SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý hóa đơn là một bộ phận quan trọng và phức tạp trong quản lý
thuế nói chung. Công tác quản lý hóa đơn có ảnh hưởng tới việc xác định đúng
nghĩa vụ thuế ; chống tham nhũng, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong
lĩnh vực tài chính ; thúc đẩy các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thực hiện hạch toán kinh tế và chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ
đi vào nề nếp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Câu chuyện về hóa đơn
chứng từ không hề mới mẻ nhưng lại được dư luận hết sức quan tâm và tốn
không ít giấy mực của báo giới cũng như cơ quan quản lý thuế. Vấn đề này
càng trở nên nóng hổi, thu hút mọi cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế khi Nghị
định số 51/2010/NĐ- CP về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ chính thức ban
hành ngày 14/05/2010. Nghị định 51 ra đời đã thổi một luồng gió mới trong
công tác quản lý, sử dụng hóa đơn, làm thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng
hóa đơn bấy lâu nay của doanh nghiệp và phù hợp với xu hướng mới hiện nay.
Tuy nhiên đi kèm với những thuận lợi khi trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp
trong thiết kế, in, phát hành hóa đơn là không ít những thách thức. Thống kê
cho thấy, trong số hơn 500 nghìn DN và hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể hiện
nay, có trà trộn không ít DN "ma" được thành lập để mua bán hóa đơn bất hợp
pháp. Hằng năm, loại tội phạm này đã làm thất thu một khoản tiền thuế lớn của
Nhà nước. Vì vậy, sau khi Nghị định 51 có hiệu lực, công tác kiểm soát, chống
thất thu ngân sách sẽ là một trong những thách thức lớn đối với cơ quan thuế.
Xuất phát từ thực tế đó em quyết định đi sâu tìm hiểu về vấn đề quản lý,
sử dụng hóa đơn trong điều kiện hiện nay và đi vào thực tế công tác quản lý ấn
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 2 -
chỉ trên địa bàn quận Hà Đông. Từ đó em đã lựa chọn đề tài : ‘‘Giải pháp tăng
cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hà
Đông’’ với mục đích tìm hiểu thực trạng xung quanh vấn đề quản lý, sử dụng
hóa đơn trên địa bàn quận nói riêng và cả nước nói chung, từ đó kiến nghị
những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng hóa đơn,
qua đó góp phần chống thất thu cho NSNN, lành mạnh hóa nền tài chính.
Đề tài bao gồm 3 chương :
Chương I : Lý luận chung về hoá đơn và quản lý hoá đơn.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hoá đơn trên địa bàn
quận Hà Đông.
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng
hoá đơn trên địa bàn quận Hà Đông.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Vương Thị Thu Hiền
và toàn bộ cán bộ Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ, đặc biệt là các cán
bộ bộ phận Ấn chỉ đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 3 -
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOÁ ĐƠN VÀ QUẢN LÝ
HOÁ ĐƠN
1.1. Những vấn đề chung về hoá đơn
1.1.1 . Khái niệm, đặc điểm của hoá đơn
1.1.1.1. Khái niệm hoá đơn
Trước kia, theo Nghị định 89 thì: ‘‘Hoá đơn là loại chứng từ được in sẵn
thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà
nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi,
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng
hoá, dịch vụ’’.
Hiện nay, theo Nghị định 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 hóa đơn
được hiểu như sau:
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Các thuật ngữ pháp lý về hóa đơn:
- Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán
hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh; gồm : tự in, đặt in, khởi tạo
hóa đơn điện tử theo Luật giao dịch điện tử.
- Lập hóa đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hóa đơn theo quy định khi
bán hàng hóa, dịch vụ.
- Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội
dung theo quy định tại Nghị định 51.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 4 -
- Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã
được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng
một ký hiệu hóa đơn.
- Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được in, khởi tạo theo
quy định tại Nghị định 51 nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
- Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành
nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các
loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân phát
hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của tổ chức, cá nhân
đã ngưng sử dụng MST ( còn gọi là đóng MST ).
- Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn
chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức,
cá nhân khác ( trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành ) để lập khi bán hàng hóa,
dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách.
- Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán
hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, dịch vụ; cho
hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc
thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung; lập hóa
đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để
chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; dùng hóa đơn quay vòng khi vận
chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.
- Hóa đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không
có thực một phần hoặc toàn bộ.
1.1.1.2.Đặc điểm của hoá đơn
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 5 -
- Hoá đơn do người bán hàng hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ thu tiền lập
ra. Mỗi số hoá đơn được lập cho những hàng hoá, dịch vụ có cùng thuế suất
(đối
với hoá đơn GTGT).
- Hoá đơn phải có các chỉ tiêu: Tên loại hóa đơn, ký hiệu; họ, tên, địa chỉ,
MST (nếu có), tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán; tên
hàng hoá, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá; tiền hàng; thuế suất; tiền thuế
GTGT (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ ký người bán, người mua hàng.
- Hoá đơn phải có đầy đủ ký hiệu theo hệ thống 20 chữ cái tiếng Việt in
hoa ( gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y ), kí hiệu
gồm 2 chữ cái và năm in hoá đơn. Đối với hóa đơn của tổ chức, cá nhân tự in và
đặt in ký hiệu hóa đơn có 6 ký tự; đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành ký
hiệu hóa đơn có 8 ký tự, trong đó 2 ký tự đầu ký hiệu là mã hóa đơn do Cục
thuế in, phát hành ( mỗi Cục thuế có mã hóa đơn riêng, VD: Cục thuế Hà Nôi
01, Hải
Phòng02, TP Hồ Chí Minh 03…). Hình thức của hóađơnthể hiện thông qua 3 ký
tự: E hóa đơn điện tử; T hóa đơn tự in; P hóa đơn đặt in.
VD: AA/11E ; AA/12P ; 01AA/11P; 02AB/12P…
- Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên,
được in theo chức năng sử dụng của từng liên. Liên 1 : Lưu ; Liên 2 : Giao cho
khách hàng. Các liên từ thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà
người tạo hóa đơn quy định. Trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thì liên 3
được lưu tại cơ quan Hải quan. Đối với loại tem, vé, thẻ thì có mẫu phù hợp với
hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phải được chấp thuận của Tổng cục Thuế
hoặc Cục Thuế các tỉnh, thành phố. Một số hoạt động kinh doanh như : Vận tải
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 6 -
hành khách, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, văn hoá nghệ thuật thì có thể áp
dụng loại vé 1 liên giao cho khách hàng nhưng phải có cuống lưu, phần kiểm
tra, kiểm soát và phần cho khách hàng. Trường hợp này phải do Tổng cục Thuế
hoặc Cục Thuế địa phương quyết định.
- Số của hoá đơn phải ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu
hóa đơn bao gồm 7 chữ số (Trừ trường hợp đặc biệt phải có công văn báo cáo
xin phép của cơ quan Thuế).
1.1.2. Các loại hoá đơn
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn xuất khẩu
- Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm …
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận
tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được
lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hoá đơn gồm:
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
1.1.3. Hình thức của hoá đơn
- Hoá đơn tự in: là hoá đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các
thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ;
- Hoá đơn điện tử: là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo
quy định tại Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 7 -
- Hoá đơn đặt in: là hoá đơn do các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in
theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ
quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Các doanh nghiệp có thể đồng thời sử dụng kết hợp các hình thức của
hóa đơn. Trong đó Nhà nước khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử.
1.2. Những nội dung cơ bản của chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn hiện nay.
1.2.1. Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng
a) Người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, gồm:
- Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hoá, cung ứng dịch
vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài;
- Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không
kinh doanh nhưng có bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
b) Tổ chức nhận in hoá đơn.
c) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
d) Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn.
1.2.2. Quy định về tạo và phát hành hoá đơn
Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời sử dụng nhiều hình
thức hóa đơn khác nhau ( hóa đơn tự in, đặt in, điện tử ) nhưng phải đảm bảo
đúng quy định về đối tượng được tạo hóa đơn và điều kiện liên quan theo quy
định tại Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 và các thông tư liên
quan bao gồm Thông tư số 153/2010/TT- BTC ngày 28/09/2010, Thông tư số
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 8 -
13/2011/TT-BTC ngày 08/02/2011 và Thông tư số 32/2011/TT- BTC ngày
14/03/2011 liên quan đến hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ. Cụ thể :
* Quy định về tạo hóa đơn :
- Các đối tượng được quyền tự in hóa đơn bao gồm: Những DN được
thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu
chế xuất, khu công nghệ cao; những DN có mức vốn điều lệ theo quy định của
Bộ Tài chính; những đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo
quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác được tự in hóa đơn, nếu có đủ các
điều kiện sau: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;
không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài
chính quy định trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành HĐ
tự in; có hệ thống thiết bị bảo đảm cho việc in và lập HĐ khi bán hàng hóa, dịch
vụ; là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng
hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, bảo đảm việc in và lập HĐ chỉ
được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Các đối tượng được đặt in hóa đơn bao gồm : Tổ chức, hộ, cá nhân kinh
doanh có MST (không bao gồm hộ, cá nhân nộp thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp) ; Cục Thuế.
- Trước khi tạo hóa đơn tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải ra quyết
định áp dụng hình thức hóa đơn với đầy đủ những nội dung cần thiết theo quy
định gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc văn bản
điện tử ( nếu là khởi tạo hóa đơn điện tử ) và chịu trách nhiệm về quyết định
này.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 9 -
Riêng đối với hóa đơn điện tử : người bán có trách nhiệm thông báo cho
người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn giữa
hai bên. Trường hợp có tổ chức trung gian cung cấp hóa đơn điện tử thì giữa
các bên liên quan phải có thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật và điều kiện bảo đảm
tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến hóa đơn điện tử ; định kỳ 6 tháng một lần,
tổ chức trung gian đó phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế về danh sách các
DN có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức và số lượng hóa đơn đã sử
dụng.
- Đối với hóa đơn tự in : Tổ chức được tạo hóa đơn tự in sử dụng phần
mềm ứng dụng để in hóa đơn từ các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại
máy khác phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử
dụng. Việc đánh số thứ tự trên hóa đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của
một số hóa đơn chỉ được in ra một lần, từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản
sao ( copy).
- Đối với hóa đơn đặt in : Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết
định mẫu hóa đơn đặt in và ký hợp đồng in hóa đơn (được thể hiện bằng văn
bản theo quy định của Luật Dân sự) với tổ chức nhận in đủ điều kiện. Tổ chức
nhận in hóa đơn có trách nhiệm lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn với đầy đủ
các nội dung cần thiết cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm 2lần : lần 1
báo cáo in hóa đơn 6 tháng đầu năm chậm nhất ngày 20/07, lần 2 báo cáo in hóa
đơn 6 tháng cuối năm chậm nhất ngày 20/01 năm sau ; trường hợp tổ chức nhận
in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là
ngày 20 tháng sau của tháng ngừng hoạt động ; trường hợp tổ chức nhận in hóa
đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in
hóa đơn thì thời gian báo cáo tính từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 10 -
hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết tháng 6 hoặc hết tháng 12 tùy thời điểm
bắt đầu .
+ Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh
còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm
và không phải xuất bản phẩm). Tổ chức nhận in hóa đơn có trách nhiệm in hoá
đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu
nào trong quá trình in hoá đơn cho tổ chức in khác thực hiện ; quản lý, bảo quản
các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa
đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn (nếu muốn sử
dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ);
hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng, các bản phim, bản kẽm và
các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in ; thanh lý hợp
đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn; lập báo cáo về việc nhận in hoá
đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
+ Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, MST
vào tiêu thức ô “ tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn. Nếu có sự thay đổi
địa chỉ mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã
đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in để
tiếp tục sử dụng.
+ Đối với hóa đơn do Cục thuế đặt in, tên Cục thuế được in sẵn phía trên
bên trái của tờ hóa đơn.
- Tổ chức, hộ, cá nhân khi tạo hóa đơn không được tạo trùng số hóa đơn
trong cùng ký hiệu.
- Các DN dù tự in hay đặt in in hóa đơn đều phải tự thiết kế mẫu, trong
đó phải đảm bảo đầy đủ các thông tin bắt buộc và các ký hiệu mật để nhận
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 11 -
dạng. Tùy thuộc quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý,
DN có thể chọn một hay nhiều hình thức như tem chống giả, kỹ thuật in, giấy,
mực đặc biệt, đưa ký hiệu riêng vào từng đợt in hoặc đợt phát hành hóa đơn,in
sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn ( như tên, MST, địa chỉ người bán ;
loại hàng hóa, dịch vụ ; đơn giá ), chữ ký và dấu người bán khi lập hóa đơn...
- Chất lượng giấy và mực viết hoặc in trên hóa đơn phải đảm bảo thời
gian lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán ( 5 năm ).
- Đối với hóa đơn điện tử : Hóa đơn điện tử phải được định dạng với đầy
đủ các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng
truyền, nhận và lưu trữ hóa đơn trước khi bán hàng hoá, dịch vụ trên phương
tiện điện tử của tổ chức kinh doanh hoặc của các tổ chức cung cấp dịch vụ về
hoá đơn điện tử và được lưu trữ trên phương tiện điện tử của các bên theo quy
định của pháp luật. Hóa đơn điện tử có thể chuyển đổi sang hóa đơn giấy nhưng
chỉ được chuyển đổi 01 lần và phải đáp ứng đủ điều kiện : phản ánh toàn vẹn
nội dung của hóa đơn điện tử gốc ; có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển
đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy là ‘‘HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ’’; có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi
đó và chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
* Quy định về phát hành hóa đơn :
- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc
bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế, phải lập
Thông báo phát hành hóa đơn cho từng hình thức hóa đơn sử dụng với đầy đủ
các nội dung cần thiết theo quy định gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thời
gian gửi chậm nhất là 05 ngày trước khi tổ chức hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu
sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký thông báo phát hành.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 12 -
Trường hợp cơ quan thuế phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội
dung theo đúng quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân
kinh doanh biết để điều chỉnh và thông báo phát hành mới.
Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu ( không bao gồm hóa
đơn điện tử mẫu) phải được niêm yết rõ ràng tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để
bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn ; đối với hóa đơn
điện tử, thông báo phát hành được niêm yết tại cơ sở khởi tạo hóa đơn điện tử
hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử
trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn điện tử.
Nếu có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, hộ, cá
nhân kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành mới theo quy định. Riêng
hóa đơn xuất khẩu, nếu có sự thay đổi mẫu hóa đơn nhưng không thay đổi các
nội dung bắt buộc thì không phải thực hiện thông báo phát hành mới.
- Hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông
báo phát hành hóa đơn gửi đến tất cả các Cục Thuế khác trong cả nước trong
thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp
bán ( trừ trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành hóa đơn
lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế). Nếu có sự thay đổi về nội dung
đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thông báo phát hành mới theo
quy định.
Thông báo phát hành hóa đơn được niêm yết ngay tại các cơ sở trực
thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian thông báo còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy.
* Quy định về cấp, bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in :
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 13 -
- Đối tượng được mua hóa đơn : Các tổ chức không phải là DN nhưng có
hoạt động kinh doanh ; hộ, cá nhân kinh doanh ; DN siêu nhỏ ; DN ở tại địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in.
Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo
tháng. Số lượng bán hóa đơn lần đầu không quá 1 quyển 50 số ; nếu chưa hết
tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian,
số lượng hóa đơn mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã sử dụng để quyết định
số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.
Hồ sơ mua hóa đơn bao gồm : Đơn đề nghị mua hóa đơn + Giấy chứng
minh thư nhân dân.
- Đối tượng được cấp hóa đơn lẻ : Các tổ chức không phải là DN, hộ và
cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa,
cung
ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ ( cấp theo từng số tương ứng với đề nghị
của tổ chức, hộ, cá nhân không kinh doanh) là loại hóa đơn bán hàng.
Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp
giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ
sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị
gia tăng để giao cho người mua.
Hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn lẻ : Đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ + Chứng từ
mua bán kèm theo. Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác
định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 14 -
được cấp hoá đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số
thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng cấp lẻ.
1.2.3. Quy định về sử dụng hoá đơn
* Đối với người bán :
- Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các
trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu ; hàng
hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao
động và tiêu dùng nội bộ ( trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình
sản xuất); xuất hàng hóadướicác hìnhthức chovay, cho mượnhoặchoàn trả hàng
hóa.
- Hóa đơn phải được lập theo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh ;
không được tẩy xóa, sửa chữa ; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai,
không sử dụng mực đỏ ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng,
không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống ( nếu có).
- Các tiêu thức trên hóa đơn như ngày...tháng...năm lập hóa đơn, tên địa
chỉ, MST người bán... phải được lập đúng theo các quy định hiện hành.
- Hóa đơn phải được lập một lần thành nhiều liên và giữa các liên trong
cùng một số phải thống nhất với nhau về nội dung.
- Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
- Trong trường hợp hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập ( phải có
văn bản xác nhận việc ủy nhiệm gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của cả 2
bên) vẫn phải ghi tên và đóng dấu đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và phải tổng
hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các hoá đơn ủy nhiệm trong báo cáo sử dụng
hoá đơn hàng quý theo đúng quy định hiện hành.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 15 -
- Đối với những giao dịch mà hóa đơn có giá trị thanh toán dưới 200.000
đồng mỗi lần thì người bán không phải lập hóa đơn nhưng phải lập Bảng kê bán
lẻ hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
- Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ
nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều
hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức: ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn;
hoặc sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá
đơn.
- Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hoá đơn không tiếp tục
sử dụng trong các trường hợp: đóng mã số thuế; phát hành loại hóa đơn thay thế
; hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế; hoá đơn mất, cháy, hỏng. Trường hợp hóa
đơn chưa lập của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh
doanh, tự ý ngừng kinh doanh mà không thông báo với cơ quan thuế; hóa đơn
mua của cơ quan thuế để cho, bán sẽ không còn giá trị sử dụng và sẽ được
thông báo bởi cơ quan thuế.
- Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất
hợp pháp hóa đơn.
- Nếu tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn
phải lập báo cáo và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
* Đối với người mua :
- Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để
chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ
khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa,
dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 16 -
quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước
theo các quy định của pháp luật.
1.2.4. Quy định về quản lý hoá đơn
Hoá đơn là chứng từ theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng,
giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ; sử dụng để khấu
trừ thuế, hoàn thuế và thanh toán tài chính bảo hành sản phẩm, đăng ký tài sản
Vì vậy, việc quản lý, sử dụng hoá đơn cần phải được quản lý thống nhất để đảm
bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng cũng như quyền lợi của Nhà nước.
- Trách nhiệm của Tổng cục Thuế:
+ Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các quy định về chế độ quản lý, sử
dụng hóa đơn trên phạm vi cả nước.
+ Tổ chức kiểm tra chỉ đạo ngành Thuế kiểm tra xử lý việc chấp hành chế
độ quản lý, sử dụng hoá đơn trong ngành Thuế và các đơn vị sản xuất kinh
doanh dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, chấn chỉnh,
phối hợp các ngành liên quan ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm
chế độ như in ấn hoá đơn giả, mua, bán hoá đơn chứng từ, sử dụng hoá đơn
chứng từ không đúng quy định để trốn lậu thuế của Nhà nước; Tiến hành cải
tiến cơ chế quản lý cho phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ
của các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế và công tác quản lý thu thuế, quản
lý tài chính.
- Đối với cơ quan Thuế địa phương (Cục thuế, Chi cục thuế):
Cục Thuế tỉnh, thành phố, Chi cục Thuế quận, huyện, thị có trách nhiệm
triển khai thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn ở địa phương với nhiệm
vụ:
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 17 -
+ Nắm số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành
phần kinh tế trên địa bàn thuộc Cục Thuế (Chi cục Thuế) quản lý để theo dõi
đăng ký thuế, đăng ký sử dụng hoá đơn phù hợp với tính chất hoạt động từng
