007- 2011. Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, doanh nghiệp xây dựng và các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo có số lượng đóng cửa lớn nhất trong năm 2011. Xét về tốc độ doanh nghiệp ra khỏi số liệu so với năm trước thì ngành vận tải, và thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế cũng có nhiều. Doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa (dưới 200 lao động) có số lượng ngừng hoạt động hoặc không còn tìm thấy (đóng cửa) rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp có qui mô lao động dưới 10 (khoảng 36 ngàn doanh nghiệp đóng cửa). Các doanh nghiệp đóng cửa phần lớn là các doanh nghiệp thuộc công ty TNHH tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần (chiếm trên 90% tổng số). Bảng 3.5: Số lượng các doanh nghiệp ra khỏi số liệu mảng 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Tổng cộng 27470 40760 29614 45438 Theo ngành kinh tế Nông nghiệp 480 639 626 872 Công nghiệp chế biến, chế tạo 4732 6265 4807 5884 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 344 1549 519 410 Xây dựng 3295 5483 4169 6921 Bán buôn và bán lẻ 10556 17024 12328 19430 Vận tải 2263 1079 816 2182 Lưu trú và ăn uống 1113 1159 1247 1378 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 329 313 170 445 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 2109 3742 2186 4020
  • 18. 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Hoạt động dịch vụ (code 94-98 - mã ngành) 207 267 254 476 Các ngành khác 2042 3240 2492 3420 Theo loại hình sở hữu DN nhà nước 235 283 148 252 HTX 793 2245 1192 870 DN tư nhân 6224 8622 6673 8284 TNHH tư nhân 15234 22148 15399 27252 Cty cổ phần 4630 7132 5683 8474 DN nước ngoài 354 330 516 306 Theo quy mô lao động 1->5 11431 17431 12590 21911 6->10 9256 14398 11147 14543 11->20 2896 5336 3335 5270 21->199 3481 3223 2320 3398 200->300 161 106 89 102 300-> 245 253 128 180 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu và lợi nhuận Doanh thu trung bình thực tế (đã loại bỏ trượt giá do lạm phát) của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2011 có xu hướng giảm (Bảng 3.6). Doanh thu bình quân của một doanh nghiệp năm 2011 là 12,5 tỷ, giảm 5,9% so với doanh thu trung bình năm 2007. Con số này qua các năm 2008, 2009 và 2010 liên tiếp âm ở mức -7,3%, -8,8% và -8,5%. Tuy tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010, nhưng không đáng kể (ở mức 0,9%). Doanh nghiệp ở ngành sản xuất điện, nước và khai khoáng có tốc độ tăng doanh thu lớn nhất. Doanh thu trung bình năm 2008 tăng 51,6% so với năm 2007, đặc biệt năm 2009 tăng 176,3% so với doanh thu bình quân năm 2008. Điều này cũng phản ánh một phần do giá điện, nước tăng và khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008 do giá một số mặt hàng khoáng sản, đặc biệt là năng lượng tăng cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình dương trong thời kỳ này. Doanh thu trung bình của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng năm 2011 là 32,5 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2007. Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình năm 2009 âm (ở mức - 14,1%) so với năm 2008, nhưng các năm khác, con số này luôn lớn hơn 9%. Bảng 3.6: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) 17 Phân theo ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Nông nghiệp 3974 -68,9 3917 -1,4 4392 12,1 4696 6,9 Công nghiệp chế biến, chế tạo 25783 -15,5 25769 -0,1 25969 0,8 26118 0,6
  • 19. Sản xuất điện, nước, khai khoáng 4707 51,6 13004 176,3 16608 27,7 18679 12,5 Xây dựng 7850 -16,3 8435 7,4 7494 -11,2 7380 -1,5 Bán buôn và bán lẻ 17564 6,6 13758 -21,7 12705 -7,7 13826 8,8 Vận tải 13683 22,9 11254 -17,7 9337 -17,0 8350 -10,6 Lưu trú và ăn uống 3847 -12,6 3400 -11,6 3261 -4,1 3111 -4,6 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 28672 23,3 33074 15,4 28429 -14,0 32544 14,5 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 3121 -0,1 3272 4,8 2916 -10,9 2241 -23,1 Hoạt động dịch vụ 999 -15,2 2553 155,6 1460 -42,8 976 -33,2 Các ngành khác 8561 -7,8 10021 17,0 7941 -20,8 6548 -17,5 Tổng cộng 14852 -7,3 13548 -8,8 12392 -8,5 12507 0,9 Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007. Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thông tin khoa học, giáo dục và y tế và vận tải là các doanh nghiệp có mức độ suy giảm doanh thu lớn nhất. Tác động của suy giảm kinh tế làm cho tiêu dùng (sức mua) trong nước suy giảm nên đã có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên. Để xem xét sự thay đổi của năng suất trong thời gian qua, chúng tôi ước lượng mức doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp (Bảng 3.7). Kết quả cho thấy doanh thu bình quân trên lao động năm 2011 tăng nhẹ khoảng 5%, do số lao động bình quân của doanh nghiệp có xu hướng giảm đi. Các doanh nghiệp trong các ngành Hoạt động dịch vụ, Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, ngành xây dựng, vận tải và các ngành khách có mức doanh thu trên lao động giảm mạnh. Bên 3.7: Doanh thu bình quân trên một lao động của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) 18 Phân theo ngành kinh tế 2008 2009 2010 2011 Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Nông nghiệp 89,3 -26,9 96,8 8,5 110,4 14,1 135,2 22,4 Công nghiệp chế biến, chế tạo 266,8 1,9 282,5 5,9 298,8 5,8 311,0 4,1 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 205,7 47,8 304,2 47,8 338,7 11,3 384,6 13,6 Xây dựng 182,7 -0,5 208,9 14,3 206,2 -1,3 185,0 -10,3 Bán buôn và bán lẻ 1525,1 16,0 1211,1 -20,6 1045,4 -13,7 1237,9 18,4 Vận tải 312,8 6,9 294,5 -5,9 330,7 12,3 317,8 -3,9 Lưu trú và ăn uống 176,7 -6,9 169,3 -4,2 168,5 -0,5 168,5 0,0 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 1215,2 18,4 935,5 -23,0 1082,9 15,8 1208,0 11,5 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 213,7 15,4 219,0 2,4 210,6 -3,8 167,4 -20,5 Hoạt động dịch vụ 73,4 -16,4 230,1 213,6 153,8 -33,2 106,6 -30,7 Các ngành khác 369,2 1,0 426,5 15,5 369,8 -13,3 326,4 -11,7 Tổng cộng 407,2 10,9 387,2 -4,9 392,7 1,4 414,2 5,5 Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007. Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
  • 20. Tương tự như doanh thu trung bình doanh nghiệp, lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp cũng có xu thế giảm mạnh qua các năm (Bảng 3.8). Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp năm 2011 giảm một nửa (49,2%) so với năm 2007. Ngay cả các ngành có doanh thu liên tục tăng như sản xuất điện, nước, khai khoáng và tài chính ngân hàng, cũng không đạt được tăng trưởng trong lợi nhuận. Bảng 3.8: Lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) 19 Ngành kinh tế 2008 2011 Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Doanh thu (triệu đồng) % tăng so với năm trước Nông nghiệp 592,0 -70,2 441,1 -21,4 Công nghiệp chế biến, chế tạo 1234,5 -31,0 1057,3 -27,2 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 420,4 22,9 985,3 -36,0 Xây dựng 319,6 -24,6 221,0 -28,7 Bán buôn và bán lẻ 223,6 -19,6 181,2 -21,5 Vận tải 1024,9 11,5 312,3 -39,3 Lưu trú và ăn uống 512,8 -15,7 262,2 -26,2 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 5211,3 -20,5 3656,1 -27,4 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 219,9 20,3 157,7 -47,8 Hoạt động dịch vụ 31,9 -60,5 46,9 -2,7 Các ngành khác 1284,3 -15,6 635,5 -39,7 Tổng cộng 598,0 -26,9 415,8 -30,1 Chú ý: Lợi nhuận tính theo mức giá của năm 2007. Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Để khảo sát đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động lâu năm và các doanh nghiệp bị phá sản, Bảng 3.9 trình bày tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động của các doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên và các doanh nghiệp ngừng hoạt động năm 2011 (có thể bị phá sản hoặc sáp nhập với doanh nghiệp khác). Kết quả cho thấy các doanh nghiệp ngừng hoạt động, ngoại trừ ngành điện nước, thường có quy mô rất nhỏ so với các doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên. Như vậy so với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ suy giảm kinh tế. Bảng 3.9: Tổng doanh thu và doanh thu bình quân trên một lao động Doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên Doanh nghiệp ngừng hoạt động năm 2011 Ngành kinh tế Tổng doanh thu năm 2010 (triệu đồng) Doanh thu bình quân/lao động năm 2010 (triệu đồng) Tổng doanh thu năm 2011 (triệu đồng) Doanh thu bình quân/lao động năm 2011 (triệu đồng) Tổng doanh thu năm 2010 (triệu đồng) Doanh thu bình quân/lao động năm 2010 (triệu đồng) Nông nghiệp 4697,9 108,3 5521,9 137,8 4270,5 126,9 Khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo 34529,4 311,8 37808,7 330,1 2572,4 128,3 Sản xuất điện, nước 15606,6 303,1 21226,9 359,4 32584,7 694,5 Xây dựng 10860,1 210,4 10697,9 197,0 2223,9 172,8
  • 21. Bán buôn và bán lẻ 18002,1 1163,2 19786,5 1379,1 3049,4 482,6 Vận tải 12601,2 329,0 12376,1 323,3 3336 412,0 Lưu trú và ăn uống 4399,6 189,3 4627,5 194,2 837,5 65,6 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 33501,8 1096,6 37616,2 1221,7 13837,6 919,8 Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 4262,8 237,1 3789,3 200,2 817,8 108,9 Hoạt động dịch vụ 1010,9 75,0 1691,1 135,9 158,7 29,0 Các ngành khác 12947,2 409,3 11984,0 370,5 1033,1 137,3 Tổng cộng 17596,2 408,1 18933,7 433,5 2634,2 261,7 Chú ý: Doanh thu tính theo mức giá của năm 2007. Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Cơ cấu lao động Bảng 3.10 cho thấy số lượng lao động trung bình ở một doanh nghiệp là 47,4 lao động năm 2007, giảm xuống còn 44,4 lao động năm 2008 và tiếp tục giảm xuống còn 32,6 lao động trung bình trên một doanh nghiệp trong năm 2011 (giảm hơn 30% so với năm 2007). Nhìn chung các doanh nghiệp có tăng trưởng hoặc không bị suy giảm nhiều về doanh thu và lợi nhuận như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện, nước, khai khoáng là có quy mô lao động tăng. Ngược lại, các doanh nghiệp nông nghiệp và công nghiệp chế biến chế tạo là hai loại hình doanh nghiệp có xu hướng giảm quy mô lao động nhiều nhất. Năm 2011, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp đã cắt giảm quy mô lao động gần 70% và doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo cắt giảm tới 27,5% tổng số lao động so với năm 2007. Bảng 3.10: Số lao động bình quân của doanh nghiệp theo ngành kinh tế Ngành kinh tế Số lao động (người) theo năm 20 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 103,5 44,4 40,4 39,5 34,5 Công nghiệp chế biến, chế tạo 123,8 103,8 97,0 95,5 89,8 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 44,2 43,2 66,6 76,7 76,5 Xây dựng 50,9 42,9 39,5 36,6 38,9 Bán buôn và bán lẻ 13,2 12,2 11,9 13,1 11,8 Vận tải 41,8 47,9 38,2 35,8 29,2 Lưu trú và ăn uống 23,3 22,3 20,4 19,8 18,3 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 76,6 86,8 96,6 83,5 116,3 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 16,8 14,6 14,5 13,8 13,5 Hoạt động dịch vụ 13,4 13,6 10,8 9,5 9,1 Các ngành khác 37,5 28,2 29,8 21,8 20,9 Tổng cộng 47,4 39,7 37,1 34,7 32,6 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Bảng 3.11 cho thấy nhìn chung tỷ lệ lao động nữ có xu hướng ổn định qua các năm. Tỷ lệ lao động nữ trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm trong khi lại có xu hướng tăng ở các ngành xây dựng và vận tải. Tỷ lệ lao động nữ trong giai đoạn 2007-2011 dao động trong khoảng 42% cho đến 43%, cho thấy số lượng lao động nữ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu lao động của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn này tỷ lệ lao động nữ trong các ngành như vận tải và xây dựng cũng đều tăng lên (khoảng 4% năm 2011 so với năm 2007). Trong khi đó, tỷ lệ lao động nữ trong ngành nông nghiệp lại giảm đáng kể, tỷ lệ này năm 2011 chỉ còn ở mức 29,7% (giảm 8,5% so với năm 2007).
  • 22. Bảng 3.11: Tỷ lệ lao động nữ theo các ngành kinh tế Ngành kinh tế Tỷ lệ lao động nữ (%) 21 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 38,2 30,4 29,5 30,0 29,7 Công nghiệp chế biến, chế tạo 57,0 56,5 55,8 56,2 57,1 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 23,5 24,1 25,7 26,7 27,0 Xây dựng 13,8 13,8 15,0 16,5 17,9 Bán buôn và bán lẻ 38,8 37,9 37,8 37,2 37,2 Vận tải 18,4 18,4 18,5 25,3 22,7 Lưu trú và ăn uống 54,2 54,0 53,9 53,9 53,9 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 54,8 55,7 55,1 55,9 51,9 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 34,7 34,5 36,4 37,7 37,5 Hoạt động dịch vụ (code 94-98 - mã ngành) 54,3 51,9 51,6 51,0 48,1 Các ngành khác 36,6 33,8 36,2 37,0 36,6 Tổng cộng 44,0 42,7 42,5 42,4 43,0 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội không thay đổi trong giai đoạn 2007- 2011 (khoảng 57%). Tuy nhiên tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng từ mức 67% năm 2007 xuống còn 53% năm 2011. Suy giảm kinh tế cũng làm cho tỷ lệ lao động có BHXH trong các doanh nghiệp dịch vụ và xây dựng bị giảm nhiều. Ngược lại tỷ lệ này ở các ngành như công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất điện, nước, khai khoáng tăng lên đáng kể, lần lượt là 5,4% và 10,0%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp bị tác động nhiều bởi suy giảm kinh tế có xu hướng giảm tỷ lệ lao động được ký hợp đồng dài hạn hoặc nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bảng 3.12: Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội Ngành kinh tế Tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội (%) 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 67,1 49,6 52,5 50,2 53,0 Công nghiệp chế biến, chế tạo 68,2 69,8 71,1 73,0 73,6 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 77,5 78,8 86,9 87,4 87,5 Xây dựng 26,5 24,8 25,9 24,8 22,6 Bán buôn và bán lẻ 39,5 41,8 40,3 43,4 42,3 Vận tải 46,5 49,4 45,4 57,0 51,2 Lưu trú và ăn uống 52,3 50,8 50,1 50,4 49,2 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 92,3 94,9 92,2 94,1 94,5 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 45,6 48,2 47,9 50,8 43,8 Hoạt động dịch vụ 43,9 41,0 36,8 36,0 34,8 Các ngành khác 64,5 64,0 63,4 59,4 51,7 Tổng cộng 57,6 57,4 57,9 58,4 57,5 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 Tiền lương thực tế trung bình trên một năm của lao động trong các ngành kinh tế có xu hướng tăng so với năm 2007 (Bảng 3.12). Năm 2011, tiền lương trung bình một năm của người lao động là 33,4 triệu đồng một năm, tăng 24,6% so với năm 2007. Ngành sản xuất điện, nước và khai khoáng là ngành có tiền lương trung bình tăng cao nhất, với tốc độ tăng là 29,1% của năm 2011 so với năm 2007. Tuy nhiên, tiền lương trung bình của lao động trong hầu các ngành năm 2011 đều có xu hướng giảm so với năm 2010, đặc biệt là lao động trong ngành nông nghiệp, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản.