đơn vị. Nếu đơn vị được cơ quan Thuế chấp nhận đăng ký thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế thì mới được sử dụng hoá đơn GTGT.
+ Hướng dẫn các đơn vị sử dụng hoá đơn theo đúng chế độ quy định,
thiết kế mẫu hoá đơn tự in và giải thích những nội dung chế độ quản lý sử dụng
hoá đơn, chính sách thuế cho các đơn vị hiểu rõ để chấp hành đầy đủ, đúng quy
định.
+ Khi bán hoá đơn cho các đơn vị sử dụng cơ quan Thuế phải thực hiện
đầy đủ các thủ tục theo chế độ quy định. Mở sổ theo dõi các đơn vị mua hoá
đơn và thực hiện cập nhật số lượng hoá đơn xuất bán sê-ri, số quyển, từ số…
đến số, vào sổ kế toán ấn chỉ theo chế độ quy định.
+ Hàng quý phải theo dõi báo cáo sử dụng hoá đơn của các đơn vị sử
dụng hoá đơn trên địa bàn và lập báo cáo lên cơ quan Thuế cấp trên đúng kỳ
hạn.
+Tổ chức hướng dẫn xử lý các trường hợp làm tổn thất hoá đơn chứng từ,
sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng quy định, hướng dẫn hủy hóa đơn theo
đúng chế độ. Thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các đơn vị sử dụng
hoá đơn ngăn chặn kịp thời các hành vi sai quy định để lợi dụng trốn thuế, làm
ăn phi pháp.
+Tổ chức kiểm tra việc kê khai thuế GTGT của các đơn vị về số thuế
khấu trừ, số thuế phải nộp trên cơ sở đối chiếu thuế trên hoá đơn đầu vào, thuế
trên hoá đơn đầu ra để xác định số thuế phải nộp của đơn vị có hợp lệ hay
không. Ngoài ra còn phải thực hiện đối chiếu trên tài khoản thanh toán từ ngân
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 18 -
hàng từ các đơn vị mua bán hàng hoá liên quan, thực hiện xác định đúng số thuế
được khấu trừ của đơn vị làm cơ sở cho việc nộp thuế, thanh quyết toán thuế
thừa, thiếu hàng năm của đơn vị.
- Đối với đối tượng sử dụng hoá đơn:
+Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải
sử dụng hoá đơn theo đúng quy định. Hoá đơn của đơn vị sử dụng phải được
bảo quản đúng quy định, cất giữ phải an toàn không được để mất mát, để người
khác lợi dụng, để ẩm ướt hư hỏng. Mọi trường hợp để mất hoá đơn chứng từ
phải báo cáo cơ quan Thuế về số lượng hoá đơn mất, hoàn cảnh bị mất số hoá
đơn… để có biện pháp xác minh làm rõ truy tìm và xử lý theo chế độ quy định
của Nhà nước.
+ Thực hiện mở sổ theo dõi và bảo quản, lưu giữ hoá đơn theo quy định
của pháp luật: Hàng quý chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu đầu quý sau
phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp.
+ Tổ chức, cá nhân làm mất hoá đơn phải báo cáo ngay bằng văn bản với
cơ quan Thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn.
+ Tổ chức sử dụng hoá đơn phải thường xuyên kiểm tra các cá nhân được
giao trực tiếp lập hoá đơn của đơn vị để chấn chỉnh, ngăn chặn chững hành vi
phạm quy định về sử dụng, quản lý hoá đơn.
+ Nếu tổ chức, hộ, cá nhân phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan
đến việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn phải báo ngay cơ quan thuế.
Khi cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận hoá
đơn đã phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân in, phát hành hoá đơn phải có nghĩa vụ
trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được yêu
cầu.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 19 -
1.2.5. Xử lý vi phạm về hoá đơn
* Theo quy định tại tại Nghị định 51/2010/NĐ -CP ngày 14 tháng 5 năm
2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì khung xử phạt
vi phạm hành chính về hóa đơn cụ thể như sau:
- Đối với các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa
đơn điện tử; các hành vi vi phạm về quy định đặt in hóa đơn; các hành vi vi
phạm quy định về in hóa đơn đặt in: bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm; đồng thời phải hủy các hóa đơn
được in, đặt in hoặc khởi tạo không đúng quy định, các hóa đơn cho, bán hoặc
hóa đơn giả. Riêng với trường hợp tự in, in hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn
điện tử giả còn bị phạt đình chỉ quyền tự in, in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa
đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng kể từ khi hành vi bị phát hiện; với trường
hợp đặt in hóa đơn giả bị chỉ định nhà in khi đặt in hóa đơn trong thời hạn 36
tháng kể từ khi phát hiện hành vi đặt in hóa đơn giả.
- Đối với các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn bị phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm ; đồng thời phải hủy
các loại hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng, hóa đơn đã mua và chưa lập.
- Đối với các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn bị phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm và phải thực hiện
đúng các thủ tục về phát hành hóa đơn theo quy định.
- Đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng
hóa, dịch vụ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 100.000 đồng tùy mức độ vi
phạm.
- Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua bị
phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 tùy mức độ vi phạm.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 20 -
* Thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính là 10 ngày kể từ ngày
cơ quan có thẩm quyền giao quyết định xử phạt. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử
phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì
bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
* Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tình
tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn
quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ -CP được thực hiện theo quy định tại Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
* Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện
theo quy định tại các Điều 29, 30, 36 và 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp vi phạm hành chính mà dẫn đến các hành vi khai sai
làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến
hành vi trốn thuế, gian lận thuế thi xử phạt các hành vi đó theo quy định tại
Luật Quản lý Thuế.
Trường hợp vi phạm có liên quan đến hoạt động in hóa đơn giả đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để
khởi tố theo quy định của pháp luật.
1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý hoá đơn
Hóa đơn ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để
xác định việc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân;
làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ về thuế của DN và
thanh quyết toán của các đơn vị ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng từ đó mà
nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, thực tế việc vi phạm về hóa đơn diễn ra khá phổ
biến, đa dạng và ngày càng tinh vi hơn khiến cho công tác quản lý hóa đơn cũng
ngày càng phức tạp. Do đó, tăng cường quản lý hóa đơn là việc làm hết sức cần
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 21 -
thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà DN đã được trao quyền tự chủ
trong việc in hóa đơn.
1.3.1. Tăng cường quản lý hóa đơn xuất phát từ vai trò của hoá đơn
Trên thực tế chưa có một công văn hay văn bản nào của ngành thuế nói
riêng và ngành tài chính nói chung có một định nghĩa chung nhất về hóa đơn,
chứng từ để được mọi người công nhận. Song, nếu xét về vai trò, ý nghĩa của
hóa đơn thì không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của chứng từ này.
Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, toàn bộ các hoạt động kinh tế được phát sinh
liên tục thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa đều sử dụng đến tờ hóa đơn.
Theo đó, vai trò của tờ hóa đơn được thể hiện thông qua một số khía cạnh sau :
- Hóa đơn là chứng từ để thu tiền bán hàng và thể hiện doanh số của một
DN, là căn cứ để DN hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh. Từ việc
tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thể hiện trên hóa đơn chứng từ
để DN lập ra sản phẩm cuối cùng là Báo cáo tài chính- bức tranh toàn cảnh về
tình hình hoạt động kinh doanh của DN, để từ đó các nhà quản lý của DN có
định hướng phát triển hợp lý cho tương lai, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết
định đúng đắn...;
- Hóa đơn là chứng từ để đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ và bảo
hành hàng hóa. Đứng ở góc độ của DN, hóa đơn như một lời cam kết về chất
lượng hàng hóa, dịch vụ mà DN cung cấp cũng như chế độ hậu mãi đi kèm. Về
phía khách hàng, hóa đơn là căn cứ quan trọng chứng thực quyền được hưởng
dịch vụ bảo hành, khuyến mại, dự thưởng...;
- Hóa đơn được sử dụng để thanh quyết toán tài chính khi mua hàng cho
công ty, cơ quan, tập thể... ;
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 22 -
- Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và DN thì hóa đơn là chứng từ
cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát
sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế, nhất là các
loại thuế trực thu. Qua đó, góp phần thu đúng thu đủ đảm bảo số thu cho
NSNN, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các DN. Đồng thời căn cứ
vào các hóa đơn, chứng từ cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra tìm ra các sai
phạm về hóa đơn dẫn đến những hành vi gian lận, lừa đảo, trốn thuế để kịp thời
xử lý và dăn đe những đối tượng khác, chống thất thu cho NSNN.
Có thể thấy, hóa đơn có vai trò đặc biệt quan trọng trong giao dịch kinh
tế đối với cả người mua, người bán cũng như trong công tác quản lý thuế và
quản lý kinh tế của Nhà nước. Bởi vậy hóa đơn chứng từ phải được quản lý
nghiêm ngặt .
1.3.2. Xuất phát từ thực trạng tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn hiện nay
Việc quản lý hóa đơn từ lâu đã là lĩnh vực rất phức tạp với nhiều thủ tục
phiền hà, gây khó khăn, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc của các DN. Đối
với cơ quan quản lý thuế, bộ phận quản lý ấn chỉ hoạt động tích cực song tình
trạng gian lận trong quản lý, sử dụng hóa đơn, việc mua bán hóa đơn...vẫn xảy
ra. Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, các mối quan
hệ về kinh tế, tài chính ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp đã đặt ra rất nhiều
thách thức và yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý hóa đơn để theo kịp với sự
tiến bộ của thời đại.
Bởi thấy rõ tầm quan trọng của hóa đơn, chứng từ mà từ trước tới nay,
Nhà nước ta luôn coi trọng việc quản lý, sử dụng hóa đơn thể hiện bằng việc
Nhà nước đã xây dựng, thiết lập các chế tài quy định về hóa đơn và ngày càng
hoàn thiện hơn nữa các quy định, chính sách về hóa đơn, chứng từ phù hợp với
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 23 -
tình hình phát triển kinh tế xã hội và sự hội nhập quốc tế của đất nước trong
từng thời kỳ. Có rất nhiều các văn bản quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn
cũng như các văn bản liên quan đã ra đời minh chứng cho việc Nhà nước luôn
quan tâm đến việc tăng cường quản lý hóa đơn, chứng từ. Cụ thể :
- Pháp lệnh kế toán thống kê do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày
10/5/1988 tại Điều 7 của Pháp lệnh đã quy định nghiêm cấm các hành vi : giả
mạo chứng từ, lập sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê sai sự thật; huỷ bỏ
chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê khi chưa hết thời hạn bảo quản
và lưu trữ theo quy định; sử dụng các loại chứng từ, biểu mẫu không hợp lệ.
Tiếp đó, Hội đồng Bộ trưởng và BTC lần lượt ban hành Quyết định 292 CT
ngày 17/11/1988 và Thông tư 58 KT/LB ngày 23/12/1998 về việc quy định lập
chứng từ mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền.
Cuộc cải cách thuế bước 1 việc quản lý, sử dụng hoá đơn cũng được Nhà
nước rất chú ý, quan tâm, thể hiện qua việc ban hành hàng loạt các Thông tư và
Nghị định liên quan đến hoá đơn chứng từ, đặc biệt được quy định rất chi tiết
trong 2 luật thuế : Luật thuế Doanh thu và Luật thuế Lợi tức.
- Điểm 2 Điều 10 Luật thuế Doanh thu ghi rõ : Cơ sở kinh doanh có trách
nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn theo yêu cầu
của cơ quan Thuế.
- Điều 10 Luật thuế Lợi tức ghi rõ : Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách
nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn theo
quy định của Nhà nước, cung cấp tài liệu sổ sách kế toán, chứng từ , hoá đơn
theo yêu cầu của cơ quan Thuế.
- Quyết định số 529 QĐ/TC/TCT ngày 22/12/1992 của BTC vế việc ban
hành chế độ quản lý ấn chỉ thuế.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 24 -
- Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC về việc ban
hành chế độ kế toán doanh nghiệp trong đó có quy định 14 mẫu hoá đơn mới và
quy định chế độ lập hoáđơnchứng từ thống nhất cho phùhợp chế độ kế toán mới.
- Nghị định số 22 CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã nhấn mạnh việc xử lý đối với các vi
phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ.
Đặc biệt để thực hiện quán triệt Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN được
Quốc hội khoá 9 kỳ họp thứ 11 thông qua từ ngày 4 đến ngày 10/5/1997 hàng
loạt các quy định về hoá đơn chứng từ ra đời :
- Luật thuế GTGT có 6/30 điều nói về hoá đơn chứng từ như điều 9,
10,11,12,18, 19 …
- Luật thuế TNDN có 34 điều trong đó có 6/34 điều nói về hoá đơn chứng
từ như điều 9, 10 ,11, 12,15,16,24…
Bắt đầu từ 1/1/1999 BTC phát hành thống nhất trong cả nước 02 loại hoá
đơn GTGT để thực hiện luật thuế GTGT : Hoá đơn GTGT ký hiệu : 01 GTKT
(đối với các đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ) và hoá đơn bán hàng ký
hiệu 02 GTTT (áp dụng đối với các đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp và
đơn vị sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB).
- Thông tư số 128 /1998 / TT - BTC ngày 22/9/1998 sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 45/TT/BTC ngày 01/8/1996 hướng dẫn thực hiện Nghị định 22 ngày
17/4/1996 củaChínhphủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- Nghị định số 49/1999/ NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán ban hành ngày 08/7/1999.
- Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về in, phát
hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 25 -
- Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của BTC hướng dẫn
thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc in, phát hành, sử
dụng, quản lý hoá đơn.
Đáng chú ý nhất, việc ra đời Nghị định số 51/2010/NĐ- CP quy định về
hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ban hành ngày 14/05/2010 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2011 là một cải cách mang tính đột phá của lĩnh vực
quản lý thuế trong thời gian qua, cho thấy bước tiến mới trong công tác quản lý
hóa đơn của ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng. Cùng với Nghị
định số 51/2010/NĐ- CP còn có các thông tư hướng dẫn :
- Thông tư của Bộ Tài chính số 153/2010/TT- BTC ngày 28/09/2010
hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 của Chính
phủ về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
- Thông tư số 32/2011/TT- BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính về
việc hướng dẫn khởi tạo,phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa
cung ứng dịch vụ.
- Thông tư số 13/2011/TT-BTC ngày 82/02/2011 về việc sủa đổi, bổ sung
điểm a, b Khoản 1 điều 6 Thông tư số 153/2010/TT- BTC .
- Thông tư 191/2010/TT- BTC hướng dẫn về tạo, phát hành, quản lý và
sử dụng hóa đơn đối với các DN kinh doanh vận tải.
Trước đây, DN phải xếp hàng đi mua hóa đơn từ cơ quan thuế hoặc muốn
in hóa đơn phải có văn bản đồng ý của cơ quan thuế. Có thể thấy điểm hạn chế
nhất khi Nhà nước bao cấp hóa đơn là DN không được quyền chủ động mà phải
thực hiện theo cơ chế xin- cho, số lượng được bán có hạn, khi dùng hết cũng
không được mua ngay, thiếu về chủng loại, hạn chế số liên. Điều này càng trở
nên bất cập khi số lượng DN sử dụng hóa đơn và số lượng hóa đơn được sử
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 26 -
dụng ngày một tăng và tăng với tốc độ nhanh chóng. Năm 2010 có gần 520.000
đơn vị sử dụng hóa đơn, tăng 2,79 lần so với năm 2003, với tổng số lượng hóa
đơn sử dụng là 1.489,6 triệu số hóa đơn. Mặt khác, những quy định trong việc
xử phạt vi phạm hóa đơn xem ra còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng
nên tình trạng vi phạm hóa đơn vẫn diễn ra và ngày càng phổ biến, phức tạp
hơn, như việc lập hóa đơn chậm, ghi sai lệch thông tin giữa các liên trên hóa
đơn, chuyển nhượng hợp đồng in hóa đơn, làm mất hóa đơn... Để giải quyết
được những bất cập còn tồn tại trên cần phải có một sự đổi mới trong công tác
quản lý hóa đơn, trước hết là phải xây dựng các thiết chế, quy định chặt chẽ về
việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn.
Với mục tiêu vừa tạo điều kiện cho DN, người mua hàng sử dụng hóa
đơn thuận lợi, đúng pháp luật đáp ứng nhu cầu thực tế vừa ngăn ngừa tình trạng
hợp thức hóa hàng hóa mua trôi nổi trên thị trường, hàng hóa nhập lậu, ghi
khống hàng hóa mua, đặc biệt trong các công trình xây dựng cơ bản, bù đắp các
khoản chi phí như giao dịch, tiếp khách không có hóa đơn... Chính phủ đã ban
hành Nghị định 51/2010/NĐ- CP với những quy định rất cụ thể về việc tự in,
đặt in hóa đơn, sử dụng hóa đơn, quy định chi tiết các hành vi vi phạm với mức
phạt nghiêm minh cũng như các hình thức xử phạt phù hợp với các Luật và
Pháp lệnh hiện hành, bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, các loại hóa đơn
cũng được phân loại hợp lý... Quy định như vậy cũng nhằm tạo điều kiện cho
cơ quan quản lý thuế thực hiện đổi mới phương thức quản lý hóa đơn vì từ ngày
1/1/2009 khi Luật thuế GTGT có hiệu lực, các hàng hóa, dịch vụ đầu vào sản
xuất kinh doanh có giao dịch trên 20 triệu đồng muốn được khấu trừ thuế
GTGT phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 27 -
Đi kèm với những thuận lợi nêu trên có không ít những thách thức đặt ra.
Khi NĐ51 có hiệu lực cũng là lúc ngành thuế sẽ phải quản lý một số lượng lớn
hóa đơn được DN đăng ký sử dụng với hàng nghìn chủng loại khác nhau. Nhà
nước không có biện pháp quản lý số hóa đơn được in thì sẽ dẫn đến tình trạng
các DN in hóa đơn trốn thuế. Ví dụ DN A đặt in 10.000 cuốn hóa đơn, để trốn
thuế các bên sẽ thoả thuận ghi 5.000 cuốn. Chuyển từ việc quản lý rất chặt chẽ
của cơ quan thuế sang việc các DN tự quyết định trong việc tạo lập, quản lý và
sử dụng hóa đơn, trong điều kiện sự minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội
chưa thật được tôn trọng, lượng tiền mặt sử dụng trong lưu thông còn quá lớn...
cũng đặt ra không ít những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết, với một lộ trình
hợp lý cả với cơ quan thuế và các DN, cơ sở KD.
Qua thực tế cho thấy bài toán hóa đơn không hề đơn giản đòi hỏi sự quản
lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý cũng như chính DN sử dụng hóa đơn. Vấn
đề tăng cường quản lý hóa đơn, chống thất thu cho NSNN vẫn tiếp tục được đặt
ra cho bài toán khá nan giải này.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 28 -
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 29 -
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HOÁ
ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG
2.1. Bốicảnh kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hà Đông và cơ cấu tổ chức
bộ máy Chi cục Thuế quận Hà Đông.
Hà Đông là quận mới của Thành phố Hà Nội kể từ ngày 8/5/2009 theo
Nghị quyết số 15 của Chính phủ. Với 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.687
nhân khẩu, Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội (sau quận
Long Biên) với 17 đơn vị hành chính phường. Hà Đông vốn là một vùng đất
giàu truyền thống văn hóa. Nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 11
km về phía Tây, Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành
phố của thủ đô Hà Nội. Về địa giới hành chính : phía Bắc giáp quận Thanh
Xuân, huyện Từ Liêm ; phía Nam giáp huyện Thanh Oai ; phía Đông giáp
huyện Thanh Trì ; phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Chương Mỹ . Hiện nay, Hà
Đông là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà
Nội và đang trên đà phát triển để trở thành khu trung tâm kinh tế lớn mạnh của
thủ đô.
* Về kinh tế: Nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến
đường giao thông quan trọng như quốc lộ 6A,21B, đường 430, các đường vành
đai Lê Trọng Tấn, Lê Văn Lương kéo dài, có thể nói Hà Đông có vị trí chiến
lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự.
Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp
xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 30 -
chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước
dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-
2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần
1.821 tỷ đồng; tổng thu NSNN đạt 1.964,5 tỷ đồng. Năm 2010, giá trị sản xuất
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt
hơn 3.000 tỷ đồng; tổng thu NSNN đạt 2.880,1 tỷ đồng.
* Về đầu tư-xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều
khu đô thị mới: Khu đô thị Văn Quán- Yên Phúc, khu đô thị Mỗ Nao,Văn Phú,
Na Khê, Dương Nội , trục đô thị phía Bắc; cụm công nghiệp Yên Nghĩa; các
trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ
đôla.
Năm 2010, quận đã có 32 công trình được duyệt quyết toán, 44 công
trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 108 công trình đang thi công, 39 công trình
đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư
để trình duyệt.
* Về làng nghề: Hà Đông có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu với làng lụa
Vạn Phúc nổi tiếng. Đây là một thế mạnh của việc phát triển dịch vụ du lịch kết
hợp với tham quan các làng nghề của vùng. Ngoài ra còn có the La Khê, làng
rèn Đa Sỹ...
* Về giáo dục: Hiện quận Hà Đông có khoảng 65 trường mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cả công lập và tư thục, trong đó có 15
trường học đạt chuẩn quốc gia; 11 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên
nghiệp đóng trên địa bàn quận (ĐH Kiến trúc, HV Bưu chính viễn thông, HV
An Ninh, ĐH Thành Tây, Đại Nam, CĐ Nhạc họa...).
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 31 -
* Về văn hóa-xã hội: Từ năm 1990, Hà Đông là địa bàn điển hình của
tỉnh Hà Tây về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan,
đơn vị văn hóa. Năm 2010, có khoảng 90% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình
văn hóa; 27 làng, khu phố, 82 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa.
Mạng lưới y tế đã có 100% phường đều có trạm y tế và có bác sỹ. Nhiều
năm liên tục, Hà Đông giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1%/năm.
* Về tình hình thu Ngân sách:
Năm 2010 là năm có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến tình hình quản lý thu
ngân sách.Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X,
Nghị quyết Đảng bộ Hà Đông lần thứ 18, năm 2010 cũng là năm Quận uỷ,
HĐND, UBND quận đề ra nhiều chủ trương, chuyên đề về phát triển kinh tế- xã
hội của quận.Những chủ trương thu hút đầu tư, trong đó tập trung vào các dự án
xây dựng các khu đô thị, chung cư, khu công nghiệp đã kích thích sự tăng
trưởng kinh tế trên địa bàn tạo nguồn thu cho ngân sách. Một số khu đô thị đã
hoàn chỉnh mở rông thị trường kinh doanh trên địa bàn.
Năm 2010, Chi cục Thuế Hà Đông được Cục thuế giao thu ngân sách trên
địa bàn dự toán là: 1.618,3 tỷ đồng. So với thực hiện 2009 bằng 29%.Trong đó
tiền thu sử dụng đất 1.210 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75%; lệ phí trước bạ: 202 tỷ
đồng chiếm tỷ trọng 12,2%, thuế CTN - DV - NQD là 150 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 9,3%, thuế thu nhập cá nhân 27 tỷ chiếm tỷ trọng 1,7% ; các khoản thu
khác 29,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,8%.
Kết quả, tổng thu cả năm 2010 toàn quận thu đạt: 2.880 tỷ 137,8 triệu
đồng đạt 178% dự toán, so với thực hiện năm 2009 bằng 51%. Có 8/9 chỉ tiêu
được giao hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ( Thu từ xí nghiệp quốc
doanh, Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Thu tiền thuê, bán nhà dự toán không
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 32 -
giao),nhiều chỉ tiêu so với dự toán đạt tỷ lệ cao như: thu khác ngân sách 362%;
Thuế nhà đất 313%; Thuế thu nhập cá nhân 271%; Lệ phí trước bạ thu đạt
210%; Thuế CTN - DV - NQD thu đạt 154% dự toán( thuế môn bài đạt 140%
dự toán cả năm).
Tính riêng các khoản thu từ thuế, phí ( không tính tiền sử dụng đất) dự
toán giao 408 tỷ 300 triệu đồng, thực hiện cả năm đạt 793 tỷ 969,3 triệu đồng
đạt tỷ lệ 194% dự toán. Riêng chỉ tiêu thuế CTN - NQD thu đạt 154% so với
dự toán, số vượt tuyệt đối so với dự toán pháp lệnh là 81 tỷ 178,3 triệu đồng.
* Về cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cụ Thuế quận Hà Đông : Gồm 13 đội và
04 lãnh đạo chi cục thể hiện qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 01 : Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Hà Đông
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 33 -
- Lãnh đạo chi cục gồm:
+ 01 Chi cục trưởng : phụ trách chung và phụ trách trực tiếp các đội
Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn, Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ
- Dự toán.
Chi cục trưởng
Chi cục Thuế
Đội
Tuyên
truyền
và hỗ
trợ
người
nộp
thuế
Chi cục phó Chi cục phó Chi cục phó
Đội
Hành
chính
Nhân
sự
Tài vụ
Ấn chỉ
Đội Kê
khai- Kế
toán thuế
Tin học
Nghiệp
vụ
Dự toán
Một số
Đội
Kiểm
tra
Đội
Trước
bạ và
thu
khác
Một số
Đội
Thuế
liên
phường
Đội
Quản
lý chợ
Hà
Đông
Đội
Quản