  • 23. Bảng 3.13: Tiền lương trung bình 22 Tiền lương theo năm (triệu đồng/người/năm) 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp 30,7 21,2 22,1 35,3 29,2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 23,1 23,9 26,1 27,8 28,1 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 35,5 32,2 49,5 51,4 45,8 Xây dựng 24,4 22,0 25,7 27,6 26,4 Bán buôn và bán lẻ 24,8 26,8 30,2 32,1 28,6 Vận tải 34,1 36,7 37,8 51,0 41,3 Lưu trú và ăn uống 23,4 23,4 24,4 27,6 24,2 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản 79,0 93,1 94,5 101,3 95,9 Thông tin, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 41,8 44,6 47,7 49,6 40,9 Hoạt động dịch vụ 17,6 16,7 20,0 16,2 19,9 Các ngành khác 41,9 39,9 43,9 41,5 73,7 Tổng cộng 26,8 27,3 30,4 33,3 33,4 Chú ý: Tiền lương tính theo mức giá của năm 2007 (đã loại bỏ yếu tố lạm phát). Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 3.3. Dịch chuyển ngành kinh doanh của doanh nghiệp Một câu hỏi quan trọng đặt ra là các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh ra sao trong bối cảnh suy giảm kinh tế. Liệu họ có chuyển đổi ngành kinh doanh chính hoặc thay đổi quy mô doanh nghiệp hay không và việc chuyển đổi mang lại kết quả kinh doanh ra sao. Bảng 3.14 trình bày việc dịch chuyển doanh nghiệp trong ngắn hạn (một năm) theo ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp vào thời kỳ trước suy giảm kinh tế, năm 2007- 2008 sử dụng số liệu lặp về doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành hoạt động dịch vụ là có mức độ dịch chuyển doanh nghiệp cao nhất. Có khoảng 80% doanh nghiệp không thay đổi ngành kinh doanh chính, còn 20% thay đổi sang các ngành kinh doanh khác. Trong khi đó lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực ổn định nhất. Tuy nhiên, sang giai đoạn 2010-2011 trong bối kinh tế suy giảm, dịch chuyển ngành kinh doanh chính của các doanh nghiệp cũng trở nên mạnh mẽ hơn giai đoạn 2007-2008 (Bảng 3.15). Cụ thể trong khi chỉ có ngành hoạt động dịch vụ và các ngành khác là dịch chuyển trên 10,0% năm 2008, thì tới năm 2011 có bảy trên mười ngành dịch chuyển trên 10,0%, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (40% số doanh nghiệp chuyển dịch) và doanh nghiệp khoa học công nghệ (20% số doanh nghiệp dịch chuyển) có chuyển dịch nhiều nhất. Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang ngành bán buôn và bán lẻ, có lẽ là do đây là ngành thương mại dễ gia nhập và chi phí cố định là không lớn. Bảng 3.16 phân tích tốc độ tăng doanh thu sau khi chuyển đổi ngành kinh doanh chính. Các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh ngành nghề cũ đa số đều đạt tăng trưởng doanh thu. Đáng chú ý nhất trong nhóm là các doanh nghiệp sản xuất điện, nước có mức tăng trưởng doanh thu đạt 41,1%. Mặc dù vẫn còn có ngành xây dựng; ngành khoa học công nghệ, giáo dục, y tế là không đạt tăng trưởng doanh thu, nhưng con số giảm cũng tương đối nhỏ, lần lượt là 3,6% và 2,4%. Đối với các doanh nghiệp chuyển sang các ngành như khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất điện, nước; xây dựng và bán buôn, bán lẻ, tốc độ tăng trưởng doanh thu rất ấn tượng. Mức tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp vận tải năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo là 100,8%; tăng trưởng
  • 24. doanh thu cho các doanh nghiệp xây dựng năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất điện, nước, khai khoáng là 46,0%; tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp vận tải năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực xây dựng là 41,6%; và cuối cùng tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ năm 2007 khi chuyển sang lĩnh vực khoa học công nghệ , giáo dục, y tế năm 2008 là 154,4%. Bảng 3.14 Tỷ lệ doanh nghiệp năm 2007 dịch chuyển sang ngành khác năm 2008 23 Năm 2007 Năm 2008 Nông nghiệp Khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất điện, nước Xây dựng Bán buôn và bán lẻ Vận tải Lưu trú và ăn uống Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế Hoạt động dịch vụ Các ngành khác