lý nợ
và
cưỡng
chế
thuế
Đội
Thuế
liên
phường
Số 1
Đội
Thuế
liên
phường
Số 2
Đội
Thuế
liên
phường
Số 3
Đội
Thuế
liên
phường
Số 4
Đội
Kiểm
tra
Số 1
Đội
Kiểm
tra
Số 2
Đội
Kiểm
tra
Số 3
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 34 -
+ 01 Chi cục phó : phụ trách các khoản thu về đất, phí, lệ phí và phụ
trách trực tiếp các đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Đội Trước bạ và
thu khác.
+ 01 Chi cục phó : phụ trách các khoản thuế NQD đối với các doanh
nghiệp và phụ trách trực tiếp các đội Kiểm tra số 2,3.
+ 01 Chi cục phó : phụ trách các khoản thu QD và phụ trách trực tiếp các
đội thuế liên phường, Đội quản lý chợ Hà Đông, Đội quản lý nợ và cưỡng chế
nợ thuế.
2.2. Giới thiệu chung về Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ
Công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông do Đội
Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ đảm trách.
* Về chức năng, nhiệm vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện
công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài
chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.
Nhiệm vụ cụ thể:
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng sở vật chất, kinh phí
hoạt động và quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục Thuế hàng năm;
2. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng và
thực hiện dự toán kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang
phục, quản lý ấn chỉ thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của Chi cục
Thuế;
3. Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục
vụ cho hội nghị, cuộc họp của lãnh đạo Chi cục Thuế;
4. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế, chế độ quản lý, sử dụng
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 35 -
công chức thuế, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công
tác bảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục Thuế theo phân cấp quản lý;
5. Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ,
công chức thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trinh quản lý thuế
theo phân cấp quản lý cán bộ;
6. Tổ chức các phong trào thi đua của ngành, của địa phương; theo dõi và
tổng hợp công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Chi cục Thuế theo quy
định;
7. Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi cục
Thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy
chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sơ vật chất, phương
tiện đi lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội
quy, quy chế và kỷ luật lao động;
8. Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính,văn thư, lưu trữ, công
tác quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục Thuế quản
lý;
9. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản
pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục Thuế
theo quy định hiện hành về văn thư, lưu trữ;
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao
* Về cơ cấu tổ chức: Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ trực tiếp
chịu sự quản lý của Chi cục trưởng và gồm có 12 cán bộ, trong đó có 04 cán bộ
phụ trách công tác quản lý hoá đơn, ấn chỉ cụ thể gồm: 01 Đội phó- phụ trách
chung ; 02 Kế toán ; 01 Thủ kho- đều là những người có trình độ đại học và là
Đảng viên ĐCSVN . Do yêu cầu đặt ra đội ấn chỉ luôn trực tiếp tiếp xúc với rất
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 36 -
nhiều các đối tượng, không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức mà cả cá nhân kinh
doanh trên địa bàn có nhu cầu mua, sử dụng hóa đơn nên các cán bộ của đội ấn
chỉ không những vững chuyên môn, nghiệp vụ, cẩn thận, tỉ mỉ mà còn đòi hỏi
khả năng giao tiếp tốt. Có thể thấy, các cán bộ của đội luôn tận tình và có trách
nhiệm trong công việc cũng như luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
* Về trang thiết bị : Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ có 10
máy tính và 03 máy in trong đó bộ phận ấn chỉ có 04 máy tính. Các máy tính
được nối mạng nội bộ để phục vụ cho công tác quản lý của Chi cục. Đội có 02
kho để lưu và bảo quản ấn chỉ, trong đó có 01 kho cấp phát và 01 kho lưu chờ
hủy. Các trang thiết bị và vật dụng khác như bàn ghế, quạt điện, điều hòa, điện
thoại đều được trang bị đầy đủ. Nhìn chung, Chi cục Thuế Hà Đông vừa được
xây mới nên hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý của chi cục
đều được đầu tư mới đồng bộ và tương đối đầy đủ để hỗ trợ cho các cán bộ
trong công tác quản lý thuế nói chung và từng nghiệp vụ cụ thể nói riêng.
2.3. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hoá đơn trên địa bàn quận Hà
Đông.
Thời gian qua, việc quản lý và sử dụng hoá đơn trong các cơ sở sản xuất -
kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế trên cả nước nói chung và các
địa bàn nói riêng luôn là đề tài được đề cập nhiều nhất bởi hoá đơn đã trở thành
vấn đề nhạy cảm trong hoạt động mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và thực
sự đi vào cuộc sống mà ngay cả người dân bình thường cũng quan tâm đến giá
trị đích thực của nó.
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý đối tượng sử dụng hoá đơn
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 37 -
Sang năm 2010 nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi sau thời kì khủng
hoảng kinh tế nhờ hàng loạt các chủ trương chính sách kích cầu của Đảng và
Nhà nước. Cùng với sự thông thoáng đối với thủ tục thành lập DN, do năm
2010 là năm đầu tiên triển khai cơ chế đăng ký hợp nhất cho doanh nghiệp
(đăng ký thành lập và đăng ký thuế cùng lúc) khiến thời gian giải quyết thủ tục
gia nhập thị trường đã được rút ngắn đáng kể, bởi vậy số lượng DN được thành
lập ngày càng tăng, số lượng đối tượng sử dụng hóa đơn cũng theo đó mà tăng
lên. Hơn nữa số lượng DN ngoài quốc doanh được Cục thuế Hà Nội phân cấp
về cấp chi cục quản lý, trong đó có Chi cục Hà Đông cũng ngày càng tăng. Biểu
số liệu dưới đây là minh chứng cho nhận định trên:
Biểu 01: Tình hình đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông.
ĐVT: đối tượng
Loại hình đốitượng Năm 2009 Năm 2010
So sánh
Chênh lệch Tỷ lệ ( % )
Doanh nghiệp NQD 2086 2195 +109 +5,23
Hộ kinh doanh 311 368 +57 +18,33
Tổng cộng 2397 2563 +210 +6,92
Số liệu bảng trên cho thấy : số lượng đơn vị sử dụng hóa đơn trên địa bàn
quận Hà Đông tăng lên khá nhiều. Năm 2010, số đối tượng sử dụng hóa đơn là
2563 đối tượng, tăng hơn so với năm 2009 là 210 đối tượng, tương đương với tỷ
lệ tăng là 6,92 %. Trong đó, đối tượng sử dụng hóa đơn thuộc loại hình Doanh
nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 tăng cao so với năm 2009 với mức tăng 109
đối tượng, tương đương với tỷ lệ tăng là 5,23%. Điều này khiến cho công tác
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 38 -
quản lý hóa đơn trên địa bàn sẽ phức tạp hơn, khối lượng công việc cũng nặng
hơn. Bởi phần lớn các vi phạm của đối tượng sử dụng hoá đơn thuộc các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Trên thực tế Chi cục Thuế đã có sự phối hợp với các
ngành liên quan trong việc quản lý các đơn vị trên địa bàn, đặc biệt đối với các
doanh nghiệp thành lập mới, tách nhập, giải thể thông qua công tác cấp mã số
thuế và cấp bán hoá đơn.
Nghị định số 51/2010/NĐ -CP ban hành ngày 14/5/2010, có hiệu lực từ
ngày 1/1/2011 được xem là một cải cách quan trọng tạo thuận lợi cho DN khi
mà DN được trao quyền tự in hóa đơn. Tuy nhiên, đối với cơ quan thuế sẽ gặp
phải những vấn đề nhất định trong việc quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn. Bởi
thay vì việc chỉ quản lý 2 đối tượng: tự in hóa đơn và mua hóa đơn của cơ quan
thuế (mà phần lớn các đối tượng đều mua hóa đơn) như trước kia, thì nay cơ
quan thuế phải quản lý nhiều loại đối tượng sử dụng hóa đơn hơn: tự in hóa
đơn, đặt in hóa đơn, mua hóa đơn do Cục thuế phát hành, hóa đơn điện tử, chưa
kể là DN còn có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Đáng
lo nhất là DN “ma” có thể lợi dụng sự thông thoáng của Nghị định mới để phát
hành hóa đơn tự in, kiếm thu nhập bất chính, sau đó bỏ trốn. DN làm ăn ngay
ngắn nào bị “dính” loại hóa đơn kể trên sẽ phải chịu thiệt thòi. Mặt khác, theo
quy định tại Nghị định 51/CP, DN sử dụng hóa đơn tự in chỉ phải báo cáo tình
hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế theo định kỳ hằng quý, tức là DN có lập
thông báo phát hành hóa đơn thì phải 3 tháng sau mới phải báo cáo cơ quan
thuế về tình hình sử dụng hóa đơn tự in của mình. Như vậy, ít nhất là sau 3
tháng kể từ khi phát hành hóa đơn, nếu cơ quan thuế nhận thấy báo cáo đó
không hợp lý, nghi ngờ gian lận thì mới thực hiện việc kiểm soát sử dụng hóa
đơn tự in của DN. Nói cách khác, nếu một DN thành lập trong vòng 2 - 3 tháng
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 39 -
rồi tự động giải thể sau khi đã có hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn thì cơ
quan thuế đành bất lực.
Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông, bộ phận ấn chỉ đang quản lý 2 đối
tượng là Doanh nghiệp dân doanh và các hộ. Trong đó:
Biểu 02: Tỷ trọng loại đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn
Loại đốitượng Số lượng Tỷ trọng
DN siêu nhỏ 1085 42,33%
DN đặt in 1465 57,16%
DN tự in 13 0,51%
Qua biểu số liệu trên cho thấy: Số lượng DN siêu nhỏ mua hóa đơn của
cơ quan thuế chiếm tỷ trọng tương đối cao 42,33%. Số lượng DN tự in, đặt in
chiếm tỷ trọng cao hơn 57,67%, tuy nhiên số lượng DN có đủ khả năng tự in
hóa đơn trên địa bàn thuộc sự quản lý của Chi cục Hà Đông chiếm tỷ trọng rất
nhỏ, chỉ có 0,51%. Do đó công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa
bàn sẽ khá phức tạp vì Chi cục vừa phải quản lý các đối tượng mua hóa đơn vừa
quản lý các đối tượng tự in, đặt in với các mẫu mã hóa đơn khác nhau, đồng
thời còn phải quản lý cả các cơ sở nhận in hóa đơn của các DN đặt in.
Mặt khác, 2563 đối tượng sử dụng hóa đơn là một con số tương đối lớn
so với số lượng cán bộ được phân công phụ trách quản lý hóa đơn ấn chỉ là 4
cán bộ, ngoài ra còn có các cán bộ của Đội Kiểm tra 2 làm công tác xác minh
hóa đơn. Tuy nhiên các cán bộ quản lý ấn chỉ nói riêng và cả Chi cục Thuế nói
chung đã rất cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác quản lý của mình,
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 40 -
quản lý sát thực tế doanh thu phát sinh của các đơn vị cũng như mô hình hoạt
động, kinh doanh, đảm số thu cho NSNN, góp phần làm trong sạch môi trường
kinh doanh và đảm bảo kỷ cương tài chình. Đồng thời phối hợp với các ngành
liên quan trong việc quản lý các đơn vị trên địa bàn, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp thành lập mới, tách nhập, giải thể thông qua công tác cấp MST và cấp
bán hoá đơn.
2.2.2. Thực trạng công tác cấp, bán hoá đơn
Đây là khâu then chốt làm cơ sở cho việc quản lý các đối tượng sử dụng
hoá đơn. Vì vậy công tác này cũng được Chi cục Thuế quận Hà Đông đặc biệt
chú trọng. Nhìn chung công tác cấp bán hoá đơn đã đáp ứng được tương đối
đầy đủ và kịp thời nhu cầu sử dụng hoá đơn của các đối tượng kinh doanh. Tình
hình nhận và cấp bán hoá đơn trong 2 năm qua như sau: (Xem biểu 03 về Tình
hình nhận và bán hóa đơn tại Chi cục Thuế Hà Đông trong 2 năm 2009-2010)
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 41 -
Qua số liệu phản ánh trong biểu 03 ta thấy:
Số lượng hóa đơn tồn đầu năm 2010 nhìn chung giảm so với năm 2009.
Tuy nhiên con số này vẫn còn cao (số lượng hóa đơn tồn là 62.100 số hóa đơn
chiếm 11% số lượng hóa đơn nhập về), xuất phát từ 2 lý do sau: Thứ nhất, do
công tác lập kế hoạch cho việc nhập hóa đơn để bán trong kỳ của cán bộ thuế
chưa sát với nhu cầu thực tế; Thứ hai, do thực tế các tổ chức, hộ, cá nhân kinh
doanh chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:
nộp báo cáo chậm làm ảnh hưởng tới việc xác định nhu cầu sử dụng hóa đơn kì
tiếp theo.
Số lượng hóa đơn cấp, bán trong năm 2010 đặc biệt là những tháng cuối
năm tăng so với năm 2009. Điều này là phù hợp với nhu cầu sử dụng hóa đơn
ngày càng tăng của các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh. Thêm vào đó, việc
triển khai Nghị định 51 khiến “cầu” vượt quá “cung” do số lượng nhà in đủ tiêu
chuẩn in hóa đơn quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu in hóa đơn của DN. Trước
tình hình nhiều DN đặt in hóa đơn từ quý IV năm 2010 nhưng tháng 2, tháng 3
năm 2011 mới có hóa đơn sử dụng, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số
16988/BTC-TCT ngày 14/12/2010 chỉ đạo: Các Cục Thuế từ nay đến hết ngày
31/12/2010 thực hiện bán hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành theo số lượng đề
nghị của doanh nghiệp, đảm bảo để doanh nghiệp có hóa đơn để sử dụng tối đa
đến 31/3. Theo sự chỉ đạo của cấp trên, Chi cục Thuế Hà Đông đã chủ động
tăng cường cán bộ ở bộ phận bán ấn chỉ đến hết 31/12/2010 và bố trí bán hóa
đơn cả thứ bảy, chủ nhật; thủ tục mua hóa đơn được xử lý nhanh, gọn theo đúng
quy định của Bộ Tài chính.
Sang năm 2011, khi Nghị định 51 chính thức có hiệu lực thay thế cho
Nghị định 89 thì công tác cấp, bán hóa đơn cũng có sự thay đổi. Theo đó, cơ
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 42 -
quan thuế mà cụ thể là Chi cục Thuế Hà Đông chỉ bán hóa đơn do Cục Thuế Hà
Nội đặt in cho các đối tượng là: các tổ chức không phải là DN nhưng có hoạt
động kinh doanh ; hộ, cá nhân kinh doanh ; DN siêu nhỏ ; DN ở tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in.
Việc cấp hóa đơn lẻ được áp dụng với các tổ chức không phải là DN, hộ và cá
nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng. Do đó số lượng hóa đơn nhập
trong năm 2011 sẽ ít hơn trước rất nhiều.
Nếu như trong năm 2009 chỉ có 13 DN đăng ký sử dụng hóa đơn tự in
thì sang năm 2011 có thêm 1465 doanh nghiệp đặt in ngay từ quý I và sử dụng
ngay từ quý II. Còn lại các DN siêu nhỏ phấn đấu đến hết quý IV đặt in 100%
và đến 1/1/2012 sẽ có hóa đơn sử dụng. Qua đó có thể thấy công tác triển khai
việc thực hiện Nghị định 51 của Chi cục Thuế quận Hà Đông rất kịp thời và
hiệu quả, giúp DN không bị rơi vào thế bị động đảm bảo cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh không bị ngừng trệ do thiếu hóa đơn.
2.2.3. Tình hình quản lý sử dụng hoá đơn
Trong quản lý kinh tế nói chung và trong quản lý thuế nói riêng, lập hoá
đơn, chứng từ là khâu đầu tiên của công tác hạch toán kế toán, vừa là chứng từ
hợp lý trong các giao dịch, đồng thời là cơ sở để kê khai, nộp thuế một cách
trung thực, chính xác đối với Nhà nước trong cơ chế “tự khai, tự nộp”. Vì vậy
có thể khẳng định, hoá đơn là khâu then chốt quyết định hiệu quả quản lý của
các sắc thuế hiện hành nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.
Ngoài việc kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy định về lập hoá đơn
chứng từ theo đúng chế độ thì Chi cục Thuế cũng thường xuyên theo dõi tình
hình sử dụng các loại hoá đơn này thông qua các bảng kê hoá đơn hàng mua
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 43 -
vào và bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra. Đây là cơ sở quan trọng để bộ phận
bán hoá đơn quyết định số lượng hoá đơn sẽ cấp bán cho đối tượng sử dụng
trong các lần bán hoá đơn tiếp theo, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan Thuế
tiến hành kiểm tra đối chiếu tờ khai của đơn vị mua bán hàng có liên quan để
xác định việc khai báo đúng, sai của đơn vị nhằm xác định số thuế mà các đơn
vị phải nộp. Do đó khâu này rất quan trọng đối với công tác quản lý hoá đơn
của Chi cục Thuế quận Hà Đông bởi việc sử dụng hoá đơn của đối tượng sử
dụng hoá đơn chính là nguồn gốc của tất cả các hành vi vi phạm.
Trong quá trình thực hiện Nghị định 51 Cơ quan thuế đã rất linh hoạt tạo
điều kiện cho DN khi cho phép DN sử dụng số lượng hóa đơn in thừa trong
năm 2010 (tính đến 31/12/2010) nhằm tránh lãng phí cho DN. Tuy nhiên, DN
cần báo cáo số lượng hóa đơn tồn lại trong báo cáo thuế tháng 12/2010. Nếu số
hóa đơn này còn ít, DN có thể báo cáo xin hủy; nếu còn số lượng nhiều, có thể
thông báo cơ quan thuế để sử dụng số hóa đơn này cho đến hết. Riêng đối với
những DN đã in và sử dụng hóa đơn tự in trong năm 2010 nhưng chưa sử dụng
hết, nếu đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn tự in, đặt in theo Thông tư 153
thì có thể làm thủ tục thông báo phát hành và tiếp tục sử dụng số hóa đơn này.
Ta hãy cùng nhìn lại tình hình sử dụng hóa đơn của các DN trong 2 năm
qua qua bảng số liệu sau:
Biểu04:Tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hà
Đông 2009-2010
ĐVT: Số hóa đơn
Loại
hóa đơn
Số sử dụng Số xóa bỏ
Năm Năm So sánh
( % )
Năm Năm So sánh
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 44 -
2009 2010 2009 2010 ( % )
01GTKT 281.050 351.550 125,08 46.500 95.150 204,62
02GTTT 95.100 99.200 104,31 15.150 24.550 162,05
Bảng số liệu trên cho thấy: Số lượng hóa đơn DN sử dụng ngày càng
tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với sự tăng lên về số lượng DN. Thực tế cũng
cho thấy các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh và người mua hàng ngày càng ý
thức được tầm quan trọng của hóa đơn và việc sử dụng nó.
Thực tế những số liệu trên chưa thực sự chính xác do sự hiểu biết về chế
độ quản lý, sử dụng hóa đơn của đối tượng sử dụng còn hạn chế , nhiều đơn vị
do sử dụng hoá đơn ít, mua bán hoá đơn không thường xuyên, chỉ sau khi sử
dụng hết hoá đơn mới thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn dẫn đến tình
trạng có những đơn vị không thực hiện báo cáo trong nhiều tháng. Với số lượng
đơn vị sử dụng hoá đơn lớn, nhưng cán bộ theo dõi chưa đủ, công tác theo dõi
tình hình sử dụng hoá đơn lại chủ yếu là thủ công - thông qua sổ sách kế toán
cho nên không thể nắm bắt được chính xác số hoá đơn mà đơn vị chưa nộp báo
cáo sử dụng hoá đơn đã sử dụng trong năm, dẫn đến tình trạng có sự chênh lệch
lớn giữa số hoá đơn cấp bán và số hoá đơn thực tế sử dụng. Do đó Chi cục
Thuế Hà Đông cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về báo cáo tình hình sử dụng
hoá đơn, đồng thời nâng cao việc ứng dụng tin học vào khâu này để có thể xác
định được chính xác số lượng, tên đơn vị chưa nộp báo cáo sử dụng hóa đơn, từ
đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Việc bảo quản hoá đơn của đối tượng sử dụng hoá đơn tại cơ sở cũng
được Chi cục Thuế Hà Đông thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh việc tiến hành
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 45 -
thông báo quy định về sử dụng, bảo quản hoá đơn đến từng đối tượng sử dụng
hoá đơn, Chi cục Thuế cũng thực hiện việc xử phạt nghiêm khắc những vi phạm
hành chính đối với các trường hợp không bảo quản lưu giữ hoá đơn theo quy
định. Do đó phần lớn đối tượng sử dụng hoá đơn đã có ý thức bảo quản lưu giữ
hoá đơn cẩn thận. Nhưng vẫn còn một số ít tổ chức, cá nhân không nhận thức
được tầm quan trọng của hoá đơn cũng như có những yếu tố khách quan tác
động nên đã vi phạm nguyên tắc ghi chép, bảo quản hoá đơn : không có MST,
không có chữ ký của người bán, người mua, hoá đơn bị rách nát... gây ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác quản lý hoá đơn, thanh quyết toán hoá đơn cũng
như xác định tính thuế của Chi cục Thuế Hà Đông.
2.2.4. Tình hình theo dõi mất hoá đơn và xử lý mất hoá đơn
Công tác theo dõi mất hóa đơn và xử lý mất hóa đơn có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản lý hóa đơn nói chung. Bởi lẽ, việc mất hóa đơn có thể
do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn...) nhưng cũng có thể do chủ
quan, cố tình mà trong trường hợp này có thể gây ra những thiệt hại cho DN bị
mất hóa đơn: bị cơ quan thuế phạt tiền, bản thân DN bị mất đi một chứng từ
quan trọng liên quan đến công tác hạch toán kế toán, không được khấu trừ đầu
vào (nếu là hóa đơn đầu vào)...Trong khi đó, hóa đơn bị mất có thể đang được
một DN khác sử dụng vì mục đích gian lận thuế để trục lợi. Vì vậy, DN và cả
cơ quan thuế cần phải sát sao trong việc theo dõi mất hóa đơn, phối hợp chặt
chẽ, kịp thời với cơ quan công an để tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân và
đưa ra hình phạt thích đáng.
Biểu 05: Tình hình tổn thất hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông
ĐVT: Số hóa đơn
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 46 -
Năm Số hóa đơn báo mất
2009 76
2010 70
Chi cục Thuế Hà Đông đã triển khai đầy đủ, kịp thời, chấp hành nghiêm
chỉnh , đúng chế độ quy định về chế tài xử phạt mất hoá đơn. Chẳng hạn,
trường hợp mất 50 số hóa đơn của Đại học Thành Tây, trong đó có 2 số đã sử
dụng và 48 số chưa sử dụng, Chi cục Thuế đã tiến hành lập biên bản và phạt
tiền là 34 triệu đồng.
Cùng với việc thông báo trên toàn quốc về số hoá đơn bị mất, Chi cục
Thuế Hà Đông thông báo số hóa đơn đó không còn giá trị sử dụng. Thông qua
việc thông báo về số hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kết hợp với kiểm tra
phát hiện xử lý đã hạn chế việc lợi dụng hoá đơn không còn giá trị sử dụng để
thanh quyết toán tài chính, kê khai trốn thuế. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, phát
hiện xử lý các trường hợp vi phạm chưa đạt được kết quả cao do việc đối chiếu
hoá đơn bị mất được thông báo bằng các văn bản nên không mang tính cập
nhật, hệ thống. Để công tác xử lý, phát hiện hoá đơn không còn giá trị sử dụng
được kịp thời, Chi cục Thuế Hà Đông cũng như ngành Thuế cả nước cần có
những biện pháp hiệu quả hơn.
2.2.5. Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hoá đơn
Qua thực tế công tác quản lý và những gì đã xảy ra có thể kết ra một số
trường hợp vi phạm về hoá đơn để phần nào dễ dàng nhận dạng một số hành vi
gian lận thường gặp trong việc sử dụng hoá đơn.
Nhóm thứ nhất: Lợi dụng hoá đơn để trốn thuế:
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 47 -
- Lợi dụng người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ có thói quen không lấy
hoá đơn, phần lớn các cơ sở không thực hiện nghiêm về các quy định lập bảng
kê để cuối ngày xuất hoá đơn tổng hợp lưu tại cuống, nếu có thực hiện được
tiến hành sau một thời gian nhằm mục đích hợp thức hoá về mặt sổ sách trong
kê khai, dấu doanh thu và trốn thuế đầu ra.
- Hành vi cố tình không xuất hoá đơn khi khách hàng yêu cầu với nhiều
lý do như: cơ sở vừa hết hoá đơn chưa mua kịp hoặc người giữ hoá đơn đi vắng,
hẹn khách hàng lúc khác, nhất là khách hàng đường xa, ngoại tỉnh. Có thể nói,
tình trạng này rất phổ biến đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống, bán
hàng tiêu dùng như máy tính, điện thoại, hàng điện tử, điện lạnh, hàng tiêu
dùng, thuốc tân dược…
- Bán hàng hoá, dịch vụ trong giá đã có thuế nhưng khi khách hàng yêu
cầu xuất hoá đơn lại đòi thêm tiền mới xuất hoá đơn, thực chất đây là thủ đoạn
làm cho người mua hàng từ bỏ ý định lấy hoá đơn.
- Các hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán hoặc ấn định nhưng vẫn
được cơ quan thuế cấp hoá đơn quyển khi bán hàng với mục đích là nếu trong
tháng doanh thu theo hoá đơn cao hơn doanh thu ấn định thì thu thuế căn cứ
theo doanh thu hoá đơn, nếu thấp hơn thì căn cứ theo doanh thu ấn định. Nhưng
trên thực tế không có hộ nào ghi doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu
khoán, ấn định. Nếu trong tháng có cao hơn, họ luôn tìm cách đối phó, hợp thức
hoá để nộp thuế theo doanh thu ấn định thấp hơn. Thực chất đây là một kẽ hở
giúp cho họ tiêu thụ hàng nhiều hơn, nhưng thực tế lại trốn thuế đầu ra nhiều
hơn.
Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 48 -
Nhóm thứ hai: Ngoài thủ đoạn thành lập DN với mục đích mua, bán hoá
đơn rồi bỏ trốn thì tình trạng sử dụng hoá đơn để rút tiền, chiếm đoạt tài sản của
Nhà nước vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, nhóm này bao gồm:
- Bán hàng hoá, dịch vụ thu tiền một giá, nhưng khi xuất hoá đơn lại có
sự thông đồng giữa hai bên mua và bán để nâng khống giá trị thanh toán, tình
trạng này phổ biến nhất đối với khách hàng ở các đơn vị có thụ hưởng kinh phí
từ NSNN, các dự án, công trình…
- Mua bán hoá đơn khống, lập hoá đơn khống đã và đang tiếp diễn trên
một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhất là các DN thành lập với mục đích
làm ăn bất chính, thông đồng với nhau, lập khống hoá đơn để rút tiền của Nhà
nước thông qua hoàn thuế,
Hoá đơn là chứng từ ban đầu mang tính pháp lý cao, là thước đo phản
ảnh một cách chính xác các chỉ tiêu kinh tế của mỗi cơ sở kinh doanh, của một
ngành kinh tế, toàn bộ nền kinh tế. Nếu sử dụng ghi chép, phản ánh sai lệch các
chỉ tiêu trên hoá đơn, điều đó đã tiếp tay thủ đoạn trốn thuế, gian lận thuế của
những kẻ làm ăn phi pháp mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công
trình, hạch toán giá trong các DN, làm mất tính chính xác các chỉ tiêu kinh tế-
xã hội ( KT-XH) ở địa phương và trên phạm vi cả nước.
Cải cách toàn diện về hoá đơn là quyết định đúng đắn và kịp thời: Có thể
nói Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ra đời có ý
nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống KT-XH ở nước ta, đồng thời là bước cải
cách toàn diện và sâu rộng về hoá đơn, hoàn toàn mang tính giao quyền tự chủ
cho DN trong quản lý, sử dụng. Đây là một chủ trương của Chính phủ minh
chứng cho sự quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức quản
lý theo mô hình hiện đại qua việc DN tự in hoá đơn và tự đặt in hoá đơn để sử
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông
Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông

More Related Content

What's hot

64 2013 tt-btc_190411
64 2013 tt-btc_19041164 2013 tt-btc_190411
64 2013 tt-btc_190411Hồng Ngọc
 
TANET - Hoa don chung tu - 07.2010
TANET - Hoa don chung tu  - 07.2010TANET - Hoa don chung tu  - 07.2010
TANET - Hoa don chung tu - 07.2010Pham Ngoc Quang
 
Thong tu so 39 2014 tt_btc ve hoa don chung tu
Thong tu so 39 2014 tt_btc  ve hoa don chung tuThong tu so 39 2014 tt_btc  ve hoa don chung tu
Thong tu so 39 2014 tt_btc ve hoa don chung tuHuyen1303
 
Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày...
Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày...Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày...
Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày...phantuan nam
 
2013 05-15 tt 64-thay the tt 153 ve hoa don_so sanh
2013 05-15 tt 64-thay the tt 153 ve hoa don_so sanh2013 05-15 tt 64-thay the tt 153 ve hoa don_so sanh
2013 05-15 tt 64-thay the tt 153 ve hoa don_so sanhKhanh Tran
 
hướng dẫn thuc hien tt 153
hướng dẫn thuc hien tt 153hướng dẫn thuc hien tt 153
hướng dẫn thuc hien tt 153minhthu4691
 
TANET - Hoa Don Chung Tu - Phan 1
TANET - Hoa Don Chung Tu - Phan 1TANET - Hoa Don Chung Tu - Phan 1
TANET - Hoa Don Chung Tu - Phan 1Pham Ngoc Quang
 
51 2010 nd-cp_105694
51 2010 nd-cp_10569451 2010 nd-cp_105694
51 2010 nd-cp_105694Hồng Ngọc
 
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)Lớp kế toán trưởng
 
Bai tieu luan_htttql
Bai tieu luan_htttqlBai tieu luan_htttql
Bai tieu luan_htttqlTri Nguyen
 
PLKT: quy định mang tính pháp lí khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
PLKT: quy định mang tính pháp lí khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toánPLKT: quy định mang tính pháp lí khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
PLKT: quy định mang tính pháp lí khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toánHương Nguyễn
 
05 acc202 bai 2_v2.0013107222
05 acc202 bai 2_v2.001310722205 acc202 bai 2_v2.0013107222
05 acc202 bai 2_v2.0013107222Yen Dang
 
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...Pham Ngoc Quang
 

What's hot (18)

64 2013 tt-btc_190411
64 2013 tt-btc_19041164 2013 tt-btc_190411
64 2013 tt-btc_190411
 
TANET - Hoa don chung tu - 07.2010
TANET - Hoa don chung tu  - 07.2010TANET - Hoa don chung tu  - 07.2010
TANET - Hoa don chung tu - 07.2010
 
Thong tu so 39 2014 tt_btc ve hoa don chung tu
Thong tu so 39 2014 tt_btc  ve hoa don chung tuThong tu so 39 2014 tt_btc  ve hoa don chung tu
Thong tu so 39 2014 tt_btc ve hoa don chung tu
 
Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày...
Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày...Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày...
Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày...
 