Tác ngành Nông nghiệp 93,5 2,0 0,0 0,5 3,0 0,2 0,3 0,0 0,3 0,0 0,3 100 Khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo 0,1 95,5 0,1 0,8 2,8 0,1 0,1 0,0 0,3 0,0 0,2 100 Sản xuất điện, nước 2,4 1,5 95,0 0,4 0,3 0,1 0,0 0,0 0,1 0,0 0,2 100 Xây dựng 0,1 1,1 0,1 94,5 2,1 0,4 0,1 0,0 1,1 0,0 0,6 100 Bán buôn và bán lẻ 0,1 1,6 0,1 0,8 96,1 0,4 0,2 0,1 0,3 0,1 0,4 100 Vận tải 0,1 1,0 0,0 1,5 5,4 89,5 0,3 0,0 0,3 0,1 1,8 100 Lưu trú và ăn uống 0,0 0,3 0,0 0,2 1,3 0,2 96,7 0,0 0,1 0,1 0,9 100 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 0,1 0,0 0,0 0,1 1,1 0,3 0,1 96,6 0,6 0,0 1,2 100 Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 0,0 0,8 0,0 2,0 1,6 0,2 0,1 0,0 93,4 0,2 1,8 100 Hoạt động dịch vụ 0,0 2,3 0,7 1,0 8,9 0,8 0,8 0,3 2,4 80,5 2,3 100 Các ngành khác 0,1 0,6 0,3 1,2 3,5 1,4 0,7 0,1 2,7 0,3 89,2 100 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
  • 25. Bảng 3.15: Tỷ lệ số doanh nghiệp năm 2010 dịch chuyển sang ngành khác năm 2011 24 Năm 2010 Năm 2011 Nông nghiệp Khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất điện, nước Xây dựng Bán buôn và bán lẻ Vận tải Lưu trú và ăn uống Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế Hoạt động dịch vụ Các ngành khác Tổng số Nông nghiệp 95,3 0,8 0,4 0,3 2,2 0,1 0,1 0,0 0,2 0,0 0,5 100 Công nghiệp chế biến, chế tạo 0,1 87,7 0,2 1,4 8,1 0,4 0,2 0,0 1,1 0,1 0,7 100 Sản xuất điện, nước 2,3 2,5 86,1 2,1 3,9 0,4 0,0 0,0 1,4 0,2 1,2 100 Xây dựng 0,1 2,7 0,1 78,1 9,2 1,1 0,3 0,0 5,9 0,2 2,4 100 Bán buôn và bán lẻ 0,2 3,9 0,1 1,8 89,1 1,2 0,4 0,1 1,1 0,4 1,9 100 Vận tải 0,0 0,9 0,1 1,7 6,5 87,0 0,4 0,0 0,5 0,2 2,7 100 Lưu trú và ăn uống 0,0 0,4 0,0 0,4 1,8 0,4 95,0 0,1 0,4 0,2 1,4 100 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 0,1 0,2 0,0 0,6 3,0 0,5 0,5 84,9 6,8 0,2 3,4 100 Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế 0,0 2,7 0,1 5,4 5,2 0,6 0,2 0,1 80,4 0,5 4,9 100 Hoạt động dịch vụ 0,1 4,0 0,4 1,9 18,4 1,6 1,3 0,3 5,9 59,0 7,2 100 Các ngành khác 0,1 1,5 0,2 2,3 6,8 3,0 1,4 0,3 6,5 0,8 77,1 100 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
  • 26. Bảng 3.16: Tốc độ tăng doanh thu trung bình của các ngành dịch chuyển năm 2010- 2011 25 Năm 2010 Năm 2011 Nông nghiệp Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất điện, nước, khai khoán g Xây dựng Bán buôn và bán lẻ Vận tải Lưu trú và ăn uống Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế Hoạt động dịch vụ Các ngành khác Nông nghiệp 17,2 14,4 25,9 . 61,0 . . . . . -43,5 Công nghiệp chế biến, chế tạo 30,4 12,0 10,8 15,0 29,9 23,3 3,3 . -9,9 -24,5 -1,4 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 28,8 19,0 41,1 20,4 49,5 , . . 3,9 , -1,2 Xây dựng , 18,0 46,6 -3,6 29,3 8,3 5,7 . -17,2 -8,7 -17,7 Bán buôn và bán lẻ 14,9 25,2 -19,5 -1,9 13,4 8,4 -11,2 308,4 -4,8 -34,9 14,8 Vận tải . 100,8 . 41,6 68,2 2,6 16,2 . 7,5 . 12,2 Lưu trú và ăn uống . -7,4 . . 81,9 1,2 13,4 . -8,6 . 152,5 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm . , . . 160,7 . . 10,1 -16,8 . -14,7 Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế . 40,4 . 37,0 53,6 -4,8 10,4 . -2,4 444,6 27,0 Hoạt động dịch vụ . 6,6 . -35,5 448,5 . . . 154,3 5,5 69,4 Các ngành khác . 45,1 -0,0 -8,5 26,4 28,5 31,5 167,4 10,2 31,9 -1,6 Chú thích: những ô “.” Là những giá trị mà có số lượng doanh nghiệp dịch chuyển ngành nhỏ hơn 30 Nguồn: Dữ liệu TĐTDN 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011
  • 27. 4. Lao động và việc làm 4.1. Lao động và việc làm Có một số lo ngại cho rằng suy giảm kinh tế sẽ làm tăng thất nghiệp nhiên theo số liệu công bố của Tổng cục Thống k làm còn có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2008 nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn tương ứng là ánh một thực tế là ở Việt Nam người lao động hầu như không được phép thất nghiệp do các chính sách an sinh xã hội chưa được đảm bảo thành thị, nhưng cũng ở mức thấp 3,3% đối với khu vực nông thôn v thành thị. Để nghiên cứu kỹ hơn v xét các đặc điểm khác của lao động v về việc làm, nhưng số quan sát ít, đặc biệt l