Tt64 2013 btc
Tt64 2013 btcTt64 2013 btc
Tt64 2013 btc
 
2013 05-15 tt 64-thay the tt 153 ve hoa don_so sanh
2013 05-15 tt 64-thay the tt 153 ve hoa don_so sanh2013 05-15 tt 64-thay the tt 153 ve hoa don_so sanh
2013 05-15 tt 64-thay the tt 153 ve hoa don_so sanh
 
Thông tư số 642013 tt btc
Thông tư số 642013 tt btc Thông tư số 642013 tt btc
Thông tư số 642013 tt btc
 
hướng dẫn thuc hien tt 153
hướng dẫn thuc hien tt 153hướng dẫn thuc hien tt 153
hướng dẫn thuc hien tt 153
 
TANET - Hoa Don Chung Tu - Phan 1
TANET - Hoa Don Chung Tu - Phan 1TANET - Hoa Don Chung Tu - Phan 1
TANET - Hoa Don Chung Tu - Phan 1
 
Huong dan tao user 24 7
Huong dan tao user 24 7Huong dan tao user 24 7
Huong dan tao user 24 7
 
51 2010 nd-cp_105694
51 2010 nd-cp_10569451 2010 nd-cp_105694
51 2010 nd-cp_105694
 
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
Hỏi - Đáp (Thuế GTGT và Hóa đơn chứng từ_02/2015)
 
Bai tieu luan_htttql
Bai tieu luan_htttqlBai tieu luan_htttql
Bai tieu luan_htttql
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty vận tải Thuỷ Bộ, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty vận tải Thuỷ Bộ, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty vận tải Thuỷ Bộ, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty vận tải Thuỷ Bộ, HAY
 
PLKT: quy định mang tính pháp lí khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
PLKT: quy định mang tính pháp lí khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toánPLKT: quy định mang tính pháp lí khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
PLKT: quy định mang tính pháp lí khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán
 
05 acc202 bai 2_v2.0013107222
05 acc202 bai 2_v2.001310722205 acc202 bai 2_v2.0013107222
05 acc202 bai 2_v2.0013107222
 
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Công ty gang thép, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
TANET - Bai giang ve luat ke toan va cac van ban huong dan thuc hien luat ke ...
 

Similar to Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông

TANET - Hoa don chung tu - 07/2010
TANET  - Hoa don chung tu   - 07/2010TANET  - Hoa don chung tu   - 07/2010
TANET - Hoa don chung tu - 07/2010Pham Ngoc Quang
 
Ke toan.org nghi-dinh-51-2010-nd-cp-hoa-don
Ke toan.org nghi-dinh-51-2010-nd-cp-hoa-donKe toan.org nghi-dinh-51-2010-nd-cp-hoa-don
Ke toan.org nghi-dinh-51-2010-nd-cp-hoa-donSnow Fall
 
Hướng dẫn thực hiện thông tư số 39
Hướng dẫn thực hiện thông tư số 39Hướng dẫn thực hiện thông tư số 39
Hướng dẫn thực hiện thông tư số 39dien lanh gia khang
 
Cau hoi va dap an ve hoa don dien tu
Cau hoi va dap an ve hoa don dien tuCau hoi va dap an ve hoa don dien tu
Cau hoi va dap an ve hoa don dien tukhongno
 
Tiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánTiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánssuser499fca
 
Khóa học kế toán xây lắp
Khóa học kế toán xây lắpKhóa học kế toán xây lắp
Khóa học kế toán xây lắpVân Lavie
 
Chi phí không hoá đơn
Chi phí không hoá đơnChi phí không hoá đơn
Chi phí không hoá đơnChuc Cao
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 

Similar to Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông (17)

TANET - Hoa don chung tu - 07/2010
TANET  - Hoa don chung tu   - 07/2010TANET  - Hoa don chung tu   - 07/2010
TANET - Hoa don chung tu - 07/2010
 
Thông tư 39 - 2014 - Bộ tài chính - Vietnam Financial Policy
Thông tư 39 - 2014 - Bộ tài chính - Vietnam Financial PolicyThông tư 39 - 2014 - Bộ tài chính - Vietnam Financial Policy
Thông tư 39 - 2014 - Bộ tài chính - Vietnam Financial Policy
 
Tt64 2013 btc
Tt64 2013 btcTt64 2013 btc
Tt64 2013 btc
 
Ke toan.org nghi-dinh-51-2010-nd-cp-hoa-don
Ke toan.org nghi-dinh-51-2010-nd-cp-hoa-donKe toan.org nghi-dinh-51-2010-nd-cp-hoa-don
Ke toan.org nghi-dinh-51-2010-nd-cp-hoa-don
 
Hợp lý, hợp lê, hợp pháp
Hợp lý, hợp lê, hợp phápHợp lý, hợp lê, hợp pháp
Hợp lý, hợp lê, hợp pháp
 
Hướng dẫn thực hiện thông tư số 39
Hướng dẫn thực hiện thông tư số 39Hướng dẫn thực hiện thông tư số 39
Hướng dẫn thực hiện thông tư số 39
 
Cau hoi va dap an ve hoa don dien tu
Cau hoi va dap an ve hoa don dien tuCau hoi va dap an ve hoa don dien tu
Cau hoi va dap an ve hoa don dien tu
 
Tiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toánTiểu luận kế toán
Tiểu luận kế toán
 
Bài 2 .pptx
Bài 2 .pptxBài 2 .pptx
Bài 2 .pptx
 
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công Ty Rượu
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công Ty RượuĐề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công Ty Rượu
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại Công Ty Rượu
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
 
Khóa học kế toán xây lắp
Khóa học kế toán xây lắpKhóa học kế toán xây lắp
Khóa học kế toán xây lắp
 
Chi phí không hoá đơn
Chi phí không hoá đơnChi phí không hoá đơn
Chi phí không hoá đơn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Mtv Lương Thực Tp. Hcm.
Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Mtv Lương Thực Tp. Hcm.Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Mtv Lương Thực Tp. Hcm.
Kế Toán Lưu Chuyển Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Mtv Lương Thực Tp. Hcm.
 
Khóa học kế toán az
Khóa học kế toán azKhóa học kế toán az
Khóa học kế toán az
 
Khóa học kế toán az
Khóa học kế toán azKhóa học kế toán az
Khóa học kế toán az
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Tăng cường quản lý hóa đơn các doanh nghiệp ở quận Hà Đông