nghiên cứu về lao động và việc l Điều tra Lao động và việc làm có cỡ mẫ Hình 4.1: T Chú ý: Thiếu việc l Bảng 4.1 thể hiện các đặc điểm về c ỷ như thiếu việc ăm 2012, tỷ lệ thất và số giờ làm việc bình quân/tuần của lao động qua các năm. Nh theo ngành kinh tế không thay đổi nhiều qua các năm. Phần lớn tỷ trọng lao động của các ngành trong 4 năm chỉ thay đổi khoảng 1 lao động phần nào bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế. Cụ thể l động trong ngành tăng 2,5% từ 44,4% năm 2008 l động). Điều này cho thấy suy giảm kinh tế ngành có năng suất lao động cao và việc làm bền vững tiêu cực đến nỗ lực chuyển dịch cơ cấu lao động ra khỏi ngành nông nghiệp ăn lương và số giờ lao động giảm đi, tuy mức giảm không lớn lắm. Số giờ l 26 (Phan, 2012). Tuy ố kê thì tỷ lệ thất nghiệp cũng nh ớng 2008-2012 (Hình 4.1). Năm 2012 hiệp 3,1% và 1,3%. Điều này cũng phản bảo. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao h ũng và 1,6% đối với khu vực ề thay đổi lao động trong thời gian gần đây chúng tôi xem ặc và việc làm. Mặc dù KSMSHGĐ có thu th ố là số lao động làm công ăn lương. Do v ệc làm, đặc biệt chuyển đổi cơ cấu việc làm chúng tôi sử dụng mẫu lớn hơn nhiều (xem phần 2 về mô tả dữ liệu). Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%) ếu làm được định nghĩa là làm việc dưới 35 giờ/tuần Nguồn: Tổng cục Thống kê ảng cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động làm công ăn lương ần Nhìn chung, cơ c ế ỉ 1,0%. Tuy nhiên Bảng 4.1 cũng cho thấy thị tr ởng là nông nghiệp có tỷ trọng lao ừ lên 46,9% năm 2012 (tăng hơn là làm tăng nguy cơ mất việc làm trong các (công nghiệp và dịch vụ) nghiệp. Tỷ lệ l ố làm vi hơn ở ối thập thông tin àm vậy để ều àm ơ cấu lao động ũng trường ệp 1 triệu lao ) và tác động ỷ làm công àm việc bình
  • 28. quân/tuần của ngành nông nghiệp vốn đã thấp (42,1 giờ vào năm 2008) lại tiếp tục giảm (37,6 giờ vào năm 2012). Một số ngành như bán buôn bán lẻ; lưu trú ăn uống và hoạt động dịch vụ là những ngành tập trung nhiều lao động phi chính thức nên có tỷ lệ lao động làm công ăn lương thấp, từ 19,0% đến 31,0% tổng lao động trong ngành. Các ngành sản xuất điện, nước, khai khoáng; tài chính ngân hàng, bảo hiểm và bất động sản (BĐS) chiếm tỷ trọng lao động trong lực lượng lao động nhỏ (dưới 1%) tuy nhiên hai ngành này và các ngành thông tin, khoa học công nghệ (KH-CN), giáo dục (GD), y tế là những ngành có tỷ lệ lao động làm công ăn lương khá cao (trên 90%). Số giờ làm việc bình quân/tuần của tất cả các ngành đều giảm, nhiều ngành thấp hơn nhiều so với mức trung bình là 48 giờ/tuần, riêng ngành nông nghiệp chỉ còn 37,6 giờ/ tuần. Bảng 4.1: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo ngành 27 Cơ cấu lao động theo ngành (%) % lao động làm công ăn lương (%) Số giờ làm việc bình quân/tuần (giờ/tuần) 2008 2010 2012 2008 2010 2012 2008 2010 2012 Nông nghiệp 44,43 43,53 46,90 6,89 7,63 7,21 42,64 42,12 37,59 Công nghiệp chế biến, chế tạo 12,96 12,98 12,22 61,04 66,57 67,87 50,43 48,91 47,50 Sản xuất điện,nước,khai khoáng 0,75 0,74 0,65 87,19 88,69 89,15 46,28 45,16 44,09 Xây dựng 5,21 6,11 5,61 79,55 85,81 85,81 51,61 49,01 47,49 Bán buôn và bán lẻ 13,59 13,43 12,64 14,88 17,50 18,80 50,91 48,96 48,31 Vận tải 3,76 3,34 2,92 41,32 44,19 45,46 50,76 48,58 48,09 Lưu trú và ăn uống 4,61 4,71 4,45 15,88 20,12 19,80 48,77 48,03 47,16 TC-NH, bảo hiểm, BĐS 0,66 0,67 0,71 92,16 90,26 90,15 44,95 44,34 43,66 Thông tin, KH-CN, GD, y tế 6,08 6,40 6,00 94,03 94,33 94,88 44,34 43,59 41,31 Hoạt động dịch vụ 2,09 2,04 1,85 30,07 29,71 31,79 48,52 47,17 46,22 Các ngành khác 5,87 6,06 6,05 88,30 86,88 87,65 44,99 43,93 41,32 Tất cả 100 100 100 32,2 35,14 33,89 46,24 45,18 42,14 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm Bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ lao động làm cho cá nhân giảm mạnh. Thay vào đó lao động làm cho các hộ kinh doanh cá thể nhiều hơn. Tuy nhiên số giờ làm việc bình quân tuần của hai nhóm này đều giảm theo thời gian, phản ánh tình trạng thiếu việc làm tăng lên trong các nhóm này.
  • 29. Bảng 4.2: Đặc điểm, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế 28 Cơ cấu lao động theo ngành (%) % lao động làm công ăn lương (%) Số giờ làm việc bình quân/tuần (giờ/tuần) 2008 2010 2012 2008 2010 2012 2008 2010 2012 Làm cho cá nhân 67,31 49,82 58,45 10,62 6,47 9,39 44,78 42,6 39,09 Hộ kinh doanh cá thể 9,97 26,33 17,87 30,11 33,49 31,22 52,73 48,85 48,39 Làm cho DN tư nhân 5,82 8,32 7,62 90,46 92,32 91,75 52,21 48,83 48,82 Làm cho DN có vốn nước ngoài 1,84 2,3 2,37 99,98 99,86 99,73 52,41 51,56 50,65 Làm cho nhà nước 14,69 13,2 13,43 99,99 99,54 99,52 45,24 44,2 41,78 Tất cả 100 100 100 32,06 35,14 33,89 46,22 45,18 42,14 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm Bảng 4.3 cung cấp thông tin về mức tiền lương bình quân theo tháng và theo giờ, và tỷ lệ lao động ký hợp đồng lao động trong hai năm 2010 và 2012 (ĐTLĐVL 2008 không có số liệu về các yếu tố này). Nhìn chung, mức tiền lương thực tế bình quân giờ (theo giá so sánh 2008) tăng khoảng 25% từ 9,2 nghìn đồng lên 11,7 nghìn đồng/giờ. Chỉ có hai ngành nông nghiệp và dịch vụ có mức tiền lương bình quân giảm. Có thể nói lao động trong ngành nông nghiệp dễ tổn thương nhất so với lao động trong các ngành khác. Tổng thu nhập của lao động trong ngành giảm mạnh do phải chịu tác động kép do giờ làm bị cắt giảm và tiền lương trung bình theo giờ cũng giảm. Tất cả các ngành còn lại đều có mức tiền lương bình quân tăng đáng kể, đặc biệt ngành TCNH-Bảo hiểm-BĐS, có mức lương tăng gần gấp đôi trong 2 năm (9,8 nghìn đồng lên 18,6 nghìn đồng/giờ), là ngành có mức tiền lương cao nhất trong tất cả các ngành. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng số liệu điều tra về tiền lương thường không phản ánh chính xác tổng thu nhập của người lao động. Có lẽ số liệu phản ánh chính xác tiền lương bình quân cố định hàng tháng hơn. Trong khi đó ngoài tiền lương cố định, thu nhập của người lao động có thể bao gồm các khoản thưởng và thu nhập khác ngoài lương mà rất khó thu thập. Do số giờ lao động bình quân tháng giảm đi nên mức lương bình quân tháng tăng với tỷ lệ thấp hơn mức lương bình quân giờ. Cụ thể là mức lương bình quân tháng tăng khoảng 18% qua hai năm 2010 và 2012. Nhìn chung, mức thay đổi tiền lương bình quân tháng có xu hướng tương tự như mức thay đổi tiền lương bình quân giờ. Tỷ lệ lao động có ký hợp đồng lao động giảm từ 43,4% xuống 41,1%. Hầu hết các ngành có tỷ lệ lao động ký hợp đồng lao động giảm đi. Trong đó, nông nghiệp là ngành có tỷ lệ ký hợp đồng lao động thấp nhất (4,1% năm 2012). Tỷ lệ này ở các ngành sản xuất điện-nước- khai khoáng; TCNH-Bảo hiểm-BĐS; Thông tin-KHCN-GD-Y tế là rất cao (trên 90%) và khá ổn định.