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 1 - LỜI MỞ ĐẦU Quản lý hóa đơn là một bộ phận quan trọng và phức tạp trong quản lý thuế nói chung. Công tác quản lý hóa đơn có ảnh hưởng tới việc xác định đúng nghĩa vụ thuế ; chống tham nhũng, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính ; thúc đẩy các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hạch toán kinh tế và chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ đi vào nề nếp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Câu chuyện về hóa đơn chứng từ không hề mới mẻ nhưng lại được dư luận hết sức quan tâm và tốn không ít giấy mực của báo giới cũng như cơ quan quản lý thuế. Vấn đề này càng trở nên nóng hổi, thu hút mọi cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế khi Nghị định số 51/2010/NĐ- CP về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ chính thức ban hành ngày 14/05/2010. Nghị định 51 ra đời đã thổi một luồng gió mới trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn, làm thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng hóa đơn bấy lâu nay của doanh nghiệp và phù hợp với xu hướng mới hiện nay. Tuy nhiên đi kèm với những thuận lợi khi trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong thiết kế, in, phát hành hóa đơn là không ít những thách thức. Thống kê cho thấy, trong số hơn 500 nghìn DN và hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể hiện nay, có trà trộn không ít DN "ma" được thành lập để mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Hằng năm, loại tội phạm này đã làm thất thu một khoản tiền thuế lớn của Nhà nước. Vì vậy, sau khi Nghị định 51 có hiệu lực, công tác kiểm soát, chống thất thu ngân sách sẽ là một trong những thách thức lớn đối với cơ quan thuế. Xuất phát từ thực tế đó em quyết định đi sâu tìm hiểu về vấn đề quản lý, sử dụng hóa đơn trong điều kiện hiện nay và đi vào thực tế công tác quản lý ấn
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 2 - chỉ trên địa bàn quận Hà Đông. Từ đó em đã lựa chọn đề tài : ‘‘Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông’’ với mục đích tìm hiểu thực trạng xung quanh vấn đề quản lý, sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận nói riêng và cả nước nói chung, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng hóa đơn, qua đó góp phần chống thất thu cho NSNN, lành mạnh hóa nền tài chính. Đề tài bao gồm 3 chương : Chương I : Lý luận chung về hoá đơn và quản lý hoá đơn. Chương II: Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hoá đơn trên địa bàn quận Hà Đông. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng hoá đơn trên địa bàn quận Hà Đông. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Vương Thị Thu Hiền và toàn bộ cán bộ Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ, đặc biệt là các cán bộ bộ phận Ấn chỉ đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này.
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 3 - CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOÁ ĐƠN VÀ QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN 1.1. Những vấn đề chung về hoá đơn 1.1.1 . Khái niệm, đặc điểm của hoá đơn 1.1.1.1. Khái niệm hoá đơn Trước kia, theo Nghị định 89 thì: ‘‘Hoá đơn là loại chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ’’. Hiện nay, theo Nghị định 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 hóa đơn được hiểu như sau: Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Các thuật ngữ pháp lý về hóa đơn: - Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh; gồm : tự in, đặt in, khởi tạo hóa đơn điện tử theo Luật giao dịch điện tử. - Lập hóa đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hóa đơn theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ. - Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 51.
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 4 - - Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. - Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được in, khởi tạo theo quy định tại Nghị định 51 nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành. - Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của tổ chức, cá nhân đã ngưng sử dụng MST ( còn gọi là đóng MST ). - Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác ( trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành ) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách. - Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, dịch vụ; cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; dùng hóa đơn quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông. - Hóa đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ. 1.1.1.2.Đặc điểm của hoá đơn
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 5 - - Hoá đơn do người bán hàng hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ thu tiền lập ra. Mỗi số hoá đơn được lập cho những hàng hoá, dịch vụ có cùng thuế suất (đối với hoá đơn GTGT). - Hoá đơn phải có các chỉ tiêu: Tên loại hóa đơn, ký hiệu; họ, tên, địa chỉ, MST (nếu có), tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán; tên hàng hoá, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá; tiền hàng; thuế suất; tiền thuế GTGT (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ ký người bán, người mua hàng. - Hoá đơn phải có đầy đủ ký hiệu theo hệ thống 20 chữ cái tiếng Việt in hoa ( gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y ), kí hiệu gồm 2 chữ cái và năm in hoá đơn. Đối với hóa đơn của tổ chức, cá nhân tự in và đặt in ký hiệu hóa đơn có 6 ký tự; đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành ký hiệu hóa đơn có 8 ký tự, trong đó 2 ký tự đầu ký hiệu là mã hóa đơn do Cục thuế in, phát hành ( mỗi Cục thuế có mã hóa đơn riêng, VD: Cục thuế Hà Nôi 01, Hải Phòng02, TP Hồ Chí Minh 03…). Hình thức của hóađơnthể hiện thông qua 3 ký tự: E hóa đơn điện tử; T hóa đơn tự in; P hóa đơn đặt in. VD: AA/11E ; AA/12P ; 01AA/11P; 02AB/12P… - Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, được in theo chức năng sử dụng của từng liên. Liên 1 : Lưu ; Liên 2 : Giao cho khách hàng. Các liên từ thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thì liên 3 được lưu tại cơ quan Hải quan. Đối với loại tem, vé, thẻ thì có mẫu phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phải được chấp thuận của Tổng cục Thuế hoặc Cục Thuế các tỉnh, thành phố. Một số hoạt động kinh doanh như : Vận tải
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 6 - hành khách, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, văn hoá nghệ thuật thì có thể áp dụng loại vé 1 liên giao cho khách hàng nhưng phải có cuống lưu, phần kiểm tra, kiểm soát và phần cho khách hàng. Trường hợp này phải do Tổng cục Thuế hoặc Cục Thuế địa phương quyết định. - Số của hoá đơn phải ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hóa đơn bao gồm 7 chữ số (Trừ trường hợp đặc biệt phải có công văn báo cáo xin phép của cơ quan Thuế). 1.1.2. Các loại hoá đơn - Hoá đơn giá trị gia tăng - Hoá đơn bán hàng - Hoá đơn xuất khẩu - Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm … - Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan. - Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hoá đơn gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. 1.1.3. Hình thức của hoá đơn - Hoá đơn tự in: là hoá đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; - Hoá đơn điện tử: là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 7 - - Hoá đơn đặt in: là hoá đơn do các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân. Các doanh nghiệp có thể đồng thời sử dụng kết hợp các hình thức của hóa đơn. Trong đó Nhà nước khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử. 1.2. Những nội dung cơ bản của chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn hiện nay. 1.2.1. Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng a) Người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, gồm: - Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài; - Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. b) Tổ chức nhận in hoá đơn. c) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ. d) Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn. 1.2.2. Quy định về tạo và phát hành hoá đơn Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau ( hóa đơn tự in, đặt in, điện tử ) nhưng phải đảm bảo đúng quy định về đối tượng được tạo hóa đơn và điều kiện liên quan theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 và các thông tư liên quan bao gồm Thông tư số 153/2010/TT- BTC ngày 28/09/2010, Thông tư số
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 8 - 13/2011/TT-BTC ngày 08/02/2011 và Thông tư số 32/2011/TT- BTC ngày 14/03/2011 liên quan đến hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ. Cụ thể : * Quy định về tạo hóa đơn : - Các đối tượng được quyền tự in hóa đơn bao gồm: Những DN được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; những DN có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; những đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác được tự in hóa đơn, nếu có đủ các điều kiện sau: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành HĐ tự in; có hệ thống thiết bị bảo đảm cho việc in và lập HĐ khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, bảo đảm việc in và lập HĐ chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh. Các đối tượng được đặt in hóa đơn bao gồm : Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có MST (không bao gồm hộ, cá nhân nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) ; Cục Thuế. - Trước khi tạo hóa đơn tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải ra quyết định áp dụng hình thức hóa đơn với đầy đủ những nội dung cần thiết theo quy định gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử ( nếu là khởi tạo hóa đơn điện tử ) và chịu trách nhiệm về quyết định này.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 9 - Riêng đối với hóa đơn điện tử : người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn giữa hai bên. Trường hợp có tổ chức trung gian cung cấp hóa đơn điện tử thì giữa các bên liên quan phải có thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật và điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến hóa đơn điện tử ; định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian đó phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế về danh sách các DN có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức và số lượng hóa đơn đã sử dụng. - Đối với hóa đơn tự in : Tổ chức được tạo hóa đơn tự in sử dụng phần mềm ứng dụng để in hóa đơn từ các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng. Việc đánh số thứ tự trên hóa đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số hóa đơn chỉ được in ra một lần, từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao ( copy). - Đối với hóa đơn đặt in : Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in và ký hợp đồng in hóa đơn (được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự) với tổ chức nhận in đủ điều kiện. Tổ chức nhận in hóa đơn có trách nhiệm lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn với đầy đủ các nội dung cần thiết cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm 2lần : lần 1 báo cáo in hóa đơn 6 tháng đầu năm chậm nhất ngày 20/07, lần 2 báo cáo in hóa đơn 6 tháng cuối năm chậm nhất ngày 20/01 năm sau ; trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 20 tháng sau của tháng ngừng hoạt động ; trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in hóa đơn thì thời gian báo cáo tính từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 10 - hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết tháng 6 hoặc hết tháng 12 tùy thời điểm bắt đầu . + Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm). Tổ chức nhận in hóa đơn có trách nhiệm in hoá đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hoá đơn cho tổ chức in khác thực hiện ; quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn (nếu muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ); hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng, các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in ; thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn; lập báo cáo về việc nhận in hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. + Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, MST vào tiêu thức ô “ tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn. Nếu có sự thay đổi địa chỉ mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in để tiếp tục sử dụng. + Đối với hóa đơn do Cục thuế đặt in, tên Cục thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. - Tổ chức, hộ, cá nhân khi tạo hóa đơn không được tạo trùng số hóa đơn trong cùng ký hiệu. - Các DN dù tự in hay đặt in in hóa đơn đều phải tự thiết kế mẫu, trong đó phải đảm bảo đầy đủ các thông tin bắt buộc và các ký hiệu mật để nhận
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 11 - dạng. Tùy thuộc quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, DN có thể chọn một hay nhiều hình thức như tem chống giả, kỹ thuật in, giấy, mực đặc biệt, đưa ký hiệu riêng vào từng đợt in hoặc đợt phát hành hóa đơn,in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn ( như tên, MST, địa chỉ người bán ; loại hàng hóa, dịch vụ ; đơn giá ), chữ ký và dấu người bán khi lập hóa đơn... - Chất lượng giấy và mực viết hoặc in trên hóa đơn phải đảm bảo thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán ( 5 năm ). - Đối với hóa đơn điện tử : Hóa đơn điện tử phải được định dạng với đầy đủ các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng truyền, nhận và lưu trữ hóa đơn trước khi bán hàng hoá, dịch vụ trên phương tiện điện tử của tổ chức kinh doanh hoặc của các tổ chức cung cấp dịch vụ về hoá đơn điện tử và được lưu trữ trên phương tiện điện tử của các bên theo quy định của pháp luật. Hóa đơn điện tử có thể chuyển đổi sang hóa đơn giấy nhưng chỉ được chuyển đổi 01 lần và phải đáp ứng đủ điều kiện : phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc ; có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy là ‘‘HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ’’; có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi đó và chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán. * Quy định về phát hành hóa đơn : - Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế, phải lập Thông báo phát hành hóa đơn cho từng hình thức hóa đơn sử dụng với đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thời gian gửi chậm nhất là 05 ngày trước khi tổ chức hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký thông báo phát hành.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 12 - Trường hợp cơ quan thuế phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh biết để điều chỉnh và thông báo phát hành mới. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu ( không bao gồm hóa đơn điện tử mẫu) phải được niêm yết rõ ràng tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn ; đối với hóa đơn điện tử, thông báo phát hành được niêm yết tại cơ sở khởi tạo hóa đơn điện tử hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành mới theo quy định. Riêng hóa đơn xuất khẩu, nếu có sự thay đổi mẫu hóa đơn nhưng không thay đổi các nội dung bắt buộc thì không phải thực hiện thông báo phát hành mới. - Hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành hóa đơn gửi đến tất cả các Cục Thuế khác trong cả nước trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp bán ( trừ trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành hóa đơn lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế). Nếu có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thông báo phát hành mới theo quy định. Thông báo phát hành hóa đơn được niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian thông báo còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy. * Quy định về cấp, bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in :
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 13 - - Đối tượng được mua hóa đơn : Các tổ chức không phải là DN nhưng có hoạt động kinh doanh ; hộ, cá nhân kinh doanh ; DN siêu nhỏ ; DN ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng. Số lượng bán hóa đơn lần đầu không quá 1 quyển 50 số ; nếu chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo. Hồ sơ mua hóa đơn bao gồm : Đơn đề nghị mua hóa đơn + Giấy chứng minh thư nhân dân. - Đối tượng được cấp hóa đơn lẻ : Các tổ chức không phải là DN, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ ( cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ, cá nhân không kinh doanh) là loại hóa đơn bán hàng. Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua. Hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn lẻ : Đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ + Chứng từ mua bán kèm theo. Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 14 - được cấp hoá đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng cấp lẻ. 1.2.3. Quy định về sử dụng hoá đơn * Đối với người bán : - Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu ; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ ( trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóadướicác hìnhthức chovay, cho mượnhoặchoàn trả hàng hóa. - Hóa đơn phải được lập theo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh ; không được tẩy xóa, sửa chữa ; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống ( nếu có). - Các tiêu thức trên hóa đơn như ngày...tháng...năm lập hóa đơn, tên địa chỉ, MST người bán... phải được lập đúng theo các quy định hiện hành. - Hóa đơn phải được lập một lần thành nhiều liên và giữa các liên trong cùng một số phải thống nhất với nhau về nội dung. - Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn. - Trong trường hợp hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập ( phải có văn bản xác nhận việc ủy nhiệm gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của cả 2 bên) vẫn phải ghi tên và đóng dấu đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các hoá đơn ủy nhiệm trong báo cáo sử dụng hoá đơn hàng quý theo đúng quy định hiện hành.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 15 - - Đối với những giao dịch mà hóa đơn có giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì người bán không phải lập hóa đơn nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. - Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức: ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn; hoặc sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn. - Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hoá đơn không tiếp tục sử dụng trong các trường hợp: đóng mã số thuế; phát hành loại hóa đơn thay thế ; hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế; hoá đơn mất, cháy, hỏng. Trường hợp hóa đơn chưa lập của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, tự ý ngừng kinh doanh mà không thông báo với cơ quan thuế; hóa đơn mua của cơ quan thuế để cho, bán sẽ không còn giá trị sử dụng và sẽ được thông báo bởi cơ quan thuế. - Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. - Nếu tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn phải lập báo cáo và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; * Đối với người mua : - Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 16 - quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật. 1.2.4. Quy định về quản lý hoá đơn Hoá đơn là chứng từ theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ; sử dụng để khấu trừ thuế, hoàn thuế và thanh toán tài chính bảo hành sản phẩm, đăng ký tài sản Vì vậy, việc quản lý, sử dụng hoá đơn cần phải được quản lý thống nhất để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng cũng như quyền lợi của Nhà nước. - Trách nhiệm của Tổng cục Thuế: + Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các quy định về chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn trên phạm vi cả nước. + Tổ chức kiểm tra chỉ đạo ngành Thuế kiểm tra xử lý việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn trong ngành Thuế và các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, chấn chỉnh, phối hợp các ngành liên quan ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ như in ấn hoá đơn giả, mua, bán hoá đơn chứng từ, sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng quy định để trốn lậu thuế của Nhà nước; Tiến hành cải tiến cơ chế quản lý cho phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế và công tác quản lý thu thuế, quản lý tài chính. - Đối với cơ quan Thuế địa phương (Cục thuế, Chi cục thuế): Cục Thuế tỉnh, thành phố, Chi cục Thuế quận, huyện, thị có trách nhiệm triển khai thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn ở địa phương với nhiệm vụ:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 17 - + Nắm số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thuộc Cục Thuế (Chi cục Thuế) quản lý để theo dõi đăng ký thuế, đăng ký sử dụng hoá đơn phù hợp với tính chất hoạt động từng đơn vị. Nếu đơn vị được cơ quan Thuế chấp nhận đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì mới được sử dụng hoá đơn GTGT. + Hướng dẫn các đơn vị sử dụng hoá đơn theo đúng chế độ quy định, thiết kế mẫu hoá đơn tự in và giải thích những nội dung chế độ quản lý sử dụng hoá đơn, chính sách thuế cho các đơn vị hiểu rõ để chấp hành đầy đủ, đúng quy định. + Khi bán hoá đơn cho các đơn vị sử dụng cơ quan Thuế phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo chế độ quy định. Mở sổ theo dõi các đơn vị mua hoá đơn và thực hiện cập nhật số lượng hoá đơn xuất bán sê-ri, số quyển, từ số… đến số, vào sổ kế toán ấn chỉ theo chế độ quy định. + Hàng quý phải theo dõi báo cáo sử dụng hoá đơn của các đơn vị sử dụng hoá đơn trên địa bàn và lập báo cáo lên cơ quan Thuế cấp trên đúng kỳ hạn. +Tổ chức hướng dẫn xử lý các trường hợp làm tổn thất hoá đơn chứng từ, sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng quy định, hướng dẫn hủy hóa đơn theo đúng chế độ. Thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các đơn vị sử dụng hoá đơn ngăn chặn kịp thời các hành vi sai quy định để lợi dụng trốn thuế, làm ăn phi pháp. +Tổ chức kiểm tra việc kê khai thuế GTGT của các đơn vị về số thuế khấu trừ, số thuế phải nộp trên cơ sở đối chiếu thuế trên hoá đơn đầu vào, thuế trên hoá đơn đầu ra để xác định số thuế phải nộp của đơn vị có hợp lệ hay không. Ngoài ra còn phải thực hiện đối chiếu trên tài khoản thanh toán từ ngân
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 18 - hàng từ các đơn vị mua bán hàng hoá liên quan, thực hiện xác định đúng số thuế được khấu trừ của đơn vị làm cơ sở cho việc nộp thuế, thanh quyết toán thuế thừa, thiếu hàng năm của đơn vị. - Đối với đối tượng sử dụng hoá đơn: +Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn theo đúng quy định. Hoá đơn của đơn vị sử dụng phải được bảo quản đúng quy định, cất giữ phải an toàn không được để mất mát, để người khác lợi dụng, để ẩm ướt hư hỏng. Mọi trường hợp để mất hoá đơn chứng từ phải báo cáo cơ quan Thuế về số lượng hoá đơn mất, hoàn cảnh bị mất số hoá đơn… để có biện pháp xác minh làm rõ truy tìm và xử lý theo chế độ quy định của Nhà nước. + Thực hiện mở sổ theo dõi và bảo quản, lưu giữ hoá đơn theo quy định của pháp luật: Hàng quý chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu đầu quý sau phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp. + Tổ chức, cá nhân làm mất hoá đơn phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan Thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn. + Tổ chức sử dụng hoá đơn phải thường xuyên kiểm tra các cá nhân được giao trực tiếp lập hoá đơn của đơn vị để chấn chỉnh, ngăn chặn chững hành vi phạm quy định về sử dụng, quản lý hoá đơn. + Nếu tổ chức, hộ, cá nhân phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn phải báo ngay cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận hoá đơn đã phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân in, phát hành hoá đơn phải có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 19 - 1.2.5. Xử lý vi phạm về hoá đơn * Theo quy định tại tại Nghị định 51/2010/NĐ -CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì khung xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn cụ thể như sau: - Đối với các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử; các hành vi vi phạm về quy định đặt in hóa đơn; các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in: bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm; đồng thời phải hủy các hóa đơn được in, đặt in hoặc khởi tạo không đúng quy định, các hóa đơn cho, bán hoặc hóa đơn giả. Riêng với trường hợp tự in, in hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả còn bị phạt đình chỉ quyền tự in, in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng kể từ khi hành vi bị phát hiện; với trường hợp đặt in hóa đơn giả bị chỉ định nhà in khi đặt in hóa đơn trong thời hạn 36 tháng kể từ khi phát hiện hành vi đặt in hóa đơn giả. - Đối với các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm ; đồng thời phải hủy các loại hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng, hóa đơn đã mua và chưa lập. - Đối với các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm và phải thực hiện đúng các thủ tục về phát hành hóa đơn theo quy định. - Đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 100.000 đồng tùy mức độ vi phạm. - Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 tùy mức độ vi phạm.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 20 - * Thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính là 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giao quyết định xử phạt. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. * Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ -CP được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. * Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 36 và 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính mà dẫn đến các hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thi xử phạt các hành vi đó theo quy định tại Luật Quản lý Thuế. Trường hợp vi phạm có liên quan đến hoạt động in hóa đơn giả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để khởi tố theo quy định của pháp luật. 1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý hoá đơn Hóa đơn ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để xác định việc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân; làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ về thuế của DN và thanh quyết toán của các đơn vị ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng từ đó mà nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, thực tế việc vi phạm về hóa đơn diễn ra khá phổ biến, đa dạng và ngày càng tinh vi hơn khiến cho công tác quản lý hóa đơn cũng ngày càng phức tạp. Do đó, tăng cường quản lý hóa đơn là việc làm hết sức cần
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 21 - thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà DN đã được trao quyền tự chủ trong việc in hóa đơn. 1.3.1. Tăng cường quản lý hóa đơn xuất phát từ vai trò của hoá đơn Trên thực tế chưa có một công văn hay văn bản nào của ngành thuế nói riêng và ngành tài chính nói chung có một định nghĩa chung nhất về hóa đơn, chứng từ để được mọi người công nhận. Song, nếu xét về vai trò, ý nghĩa của hóa đơn thì không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của chứng từ này. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường, toàn bộ các hoạt động kinh tế được phát sinh liên tục thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa đều sử dụng đến tờ hóa đơn. Theo đó, vai trò của tờ hóa đơn được thể hiện thông qua một số khía cạnh sau : - Hóa đơn là chứng từ để thu tiền bán hàng và thể hiện doanh số của một DN, là căn cứ để DN hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh. Từ việc tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thể hiện trên hóa đơn chứng từ để DN lập ra sản phẩm cuối cùng là Báo cáo tài chính- bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh của DN, để từ đó các nhà quản lý của DN có định hướng phát triển hợp lý cho tương lai, các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đúng đắn...; - Hóa đơn là chứng từ để đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ và bảo hành hàng hóa. Đứng ở góc độ của DN, hóa đơn như một lời cam kết về chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà DN cung cấp cũng như chế độ hậu mãi đi kèm. Về phía khách hàng, hóa đơn là căn cứ quan trọng chứng thực quyền được hưởng dịch vụ bảo hành, khuyến mại, dự thưởng...; - Hóa đơn được sử dụng để thanh quyết toán tài chính khi mua hàng cho công ty, cơ quan, tập thể... ;
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 22 - - Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và DN thì hóa đơn là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế, nhất là các loại thuế trực thu. Qua đó, góp phần thu đúng thu đủ đảm bảo số thu cho NSNN, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các DN. Đồng thời căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ cơ quan thuế có thể tiến hành kiểm tra tìm ra các sai phạm về hóa đơn dẫn đến những hành vi gian lận, lừa đảo, trốn thuế để kịp thời xử lý và dăn đe những đối tượng khác, chống thất thu cho NSNN. Có thể thấy, hóa đơn có vai trò đặc biệt quan trọng trong giao dịch kinh tế đối với cả người mua, người bán cũng như trong công tác quản lý thuế và quản lý kinh tế của Nhà nước. Bởi vậy hóa đơn chứng từ phải được quản lý nghiêm ngặt . 1.3.2. Xuất phát từ thực trạng tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn hiện nay Việc quản lý hóa đơn từ lâu đã là lĩnh vực rất phức tạp với nhiều thủ tục phiền hà, gây khó khăn, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc của các DN. Đối với cơ quan quản lý thuế, bộ phận quản lý ấn chỉ hoạt động tích cực song tình trạng gian lận trong quản lý, sử dụng hóa đơn, việc mua bán hóa đơn...vẫn xảy ra. Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ về kinh tế, tài chính ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp đã đặt ra rất nhiều thách thức và yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý hóa đơn để theo kịp với sự tiến bộ của thời đại. Bởi thấy rõ tầm quan trọng của hóa đơn, chứng từ mà từ trước tới nay, Nhà nước ta luôn coi trọng việc quản lý, sử dụng hóa đơn thể hiện bằng việc Nhà nước đã xây dựng, thiết lập các chế tài quy định về hóa đơn và ngày càng hoàn thiện hơn nữa các quy định, chính sách về hóa đơn, chứng từ phù hợp với
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 23 - tình hình phát triển kinh tế xã hội và sự hội nhập quốc tế của đất nước trong từng thời kỳ. Có rất nhiều các văn bản quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn cũng như các văn bản liên quan đã ra đời minh chứng cho việc Nhà nước luôn quan tâm đến việc tăng cường quản lý hóa đơn, chứng từ. Cụ thể : - Pháp lệnh kế toán thống kê do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 10/5/1988 tại Điều 7 của Pháp lệnh đã quy định nghiêm cấm các hành vi : giả mạo chứng từ, lập sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê sai sự thật; huỷ bỏ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê khi chưa hết thời hạn bảo quản và lưu trữ theo quy định; sử dụng các loại chứng từ, biểu mẫu không hợp lệ. Tiếp đó, Hội đồng Bộ trưởng và BTC lần lượt ban hành Quyết định 292 CT ngày 17/11/1988 và Thông tư 58 KT/LB ngày 23/12/1998 về việc quy định lập chứng từ mua bán hàng và cung ứng dịch vụ thu tiền. Cuộc cải cách thuế bước 1 việc quản lý, sử dụng hoá đơn cũng được Nhà nước rất chú ý, quan tâm, thể hiện qua việc ban hành hàng loạt các Thông tư và Nghị định liên quan đến hoá đơn chứng từ, đặc biệt được quy định rất chi tiết trong 2 luật thuế : Luật thuế Doanh thu và Luật thuế Lợi tức. - Điểm 2 Điều 10 Luật thuế Doanh thu ghi rõ : Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn theo yêu cầu của cơ quan Thuế. - Điều 10 Luật thuế Lợi tức ghi rõ : Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định của Nhà nước, cung cấp tài liệu sổ sách kế toán, chứng từ , hoá đơn theo yêu cầu của cơ quan Thuế. - Quyết định số 529 QĐ/TC/TCT ngày 22/12/1992 của BTC vế việc ban hành chế độ quản lý ấn chỉ thuế.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 24 - - Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp trong đó có quy định 14 mẫu hoá đơn mới và quy định chế độ lập hoáđơnchứng từ thống nhất cho phùhợp chế độ kế toán mới. - Nghị định số 22 CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đã nhấn mạnh việc xử lý đối với các vi phạm về sử dụng hoá đơn chứng từ. Đặc biệt để thực hiện quán triệt Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN được Quốc hội khoá 9 kỳ họp thứ 11 thông qua từ ngày 4 đến ngày 10/5/1997 hàng loạt các quy định về hoá đơn chứng từ ra đời : - Luật thuế GTGT có 6/30 điều nói về hoá đơn chứng từ như điều 9, 10,11,12,18, 19 … - Luật thuế TNDN có 34 điều trong đó có 6/34 điều nói về hoá đơn chứng từ như điều 9, 10 ,11, 12,15,16,24… Bắt đầu từ 1/1/1999 BTC phát hành thống nhất trong cả nước 02 loại hoá đơn GTGT để thực hiện luật thuế GTGT : Hoá đơn GTGT ký hiệu : 01 GTKT (đối với các đơn vị áp dụng phương pháp khấu trừ) và hoá đơn bán hàng ký hiệu 02 GTTT (áp dụng đối với các đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp và đơn vị sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB). - Thông tư số 128 /1998 / TT - BTC ngày 22/9/1998 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 45/TT/BTC ngày 01/8/1996 hướng dẫn thực hiện Nghị định 22 ngày 17/4/1996 củaChínhphủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. - Nghị định số 49/1999/ NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán ban hành ngày 08/7/1999. - Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 25 - - Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn. Đáng chú ý nhất, việc ra đời Nghị định số 51/2010/NĐ- CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ban hành ngày 14/05/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011 là một cải cách mang tính đột phá của lĩnh vực quản lý thuế trong thời gian qua, cho thấy bước tiến mới trong công tác quản lý hóa đơn của ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng. Cùng với Nghị định số 51/2010/NĐ- CP còn có các thông tư hướng dẫn : - Thông tư của Bộ Tài chính số 153/2010/TT- BTC ngày 28/09/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ. - Thông tư số 32/2011/TT- BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn khởi tạo,phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa cung ứng dịch vụ. - Thông tư số 13/2011/TT-BTC ngày 82/02/2011 về việc sủa đổi, bổ sung điểm a, b Khoản 1 điều 6 Thông tư số 153/2010/TT- BTC . - Thông tư 191/2010/TT- BTC hướng dẫn về tạo, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn đối với các DN kinh doanh vận tải. Trước đây, DN phải xếp hàng đi mua hóa đơn từ cơ quan thuế hoặc muốn in hóa đơn phải có văn bản đồng ý của cơ quan thuế. Có thể thấy điểm hạn chế nhất khi Nhà nước bao cấp hóa đơn là DN không được quyền chủ động mà phải thực hiện theo cơ chế xin- cho, số lượng được bán có hạn, khi dùng hết cũng không được mua ngay, thiếu về chủng loại, hạn chế số liên. Điều này càng trở nên bất cập khi số lượng DN sử dụng hóa đơn và số lượng hóa đơn được sử
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 26 - dụng ngày một tăng và tăng với tốc độ nhanh chóng. Năm 2010 có gần 520.000 đơn vị sử dụng hóa đơn, tăng 2,79 lần so với năm 2003, với tổng số lượng hóa đơn sử dụng là 1.489,6 triệu số hóa đơn. Mặt khác, những quy định trong việc xử phạt vi phạm hóa đơn xem ra còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe các đối tượng nên tình trạng vi phạm hóa đơn vẫn diễn ra và ngày càng phổ biến, phức tạp hơn, như việc lập hóa đơn chậm, ghi sai lệch thông tin giữa các liên trên hóa đơn, chuyển nhượng hợp đồng in hóa đơn, làm mất hóa đơn... Để giải quyết được những bất cập còn tồn tại trên cần phải có một sự đổi mới trong công tác quản lý hóa đơn, trước hết là phải xây dựng các thiết chế, quy định chặt chẽ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Với mục tiêu vừa tạo điều kiện cho DN, người mua hàng sử dụng hóa đơn thuận lợi, đúng pháp luật đáp ứng nhu cầu thực tế vừa ngăn ngừa tình trạng hợp thức hóa hàng hóa mua trôi nổi trên thị trường, hàng hóa nhập lậu, ghi khống hàng hóa mua, đặc biệt trong các công trình xây dựng cơ bản, bù đắp các khoản chi phí như giao dịch, tiếp khách không có hóa đơn... Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2010/NĐ- CP với những quy định rất cụ thể về việc tự in, đặt in hóa đơn, sử dụng hóa đơn, quy định chi tiết các hành vi vi phạm với mức phạt nghiêm minh cũng như các hình thức xử phạt phù hợp với các Luật và Pháp lệnh hiện hành, bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, các loại hóa đơn cũng được phân loại hợp lý... Quy định như vậy cũng nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý thuế thực hiện đổi mới phương thức quản lý hóa đơn vì từ ngày 1/1/2009 khi Luật thuế GTGT có hiệu lực, các hàng hóa, dịch vụ đầu vào sản xuất kinh doanh có giao dịch trên 20 triệu đồng muốn được khấu trừ thuế GTGT phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 27 - Đi kèm với những thuận lợi nêu trên có không ít những thách thức đặt ra. Khi NĐ51 có hiệu lực cũng là lúc ngành thuế sẽ phải quản lý một số lượng lớn hóa đơn được DN đăng ký sử dụng với hàng nghìn chủng loại khác nhau. Nhà nước không có biện pháp quản lý số hóa đơn được in thì sẽ dẫn đến tình trạng các DN in hóa đơn trốn thuế. Ví dụ DN A đặt in 10.000 cuốn hóa đơn, để trốn thuế các bên sẽ thoả thuận ghi 5.000 cuốn. Chuyển từ việc quản lý rất chặt chẽ của cơ quan thuế sang việc các DN tự quyết định trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn, trong điều kiện sự minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội chưa thật được tôn trọng, lượng tiền mặt sử dụng trong lưu thông còn quá lớn... cũng đặt ra không ít những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết, với một lộ trình hợp lý cả với cơ quan thuế và các DN, cơ sở KD. Qua thực tế cho thấy bài toán hóa đơn không hề đơn giản đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý cũng như chính DN sử dụng hóa đơn. Vấn đề tăng cường quản lý hóa đơn, chống thất thu cho NSNN vẫn tiếp tục được đặt ra cho bài toán khá nan giải này.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 28 -
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 29 - CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG 2.1. Bốicảnh kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Hà Đông và cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Hà Đông. Hà Đông là quận mới của Thành phố Hà Nội kể từ ngày 8/5/2009 theo Nghị quyết số 15 của Chính phủ. Với 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu, Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ 2 của Hà Nội (sau quận Long Biên) với 17 đơn vị hành chính phường. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 11 km về phía Tây, Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Về địa giới hành chính : phía Bắc giáp quận Thanh Xuân, huyện Từ Liêm ; phía Nam giáp huyện Thanh Oai ; phía Đông giáp huyện Thanh Trì ; phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Chương Mỹ . Hiện nay, Hà Đông là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội và đang trên đà phát triển để trở thành khu trung tâm kinh tế lớn mạnh của thủ đô. * Về kinh tế: Nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 6A,21B, đường 430, các đường vành đai Lê Trọng Tấn, Lê Văn Lương kéo dài, có thể nói Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 30 - chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005- 2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu NSNN đạt 1.964,5 tỷ đồng. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt hơn 3.000 tỷ đồng; tổng thu NSNN đạt 2.880,1 tỷ đồng. * Về đầu tư-xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Khu đô thị Văn Quán- Yên Phúc, khu đô thị Mỗ Nao,Văn Phú, Na Khê, Dương Nội , trục đô thị phía Bắc; cụm công nghiệp Yên Nghĩa; các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla. Năm 2010, quận đã có 32 công trình được duyệt quyết toán, 44 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 108 công trình đang thi công, 39 công trình đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư để trình duyệt. * Về làng nghề: Hà Đông có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu với làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng. Đây là một thế mạnh của việc phát triển dịch vụ du lịch kết hợp với tham quan các làng nghề của vùng. Ngoài ra còn có the La Khê, làng rèn Đa Sỹ... * Về giáo dục: Hiện quận Hà Đông có khoảng 65 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cả công lập và tư thục, trong đó có 15 trường học đạt chuẩn quốc gia; 11 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp đóng trên địa bàn quận (ĐH Kiến trúc, HV Bưu chính viễn thông, HV An Ninh, ĐH Thành Tây, Đại Nam, CĐ Nhạc họa...).
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 31 - * Về văn hóa-xã hội: Từ năm 1990, Hà Đông là địa bàn điển hình của tỉnh Hà Tây về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa. Năm 2010, có khoảng 90% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 27 làng, khu phố, 82 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa. Mạng lưới y tế đã có 100% phường đều có trạm y tế và có bác sỹ. Nhiều năm liên tục, Hà Đông giữ vững tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1%/năm. * Về tình hình thu Ngân sách: Năm 2010 là năm có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến tình hình quản lý thu ngân sách.Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đảng bộ Hà Đông lần thứ 18, năm 2010 cũng là năm Quận uỷ, HĐND, UBND quận đề ra nhiều chủ trương, chuyên đề về phát triển kinh tế- xã hội của quận.Những chủ trương thu hút đầu tư, trong đó tập trung vào các dự án xây dựng các khu đô thị, chung cư, khu công nghiệp đã kích thích sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tạo nguồn thu cho ngân sách. Một số khu đô thị đã hoàn chỉnh mở rông thị trường kinh doanh trên địa bàn. Năm 2010, Chi cục Thuế Hà Đông được Cục thuế giao thu ngân sách trên địa bàn dự toán là: 1.618,3 tỷ đồng. So với thực hiện 2009 bằng 29%.Trong đó tiền thu sử dụng đất 1.210 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75%; lệ phí trước bạ: 202 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,2%, thuế CTN - DV - NQD là 150 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 9,3%, thuế thu nhập cá nhân 27 tỷ chiếm tỷ trọng 1,7% ; các khoản thu khác 29,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,8%. Kết quả, tổng thu cả năm 2010 toàn quận thu đạt: 2.880 tỷ 137,8 triệu đồng đạt 178% dự toán, so với thực hiện năm 2009 bằng 51%. Có 8/9 chỉ tiêu được giao hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ( Thu từ xí nghiệp quốc doanh, Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Thu tiền thuê, bán nhà dự toán không
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 32 - giao),nhiều chỉ tiêu so với dự toán đạt tỷ lệ cao như: thu khác ngân sách 362%; Thuế nhà đất 313%; Thuế thu nhập cá nhân 271%; Lệ phí trước bạ thu đạt 210%; Thuế CTN - DV - NQD thu đạt 154% dự toán( thuế môn bài đạt 140% dự toán cả năm). Tính riêng các khoản thu từ thuế, phí ( không tính tiền sử dụng đất) dự toán giao 408 tỷ 300 triệu đồng, thực hiện cả năm đạt 793 tỷ 969,3 triệu đồng đạt tỷ lệ 194% dự toán. Riêng chỉ tiêu thuế CTN - NQD thu đạt 154% so với dự toán, số vượt tuyệt đối so với dự toán pháp lệnh là 81 tỷ 178,3 triệu đồng. * Về cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cụ Thuế quận Hà Đông : Gồm 13 đội và 04 lãnh đạo chi cục thể hiện qua sơ đồ sau : Sơ đồ 01 : Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế quận Hà Đông
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 33 - - Lãnh đạo chi cục gồm: + 01 Chi cục trưởng : phụ trách chung và phụ trách trực tiếp các đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn, Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ - Dự toán. Chi cục trưởng Chi cục Thuế Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Chi cục phó Chi cục phó Chi cục phó Đội Hành chính Nhân sự Tài vụ Ấn chỉ Đội Kê khai- Kế toán thuế Tin học Nghiệp vụ Dự toán Một số Đội Kiểm tra Đội Trước bạ và thu khác Một số Đội Thuế liên phường Đội Quản lý chợ Hà Đông Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế Đội Thuế liên phường Số 1 Đội Thuế liên phường Số 2 Đội Thuế liên phường Số 3 Đội Thuế liên phường Số 4 Đội Kiểm tra Số 1 Đội Kiểm tra Số 2 Đội Kiểm tra Số 3
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 34 - + 01 Chi cục phó : phụ trách các khoản thu về đất, phí, lệ phí và phụ trách trực tiếp các đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Đội Trước bạ và thu khác. + 01 Chi cục phó : phụ trách các khoản thuế NQD đối với các doanh nghiệp và phụ trách trực tiếp các đội Kiểm tra số 2,3. + 01 Chi cục phó : phụ trách các khoản thu QD và phụ trách trực tiếp các đội thuế liên phường, Đội quản lý chợ Hà Đông, Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 2.2. Giới thiệu chung về Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ Công tác quản lý sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông do Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ đảm trách. * Về chức năng, nhiệm vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. Nhiệm vụ cụ thể: 1. Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng sở vật chất, kinh phí hoạt động và quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục Thuế hàng năm; 2. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng và thực hiện dự toán kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục, quản lý ấn chỉ thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của Chi cục Thuế; 3. Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho hội nghị, cuộc họp của lãnh đạo Chi cục Thuế; 4. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế, chế độ quản lý, sử dụng