  • 30. Bảng 4.3: Tiền lương và hợp đồng lao động Tiền lương bình quân giờ 29 (nghìn đồng/giờ) Tiền lương bình quân tháng (nghìn đồng/tháng) % lao động ký hợp đồng lao động (%) 2010 2012 2010 2012 2011 2012 Nông nghiệp 10,14 9,00 1708,9 1353,2 3,55 4,12 Công nghiệp chế biến, chế tạo 7,92 9,76 1548,7 1854,4 66,23 64,65 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 9,80 14,03 1770,0 2474,3 92,08 90,74 Xây dựng 9,11 10,38 1785,8 1971,8 18,03 15,80 Bán buôn và bán lẻ 9,25 10,41 1811,9 2011,6 29,05 27,62 Vận tải 9,83 12,56 1910,5 2416,0 55,21 53,24 Lưu trú và ăn uống 6,67 8,35 1281,9 1575,1 21,69 19,34 TC-NH, bảo hiểm, BĐS 9,76 18,57 1731,9 3243,1 95,10 96,84 Thông tin, KH-CN, GD, y tế 10,03 15,08 1748,0 2491,8 96,19 95,43 Hoạt động dịch vụ 8,23 7,49 1552,2 1384,8 16,05 12,13 Các ngành khác 9,91 14,09 1741,0 2328,8 92,08 91,60 Tất cả 9,18 11,66 1658,4 1965,4 43,43 41,07 Chú ý: Tiền lương tính theo mức giá của 2008 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm Bảng 4.4 thể hiện tỷ lệ được hưởng các chế độ của người lao động bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Qua 2 năm, tỷ lệ đều giảm ở cả 2 chỉ số. TCNH-Bảo hiểm-BĐS là ngành có chế độ đãi ngộ lao động tốt nhất với các chỉ số tỷ lệ lao động có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều tăng, trong khi tất cả các ngành khác lại giảm. Tỷ lệ thấp nhất vẫn lại là ngành nông nghiệp (lần lượt 17,5 % và 2,5 % năm 2012). Các ngành Sản xuất điện-nước-khai khoáng; TCNH-Bảo hiểm-BĐS; thông tin-KHCN-GD-Y tế cũng có chế độ đãi ngộ lao động tốt (xấp xỉ 90% với BHXH và 80% với BHYT). Chế độ đãi ngộ ở những ngành có tỷ lệ lao động phi chính thức cao như nông nghiệp, bán buôn bán lẻ, lưu trú ăn uống và hoạt động dịch vụ là không tốt với chỉ 2%-7% lao động ngành được hưởng. Bảng 4.4: Chế độ bảo hiểm của người lao động % lao động có BHXH (%) % lao động có BHYT (%) 2011 2012 2011 2012 Nông nghiệp 14,92 17,52 3,22 2,48 Công nghiệp chế biến, chế tạo 60,06 59,87 41,53 41,38 Sản xuất điện, nước, khai khoáng 90,08 88,75 83,89 78,56 Xây dựng 15,33 13,89 12,54 11,44 Bán buôn và bán lẻ 47,09 41,90 7,88 7,34 Vận tải 46,55 42,08 20,91 20,51 Lưu trú và ăn uống 30,37 25,54 4,69 5,12 TC-NH, bảo hiểm, BĐS 91,56 93,97 80,13 84,94 Thông tin, KH-CN, GD, y tế 96,64 95,91 90,02 89,55 Hoạt động dịch vụ 16,35 19,00 2,51 3,45 Các ngành khác 92,56 90,46 78,33 75,83 Tất cả 59,4 57,69 21,99 20,09 Nguồn: Điều tra lao động - việc làm
  • 31. 4.2. Lao động kỹ năng và không k Suy giảm kinh tế có tác động khác nhau lên các nhóm lao đ động và trình độ chuyên môn là y trường lao động và ứng phó với nh tỷ lệ lao động có kỹ năng vào kho 2012. Trình độ lao động rất khác bi vụ, xây dựng, bán buôn và bán l năng ở những ngành này khá thấ ngành Thông tin, KH-CN, GD, y t à kỹ năng ng động khác nhau. K yếu tố quan trọng để giúp cho người lao động tham gia th i những tác động tiêu cực của suy giảm kinh tế. Ở khoảng 17,2% năm 2010 và giảm nhẹ xuống 16,8% t biệt giữa các ngành kinh tế. Các ngành nông nghi ng, lẻ thu hút rất nhiều lao động, nhưng tỷ lệ lao đ ấp (Bảng 4.5). Ngành có tỷ lệ lao động kỹ năng cao nh tế, tiếp theo là ngành TCNH và bảo hiểm. Tỷ lệ lao động có kỹ năng theo ngành Bảng 4.5: T Nông nghiệp Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất điện, nước, khai hoáng Xây dựng Bán buôn và bán lẻ Vận tải Lưu trú và ăn uống TC-NH, bảo hiểm, BĐS Thông tin, KH-CN, GD, y tế Hoạt động dịch vụ Các ngành khác Tất cả Chú ý: Lao động có kỹ năng đư đẳng nghề, cao đẳng, đại học v Nguồn: Điều tra lao động - việc l Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chung gi nghiệp của những nhóm dễ bị tổ lao động có kỹ năng và lao động không có k kỹ năng giảm nhẹ, còn tỷ lệ thất nghi gian 2010-2012. Hình 4.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động có v Ngu 30 2010 2012 2,62 13,56 14 56,87 58 11,86 12 12,38 16,88 16 8,22 78,35 78 88,58 88 9,06 67,9 67 17,15 16 ược định nghĩa là lao động có trình độ đào tạo trung cấp nghề, cao ẳng và sau đại học. ệc làm p giảm đi trong thời gian qua, nhưng có th ổn thương tăng lên. Hình 4.2 trình bày tỷ lệ thấ ng kỹ năng. Tỷ lệ thất nghiệp của lao độ t nghiệp của lao động có kỹ năng không thay đ ỷ và lao động không có kỹ năng Nguồn: Điều tra lao động - việc làm ng Kỹ năng lao ng thị Việt Nam, ng năm . nghiệp, dịch động có kỹ ng nhất là 2,6 14,35 58,56 12,12 13,6 16,92 9,08 78,89 88,63 9,55 67,75 16,82 ạo i thể tỷ lệ thất ất nghiệp của ộng không có hay đổi trong thời ộng