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 35 - công chức thuế, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục Thuế theo phân cấp quản lý; 5. Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trinh quản lý thuế theo phân cấp quản lý cán bộ; 6. Tổ chức các phong trào thi đua của ngành, của địa phương; theo dõi và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Chi cục Thuế theo quy định; 7. Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi cục Thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sơ vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động; 8. Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính,văn thư, lưu trữ, công tác quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý; 9. Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục Thuế theo quy định hiện hành về văn thư, lưu trữ; 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao * Về cơ cấu tổ chức: Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ trực tiếp chịu sự quản lý của Chi cục trưởng và gồm có 12 cán bộ, trong đó có 04 cán bộ phụ trách công tác quản lý hoá đơn, ấn chỉ cụ thể gồm: 01 Đội phó- phụ trách chung ; 02 Kế toán ; 01 Thủ kho- đều là những người có trình độ đại học và là Đảng viên ĐCSVN . Do yêu cầu đặt ra đội ấn chỉ luôn trực tiếp tiếp xúc với rất
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 36 - nhiều các đối tượng, không chỉ các doanh nghiệp, tổ chức mà cả cá nhân kinh doanh trên địa bàn có nhu cầu mua, sử dụng hóa đơn nên các cán bộ của đội ấn chỉ không những vững chuyên môn, nghiệp vụ, cẩn thận, tỉ mỉ mà còn đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt. Có thể thấy, các cán bộ của đội luôn tận tình và có trách nhiệm trong công việc cũng như luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. * Về trang thiết bị : Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ có 10 máy tính và 03 máy in trong đó bộ phận ấn chỉ có 04 máy tính. Các máy tính được nối mạng nội bộ để phục vụ cho công tác quản lý của Chi cục. Đội có 02 kho để lưu và bảo quản ấn chỉ, trong đó có 01 kho cấp phát và 01 kho lưu chờ hủy. Các trang thiết bị và vật dụng khác như bàn ghế, quạt điện, điều hòa, điện thoại đều được trang bị đầy đủ. Nhìn chung, Chi cục Thuế Hà Đông vừa được xây mới nên hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý của chi cục đều được đầu tư mới đồng bộ và tương đối đầy đủ để hỗ trợ cho các cán bộ trong công tác quản lý thuế nói chung và từng nghiệp vụ cụ thể nói riêng. 2.3. Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hoá đơn trên địa bàn quận Hà Đông. Thời gian qua, việc quản lý và sử dụng hoá đơn trong các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế trên cả nước nói chung và các địa bàn nói riêng luôn là đề tài được đề cập nhiều nhất bởi hoá đơn đã trở thành vấn đề nhạy cảm trong hoạt động mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và thực sự đi vào cuộc sống mà ngay cả người dân bình thường cũng quan tâm đến giá trị đích thực của nó. 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý đối tượng sử dụng hoá đơn
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 37 - Sang năm 2010 nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi sau thời kì khủng hoảng kinh tế nhờ hàng loạt các chủ trương chính sách kích cầu của Đảng và Nhà nước. Cùng với sự thông thoáng đối với thủ tục thành lập DN, do năm 2010 là năm đầu tiên triển khai cơ chế đăng ký hợp nhất cho doanh nghiệp (đăng ký thành lập và đăng ký thuế cùng lúc) khiến thời gian giải quyết thủ tục gia nhập thị trường đã được rút ngắn đáng kể, bởi vậy số lượng DN được thành lập ngày càng tăng, số lượng đối tượng sử dụng hóa đơn cũng theo đó mà tăng lên. Hơn nữa số lượng DN ngoài quốc doanh được Cục thuế Hà Nội phân cấp về cấp chi cục quản lý, trong đó có Chi cục Hà Đông cũng ngày càng tăng. Biểu số liệu dưới đây là minh chứng cho nhận định trên: Biểu 01: Tình hình đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông. ĐVT: đối tượng Loại hình đốitượng Năm 2009 Năm 2010 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ ( % ) Doanh nghiệp NQD 2086 2195 +109 +5,23 Hộ kinh doanh 311 368 +57 +18,33 Tổng cộng 2397 2563 +210 +6,92 Số liệu bảng trên cho thấy : số lượng đơn vị sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông tăng lên khá nhiều. Năm 2010, số đối tượng sử dụng hóa đơn là 2563 đối tượng, tăng hơn so với năm 2009 là 210 đối tượng, tương đương với tỷ lệ tăng là 6,92 %. Trong đó, đối tượng sử dụng hóa đơn thuộc loại hình Doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 tăng cao so với năm 2009 với mức tăng 109 đối tượng, tương đương với tỷ lệ tăng là 5,23%. Điều này khiến cho công tác
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 38 - quản lý hóa đơn trên địa bàn sẽ phức tạp hơn, khối lượng công việc cũng nặng hơn. Bởi phần lớn các vi phạm của đối tượng sử dụng hoá đơn thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trên thực tế Chi cục Thuế đã có sự phối hợp với các ngành liên quan trong việc quản lý các đơn vị trên địa bàn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thành lập mới, tách nhập, giải thể thông qua công tác cấp mã số thuế và cấp bán hoá đơn. Nghị định số 51/2010/NĐ -CP ban hành ngày 14/5/2010, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 được xem là một cải cách quan trọng tạo thuận lợi cho DN khi mà DN được trao quyền tự in hóa đơn. Tuy nhiên, đối với cơ quan thuế sẽ gặp phải những vấn đề nhất định trong việc quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn. Bởi thay vì việc chỉ quản lý 2 đối tượng: tự in hóa đơn và mua hóa đơn của cơ quan thuế (mà phần lớn các đối tượng đều mua hóa đơn) như trước kia, thì nay cơ quan thuế phải quản lý nhiều loại đối tượng sử dụng hóa đơn hơn: tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn, mua hóa đơn do Cục thuế phát hành, hóa đơn điện tử, chưa kể là DN còn có thể sử dụng kết hợp nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Đáng lo nhất là DN “ma” có thể lợi dụng sự thông thoáng của Nghị định mới để phát hành hóa đơn tự in, kiếm thu nhập bất chính, sau đó bỏ trốn. DN làm ăn ngay ngắn nào bị “dính” loại hóa đơn kể trên sẽ phải chịu thiệt thòi. Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 51/CP, DN sử dụng hóa đơn tự in chỉ phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế theo định kỳ hằng quý, tức là DN có lập thông báo phát hành hóa đơn thì phải 3 tháng sau mới phải báo cáo cơ quan thuế về tình hình sử dụng hóa đơn tự in của mình. Như vậy, ít nhất là sau 3 tháng kể từ khi phát hành hóa đơn, nếu cơ quan thuế nhận thấy báo cáo đó không hợp lý, nghi ngờ gian lận thì mới thực hiện việc kiểm soát sử dụng hóa đơn tự in của DN. Nói cách khác, nếu một DN thành lập trong vòng 2 - 3 tháng
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 39 - rồi tự động giải thể sau khi đã có hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế đành bất lực. Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông, bộ phận ấn chỉ đang quản lý 2 đối tượng là Doanh nghiệp dân doanh và các hộ. Trong đó: Biểu 02: Tỷ trọng loại đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn Loại đốitượng Số lượng Tỷ trọng DN siêu nhỏ 1085 42,33% DN đặt in 1465 57,16% DN tự in 13 0,51% Qua biểu số liệu trên cho thấy: Số lượng DN siêu nhỏ mua hóa đơn của cơ quan thuế chiếm tỷ trọng tương đối cao 42,33%. Số lượng DN tự in, đặt in chiếm tỷ trọng cao hơn 57,67%, tuy nhiên số lượng DN có đủ khả năng tự in hóa đơn trên địa bàn thuộc sự quản lý của Chi cục Hà Đông chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ có 0,51%. Do đó công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn sẽ khá phức tạp vì Chi cục vừa phải quản lý các đối tượng mua hóa đơn vừa quản lý các đối tượng tự in, đặt in với các mẫu mã hóa đơn khác nhau, đồng thời còn phải quản lý cả các cơ sở nhận in hóa đơn của các DN đặt in. Mặt khác, 2563 đối tượng sử dụng hóa đơn là một con số tương đối lớn so với số lượng cán bộ được phân công phụ trách quản lý hóa đơn ấn chỉ là 4 cán bộ, ngoài ra còn có các cán bộ của Đội Kiểm tra 2 làm công tác xác minh hóa đơn. Tuy nhiên các cán bộ quản lý ấn chỉ nói riêng và cả Chi cục Thuế nói chung đã rất cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác quản lý của mình,
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 40 - quản lý sát thực tế doanh thu phát sinh của các đơn vị cũng như mô hình hoạt động, kinh doanh, đảm số thu cho NSNN, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh và đảm bảo kỷ cương tài chình. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan trong việc quản lý các đơn vị trên địa bàn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thành lập mới, tách nhập, giải thể thông qua công tác cấp MST và cấp bán hoá đơn. 2.2.2. Thực trạng công tác cấp, bán hoá đơn Đây là khâu then chốt làm cơ sở cho việc quản lý các đối tượng sử dụng hoá đơn. Vì vậy công tác này cũng được Chi cục Thuế quận Hà Đông đặc biệt chú trọng. Nhìn chung công tác cấp bán hoá đơn đã đáp ứng được tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu sử dụng hoá đơn của các đối tượng kinh doanh. Tình hình nhận và cấp bán hoá đơn trong 2 năm qua như sau: (Xem biểu 03 về Tình hình nhận và bán hóa đơn tại Chi cục Thuế Hà Đông trong 2 năm 2009-2010)
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 41 - Qua số liệu phản ánh trong biểu 03 ta thấy: Số lượng hóa đơn tồn đầu năm 2010 nhìn chung giảm so với năm 2009. Tuy nhiên con số này vẫn còn cao (số lượng hóa đơn tồn là 62.100 số hóa đơn chiếm 11% số lượng hóa đơn nhập về), xuất phát từ 2 lý do sau: Thứ nhất, do công tác lập kế hoạch cho việc nhập hóa đơn để bán trong kỳ của cán bộ thuế chưa sát với nhu cầu thực tế; Thứ hai, do thực tế các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: nộp báo cáo chậm làm ảnh hưởng tới việc xác định nhu cầu sử dụng hóa đơn kì tiếp theo. Số lượng hóa đơn cấp, bán trong năm 2010 đặc biệt là những tháng cuối năm tăng so với năm 2009. Điều này là phù hợp với nhu cầu sử dụng hóa đơn ngày càng tăng của các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh. Thêm vào đó, việc triển khai Nghị định 51 khiến “cầu” vượt quá “cung” do số lượng nhà in đủ tiêu chuẩn in hóa đơn quá ít không đáp ứng đủ nhu cầu in hóa đơn của DN. Trước tình hình nhiều DN đặt in hóa đơn từ quý IV năm 2010 nhưng tháng 2, tháng 3 năm 2011 mới có hóa đơn sử dụng, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 16988/BTC-TCT ngày 14/12/2010 chỉ đạo: Các Cục Thuế từ nay đến hết ngày 31/12/2010 thực hiện bán hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành theo số lượng đề nghị của doanh nghiệp, đảm bảo để doanh nghiệp có hóa đơn để sử dụng tối đa đến 31/3. Theo sự chỉ đạo của cấp trên, Chi cục Thuế Hà Đông đã chủ động tăng cường cán bộ ở bộ phận bán ấn chỉ đến hết 31/12/2010 và bố trí bán hóa đơn cả thứ bảy, chủ nhật; thủ tục mua hóa đơn được xử lý nhanh, gọn theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Sang năm 2011, khi Nghị định 51 chính thức có hiệu lực thay thế cho Nghị định 89 thì công tác cấp, bán hóa đơn cũng có sự thay đổi. Theo đó, cơ
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 42 - quan thuế mà cụ thể là Chi cục Thuế Hà Đông chỉ bán hóa đơn do Cục Thuế Hà Nội đặt in cho các đối tượng là: các tổ chức không phải là DN nhưng có hoạt động kinh doanh ; hộ, cá nhân kinh doanh ; DN siêu nhỏ ; DN ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in. Việc cấp hóa đơn lẻ được áp dụng với các tổ chức không phải là DN, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng. Do đó số lượng hóa đơn nhập trong năm 2011 sẽ ít hơn trước rất nhiều. Nếu như trong năm 2009 chỉ có 13 DN đăng ký sử dụng hóa đơn tự in thì sang năm 2011 có thêm 1465 doanh nghiệp đặt in ngay từ quý I và sử dụng ngay từ quý II. Còn lại các DN siêu nhỏ phấn đấu đến hết quý IV đặt in 100% và đến 1/1/2012 sẽ có hóa đơn sử dụng. Qua đó có thể thấy công tác triển khai việc thực hiện Nghị định 51 của Chi cục Thuế quận Hà Đông rất kịp thời và hiệu quả, giúp DN không bị rơi vào thế bị động đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị ngừng trệ do thiếu hóa đơn. 2.2.3. Tình hình quản lý sử dụng hoá đơn Trong quản lý kinh tế nói chung và trong quản lý thuế nói riêng, lập hoá đơn, chứng từ là khâu đầu tiên của công tác hạch toán kế toán, vừa là chứng từ hợp lý trong các giao dịch, đồng thời là cơ sở để kê khai, nộp thuế một cách trung thực, chính xác đối với Nhà nước trong cơ chế “tự khai, tự nộp”. Vì vậy có thể khẳng định, hoá đơn là khâu then chốt quyết định hiệu quả quản lý của các sắc thuế hiện hành nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Ngoài việc kiểm tra các đơn vị thực hiện các quy định về lập hoá đơn chứng từ theo đúng chế độ thì Chi cục Thuế cũng thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng các loại hoá đơn này thông qua các bảng kê hoá đơn hàng mua
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 43 - vào và bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra. Đây là cơ sở quan trọng để bộ phận bán hoá đơn quyết định số lượng hoá đơn sẽ cấp bán cho đối tượng sử dụng trong các lần bán hoá đơn tiếp theo, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra đối chiếu tờ khai của đơn vị mua bán hàng có liên quan để xác định việc khai báo đúng, sai của đơn vị nhằm xác định số thuế mà các đơn vị phải nộp. Do đó khâu này rất quan trọng đối với công tác quản lý hoá đơn của Chi cục Thuế quận Hà Đông bởi việc sử dụng hoá đơn của đối tượng sử dụng hoá đơn chính là nguồn gốc của tất cả các hành vi vi phạm. Trong quá trình thực hiện Nghị định 51 Cơ quan thuế đã rất linh hoạt tạo điều kiện cho DN khi cho phép DN sử dụng số lượng hóa đơn in thừa trong năm 2010 (tính đến 31/12/2010) nhằm tránh lãng phí cho DN. Tuy nhiên, DN cần báo cáo số lượng hóa đơn tồn lại trong báo cáo thuế tháng 12/2010. Nếu số hóa đơn này còn ít, DN có thể báo cáo xin hủy; nếu còn số lượng nhiều, có thể thông báo cơ quan thuế để sử dụng số hóa đơn này cho đến hết. Riêng đối với những DN đã in và sử dụng hóa đơn tự in trong năm 2010 nhưng chưa sử dụng hết, nếu đáp ứng đầy đủ các quy định về hóa đơn tự in, đặt in theo Thông tư 153 thì có thể làm thủ tục thông báo phát hành và tiếp tục sử dụng số hóa đơn này. Ta hãy cùng nhìn lại tình hình sử dụng hóa đơn của các DN trong 2 năm qua qua bảng số liệu sau: Biểu04:Tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông 2009-2010 ĐVT: Số hóa đơn Loại hóa đơn Số sử dụng Số xóa bỏ Năm Năm So sánh ( % ) Năm Năm So sánh
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 44 - 2009 2010 2009 2010 ( % ) 01GTKT 281.050 351.550 125,08 46.500 95.150 204,62 02GTTT 95.100 99.200 104,31 15.150 24.550 162,05 Bảng số liệu trên cho thấy: Số lượng hóa đơn DN sử dụng ngày càng tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với sự tăng lên về số lượng DN. Thực tế cũng cho thấy các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh và người mua hàng ngày càng ý thức được tầm quan trọng của hóa đơn và việc sử dụng nó. Thực tế những số liệu trên chưa thực sự chính xác do sự hiểu biết về chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn của đối tượng sử dụng còn hạn chế , nhiều đơn vị do sử dụng hoá đơn ít, mua bán hoá đơn không thường xuyên, chỉ sau khi sử dụng hết hoá đơn mới thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn dẫn đến tình trạng có những đơn vị không thực hiện báo cáo trong nhiều tháng. Với số lượng đơn vị sử dụng hoá đơn lớn, nhưng cán bộ theo dõi chưa đủ, công tác theo dõi tình hình sử dụng hoá đơn lại chủ yếu là thủ công - thông qua sổ sách kế toán cho nên không thể nắm bắt được chính xác số hoá đơn mà đơn vị chưa nộp báo cáo sử dụng hoá đơn đã sử dụng trong năm, dẫn đến tình trạng có sự chênh lệch lớn giữa số hoá đơn cấp bán và số hoá đơn thực tế sử dụng. Do đó Chi cục Thuế Hà Đông cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, đồng thời nâng cao việc ứng dụng tin học vào khâu này để có thể xác định được chính xác số lượng, tên đơn vị chưa nộp báo cáo sử dụng hóa đơn, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Việc bảo quản hoá đơn của đối tượng sử dụng hoá đơn tại cơ sở cũng được Chi cục Thuế Hà Đông thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh việc tiến hành
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 45 - thông báo quy định về sử dụng, bảo quản hoá đơn đến từng đối tượng sử dụng hoá đơn, Chi cục Thuế cũng thực hiện việc xử phạt nghiêm khắc những vi phạm hành chính đối với các trường hợp không bảo quản lưu giữ hoá đơn theo quy định. Do đó phần lớn đối tượng sử dụng hoá đơn đã có ý thức bảo quản lưu giữ hoá đơn cẩn thận. Nhưng vẫn còn một số ít tổ chức, cá nhân không nhận thức được tầm quan trọng của hoá đơn cũng như có những yếu tố khách quan tác động nên đã vi phạm nguyên tắc ghi chép, bảo quản hoá đơn : không có MST, không có chữ ký của người bán, người mua, hoá đơn bị rách nát... gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý hoá đơn, thanh quyết toán hoá đơn cũng như xác định tính thuế của Chi cục Thuế Hà Đông. 2.2.4. Tình hình theo dõi mất hoá đơn và xử lý mất hoá đơn Công tác theo dõi mất hóa đơn và xử lý mất hóa đơn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý hóa đơn nói chung. Bởi lẽ, việc mất hóa đơn có thể do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn...) nhưng cũng có thể do chủ quan, cố tình mà trong trường hợp này có thể gây ra những thiệt hại cho DN bị mất hóa đơn: bị cơ quan thuế phạt tiền, bản thân DN bị mất đi một chứng từ quan trọng liên quan đến công tác hạch toán kế toán, không được khấu trừ đầu vào (nếu là hóa đơn đầu vào)...Trong khi đó, hóa đơn bị mất có thể đang được một DN khác sử dụng vì mục đích gian lận thuế để trục lợi. Vì vậy, DN và cả cơ quan thuế cần phải sát sao trong việc theo dõi mất hóa đơn, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với cơ quan công an để tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân và đưa ra hình phạt thích đáng. Biểu 05: Tình hình tổn thất hóa đơn trên địa bàn quận Hà Đông ĐVT: Số hóa đơn
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 46 - Năm Số hóa đơn báo mất 2009 76 2010 70 Chi cục Thuế Hà Đông đã triển khai đầy đủ, kịp thời, chấp hành nghiêm chỉnh , đúng chế độ quy định về chế tài xử phạt mất hoá đơn. Chẳng hạn, trường hợp mất 50 số hóa đơn của Đại học Thành Tây, trong đó có 2 số đã sử dụng và 48 số chưa sử dụng, Chi cục Thuế đã tiến hành lập biên bản và phạt tiền là 34 triệu đồng. Cùng với việc thông báo trên toàn quốc về số hoá đơn bị mất, Chi cục Thuế Hà Đông thông báo số hóa đơn đó không còn giá trị sử dụng. Thông qua việc thông báo về số hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kết hợp với kiểm tra phát hiện xử lý đã hạn chế việc lợi dụng hoá đơn không còn giá trị sử dụng để thanh quyết toán tài chính, kê khai trốn thuế. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm chưa đạt được kết quả cao do việc đối chiếu hoá đơn bị mất được thông báo bằng các văn bản nên không mang tính cập nhật, hệ thống. Để công tác xử lý, phát hiện hoá đơn không còn giá trị sử dụng được kịp thời, Chi cục Thuế Hà Đông cũng như ngành Thuế cả nước cần có những biện pháp hiệu quả hơn. 2.2.5. Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hoá đơn Qua thực tế công tác quản lý và những gì đã xảy ra có thể kết ra một số trường hợp vi phạm về hoá đơn để phần nào dễ dàng nhận dạng một số hành vi gian lận thường gặp trong việc sử dụng hoá đơn. Nhóm thứ nhất: Lợi dụng hoá đơn để trốn thuế:
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 47 - - Lợi dụng người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ có thói quen không lấy hoá đơn, phần lớn các cơ sở không thực hiện nghiêm về các quy định lập bảng kê để cuối ngày xuất hoá đơn tổng hợp lưu tại cuống, nếu có thực hiện được tiến hành sau một thời gian nhằm mục đích hợp thức hoá về mặt sổ sách trong kê khai, dấu doanh thu và trốn thuế đầu ra. - Hành vi cố tình không xuất hoá đơn khi khách hàng yêu cầu với nhiều lý do như: cơ sở vừa hết hoá đơn chưa mua kịp hoặc người giữ hoá đơn đi vắng, hẹn khách hàng lúc khác, nhất là khách hàng đường xa, ngoại tỉnh. Có thể nói, tình trạng này rất phổ biến đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống, bán hàng tiêu dùng như máy tính, điện thoại, hàng điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng, thuốc tân dược… - Bán hàng hoá, dịch vụ trong giá đã có thuế nhưng khi khách hàng yêu cầu xuất hoá đơn lại đòi thêm tiền mới xuất hoá đơn, thực chất đây là thủ đoạn làm cho người mua hàng từ bỏ ý định lấy hoá đơn. - Các hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán hoặc ấn định nhưng vẫn được cơ quan thuế cấp hoá đơn quyển khi bán hàng với mục đích là nếu trong tháng doanh thu theo hoá đơn cao hơn doanh thu ấn định thì thu thuế căn cứ theo doanh thu hoá đơn, nếu thấp hơn thì căn cứ theo doanh thu ấn định. Nhưng trên thực tế không có hộ nào ghi doanh thu trên hoá đơn cao hơn doanh thu khoán, ấn định. Nếu trong tháng có cao hơn, họ luôn tìm cách đối phó, hợp thức hoá để nộp thuế theo doanh thu ấn định thấp hơn. Thực chất đây là một kẽ hở giúp cho họ tiêu thụ hàng nhiều hơn, nhưng thực tế lại trốn thuế đầu ra nhiều hơn.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Phạm ThịHà Trang Lớp: CQ45/02.02- 48 - Nhóm thứ hai: Ngoài thủ đoạn thành lập DN với mục đích mua, bán hoá đơn rồi bỏ trốn thì tình trạng sử dụng hoá đơn để rút tiền, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, nhóm này bao gồm: - Bán hàng hoá, dịch vụ thu tiền một giá, nhưng khi xuất hoá đơn lại có sự thông đồng giữa hai bên mua và bán để nâng khống giá trị thanh toán, tình trạng này phổ biến nhất đối với khách hàng ở các đơn vị có thụ hưởng kinh phí từ NSNN, các dự án, công trình… - Mua bán hoá đơn khống, lập hoá đơn khống đã và đang tiếp diễn trên một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhất là các DN thành lập với mục đích làm ăn bất chính, thông đồng với nhau, lập khống hoá đơn để rút tiền của Nhà nước thông qua hoàn thuế, Hoá đơn là chứng từ ban đầu mang tính pháp lý cao, là thước đo phản ảnh một cách chính xác các chỉ tiêu kinh tế của mỗi cơ sở kinh doanh, của một ngành kinh tế, toàn bộ nền kinh tế. Nếu sử dụng ghi chép, phản ánh sai lệch các chỉ tiêu trên hoá đơn, điều đó đã tiếp tay thủ đoạn trốn thuế, gian lận thuế của những kẻ làm ăn phi pháp mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình, hạch toán giá trong các DN, làm mất tính chính xác các chỉ tiêu kinh tế- xã hội ( KT-XH) ở địa phương và trên phạm vi cả nước. Cải cách toàn diện về hoá đơn là quyết định đúng đắn và kịp thời: Có thể nói Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ ra đời có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống KT-XH ở nước ta, đồng thời là bước cải cách toàn diện và sâu rộng về hoá đơn, hoàn toàn mang tính giao quyền tự chủ cho DN trong quản lý, sử dụng. Đây là một chủ trương của Chính phủ minh chứng cho sự quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức quản lý theo mô hình hiện đại qua việc DN tự in hoá đơn và tự đặt in hoá đơn để sử